Già néo đứt giây (Blog Nguyễn Văn Tuấn)--Phần lớn dân Trung Quốc ủng hộ cải tổ chính trị(VNN)-Kết quả một cuộc thăm dò cho thấy, đa phần người dân Trung Quốc ủng hộ cải cách chính trị để tương xứng với những thành công kinh tế của nước này.-
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào “là người quyền lực nhất thế giới”(Dân trí)
- Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã “qua mặt” Tổng thống Mỹ Obama để trở thành người quyền lực nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Forbes năm 2010. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào năm nay 67 tuổi, được bầu chọn là người quyền lực nhất thế ...Hồ Cẩm Đào quyền lực nhất thế giớiNgười Lao Động-Hồ Cẩm Đào uy quyền nhất hành tinhBáo Đất Việt-Chủ tịch Trung Quốc là người quyền lực nhất thế giớiVNExpress
- 'Tôi đã nhầm về Trung Quốc'
Khi bạn đã là phóng viên từ rất lâu như tôi, bạn bắt đầu nghĩ mình đã chứng kiến tất cả, chẳng còn gì có thể làm bạn ngạc nhiên. Tôi đã tường thuật ở mọi nơi trên thế giới trong 52 năm làm công việc kỳ lạ này.
Tôi đã tường thuật chiến tranh và các cuộc cách mạng, chứng kiến các quốc gia mới ra đời và một số quốc gia cũ bị hủy diệt. Tôi đã phỏng vấn các lãnh đạo thế giới từ Nelson Mandela cho đến Ronald Reagan và số lượng thủ tướng thì tôi không đếm nổi nữa.
Tôi đã bị bắn, bị bom, bị cầm tù bởi những nhà độc tài điên rồ, và rất hiếm hoi, lại được đưa qua các đường phố trong vinh quang khi đài BBC được người ta xem là đã ủng hộ phe chính nghĩa trong một cuộc chiến tranh vừa kết thúc.
Tôi đã lặng lẽ khóc trước những khổ đau từ động đất, nạn đói, và đã kinh ngạc trước sự dũng cảm và lòng vị tha của những con người liều mình cứu đồng loại.
Tôi tưởng mình đã chứng kiến tất cả.
Vì thế khi Ceri Thomas, chủ biên của tôi ở chương trình Today, nói tôi nên có vài tuần ở Trung Quốc để tường thuật sự thay đổi của nước này, nói thực là tôi hồ nghi.
Tôi trả lời tôi biết Trung Quốc. Tôi đã đến đó từ hơn 30 năm và chẳng thể nào có thể làm công việc tường thuật đúng nghĩa tại đó.
Anh cần phải sống tại chỗ, làm thân, thiết lập mạng lưới riêng để có thể nói chuyện với người dân mà không bị cái gọi là "người giám sát" quấy nhiễu.
Chúng tôi đã thường phải bực dọc. Không người có quyền hành nào lại nói chuyện với chúng tôi và chúng tôi không thể đến gần giới bất đồng chính kiến.
Chúng tôi sẽ rời khỏi đất nước mà chẳng khôn hơn chút nào. Trung Quốc sẽ vẫn là một bí ẩn lớn cho người ngoài như lâu nay vẫn thế.
Tôi đã đúng ở một điểm và sai lầm ở mọi chi tiết khác.
Tôi đúng khi tôi nói chẳng ai lại có thể ở đây vài tuần mà trả lời được những câu hỏi căn bản nhất: đất nước này đang đi về đâu và tham vọng của nó là gì?
Nhưng nói thế cũng chẳng có gì sâu sắc. Tôi đã nói chuyện với những người sống ở đây nhiều năm chứ không phải nhiều tuần, và họ cũng không trả lời được.
Tôi đã sai lầm tột độ ở chỗ là chúng tôi đã không trải qua thời gian ở đây với cảm giác bực dọc. Hoàn toàn ngược lại.
Tác giả muốn gặp vợ ông Lưu Hiểu Ba mà không được
Đất nước này đã mở cửa theo cách mà tôi chẳng thể hình dung.
Không có người giám sát. Không hạn chế đi lại, tất nhiên ngoại trừ Tây Tạng. Không phiền nhiễu. Với một phóng viên kỳ cựu, đất nước này đã được chuyển hóa. Gần như là thế.
Có một người tôi rất muốn nói chuyện là Lưu Hiểu Ba, nhà phản kháng nổi tiếng nhất của nước này. Ông được trao giải Nobel Hòa bình vì cách ông chiến đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc. Nhưng ông đang trong tù - 11 năm vì "kích động chống đối".
Tôi đã cố gắng nói chuyện với vợ ông, nhưng điện thoại của bà bị ngắt. Và khi tôi đi đến căn hộ của bà ở Bắc Kinh, bảo vệ không cho tôi đi qua hàng rào. Họ có thể chuyển lời của tôi cho bà hay không? Không được.
Họ chỉ cho tôi thấy tấm biển gắn ở cổng vào tòa nhà: "Không phỏng vấn".
Tôi được cho hay, theo cách lịch sự nhưng cương quyết, rằng tôi phải ra đi và khi tôi rời khỏi đó, hai bảo vệ đi theo tôi xuống phố. Khi tôi gọi taxi, họ ghi lại biển số xe.
Nhưng đó là sự phiền nhiễu duy nhất tôi gặp.
Liên lạc duy nhất còn lại của tôi với công an là ở Trùng Khánh.
Đây là thành phố tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, nơi mà ô nhiễm tệ đến mức ta hầu như chỉ thấy đỉnh các tòa nhà cao tầng được dựng lên năm phút một lần, và có những ngày ta hầu như không thở nổi.
Trong đêm thứ hai của tôi ở đấy, một công an đến khách sạn chào đón và chúc chúng tôi có chuyến thăm vui vẻ. À, và khi chúng tôi nói chuyện với dân địa phương, xin nhớ là nhiều người không học hành nhiều và có khi không hiểu câu hỏi của tôi, vì thế xin tôi đừng làm họ xấu hổ? Thế thôi. Chúng tôi không còn gặp anh ta nữa.
Trùng Khánh phát triển nhanh đến chóng mặt
Những tự do mới này dường như cũng được áp dụng cho chính người Trung Quốc.
Tôi đã nói chuyện với một quan chức cao cấp người thành thật thừa nhận rằng ngày xưa, đất nước này quá hà khắc. Khi ông ta còn là sinh viên, ông ta bị trông thấy đang nói vài chữ tiếng Pháp với khách du lịch - chẳng có gì nhiều ngoài "bonjour" và "comment ca va?"
Quay lại trường, ông bị hiệu trưởng cảnh cáo không được làm thế nữa, và nói ông thật may mắn không bị bắt.
Nay, ông nói, người dân Trung Quốc được khuyến khích nói chuyện với người nước ngoài vì chính phủ muốn dân biết về thế giới bên ngoài.
Dù điều đó có thật hay không, thì rõ ràng người Trung Quốc dễ dàng đi du lịch trong nước hay lấy visa đi nước ngoài. Trừ phi, dĩ nhiên, họ bị xem là bất đồng chính kiến. Khi đó thì khác.
Họ có vẻ thực sự khó hiểu khi tôi cứ bảo rằng tự do tối thượng là tự do lật đổ những người cầm quyền nếu ta không thích họ.
Khi những nhân vật trong ban lãnh đạo Trung Quốc nói về dân chủ, họ không hàm ý nói về dân chủ kiểu phương Tây.
Khi họ nói về "các đảng khác" được phép hoạt động và gửi đại diện đến Quốc hội, họ không nói về những đảng chính trị có thể chống đối đảng Cộng sản. Đó chỉ là những cơ quan tham vấn.
Nhưng điều đáng nói là đa số người dân bình thường tôi gặp cũng không quan tâm lắm đến dân chủ kiểu phương Tây. Ngay cả một nhóm sinh viên trẻ thông minh, mà một số đã du học nước ngoài, kể cả ở Anh.
Họ hoàn toàn vui sướng với tự do và muốn cải cách chính trị tiếp tục. Và họ cũng muốn đất nước trở nên giàu có hơn.
Và chừng nào Đảng Cộng sản còn làm được tất cả điều đó, họ không thấy có lý do đi tìm một hệ thống khác.
Họ có vẻ thực sự khó hiểu khi tôi cứ bảo rằng tự do tối thượng là tự do lật đổ những người cầm quyền nếu ta không thích họ.
"Quý vị cứ làm chuyện đó suốt ở đất nước của quý vị," một người nói với tôi. "Và không có vẻ gì là có khác biệt nhiều. Điều chúng tôi muốn là ổn định - và chúng tôi có nó."
John Humphrys, sinh năm 1943, là một trong những người dẫn chính của chương trình phát thanh Today trên đài Radio 4 của BBC. Ông đã giành nhiều giải thưởng báo chí lớn của Anh.
- China sentences two to death over deadly mine blast DPA
-German defence minister to discuss human rights on China trip DPA
Guttenberg intends to speak frankly to the Chinese leadership about human rights. He said it was not possible to stay silent on this subject nor was it an option to offend anyone. He said it was important to achieve the right tone in the discussions. The award of the Nobel Peace Price to the jailed dissident Liu Xiaobo three weeks ago brought the issue of human rights in China to the attention of the world again. Since then Chinese state security has stepped up its measures against activists. The German government wants Liu Xiaobo to be released and allowed to receive the prize in person in Oslo.
-Quan chức cao cấp Liên Hiệp Quốc vinh danh vị tướng chỉ huy cuộc đàn áp tại Thiên An Môn
Sa Tổ Khang, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về Các Vấn đề Kinh tế và Xã hội, đã trao tặng Giải thưởng Thế giới Hài hoà - một tấm thuỷ tinh được cắt theo hình chim bồ câu - cho cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Trì Hạo Điền, để vinh danh ông trong những đóng góp không được nói rõ đến hoà bình thế giới. Tướng về hưu Trì Hạo Điền là người từng ra lệnh cho quân đội bắn vào những thường dân tay không trong cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
British prime minister to visit China DPATrung Quốc:-Beijing accused of "lawlessness" for detaining Nobel winner's wife DPA China continues crackdown on activists (WP 29-10-10)-
cand -Trong ngày bế mạc Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thường niên 18/10/2010, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đề cử vào chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, một cương vị được đánh giá là rất quan trọng trong bộ máy lãnh đạo quốc gia có quân đội đông tới 2,3 triệu sĩ quan chiến sĩ này.
Bảo tàng tham nhũng đầu tiên tại Trung Quốc-01/07/2010 13:00 (VTC News) - Ngay cổng vào trung tâm, người ta đặt một phiến đá lớn trên đó khắc dòng chữ mực son: “Làm quan thanh liêm mới là đại trí huệ”.Trung Quốc mở lớp thạc sỹ chống tham nhũng
27/09/2010 06:40 (VTC News) - Bản thân cơ quan chống tham nhũng gần như chưa có cơ chế, chế tài nào giám sát. Những cơ quan này muốn “chống tham nhũng” có hiệu quả, đầu tiên họ phải khẳng định được mình không tham nhũng.
-Chọn lựa của Trung quốc: Tập Cận Bình - Siêu cường trước, dân sinh sau (Trần Bình Nam) “… trong thời gian 5 đến 10 năm tới thế giới không nên trông đợi một sự cải tổ chính trị sâu rộng nào theo hướng dân chủ hóa tại Trung Quốc…”
Ngày 18/10/2010 Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc sau 4 ngày họp đã chọn ông Tập Cận Bình (Xi Jinping), Ủy viên Thường trực Bộ chính trị vào chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đang kiêm giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Tập Cận Bình phụ tá ông Hồ Cẩm Đào để tập việc “nắm quân đội”, căn bản của quyền lãnh đạo.
Nếu lấy mẫu chuyển quyền từ ông Giang Trạch Dân sang Hồ Cẩm Đào 11 năm trước, các nhà quan sát về Trung quốc đều đồng ý rằng đây là dấu hiệu đảng cộng sản Trung Quốc đã đồng thuận chọn ông Tập Cận Bình làm lãnh tụ tương lai sau khi ông Hồ Cẩm Đào nghỉ hưu.
Năm 1999 ông Hồ Cẩm Đào được đưa vào chức vụ Phó Chủ Tịch Quân ủy Trung ương để học việc với Giang Trạch Dân. Đến đại hội thứ 16 năm 2002 ông Hồ Cẩm Đào được bầu làm Tổng bí thư, sau đó năm 2003 nắm Chủ tịch nước và năm 2004 nắm luôn chức vụ Chủ tịch Quân ủy.
Theo tiến trình đó người ta dự đoán rằng vào đại hội thứ 18 năm 2012, ông Tập Cận Bình sẽ được bầu làm Tổng bí thư đảng, sau đó năm 2013 sẽ trở thành Chủ tịch nước, và theo tiền lệ năm 2014 sẽ kiêm luôn chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung Ương và hoàn toàn thay thế ông Hồ Cẩm Đào làm lãnh tụ tối cao của Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình trong kỳ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, ngày 15/3/2008 |
Sự chuyển giao mọi quyền hành từ Hồ Cẩm Đào sang Tập Cận Bình sẽ kéo dài tối thiểu 4 năm và nhịp nhàng uyển chuyển để tránh mọi xáo trộn khi thay đổi lãnh đạo như đã xẩy ra sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976 và vẫn thường xẩy ra tại các nước cộng sản khác hay tại các nước độc tài.
Ông Hồ Cẩm Đào người được ông Đặng Tiểu Bình (trước khi qua đời) chọn là người lãnh đạo kế nghiệp ông Giang Trạch Dân sau khi ông Giang Trạch Dân mãn nhiệm Tổng bí thư đã được các hậu duệ trong đảng thực hiện.
Thời kỳ lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào là thời kỳ Trung Quốc bước vào con đường phát triển kinh tế và trở thành một cường quốc. Trong thời gian đó Trung Quốc đứng trước hai nhu cầu: (1) phát triển kinh tế qua sản xuất và xuất cảng và (2) nhu cầu sống sung túc của nhân dân. Nếu không muốn kể thêm nhu cầu cần cải tổ chính trị cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường.
Phát triển kinh tế qua đầu tư sản xuất và tăng mức sống của nhân dân để thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn là hai nhu cầu không thể thực hiện cùng một lúc. Phải chọn ưu tiên: Trở thành cường quốc trước, dân sinh sau hay dân sinh đã và trở thành cường quốc sau.
Suốt 8 năm lãnh đạo vừa qua cá nhân ông Hồ Cẩm Đào và đảng cộng sản Trung Quốc đã trăn trở giữa hai nhu cầu đó.
Năm 2007 Đại hội 17 của đảng cộng sản Trung Quốc, có lẽ đã thảo luận vấn đề một cách rộng rãi, và Hồ Cẩm Đào với sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo đảng đã chọn hai Ủy viên Trung ương đảng trẻ tuổi là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường (Li Kequang) vào Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị. Ông Tập Cận Bình có khuynh hướng phát triển kinh tế để trở thành cường quốc trước. Trái lại ông Lý Khắc Cường đại diện cho khuynh hướng “dân túy” (populist) lo cho dân trước, quốc gia hùng mạnh sẽ theo sau (theo “China’s Team of Rival” của Chang Li, tạp chí Foreign Policy số tháng 3 & 4/2009. Ông Chang Li là một chuyên viên về Trung Quốc của Viện Brookings)
Sau 3 năm thử thách khuynh hướng cường quốc trước, dân sinh sau thắng thế và ông Tập Cận Bình đã được chọn làm người lãnh đạo Trung Quốc sau Hồ Cẩm Đào.
Ông Tập Cận Bình thuốc giới “thái tử đảng” (princeling), con trai ông Tập Trọng Huân (Xi-Zhongxun), một trong những công thần của chế độ đã cùng Mao Trạch Đông và các đồng chí khác xây dựng chính quyền cộng sản tại Trung quốc. Ông Tập Trọng Huân là một người chủ trương cởi mở bị Mao thanh trừng năm 1968 trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Năm đó ông Tập Cận Bình 15 tuổi bị đuổi về tỉnh Thiểm Tây lao động chân tay. Sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa, ông Tập Trọng Huân được hoàn chức trở về giúp việc cho Đặng Tiểu Bình, và ông Tập Cận Bình trở lại Bắc Kinh học tại đại học nổi tiếng Thanh Hoa (Qinghua). Ông tốt nghiệp kỹ sư hoá học năm 1979 và sau đó đậu bằng tiến sĩ về phát triển nông nghiệp. Dưới thời Đặng Tiểu Bình ông phục vụ trong bộ máy lãnh đạo đảng tại tỉnh Phúc Kiến và từng là Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải. Ông Tập Cận Bình được tiếng là người trong sạch và tích cực khuyến khích mậu dịch. Ông kết hôn với bà Bành Lệ Viện (Peng Liyuan), một danh ca dân ca được dân chúng Trung Quốc ái mộ.
Bà Bành Lệ Viên, vợ ông Tập Cận Bình |
Chọn lựa ông Tập Cận Bình, đảng cộng sản Trung Quốc đã chọn con đường ưu tiên phát triển kinh tế để trở thành siêu cường. Sự cải tổ chính trị và nhu cầu dân sinh sẽ được thực hiện trong một mức độ vừa phải có kiểm soát để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Và trong thời gian 5 đến 10 năm tới thế giới không nên trông đợi một sự cải tổ chính trị sâu rộng nào theo hướng dân chủ hóa tại Trung Quốc.
Ngoài cải tổ chính trị trong chừng mực đảng cộng sản Trung Quốc sẽ quan tâm đến mức sống của dân để thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo trong xã hội. Thành phần giàu đa số là đảng viên nắm các lĩnh vực kinh tế quốc doanh được hưởng lợi một cách quá đáng. Thành phần nghèo là công nhân không có gốc rễ và nông dân. Người được giao nhiệm vụ điều chỉnh này là ông Lý Khắc Cường.
Chúng ta có thể nghĩ rằng vào đại hội 18 năm 2012 khi ông Tập Cận Bình nhận chức vụ Tổng bí thư, ông Lý Khắc Cường sẽ nắm một nhiệm vụ then chốt trong Bộ Chính Trị để bảo đảm rằng nhu cầu dân sinh sẽ không bị lãng quên.
Có thể đó là sáng kiến của ông Hồ Cẩm Đào tạo ra một hình thức đối lập trong nội bộ đảng để bảo đảm một sự phát triển bền vững và cân đối (*)
Quyết định chọn ông Tập Cận Bình làm lãnh tụ tương lai cho thấy đảng cộng sản Trung Quốc đã chọn thế kỷ 21 là thế kỷ của mình, và họ đang chuẩn bị “vượt đại dương” chấp nhận sóng gió trước mắt.
Tín hiệu của hội nghị Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc ngày 18/10/2010 là một tín hiệu không thể nhầm lẫn về quyết tâm của Trung Quốc quyết trở thành siêu cường số một như vị trí của Hoa Kỳ hiện nay.
Trung Quốc đã bày bàn cờ và thế trận. Hoa Kỳ nói riêng và thế giới Tây phương nói chung cần cảnh giác.
Riêng Việt Nam đang bị đe dọa bởi tham vọng của Trung Quốc, những người lãnh đạo Việt Nam hôm nay lại còn cần cảnh giác hơn nữa.
(*) Mời đọc: “Tư Bản và Xã Hội: Hai mặt của một vấn đề”
Tài liệu tham khảo:
1. Chinese official on upward track by Barbara Demick, Los Angeles Times, Oct. 19, 2010
2. The next Emperor & China's next leader: Xi who must be obeyed, The Economist, Oct 23-29/2010
3. China’s Team of Rivals by Chang Li, tạp chí Foreign Policy - March/April 2009.
Trần Bình Nam
28/10 /2010
© Thông Luận 2010
- Giới nhân quyền đòi Bắc Kinh ngừng trấn áp người ủng hộ Lưu Hiểu Ba — (RFI). – Sự thực về Lưu Hiểu Ba và Giải Nobel Hoà bình 2010 (CAND 29-10-10)
-Lý Đại Đồng - Ôn Gia Bảo: Lời phán quyết của lịch sử x-cafevn.org -
-Trong nhiệm kỳ đầu tiên là thủ tướng của ông, Ôn là một mẫu nhà kỹ trị thận trọng, cần mẫn và không có dấu vết gì của một tính cách thực. Nhưng ở khởi điểm của nhiệm kỳ thứ hai, cung cách nói chuyện trước công chúng của ông - và, thậm chí quan trọng hơn, nội dung của các thông điệp ông từng tìm cách truyền đạt - đã trải qua một sự thay đổi tinh tế nhưng đáng chú ý.
Nguồn: Open Democracy , chuyển ngữ sang tiếng Anh: Oliver Lough
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ-21.10.2010
Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc, là một loại chính trị gia khác của Trung Quốc. Hầu hết các đồng nghiệp ông trong thế hệ hiện tại của các nhà lãnh đạo cộng sản cùng chia sẻ một phong cách hành chính hết sức thiếu cá tính và sự tinh tế đến nỗi họ xuất hiện gần như một loại nhân bản vô tính từ phòng thí nghiệm. Kết quả là công chúng, nói chung có xu hướng không thèm để ý đến họ nữa. Nói cho cùng, thật khó để ghi nhận một quan chức gần như vô danh, một người dường như không có khả năng hiển thị được một phân tử nào về tính cách chân chính cho những người ủ nhiệm mình. Tối thiểu là từ năm 2007, Ôn Gia Bảo, đã khởi đi từ hình thái này và từ đó bắt đầu tự cách biệt mình ra.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên là thủ tướng của ông, Ôn là một mẫu nhà kỹ trị thận trọng, cần mẫn và không có dấu vết gì của một tính cách thực. Nhưng ở khởi điểm của nhiệm kỳ thứ hai, cung cách nói chuyện trước công chúng của ông - và, thậm chí quan trọng hơn, nội dung của các thông điệp ông từng tìm cách truyền đạt - đã trải qua một sự thay đổi tinh tế nhưng đáng chú ý.
Sự thay đổi này đã được báo trước tại một cuộc họp báo vào tháng Ba năm 2007, khi ông Ôn tuyên bố rằng "khoa học, dân chủ, pháp quyền, tự do và nhân quyền không phải là các lãnh vực độc quyền của chủ nghĩa tư bản. Thay vào đó, chúng là các giá trị chung được nhân loại theo đuổi trong quá trình dài của lịch sử, chúng là các sản phẩm của một nền văn minh chung". Một tuyên bố như thế, khi thốt ra từ nhân vật lãnh đạo thứ nhì của Trung Quốc, là vô cùng quan trọng. Ý nghĩa chính trị dài hạn của nó giải thích tại sao, và có thể chỉ rõ hơn nữa, cho thấy những dự phóng cá nhân của Ôn Gia Bảo là gì.
Con đường từ chủ nghĩa thực dụng
Chính Đặng Tiểu Bình là người kiến trúc sư ba thập kỷ cải cách của Trung Quốc sau năm 1979, người thực sư chịu trách nhiệm quyết định đến tính cách chính trị và tư tưởng của nền kinh tế thị trường ông từng trông nom. Câu trả lời của Đặng Tiểu Bình là thị trường không phải là "tư bản" hay "xã hội chủ nghĩa", nhưng là một hiện tượng phổ quát vượt khỏi các chia cách về tư tưởng - và vì vậy là một công cụ có sẵn cho bất kỳ nước nào, bất chấp đến niềm tin về chính trị của nó.
Phán đoán này đã ít dựa vào nguyên tắc lý thuyết hơn là chủ nghĩa thực dụng đặc trưng của Đặng Tiểu Bình. Nhân vật này, sau cùng, chính là người đã có một nhận xét nổi tiếng: "mèo đen, mèo trắng, tôi không quan tâm đến màu sắc, miễn là nó bắt được chuột".
Nhưng ngay cả đối với Đặng - một thành viên của thế hệ thành lập nên Đảng Cộng sản Trung Quốc - chủ nghĩa thực dụng vẫn có giới hạn của nó. Ông đã để lại một mối ngờ vực sâu sắc về các hệ thống dân chủ, và thường nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận một phân rẽ quyền lực kiểu phương Tây.
Thực tế của việc nhà chỉ huy cải cách Đặng Tiểu Bình, bất chấp sự táo bạo của ông trong việc khởi đi một cuộc cách mạng về kinh tế, từng duy trì một sự đối lập kiên định với bất kỳ sự mở cửa dân chủ nào đã giúp minh họa được những ngôn từ của Ôn Gia Bảo từ tháng 3 năm 2007 sáng tạo đến mức nào. Trong việc bao gồm "dân chủ" vào trong danh sách "các giá trị chung" của mình, ông Ôn như đang phải từ bỏ một chức vụ vốn từ lâu đã được phê chuẩn từ các cấp cao nhất của chính phủ Trung Quốc. Trong con mắt của trí thức tự do Trung Quốc, lời nói của ông đã được tuyên đọc như sự lật đổ một nền chính trị chính thống sâu sắc.
Đồng thời, kiến thức truyền thống về các công việc nội bộ của hệ thống chính trị Trung Quốc là bất kỳ biểu hiện quan điểm nào có vẻ khác với dòng chính thì hoặc phải là một loại đặc quyền duy nhất hoặc phải bị chủ tịch xử phạt. Khi một trong các đồng nghiệp cấp cao của ông thốt ra một ý kiến "khác biệt", giả định sẽ là hoặc người cán bộ cấp dưới đang khai triển quyết định của cấp lãnh đạo. Trong tiếng huyên náo ồn ào sau cuộc họp báo của ông Ôn, có giả thuyết cho rằng có bóng dáng của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở phía sau.
Nhưng sự việc đã trở nên rõ ràng là Ôn Gia Bảo đã không "cùng mạch" với Hồ Cẩm Đào. Có thể vị chủ tịch nước từng thực hiện một số tham khảo đáng ghi nhận với các giá trị của "dân chủ", nhưng ông cũng như các thành viên ưu tú khác của Bộ chính trị không hề phụ họa các ẩn ý của ông Ôn. Trong thực tế, ít nhất là đã có đến hai lần rõ ràng tái khẳng định sự cự tuyệt của Trung Quốc với bất kỳ phân chia quyền lực nào giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ôn Gia Bảo không hề nản lòng, và đã tiếp tục đẩy đến tận các giới hạn của cuộc tranh luận chính thức - chẳng hạn như khi ông tuyên bố rằng "người dân phải được quyền sống có nhân phẩm", mà ông định nghĩa như sau:
"Trước tiên, mọi công dân phải được hưởng các quyền và tự do mà hiến pháp mang lại. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Kế tiếp, mục tiêu duy nhất và cuối cùng là phải phát triển một đất nước nhằm đáp ứng được các nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của người dân. Thứ ba, phát triển của xã hội phải có sự phát triển của cá nhân như một điều kiện tiên quyết. Chúng ta phải giúp người dân phát triển tự do và đầy đủ, cho phép tài năng và khả năng của họ được cạnh tranh và phát triển".
Ông Ôn cũng nhấn mạnh rằng việc hạn chế quyền lực của nhà nước là chìa khóa để cải cách chính trị, rằng Trung Quốc phải xây dựng một xã hội chân chính và công bằng; và rằng các nguyên tắc pháp luật phải vượt qua quyền lực chính trị. Trong năm 2009, vào đêm trước ngày kỷ niệm Thâm Quyến là một "khu kinh tế đặc biệt" lần thứ ba mươi, ông đã mô tả những cải cách chính trị là quan trọng nếu Trung Quốc muốn tránh được một "ngõ cụt" về phát triển. Trong năm 2010, ông đã viết một bài điếu văn cho nhà cải cách Hồ Diệu Bang - nhân vật mà cái chết của ông vào tháng 4 năm 1989 đã giúp xúc tác nên cuộc biểu tình ở Thiên An Môn - và đã xuất bản bài viết ấy bằng tên của chính mình. Nói một cách vắn tắt, ông Ôn đã trở thành một nhân vật ngày càng cá biệt và bất đồng trong sự kiến lập chính trị của Trung Quốc.
Vị Thủ tướng tam phân
Những can thiệp của Ôn, đã khiến ông trở thành trọng tâm của những cuộc thảo luận mạnh mẽ của công chúng. Tác phẩm của nhà văn Yu Lie, "Ôn Gia Bảo: Người diễn viên vĩ đại nhất của Trung Quốc" từng miêu tả Ôn không khác gì một tay chơi tuyệt vọng (a hollow dealer) của một "cơn lốc xoáy" chính trị. Ngược lại với điều này, những người cánh tả truyền thống cáo buộc ông là con người của giai cấp tư sản trong tổ chức của đảng, một loại hóa thân thời hiện đại của Triệu Tử Dương (người đã bị lật đổ sau vai trò của ông trong các sự kiện của vụ quảng trường Thiên An Môn), một nhà cải cách chính trị trong những năm 1980. Nhưng ông Ôn cũng có được những chia sẻ công bằng từ những người bênh vực ông.
Vào lúc này, thật cũng đáng để ghi nhận một quan điểm khác biệt ở Trung Quốc về ý nghĩa của sự "cải cách chính trị". Các nhà chức trách Trung Quốc có xu hướng hiểu điều này theo một cách rất hạn hẹp - trong các ý nghĩa về những biện pháp hành chính để cải thiện "sức sống" của ĐCSTQ và tạo điều kiện cho đảng "tự cải thiện". Bất kỳ "cải cách" nào nhằm đến các mục đích khác hơn việc tăng cường sức mạnh của đảng tạo nên sự "phá hoại quyền lực của nhà nước" phải bị đàn áp tàn nhẫn.
Nhưng đối với giới trí thức Trung Quốc, cải cách chính trị đòi hỏi đảng phải trả lại quyền lực cho xã hội - cho người dân, cho một nền tư pháp độc lập, cho quyền tự do ngôn luận. Nếu điều này dẫn đến sự sụp đổ của đảng, thì cũng phải để cho xụp đổ - vì đó sẽ là một hệ quả tự nhiên của quá trình dân chủ chứ không phải là ngày tận cùng của thế gian.
Trong quan điểm này, Ôn Gia Bảo đã từng bị "tam phân" từ năm 2007 giữa các quan điểm đối lập - mặc dù với một sự thiên vị rõ ràng đối với quan điểm sau. Nhưng tại sao ông chọn đi vào tuyến đường này? Và làm sao mà ông đã có thể có thể thoát khỏi hiểm nguy ?
Yếu tố di sản
Để trả lời câu hỏi thứ hai trước, tôi tin rằng sự tự tin của Ôn ở vị trí riêng của mình là điều quan trọng. Quá trình lựa chọn chính trị của Trung Quốc đã đi qua một chặng đường dài từ khi những đảng viên lớn tuổi chỉ đơn giản lựa chọn những người thay thế mình, thường là trên cơ sở của các mối ưa chuộng và các kết nối chính trị. Bây giờ, tính hợp pháp chính trị của Bộ chính trị xuất phát từ cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức bởi nghị trường Trung Quốc, Quốc hội Nhân dân Nhà Nước (NPC). Từ các phương cách tương tự, các thành viên bị loại khỏi vòng ưa chuộng trong nội bộ sẽ có một số bảo đảm để chống lại sự sa thải đột ngột.
Trung Ương ĐCSTQ họp vào tháng 10 năm 2010 đã tiến cử Tập Cận Bình trở thành một trong những phó chủ tịch của ủy ban quân ủy trung ương Trung Quốc và do đó có khả năng sẽ kế vị Hồ Cẩm Đào, phản ánh thực tế rằng các quá trình chính trị quyết định tại Trung Quốc vẫn còn là trong nội bộ của đảng . Tuy nhiên, hiện nay mức độ tranh dành và trách nhiệm giải thích dù sao vẫn đại diện cho một bước tiến quan trọng, tối thiểu là đã mang lại với họ những gợi ý xa xôi của một nền dân chủ chân chính.
Để trả lời câu hỏi đầu tiên, ông Ôn đã chọn đào phá ra con đường này đặc biệt bởi vì ông đã từ bỏ niềm hy vọng nhìn thấy được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào về cải cách chính trị trong thời gian tại chức còn lại của mình và kết quả là, ông quan tâm đến việc tập trung năng lực của mình vào một phong cách từng được lập lại bởi nhiều vị vua và các quan lại đi trước mình: kiến tạo một phán quyết của hậu thế.
Ôn đúng là người hiểu biết và có học nhất trong chín ủy viên thường trực bộ chính trị của Trung Quốc. Các hành động và lời tuyên bố của ông cho thấy rằng ông đã đến lúc thấy mình như một chính khách cao tuổi, tin tưởng vào các giá trị phổ quát. Nhưng ông cũng là một chính trị gia Trung Quốc tìm cách đoán trước được ngọn bút của các sử gia. Tưởng Giới Thạch từng giữ một cuốn nhật ký gần suốt cuộc đời mình để đảm bảo rằng lịch sử sẽ ghi lại các thành tích của mình, Mao Trạch Đông đã từ chối không cho phép các ghi chép lại bài phát biểu hoặc các cuộc hội thoại của mình vì sợ rằng chúng sẽ được sử dụng để chống lại ông. Ngược lại, những lời nói thấm đẫm nước mắt của Triệu Tử Dương đến các sinh viên tuyệt thực ở Thiên An Môn là một sự lựa chọn cuối cùng để đứng được bên lề của lịch sử, và để cho người khác bàn bạc. "Chúng ta lỗi thời rồi", ông đã tuyên bố. "Những điều này vượt khỏi tầm tay của chúng ta".
Bây giờ đến lượt Ôn Gia Bảo. Mặc dù ông vẫn tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp cải cách chính trị trước cuộc họp Ủy ban trung ương ở Bắc Kinh, tiềm năng đạt được sự thay đổi đáng kể trong hai năm còn lại trong chức vụ của mình là ít ỏi. Hy vọng thực sự của Ôn là các thế hệ tương lai sẽ nhớ đến ông như một chính trị gia của sự toàn vẹn, chứ không phải là một người nào đó buộc phải che giấu ngụy trang. Điều này có nghĩa là ông sẽ có thể còn thẳng thắn hơn trước khi nghỉ hưu vào năm 2012.
Tham vọng của Trung Quốc không còn phụ thuộc vào một nhà lãnh đạo chính trị duy nhất - dù là Hồ Cẩm Đào hay Tập Cận Bình. Để đảm bảo tiến độ, giới cầm quyền của đất nước phải đi đến kết luận chung rằng con đường họ từng đi qua hiện đang bị khóa chặn, và sự thay đổi hướng đi là điều cần thiết. Sự chuyển đổi cải cách chính trị này sẽ yêu cầu đến cả hai nguyên tắc hướng dẫn, một tích lũy lớn của vốn xã hội và chắc chắn sẽ là lâu dài và khó khăn. Một ngày nào đó Ôn Gia Bảo có thể được ghi công như là một nhà tiên phong trong việc di chuyển Trung Quốc đến các thay đổi. Nhưng điều đó để cho lịch sử phán xét.
Báo chí của Trung Quốc biểu lộ sự khiển trách Thủ tướng Ôn Gia Bảo
Nguồn: Michael Wines và Sharon LaFraniere,New York Times
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ 27.10.2010
Viết từ BẮC KINH - Tờ nhật báo chính thức của Đảng Công Sản Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ những lời kêu gọi cải cách chính trị nhanh hơn vào hôm Thứ Tư qua việc công bố một bài bình luận trên trang nhất rằng bất kỳ thay đổi nào trong hệ thống chính trị của Trung Quốc đều không nên mô phỏng với các loại dân chủ phương Tây, mà phải nhằm "củng cố vai trò lãnh đạo của đảng để đảng có thể chỉ huy được tình hình chung".
Mục ý kiến trên tờ Nhân dân Nhật báo, được ký bởi một cái tên dường như là một bút danh, tối thiểu đã xuất hiện như một cú tấn công dấu mặt nhằm vào Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người đã lập luận trong các bài phát biểu và phỏng vấn trên phương tiện truyền thông năm nay rằng tiến bộ kinh tế của Trung Quốc bị mối đe dọa phải dậm chân tại chỗ nếu không có các cải cách về cơ chế, bao gồm một nền tư pháp độc lập, sự giám sát rộng lớn hơn của báo chí về chính phủ và các cải tiến trong hình thức bầu cử quá hạn chế của Trung Quốc.
Bài báo cũng có thể được nhắm tới việc chống lại các đòi hỏi cải cách dân chủ gần đây của giới trí thức tự do ở Trung Quốc và các Đảng Viên lão thành, được thúc đẩy một phần từ những nhận định của ông Ôn Gia Bảo và thời gian tính của sự việc giải Nobel Hòa bình sẽ được trao trong tháng này cho Lưu Hiểu Ba, nhân vật đấu tranh dân chủ bị cầm tù ở Trung Quốc.
Những nhận xét của ông Ôn Gia Bảo, trong một bài phát biểu vào Tháng Tám và trong cuộc phỏng vấn gần đây với các hãng tin của Mỹ, đã thúc đẩy một cuộc tranh luận giữa các nhà phân tích về việc phải chăng ông đang ủng hộ một sự thay đổi theo phong cách Tây phương trong hệ thống cầm quyền của Trung Quốc hoặc chỉ đơn thuần kêu gọi một sự cởi mở hơn trong Đảng Cộng sản cầm quyền.
Bài bình luận hôm Thứ tư, vốn phổ biến ngay sau phiên họp hình thành kế hoạch hàng năm của đảng cầm quyền, dài đến 1.800 từ, có ý ám chỉ là thể hiện quan điểm chính thức của đảng về một chủ đề có tính chia rẽ. Bài báo nhấn mạnh lặp đi lặp lại những khẳng định trong quá khứ của các nhà lãnh đạo đảng rằng những thay đổi theo mô hình chính trị Mỹ hay châu Âu là không phù hợp với Trung Quốc. Bai báo cũng như trực tiếp bác bỏ lời cảnh báo của ông Ôn Gia Bảo rằng kinh tế tiến bộ và cải cách chính trị là liên kết không thể tách rời.
Bài bình luận cho biết, "Ý tưởng cho rằng cải cách chính trị của Trung Quốc là tụt hậu nghiêm trọng đàng sau sự phát triển đặc sắc của kinh tế không chỉ trái ngược với quy luật khách quan mà còn trái ngược cả với các sự kiện khách quan nữa".
Sau đó bài bình luận còn thêm rằng: "Trong việc thúc đẩy cải cách chính trị, chúng ta không nên sao chép mô hình hệ thống chính trị phương Tây, không nên tham gia vào một cái gì đó giống như chính phủ liên minh đa đảng hoặc phân chia quyền lực giữa hành pháp, lập pháp và ngành tư pháp. Chúng ta nên bám chặt vào con đường riêng của mình".
Một sử gia về chính trị Trung Quốc trong cuộc bàn luận về chủ đề, người đã yêu cầu không nêu danh tính nói rằng: "Rõ ràng, đây là một lời chỉ trích ông Ôn". Sau đó ông đã hạn chế bớt nhận xét của mình, nói rằng bài xã luận chẳng khác gì một "cú đánh dứ", viện dẫn ý là bài viết đã không nêu đích danh đến tên ông Ôn.
Tuy nhiên, quan điểm về mối liên quan (đến ông Ôn) được hỗ trợ bởi một chỉ thị bị rò rỉ vào ngày 19 Tháng 10 từ cơ quan kiểm duyệt của Đảng Cộng sản đã ra lệnh cho các trang mạng Internet và các tổ chức thông tấn xóa tất cả những gì có quan hệ đến cuộc phỏng vấn ông Ôn Gia Bảo của CNN gần đây. Trong cuộc phỏng vấn ngày 23 Tháng Chín, ông Ôn Gia Bảo nói rằng "các mong muốn và đòi hỏi của nhân dân về dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại," và Đảng Cộng sản "nên hành động theo Hiến pháp và pháp luật".
Ông Ôn Gia Bảo đã tuyên bố những điều tương tự như thế vào các năm trước, và trong ngày thứ Tư, thành phần đa số bảo thủ hơn của đảng đã có vẻ giận dữ hơn. Vào năm 2007, sau khi ông Ôn Gia Bảo công khai chấp nhận những "giá trị phổ quát" như nhân quyền, các báo chí do nhà nước kiểm soát đã phản ứng bằng một loại như thể khí thế của dân tộc, và kể từ đó chủ đề ấy đã trở thành điều cấm kỵ.
Một số nhà phân tích cho biết vào hôm thứ Tư rằng phản ứng lỗ mãng bất thường của đảng lần này cho thấy một cuộc tranh cãi ngày càng tăng lên về chiều hướng tương lai của cơ chế chính trị của Trung Quốc.
"Đúng như một cú đánh xoáy trực tiếp vào các tuyên bố của ông Ôn" David Shambaugh, người đứng đầu Chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington ở Washington, cho biết trong một email hôm thứ tư. "Đó chính là các bằng chứng nhiều hơn về một sự chia rẽ về quan điểm trong các cấp cao hơn của đảng về phạm vi và tốc độ cải cách 'dân chủ' trong thời gian tới".
Ông nói, vẫn không rõ cải cách dân chủ có nghĩa là gì đối với các thành viên của hệ thống đảng phân quyền.
Về mặt công khai, ít nhất là hầu như tất cả các cuộc tranh luận về dân chủ trên các tạp chí của đảng và các bài phát biểu đã bị giới hạn trong những cách thức khiến cho bộ máy quan liêu của đảng trở nên đáp trả với người công dân bình thường tốt hơn là cho những công dân có tiếng nói trực tiếp.
Một học giả về giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, Russell Leigh Moses, gọi việc biên tập này là "một lời nhắc nhở cho các cán bộ rằng đảng sẽ đặt định giai điệu và các giới hạn của cuộc tranh luận về cải cách chính trị".
"Đó là một sự chia rẽ về chính sách," ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây về nhận định của ông Ôn, "chứ không phải là một cuộc thách đấu giữa hai ông Ôn và Hồ" - một tham chiếu đến Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người được xem là đã tham gia vào phe cứng rắn hơn về những thay đổi đến cơ chế hiện hành. "Lúc này, chính trị ở thượng tầng đa phần là về chính sách và sự chỉ đạo của cơ chế. Rất ít liên quan đến một sự đấu tranh cho quyền lực. Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng về sự bất đồng chính sách một cách lành mạnh, và đúng là lành mạnh".
Tuy nhiên, trong nội bộ một số người còn hoài nghi hơn.
"Cuộc tranh luận về cải cách chính trị này, nội dung về việc làm thế nào để xác định nền dân chủ của Trung Quốc với các nước phương Tây, vẫn còn là một cuộc tranh luận có tính tu từ hơn là một cuộc tranh luận thực sự về chính sách", một biên tập viên từ cơ quan xuất bản của đảng đã nhận xét trong một cuộc bàn luận gần đây.
"Có lẽ một lần nữa các nhà trí thức và các phương tiện truyền thông tự do muốn khai thác điều gì đó từ các tuyên bố gần đây của ông Ôn" nhà bỉnh bút nói, "Nhưng thực tế là ngay cả dù ông có chân thành đi nữa, tất cả những gì ông thể làm là đạt được danh tiếng hơn cho chính mình mà thôi".
-Trung Quốc trả thù Ủy ban Giải thưởng Hòa bình Nobel Đinh Minh Đạo
Hacker gần chắc chắn từ Trung Quốc, hôm qua đã tấn công trang Web Nobelpeaceprize.org của Uỷ Ban Giải Thưởng Hòa Bình Noben (UBGTHBNOBEL). Đây là phản ứng của của chính quyền Trung quốc sau ba tuần lễ kể tử ngày UBGTHBNOBEL công bố trao tăng Giải Thưởng Hòa Bình Nobel 2010 cho nhà văn, nhà tranh đấu cho nhân quyền Lưu Hiểu Ba của Trung Quốc.
Trung Quốc trả thù Ủy ban Giải thưởng Hòa bình Nobel Đinh Minh Đạo
Hacker gần chắc chắn từ Trung Quốc, hôm qua đã tấn công trang Web Nobelpeaceprize.org của Uỷ Ban Giải Thưởng Hòa Bình Noben (UBGTHBNOBEL). Đây là phản ứng của của chính quyền Trung quốc sau ba tuần lễ kể tử ngày UBGTHBNOBEL công bố trao tăng Giải Thưởng Hòa Bình Nobel 2010 cho nhà văn, nhà tranh đấu cho nhân quyền Lưu Hiểu Ba của Trung Quốc.
Những người sử dụng mạng internet vào trang Nobelpeaceprize.org đã vô tình mang về máy tính của mình virus trojan vô cùng nguy hiểm. Virus này rất khó phát hiện và làm cho người sử dụng không thể kiểm soát được máy tính của mình. Các chuyên gia về an ninh mạng internet, thuộc tập đoàn Telenor của Na Uy đã phát hiện, các virus này xuất phát từ một trường đại học tổng hợp của Đài Loan. Tuy vậy, ông Frank Sein, chuyên gia của Telenor nói rằng, họ chỉ phát hiện dựa trên các dấu vết của của virus, còn chúng có nguồn gốc thật sự từ đâu và mô típ của chúng như thế nào vẫn chưa xác định được.
Việc diệt trừ vius trojan đã được tiến hành nhanh chóng. Ngay buổi chiều qua, đã có thể vào trang Nobelpeaceprize.org mà không bị lây truyển virus này nữa. Tuy nhiên UBGTHBNOBEL và Telenor không muốn đưa ra ai đã tấn công trang web. Có thể chắc chắn rằng, Trung Quốc đã đứng đằng sau vụ việc này. Việc UBGTHBNOBEL trao giải Hoa Bình Nobel cho nhà văn Lưu Hiểu Ba 54 tuổi đã làm cho Bắc Kinh tức giận, hằn học và lên án họ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, khuyến khích những tội phạm ở Trung Quốc.
Lưu Hiểu Ba, một trong những người anh hùng của cuộc đàn áp đẫm máu tại cuộc biểu tình phản đối chính quyền của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, ông còn là một trong những người soạn thảo hiến chương 08, hiện đang chịu án tù 11 năm với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền”
Chắc chắn Bắc Kinh sẽ làm ngơ trước lời kêu gọi của các nhân vật nổi tiếng thế giởi, yêu cầu họ thả ông Lưu Hiểu Ba ra khỏi nhà tù, để ông có thể đến Na Uy để nhận Giải Thưởng Hòa Bình Nobel vào ngày 10-12 tới đây. Nhà cầm quyền Bắc Kinh còn đi xa hơn, ngay sau ngày công bố giải thưởng, bà Lưu Hà vợ ông đã bị giam tại nhà, bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài.
Bà Luu Hà đã không có chút ảo tưởng nào đối với một chính quyền đã dùng xe tăng để cán lên những sinh viên biểu tình một cách ôn hòa. Hôm qua đã xuất hiện lá thư ngỏ bà gửi cho hơn 100 những nhà bất đồng chính kiến, nhưng nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung Quốc, nhưng bạn bè của
ông Lưu Hiểu Ba, kêu gọi họ hãy đến Na Uy để tham dự lễ trao giải thưởng. Trong thư có đoạn viết: “Tôi tin tưởng rằng, Lưu Hiểu Ba rất mong muốn bạn bè của mình có mặt trong buổi lễ lịch sử này”. Người ta đã không biết, bằng cách nào mà bà đưa được bức thư lên mạng internet, trong khi phương tiện liên lạc telephon và internet của bà đều bị nhà cầm quyền cắt bỏ. Đáp lời kêu gọi của bà, một số người đã ra tuyên bố sẽ đến Na Uy tham dự lễ. Hai người anh của ông Lưu Hiểu Ba ,hiện đang sống ở Trung Quốc tuyên bố, sẽ đi Na Uy thay mặt Lưu Hiểu Ba để nhận giải. Nhưng liệu chính quyên Băc Kinh có cấp hộ chiếu và cho phép họ đi Na Uy hay không?
Phản ứng của chính quyền Bắc Kinh làm tôi nhớ lại phản ứng của chính quyền Hà Nội trước đây, khi hòa thương Thích Quảng Độ được Sáng Hội Rap Tô của Na Uy tặng Giải Thưởng Nhân Quyền Rap Tô. Họ cũng ra tuyên bố nào là: “Can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”, „Hòa thựơng Thích Quảng Độ đang quản chế vì vi phạm pháp luật của Việt Nam” v.v…
Thật lạ lùng, các chính quyền độc tài cộng sản ở các nước đều giống nhau. Những công dân nào của đất nước họ được thế giới văn minh kính trọng, vinh danh đều là những công dân “xấu” đối với họ. Họ tăng cường đàn áp những công dân ưu tú này và tìm mọi cách để trả thù những tổ chức quốc tế, những cá nhân đã vinh danh công dân của họ. Vây chúng ta có thể lý giải được những những phản ứng trên đây của họ? Có lẽ họ là những công dân không bình thường của những chính quyền không bình thường. Đặt sự tồn tại chính quyền của mình lên trên lợi ích của dân tộc họ.
Warszawa 27-10-2010
Nguồn: nhật báo Wyborcza Ba Lan ngày 27-10-2010
© Đàn Chim Việt
-- Con gái luật sư CaoTrí Thịnh cầu cứu Tổng thống Obama — (RFI)-Trung Quốc: Chinese Supercomputer Likely to Prompt Unease in U.S. (WSJ 28-10-10) -- Oh SH*T!
Trung Quốc - Internet: Blogging in China: Breaching the great firewall (Economist 28-10-10)
TRIỂN VỌNG DÂN CHỦ Ở TRUNG QUỐC
Những người sử dụng mạng internet vào trang Nobelpeaceprize.org đã vô tình mang về máy tính của mình virus trojan vô cùng nguy hiểm. Virus này rất khó phát hiện và làm cho người sử dụng không thể kiểm soát được máy tính của mình. Các chuyên gia về an ninh mạng internet, thuộc tập đoàn Telenor của Na Uy đã phát hiện, các virus này xuất phát từ một trường đại học tổng hợp của Đài Loan. Tuy vậy, ông Frank Sein, chuyên gia của Telenor nói rằng, họ chỉ phát hiện dựa trên các dấu vết của của virus, còn chúng có nguồn gốc thật sự từ đâu và mô típ của chúng như thế nào vẫn chưa xác định được.
Việc diệt trừ vius trojan đã được tiến hành nhanh chóng. Ngay buổi chiều qua, đã có thể vào trang Nobelpeaceprize.org mà không bị lây truyển virus này nữa. Tuy nhiên UBGTHBNOBEL và Telenor không muốn đưa ra ai đã tấn công trang web. Có thể chắc chắn rằng, Trung Quốc đã đứng đằng sau vụ việc này. Việc UBGTHBNOBEL trao giải Hoa Bình Nobel cho nhà văn Lưu Hiểu Ba 54 tuổi đã làm cho Bắc Kinh tức giận, hằn học và lên án họ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, khuyến khích những tội phạm ở Trung Quốc.
Lưu Hiểu Ba, một trong những người anh hùng của cuộc đàn áp đẫm máu tại cuộc biểu tình phản đối chính quyền của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, ông còn là một trong những người soạn thảo hiến chương 08, hiện đang chịu án tù 11 năm với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền”
Chắc chắn Bắc Kinh sẽ làm ngơ trước lời kêu gọi của các nhân vật nổi tiếng thế giởi, yêu cầu họ thả ông Lưu Hiểu Ba ra khỏi nhà tù, để ông có thể đến Na Uy để nhận Giải Thưởng Hòa Bình Nobel vào ngày 10-12 tới đây. Nhà cầm quyền Bắc Kinh còn đi xa hơn, ngay sau ngày công bố giải thưởng, bà Lưu Hà vợ ông đã bị giam tại nhà, bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài.
Bà Luu Hà đã không có chút ảo tưởng nào đối với một chính quyền đã dùng xe tăng để cán lên những sinh viên biểu tình một cách ôn hòa. Hôm qua đã xuất hiện lá thư ngỏ bà gửi cho hơn 100 những nhà bất đồng chính kiến, nhưng nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung Quốc, nhưng bạn bè của
ông Lưu Hiểu Ba, kêu gọi họ hãy đến Na Uy để tham dự lễ trao giải thưởng. Trong thư có đoạn viết: “Tôi tin tưởng rằng, Lưu Hiểu Ba rất mong muốn bạn bè của mình có mặt trong buổi lễ lịch sử này”. Người ta đã không biết, bằng cách nào mà bà đưa được bức thư lên mạng internet, trong khi phương tiện liên lạc telephon và internet của bà đều bị nhà cầm quyền cắt bỏ. Đáp lời kêu gọi của bà, một số người đã ra tuyên bố sẽ đến Na Uy tham dự lễ. Hai người anh của ông Lưu Hiểu Ba ,hiện đang sống ở Trung Quốc tuyên bố, sẽ đi Na Uy thay mặt Lưu Hiểu Ba để nhận giải. Nhưng liệu chính quyên Băc Kinh có cấp hộ chiếu và cho phép họ đi Na Uy hay không?
Phản ứng của chính quyền Bắc Kinh làm tôi nhớ lại phản ứng của chính quyền Hà Nội trước đây, khi hòa thương Thích Quảng Độ được Sáng Hội Rap Tô của Na Uy tặng Giải Thưởng Nhân Quyền Rap Tô. Họ cũng ra tuyên bố nào là: “Can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”, „Hòa thựơng Thích Quảng Độ đang quản chế vì vi phạm pháp luật của Việt Nam” v.v…
Thật lạ lùng, các chính quyền độc tài cộng sản ở các nước đều giống nhau. Những công dân nào của đất nước họ được thế giới văn minh kính trọng, vinh danh đều là những công dân “xấu” đối với họ. Họ tăng cường đàn áp những công dân ưu tú này và tìm mọi cách để trả thù những tổ chức quốc tế, những cá nhân đã vinh danh công dân của họ. Vây chúng ta có thể lý giải được những những phản ứng trên đây của họ? Có lẽ họ là những công dân không bình thường của những chính quyền không bình thường. Đặt sự tồn tại chính quyền của mình lên trên lợi ích của dân tộc họ.
Warszawa 27-10-2010
Nguồn: nhật báo Wyborcza Ba Lan ngày 27-10-2010
© Đàn Chim Việt
-- Con gái luật sư CaoTrí Thịnh cầu cứu Tổng thống Obama — (RFI)-Trung Quốc: Chinese Supercomputer Likely to Prompt Unease in U.S. (WSJ 28-10-10) -- Oh SH*T!
Trung Quốc - Internet: Blogging in China: Breaching the great firewall (Economist 28-10-10)
TRIỂN VỌNG DÂN CHỦ Ở TRUNG QUỐC
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 27/10/2010
Về tình hình Trung Quốc, mạng tin “Làn sóng Đức” những ngày gần đây có các bài viết, nội dung như sau:
Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc nhóm họp tại Bắc Kinh để “bẻ ghi” cho đường lối phát triển chính trị và kinh tế trong 5 năm tới. Hội nghị kéo dài trong 4 ngày đề cập về tương lai trung hạn cho đất nước, gồm 370 ủy viên từ khắp các địa phương tham dự được bảo vệ nghiêm ngặt tại một khách sạn ở Bắc Kinh nhằm thảo luận hoàn thiện những điểm then chốt trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 để trình Quốc hội phê duyệt vào tháng 3/2011. Vào thời điểm giữa Hội nghị, theo các chuyên gia cho biết, đã nảy sinh một vấn đề là sự bùng phát kinh tế trong những năm qua có hài hòa với quá trình mở cửa kinh tế với phương Tây hay không? Ngoài ra, còn vấn đề sản xuất thân thiện môi trường trong tương lai sẽ như thế nào? Giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước… Đó là những vấn đề được chuyên gia kinh tế Trung Quốc Wang Zhengxu của trường Đại học Nottingham nêu ra.
Ngoài ra, các ủy viên Trung ương còn có nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự cho một thế hệ lãnh đạo chóp bu của đảng, trước hết là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Có một số quan chức cấp cao trong Ban thường trực Bộ chính trị trong hai năm tới sẽ đến tuổi phải rời bỏ chức vụ và nhường chỗ cho thế hệ trẻ.
Tất nhiên, tại Hội nghị Trung ương không thiếu những đề tài cần thảo luận, bởi 78 triệu đảng viên trong cả nước đang đứng trước những thách thức cấp bách lớn. Danh mục các vấn đề nóng bỏng khá dài như: hố ngăn cách giữa giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị ở Trung Quốc ngày một lớn; tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng; tệ tham nhũng ngày một trầm trọng và giá nhà đất bùng nổ mạnh. Tất cả những cái đó dẫn đến một điều là bất bình trong dân chúng ngày mọt tăng. Ngày càng nhiều công nhân bãi công, đấu tranh cho quyền lợi và đòi lương cao hơn.
Ngoài ra, đảng Cộng sản trước và sau vẫn phải đối mặt với hai cuộc xung đột sắc tộc vẫn đang âm ỉ, ở Tây Tạng và với người Hồi giáo ở Tân Cương, nơi trong quá khứ luôn xảy ra rối loạn.
Áp lực ngày một tăng
Trên trường quốc tế, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện bị chỉ trích với nhiều lý do khác nhau. Một mặt do chính sách tiền tệ cứng nhắc, nhưng bên cạnh đó còn sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Chế độ Bắc Triều Tiên bị cô lập mạnh mẽ trên trường quốc tế; và các mối liên hệ với Iran luôn bị phê phán.
Mới đây, nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Trung Quốc Lưu Hiểu Ba bị cầm tù đã được trao Giải Nô-ben hòa bình và Ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc phản ứng gay gắt đã gây ra các mối quan hệ khó khăn giữa Trung Quốc và phương Tây. Chuyên gia về Trung Quốc, ông David Bandurski thuộc trường Đại học ở Hồng Công nói: “Chúng tôi thấy đây là một Hội nghị với nhiều vấn đề chống chéo nhau rất đáng quan tâm mà những vấn đề đó, cả từ bên trong lẫn bên ngoài, đang gây áp lực lớn đối với đảng cầm quyền đòi phải đổi mới tương lai chính trị của đất nước”.
Cơ hội cho cải cách?
Có cần thông báo một sự thay đổi dần dần trong hệ thống chính trị Trung Quốc hay không? Vài tháng qua, những đòi hỏi cải cách chính trị và tăng quyền có tiếng nói của công dân thường được nhắc đi nhắc lại, điều này thậm chí được phát ra ngay từ miệng đương kim Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Phát biểu mới đây năm 2010 trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CNN, ông Ôn Gia Bảo nói rằng mong muốn của dân chúng về dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được. Không tiến hành cải cách chính trị thì Trung Quốc có thể bị mất đi những gì đã giành được thông qua đổi mới cơ cấu kinh tế. Các phương tiện truyền thông nhà nước khi đó tất nhiên đã không đưa tin này hoặc làm giảm tầm quan trọng của những lời lẽ công khai đó của vị Thủ tướng Trung Quốc. Cơ hội mở ra một sự đổi mới tư duy căn bản tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần này là rất nhỏ.
Một nhà tư tưởng kiên định
Do những năm tháng đấu tranh không mệt mỏi cho mở rộng dân chủ ở Trung Quốc, nhà tư tưởng bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã được trao Giải Nô-ben hòa bình. Cuộc đấu tranh dũng cảm của ông cũng đã khiến ông nhiều lần phải ngồi tù. Những thập kỷ qua, Lưu Hiểu Ba là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, ông phê phán bộ máy chính quyền của đảng Cộng sản. Từ hai năm nay, ông bị cầm tù. Những bức tường nhà tù đã quá quen đối với một người có chí khí đấu tranh không gì khuất phục được, một nhà đấu tranh cho dân chủ dáng vẻ thanh mảnh tuổi ngoại ngũ tuần này. Lần bị bắt giam đầu tiên đối với Lưu Hiểu Ba, ông còn nhớ rất rõ. Đó là vào năm 1989, sau khi phong trào dân chủ ở Trung Quốc bị dìm trong bể máu.
Rất nhiều người lên tiếng ủng hộ ông Lưu Hiểu Ba. Khi đó ông bị cầm tù hai năm. Những lần bị bắt tiếp theo sau đó là vào năm 1995 và 1996, nhưng tất cả những điều đó không đe dọa được chí khí đấu tranh của ông. Ông được khích lệ bởi ý thức trách nhiệm đối với các nạn nhân ở Quảng trường Thiên An Môn. Rất nhiều người vô tội khi đó vòa ngày 4/6/1989 đã bị bắn chết. Ông nói: “Là một người sống sót, tôi phải có trách nhiệm với những người đã chết và đấu tranh cho công lý”. Cuối năm 2008, Lưu Hiểu Ba lại một lần nữa bị bắt giam. Là người khởi xướng chính của cái gọi là “Hiến chương 08” được xuất bản nhân dịp 60 năm Tuyên bố nhân quyền quốc tế. “Hiến chương 08” là một Tuyên ngôn cho việc hiện đại hóa chính trị ở Trung Quốc, trong đó đòi phân chia quyền lực, tự do ngôn luận và tự do cạnh tranh của các đảng phái chính trị. Hơn 10.000 người Trung Quốc đã ký tên ủng họ “Hiến chương 08”. Mặc dù vậy, vào dịp lễ Giáng sinh năm 2009. Lưu Hiểu Ba đã bị bắt giữ và kết án 11 năm tù vì tội âm mưa “lật đổ” chính quyền.
Các đảng viên cao tuổi nhất đòi tự do ngôn luận ỏ Trung Quốc
Vào thời điểm cao điểm trong cuộc tranh cãi về việc ông Lưu Hiểu Ba được trao Giải Nô-ben hòa bình đã bùng phát một tài liệu đòi tự do ngôn luận ở Trung Quốc mà tác giả của nó là các quan chức đảng kỳ cựu đã nghỉ hưu, trong đó có: Lý Nhuệ từng là thư ký riêng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông, trong những năm 1950; trong những năm 1980 của Thế kỷ 20 ông giữ chức phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, một cơ quan quyền lực của đảng cầm quyền. Lời lẽ của ông khiến các đảng viên thấy sợ hãi, bởi ban Tổ chức quyết định các vị trí quyền lực trong đảng, đó là một ban phụ trách nhân sự của đảng độc quyền. Ông Lý Nhuệ đã nghỉ hưu từ lâu, nhưng ngày nay đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn thấy sợ trước những lời lẽ của ông. Từ năm 2004, nhà Lão thành cách mạng Lý Nhuệ nằm trong danh sách các tác giả mà không một tờ báo nào ở Trung Quốc được phép đăng tải những phát biểu của ông, bởi những phát biểu ấy đôi khi thái quá.
Đây là đất nước như thế nào? Tôi muốn gào to lên: “Báo chí phải được tự do”. Đó là một câu có thể đọc được trong Tuyên ngôn của 23 cựu quan chức lãnh đạo được công bố vào ngày 1/10, đúng ngày Quốc khánh lần thứ 61 của nước này. Tài liệu đã gây xôn xao trên Internet. Những người ký tên trong một lá thư ngỏ gửi Ban thường vụ Quốc hội đòi quyền tự do ngôn luận. Điều khoản 35 Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa nêu rõ “bảo đảm từ năm 1982 quyền tự do báo chí và ngôn luận”, nhưng từ 28 năm qua nó không được thực hiện. Chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc là một sự “bê bối’ trong lịch sử dân chủ thế giới. Các cơ quan kiểm duyệt coi Tuyên ngôn của các cựu quan chức nghỉ hưu là một “Bàn tay đen”. Vũ khí sắc bén nhất của các nhân viên nhà nước là điện thoại tới Tổng biên tập các báo và không bao giờ để lại tên tuổi, nhân thân của họ được giữ kín, nhưng người ta phải làm theo hướng dẫn của các cuộc điện thoại đó. Các tác giả bao gồm cả cựu Tổng biên tập tờ “Nhân dân nhật báo” của đảng, cựu phó Giám đốc hãng thông tấn nhà nước “Tân Hoa Xã” và cựu Giám đốc nhà xuất bản quốc gia, họ hiểu rằng họ nói về cái gì.
Đây không phải lần đầu tiên ông Lý Nhuệ và nhiều quan chức nghỉ hưu khác chống lại sự kiểm duyệt. Ngày từ năm 2006, trong một bức thư ngỏ, họ phản đối đóng cửa báo “Băng Điểm”, một trong các tờ báo phê phán mạnh mẽ nhất ở đất nước này. Và bức thư này là bất lợi đối với đảng Cộng sản. Từ khi Ủy ban Giải thưởng Nô-ben ngày 8/10 công bố quyết định trao Giải Nô-ben hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, nhà đấu tranh cho dân chủ ở Trung Quốc. Kiểm duyệt Internet có nghĩa là thủ tiêu khá nhiều việc làm đối với đất nước Trung Hoa. Từ ngày 15/10, các cơ quan chức năng không chỉ phải nỗ lực ngăn chặn thông tin xung quanh quyết định trao Giải Nô-ben hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba lan truyền trên mạng Internet Trung Quốc, mà bức thư ngỏ kiểu như thế của các Trưởng lão nghỉ hưu sẽ không bao giờ được xuất hiện ở bất cứ nơi nào.
Các tác giả bảo đảm họ là những nhân chứng chính. Họ nói: “Hơn một lần, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề cập tới tự do ngôn luận”. Cuối tháng 9, ông Ôn Gia Bảo đã có hai bài phát biểu, trong đó ông ủng hộ các cuộc cải cách chính trị. Phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin về hai bài phát biểu này, một bài ở Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc và một bài khác ở New York, trình bày trước người Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài. Nhưng các đoạn văn, trong đó ông Ôn Gia Bảo nói về cải cách chính trị và tự do ngôn luận, không xuất hiện trong các bản tin. Các vị lão thành cách mạng trong bức thư ngỏ của mình đã đòi Ban tuyên truyền Trung ương Đảng và Chính phủ: “Họ có quyền gì tước đoạt đi của nhân dân những thông tin mà Thủ tướng đã nói với dân? Chung tôi đòi xóa bỏ kiểm duyệt”.
***
(Đài TNHK 19/10)
Đảng cộng sản Trung Quốc đã đề ra kế hoạch phát triển mới cho 5 năm, và đưa Phó chủ tịch Tập Cận Bình vào chức vụ kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào. Cuộc họp thường niên của đảng diễn ra giữa lúc có những đòi hỏi cải tổ chính trị để phù hợp với tiến bộ kinh tế.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của phiên họp kéo dài 4 ngày này là việc loan báo đã được dư luận rộng rãi dự đoán trước về việc thăng chức cho Phó chủ tịch Tập Cận Bình vào chức vụ Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Theo ông Willy Lam, một chuyên gia về Trung Quốc tại Tổ chức Jamestown ở Oasinhtơn thì đây là một dấu hiệu rõ rệt rằng ông Tập Cận Bình sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào, sẽ rời chức vụ vào năm 2012. Ông nói: “Điều này rất quan trọng vì theo truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lãnh đạo tương lai phải là người có kinh nghiệm, vì thế đây sẽ là thời cơ rất tốt trong sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình”.
Ông Hồ Cẩm Đào là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Chỉ có ông và ông Tập Cận Bình là hai nhân vật dân sự trong ủy ban này. Phiên họp của đảng cũng đặt ra kế hoạch 5 năm cho Trung Quốc, từ 2011-2015.
Ông Lam cho rằng một trong những ưu tiên của chính phủ sẽ là theo đuổi việc thực hiện lời hứa thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn trong xã hội. Ông nói:
“Theo tôi thì giới lãnh đạo hàng đầu đặt vấn đề này làm ưu tiên cao vì, lấy ví dụ, một loạt những bất ổn lao động tại một số công ty đa quốc gia có trụ sở ở Trung Quốc, cũng như các xưởng sản xuất ở nội địa nước này. Theo tôi, giới lãnh đạo rất nóng lòng hóa giải tình trạng bất ổn xã hội và làm nguôi ngoai những công nhân và các nông gia đang hết sức bất mãn và phẫn nộ, những người có cảm giác là họ bị bỏ rơi, mặc dù có những khu vực khác của nền kinh tế dường như được hưởng lợi rất nhiều từ tình trạng phát triển mạnh chưa từng có trước đây trên khắp đất nước”.
Việc trao giải Nôbel hòa bình năm nay cho ông Lưu Hiểu B a, nhân vật bất đồng chính kiến bị Trung Quốc cầm tù, cũng làm nổi bật những lời kêu gọi mới đây đòi cải tổ chính trị ở nước này. Những lời kêu gọi như thế còn được ngay chính nhân vật tầm cỡ như Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra.
Trong một diễn văn đọc tại Liên Hợp Quốc vào tháng 9, ông Ôn Gia Bảo đã cổ vũ cho cải tổ chính trị Trung Quốc, mặc dù một số lời nhận định của ông đã không được truyền thông Trung Quốc tường trình.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng cải cách chính trị là cần thiết và nói thêm nếu không có cải cách chính trị, Trung Quốc không thể thực hiện được mục tiêu tối hậu của cải cách kinh tế và sẽ mất hết những thành quả đạt được trong việc đổi mới đất nước.
Nhà phân tích Willy Lam nói ông nghĩ cấp lãnh đạo trong đảng cho rằng cải cách chính trị rất nhạy cảm và không muốn đặt vấn đề này vào lịch trình của hội nghị năm nay.
Dù các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản không thảo luận về cải cách chính trị, một bài báo đăng trên Nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 18/10 khuyến nghị mọi người không nên xem vấn đề này là một vấn đề nhạy cảm. Bài báo ca ngợi những tiến độ về chính trị hiện nay của Trung Quốc và trích lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo về sự cần thiết phải cải tổ để đạt được mục tiêu hiện đại hóa kinh tế.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman có cùng chung ý nghĩ này trong một cuộc họp bàn của thành phố được trực tiếp truyền hình. Đại sứ Huntsman nói ông tin Trung Quốc sẽ phải nới rộng về chính trị nếu muốn giữ tính cạnh tranh về kinh tế:
“Quí vị chỉ có thể giữ được vị trí lãnh đạo về kinh tế căn cứ trên lao động rẻ trong một thời gian dài dù 10, 20 năm hay 30 năm và rồi quí vị phải làm chuyện gì khác vượt lên cao hơn nữa và điều đó là đổi mới. Và để có thể đổi mới, quí vị phải có một mức độ tự do nào đó. Quí vị có thể phải dựa vào dòng chảy tự do của những dịch vụ tốt, tiếp cận được với tiền vốn, có tự do thảo luận tại trường đại học và một mạng Internet trên căn bản đưa mọi người đến với nhau và không có sự kiểm soát của bên ngoài”.
Đại sứ Huntsman ca ngợi giải Nobel Hòa Bình được trao cho ông Lưu Hiểu Ba, gọi đó là “một cử chỉ rất quan trọng đối với tự do và dân chủ”. Ông nói giải thưởng này đánh dấu sự mở đầu của “một sự đối thoại rất quan trọng”.
Tuy nhiên, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc gần đây đã tránh né câu hỏi là có việc bàn tán về vấn đề Lưu Hiểu Ba trong nội bộ Chính phủ Trung Quốc hay không. Ông này cho biết Trung Quốc quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với những đặc tính của Trung Quốc. Quyết tâm này sẽ không lay chuyển và không thể bị thay đổi bởi người nào hay lực lượng nào.
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 27/10/2010
Về tình hình Trung Quốc, mạng tin “Làn sóng Đức” những ngày gần đây có các bài viết, nội dung như sau:
Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc nhóm họp tại Bắc Kinh để “bẻ ghi” cho đường lối phát triển chính trị và kinh tế trong 5 năm tới. Hội nghị kéo dài trong 4 ngày đề cập về tương lai trung hạn cho đất nước, gồm 370 ủy viên từ khắp các địa phương tham dự được bảo vệ nghiêm ngặt tại một khách sạn ở Bắc Kinh nhằm thảo luận hoàn thiện những điểm then chốt trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 để trình Quốc hội phê duyệt vào tháng 3/2011. Vào thời điểm giữa Hội nghị, theo các chuyên gia cho biết, đã nảy sinh một vấn đề là sự bùng phát kinh tế trong những năm qua có hài hòa với quá trình mở cửa kinh tế với phương Tây hay không? Ngoài ra, còn vấn đề sản xuất thân thiện môi trường trong tương lai sẽ như thế nào? Giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước… Đó là những vấn đề được chuyên gia kinh tế Trung Quốc Wang Zhengxu của trường Đại học Nottingham nêu ra.
Ngoài ra, các ủy viên Trung ương còn có nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự cho một thế hệ lãnh đạo chóp bu của đảng, trước hết là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Có một số quan chức cấp cao trong Ban thường trực Bộ chính trị trong hai năm tới sẽ đến tuổi phải rời bỏ chức vụ và nhường chỗ cho thế hệ trẻ.
Tất nhiên, tại Hội nghị Trung ương không thiếu những đề tài cần thảo luận, bởi 78 triệu đảng viên trong cả nước đang đứng trước những thách thức cấp bách lớn. Danh mục các vấn đề nóng bỏng khá dài như: hố ngăn cách giữa giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị ở Trung Quốc ngày một lớn; tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng; tệ tham nhũng ngày một trầm trọng và giá nhà đất bùng nổ mạnh. Tất cả những cái đó dẫn đến một điều là bất bình trong dân chúng ngày mọt tăng. Ngày càng nhiều công nhân bãi công, đấu tranh cho quyền lợi và đòi lương cao hơn.
Ngoài ra, đảng Cộng sản trước và sau vẫn phải đối mặt với hai cuộc xung đột sắc tộc vẫn đang âm ỉ, ở Tây Tạng và với người Hồi giáo ở Tân Cương, nơi trong quá khứ luôn xảy ra rối loạn.
Áp lực ngày một tăng
Trên trường quốc tế, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện bị chỉ trích với nhiều lý do khác nhau. Một mặt do chính sách tiền tệ cứng nhắc, nhưng bên cạnh đó còn sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Chế độ Bắc Triều Tiên bị cô lập mạnh mẽ trên trường quốc tế; và các mối liên hệ với Iran luôn bị phê phán.
Mới đây, nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Trung Quốc Lưu Hiểu Ba bị cầm tù đã được trao Giải Nô-ben hòa bình và Ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc phản ứng gay gắt đã gây ra các mối quan hệ khó khăn giữa Trung Quốc và phương Tây. Chuyên gia về Trung Quốc, ông David Bandurski thuộc trường Đại học ở Hồng Công nói: “Chúng tôi thấy đây là một Hội nghị với nhiều vấn đề chống chéo nhau rất đáng quan tâm mà những vấn đề đó, cả từ bên trong lẫn bên ngoài, đang gây áp lực lớn đối với đảng cầm quyền đòi phải đổi mới tương lai chính trị của đất nước”.
Cơ hội cho cải cách?
Có cần thông báo một sự thay đổi dần dần trong hệ thống chính trị Trung Quốc hay không? Vài tháng qua, những đòi hỏi cải cách chính trị và tăng quyền có tiếng nói của công dân thường được nhắc đi nhắc lại, điều này thậm chí được phát ra ngay từ miệng đương kim Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Phát biểu mới đây năm 2010 trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CNN, ông Ôn Gia Bảo nói rằng mong muốn của dân chúng về dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được. Không tiến hành cải cách chính trị thì Trung Quốc có thể bị mất đi những gì đã giành được thông qua đổi mới cơ cấu kinh tế. Các phương tiện truyền thông nhà nước khi đó tất nhiên đã không đưa tin này hoặc làm giảm tầm quan trọng của những lời lẽ công khai đó của vị Thủ tướng Trung Quốc. Cơ hội mở ra một sự đổi mới tư duy căn bản tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần này là rất nhỏ.
Một nhà tư tưởng kiên định
Do những năm tháng đấu tranh không mệt mỏi cho mở rộng dân chủ ở Trung Quốc, nhà tư tưởng bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã được trao Giải Nô-ben hòa bình. Cuộc đấu tranh dũng cảm của ông cũng đã khiến ông nhiều lần phải ngồi tù. Những thập kỷ qua, Lưu Hiểu Ba là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, ông phê phán bộ máy chính quyền của đảng Cộng sản. Từ hai năm nay, ông bị cầm tù. Những bức tường nhà tù đã quá quen đối với một người có chí khí đấu tranh không gì khuất phục được, một nhà đấu tranh cho dân chủ dáng vẻ thanh mảnh tuổi ngoại ngũ tuần này. Lần bị bắt giam đầu tiên đối với Lưu Hiểu Ba, ông còn nhớ rất rõ. Đó là vào năm 1989, sau khi phong trào dân chủ ở Trung Quốc bị dìm trong bể máu.
Rất nhiều người lên tiếng ủng hộ ông Lưu Hiểu Ba. Khi đó ông bị cầm tù hai năm. Những lần bị bắt tiếp theo sau đó là vào năm 1995 và 1996, nhưng tất cả những điều đó không đe dọa được chí khí đấu tranh của ông. Ông được khích lệ bởi ý thức trách nhiệm đối với các nạn nhân ở Quảng trường Thiên An Môn. Rất nhiều người vô tội khi đó vòa ngày 4/6/1989 đã bị bắn chết. Ông nói: “Là một người sống sót, tôi phải có trách nhiệm với những người đã chết và đấu tranh cho công lý”. Cuối năm 2008, Lưu Hiểu Ba lại một lần nữa bị bắt giam. Là người khởi xướng chính của cái gọi là “Hiến chương 08” được xuất bản nhân dịp 60 năm Tuyên bố nhân quyền quốc tế. “Hiến chương 08” là một Tuyên ngôn cho việc hiện đại hóa chính trị ở Trung Quốc, trong đó đòi phân chia quyền lực, tự do ngôn luận và tự do cạnh tranh của các đảng phái chính trị. Hơn 10.000 người Trung Quốc đã ký tên ủng họ “Hiến chương 08”. Mặc dù vậy, vào dịp lễ Giáng sinh năm 2009. Lưu Hiểu Ba đã bị bắt giữ và kết án 11 năm tù vì tội âm mưa “lật đổ” chính quyền.
Các đảng viên cao tuổi nhất đòi tự do ngôn luận ỏ Trung Quốc
Vào thời điểm cao điểm trong cuộc tranh cãi về việc ông Lưu Hiểu Ba được trao Giải Nô-ben hòa bình đã bùng phát một tài liệu đòi tự do ngôn luận ở Trung Quốc mà tác giả của nó là các quan chức đảng kỳ cựu đã nghỉ hưu, trong đó có: Lý Nhuệ từng là thư ký riêng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông, trong những năm 1950; trong những năm 1980 của Thế kỷ 20 ông giữ chức phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, một cơ quan quyền lực của đảng cầm quyền. Lời lẽ của ông khiến các đảng viên thấy sợ hãi, bởi ban Tổ chức quyết định các vị trí quyền lực trong đảng, đó là một ban phụ trách nhân sự của đảng độc quyền. Ông Lý Nhuệ đã nghỉ hưu từ lâu, nhưng ngày nay đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn thấy sợ trước những lời lẽ của ông. Từ năm 2004, nhà Lão thành cách mạng Lý Nhuệ nằm trong danh sách các tác giả mà không một tờ báo nào ở Trung Quốc được phép đăng tải những phát biểu của ông, bởi những phát biểu ấy đôi khi thái quá.
Đây là đất nước như thế nào? Tôi muốn gào to lên: “Báo chí phải được tự do”. Đó là một câu có thể đọc được trong Tuyên ngôn của 23 cựu quan chức lãnh đạo được công bố vào ngày 1/10, đúng ngày Quốc khánh lần thứ 61 của nước này. Tài liệu đã gây xôn xao trên Internet. Những người ký tên trong một lá thư ngỏ gửi Ban thường vụ Quốc hội đòi quyền tự do ngôn luận. Điều khoản 35 Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa nêu rõ “bảo đảm từ năm 1982 quyền tự do báo chí và ngôn luận”, nhưng từ 28 năm qua nó không được thực hiện. Chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc là một sự “bê bối’ trong lịch sử dân chủ thế giới. Các cơ quan kiểm duyệt coi Tuyên ngôn của các cựu quan chức nghỉ hưu là một “Bàn tay đen”. Vũ khí sắc bén nhất của các nhân viên nhà nước là điện thoại tới Tổng biên tập các báo và không bao giờ để lại tên tuổi, nhân thân của họ được giữ kín, nhưng người ta phải làm theo hướng dẫn của các cuộc điện thoại đó. Các tác giả bao gồm cả cựu Tổng biên tập tờ “Nhân dân nhật báo” của đảng, cựu phó Giám đốc hãng thông tấn nhà nước “Tân Hoa Xã” và cựu Giám đốc nhà xuất bản quốc gia, họ hiểu rằng họ nói về cái gì.
Đây không phải lần đầu tiên ông Lý Nhuệ và nhiều quan chức nghỉ hưu khác chống lại sự kiểm duyệt. Ngày từ năm 2006, trong một bức thư ngỏ, họ phản đối đóng cửa báo “Băng Điểm”, một trong các tờ báo phê phán mạnh mẽ nhất ở đất nước này. Và bức thư này là bất lợi đối với đảng Cộng sản. Từ khi Ủy ban Giải thưởng Nô-ben ngày 8/10 công bố quyết định trao Giải Nô-ben hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, nhà đấu tranh cho dân chủ ở Trung Quốc. Kiểm duyệt Internet có nghĩa là thủ tiêu khá nhiều việc làm đối với đất nước Trung Hoa. Từ ngày 15/10, các cơ quan chức năng không chỉ phải nỗ lực ngăn chặn thông tin xung quanh quyết định trao Giải Nô-ben hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba lan truyền trên mạng Internet Trung Quốc, mà bức thư ngỏ kiểu như thế của các Trưởng lão nghỉ hưu sẽ không bao giờ được xuất hiện ở bất cứ nơi nào.
Các tác giả bảo đảm họ là những nhân chứng chính. Họ nói: “Hơn một lần, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề cập tới tự do ngôn luận”. Cuối tháng 9, ông Ôn Gia Bảo đã có hai bài phát biểu, trong đó ông ủng hộ các cuộc cải cách chính trị. Phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin về hai bài phát biểu này, một bài ở Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc và một bài khác ở New York, trình bày trước người Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài. Nhưng các đoạn văn, trong đó ông Ôn Gia Bảo nói về cải cách chính trị và tự do ngôn luận, không xuất hiện trong các bản tin. Các vị lão thành cách mạng trong bức thư ngỏ của mình đã đòi Ban tuyên truyền Trung ương Đảng và Chính phủ: “Họ có quyền gì tước đoạt đi của nhân dân những thông tin mà Thủ tướng đã nói với dân? Chung tôi đòi xóa bỏ kiểm duyệt”.
***
(Đài TNHK 19/10)
Đảng cộng sản Trung Quốc đã đề ra kế hoạch phát triển mới cho 5 năm, và đưa Phó chủ tịch Tập Cận Bình vào chức vụ kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào. Cuộc họp thường niên của đảng diễn ra giữa lúc có những đòi hỏi cải tổ chính trị để phù hợp với tiến bộ kinh tế.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của phiên họp kéo dài 4 ngày này là việc loan báo đã được dư luận rộng rãi dự đoán trước về việc thăng chức cho Phó chủ tịch Tập Cận Bình vào chức vụ Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Theo ông Willy Lam, một chuyên gia về Trung Quốc tại Tổ chức Jamestown ở Oasinhtơn thì đây là một dấu hiệu rõ rệt rằng ông Tập Cận Bình sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào, sẽ rời chức vụ vào năm 2012. Ông nói: “Điều này rất quan trọng vì theo truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lãnh đạo tương lai phải là người có kinh nghiệm, vì thế đây sẽ là thời cơ rất tốt trong sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình”.
Ông Hồ Cẩm Đào là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Chỉ có ông và ông Tập Cận Bình là hai nhân vật dân sự trong ủy ban này. Phiên họp của đảng cũng đặt ra kế hoạch 5 năm cho Trung Quốc, từ 2011-2015.
Ông Lam cho rằng một trong những ưu tiên của chính phủ sẽ là theo đuổi việc thực hiện lời hứa thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn trong xã hội. Ông nói:
“Theo tôi thì giới lãnh đạo hàng đầu đặt vấn đề này làm ưu tiên cao vì, lấy ví dụ, một loạt những bất ổn lao động tại một số công ty đa quốc gia có trụ sở ở Trung Quốc, cũng như các xưởng sản xuất ở nội địa nước này. Theo tôi, giới lãnh đạo rất nóng lòng hóa giải tình trạng bất ổn xã hội và làm nguôi ngoai những công nhân và các nông gia đang hết sức bất mãn và phẫn nộ, những người có cảm giác là họ bị bỏ rơi, mặc dù có những khu vực khác của nền kinh tế dường như được hưởng lợi rất nhiều từ tình trạng phát triển mạnh chưa từng có trước đây trên khắp đất nước”.
Việc trao giải Nôbel hòa bình năm nay cho ông Lưu Hiểu B a, nhân vật bất đồng chính kiến bị Trung Quốc cầm tù, cũng làm nổi bật những lời kêu gọi mới đây đòi cải tổ chính trị ở nước này. Những lời kêu gọi như thế còn được ngay chính nhân vật tầm cỡ như Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra.
Trong một diễn văn đọc tại Liên Hợp Quốc vào tháng 9, ông Ôn Gia Bảo đã cổ vũ cho cải tổ chính trị Trung Quốc, mặc dù một số lời nhận định của ông đã không được truyền thông Trung Quốc tường trình.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng cải cách chính trị là cần thiết và nói thêm nếu không có cải cách chính trị, Trung Quốc không thể thực hiện được mục tiêu tối hậu của cải cách kinh tế và sẽ mất hết những thành quả đạt được trong việc đổi mới đất nước.
Nhà phân tích Willy Lam nói ông nghĩ cấp lãnh đạo trong đảng cho rằng cải cách chính trị rất nhạy cảm và không muốn đặt vấn đề này vào lịch trình của hội nghị năm nay.
Dù các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản không thảo luận về cải cách chính trị, một bài báo đăng trên Nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 18/10 khuyến nghị mọi người không nên xem vấn đề này là một vấn đề nhạy cảm. Bài báo ca ngợi những tiến độ về chính trị hiện nay của Trung Quốc và trích lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo về sự cần thiết phải cải tổ để đạt được mục tiêu hiện đại hóa kinh tế.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman có cùng chung ý nghĩ này trong một cuộc họp bàn của thành phố được trực tiếp truyền hình. Đại sứ Huntsman nói ông tin Trung Quốc sẽ phải nới rộng về chính trị nếu muốn giữ tính cạnh tranh về kinh tế:
“Quí vị chỉ có thể giữ được vị trí lãnh đạo về kinh tế căn cứ trên lao động rẻ trong một thời gian dài dù 10, 20 năm hay 30 năm và rồi quí vị phải làm chuyện gì khác vượt lên cao hơn nữa và điều đó là đổi mới. Và để có thể đổi mới, quí vị phải có một mức độ tự do nào đó. Quí vị có thể phải dựa vào dòng chảy tự do của những dịch vụ tốt, tiếp cận được với tiền vốn, có tự do thảo luận tại trường đại học và một mạng Internet trên căn bản đưa mọi người đến với nhau và không có sự kiểm soát của bên ngoài”.
Đại sứ Huntsman ca ngợi giải Nobel Hòa Bình được trao cho ông Lưu Hiểu Ba, gọi đó là “một cử chỉ rất quan trọng đối với tự do và dân chủ”. Ông nói giải thưởng này đánh dấu sự mở đầu của “một sự đối thoại rất quan trọng”.
Tuy nhiên, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc gần đây đã tránh né câu hỏi là có việc bàn tán về vấn đề Lưu Hiểu Ba trong nội bộ Chính phủ Trung Quốc hay không. Ông này cho biết Trung Quốc quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với những đặc tính của Trung Quốc. Quyết tâm này sẽ không lay chuyển và không thể bị thay đổi bởi người nào hay lực lượng nào.
Bắc Kinh đã nhiều lần chỉ trích quyết định của Ủy ban Nobel, nói là ủy ban không biết tôn trọng hệ thống pháp lý của Trung Quốc vì ông Lưu Hiểu Ba bị kết tội lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, chính phủ chưa bao giờ đưa ra những chi tiết về tội trạng của ông Lưu.
***
(Đài RFI 15/10)
Theo báo Le Figaro trong khi chờ đợi, cho dù có lời kêu gọi cải cách dân chủ đáng kinh ngạc của ông Ôn Gia Bảo, chính sách hiện thời vẫn là cứng rắn, mà cụ thể là phản ứng về vụ giải Nobel Hòa bình năm nay được trao cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba. Trên Internet, các trang web quan trọng như Sina hay Sohu được lệnh phải có người lo việc tự kiểm duyệt.
Báo này cho biết thêm, bãi bỏ kiểm duyệt cũng chính là kiến nghị của nhóm hơn hai chục đảng viên lão thành, trong đó có ông Lý Nhuệ, cựu Bí thư của Mao Trạch Đông. Và thật nghịch lý, khi những người kỳ cựu đã cho thấy các ý tưởng cải cách không phải là độc quyền của thế hệ trẻ.
Sự kiện Lưu Hiểu Ba có thể gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo Bắc Kinh
Cũng liên quan đến tình hình Trung Quốc, một nhà nghiên cứu đã nhận định trên báo Le Monde, việc giải Nobel Hòa bình 2010 được trao cho ông Lưu Hiểu Ba có thể làm chia rẽ nội bộ các nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Le Monde cho biết, việc bắt giữ ông Lưu Hiểu Ba hồi năm 2008 cũng đã gây nhiều bất đồng. Bằng chứng là phải mất sáu tháng mới ra lệnh bắt chính thức, và hơn sáu tháng nữa để loan báo bản án. Rõ ràng là quyết định được đưa từ trên cao, và nhân vật số một của Trung Quốc đã quyết tâm trừng phạt nặng nề những ai dám chống đối lại mình. Một cơ quan có nhiệm vụ “duy trì ổn định” đã được thành lập với ngân sách tương đương ngân sách quốc phòng – 514 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 55 tỷ euro; các “phần tử đáng ngờ” bị theo dõi ngày đêm.
Từ một năm qua, đã có những tiếng nói phản kháng, chẳng hạn báo cáo của một trường Đại học có uy tín ở Bắc Kinh, yêu cầu tôn trọng các quyền công dân và đề nghị tạo ra những “kênh độc lập” để phát biểu quan điểm. Báo cáo kết luận: “Việc duy trì ổn định không thể trở thành công cụ để bảo vệ lợi ích của kẻ mạnh”. Và gần đây nhất là các bài viết và phát biểu của ông Ôn Gia Bảo khẳng định: không có cải cách chính trị thì không thể bảo đảm có tiến bộ trong cải cách kinh tế.
Le Monde nói thêm, trong suốt hai thập kỷ, các tổ chức độc lập đã bị bóp chết từ trong trứng nước. Nhưng trong thời điểm Trung Quốc gần như có vị trí áp đảo trên trường quốc tế, thì sự kiện giải Nobel được trao cho ông Lưu Hiểu Ba đã khiến quốc gia hãnh tiến này phải quay trở lại vị trí một nhà nước công an đơn thuần. Tờ báo cho rằng một số đại biểu nhất định sẽ nghi ngờ về hiệu quả của chính sách trấn áp.
Le Monde đặt câu hỏi, liệu các lãnh đạo đảng có thể chấp nhận việc Trung Quốc bị xếp ngang hàng với chế độ Hitler, hay chính quyền quân sự Mianma, chế độ duy nhất đang giam cầm một nhân vật đoạt giải Nobel Hòa bình? Liệu Bắc Kinh có khắc nghiệt hơn Liên Xô cũ của ông Brejnev đã từng ngăn cản vợ ông Sakharov đến Ôxlô nhận giải? Tờ báo nhận định, xã hội Trung Quốc ngày nay đa dạng hơn Xôviết 35 năm trước, còn Đảng Cộng sản Trung Quốc thì chỉ đoàn kết ở ngoài mặt, và đang có những tiếng nói chỉ trích cứng rắn. Và như thế, sự kiện Lưu Hiểu Ba có thể đóng góp lại thời kỳ hòa hợp của năm 1989, mở ra những tranh luận mới trong nội bộ đảng./.
***
(Đài RFI 15/10)
Theo báo Le Figaro trong khi chờ đợi, cho dù có lời kêu gọi cải cách dân chủ đáng kinh ngạc của ông Ôn Gia Bảo, chính sách hiện thời vẫn là cứng rắn, mà cụ thể là phản ứng về vụ giải Nobel Hòa bình năm nay được trao cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba. Trên Internet, các trang web quan trọng như Sina hay Sohu được lệnh phải có người lo việc tự kiểm duyệt.
Báo này cho biết thêm, bãi bỏ kiểm duyệt cũng chính là kiến nghị của nhóm hơn hai chục đảng viên lão thành, trong đó có ông Lý Nhuệ, cựu Bí thư của Mao Trạch Đông. Và thật nghịch lý, khi những người kỳ cựu đã cho thấy các ý tưởng cải cách không phải là độc quyền của thế hệ trẻ.
Sự kiện Lưu Hiểu Ba có thể gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo Bắc Kinh
Cũng liên quan đến tình hình Trung Quốc, một nhà nghiên cứu đã nhận định trên báo Le Monde, việc giải Nobel Hòa bình 2010 được trao cho ông Lưu Hiểu Ba có thể làm chia rẽ nội bộ các nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Le Monde cho biết, việc bắt giữ ông Lưu Hiểu Ba hồi năm 2008 cũng đã gây nhiều bất đồng. Bằng chứng là phải mất sáu tháng mới ra lệnh bắt chính thức, và hơn sáu tháng nữa để loan báo bản án. Rõ ràng là quyết định được đưa từ trên cao, và nhân vật số một của Trung Quốc đã quyết tâm trừng phạt nặng nề những ai dám chống đối lại mình. Một cơ quan có nhiệm vụ “duy trì ổn định” đã được thành lập với ngân sách tương đương ngân sách quốc phòng – 514 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 55 tỷ euro; các “phần tử đáng ngờ” bị theo dõi ngày đêm.
Từ một năm qua, đã có những tiếng nói phản kháng, chẳng hạn báo cáo của một trường Đại học có uy tín ở Bắc Kinh, yêu cầu tôn trọng các quyền công dân và đề nghị tạo ra những “kênh độc lập” để phát biểu quan điểm. Báo cáo kết luận: “Việc duy trì ổn định không thể trở thành công cụ để bảo vệ lợi ích của kẻ mạnh”. Và gần đây nhất là các bài viết và phát biểu của ông Ôn Gia Bảo khẳng định: không có cải cách chính trị thì không thể bảo đảm có tiến bộ trong cải cách kinh tế.
Le Monde nói thêm, trong suốt hai thập kỷ, các tổ chức độc lập đã bị bóp chết từ trong trứng nước. Nhưng trong thời điểm Trung Quốc gần như có vị trí áp đảo trên trường quốc tế, thì sự kiện giải Nobel được trao cho ông Lưu Hiểu Ba đã khiến quốc gia hãnh tiến này phải quay trở lại vị trí một nhà nước công an đơn thuần. Tờ báo cho rằng một số đại biểu nhất định sẽ nghi ngờ về hiệu quả của chính sách trấn áp.
Le Monde đặt câu hỏi, liệu các lãnh đạo đảng có thể chấp nhận việc Trung Quốc bị xếp ngang hàng với chế độ Hitler, hay chính quyền quân sự Mianma, chế độ duy nhất đang giam cầm một nhân vật đoạt giải Nobel Hòa bình? Liệu Bắc Kinh có khắc nghiệt hơn Liên Xô cũ của ông Brejnev đã từng ngăn cản vợ ông Sakharov đến Ôxlô nhận giải? Tờ báo nhận định, xã hội Trung Quốc ngày nay đa dạng hơn Xôviết 35 năm trước, còn Đảng Cộng sản Trung Quốc thì chỉ đoàn kết ở ngoài mặt, và đang có những tiếng nói chỉ trích cứng rắn. Và như thế, sự kiện Lưu Hiểu Ba có thể đóng góp lại thời kỳ hòa hợp của năm 1989, mở ra những tranh luận mới trong nội bộ đảng./.