Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Bắt tạm giam đối tượng vụ cướp tài sản ở Nhà máy vàng Bồng Miêu

- - Bắt tạm giam đối tượng vụ cướp tài sản ở Nhà máy vàng Bồng Miêu (VOV)-Đối tượng bị bắt là Đoàn Văn Hữu (sinh năm 1990), trú tại thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh; thời gian tạm giam là 4 tháng để phục vụ quá trình điều tra.
Khởi tố vụ cướp 5 tấn quặng vàng
Ngày 15/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam thi hành lệnh bắt tạm giam 1 đối tượng trong vụ cướp tài sản ở nhà máy vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh (Quảng Nam). Đoàn Văn Hữu bị khởi tố vì tội cướp tài sản.
Được biết, trước đó vào đêm 24 rạng sáng 25/8, do bức xúc trước hành vi của bảo vệ Công ty vàng Bồng Miêu, hàng trăm người dân ở thôn An Lâu 1, An Lâu 2 và Bồng Miêu đã kéo đến bao vây trụ sở nhà máy vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh); trong đó, một số kẻ quá khích đã đập phá rồi cướp đi khoảng 5 tấn quặng vàng. Tuy nhiên, sau đó do được vận động nên nhiều đối tượng đã trả lại quặng vàng.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ./.
TTXVN

TT - Ngày 31-8, tại cuộc họp báo nhân chuyến thăm và làm việc ở VN, chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền và đói nghèo Magdalena Sepulveda cho rằng nghèo đói tại VN sẽ tăng từ 10% năm 2010 lên 13% nếu chiếu theo chuẩn nghèo mới.
Việt Nam đạt nhiều thành tựu ấn tượng về xóa đói giảm nghèo VOV
Đây là nhận xét của bà Magdalena Sepulveda, Chuyên gia độc lập của LHQ về nhân quyền và đói nghèo thăm Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam từ ngày 23- 31/8
Chuyên gia LHQ khuyến nghị sớm có Luật tiếp cận thông tin
Thứ Ba, 31/08/2010 (GMT+7) - Trao đổi với báo giới chiều 31/8 tại Hà Nội, chuyên gia độc lập Liên hợp quốc về nhân quyền và đói nghèo cùng cực, bà Magdalena Sepúlveda, khuyến nghị Việt Nam sớm thông qua Luật tiếp cận thông tin cũng như bảo đảm những người có hành vi tham nhũng bị xử lý.
Bà Sepúlveda vừa có 9 ngày làm việc tại Việt Nam liên quan đến lĩnh vực nhân quyền và xoá đói giảm nghèo. Trao đổi với báo chí, chuyên gia độc lập của LHQ đánh giá cao những tiến bộ ấn tượng trong công cuộc giảm đói nghèo hai thập niên vừa qua, song lưu ý tỷ lệ nghèo còn ở mức cao ở các dân tộc thiểu số và sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền vẫn tồn tại.
Hoan nghênh việc Việt Nam xây dựng chiến lược an sinh xã hội mới cho giai đoạn 2011-2020, bà Sepúlveda kêu gọi Chính phủ tăng cường hỗ trợ các biện pháp trợ cấp xã hội.
Mô tả ảnh.
Chuyên gia độc lập LHQ về nhân quyền và đói nghèo cùng cực, bà Magdalena Sepúlveda tại cuộc họp báo chiều 31/8. Ảnh: XL
"Mức trợ cấp hiện nay còn thấp, không đủ giúp những người dân đang sống trong nghèo đói cùng cực thoát nghèo. Mặc dù đã có những nỗ lực đáng khen ngợi nhằm mở rộng phạm vi cung cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và trợ cấp giáo dục, nhưng hầu hết những lợi ích người dân được hưởng qua việc đó bị giảm đi vì các loại phí y tế hay giáo dục", bà nhấn mạnh.
Chuyên gia LHQ cũng nhấn mạnh Việt Nam cần tăng cường nỗ lực phòng chống tham nhũng bởi tham nhũng có tác động đặc biệt tiêu cực đến những người sống trong nghèo đói cùng cực, trong đó nêu nhu cầu cần thiết ban hành Luật tiếp cận thông tin trong thời gian tới.
"Chính phủ cần sớm tăng cường các cơ chế khiếu nại và thông qua luật pháp về đảm bảo tiếp cận với thông tin sao cho hữu hiệu và dễ tiếp cận, bên cạnh các cơ chế khác, nhằm đảm bảo rằng các vấn đề sẽ được phát hiện và giải quyết một cách kịp thời, và đảm bảo những người có hành vi tham nhũng bị xử lý", bà nói.
Việt Nam đạt được mốc trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cũng là ngưỡng xuất hiện những thách thức mới nổi.
Bà Sepúlveda lưu ý không nên hiểu nghèo đói đơn giản là vấn đề kinh tế có thể được giải quyết chỉ bằng việc tăng thu nhập của các hộ gia đình. Theo đó, các chiến lược giảm nghèo có hiệu quả phải luôn được xây dựng trên quan điểm chung là mọi người dân cần được hưởng đầy đủ các quyền dân sự, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá.
Vụ “Người đàn ông tự tay mổ thận”: Chính quyền nói gì?
31/08/2010 06:11:00- Vì bệnh tật, ông đã chọn dựng nhà ở nghĩa địa, sống biệt lập trên núi. Chính quyền địa phương cũng có lần đến thăm hỏi và động viên gia đình ông, nhưng chỉ giải quyết cơm, áo, gạo được dăm bữa.
Trao đổi với PV Bee, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Hương Hồ nói: Thực hư chuyện ông Nguyễn Hai tự tay mổ thận lấy sỏi mà vẫn sống thì không ai nắm rõ. Chỉ nghe người ta nói vậy thôi.
Ông Hùng nói thêm: "Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã biết ông Hai bị bệnh sỏi thận. Ngoài ra, nhiều lần gặp ông, tôi thấy ở dưới rốn nổi lên một cục thịt to tướng, trẻ con nhìn đều sợ hãi. Sau đó, ông quyết định một mình chuyển lên núi ở, tách biệt với mọi người và xác định cho mình cái chết. Thấy vậy, vợ ông - bà Khưới không đành lòng nên theo để chăm sóc, đỡ đần ông.
Thời gian gần đây, chính quyền địa phương cũng có lần đến thăm hỏi và động viên gia đình ông, nhưng chỉ giải quyết cơm, áo, gạo được dăm bữa. Những bát cơm, bát cháo, con cá, bó rau, quần áo ông bà có được chủ yếu là nhờ hàng xóm thương tình mang tặng. Họ chỉ làm được như vậy thôi, vì ở đây ai cũng nghèo khổ cả".
Ông Bùi Quang Dũng, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hương Hồ rất bất ngờ khi nghe chúng tôi nói đến sự việc trên.
Ông Dũng cho biết: “Nếu đúng như vậy thì quả thật đây là câu chuyện lạ. Có lẽ việc ông Hai rạch vào da thịt là vào những chỗ đã bị nhiễm trùng nặng, nên may mắn sống sót". Ông Dũng khuyến cáo, người dân không nên tự ý làm theo như ông Hai vì nguy cơ tử vong rất cao.

Người đàn ông tự mổ thận thành công chỉ là may mắn
28/08/2010 15:30:48 - Tổ chức nhu mô thận giàu mạch máu thì cầm máu, trong mổ còn rất khó khăn nữa là "tự mổ" mà không có phương tiện, dụng cụ gì để cầm máu. "Trường hợp của ông Hai thực chất là may mắn chứ không phải là một thành tích. Qua sự việc này, tôi nghĩ rằng, cần phải chú ý đến chuyện bảo hiểm xã hội nhất là bảo hiểm cho người nghèo" - TS Lê Anh Tuấn, Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Quân y 103.
TIN LIÊN QUAN
Sau khi Bee.net.vn đăng tải câu chuyện về người đàn ông nghèo tự mổ thận, trao đổi với TS Lê Anh Tuấn, ông cho rằng, trường hợp của ông Nguyễn Hai và ca tự mổ thận kỳ tích của ông là một sự may mắn.
TS Tuấn lý giải, sỏi thận là “thủ phạm” chính gây đau đường tiết niệu và chiếm đa số các ca cấp cứu tại bệnh viện. Bệnh thường phát triển ở nam giới ngoài 40 sống ở những vùng nóng bức.
Biểu hiện của bệnh là gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau giữa lưng, lan tỏa tới tận háng, buồn nôn, đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp của bác sĩ ngay lập tức.
Đối với trường hợp của ông Hai, thực chất, người đàn ông này đã mắc bệnh lâu và đã gây thận mủ (thận đã bị phá hủy, mất chức năng) nên mới có thể gây đau "quằn quại" như đã mô tả chứ bình thường, sỏi thận rất ít khi gây đau nhiều.
Thận của ông Hai đã bị ứ mủ và đã rò ra hố thắt lưng nên ông trích rạch vùng thắt lưng như trích một cái nhọt nên lượng máu chảy ra ít và có thể tự cầm được chứ để vào được tổ chức thận khi phẫu thuật (theo đường rạch trên ảnh) ta phải qua nhiều lớp cơ lưng rất dày.
Ông Hai lấy được sỏi do may mắn đó không phải kỳ tích.
Mặt khác, tổ chức như mô thận giàu mạch máu thì cầm máu, trong mổ còn rất khó khăn nữa là "tự mổ" mà không có phương tiện, dụng cụ gì để cầm máu.
Việc ông Hai cầm máu bằng cách xối nước, TS Tuấn cho rằng, vì thận bị hư mủ đã gây rò ra thắt lưng nên khi ông Hai rạch vùng thắt lưng thì máu chảy không nhiều. Vì vậy, ông Hai mới có thể cầm máu bằng xối nước để cơ thể tự cầm máu (bình thường máu đông 7phút, máu chảy 3 phút). Ông còn may mắn khác nữa là không rạch vào mạch máu lớn chứ nếu rạch vào mạch máu thì không thể cầm máu theo kiểu "dội nước" được.
TS Tuấn cho rằng, hiện tại có thể thận bên bệnh của ông Hai đã mất chức năng. Những biến chứng khác có thể xảy ra ít hơn vì sẹo đã liền.  Khả năng tái phát sỏi và rò thận không còn. Trong trường hợp này ông Hai cần được các bác sĩ thăm khám, loại trừ khả năng trong thận của ông vẫn còn sỏi.
Khởi tố vụ đập phá tại nhà máy vàng Bồng Miêu
(TNO) Ngày 27.8, đại tá Lương Tấn Tài - Chánh văn phòng Công an tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng, hủy hoại, cướp tài sản và chống người thi hành công vụ tại Nhà máy vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, H.Phú Ninh).
Báo động nạn tự tử trong dân tộc thiểu số ở Bình Định
(TNO) Ngày 27.8, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản về việc ngăn chặn tình trạng tự tử trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.Theo đó, qua khảo sát trên địa bàn hai huyện miền núi An Lão và Vĩnh Thạnh, trong năm 2009 và 5 tháng đầu năm 2010, số vụ tự tử ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tăng nhiều so với các năm trước, trong đó đã xảy ra 45 vụ làm chết 27 người, có 18 người được kịp thời phát hiện cứu sống. Các vụ tự tử trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định xảy ra khá phổ biến do một số vùng còn lưu giữ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nên chỉ cần một mâu thuẫn nhỏ trong đời sống hằng ngày, đã có người tìm đến cái chết.
Thương lắm những gót chân gầy! VOV
“Nắng, mưa, sớm, tối, chúng em chẳng nề hà bởi hễ dừng bước thì ngày mai biết lấy gì để sống...”. Đó là lời của một đứa bé đánh giầy chừng hơn chục tuổi. Câu nói của nó rất thật, rất vô tư nhưng lại khiến lòng tôi nặng trĩu.
Người dân nộp lại 5 bao quặng vàng đã cướp 27/08/2010 15:25:20
Qua hơn 2 ngày vận động, thuyết phục, các đối tượng cướp quặng tại nhà máy vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam) tự giác giao nộp hơn 5 bao quặng vàng, cùng một số tài sản khác đã lấy tại nhà máy này cho cơ quan chức năng.Ngày 27/8, nhà máy đã hoạt động trở lại nhưng thiệt hại từ vụ cướp quặng vàng lên đến gần 4 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
Vụ cướp trên xảy ra đêm 24/8 và rạng sáng 25/8. Hơn 500 người dân của 3 thôn An Lâu 1, An Lâu 2 và Bồng Miêu (xã Tam Lãnh) đã kéo đến, xông vào dùng gạch, đá đập phá, hủy hoại tài sản và cướp hết 1 đống quặng vàng (khoảng 5 tấn) của nhà máy vàng Bồng Miêu.
Theo VNN, ngày 27/8, nhà máy đã hoạt động trở lại nhưng thiệt hại từ vụ cướp quặng vàng lên đến gần 4 tỷ đồng.
d
Đại tá Phạm Trường Dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh (đứng) đang đối thoại với người dân thôn Trà Sung, xã Tam Lãnh vào chiều 26/8. Ảnh: VNN
Hiện cơ quan công an tỉnh Quảng Nam đang hoàn tất các thủ tục để khởi tố vụ án và có các biện pháp hỗ trợ nhà máy đối phó khi 1 số người dân quá khích sẽ tìm cách quay trở lại tấn công tiếp vào nhà máy.
Được biết, tại cuộc đối thoại giữa công an tỉnh Quảng Nam và người dân thôn Trà Sung (xã Tam Lãnh), lãnh đạo tỉnh đã nghe ý kiến người dân phản ánh về tình hình ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước trên sông Bồng Miêu trong quá trình khai thác vàng của nhà máy.
Đời sống của hơn 100 hộ dân trong thôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người dân yêu cầu chính quyền địa phương có kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng.
N.Đ (Tổng hợp)
“Người đàn ông tự tay mổ thận”:Lâu rồi mới được bữa no
“Hôm qua có người vừa mới biếu 200.000 đồng, tui đã đi mua đúng một cân thịt về cho ông ăn. Lâu lắm rồi ông mới có một bữa no như vậy...”.
Thiệt hại vụ gây rối tại Cty Bồng Miêu gần 200.000 USD 27/08/2010 06:53:02
Trong hai ngày 25 - 26/8, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức đoàn công tác liên ngành phối hợp với lãnh đạo Công ty vàng Bồng Miêu có các buổi đối thoại trực tiếp với người dân xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh xung quanh việc ngày 23/8, anh Dương Văn Yên (19 tuổi) khi đi mót vàng bị Thiếu úy Công an huyện Phú Ninh Nguyễn Duy Thành dí roi điện dẫn đến ngất xỉu. Lợi dụng việc này, một số phần tử xấu đã kích động người dân địa phương tới đập phá nhà máy chế biến vàng Bồng Miêu đêm 24 rạng ngày 25/8.
Tại các buổi đối thoại, các ý kiến đều cho rằng, hành vi ứng xử trong quá trình xử lý công việc của Thiếu uý Nguyễn Duy Thành là quá đáng, gây dư luận xấu tại địa phương. Việc nhiều người dân bị kích động xông vào nhà máy đập phá là sai trái. Mặt khác, việc khai thác vàng tại Bồng Miêu gây ô nhiễm môi trường cũng làm cho người dân bức xúc.
các đối tượng quá khích đã cướp khoảng 5 tấn quặng, 2 thùng than hoạt tính (có chứa khoảng 1kg vàng) tại nhà máy
Hiện trường còn lại sau khi các đối tượng quá khích đã cướp khoảng 5 tấn quặng, 2 thùng than hoạt tính (có chứa khoảng 1kg vàng) của Cty vàng Bồng Miêu. Ảnh: VTC News
Chiều 26/8, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Tổng Giám đốc Công ty vàng Bông Miêu cho biết: Công ty đã nghiêm cấm bảo vệ đánh đập khi làm nhiệm vụ, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn có trường hợp vi phạm. Vấn đề ô nhiễm môi trường mà người dân phản ánh là đúng đắn. Ông Quỳnh cũng thừa nhận, công ty tạo việc cho người dân hiện nay chỉ là lao động thủ công. Việc người dân yêu cầu cần được bố trí bãi để tự khai thác vàng vượt quá thẩm quyền của công ty.
Cũng theo ông Quỳnh, thống kê sơ bộ thiệt hại ban đầu do những người quá khích gây ra đối với công ty là gần 200.000 USD. Công nhân công ty đã bắt đầu đi làm trở lại.
Qua thẳng thắn đối thoại, lãnh đạo UBND, Công an tỉnh Quảng Nam đã được người dân đồng tình, nhất trí không để các đối tượng xấu lợi dụng kích động gây rối, sớm ổn đinh tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Theo Đại tá Phạm Trường Dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam: Vụ việc đang được cơ quan công an tỉnh điều tra làm rõ. Các hành vi sai phạm liên quan đến vụ việc nêu trên sẽ được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
(Theo TTXVN)
Chính sách nhất quán của Việt Nam là đảm bảo quyền con người VOV
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã khẳng định như vậy tại buổi tiếp bà Magdalena Sepulveda, Chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc (LHQ) về nhân quyền và đói nghèo  Nhận lời mời của Chính phủ Việt Nam, bà Magdalena Sepulveda, Chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc (LHQ) về nhân quyền và đói nghèo thăm Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 31/8/2010. Bà Magdalena Sepulveda được bổ nhiệm từ năm 2008, với nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị liên quan đến mối quan hệ giữa công tác xóa đói, giảm nghèo với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Để hoàn thành nhiệm vụ này, Chuyên gia độc lập tiến hành nhiều hoạt động, trong đó có việc nghiên cứu, đi thăm các nước để tìm hiểu các thông tin liên quan.
Ngày 26/8, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã tiếp xã giao bà Magdalena Sepulveda. Trong trao đổi, Phó Thủ tướng khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là đảm bảo quyền con người. Đối với người dân Việt Nam đó chính là quyền được sống trong độc lập, tự do, tự quyết.
Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam cũng là nhằm đảm bảo các quyền này. Sau ngày độc lập, người dân Việt Nam mong muốn có cuộc sống tốt hơn về mọi mặt. Việt Nam quyết tâm tiếp tục đảm bảo ngày một tốt hơn các quyền con người thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và triển khai các chính sách, biện pháp cụ thể, có cơ chế thực hiện phù hợp, tăng cường sự tham gia của người dân.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc Nhà nước thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo cũng nhằm mục đích trên. Việt Nam được cộng đồng quốc tế, trong đó có LHQ,  đánh giá là một trong số các nước đang phát triển đã đạt được những thành tựu nổi bật về xóa đói, giảm nghèo và đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về giảm 1/2 tỷ lệ người nghèo, sớm 10 năm so với hạn đề ra.
Ngay từ năm 2002, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm một nửa, còn dưới 30% so với gần 60% năm 1993, và hiện nay là trên 10%. Các lãnh đạo LHQ cho rằng Việt Nam có nhiều kinh nghiệm tốt để chia sẻ với các nước.
Phó Thủ tướng cho rằng, có nhiều bài học về thành công trên của Việt Nam, trong đó có quyết tâm, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, ý thức trách nhiệm trong thực hiện của chính quyền các cấp, có kế hoạch thực hiện cụ thể, phát huy sự tham gia của người dân, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế.
Bà Magdalena Sepulveda cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã mời bà vào thăm, đánh giá cao những thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong xoá đói, giảm nghèo, chia sẻ những đánh giá về các thách thức trong việc xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tới.
Bà Chuyên gia đã trao đổi một số vấn đề Bà quan tâm trong lĩnh vực hoạt động của mình. Tuy còn những thách thức trong thời gian tới, nhưng Chuyên gia cho rằng điều quan trọng là Việt Nam đã có quyết tâm và đã nhận thức rõ được các thách thức này./.
Quảng Nam sẽ khởi tố vụ cướp 5 tấn quặng vàng 26/08/2010 10:59:38
Đại tá Phạm Trường Dân, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam ngày 25/8 cho biết, khi hoàn tất hồ sơ sẽ khởi tố vụ án cướp vàng xảy ra tại nhà máy vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam) vào tối 24/8.
Đại tá Dân cho biết, tỉnh ủy Quảng Nam sẽ chỉ đạo công an tỉnh điều tra, xử lý nghiêm những đối tượng hủy hoại tài sản và cướp quặng của doanh nghiệp.
Đồng thời, công an tỉnh sẽ tăng cường lực lượng hỗ trợ cho nhà máy để đối phó khi 1 số người dân quá khích sẽ tìm cách quay trở lại tấn công tiếp vào nhà máy để cướp quặng và tài sản.
Đoàn công tác của công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra hiện trường Nhà máy vàng Bồng Miêu sáng 25/8. Ảnh: báo Đất Việt
Đoàn công tác của công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra hiện trường Nhà máy vàng Bồng Miêu sáng 25/8. Ảnh: Báo Đất Việt
Theo báo cáo của chính quyền xã Tam Lãnh, vào đêm 23/8, Dương Văn Yên (19 tuổi, ở tại thôn An Lâu 1, xã Tam Lãnh) vào khu vực bãi thải của Nhà máy vàng Bồng Miêu để lượm quặng.
Ngay lập tức, Yên bị lực lượng bảo vệ bắt giữ, rồi giao lại cho thiếu úy Nguyễn Duy Thành (công an huyện Phú Ninh) đang làm nhiệm vụ bảo vệ Nhà máy vàng Bồng Miêu.
Tuy nhiên, thiếu úy Thành đã dùng roi điện gí vào người Yên làm Yên bị thương phải cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh Quảng Nam.
Lợi dụng việc này, đêm 24/8 và rạng sáng 25/8, hơn 500 người dân của 3 thôn An Lâu 1, An Lâu 2 và Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam) đã kéo đến, xông vào dùng gạch, đá đập phá, hủy hoại tài sản và cướp hết 1 đống quặng vàng (khoảng 5 tấn) của Nhà máy vàng Bồng Miêu.
V.A (Theo VTC News, Đất Việt)
Hàng trăm dân đã đập phá cơ sở khai thác vàng Bồng Miêu (Quảng Nam) RFA-08-25-2010
Từ đêm qua đến sáng sớm ngày hôm nay, khoảng hơn 500 người dân tại 5 thôn của xã Tam Lãnh, huyện Phú ninh, tỉnh Quảng nam đã bao vây và đập phá cơ sở khai thác quặng vàng của công ty TNHH khai thác Bồng Miêu.
Báo chí trong nước cho hay, khu vực nhà máy vàng Bồng miêu vào sáng nay chìm ngập trong một sự hỗn độn ngổn ngang đá sỏi. Nhà xưởng, xe ô tô và máy móc bị đập phá tan tành. Đến sáng nay, cả nhà máy phải ngừng họat động.
Ông Trần Hà Tiên, phó tổng giám đốc nhà máy cho biết bảo vệ nhà máy cùng công an đã không thể cản nổi hơn 500 người dân trong khu vực tràn vào nhà máy đập phá và lấy quặng vàng.
Thống kê ban đầu cho biết, dân đã lấy đi 5 tấn quặng vàng, 2 thùng than họat tính có chứa 1 kg vàng. Toàn bộ cửa kính của phòng y tế bị đập vỡ, một số dụng cụ y tế và thuộc men bị mất.
Nguyên nhân của vụ đập phá này theo giải thích của ông Bùi Quang Minh, chủ tịch ủy ban nhân dân xã  Tam Lãnh bắt đầu từ việc một thanh niên đào trộm vàng bị bắt quả tang hôm 23 tháng 8 và bị dí roi điện vào người phải đi cấp cứu.
Bức xúc trước việc con mình bị bất tỉnh, cha của thanh niên này cùng một số người dân đã kéo lên công ty đòi giải quyết. Do không đồng tình với cách giải quyết của công ty sau đó, hàng trăm người dân trong xã đã kéo đến nhà máy và gây ra vụ phá hoại từ đêm hôm qua và chỉ chấm dứt vào sáng sớm hôm nay.
Hàng trăm người dân bao vây, đập phá nhà máy vàngVietNamNet
Đi mót quặng, bị gí điện bất tỉnhTiền Phong Online
Đi mót vàng bị công an gí roi điện ngất xỉuTin nhanh
Nông Nghiệp -VietNamNet -Dân Trí
tất cả 17 bài viết »
Nhà máy vàng Bồng Miêu bị đập phá
TTO -  Lúc 16g30 ngày 25-8, sau khi chính quyền huyện Phú Ninh, công an tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo công ty TNHH vàng Bồng Miêu thương lượng với người dân xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh), gần 1.000 người dân nơi đây đã giải tán.
Trước đó, nhiều người dân cho rằng vì bức xúc vụ thanh niên tên Dương Văn Yên (19 tuổi) đi mót vàng đã bị công an huyện gí roi điện làm bất tỉnh phải đi cấp cứu nên  nhiều người dân địa phương đã đập phá nhà máy vàng Bồng Miêu.
Đập phá nhà máy
Nhà máy vàng Bồng Miêu đang được công an bảo vệ nghiêm ngặt - Ảnh: Tấn Vũ
Sáng 25-8, hơn 50 bảo vệ của công ty TNHH vàng Bồng Miêu, hàng chục cảnh sát cơ động công an tỉnh Quảng Nam đã tiếp tục được tăng cường và bảo vệ nghiêm ngặt nhà máy chiết xuất vàng của Công ty TNHH vàng Bồng Miêu.
Đêm 24-8 đến rạng sáng 25-8, gần 1.000 người dân địa phương đã kéo đến đập phá nhà máy này. Nhiều xe ca chở công nhân bị đập nát. Cổng tường rào bảo vệ, nhà bảo vệ, nhà làm việc, nhà y tế… đều bị gạch đá tấn công bể tất cả các cửa kính. Nhiều tủ đựng hồ sơ, tủ y tế, giường cứu thương đều bị bẻ cong, vứt vương vãi ra trước sân bên ngoài nhà máy.
Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành họp khẩn cấp, phong tỏa hiện trường và tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên.
Ông Mai Ngọc Tiến, trợ lý giám đốc Công ty TNHH mỏ vàng Bồng Miêu kể lại: khoảng 21g30 ngày 24-8, nhiều người dân tụ tập quanh cổng công ty vàng, bắt đầu hô hào và dùng gạch đá ném vào cơ quan. Bảo vệ và cán bộ nhân viên của công ty tìm cách ẩn nấp trước trận “mưa” gạch đá do người dân ném vào.
Sau khi tấn công trụ sở công ty, đoàn người này tiếp tục kéo đến khu vực nhà máy.
Những xe ô tô bị người dân đập nát cửa kính - Ảnh: Tấn Vũ
“Nhiều người đã xúc và chở quặng vàng về nhà. Từ lúc 21g30 ngày 24-8 đến 3g sáng ngày 25-8, đã có hơn 4 tấn quặng thô và quặng qua tinh chế được người dân chuyển ra khỏi nhà máy” - ông Tiến nói.
Đối thoại với người dân
Cảnh sát cơ động tăng cường để bảo vệ nhà máy, nhiều trang thiết bị đã bị người dân phá nát đêm trước - Ảnh: Tấn Vũ
Ông Tiến cho hay: biết trước tình hình phức tạp từ chiều 24-8 nên công ty đã linh động không cho đoàn xe chở quặng từ mỏ vàng Đắk Sa (huyện Phước Sơn) về nhà máy. Đoàn xe này buộc dừng ở TP Tam Kỳ để chờ lệnh về cơ quan khi mọi việc được sắp xếp xong. Tuy nhiên, xe chở lương thực, thực phẩm cung cấp cho công nhân và cán bộ nhân viên nhà máy đã bị người dân chặn lại và không thể tiếp tế thức ăn cho toàn cơ quan.
Đại tá Phạm Trường Dân, phó giám đốc công an tỉnh Quảng Nam, trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo các lực lượng tham gia giải quyết vụ việc. Ngay sau đó, công an tỉnh đã có cuộc họp khẩn cấp với lãnh đạo công ty này để bàn phương án giải quyết. Hiện tại, mọi hoạt động sản xuất của nhà máy đang trong tình trạng ngưng trệ.
Đại tá Dân cho biết: trước mắt công ty nên chấn chỉnh lại các tường rào cổng ngõ. Công an tỉnh cũng sẽ tăng cường lực lượng để bảo vệ tài sản và tính mạng cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty phải thống kê thiệt hại và báo cáo ngay cho công an tỉnh, để công an tỉnh báo cáo vụ việc cho Bộ Công an.
Công an đang tiến hành điều tra hiện trường để thu thập chứng cứ vụ đập phá và lấy quặng vàng tại mỏ vàng Bồng Miêu - Ảnh: Tấn Vũ
Đại tá Phạm Trường Dân cho biết, UBND tỉnh Quảng Nam đã tiến hành họp khẩn cấp và chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc. “Ai sai trái đều chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phản ứng quá trớn của người dân dẫn đến hành vi đập phá, cướp bóc là không thể chấp nhận được. Cơ quan công an sẽ điều tra rõ từng đối tượng trong vụ này” - ông Dân nói.
Chiều nay (25-8), chính quyền huyện Phú Ninh, công an và lãnh đạo Công ty TNHH vàng Bồng Miêu đã có buổi làm việc với người dân địa phương. Tại đây, nhiều ý kiến người dân cho rằng vụ việc xảy ra là do công an huyện xử lý vụ công an dùng roi điện gí vào người em Dương Văn Yên trước đó không thỏa đáng.
Người dân cũng yêu cầu công an làm rõ việc những người xấu đã lợi dụng việc người dân tụ tập để lấy cắp quặng vàng để trả lại sự trong sạch cho người dân nơi đây.
Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang đã trực tiếp đến hiện trường, gặp gỡ người dân, ghi nhận mọi yêu cầu cũng như bức xúc của người dân địa phương. Ông Quang cho biết sẽ chỉ đạo điều tra làm rõ mọi việc và yêu cầu người dân bình tĩnh, chính quyền sẽ tìm cách giải quyết những bức xúc hiện tại.
Đi mót vàng bị công an gí roi điện ngất xỉu
TT - Đó là em Dương Văn Yên (19 tuổi, ở thôn 5, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam).Bà Dương Thị Hoa (cô ruột của Yên) kể: “Tối 23-8, Yên mang theo búa vào bãi thải Nhà Thùng, thuộc mỏ vàng Bồng Miêu để mót vàng thì bị công an thu giữ búa".
Em Dương Văn Yên đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam sáng 24-8 - Ảnh: Tấn Vũ
"Yên chạy theo xin lại búa liền bị công an dùng roi điện gí nhiều lần đến khi bất tỉnh. Đến 4g ngày 24-8 Yên mới tỉnh dậy nhưng rất yếu, chưa nói được”.
Trong biên bản làm việc của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ghi rõ Yên bị ngất xỉu do bị thiếu úy Nguyễn Duy Thành - Công an huyện Phú Ninh - dùng roi điện gí vào người.
Sáng 24-8, các cơ quan hữu quan của huyện Phú Ninh và Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành lập biên bản vụ việc.
Thượng tá Trần Anh Quân - trưởng Công an huyện Phú Ninh - thừa nhận sai phạm của thuộc cấp và cho biết sẽ điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.
Người đàn ông tự tay mổ thận
25/08/2010 10:22:04- “Vì đau quá, tôi đã dùng lưỡi lam và dao nhọn chọc mạnh vào chỗ đau, cạy viên sỏi ra khỏi cơ thể… Sau đó dùng nước giếng xối lên vết thương cho đến lúc cầm máu…”, ông Nguyễn Hai (77 tuổi) Đội 6 Long Hồ, xã Hương Hồ (Hường Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) kể lại “ca mổ” không bác sĩ, băng, gạc, thuốc giảm đau…
Ca mổ kinh hoàng
Từ lúc mắc căn bệnh sỏi thận ông đêm nào cũng mất ngủ vì đau, nương rẫy đành bỏ dở. “Một mình tui phải đi trông con cho người ta, dăm bữa nửa tháng mới mang gạo về nấu cháo cho ông ăn…” Bà Trần Thị Khướu, vợ ông Hai, nói.
Mô tả ảnh.
Hai ông bà đã ngoài 75 chống chọi với số phận trong căn lều sơ sài.
Bệnh ngày càng nặng khiến ông nằm một chỗ, khuôn mặt hốc hác vì thiếu ăn và những đêm thức trắng. Tiền bà kiếm được chỉ đủ cho ông bát cơm, bát cháo qua ngày chứ không thể nào đưa ông đi mổ. “Nhìn ông quằn quại trên giường mà tui chỉ biết đứng khóc chứ biết làm răng. Động viên ông gắng chịu đựng rồi tui gom tiền để đưa đi mổ…” - Bà Khướu tâm sự.
Biết chẳng bao giờ có đủ tiền để đi mổ, có lần đau không chịu nổi, ông đành đánh thức bà dậy: “Bà lấy cái lưỡi lam rạch mổ lấy viên sỏi ra cho tôi với. Tôi xin bà đấy! Chết cũng được, chứ sống ri tui khổ quá bà ơi…!”. Nước mắt ứ đầy đôi mắt sâu hoắm rồi lăn dài trên gò má gầy guộc, bà ôm ông vào lòng. “Tui xin ông, hãy chờ tui thêm vài ngày nữa tui sẽ kiếm đủ tiền đưa ông đi mổ…”, bà nói.
Suốt đêm đó bà chỉ biết ngồi xoa bóp cho ông, khi ông chìm vào giấc ngủ cũng là lúc nước mắt bà đã phủ ướt vạt áo.
Trời vừa rạng sáng bà liền chạy tới nhà chủ mà bà đã trông con, ứng tiền để chạy chữa cho ông. Nhưng bà đã ứng 2 lần nên họ không cho ứng tiếp, bà đành ngậm ngùi về.
Sau nhiều lần năn nỉ bà “phổ thuật” lấy sỏi không được. Ông quyết định tự tay mình sẽ làm việc này. “Lần nào thấy bà về ngoài cổng là hai con mắt thâm quầng vì lo cho tui. Tui biết dù bà có lo mấy đi nữa cũng không bao giờ đủ tiền, nên một lần bà đi trông con cho nhà người ta tui đã tự tay lấy lưỡi lam và dao cạy viên sỏi ấy ra…” - ông nhìn vết thương kể. "Lúc đó tui lấy quần cắn ngang miệng, nhắm mắt sờ vào sau lưng, lấy lưỡi lam rạch mạnh vào chỗ đau. Rồi nhìn vào gương lấy dao nhọn cạy tìm viên sỏi".
“May lúc đó có một anh đi rừng nghe có tiếng rên mạnh của tui nên chạy vào hốt hoảng nhìn. Lúc đó tui nửa tỉnh nửa mơ, mồ hôi và máu ướt đẫm người. Thấy thế anh lại giúp tui một tay lấy nước giếng rửa vết thương, cứ rửa đến lúc máu đỏ không chảy nữa, đến lượt máu vàng ra thì biết là đã cầm máu. Sau đó thấy tui vẫn còn tỉnh nên anh ấy cũng yên tâm lên rừng… Vì mệt quá tui cũng quên hỏi tên… Đến giờ tui chưa gặp lại anh ấy…”
Mô tả ảnh.
Vết sẹo trên cơ thể do chính tay ông “phẫu thuật” cách đây gần 1 năm.
Những ngày ông mổ bà Khướu không có ở nhà, một mình ông xoay xở với vết thương của mình. “Tui nằm bất tỉnh hai ngày mà không ai biết. Sang ngày thứ 3 tui bắt đầu tỉnh dậy. Bụng thấy đói, bà nó chưa về, tui gượng dậy lấy xoong bắc cháo rồi vào ngủ tiếp, đến tối tỉnh dậy soong cháo đã bị cháy phần dưới, tui hớt phần trên ăn. Thấy mình ăn được tui nghĩ là mình còn sống…”, ông kể lại.
Khi vết thương của ông đã gần lành bà Khướu mới trở về. Nhìn vết thương bà chẳng biết nói gì cứ ngồi khóc. “Phận mình nghèo tui không biết làm răng, tui đã cố hết sức ông ơi…!”- bà nói trong nước mắt. Ông vuốt nhẹ mái đầu bạc của bà: “Thôi mọi chuyện đã qua rồi bà đừng trách mình nữa…!”
“Vì thương bà nên tui mới sống”
Trước đây (1976), ông đã trải qua 2 lần phẫu thuật vì bệnh khó tiểu (do không tự chủ được nên phải mổ để thông tiểu). Cuộc sống khó khăn, ông phải đi làm nhiều nơi để kiếm sống nên bị nhiễm trùng rồi nổi lên một khối u ở bụng. “Vì không có tiền nên đành để vậy… Giờ mỗi lúc thấy đầy tiểu tui lại lấy tăm chích mạnh vào cho nước tiểu chảy ra…”, ông nói.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Vết thương bị nhiễm trùng và sưng phù vẫn đeo bám ông từ lần mổ trước (ảnh trái). Bà Khướu trước túp lều của hai ông bà (ảnh phải).
Từ đó, phải đeo bên mình một khối u nặng nề đó để kiếm sống nuôi thân, nhưng bệnh tật cứ tiếp tục dồn khiến ông tiều tụy: “Hai vợ chồng tui được một đứa con gái, nhưng nó lấy chồng cũng cực lắm, cơm không đủ nuôi chồng con. Hai vợ chồng tui cố bám vào nhau sống qua ngày đoạn tháng. Quần áo, chăn màn đều bà con làng xóm cho cả, chứ lấy đâu ra…”.
Gần 20 năm sống trong căn lều thủng lỗ chỗ nằm chênh vênh bên mép núi, mỗi lúc mưa gió đứng trong nhà mà như ở ngoài trời. Đồng “lương” quý nhất của hai ông bà là từ mấy con gà do bà nuôi, để lúc nào hết gạo lại đưa gà đi bán.
Nói chuyện với tôi lâu lâu ông lại nhỏ giọt nước mắt. “Nói thật với chú giờ tôi chỉ muốn chết đi cho khỏe thân xác. Vì thương bà nên tui mới sống, khổ mấy cũng có ông có bà…!”, ông buồn nói.
Nhưng tuổi già sức yếu, bệnh tật tái phát, không biết hai ông bà có chống chọi nổi với cuộc sống này không…
Phương Trà
Chuyên gia nhân quyền LHQ đến Việt Nam VOA
Bà Magdalena Sepúlveda, chuyên gia độc lập của LHQ về nhân quyền và nghèo đói cùng cực, đến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 29/8 nhằm thu thập thông tin trực tiếp về tình hình người dân sống trong nghèo đói cùng cực và những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác giảm nghèo.
Bà Sepúlveda được trích lời nói trong một thông cáo của Liên Hiệp Quốc rằng các chuyến công tác như thế này là ‘cơ hội rất quan trọng cho các quốc gia rà soát những tiến bộ đã đạt được trong việc thúc đẩy nhân quyền và tái khẳng định cam kết của họ’.
Vị chuyên gia độc lập này sẽ có các buổi họp mặt với các quan chức cấp cao của chính phủ Việt Nam, trong đó có phó thủ tướng và đại diện các bộ ngành tham gia công tác chính sách xã hội.
Bà cũng sẽ gặp các đại diện của LHQ tại Việt Nam, cộng đồng các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ. Trong chuyến công tác lần này, Bà Sepúlveda sẽ đến thăm một số địa phương nghèo ở Hà Nội cũng như ở các tỉnh Bắc Kạn và Quảng Nam.
Chuyên gia nhân quyền LHQ nhận định rằng ‘tình trạng nghèo đói vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng và tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng’ dù ‘Việt Nam đã được ca ngợi về những thành tựu phát triển kinh tế đã đạt được trong những năm vừa qua’.
Bà Sepúlveda nói thêm: ‘Các chính sách bảo trợ xã hội giữ vai trò rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và theo chuẩn mực về nhân quyền, cần có sự ủng hộ chính thức đối với nỗ lực này. Những sáng kiến trong lĩnh vực bảo trợ xã hội cũng là những công cụ để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ”.
Bà cũng cho biết dự định của mình là sẽ tiến hành rà soát các chính sách và chương trình bảo trợ xã hội của Việt Nam trong chuyến công tác lần này.
Dựa trên những thông tin thu thập được qua chuyến công tác, bà Sepúlveda sẽ viết báo cáo và đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường bảo trợ xã hội ở Việt Nam, từ góc độ nhân quyền.
Báo cáo này sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ trong năm 2011.
Nguồn: UN
-------------

Kiếm cơm từ tay… tử thần VOV
Rất nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra với dân rà tìm phế liệu, thế nhưng nhiều người vẫn lý sự “sinh nghề tử nghiệp” để che đậy nỗi sợ hãi và liều lĩnh của mình.

Một vụ án lớn nhất nước, bảy năm nay chưa được xử lý!
Sai phạm động trời, nhưng chưa động tới Chính phủ.
1 -“Người tố cáo khiếu nại và yêu cầu thanh tra” không được ai hỏi tới và không được biết tí gì về kết quả thanh tra.
Tháng 11-2007, chúng tôi, hơn ba mươi người dân, đã tìm đủ cách để ra Hà Nội khiếu kiện việc chính quyền tỉnh Bình Dương thu hồi và bồi thường đất trái pháp luật mà lại cưỡng chế để thực hiện các quyết định này. Sau nhiều ngày ăn chực nằm chờ tại trụ sở tiếp dân của Trung ương đảng và Nhà nước, và đấu tranh quyết liệt với cán bộ tại trụ sở tiếp dân, chúng tôi được hứa là cơ quan tiếp dân sẽ báo cáo lên cấp trên để tổ chức thanh tra làm rõ nội dung chúng tôi khiếu kiện. Suốt năm 2008, không ai tiếp xúc, tìm hiểu và trả lời cho chúng tôi biết Chính phủ đã thanh tra chưa, kết quả như thế nào. Chỉ thấy trên báo chí, Thanh tra đã làm việc với tỉnh Bình Dương và đã phát hiện có nhiều “sai phạm động trời”, “sai phạm cơ bản so  với quy định của Chính phủ trong lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng”, và “trục lợi tiền tỷ… tại siêu dự án Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị tỉnh Bình Dương”…
2 – Sau thanh tra, chính quyền trả thù những người ký đơn và đi khiếu kiện, tàn bạo và khốc liệt hơn trước.
Thấy báo chí loan tin, chúng tôi yên chí và chờ đợi Nhà nước xử lý sai phạm, trả lại sự công bằng và những quyền lợi hợp pháp cho mình. Nhưng đầu năm 2009, UBND tỉnh Bình Dương lại gởi cho chúng tôi những quyết định bồi thường đất, căn cứ vào Quyết định 164/2003/QĐ ngày 23-6-2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và các quyết định thu hồi đất đã được tỉnh, huyện, thị ban hành trái pháp luật từ trước khi đề án Khu liên hợp được Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, UBND tỉnh, huyện, thị cũng có công văn khẳng định là Quyết định 164/2003/QĐ ngày 23-6-2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và các quyết định thu hồi đất đã ban hành trước đây là hoàn toàn đúng pháp luật. Nếu những người còn lại không chịu lãnh tiền giao đất, chính quyền sẽ tổ chức cưỡng chế.
Tháng 3-2009, chúng tôi lại phải kéo nhau ra Hà Nội. Gần một tháng trời tới lui, chờ đợi, chúng tôi chỉ nhận được một giấy của trụ sở tiếp dân chuyển đơn trở về cho tỉnh Bình Dương giải quyết. Còn Ủy ban Dân chủ và Pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Trung ương thì cho một công văn chuyển đơn đề nghị Thủ tướng giải quyết.
Chúng tôi trở về tỉnh. Và lần này không phải chờ đợi lâu. UBND tỉnh, huyện, thị đã liên tục ban hành các quyết định rồi tổ chức cưỡng chế để thu hồi đất của XXX hộ chưa chịu nhận tiền. Cách làm của họ bộc lộ rõ ràng mục đích trả thù những kẻ dám chống lại chủ trương của tỉnh. Họ muốn chứng tỏ cho mọi người biết là: ai dám bẻ nạng chống trời thì rốt cuộc sẽ phải trắng tay. Họ đã liên tục hâm dọa, khủng bố tinh thần chúng tôi liên tục trong sáu năm qua nay là lúc chứng tỏ họ không phải chỉ nói suông.
Mãi cho đến ngày hôm nay, giữa tháng 8 năm 2010, những người chấp nhận lãnh tiền giao đất thì nhà cửa vẫn ở nguyên chưa phải di dời, vườn tược, hoa màu vẫn cứ tiếp tục khai thác… trong khi chúng tôi ở ngay bên cạnh, trong cùng một khu vực, thì đã bị cưỡng chế từ tháng 5-2009 đến ngày 29-12-2009.
Người bị cưỡng chế thì nhà cửa bị đập tan nát, ruộng vườn cây cối, hoa màu bị ủi sạch, gia súc thì bị chôn sống hoặc bắt đi, thóc lúa xúc hết, quần áo, đồ đạt, kể cả chén đũa cũng lấy không còn thứ gì. Chúng tôi có đầy đủ phim, ảnh và giấy tờ chứng minh sự thật tàn ác này. Sau cưỡng chế, có người phải dùng tranh, lá, bạt… che lều tạm để ở. Chính quyền tiếp tục cho lực lượng tới tháo giỡ, đốt rụi. Đem cả gia đình sang nương náu nhà bên cạnh (vẫn còn ở yên vì chấp nhận lấy tiền, giao đất) thì chính quyền tiếp tục đến để đập phá nhà cho ở tạm. Chủ nhà phản ứng quyết liệt mới chịu bỏ đi. Lực lương cưỡng chế thì hàng ngàn người, đầy đủ đại diện của ba cấp tỉnh, huyện thị và xã; đầy đủ các thành phần: đảng, chính quyền, đoàn thể, công an, quân đội, dân quân; với đầy đủ trang bị, vũ khí phương tiện cần thiết. Chỉ cần ai có thái độ muốn ngăn cản, chống cự lại là sẽ bị đánh, bị bắt đem đi.
Và những hành vi “vì mục tiêu ích nước, lợi dân” này của chính quyền đã được bảo vệ bởi những bảng cấm dựng lên khắp nơi: “Khu vực cưỡng chế, cấm vào”, “Cấm quay phim, chụp hình”; hàng mấy chục lều trại chốt chặn được dựng lên trước 24 giờ, cách trung tâm cưỡng chế từ 2 km…
Nhiều diện tích đất bị cưỡng chế thu hồi từ 2007, đến nay đã sử dụng làm gì đâu! Rõ ràng việc tổ chức cưỡng chế không phải vì yêu cầu giải tỏa mặt bằng để đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng, mà nhằm mục tiêu trả thù người đi khiếu kiện, tố cáo, đồng thời để trấn áp những người trước đây đã vì đe dọa, sợ hãi phải lấy tiền bồi thường giao đất nay không dám quay lại khiếu kiện.
3 – Kết quả thanh tra như thế nào mà chính quyền tỉnh Bình Dương lại tiếp tục làm ghê như thế?
Quá uất ức về việc UBND tỉnh Bình Dương cứ cho rằng mình đúng và tiếp tục cưỡng chế lấy đất của dân một cách hết sức ngang ngược, chúng tôi quyết tâm tìm cho bằng được các kết luận Thanh tra khu liên hợp.
Đọc hết báo cáo của tổ công tác Thanh tra Chính phủ đề ngày 30 tháng 02 năm 2008 do Ông Bùi Thanh Minh ký, có Ông Võ Văn Đồng ký tên bên cạnh và đóng dấu đại diện Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh; và có đọc kết luận Thanh tra số  2623/KL-TTCP ngày 26-11-2008 do phó Tổng thanh tra Lê Tiến Hào ký; mới hiểu hết vì sao, sau khi thanh tra, chính quyền tỉnh Bình Dương lại tiếp tục những hành vi trái pháp luật một cách quyết liệt như thế.
Ở đây, chỉ xin trích một vài đoạn liên quan đến thu hồi đất và bồi thường giải tỏa như sau:
A. Báo cáo của tổ công tác Thanh tra chính phủ, Phần III-Kết quả kiểm tra, xác minh, đã nêu:

“1. – Quyết định phương án đền bù trước khi có quyết định thu hồi đất là sai quy định pháp luật.

Việc ban hành Quyết định 164/2003/QĐ ngày 23-6-2003 của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt phương án đền bù thiệt hại khi chưa ban hành Quyết định thu hồi đất (thu hồi tổng thể và riêng cho từng hộ), chưa thành lập Hội đồng đền bù là không đúng trình tự thủ tục đền bù thiệt hại theo điều 34 của nghị định số 22/1998-NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về  đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Theo đó, UBND tỉnh phải ra Quyết định thu hồi đất, thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, Hội đồng đền bù kiểm tra, kiểm kê thiệt hại thực tế để lập phương án đền bù trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

2. – Không trao quyết định thu hồi đất; không ban hành quyết định đền bù thiệt hại… cho từng hộ dân là thiếu sót.

Sau khi có chủ trương quy hoạch Khu liên hợp, UBND tỉnh Bình Dương ban hành các Quyết định thu hồi đất vào cuối năm 2004 và đầu năm 2005; UBND huyện, thị xã ban hành Quyết định thu hồi đất cụ thể cho từng hộ dân vào cuối năm 2005. Các cấp chính quyền địa phương chưa tổ chức thực hiện lập biên bản bàn giao nhận quyết định thu hồi cho các hộ dân, vì vậy chưa thể khẳng định được người dân có đất bị thu hồi đã nhận quyết định thu hồi đất. Qua làm việc với UBND huyện tân Uyên, UBND thị xã Thủ Dầu Một và một số người có liên quan được biết tại các địa phương này không ban hành Qquyết định đền bù thiệt hại về đất, về tái định cư… cho các hộ dân là sai với quy định pháp luật…

Trong 104 hồ sơ, không có hồ sơ nào có quyết định bồi thường thiệt hại, hỗ trợ di dời, tái định cư…

3. – Thụ lý để giải quyết khiếu nại chưa đúng thủ tục, vận dụng pháp luật chưa phù hợp.

…104 hồ sơ có 104 quyết định thu hồi đất của các hộ khiếu nại ban hành sau Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định 197/2004/ND-CP có hiệu lực, nhưng các cấp chính quyền địa phương lại áp dụng Nghị định số 22/1998/NĐ-CP là chưa phù hợp.

4. – Các tồn tại thiếu sót khác cần khắc phục.

Qua 104 hồ sơ giải quyết khiếu nại có 15 hồ sơ không có biên bản kiểm kê, 89 hồ sơ còn lại có 69 biên bản kiểm kê không có chủ hộ ký vào biên bản; 18 hồ sơ không có biên bản bồi thường, trong 86 biên bản bồi thường không có chủ hộ ký tên; 42 hồ sơ không có tờ khai đất và tài sản trên đất, 45 hộ không có chủ hộ ký vào tờ khai. Vì vậy hồ sơ chưa đảm bảo đúng trình tự thủ tục thu hồi đất và bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất…

UBND huyện Tân Uyên ban hành 18 Quyết định buộc tháo giỡ công trình trước khi ban hành Quyết định thu hồi đất là không đúng trình tự theo quy định; các hồ sơ được kiểm tra đều có tình trạng chung: đơn xin xác nhận nguồn gốc nhà, đất; đơn xin hỗ trợ di dời; đơn xin hỗ trợ chi phí đào tạo nghề… người làm đơn không ký tên mà chính quyền xã ký xác nhận, đóng dấu.

Tổ công tác nhận định trong khoảng 5.000 hồ sơ bồi thường thiệt hại trong dự án này cũng tồn tại những thiếu sót về trình tự, thủ tục như đã nêu trên”.

B – KẾT LUẬN SỐ 2623/KL-TTCP ngày 26-11-2008 của Thanh tra Chính phủ, tại phần B-Kết quả Thanh tra, cũng có các nội dung như sau:

“I. – Quá trình hình thành và phát triển Khu liên hợp:

Đề án tổng thể đầu tư và phát triển Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ và Đô thị Bình Dương được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt tại Quyết định số 912/QĐ-TTg ngày 01/9/2005.

… “Trên thực tế, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, UBND tỉnh đã bắt đầu triển khai công tác đền bù, giải tỏa từ cuối năm 2003”.

Theo Quyết định số 873/QĐ-TTg ngày 01/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Dương đến năm 2010 thì không có quy hoạch Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ và đô thị Bình Dương, nhưng trong đó có quy hoạch khu công nghiệp Đồng Bàu Bèo với diện tích 300 ha và khu công nghiệp Truông Bồng Bông với diện tích 500 ha mà hiện nay là một phần của Khu liên hợp. Tuy nhiên, chỉ tiêu đất sử dụng để xây dựng Khu liên hợp được bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) của tỉnh Bình Dương theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ.

II. – Kết quả thanh tra việc triển khai dự án Khu liên hợp:
1- Công tác đền bù, giải tỏa:
1.1. Chủ trương bồi thường và quá trình triển khai giải tỏa, bồi thường:
Đề án tổng thể đầu tư và phát triển Khu liên hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương tại văn bản số 295/CP-CN ngày 19/3/2003 và được Thủ tướng phê duyệt chính thức tại Quyết định số 912/QĐ-TTg ngày 01/9/2005, nhưng trên thực tế, ngày 10/9/2002 UBND tỉnh Bình Dương đã có Quyết định số 5185/QĐ-CT thành lập Ban chỉ đạo giải tỏa bồi thường phục vụ xây dựng Khu liên hợp, sau đó UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định số 164/2003/QĐ-UB ngày 23/6/2003 quy định chủ trương bồi thường đất và tài sản trên đất công trình Khu liên hợp.
Từ cuối tháng 11/2003, tổ chuyên viên kết hợp với chính quyền từng xã tiến hành kiểm kê, đo đếm đất đai, tài sản trên đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị quy hoạch để thực hiện dự án trên địa bàn các xã. Từ cuối tháng 12/2003 Ban quản lý Khu liên hợp bắt đầu chi tiền đền bù cho các hộ gia đình cá nhân có đất và tài sản trên đất bị giải tỏa.
Ngày 04/6/2004 UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UB phê duyệt Dự án đền bù giải phóng mặt bằng và phát triển Khu liên hợp. Từ ngày 20/10/2004 đến ngày 05/5/2005 UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành các quyết định thu hồi đất để xây dựng Khu liên hợp.
1.2 – Việc thực hiện chính sách pháp luật trong giải tỏa bồi thường:
- Theo Quyết định 912/QĐ-TTg ngày 01/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì việc triển khai thực hiện dự án theo các quy định của Luật đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP, nhưng trên thực tế UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định và áp dụng Quyết định 164/2003/QĐ-UB ngày 23/6/2003 ban hành quy định đền bù giải tỏa theo Nghị định 22/1998/NĐ-CP, tại thời điểm này Luật đất đai 2003 chưa có hiệu lực.
- UBND tỉnh Bình Dương chỉ ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải tỏa bồi thường mà không thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, nên không có đại diện của các hộ dân có nhà, đất bị giải tỏa tham gia. Do không thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở các huyện nên cũng không lập phương án đền bù, dẫn đến không có động tác thẩm định phê duyệt phương án; không giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành để thực hiện chức năng tham mưu từng lĩnh vực là không đúng với quy định tại điều 32, điều 33 Nghị định 22/1998-NĐ-CP ngày 24/4/1998 (điều 32 quy định về Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, điều 33 quy định về trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành); điều 39, điều 40, điều 41, điều 43, điều 44, điều 45 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1.3 – Về hồ sơ bồi thường:
- Không có biên bản về khảo sát thực địa trước khi giải tỏa đề xác định thực trạng nhà, dất và tài sản trên đất của dân tại khu vực giải tỏa làm cơ sở cho việc xây dựng phương án bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng; không có phương án đền bù cụ thể dẫn đến không phê duyệt phương án đền bù.
- Trong hồ sơ bồi thường, diện tích thu hồi chỉ được thể hiện trong biên bản kiểm kê do cán bộ Tổ chuyên viên và cán bộ ấp, xã đi kiểm kê xác định. Nhiều biên bản kiểm kê đất và tài sản tại xã Phú Chánh không có ký tên của người có thẩm quyền của UBND xã, không đóng dấu UBND xã, chỉ đóng dấu treo vào biên bản kiểm kê.
- Việc tương phân đất không có tiêu chí rõ ràng, các hồ sơ đất tương phân được chấp nhận đền bù  thì giấy tờ tương phân làm theo mẫu của Ban quản lý Khu liên hợp soạn sẵn, không ghi ngày, tháng, năm tương phân đất, không ghi rõ mối quan hệ giữa người cho với người nhận, không ghi rõ trên đất tương phân có nhà hay không có nhà. Do cách làm như vậy nên đã có trường hợp ông Nguyễn Văn Thu – Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ (thị xã Thủ Dầu Một) đã ký xác nhận vào giấy tương phân đất để nhận tiền hối lộ và đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.4 – Kết quả thực hiện công tác đền bù giải tỏa:
Đến thời điểm Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 912/QĐ-TTg ngày 01/9/2005 phê duyệt “Đề án tổng thể đầu tư và phát triển Khu liên hợp công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương” thì việc giải tỏa, bồi thường đã thực hiện được 85% diện tích quy hoạch
2.1 – Việc giao đất cho thuê đất trong khu liên hợp:
Mặc dầu các quyết định giao đất và các hợp đồng thuê đất được ký vào năm 2006 và 2007, nhưng thực chất việc giao đất, cho thuê đất đối với các nhà đầu tư khu công nghiệp đã được UBND tỉnh Bình Dương đồng ý về mặt chủ trương thông qua việc phê duyệt vào các hợp đồng “đền bù mặt bằng đất đai và đầu tư công trình tạo lực” ký kết giữa Ban quản lý (BQL) Khu liên hợp và các nhà đầu tư vào năm 2004 với đơn giá 700 triệu đồng/ha (chưa bao gồm tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp)”.
KẾT MÀ KHÔNG KẾT
Như vậy, chỉ riêng về thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, nhiều việc đã được UBND tỉnh Bình Dương thực hiện hoàn toàn sai quy định pháp luật. Sai phạm cơ bản nhất là ban hành Quyết định 164/2003/QĐ ngày 23-6-2003 và các quyết định thu hồi đất của tỉnh, huyện thị ký trước ngày 1-9-2005, ngày đề án tổng thể Khu liên hợp được Chính phủ phê duyệt. Lẽ ra, một văn bản ban hành sai pháp luật thì phải bị thu hồi, hủy bỏ và tìm cách khắc phục hậu quả do việc thực hiện các văn bản này gây ra. Đàng nàầy, sau khi Thanh tra đã kết luận những sai trái như trên, UBND tỉnh Bình Dương vẫn tiếp tục ra văn bản trả lời với dân rằng họ làm đúng pháp luật. Và trong năm 2009, họ đã ban hành hàng loạt quyết định cưỡng chế để thực hiện các quyết định sai trái nói trên. Coi như chưa hề có thanh tra. Vì sao? Vì trên thực tế, kết luận Thanh tra đã không công khai. Người dân trực tiếp khiếu nại tố cáo về những sai phạm của tỉnh đã không được ai cho biết gì về kết quả thanh tra.
Thanh tra nói sai, tỉnh lại bảo là Thanh tra nói đúng. Người dân phản đối thì tỉnh bảo là người dân đồng thuận. Dân đã bị bịt mồm, chính quyền nắm độc quyền phát ngôn, thì việc đổi trắng thay đen có gì là khó khăn.
Tại Công văn gởi cho những hộ dân khiếu nại chính sách bồi thường của UBND tỉnh Bình Dương là trái pháp luật, được bà Trần thị Kim Vân, Phó chủ tịch UBND tỉnh ký ngày 27-02-2009, chính quyền tỉnh Bình Dương khẳng định:
“Căn cứ Nghị định số 22/1998-NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ và công văn 295/CP-CN ngày 19-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 164/2003/QĐ ngày 23-6-2003 quy định về bồi thường đất và tài sản trên đất, là đúng quy định pháp luật”.
“Thanh tra Chính phủ … có kết luận Quyết định 164/2003/QĐ ngày 23-6-2003 là đúng pháp luật và cho phép tiếp tục thực hiện đến hết dự án”.
Còn báo Bình Dương, cơ quan của đảng bộ tỉnh Bình Dương ngày 31-3-2009 thì in hình những người dân đang phản đối UBND tỉnh Bình Dương tại cuộc họp đối thoại ngày 13-3-2009, rồi ghi chú: “Người dân đồng tình ký biên bản phương án giải quyết tồn đọng trong khu liên hợp. Người dân đồng thuận, bảo đảm công tác bồi thường giải tỏa KLH của UBND tỉnh Bình Dương”.
Nhưng ở đây, vấn đề là ở chỗ: tại sao các quyết định sai trái không được Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi và hủy bỏ, và tại sao Thanh tra không công khai nội dung kết luận những sai trái tại Kkhu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị tỉnh Bình Dương? Và tại sao với những sai phạm động trời như vậy cùng với hàng loạt việc làm trái pháp luật trong việc giao đất, cho thuê đất, cho chuyển nhượng dự án… mà cho tới hôm nay, chưa có cán bộ nào của UBND tỉnh Bình Dương, chủ đầu tư dự án, bị xử lý?
NDBD

Phụ lục:
Những người trong ảnh là: Số 1: Huỳnh Văn Nghiệp; Số 2: Thái Thị Hò; Số 3: Lê Văn Hóa; Số 4: Thái Văn Bì
“Phải chăng nếu không có tự do báo chí, không có tự do ngôn luận, thì sự thật sẽ bị nhận chìm trong bóng tối, cùng với bao nhiêu oan ức của người dân vô tội ?”
Tại cuộc họp đối thoại với Bà Trần thị Kim Vân, Phó chủ tịch UBND tỉnh vào ngày 13-3 ở xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên BD. Họ đang phản đối UBND tỉnh Bình Dương bồi thường theo phương án giải quyết tồn đọng của UBND tỉnh Bình Dương.
Báo Điện tử Bình Dương ngày 31-3-2009 đăng hình họ và ghi chú “Người dân đồng tình ký biên bản phương án giải quyết tồn đọng trong khu liên hợp. Người dân đồng thuận, bảo đảm công tác bồi thường giải tỏa KLH của UBND tỉnh Bình Dương”.

Đây là một trong rất nhiều thủ đoạn để đánh lạc hướng dư luận, đổi trắng thay đen một cách trắng trợn nhất che mắt nhân dân; đây cũng là một trong những hậu quả của chính sách Nhà nước độc quyền báo chí, và người dân không được quyền tự do ngôn luận.
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
----
- Tôi nói gay gắt nhưng chưa ai nhắc nhở (VNN). “Thấy nông dân khổ lắm”
"Ý chí của chính quyền muốn điều hành cho hiệu quả, còn người dân đòi hỏi thụ hưởng ngày càng cao, tự do hóa ngày được phát huy. Chỗ này phải làm sao có sự dung hòa" - ĐBQH tỉnh Hậu Giang Trần Hồng Việt chia sẻ.
Dân chỉ quan tâm có dễ sống hay không thôi
Người dân đòi hỏi chính quyền phải minh bạch, công khai hóa công tác quản lý điều hành xã hội, bất bình với tham nhũng, bất bình với cơ chế hành chính phức tạp, gò bó làm bất lợi cho họ. Họ không quan tâm nhiều đến GDP mà chỉ quan tâm năm nay cuộc sống có dễ dàng hơn không, mình có tích lũy được bằng năm qua không thôi.
Với  ĐBSCL, trên 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nên ĐB phải có tiếng nói mạnh mẽ về những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, làm sao để có giải pháp đầu tư hiệu quả, giá cả sản phẩm khi bán ra phải có lời thì người dân sẽ phấn khởi. Nếu Chính phủ có chính sách gì không phù hợp, gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ thì họ phản ứng thôi.
Chẳng hạn năm 2007, tình hình giá lúa thế giới đang lên cơn sốt, trong lúc đó mình lại có chính sách tạm ngừng xuất khẩu nên giá thu mua lúa của người nông dân tụt xuống thấp, khiến cử tri người ta phản ứng. Là ĐBQH có trách nhiệm đại diện ý chí nguyện vọng và lợi ích của cử tri nên bản thân tôi phải phát biểu gay gắt.

Tổng số lượt xem trang