Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Mâu thuẫn của VN: sở hữu toàn dân nhưng cấm khiếu nại tố cáo đông người

TLQ: -Khiếu nại tố cáo đông người tăng 32%
-Đơn tố cáo tập thể sẽ không được giải quyết
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát và công tác nhân sự UBKT phục vụ đại hội Đảng các cấp. Ảnh:Th.Linh
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM sáng 19-9 đã tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát và công tác nhân sự ủy ban kiểm tra quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở và đảng ủy cơ sở phục vụ đại hội Đảng các cấp.


Danh tính người tố cáo thuộc danh mục bí mật nhà nước


Theo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM, những đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên sẽ không được giải quyết. Ngoài ra, ủy ban kiểm tra cũng sẽ không giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và những đơn tố cáo có tên đã được cấp thẩm quyền xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; những tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo không phải ban do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.

Những tố cáo đảng viên liên quan đến nhân sự cấp ủy khóa mới và đại biểu đại hội đảng các cấp sẽ được các ủy ban kiểm tra tập trung giải quyết trước. Kết quả giải quyết tố cáo phải kết thúc trước ngày khai mạc đại hội. Về giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, chỉ xem xét những đơn có liên quan đến nhân sự cấp ủy khóa mới, đại biểu dự đại hội đảng các cấp, nếu đơn khiếu nại gửi đến cấp ủy, ủy ban kiểm tra trước ngày khai mạc đại hội.
-

Sở hữu của toàn dân

Alan Phan
3 December 2012
Theo luật quốc tế, người ta thường qui trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ. Tôi còn nhớ một bài học đắt giá vào năm 1977 tại California. Một người bạn thân từ Pháp ghé thăm và vì tôi phải đi làm, nên giao chiếc xe Pontiac Bonneville của mình cho anh mượn, lái thăm quan tiểu bang mà anh yêu thích. Anh lái theo kiểu dân Paris chính cống , lượn lách ngay cả trên các xa lộ cao tốc. Qua khỏi Burbank, xe anh đâm vào một chiếc xe khác từ sau, gây tử vong cho một phụ nữ mới 28 tuổi.
Đương nhiên là anh có lỗi và phải chịu toàn trách nhiệm. May là xe tôi có bảo hiểm, nhưng lại bị giới hạn về tiền bồi thường (tối đa 1 triệu đô la). Tòa xử phía bị đơn phải bồi thường tổng cộng khoảng 1.25 triệu đô la cho phiá nạn nhân. Tôi lãnh đủ 250 ngàn tiền sai biệt sau khi hãng bảo hiểm trả phần họ; cộng với chiếc xe Pontiac hư hại hoàn toàn. Anh bạn thì sợ bỏ trốn về Pháp 2 ngày sau khi gây tai nạn và biệt tích giang hồ.
May mà gia đình nạn nhân cũng giàu có nên họ bớt cho tôi 100 ngàn và cho tôi trả 150 ngàn đô còn lại trong 3 năm. Sau đó các bạn tôi thường than phiền là tôi ích kỷ, không thích cho ai mượn xe.
toan dan so huu11
Tuần vừa qua, một quan chức Việt Nam, ông Tường, TGD Công Ty Đường Sắt Viêt Nam, nhắc nhở lại cho chúng ta quy tắc trên về luật sở hữu. Trách nhiệm sau cùng phải thuộc về sở hữu chủ, dù họ có can dự hay không vào “các tai nạn” hay bất cứ “sai phạm, thất thoát, lãng phí” ngay việc “sử dụng” các tài sản này có tạo ra tội ác hay không? Ông hoàn toàn đúng luật.
Về điểm này, tôi phải thành thực mà công nhận chủ nghĩa XH “ưu việt” hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Và các nhà lập pháp hay hành pháp (nôm na là các bác lãnh đạo) thuộc phe XHCN xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của loài người.
Khi để “toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì ‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu. (Thực ra, theo lịch sử, thì 5 ngàn năm qua chưa bao giờ có sự cố tốt hay xấu cho các tài sản “tập thể”, chì có “tai nạn” và “ thảm họa” do hoàn cảnh khách quan). Ngoài ra, vì “toàn dân” là sở hữu chủ nên họ phải chịu trách nhiệm về mọi nợ nần, hư hỏng hay phá hoại. Tôi đang đợi một phiên tòa quốc tế có 90 triệu dân bị còng tay đưa ra xét xử về tội “xù nợ” hay “tàn phá môi trường”.
Đến ngày hôm nay, tôi mới thông hiểu hết cái thâm thúy tuyệt vời của chủ nghĩa Mác Lê. Một chủ thể gọi là “toàn dân” mới chính là tội đồ cho mọi đổ đốn nơi đây. Tên “toàn dân” này quả là một thế lực thù địch nguy hiểm nhất của xã hội.
Lời khuyên của ông già Alan: Bạn đừng làm “toàn dân”. Coi chừng có ngày phải đi tù vì trong sổ sách của tòa, tội trạng của tên “toàn dân” này sau 67 năm dài hơn 48 cuốn Thư Mục Tham Khảo (encyclopedia) của Britannica… và sắp sửa lấp đầy Thư Viện Quốc Gia.
Alan Phan



-"Chạy chức, chạy quyền đã thành "đấu thầu" cán bộ"? (VietNamNet) - ĐB Lê Văn Cuông vẫn giữ nguyên trăn trở từ bao năm nay về tình trạng chạy chức, chạy quyền - mà ông gọi là nạn "đấu thầu" cán bộ.

-Ngày 23/11, hòa giải vụ kiện lô cốt chặn trước nhà dân (Bee)-Ông Lang cũng bổ sung thêm yêu cầu phía bị đơn phải xin lỗi.-


-"Hóa ra đại biểu cũng đứng về phía chính quyền?"-

Thứ Sáu, 29/10/2010 (GMT+7) - Bàn đến Luật khiếu nại cũng là dịp để nhiều ĐBQH giãi bày bức xúc về tình trạng khiếu kiện đông người, vòng luẩn quẩn bế tắc của việc không ai chịu trách nhiệm cuối cùng. "Luật quy định hàng tháng bộ trưởng và chủ tịch tỉnh phải tiếp công dân. Nhưng trong hơn 4 năm làm Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH, tôi chưa từng thấy Bộ trưởng tiếp dân lần nào, toàn ủy nhiệm thứ trưởng. Thứ trưởng lại vỗ vai nhờ tôi xử lý giúp", ĐBQH Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) kể ở phiên họp tổ sáng nay (29/10) góp ý cho Luật khiếu nại.
Không đảm bảo tính khách quan
Chuyện của ĐBQH Bùi Sĩ Lợi "đụng" đến vấn đề được tổ Thanh Hóa - Thái Nguyên mổ xẻ về trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại công dân, hạn chế tình trạng đơn thư chạy lòng vòng không có điểm dừng. Bàn đến Luật khiếu nại cũng là dịp để nhiều ĐBQH giãi bày những bức xúc về tình trạng khiếu kiện đông người, nhất là vòng luẩn quẩn bế tắc của việc không ai chịu trách nhiệm cuối cùng, khiến cơ quan công quyền luôn bị mang tiếng là "vô cảm, thiếu trách nhiệm".
"Người dân nhiều khi vẫn biết ông A, ông B chịu trách nhiệm chính, nhưng họ vẫn cứ gửi đơn thư lòng vòng đến nhiều nơi, nhiều cấp để tạo áp lực", ĐBQH Lê Văn Cuông (Thanh Hoá) phân tích.
Đại biểu Quốc hội chính những người được dân tin tưởng gửi gắm đơn thư nhiều nhất.
Một số tình huống, ĐBQH có thể "tác động" để thúc đẩy tiến độ xử lý. Nhưng đa số trường hợp đơn thư vẫn cứ "ách" lại.
"Đến nỗi có người dân còn nói, ông Cuông trên diễn đàn QH nói gay gắt thế mà rồi không đứng ra giúp giải quyết đơn thư khiếu nại cho dân. Hóa ra ĐBQH cũng đứng về phía chính quyền", ông Cuông kể lại.
ĐB Nguyễn Hữu Đồng (Nam Định) cho rằng, Luật khiếu nại lần này vẫn chưa giải quyết được rốt ráo tình trạng đơn thư lòng vòng.
"Rồi dân đến nhiều lần thì lại giải quyết bằng cách chuyển về địa phương. Phải giải quyết khiếu nại sao cho hiệu quả ngay từ lần đầu để tạo tín nhiệm cho người dân. Nếu để người đi khiếu nại nhiều lần sẽ gây ác cảm", ông Đồng phân tích.
ĐB Vũ Quang Hải (Hưng Yên) cũng thắc mắc, không hiểu sao trong Luật vẫn chưa nói rõ cách xử lý những trường hợp không giải quyết đơn thư của dân.
Theo ĐBQH Lê Thị Nga (Thái Nguyên), cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay không đảm bảo tính khách quan. Người bị khiếu nại cũng đồng thời là người đứng ra nhận đơn thư và giải quyết.
Sửa Luật đất đai
80% các vụ khiếu nại hiện nay liên quan đến đất đai, vì thế điều mà các ĐBQH cho rằng phải làm khẩn thiết là cần song song sửa Luật đất đai mới mong giải quyết được tình hình. Bởi Luật khiếu nại chỉ đưa ra cơ sở pháp lý về thủ tục giải quyết, trong khi gốc rễ căn cơ chính là những vấn đề liên quan đến đất đai.
Theo tổng kết của Thanh tra Chính phủ, khiếu nại diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều nhất ở các tỉnh, thành phố có tốc độ đô thị hóa cao.
Nói như ĐBQH Bùi Sĩ Lợi, đơn thư khiếu nại gửi đến Thanh tra Chính phủ đã chất cao như núi. Kèm theo đó là thực tế chưa được pháp luật thừa nhận về những vụ việc khiếu kiện đông người (cũng chỉ liên quan đến đất đai).
Liên quan đến quy trình, thủ tục, ĐB - luật sư Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM) nói, cần phải có quy đinh rõ, cơ quan hành chính nhận đơn thì phải có trách nhiệm với công dân, phải ra quyết định đàng hoàng chứ không phải chỉ bằng công văn. "Nếu ra công văn thì tòa không xử được. Tòa xử lý là xử quyết định hành chính chứ không xử công văn", ông Trừng nói.
Dự án Luật khiếu nại được tách ra từ Luật Khiếu nại, tố cáo và trình lần đầu tại kỳ họp này.
-Người cầm quyền ưa tập trung, người dân ưa dân chủ(VietNamNet) - Tập trung dân chủ không phải là đặc thù của một loại hình nhà nước nào. Điều cốt yếu là có cơ chế để đảm bảo người cầm quyền phải thượng tôn hiến pháp và pháp luật.-BÀN VỚI CHÁU 9X MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI BS Hồ Hải-Như vậy thì khi nào hình thái kinh tế xã hội Việt Nam có đa nguyên để 2 điều trên được thực hiện, mà không còn là bất di, bất dịch nữa? Đó là: Khi tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước ở Việt Nam đủ lượng để biến thành chất đòi hỏi chính trị Việt Nam phải thay đổi cấu trúc thượng tầng của nó. Ví dụ như câu chuyện Ôn tể tướng nêu ra gần đây cho hình thái kinh tế xã hội của Trung Quốc. Đây là câu trả lời theo triết học chứ không phải chính trị học.--Xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới (Tạp chí Cộng Sản 22-9-10) -
-Hà Nội: Sửa quy định vì không "khớp"... với Nghị định (Bee)-Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng cần sửa 2 nội dung trong quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thủ đô vừa ban hành tháng 2/2010...

Dự luật khiếu nại: Được quyền kiện ra tòa mà không cần khiếu nại (PL)-Ngày 25-10, Quốc hội đã nghe Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Pháp luật trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Khiếu nại.-Nâng đường ngập nhà: Có thể kiện đòi bồi thường  (PL)-Ngập lụt đô thị được xác định có nhiều nguyên do, trong đó nguyên do chính là việc thoát nước không bảo đảm. Điều đó có thể xuất phát từ cốt nền đô thị thấp hơn hệ thống cốt chuẩn (gây ngập trên diện rộng) và cũng có trường hợp địa hình tuy cao hơn cốt chuẩn song lại bị
- VỤ “CỰU LUẬT SƯ” KIỆN BỘ TƯ PHÁP:  Bác kháng cáo vì thu hồi đúng (PLTP).-Cải cách hành chính: Con người là quyết định (PL)-
Điều cốt yếu là không được để xảy ra cửa quyền, nhũng nhiễu. Có như thế mới tạo niềm tin trong dân chúng.
Sao không hoán đổi mà lại cấm? Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra chỉ thị cấm sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng điện thoại cố định kéo dài có tần số không phù hợp gây can nhiễu cho mạng 3G.
Thông tin được nhấn mạnh là “sự vô tình hay hữu ý sử dụng các dòng máy kéo dài này sẽ bị xử lý nghiêm, phạt từ 10 triệu đồng đến 70 triệu đồng”.
Thực tế là khá nhiều người đã sửng sốt khi biết chuyện này. Bởi đơn giản là suốt hai năm nay các loại điện thoại cố định kéo dài với đủ loại nhãn hiệu vẫn đang bày bán tràn ngập tại các siêu thị điện máy, cửa hàng điện tử, chợ cửa khẩu và... chợ trời nhưng cơ quan quản lý không hề có ý kiến gì. Chỉ đến khi dịch vụ 3G xuất hiện thì loại điện thoại cố định kéo dài kia bỗng trở thành “kẻ ngáng đường” khó chịu. Tháng 5-2010, từ Thừa Thiên-Huế đến Kiên Giang liên tiếp xuất hiện các vụ can nhiễu mạng di động 3G như rớt mạng hoặc không kết nối được Internet...
Tình trạng đó khiến Cục Tần số vô tuyến điện phải đi xác minh và “thủ phạm” gây can nhiễu được “kết án” là... loại điện thoại cố định không dây! Sự tinh thông nghiệp vụ của các chuyên gia tần số còn cụ thể đến mức chỉ rõ nguồn gây nhiễu là các thiết bị thuộc loại DECT 6.0 của Mỹ-Canada với dải tần số là 1920-1930 MHz, trùng với tần số đã được cấp cho mạng di động MobiFone. Đảo qua thị trường hiện có tới... hơn 100 loại máy có chung tần số này!
Cục Tần số vô tuyến điện đã phải gửi ngay công văn sang Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường yêu cầu chặn ngay “tội phạm” từ cửa khẩu, đồng thời truy quét ngoài thị trường.
Nhưng đã trễ, suốt hai năm qua người dân đã mua bán, sử dụng vô tư loại máy này mà không ai nhắc nhở, khuyến cáo gì cả. Đấy là biểu hiện rõ nét của “lỗ hổng” về quản lý tài nguyên tần số cũng như thị trường thiết bị đầu cuối dẫn đến một dịch vụ đi sau là 3G của MobiFone “dính đạn”. Vì thế, trong việc này người tiêu dùng không có lỗi, bởi họ mua hàng hóa bày bán hợp pháp trên thị trường.
Cho nên sẽ là sòng phẳng hơn nếu nhà nước và doanh nghiệp chịu thiệt, có hình thức hoán đổi thiết bị có dải tần số phù hợp cho người dân chứ không nên mang các quyết định hồi tố ra đe nẹt!

Luật sư Cù Huy Hà Vũ tiếp tục kiện thủ tướng (VOA)-
Luật sư Cù Huy Hà Vũ một lần nữa đệ đơn kiện thủ tướng Việt Nam vì một nghị định cấm người dân nộp đơn khiếu nại tập thể.Bản tin hôm thứ Ba của hãng thông tấn Đức trích lời luật sư Hà Vũ, người trước đây đã từng đệ đơn kiện chính phủ về các vấn đề môi trường, khẳng định rằng nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 quy định cấm khiếu nại tập thể là việc làm, là hành vi hành chính hoàn toàn trái Hiến pháp và pháp luật.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ cho biết đã nộp đơn kiện vào cuối tuần qua.
Trong đơn kiện, luật sư Cù Huy Hà Vũ viện dẫn điều 69 của Hiến pháp Việt Nam, trong đó quy định: “Công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Ông Vũ nói rằng điều này có nghĩa nhiều công dân có quyền tập hợp nhau lại để có tiếng nói chung về một hoặc nhiều vấn đề, đồng nghĩa nhiều công dân có quyền cùng ký tên vào một văn bản dù đó là kiến nghị, đơn khiếu nại hay đơn tố cáo để yêu cầu một hay nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết một hay nhiều vấn đề vì quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hồi năm 2009, luật sư Cù Huy Hà Vũ cũng từng kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã thông qua dự án khai thác bauxite do Trung Quốc quản lý ở Tây Nguyên. Ông nói rằng các dự án này vi phạm luật pháp về bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia và di sản văn hóa. Tuy nhiên, vụ kiện đã không được các tòa án ở Việt Nam thụ lý.
Nguồn: DPA, Bauxite Vietnam website
Học gì từ Nguyễn Trường Tộ?
Vietnam lawyer sues premier over law barring group complaints DPA Hanoi - A Vietnamese lawyer said Tuesday that he had sued the country's prime minister over a decree that bars people from lodging complaints as a group.
Cu Huy Ha Vu, a prominent gadfly who last year sued the government over environmental issues, said a 2006 decree requiring petitions and complaints to be filed only by individuals violates Vietnam's constitution.
'I decided to take legal proceedings against Prime Minister Nguyen Tan Dung because he continues to violate the constitution and the law,' Vu said. He said he had filed the suit at the weekend.

Dung issued the decree months after several hundred activists had signed an independent political petition known as the 8406 Manifesto, which advocated democratic reform in the one-party, Communist state.
In practice, groups of Vietnamese citizens have continued to lodge complaints over land disputes and other non-political matters, and the decree has been largely ignored.
Vu said the decree violates an article of the constitution that stipulates 'citizens have the right to gather, form groups and protest in conformity with the law.'
In 2009, Vu sued Dung for approving Chinese-run bauxite-mining projects in Vietnam's Central Highlands. He said the projects broke laws on environmental protection, national security and cultural heritage.
The suit was thrown out by the courts, which said they did not have authority to try the prime minister.
While other activists opposed to the bauxite mines have faced police harassment or arrest, Vu has not.
Vu's father, Cu Huy Can, was a widely read poet, a confidant of national leader Ho Chi Minh and the first agriculture minister of independent Vietnam. An uncle, Xuan Dieu, was one of the most famous poets in Vietnamese literature.
Những chiêu thức quản lý của chính phủ Việt Nam (RFA)-Kỳ này chúng ta sẽ tiếp tục buổi hội luận với các vị khách mời về cách điều hành đất nước của chính phủ Việt Nam. Theo quan điểm của tôi, Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tổ chức khôn ngoan nói chung. Tôi không có ý nói đó là lý tưởng tốt nhất nhưng ý của tôi là họ có cố gắng để phát triển trong xã hội, họ không phải chỉ mù quáng bám chặt lấy thuộc tính ban đầu của đảng cộng sản mà họ có suy nghĩ và trải nghiệm. Ví dụ như họ cho phép tự do ngôn luận xem thử nó sẽ dẫn đến đâu và nếu trong trường hợp nó đi qua xa thì họ sẽ đưa trở về với các nguyên tắc. Một điều khác nữa là xã hội Việt Nam thực sự rất linh hoạt, người ta luôn tiến đến sát biên giới của luật lệ. Nếu họ bị chặn đường này, họ sẽ tìm những đường khác để đi. Nhiều sự phát triển trong xã hội Việt Nam trong vòng 20, 25 năm qua là do người dân cơ bản vẫn làm theo những gì người ta muốn họ làm, rồi xoay sở thay đổi nguyên tắc hoặc để nguyên tắc xoay chuyển theo hướng thích nghi với những gì họ làm. Tôi đã chứng kiến rất nhiều sự linh hoạt của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, sự linh hoạt cũng là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề bởi vì người dân không thực sự tuân thủ luật lệ. Họ chỉ tìm mọi cách để đạt được mục tiêu. Đảng Cộng Sản vì vậy phải tìm cách để tồn tại với cái thực tế ấy. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy một số vấn đề phát sinh vì Đảng nắm giữ quá nhiều quyền lực nhưng ngược lại đôi khi Đảng, hay ít nhất là trung ương Đảng ở tại Hà Nội, lại không có đủ quyền lực, chẳng hạn như họ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát những chuyện xảy ra ở các tỉnh. Chúng ta cũng có thể thấy là Đảng Cộng Sản đã rất nỗ lực để tái khám phá ra một cấu trúc mới để điều hành.
Vấn đề tham nhũng là “institutionalize”, nghĩa là nó là cả một hệ thống rồi, làm sao mà giải quyết được? Ví dụ nếu mình ở trong Đảng, mình làm lỗi, tại sao không đưa ra tòa mà phải đưa ra Đảng?Những gì đang diễn ra tại Việt Nam, theo tôi, đó là quá trình làm nên nhóm đặc quyền điều khiển đằng sau sân khấu, nắm giữ quyền lực trong đảng, chính phủ và các tổ chức tư nhân và tập đoàn lớn. Bằng cách nào đó trong sự phát triển của quốc gia đã hình thành một quy luật là đảng đưa ra một kế hoạch và mọi người xúm vào làm. Tuy nhiên, khi có một sự kiện như Vinashin chẳng hạn, bạn phát hiện ra là những gì đáng lẽ là một phần của sự phát triển quốc gia thì bây giờ nằm trong túi tiền của chỉ một số người. Vì vậy, giống như các bạn nói là việc thiếu cơ chế “phối kiểm và đối trọng” đã tạo điều kiện để một số người lợi dụng quá trình phát triển và biến nó thành lợi ích riêng. Đây thực sự là vấn đề phổ biến tại Việt Nam
- Ít nhất hai ứng viên để Đại hội bầu Tổng bí thư (VNN), Đùi Đức Lại, cựu chuyên gia cao cấp của Ban Tổ chức trung ương. -- Ông nghị Lê Văn Cuông: Bầu Quốc hội phải như thi hoa hậu (VNN).

Tư pháp hội nhập Bút Lông
Tròn một năm sau khi bị chất vấn về sự chậm chạp trong xử lý nghi án hối lộ của Công ty PCI (Nhật Bản) với Việt Nam, ngày 25-10, ông Trần Quốc Vượng, Viện trưởng VKSND Tối cao, lại phải trả lời báo chí về hai chuyện tương tự khác xảy ra cùng thời điểm tại Úc và Mỹ.
Án chung thân cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, người nhận hối lộ của PCI, dù chậm nhưng cũng đã được tuyên nhưng những nghi can nhận tiền của Securency và Nexus thì vẫn… trong bóng tối. Dù trong cả hai việc này cơ quan điều tra và tòa án nước ngoài đã hành động nhưng theo lời ông Vượng thì hiện Việt Nam chưa có bằng chứng để khởi tố điều tra đối với các cá nhân cụ thể.
Không phải ngẫu nhiên mà trong báo cáo thẩm tra công tác phòng chống tham nhũng 2010 của Ủy ban Tư pháp vừa gửi đến đại biểu Quốc hội lại “rung chuông” mạnh mẽ về khâu phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. Có nhiều vụ việc dấu hiệu tội phạm đã rành rành mà cơ quan này “ém”, cơ quan kia “bênh” khiến hành vi phạm tội được kéo dài, đến khi vỡ lở thì hậu quả đã vô cùng nghiêm trọng.
Người ta có quyền lo ngại khi mà một “cơ chế” chủ động phát hiện, xử lý tội phạm có yếu tố nước ngoài, tương trợ tư pháp, chuyển hóa chứng cứ với những nước có quan hệ kinh tế sâu với Việt Nam vẫn chưa định hình.
Hơn 20 năm đổi mới thể chế kinh tế và hội nhập, hơn ba năm là thành viên đầy đủ của WTO, Việt Nam đã có quan hệ thương mại - đầu tư sâu rộng với nhiều nền kinh tế khác nhau trên thế giới với “lưu lượng” chuyển tiền hàng chục tỉ USD/năm. Thậm chí sự chủ động hội nhập kinh tế còn thể hiện ở chỗ vừa qua Việt Nam đã đâm đơn kiện Mỹ ra WTO về việc áp thuế không công bằng với con tôm xuất khẩu của mình. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã phải theo hầu khá nhiều vụ việc đối tác nước ngoài đưa đơn kiện lên tòa án hoặc trọng tài thương mại quốc tế.
Bối cảnh và điều kiện đó cho thấy hệ thống tư pháp Việt Nam không thể “một mình một chợ” chạy bên lề những đòi hỏi của cuộc sống cũng như “luật chơi” toàn cầu. Sau kinh tế, sự chủ động hội nhập sâu hơn của hệ thống lập pháp, tư pháp sẽ đưa đến những giá trị mới, lợi ích mới không chỉ là đo đếm được.


- Xung quanh vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Định khai man bằng cấp (Thanh niên)

Không thể né tránh "khiếu nại đông người"?
25/10/2010 16:53:21- Nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để quy định trong luật này việc giải quyết khiếu nại đông người, vì đây là thực tế không thể né tránh.Trong dự thảo Luật khiếu nại trình ra QH sáng nay (25/10), nội dung về khiếu nại đông người được quy định: “Trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn từng người viết đơn riêng để được giải quyết”.Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói lý lẽ của cơ quan soạn thảo:
Mỗi hình thức khiếu nại đông người cần phải có biện pháp giải quyết riêng, nên không thể quy định một trình tự, thủ tục chung để giải quyết khiếu nại đông người trong Luật khiếu nại được.
Trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì yêu cầu về quyền và lợi ích của từng người cũng không giống nhau."Khiếu nại đông người là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, nếu quy định vấn đề này trong Luật khiếu nại dễ dẫn đến việc lợi dụng, để gây rối, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội", ông Truyền nói.Vì vậy, Chính phủ cho rằng không quy định trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại đông người trong dự thảo, mà quy định trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn từng người viết đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại. Hiện nay Chính phủ đang giao cho Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn xử lý khiếu nại đông người.Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra dự án luật của Ủy ban Pháp luật của QH cho thấy, có một luồng quan điểm khác. Nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để quy định trong luật này việc giải quyết khiếu nại đông người, vì đây là thực tế không thể né tránh, khi vụ việc xảy ra các cơ quan nhà nước vẫn phải có trách nhiệm giải quyết. Ngay cả Bộ Tư pháp cũng cho rằng nên cân nhắc thể hiện nội dung khiếu nại đông người.Trong văn bản gửi tới cơ quan soạn thảo, Bộ này dẫn chứng: Trên thực tế việc khiếu nại đông người đã xuất hiện, nhất là các khiếu nại liên quan đến đất đai. Do đó, dự thảo Luật khiếu nại cần quy định về khiếu nại đông người để đáp ứng với yêu cầu của thực tế.Dự án Luật khiếu nại sẽ được Quốc hội thảo luận tổ vào sáng 29/10 và tại hội trường vào chiều 15/11. Thông Chí - Nguyễn Yến
80% khiếu nại liên quan đến đất đai (VNN)-(VietNamNet) - Từ 2005 đến tháng 6/2006, khoảng 80% số vụ việc khiếu nại liên quan đến lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Bắc Ninh(TT)-Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Bắc Ninh (CafeF)- Theo Thanh tra Chính phủ, hiện có 44,97ha đất của 6 dự án vi phạm Luật Đất đai, chậm đầu tư nhiều năm, để hoang hóa.

Tổng số lượt xem trang