Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Vì sao cựu dân biểu Hoa Kỳ phản đối thỏa thuận hạt nhân Việt – Mỹ?

---Bảo vệ đất quy hoạch nhà máy điện hạt nhân 1 (Bee)- Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng, xây dựng nhà trái pháp luật -Các nhà máy điện hạt nhân của Thái Lan và Việt Nam bị chậm trễ vì vấn đề nhân lực x-cafevn.org - Thái Lan, dự định sẽ thành lập một khung qui chế về an toàn hạt nhân trong vòng bốn năm bắt đầu từ năm 2011 nhưng có thể không hoàn tất cho đến 2026. Việt Nam có thể sẽ không có khả năng trả một khoản tiền "phụ trội" như Các Tiểu Vương Quốc Á Rập đang làm để nhập khẩu những công nhân có kinh nghiệm, và cũng chưa thành lập những chương trình đào tạo như Trung Quốc và Nga.
Nguồn: Ann Koh, Bloomberg
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

18.11.2010
Các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Đông nam Á, dự định sẽ hoạt động tại Việt Nam và Thái Lan vào năm 2020, có thể sẽ bị chậm trễ ít nhất là tám năm vì thiếu hụt công nhân tay nghề cao và giá sản xuất than đá thấp, công ty Wood Mackenzie cho biết.
Hai quốc gia này sẽ cần thời gian dài hơn để thông qua ngân sách cho các nhà máy điện hạt nhân so với những nhà máy nhiệt điện chạy than, cũng như để thiết lập những biện pháp an toàn, Graham Tyle, người đứng đầu chi nhánh năng lượng khu vực đông nam Á tại Wood Mackenzie, một công ty tư vấn năng lượng có văn phòng tại Edinburgh, Scotland cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Singapore. Những nhà máy đầu tiên này có thể bị dời lại sớm nhất là vào năm 2028, ông nói.-Nga - Việt Nam - Hạt nhân: Moscow’s Asian Nuclear Campaign (Diplomat 3-11-10)

Người Nhật nói về dự án điện hạt nhân tại Việt Nam (Bee)-Theo báo Sankei, việc hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam được đánh giá là bước đột phá trong Chiến lược tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam chọn Nhật Bản làm đối tác khai thác đất hiếm
(VietNamNet) – Việt Nam quyết định chọn Nhật Bản làm đối tác thăm dò, khai thác, chế biến đất hiếm, đồng thời giúp Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân số 2. Thông tin do Thủ tướng cho hay tại cuộc họp báo ngay sau hội đàm với ông Naoto Kan.
Thủ tướng Nhật Bản thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Cấp cao liên quan tại Hà Nội.

Cùng với việc chọn Nhật Bản làm đối tác thăm dò, khai thác, chế biến đất hiếm, Việt Nam cũng quyết định chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác và giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 2.
“Ngài Thủ tướng Naoto Kan đã khẳng định với tôi Chính phủ Nhật Bản sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Việt Nam về xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 2 này”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Naoto Kan ký kết Tuyên bố chung.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho hay về hợp tác phát triển ODA, ngoài những dự án lớn, quan trọng mà hai bên đã thỏa thuận từ trước, trong cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã khẳng định lại hợp tác, trong đó có dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cảng Lạch Huyện – Hải Phòng và một số dự án khác Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam.
Ngoài ra, Thủ tướng Naoto Kan khẳng định Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét nghiêm túc và nhanh chóng việc hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện dự án sân bay quốc tế Long Thành, dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình – Bãi Vọt, đường cao tốc Nha Trang – Phan Thiết, các tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và TP.HCM…
--Vietnam, Russia ink deal(Straits Times)-HANOI (Vietnam) - RUSSIA and Vietnam on Sunday signed a deal, worth an estimated four billion euros (S$7.2 billion) for the South-east Asian country's first nuclear power plant, an AFP reporter said.Russian President Dmitry Medvedev witnessed the signing, part of an effort to boost ties with his country's former Soviet-era communist ally. -- AFP-
Nhiều vi phạm trong lĩnh vực an toàn bức xạ, hạt nhân (SGGP 30-10-10) -- Xử lý chất thải hạt nhân: Cứ nên "chờ xem sao"! (Bee.net 30-10-10)

- Nhật ‘được trao hợp đồng hạt nhân’ (BBC).  – Nga xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam (Bee).-Vietnam, Japan in nuclear deal (Straits Times)- HANOI - HANOI has decided to give Japan contracts to build two nuclear reactors, a Japanese report said, while Russia is expected to sign a deal already announced for Vietnam's first nuclear energy plant. The communist country wants to build eight nuclear plants in the next two decades. Initial government plans call for four reactors, with a total capacity of 4,000 megawatts and at least one of them operational from 2020.

-Nga ‘xây nhà máy điện hạt nhân cho VN’ (BBC)-Nga - Việt sẽ ký thỏa thuận hạt nhân (VNN)-Tổng thống Nga sẽ ký thỏa thuận giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và một nhà máy thủy điện.-Russia to build Vietnam's first nuclear plant (AFP 29-10-10)-- Việt Nam và Nhật Bản sắp đạt được thỏa thuận cơ bản về hợp tác hạt nhân dân sự (RFI)- VN sẽ có điện hạt nhân vào năm 2020 (BBC).-- Công bố quy hoạch xây hai nhà máy điện hạt nhân (Vietnam+).-VIỆT NAM - NHẬT BẢN: Việt Nam và Nhật Bản sắp đạt được thỏa thuận cơ bản về hợp tác hạt nhân dân sự (RFI)-Theo Kyodo, ngày 23/10/2010, các quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết là Hà Nội và Tokyo đang hướng tới một thỏa thuận cơ bản trong lĩnh vực hợp tác hạt nhân dân sự, tạo cơ sở cho các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu các công nghệ điện hạt nhân cho Việt Nam.

Nhật Bản có giải pháp mới cho điện hạt nhân Việt Nam (Bee)-Tờ Sankei ngày 20/10 đưa tin Nhật Bản sẽ tiếp cận điện hạt nhân Việt Nam thông qua giải pháp môi trường.-- Japan, Vietnam reach nuclear cooperation deal (Reuters)
Chính thức công bố địa điểm NMĐ hạt nhân số 2 (Bee)-Tỉnh Ninh Thuận đã chính thức công bố quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 1 và số 2 ngày 22/10-VN công bố địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Đài Á Châu Tự Do-Quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được Bộ Công thương công bố hôm qua. Theo qui hoạch Nhà máy Điện Hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được xây dựng tại thôn Vĩnh Tường, xã Phước Dinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, ...Công bố địa điểm xây hai nhà máy điện hạt nhânThanh Niên-Công bố quy hoạch xây 2 nhà máy điện hạt nhân (VOV)-Nhà máy 1 sẽ được xây dựng tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; Nhà máy 2 sẽ được xây dựng tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận
Vì sao cựu dân biểu Hoa Kỳ phản đối thỏa thuận hạt nhân Việt – Mỹ? Nguyễn Trung
Hồi đầu tháng Tám, tờ The Wall Street Journal lần đầu tiên đưa tin về các cuộc thảo luận hạt nhân giữa hai nước cựu thù.

Tờ báo dẫn lời các nhà lập pháp và các chuyên gia nhận định rằng thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ‘đánh dấu một bước lùi đối với nỗ lực chống phổ biến hạt nhân của Washington’.

Theo bài báo, một số nghị sĩ ở Quốc hội Mỹ chỉ trích rằng, thỏa thuận ‘bỏ qua những yêu cầu nghiêm ngặt áp đặt cho các đối tác ở Trung Đông’, vốn bị buộc từ bỏ việc làm giàu uranium nếu muốn hợp tác hạt nhân.

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông John LeBoutillier, một trong hai dân biểu thuộc phe Cộng hòa phản đối điều khoản cho phép Việt Nam làm giàu uranium trên đất của mình, nhận định rằng đây là một trong những thỏa thuận ‘tồi nhất’ từ Washington.
Ông nói: ‘Ý tưởng Hoa Kỳ cho phép Việt Nam làm giàu uranium – nhiên liệu có thể dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân - là không hợp lý. Chính quyền Washington không đồng ý để cho các đồng minh của mình ở Trung Đông và các nơi khác thực hiện điều này, tại sao lại cho phép Việt Nam?’
Tuần trước, ông LeBoutillier cùng cựu dân biểu William Hendon đã gửi một bức thư ngỏ tới Tòa Bạch Ốc, kêu gọi Tổng thống Barack Obama can thiệp và loại bỏ điều khoản gây tranh cãi trong thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
Bức thư gửi ông Obama có đoạn, xin trích: ‘Thưa Ngài Tổng thống, khả năng làm giàu uranium có thể trực tiếp đưa tới việc sản xuất vũ khí hạt nhân, và nghiêm trọng hơn, khi nhiên liệu hạt nhân có thể dùng để sản xuất vũ khí rơi vào tay những kẻ khủng bố vô tổ quốc muốn làm hại Hoa Kỳ’.
Hiện chưa có thông báo chính thức của cả Hà Nội và Washington về kết quả đàm phán cũng như vấn đề cho phép Việt Nam làm giàu uranium. Dẫu vậy, vị cựu dân biểu vẫn cho rằng các lo ngại là ‘chính đáng’.
Ông LeBoutillier nói: ‘Tôi không cho rằng quan ngại này đã bị thổi phồng. Hoa Kỳ không nên trao quyền làm giàu uranium cho bất kỳ ai. Nước Mỹ không muốn có thêm vũ khí hạt nhân, và một phần cũng vì lý do đó mà Tổng thống Barack Obama được trao giải Nobel Hòa bình. Ông là người tranh đấu cho vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân’.

Gần đây, ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia từng được báo chí trích lời nói rằng Hoa Kỳ và Việt Nam ‘đã đạt thỏa thuận bước đầu về hợp tác hạt nhân hồi tháng Ba và hy vọng sẽ kết thúc thảo luận vào cuối năm nay’.

Ông Tấn cũng lên tiếng cho biết rằng ‘Việt Nam không có ý định làm giàu uranium’ vì đây là ‘vấn đề nhạy cảm’.

Về tuyên bố này, ông LeBoutillier nhận định với VOA rằng quyết định đó ‘có thể được thay đổi trong tương lai’.
Cựu dân biểu lên tiếng: ‘Đó là họ nói như vậy. Hiện giờ họ không có ý định, thế còn ngày mai thì sao, một tuần hay một năm nữa thì thế nào? Làm sao chúng ta biết chắc rằng chính sách của chính phủ Việt Nam không thay đổi? Các chính phủ thường hay thay đổi quan điểm của họ'.
'Nếu đúng là họ không có ý định làm giàu uranium, thì vì sao họ cần tăng cường khả năng làm giàu nhiên liệu hạt nhân? Tại sao không tuân thủ một điều khoản mà tất cả các nước đã đồng ý? Trong các thỏa thuận hạt nhân với Hoa Kỳ, Jordan, Ảrập Saudi và Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, không nước nào được phép làm giàu uranium’.

Hồi đầu tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley thừa nhận rằng ‘Hoa Kỳ và Việt Nam đang đàm phán hạt nhân, bao gồm công nghệ hạt nhân dân sự’.

Nhưng ông Crowley từ chối xác nhận hay phủ nhận tin tức rằng Việt Nam sẽ được phép tự làm giàu uranium ở trên đất của mình.

Trong khi đó, nhật báo tài chính The Wall Street Journal nhận định rằng các cuộc đàm phán do Bộ Ngoại giao nước này chủ trì có thể làm Trung Quốc ‘bất an’.

Tờ báo này nói rằng thỏa thuận hạt nhân Việt – Mỹ ‘là ví dụ mới nhất cho thấy việc tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ ở Nam và Đông Nam Á’.

Cựu dân biểu LeBoutillier cũng tán đồng quan điểm này: ‘Theo tôi, động cơ của việc này có thể là Hoa Kỳ muốn làm đối trọng của Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ quân sự giữa Washington và Bắc Kinh hiện khá là căng thẳng. Bằng việc cho phép Việt Nam làm giàu nhiên liệu hạt nhân, Hoa Kỳ muốn truyền đi một thông điệp'.
Ông nói thêm: 'Thỏa thuận đó có lẽ là một chỉ dấu đối với Bắc Kinh rằng họ nên chấm dứt thái độ hung hăng không những về quân sự mà còn cả về kinh tế hay tiền tệ. Hoa Kỳ luôn muốn củng cố quan hệ với Việt Nam nhưng Washington không nên đi quá xa như vậy’.

Trước tin tức về thỏa thuận hạt nhân Việt – Mỹ, trả lời China Daily hồi tháng Tám, ông Teng Jianqun, Phó Giám đốc Hiệp hội Giải trừ và Kiểm soát vũ khí Trung Quốc, đã cáo buộc Hoa Kỳ theo đuổi ‘tiêu chuẩn kép’ và ‘gây mất ổn định trật tự quốc tế’.

Gần đây, Việt Nam bày tỏ quyết tâm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao để phục vụ nền kinh tế.
-260.000 tỉ đồng phát triển bền vững Ninh Thuận (PL)-Ngày 22-10, công bố quy hoạch hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ vận hành vào năm 2020 Thanh Niên
Tại hội nghị “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, được tổ chức tại Hà Nội sáng 19.10, ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được xây ...-Ninh Thuận đặt mục tiêu đứng trong top 20 của cả nướcĐài Tiếng Nói Việt Nam-Chuẩn bị quy hoạch tốt để vươn lên tầm cao mớiBáo điện tử Chính phủ-Đề xuất di dời địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhânVNExpress
Hai cựu dân biểu Hoa Kỳ phản đối thỏa thuận hạt nhân Mỹ-VN (VOA)-Hai cựu dân biểu Mỹ đang phản đối một phần nội dung trong thỏa thuận hạt nhân mà Hoa Kỳ và Việt Nam đang thương thảo và có thể được chung quyết vào tháng tới.
Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ với chính phủ của Tổng thống Bush vào năm 2001 để hợp tác với Hoa Kỳ trong việc thủ đắc vật liệu hạt nhân và phát triển năng lượng hạt nhân dân dụng.
Theo tường thuật của tờ Wall Street Journal hồi tháng 8, chính phủ của Tổng thống Obama đã đẩy nhanh cuộc thương thuyết với Việt Nam trong vài tháng qua để hoàn tất một thỏa thuận về việc chia sẻ kỹ thuật và hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, tồn trữ và giáo dục.
Thỏa thuận này cũng sẽ cho phép các công ty Hoa Kỳ như General Electric và Bechtel bán các bộ phận và lò phản ứng hạt nhân cho Việt Nam.
Theo bản tin của Tân Hoa Xã, các cựu Dân biểu Cộng hòa William Hendon, và John LeBoutillier, đã lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng thỏa thuận này không bao gồm các điều khoản hạn chế việc tinh luyện uranium, vốn là một phần trong quá trình chế tạo vũ khí hạt nhân.
Cũng theo hãng thông tấn chính thức của nhà nước Trung Quốc thì các vị cựu dân biểu này phát biểu tại một cuộc hội nghị ở Washington rằng hành động này có thể làm tăng nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, tăng cường khả năng nguyên liệu vũ khí hạt nhân rơi vào tay những nhóm cực đoan và lập luận rằng thỏa thuận này đi ngược lại với chính sách của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam tuyên bố họ chỉ dự định sử dụng công nghệ hạt nhân cho mục đích hòa bình.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng hồi tháng 8, nhật báo China Daily của nhà nước Trung Quốc cũng đã từng đăng một bài viết trích dẫn nhận định của giới phân tích nước này cho rằng các cuộc thương thuyết giữa hai nước Việt-Mỹ về việc hợp tác, chia sẻ nhiên liệu và kỹ thuật hạt nhân phá vỡ sự ổn định và trật tự quốc tế.
Nguồn: Xinhua, Newsmax.com
- Tân Hoa xã đưa, báo Philippines đăng: Hai cựu nghị sĩ Mỹ chống lại một phần nội dung thỏa thuận hạt nhân Hoa Kỳ-Việt Nam đang được thương thảo và có thể được thông qua lần cuối vào tháng tới - Two former U.S. Congressmen oppose part of U.S.-Vietnam nuclear deal (mb.com.ph/Xinhua).
- Ninh Thuận kiến nghị không quy hoạch xây nhà máy điện hạt nhân thứ 3 (Tuổi trẻ)-Ninh Thuận kiến nghị không quy hoạch nhà máy ĐHN thứ 3 (Bee)-Tại khu vực này sẽ ưu tiên phát triển trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.-Chủ tịch Ninh Thuận nói về việc gom hai nhà máy ĐHN (Bee)-"Tỉnh đã kiến nghị xem xét việc gộp hai nhà máy hạt nhân vào một địa điểm để tiết kiệm kinh phí đầu tư hạ tầng".-- Lãnh đạo Ninh Thuận: “Hai nhà máy điện hạt nhân nên xây một nơi” (VnEconomy).
Nhật Bản sẽ thăm dò khả năng ký thỏa thuận hạt nhân với VN

(VOA)-Nhật Bản sẽ thăm dò khả năng ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam khi tham gia hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 11 tới đây.
Hãng tin Dow Jones trích lời ông Ichiro Takeguru, chủ tịch tương lai của một tập đoàn sắp được thành lập nhằm quảng bá công nghệ hạt nhân của Nhật Bản, cho biết như vậy hôm thứ Ba.
Theo bản tin trên Denki Shinbun tập đoàn do Chính phủ và 6 công ty Nhật Bản phối hợp mang tên Tập đoàn Phát triển Năng lượng Hạt nhân Quốc tế sẽ được thành lập vào cuối tháng 10 tới đây.
Mục đích của tập đoàn này là nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân cùng các dịch vụ bảo trì cho các khách hàng nước ngoài tiềm năng, trong đó Việt Nam là khách hàng chính yếu.
Theo ông Takeguru, trọng tâm sắp tới trong chiến lược tiếp thị của Nhật Bản là hội nghị thượng đỉnh APEC, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 13 và 14 tháng 11 tới đây ở thành phố Yokohama, phía tây Tokyo.
Ông Takeguru nói rằng tập đoàn sẽ theo dõi xem liệu Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan có nhận được tín hiệu tích cự từ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về một kế hoạch mà Nhật Bản đã đề xuất với chính phủ Việt Nam hồi tháng 8, hay không.
Cũng theo ông thì kế hoạch mà Nhật Bản đề xuất đáp ứng đầy đủ 6 tiêu chí của Việt Nam gồm công nghệ tiên tiến và đã qua thử nghiệm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tài chính, cung cấp nguyên liệu ổn định, hỗ trợ xử lý chất thải và chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam.
Hồi tháng Sáu, chính phủ Việt Nam cho biết từ nay tới năm 2030 họ có kế hoạch xây dựng 13 lò phản ứng hạt nhân với tổng công xuất 15 gigawatt.
Việt Nam đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên với Nga để đổi lại sự hỗ trợ về quân sự.
Nguồn: Dow Jones, The Denki Shimbun
Việt Nam, Nga sắp ký thỏa thuận xây nhà máy điện hạt nhân

(VOA)-Bản tin điện tử Industrial Fuels and Power của Anh hôm 4/10 cho hay theo dự kiến, thỏa thuận xây một nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ được ký kết nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến Việt Nam vào cuối tháng này.
Dự án trị giá lên tới trên 10 tỷ đô la và sẽ khởi công vào năm 2013, tức là sớm hơn đề nghị ban đầu 1 năm.
Cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam nói rằng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam là mốc quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược với Nga.
Việt Nam cũng dự kiến xây dựng một nhà máy điện khác có công suất 2000 MW trong cùng khu vực vào năm 2020.
Nguồn: Ifandp.com, VNEconomy
Chi phí xây 2 nhà máy hạt điện hạt nhân của VN có thể lên tới 12 tỷ đôla - (VOA)
Theo một giới chức thuộc tập đoàn đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam cho hay chi phí cho việc xây dựng 2 nhà máy đầu tiên có tổng công suất 4.000 megawatt có thể sẽ lên tới 12 tỷ đôla.
Bản tin của Dow Jones trích lời ông Phan Minh Tuấn, Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) cho hay số vốn này sẽ gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc xây dựng hai nhà máy ở Ninh Thuận, gồm cả chi phí đào tạo nhân lực, dọn dẹp địa điểm, xây dựng và thử nghiệm.
Cũng theo ông Tuấn, chính phủ Việt Nam sẽ ký hợp đồng với tập đoàn năng lượng Rosatom của Nga trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
Tuy nhiên, ông Tuấn không nói rõ giá trị của hợp đồng này là bao nhiêu.
Nguồn: Dow Jones, EVN
Đôn đốc triển khai đồng bộ dự án điện hạt nhân - (TNO)
Ngày 27/9, cuộc họp lần thứ 2 của Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận đã thảo luận, đưa ra một số giải pháp đôn đốc các công việc liên quan đến nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước.
Việt Nam và Nhật Bản đàm phán về thỏa thuận hạt nhân VOA Việt Nam và Nhật Bản tiến hành các cuộc đàm phán đầu tiên ngày hôm nay nhằm tiến tới ký một thỏa thuận song phương về việc sử dụng một cách hòa bình công nghệ hạt nhân. Hãng tin Kyodo cho hay, thỏa thuận này sẽ đặt ra một khuôn khổ pháp lý về việc sử dụng và chuyển giao một cách hòa bình các công nghệ, vật liệu và thiết bị liên quan tới năng lượng hạt nhân. Được biết, Nhật Bản đã ký các thỏa thuận hạt nhân song phương với Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng với bốn nước khác. Nước này hiện cũng đang thương thảo với Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Ấn Độ và Nam Phi.
VIỆT - NHẬT: Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu thương lượng hợp tác hạt nhân-Theo hãng tin Kyodo, trích dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật, hôm nay 24/9, tại Vienna, Nhật Bản và Việt Nam sẽ mở các cuộc thương lượng đầu tiên nhằm tiến đến ký kết một hiệp định song phương về việc sử dụng công nghệ hạt nhân vào mục đích dân sự.
Xem xét kiến nghị về nơi xây nhà máy điện hạt nhân (VNN 12-9-10)--- Phỏng vấn KS Đặng Đình Cung: Đào tạo dân trí về bảo vệ an toàn: điều kiện tiên quyết để phát triển năng lượng hạt nhân — (RFI)--
Việt Nam - Mỹ - Hạt nhân: Why a US-Vietnam Nuclear Deal? (Diplomat 15-9-10) ◄
- U.S.-Vietnam Nuclear Deal Reflects Bilateral, Regional Priorities (WPR)
HOA KỲ - VIỆT NAM: Hiệp định hạt nhân có thể mở đầu cho một quan hệ nồng ấm hơn
Một nước Trung Quốc đang trỗi dậy đang thúc đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam bắt tay với nhau. Hiệp định hợp tác hạt nhân có thể mở đầu cho một mối quan hệ nồng ấm hơn giữa hai kẻ thù củ. Đó là nhận định chung của nhà nghiên cứu Saurav Jha, trong bài báo tựa đề « Why a US-Vietnal Nuclear Deal ? » ( Vì sao có hiệp định hạt nhân Mỹ-Việt ? ), đăng ngày 15/9 trên trang web của tờ The Diplomat, tạp chí chuyên đăng những bài phân tích địa lý chính trị về khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Ông Saurav Jha cũng là tác giả cuốn « The Upside Down Book of Nuclear Power”. RFI xin trích dịch bài báo này.
Campuchia sẽ không xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Tin từ Xứ Chùa Tháp, chánh phủ Campuchia xác nhận là sẽ không tính xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, vì việc này sẽ gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, thiếu nhân lực và hao hụt ngân sách.
Nhà máy điện hạt nhân là địa điểm tốt cho du lịch? (Bee.net 15-9-10)Ông Phan Xuân Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường QH nói về kiến nghị gom 2 nhà máy điện hạt nhân của Ninh Thuận.-- Nhà máy điện hạt nhân là địa điểm tốt cho du lịch? (KHĐS)
Giao Bộ Công thương nghiên cứu đề nghị gom nhà máy ĐHN

Kiến nghị này được UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét gần 6 tháng qua và đến ngày 23/8/2010 mới có công văn xin điều chỉnh địa điểm xây dựng.
Giao Bộ Công thương nghiên cứu đề nghị điều chỉnh địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Xây hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận: Tỉnh muốn gom về một nơi

TT - Thông tin lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận muốn thay đổi địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Hai vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã được Quốc hội thông qua - Đồ họa: vĩ cường
Trước thông tin UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị thay đổi địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhiều ý kiến cho rằng phải xem xét kỹ vấn đề này, phải hết sức cẩn trọng khi muốn đổi địa điểm đã định.
Địa điểm được quy hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân 1 tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận (ảnh chụp năm 2009) - Ảnh: Đức Tuyên
Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua ngày 25-11-2009 nêu rõ địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Thời gian khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vào vận hành năm 2020. Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Hai nhà máy chung một nơi
Tuy nhiên, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, kiến nghị về việc điều chỉnh địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân vừa được lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận trao đổi với một vài thành viên của Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội. Một thành viên của ủy ban này cho biết có ý kiến cho rằng không nhất thiết phải xây dựng hai nhà máy ở hai địa điểm khác nhau, nên triển khai tại một địa điểm sẽ thuận tiện hơn và cần tiếp tục nghiên cứu xem có nhất thiết phải đặt hai nhà máy tại hai huyện khác nhau.
Hơn nữa, bờ biển Ninh Thuận dài hơn 100km, nếu rải đều các địa điểm xây dựng điện hạt nhân thì có thể ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư những dự án khác. “Tôi được biết Chính phủ đã giao Bộ Công thương nghiên cứu các đề xuất của tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên việc thay đổi vị trí xây dựng nhà máy là không đơn giản, vì nó đã được ghi rõ trong nghị quyết của Quốc hội. Tôi nghĩ rằng trước mắt cứ nghiên cứu kỹ, nếu thấy đề xuất phù hợp thì có thể Chính phủ phải trình Quốc hội cho sửa nghị quyết, việc này cũng là bình thường” - vị này nói.
Có thể phát sinh nhiều vấn đề
Ông Vương Hữu Tấn, viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cho rằng việc Ninh Thuận đề xuất “gom” các tổ máy lại một địa điểm nếu các cơ quan hữu quan nghiên cứu thấy phù hợp thì hoàn toàn có thể điều chỉnh. “Tôi nghĩ việc điều chỉnh địa điểm xây dựng không ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch xây dựng các tổ máy” - ông Tấn nói.
Hơn 20 điểm có thể làm nhà máy điện hạt nhânÔng Tạ Văn Hường cho biết trước khi trình phương án để Quốc hội thông qua, đã có nhiều đoàn nghiên cứu đi tìm hiểu, quy hoạch một loạt địa điểm trên toàn đất nước từ Bắc vào Nam để làm nhà máy điện hạt nhân. Kết quả đã tìm được hơn 20 địa điểm, trải dài gần như tất cả các tỉnh thành ven biển từ Bắc vào Nam theo các tiêu chí hướng dẫn của Ủy ban Năng lượng nguyên tử quốc tế. Tuy nhiên, qua rà soát, nghiên cứu thì hai địa điểm ở Ninh Thuận là tốt hơn cảTheo định hướng quy hoạch điện hạt nhân VN đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có tám địa điểm tại năm tỉnh Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi được lựa chọn để đặt các nhà máy điện hạt nhân. Trong đó Ninh Thuận có hai địa điểm được quy hoạch với tám tổ máy.
Thế nhưng, một quan chức của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) lại cho biết các khâu chuẩn bị cho hai nhà máy điện hạt nhân đã được tiến hành hết sức cẩn trọng và rốt ráo. EVN đã chuẩn bị nhiều việc từ tuyên truyền, giải thích cho người dân thuộc hai xã Phước Dinh và Vĩnh Hải, thậm chí đã nhiều lần mời người dân đi hội thảo, tham quan.
Vì vậy việc thay đổi địa điểm sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác chuẩn bị dự án. Quan chức của EVN nói địa điểm Phước Dinh dù tối ưu nhưng mới tính đến việc đặt một nhà máy. Nếu đặt cả hai nhà máy tại đây sẽ phải xem lại khối lượng công việc.
Theo TS Phan Minh Tuấn - trưởng ban chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo thuộc EVN (đơn vị trực tiếp chuẩn bị đầu tư dự án), hiện ban chưa nhận được văn bản của UBND tỉnh Ninh Thuận nên không rõ các lý do đề nghị chuyển địa điểm.
Ông Tuấn cho rằng việc chọn hai địa điểm đã cơ bản đạt được sự đồng thuận của nhân dân và cả HĐND tỉnh Ninh Thuận cũng đã có văn bản đồng ý. Việc chọn hai địa điểm để xây dựng hai nhà máy không phải là ngẫu nhiên mà dựa trên cơ sở khoa học. Không chỉ hai nhà máy, đến năm 2030 theo quy hoạch, VN sẽ có tới 13-15 tổ máy nên vẫn cần tiếp tục mở rộng các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân chứ không phải thu hẹp.
Theo ông Tuấn, dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã bắt đầu triển khai lập dự án khả thi, tốt nhất đã thống nhất địa điểm nào thì nhất quán thực hiện theo phương án đó, không nên thay đổi, có thể ảnh hưởng đến tâm lý, dao động người dân.
Về phía Bộ Công thương, ông Tạ Văn Hường - vụ trưởng Vụ Năng lượng Bộ Công thương - cho biết ông chưa nhận được văn bản đề nghị cụ thể của UBND tỉnh Ninh Thuận. Theo ông Hường, việc địa phương đưa ra đề nghị mới cũng là việc bình thường. Khi có văn bản chính thức của UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ cần phải họp bàn kỹ càng mới có thể đưa ra quyết định. Ông Hường cho rằng các khâu chuẩn bị cho hai địa điểm ở hai xã thuộc hai huyện cách nhau khoảng 30km cũng đã được tính toán kỹ.
Hơn nữa, theo ông Hường, quyết định đặt hai nhà máy tại hai xã Phước Dinh và Vĩnh Hải trước đây cũng đã được chính UBND tỉnh Ninh Thuận đồng thuận chứ không phải chưa hỏi ý kiến địa phương. Nếu UBND tỉnh Ninh Thuận đề xuất thay đổi địa điểm, đặc biệt là gộp hai nhà máy vào một chỗ tại xã Phước Dinh thì cần phải bàn bạc lại rất kỹ.
CẦM VĂN KÌNH - LÊ KIÊN
Cập nhật lúc :10:19 AM, 10/09/2010
Trong tháng 10 này, Nga sẽ chính thức ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam, trong đó có nội dung cung cấp nhiên liệu và chịu trách nhiệm nhận lại toàn bộ số thanh nhiên liệu đã cháy để tái chế.
>> Chuyên đề: Năng lượng nguyên tử
>> Uranium được làm giàu - con dao hai lưỡi
>> Việt Nam có thể tự làm giàu uranium

Theo World Nuclear News, Việt Nam và Nga đang cố gắng đi đến bản cam kết.
Theo ông Sergei Kiriyenko, đại diện công ty Rosatom của Nga, hầu hết các điểm chính của bản thỏa thuận này đều đã được thông qua, bao gồm cả việc Nga cung cấp cho Việt Nam một khoản tạm ứng trước để trang trải các phí tổn xây dựng.
Theo kế hoạch, một phái đoàn của Bộ Công thương Việt Nam sẽ sang thăm Moscow vào trung tuần tháng 9 và Thủ tướng Nga sẽ sang thăm Hà Nội trong vòng tháng 10 để hoàn thiện nốt bản thỏa thuận.
Tổ máy số 5 thuộc nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh, được xây dựng theo công nghệ VVER-1000, tương tự với loại lò phản ứng được Nga chọn để xây dựng ở Việt Nam.
Giống như những thỏa thuận với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ cung cấp toàn bộ nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam cũng như tiếp nhận lại toàn bộ số nhiên liệu đã cháy để mang về nước tái chế.
Ông Kiriyenko cho biết: “Chúng tôi sẽ giải quyết mọi vấn đề về an ninh nhiên liệu cũng như an toàn hạt nhân liên quan đến việc thao tác và sử dụng thanh nhiên liệu trong lãnh thổ Việt Nam”.
Uranium hiện nay được coi là “khoáng sản trọng điểm quốc gia” của Việt Nam, do đó công tác khảo sát và khai thác đang được đẩy mạnh. Một bản ghi nhớ cũng mới được ký trong thời điểm gần đây cho phép công ty NWT Uranium của Canada được phép tham gia trực tiếp vào mọi hoạt động khảo sát uranium tại Việt Nam như: phân tích thành phần, trữ lượng mỏ, đánh giá công nghệ và tính kinh tế của mỏ quặng.
Ngoài vấn đề Uranium, Việt Nam cũng có kế hoạch ba giai đoạn tiếp cận với năng lượng hạt nhân. Từ nay cho đến năm 2015 là giai đoạn để quyết định mọi vấn đề về vốn và địa điểm, lựa chọn nhà thầu cũng như đào tạo kỹ thuật viên vận hành.
Trong giai đoạn hai cho đến năm 2020, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Phước Dinh, Ninh Thuận có công suất 1.000MW sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Cho đến năm 2030, Việt Nam có kế hoạch xây dựng thêm 13 tổ máy điện hạt nhân nữa. Trong đó, tổ máy điện hạt nhân thứ hai sẽ đi vào vận hành năm 2022, hai tổ máy tiếp theo sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023 và năm 2024.
Bốn tổ máy khác cũng đã được lên kế hoạch xây dựng tại Vinh Hải, huyện Ninh Hải, trong số này, hai tổ máy dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2021-2022 và hai tổ máy còn lại đi vào hoạt động vào năm 2024 - 2025.
An Thái (theo World Nuclear News)
Chính thức giao quy hoạch nơi lưu giữ chất thải phóng xạ

Đây cũng là yêu cầu được Quốc hội quy định rõ trong Luật Năng lượng nguyên tử thông qua ngày 3/6/2008.
- Reactor and fuel take-back for Vietnam (wnn). Vietnamese President Nguyen Minh Triet and minister of trade Vu Huy Huang were also present… A delegation from Vietnam’s Ministry of Finance is set to visit Moscow in mid-September and Russian prime minister Vladimir Putin is expected to visit Hanoi in October to sign off the final deal.”
--------
VIỆT NAM: Đào tạo dân trí về bảo vệ an toàn: điều kiện tiên quyết để phát triển năng lượng hạt nhân

Ngày 3/9, các lãnh đạoViệt Nam đã tiếp tổng giám đốc tập đoàn năng lượng nguyên tử của Nga, Rosatom và khẳng định lại mong muốn được Nga giúp đỡ để xây dựng nhà măy điện nguyên tử đầu tiên. Kỹ sư tư vấn về các vấn đề năng lượng, ông Đặng Đình Cung phân tích về những thách thức của công nghệ hạt nhân đối với Việt Nam.
Việt Nam thiên về công nghệ Điện hạt nhân của Nga? (Bee.net 16-4-10)
Nga đã sẵn sàng bàn giao công nghệ điện hạt nhân cho Việt Nam Dân Trí
(Dân trí) - Tại buổi tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga (Rosatom) Sergei V. Kirienko chiều 3/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, ý nghĩa quan trọng của việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử giữa Việt Nam - Nga. ...
Rosatom mở rộng cửa sổ vào châu ÁTin thời sự, Bình luận về Nga và thế giới
Hợp tác với Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhânĐài Tiếng Nói Việt Nam
Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân dưới sự kiểm soát của IAEATin thời sự, Bình luận về Nga và thế giới
Đài Tiếng Nói Việt Nam -Người Lao Động -VOA Tiếng Việt
tất cả 22 bài viết »

Nga hứa xây dựng nhà máy hạt nhân VN đúng lộ trình

Phía Nga cùng các đối tác Việt Nam cũng đã đạt được những thỏa thuận với EVN, Bộ KHCN trong việc hợp tác về kỹ thuật.
Nga là đối tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam VOV
Dự kiến việc ký kết có thể sẽ được thực hiện vào tháng 10 tới nhân sự kiện Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
Hợp tác với Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân VOV
Chiều 1/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp ông Kirienko, Chủ tịch Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rosatom.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo nhà nước dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do Phó TT Hoàng Trung Hải đứng đầu.
Malaysia sẽ xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên trước năm 2021. Chính phủ Malaysia vừa đưa ra thông báo này hôm nay, và cho biết thêm rằng đây là giải pháp duy nhất để giải quyết nhu cầu về năng lượng đang phát triển của quốc gia này.
KUALA LUMPUR - MALAYSIA could set up its first nuclear power plant in 10 to 15 years.
Energy, Green Technology and Water Minister Peter Chin Fah Kui yesterday said that the government has approved the setting-up of a nuclear power plant, slated to start operating from 2021.
----------
Hôm nay, 11/05/2010, tại Hà Nội, tập đoàn Lockheed Martin đã ký được hợp đồng giành quyền chế tạo chiếc vệ tinh thứ hai cho Việt Nam. Các chức Việt Nam cho AFP biết, tổng giá trị dự án lên tới 215 triệu đô la.
Theo một chuyên gia về vệ tinh của Việt Nam, thì hợp đồng ký kết giữa Lockheed Martin và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT còn bao gồm cả chế tạo các thiết bị kiểm soát và dịch vụ liên quan đến việc phóng vệ tinh.
Trong khuôn khổ dự án VINASAT 1, tập đoàn Lockheed Martin cũng đã chế tạo vệ tinh cho Việt Nam. Tập đoàn Arianespace phóng vệ tinh này lên quỹ đạo hồi tháng tư năm 2008 từ trung tâm Kourou, ở Guan thuộc Pháp. Tổng giá trị dự án VINASAT 1 lên tới 200 triệu đô la.
Phía Việt Nam cho biết là hiện đã khai thác tới 80% khả năng của vệ tinh VINASAT 1, trong việc phát đáp các tín hiệu viễn thông và truyền hình, phủ sóng đến các vùng sâu và xa, hỗ trợ hoạt động phòng chống thiên tai.
Vệ tinh thứ hai sẽ được giao cho Việt Nam trong hai năm tới và việc phóng lên quỹ đạo có thể được thực hiện vào tháng 5 năm 2012. Vệ tinh này cũng phục vụ truyền các tín hiệu vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và các hoạt động của ngành hàng không dân dụng, tiếp sóng cho vệ tinh VINASAT 1.
Theo AFP, Việt Nam về cơ bản vẫn là một quốc gia nông nghiệp, nông dân chiếm một tỷ lệ rất lớn, thu nhập trung bình tính theo đầu người khoảng 1000 đô la/năm. Năm ngoái, một quan chức Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh là công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam, như điện thoại di động và cố định, internet, phát triển rất nhanh, so với các nước khác tại châu Á.
Tính cho đến cuối tháng ba vừa qua, tại Việt Nam, có gần 24 triệu người, tương đương 28% tổng dân số, sử dụng internet, tăng 14% so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Hiện có tới 41,7 triệu người sử dụng điện thoại di động, tăng 41% so với năm 2009.
VIỆT NAM HOA KỲ : Lockheed Martin chế tạo vệ tinh thứ hai cho Việt Nam

-----------------
Vệ tinh thứ 2 của Việt Nam sẽ lên quỹ đạo vào năm 2012

Theo kế hoạch, vào khoảng tháng 5/2012, vệ tinh Vinasat-2 sẽ chính thức được bàn giao cho VNPT
Việt Nam có thể phóng vệ sinh Vinasat thứ 3 Việt Báo
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT cho hay thành công của dự án Vinasat-2 sẽ là cơ sở để hãng tính tới việc phóng vệ tinh thứ 3 vào quỹ đạo.>Vệ tinh Vinasat-1 áp sát quỹ đạo/ Việt Nam sẽ phóng vệ tinh Vinasat thứ 2
Tuyến vận chuyển container trực tiếp đến bờ Tây Hoa Kỳ VOV
Đội tàu của Maersk Line có hơn 470 tàu vận chuyển container với sức tải hơn 1.900.000 TEU (khoảng 115.993 tấn) và hiện là đội tàu lớn nhất từng cập cảng ở Việt Nam.
Báo chí Nga đưa tin đậm nét về quan hệ Nga-Việt VOV
Hãng Thông tấn Itar-Tass nhấn mạnh, quan hệ Nga-Việt được xây dựng trên cơ sở tình hữu nghị, đối tác chiến lược và đang phát triển theo hướng cụ thể.

Tổng số lượt xem trang