Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

VN chuẩn bị tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình của LHQ

<<::: hihi, tám chút, liệu có khả năng ông Phùng Quang Thanh trở thành TBT không nhỉ>>>

- Bộ Ngoại giao làm việc với Quảng Ngãi về 9 ngư dân (VTC). Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao đã đại diện cho Công đoàn của Bộ trao tặng số tiền 10 triệu đồng cho thân nhân của 9 ngư dân.– Bốn ngày khắc khoải (Đất Việt).- TIN TỨC VÀ NHỮNG BỨC XÚC TRƯỚC VIỆC BẶT TIN 9 NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI (Phạm Viết Đào)

Ấn Độ giúp quân đội Việt Nam (BBC)-Ấn Độ và Việt Nam hôm nay công bố một loạt hợp tác quân sự như huấn luyện hỗn hợp nhằm nâng cấp khả năng quốc phòng cho Hà Nội, đặc biệt là hải quân.

- Trung Quốc diễn tập đánh chặn máy bay chiến đấu Mỹ (Đất Việt).Quân đội Trung Quốc vừa triển khai cuộc diễn tập đánh chặn với mục tiêu giả định là máy bay chiến đấu tàng hình tối tân nhất của Mỹ là F-22 Raptor, nhật báo Hong Kong's Apple cho hay.-Mỹ-Hàn tập trận phòng không chung kéo dài 8 ngày (Bee)-Kịch bản diễn tập bao gồm 1 trận chiến giả định trên không chống lại những hành động khiêu khích có thể của Triều Tiên.

- Google bác đề nghị bỏ tên Điếu Ngư (Tuổi trẻ)

- Mỹ bắt đầu tiêu hủy bom B-53 (Dân Việt/Ruvr).-Trung Quốc 'cười thầm' khi Mỹ, Nga cắt giảm vũ khí hạt nhân (Đất Việt)-Trong khi Nga – Mỹ thúc đẩy nỗ lực phê chuẩn Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân (START) mới thì Trung Quốc lại không ngừng gia tăng kho vũ khí chiến lược của mình, New York Post nhận định.

- TIN TỨC VÀ NHỮNG BỨC XÚC TRƯỚC VIỆC BẶT TIN 9 NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI (Phạm Viết Đào)

- Bộ Ngoại giao làm việc với Quảng Ngãi về 9 ngư dân (VTC). – Bốn ngày khắc khoải (Đất Việt).

9 ngư dân Lý Sơn vẫn bặt vô âm tín (TT 14-10-10)--Mất tung tích 9 ngư dân được TQ thả(BBC). - Mùa biển động nổi cơn sóng dữ! (SGTT). “… số phận họ đã chấp nhận gắn liền với biển, gắn liền với sóng dữ, những cơn thịnh nộ của biển và cả những tai nạn từ những con “tàu lạ” rình rập đâu đó”.– Nguyễn Hữu Quý: Tôi không đồng ý với phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh(boxitvn). – Vietnam boat, crew freed by China still missing (Daily Times – báo Pakistan). - Vietnam says fishermen missing after release by China (Inquirer – báo Philippines).

- Phải có biện pháp thích hợp bảo vệ ngư dân (Đại ĐK)-Tàu Hải quân Singapore thăm Đà Nẵng (Bee)-130 sỹ quan và thủy thủ của Tàu Hải quân Singapore RSS Persistence cập cảng Tiên Sa.

VN chuẩn bị tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình của LHQ Nguoi-Viet Online

Quân đội CSVN chuẩn bị tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc nên mới đây đã yêu cầu Ấn Ðộ giúp huấn luyện cho các đơn vị này.

Trung Quốc - ASEAN: Chinese agency views "three keywords" at ASEAN defence meeting (Xinhua BBC 14-5-10) -- Một bài phân tích rõ ràng đánh giá của Tàu về cuộc họp ASEAN. Phải công nhận rằng bọn nó có những phân tích rất khá! Khó tìm những "sustained analysis" như thế này trên báo VN.Keyword One: All-New; Keyword Two: Pragmatic; Keyword Three: China-US

Trung Quốc - Mỹ: China stares past Gates in the Pacific (Asia Times 14-10-10) -- This guy goes on a limb regarding US domestic politics! What does he know about Donilon and Gates? They are not too far apart! Read Woodward book! And of course, if Hillary Clinton replaces Gates at Defense, things would be even worse for China! Read this, too: Donilon to the Rescue? (FA 13-10-10)

- Trung Quốc nhận xét về Cam Ranh – khen đó “là điều tốt cho quan hệ Trung – Việt”(BBC).- Biển Đông Nam Á hay Biển Nam Trung Hoa(RFA). Phỏng vấn ông Lý Kỉnh Dương, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation. Mời vô trang web của quỹ nầy.

- Phỏng vấn ông Stapleton Roy, Giám đốc Viện Kissinger về Trung Quốc và Hoa Kỳ, Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson: ‘Các bên đều mong muốn biển Đông ổn định’ (VOA) -Đài Loan 'cảnh giác cao độ' với Trung Quốc (Đất Việt)-Bắc Kinh vừa đề xuất mở các vòng đàm phán quân sự với Đài Bắc với hy vọng thúc đẩy quan hệ song vấp phải phản ứng rất thận trọng từ vùng lãnh thổ này.

Trade Officials Ponder China’s Rare Earth Stance NYT -An embargo case could be brought to the W.T.O., but China has not acknowledged the halt in rare earth exports through any documents or statements.

- Nhật Bản đòi Google xóa tên Điếu Ngư trên bản đồ (RFI).- Úc kêu gọi Trung Quốc giải quyết hòa bình tranh chấp theo luật pháp quốc tế (Nghiên cứu BĐ). – Báo Trung Quốc: Giữ bình tĩnh đối với các vấn đề trên biển là cần thiết.

-Biển Đông - Trung Quốc - ASEAN - Việt Nam: Vietnam revives guerilla tactics (SCMP 14-10-10) -- Greg Torode có vẻ khâm phục chính sách "ngoại giao du kích" của Việt Nam!

- Yêu cầu Trung Quốc cùng tìm 9 ngư dân chưa trở về (VNN). anhbasam : BS xin nhắc lại câu hỏi mà không thấy phóng viên nào hỏi, đó là cơ quan lãnh sự tại TQ của Bộ Ngoại giao VN đâu mà để tụi nó tự ý “thả” kiểu đó? “Bạn 16 chữ vàng” mà vậy à? Người ta thả động vật hoang dã vô rừng còn có ban ngành này nọ chứng kiến cho yên tâm chớ đâu tệ vậy.

<<:: nhưng trước đã có một lần tàu VN được thả về mà còn không có thiết bị định vị..thiếu xăng dầu.... may mà thoát được về.>>-Freed fishermen not home yet (Straits Times)-HANOI - NINE Vietnamese fishermen who were detained by China last month and released earlier this week were due to return home in their boat by late on Tuesday but still have not made it, officials said on Thursday.

They should have been home on Wednesday 'at the latest,' Le Van Doi, an official from Ly Son island off the central province of Quang Ngai where the fishermen came from, said by telephone. 'Their families were very worried for their fate.' The Foreign Ministry said in a statement that they were released on Monday.

- Quảng Ngãi đề nghị hỗ trợ tìm tàu do Trung Quốc thả (Bee). Nếu vẫn không liên lạc được với tàu ông Mai Phụng Lưu, thì UBND Quảng Ngãi sẽ có văn bản gửi UBQG tìm kiếm cứu nạn nhờ hỗ trợ.– Trắng đêm chờ ngư dân được Trung Quốc thả (VNN). – Hòn vọng phu thời hiện đại (Da vàng). – Trung Quốc thả, sao anh vẫn chưa về? (SGTT) – Đến chiều nay, 9 ngư dân bị bắt vẫn chưa về.-9 ngư dân Lý Sơn vẫn bặt vô âm tín (TUỔI TRẺ)-

Nhật Bản hủy giao lưu quân sự với Trung Quốc (VOV)-Động thái này xảy ra một ngày sau khi hai nước nối lại hoạt động giao lưu nhân dân.

- Nhật-Trung bàn kế hoạch tổ chức cuộc gặp cấp cao (TTXVN). – Nhật yêu cầu Google xóa tên Điếu Ngư bên cạnh Senkaku (VTC/Liên Hợp, News AU).-- Hàn, Mỹ, Nhật tập trận chống phổ biến vũ khí hủy diệt (VNN/AP).-

Tranh chấp về quần đảo Senkaku lại nóng lên (Bee)-Căng thăng về quần đảo Senkaku lại nóng lên khi Đảng Dân chủ Tự do (Nhật Bản) yêu cầu Google xóa tên Trung Quốc trên bản đồ tại khu vực này.-Nhật muốn TQ thả Lưu Hiểu Ba (BBC)-Thủ tướng Nhật Naoto Kan nói hôm 14 tháng Mười rằng cần thả ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel hòa bình năm nay.

- Vì sao Nga im lặng vụ chìm tàu Cheonan? (VTC/Korea Times).-Trung Quốc có dám qua mặt Nga cung cấp tên lửa phòng không HQ-9 cho Iran?Sắp tới, Bắc Kinh chưa chắc đã đồng ý cung cấp hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (loại tên lửa tương tự S-300 của Nga) cho Iran, song không loại trừ việc đó sẽ xảy ra trong tương lai một khi tình hình xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran được giải tỏa.

---------

Mỹ, Việt xây dựng mối quan hệ là nhằm vào Trung Quốc

New York Times SETH MYDANS 12-10-2010

Hà Nội, Việt Nam – Chuyến thăm Việt Nam tuần này của ông Robert M. Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, chỉ là bước đi mới nhất trong mối quan hệ song phương đang ở thời kỳ ấm áp nhất kể từ khi quan hệ ngoại giao hai bên được thiết lập 15 năm trước đây.

Một chuỗi đều đặn những hành động thận trọng đã bào mòn lòng thù hằn thời Chiến tranh Việt Nam, xây dựng một cơ sở cho lòng tin tưởng và sự quan tâm ngày càng gia tăng của hai quốc gia, trong phần lớn các vấn đề từ quá khứ tới hiện tại.

Đây là chuyến viếng thăm cấp chính phủ thứ hai của người Mỹ tới Việt Nam trong vòng bốn tháng; Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đến Việt Nam hồi tháng 7. Các trao đổi ở cấp này trở nên gần như phổ biến, nếu không phải là thường ngày.

Ông Gates đến đây cho một cuộc gặp các bộ trưởng quốc phòng từ 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và những nước đối tác.

“Tôi muốn nói rằng, mối quan hệ ấy ở điểm cao nhất trong 15 năm qua”, ông Hung M. Nguyen, giám đốc Học viện Indochina tại trường Đại học George Mason ở Fairfax, Virginia cho biết. “Chúng tôi cơ bản đã loại bỏ các rào cản chủ yếu của sự nghi ngờ trong mối quan hệ quân sự – quân sự, và tôi cho rằng, những điều ấy sẽ tiếp diễn khá nhanh”, ông nói.

Mối quan tâm chính mà hai quốc gia chia sẻ nhấn mạnh tới những thay đổi trong liên minh suốt 35 năm qua kể từ khi chiến tranh chấm dứt: Đó là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Nam (Biển Đông).

Đây là một vấn đề bắt nguồn từ một số nghịch lý lịch sử. Trong khi vào thời chiến tranh Mỹ tìm kiếm việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc cộng sản vào Việt Nam, thì giờ đây họ lại đứng cùng hàng ngũ với Việt Nam trong mối quan ngại về một sự leo thang trong việc tuyên bố chủ quyền hàng hải của Trung Quốc.

Trung Quốc là một đồng minh của Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh chống lại Nam Việt Nam và Mỹ những năm 1960 và 70’ và giờ đây là một đối tác của nước Việt Nam thống nhất trong một mối quan hệ không dễ dàng giữa các nước cộng sản có kích cỡ rất khác nhau.

“Việt Nam lo lắng về Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông), và Mỹ lo lắng về sự can thiệp vào tự do hàng hải”, Tiến sĩ Hung nói. “Bởi điều này, mà Việt Nam và Mỹ cùng có chung những lợi ích chiến lược”.

Hôm thứ Ba, Việt Nam tuyên bố Trung Quốc đã thả một tàu cá Việt Nam cùng các thuỷ thủ mà họ bắt giữ ở gần quần Paracel (Hoàng Sa) đang tranh chấp một tháng trước đây, chấm dứt cơn giận dữ mới nhất giữa hai quốc gia. Trước đó, Trung Quốc tuyên bố các thuỷ thủ phải nộp phạt, và Việt Nam khẳng định thuỷ thủ đoàn bị ngược đãi.

Nhưng theo thống kê của Việt Nam, 63 tàu cá với 725 thuỷ thủ đã bị bắt giữ kể từ năm 2005 tại các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Trong tháng 3, Trung Quốc đã gia tăng mức độ tuyên bố lãnh thổ của họ, coi Biển Hoa Nam (Biển Đông) là “lợi ích cốt lõi”, lối diễn đạt nhằm xếp vùng biển này có tầm quan trọng ngang với Đài Loan, Tây Tạng, vốn là những quyền lợi lãnh thổ gây bất đồng chính trị lớn nhất.

Tại chuyến thăm Hà Nội hồi tháng 7, trong một phản ứng của mình, bà Clinton đã khẳng định quan điểm cứng rắn của Washington bằng tuyên bố Mỹ có một “lợi ích quốc gia” trong tự do hàng hải ở khu vực này.

Trong sự cân bằng quan hệ giữa hai nước lớn, Việt Nam đã nỗ lực thuyết phục Trung Quốc, người khổng lồ ngay ở ngưỡng cửa của họ rằng, họ không có đồng minh, căn cứ quân sự hay liên minh quân sự nào nhằm đe doạ Trung Quốc.

Trong khi năm nay Việt Nam kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, họ cũng kỷ niệm một mối quan hệ ngoại giao lâu hơn, tới 60 năm, với Trung Quốc.

Sự hâm nóng quan hệ của Hà Nội với Washington cũng bị chậm lại do những hoài nghi về động cơ và cam kết của Mỹ đối với một chính sách về Việt Nam, giới phân tích nhận định.

Họ cho là quan hệ của Washington với Việt Nam luôn là một phần trong các lợi ích quốc tế lớn hơn và có thể bị thay đổi khi những lợi ích ấy thay đổi.

Lại một lần nữa, cũng như trong thời chiến, quan điểm của Mỹ đối với Việt Nam là một phần trong một chính sách về Trung Quốc rộng lớn hơn.

Với sự thận trọng, Việt Nam khẳng định rằng, các chính sách của họ đối với hai quốc gia là hoàn toàn độc lập với mỗi bên.

“Bạn không nên nhìn mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ thông qua lăng kính của Trung Quốc”, theo ông Nguyễn Nam Dương, nhà nghiên cứu của Học viện Ngoại giao Việt Nam, một nhánh của Bộ ngoại giao.

“Việt Nam sẽ có quan hệ độc lập với cả Mỹ và Trung Quốc, và chúng tôi muốn tách riêng các mối quan hệ với nhau “, ông nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba.

Giữ khoảng cách tương đối từ quan hệ của họ với Trung Quốc, hai cựu thù thời chiến ngày càng xích lại gần nhau hơn. Các quan hệ thương mai được bình thường hoá năm 2006. Những chuyến ghé thăm cảng của các tàu hải quân Mỹ trở nên thường xuyên hơn kể từ lần đầu tiên năm 2003.

“Một tốc độ rất thận trọng được duy trì ở đây”, ông Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia thuộc Đại học New South Wales ở Sydney nói. “Không bên nào muốn bị bên khác lợi dụng, nhưng cả hai đều muốn thúc đẩy mối quan hệ”, ông nhấn mạnh.

Tháng trước, bà Clinton đã đưa ra một cách diễn đạt hoa mỹ khi nói rằng. “Tiến triển giữa Việt Nam và Mỹ rất ngoạn mục”.

Quan chức Việt Nam ít thể hiện hơn, nhưng dường như họ cũng đồng ý với điều đó.

“Việt Nam và Mỹ đang có được một giai đoạn vượt trội trong quan hệ song phương”, theo Thông tấn xã Việt Nam tháng trước dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Lê Công Phụng.

Tuy nhiên, mối quan hệ ấm dần bị chậm lại vì những quan ngại của Mỹ xung quanh những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và vì sự hoài nghi của Hà Nội trong việc Washington sử dụng vấn đề này để ngầm phá hoại chính quyền cộng sản.

Người Việt Nam thường sử dụng cụm từ “diễn biến hoà bình” và “cách mạng màu” để thể hiện quan điểm của họ rằng, sự sụp đổ của Liên Xô và những chính quyền cộng sản châu Âu khác ít nhất một phần là do sự ủng hộ dân chủ và nhân quyền từ bên ngoài mang lại.

Cuộc gang đua về những mối quan ngại liên quan tới nhân quyền tự nó giống như một vòng tròn luẩn quẩn. Nỗi sợ hãi của Việt Nam về động cơ của Mỹ dẫn tới việc bắt giữ những người bất đồng ý kiến bị coi là cấu kết với phương Tây. Và những vụ bắt bớ ấy lại càng khiến Mỹ lo ngại về chuyện vi phạm nhân quyền.

Mối liên kết của hai nước về vấn đề Biển Hoa Nam (Biển Đông) minh hoạ cho sự nổi lên của một mối quan hệ hướng tới tương lai nhiều hơn, Kim Ninh, đại diện quốc gia tại Việt Nam cho Quỹ châu Á có trụ sở ở San Francisco cho biết.

Đối với Mỹ, vấn đề chính từ quá khứ vẫn tiếp tục bằng việc thống kê đầy đủ những quân nhân mất tích trong chiến tranh, cho dù mối quan tâm ấy không còn mang sức nặng như từng có trước đây.

Với Việt Nam, vấn đề chính còn lại thời hậu chiến là yêu cầu Mỹ hỗ trợ lớn hơn để giải quyết hậu quả chất độc Da cam, loại hoá chất làm rụng lá cây được rải ở nhiều nơi trên đất nước này, khiến tình trạng dị tật bẩm sinh lan rộng.

Ông Dương thuộc Bộ Ngoại giao cho biết, những vấn đề hậu chiến ấy vẫn “rất có liên quan”. “Trong lĩnh vực quan hệ quốc phòng, chúng ta cần giải quyết những vấn đề quá khứ để xây dựng lòng tin hướng tới tương lai”, ông nói.

Nhưng ông cho rằng, quan hệ song phương “chưa bao giờ tốt hơn thế” và rằng “quan hệ ấy chỉ có thể đi lên, không thể đi xuống”.

Người dịch: Nguyễn Hùng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

Nguồn: New York Times

Hình: 1- Bộ trưởng Quốc phòng Robert M. Gates tại bữa tiệc trưa hôm thứ Ba trong một cuộc gặp gỡ của các bộ trưởng quốc phòng Asian ở Hà Nội. 2- Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton trong một chuyến thăm Hà Nội, Việt Nam, tháng Bảy.

-----------

33 thợ mỏ và 9 ngư dân

TT -Càng xúc động hơn khi trong số những công nhân ấy, dù chỉ duy nhất một thợ mỏ có quốc tịch Bolivia, nhưng chính tổng thống nước này cũng bay tới San Jose để chờ đón công dân của mình!

Nhưng cũng hôm qua, khi hàng triệu người trong chúng ta dán mắt vào các kênh truyền hình để dõi theo từng công nhân Chile bên kia bán cầu bước ra khỏi chiếc lồng cứu hộ Phượng Hoàng trong tiếng vỗ tay reo mừng thì ở một bến cá trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), vợ con của chín ngư dân trên tàu cá QNg-66478 đang mòn mỏi ngóng trông chồng trở về từ biển sau khi có quyết định thả chín ngư dân và phương tiện của họ sau một tháng bị giam giữ.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tàu và các ngư dân Lý Sơn được thả vào chiều 11-10. Nhưng đến tận tối 13-10, đất liền vẫn bặt vô âm tín với các ngư dân, dù liên lạc từ máy ICOM hay điện thoại di động, trong khi dự báo thời tiết cho biết vùng biển Hoàng Sa đang có sóng to gió lớn. Con thuyền nhỏ thiếu cả phương tiện liên lạc của những ngư dân nghèo liệu có đủ sức vượt qua mưa bão để may mắn trở về cùng vợ con họ đang ngóng chờ? Không một ai biết giờ này họ đang ở đâu giữa mênh mông biển cả.

Vâng, không một ai hay biết! Chỉ có hi vọng khôn nguôi rằng họ sẽ trở về trong ánh mắt chờ đợi đến thất thần của vợ con trên cầu cảng Lý Sơn!

Câu chuyện những thợ mỏ Chile hôm qua khiến chúng ta xúc động bao nhiêu thì càng khiến chúng ta đau xót bấy nhiêu khi nghĩ đến những ngư dân của chúng ta đang đơn độc giữa biển cả. Bởi cuộc cứu hộ kỳ diệu tận Chile xa xôi thêm một lần nữa nói với chúng ta về giá trị vĩnh hằng của tình yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng, với cuộc sống và sinh mạng con người! Đó cũng là lời nhắc nhở cho tất cả, không riêng ai, không riêng quốc gia nào!

Vietnam unable to contact fishermen reportedly released by China DPA

Japan to ask Google to delete disputed islands' Chinese name on map DPA-Hàn, Mỹ, Nhật tập trận chống phổ biến vũ khí hủy diệt (VNN)-Hàn Quốc bắt đầu cuộc diễn tập hải quân với Mỹ, Australia và Nhật Bản với mục tiêu ngăn chặn vận chuyển vũ khí trái phép trong khuôn khổ chương trình do Mỹ dẫn đầu.

Về tranh chấp trên Biển Đông talawas blog

Hai tác giả Dương Danh Huy và Lê Trung Tĩnh có bài đăng trên Asia Sentinel phân tích “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, theo đó,

“Tranh chấp toàn bộ hay từng phần đối với Trường Sa giữa Brunei, Trung quốc, Malaysia, Philippin và Việt Nam là một tranh chấp đa phương, theo đúng định nghĩa của từ “đa phương” ́. Dị biệt quan điểm giữa nhiều bên cần có cách giải quyết đa phương. Bàn đàm phán song phương không phải là cơ chế phù hợp để xử lý các khác biệt quan điểm giữa nhiều bên. Việc giải quyết chỉ giữa hai bên trong khi còn nhiều bên khác cùng tuyên bố chủ quyền sẽ khó mà chấp nhận được cho các bên còn lại. Chẳng hạn, nếu như Philippin và Việt Nam tiến hành đàm phán song phương và tiến tới hướng giải quyết cho chỉ riêng hai nước này đối với chủ quyền Trường Sa thì liệu Bắc Kinh có chấp nhận cách đó hay không?

Những bất đồng đối với vùng biển có khả năng thuộc về Trường Sa cũng đều là các tranh chấp đa phương và đều cần những giải pháp đa phương liên quan đến tất cả các bên tuyên bố chủ quyền. Bàn đàm phán tay đôi sẽ không thể cho ra một đường hướng nào khả dĩ. Thế thì vì lẽ gì mà Bắc Kinh luôn khăng khăng rằng các thảo luận song phương phải là cơ chế duy nhất để tháo gỡ vấn đề, mặc cho sự thực là phương cách này không thể cho ra đáp án?”

“Trong suốt chiều dài lịch sử, Biển Đông đã luôn là một biển quốc tế cũng như Địa Trung Hải. Theo Luật Biển, các quốc gia ven biển có chủ quyền trong lãnh hải 12 hải lý. Phần còn lại, chiếm phần lớn Biển Đông, sẽ phải nằm trong vùng định đoạt của Luật Biển. Điều này có nghĩa hầu hết Biển Đông là một biển quốc tế như Địa Trung Hải, và cộng đồng quốc tế có quyền quan tâm đến các tuyên bố chủ quyền tại đây.

Sự kiện Trung Quốc chống lại việc “quốc tế hóa” Biển Đông thực chất là một nỗ lực để phi–quốc tế hóa một biển quốc tế. Một khi Biển Đông đã bị phi-quốc tế hóa, Trung Quốc sẽ có thể áp đặt sức mạnh của họ trên các nước Đông Nam Á và buộc các nước này phải theo luật chơi của họ, thay cho luật lệ đã được chấp nhận trên toàn thế giới đối với các vùng biển này. Việc này sẽ biến Biển Đông thành một ao nhà của Trung Quốc, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho vùng Đông Nam Á và cho cả thế giới.”

Chín ngư dân bị Trung Quốc bắt vẫn chưa về nhà sau khi “được thả vô điều kiện” (PLTP). – 9 ngư dân Lý Sơn đang ở đâu? (Tuổi trẻ).

- Họp ở Trung Quốc về an ninh hàng hải (BBC). Biển Đông với cách tiếp cận mềm tại ADMM+ (TVN 13-10-10)- Phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (BBC).

-Khi các nước không muốn mạo hiểm quan hệ Tuan Viet Nam- Bốn năm chuẩn bị để có được 5 tiếng đồng hồ họp chính thức nhằm khai sinh ra một cấu trúc an ninh khu vực để giải quyết các thách thức mới, đặc biệt là vấn đề an ninh biển. Cấu trúc vừa hình thành có gì khác biệt so với các cơ chế hiện hành? Cộng đồng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng có thể mong đợi gì từ mô hình ADMM+? Tuyên bố chung của Hội nghị chỉ có 8 điểm súc tích nhưng phát lộ cả một quyết tâm chiến lược. Hội nghị đã tập trung thảo luận về tiềm năng, triển vọng và định hướng hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ADMM mở rộng và đã đạt được sự đồng thuận về việc xác định những lĩnh vực ưu tiên hợp tác ban đầu là những thách thức an ninh phi truyền thống.

Với cơ cấu ADMM để ngỏ và dung nạp, thành phần đầu tiên gồm 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại chủ chốt, ADMM+8 là một cơ chế hợp tác đầy triển vọng. Đây là một trong những diễn đàn tham vấn chiến lược nhằm xây dựng lòng tin, nhận thức chung và xác định các lĩnh vực hợp tác về quốc phòng - an ninh.

Điều gì làm cho ADMM+8 trở nên khác biệt? Đấy là cơ chế hợp tác ở cấp cao nhất về quốc phòng của khu vực, có khả năng định hướng và chỉ đạo các chương trình hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết các thách thức an ninh chung, nhất là an ninh phi truyền thống đang nổi lên hiện nay. Ðấy là sân chơi bình đẳng và có lợi cho tất cả các bên tham gia, có vai trò hài hòa quan hệ, xây dựng năng lực và tăng cường tương tác giữa quân đội các nước. Đấy là nơi phát triển đồng dạng và bổ sung tích cực cho các cơ chế an ninh khu vực khác hiện có như ASEAN+1, APT, ARF, EAS, Ðối thoại Shangi-La tạo nên một cấu trúc an ninh mới tại khu vực.

An ninh biển là một trong trong 5 lĩnh vực ưu tiên hợp tác của "ADMM cộng 8". Đây là điều có ý nghĩa, vì từ ngày Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là khu vực "lợi ích cốt lõi" của mình, ngang với Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan, dư luận có quyền nghi vấn: Phải chăng Trung Quốc có kế hoạch quân sự "cả gói" nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng vũ lực? Tuyên bố như thế liệu Trung Quốc có sắp đặt việc cưỡng chiếm thêm các đảo như những cuộc chiến mà nước này gọi là "tự vệ"? Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề Ðài Loan mà không khởi động tại các khu vực khác ở Đông Bắc Á? Để giải quyết Biển Ðông (theo tấm bản đồ chữ U chín đoạn), Trung Quốc có "khai cuộc" với Nhật Bản và Hàn Quốc không?

ADMM+8 liệu sẽ tạo thêm bao nhiêu cơ hội để giúp ASEAN góp phần giữ quân bình lực lượng ở châu Á, đặc biệt là cân bằng các mối quan hệ Trung - Mỹ? Hai xu thế nổi trội hiện nay ở khu vực là ảnh hưởng về mọi mặt ngày càng tăng của Trung Quốc và tiến trình tái can dự ngày càng sâu rộng vào khu vực ĐNÁ của Mỹ.

Trên thực tế, mặc dù có những tuyên bố tham vọng, Mỹ vẫn chưa có những bước đi dứt khoát cũng như chưa đưa ra những cam kết chắc chắn để thúc đẩy việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Do bị chi phối bởi nhiều vấn đề kinh tế và chính trị toàn cầu, hiện nay dường như Mỹ mới coi ĐNÁ chỉ là vùng giáp ranh trong không gian chiến lược xuyên lục địa Á - Âu.

Các chuẩn mực và quy tắc ứng xử

Hơn nữa, các thành viên ASEAN, nhất là những nước không dính dáng đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, cũng không mạo hiểm mối quan hệ kinh tế - thương mại đang ngày càng sâu rộng của mình với nước làng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Trong Tuyên bố chung Mỹ - ASEAN lần thứ hai (New York, 24/9), vấn đề Biển Đông không được đề cập theo dự thảo ban đầu của Mỹ mà đã "tuốt nhẹ" xuống nhiều gam. Tương tự, Tuyên bố chung của ADMM+ lần này cũng không hề "động chạm" gì đến Bắc Kinh, nhất là đòi hỏi 80% toàn bộ diện tích Biển Đông của Trung Quốc.

Tuy không ai muốn chọc giận Trung Quốc, nhưng trong các tiếp xúc song phương lẫn đa phương đều đã có những cuộc trao đổi mạnh mẽ và thẳng thắn. Vấn đề Biển Đông đã được nêu lên tại ADMM+8.

Theo Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, vấn đề Biển Đông được đề cập với thời lượng vừa phải. Một số ý kiến của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đề xuất mong muốn tiến tới Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC). Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt lắng nghe các ý kiến này với tinh thần cầu thị, bình tĩnh và vui vẻ! Tại ADMM+ lần này đã không xẩy ra sự cố nào.

Hóa ra nhà binh Trung Quốc lại "đằm tính" hơn các nhà ngoại giao của nước này. Tại ARF-17 vào mùa hè vừa qua khi ngoại trưởng Clinton bày tỏ quan điểm của Mỹ về Biển Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã bỏ phòng họp đi ra ngoài. Lúc trở vào, ông Dương lên án Mỹ đã tấn công trực diện vào Trung Quốc. Dường như chưa hả giận, Dương ngoại trưởng còn chỉ thẳng vào đoàn Singapore mà rằng, "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ, và đó là một thực tế!". Hành động của Ngoại trưởng Trung Quốc đã làm mờ đi hình ảnh một Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" mà nước này nỗ lực để tạo dựng và thuyết phục trước thế giới.

Nhiều cảnh báo cho biết hiện đang có "những cơn bão địa-chiến lược" đổ bộ vào vùng biển bao quanh Trung Quốc. Vấn đề ở đây không chỉ là Senkaku/Điếu Ngư hay Hoàng Sa, Trường Sa. Vấn đề là ở sự chuyển dịch địa khối trên toàn cầu cả về kinh tế lẫn địa-chính trị từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương. Đối phó với điều này, tại sao Trung Quốc lại chọn giải pháp gây phương hại đến hình ảnh của mình như vậy? Có phải do Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền trên những vùng biển được tuyên bố, ở đó Trung Quốc có nhiều lợi ích về năng lượng? Trung Quốc làm điều này là do sức ép của chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao, hay đó là biểu hiện của sự chia rẽ trong nội bộ?

Dù sao mặc lòng, ADMM+8 vừa qua là thêm cơ hội nữa để Trung Quốc làm dịu đi sự hoài nghi của công luận bằng cách trở lại với phương pháp tiếp cận mềm. Bởi vì "cuộc tấn công quyến rũ", "nền ngoại giao mỉm cười" vang bóng một thời từng được Bắc Kinh áp dụng nay hầu như không còn nữa.

Học giả Donald Emmerson, đại học Stanford (Mỹ) bình luận: "Trung Quốc đang tiến rất gần đến việc biến phong cách "tấn công mềm" thành "tấn công gây tổn hại". Trung Quốc chỉ có thể giành lại được niềm tin đã mất nếu cân nhắc thận trọng hơn giữa việc ủng hộ cách tiếp cận đa phương của cộng đồng khu vực thay vì khăng khăng đòi chỉ có tiếp cận song phương đối với Biển Đông!

Việt Nam - Mỹ: U.S., Vietnam forge new rapprochement (National Post (Canada) 13-10-10)

Việt Nam - Mỹ: Gates defends U.S. role in Asian sea disputes (WP 13-10-10)

Biển Đông - Mỹ - Trung Quốc: China moves to ease conflict over territorial disputes (LAT 13-10-10)

Biển Đông - Mỹ - Trung Quốc: US, neighbours push China on sea rights (SCMP 13-10-10) -- Theo bài này của Greg Torode thì Lương Quang Liệt cũng còn có vẻ phách lối đấy chứ!

Ấn Độ - Mỹ: US wants India to play a bigger role (Straits Times 13-10-10)-- Phỏng vấn Nhà báo Lưu Tường Quang: Việt Nam thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Úc(RFI). -Việt Nam-Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác quốc phòng (TTXVN). – India, Vietnam agree to tone up defence ties (The Hindu). - Sang năm Ấn, Việt sẽ tập trận chung: India, Vietnam to hold combat exercise next year (The Times Of India). – Ho! Look who’s teaching army- Hanoi tie-up in Maoist time (The Telegraph)

- 4 nghị sỹ Nhật thuê máy bay ra đảo Senkaku/Điếu Ngư (VTC/THX).- Đối đầu Trung-Nhật tác hại đến kinh tế Đông Nam Á(RFI)-- Lệnh cấm bán S-300, Nga “vừa mất tiền vừa mất danh tiếng” (DVT)

- Hạn chế bắt giữ ngư dân (TT). - Ngư dân được TQ thả về đến VN (BBC). “Nhưng đến nay, mặc dù đã tìm mọi cách liên lạc, nhưng người thân và chính quyền vẫn không thể bắt được liên lạc với tàu vừa được thả…”: Ngư dân được Trung Quốc thả vẫn chưa về (VNN).

Thắc mắc đã rõ: ngư dân chưa về???Vẫn chưa có thông tin về 9 ngư dân Lý Sơn (TUỔI TRẺ)-– Vẫn thấp thỏm chờ chồng bị Trung Quốc bắt trở về! (SGTT).- 9 ngư dân Lý Sơn đã được thả:Tuổi trẻ "Đến 23g ngày 12-10, tại cầu cảng Lý Sơn, trạm biên phòng quản lý cảng vẫn cắt cử chiến sĩ trực để chờ tin và tàu cá QNg-66478 TS trở về, nhưng mọi thông tin vẫn chưa được kết nối". Tin này có nghĩa là đến 23h ngày 12-10, 9 ngư dân Việt Nam vẫn chưa về tới đảo Lý Sơn. 9 ngư dân bị Trung Quốc bắt đã về đến Việt Nam.Sài Gòn tiếp thị : "Khoảng 21 giờ đêm nay (12.10.2010), 9 ngư dân Quãng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ hơn 30 ngày về đến huyện đảo Lý Sơn".

Nhiều tàu cá gây mất an toàn tàu khảo sát địa chấn

(PL)- Ngày 12-10, UBND tỉnh Bình Định cho biết trong những ngày qua có nhiều tàu cá đánh bắt trong khu vực đang khảo sát địa chấn trên vùng biển tỉnh này, gây ảnh hưởng đến việc khảo sát.-

Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam nâng cấp quân đội (VOA)-Ấn Độ sẽ giúp đỡ quân đội Việt Nam trong việc cải thiện và nâng cấp khả năng của cả ba quân chủng nói chung, và đặc biệt là hải quân.

Theo tin của tờ Thời báo Kinh tế Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Anthony đã loan báo sự trợ giúp của Ấn Độ tại các cuộc họp song phương với giới lãnh đạo Việt Nam, bao gồm Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Bản tin trích lời ông Anthony nói rằng “Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam trong việc xây dựng năng lực sửa chữa và bảo dưỡng tại các cơ sở hải quân, và quân đội hai nước cũng sẽ hợp tác trong các lãnh vực như công nghệ thông tin và giúp sĩ quan Việt Nam trau giồi tiếng Anh.

Ông Anthony nói thêm rằng quân đội hai nước cũng sẽ tham gia một chương trình huấn luyện chung về chiến tranh rừng núi ở Ấn Độ vào năm tới.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng sẽ giúp Việt Nam đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình để tham gia hoạt động duy trì hòa bình của Liên hiệp quốc, một lãnh vực mà Ấn Độ có rất nhiều kinh nghiệm.

Những kế hoạch tăng cường hợp tác quốc phòng Việt-Ấn đã được loan báo sau khi Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Cộng 8 bế mạc tại Hà Nội.

Nguồn: India Times, Quan Doi Nhan Dan

Họp ở TQ về an ninh hàng hải (BBC)-Asean cùng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa lúc còn khác biệt về 'an ninh hàng hải'.-Tạm biệt hội nghị quốc phòng Asean (BBC)-Chủ đề nhạy cảm về biên giới Biển Đông nằm cao trong nghị trình phiên họp cuối Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng.

- Dương Danh Huy, thành viên Quỹ NCBĐ có bài trên Asia Sentinel: Tuyến bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông (Quỹ Nghiên cứu BĐ). Bài tiếng Anh: China’s South China Sea Claim (Asia Sentinel).

Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị ADMM+ lần thứ nhất (VOV)-Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng bàn thảo với Đài Loan về quân sự (RFA)-Một ngày sau khi chính phủ Đài Loan cho hay đang chế tạo máy bay thám thính không người lái, với mục tiêu bảo vệ an ninh quốc phòng, Bắc Kinh nói đã sẵn sàng để bàn thảo với Đài Bắc về những vấn đề liên quan đến quân sự.-Philippines và Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ song phương (RFA)-Bản thông cáo do Bộ Ngoại Giao Philippines phổ biến hồi sáng nay viết rằng cả hai chính phủ Manila và Trung Quốc đều muốn đẩy mạnh quan hệ song phương, sau vụ khủng bố.

Sức mạnh quân sự Mỹ: Tàu sân bay (Bee)-Trong biên chế của Hải quân Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, trong đó có 1 tàu thuộc lớp Enterprise và 10 chiếc thuộc lớp Nimitz.-Hải quân Hàn Quốc tập trận cùng Mỹ, Nhật, Úc (Bee)- Cuộc tập trận hai ngày ở cảng Busan phía nam Hàn Quốc có sự tham gia của các tàu chiến và máy bay chiến đấu.

- Trung Quốc đã thả vô điều kiện 9 ngư dân (VNN 12-10-10) - 9 ngư dân bị Trung Quốc bắt đã về đến Việt Nam. – Sài Gòn Tiếp thị.

- Vấn đề Biển Đông vẫn được nêu lên tại Hội nghị ADMM+ ở Hà Nội(RFI). “… chính đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã tiết lộ với báo giới vào hôm nay là một số bộ trưởng các nước đã nêu tình hình an ninh trên Biển Đông trong hội nghị. Riêng phía Việt Nam, theo ông Thanh, thì đã đề xuất việc tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), được cho có tính ràng buộc pháp lý cao hơn bản Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC).”Các bộ trưởng quốc phòng Châu Á sẽ tiếp tục thảo luận về các tranh chấp(VOA)

ADMM+: Triển khai những hợp tác thiết thực Dân Trí
(Dân trí) - Tại hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng lần thứ I (ADMM+) diễn ra tại Hà Nội ngày 12/10, các đạ biểu đã nhất trí triển khai các hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực an ninh biển, gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. ...
Biển Đông với cách tiếp cận mềm tại ADMM+VietNamNet
Điểm đến đối thoạiAn ninh thủ đô
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộngĐài Tiếng Nói TPHCM

Biển Đông - Mỹ - Trung Quốc: U.S. and China Soften Tone Over Disputed Seas (NYT 12-10-10)
Gates takes step toward thawing China relations (WP 12-10-10)
Robert Gates lays down law on power in Pacific (AP - Australian 12-10-10)
Robert Gates meets with China's defense chief in Hanoi (LAT 12-10-10) -- Very clear: "Even as he sought to improve ties to the Chinese military, Gates on Monday repeated the Obama administration's argument that Vietnam and other Southeast Asian nations should band together to negotiate with China to hash out their competing claims over the waters and small islands in the South China Sea"
Mỹ tái khẳng định lợi ích quốc gia ở Biển Đông (VNN 12-10-10)Trung Quốc lại cam kết 'không đe dọa ai'(VNN 12-10-10) - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố trước ASEAN và các đối tác sự phát triển quốc phòng Trung Quốc không nhằm thách thức hay đe dọa bất kì ai.-- Trung Quốc: Positive spin to China's muscle flexing (Straits Times 12-10-10) -- Good analysis for the thinking man. A little too pro-Chinese, but that's alright, we can handle it!--Tướng lãnh Trung Quốc là mối đe dọa Nguoi-Viet Online-Trung Quốc đã chịu lùi một bước, trước mặt 10 bộ trưởng quốc phòng Asean và 6 nước khác ở Hà Nội. Robert Gates, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nhắc lại những lời Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã nói hồi Tháng Bẩy vừa qua, cũng tại thủ đô Việt Nam.

- Những thành phần ảnh hưởng đến quyết định đối ngoại của TQ(VOA) - Anti-US sentiment rages in Chinese military (HindustanTimes)

- Trung Quốc tìm cách giảm bớt căng thẳng tại Biển Đông(VOA). - Tham vọng trên biển của Trung Quốc tiếp tục làm Hoa Kỳ lo ngại (RFI)

- U.S. and Vietnam Build Ties With an Eye on China (TheNew York Times). – In Asia, Tone Lightens on Sea Disputes (The Wall Streets Journal)

Asian defence meeting in Hanoi avoids South China Sea disputes DPA--BIỂN ĐÔNG - HOA KỲ - VIỆT NAM: Tham vọng trên biển của Trung Quốc tiếp tục làm Hoa Kỳ lo ngại (RFI)- Tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển châu Á-Thái Bình Dương là một mối đe dọa cho tình hình ổn định khu vực. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng tuyên bố công khai nói trên của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vào hôm nay 12/10/2010 tại Hà Nội rõ ràng là đã ám chỉ đến các hành động quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền trên biển vốn đang ngày càng làm cho các láng giềng, trong đó có Việt Nam, lo ngại.

Mỹ muốn trao đổi, đào tạo sĩ quan với Việt Nam (Đất Việt)-Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói chuyện trước đông đảo cán bộ, giáo viên và sinh viên tại ĐH Quốc gia Hà Nội.

Các bộ trưởng quốc phòng Châu Á đồng ý tiếp tục thảo luận về các tranh chấp (VOA)-Các vị bộ trưởng quốc phòng tại cuộc họp về an ninh đầu tiên của Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á gồm cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tập trung vào các lợi ích chung như bảo vệ quyền tự do đi lại bằng đường biển cho mục đích thương mại.

Ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN, đã phát biểu vào lúc bế mạc cuộc họp hôm nay.

Ông Pitsuwan nói: “Khu vực này mang tính cách vô cùng sách lược, ủng hộ thương mai và thông tin liên lạc. Vì thế giao thông đường biểu tự do, cởi mở và an toàn là điều quan trọng. Vấn đề này đã được nêu ra, và được tất cả các bên đồng ý rằng đó là các mục tiêu mà khu vực nên cố gắng đạt tới và duy trì.”

Các đại biểu đồng ý tiếp tục đàm phán về vấn đề đó, và các vấn đề khác nữa, như những tuyên bố trái ngược nhau đòi chủ quyền những hòn đảo nhỏ bé không có người ở trong vùng Biển Nam Trung Quốc.

Mối quan ngại ngày càng gia tăng tại Hoa Kỳ và nhiều nước ở châu Á, rằng Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế và bành trướng quân đội để buộc các nước nhỏ trong vùng hơn phải thần phục họ.

Mới đây, Trung Quốc đã bị cáo buộc là cấm xuất khẩu các khoáng sản thiết yếu qua Nhật Bản sau khi lực lượng tuần duyên Nhật bắt giữ một tầu đánh cá của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp. Trung Quốc phủ nhận việc ra lệnh cấm đó.

Bắc Kinh cũng có những tranh chấp với Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà người ta cho là chứa các trữ lượng lớn về dầu khí.

Cả hai vị bộ trưởng quốc phòng của Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều không đề cập đến các vấn đề này trong các nhận định đưa ra tuần này tại Hà Nội.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates có nói rằng các bất đồng về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ dường như là một thách thức ngày càng lớn cho sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Ông Gates lập lại rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các vụ tranh chấp, nhưng ông nói các tranh chấp phải được giải quyết một cách êm đẹp, không sử dụng vũ lực hay cưỡng ép và theo đúng luật pháp quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tuyên bố các nỗ lực của nước ông nhằm hiện đại hóa quân đội có tính cách thuần tuý phòng vệ và không nhắm mục đích đe dọa các nước khác.

Ông nhấn mạnh rằng chìa khóa cho nền an ninh khu vực là tôn trọng nguyên tắc chủ quyền và bất can thiệp vào nội bộ của nhau. Nhưng ông cũng ủng hộ khái niệm xây dựng các khung sườn đa phương để cải thiện hợp tác và tập trung vào các lợi ích chung.

Tổng thư ký ASEAN nói cuộc họp này là bước đầu trong tiến trình đó.

Ông Pitsuwan nói tiếp: “Bất cứ vấn đề nào có thể vấp phải, bất cứ bất đồng nào có thể có, chúng ta chắc chắn sẽ đi theo một tiến trình ôn hòa dựa vào luật pháp thông thường và quốc tế.”

10 thành viên của khối ASEAN cộng với 8 cường quốc khác trong khu vực cũng đồng ý phát triển hợp tác quân sự chặt chẽ hơn để ứng phó với các tai họa nhân đạo, các hoạt động gìn giữ hòa bình và các nỗ lực chống khủng bố.

An ninh biển được các đại biểu rất quan tâm(TNO)-Trong cuộc họp báo chiều nay (12.10), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, trong số 5 lĩnh vực được bàn bạc tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất, vấn đề an ninh biển được các đại biểu rất quan tâm.-'Mỹ không bao giờ từ bỏ châu Á' (BBC)

Indonesia chi 16.5 tỷ USD mua chiến đấu cơ? (Bee)-Trong 5 năm tới, Indonesia dự định sẽ chi 16.6 tỷ USD mua các chiến đấu cơ trang bị cho Không quân và Lục quân.-Hàng loạt bí mật 'động trời' của quân đội Nga được tiết lộ (Đất Việt)-Lần đầu tiên trong vòng nhiều năm trở lại đây, Nga công khai chi tiết các khoản chi tiêu quốc phòng của mình từ năm 2010 đến năm 2013, nhật báo Vedomosti sáng nay đưa tin.

ADMM+: Giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng Luật Biển LHQ (VietNamNet) – Không nằm trong chương trình nghị sự chính thức song một số nước ASEAN và đối tác đã nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ADMM+ tại Hà Nội sáng 12/10.

ADMM+ thống nhất hợp tác trên 5 lĩnh vực (VOV)-5 lĩnh vực gồm: Hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, an ninh biển, chống khủng bố, quân y và hoạt động gìn giữ hòa bình.-Tuyên bố chung ADMM+ (VOV)-Tuyên bố chung bao gồm 8 cam kết với mục đích hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.

'Nói về Biển Đông là chuyện bình thường' (BBC)-Trung tướng Nguyễn Chí Vinh nói với BBC vì sao Việt Nam, Asean và Mỹ vẫn đề cập tới Biển Đông tại ADMM+.-Các nước ‘nêu vấn đề biển Đông’ tại Hà Nộ (VOA)-Các giới chức quốc phòng Việt Nam được báo chí trong nước trích lời nói rằng tranh chấp ở biển Đông đã được một số nước ASEAN và đối tác ‘nêu lên’ tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) ở Hà Nội, dù ‘không nằm trong nghị trình chính thức’.

Báo điện tử VietNamNet trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cho biết sau khi kết thúc phiên họp hôm nay rằng, các nước ‘nhất trí giải quyết tranh chấp bằng hòa bình và đối thoại trong khuôn khổ luật pháp quốc tế’ và ‘không dùng biện pháp quân sự để giải quyết tranh chấp’.

Ông Thanh còn được trích lời cho biết rằng Việt Nam đã ‘đề xuất nỗ lực tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông’ mang tính ràng buộc pháp lý.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh còn cho báo chí trong nước biết rằng Việt Nam đã ‘đề xuất tuần tra chung trên biển với hải quân Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ cũng như thiết lập đường dây nóng với lực lượng hải quân này’.

Được biết, ngoài một số nước ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nêu lên vấn đề tranh chấp trên biển.

Trong khi đó, cũng tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng lần đầu tiên này, Trung Quốc cũng lên tiếng trấn an các nước láng giềng châu Á về các hoạt động gần đây của nước này nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với các khu vực lãnh hải tranh chấp.

Theo hãng tin AP, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt phát biểu trước các đối tác rằng việc Trung Quốc phát triển quốc phòng ‘không nhằm đe dọa và thách thức ai, mà nhằm bảo đảm an ninh (của Trung Quốc) cũng như thúc đẩy hòa bình và ổn định quốc tế lẫn khu vực’.

Ông Liệt cũng được trích lời nói rằng an ninh của một nước ‘không thể chỉ dựa vào khả năng tự phòng thủ, mà còn dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau’.

Về phía Hoa Kỳ, một lần nữa nước này nhấn mạnh tới ‘quyền lợi quốc gia’ trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh hải.

Tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates nói rằng Hoa Kỳ có vai trò trong các vụ tranh chấp gia tăng về quyền sở hữu các quần đảo và tuyến hàng hải ở châu Á.

Hãng AP trích lời ông Gates nói rằng Hoa Kỳ ‘có quyền lợi quốc gia đối với tự do lưu thông hàng hải’ cũng như đối với việc ‘phát triển kinh tế mà không bị cản trở’.

Hội nghị ADMM+ kết thúc với tuyên bố chung về năm lĩnh vực hợp tác cụ thể gồm: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, an ninh biển, quân y, chống khủng bố và các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Nguồn: AP, VietnamNet


Việt Nam bác tin về cảng Cam Ranh (BBC)-VIỆT NAM - TRUNG QUỐC: Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thông báo Trung Quốc thả các ngư dân Quảng Ngãi (RFI)--Thông tin này do tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho báo chí biết, ngày hôm qua, 11/10/2010. Các báo trên mạng của Việt Nam đã đưa tin, nhưng sau đó lại rút bỏ. Theo yêu cầu của phía Trung Quốc, thông tin thả 9 ngư dân Việt Nam chỉ được đăng sau Hội nghị ADMM+. - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt: Sức mạnh quân sự của Trung Quốc ‘không đe dọa ai’ (VNE).
- Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ca ngợi mối giao hảo với VN (Người Việt). – Mỹ tái khẳng định lợi ích quốc gia ở Biển Đông (VNN)

Mỹ tái khẳng định lợi ích quốc gia ở Biển Đông (VietNamNet)- Tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tái khẳng định Mỹ có lợi ích quốc gia trong tự do giao thương ở Biển Đông.--Mỹ tái khẳng định lợi ích quốc gia ở Biển Đông talawas blog

Theo VietNamNet, tuy không nằm trong chương trình nghị sự chính thức song một số nước ASEAN và đối tác đã nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội vào sáng ngày 12/10/2010.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho hay tại hội nghị Việt Nam đã đề xuất nỗ lực tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) – bộ quy tắc được cho có tính pháp lý ràng buộc hơn “Tuyên bố chung về nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông” được kí kết giữa các nước ASEAN và Trung Quốc vào năm 2002 – và cho biết “các bên nhất trí giải quyết bằng hòa bình và đối thoại, không bao giờ dùng biện pháp quân sự để giải quyết tranh chấp vùng biển“.

Trước đó Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng bày tỏ quan điểm rằng Biển Đông không phải chỉ là quyền lợi trực tiếp của các quốc gia có chủ quyền, mà còn là lợi ích của các nước khác trong vùng biển quốc tế tại khu vực này.

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tái khẳng định lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông. Ngoài ra ông hoan nghênh cách tiếp cận đa phương trong vấn đề này và một lần nữa khẳng định Mỹ sẵn sàng hỗ trợ để thực hiện sáng kiến về Bộ Quy tắc ứng xử đầy đủ trên Biển Đông (COC).

Tham gia Hội nghị còn có Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, tuy nhiên cho tới thời điểm này chưa thấy báo chí đưa tin về quan điểm và phản ứng của Trung Quốc về những diễn biến mới xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị.

U.S. and China Soften Tone Over Disputed Seas NYT -Defense Secretary Robert M. Gates on Tuesday sought to defuse tensions over territorial seas in the region.-Nhật-Trung nối lại hoạt động giao lưu nhân dân (TTXVN).

Hội nghị ADMM+ lần thứ nhất khai mạc tại Hà Nội Dân Trí
(Dân trí) - Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác (ADMM+) lần thứ nhất đã khai mạc hôm nay tại Hà Nội, với sự tham dự của các bộ trưởng quốc phòng hoặc đại diện cấp cao từ 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác - trong đó có Trung Quốc và Mỹ. ...
Thủ tướng: Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình (VietNamNet) - Tại Hội nghị ADMM+, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đến tôn trọng độc lập chủ quyền, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
18 bộ trưởng Quốc phòng đối thoại về an ninhVNExpress
Australia đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị ADMM+Đài Tiếng Nói Việt Nam
Báo điện tử Sơn La -Tiền Phong Online -Lao động


Việt – Úc ký bản ghi nhớ về hoạt động quân sự chung (RFA)-Việt Nam và Australia, hai nước từng là cựu thù trước đây, hôm qua ký biên bản ghi nhớ về những hoạt động tập trận và huấn luyện quân sự chung được tăng cường trong tương lai.--Australia sẽ giúp Việt Nam đào tạo sĩ quan (PL)-Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng nhiệm Australia Stephen Smith ký văn kiện ra cơ chế hoạt động cho các lĩnh vực hợp tác song phương chiều 11/10.

Gates Accepts Invite to China for Next Year THE ASSOCIATED PRESS-U.S. Defense Secretary Robert Gates sought to patch up damaged military ties with China on Monday, accepting an invitation to visit Beijing next year and arguing that the two militaries should not be hostage to the long-standing U.S. political relationship with Taiwan.-U.S. Alarmed by Harsh Tone of China’s Military NYT-American military officials worry about a shift in which young Chinese may see the United States only as a threat.-U.S. warns on territorial disputes but tiptoes on China HANOI (Reuters) - U.S. Defense Secretary Robert Gates on Tuesday called on Asian-Pacific defense chiefs to avoid resorting to "force or coercion" to settle territorial disputes, in a veiled warning that appeared aimed at China.

Mỹ - Trung bất đồng về việc bán vũ khí cho Đài Loan (RFA)-Trung Quốc và Hoa Kỳ hôm qua đã có bất đồng với nhau về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; khi mà hai phía Washington và Bắc Kinh đang cố cải thiện mối quan hệ quân sự, được cho là mỏng manh, giữa hai nước.

Mỹ sẽ giúp Nhật ‘xử lý' Trung Quốc? (Đất Việt)-Trong bối cảnh ngọn lửa căng thẳng Nhật – Trung chưa thực sự được dập tắt, thậm chí có nguy cơ “bùng cháy to hơn”, giới quan sát nhận định, Mỹ có thể “ra tay” cứu giúp đồng minh.-Nhật Bản tái khẳng định chủ quyền quần đảo Senkaku (Bee)-Phát biểu bên lề ADMM +, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa đã khẳng định chủ quyền với quần đảo Senkaku.

Asean+8 meeting key for US role, as tensions over seas dominate (SCMP 11-10-10) -- Phân tích của Greg Torode-Giải quyết vấn đề biển Đông bằng giải pháp cơ bản, lâu dài (TUỔI TRẺ)--An ninh biển không là quan tâm riêng của ASEAN(VietNamNet) - Tổng thư ký ASEAN cho rằng an ninh biển là mối quan tâm không chỉ của ASEAN mà của cả các nước đối tác.-US defence secretary promises role in South-East Asia DPA

Gates ở Hà Nội: Bộ trưởng Gates: Đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ (VNN 11-10-10) -- Bài nói chuyện tại Học viện Ngoại giao. Nguyên văn bài thuyết trình của Bob Gates (Department of Defense 11-10-10) -- Gates in Hanoi notes the friendly ties of old foes (AP 11-10-10) -- Gates backs multilateral dispute approach in Hanoi (Reuters 11-10-10) In Vietnam, Gates to Discuss Maritime Claims of China (NYT 10-10-10) -- Gates Urges China to Improve Military Ties With U.S. (NYT 11-10-10) U.S. Aims to Mend China Military Ties (WSJ 11-10-10) – Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates vừa tái khẳng định rằng ‘Mỹ không bao giờ từ bỏ châu Á’ —— (BBC)-- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi đàm phán đa phương về Biển Đông(RFI). - Việc Hoa Kỳ trấn an đồng minh châu Á làm Trung Quốc tức giận (RFI). Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tới Việt Nam tối qua 10/10, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với 8 nước đối thoại, ADMM+. Theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có các cuộc gặp với đồng nhiệm Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia khác bên lề Hội nghị ADMM+.– Ông Robert Gates đến Việt Nam có ý nghĩa ra sao với các nước trong khu vực?(RFA). – Ông Gates trấn an Đông Nam Á về cam kết của Washington (VOA)- Bộ trưởng Gates: Đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ (VNN).

- Quan hệ Trung Quốc – ASEAN : “già néo đứt dây”(RFI). - “Bộ trưởng Quốc phòng Malaisia cho rằng phải chấp nhận vai trò quan trọng của Trung Quốc và Mỹ song”Hợp tác trong ADMM+ phải do ASEAN dẫn dắt (VNN)- Trung Quốc ủng hộ sáng kiến với an ninh châu Á (VNN).-Malaysia: không thảo luận vấn đề Biển Đông tại ASEAN kỳ này (RFA)-Cũng tại Hà Nội, Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamadi nói rằng vấn đề “Biển Đông” là một đề tài nhạy cảm, không được đưa vào nghị tình thảo luận chính thức của hội nghị quốc phòng ASEAN mở rộng.

Thông cáo chung Việt Nam -Trung Quốc (RFA)-Trung Quốc và Việt Nam vừa phổ biến thông cáo chung tại Hà Nội, hôm nay để cùng nhau củng cố quan hệ mật thiết, gắn bó và hợp tác bền vững giữa hai quốc gia láng giềng.-Việt Nam cam kết tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung Quốc (VOA)-Theo Tân Hoa Xã, phát biểu trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lương Quang Liệt, ngày 11/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cam kết Hà Nội sẽ tăng cường quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh.

Thủ tướng Việt Nam khẳng định Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ quân sự song phương. Ông Dũng nhấn mạnh tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung được củng cố bởi nhiều thế hệ lãnh đạo của đôi bên, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng đảng cộng sản, nhà nước, và nhân dân hai nước nhìn về mối bang giao từ khía cạnh các lợi ích chung và không ngừng thăng tiến quan hệ.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho biết Bắc Kinh muốn hợp tác với Hà Nội trong việc phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác-hợp tác chiến lược toàn diện.

Ông Lương Quang Liệt cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Trung Quốc tới Hà Nội hôm qua trong chuyến thăm hữu nghị chính thức và tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Sau cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh, cho báo giới biết phía Bắc Kinh muốn giải quyết vấn đề tranh chấp tại Biển Đông bằng đàm phán hòa bình, thông qua đường lối chính trị, ngoại giao, và hiệp thương, hầu tránh gây bất lợi cho hai nước Việt-Trung.

Về phần mình, ông Thanh nói giải quyết vấn đề Biển Đông cần có thời gian, tránh không cho các nước khác lợi dụng gây chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với nước láng giềng cộng sản Trung Quốc.

Nguồn: Xinhua, Quandoinhandan, VNExpress

Nguyễn Chí Vịnh: "Biển Đông không phải chuyện tranh nhau mảnh sân trước nhà" (TVN 11-10-10)--- Ấn Độ giúp Việt Nam nâng cấp MiG-21- (Đất Việt).

Biển Đông - Mỹ - Trung Quốc: US challenges China on maritime disputes (FT 11-10-10) ◄ Mỹ - Trung vẫn khác quan điểm trong vấn đề Biển Đông (VNN 11-10-10) -- Đọc thêm bài này (rất lạ!): U.S. Concerned About Attitude of China’s Military (NYT 11-10-10)-- U.S. tries to forge closer military ties with China (The International Herald Tribune/Viet-Studies)Mỹ - Trung vẫn khác quan điểm trong vấn đề Biển Đông-(VietNamNet) - Chiều 11/10, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Mỹ đã hội đàm song phương, nối lại trao đổi quân sự cấp cao đã bị đình trệ trong gần 1 năm qua.- Hoa Kỳ kêu gọi TQ nối lại quan hệ quân sự — (BBC)-Họp tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates kêu gọi Trung Quốc hãy nối lại quan hệ quân sự với Mỹ.

Biển Đông: - Dương Danh Huy, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông: China’s South China Sea Claim (Asia Sentinel 11-10-10) -

Taiwan: Taiwan Remains Hurdle to Military Relations (WSJ 11-10-10) -- Đừng quên yếu tố Đài Loan!

Japan and China in maritime dispute agreement (BBC 11-10-10)-- Trung-Nhật nhất trí lập cơ chế tránh xung đột biển (TTXVN). – Trung, Nhật thiết lập đường dây liên lạc ngừa xung đột (VTC).- Căng thẳng Trung – Nhật và tác động tới ASEAN (Nghiên cứu BĐ). -Quan hệ Nhật - Trung còn nhiều khúc mắc (Đất Việt)-Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa kêu gọi người đồng cấp Trung Quốc Liang Guanglie nhanh chóng thiết lập kênh trao đổi thông tin chung nhằm ngăn chặn xung đột có thể xảy ra trên vùng biển tranh chấp.

- Mỹ từng nhiều lần định ném bom hạt nhân Triều Tiên (SGGP)- Trước thềm hội nghị ADMM+, Trung Quốc thả ngư dân Việt (BBC).-- Trung Quốc đã thả vô điều kiện 9 ngư dân Việt Nam (baomoi/SGTT).

Việt Nam không hợp tác quân sự với nước ngoài tại Cam Ranh

Vịnh Cam Ranh. Ảnh: ussgannetmsc290.com.
Vịnh Cam Ranh. Ảnh: ussgannetmsc290.com.

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam sẽ không hợp tác với nước ngoài để sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự.
> Nga muốn trở lại Cam Ranh

Trong tuyên bố được đăng tải hôm nay, người phát ngôn ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói rằng Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Bà cho biết cảng Cam Ranh sẽ được khai thác tiềm năng nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi hãng tin Kyodo nói rằng Nga đã tiến hành xong nghiên cứu và muốn quay trở lại lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh và phía Nga đã đề nghị Việt Nam cho lập lại căn cứ quân sự này.

Trước đó, báo chí Nga cũng đề cập đến việc hải quân Nga muốn tái lập một căn cứ hậu cần quan trọng cho tàu chiến của họ tại Cam Ranh.

Hãng tin Nga Interfax hôm 8/10 cho biết hải quân Nga đã hoàn thành một báo cáo chi tiết, nêu rõ sự cần thiết phải lập lại căn cứ hậu cần cho các tàu của Nga ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Báo cáo cho hay nếu quyết định về mặt chính trị được đưa ra, hải quân Nga có thể hoàn thành việc lập căn cứ trong ba năm.

Với vị trí địa lý và các điều kiện thuận lợi, cảng nước sâu Cam Ranh được coi là một trong những cảng tốt nhất thế giới. Nó nằm trong vịnh Cam Ranh, cách TP HCM hơn 300 km về phía bắc, có khả năng tiếp cận tới những tuyến hàng hải quan trọng về mặt thương mại và chiến lược trên Biển Đông. Độ sâu của cảng cho phép các tàu lớn cập mạn.

Trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh cho mục đích quân sự. Sau khi Việt Nam thống nhất, Liên Xô và sau đó là Nga cùng Việt Nam có hiệp định về sử dụng cảng Cam Ranh 25 năm. Tuy nhiên, năm 2001, vì lý do tài chính, Nga tuyên bố rút khỏi cảng và ra đi vào năm sau.

Ngay từ năm 2002, Việt Nam khẳng định sẽ không hợp tác với bất cứ nước nào để sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Chính phủ Việt Nam tuyên bố tự quản lý và khai thác cảng Cam Ranh sao cho phù hợp nhất với lợi ích của người dân Việt Nam.

Hạ thuỷ tàu khảo sát đầu tiên của Việt nam (XL)

Ngày 10-10, tin từ Công ty đóng tàu Sông Thu- Đà Nẵng, đơn vị này đã chính thức hạ thủy tàu Khảo sát đo đạc biển (ký hiệu HSV 6613) mang tên Giáo sư Viện sĩ (GS.VS) Trần Đại Nghĩa

"Biển Đông không phải chuyện tranh nhau mảnh sân trước nhà"(TVN)

Các tranh chấp sẽ giải quyết thông qua đối thoại (TUỔI TRẺ)-US challenges China on maritime disputes (Financial Times)-Robert Gates, US defence secretary, has voiced a challenge to Chinese demands that the US not get involved in maritime territorial disputes in the South China Sea -Bộ trưởng Gates: Đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ (VietNamNet) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái khẳng định đàm phán đa phương là lựa chọn tốt nhất cho các tranh chấp lãnh thổ ở châu Á. -Gates backs multilateral dispute approach in Hanoi HANOI (Reuters) - U.S. Defense Secretary Robert Gates on Monday said Asian nations should deal with territorial disputes multilaterally, a concept backed by Vietnam and others in the region but opposed by China. -Gates in Hanoi Notes the Friendly Ties of Old Foes THE ASSOCIATED PRESS -Defense Secretary Robert Gates gently chided Vietnam for its blemished human rights record Monday but marveled at the friendly ties the U.S. has built with Vietnam a generation after the Vietnam War.

China’s Ban on Selling Rare Earth Minerals to Japan Continues NYT Despite the ban, the Chinese government showed signs of taking a more conciliatory stance toward Japan.

Mỹ, Trung: Khôi phục quan hệ quân sự để dịu căng thẳng (VNN)-Cả chính quyền Mỹ lẫn Lầu Năm Góc dường như thiên về nới lỏng căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc hơn là "đốt cháy" nó.

Tổng số lượt xem trang