Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Ngày 15/10, xét xử vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ

pictureThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan tố tụng phối hợp điều tra, quyết tâm xử lý đúng pháp luật.
-Huỳnh Ngọc Sỹ kêu án chung thân thiếu căn cứ (Bee)-Trong đơn kháng cáo, Huỳnh Ngọc Sỹ cho rằng mình không nhận hối lộ, không làm lợi cho PCI...- Ông Huỳnh Ngọc Sĩ kháng cáo kêu oan (VNE).-(PL)-Cho rằng mình không nhận hối lộ, không làm điều gì có lợi cho nhà thầu PCI, không phạm tội như bản án sơ thẩm đã quy kết... ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã kháng cáo kêu oan.
-- Viện trưởng VKSND tối cao Trần Quốc Vượng: Tiếp tục làm rõ những trường hợp khác trong vụ Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ (Tiền phong).-Sẽ làm rõ các nghi án hối lộ có yếu tố nước ngoài (PL)- Ở Mỹ, họ đã xét xử công dân của họ nhưng chưa nói tới cụ thể công dân Việt Nam liên quan.

Sáng nay, Hội đồng xét xử tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ tù chung thân (SGGP 18-10-10) - Nhận án chung thân, ông Sĩ còn bị điều tra 'bỏ túi' 2 triệu USD (VnEx 18-10-10)-Toàn cảnh vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ talawas blog
Tháng 1 đến tháng 9/1999: Thành lập Dự án Đại lộ Đông Tây (Đại lộ Võ Văn Kiệt)   dài 21,98 Km với tổng mức đầu tư 9864 tỷ đồng (khoảng 500 triệu USD).

25/1/2000: Thành lập Ban quản lý Dự án (PMU) Đại lộ Đông Tây.
26/9/2000: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ (sinh năm 1953), Phó Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên Xung phong TP.HCM được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Giao thông, kiêm Giám đốc PMU Đại lộ Đông Tây.
29/4/2002: Sáp nhập PMU Đại lộ Đông Tây và PMU Cải thiện Môi trường nước thành PMU Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước (ĐLĐT & MTN). Ông Huỳnh Ngọc Sĩ được bổ nhiệm chức Giám đốc PMU  ĐLĐT & MTN.
5/2001: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ và ông Lê Quả, Phó Giám đốc thường trực PMU ĐLĐT & MTN, dùng ngôi nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, TP.HCM thuộc sở hữu Nhà nước cho Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International – PCI), đơn vị trúng gói thầu tổng trị giá 3,1 tỷ Yen cho dịch vụ tư vấn thiết kế Đại lộ Đông Tây, thuê với giá 2.500 USD/tháng.
31/01/2005: Khởi công dự án đại lộ Đông Tây TP.HCM với nguồn vốn do Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ.
25/6/2008: Nhật báo Yomiuri (Nhật) đưa tin PCI bị điều tra vì những vụ bê bối tài chính và  đưa hối lộ cho các quan chức chính phủ ở Đông Nam Á, trong đó có cán bộ của PMU ĐLĐT & MTN. Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, trong năm 2006 công ty PCI đã hối lộ một quan chức chính phủ Việt Nam tổng cộng 200 nghìn USD.

28/6/2008: Báo chí Nhật thông tin các quan chức của PCI đã tiết lộ danh tính cán bộ có trách nhiệm trong PMU ĐLĐT & MTN nhận tiền của họ.
5/8/2008: Nhật bắt cựu chủ tịch công ty Pacific Consultants International (PCI) Masayoshi Taga và ba quan chức cả đương vị lẫn đã rời chức vụ vì cáo buộc đưa hối lộ
25/8/2008: Bốn cựu quan chức của PCI bị truy tố tại Nhật vì hành vi “đưa hối lộ” 820.000 USD cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, lần 1 /12/20013) 600.000 USD, lần 2 (8/2006) 220.000 USD.

9/2008: Cục Cảnh sát điều tra Tội phạm về tham nhũng, Bộ Công an bắt đầu xác minh thông tin mà báo chí Nhật loan tin.

19/11/2008: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị tạm đình chỉ công tác.
4/12/2008: Đại sứ Nhật tại Việt Nam tuyên bố, Nhật Bản tạm ngừng mọi dự án ODA mới có lãi suất ưu đãi cho Việt Nam, tới khi có kết luận cuối cùng về nghi án hối lộ của PCI liên quan đến cán bộ của PMU ĐLĐT & MTN.
8/12/2008: Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án “đưa và nhận hối lộ” xảy ra từ năm 2003 – 2006 tại PMU ĐLĐT & MTN TP.HCM.

29/1/2009: Tòa án Tokyo (Nhật Bản) tuyên án đối với ba trong bốn cựu quan chức của PCI, sau khi kết luận họ có tội trong việc hối lộ một quan chức tại PMU ĐLĐT & MTN TP.HCM.

10/2/2009: Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Huỳnh Ngọc Sĩ vì hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ luật Hình sự.

11/2/2009: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị bắt tạm giam và di lý ra Hà Nội để phục vụ cho công tác điều tra.

24/9/2009: TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
25/09/2009: Tòa án Nhân dân TP.HCM kết án ông Hùynh Ngọc Sĩ 3 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, liên quan đến việc cho PCI thuê ngôi nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, TP.HCM. Mức án này thấp hơn mức mà Viện kiểm sát đề nghị ban đầu vì tòa xét quá trình công tác, bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ có nhiều đóng góp, nhân thân tốt và đã khắc phục hậu quả.
10/10/2009: Viện Kiểm sát kháng nghị lên tòa phúc thẩm, đề nghị mức án từ 5-6 năm tù cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
25/1/2010: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị khởi tố vì tội nhận hối lộ
17/3/2010: Tòa phúc thẩm tăng mức án dành cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ lên 6 năm tù trong vụ „Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
9/9/2010: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị truy tố với khung hình phạt lên đến tử hình trong vụ “nhận hối lộ” 262.000 USD. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, ngoài số tiền này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ còn 6 lần nhận tiền hối lộ của PCI. Tuy nhiên, chứng cứ về các lần “lót tay” này phía Nhật Bản chưa cung cấp kịp nên cơ chức năng sẽ tách ra thành vụ án khác.
15/10/2010: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bác bỏ toàn bộ cáo trạng trong phiên tòa về tội hối lộ.
18/10/2010: Kết hợp với bản án 6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị TAND TP.HCM tuyên án tù chung thân trong vụ nhận hối lộ 262.000 USD. Theo bản tin trên tờ Pháp luật TPHCM, “của hối lộ trong trường hợp này là đặc biệt lớn, theo luật lẽ ra phải áp dụng mức án cao nhất của điều luật cho bị cáo. Nhưng xét nhân thân bị cáo tốt và gia đình có công nên cân nhắc mức án tù có thời hạn cho bị cáo.” Án chung thân là án tù “có thời hạn”?
Phỏng vấn luật sư của ông Huỳnh Ngọc Sĩ (BBC)-Luật sư Phan Trung Hoài nói việc ông Sĩ không nhận tội không ảnh hưởng tới phán quyết của tòa.
Huỳnh Ngọc Sĩ lĩnh án tù chung thân (VOV)-Theo Hội đồng xét xử, việc truy tố Hùynh Ngọc Sĩ nhận hối lộ 262.000 USD là có cơ sở pháp lý.-Huỳnh Ngọc Sỹ lãnh án tù chung thân (Bee)-Mặc khác, TAND cũng khẳng định những “ưu ái” Huỳnh Ngọc Sỹ làm lợi cho PCI như bản cáo trạng là đủ căn cứ.-Huỳnh Ngọc Sĩ lãnh án tù chung thân(TNO) Chung thân là mức án mà Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó giám đốc Sở GTCC và Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và môi trường nước TP.HCM, phải nhận lãnh cho hành vi "nhận hối lộ" của mình, TAND TP.HCM tuyên phạt vào lúc 9 giờ 45 phút sáng nay (18.10).-Official jailed for life over scam (Straits Times)-HANOI - A VIETNAMESE court handed a life sentence on Monday to a former senior transport official charged with corruption in a scandal that led Japan to suspend aid, a court source said. Huynh Ngoc Sy was convicted by a court in Ho Chi Minh City after a trial that began on Friday, said senior court official Vu Phi Long. He could have faced the death penalty. Long did not provide further trial details to AFP.-Huỳnh Ngọc Sĩ bị đề nghị mức án tù chung thân (TNO)-Hôm qua 16.10, phiên xử bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ tiếp tục với phần tranh luận. Công tố viên đề nghị mức án tù chung thân, trong khi bị cáo Sĩ một mực kêu oan.-Vietnam official gets life sentence for taking bribes DPA
Vụ nhận hối lộ 262.000 USD: Bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ bị xử tù chung thân
(PLO)- Sáng 18-10, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây tù chung thân về tội nhận hối lộ và buộc bị cáo nộp lại số tiền 262.000 USD đã nhận hối lộ để sung công quỹ.
Tổng hợp hình phạt 6 năm tù trước đó về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, bị cáo Sĩ chấp hành chung là tù chung thân.

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ trong vòng vây của giới báo chí trước khi được đưa vào phòng xử sáng 18-10-2010. Ảnh: HOÀNG YẾN
Hội đồng xét xử nhận định nguồn chứng cứ do phía Nhật cung cấp được hợp thức hóa lãnh sự là rất quan trọng trong vụ án này. Cùng nguồn chứng cứ từ việc thu thập của cơ quan điều tra theo Bộ luật Tố tụng hình sự đã đủ cơ sở để chứng minh ông Sĩ đã có hành vi phạm tội như cáo trạng đã quy buộc. Ông Sĩ phạm tội vì động cơ mục đích tư lợi khi cùng lúc giữ nhiều vai trò quan trọng.
Của hối lộ trong trường hợp này là đặc biệt lớn theo luật lẽ ra phải áp dụng mức án cao nhất của điều luật cho bị cáo. Nhưng xét nhân thân bị cáo tốt và gia đình có công nên cân nhắc mức án tù có thời hạn cho bị cáo.
Hội đồng xét xử cũng kiến nghị cơ quan điều tra sớm điều tra đưa ra xét xử những lần hối lộ còn lại.
-Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ (VOV)-Trong lời nói sau cùng, Huỳnh Ngọc Sĩ vẫn không thừa nhận tội danh như cáo trạng đã truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử minh oan. -Huỳnh Ngọc Sĩ bị đề nghị mức án chung thân (TNO)- Chung thân là mức án đề nghị của Viện KSND đưa ra cho bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó giám đốc Sở GTCC, kiêm Giám đốc Ban quản lý Dự án (BQLDA) Đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM, đối với hành vi "nhận hối lộ" trong phiên xử sáng nay 16.10.-Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị đề nghị tù chung thân (Bee)-Liên tục trong quá trình thực hiện các hợp đồng sau đó, ông Huỳnh Ngọc Sĩ còn có nhiều hành vi thể hiện sự ưu ái của PCI.
- Huỳnh Ngọc Sĩ: ‘Tôi bị vu cáo’ (VnEx 15-10-10) -- Hỏi anh Hai Nhựt thì rõ! -- Huỳnh Ngọc Sĩ: ‘Tôi bị vu cáo’ (VNE).   – Nỗi oan Huỳnh Ngọc Sỹ (Phan Thế Hải). Huỳnh Ngọc Sĩ tự hỏi “Vì sao phải ở tù?” (VNN 15-10-10) -thd- Nghe lỏm Huỳnh Ngọc Sĩ lẩm bẩm: "Tại sao có nhiều thằng cùng ăn với mình mà (có thằng thì ... tái đắc cử!) chỉ có mình phải đi tù?" (Hỏi nhỏ bạn nào biết: Đám cưới của "đôi trẻ" rốt cuộc ra sao?)-
Huỳnh Ngọc Sĩ: "Không nhận tiền, không làm sai"(TUỔI TRẺ)-Ông Huỳnh Ngọc Sỹ bác bỏ tội danh nhận hối lộ (VOA)-
-Huỳnh Ngọc Sĩ phủ nhận cáo trạng(TNO)-Hôm qua (15.10), TAND TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm Huỳnh Ngọc Sĩ (nguyên Phó giám đốc Sở GTCC, kiêm Giám đốc BQL dự án Đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM) bị truy tố về hành vi nhận hối lộ 262.000 USD (tương đương 4 tỉ đồng vào thời điểm đưa nhận) của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (viết tắt PCI).
Bí thư Lê Thanh Hải: Nhìn thẳng vào sự thật, quyết tâm khắc phục yếu kém để phát triển (SGTT 9-10-10) --
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ phản bác toàn bộ cáo trạng(TUỔI TRẺ15-10-10)-Ông Huỳnh Ngọc Sỹ vung tay, nói lớn tại tòa(Bee)- Ông Sỹ nói lớn và vung tay nên tòa yêu cầu bị cáo này bình tĩnh. Tòa cũng nhiều lần yêu cầu ông Sỹ trả lời vào trọng tâm câu hỏi.
Official denies corruption(Straits Times)-HANOI - A VIETNAMESE transport official who could face the death penalty over a scandal that led Japan to suspend aid denied corruption charges as his trial opened on Friday, local media said.
Huynh Ngoc Sy has been accused of taking bribes of up to US$262,000 (S$340,000) from a Tokyo-based company, an official at the Ho Chi Minh City court told AFP, adding that the trial may conclude on Monday.
Sy is already serving a six-year sentence for pocketing rent paid by the same firm for the use of state-owned offices.
Earlier media reports quoted prosecutors as saying Sy received the bribes from officials of Pacific Consultants International (PCI) to ensure it would win bids related to the city's east-west highway in 2001 and 2002. Japanese aid money backed the project.
Sy, who was deputy director of Ho Chi Minh City's transport department at the time and headed a team in charge of major road schemes, denied the latest accusation, according to the VNExpress news site.
'I reject the whole indictment. I did not make a deal, did not receive bribes, did not do anything of benefit to PCI,' he was quoted as saying. The scandal broke in 2008, leading Japan to halt new aid loans to Vietnam. -- AFP
- Xét xử ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ tiền tỉ Tiền Phong Online
TPO - Lúc 8 giờ sáng nay, 15 -10, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ông Huỳnh Ngọc Sỹ - nguyên Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải, kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông tây và môi trường nước TPHCM, về tội “nhận hối lộ”. ...
Nhân chứng người Nhật vắng mặt trong phiên xử Huỳnh Ngọc SỹLao động
Xét xử Huỳnh Ngọc Sĩ về tội "nhận hối lộ"Thanh Niên
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ mệt mỏi hầu tòa tội nhận hối lộVNExpress
Đài Tiếng Nói TPHCM -XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật -Dân Trí
Nhân chứng người Nhật vắng mặt trong phiên xử Huỳnh Ngọc Sỹ (Bee)-Tòa cũng đã triệu tập 13 nhân chứng. Tuy nhiên, trong phiên xử sáng nay, cả ba cựu quan chức của Công ty PCI Nhật Bản đều vắng mặt.


Ngày 15/10, xét xử vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ

(Bee)-HĐXX đã có quyết định triệu tập 13 nhân chứng, trong đó có ông Lê Quả - nguyên Phó Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây.- Vụ Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ 262.000 USD: Nhân chứng người Nhật vắng mặt, tòa vẫn phải xử (PLTP).-Dời phiên tòa xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ sang tháng 10-2010--Dời phiên tòa xét xử Huỳnh Ngọc Sỹ tới giữa tháng 10/2010--Phiên tòa xét xử Huỳnh Ngọc Sỹ về tội nhận hối lộ 262.000 USD từ nhà thầu Nhật Bản đã được dời đến ngày 15 – 18/10/2010.-Dời ngày xử ông Huỳnh Ngọc Sỹ BBC-Phiên sơ thẩm xét xử ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây TP HCM tội nhận hối lộ bị dời sang ngày 15/10.
Di lý Huỳnh Ngọc Sỹ vào TP.HCM để xét xử

Có 3 luật sư tham gia bào chữa cho ông Sỹ, trong đó có ông Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM) từng bảo vệ quyền lợi cho ông Sỹ.
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ sẽ bị xét xử vào ngày 28 tháng 9 Đài Á Châu Tự Do
Vụ Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ 262.000 USD của nhà thầu Nhật Bản sẽ được xét xử vào ngày 28 tháng này, phiên tòa sẽ diễn ra tại TP.HCM và dự kiến kéo dài trong 3 ngày. Theo nguồn tin địa phương, Tòa Án Hình Sự TP.HCM đã yêu cầu di lý bị can Huỳnh Ngọc Sĩ ...
Ngày 28-9: xét xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ tội nhận hối lộTiền Phong Online-Ngày 28/9, Huỳnh Ngọc Sĩ hầu tòa về tội nhận hối lộVietNamNet
Ngày 28/9, Huỳnh Ngọc Sỹ ra tòa vì tội nhận hối lộVTC-VNExpress
tất cả 8 bài viết »
Di lý Huỳnh Ngọc Sĩ vào TP.HCM để xét xử trong tháng 9/2020

Hôm nay (14-9), ông Nguyễn Đức Sáu, Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM cho biết, cơ quan này vừa quyết định đưa vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ 262.000 USD từ phía PCI ra xét xử từ ngày 28 đến ngày 30/9.
Truy tố Huỳnh Ngọc Sỹ tội nhận hối lộ Tiền Phong Online
TP - Ngày 9-9, Viện KSND Tối cao tống đạt cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Ngọc Sỹ (SN 1953, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông - Tây TPHCM) về tội nhận hối lộ. Theo cáo trạng, để tiến hành đấu thầu gói thầu tư vấn thiết kế, Ban QLDA đại lộ ...
Truy tố Huỳnh Ngọc Sĩ ở khung hình phạt có mức án tử hìnhThanh Niên
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ đối mặt với án tù mớiDân Trí
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị truy tố tội nhận hối lộ với mức án đến tử hìnhVNExpress
Nhân Dân -Đài Á Châu Tự Do -Sài gòn Giải Phóng
tất cả 17 bài viết »

Ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị truy tố với mức án tử hình 10/09/2010 06:59:24
Ngày 9/9, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông - Tây tội “nhận hối lộ” với khung hình phạt lên đến tử hình.Ngoài vụ án này, ông Sỹ còn đang thụ án 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ do có sai phạm.
TIN LIÊN QUAN
Theo cáo trạng, dự án Đại lộ Đông - Tây được Chính phủ phê duyệt đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Ông Huỳnh Ngọc Sỹ được giao trách nhiệm quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của Ban.
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ khi bị dẫn giải ra tòa.
Ông Huỳnh Ngọc Sỹ khi bị dẫn giải ra tòa
Để được trúng thầu, ký hợp đồng thực hiện gói thầu “Tư vấn thiết kế” và “Tư vấn giám sát”, đồng thời được tạo điều kiện thuận lợi và chấp nhận các điều khoản đưa ra, các quan chức CPI đã lên kế hoạch hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sỹ.
Trưa 28/5/2003, tại phòng làm việc của ông Sỹ, các ông Sakano Tsuneo, Takasu Kunio (nguyên giám đốc điều hành PCI) đã đưa hối lộ cho ông Sĩ số tiền 262.000 USD (hơn 4 tỷ đồng). Khi đưa tiền, các quan chức PCI đề nghị vị giám đốc phải nhanh chóng trả tiền tạm ứng của hợp đồng và làm một số việc khác có lợi cho mình.
Cụ thể, trước khi ký nhận tiền của PCI, ông Sĩ đã ký hợp đồng “Tư vấn thiết kế” với mức lương chuyên gia người nước ngoài cao hơn giá dự toán mà Chính phủ đã duyệt; ký hồ sơ thanh toán các khoản tiền tạm ứng cho PCI khi chưa nộp bảo lãnh, chưa mở thư tín dụng, chưa nghiệm thu khối lượng công việc…
Theo VKS, mặc dù Huỳnh Ngọc Sỹ đã chối bỏ việc nhận tiền của PCI, không thừa nhận đã làm trái các quy định của nhà nước và làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ, nhưng với tài liệu chứng cứ mà cơ quan điều tra có được đã có đủ cơ sở xác định ông này đã nhận 262.000 USD từ quan chức PCI.
Cũng theo Viện, ngoài lần “bỏ túi” 262.000 USD trên (chỉ chiếm 10% số tiền thỏa thuận giữa 2 bên) ông Huỳnh Ngọc Sỹ còn 6 lần nhận tiền hối lộ của PCI. Tuy nhiên, chứng cứ về các lần “lót tay” này phía Nhật Bản chưa cung cấp kịp nên cơ chức năng sẽ tách ra thành vụ án khác.
Ngoài vụ án này, ông Sỹ còn đang thụ án 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ do có sai phạm về tài chính trong quản lý dự án đại lộ Đông - Tây.
(Theo VNE)
Cuộc mặc cả giữa Huỳnh Ngọc Sĩ và PCI diễn ra như thế nào? (CAND 20-8-10)
Sau nhiều tháng tích cực điều tra nghi án nhận hối lộ tại Dự án Đại lộ Đông Tây với “cuộc chơi tay đôi” giữa Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (gọi tắt là PCI, Nhật Bản) và ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP HCM, trong tháng 8 này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có kết luận đề nghị truy tố ông Huỳnh Ngọc Sĩ về hành vi nhận hối lộ với số tiền là 262.000USD từ PCI.
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ và PCI đã chơi trò "bánh ít đi, bánh quy lại" ra sao?
1. Dự án Đại lộ Đông Tây TP HCM là một trong những dự án trọng điểm của thành phố, xét về phương diện kinh tế lẫn mỹ quan đô thị. Tổng số vốn đầu tư cho dự án này là trên 660,6 triệu USD với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), UBND TP HCM làm chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP HCM (gọi tắt là BQL Dự án Đại lộ Đông Tây - PV) làm đại diện chủ đầu tư. Với chức danh là Giám đốc của BQL Dự án Đại lộ Đông Tây, ông Huỳnh Ngọc Sĩ chính là vị "tổng tư lệnh" của dự án trọng điểm này.
Để tiến hành đấu thầu gói thầu tư vấn thiết kế, ban đầu, BQL Dự án Đại lộ Đông Tây cũng làm đúng trình tự khi mời 5 công ty tham gia đấu thầu. Trong đó, có Công ty PCI.
Ngay khi cuộc đấu thầu dự tính sẽ diễn ra đang trong quá trình "khởi động", thì lãnh đạo của PCI nhận được tin rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ vốn ODA cho dự án trọng điểm này của TP HCM. Ngay lập tức, lãnh đạo PCI hạ quyết tâm bằng mọi cách phải "mua cho bằng được" lãnh đạo của dự án để có thể nhận được các gói thầu tư vấn dự án. Và cái tên Huỳnh Ngọc Sĩ nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của lãnh đạo Công ty PCI, khi mà công ty này quyết định "dùng tiền đổi dự án". Ông Tsuneo Sakano, Trưởng văn phòng đại diện của PCI tại Việt Nam được giao trọng trách phải "bắn hạ" được "tổng tư lệnh" Huỳnh Ngọc Sĩ với bất cứ giá nào.
Nhận được chỉ đạo của cấp trên, Tsuneo Sakano đã vận dụng hết tất cả các mối quan hệ của mình để có thể giáp mặt được với ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhằm thăm dò phản ứng của vị "quan chức Việt Nam" này. Thông qua hai người bạn đều là doanh nhân nằm trong hội chơi golf, Tsnueo Sakano đã có cơ hội tiếp cận ông Huỳnh Ngọc Sĩ tại một khách sạn sang trọng ở TP HCM.
Ngay lần gặp mặt đầu tiên vào tháng 2/2001, Tsnueo Sakano đã không rào trước đón sau mà đi thẳng vào vấn đề với ông Huỳnh Ngọc Sĩ rằng: “Nếu ông cho PCI thắng thầu, ông sẽ có tiền bồi dưỡng tương xứng”. Ngay lần gặp đầu tiên, mà đại diện của PCI dám đặt thẳng vấn đề như vậy, thì e rằng PCI đã "nghiên cứu" ông Huỳnh Ngọc Sĩ một cách rất bài bản và kỹ càng. Vì có sự hiện diện của người lạ, nên ông Sĩ đã làm ngơ trước đề nghị này của Tsnueo Sakano. Sau đó, Tsnueo Sakano có trao đổi với ông Sĩ số điện thoại và ra về.
Khi Tsuneo Sakano vừa rời khách sạn, chuẩn bị lên xe ra về thì nhận được điện thoại của ông Sĩ. Ông Sĩ chỉ nói ngắn gọn: "Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này, ở một địa điểm khác". Lần gặp "ở một địa điểm khác" theo yêu cầu của ông Huỳnh Ngọc Sĩ là tại khu karaoke của một khách sạn.
Tại đây, Tsuneo Sakano đã chơi bài ngửa với ông Huỳnh Ngọc Sĩ khi hỏi thẳng: "PCI muốn trúng thầu hợp đồng tư vấn thiết kế Đại lộ Đông Tây và nếu được ông tạo điều kiện, chúng tôi phải đưa cho ông bao nhiêu tiền?". Ông Sĩ đáp: "20% giá trị hợp đồng". Tsuneo Sakano nói với ông Sĩ rằng, giá như vậy là quá cao, và yêu cầu ông Sĩ thương lượng để giảm bớt giá. Cuối cùng, ông Huỳnh Ngọc Sĩ chốt giá là "PCI thắng thầu, ông Sĩ được 15% giá trị hợp đồng".
Nhận được tín hiệu "đèn xanh" từ phía ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Tsuneo Sakano đã báo cáo lại với lãnh đạo PCI và xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi hội ý, lãnh đạo PCI yêu cầu Tsuneo Sakano phải mặc cả với ông Sĩ thêm một lần nữa, sao cho giá còn "10% giá trị hợp đồng". Vài ngày sau, Tsuneo Sakano đến trực tiếp BQL Dự án Đại lộ Đông Tây để "trả giá" với ông Sĩ, và lần này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã đồng ý mức giá "10% giá trị hợp đồng và PCI sẽ được thắng thầu".
Hân hoan với lần thuyết khách thành công, Tsuneo Sakano về báo cáo lại với lãnh đạo PCI. Và lãnh đạo PCI đã chỉ đạo cho Sakashita Haruo, Giám đốc Dự án Đại lộ Đông Tây của PCI theo chân Tsuneo Sakano đến gặp ông Sĩ để thương lượng lần cuối.
Trong cuộc gặp vào tháng 3/2001, Sakashita Haruo nói với ông Sĩ rằng: "10% giá trị hợp đồng thì cao quá. Đề nghị ông giảm bớt". Nhưng lần này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã không nhượng bộ - "Đó là cái giá cuối cùng. Đúng 10%. Tùy các ông quyết định". Không còn cách nào khác, Sakashita Haruo chấp nhận cái giá cuối cùng mà ông Sĩ đưa ra.
Sau khi "thuận mua vừa bán" với PCI, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhờ người chuyển ngữ sang tiếng Anh bảng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết hồ sơ mời thầu cho đại diện của PCI chép tay lại, vì ông Huỳnh Ngọc Sĩ không thể giao cho PCI bản chính của bảng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết hồ sơ mời thầu. Nhờ nắm rõ các tiêu chuẩn thuộc dạng "tuyệt mật" này, phía PCI đã nhanh chóng chuẩn bị xong hồ sơ để đáp ứng đúng mọi tiêu chuẩn và dễ dàng trúng thầu.
Liều lĩnh hơn nữa là sau khi giúp PCI thành công ở phi vụ hợp đồng tư vấn thiết kế này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã tự ý nâng mức lương của các chuyên gia nước ngoài lên cao vút, đồng thời, hạ mức lương của các chuyên gia trong nước. Tất cả mọi thứ đều nằm trong kế hoạch "hợp thức hóa số tiền mà PCI phải lại quả cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ".
Theo tính toán của PCI, trị giá của hợp đồng gói thầu tư vấn thiết kế này là khoảng 9 triệu USD, thì số tiền mà PCI phải lại quả cho ông Sĩ là 900.000 USD.
2. Thừa thắng xông lên sau "phi vụ 10%", cũng có thể các quan chức PCI nghĩ rằng, ông Huỳnh Ngọc Sĩ giờ đây đã thuộc "phe nhà", nên tháng 9/2001, Sakashita Haruo và Tsuneo Sakano tiếp tục tìm đến ông Sĩ để bàn về "hợp đồng tư vấn giám sát dự án". Khi tìm đến ông Huỳnh Ngọc Sĩ, cả Sakashita Haruo và Tsuneo Sakano đều biết rằng, theo phê duyệt của Chính phủ Việt Nam thì gói thầu này phải tổ chức đấu thầu quốc tế. Nhưng, với sự đỡ đầu của ông Huỳnh Ngọc Sĩ, PCI có thể lách được mọi thứ khá dễ dàng, miễn là chịu chi một số tiền hợp lý để lại quả cho ông Sĩ.
Ở lần gặp này, Sakashita Haruo hỏi ông Huỳnh Ngọc Sĩ rằng, với "hợp đồng tư vấn giám sát", ông Sĩ sẽ chấp nhận số tiền lại quả là bao nhiêu phần trăm. "15%", ông Sĩ nói rất chắc chắn. Sakashita Haruo đáp lời ông Sĩ: "Đó là số tiền quá cao. Ông có thể giảm bớt không?". "O.K, 12%. Đó là giá sau cùng", ông Sĩ chốt lại. Không dám tự quyết định, Sakashita Haruo hẹn sẽ bàn thêm về vấn đề này với ông Sĩ trong lần gặp sau.
Trong hai lần làm việc tiếp theo vào năm 2002 và tháng 1/2003, Sakashita Haruo đến phòng làm việc của ông Huỳnh Ngọc Sĩ chủ yếu để mặc cả mức giá. Theo Sakashita Haruo thì phía PCI chỉ có thể trả cho ông Sĩ "10% giá trị hợp đồng nếu ông Sĩ giúp đỡ. Chứ 12% theo yêu cầu của ông Sĩ là quá cao". Ở lần gặp thứ 2, Sakashita Haruo kiến nghị với ông Sĩ là "Ông đòi 12%, chúng tôi đồng ý trả 10%. Thôi thì lấy trung bình là 11%, PCI sẽ trả ông 11% giá trị hợp đồng nếu có được hợp đồng tư vấn giám sát dự án". Lần này, ông Sĩ đã đồng ý kiến nghị của Sakashita Haruo.
Để có thể lờ đi chuyện hợp đồng tư vấn giám sát phải được đấu thầu quốc tế theo phê duyệt của Chính phủ, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã ký công văn gửi UBND TP HCM đề nghị trình Chính phủ chỉ định nhà thầu của hợp đồng là PCI, không phải tổ chức đấu thầu, điều này được thực hiện theo thỏa thuận giữa ông Sĩ và PCI. Kết quả, sau nhiều cuộc họp giữa các cơ quan chức năng, cuối cùng PCI đã có được hợp đồng tư vấn giám sát này.
Theo tính toán của PCI thì giá trị của hợp đồng tư vấn giám sát là hơn 15,4 triệu USD, nên phần tiền của ông Huỳnh Ngọc Sĩ mà PCI phải trả là khoảng 1,7 triệu USD. Nhẩm tính con số mà Huỳnh Ngọc Sĩ thụ hưởng từ hai lần giúp đỡ PCI là khoảng 2,6 triệu USD.
3. Con số 262.000USD mà Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận của PCI mới chỉ là một trong bảy lần nhận tiền hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố. Còn 6 lần nhận hối lộ còn lại, Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục củng cố hồ sơ, chứng cứ để xử lý sau.
Trở lại với số tiền hối lộ mà ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận của PCI, được Cơ quan điều tra xác định là 262.000USD. Theo lời khai của Tsuneo Sakano thì cuối tháng 4-2003, Tsuneo Sakano nhận được điện hoại của ông Sĩ, yêu cầu phải gặp mặt gấp để bàn công việc. Hiểu là ông Sĩ muốn PCI thanh toán tiền đã thỏa thuận, Tsuneo Sakano nhanh chóng đến BQL Dự án Đại lộ Đông Tây để diện kiến với ông Sĩ. Tại đây, ông Sĩ yêu cầu Tsuneo Sakano phải chung 262.000USD như đã thỏa thuận.
Vì là số tiền lớn, nên lãnh đạo PCI quyết định biệt phái Takasu Kunio, thành viên Hội đồng Quản trị, nguyên Giám đốc điều hành PCI từ Nhật sang TP HCM để chung tiền cho "thần tài" của PCI. Và ngày được ấn định để PCI chung tiền cho Huỳnh Ngọc Sĩ là ngày 18/5/2003.
Tuy nhiên, do quỹ của Văn phòng PCI tại Việt Nam không đủ để đưa cho ông Sĩ, nên PCI tại Nhật Bản phải chuyển thêm 140.000USD qua "hỗ trợ". Số tiền này được gửi vào tài khoản của PCI TP HCM tại Chi nhánh Ngân hàng Tokyo Mitsubishi TP HCM.
Nhận được tiền tiếp ứng của PCI tại Nhật Bản, Tsuneo Sakano, Sakashita Haruo và Takasu Kunio đến trực tiếp BQL Dự án Đại lộ Đông Tây để giao tiền cho ông Sĩ. Takasu Kunio là người trực tiếp đưa tiền cho ông Sĩ.
Vụ việc liên quan đến nghi án nhận hối lộ diễn ra giữa ông Huỳnh Ngọc Sĩ và PCI thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và giới truyền thông.
Điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho thấy, có đủ bằng chứng giấy tờ để thể hiện việc chuyển tiền, rút tiền từ ngân hàng của đại diện PCI. Đồng thời, lời khai của các quan chức PCI khi chung tiền cho ông Sĩ tại phòng làm việc của ông Sĩ ở Ban Quản lý Dự án đều ăn khớp với nhau. Ông Takasu Kunio cũng đã nhận dạng ông Huỳnh Ngọc Sĩ thông qua bản ảnh của Cơ quan điều tra cung cấp và vẽ lại bản ảnh sơ đồ phòng làm việc của ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
Mặc dù ông Huỳnh Ngọc Sĩ không thừa nhận có việc thỏa thuận để đưa hối lộ theo kiểu "đổi thầu, lấy USD" giữa ông và PCI, và mối quan hệ của ông Sĩ với các quan chức PCI chỉ là mối quan hệ xã giao, hoàn toàn không có chuyện "chung chi". Tuy nhiên, với những chứng cứ đã thu thập được, Cơ quan điều tra đã đủ cơ sở để kết luận ông Huỳnh Ngọc Sĩ có nhận của PCI 262.000USD để tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho PCI tham gia vào Dự án Đại lộ Đông Tây
Diễn tiến nghi án nhận hối lộ tại Dự án Đại lộ Đông Tây
liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sĩ

- Ngày 8/2/2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự xảy ra ở Dự án Đại lộ Đông Tây, TP HCM về tội đưa và nhận hối lộ, nhằm điều tra những liên quan đến việc các quan chức của Công ty PCI khai đã đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
- Ngày 11/2/2009, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Huỳnh Ngọc Sĩ, về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
- Ngày 24/9/2009, TAND TP HCM đã xét xử sơ thẩm bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ, tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 3 năm tù giam và Phó giám đốc BQL Dự án Đại lộ Đông Tây Lê Quả 2 năm tù giam do đã có hành vi làm trái quy định Nhà nước, vụ lợi cho Ban quản lý và cho cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1,1 tỉ đồng.
- Ngày 17/3/2010, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân Tối cao tại TP HCM đã bác đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của hai bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả. Chấp nhận kháng nghị tăng hình phạt đối với hai bị cáo của Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM, tòa tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 6 năm tù, Lê Quả 5 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

- Kết luận điều tra việc nhận hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ (Thanh niên). “Vì sao chỉ truy tố ông Sĩ nhận hối lộ 262.000 USD?” “… thời hạn điều tra vụ án đã hết nên cơ quan điều tra quyết định tách hành vi nhận hối lộ 6 lần còn lại thành một vụ án khác, khi nào thu thập đủ chứng cứ thì xử lý sau.”
Kết luận điều tra việc nhận hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ

* Tách hành vi 6 lần nhận tiền còn lại thành vụ án khác để tiếp tục điều tra Như Thanh Niên đã đưa tin, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an vừa có kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đại lộ Đông - Tây TP.HCM, về hành vi nhận hối lộ 262.000 USD của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI Nhật Bản).
Vụ Huỳnh Ngọc Sĩ: Những cuộc ngã giá bạc tỉ (NLĐ 14-8-10)
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có kết luận đề nghị truy tố ông Huỳnh Ngọc Sĩ - nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây TP.HCM - về hành vi nhận hối lộ 262.000 USD của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Nhật Bản). Chi tiết của vụ đưa và nhận hối lộ này diễn ra thế nào?
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ được dẫn giải đến tòa vào tháng 9-2009 - Ảnh: T.T.D.
Con số 262.000 USD trong kết luận điều tra mà cơ quan điều tra đề nghị truy tố ông Sĩ về tội nhận hối lộ thật ra mới chỉ bằng khoảng 10% số tiền mà hai bên đã thỏa thuận. Vẫn còn tới sáu lần đưa, nhận tiền khác đang được tiếp tục làm rõ.
Theo kết luận điều tra, để được trúng thầu hai hợp đồng tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát dự án đại lộ Đông - Tây (TP.HCM), lãnh đạo Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) đã gợi ý chi tiền thù lao và được ông Huỳnh Ngọc Sĩ “OK”. Cò cưa lên xuống nhiều lần, mức thù lao được gút lại là 10% giá trị hợp đồng tư vấn thiết kế và 11% cho hợp đồng tư vấn giám sát.
Thỏa thuận chung chi
Theo những tài liệu phía Nhật Bản cung cấp, khi biết dự án đại lộ Đông - Tây được Nhật tài trợ vốn ODA, PCI Nhật Bản đã xác định: bằng mọi cách phải đưa hối lộ cho lãnh đạo Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây (Ban QLDA) để thắng thầu.
Khi chuẩn bị tham gia đấu thầu gói tư vấn thiết kế dự án (có năm công ty được mời thầu), ban giám đốc dự án của PCI đã bàn bạc tìm cách tiếp cận ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên phó giám đốc Sở Giao thông công chính kiêm giám đốc Ban QLDA.
Theo lời khai của ông Tsuneo Sakano - trưởng văn phòng đại diện PCI tại Việt Nam, ông là người được giao nhiệm vụ tiếp cận, thỏa thuận với ông Sĩ. Tháng 2-2001, Sakano đã gặp ông Huỳnh Ngọc Sĩ tại nhà hàng của khách sạn Norfolk thông qua ông Kondo, giám đốc dự án môi trường nước. Tại cuộc gặp, Sakano đặt vấn đề với ông Sĩ: hãy để PCI thắng thầu, PCI sẽ có thù lao.
Do lúc đó có mặt cả ông Nguyễn Thanh Hoàng, tổng giám đốc Công ty Norfolk, nên ông Sĩ không trả lời. Nhưng khi Sakano cùng Kondo lên xe về thì ông Sĩ gọi điện thoại cho Kondo nói: “Chúng ta sẽ gặp nơi khác”. Theo lời hẹn, sau đó ba người đã gặp gỡ lại tại quán karaoke của một khách sạn.
Theo lời khai của Sakano, ông này hỏi thẳng ông Sĩ: “Chúng tôi muốn trúng thầu hợp đồng tư vấn thiết kế đại lộ Đông - Tây và mong ông tạo điều kiện... Chúng tôi phải đưa ông bao nhiêu tiền?”. Ông Sĩ trả lời: “20% giá trị hợp đồng”. Sakano nói cao quá và ông Sĩ đồng ý giảm xuống 15%. Sau khi về báo cáo lại, phía PCI cho rằng quá cao nên vài ngày sau Sakano đến phòng làm việc của ông Sĩ tại Ban QLDA thương lượng tiếp, ông Sĩ đồng ý giảm xuống 10%.
Lời khai của Sakano cũng phù hợp với lời khai của ông Sakashita Haruo - giám đốc dự án đại lộ Đông - Tây của PCI. Sau khi được Sakano báo cáo việc đã thỏa thuận được với ông Sĩ, tháng 3-2001 Sakashita gặp ông Sĩ tại một khách sạn. Tại lần gặp này, Sakashita nói với ông Sĩ: “10%, cao quá, phải giảm xuống” nhưng ông Sĩ trả lời: “Không, không, đúng 10%”. Thấy không thể thỏa thuận được nữa, Sakashita nói: “Đồng ý, 10%”, ông Sĩ đáp: “OK, ok”.
Theo tính toán của phía PCI, trị giá hợp đồng khoảng 9 triệu USD nên khoản tiền PCI phải đưa cho ông Sĩ là 900.000USD.
Vẫn theo lời khai của các ông Sakano và Sakashita, đến tháng 9-2001 hai ông lại một lần nữa gặp ông Sĩ tại khách sạn New World (nơi Sakano thuê phòng ở) và tiếp tục đặt vấn đề muốn ký hợp đồng tư vấn giám sát dự án (theo phê duyệt dự án của Chính phủ, gói thầu này phải tổ chức đấu thầu quốc tế).
Khi hỏi giá bao nhiêu, ông Sĩ trả lời: “Không đối thủ cạnh tranh..., quá dễ dàng để nhận hợp đồng này, 15%”. Sakashita nói quá cao, xin được hạ xuống thì Huỳnh Ngọc Sĩ trả lời: “12%”. Sau đó, trong hai lần làm việc vào năm 2002 và đầu tháng 1-2003, Sakashita đến phòng ông Sĩ và tiếp tục thương lượng: “Chúng tôi phải trả thuế, hãy giảm xuống”, ông Sĩ vẫn nói: “Không, đúng 12%”. Đến giữa tháng 1-2003, hai ông Sakashita và Sakano cùng đến phòng làm việc của Huỳnh Ngọc Sĩ lần nữa và nói: “Ông nói 12%, tôi nói 10%, vậy trung bình là 11%. Mong ông hãy giảm xuống”. Lần này ông Sĩ “OK”.
Đại diện PCI tính toán trị giá hợp đồng tư vấn giám sát hơn 15,4 triệu USD nên phần tiền đưa cho ông Sĩ tương đương 1,7 triệu USD.
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ được dẫn giải đến tòa xét xử về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vào tháng 9-2009. Tại phiên tòa này ông Sĩ bị TAND TP.HCM phạt 3 năm tù. Sau đó tòa phúc thẩm tăng án, phạt ông Sĩ 6 năm tù - Ảnh: T.T.D.
Tiếp tục điều tra những lần đưa hối lộ khác
Liên quan vụ án này, các quan chức PCI có hành vi tổ chức, bàn bạc đưa hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ đã bị phía Nhật Bản xử lý tội vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài vụ đưa 262.000 USD, theo lời khai của nhóm quan chức PCI, còn có sáu lần khác đưa tiền hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ. Tuy nhiên, do nhiều chứng cứ mà Bộ Công an đã ủy thác cho Nhật Bản điều tra nhưng phía Nhật Bản chưa cung cấp tiếp, trong khi thời hạn điều tra vụ án đã hết nên cơ quan điều tra đã quyết định tách hành vi nhận hối lộ sáu lần khác của ông Huỳnh Ngọc Sĩ để điều tra, xử lý sau.
Đại diện PCI Nhật Bản trực tiếp giao tiền
Theo tài liệu của Nhật Bản cung cấp, đại diện PCI đã tổng cộng bảy lần đưa tiền hối lộ cho ông Sĩ. Cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác minh và kết luận có đủ chứng cứ xác định trong lần đưa tiền vào cuối tháng 5-2003, Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ 262.000USD.
Sakano khai cuối tháng 4-2003, nhận được cuộc điện thoại của ông Sĩ, Sakano hiểu ngay là ông Sĩ muốn đòi tiền nên đã bay từ Hà Nội vào gặp ông Sĩ tại phòng làm việc tại Ban QLDA. Tại đây, ông Sĩ yêu cầu phải thanh toán cả phần chênh lệch tỉ giá, cụ thể số tiền là 262.000 USD. Sakano đã báo lại với PCI và lần này phía PCI đề nghị để cho ông Takasu Kunio (thành viên HĐQT, nguyên giám đốc điều hành PCI, từ Nhật Bản bay qua) đưa tiền. Ông Sakano gọi điện hẹn ông Sĩ sẽ giao tiền vào ngày 28-5-2003 tại Ban QLDA.
Cơ quan điều tra đã xác định được nhiều tài liệu có tính thuyết phục về lần giao tiền này. Do quỹ của Văn phòng PCI TP.HCM không đủ nên PCI Nhật Bản phải chuyển tiền sang tài khoản của PCI TP.HCM tại chi nhánh Ngân hàng Tokyo Mitsubishi TP.HCM. Sau khi số tiền 140.000 USD được chuyển vào tài khoản, ngày 28-5, ba người gồm Sakano, Sakashita và Takasu (bay từ Nhật sang trước đó một ngày) đến rút tiền chuẩn bị giao cho ông Sĩ.
Về lần đưa tiền này, ông Sakano khai cùng Takasu đến Ban QLDA. Trên đường đi, Sakano gọi điện thông báo với ông Sĩ là đang đến. Khi đến phòng ông Sĩ, Sakano gõ cửa. Ông Sĩ mở cửa, thấy có hai người nhưng chỉ cho Sakano vào, rồi đóng cửa. Ông Sakano giải thích rằng ông Takasu là bạn nên ông Sĩ lại mở cửa cho Takasu vào. Trong phòng, Takasu là người trực tiếp đưa gói tiền cho ông Sĩ.
Ông Takasu cũng có lời khai trùng khớp với Sakano về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh rút tiền, giao tiền, việc ông này phải cầm túi tiền đứng đợi ở cửa do Huỳnh Ngọc Sĩ không cho vào vì là người lạ mặt. Cả hai ông Takasu và Sakano đều khai sau khi giao tiền đã nói rõ mục đích lần giao tiền này là để cho phía Việt Nam thanh toán tiền hợp đồng, ký phụ lục hợp đồng sớm cho PCI.
Kết quả điều tra, xác minh đã có đủ các giấy tờ chứng minh việc chuyển tiền, rút tiền từ ngân hàng, các phiếu đổi tiền USD của đại diện PCI. Cơ quan điều tra cũng tiến hành cho ông Takasu nhận dạng Huỳnh Ngọc Sĩ qua bản ảnh và vẽ lại sơ đồ mô phỏng phòng làm việc của ông Sĩ tại Ban QLDA. Các kết quả đều phù hợp.
Những ưu ái bất thường cho PCI
Sau khi đã đạt được thỏa thuận với Huỳnh Ngọc Sĩ về việc chi 10% trị giá hợp đồng tư vấn thiết kế, đại diện của PCI đề nghị ông Sĩ cung cấp bảng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết hồ sơ mời thầu. Ông Sĩ nói không thể giao bản bằng tiếng Việt được và nhờ người đọc cho Sakano nghe bằng tiếng Anh để chép lại. Nhờ nắm rõ các tiêu chuẩn này, PCI nhanh chóng hoàn tất hồ sơ đấu thầu theo đúng tiêu chuẩn và trúng thầu.
Kết quả điều tra còn chứng minh được khi ký hợp đồng tư vấn thiết kế với PCI, ông Huỳnh Ngọc Sĩ tự ý ưu ái, nâng mức lương của chuyên gia nước ngoài lên, hạ thấp lương của chuyên gia trong nước so với dự toán đã được duyệt. Kết quả, khoản tiền lương chuyên gia nước ngoài phải trả tăng lên 6,9 tỉ đồng so với dự toán, trong khi lương chuyên gia trong nước bị cắt hạ hơn 2,4 triệu USD.
Đến khi triển khai gói thầu hợp đồng tư vấn giám sát, thay vì phải thực hiện đấu thầu quốc tế như Chính phủ phê duyệt thì ngày 18-3-2002, Huỳnh Ngọc Sĩ ký công văn gửi UBND TP.HCM đề nghị trình Thủ tướng Chính phủ chỉ định thầu PCI. Đề nghị này là làm theo yêu cầu của PCI. Sau nhiều cuộc họp của các ban ngành, kết quả PCI một lần nữa trúng gói thầu thứ hai.
Không những thế, trong quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn thiết kế, Huỳnh Ngọc Sĩ đã ký duyệt tạm ứng tiền hợp đồng cho PCI khi công ty tư vấn chưa làm các thủ tục nộp bảo lãnh ngân hàng, thanh toán công việc tư vấn của PCI dù khối lượng công việc hoàn thành chưa được nghiệm thu. Thêm vào đó, khi các sở ngành chưa thẩm định, chưa phê duyệt nhưng Huỳnh Ngọc Sĩ tiếp tục ký năm phụ lục hợp đồng dịch vụ bổ sung, ký biên bản ghi nhớ về việc cho PCI thiết kế lại khu Thủ Thiêm. Vấn đề này, khi làm việc với cơ quan điều tra, Huỳnh Ngọc Sĩ đã thừa nhận có sai phạm.
Căn cứ các chứng cứ trên đây, dù ông Sĩ luôn phủ nhận việc thỏa thuận, nhận tiền nhưng cơ quan điều tra khẳng định có đủ căn cứ đề nghị truy tố ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ khoản tiền 262.000USD từ các quan chức PCI để làm theo những yêu cầu có lợi cho PCI.
Diễn biến vụ PCI tại Nhật
* Tháng 6-2008: một cựu lãnh đạo của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản khai đã hối lộ một quan chức Việt Nam 200.000 USD vào năm 2006. Liền đó, Văn phòng công tố Tokyo đã nhập cuộc điều tra.
* Ngày 4-8-2008: Văn phòng công tố Tokyo bắt giữ bốn cựu lãnh đạo PCI gồm: cựu chủ tịch Masayoshi Taga (62 tuổi), cựu giám đốc điều hành Kunio Takasu (65 tuổi), cựu thành viên HĐQT Haruo Sakashita (62 tuổi) và cựu giám đốc văn phòng đại diện PCI tại Hà Nội Tsuneo Sakano (58 tuổi).
* Ngày 11-11-2008: trong phiên xử đầu tiên tại Tòa án quận Tokyo, cả bốn bị cáo đều thừa nhận đã đưa hối lộ cho một quan chức cấp cao tại TP.HCM. Quan chức này được nêu đích danh là ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
Theo luận tội của các công tố viên, từ năm 2002-2006, PCI đã hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ tổng cộng 2,43 triệu USD (khoảng 280 triệu yen theo tỉ giá vào thời điểm hối lộ), tương đương 10% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, các công tố viên chỉ đề nghị xử lý hình sự hành vi đưa hối lộ với số tiền 600.000 USD của năm 2003 và 220.000 USD của năm 2006 (tổng cộng là 820.000 USD).
* Ngày 29-1-2009: Tòa án quận Tokyo kết luận các cựu lãnh đạo của PCI đã phạm tội đưa hối lộ cho một quan chức của Việt Nam để thắng thầu. Các bị cáo bị kết tội đã vi phạm luật chống cạnh tranh không công bằng. Tòa tuyên án Haruo Sakashita 24 tháng tù (án treo), Kunio Takasu 20 tháng tù (án treo), Tsuneo Sakano 18 tháng tù (án treo). Công ty PCI bị phạt 70 triệu yen. Riêng bị cáo Masayoshi Taga bị xử riêng vì có liên quan đến một vụ án khác.
TH.TÂM tổng hợp Theo CHI MAI (Tuổi Trẻ)
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị đề nghị truy tố vì nhận hối lộ 262.000 USD Lao động
(LĐ) - Nguồn tin ngày 12.8 cho biết: Cơ quan CSĐT, Bộ CA đã hoàn tất điều tra vụ án nhận hối lộ xảy ra trong quá trình thực hiện dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TPHCM. Bị can duy nhất của vụ án này - ông Huỳnh Ngọc Sĩ - nguyên Giám đốc BQL ...
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị đề nghị truy tố nhận hối lộ 262.000 USDVNExpress
Đề nghị truy tố ông Huỳnh Ngọc Sỹ tội nhận hối lộNgười Lao Động
Kết luận ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ 262.000 USDTiền Phong Online
Dân Trí -XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
tất cả 12 bài viết »

Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ 7 lần từ PCI

Sau khi lãnh bản án 6 năm về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ do có sai phạm về tài chính trong quản lý dự án đại lộ Đông Tây, ông Huỳnh Ngọc Sĩ tiếp tục phải trả lời trước tòa về các hành vi nhận hối lộ từ PCI.
Đề nghị truy tố Huỳnh Ngọc Sĩ về tội nhận hối lộ

Cơ quan CSĐT - Bộ Công an vừa hoàn thành kết luận điều tra, chuyển Viện KSND tối cao đề nghị truy tố bị can Huỳnh Ngọc Sĩ (nguyên Giám đốc BQL dự án Đại lộ Đông - Tây và Môi trường nước) về tội nhận hối lộ.
Cơ quan điều tra xác nhận Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ 262.000 USD

Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bị can đối với Huỳnh Ngọc Sĩ, 57 tuổi, nguyên Giám đốc BQL dự án xây dựng Đại lộ Đông - Tây và Môi trường nước về hành vi “Nhận hối lộ”.
Ngày 11-8, nguồn tin riêng của PV cho biết, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố bị can đối với Huỳnh Ngọc Sỹ (57 tuổi)- nguyên Giám đốc BQL Dự án xây dựng Đại lộ Đông - Tây và Môi trường nước về hành vi "nhận hối lộ".
Đầu tháng 8-2008, cơ quan công tố Nhật Bản đã bắt và khởi tố bốn cựu cán bộ cao cấp của công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) về tội danh hối lộ quan chức Việt Nam để trúng thầu dự án Đại lộ Đông - Tây TPHCM.
Trong phiên tòa diễn ra tại Nhật Bản ngày 11-11-2008, cả bốn cựu cán bộ này đã thừa nhận từng đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, thời điểm đó là Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước TPHCM (gọi tắt là PMU Đông Tây). Cơ quan công tố Nhật Bản đã có văn bản đề nghị phía Việt Nam kết hợp điều tra để làm rõ vụ việc theo khai nhận của bốn quan chức PCI.
Huỳnh Ngọc sỹ bị bắt vì tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Ngày 8-12-2008, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại PMU Đông Tây.
Năm 2003 quan chức PCI đã thành lập một công ty “ma” tại Hồng Kông với tên là Bussines Intelligence Consultants Limittted (BIC) do ông Takasu Kunio làm Giám đốc.
Sau đó PCI chuyển tiền vào tài khoản BIC dưới danh nghĩa phí cung cấp thông tin, làm quỹ “đen” để đưa hối lộ cho các quan chức nước ngoài phụ trách dự án và ông Takasu Kunio là người đưa hối lộ.
Khi PMU Đông Tây tổ chức đấu thầu gối thầu tư vấn thiết kế, PCI định liên kết với một công ty khác để tăng khả năng trúng thầu.
Biết việc này, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã “bắn tin” quan chức cho PCI biết không nên liên doanh mà nên độc lập tham gia đấu thầu gói tư vấn thiết kế và ông Sỹ sẽ “hậu thuẫn” cho PCI trúng thầu.
Để thuận lợi cho việc trúng thầu, PCI muốn biết trước bản tiêu chí đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu, do vậy các quan chức PCI đã gặp và đề nghị ông Sỹ cung cấp. Sau đó, PCI đã soạn thảo hồ sơ dự thầu dựa trên bản tiêu chí này.
Ngày 28-5-2003, các quan chức PCI đã rút tiền đồng Việt Nam từ ngân hàng rồi ra hàng vàng đổi sang 262 ngàn USD. Ngay sau đó hai quan chức của PCI là Sakano, Trưởng văn phòng đại diện PCI tại Hà Nội và Takasu mang số tiền trên đến PMU Đông Tây để đưa cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ như đã thoả thuận trước.
Trên đường đi Sakano gọi điện thoại cho ông Sỹ nói Sakano đi cùng bạn đến gặp ông Sỹ. Khi đến nơi, ông Sỹ ra mở cửa cho Sakano vào nhưng khi thấy Takasu đi sau thì ông Sỹ đóng cửa không cho vào. Lúc này Sakano phải nói là bạn nên Takasu mới được vào phòng.
Tại phòng ông Sỹ, Takasu đã đưa cho ông Sỹ túi tiền 262 ngàn USD và giới thiệu mình là nhân viên cũ của PCI. Sau khi ông Sỹ nhận tiền, Sakano đề nghị ông Sỹ phải thực hiện lời hứa.
Trước đó, ông Sỹ cũng đã bị TAND TPHCM tuyên 3 năm tù về hành vi "Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ". Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, tháng 5-2001, PCI trúng thầu gói thầu tư vấn thiết kế Đại lộ Đông Tây. Ngay sau đó, đại diện của PCI là ông Sakashita đã đặt vấn đề thuê lại một phần ngôi nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu (là trụ sở của PMU Đông Tây) để làm văn phòng.Với cương vị lãnh đạo của PMU Đông Tây, hai bị can Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả đã “tự quyết” vấn đề này. Đến tháng 8-2001, đại diện PMU Đông Tây là ông Lê Quả và đại diện PCI là ông Sakashita đã ký kết hợp đồng với điều khoản thuê trụ sở là 2.500 USD/tháng. Từ tháng 8-2001 đến tháng 11-2002, PCI đã chi trả tiền thuê nhà 80.000 USD (tương đương 1,2 tỷ đồng). Số tiền này ông Sỹ và ông Quả tự ý quản lý và chia nhau tiêu xài.
Sau đó, ông Sỹ có kháng cáo xin được hưởng án treo, Viện KSND TP Hồ Chí Minh có kháng nghị tăng nặng hình phạt đối với ông Sỹ và ông Quả. Ngày 27-3, tòa án phúc thẩm TAND Tối cao tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sỹ 6 năm tù, Lê Quả 5 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
16 năm tù cho bị cáo Bùi Tiến Dũng VOV
Bùi Tiến Dũng bị tuyên án với các tội danh: Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Sau 3 ngày xét xử giai đoạn 2 vụ PMU 18, chiều 3/8, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với bị cáo Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 và đồng phạm với các tội danh: Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các bị cáo Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Thu Hạnh, Vũ Mạnh Tiên, Lê Thị Thanh Hoà phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Thay mặt Hội đồng xét xử, Chủ toạ phiên toà, Thẩm phán Lê Thị Hợp tuyên án: “Áp dụng khoản 3 điều 165, điểm P, S khoản 1,2, điều 46, điều 47, điều 51 khoản 1 Bộ Luật Hình sự xử phạt Bùi Tiến Dũng 3 năm tù, bị cáo còn phải chấp hành hình phạt 13 năm tù về các tội đánh bạc và đưa hối lộ tại bản án số 1017 hình sự phúc thẩm ngày 14/11/2007 của Toà án Nhân dân tối cao, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung của 2 bản án là 16 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày 20/1/2006”.
Như vậy, với bản án đã tuyên, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Bùi Tiến Dũng phải chấp hành là 16 năm tù. Bị cáo Vũ Mạnh Tiên 9 năm tù. Các bị cáo Lê Thị Thanh Hoà và Nguyễn Thanh Sơn lần lượt nhận mức án 3 năm tù và 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Riêng bị cáo Bùi Thu Hạnh nhận mức án 14 tháng 5 ngày tù, bị cáo được trừ thời gian tạm giam nên đã chấp hành xong hình phạt tù. Qua các hình phạt đã tuyên, bản án đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, được đông đảo nhân dân và những người theo dõi phiên toà đồng tình
4 năm trước, Bùi Tiến Dũng nguyên là Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án 18 (PMU 18) thuộc Bộ Giao thông Vận tải bị bắt quả tang đánh bạc. Mở rộng vụ án, cơ quan điều tra đã phát hiện nhiều hành vi sai phạm của Bùi Tiến Dũng và thuộc cấp như: Đưa hối lộ, cá độ bóng đá và lối sống buông thả. Với những tội danh, phiên toà thứ nhất đã tuyên bố gồm tội đánh bạc và đưa hối lộ, Bùi Tiến Dũng bị tuyên án phạt 13 năm tù. Thuộc cấp của bị cáo Bùi Tiến Dũng cũng lần lượt nhận các mức án phạt khác nhau./.
16 năm tù cho bị cáo Bùi Tiến DũngLao động
Bùi Tiến Dũng lĩnh thêm 3 năm tùNgười Lao Động
Bùi Tiến Dũng 'bóc lịch' 16 năm tùVietNamNet
VTC -VNExpress -Thanh Niên

tất cả 22 bài viết »

Bùi Tiến Dũng lĩnh thêm 3 năm tù

Tính cả bản án cũ, hình phạt chung Bùi Tiến Dũng phải thi hành là 16 năm tù.
Nguyên Phó Tổng giám đốc PMU 18 được thay đổi tội danh (LĐ 27-5-10) -- "bị can Nguyễn Việt Dũng - nguyên GĐ điều hành gói thầu BC3 - được đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự"
Vụ PMU 18: Tranh tụng về “cấu thành tội phạm” Tiền Phong Online
>> Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm

TP - Ngày xét xử thứ tư, phía luật sư và phía công tố tranh tụng căng thẳng xung quanh việc hành vi của các bị cáo có cấu thành tội phạm không. Tuy vậy, đại diện Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm như cáo buộc trước đó.
Các bị cáo trong ngày xét xử thứ tư
Các bị cáo trong ngày xét xử thứ tư . Ảnh: Bắc Hà
Trước quan điểm được trình bày khá hùng hồn từ phía các luật sư, nhiều người tham dự phiên tòa cho rằng, phía công tố có thể thay đổi nội dung truy tố. Tuy nhiên, hai vị kiểm sát viên vẫn bảo lưu quan điểm truy tố bị cáo Bùi Tiến Dũng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 2,7 tỷ đồng. Các thuộc cấp của Dũng tổng vẫn bị đề nghị xem xét tội danh Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Hầu hết các luật sư đều đề nghị phía cơ quan truy tố cần đưa ra các chứng cứ cụ thể khi buộc tội các bị cáo. Các luật sư cho rằng, thực tế, tài sản thiệt hại không phải là tài sản của Nhà nước, mà là tài sản của nhà thầu.
Bên cạnh đó, trong vụ án, bên bị hại cũng không được làm rõ, không có đơn vị nào đứng ra nhận thiệt hại. “Các hợp đồng thuê nhà ở cho tư vấn giám sát là vấn đề dân sự, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Dân sự, không thể bị hình sự hoá” - luật sư Ngô Ngọc Thủy (Đoàn luật sư Hà Nội - bào chữa cho bị cáo Bùi Tiến Dũng) nhấn mạnh.
Tranh cãi về yếu tố cấu thành tội phạm, luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Thị Thanh Hòa phân tích, bị cáo Hòa không phải là người có chức vụ quyền hạn, chỉ là chuyên viên trong PMU 18, không có đủ thẩm quyền quyết định hay giải ngân trong cơ quan. Do vậy, nếu áp tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn…” là chưa thỏa đáng. Theo luật sư này, tội danh này chỉ xảy ra đối với những trường hợp chủ thể đặc biệt - là người có chức vụ quyền hạn.
Tranh luận lại, hai kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa lập luận, dù không trực tiếp thực hiện hợp đồng nhưng các bị cáo đã dựa vào vị trí của mình để ép buộc đối tác thuê nhà của người thân, trục lợi tài sản của Nhà nước. Như vậy, có đủ cơ sở để kết tội như cáo trạng đã cáo buộc.
Kết thúc tranh tụng, bị cáo Lê Thị Thanh Hòa và Nguyễn Thanh Sơn một lần nữa không thừa nhận những nội dung truy tố của Viện Kiểm sát. Hai bị cáo Vũ Mạnh Tiên và Bùi Thu Hạnh thừa nhận hành vi phạm tội và xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến hôm nay (3-8), tòa tuyên án.
Vụ PMU 18: Công tố và luật sư tranh luận căng thẳngVTC
Vụ PMU 18: Bùi Tiến Dũng không nhận tộiĐài Á Châu Tự Do
Hôm nay sẽ tuyên án vụ PMU 18 giai đoạn 2Hà Nội Mới
Đài Tiếng Nói TPHCM -Đài Tiếng Nói Việt Nam -Người Lao Động

tất cả 12 bài viết »

Xét xử vụ PMU 18: Thiệt hại dừng ở 2,7 tỷ đồng?

Phần tranh luận phiên xử vụ PMU18 hôm nay 2/8 lật lại nhiều vấn đề liên quan đến việc Dũng “tổng” vung xe cho mượn. Việc 30 chiếc xe cho mượn ra đến tòa chỉ còn 7 xe bị “quy tội” gây nghi vấn về việc xác định trách nhiệm, thiệt hại. Bùi Tiến Dũng có 4 luật sư tham gia bào chữa: luật sư Ngô Ngọc Thủy, luật sư Hoàng Văn Dũng, luật sư Hà Đăng và luật sư Nguyễn Văn Nam. Luật sư Thủy yêu cầu đánh giá lại mức độ sai phạm của bị cáo Bùi Tiến Dũng trong việc cho các cơ quan công an mượn xe.
Theo ông Thủy, hiện chưa có ai lên tiếng yêu cầu phải bồi thường, chưa thấy sự thiệt hại ở cơ quan nào cụ thể. Các đại diện mượn xe cũng cho biết, nhờ có xe mà công việc thuận lợi hơn. Hơn nữa, trong quá trình điều tra làm rõ, việc mượn xe không có biểu hiện “đút lót”, “đi đêm”… mà các cơ quan đều có văn bản yêu cầu xin mượn xe.
Tuy nhiên, con số 30 chiếc xe cho mượn “chênh” quá nhiều so với số 7 xe bị áp trách nhiệm “cố ý làm trái” với sếp tổng. Theo đó, rất nhiều địa chỉ được giao mượn xe vô thời hạn như Sở GTVT Quảng Ninh (do ông Nguyễn Văn Đọc là Giám đốc thời kỳ đó, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký nhận), Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn 2 (đích thân Phó Giám đốc Nguyễn Viết Đạt làm việc với Dũng “tổng” để mượn xe), Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (do ông Trần Xuân Sanh làm Tổng Giám đốc đứng ra giao dịch)…
Những chiếc xe “thoát án” này nhanh chân hơn một bước khi kịp thời mang trả lại khi vụ án vỡ lở. Số tiền ngân sách thất thoát theo đó không chỉ dừng ở con số 2,7 tỷ đồng với 7 chiếc xe như cáo trạng truy tố.
Tham gia tranh tụng, đại diện VKS vẫn khẳng định Dũng “tổng” cho mượn, sử dụng sai định mức, tiêu chuẩn 9 xe ô tô mua từ tiền dự án. Cơ quan công tố phân tích, vốn ODA là nguồn ngân sách quan trọng của Nhà nước, phải được quản lý theo pháp luật.
“Nếu tài sản này của Nhà nước, của dân thì cần phải bảo vệ, cần phải thu hồi và trả lại Nhà nước. Chúng ta vay từ ODA ra thì chúng ta phải trả, con em chúng ta phải trả sau này”, vị đại diện này lập luận.
Thể hiện quan điểm của mình, Dũng “tổng” một lần nữa “đòi”… xét công. Bị cáo cho rằng VKS không xem xét tới các chứng cứ có lợi cho bị cáo, không cho bị cáo cơ hội thanh minh hành vi của mình trước tòa.
Nhóm bị cáo “lợi dụng chức vụ quyền hạn” làm khống hợp đồng thuê nhà, xe để tư túi lại đặt vấn đề sự việc thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, đã bị hình sự hóa.
Luật sư bào chữa cho Lê Thị Thanh Hòa, cho rằng bị cáo Hòa không phải là người có chức vụ quyền hạn, chỉ là chuyên viên trong PMU 18, không có quyền quyết định hay giải ngân nên không thể áp tội danh này với bị cáo.
Trong khi đó, luật sư bào chữa cho Nguyễn Thanh Sơn cũng lý lẽ, bị cáo không có chữ ký nào trong hợp đồng thuê nhà, cũng không có chữ ký thanh toán nào trong các hợp đồng. Còn việc soạn thảo hợp đồng hay nhận hộ tiền về thì không có quy định nào nói đó là có tội. Cơ quan điều tra không có chứng cứ nào về sự ăn chia.
Dự kiến, ngày mai 3/8, tòa sẽ tuyên án. Nguồn tin: Dantri
Bùi Tiến Dũng không thừa nhận cáo buộc của Viện Kiểm sát VOV
Ngày 2/8 - ngày thứ 4 trong phiên tòa xét xử giai đoạn 2 vụ án tại PMU 18, đại diện Viện KSND thành phố Hà Nội và luật sư tiếp tục tranh tụng về sai phạm của các bị cáo trong quá trình thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18
Bị cáo Bùi Tiến Dũng bị đề nghị mức án từ 4 đến 6 năm tù

TTO - Chiều nay, 30-7, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ PMU18 giai đoạn 2. Theo đó bị cáo Bùi Tiến Dũng bị truy tố tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và bị đề nghị mức án từ 4 đến 6 năm tù.
Dũng "tổng" đề nghị trả lại tài sản bị kê biên

Ông Dũng đề nghị những tài sản bị kê biên không liên quan gì đến bị cáo đề nghị HĐXX trả lại cho gia đình bị cáo.
Bùi Tiến Dũng không thừa nhận kết quả giám định thiệt hại

TTO - 8g sáng nay, 30-7, HĐXX tiếp tục phiên thẩm vấn các bị cáo trong vụ PMU18 giai đoạn 2. Theo yêu cầu của các luật sư, HĐXX đã triệu tập một số nhân chứng liên quan để thẩm vấn nhằm chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo.Trong buổi sáng các bị cáo vẫn quanh co không nhận tội, né tránh trách nhiệm với những câu trả lời “không biết”, không nắm được và không có trách nhiệm liên quan.
Các bên thuê xe đều vắng mặt
Trong buổi thẩm vấn ngày hôm nay, các đơn vị được Bùi Tiến Dũng điều động, cho mượn xe ôtô do PMU 18 quản lý trái quy định dù được tòa triệu tập nhưng vẫn vắng mặt.
Về phía đại diện của Bộ GTVT chỉ có ông Nguyễn Viết Khoa, đại diện Ban quản lý dự án 2 (nguyên là PMU18, Bộ GTVT) có mặt để nghe và trả lời chất vấn nhưng không có giấy ủy quyền trách nhiệm phát biểu và chịu trách nhiệm trước tòa. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu nếu chiều nay Bộ GTVT vẫn không có giấy ủy quyền thì sẽ coi như vắng mặt. Tuy nhiên, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo không chấp nhận sự có mặt này và cho rằng việc Bộ GTVT không có đại diện là coi thường luật pháp và nếu tòa cứ chờ đợi thì phiên tòa sẽ thiếu khách quan và khó diễn ra liên tục.
HĐXX hỏi ông Nguyễn Viết Khoa về việc nhà nước có cấp tiền mua xe cho PMU18 không, ông Khoa cho biết Nhà nước không cấp tiền mua xe mà là tiền của dự án. Theo quan điểm của ông Khoa thì việc cho mượn xe chỉ gây thiệt hại về quyền lợi sử dụng chứ không thiệt hại về kinh tế. Việc cho mượn xe cũng không ảnh hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả của dự án. Hiện tại bên ban quản lý dự án cũng chưa có văn bản nào yêu cầu các bị cáo chịu trách nhiệm. Do đó, ông Khoa băn khoăn không biết giám định viên căn cứ vào đâu để thống kê thiệt hại.
Trước băn khoăn này của ông Khoa, luật sư yêu cầu được hỏi giám định viên nhưng giám định viên cũng vắng mặt tại tòa.
Về phía mình, bị cáo Bùi Tiến Dũng khai không thừa nhận kết quả của giám định viên đưa ra vì không thể chấp nhận phương pháp, cách thức tính thiệt hại trong việc cho thuê xe của giám định viên.
Né tránh trách nhiệm
Sau hai ngày vắng mặt, nhân chứng Nguyễn Thị Thanh Hải, chủ căn nhà được xác định do bị cáo Lê Thị Thanh Hòa làm hợp đồng thuê khống đã có mặt theo triệu tập của tòa. Trả lời HĐXX, bà Hải cho biết bị cáo Hòa có đến làm hợp đồng thuê nhà nhưng không thấy có người đến ở nên sau đó bà Hải có liên lạc với bị cáo Hòa. Tuy nhiên, Hòa trả lời các chuyên gia tư vấn sẽ không đến ở nữa.
Bà Hải cho biết có phàn nàn về việc chi phí nhiều tiền để sửa sang lại nhà thì chị Lê Thị Thanh Hòa có đến đưa 20 triệu và yêu cầu bà ký nhận 196 triệu tiền thanh toán hợp đồng thuê nhà nhưng bà không ký.
Về khoản tiền 176 triệu còn lại, bị cáo Hòa nhận trách nhiệm đã nhận tiền nhưng cho rằng đó không phải hành vi phạm tội vì bị cáo chỉ nhận tiền theo hợp đồng đã được thực hiện. Bị cáo Hòa cho rằng việc các chuyên gia tư vấn có đến ở hay không thì mình không có quyền quản lý và kiểm tra. “Bản thân tôi nghĩ có thể giao nhà không cần biên bản mà chỉ cần trao đổi miệng là được”, bị cáo Hòa nói.
Trong suốt phiên thẩm vấn, các bị cáo đều quanh co chối tội, phủ nhận trách nhiệm liên quan đến vụ việc. Rất nhiều lần, chủ tọa phiên tòa Lê Thị Hợp phải yêu cầu các bị cáo trả lời thẳng vào câu hỏi của tòa và nhận trách nhiệm những việc sai trái mà mình làm.
Khi được hỏi với cương vị TGĐ PMU 18, trách nhiệm của bị cáo Bùi Tiến Dũng trong việc lập các hợp đồng thuê nhà khống làm thất thoát tiền của nhà nước, Dũng “tổng” cho rằng việc thuê nhà cho các chuyên gia tư vấn là điều kiện ưu đãi có trong hợp đồng. Còn trên thực tế các chuyên gia Nhật Bản có đến ở hay không là việc của họ. Bị cáo Bùi Tiến Dũng giải thích, dù họ có ở khách sạn rồi thì mình vẫn phải thuê nhà theo điều kiện ưu đãi.
Sau khi nghe những câu trả lời phủ nhận trách nhiệm, chủ tọa phiên tòa tiếp tục nhắc lại và yêu cầu các bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn. bà Hợp nói: “Hành vi của các bị cáo đã làm thất thoát nhiều tiền của nhà nước, mà cụ thể hơn là tiền vay từ nguồn vốn ODA. Việc làm này để lại cho con cháu chúng ta một khoản nợ lớn mà có thể mấy chục năm nữa vẫn chưa trả hết.”
Kết thúc buổi sáng nay, bị cáo Bùi Tiến Dũng đề nghị các cơ quan chức năng chấm dứt việc kê biên đối với 3 căn nhà và 1 mảnh đất của gia đình. Theo Dũng “tổng” và vợ có mặt tại tòa là bà Lê Thị Hải Vân thì những căn nhà này đều do con bị cáo Dũng đứng tên và nguồn tiền để mua là do ông bà hai bên nội ngoại góp lại cho cháu.
Bị cáo Bùi Tiến Dũng khẳng định cho mượn xe không gây hậu quả

Vụ PMU 18: Phó trưởng phòng PID 6 kêu oan VTC
(VTC News) - Nguyễn Thanh Sơn cho rằng Ban điều hành dự án thuê nhà của bố bị cáo và bố bị cáo đứng ra ký hợp đồng, bị cáo không liên quan nên VKS truy tố oan. Ngày (29/7), phiên tòa xét xử vụ án Bùi Tiến Dũng cùng 4 cựu cán bộ liên quan đến chuỗi tiêu ...
Nhiều thuộc cấp của Dũng "tổng" kêu oanXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Trừ ông Nguyễn Viết Khoa - kế toán trưởng của PMU 2 còn tất cả các nhân chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều vắng mặt.
Bùi Tiến Dũng phủ nhận chỉ đạo cho thuê xeXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Thuộc cấp Dũng “tổng” chối tộiNgười Lao Động
cand.com -Hà Nội Mới -Người Việt

tất cả 7 bài viết »

Xét xử vụ PMU18: Bùi Tiến Dũng phản cung

Hôm qua 28.7, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử vụ tiêu cực xảy ra tại Ban Quản lý các dự án 18 (PMU18). Bị cáo Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU18 đã bất ngờ phủ nhận các cáo buộc của cơ quan công tố cũng như một số lời khai trước đó tại cơ quan điều tra. Theo cáo trạng, bị cáo Bùi Tiến Dũng trong thời gian đương chức (1998-2005) đã cho mượn sử dụng sai mục đích 7 ô tô, bản thân bị cáo sử dụng không đúng tiêu chuẩn 2 ô tô. Việc cho mượn xe của Dũng “tổng” được kết luận theo giám định là đã gây thiệt hại gần 2,7 tỉ đồng.Bị cáo cho rằng, cáo trạng truy tố không đúng, gây oan sai cho bị cáo. Đối với việc cho mượn xe ô tô, bị cáo cho là đúng chứ không sai. Bởi việc mua xe là sử dụng cho các dự án, khi dự án thực hiện xong thì xe cũng để không. Do đó, một số cơ quan thiếu phương tiện hoạt động và khi thấy PMU18 thừa nhiều xe thì mượn. Do vậy “các xe ô tô cho mượn để phục vụ công việc quản lý nhà nước, chứ không riêng tư gì, như vậy là có lợi chung”.
Đối với hai chiếc xe ô tô bị cáo buộc sử dụng quá tiêu chuẩn, Dũng “tổng” cho rằng PMU18 là đơn vị loại đặc biệt nên không thể áp dụng về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô giống các tổng công ty nhà nước khác.
Dũng “tổng” chỉ thừa nhận mình “có sai” khi các công tố viên dẫn các quy định về quản lý tài sản các dự án, quản lý tài sản nhà nước... Tuy nhiên bị cáo cũng nại rằng, hành vi của bị cáo chỉ nên “phê bình” chứ xử hình sự là quá nặng.
Giải thích về sự thay đổi lời khai, Dũng “tổng” cũng cho rằng những lời khai của mình tại cơ quan điều tra vào thời điểm năm 2006 không được khách quan, vì lúc đó không thấy thoải mái về tinh thần lẫn vật chất. Bị cáo xin khất chưa trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc “có bị ép cung, nhục hình không”. Và hứa sẽ trả lời trong phần thẩm vấn ngày hôm nay.
Phiên tòa còn kéo dài đến hết ngày 30.7.
Vắng nhiều nhân chứng tại phiên xử PMU18 VOV
Sáng 28/7, hầu hết nhân chứng, người có quyền lợi liên quan vụ cựu Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng và thuộc cấp bị cáo buộc cho mượn ôtô trái quy định, tư túi trong dự án quốc lộ 18 đã không có mặt tại tòa.
Xe công cho mượn xử lý ra sao?

Trước thềm buổi họp báo công bố kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) năm 2008 (diễn ra hôm nay, 29-7) dư luận đã nóng bởi phiên tòa xét xử cựu tổng giám đốc Ban Quản lý dự án (PMU) 18 Bùi Tiến Dũng.
Thay đổi tội danh 4 đối tượng trong vụ PMU 18 Đài Tiếng Nói Việt Nam Ngoại trừ Bùi Tiến Dũng giữ nguyên tội danh, 4 đối tượng còn lại của vụ án, cơ quan công tố chuyển tội danh từ “tham ô tài sản”sang tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Từ 28-30/7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên ...
Vụ Huỳnh Ngọc Sỹ: “Rõ đến đâu, xử đến đó” 9/7

Tại buổi họp sơ kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN ngày 8-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, cho rằng PCTN sáu tháng qua đạt kết quả tốt, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, một số giải pháp PCTN khi thực hiện còn nhiều vướng mắc như việc minh bạch và xác định tính trung thực trong kê khai tài sản của cán bộ, công chức; hướng dẫn xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng…
Nhiều tỉnh không phát hiện tham nhũng
Báo cáo tại buổi họp, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Vũ Tiến Chiến nói: “Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm do để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách vẫn còn ít so với các vụ bị phát hiện xử lý”. Nhận định đó rút ra từ chính các báo cáo về PCTN của các bộ, ngành trung ương, theo đó không có cơ quan đầu ngành nào bị xử lý cả. Còn báo cáo của các tỉnh, thành thì chỉ vỏn vẹn 22 trường hợp bị xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
Viện trưởng VKSND Tối cao Trần Quốc Vượng cũng nhận xét: “Phát hiện tham nhũng chưa tương xứng với thực trạng. Các vụ việc phát hiện được chủ yếu nhỏ, ở cấp thấp”. Lo ngại ấy có thể thấy rõ qua việc số vụ án tham nhũng được khởi tố, truy tố, xét xử đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng loạt tỉnh như Hưng Yên, Lào Cai, Bắc Kạn, Sóc Trăng, Hà Giang, Hải Dương, Long An, Cần Thơ… nửa năm nay không phát hiện, khởi tố được vụ tham nhũng nào.
Án cũ chưa xong, án mới đã tớiPCTN xem ra “phát” nhiều nhưng “động” chưa được bao nhiêu. Thế nên có những vụ án tham nhũng lớn như vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn tại Công ty Xăng dầu hàng không, khởi tố từ năm 2004 với 18 bị can, đến nay vẫn chưa đưa ra xét xử được. Vụ tham ô, cố ý làm trái, nhận hối lộ xảy ra tại kho cảng Thị Vải, khởi tố 40 bị can nhưng rồi phải đình chỉ tới 18 trường hợp, đến nay vẫn chưa xử được. Hay như vụ Bùi Tiến Dũng và các bị can trong vụ án PMU18 nổi đình nổi đám một thời, đến nay vẫn trả đi trả lại hồ sơ…
Trong khi đó thì lại xuất hiện những vụ việc mới. Đơn cử là việc con tàu Vinashin ngụp lặn trong nợ nần, gánh trên vai những con số phi kinh tế: vốn chỉ có 9.000 tỉ đồng nhưng vay nợ tới hơn 80.000 tỉ đồng... Nhận xét về những vấn đề mới này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Phạm Thị Hải Chuyền nói: “Chuyển mô hình từ tổng công ty nhà nước sang tập đoàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng rồi kiểm tra thì phát hiện sai phạm lớn. Tài sản nhà nước nhiều như vậy cần có bộ máy giám sát chặt chẽ”.
Tập trung đất đai, thuế, hải quan…
Kết luận buổi họp, Thủ tướng nhấn mạnh tham nhũng vẫn là vấn đề nổi cộm mà người dân quan tâm. Vì vậy, cần làm rõ nguyên nhân tình trạng xử lý các vụ việc tham nhũng chậm chạp, xem lỗi người đứng đầu hay lý do nào khác. Riêng vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tố tụng phối hợp điều tra, tinh thần là rõ đến đâu, xử đến đó, quyết tâm đúng pháp luật.
Còn các vụ việc mà báo chí nước ngoài nêu, như nghi vấn Công ty Securency (Úc) hối lộ Công ty CFTD của Việt Nam trong cung cấp chất nền in tiền polyme hay Công ty Nexus (Mỹ) hối lộ quan chức trong nước, Thủ tướng nói là cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét chặt chẽ, thận trọng, đúng pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu các cấp chính quyền phải quyết liệt trong công tác PCTN. Trước mắt tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng tài chính trong doanh nghiệp nhà nước, thuế, hải quan…
NDN và vụ xì căng đan PCI Tuan Viet Nam Thứ bảy, ngày 26 tháng 06 năm 2010
Khi đến hiện trường để phỏng vấn về việc thi công hai dự án đại lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước ở TP.HCM, nhóm làm phim NDN đã đều bị các nhà thầu Nhật từ chối tiếp. Họ đành tạm bằng lòng với vài cảnh quay việc thi công ở cả hai công trường này.
Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng Việt Nam, hiện đã có đủ chứng cứ để đưa nguyên Giám đốc dự án Đông Tây và Môi trường nước TP HCM ra lại vành móng ngựa vì tội nhận hối lộ hơn 200 ngàn USD từ các cựu quan chức công ty tư vấn Pacific Consultancy International (PCI). Dư luận đang hồi hộp chờ đợi sự khởi đầu muộn màng của vụ tham nhũng ầm ĩ này sẽ tiến triển tới đâu, bởi theo những thông tin được đăng tải trên báo chí Nhật Bản, tổng số tiền ông Huỳnh Ngọc Sỹ đã nhận có thể lên tới 800 ngàn USD, và thậm chí còn gấp ba lần con số đó.
Tờ báo có công đầu trong việc đưa vụ này ra công luận là Yomiuri Shimbun, với một lọat các bài viết kể từ cuối tháng 6.2008. Tuy nhiên, nguồn tư liệu chính của Yomiuri Shimbun là những lời khai của các cựu quan chức PCI, sau khi họ bị Viện Công tố Tokyo thẩm vấn. Nhưng hãng truyền thông Nhật Bản đầu tiên có một điều tra độc lập về hoạt động của PCI tại Việt Nam lại là NDN trước đó gần một năm. Mặc dù, mục đích đầu tiên của họ là thực hiện một phóng sự điều tra về hiệu quả của ODA Nhật Bản tại Việt Nam.
Từ PMU 18 đến PMU Đại lộ Đông Tây
Vụ tham nhũng tại PMU 18 được coi là sự kiện đình đám hàng đầu trong năm 2006. Và không chỉ ở Việt Nam.
Ngày 5.4.2006, tại Ủy ban Quyết toán ngân sách của Thượng viện Nhật, một nghị sĩ Đảng Dân chủ Nhật Bản, lúc đó là đảng đối lập lớn nhất trên chính trường Nhật Bản, đã đưa vấn đề PMU 18 (phần có liên quan đến vốn ODA của Nhật Bản) ra chất vấn Thủ tướng Koizumi, và yêu cầu Bộ Ngoại giao phải cử ngay đoàn sang Việt Nam điều tra về hiệu quả sử dụng ODA tại Việt Nam.
Tháng 8.2006, hãng NDN đã quyết định làm một phóng sự điều tra riêng về các công trình có vốn ODA của Nhật tại Việt Nam. Trần Huy Công, đại diện NDN tại Việt Nam, đã kể rằng mục đích của phóng sự này là trả lời hai câu hỏi: "Vốn ODA có hiệu quả không đối với việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho người dân Việt Nam? Nếu không, tại sao như vậy?".
Khi đến hiện trường để phỏng vấn về việc thi công hai dự án đại lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước ở TP.HCM, nhóm làm phim NDN đã đều bị các nhà thầu Nhật từ chối tiếp. Họ đành tạm bằng lòng với vài cảnh quay việc thi công ở cả hai công trường này.
Nhưng những thông tin và hình ảnh được đăng tải dày đặc trên báo chí Việt Nam về hàng ngàn cọc bê tông trong dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở Bình Chánh đổ xiêu đổ vẹo, và dự án đại lộ Đông Tây bị chậm tiến độ đến mấy năm, đã được họ sử dụng như những tư liệu phụ trợ. Và, ở cả hai dự án này, họ đã tìm ra một manh mối mới - công ty tư vấn PCI được giao cả hai nhiệm vụ tư vấn thiết kế và giám sát thi công.
NDN không lạ gì PCI. Công ty này đã từng bị JICA cấm tham gia đấu thầu tư vấn các dự án ODA trong 18 tháng kể từ đầu tháng 9 năm 2004, do đã biển thủ 140 triệu yen bằng cách khai khống hoá đơn và gian lận..., kể từ năm tài khoá 2000 đến thời điểm đó. Kết quả, PCI đã phải hoàn lại cho JICA 171 triệu yen và JBIC 5,7 triệu yen.
Nhóm làm phim NDN lại tiếp tục lần đến Cục Thuế TP HCM. Theo thông tin họ thu thập được trên báo chí Việt Nam, trước đó, Cục Thuế thành phố đã cho biết rằng PCI kê khai mức thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của các chuyên gia nước ngoài làm việc tại dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM thấp hơn nhiều so với hợp đồng đã ký với ban quản lý dự án. Theo đó, trong năm 2005 11 chuyên gia của PCI đã kê khai thu nhập thấp hơn so với hợp đồng với tổng số tiền là 34 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, gấp năm lần số đó còn không chịu khai thuế thu nhập.
Họ đặt ra hai câu hỏi với lãnh đạo Cục Thuế: Có hay không việc trốn thuế thu nhập, và, nếu có, sẽ bị truy thu thế nào? Câu trả lời họ nhận được là "vấn đề này quá tế nhị, nên Cục không thể trả lời".
"Tất cả những sự từ chối quanh co đó, khiến chúng tôi tin rằng ở những dự án này chắc chắn có vấn đề, rất có vấn đề", Trần Huy Công nhấn mạnh.
Cây cầu và con đập
Để có những hình ảnh cần thiết, nhóm làm phim phải đi tìm những dự án hoặc với qui mô nhỏ hơn, hoặc sự tham gia của người Nhật chỉ là gián tiếp.
Họ mò xuống Tiền Giang quay cây cầu Long Bình - một dự án được thực hiện với tiền viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật. "Đập vào mắt chúng tôi là một cây cầu dài tới 100m, bắc qua một con rạch chỉ rộng khoảng 8m", Trần Huy Công nhớ lại.
Theo tìm hiểu của NDN, lúc đầu Sở Giao thông công chính tỉnh chỉ xin 1,4 tỉ đồng làm một cây cầu dài khoảng 30m, tĩnh không lưu thuyền 2,5m, nhưng chẳng hiểu sao Bộ Giao thông Vận tải và sau đó là PMU 18 đã hào phóng kéo dài thành 55 mét (khoảng hơn 13 tỉ đồng), rồi xấp xỉ 100 mét, với độ tĩnh không lưu thuyền lên 3,5m.
"Họ giải thích rằng nâng cao như vậy để tiện cho tàu nhỏ có thể đi qua gầm cầu. Nhưng con rạch này chảy qua gầm cầu chỉ mấy trăm mét nữa là cụt", Trần Huy Công bật cười.
Ông kể rằng chỉ trong non một giờ đồng hồ nhóm làm phim đã quay được những cảnh hết sức nực cười. "Vì cầu quá dốc nên các bà già đi chợ vẫn vượt rạch bằng ghe. Học sinh đi học về đến chân cầu là phải nhảy xuống khỏi xe đạp, đứa dắt đứa đẩy, hổn hển qua cầu. Nhộn nhất là đường xuống ở một bên cầu phải nắn vòng, vì không thể giải tỏa trụ sở công an xã giống như nhà dân, nên chốc chốc lại có một chiếc xe máy từ trên cầu lao thẳng vào mấy anh công an trong đó", Trần Huy Công nói.
Còn tại thủy điện A Vương - dự án mà phía Nhật chỉ cấp ODA để mua máy phát điện, còn tiền xây đập là của Việt Nam - nhóm NDN đã quay được cảnh dòng sông chết, kéo theo sự thay đổi của toàn bộ thảm thực vật và thuỷ sản - nguồn sống của người dân ở đó. "Vì con sông chạy theo hình cánh cung, mà chủ đầu tư (EVN) lại cố cắt theo đường đường thẳng, vì hiệu quả sản xuất điện, nên phía dưới con đập cả một đoạn sông hình cánh cung bị cạn khô," Trần Huy Công giải thích.
Nhóm NDN cũng tìm lên Phố Núi - nơi tái định cư của đồng bào dân tộc. "Vừa đến nơi, chúng tôi thấy ngay cảnh cả người lớn và trẻ em chui hết xuống dưới sàn nhà bê tông - nơi vốn dành cho gia súc, gia cầm và chứa củi. Bởi trong căn nhà lợp mái tôn quá nóng bức", Trần Huy Công nhớ lại.
Những người dân tái định cư ở đó nói với nhóm làm phim rằng họ chỉ cần non nửa số tiền mà ban quản lý dự án này bỏ ra là đủ làm được một ngôi nhà đúng theo ý muốn của họ.
"Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã phát hiện ra rằng, khi con đập này đã được xây xong, báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn chưa được phê duyệt", Trần Huy Công nói.
Kết thúc chuyến đi, nhóm làm phim NDN tìm đến trụ sở của PCI tại Hà Nội, cũng với hai câu hỏi: "Ý nghĩa của công việc tư vấn thiết kế và giám sát thi công đối với các dự án ODA?" và "PCI đã tư vấn và giám sát như thế nào để ODA đã không được sử dụng có hiệu quả, nếu không nói là đi ngược lại mục đích của ODA?"
Viên trưởng đại diện Hà Nội của PCI - người đã tháp tùng cựu quan chức PCI vào Sài Gòn đưa tiền hối lộ - đã cho sập cửa ngay trước mũi họ, sau một câu trả lời gọn lỏn: "Bận".
NDN hỏi - Viện Công tố trả lời
Phóng sự này được phát lại hai lần sau đó vài tháng trên kênh TBS News 23, với hàng loạt câu hỏi chưa có lời đáp.
"Khó có thể nói là chính phóng sự do NDN thực hiện và phát trên TBS đã khiến Viện Công tố Tokyo quyết định tiến hành điều tra PCI để tìm những câu trả lời. Nhưng chắc chắn rằng những hình ảnh trong phóng sự này đã gây một sự bất bình lớn trong dân chúng Nhật - những người đóng thuế để có tiền cho Việt Nam vay. Và có thể sự bất bình này đã tác động đến những người đại diện cho họ trong quốc hội, và các vị nghị sĩ đã làm tiếp phần việc của mình, như họ đã từng làm trước đó", Trần Huy Công kết luận.
Vụ ông Huỳnh Ngọc Sĩ: Sẽ ủy thác Nhật Bản điều tra một số nội dung 06/05/2010
Ngày 5-5, tin từ Viện KSND tối cao cho biết liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và cải thiện môi trường nước TP.HCM, Viện KSND tối cao sẽ ủy thác cho cơ quan tố tụng Nhật Bản tiến hành điều tra một số nội dung.
Theo luật pháp của Nhật Bản, không có quy định cho phép nhân viên tố tụng nước ngoài tiến hành các hoạt động điều tra trên lãnh thổ nước này. Do đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam sẽ phải thống nhất các nội dung điều tra cần thiết, có văn bản gửi Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao để yêu cầu tương trợ tư pháp.
Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và cải thiện môi trường nước TP.HCM được khởi tố ngày 8-12-2008, sau khi Viện Công tố địa phương Tokyo (Nhật Bản) truy tố bốn cựu quan chức của PCI về tội đưa hối lộ và vi phạm luật cạnh tranh của Nhật.
Trên cơ sở tài liệu do phía Nhật Bản chuyển sang và quá trình điều tra, xác minh, cơ quan điều tra xác định ông Huỳnh Ngọc Sĩ có dấu hiệu của tội nhận hối lộ. Theo đó, từ đầu năm 2001 đến đầu năm 2003, một số quan chức PCI nhiều lần gặp gỡ ông Huỳnh Ngọc Sĩ với mục đích bàn bạc, thỏa thuận đưa hối lộ để giành được các hợp đồng tư vấn sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản.
Hai bên đã bàn bạc và thống nhất chi 2,6 triệu USD cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, các công tố viên thuộc Viện Công tố địa phương Tokyo Nhật Bản chỉ xem xét hai lần đưa hối lộ của các cựu quan chức PCI với số tiền 820.000 USD. Phía cơ quan chức năng của Việt Nam cũng xác định có căn cứ cho thấy ít nhất một lần ông Sĩ nhận 262.000 USD của PCI.
-----------------
Vụ PMU 18: Thay đổi tội danh 4 bị can

Có 4 bị can bị thay đổi tội danh từ tội "Tham ô tài sản" sang tội "Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng".
VKSND tối cao vừa có quyết định chuyển tội danh 4 bị can trong vụ án xảy ra tại Ban quản lý các dự án 18, Bộ GT-VT (PMU18) từ tội "Tham ô tài sản" sang tội "Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng".
4 bị can kể trên là: Vũ Mạnh Tiên (nguyên Phó Chánh văn phòng PMU18), Lê Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Sơn (đều nguyên Phó phòng PID6 -PMU18) và Bùi Thu Hạnh (nguyên cán bộ Phòng tài chính - kế toán PMU18).
Riêng ông "tổng" Bùi Tiến Dũng (nguyên Tổng giám đốc PMU 18) không thay đổi tội danh. Bị can Bùi Tiến Dũng bị truy tố vì tội "Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong thời gian làm Tổng giám đốc PMU18 từ năm 1998- 2005, Dũng "tổng" đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để cho mượn, sử dụng sai mục đích 7 xe ô tô và sử dụng không đúng quy định tiêu chuẩn, định mức 2 xe ô tô khác, gây thiệt hại tổng cộng 2,68 tỉ đồng.
Trước đó, phiên xét xử 5 bị can nêu trên đã không diễn ra theo dự kiến vào ngày 29/3 tại TAND TP Hà Nội.
TAND TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, do còn một số vấn đề, tình tiết liên quan đến vụ án chưa được làm rõ, chưa đảm bảo đầy đủ chứng cứ để xét xử.
Theo T.N (VNN)
--------------
Đổi tội danh 4 bị can vụ PMU 18 Bee

4 bị can này được chuyển từ tội “Tham ô tài sản” sang tội “Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng”.
VKSND Tối cao vừa có quyết định chuyển đổi tội danh 4 bị can trong vụ án xảy ra tại Ban Quản lý các dự án 18, Bộ GTVT (PMU18).
Nguyên Tổng giám đốc PMU 18 lại sắp hầu tòaBất ngờ hoãn xét xử nguyên Tổng giám đốc PMU 18Hôm nay, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 hầu tòa
--------

Tổng số lượt xem trang