Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Thủ tướng: Nghiêm túc xem xét trách nhiệm vụ Vinashin - Xem xét cho vay mới đối với Vinashin

- Bộ trưởng Võ Hồng Phúc còn nhắc tới số liệu... 130.000 tỉ đồng!
Vụ Vinashin:  --Thủ tướng: Nghiêm túc xem xét trách nhiệm vụ Vinashin (VietNamNet)-
"Chúng ta nghiêm túc xem xét trách nhiệm của Chính phủ, trong đó tôi là người đứng đầu, trong quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu, kiểm điểm, kết luận rõ ràng, đây là việc làm bình thường theo quy định của Đảng. Tinh thần là phải hết sức bình tĩnh. Tiếp tục phát huy điểm mạnh, xử lý va vấp, khuyết điểm",
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu về việc xem xét trách nhiệm trong sai phạm Vinashin, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10 diễn ra hôm qua (6/11).
Theo bản tin của Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), một trong những nội dung quan trọng được Chính phủ thảo luận bên cạnh các vấn đề kinh tế, xã hội khác tại phiên họp thường kỳ, đó là đánh giá trách nhiệm trong sai phạm ở Vinashin.
Quan điểm của Thủ tướng là, tất cả các thành viên Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trong phạm vi quản lý của mình đều phải thẳng thắn, nghiêm túc đánh giá trách nhiệm, không né tránh.
Thông tin với báo chí tại phiên họp báo chiều qua, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay, đến nay, đã có 8 cán bộ, lãnh đạo của Vinashin bị bắt giam.
Theo ông Phúc, các thành viên Chính phủ khi thảo luận vấn đề này đều nhất trí tinh thần phải bình tĩnh xử lý, không vì sự việc này mà phủ nhận thành tựu to lớn, toàn diện của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong những năm qua; phủ nhận vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Hiện, Vinashin bước đầu đã củng cố bộ máy tổ chức để khôi phục hoạt động. Vừa qua Vinashin đã bán được một số tàu, có những tàu lớn thu về trên 150 triệu USD. Từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giao những con tàu hiện đại trị giá trên 100 triệu USD.
Vinashin có hàng nghìn công nhân kỹ thuật cao. Vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, việc làm cơ bản đã ổn định.
Sai phạm của Vinashin đã làm "nóng" kỳ họp Quốc hội thứ 8 ngay phiên khai mạc, trọng tâm là xoáy vào làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghiêm túc kiểm điểm: "Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn".
Tại các phiên họp tổ sau đó, và đặc biệt trong hai ngày thảo luận kinh tế - xã hội được truyền hình trực tiếp đầu tuần qua, các ĐBQH đã "truy vấn" quyết liệt việc Chính phủ đã kiểm điểm ra sao, phân định rõ trách nhiệm của ai khi để thất thoát tài sản nhà nước.
ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết còn đề xuất lập Ủy ban lâm thời làm rõ trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Ý kiến này đã nhận được sự hưởng ứng của các ĐBQH khác.
Việc lập hay không Ủy ban lâm thời vẫn còn phải đợi quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, như giải thích của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, thời hạn xem xét ý kiến của ĐB Thuyết là 30 ngày.

-QH sẽ trả lời có lập Uỷ ban lâm thời hay không (Bee)-ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đã đề nghị QH thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm trong vụ Vinshin
'Sẽ mở rộng điều tra việc đưa, nhận hối lộ tại Vinashin' (VnEx 5-11-10) Sáng 5/11 Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh cho biết, Ban chuyên án sẽ mở rộng điều tra, làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm của một số cơ quan nhà nước trong vụ Vinashin. Việc đưa, nhận hối lộ (nếu có) sẽ bị đưa ra ánh sáng.Cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin bị bắt
Sáng 5/11 trao đổi với báo giới bên lề Quốc hội, đại tướng Lê Hồng Anh nhìn nhận việc xảy ra tại Vinashin có nguyên nhân do mở rộng kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng không hiệu quả. Công tác quản lý lại lỏng lẻo, yếu kém nên đã dẫn theo nhiều hệ lụy.- Bộ trưởng Công an: “Sẽ làm rõ trách nhiệm vụ Vinashin” (Dân trí) - Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh cho biết, trong quá trình điều tra vụ việc tại Vinashin, vấn đề trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng sẽ được làm rõ. Về tiến độ điều tra vụ án, ông Lê Hồng Anh khẳng định, sẽ tập trung làm quyết liệt… ...Bộ trưởng Bộ CA: “Đẩy nhanh điều tra vụ Vinashin” (VTC) phỏng vấn Đại tướng Lê Hồng Anh-Sẽ điều tra việc thiếu trách nhiệm để xảy ra vụ VinashinLao động
Vụ Vinashin: Sẽ làm rõ vấn đề hối lộTiền Phong Online
Chậm điều tra Vinashin là do vướng trình tựThanh Niên-Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh (ảnh) đã trả lời báo chí bên lề phiên họp của QH, sáng 5.11, xung quanh việc điều tra, xử lý những sai phạm ở Vinashin.
An ninh thủ đô -Người Lao Động -Đài Á Châu Tự Do
--Bộ trưởng CA: Một số cán bộ Vinashin bỏ trốn vì sợ (Bee)-Khi thấy công an vào cuộc một số cán bộ tại Vinashin lo sợ bị "sờ" tới sai phạm nên đã bỏ trốn. Tất cả đang bị cảnh sát truy nã.
Quyền lực tập đoàn kinh tế (SGTT 5-11-10)
-------
-Vinashin phá sản hay không phá sản? (TT 4-11-10) -- Ủy viên Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên:Vinashin thực chất đã phá sản(?) (Tiền Phong)- Nói Vinashin không phá sản cũng là đúng (LĐ 4-11-10) -- Báo chí hỏi ông Nguyễn Đức Kiên (Tiến sĩ Kinh tế, không biết ở trường nào)- Vị thế thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị suy yếu do vụ Vinashin (RFI)- Vinashin từ góc nhìn một chiếc ôtô không đề được máy (VNE)
Vinashin cũ và mới: Trách nhiệm và minh bạch hoá (VNR500)- GS.TSKH Đặng Ngọc Trân, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 9,10,11. -(VEF) - Qua sự cố Vinashin, người dân nhìn chung chưa yên tâm với hoạt động hiện nay của rất nhiều DNNN, và yêu cầu cần có một sự quản lý công khai, minh bạch các tập đoàn, tổng công ty mà Nhà nước xem là chủ đạo, những "anh cả đỏ" của nền kinh tế.
I.
Như vậy là trong những ngày đầu tháng 11/2010 này, sẽ có một Vinashin mới theo thông báo của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Ông cho biết, quá trình cơ cấu lại Vinashin gặp khó khăn do tính mất cân đối nghiêm trọng của tập đoàn kinh tế nhà nước này. Có lẽ vì vậy, lần này ông không đưa ra một mốc thời gian nào.
Tuy nhiên, Vinashin mới, theo ông, "sẽ đóng vai trò chủ lực, đóng và sửa chữa những con tàu lớn" bởi mục tiêu lâu dài không thể bỏ trống công nghiệp đóng tàu được.
Ông phân tích: "Việt Nam có thế mạnh về biển, mà biển đi đầu là hàng hải chứ không phải là khai thác dầu khí. Khai thác tài nguyên rồi thì cũng hết!"(1).
Ôn chuyện cũ để suy ngẫm về cái mới. Xin nhắc lại một số quyết định và tuyên bố của Bộ Tài chính (khi ông còn là Bộ trưởng) và của ông gần đây về Vinashin.
+ Ngày 4/11/2005, Thứ trưởng Tài chính Lê Thị Băng Tâm cho biết 750 triệu USD sẽ được chuyển về Việt Nam, Bộ Tài chính ngay sau đó sẽ ký hợp đồng uỷ thác toàn bộ cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (Vinashin) và giám sát chặt chẽ tiến trình sử dụng vốn.
Cuộc họp báo Chính phủ đầu tháng 8 về Vinashin (ảnh báo Công thương)
Bà còn cho biết, Tổng công ty Điện lực EVN cũng xin sử dụng một phần trong khoản vay 750 triệu USD, song do doanh nghiệp này chưa có công ty tài chính, vốn rót về không được quay vòng ngay nên Bộ Tài chính quyết định uỷ thác toàn bộ cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ.
Cơ sở để Chính phủ đi vay nợ và trao cho Vinashin là Tổng công ty này đã có được hợp đồng đóng tàu đến hết năm 2012. "Phát hành trái phiếu để sử dụng và có phương án trả nợ rõ ràng thì không sao, vay để cấp cho ngân sách thì các nhà đầu tư mới lo ngại", bà nói.
+ Có lẽ nhờ có sự "giám sát chặt chẽ tiến trình sử dụng vốn" trong các năm qua nên ngày 08/06/2010, trong kỳ họp Quốc hội lần thứ 7, trước những ý kiến lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Tập đoàn Vinashin, trả lời câu hỏi của phóng viên, Phó Thủ tướng cười: "Tôi thì vẫn chưa lo".
+ Trong cuộc họp báo ngày 04/08/2010, Phó Thủ tướng thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết rất rành rọt "Tính toán đến 2012 có thể hết lỗ, năm 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi và năm 2015 sẽ ổn định một Vinashin mới. Chỉ làm đóng tàu, phụ trợ và đào tạo thiết kế".
Cử tri xin chúc Ban chỉ đạo thành công trong việc tái cơ cấu Vinashin và xin nhắc rằng, một trong những yêu tố để thành công là không được chủ quan duy ý chí, khẳng định một việc gì thì phải có căn cứ và cơ sở khoa học.
II.
Trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng đã nhận trách nhiệm của Chính phủ trong việc để tập đoàn Vinashin lâm vào tình trạng hiện nay. Nhưng nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng chưa đủ và cần chỉ ra các địa chỉ trách nhiệm cụ thể hơn. Điều này là cần thiết cho tương lai.
Những sự việc và tuyên bố được nhắc lại trên đây cho thấy trách nhiệm của Bộ Tài chính như là cơ quan quản lý nhà nước về ngân sách và tài sản nhà nước, cơ quan phát hành trái phiếu Chính phủ, đồng thời là cơ quan cấp trên của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.(2)
Để cho Vinashin tự tung tự tác với trái phiếu Chính phủ vay từ bên ngoài, trách nhiệm của Bộ Tài chính là không thể lẩn tránh.
Một con tàu Vinashin nhìn hoen gỉ và xuống cấp (ảnh marinetraffic)
Nhắc lại những câu chuyện cũ còn cho thấy sự quản lý nhà nước chủ quan và lỏng lẻo đến khó hiểu đối với một khoản tiền khổng lồ được ủy thác một cách dễ dàng cho một tập đoàn mà bây giờ mới thấy là từ mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển đến điều lệ, cơ cấu tổ chức chỉ là trên giấy hoặc đầy lỗ hổng.
Và điều đáng lo ngại hơn là có gì bảo đảm rằng, cách quản lý này đang không vận hành đối với những tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác.
Người dân, những người đóng thuế cho ngân sách nhà nước, những người sẽ phải trả những khoản nợ mà Chính phủ bảo lãnh do các tập đoàn như Vinashin gây ra, nhìn chung chưa yên tâm với hoạt động hiện nay của rất nhiều doanh nghiệp nhà nước, và yêu cầu cần có một sự quản lý công khai, minh bạch các tập đoàn, tổng công ty mà Nhà nước xem là chủ đạo, những "anh cả đỏ" của nền kinh tế.
Các đại biểu Quốc hội hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi là ngoài lãnh đạo Vinashin ra còn có những ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của tập đoàn này, và mặt khác yêu cầu Quốc hội thành lập một ủy ban lâm thời để giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm ngăn ngừa, thậm chí phát hiện trước khi muộn hơn, những "Vinashin khác".
Đại biểu Quốc hội cũng như cử tri đều nhận thức được sự cần thiết phải có các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng phải là những tập đoàn trong sạch, vững mạnh làm ăn có hiệu quả trên cùng một mặt bằng pháp lý với các doanh nghiệp khác.
Nếu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không tự đứng vững được, đi đến phá sản, hoặc đi vào suy thoái, biến chất, trách nhiệm trước tiên thuộc về các tổ chức này.
Nhưng trách nhiệm trên hết thuộc về những thiết chế đã khai sinh ra các tập đoàn, đã chậm quy định một khung khổ hoạt động rõ ràng và minh bạch đã được tổng kết, và đã bổ nhiệm những cán bộ chủ chốt thoái hóa.
Nói đến cơ chế, chính sách là nói đến trách nhiệm của lập pháp. Cử tri mong rằng Quốc hội, sẽ góp phần tích cực nhất (1) vào việc minh bạch hóa quy định giữa nhiệm vụ chính trị xã hội và nhiệm vụ kinh doanh, thông qua các văn bản pháp quy cần sớm được xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung; (2) vào việc giám sát một cách chặt chẽ nhằm thúc đẩy công khai hóa, minh bạch hóa lĩnh vực kinh tế Nhà nước.
________________________
Chú giải của tác giả:
[1] Lý lẽ này vô cùng chính xác và sâu sắc. Giá mà ông cũng nhớ cho là các tài nguyên khác như than đá, bô-xít... cũng thế thì hạnh phúc cho đất nước biết mấy!
[2] Việc quy định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính đã được nhiều đại biểu Quốc hội khóa XI cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của cách điều hành này. Tiếc thay, Quốc hội vẫn chấp nhận sự kiêm nhiệm chức năng bằng cách thông qua Luật Chứng khoán 2006.
Văn hoá nghị trường, mừng và lo (Quê Choa) Bài ni bọ viết theo đặt hàng của một tờ báo. Chẳng ngờ sáng ni được một biên tập viên cho biết bài báo đã bị ách lại. Biên tập viên thư giải thích cho bọ: “Cụ thể là sau khi báo TT ngày 2/11 tường thuật vụ bùng nổ Vinashin tại QH, hoan hô ĐB Nguyễn Minh Thuyết, bề trên triệu tập ngay một cuộc họp khẩn cấp để chấn chỉnh. Các TBT sợ thót dái, không dám ho he gì về chuyện ông Thuyết với Viashin nữa. Ôi, cái đất nước mình!”. Một bài báo không được đăng không có vấn đề gì, nhưng mà buồn, buồn quá cho đất nước mình.
Bài phát biểu của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết tại Quốc hội hôm 1/11 vừa rồi gây một tiếng vang trong công chúng, không phải chỉ vì tính trung thực và thẳng thắn mà nó còn chạm đến những vấn đề cốt lõi của văn hoá nghị trường.
Chọn vấn đề Vinashin cho 7 phút phát biểu của mình, ông Nguyễn Minh Thuyết đã khẳng định Vinashin “thực sự là nó đã sụp đổ” và ông truy cứu trách nhiệm: “ Các thành viên Chính phủ có liên quan phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội, cơ quan đại diện nhân dân cả nước bầu ra mình; không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm.” Ông còn đề xuất: “Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này, trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp, bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan”. Quả thực từ trước tới nay chưa ai dám nói và nói được như ông.
Văn hoá nghị trường bao gồm minh bạch thông tin, thông tin minh bạch, văn hoá tranh luận, truy cứu trách nhiệm và văn hoá từ chức. Có thể nói Quốc hội ta đã có một bước tiến dài trong văn hoá nghị trường. Từ chỗ chỉ biết đồng thuận, hình ảnh những cánh tay đồng thuận đồng loạt dơ cao được coi như mẫu mực của tính ưu việt, đến việc chấp nhận tranh luận, công khai việc tranh luận và đi đến những cuộc bỏ phiếu thực chất đã cho thấy  Quốc hội đang dần thực sự là của dân, do dân và vì dân. Rất đáng mừng.
Chúng ta không còn sợ “địch lợi dụng” khi minh bạch thông tin. Thực tế một khi mọi thông tin đều minh bạch, không có gì là úp mở, giấu đầu hở đuôi thì khi đó “địch” mới khó bề lợi dụng, chứ không phải ngược lại. Các cuộc tranh luận tại Quốc hội được truyền hình trực tiếp trong nhiều năm qua đã chứng minh điều đó, “ địch” đã hết đường xiên xỏ còn niềm tin dân chúng ngày một củng cố và nâng cao.
Tuy nhiên để tiến tới một văn hoá nghị trường như mong muốn, một văn hoá nghị trường đích thực, chúng ta cần phải nổ lực nhiểu hơn nữa. Minh bạch thông tin đã có nhưng chưa nhiều, còn thông tin minh bạch thì hãy còn là một ẩn số. Trong vụ Vinashin chẳng hạn, con số  nợ là 80 nghìn tỉ, 100 nghìn tỉ hay 120 nghìn tỉ? Vì sao 8 lần thanh tra không phát hiện được sai lầm của Vinashin? Vì sao “ bận trăm công nghìn việc nhưng Thủ tướng vẫn cứ phải quản lý các doanh nghiệp lớn như vậy” như câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Loan đưa ra khiến ta chưa thể an tâm về cái gọi là thông tin minh bạch.
Có hai vấn đề cốt lõi của văn hoá nghị trường mà chúng ta  chưa làm được, ấy là việc bỏ phiếu tín nhiệm chưa là việc bình thường và văn hoá từ chức hảy còn quá xa vời. Qui định phải có đủ 20% đại biểu Quốc hội đề nghị mới tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đã làm cho việc bỏ phiếu tín nhiệm tuồng như không xảy ra khi có đại biểu yêu cầu. Trong khi đó văn hoá từ chức hầu như không có trong “từ điển” của các ông quan lớn nhỏ, ngay cả việc bãi nhiệm, cách chức cũng rất khó xảy ra. Có lẽ vì thế mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận “ Ba năm nay tôi không kỉ luật một ai”, thủ tướng Phan Văn Khải thì than thở: “Công tác cán bộ nhiều khi vượt khỏi tầm tay”.
Cho nên với phát biểu của ông Nguyễn Minh Thuyết, văn hoá nghị trường nước nhà chưa bao giờ sáng tỏ như lúc này. Thật đáng mừng. Mừng đó rồi lo đó khi một đại biểu phản bác lại bằng thứ lý lẽ cũ kĩ, lạc hậu: “Không nên làm rối tình hình, dễ khiến kẻ xấu lợi dụng”. Nếu đây không phải là tiếng nói lạc lõng giữa nghị trường, nếu văn hoá tranh luận lấy quy chụp và suy diễn làm căn bản vẫn còn được  số đông ủng hộ, thì văn hoá nghị trường vẫn còn kẹt cứng, đóng băng, chưa mong có ngay khai thông, mở cửa. Đó chính là nỗi lo lớn.
-- Đáng mừng và đáng lo (Da Vàng)
Chuẩn “châu Phi” cho bô-xit và… tivi cho Vinashin? (TVN) Một câu hỏi xưa cũ nhưng buộc phải đặt ra, liệu một ĐBQH tham gia chính quyền có bị “xung đột lợi ích” khi phát biểu không? Không cần là Bộ trưởng mới khó, cứ “dính” đến chính quyền là khó rồi. Đành rằng, chính quyền của ta cũng là chính quyền “do dân, vì dân”, nhưng khái niệm ai là dân thì mênh mông ghê lắm.
-Thí điểm nay đã 5 năm (NVP)
Thí điểm nay đã 5 năm
Chủ trương thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước ra đời từ năm 2005 đến nay đã năm năm trôi qua nhưng vẫn chưa có một tổng kết chính thức nào về mô hình này.
Chưa sơ kết lấy đâu ra tổng kết
Còn nhớ đầu năm nay, Chính phủ đề ra một chương trình hành động rất cụ thể, với những cột mốc rõ ràng: Sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế trong tháng 9-2010, nơi chủ trì là Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nơi phối hợp là Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính. Một đầu việc khác, được giao cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì là “Rà soát, phân tích, đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước”, cũng phải làm xong trong tháng 9-2010. Cụ thể hơn, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ “Đánh giá lại giá trị vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, hoàn tất trong quý 2-2010.
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thấy kết quả gì từ những phần việc mà Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành. Giả thử các cơ quan này làm xong phần việc được giao thì cũng đã quá muộn so với thời gian năm năm các tập đoàn hoạt động theo dạng thí điểm. Trước đó, cũng đã có nhiều yêu cầu sơ kết, đánh giá mô hình tập đoàn kinh tế nhưng cũng không có một kết luận nào cụ thể.
Trong thực tế, cho đến nay đã có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập (xem bảng). Trong suốt thời gian đó, các tập đoàn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước bởi mãi đến cuối năm 2009, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế. Đến nay khi Luật Doanh nghiệp nhà nước đã hết hiệu lực, mọi doanh nghiệp phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì cơ sở pháp lý của việc thành lập các tập đoàn càng mơ hồ hơn nữa.
Điều khiến nhiều người thắc mắc nhất là chuyện tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân. Nghị định 102 vừa mới ban hành và Nghị định 139 năm 2007 đều quy định như nhau, gần với thông lệ quốc tế, cụ thể:
1. Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
2. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.
Vì sao không có tư cách pháp nhân?
Trước khi phân tích các tập đoàn kinh tế ở nước ta, hãy xem thông lệ quốc tế về tổ chức và hoạt động của các tập đoàn như thế nào. Lấy ví dụ Google rõ ràng là một tập đoàn lớn trong ngành công nghệ thông tin. Nay Google mua lại một hãng XYZ nào đó (như khi mua YouTube), tất nhiên về mặt danh nghĩa XYZ nay thuộc tập đoàn Google nhưng về mặt pháp lý, XYZ vẫn là một pháp nhân độc lập, chỉ có chủ sở hữu là Google mà thôi, nó không liên quan gì đến Google về mặt luật pháp cả. Chỉ khi Google làm báo cáo tài chính tổng hợp thì mới tích hợp kết quả kinh doanh của XYZ vào.
Hay lấy một công ty khác. Sony Vietnam là một pháp nhân độc lập, nó liên quan đến tập đoàn Sony ở góc độ vốn hay công nghệ hay nhân sự… tức toàn chuyện nội bộ. Tập đoàn Sony (Sony Corporation) là công ty mẹ, chuyên về điện tử và đóng vai trò đầu tư vào các công ty Sony khác như Sony Music hay Sony Ericsson. Tất cả làm nên Sony Group (không có tư cách pháp nhân vì không do ai đứng ra thành lập cả).
Ở Việt Nam cũng vậy. Lấy ví dụ Tập đoàn Dệt May Việt Nam, theo giới thiệu của trang web của Chính phủ, gồm 10 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 69 công ty con, công ty liên kết. Các công ty con của tập đoàn này như công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt Việt Thắng mặc dù do Tập đoàn Dệt May nắm giữ 100% vốn điều lệ vẫn là các công ty TNHH một thành viên, tức là những pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt cho hoạt động của mình.
Hay Công ty Len Việt Nam, cũng được xem là thành viên của Tập đoàn Dệt May nhưng thuộc loại doanh nghiệp mà tập đoàn này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, còn Công ty cổ phần May Thời trang thuộc loại doanh nghiệp mà tập đoàn chỉ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Thậm chí các đơn vị sự nghiệp như Viện Mẫu thời trang cũng là thành viên của tập đoàn.
Việc tập hợp các doanh nghiệp khác nhau như thế vào một nhóm các công ty (tức là tập đoàn) chỉ là việc họ tự thỏa thuận với nhau chứ làm sao hình thành từ một quyết định hành chính được.
Đang có sự nhầm lẫn rất lớn
Ở đây cần phân biệt Tập đoàn Dệt May Việt Nam (không có tư cách pháp nhân) với công ty mẹ - cũng mang tên Tập đoàn Dệt May Việt Nam (có tư cách pháp nhân, được thành lập trên cơ sở Tổng công ty Dệt May Việt Nam). Lẫn lộn giữa hai thực thể này đã và sẽ là đầu mối cho muôn vàn trục trặc trong thực tế.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (không có tư cách pháp nhân) không ký kết hợp đồng được với ai cả (không có tư cách pháp nhân, không có con dấu làm sao ký); không được đứng ra vay nợ cho ai; nói tóm lại là không làm được gì trong thực tế cả. Không thể nào ra quyết định thành lập một thực thể như thế được.
Rõ ràng sự nhầm lẫn giữa công ty mẹ và cái gọi là tập đoàn bao trùm vì cả hai được đặt tên giống nhau đang gây khó khăn cho việc tổng kết mô hình tập đoàn. Đã không có tư cách pháp nhân thì liệu có có hội đồng thành viên hay hội đồng quản trị được không? Cũng tương tự, làm gì có chức danh chủ tịch hay tổng giám đốc một thực thể không có tư cách pháp nhân. Và lấy ví dụ Vinashin, không có tư cách pháp nhân thì làm gì có chuyện phá sản. Tất cả những điều này là do không phân biệt rạch ròi giữa Vinashin là công ty mẹ và Vinashin (là tập hợp trên 400 công ty lớn nhỏ). Hay lấy ví dụ hàng chục công ty mà Vinashin từng “góp vốn bằng thương hiệu”. Nếu tính cho cả tập đoàn, xem ra phải cộng tài sản của các công ty này vào nhưng đối với công ty mẹ Vinashin, chúng không làm tăng một chút tài sản nào cả.
Như vậy, giải pháp rõ ràng nhất là quay về với cách làm theo thông lệ quốc tế. Trước mắt phải yêu cầu các công ty mẹ trong các tập đoàn không được sử dụng từ tập đoàn trong tên gọi của mình để tránh nhầm lẫn. Gọi tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thì phải hiểu đó là tập hợp nhiều công ty; còn công ty mẹ gọi bằng một tên khác như Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông hay một danh xưng nào đó. Đọc lại các quyết định thành lập các tập đoàn, chúng ta sẽ thấy nếu không xác định rõ chuyện này, các nội dung quyết định sẽ bị vô hiệu hóa. Chẳng hạn, hội đồng quản trị được thành lập phải là hội đồng quản trị của công ty mẹ chứ không phải là hội đồng quản trị của tập đoàn.
Lúc đó, các tập đoàn là tập hợp các doanh nghiệp trên cơ sở tự thỏa thuận với nhau chứ không thể hình thành từ một quyết định hành chính. Công ty mẹ sẽ có quan hệ với các công ty con, công ty liên kết bằng vốn, bằng con người… Có như vậy mới hy vọng các bộ, ngành sẽ tổng kết được mô hình tập đoàn của Việt Nam.
------
Bảng
Các tập đoàn kinh tế nhà nước
  1. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
  2. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
  3. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
  4. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
  5. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
  6. Tập đoàn Dệt- May Việt Nam
  7. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  8. Tập đoàn Bảo Việt
  9. Tập đoàn Viễn thông quân đội
  10. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
  11. Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam
  12. Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam


Xem xét cho vay mới đối với Vinashin VnEconomy -
Ngân hàng Nhà nước tiến hành xem xét việc cho vay mới đối với Vinashin và các đơn vị thành viên

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã tiến hành xem xét cho vay mới đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và các đơn vị thành viên.

Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước hôm nay (4/11) cho biết, trong tháng 10 vừa qua, cơ quan này tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung rà soát, xử lý nợ cũ của Vinashin.
Đáng chú ý là hướng tiếp tục cho vay mới đối với tập đoàn này và các đơn vị thành viên trực thuộc cũng được đưa ra. Tuy nhiên, việc triển khai cụ thể chưa được công bố và đang được xem xét.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu Vinashin chủ động thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các tổ chức tín dụng để xử lý những vấn đề có liên quan.

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng nợ của Vinashin hiện ở khoảng 86.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tại diễn đàn Quốc hội kỳ 8 khóa 12 đang diễn ra, một con số được đại biểu đưa ra chất vấn là khả năng tổng nợ lên tới 120.000 tỷ đồng, nhưng hiện chưa có giải trình cụ thể về con số này.

Cơ chế Thủ tướng chủ quản? (Bee)- Truy tay lái thuyền trưởng hay xét chất lượng con tàu (Đào Tuấn)
-Sẽ chỉ định một đầu mối chính quản lý Tập đoàn
(TNO) “Sẽ chỉ định một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính, thực hiện nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước và phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước”.
- Thâm thủng ngân sách nhìn từ ‘con tàu Vinashin’ (Tiền phong)- - Bộ đi kiểm tra, có tập đoàn không tiếp (Bee) -Quốc hội có mấy ông Nguyễn Đức Kiên? Phamvietdaonv Blog--Vinashin bổ nhiệm phó tổng giám đốc, kế toán trưởng TTO- Ngày 3-11, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cho biết chủ tịch hội đồng thành viên Nguyễn Ngọc Sự và tổng giám đốc tập đoàn Trương Văn Tuyến vừa ký các quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm 4 nhân sự vào chức vụ phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và phó chánh văn phòng tập đoàn.
Theo đó, ông Phạm Thanh Sơn - cử nhân kinh tế - được bổ nhiệm giữ chức vụ phó tổng giám đốc Vinashin, ông Trần Đức Chính - cử nhân kinh tế - giữ chức vụ kế toán trưởng kiêm trưởng ban tài chính kế toán, ông Bùi Thanh Bình - cử nhân kinh tế - giữ chức vụ phó chánh văn phòng tập đoàn kiêm trợ lý chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn.
Ông Tôn Nhật Quang, thạc sĩ kinh tế, giữ chức vụ phó chánh văn phòng tập đoàn kiêm trợ lý tổng giám đốc tập đoàn.
- Ông Nguyễn Ngọc Đào đề nghị sau Vinashin, rà soát tư cách các ông đứng đầu tập đoàn (Việt Báo)- Vinashin: Nóng và lạnh (SGTT) chuyên gia ngành đóng tàu Đỗ Thái Bình cho rằng, Vinashin “là nỗi đau đớn tủi buồn cho một ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao giờ đây là đầu đề đàm tiếu, là gánh nặng cực kỳ lớn cho xã hội”
Vinashin lại thay thế một số chức vụ lãnh đạo (SGTT)-VIỆT NAM: Vị thế thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị suy yếu do vụ Vinashin (RFI)
-Sự kiện đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, hay nói đúng hơn là bỏ phiếu bất tín nhiệm, các thành viên chính phủ có liên quan đến vụ Vinashin đã gây xôn xao dư luận trong những ngày qua, nhất là vì đề nghị này rõ ràng là nhắm vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã bổ nhiệm chủ tịch Vinashin.
-Nợ của Vinashin có liên quan đến nợ công không?
03/11/2010 15:40:59- “Khoản nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng của Vinashin có được tính vào nợ công không?”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) băn khoăn về cơ cấu nợ công hiện nay. Lấy dẫn chứng vụ Vinashin, ông Thuyết bày tỏ sự hoài nghi với việc những tin vui như: tập đoàn này tới đây sẽ xuất xưởng những con tàu hàng chục vạn tấn, vốn chủ sở hữu vẫn còn,… Để làm rõ hơn vấn đề, ông Thuyết dẫn chứng: cách đây chừng 10 năm có một doanh nhân thành đạt dùng tiền vay ngân hàng đầu tư vào bất động sản, cụ thể là mua rất nhiều đất. Tới hạn trả nợ ngân hàng, giá đất xuống, doanh nhân này không trả được nợ, bị Tòa án kết án tử hình.
Từ cách xử lý của sự việc đó, ông Thuyết đặt câu hỏi: “Bây giờ chúng ta bảo Vinashin còn đất, còn nhà xưởng, nhưng cũng có những con tàu cũ chỉ có thể bán theo giá sắt vụn để trả nợ. Tôi không hiểu lý luận này đúng như thế nào?”.
Ngoài ra, đại biểu Thuyết cũng thẳng thắn đặt vấn đề “Nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng an toàn chưa?”.
Chưa bàn tới ngưỡng cụ thể là bao nhiêu, nhưng điều ai cũng có thể nhận thấy là khó có thể yên tâm khi nợ công của ta tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách tăng và chỉ số ICO cũng tăng tới gần 2 chữ số.
“Tức là chi ra 10.000 thì được lãi có 1.000”, đại biểu Thuyết ví dụ. Điều này vi phạm nguyên tắc cơ bản của nợ công bền vững và như vậy có cơ sở để lo lắng rằng GDP càng tăng thì nợ càng tăng, khả năng trả nợ ngày càng khó.
Chúng ta vẫn đang trả được nợ
Về cơ cấu nợ công, Bộ trưởng cho biết, theo Luật Quản lý nợ công quy định có hiệu lực từ 1/1/2009 thì nợ công thì gồm có nợ Chính phủ cộng với nợ được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ bảo lãnh kể cả trong nước và ngoài nước, kể cả doanh nghiệp và kể cả các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, còn cộng thêm một khoản nữa là nợ của chính quyền địa phương.
"Còn nếu nợ doanh nghiệp tự vay, tự trả ngân hàng thì thực hiện theo Luật Ngân hàng và Luật Tổ chức tín dụng, thì không tính vào nợ công này", Bộ trưởng Bộ tài chính khẳng định.
Về câu hỏi ngưỡng nào là an toàn, ông Ninh lưu ý các đại biểu về cách tính của Bộ tài chính không phải chỉ tính trên chỉ tiêu so với GDP, tức là tổng nợ so với GDP còn phải tính trên trả nợ so với thu, trả nợ so với xuất khẩu, cơ cấu nợ và tính rất nhiều các chỉ tiêu nữa.
“Hiện nay chúng ta trả nợ đầy đủ. Ví dụ, chúng ta phát hành trái phiếu đến hạn chúng ta trả, chúng ta vay ở nước ngoài đến hạn chúng ta trả, xin báo cáo rõ thêm như vậy”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định.
Ngoài ra, ông Ninh cũng đề nghị các đại biểu phải xem xét một cách toàn diện, bản chất hơn quan hệ giữa nợ công, bội chi ngân sách, vượt chi lớn dự toán, trong điều kiện thực tế của nước ta còn có nhu cầu phải chi để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế.
Theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh thì điều đáng lưu ý hình hình hiện nay là trong vấn đề nợ công cần chú ý đến cơ cấu nợ công và rủi ro về tỷ giá trong điều kiện đồng tiền của các nước, kể cả các đồng tiền "mạnh" cũng đang có biến đổi và có sự xoay chiều, đổi chiều.
Giá trị tài sản của Vinashin được yêu cầu đánh giá lại VnEconomy -Những quan điểm về Vinashin vẫn tiếp tục làm nóng nghị trường tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội-Tài chính Vinashin: Vẫn còn cân đối (PL)-Trong ngày 2-10, các đại biểu tiếp tục mổ xẻ vụ Vinashin (VNS) nhưng các ý kiến không gay gắt, bức xúc mà nhìn nhận vai trò, bài học quản lý cũng như tình trạng tài chính không quá bi đát của VNS.
-Bắt phó tổng giám đốc Công ty Hoàng Anh - Vinashin
TT - Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin), ngày 2-11 Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, lệnh bắt tạm giam phó tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh - Vinashin Đỗ Đình Côn về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Các quyết định và lệnh trên đều đã được Viện KSND tối cao phê chuẩn.
Như vậy trong vụ án này, cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố tám bị can, bắt tạm giam bảy bị can và ra lệnh truy nã một bị can.
Được biết, trong thời gian là kế toán trưởng của công ty (2006-2009), ông Côn có dấu hiệu thông đồng với bị can Nguyễn Văn Tuyên (nguyên tổng giám đốc Công ty Hoàng Anh - Vinashin) để vay tiền.
Tháng 7-2006, ông Côn lập hồ sơ khống mua bán thép với Công ty cổ phần đầu tư thương mại Cửu Long do ông Nguyễn Tuấn Dương (bị khởi tố và bắt giam cùng Nguyễn Văn Tuyên) làm tổng giám đốc để vay vốn với số tiền gần 42,8 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ.
Sau khi vay được vốn, các nghi can không thực hiện giao dịch mua bán thép mà sử dụng vào mục đích khác.
--------
Một thủ tục, ba mục tiêu
Khi đề cập tới trách nhiệm quản lý tập đoàn Vinashin một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị lập Uỷ ban lâm thời để điều tra. Đây là lần đầu tiên nhiều đại biểu cùng yêu cầu thực hiện một quyền giám sát của Quốc hội sau khi luật đã quy định… bảy năm!
Tại khoản 5 điều 7 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội có quy định cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho ý chí nguyện vọng nhân dân có quyền thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định. Lâu nay, đại biểu chỉ quen sử dụng một biện pháp khác để giám sát là chất vấn, trong khi nếu kết hợp với kết quả làm việc của Uỷ ban điều tra thì hiệu quả sẽ rất cao.
Trong thực tế hoạt động chất vấn đã diễn ra khá nhiều, song việc lập Uỷ ban điều tra thì chưa lần nào. Cuối năm 2003 đại biểu Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) từng đề nghị lập Uỷ ban điều tra về giáo dục. Tâm sự với người viết khi đó, đại biểu Dũng cho biết sở dĩ phải đề nghị điều tra vì ông cho rằng việc quản lý của bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Minh Hiển khi đó không kiên quyết, không chặt chẽ. Vì thế Quốc hội cần điều tra để xác định rõ chất lượng nền giáo dục, từ đó có biện pháp chấn chỉnh.
Lần đó đại biểu Đức Dũng đã đơn độc và chất lượng giáo dục sau 7 năm chưa khá lên và cũng chưa có ai đề nghị như đại biểu Dũng. Có lẽ ngoài lý do lập Uỷ ban điều tra chưa từng có tiền lệ còn vì quy định về điều kiện khá chung chung. Điều 12 của luật chỉ ghi “khi xét thấy cần thiết” nên không rõ việc thất thoát cả trăm ngàn tỷ đồng mồ hôi nước mắt của nhân dân trong quản lý Vinashin đã đủ “sự cần thiết” cho việc xác định địa chỉ trách nhiệm hay chưa?!
Lần này Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng an ninh Lê Quang Bình nói rằng việc đại biểu đề xuất này “là đúng luật” và “xác đáng” nên ông ủng hộ, song với những thực tiễn trên, việc tiến hành một thủ tục như thế là khá khó khăn.
Ra đời một điều luật nhà lập pháp thường hướng tới đón trước hoặc đưa những tình huống thực tế vào quy củ. Vì thế không nên vì chưa có tiền lệ hay quy định chưa cụ thể mà cứ để một quy định tiến bộ nằm yên trên giấy, dù bảy năm đã trôi qua. Hơn nữa, việc điều tra rõ trách nhiệm chỉ là biện pháp, không phải là mục tiêu phế truất người này, hạ bệ người kia. Và qua đó mới minh định rõ Chính phủ có bao che Vinashin không; Quốc hội có trách nhiệm liên quan không, tránh việc các bên nói qua, nói lại không cần thiết!
Một thủ tục có thể giải quyết ba mục tiêu, tại sao lại chần chừ?
Sau Vinashin, rà soát tư cách các ông đứng đầu tập đoàn(VietNamNet) - “Chính phủ cần nghiêm túc lắng nghe, rà soát lại các tập đoàn và rà soát tư cách các ông đứng đầu tập đoàn”, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào nói.
Vinashin: “Nóng rẫy” bài học quản trị doanh nghiệp (VNR500) TS Đào Văn Khanh Đại học Cần Thơ(VNR500) - Ở Vinashin, việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp hoàn toàn không được xem trọng. Vấn đề quản trị và quản lý công ty một lần nữa cần được xem xét lại.

-Đừng vì Vinashin mà làm rắc rối tình hình- 7 phút và 4 công cụ giám sát -Tuoitre- “Bộ đến kiểm tra, tập đoàn không tiếp” (VnE 2-11-10) -- Vietnamese Premier Faces Fallout on Vinashin (WSJ 2-11-10)  -
Một yêu cầu bất ngờ đòi bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, trước cách ông xử lý khủng hoảng nợ của một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam cho thấy hậu quả chính trị từ vụ xì-căng-đan tồi tệ nhất ở quốc gia này mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, các nhà phân tích cho biết.Nhà lập pháp Nguyễn Minh Thuyết kêu gọi trước Quốc Hội vào Thứ Hai, yêu cầu điều tra các quan chức cao cấp của chính
phủ chịu trách nhiệm giám sát Tập Đoàn Công Nghiệp Đóng Tàu Thủ (Vinashin), doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản khi nợ khoảng 4,5 tỷ USD và liên quan đến một số dự án có kết cục tồi tệ, được cho là trái với các quy định của chính phủ. Ông Thuyết sau đó đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với ông Dũng.
"Thật khó khăn và đau đớn cho tôi khi phải nói điều đó", tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Ba đã thuật lại lời ông Thuyết, phó
chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Vẫn chưa biết liệu Quốc Hội có tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm hay không. Quốc Hội chủ yếu chỉ bỏ phiếu thông qua
hoặc bác bỏ các chương trình của chính phủ, dù vậy, nếu ông Dũng thua, ông Dũng sẽ phải rời bỏ vị trí Thủ tướng mà ông ngồi từ năm 2005.
Nhưng các nhà phân tích ở Việt Nam cho rằng lời kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm bất thường tại Quốc Hội lần này là chỉ dấu cho thấy ông Dũng sẽ phải đối mặt với lò lửa nóng bỏng tại một diễn đàn quan trọng hơn: đó là Đại hội
Đảng 5 năm một lần tổ chức vào tháng Một tới. "Đó là nơi mà thử thách thực sự sẽ diễn ra", một nhà phân tích
người Việt, yêu cầu dấu tên, cho biết.
Những vị trí cao cấp nhất sẽ được quyết định tại Đại Hội, bao gồm một Chủ tịch nước và một Tổng bí thư mới.
Các nhà phân tích nói rằng quyết định được nhiều người quan tâm nhất sẽ là liệu ông Dũng có được phép làm thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa - một vị trí hành pháp quyền lực nhất, theo thông lệ Việt Nam.
Sự sụp đổ của Tập đoàn Vinashin đã làm quyền lực của ông Dũng suy giảm tồi tệ. Cựu chủ tịch và tổng giám đốc
Phạm Thanh Bình đã bị bắt vào tháng Tám vì cáo buộc làm trái quy định Nhà nước và bốn lãnh đạo cao cấp khác cũng bị giam giữ trong khi điều tra viên tiếp tục làm rõ sai phạm tại doanh nghiệp này. Sự sụp đổ đã làm hỏng danh tiếng của ông Dũng như một nhà lãnh đạo kinh tế có khả năng, và làm nhiều người nghi ngờ chính sách của ông: Tạo ra các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinashin để duy trì một phần lớn nền kinh tế tự do hóa nhanh chong của Việt Nam trong quyền kiểm soát của người Việt.
Vài doanh nghiệp nhà nước đã lao vào những lĩnh vực xa rời ngành kinh doanh chủ đạo của mình. Tổng công ty Điện Lực Việt Nam đầu tư rất lớn vào mạng điện thoại di động, trong khi Tổng công ty Dầu Khí (PetroVietnam) lại đầu tư vào du lịch và nhiều ngành khác. Ông Dũng đã hi vọng các tổng công ty này lèo lái nền kinh tế tiến về phía trước như các tập đoàn lớn của Hàn Quốc và Nhật đã từng làm.
Cuộc khủng hoảng tại Vinashin làm nổi lên các chỉ trích rằng chính sách nói trên đã xua đuổi các doanh nghiệp tư nhân hiệu quả hơn ra khỏi thị trường, và đồng thời đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa ông Dũng và ông Bình, người được ông Dũng chỉ đạo trực tiếp. Ông Dũng đã không trả lời những câu hỏi về mối liên quan của ông với tập đoàn Vinashin, nhưng gần đây đã nói trước Quốc Hội rằng chính phủ đã trải qua một giai đoạn "tự kiểm điểm" về vụ việc.
Những tài liệu nội bộ của Đảng CSVN mà tờ Wall Street Journal được xem cảnh báo vụ xì-căng-đan Vinashin có thể làm giảm lòng tin của người dân Việt Nam vào chính phủ và vào Đảng CSVN.
-
-
-Toàn văn phát biểu của hai đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hoá) và Phạm Thị Loan (TP Hà Nội) tại Quốc hội sáng ngày 1/11/2010
image image Bauxite Việt Nam xin trân trọng đăng toàn văn phát biểu của hai đại biểu Lê Văn Cuông và Phạm Thị Loan tại Quốc hội sáng ngày 1/11/2010.
Về vụ Vinashin, cả hai đại biểu đều yêu cầu “Quốc hội cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng phụ trách ngành, Bộ trưởng Bộ chủ quản, Thủ trưởng các Bộ, ngành chức năng có liên quan, chứ không thể nêu chung chung như nội dung các Báo cáo của Chính phủ.” (Lê Văn Cuông), “phải qui trách nhiệm đến cùng và đặc biệt Quốc hội, Đảng cần phải làm rõ trách nhiệm của những người quản lý Nhà nước”. (Phạm Thị Loan).
Cả hai đại biểu đều nhấn mạnh đến việc người có trách nhiệm phải từ chức: “[…] để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như thế nếu ở các nước, Chính phủ hoặc ít ra có vài ba vị trí đã phải lên tiếng xin từ chức rồi” (Lê Văn Cuông), “[…] những người làm sai cũng cần phải có một lời xin lỗi với nhân dân và có lẽ là cũng nên nghĩ đến văn hóa từ chức”. (Phạm Thị Loan)
Như thế, kiến nghị của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết không đơn độc. Còn bao nhiêu đại biểu Quốc hội chưa hay chưa dám phát biểu ủng hộ Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Nhưng là người dân Việt, trong thâm tâm hẳn họ cũng phải thấy đấy là kiến nghị ngời ngời chính nghĩa.
Bauxite Việt Nam

Phát biểu của đại biểu Lê Văn Cuông
Kính thưa Quốc hội,
Qua nghiên cứu Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội về tình hình kinh tế – xã hội năm 2010, nhiệm vụ năm 2011 tôi cơ bản tán thành. Sau đây tôi xin được tham gia thảo luận 3 vấn đề.
Thứ nhất, về việc quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Từ nhiều năm nay Đảng và Nhà nước ta có chủ trương rất đúng đắn là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, qua đó tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh, nhưng chưa được Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trái lại ở một số nơi đã cố níu bám mô hình khép kín ấy để hình thành các nhóm lợi ích. Để bảo vệ quyền lợi riêng của mình họ đã tìm mọi cách cản trở tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Sự cố Vinashin đã được cảnh báo sớm về kết quả quản lý yếu kém, tiêu cực, nhưng vì có biểu hiện bao che, ưu ái, nuông chiều nên cái u, cái nhọt lâu ngày đã vỡ tung để lại hậu quả hết sức nặng nề. Tổng vay nợ có thể lên đến con số 120 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi công dân Việt Nam từ lớn đến bé, từ người giàu đến người nghèo phải gánh nợ cho Vinashin khoảng 1,5 triệu đồng. Vinashin là giọt nước làm tràn ly, bộc lộ rõ trình độ quan liêu, yếu kém, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý vốn, tài sản Nhà nước của Chính phủ, các Bộ ngành chức năng đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được xác định là những đầu tàu, là quả đấm thép của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi Chính phủ đã đứng ra bảo lãnh cho tập đoàn này được vay hàng tỷ đôla trái phiếu quốc tế, tạo điều kiện cho họ mang tiền Nhà nước đi tung hoành khắp đó đây từ Nam ra Bắc, kể cả đến các tỉnh miền núi thu gom nhiều xí nghiệp làm ăn thua lỗ về, thành lập đến 200 công ty con, công ty cháu, thật khó hiểu. Không biết quản lý kiểu gì mà Vinashin đi mua tàu, mua nhà máy phát điện cũ và đầu tư khắp nơi. Nhưng bộ chủ quản, các bộ chức năng và cả Thủ tướng Chính phủ cũng không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt, có hai lần Thanh tra Chính phủ đề nghị được vào cuộc, nhưng đã bị chặn lại. Mặt khác, kể từ năm 2006 đến năm 2009, có tới 11 đoàn đến làm việc nhưng vẫn không phát hiện ra được căn bệnh hiểm nghèo của Vinashin.
Còn nhớ cách đây mấy năm, có thành viên Chính phủ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội đã giải trình, tiền cấp cho người ta rồi, người ta muốn làm gì tùy họ, mình quản sao được. Và hệ lụy để Vinashin sụp đổ thảm hại như hôm nay cũng là điều dễ hiểu, có điều để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như thế nếu ở các nước, Chính phủ hoặc ít ra có vài ba vị trí đã phải lên tiếng xin từ chức rồi, nhưng ở nước ta thì chưa. Cho nên cử tri kiến nghị tại kỳ họp này, Quốc hội cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng phụ trách ngành, Bộ trưởng Bộ chủ quản, Thủ trưởng các Bộ, ngành chức năng có liên quan, chứ không thể nêu chung chung như nội dung các Báo cáo của Chính phủ.
Tôi tán thành ý kiến đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đề nghị Quốc hội tại kỳ họp này cần thành lập Ủy ban lâm thời theo quy định của pháp luật, để điều tra xác làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan qua vụ tiêu cực ở Vinashin, nhằm ngăn chặn kịp thời, hữu hiệu các tập đoàn kinh tế lũng loạn Nhà nước.
Về Tập đoàn Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước độc quyền sản xuất, phân phối trên 60% sản lượng điện của cả nước. Nhiều năm qua họ được coi như con cưng của nền kinh tế, nên nhận được nhiều ưu ái. Khi có thành tích họ vơ vào và chia tiền thưởng cao, còn khi thiếu điện thì không thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm. Thử hỏi vai trò, trách nhiệm của Nhà nước ở đâu, trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chúng ta đặt quyết tâm đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vậy bây giờ thiếu điện triền miên, các cơ quan Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công thương và lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cứ hứa tới, hứa lui để biện minh cho sự yếu kém, thiếu trách nhiệm của mình. Để thiếu điện nhiều năm liên tục và sắp tới lại thiếu điện nữa, tôi xin hỏi Chính phủ ai là người phải chịu trách nhiệm chính? Tôi đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, báo cáo trước Quốc hội để nếu còn gì vướng mắc thì Quốc hội, Chính phủ tập trung xem xét, tháo gỡ để sớm khắc phục tình trạng thiếu điện, đáp ứng nhu cầu, năng lực của nền kinh tế đất nước.
Thứ hai, về nông nghiệp phục vụ nông thôn. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri phàn nàn đã kiến nghị nhiều về tình trạng các loại giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, gây thất thiệt cho nhà nông nhưng đến nay vẫn chưa được ngăn chặn. Việc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng gia tăng, theo lý giải của Cục Bảo vệ thực vật là do có quá nhiều cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh nên các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và giám sát.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã có giải pháp và chế tài gì để ngăn chặn, xử lý trách nhiệm những đơn vị, cá nhân vi phạm, hay chỉ phạt rồi cho tồn tại. Hoặc có những lúc phải bó tay cứ để mặc cho kiến nghị của cử tri luôn giữ nguyên giá trị năm này qua năm khác.
Thứ ba, về giáo dục, đào tạo, đạo đức lối sống và dư luận xã hội qua các kỳ họp của Quốc hội. Ngành giáo dục đào tạo phát động rộng khắp "phong trào hai không" đến nay không biết đã đi đến đâu, về đâu mà kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học vừa qua tăng vọt đến bất ngờ, làm đau đầu nhiều người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà, bởi không hiểu thật hay giả. Người trong cuộc cho rằng kỳ thi diễn ra bình thường, an toàn, nghiêm túc. Còn dư luận khẳng định đỗ cao là do đề thi quá dễ, đáp án càng dễ và kỷ luật phòng thi lỏng lẻo. Trong khi đó đề án "hai trong một" có đến chục lần được chỉnh sửa, tốn kém không biết bao nhiêu công sức giấy tờ, nhưng phải hoãn đi, hoãn lại nhiều lần. Tuy nhiên như lời một vị Thứ trưởng của Bộ thì không biết đến bao giờ mới được thực hiện, vì người khởi xướng ra nó đã về hưu hoặc chuyển công tác khác.
Kính thưa Quốc hội,
Cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã được triển khai bốn năm trên phạm vi cả nước, nhưng kết quả làm theo lời Bác chưa được nhiều, trái lại có một số vấn đề bức xúc như chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, tư lợi, đạo đức xuống cấp trong một bộ phận cán bộ công chức ngày càng có biểu hiện tinh vi, phức tạp.
Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XII, có một số vị lãnh đạo Chính phủ cho rằng cứ sai là chặt chém kỷ luật hết thì lấy ai làm việc và bầu sao cho kịp. Hay chất lượng giáo dục như hôm nay, các Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 1975 đến nay cùng chịu trách nhiệm đã không đón nhận được sự đồng tình của cử tri và đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, sau Kỳ họp thứ 7, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã ra Thông báo số 32 đề nghị xem xét, xử lý một số cán bộ cao cấp, đã góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân trước thềm Đại hội XI của Đảng. Xin trân trọng cám ơn.
Phát biểu của đại biểu Phạm Thị Loan
Kính thưa Quốc hội,
Về tình hình kinh tế – xã hội năm 2010 và nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2011 tôi cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ. Tôi xin đóng góp một số ý kiến sau:
Một, tình hình kinh tế vĩ mô. Theo Báo cáo của Chính phủ thì tăng trưởng GDP năm 2010 khoảng 6,7% cao hơn dự kiến của Quốc hội đưa ra. Tuy nhiên cử tri còn nghi ngờ về các số liệu báo cáo tăng trưởng này, vì nếu theo dõi các báo cáo Đại hội Đảng của các tỉnh thì con số các tỉnh báo cáo tăng trưởng của các tỉnh từ 12 – 15%. Cử tri lo lắng về tình trạng chạy đua tăng trưởng về số mà thiếu quan tâm tăng trưởng về chất và tính bền vững của sự phát triển.
Thực tế cho thấy việc nhập siêu năm 2009 là 12,92 tỷ, dự kiến năm 2010 thâm hụt mậu dịch khoảng 13 tỷ đôla, giá vàng tăng trong năm khoảng 20 đến 25%, tỷ giá hối đoái chênh lệch tỷ giá đang là nỗi bức xúc của doanh nghiệp. Lãi suất ngân hàng đứng vào hàng cao nhất trên thế giới, lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng cao, ICO vẫn chưa được cải thiện, nhập siêu từ Trung Quốc rất cao, chiếm 90% nhập siêu của cả nước, nhưng Chính phủ vẫn chưa có biện pháp để cân đối, trong khi đó vẫn đang mở rộng cửa cho hàng hóa và những dự án EPC mà trong nước có đủ khả năng làm dành cho các doanh nghiệp của Trung Quốc thực hiện. Việc hạn chế quotar nhập khẩu vàng và để giá vàng tăng cao, để cho thị trường tự do thản nhiên thao túng nhập lậu vàng qua biên giới gây tác động xấu đến tỷ giá ngoại tệ. Sự khan hiếm ngoại tệ ảnh hưởng đến cả thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. Nhưng trong kế hoạch năm 2011 và kể cả định hướng chiến lược những năm tiếp theo chúng tôi chưa thấy đưa ra được biện pháp thực sự hữu hiệu nào. Vậy Chính phủ sẽ làm gì cho xã hội và kinh tế Việt Nam cân bằng và phát triển bền vững?
Vấn đề thứ hai là vấn đề quản lý Nhà nước và trách nhiệm cuối cùng của ai trong việc quản lý kinh tế Nhà nước. Vừa qua theo Báo cáo của Chính phủ và thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ai cũng thấy được sự thật về Vinashin, đó là sản phẩm của việc thí điểm tập đoàn kinh tế Nhà nước. Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là ai sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc để Vinashin rơi vào tình trạng như vậy. Trách nhiệm của Thủ tướng, của Chính phủ và các Bộ, ngành, cá nhân liên quan như thế nào? Theo tôi không thể nói một cách đơn giản là do các cán bộ lãnh đạo của Tập đoàn Vinashin, một mình Vinashin không thể làm sai luật được. Chúng tôi tự hỏi ai đã cho phép Vinashin phát hành trái phiếu với lượng tiền lớn như vậy? Ai đã cho phép Vinashin vay vượt hạn mức quy định của một khách hàng theo quy định của luật là 15% vốn điều lệ của ngân hàng. Ai đã để Vinashin đầu tư tràn lan như vậy? Và đặc biệt là tại sao đã có 11 đoàn vào kiểm tra, giám sát nhưng vẫn không phát hiện ra sai phạm? Và tại sao Quốc hội đã có quyết định đưa Vinashin vào danh sách giám sát từ năm 2009 nhưng Chính phủ vẫn đề nghị để hoãn lại, cho Thanh tra Chính phủ làm việc trước và cho đến bây giờ Kiểm toán Nhà nước của Quốc hội vẫn chưa vào kiểm toán được. Vậy tại sao Thanh tra Chính phủ vẫn không phát hiện ra điều gì. Vậy tất cả những việc đó là xuất phát từ mục đích gì? Trách nhiệm thuộc về ai?
Trong Điểm c, Khoản 1, Điều 168, Luật doanh nghiệp qui định tách việc chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính Nhà nước. Nhưng trong thực tế Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty SCIC. Thứ trưởng Bộ Công thương làm Chủ tịch tập đoàn TKV và Thủ tướng thì đang trực tiếp quản lý 19 tập đoàn Tổng công ty Nhà nước 90 – 91.
Theo tôi được biết với việc Thủ tướng đang trực tiếp quản lý 19 tập đoàn Tổng công ty Nhà nước như vậy, các tập đoàn Tổng công ty Nhà nước này làm ăn thua lỗ thì trách nhiệm của Thủ tướng như thế nào? Tại sao Thủ tướng vẫn trăm công nghìn việc điều hành chung đất nước mà lại còn trực tiếp quản lý, điều hành các tập đoàn Tổng công ty này. Tại sao không ban hành cơ chế điều hành chung để họ hoạt động theo pháp luật. Đặc biệt tại Khoản 3, Điều 168, Luật doanh nghiệp qui định: định kỳ hàng năm Chính phủ trình Quốc hội báo cáo tổng hợp về thực trạng kinh doanh vốn chủ sở hữu Nhà nước. Thực trạng bảo toàn và phát triển giá trị vốn đầu tư và tài sản sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng nhiều năm nay Quốc hội chưa nhìn thấy có bản báo cáo nào trình Quốc hội từ phía Chính phủ theo như qui định nêu trên. Vậy việc không tuân thủ pháp luật để gây hậu quả nghiêm trọng như vụ Vinashin thì trách nhiệm cuối cùng sẽ thuộc về ai?
Tôi đồng tình với các ý kiến trước tôi về việc phải qui trách nhiệm đến cùng và đặc biệt Quốc hội, Đảng cần phải làm rõ trách nhiệm của những người quản lý Nhà nước. Theo tôi nghĩ những người làm sai cũng cần phải có một lời xin lỗi với nhân dân và có lẽ là cũng nên nghĩ đến văn hóa từ chức để nhân dân còn có lòng tin với lãnh đạo Nhà nước và với Đảng.
Vấn đề thứ ba là vấn đề chiến lược về năng lượng của Chính phủ như thế nào. Vừa qua khắp nơi nhân dân kêu thiếu điện, cắt điện tùy tiện không đúng Luật Điện lực, EVN kêu thiếu vốn, thủy điện thiếu nguồn nước để phát điện, EVN kêu lỗ vốn trong năm hơn 6.000 tỷ Việt Nam đồng, giá mua điện cao hơn giá bán, các nhà đầu tư điện ngoài EVN kêu khó ký hợp đồng bán điện cho EVN, có hợp đồng bán rồi thì có được phép lên lưới hay không, lại phải xin – cho. Trong khi đó các nhà máy nhiệt điện lớn do Trung Quốc làm EPC chạy không ổn định, tốn nhiều than, công nghệ sử dụng than không phù hợp với loại than trong nước sản xuất được.
Về thủy điện thì các nhà thầu EPC từ Trung Quốc chiếm đến 90% các dự án EPC về điện và ta đang phải phụ thuộc họ về vấn đề hậu mãi, phụ tùng, phụ kiện trong vận hành. Mặt khác Trung Quốc đang kiểm soát nguồn nước thượng nguồn, lúc khô họ có thể giữ nước, lúc lũ lụt họ có thể xả nước gây nguy cơ cho ta. Gần đây họ đang chuẩn bị xây nhà máy điện hạt nhân gần biên giới của ta với mục tiêu sẽ bán điện cho ta và thực tế hiện nay ta đang phải mua điện của họ với giá cao hơn giá mua điện trong nước. Vậy rõ ràng đang có nguy cơ ta sẽ bị phụ thuộc vào nguồn điện của Trung Quốc và nếu vậy thì an ninh năng lượng có nguy cơ bị hệ lụy vì sự phụ thuộc này.
Tôi xin có ý kiến về 3 vấn đề nêu trên, xin cảm ơn Quốc hội.
'Phát hiện sai phạm tại Vinashin thì việc đã rồi'(VnEx 2-10-10)-Trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Tài chính cho biết số nợ 86.000 tỷ đồng của Vinashin vẫn nằm trong các dự án của tập đoàn này chứ không mất đi. Tuy nhiên, có dự án hiệu quả, có dự án không.
> Đại biểu Quốc hội truy trách nhiệm vụ Vinashin> 'Chưa phát hiện dấu hiệu bao che cho Vinashin'> Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng (BBC )
Lập Ủy ban điều tra Vinashin: Xem kỹ quy định pháp luật(VietNamNet 2-11-10)- Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho hay phải bảo đảm đúng quy trình việc lập hay không lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin. Giám đốc Công an TP Hải Phòng Trần Bá Thiều, “sai phạm ở Vinashin có thể nói rất nghiêm trọng và là một bài học rất đắt giá trong quá trình chúng ta tìm tòi và thử nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế”
-Đừng vì Vinashin mà kéo lùi tư duy đổi mới doanh nghiệp(VietNamNet) - Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho rằng nếu "không sòng phẳng", vì một sự việc như Vinashin, sẽ làm lùi lại tư duy đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước.
Sòng phẳng (NVP)
Khi đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nêu con số nợ của Vinashin là không dưới 100.000 tỷ đồng hay khi đại biểu Lê Quang Bình đặt nghi vấn nợ của Vinashin có thể lên đến 120.000 tỷ đồng, họ có cái lý của họ bởi họ đang nói đến thực thể Vinashin lâm vào khủng hoảng, phát lộ vào khoảng đầu tháng 7 năm nay.
Nhưng khi Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đăng đàn để nói về Vinashin thì ông không thể dùng những con số này được nữa vì nó không chính xác. Theo báo VnExpress, ông Ninh nói: “Căn cứ vào số liệu báo cáo của Hội đồng quản trị Tập đoàn, tổng tài sản hiện có trên sổ sách của Vinashin là 103.774 tỷ” và khẳng định: “Như vậy là toàn bộ số tiền vay của Vinashin vẫn nằm trong các dự án”.
Cách nói này không chính xác vì những điểm sau:
Lúc Thủ tướng quyết định tái cơ cấu Vinashin, hàng loạt công ty con của Vinashin được điều chuyển sang cho Vinalines và PVN.
(Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Tách nhỏ Vinashin
Vinashin sẽ điều chuyển về PVN nguyên trạng các doanh nghiệp, dự án: Khu công nghiệp tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai), phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong Công ty CP công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (Nam Định), Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang), Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu (Hải Dương), gồm cả Công ty công nghiệp tàu thủy Lai Vu.
Vinashin cũng phải điều chuyển về Vinalines Khu công nghiệp và nhà máy đóng tàu Hậu Giang, cảng và nhà máy đóng tàu Năm Căn (Cà Mau), Công ty vận tải Biển Đông, Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh), cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng), Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin, phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải biển khác.
Thời gian bàn giao từ ngày 1-7 đến hết quý 3-2010).
Như vậy, cả tài sản và nợ của Vinashin đã giảm đáng kể chứ không thể dùng các con số cũ nữa. Thời điểm này cũng là đã hết quý 3, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng vừa mới khoe cuối tháng 10 hay đầu tháng 11 sẽ có một Vinashin mới, sao Bộ trưởng Tài chính không cập nhật số liệu và thực trạng Vinashin cho đến giờ này cho các đại biểu? Hay không lẽ các quan chức cho đến giờ này cũng không nắm được tình hình sau “tái cơ cấu”?
Dĩ nhiên việc giảm nợ này không thực chất vì nó chỉ chuyển khó khăn từ một doanh nghiệp nhà nước này sang doanh nghiệp nhà nước khác, chưa kể đến chuyện PVN phải trả cho Vinashin một khoản tiền đáng kể để ôm mớ tài sản và nợ kia.
Thứ hai, chuyện tiền vay nằm trong tài sản là chuyện sơ đẳng trong kế toán, vấn đề không phải ở chỗ đó. Vấn đề là liệu tài sản của Vinashin có tạo ra được dòng tiền để trả nợ không, bởi một doanh nghiệp không trả được các khoản nợ đến hạn xem như đã phá sản. Và tài sản đó nếu không sử dụng hiệu quả lại là tác nhân tạo ra những khoản nợ mới.
Chẳng hạn, trong tài sản cố định của Vinashin tính đến cuối năm 2009 là 42.500 tỷ đồng (lấy số tròn) thì có gần một nửa (20.000 tỷ đồng) là đang xây dựng dở dang. Thử hỏi để các tài sản đang xây dựng dở dang này thành tài sản có thể khai thác được, cần phải vay nợ thêm bao nhiêu tiền? Trong tài sản ngắn hạn cũng chừng 50.000 tỷ đồng, có đến hơn một nửa (26.000 tỷ đồng) là các khoản phải thu. Biết bao nhiêu trong số đó là các con tàu mà người thuê đóng đã bỏ hợp đồng, và biến khoản phải thu thành không thu được? Hàng tồn kho của Vinashin đến cuối năm 2009 là 18.000 tỷ đồng, biết bao nhiêu trong số đó là tàu đóng xong không bán được? Tất cả đều là tài sản của Vinashin đấy!
Như tôi đã viết trước đây, vấn đề không phải là Vinashin nợ bao nhiêu (dù tính cho ra con số chính xác cũng rất quan trọng), vấn đề là làm sao trả những khoản nợ đến hạn. Nếu ngân sách phải đứng ra trả thì phải báo cáo một cách sòng phẳng cho Quốc hội, cho mọi người dân.

Vinashin: Không nên "trăm dâu đổ đầu tằm” VNR-Vụ việc Vinashin lại một lần nữa “nóng rẫy” trên diễn đàn Quốc hội khi một số Đại biểu Quốc hội quyết liệt truy vấn trách nhiệm của Chính phủ. Ở một góc nhìn khác, có những đại biểu Quốc hội và chuyên gia độc lập cho rằng, sẽ là cần thiết hơn nếu đòi hỏi có thời gian cam kết cụ thể giải quyết dứt điểm bất cập về cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước thay vì đổ tất cả trách nhiệm lên đầu Chính phủ.– Lập UB điều tra Vinashin: Có thể mời chuyên gia độc lập (VNN)- "Nếu muốn lập UB điều tra lâm thời thì phải thành lập sớm, có khi ngay trong kỳ họp này", Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh chia sẻ với báo giới.anhbasam:- Tin nầy mà BBC lại bỏ qua thì thiệt lạ: Đại biểu Quốc hội yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ về vụ Vinashin “trong đó có cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì chính ông Dũng đã bổ nhiệm chủ tịch Vinashin Nguyễn Thanh Bình, nhưng quan trọng hơn là ông đã giành lấy cái quyền chưa từng có là quản lý trực tiếp cáo tập đoàn và tổng công ty(RFI). “Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cũng đề nghị thành lập một Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm của thành viên chính phủ có liên quan đến vụ Vinashin và tạm đình chỉ chức vụ những vị này, trong thời gian ủy ban tiến hành điều tra. Những đề nghị của ông Nguyễn Minh Thuyết là hoàn toàn đúng theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội của Việt Nam, nhưng cho tới nay chưa ai dám sử dụng các quyền này.” Còn đại biểu Phạm Thị Loan thì đặt câu hỏi : « Ai phải chịu trách nhiệm sau cùng ? Người nào làm sai thì phải xin lỗi nhân dân và phải từ chức »”. Đại biểu Quốc hội yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm TT Nguyễn Tấn Dũng(RFA).
- -Quốc hội VN nóng lên với chất vấn từ ĐBQH(RFA) “ĐB Lê Văn Cuông của Thanh Hóa lo ngại vì một nguyên nhân nào đó quốc hội có thể kéo dài việc này sang kỳ họp tới, ông tuyên bố thẳng thừng rằng mọi chuyện phải được giải quyết dứt điểm ngay kỳ họp QH này. Trước lo ngại này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết ý kiến của ông: “Nếu mà để đến kỳ sau thì tôi sẽ không đồng tình bởi vì thực ra vụ việc của Vinashin về cơ bản thì Ủy ban kiểm tra trung ương người ta đã kết luận rồi. Thứ hai nữa để điều tra để quy trách nhiệm hình sự thì đã có bên cơ quan điều tra công an tiến hành.”-  Tuổi trẻ : 7 phút và 4 công cụ giám sát.“Thứ tư, đại biểu QH nhắc đến bỏ phiếu tín nhiệm. Đây cũng là công cụ giám sát rất hiệu quả ở nghị viện nhiều nước, mặc dù ít khi được sử dụng, nhờ tính chất răn đe, như thanh bảo kiếm luôn treo lơ lửng, buộc chính phủ hoạt động cẩn trọng hơn. Ở QH Việt Nam, cơ chế này chưa phát huy được tác dụng vì những điều kiện khởi xướng bỏ phiếu quá khó khăn. Nhưng từ phía cá nhân đại biểu QH, đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm lại có sức nặng riêng của nó mà không phải ai cũng biết và dám sử dụng.”Nhiều câu hỏi lớn về trách nhiệm trong vụ Vinashin (Lao động) và nhiều báo có tin bài về vấn đề này như Dân trí, VNExpress …  -  Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đề nghị:  Lập ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin (Tuổi trẻ).  

-Thanh tra Chính phủ: Ba lần định thanh tra toàn diện Vinashin (VietNamNet1-11-10)  - Tổng TTCP giải thích với Quốc hội đã ba lần đề nghị thanh tra toàn diện Vinashin, nhưng do nhiều lý do khác nhau mà đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Lãnh đạo Vinashin không chấp hành đúng

Ông Trần Văn Truyền, người từng khẳng định với báo chí bên hành lang Quốc hội hôm 21/10 "không có sức ép nào trong vụ Vinashin" cho hay:
Giữa năm 2008, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện Vinashin, nhưng do Bộ Tài chính đang có 2 cuộc thanh tra liên tiếp về quản lý vốn của Tập đoàn này, mà theo quy định của Chính phủ, mỗi đơn vị kinh tế mỗi năm chỉ thanh tra một lần, cơ quan này làm rồi thì cơ quan khác không làm nữa, nên TTCP phải ngừng lại để năm sau.
Năm 2009, đề xuất này lại được đưa ra, Chính phủ đã phê duyệt, song đến tháng 3/2009, Chính phủ lại ra nghị quyết giảm áp lực thanh tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để các đơn vị này tập trung vào nhiệm vụ khắc phục khủng hoảng kinh tế và suy thoái.
Năm 2010, trước tình hình cấp bách, TTCP tiếp tục đề nghị thanh tra toàn diện Vinashin, và cũng đã được Chính phủ duyệt, nhưng đến tháng 1/2010, Ủy ban Kiểm tra TƯ vào kiểm tra các dấu hiệu vi phạm của tập đoàn này, TTCP lại phải tiếp tục chờ cho đến khi Ủy ban này làm xong nhiệm vụ…
Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền cho biết đã 3 lần đề nghị thanh tra toàn diện Vinashin, nhưng do nhiều lý do khác nhau mà đến nay vẫn chưa thực hiện được. Ảnh: Lê Anh Dũng
Ông Trần Văn Truyền: Chúng tôi không thể làm khác. Ảnh: Lê Anh Dũng
Vì chưa hề có một cuộc thanh tra toàn diện nào, nên "11 lần thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát mà không phát hiện được yếu kém, vi phạm của Vinashin”, ông Truyền “phân tích chứ không đổ lỗi”. Theo ông, 11 lần làm việc với Vinashin từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2010 là do các cơ quan khác nhau, hoạt động theo các quy định pháp luật khác nhau, thực hiện.
“Do chưa phân định trách nhiệm rõ ràng, nên rất nhiều cơ quan vào cuộc, nhưng mỗi cơ quan chỉ làm một khía cạnh này, khía cạnh khác, khó có cơ quan nào có thể tiến hành thanh tra toàn diện ngay từ đầu”, Tổng TTCP nói.
Ông cũng cho biết qua 11 lần thanh tra, lần nào cũng phát hiện những vi phạm của Vinashin về sử dụng vốn, tổ chức các công ty con, đầu tư trang bị ngành chưa đúng quy định… Một số phát hiện đã được báo cáo lên Chính phủ, được Thủ tướng xem xét, chỉ đạo và yêu cầu Vinashin chấn chỉnh kịp thời, “nhưng đáng tiếc, lãnh đạo Vinashin đã không chấp hành đúng”, ông Truyền nhận định.
Một phần do Chính phủ, một phần do cơ chế, hệ thống
Nhà nước cũng chưa có cơ chế thanh tra, kiểm tra, chưa có chế tài xử lý việc không chấp hành chỉ đạo, nên “chúng tôi cũng không thể làm khác hơn được”, ông Truyền nói.
Ông Truyền cũng chỉ ra một điểm bất cập khiến “TTCP không thể kiểm soát hết hoạt động thanh tra” là thanh tra mỗi cấp lại do cơ quan hành chính cùng cấp lập nên, có quyền giao nhiệm vụ và kết luận việc thanh tra; thanh tra cấp trên không có quyền kiểm tra, đánh giá hoặc sửa lại các kết luận của thanh tra cấp dưới, chỉ có chỉ đạo khi cấp dưới có ý kiến khác nhau và có báo cáo lên.
“Vì vậy, TTCP khó đánh giá hoạt động của thanh tra cấp dưới nếu họ không báo cáo lên và không xin ý kiến. Đây chính là bất cập của luật mà QH đang tiến hành sửa”, ông Truyền nhận định.
Như vậy, theo TTCP, vụ việc của Vinashin có một phần lỗi thuộc về trách nhiệm của Chính phủ nhưng cũng có một phần lỗi là do cơ chế và hệ thống.
Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng: Bộ chỉ được tham gia ý kiến, không được quyết định
Mô tả ảnh.

Ông Dũng cho biết Bộ GTVT cùng một số bộ khác, với tư cách quản lý ngành đối với Vinashin, được tham gia ý kiến khi tập đoàn trình Chính phủ về mục tiêu, quy hoạch, chiến lược phát triển của tập đoàn, điều lệ, cơ cấu tổ chức và nhân sự…
Chính phủ tập hợp các ý kiến này và Thủ tướng ra quyết định, tập đoàn thực hiện. Bộ hoàn toàn không được quyền quyết định.
Bộ GTVT cùng các bộ khác như Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính… còn có chức năng giám sát đầu tư của Vinashin. Ông Dũng cho biết bộ ông cũng có phát hiện một số vấn đề và đã báo cáo Chính phủ, tuy nhiên còn nhiều vấn đề không phát hiện được và phát hiện chậm. Ông thừa nhận “còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện chức năng giám sát đầu tư”.
Ông cho rằng nguyên nhân là ở cơ chế, cụ thể là từ khi có Nghị quyết đổi mới doanh nghiệp, không còn chế độ bộ chủ quản, Bộ GTVT chỉ còn chức năng quản lý ngành đối với Vinashin.
Bên cạnh đó, còn có một vấn đề “căng thẳng” là yêu cầu “chấm dứt tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp cụ thể vào hoạt động sản xuất của tập đoàn”. Đây là ranh giới đảm bảo cho sự chủ động của Tập đoàn, nhưng nó cũng khiến “chúng tôi lúng túng”, ông Dũng nói.
Tổng TTCP, Bộ trưởng GTVT giải trình vụ Vinashin (Bee)-Nhận trách nhiệm, nhưng Tổng Thanh tra Chính phủ phân trần, "đã 3 lần đề xuất thanh tra toàn diện nhưng vì nhiều lý do mà không được triển khai"...
- Quyết liệt truy trách nhiệm vụ Vinashin (VNN). – Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết: “Vinashin thực sự đã sụp đổ” (Tuổi trẻ).– Chính phủ cần xin lỗi người dân về việc Vinashin (Đầu tư).   – Sai phạm nào cũng phải chỉ ra người chịu trách nhiệm (Nguyễn Vĩnh).   –   Tổng TTCP, Bộ trưởng GTVT giải trình vụ Vinashin (Bee)- Vinashin: Kỳ 2 – Quyền lực không được kiểm soát hay kiểm soát kém hiệu quả? (Tầm nhìn). (Kỳ 1).  – Cần minh bạch kế hoạch tái cơ cấu Vinashin (SGTT).
'Chưa phát hiện dấu hiệu bao che cho Vinashin' VNExpress
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng, hiện nay việc kết luận các cơ quan chức năng bao che, dung túng cho Vinashin là chưa đủ căn cứ. Đăng đàn phát biểu ý kiến xung quanh vấn đề Vinashin trong phiên họp chiều nay, Bộ trưởng Giao thông vận ...
Đề nghị làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan trong vụ ...Hà Nội Mới
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hộiĐài Tiếng Nói TPHCM
Cần đánh giá lại việc quản lý các TCT nhà nướcVietnam Plus
 
‘No confidence’ in Vietnam’s PM (Straits Times)-HANOI – VIETNAMESE lawmakers on Monday demanded answers from the communist government in the case of state-run shipping group Vinashin, which has been driven to the brink of bankruptcy.
One deputy, Nguyen Minh Thuyet, called for a vote of no confidence in Prime Minister Nguyen Tan Dung, who appointed the former chairman of Vietnam Shipbuilding Industry Group (Vinashin), Pham Thanh Binh. ‘It’s painful for me to say that,’ the deputy said.Mr Binh was suspended in July and later arrested over the group’s debts, which local media said amounted to at least 80 trillion dong (S$5.55 billion).
The drama unfolded as political tensions rise ahead of the ruling Communist Party’s five-yearly Congress in January, when top leadership posts are determined.
Mr Dung last month blamed ‘weaknesses of economic management’ and called the Vinashin case a ‘serious matter’. He told the National Assembly that the government has conducted ‘self-criticism’ and taken steps to resolve the issue.
But it is not enough for government officials to say they have conducted an internal review, said Mr Thuyet. He called on the chamber to ‘establish a standing committee to investigate responsibilities of the government’. — AFP
Nguyên văn bài nói của ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết về vụ Vinashin
Kính thưa Quốc hội.Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2010 này nước ta đã đạt và vượt 16/21 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Cũng như đông đảo người dân tôi rất hân hoan trước tin vui này và sự trân trọng những kết quả đã đạt được. Tuy nhiên tôi cũng vô cùng lo lắng trước những khuyết điểm nghiêm trọng trong điều hành nền kinh tế, phân tích chưa sâu, chưa đủ cụ thể và nghiêm khắc. Trong thời gian có hạn tôi chỉ tập trung nói về vụ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin sụp đổ. Vâng, thực sự nó đã sụp đổ, mặc dù chúng ta có thể dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình.
Tập đoàn Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỷ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt, một thế kỷ mới trả nổi. Đối với đồng bào nhiều nơi nhất là nông thôn. miền núi thì trả món nợ khổng lồ này có nghĩa là chậm làm đường, làm cầu, xây trường, xây bệnh viện v.v… những nhu cầu rất thiết yếu của cuộc sống đồng bào. Sai phạm trong chỉ đạo điều hành thì đã rõ. Nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là ngoài lãnh đạo Vinashin còn những ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này.Báo cáo của Chính phủ cho biết Chính phủ có trách nhiệm và đã nghiêm túc kiểm điểm, nhưng cụ thể như thế nào? Theo tôi hiểu trong trường hợp này các thành viên Chính phủ có liên quan phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội – cơ quan đại diện nhân dân cả nước bầu ra mình. Không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm. Vụ việc này nhắc tôi nhớ đến vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây hơn 6 năm. Vì nuông chiều, luôn áp dụng những siêu cơ chế cho công ty của Lã Thị Kim Oanh dẫn đến thất thoát trên 100 tỷ đồng mà một vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân, được lòng đại biểu Quốc hội đã phải từ chức và 2 vị Thứ trưởng đã phải ra trước vành móng ngựa. Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh phóng đại cỡ 1000 lần. Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm nay, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định có dấu hiệu bao che cho những sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin, làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản Nhà nước. Nhưng ai bao che? Bao che
thế nào? Vì nguyên nhân gì? Nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm ra sao thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện kết luận. Thế mà nếu Quốc hội không làm rõ được điều này thì không hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng, trước dân.
Vì vậy, căn cứ Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này. Trên cơ sở đó vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu
tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra.
Thưa quý vị Chủ tọa,
Thưa quý vị đại biểu khách mời,
Nói những điều trên tôi cảm thấy rất đau xót và khó khăn, nhưng chúng ta có xử lý nghiêm vụ việc này thì mới thể hiện được sự công minh của pháp luật, hạn chế được những dự án làm ăn phá của bốc trời, đưa hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước vào quỹ đạo lành mạnh, đảm bảo
cho kinh tế phát triển bền vững và lấy lại được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.
Thưa quý vị, hôm nay tôi đọc một bài đã chuẩn bị sẵn là để ngay sau buổi họp này trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội như một kiến nghị chính thức của đại biểu. Trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương xem xét và cho biểu quyết về kiến nghị của tôi. Xin trân trọng cảm
ơn.
Vụ Vinashin: Yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ
VNN – “Căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức QH, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên ChÍnh phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin. Cuối kỳ họp QH sẽ bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên Chính phủ liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị QH tạm đình chỉ chức vụ các vị có liên quan”, ĐB Nguyễn Minh Thuyết đề xuất.
Phiên thảo luận kinh tế – xã hội sáng nay (1/11) trở thành cuộc “truy” trách nhiệm quyết liệt, dồn dập của các ĐBQH.

Lập ủy ban điều tra lâm thời
Đề xuất của ĐB Thuyết nhận được sự tán đồng của các ĐB như Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan, Huỳnh Ngọc Đáng… Thậm chí ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) dành hẳn 7 phút để phân tích khía cạnh pháp lý của việc thí điểm mô hình tập đoàn. Nhiều ĐB thẳng thắn chỉ rõ trách nhiệm “liên đới” của chính Quốc hội vì đã dung dưỡng tình trạng sai phạm quá lâu và không kịp thời “lấp” lỗ hổng pháp lý.
Mô tả ảnh. Ảnh: Hoàng Long
Luôn phát biểu gần như cuối cùng ở rất nhiều phiên thảo luận các kỳ họp trước đó, nhưng riêng lần này, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đã bấm nút khá sớm và đề xuất của ông ngay sau đó đã nhận được sự cộng hưởng của nhiều đại biểu khác.
Vị Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH nói thẳng: “Tập đoàn kinh tế Vinashin đã thực sự sụp đổ cho dù ta dùng những từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình”.
Theo ông Thuyết, Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồng bào mình món nợ không dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà một tỉnh có thu khoảng 1.000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, không ăn uống, xây dựng gì trong suốt một thế kỷ mới có thể trả được. Còn với đồng bào nhiều nơi, nhất là tỉnh nghèo thì để trả món nợ này có nghĩa là chậm làm đường, xây cầu, công trình, xây trường học, bệnh viện.
Sai phạm trong chỉ đạo điều hành đã rõ nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp, đó là ngoài lãnh đạo Vinashin, còn ai có trách nhiệm
Theo ông, “các thành viên Chính phủ cũng phải nghiêm túc kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội là cơ quan đại diện của người dân bầu ra mình chứ không thể nhận trách nhiệm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là xong”.
Nhắc lại vụ án Lã Thị Kim Oanh vì thất thoát 100 tỷ đồng mà một vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân đã phải xin từ chức và hai vị Thứ trưởng đã phải ra trước vành móng ngựa, ông Thuyết kết luận: “Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh như vậy nhưng phóng đại gấp 1.000 lần”.
Ủy ban Tư pháp nói có dấu hiệu bao che, nhưng ai bao che, bao che thế nào, nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm gì thì Ủy ban chưa có điều kiện kết luận. Nếu QH không làm rõ được điều này thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước dân.
Ông Thuyết đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên CHÍnh phủ, trên cơ sở đó bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên liên quan.
Đồng tình với đề xuất này, ĐB QH Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) khẳng định, mọi chuyện phải được giải quyết dứt điểm ngay kỳ họp QH này. Ông Cuông nhẩm tính, mỗi người dân VN phải gánh cho Vinashin 1,5 triệu đồng trả nợ.
Mô tả ảnh. Ảnh: Lê Anh Dũng
ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cũng cho rằng lấy lý do Vinashin hoạt động trong tình trạng chưa có khuôn khổ pháp lý là chưa hợp lẽ vì mọi thể chế đều do con người đặt ra. “Chúng tôi quan tâm đến hậu Vinashin và tân Vinashin. Khắc phục sai phạm như thế nào, những cá nhân và tập thể có liên quan sẽ bị truy cứu trách nhiệm ra sao? Đề nghị QH có nghị quyết chuyên đề về vấn đề này”.
ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) tiếp tục “truy”, Thủ tướng đang trực tiếp quản lý 19 tập đoàn, các tổng công ty 90, 91, “bận trăm công nghìn việc nhưng sao Thủ tướng vẫn cứ phải quản lý các DN lớn như vậy”.
Cũng theo ĐB Loan, sự cố Vinashin đã được cảnh báo sớm nhưng không kiểm toán, thanh tra được vì ngáng trở. Mọi sai phạm đổ hết cho lãnh đạo tập đoàn là không sòng phẳng.
Ai đã cho Vinashin vay vượt hạn mức 15% vốn điều lệ, cho phát hành trái phiếu, đặc biệt 11 đoàn kiểm tra vào mà không phát hiện sai. QH đưa Vinashin vào danh sách giám sát đặc biệt nhưng CP lại nói để Thanh tra vào cuộc, nên kiểm toán nhà nước vẫn chưa vào cuộc được. Vậy trách nhiệm ở đâu, của ai”, bà Loan nói.
Theo ĐB Loan những người làm sai cần phải có lời xin lỗi với nhân dân, nên có văn hóa từ chức để nhân dân còn có niềm tin.
Thiếu điện: EVN phải giải trình trước QH
Từ Vinashin, các ĐB tiếp tục đặt câu hỏi về điều hành, quản lý các tập đoàn kinh tế hiện nay, đặc biệt EVN.
Theo ĐB Huỳnh Ngọc Đáng, hơn 10 năm qua, năm nào cũng thiếu điện, điện đang là bức tranh ảm đạm, nay ngành điện đã phải cung cấp điện giữa mùa mưa, cử tri nói các vị đừng tranh luận nữa mà hãy làm đi cho dân nhờ. “Kỳ họp này nên yêu cầu lãnh đạo EVN phải đến báo cáo và giải trình trước QH để tìm giải pháp”, ông Đáng nói.
Từng chất vấn quyết liệt chuyện thiếu điện, lần này, ĐB Lê Văn Cuông tiếp tục nêu kiến nghị, EVN là doanh nghiệp độc quyền sản xuát, nhiều năm qua là con cưng của nền kinh tế, khi có thành tích thì vơ vào, thử hỏi vai trò đầu tàu ở đâu khi mà thiếu điện triền miên nhưng cứ hứa tới hứa lui.
“Để thiếu điện nhiều năm liên tục, ai là người chịu trách nhiệm chính, cần báo cáo trước QH để có gì vướng mắc thì cùng tháo gỡ”, ông Cuông nói. Bà Phạm Thị Loan cũng khẩn thiết yêu cầu làm rõ trách nhiệm của EVN khi họ có tiền để đầu tư chứng khoán, tài chính, có hàng ngàn tỷ đồng thưởng Tết nhân viên, hà cớ gì không có tiền đầu tư các dự án điện và liên tục đòi tăng giá.
Phía dưới hội trường, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng ngồi chống cằm trầm ngâm.
Phiên thảo luận sẽ còn tiếp tục sau giờ giải lao.
  • Lê Nhung
Nguồn: VietNamnet.
Dưới đây là bài trên Sài Gòn Tiếp thị:
Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ vụ Vinashin
SGTT.VN – ”Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan đến vụ Vinashin”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), nêu quan điểm tại buổi thảo luận về tình hình thực hiện phát triển kinh tế – xã hội diễn ra sáng nay, 1.11.2010.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết (đứng, giữa) đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức cho Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm các thành viên Chính phủ về vụ Vinashin. Ảnh: TTXVN
Một tỉnh phải nhịn ăn một thế kỷ mới trả hết nợ Vinashin
Theo đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, với khoản nợ không dưới 100.000 tỉ đồng, tức một tỉnh thu nhập cỡ 1.000 tỉ một năm phải nhịn ăn, nhịn mặc… trong một thế kỷ mới trả được thì Vinashin đã ”sụp đổ” rồi, dù nhiều người đang cố dùng từ ngữ có tính tu từ để giảm nhẹ đi mức độ nghiêm trọng!
Những sai phạm thì đã rõ, song câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là: sai phạm ở Vinashin, ngoài lãnh đạo Vinashin còn ai phải chịu trách nhiệm vẫn khiến ông Thuyết băn khoăn. Dù cho báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội có nhận trách nhiệm và đã ”nghiêm túc kiểm điểm”, nhưng nhưng cụ thể thế nào?
Theo đại biểu Thuyết, trong trường hợp này, các thành viên Chính phủ phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội. ”Không thể nhận trách nhiệm chung chung, tuyên bố kiểm điểm nội bộ là hết trách nhiệm được”.
Đại biểu Thuyết nhắc lại vụ việc Lã Thị Kim Oanh ở bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông cách đây hơn 6 năm. Ông Thuyết nói: ”Vì nuông chiều, áp dụng sai quy chế chung cho công ty của Lã Thị Kim Oanh mà một vị bộ trưởng đang rất được lòng dân đã phải từ chức, 2 vị thứ trưởng phải ra trước vành móng ngựa”.
Vinashin là phóng đại vụ Lã Thị Kim Anh gấp 1.000 lần
Ông Thuyết so sánh: ”Vinashin là phóng đại của vụ Lã Thị Kim Oanh cỡ 1.000 lần, nhưng trách nhiệm của bộ chủ quản, của Chính phủ thì chưa rõ ràng, cụ thể”.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định rằng: có dấu hiệu bao che cho những sai trái, vi phạm của Vinashin, làm thiệt hại lớn đến tài sản của nhà nước. Nhưng ai bao che, bao che thế nào, vì nguyên nhân gì, nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm ra sao… thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện kết luận.
Vì vậy, ông Thuyết thẳng thắn: “Căn cứ hiến pháp và luật Tổ chức Quốc hội, tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức cho Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở đó bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan… Để tạo điều kiện cho quá trình điều tra, phải tạm đình chỉ chức vụ các vị cần điều tra”.
”Tôi cảm thấy rất đau xót và khó khăn khi nói những điều trên. Nhưng có xử lí nghiêm mới hạn chế các dự án phá của, lấy lại niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm của chúng ta trong thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng. Ngay sau đây, tôi trình UBTV Quốc hội như một kiến nghị chính thức từ đại biểu”, ông Thuyết nói thêm.
“Tiền cấp rồi, người ta làm gì… tùy họ!”

Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hoá): “Vinashin là giọt nước làm tràn ly, thể hiện tình trạng quan liêu, yếu kém, thiếu trách nhiệm của Chính phủ”. Ảnh: TTXVN
Tán thành ý kiến của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) cũng đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội điều tra trách nhiệm các thành viên của Chính phủ có liên quan trong vụ ”chìm tàu Vinashin”
Sự cố Vinashin, theo đại biểu Cuông, dù đã được cảnh báo sớm về kết quả quản lý yếu kém tại Vinashin, song lại có dấu hiệu bao che, níu kéo nên u nhọt lâu ngày đã vỡ tung, để lại hậu quả vô cùng nặng nề với tổng nợ có thể lên đến 120.000 tỉ đồng. Như vậy, bình quân mỗi công dân Việt Nam từ lớn đến bé phải gánh nợ cho Vinashin 1,5 triệu đồng.
Ông Cuông gay gắt: “Vinashin là giọt nước làm tràn ly, thể hiện tình trạng quan liêu, yếu kém, thiếu trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý vốn, tài sản nhà nước”.
Một loạt dẫn chứng được đại biểu Cuông nhắc lại để minh họa cho sự yếu kém của Chính phủ trong việc quản lý tài sản, tiền của nhà nước ở tập đoàn này: Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho tập đoàn này vay hàng tỉ đô la trái phiếu; Vinashin mang tiền nhà nước đầu tư khắp đó đây, như thành lập 200 công ty con cháu, mua tàu, nhà máy phát điện cũ mà bộ chủ quản không phát hiện kịp thời. Rồi hai lần thanh tra Nhà nước định vào cuộc nhưng bị chặn lại! Giai đoạn 2006-2009 có 11 đoàn thanh kiểm tra làm việc vẫn không phát hiện “bệnh hiểm nghèo” của Vinashin.
Không ít lần phải tự thốt lên ”thật không hiểu nổi”, ”không biết quản lý kiểu gì”…, rồi ông Cuông như tìm được câu trả lời về vai trò quản lý yếu kém khi nhắc lại câu trả lời của một thành viên Chính phủ từng trả lời đại biểu trước Quốc hội vấn đề này: “Tiền cấp rồi, người ta làm gì… tùy họ”!
Văn hóa từ chức còn xa lạ
Nhận thức về nhận trách nhiệm và văn hóa từ chức của người điều hành ở ta là… xa lạ nên ông Cuông kiên quyết: “Để lại hậu quả như thế, ở chính phủ các nước đã có vài ba đại diện chính phủ lên tiếng xin từ chức rồi, nhưng ở nước ta thì chưa. Nên tại kỳ họp này, Quốc hội phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng, Phó thủ tướng phụ trách ngành, bộ trưởng bộ chủ quản… chứ không thể nêu chung chung như các báo cáo của Chính phủ”.

SGTT tiếp tục cập nhật thông tin buổi thảo luận về tình hình thực hiện phát triển kinh tế-xã hội này.
Chí Hiếu (ghi)
-Vinashin: Trước khi cơ cấu cần minh bạch nợ (Bee)-Quốc hội, công chúng, và có lẽ cả các chủ nợ của Vinashin đều như bị tung hỏa mù vì có quá nhiều thông tin khác nhau về số nợ của Vinashin.
Quyết liệt truy trách nhiệm vụ Vinashin (VNN)-"Tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên Chính phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin" - ĐB Nguyễn Minh Thuyết.-“Đề xuất QH lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin” (Bee)-Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đề xuất Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ Vinashin.

- Chơi vơi? (Tiền phong). bài viết của ông TS Nguyễn Quang A về vụ Vinashin có phải thực nợ 120 ngàn tỉ hay không.- VINASHIN: Quyền lực không được kiểm soát? (Tầm nhìn).- Thắc mắc thực nợ của Vinashin (VNEconomy)- Kiểm toán Nhà nước chưa từng kiểm toán Vinashin (Lao động)- Bauxite và Vinashin (TBKTSG 28-10-10) Sự thiếu vắng giám sát đang là bài học của Vinashin, vậy nó có là bài học cho các dự án bô-xít khi Bộ TN&MT trường xem như đứng chung với TKV để đưa ra những lý lẽ "trên lý thuyết" để ủng hộ dự án?
Quản lý doanh nghiệp nhà nước nhìn từ Vinashin: Vẫn theo kiểu của nền kinh tế quản lý tập trung (SGTT 27-10-10) -- Bài TS Nguyễn Sỹ Phương 


- Kiểm toán Nhà nước chưa từng kiểm toán Vinashin (Lao động)

 Những khoản nợ không địa chỉ(TBKTSG) - Nhiều người trông chờ vào bản báo cáo tài chính của Vinashin được Công ty Kiểm toán KPMG kiểm toán xong vào cuối tháng 8-2010 để biết được những số liệu tài chính chính xác của tập đoàn này. Tuy nhiên, chính KPMG cũng tỏ ra bất lực vì báo cáo kèm theo rất nhiều khoản ngoại trừ.

Hiếm có báo cáo tài chính năm nào mà phần nhận xét của đơn vị kiểm toán cũng như phụ lục về các công ty con lại dài như báo cáo tài chính 2009 của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin. Các bản phụ lục dài tới 24 trang chủ yếu liệt kê các công ty con, công ty liên doanh, liên kết hoặc Vinashin có góp vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, mà các số liệu liên quan đến họ được tính vào báo cáo hợp nhất của tập đoàn. Tổng cộng Vinashin có đến 435 công ty con và công ty hạch toán phụ thuộc, 30 công ty liên kết và liên doanh.
Để kiểm toán được những số liệu với quan hệ trong ngoài nội bộ chằng chịt như vậy, KPMG và cả bộ phận kế toán của Vinashin hẳn tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, những gì mà KPMG đưa ra trong bản nhận xét dài 10 trang lại cho thấy vẫn còn nhiều điểm mà ngay cả đơn vị kiểm toán độc lập cũng không thể khẳng định hết được.
KPMG cho biết Vinashin không có những thủ tục kiểm soát nội bộ có hiệu quả để bảo đảm rằng hồ sơ của các công ty con, công ty trực thuộc là cập nhật, chính xác và đầy đủ cho nên họ kết luận không thể tiến hành kiểm toán một cách thỏa đáng. Ví dụ Vinashin Cửu Long không cung cấp thông tin và hồ sơ tài chính nên KPMG đã loại trừ công ty này trong các bảng số liệu tổng hợp. Tổng cộng có tám công ty con của Vinashin bị loại trừ như thế.
Liên quan đến những hợp đồng đóng tàu đang trong quá trình thực hiện hoặc dở dang, KPMG nhấn mạnh trong năm 2009 một số hợp đồng đóng tàu của Công ty đóng tàu Nam Triệu, Công ty đóng tàu Bạch Đằng và Công ty cổ phần đóng tàu Hoàng Anh đã bị khách hàng hủy bỏ do sự chậm trễ trong việc hoàn tất hợp đồng. Lãnh đạo các công ty trên vẫn quyết định hoàn tất các tàu đó và tìm người mua thay thế. Như vậy lẽ ra Vinashin phải giảm các khoản tương ứng giá trị hợp đồng bị hủy ở các khoản phải thu nhưng họ không làm.
Tương tự, có những nhận xét đáng chú ý như vậy về các công ty then chốt của Vinashin như Nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Công ty TNHH một thành viên Hạ Long với những con tàu đã đóng xong và đã giao cho khách hàng nhưng vẫn ghi nhận là đang xây dựng dở dang. Từ đây, có thể thấy Báo cáo tài chính năm 2009 vẫn chưa thể cung cấp một bức tranh tổng thể, chi tiết, chính xác về tình hình hoạt động cũng như hiện trạng tài chính của Vinashin. Một khi hiện trạng đó chưa được mổ xẻ để hiểu hết tận cùng, thì các biện pháp tái cơ cấu có thể sẽ không phát huy hết tác dụng.
Các khoản vay dài hạn của Vinashin được liệt kê ở trang 45 có 9 món, tổng trị giá 25.389 tỉ đồng. Trong số này, lớn nhất là khoản vay 750 triệu đô la Mỹ trái phiếu chính phủ và 600 triệu đô la Mỹ do Credit Suisse môi giới. Có một khoản vay bằng ngoại tệ khác trị giá 670 tỉ đồng đáo hạn vào năm 2010.
Thông thường, trong báo cáo tài chính năm có kiểm toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc các công ty đại chúng, các khoản vay được nêu rõ vay từ những ngân hàng, tổ chức tài chính nào, được sử dụng đầu tư ra sao. Trong báo cáo tài chính của Vinashin, không một địa chỉ cho vay nào được chỉ ra, chỉ có năm đáo hạn các khoản vay và lãi suất vay. Điều này có thể khiến các chủ nợ của Vinashin bối rối về khả năng trả nợ đúng hạn của tập đoàn. Rõ ràng những khoản nợ thiếu nơi xuất phát (địa chỉ người cho vay) và thiếu nơi tiêu thụ (được sử dụng cho những dự án nào, vào thời điểm nào) là những dấu hỏi cần được Vinashin giải đáp.
Mới đây, trang web của Chính phủ ngày 11-10-2010 đưa tin Vinashin đã bán 5 con tàu trị giá 75 triệu đô la Mỹ và theo kế hoạch đến cuối năm sẽ bán 3-5 tàu nữa với tổng trị giá 160 triệu đô la Mỹ. Trong báo cáo tài chính Vinashin ở mục 8 tài sản cố định hữu hình (trang 35, dòng cuối), có chú thích rõ đến ngày 31-12-2009 số tài sản cố định trị giá 10.592 tỉ đồng của tập đoàn được cam kết làm tài sản thế chấp đối với các khoản vay ở nhiều ngân hàng. Liệu có bao nhiêu tàu của Vinashin đã được thế chấp vay vốn ngân hàng? Việc bán các con tàu nói trên có ảnh hưởng đến tài sản thế chấp? Và các chủ nợ ngân hàng sẽ có phản ứng ra sao?
Vinashin đang được tái cơ cấu. Một trong những mục đích của tái cơ cấu là lấy lại niềm tin của khách hàng - những người tiêu thụ sản phẩm - và của các chủ nợ, cũ và mới. Vinashin rồi đây sẽ không thể chỉ “sống” bằng ngân sách nhà nước, giống như mọi doanh nghiệp khác, tập đoàn cần vay vốn, kinh doanh có lãi và trả nợ. Niềm tin phải khởi đầu từ sự minh bạch và trước mắt là minh bạch những khoản nợ đã vay, đã sử dụng cũng như phương thức trả nợ, xin dãn nợ, khất nợ để có thế đứng thương lượng những khoản vay mới cho bước đường khắc phục hậu quả đã rồi và đi lên.
Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi tóm tắt những con số chính trong bảng cân đối kế toán của Vinashin tính đến ngày 31-12-2009 bên dưới. Như vậy tổng số nợ của Vinashin tính đến cuối năm vừa rồi đã lên tới 96.635 tỉ đồng chứ không phải chỉ là 86.000 tỉ đồng như lâu nay công bố. Một con số đáng chú ý khác là trong 42.495 tỉ tài sản cố định, gần một nữa là chi phí đổ vào các công trình đang xây dựng dở dang, có nghĩa chúng chưa phải là tài sản cố định có thể sinh lời và để hoàn thành chúng, ắt còn phải tốn thêm nhiều tiền nữa. Riêng về kết quả hoạt động kinh doanh, năm 2009 Vinashin lỗ 1.628 tỉ đồng trên tổng doanh thu là 22.461 tỉ đồng so với mức lãi 560 tỉ đồng trên tổng doanh thu 29.132 tỉ đồng của năm 2008.
Bảng cân đối kế toán của tập đoàn Vinashin do KPMG kiểm toán (Làm tròn số, đơn vị tính tỉ đồng)
31-12-2009 31-12-2008
Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Đầu tư ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định
(trong đó xây dựng dở dang)
Bất động sản đầu tư
Đầu tư dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Tổng nguồn vốn
Nợ
Nợ ngắn hạn
Các khoản vay dài hạn
Vốn
Vốn chủ sở hữu
Lợi ích cổ đông thiểu số
102.536
50.200
3,642
641
26.139
18.187
1.559
52.355
1.423
42.495
20.041
342
3.566
4.507
102.536
96.635
48.290
48.345
5.900
4.689
1.211
93.238
44.991
2,686
686
21.869
15.950
3.798
48.247
1.031
40.549
20.107
6
3.931
2.728
93.238
88.512
43.940
44.572
4.726
3.552
1.174
Vinashin và Luật Rừng: Tôi có trách nhiệm nhưng không có tội
”Je suis responsable mais pas coupable”
”Responsable mais pas coupable” từ năm 1999 đã trở thành câu nói bất hủ mà ngày nay nhắc đến dân Tây ai cũng biết và cười rộ, họ thường đem câu này ra cười chọc kẻ đối diện với ngụ ý muốn nói là ”anh là kẻ vô trách nhiệm” hoặc ”anh là kẻ không thể tin tưởng được”.
Tác giả câu nói trên là bà Bộ tưởng Bộ Xã hội nước Pháp, trả lời trước một phiên tòa, ở ”Toà án Tư pháp Cộng hòa” (Cours de Justice de la République – C.J.R), mà bà ta là bị cáo với cáo buộc ”giết người không cố ý”, trong vụ án ”nhiễm trùng máu” . Vụ án này đã làm xôn xao dư luận của xã hội Pháp từ năm 1991 đến năm 1999 và đã lôi trách nhiệm lên tới những cấp bậc lãnh đạo cao nhất phải ra hầu toà, bà Bộ trưởng Bộ Xã hội Georgina Dufoix và ông Thủ tướng Chính phủ Laurent Fabius.
Chính xác hơn, vụ án ”nhiễm trùng máu” đã gây chết 3 người và gây nhiễm trùng 2 nguời khác do truyền những máu có nhiễm vi rút sida. Đầu tiên, người ta cáo buộc trách nhiệm ở tầm mức các vị cán bộ cao cấp chuyên khoa về  máu, xét nghiệm dịch truyền, xét nghiệm máu… ở mức độ cơ quan ”Trung tâm truyền máu quốc gia”.
Tuy nhiên, như mọi tổ chức hành chánh ở các nước Âu Mỹ, ở Pháp, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành không bao thầu hết mọi việc (trực tiếp chỉ đạo, theo ngôn ngữ Tàu Việt) mà giao phó trách nhiệm từ từ về cấp dưới… Giao phó trách nhiệm, đồng ý, nhưng phải chịu trách nhiệm về sự giao phó trách nhiệm này, và khi gây hậu quả nghiêm trọng, thì thủ trưởng phải lãnh phần trách nhiệm của mình. Do đấy, trong vụ ”nhiễm trùng máu”, trách nhiệm đã dẫn lên cao, và dầu là Bộ trưởng hoặc Thủ tướng cũng phải ra hầu toà như mọi công dân khác. Hãy để Tòa án có lời phán xét cuối cùng là ông, bà có tội hay không.
Trở lại vụ án ”nhiễm trùng máu”, từ khâu truyền máu đến khâu trách nhiệm cuả ông Thủ tướng Chính phủ, có hơn hàng chục cấp bậc trách nhiệm, sau khi xét xử bị cáo Bộ trưởng và bị cáo Thủ tướng Chính phủ hàng chục lần trước tòa, cũng dễ hiểu ”Tòa án Tư pháp Cộng hoà”, cuối cùng đã tuyên bố:
”Toà tuyên bố các bị can Laurent Fabius và Georgina Dufoix không tội, liên quan đến tội hình giết người không cố ý hoặc gây thương tổn thể xác” (”La cour déclare non constitués, à la charge de Laurent Fabius et de Georgina Dufoix, les délits qui leurs sont reprochés, d’atteintes involontaires à la vie ou à l’intégrité physique des personnes”).
Mấy ngày nay đọc trên các báo chí Việt Nam, qua vụ việc Vinashin vỡ nợ trên 4,5 tỉ đô la, hãy nghe ông Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tuyên bố trước Quốc hội:
“Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn”.
Rõ ràng ông Thủ tướng tuyên bố theo kiểu: ”Tôi nhận có trách nhiệm, tôi nghiêm túc kiểm điểm, lần sau tôi sẽ làm tốt hơn, chúc sức khoẻ, chào”.
Chắc ông Thủ tướng Laurent Fabius sẽ kinh ngạc như thấy mình vừa lạc vào rừng khi biết tư cách lãnh đạo của ông Thủ tuớng ở Việt Nam là như vậy.
Tuy nhiên có lẽ họ cũng đã biết ít nhiều về luật pháp xã hội Việt Nam, vì tôi nghe đã có người nói:

”Mấy ông ở Việt Nam chơi kiểu vừa đá bóng vừa huýt còi”
‘Luật Việt Nam là luật rừng”
Ngày 25/ 10/ 2010
N. V. B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Đã đăng: http://kt-xh.yolasite.com/vinashin-va-luat-rung.php

Chiến lược minh bạch thông tin (TBKTSG) - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin hoàn tất báo cáo tài chính năm 2009 có kiểm toán vào ngày 31-8-2010. Ba ngày sau, ngày 3-9-2010 hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) gửi văn bản cho Vinashin, hạ mức xếp hạng uy tín tín dụng của tập đoàn này xuống một bậc. S&P cho rằng Vinashin không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình một cách đầy đủ và đúng hạn.

Một trong những nguyên nhân khiến S&P có cái nhìn theo hướng tiêu cực về Vinashin là sự thiếu hoặc không đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh cũng như tài chính của tập đoàn này.
Tuy nhiên Vinashin không phải là trường hợp duy nhất. Gần đây một số tổ chức tài chính của Việt Nam cũng bị một số hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế khác làm rớt hạng.
Có thể thấy thông tin mà các hãng này đưa ra có những sai lệch nhất định với thông tin mà các doanh nghiệp Việt Nam công bố sau đó. Vậy thì vấn đề là ở chỗ đường đi của thông tin đã không gặp nhau.
Nói một cách khác, những thông tin mà doanh nghiệp công bố đã không đến hết được những địa chỉ mà nó cần đến. Hơn nữa, phạm vi thông tin cụ thể đến mức nào, sâu rộng đến đâu là điều mà doanh nghiệp có lẽ chưa lượng định được.
Nhìn rộng ra, từ đầu năm đến nay là quãng thời gian tin đồn cả về vi mô lẫn vĩ mô phát triển đột biến so với những năm trước. Đặc biệt phổ biến là tin đồn trên thị trường tài chính. Sự thiếu hụt thông tin, thông tin nửa vời không rõ ràng, không công khai minh bạch chính là đất sống cho tin đồn.
Trong lĩnh vực chứng khoán là tin đồn công ty nọ lãi “khủng”, doanh nghiệp kia thua lỗ be bét, để phục vụ cho mục đích làm giá cổ phiếu của một số đối tượng đầu cơ.
Ở lĩnh vực tiền tệ là tin đồn tăng giảm dự trữ bắt buộc, hạ nâng lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ giá... Thậm chí ở những lĩnh vực kém nhạy cảm hơn, lâu nay người dân ít chú ý như giá xăng dầu, giá gas, giá sắt thép, xi măng, giá gạo, cà phê, cao su xuất khẩu... cũng trở thành tin đồn ở một số thời điểm nhất định.
Từ đây, tin đồn tạo nên những cái nhìn méo mó, lệch lạc về thị trường, ảnh hưởng tới môi trường làm ăn, kinh doanh và dư luận xã hội ở một phạm vi nào đó.
Đi sâu vào bản chất vấn đề, việc ngăn chặn gốc rễ của tin đồn có lẽ nằm ở chỗ định hướng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước phải như thế nào để người dân, doanh nghiệp dự đoán được chiều hướng của chính sách điều hành mà ứng xử phù hợp. Có những thông tin quy định pháp lý không cấm, nhưng gần đây lại không được công bố như số tuyệt đối về vốn huy động, vốn vay của hệ thống ngân hàng.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM vẫn công bố đều đặn số tuyệt đối vốn huy động, cho vay của các ngân hàng trên địa bàn, nhưng sao NHNN lại không thể công bố số liệu đó cho cả nước? Ba, bốn năm trước các số liệu này vẫn được NHNN công bố định kỳ, nay ngưng phải chăng vì nó đã trở thành số liệu mật? Nhìn sang tài chính, số liệu thu chi ngân sách hàng quí, hàng năm cũng được công khai. Không lẽ số tuyệt đối về huy động, cho vay lại bí mật hơn số liệu thu chi ngân sách?
Ngoài ra, các cuộc đối thoại giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp cũng như các tầng lớp xã hội khác về chính sách, thực thi chính sách đang ngày một kém hiệu quả. Còn với những cuộc đối thoại được các cơ quan quản lý chủ động tổ chức, nhiều khi các quan chức dùng những cách diễn đạt mà người nghe muốn hiểu ra sao cũng được.
Chẳng hạn câu chuyện tỷ giá hối đoái. Từ mười tháng nay, chưa có một cuộc đối thoại lớn nào về tỷ giá do NHNN tổ chức. Nhưng tỷ giá lại là đề tài được bàn luận sôi nổi trong hầu hết các cuộc hội thảo do báo chí, các viện nghiên cứu, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước... tổ chức. Kỳ vọng tỷ giá tăng theo hướng đồng nội tệ mất giá so với đô la Mỹ vẫn đang tồn tại do nhiều lý do và chính kỳ vọng đó đã khiến cho việc rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và niêm yết của ngân hàng ngày một khó khăn.
Thị trường ngoại hối nói riêng, tài chính nói chung và các lĩnh vực kinh tế khác khó vận hành tốt một khi hệ thống công bố thông tin vẫn chưa đầy đủ, kịp thời, cập nhật thường xuyên. Trong thời đại bùng nổ thông tin, nơi hàng hóa tiêu dùng, nguyên liệu, dịch vụ, các đồng tiền, sự phát triển của công nghệ mới biến động từng giây, mà thông tin không minh bạch, thì sự thiệt hại trước tiên chính là ở phía những người, những doanh nghiệp, những nền kinh tế đã không công khai đúng mức thông tin đó.
Độ mở của một nền kinh tế càng lớn, thì đòi hỏi của thế giới bên ngoài về thông tin với nền kinh tế ấy càng cao. Bởi thế cung cấp, truyền tải, ứng xử, xử lý thông tin phải trở thành một phần không thể thiếu của mỗi giai đoạn phát triển lên một mức cao hơn của kinh tế vĩ mô, của doanh nghiệp ở tầm vi mô. Thế nhưng một chiến lược về minh bạch thông tin lại chưa thấy được nói đến nhiều trong nghị quyết hội đồng quản trị của các doanh nghiệp, trong lộ trình xây dựng chính sách của các cơ quan soạn thảo và thực thi.
Vụ Vinashin: Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tâm tư về Vinashin: Bài 1: Chúng tôi chỉ được góp ý (TP 25-10-10) --  - VINASHIN VÀ LUẬT RỪNG: Tôi có trách nhiệm nhưng không có tội ”Je suis responsable mais pas coupable” (boxitvn)
- Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tâm tư về Vinashin: Bộ GTVT chậm phát hiện lãnh đạo Vinashin độc đoán (Tiền phong26-10-10).  – Xét đến cùng trách nhiệm trong vụ vinashin (ĐĐK).- Nợ Vinashin lớn hơn thuế đóng của 1.000 doanh nghiệp trong 3 năm (Dân trí)-Vinalines trả lại cho tỉnh Hậu Giang 56ha đất của Vinashin (Bee)- Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hậu Giang đã tiến hành giao đất đợt 1 (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho Vinashin với diện tích gần 84 ha.- Kiểm toán Nhà nước: ‘Nhiều lần lên kế hoạch kiểm toán Vinashin nhưng đều bị cắt’ (VNN). (VietNamNet) - Kiểm toán Nhà nước từng nhiều lần lên kế hoạch kiểm toán Vinashin nhưng đều cắt đi để tránh trùng lặp với Thanh tra Chính phủ.- Báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội: Có sự bao che cho sai phạm của Vinashin? (Thanh niên). * Phát hiện tham nhũng nhiều nhưng xử lý ít“Cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của nhà nước”.Cần mổ xẻ đến nơi đến chốn vụ Vinashin (Tuổi trẻ)- – Ủy ban Tư pháp: Có dấu hiệu bao che cho Vinashin? (VNN). - Thẩm tra báo cáo Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm nay, Ủy ban Tư pháp Quốc hội nhận định "có dấu hiệu bao che cho những sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin, làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản nhà nước". Không xử lý kịp thời;Thế nào là "nhân thân tốt"
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng, Ủy ban Tư pháp lưu ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, Kiểm toán Nhà nước các cấp đã phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị thu hồi nhiều tiền và tài sản nhưng Kiểm toán Nhà nước không chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự một trường hợp nào.
Số vụ việc được cơ quan thanh tra chuyển cho cơ quan điều tra cũng rất ít. Thêm vào đó, một số cán bộ kiểm toán đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, có hành vi tham nhũng. Thực tế cho thấy các vụ nhận hối lộ chỉ khi bị phát hiện mới thấy rõ sự móc nối, bao che, thậm chí còn hướng dẫn lập chứng từ để hợp thức hóa những sai phạm giữa người có chức vụ, quyền hạn và người đưa hối lộ. Mà lý do đình chỉ chủ yếu vì người vi phạm có "nhân thân tốt", hoặc đã vi phạm, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
Thực nợ của Vinashin (PL)-Không phải tự dưng mà câu chuyện nợ nần của một tập đoàn kinh tế (Vinashin - VNS) lại khiến cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm như vậy, bởi nói như một đại biểu, với số nợ 120.000 tỉ đồng thì mỗi người Việt Nam (từ Thủ tướng đến kẻ ăn mày) đều phải gánh cỡ... 1,5
Không phải tự dưng mà câu chuyện nợ nần của một tập đoàn kinh tế (Vinashin - VNS) lại khiến cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm như vậy, bởi nói như một đại biểu, với số nợ 120.000 tỉ đồng thì mỗi người Việt Nam (từ Thủ tướng đến kẻ ăn mày) đều phải gánh cỡ... 1,5 triệu đồng cho tập đoàn này!

Thế nhưng một dấu hỏi lớn “mới toe” không thể xem thường: Thực sự VNS nợ bao nhiêu?


Theo số liệu ban đầu đưa ra là 86.000 tỉ đồng nhưng “theo một nguồn đáng tin cậy” thì Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, ông Lê Quang Bình, lại tin rằng “phải lên tới 120.000 tỉ đồng” bởi sau khi vụ VNS lộ sáng, nhiều ngân hàng tập hợp số liệu và tổng nợ cộng dồn ra con số đó. Hơn thế, thay vì xác nhận thì người đứng đầu ngành kế hoạch - đầu tư, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc còn nhắc tới số liệu... 130.000 tỉ đồng!

Vậy con số nào đúng?

Thật ra việc xác định chính xác số nợ nần của một đơn vị kinh tế không phải để nhằm “phân bổ” nghĩa vụ cho từng công dân, mà chủ yếu để giúp chính đơn vị ấy hoạch định kế hoạch kinh doanh một cách sát thực cho những niên độ tài chính kế tiếp, cũng như giúp lành mạnh hóa hệ thống tài chính doanh nghiệp. Đơn giản như các khoản phát sinh trên nợ như lãi tiền vay, tiền phạt chậm hợp đồng v.v... chỉ có thể tính được trên những số nợ cụ thể của những hợp đồng cụ thể.

Báo cáo ban đầu liệt kê 86.000 tỉ đồng, nay một số ngân hàng “tố” thêm nợ mới. Nhưng trong thực tế kinh doanh đâu chỉ có ngân hàng là chủ nợ duy nhất, mà số nợ có thể đến từ tiền ứng trước của khách hàng (trong VNS khoản này khá lớn bởi đặc thù sản phẩm là con tàu có giá trị hàng trăm triệu USD, vòng quay vốn dài hàng năm); từ người cung cấp nguyên vật liệu (như sắt thép, thiết bị...); từ các khoản dịch vụ phí chậm trả như bảo hiểm, tư vấn, thiết kế... mua ngoài hoặc đơn giản là khoản tiền công, tiền lương, BHXH... của 7 vạn lao động thuộc VNS.

Các chủ thể kể trên có “nhạy” như các ngân hàng trong việc liệt kê các khoản phải đòi với VNS chưa?

Đã có tuyên bố đưa ra “tháng 11 sẽ thấy một VNS khác”, song trước sự thiếu rõ ràng ấy cử tri và đại biểu Quốc hội chưa thể yên tâm.

Đơn giản là chưa xác định được chính xác số nợ thì chưa thể xác định được chính xác nghĩa vụ trả nợ!
- Vinashin nợ 86.000 hay 120.000 tỉ đồng? (NLĐ 23-10-10).
Quốc hội, vụ Vinashin và việc phân bổ nguồn lực (23/10/2010-07:16:12) (Bee)-





Các vị đại biểu quốc hội sẽ thực hiện quyền giám sát như thế nào đối với việc phân bổ nguồn lực quốc gia, trước sự kỳ vọng của nhân dân?“Người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng”, “báo cáo không trung thực” – bản báo cáo dài 18 trang về vụ Vinashin của Chính phủ gửi Quốc hội đã quy tội ông Phạm Thanh Bình, nay đã bị bắt giam và coi như phải chịu trách nhiệm chính về sự thua lỗ ước tính lên tới 86 ngàn tỉ đồng của tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.


Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận: “Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ… Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm”.

Liệu có điều gì đó không ổn về quả bóng trách nhiệm trong vụ Vinashin? Là một trong những người chịu trách nhiệm giám sát chính về các vấn đề kinh tế, chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền giải thích: “Không có cơ quan nào làm đầu mối, chịu trách nhiệm chính” trong vụ phá sản đặc biệt nghiêm trọng này.

Sự thật là những cảnh báo về Vinashin đã được Quốc hội đưa ra sau khi giám sát các tập đoàn nhà nước năm 2008. Nhưng người ta đã phớt lờ những khuyến nghị đó của Quốc hội. Có tới 11 lần thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chính phủ khác nhau với Vinashin trong những năm gần đây mà có phát hiện ra sai phạm nào đâu!

Vụ Vinashin, tuy vậy, đã giúp làm thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước vốn luôn được tập trung rất nhiều nguồn lực của đất nước mà hiệu quả làm ăn thì không tương xứng.

Thủ tướng nói về kế hoạch của chính phủ năm 2011: “Xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Xoá bỏ bao cấp và ưu đãi dưới mọi hình thức đối với doanh nghiệp nhà nước; tính đúng, tính đủ giá trị sản phẩm, từ đó đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường kinh doanh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác”.

Liệu các doanh nghiệp tư nhân có thể hy vọng vào sự hứa hẹn này?

Bởi, thông điệp đó lại đang bị thách thức bởi chính những cơ quan tham mưu cho Chính phủ. Họ tiếp tục tư vấn Chính phủ năm 2011 sẽ tiếp tục rót tới 5.180 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước cho các tập đoàn, tổng công ty.

Số tiền rót cho các tập đoàn trong năm tới cao hơn 235 tỉ đồng so với mức ngân sách cấp cho họ trong năm 2010, năm mà hầu hết doanh nghiệp và người dân phải lao đao do lãi suất tăng cao để chống lạm phát. Hưởng lợi từ gói tài chính trong năm 2010 là năm tập đoàn, tổng công ty: Petro Vietnam, EVN, VNPT, VNR (Đường sắt) và Vinalines.

Quốc hội, với vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất và đại diện cho nhân dân, nhìn nhận như thế nào về vấn đề này? Thực tế, tiếng nói của họ đã trở nên thẳng thắn hơn.

Ông Hà Văn Hiền, thay mặt uỷ ban Kinh tế, nói với các đại biểu: “Việc Vinashin rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản là hậu quả của quá trình tập đoàn đã đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, chưa thực sự tuân theo quy luật thị trường và do công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời những quyết định sai trái về đầu tư, về sử dụng vốn của lãnh đạo tập đoàn”.

Cùng lúc đó, các đại biểu lại tỏ ra phân tán, chẳng hạn về việc cấp ngân sách cho các tập đoàn kinh tế mà các cơ quan tham mưu của chính phủ đề nghị.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, việc Chính phủ ghi vốn đầu tư phát triển cho các tập đoàn chỉ là nguồn vốn để các doanh nghiệp này thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Nhà nước giao. Ông Hiển phản ánh thêm, có ý kiến chưa đồng tình với việc Chính phủ bố trí vốn đầu tư 3.500 tỉ đồng trở lại cho Petro Vietnam vì đây là nguồn thu đặc thù của ngân sách, song các ý kiến này là nhỏ nhoi so với “nhiều ý kiến đồng tình” của các vị đại biểu.

Chủ tịch uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm nói với các đại biểu Quốc hội: “Cử tri và nhân dân cho rằng, công tác quản lý nhà nước đối với tập đoàn Vinashin có nhiều bất cập, yếu kém… Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ làm rõ những sai phạm của lãnh đạo tập đoàn Vinashin và trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ”.

Những lời phát biểu, dù thế nào, cũng chỉ có giá trị khi được hiện thực hoá bằng hành động. Trong câu chuyện này, các vị đại biểu quốc hội sẽ thực hiện quyền giám sát như thế nào đối với việc phân bổ nguồn lực quốc gia, trước sự kỳ vọng của nhân dân?

Theo SGTT.VN

Vinashin và nợ công (TNO)-Báo cáo của Chính phủ về Vinashin và sự trả lời của Thanh tra Chính phủ về chuyện xem xét trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm của Vinashin dường như chưa làm thỏa mãn ĐBQH.
“Theo ĐB Thuyết, điều đáng nguy hiểm là: ‘Chúng ta đang mắc bệnh chạy theo tăng trưởng GDP, vốn bao gồm cả nợ công (trên 56% GDP) và đầu tư nước ngoài’. ‘Từ QH khóa XI, khi thông báo nợ công ở mức trên 30%, chúng ta cũng nói là an toàn; khi nào trên 50% mới là đáng báo động. Bây giờ 56,7% vẫn nói trong ngưỡng an toàn thì giới hạn nào là ngoài mức an toàn?”

“Bức xúc trước sai phạm của Vinashin, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) thậm chí còn đề nghị: “Những cá nhân liên quan đến vụ việc này phải từ chức và nên coi đây là một cơ hội để thể hiện văn hóa từ chức”.
-Không giám sát được đầu tư của Vinashin (TT)-- Có thể Vinashin đang nợ tới 120.000 tỉ đồng (PLTP)

'Vụ Vinashin: Không lẽ không dám kỷ luật ai'? (VNN 22-10-10) -- "Không lẽ"? Ông này sống ở nước nào vậy? Có thể Vinashin đang nợ tới 120.000 tỉ đồng (PLTP 23-10-10)

Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền: Sai phạm ở Vinashin không mới và đều đã được cảnh báo (LĐ 22-10-10) -- Nhưng bây giờ mới nói!

Tổng số lượt xem trang