Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Sự thật về việc chặt hạ cây bồ đề tại hè đường 19/12

-Cây bồ đề trăm tuổi trước đây...-Bồ đề trăm tuổi ở chợ 19/12 về nơi ở mới
- Cây bồ đề ở chợ 19/12 (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) từng bị “triệt hạ” để xây Trung tâm thương mại sau khi đưa trở lại vị trí cũ và được chăm sóc tích cực, đã hồi sinh trở lại. Và rồi lại một lần nữa cây lại được bứng lên để về nơi ở mới vào sáng 17/4.

Khoảng 9h30 sáng nay, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh đã tổ chức di chuyển cây bồ đề tại khu vực chợ 19/2 về nơi ở mới.

Tham gia bứng cây bồ đề có khoảng 10 nhân viên của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội. Một chiếc xe ô tô chuyên dụng, xe cẩu tải trọng lớn cũng được huy động tới di chuyển cây bồ đề. Do rễ cây chưa bám sâu vào lòng đất nên việc tiến hành bứng cây bồ đề chỉ mất chưa đầy 30 phút.
 
Cây bồ đề trăm tuổi được bứng về Công viên Hòa Bình
Cây bồ đề trăm tuổi được bứng về Công viên Hòa Bình


Theo một nhân viên tham gia bứng cây, cây bồ đề sẽ được chuyển về trồng ở Công viên Hòa Bình. Theo quan sát của chúng tôi, cây bồ đề đã mọc thêm nhiều nhánh nhỏ.

Trước đó, liên quan đến việc di chuyển cây bồ đề này có sự tham gia của nhiều cấp nghành liên quan như Sở Xây dựng, Công viên cây xanh, Sở giao thông công chính và UBND TP Hà Nội và cả Công an TP Hà Nội. Ngoài giá trị của cây xanh có niên đại trăm năm thì cây bồ đề còn gắn với giá trị tâm linh của người dân nơi đây. 
 
 
 


Ngọc Tú
-Sự thật về việc chặt hạ cây bồ đề tại hè đường 19/12 (VOV) - UBND TP Hà Nội từng ban hành văn bản đồng ý cho di chuyển cây bồ đề. Cây bồ đề này chưa đầy 20 tuổi.
>> Có dấu hiệu huỷ hoại tài sảnTrồng lại cây bồ đề trên đường 19-12
>> Cần có biện pháp bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội
>> Người dân Hà Nội bất bình về việc triệt hạ cây bồ đề 100 tuổi
Những ngày qua, dư luận xôn xao về việc Đội Thanh tra Hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng Hà Nội xử phạt Công ty TNHH Thủ đô 2 (Cty) về hành vi chặt hạ cây bồ đề được coi là 100 tuổi tại hè đường 19/12. Phóng viên VOV đã gặp đại diện UBNDTP Hà Nội và Cty để tìm hiểu sự thật.

Nghe thêm tin âm thanh tại đây

Sau khi khu vực chợ 19/12 cũ được giải phóng mặt bằng để làm đường 19/12, UBNDTP Hà Nội ban hành quyết định số 4672 ngày 11/9/2009 thu hồi 1.190 m2 đất tại số 41 phố Hai Bà Trưng (ngay sát đường 19/12) cho Cty thuê để thực hiện Dự án xây mới Trung tâm thương mại dịch vụ và chợ 19/12.
Cây bồ đề mọc trên tường nhà vệ sinh trước khi chặt hạ
Trong quá trình thi công, ngày 10/3/2010, Cty có công văn gửi UBNDTP xin di dời cây bồ đề tại hè đường 19/12 phục vụ việc xây dựng công trình theo đúng phương án kiến trúc và hồ sơ thiết kế được cấp phép. Một tuần sau, UBNDTP có văn bản số 1749/UBND-XD ngày 17/3/2010 “Chấp thuận đề nghị của Cty TNHH Thủ đô 2 và giao cho các Sở Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông Vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định hiện hành”.
Từ đó đến nay, Cty đã 2 lần gửi đơn đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội và Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội phối hợp thực hiện việc chặt hạ cây bồ đề, nhưng Sở Xây dựng không có văn bản trả lời; còn Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội phúc đáp rằng không được giao quản lý cây bồ đề.
“Chúng tôi bị sức ép là phải hoàn thành công trình đúng tiến độ, nếu hoàn thành muộn chúng tôi rất thiệt hại do phải đến bù tiền nghỉ kinh doanh của bà con. Các hộ kinh doanh làm đơn nhiều lần yêu cầu chúng tôi đảm bảo tiến độ, bởi theo cam kết 2 năm họ được tái kinh doanh trong chợ mới. Nhưng do đã quá thời hạn và vì sức ép đó chúng tôi quyết định chặt hạ cây” - ông Nguyễn Anh Cường - GĐ Cty cho biết.
Dưới gốc cây bồ đề là đường dây cáp điện
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết: ngày 11/11/2010, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chủ trì họp với các đơn vị liên quan và kết luận: Chủ trương của thành phố là vẫn cho phép chặt hạ cây bồ đề - “Đến bây giờ thành phố vẫn khẳng định là cây bồ đề này vẫn cần phải di dời để đảm bảo cho kiến trúc của công trình. Sở xây dựng là cơ quan tham mưu giúp cho thành phố quản lý cây xanh công viên thì Sở Xây dựng phải xác định  xem cây này phải di dời đến đâu và phải đề xuất việc đó. Việc chặt cây của Cty TNHH Thủ đô 2 là chưa đúng quy trình. Nhưng trong việc này Sở Xây dựng cũng phải xem xét lại trách nhiệm của mình” - ông Nguyễn Văn Thịnh khẳng định.
Về tuổi của cây bồ đề, bà Nguyễn Thị Thịnh, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Chợ 19/12 và đông đảo tiểu thương kinh doanh trong chợ từ những năm 1982 quả quyết: Cây bồ đề tại hè đường 19/12 mọc hoang trên tường cách đây gần 20 năm (chứ không phải trăm tuổi như nhiều người đồn đoán). Bà Nguyễn Thị Thịnh cho biết: “Khi mà tôi vào chợ chỉ có hàng cây long não, còn nơi có cây bồ đề hiện nay không có một cây nào cả. Đến năm 1991 chợ bắt đầu làm nhà vệ sinh. Sau một thời gian sau thấy có 1 nhành cây bám vào bức tường nhà vệ sinh. Thực tế đến bây giờ cây đó không có thân mà chỉ có rễ mọc to ra thôi. Tôi khẳng định đó là một cây hoang” .
Rõ ràng, việc Công ty TNHH Thủ đô 2 chặt hạ cây bồ đề khi chưa có sự hướng dẫn của cơ quan chức năng là chưa đúng. Nhưng, trong việc này, Sở Xây dựng Hà Nội đã không thực hiện đúng trách nhiệm được giao.
Điều mà dư luận quan tâm là Đội Thanh tra Hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng HN xử phạt Cty TNHH Thủ đô 2 số tiền 12,5 triệu đồng về hành vi chặt hạ cây xanh, thì UBND thành phố cũng cần có biện pháp xử lý đối Sở Xây dựng.
Sự việc này cho thấy: các cơ quan chức năng TP Hà Nội phối hợp chưa tốt trong việc thực hiện chủ trương của thành phố. Mặt khác, sự phản ứng chậm của những người có trách nhiệm khi vụ việc xảy ra, để cây bồ đề được trồng lại làm cho việc giải quyết thêm phần khó khăn, khiến dư luận hiểu chưa đúng về bản chất sự việc. Hiện nay, nhiều người dân Thủ đô nói chung và các hộ kinh doanh tại chợ 19/12 cũ nói riêng đang mong chờ TP giải quyết dứt điểm vụ việc để góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công Trung tâm thương mại dịch vụ và chợ 19/12./.

Có dấu hiệu huỷ hoại tài sản (VOV)-Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã có kết quả điều tra ban đầu vụ “cây bồ đề biến mất”
Cần có biện pháp bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ, hôm 22/6/2010, Ban Quản lý dự án hạ tầng đô thị (thuộc Sở Xây dựng Hà Nội) và Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội đã lập biên bản, bàn giao mặt bằng cây xanh tại vườn hoa, hè đường chợ 19-12 cho Công ty TNHH Thủ đô II quản lý. Nội dung biên bản bàn giao nêu rõ: Các hạng mục bàn giao có diện tích cây xanh, thảm cây, cây cảnh…

Trong đó, đáng chú ý có cây bồ đề đường kính 1m, cao hơn 12m. Đây là cây cổ thụ xanh tốt, phát triển bình thường, không sâu mục, không gây nguy hiểm, là cây cổ thụ cần được bảo tồn nằm trong hệ thống cây bóng mát trên địa bàn thành phố. Việc cắt, sửa, chặt hạ, đánh chuyển phải có giấy phép của Sở Xây dựng và tuân thủ theo đúng quyết định của UBND TP. Hà Nội.
Công ty TNHH Thủ đô II (do ông Nguyễn Anh Cường, SN 1958, ở phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm làm Giám đốc) trước đó được UBND TP. Hà Nội giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Thương mại dịch vụ và Chợ 19-12 (tại địa chỉ số 41 phố Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Ngày 18/5/2010, Công ty TNHH Thủ đô II có công văn gửi Sở Xây dựng và UBND TP. Hà Nội xin dỡ, di dời khu trồng hoa và cây bồ đề tại vỉa hè Đường 19-12 để xây dựng Trung tâm Thương mại dịch vụ và Chợ 19-12. Đến ngày 10/6/2010, Sở Xây dựng đã có công văn yêu cầu Công ty TNHH Thủ đô II cung cấp hồ sơ pháp lý để phục vụ công tác kiểm tra.
Trong lúc đang chờ cấp phép cho di chuyển cây, thì khoảng 21h ngày 31/10/2010, ông Hà Chí Dũng, Phó Ban quản lý dự án Công ty TNHH Thủ đô II, được sự chỉ đạo của Giám đốc Nguyễn Anh Cường đã cho công nhân cắt ngọn, cành và rào xung quanh khu vực cây bồ đề. Sau đó ông Dũng đã thuê ông Lê Ngọc Thắng (SN 1954, ở phường Kim Liên, quận Đống Đa) lái xe tải cẩu đến, chuyển cây bồ đề ra khỏi công trường. Sau khi đưa cây lên xe, ông Thắng đã chở cây bồ đề xuống bãi cát của anh Trần Đình Phương, ở phường Trần Phú, quận Hoàng Mai để tại đó.
Cây bồ đề được tìm thấy ở ngõ 310 Nghi Tàm (ảnh: Internet)
Sau khi cây bồ đề bị “mất tích”, sáng hôm sau, đội Thanh tra hạ tầng (Sở Xây dựng Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi tự ý di dời cây xanh của Công ty TNHH Thủ đô II, yêu cầu công ty thực hiện các quy định về bảo vệ cây xanh và ông Nguyễn Anh Cường đã ký xác nhận lỗi vi phạm.
Phải cho đến nửa đêm ngày 3/11/2010, lực lượng Chống tội phạm xâm phạm sở hữu (Phòng CSĐT tội phạm về TTXH CATP.Hà Nội) mới phát hiện cây bồ đề đang để tại bãi cát do anh Trần Đình Phương quản lý. Khi làm thủ tục tạm giữ, cơ quan công an xác định cây bồ đề đã bị cưa chặt trong tình trạng khô héo. Để kịp thời chăm sóc, bảo quản cho cây bồ đề cổ, cơ quan công an đã liên hệ với anh Nguyễn Văn Quỳnh, là người chuyên trồng và chăm sóc cây tại ngõ 310 Nghi Tàm (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) để “cấp cứu”.
Sáng 4/112010, các cơ quan hữu quan đã thống nhất di chuyển cây bồ đề về trồng ngay lại vị trí cũ. Cơ quan công an đã làm thủ tục bàn giao cây bồ đề cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cây xanh Hà Nội và Công ty TNHH Thủ đô II quản lý và chăm sóc. Giám đốc Nguyễn Anh Cường đã cam kết sẽ chịu trách nhiệm mọi chi phí chăm sóc đảm bảo cây bồ đề sống.
Cơ quan CSĐT CATP. Hà Nội xác định hành vi chỉ đạo của Ban giám đốc Công ty TNHH Thủ đô II và những đối tượng tham gia chặt hạ cây bồ đề trên Đường 19-12 có dấu hiệu của tội "huỷ hoại tài sản" (được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự). Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ./.
-Vụ chặt cây bồ đề: Có dấu hiệu huỷ hoại tài sản (Bee)-Việc cắt, sửa, chặt hạ, đánh chuyển cây phải có giấy phép của sở Xây dựng và tuân thủ theo đúng quyết định của UBND TP Hà Nội.
Người cứu cây đa Tân Trào muốn cứu cây bồ đề (Bee)-Ông Kết bày tỏ nguyện vọng được chăm sóc, phục hồi cây bồ đề miễn phí, với tấm lòng trân trọng 1 giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô.
--------
Thành ủy Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ chặt cây bồ đề Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chiều 8/11, tại cuộc giao ban báo chí, ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo sớm làm rõ vụ việc chặt hạ cây bồ đề trăm tuổi. Đây là cây bồ đề có đường kính gốc trên 1m, cây xanh tốt, ...-Thành ủy HN chỉ đạo làm rõ vụ chặt cây bồ đề (Bee) -Thành ủy Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ chặt cây bồ đềHà Nội Mới
Sẽ xử lí hình sự vụ “sát hại” cây bồ đề trên 100 năm tuổiLao động


Cây bồ đề trăm tuổi khó hồi sinh Thanhnien Online -(TNO)-1 giờ sáng ngày 4.11, lực lượng chức năng đã tìm thấy cây bồ đề bị bứng trộm ở chợ 19-12 với hàng loạt vết trầy xước, bộ rễ bị cắt cụt ngủn, tại một bãi đất trống nằm cuối ngõ 310 Nghi Tàm, phường Tứ Liên, Q. Tây Hồ. - Mức phạt nhẹ cho hành vi triệt hạ cây bồ đề ở đường 19-12 (CAND)-Tưới nước, đắp đất cứu cây bồ đề trăm tuổi (Bee 05/11/2010)-Trồng lại cây bồ đề trên đường 19/12
(VOV) - Cây bồ đề đã được trồng chỗ cũ trên đường 19-12. Tuy nhiên, dư luận vẫn đang quan tâm việc cây bồ đề này có phải là cây trăm tuổi hay không?
>>Người dân Hà Nội bất bình về việc triệt hạ cây bồ đề 100 tuổi
Sau phản ánh của dư luận, chiều 4/11, cây bồ đề đã được Công ty TNHH một thành viên Công viên - Cây xanh Hà Nội đem đến trồng lại chỗ cũ.

So với trước khi bị đốn, cây cổ thụ chỉ còn trơ gốc, thân cành bị cắt nham nhở. Ngay từ đầu giờ chiều 4/11, nhân viên của Công ty TNHH một thành viên Công viên - Cây xanh Hà Nội thực hiện việc ủ ẩm cho cây, còn công nhân của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Thủ đô 2 dùng máy xúc để đào hố chôn cây vào chỗ cũ.
Sự kiện đem cây bồ đề được trồng lại vị trí cũ đã thu hút sự quan tâm của nhiều người dân sống lâu năm ở khu vực này, trong đó có cả các hộ kinh doanh tại chợ 19-12 cũ.
Tuy nhiên thông tin cây bồ đề có tuổi đã hàng trăm năm đang gây ra sự tranh cãi từ phía dư luận:
Tiểu thương bảo mới
Đại diện bà con tiểu thương chợ 19-12 cũ, bà Nguyễn Thị Thịnh cho rằng, việc thông tin báo chí gần đây đưa tin chủ đầu tư chặt cây bồ đề hàng trăm tuổi là không chính xác, gây cản trở tiến trình thi công Trung tâm Thương mại 19-12.

Dùng máy xúc để trồng lại cây bồ đề
Bà Thịnh cho biết, bà về kinh doanh tại chợ từ năm 1982 thì lúc đó cây bồ đề chưa có. Có người nhớ, năm 1993, thấy cây nhô lên phía bờ tường bể phốt của nhà vệ sinh chợ, đến khi chợ di dời ra chợ tạm Phùng Hưng, phá dỡ khu nhà vệ sinh công cộng thì cây mới lộ ra.
Ông Cao Anh Tuấn – hộ kinh doanh hàng thịt trong chợ 19-12 cũ bổ sung, cây bồ đề không phải có hàng trăm năm tuổi mà còn có sau khi xây khách sạn Melia vì dây cáp điện đi qua gốc cây.
Người dân khẳng định “lâu năm”
Trước thông tin các hộ kinh doanh tại chợ 19-12 đưa ra, ông Nguyễn Vinh Hùng – tổ trưởng dân phố số 1 phường Trần Hưng Đạo cho biết, ông về khu phố này sống từ năm 1954 và khi đó cây bồ đề đã tồn tại. “Không có chuyện cây bồ đề này mới chỉ có từ năm 1993 như các hộ kinh doanh tại chợ 19/12 đã nói”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, việc cây bồ đề bị đốn vào ban đêm là hành vi không minh bạch. Đó là chưa nói đến đây là cây bồ đề mang ý nghĩa tâm linh với người dân sống ở khu vực này. “Hàng cây xanh phủ bóng mát ven đường ở đây đã bị chủ đầu tư đốn sạch để dựng hàng rào bao quanh công trình. Giờ đến cây bồ đề lâu năm ở đây”, ông Hùng bức xúc.
Còn anh Nguyễn Quốc Hùng – thành viên Ban quản lý dự án giao thông đô thị thành phố, trực tiếp thi công công trình đường trên nền chợ 19-12 cũ khẳng định, việc bà còn tiểu thương ở chợ nói có dây cáp đi qua gốc cây là không đúng. “Khi thi công công trình đường 19-12, chúng tôi thấy rõ chỉ có dây cáp điện đi vòng quanh cây mà thôi”, anh Hùng khẳng định.
Anh Nguyễn Quốc Hùng còn thắc mắc, cây bồ đề không nằm trong phạm vi của dự án, tạo sao lại bị chủ đầu tư chặt bỏ.
Nhìn gốc cây bị chặt nham nhở, được đưa trả lại vị trí cũ, ông Nguyễn Vinh Hùng hy vọng: “cây mới bị dời đi 4 ngày, còn nhiều nhựa lắm, nên nếu được trồng lại chắc chắn cây sẽ xanh tươi như cũ./.

Cây bồ đề trơ gốc trên đường 19/12

Công nhân đang cưa bỏ phần rác bám xung quanh

Gạch và rễ được lấy ra từ gốc cây bồ đề

Nhân viên tưới nước để giữ ẩm cho cây

Che cây bằng bạt cũng là phương pháp để giữ ẩm cho cây

Các công nhân đang đào hố để trồng lại cây

Rất nhiều người dân quan tâm tới công việc trồng lại cây bồ đề

Cả cụ già cũng quan tâm

Phát hiện tung tích cây bồ đề trăm tuổi
04/11/2010 15:22:09- Vào lúc 1h sáng 4/11, theo thông tin của quần chúng nhân dân về việc gốc cây bồ đề trăm tuổi bị một nhóm người bỏ lại trên địa bàn phường Tứ Liên, lực lượng chức năng đã xác định được đây chính là cây bồ đề bị chặt trộm tại khu vực Trung tâm Thương mại dịch vụ và chợ 19/12. Một người xưng tên là Dũng, cán bộ công an, nhờ ông chủ trang trại ở Nghi Tàm trồng lại cây bồ đề bị mất trộm
TIN LIÊN QUAN
Theo anh Trần Đình Dũng, bảo vệ Công ty Môi trường Sinh thái, khoảng 1h sáng 4/11, có 1 chiếc xe cẩu (loại 5 tấn) hiệu Hino chở đến một cây phủ bạt. Nhận thấy đây là cây bồ đề tại Trung tâm Thương mại dịch vụ và chợ 19/12 mà báo chí đề cập nhiều trong những ngày gần đây, anh Dũng đến hỏi tại sao lại để cây ở đây thì được nhóm người chở đến trả lời “để dưỡng cây”.
Còn theo tường trình của ông Quỳnh - chủ trang trại ở ngõ 310 Nghi Tàm, khoảng 23h ngày 3/11, ông nhận được một cuộc điện thoại của một người xưng tên là Dũng, cán bộ công an, nhờ trồng lại cây bồ đề bị mất trộm tại khu vực chợ 19/12 trước đây. Ông Quỳnh đã cho người đào một hố trồng cây ngay gần bờ tường trang trại chờ người đem cây đến.
Cây bồ đề trăm tuổi trước đây.
Cây bồ đề trăm tuổi trước đây.


Ngay sau đó, một xe cẩu 5 tấn đã chở cây đến. Một taxi chở khoảng 10 thanh niên đi kèm đã đưa gốc bồ đề đến khu vực trang trại trong ngõ 310 Nghi Tàm. Nhóm người này dùng cẩu đưa gốc cây bồ đề trên xe xuống khu đất đối diện hố mà ông Quỳnh đào sẵn rồi vội vàng bỏ đi.
Theo anh Dũng, ngoài xe taxi và xe cẩu trên còn có 2 xe con biển trắng và 1 xe con biển 31A. Tuy nhiên, ông Dũng không nhìn rõ biển số xe.
Gốc cây bồ đề đã bị chặt nham nhở, phần thân bị cày xước. Khúc cây cũng bị cưa gần đứt ra làm hai phần.
Một cán bộ thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cây xanh Hà Nội cũng xác nhận đây chính là gốc cây bồ đề đã bị đánh trộm tại Trung tâm thương mại dịch vụ và chợ 19/12 hôm 1/11.
Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ vụ việc.
Hồng Anh
Người dân Hà Nội bất bình về việc triệt hạ cây bồ đề 100 tuổi (VOV)-Đêm 31/10, cây bồ đề-cây xanh cổ thụ gắn với yếu tố tâm linh tại đường 19-12 bị chủ đầu tư công trình Trung tâm Thương mại 19-12 (gọi tắt là Trung tâm Thương mại) triệt hạ trong sự bất bình của người dân sở tại.-Công ty "hạ sát" cây bồ đề trăm tuổi nói gì? (Bee)-Ngày 1/11, nhân viên Công ty TNHH Thủ đô II ngang nhiên chặt hạ cây bồ đề trăm tuổi này.

- Tư duy khổng lồ hay căn bệnh lười tư duy? (TVN) -Căn bệnh lười tư duy khiến người ta nghĩ rằng quà tặng, lễ vật đó chỉ cần... không giống ai là đạt yêu cầu. Cách "lười" nhất để những người có trách nhiệm làm hết trách nhiệm là làm cái to nhất! Cái to nhất thì đảm bảo... không giống ai và ai cũng vui!-- Làm phim cho khán giả chứ không cho riêng mình (TTVH)-- Phát hiện di tích lạ bên bờ sông Cái – Phú Yên: Mộ chum hay lò hoả táng? (ANTĐ).- Góc nhìn: Lễ hội…đẫm máu (Hiệu Minh/Trần Thiềm).- Câu chuyện về một dòng chảy ngược (SGTT).- Di tích chùa Huyền Thiên biến thành chợ (Lao động).- Bảo tàng – cô độc vì tư duy lỗi thời (Lao động).-- Được phép cá cược bóng đá quốc tế (Thanh niên)-- Lại tính chuyện hợp pháp hóa cá cược bóng đá (VNE).
Bứng rễ cây bồ đề trăm tuổi tại chợ 19/12 (01/11/2010)
01/11/2010 19:40:01- Sáng 1/11, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho biết vừa phát hiện cây bồ đề có tuổi đời cả trăm năm, đường kính thân hơn 1m, mọc bên bệ thờ vong linh các anh hùng liệt sỹ và người dân thủ đô bị giặc giết hại trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp tại khu vực chợ 19/12 đã bị các công nhân xây chợ “bứng” mất.Vụ “bứng” cây hy hữu này nằm sát khuôn viên công trình xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và chợ 19/12, do Công ty TNHH Thủ đô II làm chủ đầu tư. Vị trí cây bồ đề trước đây giờ chỉ còn là một hố chứa gạch đá và nước, rộng 4m2, sâu khoảng 2m.
Cây bồ đề trăm tuổi trước đây...
Nơi cây bồ đề trăm tuổi trước đây...
Ông Đỗ Hoàng Khoát, Tổ trưởng tổ dân phố số 5, phường Trần Hưng Đạo bức xúc: “Khoảng 21h30 tối 31/10, tôi và một số người dân phát hiện thấy công nhân trong công trường xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và chợ 19/12 đang dùng dây cáp quấn quanh thân cây bồ đề để cho cần cẩu tại công trường “bứng” cây lên khỏi mặt đất. Tôi đã phản đối hành động trên nhưng bị bảo vệ công trường xua đuổi. Chúng tôi đề nghị các lực lượng chức năng sớm điều tra làm rõ hành vi xâm hại cây bồ đề này. Đồng thời bắt buộc đơn vị thi công phải trồng lại cây tại vị trí cũ, bởi đây là điểm người dân hàng ngày đến thắp hương cho các anh hùng liệt sỹ và những người dân đã bị giặc Pháp giết hại”.
giờ chỉ còn là một hố chứa gạch đá và nước, rộng 4m2, sâu khoảng 2m.
... giờ chỉ còn là một hố chứa gạch đá và nước
Được biết, lực lượng chức năng hiện đã tiến hành lập biên bản hiện trường vụ việc, đồng thời lập biên bản đối với Công ty TNHH Thủ đô II do ông Nguyễn Anh Cường làm Tổng giám đốc vì vi phạm điểm a, khoản 2, điều 44 Nghị định 23/CP.
Tại buổi làm việc, ông Cường cho rằng vì cây bị đổ nên công ty phải di chuyển cây đi nơi khác(!?). Nhưng ông Cường lại không trả lời được câu hỏi của lực lượng thanh tra về “tung tích” hiện nay của cây bồ đề.
Trước đó, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã đưa cây bồ đề cổ thụ gắn với địa điểm tâm linh khu chợ 19/12 vào hạng cây cổ thụ cần được bảo tồn, cấm xâm hại.
- Cố tình nhổ cây bồ đề trên 100 tuổi giữa Hà Nội (Lao động).

Tổng số lượt xem trang