Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Y án tử hình với hung thủ vụ “xác không đầu”

-Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa bị hoãn ngày 13/10--
- "Gia đình tôi không vỗ tay khi tòa tuyên tử hình Nghĩa" (PL)-
pictureKhi chủ tọa phiên tòa phúc thẩm tuyên y án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa, nhiều tiếng vỗ tay đã vang lên trong phòng xử án. Nhiều người cho rằng, hầu hết đó là tiếng vỗ tay của gia đình nạn nhân. Nhưng ông Nguyễn Văn Ba, cha nạn nhân Phương Linh khẳng định là không phải.
Nguyễn Đức Nghĩa xin ân xá VNExpress
Chiều 15/11, đơn xin ân xá viết trên giấy A4 dài chừng 20 dòng của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được Trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội) gửi lên Chủ tịch nước. Đại tá Bùi Ngọc Bình, Giám thị trại tạm giam số 1 cho biết, một ngày sau khi bị Tòa án cấp phúc ...Nguyễn Đức Nghĩa gửi đơn xin ân xáVietNamNet- Nguyễn Đức Nghĩa gửi đơn xin ân xáBáo Đất Việt- Bữa cơm tử tù và tiếng vỗ tay trong phiên tòa Đức NghĩaVTC
-Lá đơn xin ân xá của Nguyễn Đức Nghĩa (Bee)-"Tôi vô cùng ân hận về lầm lỗi của mình, tôi khát khao được sống, được có cơ hội làm lại cuộc đời..."

- Nguyễn Đức Nghĩa xin ân xá (PL)-
picture
Nguyễn Đức Nghĩa gửi đơn xin ân xá (Bee)-Lá đơn xin ân xá của Nguyễn Đức Nghĩa đã được Trại giam số 1 phê duyệt và gửi lên Chủ tịch nước.
-- Nghĩ về án tử hình drnikonian
Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa đã gần khép lại sau bản án tử hình tuyên ngày 12.11.2010.  Ngoài cảm giác thương xót dành cho hai gia đình bất hạnh, các thông tin tràn ngập trên các báo đã đem lại nhiều điều đáng ngẫm nghĩ.
Về lý thuyết, mọi hình phạt từ luật pháp đều phải nhắm đến một mục đích tối cao là răn đe, ngăn ngừa sự tiếp diễn của tội phạm. Nhìn vào các tin chém giết, bạo lực vẫn nhan nhản trên các báo mạng, dường như mục tiêu này đã thất bại.

Không nói đâu xa, ngay trong ngày xử án Nguyễn Đức Nghĩa, đã xảy ra một vụ thảm sát ngay chính thủ đô Hà Nội mà những kẻ thủ ác là những dân chơi thừa tiền để chạy BMW. Người ta phải điều cảnh sát cơ động đến túc trực tại bệnh viện để bảo vệ những người bị thương. Chuyện như đùa, nhưng có thật và nhuốm mùi mafia Ý trong vụ ám sát bố già Corleone. Luật pháp, tuy rất nghiêm khắc với Nghĩa, nhưng rõ ràng đã bị những tay anh chị này xem rẻ, rất rẻ.
Một lý do khá thuyết phục cho án tử hình là bảo vệ những người dân lương thiện bằng cách loại trừ bị cáo ra khỏi cuộc sống. Lý lẽ này hoàn toàn không biện bạch được cho án tử hình. Vì một án chung thân cấm cố (trên hoang đảo chẳng hạn) vẫn có thể làm được điều này, mà không cần đổi bằng một mạng người.
Lý do cuối cùng và cũng là lý do tệ hại nhất: trả thù. Nguyên tắc “mạng đổi mạng”, “mắt đền mắt, răng đền răng” thì chưa bao giờ là nền tảng của một xã hội nhân bản và văn minh. Nó là cách ứng xử của những xã hội bán khai, tàn bạo theo kiểu Taliban.
Xét về nhiều mặt, án tử hình là một thất bại cho bất kỳ xã hội nào.
Tuy nhiên, sự tràn ngập tin tức về Nghĩa trên truyền thông cũng cho thấy một khuôn mặt méo mó và đáng kinh sợ của công chúng, những người đã theo dõi vụ án với rất nhiều háo hức, những người đã nồng nhiệt vỗ tay khi tòa tuyên án.
Một thầy thuốc, nhanh nhẩu khuyên Nghĩa hiến xác, trong khi bản án tử chưa tuyên. Bất kể sự đau đớn của gia đình! Dù với mục đích rất cao đẹp là cứu người, thời điểm đưa ra lời khuyên này đã chà đạp lên những giá trị nhân bản của y khoa là lòng tôn trọng sự sống. Lấy đi một sự sống này để bổ khuyết cho một hay nhiều sự sống khác, có phải là nguyên tắc tối hậu của y khoa: “Primum non nocere!” (Trước hết, không làm tổn hại)
Lòng hiếu kỳ của công chúng hoàn toàn được thỏa mãn bởi vô số tin tức multimedia. Người ta viết về phạm nhân với những từ ngữ “hắn”, “gã”… Người ta mô tả sự rành rọt, khúc chiết của một sinh viên như thể đó là dấu hiệu của một tội phạm máu lạnh không hề run sợ. Người ta quay cận cảnh những giọt nước mắt của Nghĩa khi nghe tin bố chết. Người ta chen lấn, xô đẩy nhau để quay phim chụp ảnh cuộc nói chuyện đầy nước mắt giữa Nghĩa và mẹ. Thậm chí, một tấm ảnh còn cho thấy một phóng viên đang tươi cười ngắm lại bức ảnh mình vừa chụp, bên cạnh là ánh mắt tuyệt vọng của tử tù vừa bị tuyên án…
Và người ta vỗ tay khi tòa tuyên án tử hình…
Rất nhiều tin bài như thế để thấy một diện mạo khác của xã hội chúng ta đang sống. Một xã hội có thể đã mang lại sự no đủ cho một số người, nhưng thiếu hẳn lòng trắc ẩn. Một công chúng khao khát sự trả thù. Một đám đông sẵn sàng thay mặt luật pháp để hè nhau đánh chết, đốt xác một người trộm chó. Một đám đông thèm thuồng những tin “nóng” để thoát ra khỏi sự nhàm chán. Và cuối cùng, những người đưa tin – phóng viên với sự “nhiệt tình” đến mức chà đạp lên những giá trị sống căn bản.
Cái ác không chỉ là tội sát nhân, nó còn biểu lộ qua sự hiếu kỳ, hả hê của công chúng. Gương mặt của cái ác cũng hiện rõ qua hành vi tác nghiệp phi nhân của báo chí mà nụ cười của người phóng viên đó là tiêu biểu.

Một bản án tử hình khác do người dân tự tay thi hành với một kẻ trộm chó
Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa là một lý do để toàn xã hội phải nhìn lại và đấm ngực ăn năn. Hãy nhớ lại câu của Karl Marx: “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” để xét lại mình, xét lại cái cơ cấu xã hội, gia đình, giáo dục… mà kẻ thủ ác được nuôi dưỡng.
Vì rằng, cái ác không tự sinh ra bao giờ. Nó cũng không tự mất đi, trừ phi chúng ta bẻ gãy được chu trình tiếp nối và nảy nở của cái ác. Cách đưa tin và thái độ tiếp nhận tin đầy hiếu sát của công chúng về vụ án ghê rợn này, phải chăng là sự bày tỏ và tán dương một dung mạo khác của cái ác?
Liệu rằng, án tử hình có phải là biện pháp chung cuộc để đẩy lui cái ác, hoằng dương điều thiện hay không?
Dân tộc chúng ta đã đánh mất đức hiếu sinh của cha ông tự bao giờ vậy?
--------------
-<<:: cùng cảm nghĩ với BS Hồ Hải, ttngbt cũng đã tự hỏi, đứng trước cái chết, bạn có cảm giác gì. Hay là đủ đầy quá rồi con người ta vô cảm, càng ít cảm thông. Khi người ta mất mát có lẽ họ dễ sẻ chia hơn.
Không rõ nữa, nhưng cũng có bài viết con người thường dễ quên quá khứ, những người mới giầu họ quên ngay quá khứ vất vả và đối xử tàn tệ với người nghèo hơn.>>>
-Bàn về tiếng vỗ tay trong phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa(vtc)
(VTC News) – Sau khi phiên tòa phúc thẩm tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa án tử hình, cả hội trường một loạt tiếng vỗ tay vang lên. Nghĩa ngoái đầu nhìn lại. Mẹ Nghĩa khóc nấc rồi gần như ngất xỉu. Ông Ba và nhiều người hài lòng nhưng cũng chẳng lấy làm vui vẻ gì. Nhưng những tràng vỗ tay vô tình kia lại “bóc” ra một “bộ mặt” khác về giá trị giữa con người với con người, giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ…
Tin liên quan
» 15 phút điện thoại của mẹ con tử tù Nguyễn Đức Nghĩa
» Clip Tòa phúc thẩm tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa
» Clip: Nguyễn Đức Nghĩa xin "một con đường sống"
» Chuyện ảnh: Mẹ Nguyễn Đức Nghĩa đau xé tâm can
» Tòa phúc thẩm tuyên y án tử hình Nguyễn Đức Nghĩa
» Từ truyện Kim Dung đến Nguyễn Đức Nghĩa: Lẽ giết tha
» Hôm nay Nguyễn Đức Nghĩa lại hầu tòa
Tội ác và trừng phạt

Khi xem xong đoạn video clip của PV VTC News ghi lại cảnh Tòa phúc thẩm tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa, nhiều độc giả đã thể hiện những tâm trạng không hài lòng khi những tiếng vỗ tay vang lên được dành cho một con người sắp bị đem ra xử bắn và như “xát thêm muối” vào lòng những người đang sống. Chúng tôi đã cuộc phỏng vấn với Thạc sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà, Phó GĐ Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý, Giảng viên ĐH KHXH&NV Hà Nội về vấn đề trên.

Lý giải về “hiện tượng” này ông Hà cho rằng, việc có tiếng vỗ tay sau khi tuyên án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa có rất nhiều những lý do khác nhau. Trong đó có những lý do rất là bình thường về cảm xúc của những người đến dự phiên tòa. Ở đây được thể hiện là sự hài lòng cũng như đồng tình với bản án của tòa. Những người dự họ cảm thấy vui vì công lý đã được thực thi và cái mong muốn của họ đã được thỏa mãn.

Nếu đó là những tiếng vỗ tay từ phía gia đình nhà ông Ba thì tôi nghĩ mình cũng không thể trách họ được. Rõ ràng về tâm lý, họ đang rất lo sợ một điều rằng tội ác có thể sẽ không phải trả giá so với những mất mát mà gia đình họ đã phải gánh chịu. Vì trong thời gian gần đây có rất nhiều điều có lợi cho Nghĩa như thông tin bố Nghĩa mất và báo chí cũng có sự mềm mại hơn khi đánh giá cũng như nhận xét về cá nhân Nghĩa. Do vậy, về phía cá nhân và gia đình thì đó là điều mà họ không mong muốn. Tội ác thì phải bị trừng trị, nên cảm xúc này cũng hết sức bình thường.

Thạc sỹ Phạm Mạnh Hà trả lời phỏng vấn PV VTC News (Ảnh NP)

Ai cũng khát khao sống

Khi những tiếng vỗ tay vang lên, Nghĩa đã ngoái lại nhìn. Hành động này của Nghĩa cũng là một phản ứng hết sức bình thường. Ai cũng khát khao sự sống, thế nhưng sự sống của mình bị một nhóm người khác, bị một con người khác đẩy đến tột cùng thì rõ ràng trong đầu của Nghĩa đó không còn là một sự tạ tội nữa mà trở thành sự căm hờn những người đã đẩy Nghĩa vào chỗ chết cho dù hành động mà Nghĩa gây ra là đáng bị trả giá.

Kết luận của phiên tòa có thể là chính xác, nhưng cả hai bên bị và bên nguyên đều mất mát cả. Nhiều độc giả cho rằng những tiếng vỗ tay đó không chỉ là một sự trừng phạt về thể chất đối với Nghĩa nữa mà còn là một sự trừng phạt quá lớn về tinh thần của những người còn sống, đó là mẹ Nghĩa.

Nhưng ở đây những người dự phiên tòa họ cũng không nghĩ sẽ đến mức đó. Họ cũng chỉ mong có một điều rằng Nghĩa phải bị trừng phạt thôi. Còn mẹ của Nghĩa là một người phụ nữ vô tội và đáng thương, bởi nỗi đau của bà khi mất chồng và giờ mất con nữa cũng rất lớn rồi. Nhưng mà vô tình thôi, điều này làm cho nỗi đau của cả hai gia đình càng ngày càng đau hơn.

Tôi tin rằng bên gia đình của ông Ba cũng chẳng vui vẻ hơn được đâu. Rõ ràng làm như vậy cũng không hẳn là sống một cách bình yên. Dân tộc ta có một điều rất hay đó là lấy cái ân để mà trả oán, đó mới là điều đáng sống.

Nguyễn Đức Nghĩa bị tòa tuyên án tử hình tại phiên phúc thẩm vừa qua.

Ở đây chính là cách làm sao để ứng xử có văn hóa thôi. Mà về văn hóa thì cách ứng xử như vậy của người dân qua những tiếng vỗ tay thể hiện sự ích kỷ rất cao khi được vui trên một nỗi đau của những con người khác. Điều này không nên và chúng ta phải tránh. Tất nhiên là chúng ta có nhiều cách để mừng vui và để thể hiện thái độ của mình. Nhưng hãy tránh để làm tổn thương người khác. Trong cuộc sống thì hãy cố gắng làm sao thể hiện cái cảm xúc đúng lúc đúng chỗ.

Riêng với cá nhân tôi, đã là con người với nhau thì mình không nên hành xử như vậy. Ví dụ khi đi ngoài đường, thấy hai người đánh nhau, chúng ta ở giữa mà chúng ta sung sướng hay vỗ tay thì không bao giờ chúng ta nên làm điều đó và chúng ta hãy nhìn rằng liệu điều đó sẽ dẫn đến đâu, nó có làm tốt hơn cái cuộc sống này hay không. Và ở đây, khi Nghĩa chết đi thì trong xã hội có tội ác nữa hay không? Đây không phải là cái điều đáng để ăn mừng hay vui vẻ gì cả. Tất nhiên là mọi người đều có quyền đồng tình với bản án, họ có quyền làm điều đó, nhưng hãy làm bằng cách để làm sao mà nó đừng làm tăng thêm nỗi đau của người khác mà họ đã đau lắm rồi.

Nếu để có một cách hành xử chuẩn mực nhất thì chỉ cần một sự yên lặng đã là điều tốt nhất. Vì tất cả những điều họ mong muốn đã được định đoạt rồi. Họ cũng đã có thể thở phào sau khi tòa tuyên án. Nỗi đau hãy đươc xóa bỏ đi và hãy được chấm dứt.

Đánh giá chung nhất về hiện tượng này chúng ta có thể thấy rõ, lối sống ứng xử của chúng ta thiên về tính cá nhân cao quá và quên đi một ý nghĩa nhân văn của cộng đồng, xã hội. Tiếng vỗ tay có thể là rất vô tình, mà đã là vô tình thì không được trách, nhưng con người từ đó sẽ trở nên ích kỷ và cá nhân hơn. Mình chỉ thấy rằng khi lợi ích của mình bị xâm phạm thì mình phải đòi bằng được cho dù nó bằng một cái giá gì và như vậy thì chắc chắn không nên.

Ở trên thế giới, người ta dạy con người có 9 cái giá trị: giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ…những giá trị ấy nó quy định hành vi của một con người có văn hóa. Nhưng nhiều người dân dường như đã không được học những điều ấy...

Dương Lãng Hoàng (ghi)

15 phút điện thoại của mẹ con tử tù Nguyễn Đức Nghĩa (PL)-
pictureChiều 11/11/2010, mẹ và chị gái Nguyễn Đức Nghĩa đã vào Trại tạm giam số 1 thăm, nói chuyện với tử tù này qua điện thoại. Cuộc nói chuyện diễn ra trong 15 phút.Ngay khi chiếc xe chở phạm lăn bánh, bà Chuân và người con gái lớn vội vã bám theo. Đến Trại tạm giam số 1 Công an TP Hà Nội vào lúc 13 giờ 40 phút, quên cả ăn trưa, mẹ con bà Chuân vội vã vào làm thủ tục đăng ký xin ban giám thị trại cho gặp Nghĩa.Sau đó, người mẹ bất hạnh được gặp đứa con trai tử tù qua điện thoại, trong 15 phút. Bấy nhiêu cảm xúc, chờ đợi dồn nén trong bao ngày, nay vỡ òa.  Trò chuyện với phóng viên, bà Chuân cho biết bà cũng tranh thủ từng giây phút, dặn dò con trai giữ sức khỏe và động viên Nghĩa rằng vẫn còn hy vọng là viết đơn xin tha tội chết gửi lên Chủ tịch nước.
Bà đã hứa sẽ thường xuyên vào Trại thăm Nghĩa, để Nghĩa biết rằng dù có chuyện gì xảy ra thì gia đình vẫn luôn ở bên. Hai mẹ con bà Phạm Thị Chuân rời Trại giam số 1 lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày.

--------HẬN THÙ VÀ TRẮC ẨN BS Hồ Hải
Hai hôm nay đọc báo bỗng dưng lòng trắc ẩn lại bùng lên. Dẫu biết rằng trắc ẩn là sự thương xót một cách kín đáo ở trong lòng, không tiện nói ra. Nhưng không nói thì cứ canh cánh trong lòng chỉ hại lấy mình. Câu chuyện 4 cháu từ 4 đến 13 tuổi bị các thầy cô đánh đập đến phải bỏ trốn khỏi nhà mở, và câu chuyện cháu Nguyễn Đức Nghĩa hôm nay bị tuyên y án tử hình làm tôi cứ thấy có cái gì đó trắc ẩn trong lòng không giải thích được.
Là một người đã trưởng thành có học, lại được học hành một nghề liên quan đến tâm lý không chỉ của người bình thường mà là người bệnh, nên tôi có những suy nghĩ luôn đặt mình vào hòan cảnh của người bệnh, người trong hòan cảnh để xem xét diễn biến tâm lý xung đột của họ, hầu mong tìm ra bệnh nhân hoặc người đối diện của mình đang có thực bệnh hay tâm bệnh khi tiếp xúc. Cũng chính vì thế, tôi luôn cảm thông cho cháu Nguyễn Đức Nghĩa, vì hành động của một đứa trẻ được sinh ra là con một, ăn chưa no, lo chưa đủ, đã vì một hành động ngông cuồng, thiếu suy nghĩ, bồng bột nhất thời giết cháu Phương Linh, rồi vì quá sợ hãi nên chặt từng khúc để che đậy tội lỗi của mình.
Thế nhưng tôi chưa thấy bất kỳ một nhà tâm lý học đình đám nào trong nước có một bài viết về phân tích tâm lý cho trường hợp này
Làm cha mẹ sinh con đã khó, nuôi và dạy con càng khó, nhưng nuôi và dạy một đứa con một còn khó hơn vạn lần. Là người trong hòan cảnh ấy tôi rất thông cảm và xẻ chia cho Nghĩa và ba mẹ của cháu. Một đứa con một rất dễ rơi vào nếp sống của một đứa trẻ tự kỷ ngay từ lúc trẻ thơ và lớn lên vì sống trong một hòan cảnh cô độc không có anh em ruột thịt để cùng chơi chung. Nếu trẻ được sống trong một gia cảnh không được sung túc, cha mẹ phải tần tảo nuôi con thì trẻ càng dễ rơi vào nếp sống cô độc, không có ai để biết thông cảm mà giải bày trong những tình huống khó khăn. Lâu dần trẻ sẽ hình thành cá tính cộc cằn, thiếu khả năng để diễn giải một vấn đề và dễ phủ định tất cả những nếp sống thường qui. Cho nên đa phần trẻ con một thường hay có những hành động nông nỗi và bốc đồng hơn trẻ có anh chị em cùng thế hệ là điều không hiếm.
Làm cha mẹ ai cũng đau xót con và hận thù  kẻ giết con mình? Nhưng dù có lòng hận thù đến đâu thì có phải bắt kẻ phạm tội giết người phải trả giá bằng mạng sống để đổi lại tội tình mà họ đã gây ra là đúng hay sai trong hòan cảnh này?
Liệu lấy óan để trả óan tốt hơn hay nên lấy ân để trả óan tốt hơn cho một cháu trẻ, có học, chưa bị tiền án, tiền sự, và theo tôi, chỉ một lần nông nổi vì có thể là hòan cảnh gia đình làm nên những tập tính bốc đồng, thiếu suy xét như cháu Nghĩa đã làm với cháu Phương Linh? Người chết thì cũng đã chết rồi, kẻ giết người, theo tôi, cháu Nghĩa không phải là một tội phạm nguy hiểm, mà là một hành động nông nổi và hỏang sợ sau sai phạm của mình, với kiến thức của một người có ăn học, nhưng trẻ người non dạ, thì phản xạ đầu tiên là tìm cách phi tang tội lỗi, không hơn không kém. Liệu lấy óan trả óan thì cháu Phương Linh có sống lại được không và có tốt hơn không?
Nhiều tháng nay, chứ không phải chỉ hai hôm nay trong đầu tôi cứ lởn vởn những câu hỏi: Liệu tử hình cháu Nghĩa trong trường hợp này là để làm gương cho bao nhiêu cháu khác hay để trả óan với nhau? Liệu việc ân giảm án cho cháu Nghĩa xuống còn chung thân để cháu Nghĩa có những năm tháng trong tù suy nghĩ về hành động sai trái của mình để làm gương tốt hay xấu hơn là gia án tử hình? Vì trên cõi đời còn lắm kẻ ác hơn cháu Nghĩa kia mà? Và liệu trong cái án này có sự góp phần giáo dục sai trái của người lớn trong gia đình hai cháu Nghĩa và Phương Linh, trong nhà trường và trong xã hội của chúng ta không, hay chỉ là do một mình cháu Nghĩa làm nên? Tất cả đều khó xử nếu không quan tâm đến lòng hận thù và trắc ẩn không chỉ ba mẹ cháu Nghĩa, ba mẹ cháu Phương Linh, mà còn có cả trách nhiệm của tòan xã hội.
Có con và nuôi con mới thấy hết công lao cha mẹ. Ai đã từng có con mà không biết yêu thương trẻ con thì khó lòng trở thành Người. Thế nhưng các người lớn trong nhà  mở ở Đồng Nai đã đối xử với 4 trẻ hồn nhiên bằng những trận đòn roi như vậy thì không còn gọi là thương cho roi, cho vọt mà là phải gọi là trút lòng hận thù lên trẻ. Ngược lại với trường hợp của Nghĩa, trong trường hợp này không thể tha thứ cho những người lớn đã đánh đập các cháu một cách quá nhẫn tâm. Những ai có một tuổi thơ sóng gío, về mặt tâm lý học, khi lớn lên đều có nhân cách hoặc rất biết cảm thông và hướng thiện, hoặc chỉ biết trả thù đời. Đặc biệt, các trẻ vô gia cư thì hướng ngã về việc trả thù đời là chiếm phần lớn.
Dạy trẻ là dạy lấy chân thiện mỹ để cảm hóa cái xấu và cái ác nằm trong mầm móng của trẻ. Như một bài viết của tôi trước đây: Bạo lực học đường gắn liền với tâm lý lứa tuổi. Trẻ mà không nghịch thì không phải là trẻ. Vai trò của giáo dục là tạo sân chơi phù hợp với tâm lý từng lứa tuổi của trẻ. Nhiêm vụ đó không phải chỉ có gia đình, mà còn phải nhà trường và xã hội để hướng trẻ đến chân thiện mỹ. Làm công việc dạy trẻ mà lấy hận thù đáp lại với tâm lý lứa tuổi nghịch ngợm, ham tìm tòi và phản kháng với những gì trẻ cho là chưa đúng như trẻ đã được học thì chỉ đẩy trẻ vào một tương lai đầy bất trắc.
Hai câu chuyện đầy hận thù và trắc ẩn vì đâu? Vì người lớn, vì xã hội, vì gia đình hay vì trẻ?
Asia Clinic, 15h38' ngày thứ Nvm, 11/11/2010
- Clip Tòa phúc thẩm tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa (PL)-
pictureNguyễn Đức Nghĩa tỏ ra khá bình thản đón nhận lời tuyên y án tử hình của Tòa phúc thẩm. Trong khi đó, nhiều tiếng vỗ tay trong và ngoài phòng xử án bày tỏ sự đồng tình với bản án dành cho bị cáo.
-Chùm ảnh phiên xử phúc thẩm y án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa (PL)-
picture(PLO)- Trong phiên phúc thẩm sáng 11/11/2010, bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa đã có nhiều trạng thái khác nhau khi nghe tin cha mất, khi trao đổi với mẹ, khi nghe tuyên án..
----
-Lời nói sau cùng của Nguyễn Đức Nghĩa (Bee)-
"Khi biết được tin người cha của tôi không còn trên đời này nữa, tôi lại khát khao được sống, được quay lại với gia đình, xã hội...". Trưa nay (11/11), HĐXX Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên Nguyễn Đức Nghĩa án tử hình. Trong thời hạn 7 ngày, kể tử ngày bản án có hiệu lực, bị cáo có quyền gửi đơn lên Chủ tịch nước để xin giảm án phạt. Trước đó, bị cáo Nghĩa đã được nói lời sau cùng:

"Tôi xin lỗi gia đình chú Ba, tôi đã gây nên nỗi đau quá lớn! Xin lỗi đến gia đình đã gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tôi mong ở 1 góc độ nào đó tôi được khoan hồng".


Nói đến đây, bị cáo lại khóc.
Gương mặt đau khổ của bà Chuân khi nghe tòa tuyên án tử hình đứa con trai duy nhất của mình
Gương mặt đau khổ của bà Chuân

Rồi nói tiếp: "Khi biết được tin người cha của tôi không còn trên đời này nữa, tôi lại khát khao được sống, được quay lại với gia đình, xã hội...".

"Đứng trên góc độ bị cáo, tôi là 1 con người, với tư cách là 1 đứa con, người cháu, đứa em trong gia đình. Tôi vô cùng ân hận, mong muốn được 1 ngày nào đó hòa nhập lại cộng đồng".

Trong thời gian HĐXX nghị án, bà Chuân - mẹ bị cáo Nghĩa không giữ được bình tĩnh đã gào khóc xin toà án khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho đứa con trai duy nhất của mình. Nỗi đau, sự bất hạnh đến cùng cực của người đàn bà này đã khiến nhiều người trong phòng xử án rơi nước mắt.

Ảnh: Hồng Anh
Ảnh: Hồng Anh

Còn bị cáo Nghĩa, kẻ đã gây ra tấn thảm kịch cho gia đình nạn nhân và chính bản thân Nghĩa, cùng gia đình mình chỉ biết động viên mẹ cố gắng giữ bình tĩnh. Nghĩa tỏ ra bản lĩnh đón nhận một kết cục xấu nhất đến với mình.

Nghĩa trò chuyện với mẹ: Mấy hôm nay mẹ có ngủ được không? - Không con ạ. Mẹ khóc ít thôi, giữ sức khoẻ còn lo mọi việc cho bố nhé. - Ừ, mẹ sẽ cố gắng, nhưng không có con mẹ không sống được nữa, con ơi. (Bà Chuân khóc nức lên). - Mẹ đừng van xin nhà chú Ba nữa, chú ấy không đồng ý xin cho con thì thôi, mẹ đừng cầu xin nữa...

Trả lời câu hỏi của phóng viên, Nghĩa nói đã biết tin bố mất từ cách đây chục hôm. Đầu tiên Nghĩa có linh cảm, thấy bồn chồn trong người nhưng không biết có chuyện gì xảy ra ở nhà. Sau đó, Nghĩa được một số phạm nhân cho biết đọc báo đã biết chuyện bố Nghĩa mất. Nghĩa không tin vào tai mình đã hỏi đi hỏi lại nhiều lần, cuối cùng các phạm nhân đó đã mang tờ báo đến cho Nghĩa đọc. Nghĩa cũng đã một lần mơ thấy bố mình, kể từ sau hôm ông mất, gương mặt ông rất buồn - Nghĩa nói.
Y án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa
(VnEx) Nhận định Nghĩa giết người man rợ, không có tình tiết giảm nhẹ hình phạt, trưa nay tòa phúc thẩm đã bác kháng cáo, tuyên y án tử hình với bị cáo. Chủ tọa vừa dứt lời, cả trăm người trong phòng xử đồng loạt vỗ tay tán thành.
> 'Cha chết không phải là tình tiết giảm án cho Nguyễn Đức Nghĩa'


Nguyễn Đức Nghĩa ngồi lặng đi sau khi nghe tuyên án. Cảnh sát lập tức triển khai lực lượng, áp giải bị cáo khỏi khán phòng đông nghịt. Nghĩa chỉ kịp ngoái lại nhìn người mẹ tiều tụy hớt hả chạy theo gọi con.
Trước lúc bản án được công bố, khán phòng bỗng đông bất thường. Mọi người vịn cửa sổ, trèo lên ghế ai cũng cố trông thấy "sát thủ". Lực lượng cảnh sát phải căng mình để vãn hồi trật tự của phòng xử. Trong lúc trò chuyện với mẹ, Nghĩa hỏi thăm về vụ tai nạn khiến cha qua đời. Nghĩa bảo, có "linh cảm về việc này từ mấy hôm gần đây". Hai mẹ con nhìn nhau buồn bã...
11h30, trong lời nói sau cùng Nghĩa khẩn khoản: "Hãy mở cho tôi con đường sống để trở về xã hội. Tôi khát khao được sống". Bị cáo thú nhận, chưa lúc nào thôi day dứt do tội lỗi đã gây ra với gia đình và nạn nhân.
"Nếu tôi được quay lại có thể không là người có ích cho xã hội thì cũng có thể thắp một nén nhang tạ tội với mọi người trước những lầm lỗi tôi đã gây ra", bị cáo trình bày, rồi quay xuống dưới nhìn mẹ. HĐXX đang bắt đầu nghị án. Nghĩa được gặp đấng sinh thành, hai mẹ con nhìn nhau qua hàng rào cảnh sát, nước mắt giàn giụa.
Tự bào chữa trước tòa, Nghĩa thừa nhận toàn bộ hành vi song tiếp tục khẳng định sát hại người yêu cũ không vì mục đích cướp tài sản như VKS cáo buộc. "Nếu có thì tôi đã có nhiều cách, cơ hội để lấy", bị cáo trình bày.
Bị cáo cho biết kháng cáo là mong được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Việc cha mất được gia đình dự định giấu kín với Nghĩa. Ảnh: Tuấn Anh 10h sáng nay, phòng xử đang yên lặng bỗng xôn xao khi luật sư Ngô Ngọc Thủy thông báo cha Nghĩa vừa mất do tai nạn giao thông. Người Nghĩa run bần bật, hai tay ôm mặt nức nở.


Ở phía dưới, mẹ Nghĩa sịt sùi, cầm khăn mùi xoa liên tục lau nước mắt khi nghe luật sư bào chữa cho con trai trình bày về "bi kịch gia đình" để mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ.
9h30, sau khoảng 90 phút nghe xét hỏi, VKS cho rằng không có cơ sở xét kháng cáo của Nghĩa, đề nghị HĐXX phúc thẩm giữ nguyên hình phạt tử hình đã tuyên với hung thủ sát hại dã man người yêu cũ để cướp tài sản này.
Vị đại diện VKSND Tối cao ghi nhận thêm một tình tiết giảm nhẹ hình phạt của Nghĩa là "đã khắc phục một phần hậu quả". Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn không đủ để chấp nhận giảm nhẹ hình phạt.
Ngồi sau lưng Nghĩa là người cha đau khổ của nạn nhân. Ảnh: Tuấn Anh 8h sáng nay, Nguyễn Đức Nghĩa bước vào phòng xử án với đôi mắt đỏ hoe, dớn dác tìm bóng dáng người thân. Vừa trông thấy mẹ, bị cáo liên tục đưa tay lau nước mắt.
Ở bên ngoài, rất đông người bám vào cổng, tường rào của tòa phúc thẩm (phố Đội Cấn, Hà Nội) cố nhìn vào trong sân khi Nghĩa bước ra từ xe chở phạm. Việc ra vào phiên xử được kiểm soát chặt.
Phòng xử chật kín, nhiều người phải đứng vì không đủ chỗ ngồi. Bà Chuân (mẹ Nguyễn Đức Nghĩa) ngồi cùng người thân ở hàng ghế gần cuối cùng. Bố của nạn nhân (ông Ba) có mặt ở tòa từ khá sớm.
Bắt đầu phần thẩm vấn, giống như phiên sơ thẩm, bị cáo khẳng định chỉ đâm nạn nhân Linh một nhát dao chứ không phải là hai như trong hồ sơ điều tra.
Chủ tọa hỏi: "Bị cáo nghĩ gì về tội ác đã gây ra?". Nghĩa đáp: "Thấy khiếp sợ và ghê rợn". Tuy nhiên, bị cáo vẫn một mực khẳng định không giết người với tình tiết man rợ.
Chủ tọa thẩm vấn: "Theo nhận thức của bị cáo, thế nào là man rợ?". Dưới vành móng ngựa, Nghĩa đáp: "Đó phải là giết người treo cổ, cắt gân chân, gân tay hay tưới xăng đốt xác phi tang...".
Trong phần xét hỏi, Nguyễn Đức Nghĩa tỏ thái độ bức xúc, từ chối câu hỏi của luật sư Nguyễn Hồng Bách (bảo vệ nạn nhân) về việc anh ta "giấu một phần thi thể Linh vào túi nilon hay túi du lịch?". Bị cáo đáp: "Tôi đã khai rõ ràng tại cơ quan điều tra, nên giờ không cần thiết nhắc lại". HĐXX lập tức chấn chỉnh thái độ khai báo này, nhắc nhở: "Bị cáo phải có nghĩa vụ trả lời để làm rõ".
Tại phiên phúc thẩm hôm nay, gia đình ông Ba đã mời 3 luật sư. Đưa ánh mắt căm giận về phía Nghĩa, ông bày tỏ: "Tôi muốn loại trừ Nghĩa khỏi đời sống vĩnh viễn". Ông cho biết 3 năm qua, Nghĩa chưa từng đến nhà ông.
Luật sư động viên mẹ Nghĩa trước phiên xử. Trong vụ tai nạn giao thông khiến bố Nghĩa tử nạn, bà Chuân cũng bị thương. Ảnh: Tuấn Anh Phiên phúc thẩm xét kháng cáo "không giết người man rợ" của Nguyễn Đức Nghĩa do thẩm phán Trần Đình Dần làm chủ tọa. Ông Lê Tư Quỳnh là đại diện VKS duy trì công tố tại tòa.
Hai luật sư bào chữa cho Nghĩa là ông Nguyễn Anh Thơm và Ngô Ngọc Thủy. Một tháng trước, phiên phúc thẩm đã không thể diễn ra theo kế hoạch do vắng luật sư bảo vệ cho can phạm này.
Dù từng thừa nhận với "tội ác đã gây ra, có chết cũng không hết tội", nhưng ít ngày sau khi bị tuyên hình phạt tử hình, Nghĩa chống án cho rằng không giết người với tình tiết man rợ như cáo buộc của tòa sơ thẩm.
Clip: Lời nói cuối của Nghĩa tại phiên sơ thẩm
Tuần trước, sau khi chồng qua đời vì tai nạn giao thông, bà Phạm Thị Chuân (mẹ bị cáo Nghĩa) đã viết đơn gửi TAND và VKSND Tối cao xin giảm nhẹ hình phạt tử hình cho đứa con trai độc nhất. Người mẹ thừa nhận hành vi giết hại bạn gái của của Nghĩa là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, bà vẫn mong con có cơ hội được sống để sám hối tội lỗi đã gây ra.
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, trước cái chết người ta có thể có nhiều toan tính. Nghĩa kháng cáo cũng là việc bình thường, là quyền của bị cáo. Đa số các luật sư đều cho rằng cơ hội thoát án tử hình của Nghĩa là "cực kỳ khó".
Ông Ba: "Tội ác phải bị trừng trị". Ảnh: Tuấn Anh Trước ý kiến của một luật sư rằng cách duy nhất Nghĩa được giảm án là gia đình bị hại có đơn xin cho anh ta, trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Ba (bố nạn nhân) cho biết gia đình ông chia sẻ với nỗi đau mất chồng của bà Chuân, nhưng sẽ không bao giờ xin giảm án cho Nghĩa.
"Hãy để pháp luật làm đúng bổn phận của mình để duy trì trật tự và sự công bằng của xã hội. Tội ác cần phải bị pháp luật trừng trị, đó mới là công lý", người cha mất con nói.
Theo nội dung vụ án, năm 2006 khi bắt đầu vào học tại một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội, Nghĩa quen Linh. Sau một năm "mặn nồng" hai người chia tay, Nghĩa trở thành người yêu của Yến. Ngày 23/4 đến 5/5, Yến cùng bà nội về quê ở Quảng Ninh nên giao căn hộ chung cư ở quận Cầu Giấy, nhờ Nghĩa trông giùm. Những ngày ở đây, Nghĩa liên lạc với Linh và rủ đến...
Tối 4/5, khi cô gái đang chải đầu để chuẩn bị về thì bị Nghĩa sát hại, vứt xác không đầu lên tầng thượng chung cư. Nghĩa khai thấy Linh nói chuyện điện thoại tình tứ với người yêu nên nảy lòng ghen tuông. Tuy nhiên, cảnh sát đã làm rõ hung thủ giết người nhằm chiếm đoạt tài sản.
------------
-Y án tử hình với hung thủ vụ “xác không đầu”
 (VOV)-Cuối giờ trưa nay (11/11), tòa phúc thẩm đã bác kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng “không giết người man rợ” và tuyên y án tử hình với bị cáo.  Nguyễn Đức Nghĩa khẳng định "không giết người man rợ" -- Hoãn xét xử phúc thẩm vụ Nguyễn Đức Nghĩa
Chủ tọa vừa dứt lời, cả trăm người trong phòng xử đồng loạt vỗ tay tán thành.
Nghĩa ngồi lặng đi trước lời tuyên án. Cảnh sát lập tức triển khai lực lượng, nhanh chóng áp giải bị cáo khỏi khán phòng đông nghịt.

Tự bào chữa trước tòa, Nghĩa thừa nhận toàn bộ hành vi song tiếp tục khẳng định sát hại người yêu cũ không vì mục đích cướp tài sản như VKS cáo buộc. "Nếu có thì tôi đã có nhiều cách, cơ hội để lấy", bị cáo trình bày. Bị cáo cho biết kháng cáo là mong được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Trong phần xét hỏi, Nguyễn Đức Nghĩa tỏ thái độ bức xúc, từ chối câu hỏi của luật sư Nguyễn Hồng Bách (bảo vệ nạn nhân) về việc anh ta "giấu một phần thi thể Linh vào túi nilon hay túi du lịch?". Bị cáo đáp: "Tôi đã khai rõ ràng tại cơ quan điều tra, nên giờ không cần thiết nhắc lại". HĐXX lập tức chấn chỉnh thái độ khai báo này, nhắc nhở: "Bị cáo phải có nghĩa vụ trả lời để làm rõ".
Trong phần bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa, luật sư Ngô Ngọc Thuỷ đưa ra một số tình tiết giảm nhẹ như việc gia đình bị cáo đã nộp 50 triệu đồng cho Thi hành án; hay việc bố của bị cáo là thương binh và đã không may qua đời…

Nguyễn Đức Nghĩa (quần áo phạm nhân) không còn giữ được vẻ dửng dưng như buổi đầu (ảnh: Dân Trí)
Ông Thuỷ cho rằng, Nghĩa không phải côn đồ, lưu manh và chỉ phạm tội mang tính chất tình huống. Với tình tiết giết người có tính chất man rợ, trong luật cũng chưa có quy định tình tiết tăng nặng đối với hành vi phi tang man rợ sau khi gây án.
Từ đó, ông Thuỷ thể hiện mong muốn có một bản án hợp tình, hợp lý, nhân đạo; mong HĐXX có phán quyết đúng đắn, không phải dựa trên dư luận xã hội hay dựa vào cảm tính của một người nào đó.
Bác lại quan điểm của luật sư Ngô Ngọc Thuỷ, luật sư Đào Trung Kiên - bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình bị hại - cho rằng, hành vi giết người man rợ của Nguyễn Đức Nghĩa là rất rõ ràng. Hành vi đâm 2 nhát dao, dùng 3 con dao khác nhau để chặt đầu, chặt ngón tay để phi tang, gây khó khăn cho cơ quan điều tra là một hành vi mất hết nhân tính.
Luật sư Đào Trung Kiên cũng cho rằng, luật sư Ngô Ngọc Thuỷ đã có sự nhầm lẫn giữa hành động và hành vi. Theo luật sư Đào Trung Kiên, hành vi là một chuỗi hành động và không hành động. Ở trường hợp này, Nguyễn Đức Nghĩa đã có một chuỗi hành động liên tiếp, không thể bóc tách từng hành động để xử lý, vì nếu làm như vậy sẽ bị chồng chéo các quy định của pháp luật.
Kết lại, luật sư Đào Trung Kiên khẳng định, cần phải loại bỏ Nguyễn Đức Nghĩa vĩnh viễn khỏi xã hội để có tính răn đe cho toàn xã hội.
Phiên phúc thẩm xét kháng cáo "không giết người man rợ" của Nguyễn Đức Nghĩa do thẩm phán Trần Đình Dần làm chủ tọa. Ông Lê Tư Quỳnh là đại diện VKS thực hiện quyền công tố tại tòa.
Hai luật sư bào chữa cho Nghĩa là ông Nguyễn Anh Thơm và Ngô Ngọc Thủy. Một tháng trước, phiên phúc thẩm đã không thể diễn ra theo kế hoạch do vắng luật sư bảo vệ cho can phạm này./.
Nguyễn Đức Nghĩa có hy vọng sống sau phiên phúc thẩm? (Bee)-Gia đình Nghĩa còn mời thêm luật sư Ngô Ngọc Thủy và luật sư Nguyễn Thân (Văn phòng luật sư Nguyễn Anh) bào chữa cho Nghĩa. --Nguyễn Đức Nghĩa khóc nấc khi nghe tin bố mất (Bee)-Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "xác chết không đầu" nóng lên khi Luật sư công bố thông tin bố Nguyễn Đức Nghĩa mất.
-Nguyễn Đức Nghĩa bật khóc khi biết tin bố chết (trực tiếp) (PL)-picture10h sáng nay, phòng xử đang yên lặng bỗng xôn xao khi luật sư Ngô Ngọc Thủy thông báo cha Nghĩa vừa mất do tai nạn giao thông. Người Nghĩa run bần bật, hai tay ôm mặt ướt nhòe.
10h phiên xử ngày một đông. Nhiều người đã trèo lên cả cửa sổ, đứng kín cửa ra vào. Khán phòng đang yên lặng bỗng xôn xao khi luật sư Ngô Ngọc Thủy thông báo cha Nghĩa vừa mất do tai nạn giao thông ít ngày trước

Nghĩa không giữ được bình tĩnh, bật khóc. Anh ta ngồi trên ghế, người run bần bật, hai tay ôm mặt ướt nhòe. Ở phía dưới, mẹ Nghĩa sịt sùi, cầm khăn mùi xoa liên tục lau nước mắt khi nghe luật sư bào chữa cho con trai trình bày về "bi kịch gia đình" để mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ.
Cha nạn nhân nét mặt đau khổ, buồn bã.
9h30, sau khoảng 90 phút nghe xét hỏi, VKS cho rằng không có cơ sở xét kháng cáo của Nghĩa, đề nghị HĐXX phúc thẩm giữ nguyên hình phạt tử hình đã tuyên với hung thủ sát hại dã man người yêu cũ để cướp tài sản này.
Vị đại diện VKSND Tối cao ghi nhận thêm một tình tiết giảm nhẹ hình phạt của Nghĩa là "đã khắc phục một phần hậu quả". Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn không đủ để chấp nhận giảm nhẹ hình phạt.
Phiên xử ngày một đông. Nhiều người đã trèo lên cả cửa sổ, đứng kín cửa ra vào. Khán phòng đang yên lặng bỗng xôn xao khi luật sư Ngô Ngọc Thủy thông báo cha Nghĩa vừa mất do tai nạn giao thông ít ngày trước
Nghĩa không giữ được bình tĩnh, bật khóc. Anh ta ngồi trên ghế, người run bần bật, hai tay ôm mặt ướt nhòe. Ở phía dưới, mẹ Nghĩa sịt sùi, cầm khăn mùi xoa liên tục lau nước mắt khi nghe luật sư bào chữa cho con trai trình bày về "bi kịch gia đình" để mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ.
8h sáng nay, Nguyễn Đức Nghĩa bước vào phòng xử án với đôi mắt đỏ hoe, dớn dác tìm bóng dáng người thân. Vừa trông thấy mẹ, bị cáo liên tục đưa tay lau nước mắt.
Ở bên ngoài, rất đông người bám vào cổng, tường rào của tòa phúc thẩm (phố Đội Cấn, Hà Nội) cố nhìn vào trong sân khi Nghĩa bước ra từ xe chở phạm. Việc ra vào phiên xử được kiểm soát chặt.
Nghĩa trông gầy, tiều tụy hơn so với trước. Ảnh: Tuấn Anh
Phòng xử chật kín, nhiều người phải đứng vì không đủ chỗ ngồi. Bà Chuân (mẹ Nguyễn Đức Nghĩa) ngồi cùng người thân ở hàng ghế gần cuối cùng. Bố của nạn nhân (ông Ba) có mặt ở tòa từ khá sớm.
Bắt đầu phần thẩm vấn, giống như phiên sơ thẩm, bị cáo khẳng định chỉ đâm nạn nhân Linh một nhát dao chứ không phải là hai như trong hồ sơ điều tra.
Chủ tọa hỏi: "Bị cáo nghĩ gì về tội ác đã gây ra?". Nghĩa đáp: "Thấy khiếp sợ và ghê rợn". Tuy nhiên, bị cáo vẫn một mực khẳng định không giết người với tình tiết man rợ.
Chủ tọa thẩm vấn: "Theo nhận thức của bị cáo, thế nào là man rợ?". Dưới vành móng ngựa, Nghĩa đáp: "Đó phải là giết người treo cổ, cắt gân chân, gân tay hay tưới xăng đốt xác phi tang...".
Trong phần xét hỏi, Nguyễn Đức Nghĩa tỏ thái độ bức xúc, từ chối câu hỏi của luật sư Nguyễn Hồng Bách (bảo vệ nạn nhân) về việc anh ta "giấu một phần thi thể Linh vào túi nilon hay túi du lịch?". Bị cáo đáp: "Tôi đã khai rõ ràng tại cơ quan điều tra, nên giờ không cần thiết nhắc lại". HĐXX lập tức chấn chỉnh thái độ khai báo này, nhắc nhở: "Bị cáo phải có nghĩa vụ trả lời để làm rõ".
Tại phiên phúc thẩm hôm nay, gia đình ông Ba đã mời 3 luật sư. Đưa ánh mắt căm giận về phía Nghĩa, ông bày tỏ: "Tôi muốn loại trừ Nghĩa khỏi đời sống vĩnh viễn". Ông cho biết 3 năm qua, Nghĩa chưa từng đến nhà ông.
Luật sư động viên mẹ Nghĩa trước phiên xử. Trong vụ tai nạn giao thông khiến bố Nghĩa tử nạn, bà Chuân cũng bị thương. Ảnh: Tuấn Anh
Phiên phúc thẩm xét kháng cáo "không giết người man rợ" của Nguyễn Đức Nghĩa do thẩm phán Trần Đình Dần làm chủ tọa. Ông Lê Tư Quỳnh là đại diện VKS duy trì công tố tại tòa.
Hai luật sư bào chữa cho Nghĩa là ông Nguyễn Anh Thơm và Ngô Ngọc Thủy. Một tháng trước, phiên phúc thẩm đã không thể diễn ra theo kế hoạch do vắng luật sư bảo vệ cho can phạm này.
Dù từng thừa nhận với "tội ác đã gây ra, có chết cũng không hết tội", nhưng ít ngày sau khi bị tuyên hình phạt tử hình, Nghĩa chống án cho rằng không giết người với tình tiết man rợ như cáo buộc của tòa sơ thẩm.
Tuần trước, sau khi chồng qua đời vì tai nạn giao thông, bà Phạm Thị Chuân (mẹ bị cáo Nghĩa) đã viết đơn gửi TAND và VKSND Tối cao xin giảm nhẹ hình phạt tử hình cho đứa con trai độc nhất. Người mẹ thừa nhận hành vi giết hại bạn gái của của Nghĩa là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, bà vẫn mong con có cơ hội được sống để sám hối tội lỗi đã gây ra.
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, trước cái chết người ta có thể có nhiều toan tính. Nghĩa kháng cáo cũng là việc bình thường, là quyền của bị cáo. Đa số các luật sư đều cho rằng cơ hội thoát án tử hình của Nghĩa là "cực kỳ khó".
Ông Ba: "Tội ác phải bị trừng trị". Ảnh: Tuấn Anh
Trước ý kiến của một luật sư rằng cách duy nhất Nghĩa được giảm án là gia đình bị hại có đơn xin cho anh ta, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Ba (bố nạn nhân) cho biết gia đình ông chia sẻ với nỗi đau mất chồng của bà Chuân, nhưng sẽ không bao giờ xin giảm án cho Nghĩa.
"Hãy để pháp luật làm đúng bổn phận của mình để duy trì trật tự và sự công bằng của xã hội. Tội ác cần phải bị pháp luật trừng trị, đó mới là công lý", người cha mất con nói.
Theo nội dung vụ án, năm 2006 khi bắt đầu vào học tại một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội, Nghĩa quen Linh. Sau một năm "mặn nồng" hai người chia tay, Nghĩa trở thành người yêu của Yến.
Ngày 23/4 đến 5/5, Yến cùng bà nội về quê ở Quảng Ninh nên giao căn hộ chung cư ở quận Cầu Giấy, nhờ Nghĩa trông giùm. Những ngày ở đây, Nghĩa liên lạc với Linh và rủ đến...
Tối 4/5, khi cô gái đang chải đầu để chuẩn bị về thì bị Nghĩa sát hại, vứt xác không đầu lên tầng thượng chung cư. Nghĩa khai thấy Linh nói chuyện điện thoại tình tứ với người yêu nên nảy lòng ghen tuông. Tuy nhiên, cảnh sát đã làm rõ hung thủ giết người nhằm chiếm đoạt tài sản.
-Cơ hội sống nào cho Nguyễn Đức Nghĩa?
Thứ Tư, 10/11/2010 (GMT+7) - Ngay sau khi ông Nguyễn Đức Hùng tử nạn vì tai nạn giao thông, bà Chuân (mẹ của Nghĩa) có viết một lá thư tâm can cầu xin được giảm án cho con. Trong khi đó, phía luật sư bảo vệ quyền lợi cho bên bị hại (luật sư Hồng Bách và cộng sự) cho rằng, cách duy nhất để Nghĩa được giảm án là phải có lá đơn xin từ phía gia đình nạn nhân.
"Nạn nhân" của Nguyễn Đức Nghĩa không chỉ có một!
-Thứ Tư, 10/11/2010 (GMT+7) Ngày mai (11/11) sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa. Nhìn lại vụ án được dư luận quan tâm này, người ta thấy Nguyễn Phương Linh không phải là nạn nhân duy nhất của Nghĩa!--Người cha đau khổ đau đớn tìm thi thể con-Cô gái và mối tình đầu với tên sát thủ - "Bản án" mà nghịch tử dành cho cha mẹ Đa phần mọi người quan tâm đến vụ việc này đều mong muốn hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa bị tử hình, mỗi người có những lý do riêng để mong muốn điều đó. Nhưng cũng có người vì quá thương cảm cho người mẹ khổ đau của Nghĩa cùng một lúc phải gánh chịu nhiều quả đắng mà hy vọng Nghĩa được thoát án tử hình. Bởi lẽ, Nghĩa còn sống- đó là lý dó khiến cho bà còn có đủ nghị lực để sống tiếp những ngày còn lại.

Nhưng dù vì bất cứ lý do gì mong Nghĩa không vướng án tử hình, thì rõ ràng không một ai có thể tha thứ cho tội ác, những đau khổ mà hắn đã gây ra cho biết bao người khác, là những "nạn nhân" gián tiếp trong vụ án.

-Bố mất: Nguyễn Đức Nghĩa phản ứng thế nào?
Theo ông Thơm, rất khó giữ để Nghĩa không biết là cha hắn đã không còn trên cõi đời này trong phiên phúc thẩm sắp tới. Tuy nhiên, ông Thơm cho hay: "Tôi tin vào bản lĩnh của Nghĩa, cho rằng kể cả anh ta biết chuyện tại tòa thì cũng không làm những việc đáng tiếc, bởi Nghĩa vẫn còn mẹ. Hắn vẫn phải nghĩ cho mẹ hắn, người mà đã phải chịu quá nhiều bất hạnh ập đến cùng một lúc".
Thậm chí, luật sư Thơm cũng cho rằng câu chuyện Nguyễn Đức Nghĩa chưa chắc đã đi đến hồi kết sau phiên phúc thẩm tới, bởi lẽ Nghĩa vẫn còn hy vọng sống với quyền được pháp luật quy định: viết đơn xin ân giảm án tử hình gửi đến Chủ tịch nước xem xét.
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến phiên xử phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa, bà Phạm Thị Chuân, mẹ Nghĩa, những ngày này chỉ biết nhìn lên di ảnh chồng mà khóc. Những vết xước do vụ tai nạn giao thông đã dần nhạt trên gương mặt xạm đen của bà. Nhưng đôi chân bà Chuân vẫn không ngừng sưng tấy mỗi lần phải lê bước đi lại. Bà cho biết ngày, 7/11 bà đã được đưa đi cắt chỉ vết khâu trên đầu.
Trao đổi với VietNamNet, bà Chuân nghẹn ngào: “Giờ cô mất hết phương hướng rồi, không biết phải làm sao nữa. Thằng Nghĩa nó rất quý bố, nếu nó biết chuyện cô chỉ sợ nó lại làm liều. Nếu vậy chắc cô cũng đi theo chú thôi, cô không còn gì nữa rồi…”.
Mẹ Nguyễn Đức Nghĩa đã kiệt sứcThứ Ba, 09/11/2010 (GMT+7)
- Nỗi đau đớn liên tiếp ập đến, người đàn bà ấy dường như không thể trụ vững. Nước mắt chảy ngược vào trong, ngấm vào từng thớ thịt, tê tái và xót xa.
Bao giờ Nguyễn Đức Nghĩa biết được tin bố mất? (05/11/2010)
(Bee)-Liên quan tới việc ông Nguyễn Đức Hùng (cha của hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa) qua đời, tiến sỹ, trung tá Nguyễn Minh Đức, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (thuộc Học Viện Cảnh sát nhân dân) cho biết, Nghĩa hoàn toàn có quyền được biết tin bố qua đời. Trả lời báo VNN ngày 5/11, trung tá Đức cho rằng, chỉ khi gia đình yêu cầu được thông báo cho bị cáo biết và đặc biệt, cái chết của bố Nguyễn Đức Nghĩa cũng được cơ quan công an xác nhận, thì cơ quan điều tra sẽ làm biên bản thông báo. Việc thông báo này phải có “3 mặt một lời” là luật sư, cơ quan viện kiểm sát, toà án và gia đình. Trước đó, Nghĩa từng nói: "Dù biết tội ác Nghĩa gây ra phải bị trừng phạt thế nào, nhưng Nghĩa vẫn kháng cáo vì quá thương bố!" Nhưng tiến sỹ Nguyễn Minh Đức phán đoán, nếu biết bố chết thật, cũng có thể Nghĩa vẫn không rút kháng cáo, vẫn sẽ tiếp tục tìm cách để kéo dài cuộc sống. Bởi đứng trước cái chết, người ta mới thấy sợ, muốn kéo dài cuộc sống. Đó là bản năng của con người.
Mới đây, trả lời báo chí, thượng tá Bùi Ngọc Bình, giám thị Trại giam Số 1 (Công an Hà Nội) cho biết, ít nhất cho đến khi vụ án được đưa ra xử phúc thẩm, Nghĩa vẫn sẽ không được hay tin bố mất. Hiện Nguyễn Đức Nghĩa có nhiều biểu hiện tâm lý không bình thường. Trước đó, vào ngày 30/10, trên đường đi thăm con trở về, bố mẹ của hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa đã bị 1 xe container đâm vào khi đi đến địa bàn tỉnh Hải Dương. Bố của Nghĩa đã qua đời chiều cùng ngày.
1/11, mẹ của Nghĩa là bà Phạm Thị Chuân đã làm đơn gửi TAND và VKSND Tối cao xin giảm nhẹ hình phạt tử hình cho đứa con trai duy nhất của mình với lí do: "Định mệnh đã lấy đi chồng của tôi. Tôi xin quý cơ quan xem xét để con trai tôi có cơ hội được sống, để tôi còn có động lực sống nốt thời gian cuối đời của mình”.
Dự định, phiên xử phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa sẽ diễn ra ngày 11/11 tới.
V.A (Tổng hợp)
-Lý và tình trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa (VNN)-Lý và tình trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa (Bee)-Với những gì gây ra cho gia đình nạn nhân, Nguyễn Đức Nghĩa vẫn sẽ bị cơ quan pháp luật dành cho một bản án tử hình...
 
Tâm lý Nguyễn Đức Nghĩa không bình thường (Bee)- 03/11/2010 16:00:56
Những ngày này, thông tin cha ruột của “sát thủ” Nguyễn Đức Nghĩa là ông Nguyễn Đức Hùng qua đời trong một tai nạn giao thông nghiêm trọng, đang làm xôn xao cộng đồng mạng. Trong buồng biệt giam, Nghĩa vẫn chưa hề hay biết gì về cái chết đột ngột của cha mình.
TIN LIÊN QUAN
Trong buồng biệt giam, Nghĩa vẫn chưa hề hay biết gì về cái chết đột ngột của cha mình. Ngày 2/11/2010, Thượng tá Bùi Ngọc Bình - Giám thị trại giam số 1 (Công an Hà Nội)  cho biết: “Tôi rất chia sẻ với gia đình bà Phạm Thị Chuân (mẹ bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa), trước sự ra đi đột ngột của ông Nguyễn Đức Hùng.
Trong trường hợp này, không nên có sự liên hệ giữa cái chết ông Hùng với tội lỗi của Nguyễn Đức Nghĩa. Mọi mất mát đều dẫn đến đau khổ. Trong vụ án này, những người cha, người mẹ đều đau khổ.
XD
Đám ma ông Hùng tại giáo xứ Lãm Hà. Ảnh: VNN
Cha của Nghĩa thể hiện tình yêu quyết liệt với đứa con trai duy nhất của ông ấy cũng là điều dễ hiểu,  tình cảm đó rất đáng trân trọng. Nhưng, tôi cũng chia sẻ sự mất mát quá lớn của gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh.
Nghĩa biết rõ, hành vi  “giết người” của y là rất man rợ. Nhưng y từng tâm sự với tôi: Lúc phạm tội, cháu như một con rô-bốt đã được lập trình sẵn về quy trình giết người và cháu đã hành động như phản ứng “đô-mi-nô”.
Chỉ đến khi mọi chuyện xong xuôi, cháu bị bắt và có những ngày ngồi trong trại giam để suy nghĩ về tất cả… cháu mới thực sự cảm thấy những gì mình gây ra là vô cùng tàn ác. Cháu cũng biết, khi nhận ra điều đó thì tất cả đã muộn. Cháu kháng cáo vì thương bố cháu, ông quá  kiệt quệ do cả cuộc đời ông dồn mọi hy vọng vào cháu.
Tôi nghĩ, trước sau gì thì Nghĩa cũng biết chuyện cha mình qua đời. Hiện tại chúng tôi chưa cho Nghĩa hay vì những lý do tế nhị. Những phạm nhân bị tuyên án tử hình thường có diễn biến tâm lý rất phức tạp, khó lường. Tôi nghe cán bộ báo cáo lại, bản thân Nghĩa cũng đang có những biểu hiện tâm lý không bình thường.
Có lẽ do ám ảnh trước những tội lỗi đã gây ra cho nạn nhân. Ít nhất cho đến khi vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm, chúng tôi sẽ chưa cho Nghĩa biết chuyện này. Tôi thực sự cảm thông đối với những người cha, người mẹ trong vụ án này.
Ngoài việc gây ra tội ác, Nghĩa còn phạm tội bất hiếu với cha mẹ. Mọi phán quyết trước sự sống, cái chết của Nguyễn Đức Nghĩa, thuộc thẩm quyền của Tòa án Tối cao. Tôi tin vào sự phán quyết đó”.
Ngày 1/11, bà Phạm Thị Chuân (mẹ bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa) đã làm đơn gửi TAND và VKSND Tối cao xin giảm nhẹ hình phạt tử hình cho đứa con trai duy nhất của mình.  Trong đơn, bà Chuân viết: “Tôi biết cơ hội làm lại cuộc đời với cháu là cực kỳ khó. Là người mẹ sinh ra đứa con trai duy nhất trong gia đình, dòng tộc, tôi kính mong các quý cơ quan mở lượng khoan hồng cho cháu.
Định mệnh đã lấy đi chồng của tôi. Tôi xin quý cơ quan xem xét để con trai tôi có cơ hội được sống, để tôi còn có động lực sống nốt thời gian cuối đời của mình”. Phiên xử phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa dự kiến sẽ diễn ra ngày 11/11 tới.

(Theo Phụ nữ TP.HCM)
Lá đơn của mẹ Nguyễn Đức Nghĩa xin giảm tội cho con
01/11/2010 14:25:00 - Sau khi chồng bất ngờ tử vong vì tai nạn giao thông, bà Phạm Thị Chuân – mẹ của tử tù Nguyễn Đức  Nghĩa đã làm đơn gửi lên TAND, Viện KSND Tối cao xin xem xét giảm nhẹ hình phạt cho con trai."Với tư cách là người mẹ sinh ra một người con trai duy nhất trong gia đình dòng tộc, tôi kính mong các quý cơ quan mở lượng khoan hồng cho cháu".
TIN LIÊN QUAN

Sáng 1/11, luật sư Nguyễn Anh Thơm, người bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa trong phiên sơ thẩm đã cho biết thông tin về vụ việc trên.
Trong lá đơn gửi lên TAND, Viện KSND Tối cao, người đàn bà đau khổ trình bày: "Về hành vi phạm tội của con trai tôi gây ra đã được cơ quan pháp luật điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm. Tôi biết rằng, con tôi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng... Tôi cầu khẩn tới các quý cơ quan tố tụng xem xét để giảm nhẹ một phần hình phạt cho cháu có cơ hội được sống để sám hối những tội lỗi mình gây ra cho xã hội".
Đám tang ông Hùng tại giáo xứ Lãm Hà. Ảnh:  Hồng Anh
Đám tang ông Hùng tại giáo xứ Lãm Hà. Ảnh: Hồng Anh
Trong lá đơn, bà Chuân cũng nhắc đến sự ra đi của người chồng - ông Nguyễn Đức Hùng, vào chiều ngày 30/10 trong một vụ va chạm giao thông. Bà không quên đề cập đến việc ông Hùng có những cống hiến với Nhà nước qua cuộc kháng chiến chống Mỹ và để lại một phần thương tích trên cơ thể. Ông Hùng là thương binh hạng 1/4, và là Đảng viên nhiều năm nay.
"Trong suốt thời gian qua, khi Nghĩa bị kết án tử hình, bố cháu đã suy sụp hoàn toàn... Vì qúa lo nghĩ và mệt mỏi trong thời gian qua, trên đường đi giải quyết công việc gia đình, chồng tôi đã bị tai nạn giao thông tại địa bàn tỉnh Hải Dương... Định mệnh đã lấy đi người chồng. Tôi cầu xin các quý cơ quan xem xét để cho con trai tôi có cơ hội được sống, để tôi còn có động lực sống nốt quãng thời gian cuối cuộc đời mình".
Lá đơn của bà Chuân đã được luật sư Thơm, người sẽ tham gia bào chữa trong phiên phúc thẩm tới gửi đến các cơ quan báo chí. Được biết, ngay trong buổi chiều ngày hôm qua, luật sư Thơm cũng đã có mặt tại đám tang bố của Nguyễn Đức Nghĩa ở Kiến An, Hải Phòng.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Lá đơn xin giảm tội cho con của mẹ Nguyễn Đức Nghĩa. Ảnh: Hồng Anh
Đám tang khá đông bà con lối xóm và những người trong giáo xứ Lãm Hà. Trong giờ làm lễ tang tại nhà thờ, vị cha xứ đã nói, ông Hùng là một người năng nổ với công việc, có trách nhiệm và đóng góp nhiều cho các hoạt động của giáo xứ.
Đúng 14h chiều ngày 31/10, thi thể ông Hùng được đưa về an táng ở Thái Bình.
Theo lời luật sư Thơm, bà Phạm Thị Chuân với đức tin của một người theo đạo nên cố gắng kìm nén nỗi đau thương mất chồng. Được biết, trước khi tham gia bào chữa cho Nghĩa tại phiên phúc thẩm diễn ra vào ngày 11/11, luật sư Thơm sẽ vào thăm và nói chuyện với Nghĩa ở trại tạm giam Hà Nội.
Hồng Anh
Nguyễn Đức Nghĩa không được về chịu tang cha (Bee)-Theo quy định của pháp luật, phạm nhân Nguyễn Đức Nghĩa không được phép tham dự tang lễ của cha mình.Vào ngày 11/11 tới, TAND tối cao sẽ mở phiên phúc thẩm xét các tình tiết kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa, con trai ông Nguyễn Đức Hùng. Nghĩa kháng cáo và cho rằng mình không giết người với tình tiết man rợ.
(Theo PL&XH,VNN)-
 cảm giác đứng trước cái chết như thế nào nhỉ ? cảm giác mất mát bị tước đoạt ? -- Không hiểu sao ttngbt lại liên tưởng tới chuyện 1nguoiviet liên tục bị cướp blog. Sinh Tử Lệnh lấy tư cách gì mà đứng ra phán xét và cướp đoạt tài sản của người khác
- -Nhiều người thương bố Nguyễn Đức Nghĩa
Chủ Nhật, 31/10/2010 (GMT+7) - Khi biết tin bố của Nghĩa mới qua đời, luật sư Nguyễn Anh Thơm tỏ ra rất bất ngờ và không khỏi xót xa, ông đã vội gọi điện vào điện thoại đến gia đình Nghĩa để chia buồn. Luật sư Thơm cũng đề nghị gia đình Nghĩa về việc ông sẽ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nghĩa trong phiên phúc thẩm tới để thay ông Hùng làm nốt những gì còn dang dở mà ông không thể tiếp tục làm cho đứa con trai tội lỗi. Theo luật sư Thơm: "Tội của Nghĩa thì đã rõ, nhưng xét về phần con người, tại phiên phúc thẩm sắp tới tôi sẽ góp thêm tiếng nói xin HĐXX xem xét đến hòan cảnh hiện tại của gia đình Nghĩa".


"Tiếp xúc nhiều với ông Hùng, tôi đặc biệt kính trọng ông, một người cha hết mực thương yêu con. Tôi coi việc bào chữa cho Nghĩa ở phiên phúc thẩm tới đây như một nén nhang gửi đến linh hồn của một người cha đáng thương và đáng kính trọng", lời luật sư Thơm.

Luật sư Thơm nói với VietNamNet, những ấn tượng mà ông Hùng để lại đối với luật sư là một con người hiểu biết, thương con, đĩnh đạc, đàng hoàng, có học vấn.
Trích ngang lý lịch "học và yêu" của Nguyễn Đức Nghĩa VietNamNet-Vụ Nguyễn Đức Nghĩa như một "câu chuyện kinh dị"VietNamNet- Bố tử tù Nguyễn Đức Nghĩa tử nạnThanh Niên-Bố hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa tử vong vì tai nạn giao thôngDân Trí-Bố hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa tử nạnVNMedia
Bố Nguyễn Đức Nghĩa bị TNGT nghiêm trọng
Thứ Bảy, 30/10/2010 (GMT+7)- Chiều 30/10, một số nguồn tin riêng cho VietNamNet biết, ông Nguyễn Đức Hùng, bố hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa đã bị tai nạn nghiêm trọng.
Nguồn tin cho hay, ông Nguyễn Đức Hùng (sinh năm 1954, trú tại Kiến An, Hải Phòng) đã gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng tại địa bàn Hải Dương.
Vụ tai nạn xảy ra vào trưa ngày hôm nay (30/10), khi ông Hùng cùng vợ trên đường đi thăm con trở về và bị 1 xe container đâm vào.
Vợ ông Hùng là bà Phạm Thị Xuân bị thương nhẹ đang được cấp cứu tại Hải Dương.
Đến chiều tối cùng ngày, có thông tin chưa được kiểm chứng cho hay, ông Hùng đã tử vong tại bệnh viện lúc 13h30.

Bố Nguyễn Đức Nghĩa gửi thư phê phán luật sư Bee 24/10/2010 18:58:31
Bố của Nguyễn Đức Nghĩa đã gửi thư phê phán luật sư Nguyễn Hồng Bách, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại Nguyễn Phương Linh trong vụ án "xác chết không đầu".

TIN LIÊN QUAN
Ngày 22/10 ông Nguyễn Đức Hùng, bố đẻ của Nguyễn Đức Nghĩa đã gửi thư về toà soạn báo Đời sống & Pháp luật đề nghị đăng tải bức thư của ông để phản hồi về nội dung mà luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty Luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự - luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại đã trả lời phỏng vấn trên 1 tờ báo điện tử được đăng tải ngày 12/10/2010, 1 ngày trước phiên phúc thẩm vụ việc này.

Sau khi xem nội dung bức thư, Luật sư Nguyễn Hồng Bách lại cho rằng chính ông Hùng đã xúc phạm luật sư Bách và đề nghị PV cho đăng công khai bức thư của ông Hùng và những ý kiến ông đã phát biểu trong bài viết đăng trên tờ báo điện tử đó.

Dưới đây là nguyên văn bức thư của ông Nguyễn Đức Hùng:

Kính gửi: Ông Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự.

Trước hết xin gửi tới ông lời chúc sức khoẻ, chúc Công ty kinh doanh phát đạt, đúng luật pháp và đạo đức nghề nghiệp.

Tôi là Nguyễn Đức Hùng, bố của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa, tôi có đọc mấy bài viết của ông và cộng sự trên một số trang web về vụ: "Nguyễn Đức Nghĩa". Ban đầu tôi không quan tâm nhiều, vì tôi nghĩ đó là việc ăn theo, nói leo, nhưng đọc kỹ thì thấy nó xâm hại một cách thô bạo, không thể chấp nhận được về quyền lợi và danh dự của Nghĩa. Ông phải hiểu: Tử tù cũng vẫn là một con người!. Với bị cáo Nghĩa phạm tội giết người là cụ thể, không cần phải tranh cãi, vì việc đó đã có cơ quan tố tụng của Nhà nước thực hiện. Là bố đẻ của Nghĩa, tôi cũng phải nhận thức như thế nên từ lá thư tạ lỗi với gia đình ông Nguyễn Văn Ba và tiếp xúc báo giới tôi đã xin lỗi mọi người về việc không quản lý được hành vi của con mình.

Vụ án đang chờ ngày phúc thẩm thì xuất hiện một số bài của ông và cộng sự, tôi là người dân, không hiểu nhiều về luật pháp và đạo đức như ông. Nhưng tôi tin nghề luật là thầy thuốc chữa bệnh về tâm hồn và đạo đức, đây là một nghề cao quí. Đã là thầy thuốc thì chỉ có dùng thuốc chữa bệnh, giảm đau, không ai chỉ định dùng thuốc độc cho bệnh nhân (kể cả có người thuê đầu độc). Luật sư cũng thế, có quyền dùng kiến thức và đạo đức của mình để gỡ tội và cứu sống con người, đó là trách nhiệm với thân chủ của mình và được xã hội tôn trọng. Luật pháp cũng tôn trọng quyền lợi chính đáng của bị cáo. Bởi vậy, những vụ trọng án nếu bị cáo không có điều kiện thuê luật sư thì cơ quan tố tụng chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo (không có chỉ định luật sư buộc tội bị cáo). Còn nếu lạm dụng vị trí nghề nghiệp, xã hội mà đẩy người khác vào đường cùng thì là điều thất đức, bị lên án.

Băng đảng giang hồ nó giết người thuê bằng dao búa, còn người cầm bút giết người một cách tinh vi hơn, nhưng mục đích giết người để kiếm tiền thì đáng sợ vô cùng.

Việc ông trích dẫn nhân thân của Nghĩa là vi phạm nhân phẩm, vi phạm luật pháp (vì tù nhân vẫn là một con người). Hơn nữa Nghĩa chưa qua phúc thẩm, như vậy bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, một số nội dung tình tiết phải được toà phúc thẩm kết luận cùng với sự chấp nhận của bị cáo, là luật sư chắc ông hiểu điều đó?. Nhất là việc xuyên tạc, bịa đặt, kể cả khi được thuê bảo vệ danh dự cho ai là nghĩa vụ của luật sư khi đã thoả thuận với thân chủ. Nhưng nhất thiết không được nói xấu, xâm hại danh dự của của người khác để tôn vinh thân chủ của mình.

Nếu hành xử như vậy thì có khác gì ông đã cố tình giết người khi được chủ nhân thuê mướn.

Tôi cũng thấy lạ là ngoài ông ra cũng có mấy người hiếu kỳ và vô sỉ như thế, vì đã là tội chết thì (01) viên đạn cũng chết, cần gì phải (02) hay nhiều hơn. Ông Ba đau đớn về cái chết của cháu Phương Linh, nhưng gia đình ông Ba được luật pháp bảo vệ và dư luận xã hội ủng hộ. Còn với ông, tôi muốn hỏi: "Ông có đau không, hay vì động cơ khác?. Sau khi ông bác sỹ Thái đề nghị tử tù Nghĩa hiến xác đã gây tranh luận khá nhiều về đạo đức, luật pháp, truyền thống... Nhưng tôi thấy bài: "Nguyễn Đức Nghĩa hiến tim, Duy Uyên cởi áo" tác giả đã mạnh dạn chỉ ra hội chứng ăn theo của một số người tự cho mình là đạo đức là có quyền giáo huấn người khác, nhưng thực chất là họ làm tiền trên nỗi đau của người khác.

Thật đáng buồn vì con người thường có thói quen xét đoán người khác, mà không tự xét mình. Ai cũng phải lo cơm áo... nhưng không phải chỉ có cách kiếm tiền như thế. Với bị cáo Nghĩa đã bị còng tay, xích chân, thì cần gì phải đánh hội đồng nữa. Một người con phạm tội, thì cũng cần sự khoan dung chia sẻ để nó nhận tội một cách tâm phục, khẩu phục. Nhà nước dùng luật pháp để trừng trị Nghĩa đó là quy định của pháp luật. Với người có học như ông, việc xưng tụng ai thì là quyền của ông, nhưng việc a dua kết tội Nghĩa thì ông không có quyền. Kẻ sỹ trước hết phải biết tự trọng, biết mình là ai, cha ông ta đã dạy: "tự sỷ hữu đạt tôn".

Nghĩa chờ ngày phúc thẩm, với hy vọng vô cùng mong manh, cứu một người là phúc đẳng hà sa. Luật pháp của Nhà nước văn minh luôn đề cao tính giáo dục hơn tính trừng trị. Tuy nhiên cần phải thấu tình đạt lý, việc này phụ thuộc nhiều vào toà án và áp lực của dư luận xã hội.

Mấy lời chia sẻ bộc bạch, mong ông hiểu cho tôi là người không được hưởng hàm lượng giáo dục nhiều như ông; mặt khác là bố của kẻ tử tù đang dùng đồng hồ đếm ngược thời gian.

Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa bị hoãn ngày 13/10

Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa bị hoãn ngày 13/10

Luật sư Nguyễn Hồng Bách: "Chính ông Hùng xúc phạm tôi"

Luật sư Nguyễn Hồng Bách cho biết: "Tôi đã nhận được thư của ông Nguyễn Đức Hùng qua thư điện tử hôm 21/10. Tôi không đồng tình và rất bất bình với bức thư của ông Hùng. Luật sư Nguyễn Hồng Bách cũng cho biết, trong thư ông Nguyễn Đức Hùng có nói đọc ý kiến "trên một số trang web". Tuy nhiên, luật sư Bách khẳng định "chỉ trả lời một lần về vụ việc Nguyễn Đức Nghĩa".

Vì vậy, theo cách hiểu của luật sư Bách thì ông Nguyễn Đức Hùng có ý kiến về những quan điểm của ông được trích dẫn trong bài báo này. Vì thế, ông Bách khẳng định: "Tôi cho rằng, những gì tôi nói trên báo không có gì sai cả". Và Luật sư Bách cũng đề nghị PV đăng tải lại những phát biểu của ông đã được đăng trên một tờ báo điện tử.

Dưới đây là những nội dung chính phát biểu của Luật sư Bách trong bài báo đó:

"Trước câu hỏi: Liệu Nguyễn Đức Nghĩa có thể thoát án tử hình trong phiên tòa phúc thẩm ngày mai?. Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty luật hợp danh Hồng Bách, cho hay: Nguyễn Đức Nghĩa kháng cáo là việc làm bình thường của các bị cáo và đây là quyền của bị cáo được quy định tại điểm I khoản 2 Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Theo lời mời của gia đình bị hại mà đại diện là ông Ba - bố của cháu Linh, Công ty luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự đã cử ba luật sư là luật sư Nguyễn Hồng Bách, luật sư Trương Thị Pha và luật sư Đào Trung Kiên tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại.

Về trách nhiệm hình sự thì bị cáo Nghĩa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội của mình, chúng tôi chỉ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hành vi của bị cáo trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc công bằng, mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật, Nghĩa sẽ phải chịu trách nhiệm tương xứng với hành vi phạm tội mà mình gây ra còn phán quyết cuối cùng thuộc về hội đồng xét xử, về tâm lý chung thì chúng tôi không mong muốn gia đình Nghĩa mất đi đứa con trai nhưng mong muốn của chúng tôi hay của bất cứ ai cũng đều không vượt ra khỏi quy định của pháp luật.

Việc xét xử của tòa án và phán quyết của tòa án trong phiên xử phúc thẩm ngày mai cũng căn cứ vào các quy định của pháp luật. Vấn đề là chúng ta phải hiểu rằng bản chất của hình phạt là mang tính răn đe và tính giáo dục. Do đó, nếu hình phạt không tương xứng sẽ không mang tính răn đe, giáo dục và rất có thể xã hội sẽ tiếp tục có những nạn nhân và những vụ án tương tự.

Do đó, Nghĩa làm thì Nghĩa phải chịu trách nhiệm. Chúng ta có thể tiếc nuối đối với 1 thanh niên như Nghĩa nhưng không thể cảm thông với hành vi phạm tội của Nghĩa".

Phiên phúc thẩm ngày 13/10 đã bị hoãn do luật sư của Nguyễn Đức Nghĩa vắng mặt.

(Theo Đời sống và Pháp luật)
Tại sao lại giết Nguyễn Đức Nghĩa? (Bee)- 19/10/2010 11:32:33
"Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa giống như một "câu chuyện kinh dị ma quái" sắp đi đến hồi kết thúc. Một số người hồi hộp chờ đợi xem có đột biến gì trong việc tuyên án tử hình Nghĩa hay không. Một số khác thì tin chắc rằng án tử hình sẽ là đương nhiên, giống như câu chuyện kinh dị thường hay vào lúc cuối" - Luật sư Ngô Ngọc Trai "mổ xẻ" các vấn đề khoa học pháp lý xung quanh vụ án này. Nếu đồng ý rằng luật pháp là phương tiện để bảo vệ các quyền của con người thì cần bỏ đi án tử hình, Luật sư Ngô Ngọc Trai.
TIN LIÊN QUAN
Bản thân Luật sư Trai trong khi đợi phiên tòa phúc thẩm đã từng viết một bài phân tích về tình tiết tăng nặng “thực hiện tội phạm một cách man rợ”:
Chuyện Nguyễn Đức Nghĩa kháng cáo
Là một người công tác trong ngành luật, quan điểm của người viết bài này cho rằng khả năng Nghĩa bị tòa phúc thẩm tuyên y án tử hình là 99,99%.
Điều này xuất phát từ việc tôn trọng nguyên tắc chung của Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.
S
Nguyễn Đức Nghĩa tại tòa sáng 13/10. Ảnh: Bee
Ở đây, một điểm rõ ràng cần thống nhất, đó là cho dù Nghĩa có hành vi giết người rõ ràng và chính Nghĩa đã thừa nhận điều này thì Nghĩa vẫn có quyền được pháp luật bảo vệ bằng việc được đưa ra xét xử theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Trong đó có sơ thẩm, phúc thẩm.
Không ai được tước đi các quyền này của Nghĩa, cho dù tại phiên sơ thẩm Nghĩa có nói là không kháng cáo, đến ngày thứ 15 kể từ ngày tuyên án Nghĩa thay đổi ý kiến và có đơn kháng cáo thì đơn của Nghĩa vẫn được chấp nhận, pháp luật quy định cho thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án để cho Nghĩa suy nghĩ quyết định.
Luật sư Ngô Ngọc Thủy là người bào chữa cho bị cáo lập luận rằng hành vi của nghĩa là nhằm phi tang dấu vết tội phạm và không phải là thực hiện tội phạm một cách man rợ vì nạn nhân đã chết.
Dưới góc độ yếu tố pháp lý thì “thực hiện hành vi một cách man rợ” là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, luật sư Ngô Ngọc Thủy muốn tránh cho bị cáo chịu tình tiết tăng nặng này.
Về vấn đề này tôi cho rằng luật sư Thủy đã nhầm lẫn giữa hành vi và hành động. Rõ ràng, hành vi giết người của Nghĩa là vụ giết người man rợ nhất từ trước tới nay mà báo chí đưa tin.
Hành động đâm từ sau lưng rồi cắt rời cổ nạn nhân là một chuỗi hành động tiếp nối liền nhau, trong cùng không gian, cùng bối cảnh, cùng công cụ phương tiện, cùng thủ phạm và nạn nhân, đây là một hành vi phạm tội, hành vi giết người.
Chúng ta có thể phân biệt bóc tách từng hành động thực hiện tội phạm như các thao tác đâm, cắt nhưng không được bóc tách hành vi phạm tội như thế.
Hành vi là thuật ngữ pháp lý chỉ một chuỗi các hành động hoặc một hành động hoặc một sự không hành động của một con người mà việc hành động hoặc không hành động đó xâm phạm tới quan hệ pháp luật được nhà nước bảo vệ.
Việc không hành động cũng có thể là một hành vi phạm tội như việc thấy người sắp chết mà không cứu, Bộ luật hình sự quy định tại Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Trong hành vi giết người có thể bao hàm nhiều hành động như đánh, đấm, đạp, đâm, chém, hoặc chỉ một hành động đâm.
Ở đây ông luật sư Ngô Ngọc Thủy đã nhầm lẫn giữa hành động và hành vi nên đã bóc tách hành động đâm và hành động cắt.
Nếu tách từng thao tác hành động ra để xử lý thì có lẽ cần xử Nghĩa thêm tội về xâm phạm thi thể mồ mả hài cốt theo Điều 246 Bộ luật hình sự, mà như thế thì dẫn đến một hành vi phạm tội bị xử lý hai lần. Điều này là hết sức vô lý bởi không thể một hành vi vi phạm (một chuỗi hành động) người ta sẽ bị xử lý mỗi hành động là một tội danh.

Hiến xác nhân đạo

Bác sĩ Khuất Duy Thái, Phó chủ nhiệm khoa Ngân hàng Mô & Điều trị liền vết thương, Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đã nêu vấn đề bị cáo Nghĩa nên tự nguyện hiến xác cho khoa học. Đây là vấn đề mới với đa số công chúng, gây bất ngờ và đã gặp phải sự phản ứng dữ dội từ phía gia đình bị cáo.
Sau đó, vấn đề đã không còn được báo chí nhắc đến, tuy nhiên không thể phủ nhận đây thực sự là tâm huyết của người bác sĩ hành nghề cứu người, và đề xuất của ông hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Diễn biến cuộc sống cho thấy rằng, mỗi tiến trình thực hiện đều có những bước đi đầu tiên và khi cái mới lạ xuất hiện thường hay bị đón nhận bởi sự nghi kỵ và lảng tránh.
Bỏ án tử hình?
Phiên tòa phúc thẩm sẽ được TAND tối cao mở lại trong thời gian tới (theo dự kiến vào ngày 13/10, nhưng đã bị hoãn do vắng mặt luật sư bào chữa cho bị cáo Nghĩa), trường hợp Nguyễn Đức Nghĩa bị tuyên y án tử hình thì bản chất toàn bộ sự việc sẽ không thể rõ ràng hơn là: Nghĩa đã giết người không hợp pháp, ngược lại nhân danh luật pháp để giết Nghĩa là hợp pháp.
S
Sau khi nghe tuyên hoãn phiên toà, Nghĩa bị áp giải về trại giam. Ảnh: Bee
Theo lẽ thường, có rất nhiều lý do được đưa ra minh chứng cho việc giết Nghĩa là đúng đắn, như: Nghĩa đã giết người man rợ và pháp luật quy định mức án tử hình cho người có hành vi đó, do vậy tử hình Nghĩa là chính xác. Hoặc: Tử hình Nghĩa là để trừng trị, loại bỏ kẻ ác. Hoặc: Tử hình Nghĩa để răn đe, phòng ngừa kẻ khác để không xảy ra vụ việc tương tự.
Tất cả những lý do trên nghe qua thì hợp lý và có cơ sở thực tiễn, nhưng tựu chung lại, nếu xét về bản chất, ý nghĩa, vai trò của luật pháp, thì đó là sự áp dụng một "biện pháp tồi tệ" để đạt đến một mục đích tốt đẹp.
Nếu coi luật pháp là phương tiện thực hiện và coi các quyền con người là mục tiêu bảo vệ, thì rõ ràng việc sử dụng án tử hình chứa đựng sự bất dung hòa về thang giá trị giữa phương tiện và mục tiêu.
Như vậy, sử dụng phương tiện luật pháp, nhân danh nhà nước để giết một người với mục tiêu bảo vệ những người còn lại là đã sử dụng một phương tiện mang giá trị phản lại giá trị của chính mục tiêu hướng đến. Một mục tiêu đúng đắn phải được thực hiện bởi những phương tiện đúng đắn. Bất chấp phương tiện để đạt đến mục tiêu là đã xóa bỏ các giá trị nền tảng cơ bản.

Ý nghĩa, vai trò của luật pháp là gì?

Trong xã hội văn minh, luật pháp không là công cụ để cai trị xã hội, mà là phương tiện để bảo vệ các quyền của con người. Trong đó, trước nhất và trên hết là quyền được sống. Do vậy, các quy định của luật pháp phải chứa đựng được nội dung cơ bản này và việc thực hiện không được đi ngược lại ý nghĩa, vai trò của luật pháp.
Từ sự khác biệt về ý nghĩa, vai trò giữa công cụ để cai trị và phương tiện để bảo vệ sẽ đem lại sự khác nhau về các thang giá trị xây dựng và các biểu hiện (quy định pháp luật cụ thể) trên thực tế.
Nếu luật pháp đơn giản là công cụ của người cầm quyền để cai trị xã hội thì nó sẽ xem nhẹ việc ban hành luật pháp, coi nặng hình phạt và sẵn sàng giết người để đạt mục tiêu cai trị xã hội. Nhưng nếu luật pháp là phương tiện để bảo vệ các quyền con người, thì việc xây dựng luật pháp phải dựa trên nền tảng các giá trị là quyền con người.
Các quy định về hình phạt cũng phải đảm bảo sự dung hòa đúng mực giữa việc ngăn ngừa vi phạm và sự tồn tại của đối tượng cần được bảo vệ.
Do vậy, nếu đồng ý rằng luật pháp là phương tiện để bảo vệ các quyền của con người thì cần bỏ đi án tử hình. Sử dụng án tử hình là việc làm hoàn toàn vô nghĩa nếu nhìn nhận dưới lăng kính rằng luật pháp là phương tiện để bảo vệ các quyền con người. Quyền sống là quyền tối thượng của con người mà mọi xã hội, mọi luật pháp đều hướng đến và bảo vệ nó.
Nếu cứ giữ quan điểm cho rằng mức án tử hình là để trừng trị, răn đe và phòng ngừa thì ta lý giải thế nào về việc lâu nay có án tử hình mà các vụ việc giết người vẫn thấy ngày một nhiều?
Một điều chắc chắn là sử dụng án tử hình chỉ giúp ngăn ngừa giảm thiểu, chứ không loại bỏ 100% các vụ phạm tội. Vậy hiệu quả răn đe phòng ngừa của mức án tử hình đến đâu, có được phân tích thống kê hay không?
Thực tế ta thấy, án tử hình ngoài việc đi ngược lại nền tảng giá trị của luật pháp nó còn không giúp giảm số vụ phạm tội.
Giải pháp nào thay thế cho án tử hình?
Án tử hình là nội dung không đúng cần bỏ đi và không thể áp dụng một hình phạt không đúng khác thay thế cho án tử hình. Không có nhiều sự lựa chọn, chúng ta sẽ sử dụng các hình phạt còn lại một cách nghiêm minh hơn và mang tính răn đe hơn. Chúng ta sử dụng án chung thân hoặc án có thời hạn nhưng không hạn chế số năm tù, ví dụ 50 năm, 100 năm, 200 năm tù giam.
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rằng, hầu như tất cả các tên tội phạm khi phạm tội đều tìm cách che dấu hoặc tìm cách trốn thoát khỏi sự trừng phạt. Tâm lý của tội phạm luôn luôn là tìm cách trốn thoát khỏi sự trừng phạt. Rất nhiều trường mà hợp lý do thúc đẩy một người phạm tội là suy nghĩ rằng hắn sẽ thoát khỏi sự trừng phạt.
Để giảm thiểu số vụ vi phạm pháp luật nói chung, có một vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục, phổ biến pháp luật. Chúng ta cần đánh giá đúng mức vai trò của việc giáo dục và phổ biến pháp luật, bởi khi đánh giá không đúng vai trò của phương tiện thì thực hiện thường không đem lại kết quả.
Sự phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ dừng lại ở việc được làm cái này hay không được làm cái kia. Giáo dục pháp luật phải giúp cho tất cả mọi người thấy rằng, khi một người vi phạm, người đó nhất định bị trừng phạt, người đó chắc chắn không thoát khỏi được sự trừng phạt. Khi mọi người ý thức được rằng nếu vi phạm mình nhất định bị trừng phạt, tự mỗi người sẽ cân nhắc về hành vi vi phạm.
Đó là niềm tin của mọi người vào tính nghiêm minh của pháp luật.
Để làm cho mọi người tin vào sự nghiêm minh của pháp luật như vậy, thì cần nâng cao năng lực của cá nhân người thi hành luật pháp, và nâng cao tính đúng đắn, khoa học của các quy định pháp luật. Không làm được hai điều đó sẽ dẫn đến người dân không tin vào sự nghiêm minh của luật pháp và có tâm lý coi thường, vi phạm.
Dưới góc độ người làm luật, thì việc làm thế nào để không xảy ra vi phạm khó khăn hơn nhiều là đưa ra những hình phạt. Giết người thì dễ dàng hơn nhiều là giáo dục để họ không vi phạm, và lựa chọn phương án giết người là sự chọn lựa của con người chưa văn minh.
Trở lại vụ án này, Nguyễn Đức Nghĩa phạm tội là vì hắn cho rằng sẽ trốn tránh được sự trừng phạt. Nếu trước đó chúng ta giúp Nghĩa hiểu được là hắn sẽ bị trừng phạt nếu hắn phạm tội thì có lẽ vụ việc đã không xảy ra.
Như vậy, đừng quên rằng, lỗi rất lớn thuộc về tất cả chúng ta... Thời gian qua đi, câu chuyện buồn của Nghĩa có thể sẽ không còn được quan tâm nữa, nhưng có những vấn đề mang tính nhân văn, tính pháp lý to lớn đã và nên được gợi mở thông qua vụ án này. Nếu tất cả chúng ta cùng quan tâm và xử lý khéo léo, thì vụ án sẽ có tác dụng đóng góp hết sức bổ ích.
Luật sư Ngô Ngọc Trai (Bài đã đăng trên Vietnamnet)
Hoãn xử vụ Nguyễn Đức Nghĩa vì luật sư đi hội thảo (PL)-
pictureTheo kế hoạch, ngày 13-10 TAND Tối cao đã mở phiên phúc thẩm vụ giết người yêu cắt cổ theo đơn kháng cáo của sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa.-Hình ảnh sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên xử phúc thẩm (Bee)-Ngay sau khi bắt đầu được khoảng 10 phút, chủ toạ phiên toà đã tuyên bố hoãn phiên tòa.-Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ Nguyễn Đức Nghĩa (VOV)- Hung thủ kháng án tử hình vì cho rằng hành vi giết người của mình không "man rợ" như cáo trạng truy tố.-Nguyễn Đức Nghĩa nở nụ cười khi hoãn xử phúc thẩm (Bee)-Sau khi chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm hoãn xét xử, đồng nghĩa với việc kéo dài sự sống, Nguyễn Đức Nghĩa đã nở nụ cười.
Tâm sự của luật sư bị hại trước phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa Zing News
Ánh mắt ưu tư, Luật sư Nguyễn Hồng Bách, người được gia đình bị hại mời làm đại diện tại phiên tòa phúc thẩm đã chia sẻ với phóng viên về quan điểm của mình. Sáng mai, ngày 13/10, TAND Tối cao sẽ mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn ...
Xét xử phúc thẩm vụ án giết người yêu cũ man rợThanh Niên
Ngày mai Nguyễn Đức Nghĩa thoát án tử hình?VietNamNet
'Nguyễn Đức Nghĩa khó có cơ hội được giảm án'VNExpress
Nguyễn Đức Nghĩa - Cái chết không đến từ bản án

pictureKhi Nguyễn Đức Nghĩa bình tĩnh nói lời cuối cùng trước tòa sơ thẩm, mọi người đã nghĩ Nghĩa còn chút ý thức về đạo đức khi biết hối hận. Giờ đây, những nỗ lực cứu vớt của gia đình Nghĩa đang xóa nốt đi điều nhỏ nhoi ấy. Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ đã cắt người yêu cũ thành nhiều phần đã gửi đơn kháng cáo với nội dung cho rằng mình không phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng là thực hiện tội phạm một cách man rợ.
Hơn một tháng trước, trong lời nói cuối cùng tại phiên tòa sơ thẩm, Nghĩa cũng cho rằng mình có chết cũng không thể bù đắp được tội lỗi đã gây ra. Như vậy đã có một sự thay đổi hoàn toàn trong nhận thức của kẻ sát nhân. Đó là một cố gắng vô vọng, một chiến thuật hay sự sợ hãi khi phải đối mắt với cái chết khiến con người trở nên bất chấp?
Dù là điều gì thì cũng không còn quan trọng. Bản án chỉ là khẳng định của pháp luật về sự trả giá của Nghĩa trước hành vi của mình. Còn thực ra Nghĩa đã chết khi cầm dao cắt cổ người con gái đã từng yêu hắn và vừa có những khoảng khắc yêu đương với hắn. Đó là cái chết của nhân tính.
Giờ đây, mãi mãi không còn một sinh viên Nguyễn Đức Nghĩa hay một công dân Nguyễn Đức Nghĩa mà chỉ còn kẻ giết người mang tên Nguyễn Đức Nghĩa. Khi Nghĩa tước đoạt quyền được sống chính đáng của người khác thì cũng chính là lúc Nghĩa tước đoạt quyền được sống của mình. Đó là lẽ công bằng.
Tuy nhiên, tại sao lại có sự thay đổi ấy trong kẻ tội phạm dường như đã nhận thức được tội lỗi của mình? Dù gì Nghĩa cũng mới 26 tuổi. Ở cái tuổi ấy tương lai mới chỉ bắt đầu. Những mơ ước, những hoài bão của cuộc đời sẽ trở thành hiện thực với lao động và những trải nghiệm khi con người bắt đầu bước chân vào xã hội. Hơn nữa, dù có làm gì thì trong gia đình hắn vẫn được coi là một đứa con. Phải chăng vì thế cái ham sống lại thức dậy trong lòng kẻ thừa nhận mình đáng ngàn lần chết?
Ông Nguyễn Đức Hùng, bố phạm nhân cho rằng “bậc làm cha làm mẹ, ai cũng mong muốn con được sống, dù chỉ một ngày”. Ông cũng nhấn mạnh rằng nếu Nghĩa được sống để đền tội, để chuộc lỗi thì đó là điều rất tốt và là hạnh phúc lớn của bản thân Nghĩa cũng như của gia đình. Thế nào là sống khi nhân tính đã chết? Hóa ra vẫn còn khả năng tồn tại “hạnh phúc lớn”? Vậy có tồn tại hạnh phúc nào cho nạn nhân và gia đình không?
Trước đó, trong trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Đức Hùng nói đã phân tích cho con phải tận dụng hết các quyền lợi mà pháp luật dành cho mình, dù cơ hội là rất ít, có thể chỉ là 1/1.000 cơ hội sống sót, nhưng dù chỉ là 1 tia hy vọng cũng phải tận dụng. Đã bao giờ khi Nghĩa còn có thể là một con người, ông đã dạy Nghĩa dù chỉ có 1/1000 cơ hội làm việc đúng cũng phải làm không?
Xét cho cùng cuộc đời Nghĩa cũng là một bi kịch giống như cuộc đời nạn nhân của Nghĩa. Về mặt lô gic, một người được giáo dục tử tế thì không bao giờ ăn cắp ăn trộm chứ đừng nói đến việc giết người. Nghĩa đã từng là sinh viên đại học. Như thế “hàm lượng” giáo dục Nghĩa được thụ hưởng từ xã hội hơn nhiều người khác. Vậy lỗ hổng nào trong quá trình giáo dục đã khiến Nghĩa có thể phạm tội bệnh hoạn như vậy?
Khi Nghĩa bình tĩnh nói lời cuối cùng trước tòa sơ thẩm, mọi người đã nghĩ Nghĩa còn chút ý thức về đạo đức khi biết hối hận. Giờ đây, những nỗ lực cứu vớt của gia đình Nghĩa đang xóa nốt đi điều nhỏ nhoi ấy. Cái chết không đến từ bản án mà từ chính nhận thức và hành động của con người.
Theo Thanh Tùng (CAND)
Nguyễn Đức Nghĩa kháng cáo án tử hình: Cái ác sợ hãi hay cái ác hồi sinh?

pictureNhững ngày qua, dư luận đang bàn tán về việc Nguyễn Đức Nghĩa, thủ phạm vụ "xác chết không đầu ở chung cư" làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án. Việc một bị cáo làm đơn kháng án là chuyện bình thường, nhưng đối với Nghĩa, thì việc làm này lại khiến nhiều người phẫn nộ.
Họ không có mối thù ghét từ trước với Nghĩa, họ không phải người nhà của nạn nhân, nhưng họ là những người dân biết căm giận cái ác, biết bảo vệ cuộc sống lương thiện. Họ coi hành động của Nghĩa như một sự thách thức với cái thiện.
Còn nhớ trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 14/7, trong lời nói cuối cùng, bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa đã có một "bài thuyết trình" khá xúc động. Anh ta vừa lã chã nước mắt, vừa nói chuẩn xác từng từ, từng chữ rất hình ảnh rằng: Tội của tôi đáng ngàn lần bị chết. Dù có bị kết án như thế nào thì tôi cũng sẽ không kháng án. Nhưng tôi chỉ xin mọi người sau này đừng nghĩ về tôi như một sát thủ máu lạnh, mà hãy nghĩ về tôi như một người bình thường bị vấp ngã trên đường đời…
Trong suốt quá trình phiên tòa diễn ra, nhiều người đã rất bức xúc trước những thay đổi lời khai của Nghĩa. Anh ta quay ngoắt lại, khai ra một số chuyện chưa từng có trong những bản khai tại cơ quan Công an. Và bất bình hơn, Nghĩa còn nói ra chuyện sau khi thấy Linh không nghe điện thoại, anh ta gạn hỏi thì Linh thú nhận rằng đó là điện thoại của bạn trai ở xa và nói luôn với anh ta rằng đến với anh ta chỉ vì nhu cầu tình dục, để khỏa lấp khoảng trống khi bạn trai ở xa. Tức quá, Nghĩa mới gây ra tội ác…
Nếu xét logic, người phụ nữ bình thường không ai tự nói ra vấn đề tình dục trâng tráo như vậy, đằng này Linh là một cô gái có học… Và sau gần 2 tháng kể từ khi bị bắt, anh ta chẳng quên chi tiết gì của vụ án, tự nhiên quên mỗi chuyện quan trọng nhất, liên quan đến động cơ gây án này thì quả là phi lí (!).
Bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa với lời nói cuối cùng tại phiên tòa sơ thẩm: "Dù tòa phán quyết như thế nào, tôi cũng sẽ không kháng án"
Đến khi thấy Nghĩa nói ra những lời xin lỗi cuối cùng trong nước mắt, những lời tạ tội trước vong linh của Phương Linh, xin được nhận tội chết mà không kháng án, chúng tôi và mọi người đã tạm tin đó là sự hối lỗi cuối cùng trong trái tim kẻ ác. Nhưng không ngờ, đến đầu tháng 8, chúng tôi nhận được tin từ TAND TP Hà Nội, Nghĩa đã làm đơn kháng án. Đơn kháng án của Nghĩa viết theo mẫu của Trại tạm giam - Công an Hà Nội chuyển cho.
Chiều 13/8, phóng viên đã qua văn phòng luật sư Nguyễn Anh để gặp luật sư Nguyễn Anh Thơm, người được Tòa án chỉ định bào chữa cho bị can Nguyễn Đức Nghĩa trong phiên tòa sơ thẩm. Luật sư Anh Thơm chính là người đạo diễn cho bố Nghĩa gặp và tạ lỗi với ông Nguyễn Văn Ba, bố của nạn nhân Nguyễn Phương Linh tại phiên tòa. Chúng tôi cảm nhận được sự chừng mực, có tình trong những việc làm và lời nói của luật sư Nguyễn Anh Thơm tại phiên tòa.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết, anh cũng chỉ biết việc kháng cáo của Nghĩa do TAND TP Hà Nội thông báo. Anh Thơm kể rằng, trong phiên tòa, gia đình Nghĩa đã mong muốn con mình kháng án. Có thể trong quá trình bị giam giữ sau khi bị tuyên án tử hình, tâm lý của Nghĩa đã dao động. Nghĩa là người thương bố mẹ nên có thể đã nghe lời động viên của bố mẹ để làm đơn kháng án. Sau khi biết thông tin này, luật sư Nguyễn Anh Thơm đã gọi điện cho bố mẹ Nghĩa thông báo và nói rằng việc kháng cáo của Nghĩa thực hiện trong thời gian luật định, còn việc có chấp thuận nội dung kháng cáo hay không là của Tòa án phúc thẩm.
Luật sư Thơm cho biết, trong suốt tiến trình vụ án, anh vẫn động viên bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa phải khai báo thành khẩn, phải thành thật với chính lương tâm mình để không phải xấu hổ với vong linh người đã khuất. Khi chúng tôi đề cập đến nội dung Nghĩa kháng án cho rằng mình không phạm tội giết người có tính chất man rợ, ngay cả luật sư Nguyễn Anh Thơm cũng không đồng tình.
Anh Thơm cho biết, theo quan điểm riêng của anh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, thì giết người có tính chất man rợ là thực hiện các hành vi man rợ nhằm tước đoạt tính mạng của người khác làm cho nạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết, hoặc hành vi giết người đó gây kinh hoàng, rùng rợn cho xã hội. Như vậy, trong vụ án này, đương nhiên hành vi giết người của Nghĩa là man rợ. Theo luật sư Anh Thơm, nếu Nghĩa kháng án về một số tình tiết trong vụ án như động cơ, mục đích phạm tội… thì có lẽ hợp lý hơn.
Trong trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Đức Hùng, bố của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa đã nói rằng, ông đã phân tích cho con phải tận dụng hết các quyền lợi mà pháp luật dành cho mình, dù cơ hội là rất ít, có thể chỉ là 1/1.000 cơ hội sống sót, nhưng dù chỉ là 1 tia hy vọng cũng phải tận dụng. Ông Hùng nói rằng Nghĩa kháng cáo là để giảm nỗi đau cho mẹ Nghĩa. Nhưng có ai nghĩ đến nỗi đau đớn của nạn nhân và gia đình cô không? Có ai biết, khi ra trước phiên tòa sơ thẩm, ông Nguyễn Văn Ba, bố nạn nhân và em trai nạn nhân đã bao lần rơi nước mắt, nghẹn giọng khi phải thuật lại trước hội đồng xét xử về những nội dung vụ việc liên quan đến con gái, chị gái mình theo yêu cầu của Tòa án. Họ cũng đã đau đớn bao nhiêu khi phải trực tiếp nghe nhiều lần hành vi giết chết con gái mình từ chính hội đồng xét xử, từ chính đại diện VKS và từ chính hung thủ, kẻ đã gây ra cái chết đau đớn cho con gái họ.
Tại phiên tòa sơ thẩm, tôi đã thấy ông Ba và con trai phải gồng mình lên để chịu đựng nỗi đau này, sau khi phiên tòa kết thúc, ông phải vịn vào tường một lúc mới đủ sức ra về. Nay, lại bắt người cha ấy phải tham dự một phiên tòa nữa, phải tiếp tục nghe những lời trần thuật đều đều từ chính kẻ sát nhân về hành vi giết hại con gái mình… có quá bất công với người cha ấy không?
Sự sống là của mỗi người. Mà càng gần cái chết, con người ta càng thấy quý cuộc sống hơn. Bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa không nằm ngoài qui luật đó. Sự sống là vốn quý nhưng bây giờ Nghĩa đã hiểu ra điều đó thì quá muộn. Bởi chính anh ta đã không biết tôn trọng và đã dã man tước đi quyền được sống của một cô gái vô tội như Nguyễn Phương Linh.
Theo quy định của pháp luật, sẽ có một phiên tòa phúc thẩm được mở ra để xét xử vụ án. Cũng như đông đảo dư luận, chúng tôi mong sẽ có một phán quyết nghiêm minh của luật pháp.
Trong phần nội dung kháng cáo, Nghĩa viết là kháng cáo lại toàn bộ bản án. Anh ta cho rằng mình không giết người man rợ như bản án đã kết luận. Việc kháng án là quyền của bị can theo quy định của pháp luật. Nhưng Nghĩa kháng án chính là phản bội lại chính những lời nói tưởng như tử tế nhất của mình. Điều đó khiến chúng tôi và nhiều người thất vọng. Hóa ra, những lời nói tử tế cuối cùng cũng chỉ là sự sỹ diện, mong lấy cảm tình của mọi người trong phiên tòa của một kẻ gây trọng tội mà thôi.
Theo Hòa Bình (CAND)
Nguyễn Đức Nghĩa làm đơn kháng cáo 10/08/2010 14:04:45
Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ gây ra vụ án rợn người đối với nạn nhân Nguyễn Phương Linh đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án vào cuối tháng 7 vừa qua.
Theo LS Thủy, kể cả sau phiên phúc thẩm, Nghĩa vẫn còn cơ hội để gửi đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước. Luật sư Ngô Ngọc Thủy, người được gia đình Nghĩa mời để bảo vệ quyền lợi cho anh ta tại phiên sơ thẩm cho biết, ông đã khuyên gia đình Nghĩa nên động viên con viết đơn kháng cáo.
Việc làm này của Nghĩa sẽ giúp kéo dài thời gian thi hành án. Cũng đồng nghĩa với việc gia đình Nghĩa sẽ thêm nhiều hơn cơ hội được thăm nuôi, gặp gỡ Nghĩa trong trại giam.
Tại phiên sơ thẩm Nghĩa từng khẳng định dù bản án thế nào thì hắn cũng sẽ chấp nhận chứ không kháng án. Ảnh: Bee
Tại phiên sơ thẩm Nghĩa từng khẳng định dù bản án thế nào thì hắn cũng sẽ chấp nhận chứ không kháng án. Ảnh: Bee
Cũng theo ông Thủy, kể cả sau phiên phúc thẩm, Nghĩa vẫn còn cơ hội để gửi đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước.
Trước đó, ngày 14/7, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án "xác không đầu" ra xét xử, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa 6 năm tù về tội "Cướp tài sản", tử hình về tội "Giết người", tổng hợp hình phạt là tử hình, đồng thời buộc bị cáo phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 113 triệu đồng.
Người yêu của Nghĩa là Hoàng Thị Yến bị tuyên phạt 15 tháng tù về tội "Không tố giác tội phạm", nhưng cho hưởng án treo.
Tại phiên sơ thẩm, khi được nói lời sau cùng, Nghĩa đã thú nhận mọi hành vi phạm tội của mình, gửi lời xin lỗi đến gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh, xin lỗi Hoàng Thị Yến vì những liên lụy mà Nghĩa đã gây ra cho cô. Nguyễn Đức Nghĩa cũng xin lỗi bố mẹ ruột của mình.
Và điều đáng nói là bị cáo Nghĩa khẳng định, dù bản án thế nào thì Nghĩa cũng sẽ chấp nhận chứ không kháng án.
Nghĩa bật khóc tại tòa: "Với tội ác của tôi, chết cũng không hết tội". Và trước khi diễn ra phiên xử sơ thẩm, Nghĩa đã có đơn xin được chết để đền tội cho những gì mà Nghĩa đã gây ra.
Nhận được tin Nghĩa gửi đơn kháng cáo, ông Ba, bố của nạn nhân tỏ ra khá bất ngờ, nhưng ông cho biết hoàn toàn tôn trọng mong mỏi của gia đình Nghĩa, dù hành vi của Nghĩa đã quá rõ ràng, dã man và không thể bào chữa được.
(Theo VNN)
Sát thủ vụ xác không đầu kháng án tử hình Dân Trí
(Dân trí) - Tin từ trại giam số 1, Nguyễn Đức Nghĩa đã gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo án tử hình về hành vi giết người, cướp tài sản, chặt đầu phi tang.... Theo đó, bị cáo không đồng ý kết luận phạm tội giết người một cách man rợ. ...
Nguyễn Đức Nghĩa kháng cáoNgôi Sao
Nguyễn Đức Nghĩa bất ngờ kháng cáoVTC
Vẻ mặt Đức Nghĩa và cô giáo thiêu chết cả nhà anh chồngVTC
Hà Nội Mới -VietNamNet -24 giờ
tất cả 12 bài viết »
Bác sĩ đề nghị Nghĩa hiến xác: Tôi không có dã tâm… VNMEDIA (3/8/2010)
Khi viết thư đề nghị này, tôi không chủ ý hay dã tâm khơi lại nỗi đau của gia đình nhà Nghĩa, không chủ đích là để lấy thi thể Nghĩa. Mong muốn lớn nhất và duy nhất khi tôi viết đề nghị này là nhắm vào nhận thức của cộng đồng xã hội về việc hiến mô, tạng cho y học... BS Khuất Duy Thái, tác giả bức thư đề nghị Nguyễn Đức Nghĩa hiến xác cho khoa học nói.

>>Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa được đề nghị hiến xác
>>Đề nghị Nghĩa hiến xác là “tư duy độc ác”
Sáng 2/8, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Khuất Duy Thái, Phó chủ nhiệm khoa Ngân hàng Mô & Điều trị liền vết thương, Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác về mục đích của việc đề nghị bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa hiến mô, tạng cho ngành y.Thưa ông, dư luận thắc mắc rằng xuất phát từ động cơ nào khiến ông viết thư đề nghị bị cáo Nghĩa hiến xác?
Tôi khẳng định, ở đây hoàn toàn không có sự vụ lợi cá nhân hay bất cứ thứ gì được coi là vật chất.
Tôi nghĩ, bản thân vụ việc của Nghĩa đã gây ra nỗi đau rất lớn cho cả ba gia đình (nạn nhân, bị cáo Nghĩa và bạn gái mới của Nghĩa) và nó cũng đã trở thành cú sốc cho xã hội. Tuy nhiên, không vì thế mà tôi căm ghét Nghĩa, mà ngược lại tôi rất muốn Nghĩa được sống và cống hiến cho xã hội.
Bởi Nghĩa chết đồng nghĩa với việc gia đình và xã hội đã mất bao công sức nuôi dạy, đào tạo cậu ta. Ai cũng đều có phút giây bồng bột, nông nổi. Nhưng đó lại là chuyện của cơ quan pháp luật, ta không nên bàn đến.
Khi viết thư đề nghị này, tôi không chủ ý hay dã tâm khơi lại nỗi đau của gia đình nhà Nghĩa, không chủ đích là để lấy thi thể Nghĩa. Mà mục đích và mong muốn lớn nhất và duy nhất khi tôi viết đề nghị này là nhắm vào nhận thức của cộng đồng xã hội về việc hiến mô, tạng cho y học giúp cho ngành có cơ hội cứu chữa các bệnh nhân đồng thời cũng là điều cần được nhân rộng. Qua đó giúp ngành y phát triển hơn nữa.
Ông nghĩ thế nào khi phía gia đình bị cáo phản đối và có những lời gay gắt về đề nghị của ông?
Trước hết, tôi rất thông cảm và xin nhận mọi sự trách cứ của gia đình ông Nguyễn Đức Hùng (cha đẻ Nghĩa) về đề nghị của tôi. Tôi hiểu tâm trạng của ông Hùng cũng như gia đình ông.
Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu đề nghị của tôi được chấp thuận thì tâm lý của gia đình cũng như tâm lý xã hội sẽ được giải tỏa. Từ đó các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu và có sự quan tâm tới vấn đề này hơn.
Vì hiện tại nước ta đã có Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; nó đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, nhưng vấn đề tử tù hiến tạng thì chưa được đề cập tới.
Nếu Nghĩa đồng ý, gia đình cậu ta đồng ý và được sự chấp thuận của pháp luật thì tôi nghĩ đó là điều hạnh phúc đối với Nghĩa, dĩ nhiên, trong trường hợp Nghĩa không còn được khoan hồng tha chết. Bởi như vậy “Nghĩa chết mà không chết”.
Tức là, nếu một phần cơ thể, hay mô của Nghĩa được gắn trên cơ thể người khác, nó đồng nghĩa với việc một phần cơ thể của Nghĩa còn sống, còn tồn tại và như vậy cậu ấy đã vừa cứu giúp được người khác, đem lại sự sống cho người khác mặt khác cậu ta vẫn như còn sống. Vậy có nên làm hay không?
Một số bạn đọc gửi thư và thẳng thắn nói rằng: không cần đến mô, tạng của Nghĩa. Ông nghĩ sao về điều này?
Mỗi người có quyền nghĩ về việc này một cách khác nhau. Nhưng theo tôi, không nên nghĩ như vậy. Bởi như tôi đã nói ở trên, bất cứ ai cũng đều có những lúc bồng bột, sai lầm. Vậy nên chẳng có gì phải sợ hay "ghê tởm" cả.
Thêm nữa, cần lưu ý rằng, trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định rất rõ rằng: người hiến và người nhận mô, tạng đều không được biết thông tin về người nhận và người cho. Hơn nữa, không phải giác mạc của người này được hiến thì ai cũng có thể nhận được vì để ghép mô cho bất cứ ai thì cần đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về kỹ thuật. Điều này thì ngành y chịu trách nhiệm xác định.
Đặt trường hợp là ông, hay người thân trong gia đình ông cần mô, tạng thì ông có sẵn sàng tiếp nhận mô, tạng của Nghĩa hay không?
Sẵn sàng quá đi chứ. Tại sao lại không nhỉ? Nếu được thì cũng đồng nghĩa rằng tôi được chữa khỏi bệnh, và cậu ấy cũng hãy còn sống. Tôi nghĩ, cái cần nhất là mình được chữa trị khỏi bệnh.
Tôi xin nói thêm rằng, ở nước ta hiện nay, việc hiến mô, hiến tạng sau khi chết còn rất hiếm. Chúng ta nên học các nước, nhất là Trung Quốc, việc tử tù hiến mô, hiến tạng được coi là nhiều nhất và đất nước sùng đạo Phật như Sri Lanka thì người dân hầu hết đều tự nguyện hiến mô, giác mạc sau khi qua đời.
Họ cho rằng đó là việc làm nhân đạo và giúp họ được siêu thoát. Bản thân tôi cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong Viện đều tình nguyện hiến toàn bộ cơ thể cho y học sau khi qua đời.
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa được đề nghị hiến xác VNMEDIA (31/7/2010)
Việc tử tù hiến xác cho khoa học đang đặt ra nhiều vấn đề về y học, đạo đức, tâm lý… Bác sĩ Khuất Duy Thái, hiện đang công tác tại Viện Bỏng Quốc gia trong một bức thư đã đề nghị hung thủ vụ “xác chết không đầu” hiến xác cho khoa học.
Việc tử tù hiến xác cho khoa học đang đặt ra nhiều vấn đề về y học, đạo đức, tâm lý… Bác sĩ Khuất Duy Thái, hiện đang công tác tại Viện Bỏng Quốc gia trong một bức thư đã đề nghị hung thủ vụ “xác chết không đầu” hiến xác cho khoa học. Vụ án “Xác chết không đầu”: Tội ác là kinh khủng, tội trạng là rõ ràng, án xử là công minh. Dù bản án đã thi hành thì tình trạng: gia đình Nghĩa với sự tủi hổ, gia đình Linh với sự căm thù, cộng đồng với sự kinh hãi, xót xa và lo sợ biết đến bao giờ mới nguôi ngoai?
Tôi xin có ý kiến: cho dù không phúc thẩm hay phúc thẩm vẫn y án thì Nghĩa và gia đình Nghĩa có thể nghĩ tới một ý nghĩ và hành động mà nhờ đó Nghĩa sẽ được siêu thoát. Tình trạng tâm lý của các gia đình và xã hội bớt căng thẳng, theo hướng tích cực và vị tha - đó là Nghĩa tình nguyện hiến mô, tạng và cơ thể cho y học.
Nghĩa bị kết thúc đời sống vì những gì Nghĩa đã gây ra nhưng nếu hiến mô, tạng cho y học, trái tim lạnh của Nghĩa sẽ vẫn còn đập và trở thành trái tim nóng trong lồng ngực một người bị bệnh tim cần được ghép tim để duy trì sự sống; bầu gan nóng vẫn hoạt động trong cơ thể người suy gan được ghép;
Hai trái thận vẫn miệt mài lọc các chất độc của cơ thể người suy thận được ghép thận; Đôi mắt sáng sẽ sáng hơn khi đặt vào cho người hỏng mắt; Làn da trẻ sẽ sống tiếp và cứu giúp nhiều cháu bé bỏng nặng thoát khỏi tử thần…
Sự sống sẽ được kế tiếp bởi những món quà từ sự sống - một việc làm vô cùng nhân đạo.
Hiện nay ở nước ta có nhiều người trước khi chết vì tuổi cao, trọng bệnh; nhiều người bị tai nạn phải cắt bỏ thân thể đã hiến một phần cơ thể mình để cứu giúp những người bị trọng bệnh khác;
Nhiều người từ trẻ đến già đã viết đơn tình nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể cho y học khi qua đời; cũng đã có nhiều người hiến quả thận, thùy gan, phần da thịt để cứu giúp người thân và đồng loại.
Sự sống thật quý giá. Một sự sống mất đi thật là thương tiếc. Nếu một sự sống mất đi lại làm duy trì cuộc sống cho một vài sự sống khác thì quý giá biết chừng nào.
Luật pháp của nước ta cho phép việc hiến và ghép mô, bộ phận cơ thể người. Y học của nước ta đã thực hiện được các kỹ thuật ghép trên.
Đạo lý của chúng ta cũng luôn hướng tới việc thiện như thế.
Tôi đề nghị tòa soạn giúp chuyển ý tưởng này tới Nghĩa và gia đình Nghĩa.
Clip: Tuyên án vụ "cắt cổ người yêu cũ" 17:57:00 14/07/2010,
Chiều nay, HĐXX TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa hình phạt tử hình về tội giết người và cướp tài sản; buộc bồi thường hơn 113 triệu đồng cho gia đình nạn nhân.
Bị tuyên phạm tội không tố giác tội phạm, bị cáo Hoàng Thị Yến (người yêu mới của bị cáo Nghĩa) bị tuyên phạt 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo (thời gian thử thách là 30 tháng).
Trước đó, Kiểm sát viên đại diện Viện KSND TP Hà Nội đã đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa án tử hình do với hành vi phạm tội mang tính chất dã man, động cơ đê hèn, bị cáo Nghĩa đáng "loại bỏ khỏi đời sống xã hội". Đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Yến 9 -12 tháng tù cho hưởng án treo.
Xem video clip:
Sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa đã ngất 14/07/2010 19:11:53
- Tại phần xét xử diễn ra vào buổi chiều 14/7, Nghĩa với chất giọng ấm áp, hết sức truyền cảm, đầu luôn luôn ngẩng cao, khẳng định, mình đã sẵn sàng chấp nhận mức án cao nhất.
Ít ai biết rằng, trước đó, khi mới bước vào xử án, Nghĩa đã bị ngất vì tụt huyết áp. Sau khi được cấp cứu hồi tỉnh, Nghĩa đã tâm sự với một thẩm phán: "Những lời cháu nói bây giờ không có ý nghĩa gì với người đã chết nhưng nó có ý nghĩa với những người đang sống. Cháu xin tạ tội với nạn nhân và gia đình cô ấy. Còn với bố mẹ cháu, cháu tin rằng, trước khi chết, cháu sẽ được gặp lại cha mẹ mình và cháu sẽ nói điều ấy với riêng cha mẹ cháu, vì những điều đó thuộc về đời tư của cháu".
Còn ông Ba - bố nạn nhân Nguyễn Phương Linh thì tỏ ra mệt mỏi, nặng nhọc cất bước mỗi lần đi từ ghế ngồi của mình lên trên để trả lời HĐXX.
Trong phần tranh luận, vị đại diện VKS cho rằng, lời khai của Nghĩa không có căn cứ, nếu trước đó có giằng co xô xát thì không có chuyện Linh đang soi gương mà Nghĩa lại đâm từ phía sau hết sức bất ngờ như vậy. Thực tế lúc cáu giận là đâm ngay chứ không để đến sau một thời gian dài như vậy.
Về lời khai của Nghĩa, sau khi giết Linh, chuỗi hành vi của Nghĩa đều nhằm mục đích phi tang chứ không phải là cướp tài sản, ông Cường - đại diện VKS nói: "Lời khai này của Nghĩa không có căn cứ. Bị cáo trong tình trạng nợ nần nhiều, tham gia cá độ bóng đá bị thua..., sau khi chiếm đoạt tài sản đã mang đi cầm đồ ngay chứ không phải "phi tang" theo cách thông thường như vứt xuống sông, hồ, đốt bỏ... thì không thể nói là phi tang mà rõ ràng có việc cướp tài sản”.
Ông kết luận: "Không phải bột phát mà giết người, đã có thời gian suy nghĩ, chuẩn bị phương tiện phạm tội, nhát đâm rất ác nghiệt, đâm ngập dao, khiến bị hại chết ngay tại chỗ, sau đó chặt đầu, chặt 10 đầu ngón tay của bị hại chứng tỏ bị cáo là một kẻ giết người máu lạnh. Ngay sau đó, bị cáo đã chiếm đoạt tài sản của nạn nhân, động cơ giết người là để chiếm đoạt tài sản, có tiền. Cần phải loại bỏ bị cáo ra khỏi đời sống xã hội”.
Đối với bị cáo Yến, tại cơ quan điều tra, lúc đầu Yến cũng không khai nhận, phải qua đấu tranh, khai thác, Yến mới chịu khai những hành vi phạm tội của Nghĩa, cấu thành tội không tố giác tội phạm. Đại diện VKS đề nghị cần áp dụng hình phạt: bị cáo Nghĩa tử hình về tội giết người, 4- 5 năm tù tội cướp tài sản, chịu hình phạt chung cho cả 2 tội là tử hình. Bị cáo Yến, 9 – 12 tháng tù, hưởng án treo.
a
Nguyễn Đức Nghĩa nói lời sau cùng tại tòa
Tại phiên toà, trước cái chết đau thương của nạn nhân, hầu hết luật sư trước khi trình bày phần bào chữa đều nhất loạt gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nạn nhân và sự thông cảm, chia sẻ đối với những ngày trời đằng đẵng đi tìm phần thi thể thất lạc của nạn nhân.
LS. Ngô Ngọc Thuỷ nói, đây là một thảm hoạ đối với cả hai gia đình. Nghĩa đã được tạo mọi điều kiện để ăn học bằng đồng lương công chức của cha mẹ, nhưng rốt cuộc lại gây ra cái chết thảm cho một cô gái là người yêu cũ của mình. Tuy nhiên, ông Thuỷ không đồng ý tội danh "giết người có tính chất man rợ" vì giết người man rợ được hiểu là hành vi đem đến cái chết man rợ, còn Nghĩa chỉ đâm 1 nhát dao vào người Linh thì không thể coi là giết người man rợ, việc cắt đầu, chặt đầu ngón tay chỉ là phi tang, che giấu tội phạm được thực hiện một cách man rợ.
Nghĩa cũng đã ăn năn hối lỗi dẫu rằng quá muộn, sẵn sàng chấp nhận hình phạt cao nhất. Cơ hội trở lại làm người của Nghĩa là quá khó nhưng luật sư vẫn tha thiết đề nghị HĐXX xem xét một cách khách quan mức độ hành vi của bị cáo để bị cáo có cơ hội sửa chữa những lỗi lầm gây ra. Sinh ra làm người không ai lại mong muốn mình có ngày đen tối như hôm nay.
Còn theo LS. Được – bào chữa cho bị cáo Yến, Yến không hề biết Nghĩa đã phạm tội giết người. 20h ngày 17/5, khi cơ quan điều tra kiểm tra nhà Yến, mặc dù Yến đã biết nhưng không khai báo.
Thực tế không phải vậy, Yến vẫn chưa biết, mới chỉ nghi ngờ, sau đó Yến lên mạng chat khoảng 22h đêm ngày 17, Nghĩa mới thú nhận việc giết người với Yến. Sáng ngày hôm sau, 18/5, Yến đã phải làm việc với cơ quan điều tra. Sau đó, Yến đã điện thoại cho Nghĩa để giúp cơ quan điều tra sớm bắt được hung thủ, sớm kết thúc vụ án.
Bản thân Yến và gia đình cũng đã có lần bị Nghĩa mang tài sản đi cầm đồ, điều này cho thấy Yến cũng chỉ là một nạn nhân bị lợi dụng. Đề nghị HĐXX cho bị cáo được hưởng mức án thấp nhất dưới khung hình phạt, mức cảnh cáo đủ tác dụng giáo dục, răn đe phòng ngừa chung.
Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt Nghĩa mức án tử hình cho tội giết người, 6 năm tù tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt chung là tử hình.
Bị cáo Yến mức án 15 tháng tù treo, 15 tháng thử thách cho tội danh không tố giác tội phạm.
Lời sau cùng của 2 bị cáo
Nghĩa: Thưa chú Ba, bác Thành, thưa ba, tôi thú nhận toàn bộ hành vi tội ác của mình. Dù rất muộn màng, tôi muốn tạ tội với Linh, gia đình thân nhân, bạn bè của Linh vì những tổn thất kinh khủng tôi đã gây ra cho họ. Tôi xin lỗi Yến và gia đình vì đã làm ảnh hưởng đến họ, bản thân Yến phải vào vòng lao lý. Con xin lỗi bố mẹ, bố mẹ luôn dành cho con những gì tốt đẹp, yêu thương nhất nhưng con đã phản bội lại bố mẹ.
Tôi gửi lời xin lỗi tới tất cả những người quan tâm đến vụ án này, gửi lời chân thành nhất đến tất cả mọi người. Dù bản án phán xét tôi như thế nào tôi sẽ không bao giờ kháng án, xin giảm nhẹ hình phạt bởi vì mức án nào đối với tôi cũng là quá nhẹ.
Bản án tử hình mới làm cho chú Ba và gia đình vơi bớt những căm phẫn đối với hành vi phạm tội của tôi. Mong rằng sau khi tôi đã chết đi, xin bất cứ ai biết đến tôi hãy hiểu rằng tôi là một con người bình thường, chỉ gục ngã trên bước đường đời chứ tôi không phải là một tên giết người máu lạnh".
Yến: Tôi xin lỗi tất cả mọi người, vì sự kém hiểu biết pháp luật, tôi rất hối lỗi, mong được mọi người tha thứ, được pháp luật khoan hồng để tôi làm lại cuộc đời, tôi gửi lời xin lỗi tới bố mẹ mình...."
Hồng Anh
Nguyễn Đức Nghĩa trả lời phỏng vấn riêng 14/07/2010 18:43:03
Tranh thủ thời gian nghị án chiều 14/7, phóng viên Bee đã trò chuyện nhanh với bị cáo Nghĩa.
Bị ngất đầu phiên xử, giờ em cảm thấy thế nào?
Em đói bụng quá, từ sáng đến giờ chưa ăn gì. Mặc dù chờ đợi phiên toà này từ rất lâu rồi nhưng em vẫn không thể ăn được. Lúc nãy các cô chú có cho em ăn tạm bát mì nhưng em cũng chỉ ăn được một nửa.
Em đã nói lời cuối cùng trước phiên toà rất trôi chảy, hẳn em đã chuẩn bị từ rất lâu?
Những lời nói cuối cùng trước phiên toà, em không chuẩn bị gì trước cả mà chỉ xuất phát từ nội tâm của mình, em rất sợ mọi người nghĩ rằng em là kẻ giết người máu lạnh.
Hành vi giết người đó rất dã man, tại sao em còn sợ bị coi là kẻ giết người máu lạnh?
Nói như thế tội nghiệp cho ba mẹ em vì không phải em sinh ra là người máu lạnh. Chuỗi hành vi giết người có thể là dã man nhưng con người ai cũng có lúc đánh mất phần người. Khi em giết Linh, em đã đánh mất phần người. Còn về bản chất em là người hiền lành, chưa bao giờ đánh nhau với bạn thì không thể là kẻ giết người máu lạnh được. Em chỉ muốn nói lên điều đó để mọi người hiểu.
Em mong chờ điều gì nhất sau phiên toà này?
Điều em mong mỏi nhất trong phiên toà này là được nhìn thấy ba mẹ em. Từ khi bước ra khỏi xe thùng, em đã nhìn thấy họ đến dự phiên toà, em thật sự rất thương ba mẹ em. Em hi vọng rằng mình có thể được gặp lại ba mẹ trước khi chết để được ôm ba mẹ em một lần cuối.
Yến có khai rằng, khi Yến gặng hỏi em về việc giết người, em nói "giết chết con khốn nạn ấy đi". Em có mối thâm thù gì với Linh không?
Em không nhớ là từng nói như vậy.
Hồng AnhTường thuật trực tiếp phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ giết và chặt đầu người yêu - Phần 2

(PLO)- Theo đại diện viện kiểm sát, hành vi của bị cáo Nghĩa hoàn toàn có chuẩn bị trước với mục đích cướp tài sản. Đại diện viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt Nghĩa mức án tử hình về tội giết người, 4 đến 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình.

Nghĩa được áp giải đến phiên tòa buổi chiều. Ảnh: THANH LƯU

Người dân tập trung trước tòa nghe ngóng tin tức của phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa. Ảnh: THANH LƯU
14 giờ: Phiên tòa xử Nguyễn Đức Nghĩa tiếp tục trở lại. Khi luật sư xét hỏi, bị cáo Yến nói khi Nghĩa thừa nhận hành vi giết người, bị cáo đã hai lần khuyên Nghĩa ra đầu thú nhưng Nghĩa không đồng ý.
14 giờ 15 phút: Hội đồng xét xử kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận. Đại diện viện kiểm sát bắt đầu phát biểu quan điểm luận tội.

Cảnh phóng viên tác nghiệp tại phiên tòa. Ảnh: THANH LƯU
Theo đại diện viện kiểm sát, hành vi của bị cáo Nghĩa hoàn toàn có chuẩn bị trước với mục đích cướp tài sản. Còn bị cáo Yến là sinh viên đại học, hoàn toàn có thể nhận thức được vấn đề. Theo đó, đại diện viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt Nghĩa mức án tử hình về tội giết người, 4 đến 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình. Cạnh đó, đại diện viện kiểm sát đề nghị tòa phạt bị cáo Yến từ 9 đến 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Tường thuật trực tiếp phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ giết và chặt đầu người yêu

picture(PLO)- 10 giờ 40 phút: Bị cáo Yến trả lời Hội đồng xét xử. Yến nói rất tin tưởng Nghĩa khi giao xe, gửi chìa khóa nhà mà chẳng dặn dò gì. Yến nói khi lên nhà, có phát hiện ra vết sơn khác màu, nhưng trước khi về có thay hai cái điều hòa nên nhà rất bẩn, khi lên nhà Yến tưởng Nghĩa sơn giùm.

Người dân đổ xô về Tòa án nhân dân TP Hà Nội để theo dõi phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa. Ảnh: THANH LƯU
Từ sáng sớm 14-7, hàng trăm người dân đã đổ về Tòa án nhân dân TP Hà Nội để theo dõi phiên xét xử Nguyễn Đức Nghĩa nhưng buộc phải đứng ngoài nếu không được tòa triệu tập.
8 giờ 5 phút: Bị cáo Nghĩa được áp giải đến. Bị cáo Nghĩa nhanh chóng được dẫn vào phòng kín để chờ Hội đồng xét xử làm việc. Bị cáoNghĩa lấm tấm mồ hôi nhưng vẫn tỏ ra rất bình tĩnh và tỉnh táo.

Nguyễn Đức Nghĩa trước giờ phút xét xử. Ảnh: THANH LƯU
8 giờ 15 phút: Cha của bị cáo Nghĩa đến, ông bày tỏ lời xin lỗi với cha của nạn nhân.

Cha của bị cáo Nghĩa (bìa phải) xin lỗi cha của nạn nhân Linh (bìa trái). Ảnh: THANH LƯU
8 giờ 30 phút: Phiên tòa mới chuẩn bị bắt đầu vì lúc này bị cáo Hoàng Thị Yến - người yêu mới của Nghĩa - được tại ngoại mới tới.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, Chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội.
8 giờ 35 phút: Phiên tòa chính thức khai mạc.

Khai mạc phiên tòa. Ảnh: THANH LƯU
8 giờ 50 phút: Kết thúc phần thủ tục, đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Hà Nội công bố bản cáo trạng truy tố Nguyễn Đức Nghĩa về tội giết người, cướp tài sản, truy tố Phạm Thị Yến về tội không tố giác tội phạm.
Như đã thông tin, do Yến về quê nghỉ lễ nên nhờ Nghĩa đến coi nhà giúp tại khu chung cư 13 tầng G4 phố Trung Yên 1, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ngày 4-5, Nghĩa rủ người yêu cũ là chị Nguyễn Phương Linh đến chơi tại căn hộ trên. Do nghiện game online và không có tiền chuộc xe của Yến mà Nghĩa đã đem đi cầm trước đó, Nghĩa đã giết chị Linh để cướp tài sản.
Sau khi thực hiện hành vi man rợ, Nghĩa lấy điện thoại, máy tính xách tay và xe máy của nạn nhân (tổng giá trị tài sản gần 30 triệu đồng) đi cầm cố để chuộc xe của Yến, số còn lại đem tiêu xài.
Về phần bị cáo Yến, biết được hành vi tội ác của Nghĩa nhưng đã không trình báo ngay với cơ quan điều tra. Chỉ đến khi được cơ quan điều tra triệu tập, Yến mới khai rõ nội dung sự việc.

Bị cáo Nghĩa và bị cáo Yến trước vành móng ngựa. Ảnh: THANH LƯU

Ảnh: THANH LƯU
9 giờ 15 phút: Tòa bắt đầu phần xét hỏi. Bị cáo Nghĩa trả lời rất rõ ràng các câu hỏi của tòa. Nghĩa cho biết trong thời gian học đại học ở Hà Nội, gia đình Nghĩa vẫn cung cấp đủ tiền ăn học. Nghĩa thỉnh thoảng có vào một trang web để chơi cờ online.
9 giờ 30 phút: Bị cáo Nghĩa nói động cơ giết Linh vì ghen. Cụ thể trước đó Linh nói không có người yêu, nhưng Linh liên tục không nghe điện thoại hắn gọi. Nghĩa vặn hỏi, Linh mới nói là có người yêu rồi và người yêu Linh đang ở xa. Linh tìm đến Nghĩa chỉ vì nhu cầu thể xác. Điều này đã làm tổn thương bị cáo.
Nghĩa cũng "cải chính" cáo trạng về chuyện dấu sẵn dao từ trước khi giết Linh. Theo Nghĩa thì bị cáo đã lấy dao từ dưới bếp và đâm Linh từ phía sau.
9 giờ 45 phút: Nghĩa khai sau khi Linh chết, Nghĩa ngồi bên xác Linh rất lâu. Hai tiếng sau, Nghĩa bắt đầu có suy nghĩ che dấu tạm thời tội ác của mình. Hơn 23 giờ đêm, Nghĩa lấy điện thoại của Linh để nhắn tin cho em trai Linh và quản lý của Linh với nội dung tương tự là "Linh đi xa hai ngày, điện thoại hết pin không liên lạc được". Sau đó, Nghĩa bê xác chị Linh vào nhà tắm, chặt đầu và 10 ngón tay chị Linh trong vòng 20 phút.
9 giờ 50 phút: Nghĩa nói sau khi hoàn thành mọi việc là 5 giờ sáng, Nghĩa mới đem xác chị Linh lên sâu thượng tòa nhà để giấu. Sau đó, Nghĩa lấy tài sản của Linh với mục đích che dấu tội phạm.
Chủ tọa hỏi che dấu tội phạm sao không vứt tài sản đi, Nghĩa trả lời : "Vì những tài sản đó có giá trị lớn (?!). Chủ tọa vặn: "Thế chiếc điện thoại bị cáo đi bán chỉ được 150 ngàn đồng cũng là lớn à? Sao không vứt đi?". Nghĩa im lặng.

Cảnh sát dẫn giải Nghĩa từ trong xe vào phiên tòa. Ảnh: THANH LƯU
10 giờ 15 phút: Bị cáo Nghĩa nói khi quyết định nghe điện thoại của Yến, bị cáo biết trước cơ quan điều tra sẽ bắt được mình ở Thái Nguyên. Nghĩa nghĩ lúc đó cơ quan điều tra hoàn toàn có thể lần ra, khoanh vùng mình từ cuộc điện thoại này nhưng vẫn quyết định nghe.
Nghĩa bảo lưu ý kiến, thừa nhận toàn bộ hành vi giết người. Rất bình tĩnh, Nghĩa nói: "Tôi đã sẵn sàng chấp nhận mức án tử hình".

Hội trường không đủ chỗ nên nhiều người phải đứng để theo dõi phiên tòa. Ảnh: THANH LƯU
10 giờ 30 phút: Nghĩa vẫn một mực cho rằng mình hành động như thế chỉ vì ghen. Tuy nhiên, theo chủ tọa, với diễn biến tâm lý như thế, bị cáo không đủ kích động để thực hiện hành vi man rợ như vậy. Liên kết với việc trước đó bị cáo Nghĩa có nợ Yến và cầm xe của Yến, Nghĩa có mục đích cướp tài sản thì có vẻ hợp lý hơn.
10 giờ 40 phút: Bị cáo Yến trả lời Hội đồng xét xử. Yến nói rất tin tưởng Nghĩa khi giao xe, gửi chìa khóa nhà mà chẳng dặn dò gì. Yến nói khi lên nhà, có phát hiện ra vết sơn khác màu, nhưng trước khi về có thay hai cái điều hòa nên nhà rất bẩn, khi lên nhà Yến tưởng Nghĩa sơn giùm.
Nỗi lòng người cha trước phiên xử vụ 'xác không đầu' VNExpress
Một ngày trước phiên xử (14/7), bố của bị can Yến (người yêu sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa) cho biết, ông lo lắng con gái sẽ không bình tĩnh khi bị xét hỏi về tội không tố giác tôi phạm. Dự kiến, sáng mai tại TAND Hà Nội Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ sát hại người ...
Gia đình người yêu Nguyễn Đức Nghĩa mời luật sưZing News
Bạn gái Nghĩa vẫn sống ở căn hộ xảy ra vụ án cắt cổNgôi Sao
Gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh không thuê luật sưBáo Đất Việt
Người Lao Động -VBA-online
tất cả 9 bài viết »
Ngày mai xử vụ “xác chết không đầu”: Bào chữa cho Nghĩa không nhằm mục đích gỡ tội

(TT&VH) Thứ Ba, 13/07/2010 14:52- Khoảng 21h ngày 4/5, tại căn hộ số 1101 nhà G4, Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) Nguyễn Đức Nghĩa đã giết hại chị Nguyễn P.L, người yêu cũ với một cách thức dã man gây kinh hoàng trong dư luận. Sau khi giết chị P.L, Nghĩa đã chiếm đoạt các tài sản của nạn nhân gồm 1 xe máy SCR, một máy tính xách tay và một điện thoại di động, tổng giá trị tài sản gần 30 triệu đồng.
Phiên tòa sơ thẩm dự kiến sẽ mở ngày mai 14/7, bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi, trú tại phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng) bị xét xử về tội giết người và cướp tài sản. Cùng ra tòa với bị cáo Nghĩa là bị cáo Hoàng Thị Yến (24 tuổi, trú tại xã Đức Chính, Đồng Triều, Quảng Ninh), bị truy tố về tội không tố giác tội phạm.
Trước khi phiên tòa diễn ra, TT&VH đã có cuộc trao đổi với luật sư Ngô Ngọc Thủy, người được gia đình Nguyễn Đức Nghĩa mời bào chữa.
Luật sư Ngô Ngọc Thủy trao đổi với TT&VH
Luật sư Ngô Ngọc Thủy cho biết: “Lần cuối cùng trước khi diễn ra phiên tòa sơ thẩm, tôi gặp Nghĩa sáng ngày 8/7. Nghĩa tỏ ra rất thanh thản và tâm thế sẵn sàng hầu tòa trong phiên xử ngày 14/7 tới, bởi Nghĩa nhận thức rõ được tội lỗi của mình. Trong những ngày chờ xét xử, chính Nghĩa cũng đã bị “tòa án lương tâm” phán xét. Vì thế, trước đó Nghĩa cũng đã từng viết một bức thư ăn năn gửi tới mọi người. “Nghĩa sinh ra không phải là một côn đồ, nhưng hoàn cảnh, tình huống không kìm chế được. Sau ân hận thì đã muộn”.
Theo LS Thủy, xét về mặt nội dung diễn biến thì đây là vụ án đơn giản, không có nhiều tình tiết phức tạp, gia đình của Nghĩa cũng nhận thức rõ tội lỗi của con mình. Việc mời LS Thủy bào chữa cho Nghĩa không nhằm mục đích gỡ tội, mà muốn thông qua luật sư để nêu rõ bản chất của Nghĩa không phải là một tên tội phạm từ trước. “Việc làm rõ tội của Nghĩa không chỉ gia đình Nghĩa mà gia đình nạn nhân cũng quan tâm”.
Luật sư Thủy cho biết, đây là vụ án đã rõ người rõ tội, không quá phức tạp. Tuy nhiên, vụ án nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, nên là luật sư bào chữa cho bị cáo ông cũng có sức ép nhất định. Ông chia sẻ: “Một số người đặt câu hỏi, tại sao tôi lại đứng ra bảo vệ cho kẻ giết người cướp của như vậy? Nhưng tôi chỉ làm những thiên chức của một luật sư. Tội đến đâu thì làm rõ tới đó theo pháp luật. Tôi bảo vệ những lợi ích hợp pháp còn lại của bị cáo”.
Ngày 14-7: Xử điểm vụ án giết người, chặt đầu phi tang

pictureDẫn giải tên Nghĩa tới một số nơi y vứt tang vật vụ án
Bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984), trú tại tổ 9, cụm 8, phường Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng là thủ phạm đã dùng dao sát hại chị Nguyễn Phương Linh (SN 1986)) tại căn hộ 1101 nhà G4, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội vào tối 4-5.
Sau khi nạn nhân chết, y cắt đầu và 10 ngón tay của nạn nhân nhằm che mắt cơ quan điều tra và cướp số tài sản của nạn nhân gồm điện thoại, máy tính xách tay và xe máy. Tổng giá trị tài sản là 29.750.000 đồng. Quá trình điều tra, y đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã khởi tố Nghĩa về hai tội giết người và cướp tài sản; khởi tố bị can đối với Hoàng Thị Yến (SN 1984), quê ở Đông Triều, Quảng Ninh, tạm trú tại phòng 1101, nhà G4 về tội không tố giác tội phạm.
Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây căm phẫn trong nhân dân và ảnh hưởng đến công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. Dư luận không chỉ lên án mạnh mẽ với hành vi phạm tội của kẻ giết người mà còn đòi hỏi các cơ quan pháp luật phải khẩn trương điều tra, truy tố và xét xử y trong thời gian sớm nhất với hình phạt thật nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung.
Cũng trong quá trình điều tra, có quan điểm cho rằng, trước và sau khi phạm tội, Nghĩa có nhiều biểu hiện của bệnh tâm thần, đề nghị cho bị can đi giám định pháp y tâm thần. Theo quy định của pháp luật, người phạm tội nếu bị tâm thần sẽ được miễn hoặc chỉ phải chịu một phần trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội vẫn khẳng định bị can không bị tâm thần và việc giám định tâm thần với y là không cần thiết.
Các cơ quan chức năng của thành phố cũng nhất trí coi vụ án trên là án điểm, đẩy nhanh các giai đoạn tố tụng và sớm đưa kẻ sát nhân ra trước vành móng ngựa để nhận hình phạt tương xứng với tội ác mà y đã gây ra.
Lẽ ra, phiên tòa xử điểm vụ án trên được diễn ra trong tháng 6 tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Tuy nhiên, cùng thời gian, phần thi thể còn lại của nạn nhân (phần đầu) đã được cơ quan điều tra tìm thấy. Vì vậy, việc điều tra bổ sung là cần thiết để giám định và có kết luận chính xác phần thi thể còn lại đó là của đúng nạn nhân.
Những ngày trong Trại tạm giam Hà Nội, bị can Nguyễn Đức Nghĩa vẫn rất tỉnh táo, tỏ ra ân hận, thừa hiểu tội ác của mình là quá lớn và không thể tha thứ được nên cũng mong vụ án sớm được xét xử và sẵn sàng đón nhận hình phạt cao nhất. Thậm chí, Nghĩa còn mong được thi hành án sớm để lòng được thanh thản khi trả xong món nợ cuộc đời.
Đến nay, sau gần 50 ngày vụ án mạng kinh hoàng xảy ra, nhiều người vẫn còn bàng hoàng và không thể cắt nghĩa được tại sao một kẻ có học vấn, sinh ra và lớn lên trong một gia đình tử tế, mặt mũi sáng sủa lại có thể gây ra tội ác tột cùng đến thế?
Trong lúc tước đoạt mạng sống của người con gái đã từng yêu mình tha thiết, y đã nghĩ gì và ngay cả lúc nạn nhân chết, y còn đủ bình tĩnh để chặt đầu và 10 đốt ngón tay nhằm phi tang, gây khó khăn cho việc điều tra, phải là người có thần kinh thép mới có gan làm điều đó. Vậy thần kinh của y có bình thường không? Đây cũng là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm.
Trong quá trình điều tra, các điều tra viên cho biết y rất tỉnh táo, trí nhớ tốt, thậm chí nhớ rất chi tiết tất cả những hành vi cũng như sự việc có liên quan trước, trong và sau khi vụ án xảy ra. Y cũng đã từng theo học một trường đại học danh tiếng của Hà Nội, điều này chứng tỏ một điều, phải là một người có đủ trình độ và sự thông minh mới được theo học tại đây.
Toàn bộ hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng do Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội lập ra đã được chuyển sang Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Bị can Nguyễn Đức Nghĩa bị truy tố về về 2 tội: giết người theo Điều 93, khoản 1, điểm e và i Bộ luật Hình sự (giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác và thực hiện tội phạm một cách man rợ) và tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật Hình sự. Còn bị can Hoàng Thị Yến bị truy tố về tội không tố giác tội phạm theo Điều 314, khoản 1 Bộ luật Hình sự.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án trên dự định sẽ được diễn ra vào ngày 14-7-2010 tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội.
Theo Nguyễn Tuấn (ANTĐ)
Truy tố Nguyễn Đức Nghĩa ở khung hình phạt cao nhấtThanh Niên 01/07/2010 1:21
Hôm qua, Viện KSND Hà Nội ra cáo trạng truy tố Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, ngụ tổ 7, P.Lâm Hà, H.Kiến An, TP Hải Phòng) về hai tội danh “giết người” và “cướp tài sản” với nhiều tình tiết tăng nặng.
Theo đó, Nghĩa bị truy tố ở khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình. Bạn gái của Nghĩa là Hoàng Thị Yến (SN 1986, là sinh viên, hiện trú tại căn hộ 1101 nhà G4, P.Trung Hòa, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội) bị truy tố về tội “không tố giác tội phạm”. Viện KSND Hà Nội xác định, ngày 4.5.2010, Nghĩa đã rủ bạn gái cũ là Lê Phương Linh về căn hộ số 1101, nhà G4, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy rồi ra tay sát hại, sau đó dùng dao cắt rời các bộ phận cơ thể của nạn nhân mang đi vứt ở nhiều nơi để phi tang. Sau khi giết chị Linh, Nghĩa đã chiếm đoạt các tài sản của nạn nhân gồm xe máy, máy tính xách tay, ĐTDĐ. Theo Viện KSND, mặc dù Yến biết Nghĩa đã thực hiện hành vi giết người nhưng không khai báo và hợp tác với cơ quan chức năng.
Truy tố hung thủ vụ “xác chết không đầu” ở khung tử hìnhDân Trí
Hoàn tất cáo trạng truy tố hung thủ trong vụ “xác không đầu” Hà Nội Mới
(HNM) - Ngày 30-6, ông Nguyễn Quang Thành (Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội) cho biết: VKS đã hoàn tất cáo trạng truy tố hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa (HKTT tại phường Lãm Hà, Kiến An, TP Hải Phòng) trong vụ án "xác không đầu" xảy ra tháng trước tại tòa nhà ...
Hoàn tất cáo trạng vụ xác chết không đầu24 giờ
VietNamNet -Người Lao Động -Vietnam Plus

Bạn gái hung thủ vụ "xác không đầu" đối mặt án 3 năm tù (PL 30/6)

picture Nguyễn Đức Nghĩa trong trại giam. Ảnh: chụp từ Clip của An ninh Thế giới.
Ngày 30/6, VKSND Hà Nội ra cáo trạng truy tố Nguyễn Đức Nghĩa về 2 tội danh giết người và cướp tài sản. Yến - bạn gái Nghĩa - bị truy tố về tội không tố giác tội phạm. Theo khung hình phạt truy tố, với hành vi giết người thuộc trường hợp "man rợ" và "để che giấu hành vi phạm tội khác", Nghĩa sẽ phải đối mặt với mức án từ 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình. Còn với tội cướp tài sản, mức hình phạt cho Nghĩa là 3-10 năm tù. Sau khoảng 45 ngày xảy ra vụ án, các cơ quan tố tụng Hà Nội đã khẩn trương điều tra, truy tố để nhanh chóng mở phiên tòa xét xử sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa.
VKSND Hà Nội xác định, năm 2006 khi bắt đầu vào học tại một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội, Nghĩa quen cô bạn cùng lớp Nguyễn Phương Linh. Sau một năm "mặn nồng" hai người chia tay, Nghĩa trở thành người yêu của Hoàng Thị Yến (24 tuổi).
Ngày 23/4 đến 5/5, Yến cùng bà nội về quê ở Quảng Ninh nên giao căn hộ tại tầng 11 ở chung cư G4 Yên Hòa, quận Cầu Giấy, nhờ Nghĩa trông giùm.
Trong những ngày ở đây, Nghĩa liên lạc với chị Linh và rủ đến. Sau khi mặn nồng, tối 4/5, Linh đang chải đầu để chuẩn bị về thì bị hắn cầm dao giấu sẵn trên giá sách đâm mạnh vào sau lưng. Nạn nhân chết ngay tại chỗ.
Nghĩa tháo sim điện thoại của Linh lắp vào máy của mình nhắn tin cho em trai của cô với nội dung: "Em nói bố mẹ chị có việc phải đi khoảng 2 ngày mới về. Điện thoại hết pin, đừng liên lạc".
Nghĩa còn tiếp tục nhắn tin cho người quản lý nơi Linh làm việc bảo gia đình có việc nên phải nghỉ 2 ngày.
Khi Linh chết, Nghĩa cắt rời phần đầu, chặt hết vân tay của 10 đầu ngón tay rồi quấn xác vào chăn đem giấu ở phòng kỹ thuật rác trên tầng 13 của khu nhà. Theo cơ quan điều tra, để tránh bị camera ghi lại hình ảnh hắn đã đi theo mép phải của hành lang, rồi sau đó lau dọn hết vết máu chảy.
Chứng minh thư cùng giấy tờ tùy thân của Linh, Nghĩa đem đốt ở chậu rửa bát. Hai con dao dùng chặt xác nạn nhân, hắn đem vứt phi tang ở nơi đổ rác, rồi ra chợ mua hai dao khác để thay thế.
Sáng hôm sau, Nghĩa đem máy tính xách tay của Linh ra hiệu cầm đồ trên đường Láng đặt lấy 5 triệu đồng. Còn chiếc xe máy SCR, Nghĩa mang ra "thế chân" chiếc Yamaha Sirus của Yến mà trước đó đã cầm cố lấy 11 triệu đồng... Điện thoại của Linh, hắn đem bán cho một cửa hàng trên đường Trần Duy Hưng.
Mua hộp sơn và cây chổi, Nghĩa về quét đè lên những vết máu bắn trên tường nhà...
Chiều 5/5, phần thi thể còn lại của nạn nhân cùng quần áo, hắn đem vứt ở sông Cấm, cách Hà Nội 200 km. Những ngày sau đó, Nghĩa còn quay trở lại căn phòng gây án, thấy còn vết máu bắn trên giường hắn tiếp tục dùng mực để che giấu....
13 ngày sau khi bị sát hại, phần "xác không đầu" của Linh được phát hiện. Biết tin, Nghĩa bỏ trốn về nhà người thân ở Thái Nguyên. Hôm sau, hắn bị bắt.
Tại cơ quan điều tra, Nghĩa khai do lúc trước thấy Linh nói chuyện điện thoại tình tứ với người yêu nên nảy lòng ghen tuông, ra tay sát hại.
Tuy nhiên, cảnh sát đã làm rõ việc này không có căn cứ. Nghĩa giết người nhằm chiếm đoạt tài sản của Linh. Kết quả xác minh cho thấy, gần 14h hôm đó, Linh nói chuyện điện thoại với bạn trai ở Bình Dương chỉ về nội dung về mua bán "tiền ảo" của một trò chơi trên mạng.
Liên quan vụ án, Yến cũng bị VKS truy tố về tội không tố giác tội phạm. Theo đó, ngày 17/5 khi biết có xác người chết trên tầng 13 của tòa nhà, cảnh sát đã đến hỏi Yến gia đình có bị mất dao không và có ai từng ở trong căn hộ, lúc này Yến đã biết Nghĩa là người gây án nhưng không nói.
Sau đó, Yến gọi điện thoại cho Nghĩa để hỏi cụ thể về việc giết người. Được bạn trai thú nhận tất cả hành vi đã gây ra nhưng Yến vẫn không không khai báo với cơ quan công an. Việc làm của Yến đã gây khó khăn cho công tác điều tra.
Theo khung hình phạt truy tố của VKS, Yến có thể sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Hỏa táng phần di thể của Nguyễn Phương Linh

Hai ngày sau khi nhận được kết quả giám định, gia đình ông Ba đã làm thủ tục nhận lại phần đầu của nạn nhân Nguyễn Phương Linh đưa vào đài hóa thân hoàn vũ hỏa táng.
TIN LIÊN QUAN
Đúng như linh cảm của ông Nguyễn Văn Ba, cha cô gái bị Nguyễn Đức Nghĩa sát hại, hộp sọ được tìm thấy trên cánh đồng bãi thôn Mễ Xá 3, xã Hưng Đạo, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 7/6, là của nạn nhân Nguyễn Phương Linh.
Kết quả giám định phần thi thể này do Viện Khoa học kỹ thuật hình sự gửi tới gia đình ông Ba sau hơn chục ngày, kể từ khi tìm thấy.
Ông Ba cho biết sau hai ngày nhận được kết quả giám định, gia đình ông đã làm thủ tục nhận lại phần đầu của Linh, đưa vào đài hóa thân Hoàn Vũ, hỏa táng.
Hiện, tro cốt của cô gái xấu số được để tại nghĩa trang Văn Điển. Tuy nhiên, theo ông Ba, gia đình có ý định đưa cô xuống đất cho mát mẻ nên đang tìm mua đất tại nghĩa trang Thanh Tước.
O.L (Tổng hợp)
Nguyễn Đức Nghĩa: Tôi mơ thấy Linh

"Từ khi bị bắt, tôi mơ thấy Linh hai lần. Một lần khi tôi ở nhà tạm giữ. Tôi thấy cô ấy hiện về, mặc váy trắng toát..."
"Từ khi bị bắt, tôi mơ thấy Linh hai lần. Một lần khi tôi ở nhà tạm giữ. Tôi thấy cô ấy hiện về, mặc váy trắng toát, đến bên tôi, gần lắm nhưng không hiểu sao gương mặt lại rất mờ. Lần thứ hai là khi tôi bị đưa vào giam trong Hỏa Lò. Lần này, cô ấy cũng mặc váy trắng toát."

Đó là những lời của Nghĩa trong trại giam sáng 16/6 khi nói về tội ác Nghĩa đã gây ra.
TIN LIÊN QUAN
"Cô ấy cứ đứng nhìn tôi nhưng không nói gì cả. Tôi cũng nhìn cô ấy, thấy rõ mồn một. Chả hiểu có linh ứng gì không mà hai ngày sau giấc mơ này tôi nhận được thông báo của Cơ quan Điều tra rằng đã tìm được phần còn lại của thi thể cô ấy rồi, đang đưa đi giám định ADN.
Tội ác của tôi gây ra là quá lớn, không một ai kể cả bản thân tôi, tôi cũng không thể tha thứ được cho mình. Ngay từ cái khoảnh khắc cầm dao đâm Linh là tôi biết, tôi đã tự tước đi cuộc sống của mình rồi…
a
Tôi muốn được gửi tới gia đình Linh, tới Yến và tới cha mẹ tôi lời tạ lỗi…
Với Yến, tôi thương Yến rất nhiều. Tôi yêu cô ấy nhưng không làm được gì cho cô ấy mà trái lại chỉ mang đến những điều phiền lụy. Vì tôi mà cô ấy bị khởi tố. Ở trong này, ngày nào tôi cũng nghĩ đến cô ấy.
Ngày ở trong này với tôi bây giờ dài vô tận. Tôi ngủ rất ít. Hôm nào cũng phải đến gần sáng tôi mới ngủ đến tầm 9h thì dậy ăn cơm. Xong xuôi rồi lại nằm, nghĩ ngợi đến giờ cơm chiều. Nhất là từ khi tìm thấy phần đầu của Linh, tôi lại càng dằn vặt nhiều hơn…
Tôi có chết cũng không hết tội với cô ấy, với cha mẹ cô ấy. Cầu cho vong hồn cô ấy siêu thoát ở nơi chín suối. Tôi muốn được gửi tới gia đình Linh, tới Yến và tới cha mẹ tôi lời tạ lỗi…".
Video gặp lại "sát thủ" Nguyễn Đức Nghĩa trong Trại tạm giam


Tròn 4 tuần kể từ khi vụ giết người man rợ tại chung cư G4 Trung Yên, Hà Nội được làm rõ, được sự đồng ý của lãnh đạo Công an TP Hà Nội, sáng ngày 16/6 phóng viên CAND Online và Chuyên đề ANTG đã có một cuộc gặp kéo dài đúng 1 giờ đồng hồ với hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa tại Trại tạm giam Công an Hà Nội.
Trong cuộc trò chuyện này, dù có lúc, nước mắt đã rơi trên khuôn mặt của kẻ giết người nhưng những khi nói về động cơ gây án, Nghĩa vẫn tìm mọi cách, vận dụng mọi tri thức đã được học để biện bạch, che đậy…Những lý giải vòng vo của Nghĩa, những lời nại ra thiếu logic đã cho thấy thêm một bộ mặt khác của kẻ tội phạm ghê rợn, mất nhân tính này…
Đối với Nghĩa, có thể đường tới pháp trường cũng chẳng còn bao xa. Đành rằng, kẻ thủ ác thì sẽ phải đền tội nhưng tấm thảm kịch do Nghĩa gây nên đã, sẽ và mãi còn làm đớn đau cả gia đình Linh lẫn gia đình Nghĩa.
Và, đó mới là cái giá không trả được của tội ác…
(Chi tiết buổi gặp sẽ được đăng tải trên Chuyên đề ANTG số ra thứ Bẩy ngày 19/6/2010).
Video gặp lại Nguyễn Đức Nghĩa trong trại tạm giam:
Ngày mai có kết quả giám định di thể Nguyễn Phương Linh

Liên quan đến việc bố hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa viết thư ngỏ lời muốn được đến tạ tội, thắp hương cho gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh, ông Nguyễn Văn Ba, cha của nạn nhân cho biết đã nhận được bức thư này, tuy nhiên ông từ chối đề nghị trên.
Ông Ba cho biết: "Là người lớn với nhau, nếu ngay sau khi sự việc đau lòng đó bị phát hiện họ đến thì đúng hơn. Bây giờ chuyện đã gần khép lại rồi, việc tìm kiếm thi thể cháu sắp hoàn tất, có lẽ việc đó không cần thiết nữa".
Lá thư của bố Nguyễn Đức Nghĩa gửi gia đình nạn nhân

Ngày 12/6, ông Nguyễn Đức Hùng, bố của phạm nhân Nguyễn Đức Nghĩa cho biết, gia đình ông rất mong một ngày gần đây có thể đến gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh để thắp nén hương viếng hương hồn cô.
TIN LIÊN QUAN
Ông Hùng cũng cho biết, vào ngày 25/5, ông đã tự viết một lá thư gửi bố mẹ nạn nhân để chia sẻ và xin được gặp để tạ tội với linh hồn nạn nhân nhưng vì nhiều lý do, lá thư chưa được đáp từ.
Bố nạn nhân Nguyễn Phương Linh thắp hương bên  bờ sông lúc chưa tìm thấy phần thi thể còn lại của con gái. Ảnh: ĐV
Bố nạn nhân Nguyễn Phương Linh thắp hương bên bờ sông lúc chưa tìm thấy phần thi thể còn lại của con gái. Ảnh: ĐV
Trước khi một phần thi thể của nạn nhân chưa được tìm thấy, gia đình ông ngày đêm thắp hương cầu khấn, thậm chí còn đi gặp những người hành nghề tâm linh để nhờ họ tìm giúp. Chỉ sau khi báo chí thông tin đã tìm được đầu nạn nhân, gia đình ông mới nguôi đi phần nào nỗi day dứt luôn giằng xé tâm can.
Sau đây là bức thư ông Nguyễn Đức Hùng đã viết cho gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh:
Kính thưa ông - bà.
Tôi là Nguyễn Đức Hùng, bố đẻ của phạm nhân Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ đã gây ra cái chết thương tâm cho cháu Phương Linh, con gái ông - bà. Là bố phạm nhân, tôi xin cúi đầu tạ tội trước oan hồn cháu Phương Linh, với ông - bà và mọi người thân trong gia quyến.
Ông - bà kính mến, tôi thật bàng hoàng và đau đớn khi biết tin con mình là kẻ giết người, tôi không muốn tin đó là sự thật. Nhưng đó lại là sự thật. Là người bố, tôi hiểu nỗi đau của ông - bà khi mất người con đã sinh thành, nuôi dưỡng 26 năm trời. Vợ tôi - mẹ phạm nhân Nghĩa khi nhận được tin dữ thì lúc tỉnh, lúc mê. Nỗi đau thương này đổ xuống 2 gia đình.
Nhưng chính con tôi lại là kẻ gây ra tội ác. Tôi và vợ tôi bị suy sụp, mất phương hướng khi nhận được tin dữ. Những ngày qua sau khi nhận được sự động viên chia sẻ của bà con ngõ phố và người thân, tôi đã dần bình phục, suy nghĩ tìm cách tiếp cận với ông - bà và gia đình để xin phép ông - bà được thắp nén nhang tạ tội với hương hồn cháu Phương Linh và chia sẻ nỗi đau thương với ông - bà cùng gia quyến. Nhưng tôi chưa dám, vì tôi hiểu ông - bà đang quá đau đớn và bức xúc.
Việc tìm phần thi thể cháu bị ly tán chưa xong, gia đình tôi vẫn âm thầm cầu xin trời phật, nhưng chưa có kết quả. Đây cũng là điều tôi vô cùng day dứt, vì tình con người với con người. Tôi không biết nói gì, làm gì trong lúc này? Với tâm tình của người bố (dù là bố kẻ sát nhân), tôi xin ông - bà cho phép tôi được thắp nén tâm nhang kính viếng hương hồn cháu Phương Linh, nói lời chia buồn sâu sắc nhất và mong được chia sẻ nỗi đau thương mất mát với ông - bà và gia quyến.

Hải Phòng, ngày 25/5/2010
Kính thư
Nguyễn Đức Hùng

(Theo CAND)
20 ngày đi tìm phần thi thể của con gái

- Khi đã trấn tĩnh lại, ông Ba - bố của Nguyễn Phương Linh - cô gái bị sát hại ở chung cư G4 Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) kể cho chúng tôi nghe về hành trình 20 ngày đi tìm phần thi thể của đứa con bạc mệnh.

TIN LIÊN QUAN
Ông cho biết vừa xuống gặp gia đình người thợ chài tìm thấy phần thi thể của Linh để cảm ơn vì đối với gia đình ông, họ thực sự là ân nhân. Chính sự giúp đỡ, chia sẻ đầy cảm thông của gia đình họ đã giúp ông có thêm sức mạnh để vượt qua nỗi đau mất con và những chuỗi ngày dài lặn lội hàng trăm km mà tuyệt nhiên không có tin tức gì về con.
Sáng 7/6, khác với những cuộc điện thoại gọi đến trước đó, gia đình ông Ba bất ngờ nhận được thông tin phát hiện một sọ người nằm trên bãi cỏ ở gần khu cánh đồng bãi thôn Mễ Xá 3, xã Hưng Đạo, huyện Đông Triều, Quảng Ninh (nơi người dân quen gọi là bãi Cáy). Ông Ba chợt có linh cảm đó chính là phần thi thể còn lại của con gái, ông cùng người thân tức tốc trở lại hiện trường.
Đề phòng có chuyện không hay xảy ra, ông Ba còn cẩn thận nhờ bà Thu (người phát hiện) cắt cử người trông nom giúp đợi cơ quan chức năng đến giải quyết.
Nơi phát hiện phần thi thể còn lại của nạn  nhân Nguyễn Phương Linh. Ảnh: Đức Nam
Nơi phát hiện phần thi thể còn lại của nạn nhân Nguyễn Phương Linh. Ảnh: Đức Nam
Khi nhìn thấy phần thi thể của con gái nằm cách cầu Cấm chừng 500m, quá đau lòng, ông Ba đã bật khóc. Cổ họng ông bỗng chốc nghẹn ứ, mắt mũi tối sầm, không còn đủ tỉnh táo để nhận biết xung quanh.
Sau ít phút, con trai ông - em trai của Linh nhanh chóng xác định đó chính là chị gái mình thông qua những sợi tóc ép thẳng và màu tóc còn lại trên sọ.
Cho rằng những đồ vật liên quan đến nạn nhân còn vương quanh đó, họ tiếp tục tìm kiếm. Nước ngập đến đầu gối, họ cứ hì hục vừa lội vừa khoả nước để tìm kiếm. Dưới đám bèo tây, ông Ba phát hiện một túi nilon hé miệng. Mở ra, bên trong có chiếc váy trắng bị rách hai vết ở sau lưng (trùng với vết dao đâm của Nghĩa) cùng bộ đồ lót của phụ nữ. Đôi khuyên tai cũng được tìm thấy ở địa điểm này. Người nhà nạn nhân khẳng định, trước khi ra khỏi nhà Linh đã mặc chiếc váy trên.
Kể lại nơi tìm thấy phần thi thể của con gái, người đàn ông ngoài 50 tuổi bảo, gia đình trước đó cũng lặn lội và thuê thợ tìm kiếm ở địa điểm này nhưng không phát hiện được gì. May mắn, sáng 7/6, khi thủy triều rút, đi qua bãi cỏ để đánh cáy, bà Thu đã phát hiện sự việc.
Sau 20 ngày lặn lội tìm kiếm và nỗi đau mất con quá sức chịu đựng khiến cơ thể gày sọp, tối 7/6, ông Ba cùng những người thân đã đưa phần thi thể con gái về nhà tang lễ bệnh viện Bạch Mai. Trong cơn mưa như trút nước, ông tất tả ngược xuôi làm thủ tục.
Trao đổi với LS. Nguyễn Anh Thơm, Trưởng VPLS Nguyễn Anh, người được chỉ định bào chữa cho bị can Nguyễn Đức Nghĩa, được biết hiện nay Nghĩa đang có hai nguyện vọng, một là được gặp LS lần cuối cùng trước khi ra toà. Hai là được gặp Đức cha (Nghĩa là người theo đạo) để sám hối, xưng tội về những gì Nghĩa đã gây ra theo nghi lễ nhà thờ.
Nghĩa từng hỏi LS rất nhiều câu hỏi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, đồng thời tâm sự có nhiều chuyện bên ngoài vụ án mà không biết giãi bày với ai.
Nhớ lại lần gặp đầu tiên vào ngày 25/5, sau khi có quyết định khởi tố bị can đối với Nghĩa và lần gặp thứ hai vào ngày 14/6 để tống đạt kết luận điều tra đối với Nghĩa, LS. Thơm nói, về hình thức bên ngoài, vẻ mặt Nghĩa không biểu hiện gì nhiều, ngoại trừ tóc có nhiều sợi bạc trắng hơn, gầy hơn một chút. Nhưng nội tâm Nghĩa có nhiều suy nghĩ, dằn vặt, giằng xé về hành vi tội lỗi của mình.
Theo LS. Thơm, bản tính của Nghĩa là một người điềm đạm, có nhiều nam tính nên cách thể hiện cảm xúc của Nghĩa không phải là sự khóc lóc, than vãn mà thẳm sâu trong con người Nghĩa đã có những sự day dứt, giằng xé khó tả. Hàng ngày, Nghĩa vẫn luôn cầu nguyện cho linh hồn của Linh, cầu cho gia đình cô gái tìm được phần thi thể còn lại của cô. Nghĩa đã xác định phải trả giá cho hành vi tội lỗi của mình nên xin được nhận bản án tử hình.
LS. Nguyễn Anh Thơm cho biết, có một điểm duy nhất Nghĩa không nhất trí với cơ quan điều tra về kết luận Nghĩa có âm mưu giết Linh trước khi hẹn gặp.
Mặc dù, LS đã phân tích, kể cả Nghĩa có âm mưu giết Linh trước hay sau khi gặp thì cũng đã cấu thành tội cướp tài sản khi thực hiện hành vi lấy tài sản của Linh, không có thay đổi gì về bản chất tội phạm. Tuy nhiên, Nghĩa vẫn khẳng định là do ghen tuông, ích kỉ chứ không phải mục đích, động cơ là giết người, cướp tài sản.
LS. Thơm cho rằng Nghĩa mong muốn làm rõ điều đó chỉ để cho Nghĩa ra đi được thanh thản mà thôi.
Nguyễn Đức Nghĩa xin lãnh án tử hình Bee
Nghĩa cho rằng mình không chủ định giết Linh để cướp tài sản mà chỉ vì ghen tuông, ích kỷ trong tình cảm.
Nguyễn Đức Nghĩa nhận thức được mức án tử hình cand.com
Trong bản kiểm điểm sau khi nghe tống đạt kết luận điều tra, Nghĩa đã viết rằng mình đã phạm 2 tội là: giết người và cướp tài sản. Nhưng hắn vẫn bảo lưu động cơ giết người của mình là do ghen tuông. Tuy nhiên, Nghĩa đã nhận thức được và viết rằng tương ...
Vụ xác chết không đầu ở chung cư: Hung thủ xin lãnh án tử hìnhNgười Lao Động
Lá thư muộn mằn của Nguyễn Đức Nghĩa từ trại giamVietNamNet
Vụ xác chết không đầu: Giám định gen chiếc đầu được tìm thấyTin nhanh
An ninh thủ đô -VTC -XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
----------------
Ngày 4/6, Nghĩa đã viết một lá thư tay đầy ân hận gửi cho bố mẹ và người thân. Nội dung bức thư như sau:
TIN LIÊN QUAN
"Kính thưa bố mẹ, anh chị,
Đến lúc này có lẽ bố mẹ, anh chị cũng chưa hết bàng hoàng, đau khổ vì những gì con đã gây ra. Những ngày qua với cả gia đình mình cũng như với chính bản thân con là những ngày tháng đau khổ, khó khăn, kinh khủng nhất. Con nhớ gia đình, nhớ bố mẹ, anh chị và cháu T. nhiều lắm.
Sát thủ máu lạnh Nguyễn Đức Nghĩa
Sát thủ máu lạnh Nguyễn Đức Nghĩa
Đến giờ phút này, con biết rằng với con mọi cánh cửa đã hoàn toàn đóng lại vĩnh viễn. Con đã đánh mất tất cả rồi bố mẹ ơi, tệ hại hơn là con đã làm cho bố mẹ phải mất con. Nỗi đau này với bố mẹ, anh chị và gia đình mình là quá khó để vượt qua, thậm chí là không thể vượt qua được.
Hàng ngày, hàng giờ ở trong nhà lao, con chỉ biết cầu nguyện bình an, vượt qua và mạnh khỏe cho gia đình mình, gia đình nạn nhân và cả gia đình Yến, mặc dù con biết rằng một kẻ tội lỗi như con không xứng đáng để cầu xin bất kể một điều gì.
Con kính mong bố mẹ, anh chị giữ gìn sức khỏe, giữ vững đức tin và cầu nguyện cho linh hồn con.
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2010
Nguyễn Đức Nghĩa"
(Theo VNN)
Khởi tố “cặp tình nhân” vụ tử thi không đầu VOV

Cơ quan điều tra đã khởi tố Nguyễn Đức Nghĩa với tội danh giết người, cướp tài sản. Bạn gái mới của Nghĩa là Hoàng Thị Yến cũng bị khởi tố về hành vi không tố giác tội phạm.
Trước đó, Nguyễn Đức Nghĩa đã khai nhận việc ra tay sát hại chị Ngô Phương L là do ghen tuông. Tuy nhiên, đằng sau thái độ tưởng như khá thành khẩn này, cơ quan điều tra vẫn nhận định về một động cơ gây án khác.
Tiến trình điều tra đã làm rõ, khoảng 6h ngày 5/5, sau khi giết hại dã man bạn gái cũ là Ngô Phương L, Nghĩa đã đem đặt chiếc xe máy SCR của nạn nhân tại cửa hàng cầm đồ 524 đường Láng lấy 11 triệu đồng.
Tại cửa hiệu cầm đồ khác, Nghĩa đặt máy tính của nạn nhân lấy 5 triệu đồng. Số tiền này, Nghĩa dùng để chuộc chiếc xe máy Yamaha của Hoàng Thị Yến đã bị Nghĩa đặt trước đó tại chính cửa hàng cầm đồ 524 đường Láng.
Mục tiêu cướp tài sản của đối tượng này càng lộ rõ hơn khi đối tượng “bỏ công” thay đổi màu xe, thay biển kiểm soát rởm để cơ quan điều tra khó lần ra tung tích.
Cơ quan điều tra nhận định: Nghĩa đang rất cần tiền để chuộc chiếc xe của Yến ra khỏi cửa hiệu cầm đồ trước thời điểm chiều ngày 5/5 là lúc Yến từ Quảng Ninh quay trở lại Hà Nội. Không loại trừ khả năng, Nghĩa sắp đặt kế hoạch sát hại chị L để cướp tài sản.
Về phía Hoàng Thị Yến (SN 1986, trú tại phòng 1101 chung cư G4 Trung Yên 1), thông tin từ cơ quan điều tra cho biết chiều ngày 17/5, Yến đã biết chuyện Nguyễn Đức Nghĩa giết người nhưng không trình báo tội phạm với cơ quan công an.
Trong buổi lễ tặng giấy khen và "thưởng nóng" 9 tập thể và 18 cá nhân phá nhanh vụ "xác chết không đầu" xảy ra tại G4, khu chung cư Trung Yên, đại tá Đỗ Văn Bích, Trưởng Công an quận Cầu Giấy, thay mặt lực lượng điều tra khẳng định: đây là vụ án giết người, cướp tài sản dã man./.
-----------

Sát thủ vụ “xác chết tại chung cư” phạm 2 lần tội ác cand.com
Nguyễn Đức Nghĩa sát hại người yêu cũ một cách dã man để cướp tài sản, trước CQĐT lại đổ lỗi xúc phạm người đã khuất để che đậy động cơ đê hèn. Hắn đã phạm 2 lần tội ác. Ngày 3/6, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã kết luận điều tra về vụ án xảy ra tại ...
Hung thủ vụ “xác chết không đầu” gây án không vì ghen tuôngDân Trí
Giết bạn gái cũ là để cướp tài sảnĐài Tiếng Nói Việt Nam
Vụ án giết người, chặt đầu phi tang tại phường Trung Hòa, quận Cầu ...An ninh thủ đô
Báo Đất Việt -Người Lao Động -VietNamNet
tất cả 29 bài viết »
Tìm thấy đầu người tình cũ của Nguyễn Đức Nghĩa?

Một người dân ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh) đã nhặt được một túi nilon, bên trong có một sọ người, một bộ váy trắng cùng bộ đồ lót phụ nữ. Đây rất có thể là đầu của nạn nhân Nguyễn Phương Linh, người bị Nguyễn Đức Nghĩa sát hại hồi tháng 5 vừa qua.
TIN LIÊN QUAN
Liên quan đến vụ án, hôm 3/6, Công an TP Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án và đề nghị Viện KSND TP Hà Nội truy tố Nguyễn Đức Nghĩa về hành vi giết người và cướp tài sản.
Theo kết quả điều tra, mục đích giết người của hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa là cướp tài sản chứ phải xuất phát từ nguyên nhân ghen tuông như Nghĩa đã khai ban đầu với cơ quan điều tra.
Kẻ cắt đầu người tình là "khách ruột" của hiệu cầm đồ

Trên thực tế, Nguyễn Đức Nghĩa không có công ăn việc làm, nên luôn thiếu tiền bạc. Nhưng Nghĩa vẫn sống khá "vương giả", bởi hắn có cái "vốn trời cho" là cái mã bề ngoài, cộng thêm tài tán tỉnh các cô gái nên hắn có một nguồn thu nhập là các cô gái nhẹ dạ, cả tin vào "chàng đẹp trai đeo kính trắng".
TIN LIÊN QUAN
Đến thời điểm hiện tại, khó ai biết được hắn đã lừa bao nhiêu cô gái, đã lừa bao nhiêu tài sản có giá trị.
Tại cửa hiệu cầm đồ 524 đường Láng (Hà Nội), Nghĩa là "khách hàng ruột". Trong cả đống biên lai cũ ở cửa hàng này, Nguyễn Đức Nghĩa (kẻ cắt đầu bạn gái tại chung cư Trung Yên 1, Cầu Giấy) mang nhiều đồ đi cầm như xe máy, máy ảnh... và chủ nhân của các đồ vật là các cô L, cô T...
Nguyễn Phương Linh cũng chỉ là một trong nhiều "bóng hồng" của Nghĩa, tiếc thay, cô lại là người thiệt thòi nhất.
Liên quan đến vụ án, một cán bộ trường ĐH Ngoại thương cho biết, hiện Nghĩa không còn là sinh viên trường này.
Năm 2002, Nghĩa trở thành sinh viên trường ĐH Ngoại thương K41, lớp Anh 1, ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế. Năm thứ nhất Nghĩa học khá, còn năm thứ hai học kém, nợ chồng chất các môn thi.
Hết năm thứ 2, Nghĩa xin nghỉ sau đó chuyển xuống học K42. Học năm cuối, Nghĩa vẫn nợ môn Triết học Mác - Lênin phần 2 của năm thứ nhất, không đủ điều kiện thi tốt nghiệp.
Hiện Nghĩa là công dân tự do chứ không còn là sinh viên của trường vì theo quy định của Bộ GD&ĐT, mọi sinh viên đến thời điểm thi tốt nghiệp, không đủ điều kiện thi vì nợ môn học, được trả nợ môn trong 2 năm kế tiếp. Trong 2 năm này, sinh viên không trả nợ hết môn thì không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc Nghĩa hết quyền học ở trường.

PV
Thấy gì từ vụ án cắt đầu người yêu cũ?

(CL)- Đã có những nhận định là vụ án giết người man rợ tại chung cư G4 Trung Yên, Hà Nội bắt nguồn từ lối sống dễ dãi, buông thả, coi nhẹ các giá trị đạo đức của những cá nhân liên quan.

Hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa (người đứng giữa).
Dư luận đang rất kinh hoàng khi những tình tiết về vụ giết người man rợ tại chung cư G4 Trung Yên 1, Hà Nội dần được đưa ra ánh sáng.
Mặc dù vụ án đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng nhưng chỉ với những gì được hé lộ đã cho thấy những vấn đề rất đáng quan tâm.
Thứ nhất, vụ án có liên quan đến 3 người đều còn trẻ, có học thức và đều xuất thân trong những gia đình được coi là “cơ bản”. Hung thủ là người chưa hề có tiền án, chưa phải quá khó khăn bí bách, chưa phải bươn chải để kiếm sống. Nếu không có vụ án này, trong con mắt mọi người họ đều được coi là những người tử tế, ngoan ngoãn, sống bình thường như bao người khác.
Thứ hai, điều khó hiểu là tuy đã không còn quan hệ tình ái gì với hung thủ, nạn nhân vẫn đến nơi ở của anh ta hai ngày liền và ở lại nhiều giờ trong phòng chỉ có hai người?
Thứ ba, thông thường, người phạm tội bột phát ít có sẵn bản chất côn đồ, lưu manh trong người. Nhưng môi trường xã hội, hoàn cảnh sống đôi khi khiến họ tuyệt vọng. Họ luôn có trạng thái tâm lý bên trong không ổn định nên muốn phá vỡ thế bế tắc của mình bằng một hành vi lệch chuẩn bị pháp luật cấm và phó mặc hậu quả.
Ở vào hoàn cảnh của hung thủ, trong thời điểm hắn ra tay sát hại người yêu cũ, hắn có thật sự cần tiền hay chỉ vì ghen tuông vô lối? Nguyễn Đức Nghĩa đã đến mức rơi vào đường cùng, ngõ cụt bởi những bức bối, mặc cảm trong cuộc sống hay chưa?
Về vụ án này, có người đã nói: “Một sinh viên hiếm khi hôm nay là một sinh viên tốt và ngày mai trở thành một tội phạm giết người man rợ. Nó là cả một quá trình”. Nhưng thật trớ trêu, cả hung thủ và nạn nhân đều được giáo dục tại một trường đại học được coi là danh giá.
Động cơ giết người của Nguyễn Đức Nghĩa rồi sẽ được cơ quan điều tra làm rõ. Tuy nhiên, có một lý do mà tên sát nhân này khai nhận trước cơ quan điều tra rằng: “Linh đã lừa dối nhiều người đàn ông”. Dù có thể đây chưa phải là lý do chính và duy nhất nhưng cũng cho thấy vụ việc có nguyên nhân phần nào bắt nguồn từ lối sống thực dụng, dễ dãi của một bộ phận người trẻ hiện nay.
Công luận

Bạn có cảm nghĩ gì về những chi tiết xung quanh vụ án Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu cũ?
Bạn có bình luận gì về lối sống của thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ hiện nay?

Kẻ cắt đầu người tình cũ tường thuật lại tội ác

Tại Phòng Cảnh sát Hình sự, CA Hà Nội, Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ ra tay giết bạn gái cũ, chặt đầu, gọt các ngón tay rồi vứt xác lên tầng thượng tòa nhà G4, khu chung cư Trung Yên 1, Cầu Giấy (Hà Nội) kể lại tường tận về vụ giết người.
TIN LIÊN QUAN
Nghĩa nói từng câu rành rọt, thong thả, điềm tĩnh và cứ như là nhân chứng trong một vụ án chứ không phải là một kẻ mà có lẽ rằng sau này, khó có mức án nào nhẹ hơn án tử hình."Cháu học ĐH từ năm 2002. Sở dĩ cháu đi học muộn bởi vì ngày xưa cháu đi học cũng không giỏi gì, rồi học hết lớp 12 cháu đi làm linh tinh nhiều nghề, mãi sau mới thi được vào ĐH Ngoại thương. Đến năm 2003, cháu phải nghỉ nằm viện hơn 1 tháng, bởi vì hồi đó cháu ho nhiều và đi khám các bác sĩ nghi cháu bị bệnh lao. Hơn 1 tháng nằm viện đấy, cháu nợ mất 7 môn thi, lúc bấy giờ nghĩ thi lại cũng không được bởi vì bỏ lâu quá không thể thi được cho nên cháu xin bảo lưu kết quả và lùi học lại 1 năm. Thế là năm 2004 cháu học khóa K42, lớp A1 và ở lớp cháu và Nguyễn Phương Linh đã yêu nhau".
c
Hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa và chiếc túi đựng đầu nạn nhân. Ảnh: ANTG
Nghĩa kể về "thiên tình sử" của Nghĩa với Nguyễn Phương Linh (26 tuổi, trú tại Minh Khai, Hà Nội) và cũng tỏ ra tự hào rằng mình là người được nhiều con gái "tìm đến", bởi vẻ ngoài đẹp trai, nói năng dịu dàng, lại biết cả đọc thơ tán gái nữa.
Trong quãng thời gian yêu Linh, Nghĩa cũng có thêm không ít các mối tình ngắn ngủi khác, và Linh cũng biết. Đến khoảng cuối năm 2006, Nghĩa và Linh chia tay. Nghĩa lao vào một mối tình khác với một cô gái tên là Hoàng Thị Yến (24 tuổi, ở phòng 1101, nhà G4, SV của Trường ĐH Genetic Hà Nội). Cũng vì quá yêu Nghĩa mà Yến không ngần ngại đánh cho Nghĩa một bộ chìa khóa nhà mình.
Nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Yến cùng bà về thăm quê ở Đông Triều (Quảng Ninh) và trước khi đi, cô có nhờ Nghĩa đến trông nhà hộ.
Chiều ngày 3/5, Linh đến chơi với Nghĩa và đến tối lại về nhà. Rồi hôm sau ngày 4/5, vào lúc 12h29, Nghĩa gọi điện thoại cho Linh rủ đến chơi và không quên dặn cô mang theo máy tính. 13h30, Linh có mặt tại nhà Yến.
Hai người ở với nhau suốt từ chiều ngày 4/5 và cho đến khoảng 21h thì Nghĩa quyết định ra tay. Trong lúc Linh chải đầu, soi gương để chuẩn bị đi ngủ thì Nghĩa vào trong bếp lấy con dao Thái Lan, loại dao gọt hoa quả, dài khoảng hơn 20cm. Hắn giấu dao sau lưng rồi đến đằng sau Linh, hắn nghiến răng đâm 1 nhát từ sau lưng và nhát dao đó đã xuyên thẳng vào tim Linh khiến cô gục ngã ngay tại chỗ.
Nghĩa tường thuật: "Trong lúc ở với cháu, thấy Linh cứ gọi điện thoại nói chuyện thân mật với thằng nào đó, cháu điên lên vì ghen. Thế là cháu lấy con dao lén đâm Linh từ phía sau. Cháu đâm bằng tay phải, hơi chếch từ trên xuống, Linh ngã gục ngay, không kêu được một tiếng nào, đầu hướng về cửa sổ, chân quay vào phía trong.
Giết người yêu cháu xong, cháu ngồi bên cạnh xác và tự nhiên lúc đó cháu như kẻ ngủ mê sực tỉnh, cháu nghĩ: "Trời ơi tôi đã làm gì thế này, tại sao tôi lại phạm tội ác tày trời như vậy!?". Cháu cứ ngồi như thế, cho đến khoảng 2h sáng thì cháu lại nghĩ rằng, nếu bây giờ gia đình Linh biết con gái họ mất tích, họ sẽ báo công an. Mà công an tìm ra xác thì thế nào cũng xác định được nạn nhân này là ai. Muốn để công an không biết được thì chỉ có mỗi một cách là không để công an nhận dạng được.
Nghĩ thế, cháu bèn lôi xác vào buồng tắm, lấy dao cắt đầu Linh ra. Cháu cắt bằng con dao con không được, cháu vào trong bếp, lấy con dao mà gia đình chuyên để chặt xương, nhưng dùng dao to cũng không được, cháu lại phải dùng dao nhỏ lách mãi mới cắt đứt được rời đầu Linh ra khỏi cổ, sau đó cháu cho vào túi nylon. Cắt được đầu thì công an không thể nhận được mặt, nhưng cháu lại nghĩ rằng còn vân tay, thế là cháu chặt hết các ngón tay của Linh cũng cho vào túi nylon...”.
Rồi Nghĩa kể tiếp: “Sau đó cháu nghĩ, phải giấu xác ở đâu. Lúc này cháu chợt nhớ ra, những lần đến nhà Yến chơi, có một lần mất điện, cháu đã lang thang đi bộ từ tầng dưới lên tầng trên và cháu thấy ở tầng 12 nơi có một cái ống để người ta đổ rác.
Cháu nghĩ rằng, giấu xác lên đó thì mọi người sẽ không biết, thế là cháu bọc xác Linh vào một chiếc chăn mỏng và đến 4h sáng cháu vác xác mang lên tầng 12 và đặt vào chỗ ô cửa. Xong xuôi đâu đấy, cháu trở về phòng, tất cả quần áo vấy máu của cháu và bộ quần áo của Linh cháu cho hết vào 1 túi nilon, sau đó nhét vào trong tủ của nhà Yến”.
(Theo ANTG)
Sau khi ở quê lên Hà Nội (sau khi chị Linh bị giết), Yến không thể ngủ được và đã phải dùng đến thuốc ngủ.
Chiều ngày 4/5, Linh mặc một cái váy trắng mới mua, xách cặp máy tính đi ra khỏi nhà. 21h, Linh gọi điện về nhà báo không ăn cơm tối. Ông khắc khoải đợi con đến tận đêm khuya cũng không thấy nó về.
Cả đêm hôm đó, linh cảm của người cha đã khiến ông Ba không ngủ được, ông cứ đi quanh quẩn trong nhà, liên tục bấm máy ĐTDĐ gọi cho con gái nhưng máy của Linh đã tắt...
Sau khi bắt giữ hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa đêm 18/5, ngay hôm sau, Công an Hà Nội lên đường đi Quảng Ninh để tìm phần thi thể nạn nhân đã bị tên Nghĩa ném xuống sông tại khu vực cầu Cầm. Do bố trí xe, tôi được ngồi ngay cạnh ông Nguyễn Văn Ba, bố nạn nhân Nguyễn Phương Linh. Cảm nhận đầu tiên của tôi về ông Ba là một người cha rất mực thương yêu con, quan tâm và biết tường tận sở thích, thói quen của cô con gái đầu lòng. Ông biết rõ con đánh móng chân màu gì, gắn đá ra sao. Chính chi tiết này khiến ông đau đớn tận cùng khi nhìn thấy thi thể không toàn vẹn của con đã nhận ra ngay.
Ông Ba kể rằng, vợ ông bị yếu thần kinh nên ông phải thường xuyên chăm nom con gái. Ông biết con gái yêu Nghĩa từ khi hai đứa còn học với nhau ở Trường Đại học Ngoại thương. Ông tìm hiểu, biết Nghĩa là đứa không ngoan, từng có 1 tiền sự về hành vi đánh nhau và học hành cũng chẳng ra gì, lưu ban lên xuống, thậm chí đã kết thúc khoá học mấy năm nay nhưng vẫn chẳng lấy được bằng tốt nghiệp do nợ một số môn thi. Thương con nhưng tế nhị, ông nhờ một số bạn gái của con tác động, phân tích cho con nên dừng lại mối quan hệ với Nghĩa.

Ông Nguyễn Văn Ba (bên phải) trên hành trình tìm phần cơ thể còn lại của con gái.
Cách đây 2 năm, 2 đứa đã chấm dứt quan hệ. Thế nhưng, buổi chiều ngày 4/5, có 2 cuộc điện thoại liên tục gọi đến cho Linh hẹn hò. 16h, Linh mặc một cái váy trắng mới mua, xách cặp máy tính đi ra khỏi nhà. Linh rất hiếm khi mặc váy đi chơi, vì vậy ông Ba cũng đã loáng thoáng đoán con gái có hẹn với bạn trai. Đến khi em trai của Linh nói nhìn thấy tên Nghĩa (viết ký hiệu trên máy điện thoại của chị gái) gọi đến cho chị thì ông bắt đầu lo lắng.
21h, Linh gọi điện về nhà báo không ăn cơm tối. Ông khắc khoải đợi con đến tận đêm khuya cũng không thấy nó về. Cả đêm hôm đó, linh cảm của người cha đã khiến ông Ba không ngủ được, ông cứ đi quanh quẩn trong nhà, liên tục bấm máy ĐTDĐ gọi cho con gái nhưng máy của Linh đã tắt.
Sáng sớm hôm sau, khi cậu con trai học lớp 10 tỉnh dậy đi học, nó mới biết lúc hơn 23h đêm qua, có một tin nhắn từ máy của chị gái về máy ĐTDĐ của nó. Cậu bé đưa cho bố xem. Đọc dòng tin nhắn cuối cùng của con: "Chị bận, phải đi công việc 2 ngày. Máy chị hết pin, không liên lạc được. Bảo bố mẹ đừng gọi điện, vì gọi cũng không được đâu", ông Ba choáng váng.
Vốn từng công tác trong ngành Công an, ông thuộc từng thói quen nhắn tin của con, chẳng hạn chữ "không" bao giờ nó cũng nhắn là chữ "ko", chữ "em", Linh hay viết tắt là "e" chứ không viết kiểu đầy đủ thế này. Ông đoán rằng có kẻ đã mạo danh Linh, dùng máy điện thoại của Linh để nhắn tin về cho gia đình với mục đích để mọi người không đi tìm và báo Công an.
Ông Ba đã khoanh vùng về đối tượng Nghĩa và những ngày sau đã đi khắp nơi tìm đối tượng khả nghi này. Đồng thời, ông đã viết đơn trình báo việc mất tích của con gái đến cơ quan Công an. Ông đã đến tận nhà chị gái của Nghĩa ở Thanh Xuân Bắc để tìm Nghĩa nhưng nó không có ở đấy.
Chiều 16/5, ông còn gọi ĐTDĐ cho Nghĩa. Nó nghe máy, vẫn giả ngọt ngào chào hỏi ông Ba. Nó vẫn một điều gọi "chú", xưng "con" khiến ông Ba tức lộn trong ruột nhưng vẫn phải giả đò ngọt lại để dụ nó cho địa chỉ nhà ở Hải Phòng. Ông đang định xuống đấy, chỉ cần nhìn thấy một đồ dùng nào của con thì có thể kết luận ngay rằng Nghĩa liên quan đến sự mất tích đột ngột của con gái ông. Dù đã dự cảm một kết cục xấu đã đến với con gái, nhưng một chút thôi, trong lòng người cha này vẫn hy vọng con gái vẫn không sao, nó chỉ bỏ đi chơi đâu đó một vài hôm rồi lại trở về.
Chiều tối 17/5, tình cờ lên mạng Internet đọc được tin phát hiện một xác phụ nữ không đầu trên tầng 13 toà nhà G4 Trung Yên 1, phường Trung Hòa, tự nhiên ông thấy choáng váng, tim đập thình thịch. Ông đã tìm đến Đội Điều tra trọng án, số 7 Thiền Quang. 2h ngày 18/5, ông được cơ quan Công an đưa vào nhà xác Bệnh viện 19-8 để nhận diện tử thi. Dù hình hài cái xác không toàn vẹn, nhưng ông đã nhận ra ngay con gái mình và chỉ nấc lên được mấy tiếng rồi ngất xỉu.
Thực lòng, tôi đã thấy ông quá bản lĩnh. Bởi ông từng là cán bộ Công an nên rất tôn trọng pháp luật. Mỗi lần đỗ lại một điểm nào đấy để dẫn giải đối tượng Nguyễn Đức Nghĩa đi thu tang vật, tôi lại thấy ông đi ngược lại đoàn dẫn giải. Đôi mắt đỏ hoe, ông lấy thuốc lá ra hút, châm liên tục hết điếu này sang điếu khác để trấn tĩnh. Có lẽ ông phải làm vậy để giảm đi sự căm phẫn của mình đối với tên tội phạm, kẻ đã gây tội ác tày trời với con gái ông.
Khi cả đoàn đến cầu Cầm, Quảng Ninh thì trời đã về chiều, cùng với các chiến sỹ Công an tham gia tìm kiếm phần thi thể còn lại của con, ông run run đốt bó hương cắm bên bến sông. Gió to quá, bó hương trên tay người cha cứ đùng đùng cháy. Nhìn dáng người cha nhỏ bé, run run đi dọc bến sông tìm con, tôi thấy lòng mình trĩu nặng...
Trưa 21/5, tôi gọi điện cho ông Ba, với hy vọng đã có kết quả. Tiếng thở dài của người cha tội nghiệp lẫn trong tiếng ca nô lạch phạch. Ông bảo rằng hôm nay là ngày thứ 3 ở trên sông để tìm kiếm phần thi thể còn lại của con gái. Tất cả mọi người trong gia đình đều đã xuống Quảng Ninh hỗ trợ ông trong cuộc tìm kiếm. Hơn chục người thuê ca nô đi dọc sông, thuê cả thợ lặn để đi tìm, nhưng chưa có kết quả...
Theo Thu Hòa - Hương Vũ (CAND)
----------------------------
Kẻ chặt đầu cô gái ở chung cư là bạn trai cũ

Hung thủ chặt đầu và 10 ngón tay của cô gái trên tầng thượng chung cư Trung Yên 1 (Hà Nội) chính là bạn trai cũ của nạn nhân.
TIN LIÊN QUAN
Ngay trong đêm 18/5, cơ quan CSĐT CATP.Hà Nội đã áp tải Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi), trú tại quận Kiến An, Hải Phòng từ Thái Nguyên về Hà Nội.
Nghĩa được đưa thẳng đến cửa hiệu cầm đồ số 524 đường Láng để truy tìm chiếc xe tang vật hiệu SCR. Chủ hiệu cầm đồ khai nhận chiếc xe tang vật đang được cất tại kho hàng phía sau nhà.
Nạn nhân bị sát hại được xác định là Ngô Phương Linh (26 tuổi), trú tại Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cô gái sống tại căn hộ nơi phát hiện xác Linh là H.T.Y (24 tuổi, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội) cũng bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, ngày 17/5, người dân sống trong chung cư G4 (phố Trung Yên 1, Cầu Giấy, Hà Nội) ngày 17/5 đã phát hiện thi thể Linh trong tình trạng không đầu, trên người không mảnh vải che thân ở trên tầng thượng của tòa nhà.
Tòa nhà G4, nơi xác chết được phát hiện. Ảnh: Lê Hòa
Tòa nhà G4, nơi xác chết được phát hiện. Ảnh: Lê Hòa
vết máu tại cầu thang của tòa nhà
Vết máu tại cầu thang của tòa nhà
Cánh cửa lên tầng thượng luôn bị khóa. Ảnh: Lê Hòa
Cánh cửa lên tầng thượng luôn bị khóa. Ảnh: Lê Hòa
Khu vực xác chết được phát hiện. Ảnh: Lê Hòa
Khu vực xác chết được phát hiện. Ảnh: Lê Hòa
H.T (Tổng hợp)
------
Video bạn trai cũ diễn lại phút cắt đầu người yêu
19/05/2010 15:52:17
Thấy Linh nhận được tin nhắn của bạn trai, Nghĩa ghen tức nên nảy sinh ý định giết Linh.
TIN LIÊN QUAN
Đêm 18/5, CSĐT CA Hà Nội đã dẫn giải Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi, ở Kiến An, Hải Phòng) hung thủ giết Nguyễn Phương Linh - bạn gái cũ của Nghĩa, rồi chặt đầu, vứt xác lên tầng thượng tòa nhà G4, Trung Yên 1 (Cầu Giấy) về Hà Nội.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Nghĩa khai nhận: năm 2003, Nghĩa vào học khóa 41 trường ĐH Ngoại thương; năm 2004 có quen và yêu Linh; năm 2006 hai người chia tay nhau. Sau đó Nghĩa quen và yêu Y, thường đến nhà Y chơi ở nhà G4, Trung Yên 1. Cuối năm 2009, Nghĩa và Linh vẫn liên lạc với nhau, Nghĩa đã 2 lần đưa Linh đến nhà Y chơi khi Y không có nhà.
Nạn nhân Nguyễn Phương Linh
Nạn nhân Nguyễn Phương Linh. Ảnh: Đất Việt
Từ ngày 23/4 đến 5/5, Y cùng bà nội về quê và đưa chìa khóa nhờ Nghĩa trông nhà hộ. Khoảng 14h ngày 4/5, Nghĩa điện thoại rủ Linh đến nhà Y. Khoảng 21h, Linh nhận được tin nhắn của bạn trai nên Nghĩa ghen tức và nảy sinh ý định giết Linh.
Khi Linh đang đứng soi gương, Nghĩa đã lấy con dao (loại gọt hoa quả) đâm vào lưng Linh, làm Linh chết tại chỗ. Nghĩa cắt đầu, gọt các ngón tay của Linh, lột quần áo Linh rồi cho vào túi nilon đem vứt xuống sông, mang xác Linh giấu vào phòng kỹ thuật rác trên tầng 13 của tòa nhà.
Nghĩa mang theo con dao gây án và một số tài sản cướp được của Linh gồm máy tính xách tay, điện thoại di động, xe máy Honda SCR. Cơ quan chức năng đã thu được tang vật của vụ án tại hiệu cầm đồ ở 524 đường Láng, Hà Nội.
Theo lời kể của Nguyễn Đức Hoàng, em trai của cô gái xấu số, Linh học trường PTTH Chu Văn An, năm đầu tiên thi đỗ ĐH Bách Khoa nhưng không theo học, mà ở nhà ôn tiếp để thi năm sau. Lần thi sau, Linh đỗ ĐH Ngoại thương và theo học khoa quản trị kinh doanh cho đến khi ra trường.
Hoàng cũng cho biết, một vài lần, chị gái có đưa bạn trai về nhà nhưng chưa giới thiệu là người yêu nên Hoàng không biết.
Một số hàng xóm của gia đình Linh cho biết, Linh rất ngoan và học giỏi.
Được biết, bố mẹ Linh sau khi được thông tin dữ về con gái đã tới cơ quan công an làm việc.
Clip đối tượng Nghĩa diễn lại cảnh đâm chết rồi cắt đầu người yêu cũ tại cơ quan công an (Nguồn: CAND):
[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=P6AbzPGOBh8]
N.Đ (Tổng hợp)-http://bee.net.vn/channel/1987/201005/Video-ban-trai-cu-dien-lai-phut-cat-dau-nguoi-yeu-1754445/
22h ngày 18/5, các trinh sát PC14 Công an Hà Nội đã bắt giữ hung thủ vụ án xác chết không đầu tại chung cư G4, đường Trung Yên 1, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy khi hắn đang lẩn trốn tại Thái Nguyên. Hung thủ là Nguyễn Đức Nghĩa (26 tuổi), trú tại quận Kiến An, Hải Phòng, bạn trai cũ của nạn nhân.


Tại CQĐT, Nghĩa tỏ ra khá bình tĩnh. Lời khai mạch lạc.

Đưa Nghĩa về cửa hiệu cầm đồ số 524 đường Láng để truy tìm chiếc xe tang vật.

Dẫn giải hung thủ ra khỏi hiệu cầm đồ về CQĐT.



Các trinh sát đưa Nghĩa về trụ sở CQĐT.

Tháo còng cho Nghĩa khi các trinh sát dã dẫn giải "sát nhân đeo kính trắng" này về trụ sở PC14.

Nhà báo Như Phong (áo xanh) ghi lời khai ban đầu của Nghĩa. Ảnh chụp đêm 18/5.

Buổi hỏi cung đầu tiên nhằm lấy lời khai của hung thủ về những phần cơ thể nạn nhân mà hắn đã phi tang.



Nghĩa nhớ khá rành mạch về tình yêu với nạn nhân. Không giống những sát thủ máu lạnh khác, giống vẻ bề ngoài của mình, giọng nói của Nghĩa lễ phép, tỏ ra là một người được học hành.

Bữa ăn lúc 1h sáng 19/5 của các ĐTV, trinh sát Đội trọng án PC14. Vài tiếng nữa, các anh lại vào công việc mới, truy tìm phần xác nạn nhân mà Nghĩa đã phi tang.
Trước đó, nhận được tin về một xác chết không đầu trong tình trạng lõa thể tại khu chung cư Nam Trung Yên, CQĐT đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định nạn nhân là Ngô Phương Linh (26 tuổi), trú tại Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Trưa ngày 18/5, CQĐT tiến hành khám xét căn hộ của nữ sinh viên H.T.Y. (24 tuổi) tại tầng 11 nhà chung cư G4 Trung Yên 1 (nơi phát hiện xác chị Linh). Từ những dấu vết tại nhà của Y., các ĐTV, trinh sát Đội trọng án PC14 Công an TP Hà Nội đã tìm ra thủ phạm vụ án mạng kinh hoàng này.
Được đưa về trụ sở số 7 Thiền Quang vào lúc rạng sáng 19/5, Nghĩa tỏ ra khá bình thản.
Lời khai của Nghĩa tại CQĐT khá rành rọt, lạnh lùng. Ít ai có thể ngờ rằng dưới vẻ trí thức, Nghĩa lại là một sát thủ máu lạnh, đã sát hại người yêu cũ một cách dã man và đầy tính toán
------------
Quốc gia trông đợi gì? Bút Lông
Lại một vụ cắt cổ người tình giữa Thủ đô ngàn năm văn hoá gây chấn động dư luận. Chấn động vì sát thủ, nạn nhân đều là trí thức trẻ, rủng rỉnh vật chất song hành vi vô cùng tàn bạo; chấn động vì tài năng khám phá trọng án cực kỳ nhanh chóng, chính xác của lực lượng CSHS Hà Nội.
Riêng BL lại chấn động vì sự ích kỷ đến... cạn lời của một thế hệ đang từng bước trở thành tương lai của đất nước.
“Sát thủ” Nghĩa năm nay 26 tuổi, quê ở Kiến An, TP Hải Phòng. Năm 2003, Nghĩa thi đỗ vào một trường đại học danh giá bậc nhất Hà Nội: khóa 41 trường Đại học Ngoại thương. Tại đây năm 2004 Nghĩa quen và yêu Linh, sinh viên cùng trường, và năm 2006 họ chia tay nhau. Sau đó Nghĩa quen và yêu Yến, thường đến nhà Yến chơi ở nhà G4, khu đô thị mới Yên Hòa.
Dù đã chia tay nhau nhưng từ cuối năm 2009, Nghĩa và Linh vẫn liên lạc với nhau, Nghĩa đã hai lần đưa Linh đến nhà Yến chơi khi Yến không có nhà. Tuy thế Nghĩa vẫn chiếm trọn lòng tin cậy của Yến và gia đình. Vì thế dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Yến về quê Quảng Ninh nên đã nhờ Nghĩa đến trông nhà hộ.
Ngày 3-5, Nghĩa gọi điện cho Linh đến để tâm sự. Chiều hôm ấy Linh đến, hai người tâm sự và “làm chuyện ấy”, đến tối Linh đi về. Sang hôm sau, ngày 4-5, Nghĩa và Linh lại hẹn nhau. Vẫn như cũ, chiều Linh lại đi xe máy đến gặp Nghĩa và lại làm “chuyện ấy” tại phòng Yến, người yêu mới của Nghĩa. Khi đến, Linh mang theo một máy tính xách tay và một túi xách nhỏ.
Đến khoảng 18h30, Linh có điện thoại của bạn trai gọi đến. Nghĩa đã tra hỏi xem đó là ai thì Linh trả lời là người yêu ở trong miền Nam. Lúc này, Nghĩa đã nảy sinh ghen tuông và muốn giết hại cô vì đã lừa dối chuyện tình cảm. Ba tiếng sau, khi Linh đang đứng trước gương mà Yến thường soi, Nghĩa đã cầm dao đâm phía sau lưng Linh khiến cô ngã, bất động. Nghĩa đã phi tang xác chết bằng cách chặt đầu và cắt các đầu ngón tay rồi đem tẩu tán. Có vẻ như cậu cựu sinh viên Ngoại thương đã nghiên cứu nghiệp vụ công an nên sau khi lau sạch các vết máu trong phòng, mới đây cậu lại đòi sơn lại căn phòng.
Như vậy đáng lên án nhất, dĩ nhiên, là Nghĩa. Một trí thức trẻ xuất thân từ TP, học hành tử tế song lại ra tay với một cô gái yếu ớt, người vừa hiến dâng thể xác cho mình chỉ vì... ghen. Hơn thế, cậu còn lấy máy tính xách tay, điện thoại di động và xe máy SCR của cô để đặt lấy tiền tiêu xài cá nhân. Vẻ bề ngoài đẹp trai, song lòng dạ không khác gì con thú, nhất là cậu ra tay ngay tại phòng người yêu mới, trong niềm tin của cô và gia đình. Cậu ích kỷ, tàn ác đến vô giới hạn!
Còn nạn nhân, dĩ nhiên, là kẻ đáng thương khi đặt niềm tin vào vẻ bề ngoài bảnh bao. Trong mắt lối phố hai chị em Linh đều rất ngoan, học giỏi. “Không ai có thể trách gì được hai đứa trẻ này vì chúng rất ngoan, gặp ai cũng chào lễ phép. Không ngờ cái Linh lại khổ như thế, nó cao ráo, xinh xắn, đâu phải đứa hư hỏng chứ” – hàng phố nói về cô như vậy. Cô vốn là học trò một ngôi trường danh giá cạnh hồ Tây: trường PTTH Chu Văn An. Ngay năm đầu tiên cô thi đỗ Đaị học Bách Khoa cô bỏ, ở nhà ôn tiếp để thi năm sau đỗ vào Đại học Ngoại thương, và theo học khoa quản trị kinh doanh cho đến khi ra trường. Hơn thế, gia đình có bố làm công an, mẹ tu nghiệp ở ngoại quốc, bản thân cô đã trải qua nhiều công ty danh tiếng trong và ngoài nước nên người như cô được coi là thanh niên ưu tú, là niềm hy vọng của gia đình. Song với việc hẹn hò và làm “chuyện ấy” nhiều lần với người tình cũ tại nhà “tình địch”, khi cô đã có người mới ở Sài Gòn rồi lại công khai như thách thức dẫn tới hậu hoạ thì cũng thật đáng trách cho cô.
Đấy những những thanh niên “rường cột” của đất nước mai sau. Giữa những cuộc mây mưa bất tận với người cũ, người mới, họ có nghe đài, đọc báo để thấy ngư dân mất tàu, nông dân mòn mỏi chờ đợi đền bù ô nhiễm, công nhân ngừng việc chờ tăng lương... hay không? Họ chỉ biết hưởng thụ, thoả mãn cho cái tôi của mình và sẵn sàng đánh đổi phẩm giá, niềm tin, lòng tự trọng và nhiều thứ khác cho những niềm vui mau qua.
Quốc gia trông đợi gì ở những thanh niên như thế?
-------------------
Chiều 19/5, Trung tá Đào Thanh Long, cảnh sát khu vực phường Lâm Hà, quận Kiến An, TP Hải Phòng (nơi Nghĩa đăng kí HKTT) cho biết: Nguyễn Đức Nghĩa sinh ra trong một gia đình cơ bản. Bố Nghĩa (tức ông Nguyễn Đức Hùng) là cán bộ lãnh đạo một cty xây dựng. Mẹ là bà Phạm Thị Chuân (SN 1958) đã về hưu. Nghĩa là con út trong gia đình có hai chị em. Chị Nghĩa hiện là cán bộ một ngân hàng tại Hà Nội.
TIN LIÊN QUAN
Thuở cắp sách tới trường, Nghĩa là học sinh giỏi của trường chuyên Ngô Quyền, Hải Phòng. Học xong THPT, Nghĩa đỗ vào trường ĐH Ngoại thương và mới tốt nghiệp năm 2009.
Phải rất khó khăn bà Phạm Thị Chuân mới nghẹn ngào nói không thành tiếng: Nghĩa gây ra vụ án đau lòng là một cú sốc rất lớn đối với gia đình. Cách đây một tuần, Nghĩa mới từ Hà Nội về Hải Phòng thăm gia đình.
Khi đó, tâm trạng Nghĩa có điều bất ổn. Bà đã gạn hỏi, Nghĩa mới tâm sự với mẹ: Khi chơi đá cầu tại Công viên Thủ Lệ (Hà Nội), Nghĩa bị một bạn cầu đánh, chẳng phải tay vừa, Nghĩa đã đánh lại thanh niên này, khiến cho bạn đánh cầu bị gãy tới bảy cái răng. Sợ bị trả thù, Nghĩa đã về Hải Phòng.
d
Nguyễn Đức Nghĩa bị bắt. Ảnh: VNE
Nói về đời tư cậu con trai, bà Chuân còn cho biết thêm: Nghĩa có rất nhiều bạn gái, tất cả các bạn gái, Nghĩa đều giới thiệu với mẹ. Năm thứ hai đại học, người yêu đầu tiên của Nghĩa chính là Nguyễn Phương Linh (1984), sinh viên một thời với Nghĩa.
Linh đã nhiều lần được Nghĩa dẫn về nhà. Không hiểu lí do gì, Nghĩa đã không qua lại với Linh nữa. Đầu năm 2009, trước khi tốt nghiệp ĐH, Nghĩa lại đưa cô gái tên Yến về nhà giới thiệu với mẹ đây là người yêu. Đến khoảng tháng 8/2009, Nghĩa tâm sự với mẹ không còn yêu Yến nữa.
Được nhận xét là người chan hòa, dễ gần nhưng Nghĩa cũng không đả động tới công việc hiện tại. Bố, mẹ đã nhiều lần hối thúc Nghĩa lập gia đình để sớm ổn định cuộc sống. Nghĩa luôn tìm cớ thoái thác với lí do chưa có công việc ổn định nên chưa muốn lập gia đình.
Quá trình xác minh tìm hiểu cho thấy: Nghĩa thường xuyên thay đổi chỗ ở khi theo học đại học ở Hà Nội. Bà Chuân còn cho biết thêm: Mặc dù là người con ngoan, rất tình cảm với bố mẹ nhưng Nghĩa có ham muốn chơi game, thỉnh thoảng có chơi cá độ bóng đá, chơi số đề.
Qua công tác khám nghiệm hiện trường, pháp y tử thi cho thấy: Nạn nhân Nguyễn Phương Linh đã bị sát hại bằng một nhát đâm thấu phổi dẫn đến tử vong, trên người cô gái có dấu hiệu sinh hoạt tình dục trước khi bị giết.Ngày 4/5, Linh đến gặp Nguyễn Đức Nghĩa, bạn trai cũ. Khoảng 18h30 có một cuộc gọi của một người con trai vào số máy điện thoại cầm tay của Linh, Linh đã nói chuyện khá lâu khiến nghĩa không khỏi bực tức. Sau khi cuộc gọi kết thúc, Nghĩa căn vặn thì Linh nói đó là bạn trai mới của cô ở trong Sài Gòn.
Sau khi sát hại người tình, rạng sáng 5/5, Nghĩa mang đầu và ngón tay của nạn nhân bắt xe sớm về Quảng Ninh. Nghĩa đã tính toán ném phần thi thể này xuống dòng sông Cấm, đúng đoạn cửa sông đổ ra biển.
Từ 16h đến 19h30 ngày 19/5, CA Hà Nội phối hợp với chính quyền, nhân dân xã Xuân Sơn và xã Hưng Đạo (Đông Triều, Quảng Ninh) tổ chức ra soát dọc lòng sông Cấm, nơi Nghĩa khai vứt đầu nạn nhân xuống. Tuy nhiên do sông sâu và rộng, dưới lòng sông nhiều đá, sắt nên không thể dùng lưới quét.
Khoảng 20h cùng ngày, sau tìm kiếm không có kết quả, CA Hà Nội đã lập biên bản truy tìm chưa có kết quả, đồng thời đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục giúp đỡ để truy tìm tang vật.
PV
----------------
Các chuyên gia nói về vụ cắt đầu người yêu cũ

- Hôm 19/5, Nguyễn Đức Nghĩa (quê Kiến An, Hải Phòng) đã bị cơ quan điều tra di lý từ Thái Nguyên về Hà Nội để làm rõ vụ trọng án giết người, cắt đầu và gọt hết các ngón tay xảy ra trước đó 2 ngày. Dưới cặp kính cận dày, khuôn mặt điển trai, Nghĩa đã bình thản đến lạnh lùng ngồi trước điều tra viên, khai và diễn lại động tác giết người mà nạn nhân chính là người yêu cũ của y.

TIN LIÊN QUAN
Theo nhận định của một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực khoa học hình sự, trong vụ án này hung thủ là người hiểu biết và đã làm theo sách và phim ảnh để che giấu hành vi phạm tội của mình. Bằng chứng là y đã cắt đầu, lột quần áo, gọt đầu 10 ngón tay của nạn nhân và tìm cách phi tang các chứng cứ khác.
"Vụ án này có nhiều tình tiết nghiêm trọng, man rợ nhưng không có gì đặc biệt về khoa học hình sự. Bởi dù hung thủ có cố tình xóa dấu vết, nhưng với các điều tra viên giàu kinh nghiệm, chỉ cần quan sát đồ đạc, vết máu từ sàn nhà lên đến hộp kỹ thuật, rồi xác minh các nhân chứng có liên quan là có thể tìm ra hung thủ", chuyên gia này nhận định.
d
Hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa.
Theo LS Nguyễn Văn Tú, Phó trưởng VPLS Khánh Hưng, hành vi của Nghĩa dùng dao đâm vào lưng nạn nhân khiến cô chết tại chỗ là hành vi giết người theo Điều 93 BLHS. Sau đó, thủ phạm tiếp tục bình tĩnh cắt đầu, gọt các ngón tay của nạn nhân, lột quần áo cho vào túi nilon đem vứt xuống sông là một chuỗi các hành vi có tính chất man rợ, nhằm mục đích xoá dấu vết. Hành vi đặc biệt nghiêm trọng này vi phạm khoản 1, Điểm i, Điều 93 BLHS, thực hiện tội phạm một cách man rợ, có khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Theo luật sư Tú, riêng tình tiết thủ phạm có quan hệ yêu đương với nạn nhân, mặc dù đã chia tay và có bạn gái khác nhưng sau đó vẫn hẹn hò tại chính địa điểm là nhà của người bạn gái mới, rồi ra tay sát hại bạn gái cũ ngay tại đó, khiến dư luận có quyền đặt câu hỏi có hay không có đồng phạm trong vụ án này, liệu nguyên nhân dẫn đến vụ án mạng hết sức dã man này có thực sự đơn giản, chỉ bắt nguồn từ sự ghen tuông khi nạn nhân nhận được tin nhắn của người bạn trai khác? Cơ quan điều tra có trách nhiệm làm rõ mọi tình tiết, câu hỏi liên quan đến vụ án.
 ThS Đinh Đoàn
ThS Đinh Đoàn
ThS Đinh Đoàn (chuyên gia Tư vấn Tâm lý, Công ty TNHH Tư vấn Tâm lý, đào tạo Phát triển Cá nhân và Cộng đồng): Lối sống không lành mạnh, phạm tội dã man

Có những người khi phạm tội xong thì sợ đến run lẩy bẩy, ân hận, khiếp đảm, rồi đi thú tội. Còn trường hợp này hành vi phạm tội diễn ra xong vẫn hỉ hả, thể hiện sự say mê như nặn tượng.
Theo tôi, đây là sự dồn nén tích tụ từ lâu, tin nhắn của bạn trai nạn nhân chỉ là giọt nước tràn ly. Mối quan hệ giữa hai người không thể dứt được nên dù 2 người đã có mối quan hệ tình cảm mới nhưng vẫn lén lút đi lại với nhau.
Mối quan hệ này xuất phát từ lối sống không lành mạnh dẫn đến sự đan xen chồng chéo rất phức tạp đẩy đến hành vi phạm tội dã man. Kẻ giết người này không phải bệnh tâm thần mà nó có sự tính toán, bài bản, có sự hiểu biết về mặt pháp luật như gọt các ngón tay, cắt đầu, lột quần áo để công an điều tra không giám định, nhận dạng được nạn nhân.
Đây là hiện tượng phạm tội đơn lẻ, không mang tính chất phổ biến, thông thường, các vụ án mang tính chất dã man thường xuất phát từ những mối quan hệ tình cảm hoặc làm ăn không sòng phẳng.

TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình, (Trưởng phòng Xã hội học Sức khoẻ, Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam): Đó là kẻ máu lạnh, bệnh hoạn!

TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình
TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình
Theo tôi, sự ghen tuông dẫn đến hành vi tội ác của tên Nghĩa không phải là tình yêu mà là sự ích kỷ, hắn chỉ yêu bản thân hắn chứ không yêu người con gái mà hắn giết.
Yêu mà trả thù như thế là một dạng bệnh hoạn, méo mó chứ không phải là tình yêu thực sự. Đó là tư tưởng chiếm hữu tuyệt đối, cảm thấy bị phản bội khi nạn nhân nhận tin nhắn của bạn trai.
Vì thế, khi giết người, hắn cảm thấy khoái trá, hỉ hả. Đây là trường hợp bệnh hoạn, muốn làm bởi không phải bỗng dưng hắn mô tả lại hành vi cắt cổ bạn gái một cách dã man và tỉ mỉ như vậy.
Sự bệnh hoạn của kẻ giết người này xuất phát từ sự bắt chước, sự ham nổi tiếng, nó muốn nhấm nháp sự tàn bạo, đưa ra một hành xử không giống ai.
Nó đối diện và lạnh lùng chấp nhận sự trừng phạt. Nó là một kẻ có máu lạnh, nếu không phải do yếu tố di truyền thì nó đã tự tìm hiểu, tự thẩm thấu từ hành vi giết người ở những ca khác
Vũ Anh (ghi)
--------------

Tìm thấy chiếc đầu nghi của cô gái bị người tình giết

Theo một nguồn tin, một người dân chài tại quận Long Biên (Hà Nội) thông báo đã nhặt được một chiếc đầu trôi trên sông. Có thể đây là chiếc đầu của cô gái trẻ Nguyễn Phương Linh bị người yêu cũ sát hại.
TIN LIÊN QUAN
Cũng theo nguồn tin này, sau khi nhặt được chiếc đầu trên, người đàn ông này đã vùi tại bãi cát ven sông. Hiện cơ quan điều tra đang tìm kiếm người đàn ông này.
jk
Cảnh sát có mặt ở sông Cấm để tìm tang vật vụ án. Ảnh VNE
Trước đó, ngày 19/5, Nguyễn Đức Nghĩa được di lý về Quảng Ninh để phục vụ công tác tìm kiếm, thu hồi phần còn đầu của thi thể nạn nhân.
Sau đó, CA Hà Nội phối hợp với chính quyền, nhân dân xã Xuân Sơn và xã Hưng Đạo (Đông Triều, Quảng Ninh) tổ chức ra soát dọc lòng sông Cấm, nơi Nghĩa khai vứt đầu nạn nhân xuống. Tuy nhiên do sông sâu và rộng, dưới lòng sông nhiều đá, sắt nên không thể dùng lưới quét.
Khoảng 20h ngày 19/5, sau tìm kiếm không có kết quả, CA Hà Nội đã lập biên bản truy tìm chưa có kết quả, đồng thời đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục giúp đỡ để truy tìm tang vật.
O.L (Tổng hợp)
----------------------

Dân chung cư G4 di tản sau vụ cắt đầu bạn gái


Thậm chí, ở tầng 12 (nơi phát hiện xác nạn nhân), mọi người đều di tản hết, có người còn phải thuê khách sạn để ngủ.
Hanoi police arrest man accused of cutting off girlfriend's head DPA
Nghia is reportedly to be charged both with murder and robbery for selling Linh's motorbike, mobile phone and laptop computer to shops in Hanoi. If convicted, he would face a death sentence.
Nghĩa sẽ bị kết án giết người, cướp của vì đã bán xe, điện thoại và máy tính xách tay của Linh tại Hà nội. Nếu bị kết án, có thể sẽ bị tử hình.
----------------------
Khen thưởng lực lượng phá nhanh vụ "xác không đầu" VOV

Chiều 21/5, UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tặng giấy khen và “thưởng nóng” 9 tập thể và 18 cá nhân phá nhanh vụ "xác không đầu" xảy ra tại G4, khu chung cư Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ quan điều tra đã chứng minh động cơ gây án của Nghĩa không chỉ vì ghen tuông mà còn thêm mục đích cướp tài sản.
Thông tin nói rằng Nghĩa ghen tuông với bạn trai mới của chị Linh là không đúng vì sau khi chia tay với Nghĩa, chị Linh chưa hề yêu ai.
Bạn gái hung thủ vụ 'xác không đầu' bị xem xét khởi tố
Tin nhanh
Liên quan đến vụ án "xác không đầu", Hoàng Thị Yến (24 tuổi) sống ở căn phòng nơi xảy ra án mạng, đang bị cơ quan điều tra đề nghị khởi tố về hành vi không tố giác tội phạm. Yến là bạn gái mới của Nguyễn Đức Nghĩa. Phó phòng cảnh sát điều tra tội phạm ...
Khởi tố bị can Nguyễn Đức Nghĩa tội giết người và cướp tài sảncand.com
Khởi tố kẻ giết cô gái ở chung cưNgôi Sao
Vụ giết bạn gái cũ: Góc khuất và những giả thiết24 giờ
VNExpress -Dân Trí -An ninh thủ đô
--------------
Bắt hung thủ vụ "xác nữ giới không đầu" trên tầng thượng chung cư
Dân Trí
(Dân trí) - Ngày 18/5, Phòng PC14 (CATP Hà Nội) đã tiến hành khám xét căn hộ của một nữ sinh viên tại chính tòa nhà phát hiện xác chết nữ giới không đầu. Đêm cùng ngày, hung thủ đã bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại Thái Nguyên. ...
Hung thủ vụ xác chết không đầu là người yêu nạn nhânVietNamNet
Nghi phạm vụ xác chết không đầu lộ diệnVietNamNet
Bắt được hung thủ giết người, vứt xác trên gác thượng chung cưHà Nội Mới
VTC -Tiền Phong Online

Người dân Trung Yên hoang mang vì xác chết không đầu
Zing News
(Zing) – Việc phát hiện xác cô gái không đầu trên tầng thượng khu chung cư G4 Trung Yên vào sáng nay đã khiến những người dân sống ở đây cảm thấy bất ổn. Tòa nhà G4 (bên trái) nơi phát hiện xác chết cô gái không đầu. Tòa nhà G1 (bên phải) nơi mới đây
Hà Nội : Phát hiện xác chết không đầu tại chung cưTiền Phong Online
Xác chết không đầu trên tầng thượng chung cưHà Nội Mới
Xác cô gái khỏa thân không đầu ở chung cưNgôi Sao
VietNamNet -Dân Trí -VNExpress

Xác cô gái khỏa thân, không đầu

-------------
Đào hầm vượt ngục từ nhà vệ sinh, 10 bị cáo lĩnh án
Dân Trí
(Dân trí) - Lợi dụng camera bị che khuất, 10 can phạm dùng song sắt cưa được thay phiên nhau khoét hầm hố ga nhà vệ sinh xuyên qua vách tường rồi chui ra ngoài theo hệ thống thoát nước. Ngày 18/5, TAND TPHCM đưa ra xét xử vụ án “trốn khỏi nơi giam giữ” ...
Đào hầm trong trại giam để vượt ngụcNgôi Sao
Đào hầm vượt ngục, 10 can phạm lãnh ánNgười Lao Động
Dùng lưỡi cưa đào hầm trốn trại tập thểVietNamNet
VNExpress

Định phá lỗ thông gió buồng giam để trốn ra ngoài nhưng không được, Nguyễn Minh Hùng liền phân công đồng bọn canh quản giáo, đào một hố nhỏ gần bồn cầu, thông ra cống nước bên ngoài rồi rủ nhau vượt ngục.
Hôm nay TAND TP HCM đã tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng (38 tuổi) mức án 8 năm tù về các tội "trốn khỏi nơi giam giữ" và "trộm cắp tài sản". Liên quan đến vụ án, Vũ Anh Tuấn (tức Tuấn "Sida", 32 tuổi), Trần Bình Hùng (tức Hùng "Mồ côi", 28 tuổi) và 7 bị cáo cũng phải nhận từ 3 đến 4 năm tù về tội "trốn khỏi nơi giam giữ". Ngoài hình phạt này, các bị cáo còn phải chịu thêm bản án về tội danh đã bị bắt giam trước khi vượt ngục.
Các bị cáo tại tòa hôm nay. Ảnh: Vũ Mai.
Theo cáo trạng, buồng giam số 6 thuộc Nhà tạm giữ - Công an quận Tân Phú (TP HCM) là nơi tạm giam 16 can phạm có tiền án, tiền sự như "trộm cắp tài sản", "tàng trữ trái phép chất ma túy", "cướp giật tài sản". Trong đó có 10 bị cáo trên.
Khoảng giữa tháng 8/2009, trong những lần gặp mặt gia đình, Tuấn "Sida" bảo vợ gửi vào chiếc điện thoại di động rồi giấu trong vỏ hộp sữa để cán bộ quản giáo không phát hiện được. Do có ý định trốn trại, tối 12/10/2009, Nguyễn Minh Hùng tập hợp toàn bộ can phạm cùng lên kế hoạch vượt ngục. Tuy nhiên, 6 người trong phòng từ chối tham gia vì không muốn tiếp tục phạm tội.
Sau đó, Hùng dùng điện thoại di động của Tuấn "Sida" nhắn tin cho một phụ nữ (không xác định được lai lịch) yêu cầu gửi cho mình 3 lưỡi cưa sắt. Nhằm qua mắt công an, Hùng chỉ "chiêu" giấu những món mình yêu cầu vào hộp bánh mua tại căng tin trại giam.
Hôm sau, trong lần được thăm nuôi, Hùng đã nhận được thứ mình muốn. Chiều cùng ngày, sau khi ăn cơm xong, Hùng phân công những người khác canh cán bộ quản giáo rồi cùng Tuấn và Hùng "Mồ côi" cưa đứt 2 đoạn song sắt của lồng sắt buồng giam (được che khuất bởi bình nước uống). Sau đó, Hùng leo lên đục mép tường cửa sổ thông gió, tìm đường trốn ra ngoài nhưng không được nên phải trám lại bằng cơm nhồi với nước.
Không từ bỏ ý định vượt ngục, ngày 14/10/2009, Hùng phát hiện nền sàn nước gần bồn cầu bị mục, đất rất mềm nên nảy sinh ý định đào một đường hầm thông ra ngoài buồng giam. Hằng ngày, Hùng phân công đồng bọn thay phiên nhau dùng song sắt, muỗng nhựa, ca nhựa... để đào. Đến tối ngày 16/10/2009 thì đường hầm thông ra bên ngoài cống thoát nước sát buồng giam đã được đào xong.
Rạng sáng hôm sau, Hùng cùng 9 can phạm khác lần lượt chui theo đường hầm ra phía sau nhà tạm giữ. Từ đó, những người này nhảy tường rào sang sân tập luyện của Quận đội quận Tân Phú rồi trốn thoát.
Sau khi trốn khỏi nơi giam, khuya ngày 31/10/2009, Hùng đột nhập vào một ngôi nhà trên đường Lê Đại Hành, quận 11 trộm được một chiếc xe Nouvo. Hôm sau, khi đang đi tiêu thụ chiếc xe gian này thì bị cảnh sát 113 bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ.
Tại cơ quan điều tra, Hùng khai tên giả nhưng nhận tội đã lấy cắp chiếc xe máy trên. Khi công an quận 11 (TP HCM) khởi tố vụ án, bắt tạm giam Hùng, chuẩn bị đưa ra xét xử thì Hùng tiếp tục rủ 3 can phạm khác... vượt ngục. Tuy nhiên, kế hoạch của Hùng lần này không những thất bại mà công an còn vạch trần được cả danh tính của hắn trong vụ vượt ngục trước.
Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm để người bị giam giữ trốn nhằm tiếp tục làm rõ, xử lý những cán bộ, chiến sĩ Đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp nhà tạm giữ công an quận Tân Phú
----------
Bị đánh đến chết vì tè bậy
VietNamNet
(TinnhanhVietNamNet)- Đứng từ bậy trước cửa một nhà dân, anh Hưng bị một nhóm thanh niên lao vào đấm đá, đập đầu xuống đất phải đưa đi cấp cứu. Sau đó, nhóm thanh niên còn đuổi theo vào tận bệnh viện hành hung khiến anh Hưng tử vong.

TIN LIÊN QUAN
Nạn nhân đã tử vong là anh Nguyễn Quang Hưng (SN 1974, trú tại số 5 Sơn Tây, Ba Đình, Hà Nội).
Trước đó, vào khoảng chập tối ngày 14/5, sau chầu rượu cùng một người bạn, anh Hưng trở về nhà trong hơi men. Khi đến đầu phố Nguyễn Phạm Tuân, anh đứng tè trước của nhà ông Thọ, nóng mắt vì hành động xả uế ngay trước cửa nhà mình ông Thọ ra nhắc nhở. Hai bên lời qua tiếng lại, lại đang sẵn có chút hơi men anh Hưng đã dùng tay đấm vỡ của kính nhà ông Thọ.
Thấy thế, ông Thọ nhấc điện thoại gọi người cầu cứu. Ngay sau đó, một nhóm thanh niên khoảng hơn 10 người xuất hiện, lao vào đấm đá, đập đầu anh Hưng xuống đất nhiều lần khiến anh này bất tỉnh.
Người dân xung quanh thấy vậy đã xúm lại can ngăn và đưa anh Hưng đi cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn. Tuy nhiên, nhóm thanh niên kia đã đuổi theo vào tận bệnh viện và tiếp tục hành hung nạn nhân, chỉ đến khi có sự can thiệp của bảo vệ và nhiều người có mặt tại bệnh viện nhóm thanh niên này mới chịu bỏ đi.
Anh Hưng đã được các bác sĩ tiến hành cấp cứu ngay sau đó, nhưng lo sợ nhóm côn đồ sẽ quay lại tấn công. Nên sau khi cấp cứu anh đã bỏ trốn vào một nhà nghỉ ẩn náu đến sáng sớm hôm sau mới dám về nhà.
Về đến nhà, thấy chồng kêu đau có nhiều dấu hiệu bất thường vợ anh Hưng đưa chồng đến viện khám nhưng anh đã được giới thiệu ngay lên tuyến trên do vết thương quá nặng.
Một ngày sau đó, anh Hưng đã tử vong tại bệnh viện Việt Đức. Nguyên nhân tử vong được xác định là do bị chấn thương sọ não.
Hiện cơ quan CATP Hà Nội đã bắt khẩn cấp Nguyễn Khắc Hùng (SN 1954, trú tại quận Ba Đình) để điều tra hành về vi giết người, đồng thời cũng tiến hành truy bắt những đối tượng có liên quan đến vụ việc trên.
  • Nguyễn Lam

Bị côn đồ truy sát vì đi vệ sinh không đúng chỗHà Nội Mới
Côn đồ vào bệnh viện đánh chết người "đi bậy"VTC
Mất mạng vì tiểu tiện nhầm… chỗTin nhanh
Dân Trí

------------

Chết vì tiếng còi xe tải

TTO - Chỉ vì tiếng còi xe tải quá lớn làm nạn nhân giật mình ngã xuống đường và bị bánh sau của chính chiếc xe đó cán chết.
Mở rộng điều tra vụ án mạng trước vũ trường Gossip
An ninh thủ đô
(ANTĐ) - Ngày 18-5 nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TP.HCM cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo sơ bộ với Ban Giám đốc Công an TP.HCM về vụ trọng án xảy ra tại trước khu vực vũ trường Gossip (số 79 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, ...
Dàn trận huyết chiến giữa phố từ việc ghẹo gáiVTC
Án mạng trước cổng vũ trườngHà Nội Mới
Giết người trước vũ trườngTiền Phong Online
Thanh Niên -Báo Đất Việt -XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật


Việt Nam: Một trong mười nước có tỉ lệ phá thai cao nhất


(Dân trí) - Tại hội nghị Sản phụ khoa Việt-Pháp-Châu Á Thái Bình Dương, các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Việt Nam là 1 trong 10 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất (20%), đặc biệt là ở trẻ vị thành niên”.

(NLĐ) – Ngày 17-5, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã công bố kết quả kiểm nghiệm chất lượng dây điện
Chưa thiếu điện, vẫn bị cúp tràn lan


TT - Ngày 18-5, thêm nhiều bạn đọc phản ảnh với báo Tuổi Trẻ về tình trạng cúp điện tràn lan không đúng theo cam kết của ngành điện lực. Trong khi đó, phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN TP.HCM) Trần Khiêm Tuấn giải thích: “Chúng tôi chưa thiếu điện...”.
img

Tổng số lượt xem trang