- Nền giáo dục tước đi sự phản kháng và sự tự do dân chủ mang màu sắc khác (RFA blog)
-Hà Nội - Những mùa yêu, mùa nhớ
(VnMedia) - Bốn mùa Hà Nội, mỗi mùa lại mang những phong vị rất riêng mà tôi có kể ra nữa cũng không thể nào hết nổi. Nếu có bảo chọn ra một mùa để yêu nhất thì thật khó cho tôi.
(30/11/2010 10:29')
(30/11/2010 10:29')
Vụ trọng án Nguyễn Đức Nghĩa gần đây đã tạo ra làn sóng dư luận lớn ở Việt Nam. Câu chuyện càng trở nên nóng khi cha đẻ của bị can này bị tai nạn giao thông và qua đời để lại mẹ nạn nhân trong tình trạng cực kỳ bi thảm – chồng chết, con trai độc nhất sắp phải chịu án tử hình.
- Người Việt mau quên (RFA blog)
Những người lãnh đạo mạnh miệng hứa rồi quên. Còn người dân, lâu ngày cũng …quên. Có phải bản chất của người Việt phần nào cũng hời hợt, gặp chuyện gì thì bộc phát ngay lúc đó rồi thôi?
- Phùng Quán khi yêu (Quê Choa blog)
- Kiến nghị bảo tồn biệt thự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp VnEconomy -
- Kiến nghị giữ nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong khu nhà QH (Pháp luật VN)
-Vì đâu nên nỗi ?
Tác động văn hoá của “ đổi mới ” xét như một mô thức phát triển
- Lễ bế mạc ASIAD 16 rực rỡ sắc màu (Bee)
Hà Nội với những ca khúc thấm đẫm tâm hồn- Một người Việt Nam cả đời kiểm điểm (Bee) -
Cuộc trao đổi với TS Nguyễn Sĩ Dũng - Áp lực để khó từ chức? Chiếc GHẾ và sự tự do lựa chọn
Dư luận xã hội lâu nay vẫn nặng nề với người mất chức. Có nhữnggxì xào và hiểu lầm, rằng ai mất chức chứng tỏ người đó không xứng đáng. Đó là lý do khiến nhiều quan chức cố gắng giữ lấy "ghế" vì mất ghế sẽ mất tất cả. Lương Bích Ngọc - Ngọc Nhung - Góp Ý, Sửa Sai & Sửa Xe (Tưởng Năng Tiến blog)
- “Tự tin”! (TVN) - Xin hãy làm cho họ tin rằng, nếu không nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành người hiểu biết, ứng xử một cách có văn hóa với mọi người xung quanh thì sẽ không có sự "tự tin" nào đỡ đần nổi cuộc đời họ.
-
- Không mua được tranh của vua Hàm Nghi Tiền Phong Online
Ngày 25-11, ông Nguyễn Văn Phúc - trưởng phòng đối ngoại Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - cho biết đã không mua được bức tranh Chiều tà (Déclin du jour) của vua Hàm Nghi ở buổi đấu giá tại Paris diễn ra lúc 15g (giờ Paris) ngày 24-11. ...
Lỡ cơ hội mua bức tranh của vua Hàm NghiThanh Niên
Tranh của vua Hàm Nghi được đấu giá tại PhápDân Trí
Thừa Thiên - Huế không mua được bức tranh của vua Hàm NghiNgười Lao Động
- Tiết lộ mới về cuộc đời văn hào Tolstoi qua tự thuật của người vợ (RFI)- Kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà văn thiên tài người Nga Lev Tolstoi, nhật báo Le Figaro hôm nay, với tựa đề « Sống với một thiên tài », đưa độc giả đến với một xuất bản gây rất nhiều chú ý. Đó là cuốn tự thuật của Sophia Tolstoi, bạn đời của nhà văn.
Văn hào Leo Tolstoi cùng vợ và gia đình năm 1887
Nguồn: Wikipedia
Bán đấu giá 8 800 Euro ngày 24.11.2010- Ai là chủ nhân của tác phẩm mà Tử Xuân Hàm Nghi đã vẽ cách đây gần một thế kỉ ? Có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết. Chỉ biết đó không phải là Thành phố Huế, tuy Huế đã ủy quyền cho Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tham gia cuộc đấu giá, và theo tin của chúng tôi, người thay mặt sứ quán đã phải ngừng ở mức mà Ủy ban Nhân dân Huế đã định trước (hay đúng hơn, đã ngừng ở một mức cao hơn hẳn, nhờ sự hưởng ứng "góp phần" của một Việt kiều Mạnh Thường Quân khát khao mong muốn di vật quý báu của nhà vua yêu nước cuối cùng sẽ trở về hoàng thành, nơi nhà vua trẻ tuổi ra đi từ năm 1888). Ra khỏi phòng đấu giá, nhiều Việt kiều còn đứng một lúc lâu, trao đổi cảm tưởng, thông tin, ước đoán. Không ít người nghĩ rằng người mua chắc phải là một "đại gia", nếu không ở Việt Nam thì cũng đang kinh doanh phát đạt ở Nga, ở Tiệp...
(VnMedia) - Liên quan đến việc chậm nộp báo cáo công tác bảo hành, vận hành, bàn giao, thanh quyết toán các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND Thành phố vừa có văn bản phê bình Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch.
(24/11/2010 20:4') - Phê bình Sở VHTT&DL Hà Nội chậm báo cáo về Đại lễ (25/11/2010)
- Hanoi Journal: A Lone Blacksmith, Where Hammers Rang NYT November 24, 2010
Justin Mott for The New York Times
(VnMedia) - Chỉ ngay sau khi chia tay Vietnam Idol vào tối qua, một đoạn băng ghi âm được cho là giọng của thí sinh Đức Anh được phát tán trên mạng với tốc độ chóng mặt. Sốc là, nội dung câu chuyện có nhiều từ văng tục, thậm chí cả nói xấu thí sinh Idol...
(24/11/2010 21:50') - Vướng scandal, Đức Anh mang tiếng "chửi hay hơn hát" (Bee)- Tại buổi họp của Vietnam Idol, Đức Anh đã xác nhận rằng giọng nói trong đoạn ghi âm đó là của mình và đã có thái độ hối lỗi
-Bán đấu giá một bức tranh của vua Hàm Nghi tại Pháp (RFI)- Hôm nay, 24/11/2010, tại 19 rue de la Grange Batelière - 75009 Paris, văn phòng SVV Millon & Associés tổ chức bán đấu giá nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại, từ 1870 cho đến nay, trong số này có bức tranh sơn dầu "Déclin du jour" - Chiều tà - của vua Hàm Nghi. Bức tranh này mang số 41 trong số hơn 200 tác phẩm được trưng bầy và giao bán.
Tranh sơn dầu Déclin du Jour - Chiều tà của vua Hàm Nghi
SVV Millon&Associés
Cùng là một đơn vị thực hiện, khi thì được giải thưởng quốc tế, khi thì vấp phải những chỉ trích nặng nề. Không biết đâu là chuẩn trong cách thực hiện trùng tu di tích ở nước ta hiện nay. Không phải đến tận bây giờ, khi có quá nhiều các di tích bị “trẻ ...
Trùng tu di tích: Bao giờ có chuẩn?Hà Nội Mới
Bài 1: Di tích Ô Quan Chưởng - Hồn ở đâu bây giờ?Đài Tiếng Nói Việt Nam -Bài 2: Đi tìm quy chuẩn trong trùng tu di tích (VOV)- Thế nào là quy chuẩn trong trùng tu di tích? Ngay bản thân các nhà làm trùng tu khi được hỏi cũng mâu thuẫn nhau trong cách nhìn nhận.
Trùng tu kiểu... xóa cũ làm mới!Người Lao Động
-4 con "gà mặt khỉ" ở Trung Quốc (VOV)-
4 con vật mình gà nhưng mặt khỉ này ăn hết 2 kg thịt/ngày
Đang đi tìm cây thuốc giống trên núi, anh nông dân Lưu Sinh Hồng ở thôn Bảo Phong, thị trấn Hoài Viễn, khu Sùng Châu, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc chợt giật mình bởi tiếng kêu lạ trong bụi cây.
Vạch lá tìm, anh Lưu Sinh Hồng bàng hoàng khi thấy trước mặt mình là bốn con vật mình gà nhưng lại có mặt giống như khỉ.
Thấy chúng không có vẻ gì hung hãn, anh Lưu Sinh Hồng liền mang về nhà, nhưng gánh nặng bắt đầu trút xuống vai người nông dân nghèo bởi mỗi ngày bốn con “gà mặt khỉ” ăn hết 2 kg thịt lợn tươi.
Thấy mình không kham nổi, anh Lưu Sinh Hồng định thả chúng đi, nhưng lại sợ chúng chết đói, nên hy vọng cơ quan chức năng có thể thay anh nuôi dưỡng những con “gà mặt khỉ” này./.
Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật và công khai chỉ rõ những sai lầm trong công tác lãnh đạo văn nghệ. Nhưng phải chăng, sự buộc trói ấy chỉ do những sai lầm đáng tiếc của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp gây ra? Có thể nói thẳng ra rằng, chính chúng ta, những người trực tiếp làm văn nghệ cũng đã góp phần thắt chặt thêm sợi dây buộc trói ấy cho chính bản thân mình.
- Sáng chế "giết" nhà phát minh (Bee)- Một vài trong số họ đã trở thành nạn nhân của chính sáng chế hoặc sản phẩm "mồ hôi nước mắt" của mình. - Ý kiến khác nhau về xếp hạng biển Nha Trang “tệ nhất” (SGTT) Tự rút kinh nghiệm, đồng ý! Không nên tổ chức hội thảo, họp hành gây thêm phản cảm.
-Hà Nội khánh thành Đại bảo tháp cao nhất Việt Nam (VOA)- Đại lễ khánh thành Đại bảo tháp Báo Ân được tổ chức ở chùa Bằng A, còn được gọi là Linh Tiên tự, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội trong 3 ngày, từ 20 đến 22/11.
Thông tấn xã Bernama của Malaysia trích dẫn phát biểu của Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, trụ trì chùa Bằng A, cho biết công trình Đại bảo tháp Báo Ân được công nhận là Tháp Phật giáo cao nhất và có số lượng tượng Phật bằng đồng nhiều nhất Việt Nam.
Quá trình thi công tòa tháp được thực hiện trong 6 năm, với tổng kinh phí là 17,5 tỷ đồng, tương đương 890 ngàn đô la, do Phật tử khắp cả nước quyên góp. -Invasion of good-luck turtles threatens legendary Hanoi species DPA
-Đi 200km được chiêm ngưỡng 3 di sản ruộng bậc thang nổi tiếng (VOV)- Tuyến du lịch khám phá, thăm di sản ruộng bậc thang là sản phẩm du lịch được tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ khảo sát, mở rộng để phát triển mạnh trong thời gian tới.
Tuyến du lịch này dọc theo tuyến đường 32 từ Phú Thọ-Nghĩa Lộ-Mù Cang Chải (Yên Bái)-Sa Pa (Lào Cai)-Nguyên Dương (Trung Quốc).
Trong số này, ruộng bậc thang Sa Pa của Lào Cai và Nguyên Dương (Trung Quốc) nằm trong số 7 ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất thế giới do Tạp chí Du lịch Travel and Leisure (Hoa Kỳ) bầu chọn.
-Lời hát kiểu "2 - 1 = 0" (Bee)- Không ít khán giả trẻ "khoái chí" vì nó là lạ ngồ ngộ khi phối hợp giữa nhạc pop và vọng cổ nhưng cũng hơi choáng với vài đoạn khó hiểu.
-"Thành phố sự kiện" Nha Trang: bề nổi và phần chìm (TVN) - Không hẹn mà tới, khi Nha Trang (Khánh Hòa) đang nô nức diễn ra cuộc thi Hoa hậu Trái đất - Miss Earth 2010 với thông điệp bảo vệ môi trường thì thành phố xinh đẹp này đón nhận thông tin không mấy dễ chịu: Cùng Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận), Nha Trang nằm trong số những thành phố biển tệ nhất.-Có sự nhầm lẫn trong đánh giá bãi biển Nha Trang (VOV)- Lãnh đạo TP Nha Trang cho rằng, bãi biển Nha Trang chỉ bị xếp thứ hạng thấp so với các bãi biển khác chứ không phải nằm trong dánh sách “10 bãi biển tồi nhất”.
-Chùm ảnh: Cụ Rùa ngậm phải dây cao su (Bee 23/11/2010) -Cần đánh giá các hạn chế của đại lễ (TT)- -Báo chí phải đẩy mạnh tuyên truyền về Hà Nội sau Đại lễ (VOV)- Để Hà Nội sau Đại lễ vươn lên hơn nữa rất cần sự cảm thông và động viên của các cơ quan báo chí.-Bề nổi, phần chìm của "thành phố sự kiện" Nha Trang (Bee)- Nha Trang (Khánh Hòa) đang nô nức diễn ra cuộc thi Hoa hậu Trái đất - Miss Earth 2010 với thông điệp bảo vệ môi trường - - Ô nhiễm uy hiếp du lịch biển (Tuoitre) Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, việc khai thác cát đen (titan) cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển của tỉnh này. - Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể (RFI) - - Em ơi..mạng nhện phố! (Quê Choa blog)-VIỆT NAM - LỊCH SỬ: Phim tài liệu về Việt Nam của Jacques Perrin sắp ra mắt tại Pháp (RFI)-
Kể từ 24/11/2010, khán giả Pháp sẽ có dịp tìm hiểu về lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam thông qua bộ phim "L'Empire du Milieu du Sud", tạm dịch là "Đế chế Trung tâm tại phương Nam" của đạo diễn Pháp nổi tiếng Jacques Perrin. Theo AFP, bộ phim phác họa lại bằng những những nét chấm phá hình ảnh của xứ Đông Dương thời Pháp thuộc và của nước Việt Nam thống nhất đã giành được độc lập sau hai cuộc chiến dài lâu.
- - Lại rộ tin đồn tượng Đức Mẹ khóc (Tuoitre) Bác tin đồn tượng Đức Mẹ “rung” và “chảy nước mắt” (Thanh Niên) Tượng Đức Mẹ rung chỉ là tin đồn nhảm (Pháp Luật)
-Chiêm ngưỡng bông hoa trăm năm mới nở (21/11/2010)
-- Diễm Hương đoạt giải Người đẹp áo tắm Miss Earth (Dân Việt)
-Bảo Yến và những chuyện chưa kể về Trịnh Công Sơn
(VnMedia(20/11/2010 13:5')) - Qua những trang kỷ niệm mà ca sĩ Bảo Yến giở lại, bàng bạc trong đó là hình ảnh một Trịnh Công Sơn hay buồn, hiền hòa và trên tất cả là một sự bao dung vô bờ bến. Bảo Yến cũng tiết lộ những chuyện chưa bao giờ kể về người nhạc sĩ tài hoa này.
-Đi xem bức tranh của vua Hàm Nghi : CHIỀU TÀ (Diễn Đàn)- Nguyễn Ngọc Giao
Trong tấm khung tróc sơn, bức tranh Chiều tà còn tốt nguyên, nhưng bám bụi thời gian.
Tặng phẩm của Hoàng thân
An Nam
Chiều tà sau lâu đài An NamAn Nam
(tức Biệt thự Gia Long)
Hoàng đế Hàm Nghi vẽ
năm 1915 tại Algérie
-Cầu Long Biên cấm xe qua lại 24/24h dịp Festival (Bee)- Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian cấm xe qua cầu Long Biên sẽ thực hiện 24/24h, bắt đầu từ 6h30 ngày 19/11 đến hết ngày 21/11. -Đêm nhạc hứa hẹn bùng nổ nơi chân cầu Long Biên (20/11/2010)
(Bee)- Lần đầu tiên, trên cây cầu Long Biên trăm tuổi diễn ra một đêm nhạc đặc biệt có tên "Đêm nhạc của tương lai"
-Nghệ thuật dựa hơi “lá cải”? (Bee 20/11/2010) Món ăn nhanh, vài câu chuyện hậu trường lá cải, cũng đủ làm người ta thấy ấm bụng rồi chăng?
-Giá trị xã hội và những cái lưng (TVN) -
Văn hóa biển số xe là văn hóa không cần nhìn mặt, chỉ nhìn... lưng. "Sống ở đời hơn nhau cái lưng", như thể nếu không quay lại khoe cái biển quý, thì cả cái xe và con người ngồi trên xe đó đều chẳng có giá trị gì. Một đứa con sẵn sàng vét trong túi đồng tiền cuối cùng, thậm chí dùng sinh mạng để dọa cha mẹ như một quý cô trên báo - chỉ để được sở hữu chiếc điện thoại model nhất, thì đứa con ấy cũng sẽ rất dễ dàng để bị lôi kéo vào những hành động xấu chỉ để thỏa mãn những khát vọng tầm phào nhất.
Một quan chức sẵn sàng dùng mối quan hệ hay tiền công để đổi chác bằng được cái biển xe đẳng cấp, liệu ông ta có dễ dàng đốt tiền chùa vào những thú vui phù phiếm hơn?.
Hơn người như thế, có làm nên những giá trị văn minh không?
-Festival cầu Long Biên “khoác áo mới“
(VnMedia(19/11/2010 16:58')) - Thay vì tên gọi như ban đầu “Cầu Rồng kể chuyện nghìn năm” để ra mắt đúng dịp Đại lễ, Festival cầu Long Biên lùi vào đúng thời điểm ngày Nhà giáo Việt Nam và được khoác chiếc áo mới có tên “Cầu rồng kể chuyện Thăng Long - Hà Nội, hoà bình, hội nhập, phát triển”.
Festival cầu Long Biên 2010 hướng về miền Trung ruột thịt (TNO) Nếu như Festival Ký ức cầu Long Biên 2009 là sự kiện mở đầu cho các hoạt động trong những ngày Hà Nội diễn ra đại lễ 1.000 năm, thì Festival cầu Long Biên 2010 là hoạt động khép lại đại lễ. Theo dự kiến, festival sẽ diễn ra trong 3 ngày, ...
Sáng mai 20-11, khai mạc Festival Cầu Long Biên 2010Tiền Phong Online
Festival cầu Long Biên 2010: Nối hai bờ thế kỷĐài Tiếng Nói Việt Nam
Thông điệp “xanh” trong Festival Long Biên 2010Con người và Thiên nhiên- Thành Sơn Tây lại “thất thủ”! (18/11) TT-- Thành cổ Sơn Tây lại bị làm mới lần thứ ba trên diện rộng (Tuổi Trẻ ngày 18-11). Công cuộc phục dựng đang được gấp rút tiến hành.
- - Ô Quan Chưởng dính…chưởng? (Hiệu Minh blog) Theo tôi, Ô Quan Chưởng với lớp rêu phong, những viên gạch cổ kính là thiếu nữ đẹp với bộ ngực nõn nà nằm ngủ hàng thế kỷ phía trong bức tường. Đó chính là giá trị vô biên của cửa ô này, không có tiền bạc nào bỏ ra để mua được thời gian và lịch sử cho nó.- - Giải trí… chậm giữa Sài thành náo nhiệt (TVN) Bên cạnh rạp chiếu phim, sân khấu nhạc, kịch phổ biến, gần đây giới trẻ Sài Gòn có xu hướng tìm đến những địa chỉ giải trí, thưởng thức nghệ thuật với các mô hình mới. Xu hướng này tuy còn nhỏ hẹp nhưng vẫn phát triển như một dòng chảy riêng…
- Festival cầu Long Biên 2010: Nối hai bờ thế kỷ -Hội Gióng mang “tính cách văn hoá” độc đáo (VOV)- Theo các nhà nghiên cứu, ngoài ý nghĩa tâm linh, Lễ hội Gióng còn chứa đựng cả hệ tư tưởng đạo lý và triết học sâu sắc, thể hiện sự hòa hợp trong quốc gia, khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam là đất nước được quốc thái dân an, thái bình thịnh trị.
- - NHÂN VĂN GIAI PHẨM- Phụ Lục : Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản (phần 1) (RFI) - Ngứa mắt vì… văn hóa mặc (Công Luận)
-Cơm Tây di sản không thể thiếu của thế giới (RFA)- Người Việt mình có câu “ăn cơm Tầu, ở nhà Tây, lây vợ Nhật”. Câu này bây giờ không còn đúng nữa, ít nhất là về mặt ăn uống. -Thuật châm cứu và kinh kịch Bắc Kinh được bình chọn di sản phi vật thể (VOV)-
Kinh kịch Bắc Kinh và thuật châm cứu của Trung Quốc vừa được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO xếp vào danh sách di sản thế giới phi vật thể.
(NCTG) Điện ảnh Việt Nam vừa có cơ hội hiện diện tại Hollywood - thủ đô điện ảnh Hoa Kỳ và thế giới - vói sự kiện đạo diễn, NSND Đăng Nhật Minh được vinh danh và một số phim của các đạo diễn trẻ được chiếu giới thiệu.
-Chưa thể đưa ra con số chính xác chi phí cho lễ hội (TNO) - Trong văn bản báo cáo việc thực hiện lời hứa tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7 vừa qua, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã cho biết, phần nhiều kinh phí tổ chức các lễ hội truyền thống hiện nay được huy động từ các nguồn hợp pháp ngoài ngân sách.
- Phát hiện la bàn bát quái được chế tác bằng ngà voi(Dân trí) - Nhóm nghiên cứu của Phòng Quản lý di sản (Sở VHTT&DL Hà Tĩnh) vừa phát hiện một chiếc la bàn cổ bát quái gần 200 tuổi được chế tác bằng ngà voi rất độc đáo ở một nhà dân. Điều đáng nói là chiếc la bàn vẫn còn sử dụng được. Ông Hồ Bác Khoa, ...
Phát hiện thêm chiếc la bàn cổ bằng ngà voiThanh Niên
Phát hiện la bàn bát quái bằng ngà voi 100 tuổiZing News
- Phát hiện la bàn bát quái bằng ngà voi 100 tuổi (Bee)- Ông Lương Hữu Dụng (83 tuổi), xã Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đang lưu giữ một chiếc la bàn bát quái bằng ngà voi khá độc đáo.
-- Công nhận Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể Nông Nghiệp
Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, vào hồi 18 giờ 20 phút ngày 16/11 (tức 22 giờ 20 phút, giờ Việt Nam), tại thành phố Nairobi, thủ đô của Kenya, kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn ...Bề bộn tượng đài Thánh GióngThanh Niên
Chính thức công nhận Hội Gióng là di sản văn hoá phi vật thểĐài Tiếng Nói Việt Nam (VOV)-Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản thứ 3 của thành phố Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010- Trần Đức Thảo – trở về từ quên lãng (Bee)-Les Lettres Françaises sẽ thực hiện một chuyên đề về Trần Đức Thảo, người được xem là nhà triết học của cả hai quốc gia Pháp và Việt Nam.
- Ghi chép hàng ngày ( 14) VƯƠNG-TRÍ-NHÀN - 25-10
MỘT LÝ DO KHIẾN GIAO THÔNG HỖN LOẠN
Ở Hà Nội trước năm 1954 và tính rộng ra từ 1975 về trước, đời sống khá bình lặng, phương tiện cơ giới như ô tô rất ít, mọi người có ý để đi cho đúng nền nếp.
Tuy không thành luật, nhưng có một điều, loại học sinh mới lớn như tôi bao giờ cũng được giáo dục để chôn chặt vào đầu:
Đó là, người đi xe đạp và đi bộ không những phải đi vào đường của mình để bảo đảm an toàn tính mạng -- mà cái chính là xe thô sơ phải nhường đường cho xe cơ giới.
Vì đó là những phương tiện dùng cho những người quan trọng hơn, cần phải được đi nhanh hơn.
Còn bây giờ, đường xá hỗn loạn chẳng những là vì ai cũng vội, ai cũng muốn làm ông tướng trên đường, mà một phần là vì chúng tôi, đám người dùng xe thô sơ, chẳng tìm ra lý do gì để phải thương phải nể những người có các phương tiện hơn hẳn chúng tôi cả.
Nếu đó không phải là những quan chức nhân danh việc công để vơ vét cho đầy túi tham, thì cũng là những người giàu lên do ăn cắp do trốn thuế, đang cuồng nhiệt trong việc truy tìm đồng tiền.
Tôi biết rằng nói thế là hàm hồ, là vơ đũa cả nắm, nhưng cuộc sống nhiều khi bất công và vô lý quá, khiến chúng tôi không thể mà cũng không muốn tìm tới một cách nghĩ đúng.
Cái sự không kính trọng được những người (có phương tiện giao thông ) tốt hơn, đã khiến cho một số dân thường chúng tôi, cả già lẫn trẻ, trong khi điều khiển cái phương tiện thô sơ của mình, nhiều khi sinh ra ba bửa làm liều trêu tức thiên hạ.
Một lần đến nơi đây, diễn viên điện ảnh Catherine Deneuve lập tức kêu lên cuộc sống Hà Nội giao thông ở Hà Nội sao mà hoang dã!
27-10
NHỮNG BIẾN THÁI TỪ HAI CÂU THƠ TẢN ĐÀ
Đạt tới tầm khái quát về dân mình, dạo này câu thơ sau đây của Tản Đà thường được nhiều người nhắc lại:
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con
Đó là một trong những câu thơ loại “sấm truyền” từng được bọn tôi ở Hà Nội kháo nhau từ hồi đầu chống Mỹ, đúng hơn là trước sau 1970.
Bọn tôi nói ở đây là một vài anh em tôi quen, vừa tốt nghiệp đại học trong ngoài nước loại khá, mới được tuyển dụng về làm bên Ủy ban khoa học xã hội. Như anh Bằng Việt bên Viện Luật, anh Tạ Ngọc Liễn bên Viện Sử, anh Dương Tất Từ bên Viện Văn..
Một trong những băn khoăn của bọn tôi những năm đó là tính xem lúc này đất nước mình đang ở vào một tình thế như thế nào.
Nên chúng tôi hay đọc lại người xưa, tìm thấy nhận thức của mình trong suy nghĩ của người xưa.
Câu thơ của Tản Đà nói trên còn được đám bạn tôi -- tạm gọi là lớp trí thức trẻ lúc ấy -- đọc trệch đi theo nhiều kiểu.
Dân luật thì “ Nước bốn ngàn năm không có luật—Dân hai lăm triệu đã thừa người “.
Dân sử thì “ Nước bốn ngàn năm không có sử—Dân hai lăm triệu đã thừa người “.
Một câu thơ khác của Bằng Việt viết những năm ấy khó lòng nói là hay, song tôi rất thích mà thỉnh thoảng cứ nhẩm lại: Đánh Mỹ rồi em lại trẻ con.
Nó nói cái gì ở đây nhỉ, tôi cứ nhẩm lại để nhập tâm, dù đầu óc chưa hiểu và phải nói thật là đến bây giờ vẫn chưa hiểu.
Phải chăng đó là lúc chúng tôi dự cảm thấy rằng từ đây nước mình dân mình không bao giờ có sự phát triển hồn nhiên được nữa, và càng vậy thì lại càng muốn trở về với nó, đáng lẽ phải bắt đầu từ nó, cái tình trạng hồn nhiên ấy…
28-10
CUỘC SỐNG VÔ NGHĨA
Trên báo TT hôm nay, Lê Đức Dục kể là ở Hà Nội có một tốp bạn trẻ rất tài hoa, trí tuệ, nhưng chỉ tập hợp nhau để tán gẫu và tự xác định mình là thành viên “ Hội của những người sống không mục đích”.
Trên một mạng nào đó tôi quên tên, còn thấy kể một phóng viên nước ngoài từng đến SG hồi trước 1975, nay quay trở lại chợt nhận ra sao một số người hồi trước làm ăn đứng đắn nay cũng quay ra chơi bời hư hỏng. Gặng hỏi thì được người ta trả lời rằng nay chẳng thấy cuộc sống có ý nghĩa gì, nên quậy phá cho qua ngày.
PHÚ QUÝ GIẬT LÙI
Sau 5 năm tuyển sinh liên tục, Khoa sáng tác - Lý luận - Phê bình văn học, thuộc trường Đại học Văn hoá Hà Nội, cho biết sĩ số càng về sau càng thưa vắng, từ 27 (khoá 11), 19 (khoá 12) và khoá mới nhất là 12 sinh viên.
Lại nhớ có lần một người thống kê là Hà Nội thời hiện đại có mấy cái cầu qua sông Hồng thì càng về sau làm càng mất lâu thời gian và càng chóng hỏng.
31-10
GIÁO DỤC & ĐỒNG TIỀN
Một người lái xe ôm quen tôi đã kể là con anh ta đi học mỗi học kỳ ít nhất phải nộp cho các thầy bộ môn tối thiểu vài trăm, bất kể dốt giỏi thế nào, nếu không không có điểm.
Mạng Dân trí ghi lại lời than thở của một giáo viên Đau xót thay khi sinh viên gọi tiền “đi thầy” là: Tiền Vàng Mã
“Các thầy ơi! Các thầy có biết trò bây giờ gọi số tiền trong phong bì đó là gì không. Tôi cũng là một nhà giáo, nghe được tôi thấy cay đắng quá.”
Báo Tiền Phong thì có bài Đại học hạ sàn, sinh viên mất giá.
Theo Đào Duy Huân- ĐH Tài chính Marketting, mặc dù hơn 90% sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ có việc làm nhưng tỷ lệ có việc làm đúng ngành nghề đào tạo còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 60%.
Ông Huân cho biết: Chi phí đào tạo một sinh viên một năm ở nước ta từ 6 - 10 triệu đồng, tương đương 300 đến 500 USD, trong khi ở các nước tiên tiến từ 10.000 đến 15.000 USD (gấp 30 lần).
Theo thống kê từ năm 1987 đến nay, tốc độ phát triển các trường ĐH, CĐ rất nhanh, năm 1987 có 101 trường thì năm 2010 là 440 trường. Số sinh viên cũng tăng từ 130.000 lên đến 1,7 triệu (tăng 13 lần), nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ sau 22 năm chỉ tăng 0,07%, từ 10,09% năm 1987 lên 10,16% năm 2009. Nhiều trường mới lập ra thiếu cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên, người học, cơ sở vật chất…
Với một tình hình thế này, thì đám phụ huynh chúng tôi còn biết đặt hy vọng gì ở lớp con cái đang lớn nữa?
LÀM THUÊ NGAY TRÊN NƯỚC MÌNH
Không phải chỉ công nghiệp nước ta giỏi hớt thứ bèo bọt của thiên hạ bằng “gia công” mà nông nghiệp ở ta cũng không thua kém. Một con số trong ngành chăn nuôi đã nói lên điều đó:
“90% thức ăn tinh và thô của bò đều là nhập khẩu”.
Nên báo PLTP mới có bài Trồng nhiều cỏ để giảm giá sữa.
Trong y tế : Đến 90% nguyên liệu làm thuốc cũng mua từ nước ngoài.
Con số trên mạng VN Economy - Doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng giá 180.000 đồng/ha (=10 bát phở)
2-11
Tuyên dương Nobel cho Mario Vargas Llosa : vì “sự phân tích các cấu trúc quyền lực và những mô tả sắc sảo về sự phản kháng, nổi loạn và thất bại của cá nhân”
Tại buổi giao lưu ở Huế 21-10, một tờ báo kể, Linda Lê ca ngợi tất cả những gì tương phản. Trong cuộc đời nhà văn, bà cho rằng điều đáng nói là sự di chuyển ( tôi đoán là di chuyển theo nghĩa bóng, tức khả năng thay đổi, khả năng làm khác mình – VTN), tính không chính thống. Với bà, văn học là điều luôn vượt qua mọi rào cản.
3-11
CÁI HIỆN ĐẠI & CÁI TRUNG CỔ
Con đường ven đê vùng tôi ở từ ngày được nâng cấp trải nhựa thì lại khiến tôi ngại đi. Đường càng tốt xe càng rồ máy phóng ào ào. Có nghĩa bản năng người đi đường càng được kích động, nên nó trở nên đáng sợ hơn.
Ở VN, cái hiện đại chỉ làm cho cái trung cổ sẵn có được dịp bộc lộ đầy đủ. Cái hiện đại chỉ đóng vai trò như một yếu tố phụ trợ. Chủ đạo vẫn là cái trung cổ. Một sự chuyển pha nửa vời, và vì thế, tình trạng lạc hậu càng trở nên đậm nét.
Điện thoại di động càng phổ biến thì càng cho thấy người mình nói nhiều tào lao với nhau là nhiều, các mối giao tiếp xã hội bùng nổ đến mức thừa thãi nhưng trống rỗng không có nội dung, ồn ào mà vẫn vắng lặng.
Không chỉ đi ô tô bằng tâm lý người đi xe đạp, người ta còn đang làm những ngôi nhà bê tông cốt sắt bằng tư duy của người làm nhà lá.
Trước tiên là đất nào cũng làm nhà được. Và làm theo lối gạn từng thước đất khiến cho các căn nhà như chềnh ềnh ra đường, để tố cáo chủ nó là con người không bỏ nổi tính tham vặt.
Con người giàu có hôm nay từ trước chưa có nhà mà cũng chưa biết thế nào là cuộc sống trong những ngôi nhà hiện đại cả.
4-11
THƯƠNG NHAU KHÔNG XONG
Lũ lụt quá nặng nên người ta tổ chức làm từ thiện tự phát. Nhưng ở một số xã vùng lũ lụt, chính quyền dứt khoát cự tuyệt vì người làm từ thiện đưa hàng thẳng cho dân mà không qua mình.
Lại nhớ hồi chống Mỹ, anh Hoàng Hưng đã khái quát xứ mình là một xã hội thích không được. Muốn học không được mà muốn bỏ học cũng không ai cho phép; muôn khôn không được muốn dại không được; muốn hư hỏng không được mà muốn tử tế cũng không được nốt.
7-11
NHỮNG LIÊN HỆ TỪ NƯỚC NGA
Viết về văn học Nga hôm nay, Sergei Filatov trên Văn học trong thời kỳ quá độ in trên Báo Văn, có đoạn ghi nhận:
Nhà phê bình trẻ Lidija Dovletkireeva ( Nga) khi phân tích nhiều cuốn sách viết về chiến tranh do các nhà văn Chechnja và Nga viết, đã rút ra kết luận rất đáng chú ý: "Chính những cuộc chiến tranh gần đây đã dẫn người đương thời đến ý niệm về sự cần thiết quý báu của hòa bình, đã hướng dẫn người ta trong việc lựa chọn sự ưu tiên không phải là chiến thắng một kẻ thù nào đó mà là khắc phục chiến tranh theo đúng nghĩa của nó vì cuộc sống sáng tạo thanh bình".
Bài phê bình có đoạn viết tiếp:
“ Những vấn đề của ngày hôm nay vốn gắn liền với quá khứ của chúng ta, với cuộc sống tinh thần của chúng ta và với những ưu thế giả tạo vốn ngăn cản việc tạo ra ở trong nước bầu không khí đạo đức lành mạnh.
Không một nước nào trên thế giới lại bị bao bọc bằng những huyền thoại đầy mâu thuẫn trong lịch sử như nước Nga và không một dân tộc nào trên thế giới lại được đánh giá một cách rất khác nhau như dân tộc Nga. Một trong những nguyên nhân, như N. Berdjaevđã nhận xét, là do tính phân cực của tính cách Nga mà trong đó những nét đối lập được kết hợp với nhau một cách kỳ lạ - lòng nhân hậu với tính tàn bạo, sự tinh tế của tâm hồn và chất thô lỗ, lòng yêu chuộng tự do với sự chuyên chế độc tài, sự tự ti với tính ngạo mạn dân tộc và chủ nghĩa Sôvanh.”
Từ Bản tin tham khảo của TTXVN, tôi đọc được một câu trong bài Nước Nga một xã hội không công dân trên Le monde diplomatique tháng 10-2010:
“Quái gở dưới nhiều khía cạnh, chế độ hiện nay điều khiển một đất nước tự do một cách ngược đời”.
Đó là một sự pha trộn giữa “hầu như là Liên Xô “ và “phương Tây giả hiệu”.
Một nhà sử học kết luận ”người ta cuối cùng cũng cảm thấy có được tự do ở một nước triệt để không tuân theo những tiêu chuẩn dân chủ”
Có lẽ đó là cái món tự do vô chính phủ mà tôi đã thoang thóang cảm thấy trong bài Một thứ tự do hoang dại ?
9-11
Sau gần một tháng nô nức đại lễ, nay bình tĩnh nhìn lại, người ta cho rằng đợt phim Thăng Long nghìn tuổi chỉ cho thấy giới điện ảnh tan nát không làm gì nên hồn.
Giới kiến trúc cũng đang hoàn toàn thất vọng về mình. Hình như có một số người chỉ còn có cách trông chờ vào sự có mặt của những ông lớn nước ngoài. Nhưng có người bác ngay, làm gì có ông lớn nào, toàn dân thất nghiệp bên họ sang kiếm ăn, có ai hiểu gì về mình đâu mà đòi có công trình lớn.
THỊ DÂN HUNG DỮ
Tình cờ đọc lại một đoạn ghi chép cũ
Báo Pháp Khoa học & đời sống viết về Tám hiểm họa môi sinh của thế kỷ XXI, Tia sáng số 9-98 dịch lại :
1/ Nhiệt độ tăng 2/ Đất thoái hóa 3/ Nước hết 4/ Hóa chất làm ô nhiễm 5/ Vùng biển bị khai thác quá mức 6/ Phá rừng gây nên dịch bệnh mới…
Sáu cái đó tôi đã nghe ở một vài chỗ khác.
Nhưng có hai khía cạnh mà tôi thấy mới, nó thuộc về hiểm họa xã hội 7/ Mất cân đối dân số, nam nhiều hơn nữ, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt và 8/Đô thị hỗn loạn.
Người ta giải thích thêm điểm cuối: nay là thời của những thị dân hung dữ; cuộc sống vô cùng hỗn độn bởi một số dân quá đông cùng sống trong một diện tích quá chật chội.
“Trong một lô cốt không có pháp luật, luật rừng sẽ thay thế luật pháp”
13-11
NHỮNG LIÊN HỆ TỪ NƯỚC TẦU
Báo mạng Thanh niên đưa tin TQ Thả người điên, bắt người tỉnh
Hôm nọ là một tin khác, ở tỉnh Tứ Xuyên, sau động đất, bởi thấy cuộc sống mong manh quá, người ta ly dị nhiều hơn.
Ông Trần Văn Đoàn người Việt dạy khoa chính trị ở Đại học Đài Loan nói, chính ra đám người trung lưu ở đại lục còn đang lo làm giầu. Từ bao đời nay họ đã quen với các triều đình chuyên chế nên nhu cầu dân chủ chẳng là bao.
Trong các ý kiến mà Lưu Á Châu phát biểu, tôi nhớ có cái ý, nhiều người trong hàng ngũ quan chức TQ hiện nay lấy chuyện lo cho con cái trong tương lai để càng điên cuồng tham nhũng.
Các học giả TQ – các giáo sư đại học -- nói về nước họ với nhiều băn khoăn. Họ cũng thường tỏ ra e ngại trước việc Trung Quốc không được các nước láng giềng ưa thích.
Tự nhiên tôi nhớ tới một câu của nhà văn nhà triết học Pháp Ch.Montesquieu ( các cụ ta hồi Đông Kinh nghĩa thục gọi là Mạnh đức tư cưu )
-“ Nếu tôi biêt được điều gì đó có ích cho tôi, nhưng hại cho gia đình tôi, tôi sẽ đuổi ngay chúng ra khỏi đầu.
-Nếu tôi biết được điều gì đó có ích cho gia đình tôi, nhưng lại không có ích cho tổ quốc tôi, tôi sẽ tìm cách quên nó đi.
-Nếu tôi biết được điều gì đó có ích cho Tổ quốc tôi, nhưng lại hại cho châu Âu và cho cả loài người, tôi sẽ coi đó là một tội ác.”
Câu này không có trong cuốn Tinh thần pháp luật mà trong một văn bản khác, nhưng được viết lại và đặt trước cửa khu lưu niệm Montesquieu. Anh Nguyễn Quang Thân khi đến thăm khu lưu niệm này đọc thấy thích quá nên ghi lại và trích in trên báo Nông thôn ngày nay 15-9 -06.
Không biết có nhà trí thức Trung Quốc nào cũng cần phải chia sẻ ý tưởng này của Montesquieu? - Chung kết cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung 2010” (VOV)-
6 ca sỹ của Việt Nam và 9 ca sỹ của Trung Quốc và các ban nhạc tham gia tranh tài.
- "Làm văn hóa mà lưu manh thì tôi phải phản ứng" (Bee)-
"Nghệ sĩ mà, có tài thì thường có tật. Mà một trong những cái tật lớn nhất là họ muốn làm đại bàng..."
-Xem hành trình 2 thế kỷ của cầu Long Biên (Bee 15/11/2010)
- - Góc nhìn bạn đọc: Nông Dân (Hiệu Minh blog) Tôi kiếm cơm nơi Sài Gòn, đất ở vài chục mét vuông lấy đâu ra ao hồ, hoa và tiếng chim để nuôi thằng nông dân trong mình? Thì tôi vẫn cố, bằng cách hô khẩu hiệu: tâm hồn thằng nông dân không chết. Tôi lén lút ủ ấm nó bằng hồi ức, bằng tình yêu với cỏ cây, dù rất cô độc và yếu ớt – như một con chim ẩn mình. Đừng có tưởng, một con chim ẩn mình, nhưng không chờ chết!
--Bán đấu giá bức tranh của vua Hàm Nghi (VOV)-Bức tranh “Chiều tà” được Văn phòng SVV Million & Associés ra giá khởi điểm khoảng 800 đến 1.200 euro-Dựng khung “chuẩn người Việt” năm 2030 (VOV)-Chuẩn này sẽ được xây dựng và nằm trong “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030” được giao cho Bộ VH-TT&DL xây dựng.
Bên cạnh việc khảo sát “tầm vóc Việt”, đề án đưa ra chỉ tiêu phấn đấu còn phải chỉ ra phương hướng để đạt được các chỉ tiêu ấy. Theo thống kê, đàn ông Việt Nam thấp hơn chuẩn thế giới hiện tại là 13,1 cm, chỉ số này ở nữ là 10,7 cm./.
-Ngọc Diệp bị lột quần áo, đánh tả tơi giữa đường (Bee)-
Dư luận đang xôn xao bàn tán chuyện tình cảm giữa Ngọc Diệp và tuyển thủ quốc gia Vũ Như Thành. (chuyện phim phản ánh chuyện học trò thời nay, nhưng bạo lực quá !!!)
-“Đất mũi” ở... Bến Tre (LĐ 14-11-10) -- Bài này hay! Còn nhớ, đây chính là nơi có cuộc thảm sát dưới tay lính Mỹ do Trung uý Bob Kerrey (sau này làm Thượng Nghị sĩ) chỉ huy.
-Một Hà Nội đan xen thiền và thơ (TVN) -Hà Nội- Việt Nam, luôn là cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ. Mỗi người có một góc nhìn, cách cảm nhận riêng về Hà Nội và mang đến công chúng khán giả những cảm xúc, rung động khác biệt. - Người kẻ chợ “ăn bánh trả tiền” nhiều hơn? (Công Luận) Người không bị ràng buộc bởi những mối quan hệ cộng đồng làng xã luôn nghĩ “thoáng” hơn trong chuyện mua dâm…-Cổ “nổ” ra tiền (Bút Lông)-Cuối tuần rồi, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội đã tổ chức khởi công dự án chỉnh trang đoạn phố Tạ Hiện theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
Nghĩa là nhà nước sẽ cải tạo hạ tầng và mặt đứng công trình, người dân cải tạo nội thất bên trong. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào quý III-2011.
Nói đến phố Tạ Hiện, người dân thường gọi là “phố Tây” bởi con phố nhỏ hẹp mang danh “Ngã tư quốc tế” này lúc nào cũng nườm nượp khách du lịch nước ngoài. Thời Pháp, tên phố là Géraud, chỉ dài chừng 200 m nhưng có sức quyến rũ kỳ lạ với khách du lịch nước ngoài. Lý do ngoài sự tiện dụng, lạ thì giá cả ở đây khá rẻ, ngang với giá bán cho người Hà Nội. Do đó, phố này được xem có giá trị vào bậc nhất về du lịch.
Cho nên nghe tin phố này được chỉnh trang, người yêu Hà Nội lại được phen... hết hồn do bài học chỉnh trang thành nhà Mạc (Tuyên Quang), ô Quan Chưởng (Hà Nội) vẫn sừng sững. Hai công trình đó, sau các dự án tiền tỉ bỗng... hóa mới, đã phủ lên tâm thức du khách từng biết, từng qua những di tích đó nỗi niềm vời vợi...
Không chỉ thế, cái cách đối xử với quá khứ, lịch sử và di tích như thế có khi còn gây thiệt hại đáng kể cho ngành “kinh tế không khói” là du lịch. Chẳng nói đâu xa, đại lễ 1.000 năm Thăng Long diễn ra trong 10 ngày đầu tháng 10 tốn kém hàng chục ngàn tỉ đồng tưởng sẽ lôi cuốn hàng triệu khách “Tây” đem đôla tới thủ đô, song thực tế toàn... khách ta. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, tháng 10 cả nước chỉ đón được gần 500.000 khách du lịch nước ngoài, nhỉnh hơn con số 410.000 khách (tính bình quân) của từng tháng trước đó.
Cổ “nổ” ra tiền - triết lý đó chưa bao giờ cũ, cả về các khía cạnh văn hóa, kinh tế và xã hội. Người yêu Hà Nội mong chờ ngày này sang năm, qua phố Tạ Hiện không cảm thấy lạ lẫm như đến ô Quan Chưởng chỉ vì cũng có một dự án chỉnh trang vừa xong!
- Người kẻ chợ “ăn bánh trả tiền” nhiều hơn? (Công Luận) Người không bị ràng buộc bởi những mối quan hệ cộng đồng làng xã luôn nghĩ “thoáng” hơn trong chuyện mua dâm…
Nói đến phố Tạ Hiện, người dân thường gọi là “phố Tây” bởi con phố nhỏ hẹp mang danh “Ngã tư quốc tế” này lúc nào cũng nườm nượp khách du lịch nước ngoài. Thời Pháp, tên phố là Géraud, chỉ dài chừng 200 m nhưng có sức quyến rũ kỳ lạ với khách du lịch nước ngoài. Lý do ngoài sự tiện dụng, lạ thì giá cả ở đây khá rẻ, ngang với giá bán cho người Hà Nội. Do đó, phố này được xem có giá trị vào bậc nhất về du lịch.
Cho nên nghe tin phố này được chỉnh trang, người yêu Hà Nội lại được phen... hết hồn do bài học chỉnh trang thành nhà Mạc (Tuyên Quang), ô Quan Chưởng (Hà Nội) vẫn sừng sững. Hai công trình đó, sau các dự án tiền tỉ bỗng... hóa mới, đã phủ lên tâm thức du khách từng biết, từng qua những di tích đó nỗi niềm vời vợi...
Không chỉ thế, cái cách đối xử với quá khứ, lịch sử và di tích như thế có khi còn gây thiệt hại đáng kể cho ngành “kinh tế không khói” là du lịch. Chẳng nói đâu xa, đại lễ 1.000 năm Thăng Long diễn ra trong 10 ngày đầu tháng 10 tốn kém hàng chục ngàn tỉ đồng tưởng sẽ lôi cuốn hàng triệu khách “Tây” đem đôla tới thủ đô, song thực tế toàn... khách ta. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, tháng 10 cả nước chỉ đón được gần 500.000 khách du lịch nước ngoài, nhỉnh hơn con số 410.000 khách (tính bình quân) của từng tháng trước đó.
Cổ “nổ” ra tiền - triết lý đó chưa bao giờ cũ, cả về các khía cạnh văn hóa, kinh tế và xã hội. Người yêu Hà Nội mong chờ ngày này sang năm, qua phố Tạ Hiện không cảm thấy lạ lẫm như đến ô Quan Chưởng chỉ vì cũng có một dự án chỉnh trang vừa xong!
- Người kẻ chợ “ăn bánh trả tiền” nhiều hơn? (Công Luận) Người không bị ràng buộc bởi những mối quan hệ cộng đồng làng xã luôn nghĩ “thoáng” hơn trong chuyện mua dâm…
-Yêu nước bằng tri thức, sáng tạo và tự hào dân tộcNhân Dân-
Việt Nam trở thành một trong những điểm đến được ưa chuộng VOATiếng Việt
Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến được ưa chuộng đối với các du khách Thái Lan, Australia, Nhật Bản và Singapore nhờ vào sắc thái văn hóa, cảnh đẹp và những địa điểm du lịch giá cả phải chăng. Bản tin hôm thứ 6 của Bernama trích thuật tin ...Năm 2015, dự kiến thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tếLao độngViệt Nam - điểm du lịch được ưa chuộngBáo điện tử Chính phủ Du khách châu Á-Thái Bình Dương “chuộng” Việt NamVnEconomy
Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến được ưa chuộng đối với các du khách Thái Lan, Australia, Nhật Bản và Singapore nhờ vào sắc thái văn hóa, cảnh đẹp và những địa điểm du lịch giá cả phải chăng. Bản tin hôm thứ 6 của Bernama trích thuật tin ...Năm 2015, dự kiến thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tếLao độngViệt Nam - điểm du lịch được ưa chuộngBáo điện tử Chính phủ Du khách châu Á-Thái Bình Dương “chuộng” Việt NamVnEconomy
Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích: Sư tử “lạ” ở chùa Một Cột (thanhnien.com.vn)13/11/2010 1:12
Việc đặt sư tử đá trước di tích chùa Một Cột là không đúng văn hóa Việt - Ảnh: Lưu Quang Phổ |
Tại chùa Một Cột - ngôi chùa được coi là một trong những biểu tượng của thủ đô và cả nước - nay xuất hiện những hình ảnh trái với nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Đại Việt sử ký toàn thư có chép vào tháng 10 năm Kỷ Sửu (niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 6 - 1049), Thái Tông hoàng đế cho dựng chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột ngày nay). Tương truyền rằng vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen, dắt ngài lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuệ liền khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen Phật Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng, cho các nhà sư đi lượn vòng quanh tụng kinh cầu vua sống lâu.
Qua các thời đại khác nhau cho đến ngày nay, chùa không còn dấu tích của thời khởi dựng nhưng vẫn mang giá trị lịch sử, văn hóa của ngàn năm và giá trị kiến trúc độc đáo. Nhưng nay, khi tới thăm chùa, các nhà nghiên cứu thấy nhiều điều “chướng mắt”, nhiều hình ảnh của văn hóa ngoại lai bỗng ngang nhiên xuất hiện ở đây.
Trước cổng tam quan chùa Một Cột là đôi sư tử đá còn mới, trông rất bề thế. Nhà nghiên cứu di sản truyền thống Trần Lâm Biền (Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL) vừa nhìn thấy đã lắc đầu ngán ngẩm. Ông nói: “Đôi sư tử này mang phong cách nghệ thuật Trung Hoa, ảnh hưởng của người Minh Hương (người Hoa) vùng Nam Trung Bộ”.
Đi vào bên trong, ngay phía dưới cổng chùa Một Cột là một bàn thờ Phật, bên cạnh là đôi sư tử bằng đá cũng mang phong cách Trung Hoa và hai chiếc cột được nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền nhận xét “không bao giờ có trong di tích Việt Nam mà chỉ thấy ở trong công viên, là thứ văn hóa xa lạ của Nhật, Trung Hoa bị áp đặt vào đây”. Theo ông, không bao giờ bên cạnh bàn thờ Phật để hai con sư tử như thế này.
Theo nguyên tắc tả dương hữu âm, thì tượng sư tử cái phải đặt ở phía bên phải, và tượng sư tử đực ở phía bên trái theo hướng của tượng Phật. Nhà nghiên cứu Lê Cường (nguyên Trưởng ban Nghiên cứu di tích cổ - trường ĐH Mỹ thuật VN) không thể lý giải nổi đôi sư tử đặt dưới cổng chân chùa Một Cột lại bị đặt hoàn toàn ngược với nguyên tắc cơ bản này.
Không thể chấp nhận
Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền không khỏi ngạc nhiên khi thấy những thứ phi văn hóa Việt đang “xâm nhập” vào di tích. Ông vô cùng bức xúc: “Trong một di tích nhạy cảm của 1.000 năm Thăng Long như chùa Một Cột, dù không còn dấu tích của thời Lý nhưng là biểu hiện của niềm tự hào dân tộc, nay đưa những thứ không đúng với nghệ thuật truyền thống Việt vào là không thể chấp nhận được. Đây là biểu hiện của một sự thiếu hiểu biết”.
Di tích chùa Một Cột mỗi ngày đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước. Những hình ảnh văn hóa ngoại lai này nếu vẫn cứ xuất hiện ở đây, mặc nhiên tồn tại, gắn liền với di tích này thì còn đâu giá trị văn hóa, lịch sử của di tích nữa.
Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho biết: “Đây là những thứ người ta công đức, nhà chùa tự đưa vào, mà không hỏi ý kiến, thông qua ngành văn hóa”. Với một di tích có giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng như vậy, thiết nghĩ các nhà quản lý cần sớm có biện pháp chấm dứt tình trạng tùy tiện đưa những điều trái với nghệ thuật truyền thống Việt vào di tích, để du khách trong nước và bạn bè quốc tế có những nhận biết đúng đắn về di tích Việt, chứ không phải lai căng của nền văn hóa khác.
Minh Ngọc
- Báo chí VN: PR cho “người”, có cần tự PR cho mình? (TVN) Trực tiếp nắm trong tay công cụ, báo chí mặc nhiên có lợi thế hơn hẳn so với các tổ chức khác. Tuy nhiên, liệu báo chí có tận dụng được thế mạnh này và hoạt động tự PR hiện nay của quyền lực thứ 4 chuyên nghiệp đến mức độ nào? ở Việt Nam, ngoài một số đổi mới đáng kể như đối với kênh VOV giao thông, chúng ta vẫn chưa được chứng kiến những nỗ lực thực sự quyết liệt để khẳng định lại tên tuổi từ các đài phát thanh. Tất cả bốn con sư tử, cả cái bàn thờ hoàn toàn mới dựng. Họ đều mới “bịa” ra. Đó không phải là nghệ thuật truyền thống Việt Nam - Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền |
Trước cổng tam quan chùa Một Cột là đôi sư tử đá còn mới, trông rất bề thế. Nhà nghiên cứu di sản truyền thống Trần Lâm Biền (Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL) vừa nhìn thấy đã lắc đầu ngán ngẩm. Ông nói: “Đôi sư tử này mang phong cách nghệ thuật Trung Hoa, ảnh hưởng của người Minh Hương (người Hoa) vùng Nam Trung Bộ”.
Đi vào bên trong, ngay phía dưới cổng chùa Một Cột là một bàn thờ Phật, bên cạnh là đôi sư tử bằng đá cũng mang phong cách Trung Hoa và hai chiếc cột được nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền nhận xét “không bao giờ có trong di tích Việt Nam mà chỉ thấy ở trong công viên, là thứ văn hóa xa lạ của Nhật, Trung Hoa bị áp đặt vào đây”. Theo ông, không bao giờ bên cạnh bàn thờ Phật để hai con sư tử như thế này.
Cổng chùa Vân Hồ cũng có sư tử đá Vào tháng 10 vừa qua, chùa Vân Hồ (số 40 Lê Đại Hành, Hà Nội) đã hoàn thành việc tu bổ. Ngay lập tức, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng về việc cổng chùa mang dấu ấn của văn hóa Trung Hoa. Nhà nghiên cứu Lê Cường nói: “Từ hai con ly, sư tử bằng đá cho đến chiếc cổng chùa đều theo phong cách Trung Hoa. Cổng chùa Việt Nam không bao giờ có những cái núm như vậy, nắm tay cầm cửa cũng không bao giờ có hình hổ như thế”. Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền còn cho rằng “việc tu bổ ở đây còn có vấn đề nữa là tam quan để lệch khỏi trục trung tâm”. |
Không thể chấp nhận
Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền không khỏi ngạc nhiên khi thấy những thứ phi văn hóa Việt đang “xâm nhập” vào di tích. Ông vô cùng bức xúc: “Trong một di tích nhạy cảm của 1.000 năm Thăng Long như chùa Một Cột, dù không còn dấu tích của thời Lý nhưng là biểu hiện của niềm tự hào dân tộc, nay đưa những thứ không đúng với nghệ thuật truyền thống Việt vào là không thể chấp nhận được. Đây là biểu hiện của một sự thiếu hiểu biết”.
Di tích chùa Một Cột mỗi ngày đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước. Những hình ảnh văn hóa ngoại lai này nếu vẫn cứ xuất hiện ở đây, mặc nhiên tồn tại, gắn liền với di tích này thì còn đâu giá trị văn hóa, lịch sử của di tích nữa.
Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho biết: “Đây là những thứ người ta công đức, nhà chùa tự đưa vào, mà không hỏi ý kiến, thông qua ngành văn hóa”. Với một di tích có giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng như vậy, thiết nghĩ các nhà quản lý cần sớm có biện pháp chấm dứt tình trạng tùy tiện đưa những điều trái với nghệ thuật truyền thống Việt vào di tích, để du khách trong nước và bạn bè quốc tế có những nhận biết đúng đắn về di tích Việt, chứ không phải lai căng của nền văn hóa khác.
Minh Ngọc
- Lại nói về “phong cách Chí Phèo” trong phản biện (TVN) Đôi lúc phản biện tạo cảm giác không thuận tai cho người nghe, từ đó dễ dẫn đến những nhận xét thiếu thiện cảm. Tuy nhiên, một xã hội phát triển, những quyết định được đưa ra hợp với ý nguyện của đa số, của toàn dân, hướng đến chân lý, thì nhất định phản biện đã, đang và sẽ đóng góp một phần rất lớn…Những người có tư duy "đẽo cày giữa đường" ngay từ đầu đã không thể tồn tại trong hàng ngũ những người ra quyết định. Và người phản biện không thể gán với phong cách Chí Phèo, bởi khi đó, văn hóa phản biện sẽ không còn là văn hóa nữa.
- -Letter from China: In China, Money Can Often Buy Love NYT -Many personal stories in China seem to confirm that the ideal mate is the one who can deliver a home and a car, among other things; sentiment is secondary. <::: tại TQ, tiền có thể mua được ty>>-Lễ hội Gióng được xét công nhận di sản phi vật thể (VOV)-Trong danh sách xét công nhận năm 2010 của UNESCO còn có 46 di sản gồm các làn điệu, điệu múa, lễ hội, các nghệ thuật thủ công bí truyền của 31 nước trên thế giới.-Rồng bò... ngược ở di tích bên hồ Gươm
(Đất Việt) Cập nhật lúc :2:25 PM, 10/11/2010
Sau khi trùng tu, nhiều kiểu kiến trúc mới được đưa vào di tích đình Nam Hương như tượng rồng bò ngược trên cầu thang dẫn lên đình, tượng rồng ôm lấy góc tường ngôi đình, là những kiểu kiến trúc chưa bao giờ thấy ở các di tích cổ của Việt Nam.
- Diễn tiến mới của vụ kiện Megastar: Megastar bác bỏ mọi cáo buộc (Tuổi Trẻ) Ngày 29-3-2010, sáu doanh nghiệp phát hành và chiếu phim gồm Công ty CP điện ảnh truyền thông Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (cụm rạp Thanh Bình, Sông Phố), Công ty CP phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty Điện ảnh 212, Công ty cổ phần Sài Gòn điện ảnh (Cinebox Hòa Bình) và Công ty TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội (cụm rạp Tháng Tám) gửi đơn khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh cáo buộc Megastar lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
- Chuyện phiếm Tây-Tầu-Ta (Trần Thiềm/ Hiệu Minh blog) Thằng bé đốt đống rơm thưở nào xấu hổ với làng quê nên bỏ nhà ra đi biệt tăm từ ngày ấy. Các anh chị em và các bạn ở quê, ngoan ngoãn nghe lời người trên, rốt cục, lại vẫn ở quanh lũy tre làng. Vài đứa nghịch nhất xóm lại đi rất xa. Không hiểu đó là tốt hay xấu.
- Cú húc thẳng ngực giới kiến trúc sư Việt Nam? (TVN) Từ Hà Nội Vàng đến Hàm Cá Mập, rồi thì trụ sở Bộ Tài chính… nay đến khu triển lãm kiến trúc Ciputra. Phản ứng của giới chuyên môn về những thứ trái tai gai mắt đó theo thời gian cứ yếu dần, nhạt dần…Thương trường phải chăng chỉ có tính toán hiệu quả cao nhất về tài chính, không có chỗ để tinh thần và văn hóa xen vào. Ở đó chỉ có sự thỏa hiệp về quyền lợi của các bên chứ không có kẽ hở nào cho những trái tim lên tiếng...?
--Không ai có quyền miệt thị dân tộc mình!
1. Không biết từ đâu, các tác giả này lại nêu lên vấn đề “đánh giá trí thông minh của người Việt”. Phải chăng là từ sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu được giải Fields? Trước việc một người Việt đạt tầm cao trí tuệ trên quy mô toàn cầu, bất cứ người Việt Nam nào cũng cảm thấy vui mừng, chuyện Nhà nước tổ chức chúc mừng Ngô Bảo Châu là một thông lệ của nhiều nước trên thế giới (như Tổng thống Pháp chúc mừng Ngô Bảo Châu và một nhà Toán học khác của Pháp cùng đạt giải Fields năm 2010).
Thế nhưng, căn cứ vào thành tích của Ngô Bảo Châu mà tự cao tự đại nói dân tộc Việt thông minh hơn người là không đúng. Ngược lại, một số người Việt, ở trong nước hay ở nước ngoài, viết bài đả kích một cách hằn học rằng, người Việt Nam “dốt”, chỉ chực “ăn theo” tiếng tăm của Ngô Bảo Châu thì quá sai. Có lẽ từ thái độ ngộ nhận quá đà của hai bên mà có diễn đàn: Đánh giá trí tuệ người Việt trên Tuần Việt Nam chăng?
Qua hai bài của Minh Dũng và Nguyễn Hoàng Đức, người đọc thấy các tác giả không làm gì khác hơn là đem cái tôi của bản thân ra để đánh giá các dân tộc trên thế giới, khen nhiều dân tộc đồng thời miệt thị người Việt một cách rất bất công. Minh Dũng viết: “Người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động trực tiếp tới người khác, đã làm nổi bật cái gọi là “thông minh” của người Việt”.
“Văn hóa tiểu nông khiến con người luôn ở thế thủ, chỉ lo cho lợi ích bản thân và trước mắt, ít dám nghĩ chuyện lâu dài, và cũng ít có khả năng nghĩ chuyện lâu dài”.
“Người Việt rất giỏi về các môn “chọc gậy bánh xe”, “qua cầu rút ván”, “gắp lửa bỏ tay người”, “ném đá giấu tay”... Tiểu xảo trong giao thiệp dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác một cách vừa bất ngờ, vừa gây kích thích, vừa thú vị và có cả nể sợ. Chỉ thế thôi, tính chất thông minh đã được gắn với người Việt”.
Những đánh giá trên chỉ có thể áp dụng cho một số người cụ thể mà dân tộc nào cũng có chứ không riêng gì người Việt, nhưng lại đem những thuộc tính đó quy kết cho toàn bộ dân tộc Việt thì sai hoàn toàn. Vì sao? Vì khái niệm “người Việt” bao gồm không chỉ những người đang sống trên mảnh đất Việt Nam hôm nay mà cả những người đã sống và đã chết trên đất nước này trong mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Cho nên không một ai có đủ khả năng, có đủ tư cách để phán ra những lời ngạo mạn như Minh Dũng đã nói trên đây.
Chẳng hạn, khi Minh Dũng nói người Việt “chỉ lo cho lợi ích bản thân mình và trước mắt, ít dám nghĩ chuyện lâu dài, và cũng ít có khả năng nghĩ chuyện lâu dài”, thì Minh Dũng không biết gì về lịch sử của dân tộc Việt. Nếu người Việt quả như quy kết của Minh Dũng thì với một nghìn năm dưới ách thống trị của người Trung Hoa, ông bà của Minh Dũng đã trở thành dân Trung Hoa từ hai nghìn năm trước rồi, còn bản thân Minh Dũng bây giờ đã là một người Trung Hoa 100%, chứ làm gì còn nói và viết được tiếng Việt! Chưa kể là sau này, Pháp đô hộ người Việt gần 100 năm, và rồi hai cuộc chiến tranh khủng khiếp mà thực dân đế quốc tiến hành trên đất nước Việt Nam suốt 30 năm của thế kỷ 20 (1945-1975).
Nếu “chỉ lo cho lợi ích bản thân mình” như lời cáo buộc của Minh Dũng thì làm sao người Việt có thể đối phó với những cường quốc mạnh nhất thế giới một thời: Hán, Nguyên, Minh, Thanh, Pháp, Mỹ, vượt qua mọi khổ nạn để giành được độc lập, thống nhất tổ quốc. Những lời miệt thị người Việt của Minh Dũng như trên quả là lộng ngôn!
2. Cũng theo cái đà “miệt thị người Việt” đó, Nguyễn Hoàng Đức phán ra các từ cực kỳ thô lỗ dành cho người Việt. Nguyễn Hoàng Đức viết: “Cái khôn ranh chỉ là bản năng sống rình mồi kiếm ăn của các loài thú. Chỉ có cái khôn của hiểu biết mới biến con người thành công trình sư cho số phận của mình”.
“Dân tộc Bồ Đào Nha, cách đây vài thế kỷ, cũng chỉ có khoảng vài chục vạn dân, vậy mà họ đã đóng những đoàn thuyền buồm lớn, chạy đua với Tây Ban Nha, sang tận châu Mỹ để tìm kiếm những thuộc địa mới”.
“Còn nước Anh, cách nay nhiều thế kỷ, vào lúc dân số cũng lèo tèo một vài triệu, nhưng đã giong buồm đi chinh phục khắp thế giới với một khẩu hiệu ngạo nghễ rằng: “Mặt trời không bao giờ lặn trên Vương quốc Anh”. Viết như thế, Nguyễn Hoàng Đức không còn chút ý thức dân tộc khi hàm ý nhục mạ người Việt không hơn gì loài thú!
Rõ ràng là Nguyễn Hoàng Đức cố ý làm ngơ, hay thật sự không biết một chút gì về lịch sử thế giới! Nguyễn Hoàng Đức có biết rằng người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và người Anh dùng thuyền của họ để đi xâm lược nhiều nước khác, cướp của, giết người, bắt dân châu Phi chở qua châu Mỹ bán làm nô lệ, tiêu diệt nền văn hóa của nhiều dân tộc bản địa ở Nam Mỹ…
Người Việt “tiểu nông” sống hiền hòa trên đất nước mình so với người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và người Anh đã phạm những tội ác, gây bao đau khổ cho các dân tộc khác trên thế giới, thì ai “có bản chất thú” hơn ai? Phải chăng với lối viết ấy, tư tưởng của Nguyễn Hoàng Đức chỉ là sản phẩm của “đầu óc thực dân” mà ngày nay tầng lớp trí thức Âu Mỹ đã lên án? (Xem Roger Osborne, Civilization: A new History of The Western World, Pegasus Books xuất bản, New York, 2006).
Nguyễn Hoàng Đức viết: “Ở ngay cạnh nước Việt, có Campuchia, dân số bằng 1/10 nước ta, nhưng lại có công trình Angkor Wat, một quần thể kiến trúc kỳ vĩ và đồ sộ hàng đầu thế giới. Công trình này, có lẽ được xây dựng vào lúc dân số của họ chỉ đếm tới hàng vạn. Còn Việt Nam thì sao?”.
Đúng là Angkor Wat là một trong những quần thể kiến trúc kỳ vĩ và đồ sộ hàng đầu thế giới mà ở Việt Nam không có. Nhưng lấy điều đó để qui kết trí tuệ người Việt thua kém trí tuệ người Campuchia, hay người Campuchia có trí tuệ vượt trội những dân tộc khác trên thế giới, là sai lầm. Vì sao? Mỗi dân tộc có những nét văn hóa khác nhau, những nếp suy nghĩ khác nhau, không ai giống ai.
Vua chúa Việt Nam không lạm dụng uy quyền để bắt dân chúng xây dựng những công trình đồ sộ hao tổn sức người sức của nhưng vua chúa Campuchia thì suy nghĩ khác. Dân số Campuchia ít hơn dân số Việt Nam, nhưng bị huy động một cách quá đáng vào việc xây dựng Angkor Wat. Sức dân bị cạn kiệt. Sau đó, Campuchia rơi vào cảnh suy tàn, dân chúng phiêu tán khắp nước, Angkor Wat bị bỏ hoang phế trong rừng già qua nhiều thế kỷ, người dân Campuchia hoàn toàn không còn nhớ tới nó… mãi đến khi được người Pháp phát hiện ra.
Với những hiểu biết khập khiễng như vậy, tác giả Minh Dũng và Nguyễn Hoàng Đức dám lớn tiếng phê phán dân tộc này dân tộc nọ, đặc biệt đứng trên quan điểm thực dân lạc hậu để miệt thị người Việt mình như đã phân tích trên đây thì quả là lộng ngôn, không thể chấp nhận được.
Ban biên tập Tuần Việt Nam cần xem xét lại việc làm của mình.
--Không ai có quyền miệt thị dân tộc mình!
QUẢNG THANH Báo mạng Tuần Việt Nam đang mở diễn đàn bàn về trí thông minh của người Việt. Đã có bài của Minh Dũng Người Việt có thông minh không? và bài của Nguyễn Hoàng Đức Người Việt khôn hay dại?, có lẽ còn nhiều bài khác nữa sẽ được đưa lên mạng theo chủ trương của Ban biên tập Tuần Việt Nam. |
Thế nhưng, căn cứ vào thành tích của Ngô Bảo Châu mà tự cao tự đại nói dân tộc Việt thông minh hơn người là không đúng. Ngược lại, một số người Việt, ở trong nước hay ở nước ngoài, viết bài đả kích một cách hằn học rằng, người Việt Nam “dốt”, chỉ chực “ăn theo” tiếng tăm của Ngô Bảo Châu thì quá sai. Có lẽ từ thái độ ngộ nhận quá đà của hai bên mà có diễn đàn: Đánh giá trí tuệ người Việt trên Tuần Việt Nam chăng?
Qua hai bài của Minh Dũng và Nguyễn Hoàng Đức, người đọc thấy các tác giả không làm gì khác hơn là đem cái tôi của bản thân ra để đánh giá các dân tộc trên thế giới, khen nhiều dân tộc đồng thời miệt thị người Việt một cách rất bất công. Minh Dũng viết: “Người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động trực tiếp tới người khác, đã làm nổi bật cái gọi là “thông minh” của người Việt”.
“Văn hóa tiểu nông khiến con người luôn ở thế thủ, chỉ lo cho lợi ích bản thân và trước mắt, ít dám nghĩ chuyện lâu dài, và cũng ít có khả năng nghĩ chuyện lâu dài”.
“Người Việt rất giỏi về các môn “chọc gậy bánh xe”, “qua cầu rút ván”, “gắp lửa bỏ tay người”, “ném đá giấu tay”... Tiểu xảo trong giao thiệp dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác một cách vừa bất ngờ, vừa gây kích thích, vừa thú vị và có cả nể sợ. Chỉ thế thôi, tính chất thông minh đã được gắn với người Việt”.
Những đánh giá trên chỉ có thể áp dụng cho một số người cụ thể mà dân tộc nào cũng có chứ không riêng gì người Việt, nhưng lại đem những thuộc tính đó quy kết cho toàn bộ dân tộc Việt thì sai hoàn toàn. Vì sao? Vì khái niệm “người Việt” bao gồm không chỉ những người đang sống trên mảnh đất Việt Nam hôm nay mà cả những người đã sống và đã chết trên đất nước này trong mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Cho nên không một ai có đủ khả năng, có đủ tư cách để phán ra những lời ngạo mạn như Minh Dũng đã nói trên đây.
Chẳng hạn, khi Minh Dũng nói người Việt “chỉ lo cho lợi ích bản thân mình và trước mắt, ít dám nghĩ chuyện lâu dài, và cũng ít có khả năng nghĩ chuyện lâu dài”, thì Minh Dũng không biết gì về lịch sử của dân tộc Việt. Nếu người Việt quả như quy kết của Minh Dũng thì với một nghìn năm dưới ách thống trị của người Trung Hoa, ông bà của Minh Dũng đã trở thành dân Trung Hoa từ hai nghìn năm trước rồi, còn bản thân Minh Dũng bây giờ đã là một người Trung Hoa 100%, chứ làm gì còn nói và viết được tiếng Việt! Chưa kể là sau này, Pháp đô hộ người Việt gần 100 năm, và rồi hai cuộc chiến tranh khủng khiếp mà thực dân đế quốc tiến hành trên đất nước Việt Nam suốt 30 năm của thế kỷ 20 (1945-1975).
Nếu “chỉ lo cho lợi ích bản thân mình” như lời cáo buộc của Minh Dũng thì làm sao người Việt có thể đối phó với những cường quốc mạnh nhất thế giới một thời: Hán, Nguyên, Minh, Thanh, Pháp, Mỹ, vượt qua mọi khổ nạn để giành được độc lập, thống nhất tổ quốc. Những lời miệt thị người Việt của Minh Dũng như trên quả là lộng ngôn!
2. Cũng theo cái đà “miệt thị người Việt” đó, Nguyễn Hoàng Đức phán ra các từ cực kỳ thô lỗ dành cho người Việt. Nguyễn Hoàng Đức viết: “Cái khôn ranh chỉ là bản năng sống rình mồi kiếm ăn của các loài thú. Chỉ có cái khôn của hiểu biết mới biến con người thành công trình sư cho số phận của mình”.
“Dân tộc Bồ Đào Nha, cách đây vài thế kỷ, cũng chỉ có khoảng vài chục vạn dân, vậy mà họ đã đóng những đoàn thuyền buồm lớn, chạy đua với Tây Ban Nha, sang tận châu Mỹ để tìm kiếm những thuộc địa mới”.
“Còn nước Anh, cách nay nhiều thế kỷ, vào lúc dân số cũng lèo tèo một vài triệu, nhưng đã giong buồm đi chinh phục khắp thế giới với một khẩu hiệu ngạo nghễ rằng: “Mặt trời không bao giờ lặn trên Vương quốc Anh”. Viết như thế, Nguyễn Hoàng Đức không còn chút ý thức dân tộc khi hàm ý nhục mạ người Việt không hơn gì loài thú!
Rõ ràng là Nguyễn Hoàng Đức cố ý làm ngơ, hay thật sự không biết một chút gì về lịch sử thế giới! Nguyễn Hoàng Đức có biết rằng người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và người Anh dùng thuyền của họ để đi xâm lược nhiều nước khác, cướp của, giết người, bắt dân châu Phi chở qua châu Mỹ bán làm nô lệ, tiêu diệt nền văn hóa của nhiều dân tộc bản địa ở Nam Mỹ…
Người Việt “tiểu nông” sống hiền hòa trên đất nước mình so với người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và người Anh đã phạm những tội ác, gây bao đau khổ cho các dân tộc khác trên thế giới, thì ai “có bản chất thú” hơn ai? Phải chăng với lối viết ấy, tư tưởng của Nguyễn Hoàng Đức chỉ là sản phẩm của “đầu óc thực dân” mà ngày nay tầng lớp trí thức Âu Mỹ đã lên án? (Xem Roger Osborne, Civilization: A new History of The Western World, Pegasus Books xuất bản, New York, 2006).
Nguyễn Hoàng Đức viết: “Ở ngay cạnh nước Việt, có Campuchia, dân số bằng 1/10 nước ta, nhưng lại có công trình Angkor Wat, một quần thể kiến trúc kỳ vĩ và đồ sộ hàng đầu thế giới. Công trình này, có lẽ được xây dựng vào lúc dân số của họ chỉ đếm tới hàng vạn. Còn Việt Nam thì sao?”.
Đúng là Angkor Wat là một trong những quần thể kiến trúc kỳ vĩ và đồ sộ hàng đầu thế giới mà ở Việt Nam không có. Nhưng lấy điều đó để qui kết trí tuệ người Việt thua kém trí tuệ người Campuchia, hay người Campuchia có trí tuệ vượt trội những dân tộc khác trên thế giới, là sai lầm. Vì sao? Mỗi dân tộc có những nét văn hóa khác nhau, những nếp suy nghĩ khác nhau, không ai giống ai.
Vua chúa Việt Nam không lạm dụng uy quyền để bắt dân chúng xây dựng những công trình đồ sộ hao tổn sức người sức của nhưng vua chúa Campuchia thì suy nghĩ khác. Dân số Campuchia ít hơn dân số Việt Nam, nhưng bị huy động một cách quá đáng vào việc xây dựng Angkor Wat. Sức dân bị cạn kiệt. Sau đó, Campuchia rơi vào cảnh suy tàn, dân chúng phiêu tán khắp nước, Angkor Wat bị bỏ hoang phế trong rừng già qua nhiều thế kỷ, người dân Campuchia hoàn toàn không còn nhớ tới nó… mãi đến khi được người Pháp phát hiện ra.
Với những hiểu biết khập khiễng như vậy, tác giả Minh Dũng và Nguyễn Hoàng Đức dám lớn tiếng phê phán dân tộc này dân tộc nọ, đặc biệt đứng trên quan điểm thực dân lạc hậu để miệt thị người Việt mình như đã phân tích trên đây thì quả là lộng ngôn, không thể chấp nhận được.
Ban biên tập Tuần Việt Nam cần xem xét lại việc làm của mình.
- SỢ – không chỉ là do… HÈN! (Trần Huy Thuận/ Nguyễn Trọng Tạo blog) Sống ở trên đời, ai mà không một đôi lần… sợ? Bé thì sợ ma (tuy chả biết con ma nó ra làm sao và tại sao mà phải sợ nó?), lớn lên một tí, ngoài sợ ma, còn sợ nhiều thứ khác, như sợ chuột, sợ gián, sợ thạch sùng, sợ rắn và cả… sợ roi vọt nữa! Trở thành người lớn, hầu như đã bớt sợ mấy thứ đó, nhưng lại có cái sợ khác, như sợ “sếp”, sợ mất việc, sợ không được lên lương,…
---------
- Những trò lố (Công Luận) Một đám cưới tại quận 6, TPHCM vào cuối tuần qua được chú ý đặc biệt bởi đoàn xe rước dâu toàn những siêu xe và xe sang, đoàn mô tô khủng… Việc một đám cưới xa xỉ như thế này không còn là mới nhưng vẫn được vài tờ báo rỗi việc đưa tin khá đậm nét với thái độ có phần… nể phục!? Văn hóa và “phản” văn hóa (TVN) có người đã nói vui: Người Việt nói giỏi, làm dở và chưa biết…đi. Chợt nhớ câu thơ tự trào của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu: “Dân 25 triệu ai người lớn. Nước 4000 năm vẫn trẻ con”. Có lẽ, giờ là lúc cả xã hội chúng ta cần…tập đi. Làm sao một nền văn hóa mấy nghìn năm các bậc tiền nhân để lại, đến hôm nay, không tìm thấy sự tri kỷ ở những kẻ hậu thế chúng ta? Hay bởi thời buổi kim tiền, mà chữ tâm cũng chỉ có... hơi đồng?
- Thực trạng các cao ốc ở Việt Nam: Crumbling services threaten high-rise glory (FT 7-11-10) -- Có chăng "văn hoá cao ốc" ở Việt Nam?
- Ô Quan Chưởng – Những hình ảnh tận mắt không bao giờ thấy lại (Dân Việt)-Hàng chục ngôi mộ bị đào trộm - 07/11/2010 18:43:05-Đừng biến Hà Nội xa lạ với các thành phố khác (TT)--Đáp lời Sphinx hay cội nguồn thơ Xuân Diệu (Kỳ II) (Bee)-Xuân Diệu có một từ đặc biệt để chỉ người bạn tình đồng giới của ông, hoặc đôi khi để chính bản thân ông...
- Hồ sơ Trần Đức Thảo: Cù Huy Chử: Giáo sư Trần Đức Thảo – Tiểu sử tóm tắt (viet-studies)
- Hậu hiện đại là cái gì? (Nguyễn Trọng Tạo blog)
- Giá trị của hoa hậu (Công Luận) Kết quả cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2010 Miss World 2010 khiến không ít người không hài lòng, nghi ngờ thậm chí vỡ mộng. Bởi lẽ người đẹp Việt Nam đã ra về tay trắng.
- Giới trẻ Hà Nội thời kinh tế đất nước tăng trưởng mạnh (VOA) Giới trẻ ở Hà Nội ngày nay có nhiều lựa chọn cho các sinh hoạt văn hoá, cũng như cơ hội học tập và nghề nghiệp hơn, nhưng đồng thời các bạn trẻ cũng trở nên tất bật hơn với nhịp sinh hoạt của một thành phố lớn, với hầu hết những thuận lợi và khó khăn giống như ở các đô thị của các nước phát triển trên thế giới.
-“Đỏ mắt” tìm… đặc thù Thủ đô! (Bee 06/11/2010) Đây là “bài toán” nhiều ĐBQH đã soi vào dự thảo Luật Thủ đô để tìm “đáp số” tại phiên thảo luận tổ sáng 6/1.-"Luật giời cũng không giải quyết được giao thông Hà Nội"(VietNamNet) - "Nếu thông qua luật y như dự thảo này thì Thủ đô lộn xộn hơn, tắc đường hơn, vì người dân các nơi khác càng về Thủ đô nhiều...".-Dịch vụ lạ đời trên đại lộ Thăng Long Thanhnien Online -Sau khi khánh thành và chính thức thông xe, trên đại lộ dài và hiện đại nhất VN xuất hiện nhiều chuyện lạ đời…
Đá thèm ăn thịt người ở Hòa Bình? (Bee 06/11/2010)
Sự hả hê có phương pháp Nguyễn Quang Lập
Đọc xong bài Phong cách “Chí Phèo” và văn hoá phản biện trên Vietnamnet tui đã viết bài Phong cách ” Hoà Thân” và văn hoá của cái ác nhưng rồi tui xoá đi. Nói rứa căng quá, anh em lại gây xích mích, mất hoà khí, không hay. Đành viết mấy lời như ri.Tui không biết Phạm Hoài Huấn là đàn ông hay đàn bà, lớn nhỏ ra răng, xin cứ gọi đại bằng bác cho có lễ độ vậy. Bác Huấn góp ý không phải không có lý, có nhiều điểm đương nhiên lẽ đời cần phải như rứa. Tuy nhiên có quá nhiều điểm đáng bàn với bác xung quanh bài báo bác vừa tung ra rất kịp thời. Ví dụ bài học của Đẽo cày giữa đường mà bác bảo:”Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn” thì có thể viết một bài dài để nói lại điều này. Trước hết nói ngay cho bác hiểu, bài học đẽo cày giữa đường không phải là bài học “kiên trì với một con đường đã chọn” mà là bài học biết lắng nghe, nhưng trước hết nó là bài học hiểu biết. Anh đẽo cày mà không biết cái cày là gì, phải đẽo như thế nào, thấy người ta đẽo cày mình cũng đẽo thì tất yếu ai nói gì cũng phải làm theo. Một khi đã không hiểu biết, ai nói gì cũng làm theo, cái cày tất yếu sẽ thành ” một khúc gỗ nhỏ”. Nhưng nếu không hiểu biết, cứ liều mạng ”"kiên trì với một con đường đã chọn” cũng tất yếu sẽ biến cái cày thành ” một khúc gỗ nhỏ” thôi bác. Cho nên làm gì cũng phải hiểu biết cái việc mình đang làm, một khi hiểu biết rồi thì tự khắc sẽ biết góp ý nào là đúng, góp ý nào là sai, góp ý nào là chân thành, góp ý nào là đểu cáng. Muốn tranh luận với bác nhiều chuyện lắm, ví như bác hiểu về ông Chí Phèo cũng trật, trật ở cái lý do vì sao Chí Phèo thành Chí Phèo ấy. Nhưng thôi, tui muốn nói chuyện khác kia, ấy là cái cách góp ý của bác.
Ở đời không có việc gì mà không có lý do của nó, những người hay gặp hoạn nạn thường vẫn có một cái lỗi nào đó. Tìm kiếm nguyên nhân giúp cho người ta tránh được hoạn nạn là cần thiết nhưng phải đúng lúc đúng chỗ, nếu không chẳng những người ta không nghe mà còn nghi ngờ cả mục đích góp ý của mình nữa. Ví như thấy hàng xóm cháy nhà, mình đã không cứu được thì thôi, lại còn chạy đến nói bác chủ quan lắm, bất cẩn lắm, cháy nhà là phải. Như thế có đáng không? Thấy một đứa con nít bị người lớn đánh, không cần hỏi cũng biết đứa con nít có hỗn láo thế nào mới bị người ta đánh. Thay vì phải ra tay giải thoát cho đứa bé rồi mới góp ý cho đứa bé lần sau không được như thế như kia, thì mình lại nhảy đến, nói thằng hỗn, có câm mồm đi không, con nít mà hỗn láo thế à. Như thế có đáng không? Cũng vậy, thấy một người sắp chết trôi, mình đã không dám nhảy xuống cứu lại còn đứng trên bờ nói chõ xuống, nói mày đã không có văn hoá bơi, nhảy xuống nước làm gì, ngu thế. Như thế có đáng không?
Ngày xưa tui ở một nơi, hễ trong xóm có ai mất gà thì thể nào cũng có năm bảy người chạy đến, nói sao giờ này bác không cho gà vào chuồng, sao bác cho gà chạy rong thế kia, gà nhảy sang vườn nhà kia mất là phải rồi, nhà kia tham lắm đấy. Người mất gà càng điên lên càng chửi tợn. Vì cái họ cần lúc này là tìm được con gà chứ không phải ngồi nghe góp ý về sự nuôi gà. Những người góp ý cũng thừa biết vậy nhưng cứ góp ý, vì khi đó họ đâu có góp ý, đó là sự hả hê có phương pháp của họ mà thôi. Ai còn lạ gì, thưa bác.
Ở đời không có việc gì mà không có lý do của nó, những người hay gặp hoạn nạn thường vẫn có một cái lỗi nào đó. Tìm kiếm nguyên nhân giúp cho người ta tránh được hoạn nạn là cần thiết nhưng phải đúng lúc đúng chỗ, nếu không chẳng những người ta không nghe mà còn nghi ngờ cả mục đích góp ý của mình nữa. Ví như thấy hàng xóm cháy nhà, mình đã không cứu được thì thôi, lại còn chạy đến nói bác chủ quan lắm, bất cẩn lắm, cháy nhà là phải. Như thế có đáng không? Thấy một đứa con nít bị người lớn đánh, không cần hỏi cũng biết đứa con nít có hỗn láo thế nào mới bị người ta đánh. Thay vì phải ra tay giải thoát cho đứa bé rồi mới góp ý cho đứa bé lần sau không được như thế như kia, thì mình lại nhảy đến, nói thằng hỗn, có câm mồm đi không, con nít mà hỗn láo thế à. Như thế có đáng không? Cũng vậy, thấy một người sắp chết trôi, mình đã không dám nhảy xuống cứu lại còn đứng trên bờ nói chõ xuống, nói mày đã không có văn hoá bơi, nhảy xuống nước làm gì, ngu thế. Như thế có đáng không?
Ngày xưa tui ở một nơi, hễ trong xóm có ai mất gà thì thể nào cũng có năm bảy người chạy đến, nói sao giờ này bác không cho gà vào chuồng, sao bác cho gà chạy rong thế kia, gà nhảy sang vườn nhà kia mất là phải rồi, nhà kia tham lắm đấy. Người mất gà càng điên lên càng chửi tợn. Vì cái họ cần lúc này là tìm được con gà chứ không phải ngồi nghe góp ý về sự nuôi gà. Những người góp ý cũng thừa biết vậy nhưng cứ góp ý, vì khi đó họ đâu có góp ý, đó là sự hả hê có phương pháp của họ mà thôi. Ai còn lạ gì, thưa bác.
--
'Phong cách Chí Phèo' và văn hoá phản biện (TVN) - Người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, chúng ta có quá nhiều "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực. Kết quả là, người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lí do này.Tự do ngôn luận và hư danh thế giới ảoMột trong những quyền được thừa nhận rộng rãi và hầu như không có nhiều tranh cãi trong một xã hội dân chủ là quyền tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận là việc một người được tự do bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai mà không bị (hoặc lo sợ) những chế tài bất lợi từ phía nhà nước.
Tuy vậy, cũng cần phải làm rõ, quyền tự do này có những giới hạn nào không?
Nhìn nhận lại
Hoạt động phản biện nói riêng và tự do ngôn luận nói chung là một quyền năng được ghi nhận trong một xã hội dân chủ. Để hoạt động phản biện có hiệu quả, trước hết giới cầm quyền phải chấp nhận việc phản biện.
Nhưng mặt khác, để hoạt động phản biện thực sự là một hoạt động có ý nghĩa, bản thân người phản biện phải là người am hiểu về vấn đề đang phản biện. Trong trường hợp những lời phản bác (í quên phản biện chứ!) chỉ là một trò chơi chơi nổi nhằm tạo hư danh trên cộng đồng mạng thì vấn đề đã khác đi rồi.
- …- “Chí Phèo”, ai “Bá Kiến” trong đời sống cư dân mạng? (Phạm Viết Đào)- Điện ảnh Việt, trước nay vẫn giống như cô gái nhan sắc tầm thường, một lời chê bai cũng chẳng ai buồn bình luận, bỗng một ngày trở thành tâm điểm, ngất ngây choáng ngợp với những lời khen tặng. Và sửng cồ khi bị chỉ trích chê bai, không khác gì việc treo trước cửa rạp là tấm pano Xem phim, đừng chê nếu không muốn… ăn đấm (TVN)-Tìm hiểu tiếng Anh của Tổng thống Obama-Phải chăng kiến trúc sư Việt quá yếu kém?
-Vũ Ngọc Tiến: Mùa thu này Điện Biên - Tây Nguyên ơi! (viet-studies 5-11-10) ◄◄
--------
-Trao sách độc bản Hoa Lư Thi Tập cho UNESCO (VOV)-Hoa Lư Thi Tập ghi lại những truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam, mang đậm yếu tố tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam từ ngàn xưa
- Di tích lăng Gia Long hư hỏng sau tu bổ (PLTP) Dự án có tổng mức đầu tư 59,8 tỷ đồng. Chia làm 3 giai đoạn: tôn tạo hạ tầng kỹ thuật (3-2004 – 3-2006); tu bổ kiến trúc; phục dựng tôn tạo cảnh quan môi trường.
- Cả tuần nay cà chua bay tán loạn, bay từ báo chí đến các diễn đàn, bay dữ dội nhất là từ các blogger, mục tiêu là một anh MC có tiếng trong một sự kiện văn hóa. Anh là ai? Mời bà con Vì cà chua rẻ quá! (Công Luận)
-Kỳ nhân xây mộ chờ ướp xác mình (05/11/2010)
"Thần chết hút thuốc lá, đánh rơi mẩu tàn vào đúng chỗ ghi ngày tháng năm sinh của tôi nên cháy mất. Ông ấy đang "truy nã" tôi đấy".
-Ô Quan Chưởng “nửa mới nửa cũ” sau tu bổ(VOV)-Theo ý kiến của nhiều người dân sống gần cửa Ô, việc tu bổ khiến cửa ô duy nhất còn lại của Thủ đô không còn nguyên giá trị lịch sử vốn có.-Nghiên cứu về chuyện đàn ông “ăn bánh trả tiền” (Bee)-Ngay sau đó, họ vẫn có thể về yêu thương và chăm chút cho mối quan hệ chính thống của mình.- Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Di sản gửi tới 1000 năm sau (TVN), Đại lễ 1000 năm Thăng Long chính là thời điểm để chúng ta nhìn lại và xác lập một lần nữa: chúng ta, những con người Việt Nam đã và đang sống trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này là ai và chúng ta sẽ tiếp tục sống như thế nào trong tương lai của chúng ta. Thiên tai hay chiến tranh có thể làm biến mất một số di sản văn hóa nhưng không thể làm biến mất chính nền văn hóa ấy. Chỉ có sự tự hủy hoại đời sống tinh thần (đời sống văn hóa) trong mỗi con người mới làm văn hóa biến mất vĩnh viễn.-- Trò chuyện giữa nhà báo Thu Hà và nhà sử học Dương Trung Quốc xung quanh câu chuyện văn minh phố thị. Ông Quốc quả quyết: Nền tảng của văn minh đô thị nói chung cũng như của Hà Nội một thời là dựa trên nguyên tắc chính quyền đô thị, có nề nếp, ngăn nắp, trật tự đâu ra đó. “Chất thanh lịch Hà Nội rơi rớt bởi những mục tiêu chính trị” (TVN) Trong suốt lịch sử phát triển của thành phố Hà Nội, nguy cơ "nông thôn hoá thành thị" luôn rình rập và nó làm giảm sút cái tính cách ưu việt của văn hoá đô thị. Cho đến nay, nguy cơ ấy vẫn thường trực và có phần tăng sau lần mở rộng quy mô mới đây. Cái tai và văn hoá nghe (TVN)- Kiến trúc Việt đi về phía vô vọng? (TVN) Về kiến trúc, người ta đang kỳ vọng vào sự khai hóa của lực lượng kiến trúc từ những nước đã phát triển để mở mắt cho mình về chính truyền thống của mình. Điều đó tôi khẳng định, 100 lần cũng khẳng định giống nhau, là vô vọng.…Cuộc sống đương đại đòi hỏi rất nhiều loại và đẳng cấp công trình khác nhau. Không phải lúc nào cũng tỉ tê một điệp khúc “bản sắc“.
- Hà Nội qua ống kính của nhà nhiếp ảnh Canada (VNE) của nhà nhiếp ảnh Greg Girard, là nhiếp ảnh gia Canada có các tác phẩm phản ánh những biến đổi của xã hội và những đổi thay ở châu Á. Cũng như Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm, hai tác phẩm sách ảnh khác trước đây của ông nhan đề Huyền ảo Thượng Hải (Phantom Shanghai) và Thành phố Bóng đêm: Cuộc sống ở thành phố của những bức tường Cửu Long (City of Darkness: Life in Kowloon Walled City)
Xem hình ảnh Ô Quan Chưởng thay áo.. quá mới (Dân Việt), lại một nét đẹp của thủ đô đội nón ra đi. Cửa ô này được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ 3 (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.
- Tân trang có làm “biến dạng” Ô Quan Chưởng? (Thanh Niên)
Mời xem clip các nhà khoa học trùng tu di tích Ô Quan Chưởng tại đây hoặc ở
Thứ Bảy, 30.10.2010 | 22:03 (GMT + 7)
(LĐO) – Ô Quan Chưởng là cửa ô cổ duy nhất còn sót lại của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Thế nhưng việc tu bổ, phục hồi di tích này khiến nhiều người không khỏi băn khoăn: Di tích đang bị “trẻ hóa”.
Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, là cửa ô của Hà Nội xưa nằm ở phía Đông tòa thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long. Cổng ô còn nguyên tam quan với cửa chính, hai cửa phụ hai bên. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ. Dân gian có câu: “Long Thành bao quản nắng mưa/ Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây” cho thấy sự trường tồn của một công trình kiến trúc cổ.
Vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của Ô Quan Chưởng trước khi tu bổ. Ảnh Internet. |
Ngày nay, Ô Quan Chưởng tọa lạc đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương và đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử.
“Chiếc áo vàng” mới toanh đang làm “trẻ hóa” di tích. |
Dự án tu bổ, khắc phục sự xuống cấp của cửa ô do Ban quản lý Di tích danh thắng Hà Nội phối hợp với Viện Bảo tồn di tích thực hiện với tổng kinh phí lên tới hơn 70.000 USD. Đây là món quà mà Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam dành tặng thủ đô Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi.
Khiến người dân qua lại cũng phải ngỡ ngàng! |
Hiện, việc phục hồi, tu bổ cửa ô này đã hoàn thành. Song, nhiều người cho rằng, di tích cửa ô... mới quá! “Nét cổ kính, rêu phong trên bề mặt không còn như vẻ đẹp vốn có của nó. Người ta bôi chát làm cửa ô “non” đi trông thấy”- một người dân bán hàng trên phố Hàng Chiếu cho hay.
Tu bổ, phục hồi di tích là việc làm cần thiết để khắc phục những hư hại do thời gian gây ra. Tuy nhiên, gần đây tồn tại một thực trạng đáng báo động, nhiều công trình sau khi phục hồi đã không còn giữ nguyên gốc, thậm chí “thay da đổi thịt” chỉ trong thời gian ngắn.
Những hình ảnh PV Laodong.com.vn ghi lại được về cửa ô duy nhất còn sót lại của đất Thăng Long.
Dương Hải