17A - Bà Dương Thu Hương: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11
http://www.youtube.com/watch?v=ml9T5EhFqDg
17B - Bà Dương Thu Hương: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11
http://www.youtube.com/watch?v=_6YHMQQHtB4
*
Phải thành thưc nhận xét là chỉ những người đi từ trong lòng chế độ và có đầu óc cấp tiến, như bà Dương Thu Hương và nhiều người yêu nước khác nữa còn đang bị giam cầm, mới giải thể được Cộng Sản để dân chủ hóa và canh tân đất nước.
...hải ngoại chỉ giữ một vai trò khiêm nhường, yễm trơ cho người trong nước...
-TS Dương Hồng Ân -
Các nhà lý luận cộng sản kỳ cựu góp ý văn kiện đại hội Đảng (10/11/2010)
GS Trần Phương – nguyên phó Thủ tướng Chính phủ; Vũ Khoan – nguyên phó Thủ tướng Chính phủ; PGS Trần đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế; GS Phan văn Tiệm – nguyên thứ trưởng Bộ Tài chính; Việt Phương – nguyên Thư ký cố vấn của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng; Dương Thu Hương – nguyên phó Thống đốc Ngân hàng; GS Đào xuân Sâm – nguyên Trưởng bộ môn Quản lý kinh tế trường Nguyễn Ái Quốc; PGS Võ Đại Lược - nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới …
-oo0oo-
BIÊN BẢN HỘI THẢO KHOA HỌC
HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VN và TRUNG TÂM TT và DBKT – XHQG
(Chưa được chỉnh lý) Chủ trì: GS Trần Phương, Chủ tịch Hội KHKTVN
Khai mạc: 8h30
Thành phần:
- Hội KHKT – XH QG
- Một số thành viên Tổ Biên tập Cương lĩnh
- Một số cán bộ nghiên cứu (được mời)
Nội dung: Góp ý cho các Dự thảo Văn kiện Đại hội XI của Đảng.
1. GS Trần Phương: Đề nghị nói ngắn, nói rõ: muốn sửa điều này, bổ sung điều kia thôi, không cần giải thích vì mọi người đều đã đọc, đã biết cả. Nói ngắn để nhiều người được nói, và nghe đươc ý kiến của nhiều người.
2. GS Đào Công Tiến: Không nên giữ “kim chỉ nam” như cũ. Phải coi cái đúng ở mọi thuyết đều là nền tảng tư tưởng.
Cần nhận thức lại CNXH, CNXH như cách hiểu chính thống, ngòai khẩu hiệu “Dân giàu nước mạnh” như mục tiêu thì được; nhưng 3 đặc trưng ở mô hình trong đó Đảng CS toàn trị, đấu tranh giai cấp, …thì cần thay bằng một mô hình văn minh hơn. Ở đó, dân quyền, pháp quyền phải là tối cao. Hiện nay cần tăng cường tư tưởng khoan sức dân (như Di chúc của Bác Hồ).
Các giải pháp đột phá: phải nhằm vào cải cách chính trị (chứ không chỉ kinh tế).
3. Ông Việt Phương: Nay người ta không quan tâm góp ý vào văn kiện, vì cho rằng ĐH nào cũng chủ yếu là vấn đề nhân sự thôi. Về văn kiện, có 5 ý sau:
- Quá dài, rất trùng lắp
- Đã có một số chủ trương đúng, mới đã được ghi nhận trước đây. Không được tước bỏ đi. Phải đưa trở lại + nhiều cái mới nữa. Những cũ kỹ, lạc hậu, sai lầm quay lại nhiều quá.
- Rất nhiều điều chỉ có thể là dự báo KH lại coi là chủ trương, Ví dụ: Đến giữa thế kỷ XXI Việt Nam thành thế này, thế kia.
- Giữa các văn kiện không có tư tưởng thống nhất
- Văn kiện bị tụt lùi xa so với đại hội Đảng IX, đại hội Đảng lần thứ X.
Nếu có thể sửa chữa tí nào thì tốt. Hoặc nên có một Nghị quyết mới, khác. Chỉ nên 10-15 trang, chủ trương tinh túy thôi.
4. Ông Nguyễn Trung:
- Văn kiện chưa rõ vấn đề giải phóng con người, mà còn chưa thống nhất được dân tộc về ý chí, về con đường đi.
- Nhận định về quốc tế, về các nước XHCN và tình hình đất nước sai. Nên bỏ đi!
Nên có một Nghị quyết khác với các vấn đề chính là:
- PTBN: nên ghi rõ thành 1 chủ trương + chương trình hành động cụ thể. Thủ tướng đã có một bài viết về vấn đề này rồi.
- Quan hệ đối ngoại, nhất là đối với Trung Quốc: phải rõ quan điểm.
- Cải cách thể chế chính trị thành một vấn đề bức xúc, không giải quyết không phát triển được. Phải xây dựng Hiến pháp mới.
5. PGS Võ Đại Lược:
Đồng tình với các ý kiến trước. Lẽ ra Hội thảo phải có người lãnh đạo nghe.
Ta đang sống trong thời đại Thế giới đại điều chỉnh, nhưng Văn kiện không ghi nhận được điều này.
Đánh giá sai nhiều lắm. Ví dụ: Sụp đổ của XHCN là tổn thất, vậy không phải là thời cơ à?
Định nghĩa về CNXH; Công hữu là chủ đạo? thật là vô lý, có hại cho đổi mới! Doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo, nền tảng của kinh tế nhà nước, chỗ này là phi XHCN nhất, nguy hiểm quá.
Ngoài chủ trương công hữu và Đảng CS lãnh đạo chả khác gì phương Tây.
Vấn đề hoàn thiện thể chế ghi trong Văn kiện lại không có định hướng, trở nên vô nghĩa.
Phải có thí nghiệm thể chế, nên xây dựng đặc khu kinh tế.
Tóm lại: Các Văn kiện hiện quá lạc hậu so với thời đại.
6. TS Nguyễn Mại:
- Có 3 chỉ tiêu cần thay đổi; thu NS 26% (quá cao), 5 năm qua thu 28%; điều chỉnh Tổng đầu tư XH/GDP: 42% (quá cao, chỉ nên 35% thôi; thu thuế qua hải quan là hơn 30%. Rất phi lý! Phải tăng thu trong nước, giảm thu hải quan. Các nước thu trong nước tới 90%.
- Phải khoan sức dân. Cần cải cách thuế một cách cơ bản, triệt để.
- Đề nghị phải làm rõ PMU 18, Vinashin.
- Đột phá 3 lĩnh vực nêu trong Văn kiện thì không phải là đột phá. Phải đột phá Tư duy!
- Đã đến lúc phải đổi mới hệ thống chính trị, phải phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng của nhà nước. Quốc hội hiện chưa phải là cơ quan lập pháp!
Tôi nghĩ vấn đề Đảng có thật sự muốn nghe hay không?
7. Ông Vũ Khoan:
- Tiêu chí thực hiện CNH như thế nào? Nhưng trong điều kiện phải Hiện đại hóa, chứ không chỉ Công nghiệp hóa.
- Xử lý những bất ổn trong kinh tế vĩ mô; thâm hụt Ngân sách, nhập siêu quá cao;
- Hoàn thành đầy đủ cái nền tảng hay là xây dựng mới?
- Tình hình Quốc tế khó khăn hơn trước; sau khủng hoảng người ta thay đổi cả, ta không rõ;
- Nhân tố Trung Quốc chưa tính hết và chưa đúng. Ví dụ: dùng Nhân dân tệ làm phương thức thanh toán.
- Về mô hình phát triển: Văn kiện trình bày chưa rõ. (chưa hình thành được mô hình Phát triển cho 10 năm tới).
- Vấn đề đột phá: (bây giờ thành mốt rồi), nên đưa nguồn nhân lực lên đầu tiên. Trong nhân lực quan trọng nhất là vấn đề người lãnh đạo. Giáo dục chưa biết là đi theo hướng nào?
- Thể chế: Phải đặt vấn đề về thể chế quản trị quốc gia.
Góp ý chỉ ta là với nhau chăng? Dân có biết gì đâu? Đại hội Đảng bộ các cấp cũng có đóng góp gì đâu Văn kiện thiếu vấn đề giải pháp, không biết làm thế nào để thực hiện những ước muốn kia?
8. Ông Vũ Tuấn:
Văn kiện không phản ánh được cuộc sống. Phải đưa cuộc sống vào Nghị quyết. Đổi mới chính trị chưa theo kịp đòi hỏi, đang cản trở.
Xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: Lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? Chính quyền thì ỷ lại Đảng, cái gì cũng đợi để Thường vụ bàn!
9. PGS Trần Đình Thiên:
25 năm qua, điều ta đạt được là nhờ chuyển sang thị trường chứ không phải là do định hướng XHCN. Gắn CNXH với thị trường như thế nào không rõ. Bây giờ thế nào là chủ đạo?
10. TS Lê Đăng Doanh:
- Cần kiểm điểm lại các nhiệm vụ ghi trong Đại hội Đảng lần thứ IX; đại hội Đảng lần thứ X.
- Có một số việc không làm. Ví dụ: Luật về Hội, Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật Hiến pháp .v.v…Tại sao Đảng lại không thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng?
Vậy sắp tới có quy chế gì không?
Đổi mới thể chế phải là then chốt! Phải ngăn chặn lợi ích nhóm, kiểm soát sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng.
Thể chế là vấn đề sống còn. Đảng phải đổi mới, phải được giám sát.
Tình hình Kinh tế vĩ mô và Kinh tế thế giới không giống như trong Văn kiện.
Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta mà không lừa được thực tiễn đâu.
Các nước xung quanh cải cách rất nhanh. Ở ta có 3 vấn đề bức thiết: Thể chế, lợi ích nhóm, vận hành quyền lực tùy tiện không thể không giải quyết.
11. GS Nguyễn Đình Hương:
Tôi vẫn hy vọng đóng góp của ta đến được Trung Ương.
Các văn kiện còn mâu thuẫn. Ví dụ như nội dung nói về cơ cấu còn khác nhau. Vậy cần có sự thống nhất về thuật ngữ giữa các văn bản.
12. GS Lê Du Phong:
Tôi có 4 nhận xét:
- Tư duy lý luận lạc hậu, mâu thuẫn, Xa rời thực tiễn; thụt lùi so với Đại hội Đảng lần trước; Vấn đề công hữu, Kinh tế nhà nước là chủ đạo, bình đẳng mọi thành phần là những vấn đề nổi cộm.
- Lòng tin của dân đối với Đảng, với chế độ giảm.
- Xem thường lịch sử; nói CNXH là điều kiện để độc lập. Các triều đại trước có CNXH vẫn độc lập.
- Không gắn với thời đại, xem thường thiên hạ.
Nếu cứ thế này, đến năm 2020 chắc chắn sẽ tụt xa so với các nước. Hungari năm 2001: 5000 USD/ người, năm 2008 ; 15000 USD/người, họ nhanh hơn ta nhiều.
Đột phá: Đầu tiên là đổi mới hệ thống chính trị vì đang là vật cản.
13. GS Trần Phương:
Hiện nay ta thích nói một cách, làm một cách khác. Ta nói Chủ nghĩa Mác-LêNin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng? Ta có làm theo các nguyên tắc của CN Mác không? Đổi mới của ta thực chất là “thụt lùi”; thừa nhận cả Kinh tế tư nhân … Mác đã sai khi dự kiến về đặc trưng của CNXH. Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi.
Đổi mới là so với cái đã sai trong 20 năm trước!
Mác nói: triệt tiêu chế độ tư hữu, thế là sai! Vì mất động lực.( Giống nhận xét của Victo Hugo về Mác).
Vậy: CNXH là gì? Có ai trả lời được không?
Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác! Nhưng “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc; nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc!” ( Abraham Lilcon ).
Vậy, viết thế nào thì viết, nhưng đừng đao to búa lớn quá.
Mác mới là phác thảo, dự báo về XH tương lai chứ có phải nguyên lý, kinh thánh đâu? Liên Xô cũng từ chối XHCN đấy chứ!
Không thể nói Kinh tế nhà nước là chủ đạo được, nhiều nhất chỉ là nòng cốt thôi. Nói thế là sai với thực tế. Có sử dụng quả đấm thép nào đâu?
Phải xác định rõ CNXH là gì? Định hướng nó là gì? CN Mác-Lê nin có điều đúng, có điều sai rồi! Vậy thì phải xem trong đó có cái gì là nền tảng chứ. Bây giờ có đến 6,5 tỷ người, đến nước sạch cũng bị thiếu rồi, đánh nhau vì nước uống. Cái gọi là CNCS đã là ảo tưởng rồi.
Tôi nói với ông Đỗ Mười, ông Phạm văn Đồng là đến cuối thế kỷ XXI này, con cháu chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến CNXH.
Tóm lại, cương lĩnh viết không rõ ràng. Chiến lược cũng nhiều điều không rõ ràng.
Nông dân còn chiếm đa số. Đầu tư cho nông nghiệp quá thấp, suốt cả 30 năm nay. Đê đập không tốt, hệ thủy nông, hồ chứa nước …
Sắp tới ta 100 triệu dân, nuôi số này như thế nào? Đảng này, Chính phủ này muốn ổn định phải lo đến nông dân. Phải sửa chỗ đầu tư bất cập vào nông nghiệp.
Phân cấp quản lý 10 năm qua là sai. Vì biến thành rất nhiều “vương quốc”!
Tỉnh nào cũng có xi măng, sân bay, nhà máy thép, cảng biển …đầu tư nham nhở. 15 khu Kinh tế, làm gì có tiền mà làm 15 khu Kinh tế.
Tổ chức quản lý các Doanh nghiệp nhà nước sai! Nhật chỉ có MITI, nhưng dưới nó là các tập đoàn tư nhân lớn. Ta thì Bộ không làm quản lý, sửa chữa, đi quản Doanh nghiệp, làm sao quản nổi?
Tài sản toàn dân ai quản? Phải xử lý vấn đề này như thế nào? Như vậy, cơ chế quản lý không rõ ràng, phải sửa!
Thể chế: Loài người đi đến chỗ Dân chủ. Nhưng thế nào là Dân chủ?
Nhất định phải đến chỗ Dân chủ + Pháp quyền.
Đảng quyết mọi thứ mà lại không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ.
Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà cả quan điểm tư tưởng đấy.
Viết rằng 2020 thành nước công nghiệp mà có 3000 USD/người là bịp dân. Nước CN mà có 3000 USD/người thôi à! Vậy mục tiêu không rõ ràng và không đúng.
Cương lĩnh cũng không chỉ cho biết cần làm gì. Ba cái đột phá không phải là đột phá. Không đột phá vẫn phải làm 3 cái đó. Cương lĩnh và văn kiện đều theo tinh thần chúng ta quyết làm tất cả. Thành ra chúng ta không làm gì cả. La liệt, đủ thứ ; không thể góp ý gì được, không biết làm gì để tiến lên.
14. Ông Nguyễn Trung(lần 2):
Nên lưu ý kiến của TS Lê Đăng Doanh. Đừng say mê về chuyện tăng trưởng con số, vì có thể vì nó mà sụp đổ.
Kiến nghị: Kinh tế nhà nước chủ đạo là thế nào? Cần định nghĩa rõ. Có phải làm những cái tư nhân không được làm không? Đề nghị bỏ hẳn cái phần làm trái nghề đi. Bỏ hẳn phần bao cấp quyền, bao cấp vốn, mà chỉ còn dịch vụ công.
Vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc, rất nguy hiểm. Toàn bộ xuất siêu của ta đập vào nhập siêu của Trung Quốc mà không đủ. Nếu Trung Quốc chỉ dùng Nhân Dân tệ để buôn bán khu vực thì ta nguy.
Nhân sự: Tổng Bí thư phải gương mẫu thực hiện công khai minh bạch; nên có chương trình hành động, có cam kết; có một tổ chức giam sát việc thực hiện cam kết.
15. GS Đào Xuân Sâm:
Tại sao Văn kiện lại ngổn ngang thế.
Trong hành trang của Đảng đừng nên nói CN Mác-Lênin vì ta không có nguyên bản, chỉ có du nhập. Hành trang đó bây gìờ vẫn mang vào Đại hội Đảng XI. Nên xem lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cương lĩnh thất bại, tuyên truyền thất bại. Lý luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ. Học viên bây giờ phải học cưỡng bức 3 chứng chỉ.
Trong khu vực Doanh nghiệp nhà nước không tìm thấy động lực nối tiếp. Ngổn ngang quá. Giả dối quá. Thật là bi kịch.
Cảnh ngộ của Đảng ta từ sau Đại hội XI bắt đầu bước vào suy đồi. Không loại trừ khả năng Dân tộc phải chịu đựng nhiều năm.
Sửa gì? Nên tập trung vào Đảng, Nhà nước, khu vực công.
16. GS Phan Văn Tiệm:
Tôi chia sẻ với tất cả các ý kiến đã nói, rất tâm đắc. Văn kiện ít tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên viết lại Cương lĩnh. Cụ Hồ rất ít nói về CNXH.
Phong trào Cộng Sản quốc tế rất tả khuynh, biểu hiện rõ nhất là căm thù tư hữu. Sức sống của chế độ tư hữu lớn lắm.
Từ nay từ bỏ chủ đạo. Không nên lập ra các Tập đoàn Kinh tế, vì đó là sân sau của quan chức.
17. Bà Phạm Chi Lan:
Cảm nhận chung của các địa phương giống như các anh vừa nói. Mọi người ngạc nhiên hỏi rằng: “Bây giờ viết vậy, họ tin thế thật à?”. Dân còn tin Đảng như tôi nói đây? Toàn là giả dối cả. Cộng đồng quốc tế người ta cũng có tâm trạng như vậy.
Người ta bình luận, Triều Tiên dại quá! Lại đưa ông Kim con 27 tuổi lên đại tướng. Khôn ra thì luân chuyển một chút rồi hãy lên!
Nếu đưa cái Cương lĩnh Chiến lược này ra mà thông qua thì sẽ ra sao đây?
Quả đấm thép không đấm vào đối thủ mà lại đấm ngay vào chính ta.
Còn 2 “Vinashin” Nữa tình trạng không khác gì Vinashin, rất nguy hiểm.
Nợ công trầm trọng quá!
Cải cách hệ thống chính là nút thắt phải gỡ.
18. Bà Dương Thu Hương:
Văn kiện thì không có gì mới về nhận thức lý luận, không sát thực tiễn, cái cũ không sửa được, vậy thì sẽ đi đến đâu?
Định hướng XHCN của Kinh tế thị trường, của Công nghiệp hóa là gì mà cứ phải có cái đuôi ấy?
Dân Chủ thì ở đâu cũng giống nhau; dân được nói mới là Dân Chủ.
Đảng vẫn đặt Dân tộc sau giai cấp, Cương lĩnh như thế không tập hợp được lực lượng.
GDP 2005 khác 2010 về giá nên không rõ có thật phát triển không?
Dự thảo Văn kiện đánh giá: “Dân chủ trong Đảng được mở rộng”. Tôi nghĩ trong Đảng là mất Dân chủ nhất. Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chỉ vì vị trí của đảng viên.
Hầu như không có nhận định nào trong Văn kiện là đúng sự thật thực tiễn.
An ninh quốc phòng; tôi đang rất lo sợ. Bauxite Tây Nguyên, cho thuê rừng, lao động nước ngoài …không được giải quyết dứt điểm. Trong các báo cáo đề cập rất mờ nhạt.
Niềm tin của dân với Đảng giảm sút thì trách nhiệm của Đảng đến đâu? Liên Xô đổ vì dân không còn tin Đảng.
Phần viết về nguyên nhân: đánh giá rất sơ sài và đổ cho khách quan.
Tất cả yếu kém trên mà chỉ nói Ban chấp hành Trung Ương xin tự phê bình…; nói thế quá nhẹ nhàng; mà không nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm.
Phương hướng Phát triển đất nước thì thiếu giải pháp.
19. TS Lưu Bích Hồ:
Tôi đánh giá rất cao Hội thảo này, vì rất thẳng thắn, cởi mở. Tôi rất chia sẻ các ý kiến các anh các chị hôm nay.
Nhưng nói mãi mà vẫn không vào được Văn kiện. Có lẽ cần có ngọn cờ của đổi mới thì mới vào Văn kiện được.
Tôi nghĩ đất nước ta chưa bao giờ dân trí cao như bây giờ. Nhưng trình độ lãnh đạo thì khó xác định. Họ hiểu biết mà không nói ra. Dẫu sao, nói chung trình độ trí tuệ thì chưa bằng bên ngoài. Đây là nguyên nhân làm cho cuộc sống không vào được Văn kiện.
Vậy có thể thay đổi được không? Tôi còn một chút hy vọng. Đề nghị anh Trần Phương giảng lại cho các đồng chí Trung Ương hiểu thế nào là công hữu, vì trước anh đã giảng cho họ làm như hiện nay. Nay anh cần giảng giải lại cho họ.
Đề nghị bỏ Doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo; thừa nhận Xã hội Dân sự và phát triển Xã hội Dân sự.
Bây giờ tình thế và ngọn cờ không giống như hồi Đại hội Đảng lần thứ VI.
Nền tảng của xã hội ta là gì? Tôi xin hỏi ý kiến các anh? Đảng có dựa vào công nhân không? Có dựa vào nông dân không? Tôi nghĩ không? Vậy dựa vào cơ sở nào? Có dựa vào trí thức không? Cũng không nốt!
Vậy có phải doanh nhân? Mà doanh nhân lại chỉ là các Doanh nghiệp nhà nước ư? Phải viết lại, đánh giá lại chỗ này trong văn kiện.
Thế giới bao giờ cũng phải dựa vào trí tuệ, nên phải dựa vào trí thức và doanh nhân. Nhưng lại mâu thuẫn với điều lệ Đảng!
Nếu không kịp sửa, đề nghị không thông qua Cương lĩnh! Để lại sau.
20. PGS Võ Đại Lược(lần 2):
Còn một vấn đề chưa nói đến là công tác cán bộ. Tình trạng mua quan bán chức lộ liễu, công khai, hết sức nguy hiểm. Thị trường quan chức bóp chết tất các thị trường khác.
Cơ chế tuyển dụng, tuyển chọn cấp cao như thế nào? Không công khai minh bạch.
Người lãnh đạo ở các cấp không có chịu trách nhiệm gì cả với quyết định của mình. Bộ giao thông, Bộ xây dựng … cầu đổ, nhà đổ, không thấy nói gì về trách nhiệm cả. Một đất nước như vậy thì không mong đợi gì!
21. GS Vũ Huy Từ:
Tôi rất nhất trí với tất cả các ý kiến từ sáng đến giờ. Chưa bao giờ vấn đề nghiêm trọng như bây giờ. Dân không còn tin Đảng như trước nữa. Không ai quan tâm nữa.
Xin lưu ý: trong Dự thảo có câu: Nhà nước tập trung xây dựng đường bộ + đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Có nên đưa vào không?
22. GS Trần Phương (lần 2):
Tư tưởng trong Đảng không rõ ràng. Có nguyên nhân của nó đấy. Trước đây có Nghị quyết của Đảng cộng sản và Chủ nghĩa quốc tế (1957 và 1960), xem đó là những quy luật và dựa vào đó, người ta khai trừ Nam Tư ra khỏi các Đảng Cộng sản.
Cương lĩnh 1991 vẫn y như quan điểm chung của hệ tư tưởng cũ. Chưa có đổi mới gì cả. Vì chưa kiểm điểm lại hệ tư tuổng cũ.
Hội đồng Lý luận TW có bao giờ ngồi lại nghĩ xem Mác có cái nào đúng, cái nào sai không? Lê nin cũng vậy! Ví dụ: tư tưởng Cách mạng không ngừng.
Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói XHCN mà không biết nó là cái gì? Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Phải sửa!
Nhưng ai sửa?
Kết luận:
Các nhà Kinh tế học thảo luận về Dự thảo Văn kiện, nhưng thực tình không nhằm vào sửa Văn kiện. Ta chỉ chuyển cho Ban Văn Kiện, họ có sửa hay không là việc của họ. Trách nhiệm của nhà nghiên cứu là nói trung thực, thẳng thắn, với tinh thần xây dựng, mong muốn Đảng mạnh lên, đất nước mạnh lên.
Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát ./.
Kết thúc Hội thảo lúc 17 giờ
-----------
Mời bấm vào đây để nghe/tải xuống phần âm thanh buổi Hội thảo (86M-dài hơn 6 giờ)
Bà con nào không có điều kiện theo dõi kỹ thì mời đọc bản tóm lược được công bố chính thức.
Xin kính mời các quí vị đại biểu và các vị khách mời, chúng ta bắt đầu làm việc.
Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý! Để triển khai chỉ thị của Bộ Chính trị … công bố và lấy ý kiến góp ý của các tổ chức cán bộ đảng viên và nhân dân vào dự thảo văn kiện của ban chấp hành trung ương khóa X trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư hôm nay, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia phối hợp với Hội khoa học kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về các vấn đề phát triển về chiến lược kinh tế xã hội. Đóng góp ý kiến vào văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu đến dự hội thảo hôm nay có giáo sư Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, nguyên ủy viên Trung ương đảng, Chủ tịch hội khoa học kinh tế Việt Nam đến dự hội thảo (vỗ tay).
Đến dự hội thảo hôm nay có các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu từ văn phòng Trung ương Đảng, hội đồng lý luận Trung ương, hội khoa học kinh tế Việt Nam, các trường Đại học vào viện nghiên cứu trong nước. Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và đầu tư và đại biểu các đơn vị trong bộ. Hội thảo còn có sự tham gia của đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên cấp ủy của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia. Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn sự có mặt của các quí vị đại biểu.
Để bắt đầu hội thảo, Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch kiêm tổng Thư ký hội Khoa học kinh tế Việt Nam có đôi lời phát biểu: .. (nghe không rõ) nói thông báo rồi là … (không nghe rõ) tiến hành theo dự kiến trong một ngày rưỡi, thế nhưng vì hôm nay có cái chuyện là của bên trường Đại học Kinh tế Hà Nội có cái đám tang vào đầu giờ chiều cho nên là chúng ta sẽ giải quyết sớm sáng ngày hôm nay vào lúc mười một rưỡi, và sẽ có ăn trưa ở đây, sau đó anh chị nào cần (có tiếng xen vào) đi viếng thì lên xe ô tô, … sẽ bố trí ở đây sẽ cùng Bộ Đầu tư…thì sẽ dừng xe ô tô ở đây gồm với ô tô con theo viếng sau đó thì về. Trong khi đó những người không đi viếng thì tiếp tục ở lại thảo luận cho đến buổi chiều những người đi viếng về thì giải quyết tham gia sinh hoạt. Thế còn tình hình hết hôm nay như thế nào… (nghe không rõ) thì sẽ có ý kiến. Bây giờ chúng tôi xin trân trọng kính mời giáo sư Trần Phương … chủ trì cuộc họp vào sáng nay:
(02′ 43″) GS Trần Phương (cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng- PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN):
Thưa các đồng chí, cứ 5 năm một lần thì cái nước này, cái Đảng này có một cái đợt sinh hoạt lý luận chính trị rất là rộng lớn nhưng mà thực tình ra đó khi mà triệu tập cái cuộc hội nghị này thì chúng tôi cũng không biết … bao nhiêu cho vừa bởi vì toàn những các vị mà gọi là nói mấy câu phi lộ là mất vài tiếng rồi, thế thì làm thế nào đây? Và cho đến nay thì trung ương hội nhận được mười ba bài phát biểu rồi mà tôi có đọc một số bài mà có người bảo là ông mà có đọc 1 bài lớn thì mất 1 tiếng thì còn không biết ông nói bao nhiêu nữa đây? Cho nên là như một câu hỏi đặt ra để trưng cầu ý các đồng chí là ta làm thảo luận kiểu nào ?
Tôi xin gợi ý thế này: thực ra những cái văn kiện của Đại hội thì họ cũng đã triệu tập biết bao nhiêu cái ông mà tài viết văn rồi …(nghe không rõ) lắm rồi cho nên là họ cũng chẳng phải hớ gì lắm đâu, họ đã biết về cái … đủ rồi. Tôi nói như thế là bởi vì tôi cũng được vài lần trưng cầu vào cái đội …(nghe không rõ) để viết những cái hoàn thiện này thì đúng là vất vả lắm. Thế thì bây giờ chúng ta góp cái gì vào đây, đó là vấn đề. Tôi đề nghị một cách như thế này này, để mọi người có thể góp được thì đề nghị nói ngắn thôi, nói cái ý rằng tôi muốn bổ sung điều này, tôi muốn sửa điều kia thì tốt nhất chứ còn nếu là như những cái bài mà các anh gửi cho chúng tôi đó thì anh viết đủ cả, trích dẫn đủ cả. Thế thì nói thế thì ai nói được bao nhiêu điều mà chúng ta đó thì không thể nào mà họp quá hai ngày được. Chúng tôi đã tranh luận rồi, tôi sợ là đến ngày thứ hai có nhiều vị không đến nữa đâu (có tiếng rì rầm trao đổi). Tôi hỏi các anh đâu có phải dễ dù là dù là các anh đã nghỉ rồi, một cuộc họp còn bao nhiêu việc nữa chứ.
Cho nên, tôi đề nghị là thôi thì ta họp tối đa 2 ngày và để dành cho nhau nói và để nghe nhau. Tôi đề nghị là mỗi vị nói độ mươi mười lăm hai mươi phút (có tiếng bàn tán xôn xao), có được không? (có tiếng xì xầm bàn tán 10 phút tối đa là 20 phút thôi). Vâng thì thôi tôi nói như thế là để tôn trọng các vị chứ còn các vị tự giác thôi bởi vì các vị nói dài quá thì người khác người ta hết thì giờ nói, có phải không ạ? Mà nếu nói dài quá thì người ta cũng hơi khó nghe để viết bởi vì … (nghe không rõ) lý luận hàng tràng giang đại hải cả đấy, thế nếu bây giờ các vị nói nhiều quá thì người khác ít nói, thì giờ thì có hạn thôi. Tôi đề nghị cái cách như thế thôi thì tùy liệu chúng ta tự điều chỉnh dần dần, có phải không ạ? Duy nhất có một cái ý kiến là thế này này, những văn kiện này họ đã viết kỹ lắm rồi. Bây giờ ông thêm cái gì, ông sửa cái gì thì ông nên nói. Nói ra ngay rồi còn thực ra nói ngắn mọi người đều hiểu cả chứ không phải không đâu. Tôi nói ví dụ nó ông bảo là cái câu này sai cái điều ông Marx ông nói, người ta biết rồi, người ta đọc Marx rồi, thế thì nói ngắn là vì thế, có được không ạ? (có tiếng “được ạ”).
Các đồng chí đồng ý nhé! (vỗ tay). Thế bây giờ thì, khi mà các vị phát biểu ý kiến không biết là tôi thì là muốn có mấy anh ở miền Nam ra thì tôi rất là kính trọng thì không biết là khi nhường các đồng chí ở miền Nam ra nói trước, có phải không ạ? (có tiếng lao xao). Bởi vì anh ở miền Nam ra thì thế nào anh cũng không ngồi với chúng tôi 2 ngày đâu. Ông đến đây 1 buổi rồi thì các ông lại lỉnh đi đâu đó bởi vì có nhiều việc nữa cơ mà. Cho nên tôi đề nghị là mấy anh em miền Nam nói trước (có tiếng nói xen: cho anh Đào Công Tiến đi). Trần Đình Bút có không? (“ông Bút chưa ra”). Rồi rồi… (có tiếng bàn tán). Thôi nói chung là ông nào ở miền Nam thì xin mời nói trước, cho ông ưu tiên thế còn miền Bắc ngồi chịu khó chờ vậy, nào ông Tiến ra ngồi đây cho nó có máy đàng hoàng.
(07’21″) Đào Công Tiến (cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cựu thành viên Ban nghiên cứu chiến lược Chính phủ):
Kính thưa các đồng chí, tôi có chuẩn bị phát biểu gồm 2 mảng: một là vẫn còn băn khoăn những vấn đề lớn của cương lĩnh thì tôi sẽ nói cái đó có 3 điểm băn khoăn, 3 vấn đề lớn còn băn khoăn. Cái thứ hai là bốn điểm về chiến lược nhưng chắc có lẽ thời gian không có nhiều nên tôi chỉ nói ý một thôi tức là cải cách thể chế để tạo sự đột phá cho những đột phá chiến lược.
Và xin thưa về cương lĩnh trước, vấn đề thứ nhứt là vấn đề kim chỉ nam, tôi cho rằng cứ kiên định, cứ khăng khăng giữ lấy kim chỉ nam như chúng ta giữ trong thời gian qua cho đến nay là không ổn vì học thuyết Mác Lênin cho đến nay cuộc sống đã chỉ cho chúng ta khá rõ có cái trước trúng nay trúng, có cái trước trúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh lịch sử đã thay đổi quá nhiều. Có những cái trước và nay đều trật hết. Thế thì không có lý do gì để chúng ta kiên định một cách máy móc học thuyết Mác Lê – nin, là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hành động mà phải coi rằng quanh cái đúng cái hợp lý của học thuyết Mác Lê nin còn có tư tưởng Hồ Chí Minh, còn có cái đúng cái hợp lý của những học thuyết khác. Và tất cả những cái đó nó là nền tảng tư tưởng, nền tảng lý thuyết của cái tiến trình cách mạng Việt Nam tiếp theo.
Đó là vấn đề thứ nhứt. Vấn đề thứ hai, CNXH và định hướng XHCN được dùng ở những chỗ quan trọng nhứt và có thể ghép với đâu cũng được hết, nó trở thành một cái sự lố bịch. Thế thì ta cư xử với cái vấn đề lớn này sao đây? Tôi cho rằng phải có cái nhận thức lại CNXH và định hướng XHCN một cách đích thực hơn. Theo tôi, cho đến CNXH mà chúng ta coi theo nhận thức theo kiểu chính thống thì phân tích nó ra thì nó có 2 cái nội dung ở hai cái phần tiếp cận, hai cách tiếp cận khác nhau. Xã hội XHCN với cái tư tưởng nhân văn, cái tư tưởng phát triển văn minh hiện đại nhân văn của nó và cái điều này chúng ta không phủ nhận cái tấm lòng tốt của những nhà sáng lập ra CNXH. Và ở Việt Nam ta có có sự đồng thuận rất cao là bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn thống nhất lãnh thổ và dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, xã hội dân chủ công bằng văn minh thì cái đó cái mục tiêu đó là mục tiêu phát triển và mục tiêu tốt đẹp. Và xã hội XHCN là một xã hội mà nó có thể đáp ứng được cái lòng mong mỏi của loài người tiến bộ so với những hình thái xã hội mà họ đã qua và họ đang sống với nó. Thì cái đó nếu coi là XHCN thì chúng ta giữ và định hướng là định hướng cái đó, định hướng dân giàu nước mạnh nhưng phải dân chủ văn minh, định hướng cái bảo toàn độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, mà làm được như vậy là chúng ta sẽ có một cái xã hội tốt đẹp. Nếu coi đó, cái tốt đẹp đó là XHCN thì tôi thấy cũng có thể chấp nhận được.
Nhưng xin thưa, nhiều nước trên thế giới họ không tự xưng XHCN nhưng họ làm điều đó tốt hơn ta hiện nay. Thì thôi, mặc dầu có những cái chuyện như vậy nhưng mà tôi cho rằng cũng có thể coi cái XHCN, định hướng XHCN ở cái phía mục tiêu đó là trúng. Còn CNXH và xã hội XHCN với tư cách là một mô thức tổ chức xã hội mà nó gắn liền với 3 cái đặc trưng rất cơ bản.
Đặc trưng thứ nhứt là Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện tuyệt đối và cái quyền lãnh đạo đó trên thực tế nó đã biến thành cái siêu quyền lực, đảng trị, sùng bái cá nhân và nó diễn ra khá là rõ nét ở Liên Xô thời Stalin và ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông. Và xin thưa Việt Nam có, nó không đến cái mức đó nhưng cũng có cái cách hành xử theo kiểu đảng trị và sùng bái cá nhân, có khi không phải sùng bái một người mà một ít, một nhóm người.
Đặc trưng thứ hai là tổ chức xã hội theo kiểu giai cấp đấu tranh giai cấp, phân chia xã hội ra thành như vậy, thực hiện chuyên chính vô sản, lấy vô sản.. (không nghe rõ) dân tộc phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc thì, và hiện nay ngay cả nước như ở Trung Quốc nhiều học giả người ta nói rằng không cần không còn nói đến giai cấp và đấu tranh giai cấp nữa. Thế tổ chức xã hội theo cái kiểu đó XHCN phải có giai cấp, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản. Ai mà đụng đến vấn đề này thì coi mất lập trường giai cấp.
Và cái đặc trưng thứ ba là đem cái mô hình kinh tế tổng quát nhà nước hóa, công hữu hóa, kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp thay cho kinh tế thị trường, dân chủ và phát triển. Thì cái mô thức tổ chức xã hội đó, XHCN đó, tôi cho rằng đã đến lúc phải đoạn tuyệt. Và thay vào đó là cái mô thức tổ chức xã hội hiện đại, kinh tế thị trường hiện đại, dân chủ và pháp quyền. Đó là vấn đề thứ hai. Và như vậy tôi không bài bác CNXH, (…) tuyệt đối hóa, cứ khư khư hiểu XHCN theo cái kiểu đó mà cuộc sống là loại bỏ rồi mà chúng ta giữ khư khư mãi và chính chúng ta quay lưng lại với cuộc sống. Đó là vấn đề cái đặc trưng thứ hai và cũng là cái vấn đề lớn thứ hai, CNXH và định hướng XHCN. Cái vấn đề thứ ba xung quanh vấn đề nhân quyền, pháp quyền và quyền lãnh đạo của đảng. Trong xã hội hiện đại thì không quyền nào hơn là dân quyền và pháp quyền. Và dân quyền được nổi lên ở chỗ cái quyền của người dân và sự tự do cho người dân thực thi cái quyền đó và cái quyền của từng người dân không phá vỡ cái định hướng chiến lược chung, cái mục tiêu tối thượng chung mà cái mục tiêu định hướng đó đã được thể chế hóa bằng luật pháp tức là dân chủ và thượng tôn pháp luật.
Nhưng trên thực tế các nước XHCN trong thời gian qua và kể cả những nước láng giềng có chế độ sụp đổ rồi và những nước còn đang như chúng ta Trung Quốc v.v… thì cái hiện hữu siêu quyền lực đó đang làm phá vỡ dân quyền, phá vỡ dân chủ xã hội mà ngay cả dân chủ trong đảng nữa. Cho nên tôi nói nếu còn … Đảng còn nắm vai trò lãnh đạo đó thì không phải lãnh đạo bằng cái quyền lực đó mà phải trở về bằng cái quyền lực này, quyền lực này rất là thuyết phục được ai, ai thuyết phục bởi cái đó thì người ta theo. Đảng là phải bỏ cái hiện chủ quyền lực đặc trưng dân quyền và pháp quyền đi để khôi phục lại cái dân chủ xã hội. Có thể lấy cái thực tiễn của Liên Xô và Trung Quốc nói về việc này thì có nhiều vấn đề thuyết phục lắm, các đồng chí khi nào có thời gian xin phép các đồng chí lúc đó tôi gởi bài ra thì tôi nghĩ rằng cái bài phát biểu đó có gì thì in phát chứ hôm nay tôi không thấy.
Điều đặc biệt đó xung quanh 3 vấn đề lớn của cương lĩnh, tôi cho 3 vấn đề chưa ổn mà nếu nói cho nó nhẹ nhàng chút còn băn khoăn. Còn về chiến lược tôi có bốn ý kiến: đồng ý phát triển nhanh và bền vững nhưng cái bền vững phải nói cho rõ hơn. Cái đó là ý thứ nhứt. Cái thứ hai cũng đồng ý đặt vấn đề con người là chủ thể và chiến lược phải là chiến lược do người và vì con người. Nhưng để làm được việc đó có ba vấn đề đụng đến vấn đề con người, con người phải gắn liền với khối đại đoàn kết dân tộc chứ không phải con người trong cái việc là đố kị chia rẽ, đố kị với nhau thì cái ảnh hưởng của giai cấp, đấu tranh giai cấp và cái thứ hai tôi cho rằng con người đã đến cái mức phải đặt vấn đề giải phóng con người và ở khía cạnh con người phải tự giải phóng. Giải phóng ra khỏi nghèo, đói, thất học, bệnh tật. Giải phóng ra khỏi cái sự áp bức nô lệ của những cái giáo điều, những cái thiên văn địa nghĩa gì đó. Không biết nói về cái khía cạnh này có bao giờ mà con người Việt Nam của chúng ta cần phải giải phóng ra khỏi sự tột cùng này hơn bao giờ không?
Và vấn đề thứ ba đối với con người tôi cho rằng chính sách, đường lối chính sách nhiều năm chúng ta chưa thực hiện khoan sức dân. Ba mươi năm chiến tranh đã vắt kiệt sức dân ta, sau 75′ tưởng đâu chúng ta tiến hành cái khôi phục và phát triển kinh tế theo tinh thần khoan sức dân nhưng điều đó không diễn ra vì chúng ta chọn lựa những giải pháp không đúng và trong cái đổi mới chúng ta có tiến một cái bước xa hơn tưởng chừng rằng nó gần lại với khoan sức dân nhưng vì chúng ta chọn cái giải pháp thắt lưng buộc bụng để tăng trưởng cho nên hiện hữu thiếu cái khoan sức dân trong cách hành xử của Đảng và Nhà nước ta. Mặc dầu nói trên giấy tờ thì nói không còn từ ngữ nào hay hơn để nói về việc này nhưng trên thực tế thì nó bị chối bỏ bởi những qui định này, qui định kia và đặc biệt trên thực thi trên cái cuộc sống thực tế. Cho nên, cái chiến lược 2010, 2011 và 2020 phải khác hơn những chiến lược khác ở chỗ là chiến lược trên tinh`thần khoan sức dân.
Ý thứ tư trong chiến lược phát triển là TPHCM thì nói có sáu cái đột phá còn cái chiến lược của chúng ta hiện nay nó có ba cái đột phá mà tôi theo dõi một số cái Đại hội địa phương, họ nói bây giờ họ đột phá dữ lắm. Thấy Trung ương nói, dưới nói, chỗ này nói, chỗ kia nói đột phá đột phá nhưng xin thưa tách bạch ra mà nói thì nó chỉ là những cái chương trình mục tiêu mà phải tính toán kỹ 5 năm thì mục tiêu cho cái hướng đó ra sao. Năm năm tới cái chương trình mục tiêu ra sao, còn để thực thi những cái chương trình mục tiêu đó phải có giải pháp, đặc biệt là những giải pháp tạo ra sự đột phá. Theo tôi, có một giải pháp đột phá mà chúng ta mới nói mé có chút thôi, tức là hoàn thiện cái cơ chế thị trường còn cái đuôi XHCN thì ai đồng ý XHCN thì ghi … không đồng ý thì bỏ. Mới chỉ me mé cái thôi nhưng thể chế không dừng lại là chỉ thể chế kinh tế thị trường, cái điều đó cần đúng nhưng không phải chỉ có nó mà còn thể chế dân chủ và pháp quyền nữa chứ và nói chung lại là thể chế là sự cải cách chính trị. Chúng ta đổi mới tiếp tục cái chiến lược này phải thể hiện tinh thần đổi mới tiếp tục, không phải chỉ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nói cái điều này. Fidel Castro Cuba gần đây đã nói cái điều mà chúng tôi mong muốn hết sức mà Việt Nam chưa có những cái kiểu nói đó. Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị và không biết rồi đây Trung Quốc sẽ chính thức hóa cái ý kiến này ở chỗ nào và mức độ nào về cái việc này. Còn Fidel Castro có nói rằng cái mô hình kinh tế mà Cu Ba theo đã lỗi thời rồi. Dạ xin thưa tôi có mấy ý kiến vừa nói ngắn gọn, không biết có dài không? Xin cám ơn các đồng chí!
GS Trần Phương: Cám ơn ý kiến rất ngắn gọn nhưng mà đúng là cái bài anh viết thì tôi đọc rồi. Ông mà đọc cái bài đó thì một tiếng đồng hồ mà nó gọn là tốt. Xin mời anh khác, à mời anh Việt Phương.
Việt Phương (cựu Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS):
Thưa các anh chị, thật là đỡ khổ cho các anh chị mà cũng may cho tôi là tôi không còn sức để nói dài nữa (tiếng cười vui), tôi xin nói ngắn là như thế chỉ nói những nhận xét, không phân tích, không kể.
Nhận xét như thế này, từ đầu năm nay khi Đảng ta kỷ niệm thành lập Đảng, dân ta đặc biệt là anh em trí thức những người nghiên cứu đã góp ý kiến vào Đại hội XI. Từ ngày 15 tháng 9, Đảng ta công bố các văn kiện cho đến cuối tháng này thì là kết thúc sự góp ý kiến của toàn dân, ý kiến càng nhiều lắm. Trong những ý kiến ấy mà tôi được theo dõi thì như thế này:
Chủ yếu người ta không nói về văn kiện nữa và người ta nhận định rất đúng rằng Đại hội nào của Đảng việc chính là nhân sự và người ta có ý kiến rất nhiều về nhân sự. Còn về văn kiện thì phương pháp góp ý kiến lần này rất đặc biệt, người ta không góp ý kiến về viết văn kiện, về chương này mục khác kết cấu ra làm sao, về tư tưởng này, ý kiến kia, câu này, chữ nọ mà người ta đối chiếu văn kiện với thực tế làm, những người cầm quyền làm gì, dân tộc Việt Nam ta đang làm gì từ đó quay lại người ta nói về văn kiện.
Qua tất cả những sự đóng góp về nhân sự và văn kiện như thế, ý kiến chung ở rất nhiều nơi mà tôi được biết là: mong sao anh chị em cầm quyền hiện nay tiếp thu, có tiếp và có thu chứ không phải chỉ có tiếp không mà không thu. Tiếp thu một tí-tì-ti thôi. Nguyên văn lời của người ta, tiếp thu một tí tì ti thôi thì là quí rồi. Từ đó, thôi tự hạn không nói về nhân sự vì hôm nay không có nói nhân sự, nói dự thảo văn kiện thì tôi xin nói sáu ý nhận xét về các cái văn kiện ấy. Gồm có bốn văn kiện, cương lĩnh bổ sung và phát triển chiến lược đến năm 2020.
Báo cáo chính trị rất dài 61 trang bảo rằng thì là để cho 5 năm đến năm 2015 nhưng mà túa hết cả và báo cáo về xây dựng Đảng rồi đưa ra dài Điều lệ đảng mới sửa chữa như thế nào? Tổng cộng lại bỏ cái phần điều lệ Đảng kể lể chi tiết từ đầu đến cuối còn lại bốn văn kiện đấy là hơn 150 trang. Sáu nhận xét của cơ chế này, ý kiến thứ nhất là quá quá dài, 150 trang thì định là Đại hội sẽ thông qua thành nghị quyết hết cả và không những là quá quá dài mà cực kỳ trùng lắp nhắc đi nhắc lại một số ý kiến ở chỗ nào cũng gặp cả. Thí dụ như là kiểm điểm lại vừa qua đạt được thành tựu gì to lớn, quan trọng, ý nghĩa lịch sử ra làm sao, có những yếu kém tồn tại gì, bài học kinh nghiệm như thế nào, bối cảnh quốc tế hiện nay ra sao. Cả bốn văn kiện đều là nói đi nói lại hết cả, về những đường lối chủ trương, ngoài cái phần có riêng của từng văn kiện một, cái về Đảng thì nói Đảng thôi, cái về cương lĩnh thì nó xa hơn một ít, cái về chiến lược thì nói mười năm, phần đấy có riêng. Còn lại tất cả các định hướng, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối nội, đối ngoại, tổ chức thực hiện giống y như nhau hết cả. Nó quá chừng trùng lắp đi. Nhận xét một.
Nhận xét hai. Đã có một số chủ trương đúng và mới, cực kỳ gian khổ mới đạt được trong những quyết định của Đảng và thực hiện chưa ra làm sao đâu. Hay nói gần là qua hai Đại hội của thế kỷ 21 này là Đại hội IX và Đại hội X. Phải ít nhất là không tước bỏ những chủ trương đúng và mới đã đi, cái nào văn kiện đã tước bỏ đi rất nhiều. Cái phần mới và đúng ở trong các văn kiện chuẩn bị của Đại hội XI kém rất xa cái phần mới phần đúng trong những văn kiện đã có trước đây. Bởi vì nó bị bỏ đi. Tôi đã kể ra chi tiết bỏ đi những cái gì rất quan trọng. Nhưng ở đây tôi giữ đúng, tôi không kể. Đấy là cái thứ hai. Ít nhất là phải đưa trở lại những cái đã có ấy và đúng ra là phải thêm rất nhiều cái mới nữa mà tình hình từ độ năm, bảy năm nay nó làm xuất hiện ra.
Nhận xét thứ ba. Những cái cũ kỹ lỗi thời, lạc hậu, sai lầm, ý thức hệ nhảm nhí, quay trở lại nhiều lắm, quay trở lại nhiều lắm, nặng nề lắm, đặc biệt là trong cái báo cáo chính trị và cái cương lĩnh ý. Đấy là cái nhận xét hai. Cái nhận xét ba, mâu thuẫn không dung hợp được với nhau giữa nhiều điều của các văn kiện. Không dung hợp được với nhau, mà nếu đã nói cái này thì không phải cái kia, mà đã nói cái kia thì không phải cái này, mà nó đã phó mặc tất cả những cái mâu thuẫn đấy nhiều lắm chứ không ít đâu. Phải thống nhất lại và làm thế nào, bàn bạc ra làm sao, trình ra Đại hội, một cái Trung ương mà trình bày những ý kiến trái ngược nhau như thế làm sao được. Đấy là ý kiến thứ ba.
Cái điều thứ tư là rất nhiều điều nó chỉ có thể là dự báo khoa học thôi bởi vì nó nói về một cái thời gian độ từ 40 đến 50 năm sắp tới. Và trong cái tình hình thế giới phát triển rất bất định hiện nay và ở trong tiến trình của dân tộc ta cũng khó lường trước. Làm sao mà những các cái chuyện 40, 50 năm nữa lại đưa ra thành như là chủ trương khẳng định của Đảng để mà lãnh đạo cả cái dân tộc này. Mang dự báo trở thành chủ trương. Đấy là một cái điều không đúng. Nhiều điều đề ra nó rất mù mờ rằng đến giữa thế kỷ thứ 21, nước ta phải thành thế này thế kia. Chả có tiêu chí gì cả. Mà chả ai biết được đến lúc ấy cái mà đề ra nước ta thành một nhà nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN, đến năm 2050 một cái nước như thế nó là cái gì? Ai đã nghiên cứu (có tiếng xen vào: “ nói thế người ta mới thích”). Đấy, có lẽ như thế chỉ nói để thích miệng thôi à? Đấy là cái thứ tư (có tiếng nói xen vào, nghe không rõ). Rồi (có tiếng cười). Nếu nói thế thì Nguyễn Bạt nói rất giỏi (tiếng cười lớn). Làm thế nào để nhanh lên được đến thiên đường.
Nhận xét thứ năm, là giữa những cái văn kiện ấy không có một cái dòng chảy thống nhất nào mà rất là phân tán, cái chỗ là có mâu thuẫn, đối nghịch, trái ngược không dung hòa được với nhau là một chuyện. Còn đây phân tán tản mạn, rải rác không thành ra một cái tư tưởng rõ rệt của một Đảng để mà phát huy cái vai trò của mình đối với đất nước. Thôi hãy nói năm cái điều ấy thôi.
Vì thế cho nên tôi đánh giá thế này, các văn kiện ấy hô vào cái thực tế đang làm thì kém nhất và là cái bước tụt lùi xa đi so với lại cái mức đạt không có tốt đẹp gì, không có sáng sủa gì của những cái văn kiện ở Đại hội IX và Đại hội X. Bây giờ có thể mong mỏi rằng được tiếp thu một chút tí ti hay không? Một chút tí ti thôi. Tôi có một ý nghĩ này, cuối cùng là tôi nói nếu có thể sửa chữa những chỗ nó quá chừng đi là không thể nào chấp nhận được. Tiếp thu một tí tì ti thôi thì có những các văn kiện nó có mặt mũi hơn một tí trình ra Đại hội XI thì quí. Còn có một cách nữa mà Đảng ta đã từng dùng tức là như thế này. Đại hội XI sẽ có một nghị quyết và thành quả của cái Đại hội XI là cái nghị quyết ấy chứ Đại hội XI không thông qua bốn cái văn kiện cộng lại 150 trang ấy bảo rằng tất cả cái đó là nghị quyết của Đại hội, mà Đại hội thông qua một cái nghị quyết. Thường thường thì vẫn có một cái báo cáo của Tổng bí thư tóm tắt lại gọn gàng trình bày tất cả các văn kiện. Lần này không phải làm một bảng tóm tắt, mà nếu mà giỏi thì lọc ra cái tinh túy, cái gì đúng đáng thì nói rồi thảo luận ra một cái nghị quyết thì ý của tôi là thế này: cái nghị quyết của Đại hội XI của Đảng đấy, dài là 15 trang mà nếu 10 trang được thì tốt, tức là từ hơn 150 trang của bốn cái văn kiện hiện nay bỏ đi mười lần còn lại 15 trang mà nếu giỏi nữa thì còn lại 10 trang. Ở trong ấy tất cả những cái tinh túy là có mà chủ trương rõ được, rành mạch được nếu một số ý kiến của Đào Công Tiến mà hay thì tiếp nhận thì đưa vào trong cái tinh túy ấy, chỉ cần 10 đến 15 trang, hoàn toàn không cần 150 trang. Tôi hết đấy ạ! (vỗ tay).
(32’00″) Nguyễn Trung (cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu củaThủ tướng, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS):
Xin cám ơn chủ tọa, trước hết tôi rất tán thành những ý kiến của anh Tiến và anh Việt Phương. Về ý kiến của anh Tiến tôi xin bổ sung thế này: Văn kiện của Đại hội chưa làm rõ được một điều, không phải là chỉ có cái chuyện là giải phóng con người, giải phóng dân tộc. Trên thực tế đến ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa làm được cái việc là thống nhất dân tộc, thống nhất dân tộc ở đây là thống nhất về con đường đi, thống nhất về tương lai, về rất nhiều chuyện. Phải nói rằng vấn đề thống nhất dân tộc đang là một vấn đề cực lớn. Một đất nước thống nhất mà không có cái sự thống nhất dân tộc, về ý chí, về con đường đi, khó mà giữ nổi. Đấy là tôi xin thêm vào ý kiến của anh Tiến.
Ý thứ hai, rất tán thành ý kiến anh Việt Phương, nên có một cái quyết định, những nghị quyết, những việc phải làm, tôi xin kiến nghị cụ thể mấy thứ thế này.
Một, về cương lĩnh có mấy chỗ sai dứt khoát nên bỏ đi. Viết về nhận định quốc tế – sai. Viết về nhận định các nước XHCN – cũng sai. Viết về nhận định tình hình trong nước – cũng sai.
Tôi lấy ví dụ, các nước XHCN còn lại kiên định con đường XHCN, thế chúng ta theo Triều Tiên à, theo Bắc Triều Tiên à? Không được các đồng chí ạ! Viết về quốc tế sai, viết về đất nước sai giữa tình hình thế giới cũng sai chỗ ấy nên bỏ, nếu còn giữ lại thì nguy hiểm. Đấy là chưa kể trong văn kiện có một chỗ nhắc cả Trung Quốc nữa, tôi đề nghị bỏ đi.
Điểm thứ hai, về ý kiến của anh Việt Phương nêu lên những chuyện cần phải đi vào quyết nghị thì tôi xin nêu mấy việc thế này. Cái quyết nghị đầu tiên nên đưa vào quyết nghị của Đại hội mặc dù vấn đề này đã được đề cập rồi. Đồng chí Tổng bí thư, đồng chí Chủ tịch nước, đồng chí Thủ tướng đã nói những cái chuyện phát triển bền vững (thậm chí đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một bài rất dài nói về phát triển bền vững), trong nghị quyết Đại hội ở trong báo cáo chính trị cực kỳ mờ nhạt. Tôi đề nghị thế này, ghi hẳn vào nghị quyết Đại hội là phải làm sao chuyển hẳn được đất nước ta sang một cái thời kỳ phát triển sâu bền vững và lập hẳn cả một cái kế hoạch để mà thực hiện điều này chứ không phải chỉ có ghi một câu như vậy rồi về ai thực hiện công việc ý không thành vấn đề. Đấy là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai, trong mười năm tới này vấn đề đối ngoại cực kỳ quan trọng. Mà trong những vấn đề quan trọng đó, vấn đề khó nhất là vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Tôi đề nghị nghị quyết Đại hội ghi thế nào thì ghi nhưng phải giải quyết bằng được cái mối quan hệ đối ngoại này vì không giữ được mối quan hệ đối ngoại này thì đất nước không có ổn định, đất nước không phát triển được. Có độc lập thì cũng chỉ lệ thuộc mà thôi. Cho nên vấn đề này phải ghi rất rõ trong nghị quyết, ghi như thế nào thì xin tùy Đại hội.
Ý kiến thứ ba, tôi xin đề nghị ghi vào nghị quyết: cải cách thể chế chính trị trở thành một đòi hỏi bức xúc. Hiện nay thể chế chính trị của chúng ta lạc hậu và đã trở thành cản trở sự phát triển của đất nước. Tôi xin nói rõ thêm, cải cách thể chế chính trị ở đây đừng có hiểu nhầm là đa nguyên đa đảng các thứ mất thì giờ. Không phải. Cải cách chính trị ở đây là gì, là nói rõ ra Đảng làm gì, Nhà nước làm gì, quyền của dân như thế nào như anh Tiến nói. Và trên tinh thần đó tôi đề nghị ghi rõ hẳn vào nghị quyết phải xây dựng lại hiến pháp mới. Thì tôi đề nghị thế này, nghị quyết cần ghi rõ ít nhất là 3 việc như vậy. Xin hết! (vỗ tay sau đó là tiếng bàn tán).
GS Trần Phương: Mời anh Lược!
(35’10″) PGS Võ Đại Lược (cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng):
Thưa anh Trần Phương, thưa các anh các chị! Tôi có một chút ý kiến. Thứ nhất, (có tiếng nói xen “nói vào máy”). Vâng, tôi cũng đồng tình với ý kiến của ba người đã phát biểu. Tôi xin nói thêm một số điểm chính.
Việc thứ nhất, đáng tiếc những cuộc hội thảo như thế này, ta nói với ta mà không có vị nào có quyền tương đối quyết sách ngồi nghe cả, thành ra điều đó là điều đáng tiếc.
Thứ hai, nhận xét của tôi là chúng ta đang sống trong một cái thời đại, mà Trung Quốc xem là đại biến động và đại điều chỉnh, nhưng rất tiếc là tinh thần của một thời đại đại biến động và đại điều chỉnh ấy không được thể hiện ở trong những văn bản của Đại hội. Có nghĩa là gì? Thế giới cứ biến động, cứ điều chỉnh còn ta … (nghe không rõ) như thế. Thì đó là một cái điều tương đối rõ trong tất cả những văn bản này.
Và tôi cũng đồng ý với anh Việt Phương là nhiều điểm trùng (lùi?) so với Đại hội X. Những ví dụ này tôi có thể kể ra. Nhưng mà rất nhiều quan điểm khó có thể chấp nhận. Tôi đồng ý với anh Nguyễn Trung, ví dụ đánh giá về CNXH sụp đổ là một tổn thất hết sức to lớn v.v… thế không thấy nó là một thời cơ à? Nếu như cái mô hình CNXH Sô-viết không sụp đổ thì liệu chúng ta có đổi mới không? Tôi chắc là không có! Đó thời cơ chứ không phải chỉ là tổn thất. Cho nên đánh giá không đúng.
Cái đánh giá CNTB là bản chất bóc lột áp bức các dân tộc v.v…, nhưng không thấy cái sự điều chỉnh, cái sự phát triển của nó à? Nó có khủng hoảng, nó có điều chỉnh, nó có phát triển và có những mảng tiến bộ và rất tiếc là Trung Quốc cũng đang đi theo con đường TBCN mà nó có gọi là XHCN đặc trưng Trung Quốc …(không nghe rõ) người ta nói rằng nó đang đi theo TBCN. Và rất nhiều điểm Việt Nam chúng ta đây cũng du nhập kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản chứ, chúng ta không nên xem họ là thối nát và v.v… và đánh giá như vậy cũng có nghĩa là những đánh giá này trái ngược với công cuộc đổi mới của chúng ta. Vậy chúng ta phát triển kinh tế để làm gì, chúng ta chơi với Tây làm gì? Chúng ta đổi mới bậy bạ à? Đánh giá như vậy là có hại cho công cuộc đổi mới.
Điều thứ hai là định nghĩa chủ nghĩa xã hội, lại đưa một cái câu là là… “lực lượng sản xuất hiện đại … chế độ công hữu … (nghe không rõ). Thế trước đây chúng tôi dùng cái chữ là, tôi và ban biên tập thảo luận tranh cãi dùng cái chữ là “quan hệ sản xuất của”. Thế đây là chế độ công hữu …(không nghe rõ) nó rất là vớ vẩn, thế này thì còn các quan hệ phân phối v.v… vứt đi đâu và nếu không quan niệm tư tưởng dân chủ cái gì? Và nước này có … (không nghe rõ), vô lý và có hại cho khu vực đổi mới. Cho nên tôi đề nghị là bỏ, trở lại cái cũ tức là “lực lượng sản xuất và quan hệ của” … (không nghe rõ). Hơn nữa là có thể nói thế này: “toàn bộ cái gọi là định nghĩa XHCN này, xem ra chỉ có ngoài cái chữ ấy ra thêm 1 chữ nữa “Đảng cộng sản lãnh đạo” ….(không nghe rõ) chương trình. Thì ông … là những cái chuyện về văn hóa đậm đà bản sắc con người vì nhân dân. Các nước phương Tây nó cũng vậy, nó chả kém gì chúng ta và thậm chí là nó còn hơn ta về rất nhiều điểm. Cho nên cái định nghĩa này cũng là một thứ…(không nghe rõ), người ta không rõ CNXH là thế nào… (không nghe rõ) thì trừ hai việc tôi nói chế độ công hữu … thì nó giống như tư bản. Vậy thì nên định nghĩa thế nào về vấn đề này?
Một vấn đề nữa là trong cương lĩnh có một điểm cương lĩnh đưa cái gì mà Trung ương, các hội nghị ít nhất người ta đã đạt cho đến bây giờ, những điểm rất quan trọng về chế độ sở hữu, mà trong các hội nghị vừa rồi nó đã được thừa nhận, tức là thừa nhận cái hình thức sở hữu cổ phần là hình thức phổ biến của nền kinh tế, thì trong này không có đưa. Toàn những “công hữu”, những cái chuyện là … (không nghe rõ). Anh không đưa được cái điều mà Trung ương đảng này đã thừa nhận. Tôi cho điều ấy là không được. Hay là về khoa học công nghệ, trong các Đại hội trước đã khẳng định một cái điều … là anh tự nghiên cứu mày mò phát hiện phát huy sáng chế mà phải nhập khẩu công nghệ. Những cái nước như chúng ta lạc hậu đi lên không nhập khẩu công nghệ thì ông tự phát minh ra à? Không bao giờ ông tiến được. Trong lần này tuyệt nhiên không có một chữ nào là nói về nhập khẩu công nghệ cả. Thì tôi thấy chúng ta hoàn toàn sáng tạo hết à? Tự sáng tạo thì mới thế chứ … (không nghe rõ). Không có.
Về nguồn nhân lực thì nói rất ghê gớm nhưng mà thưa các đồng chí hiện nay trong nguồn nhân lực thì cái quan trọng nhất là nhân tài. Nói có nguồn nhân lực mà chúng ta có thể có mấy chục triệu, không có ý nghĩa nếu như có mấy trăm ngàn nhân tài tinh hoa của đất nước này mà ông không dụng cho tốt thì những anh kia toàn là lao động giản đơn mà chỉ làm…(không nghe rõ) thì chỉ làm thuê suốt đời … chính sách nhân tài của chúng ta là có thể sẽ bị hỏng, cho đến giờ này. Tức là người tài trong nước anh không dùng, còn những anh Việt kiều học trò bên Harvard ở lại tất cả …(không nghe rõ) và người tài thế giới thì không bao giờ vào Việt Nam để làm, nó chỉ …(không nghe rõ) thôi. Thế thì làm sao phát triển được, cho nên chúng tôi cho rằng trong mục về chiến lược nguồn nhân lực thì phải đặc biệt nhấn mạnh đến cái chính sách nhân tài. Mà trên đấy phải cụ thể hóa ra, chứ hiện nay chúng ta xem như chưa có một chính sách nhân tài, nghĩa là thủ khoa thì rất đông nhưng tôi nghe được báo cáo là có năm thủ khoa về cơ quan Hà Nội là năm năm sau không còn thằng nào cả. Bỏ hết. Như vậy là nhân tài …(không nghe rõ). Đó là một cái điểm là là …(đoạn này nghe không rõ). Đấy là những cái điểm về…
Còn một cái điểm nữa có nhiều ý kiến, tôi sợ là hết thì giờ nên tôi chỉ nói thêm điểm nữa thôi. Một cái điểm nữa, tức là đất nước chúng ta còn một cái điểm tranh cãi rất nhiều lần. Tôi cũng là người tham dự vào những cuộc tranh cãi suốt …(không nghe rõ). Vai trò chủ đạo của Kinh tế nhà nước … nền tảng. Thì bây giờ chuyện đấy tiếp tục giữ như hiện nay thì chúng ta sẽ phạm vào cái gì? Hiện nay thưa các đồng chí quốc doanh chiếm khoảng 37% GDP của đất nước. Mà quốc doanh là ai? Là Vinashin rồi đủ các loại … suy ra đủ các loại tham nhũng và lãng phí tài nguyên quốc gia và quốc gia tập trung tất cả nguồn vốn các thứ vào đây để rồi lãng phí. Và một cái nền kinh tế mà quốc doanh chiếm khoảng 37% GDP (mà đã giảm xuống rồi đấy) thì làm sao có thể nền kinh tế có hiệu quả.
Và trên thế giới này, tôi xin báo cáo các đồng chí không có một nền kinh tế thị trường nào mà quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn như vậy. Chúng ta không thể cạnh tranh được. Và tiếp tục tình trạng này thì tôi có thể … giữ chủ đạo … nhưng mà ông để cho cái câu ấy nó sẽ là cái câu không đúng cho tất cả những cái chính sách bao cấp, trợ giá, trợ giúp cho quốc doanh và tạo ra một khu vực không lợi ích kinh tế và đất nước chúng ta có lẽ là sẽ mãi toàn là tham nhũng, tham nhũng bây giờ nó chết co lại 2,7 điểm, dưới ba điểm là thuộc vào dạng báo động thì chúng ta chỉ có 2,7 điểm, tức là ghê gớm đấy là nơi để tham nhũng, nơi để lãng phí, nơi để cái chỗ đấy là cái chỗ phi XHCN nhất thì chúng ta cho nó vai trò chủ đạo và cho nó vai trò là định hướng XHCN. Thật là quá nguy hiểm. Và tôi thấy là cứ cần cái việc gì nhờ đến nó, là lúc ví dụ chúng ta thiếu tiền ngoại tệ bắt nó phải bán ngay 3 tỉ.
Suốt một năm tôi ở hội đồng tư vấn chúng ta có ba chục triệu, nó có bán không? Nó không bán, thì xin thưa các đồng chí là nó không làm cho uy tín nhà nước, nó không thể quản một đống sắt mà nó hóa ra là quả đấm để nó bỏ túi nó, chứ không phải để nó hỗ trợ cho nhà nước. Thì đó là một vấn đề tôi kiến nghị lần này không nên quản lý nữa. Thì trong chiến lược bỏ chữ “nền tảng” vẫn còn …(không nghe rõ) chủ động một số ngành thôi, thì hỏi các anh bây giờ nông nghiệp có chủ đạo không? Hoàn toàn không. Một loạt các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, dệt may v.v… có chủ đạo không? Không. Thế nó không chủ đạo mà anh cứ ghi nó vào chủ đạo mãi. Thì tôi cho rằng trên thực tế nó đã không làm được vai trò chủ đạo và nó chỉ cái mức để tạo dựng cơ sở không tốt cho cái tư tưởng phát triển. Đấy là một cái ý mà tôi nghĩ là điểm này rất quan trọng mà trong báo cáo chính trị, trong cương lĩnh. Trong cương lĩnh thì giữ nguyên, trong chiến lược thì bỏ chữ “nền tảng”, nhưng mà tôi đề nghị là phải bỏ ra. Đấy là cái điều thứ ba mà tôi muốn nói.
Một vấn đề nữa là, tôi cũng hoàn toàn … ở trong đây có nói những vấn đề là “hoàn thiện thể chế” để cho đột phá. Cái vấn đề rất quan trọng là hoàn thiện theo hướng nào? Thể chế của chúng ta hoàn thiện theo hướng nào mới được chứ? Tôi nói hoàn thiện lại quay về mô hình Sô-viết có được không? Cũng là một cái hoàn thiện, tôi hoài cổ trở về cái cũ cũng là hoàn thiện chứ. Vậy cái hoàn thiện của chúng ta tắc ở ngã ba đường. Nếu tiến lên thì giống tư bản, mà ông tụt lại thì lại giống Sô-viết, còn ông đứng như hiện nay là không phát triển được. Vậy thì rõ ràng vấn đề định nội … là định hướng của hoàn thiện thể chế nói chung cả chính trị, hành chính, kinh tế. Tôi thì tôi nghĩ định …(không nghe rõ), hướng này là hướng hiện đại. Chưa hiện đại đấy là các nền kinh tế, các nước phương Tây đạt được một cái trình độ hiện đại về thể chế. Cái thể chế đấy nó cũng có thể anh xem là tư bản, anh không học thì ông đã học kinh tế thị trường của nó rồi, tại sao anh lại không học cách hay của nó. Thì thôi ta chưa tam quyền phân lập, ta chưa gọi là đa đảng đối lập nhưng ít nhất là những cái thể chế dân chủ hành chính minh bạch công khai ..(không nghe rõ) của nó thì chúng ta phải …(không nghe rõ). Chứ nếu chúng ta không định cái này ra thì tôi cho rằng cái hoàn thiện thể chế là không có định hướng. Cái hoàn thiện thể chế ghi trong đây là không có định hướng. Mà không có định hướng thì vô nghĩa, không có ý nghĩa gì cả. Đó là vấn đề thứ hai.
Cái thứ ba là cái đất nước như chúng ta nó có một điểm, tất cả những vấn đề quan điểm phát triển, cải cách thể chế, chính trị v.v… Nếu không được thử nghiệm thì anh không thể áp dụng được. Bây giờ chúng ta mới làm thử nghiệm bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã, thì cũng phải thử nghiệm chứ. Thế thì tôi cho rằng cái hình thức, cái môi trường để thể nghiệm, để thực nghiệm mỗi thể chế này thì phải được xác định. Và Trung Quốc cũng lập một cái đặc khu, đặc khu Thẩm Quyến đấy là nơi thực nghiệm hầu hết những cái cải cách kể cả kinh tế, chính trị của Trung Quốc, sau đó nhân ra cả nước.
Và bây giờ nó đang áp dụng một số thể chế định làm cả tam quyền phân lập …(không nghe rõ) chứ không phải là nó không làm, nó đang làm. Mà nếu thành công nó nhân ra. Thế chúng ta bây giờ thử nghiệm rất ít, hay là không có thử nghiệm, mà nói cho cùng không có cái thử nghiệm nào về thể chế và ông không có chỗ để thử nghiệm. Áp dụng thử nghiệm nó rộng, mà thử nghiệm mà nó không có môi trường phù hợp như là trong Thâm Quyến đặc khu như vậy thì anh thử nghiệm thì cái kết quả của thử nghiệm là không chính xác. Do vậy mà chúng tôi cho rằng, cần phải tạo lập những khu vực để mà thử nghiệm những thể chế mới. Thì chính là những đặc khu kinh tế. Mà hiện nay Việt Nam chúng ta lập ra mười lăm khu kinh tế mà trong đề nghị nhưng báo cáo các đồng chí năm khu đó cực kỳ vớ vẩn.
Người ta đồn có mỗi ông trưởng ban quản lý đất …(không nghe rõ) chả là cái gì cả, mà các khu khác khu Dung Quất … (không nghe rõ) không phải là đặc khu, cho nên khu của chúng ta là những khu về cơ bản là khu công nghiệp chứ không phải là khu … Không có thể chế gì … lộm nhộm ngoài mấy … (nghe không rõ) ra. Thì thưa các đồng chí là như vậy nói chung là không được và tôi cũng rất đồng ý là cái bản này nếu so với sự thay đổi của thời đại hiện nay, những biến động to lớn của thời nay đang diễn ra thì quả là …(không nghe rõ). Và…(không nghe rõ) đến đây thì nó đặt đất nước chúng ta đứng trước những cái … rất là lớn. Nếu chúng ta không có một đường lối, không có một cái chủ trương phát triển, một quan hệ phát triển. Những giải pháp phù hợp … Xin cảm ơn! (vỗ tay).
GS Trần Phương: Mời anh Mại … Nếu mà cứ tiến độ thế này thì chúng ta có thể không cần đến hai ngày đâu (tiếng cười). Không phải, nói như thế rất tốt là thế này, chúng tôi nghe được nhiều, các anh nói chúng tôi còn nghe. Chốc nữa tôi nói anh lại nghe, chứ còn nếu mấy ông mà nói dài thế thì không ai nghe cả. Xin mời anh Mại
(50’05″) GS-TSKH Nguyễn Mại (cựu Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài):
(Có tiếng nói: “Ông nói gần vào máy đi, hoặc là ông ngồi xuống để nói chứ nếu ông nói đứng thế…”)
Tôi chỉ có ba ý kiến thôi ạ.
Ý kiến thứ nhất, nếu mà đọc… Tôi chủ yếu nói về chiến lược, thì phải nói rằng là người ta đã cố gắng thể hiện một số ý rất cơ bản để mà đổi mới trong thời kỳ 2011 – 2020, nhấn mạnh phát triển nhanh, phát triển bền vững nhưng bằng chất lượng và hiệu quả thì phải nói đấy là một cái …, còn cái thể hiện không được như mong muốn thì đấy là chuyện khác. Chứ còn trong văn kiện mà chiến lược đó thì phải nói rằng là có những cái tư tưởng … (nghe không rõ) nhưng mà cái đó không được thể hiện bằng các cái chủ trương, các cái định hướng mà tôi nghĩ rằng nếu như mà thực hiện các chủ trương định hướng trong cái này thì đến năm 2020 không thể có được như là ý tưởng mà đưa ra Đại hội lần này. Tức là thay đổi về mô hình tăng trưởng, biến đổi, tăng trưởng bền vững.v.v… Thì tôi xin góp mấy ý kiến thế này.
Thứ nhất là tôi cho là có ba cái chỉ tiêu mà tôi đề nghị … rất là … Đại hội này phải thay đổi. Chỉ tiêu thứ nhất là chỉ tiêu thu ngân sách 28% trong năm năm 2006(?)-2020. Tôi cho rằng quá cao so với đất nước hiện nay. Chúng ta từ 17%, 18% đã là nhiều rồi. Đến 21%, 22% cũng là cao. Năm năm vừa rồi xin phép là 28% và như vậy là gây ra hai tác động.
Một là anh lấy tiêu dùng của dân làm cái thu ngân sách nhà nước mất khoảng 5% – 6%. Cho nên không thể có thể cải cách tiền lương, không thể giải phóng sức lao động và năm năm vừa rồi vật giá tăng như vậy thì đời sống thực tế của đại bộ phận của người làm công ăn lương, những người lao động có thu nhập thấp và thu nhập trung bình là giảm đi rất rõ rệt. Bây giờ người ta phải đóng không biết bao nhiêu các cái khoản khác.
Và tôi tha thiết đề nghị Đại hội lần này không chấp nhận cái mà báo cáo của dự thảo Bộ Kế hoạch đầu tư là năm năn vẫn giữ 25-26% về thu ngân sách. Chỉ để là 20-21% thôi, thì đấy là một đề nghị thứ nhất, là một con số.
Con số thứ hai là tôi tha thiết đề nghị phải điều chỉnh cái tổng vốn đầu tư xã hội trên GDP là 42,5% như năm năm vừa rồi. Đấy là quá cao. Đài Loan trong suốt 18 năm đầu tư trên GDP chỉ là 28% và người ta phải tăng trưởng trên 10%.
Cho nên cái con đường hiện nay không phải là con đường đầu tư đến 40-42% mà chính là con đường làm thế nào mà có hiệu quả hơn và câu chuyện có hiệu quả hơn thì rất rõ chính là đầu tư công, đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước.
Cái vụ PMU18 trước Đại hội X, vụ Vinashin trước Đại hội XI là hai điển hình cho việc đầu tư công của không hiệu quả và doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Cho nên tôi đề nghị Đại hội lần này phải mổ xẻ một cách nghiêm túc: vì sao vụ PMU18 nó nghiêm trọng, vụ Vinashin còn nghiêm trọng hơn vẫn tiếp tục xảy ra trước hai Đại hội? Nếu không thì không thể giải quyết được bài toán đầu tư.
Và tôi đề nghị là chỉ giữ cái đầu tư trên GDP 35%, và nếu kéo xuống được xuống 32% được như các nước thì rất tốt. Và như vậy chúng ta sẽ không đối mặt với tăng trưởng nóng, không đối mặt với lạm phát. Đó là cái thứ hai tôi tha thiết đề nghị.
Cái con số thứ ba tôi tha thiết đề nghị là nếu mà các anh các chị tính, thì hiện nay thu qua thuế thì bao nhiêu phần trăm là thu bằng hải quan? Bởi vì hải quan với dầu khí là 42% thì trừ dầu khí đi 16%, tôi bỏ ra, thì tổng thu trong nước của hải quan hơn 30% (là thu hải quan). Đấy là rất phi lý.
Chúng ta vẫn làm ngân sách bằng cách thu hải quan, thuế chồng lên thuế, và như vậy do không tích tụ vốn, các doanh nghiệp trong nước không có một cái chính sách rõ ràng về thuế thì không thể nào tăng cái thu trong nước được.
Cho nên trong Đại hội mười năm sắp tới, phải tăng thu trong nước như các nước khoảng 90%, còn thu hải quan thì giảm xuống 10% – 15% thôi.
Để làm được việc đó thì tôi nghĩ rằng là chúng ta hay nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh thì chắc các anh các chị biết rằng là trong di chúc là Bác Hồ đã nói là sau chiến tranh là phải quan thức dân. Trước hết là bỏ hoàn toàn thuế nông nghiệp cho 80% nông dân và tôi nghĩ rằng là tư tưởng chính sách thuế trong cái thời kỳ công nghiệp hóa cũng là tư tưởng Hồ Chí Minh là khoan thức dân cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta không thể đánh chung cao thuế như hiện nay. Mà phải thay đổi hoàn toàn các cái hệ thống thuế hiện nay.
Tôi có đề nghị là cải cách thuế thì cải cách triệt để, cơ bản. Và không thể giữ như hiện nay được.
Thì đấy là có ba cái con số mà tôi tha thiết đề nghị với tư cách là Hội Kinh tế Việt Nam thì chúng ta nên mổ xẻ. Còn nếu không thay đổi được ba cái chỉ tiêu này thì Đại hội này cũng là như mười năm vừa qua, là lún sâu vào những cái lạm phát, lún sâu vào tăng trưởng rất chậm, hiệu quả rất là thấp.
Còn một hệ số ICOR chắc các anh biết rồi, là từ 2,2 năm 1991-1995 rồi đến 3,2 năm 1996-2000, 4,2 từ 2001-2005 và 6, hơn 6, 2006-2010. Cho nên cái điều chỉnh hệ số ICOR xuống là rất cần thiết và đấy mới là hiệu quả. Đấy là một ý kiến thứ nhất.
Cái ý kiến thứ hai, tôi đề nghị rằng là nên thay đổi cách tiếp cận là … các đột phá. Ở đây có đề ra ba đột phá rất ngắn, một là thể chế và cải cách hành chính, thứ hai là nguồn nhân lực chất lượng cao, là đổi mới toàn diện giáo dục, thứ ba là hạ tầng cơ sở. Thì tôi cho cái đấy không phải là đột phá.
Đột phá phải là như Đại hội VI, tức là đột phá bắt đầu từ tư duy phát triển. Và chúng ta có một cái thời kỳ rất tốt, rất thuận lợi cả quốc tế và trong nước. Hiện nay chúng ta có 1.200 đô la tính theo đầu người. GDP bây giờ là có hơn 100 tỷ đô la và vì vậy cho nên trong nước hoàn toàn là có thuận lợi hơn trước rất nhiều, tiềm năng rất tốt. Ít nhất chúng ta hiện nay có hơn 500.000 doanh nghiệp trong đó có những doanh nghiệp … (không nghe rõ) được và ngoài nước thì rõ ràng là hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta bây giờ sâu rộng hơn nhiều.
Năm năm nữa chúng ta hội nhập càng sâu hơn với thế giới do đó tôi cho là .. tư tưởng chiến lược của mười năm sắp tới phải là đổi mới từ tư duy phát triển và tôi rất tán thành nhiều ý kiến anh em là chúng ta có một cái thành công là đổi mới trước hết về kinh tế và ổn định về chính trị. Đã đến lúc chúng ta không thể không đương đầu với đổi mới về chính trị, tôi muốn nói rằng (như anh Trung) là không phải đa nguyên đa đảng nhưng rõ ràng là toàn bộ cái thể chế chính trị hiện nay là không đảm bảo cho phát triển kinh tế trong tương lai.
Vì vậy phải đổi mới một cách cơ bản từ việc là lãnh đạo đảng, từ việc quản lý của nhà nước không thể can thiệp … bất kỳ cái gì thủ tướng cũng ra quyết định cả, không có cái chuyện là như “28” tự nhiên bỏ ra khoảng 160 nghìn tỷ mua gần 10 tỷ đô la mà không ai chịu trách nhiệm cả, không có cái chuyện Vinashin như vậy, không có một ông Bộ trưởng nào bị cách chức cả. Không thể không có cái đổi mới chính trị.
Rõ ràng là vai trò của quản lý nhà nước, vai trò Quốc hội, thì rõ ràng là tôi cũng xin nói là Quốc hội hiện nay chưa phải là cơ quan lập pháp đúng nghĩa của nó bởi vì toàn bộ cái luật Quốc hội chỉ rất chung chung. Cơ quan lập pháp chính là chính phủ, chính là Thông tư các bộ cho nên phải đổi mới. Biến Quốc hội ít nhất thành một cơ quan chủ yếu là lập pháp, và cái chức năng đấy phải được thay đổi và vai trò dân chủ của xã hội của nhân dân. Chúng ta không nên kỳ thị về cái … xã hội dân sự.
Hiện nay, theo công bố hiện nay có 4.000 tổ chức dân sự đang hoạt động ở ta. Không có cái luật về hội mà mắc mớ đến 4, 5 năm nay, không ra được cái luật hiệp hội. Cho nên rõ ràng vấn đề dân chủ trong đó có vai trò của các tổ chức dân sự là một cái điều rất quan trọng. Toàn bộ cái đổi mới thể chế chính trị tôi nghĩ rằng là cần phải đưa vào thành một cái đột phá lớn chủ yếu. Chứ còn hiện nay hoàn thiện thể chế của chúng ta đang làm, hạ tầng cơ sở chúng ta đang làm … Cải cách giáo dục chúng ta làm mà không thành công thì không thể coi ba cái đó là ba cái mà đột phá được.
Bởi vì vậy tôi cho rằng đột phá phải học tập tư tưởng như là Đại hội VI. Bắt đầu về tư duy phát triển và từ đó đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị để làm cho hệ thống chính trị tương thích với sự phát triển kinh tế và nó trở thành một cái động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải là … (không nghe rõ).
Cuối cùng tôi cũng hy vọng rằng là … (có nhiều anh em thì rất là nghi ngờ về cái chuyện tiếp thu). Nhưng mà tôi cũng không nghe trực tiếp, nhưng hôm qua anh …(nghe không rõ) có nói rằng là anh ấy đến phát biểu ở cái hội thảo của Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam bởi vì anh ấy thấy anh Rô Huy Rứa phát biểu ở Mặt trận tổ quốc, với tư cách là ủy viên Bộ chính trị, trưởng Ban tuyên huấn, anh ý nói rằng là lần này Đảng thực sự muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học và của dân. Thì tôi nghĩ rằng là chúng ta có lẽ cũng phải tin vào lời nói của một cái ông mà đứng đầu một cơ quan tư tưởng như vậy.
Cho nên là với hy vọng rằng những cuộc họp như thế này được tổng hợp thành những vấn đề lớn và nhanh đưa ra như là một văn kiện tham khảo cho các đại biểu ở Đại hội người ta thảo luận. Bởi vì tôi cũng như các anh thôi, tôi cũng không muốn góp ý vào cương lĩnh, cũng không muốn góp ý kiến vào chính trị. Bởi vì tôi nghĩ rằng là có lẽ tất cả chúng ta biết rồi sau khi thông qua chẳng ai nhớ bao nhiêu nữa, chủ yếu là góp ý kiến vào giải pháp về kinh tế.
Và cuối cùng tôi thấy họp bàn nên đánh giá đúng điều kiện hiện nay nước ta. Tôi cho là chúng ta đang đứng trước những thách thức rất lớn nhưng mà chúng ta cũng có thời cơ rất lớn. Vì vậy tôi cho rằng chúng ta có thể học cách tiếp cận với thời cơ trong những cái thách thức.
Tôi xin đưa ra hai cái dẫn chứng. Một, là anh Lược vừa nói về cái chuyện sụp đổ của vai trò XHCN, rõ ràng là Đảng ta lúc đó quá thông minh biến nó thành một cái thời cơ, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc … năm 1991 chúng ta liên tục đàm phán với Mỹ rất tích cực để năm 1994 Mỹ bỏ cấm vận. Rồi 2005, ta vào ASEAN sau đó ký hiệp định chung với EU rồi bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Thì rõ ràng Đảng ta, Việt Nam mình cái việc đối phó với thách thức bằng cách biến nó thành thời cơ chủ động tranh thủ hội nhập kinh tế thế giới nhưng mà khủng hoảng 1997 và khủng hoảng 2007 thì Trung Quốc người được hưởng lợi nhiều nhất trong hai khủng hoảng đó. Chắc các anh các chị biết rằng là rõ ràng trong khi thế giới đang bị khủng hoảng thì người Trung Quốc đã làm được một cái chuyện rất thần kỳ là tranh thủ biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới và tầm ảnh hưởng, sức mạnh của Trung Quốc ra khắp thế giới, kể cả châu Á, châu Phi.
Và chúng ta thì rất bị động vì đối phó với cả hai cuộc khủng hoảng ấy. Làm cho cuộc khủng hoảng thứ nhất thì chúng ta bị ảnh hưởng đến nay năm 2004 …(không nghe rõ). Khủng hoảng thứ hai chúng ta lúng túng đến mức mà chúng ta … 2008 thì đầu năm thì đưa ra giải pháp thắt chặt tiền tệ, tháng 8 đưa ra giải pháp mở rộng tiền tệ. Rõ ràng lúc nào chúng ta cũng phải ứng phó theo cái kiểu đối phó với thách thức. Chưa có một cách nhìn dài hạn để biến từ thách thức thành cơ hội. Tóm lại là tôi xin đề nghị nhấn mạnh trong thời đại hiện nay của chúng ta là rõ ràng là có thể hoàn toàn chủ động biến thành thức thành cơ hội như là chúng ta đã từng làm. Thì lúc đó mười năm sắp tới mới phát triển được. Tôi xin cảm ơn!
GS Trần Phương: Cảm ơn anh Mại! (vỗ tay)
Bây giờ đồng chí nào muốn nói nào? Anh Vũ Khoan. Vâng, mời anh Vũ Khoan!… Cứ ngồi mà nói thì nó to hơn anh ạ. Đừng đứng dậy nữa…
(1h05’40″) Vũ Khoan (cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên TƯ Đảng):
Tôi xin phép ngồi thì nói vào micro nó to hơn, hơi vô lễ một tí, xin tha lỗi.
Trước hết tôi xin rất cám ơn các anh cho tôi là người ngoại đạo, ngoại hội mà được đến nghe như thế này thì cũng được hiểu biết rất là nhiều điều. Tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ, chủ yếu là về chiến lược thôi, cũng giống như anh Mại. Chứ còn cái chuyện cương lĩnh nó mênh mông năm bảy mươi năm nữa, không biết nó thế nào, nó ra làm sao. Thì thôi, chuyện đó mênh mông thảo luận mãi, các đồng chí cũng đã góp nhiều rồi, loanh quanh nó cũng thế thôi. Thành ra tôi tập trung vấn đề chiến lược. Thì tôi xin có mấy ý kiến thế này.
Ý kiến thứ nhất là chúng ta đã bắt đầu công nghiệp hóa từ hồi ông Trần Phương, ông đã thảo ra, tham gia từ cái Đại hội III cơ. Cho đến bây giờ như thế là 50 năm, có lẽ là một trong những nước kỷ lục về quá trình công nghiệp hóa. Tất nhiên nó phải có cái hoàn cảnh chiến tranh này khác. Thế thì bây giờ có thể hiểu là 2011-2020 là ta đến đoạn nước rút không? Như thế sẽ là 60 năm. Vậy 60 năm thế giới thay đổi rất nhiều, nước ta đã thay đổi rất nhiều.
Do đó khái niệm về công nghiệp hóa đã thay đổi hoàn toàn qua 60 năm đó. Vậy chúng ta tiếp cận cái quá trình công nghiệp hóa của chúng ta đến 2020 này đó là theo cái tiêu chí mới chứ đâu phải theo tiêu chí cũ. Nếu mà chiểu theo cái tiêu chí mới thì các anh hiểu biết hơn tôi nhưng mà qua những cái tôi đọc được thì đây là câu chuyện nó không chỉ vấn đề công nghiệp hóa, mà câu chuyện của chúng ta là hiện đại hóa đất nước trong đó công nghiệp là một cái mũi nhọn, hay là một cái nòng cốt.
Vì sao tôi nói công nghiệp hóa, … à, hiện đại hóa … là chính chứ không phải là công nghiệp hóa. Vấn đề của ta và của cả thế giới bây giờ là không chỉ vấn đề công nghiệp mà ngay như nước ta hiện nay cũng phải hiện đại hóa nông nghiệp đấy chứ vì cái nông nghiệp của ta chiếm tỷ trọng rất là cao mà hiện đại hóa nông nghiệp không chỉ là vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp mà nó còn bao gồm cả những cái lĩnh vực khác như là công nghệ sinh học hay dịch vụ trong nông nghiệp. Biết bao nhiêu cái để biến cái nền nông nghiệp của chúng ta thành một cái nền nông nghiệp hiện đại. Tức là bên cạnh cái nông nghiệp đó còn có một cái lĩnh vực hiện nay nó thể hiện tính hiện đại của thế giới, là dịch vụ.
Mà dịch vụ của chúng ta rất coi thường mấy năm nay, bao nhiêu năm nay nó cứ đì đẹt như thế, mà không có chuyển biến gì cả. Đại khái vẫn 38% với chất lượng rất xấu, rất là kém. Mà thế giới đã đi rất là nhanh rồi. Hay là cái lĩnh vực nó không sản xuất như là cuộc sống hiện đại, thành phố hiện đại.
Chúng ta đi vào một cái nước gọi là có thể khoe là đã trở thành nước công nghiệp ấy. Thế nhưng mà cuộc sống cực kỳ xô bồ, thành phố thì lộn xộn. Cuộc sống chẳng hiện đại gì cả. Có những người cũng lại không hiện đại thì làm sao được. Tôi cho là quá trình sắp tới của chúng ta là quá trình hiện đại hóa đất nước, trong đó công nghiệp hóa cũng là một cái khâu nếu thích dùng cái từ đột phá thì cũng có thể dùng một cái câu như vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta không có học theo Trung Quốc một cách máy móc nhưng mà người ta đưa ra bốn cái hiện đại khi bắt đầu cải cách mở cửa năm 78. Các đồng chí nhớ đấy, nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hiện đại, quốc phòng hiện đại cái gì đấy, khoa học hiện đại. Chứ Trung Quốc không dùng khái niệm “công nghiệp hóa”, hầu như không dùng. Cái này góp thì cũng góp thế thôi chứ chắc chả ai nghe đâu, chả ai thay đổi đâu. Nhưng mà tôi cũng muốn góp thử, khiêu khích các đồng chí vấn đề này. Là vì nếu sắp tới chúng ta là cả một quá trình hiện đại hóa đất nước chứ đâu phải chỉ là chúi vào công nghiệp. Đấy là một cái ý kiến.
Cái ý kiến thứ hai là mười năm tới cái nhiệm vụ,…à ờ ý kiến thứ hai là chúng ta đưa ra khái niệm rất là tù lù mù là: “cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Thế nào là cơ bản, không đâu định nghĩa được, không biết làm sao mà có thể lấy cái gì làm thước đo, mà mục tiêu nào để phấn đấu. Chúng ta cái gì không làm được thì biến thành cái chuyện “về cơ bản” hay là “một bước”. Đó là cái thủ thuật của chúng ta thường hay làm. Nhưng đây là câu chuyện mà phải rõ nó ra chứ không thể nào khác được. Đó là ý kiến thứ hai.
Ý kiến thứ ba là, 2011-2020 thì cái gì là chính đây? Tại sao tôi nói thế? Là vì chúng ta phải xử lý mấy vấn đề. Một là, xử lý cái hậu quả của cuộc khủng hoảng, mà vừa rồi chúng ta tụt xuống, năm nay là sáu phẩy bao nhiêu đấy.. năm bảy gì đấy. Thì so với tám phẩy mấy phần trăm chúng ta mới đạt được. 5,7 là chúng ta tụt xuống rồi. Lấy lại được phong độ đó chắc cũng phải vài ba năm. Như vậy là một nhiệm vụ trong 10 năm tới là lấy lại phong độ.
Cái việc thứ hai cực kỳ quan trọng mà cực kỳ phức tạp là xử lý những bất ổn vĩ mô hiện nay cực kỳ nghiêm trọng. Có thể nói trong nhiều năm tôi, không dám nói cả thời kỳ đổi mới (nhưng mà tôi cũng chưa kiểm tra lại), nhưng trong rất nhiều năm chưa bao giờ cái bất ổn vĩ mô nó nặng như bây giờ. Cái thâm hụt ngân sách là cũng… chúng ta lai rai mãi khoảng 5%, bây giờ là 6%, 7%. Bây giờ lấy lại được cái 5% cũng phải mất mấy năm chứ tôi chưa nói cái việc cân bằng ngân sách.
Thế rồi cái nhập siêu ngày càng nghiệm trọng v.v… Như thế, nhiệm vụ thứ hai là xử lý những bất ổn vĩ mô. Tôi không biết là nếu xử lý đúng cũng phải mất nhiều năm chứ không phải là một năm đâu.
Cái vấn đề thứ ba mà chúng ta phải xử lý đây, mà đại sự hơn nữa, là trong văn kiện có nói “nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ”. Vậy, 10 năm tới hoàn thành đầy đủ cái nền tảng này hay là mặc kệ cái nền đang xây mà cứ xây cái tường. Vì vậy nhiệm vụ 10 năm là củng cố cái nền tảng này để nó hoàn thiện hay là cái công nghiệp. Cái này tôi chả hiểu thế nào cả. Đấy là cái vấn đề thứ ba.
Vấn đề thứ tư, tôi cho rằng là 10 năm tới tình hình quốc tế khó khăn hơn trước rất nhiều. Khó khăn hơn trước là có mấy cái, tôi đơn cử ra thôi. Cái thứ nhất, sau khủng hoảng người ta cơ cấu lại hết cả, nó thay đổi hết cả. Tôi đồng ý với anh Lược thôi, người ta cứ đi, mình cứ bình chân như vại, thì cái thay đổi ấy nó sẽ dội vào mình rất nhiều. Mình phải ứng phó với nó thế nào? Mình chỉnh sửa thế nào? Mình thích nghi thế nào? Đấy là một cái rất là khó. Cái thứ hai khó là do cái hậu quả khủng hoảng, cái cạnh tranh tăng lên rất nhiều. Cái xu hướng bảo vệ mậu dịch thì nó tăng lên rất lớn. Trong khi đó thì ta lại phải hội nhập sâu hơn với những cái thể chế thị trường tự do ngày càng nhiều. Cái này rất là trái ngược. Hôm qua ở ASEM chúng ta đã đồng ý đàm phán cả về … BTA với EU. Thế rồi chúng ta phải thực hiện cái thị trường tự do với Trung Quốc, với Ấn Độ, với ASEAN như thế là 2015 phải tự do hoàn toàn v.v… Chúng ta đang đàm phán … (không nghe rõ) thì cái quá trình tự do hóa chúng ta chui đầu vào cái tự do hóa này thách thức rất là lớn. Đấy là cái khó thứ ba.
Cái khó thứ tư là cái nguồn vốn, nguồn vốn cũng sẽ là không phải dễ dàng như trước nữa đâu với cái giám sát tài chính như thế này. Cái thứ năm cực kỳ tôi băn khoăn rất nhiều vì tôi cũng là cái thằng làm nước ngoài cũng nhiều là một cái thay đổi thế giới là Trung Quốc …nhân tố Trung Quốc, mà chúng ta tính chưa hết, chưa đúng mức. Ngay cái chuyện dùng nhân dân tệ để thanh toán nhiều người nhìn nó một cách rất đơn giản. Biết bao nhiêu cái phức tạp. Tôi cho cái ý thứ ba của tôi là chúng ta sẽ phải thực hiện cái quá trình này trong một bối cảnh quốc tế nghặt nghèo hơn rất nhiều, phức tạp hơn rất nhiều. Chúng ta phải tính đến.
Ý kiến thứ tư là mô hình phát triển, là chuyện đại sự. Những cái Đại hội III, Đại hội IV, có đưa ra cái mô hình công nghiệp hóa của đất nước. Mà cái này cũng là sản phẩm của anh Trần Phương với nhiều anh khác đây. Và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, rồi Đại hội IV lại chỉnh sửa lại. Thế thì cái mô hình hiện nay trong này trình bày tôi thấy … người dân thường chưa hiểu nó như thế nào? (có tiếng xen vào: “chưa có mùi”). Ừ thì tôi chưa dám nói thế, nói thế sợ xúc phạm. (có tiếng góp ý rất nhỏ).
Đấy, cái ý của tôi trùng với ý của anh Phương vừa mới nói là chưa hình thành được mô hình phát triển. Trong văn kiện là chưa có. Cái đó là cốt lõi, câu chuyện đó là cốt lõi. Trong cái mô hình ấy nó sẽ nảy sinh những mâu thuẫn thì trong cái chiến lược này chưa nêu ra được cái mâu thuẫn đấy và phương pháp xử lý cái mâu thuẫn đó.
Tôi nói ví dụ, như giữa tăng trưởng và hiệu quả là nó mâu thuẫn nhau, tôi nói ở phạm vi vi mô thôi. Một nhà máy anh muốn hiện đại hóa nó lên hay thay đổi đi thì anh phải ngừng sản xuất, anh dỡ ra, anh sửa, anh đổi mới thiết bị, anh cũng sẽ phải chậm lại vài ba năm. Thế thì cái vĩ mô cả nước nó lại càng như thế, thế thì trong trường hợp ấy anh phải chọn lựa cái nào? Anh lấy GDP làm trọng hay chất lượng làm trọng? Trong trường hợp phải xử lý thì anh lấy cái gì làm trọng?
Tất nhiên, chúng ta cũng đồng ý có lập luận là không có tăng trưởng lấy đâu ra thế nọ thế kia. Đúng rồi. Phải cố mà tăng trưởng thật cao nhưng trong trường hợp mà không chọn lựa được thì lấy cái gì làm trọng? Cái thứ hai là giữa cái tốc độ và cái bền vững cũng lại là mâu thuẫn nhau, có những cái …(không nghe rõ) mâu thuẫn … muốn nhanh thì phải xây dựng nhiều gây ra cái môi trường đang hứng chịu đấy, bao nhiêu cái chuyện. Thì tóm lại chung quanh cái mô hình chính là trọng tâm nên suy nghĩ sửa là sửa cái này, suy nghĩ làm sao sửa này?
Cái ý kiến cuối cùng của tôi là có câu đột phá bây giờ cũng trở thành mốt. Ở nước ta rất hay là cứ có cái gì là thành mốt hết. Từ trên xuống dưới xã cũng đột phá, rồi là cả nước đột phá, 3 cái tỉnh gì đó, 9 cái đột phá thế phá thủng hết cả thế này thì chả biết là còn cái gì nữa (có tiếng cười). …9 đột phá của một tỉnh thì không biết ông đột cái gì nữa. Hôm qua trên vô tuyến tôi không nhớ nói cái tỉnh gì (nói xen: Gia Lai). Tỉnh nào? Thì thôi, thì ba cái đột phá này, nghĩa là tôi … chung quanh cái đột phá này thì tôi có mấy ý kiến.
Thứ nhất, vấn đề trình tự của ba đột phá. Tôi cứ tạm lấy ba đột phá thôi. Mặt trận tổ quốc lấy cái đột phá chống tham nhũng nữa, như bà Hoàng Xuân Sính bà có đề nghị. Nhưng tôi thấy trình tự thì nên đưa cái nguồn nhân lực lên đầu. Chứ không nên đưa nó thành thứ hai. Mà trong cái chiến lược này nếu mà đi vào cái cụ thể hóa thành cái nhiệm vụ thì đặt ra thành nhiệm vụ thứ chín, thứ chín thì nó không phù hợp. Đấy là một ý chung quanh cái nguồn nhân lực.
Ý thứ hai quanh nguồn nhân lực là không phải chỉ là vấn đề giáo dục và chuyên môn nghề nghiệp. Mà vấn đề của chúng ta là tạo nên một con người của xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp mới là quan trọng. Nó mang tính toàn diện chứ không thể chỉ là vấn đề …(không nghe rõ) đâu. Cái ý thứ ba về vấn đề nguồn nhân lực, là cái nguồn nhân lực quyết định nhất, như anh Lược nói là nhân tài. Tôi thì cho cái quan trọng nhất là lãnh đạo. Nếu không có cái tầm lãnh đạo của một nước hiện đại thì nó … với một cái thế giới như thế này thì không đơn giản.
Cái thứ tư, là nguồn nhân lực muốn xây dựng được thì anh phải mười năm sau, chiến lược sau anh mới được hưởng chứ không phải được hưởng ở cái này đâu. Bây giờ khoá chặt rồi.
Cái thứ năm xung quanh vấn đề nhân lực ấy, thì nó mênh mông như thế, thì tôi nói luôn riêng về vấn đề giáo dục thôi thì …(không nghe rõ) thì nếu mà và ba năm nữa, 2 – 3 năm nữa mà anh tranh cãi nhau như thế nào đó, anh thành một cái hệ thống, hay là nói (thôi cũng) là cái chiến lược đổi mới giáo dục, cải cách giáo dục cũng đã là khó lắm rồi. Ta cãi nhau tùm lum như thế này chưa biết đi theo hướng nào? Thế tôi hiểu đến ngày hôm nay chưa biết là cái ngành giáo dục chúng ta sẽ đi theo hướng nào? Nó ra sao? Thì cái đó là khâu đột phá của đột phá rồi. Chứ nếu không bắt đầu từ cái này thì là cái gì? Giáo dục cái gì? Bằng cái gì? Ra làm sao? Bây giờ sách giáo khoa đang thử. Đừng hi vọng cái sản phẩm của cái này chúng ta được hưởng trong 10 năm tới. Mà phải 10 năm sau nữa nếu làm tốt. Đấy, chung quanh cái đột phá về giáo dục.
Cái thứ hai là vấn đề thể chế, nếu đấy cho là đột phá thì tôi cũng tán thành thôi. Nhưng thể chế ở đây không chỉ là chung quanh cái thể chế thị trường mà nó là thể chế quản trị quốc gia. Hay là chúng ta cũng nói đơn giản ra là thể chế chính trị. Thì trong cái thể chế chính trị này thì nó cũng mênh mông lắm. Thì tôi chia sẻ ý kiến của anh Nguyễn Trung là làm sao thôi cố nói mãi rồi, mấy chục năm nay rồi, là làm sao cụ thể hóa ra, thể chế hóa nó ra, Đảng lãnh đạo được thế nào? Đến đâu? Như thế nào? Nhà nước quản lý thế nào? Và nhân dân làm chủ thế nào? Cái này đưa ra khái niệm tù lù mù thế thôi. Nhưng mà cũng chưa rõ. Thành ra thể chế đây không chỉ là vấn đề kinh tế.
Thế rồi cái vấn đề tranh cãi triền miên là kinh tế nhà nước là chủ đạo, cũng là thể chế chứ gì, cũng là phần nào đó là thể chế chứ gì. Nó vừa là kinh tế, vừa là chính trị, như ở ta có cái buồn cười. Có những câu chuyện cãi nhau 15, 20 năm, đây chỗ các đồng chí đây tham gia cả: đảng viên làm kinh tế hay không, rồi bóc lột hay không bóc lột? Cãi nhau 15, 20 năm. Loanh quanh như thế. Bây giờ lại loanh quanh cái chuyện kinh tế nhà nước làm chủ đạo, lại phải mất 15, 20 năm nữa. Loay hoay thế nào, mà cuộc sống thì nó cứ đi. Đổ vỡ thì cứ đổ vỡ, tiền dân mất thì cứ mất, tranh luận cứ tranh luận. Nếu đấy … thể chế thì tôi thấy nên mở rộng khái niệm thể chế này ra chứ không chỉ quanh quanh ở đây.
Còn cái kết cấu hạ tầng thì rõ quá rồi. Kết cấu hạ tầng này rõ ràng cá nhân tôi rất là băn khoăn từ khi còn làm việc cơ, cố có ý kiến mà cũng rất là khó là bị phân tán quá mà không có trọng tâm trọng điểm. Những khâu gút của ta quyết định sự phát triển kinh tế không tập trung vào, phân tán hết tất cả. Tôi xin lỗi chứ ngay chuyện xây đường Hồ Chí Minh là cái chuyện rất đúng nếu mà để xử lý cái chuyện ách tắc ở đường số 1 và cái đoạn miền Trung. Tức là khác đi thì chưa chắc đã phải, chưa phải thời gian làm, chưa phải lúc làm. Nhưng chúng ta làm từ Pắc Pó …(không nghe rõ) tất cả. Mà khi bàn từ xây Pắc Pó thì nặng về chính trị, những cái chính trị ý nghĩa lịch sử thôi. Chứ đâu có phải ý nghĩa kinh tế.
Vừa rồi cuộc tranh luận về đường sắt cũng mênh mông như thế trong khi cái đường sắt hiện nay đáng ra phải cải tạo rất nhiều, mà chiến lược lại vẫn ghi. Thành ra cái chỗ lấy trọng tâm làm là cái khâu đột phá này thì tôi cho là thỏa đáng thôi. Vấn đề là vấn đề làm sao biết chọn được trọng tâm .
Thôi cuối cùng tôi xin một ý kiến nhỏ nữa thôi. Đúng như anh nào đã nói thì cái góp ý kiến này là xôi chấm xôi thôi. Tôi nhìn quanh quanh, tôi dự không biết bao nhiêu hội thảo lại vẫn ngần ấy ông này thôi. Tức là chúng ta nói với nhau, cứ loãnh quanh với nhau xôi chấm xôi thế thôi. Chứ người dân tôi không biết người ta tiếp cận cái này thế nào, chứ tôi tiếp cận rất nhiều người dân, thanh niên, có ai biết đâu. Dài ngoằng ngoằng này ai đọc, ai hiểu biết gì đâu. Chả ai hiểu biết gì? Cái người mà người ta bàn ấy, người ta không hiểu biết. Không biết làm thế nào đây? Người ta không đọc vì nó dài quá, mình đọc còn nhức đầu nữa là người dân bình thường. Thế nhưng ông giải thích lại còn dài hơn.
Trên báo nhân dân các đồng chí xem những bài giải thích của đồng chí ở Nguyễn Ái Quốc ý, một ý là các ông làm một trang. Trời ơi, thế làm sao người dân hiểu được. Và những hiệu quả của những câu chuyện ấy ra làm sao?
Đại hội Đảng bộ các cấp cũng thế, họ có góp cái này nữa đâu. Tức là cuối cùng tôi xin lỗi anh Phương một câu nữa thôi ạ.
Trong cái chiến lược này thì thể hiện cái mong muốn thì rất nhiều, nhưng cái lòng mong muốn, … , tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao, rồi mở rộng v.v… rất nhiều. Nhưng biện pháp để thực hiện cái này hầu như là không có. Trong đó có biện pháp cơ bản của bất kỳ một cái sự phát triển nào là đồng vốn thì cái này không có một cái chương nào, mục nào nói về huy động vốn cả. Ở đâu? Như thế nào? Nguồn nào? Phân bổ như thế nào? Anh Mại cũng có nói chuyện phân bổ tôi cũng chia sẻ. Cái phân bổ ở đây, cáivấn đề gọi là tiền đầu tư công đấy, bây giờ nó khủng khiếp quá. Bây giờ đầu tư công như thế trong ngân sách đã thiếu rồi, bây giờ chơi cái kiểu là trái phiếu. Đi dự vòng qua trái phiếu, cái này mới là cái chết đây này. Dùng hết thì không biết là bội chi ngân sách khủng khiếp như thế nào nữa. Thành ra cái phần biện pháp trong này là quá yếu. Mà gắn bó biện pháp cốt tử là vấn đề bốn thì lại hầu như không có. Ấy xin mạnh bạo góp một số ý kiến, cái gì mà không nên không phải thì các anh chị bỏ qua.
GS Trần Phương: Vâng xin cám ơn anh Vũ Khoan!
Mời anh Vũ Quốc Tuấn. Nhưng mà này hình như bây giờ là 10 giờ, các anh có muốn nghỉ một tí không? Rồi anh Tuấn sẽ nói. Có lẽ ta nghỉ một tí rồi anh Tuấn nói nhé! Ta nghỉ 10 phút đến 10 giờ 15’ thì ta vào (sau đó hội thảo nói chuyện riêng ồn ào và nghỉ giải lao 23 phút…)
Ta tiếp tục thôi. Kể ra là nghỉ giải lao quá mười phút. Xin mời anh Vũ Quốc Tuấn. Bây giờ ông lại đóng cái vai không phải nhà lý luận nữa, không phải nhà chiến lược nữa mà là Chủ tịch hội doanh nghiệp vừa và nhỏ phải không? (có tiếng nói xen: “làng nghề”) … à “hội làng nghề”. Hai cái hội đấy mình cứ hay lẫn với nhau, doanh nghiệp vừa và nhỏ với làng nghề …(có tiếng bàn tán xôn xao, không nghe rõ). A, rồi rồi rồi…(có tiếng nói nhỏ chen vào).
Vũ Quốc Tuấn:
Thưa anh Trần Phương, thưa các anh các chị, tôi xin phép ngồi nói…
Trần Phương:
Vâng đúng đúng, để cho nó vào máy.
(1h49’40″) Vũ Quốc Tuấn (cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cựu trợ lý của cố Thủ tướng từ 1985 đến 1994, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề VN):
Trước tiên tôi rất là hoan nghênh các anh đã phát biểu trước. Và như thế tức là phải nói là trong giới kinh tế chúng ta thì ý kiến gặp nhau nhiều lắm, rất là gặp nhau, rất là nhất trí… (tiếng rất nhỏ, không nghe rõ). Tôi hy vọng như anh Việt Phương nói đó, nếu như Đảng ta Đại hội XI này đưa ra một bản nghị quyết ngắn gọn mươi, mười lăm trang nói những vấn đề …(không nghe rõ) rất biến động. Tôi cho rằng không biết là có được không? Bởi vì tôi có nghe đồng chí Tô Huy Rứa hôm qua ở Mặt trận tổ quốc VN nói đó … thì các anh chuẩn bị cái này công phu lắm, nghiêm túc lắm nghe đầy đủ tất cả mọi ý kiến, mà tiếp thu rất nghiêm túc, thì tôi sợ rằng không biết các vị có mạnh dạn mà sửa lại những cái ý kiến đã đề ra như là ý kiến của đại đa số chúng ta không?… (không nghe rõ)
Trần Phương:
Chả ai sửa đâu. Ông nói ông cứ việc nói còn người ta không sửa đâu (tiếng cười rộn lên). Không phải! Nhiều Đại hội như thế rồi (có tiếng xen vào: “vâng, chỉ có Đại hội VI…”). Nhưng mà ta nói, ta có trách nhiệm nói, ta cứ nói (Vũ Quốc Tuấn: có tính chất xây dựng, đầy đủ trách nhiệm của cán bộ đảng viên). Vâng. Chứ ông nói mà ông hy vọng người ta sửa thì không nên đâu (nhiều tiếng cười).
Vũ Quốc Tuấn
Điều thứ nhất tôi thấy rằng là có thể nhận xét chung như thế này. Cuộc sống của dân ta hiện nay á, nó không được phản ánh vào trong các dự thảo văn kiện. Mà các dự thảo văn kiện theo tôi nó vẫn nặng về … từ cái lý thuyết, mà phần nào đó cũ kỹ, giáo điều, mà viết dài. Tức là cuộc sống của dân ta bây giờ đó, nó muôn hình muôn vẻ, rất là phong phú sôi nổi. Ta có điều kiện/(nhiều chuyện?) hết sức bức xúc thì không được phản ánh đầy đủ trong … (nghe không rõ).
Chính vì thế cho nên tôi nghĩ rằng là phải làm thế nào đưa cuộc sống vào nghị quyết. Có đưa cuộc sống vào nghị quyết như thế thì nghị quyết mới có… (không nghe rõ) mà nó phải (…) được tâm tư nguyện vọng của dân ta hiện nay. Tôi xin nói hai vấn đề thế này, nói ngắn thôi ạ.
Một là vấn đề bây giờ phải đổi mới chính trị bởi vì rằng qua một thời gian chúng ta lấy đổi mới kinh tế là chủ yếu. Có đổi mới chính trị nhưng thật ra đổi mới chính trị chưa theo kịp yêu cầu.
Mà giờ đây có chừng nào đó nó cản trở sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của dân nữa. Chính vì vậy cho nên tôi xin nhấn mạnh rằng phải nói tốt hơn, rất kỹ hơn nữa về vấn đề đổi mới chính trị. Anh Vũ Khoan có nói về đổi mới thể chế ý mà, chính là thế, nó là thể chế chính trị. Tôi đồng ý như thế. Và nó là cái gì? Chủ yếu là cái gì? Tôi xin nói thêm. Một là xác định cho rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng. Và chúng ta nói rằng Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là thế nào? Cầm quyền của ai? Ai giao cho anh cầm cái quyền đó mà anh cầm quyền?
Bây giờ có tình trạng Đảng can thiệp quá nhiều vấn đề về kinh tế, làm cho cái ông Chính phủ đôi khi ông lại ỷ lại vào sự lãnh đạo của ông Đảng. Có nhiều chuyện đáng nhẽ ra có thể chủ động được…(nghe không rõ) lại đẩy cho Bộ chính trị. Ở dưới có thể xử lý được lại hỏi ông thủ tướng.
Đấy là một chuyện. Chuyện thứ hai đó, là Đảng can thiệp quá nhiều về việc cấp đất đai, cho nên…(không nghe rõ) đất đai,rồi cấp tín dụng vốn, rồi thì cho vay, giãn nợ v.v… rất nhiều chuyện ông thường vụ tỉnh ủy…(đoạn này nghe không rõ). Mà ông “thường vụ tỉnh ủy” là ai? (…). Thế thì cái việc đó đảng có cần làm không?
Cách đây mấy năm Đảng (…) Bộ chính trị quyết định (…) là bắn bao nhiêu pháo hoa, mấy điểm. Tôi nghĩ rằng (…). Thế còn nhà nước, nhà nước bây giờ có thể nói cái hệ thống , bộ máy nhà nước bây giờ quá ư là cồng kềnh, hiệu lực quá kém gây rất nhiều khó khăn cho dân mình trong đó có hiệp hội làng nghề chúng tôi. Vẫn còn những cái kiểu xin cho, vẫn còn cái kiểu là … can thiệt vào những hoạt động kinh tế bằng những biện pháp hành chính. Bây giờ ví dụ thế này.
Từ những vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp, những vấn đề mà đáng lẽ có thị trường mà ta quyết định theo kinh tế thị trường thì ông lại can thiệp. Bây giờ thì tôi xin đơn cử một chuyện nhỏ thôi. Tức là bây giờ để kìm chế lạm phát ông ấy chi ra bao nhiêu tỷ đồng đó để giao cho một số doanh nghiệp để mà giữ được cái giá bán của một số sản phẩm gọi là thiết yếu để mà kìm chế lạm phát. Thì tôi nghĩ là không biết có phải như vậy không? Nếu chi như vậy thì chi bao nhiêu nghìn tỷ đồng cho đủ bằng được mặt hàng thiết yếu để mà nó không nâng giá. Rồi thì ông ý lại bảo như thế thằng than không được tăng giá, điện không được tăng giá v.v… Thế có phải là biện pháp hành chính không? Ví dụ thế.
Thế còn cái nữa là ta, có anh đã nói rồi, tức là xã hội dân sự.. Thì cho tới bây giờ đó, thì luật về hội trải qua mười bốn lần dự thảo rồi mà tôi có tham gia khá nhiều lần, chị Lan có tham gia, nhưng mà chưa hình thành được. Bởi vì vẫn còn tư duy sợ xã hội dân sự, thực sự là như vậy (có tiếng nói xen: cái tư duy “muốn quản”). Tức là cái tư duy cái nhà nước muốn quản. Không! Chính vì sợ cho nên muốn quản chứ nếu mà không sợ dân thì việc gì quản. Mà quản cái gì thôi chứ. Tôi không nói dài vào chuyện này. Tôi chỉ xin nói thế thôi.
Chính vì thế cho nên á, là làm thế nào có hai chuyện chủ yếu về chính trị. Một, là tách bạch cái sự lãnh đạo của Đảng với sự quản lý của nhà nước. Đảng đừng can thiệp vào việc của nhà nước. Vì thực tế là can thiệp nhiều, nhưng mà không chịu trách nhiệm. Ấy, nó “hay” ở chỗ đó. Can thiệp nhiều, ra nhiều quyết định nhưng không chịu trách nhiệm. Đó là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai, nhà nước không nên can thiệp vào hoạt động của thị trường, hoạt động doanh nghiệp, mà nhà nước làm cái gì mà nhà nước cần thì thôi. Đó là vấn đề thứ nhất tôi xin phát biểu.
Vấn đề thứ hai liên quan doanh nghiệp thì xin nói thế này: văn bản dự thảo, các văn bản này, thì nói về vấn đề môi trường kinh doanh và doanh nghiệp, môi trường bình đẳng của doanh nghiệp, quá ư là sơ sài. Không thấy rằng hiện nay trong thực tế các doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp tư nhân đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh như chúng ta thường nói, là bị áp chế/(thuế?) rất nhiều. Trong khi đó, thì ông ấy ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước, thì phải chăng đây vẫn là chuyện xuất phát từ tư duy công hữu tư liệu sản xuất khi mà hoàn thành chủ nghĩa xã hội, không còn tư nhân nữa, có phải thế không? Không biết bao nhiêu năm hoàn thành cái đó thì không rõ. Nhưng hiện nay mà nói thì ông ý còn kỳ thị cái kinh tế tư nhân rất nặng nề. Đồng thời vẫn ưu ái, coi doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống kinh tế nhà nước là chủ đạo. Vẫn là được ưu ái. Thế thì phải nói ngay từ chỗ khái niệm đó, kinh tế nhà nước là chủ đạo cũng không rõ ràng gì cả. Đồng thời ông doanh nghiệp nhà nước dựa vào cái thế đó mà duy trì vai trò chủ đạo của mình. Và được ưu ái đủ mọi thứ. Thế thì cái tệ hại nó ra làm sao? … nó thế nào? Chúng ta đều biết cả, không nhầm lẫn phải không ạ? Chừng nào còn những cái chủ đạo ấy thì nền kinh tế … thứ nhất á, về mặt chính trị mà nói là không phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để đầu tư vào kinh tế. Bởi vì ba nguồn lực ông phân cho nhà nước rồi còn đâu tư nhân nữa.
Mà tôi xin mở ngoặc luôn cái khái niệm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được Đại hội IX nhấn rất mạnh. Nhưng đến Đại hội này, văn kiện này nói quá nhẹ. Nói về kinh tế tư nhân thì như thế là cũng trong văn kiện Đại hội XI này, dự thảo về văn kiện này, thì nói kinh tế tư nhân có bước thụt lùi so với Đại hội IX, so với văn kiện của Đại hội X. Vì ông có một câu mà (…) tức là phát triển mạnh kinh tế tư nhân hoặc kinh tế tư nhân là một động lực phát triển kinh tế. Một động lực là quá yếu.
Nhưng mà trước đó, Đại hội IX, văn kiện Đại hội X đã từng nói rằng phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi, không hạn chế về qui mô trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, có lợi cho kinh tế quốc dân, thế thì đậm đà quá chứ gì. Kỳ này ông nói không đậm đà gì cả. Vì vậy cho nên chúng tôi đề nghị có lẽ cái điểm đó là phải bổ sung thêm kỹ hơn vì rằng là người ta cũng chưa hiểu cái kinh tế tư nhân … thực ra mà nói nó gồm cả kinh tế tư bản tư nhân. Ta đó … Đồng thời gồm cả bốn nhiệm vụ, kinh doanh cá thể, anh ạ, cái lực lượng lớn lắm chứ. Bốn triệu hộ mà, đùa đâu … nhưng ông chỉ sợ hình thành giai cấp, đấu tranh giai cấp, phá bỏ v.v… Thì chính cái đó gây cho nhân doanh chúng ta một cái gọi là mặc cảm và lo ngại. Ông nói thế thôi, ông vỗ béo tôi chúng em rồi ông ăn thịt đấy … thì rất nguy hiểm, làm thế nào phát huy sức mạnh dân tộc được? Làm thế nào phát huy sức mạnh toàn dân làm kinh tế được? Thế thì muốn xóa bỏ cái bất bình đẳng trong kinh doanh đó, giữa các doanh nghiệp thì chúng ta đã có luật doanh nghiệp năm 2005 rồi. Nhưng mà trong tư duy, trong thực tế mà nói thì vẫn còn rất nhiều bất bình đẳng.
Chính vì thế cho nên theo tôi là phải hạ ưu thế bớt cái đầu tư của nhà nước vào phát triển, khuyến khích mạnh hơn nữa cái đầu tư của tư nhân của dân vào phát triển. Và trong thực tế xóa bỏ tất cả những bất bình đẳng trong kinh doanh để mà các thành phần kinh tế tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh. Nếu còn không bình đẳng thì làm gì có cạnh tranh. Xin hết!
Trần Phương:
Đồng chí nào phát biểu nữa. Mời anh Thiên.
(2 giờ 2′) PGS-TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế VN):
Kính thưa đồng chí Trần Phương, kính thưa tất cả các anh các chị. Tôi cũng xin phát biểu mấy ý thế này. Hôm qua Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật cũng có làm mấy cuộc như thế này, có nhiều ý kiến. Hội khoa học kinh tế phải tham gia dưới góc của mình, cũng phải có ý kiến. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là câu chuyện mà nó gắn với đường lối lớn. Nhất là cái cương lĩnh định hướng cho một cái công cuộc phát triển. Cái chiến lược là 10 năm. Nhưng đây là cái dịp để chúng ta có thể nói là định vị lại cái cách đi của mình. Đặt ra cái sửa … cương lĩnh là vấn đề nó nghiêm trọng, bàn đến việc gì mà nó đúng cái như vậy. Nếu không lại cứ ì ì ì ì. Đây là cái việc mà tôi nghĩ rằng nên tiếp cận theo cái cách như vậy.
Xin lỗi, tầng thứ hai là tầng chiến lược 10 năm. Mười năm cũng là mười năm có thể nói đến cái lúc sau 25 năm đổi mới, 10 năm nay là cuộc chơi khác rồi. Nó xoay triển như thế nào? Đặt lên cái tầng kế hoạch 5 năm là cái báo cáo chính trị, 5 năm. Thì 5 năm làm cái gì? Như thế có rõ không? Được chưa? Tôi nghĩ là nó theo tuyến như vậy. Thế thì ở đây, theo cái thời gian vừa phải như vậy thì tôi cũng có xin mấy cái ý như thế này.
Thứ nhất, nó liên quan đến vấn đề lớn trong chọn đường lối phát triển, cách phát triển, thì tôi nghĩ rằng là đến cái thời điểm này nhìn 20 năm nó có cái việc thế này. Hôm qua tôi cũng có phát biểu trên hội nghị Liên hiệp hội nhưng hôm nay muốn nói rõ hơn là thế này. Có lẽ trong 25 năm vừa rồi, cái điều chúng ta đạt được quan trọng nhất là thị trường, là chuyển sang thị trường chứ không phải cứ cái định hướngXHCN. Bây giờ phải nhìn nhận thẳng thắn như vậy. Thế thì đến bây giờ chúng ta nhìn lại cái công thức phát triển ấy là kinh tế thị trường định hướngXHCN, là nên được hiểu thế nào cho nó rõ ràng? Nếu không nó không minh bạch chỗ này, không rõ ràng chỗ này thì có thể cái đoạn đi tới của ta là gặp vấn đề. Thì tôi có mấy ý thế này. Có lẽ là mấy cái điểm không rõ ràng về mặt khái niệm, mà cái khái niệm này là khái niệm cơ bản để thiết kế ra cái đường lối phát triển. Đây là thời điểm mà tôi nghĩ rằng bàn cương lĩnh là bàn đến khái niệm lớn những cái định hướng lớn cho một đường lối phát triển thì tôi thấy mấy cái điểm chưa rõ ràng là thế này.
Thứ nhất chúng ta đều biết đó là định hướng XHCN, nói thế thôi nhưng mà XHCN này chưa được định nghĩa cho rõ được bởi vì nó gắn với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Thế còn định hướng XHCN mà nó gắn với thị trường là không rõ. Mà cho đến bây giờ chúng ta bàn cứ né tránh cái chuyện bàn (…) trong điều kiện bình thường, là cũng ngại bàn lắm. Về mặt chính thức là ngại bàn lắm. Các nhà khoa học cấp tiến là muốn xông vào bàn nhưng mà cũng không được. Cái thứ hai gắn với định hướng XHCN có một khái niệm nó rất thiết thân mà chúng ta bàn rất nhiều. Đấy là thế nào là một lực lượng kinh tế chủ đạo trong điều kiện thị trường.
Ngày xưa, toàn là sở hữu nhà nước, toàn là quốc doanh thì đương nhiên nó là chủ đạo, khỏi phải bàn. Nhưng mà đến lúc đụng vào nguyên lý thị trường một cái thì chúng ta thấy là lập tức cái vấn đề chủ đạo là nó có vấn đề. Khái niệm chủ đạo là nó có vấn đề nhưng mà chúng ta chưa bao giờ bàn cái chuyện này cho nó một cách sòng phẳng về mặt khoa học. Mà tôi cho rằng đây là hai cái khái niệm quyết định một cái cách phát triển gắn với một cái rô-to, cơ bản là chuyển sang kinh tế thị trường mà tất cả chúng ta, Đảng cộng sản, thừa nhận đấy là lựa chọn đúng.
Và tôi cho là toàn bộ những hiệu quả phát triển hiện nay có vấn đề là nó gắn trong cái tổ hợp này. Sự không tường minh về khái niệm, cơ bản, khái niệm cơ bản là nó làm chúng ta không thể nào rõ ràng được về mặt cơ chế. Nó làm chúng ta không thể nào làm được về cơ chế. Đến cái khái niệm khác, tôi xin nói là khái niệm ví dụ như là nhà nước pháp quyền… tôi cho là khái niệm lớn của phát triển như hôm nay là ý của anh Khoan nói về hiện đại hóa đất nước, tôi rất đồng ý. Những khái niệm lớn của loài người là dân chủ, là nhà nước pháp quyền, là xã hội dân sự mà chúng ta rất ngại bàn đến. Chúng ta cứ tiếp cận từng bước một từng bước một. Và chúng ta đang hướng đi sau. Tiếp cận nhưng mà theo cái kiểu không muốn tiếp cận nó chứ không phải là … Đây là tôi muốn nói cái minh bạch thái độ đối với những lập trường.
Những xã hội phương Tây ngày xưa nó phát triển mà tên nó gọi là ngôn ngữ nhân loại của loài người như cách mạng Pháp người ta chỉ bàn tới khái niệm cơ bản bình đẳng, tự do bác ái, các thứ. Mà Bác Hồ, tôi nghĩ đi tiếp thu những cái ấy, khuân về Việt Nam những cái thứ ấy. Nhưng cho đến bây giờ những cái khái niệm đó tại thời điểm thế kỷ 21 của chúng ta vẫn rất ngại bàn, không muốn làm cho nó rạch ròi từ (…) về mặt khái niệm. Rụt rè. Và, tôi nghĩ là … theo ý kiến cá nhân của tôi, là khi mà chúng ta đưa định hướng XHCN vào, đưa cái khái niệm gọi là lực lượng chủ đạo trong kinh tế thị trường vào thì cái đấy nó hàm một cái ý tứ ở trong đấy tức là chúng ta không muốn chấp nhận thị trường, chứ không phải (…) Nó có một cái nuối tiếc, không muốn, từ từ thôi, càng chậm càng tốt. Cố gắng phanh hãm lại và như thế có lẽ rằng là cái cuộc chơi thị trường không bao giờ nó có thể phát triển.
Cho nên tôi muốn có ý đầu tiên là thế này, là đã làm cương lĩnh để mà định hướng lớn cho một dân tộc, tại cái thời điểm này, là phải rõ ràng được những khái niệm lớn, cái hướng lớn, chứ cứ chập chừng do dự thế này thì khó lắm. Bàn đi cũng không được. Hoặc chúng ta thấy là các anh các chị có nói đấy, những chuyện tù mù rất không rõ ràng. Đấy chuyện lớn cũng tù mù. Ví dụ như là “về cơ bản”, khái niệm khoa học “về cơ bản”, “về cơ bản” để làm gì? Để chúng ta không muốn chấp nhận những cái tiêu chuẩn thực. Và cái gì nữa, rồi “bước ngoặt”, chúng ta hay có những “bước ngoặt”. Ai chả biết ngoặt nhưng ngoặt thế nào? Đi thẳng không đi cứ ngoặt là thế nào. Ví dụ như vậy. Thế thì những cái chuyện như thế chúng ta nói chúng ta dùng tính từ quá nhiều, dùng những tính từ gọi như (…) đó gọi là cái tính vô hướng. Tính không vét vơ của phát triển, quá nhiều. Như thế là không rõ ràng.
Cho nên tôi nghĩ rằng bàn đúng như các anh nói thì nói cái việc này dù cái Đại hội này chưa giải quyết hay không tôi nghĩ nó vẫn cứ đặt ra với cái đất nước này. Cho nên ta họp ở đây cũng không phải chỉ vì là Đại hội có bàn hay không mặc dù tôi biết là thời gian còn quá ngắn để mà thảo luận. Trở lại cái này một cách rõ ràng nhưng mà với tư cách là một hội khoa học, tôi nghĩ rằng là ta vẫn cứ đặt ra và nên đưa ra một cách rất rõ ràng như thế này, chứ nếu không cuộc sống nó vẫn cứ phải như thế này, buộc phải trở lại khái niệm thôi. Dân chủ cộng hòa, Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập tự do hạnh phúc. Đẩy ra đẩy vào, kéo ra kéo vào thì đúng là kéo pháo vào ra Điện Biên Phủ thì nó có nhưng mà những khái niệm lớn của loài người chúng ta thể hiện thái độ phát triển như thế là tôi cho rất khó, khó thảo luận.
Cái ý thứ hai mà tôi muốn nói chúng ta là một cái nước đi sau. Một cơ hội phát triển cực kỳ lớn mà nhiều người nói và tôi rất đồng ý là cái lợi thế lớn nhất của Việt Nam bây giờ là đi sau. Muốn đi sau thì phải như thế nào? Đi sau là phải nhìn thời đại cho nó rõ ra thì mới có thể tận dụng được cái lợi thế. Chúng ta nói khoe chúng ta toàn những lợi thế tĩnh ở đâu mà đào ra bán cái là hết ngay. Trong khi đó những lợi thế cơ bản mang tính thời đại thì chúng ta quên mất. Và ở đây nó có một cái điều là muốn tận dụng được cái lợi thế lớn đó thì cái quan trọng nhất là phải định vị thời đại cho nó đúng, cho nó rõ . Ở đây có cả anh Lược và anh Hồng Hà (…) là những người (…) mấy kỳ vừa rồi. Đây là tôi biết thôi. Các anh tham dự nhiều các mặt khác … (không nghe rõ) nhau nhưng mà nó có cái câu chuyện bàn về thời đại của chúng ta đấy là vẫn tư duy trên một cái nền rất cũ của các khái niệm mà bị chính thời đại nó vượt qua.
Bây giờ thời đại 100 năm mới có cuộc khủng hoảng, nó đảo lộn cả thế giới, CNTB còn có như ngày xưa không? Phải nhìn nhận cho nó rõ chứ, CNXH nó đã có như thế rồi, chúng ta cứ cố gắng vớt vát lại, theo nghĩa như vậy. Chúng ta phải đổi mới cách nghĩ về chính CNXH chứ không phải giữ cái cách nghĩ ngày xưa. Cái thời kỳ quá độ, cái khái niệm quá độ có thể vẫn là quá độ nhưng không phải quá độ như ngày xưa. Ta không làm cái việc đó, rồi là cục diện của thế giới nó thay đổi đến tôi nghĩ là làm chiến lược là phải tính đến cục diện.
Trong cái khoản chiến lược thì tôi có nói với anh Lược cuộc đời này cuối cùng nó tóm có mấy dòng thế này thế này, bối cảnh thời đại, không rõ cục diện là thế nào cả. Mà cái cục diện đó nó hiện nay đặt ra vô cùng nhiều vấn đề với sự sống còn cho sự phát triển của đất nước này. Bàn chiến lược mấy cái câu như thế gọi là tính mô phạm như thế chứ không phải là tính định hướng. Cho một cái sự lựa chọn, một cơ hội phát triển. Thì như thế là khó.
Cái tôi muốn nói ở đây là đánh giá thế giới này nó là cái gì mà chúng ta làm cương lĩnh là chúng ta phải làm 50 năm nữa thì cái thế giới này nó thấy thế nào? Mà Việt Nam trong cái thế giới đó chứ không phải Việt Nam đang tư duy chính cái thế giới ở tại cái thời điểm này. Xu hướng thấy nói cũng lơ mơ một câu à đấy cái gọi là kinh tế tri thức, gọi là toàn cầu hóa, toàn cầu hóa bàn mấy năm mới dám chấp nhận một khái niệm chứ chưa phải là thực chất. Cục diện là không rõ, Trung Quốc, Ấn Độ nổi lên là cái tình thế phát triển Việt Nam đến đây, tôi cho rằng là chúng ta cứ nói là bí mật nhiều quá cho nên bàn nó khó lắm.
Đấy là cái điểm thứ hai mà tôi muốn nói, đã là những cái lúc bàn đến cái vấn đề lớn như thế này thì những cái chuyện đó phải bàn rất là rõ ràng, minh bạch.
Tôi thấy đây là có cả anh (…) có cả anh (…) anh Võ Văn Kiệt, tôi thấy thế này, ở đây chia sẻ (…) Tức là cái nỗ lực chỉ là viết ngắn lại chứ không phải là làm cho nó rõ ra. Mà đáng ra cái chỗ này, cái chỗ tiên phong cho dân tộc phải làm rõ ra, đặt ra những vấn đề lớn đó, cho nên cố gắng chỉnh sửa cái nỗ lực cao nhất là nó ngắn lại. Thế cho nên khi mà định vị thời đại rõ là rõ … (nghe không rõ). Mình nhập cuộc rồi. Mình nhập cuộc hoàn toàn mà lại ở cái thế yếu đi sau mà lại không biết cái thế giới thế đấy nó thế nào thì làm sao phát triển được. Lúc đó biến số quốc tế là phải là biến số lớn đầu tiên ( …) của mình, chứ không phải ngoài biến số của mình.
Cái điểm cuối cùng mà tôi muốn nói nó gắn với chiến lược, thì ở đây thế này. Tôi muốn nói đó là cái chiến lược ta viết rất là khái quát, nó có mấy cái điểm mới quan trọng nhưng mà nó chung quá cho nên thực ra tính quyết chiến nó chưa được thể hiện rõ. Ví dụ thay đổi mô hình tăng trưởng, thay đổi như thế nào? Tôi cho rằng tư tưởng lần này đặt ra là thay đổi nguồn tăng trưởng là một tư tưởng rất lớn. Hai mươi nhăm năm chúng ta mới nói ra (…) nhưng có nghĩa như thế nào thì nó đều đều, nó mờ mờ, đáng lẽ phải làm rõ được cái chuyện ấy. Mà chiến lược chỉ cần làm rõ cái chuyện ấy thôi (…)
Thứ hai là trong chiến lược nó có một cái mà tôi thấy để mà hành động, tức là thiết kế những cái việc để mà hành động thì lại viết nó quá ngắn gọn. Đây tôi chưa nói tư tưởng, đấy gọi là cái đột phá chiến lược. Các ý tứ chiến lược chung là nó định hướng chung thôi chứ không phải chỉ riêng để mà hành động. Nhưng mà có mấy cái điểm để mà hành động thật quyết liệt để mà nó bung ra từ đấy là nó triển khai cái lôgic tung tóe ra những việc khác. Là ba cái đột phá mà tôi thấy viết rằng thứ nhất là nó quá ngắn, thứ hai đột phá viết kiểu đấy là nó quá rộng không thể nào đột phá được.
Mười lăm năm vẫn mấy cái điểm, lần này thêm cái đột phá hạ tầng thì tất nhiên cũng có thể coi đột phá được. Nhưng thực ra đấy là món nợ của những Đại hội lần trước đưa ra là phải làm (…) nên bàn. Công nghiệp hóa mà, chưa làm thì giờ phải làm, buộc phải làm. Không làm thì không có cái nền ấy, không bay nhảy, không chạy chiếc đi đâu cả. Thế còn hai cái điểm kia là hai cái điểm chưa thấu, mà hai cái điểm ngày xưa gọi là thể chế, gọi là đột phá thể chế. Tôi hỏi đột phá thể chế là đột phá kiểu gì. Toàn bộ cái đổi mới này chỉ có là thể chế hay không, nói đột phá thể chế thì nói rõ điểm đột phá nó là cái gì? Chứ còn cấu trúc thể chế là toàn bộ đổi mới của chúng ta, là cái thể chế ấy. Nếu chúng ta đặt ra như thế thì không biết đổi mới chỗ nào. Cho nên mới tù mù. Hoặc ví dụ như là chính sách tiền tệ, thị trường tiền tệ chẳng hạn. Có phải đột phá không hay là … (không nghe rõ) nói đột phá, làm một cái nó bung ra, nó bung các thứ ra. Ví dụ như vậy, chứ còn nếu mà những cái gọi là thực thi hành động đưa ra những cái quá rộng như thế là cái định hướng nó … ,mà tôi cho rằng là chúng ta phải tư duy cũng phải nói cho rành mạch cái khái niệm đột phá cho đến bây giờ cái cách hiểu vẫn khác nhau. Cách hiểu khác nhau. Có lẽ chúng ta cũng phải làm nhiều nước họ đột phá rồi. Chúng ta cũng biết ở ta là cách nhìn nó khác đi.
Tôi nói ví dụ đột phá của Trung Quốc năm cái điểm, năm cái đặc khu, đó là đột phá. Vừa là thể chế, vừa là vùng. Nó tổ hợp lại thế là nó bung ra. Mà đấy là đột phá toàn bộ hệ thống cấu trúc ở trong một cái điểm. Như thế mới là đột phá. Của ta đột phá coi như là cả một cái hệ thống như này là đột phá và đột phá cái nguồn nhân lực. Tất nhiên nguồn nhân lực là quan trọng. Nhưng mà cái phát triển của con người kéo dài cả hàng trăm năm, mấy chục năm, “đột phá nguồn nhân lực” nghĩa là thế nào? Người ta phải đột phá về chương trình, ví dụ thế, đột phá vào một khâu nào đấy … nó cho nó rõ, “đột phá nhân lực” thì chả ai phản đối được cả. Nhưng mà để hành động thì tôi e rằng những khái niệm này chưa đủ để mà . .. Tôi xin phép có mấy ý kiến. Xin hết!
Trần Phương: Đồng chí nào phát biểu ý kiến nữa không? Xin mời. Vâng. Mời anh Danh … thôi ngồi luôn đi.
(02h17’30″) TS Lê Đăng Doanh (cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS):
Thưa anh Trần Phương, thưa các anh các chị! Tôi đồng ý với nhiều ý kiến đã có phát biểu. Tôi xin có mấy ý kiến thế này.
Một là cần có cái sự kiểm điểm nghiêm túc cái việc thực hiện các cái nội dung đã ghi trong nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X. Bây giờ kiểm điểm lại thì thấy tất cả các nội dung mà liên quan đến cái việc phát huy quyền dân chủ của người dân thì đều đã không thực hiện. Và cái điều này chắc chắn không phải là sự tình cờ.
Một là Luật về hội, anh Vũ Quốc Tuấn đã có nêu. Hai là Luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân, đã có ghi, không thực hiện. Thứ ba tức là Luật về tòa án hiến pháp không ghi, không làm. Thứ tư Luật về trưng cầu dân ý, không làm. Và có qui định là phải phát huy sự giám sát của dân đối với Đảng. Chả thấy phát huy gì cả.
Tất cả những cái chuyện kia thì ai mà có ý kiến thì tức là săm soi rồi thì là dùng các công cụ này khác rồi thì hạn chế thì v.v…
Bây giờ một cái Đảng mà đến nghị quyết Đại hội cũng không thực hiện, thế thì bây giờ sẽ đi đến đâu. Và sắp tới đây sẽ như thế nào? Đấy là một cái điều theo tôi là phải có sự kiểm điểm hết sức là nghiêm túc bởi vì rằng là đã đang Đại hội là cao nhất rồi. Mà bây giờ sau đó rất là lặng lẽ, thản nhiên coi như điều này không phù hợp thế rồi thì v.v… và v.v…
Thí dụ như là Viện khoa học xã hội đã có nhiều lần trình ra một cái bản về qui chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học. Có một câu xanh rờn: “Làm gì có cái chuyện này”. Dẹp! Thế là thôi, chả ai có ý kiến gì cả. Như ở đây có mấy anh em cũng đã tham gia vào tiết mục ấy lặng lẽ rút dù về cả, không có ý kiến gì cả. Thế thì tương lai trong đợt sắp tới này có qui chế gì không? Tức là Đảng cũng phải có cái qui chế về cái việc tức là ban chấp hành trung ương có thực hiện một cách nghiêm túc hay không chứ.
Điểm thứ hai là đổi mới thể chế là then chốt. Tất cả những điều mà chúng ta nói về giáo dục, đào tạo về tất cả các thứ. Nếu không đổi mới thể chế thì sẽ không giải quyết được gì cả. Cái điểm đầu tiên cần phải vạch ra là đổi mới thể chế phải ngăn chặn lợi ích nhóm và phải thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng. Và phải có sự kiểm soát cơ quan lãnh đạo của Đảng. Và ở đây đã có cái đề nghị rất rõ ràng tức là bầu ủy ban kiểm tra, do Đại hội bầu ra và giám sát Ban chấp hành Trung ương và không phụ thuộc vào Bộ chính trị. Có như thế mới được, mà cái đó Lê nin đã có làm rồi. Và đã có đề xuất rồi.
Mà hiện nay Trung Quốc đã có thực hiện và đã có thí điểm ở rất nhiều tỉnh rồi. Và sắp tới đây nó sẽ thí điểm nữa. Chứ bây giờ chúng ta tất cả các việc này chúng ta cứ nói nhưng không có làm gì cả. Và có cái luật về cái việc là sự lãnh đạo của Đảng hay không? Tất cả chúng ta đều biết. Và tất cả các quyết định là phân đất cho ông này, phân nhà cho ông kia, giao ông nọ mấy trăm mét vuông đất, ông kia v.v… rồi đến bí thư tỉnh ủy gặp ông này ông kia gật đầu thế này thế khác. Tất cả cái chuyện đó diễn ra như cơm bữa. Và mọi người đều biết cả. Còn tất cả các chuyện đưa ra Hội đồng nhân dân cách thức này khác …. nó chỉ là hình thức. Thế thì tất cả cái chuyện ấy bây giờ nó cứ tiếp diễn thế chúng ta coi như là chúng ta không biết gì cả.
Thế liệu một cái xã hội như thế, một cái thể chế như thế có thể đi đến hiện đại và công nghiệp hóa được không? Làm gì có chuyện! Làm việc nó phải đàng hoàng, phải có căn cứ chứ lỵ. Đấy anh Trần Phương còn biết hồi bấy giờ làm mấy công trình lớn để đưa ra bao nhiêu hội đồng, đúng không? Lại mời cả hội đồng giám sát, có cái phải mời cả chuyên gia Liên Xô, họ xem xét kỹ càng lắm. Bây giờ mấy dự án to hơn, tiền to hơn rất nhiều mà cứ gật đầu lia lịa thế thôi. Quyết định ở cái chỗ nào đấy, thế rồi không biết gì cả.
Cho nên thể chế là một vấn đề sống còn và nếu như không có một tiến bộ về thể chế thì không có một tiến bộ thực chất nào hết cả và thể chế ở đây là thể chế của bản thân Đảng. Đảng phải đổi mới, phải có sự giám sát, mọi người phải tự nguyện đặt mình dưới sự giám sát chứ không thể … ở đây mọi người ở đây đều biết cả: vì ông này ông đồng hương với mình, gọi điện thoại là … đấy nhớ, cậu chú ý cái chú ấy nhớ. Thế ít lâu sau chưa thấy gì cả, sao mình nhắc mà cậu không chú ý thế là hôm sau thấy lên cấp thứ trưởng rồi v.v… Nếu như vậy một chính sách cán bộ không trọng dụng người tài mà đưa lên tất cả những cái người như vậy, thì nó làm nản lòng người ta và dẫn đến người ta chạy đi nơi khác người ta làm.
Cái điểm thứ ba mà tôi muốn báo cáo với các anh là tình hình kinh tế vĩ mô và tình hình kinh tế thế giới sắp tới đây hoàn toàn không giống như cái báo cáo của chúng ta mà đang nói đây. Một là chúng ta đều biết hiện nay khủng hoảng lương thực là một vấn đề nhãn tiền. Hai nữa là vấn đề khan hiếm năng lượng là vấn đề nhãn tiền. Thứ ba là vấn đề biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam là rất là rõ ràng. Tất cả những các cái điều đó có thấy thể hiện vào đây đâu. Không thấy thể hiện gì cả.
Cái thứ tư là kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô, thì tất cả anh em chúng ta ở đây đều biết rằng là nền kinh tế của chúng ta cần phải qua một giai đoạn ổn định, phải giảm sốt, phải giảm các mất cân đối trước khi tiếp tục tăng trưởng. Bây giờ mọi chuyện coi như cứ thế là tiếp tục diễn ra và sẽ “tăng trưởng nhanh và bền vững”. Làm gì có câu chuyện diễn ra như thế được!
Tôi xin báo cáo các anh các chị hiện nay các ngân hàng thương mại của chúng ta nhá … tôi vừa hỏi, trao đổi với chị Dương Thu Hương đây thì theo như chỗ tôi được biết một số ngân hàng thương mại nhỏ của chúng ta hiện nay là đã có mùi khét. Mùi khét lắm rồi, chứ không phải đơn giản. Nếu như ông ngân hàng nhà nước ông không bơm vào và cái thị trường liên ngân hàng vừa rồi không có cứu cho thì có một số chỗ đã có diễn biến phức tạp.
Trong tình hình đó ông cứ tiếp tục diễn ra mãi cho nên tôi nghĩ rằng tất cả các việc này thì cần phải có một sự thảo luận, phải nhìn thẳng vào sự thật, bởi vì rằng là tất cả các cái chuyện mà không nhìn thẳng vào sự thật sẽ không lừa được sự thật. Lừa được con người thôi còn đến lúc nào đấy thì cuộc sống quay lại mới trừng phạt và lúc bấy giờ sẽ rất là lớn. Cũng xin lưu ý là cái nợ công đã tăng lên rất nhanh chóng từ năm 2007 cho đến nay là tăng lên và hàng năm càng tăng lên và Việt Nam trở thành một cái nước tích cực vay nợ nhất trong khu vực này. Trong tất cả các nước chúng ta đều thấy Việt Nam rất là tích cực.
Một cái điểm nữa tôi cũng xin báo cáo là như chúng ta thường nói là chúng ta tăng trưởng cao. Tôi xin báo cáo là Việt Nam tăng trưởng kém Singapore nhiều. Singapore nó tăng trưởng 15,2%, 13, … 15,2% là bởi vì là … Báo cáo với anh Trần Phương không phải chỉ có công nghiệp điện tử, công nghiệp sinh học mà nó mở du lịch, nó mở sòng bạc và nó mở cả một cái công nghiệp dịch vụ khác nữa. Và bây giờ thử đăng ký vé máy bay đi Singapore xem, trời ơi, bảo ông … chậm quá phải đến tháng nữa mới đến lượt ông. Không có ông chịu khó đến Pháp vậy chứ nếu không có thì không có đâu. Thế thì tất cả những cái đó chứng tỏ rằng các nước chung quanh của chúng ta nó đột phá rất lớn. Chứ không phải là không đột phá mà nếu mình không có sự đổi mới thì tôi e rằng mình còn lạc hậu hơn Campuchia. Chứ đừng nói gì… Còn lạc hậu hơn ông Lào nào chứ không phải đơn giản.
Cho nên tôi nghĩ rằng là mình cần phải nhìn thẳng vào sự thật và có ba cái vấn đề cần phải giải quyết và nói rất rõ trong cái tình hình hiện nay ở đây. Tức là vấn đề thể chế, vấn đề lợi ích nhóm, vấn đề chia chác và vấn đề vận hành và sử dụng quyền lực một cách hết sức là tùy tiện. Đấy là một cái điều cần phải nói rất là rõ ràng. Cần phải có cái sự giám sát từ trong Đảng, quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội đối với nhà nước phải làm rõ ràng, nếu không không có được cái sự tiến bộ này thì thực chất chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu cả. Thế thì tôi xin phép dừng lại ở đây. Xin cám ơn!
Trần Phương: Anh nào nhể? Anh Hương, xin mời anh.
Nguyễn Đình Hương: Kính thưa anh Trần Phương, thưa tất cả các đồng chí.
Trần Phương: Anh ngồi xuống cho nó vào máy của anh.
(02h 27’20”) GS Nguyễn Đình Hương (cựu Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội):
Tôi xin tán thành rất nhiều ý kiến của các đại biểu vừa nêu. Nhưng tôi vẫn có hy vọng là có thể là đóng góp của chúng ta phần nào đấy vẫn có thể sửa chữa được và vẫn có thể nêu được một vài khía cạnh nó thông suốt giữa ba cái văn kiện. Thứ nhất là cương lĩnh. Thứ hai là nhân lực. Thứ ba là văn kiện đại hội Đảng.
Các đồng chí có nói nhiều vấn đề nhưng ở đây tôi chỉ nêu một khía cạnh là trong ba văn kiện này nói về cái cơ cấu là kinh tế thì chưa thật đồng nhất. Thí dụ như là cương lĩnh thì nói là “xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững”, gắn chặt giữa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Thế còn trong chiến lược thì nêu là “đổi mới tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế” thì tôi cho là dùng từ “cơ cấu lại nền kinh tế” có nên dùng hay không?
Các nước, sau mỗi thời kỳ thì đều có chính sách điều chỉnh cơ cấu bởi vì cơ cấu kinh tế của chúng ta cứ nói là trong quá trình đổi mới chúng ta đang đi đúng hướng với kinh tế thị trường nhưng những cái mặt về mặt xã hội và môi trường thì chúng ta cần phải điều chỉnh. Và khi chúng ta đã có một cái lượng vốn nhất định, có một cái tích lũy nhất định thì chúng ta phải điều chỉnh cơ cấu để phát triển cao hơn, bền vững hơn, với qui mô cao hơn. Thế còn trong văn kiện Đại hội thì nêu “đổi mới mô hình tăng trưởng và đổi mới cơ cấu kinh tế”.
Cho nên ở đây, tôi nghĩ rằng là trong ba văn kiện này thì nên có một sự thống nhất về một cái từ ngữ và một cái phạm trù và một số nội dung về cơ cấu kinh tế. Thì chỗ anh Hồ (ngồi cạnh tôi đây) cũng là người mà đóng góp vào chiến lược thì tôi nghĩ rằng là không nên dùng từ “cơ cấu” khái niệm kinh tế mà đây chỉ có cái điều chỉnh cơ cấu theo một cái hướng phát triển bền vững và hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
Thì trong năm 86 chúng ta thấy là đầu tiên ta đổi mới tư duy thì đổi mới tư duy ở đây là chúng ta từ kế hoạch sang thị trường và chúng ta đã thành công trong vấn đề là theo đuổi kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế hiện nay của chúng ta và chúng ta đã có những thành quả nhưng những cái mặt về mặt xã hội, về môi trường thì chúng ta có những cái bất cập. Cho nên là trong cái giai đoạn 2 linh một (2011?) này thì chúng tôi cho là bắt đầu đổi mới tư duy. Mà đổi mới tư duy ở đây là phải lấy cái chất lượng hiệu quả, phát triển bền vững, hiện đại làm cái hạt nhân.
Đấy là một cái điều mà chúng tôi nghĩ là giai đoạn này là chúng ta phải làm thế nào để mà điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. Và lấy lao động chất xám làm trọng tâm, lấy công nghệ cao làm bàn đạp và ngay kể cả đồng tiền làm thế nào để chúng ta phấn đấu tiền của chúng ta có thể là đổi được so với các nước trong khu vực và thế giới. Ví dụ EU thì người ta có đồng tiền chung. Liệu Việt Nam có thể có một đồng tiền chung với ASEAN hay như thế nào đấy để chúng ta làm thế nào để đồng tiền của chúng ta phải là bền vững, chứ nếu mà chúng ta mất giá và đồng tiền không ổn định thì chúng tôi cho là sự phát triển lâu dài của Việt Nam phải có những cái khó khăn.
Cho nên ở đây những khâu đột phá thì chúng tôi nghĩ là đột phá ở đây là đổi mới tư duy phát triển, đổi mới tư duy theo hướng hiện đại mà lấy lao động chất xám, công nghệ cao, đồng tiền có giá làm cơ sở nền tảng. Và trên cơ sở đấy chúng ta sẽ cơ cấu, điều chỉnh cái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
Và tôi cho là trong ba bản văn kiện này đã bắt đầu có tư duy đổi mới. Thí dụ, trước đây là, chúng tôi nói thêm, là ta phân vùng theo kiểu ngang, nhưng đây đã bắt vào những cái tư duy là phân vùng theo là … hợp theo là … cung, là coi như bắt đầu theo hàng dọc, mà hàng dọc này của Việt Nam là rất quan trọng. Bờ biển là biển … hải đảo là một cái vùng, đồng bằng là một vùng, miền núi và trung du là một vùng.
Chính vì vậy cái cách phân vùng như thế này thì chúng ta phải hợp lực được rất nhiều vấn đề để chúng ta có thể tạo ra được những sản phẩm có thể cạnh tranh trên thế giới. Hiện nay chúng ta đã có mười một, mười hai mặt hàng coi như chủ lực ra nước ngoài và xuất khẩu thì làm thế nào trong 5 năm tới,10 năm tới chúng ta có được cái sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn và có thể cạnh tranh trên thị trường của quốc tế. Thì cái đấy thì tôi cho lại là vấn đề đột phá. Đấy là tôi xin bổ sung thêm một vài ý kiến rất là nhỏ trong ba cái văn bản để là đóng góp chung của hội thảo chúng ta. Xin cảm ơn!
Trần Phương: Cám ơn anh Hương. Anh Phong. Mời anh!
(02h 32’ 35”) GS Lê Du Phong (cựu Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân):
Kính thưa anh Phương, tôi thì không định nói vì đã có bài gửi các anh rồi. Và có thể nói là nhiều ý tôi nói thì các anh cũng đã nói cả rồi. Nhưng mà tóm lại tôi có mấy cái nhận xét như thế này.
Qua đọc ba cái … toàn bộ văn kiện này, thì không phải là sáu điểm như anh Trần Phương, nhưng mà tôi có rút ra bốn cái kết luận như thế này.
Thứ nhất thì tôi nghĩ là tất nhiên là cũng có những cái tiến bộ nhưng nhìn chung thì tôi rằng cả ba cái văn bản này tư duy lý luận nó vừa cũ kỹ, vừa mâu thuẫn. Cái thứ hai là xa rời thực tiễn quá, xa rời thực tiễn cuộc sống quá. Thứ ba tôi nghĩ là nó hơi xem thường lịch sử. Và thứ tư là nó không gắn mấy với thời đại. Tôi phải nói là đấy là bốn cái nhận xét mà tôi thấy là đọc văn kiện thì tôi thấy như vậy.
Thì tôi xin minh họa một vài điểm thôi. Thứ nhất là nó cũ kỹ là thế nào, cũ kỹ tức là như anh Lược đã nói đấy, cho đến bây giờ vẫn mô hình kinh tế là “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất”, các tư liệu chủ yếu. Mà các anh biết rồi, cái mô hình kinh tế XHCN với chế độ công hữu XHCN thống trị với hai hình thức toàn dân và tập thể, nó đã tồn tại 70 năm và cũng 70 năm thực hiện mà các nước XHCN và Liên Xô chứng tỏ rằng nó không tạo ra được động lực phát triển và nó triệt tiêu luôn phát triển đi. Thế bây giờ vẫn còn trở ngại cái này và cái này nó thụt lùi so với cương lĩnh năm 91. Cương lĩnh năm 91 chỉ nói là… như anh Lược đã nói, là cương lĩnh năm 91 nói phát triển nền kinh tế hiện đại. Vâng. (Tiếng bàn tán xôn xao). Vâng. Và nói như vậy nó phù hợp với quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất thôi. Nay lại quay lại chỗ ấy thì tôi nói như vậy tức là tư duy rất lạc hậu, rồi mâu thuẫn là mâu thuẫn như chỗ hôm xưa ta nói đấy.
Các thành phần kinh tế đều là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đều cùng tồn tại lâu dài, bình đằng, hợp tác …(không nghe rõ). Nhưng ngay sau đấy thì … (không nghe rõ) “trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo”, kinh tế tập thể phát triển mở rộng. Và kinh tế tập thể của nhà nước cộng với kinh tế tập thể là nền tảng. Câu đấy không … , là mâu thuẫn ngay câu trước rồi. Đã là chủ đạo, đã là nền tảng thì làm quái gì có bình đẳng ở đây nữa. Tức là đưa ra cái chủ đạo, đưa ra cái bình đẳng thì có nghĩa là phân biệt đối xử rồi. Thế thì làm câu bình đẳng…(không nghe rõ), đã là bình đẳng lại có phần chủ đạo làm nền tảng, thế thì làm gì có cái chuyện. Tôi nghĩ là đấy là những cái lý thuyết, những cái tư duy rất là cũ và mâu thuẫn với nhau.
Cái thứ hai tôi nói xa rời thực tiễn là sao? … Là cái nền kinh tế của nước ta nó có phát triển theo như chúng ta … (nghe không rõ) đặc biệt là cái lòng tin của người dân đối với Đảng, đối với chế độ, đối với đất nước. Sự lãnh đạo của Đảng hiện nay nó có như chúng ta viết như thế này không? Xin thưa các anh là đến năm 2009, tám tháng 2010 là ba năm tám mươi ngày … (không nghe rõ) nó là thế nhưng một cái gì đấy rồi. Mà chúng ta đi ra ngoài đường chúng ta hiểu hơn, tiếp xúc với dân chúng ta hiểu hơn, họ bức xúc như thế nào, nhưng chúng ta … (không nghe rõ) tất cả cùng vô tư tốt đẹp, tất cả mọi thứ thì là tôi nói như vậy.
Nói là xem thường lịch sử nghĩa là gì? Chúng ta viết là “CNXH là điều kiện bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”, thế hóa ra là các triều đại trước của cha ông chúng ta độc lập dân tộc mỗi một triều đại là vài ba năm năm, người ta không có CHXN mà vẫn độc lập dân tộc chứ có mất độc lập dân tộc đâu. Thế thì chỉ có CHXN mới bảo đảm vững chắc, nói như thế quá xem thường lịch sử. Mà thực tế bây giờ chúng ta độc lập đây, nhưng chúng ta cũng đã có CNXH đâu … Định hướng XHCN (…) Thì tôi nghĩ là … (…) cho nên là, viết như thế là xem thường cha ông. Đấy là một việc.
Hay là chúng ta không gắn bó lắm với thời đại và nó có cái gì đấy thì tôi nghĩ rằng nếu mà khi thực hiện những cái điều đưa ra thế này thì có lẽ đến năm 2020 chúng ta tụt hậu, tụt xa so với các nước. Tôi xin nói là một năm 2003, à 2001, thì GDP bình quân đầu người của Malaysia là 3.700, đúng không? Năm 2006 của Thái Lan là 3.200 thì chúng ta đến năm 2020 thì chúng ta mới được 3.000, 3.200. Như vậy là năm 2020 GDP chúng ta mới bằng 2006 của Thái Lan và mới bằng 2001 của Malaysia. Và như vậy còn 10 năm nữa thì ba thằng cha này nó chạy đi đâu rồi chứ có phải nó ở đấy mãi. Thì tôi nghĩ chắc là còn tụt xa nhiều chứ không phải như thế này. Hay là chúng ta cứ tự hào là tăng nhanh, tăng này khác. Tôi nói là chúng ta có tăng nhanh đâu kính thưa các anh. Hungary (ở đây có anh Thanh học Hungary), năm 2001 xin thưa các anh GDP bình quân đầu người của Hungary là 5.100 đô la và 2008 là 15.400. Như vậy, tức là trong vòng có 7 năm người ta tăng GDP ba lần. Còn thằng Nga đấy, năm 2005 là 5.000 thì năm 2008 là 11.000 tức là trong ba năm nó tăng gấp 2 lần. Chúng ta 10 năm, nào là đột biến nào những là phát triển, đi tắt đón đầu này khác, 10 năm tăng được 2 phẩy mấy. Mà cứ coi như thế là ngon lành, tức là không cần biết thiên hạ nó đi đâu, chỉ cứ thế nói ta. Mà xin thưa tôi nghĩ đến bây giờ Malaysia năm nay nó là 8.000, thằng … năm 2008 là 8.000, thằng Thái Lan là 4.400, hơn 4.000, thì cũng chưa ai nói nó là nước công nghiệp cả. Ta có 3 nghìn mấy mà nói “cơ bản là nước công nghiệp”, … thì có lẽ là hơi xem thường thiên hạ và không quan tâm gì đến thiên hạ cả (…).
Thì đấy tức là tôi cho chính vì vậy cho nên là phải có … trong cái này, trong tất cả các loại đột phá, tôi thì tôi cũng không tán thành cái đột phá này đâu. Tôi cho là đột phá đầu tiên chính là phải thay đổi thể chế chính trị, tôi đồng ý như các anh đã nói, đổi mới (…) Việt Nam là vì xin thưa với các anh thế này, từ năm 86 chúng ta đã thay đổi thể chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường nhưng mà 25 năm nay cái thể chế chính trị cơ bản vẫn như thế thôi. Và bây giờ nó trở thành cái lực cản của sự phát triển nếu không thay đổi. Cho nên tôi cho rằng phải đột phá chính là đột phá thể chế. Đấy. Xin hết!
(02h40′) Trần Phương:
Bây giờ còn 15 phút nữa. Tôi xin phép nói một đôi ý thôi chứ tôi …(không nghe rõ) nói hết ý của tôi đâu. Tôi rất đồng ý với nhiều ý kiến nhưng mà tôi muốn nói thêm là hiện nay người Việt Nam chúng ta thích nói một cách, làm một cách. Thế tôi hỏi ông là bây giờ ông nói là nền tảng của ông là chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì đây nhỉ? Thế ông không nói chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đâu? Cái chuyện đó xa xôi, với các nhà ảo thuật thôi. Có phải không? Thế bây giờ chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì mà ông nói là nền tảng của ông?
Chúng ta đã trải qua 70 năm, người Việt Nam thì 20 năm, ông xây dựng CNXH theo nguyên tắc mà ông Mác đưa ra. Là gì? Chuyên chính vô sản về mặt chính quyền. Thứ hai về mặt kinh tế thì lấy chế độ công hữu làm nền tảng đấy. Thu hẹp và xóa dần cái kinh tế tư nhân và thị trường tự do, rồi phân phối theo lao động v.v… Nhưng mà bây giờ ông xem lại tất cả những nguyên tắc đó ông có làm không? Tôi nghĩ ông từ chối rồi còn gì nữa. Có phải không? Khi các ông đổi mới … à … người Việt Nam thì giỏi cái chỗ rằng là ông dùng danh từ để ông lẩn trốn. Ông nói là ông “đổi mới” nhưng thực ra ông “thụt lùi”.
Tôi có lần viết cho lời nói đầu một bài viết của anh Đặng Phong về tư duy kinh tế. Tôi nói đổi mới thực chất là ông lùi lại. Ông tiến lên chế độ công hữu như bây giờ đó thì ông phải lùi lại rồi. Ông từ chối cái kinh tế tư nhân nhưng ông phải thừa nhận cái kinh tế tư nhân, thừa nhận kinh tế năm thành phần, nhiều thành phần, thậm chí thừa nhận cả chủ nghĩa tư bản. Thế là ông thụt lùi chứ. Tôi không gọi là thụt lùi mà là bởi vì cái thời kỳ mà ông xây dựng CNXH từ năm 60 cho đến năm 80 là ông theo cái tư tưởng tả khuynh. Ông theo một cái tư tưởng giáo điều, mà cái điều này tôi nói là ông Mác sai. Ông Mác sai dự kiến là CNXH, với những đặc trưng đó, là dự kiến của ông Mác là sai. Ông Mác có nhiều cái dự kiến phải nói là thiên tài, nhưng riêng dự kiến là những đặc trưng của CNXH là ông Mác sai. Nhưng mà chúng ta không thừa nhận rằng ông ý sai. Chúng ta cứ làm giả vờ như là ta vẫn theo ông Mác. Thì xin lỗi, ông giả vờ ông Mác thì ông đã thay đổi hành động của ông rồi.
Cho nên cái đổi mới của ông nó thực chất là ông lùi lại chứ không phải là ông tiến lên. Lùi lại chế độ sở hữu tư nhân. Ngay cả chế động công hữu ông cũng phải cổ phần hóa bớt đi. Vì công hữu đó, ông có hiệu quả đâu. Trừ mấy thằng to tổ bố thì không ai làm nổi. Dầu khí này, điện lực này v.v… thế còn nói chung một loạt các cái công hữu của ông đó là nó làm bố láo, nó tiêu tốn đất đai và vốn của nhà nước rất nhiều. Nhưng mà ông cứ ôm lấy nó để tưởng là CNXH. Cho nên tôi nói rằng là chúng ta đổi mới mà thực ra là lùi lại chứ không phải đổi mới. “Đổi mới” là so với những cái chúng ta đã làm sai 20 năm thì gọi là đổi mới. Ông đổi mới theo kiểu đó, theo ông là sai 20 năm rồi. Bây giờ ông đổi mới thì ông phải sửa cái sai ấy đi. Nhưng thực chất ông lùi lại (có tiếng nói xen vào rất nhỏ).Vâng, vâng, ông trở lại. Bởi vì thế này, thực ra tôi nói là Mác nói là triệt tiêu cái chế độ tư hữu, tôi nói là luận điểm của cụ là sai. Bởi vì, 70 năm Liên Xô và Đông Âu, Đông Âu thì 40 năm thôi, ông triệt tiêu cái chế độ tư hữu. Thế là nền kinh tế mất động lực, mất động lực, ông phải lùi lại, thực chất ra ông lùi lại đấy chứ. Việt Nam ta cũng phải lùi lại đấy chứ.
Cho nên tôi nói là chúng ta … đây thì không biết góp ý kiến rồi để rồi người ta như thế nào?) nhưng ý tôi thì thế này này, ông đừng tiếp tục nói như bịp người ta. Tôi nói ví dụ như bây giờ, là vì ông nói là nền tảng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin cho nên rằng tất cả các trường ông đều bắt nó dạy chủ nghĩa Mác – Lênin. Lắm lúc tôi bảo: trời đất ơi, ba cái thằng trẻ con này đó, nó học một mẩu của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nó biết cái gì. Nhưng mà cứ vẫn phải bắt buộc làm như thế. Còn bây giờ trong cái cương lĩnh này, trong cái gì này … thì ông đều nói chủ nghĩa Mác – Lênin và ông đều nói XHCN. Nhưng tôi hỏi các anh đây, các anh đây là người đọc sách nhiều nhất rồi đây. Tôi hỏi ông CNXH bây giờ là cái gì? Tôi đố ông trả lời được đấy. Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị. Còn ông, thu hẹp cái sở hãu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân, rồi thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi. Thế bây giờ cái CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây? Có nhiều người bảo rằng thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu là gì … “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh”, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông. Đấy không phải CNXH! Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh, anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na uy chưa? Nó không xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn mình thì tất nhiên là hơn ông rồi. Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh” mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ không đúng! Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông.
Đại hội X, tôi đã nói trước cái Bộ chính trị trước khi các anh đưa … bởi vì thế này này: tôi được cái ưu điểm là người ta mời mình vì mình là một thằng lão thành, lâu năm quá rồi mà chưa chết cho nên người ta cũng mời mình phát biểu. Nhưng tôi nói là các anh định nghĩa cho tôi nghe là cái CNXH mà chúng ta chủ trương đây là nó là cái gì? Cũng không ai trả lời. Rồi tôi hỏi là ông nói định hướng cái XHCN thì cái định hướng đó là cái gì? Tôi xin lỗi các nhà lý luận ngồi đây đó, là ông cũng không trả lời được. Có phải không ạ? Ông nói về định hướng XHCN thì định hướng của ông là cái gì đây? Ông nói tôi nghe. Ông bảo là xóa đói giảm nghèo. Xin lỗi ông, cả thế giới nó làm. Mà Liên hợp quốc nó đang giúp ông hẳn cái việc ấy đó. Thế chả nhẽ nó giúp ông xây dựng XHCN nhà ông đấy à? Xóa đói giảm nghèo, giỏi lắm thì ông nói được cái định hướng XHCN là xóa đói giảm nghèo, nhưng mà ông còn thua xa ba cái thằng tư bản.
Cho nên tôi cảm thấy là … viết thế nào thì tôi chưa nói, nhưng đại để là ông đừng đao to búa lớn quá. Lúc nào cũng là “nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin”, lúc nào cũng là “định hướng XHCN” rồi “xây dựng CNXH” và thậm chí bây giờ có chỗ ông còn viết là “chúng ta đang quá độ lên CNXH”.
Năm 1991, khi bước vào Đại hội VII, ông Phạm Văn Đồng, và ông Đỗ Mười lúc đó làm Tổng bí thư ông mời tôi lên ông hỏi ý anh bây giờ chúng ta sắp vào Đại hội VII, chiến lược bây giờ ý anh thế nào? Tôi nói thẳng với các anh ý một câu, chỉ có ba người thôi, ông Phạm Văn Đồng, tôi và ông Đỗ Mười. Tôi nói là: “Theo tôi thì hết thế kỷ này con cháu chúng ta mới nghĩ đến được CNXH, còn bây giờ thì chưa”. Tôi nói hết thế kỷ 21 đấy. Và tôi chứng minh bằng cách là tất cả các dự đoán mà các nhà toán học giúp tôi làm trong đó có cả anh Quang Thái đây. Tôi nói là hết thế kỷ 21, chúng ta mới đạt đến cái mức thu nhập quốc dân đầu người là mười ngàn đô la hoặc mười lăm ngàn đô la. Mà các anh biết rồi đó, Liên Xô khi bị sụp đổ là suýt soát mười ngàn đô la, tính theo thu nhập quốc dân Việt Nam mới có bảy nghìn thôi. Nhưng thực ra nếu tính theo GDP thì cao hơn. Thế thì cuối thế kỷ 21, chúng ta mới đạt được cái mức mà người ta đã đạt rồi, người ta từ chối CNXH. Tôi nói thật là năm 90, Liên Xô từ chối CNXH đấy chứ. Thực ra CNXH mà mình theo đuổi 70 năm là thất bại rồi, bởi vì … con đường khác. Chúng ta và người Việt Nam chúng ta có thừa nhận không? Tôi nói chúng ta phải thừa nhận, đặc biệt là những nhà lý luận. Ông phải trung thực với chính ông. Tôi nói là khi chúng ta đổi mới là chúng ta gì, là chúng ta lùi lại. Lùi lại chế độ tư hữu, lùi lại nền kinh tế thị trường, từ bỏ cái mô hình CNXH mà do Mác phác thảo ra. Tôi không xét ông Mác đâu, bởi vì ông Mác đấy là phác thảo thôi, ông ấy dự báo thôi. Ông dự báo ở chế độ tương lai chứ không thể trách ông ý được. Ai bảo chúng ta những người cộng sản sau này, chúng ta lại coi cái dự báo của ông Mác là nguyên lý. A!? Nguyên lý thì là bất di bất dịch và hình như trở thành cái kinh thánh. Đó là tại những người cộng sản sau này chứ không phải là tại ông Mác. Ông Mác nói là dự báo của tôi cơ mà. Mà dự báo thì đương nhiên cái người dự báo có thể đúng, có thể sai. Cho nên tôi nói rằng cái cách viết của chúng ta đó, lúc nào là nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, lúc nào CNXH. Rồi hôm phát biểu với bộ chính trị, tôi nói là đề nghị các anh không nên nói là kinh tế nhà nước là chủ đạo, không thể nói là chủ đạo được. Nhiều nhất thì nói là nòng cốt thôi. Chủ đạo là thế nào? Chủ đạo thì tức là ông phải chi phối chứ. Ông làm sao mà chi phối được. Tôi nói tôi đố ông bây giờ chi phối đó. Cho nên ông nói một đằng, ông làm một nẻo. Tôi thì tôi chỉ chê như thế thôi.
Đặc biệt là cái thời kỳ mà đang viết cái này đó thì ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu viết hai bài, tôi phải mất cả ngày để đọc vì ông viết dài quá. Nhưng mà cũng là tư tưởng quốc doanh là chủ đạo. Tôi bảo là mấy cái ông tướng này cũ kỹ quá đi. Nhắm mắt trước thực tế. Tôi nói hẳn ở chỗ với Bộ chính trị là không nên nói là chủ đạo. Anh nói thế là sai với thực tế chứ không phải quan điểm gì cả. Thực tế không phải là kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tôi nói ngay như là ví dụ Vietcombank này, một lô cái nhà băng của ông đó, ông đã nắm cái chi phối rồi. Thế bây giờ ông đem cổ phần hóa, rồi bây giờ ông đem hô hào là bây giờ hạ lãi suất nữa. chứ không người ta không thích nổi. Cho nên là cái cậu có mấy “quả đấm thép” á, tại sao cậu không hạ nó xuống trước? Cái nhà nước của ông là có mấy cái ngân hàng to tổ bố, gần như toàn bộ vốn của cái đất nước này ông nhét vào đấy rồi. Thế ông không hạ nó xuống thì ông hạ đi. Ai bảo ông thương mại hóa nó rồi không hạ nổi. Thế thì tôi hỏi ông, vậy ông sử dụng cái quả đấm thép của ông để làm gì đây? Có phải quả đấm đây đâu, ông nói một đằng ông làm một nẻo. Tôi nói là nếu mà tôi có quả đấm thép đó thì tôi duyệt (?) công văn, các cậu chỉ bắt các doanh nghiệp nhận lãi 12% thôi chứ không phải 14% với 16%, có được không? Sao lại không được. Nhưng mà không phải. Ông đâu … đấy không phải quả đấm thép của ông đâu. Cho nên tôi nói là chúng ta nên từ bỏ cái lối mà nói một đằng, làm một nẻo. Nếu nói rộng ra một tí là ông bịp những người không hiểu biết. Chứ tôi nói xin lỗi ông, các nhà lý luận ngồi đây, ông đọc sách hàng vạn trang, ông biết thừa đi, ông nói như thế là ông nói bậy. Ông bịp người ta. Có đúng không? Đó là một điểm.
Cho nên tôi đề nghị là nếu ông có trung thực với ông thì cái cương lĩnh của ông đó thì ông phải xác định cho tôi xem cái định hướng XHCN là cái gì? Mà cái CNXH ông theo đuổi nó sẽ là cái gì. Chứ bây giờ chính ông cũng bí cơ mà, chính ông cũng bí. Tôi nói là những người viết cái chiến lược đó, ông định nghĩa được đâu. Cái xã hội XHCN mà ông nói là cái gì đây? Anh Đào Công Tiến thì bảo là mô thức, mô thức cái gì? Đại để ông nói tôi nghe rõ thế nào là CNXH, theo ông quan niệm. Còn nếu mà ông nói là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh” thì xin lỗi ông, bọn tư bản nó đầy. Nó làm như thế cả. Ông làm chả khác gì nó (có tiếng bàn tán xôn xao nhỏ), thậm chí kém hơn nó. Đó là vấn đề, tôi chỉ nói điểm thứ nhất thôi về lý thuyết. Nhưng mà mười một rưỡi rồi thì ta đề nghị ta nghỉ thôi rồi chiều ta nói tiếp nhé.
Ban tổ chức xin kính mời các đại biểu dùng cơm ở phía bên ngoài sảnh.
(02h55’39″)
(03h 11’50”) Trần Phương:
Bây giờ chúng ta làm chưa? Kém 20 rồi. Nếu vị nào chưa đến thì có khi là không đến nữa. Ta cứ làm dần đi.
Tôi xin phát biểu tiếp tục điều lúc nãy nói. Tôi thì nói thật là tất cả những điều tôi nói thì để muốn nói rằng ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái Đảng này nó phải tiến lên đến đâu, nó đi theo con đường nào? Thế nhưng mà cái cương lĩnh của ông đó, ông nói chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin, thì tôi đồng ý với anh Tiến, có điều đúng và có điều sai rồi. Nhất là những dự đoán của Mác và Lênin đó, về cái gọi là CNXH sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi. Thất bại thì rõ ràng rồi, ông nói là chế độ công hữu thì chế độ công hữu làm mất động lực của xã hội, ông phải trở lại chế độ tư hữu đấy. Ông nói là chuyên chính vô sản thì ông phải trở lại chế độ dân chủ đấy. Ông nói là phải kế hoạch hóa tập trung cuối cùng ông phải trở lại kinh tế thị trường đấy. Rõ ràng là một sự thất bại rõ ràng rồi, thế giờ ông nói cái gì đây?
Cho nên là ông nói chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta thì tôi không hiểu các vị xác định là nền tảng tư tưởng, cái gì là nền tảng? Còn cái gì không là nền tảng chứ?
Tôi nói ngay như là cái dự đoán của ông Mác về chủ nghĩa cộng sản thôi, tôi nghĩ là có thể 100 năm trước đây thì ông nghĩ thế có thể được, có thể được. Nhưng bây giờ thì ông không thể nghĩ thế được rồi. Bây giờ cả cái trái đất nó có sáu tỷ rưỡi người mà đến nước sạch cũng thiếu đây này. Chứ ông đừng nói đến năng lượng nữa, nước sạch cũng thiếu rồi đây này. Thế làm sao mà ông sống chủ nghĩa cộng sản theo kiểu như mô tả là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu được”. Bất lực hoàn toàn! Cho nên ngay cái “chủ nghĩa cộng sản” cũng trở thành ảo tưởng. Bây giờ không thể nghĩ đến thế được.
Tôi nói là mới đến thế kỷ 21 này thôi, mới có sáu tỷ rưỡi người thôi, mà người ta nói là hết thế kỷ này nó lên mười tỷ người. Mười tỷ người thì đến nước sạch đây đang thiếu đây này, đánh nhau vì nước sạch đây này, Trung Đông đánh nhau về nước sạch đây này. Cho nên cái gọi là “chủ nghĩa cộng sản” cũng là ảo tưởng, cái gọi là CNXH thực chất cũng thất bại rồi. Cho nên tôi nói là đương nhiên là chúng ta không thể chấp nhận là chúng ta tiến lên CNTB được. À … nó mới khổ thế. Nhưng mà không tiến lên CNTB, thì ông tiến lên cái xã hội gì đây là ông chưa nghĩ ra.
Thực tình mà nói, tất cả những nhà lý luận ngồi đây các đồng chí đều đã đọc sách rất nhiều rồi. Ông nào vẽ ra được một cái CNXH cho cái dân tộc này thì ông đấy là ông thánh rồi đấy. Ông thánh Mác rồi đấy. Chưa! Chưa có vị nào làm được đâu.
Tôi khi phát biểu với anh Phạm Văn Đồng, với anh Đỗ Mười tôi bảo là cuối thế kỷ này con cháu chúng ta mới nghĩ đến CNXH được, mới nghĩ đến thôi, chứ còn đã biết CNXH là cái khỉ gió gì mà nghĩ. Nhưng phải đến gần đấy thì mới nghĩ, chứ còn bây giờ thì chúng ta nghĩ cái gì? Cuối cùng ông đã thực thi CNXH thất bại rồi, không có động lực rồi, ông đã trở lại kinh tế nhiều thành phần, ông trở lại kinh tế thị trường, ông trở lại nền dân chủ. Thế bây giờ đó, ông mà cứ nói chuyên chính vô sản người ta chán ông lắm đấy. Có phải không?
Cho nên tôi nghĩ rằng cái cương lĩnh của ta viết đây không có sức thuyết phục. Còn viết lại như thế nào thì thực ra mà nói mình cũng không viết lại được. Mình có thì giờ đâu mà viết lại và những người mà người ta viết ra rồi cũng chả viết lại. Thế thì cuối cùng để làm gì đây? Tôi lắm lúc tôi nghĩ rằng thôi được cứ tung ra cho vui vậy thôi chứ chả ai tranh luận lắm. Giỏi lắm thì mấy thằng lý luận ngồi đây mà tranh luận nhưng cuối cùng thì ông cũng không làm gì cả đâu vì cái người viết lại họ cũng không chịu viết lại và họ cũng không biết viết lại theo cách nào? Nhưng chả lẽ một Đảng lại không có cương lĩnh à? À … mới chết ở chỗ đó đấy.
Ngay Đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi. Tôi nói là “định hướng XHCN” là cái gì? Các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì? Ông phải ghi ra.
Nhưng mà một câu thách đố đơn giản vậy mà họ không làm nổi đâu. Hồi đó, Lưu Bích Hồ còn ngồi trong cái “Ban dự thảo văn kiện” đấy. Tôi nói thật là ngay cả anh Lưu Bích Hồ cũng không viết nổi. Tôi đánh đố thế thôi chứ tôi biết rằng là ông không làm nổi.
Đấy là nói về cương lĩnh. Lúc nãy tôi nói như thế. Mục đích tôi chỉ muốn nói rằng là ông viết cương lĩnh mà không rõ ràng. Thế thôi. Còn chê cái gì thì bảo rằng là mình xây dựng được hay không thì mình có thì giờ đâu, có ăn cơm suốt ngày để mà nghĩ về việc này đâu.
Việc thứ hai là về chiến lược. Tôi thì không nói nhiều nhưng tôi xin đề nghị một số điểm thế này. Tôi cảm thấy chiến lược có nhiều điều không rõ ràng. Đối với nước ta thì nông dân bây giờ chiếm 70% dân số mà nếu ông có bớt đi nữa thì cũng còn 50% dân số. Cho nên tôi cho rằng cái việc đầu tư cho nông nghiệp 30 năm nay quá thấp. Đảng ta, Đại hội V mà tôi đã dự đó là cũng là người trong số viết văn kiện đó, thì chúng tôi khẳng định rằng phải đầu tư tốt hơn cho nông nghiệp.
Nhưng mà 30 năm nay, chúng ta đầu tư được gì cho nông nghiệp? Không được bao nhiêu đâu. Không được bao nhiêu bởi vì tôi nói ví dụ như là đê đập không tốt. Đê có tốt đâu, mà nay mai nước nó dâng lên thì đê của ông có là cái gì đâu. Đập nước, một cái nước mà núi cao, đồng bằng thì hẹp, mưa một cái là nó trôi tuột ra biển. Thế ông không có những cái đập, không có những cái hồ làm sao ông giữ được nước. Cho nên một cái nước như thế này phải biết giữ nước ngọt lại mà dùng, phải có hệ thống thủy nông, phải đầu tư vào khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất. Sắp tới đây chúng ta sẽ có 100 triệu dân, ông nuôi sống cái 100 triệu dân đấy thế nào? Hiện nay, (…) nuôi sống 100 triệu dân có vẻ thoải mái bởi vì ông nghĩ rằng là ông xuất khẩu được, sáu triệu tấn gạo cơ mà. Nhưng xin lỗi, trong khi đó ông lại nhập trên 1 triệu tấn thức ăn gia súc để ông có thịt ông ăn. A! … Cho nên không phải là ông dồi dào đâu. Tôi nghĩ rằng phải nghĩ nhiều về nông nghiệp nữa. Đặc biệt là cái nền nông nghiệp của anh manh mún như thế này. Anh phải tác động thế nào chứ? Ông phải tạo thành như thế nào chứ?
Tôi nói thằng Thái Lan, nó cũng sản xuất tiểu nông như ông. Nhưng nó có hệ thống kho rất tốt để mà xuất khẩu còn ông thì không có. Cho nên tôi nói là rất nhiều chuyện bên nông nghiệp ông chưa làm tốt. Mà đấy là cái nguồn sống của 100 triệu dân. Tôi cho rằng cái Đảng này và cái nhà nước này muốn ổn định xã hội phải lo đến nông nghiệp và nông dân. Ba mươi năm qua tôi chê là chúng ta quá tồi. Cái thời mà tôi làm tài chính thì cóc có tiền. Tôi xin lỗi, lúc đó thì Liên Xô viện trợ với đi vay được hơn 1 tỷ đô la một năm thôi. Thế bây giờ ông có mấy tỷ cơ mà. Bây giờ cái ngân sách của ông mỗi năm là ông có mấy tỷ đô la đấy. Cho nên tôi cho là cái nhận xét của tôi là đầu tư bất cập vào nông nghiệp, cần phải sửa trong cái chiến lược mới này, trong cái mười năm tới đây.
Điều thứ hai là tôi chê là cái phân cấp quản lý 10 năm vừa qua là sai. Anh phân cấp quản lý để biến cái nước này thành rất nhiều vương quốc, là sai! Thà rằng ông làm chế độ liên bang đi, nếu là chế độ liên bang thì mỗi một bang cậu có quyền đến đâu thôi. Chứ làm sao cậu có quyền là … sân gôn, 150 cái sân gôn. Thế nào? Thép. Bây giờ người ta bảo công suất thép là gấp đôi nhu cầu của anh. Cái nước của anh có phải là nước để mà sản xuất thép để đi bán không? Đâu có! Chừng nào mà ông khai thác được mỏ Thạch Khê thì lúc đó ông nghĩ đến cái chuyện đó. Chứ bây giờ ông đã nghĩ đến được đâu. Điện của ông thiếu thì mọi thằng nó mang đến cái nhà máy thép của nó, nó dùng điện của ông rồi nó xuất đi.Xi măng, chưa làm bao nhiêu đã thừa. Sân bay thì tỉnh nào cũng sân bay. Cả nước ông, tỉnh nào cũng muốn làm. Thế cuối cùng đầu tư be bét. Không có cái cảng nào ra cái cảng nào. Cảng nào cũng kêu làm, ông có cảng đấy nhưng đường để đi vào cảng lại không có. Cho nên, đầu tư có thể nói là nham nhở! Chính là bởi vì chúng ta phân cấp quá lộn xộn.
Rồi 15 khu kinh tế. 15 khu kinh tế, làm gì có tiền mà tới 15 khu kinh tế được v.v… Tôi nói là phải bàn lại cái phân cấp quản lý này, chứ nếu mà phân cấp quản lý này đó, (sẽ) đưa chúng ta đi đến cái chỗ lộn xộn.
Điều thứ hai tôi đề nghị là: tổ chức quản lý các doanh nghiệp nhà nước SAI! Chúng ta đã bắt chước … (tôi đã nói điều này với Bộ chính trị rồi, họ mời tôi cách đây độ vài tháng), tôi đã nói rằng các anh bắt chước các nước ngoài không đúng đâu. Nước Nhật chỉ có bộ công thương thôi, “Miti”(?) đó, nhưng anh biết rằng dưới nó là gì? Dưới nó là những tập đoàn Toyota, Sony, Mitsubishi, … là nó cả một vương quốc hoàn chỉnh rồi. Cho nên bộ nó chỉ cần làm chính sách thôi. Còn ta dưới đó là bao (…)? Biết bao nhiêu tổng công ty, biết bao nhiêu công ty nhà nước, bây giờ ai quản? Rồi anh lập ra (các tổng công ty) 90, 91. Anh nói đấy là trực thuộc chính phủ, chính phủ thì ai điều khiển nổi. Đây này, cái khối Vinashin bây giờ nó mới lòi ra. Chính phủ là ai? Việc thằng Vinashin như thế, vay 8.000 tỷ. Vâng, tôi nói 80.000 tỷ phải nói là… Vậy trên thằng Vinashin là ai? Là Chính phủ. Chính phủ làm sao điều khiển nổi. Chính phủ bây giờ là ông thủ tướng à? Đến mười thủ tướng cũng không điều khiển nổi. Cho nên phải tổ chức lại cái việc quản lý tài sản nhà nước. Một cái tài sản khổng lồ mà cái nước này mấy chục năm mới tích lũy được. Bây giờ ai quản nó? Cho nên tôi cho rằng là đây là một đại vấn đề. Không đơn giản một tí nào hết. Rồi tôi nói … mà nhét tất cả các thượng vàng hạ cám, những cái công ty vớ vẩn ba lăng nhăng đút vào các Tổng công ty. Tôi nói ví dụ như là Tổng công ty Lâm nghiệp gì đó đến 100 cái công ty. Trời đất ơi! … Đấy là những cái bọn ăn bám nhà nước. Mỗi một công ty nó đều bám một vài héc ta của nhà nước thì riêng cái việc cho thuê đất thôi cũng không cần làm gì cả, ngồi đấy đánh chén và làm giàu nữa.
Tôi nói là … gọi là tài sản nhà nước này đó, gọi là tài sản toàn dân nhưng ai quản, ai kiểm soát? Đó là đại vấn đề mà Đại hội này phải xử lý đi. Không thể để cho Chính phủ hay Bộ chính trị được. Bộ chính trị tôi nói là Vinashin Bộ chính trị quyết định. Bộ chính trị biết gì mà quyết định nhỉ? Phải có một cơ quan chuyên môn, bao nhiêu chuyên gia thì mới quản được chứ. Cho nên đổ cái trách nhiệm đó vào Bộ chính trị vào ông Thủ tướng là không đúng. Đó tôi cho là cái cơ chế quản lý chưa rõ ràng và không hiệu quả, phải sửa!
Một điều thứ ba nữa mà tôi muốn nói về … các anh nói về thể chế. Nói về thể chế tức là nói về chính trị, và cả kinh tế và cả quản lý nữa. Nhưng mà thể chế thế nào đây? Tôi nói là loài người mới đi đến một cái kết luận cái thể chế phải dân chủ. Nhưng thế nào là dân chủ? Tôi thực tình mà nói với anh rằng chúng ta chưa có cái mẫu nào về dân chủ cho tử tế. Nước Mỹ bầu Tổng thống, toàn dân bầu Tổng thống. Nhưng mà một thằng tổng thống Bush lên muốn gây chuyện với ai thì gây chuyện. Thằng tổng thống Johnson gây chuyện với Việt Nam bầy ra cái chuyện đột kích vào tàu Ma-đốc. Thế thì đấy là dân chủ đấy à? Chưa phải dân chủ! Cho nên thế nào là dân chủ còn phải bàn. Dân chủ pháp quyền, cái thể chế nhất định phải như thế. Nhưng mà cái thể chế pháp quyền thì nó lại liên quan đến Đảng. Đảng ông làm gì? Cuối cùng thì Đảng làm hết, mà Đảng không chịu trách nhiệm, thế nó mới bỏ mẹ ở chỗ đó. Tôi cũng 2 khóa ngồi trong cái Trung ương mà lắm lúc nghĩ bụng bỏ mẹ … nhỉ. Ông quyết đủ mọi thứ nhưng ông có chịu trách nhiệm trước dân đâu, mà dân có bầu ra ông đâu nhỉ? Cho nên Đảng làm gì, đó là một đại vấn đề. Nhà nước làm gì, cũng là một đại vấn đề.
Các anh nói là còn nhiều chuyện nữa. Xã hội dân sự, có người nói với tôi thế này chứ … có một ông ủy viên Bộ chính trị nói với tôi, cái hồi làm cái (dự luật về) “hội” đó, thì ông nói rằng lập ra cái Hội để làm gì nhỉ? Thế là mình lại phải theo cái luật hội mất quyền à? Nghĩa là mất quyền của Bộ chính trị. A! … Họ không thích có những cái luật đó đâu. Mồm thì ông nói là chế độ pháp quyền nhưng mà cái pháp quyền rất to là quyền của dân làm việc gì thì ông lại không muốn. Không muốn có cái quyền đó. Thế cho nên nó phức tạp lắm. Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật đâu. Còn cả vấn đề tư tưởng đấy.
Một điều cuối cùng về chiến lược thì tôi đồng ý với các anh. Hôm nọ tôi đã phát biểu với các anh Bộ chính trị rồi. Tôi nói là các anh nói rằng đến năm 2020 chúng ta thành một nước “công nghiệp hóa … cơ bản”. Thế nào là “công nghiệp hóa”? Người ta “công nghiệp hóa”, người ta mấy trăm năm mới thành “công nghiệp hóa”. Ông một hai chục năm ông thành công nghiệp hóa à? Thế nào là công nghiệp hóa? Thật ra ông đạt được 3.000 đô la một đầu người, đấy mới là mức thấp của loại thu nhập trung bình. Cái bọn Liên hiệp quốc đó, thì nó cũng chả biết cách chia thế nào cả. Nó bảo là 1.000 đô la cho đến 10.000 đô la thì mày thuộc loại trung bình, 1.000 mà 10.000 nó cũng gọi là trung bình. Thế ông 300 ông lấy làm khoái chí lắm rồi. Tôi xin lỗi, ông bịp, ông lừa bịp! Ông có đạt được 3.000 đô la ông cũng vẫn là một thằng còn rất nghèo.
Thằng Thái Lan bây giờ 4.000 đô la đầu người đó, chứ có phải bé đâu, nhưng nó đã là cái gì. Cho nên tôi cho là viết cái mục tiêu đến năm 2020 mà trở thành nước “cơ bản công nghiệp hóa”, hay là cơ bản hiện đại gì đó (có tiếng nói xen). Vâng! Mà có thu nhập có 3.000 đô la thôi thì … xin lỗi, ông bịp dân! Tôi nói thẳng là các nhà viết văn (bản) đó, là ông bịp dân. Dân mình chả … bởi vì … sống có vài trăm đô la, chứ đến 3.000 thì to quá rồi… Nhưng 3.000 đó là cái gì? Cho nên tôi cho là cái mục tiêu không rõ ràng, không đúng, không những không rõ ràng mà không đúng.
Còn một ý kiến cuối cùng thì ông nào cũng nói rằng “tái cấu trúc nền kinh tế”. Ai nói thì cũng (…) cả. Ông nói là phải “phát triển theo chiều sâu”, ông nói là phải “thoát khỏi chế độ gia công”. Tất cả đều đúng nhưng cụ thể thì ông làm cái gì? Chiến lược thì ông phải chỉ cho tôi biết là ông làm cái gì chứ. Ông đề ra ba cái gọi là “đột phá của chiến lược”. Tôi cảm thấy ba cái đó không phải là đột phá. Nói thể chế thì nó là nền tảng của một chế độ, ông nói thể chế, ông chẳng đột phá thì ông cũng phải làm thể chế. Nói muốn phát triển kinh tế thì ông phải có cơ sở hạ tầng, ông phải có đường giao thông, ông phải có điện, đấy là nền tảng, bước khởi đầu của công nghiệp hóa. Chứ sao ông lại gọi ba cái đó là đột phá? Tôi xin lỗi! Ông có thực hiện ba cái đột phá này thì cái chiến lược cũng không tiến lên được. Thế nào là đột phá?
Lắm lúc tôi nghĩ rằng là: ừ thì mười năm nữa chúng ta làm gì đây để cái đất nước ta vươn lên được. Theo tôi nghĩ thì thế này, tôi cảm thấy cái chiến lược này với ba cái đột phá này còn tù mù. Mà không hiểu rằng những cái người viết cái văn bản này đấy tranh luận đến đâu, xác định đến đâu để gọi đó là đột phá. Tôi chưa tin ở cái chiến lược này. Thế còn cái lối văn chương của Đảng ta đó, từ Đại hội IV cho đến bây giờ đều thích nói đầy đủ cho nên cái bản báo cáo chính trị tôi nói là nó la liệt, nó đủ thứ. Cho nên chả góp ý kiến được gì đâu. Tôi cũng đã ngồi hai lần để viết như thế nhưng đại để là nếu thiếu một cái câu “tránh thai” chẳng hạn, thì cái vị phụ trách về dân số đã phản ứng rồi. “Ông phải viết cho tôi một câu như thế”. Viết như thế thì hết bố nó trên đời rồi! Không còn gì mà nói nữa. Cuối cùng là bản báo cáo rất dài, chiến lược cũng rất dài, báo cáo chính trị cũng rất dài. Nhưng mà mọi người đều không biết là ông làm gì để tiến lên. Cuối cùng, ông viết như thế mà vẫn tù mù, không sáng rõ.
Cái lần đại hội trước tôi có nói với mấy anh em là tôi có phát biểu với mấy ông Bộ chính trị, tôi nói là các anh chiến lược thì các anh phải chỉ ra là mấy cái đường hướng là chúng ta sẽ tiến lên 5 năm tới thì chúng ta giải quyết thế này thế kia. Chứ anh viết tất cả thế này thì cuối cùng chẳng ai biết làm cái gì, bởi vì chúng ta làm mọi thứ. Cái bản báo cáo chính trị hay cái chiến lược đều là chúng ta làm tất cả. Thế thì không còn là chiến lược nữa rồi. Đã là làm tất cả thì không còn là chiến lược nữa. Bởi vì chiến lược người ta định nghĩa chữ chiến lược là gì? Là tập trung vào những mũi nhọn nào quan trọng nhất để từ đó gỡ ra. Thế mới gọi là chiến lược chứ. Nhưng thôi mình nghĩ là đây là người ta mời mình phát biểu ý kiến thì cũng phát thôi chứ thực ra mình có ngồi đấy mà sửa đâu. Thì tôi cũng phát biểu với ý nghĩa là người ta trưng cầu ý kiến của mình thì mình nói. Tôi xin hết!
Mời các anh, các chị khác phát biểu ý kiến!
A, anh Trung thêm à. Vâng mời anh Trung thêm, ông có bổ sung thêm gì nữa.
(03h33’45″) Nguyễn Trung:
Tôi xin phát biểu thêm thế này. Trước hết là về những vấn đề kinh tế thì tôi đề nghị nên lưu ý những ý kiến của anh Lê Đăng Doanh. Bởi vì trong những ý kiến của anh Lê Đăng Doanh có nêu lên … mặc dầu là chỉ điểm qua rất nhiều những cái nét về thực trạng của tình hình kinh tế nước ta. Cái phát triển như hiện nay á, là phát triển theo con số đó là chủ yếu, rất nhiều cái không bền vững. Nhờ vào đầu tư mới là chủ yếu, nhờ vào đi vay là chủ yếu, nhờ vào nhập siêu là chủ yếu, và như thế rất nguy hiểm. Cho nên tôi đề nghị Đại hội nên hết sức lưu ý chuyện này. Để làm gì? Để thôi đừng say mê về cái chuyện tăng trưởng con số nữa. Nếu mà còn say mê về chuyện tăng trưởng con số như này đó, thì một ngày nào đó đổ vỡ không biết.
Hiện nay tất cả các Đại hội, các Đảng bộ, các tỉnh đều thi nhau tăng trưởng hai con số cả. Mà như thế thì cực kỳ nguy hiểm. Cho nên tôi thiết tha đề nghị phải ghi bằng được cái ý này và lưu ý Đại hội phải cố làm sao để phản ánh thật, tình hình thực trạng của nền kinh tế nước ta. Rất nhiều cái bong bóng. Rất nhiều cái bong bóng. Đấy là cái đề nghị thứ nhất.
Đề nghị thứ hai, là anh nói về kinh tế chủ đạo, tôi rất đồng ý với anh Phương. Vấn đề chủ đạo đang có rất nhiều vấn đề. Chắc bỏ không được đâu. Thì tôi xin kiến nghị thế này: ba Đại hội này định nghĩa thế nào là kinh tế quốc doanh là chủ đạo? Không định nghĩa nổi. Tôi đề nghị bây giờ thôi không định nghĩa nữa, thì giao nhiệm vụ vậy. Thế này không biết có được không? Kiến nghị với Đại hội, kinh tế quốc doanh chủ đạo là thế nào? Tức là trong những các cái điều kiện mà bình đẳng, công bằng như nhau, kinh tế tư nhân không làm được thì kinh tế chủ đạo phải làm. Có dám khẳng định như thế không? Cho nó rõ ra, bởi vì nếu không thì gọi anh là chủ đạo làm cái gì.
Trong đánh trận với nhau, quân chủ lực phải đi làm những cái việc khó nhất thì trong kinh tế tôi nghĩ cũng vậy. Nhưng mà tôi nghĩ thế này: điều kiện như nhau, luật pháp như nhau, không có bao cấp gì cả. Nhưng vì anh là chiếm 60% vốn của nhà nước cho nên anh phải làm cái trò chủ đạo này. Chủ đạo những cái gì mà kinh tế tư nhân làm không nổi, không tốt bằng, không cạnh tranh bằng. Giờ không định nghĩa được thế nào chủ đạo nữa, bây giờ giao nhiệm vụ vậy có dám không (có tiếng nói xen vào: “Làm ngược lại, người ta sẽ làm những chỗ ngon nhất, tốt nhất”). À, không, không….(có tiếng cười). Cái gì tư nhân không làm được, anh nhớ hộ cái chỗ ấy. Trong điều kiện như nhau (có tiếng bàn tán xen vào: anh làm khó cho các vị ấy).
Đấy là một ý. Ý thứ hai là “chủ đạo”. Tôi đề nghị thế này, xin ghi vào nghị quyết Đại hội các tập đoàn kinh tế quốc doanh bỏ hẳn cái kinh doanh trái nghề, bỏ đi, không lôi thôi gì cả. Thậm chí là bỏ luôn cả cái phần là “được phép huy động 1/3 vốn của tập đoàn kinh doanh trái nghề”, cái đó là không được. Bởi vì sao? Nhiệm vụ chủ đạo không làm được, anh đi anh lấy cái 1/3 này anh làm linh tinh để anh nuôi cái chủ đạo của anh. Tôi đề nghị nên ghi thẳng vào nghị quyết, là: “Tập đoàn kinh tế quốc doanh là chủ đạo không được kinh doanh trái nghề”. Tức là bây giờ nhà nước cần cái gì thì anh làm đúng cái nghề nhà nước giao, bỏ hẳn cái 1/3 để mà kinh doanh trái nghề đi. Và đi kèm theo cái đó, nhà nước bỏ hẳn cái việc là bao cấp quyền và bao cấp vốn từ ngân sách nhà nước hoặc là nhà nước đi vay hộ (…) đối với các tập đoàn nhà nước.
Mà nhà nước phải chuyển hẳn sang một cái chế độ khác. Tức là chế độ mua và bán, dịch vụ công. Tôi cần đường, nhà nước mua thì nhà nước mua dưới cái dạng đấu thầu, tôi cần điện thì nhà nước mua dưới dạng đấu thầu, chứ không có cái bao cấp quyền, bao cấp vốn gì nữa. Tức là nói nôm na là thế này: chuyển hẳn sang hình thức mua và bán dịch vụ công để giao nhiệm vụ đó cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Nếu ta làm được thì tôi nghĩ rằng các anh quyết tâm giữ lấy cái “chủ đạo” thì xin cái “chủ đạo” là như vậy. Đấy là ý thứ hai.
Trần Phương: Nhưng mà anh Trung ơi, ông vẫn thua nó ở chỗ anh phải cấp vốn cho nó.
Ông Trung: Không, không… Nếu cấp vốn thì xin mời anh vay y như điều kiện ngân hàng.
Trần Phương: Cuối cùng ông phải cấp vốn cho nó ..
Ông Trung: Không, không… Anh vay điều kiện. Luật nói rồi: đối xử bình đẳng các thành phần kinh tế mà. Ta cứ luật ta làm. Ta có rồi. Vấn đề là không chịu làm thôi.
Mà trong vấn đề kinh tế xin lưu ý một chuyện nữa. Vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc. Tôi đề nghị vấn đề này cực kỳ nguy hiểm, 90% những công trình kinh tế mới bây giờ là Trung Quốc trúng và đấu thầu, chứ không qua đầu tư. Chất lượng chúng ta biết rồi. Toàn những đề tài, những công trình kinh tế cực kỳ quan trọng ở những cái địa điểm rất quan trọng. Đây tôi không phải kỳ thị gì Trung Quốc cả. Nhưng chẳng may lịch sử có cái quan hệ hai nước như vậy thì chúng ta không thể nào coi cái chuyện phụ thuộc vào Trung Quốc một cách bình thường được. Tôi đề nghị đây là vấn đề Đại hội phải rất quan tâm. Tôi chỉ xin đề nghị thế này, nếu Đại hội chưa làm được cái việc này xin làm ơn vẽ cho một cái bản đồ của nước ta ở những địa điểm nào Trung Quốc có những xí nghiệp gì. Các anh chỉ cần nhìn vào cái bản đồ này thôi các anh sẽ thấy vấn đề nó ra làm sao.
Chưa nói đến chuyện là toàn bộ cái xuất siêu của chúng ta đập vào cái nhập siêu của Trung Quốc không đủ. Các anh xem cái chuyện kinh tế giữa Nhật và Trung Quốc rồi, nó chỉ dọa một câu, nó không bán đất hiếm một cái là Nhật phải rút dù trong cái chuyện … đụng chạm thuyền bè … Cho nên là không thể nào không tính đến cái quan hệ Trung Quốc được. Ta, ta rất muốn hữu nghị nhưng hữu nghị là một việc, cuộc sống đòi hỏi là chuyện khác. Đấy là chưa nói Trung Quốc đang rất đẩy mạnh cái chủ trương chỉ dùng nhân dân tệ trong buôn bán khu vực. Nếu cái chuyện này mà Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa xin các đồng chí, chúng ta không có lối ra đâu. Cho nên vấn đề này tôi đề nghị viết thế nào ra văn kiện thì thôi, tôi không quan tâm, nhưng ít nhất là cảnh báo với Đại hội có cái chuyện như vậy và đại hội có ý kiến về cái chuyện này, không thể bỏ qua được vì đây là vấn đề an ninh, vấn đề sống còn của quốc gia.
Vấn đề cuối cùng, vấn đề nhân sự (có tiếng nói xen vào: phim Lý Công Uẩn … ) À, vâng, vâng, sau đó còn chuyện nữa…cái đó là một vấn đề. Còn vấn đề nhân sự tôi xin đề nghị thế này. Tôi xin lỗi, tôi có theo dõi các cái chuyện bầu cử bây giờ, báo chí nói rất nhiều về cách thức mới, dân chủ v.v.. và v.v… Tôi cứ tạm thời là cứ tin báo chí nói thật đi. Mặc dầu chuyện đó là không thật. Tôi chỉ đề nghị thế này, bây giờ nên ghi vào nghị quyết của Đại hội bây giờ cái nhân sự quan trọng nhất là cái nhân sự Tổng bí thư. Đại hội nên ghi thế này. Thôi được, Đại hội muốn bầu ai đấy là quyền của Đại hội, nhưng Tổng bí thư tôi đề nghị nên có mấy việc. Một, là phải là người gương mẫu thực hiện công khai, minh bạch. Tổng bí thư mà không công khai, minh bạch thì làm sao mà kêu gọi cả nước công khai minh bạch được. Công khai, minh bạch cái gì thì tùy. Nhưng anh cứ công khai minh bạch, khả năng công khai minh bạch của anh đến đâu thì xin anh cứ nói đến đấy. Đấy là việc thứ nhất.
Việc thứ hai, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước càng tốt. Nên có một chương trình hành động, cam kết, nếu mà tôi trúng, nghị quyết Đại hội như thế này vào những vấn đề của 5 năm tới nó có những chuyện này, tôi cam kết sẽ giải quyết hoặc góp phần giải quyết. A, B, C thế này, cam kết đàng hoàng, rõ ràng ra.
Cái thứ ba là đề nghị với Đại hội, có hẳn một cái tổ chức hay cơ chế hay luật gì đó thì tùy, giám sát cái việc thực hiện cái cam kết này và nên làm từ nay trở đi nó thành một cái nếp như vậy. Có thể Đại hội này ta chưa làm được thật tốt nhưng Đại hội sau mới ra. Thì có như thế thì dần dần chúng ta mới chọn được người tài. Thì đấy là những việc tôi không đi vào cái chuyện sửa chữa văn kiện nữa mà xin nêu những đề nghị rất thiết thực như vậy. Xin cảm ơn!
(03h42’11”)
Trần Phương: Vâng, cám ơn anh Trung. Mời anh Sâm!
GS Đào Xuân Sâm (cựu trưởng khoa quản lý kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, từng là thành viên nhóm tư vấn của cố tổng bí thư Trường Chinh trước Đại hội Đảng lần thứ VI, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng):
Kính thưa các anh, các chị! Tôi từ sáng đã được nghe rất nhiều ý kiến rồi, có thể nói là rất chia sẻ với những ý kiến, băn khoăn và những cái diễn giải. Và như vậy có thể nói thế này, quả là vấn đề của đất nước cực kỳ bề bộn. Nếu nói trong khu vực công, khu vực Đảng và Nhà nước thì không có cái gì rõ ràng ngăn nắp cả. Tất cả đều ngổn ngang hết. Còn trong khu vực liên doanh thì có khác, có cái là ta làm ăn có nơi có chốn rồi, có trật tự rồi còn khu vực đảng, nhà nước và khu vực công thì cực kỳ ngổn ngang.
Thì tôi xin trở lại tiếp ý anh Trần Phương nói lúc đầu đụng đến nền tảng tư tưởng, cương lĩnh đường lối thì những năm gần đây tôi có dịp ngồi lại, nghĩ lại cả cuộc đời của mình gắn với cái đất nước này từ cái thời Cách mạng Tháng Tám sau là những sự nghiệp xây dựng kinh tế, giáo dục, văn hóa các thứ thì có thể tôi ngồi nghĩ lại thì có thể nói thế này. Trong đó gần đây thì tôi thấy có điều mà mình tự lý giải. Thưa các anh các chị, chúng ta nói đây nói với nhau thôi chứ biết rằng những người biên tập, làm văn kiện không nghe đâu. Mà có nghe cũng không sửa được đâu, biết cái đó cũng rất là đau, mà cũng phải nói.
Cái thứ hai là, phải nói với nhau vậy, tâm sự với nhau vậy, chúng ta còn mất quyền nói to hơn nữa, nói với quốc dân, không được lên tiếng với quốc dân. Cấm! Tức là ban bí thư cấm, ban tuyên huấn cũng ra thông tin cấm. Thế thì ghê gớm quá. Thôi nhưng mà biết vậy, cho nên có khi là chúng ta phải nói với nhau và như tôi nghĩ đó là đến độ phải nói để người sau, lớp sau trẻ hơn chúng ta gửi gắm lại cho đời sau. Mà hình như trong cái hội năm nay là cái lớp trẻ ít quá. Cho nên không có đâu, gần như không thấy, có anh 50, có anh không biết có được 50 không? Thôi thì thế…
Bây giờ tôi xin nói một điều thế này thôi này. Tại sao nó rơi vào cảnh ngổn ngang thế? Tại sao văn kiện Đại hội nó bề bộn thế, nó lổn nhổn thế? Rồi tại sao cái cuộc đổi mới nó có cái mặt thành công rất rực rỡ mà tôi nói là anh anh … nhiều anh có nói rồi đấy. Tức là trong suốt 30 năm giời, từ năm 79 khai mở đổi mới cho đến bây giờ, là cái dòng chảy từ bỏ mô hình XHCN nhà nước cũ mà nền tảng của nó thì như anh Trần Phương nói rồi. Lý luận về Cách mạng XHCN trong thời kỳ quá độ, cách mạng vô sản, đẻ ra CNTB nhà nước, TBXH, … TBCNXH nhà nước, cái gì cũng nhà nước hết, công hết, nhà nước hết. Thì cuộc đổi mới là gì, từ bỏ cái đó, mà chuyển sang kinh tế thị trường, thiết chế nhà nước pháp quyền và (…). Thì cái dòng chảy đó là chủ lưu trong cuộc đổi mới trong 30 năm nay, mà đã tạo ra được khu vực dân doanh rất rộng lớn.
Bây giờ là 90% dân số … lao động … dân số rồi và đấy cũng là cái tương lai, màu sáng của đất nước. Tương lai. Không có cái đó thì không biết bây giờ chúng ta sống thế nào nữa, vì bên khu vực nhà nước phá phách dữ quá. Phá phách dữ quá! Thế đấy là một cái tôi muốn… Thế thì tại sao bây giờ đất nước ta đổi mới có thành công mà lại có cái khu vực tiêu cực đến như thế? Và tại sao ngổn ngang như thế? Thì có thể có vấn đề từ nền tảng tư tưởng, có vấn đề từ … mà mà tôi muốn nói là, gần đây tôi nghĩ ra, tôi dùng thuật ngữ này: là kiểm kê lại cái hành trang của Đảng về tư tưởng lý luận và đường lối. Tại sao ông nói thế, bởi vì thế này này. Nếu nói nền tảng tư tưởng của Đảng xưa nay hiểu thì trong đó là thánh cả đấy. Không có cái gì sai đâu, đúng không? Nhưng mà tôi muốn nói cái hành trang của anh, trong hành trang tư tưởng lý luận, đường lối của anh có cái mạnh, khá, có cái hỏng. Thì đấy là tôi xin lưu ý, tôi xin phép được nói một chút về cái quá trình ta nói từ Đại IV… (có tiếng nói xen vào).
Nước ta, Đảng ta có một cái thế mạnh cực lớn là có ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng, trong chiến tranh. Và còn để lại cả di chúc cho công cuộc xây dựng và công cuộc đổi mới. Thế thì ta trở lại hành trang của Đảng ta nhé. Trong Đại hội IV, hành trang của Đảng có thể nói là trong hành trang của Đảng đừng nên nói là chủ nghĩa Mác – Lênin, là vì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái không bao giờ có. Chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam không bao giờ có nguyên bản, nguyên gốc trực tiếp chi phối cách mạng Việt Nam, không có đâu. Không có ông nào Mác học cả, không có cái đó mà đều qua cái du nhập, cái gốc Việt Nam du nhập. Thì trong du nhập có hai nguồn. Một là du nhập Hồ Chí Minh và Đảng ta trong cả quá trình cách mạng. Tức là từ cái lúc Việt Nam trải nghiệm cách mạng rồi tiếp thu tinh hoa của nhân loại trong đó tinh hoa của chủ nghĩa Mác – Lênin là cái điều rất cơ bản, mà hình thành trong đó. Cho nên đó là một cái.
Trong hành trang của Đảng, tôi nói là Đại hội IV có hai văn kiện quan trọng nhất. Một là di chúc Hồ Chí Minh. Hai là văn kiện Đại hội IV thì văn kiện Đại hội IV, là GS Trần Phương đã nói rất gọn rồi, văn kiện đó là gì? Là chủ trương theo tư tưởng cách mạng vô sản trong thời kỳ quá độ chuyên chính vô sản. Mà tôi nhớ là, có lẽ tôi đọc lại câu nguyên văn cho các anh các chị nghe có khi lâu ngày quên đi mất, là thế này nhé: “Đường lối của chúng ta là gì? Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, công nghiệp hóa, cách mạng tư tưởng văn hóa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và kết hợp kinh tế trung ương, địa phương sớm xây dựng nước ta thành nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”. Tức là một nước phi dịch vụ và phi thương mại, một nước là phi tư hữu, chỉ có công hữu thôi.
Đấy là Đại hội IV đấy nhá, nguyên văn Đại hội IV. Đại hội IV đấy là cái gì? Hành trang đó là bài học nguyên văn, nguyên bản từ mô hình CNXH nhà nước Liên Xô mà phải nói cái cơ bản là của Stalin. Trước Stalin là Lênin là còn có (…) nữa cơ. Thế mà còn Mác thì mới dự báo xa xôi đến thiết chế đầy đủ là ta kiểu đấy là du nhập. Như thế phải nói là có cái điều các anh hết sức chú ý. Di chúc Hồ Chí Minh viết nói về tương lai xây dựng đất nước như thế nào và cuộc đổi mới và với cái Đại hội IV thì di chúc Hồ Chí Minh có hai điều mà không biết các anh các chị có để ý không. Có nhiều người có lẽ không để ý nhưng hôm nay có lẽ có anh đọc rồi. Một là nói về thế giới nó thế nào, thì ông nói rằng mong cuối cùng của ông là xây dựng nước Việt Nam, toàn đảng toàn dân đoàn kết phấn đấu chứ không phải là giai cấp đấu tranh, đoàn kết phấn đấu. Đến lúc Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh chứ không phải là xã hội công bằng, dân giàu nước mạnh văn minh rồi linh tinh. Dân chủ, một quốc gia dân chủ và giàu mạnh, cơ bản lắm. Một quốc gia như thế.
Thế còn anh gọi nó là CNXH hay không là CNXH, tùy anh. Ông không nói. Di chúc Hồ Chí Minh không khẳng định ta phải tiếp tục con đường XHCN của Liên Xô mặc dù Liên Xô nó còn mạnh và Đảng ta đã du nhập cái mô hình Liên Xô, nhưng Hồ Chí Minh di chúc không hề khẳng định điều đó, mà đưa ra một cái khác về con đường, có thể gọi là CNXH hay là không thì tùy, nhưng mà con đường phải là thế. Đồng thời còn có điều rất quan trọng nữa. Hồ Chí Minh tiên tri cuộc đổi mới cũng trong di chúc thôi, nói rằng cái công việc xây dựng đất nước tương lai rất to lớn, nặng nề phức tạp và cũng rất vẻ vang. Nó có hai điều quan trọng. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại cái gì đã cũ kỹ hư hỏng để chọn những cái mới mẻ tốt tươi. Mà để thành công trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, (ông ấy nói là “cuộc chiến đấu khổng lồ-“đổi mới” đấy) thì phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân. Thế là cách mạng dân tộc và dân chủ chứ không phải cách mạng giai cấp. Còn Đại hội IV là cách mạng giai cấp. Thì tôi nói thế để lưu ý các anh các chị như thế này này. Như thế là ngay Đại hội IV, trong hành trang của Đảng ta về tư tưởng và đường lối là có hai văn kiện đó mà căn bản khác nhau. Mà lúc ấy lúc thời 76 đấy, hầu hết trong Đảng đắm đuối vào cái “cách mạng vô sản”, say mê cách mạng vô sản, niềm tin vào Liên Xô các thứ, là say mê cái đó, quên nghĩ đến di chúc cho nên mới đổi tên Đảng, tên nước luôn. Đó là lầm lẫn của Đảng. Trí tuệ của Đảng lúc ấy còn thấp quá, còn cách xa Hồ Chí Minh nhiều quá. Cái đấy là một cái.
Hành trang đó, tôi nói lại là giữa Đại hội IV và di chúc Hồ Chí Minh căn bản khác nhau. Điều thứ hai nó lại oái oăm thế này là hai cái đó đều có chiều sâu trong tư tưởng lý luận hành trang của Đảng. Bởi vì cái cách mạng vô sản đó, các anh nhớ quá rồi, ít nhất là kể học từ năm 55’ và biết bao nhiêu lần đi học, du nhập giáo khoa rồi tuyển tập các thứ, dạy dỗ các thứ rồi là bằng cấp nọ kia là đều trên cơ sở nó cả. Mà cái hành trang đó đến bây giờ vẫn còn trong trù bị đại hội 11. Chứ đứng nói là nó nông cạn đâu. Tức là trong khối tư tưởng lý luận, chuyên trách về công tác lý luận là ăn rất sâu, có những người gần như coi như đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, nguy hiểm đến như thế. Thế còn cái di chúc Hồ Chí Minh là chúng ta đắm đuối quá về cái này rồi. Cho nên rất chậm hiểu về di chúc Hồ Chí Minh, rất chậm hiểu, và thậm chí cái người mà đắm đuối vào cái kia còn đưa ra cảnh báo rằng đừng mang tư tưởng Hồ Chí Minh mà phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin. Ý là cương lĩnh, các Đại hội vô sản đấy, mà tôi nghĩ đấy không phải chủ nghĩa Mác Lênin, đấy là dự báo của chủ nghĩa vô sản có nhưng mà còn có nhiều cái nữa chứ. Đâu phải chỉ có một cái đó. Đấy là tôi nói điều thứ nhất. Là cái hành trang của Đảng ta ngay từ đầu nó có vấn đề lớn như thế, mà rất tiếc là chúng ta chậm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh quá mặc dù là quốc dân hiểu, quốc dân đi trong cái dòng đấy. Hồ Chí Minh dự báo, dự kiến là dự kiến theo tất yếu lịch sử mà quốc dân sẽ đi, chứ không phải là theo (…) đâu, mà đấy mới là cái cơ bản…
Điều thứ hai là cái hành trang đó đã được kiểm nghiệm suốt 30 năm nay, tức là từ năm 79 cho đến bây giờ, từ khi (…) cuộc đổi mới thì có thể nói thế này. Cái trải nghiệm thứ nhất là từ 79 cho đến 90 tức là … 90 là ta tạo lập được nền kinh tế hàng hóa, từ bỏ hẳn mô hình cũ sang nền kinh tế hàng hóa, một cái thành công ghê gớm chứ. Thì lúc ấy có thể nói là có ba sự kiện đáng chú ý. Một là đường lối Đại hội IV thất bại căn bản. Bây giờ phải nói thế, từ 76 triển khai, 79 khủng hoảng khủng khiếp không chịu nổi rồi. Thế là phải… Hoặc là bất ngờ tưởng rằng niềm tin vào Liên Xô, niềm tin vào đường lối, niềm tin nọ kia mà chỉ có ba dòng (?) thôi. Đấy là đường lối căn bản sai. Lúc ấy chưa nói … vì lúc ấy nói là vội quá chứ không phải sai. Bây giờ phải nghĩ lại có người nói…(không nghe rõ). Đấy là cái thứ nhất, cái thứ hai là sai rồi thì với cái truyền thống của quốc dân nước này, của cái dân này, của cái Đảng này của ta thời cách mạng sôi nổi đi qua thì phải nói là công phá rất sớm cái khai phá đổi mới.
Phải nói là (đoạn này nghe không rõ). Đại hội VI bước vào đổi mới thôi chứ khai phá lúc ấy tại sao không làm được thì thưa các đồng chí là quốc dân bức xúc. Nông dân không chịu được chính sách hợp tác tập thể, phải phá bỏ, dân thành phố không chịu nổi cái cấm đoán lưu thông mà phải làm ăn, buôn bán. Thế mà gặp cái trào lưu, tất cả các nước XHCN lúc đó, cái thời đó đều bắt đầu công phá vào chế độ xã hội nhà nước và chấp nhận kinh tế thị trường, hội nhập, rồi dân chủ hóa nữa. Như thế phải nói thế này này: cái đột phá đổi mới đó đi đến thành công năm 89-90, nó rất trùng với cái dự báo của Hồ Chí Minh trong di chúc. Tức là vào cái việc CNXH đi theo con đường mới mà Hồ Chí Minh nói … quan niệm khác. Thứ hai: lập tức (…) đổi mới, mà đổi mới là to lớn lắm, đổi mới khổng lồ tức là gai góc lắm. Thì đấy tôi nói là trải nghiệm lớn nhất.
Như thế là cái trải nghiệm đầu tiên 10 năm thành công được là vì từ bỏ cái đường lối của Đại hội. Nhưng mà tôi nói từ bỏ là ta nói thôi, trên thực tế là từ bỏ thôi nhưng trên văn kiện thì chưa bỏ được.. Văn kiện Đại hội VI mới chỉ sửa kinh tế, thì đấy là cái trải nghiệm thứ nhất.
Cái trải nghiệm thứ hai khó hơn, đến Đại hội VII thì văn kiện Đảng gồm có những cái gì. Là đã có nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh rồi. Lúc ấy đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng rồi, lại có cương lĩnh, có chiến lược, có … gần như bây giờ. Thế là bắt đầu một cái loại Đại hội mà văn kiện ngổn ngang, nhiều thứ quá. Thì đấy thưa các đồng chí lại có tư tưởng Hồ Chí Minh trong cái hành trang của Đảng, lại cương lĩnh 91, cương lĩnh 91 là kế thừa cái tư tưởng của Đại hội IV. Tức là với tinh thần là kiên trì CNXH mà theo quan điểm cũ của Liên Xô. Liên Xô thất bại đánh giá (… ) thất bại là vì không kiên định mô hình đó mà muốn sửa thì là thất bại. Do đó mà ta phải kiên trì, thì cương lĩnh kiên trì còn chiến lược là cái mở bắt đầu, như thế là lại khập khiễng, lại khập khiễng.
Cái lãnh đạo thời kỳ đó không đủ bản lĩnh để chọn lựa cho Đảng một con đường nhất quán. Mà thưa các đồng chí, lúc đấy tôi ở tổ biên tập cương lĩnh phải nói thế này này. Tổ biên tập cương lĩnh làm việc đến gần như đến năm cuối thì giải tán, không kèn trống. Và các lãnh đạo tập hợp một số đồng chí viết cương lĩnh bây giờ, thế còn anh em nghiên cứu nghĩ ra được có ba phương án. Kinh tế bây giờ là một. Cái thứ hai là: không có xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ, (mà là) xây dựng đất nước trong thời kỳ lịch sử mới. Thế là muốn dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh đấy. Cái thứ ba là có một số kiến nghị là trở về cách mạng dân chủ nhân dân thế nhưng mà chọn lựa của các anh lãnh đạo là cương lĩnh 91. Thì đây lại là một cái hành trang khập khiễng tức là vương vấn cái tư tưởng cách mạng vô sản mà không hề diễn ra trên thế giới. Ở đâu diễn ra thì nó thất bại, cuối cùng Liên Xô tan vỡ thôi. Thì là vương vấn cái đó đấy. Thì lại trải nghiệm từ 91 cho đến bây giờ thì xin thưa các đồng chí tôi nói tóm tắt thôi. Cái dòng chảy sang kinh tế thị trường là bất khả kháng, là quốc dân, là hâm mộ, là cái dòng chảy của thời đại, là hội nhập không thể cản được. Thì đấy cái dòng chảy đó rất là lớn. Bây giờ có nền kinh tế khu vực ngoài quốc doanh lớn như thế. Thế là một. Nhưng mà khu vực công. Đảng và nhà nước và khu vực công thì trở lại cũ, trở lại con đường cũ, cực cũ. Tức là giữa công hữu nặng nề nhưng mà quan trọng nhất Đảng, nhà nước lại trở về cái lãnh đạo toàn diện tuyệt đối, tập trung, chi phối tất cả, tất cả bao cấp, bảo lãnh, xem nó là của công là hư hỏng. Thì ở đây nói là, chính cái hành trang đó, một bên thì dân ta, một phần lớn trong Đảng ta ủng hộ khu vực tư, tranh đấu để (…) đấy là một (…) một bên một phần của Đảng lãnh đạo,(…) thế là o bế khu vực nhà nước. Và o bế cái quyền nhà nước, Đảng, nhà nước … phải nói quyền lực là vô cùng, không giới hạn gì hết. Đảng, nhà nước muốn làm gì thì làm chứ không hề có luật nào khống chế cả. Thế là … cực đoan hơn cả thời CNXH nhà nước và Liên Xô cũ.
Đấy là tôi nói tắt thế thôi. Chứ ở đây tôi xin nói điều thế này này, vậy cái điều thực tế đó nó kiểm nghiệm hay khẳng định cương lĩnh, tôi nói riêng cương lĩnh thôi, thì có 5 điều mà thực tế đó cho là với thực tế đó thì cương lĩnh sai. Thứ nhất là mở mang dân doanh như vậy đến cái chỗ bây giờ là cái điểm nương tựa của quốc gia, cái chỗ dựa của quốc gia, cái chỗ tồn vong quốc gia phải dựa vào đây. Nếu cái khu vực công mà cứ phá như thế thì làm sao mà sống được, thế thì khu vực công của ta như thế, khu vực tư của ta như thế qua nhiều vất vả và lớn lên như thế rồi thì liệu là cương lĩnh đúng hay sai. Cương lĩnh căn bản sai. Cương lĩnh cho là khu vực này là phải thu hẹp, phải xóa bỏ vì cho đây là phi XHCN, kia là CNTB thế là cương lĩnh sai.
Thứ hai là thất bại khu vực công và nhà nước. Đảng, Nhà nước suy thoái, tham nhũng, quan liêu là cương lĩnh đúng hay sai. Tôi cho là ý các anh nói về chủ đạo là rất đúng. Nói về chủ đạo là cái gì? Chủ đạo có đặc quyền đặc lợi. Đảng, Nhà nước đặc quyền đặc lợi, muốn làm gì thì làm rồi là khu vực công cũng đặc quyền đặc lợi chứ không còn là chung, không còn là chung nổi. Đứng ngoài luật thương mại, đấy là cái thứ hai cương lĩnh đúng hay sai?
Cái thứ ba là suốt 20 năm không bao giờ gỡ nổi thế nào là CNXH. Anh Trần Phương nói rồi, ông Trần Văn Dậu (…). Thế là bản thân cái vấn đề đường lối, mỗi mục tiêu không nói rõ được là gì? Mà tôi cho là có lẽ cũng nói khác thế này cơ. Cái mà cương lĩnh cho là CNXH thì quốc dân không ai chấp nhận, tức là sáu đặc trưng đó, không ai chấp nhận được, thế là hỏng, vứt đi, phải vứt đi. Người ta nói thế này này, là cương lĩnh là gì, là giữ nguyên mục tiêu CNXH cũ, rồi thì lùi về thời kỳ quá độ rồi cho mở mang rồi sau này ta lại làm thế thôi. Thì đấy là cái điều thứ ba trên mặt trận truyền bá tư tưởng lý luận, giáo dục lý luận chính trị thất bại, suốt 20 năm thất bại, mà bây giờ như thế nào chắc là các anh các chị đều chứng kiến cả. Thế là phải dùng cái cách là độc quyền thôi, độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, chụp mũ. Và tất cả các anh nào viên chức nhà nước thì là phải đi học cưỡng bức ba chứng chỉ. Từ 1, 2, 3 chứng chỉ, bây giờ là chứng chỉ chính trị (…) thì cốt là những cái anh đi học cũng giả dối, tức là gì, đi lấy chứng chỉ cho nó xong đi. Thế là học ở cái lớp mà có khi thi ở ngoài uán cho xong đi. Tức là giả dối như thế. Lý luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ. Đến đây là cái thứ ba.
Thứ tư là chính văn kiện Đại hội đã điều chỉnh cương lĩnh (…) điều chỉnh một phần .. rất lớn, anh Phương nói rồi. Bây giờ giữ … lại .. Đảng (đoạn này không nghe rõ), lại khôi phục lại công hữu, và nhiều thứ công hữu và pha trộn đối với linh tinh của dân chủ, của này khác. Thành ra tôi phải nói thế này. Đấy là cái thứ tư, cái gọi là văn kiện Đảng đã điều chỉnh rồi.
Cái thứ năm, áp sát (?) thực tế. bây giờ quốc doanh coi vẫn là luật riêng, không là luật chung được. Năm 2005 bảo có luật chung không vào được, ân hạn cho 5 năm, năm nay bảo là phải vào đây này lại không vào được. Thế thì bây giờ có không? Có thành công ty cổ phần nữa không hay là rất gay cấn không vào được. Mà tại sao không vào được? Là vì ở quốc doanh, ở cái khu vực sướng quá, đặc quyền đặc lợi, cái gì cũng hưởng cả. Thế là không những nhà nước (… ) mà nhà nước, cấp trên cũng sướng, mà cấp dưới cũng sướng. Trong khu vực này rất khó tìm thấy động lực đổi mới. Nó át đi mất rồi. Tức là bây giờ thành lợi ích rồi. Thì đấy là .. Tôi phải nói thế này, thực tế như thết mà vẫn dám viết cương lĩnh như thế, những cái khủng khiếp như thế, cho nên là tôi thấy là … hơi dài. Xin tóm lại văn kiện Đại hội này, anh Việt Phương có nêu kiến nghị thì đúng là ngổn ngang quá. Mà đi họp Đại hội thì tôi có được đi họp Đại hội VII một lần, tôi thấy có điều như thế này, văn kiện nhiều đến nỗi là chỉ có những loại chuyên môn đóp góp vào biên tập như chúng tôi thì mới biết thôi. Chứ còn ông có họp trung ương cũng chưa chắc đã biết. Còn cái ông đại biểu thì không biết nó là cái gì cả.
Thứ hai là bầu nhân sự, bầu nhân sự. Mình đi bầu, bầu một trăm rưởi ông thì mình có biết mò gì đâu, tôi có quen biết gì thì cũng chỉ đến được ba chục ông là cùng, thế là bầu mò cho nên Đại hội là tiểu hội mà là giả, không dân chủ được. Cho nên nó là cái bi kịch cái Đảng là như thế, về .. (không nghe rõ).
Cuối cùng tôi nói thế này, cái bài toán, cái cảnh ngộ hiện nay của nước ta nó suy đồi nếu nói là từ nhiệm kỳ lãnh đạo Đại hội VI đã bắt đầu đi vào con đường suy đồi rồi, rất khó gỡ. Bây giờ tìm nhân tố tháo gỡ trong khu vực lãnh đạo cao không có, không có nhân tố. Thế bây giờ trông dựa vào quốc dân, dựa vào quốc hội, dựa vào quốc dân, có thể có cái chỗ dựa đấy, tìm về hướng nào? Có thể các anh các chị nói mãi rồi. Mà cũng không loại trừ khả năng là chúng ta phải chịu cái đau đớn này nhiều năm, kinh tế tàn lụi đi, xã hội đau đớn đi thì lúc đấy nó mới … (có tiếng nói xen: “bùng nổ”) … mới cướp được hành trang ghê gớm kia. Nó khó thế. Thế còn nếu nói bây giờ (nói nhỏ, không nghe rõ hết). Nhà nước phải độc lập. Và đảng đừng có bao giờ cũng đứng trên Quốc hội (…). Thế rồi đảng và nhà nước đừng có lăn vào doanh nghiệp để mà ăn chia nữa (…)
(04h07’00)
Trần Phương: Anh Tiệm nói phải không? Hình như chị Lan có đăng ký phải không ạ? Vâng, thôi thế thì để nhường cho ông Tiệm đã.
GS Phan Văn Tiệm (cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính): Xin cảm ơn anh Phương và tất cả các anh các chị. Tôi, từ sáng tới giờ trong …năm, tiếp thu hết tất cả ý kiến…đã nêu…
cho nên là, thời gian không còn nhiều, tôi xin nói một số ý của mình.
Hòa vào cái dòng…tình trạng hiện nay…Đại hội đảng bộ trường tôi, tôi ở trường của anh Phương, thì tôi đọc phát biểu một bài, tôi tóm lại một điều…những đóng góp cương lĩnh…tôi phát biểu một bài là, tôi rất tiếc là những người viết cương lĩnh lần này, hình ảnh của cụ Hồ, những tư tưởng HCM đòi hỏi người ta phát động, học tập mấy năm gần đây, ít quá, vắng bóng quá, cái đó là đồng chí bí thư…ngồi đây, nhưng mà tôi thấy tôi buồn nhất, cái điều là…phát biểu như vậy. Phải điểm lại cái di chúc, tư tưởng HCM đó, mà như thầy Sâm (?) vừa nói đấy, tôi cũng nêu lên vấn đề như vậy, để mà gài ải tất cả những điều cương lĩnh vừa rồi viết đấy… thì phải viết khác. Tất nhiên là tôi nói thế nhưng mà tôi không tin, là…người ta…nhưng mà ông bí thư nộp lên trên, chưa thấy ai hỏi tôi là tại sao rằng nó ngược như thế. Thế cụ Hồ có một đặc điểm là cụ Hồ nói “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Sau đó là ai…cũng nói. Cụ Hồ nói rất ít về CNXH. Rất ít định nghĩa về CNXH….
Thế ta bây giờ lo gì? Ta lo gì, lo cho dân, lo cũng cố nền độc lập…lo chiến đấu. CNXH thế này? Tôi thấy rất là khó hiểu. Tôi có nói chuyện với anh Trần Phương mấy lần, tôi nói cái phong trào cộng sản quốc tế. Tôi chưa nghĩ nhiều về Mác và Lênin là vì rất nặng nề, rất ghê gớm, của cả phong trào cộng sản quốc tế, tả khuynh, hết sức là tả khuynh. Mà cái biểu hiện tả khuynh lớn nhất đó là căm thù chế độ tư hữu. Đã là cộng sản thì phải theo chủ nghĩa Mác, CNXH, là phải tiêu diệt chí hướng chế độ tư hữu…quan điểm là chủ tư hữu cái đã. Tất nhiên là Mác có nói trong câu tuyên ngôn, nói rằng là, các ông chúa đạo có thể ủng hộ tất cả các điều gì đó, trừ điều…thứ 07, là trong…có nói rằng là: chủ nghĩa tư hữu, tư nhân là …
Thế nhưng mà từ chỗ đó là người ta căm thù. Rất nhiều người cộng sản chân chính, kể cả ở Việt Nam, khi mà bị thế lực tư bản, đế quốc mà bắn đấy, thì trong đầu họ, chúng ta là những người chiến sĩ kiên cường chống lại chủ nghĩa tư hữu. Thật sự là như thế.
Thì rõ ràng là, tôi nghĩ phân tích lịch sử…anh Sâm đã nói. Thế thì là cái đại hội IV…Thế thì bây giờ sau đại hộiVI, chúng ta mới mở ra con đường như thế nào, thì thưa với các anh là …đúng như anh Sâm nói: trong đầu óc chúng ta có cả hai loại động cơ. Một động cơ là lợi ích cá nhân, lợi ích quyền lực. Thứ hai là nhận thức. Nhận thức trong đó có giáo điều, có tự ti, có mê tín…có khiêm nhường. Những điều đó phục tùng một cách ghê gớm, đến mức tuyệt đối. Cho nên là, tiếp tục căm thù cái…Chúng ta khi làm cách mạng để đánh Pháp, giành độc lập…tôi nói gọn một câu vì hội thảo, hôm trước tôi đã nói rồi: là dân cày có ruộng, chúng ta làm cuộc cải cách ruộng đất, giảm tô, giảm thuế, đưa ruộng đất cho dân cày…nên với tất cả cấp thấp, với điều lệ của chủ tịch thì là vẫn được hưỡng hoa lợi, thế là vẫn có tư hữu, có quyền tư hữu đối với ruộng đất của hợp tác xã cấp thấp. Lên cấp cao thì bắt đầu là xóa bỏ, cấp cao là xóa bỏ tư hữu, sở hữu tư nhân của nông dân.
Rồi chúng ta, sau cải cách ruộng đất, chúng ta làm mấy cuộc cải cách, à cải tạo, cải tạo, và giải phóng miền Nam là… Mỹ đi đứt rồi, đánh cho tan cái chế độ tư hữu. Trong lúc đó, chúng tôi…tôi tin là tôi vào loại đàn em anh Phương về mặt chủ nghĩa Mác, sinh sau hơn, học cũng sau hơn. Nhưng tôi cứ nhớ mãi là cái chế độ tư hữu nó được…tiên phong
khi nào của cải xã hội thừa mứa ra, khi ấy…mới không còn tuôn ra ào ạt. Tôi có 30 năm đi dạy kinh tế, chính trị học, với tất cả các em sinh viên, là khi nào thì tiêu diệt chế độ tư hữu…tư liệu sản xuất phát triển tới mức như thế nào đó chủ nghĩa tư hữu mới thừa, mới tự ngã. Nhưng bây giờ chúng ta là CS tả khuynh, một thế kỷ này, tiêu diệt đến bao giờ?
Tôi tình cờ vào trung ương được phân công làm trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, trưởng ban cố vấn, phải đương đầu với thế lực ghê gớm lắm, đương đầu với thế lực là bảo vệ chế độ tư hữu. Tôi có… tham gia hội thảo quốc tế về lý luận chủ nghĩa Mác. Một loạt bác học ở phương Tây mới quay qua hỏi Trung Quốc với Việt Nam: các ông bây giờ đổi mới, ông lại cải cách…các ông bảo đi theo CNXH, mà CNXH cở nào. Một tay chánh văn phòng Trung Quốc…nó nói…câu hỏi ghê quá, cực kỳ ghê quá… CNXH là mấy thế hệ của hơn 1 tỷ người của chúng tôi, lý tưởng, mong được giải phóng cuộc đời của nó, cho nên chúng tôi bây giờ phải dùng nó, vẫn phải dùng CNXH làm mục tiêu…để động viên con cháu để làm ăn…Mà tôi nói về CNXH là vì cái lý do dân tộc của chúng tôi như vậy, cái thế chúng tôi như thế. Mình may quá, mình thuộc một trong hai cái đại biểu chuyên về CNXH, khỏi phải trả lời, Việt Nam tôi cũng tương tự như thế. Thì câu thứ hai nó mới bảo là: các anh bảo là đổi mới, Trung Quốc gọi là…dò ải qua sông, VN mới bảo là: cái gì, từ từ làm từng bước…thì các bạn nói dối…giữa kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường, ở giữa thì có cái vực, cái vực thì cho nhảy mới qua được, thế cái vực mà các bạn dò dò xuống là làm sao? Các bạn nói mà không làm. Tức là các bạn không muốn tiêu diệt chế độ sở hữu công cộng mà các bạn đã dựng lên. Tôi nói hai cái điểm như thế.
Tôi có được vinh dự…cái cương lĩnh mà hiện nay, cương lĩnh 91 thông qua đấy, tôi được anh Đỗ Mười cử đi theo cái đoàn … của ĐH Harvard, tham quan về vấn đề kinh tế thị trường các nước ở xung quanh, thì anh Mười mới bảo anh Khoan, thứ trưởng, ảnh bảo anh em dịch ngay ra cái bản thảo cương lĩnh đã đưa thông qua là phải vậy, đưa ra cái đoàn của Mỹ cho nó xem, một tuần lễ sau đó trả lời: chúng tôi chỉ có điều buồn cho các ngài là kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, còn cái câu hỏi: Tại sao ông lại buồn? Tôi kể lại cuộc họp thế này. Các Ngài không kham nổi. Vì sao? Vì kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, có nghĩa là những người cầm quyền – Hôm nay tôi xin nói nội bộ, tôi xin bảo đảm một điều có thật – không phải, nó là cái sân sau của người ta, làm thế nào mà anh bảo người ta bỏ có sân sau đi? Có lẽ một số người có mặt trong cái đoàn đó nó bắt chúng tôi trích bằng cách là đánh đổi, anh đồng ý điểm nào trong mười vấn đề trong biên bản? Nó hỏi ý kiến trong đoàn, thì anh em mình đồng ý, đảng viên đồng ý: chủ đạo chứ. Thì người ta hiểu mình là, người ta hiểu cái chủ đạo của mình là như thế, có cái động cơ như thế.
(Còn tiếp 4′, nhưng vì khó nghe nên bỏ)
Trần Phương: Bây giờ đến mời chị Lan!
(04h 21’42”) Phạm Chi Lan: (cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS)
Thưa các anh, hôm nay đã được đến đây, đã được nghe rất nhiều từ sáng đến giờ, được ăn rồi thì giờ cũng phải nói một chút không có rồi là không trả được những cái mà các anh đã cho cho buổi hôm nay. Thì có lẽ tôi cũng chỉ xin nêu mấy điều.
Điều thứ nhất là cảm nhận chung về mấy văn kiện này mà được đọc. Tôi cũng được hôm trước được anh Việt Phương cho một tập sau cái quyển này thành ra cũng có thời gian đọc một chút. Hơn nữa trong thời gian vừa qua thì tôi cũng đi về địa phương khá nhiều. Mà tôi thì cũng vẫn thích đi và hay được các địa phương gọi đi về báo cáo về chuyện này, chuyện khác, về hội nhập rồi về phát triển doanh nghiệp này khác.
Thì trong khi đi về thế thì lại được dịp nghe nhiều người ở các nơi, kể cả lãnh đạo của các địa phương và họ đã đọc, họ đã chuẩn bị cho Đại hội Đảng địa phương, và đã đọc những cuốn như thế này thì đều có một cảm nhận chung mà trong đó rất nhiều điều các anh bình luận từ sáng đến giờ thì những người ở các địa phương họ cũng có một cái bình luận tương tự và có một câu hỏi rất nhiều người họ hỏi tôi.
Khi họ gặp riêng họ hỏi: “Chị ơi, thế cái cậu viết cái này ra, cậu ấy tin cái này là thật à? Không tin là thật à, đến bây giờ vẫn còn tin, vẫn còn để như thế này à?” Đấy là một câu hỏi mà là một sự ngạc nhiên của không ít các vị lãnh đạo các địa phương, toàn là cái tầm ở tỉnh uỷ viên họ hỏi câu hỏi như vậy. Thế còn trong số doanh nghiệp hoặc là những người mà họ cũng có nghiên cứu, họ có đọc một chút họ cũng hỏi thế. Họ ngạc nhiên là đến bây giờ mà còn đưa những câu như thế vào và để một cái cách hết sức là vững chắc như thế này và họ cũng đều biết là bây giờ ra hỏi ý kiến thôi chứ mọi sự đã an bài rồi. Không thay đổi được gì nữa.
Thế vấn đề ở đây là thế này, như anh Trần Phương đã nói, bây giờ là rất khó có thể thay đổi được và đưa ra những cái điều nó không có thật nhưng vẫn cứ nói theo cách đó nhưng mà nếu chúng ta cứ giữ thế này thì sẽ đặt vấn đề là đứng trước người dân, thì người dân người ta sẽ tin ở mình như thế nào đây? Như vậy là rõ ràng nói một đằng, làm một nẻo. Như anh Trần Phương đã phân tích rất rõ điều đó rồi. Thì người dân người ta sẽ tin như thế nào đây ở lãnh đạo khi mà lãnh đạo đưa ra đường lối toàn những cái từ rất to tát, nào là cương lĩnh, nào là báo cáo chính trị, nào là chiến lược mà lại có những điều đưa ra nó không thật như vậy thì người dân người ta sẽ nhìn, sẽ tin như thế nào về lãnh đạo.
Hai nữa là về phía cộng đồng quốc tế cũng vậy, những người bên ngoài người ta sẽ hiểu như thế nào về mình đây? Đối với những cái điều đưa ra như thế này, những cái mà như anh Lược đã nói rất đúng, là cả một thế giới nó biến động như thế này, nó thay đổi, nó đang đi theo hướng này mà mình nói những cái trật khấc hết cả, nói những cái nó lạc hậu, nó xa xôi, nó cũ kỹ như vậy. Thì một là người ta đánh giá là mình dốt, là mình ngu muội đến bây giờ mà đi hiểu thế giới theo cái cách như thế, định hướng đường hướng phát triển của mình theo cái cách như thế. Hai là (…) cũng lại cho là mình giả dối nốt. Thế thì bây giờ trong thế giới hiện nay người ta có muốn chơi với những người ngu muội hay không, người ta có muốn chơi với người giả dối hay không? Trong khi mình tuyên bố là mình muốn làm bạn với tất cả. Để người ta tin được mình là bạn thì ít nhất những cái điều mình nói với nhau và nói với thiên hạ thì phải nói điều cốt lõi nhất, mình phải nói thật được chứ. Vâng, để cho người ta nghe được chứ. Nếu người ta nghe mà người ta hiểu mình vẫn công nhận khối XHCN như vậy rằng mình thích mô hình của Bắc Triều Tiên à?
Ấy là nếu nói về chuyện Bắc Triều Tiên thì tôi nói thật, vừa rồi đi vào trong Nam thì cũng có một vài người người ta nhận định cũng … , người ta nói đùa người ta bảo: “Ông Kim con bây giờ là không khôn bằng lãnh đạo Việt Nam, đưa một phát thằng con 27 tuổi lên ngay đại tướng. Ráng cho nó đi “luân chuyển” lấy một ít xong rồi hãy lên (nhiều tiếng cười lớn) thì hơn. Không biết học Việt Nam, thế mới khôn, phải cho nó đi luân chuyển một ít đi đã, chứ cho thẳng lên như vậy thì không được”. Đấy, thiên hạ cứ bình luận như vậy đấy ạ. Thành ra tôi nghĩ là chắc là..(có tiếng xen vào). Vâng, Việt Nam khôn hơn. Luân chuyển vài vòng rồi lên là nó có vẻ ổn hơn. Ít nhất là nó còn đỡ. Thì đấy, tôi muốn nói điều đó mặc dù biết lúc bấy giờ có lẽ là không .. không sửa được hoặc rất khó sửa. Nhưng mà có lẽ lãnh đạo hay là Đại hội phải thực sự nghĩ đến cái chuyện đó. Nếu đưa ra một cái này thông qua thì nó sẽ ra làm sao đây?
Ngay cả giải pháp mà anh Việt Phương đề xuất là thôi thì sau này có một nghị quyết nó khác đi, nó không nói thế này. Nhưng mà dù sao đi nữa những văn bản chính thống đây mà đưa ra thành những cái chính thống để dẫn dắt đường cho phát triển thì sẽ rất là nguy. Thì bây giờ cái lòng tin nói thật là, trong xã hội bây giờ cái lòng tin ở chúng ta, ở lãnh đạo rồi ở tất cả những cái đường hướng ra sao, như thế nào thì các anh cũng biết cả rồi không cần phải nói nữa. Nhưng mà lại thêm một cái mà chúng ta coi là sự kiện quan trọng để nó đưa ra định hướng trong phát triển thời gian tới mà ta tiếp tục mất lòng tin theo kiểu như thế này nữa thì sẽ rất khó.
Đấy là ý thứ hai tôi cũng muốn nói ở khía cạnh là nếu như thông qua như thế này thì cũng không.. không, có lẽ anh Trần Phương cho rằng có thể nó vô hại thì người ta không thực hiện thế đâu. Không phải đâu. Những cái điều gì mà đám lợi ích người ta lợi dụng được để mà tiếp tục áp lực có lợi cho người ta thì người ta lợi dụng tối đa.
Tôi nói ví dụ cái chuyện các tập đoàn kinh tế nhà nước mà ta kinh doanh đa ngành thì có mấy lần tôi cũng đi tham gia họp hành, tôi cũng nói là làm như thế này thì không thể được, tôi phân tích các thứ, thì các ông bảo: “Không, chúng tôi thực hiện nghị quyết Đại hội vì trong nghị quyết Đại hội X đã ghi là các tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành. Thế thì tôi phải theo nghị quyết Đại hội”. Thế tôi nói là trong nghị quyết ấy cũng nói rõ là kinh tế nhà nước tập trung vào làm kể tên ra mười mấy ngành này nhưng ông bảo không có một câu nữa là kinh doanh đa ngành, thì đây là tôi thực hiện nghị quyết Đại hội.
Thế đấy, người ta túm lấy cái gì có lợi cho người ta thì người ta tận dụng tối đa. Bất chấp vì lợi ích chung, thành ra không thể để nguyên được, không phải cứ để thế này mà rồi không thực hiện đâu. Những cái mà tốt cho xã hội thì chưa chắc đã thực hiện. Như các anh đã nêu ra những yêu cầu là phải kiểm điểm lại, xem lại những cái rất quan trọng mà không thực hiện được. Thì có thể những cái tốt thì không thực hiện. Nhưng mà những cái điều mà có lợi cho những nhóm lợi ích mà bây giờ những nhóm lợi ích nó lại là có thế lực rất là mạnh. Có thế lực rất mạnh, thành ra họ vẫn có thể họ tận dụng để họ áp dụng theo những gì có lợi cho họ. Thành ra là cái việc sửa dù không …, đến bây giờ dường như quá khó rồi nhưng mà chắc chắn phải cân nhắc điều đó chứ không dễ dàng đâu.
Thưa anh Trần Phương, nhân đây cũng nói thêm câu mà ban nãy anh nói về “quả đấm thép” ấy mà. Thì cái quả đấm ấy bây giờ không cẩn thận nó không đấm vào cái mà chúng ta coi coi như là đối thủ, để đối trọng với các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài. Nhưng bây giờ nó đang đấm vào chính mình đấy. Chưa thấy nó đấm được các tập đoàn đa quốc gia ở nước ngoài bao nhiêu, nhưng bây giờ nó đang đấm vào chính mình. Nó đang đấm vào nền kinh tế của mình đây, đấm thép nó đấm ngược lại, nó đánh mình và khi mà nó có cái quyền lực đến mức cao nhất định thì nó bất chấp và anh không điều khiển được nó nữa đâu, chứ không phải là có thể kỳ vọng trông chờ được gì nhiều ở họ. Thì đấy là về cái chung, về cái mảng này thì tôi có điều suy nghĩ như vậy.
Thế còn ý thứ hai thì tôi muốn nêu rất tán thành với ý kiến các anh đã nêu từ sáng đến giờ đến cái chuyện tiết mục “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Cái này hoàn toàn … thực ra rất nên bỏ ra, như anh Tiệm vừa nêu, cũng như các anh vừa nói từ sáng đến giờ. Chứ để như thế này, cái khái niệm này nó rất là mù mờ và nó gây ra không biết bao nhiêu vấn đề trong thời gian vừa qua rồi. Có lẽ nó chưa bao giờ đến cái đỉnh cao như bây giờ để chứng minh về cái vai trò của doanh nghiệp nhà nước với cái sự sụp đổ của tập đoàn Vinashin, với tất cả tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Và cũng xin nói thật với các anh, tôi cũng theo dõi nhiều về các doanh nghiệp thì trong thấy trong 12 Tập đoàn hiện nay, sau Vinashin, ít nhất có hai “anh” sau nữa mà nếu để thả ra nó sẽ đổ và cái qui mô đổ vỡ to thì không kém gì Vinashin đâu. Nhưng đây, bây giờ hai tập đoàn này nó thuộc vào loại mà chắc chắn là nhà nước không thể nào để cho nó đổ được vì nó không phải như Vinashin, ít nhiều nó cũng là một lĩnh vực đóng tàu, nó không phải là tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế. Nhưng mà có những lĩnh vực mà anh nắm lĩnh vực khác, nó quan trọng hơn đối với nền kinh tế mà không thể để cho nó sụp được. Tình trạng của nó nếu mà nói về tệ của nó trong quản trị rồi những cái thua lỗ, những cái mất mát, những cái hư hỏng của nó thì không kém Vinashin bao nhiêu đâu.
Thế thì điều này hôm trước họp hội thảo với Uỷ ban kinh tế quốc hội ở Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng tôi cũng nói thẳng. Hôm đó có anh khác cũng nói, kể thẳng tên ra thì mấy anh ở Quốc hội cũng gật đầu tán thành ngay. Ừ, cũng biết, cũng biết. Nếu nói tên đấy thì cũng chịu thật. Đúng là cũng có cái tình trạng tương tự như vậy. Cái nữa là, cũng là về kinh tế nhà nước thì cái nợ công, quản lý, đầu tư công hiện nay thì cũng thế, vấn đề là nó chưa bao giờ thành vấn đề trầm trọng đến như bây giờ. Thế thì nếu cái khu vực gọi là cái kinh tế nhà nước là chủ đạo nó thể hiện qua doanh nghiệp nhà nước, thể hiện qua đầu tư công, quản lý tài chính công như vậy thì liệu nó có còn giữ được vai trò chủ đạo được hay không mà cứ để cái tên đó để rồi nó có thể tiếp tục dựa vào đó để thành cái định hướng phát triển được. Nó gây ra những cái tai hoạ cho nền kinh tế. Thế thì những cái đó rất cần phải xem lại với một con mắt thực tế mà tỉnh táo hơn để theo tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để có sự thay đổi đi. Chứ bây giờ vẫn ghi nguyên cả vào mấy văn bản, ngần ấy câu thì tất cả những điều ghi gọi là tạo lập nền kinh tế bình đẳng, rồi này khác thì nó sẽ không thể nào có được. Không thể nào có được nếu như vẫn còn khối kinh tế nhà nước chủ đạo như vậy. Còn quản lý của nhà nước thì là tất nhiên, nước nào chả có. Có phải các nước tư bản không có vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế đâu. Nước nào chả có. Cái đó không phải là đặc thù xã hội chủ nghĩa gì cả của ta mà họ cũng có cái sự quản lý của nhà nước, có lúc nào buông đâu. Thành ra nếu mà đưa ra như vậy thì nó rất tai hại.
Thế còn riêng về đối với các thành phần kinh tế thì phải nói tôi đọc cả ba bản tài liệu này thì đều thấy nó buồn và nó giữa …, đúng như sáng nay có anh nào nhìn nhận, là nó có nhiều cái khác biệt nhau hoặc là nó mâu thuẫn nhau, nó không thống nhất với nhau. Nếu các anh xem lại xem ở trang 9 trong bản Cương lĩnh, rồi trang 31 trong bản về chiến lược và trang 85 về thành phần kinh tế ở trong Báo cáo chính trị thì ba cái này đều nêu các thành phần kinh tế nhưng mà với một cái giọng cũng rất khác nhau với một cái cách rất khác nhau, đều khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước rồi. Nhưng mà đối với kinh tế tư nhân chẳng hạn thì ở trong cương lĩnh nói kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế, nhưng vẫn nói những cái câu như là “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” sau đó chấm một câu “kinh tế tư nhân là một trong những động lực”. Thế thì cái anh động lực còn là cái gì nữa khi mà anh “chủ đạo” là số một rồi thì cái anh “nền tảng” là thứ hai thì đến lượt nó, nó còn cái gì nữa mà bảo nó là “động lực”. Thì đấy, rồi đến phần của cương lĩnh…, phần của “chiến lược”, thì lại nói là hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối, khuyến khích sở hữu hỗn hợp phát triển mạnh kinh tế tư nhân. Thế thì cũng, một câu rất là chung chung, không nói đến vai trò của nó ở đâu, mất luôn cái động lực rồi, chỉ còn buông một câu là phát triển mạnh đó thôi.
Nhưng đến phần cuối cùng là báo cáo chính trị thì lại nói “phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo qui hoạch và qui định của pháp luật”. Nếu mà theo qui hoạch và qui định của pháp luật thì anh Vũ Quốc Tuấn cũng biết thừa, cái này lại trói nó rồi. Tôi cho là nó làm đến đâu thì nó làm đến đấy, nó trái với cái “doanh nghiệp được phép kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật không cấm”. Thì đây lại là “theo qui hoạch và qui định của pháp luật” thì thôi coi như là trói nó lại rồi.
“Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”. Nghe câu này thì ông tư nhân ông hiểu ngay là theo kiểu vỗ béo để làm thịt rồi. Ông to lên một tí thì ông phải góp vốn vào kinh tế nhà nước và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước trong khi đó mình vẫn khẳng định trong đó là sở hữu nhà nước là chi phối, là đa số. Thế thì thôi, coi tư nhân chỉ bỏ tiền vào đấy thôi, mất hết cả cái quyền của người ta. Thì còn gì nữa đây để cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Thế đấy thành ra tôi bảo là chỉ nhìn lướt qua như thế thì đã thấy tất cả các đường lối của mình đối với khu vực tư nhân là vẫn chưa hề coi trọng cái vai trò của khu vực tư nhân hay của khu vực dân doanh trong phát triển mà vẫn theo một cái định hướng như từ trước đến nay. Thế thôi. Thành ra như vậy rất khó có thể đưa nền kinh tế đi lên tiếp trong thời gian tới.
Cái ý thứ ba tôi muốn nêu và cũng là cái điều mà hồi nãy anh Trần Phương đã nói mà tôi rất tán thành và rất tâm đắc, đó là đối với nông nghiệp. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cái tam nông, thì chúng ta có nghị quyết rồi nhưng trên thực tế thì nghị quyết chưa thấy triển khai thực hiện được bao nhiêu và cái con số mà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đấy, thì anh Trần Phương nói là 30 năm vừa rồi không làm được bao nhiêu. Trên thực tế nó không những thế. Cái rất tệ là thời gian gần đây đầu tư lại giảm dần. Năm 2002 thì đầu tư vào nông nghiệp còn chiếm 13,2% trong tổng đầu tư. Thế đến năm 2008 thì nó xuống còn có 8% thôi. Thế mà trong khi đó mỗi một lần khủng hoảng thì lại một lần lại thấy nông nghiệp xuất hiện và nông dân lại trở thành một lực lượng coi như cứu cánh để cho nền kinh tế mình khỏi rơi vào khủng hoảng nặng nề và khỏi sụp đổ như các nơi khác. Phải nói là chỗ dựa cho an ninh lương thực, an ninh xã hội, an toàn xã hội, đủ mọi thứ. Thế nhưng mà đối xử với nó thì thế, càng ngày càng rớt xuống và đời sống nói chung mặt bằng chung thì nâng lên. Chúng ta có mức 1.200 đô la một đầu người. Nhưng 1.200 này là cũng là theo nguyên lý nửa con gà thôi. Tức là nói vậy, chứ nửa con gà ấy là có thể là một người ăn nửa con gà một ngày nhưng cả gia đình thì một tháng trời mới có nửa con gà. Bình quân thì vẫn nửa con gà thì theo kiểu đó thôi. Thành ra, nếu mình đi vào các vùng thì thấy đời sống người dân còn khó khăn vô cùng. Và đấy, liên minh công nông là nền tảng xã hội của chúng ta nhưng mà đối xử với nông dân là đa số như vậy. Nói thực tình là mình bạc lắm đối với người nông dân, rất là bạc. Và tôi cũng rất sợ những cái mà định hướng đưa ra tiếp đây về phát triển các mảng thị trường, mà thị trường bất động sản, đất đai mà phát triển theo kiểu này thì chúng ta có thể làm giàu cho một số ít nhưng trên cái giá của hàng triệu nông dân. Và rút cục là nông dân vẫn là tầng lớp phải hy sinh, bị chịu nén và bị hy sinh tất cả những cái cho những cái gọi là phát triển bây giờ. Thế nhưng mà nếu mà để họ bị hy sinh nhiều quá và chênh lệch quá nhiều thì liệu an ninh xã hội về lâu dài nó có còn giữ được hay không? Thì đấy cũng là vấn đề rất lớn và cần phải nghĩ đến.
Thế còn ý cuối cùng là về tôi rất tán thành các anh nêu từ sáng đến giờ về cải cách thể chế thì phải được coi là khâu đột phá. Thực ra anh Trần Phương nhận xét rất đúng, cả ba cái mà chúng ta coi là đột phá là thể chế, là hạ tầng, là phát triển con người hay là nguồn nhân lực đấy thì thực ra trong các nhà đầu tư thì họ gọi là các nút nghẽn, nút tắc về phát triển, những chỗ tắc nghẽn về phát triển cho nên phải gỡ nó ra để khỏi tắc nghẽn. Nhưng mà thực sự cái thể chế nó là cái chỗ đầu tiên cần phải làm và có lẽ nó là nút quan trọng nhất. Nếu gỡ được nó thì hạ tầng không phải là thiếu vốn hoặc là thiếu cách làm cho nó tốt hơn. Không những là có vốn mà còn làm một cách hiệu quả hơn, làm đúng những cái gì cần thiết thì là hoàn toàn có thể huy động được. Nhưng mà chúng ta cũng không muốn bởi vì ở đây trong cái cơ chế mà làm hạ tầng theo kiểu công thì nó gắn rất nhiều với nhóm lợi ích được lợi gì đó, moi được tiền từ công ra mà làm, thành ra không thích thú cho các khu vực khác tham gia chẳng hạn. Thì tôi nghĩ thể chế nó vẫn là cái điều quan trọng nhất và rất đáng để coi nó là một cái chỗ đột phá để mà phát triển. Kể cả nếu mà giải quyết được vấn đề thể chế tốt thì ngay cả quan hệ trung ương, địa phương cũng sẽ giải quyết được. Anh Trần Phương thì cũng có băn khoăn nhiều về cái phân cấp hiện nay trong thời gian hiện nay. Nhưng mà thực ra phân cấp hiện nay nó cũng là hệ quả của hệ thống chính trị của mình như thế này thôi. Có lẽ những vấn đề về lá phiếu, về này khác chi phối rất nhiều cái việc là phải để cho địa phương nhiều quyền hơn. Và khi mà đã chia cho các địa phương phân cấp cho họ quyền như vậy thì họ đã có quyền nơi nào có biển là phải đòi cảng là tất nhiên rồi, ông nào cũng muốn có sân bay, ông nào cũng muốn có nhà máy xi măng, nhà máy thép là tất nhiên rồi nếu mà đã cho họ cái quyền như nhau mỗi nơi cũng lại là có một cái cơ số cho cái trung ương rồi này khác, hoặc là trong Quốc hội thì sẽ tất yếu dẫn đến điều đó thôi. Cho nên tôi nghĩ là như thế này từ đấy cải cách thể chế, cải cách hệ thống chính trị là điều như các anh phân tích từ sáng đến giờ tôi cũng cho là vô cùng quan trọng và cần thiết. Và có lẽ nó là cái nút quan trọng nhất mà chúng ta phải gỡ trong thời gian tới thì mới có thể đẩy công cuộc đổi mới như trước được. Tôi xin hết ạ!
(04h40’03”)
Trần Phương: Cám ơn chị Lan! Bây giờ thì nó có một chuyện này, người ta cho mình ăn buổi giữa chừng, thế nếu mà họp mãi thì khi về không ăn nữa thì dễ ế đấy. Cho nên tôi đề nghị đi ăn cái đã rồi ta hãy làm tiếp. Được không? Nhưng mà ăn không kéo quá dài. (sau đó là nghỉ ăn giữa chừng khoảng 18 phút).
Mời các anh các chị vào thôi. Bây giờ chắc là đến chị Hương đấy, chị chuẩn bị đi. Còn anh chị nào muốn nói nữa thì cho biết nhé, để thu xếp. Mà chúng ta không bị một cái giờ giấc nào khống chế cả, nói cho đến khi nào hết thì thôi… Mời chị Hương.
(04h 59’35”) Dương Thu Hương (cựu Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước): Vâng, xin phép các anh là cho em được ngồi.
Từ sáng đến giờ nghe các anh các chị phát biểu thì quả là những ý kiến rất là tuyệt vời, sâu sắc và cũng rất là đầy đủ. Phải nói là những tư duy rất là mới. Thế bây giờ cuối cùng cũng gần hết buổi rồi thì sợ là cũng khó nói nhưng mà tôi cũng xin mạnh dạn nói những suy nghĩ của mình trong khi đọc cái văn bản này.
Thì đúng là từ Đại hội IX, từ văn kiện Đại hội IX đến bây giờ cũng nói thật với các anh các chị là tôi cũng rất chán khi đọc các nghị quyết của Đảng, phải nói thật là như vậy. Chán là vì sao, vì nó không có gì mới, nó cứ như là ngày xưa tôi học Đại học người ta dậy tôi Kinh tế chính trị như thế nào thì bây giờ cũng đúng như thế. Thế thì … cho nên chán không muốn đọc nữa. Thế nhưng mà bây giờ cũng hy vọng là bước sang thế kỷ mới, nhận thức mới, thông tin nhiều thì chắc là văn kiện Đại hội Đảng lần này sẽ có những cái đặc sắc hơn, cho nên là cũng cố gắng tìm báo để đọc. Nhưng mà đọc xong thì cũng xin báo cáo các anh là tôi cũng có một cảm nhận là cũng rất là buồn vì là cái văn bản, cái dự thảo này thì tôi rất là tán thành những cái khái quát của anh Việt Phương với anh Duy Phong buổi sáng về những nhận xét về những cái văn bản này.
Nhưng riêng cá nhân tôi tôi xin thêm một số ý nữa tức là tôi nhìn thấy văn bản, văn bản này cái nhận thức của tôi là tôi không thấy có gì mới và không sát với thực tế và rất duy ý chí. Và với những cái lý thuyết mà không mới, nhất là lý thuyết về kinh tế. Thì đấy là cái nhận xét của tôi trong cái báo cáo này. Thế và nhìn lại thì cái dự thảo này cả cương lĩnh rồi lẫn cả báo cáo chính trị thì đúng là tôi cảm giác tôi đứng chung chiêng ở giữa là thấy rằng nó không giải quyết được cái gì mới để có hướng tiến lên cho đất nước. Nhưng mà cũng không sửa lại, không sửa được những cái sai lầm hiện có của đất nước. Cái sai lầm như các anh nói là nó.. những cái mất cân đối vĩ mô, kinh tế phát triển không bền vững này, thế rồi chất lượng không cao này v.v…
Đọc báo cáo này không thấy sửa được những cái điều đó, cho nên cái mới không có, cái cũ không sửa được thì tôi không hiểu rằng là sẽ dẫn đất nước đi đến đâu. Mà tôi chỉ thấy rằng báo cáo nó vẫn cứ theo một cái nếp như là những cái báo cáo của những Đại hội cũ, của những Đại hội cũ mà chỉ thêm tính từ thôi. Thí dụ như là như là … những báo cáo lần trước thì nói rằng “một số cán bộ thoái hoá biến chất”, sau đó thì “một bộ phận cán bộ thoái hoá biến chất”, bây giờ là “một bộ phận không nhỏ thoái hoá biến chất”, tức là nó thêm, thay về tính từ thôi.
Thế rồi như các anh nói thí dụ trước kia dùng “ưu tiên” thì giờ chuyển thành là “chú trọng” chẳng hạn. Thế thì tôi thấy rằng nó theo khuôn mẫu cũ và nó không thay đổi. Chính vì thế mà tôi thấy chẳng có gì mới về tư duy kinh tế, về tư duy chính trị để đưa đất nước bước vào một thế kỷ mới, một cái thập niên mới. Rồi lại cũng không sửa được cái gì mà hiện có mà đang đặt ra chúng ta những vấn đề chúng ta phải sửa. Thì cái điều đó là cái nhận xét của tôi là như vậy.
Đi vào cụ thể thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là “một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa” … Mà cũng báo cáo với các anh là riêng ngân hàng thì không biết “định hướng XHCN”, “kinh tế thị trường có định hướng XHCN” trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì. Thì chúng tôi cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được. Ngoài thế ra lại còn “phát triển công nghiệp hiện đại … trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN”. Thế không biết “công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN” nó là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN nó khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi “theo định hướng XHCN”?
Thế rồi “xây dựng một nền dân chủ XHCN”. Thì đúng ra ngày xưa trong học về Mác – Lênin có cái câu là dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản. Thế nhưng mà tôi với cái thiển cận tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi là: người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa? Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.
Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trì và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là “Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đứng … đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là … tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng là trên nhất, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết? Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa. Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc thì tôi nghĩ rằng là cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được cái đại đoàn kết dân tộc.
Trong báo cáo chính trị thì tôi thấy rằng “ông ấy” kể thành tựu về qui mô GDP 2010 tính theo giá thực tế là 106 tỷ USD, gấp 2 lần năm 2005. Tôi cũng đặt một dấu hỏi là xem lại giá của 2005 và giá của 2010 nó gấp nhau mấy lần mà nếu mà … (bởi vì đây là tính theo giá thực tế thì 2005 nó cũng tính theo giá thực tế 2005, 2010 nó cũng tính theo giá thực tế 2010). Nhưng giá 2005 và 2010 nó khác nhau, vậy cái thành tựu này có phải là thành tựu không hay nó lại là cái chuyện vì giá nó lên cho nên nó đạt được cái con số như vậy.
Thế rồi cái nhận định về giáo dục thì chỉ nhận định về số lượng mà không nhận định gì về chất lượng cả. Toàn là những tỷ lệ bao nhiêu tỷ lệ bao nhiêu. Cho nên tôi thấy nếu còn nhận định như thế này thì chẳng biết cái kém của mình ở đâu để mà có giải pháp xử lý.
Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là “cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu”, “môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao”, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam là ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh dạn. Tôi không hiểu là nó có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.
Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Thì tôi thấy, tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì. Nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được là cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên là tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.
Thế rồi “xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức”. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu quốc hội và nếu Đại biểu quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội mà là vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi. Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là … tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được. Không thể thực quyền được. Và nó … nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người Đại biểu quốc hội là đảng viên thì rõ ràng người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa.
Về công tác xây dựng chỉnh đốn đảng, thì: “đạt được một số kết quả tích cực”. Ở đấy, ở trong này “tích cực” là gì, là “thực hiện nghị quyết chỉ đạo của Đảng, các chủ trương, các chương trình dự án sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng”. Tôi nghĩ đánh giá “có kết quả” này là phi lý, không thể có được. Tôi cũng không biết rằng có ai tổng kết cái việc thực hiện hai luật về chống tham nhũng và tiết kiệm, chống lãng phí không. Nhưng nếu tổng kết ra thì có lẽ … mà cũng chẳng cần tổng kết, nhìn bề mặt, nhìn trên báo chí, chúng ta cũng có thể thấy rằng những cuộc này là: pháp luật vẫn đang bị vi phạm rất nghiêm trọng mà chẳng có kết quả gì cả. Các anh thấy Đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu. Mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói …, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ “dự án” nó thiêng liêng vô cùng. Người ta cố gắng phải tìm ra được “dự án”, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên là cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế. Mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn luôn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng! Tôi cũng nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên dạy cho mọi người về đạo đức. Tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.
Về hạn chế trong cái báo cáo chính trị. Về hạn chế thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng rộng ra, ngày càng trầm trọng chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên … chứ không phải là “chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn” đâu. Mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những cái nhà … những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư-sản-cộng-sản. Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì … 30 Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí Bí thư dưới tỉnh mà tôi làm Đại biểu: “Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm những ngày … đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?”. Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: “Chị Hương ơi, nó đã trói tôi như một con chó, nó đã quẳng ra giữa đường, và đất đai của tôi nó đã tịch thu”. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.
Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là … rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bô – xít Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại. Thôi bô – xít thì các anh cũng biết rồi không nói nữa nhưng rừng, cho thuê rừng. Xin báo cáo các anh là các đoàn đại biểu Quốc hội ở những địa phương mà có rừng cho thuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: “50 năm sau sẽ có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát”. Sao mà ngây thơ thế!
Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng những cái pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”. Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm”, “tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào … họ chiếm đất của mình hết rồi.
Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí…”bạn lớn” của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang. Công nhân Trung Quốc sang lại lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.
Thế còn vấn đề công tác xây dựng Đảng thì cũng nói rằng tồn tại là “còn một số đảng viên suy thoái về chính trị tư tưởng đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ”, thì thưa các anh đấy như lúc đầu tôi dẫn dắt, lúc đầu là “một số”, rồi đến “một bộ phận”, bây giờ “một bộ phận không nhỏ”. Thế thì tôi muốn đặt một câu hỏi rằng là cái bộ phận không nhỏ này đang làm giảm sút cái lòng tin của dân chúng đối với Đảng, mà giảm sút nhiều chứ không phải ít đâu ạ. Thì trách nhiệm của Đảng đến đâu mà để tình trạng này không chấm dứt, còn kéo dài và lại còn phát triển. Mà trong báo cáo không có nói năng cái gì cả. Thế thì tôi thấy rằng cái đó là cái mà rất nguy hại đến cái sự an ninh của đất nước.
Tôi có đọc cái quyển sách “Mr. No” của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài. Mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp để thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm. Nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng. Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém? Chứ ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy. Nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.
Thế rồi nhận định nữa là do “sự chống phá của thế lực thù địch”. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, lìu tìu, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi.
Một cái điều nữa mà tôi cũng thấy rằng tôi cần phải nói. Chính vì cái điều này mà hôm nay tôi xin phát biểu. Đó là tất cả những yếu kém bên trên thì có một cái đoạn báo cáo chính trị nhận định là “Ban chấp hành trung ương xin tự phê bình trước Đảng, trước nhân dân về những khuyết điểm yếu kém đã làm hạn chế những thành tựu và sự phát triển của xã hội”. Tôi nghĩ quá nhẹ nhàng. Với những khuyết điểm như thế, với những tồn tại của nền kinh tế như thế, với một cái xã hội nó ngổn ngang như thế, sờ đến đâu có việc đến đấy, thì tại sao lại tự phê bình mà không phải là nhận trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân? (Có tiếng xen vào) … Em chưa dám nói “từ chức”, nhưng dám nhận khuyết điểm trước Đảng đi, tại sao lại chỉ xin tự phê bình, nhẹ nhàng thế, quá nhẹ nhàng luôn. Cho nên tôi thấy cái này nó vẫn cứ mơn trớn, ru ngủ và chỉ ru những ai mà người ta (tiếng ông Trần Phương xen vào: “nhưng nếu như họ viết là nhận trách nhiệm thì được hơn cái gì, cũng qua thôi”). Thưa anh, nhận khuyết điểm, tôi nhận trách nhiệm có nghĩa là tôi là người gây ra cái chuyện đó để Đại hội nhìn thấy rằng ông là người gây ra cái việc đó thì thôi xin mời ông đừng tham gia lần nữa. Em xin anh cái ý kiến đó. Em xin ra một cái suy diễn như vậy (tiếng ông Trần Phương xen vào: “cuối cùng Đại hội cũng chẳng tìm thấy ai để thay con người đó cả,” … nhiều tiếng cười … “cho nên cái bi kịch của ta là ở chỗ đó đấy. Có viết 10 lần tôi nhận trách nhiệm thì vẫn trúng cử thôi. Mà đây là Ban chấp hành Trung ương cơ mà, 150 vị cơ mà, có phải của tớ đâu. 150 vị …Cho nên, tôi nghĩ là nói cho vui thôi, nghĩa là bà có phê bình thì cũng cứ phê bình cho vui vậy”). Vâng em biết rằng em nói hôm nay cho nó vui thôi, như báo Lao động gọi là xả sú-páp gì đấy ạ. Em nói ra cho nó đỡ … được cái chỗ để được nói, được tâm sự nhưng mà thực ra biết nói chẳng ai nghe. Mà nói đây để báo cáo các ông anh, đây là những ông anh và người thầy của thế hệ chúng em thì tất nhiên là thế hệ nhưng cũng 60 tuổi rồi. Anh Tiệm kia là thầy giáo của em. Thì đấy, thế hệ 1, thế hệ anh, hôm nay là lần đầu tiên được ngồi đây, được nghe các anh nói để tiếp thu cái tư duy của các anh để mà có thể tiếp nối được tư duy của các anh đấy. Thế thì về cái phương hướng, phát triển đất nước thì đúng là rất đáng buồn. Chỉ chú trọng về con số mà không chú trọng về giải pháp. Và những tồn tại của nền kinh tế không có những giải pháp này không giải quyết được những tồn tại đó. Cho nên lúc đầu em nói rằng chẳng có gì mới và cũng không sửa được những sai lầm hiện có cho nên cũng không muốn phát biểu nữa. Xin cám ơn các anh, các chị!
Trần Phương: Chắc là chưa được nói thì tôi ưu tiên hơn, còn ông Lược, ông nói rồi. Hả?
(05h25’35″) TS Lưu Bích Hồ: (cựu Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.)
Thưa anh Phương và các anh các chị! Tôi đến đây không có định nói vì có lẽ nói thì cũng không có bổ ích gì lắm. Mình lại là người tham gia được một phần vào cái công việc biên tập “chiến lược” chứ cũng không được “cương lĩnh” và “báo cáo chính trị”, mình biết nó không hết. Nhưng mà tôi có thể nói rằng là có mấy cảm nghĩ như thế này. Cũng nói thật thà là, cũng là hơi khó nói bởi vì mình là cái tội đồ của cái việc không làm ra được nó hay hơn, một phần, không phải là mình nhiều đâu, mình có một ít chút đó là tội đồ. Cũng khó nói. Viết là viết thuê cơ mà, chứ không phải viết ý của mình. Nhưng mà tôi có mấy cái cả nghĩ như thế này chia sẻ với các anh, các chị với anh Phương.
Thứ nhất là tôi cũng theo dõi khá xít xao những cuộc thảo luận, và đặc biệt trên mạng và báo thì tôi đánh giá rất cao cái hội thảo hôm nay. Bởi vì tôi cảm thấy, nhận thấy được là đến đây, các anh các chị nói thoải mái hơn cả và nhất là trước anh Phương, có anh Phương chủ trì và có một cái diễn đàn rất là thoải mái để các anh các chị nói hết tất cả những điều các anh các chị muốn nói. Nói thẳng thắn, bộc bạch, tuy rằng không có nhiều thì giờ nên không phân tích được cho nó thật sâu, nhưng mà cũng hiểu được. Ví dụ chỉ mấy ý kiến của anh Việt Phương, mấy ý kiến của các anh tóm tắt như thế là cũng đã hiểu được. Còn anh Phương thì nói kỹ hơn, nhưng cũng không mấy khi được nghe anh Phương nói kỹ đến như thế này đâu. Thì đấy là cái không khí mà tôi rất phấn chấn bởi vì rằng là phải chuyển tải được những ý kiến dư luận như thế này đến những người lãnh đạo. Mà anh Phương cũng đã từng …, tôi cũng đã từng trực tiếp được nghe anh Phương nói trước các vị lãnh đạo rồi, mấy kỳ rồi. Anh Phương nói cũng mạnh gần như thế này. Tất nhiên không có thì giờ để anh Phương nói sâu về lý luận như thế này, nhưng mà tôi thấy là … nó cũng không vào (có tiếng cười rộ lên). Mặc dầu đồng chí cao nhất đứng lên nói “tiếp thu … rất quí báu”, các đồng chí … bởi vì toàn là từ cấp Phó thủ tướng trở lên mà, thì quan trọng lắm chứ mà các đồng chí nói nhiều ý kiến ghê gớm. Tôi thấy sơ … không biết tôi nhận xét như thế có đúng chưa. Ý kiến như anh Phương và những ý kiến khác ghê gớm, thế nhưng mà cũng rất là ít được tiếp thu.
Thế nhưng mà hôm nay tôi vẫn thấy rằng là cái buổi hôm nay rất đáng quí chứ tôi không được nghe Mặt trận tổ quốc, không được nghe chỗ Liên hiệp hội, chắc không được như hôm nay. Bởi vì cái không khí ở đấy chắc cũng không được thoải mái đến như thế này. Tôi rất là chia sẻ ý kiến mà tôi thấy là hầu hết những ý kiến các anh các chị nói đều rất xác đáng. Thế tôi nói như thế là đụng chạm lắm đấy bởi vì anh là cái người viết văn kiện, tham gia vào viết văn kiện mà anh lại thừa nhận cái ý kiến này thì coi như là anh thấy cái văn kiện chả ra cái gì rồi. Đúng không ạ? Nhưng mà tôi thì tôi xin chia sẻ thế này, cái khó của việc viết văn kiện thì anh Phương, các anh các chị cũng biết rồi, nó phải từ một sự nhận thức, một sự thay đổi về tư duy và có một ngọn cờ dắt dẫn.
Thế thì tôi thì tôi đánh giá thế này: chưa bao giờ đất nước ta trình độ dân trí, tri thức, trí tuệ cao như bây giờ. Dân rất cao, không phải là vàng đâu, mà tôi nói dân là dân bình thường, người ta chỉ không nói ra thôi. Có những người nông dân người ta không quan tâm nhưng mà giá hỏi người ta hiểu về cái vấn đề như thế này thế nọ thế kia thì như chị Hương nói, người ta sẽ có nhiều ý kiến chứ không phải là không. Đấy là tôi nói ở tầng lớp nhân dân mà phổ thông nhất. Còn dân nói chung, thanh niên nói chung bây giờ nó hiểu biết nhiều lắm, nó có nhiều ý kiến lắm.
Thế những nhà tri thức của chúng ta thì phải nói là tôi cũng thấy chưa bao giờ có nhiều trí tuệ như bây giờ. Tôi theo dõi từ tháng … trước khi … từ mấy năm nay rồi cơ, từ khi bắt đầu chuẩn bị văn kiện Đại hội thì đã có rất nhiều những bài đăng lên trên mạng để góp ý kiến chứ không phải đến khi bắt đầu lấy ý kiến này đâu. Thì đã có rất rất nhiều bài để góp ý kiến đưa ra những chủ thuyết, lý thuyết, triết lý rồi những tư duy phát triển mới, rồi những cái kế sách đất nước chúng ta đứng trước cơ hội như thế nào. Rồi anh Nguyễn Trung viết cách đây 2 năm rồi, đã viết rồi. Và anh Võ Đại Lược viết cách đây mấy năm rồi chứ có phải bây giờ đâu. Nhiều chị, chị Chi Lan cũng thế, nói nhiều rồi. Mà tôi nói ngay như thời đoạn hiện nay lấy ý kiến cũng rất nhiều bài hay. Tôi lấy ví dụ như cái bài của anh Dương Phú Hiệp cách đây mấy hôm thôi nói là một cái sự, một cái dịp mới trong thực tế còn hơn hàng tá cương lĩnh, anh trích dẫn của Mác đấy thôi. Tức là ý anh ấy muốn nói là bỏ cái cương lĩnh ấy đi, không nói cái cương lĩnh thời kỳ quá độ nữa. Mà bằng những hành động thực tế thì bằng hơn hẳn cả một tá cương lĩnh cơ, viện dẫn đến mức như thế. Mà nguyên là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội đồng lý luận Trung ương. Giáo sư, đúng không ạ?
Thế rồi là cái bài của anh Trần Đình Bút hôm vừa rồi, hôm nay không có mặt ở đây tôi đánh giá rất là cao. Viết rất thẳng thắn, rất là mạnh mẽ, sát, từ những vấn đề lý luận sang đến những vấn đề thực tế.
Hay là những bài của anh Nguyễn Trung gần đây cũng đã đăng lên rồi thì tôi nói rằng là cái trình độ trí tuệ, tri thức của chúng ta hiện nay cao hơn rất nhiều so với những lần trước. Lần Đại hội X, thưa anh Phương, tôi cũng lưu trữ lại được một tập dày như thế này các ý kiến phát biểu nhưng cũng không bằng bây giờ. Tất nhiên là sôi động hơn thì có thể sôi động hơn, rồi thế kia rồi cũng chỉ được đến như thế.
Thế còn trình độ lãnh đạo như thế nào thì câu hỏi này hơi khó trả lời. Cái trí tuệ … (có tiếng xen vào) … Vâng, nhưng mà tôi xin phép nói thế này. Trong cái Trung ương mà tôi được ngồi chầu rìa và trong Bộ chính trị thì không phải không có nhiều đồng chí có trình độ trí tuệ khá cao. Chỉ có người ta không nói ra thôi (có tiếng cười). Và cái cơ chế gì để người ta không nói ra thì anh Phương ở trong Trung ương mấy khoá rồi, anh là Phó thủ tướng anh biết quá rõ rồi, anh Tiệm cũng vậy, biết quá rõ là vì sao anh không nói ra. Sau khi về hưu như anh Vũ Khoan hôm nay nói, đúng không, hay như thế, nhưng khi anh Vũ Khoan còn làm Phó thủ tướng thì đâu có thể nói được như thế. Đúng không ạ?
Thì hiện nay, tôi cảm giác thấy là trình độ của các đồng chí kể cả trong Bộ Chính trị cũng có những đồng chí có những trình độ, trí tuệ khá cao chứ không phải thấp lắm đâu. Nhưng mà nói chung thì chưa bằng bên ngoài (có nhiều tiếng cười). Tôi xin phép … nói chung là trình độ lãnh đạo hay trí tuệ lãnh đạo chưa bằng ở bên ngoài. Nói là dân là nói chung chung, nhưng mà nói cái trình độ cao nhất ở bên ngoài thì các đồng chí chưa theo kịp. Và như vậy có ý kiến nhận xét của các anh các chị rằng nó không vào, cái văn kiện này nó xa cuộc sống quá, nó là như thế đấy. Nó xa cuộc sống, trí tuệ của dân nó không vào trong văn kiện được. Đấy nó là như thế. Thế thì nguyên nhân vì sao thì thôi không cần phải phân tích chỗ này mọi người đều biết, đúng không ạ?
Rồi thể chế, rồi công tác tổ chức cán bộ, rồi vấn đề quyền lợi, vấn đề quyền lực, rồi vấn đề này khác, rất nhiều chuyện. Cái thể chế như thế này, cái cơ chế như thế này thì chúng ta chưa thay đổi được, chưa thể nào tốt hơn lên được.
Thế bây giờ tôi xin phát biểu thêm một ý nữa, vậy thì có thể thay đổi được không. Phải không ạ? Tôi vẫn còn một chút hy vọng. Tức là không phải là viết lại, không phải là thay đổi cơ bản, nhưng mà có những vấn đề hết sức bức xúc và nó trái quá đi rồi thì có thể với dư luận xã hội, với dư luận của trí thức, đóng góp của anh em, của các cấp thì có thể sửa được. Chứ còn bây giờ nếu như dựa vào ý kiến tập hợp của Văn phòng Trung ương qua các Đại hội, từ cấp chi bộ lên đến Đảng bộ, đến tỉnh đến huyện đến thành phố thì không thay đổi được. Bởi vì cái (việc) tập hợp bao giờ nó cũng có một cái câu này: “đại đa số ý kiến nhất trí tán thành”. Trong ý kiến thảo luận ở Trung ương, Bộ Chính trị cũng thế anh ạ. Tức là, cái cách tập hợp của Văn phòng Trung ương là “đa số có ý kiến tán thành”, một số có ý kiến như thế này, có ý kiến như thế này, có thế thôi. Thì bao giờ cũng phải viết sửa theo đa số, đa số ý kiến tán thành nhanh. Có cách gì, nguyên tắc của chúng ta là “tập trung dân chủ” mà. Đúng không? Đa số, thậm chí là còn bỏ phiếu nữa thì phải theo bỏ phiếu chứ. Đấy! Thế thành ra nó khó là như vậy.
Nhưng mà tôi vẫn hy vọng, tôi hy vọng được một cái chuyện như thế này. Ví dụ cái chế độ sở hữu công hữu, phải không ạ? Và cái “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Đã nhiều lần từ Đại hội trước đã nói rồi, không vượt qua được, lần này đã suýt nữa vượt qua được, mà cũng không vượt qua được (có nhiều tiếng cười). Tôi nói suýt nữa là tôi nói thật đấy, nhưng mà chưa bỏ phiếu. Chứ nếu mà cho bỏ phiếu có khi được đấy. Nhưng mà đến cái đoạn đấy thì không cho bỏ phiếu nữa, nên thôi, lấy cái phương án nọ phương án kia để thông qua thôi.
Nhưng mà tôi vẫn hy vọng, rất rất hy vọng vì tôi cũng không muốn hy vọng nhiều, nhiều cũng chắc không được. Nhưng mà hai cái đoạn ấy, cái đoạn cương lĩnh mà như anh Tiệm nhắc đấy, là “công hữu là nền tảng” không viết nữa, đúng không ạ? Còn trong báo cáo chính trị mà chiến lược thì bỏ cái “chủ đạo” đi. Nếu mà thế thì tôi thấy mừng lắm, một bước tiến đáng kể, quan trọng … nhất định (có tiếng cười) thì tôi nói rồi, cái mà anh Phương cứ nói mập mờ về cái CNXH của chúng ta hiện nay đang bị ràng buộc bởi cái chuyện đó. Mà không thể thực hiện được cái bước tiến thật là tốt hơn nữa. Bởi vì rất nhiều anh kia, anh thấy anh đã nói chủ đạo thì người ta phải được o bế, phải được bất bình đẳng với lại cái tư nhân, mà khi đó anh đã nói bình đẳng mà cho chủ đạo là (…). Có đúng không ạ? Chúng tôi đã phân tích với các đồng chí như thế rồi, với lãnh đạo như thế rồi, nhưng coi như không nghe. Nói xin lỗi các anh, bỏ mất “chủ đạo” đi thì mất béng đi cái định hướng XHCN rồi, thế còn cả cái gì khác nữa thì rồi chúng ta đi theo con đường tư bản rồi, thì các đồng chí (ấy) muốn nói như thế đấy.
Thế nhưng mà rồi cũng không có ai cãi lại. Bởi vì nói cái CNXH chúng ta xác định nó chưa rõ ràng, các đồng chí cứ vin vào cái phải là công hữu, cái phải là chủ đạo thì mới là định hướng XHCN. Thế bây giờ cuối cùng bỏ được cái đoạn nền tảng là bởi vì … thôi năm, mười năm trước mắt ta chưa bàn đến cái chuyện đấy. Cái chuyện đấy là chuyện lâu dài, 50 năm nữa ta tiến tới CNXH thì ta lúc ấy làm nền tảng. Nhưng mà trong cương lĩnh vì là cương lĩnh đến CNXH cho nên phải có nền tảng, phải có công hữu, đấy nó chết là ở đấy. Mà hiểu về công hữu chúng ta đã phân tích nhiều lần rồi, chúng ta hiểu sai cả Mác, chứ không phải Mác nói công hữu như anh Lược trình bày nhiều lần từ Đại hội trước đã trình bày rồi. Đó là chế độ sở hữu xã hội, chứ không phải chế độ công hữu như chúng ta nói. Mà xã hội là gì thì mãi đến cuối đời Mác, Anghen và còn nhiều nhà kinh điển nữa đã từng nói rằng nó không phải là công hữu. Còn tiêu diệt tư nhân là một sai lầm, chính Mác, Anghen ở cái đoạn cuối cũng đã thừa nhận như vậy và chúng ta phải thay đổi về cơ bản.
Thế nhưng mà không, đến bây giờ có đồng chí tự cho mình là đứng đầu công tác tư tưởng, phải không ạ? Thì cho rằng đó là là … cốt lõi của chủ nghĩa Mác, Mác – Lênin. Thế thì làm thế nào mà sửa được. Cho nên là, có lẽ anh Phương (khỏi?) phải nhận một phần trách nhiệm là khi anh giảng bài cho các đồng chí ở thế hệ trước (nhiều tiếng cười lớn). Chính anh là người giảng cho từ anh Tố Hữu trở xuống cơ mà (nhiều tiếng cười, Trần Phương nói xen vào: “nhưng mà theo tư tưởng cũ”). Vâng. (Trần Phương: “Còn bây giờ thì chưa lúc nào để tôi tự kiểm thảo rằng … tôi sai”. Cười).
Thế cho nên bây giờ nếu chúng ta phải thừa nhận là lịch sử nó là lịch sử. Chúng ta phải vượt qua lịch sử, đúng không ạ? Vượt qua chính mình để chúng ta nhận thức mới, có những nhận thức mới, kịp với lại thực tế, thực tiễn và kịp với lại thời đại. Cái đó mới là cái khó. Thành ra bây giờ anh Phương có lẽ anh phải còn, anh mới có 80 hơn thôi, không còn được đến 90, hơn 90 nữa anh giảng lại cho các đồng chí nghe hiểu, về: thế nào là chủ nghĩa Mác? Thế nào là Mác và Lênin? Và thế nào là tư tưởng Hồ Chí Minh? Và thế nào là công hữu? Thế nào là tư nhân, thế nào .. thì anh Lược đã viết một bài 40 trang gửi rồi, gửi cả hội đồng lý luận, gửi cả Thủ tướng rồi, gửi hết rồi. Các đồng chí rất coi trọng bài của anh Lược đấy chứ không phải không đâu. Đã chuyển tiếp đến Hội đồng lý luận, đến Bộ chính trị rồi, đã phân tích về chế độ công hữu rồi. Sở hữu cá nhân của những người lao động được giải phóng liên hiệp lại, nó là chế độ sở hữu xã hội, mà hình thức chủ yếu của nó là công ty cổ phần, phải không ạ? Đã viết đấy nhưng mà tôi trình cái đó và đã viết vào cái tờ trình đó để anh mang xuống đọc trước Bộ chính trị thì có đồng chí đứng đầu công tác tư tưởng nói: Thôi cái đó để cho học thuật giải quyết.
Chúng ta không bàn cái chuyện đấy nữa. Thế mà vấn đề đó nó cũng chưa kín, các đồng chí bảo thế nên thôi chúng ta lại phải kiên trì, thế này mới là kiên trì định hướng XHCN. Nó khó là như vậy cho nên tôi chỉ mong được một cái điều đó, là thứ nhất. Hôm nay tôi cũng xin phát biểu cá nhân mà ở chi bộ tôi cũng phát biểu, tôi chỉ xin hai điều. Một là bỏ cái chữ “chủ đạo”, hai là thừa nhận cái xã hội này có xã hội dân sự thì mới dân chủ được, đúng không ạ? Là bởi vì rằng là chúng ta có ba cái trụ cột. Một là Nhà nước pháp quyền, hai là Kinh tế thị trường, ba là Xã hội dân sự. Cả cái thế giới này nó như vậy rồi chứ không phải riêng ta. Mà thực tế nước ta là như thế rồi. Tại sao chúng ta lại không thừa nhận?
Thế thì có đồng chí rất cao nói ở trong một cuộc thảo luận ở cấp cao nhất, nói rằng là: nói xã hội dân sự là vớ vẩn, rơi vào cái “Câu lạc bộ Petophi” của Đông Âu ngày xưa, nó là đối chọi với Đảng cộng sản, nó lật đổ đấy. Thế thì hiểu như vậy thì thôi lại phải nhờ đến anh Việt Phương, nhờ các anh phải đến giảng lại cho về vấn đề dân sự là thế nào chứ, chứ không các đồng chí hiểu như vậy thì … Cũng có đồng chí nói lại ngay: Không, không phải như thế. Xã hội dân sự nó không phải hiểu như thế nhưng mà cũng không … (tiếng ông Trần Phương xen vào: “Nếu thế thì Mác cũng là ‘Petophi’ à? …Chính Mác là nói về xã hội dân sự rất nhiều. Thế thì các ông ý chẳng học chó gì cả!” … Tiếng cười phá lên).
Thưa anh, nếu mà ghi vào biên bản thì hôm nay tôi xin đề nghị, Lưu Bích Hồ xin đề nghị hai điểm đó thôi ạ. Một là bỏ “chủ đạo” và bỏ “công hữu là nền tảng” đi, cái đoạn ấy. Và thứ hai là thừa nhận có xã hội dân sự và thực hiện dân chủ đến nơi đến chốn. Tất nhiên xây dựng xã hội dân sự, phát triển xã hội dân sự, tất nhiên là phải dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thì đã có một cái tài liệu của cơ quan an ninh của chúng ta viết là nên thừa nhận xã hội dân sự định hướng XHCN (nhiều tiếng cười và nói xen vào: nói thế là ông sáng tạo, quá sáng tạo). Có xã hội dân sự nhưng mà định hướng XHCN vào đấy nữa cho nó an toàn. Vâng, thì tôi nói, thôi, thêm vào đó cũng chẳng sao là bởi vì nó cũng là do sự lãnh đạo của Đảng thôi. Đúng không? Không có cái xã hội dân sự nào mà không có sự lãnh đạo, không có sự quản trị của nhà nước. Thế nhưng mà nói ở chỗ khác thì hay hơn, đừng có đứng dính vào đấy. Nhưng mà thôi bây giờ nếu còn phải chấp nhận nhưng mà phải thừa nhận. Nhưng mà trong lãnh đạo, trong giới học thuật kể cả Hội đồng lý luận Trung ương cũng còn đang rất do dự và ngập ngừng và dự thảo chiến lược đã có lúc viết toẹt ra là phải có xã hội dân sự, phải có luật trưng cầu dân ý, phải không ạ? Có luật về hội và thậm chí có đồng chí đề nghị là có luật về Đảng, sự lãnh đạo của Đảng. Đúng không? Đảng, nhà nước ta là pháp quyền, Đảng không thể đứng trên nhà nước được. À, đứng trên pháp luật được. Đảng phải đứng trong nhà nước, trong, trong… pháp luật, thế mới được. Đảng lãnh đạo nhưng mà đảng đứng trong chứ không phải đảng đứng trên, cũng không được.
Những ý kiến như thế tôi nói thật là nó gian truân lắm. Do đó tôi rút ra một cái kết luận cho mình, nhiều kỳ tham gia từ thời anh Phương còn được tham gia thì tôi nói theo các anh đi tham gia rồi, biên tập văn kiện rồi. Cho đến bây giờ 5, 6 kỳ rồi. Tôi thấy mỗi kỳ tiến lên một bước thôi (có tiếng xen vào: “có khi kỳ này là còn thụt lùi” … nhiều tiếng cười). Từ … phải nói là nếu bây giờ muốn được như Đại hội VI thì tình thế nó chưa đến thế. Và chưa có cái ngọn cờ như lúc đấy. Cho nên chưa được, bây giờ phải có tình thế và phải có ngọn cờ, mà tình thế thì chưa đến mức ấy. Thì nói nông dân thế thôi, nhưng mà nông dân chưa đến mức … gì đâu. Thế còn thì … (cười) là tất cả dân vẫn thấy là còn được vui vẻ. Thứ hai nữa là không, chưa có ngọn cờ phất lên, thì mới có thể kết luận được như ý kiến mà là trí tuệ chứ, chứ không có ngọn cờ thì làm sao tiếp thu được trí tuệ. Thế bây giờ thì chúng ta làm thế nào. Đành phải chờ chứ biết làm thế nào (có tiếng nói xen vào). Vâng, đấy! Đấy là tôi xin nói hết cái ý cảm nghĩ của tôi chia sẻ.
Bây giờ tôi nói thêm một tí nữa. Các đồng chí nói nhiều về cái nền tảng kinh tế. Nhưng mà tôi xin bổ sung thêm một cái ý mà cái này tôi còn phân vân, chưa chín lắm, tôi xin hỏi ý kiến các anh, nhất là anh Phương. Chúng ta … nền tảng xã hội của chúng ta là gì? Mà bây giờ Đảng ta đang dựa vào cái nền tảng xã hội gì? Đúng không? Kinh tế thì nói là quốc doanh chủ đạo, rồi tư nhân các anh các chị phân tích nhiều rồi. Vậy nền tảng xã hội chính trị của chúng ta là gì? Liên minh giai cấp công nhân, nông dân với trí thức, đó là nền tảng xã hội chứ gì? Thế bây giờ tôi xin hỏi, đã có lần anh Phương hỏi, cái giai cấp công nhân của chúng ta bây giờ là thế nào mà ông bảo là nó lãnh đạo. Đúng không? Anh đã nói ở trước Bộ Chính trị rồi, và hôm nay cũng nói lại rồi. Đúng không? Chúng ta có bao giờ được vào giai cấp công nhân đâu. (Ông Trần Phương xen vào: “mà giai cấp công nhân đang khốn nạn đây”. Tiếng cười). Vâng. Lãnh đạo sao? Làm sao mà lãnh đạo được? Quốc hội có dựa vào giai cấp công nhân không? Đảng có dựa vào giai cấp công nhân không? Nói mồm thế thôi chứ trên thực tế là không có. Thế bây giờ chúng ta có dựa vào giai cấp nông dân không? Nông dân khổ như thế, khó khăn như vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh là cái sai lầm lớn là đầu tư kém cho nông nghiệp và nông thôn. Mặc dầu có rất nhiều nghị quyết. Nhưng mà chúng ta có dựa …, chỉ khi chúng ta khủng hoảng vừa rồi thì chúng ta mới thật sự thấy cái vai trò của nông nghiệp và nông thôn, của nông dân. Có đúng không ạ? Chứ còn bình thường ra mà nói để ý thì bao nhiêu đến nông dân và nông thôn. Nó đó có phải là chỗ dựa thật vững chắc của Đảng đâu? Ờ, đúng thế. Thế bây giờ chúng ta có dựa vào …, Đảng ta có dựa vào trí thức không? (Có tiếng xen vào: “cũng không nốt”). Cũng không nốt (ông Trần Phương: nhất là đại tri thức thì cũng càng không dựa vào, thế thì dựa vào ai?). Thế là ba cái anh mà đã viết ra trong văn kiện để là chỗ dựa, nền tảng xã hội và chính trị của chúng ta thì chúng ta không dựa được thật ạ, đúng không? Cộng… (ông Nguyễn Trung: “Tôi xin phép trả lời anh Hồ… nền tảng xã hội của chúng ta là nói dối”. Có tiếng cười). Thế thì tôi xin phép anh là tôi cũng chia sẻ với anh cái ý kiến đó. Tức là chúng ta nói mà chúng ta không làm được. Đúng không ạ? Thế còn một cái loại nền tảng nữa rất quan trọng, bây giờ ghi thêm vào, tức là doanh nhân. Doanh nhân. Thế thì doanh nhân chúng ta dựa vào doanh nhân loại nào? Đâu có dựa vào doanh nhân tư nhân, hay là dân doanh. Chúng ta dựa vào các anh đại gia đấy chứ, mà đại gia đó phần lớn là nhà nước, là quốc doanh. Đấy chỗ dựa của chúng ta là như thế. Tôi cho rằng, cái chỗ đó cần phải viết lại vào trong văn kiện hay là ít ra cũng phải đánh giá lại ở trong văn kiện những cái vấn đề như thế. Tức là không phải chỉ vấn đề kinh tế mà vấn đề xã hội, vấn đề chính trị chúng ta, cái nền tảng của chúng ta nói mà không làm được và hai nữa là không phải là chỗ dựa thật sự.
Thế còn nếu bây giờ chúng ta nói rõ ra chỗ dựa của chúng ta là tri thức, chỗ dựa của chúng ta là doanh nhân thì chúng ta làm đi. Đúng không? Mà tôi thì không được đi nhiều như các anh (có tiếng nói xen vào) … Vâng! Phân biệt ra nặng nề ra làm gì. Đúng không? Chúng ta đã như các anh đã nói là bỏ chuyên chính vô sản rồi, đã bỏ đấu tranh giai cấp rồi, đã bỏ nhiều thứ rồi, thực tế thì chúng ta phải dựa vào những cái tầng lớp gì? (ông Nguyễn Trung: “Thưa anh Hồ là cả thế giới người ta nói … dựa vào tầng lớp trung lưu”). Vâng tôi thì tôi tiếp nhận được một cái ý như thế này, tôi đi không được nhiều nước như các anh nhưng mà tôi cảm nhận thấy: xã hội loài người mà muốn văn minh lên nữa, tiến bộ lên lịch sử của nó là chính là đầu tiên là phải có văn hoá, phải có trí tuệ, phải tri thức nữa. Không có tri thức là không có phát triển được, đúng không? Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của trí tuệ, là văn hoá, là văn minh, đúng không ạ? Con người ta từ cầm cái cuốc cái xẻng mà lên tận cơ khí cũng là văn minh … tri thức, của trí tuệ, chứ đâu có phải là dựa vào giai cấp đấu tranh, đúng không? Trước đây có thể nói thời kỳ ông Mác … đã giảng và anh Phương đã giảng thì có thể là như thế chứ tôi không hiểu hết. Nhưng mà bây giờ thì không là như vậy. Đến bây giờ theo tôi là tri thức và doanh nhân, đấy là hai cái lực lượng quan trọng nhất của xã hội chúng ta để mà Đảng ta dựa vào phát triển. Và Đảng phải kết nạp những phần tử ưu tú nhất của dân tộc này mà trước hết là trong tri thức và trong doanh nhân. Thế nhưng mà như thế thì không sửa được bởi vì điều lệ Đảng thì Đảng là của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, mà là đại diện lợi ích thôi chứ không phải là … thì như thế là chưa sửa được.
Thành ra tôi xin phép về cái điểm đó tôi bổ sung thêm cái ý kiến từ sáng nay các anh không nói thì tôi xin bổ sung thêm cái ý đó. Còn những chỗ khác tôi hoàn toàn chia sẻ nhưng mà xin tự nhận lỗi với lại các anh các chị là chưa đủ sức để đưa được những cái suy nghĩ của mình đóng góp được vào cho nó đầy đủ cho cái quá trình … Chứ còn bây giờ, thứ hai, tôi nói kết lại là ý cuối cùng của tôi là thế này: Tạm thời không thông qua cương lĩnh vội, có cái cương lĩnh này không hơn gì bao nhiêu. Thậm chí có những điểm là bất lợi, chưa chín, chưa đủ sức tập hợp hết trí tuệ của dân tộc ta vào trong cương lĩnh, của Đảng ta và trong cương lĩnh, thì tạm thời Đại hội này không thông qua làm gì vội. Anh Phương bảo Đảng thì phải có cương lĩnh, thế theo anh không có thì cũng không sao đâu mà. Đúng không ạ? Chỉ vì có cương lĩnh mà có làm theo cương lĩnh đâu. Và thứ hai, có nhiều cái chúng ta đã vượt cương lĩnh 91. Bây giờ chúng ta cứ bảo cương lĩnh 91 còn 100% giá trị. Đâu có phải. Hay là còn nguyên giá trị. Đâu có phải. Cho nên tạm thời như thế, lùi lại một bước, Đại hội sau nghiên cứu kỹ.
Thứ hai là trên nền đó bây giờ … thưa anh Phương và các anh các chị rằng vì có cương lĩnh đã dự thảo và trước khi dự thảo thì đã có một khung khống chế rồi. Phải không ạ? Cho nên bây giờ dựa vào cương lĩnh thì phải viết chiến lược như thế, phải viết báo cáo như thế… Tôi không dài dòng để kể cũng có một số cái vượt lên thuyết phục được đấy. Ví dụ như vấn đề đặt dân chủ lên trên, phải không ạ? Ví dụ như vấn đề phát triển bền vững, đầu tiên chỉ phát triển bền vững thôi. Sau các vị bảo không, phải nhanh nữa, thế là lại nhét “nhanh”, thế “nhanh” và “nhanh và bền vững” thì có gì mới? Đúng không? Phải nhấn mạnh bền vững thì nó mới là mới. Thế mà không viết được, lại phải thêm lại phải có nhanh vào nữa mới được, mà không nhanh mà không 15% GDP tăng trưởng thì không là nhanh. Thế thưa anh, suốt cả từng đấy cái Đại hội của 64 tỉnh thành phố bao nhiêu phần trăm vượt hết cái trung bình thì không biết ông Nguyễn Quang Thái tính cái trung bình của chúng ta như thế nào. Và sắp tới đây năm năm nữa thì lại mười mấy phần trăm hết thế thì đất nước này có phải là 7%, 8% đâu. Sai bét! Chấn chỉnh lại cái chỗ ấy chứ, chứ không có thì chết. Thế bao nhiêu vẫn thế, vẫn là cái tư không phải tư tưởng bền vững. Ví dụ như thế.
Cho nên tôi thấy là chúng ta phải cố gắng làm sao … nếu như không có … không thông qua cương lĩnh nữa. Bây giờ có còn có độ vài tháng nữa, phải không ạ, có thể kịp sửa báo cáo chính trị là chiến lược viết gọn lại, chắt lọc ra những cái tinh tuý nhất, cốt lõi nhất, cần thiết nhất, thế thôi, thì vẫn được. Thế thì tôi thấy có thể cái khả năng ấy là hiện thực hay không thì cũng xin là cứ mạnh dạn chia sẻ với các đồng chí chứ còn tôi cũng cảm thấy chưa chắc chắn lắm. Có đề xuất ra cũng khó. Bởi vì bây giờ đã qua ba kỳ Trung ương họp rồi, thông qua dự thảo cương lĩnh rồi, thông qua dự thảo báo cáo chính trị rồi, thông qua dự thảo chiến lược rồi, bây giờ lại phủ định lại là “không làm thì không được”, không phải giống như cụ Trường Chinh là viết lại báo cáo chính trị đâu, không chắc, chưa đến cái mức là như thế được. Thế thành ra, thôi thì xin phép dù sao tôi cũng thấy là như anh Phương nói là chúng ta có trách nhiệm nói thì chúng ta cứ nói và nói đó ít nhất chưa đóng góp được ngay cho kỳ Đại hội này thì cũng đóng góp cho cái nền tư duy phát triển cho những cái năm sắp tới. Xin cảm ơn các anh các chị.
(05h 52′ 38″)
Trần Phương:
Ông nói gì nữa không? Ừ.
(Ông ?): Có một vấn đề mà tôi cho là rất quan trọng ..(không nghe rõ). Công tác cán bộ trong cả ba cái văn kiện này tôi đếm có 11 dòng và lại hết sức chung chung và vô vị và thực chất nó lại là vấn đề quyết định cho sự phát triển của chúng ta trong thời gian tới. Và hiện tình các vị thấy là công tác cán bộ hết sức lộn xộn và có thể nói là nguy hiểm. Bởi vì sao? Vì tình trạng mua quan bán chức thì tức là diễn ra quá phổ biến. Một chức trưởng phòng một triệu đô, có người nói rằng chủ tịch là cả chục triệu đô v.v… Người ta kể ra là bây giờ thưa các đồng chí là hiệu trưởng trường đại học cũng là tiền tỷ. Và như vậy là quá nguy hiểm! Tức là người ta dùng tiền để mua cái chức tước đó và cái đó là con đường để tiến lên cấp cao, thì quá nguy hiểm rồi. Đó là điều thứ nhất mà tôi nghĩ là phải được cảnh báo.
Điều thứ hai là cơ chế sử dụng và cơ chế tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp cao. Thì bây giờ cũng không biết tuyển chọn bằng cách nào? Có lẽ chúng tôi cảm thấy dường như có mấy vị cấp trên cao nhất là quyết định cái nhân sự của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, không có công khai, không có minh bạch, không có cạnh tranh, không có… Nghĩa là có bầu cử, có nói chuyện nhưng là hình thức, là hình thức cả. Thế thậm chí có một Đảng bộ Đại hội của thành phố rất là lớn thì sau khi bầu thì ông Bí thư nói là “đúng như dự kiến”, “thành công rất lớn” (nhiều tiếng cười). Thế thì tức là tất cả, chúng ta có tất cả mọi chuyện bầu cử, tất cả giới thiệu, thăm dò ý kiến đủ tất. Nhưng xét cho cùng cái người chúng ta đưa lên vừa kém về tài và đức cũng kém nốt. Vậy vấn đề cơ chế của chúng ta là hỏng rồi. Và nói như anh Trung là nó giả dối cho nên nó dẫn đến một cái tình trạng như vậy. Bầu cử, mọi chuyện có nhưng hoá ra cuối cùng kết quả chả ra gì chứng tỏ rằng cái cơ chế tuyển chọn nhân sự …(không nghe rõ).
Một điều nữa, là cái người lãnh đạo ở tất cả các cương vị đều không có trách nhiệm với những quyết định của mình. Bây giờ một ông Bộ trưởng bộ giao thông để tai nạn xảy ra khắp nơi, vẫn là bình thường. Một ông Bộ trưởng Bộ xây dựng cũng để nhà đổ v.v.. vẫn làm bộ trưởng. Thế thì tôi nghĩ một đất nước này có lẽ là các quyết định không ai chịu trách nhiệm cả (có tiếng xen vào: Phó thủ tướng giải thích rồi). Cho nên, nếu chúng ta kéo dài tình trạng những người lãnh đạo được giao trách nhiệm, quyền lực rất là lớn nhưng vô trách nhiệm với tất cả các quyết định của mình, thì tôi thấy tình hình đất nước sẽ là khôn lường. Bởi vì là “tôi” quyết định ra nhiều chuyện, “tôi” quyết định làm con đường này, tôi quyết định xây dựng cầu kia, tôi quyết định rất nhiều thứ, lập tập đoàn này. Nhưng khi mà nó hư hỏng thì ai chịu trách nhiệm, tôi vẫn ngồi chiếc ghế đó, thậm chí là lên cao hơn còn nhà nước tổn thất, nhân dân tổn thất. Hoàn toàn vô trách nhiệm! (có tiếng xen vào). Vâng và tiếp tục như vậy đấy ạ. Thì tôi nghĩ rằng cái chế độ như vậy thì chắc chắn đất nước chúng ta còn phải chịu nhiều tổn thất lớn. Vì vậy mà tôi cho rằng trong tất cả các thứ mà chúng ta bàn từ sáng đến nay nhưng nếu như công tác cán bộ vẫn giữ như hiện nay, vẫn giữ một thị trường quan chức quá phổ biến (và cái thị trường này nó sẽ bóp chết tất cả các thị trường khác), vẫn giữ một chế độ đề bạt, tuyển chọn và vô trách nhiệm đối với tất cả các quyết định thì tôi xin nói với các đồng chí là tất cả những điều ghi trong các văn bản này, vô nghĩa hết. (hội thảo vỗ tay).
(ông ?) Tôi xin nói thêm một câu nữa, tôi xin bổ sung một câu nữa thôi … để các đồng chí biết thông tin: trong dự thảo chiến lược lúc đầu viết là “đổi mới đồng bộ chính trị và kinh tế”. Thế thì các đồng chí bảo “không được!”. Đưa ra rồi! Bảo “không! phải thêm cái chữ ‘hệ thống’ vào”. “Đổi mới hệ thống chính trị” cơ chứ không phải “đổi mới chính trị”, mà ý của anh em viết chiến lược là đổi mới chính trị là bắt đầu từ thể chế, đúng không ạ? Bây giờ anh bỏ ra chỉ “đổi mới hệ thống chính trị” thôi tức là nhẹ đi rất nhiều. Mà chỉ nói đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thôi chứ không nói đổi mới Đảng. Thế cho nên nó có những vấn đề zích zắc như thế, nó khó lắm.
Hai là lại nói thế này: “chúng ta chậm đổi mới tư duy phát triển”. Thế các đồng chí bảo tư duy phát triển là gì? Thế mới gay chứ anh ạ. Cuối cùng là phải nắn nó lại, “đổi mới tư duy phát triển kinh tế xã hội”. Thêm vào đó được bốn chữ “kinh tế xã hội” thì được chấp nhận. Còn nếu mà chỉ nói “đổi mới tư duy phát triển” không thôi thì không được chấp nhận. Mà các anh các chị biết, đổi mới đâu chỉ có kinh tế xã hội không, cả chính trị nữa chứ, đúng không? Mà khi nói “đổi mới tư duy phát triển” có nghĩa là đổi mới tư duy toàn diện chứ không phải chỉ riêng kinh tế xã hội. Đấy nhé tôi nói thêm mấy thông tin đó để các anh các chị biết là cái sự đổi mới của chúng ta nó gian khổ và nó còn nhiều cái ngập ngừng lắm chứ không phải là dễ.
(Ông ?): Thưa anh Trần Phương và thưa tất cả các anh các chị!
Tôi nhất trí với lại ý kiến từ sáng đến giờ. Và tôi nói thật với các đồng chí là chưa bao giờ là chúng ta đứng trước nhiều thách thức như bây giờ. Mà về phía dân tôi thấy bây giờ người ta cũng ít tin tưởng, phải nói như thế. Cái niềm tin của dân với Đảng và Nhà nước, với chế độ thì phải nói là xuống cấp ghê gớm. Và dân bây giờ người ta hầu như … nếu người ta … đương nhiên cuộc sống người ta phải tự sống, phải tìm mọi cách để lăn lộn để sống. Cho nên người ta cũng chẳng muốn bàn đến chuyện gì nữa vì bàn cũng chẳng để giải quyết cái gì. Mà các nhà trí thức cũng thế thôi, bây giờ cũng là … vì nói cũng chẳng giải quyết được cái gì.
Cho nên theo cái chung từ lâu rồi trong miền Nam nó có một cái gọi là “chủ nghĩa Mac-Kê-No” ấy mà, tức là “chủ nghĩa mặc kệ nó”. Đảng cứ làm, lãnh đạo cứ làm, nhà nước cứ làm và dân cứ làm. Mỗi người, người nào làm việc ấy, đấy tôi thấy bây giờ có một thực trạng như thế.
Thứ hai là hiệu quả kinh tế thì cũng là hầu như là không được quan tâm và rất là lãng phí và thất thoát. Bây giờ, từ sáng đến giờ các đồng chí phát biểu nhiều nhưng tôi thấy có một cái ý này. Tôi muốn lưu ý á, hội nghị không quan tâm và ta cũng nên mạnh dạn đề xuất ở trong này. Trong chiến lược có nói thế này: “Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc Nam”. Đó, đây là một ý lách rất là hay, rất khéo. Nhưng “đường sắt cao tốc Bắc Nam” là vấn đề còn đang rất là nan giải mà tôi thấy là nếu xây dựng cái này trong giai đoạn này dứt khoát là không nên rồi. Mà năm sáu chục tỷ đô la, không phải là ít. Mà bây giờ chúng ta nếu mà đưa cái này vào chỉ cần thông qua được cái là thôi thì nó sẽ là áp lực và sẽ là cái cớ để người ta thực hiện bằng mọi cách. Mà như chị Thu Hương nói bây giờ vẫn là dự án. Mà có dự án là tiền. Mà năm sáu chục tỷ đô la, tôi nghĩ rằng là khi xây dựng thành công cái này không phải là năm sáu chục tỷ, hàng trăm tỷ. Mà như thế thì chắc người liên quan đến cái này chia nhau không phải là trăm nghìn đô mà hàng triệu, nhiều triệu đô. Đấy cho nên tôi nghĩ là phải đưa cái ý này (có tiếng xen vào là: “Cái chuyện đường sắt Bắc Nam…tháng 4…”). Đấy, Quốc hội là, cũng là .. Thì tôi đề nghị chị Thu Hương chỗ Quốc hội cũng phải đặt vấn đề này ra là có nên đưa vào không. Và tôi cho đây là vấn đề đang bàn cãi, chưa rõ, cho nên chưa nên đưa vào cái nhiệm kỳ này. Còn tất cả các cái ý khác tôi cũng đã viết góp một số ý cho nó cụ thể khoảng 6 trang. Bây giờ hết thời gian tôi xin dừng ở đây. Xin cám ơn!
Trần Phương:
Tôi thì xin có một ý kiến nhỏ thôi. Lúc nãy các anh nói là cái tư tưởng ở trong Đảng ta đấy nó không có rõ ràng. Tôi thực tình mà nói rằng nó có nguyên nhân để nó không rõ ràng đấy ạ.
Ta nên nhớ rằng cái Đảng ta đó, bước vào thời kỳ xây dựng đó là trong điều kiện mà quốc tế cộng sản đã có những nghị quyết về đường lối CNXH rất rõ ràng rồi. Tôi nhắc các đồng chí nhớ là năm 1957 tất cả các Đảng cộng sản họp lại với nhau ra một nghị quyết là qui luật tiến lên CNXH là gì? Là chuyên chính vô sản này, là chế độ công hữu chiếm địa vị chi phối này, là hợp tác hoá nông nghiệp này, là phát triển kinh tế một cách có kế hoạch này. Tất cả những điều đó rút ra kết luận từ kinh nghiệm của Liên Xô, từ mô hình Xô Viết mà người ta gọi là mô hình Stalinit đấy, đấy là năm 57. Tất cả các Đảng cộng sản và công nhân đã ra một nghị quyết đó. Đến năm 1960, cũng một nghị quyết y hệt như thế khẳng định lại tất cả những điều đó là qui luật và dựa vào những kết luận đó, người ta đã khai trừ Nam Tư ra khỏi cái hệ thống XHCN. Nên nhớ đây là một hệ thống tư tưởng của một thời đại.
Cho nên có khi, cái hôm mà có đồng chí hỏi tôi là về đồng chí Lê Duẩn, người ta nói là tại sao anh ca tụng anh Lê Duẩn mà là một người biết nghe như thế mà anh ấy không đổi mới được? Tôi trả lời thế này này: anh Lê Duẩn tuy cũng là một người rất là tỉnh táo đấy, nhưng ông ý nằm trong một hệ thống tư tưởng mà ông không thoát ra được. Ông không thoát ra được. Bởi vì thế này này, chính ông Lê Duẩn đi họp cái hội nghị 57, hội nghị 60. Ông ý là những người thiết kế ra cái hệ tư tưởng của cả cái hệ thống XHCN thế giới này. Nó đấy. Cho nên tôi nói thật với các anh đó, khi năm 86 chúng ta đổi mới đó thì ông mới chịu cái sức ép của thực tế là ông không thể nào không theo cơ chế thị trường được. Ông phải chịu, nhưng ông chưa kiểm điểm cái tư tưởng của ông đâu. Á! … cả một hệ thống tư tưởng bao trùm tất cả những người cộng sản ở cái nước này vẫn như cũ. Vẫn như cũ! Cho nên anh cứ tưởng là đổi mới, anh đã đổi mới được đâu.
Cho nên các anh có nói là cái Cương lĩnh năm 91, tôi xin lỗi anh, Cương lĩnh năm 91 y hệt cái hệ thống tư tưởng mà … của cái hệ thống Xô viết. Có gan thì anh phải xem lại 6 cái điểm mà cái Cương lĩnh 91 ghi, cũng chuyên chính vô sản, cũng công hữu, cũng phát triển có kế hoạch v.v… Cho nên vì cái người Việt Nam đó, ông không tự kiểm điểm cho nên cho đến bây giờ cái tư tưởng của ông đó ông vẫn giữ những cái cũ. Tôi xin lỗi anh!. Khi tôi đọc cái bản mà anh Đỗ Mười viết cách đây mấy tháng đó. Rồi anh Lê Khả Phiêu cũng viết luôn nữa. Tôi bảo là mấy cái ông này đầu óc cũ quá đi, chết mất thôi. Bởi vì ông có kiểm điểm gì đâu. Ông có tiếp nhận cái tư tưởng như thế nào. Cách đây mấy chục năm thì bây giờ ông vẫn y như thế. Cho nên rằng tôi nghi ngờ là tôi nói ví dụ như là gọi là ban lý luận, Hội đồng lý luận Trung ương. Tôi bảo là mấy chú đó có kiểm điểm mẹ gì đâu, mấy chú là giữ nguyên như cũ, rồi, vì ba cái thằng già này rút lui hết rồi thì người ta cử mấy chú vào ngồi đấy trong đó có Lê (Tô) Huy Hứa, Lê gì gì đấy. Thì tôi xin lỗi, những chú đó đọc bao nhiêu sách của Mác và Lênin. Có lúc nào mà ngồi nghĩ rằng cái tư tưởng nào của Mác là đúng, tư tưởng nào của Mác dự báo, là sai? Chưa bao giờ người ta ngồi nghĩ. Hôm nay anh Đào Công Tiến bảo là tư tưởng của Mác có cái sai, có cái đúng. Quá đúng rồi. Tất cả những dự báo của Mác về CNXH và về chủ nghĩa cộng sản, tôi xin lỗi, tôi nói thẳng là sai. Mà đấy là ông ý dự báo thôi, tức là ông ý dự báo dựa trên cái như Lênin nói, tức là ông nghiên cứu cái qui luật của một sinh vật. Rồi từ cái quá khứ của sinh vật đó mà ông ý nghĩ rằng cái sinh vật đó sẽ phải tiến triển theo cái hướng như thế này, đấy là dự đoán thôi.
Cái sai của những người cộng sản là ông dựng cái đó thành nguyên lý, Ông dựng cái đó thành giáo điều, mà ông giữ chết những cái giáo điều đó thôi. Nhưng tôi xin lỗi! Gần như tất cả các nhà lý luận của chúng ta kể cả những người mà hiện nay cầm quyền họ chưa bao giờ có dịp mà ngồi lại kiểm điểm xem là cái gì là đúng, cái gì là sai. Cho nên tôi nghĩ là lúc nào cũng tụng là “nền tảng của chúng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin”. Tôi xin lỗi, Lênin có nhiều điều sai. Tôi nói thế này, Lênin nói về hai sách lược là sai. Ông nói là cách mạng dân chủ xong phải tiến lên luôn cách mạng XHCN. Không đúng! Chúng ta làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi, tôi xin lỗi, phải 100 năm nữa chúng ta mới nghĩ đến được CNXH, trên 100 năm nữa mà ông nói là ông làm luôn cách mạng XHCN à. Chính vì chúng ta theo tư tưởng của Lênin là sau cách mạng dân tộc dân chủ thì ta làm luôn cách mạng XHCN. Cho nên chúng ta mới ngã bổ chửng ra. Chúng ta phá hết cả kinh tế tiểu nông, vừa mới chia ruộng cho người ta rồi thì lại bảo là các chú góp ruộng lại, đưa cái hợp tác xã cấp cao tức là cấp và (…) v.v…
Cho nên những tư tưởng lý luận, kể cả của Lênin và một số cái của Mác nữa là sai. Mà người Việt Nam chưa lúc nào ngồi tự kiểm điểm cả. Có đúng không? Thực ra mà nói đó, hôm nay chúng ta mới có dịp nói với nhau, công khai tôi cũng chẳng nói bởi vì tôi nói rằng nói cho họ nghe để làm gì, tranh luận mất thì giờ, để thì giờ ta đi dạy trẻ con. Nhưng mà hôm nay đó, nói ra để nói rõ rằng, chúng ta có rất nhiều cái mơ hồ, và chính vì cái mơ hồ trong tư tưởng đó cho nên Cương lĩnh đầy rẫy những cái sai. Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói định hướng XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ XHCN mà ông cóc hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản là cái gì. Trong khi đó ông mời hết các cái thằng luật gia của CNTB nó đến nó dạy ông. Nhiều chuyện!
Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác. Tôi nghĩ là cái tệ hại đó phải chấm dứt, phải sửa. Nhưng mà ai sửa? Những người cầm quyền bây giờ họ chẳng có thì giờ mà họ nghĩ đến chuyện đó đâu. Họ cứ miễn là một nhiệm kỳ này họ cứ ngồi đấy, còn nhiệm kỳ sau thì họ về hưu rồi. Tuỳ, thằng nào tiếp tục thì tiếp tục. Cho nên tôi nghĩ rằng đấy là lời bình luận của mình thôi.
Bây giờ, không biết là, bốn rưỡi rồi không biết là có được xin phép mấy câu kết luận không. Nhở.
Tôi thì xin thưa với các đồng chí như lúc đầu tôi nói đó, là người ta cả một cái Đảng, cả một cái nước, năm năm người ta mới có một lần thảo luận về đường hướng của đất nước, người ta mở rộng dân chủ thì không biết hình thức hay là thực chất thì không cần, nhưng miễn là người ta mở rộng dân chủ. Thế thì không lẽ các nhà Kinh tế học, những nhà lý luận có thể nói là rất (…) của lớp trí thức chứ không phải lớp trí thức bình thường đâu, thế các ông không thảo luận à, ông không phát huy ý kiến à.
Cho nên chúng tôi mới bàn với nhau là thế nào chúng ta cũng nên có một cuộc thảo luận. Thế nhưng mà có nhằm để sửa như anh Hồ nói không, tôi thực tình là không nghĩ như thế. Tôi chỉ nghĩ là những ý kiến của chúng ta đúng và sai thì tuỳ, bởi vì không ai phán xét chúng ta. Ông có quyền nói cái ý của ông. Hai ý nghĩa, thứ nhất là chúng ta chuyển cho cái Ban văn kiện, Ban văn kiện thôi chứ mấy cái ông đứng đầu Ban văn kiện tức là Bộ Chính trị đó, ông ý làm gì có thì giờ ông ý đọc, có phải không? Anh biết thừa đi là họ chẳng có thì giờ đọc. Thế thì cuối cùng là một cái lớp bồi bút, như tôi đã từng làm một bồi bút, rồi đến lượt ông Hồ làm bồi bút thì ông có đọc thì đọc thôi. Và nếu có chen được vào một vài ý mà như ông Hồ đề nghị thì cứ việc. Còn nếu không chen được thì (…) Đó là ý thứ nhất, mục đích thứ nhất. Nhưng mục đích thứ hai là gì, ít ra cũng ghi vào văn bản và lưu ở cái hội Khoa học kinh tế này, hoặc ở đâu đó là: cái năm 2010 này đó, đã có một số nhà trí thức góp những ý kiến đó. Vậy thôi. Có thể mười năm sau người ta bảo ừ rất tiếc cái đám trí thức đó có nhiều cái ý đúng mà người ta không tiếp nhận. Vậy thôi.
Đó là chuyện của lịch sử nhưng ít ra để nói rằng, cái giới trí thức của nước này cũng không ngu đến mức nó tự lừa dối nó đâu. Có phải không ạ? Chứ còn hy vọng rằng người ta nghe như giới trí thức này và nhiều trí thức khác. Nếu ông hy vọng như thế thì ông hơi ảo tưởng đấy. Tôi nghĩ rằng nếu ta làm được cái điều mà như chúng ta vừa nói cũng đã tốt rồi. Ít ra chúng ta chứng tỏ với xã hội rằng chúng ta có trách nhiệm đối với xã hội. Khi người ta yêu cầu mình góp ý kiến mình sẵn sàng nói, nói thẳng cái ý kiến của mình dù có thể đó là sai. Đó là được. Tôi nghĩ là nếu chúng ta đạt cái điều này thì cũng tự an ủi mình là mình không phí thì giờ. Có phải như vậy không? (vỗ tay).
Thế còn chúng tôi dự định hai ngày nhưng mà chắc là các đồng chí nói rồi và nhiều đồng chí nói với tôi là tôi không cần nói nữa, các anh nói tôi nghe rồi. Tôi đồng ý, thì có được không? Và như thế hôm nay chúng ta có thể kết thúc được.
Thế thôi thay mặt hội Khoa học kinh tế, cám ơn các đồng chí (vỗ tay). À, vâng, cái này thì thuộc Ban thư ký hội khoa học kinh tế. Ông muốn ghi thế nào thì ghi.
Hết
-oo0oo-
BIÊN BẢN HỘI THẢO KHOA HỌC
HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VN và TRUNG TÂM TT và DBKT – XHQG
(Chưa được chỉnh lý) Chủ trì: GS Trần Phương, Chủ tịch Hội KHKTVN
Khai mạc: 8h30
Thành phần:
- Hội KHKT – XH QG
- Một số thành viên Tổ Biên tập Cương lĩnh
- Một số cán bộ nghiên cứu (được mời)
Nội dung: Góp ý cho các Dự thảo Văn kiện Đại hội XI của Đảng.
1. GS Trần Phương: Đề nghị nói ngắn, nói rõ: muốn sửa điều này, bổ sung điều kia thôi, không cần giải thích vì mọi người đều đã đọc, đã biết cả. Nói ngắn để nhiều người được nói, và nghe đươc ý kiến của nhiều người.
2. GS Đào Công Tiến: Không nên giữ “kim chỉ nam” như cũ. Phải coi cái đúng ở mọi thuyết đều là nền tảng tư tưởng.
Cần nhận thức lại CNXH, CNXH như cách hiểu chính thống, ngòai khẩu hiệu “Dân giàu nước mạnh” như mục tiêu thì được; nhưng 3 đặc trưng ở mô hình trong đó Đảng CS toàn trị, đấu tranh giai cấp, …thì cần thay bằng một mô hình văn minh hơn. Ở đó, dân quyền, pháp quyền phải là tối cao. Hiện nay cần tăng cường tư tưởng khoan sức dân (như Di chúc của Bác Hồ).
Các giải pháp đột phá: phải nhằm vào cải cách chính trị (chứ không chỉ kinh tế).
3. Ông Việt Phương: Nay người ta không quan tâm góp ý vào văn kiện, vì cho rằng ĐH nào cũng chủ yếu là vấn đề nhân sự thôi. Về văn kiện, có 5 ý sau:
- Quá dài, rất trùng lắp
- Đã có một số chủ trương đúng, mới đã được ghi nhận trước đây. Không được tước bỏ đi. Phải đưa trở lại + nhiều cái mới nữa. Những cũ kỹ, lạc hậu, sai lầm quay lại nhiều quá.
- Rất nhiều điều chỉ có thể là dự báo KH lại coi là chủ trương, Ví dụ: Đến giữa thế kỷ XXI Việt Nam thành thế này, thế kia.
- Giữa các văn kiện không có tư tưởng thống nhất
- Văn kiện bị tụt lùi xa so với đại hội Đảng IX, đại hội Đảng lần thứ X.
Nếu có thể sửa chữa tí nào thì tốt. Hoặc nên có một Nghị quyết mới, khác. Chỉ nên 10-15 trang, chủ trương tinh túy thôi.
4. Ông Nguyễn Trung:
- Văn kiện chưa rõ vấn đề giải phóng con người, mà còn chưa thống nhất được dân tộc về ý chí, về con đường đi.
- Nhận định về quốc tế, về các nước XHCN và tình hình đất nước sai. Nên bỏ đi!
Nên có một Nghị quyết khác với các vấn đề chính là:
- PTBN: nên ghi rõ thành 1 chủ trương + chương trình hành động cụ thể. Thủ tướng đã có một bài viết về vấn đề này rồi.
- Quan hệ đối ngoại, nhất là đối với Trung Quốc: phải rõ quan điểm.
- Cải cách thể chế chính trị thành một vấn đề bức xúc, không giải quyết không phát triển được. Phải xây dựng Hiến pháp mới.
5. PGS Võ Đại Lược:
Đồng tình với các ý kiến trước. Lẽ ra Hội thảo phải có người lãnh đạo nghe.
Ta đang sống trong thời đại Thế giới đại điều chỉnh, nhưng Văn kiện không ghi nhận được điều này.
Đánh giá sai nhiều lắm. Ví dụ: Sụp đổ của XHCN là tổn thất, vậy không phải là thời cơ à?
Định nghĩa về CNXH; Công hữu là chủ đạo? thật là vô lý, có hại cho đổi mới! Doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo, nền tảng của kinh tế nhà nước, chỗ này là phi XHCN nhất, nguy hiểm quá.
Ngoài chủ trương công hữu và Đảng CS lãnh đạo chả khác gì phương Tây.
Vấn đề hoàn thiện thể chế ghi trong Văn kiện lại không có định hướng, trở nên vô nghĩa.
Phải có thí nghiệm thể chế, nên xây dựng đặc khu kinh tế.
Tóm lại: Các Văn kiện hiện quá lạc hậu so với thời đại.
6. TS Nguyễn Mại:
- Có 3 chỉ tiêu cần thay đổi; thu NS 26% (quá cao), 5 năm qua thu 28%; điều chỉnh Tổng đầu tư XH/GDP: 42% (quá cao, chỉ nên 35% thôi; thu thuế qua hải quan là hơn 30%. Rất phi lý! Phải tăng thu trong nước, giảm thu hải quan. Các nước thu trong nước tới 90%.
- Phải khoan sức dân. Cần cải cách thuế một cách cơ bản, triệt để.
- Đề nghị phải làm rõ PMU 18, Vinashin.
- Đột phá 3 lĩnh vực nêu trong Văn kiện thì không phải là đột phá. Phải đột phá Tư duy!
- Đã đến lúc phải đổi mới hệ thống chính trị, phải phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng của nhà nước. Quốc hội hiện chưa phải là cơ quan lập pháp!
Tôi nghĩ vấn đề Đảng có thật sự muốn nghe hay không?
7. Ông Vũ Khoan:
- Tiêu chí thực hiện CNH như thế nào? Nhưng trong điều kiện phải Hiện đại hóa, chứ không chỉ Công nghiệp hóa.
- Xử lý những bất ổn trong kinh tế vĩ mô; thâm hụt Ngân sách, nhập siêu quá cao;
- Hoàn thành đầy đủ cái nền tảng hay là xây dựng mới?
- Tình hình Quốc tế khó khăn hơn trước; sau khủng hoảng người ta thay đổi cả, ta không rõ;
- Nhân tố Trung Quốc chưa tính hết và chưa đúng. Ví dụ: dùng Nhân dân tệ làm phương thức thanh toán.
- Về mô hình phát triển: Văn kiện trình bày chưa rõ. (chưa hình thành được mô hình Phát triển cho 10 năm tới).
- Vấn đề đột phá: (bây giờ thành mốt rồi), nên đưa nguồn nhân lực lên đầu tiên. Trong nhân lực quan trọng nhất là vấn đề người lãnh đạo. Giáo dục chưa biết là đi theo hướng nào?
- Thể chế: Phải đặt vấn đề về thể chế quản trị quốc gia.
Góp ý chỉ ta là với nhau chăng? Dân có biết gì đâu? Đại hội Đảng bộ các cấp cũng có đóng góp gì đâu Văn kiện thiếu vấn đề giải pháp, không biết làm thế nào để thực hiện những ước muốn kia?
8. Ông Vũ Tuấn:
Văn kiện không phản ánh được cuộc sống. Phải đưa cuộc sống vào Nghị quyết. Đổi mới chính trị chưa theo kịp đòi hỏi, đang cản trở.
Xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: Lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? Chính quyền thì ỷ lại Đảng, cái gì cũng đợi để Thường vụ bàn!
9. PGS Trần Đình Thiên:
25 năm qua, điều ta đạt được là nhờ chuyển sang thị trường chứ không phải là do định hướng XHCN. Gắn CNXH với thị trường như thế nào không rõ. Bây giờ thế nào là chủ đạo?
10. TS Lê Đăng Doanh:
- Cần kiểm điểm lại các nhiệm vụ ghi trong Đại hội Đảng lần thứ IX; đại hội Đảng lần thứ X.
- Có một số việc không làm. Ví dụ: Luật về Hội, Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật Hiến pháp .v.v…Tại sao Đảng lại không thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng?
Vậy sắp tới có quy chế gì không?
Đổi mới thể chế phải là then chốt! Phải ngăn chặn lợi ích nhóm, kiểm soát sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng.
Thể chế là vấn đề sống còn. Đảng phải đổi mới, phải được giám sát.
Tình hình Kinh tế vĩ mô và Kinh tế thế giới không giống như trong Văn kiện.
Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta mà không lừa được thực tiễn đâu.
Các nước xung quanh cải cách rất nhanh. Ở ta có 3 vấn đề bức thiết: Thể chế, lợi ích nhóm, vận hành quyền lực tùy tiện không thể không giải quyết.
11. GS Nguyễn Đình Hương:
Tôi vẫn hy vọng đóng góp của ta đến được Trung Ương.
Các văn kiện còn mâu thuẫn. Ví dụ như nội dung nói về cơ cấu còn khác nhau. Vậy cần có sự thống nhất về thuật ngữ giữa các văn bản.
12. GS Lê Du Phong:
Tôi có 4 nhận xét:
- Tư duy lý luận lạc hậu, mâu thuẫn, Xa rời thực tiễn; thụt lùi so với Đại hội Đảng lần trước; Vấn đề công hữu, Kinh tế nhà nước là chủ đạo, bình đẳng mọi thành phần là những vấn đề nổi cộm.
- Lòng tin của dân đối với Đảng, với chế độ giảm.
- Xem thường lịch sử; nói CNXH là điều kiện để độc lập. Các triều đại trước có CNXH vẫn độc lập.
- Không gắn với thời đại, xem thường thiên hạ.
Nếu cứ thế này, đến năm 2020 chắc chắn sẽ tụt xa so với các nước. Hungari năm 2001: 5000 USD/ người, năm 2008 ; 15000 USD/người, họ nhanh hơn ta nhiều.
Đột phá: Đầu tiên là đổi mới hệ thống chính trị vì đang là vật cản.
13. GS Trần Phương:
Hiện nay ta thích nói một cách, làm một cách khác. Ta nói Chủ nghĩa Mác-LêNin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng? Ta có làm theo các nguyên tắc của CN Mác không? Đổi mới của ta thực chất là “thụt lùi”; thừa nhận cả Kinh tế tư nhân … Mác đã sai khi dự kiến về đặc trưng của CNXH. Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi.
Đổi mới là so với cái đã sai trong 20 năm trước!
Mác nói: triệt tiêu chế độ tư hữu, thế là sai! Vì mất động lực.( Giống nhận xét của Victo Hugo về Mác).
Vậy: CNXH là gì? Có ai trả lời được không?
Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác! Nhưng “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc; nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc!” ( Abraham Lilcon ).
Vậy, viết thế nào thì viết, nhưng đừng đao to búa lớn quá.
Mác mới là phác thảo, dự báo về XH tương lai chứ có phải nguyên lý, kinh thánh đâu? Liên Xô cũng từ chối XHCN đấy chứ!
Không thể nói Kinh tế nhà nước là chủ đạo được, nhiều nhất chỉ là nòng cốt thôi. Nói thế là sai với thực tế. Có sử dụng quả đấm thép nào đâu?
Phải xác định rõ CNXH là gì? Định hướng nó là gì? CN Mác-Lê nin có điều đúng, có điều sai rồi! Vậy thì phải xem trong đó có cái gì là nền tảng chứ. Bây giờ có đến 6,5 tỷ người, đến nước sạch cũng bị thiếu rồi, đánh nhau vì nước uống. Cái gọi là CNCS đã là ảo tưởng rồi.
Tôi nói với ông Đỗ Mười, ông Phạm văn Đồng là đến cuối thế kỷ XXI này, con cháu chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến CNXH.
Tóm lại, cương lĩnh viết không rõ ràng. Chiến lược cũng nhiều điều không rõ ràng.
Nông dân còn chiếm đa số. Đầu tư cho nông nghiệp quá thấp, suốt cả 30 năm nay. Đê đập không tốt, hệ thủy nông, hồ chứa nước …
Sắp tới ta 100 triệu dân, nuôi số này như thế nào? Đảng này, Chính phủ này muốn ổn định phải lo đến nông dân. Phải sửa chỗ đầu tư bất cập vào nông nghiệp.
Phân cấp quản lý 10 năm qua là sai. Vì biến thành rất nhiều “vương quốc”!
Tỉnh nào cũng có xi măng, sân bay, nhà máy thép, cảng biển …đầu tư nham nhở. 15 khu Kinh tế, làm gì có tiền mà làm 15 khu Kinh tế.
Tổ chức quản lý các Doanh nghiệp nhà nước sai! Nhật chỉ có MITI, nhưng dưới nó là các tập đoàn tư nhân lớn. Ta thì Bộ không làm quản lý, sửa chữa, đi quản Doanh nghiệp, làm sao quản nổi?
Tài sản toàn dân ai quản? Phải xử lý vấn đề này như thế nào? Như vậy, cơ chế quản lý không rõ ràng, phải sửa!
Thể chế: Loài người đi đến chỗ Dân chủ. Nhưng thế nào là Dân chủ?
Nhất định phải đến chỗ Dân chủ + Pháp quyền.
Đảng quyết mọi thứ mà lại không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ.
Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà cả quan điểm tư tưởng đấy.
Viết rằng 2020 thành nước công nghiệp mà có 3000 USD/người là bịp dân. Nước CN mà có 3000 USD/người thôi à! Vậy mục tiêu không rõ ràng và không đúng.
Cương lĩnh cũng không chỉ cho biết cần làm gì. Ba cái đột phá không phải là đột phá. Không đột phá vẫn phải làm 3 cái đó. Cương lĩnh và văn kiện đều theo tinh thần chúng ta quyết làm tất cả. Thành ra chúng ta không làm gì cả. La liệt, đủ thứ ; không thể góp ý gì được, không biết làm gì để tiến lên.
14. Ông Nguyễn Trung(lần 2):
Nên lưu ý kiến của TS Lê Đăng Doanh. Đừng say mê về chuyện tăng trưởng con số, vì có thể vì nó mà sụp đổ.
Kiến nghị: Kinh tế nhà nước chủ đạo là thế nào? Cần định nghĩa rõ. Có phải làm những cái tư nhân không được làm không? Đề nghị bỏ hẳn cái phần làm trái nghề đi. Bỏ hẳn phần bao cấp quyền, bao cấp vốn, mà chỉ còn dịch vụ công.
Vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc, rất nguy hiểm. Toàn bộ xuất siêu của ta đập vào nhập siêu của Trung Quốc mà không đủ. Nếu Trung Quốc chỉ dùng Nhân Dân tệ để buôn bán khu vực thì ta nguy.
Nhân sự: Tổng Bí thư phải gương mẫu thực hiện công khai minh bạch; nên có chương trình hành động, có cam kết; có một tổ chức giam sát việc thực hiện cam kết.
15. GS Đào Xuân Sâm:
Tại sao Văn kiện lại ngổn ngang thế.
Trong hành trang của Đảng đừng nên nói CN Mác-Lênin vì ta không có nguyên bản, chỉ có du nhập. Hành trang đó bây gìờ vẫn mang vào Đại hội Đảng XI. Nên xem lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cương lĩnh thất bại, tuyên truyền thất bại. Lý luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ. Học viên bây giờ phải học cưỡng bức 3 chứng chỉ.
Trong khu vực Doanh nghiệp nhà nước không tìm thấy động lực nối tiếp. Ngổn ngang quá. Giả dối quá. Thật là bi kịch.
Cảnh ngộ của Đảng ta từ sau Đại hội XI bắt đầu bước vào suy đồi. Không loại trừ khả năng Dân tộc phải chịu đựng nhiều năm.
Sửa gì? Nên tập trung vào Đảng, Nhà nước, khu vực công.
16. GS Phan Văn Tiệm:
Tôi chia sẻ với tất cả các ý kiến đã nói, rất tâm đắc. Văn kiện ít tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên viết lại Cương lĩnh. Cụ Hồ rất ít nói về CNXH.
Phong trào Cộng Sản quốc tế rất tả khuynh, biểu hiện rõ nhất là căm thù tư hữu. Sức sống của chế độ tư hữu lớn lắm.
Từ nay từ bỏ chủ đạo. Không nên lập ra các Tập đoàn Kinh tế, vì đó là sân sau của quan chức.
17. Bà Phạm Chi Lan:
Cảm nhận chung của các địa phương giống như các anh vừa nói. Mọi người ngạc nhiên hỏi rằng: “Bây giờ viết vậy, họ tin thế thật à?”. Dân còn tin Đảng như tôi nói đây? Toàn là giả dối cả. Cộng đồng quốc tế người ta cũng có tâm trạng như vậy.
Người ta bình luận, Triều Tiên dại quá! Lại đưa ông Kim con 27 tuổi lên đại tướng. Khôn ra thì luân chuyển một chút rồi hãy lên!
Nếu đưa cái Cương lĩnh Chiến lược này ra mà thông qua thì sẽ ra sao đây?
Quả đấm thép không đấm vào đối thủ mà lại đấm ngay vào chính ta.
Còn 2 “Vinashin” Nữa tình trạng không khác gì Vinashin, rất nguy hiểm.
Nợ công trầm trọng quá!
Cải cách hệ thống chính là nút thắt phải gỡ.
18. Bà Dương Thu Hương:
Văn kiện thì không có gì mới về nhận thức lý luận, không sát thực tiễn, cái cũ không sửa được, vậy thì sẽ đi đến đâu?
Định hướng XHCN của Kinh tế thị trường, của Công nghiệp hóa là gì mà cứ phải có cái đuôi ấy?
Dân Chủ thì ở đâu cũng giống nhau; dân được nói mới là Dân Chủ.
Đảng vẫn đặt Dân tộc sau giai cấp, Cương lĩnh như thế không tập hợp được lực lượng.
GDP 2005 khác 2010 về giá nên không rõ có thật phát triển không?
Dự thảo Văn kiện đánh giá: “Dân chủ trong Đảng được mở rộng”. Tôi nghĩ trong Đảng là mất Dân chủ nhất. Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chỉ vì vị trí của đảng viên.
Hầu như không có nhận định nào trong Văn kiện là đúng sự thật thực tiễn.
An ninh quốc phòng; tôi đang rất lo sợ. Bauxite Tây Nguyên, cho thuê rừng, lao động nước ngoài …không được giải quyết dứt điểm. Trong các báo cáo đề cập rất mờ nhạt.
Niềm tin của dân với Đảng giảm sút thì trách nhiệm của Đảng đến đâu? Liên Xô đổ vì dân không còn tin Đảng.
Phần viết về nguyên nhân: đánh giá rất sơ sài và đổ cho khách quan.
Tất cả yếu kém trên mà chỉ nói Ban chấp hành Trung Ương xin tự phê bình…; nói thế quá nhẹ nhàng; mà không nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm.
Phương hướng Phát triển đất nước thì thiếu giải pháp.
19. TS Lưu Bích Hồ:
Tôi đánh giá rất cao Hội thảo này, vì rất thẳng thắn, cởi mở. Tôi rất chia sẻ các ý kiến các anh các chị hôm nay.
Nhưng nói mãi mà vẫn không vào được Văn kiện. Có lẽ cần có ngọn cờ của đổi mới thì mới vào Văn kiện được.
Tôi nghĩ đất nước ta chưa bao giờ dân trí cao như bây giờ. Nhưng trình độ lãnh đạo thì khó xác định. Họ hiểu biết mà không nói ra. Dẫu sao, nói chung trình độ trí tuệ thì chưa bằng bên ngoài. Đây là nguyên nhân làm cho cuộc sống không vào được Văn kiện.
Vậy có thể thay đổi được không? Tôi còn một chút hy vọng. Đề nghị anh Trần Phương giảng lại cho các đồng chí Trung Ương hiểu thế nào là công hữu, vì trước anh đã giảng cho họ làm như hiện nay. Nay anh cần giảng giải lại cho họ.
Đề nghị bỏ Doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo; thừa nhận Xã hội Dân sự và phát triển Xã hội Dân sự.
Bây giờ tình thế và ngọn cờ không giống như hồi Đại hội Đảng lần thứ VI.
Nền tảng của xã hội ta là gì? Tôi xin hỏi ý kiến các anh? Đảng có dựa vào công nhân không? Có dựa vào nông dân không? Tôi nghĩ không? Vậy dựa vào cơ sở nào? Có dựa vào trí thức không? Cũng không nốt!
Vậy có phải doanh nhân? Mà doanh nhân lại chỉ là các Doanh nghiệp nhà nước ư? Phải viết lại, đánh giá lại chỗ này trong văn kiện.
Thế giới bao giờ cũng phải dựa vào trí tuệ, nên phải dựa vào trí thức và doanh nhân. Nhưng lại mâu thuẫn với điều lệ Đảng!
Nếu không kịp sửa, đề nghị không thông qua Cương lĩnh! Để lại sau.
20. PGS Võ Đại Lược(lần 2):
Còn một vấn đề chưa nói đến là công tác cán bộ. Tình trạng mua quan bán chức lộ liễu, công khai, hết sức nguy hiểm. Thị trường quan chức bóp chết tất các thị trường khác.
Cơ chế tuyển dụng, tuyển chọn cấp cao như thế nào? Không công khai minh bạch.
Người lãnh đạo ở các cấp không có chịu trách nhiệm gì cả với quyết định của mình. Bộ giao thông, Bộ xây dựng … cầu đổ, nhà đổ, không thấy nói gì về trách nhiệm cả. Một đất nước như vậy thì không mong đợi gì!
21. GS Vũ Huy Từ:
Tôi rất nhất trí với tất cả các ý kiến từ sáng đến giờ. Chưa bao giờ vấn đề nghiêm trọng như bây giờ. Dân không còn tin Đảng như trước nữa. Không ai quan tâm nữa.
Xin lưu ý: trong Dự thảo có câu: Nhà nước tập trung xây dựng đường bộ + đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Có nên đưa vào không?
22. GS Trần Phương (lần 2):
Tư tưởng trong Đảng không rõ ràng. Có nguyên nhân của nó đấy. Trước đây có Nghị quyết của Đảng cộng sản và Chủ nghĩa quốc tế (1957 và 1960), xem đó là những quy luật và dựa vào đó, người ta khai trừ Nam Tư ra khỏi các Đảng Cộng sản.
Cương lĩnh 1991 vẫn y như quan điểm chung của hệ tư tưởng cũ. Chưa có đổi mới gì cả. Vì chưa kiểm điểm lại hệ tư tuổng cũ.
Hội đồng Lý luận TW có bao giờ ngồi lại nghĩ xem Mác có cái nào đúng, cái nào sai không? Lê nin cũng vậy! Ví dụ: tư tưởng Cách mạng không ngừng.
Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói XHCN mà không biết nó là cái gì? Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Phải sửa!
Nhưng ai sửa?
Kết luận:
Các nhà Kinh tế học thảo luận về Dự thảo Văn kiện, nhưng thực tình không nhằm vào sửa Văn kiện. Ta chỉ chuyển cho Ban Văn Kiện, họ có sửa hay không là việc của họ. Trách nhiệm của nhà nghiên cứu là nói trung thực, thẳng thắn, với tinh thần xây dựng, mong muốn Đảng mạnh lên, đất nước mạnh lên.
Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát ./.
Kết thúc Hội thảo lúc 17 giờ
-----------
Mời bấm vào đây để nghe/tải xuống phần âm thanh buổi Hội thảo (86M-dài hơn 6 giờ)
Bà con nào không có điều kiện theo dõi kỹ thì mời đọc bản tóm lược được công bố chính thức.
Hội thảo Góp ý cho Văn kiện Đại hội 11
Do Hội KHKT và Trung tâm Thông tin và Dự báo KTXH Quốc gia (Bộ KH-ĐT) tổ chức,
với sự tham dự của 22 trí thức-đảng viên cao cấp, đại diện VPTƯ Đảng, Hội đồng Lý luận TƯ
Ngày 7-10-2010
Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý! Để triển khai chỉ thị của Bộ Chính trị … công bố và lấy ý kiến góp ý của các tổ chức cán bộ đảng viên và nhân dân vào dự thảo văn kiện của ban chấp hành trung ương khóa X trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư hôm nay, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia phối hợp với Hội khoa học kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về các vấn đề phát triển về chiến lược kinh tế xã hội. Đóng góp ý kiến vào văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu đến dự hội thảo hôm nay có giáo sư Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, nguyên ủy viên Trung ương đảng, Chủ tịch hội khoa học kinh tế Việt Nam đến dự hội thảo (vỗ tay).
Đến dự hội thảo hôm nay có các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu từ văn phòng Trung ương Đảng, hội đồng lý luận Trung ương, hội khoa học kinh tế Việt Nam, các trường Đại học vào viện nghiên cứu trong nước. Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và đầu tư và đại biểu các đơn vị trong bộ. Hội thảo còn có sự tham gia của đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên cấp ủy của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia. Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn sự có mặt của các quí vị đại biểu.
Để bắt đầu hội thảo, Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch kiêm tổng Thư ký hội Khoa học kinh tế Việt Nam có đôi lời phát biểu: .. (nghe không rõ) nói thông báo rồi là … (không nghe rõ) tiến hành theo dự kiến trong một ngày rưỡi, thế nhưng vì hôm nay có cái chuyện là của bên trường Đại học Kinh tế Hà Nội có cái đám tang vào đầu giờ chiều cho nên là chúng ta sẽ giải quyết sớm sáng ngày hôm nay vào lúc mười một rưỡi, và sẽ có ăn trưa ở đây, sau đó anh chị nào cần (có tiếng xen vào) đi viếng thì lên xe ô tô, … sẽ bố trí ở đây sẽ cùng Bộ Đầu tư…thì sẽ dừng xe ô tô ở đây gồm với ô tô con theo viếng sau đó thì về. Trong khi đó những người không đi viếng thì tiếp tục ở lại thảo luận cho đến buổi chiều những người đi viếng về thì giải quyết tham gia sinh hoạt. Thế còn tình hình hết hôm nay như thế nào… (nghe không rõ) thì sẽ có ý kiến. Bây giờ chúng tôi xin trân trọng kính mời giáo sư Trần Phương … chủ trì cuộc họp vào sáng nay:
(02′ 43″) GS Trần Phương (cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng- PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN):
Thưa các đồng chí, cứ 5 năm một lần thì cái nước này, cái Đảng này có một cái đợt sinh hoạt lý luận chính trị rất là rộng lớn nhưng mà thực tình ra đó khi mà triệu tập cái cuộc hội nghị này thì chúng tôi cũng không biết … bao nhiêu cho vừa bởi vì toàn những các vị mà gọi là nói mấy câu phi lộ là mất vài tiếng rồi, thế thì làm thế nào đây? Và cho đến nay thì trung ương hội nhận được mười ba bài phát biểu rồi mà tôi có đọc một số bài mà có người bảo là ông mà có đọc 1 bài lớn thì mất 1 tiếng thì còn không biết ông nói bao nhiêu nữa đây? Cho nên là như một câu hỏi đặt ra để trưng cầu ý các đồng chí là ta làm thảo luận kiểu nào ?
Tôi xin gợi ý thế này: thực ra những cái văn kiện của Đại hội thì họ cũng đã triệu tập biết bao nhiêu cái ông mà tài viết văn rồi …(nghe không rõ) lắm rồi cho nên là họ cũng chẳng phải hớ gì lắm đâu, họ đã biết về cái … đủ rồi. Tôi nói như thế là bởi vì tôi cũng được vài lần trưng cầu vào cái đội …(nghe không rõ) để viết những cái hoàn thiện này thì đúng là vất vả lắm. Thế thì bây giờ chúng ta góp cái gì vào đây, đó là vấn đề. Tôi đề nghị một cách như thế này này, để mọi người có thể góp được thì đề nghị nói ngắn thôi, nói cái ý rằng tôi muốn bổ sung điều này, tôi muốn sửa điều kia thì tốt nhất chứ còn nếu là như những cái bài mà các anh gửi cho chúng tôi đó thì anh viết đủ cả, trích dẫn đủ cả. Thế thì nói thế thì ai nói được bao nhiêu điều mà chúng ta đó thì không thể nào mà họp quá hai ngày được. Chúng tôi đã tranh luận rồi, tôi sợ là đến ngày thứ hai có nhiều vị không đến nữa đâu (có tiếng rì rầm trao đổi). Tôi hỏi các anh đâu có phải dễ dù là dù là các anh đã nghỉ rồi, một cuộc họp còn bao nhiêu việc nữa chứ.
Cho nên, tôi đề nghị là thôi thì ta họp tối đa 2 ngày và để dành cho nhau nói và để nghe nhau. Tôi đề nghị là mỗi vị nói độ mươi mười lăm hai mươi phút (có tiếng bàn tán xôn xao), có được không? (có tiếng xì xầm bàn tán 10 phút tối đa là 20 phút thôi). Vâng thì thôi tôi nói như thế là để tôn trọng các vị chứ còn các vị tự giác thôi bởi vì các vị nói dài quá thì người khác người ta hết thì giờ nói, có phải không ạ? Mà nếu nói dài quá thì người ta cũng hơi khó nghe để viết bởi vì … (nghe không rõ) lý luận hàng tràng giang đại hải cả đấy, thế nếu bây giờ các vị nói nhiều quá thì người khác ít nói, thì giờ thì có hạn thôi. Tôi đề nghị cái cách như thế thôi thì tùy liệu chúng ta tự điều chỉnh dần dần, có phải không ạ? Duy nhất có một cái ý kiến là thế này này, những văn kiện này họ đã viết kỹ lắm rồi. Bây giờ ông thêm cái gì, ông sửa cái gì thì ông nên nói. Nói ra ngay rồi còn thực ra nói ngắn mọi người đều hiểu cả chứ không phải không đâu. Tôi nói ví dụ nó ông bảo là cái câu này sai cái điều ông Marx ông nói, người ta biết rồi, người ta đọc Marx rồi, thế thì nói ngắn là vì thế, có được không ạ? (có tiếng “được ạ”).
Các đồng chí đồng ý nhé! (vỗ tay). Thế bây giờ thì, khi mà các vị phát biểu ý kiến không biết là tôi thì là muốn có mấy anh ở miền Nam ra thì tôi rất là kính trọng thì không biết là khi nhường các đồng chí ở miền Nam ra nói trước, có phải không ạ? (có tiếng lao xao). Bởi vì anh ở miền Nam ra thì thế nào anh cũng không ngồi với chúng tôi 2 ngày đâu. Ông đến đây 1 buổi rồi thì các ông lại lỉnh đi đâu đó bởi vì có nhiều việc nữa cơ mà. Cho nên tôi đề nghị là mấy anh em miền Nam nói trước (có tiếng nói xen: cho anh Đào Công Tiến đi). Trần Đình Bút có không? (“ông Bút chưa ra”). Rồi rồi… (có tiếng bàn tán). Thôi nói chung là ông nào ở miền Nam thì xin mời nói trước, cho ông ưu tiên thế còn miền Bắc ngồi chịu khó chờ vậy, nào ông Tiến ra ngồi đây cho nó có máy đàng hoàng.
(07’21″) Đào Công Tiến (cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cựu thành viên Ban nghiên cứu chiến lược Chính phủ):
Kính thưa các đồng chí, tôi có chuẩn bị phát biểu gồm 2 mảng: một là vẫn còn băn khoăn những vấn đề lớn của cương lĩnh thì tôi sẽ nói cái đó có 3 điểm băn khoăn, 3 vấn đề lớn còn băn khoăn. Cái thứ hai là bốn điểm về chiến lược nhưng chắc có lẽ thời gian không có nhiều nên tôi chỉ nói ý một thôi tức là cải cách thể chế để tạo sự đột phá cho những đột phá chiến lược.
Và xin thưa về cương lĩnh trước, vấn đề thứ nhứt là vấn đề kim chỉ nam, tôi cho rằng cứ kiên định, cứ khăng khăng giữ lấy kim chỉ nam như chúng ta giữ trong thời gian qua cho đến nay là không ổn vì học thuyết Mác Lênin cho đến nay cuộc sống đã chỉ cho chúng ta khá rõ có cái trước trúng nay trúng, có cái trước trúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh lịch sử đã thay đổi quá nhiều. Có những cái trước và nay đều trật hết. Thế thì không có lý do gì để chúng ta kiên định một cách máy móc học thuyết Mác Lê – nin, là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hành động mà phải coi rằng quanh cái đúng cái hợp lý của học thuyết Mác Lê nin còn có tư tưởng Hồ Chí Minh, còn có cái đúng cái hợp lý của những học thuyết khác. Và tất cả những cái đó nó là nền tảng tư tưởng, nền tảng lý thuyết của cái tiến trình cách mạng Việt Nam tiếp theo.
Đó là vấn đề thứ nhứt. Vấn đề thứ hai, CNXH và định hướng XHCN được dùng ở những chỗ quan trọng nhứt và có thể ghép với đâu cũng được hết, nó trở thành một cái sự lố bịch. Thế thì ta cư xử với cái vấn đề lớn này sao đây? Tôi cho rằng phải có cái nhận thức lại CNXH và định hướng XHCN một cách đích thực hơn. Theo tôi, cho đến CNXH mà chúng ta coi theo nhận thức theo kiểu chính thống thì phân tích nó ra thì nó có 2 cái nội dung ở hai cái phần tiếp cận, hai cách tiếp cận khác nhau. Xã hội XHCN với cái tư tưởng nhân văn, cái tư tưởng phát triển văn minh hiện đại nhân văn của nó và cái điều này chúng ta không phủ nhận cái tấm lòng tốt của những nhà sáng lập ra CNXH. Và ở Việt Nam ta có có sự đồng thuận rất cao là bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn thống nhất lãnh thổ và dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, xã hội dân chủ công bằng văn minh thì cái đó cái mục tiêu đó là mục tiêu phát triển và mục tiêu tốt đẹp. Và xã hội XHCN là một xã hội mà nó có thể đáp ứng được cái lòng mong mỏi của loài người tiến bộ so với những hình thái xã hội mà họ đã qua và họ đang sống với nó. Thì cái đó nếu coi là XHCN thì chúng ta giữ và định hướng là định hướng cái đó, định hướng dân giàu nước mạnh nhưng phải dân chủ văn minh, định hướng cái bảo toàn độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, mà làm được như vậy là chúng ta sẽ có một cái xã hội tốt đẹp. Nếu coi đó, cái tốt đẹp đó là XHCN thì tôi thấy cũng có thể chấp nhận được.
Nhưng xin thưa, nhiều nước trên thế giới họ không tự xưng XHCN nhưng họ làm điều đó tốt hơn ta hiện nay. Thì thôi, mặc dầu có những cái chuyện như vậy nhưng mà tôi cho rằng cũng có thể coi cái XHCN, định hướng XHCN ở cái phía mục tiêu đó là trúng. Còn CNXH và xã hội XHCN với tư cách là một mô thức tổ chức xã hội mà nó gắn liền với 3 cái đặc trưng rất cơ bản.
Đặc trưng thứ nhứt là Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện tuyệt đối và cái quyền lãnh đạo đó trên thực tế nó đã biến thành cái siêu quyền lực, đảng trị, sùng bái cá nhân và nó diễn ra khá là rõ nét ở Liên Xô thời Stalin và ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông. Và xin thưa Việt Nam có, nó không đến cái mức đó nhưng cũng có cái cách hành xử theo kiểu đảng trị và sùng bái cá nhân, có khi không phải sùng bái một người mà một ít, một nhóm người.
Đặc trưng thứ hai là tổ chức xã hội theo kiểu giai cấp đấu tranh giai cấp, phân chia xã hội ra thành như vậy, thực hiện chuyên chính vô sản, lấy vô sản.. (không nghe rõ) dân tộc phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc thì, và hiện nay ngay cả nước như ở Trung Quốc nhiều học giả người ta nói rằng không cần không còn nói đến giai cấp và đấu tranh giai cấp nữa. Thế tổ chức xã hội theo cái kiểu đó XHCN phải có giai cấp, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản. Ai mà đụng đến vấn đề này thì coi mất lập trường giai cấp.
Và cái đặc trưng thứ ba là đem cái mô hình kinh tế tổng quát nhà nước hóa, công hữu hóa, kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp thay cho kinh tế thị trường, dân chủ và phát triển. Thì cái mô thức tổ chức xã hội đó, XHCN đó, tôi cho rằng đã đến lúc phải đoạn tuyệt. Và thay vào đó là cái mô thức tổ chức xã hội hiện đại, kinh tế thị trường hiện đại, dân chủ và pháp quyền. Đó là vấn đề thứ hai. Và như vậy tôi không bài bác CNXH, (…) tuyệt đối hóa, cứ khư khư hiểu XHCN theo cái kiểu đó mà cuộc sống là loại bỏ rồi mà chúng ta giữ khư khư mãi và chính chúng ta quay lưng lại với cuộc sống. Đó là vấn đề cái đặc trưng thứ hai và cũng là cái vấn đề lớn thứ hai, CNXH và định hướng XHCN. Cái vấn đề thứ ba xung quanh vấn đề nhân quyền, pháp quyền và quyền lãnh đạo của đảng. Trong xã hội hiện đại thì không quyền nào hơn là dân quyền và pháp quyền. Và dân quyền được nổi lên ở chỗ cái quyền của người dân và sự tự do cho người dân thực thi cái quyền đó và cái quyền của từng người dân không phá vỡ cái định hướng chiến lược chung, cái mục tiêu tối thượng chung mà cái mục tiêu định hướng đó đã được thể chế hóa bằng luật pháp tức là dân chủ và thượng tôn pháp luật.
Nhưng trên thực tế các nước XHCN trong thời gian qua và kể cả những nước láng giềng có chế độ sụp đổ rồi và những nước còn đang như chúng ta Trung Quốc v.v… thì cái hiện hữu siêu quyền lực đó đang làm phá vỡ dân quyền, phá vỡ dân chủ xã hội mà ngay cả dân chủ trong đảng nữa. Cho nên tôi nói nếu còn … Đảng còn nắm vai trò lãnh đạo đó thì không phải lãnh đạo bằng cái quyền lực đó mà phải trở về bằng cái quyền lực này, quyền lực này rất là thuyết phục được ai, ai thuyết phục bởi cái đó thì người ta theo. Đảng là phải bỏ cái hiện chủ quyền lực đặc trưng dân quyền và pháp quyền đi để khôi phục lại cái dân chủ xã hội. Có thể lấy cái thực tiễn của Liên Xô và Trung Quốc nói về việc này thì có nhiều vấn đề thuyết phục lắm, các đồng chí khi nào có thời gian xin phép các đồng chí lúc đó tôi gởi bài ra thì tôi nghĩ rằng cái bài phát biểu đó có gì thì in phát chứ hôm nay tôi không thấy.
Điều đặc biệt đó xung quanh 3 vấn đề lớn của cương lĩnh, tôi cho 3 vấn đề chưa ổn mà nếu nói cho nó nhẹ nhàng chút còn băn khoăn. Còn về chiến lược tôi có bốn ý kiến: đồng ý phát triển nhanh và bền vững nhưng cái bền vững phải nói cho rõ hơn. Cái đó là ý thứ nhứt. Cái thứ hai cũng đồng ý đặt vấn đề con người là chủ thể và chiến lược phải là chiến lược do người và vì con người. Nhưng để làm được việc đó có ba vấn đề đụng đến vấn đề con người, con người phải gắn liền với khối đại đoàn kết dân tộc chứ không phải con người trong cái việc là đố kị chia rẽ, đố kị với nhau thì cái ảnh hưởng của giai cấp, đấu tranh giai cấp và cái thứ hai tôi cho rằng con người đã đến cái mức phải đặt vấn đề giải phóng con người và ở khía cạnh con người phải tự giải phóng. Giải phóng ra khỏi nghèo, đói, thất học, bệnh tật. Giải phóng ra khỏi cái sự áp bức nô lệ của những cái giáo điều, những cái thiên văn địa nghĩa gì đó. Không biết nói về cái khía cạnh này có bao giờ mà con người Việt Nam của chúng ta cần phải giải phóng ra khỏi sự tột cùng này hơn bao giờ không?
Và vấn đề thứ ba đối với con người tôi cho rằng chính sách, đường lối chính sách nhiều năm chúng ta chưa thực hiện khoan sức dân. Ba mươi năm chiến tranh đã vắt kiệt sức dân ta, sau 75′ tưởng đâu chúng ta tiến hành cái khôi phục và phát triển kinh tế theo tinh thần khoan sức dân nhưng điều đó không diễn ra vì chúng ta chọn lựa những giải pháp không đúng và trong cái đổi mới chúng ta có tiến một cái bước xa hơn tưởng chừng rằng nó gần lại với khoan sức dân nhưng vì chúng ta chọn cái giải pháp thắt lưng buộc bụng để tăng trưởng cho nên hiện hữu thiếu cái khoan sức dân trong cách hành xử của Đảng và Nhà nước ta. Mặc dầu nói trên giấy tờ thì nói không còn từ ngữ nào hay hơn để nói về việc này nhưng trên thực tế thì nó bị chối bỏ bởi những qui định này, qui định kia và đặc biệt trên thực thi trên cái cuộc sống thực tế. Cho nên, cái chiến lược 2010, 2011 và 2020 phải khác hơn những chiến lược khác ở chỗ là chiến lược trên tinh`thần khoan sức dân.
Ý thứ tư trong chiến lược phát triển là TPHCM thì nói có sáu cái đột phá còn cái chiến lược của chúng ta hiện nay nó có ba cái đột phá mà tôi theo dõi một số cái Đại hội địa phương, họ nói bây giờ họ đột phá dữ lắm. Thấy Trung ương nói, dưới nói, chỗ này nói, chỗ kia nói đột phá đột phá nhưng xin thưa tách bạch ra mà nói thì nó chỉ là những cái chương trình mục tiêu mà phải tính toán kỹ 5 năm thì mục tiêu cho cái hướng đó ra sao. Năm năm tới cái chương trình mục tiêu ra sao, còn để thực thi những cái chương trình mục tiêu đó phải có giải pháp, đặc biệt là những giải pháp tạo ra sự đột phá. Theo tôi, có một giải pháp đột phá mà chúng ta mới nói mé có chút thôi, tức là hoàn thiện cái cơ chế thị trường còn cái đuôi XHCN thì ai đồng ý XHCN thì ghi … không đồng ý thì bỏ. Mới chỉ me mé cái thôi nhưng thể chế không dừng lại là chỉ thể chế kinh tế thị trường, cái điều đó cần đúng nhưng không phải chỉ có nó mà còn thể chế dân chủ và pháp quyền nữa chứ và nói chung lại là thể chế là sự cải cách chính trị. Chúng ta đổi mới tiếp tục cái chiến lược này phải thể hiện tinh thần đổi mới tiếp tục, không phải chỉ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nói cái điều này. Fidel Castro Cuba gần đây đã nói cái điều mà chúng tôi mong muốn hết sức mà Việt Nam chưa có những cái kiểu nói đó. Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị và không biết rồi đây Trung Quốc sẽ chính thức hóa cái ý kiến này ở chỗ nào và mức độ nào về cái việc này. Còn Fidel Castro có nói rằng cái mô hình kinh tế mà Cu Ba theo đã lỗi thời rồi. Dạ xin thưa tôi có mấy ý kiến vừa nói ngắn gọn, không biết có dài không? Xin cám ơn các đồng chí!
GS Trần Phương: Cám ơn ý kiến rất ngắn gọn nhưng mà đúng là cái bài anh viết thì tôi đọc rồi. Ông mà đọc cái bài đó thì một tiếng đồng hồ mà nó gọn là tốt. Xin mời anh khác, à mời anh Việt Phương.
Việt Phương (cựu Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS):
Thưa các anh chị, thật là đỡ khổ cho các anh chị mà cũng may cho tôi là tôi không còn sức để nói dài nữa (tiếng cười vui), tôi xin nói ngắn là như thế chỉ nói những nhận xét, không phân tích, không kể.
Nhận xét như thế này, từ đầu năm nay khi Đảng ta kỷ niệm thành lập Đảng, dân ta đặc biệt là anh em trí thức những người nghiên cứu đã góp ý kiến vào Đại hội XI. Từ ngày 15 tháng 9, Đảng ta công bố các văn kiện cho đến cuối tháng này thì là kết thúc sự góp ý kiến của toàn dân, ý kiến càng nhiều lắm. Trong những ý kiến ấy mà tôi được theo dõi thì như thế này:
Chủ yếu người ta không nói về văn kiện nữa và người ta nhận định rất đúng rằng Đại hội nào của Đảng việc chính là nhân sự và người ta có ý kiến rất nhiều về nhân sự. Còn về văn kiện thì phương pháp góp ý kiến lần này rất đặc biệt, người ta không góp ý kiến về viết văn kiện, về chương này mục khác kết cấu ra làm sao, về tư tưởng này, ý kiến kia, câu này, chữ nọ mà người ta đối chiếu văn kiện với thực tế làm, những người cầm quyền làm gì, dân tộc Việt Nam ta đang làm gì từ đó quay lại người ta nói về văn kiện.
Qua tất cả những sự đóng góp về nhân sự và văn kiện như thế, ý kiến chung ở rất nhiều nơi mà tôi được biết là: mong sao anh chị em cầm quyền hiện nay tiếp thu, có tiếp và có thu chứ không phải chỉ có tiếp không mà không thu. Tiếp thu một tí-tì-ti thôi. Nguyên văn lời của người ta, tiếp thu một tí tì ti thôi thì là quí rồi. Từ đó, thôi tự hạn không nói về nhân sự vì hôm nay không có nói nhân sự, nói dự thảo văn kiện thì tôi xin nói sáu ý nhận xét về các cái văn kiện ấy. Gồm có bốn văn kiện, cương lĩnh bổ sung và phát triển chiến lược đến năm 2020.
Báo cáo chính trị rất dài 61 trang bảo rằng thì là để cho 5 năm đến năm 2015 nhưng mà túa hết cả và báo cáo về xây dựng Đảng rồi đưa ra dài Điều lệ đảng mới sửa chữa như thế nào? Tổng cộng lại bỏ cái phần điều lệ Đảng kể lể chi tiết từ đầu đến cuối còn lại bốn văn kiện đấy là hơn 150 trang. Sáu nhận xét của cơ chế này, ý kiến thứ nhất là quá quá dài, 150 trang thì định là Đại hội sẽ thông qua thành nghị quyết hết cả và không những là quá quá dài mà cực kỳ trùng lắp nhắc đi nhắc lại một số ý kiến ở chỗ nào cũng gặp cả. Thí dụ như là kiểm điểm lại vừa qua đạt được thành tựu gì to lớn, quan trọng, ý nghĩa lịch sử ra làm sao, có những yếu kém tồn tại gì, bài học kinh nghiệm như thế nào, bối cảnh quốc tế hiện nay ra sao. Cả bốn văn kiện đều là nói đi nói lại hết cả, về những đường lối chủ trương, ngoài cái phần có riêng của từng văn kiện một, cái về Đảng thì nói Đảng thôi, cái về cương lĩnh thì nó xa hơn một ít, cái về chiến lược thì nói mười năm, phần đấy có riêng. Còn lại tất cả các định hướng, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối nội, đối ngoại, tổ chức thực hiện giống y như nhau hết cả. Nó quá chừng trùng lắp đi. Nhận xét một.
Nhận xét hai. Đã có một số chủ trương đúng và mới, cực kỳ gian khổ mới đạt được trong những quyết định của Đảng và thực hiện chưa ra làm sao đâu. Hay nói gần là qua hai Đại hội của thế kỷ 21 này là Đại hội IX và Đại hội X. Phải ít nhất là không tước bỏ những chủ trương đúng và mới đã đi, cái nào văn kiện đã tước bỏ đi rất nhiều. Cái phần mới và đúng ở trong các văn kiện chuẩn bị của Đại hội XI kém rất xa cái phần mới phần đúng trong những văn kiện đã có trước đây. Bởi vì nó bị bỏ đi. Tôi đã kể ra chi tiết bỏ đi những cái gì rất quan trọng. Nhưng ở đây tôi giữ đúng, tôi không kể. Đấy là cái thứ hai. Ít nhất là phải đưa trở lại những cái đã có ấy và đúng ra là phải thêm rất nhiều cái mới nữa mà tình hình từ độ năm, bảy năm nay nó làm xuất hiện ra.
Nhận xét thứ ba. Những cái cũ kỹ lỗi thời, lạc hậu, sai lầm, ý thức hệ nhảm nhí, quay trở lại nhiều lắm, quay trở lại nhiều lắm, nặng nề lắm, đặc biệt là trong cái báo cáo chính trị và cái cương lĩnh ý. Đấy là cái nhận xét hai. Cái nhận xét ba, mâu thuẫn không dung hợp được với nhau giữa nhiều điều của các văn kiện. Không dung hợp được với nhau, mà nếu đã nói cái này thì không phải cái kia, mà đã nói cái kia thì không phải cái này, mà nó đã phó mặc tất cả những cái mâu thuẫn đấy nhiều lắm chứ không ít đâu. Phải thống nhất lại và làm thế nào, bàn bạc ra làm sao, trình ra Đại hội, một cái Trung ương mà trình bày những ý kiến trái ngược nhau như thế làm sao được. Đấy là ý kiến thứ ba.
Cái điều thứ tư là rất nhiều điều nó chỉ có thể là dự báo khoa học thôi bởi vì nó nói về một cái thời gian độ từ 40 đến 50 năm sắp tới. Và trong cái tình hình thế giới phát triển rất bất định hiện nay và ở trong tiến trình của dân tộc ta cũng khó lường trước. Làm sao mà những các cái chuyện 40, 50 năm nữa lại đưa ra thành như là chủ trương khẳng định của Đảng để mà lãnh đạo cả cái dân tộc này. Mang dự báo trở thành chủ trương. Đấy là một cái điều không đúng. Nhiều điều đề ra nó rất mù mờ rằng đến giữa thế kỷ thứ 21, nước ta phải thành thế này thế kia. Chả có tiêu chí gì cả. Mà chả ai biết được đến lúc ấy cái mà đề ra nước ta thành một nhà nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN, đến năm 2050 một cái nước như thế nó là cái gì? Ai đã nghiên cứu (có tiếng xen vào: “ nói thế người ta mới thích”). Đấy, có lẽ như thế chỉ nói để thích miệng thôi à? Đấy là cái thứ tư (có tiếng nói xen vào, nghe không rõ). Rồi (có tiếng cười). Nếu nói thế thì Nguyễn Bạt nói rất giỏi (tiếng cười lớn). Làm thế nào để nhanh lên được đến thiên đường.
Nhận xét thứ năm, là giữa những cái văn kiện ấy không có một cái dòng chảy thống nhất nào mà rất là phân tán, cái chỗ là có mâu thuẫn, đối nghịch, trái ngược không dung hòa được với nhau là một chuyện. Còn đây phân tán tản mạn, rải rác không thành ra một cái tư tưởng rõ rệt của một Đảng để mà phát huy cái vai trò của mình đối với đất nước. Thôi hãy nói năm cái điều ấy thôi.
Vì thế cho nên tôi đánh giá thế này, các văn kiện ấy hô vào cái thực tế đang làm thì kém nhất và là cái bước tụt lùi xa đi so với lại cái mức đạt không có tốt đẹp gì, không có sáng sủa gì của những cái văn kiện ở Đại hội IX và Đại hội X. Bây giờ có thể mong mỏi rằng được tiếp thu một chút tí ti hay không? Một chút tí ti thôi. Tôi có một ý nghĩ này, cuối cùng là tôi nói nếu có thể sửa chữa những chỗ nó quá chừng đi là không thể nào chấp nhận được. Tiếp thu một tí tì ti thôi thì có những các văn kiện nó có mặt mũi hơn một tí trình ra Đại hội XI thì quí. Còn có một cách nữa mà Đảng ta đã từng dùng tức là như thế này. Đại hội XI sẽ có một nghị quyết và thành quả của cái Đại hội XI là cái nghị quyết ấy chứ Đại hội XI không thông qua bốn cái văn kiện cộng lại 150 trang ấy bảo rằng tất cả cái đó là nghị quyết của Đại hội, mà Đại hội thông qua một cái nghị quyết. Thường thường thì vẫn có một cái báo cáo của Tổng bí thư tóm tắt lại gọn gàng trình bày tất cả các văn kiện. Lần này không phải làm một bảng tóm tắt, mà nếu mà giỏi thì lọc ra cái tinh túy, cái gì đúng đáng thì nói rồi thảo luận ra một cái nghị quyết thì ý của tôi là thế này: cái nghị quyết của Đại hội XI của Đảng đấy, dài là 15 trang mà nếu 10 trang được thì tốt, tức là từ hơn 150 trang của bốn cái văn kiện hiện nay bỏ đi mười lần còn lại 15 trang mà nếu giỏi nữa thì còn lại 10 trang. Ở trong ấy tất cả những cái tinh túy là có mà chủ trương rõ được, rành mạch được nếu một số ý kiến của Đào Công Tiến mà hay thì tiếp nhận thì đưa vào trong cái tinh túy ấy, chỉ cần 10 đến 15 trang, hoàn toàn không cần 150 trang. Tôi hết đấy ạ! (vỗ tay).
(32’00″) Nguyễn Trung (cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu củaThủ tướng, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS):
Xin cám ơn chủ tọa, trước hết tôi rất tán thành những ý kiến của anh Tiến và anh Việt Phương. Về ý kiến của anh Tiến tôi xin bổ sung thế này: Văn kiện của Đại hội chưa làm rõ được một điều, không phải là chỉ có cái chuyện là giải phóng con người, giải phóng dân tộc. Trên thực tế đến ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa làm được cái việc là thống nhất dân tộc, thống nhất dân tộc ở đây là thống nhất về con đường đi, thống nhất về tương lai, về rất nhiều chuyện. Phải nói rằng vấn đề thống nhất dân tộc đang là một vấn đề cực lớn. Một đất nước thống nhất mà không có cái sự thống nhất dân tộc, về ý chí, về con đường đi, khó mà giữ nổi. Đấy là tôi xin thêm vào ý kiến của anh Tiến.
Ý thứ hai, rất tán thành ý kiến anh Việt Phương, nên có một cái quyết định, những nghị quyết, những việc phải làm, tôi xin kiến nghị cụ thể mấy thứ thế này.
Một, về cương lĩnh có mấy chỗ sai dứt khoát nên bỏ đi. Viết về nhận định quốc tế – sai. Viết về nhận định các nước XHCN – cũng sai. Viết về nhận định tình hình trong nước – cũng sai.
Tôi lấy ví dụ, các nước XHCN còn lại kiên định con đường XHCN, thế chúng ta theo Triều Tiên à, theo Bắc Triều Tiên à? Không được các đồng chí ạ! Viết về quốc tế sai, viết về đất nước sai giữa tình hình thế giới cũng sai chỗ ấy nên bỏ, nếu còn giữ lại thì nguy hiểm. Đấy là chưa kể trong văn kiện có một chỗ nhắc cả Trung Quốc nữa, tôi đề nghị bỏ đi.
Điểm thứ hai, về ý kiến của anh Việt Phương nêu lên những chuyện cần phải đi vào quyết nghị thì tôi xin nêu mấy việc thế này. Cái quyết nghị đầu tiên nên đưa vào quyết nghị của Đại hội mặc dù vấn đề này đã được đề cập rồi. Đồng chí Tổng bí thư, đồng chí Chủ tịch nước, đồng chí Thủ tướng đã nói những cái chuyện phát triển bền vững (thậm chí đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một bài rất dài nói về phát triển bền vững), trong nghị quyết Đại hội ở trong báo cáo chính trị cực kỳ mờ nhạt. Tôi đề nghị thế này, ghi hẳn vào nghị quyết Đại hội là phải làm sao chuyển hẳn được đất nước ta sang một cái thời kỳ phát triển sâu bền vững và lập hẳn cả một cái kế hoạch để mà thực hiện điều này chứ không phải chỉ có ghi một câu như vậy rồi về ai thực hiện công việc ý không thành vấn đề. Đấy là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai, trong mười năm tới này vấn đề đối ngoại cực kỳ quan trọng. Mà trong những vấn đề quan trọng đó, vấn đề khó nhất là vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Tôi đề nghị nghị quyết Đại hội ghi thế nào thì ghi nhưng phải giải quyết bằng được cái mối quan hệ đối ngoại này vì không giữ được mối quan hệ đối ngoại này thì đất nước không có ổn định, đất nước không phát triển được. Có độc lập thì cũng chỉ lệ thuộc mà thôi. Cho nên vấn đề này phải ghi rất rõ trong nghị quyết, ghi như thế nào thì xin tùy Đại hội.
Ý kiến thứ ba, tôi xin đề nghị ghi vào nghị quyết: cải cách thể chế chính trị trở thành một đòi hỏi bức xúc. Hiện nay thể chế chính trị của chúng ta lạc hậu và đã trở thành cản trở sự phát triển của đất nước. Tôi xin nói rõ thêm, cải cách thể chế chính trị ở đây đừng có hiểu nhầm là đa nguyên đa đảng các thứ mất thì giờ. Không phải. Cải cách chính trị ở đây là gì, là nói rõ ra Đảng làm gì, Nhà nước làm gì, quyền của dân như thế nào như anh Tiến nói. Và trên tinh thần đó tôi đề nghị ghi rõ hẳn vào nghị quyết phải xây dựng lại hiến pháp mới. Thì tôi đề nghị thế này, nghị quyết cần ghi rõ ít nhất là 3 việc như vậy. Xin hết! (vỗ tay sau đó là tiếng bàn tán).
GS Trần Phương: Mời anh Lược!
(35’10″) PGS Võ Đại Lược (cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng):
Thưa anh Trần Phương, thưa các anh các chị! Tôi có một chút ý kiến. Thứ nhất, (có tiếng nói xen “nói vào máy”). Vâng, tôi cũng đồng tình với ý kiến của ba người đã phát biểu. Tôi xin nói thêm một số điểm chính.
Việc thứ nhất, đáng tiếc những cuộc hội thảo như thế này, ta nói với ta mà không có vị nào có quyền tương đối quyết sách ngồi nghe cả, thành ra điều đó là điều đáng tiếc.
Thứ hai, nhận xét của tôi là chúng ta đang sống trong một cái thời đại, mà Trung Quốc xem là đại biến động và đại điều chỉnh, nhưng rất tiếc là tinh thần của một thời đại đại biến động và đại điều chỉnh ấy không được thể hiện ở trong những văn bản của Đại hội. Có nghĩa là gì? Thế giới cứ biến động, cứ điều chỉnh còn ta … (nghe không rõ) như thế. Thì đó là một cái điều tương đối rõ trong tất cả những văn bản này.
Và tôi cũng đồng ý với anh Việt Phương là nhiều điểm trùng (lùi?) so với Đại hội X. Những ví dụ này tôi có thể kể ra. Nhưng mà rất nhiều quan điểm khó có thể chấp nhận. Tôi đồng ý với anh Nguyễn Trung, ví dụ đánh giá về CNXH sụp đổ là một tổn thất hết sức to lớn v.v… thế không thấy nó là một thời cơ à? Nếu như cái mô hình CNXH Sô-viết không sụp đổ thì liệu chúng ta có đổi mới không? Tôi chắc là không có! Đó thời cơ chứ không phải chỉ là tổn thất. Cho nên đánh giá không đúng.
Cái đánh giá CNTB là bản chất bóc lột áp bức các dân tộc v.v…, nhưng không thấy cái sự điều chỉnh, cái sự phát triển của nó à? Nó có khủng hoảng, nó có điều chỉnh, nó có phát triển và có những mảng tiến bộ và rất tiếc là Trung Quốc cũng đang đi theo con đường TBCN mà nó có gọi là XHCN đặc trưng Trung Quốc …(không nghe rõ) người ta nói rằng nó đang đi theo TBCN. Và rất nhiều điểm Việt Nam chúng ta đây cũng du nhập kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản chứ, chúng ta không nên xem họ là thối nát và v.v… và đánh giá như vậy cũng có nghĩa là những đánh giá này trái ngược với công cuộc đổi mới của chúng ta. Vậy chúng ta phát triển kinh tế để làm gì, chúng ta chơi với Tây làm gì? Chúng ta đổi mới bậy bạ à? Đánh giá như vậy là có hại cho công cuộc đổi mới.
Điều thứ hai là định nghĩa chủ nghĩa xã hội, lại đưa một cái câu là là… “lực lượng sản xuất hiện đại … chế độ công hữu … (nghe không rõ). Thế trước đây chúng tôi dùng cái chữ là, tôi và ban biên tập thảo luận tranh cãi dùng cái chữ là “quan hệ sản xuất của”. Thế đây là chế độ công hữu …(không nghe rõ) nó rất là vớ vẩn, thế này thì còn các quan hệ phân phối v.v… vứt đi đâu và nếu không quan niệm tư tưởng dân chủ cái gì? Và nước này có … (không nghe rõ), vô lý và có hại cho khu vực đổi mới. Cho nên tôi đề nghị là bỏ, trở lại cái cũ tức là “lực lượng sản xuất và quan hệ của” … (không nghe rõ). Hơn nữa là có thể nói thế này: “toàn bộ cái gọi là định nghĩa XHCN này, xem ra chỉ có ngoài cái chữ ấy ra thêm 1 chữ nữa “Đảng cộng sản lãnh đạo” ….(không nghe rõ) chương trình. Thì ông … là những cái chuyện về văn hóa đậm đà bản sắc con người vì nhân dân. Các nước phương Tây nó cũng vậy, nó chả kém gì chúng ta và thậm chí là nó còn hơn ta về rất nhiều điểm. Cho nên cái định nghĩa này cũng là một thứ…(không nghe rõ), người ta không rõ CNXH là thế nào… (không nghe rõ) thì trừ hai việc tôi nói chế độ công hữu … thì nó giống như tư bản. Vậy thì nên định nghĩa thế nào về vấn đề này?
Một vấn đề nữa là trong cương lĩnh có một điểm cương lĩnh đưa cái gì mà Trung ương, các hội nghị ít nhất người ta đã đạt cho đến bây giờ, những điểm rất quan trọng về chế độ sở hữu, mà trong các hội nghị vừa rồi nó đã được thừa nhận, tức là thừa nhận cái hình thức sở hữu cổ phần là hình thức phổ biến của nền kinh tế, thì trong này không có đưa. Toàn những “công hữu”, những cái chuyện là … (không nghe rõ). Anh không đưa được cái điều mà Trung ương đảng này đã thừa nhận. Tôi cho điều ấy là không được. Hay là về khoa học công nghệ, trong các Đại hội trước đã khẳng định một cái điều … là anh tự nghiên cứu mày mò phát hiện phát huy sáng chế mà phải nhập khẩu công nghệ. Những cái nước như chúng ta lạc hậu đi lên không nhập khẩu công nghệ thì ông tự phát minh ra à? Không bao giờ ông tiến được. Trong lần này tuyệt nhiên không có một chữ nào là nói về nhập khẩu công nghệ cả. Thì tôi thấy chúng ta hoàn toàn sáng tạo hết à? Tự sáng tạo thì mới thế chứ … (không nghe rõ). Không có.
Về nguồn nhân lực thì nói rất ghê gớm nhưng mà thưa các đồng chí hiện nay trong nguồn nhân lực thì cái quan trọng nhất là nhân tài. Nói có nguồn nhân lực mà chúng ta có thể có mấy chục triệu, không có ý nghĩa nếu như có mấy trăm ngàn nhân tài tinh hoa của đất nước này mà ông không dụng cho tốt thì những anh kia toàn là lao động giản đơn mà chỉ làm…(không nghe rõ) thì chỉ làm thuê suốt đời … chính sách nhân tài của chúng ta là có thể sẽ bị hỏng, cho đến giờ này. Tức là người tài trong nước anh không dùng, còn những anh Việt kiều học trò bên Harvard ở lại tất cả …(không nghe rõ) và người tài thế giới thì không bao giờ vào Việt Nam để làm, nó chỉ …(không nghe rõ) thôi. Thế thì làm sao phát triển được, cho nên chúng tôi cho rằng trong mục về chiến lược nguồn nhân lực thì phải đặc biệt nhấn mạnh đến cái chính sách nhân tài. Mà trên đấy phải cụ thể hóa ra, chứ hiện nay chúng ta xem như chưa có một chính sách nhân tài, nghĩa là thủ khoa thì rất đông nhưng tôi nghe được báo cáo là có năm thủ khoa về cơ quan Hà Nội là năm năm sau không còn thằng nào cả. Bỏ hết. Như vậy là nhân tài …(không nghe rõ). Đó là một cái điểm là là …(đoạn này nghe không rõ). Đấy là những cái điểm về…
Còn một cái điểm nữa có nhiều ý kiến, tôi sợ là hết thì giờ nên tôi chỉ nói thêm điểm nữa thôi. Một cái điểm nữa, tức là đất nước chúng ta còn một cái điểm tranh cãi rất nhiều lần. Tôi cũng là người tham dự vào những cuộc tranh cãi suốt …(không nghe rõ). Vai trò chủ đạo của Kinh tế nhà nước … nền tảng. Thì bây giờ chuyện đấy tiếp tục giữ như hiện nay thì chúng ta sẽ phạm vào cái gì? Hiện nay thưa các đồng chí quốc doanh chiếm khoảng 37% GDP của đất nước. Mà quốc doanh là ai? Là Vinashin rồi đủ các loại … suy ra đủ các loại tham nhũng và lãng phí tài nguyên quốc gia và quốc gia tập trung tất cả nguồn vốn các thứ vào đây để rồi lãng phí. Và một cái nền kinh tế mà quốc doanh chiếm khoảng 37% GDP (mà đã giảm xuống rồi đấy) thì làm sao có thể nền kinh tế có hiệu quả.
Và trên thế giới này, tôi xin báo cáo các đồng chí không có một nền kinh tế thị trường nào mà quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn như vậy. Chúng ta không thể cạnh tranh được. Và tiếp tục tình trạng này thì tôi có thể … giữ chủ đạo … nhưng mà ông để cho cái câu ấy nó sẽ là cái câu không đúng cho tất cả những cái chính sách bao cấp, trợ giá, trợ giúp cho quốc doanh và tạo ra một khu vực không lợi ích kinh tế và đất nước chúng ta có lẽ là sẽ mãi toàn là tham nhũng, tham nhũng bây giờ nó chết co lại 2,7 điểm, dưới ba điểm là thuộc vào dạng báo động thì chúng ta chỉ có 2,7 điểm, tức là ghê gớm đấy là nơi để tham nhũng, nơi để lãng phí, nơi để cái chỗ đấy là cái chỗ phi XHCN nhất thì chúng ta cho nó vai trò chủ đạo và cho nó vai trò là định hướng XHCN. Thật là quá nguy hiểm. Và tôi thấy là cứ cần cái việc gì nhờ đến nó, là lúc ví dụ chúng ta thiếu tiền ngoại tệ bắt nó phải bán ngay 3 tỉ.
Suốt một năm tôi ở hội đồng tư vấn chúng ta có ba chục triệu, nó có bán không? Nó không bán, thì xin thưa các đồng chí là nó không làm cho uy tín nhà nước, nó không thể quản một đống sắt mà nó hóa ra là quả đấm để nó bỏ túi nó, chứ không phải để nó hỗ trợ cho nhà nước. Thì đó là một vấn đề tôi kiến nghị lần này không nên quản lý nữa. Thì trong chiến lược bỏ chữ “nền tảng” vẫn còn …(không nghe rõ) chủ động một số ngành thôi, thì hỏi các anh bây giờ nông nghiệp có chủ đạo không? Hoàn toàn không. Một loạt các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, dệt may v.v… có chủ đạo không? Không. Thế nó không chủ đạo mà anh cứ ghi nó vào chủ đạo mãi. Thì tôi cho rằng trên thực tế nó đã không làm được vai trò chủ đạo và nó chỉ cái mức để tạo dựng cơ sở không tốt cho cái tư tưởng phát triển. Đấy là một cái ý mà tôi nghĩ là điểm này rất quan trọng mà trong báo cáo chính trị, trong cương lĩnh. Trong cương lĩnh thì giữ nguyên, trong chiến lược thì bỏ chữ “nền tảng”, nhưng mà tôi đề nghị là phải bỏ ra. Đấy là cái điều thứ ba mà tôi muốn nói.
Một vấn đề nữa là, tôi cũng hoàn toàn … ở trong đây có nói những vấn đề là “hoàn thiện thể chế” để cho đột phá. Cái vấn đề rất quan trọng là hoàn thiện theo hướng nào? Thể chế của chúng ta hoàn thiện theo hướng nào mới được chứ? Tôi nói hoàn thiện lại quay về mô hình Sô-viết có được không? Cũng là một cái hoàn thiện, tôi hoài cổ trở về cái cũ cũng là hoàn thiện chứ. Vậy cái hoàn thiện của chúng ta tắc ở ngã ba đường. Nếu tiến lên thì giống tư bản, mà ông tụt lại thì lại giống Sô-viết, còn ông đứng như hiện nay là không phát triển được. Vậy thì rõ ràng vấn đề định nội … là định hướng của hoàn thiện thể chế nói chung cả chính trị, hành chính, kinh tế. Tôi thì tôi nghĩ định …(không nghe rõ), hướng này là hướng hiện đại. Chưa hiện đại đấy là các nền kinh tế, các nước phương Tây đạt được một cái trình độ hiện đại về thể chế. Cái thể chế đấy nó cũng có thể anh xem là tư bản, anh không học thì ông đã học kinh tế thị trường của nó rồi, tại sao anh lại không học cách hay của nó. Thì thôi ta chưa tam quyền phân lập, ta chưa gọi là đa đảng đối lập nhưng ít nhất là những cái thể chế dân chủ hành chính minh bạch công khai ..(không nghe rõ) của nó thì chúng ta phải …(không nghe rõ). Chứ nếu chúng ta không định cái này ra thì tôi cho rằng cái hoàn thiện thể chế là không có định hướng. Cái hoàn thiện thể chế ghi trong đây là không có định hướng. Mà không có định hướng thì vô nghĩa, không có ý nghĩa gì cả. Đó là vấn đề thứ hai.
Cái thứ ba là cái đất nước như chúng ta nó có một điểm, tất cả những vấn đề quan điểm phát triển, cải cách thể chế, chính trị v.v… Nếu không được thử nghiệm thì anh không thể áp dụng được. Bây giờ chúng ta mới làm thử nghiệm bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã, thì cũng phải thử nghiệm chứ. Thế thì tôi cho rằng cái hình thức, cái môi trường để thể nghiệm, để thực nghiệm mỗi thể chế này thì phải được xác định. Và Trung Quốc cũng lập một cái đặc khu, đặc khu Thẩm Quyến đấy là nơi thực nghiệm hầu hết những cái cải cách kể cả kinh tế, chính trị của Trung Quốc, sau đó nhân ra cả nước.
Và bây giờ nó đang áp dụng một số thể chế định làm cả tam quyền phân lập …(không nghe rõ) chứ không phải là nó không làm, nó đang làm. Mà nếu thành công nó nhân ra. Thế chúng ta bây giờ thử nghiệm rất ít, hay là không có thử nghiệm, mà nói cho cùng không có cái thử nghiệm nào về thể chế và ông không có chỗ để thử nghiệm. Áp dụng thử nghiệm nó rộng, mà thử nghiệm mà nó không có môi trường phù hợp như là trong Thâm Quyến đặc khu như vậy thì anh thử nghiệm thì cái kết quả của thử nghiệm là không chính xác. Do vậy mà chúng tôi cho rằng, cần phải tạo lập những khu vực để mà thử nghiệm những thể chế mới. Thì chính là những đặc khu kinh tế. Mà hiện nay Việt Nam chúng ta lập ra mười lăm khu kinh tế mà trong đề nghị nhưng báo cáo các đồng chí năm khu đó cực kỳ vớ vẩn.
Người ta đồn có mỗi ông trưởng ban quản lý đất …(không nghe rõ) chả là cái gì cả, mà các khu khác khu Dung Quất … (không nghe rõ) không phải là đặc khu, cho nên khu của chúng ta là những khu về cơ bản là khu công nghiệp chứ không phải là khu … Không có thể chế gì … lộm nhộm ngoài mấy … (nghe không rõ) ra. Thì thưa các đồng chí là như vậy nói chung là không được và tôi cũng rất đồng ý là cái bản này nếu so với sự thay đổi của thời đại hiện nay, những biến động to lớn của thời nay đang diễn ra thì quả là …(không nghe rõ). Và…(không nghe rõ) đến đây thì nó đặt đất nước chúng ta đứng trước những cái … rất là lớn. Nếu chúng ta không có một đường lối, không có một cái chủ trương phát triển, một quan hệ phát triển. Những giải pháp phù hợp … Xin cảm ơn! (vỗ tay).
GS Trần Phương: Mời anh Mại … Nếu mà cứ tiến độ thế này thì chúng ta có thể không cần đến hai ngày đâu (tiếng cười). Không phải, nói như thế rất tốt là thế này, chúng tôi nghe được nhiều, các anh nói chúng tôi còn nghe. Chốc nữa tôi nói anh lại nghe, chứ còn nếu mấy ông mà nói dài thế thì không ai nghe cả. Xin mời anh Mại
(50’05″) GS-TSKH Nguyễn Mại (cựu Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài):
(Có tiếng nói: “Ông nói gần vào máy đi, hoặc là ông ngồi xuống để nói chứ nếu ông nói đứng thế…”)
Tôi chỉ có ba ý kiến thôi ạ.
Ý kiến thứ nhất, nếu mà đọc… Tôi chủ yếu nói về chiến lược, thì phải nói rằng là người ta đã cố gắng thể hiện một số ý rất cơ bản để mà đổi mới trong thời kỳ 2011 – 2020, nhấn mạnh phát triển nhanh, phát triển bền vững nhưng bằng chất lượng và hiệu quả thì phải nói đấy là một cái …, còn cái thể hiện không được như mong muốn thì đấy là chuyện khác. Chứ còn trong văn kiện mà chiến lược đó thì phải nói rằng là có những cái tư tưởng … (nghe không rõ) nhưng mà cái đó không được thể hiện bằng các cái chủ trương, các cái định hướng mà tôi nghĩ rằng nếu như mà thực hiện các chủ trương định hướng trong cái này thì đến năm 2020 không thể có được như là ý tưởng mà đưa ra Đại hội lần này. Tức là thay đổi về mô hình tăng trưởng, biến đổi, tăng trưởng bền vững.v.v… Thì tôi xin góp mấy ý kiến thế này.
Thứ nhất là tôi cho là có ba cái chỉ tiêu mà tôi đề nghị … rất là … Đại hội này phải thay đổi. Chỉ tiêu thứ nhất là chỉ tiêu thu ngân sách 28% trong năm năm 2006(?)-2020. Tôi cho rằng quá cao so với đất nước hiện nay. Chúng ta từ 17%, 18% đã là nhiều rồi. Đến 21%, 22% cũng là cao. Năm năm vừa rồi xin phép là 28% và như vậy là gây ra hai tác động.
Một là anh lấy tiêu dùng của dân làm cái thu ngân sách nhà nước mất khoảng 5% – 6%. Cho nên không thể có thể cải cách tiền lương, không thể giải phóng sức lao động và năm năm vừa rồi vật giá tăng như vậy thì đời sống thực tế của đại bộ phận của người làm công ăn lương, những người lao động có thu nhập thấp và thu nhập trung bình là giảm đi rất rõ rệt. Bây giờ người ta phải đóng không biết bao nhiêu các cái khoản khác.
Và tôi tha thiết đề nghị Đại hội lần này không chấp nhận cái mà báo cáo của dự thảo Bộ Kế hoạch đầu tư là năm năn vẫn giữ 25-26% về thu ngân sách. Chỉ để là 20-21% thôi, thì đấy là một đề nghị thứ nhất, là một con số.
Con số thứ hai là tôi tha thiết đề nghị phải điều chỉnh cái tổng vốn đầu tư xã hội trên GDP là 42,5% như năm năm vừa rồi. Đấy là quá cao. Đài Loan trong suốt 18 năm đầu tư trên GDP chỉ là 28% và người ta phải tăng trưởng trên 10%.
Cho nên cái con đường hiện nay không phải là con đường đầu tư đến 40-42% mà chính là con đường làm thế nào mà có hiệu quả hơn và câu chuyện có hiệu quả hơn thì rất rõ chính là đầu tư công, đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước.
Cái vụ PMU18 trước Đại hội X, vụ Vinashin trước Đại hội XI là hai điển hình cho việc đầu tư công của không hiệu quả và doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Cho nên tôi đề nghị Đại hội lần này phải mổ xẻ một cách nghiêm túc: vì sao vụ PMU18 nó nghiêm trọng, vụ Vinashin còn nghiêm trọng hơn vẫn tiếp tục xảy ra trước hai Đại hội? Nếu không thì không thể giải quyết được bài toán đầu tư.
Và tôi đề nghị là chỉ giữ cái đầu tư trên GDP 35%, và nếu kéo xuống được xuống 32% được như các nước thì rất tốt. Và như vậy chúng ta sẽ không đối mặt với tăng trưởng nóng, không đối mặt với lạm phát. Đó là cái thứ hai tôi tha thiết đề nghị.
Cái con số thứ ba tôi tha thiết đề nghị là nếu mà các anh các chị tính, thì hiện nay thu qua thuế thì bao nhiêu phần trăm là thu bằng hải quan? Bởi vì hải quan với dầu khí là 42% thì trừ dầu khí đi 16%, tôi bỏ ra, thì tổng thu trong nước của hải quan hơn 30% (là thu hải quan). Đấy là rất phi lý.
Chúng ta vẫn làm ngân sách bằng cách thu hải quan, thuế chồng lên thuế, và như vậy do không tích tụ vốn, các doanh nghiệp trong nước không có một cái chính sách rõ ràng về thuế thì không thể nào tăng cái thu trong nước được.
Cho nên trong Đại hội mười năm sắp tới, phải tăng thu trong nước như các nước khoảng 90%, còn thu hải quan thì giảm xuống 10% – 15% thôi.
Để làm được việc đó thì tôi nghĩ rằng là chúng ta hay nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh thì chắc các anh các chị biết rằng là trong di chúc là Bác Hồ đã nói là sau chiến tranh là phải quan thức dân. Trước hết là bỏ hoàn toàn thuế nông nghiệp cho 80% nông dân và tôi nghĩ rằng là tư tưởng chính sách thuế trong cái thời kỳ công nghiệp hóa cũng là tư tưởng Hồ Chí Minh là khoan thức dân cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta không thể đánh chung cao thuế như hiện nay. Mà phải thay đổi hoàn toàn các cái hệ thống thuế hiện nay.
Tôi có đề nghị là cải cách thuế thì cải cách triệt để, cơ bản. Và không thể giữ như hiện nay được.
Thì đấy là có ba cái con số mà tôi tha thiết đề nghị với tư cách là Hội Kinh tế Việt Nam thì chúng ta nên mổ xẻ. Còn nếu không thay đổi được ba cái chỉ tiêu này thì Đại hội này cũng là như mười năm vừa qua, là lún sâu vào những cái lạm phát, lún sâu vào tăng trưởng rất chậm, hiệu quả rất là thấp.
Còn một hệ số ICOR chắc các anh biết rồi, là từ 2,2 năm 1991-1995 rồi đến 3,2 năm 1996-2000, 4,2 từ 2001-2005 và 6, hơn 6, 2006-2010. Cho nên cái điều chỉnh hệ số ICOR xuống là rất cần thiết và đấy mới là hiệu quả. Đấy là một ý kiến thứ nhất.
Cái ý kiến thứ hai, tôi đề nghị rằng là nên thay đổi cách tiếp cận là … các đột phá. Ở đây có đề ra ba đột phá rất ngắn, một là thể chế và cải cách hành chính, thứ hai là nguồn nhân lực chất lượng cao, là đổi mới toàn diện giáo dục, thứ ba là hạ tầng cơ sở. Thì tôi cho cái đấy không phải là đột phá.
Đột phá phải là như Đại hội VI, tức là đột phá bắt đầu từ tư duy phát triển. Và chúng ta có một cái thời kỳ rất tốt, rất thuận lợi cả quốc tế và trong nước. Hiện nay chúng ta có 1.200 đô la tính theo đầu người. GDP bây giờ là có hơn 100 tỷ đô la và vì vậy cho nên trong nước hoàn toàn là có thuận lợi hơn trước rất nhiều, tiềm năng rất tốt. Ít nhất chúng ta hiện nay có hơn 500.000 doanh nghiệp trong đó có những doanh nghiệp … (không nghe rõ) được và ngoài nước thì rõ ràng là hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta bây giờ sâu rộng hơn nhiều.
Năm năm nữa chúng ta hội nhập càng sâu hơn với thế giới do đó tôi cho là .. tư tưởng chiến lược của mười năm sắp tới phải là đổi mới từ tư duy phát triển và tôi rất tán thành nhiều ý kiến anh em là chúng ta có một cái thành công là đổi mới trước hết về kinh tế và ổn định về chính trị. Đã đến lúc chúng ta không thể không đương đầu với đổi mới về chính trị, tôi muốn nói rằng (như anh Trung) là không phải đa nguyên đa đảng nhưng rõ ràng là toàn bộ cái thể chế chính trị hiện nay là không đảm bảo cho phát triển kinh tế trong tương lai.
Vì vậy phải đổi mới một cách cơ bản từ việc là lãnh đạo đảng, từ việc quản lý của nhà nước không thể can thiệp … bất kỳ cái gì thủ tướng cũng ra quyết định cả, không có cái chuyện là như “28” tự nhiên bỏ ra khoảng 160 nghìn tỷ mua gần 10 tỷ đô la mà không ai chịu trách nhiệm cả, không có cái chuyện Vinashin như vậy, không có một ông Bộ trưởng nào bị cách chức cả. Không thể không có cái đổi mới chính trị.
Rõ ràng là vai trò của quản lý nhà nước, vai trò Quốc hội, thì rõ ràng là tôi cũng xin nói là Quốc hội hiện nay chưa phải là cơ quan lập pháp đúng nghĩa của nó bởi vì toàn bộ cái luật Quốc hội chỉ rất chung chung. Cơ quan lập pháp chính là chính phủ, chính là Thông tư các bộ cho nên phải đổi mới. Biến Quốc hội ít nhất thành một cơ quan chủ yếu là lập pháp, và cái chức năng đấy phải được thay đổi và vai trò dân chủ của xã hội của nhân dân. Chúng ta không nên kỳ thị về cái … xã hội dân sự.
Hiện nay, theo công bố hiện nay có 4.000 tổ chức dân sự đang hoạt động ở ta. Không có cái luật về hội mà mắc mớ đến 4, 5 năm nay, không ra được cái luật hiệp hội. Cho nên rõ ràng vấn đề dân chủ trong đó có vai trò của các tổ chức dân sự là một cái điều rất quan trọng. Toàn bộ cái đổi mới thể chế chính trị tôi nghĩ rằng là cần phải đưa vào thành một cái đột phá lớn chủ yếu. Chứ còn hiện nay hoàn thiện thể chế của chúng ta đang làm, hạ tầng cơ sở chúng ta đang làm … Cải cách giáo dục chúng ta làm mà không thành công thì không thể coi ba cái đó là ba cái mà đột phá được.
Bởi vì vậy tôi cho rằng đột phá phải học tập tư tưởng như là Đại hội VI. Bắt đầu về tư duy phát triển và từ đó đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị để làm cho hệ thống chính trị tương thích với sự phát triển kinh tế và nó trở thành một cái động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải là … (không nghe rõ).
Cuối cùng tôi cũng hy vọng rằng là … (có nhiều anh em thì rất là nghi ngờ về cái chuyện tiếp thu). Nhưng mà tôi cũng không nghe trực tiếp, nhưng hôm qua anh …(nghe không rõ) có nói rằng là anh ấy đến phát biểu ở cái hội thảo của Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam bởi vì anh ấy thấy anh Rô Huy Rứa phát biểu ở Mặt trận tổ quốc, với tư cách là ủy viên Bộ chính trị, trưởng Ban tuyên huấn, anh ý nói rằng là lần này Đảng thực sự muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học và của dân. Thì tôi nghĩ rằng là chúng ta có lẽ cũng phải tin vào lời nói của một cái ông mà đứng đầu một cơ quan tư tưởng như vậy.
Cho nên là với hy vọng rằng những cuộc họp như thế này được tổng hợp thành những vấn đề lớn và nhanh đưa ra như là một văn kiện tham khảo cho các đại biểu ở Đại hội người ta thảo luận. Bởi vì tôi cũng như các anh thôi, tôi cũng không muốn góp ý vào cương lĩnh, cũng không muốn góp ý kiến vào chính trị. Bởi vì tôi nghĩ rằng là có lẽ tất cả chúng ta biết rồi sau khi thông qua chẳng ai nhớ bao nhiêu nữa, chủ yếu là góp ý kiến vào giải pháp về kinh tế.
Và cuối cùng tôi thấy họp bàn nên đánh giá đúng điều kiện hiện nay nước ta. Tôi cho là chúng ta đang đứng trước những thách thức rất lớn nhưng mà chúng ta cũng có thời cơ rất lớn. Vì vậy tôi cho rằng chúng ta có thể học cách tiếp cận với thời cơ trong những cái thách thức.
Tôi xin đưa ra hai cái dẫn chứng. Một, là anh Lược vừa nói về cái chuyện sụp đổ của vai trò XHCN, rõ ràng là Đảng ta lúc đó quá thông minh biến nó thành một cái thời cơ, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc … năm 1991 chúng ta liên tục đàm phán với Mỹ rất tích cực để năm 1994 Mỹ bỏ cấm vận. Rồi 2005, ta vào ASEAN sau đó ký hiệp định chung với EU rồi bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Thì rõ ràng Đảng ta, Việt Nam mình cái việc đối phó với thách thức bằng cách biến nó thành thời cơ chủ động tranh thủ hội nhập kinh tế thế giới nhưng mà khủng hoảng 1997 và khủng hoảng 2007 thì Trung Quốc người được hưởng lợi nhiều nhất trong hai khủng hoảng đó. Chắc các anh các chị biết rằng là rõ ràng trong khi thế giới đang bị khủng hoảng thì người Trung Quốc đã làm được một cái chuyện rất thần kỳ là tranh thủ biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới và tầm ảnh hưởng, sức mạnh của Trung Quốc ra khắp thế giới, kể cả châu Á, châu Phi.
Và chúng ta thì rất bị động vì đối phó với cả hai cuộc khủng hoảng ấy. Làm cho cuộc khủng hoảng thứ nhất thì chúng ta bị ảnh hưởng đến nay năm 2004 …(không nghe rõ). Khủng hoảng thứ hai chúng ta lúng túng đến mức mà chúng ta … 2008 thì đầu năm thì đưa ra giải pháp thắt chặt tiền tệ, tháng 8 đưa ra giải pháp mở rộng tiền tệ. Rõ ràng lúc nào chúng ta cũng phải ứng phó theo cái kiểu đối phó với thách thức. Chưa có một cách nhìn dài hạn để biến từ thách thức thành cơ hội. Tóm lại là tôi xin đề nghị nhấn mạnh trong thời đại hiện nay của chúng ta là rõ ràng là có thể hoàn toàn chủ động biến thành thức thành cơ hội như là chúng ta đã từng làm. Thì lúc đó mười năm sắp tới mới phát triển được. Tôi xin cảm ơn!
GS Trần Phương: Cảm ơn anh Mại! (vỗ tay)
Bây giờ đồng chí nào muốn nói nào? Anh Vũ Khoan. Vâng, mời anh Vũ Khoan!… Cứ ngồi mà nói thì nó to hơn anh ạ. Đừng đứng dậy nữa…
(1h05’40″) Vũ Khoan (cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên TƯ Đảng):
Tôi xin phép ngồi thì nói vào micro nó to hơn, hơi vô lễ một tí, xin tha lỗi.
Trước hết tôi xin rất cám ơn các anh cho tôi là người ngoại đạo, ngoại hội mà được đến nghe như thế này thì cũng được hiểu biết rất là nhiều điều. Tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ, chủ yếu là về chiến lược thôi, cũng giống như anh Mại. Chứ còn cái chuyện cương lĩnh nó mênh mông năm bảy mươi năm nữa, không biết nó thế nào, nó ra làm sao. Thì thôi, chuyện đó mênh mông thảo luận mãi, các đồng chí cũng đã góp nhiều rồi, loanh quanh nó cũng thế thôi. Thành ra tôi tập trung vấn đề chiến lược. Thì tôi xin có mấy ý kiến thế này.
Ý kiến thứ nhất là chúng ta đã bắt đầu công nghiệp hóa từ hồi ông Trần Phương, ông đã thảo ra, tham gia từ cái Đại hội III cơ. Cho đến bây giờ như thế là 50 năm, có lẽ là một trong những nước kỷ lục về quá trình công nghiệp hóa. Tất nhiên nó phải có cái hoàn cảnh chiến tranh này khác. Thế thì bây giờ có thể hiểu là 2011-2020 là ta đến đoạn nước rút không? Như thế sẽ là 60 năm. Vậy 60 năm thế giới thay đổi rất nhiều, nước ta đã thay đổi rất nhiều.
Do đó khái niệm về công nghiệp hóa đã thay đổi hoàn toàn qua 60 năm đó. Vậy chúng ta tiếp cận cái quá trình công nghiệp hóa của chúng ta đến 2020 này đó là theo cái tiêu chí mới chứ đâu phải theo tiêu chí cũ. Nếu mà chiểu theo cái tiêu chí mới thì các anh hiểu biết hơn tôi nhưng mà qua những cái tôi đọc được thì đây là câu chuyện nó không chỉ vấn đề công nghiệp hóa, mà câu chuyện của chúng ta là hiện đại hóa đất nước trong đó công nghiệp là một cái mũi nhọn, hay là một cái nòng cốt.
Vì sao tôi nói công nghiệp hóa, … à, hiện đại hóa … là chính chứ không phải là công nghiệp hóa. Vấn đề của ta và của cả thế giới bây giờ là không chỉ vấn đề công nghiệp mà ngay như nước ta hiện nay cũng phải hiện đại hóa nông nghiệp đấy chứ vì cái nông nghiệp của ta chiếm tỷ trọng rất là cao mà hiện đại hóa nông nghiệp không chỉ là vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp mà nó còn bao gồm cả những cái lĩnh vực khác như là công nghệ sinh học hay dịch vụ trong nông nghiệp. Biết bao nhiêu cái để biến cái nền nông nghiệp của chúng ta thành một cái nền nông nghiệp hiện đại. Tức là bên cạnh cái nông nghiệp đó còn có một cái lĩnh vực hiện nay nó thể hiện tính hiện đại của thế giới, là dịch vụ.
Mà dịch vụ của chúng ta rất coi thường mấy năm nay, bao nhiêu năm nay nó cứ đì đẹt như thế, mà không có chuyển biến gì cả. Đại khái vẫn 38% với chất lượng rất xấu, rất là kém. Mà thế giới đã đi rất là nhanh rồi. Hay là cái lĩnh vực nó không sản xuất như là cuộc sống hiện đại, thành phố hiện đại.
Chúng ta đi vào một cái nước gọi là có thể khoe là đã trở thành nước công nghiệp ấy. Thế nhưng mà cuộc sống cực kỳ xô bồ, thành phố thì lộn xộn. Cuộc sống chẳng hiện đại gì cả. Có những người cũng lại không hiện đại thì làm sao được. Tôi cho là quá trình sắp tới của chúng ta là quá trình hiện đại hóa đất nước, trong đó công nghiệp hóa cũng là một cái khâu nếu thích dùng cái từ đột phá thì cũng có thể dùng một cái câu như vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta không có học theo Trung Quốc một cách máy móc nhưng mà người ta đưa ra bốn cái hiện đại khi bắt đầu cải cách mở cửa năm 78. Các đồng chí nhớ đấy, nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hiện đại, quốc phòng hiện đại cái gì đấy, khoa học hiện đại. Chứ Trung Quốc không dùng khái niệm “công nghiệp hóa”, hầu như không dùng. Cái này góp thì cũng góp thế thôi chứ chắc chả ai nghe đâu, chả ai thay đổi đâu. Nhưng mà tôi cũng muốn góp thử, khiêu khích các đồng chí vấn đề này. Là vì nếu sắp tới chúng ta là cả một quá trình hiện đại hóa đất nước chứ đâu phải chỉ là chúi vào công nghiệp. Đấy là một cái ý kiến.
Cái ý kiến thứ hai là mười năm tới cái nhiệm vụ,…à ờ ý kiến thứ hai là chúng ta đưa ra khái niệm rất là tù lù mù là: “cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Thế nào là cơ bản, không đâu định nghĩa được, không biết làm sao mà có thể lấy cái gì làm thước đo, mà mục tiêu nào để phấn đấu. Chúng ta cái gì không làm được thì biến thành cái chuyện “về cơ bản” hay là “một bước”. Đó là cái thủ thuật của chúng ta thường hay làm. Nhưng đây là câu chuyện mà phải rõ nó ra chứ không thể nào khác được. Đó là ý kiến thứ hai.
Ý kiến thứ ba là, 2011-2020 thì cái gì là chính đây? Tại sao tôi nói thế? Là vì chúng ta phải xử lý mấy vấn đề. Một là, xử lý cái hậu quả của cuộc khủng hoảng, mà vừa rồi chúng ta tụt xuống, năm nay là sáu phẩy bao nhiêu đấy.. năm bảy gì đấy. Thì so với tám phẩy mấy phần trăm chúng ta mới đạt được. 5,7 là chúng ta tụt xuống rồi. Lấy lại được phong độ đó chắc cũng phải vài ba năm. Như vậy là một nhiệm vụ trong 10 năm tới là lấy lại phong độ.
Cái việc thứ hai cực kỳ quan trọng mà cực kỳ phức tạp là xử lý những bất ổn vĩ mô hiện nay cực kỳ nghiêm trọng. Có thể nói trong nhiều năm tôi, không dám nói cả thời kỳ đổi mới (nhưng mà tôi cũng chưa kiểm tra lại), nhưng trong rất nhiều năm chưa bao giờ cái bất ổn vĩ mô nó nặng như bây giờ. Cái thâm hụt ngân sách là cũng… chúng ta lai rai mãi khoảng 5%, bây giờ là 6%, 7%. Bây giờ lấy lại được cái 5% cũng phải mất mấy năm chứ tôi chưa nói cái việc cân bằng ngân sách.
Thế rồi cái nhập siêu ngày càng nghiệm trọng v.v… Như thế, nhiệm vụ thứ hai là xử lý những bất ổn vĩ mô. Tôi không biết là nếu xử lý đúng cũng phải mất nhiều năm chứ không phải là một năm đâu.
Cái vấn đề thứ ba mà chúng ta phải xử lý đây, mà đại sự hơn nữa, là trong văn kiện có nói “nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ”. Vậy, 10 năm tới hoàn thành đầy đủ cái nền tảng này hay là mặc kệ cái nền đang xây mà cứ xây cái tường. Vì vậy nhiệm vụ 10 năm là củng cố cái nền tảng này để nó hoàn thiện hay là cái công nghiệp. Cái này tôi chả hiểu thế nào cả. Đấy là cái vấn đề thứ ba.
Vấn đề thứ tư, tôi cho rằng là 10 năm tới tình hình quốc tế khó khăn hơn trước rất nhiều. Khó khăn hơn trước là có mấy cái, tôi đơn cử ra thôi. Cái thứ nhất, sau khủng hoảng người ta cơ cấu lại hết cả, nó thay đổi hết cả. Tôi đồng ý với anh Lược thôi, người ta cứ đi, mình cứ bình chân như vại, thì cái thay đổi ấy nó sẽ dội vào mình rất nhiều. Mình phải ứng phó với nó thế nào? Mình chỉnh sửa thế nào? Mình thích nghi thế nào? Đấy là một cái rất là khó. Cái thứ hai khó là do cái hậu quả khủng hoảng, cái cạnh tranh tăng lên rất nhiều. Cái xu hướng bảo vệ mậu dịch thì nó tăng lên rất lớn. Trong khi đó thì ta lại phải hội nhập sâu hơn với những cái thể chế thị trường tự do ngày càng nhiều. Cái này rất là trái ngược. Hôm qua ở ASEM chúng ta đã đồng ý đàm phán cả về … BTA với EU. Thế rồi chúng ta phải thực hiện cái thị trường tự do với Trung Quốc, với Ấn Độ, với ASEAN như thế là 2015 phải tự do hoàn toàn v.v… Chúng ta đang đàm phán … (không nghe rõ) thì cái quá trình tự do hóa chúng ta chui đầu vào cái tự do hóa này thách thức rất là lớn. Đấy là cái khó thứ ba.
Cái khó thứ tư là cái nguồn vốn, nguồn vốn cũng sẽ là không phải dễ dàng như trước nữa đâu với cái giám sát tài chính như thế này. Cái thứ năm cực kỳ tôi băn khoăn rất nhiều vì tôi cũng là cái thằng làm nước ngoài cũng nhiều là một cái thay đổi thế giới là Trung Quốc …nhân tố Trung Quốc, mà chúng ta tính chưa hết, chưa đúng mức. Ngay cái chuyện dùng nhân dân tệ để thanh toán nhiều người nhìn nó một cách rất đơn giản. Biết bao nhiêu cái phức tạp. Tôi cho cái ý thứ ba của tôi là chúng ta sẽ phải thực hiện cái quá trình này trong một bối cảnh quốc tế nghặt nghèo hơn rất nhiều, phức tạp hơn rất nhiều. Chúng ta phải tính đến.
Ý kiến thứ tư là mô hình phát triển, là chuyện đại sự. Những cái Đại hội III, Đại hội IV, có đưa ra cái mô hình công nghiệp hóa của đất nước. Mà cái này cũng là sản phẩm của anh Trần Phương với nhiều anh khác đây. Và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, rồi Đại hội IV lại chỉnh sửa lại. Thế thì cái mô hình hiện nay trong này trình bày tôi thấy … người dân thường chưa hiểu nó như thế nào? (có tiếng xen vào: “chưa có mùi”). Ừ thì tôi chưa dám nói thế, nói thế sợ xúc phạm. (có tiếng góp ý rất nhỏ).
Đấy, cái ý của tôi trùng với ý của anh Phương vừa mới nói là chưa hình thành được mô hình phát triển. Trong văn kiện là chưa có. Cái đó là cốt lõi, câu chuyện đó là cốt lõi. Trong cái mô hình ấy nó sẽ nảy sinh những mâu thuẫn thì trong cái chiến lược này chưa nêu ra được cái mâu thuẫn đấy và phương pháp xử lý cái mâu thuẫn đó.
Tôi nói ví dụ, như giữa tăng trưởng và hiệu quả là nó mâu thuẫn nhau, tôi nói ở phạm vi vi mô thôi. Một nhà máy anh muốn hiện đại hóa nó lên hay thay đổi đi thì anh phải ngừng sản xuất, anh dỡ ra, anh sửa, anh đổi mới thiết bị, anh cũng sẽ phải chậm lại vài ba năm. Thế thì cái vĩ mô cả nước nó lại càng như thế, thế thì trong trường hợp ấy anh phải chọn lựa cái nào? Anh lấy GDP làm trọng hay chất lượng làm trọng? Trong trường hợp phải xử lý thì anh lấy cái gì làm trọng?
Tất nhiên, chúng ta cũng đồng ý có lập luận là không có tăng trưởng lấy đâu ra thế nọ thế kia. Đúng rồi. Phải cố mà tăng trưởng thật cao nhưng trong trường hợp mà không chọn lựa được thì lấy cái gì làm trọng? Cái thứ hai là giữa cái tốc độ và cái bền vững cũng lại là mâu thuẫn nhau, có những cái …(không nghe rõ) mâu thuẫn … muốn nhanh thì phải xây dựng nhiều gây ra cái môi trường đang hứng chịu đấy, bao nhiêu cái chuyện. Thì tóm lại chung quanh cái mô hình chính là trọng tâm nên suy nghĩ sửa là sửa cái này, suy nghĩ làm sao sửa này?
Cái ý kiến cuối cùng của tôi là có câu đột phá bây giờ cũng trở thành mốt. Ở nước ta rất hay là cứ có cái gì là thành mốt hết. Từ trên xuống dưới xã cũng đột phá, rồi là cả nước đột phá, 3 cái tỉnh gì đó, 9 cái đột phá thế phá thủng hết cả thế này thì chả biết là còn cái gì nữa (có tiếng cười). …9 đột phá của một tỉnh thì không biết ông đột cái gì nữa. Hôm qua trên vô tuyến tôi không nhớ nói cái tỉnh gì (nói xen: Gia Lai). Tỉnh nào? Thì thôi, thì ba cái đột phá này, nghĩa là tôi … chung quanh cái đột phá này thì tôi có mấy ý kiến.
Thứ nhất, vấn đề trình tự của ba đột phá. Tôi cứ tạm lấy ba đột phá thôi. Mặt trận tổ quốc lấy cái đột phá chống tham nhũng nữa, như bà Hoàng Xuân Sính bà có đề nghị. Nhưng tôi thấy trình tự thì nên đưa cái nguồn nhân lực lên đầu. Chứ không nên đưa nó thành thứ hai. Mà trong cái chiến lược này nếu mà đi vào cái cụ thể hóa thành cái nhiệm vụ thì đặt ra thành nhiệm vụ thứ chín, thứ chín thì nó không phù hợp. Đấy là một ý chung quanh cái nguồn nhân lực.
Ý thứ hai quanh nguồn nhân lực là không phải chỉ là vấn đề giáo dục và chuyên môn nghề nghiệp. Mà vấn đề của chúng ta là tạo nên một con người của xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp mới là quan trọng. Nó mang tính toàn diện chứ không thể chỉ là vấn đề …(không nghe rõ) đâu. Cái ý thứ ba về vấn đề nguồn nhân lực, là cái nguồn nhân lực quyết định nhất, như anh Lược nói là nhân tài. Tôi thì cho cái quan trọng nhất là lãnh đạo. Nếu không có cái tầm lãnh đạo của một nước hiện đại thì nó … với một cái thế giới như thế này thì không đơn giản.
Cái thứ tư, là nguồn nhân lực muốn xây dựng được thì anh phải mười năm sau, chiến lược sau anh mới được hưởng chứ không phải được hưởng ở cái này đâu. Bây giờ khoá chặt rồi.
Cái thứ năm xung quanh vấn đề nhân lực ấy, thì nó mênh mông như thế, thì tôi nói luôn riêng về vấn đề giáo dục thôi thì …(không nghe rõ) thì nếu mà và ba năm nữa, 2 – 3 năm nữa mà anh tranh cãi nhau như thế nào đó, anh thành một cái hệ thống, hay là nói (thôi cũng) là cái chiến lược đổi mới giáo dục, cải cách giáo dục cũng đã là khó lắm rồi. Ta cãi nhau tùm lum như thế này chưa biết đi theo hướng nào? Thế tôi hiểu đến ngày hôm nay chưa biết là cái ngành giáo dục chúng ta sẽ đi theo hướng nào? Nó ra sao? Thì cái đó là khâu đột phá của đột phá rồi. Chứ nếu không bắt đầu từ cái này thì là cái gì? Giáo dục cái gì? Bằng cái gì? Ra làm sao? Bây giờ sách giáo khoa đang thử. Đừng hi vọng cái sản phẩm của cái này chúng ta được hưởng trong 10 năm tới. Mà phải 10 năm sau nữa nếu làm tốt. Đấy, chung quanh cái đột phá về giáo dục.
Cái thứ hai là vấn đề thể chế, nếu đấy cho là đột phá thì tôi cũng tán thành thôi. Nhưng thể chế ở đây không chỉ là chung quanh cái thể chế thị trường mà nó là thể chế quản trị quốc gia. Hay là chúng ta cũng nói đơn giản ra là thể chế chính trị. Thì trong cái thể chế chính trị này thì nó cũng mênh mông lắm. Thì tôi chia sẻ ý kiến của anh Nguyễn Trung là làm sao thôi cố nói mãi rồi, mấy chục năm nay rồi, là làm sao cụ thể hóa ra, thể chế hóa nó ra, Đảng lãnh đạo được thế nào? Đến đâu? Như thế nào? Nhà nước quản lý thế nào? Và nhân dân làm chủ thế nào? Cái này đưa ra khái niệm tù lù mù thế thôi. Nhưng mà cũng chưa rõ. Thành ra thể chế đây không chỉ là vấn đề kinh tế.
Thế rồi cái vấn đề tranh cãi triền miên là kinh tế nhà nước là chủ đạo, cũng là thể chế chứ gì, cũng là phần nào đó là thể chế chứ gì. Nó vừa là kinh tế, vừa là chính trị, như ở ta có cái buồn cười. Có những câu chuyện cãi nhau 15, 20 năm, đây chỗ các đồng chí đây tham gia cả: đảng viên làm kinh tế hay không, rồi bóc lột hay không bóc lột? Cãi nhau 15, 20 năm. Loanh quanh như thế. Bây giờ lại loanh quanh cái chuyện kinh tế nhà nước làm chủ đạo, lại phải mất 15, 20 năm nữa. Loay hoay thế nào, mà cuộc sống thì nó cứ đi. Đổ vỡ thì cứ đổ vỡ, tiền dân mất thì cứ mất, tranh luận cứ tranh luận. Nếu đấy … thể chế thì tôi thấy nên mở rộng khái niệm thể chế này ra chứ không chỉ quanh quanh ở đây.
Còn cái kết cấu hạ tầng thì rõ quá rồi. Kết cấu hạ tầng này rõ ràng cá nhân tôi rất là băn khoăn từ khi còn làm việc cơ, cố có ý kiến mà cũng rất là khó là bị phân tán quá mà không có trọng tâm trọng điểm. Những khâu gút của ta quyết định sự phát triển kinh tế không tập trung vào, phân tán hết tất cả. Tôi xin lỗi chứ ngay chuyện xây đường Hồ Chí Minh là cái chuyện rất đúng nếu mà để xử lý cái chuyện ách tắc ở đường số 1 và cái đoạn miền Trung. Tức là khác đi thì chưa chắc đã phải, chưa phải thời gian làm, chưa phải lúc làm. Nhưng chúng ta làm từ Pắc Pó …(không nghe rõ) tất cả. Mà khi bàn từ xây Pắc Pó thì nặng về chính trị, những cái chính trị ý nghĩa lịch sử thôi. Chứ đâu có phải ý nghĩa kinh tế.
Vừa rồi cuộc tranh luận về đường sắt cũng mênh mông như thế trong khi cái đường sắt hiện nay đáng ra phải cải tạo rất nhiều, mà chiến lược lại vẫn ghi. Thành ra cái chỗ lấy trọng tâm làm là cái khâu đột phá này thì tôi cho là thỏa đáng thôi. Vấn đề là vấn đề làm sao biết chọn được trọng tâm .
Thôi cuối cùng tôi xin một ý kiến nhỏ nữa thôi. Đúng như anh nào đã nói thì cái góp ý kiến này là xôi chấm xôi thôi. Tôi nhìn quanh quanh, tôi dự không biết bao nhiêu hội thảo lại vẫn ngần ấy ông này thôi. Tức là chúng ta nói với nhau, cứ loãnh quanh với nhau xôi chấm xôi thế thôi. Chứ người dân tôi không biết người ta tiếp cận cái này thế nào, chứ tôi tiếp cận rất nhiều người dân, thanh niên, có ai biết đâu. Dài ngoằng ngoằng này ai đọc, ai hiểu biết gì đâu. Chả ai hiểu biết gì? Cái người mà người ta bàn ấy, người ta không hiểu biết. Không biết làm thế nào đây? Người ta không đọc vì nó dài quá, mình đọc còn nhức đầu nữa là người dân bình thường. Thế nhưng ông giải thích lại còn dài hơn.
Trên báo nhân dân các đồng chí xem những bài giải thích của đồng chí ở Nguyễn Ái Quốc ý, một ý là các ông làm một trang. Trời ơi, thế làm sao người dân hiểu được. Và những hiệu quả của những câu chuyện ấy ra làm sao?
Đại hội Đảng bộ các cấp cũng thế, họ có góp cái này nữa đâu. Tức là cuối cùng tôi xin lỗi anh Phương một câu nữa thôi ạ.
Trong cái chiến lược này thì thể hiện cái mong muốn thì rất nhiều, nhưng cái lòng mong muốn, … , tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao, rồi mở rộng v.v… rất nhiều. Nhưng biện pháp để thực hiện cái này hầu như là không có. Trong đó có biện pháp cơ bản của bất kỳ một cái sự phát triển nào là đồng vốn thì cái này không có một cái chương nào, mục nào nói về huy động vốn cả. Ở đâu? Như thế nào? Nguồn nào? Phân bổ như thế nào? Anh Mại cũng có nói chuyện phân bổ tôi cũng chia sẻ. Cái phân bổ ở đây, cáivấn đề gọi là tiền đầu tư công đấy, bây giờ nó khủng khiếp quá. Bây giờ đầu tư công như thế trong ngân sách đã thiếu rồi, bây giờ chơi cái kiểu là trái phiếu. Đi dự vòng qua trái phiếu, cái này mới là cái chết đây này. Dùng hết thì không biết là bội chi ngân sách khủng khiếp như thế nào nữa. Thành ra cái phần biện pháp trong này là quá yếu. Mà gắn bó biện pháp cốt tử là vấn đề bốn thì lại hầu như không có. Ấy xin mạnh bạo góp một số ý kiến, cái gì mà không nên không phải thì các anh chị bỏ qua.
GS Trần Phương: Vâng xin cám ơn anh Vũ Khoan!
Mời anh Vũ Quốc Tuấn. Nhưng mà này hình như bây giờ là 10 giờ, các anh có muốn nghỉ một tí không? Rồi anh Tuấn sẽ nói. Có lẽ ta nghỉ một tí rồi anh Tuấn nói nhé! Ta nghỉ 10 phút đến 10 giờ 15’ thì ta vào (sau đó hội thảo nói chuyện riêng ồn ào và nghỉ giải lao 23 phút…)
Ta tiếp tục thôi. Kể ra là nghỉ giải lao quá mười phút. Xin mời anh Vũ Quốc Tuấn. Bây giờ ông lại đóng cái vai không phải nhà lý luận nữa, không phải nhà chiến lược nữa mà là Chủ tịch hội doanh nghiệp vừa và nhỏ phải không? (có tiếng nói xen: “làng nghề”) … à “hội làng nghề”. Hai cái hội đấy mình cứ hay lẫn với nhau, doanh nghiệp vừa và nhỏ với làng nghề …(có tiếng bàn tán xôn xao, không nghe rõ). A, rồi rồi rồi…(có tiếng nói nhỏ chen vào).
Vũ Quốc Tuấn:
Thưa anh Trần Phương, thưa các anh các chị, tôi xin phép ngồi nói…
Trần Phương:
Vâng đúng đúng, để cho nó vào máy.
(1h49’40″) Vũ Quốc Tuấn (cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cựu trợ lý của cố Thủ tướng từ 1985 đến 1994, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề VN):
Trước tiên tôi rất là hoan nghênh các anh đã phát biểu trước. Và như thế tức là phải nói là trong giới kinh tế chúng ta thì ý kiến gặp nhau nhiều lắm, rất là gặp nhau, rất là nhất trí… (tiếng rất nhỏ, không nghe rõ). Tôi hy vọng như anh Việt Phương nói đó, nếu như Đảng ta Đại hội XI này đưa ra một bản nghị quyết ngắn gọn mươi, mười lăm trang nói những vấn đề …(không nghe rõ) rất biến động. Tôi cho rằng không biết là có được không? Bởi vì tôi có nghe đồng chí Tô Huy Rứa hôm qua ở Mặt trận tổ quốc VN nói đó … thì các anh chuẩn bị cái này công phu lắm, nghiêm túc lắm nghe đầy đủ tất cả mọi ý kiến, mà tiếp thu rất nghiêm túc, thì tôi sợ rằng không biết các vị có mạnh dạn mà sửa lại những cái ý kiến đã đề ra như là ý kiến của đại đa số chúng ta không?… (không nghe rõ)
Trần Phương:
Chả ai sửa đâu. Ông nói ông cứ việc nói còn người ta không sửa đâu (tiếng cười rộn lên). Không phải! Nhiều Đại hội như thế rồi (có tiếng xen vào: “vâng, chỉ có Đại hội VI…”). Nhưng mà ta nói, ta có trách nhiệm nói, ta cứ nói (Vũ Quốc Tuấn: có tính chất xây dựng, đầy đủ trách nhiệm của cán bộ đảng viên). Vâng. Chứ ông nói mà ông hy vọng người ta sửa thì không nên đâu (nhiều tiếng cười).
Vũ Quốc Tuấn
Điều thứ nhất tôi thấy rằng là có thể nhận xét chung như thế này. Cuộc sống của dân ta hiện nay á, nó không được phản ánh vào trong các dự thảo văn kiện. Mà các dự thảo văn kiện theo tôi nó vẫn nặng về … từ cái lý thuyết, mà phần nào đó cũ kỹ, giáo điều, mà viết dài. Tức là cuộc sống của dân ta bây giờ đó, nó muôn hình muôn vẻ, rất là phong phú sôi nổi. Ta có điều kiện/(nhiều chuyện?) hết sức bức xúc thì không được phản ánh đầy đủ trong … (nghe không rõ).
Chính vì thế cho nên tôi nghĩ rằng là phải làm thế nào đưa cuộc sống vào nghị quyết. Có đưa cuộc sống vào nghị quyết như thế thì nghị quyết mới có… (không nghe rõ) mà nó phải (…) được tâm tư nguyện vọng của dân ta hiện nay. Tôi xin nói hai vấn đề thế này, nói ngắn thôi ạ.
Một là vấn đề bây giờ phải đổi mới chính trị bởi vì rằng qua một thời gian chúng ta lấy đổi mới kinh tế là chủ yếu. Có đổi mới chính trị nhưng thật ra đổi mới chính trị chưa theo kịp yêu cầu.
Mà giờ đây có chừng nào đó nó cản trở sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của dân nữa. Chính vì vậy cho nên tôi xin nhấn mạnh rằng phải nói tốt hơn, rất kỹ hơn nữa về vấn đề đổi mới chính trị. Anh Vũ Khoan có nói về đổi mới thể chế ý mà, chính là thế, nó là thể chế chính trị. Tôi đồng ý như thế. Và nó là cái gì? Chủ yếu là cái gì? Tôi xin nói thêm. Một là xác định cho rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng. Và chúng ta nói rằng Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là thế nào? Cầm quyền của ai? Ai giao cho anh cầm cái quyền đó mà anh cầm quyền?
Bây giờ có tình trạng Đảng can thiệp quá nhiều vấn đề về kinh tế, làm cho cái ông Chính phủ đôi khi ông lại ỷ lại vào sự lãnh đạo của ông Đảng. Có nhiều chuyện đáng nhẽ ra có thể chủ động được…(nghe không rõ) lại đẩy cho Bộ chính trị. Ở dưới có thể xử lý được lại hỏi ông thủ tướng.
Đấy là một chuyện. Chuyện thứ hai đó, là Đảng can thiệp quá nhiều về việc cấp đất đai, cho nên…(không nghe rõ) đất đai,rồi cấp tín dụng vốn, rồi thì cho vay, giãn nợ v.v… rất nhiều chuyện ông thường vụ tỉnh ủy…(đoạn này nghe không rõ). Mà ông “thường vụ tỉnh ủy” là ai? (…). Thế thì cái việc đó đảng có cần làm không?
Cách đây mấy năm Đảng (…) Bộ chính trị quyết định (…) là bắn bao nhiêu pháo hoa, mấy điểm. Tôi nghĩ rằng (…). Thế còn nhà nước, nhà nước bây giờ có thể nói cái hệ thống , bộ máy nhà nước bây giờ quá ư là cồng kềnh, hiệu lực quá kém gây rất nhiều khó khăn cho dân mình trong đó có hiệp hội làng nghề chúng tôi. Vẫn còn những cái kiểu xin cho, vẫn còn cái kiểu là … can thiệt vào những hoạt động kinh tế bằng những biện pháp hành chính. Bây giờ ví dụ thế này.
Từ những vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp, những vấn đề mà đáng lẽ có thị trường mà ta quyết định theo kinh tế thị trường thì ông lại can thiệp. Bây giờ thì tôi xin đơn cử một chuyện nhỏ thôi. Tức là bây giờ để kìm chế lạm phát ông ấy chi ra bao nhiêu tỷ đồng đó để giao cho một số doanh nghiệp để mà giữ được cái giá bán của một số sản phẩm gọi là thiết yếu để mà kìm chế lạm phát. Thì tôi nghĩ là không biết có phải như vậy không? Nếu chi như vậy thì chi bao nhiêu nghìn tỷ đồng cho đủ bằng được mặt hàng thiết yếu để mà nó không nâng giá. Rồi thì ông ý lại bảo như thế thằng than không được tăng giá, điện không được tăng giá v.v… Thế có phải là biện pháp hành chính không? Ví dụ thế.
Thế còn cái nữa là ta, có anh đã nói rồi, tức là xã hội dân sự.. Thì cho tới bây giờ đó, thì luật về hội trải qua mười bốn lần dự thảo rồi mà tôi có tham gia khá nhiều lần, chị Lan có tham gia, nhưng mà chưa hình thành được. Bởi vì vẫn còn tư duy sợ xã hội dân sự, thực sự là như vậy (có tiếng nói xen: cái tư duy “muốn quản”). Tức là cái tư duy cái nhà nước muốn quản. Không! Chính vì sợ cho nên muốn quản chứ nếu mà không sợ dân thì việc gì quản. Mà quản cái gì thôi chứ. Tôi không nói dài vào chuyện này. Tôi chỉ xin nói thế thôi.
Chính vì thế cho nên á, là làm thế nào có hai chuyện chủ yếu về chính trị. Một, là tách bạch cái sự lãnh đạo của Đảng với sự quản lý của nhà nước. Đảng đừng can thiệp vào việc của nhà nước. Vì thực tế là can thiệp nhiều, nhưng mà không chịu trách nhiệm. Ấy, nó “hay” ở chỗ đó. Can thiệp nhiều, ra nhiều quyết định nhưng không chịu trách nhiệm. Đó là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai, nhà nước không nên can thiệp vào hoạt động của thị trường, hoạt động doanh nghiệp, mà nhà nước làm cái gì mà nhà nước cần thì thôi. Đó là vấn đề thứ nhất tôi xin phát biểu.
Vấn đề thứ hai liên quan doanh nghiệp thì xin nói thế này: văn bản dự thảo, các văn bản này, thì nói về vấn đề môi trường kinh doanh và doanh nghiệp, môi trường bình đẳng của doanh nghiệp, quá ư là sơ sài. Không thấy rằng hiện nay trong thực tế các doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp tư nhân đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh như chúng ta thường nói, là bị áp chế/(thuế?) rất nhiều. Trong khi đó, thì ông ấy ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước, thì phải chăng đây vẫn là chuyện xuất phát từ tư duy công hữu tư liệu sản xuất khi mà hoàn thành chủ nghĩa xã hội, không còn tư nhân nữa, có phải thế không? Không biết bao nhiêu năm hoàn thành cái đó thì không rõ. Nhưng hiện nay mà nói thì ông ý còn kỳ thị cái kinh tế tư nhân rất nặng nề. Đồng thời vẫn ưu ái, coi doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống kinh tế nhà nước là chủ đạo. Vẫn là được ưu ái. Thế thì phải nói ngay từ chỗ khái niệm đó, kinh tế nhà nước là chủ đạo cũng không rõ ràng gì cả. Đồng thời ông doanh nghiệp nhà nước dựa vào cái thế đó mà duy trì vai trò chủ đạo của mình. Và được ưu ái đủ mọi thứ. Thế thì cái tệ hại nó ra làm sao? … nó thế nào? Chúng ta đều biết cả, không nhầm lẫn phải không ạ? Chừng nào còn những cái chủ đạo ấy thì nền kinh tế … thứ nhất á, về mặt chính trị mà nói là không phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để đầu tư vào kinh tế. Bởi vì ba nguồn lực ông phân cho nhà nước rồi còn đâu tư nhân nữa.
Mà tôi xin mở ngoặc luôn cái khái niệm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được Đại hội IX nhấn rất mạnh. Nhưng đến Đại hội này, văn kiện này nói quá nhẹ. Nói về kinh tế tư nhân thì như thế là cũng trong văn kiện Đại hội XI này, dự thảo về văn kiện này, thì nói kinh tế tư nhân có bước thụt lùi so với Đại hội IX, so với văn kiện của Đại hội X. Vì ông có một câu mà (…) tức là phát triển mạnh kinh tế tư nhân hoặc kinh tế tư nhân là một động lực phát triển kinh tế. Một động lực là quá yếu.
Nhưng mà trước đó, Đại hội IX, văn kiện Đại hội X đã từng nói rằng phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi, không hạn chế về qui mô trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, có lợi cho kinh tế quốc dân, thế thì đậm đà quá chứ gì. Kỳ này ông nói không đậm đà gì cả. Vì vậy cho nên chúng tôi đề nghị có lẽ cái điểm đó là phải bổ sung thêm kỹ hơn vì rằng là người ta cũng chưa hiểu cái kinh tế tư nhân … thực ra mà nói nó gồm cả kinh tế tư bản tư nhân. Ta đó … Đồng thời gồm cả bốn nhiệm vụ, kinh doanh cá thể, anh ạ, cái lực lượng lớn lắm chứ. Bốn triệu hộ mà, đùa đâu … nhưng ông chỉ sợ hình thành giai cấp, đấu tranh giai cấp, phá bỏ v.v… Thì chính cái đó gây cho nhân doanh chúng ta một cái gọi là mặc cảm và lo ngại. Ông nói thế thôi, ông vỗ béo tôi chúng em rồi ông ăn thịt đấy … thì rất nguy hiểm, làm thế nào phát huy sức mạnh dân tộc được? Làm thế nào phát huy sức mạnh toàn dân làm kinh tế được? Thế thì muốn xóa bỏ cái bất bình đẳng trong kinh doanh đó, giữa các doanh nghiệp thì chúng ta đã có luật doanh nghiệp năm 2005 rồi. Nhưng mà trong tư duy, trong thực tế mà nói thì vẫn còn rất nhiều bất bình đẳng.
Chính vì thế cho nên theo tôi là phải hạ ưu thế bớt cái đầu tư của nhà nước vào phát triển, khuyến khích mạnh hơn nữa cái đầu tư của tư nhân của dân vào phát triển. Và trong thực tế xóa bỏ tất cả những bất bình đẳng trong kinh doanh để mà các thành phần kinh tế tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh. Nếu còn không bình đẳng thì làm gì có cạnh tranh. Xin hết!
Trần Phương:
Đồng chí nào phát biểu nữa. Mời anh Thiên.
(2 giờ 2′) PGS-TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế VN):
Kính thưa đồng chí Trần Phương, kính thưa tất cả các anh các chị. Tôi cũng xin phát biểu mấy ý thế này. Hôm qua Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật cũng có làm mấy cuộc như thế này, có nhiều ý kiến. Hội khoa học kinh tế phải tham gia dưới góc của mình, cũng phải có ý kiến. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là câu chuyện mà nó gắn với đường lối lớn. Nhất là cái cương lĩnh định hướng cho một cái công cuộc phát triển. Cái chiến lược là 10 năm. Nhưng đây là cái dịp để chúng ta có thể nói là định vị lại cái cách đi của mình. Đặt ra cái sửa … cương lĩnh là vấn đề nó nghiêm trọng, bàn đến việc gì mà nó đúng cái như vậy. Nếu không lại cứ ì ì ì ì. Đây là cái việc mà tôi nghĩ rằng nên tiếp cận theo cái cách như vậy.
Xin lỗi, tầng thứ hai là tầng chiến lược 10 năm. Mười năm cũng là mười năm có thể nói đến cái lúc sau 25 năm đổi mới, 10 năm nay là cuộc chơi khác rồi. Nó xoay triển như thế nào? Đặt lên cái tầng kế hoạch 5 năm là cái báo cáo chính trị, 5 năm. Thì 5 năm làm cái gì? Như thế có rõ không? Được chưa? Tôi nghĩ là nó theo tuyến như vậy. Thế thì ở đây, theo cái thời gian vừa phải như vậy thì tôi cũng có xin mấy cái ý như thế này.
Thứ nhất, nó liên quan đến vấn đề lớn trong chọn đường lối phát triển, cách phát triển, thì tôi nghĩ rằng là đến cái thời điểm này nhìn 20 năm nó có cái việc thế này. Hôm qua tôi cũng có phát biểu trên hội nghị Liên hiệp hội nhưng hôm nay muốn nói rõ hơn là thế này. Có lẽ trong 25 năm vừa rồi, cái điều chúng ta đạt được quan trọng nhất là thị trường, là chuyển sang thị trường chứ không phải cứ cái định hướngXHCN. Bây giờ phải nhìn nhận thẳng thắn như vậy. Thế thì đến bây giờ chúng ta nhìn lại cái công thức phát triển ấy là kinh tế thị trường định hướngXHCN, là nên được hiểu thế nào cho nó rõ ràng? Nếu không nó không minh bạch chỗ này, không rõ ràng chỗ này thì có thể cái đoạn đi tới của ta là gặp vấn đề. Thì tôi có mấy ý thế này. Có lẽ là mấy cái điểm không rõ ràng về mặt khái niệm, mà cái khái niệm này là khái niệm cơ bản để thiết kế ra cái đường lối phát triển. Đây là thời điểm mà tôi nghĩ rằng bàn cương lĩnh là bàn đến khái niệm lớn những cái định hướng lớn cho một đường lối phát triển thì tôi thấy mấy cái điểm chưa rõ ràng là thế này.
Thứ nhất chúng ta đều biết đó là định hướng XHCN, nói thế thôi nhưng mà XHCN này chưa được định nghĩa cho rõ được bởi vì nó gắn với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Thế còn định hướng XHCN mà nó gắn với thị trường là không rõ. Mà cho đến bây giờ chúng ta bàn cứ né tránh cái chuyện bàn (…) trong điều kiện bình thường, là cũng ngại bàn lắm. Về mặt chính thức là ngại bàn lắm. Các nhà khoa học cấp tiến là muốn xông vào bàn nhưng mà cũng không được. Cái thứ hai gắn với định hướng XHCN có một khái niệm nó rất thiết thân mà chúng ta bàn rất nhiều. Đấy là thế nào là một lực lượng kinh tế chủ đạo trong điều kiện thị trường.
Ngày xưa, toàn là sở hữu nhà nước, toàn là quốc doanh thì đương nhiên nó là chủ đạo, khỏi phải bàn. Nhưng mà đến lúc đụng vào nguyên lý thị trường một cái thì chúng ta thấy là lập tức cái vấn đề chủ đạo là nó có vấn đề. Khái niệm chủ đạo là nó có vấn đề nhưng mà chúng ta chưa bao giờ bàn cái chuyện này cho nó một cách sòng phẳng về mặt khoa học. Mà tôi cho rằng đây là hai cái khái niệm quyết định một cái cách phát triển gắn với một cái rô-to, cơ bản là chuyển sang kinh tế thị trường mà tất cả chúng ta, Đảng cộng sản, thừa nhận đấy là lựa chọn đúng.
Và tôi cho là toàn bộ những hiệu quả phát triển hiện nay có vấn đề là nó gắn trong cái tổ hợp này. Sự không tường minh về khái niệm, cơ bản, khái niệm cơ bản là nó làm chúng ta không thể nào rõ ràng được về mặt cơ chế. Nó làm chúng ta không thể nào làm được về cơ chế. Đến cái khái niệm khác, tôi xin nói là khái niệm ví dụ như là nhà nước pháp quyền… tôi cho là khái niệm lớn của phát triển như hôm nay là ý của anh Khoan nói về hiện đại hóa đất nước, tôi rất đồng ý. Những khái niệm lớn của loài người là dân chủ, là nhà nước pháp quyền, là xã hội dân sự mà chúng ta rất ngại bàn đến. Chúng ta cứ tiếp cận từng bước một từng bước một. Và chúng ta đang hướng đi sau. Tiếp cận nhưng mà theo cái kiểu không muốn tiếp cận nó chứ không phải là … Đây là tôi muốn nói cái minh bạch thái độ đối với những lập trường.
Những xã hội phương Tây ngày xưa nó phát triển mà tên nó gọi là ngôn ngữ nhân loại của loài người như cách mạng Pháp người ta chỉ bàn tới khái niệm cơ bản bình đẳng, tự do bác ái, các thứ. Mà Bác Hồ, tôi nghĩ đi tiếp thu những cái ấy, khuân về Việt Nam những cái thứ ấy. Nhưng cho đến bây giờ những cái khái niệm đó tại thời điểm thế kỷ 21 của chúng ta vẫn rất ngại bàn, không muốn làm cho nó rạch ròi từ (…) về mặt khái niệm. Rụt rè. Và, tôi nghĩ là … theo ý kiến cá nhân của tôi, là khi mà chúng ta đưa định hướng XHCN vào, đưa cái khái niệm gọi là lực lượng chủ đạo trong kinh tế thị trường vào thì cái đấy nó hàm một cái ý tứ ở trong đấy tức là chúng ta không muốn chấp nhận thị trường, chứ không phải (…) Nó có một cái nuối tiếc, không muốn, từ từ thôi, càng chậm càng tốt. Cố gắng phanh hãm lại và như thế có lẽ rằng là cái cuộc chơi thị trường không bao giờ nó có thể phát triển.
Cho nên tôi muốn có ý đầu tiên là thế này, là đã làm cương lĩnh để mà định hướng lớn cho một dân tộc, tại cái thời điểm này, là phải rõ ràng được những khái niệm lớn, cái hướng lớn, chứ cứ chập chừng do dự thế này thì khó lắm. Bàn đi cũng không được. Hoặc chúng ta thấy là các anh các chị có nói đấy, những chuyện tù mù rất không rõ ràng. Đấy chuyện lớn cũng tù mù. Ví dụ như là “về cơ bản”, khái niệm khoa học “về cơ bản”, “về cơ bản” để làm gì? Để chúng ta không muốn chấp nhận những cái tiêu chuẩn thực. Và cái gì nữa, rồi “bước ngoặt”, chúng ta hay có những “bước ngoặt”. Ai chả biết ngoặt nhưng ngoặt thế nào? Đi thẳng không đi cứ ngoặt là thế nào. Ví dụ như vậy. Thế thì những cái chuyện như thế chúng ta nói chúng ta dùng tính từ quá nhiều, dùng những tính từ gọi như (…) đó gọi là cái tính vô hướng. Tính không vét vơ của phát triển, quá nhiều. Như thế là không rõ ràng.
Cho nên tôi nghĩ rằng bàn đúng như các anh nói thì nói cái việc này dù cái Đại hội này chưa giải quyết hay không tôi nghĩ nó vẫn cứ đặt ra với cái đất nước này. Cho nên ta họp ở đây cũng không phải chỉ vì là Đại hội có bàn hay không mặc dù tôi biết là thời gian còn quá ngắn để mà thảo luận. Trở lại cái này một cách rõ ràng nhưng mà với tư cách là một hội khoa học, tôi nghĩ rằng là ta vẫn cứ đặt ra và nên đưa ra một cách rất rõ ràng như thế này, chứ nếu không cuộc sống nó vẫn cứ phải như thế này, buộc phải trở lại khái niệm thôi. Dân chủ cộng hòa, Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập tự do hạnh phúc. Đẩy ra đẩy vào, kéo ra kéo vào thì đúng là kéo pháo vào ra Điện Biên Phủ thì nó có nhưng mà những khái niệm lớn của loài người chúng ta thể hiện thái độ phát triển như thế là tôi cho rất khó, khó thảo luận.
Cái ý thứ hai mà tôi muốn nói chúng ta là một cái nước đi sau. Một cơ hội phát triển cực kỳ lớn mà nhiều người nói và tôi rất đồng ý là cái lợi thế lớn nhất của Việt Nam bây giờ là đi sau. Muốn đi sau thì phải như thế nào? Đi sau là phải nhìn thời đại cho nó rõ ra thì mới có thể tận dụng được cái lợi thế. Chúng ta nói khoe chúng ta toàn những lợi thế tĩnh ở đâu mà đào ra bán cái là hết ngay. Trong khi đó những lợi thế cơ bản mang tính thời đại thì chúng ta quên mất. Và ở đây nó có một cái điều là muốn tận dụng được cái lợi thế lớn đó thì cái quan trọng nhất là phải định vị thời đại cho nó đúng, cho nó rõ . Ở đây có cả anh Lược và anh Hồng Hà (…) là những người (…) mấy kỳ vừa rồi. Đây là tôi biết thôi. Các anh tham dự nhiều các mặt khác … (không nghe rõ) nhau nhưng mà nó có cái câu chuyện bàn về thời đại của chúng ta đấy là vẫn tư duy trên một cái nền rất cũ của các khái niệm mà bị chính thời đại nó vượt qua.
Bây giờ thời đại 100 năm mới có cuộc khủng hoảng, nó đảo lộn cả thế giới, CNTB còn có như ngày xưa không? Phải nhìn nhận cho nó rõ chứ, CNXH nó đã có như thế rồi, chúng ta cứ cố gắng vớt vát lại, theo nghĩa như vậy. Chúng ta phải đổi mới cách nghĩ về chính CNXH chứ không phải giữ cái cách nghĩ ngày xưa. Cái thời kỳ quá độ, cái khái niệm quá độ có thể vẫn là quá độ nhưng không phải quá độ như ngày xưa. Ta không làm cái việc đó, rồi là cục diện của thế giới nó thay đổi đến tôi nghĩ là làm chiến lược là phải tính đến cục diện.
Trong cái khoản chiến lược thì tôi có nói với anh Lược cuộc đời này cuối cùng nó tóm có mấy dòng thế này thế này, bối cảnh thời đại, không rõ cục diện là thế nào cả. Mà cái cục diện đó nó hiện nay đặt ra vô cùng nhiều vấn đề với sự sống còn cho sự phát triển của đất nước này. Bàn chiến lược mấy cái câu như thế gọi là tính mô phạm như thế chứ không phải là tính định hướng. Cho một cái sự lựa chọn, một cơ hội phát triển. Thì như thế là khó.
Cái tôi muốn nói ở đây là đánh giá thế giới này nó là cái gì mà chúng ta làm cương lĩnh là chúng ta phải làm 50 năm nữa thì cái thế giới này nó thấy thế nào? Mà Việt Nam trong cái thế giới đó chứ không phải Việt Nam đang tư duy chính cái thế giới ở tại cái thời điểm này. Xu hướng thấy nói cũng lơ mơ một câu à đấy cái gọi là kinh tế tri thức, gọi là toàn cầu hóa, toàn cầu hóa bàn mấy năm mới dám chấp nhận một khái niệm chứ chưa phải là thực chất. Cục diện là không rõ, Trung Quốc, Ấn Độ nổi lên là cái tình thế phát triển Việt Nam đến đây, tôi cho rằng là chúng ta cứ nói là bí mật nhiều quá cho nên bàn nó khó lắm.
Đấy là cái điểm thứ hai mà tôi muốn nói, đã là những cái lúc bàn đến cái vấn đề lớn như thế này thì những cái chuyện đó phải bàn rất là rõ ràng, minh bạch.
Tôi thấy đây là có cả anh (…) có cả anh (…) anh Võ Văn Kiệt, tôi thấy thế này, ở đây chia sẻ (…) Tức là cái nỗ lực chỉ là viết ngắn lại chứ không phải là làm cho nó rõ ra. Mà đáng ra cái chỗ này, cái chỗ tiên phong cho dân tộc phải làm rõ ra, đặt ra những vấn đề lớn đó, cho nên cố gắng chỉnh sửa cái nỗ lực cao nhất là nó ngắn lại. Thế cho nên khi mà định vị thời đại rõ là rõ … (nghe không rõ). Mình nhập cuộc rồi. Mình nhập cuộc hoàn toàn mà lại ở cái thế yếu đi sau mà lại không biết cái thế giới thế đấy nó thế nào thì làm sao phát triển được. Lúc đó biến số quốc tế là phải là biến số lớn đầu tiên ( …) của mình, chứ không phải ngoài biến số của mình.
Cái điểm cuối cùng mà tôi muốn nói nó gắn với chiến lược, thì ở đây thế này. Tôi muốn nói đó là cái chiến lược ta viết rất là khái quát, nó có mấy cái điểm mới quan trọng nhưng mà nó chung quá cho nên thực ra tính quyết chiến nó chưa được thể hiện rõ. Ví dụ thay đổi mô hình tăng trưởng, thay đổi như thế nào? Tôi cho rằng tư tưởng lần này đặt ra là thay đổi nguồn tăng trưởng là một tư tưởng rất lớn. Hai mươi nhăm năm chúng ta mới nói ra (…) nhưng có nghĩa như thế nào thì nó đều đều, nó mờ mờ, đáng lẽ phải làm rõ được cái chuyện ấy. Mà chiến lược chỉ cần làm rõ cái chuyện ấy thôi (…)
Thứ hai là trong chiến lược nó có một cái mà tôi thấy để mà hành động, tức là thiết kế những cái việc để mà hành động thì lại viết nó quá ngắn gọn. Đây tôi chưa nói tư tưởng, đấy gọi là cái đột phá chiến lược. Các ý tứ chiến lược chung là nó định hướng chung thôi chứ không phải chỉ riêng để mà hành động. Nhưng mà có mấy cái điểm để mà hành động thật quyết liệt để mà nó bung ra từ đấy là nó triển khai cái lôgic tung tóe ra những việc khác. Là ba cái đột phá mà tôi thấy viết rằng thứ nhất là nó quá ngắn, thứ hai đột phá viết kiểu đấy là nó quá rộng không thể nào đột phá được.
Mười lăm năm vẫn mấy cái điểm, lần này thêm cái đột phá hạ tầng thì tất nhiên cũng có thể coi đột phá được. Nhưng thực ra đấy là món nợ của những Đại hội lần trước đưa ra là phải làm (…) nên bàn. Công nghiệp hóa mà, chưa làm thì giờ phải làm, buộc phải làm. Không làm thì không có cái nền ấy, không bay nhảy, không chạy chiếc đi đâu cả. Thế còn hai cái điểm kia là hai cái điểm chưa thấu, mà hai cái điểm ngày xưa gọi là thể chế, gọi là đột phá thể chế. Tôi hỏi đột phá thể chế là đột phá kiểu gì. Toàn bộ cái đổi mới này chỉ có là thể chế hay không, nói đột phá thể chế thì nói rõ điểm đột phá nó là cái gì? Chứ còn cấu trúc thể chế là toàn bộ đổi mới của chúng ta, là cái thể chế ấy. Nếu chúng ta đặt ra như thế thì không biết đổi mới chỗ nào. Cho nên mới tù mù. Hoặc ví dụ như là chính sách tiền tệ, thị trường tiền tệ chẳng hạn. Có phải đột phá không hay là … (không nghe rõ) nói đột phá, làm một cái nó bung ra, nó bung các thứ ra. Ví dụ như vậy, chứ còn nếu mà những cái gọi là thực thi hành động đưa ra những cái quá rộng như thế là cái định hướng nó … ,mà tôi cho rằng là chúng ta phải tư duy cũng phải nói cho rành mạch cái khái niệm đột phá cho đến bây giờ cái cách hiểu vẫn khác nhau. Cách hiểu khác nhau. Có lẽ chúng ta cũng phải làm nhiều nước họ đột phá rồi. Chúng ta cũng biết ở ta là cách nhìn nó khác đi.
Tôi nói ví dụ đột phá của Trung Quốc năm cái điểm, năm cái đặc khu, đó là đột phá. Vừa là thể chế, vừa là vùng. Nó tổ hợp lại thế là nó bung ra. Mà đấy là đột phá toàn bộ hệ thống cấu trúc ở trong một cái điểm. Như thế mới là đột phá. Của ta đột phá coi như là cả một cái hệ thống như này là đột phá và đột phá cái nguồn nhân lực. Tất nhiên nguồn nhân lực là quan trọng. Nhưng mà cái phát triển của con người kéo dài cả hàng trăm năm, mấy chục năm, “đột phá nguồn nhân lực” nghĩa là thế nào? Người ta phải đột phá về chương trình, ví dụ thế, đột phá vào một khâu nào đấy … nó cho nó rõ, “đột phá nhân lực” thì chả ai phản đối được cả. Nhưng mà để hành động thì tôi e rằng những khái niệm này chưa đủ để mà . .. Tôi xin phép có mấy ý kiến. Xin hết!
Trần Phương: Đồng chí nào phát biểu ý kiến nữa không? Xin mời. Vâng. Mời anh Danh … thôi ngồi luôn đi.
(02h17’30″) TS Lê Đăng Doanh (cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS):
Thưa anh Trần Phương, thưa các anh các chị! Tôi đồng ý với nhiều ý kiến đã có phát biểu. Tôi xin có mấy ý kiến thế này.
Một là cần có cái sự kiểm điểm nghiêm túc cái việc thực hiện các cái nội dung đã ghi trong nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X. Bây giờ kiểm điểm lại thì thấy tất cả các nội dung mà liên quan đến cái việc phát huy quyền dân chủ của người dân thì đều đã không thực hiện. Và cái điều này chắc chắn không phải là sự tình cờ.
Một là Luật về hội, anh Vũ Quốc Tuấn đã có nêu. Hai là Luật về quyền tiếp cận thông tin của công dân, đã có ghi, không thực hiện. Thứ ba tức là Luật về tòa án hiến pháp không ghi, không làm. Thứ tư Luật về trưng cầu dân ý, không làm. Và có qui định là phải phát huy sự giám sát của dân đối với Đảng. Chả thấy phát huy gì cả.
Tất cả những cái chuyện kia thì ai mà có ý kiến thì tức là săm soi rồi thì là dùng các công cụ này khác rồi thì hạn chế thì v.v…
Bây giờ một cái Đảng mà đến nghị quyết Đại hội cũng không thực hiện, thế thì bây giờ sẽ đi đến đâu. Và sắp tới đây sẽ như thế nào? Đấy là một cái điều theo tôi là phải có sự kiểm điểm hết sức là nghiêm túc bởi vì rằng là đã đang Đại hội là cao nhất rồi. Mà bây giờ sau đó rất là lặng lẽ, thản nhiên coi như điều này không phù hợp thế rồi thì v.v… và v.v…
Thí dụ như là Viện khoa học xã hội đã có nhiều lần trình ra một cái bản về qui chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học. Có một câu xanh rờn: “Làm gì có cái chuyện này”. Dẹp! Thế là thôi, chả ai có ý kiến gì cả. Như ở đây có mấy anh em cũng đã tham gia vào tiết mục ấy lặng lẽ rút dù về cả, không có ý kiến gì cả. Thế thì tương lai trong đợt sắp tới này có qui chế gì không? Tức là Đảng cũng phải có cái qui chế về cái việc tức là ban chấp hành trung ương có thực hiện một cách nghiêm túc hay không chứ.
Điểm thứ hai là đổi mới thể chế là then chốt. Tất cả những điều mà chúng ta nói về giáo dục, đào tạo về tất cả các thứ. Nếu không đổi mới thể chế thì sẽ không giải quyết được gì cả. Cái điểm đầu tiên cần phải vạch ra là đổi mới thể chế phải ngăn chặn lợi ích nhóm và phải thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng. Và phải có sự kiểm soát cơ quan lãnh đạo của Đảng. Và ở đây đã có cái đề nghị rất rõ ràng tức là bầu ủy ban kiểm tra, do Đại hội bầu ra và giám sát Ban chấp hành Trung ương và không phụ thuộc vào Bộ chính trị. Có như thế mới được, mà cái đó Lê nin đã có làm rồi. Và đã có đề xuất rồi.
Mà hiện nay Trung Quốc đã có thực hiện và đã có thí điểm ở rất nhiều tỉnh rồi. Và sắp tới đây nó sẽ thí điểm nữa. Chứ bây giờ chúng ta tất cả các việc này chúng ta cứ nói nhưng không có làm gì cả. Và có cái luật về cái việc là sự lãnh đạo của Đảng hay không? Tất cả chúng ta đều biết. Và tất cả các quyết định là phân đất cho ông này, phân nhà cho ông kia, giao ông nọ mấy trăm mét vuông đất, ông kia v.v… rồi đến bí thư tỉnh ủy gặp ông này ông kia gật đầu thế này thế khác. Tất cả cái chuyện đó diễn ra như cơm bữa. Và mọi người đều biết cả. Còn tất cả các chuyện đưa ra Hội đồng nhân dân cách thức này khác …. nó chỉ là hình thức. Thế thì tất cả cái chuyện ấy bây giờ nó cứ tiếp diễn thế chúng ta coi như là chúng ta không biết gì cả.
Thế liệu một cái xã hội như thế, một cái thể chế như thế có thể đi đến hiện đại và công nghiệp hóa được không? Làm gì có chuyện! Làm việc nó phải đàng hoàng, phải có căn cứ chứ lỵ. Đấy anh Trần Phương còn biết hồi bấy giờ làm mấy công trình lớn để đưa ra bao nhiêu hội đồng, đúng không? Lại mời cả hội đồng giám sát, có cái phải mời cả chuyên gia Liên Xô, họ xem xét kỹ càng lắm. Bây giờ mấy dự án to hơn, tiền to hơn rất nhiều mà cứ gật đầu lia lịa thế thôi. Quyết định ở cái chỗ nào đấy, thế rồi không biết gì cả.
Cho nên thể chế là một vấn đề sống còn và nếu như không có một tiến bộ về thể chế thì không có một tiến bộ thực chất nào hết cả và thể chế ở đây là thể chế của bản thân Đảng. Đảng phải đổi mới, phải có sự giám sát, mọi người phải tự nguyện đặt mình dưới sự giám sát chứ không thể … ở đây mọi người ở đây đều biết cả: vì ông này ông đồng hương với mình, gọi điện thoại là … đấy nhớ, cậu chú ý cái chú ấy nhớ. Thế ít lâu sau chưa thấy gì cả, sao mình nhắc mà cậu không chú ý thế là hôm sau thấy lên cấp thứ trưởng rồi v.v… Nếu như vậy một chính sách cán bộ không trọng dụng người tài mà đưa lên tất cả những cái người như vậy, thì nó làm nản lòng người ta và dẫn đến người ta chạy đi nơi khác người ta làm.
Cái điểm thứ ba mà tôi muốn báo cáo với các anh là tình hình kinh tế vĩ mô và tình hình kinh tế thế giới sắp tới đây hoàn toàn không giống như cái báo cáo của chúng ta mà đang nói đây. Một là chúng ta đều biết hiện nay khủng hoảng lương thực là một vấn đề nhãn tiền. Hai nữa là vấn đề khan hiếm năng lượng là vấn đề nhãn tiền. Thứ ba là vấn đề biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam là rất là rõ ràng. Tất cả những các cái điều đó có thấy thể hiện vào đây đâu. Không thấy thể hiện gì cả.
Cái thứ tư là kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô, thì tất cả anh em chúng ta ở đây đều biết rằng là nền kinh tế của chúng ta cần phải qua một giai đoạn ổn định, phải giảm sốt, phải giảm các mất cân đối trước khi tiếp tục tăng trưởng. Bây giờ mọi chuyện coi như cứ thế là tiếp tục diễn ra và sẽ “tăng trưởng nhanh và bền vững”. Làm gì có câu chuyện diễn ra như thế được!
Tôi xin báo cáo các anh các chị hiện nay các ngân hàng thương mại của chúng ta nhá … tôi vừa hỏi, trao đổi với chị Dương Thu Hương đây thì theo như chỗ tôi được biết một số ngân hàng thương mại nhỏ của chúng ta hiện nay là đã có mùi khét. Mùi khét lắm rồi, chứ không phải đơn giản. Nếu như ông ngân hàng nhà nước ông không bơm vào và cái thị trường liên ngân hàng vừa rồi không có cứu cho thì có một số chỗ đã có diễn biến phức tạp.
Trong tình hình đó ông cứ tiếp tục diễn ra mãi cho nên tôi nghĩ rằng tất cả các việc này thì cần phải có một sự thảo luận, phải nhìn thẳng vào sự thật, bởi vì rằng là tất cả các cái chuyện mà không nhìn thẳng vào sự thật sẽ không lừa được sự thật. Lừa được con người thôi còn đến lúc nào đấy thì cuộc sống quay lại mới trừng phạt và lúc bấy giờ sẽ rất là lớn. Cũng xin lưu ý là cái nợ công đã tăng lên rất nhanh chóng từ năm 2007 cho đến nay là tăng lên và hàng năm càng tăng lên và Việt Nam trở thành một cái nước tích cực vay nợ nhất trong khu vực này. Trong tất cả các nước chúng ta đều thấy Việt Nam rất là tích cực.
Một cái điểm nữa tôi cũng xin báo cáo là như chúng ta thường nói là chúng ta tăng trưởng cao. Tôi xin báo cáo là Việt Nam tăng trưởng kém Singapore nhiều. Singapore nó tăng trưởng 15,2%, 13, … 15,2% là bởi vì là … Báo cáo với anh Trần Phương không phải chỉ có công nghiệp điện tử, công nghiệp sinh học mà nó mở du lịch, nó mở sòng bạc và nó mở cả một cái công nghiệp dịch vụ khác nữa. Và bây giờ thử đăng ký vé máy bay đi Singapore xem, trời ơi, bảo ông … chậm quá phải đến tháng nữa mới đến lượt ông. Không có ông chịu khó đến Pháp vậy chứ nếu không có thì không có đâu. Thế thì tất cả những cái đó chứng tỏ rằng các nước chung quanh của chúng ta nó đột phá rất lớn. Chứ không phải là không đột phá mà nếu mình không có sự đổi mới thì tôi e rằng mình còn lạc hậu hơn Campuchia. Chứ đừng nói gì… Còn lạc hậu hơn ông Lào nào chứ không phải đơn giản.
Cho nên tôi nghĩ rằng là mình cần phải nhìn thẳng vào sự thật và có ba cái vấn đề cần phải giải quyết và nói rất rõ trong cái tình hình hiện nay ở đây. Tức là vấn đề thể chế, vấn đề lợi ích nhóm, vấn đề chia chác và vấn đề vận hành và sử dụng quyền lực một cách hết sức là tùy tiện. Đấy là một cái điều cần phải nói rất là rõ ràng. Cần phải có cái sự giám sát từ trong Đảng, quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội đối với nhà nước phải làm rõ ràng, nếu không không có được cái sự tiến bộ này thì thực chất chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu cả. Thế thì tôi xin phép dừng lại ở đây. Xin cám ơn!
Trần Phương: Anh nào nhể? Anh Hương, xin mời anh.
Nguyễn Đình Hương: Kính thưa anh Trần Phương, thưa tất cả các đồng chí.
Trần Phương: Anh ngồi xuống cho nó vào máy của anh.
(02h 27’20”) GS Nguyễn Đình Hương (cựu Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội):
Tôi xin tán thành rất nhiều ý kiến của các đại biểu vừa nêu. Nhưng tôi vẫn có hy vọng là có thể là đóng góp của chúng ta phần nào đấy vẫn có thể sửa chữa được và vẫn có thể nêu được một vài khía cạnh nó thông suốt giữa ba cái văn kiện. Thứ nhất là cương lĩnh. Thứ hai là nhân lực. Thứ ba là văn kiện đại hội Đảng.
Các đồng chí có nói nhiều vấn đề nhưng ở đây tôi chỉ nêu một khía cạnh là trong ba văn kiện này nói về cái cơ cấu là kinh tế thì chưa thật đồng nhất. Thí dụ như là cương lĩnh thì nói là “xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững”, gắn chặt giữa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Thế còn trong chiến lược thì nêu là “đổi mới tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế” thì tôi cho là dùng từ “cơ cấu lại nền kinh tế” có nên dùng hay không?
Các nước, sau mỗi thời kỳ thì đều có chính sách điều chỉnh cơ cấu bởi vì cơ cấu kinh tế của chúng ta cứ nói là trong quá trình đổi mới chúng ta đang đi đúng hướng với kinh tế thị trường nhưng những cái mặt về mặt xã hội và môi trường thì chúng ta cần phải điều chỉnh. Và khi chúng ta đã có một cái lượng vốn nhất định, có một cái tích lũy nhất định thì chúng ta phải điều chỉnh cơ cấu để phát triển cao hơn, bền vững hơn, với qui mô cao hơn. Thế còn trong văn kiện Đại hội thì nêu “đổi mới mô hình tăng trưởng và đổi mới cơ cấu kinh tế”.
Cho nên ở đây, tôi nghĩ rằng là trong ba văn kiện này thì nên có một sự thống nhất về một cái từ ngữ và một cái phạm trù và một số nội dung về cơ cấu kinh tế. Thì chỗ anh Hồ (ngồi cạnh tôi đây) cũng là người mà đóng góp vào chiến lược thì tôi nghĩ rằng là không nên dùng từ “cơ cấu” khái niệm kinh tế mà đây chỉ có cái điều chỉnh cơ cấu theo một cái hướng phát triển bền vững và hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
Thì trong năm 86 chúng ta thấy là đầu tiên ta đổi mới tư duy thì đổi mới tư duy ở đây là chúng ta từ kế hoạch sang thị trường và chúng ta đã thành công trong vấn đề là theo đuổi kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế hiện nay của chúng ta và chúng ta đã có những thành quả nhưng những cái mặt về mặt xã hội, về môi trường thì chúng ta có những cái bất cập. Cho nên là trong cái giai đoạn 2 linh một (2011?) này thì chúng tôi cho là bắt đầu đổi mới tư duy. Mà đổi mới tư duy ở đây là phải lấy cái chất lượng hiệu quả, phát triển bền vững, hiện đại làm cái hạt nhân.
Đấy là một cái điều mà chúng tôi nghĩ là giai đoạn này là chúng ta phải làm thế nào để mà điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. Và lấy lao động chất xám làm trọng tâm, lấy công nghệ cao làm bàn đạp và ngay kể cả đồng tiền làm thế nào để chúng ta phấn đấu tiền của chúng ta có thể là đổi được so với các nước trong khu vực và thế giới. Ví dụ EU thì người ta có đồng tiền chung. Liệu Việt Nam có thể có một đồng tiền chung với ASEAN hay như thế nào đấy để chúng ta làm thế nào để đồng tiền của chúng ta phải là bền vững, chứ nếu mà chúng ta mất giá và đồng tiền không ổn định thì chúng tôi cho là sự phát triển lâu dài của Việt Nam phải có những cái khó khăn.
Cho nên ở đây những khâu đột phá thì chúng tôi nghĩ là đột phá ở đây là đổi mới tư duy phát triển, đổi mới tư duy theo hướng hiện đại mà lấy lao động chất xám, công nghệ cao, đồng tiền có giá làm cơ sở nền tảng. Và trên cơ sở đấy chúng ta sẽ cơ cấu, điều chỉnh cái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
Và tôi cho là trong ba bản văn kiện này đã bắt đầu có tư duy đổi mới. Thí dụ, trước đây là, chúng tôi nói thêm, là ta phân vùng theo kiểu ngang, nhưng đây đã bắt vào những cái tư duy là phân vùng theo là … hợp theo là … cung, là coi như bắt đầu theo hàng dọc, mà hàng dọc này của Việt Nam là rất quan trọng. Bờ biển là biển … hải đảo là một cái vùng, đồng bằng là một vùng, miền núi và trung du là một vùng.
Chính vì vậy cái cách phân vùng như thế này thì chúng ta phải hợp lực được rất nhiều vấn đề để chúng ta có thể tạo ra được những sản phẩm có thể cạnh tranh trên thế giới. Hiện nay chúng ta đã có mười một, mười hai mặt hàng coi như chủ lực ra nước ngoài và xuất khẩu thì làm thế nào trong 5 năm tới,10 năm tới chúng ta có được cái sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn và có thể cạnh tranh trên thị trường của quốc tế. Thì cái đấy thì tôi cho lại là vấn đề đột phá. Đấy là tôi xin bổ sung thêm một vài ý kiến rất là nhỏ trong ba cái văn bản để là đóng góp chung của hội thảo chúng ta. Xin cảm ơn!
Trần Phương: Cám ơn anh Hương. Anh Phong. Mời anh!
(02h 32’ 35”) GS Lê Du Phong (cựu Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân):
Kính thưa anh Phương, tôi thì không định nói vì đã có bài gửi các anh rồi. Và có thể nói là nhiều ý tôi nói thì các anh cũng đã nói cả rồi. Nhưng mà tóm lại tôi có mấy cái nhận xét như thế này.
Qua đọc ba cái … toàn bộ văn kiện này, thì không phải là sáu điểm như anh Trần Phương, nhưng mà tôi có rút ra bốn cái kết luận như thế này.
Thứ nhất thì tôi nghĩ là tất nhiên là cũng có những cái tiến bộ nhưng nhìn chung thì tôi rằng cả ba cái văn bản này tư duy lý luận nó vừa cũ kỹ, vừa mâu thuẫn. Cái thứ hai là xa rời thực tiễn quá, xa rời thực tiễn cuộc sống quá. Thứ ba tôi nghĩ là nó hơi xem thường lịch sử. Và thứ tư là nó không gắn mấy với thời đại. Tôi phải nói là đấy là bốn cái nhận xét mà tôi thấy là đọc văn kiện thì tôi thấy như vậy.
Thì tôi xin minh họa một vài điểm thôi. Thứ nhất là nó cũ kỹ là thế nào, cũ kỹ tức là như anh Lược đã nói đấy, cho đến bây giờ vẫn mô hình kinh tế là “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất”, các tư liệu chủ yếu. Mà các anh biết rồi, cái mô hình kinh tế XHCN với chế độ công hữu XHCN thống trị với hai hình thức toàn dân và tập thể, nó đã tồn tại 70 năm và cũng 70 năm thực hiện mà các nước XHCN và Liên Xô chứng tỏ rằng nó không tạo ra được động lực phát triển và nó triệt tiêu luôn phát triển đi. Thế bây giờ vẫn còn trở ngại cái này và cái này nó thụt lùi so với cương lĩnh năm 91. Cương lĩnh năm 91 chỉ nói là… như anh Lược đã nói, là cương lĩnh năm 91 nói phát triển nền kinh tế hiện đại. Vâng. (Tiếng bàn tán xôn xao). Vâng. Và nói như vậy nó phù hợp với quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất thôi. Nay lại quay lại chỗ ấy thì tôi nói như vậy tức là tư duy rất lạc hậu, rồi mâu thuẫn là mâu thuẫn như chỗ hôm xưa ta nói đấy.
Các thành phần kinh tế đều là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đều cùng tồn tại lâu dài, bình đằng, hợp tác …(không nghe rõ). Nhưng ngay sau đấy thì … (không nghe rõ) “trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo”, kinh tế tập thể phát triển mở rộng. Và kinh tế tập thể của nhà nước cộng với kinh tế tập thể là nền tảng. Câu đấy không … , là mâu thuẫn ngay câu trước rồi. Đã là chủ đạo, đã là nền tảng thì làm quái gì có bình đẳng ở đây nữa. Tức là đưa ra cái chủ đạo, đưa ra cái bình đẳng thì có nghĩa là phân biệt đối xử rồi. Thế thì làm câu bình đẳng…(không nghe rõ), đã là bình đẳng lại có phần chủ đạo làm nền tảng, thế thì làm gì có cái chuyện. Tôi nghĩ là đấy là những cái lý thuyết, những cái tư duy rất là cũ và mâu thuẫn với nhau.
Cái thứ hai tôi nói xa rời thực tiễn là sao? … Là cái nền kinh tế của nước ta nó có phát triển theo như chúng ta … (nghe không rõ) đặc biệt là cái lòng tin của người dân đối với Đảng, đối với chế độ, đối với đất nước. Sự lãnh đạo của Đảng hiện nay nó có như chúng ta viết như thế này không? Xin thưa các anh là đến năm 2009, tám tháng 2010 là ba năm tám mươi ngày … (không nghe rõ) nó là thế nhưng một cái gì đấy rồi. Mà chúng ta đi ra ngoài đường chúng ta hiểu hơn, tiếp xúc với dân chúng ta hiểu hơn, họ bức xúc như thế nào, nhưng chúng ta … (không nghe rõ) tất cả cùng vô tư tốt đẹp, tất cả mọi thứ thì là tôi nói như vậy.
Nói là xem thường lịch sử nghĩa là gì? Chúng ta viết là “CNXH là điều kiện bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”, thế hóa ra là các triều đại trước của cha ông chúng ta độc lập dân tộc mỗi một triều đại là vài ba năm năm, người ta không có CHXN mà vẫn độc lập dân tộc chứ có mất độc lập dân tộc đâu. Thế thì chỉ có CHXN mới bảo đảm vững chắc, nói như thế quá xem thường lịch sử. Mà thực tế bây giờ chúng ta độc lập đây, nhưng chúng ta cũng đã có CNXH đâu … Định hướng XHCN (…) Thì tôi nghĩ là … (…) cho nên là, viết như thế là xem thường cha ông. Đấy là một việc.
Hay là chúng ta không gắn bó lắm với thời đại và nó có cái gì đấy thì tôi nghĩ rằng nếu mà khi thực hiện những cái điều đưa ra thế này thì có lẽ đến năm 2020 chúng ta tụt hậu, tụt xa so với các nước. Tôi xin nói là một năm 2003, à 2001, thì GDP bình quân đầu người của Malaysia là 3.700, đúng không? Năm 2006 của Thái Lan là 3.200 thì chúng ta đến năm 2020 thì chúng ta mới được 3.000, 3.200. Như vậy là năm 2020 GDP chúng ta mới bằng 2006 của Thái Lan và mới bằng 2001 của Malaysia. Và như vậy còn 10 năm nữa thì ba thằng cha này nó chạy đi đâu rồi chứ có phải nó ở đấy mãi. Thì tôi nghĩ chắc là còn tụt xa nhiều chứ không phải như thế này. Hay là chúng ta cứ tự hào là tăng nhanh, tăng này khác. Tôi nói là chúng ta có tăng nhanh đâu kính thưa các anh. Hungary (ở đây có anh Thanh học Hungary), năm 2001 xin thưa các anh GDP bình quân đầu người của Hungary là 5.100 đô la và 2008 là 15.400. Như vậy, tức là trong vòng có 7 năm người ta tăng GDP ba lần. Còn thằng Nga đấy, năm 2005 là 5.000 thì năm 2008 là 11.000 tức là trong ba năm nó tăng gấp 2 lần. Chúng ta 10 năm, nào là đột biến nào những là phát triển, đi tắt đón đầu này khác, 10 năm tăng được 2 phẩy mấy. Mà cứ coi như thế là ngon lành, tức là không cần biết thiên hạ nó đi đâu, chỉ cứ thế nói ta. Mà xin thưa tôi nghĩ đến bây giờ Malaysia năm nay nó là 8.000, thằng … năm 2008 là 8.000, thằng Thái Lan là 4.400, hơn 4.000, thì cũng chưa ai nói nó là nước công nghiệp cả. Ta có 3 nghìn mấy mà nói “cơ bản là nước công nghiệp”, … thì có lẽ là hơi xem thường thiên hạ và không quan tâm gì đến thiên hạ cả (…).
Thì đấy tức là tôi cho chính vì vậy cho nên là phải có … trong cái này, trong tất cả các loại đột phá, tôi thì tôi cũng không tán thành cái đột phá này đâu. Tôi cho là đột phá đầu tiên chính là phải thay đổi thể chế chính trị, tôi đồng ý như các anh đã nói, đổi mới (…) Việt Nam là vì xin thưa với các anh thế này, từ năm 86 chúng ta đã thay đổi thể chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường nhưng mà 25 năm nay cái thể chế chính trị cơ bản vẫn như thế thôi. Và bây giờ nó trở thành cái lực cản của sự phát triển nếu không thay đổi. Cho nên tôi cho rằng phải đột phá chính là đột phá thể chế. Đấy. Xin hết!
(02h40′) Trần Phương:
Bây giờ còn 15 phút nữa. Tôi xin phép nói một đôi ý thôi chứ tôi …(không nghe rõ) nói hết ý của tôi đâu. Tôi rất đồng ý với nhiều ý kiến nhưng mà tôi muốn nói thêm là hiện nay người Việt Nam chúng ta thích nói một cách, làm một cách. Thế tôi hỏi ông là bây giờ ông nói là nền tảng của ông là chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì đây nhỉ? Thế ông không nói chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đâu? Cái chuyện đó xa xôi, với các nhà ảo thuật thôi. Có phải không? Thế bây giờ chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì mà ông nói là nền tảng của ông?
Chúng ta đã trải qua 70 năm, người Việt Nam thì 20 năm, ông xây dựng CNXH theo nguyên tắc mà ông Mác đưa ra. Là gì? Chuyên chính vô sản về mặt chính quyền. Thứ hai về mặt kinh tế thì lấy chế độ công hữu làm nền tảng đấy. Thu hẹp và xóa dần cái kinh tế tư nhân và thị trường tự do, rồi phân phối theo lao động v.v… Nhưng mà bây giờ ông xem lại tất cả những nguyên tắc đó ông có làm không? Tôi nghĩ ông từ chối rồi còn gì nữa. Có phải không? Khi các ông đổi mới … à … người Việt Nam thì giỏi cái chỗ rằng là ông dùng danh từ để ông lẩn trốn. Ông nói là ông “đổi mới” nhưng thực ra ông “thụt lùi”.
Tôi có lần viết cho lời nói đầu một bài viết của anh Đặng Phong về tư duy kinh tế. Tôi nói đổi mới thực chất là ông lùi lại. Ông tiến lên chế độ công hữu như bây giờ đó thì ông phải lùi lại rồi. Ông từ chối cái kinh tế tư nhân nhưng ông phải thừa nhận cái kinh tế tư nhân, thừa nhận kinh tế năm thành phần, nhiều thành phần, thậm chí thừa nhận cả chủ nghĩa tư bản. Thế là ông thụt lùi chứ. Tôi không gọi là thụt lùi mà là bởi vì cái thời kỳ mà ông xây dựng CNXH từ năm 60 cho đến năm 80 là ông theo cái tư tưởng tả khuynh. Ông theo một cái tư tưởng giáo điều, mà cái điều này tôi nói là ông Mác sai. Ông Mác sai dự kiến là CNXH, với những đặc trưng đó, là dự kiến của ông Mác là sai. Ông Mác có nhiều cái dự kiến phải nói là thiên tài, nhưng riêng dự kiến là những đặc trưng của CNXH là ông Mác sai. Nhưng mà chúng ta không thừa nhận rằng ông ý sai. Chúng ta cứ làm giả vờ như là ta vẫn theo ông Mác. Thì xin lỗi, ông giả vờ ông Mác thì ông đã thay đổi hành động của ông rồi.
Cho nên cái đổi mới của ông nó thực chất là ông lùi lại chứ không phải là ông tiến lên. Lùi lại chế độ sở hữu tư nhân. Ngay cả chế động công hữu ông cũng phải cổ phần hóa bớt đi. Vì công hữu đó, ông có hiệu quả đâu. Trừ mấy thằng to tổ bố thì không ai làm nổi. Dầu khí này, điện lực này v.v… thế còn nói chung một loạt các cái công hữu của ông đó là nó làm bố láo, nó tiêu tốn đất đai và vốn của nhà nước rất nhiều. Nhưng mà ông cứ ôm lấy nó để tưởng là CNXH. Cho nên tôi nói rằng là chúng ta đổi mới mà thực ra là lùi lại chứ không phải đổi mới. “Đổi mới” là so với những cái chúng ta đã làm sai 20 năm thì gọi là đổi mới. Ông đổi mới theo kiểu đó, theo ông là sai 20 năm rồi. Bây giờ ông đổi mới thì ông phải sửa cái sai ấy đi. Nhưng thực chất ông lùi lại (có tiếng nói xen vào rất nhỏ).Vâng, vâng, ông trở lại. Bởi vì thế này, thực ra tôi nói là Mác nói là triệt tiêu cái chế độ tư hữu, tôi nói là luận điểm của cụ là sai. Bởi vì, 70 năm Liên Xô và Đông Âu, Đông Âu thì 40 năm thôi, ông triệt tiêu cái chế độ tư hữu. Thế là nền kinh tế mất động lực, mất động lực, ông phải lùi lại, thực chất ra ông lùi lại đấy chứ. Việt Nam ta cũng phải lùi lại đấy chứ.
Cho nên tôi nói là chúng ta … đây thì không biết góp ý kiến rồi để rồi người ta như thế nào?) nhưng ý tôi thì thế này này, ông đừng tiếp tục nói như bịp người ta. Tôi nói ví dụ như bây giờ, là vì ông nói là nền tảng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin cho nên rằng tất cả các trường ông đều bắt nó dạy chủ nghĩa Mác – Lênin. Lắm lúc tôi bảo: trời đất ơi, ba cái thằng trẻ con này đó, nó học một mẩu của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nó biết cái gì. Nhưng mà cứ vẫn phải bắt buộc làm như thế. Còn bây giờ trong cái cương lĩnh này, trong cái gì này … thì ông đều nói chủ nghĩa Mác – Lênin và ông đều nói XHCN. Nhưng tôi hỏi các anh đây, các anh đây là người đọc sách nhiều nhất rồi đây. Tôi hỏi ông CNXH bây giờ là cái gì? Tôi đố ông trả lời được đấy. Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị. Còn ông, thu hẹp cái sở hãu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân, rồi thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi. Thế bây giờ cái CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây? Có nhiều người bảo rằng thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu là gì … “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh”, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông. Đấy không phải CNXH! Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh, anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na uy chưa? Nó không xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn mình thì tất nhiên là hơn ông rồi. Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh” mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ không đúng! Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông.
Đại hội X, tôi đã nói trước cái Bộ chính trị trước khi các anh đưa … bởi vì thế này này: tôi được cái ưu điểm là người ta mời mình vì mình là một thằng lão thành, lâu năm quá rồi mà chưa chết cho nên người ta cũng mời mình phát biểu. Nhưng tôi nói là các anh định nghĩa cho tôi nghe là cái CNXH mà chúng ta chủ trương đây là nó là cái gì? Cũng không ai trả lời. Rồi tôi hỏi là ông nói định hướng cái XHCN thì cái định hướng đó là cái gì? Tôi xin lỗi các nhà lý luận ngồi đây đó, là ông cũng không trả lời được. Có phải không ạ? Ông nói về định hướng XHCN thì định hướng của ông là cái gì đây? Ông nói tôi nghe. Ông bảo là xóa đói giảm nghèo. Xin lỗi ông, cả thế giới nó làm. Mà Liên hợp quốc nó đang giúp ông hẳn cái việc ấy đó. Thế chả nhẽ nó giúp ông xây dựng XHCN nhà ông đấy à? Xóa đói giảm nghèo, giỏi lắm thì ông nói được cái định hướng XHCN là xóa đói giảm nghèo, nhưng mà ông còn thua xa ba cái thằng tư bản.
Cho nên tôi cảm thấy là … viết thế nào thì tôi chưa nói, nhưng đại để là ông đừng đao to búa lớn quá. Lúc nào cũng là “nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin”, lúc nào cũng là “định hướng XHCN” rồi “xây dựng CNXH” và thậm chí bây giờ có chỗ ông còn viết là “chúng ta đang quá độ lên CNXH”.
Năm 1991, khi bước vào Đại hội VII, ông Phạm Văn Đồng, và ông Đỗ Mười lúc đó làm Tổng bí thư ông mời tôi lên ông hỏi ý anh bây giờ chúng ta sắp vào Đại hội VII, chiến lược bây giờ ý anh thế nào? Tôi nói thẳng với các anh ý một câu, chỉ có ba người thôi, ông Phạm Văn Đồng, tôi và ông Đỗ Mười. Tôi nói là: “Theo tôi thì hết thế kỷ này con cháu chúng ta mới nghĩ đến được CNXH, còn bây giờ thì chưa”. Tôi nói hết thế kỷ 21 đấy. Và tôi chứng minh bằng cách là tất cả các dự đoán mà các nhà toán học giúp tôi làm trong đó có cả anh Quang Thái đây. Tôi nói là hết thế kỷ 21, chúng ta mới đạt đến cái mức thu nhập quốc dân đầu người là mười ngàn đô la hoặc mười lăm ngàn đô la. Mà các anh biết rồi đó, Liên Xô khi bị sụp đổ là suýt soát mười ngàn đô la, tính theo thu nhập quốc dân Việt Nam mới có bảy nghìn thôi. Nhưng thực ra nếu tính theo GDP thì cao hơn. Thế thì cuối thế kỷ 21, chúng ta mới đạt được cái mức mà người ta đã đạt rồi, người ta từ chối CNXH. Tôi nói thật là năm 90, Liên Xô từ chối CNXH đấy chứ. Thực ra CNXH mà mình theo đuổi 70 năm là thất bại rồi, bởi vì … con đường khác. Chúng ta và người Việt Nam chúng ta có thừa nhận không? Tôi nói chúng ta phải thừa nhận, đặc biệt là những nhà lý luận. Ông phải trung thực với chính ông. Tôi nói là khi chúng ta đổi mới là chúng ta gì, là chúng ta lùi lại. Lùi lại chế độ tư hữu, lùi lại nền kinh tế thị trường, từ bỏ cái mô hình CNXH mà do Mác phác thảo ra. Tôi không xét ông Mác đâu, bởi vì ông Mác đấy là phác thảo thôi, ông ấy dự báo thôi. Ông dự báo ở chế độ tương lai chứ không thể trách ông ý được. Ai bảo chúng ta những người cộng sản sau này, chúng ta lại coi cái dự báo của ông Mác là nguyên lý. A!? Nguyên lý thì là bất di bất dịch và hình như trở thành cái kinh thánh. Đó là tại những người cộng sản sau này chứ không phải là tại ông Mác. Ông Mác nói là dự báo của tôi cơ mà. Mà dự báo thì đương nhiên cái người dự báo có thể đúng, có thể sai. Cho nên tôi nói rằng cái cách viết của chúng ta đó, lúc nào là nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, lúc nào CNXH. Rồi hôm phát biểu với bộ chính trị, tôi nói là đề nghị các anh không nên nói là kinh tế nhà nước là chủ đạo, không thể nói là chủ đạo được. Nhiều nhất thì nói là nòng cốt thôi. Chủ đạo là thế nào? Chủ đạo thì tức là ông phải chi phối chứ. Ông làm sao mà chi phối được. Tôi nói tôi đố ông bây giờ chi phối đó. Cho nên ông nói một đằng, ông làm một nẻo. Tôi thì tôi chỉ chê như thế thôi.
Đặc biệt là cái thời kỳ mà đang viết cái này đó thì ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu viết hai bài, tôi phải mất cả ngày để đọc vì ông viết dài quá. Nhưng mà cũng là tư tưởng quốc doanh là chủ đạo. Tôi bảo là mấy cái ông tướng này cũ kỹ quá đi. Nhắm mắt trước thực tế. Tôi nói hẳn ở chỗ với Bộ chính trị là không nên nói là chủ đạo. Anh nói thế là sai với thực tế chứ không phải quan điểm gì cả. Thực tế không phải là kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tôi nói ngay như là ví dụ Vietcombank này, một lô cái nhà băng của ông đó, ông đã nắm cái chi phối rồi. Thế bây giờ ông đem cổ phần hóa, rồi bây giờ ông đem hô hào là bây giờ hạ lãi suất nữa. chứ không người ta không thích nổi. Cho nên là cái cậu có mấy “quả đấm thép” á, tại sao cậu không hạ nó xuống trước? Cái nhà nước của ông là có mấy cái ngân hàng to tổ bố, gần như toàn bộ vốn của cái đất nước này ông nhét vào đấy rồi. Thế ông không hạ nó xuống thì ông hạ đi. Ai bảo ông thương mại hóa nó rồi không hạ nổi. Thế thì tôi hỏi ông, vậy ông sử dụng cái quả đấm thép của ông để làm gì đây? Có phải quả đấm đây đâu, ông nói một đằng ông làm một nẻo. Tôi nói là nếu mà tôi có quả đấm thép đó thì tôi duyệt (?) công văn, các cậu chỉ bắt các doanh nghiệp nhận lãi 12% thôi chứ không phải 14% với 16%, có được không? Sao lại không được. Nhưng mà không phải. Ông đâu … đấy không phải quả đấm thép của ông đâu. Cho nên tôi nói là chúng ta nên từ bỏ cái lối mà nói một đằng, làm một nẻo. Nếu nói rộng ra một tí là ông bịp những người không hiểu biết. Chứ tôi nói xin lỗi ông, các nhà lý luận ngồi đây, ông đọc sách hàng vạn trang, ông biết thừa đi, ông nói như thế là ông nói bậy. Ông bịp người ta. Có đúng không? Đó là một điểm.
Cho nên tôi đề nghị là nếu ông có trung thực với ông thì cái cương lĩnh của ông đó thì ông phải xác định cho tôi xem cái định hướng XHCN là cái gì? Mà cái CNXH ông theo đuổi nó sẽ là cái gì. Chứ bây giờ chính ông cũng bí cơ mà, chính ông cũng bí. Tôi nói là những người viết cái chiến lược đó, ông định nghĩa được đâu. Cái xã hội XHCN mà ông nói là cái gì đây? Anh Đào Công Tiến thì bảo là mô thức, mô thức cái gì? Đại để ông nói tôi nghe rõ thế nào là CNXH, theo ông quan niệm. Còn nếu mà ông nói là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh” thì xin lỗi ông, bọn tư bản nó đầy. Nó làm như thế cả. Ông làm chả khác gì nó (có tiếng bàn tán xôn xao nhỏ), thậm chí kém hơn nó. Đó là vấn đề, tôi chỉ nói điểm thứ nhất thôi về lý thuyết. Nhưng mà mười một rưỡi rồi thì ta đề nghị ta nghỉ thôi rồi chiều ta nói tiếp nhé.
Ban tổ chức xin kính mời các đại biểu dùng cơm ở phía bên ngoài sảnh.
(02h55’39″)
(03h 11’50”) Trần Phương:
Bây giờ chúng ta làm chưa? Kém 20 rồi. Nếu vị nào chưa đến thì có khi là không đến nữa. Ta cứ làm dần đi.
Tôi xin phát biểu tiếp tục điều lúc nãy nói. Tôi thì nói thật là tất cả những điều tôi nói thì để muốn nói rằng ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái Đảng này nó phải tiến lên đến đâu, nó đi theo con đường nào? Thế nhưng mà cái cương lĩnh của ông đó, ông nói chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin, thì tôi đồng ý với anh Tiến, có điều đúng và có điều sai rồi. Nhất là những dự đoán của Mác và Lênin đó, về cái gọi là CNXH sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi. Thất bại thì rõ ràng rồi, ông nói là chế độ công hữu thì chế độ công hữu làm mất động lực của xã hội, ông phải trở lại chế độ tư hữu đấy. Ông nói là chuyên chính vô sản thì ông phải trở lại chế độ dân chủ đấy. Ông nói là phải kế hoạch hóa tập trung cuối cùng ông phải trở lại kinh tế thị trường đấy. Rõ ràng là một sự thất bại rõ ràng rồi, thế giờ ông nói cái gì đây?
Cho nên là ông nói chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta thì tôi không hiểu các vị xác định là nền tảng tư tưởng, cái gì là nền tảng? Còn cái gì không là nền tảng chứ?
Tôi nói ngay như là cái dự đoán của ông Mác về chủ nghĩa cộng sản thôi, tôi nghĩ là có thể 100 năm trước đây thì ông nghĩ thế có thể được, có thể được. Nhưng bây giờ thì ông không thể nghĩ thế được rồi. Bây giờ cả cái trái đất nó có sáu tỷ rưỡi người mà đến nước sạch cũng thiếu đây này. Chứ ông đừng nói đến năng lượng nữa, nước sạch cũng thiếu rồi đây này. Thế làm sao mà ông sống chủ nghĩa cộng sản theo kiểu như mô tả là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu được”. Bất lực hoàn toàn! Cho nên ngay cái “chủ nghĩa cộng sản” cũng trở thành ảo tưởng. Bây giờ không thể nghĩ đến thế được.
Tôi nói là mới đến thế kỷ 21 này thôi, mới có sáu tỷ rưỡi người thôi, mà người ta nói là hết thế kỷ này nó lên mười tỷ người. Mười tỷ người thì đến nước sạch đây đang thiếu đây này, đánh nhau vì nước sạch đây này, Trung Đông đánh nhau về nước sạch đây này. Cho nên cái gọi là “chủ nghĩa cộng sản” cũng là ảo tưởng, cái gọi là CNXH thực chất cũng thất bại rồi. Cho nên tôi nói là đương nhiên là chúng ta không thể chấp nhận là chúng ta tiến lên CNTB được. À … nó mới khổ thế. Nhưng mà không tiến lên CNTB, thì ông tiến lên cái xã hội gì đây là ông chưa nghĩ ra.
Thực tình mà nói, tất cả những nhà lý luận ngồi đây các đồng chí đều đã đọc sách rất nhiều rồi. Ông nào vẽ ra được một cái CNXH cho cái dân tộc này thì ông đấy là ông thánh rồi đấy. Ông thánh Mác rồi đấy. Chưa! Chưa có vị nào làm được đâu.
Tôi khi phát biểu với anh Phạm Văn Đồng, với anh Đỗ Mười tôi bảo là cuối thế kỷ này con cháu chúng ta mới nghĩ đến CNXH được, mới nghĩ đến thôi, chứ còn đã biết CNXH là cái khỉ gió gì mà nghĩ. Nhưng phải đến gần đấy thì mới nghĩ, chứ còn bây giờ thì chúng ta nghĩ cái gì? Cuối cùng ông đã thực thi CNXH thất bại rồi, không có động lực rồi, ông đã trở lại kinh tế nhiều thành phần, ông trở lại kinh tế thị trường, ông trở lại nền dân chủ. Thế bây giờ đó, ông mà cứ nói chuyên chính vô sản người ta chán ông lắm đấy. Có phải không?
Cho nên tôi nghĩ rằng cái cương lĩnh của ta viết đây không có sức thuyết phục. Còn viết lại như thế nào thì thực ra mà nói mình cũng không viết lại được. Mình có thì giờ đâu mà viết lại và những người mà người ta viết ra rồi cũng chả viết lại. Thế thì cuối cùng để làm gì đây? Tôi lắm lúc tôi nghĩ rằng thôi được cứ tung ra cho vui vậy thôi chứ chả ai tranh luận lắm. Giỏi lắm thì mấy thằng lý luận ngồi đây mà tranh luận nhưng cuối cùng thì ông cũng không làm gì cả đâu vì cái người viết lại họ cũng không chịu viết lại và họ cũng không biết viết lại theo cách nào? Nhưng chả lẽ một Đảng lại không có cương lĩnh à? À … mới chết ở chỗ đó đấy.
Ngay Đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi. Tôi nói là “định hướng XHCN” là cái gì? Các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì? Ông phải ghi ra.
Nhưng mà một câu thách đố đơn giản vậy mà họ không làm nổi đâu. Hồi đó, Lưu Bích Hồ còn ngồi trong cái “Ban dự thảo văn kiện” đấy. Tôi nói thật là ngay cả anh Lưu Bích Hồ cũng không viết nổi. Tôi đánh đố thế thôi chứ tôi biết rằng là ông không làm nổi.
Đấy là nói về cương lĩnh. Lúc nãy tôi nói như thế. Mục đích tôi chỉ muốn nói rằng là ông viết cương lĩnh mà không rõ ràng. Thế thôi. Còn chê cái gì thì bảo rằng là mình xây dựng được hay không thì mình có thì giờ đâu, có ăn cơm suốt ngày để mà nghĩ về việc này đâu.
Việc thứ hai là về chiến lược. Tôi thì không nói nhiều nhưng tôi xin đề nghị một số điểm thế này. Tôi cảm thấy chiến lược có nhiều điều không rõ ràng. Đối với nước ta thì nông dân bây giờ chiếm 70% dân số mà nếu ông có bớt đi nữa thì cũng còn 50% dân số. Cho nên tôi cho rằng cái việc đầu tư cho nông nghiệp 30 năm nay quá thấp. Đảng ta, Đại hội V mà tôi đã dự đó là cũng là người trong số viết văn kiện đó, thì chúng tôi khẳng định rằng phải đầu tư tốt hơn cho nông nghiệp.
Nhưng mà 30 năm nay, chúng ta đầu tư được gì cho nông nghiệp? Không được bao nhiêu đâu. Không được bao nhiêu bởi vì tôi nói ví dụ như là đê đập không tốt. Đê có tốt đâu, mà nay mai nước nó dâng lên thì đê của ông có là cái gì đâu. Đập nước, một cái nước mà núi cao, đồng bằng thì hẹp, mưa một cái là nó trôi tuột ra biển. Thế ông không có những cái đập, không có những cái hồ làm sao ông giữ được nước. Cho nên một cái nước như thế này phải biết giữ nước ngọt lại mà dùng, phải có hệ thống thủy nông, phải đầu tư vào khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất. Sắp tới đây chúng ta sẽ có 100 triệu dân, ông nuôi sống cái 100 triệu dân đấy thế nào? Hiện nay, (…) nuôi sống 100 triệu dân có vẻ thoải mái bởi vì ông nghĩ rằng là ông xuất khẩu được, sáu triệu tấn gạo cơ mà. Nhưng xin lỗi, trong khi đó ông lại nhập trên 1 triệu tấn thức ăn gia súc để ông có thịt ông ăn. A! … Cho nên không phải là ông dồi dào đâu. Tôi nghĩ rằng phải nghĩ nhiều về nông nghiệp nữa. Đặc biệt là cái nền nông nghiệp của anh manh mún như thế này. Anh phải tác động thế nào chứ? Ông phải tạo thành như thế nào chứ?
Tôi nói thằng Thái Lan, nó cũng sản xuất tiểu nông như ông. Nhưng nó có hệ thống kho rất tốt để mà xuất khẩu còn ông thì không có. Cho nên tôi nói là rất nhiều chuyện bên nông nghiệp ông chưa làm tốt. Mà đấy là cái nguồn sống của 100 triệu dân. Tôi cho rằng cái Đảng này và cái nhà nước này muốn ổn định xã hội phải lo đến nông nghiệp và nông dân. Ba mươi năm qua tôi chê là chúng ta quá tồi. Cái thời mà tôi làm tài chính thì cóc có tiền. Tôi xin lỗi, lúc đó thì Liên Xô viện trợ với đi vay được hơn 1 tỷ đô la một năm thôi. Thế bây giờ ông có mấy tỷ cơ mà. Bây giờ cái ngân sách của ông mỗi năm là ông có mấy tỷ đô la đấy. Cho nên tôi cho là cái nhận xét của tôi là đầu tư bất cập vào nông nghiệp, cần phải sửa trong cái chiến lược mới này, trong cái mười năm tới đây.
Điều thứ hai là tôi chê là cái phân cấp quản lý 10 năm vừa qua là sai. Anh phân cấp quản lý để biến cái nước này thành rất nhiều vương quốc, là sai! Thà rằng ông làm chế độ liên bang đi, nếu là chế độ liên bang thì mỗi một bang cậu có quyền đến đâu thôi. Chứ làm sao cậu có quyền là … sân gôn, 150 cái sân gôn. Thế nào? Thép. Bây giờ người ta bảo công suất thép là gấp đôi nhu cầu của anh. Cái nước của anh có phải là nước để mà sản xuất thép để đi bán không? Đâu có! Chừng nào mà ông khai thác được mỏ Thạch Khê thì lúc đó ông nghĩ đến cái chuyện đó. Chứ bây giờ ông đã nghĩ đến được đâu. Điện của ông thiếu thì mọi thằng nó mang đến cái nhà máy thép của nó, nó dùng điện của ông rồi nó xuất đi.Xi măng, chưa làm bao nhiêu đã thừa. Sân bay thì tỉnh nào cũng sân bay. Cả nước ông, tỉnh nào cũng muốn làm. Thế cuối cùng đầu tư be bét. Không có cái cảng nào ra cái cảng nào. Cảng nào cũng kêu làm, ông có cảng đấy nhưng đường để đi vào cảng lại không có. Cho nên, đầu tư có thể nói là nham nhở! Chính là bởi vì chúng ta phân cấp quá lộn xộn.
Rồi 15 khu kinh tế. 15 khu kinh tế, làm gì có tiền mà tới 15 khu kinh tế được v.v… Tôi nói là phải bàn lại cái phân cấp quản lý này, chứ nếu mà phân cấp quản lý này đó, (sẽ) đưa chúng ta đi đến cái chỗ lộn xộn.
Điều thứ hai tôi đề nghị là: tổ chức quản lý các doanh nghiệp nhà nước SAI! Chúng ta đã bắt chước … (tôi đã nói điều này với Bộ chính trị rồi, họ mời tôi cách đây độ vài tháng), tôi đã nói rằng các anh bắt chước các nước ngoài không đúng đâu. Nước Nhật chỉ có bộ công thương thôi, “Miti”(?) đó, nhưng anh biết rằng dưới nó là gì? Dưới nó là những tập đoàn Toyota, Sony, Mitsubishi, … là nó cả một vương quốc hoàn chỉnh rồi. Cho nên bộ nó chỉ cần làm chính sách thôi. Còn ta dưới đó là bao (…)? Biết bao nhiêu tổng công ty, biết bao nhiêu công ty nhà nước, bây giờ ai quản? Rồi anh lập ra (các tổng công ty) 90, 91. Anh nói đấy là trực thuộc chính phủ, chính phủ thì ai điều khiển nổi. Đây này, cái khối Vinashin bây giờ nó mới lòi ra. Chính phủ là ai? Việc thằng Vinashin như thế, vay 8.000 tỷ. Vâng, tôi nói 80.000 tỷ phải nói là… Vậy trên thằng Vinashin là ai? Là Chính phủ. Chính phủ làm sao điều khiển nổi. Chính phủ bây giờ là ông thủ tướng à? Đến mười thủ tướng cũng không điều khiển nổi. Cho nên phải tổ chức lại cái việc quản lý tài sản nhà nước. Một cái tài sản khổng lồ mà cái nước này mấy chục năm mới tích lũy được. Bây giờ ai quản nó? Cho nên tôi cho rằng là đây là một đại vấn đề. Không đơn giản một tí nào hết. Rồi tôi nói … mà nhét tất cả các thượng vàng hạ cám, những cái công ty vớ vẩn ba lăng nhăng đút vào các Tổng công ty. Tôi nói ví dụ như là Tổng công ty Lâm nghiệp gì đó đến 100 cái công ty. Trời đất ơi! … Đấy là những cái bọn ăn bám nhà nước. Mỗi một công ty nó đều bám một vài héc ta của nhà nước thì riêng cái việc cho thuê đất thôi cũng không cần làm gì cả, ngồi đấy đánh chén và làm giàu nữa.
Tôi nói là … gọi là tài sản nhà nước này đó, gọi là tài sản toàn dân nhưng ai quản, ai kiểm soát? Đó là đại vấn đề mà Đại hội này phải xử lý đi. Không thể để cho Chính phủ hay Bộ chính trị được. Bộ chính trị tôi nói là Vinashin Bộ chính trị quyết định. Bộ chính trị biết gì mà quyết định nhỉ? Phải có một cơ quan chuyên môn, bao nhiêu chuyên gia thì mới quản được chứ. Cho nên đổ cái trách nhiệm đó vào Bộ chính trị vào ông Thủ tướng là không đúng. Đó tôi cho là cái cơ chế quản lý chưa rõ ràng và không hiệu quả, phải sửa!
Một điều thứ ba nữa mà tôi muốn nói về … các anh nói về thể chế. Nói về thể chế tức là nói về chính trị, và cả kinh tế và cả quản lý nữa. Nhưng mà thể chế thế nào đây? Tôi nói là loài người mới đi đến một cái kết luận cái thể chế phải dân chủ. Nhưng thế nào là dân chủ? Tôi thực tình mà nói với anh rằng chúng ta chưa có cái mẫu nào về dân chủ cho tử tế. Nước Mỹ bầu Tổng thống, toàn dân bầu Tổng thống. Nhưng mà một thằng tổng thống Bush lên muốn gây chuyện với ai thì gây chuyện. Thằng tổng thống Johnson gây chuyện với Việt Nam bầy ra cái chuyện đột kích vào tàu Ma-đốc. Thế thì đấy là dân chủ đấy à? Chưa phải dân chủ! Cho nên thế nào là dân chủ còn phải bàn. Dân chủ pháp quyền, cái thể chế nhất định phải như thế. Nhưng mà cái thể chế pháp quyền thì nó lại liên quan đến Đảng. Đảng ông làm gì? Cuối cùng thì Đảng làm hết, mà Đảng không chịu trách nhiệm, thế nó mới bỏ mẹ ở chỗ đó. Tôi cũng 2 khóa ngồi trong cái Trung ương mà lắm lúc nghĩ bụng bỏ mẹ … nhỉ. Ông quyết đủ mọi thứ nhưng ông có chịu trách nhiệm trước dân đâu, mà dân có bầu ra ông đâu nhỉ? Cho nên Đảng làm gì, đó là một đại vấn đề. Nhà nước làm gì, cũng là một đại vấn đề.
Các anh nói là còn nhiều chuyện nữa. Xã hội dân sự, có người nói với tôi thế này chứ … có một ông ủy viên Bộ chính trị nói với tôi, cái hồi làm cái (dự luật về) “hội” đó, thì ông nói rằng lập ra cái Hội để làm gì nhỉ? Thế là mình lại phải theo cái luật hội mất quyền à? Nghĩa là mất quyền của Bộ chính trị. A! … Họ không thích có những cái luật đó đâu. Mồm thì ông nói là chế độ pháp quyền nhưng mà cái pháp quyền rất to là quyền của dân làm việc gì thì ông lại không muốn. Không muốn có cái quyền đó. Thế cho nên nó phức tạp lắm. Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật đâu. Còn cả vấn đề tư tưởng đấy.
Một điều cuối cùng về chiến lược thì tôi đồng ý với các anh. Hôm nọ tôi đã phát biểu với các anh Bộ chính trị rồi. Tôi nói là các anh nói rằng đến năm 2020 chúng ta thành một nước “công nghiệp hóa … cơ bản”. Thế nào là “công nghiệp hóa”? Người ta “công nghiệp hóa”, người ta mấy trăm năm mới thành “công nghiệp hóa”. Ông một hai chục năm ông thành công nghiệp hóa à? Thế nào là công nghiệp hóa? Thật ra ông đạt được 3.000 đô la một đầu người, đấy mới là mức thấp của loại thu nhập trung bình. Cái bọn Liên hiệp quốc đó, thì nó cũng chả biết cách chia thế nào cả. Nó bảo là 1.000 đô la cho đến 10.000 đô la thì mày thuộc loại trung bình, 1.000 mà 10.000 nó cũng gọi là trung bình. Thế ông 300 ông lấy làm khoái chí lắm rồi. Tôi xin lỗi, ông bịp, ông lừa bịp! Ông có đạt được 3.000 đô la ông cũng vẫn là một thằng còn rất nghèo.
Thằng Thái Lan bây giờ 4.000 đô la đầu người đó, chứ có phải bé đâu, nhưng nó đã là cái gì. Cho nên tôi cho là viết cái mục tiêu đến năm 2020 mà trở thành nước “cơ bản công nghiệp hóa”, hay là cơ bản hiện đại gì đó (có tiếng nói xen). Vâng! Mà có thu nhập có 3.000 đô la thôi thì … xin lỗi, ông bịp dân! Tôi nói thẳng là các nhà viết văn (bản) đó, là ông bịp dân. Dân mình chả … bởi vì … sống có vài trăm đô la, chứ đến 3.000 thì to quá rồi… Nhưng 3.000 đó là cái gì? Cho nên tôi cho là cái mục tiêu không rõ ràng, không đúng, không những không rõ ràng mà không đúng.
Còn một ý kiến cuối cùng thì ông nào cũng nói rằng “tái cấu trúc nền kinh tế”. Ai nói thì cũng (…) cả. Ông nói là phải “phát triển theo chiều sâu”, ông nói là phải “thoát khỏi chế độ gia công”. Tất cả đều đúng nhưng cụ thể thì ông làm cái gì? Chiến lược thì ông phải chỉ cho tôi biết là ông làm cái gì chứ. Ông đề ra ba cái gọi là “đột phá của chiến lược”. Tôi cảm thấy ba cái đó không phải là đột phá. Nói thể chế thì nó là nền tảng của một chế độ, ông nói thể chế, ông chẳng đột phá thì ông cũng phải làm thể chế. Nói muốn phát triển kinh tế thì ông phải có cơ sở hạ tầng, ông phải có đường giao thông, ông phải có điện, đấy là nền tảng, bước khởi đầu của công nghiệp hóa. Chứ sao ông lại gọi ba cái đó là đột phá? Tôi xin lỗi! Ông có thực hiện ba cái đột phá này thì cái chiến lược cũng không tiến lên được. Thế nào là đột phá?
Lắm lúc tôi nghĩ rằng là: ừ thì mười năm nữa chúng ta làm gì đây để cái đất nước ta vươn lên được. Theo tôi nghĩ thì thế này, tôi cảm thấy cái chiến lược này với ba cái đột phá này còn tù mù. Mà không hiểu rằng những cái người viết cái văn bản này đấy tranh luận đến đâu, xác định đến đâu để gọi đó là đột phá. Tôi chưa tin ở cái chiến lược này. Thế còn cái lối văn chương của Đảng ta đó, từ Đại hội IV cho đến bây giờ đều thích nói đầy đủ cho nên cái bản báo cáo chính trị tôi nói là nó la liệt, nó đủ thứ. Cho nên chả góp ý kiến được gì đâu. Tôi cũng đã ngồi hai lần để viết như thế nhưng đại để là nếu thiếu một cái câu “tránh thai” chẳng hạn, thì cái vị phụ trách về dân số đã phản ứng rồi. “Ông phải viết cho tôi một câu như thế”. Viết như thế thì hết bố nó trên đời rồi! Không còn gì mà nói nữa. Cuối cùng là bản báo cáo rất dài, chiến lược cũng rất dài, báo cáo chính trị cũng rất dài. Nhưng mà mọi người đều không biết là ông làm gì để tiến lên. Cuối cùng, ông viết như thế mà vẫn tù mù, không sáng rõ.
Cái lần đại hội trước tôi có nói với mấy anh em là tôi có phát biểu với mấy ông Bộ chính trị, tôi nói là các anh chiến lược thì các anh phải chỉ ra là mấy cái đường hướng là chúng ta sẽ tiến lên 5 năm tới thì chúng ta giải quyết thế này thế kia. Chứ anh viết tất cả thế này thì cuối cùng chẳng ai biết làm cái gì, bởi vì chúng ta làm mọi thứ. Cái bản báo cáo chính trị hay cái chiến lược đều là chúng ta làm tất cả. Thế thì không còn là chiến lược nữa rồi. Đã là làm tất cả thì không còn là chiến lược nữa. Bởi vì chiến lược người ta định nghĩa chữ chiến lược là gì? Là tập trung vào những mũi nhọn nào quan trọng nhất để từ đó gỡ ra. Thế mới gọi là chiến lược chứ. Nhưng thôi mình nghĩ là đây là người ta mời mình phát biểu ý kiến thì cũng phát thôi chứ thực ra mình có ngồi đấy mà sửa đâu. Thì tôi cũng phát biểu với ý nghĩa là người ta trưng cầu ý kiến của mình thì mình nói. Tôi xin hết!
Mời các anh, các chị khác phát biểu ý kiến!
A, anh Trung thêm à. Vâng mời anh Trung thêm, ông có bổ sung thêm gì nữa.
(03h33’45″) Nguyễn Trung:
Tôi xin phát biểu thêm thế này. Trước hết là về những vấn đề kinh tế thì tôi đề nghị nên lưu ý những ý kiến của anh Lê Đăng Doanh. Bởi vì trong những ý kiến của anh Lê Đăng Doanh có nêu lên … mặc dầu là chỉ điểm qua rất nhiều những cái nét về thực trạng của tình hình kinh tế nước ta. Cái phát triển như hiện nay á, là phát triển theo con số đó là chủ yếu, rất nhiều cái không bền vững. Nhờ vào đầu tư mới là chủ yếu, nhờ vào đi vay là chủ yếu, nhờ vào nhập siêu là chủ yếu, và như thế rất nguy hiểm. Cho nên tôi đề nghị Đại hội nên hết sức lưu ý chuyện này. Để làm gì? Để thôi đừng say mê về cái chuyện tăng trưởng con số nữa. Nếu mà còn say mê về chuyện tăng trưởng con số như này đó, thì một ngày nào đó đổ vỡ không biết.
Hiện nay tất cả các Đại hội, các Đảng bộ, các tỉnh đều thi nhau tăng trưởng hai con số cả. Mà như thế thì cực kỳ nguy hiểm. Cho nên tôi thiết tha đề nghị phải ghi bằng được cái ý này và lưu ý Đại hội phải cố làm sao để phản ánh thật, tình hình thực trạng của nền kinh tế nước ta. Rất nhiều cái bong bóng. Rất nhiều cái bong bóng. Đấy là cái đề nghị thứ nhất.
Đề nghị thứ hai, là anh nói về kinh tế chủ đạo, tôi rất đồng ý với anh Phương. Vấn đề chủ đạo đang có rất nhiều vấn đề. Chắc bỏ không được đâu. Thì tôi xin kiến nghị thế này: ba Đại hội này định nghĩa thế nào là kinh tế quốc doanh là chủ đạo? Không định nghĩa nổi. Tôi đề nghị bây giờ thôi không định nghĩa nữa, thì giao nhiệm vụ vậy. Thế này không biết có được không? Kiến nghị với Đại hội, kinh tế quốc doanh chủ đạo là thế nào? Tức là trong những các cái điều kiện mà bình đẳng, công bằng như nhau, kinh tế tư nhân không làm được thì kinh tế chủ đạo phải làm. Có dám khẳng định như thế không? Cho nó rõ ra, bởi vì nếu không thì gọi anh là chủ đạo làm cái gì.
Trong đánh trận với nhau, quân chủ lực phải đi làm những cái việc khó nhất thì trong kinh tế tôi nghĩ cũng vậy. Nhưng mà tôi nghĩ thế này: điều kiện như nhau, luật pháp như nhau, không có bao cấp gì cả. Nhưng vì anh là chiếm 60% vốn của nhà nước cho nên anh phải làm cái trò chủ đạo này. Chủ đạo những cái gì mà kinh tế tư nhân làm không nổi, không tốt bằng, không cạnh tranh bằng. Giờ không định nghĩa được thế nào chủ đạo nữa, bây giờ giao nhiệm vụ vậy có dám không (có tiếng nói xen vào: “Làm ngược lại, người ta sẽ làm những chỗ ngon nhất, tốt nhất”). À, không, không….(có tiếng cười). Cái gì tư nhân không làm được, anh nhớ hộ cái chỗ ấy. Trong điều kiện như nhau (có tiếng bàn tán xen vào: anh làm khó cho các vị ấy).
Đấy là một ý. Ý thứ hai là “chủ đạo”. Tôi đề nghị thế này, xin ghi vào nghị quyết Đại hội các tập đoàn kinh tế quốc doanh bỏ hẳn cái kinh doanh trái nghề, bỏ đi, không lôi thôi gì cả. Thậm chí là bỏ luôn cả cái phần là “được phép huy động 1/3 vốn của tập đoàn kinh doanh trái nghề”, cái đó là không được. Bởi vì sao? Nhiệm vụ chủ đạo không làm được, anh đi anh lấy cái 1/3 này anh làm linh tinh để anh nuôi cái chủ đạo của anh. Tôi đề nghị nên ghi thẳng vào nghị quyết, là: “Tập đoàn kinh tế quốc doanh là chủ đạo không được kinh doanh trái nghề”. Tức là bây giờ nhà nước cần cái gì thì anh làm đúng cái nghề nhà nước giao, bỏ hẳn cái 1/3 để mà kinh doanh trái nghề đi. Và đi kèm theo cái đó, nhà nước bỏ hẳn cái việc là bao cấp quyền và bao cấp vốn từ ngân sách nhà nước hoặc là nhà nước đi vay hộ (…) đối với các tập đoàn nhà nước.
Mà nhà nước phải chuyển hẳn sang một cái chế độ khác. Tức là chế độ mua và bán, dịch vụ công. Tôi cần đường, nhà nước mua thì nhà nước mua dưới cái dạng đấu thầu, tôi cần điện thì nhà nước mua dưới dạng đấu thầu, chứ không có cái bao cấp quyền, bao cấp vốn gì nữa. Tức là nói nôm na là thế này: chuyển hẳn sang hình thức mua và bán dịch vụ công để giao nhiệm vụ đó cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Nếu ta làm được thì tôi nghĩ rằng các anh quyết tâm giữ lấy cái “chủ đạo” thì xin cái “chủ đạo” là như vậy. Đấy là ý thứ hai.
Trần Phương: Nhưng mà anh Trung ơi, ông vẫn thua nó ở chỗ anh phải cấp vốn cho nó.
Ông Trung: Không, không… Nếu cấp vốn thì xin mời anh vay y như điều kiện ngân hàng.
Trần Phương: Cuối cùng ông phải cấp vốn cho nó ..
Ông Trung: Không, không… Anh vay điều kiện. Luật nói rồi: đối xử bình đẳng các thành phần kinh tế mà. Ta cứ luật ta làm. Ta có rồi. Vấn đề là không chịu làm thôi.
Mà trong vấn đề kinh tế xin lưu ý một chuyện nữa. Vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc. Tôi đề nghị vấn đề này cực kỳ nguy hiểm, 90% những công trình kinh tế mới bây giờ là Trung Quốc trúng và đấu thầu, chứ không qua đầu tư. Chất lượng chúng ta biết rồi. Toàn những đề tài, những công trình kinh tế cực kỳ quan trọng ở những cái địa điểm rất quan trọng. Đây tôi không phải kỳ thị gì Trung Quốc cả. Nhưng chẳng may lịch sử có cái quan hệ hai nước như vậy thì chúng ta không thể nào coi cái chuyện phụ thuộc vào Trung Quốc một cách bình thường được. Tôi đề nghị đây là vấn đề Đại hội phải rất quan tâm. Tôi chỉ xin đề nghị thế này, nếu Đại hội chưa làm được cái việc này xin làm ơn vẽ cho một cái bản đồ của nước ta ở những địa điểm nào Trung Quốc có những xí nghiệp gì. Các anh chỉ cần nhìn vào cái bản đồ này thôi các anh sẽ thấy vấn đề nó ra làm sao.
Chưa nói đến chuyện là toàn bộ cái xuất siêu của chúng ta đập vào cái nhập siêu của Trung Quốc không đủ. Các anh xem cái chuyện kinh tế giữa Nhật và Trung Quốc rồi, nó chỉ dọa một câu, nó không bán đất hiếm một cái là Nhật phải rút dù trong cái chuyện … đụng chạm thuyền bè … Cho nên là không thể nào không tính đến cái quan hệ Trung Quốc được. Ta, ta rất muốn hữu nghị nhưng hữu nghị là một việc, cuộc sống đòi hỏi là chuyện khác. Đấy là chưa nói Trung Quốc đang rất đẩy mạnh cái chủ trương chỉ dùng nhân dân tệ trong buôn bán khu vực. Nếu cái chuyện này mà Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa xin các đồng chí, chúng ta không có lối ra đâu. Cho nên vấn đề này tôi đề nghị viết thế nào ra văn kiện thì thôi, tôi không quan tâm, nhưng ít nhất là cảnh báo với Đại hội có cái chuyện như vậy và đại hội có ý kiến về cái chuyện này, không thể bỏ qua được vì đây là vấn đề an ninh, vấn đề sống còn của quốc gia.
Vấn đề cuối cùng, vấn đề nhân sự (có tiếng nói xen vào: phim Lý Công Uẩn … ) À, vâng, vâng, sau đó còn chuyện nữa…cái đó là một vấn đề. Còn vấn đề nhân sự tôi xin đề nghị thế này. Tôi xin lỗi, tôi có theo dõi các cái chuyện bầu cử bây giờ, báo chí nói rất nhiều về cách thức mới, dân chủ v.v.. và v.v… Tôi cứ tạm thời là cứ tin báo chí nói thật đi. Mặc dầu chuyện đó là không thật. Tôi chỉ đề nghị thế này, bây giờ nên ghi vào nghị quyết của Đại hội bây giờ cái nhân sự quan trọng nhất là cái nhân sự Tổng bí thư. Đại hội nên ghi thế này. Thôi được, Đại hội muốn bầu ai đấy là quyền của Đại hội, nhưng Tổng bí thư tôi đề nghị nên có mấy việc. Một, là phải là người gương mẫu thực hiện công khai, minh bạch. Tổng bí thư mà không công khai, minh bạch thì làm sao mà kêu gọi cả nước công khai minh bạch được. Công khai, minh bạch cái gì thì tùy. Nhưng anh cứ công khai minh bạch, khả năng công khai minh bạch của anh đến đâu thì xin anh cứ nói đến đấy. Đấy là việc thứ nhất.
Việc thứ hai, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước càng tốt. Nên có một chương trình hành động, cam kết, nếu mà tôi trúng, nghị quyết Đại hội như thế này vào những vấn đề của 5 năm tới nó có những chuyện này, tôi cam kết sẽ giải quyết hoặc góp phần giải quyết. A, B, C thế này, cam kết đàng hoàng, rõ ràng ra.
Cái thứ ba là đề nghị với Đại hội, có hẳn một cái tổ chức hay cơ chế hay luật gì đó thì tùy, giám sát cái việc thực hiện cái cam kết này và nên làm từ nay trở đi nó thành một cái nếp như vậy. Có thể Đại hội này ta chưa làm được thật tốt nhưng Đại hội sau mới ra. Thì có như thế thì dần dần chúng ta mới chọn được người tài. Thì đấy là những việc tôi không đi vào cái chuyện sửa chữa văn kiện nữa mà xin nêu những đề nghị rất thiết thực như vậy. Xin cảm ơn!
(03h42’11”)
Trần Phương: Vâng, cám ơn anh Trung. Mời anh Sâm!
GS Đào Xuân Sâm (cựu trưởng khoa quản lý kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, từng là thành viên nhóm tư vấn của cố tổng bí thư Trường Chinh trước Đại hội Đảng lần thứ VI, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng):
Kính thưa các anh, các chị! Tôi từ sáng đã được nghe rất nhiều ý kiến rồi, có thể nói là rất chia sẻ với những ý kiến, băn khoăn và những cái diễn giải. Và như vậy có thể nói thế này, quả là vấn đề của đất nước cực kỳ bề bộn. Nếu nói trong khu vực công, khu vực Đảng và Nhà nước thì không có cái gì rõ ràng ngăn nắp cả. Tất cả đều ngổn ngang hết. Còn trong khu vực liên doanh thì có khác, có cái là ta làm ăn có nơi có chốn rồi, có trật tự rồi còn khu vực đảng, nhà nước và khu vực công thì cực kỳ ngổn ngang.
Thì tôi xin trở lại tiếp ý anh Trần Phương nói lúc đầu đụng đến nền tảng tư tưởng, cương lĩnh đường lối thì những năm gần đây tôi có dịp ngồi lại, nghĩ lại cả cuộc đời của mình gắn với cái đất nước này từ cái thời Cách mạng Tháng Tám sau là những sự nghiệp xây dựng kinh tế, giáo dục, văn hóa các thứ thì có thể tôi ngồi nghĩ lại thì có thể nói thế này. Trong đó gần đây thì tôi thấy có điều mà mình tự lý giải. Thưa các anh các chị, chúng ta nói đây nói với nhau thôi chứ biết rằng những người biên tập, làm văn kiện không nghe đâu. Mà có nghe cũng không sửa được đâu, biết cái đó cũng rất là đau, mà cũng phải nói.
Cái thứ hai là, phải nói với nhau vậy, tâm sự với nhau vậy, chúng ta còn mất quyền nói to hơn nữa, nói với quốc dân, không được lên tiếng với quốc dân. Cấm! Tức là ban bí thư cấm, ban tuyên huấn cũng ra thông tin cấm. Thế thì ghê gớm quá. Thôi nhưng mà biết vậy, cho nên có khi là chúng ta phải nói với nhau và như tôi nghĩ đó là đến độ phải nói để người sau, lớp sau trẻ hơn chúng ta gửi gắm lại cho đời sau. Mà hình như trong cái hội năm nay là cái lớp trẻ ít quá. Cho nên không có đâu, gần như không thấy, có anh 50, có anh không biết có được 50 không? Thôi thì thế…
Bây giờ tôi xin nói một điều thế này thôi này. Tại sao nó rơi vào cảnh ngổn ngang thế? Tại sao văn kiện Đại hội nó bề bộn thế, nó lổn nhổn thế? Rồi tại sao cái cuộc đổi mới nó có cái mặt thành công rất rực rỡ mà tôi nói là anh anh … nhiều anh có nói rồi đấy. Tức là trong suốt 30 năm giời, từ năm 79 khai mở đổi mới cho đến bây giờ, là cái dòng chảy từ bỏ mô hình XHCN nhà nước cũ mà nền tảng của nó thì như anh Trần Phương nói rồi. Lý luận về Cách mạng XHCN trong thời kỳ quá độ, cách mạng vô sản, đẻ ra CNTB nhà nước, TBXH, … TBCNXH nhà nước, cái gì cũng nhà nước hết, công hết, nhà nước hết. Thì cuộc đổi mới là gì, từ bỏ cái đó, mà chuyển sang kinh tế thị trường, thiết chế nhà nước pháp quyền và (…). Thì cái dòng chảy đó là chủ lưu trong cuộc đổi mới trong 30 năm nay, mà đã tạo ra được khu vực dân doanh rất rộng lớn.
Bây giờ là 90% dân số … lao động … dân số rồi và đấy cũng là cái tương lai, màu sáng của đất nước. Tương lai. Không có cái đó thì không biết bây giờ chúng ta sống thế nào nữa, vì bên khu vực nhà nước phá phách dữ quá. Phá phách dữ quá! Thế đấy là một cái tôi muốn… Thế thì tại sao bây giờ đất nước ta đổi mới có thành công mà lại có cái khu vực tiêu cực đến như thế? Và tại sao ngổn ngang như thế? Thì có thể có vấn đề từ nền tảng tư tưởng, có vấn đề từ … mà mà tôi muốn nói là, gần đây tôi nghĩ ra, tôi dùng thuật ngữ này: là kiểm kê lại cái hành trang của Đảng về tư tưởng lý luận và đường lối. Tại sao ông nói thế, bởi vì thế này này. Nếu nói nền tảng tư tưởng của Đảng xưa nay hiểu thì trong đó là thánh cả đấy. Không có cái gì sai đâu, đúng không? Nhưng mà tôi muốn nói cái hành trang của anh, trong hành trang tư tưởng lý luận, đường lối của anh có cái mạnh, khá, có cái hỏng. Thì đấy là tôi xin lưu ý, tôi xin phép được nói một chút về cái quá trình ta nói từ Đại IV… (có tiếng nói xen vào).
Nước ta, Đảng ta có một cái thế mạnh cực lớn là có ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng, trong chiến tranh. Và còn để lại cả di chúc cho công cuộc xây dựng và công cuộc đổi mới. Thế thì ta trở lại hành trang của Đảng ta nhé. Trong Đại hội IV, hành trang của Đảng có thể nói là trong hành trang của Đảng đừng nên nói là chủ nghĩa Mác – Lênin, là vì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái không bao giờ có. Chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam không bao giờ có nguyên bản, nguyên gốc trực tiếp chi phối cách mạng Việt Nam, không có đâu. Không có ông nào Mác học cả, không có cái đó mà đều qua cái du nhập, cái gốc Việt Nam du nhập. Thì trong du nhập có hai nguồn. Một là du nhập Hồ Chí Minh và Đảng ta trong cả quá trình cách mạng. Tức là từ cái lúc Việt Nam trải nghiệm cách mạng rồi tiếp thu tinh hoa của nhân loại trong đó tinh hoa của chủ nghĩa Mác – Lênin là cái điều rất cơ bản, mà hình thành trong đó. Cho nên đó là một cái.
Trong hành trang của Đảng, tôi nói là Đại hội IV có hai văn kiện quan trọng nhất. Một là di chúc Hồ Chí Minh. Hai là văn kiện Đại hội IV thì văn kiện Đại hội IV, là GS Trần Phương đã nói rất gọn rồi, văn kiện đó là gì? Là chủ trương theo tư tưởng cách mạng vô sản trong thời kỳ quá độ chuyên chính vô sản. Mà tôi nhớ là, có lẽ tôi đọc lại câu nguyên văn cho các anh các chị nghe có khi lâu ngày quên đi mất, là thế này nhé: “Đường lối của chúng ta là gì? Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, công nghiệp hóa, cách mạng tư tưởng văn hóa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và kết hợp kinh tế trung ương, địa phương sớm xây dựng nước ta thành nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”. Tức là một nước phi dịch vụ và phi thương mại, một nước là phi tư hữu, chỉ có công hữu thôi.
Đấy là Đại hội IV đấy nhá, nguyên văn Đại hội IV. Đại hội IV đấy là cái gì? Hành trang đó là bài học nguyên văn, nguyên bản từ mô hình CNXH nhà nước Liên Xô mà phải nói cái cơ bản là của Stalin. Trước Stalin là Lênin là còn có (…) nữa cơ. Thế mà còn Mác thì mới dự báo xa xôi đến thiết chế đầy đủ là ta kiểu đấy là du nhập. Như thế phải nói là có cái điều các anh hết sức chú ý. Di chúc Hồ Chí Minh viết nói về tương lai xây dựng đất nước như thế nào và cuộc đổi mới và với cái Đại hội IV thì di chúc Hồ Chí Minh có hai điều mà không biết các anh các chị có để ý không. Có nhiều người có lẽ không để ý nhưng hôm nay có lẽ có anh đọc rồi. Một là nói về thế giới nó thế nào, thì ông nói rằng mong cuối cùng của ông là xây dựng nước Việt Nam, toàn đảng toàn dân đoàn kết phấn đấu chứ không phải là giai cấp đấu tranh, đoàn kết phấn đấu. Đến lúc Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh chứ không phải là xã hội công bằng, dân giàu nước mạnh văn minh rồi linh tinh. Dân chủ, một quốc gia dân chủ và giàu mạnh, cơ bản lắm. Một quốc gia như thế.
Thế còn anh gọi nó là CNXH hay không là CNXH, tùy anh. Ông không nói. Di chúc Hồ Chí Minh không khẳng định ta phải tiếp tục con đường XHCN của Liên Xô mặc dù Liên Xô nó còn mạnh và Đảng ta đã du nhập cái mô hình Liên Xô, nhưng Hồ Chí Minh di chúc không hề khẳng định điều đó, mà đưa ra một cái khác về con đường, có thể gọi là CNXH hay là không thì tùy, nhưng mà con đường phải là thế. Đồng thời còn có điều rất quan trọng nữa. Hồ Chí Minh tiên tri cuộc đổi mới cũng trong di chúc thôi, nói rằng cái công việc xây dựng đất nước tương lai rất to lớn, nặng nề phức tạp và cũng rất vẻ vang. Nó có hai điều quan trọng. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại cái gì đã cũ kỹ hư hỏng để chọn những cái mới mẻ tốt tươi. Mà để thành công trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, (ông ấy nói là “cuộc chiến đấu khổng lồ-“đổi mới” đấy) thì phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân. Thế là cách mạng dân tộc và dân chủ chứ không phải cách mạng giai cấp. Còn Đại hội IV là cách mạng giai cấp. Thì tôi nói thế để lưu ý các anh các chị như thế này này. Như thế là ngay Đại hội IV, trong hành trang của Đảng ta về tư tưởng và đường lối là có hai văn kiện đó mà căn bản khác nhau. Mà lúc ấy lúc thời 76 đấy, hầu hết trong Đảng đắm đuối vào cái “cách mạng vô sản”, say mê cách mạng vô sản, niềm tin vào Liên Xô các thứ, là say mê cái đó, quên nghĩ đến di chúc cho nên mới đổi tên Đảng, tên nước luôn. Đó là lầm lẫn của Đảng. Trí tuệ của Đảng lúc ấy còn thấp quá, còn cách xa Hồ Chí Minh nhiều quá. Cái đấy là một cái.
Hành trang đó, tôi nói lại là giữa Đại hội IV và di chúc Hồ Chí Minh căn bản khác nhau. Điều thứ hai nó lại oái oăm thế này là hai cái đó đều có chiều sâu trong tư tưởng lý luận hành trang của Đảng. Bởi vì cái cách mạng vô sản đó, các anh nhớ quá rồi, ít nhất là kể học từ năm 55’ và biết bao nhiêu lần đi học, du nhập giáo khoa rồi tuyển tập các thứ, dạy dỗ các thứ rồi là bằng cấp nọ kia là đều trên cơ sở nó cả. Mà cái hành trang đó đến bây giờ vẫn còn trong trù bị đại hội 11. Chứ đứng nói là nó nông cạn đâu. Tức là trong khối tư tưởng lý luận, chuyên trách về công tác lý luận là ăn rất sâu, có những người gần như coi như đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, nguy hiểm đến như thế. Thế còn cái di chúc Hồ Chí Minh là chúng ta đắm đuối quá về cái này rồi. Cho nên rất chậm hiểu về di chúc Hồ Chí Minh, rất chậm hiểu, và thậm chí cái người mà đắm đuối vào cái kia còn đưa ra cảnh báo rằng đừng mang tư tưởng Hồ Chí Minh mà phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin. Ý là cương lĩnh, các Đại hội vô sản đấy, mà tôi nghĩ đấy không phải chủ nghĩa Mác Lênin, đấy là dự báo của chủ nghĩa vô sản có nhưng mà còn có nhiều cái nữa chứ. Đâu phải chỉ có một cái đó. Đấy là tôi nói điều thứ nhất. Là cái hành trang của Đảng ta ngay từ đầu nó có vấn đề lớn như thế, mà rất tiếc là chúng ta chậm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh quá mặc dù là quốc dân hiểu, quốc dân đi trong cái dòng đấy. Hồ Chí Minh dự báo, dự kiến là dự kiến theo tất yếu lịch sử mà quốc dân sẽ đi, chứ không phải là theo (…) đâu, mà đấy mới là cái cơ bản…
Điều thứ hai là cái hành trang đó đã được kiểm nghiệm suốt 30 năm nay, tức là từ năm 79 cho đến bây giờ, từ khi (…) cuộc đổi mới thì có thể nói thế này. Cái trải nghiệm thứ nhất là từ 79 cho đến 90 tức là … 90 là ta tạo lập được nền kinh tế hàng hóa, từ bỏ hẳn mô hình cũ sang nền kinh tế hàng hóa, một cái thành công ghê gớm chứ. Thì lúc ấy có thể nói là có ba sự kiện đáng chú ý. Một là đường lối Đại hội IV thất bại căn bản. Bây giờ phải nói thế, từ 76 triển khai, 79 khủng hoảng khủng khiếp không chịu nổi rồi. Thế là phải… Hoặc là bất ngờ tưởng rằng niềm tin vào Liên Xô, niềm tin vào đường lối, niềm tin nọ kia mà chỉ có ba dòng (?) thôi. Đấy là đường lối căn bản sai. Lúc ấy chưa nói … vì lúc ấy nói là vội quá chứ không phải sai. Bây giờ phải nghĩ lại có người nói…(không nghe rõ). Đấy là cái thứ nhất, cái thứ hai là sai rồi thì với cái truyền thống của quốc dân nước này, của cái dân này, của cái Đảng này của ta thời cách mạng sôi nổi đi qua thì phải nói là công phá rất sớm cái khai phá đổi mới.
Phải nói là (đoạn này nghe không rõ). Đại hội VI bước vào đổi mới thôi chứ khai phá lúc ấy tại sao không làm được thì thưa các đồng chí là quốc dân bức xúc. Nông dân không chịu được chính sách hợp tác tập thể, phải phá bỏ, dân thành phố không chịu nổi cái cấm đoán lưu thông mà phải làm ăn, buôn bán. Thế mà gặp cái trào lưu, tất cả các nước XHCN lúc đó, cái thời đó đều bắt đầu công phá vào chế độ xã hội nhà nước và chấp nhận kinh tế thị trường, hội nhập, rồi dân chủ hóa nữa. Như thế phải nói thế này này: cái đột phá đổi mới đó đi đến thành công năm 89-90, nó rất trùng với cái dự báo của Hồ Chí Minh trong di chúc. Tức là vào cái việc CNXH đi theo con đường mới mà Hồ Chí Minh nói … quan niệm khác. Thứ hai: lập tức (…) đổi mới, mà đổi mới là to lớn lắm, đổi mới khổng lồ tức là gai góc lắm. Thì đấy tôi nói là trải nghiệm lớn nhất.
Như thế là cái trải nghiệm đầu tiên 10 năm thành công được là vì từ bỏ cái đường lối của Đại hội. Nhưng mà tôi nói từ bỏ là ta nói thôi, trên thực tế là từ bỏ thôi nhưng trên văn kiện thì chưa bỏ được.. Văn kiện Đại hội VI mới chỉ sửa kinh tế, thì đấy là cái trải nghiệm thứ nhất.
Cái trải nghiệm thứ hai khó hơn, đến Đại hội VII thì văn kiện Đảng gồm có những cái gì. Là đã có nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh rồi. Lúc ấy đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng rồi, lại có cương lĩnh, có chiến lược, có … gần như bây giờ. Thế là bắt đầu một cái loại Đại hội mà văn kiện ngổn ngang, nhiều thứ quá. Thì đấy thưa các đồng chí lại có tư tưởng Hồ Chí Minh trong cái hành trang của Đảng, lại cương lĩnh 91, cương lĩnh 91 là kế thừa cái tư tưởng của Đại hội IV. Tức là với tinh thần là kiên trì CNXH mà theo quan điểm cũ của Liên Xô. Liên Xô thất bại đánh giá (… ) thất bại là vì không kiên định mô hình đó mà muốn sửa thì là thất bại. Do đó mà ta phải kiên trì, thì cương lĩnh kiên trì còn chiến lược là cái mở bắt đầu, như thế là lại khập khiễng, lại khập khiễng.
Cái lãnh đạo thời kỳ đó không đủ bản lĩnh để chọn lựa cho Đảng một con đường nhất quán. Mà thưa các đồng chí, lúc đấy tôi ở tổ biên tập cương lĩnh phải nói thế này này. Tổ biên tập cương lĩnh làm việc đến gần như đến năm cuối thì giải tán, không kèn trống. Và các lãnh đạo tập hợp một số đồng chí viết cương lĩnh bây giờ, thế còn anh em nghiên cứu nghĩ ra được có ba phương án. Kinh tế bây giờ là một. Cái thứ hai là: không có xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ, (mà là) xây dựng đất nước trong thời kỳ lịch sử mới. Thế là muốn dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh đấy. Cái thứ ba là có một số kiến nghị là trở về cách mạng dân chủ nhân dân thế nhưng mà chọn lựa của các anh lãnh đạo là cương lĩnh 91. Thì đây lại là một cái hành trang khập khiễng tức là vương vấn cái tư tưởng cách mạng vô sản mà không hề diễn ra trên thế giới. Ở đâu diễn ra thì nó thất bại, cuối cùng Liên Xô tan vỡ thôi. Thì là vương vấn cái đó đấy. Thì lại trải nghiệm từ 91 cho đến bây giờ thì xin thưa các đồng chí tôi nói tóm tắt thôi. Cái dòng chảy sang kinh tế thị trường là bất khả kháng, là quốc dân, là hâm mộ, là cái dòng chảy của thời đại, là hội nhập không thể cản được. Thì đấy cái dòng chảy đó rất là lớn. Bây giờ có nền kinh tế khu vực ngoài quốc doanh lớn như thế. Thế là một. Nhưng mà khu vực công. Đảng và nhà nước và khu vực công thì trở lại cũ, trở lại con đường cũ, cực cũ. Tức là giữa công hữu nặng nề nhưng mà quan trọng nhất Đảng, nhà nước lại trở về cái lãnh đạo toàn diện tuyệt đối, tập trung, chi phối tất cả, tất cả bao cấp, bảo lãnh, xem nó là của công là hư hỏng. Thì ở đây nói là, chính cái hành trang đó, một bên thì dân ta, một phần lớn trong Đảng ta ủng hộ khu vực tư, tranh đấu để (…) đấy là một (…) một bên một phần của Đảng lãnh đạo,(…) thế là o bế khu vực nhà nước. Và o bế cái quyền nhà nước, Đảng, nhà nước … phải nói quyền lực là vô cùng, không giới hạn gì hết. Đảng, nhà nước muốn làm gì thì làm chứ không hề có luật nào khống chế cả. Thế là … cực đoan hơn cả thời CNXH nhà nước và Liên Xô cũ.
Đấy là tôi nói tắt thế thôi. Chứ ở đây tôi xin nói điều thế này này, vậy cái điều thực tế đó nó kiểm nghiệm hay khẳng định cương lĩnh, tôi nói riêng cương lĩnh thôi, thì có 5 điều mà thực tế đó cho là với thực tế đó thì cương lĩnh sai. Thứ nhất là mở mang dân doanh như vậy đến cái chỗ bây giờ là cái điểm nương tựa của quốc gia, cái chỗ dựa của quốc gia, cái chỗ tồn vong quốc gia phải dựa vào đây. Nếu cái khu vực công mà cứ phá như thế thì làm sao mà sống được, thế thì khu vực công của ta như thế, khu vực tư của ta như thế qua nhiều vất vả và lớn lên như thế rồi thì liệu là cương lĩnh đúng hay sai. Cương lĩnh căn bản sai. Cương lĩnh cho là khu vực này là phải thu hẹp, phải xóa bỏ vì cho đây là phi XHCN, kia là CNTB thế là cương lĩnh sai.
Thứ hai là thất bại khu vực công và nhà nước. Đảng, Nhà nước suy thoái, tham nhũng, quan liêu là cương lĩnh đúng hay sai. Tôi cho là ý các anh nói về chủ đạo là rất đúng. Nói về chủ đạo là cái gì? Chủ đạo có đặc quyền đặc lợi. Đảng, Nhà nước đặc quyền đặc lợi, muốn làm gì thì làm rồi là khu vực công cũng đặc quyền đặc lợi chứ không còn là chung, không còn là chung nổi. Đứng ngoài luật thương mại, đấy là cái thứ hai cương lĩnh đúng hay sai?
Cái thứ ba là suốt 20 năm không bao giờ gỡ nổi thế nào là CNXH. Anh Trần Phương nói rồi, ông Trần Văn Dậu (…). Thế là bản thân cái vấn đề đường lối, mỗi mục tiêu không nói rõ được là gì? Mà tôi cho là có lẽ cũng nói khác thế này cơ. Cái mà cương lĩnh cho là CNXH thì quốc dân không ai chấp nhận, tức là sáu đặc trưng đó, không ai chấp nhận được, thế là hỏng, vứt đi, phải vứt đi. Người ta nói thế này này, là cương lĩnh là gì, là giữ nguyên mục tiêu CNXH cũ, rồi thì lùi về thời kỳ quá độ rồi cho mở mang rồi sau này ta lại làm thế thôi. Thì đấy là cái điều thứ ba trên mặt trận truyền bá tư tưởng lý luận, giáo dục lý luận chính trị thất bại, suốt 20 năm thất bại, mà bây giờ như thế nào chắc là các anh các chị đều chứng kiến cả. Thế là phải dùng cái cách là độc quyền thôi, độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, chụp mũ. Và tất cả các anh nào viên chức nhà nước thì là phải đi học cưỡng bức ba chứng chỉ. Từ 1, 2, 3 chứng chỉ, bây giờ là chứng chỉ chính trị (…) thì cốt là những cái anh đi học cũng giả dối, tức là gì, đi lấy chứng chỉ cho nó xong đi. Thế là học ở cái lớp mà có khi thi ở ngoài uán cho xong đi. Tức là giả dối như thế. Lý luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ. Đến đây là cái thứ ba.
Thứ tư là chính văn kiện Đại hội đã điều chỉnh cương lĩnh (…) điều chỉnh một phần .. rất lớn, anh Phương nói rồi. Bây giờ giữ … lại .. Đảng (đoạn này không nghe rõ), lại khôi phục lại công hữu, và nhiều thứ công hữu và pha trộn đối với linh tinh của dân chủ, của này khác. Thành ra tôi phải nói thế này. Đấy là cái thứ tư, cái gọi là văn kiện Đảng đã điều chỉnh rồi.
Cái thứ năm, áp sát (?) thực tế. bây giờ quốc doanh coi vẫn là luật riêng, không là luật chung được. Năm 2005 bảo có luật chung không vào được, ân hạn cho 5 năm, năm nay bảo là phải vào đây này lại không vào được. Thế thì bây giờ có không? Có thành công ty cổ phần nữa không hay là rất gay cấn không vào được. Mà tại sao không vào được? Là vì ở quốc doanh, ở cái khu vực sướng quá, đặc quyền đặc lợi, cái gì cũng hưởng cả. Thế là không những nhà nước (… ) mà nhà nước, cấp trên cũng sướng, mà cấp dưới cũng sướng. Trong khu vực này rất khó tìm thấy động lực đổi mới. Nó át đi mất rồi. Tức là bây giờ thành lợi ích rồi. Thì đấy là .. Tôi phải nói thế này, thực tế như thết mà vẫn dám viết cương lĩnh như thế, những cái khủng khiếp như thế, cho nên là tôi thấy là … hơi dài. Xin tóm lại văn kiện Đại hội này, anh Việt Phương có nêu kiến nghị thì đúng là ngổn ngang quá. Mà đi họp Đại hội thì tôi có được đi họp Đại hội VII một lần, tôi thấy có điều như thế này, văn kiện nhiều đến nỗi là chỉ có những loại chuyên môn đóp góp vào biên tập như chúng tôi thì mới biết thôi. Chứ còn ông có họp trung ương cũng chưa chắc đã biết. Còn cái ông đại biểu thì không biết nó là cái gì cả.
Thứ hai là bầu nhân sự, bầu nhân sự. Mình đi bầu, bầu một trăm rưởi ông thì mình có biết mò gì đâu, tôi có quen biết gì thì cũng chỉ đến được ba chục ông là cùng, thế là bầu mò cho nên Đại hội là tiểu hội mà là giả, không dân chủ được. Cho nên nó là cái bi kịch cái Đảng là như thế, về .. (không nghe rõ).
Cuối cùng tôi nói thế này, cái bài toán, cái cảnh ngộ hiện nay của nước ta nó suy đồi nếu nói là từ nhiệm kỳ lãnh đạo Đại hội VI đã bắt đầu đi vào con đường suy đồi rồi, rất khó gỡ. Bây giờ tìm nhân tố tháo gỡ trong khu vực lãnh đạo cao không có, không có nhân tố. Thế bây giờ trông dựa vào quốc dân, dựa vào quốc hội, dựa vào quốc dân, có thể có cái chỗ dựa đấy, tìm về hướng nào? Có thể các anh các chị nói mãi rồi. Mà cũng không loại trừ khả năng là chúng ta phải chịu cái đau đớn này nhiều năm, kinh tế tàn lụi đi, xã hội đau đớn đi thì lúc đấy nó mới … (có tiếng nói xen: “bùng nổ”) … mới cướp được hành trang ghê gớm kia. Nó khó thế. Thế còn nếu nói bây giờ (nói nhỏ, không nghe rõ hết). Nhà nước phải độc lập. Và đảng đừng có bao giờ cũng đứng trên Quốc hội (…). Thế rồi đảng và nhà nước đừng có lăn vào doanh nghiệp để mà ăn chia nữa (…)
(04h07’00)
Trần Phương: Anh Tiệm nói phải không? Hình như chị Lan có đăng ký phải không ạ? Vâng, thôi thế thì để nhường cho ông Tiệm đã.
GS Phan Văn Tiệm (cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính): Xin cảm ơn anh Phương và tất cả các anh các chị. Tôi, từ sáng tới giờ trong …năm, tiếp thu hết tất cả ý kiến…đã nêu…
cho nên là, thời gian không còn nhiều, tôi xin nói một số ý của mình.
Hòa vào cái dòng…tình trạng hiện nay…Đại hội đảng bộ trường tôi, tôi ở trường của anh Phương, thì tôi đọc phát biểu một bài, tôi tóm lại một điều…những đóng góp cương lĩnh…tôi phát biểu một bài là, tôi rất tiếc là những người viết cương lĩnh lần này, hình ảnh của cụ Hồ, những tư tưởng HCM đòi hỏi người ta phát động, học tập mấy năm gần đây, ít quá, vắng bóng quá, cái đó là đồng chí bí thư…ngồi đây, nhưng mà tôi thấy tôi buồn nhất, cái điều là…phát biểu như vậy. Phải điểm lại cái di chúc, tư tưởng HCM đó, mà như thầy Sâm (?) vừa nói đấy, tôi cũng nêu lên vấn đề như vậy, để mà gài ải tất cả những điều cương lĩnh vừa rồi viết đấy… thì phải viết khác. Tất nhiên là tôi nói thế nhưng mà tôi không tin, là…người ta…nhưng mà ông bí thư nộp lên trên, chưa thấy ai hỏi tôi là tại sao rằng nó ngược như thế. Thế cụ Hồ có một đặc điểm là cụ Hồ nói “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Sau đó là ai…cũng nói. Cụ Hồ nói rất ít về CNXH. Rất ít định nghĩa về CNXH….
Thế ta bây giờ lo gì? Ta lo gì, lo cho dân, lo cũng cố nền độc lập…lo chiến đấu. CNXH thế này? Tôi thấy rất là khó hiểu. Tôi có nói chuyện với anh Trần Phương mấy lần, tôi nói cái phong trào cộng sản quốc tế. Tôi chưa nghĩ nhiều về Mác và Lênin là vì rất nặng nề, rất ghê gớm, của cả phong trào cộng sản quốc tế, tả khuynh, hết sức là tả khuynh. Mà cái biểu hiện tả khuynh lớn nhất đó là căm thù chế độ tư hữu. Đã là cộng sản thì phải theo chủ nghĩa Mác, CNXH, là phải tiêu diệt chí hướng chế độ tư hữu…quan điểm là chủ tư hữu cái đã. Tất nhiên là Mác có nói trong câu tuyên ngôn, nói rằng là, các ông chúa đạo có thể ủng hộ tất cả các điều gì đó, trừ điều…thứ 07, là trong…có nói rằng là: chủ nghĩa tư hữu, tư nhân là …
Thế nhưng mà từ chỗ đó là người ta căm thù. Rất nhiều người cộng sản chân chính, kể cả ở Việt Nam, khi mà bị thế lực tư bản, đế quốc mà bắn đấy, thì trong đầu họ, chúng ta là những người chiến sĩ kiên cường chống lại chủ nghĩa tư hữu. Thật sự là như thế.
Thì rõ ràng là, tôi nghĩ phân tích lịch sử…anh Sâm đã nói. Thế thì là cái đại hội IV…Thế thì bây giờ sau đại hộiVI, chúng ta mới mở ra con đường như thế nào, thì thưa với các anh là …đúng như anh Sâm nói: trong đầu óc chúng ta có cả hai loại động cơ. Một động cơ là lợi ích cá nhân, lợi ích quyền lực. Thứ hai là nhận thức. Nhận thức trong đó có giáo điều, có tự ti, có mê tín…có khiêm nhường. Những điều đó phục tùng một cách ghê gớm, đến mức tuyệt đối. Cho nên là, tiếp tục căm thù cái…Chúng ta khi làm cách mạng để đánh Pháp, giành độc lập…tôi nói gọn một câu vì hội thảo, hôm trước tôi đã nói rồi: là dân cày có ruộng, chúng ta làm cuộc cải cách ruộng đất, giảm tô, giảm thuế, đưa ruộng đất cho dân cày…nên với tất cả cấp thấp, với điều lệ của chủ tịch thì là vẫn được hưỡng hoa lợi, thế là vẫn có tư hữu, có quyền tư hữu đối với ruộng đất của hợp tác xã cấp thấp. Lên cấp cao thì bắt đầu là xóa bỏ, cấp cao là xóa bỏ tư hữu, sở hữu tư nhân của nông dân.
Rồi chúng ta, sau cải cách ruộng đất, chúng ta làm mấy cuộc cải cách, à cải tạo, cải tạo, và giải phóng miền Nam là… Mỹ đi đứt rồi, đánh cho tan cái chế độ tư hữu. Trong lúc đó, chúng tôi…tôi tin là tôi vào loại đàn em anh Phương về mặt chủ nghĩa Mác, sinh sau hơn, học cũng sau hơn. Nhưng tôi cứ nhớ mãi là cái chế độ tư hữu nó được…tiên phong
khi nào của cải xã hội thừa mứa ra, khi ấy…mới không còn tuôn ra ào ạt. Tôi có 30 năm đi dạy kinh tế, chính trị học, với tất cả các em sinh viên, là khi nào thì tiêu diệt chế độ tư hữu…tư liệu sản xuất phát triển tới mức như thế nào đó chủ nghĩa tư hữu mới thừa, mới tự ngã. Nhưng bây giờ chúng ta là CS tả khuynh, một thế kỷ này, tiêu diệt đến bao giờ?
Tôi tình cờ vào trung ương được phân công làm trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, trưởng ban cố vấn, phải đương đầu với thế lực ghê gớm lắm, đương đầu với thế lực là bảo vệ chế độ tư hữu. Tôi có… tham gia hội thảo quốc tế về lý luận chủ nghĩa Mác. Một loạt bác học ở phương Tây mới quay qua hỏi Trung Quốc với Việt Nam: các ông bây giờ đổi mới, ông lại cải cách…các ông bảo đi theo CNXH, mà CNXH cở nào. Một tay chánh văn phòng Trung Quốc…nó nói…câu hỏi ghê quá, cực kỳ ghê quá… CNXH là mấy thế hệ của hơn 1 tỷ người của chúng tôi, lý tưởng, mong được giải phóng cuộc đời của nó, cho nên chúng tôi bây giờ phải dùng nó, vẫn phải dùng CNXH làm mục tiêu…để động viên con cháu để làm ăn…Mà tôi nói về CNXH là vì cái lý do dân tộc của chúng tôi như vậy, cái thế chúng tôi như thế. Mình may quá, mình thuộc một trong hai cái đại biểu chuyên về CNXH, khỏi phải trả lời, Việt Nam tôi cũng tương tự như thế. Thì câu thứ hai nó mới bảo là: các anh bảo là đổi mới, Trung Quốc gọi là…dò ải qua sông, VN mới bảo là: cái gì, từ từ làm từng bước…thì các bạn nói dối…giữa kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường, ở giữa thì có cái vực, cái vực thì cho nhảy mới qua được, thế cái vực mà các bạn dò dò xuống là làm sao? Các bạn nói mà không làm. Tức là các bạn không muốn tiêu diệt chế độ sở hữu công cộng mà các bạn đã dựng lên. Tôi nói hai cái điểm như thế.
Tôi có được vinh dự…cái cương lĩnh mà hiện nay, cương lĩnh 91 thông qua đấy, tôi được anh Đỗ Mười cử đi theo cái đoàn … của ĐH Harvard, tham quan về vấn đề kinh tế thị trường các nước ở xung quanh, thì anh Mười mới bảo anh Khoan, thứ trưởng, ảnh bảo anh em dịch ngay ra cái bản thảo cương lĩnh đã đưa thông qua là phải vậy, đưa ra cái đoàn của Mỹ cho nó xem, một tuần lễ sau đó trả lời: chúng tôi chỉ có điều buồn cho các ngài là kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, còn cái câu hỏi: Tại sao ông lại buồn? Tôi kể lại cuộc họp thế này. Các Ngài không kham nổi. Vì sao? Vì kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, có nghĩa là những người cầm quyền – Hôm nay tôi xin nói nội bộ, tôi xin bảo đảm một điều có thật – không phải, nó là cái sân sau của người ta, làm thế nào mà anh bảo người ta bỏ có sân sau đi? Có lẽ một số người có mặt trong cái đoàn đó nó bắt chúng tôi trích bằng cách là đánh đổi, anh đồng ý điểm nào trong mười vấn đề trong biên bản? Nó hỏi ý kiến trong đoàn, thì anh em mình đồng ý, đảng viên đồng ý: chủ đạo chứ. Thì người ta hiểu mình là, người ta hiểu cái chủ đạo của mình là như thế, có cái động cơ như thế.
(Còn tiếp 4′, nhưng vì khó nghe nên bỏ)
Trần Phương: Bây giờ đến mời chị Lan!
(04h 21’42”) Phạm Chi Lan: (cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS)
Thưa các anh, hôm nay đã được đến đây, đã được nghe rất nhiều từ sáng đến giờ, được ăn rồi thì giờ cũng phải nói một chút không có rồi là không trả được những cái mà các anh đã cho cho buổi hôm nay. Thì có lẽ tôi cũng chỉ xin nêu mấy điều.
Điều thứ nhất là cảm nhận chung về mấy văn kiện này mà được đọc. Tôi cũng được hôm trước được anh Việt Phương cho một tập sau cái quyển này thành ra cũng có thời gian đọc một chút. Hơn nữa trong thời gian vừa qua thì tôi cũng đi về địa phương khá nhiều. Mà tôi thì cũng vẫn thích đi và hay được các địa phương gọi đi về báo cáo về chuyện này, chuyện khác, về hội nhập rồi về phát triển doanh nghiệp này khác.
Thì trong khi đi về thế thì lại được dịp nghe nhiều người ở các nơi, kể cả lãnh đạo của các địa phương và họ đã đọc, họ đã chuẩn bị cho Đại hội Đảng địa phương, và đã đọc những cuốn như thế này thì đều có một cảm nhận chung mà trong đó rất nhiều điều các anh bình luận từ sáng đến giờ thì những người ở các địa phương họ cũng có một cái bình luận tương tự và có một câu hỏi rất nhiều người họ hỏi tôi.
Khi họ gặp riêng họ hỏi: “Chị ơi, thế cái cậu viết cái này ra, cậu ấy tin cái này là thật à? Không tin là thật à, đến bây giờ vẫn còn tin, vẫn còn để như thế này à?” Đấy là một câu hỏi mà là một sự ngạc nhiên của không ít các vị lãnh đạo các địa phương, toàn là cái tầm ở tỉnh uỷ viên họ hỏi câu hỏi như vậy. Thế còn trong số doanh nghiệp hoặc là những người mà họ cũng có nghiên cứu, họ có đọc một chút họ cũng hỏi thế. Họ ngạc nhiên là đến bây giờ mà còn đưa những câu như thế vào và để một cái cách hết sức là vững chắc như thế này và họ cũng đều biết là bây giờ ra hỏi ý kiến thôi chứ mọi sự đã an bài rồi. Không thay đổi được gì nữa.
Thế vấn đề ở đây là thế này, như anh Trần Phương đã nói, bây giờ là rất khó có thể thay đổi được và đưa ra những cái điều nó không có thật nhưng vẫn cứ nói theo cách đó nhưng mà nếu chúng ta cứ giữ thế này thì sẽ đặt vấn đề là đứng trước người dân, thì người dân người ta sẽ tin ở mình như thế nào đây? Như vậy là rõ ràng nói một đằng, làm một nẻo. Như anh Trần Phương đã phân tích rất rõ điều đó rồi. Thì người dân người ta sẽ tin như thế nào đây ở lãnh đạo khi mà lãnh đạo đưa ra đường lối toàn những cái từ rất to tát, nào là cương lĩnh, nào là báo cáo chính trị, nào là chiến lược mà lại có những điều đưa ra nó không thật như vậy thì người dân người ta sẽ nhìn, sẽ tin như thế nào về lãnh đạo.
Hai nữa là về phía cộng đồng quốc tế cũng vậy, những người bên ngoài người ta sẽ hiểu như thế nào về mình đây? Đối với những cái điều đưa ra như thế này, những cái mà như anh Lược đã nói rất đúng, là cả một thế giới nó biến động như thế này, nó thay đổi, nó đang đi theo hướng này mà mình nói những cái trật khấc hết cả, nói những cái nó lạc hậu, nó xa xôi, nó cũ kỹ như vậy. Thì một là người ta đánh giá là mình dốt, là mình ngu muội đến bây giờ mà đi hiểu thế giới theo cái cách như thế, định hướng đường hướng phát triển của mình theo cái cách như thế. Hai là (…) cũng lại cho là mình giả dối nốt. Thế thì bây giờ trong thế giới hiện nay người ta có muốn chơi với những người ngu muội hay không, người ta có muốn chơi với người giả dối hay không? Trong khi mình tuyên bố là mình muốn làm bạn với tất cả. Để người ta tin được mình là bạn thì ít nhất những cái điều mình nói với nhau và nói với thiên hạ thì phải nói điều cốt lõi nhất, mình phải nói thật được chứ. Vâng, để cho người ta nghe được chứ. Nếu người ta nghe mà người ta hiểu mình vẫn công nhận khối XHCN như vậy rằng mình thích mô hình của Bắc Triều Tiên à?
Ấy là nếu nói về chuyện Bắc Triều Tiên thì tôi nói thật, vừa rồi đi vào trong Nam thì cũng có một vài người người ta nhận định cũng … , người ta nói đùa người ta bảo: “Ông Kim con bây giờ là không khôn bằng lãnh đạo Việt Nam, đưa một phát thằng con 27 tuổi lên ngay đại tướng. Ráng cho nó đi “luân chuyển” lấy một ít xong rồi hãy lên (nhiều tiếng cười lớn) thì hơn. Không biết học Việt Nam, thế mới khôn, phải cho nó đi luân chuyển một ít đi đã, chứ cho thẳng lên như vậy thì không được”. Đấy, thiên hạ cứ bình luận như vậy đấy ạ. Thành ra tôi nghĩ là chắc là..(có tiếng xen vào). Vâng, Việt Nam khôn hơn. Luân chuyển vài vòng rồi lên là nó có vẻ ổn hơn. Ít nhất là nó còn đỡ. Thì đấy, tôi muốn nói điều đó mặc dù biết lúc bấy giờ có lẽ là không .. không sửa được hoặc rất khó sửa. Nhưng mà có lẽ lãnh đạo hay là Đại hội phải thực sự nghĩ đến cái chuyện đó. Nếu đưa ra một cái này thông qua thì nó sẽ ra làm sao đây?
Ngay cả giải pháp mà anh Việt Phương đề xuất là thôi thì sau này có một nghị quyết nó khác đi, nó không nói thế này. Nhưng mà dù sao đi nữa những văn bản chính thống đây mà đưa ra thành những cái chính thống để dẫn dắt đường cho phát triển thì sẽ rất là nguy. Thì bây giờ cái lòng tin nói thật là, trong xã hội bây giờ cái lòng tin ở chúng ta, ở lãnh đạo rồi ở tất cả những cái đường hướng ra sao, như thế nào thì các anh cũng biết cả rồi không cần phải nói nữa. Nhưng mà lại thêm một cái mà chúng ta coi là sự kiện quan trọng để nó đưa ra định hướng trong phát triển thời gian tới mà ta tiếp tục mất lòng tin theo kiểu như thế này nữa thì sẽ rất khó.
Đấy là ý thứ hai tôi cũng muốn nói ở khía cạnh là nếu như thông qua như thế này thì cũng không.. không, có lẽ anh Trần Phương cho rằng có thể nó vô hại thì người ta không thực hiện thế đâu. Không phải đâu. Những cái điều gì mà đám lợi ích người ta lợi dụng được để mà tiếp tục áp lực có lợi cho người ta thì người ta lợi dụng tối đa.
Tôi nói ví dụ cái chuyện các tập đoàn kinh tế nhà nước mà ta kinh doanh đa ngành thì có mấy lần tôi cũng đi tham gia họp hành, tôi cũng nói là làm như thế này thì không thể được, tôi phân tích các thứ, thì các ông bảo: “Không, chúng tôi thực hiện nghị quyết Đại hội vì trong nghị quyết Đại hội X đã ghi là các tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành. Thế thì tôi phải theo nghị quyết Đại hội”. Thế tôi nói là trong nghị quyết ấy cũng nói rõ là kinh tế nhà nước tập trung vào làm kể tên ra mười mấy ngành này nhưng ông bảo không có một câu nữa là kinh doanh đa ngành, thì đây là tôi thực hiện nghị quyết Đại hội.
Thế đấy, người ta túm lấy cái gì có lợi cho người ta thì người ta tận dụng tối đa. Bất chấp vì lợi ích chung, thành ra không thể để nguyên được, không phải cứ để thế này mà rồi không thực hiện đâu. Những cái mà tốt cho xã hội thì chưa chắc đã thực hiện. Như các anh đã nêu ra những yêu cầu là phải kiểm điểm lại, xem lại những cái rất quan trọng mà không thực hiện được. Thì có thể những cái tốt thì không thực hiện. Nhưng mà những cái điều mà có lợi cho những nhóm lợi ích mà bây giờ những nhóm lợi ích nó lại là có thế lực rất là mạnh. Có thế lực rất mạnh, thành ra họ vẫn có thể họ tận dụng để họ áp dụng theo những gì có lợi cho họ. Thành ra là cái việc sửa dù không …, đến bây giờ dường như quá khó rồi nhưng mà chắc chắn phải cân nhắc điều đó chứ không dễ dàng đâu.
Thưa anh Trần Phương, nhân đây cũng nói thêm câu mà ban nãy anh nói về “quả đấm thép” ấy mà. Thì cái quả đấm ấy bây giờ không cẩn thận nó không đấm vào cái mà chúng ta coi coi như là đối thủ, để đối trọng với các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài. Nhưng bây giờ nó đang đấm vào chính mình đấy. Chưa thấy nó đấm được các tập đoàn đa quốc gia ở nước ngoài bao nhiêu, nhưng bây giờ nó đang đấm vào chính mình. Nó đang đấm vào nền kinh tế của mình đây, đấm thép nó đấm ngược lại, nó đánh mình và khi mà nó có cái quyền lực đến mức cao nhất định thì nó bất chấp và anh không điều khiển được nó nữa đâu, chứ không phải là có thể kỳ vọng trông chờ được gì nhiều ở họ. Thì đấy là về cái chung, về cái mảng này thì tôi có điều suy nghĩ như vậy.
Thế còn ý thứ hai thì tôi muốn nêu rất tán thành với ý kiến các anh đã nêu từ sáng đến giờ đến cái chuyện tiết mục “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Cái này hoàn toàn … thực ra rất nên bỏ ra, như anh Tiệm vừa nêu, cũng như các anh vừa nói từ sáng đến giờ. Chứ để như thế này, cái khái niệm này nó rất là mù mờ và nó gây ra không biết bao nhiêu vấn đề trong thời gian vừa qua rồi. Có lẽ nó chưa bao giờ đến cái đỉnh cao như bây giờ để chứng minh về cái vai trò của doanh nghiệp nhà nước với cái sự sụp đổ của tập đoàn Vinashin, với tất cả tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Và cũng xin nói thật với các anh, tôi cũng theo dõi nhiều về các doanh nghiệp thì trong thấy trong 12 Tập đoàn hiện nay, sau Vinashin, ít nhất có hai “anh” sau nữa mà nếu để thả ra nó sẽ đổ và cái qui mô đổ vỡ to thì không kém gì Vinashin đâu. Nhưng đây, bây giờ hai tập đoàn này nó thuộc vào loại mà chắc chắn là nhà nước không thể nào để cho nó đổ được vì nó không phải như Vinashin, ít nhiều nó cũng là một lĩnh vực đóng tàu, nó không phải là tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế. Nhưng mà có những lĩnh vực mà anh nắm lĩnh vực khác, nó quan trọng hơn đối với nền kinh tế mà không thể để cho nó sụp được. Tình trạng của nó nếu mà nói về tệ của nó trong quản trị rồi những cái thua lỗ, những cái mất mát, những cái hư hỏng của nó thì không kém Vinashin bao nhiêu đâu.
Thế thì điều này hôm trước họp hội thảo với Uỷ ban kinh tế quốc hội ở Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng tôi cũng nói thẳng. Hôm đó có anh khác cũng nói, kể thẳng tên ra thì mấy anh ở Quốc hội cũng gật đầu tán thành ngay. Ừ, cũng biết, cũng biết. Nếu nói tên đấy thì cũng chịu thật. Đúng là cũng có cái tình trạng tương tự như vậy. Cái nữa là, cũng là về kinh tế nhà nước thì cái nợ công, quản lý, đầu tư công hiện nay thì cũng thế, vấn đề là nó chưa bao giờ thành vấn đề trầm trọng đến như bây giờ. Thế thì nếu cái khu vực gọi là cái kinh tế nhà nước là chủ đạo nó thể hiện qua doanh nghiệp nhà nước, thể hiện qua đầu tư công, quản lý tài chính công như vậy thì liệu nó có còn giữ được vai trò chủ đạo được hay không mà cứ để cái tên đó để rồi nó có thể tiếp tục dựa vào đó để thành cái định hướng phát triển được. Nó gây ra những cái tai hoạ cho nền kinh tế. Thế thì những cái đó rất cần phải xem lại với một con mắt thực tế mà tỉnh táo hơn để theo tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để có sự thay đổi đi. Chứ bây giờ vẫn ghi nguyên cả vào mấy văn bản, ngần ấy câu thì tất cả những điều ghi gọi là tạo lập nền kinh tế bình đẳng, rồi này khác thì nó sẽ không thể nào có được. Không thể nào có được nếu như vẫn còn khối kinh tế nhà nước chủ đạo như vậy. Còn quản lý của nhà nước thì là tất nhiên, nước nào chả có. Có phải các nước tư bản không có vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế đâu. Nước nào chả có. Cái đó không phải là đặc thù xã hội chủ nghĩa gì cả của ta mà họ cũng có cái sự quản lý của nhà nước, có lúc nào buông đâu. Thành ra nếu mà đưa ra như vậy thì nó rất tai hại.
Thế còn riêng về đối với các thành phần kinh tế thì phải nói tôi đọc cả ba bản tài liệu này thì đều thấy nó buồn và nó giữa …, đúng như sáng nay có anh nào nhìn nhận, là nó có nhiều cái khác biệt nhau hoặc là nó mâu thuẫn nhau, nó không thống nhất với nhau. Nếu các anh xem lại xem ở trang 9 trong bản Cương lĩnh, rồi trang 31 trong bản về chiến lược và trang 85 về thành phần kinh tế ở trong Báo cáo chính trị thì ba cái này đều nêu các thành phần kinh tế nhưng mà với một cái giọng cũng rất khác nhau với một cái cách rất khác nhau, đều khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước rồi. Nhưng mà đối với kinh tế tư nhân chẳng hạn thì ở trong cương lĩnh nói kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế, nhưng vẫn nói những cái câu như là “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” sau đó chấm một câu “kinh tế tư nhân là một trong những động lực”. Thế thì cái anh động lực còn là cái gì nữa khi mà anh “chủ đạo” là số một rồi thì cái anh “nền tảng” là thứ hai thì đến lượt nó, nó còn cái gì nữa mà bảo nó là “động lực”. Thì đấy, rồi đến phần của cương lĩnh…, phần của “chiến lược”, thì lại nói là hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối, khuyến khích sở hữu hỗn hợp phát triển mạnh kinh tế tư nhân. Thế thì cũng, một câu rất là chung chung, không nói đến vai trò của nó ở đâu, mất luôn cái động lực rồi, chỉ còn buông một câu là phát triển mạnh đó thôi.
Nhưng đến phần cuối cùng là báo cáo chính trị thì lại nói “phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo qui hoạch và qui định của pháp luật”. Nếu mà theo qui hoạch và qui định của pháp luật thì anh Vũ Quốc Tuấn cũng biết thừa, cái này lại trói nó rồi. Tôi cho là nó làm đến đâu thì nó làm đến đấy, nó trái với cái “doanh nghiệp được phép kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật không cấm”. Thì đây lại là “theo qui hoạch và qui định của pháp luật” thì thôi coi như là trói nó lại rồi.
“Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”. Nghe câu này thì ông tư nhân ông hiểu ngay là theo kiểu vỗ béo để làm thịt rồi. Ông to lên một tí thì ông phải góp vốn vào kinh tế nhà nước và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước trong khi đó mình vẫn khẳng định trong đó là sở hữu nhà nước là chi phối, là đa số. Thế thì thôi, coi tư nhân chỉ bỏ tiền vào đấy thôi, mất hết cả cái quyền của người ta. Thì còn gì nữa đây để cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Thế đấy thành ra tôi bảo là chỉ nhìn lướt qua như thế thì đã thấy tất cả các đường lối của mình đối với khu vực tư nhân là vẫn chưa hề coi trọng cái vai trò của khu vực tư nhân hay của khu vực dân doanh trong phát triển mà vẫn theo một cái định hướng như từ trước đến nay. Thế thôi. Thành ra như vậy rất khó có thể đưa nền kinh tế đi lên tiếp trong thời gian tới.
Cái ý thứ ba tôi muốn nêu và cũng là cái điều mà hồi nãy anh Trần Phương đã nói mà tôi rất tán thành và rất tâm đắc, đó là đối với nông nghiệp. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cái tam nông, thì chúng ta có nghị quyết rồi nhưng trên thực tế thì nghị quyết chưa thấy triển khai thực hiện được bao nhiêu và cái con số mà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đấy, thì anh Trần Phương nói là 30 năm vừa rồi không làm được bao nhiêu. Trên thực tế nó không những thế. Cái rất tệ là thời gian gần đây đầu tư lại giảm dần. Năm 2002 thì đầu tư vào nông nghiệp còn chiếm 13,2% trong tổng đầu tư. Thế đến năm 2008 thì nó xuống còn có 8% thôi. Thế mà trong khi đó mỗi một lần khủng hoảng thì lại một lần lại thấy nông nghiệp xuất hiện và nông dân lại trở thành một lực lượng coi như cứu cánh để cho nền kinh tế mình khỏi rơi vào khủng hoảng nặng nề và khỏi sụp đổ như các nơi khác. Phải nói là chỗ dựa cho an ninh lương thực, an ninh xã hội, an toàn xã hội, đủ mọi thứ. Thế nhưng mà đối xử với nó thì thế, càng ngày càng rớt xuống và đời sống nói chung mặt bằng chung thì nâng lên. Chúng ta có mức 1.200 đô la một đầu người. Nhưng 1.200 này là cũng là theo nguyên lý nửa con gà thôi. Tức là nói vậy, chứ nửa con gà ấy là có thể là một người ăn nửa con gà một ngày nhưng cả gia đình thì một tháng trời mới có nửa con gà. Bình quân thì vẫn nửa con gà thì theo kiểu đó thôi. Thành ra, nếu mình đi vào các vùng thì thấy đời sống người dân còn khó khăn vô cùng. Và đấy, liên minh công nông là nền tảng xã hội của chúng ta nhưng mà đối xử với nông dân là đa số như vậy. Nói thực tình là mình bạc lắm đối với người nông dân, rất là bạc. Và tôi cũng rất sợ những cái mà định hướng đưa ra tiếp đây về phát triển các mảng thị trường, mà thị trường bất động sản, đất đai mà phát triển theo kiểu này thì chúng ta có thể làm giàu cho một số ít nhưng trên cái giá của hàng triệu nông dân. Và rút cục là nông dân vẫn là tầng lớp phải hy sinh, bị chịu nén và bị hy sinh tất cả những cái cho những cái gọi là phát triển bây giờ. Thế nhưng mà nếu mà để họ bị hy sinh nhiều quá và chênh lệch quá nhiều thì liệu an ninh xã hội về lâu dài nó có còn giữ được hay không? Thì đấy cũng là vấn đề rất lớn và cần phải nghĩ đến.
Thế còn ý cuối cùng là về tôi rất tán thành các anh nêu từ sáng đến giờ về cải cách thể chế thì phải được coi là khâu đột phá. Thực ra anh Trần Phương nhận xét rất đúng, cả ba cái mà chúng ta coi là đột phá là thể chế, là hạ tầng, là phát triển con người hay là nguồn nhân lực đấy thì thực ra trong các nhà đầu tư thì họ gọi là các nút nghẽn, nút tắc về phát triển, những chỗ tắc nghẽn về phát triển cho nên phải gỡ nó ra để khỏi tắc nghẽn. Nhưng mà thực sự cái thể chế nó là cái chỗ đầu tiên cần phải làm và có lẽ nó là nút quan trọng nhất. Nếu gỡ được nó thì hạ tầng không phải là thiếu vốn hoặc là thiếu cách làm cho nó tốt hơn. Không những là có vốn mà còn làm một cách hiệu quả hơn, làm đúng những cái gì cần thiết thì là hoàn toàn có thể huy động được. Nhưng mà chúng ta cũng không muốn bởi vì ở đây trong cái cơ chế mà làm hạ tầng theo kiểu công thì nó gắn rất nhiều với nhóm lợi ích được lợi gì đó, moi được tiền từ công ra mà làm, thành ra không thích thú cho các khu vực khác tham gia chẳng hạn. Thì tôi nghĩ thể chế nó vẫn là cái điều quan trọng nhất và rất đáng để coi nó là một cái chỗ đột phá để mà phát triển. Kể cả nếu mà giải quyết được vấn đề thể chế tốt thì ngay cả quan hệ trung ương, địa phương cũng sẽ giải quyết được. Anh Trần Phương thì cũng có băn khoăn nhiều về cái phân cấp hiện nay trong thời gian hiện nay. Nhưng mà thực ra phân cấp hiện nay nó cũng là hệ quả của hệ thống chính trị của mình như thế này thôi. Có lẽ những vấn đề về lá phiếu, về này khác chi phối rất nhiều cái việc là phải để cho địa phương nhiều quyền hơn. Và khi mà đã chia cho các địa phương phân cấp cho họ quyền như vậy thì họ đã có quyền nơi nào có biển là phải đòi cảng là tất nhiên rồi, ông nào cũng muốn có sân bay, ông nào cũng muốn có nhà máy xi măng, nhà máy thép là tất nhiên rồi nếu mà đã cho họ cái quyền như nhau mỗi nơi cũng lại là có một cái cơ số cho cái trung ương rồi này khác, hoặc là trong Quốc hội thì sẽ tất yếu dẫn đến điều đó thôi. Cho nên tôi nghĩ là như thế này từ đấy cải cách thể chế, cải cách hệ thống chính trị là điều như các anh phân tích từ sáng đến giờ tôi cũng cho là vô cùng quan trọng và cần thiết. Và có lẽ nó là cái nút quan trọng nhất mà chúng ta phải gỡ trong thời gian tới thì mới có thể đẩy công cuộc đổi mới như trước được. Tôi xin hết ạ!
(04h40’03”)
Trần Phương: Cám ơn chị Lan! Bây giờ thì nó có một chuyện này, người ta cho mình ăn buổi giữa chừng, thế nếu mà họp mãi thì khi về không ăn nữa thì dễ ế đấy. Cho nên tôi đề nghị đi ăn cái đã rồi ta hãy làm tiếp. Được không? Nhưng mà ăn không kéo quá dài. (sau đó là nghỉ ăn giữa chừng khoảng 18 phút).
Mời các anh các chị vào thôi. Bây giờ chắc là đến chị Hương đấy, chị chuẩn bị đi. Còn anh chị nào muốn nói nữa thì cho biết nhé, để thu xếp. Mà chúng ta không bị một cái giờ giấc nào khống chế cả, nói cho đến khi nào hết thì thôi… Mời chị Hương.
(04h 59’35”) Dương Thu Hương (cựu Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước): Vâng, xin phép các anh là cho em được ngồi.
Từ sáng đến giờ nghe các anh các chị phát biểu thì quả là những ý kiến rất là tuyệt vời, sâu sắc và cũng rất là đầy đủ. Phải nói là những tư duy rất là mới. Thế bây giờ cuối cùng cũng gần hết buổi rồi thì sợ là cũng khó nói nhưng mà tôi cũng xin mạnh dạn nói những suy nghĩ của mình trong khi đọc cái văn bản này.
Thì đúng là từ Đại hội IX, từ văn kiện Đại hội IX đến bây giờ cũng nói thật với các anh các chị là tôi cũng rất chán khi đọc các nghị quyết của Đảng, phải nói thật là như vậy. Chán là vì sao, vì nó không có gì mới, nó cứ như là ngày xưa tôi học Đại học người ta dậy tôi Kinh tế chính trị như thế nào thì bây giờ cũng đúng như thế. Thế thì … cho nên chán không muốn đọc nữa. Thế nhưng mà bây giờ cũng hy vọng là bước sang thế kỷ mới, nhận thức mới, thông tin nhiều thì chắc là văn kiện Đại hội Đảng lần này sẽ có những cái đặc sắc hơn, cho nên là cũng cố gắng tìm báo để đọc. Nhưng mà đọc xong thì cũng xin báo cáo các anh là tôi cũng có một cảm nhận là cũng rất là buồn vì là cái văn bản, cái dự thảo này thì tôi rất là tán thành những cái khái quát của anh Việt Phương với anh Duy Phong buổi sáng về những nhận xét về những cái văn bản này.
Nhưng riêng cá nhân tôi tôi xin thêm một số ý nữa tức là tôi nhìn thấy văn bản, văn bản này cái nhận thức của tôi là tôi không thấy có gì mới và không sát với thực tế và rất duy ý chí. Và với những cái lý thuyết mà không mới, nhất là lý thuyết về kinh tế. Thì đấy là cái nhận xét của tôi trong cái báo cáo này. Thế và nhìn lại thì cái dự thảo này cả cương lĩnh rồi lẫn cả báo cáo chính trị thì đúng là tôi cảm giác tôi đứng chung chiêng ở giữa là thấy rằng nó không giải quyết được cái gì mới để có hướng tiến lên cho đất nước. Nhưng mà cũng không sửa lại, không sửa được những cái sai lầm hiện có của đất nước. Cái sai lầm như các anh nói là nó.. những cái mất cân đối vĩ mô, kinh tế phát triển không bền vững này, thế rồi chất lượng không cao này v.v…
Đọc báo cáo này không thấy sửa được những cái điều đó, cho nên cái mới không có, cái cũ không sửa được thì tôi không hiểu rằng là sẽ dẫn đất nước đi đến đâu. Mà tôi chỉ thấy rằng báo cáo nó vẫn cứ theo một cái nếp như là những cái báo cáo của những Đại hội cũ, của những Đại hội cũ mà chỉ thêm tính từ thôi. Thí dụ như là như là … những báo cáo lần trước thì nói rằng “một số cán bộ thoái hoá biến chất”, sau đó thì “một bộ phận cán bộ thoái hoá biến chất”, bây giờ là “một bộ phận không nhỏ thoái hoá biến chất”, tức là nó thêm, thay về tính từ thôi.
Thế rồi như các anh nói thí dụ trước kia dùng “ưu tiên” thì giờ chuyển thành là “chú trọng” chẳng hạn. Thế thì tôi thấy rằng nó theo khuôn mẫu cũ và nó không thay đổi. Chính vì thế mà tôi thấy chẳng có gì mới về tư duy kinh tế, về tư duy chính trị để đưa đất nước bước vào một thế kỷ mới, một cái thập niên mới. Rồi lại cũng không sửa được cái gì mà hiện có mà đang đặt ra chúng ta những vấn đề chúng ta phải sửa. Thì cái điều đó là cái nhận xét của tôi là như vậy.
Đi vào cụ thể thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là “một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa” … Mà cũng báo cáo với các anh là riêng ngân hàng thì không biết “định hướng XHCN”, “kinh tế thị trường có định hướng XHCN” trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì. Thì chúng tôi cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được. Ngoài thế ra lại còn “phát triển công nghiệp hiện đại … trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN”. Thế không biết “công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN” nó là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN nó khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi “theo định hướng XHCN”?
Thế rồi “xây dựng một nền dân chủ XHCN”. Thì đúng ra ngày xưa trong học về Mác – Lênin có cái câu là dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản. Thế nhưng mà tôi với cái thiển cận tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi là: người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa? Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.
Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trì và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là “Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đứng … đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là … tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng là trên nhất, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết? Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa. Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc thì tôi nghĩ rằng là cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được cái đại đoàn kết dân tộc.
Trong báo cáo chính trị thì tôi thấy rằng “ông ấy” kể thành tựu về qui mô GDP 2010 tính theo giá thực tế là 106 tỷ USD, gấp 2 lần năm 2005. Tôi cũng đặt một dấu hỏi là xem lại giá của 2005 và giá của 2010 nó gấp nhau mấy lần mà nếu mà … (bởi vì đây là tính theo giá thực tế thì 2005 nó cũng tính theo giá thực tế 2005, 2010 nó cũng tính theo giá thực tế 2010). Nhưng giá 2005 và 2010 nó khác nhau, vậy cái thành tựu này có phải là thành tựu không hay nó lại là cái chuyện vì giá nó lên cho nên nó đạt được cái con số như vậy.
Thế rồi cái nhận định về giáo dục thì chỉ nhận định về số lượng mà không nhận định gì về chất lượng cả. Toàn là những tỷ lệ bao nhiêu tỷ lệ bao nhiêu. Cho nên tôi thấy nếu còn nhận định như thế này thì chẳng biết cái kém của mình ở đâu để mà có giải pháp xử lý.
Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là “cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu”, “môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao”, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam là ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh dạn. Tôi không hiểu là nó có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.
Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Thì tôi thấy, tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì. Nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được là cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên là tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.
Thế rồi “xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức”. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu quốc hội và nếu Đại biểu quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội mà là vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi. Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là … tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được. Không thể thực quyền được. Và nó … nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người Đại biểu quốc hội là đảng viên thì rõ ràng người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa.
Về công tác xây dựng chỉnh đốn đảng, thì: “đạt được một số kết quả tích cực”. Ở đấy, ở trong này “tích cực” là gì, là “thực hiện nghị quyết chỉ đạo của Đảng, các chủ trương, các chương trình dự án sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng”. Tôi nghĩ đánh giá “có kết quả” này là phi lý, không thể có được. Tôi cũng không biết rằng có ai tổng kết cái việc thực hiện hai luật về chống tham nhũng và tiết kiệm, chống lãng phí không. Nhưng nếu tổng kết ra thì có lẽ … mà cũng chẳng cần tổng kết, nhìn bề mặt, nhìn trên báo chí, chúng ta cũng có thể thấy rằng những cuộc này là: pháp luật vẫn đang bị vi phạm rất nghiêm trọng mà chẳng có kết quả gì cả. Các anh thấy Đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu. Mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói …, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ “dự án” nó thiêng liêng vô cùng. Người ta cố gắng phải tìm ra được “dự án”, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên là cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế. Mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn luôn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng! Tôi cũng nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên dạy cho mọi người về đạo đức. Tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.
Về hạn chế trong cái báo cáo chính trị. Về hạn chế thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng rộng ra, ngày càng trầm trọng chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên … chứ không phải là “chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn” đâu. Mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những cái nhà … những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư-sản-cộng-sản. Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì … 30 Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí Bí thư dưới tỉnh mà tôi làm Đại biểu: “Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm những ngày … đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?”. Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: “Chị Hương ơi, nó đã trói tôi như một con chó, nó đã quẳng ra giữa đường, và đất đai của tôi nó đã tịch thu”. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.
Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là … rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bô – xít Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại. Thôi bô – xít thì các anh cũng biết rồi không nói nữa nhưng rừng, cho thuê rừng. Xin báo cáo các anh là các đoàn đại biểu Quốc hội ở những địa phương mà có rừng cho thuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: “50 năm sau sẽ có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát”. Sao mà ngây thơ thế!
Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng những cái pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”. Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm”, “tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào … họ chiếm đất của mình hết rồi.
Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí…”bạn lớn” của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang. Công nhân Trung Quốc sang lại lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.
Thế còn vấn đề công tác xây dựng Đảng thì cũng nói rằng tồn tại là “còn một số đảng viên suy thoái về chính trị tư tưởng đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ”, thì thưa các anh đấy như lúc đầu tôi dẫn dắt, lúc đầu là “một số”, rồi đến “một bộ phận”, bây giờ “một bộ phận không nhỏ”. Thế thì tôi muốn đặt một câu hỏi rằng là cái bộ phận không nhỏ này đang làm giảm sút cái lòng tin của dân chúng đối với Đảng, mà giảm sút nhiều chứ không phải ít đâu ạ. Thì trách nhiệm của Đảng đến đâu mà để tình trạng này không chấm dứt, còn kéo dài và lại còn phát triển. Mà trong báo cáo không có nói năng cái gì cả. Thế thì tôi thấy rằng cái đó là cái mà rất nguy hại đến cái sự an ninh của đất nước.
Tôi có đọc cái quyển sách “Mr. No” của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài. Mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp để thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm. Nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng. Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém? Chứ ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy. Nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.
Thế rồi nhận định nữa là do “sự chống phá của thế lực thù địch”. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, lìu tìu, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi.
Một cái điều nữa mà tôi cũng thấy rằng tôi cần phải nói. Chính vì cái điều này mà hôm nay tôi xin phát biểu. Đó là tất cả những yếu kém bên trên thì có một cái đoạn báo cáo chính trị nhận định là “Ban chấp hành trung ương xin tự phê bình trước Đảng, trước nhân dân về những khuyết điểm yếu kém đã làm hạn chế những thành tựu và sự phát triển của xã hội”. Tôi nghĩ quá nhẹ nhàng. Với những khuyết điểm như thế, với những tồn tại của nền kinh tế như thế, với một cái xã hội nó ngổn ngang như thế, sờ đến đâu có việc đến đấy, thì tại sao lại tự phê bình mà không phải là nhận trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân? (Có tiếng xen vào) … Em chưa dám nói “từ chức”, nhưng dám nhận khuyết điểm trước Đảng đi, tại sao lại chỉ xin tự phê bình, nhẹ nhàng thế, quá nhẹ nhàng luôn. Cho nên tôi thấy cái này nó vẫn cứ mơn trớn, ru ngủ và chỉ ru những ai mà người ta (tiếng ông Trần Phương xen vào: “nhưng nếu như họ viết là nhận trách nhiệm thì được hơn cái gì, cũng qua thôi”). Thưa anh, nhận khuyết điểm, tôi nhận trách nhiệm có nghĩa là tôi là người gây ra cái chuyện đó để Đại hội nhìn thấy rằng ông là người gây ra cái việc đó thì thôi xin mời ông đừng tham gia lần nữa. Em xin anh cái ý kiến đó. Em xin ra một cái suy diễn như vậy (tiếng ông Trần Phương xen vào: “cuối cùng Đại hội cũng chẳng tìm thấy ai để thay con người đó cả,” … nhiều tiếng cười … “cho nên cái bi kịch của ta là ở chỗ đó đấy. Có viết 10 lần tôi nhận trách nhiệm thì vẫn trúng cử thôi. Mà đây là Ban chấp hành Trung ương cơ mà, 150 vị cơ mà, có phải của tớ đâu. 150 vị …Cho nên, tôi nghĩ là nói cho vui thôi, nghĩa là bà có phê bình thì cũng cứ phê bình cho vui vậy”). Vâng em biết rằng em nói hôm nay cho nó vui thôi, như báo Lao động gọi là xả sú-páp gì đấy ạ. Em nói ra cho nó đỡ … được cái chỗ để được nói, được tâm sự nhưng mà thực ra biết nói chẳng ai nghe. Mà nói đây để báo cáo các ông anh, đây là những ông anh và người thầy của thế hệ chúng em thì tất nhiên là thế hệ nhưng cũng 60 tuổi rồi. Anh Tiệm kia là thầy giáo của em. Thì đấy, thế hệ 1, thế hệ anh, hôm nay là lần đầu tiên được ngồi đây, được nghe các anh nói để tiếp thu cái tư duy của các anh để mà có thể tiếp nối được tư duy của các anh đấy. Thế thì về cái phương hướng, phát triển đất nước thì đúng là rất đáng buồn. Chỉ chú trọng về con số mà không chú trọng về giải pháp. Và những tồn tại của nền kinh tế không có những giải pháp này không giải quyết được những tồn tại đó. Cho nên lúc đầu em nói rằng chẳng có gì mới và cũng không sửa được những sai lầm hiện có cho nên cũng không muốn phát biểu nữa. Xin cám ơn các anh, các chị!
Trần Phương: Chắc là chưa được nói thì tôi ưu tiên hơn, còn ông Lược, ông nói rồi. Hả?
(05h25’35″) TS Lưu Bích Hồ: (cựu Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.)
Thưa anh Phương và các anh các chị! Tôi đến đây không có định nói vì có lẽ nói thì cũng không có bổ ích gì lắm. Mình lại là người tham gia được một phần vào cái công việc biên tập “chiến lược” chứ cũng không được “cương lĩnh” và “báo cáo chính trị”, mình biết nó không hết. Nhưng mà tôi có thể nói rằng là có mấy cảm nghĩ như thế này. Cũng nói thật thà là, cũng là hơi khó nói bởi vì mình là cái tội đồ của cái việc không làm ra được nó hay hơn, một phần, không phải là mình nhiều đâu, mình có một ít chút đó là tội đồ. Cũng khó nói. Viết là viết thuê cơ mà, chứ không phải viết ý của mình. Nhưng mà tôi có mấy cái cả nghĩ như thế này chia sẻ với các anh, các chị với anh Phương.
Thứ nhất là tôi cũng theo dõi khá xít xao những cuộc thảo luận, và đặc biệt trên mạng và báo thì tôi đánh giá rất cao cái hội thảo hôm nay. Bởi vì tôi cảm thấy, nhận thấy được là đến đây, các anh các chị nói thoải mái hơn cả và nhất là trước anh Phương, có anh Phương chủ trì và có một cái diễn đàn rất là thoải mái để các anh các chị nói hết tất cả những điều các anh các chị muốn nói. Nói thẳng thắn, bộc bạch, tuy rằng không có nhiều thì giờ nên không phân tích được cho nó thật sâu, nhưng mà cũng hiểu được. Ví dụ chỉ mấy ý kiến của anh Việt Phương, mấy ý kiến của các anh tóm tắt như thế là cũng đã hiểu được. Còn anh Phương thì nói kỹ hơn, nhưng cũng không mấy khi được nghe anh Phương nói kỹ đến như thế này đâu. Thì đấy là cái không khí mà tôi rất phấn chấn bởi vì rằng là phải chuyển tải được những ý kiến dư luận như thế này đến những người lãnh đạo. Mà anh Phương cũng đã từng …, tôi cũng đã từng trực tiếp được nghe anh Phương nói trước các vị lãnh đạo rồi, mấy kỳ rồi. Anh Phương nói cũng mạnh gần như thế này. Tất nhiên không có thì giờ để anh Phương nói sâu về lý luận như thế này, nhưng mà tôi thấy là … nó cũng không vào (có tiếng cười rộ lên). Mặc dầu đồng chí cao nhất đứng lên nói “tiếp thu … rất quí báu”, các đồng chí … bởi vì toàn là từ cấp Phó thủ tướng trở lên mà, thì quan trọng lắm chứ mà các đồng chí nói nhiều ý kiến ghê gớm. Tôi thấy sơ … không biết tôi nhận xét như thế có đúng chưa. Ý kiến như anh Phương và những ý kiến khác ghê gớm, thế nhưng mà cũng rất là ít được tiếp thu.
Thế nhưng mà hôm nay tôi vẫn thấy rằng là cái buổi hôm nay rất đáng quí chứ tôi không được nghe Mặt trận tổ quốc, không được nghe chỗ Liên hiệp hội, chắc không được như hôm nay. Bởi vì cái không khí ở đấy chắc cũng không được thoải mái đến như thế này. Tôi rất là chia sẻ ý kiến mà tôi thấy là hầu hết những ý kiến các anh các chị nói đều rất xác đáng. Thế tôi nói như thế là đụng chạm lắm đấy bởi vì anh là cái người viết văn kiện, tham gia vào viết văn kiện mà anh lại thừa nhận cái ý kiến này thì coi như là anh thấy cái văn kiện chả ra cái gì rồi. Đúng không ạ? Nhưng mà tôi thì tôi xin chia sẻ thế này, cái khó của việc viết văn kiện thì anh Phương, các anh các chị cũng biết rồi, nó phải từ một sự nhận thức, một sự thay đổi về tư duy và có một ngọn cờ dắt dẫn.
Thế thì tôi thì tôi đánh giá thế này: chưa bao giờ đất nước ta trình độ dân trí, tri thức, trí tuệ cao như bây giờ. Dân rất cao, không phải là vàng đâu, mà tôi nói dân là dân bình thường, người ta chỉ không nói ra thôi. Có những người nông dân người ta không quan tâm nhưng mà giá hỏi người ta hiểu về cái vấn đề như thế này thế nọ thế kia thì như chị Hương nói, người ta sẽ có nhiều ý kiến chứ không phải là không. Đấy là tôi nói ở tầng lớp nhân dân mà phổ thông nhất. Còn dân nói chung, thanh niên nói chung bây giờ nó hiểu biết nhiều lắm, nó có nhiều ý kiến lắm.
Thế những nhà tri thức của chúng ta thì phải nói là tôi cũng thấy chưa bao giờ có nhiều trí tuệ như bây giờ. Tôi theo dõi từ tháng … trước khi … từ mấy năm nay rồi cơ, từ khi bắt đầu chuẩn bị văn kiện Đại hội thì đã có rất nhiều những bài đăng lên trên mạng để góp ý kiến chứ không phải đến khi bắt đầu lấy ý kiến này đâu. Thì đã có rất rất nhiều bài để góp ý kiến đưa ra những chủ thuyết, lý thuyết, triết lý rồi những tư duy phát triển mới, rồi những cái kế sách đất nước chúng ta đứng trước cơ hội như thế nào. Rồi anh Nguyễn Trung viết cách đây 2 năm rồi, đã viết rồi. Và anh Võ Đại Lược viết cách đây mấy năm rồi chứ có phải bây giờ đâu. Nhiều chị, chị Chi Lan cũng thế, nói nhiều rồi. Mà tôi nói ngay như thời đoạn hiện nay lấy ý kiến cũng rất nhiều bài hay. Tôi lấy ví dụ như cái bài của anh Dương Phú Hiệp cách đây mấy hôm thôi nói là một cái sự, một cái dịp mới trong thực tế còn hơn hàng tá cương lĩnh, anh trích dẫn của Mác đấy thôi. Tức là ý anh ấy muốn nói là bỏ cái cương lĩnh ấy đi, không nói cái cương lĩnh thời kỳ quá độ nữa. Mà bằng những hành động thực tế thì bằng hơn hẳn cả một tá cương lĩnh cơ, viện dẫn đến mức như thế. Mà nguyên là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội đồng lý luận Trung ương. Giáo sư, đúng không ạ?
Thế rồi là cái bài của anh Trần Đình Bút hôm vừa rồi, hôm nay không có mặt ở đây tôi đánh giá rất là cao. Viết rất thẳng thắn, rất là mạnh mẽ, sát, từ những vấn đề lý luận sang đến những vấn đề thực tế.
Hay là những bài của anh Nguyễn Trung gần đây cũng đã đăng lên rồi thì tôi nói rằng là cái trình độ trí tuệ, tri thức của chúng ta hiện nay cao hơn rất nhiều so với những lần trước. Lần Đại hội X, thưa anh Phương, tôi cũng lưu trữ lại được một tập dày như thế này các ý kiến phát biểu nhưng cũng không bằng bây giờ. Tất nhiên là sôi động hơn thì có thể sôi động hơn, rồi thế kia rồi cũng chỉ được đến như thế.
Thế còn trình độ lãnh đạo như thế nào thì câu hỏi này hơi khó trả lời. Cái trí tuệ … (có tiếng xen vào) … Vâng, nhưng mà tôi xin phép nói thế này. Trong cái Trung ương mà tôi được ngồi chầu rìa và trong Bộ chính trị thì không phải không có nhiều đồng chí có trình độ trí tuệ khá cao. Chỉ có người ta không nói ra thôi (có tiếng cười). Và cái cơ chế gì để người ta không nói ra thì anh Phương ở trong Trung ương mấy khoá rồi, anh là Phó thủ tướng anh biết quá rõ rồi, anh Tiệm cũng vậy, biết quá rõ là vì sao anh không nói ra. Sau khi về hưu như anh Vũ Khoan hôm nay nói, đúng không, hay như thế, nhưng khi anh Vũ Khoan còn làm Phó thủ tướng thì đâu có thể nói được như thế. Đúng không ạ?
Thì hiện nay, tôi cảm giác thấy là trình độ của các đồng chí kể cả trong Bộ Chính trị cũng có những đồng chí có những trình độ, trí tuệ khá cao chứ không phải thấp lắm đâu. Nhưng mà nói chung thì chưa bằng bên ngoài (có nhiều tiếng cười). Tôi xin phép … nói chung là trình độ lãnh đạo hay trí tuệ lãnh đạo chưa bằng ở bên ngoài. Nói là dân là nói chung chung, nhưng mà nói cái trình độ cao nhất ở bên ngoài thì các đồng chí chưa theo kịp. Và như vậy có ý kiến nhận xét của các anh các chị rằng nó không vào, cái văn kiện này nó xa cuộc sống quá, nó là như thế đấy. Nó xa cuộc sống, trí tuệ của dân nó không vào trong văn kiện được. Đấy nó là như thế. Thế thì nguyên nhân vì sao thì thôi không cần phải phân tích chỗ này mọi người đều biết, đúng không ạ?
Rồi thể chế, rồi công tác tổ chức cán bộ, rồi vấn đề quyền lợi, vấn đề quyền lực, rồi vấn đề này khác, rất nhiều chuyện. Cái thể chế như thế này, cái cơ chế như thế này thì chúng ta chưa thay đổi được, chưa thể nào tốt hơn lên được.
Thế bây giờ tôi xin phát biểu thêm một ý nữa, vậy thì có thể thay đổi được không. Phải không ạ? Tôi vẫn còn một chút hy vọng. Tức là không phải là viết lại, không phải là thay đổi cơ bản, nhưng mà có những vấn đề hết sức bức xúc và nó trái quá đi rồi thì có thể với dư luận xã hội, với dư luận của trí thức, đóng góp của anh em, của các cấp thì có thể sửa được. Chứ còn bây giờ nếu như dựa vào ý kiến tập hợp của Văn phòng Trung ương qua các Đại hội, từ cấp chi bộ lên đến Đảng bộ, đến tỉnh đến huyện đến thành phố thì không thay đổi được. Bởi vì cái (việc) tập hợp bao giờ nó cũng có một cái câu này: “đại đa số ý kiến nhất trí tán thành”. Trong ý kiến thảo luận ở Trung ương, Bộ Chính trị cũng thế anh ạ. Tức là, cái cách tập hợp của Văn phòng Trung ương là “đa số có ý kiến tán thành”, một số có ý kiến như thế này, có ý kiến như thế này, có thế thôi. Thì bao giờ cũng phải viết sửa theo đa số, đa số ý kiến tán thành nhanh. Có cách gì, nguyên tắc của chúng ta là “tập trung dân chủ” mà. Đúng không? Đa số, thậm chí là còn bỏ phiếu nữa thì phải theo bỏ phiếu chứ. Đấy! Thế thành ra nó khó là như vậy.
Nhưng mà tôi vẫn hy vọng, tôi hy vọng được một cái chuyện như thế này. Ví dụ cái chế độ sở hữu công hữu, phải không ạ? Và cái “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Đã nhiều lần từ Đại hội trước đã nói rồi, không vượt qua được, lần này đã suýt nữa vượt qua được, mà cũng không vượt qua được (có nhiều tiếng cười). Tôi nói suýt nữa là tôi nói thật đấy, nhưng mà chưa bỏ phiếu. Chứ nếu mà cho bỏ phiếu có khi được đấy. Nhưng mà đến cái đoạn đấy thì không cho bỏ phiếu nữa, nên thôi, lấy cái phương án nọ phương án kia để thông qua thôi.
Nhưng mà tôi vẫn hy vọng, rất rất hy vọng vì tôi cũng không muốn hy vọng nhiều, nhiều cũng chắc không được. Nhưng mà hai cái đoạn ấy, cái đoạn cương lĩnh mà như anh Tiệm nhắc đấy, là “công hữu là nền tảng” không viết nữa, đúng không ạ? Còn trong báo cáo chính trị mà chiến lược thì bỏ cái “chủ đạo” đi. Nếu mà thế thì tôi thấy mừng lắm, một bước tiến đáng kể, quan trọng … nhất định (có tiếng cười) thì tôi nói rồi, cái mà anh Phương cứ nói mập mờ về cái CNXH của chúng ta hiện nay đang bị ràng buộc bởi cái chuyện đó. Mà không thể thực hiện được cái bước tiến thật là tốt hơn nữa. Bởi vì rất nhiều anh kia, anh thấy anh đã nói chủ đạo thì người ta phải được o bế, phải được bất bình đẳng với lại cái tư nhân, mà khi đó anh đã nói bình đẳng mà cho chủ đạo là (…). Có đúng không ạ? Chúng tôi đã phân tích với các đồng chí như thế rồi, với lãnh đạo như thế rồi, nhưng coi như không nghe. Nói xin lỗi các anh, bỏ mất “chủ đạo” đi thì mất béng đi cái định hướng XHCN rồi, thế còn cả cái gì khác nữa thì rồi chúng ta đi theo con đường tư bản rồi, thì các đồng chí (ấy) muốn nói như thế đấy.
Thế nhưng mà rồi cũng không có ai cãi lại. Bởi vì nói cái CNXH chúng ta xác định nó chưa rõ ràng, các đồng chí cứ vin vào cái phải là công hữu, cái phải là chủ đạo thì mới là định hướng XHCN. Thế bây giờ cuối cùng bỏ được cái đoạn nền tảng là bởi vì … thôi năm, mười năm trước mắt ta chưa bàn đến cái chuyện đấy. Cái chuyện đấy là chuyện lâu dài, 50 năm nữa ta tiến tới CNXH thì ta lúc ấy làm nền tảng. Nhưng mà trong cương lĩnh vì là cương lĩnh đến CNXH cho nên phải có nền tảng, phải có công hữu, đấy nó chết là ở đấy. Mà hiểu về công hữu chúng ta đã phân tích nhiều lần rồi, chúng ta hiểu sai cả Mác, chứ không phải Mác nói công hữu như anh Lược trình bày nhiều lần từ Đại hội trước đã trình bày rồi. Đó là chế độ sở hữu xã hội, chứ không phải chế độ công hữu như chúng ta nói. Mà xã hội là gì thì mãi đến cuối đời Mác, Anghen và còn nhiều nhà kinh điển nữa đã từng nói rằng nó không phải là công hữu. Còn tiêu diệt tư nhân là một sai lầm, chính Mác, Anghen ở cái đoạn cuối cũng đã thừa nhận như vậy và chúng ta phải thay đổi về cơ bản.
Thế nhưng mà không, đến bây giờ có đồng chí tự cho mình là đứng đầu công tác tư tưởng, phải không ạ? Thì cho rằng đó là là … cốt lõi của chủ nghĩa Mác, Mác – Lênin. Thế thì làm thế nào mà sửa được. Cho nên là, có lẽ anh Phương (khỏi?) phải nhận một phần trách nhiệm là khi anh giảng bài cho các đồng chí ở thế hệ trước (nhiều tiếng cười lớn). Chính anh là người giảng cho từ anh Tố Hữu trở xuống cơ mà (nhiều tiếng cười, Trần Phương nói xen vào: “nhưng mà theo tư tưởng cũ”). Vâng. (Trần Phương: “Còn bây giờ thì chưa lúc nào để tôi tự kiểm thảo rằng … tôi sai”. Cười).
Thế cho nên bây giờ nếu chúng ta phải thừa nhận là lịch sử nó là lịch sử. Chúng ta phải vượt qua lịch sử, đúng không ạ? Vượt qua chính mình để chúng ta nhận thức mới, có những nhận thức mới, kịp với lại thực tế, thực tiễn và kịp với lại thời đại. Cái đó mới là cái khó. Thành ra bây giờ anh Phương có lẽ anh phải còn, anh mới có 80 hơn thôi, không còn được đến 90, hơn 90 nữa anh giảng lại cho các đồng chí nghe hiểu, về: thế nào là chủ nghĩa Mác? Thế nào là Mác và Lênin? Và thế nào là tư tưởng Hồ Chí Minh? Và thế nào là công hữu? Thế nào là tư nhân, thế nào .. thì anh Lược đã viết một bài 40 trang gửi rồi, gửi cả hội đồng lý luận, gửi cả Thủ tướng rồi, gửi hết rồi. Các đồng chí rất coi trọng bài của anh Lược đấy chứ không phải không đâu. Đã chuyển tiếp đến Hội đồng lý luận, đến Bộ chính trị rồi, đã phân tích về chế độ công hữu rồi. Sở hữu cá nhân của những người lao động được giải phóng liên hiệp lại, nó là chế độ sở hữu xã hội, mà hình thức chủ yếu của nó là công ty cổ phần, phải không ạ? Đã viết đấy nhưng mà tôi trình cái đó và đã viết vào cái tờ trình đó để anh mang xuống đọc trước Bộ chính trị thì có đồng chí đứng đầu công tác tư tưởng nói: Thôi cái đó để cho học thuật giải quyết.
Chúng ta không bàn cái chuyện đấy nữa. Thế mà vấn đề đó nó cũng chưa kín, các đồng chí bảo thế nên thôi chúng ta lại phải kiên trì, thế này mới là kiên trì định hướng XHCN. Nó khó là như vậy cho nên tôi chỉ mong được một cái điều đó, là thứ nhất. Hôm nay tôi cũng xin phát biểu cá nhân mà ở chi bộ tôi cũng phát biểu, tôi chỉ xin hai điều. Một là bỏ cái chữ “chủ đạo”, hai là thừa nhận cái xã hội này có xã hội dân sự thì mới dân chủ được, đúng không ạ? Là bởi vì rằng là chúng ta có ba cái trụ cột. Một là Nhà nước pháp quyền, hai là Kinh tế thị trường, ba là Xã hội dân sự. Cả cái thế giới này nó như vậy rồi chứ không phải riêng ta. Mà thực tế nước ta là như thế rồi. Tại sao chúng ta lại không thừa nhận?
Thế thì có đồng chí rất cao nói ở trong một cuộc thảo luận ở cấp cao nhất, nói rằng là: nói xã hội dân sự là vớ vẩn, rơi vào cái “Câu lạc bộ Petophi” của Đông Âu ngày xưa, nó là đối chọi với Đảng cộng sản, nó lật đổ đấy. Thế thì hiểu như vậy thì thôi lại phải nhờ đến anh Việt Phương, nhờ các anh phải đến giảng lại cho về vấn đề dân sự là thế nào chứ, chứ không các đồng chí hiểu như vậy thì … Cũng có đồng chí nói lại ngay: Không, không phải như thế. Xã hội dân sự nó không phải hiểu như thế nhưng mà cũng không … (tiếng ông Trần Phương xen vào: “Nếu thế thì Mác cũng là ‘Petophi’ à? …Chính Mác là nói về xã hội dân sự rất nhiều. Thế thì các ông ý chẳng học chó gì cả!” … Tiếng cười phá lên).
Thưa anh, nếu mà ghi vào biên bản thì hôm nay tôi xin đề nghị, Lưu Bích Hồ xin đề nghị hai điểm đó thôi ạ. Một là bỏ “chủ đạo” và bỏ “công hữu là nền tảng” đi, cái đoạn ấy. Và thứ hai là thừa nhận có xã hội dân sự và thực hiện dân chủ đến nơi đến chốn. Tất nhiên xây dựng xã hội dân sự, phát triển xã hội dân sự, tất nhiên là phải dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thì đã có một cái tài liệu của cơ quan an ninh của chúng ta viết là nên thừa nhận xã hội dân sự định hướng XHCN (nhiều tiếng cười và nói xen vào: nói thế là ông sáng tạo, quá sáng tạo). Có xã hội dân sự nhưng mà định hướng XHCN vào đấy nữa cho nó an toàn. Vâng, thì tôi nói, thôi, thêm vào đó cũng chẳng sao là bởi vì nó cũng là do sự lãnh đạo của Đảng thôi. Đúng không? Không có cái xã hội dân sự nào mà không có sự lãnh đạo, không có sự quản trị của nhà nước. Thế nhưng mà nói ở chỗ khác thì hay hơn, đừng có đứng dính vào đấy. Nhưng mà thôi bây giờ nếu còn phải chấp nhận nhưng mà phải thừa nhận. Nhưng mà trong lãnh đạo, trong giới học thuật kể cả Hội đồng lý luận Trung ương cũng còn đang rất do dự và ngập ngừng và dự thảo chiến lược đã có lúc viết toẹt ra là phải có xã hội dân sự, phải có luật trưng cầu dân ý, phải không ạ? Có luật về hội và thậm chí có đồng chí đề nghị là có luật về Đảng, sự lãnh đạo của Đảng. Đúng không? Đảng, nhà nước ta là pháp quyền, Đảng không thể đứng trên nhà nước được. À, đứng trên pháp luật được. Đảng phải đứng trong nhà nước, trong, trong… pháp luật, thế mới được. Đảng lãnh đạo nhưng mà đảng đứng trong chứ không phải đảng đứng trên, cũng không được.
Những ý kiến như thế tôi nói thật là nó gian truân lắm. Do đó tôi rút ra một cái kết luận cho mình, nhiều kỳ tham gia từ thời anh Phương còn được tham gia thì tôi nói theo các anh đi tham gia rồi, biên tập văn kiện rồi. Cho đến bây giờ 5, 6 kỳ rồi. Tôi thấy mỗi kỳ tiến lên một bước thôi (có tiếng xen vào: “có khi kỳ này là còn thụt lùi” … nhiều tiếng cười). Từ … phải nói là nếu bây giờ muốn được như Đại hội VI thì tình thế nó chưa đến thế. Và chưa có cái ngọn cờ như lúc đấy. Cho nên chưa được, bây giờ phải có tình thế và phải có ngọn cờ, mà tình thế thì chưa đến mức ấy. Thì nói nông dân thế thôi, nhưng mà nông dân chưa đến mức … gì đâu. Thế còn thì … (cười) là tất cả dân vẫn thấy là còn được vui vẻ. Thứ hai nữa là không, chưa có ngọn cờ phất lên, thì mới có thể kết luận được như ý kiến mà là trí tuệ chứ, chứ không có ngọn cờ thì làm sao tiếp thu được trí tuệ. Thế bây giờ thì chúng ta làm thế nào. Đành phải chờ chứ biết làm thế nào (có tiếng nói xen vào). Vâng, đấy! Đấy là tôi xin nói hết cái ý cảm nghĩ của tôi chia sẻ.
Bây giờ tôi nói thêm một tí nữa. Các đồng chí nói nhiều về cái nền tảng kinh tế. Nhưng mà tôi xin bổ sung thêm một cái ý mà cái này tôi còn phân vân, chưa chín lắm, tôi xin hỏi ý kiến các anh, nhất là anh Phương. Chúng ta … nền tảng xã hội của chúng ta là gì? Mà bây giờ Đảng ta đang dựa vào cái nền tảng xã hội gì? Đúng không? Kinh tế thì nói là quốc doanh chủ đạo, rồi tư nhân các anh các chị phân tích nhiều rồi. Vậy nền tảng xã hội chính trị của chúng ta là gì? Liên minh giai cấp công nhân, nông dân với trí thức, đó là nền tảng xã hội chứ gì? Thế bây giờ tôi xin hỏi, đã có lần anh Phương hỏi, cái giai cấp công nhân của chúng ta bây giờ là thế nào mà ông bảo là nó lãnh đạo. Đúng không? Anh đã nói ở trước Bộ Chính trị rồi, và hôm nay cũng nói lại rồi. Đúng không? Chúng ta có bao giờ được vào giai cấp công nhân đâu. (Ông Trần Phương xen vào: “mà giai cấp công nhân đang khốn nạn đây”. Tiếng cười). Vâng. Lãnh đạo sao? Làm sao mà lãnh đạo được? Quốc hội có dựa vào giai cấp công nhân không? Đảng có dựa vào giai cấp công nhân không? Nói mồm thế thôi chứ trên thực tế là không có. Thế bây giờ chúng ta có dựa vào giai cấp nông dân không? Nông dân khổ như thế, khó khăn như vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh là cái sai lầm lớn là đầu tư kém cho nông nghiệp và nông thôn. Mặc dầu có rất nhiều nghị quyết. Nhưng mà chúng ta có dựa …, chỉ khi chúng ta khủng hoảng vừa rồi thì chúng ta mới thật sự thấy cái vai trò của nông nghiệp và nông thôn, của nông dân. Có đúng không ạ? Chứ còn bình thường ra mà nói để ý thì bao nhiêu đến nông dân và nông thôn. Nó đó có phải là chỗ dựa thật vững chắc của Đảng đâu? Ờ, đúng thế. Thế bây giờ chúng ta có dựa vào …, Đảng ta có dựa vào trí thức không? (Có tiếng xen vào: “cũng không nốt”). Cũng không nốt (ông Trần Phương: nhất là đại tri thức thì cũng càng không dựa vào, thế thì dựa vào ai?). Thế là ba cái anh mà đã viết ra trong văn kiện để là chỗ dựa, nền tảng xã hội và chính trị của chúng ta thì chúng ta không dựa được thật ạ, đúng không? Cộng… (ông Nguyễn Trung: “Tôi xin phép trả lời anh Hồ… nền tảng xã hội của chúng ta là nói dối”. Có tiếng cười). Thế thì tôi xin phép anh là tôi cũng chia sẻ với anh cái ý kiến đó. Tức là chúng ta nói mà chúng ta không làm được. Đúng không ạ? Thế còn một cái loại nền tảng nữa rất quan trọng, bây giờ ghi thêm vào, tức là doanh nhân. Doanh nhân. Thế thì doanh nhân chúng ta dựa vào doanh nhân loại nào? Đâu có dựa vào doanh nhân tư nhân, hay là dân doanh. Chúng ta dựa vào các anh đại gia đấy chứ, mà đại gia đó phần lớn là nhà nước, là quốc doanh. Đấy chỗ dựa của chúng ta là như thế. Tôi cho rằng, cái chỗ đó cần phải viết lại vào trong văn kiện hay là ít ra cũng phải đánh giá lại ở trong văn kiện những cái vấn đề như thế. Tức là không phải chỉ vấn đề kinh tế mà vấn đề xã hội, vấn đề chính trị chúng ta, cái nền tảng của chúng ta nói mà không làm được và hai nữa là không phải là chỗ dựa thật sự.
Thế còn nếu bây giờ chúng ta nói rõ ra chỗ dựa của chúng ta là tri thức, chỗ dựa của chúng ta là doanh nhân thì chúng ta làm đi. Đúng không? Mà tôi thì không được đi nhiều như các anh (có tiếng nói xen vào) … Vâng! Phân biệt ra nặng nề ra làm gì. Đúng không? Chúng ta đã như các anh đã nói là bỏ chuyên chính vô sản rồi, đã bỏ đấu tranh giai cấp rồi, đã bỏ nhiều thứ rồi, thực tế thì chúng ta phải dựa vào những cái tầng lớp gì? (ông Nguyễn Trung: “Thưa anh Hồ là cả thế giới người ta nói … dựa vào tầng lớp trung lưu”). Vâng tôi thì tôi tiếp nhận được một cái ý như thế này, tôi đi không được nhiều nước như các anh nhưng mà tôi cảm nhận thấy: xã hội loài người mà muốn văn minh lên nữa, tiến bộ lên lịch sử của nó là chính là đầu tiên là phải có văn hoá, phải có trí tuệ, phải tri thức nữa. Không có tri thức là không có phát triển được, đúng không? Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của trí tuệ, là văn hoá, là văn minh, đúng không ạ? Con người ta từ cầm cái cuốc cái xẻng mà lên tận cơ khí cũng là văn minh … tri thức, của trí tuệ, chứ đâu có phải là dựa vào giai cấp đấu tranh, đúng không? Trước đây có thể nói thời kỳ ông Mác … đã giảng và anh Phương đã giảng thì có thể là như thế chứ tôi không hiểu hết. Nhưng mà bây giờ thì không là như vậy. Đến bây giờ theo tôi là tri thức và doanh nhân, đấy là hai cái lực lượng quan trọng nhất của xã hội chúng ta để mà Đảng ta dựa vào phát triển. Và Đảng phải kết nạp những phần tử ưu tú nhất của dân tộc này mà trước hết là trong tri thức và trong doanh nhân. Thế nhưng mà như thế thì không sửa được bởi vì điều lệ Đảng thì Đảng là của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, mà là đại diện lợi ích thôi chứ không phải là … thì như thế là chưa sửa được.
Thành ra tôi xin phép về cái điểm đó tôi bổ sung thêm cái ý kiến từ sáng nay các anh không nói thì tôi xin bổ sung thêm cái ý đó. Còn những chỗ khác tôi hoàn toàn chia sẻ nhưng mà xin tự nhận lỗi với lại các anh các chị là chưa đủ sức để đưa được những cái suy nghĩ của mình đóng góp được vào cho nó đầy đủ cho cái quá trình … Chứ còn bây giờ, thứ hai, tôi nói kết lại là ý cuối cùng của tôi là thế này: Tạm thời không thông qua cương lĩnh vội, có cái cương lĩnh này không hơn gì bao nhiêu. Thậm chí có những điểm là bất lợi, chưa chín, chưa đủ sức tập hợp hết trí tuệ của dân tộc ta vào trong cương lĩnh, của Đảng ta và trong cương lĩnh, thì tạm thời Đại hội này không thông qua làm gì vội. Anh Phương bảo Đảng thì phải có cương lĩnh, thế theo anh không có thì cũng không sao đâu mà. Đúng không ạ? Chỉ vì có cương lĩnh mà có làm theo cương lĩnh đâu. Và thứ hai, có nhiều cái chúng ta đã vượt cương lĩnh 91. Bây giờ chúng ta cứ bảo cương lĩnh 91 còn 100% giá trị. Đâu có phải. Hay là còn nguyên giá trị. Đâu có phải. Cho nên tạm thời như thế, lùi lại một bước, Đại hội sau nghiên cứu kỹ.
Thứ hai là trên nền đó bây giờ … thưa anh Phương và các anh các chị rằng vì có cương lĩnh đã dự thảo và trước khi dự thảo thì đã có một khung khống chế rồi. Phải không ạ? Cho nên bây giờ dựa vào cương lĩnh thì phải viết chiến lược như thế, phải viết báo cáo như thế… Tôi không dài dòng để kể cũng có một số cái vượt lên thuyết phục được đấy. Ví dụ như vấn đề đặt dân chủ lên trên, phải không ạ? Ví dụ như vấn đề phát triển bền vững, đầu tiên chỉ phát triển bền vững thôi. Sau các vị bảo không, phải nhanh nữa, thế là lại nhét “nhanh”, thế “nhanh” và “nhanh và bền vững” thì có gì mới? Đúng không? Phải nhấn mạnh bền vững thì nó mới là mới. Thế mà không viết được, lại phải thêm lại phải có nhanh vào nữa mới được, mà không nhanh mà không 15% GDP tăng trưởng thì không là nhanh. Thế thưa anh, suốt cả từng đấy cái Đại hội của 64 tỉnh thành phố bao nhiêu phần trăm vượt hết cái trung bình thì không biết ông Nguyễn Quang Thái tính cái trung bình của chúng ta như thế nào. Và sắp tới đây năm năm nữa thì lại mười mấy phần trăm hết thế thì đất nước này có phải là 7%, 8% đâu. Sai bét! Chấn chỉnh lại cái chỗ ấy chứ, chứ không có thì chết. Thế bao nhiêu vẫn thế, vẫn là cái tư không phải tư tưởng bền vững. Ví dụ như thế.
Cho nên tôi thấy là chúng ta phải cố gắng làm sao … nếu như không có … không thông qua cương lĩnh nữa. Bây giờ có còn có độ vài tháng nữa, phải không ạ, có thể kịp sửa báo cáo chính trị là chiến lược viết gọn lại, chắt lọc ra những cái tinh tuý nhất, cốt lõi nhất, cần thiết nhất, thế thôi, thì vẫn được. Thế thì tôi thấy có thể cái khả năng ấy là hiện thực hay không thì cũng xin là cứ mạnh dạn chia sẻ với các đồng chí chứ còn tôi cũng cảm thấy chưa chắc chắn lắm. Có đề xuất ra cũng khó. Bởi vì bây giờ đã qua ba kỳ Trung ương họp rồi, thông qua dự thảo cương lĩnh rồi, thông qua dự thảo báo cáo chính trị rồi, thông qua dự thảo chiến lược rồi, bây giờ lại phủ định lại là “không làm thì không được”, không phải giống như cụ Trường Chinh là viết lại báo cáo chính trị đâu, không chắc, chưa đến cái mức là như thế được. Thế thành ra, thôi thì xin phép dù sao tôi cũng thấy là như anh Phương nói là chúng ta có trách nhiệm nói thì chúng ta cứ nói và nói đó ít nhất chưa đóng góp được ngay cho kỳ Đại hội này thì cũng đóng góp cho cái nền tư duy phát triển cho những cái năm sắp tới. Xin cảm ơn các anh các chị.
(05h 52′ 38″)
Trần Phương:
Ông nói gì nữa không? Ừ.
(Ông ?): Có một vấn đề mà tôi cho là rất quan trọng ..(không nghe rõ). Công tác cán bộ trong cả ba cái văn kiện này tôi đếm có 11 dòng và lại hết sức chung chung và vô vị và thực chất nó lại là vấn đề quyết định cho sự phát triển của chúng ta trong thời gian tới. Và hiện tình các vị thấy là công tác cán bộ hết sức lộn xộn và có thể nói là nguy hiểm. Bởi vì sao? Vì tình trạng mua quan bán chức thì tức là diễn ra quá phổ biến. Một chức trưởng phòng một triệu đô, có người nói rằng chủ tịch là cả chục triệu đô v.v… Người ta kể ra là bây giờ thưa các đồng chí là hiệu trưởng trường đại học cũng là tiền tỷ. Và như vậy là quá nguy hiểm! Tức là người ta dùng tiền để mua cái chức tước đó và cái đó là con đường để tiến lên cấp cao, thì quá nguy hiểm rồi. Đó là điều thứ nhất mà tôi nghĩ là phải được cảnh báo.
Điều thứ hai là cơ chế sử dụng và cơ chế tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp cao. Thì bây giờ cũng không biết tuyển chọn bằng cách nào? Có lẽ chúng tôi cảm thấy dường như có mấy vị cấp trên cao nhất là quyết định cái nhân sự của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, không có công khai, không có minh bạch, không có cạnh tranh, không có… Nghĩa là có bầu cử, có nói chuyện nhưng là hình thức, là hình thức cả. Thế thậm chí có một Đảng bộ Đại hội của thành phố rất là lớn thì sau khi bầu thì ông Bí thư nói là “đúng như dự kiến”, “thành công rất lớn” (nhiều tiếng cười). Thế thì tức là tất cả, chúng ta có tất cả mọi chuyện bầu cử, tất cả giới thiệu, thăm dò ý kiến đủ tất. Nhưng xét cho cùng cái người chúng ta đưa lên vừa kém về tài và đức cũng kém nốt. Vậy vấn đề cơ chế của chúng ta là hỏng rồi. Và nói như anh Trung là nó giả dối cho nên nó dẫn đến một cái tình trạng như vậy. Bầu cử, mọi chuyện có nhưng hoá ra cuối cùng kết quả chả ra gì chứng tỏ rằng cái cơ chế tuyển chọn nhân sự …(không nghe rõ).
Một điều nữa, là cái người lãnh đạo ở tất cả các cương vị đều không có trách nhiệm với những quyết định của mình. Bây giờ một ông Bộ trưởng bộ giao thông để tai nạn xảy ra khắp nơi, vẫn là bình thường. Một ông Bộ trưởng Bộ xây dựng cũng để nhà đổ v.v.. vẫn làm bộ trưởng. Thế thì tôi nghĩ một đất nước này có lẽ là các quyết định không ai chịu trách nhiệm cả (có tiếng xen vào: Phó thủ tướng giải thích rồi). Cho nên, nếu chúng ta kéo dài tình trạng những người lãnh đạo được giao trách nhiệm, quyền lực rất là lớn nhưng vô trách nhiệm với tất cả các quyết định của mình, thì tôi thấy tình hình đất nước sẽ là khôn lường. Bởi vì là “tôi” quyết định ra nhiều chuyện, “tôi” quyết định làm con đường này, tôi quyết định xây dựng cầu kia, tôi quyết định rất nhiều thứ, lập tập đoàn này. Nhưng khi mà nó hư hỏng thì ai chịu trách nhiệm, tôi vẫn ngồi chiếc ghế đó, thậm chí là lên cao hơn còn nhà nước tổn thất, nhân dân tổn thất. Hoàn toàn vô trách nhiệm! (có tiếng xen vào). Vâng và tiếp tục như vậy đấy ạ. Thì tôi nghĩ rằng cái chế độ như vậy thì chắc chắn đất nước chúng ta còn phải chịu nhiều tổn thất lớn. Vì vậy mà tôi cho rằng trong tất cả các thứ mà chúng ta bàn từ sáng đến nay nhưng nếu như công tác cán bộ vẫn giữ như hiện nay, vẫn giữ một thị trường quan chức quá phổ biến (và cái thị trường này nó sẽ bóp chết tất cả các thị trường khác), vẫn giữ một chế độ đề bạt, tuyển chọn và vô trách nhiệm đối với tất cả các quyết định thì tôi xin nói với các đồng chí là tất cả những điều ghi trong các văn bản này, vô nghĩa hết. (hội thảo vỗ tay).
(ông ?) Tôi xin nói thêm một câu nữa, tôi xin bổ sung một câu nữa thôi … để các đồng chí biết thông tin: trong dự thảo chiến lược lúc đầu viết là “đổi mới đồng bộ chính trị và kinh tế”. Thế thì các đồng chí bảo “không được!”. Đưa ra rồi! Bảo “không! phải thêm cái chữ ‘hệ thống’ vào”. “Đổi mới hệ thống chính trị” cơ chứ không phải “đổi mới chính trị”, mà ý của anh em viết chiến lược là đổi mới chính trị là bắt đầu từ thể chế, đúng không ạ? Bây giờ anh bỏ ra chỉ “đổi mới hệ thống chính trị” thôi tức là nhẹ đi rất nhiều. Mà chỉ nói đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thôi chứ không nói đổi mới Đảng. Thế cho nên nó có những vấn đề zích zắc như thế, nó khó lắm.
Hai là lại nói thế này: “chúng ta chậm đổi mới tư duy phát triển”. Thế các đồng chí bảo tư duy phát triển là gì? Thế mới gay chứ anh ạ. Cuối cùng là phải nắn nó lại, “đổi mới tư duy phát triển kinh tế xã hội”. Thêm vào đó được bốn chữ “kinh tế xã hội” thì được chấp nhận. Còn nếu mà chỉ nói “đổi mới tư duy phát triển” không thôi thì không được chấp nhận. Mà các anh các chị biết, đổi mới đâu chỉ có kinh tế xã hội không, cả chính trị nữa chứ, đúng không? Mà khi nói “đổi mới tư duy phát triển” có nghĩa là đổi mới tư duy toàn diện chứ không phải chỉ riêng kinh tế xã hội. Đấy nhé tôi nói thêm mấy thông tin đó để các anh các chị biết là cái sự đổi mới của chúng ta nó gian khổ và nó còn nhiều cái ngập ngừng lắm chứ không phải là dễ.
(Ông ?): Thưa anh Trần Phương và thưa tất cả các anh các chị!
Tôi nhất trí với lại ý kiến từ sáng đến giờ. Và tôi nói thật với các đồng chí là chưa bao giờ là chúng ta đứng trước nhiều thách thức như bây giờ. Mà về phía dân tôi thấy bây giờ người ta cũng ít tin tưởng, phải nói như thế. Cái niềm tin của dân với Đảng và Nhà nước, với chế độ thì phải nói là xuống cấp ghê gớm. Và dân bây giờ người ta hầu như … nếu người ta … đương nhiên cuộc sống người ta phải tự sống, phải tìm mọi cách để lăn lộn để sống. Cho nên người ta cũng chẳng muốn bàn đến chuyện gì nữa vì bàn cũng chẳng để giải quyết cái gì. Mà các nhà trí thức cũng thế thôi, bây giờ cũng là … vì nói cũng chẳng giải quyết được cái gì.
Cho nên theo cái chung từ lâu rồi trong miền Nam nó có một cái gọi là “chủ nghĩa Mac-Kê-No” ấy mà, tức là “chủ nghĩa mặc kệ nó”. Đảng cứ làm, lãnh đạo cứ làm, nhà nước cứ làm và dân cứ làm. Mỗi người, người nào làm việc ấy, đấy tôi thấy bây giờ có một thực trạng như thế.
Thứ hai là hiệu quả kinh tế thì cũng là hầu như là không được quan tâm và rất là lãng phí và thất thoát. Bây giờ, từ sáng đến giờ các đồng chí phát biểu nhiều nhưng tôi thấy có một cái ý này. Tôi muốn lưu ý á, hội nghị không quan tâm và ta cũng nên mạnh dạn đề xuất ở trong này. Trong chiến lược có nói thế này: “Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc Nam”. Đó, đây là một ý lách rất là hay, rất khéo. Nhưng “đường sắt cao tốc Bắc Nam” là vấn đề còn đang rất là nan giải mà tôi thấy là nếu xây dựng cái này trong giai đoạn này dứt khoát là không nên rồi. Mà năm sáu chục tỷ đô la, không phải là ít. Mà bây giờ chúng ta nếu mà đưa cái này vào chỉ cần thông qua được cái là thôi thì nó sẽ là áp lực và sẽ là cái cớ để người ta thực hiện bằng mọi cách. Mà như chị Thu Hương nói bây giờ vẫn là dự án. Mà có dự án là tiền. Mà năm sáu chục tỷ đô la, tôi nghĩ rằng là khi xây dựng thành công cái này không phải là năm sáu chục tỷ, hàng trăm tỷ. Mà như thế thì chắc người liên quan đến cái này chia nhau không phải là trăm nghìn đô mà hàng triệu, nhiều triệu đô. Đấy cho nên tôi nghĩ là phải đưa cái ý này (có tiếng xen vào là: “Cái chuyện đường sắt Bắc Nam…tháng 4…”). Đấy, Quốc hội là, cũng là .. Thì tôi đề nghị chị Thu Hương chỗ Quốc hội cũng phải đặt vấn đề này ra là có nên đưa vào không. Và tôi cho đây là vấn đề đang bàn cãi, chưa rõ, cho nên chưa nên đưa vào cái nhiệm kỳ này. Còn tất cả các cái ý khác tôi cũng đã viết góp một số ý cho nó cụ thể khoảng 6 trang. Bây giờ hết thời gian tôi xin dừng ở đây. Xin cám ơn!
Trần Phương:
Tôi thì xin có một ý kiến nhỏ thôi. Lúc nãy các anh nói là cái tư tưởng ở trong Đảng ta đấy nó không có rõ ràng. Tôi thực tình mà nói rằng nó có nguyên nhân để nó không rõ ràng đấy ạ.
Ta nên nhớ rằng cái Đảng ta đó, bước vào thời kỳ xây dựng đó là trong điều kiện mà quốc tế cộng sản đã có những nghị quyết về đường lối CNXH rất rõ ràng rồi. Tôi nhắc các đồng chí nhớ là năm 1957 tất cả các Đảng cộng sản họp lại với nhau ra một nghị quyết là qui luật tiến lên CNXH là gì? Là chuyên chính vô sản này, là chế độ công hữu chiếm địa vị chi phối này, là hợp tác hoá nông nghiệp này, là phát triển kinh tế một cách có kế hoạch này. Tất cả những điều đó rút ra kết luận từ kinh nghiệm của Liên Xô, từ mô hình Xô Viết mà người ta gọi là mô hình Stalinit đấy, đấy là năm 57. Tất cả các Đảng cộng sản và công nhân đã ra một nghị quyết đó. Đến năm 1960, cũng một nghị quyết y hệt như thế khẳng định lại tất cả những điều đó là qui luật và dựa vào những kết luận đó, người ta đã khai trừ Nam Tư ra khỏi cái hệ thống XHCN. Nên nhớ đây là một hệ thống tư tưởng của một thời đại.
Cho nên có khi, cái hôm mà có đồng chí hỏi tôi là về đồng chí Lê Duẩn, người ta nói là tại sao anh ca tụng anh Lê Duẩn mà là một người biết nghe như thế mà anh ấy không đổi mới được? Tôi trả lời thế này này: anh Lê Duẩn tuy cũng là một người rất là tỉnh táo đấy, nhưng ông ý nằm trong một hệ thống tư tưởng mà ông không thoát ra được. Ông không thoát ra được. Bởi vì thế này này, chính ông Lê Duẩn đi họp cái hội nghị 57, hội nghị 60. Ông ý là những người thiết kế ra cái hệ tư tưởng của cả cái hệ thống XHCN thế giới này. Nó đấy. Cho nên tôi nói thật với các anh đó, khi năm 86 chúng ta đổi mới đó thì ông mới chịu cái sức ép của thực tế là ông không thể nào không theo cơ chế thị trường được. Ông phải chịu, nhưng ông chưa kiểm điểm cái tư tưởng của ông đâu. Á! … cả một hệ thống tư tưởng bao trùm tất cả những người cộng sản ở cái nước này vẫn như cũ. Vẫn như cũ! Cho nên anh cứ tưởng là đổi mới, anh đã đổi mới được đâu.
Cho nên các anh có nói là cái Cương lĩnh năm 91, tôi xin lỗi anh, Cương lĩnh năm 91 y hệt cái hệ thống tư tưởng mà … của cái hệ thống Xô viết. Có gan thì anh phải xem lại 6 cái điểm mà cái Cương lĩnh 91 ghi, cũng chuyên chính vô sản, cũng công hữu, cũng phát triển có kế hoạch v.v… Cho nên vì cái người Việt Nam đó, ông không tự kiểm điểm cho nên cho đến bây giờ cái tư tưởng của ông đó ông vẫn giữ những cái cũ. Tôi xin lỗi anh!. Khi tôi đọc cái bản mà anh Đỗ Mười viết cách đây mấy tháng đó. Rồi anh Lê Khả Phiêu cũng viết luôn nữa. Tôi bảo là mấy cái ông này đầu óc cũ quá đi, chết mất thôi. Bởi vì ông có kiểm điểm gì đâu. Ông có tiếp nhận cái tư tưởng như thế nào. Cách đây mấy chục năm thì bây giờ ông vẫn y như thế. Cho nên rằng tôi nghi ngờ là tôi nói ví dụ như là gọi là ban lý luận, Hội đồng lý luận Trung ương. Tôi bảo là mấy chú đó có kiểm điểm mẹ gì đâu, mấy chú là giữ nguyên như cũ, rồi, vì ba cái thằng già này rút lui hết rồi thì người ta cử mấy chú vào ngồi đấy trong đó có Lê (Tô) Huy Hứa, Lê gì gì đấy. Thì tôi xin lỗi, những chú đó đọc bao nhiêu sách của Mác và Lênin. Có lúc nào mà ngồi nghĩ rằng cái tư tưởng nào của Mác là đúng, tư tưởng nào của Mác dự báo, là sai? Chưa bao giờ người ta ngồi nghĩ. Hôm nay anh Đào Công Tiến bảo là tư tưởng của Mác có cái sai, có cái đúng. Quá đúng rồi. Tất cả những dự báo của Mác về CNXH và về chủ nghĩa cộng sản, tôi xin lỗi, tôi nói thẳng là sai. Mà đấy là ông ý dự báo thôi, tức là ông ý dự báo dựa trên cái như Lênin nói, tức là ông nghiên cứu cái qui luật của một sinh vật. Rồi từ cái quá khứ của sinh vật đó mà ông ý nghĩ rằng cái sinh vật đó sẽ phải tiến triển theo cái hướng như thế này, đấy là dự đoán thôi.
Cái sai của những người cộng sản là ông dựng cái đó thành nguyên lý, Ông dựng cái đó thành giáo điều, mà ông giữ chết những cái giáo điều đó thôi. Nhưng tôi xin lỗi! Gần như tất cả các nhà lý luận của chúng ta kể cả những người mà hiện nay cầm quyền họ chưa bao giờ có dịp mà ngồi lại kiểm điểm xem là cái gì là đúng, cái gì là sai. Cho nên tôi nghĩ là lúc nào cũng tụng là “nền tảng của chúng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin”. Tôi xin lỗi, Lênin có nhiều điều sai. Tôi nói thế này, Lênin nói về hai sách lược là sai. Ông nói là cách mạng dân chủ xong phải tiến lên luôn cách mạng XHCN. Không đúng! Chúng ta làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi, tôi xin lỗi, phải 100 năm nữa chúng ta mới nghĩ đến được CNXH, trên 100 năm nữa mà ông nói là ông làm luôn cách mạng XHCN à. Chính vì chúng ta theo tư tưởng của Lênin là sau cách mạng dân tộc dân chủ thì ta làm luôn cách mạng XHCN. Cho nên chúng ta mới ngã bổ chửng ra. Chúng ta phá hết cả kinh tế tiểu nông, vừa mới chia ruộng cho người ta rồi thì lại bảo là các chú góp ruộng lại, đưa cái hợp tác xã cấp cao tức là cấp và (…) v.v…
Cho nên những tư tưởng lý luận, kể cả của Lênin và một số cái của Mác nữa là sai. Mà người Việt Nam chưa lúc nào ngồi tự kiểm điểm cả. Có đúng không? Thực ra mà nói đó, hôm nay chúng ta mới có dịp nói với nhau, công khai tôi cũng chẳng nói bởi vì tôi nói rằng nói cho họ nghe để làm gì, tranh luận mất thì giờ, để thì giờ ta đi dạy trẻ con. Nhưng mà hôm nay đó, nói ra để nói rõ rằng, chúng ta có rất nhiều cái mơ hồ, và chính vì cái mơ hồ trong tư tưởng đó cho nên Cương lĩnh đầy rẫy những cái sai. Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói định hướng XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ XHCN mà ông cóc hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản là cái gì. Trong khi đó ông mời hết các cái thằng luật gia của CNTB nó đến nó dạy ông. Nhiều chuyện!
Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác. Tôi nghĩ là cái tệ hại đó phải chấm dứt, phải sửa. Nhưng mà ai sửa? Những người cầm quyền bây giờ họ chẳng có thì giờ mà họ nghĩ đến chuyện đó đâu. Họ cứ miễn là một nhiệm kỳ này họ cứ ngồi đấy, còn nhiệm kỳ sau thì họ về hưu rồi. Tuỳ, thằng nào tiếp tục thì tiếp tục. Cho nên tôi nghĩ rằng đấy là lời bình luận của mình thôi.
Bây giờ, không biết là, bốn rưỡi rồi không biết là có được xin phép mấy câu kết luận không. Nhở.
Tôi thì xin thưa với các đồng chí như lúc đầu tôi nói đó, là người ta cả một cái Đảng, cả một cái nước, năm năm người ta mới có một lần thảo luận về đường hướng của đất nước, người ta mở rộng dân chủ thì không biết hình thức hay là thực chất thì không cần, nhưng miễn là người ta mở rộng dân chủ. Thế thì không lẽ các nhà Kinh tế học, những nhà lý luận có thể nói là rất (…) của lớp trí thức chứ không phải lớp trí thức bình thường đâu, thế các ông không thảo luận à, ông không phát huy ý kiến à.
Cho nên chúng tôi mới bàn với nhau là thế nào chúng ta cũng nên có một cuộc thảo luận. Thế nhưng mà có nhằm để sửa như anh Hồ nói không, tôi thực tình là không nghĩ như thế. Tôi chỉ nghĩ là những ý kiến của chúng ta đúng và sai thì tuỳ, bởi vì không ai phán xét chúng ta. Ông có quyền nói cái ý của ông. Hai ý nghĩa, thứ nhất là chúng ta chuyển cho cái Ban văn kiện, Ban văn kiện thôi chứ mấy cái ông đứng đầu Ban văn kiện tức là Bộ Chính trị đó, ông ý làm gì có thì giờ ông ý đọc, có phải không? Anh biết thừa đi là họ chẳng có thì giờ đọc. Thế thì cuối cùng là một cái lớp bồi bút, như tôi đã từng làm một bồi bút, rồi đến lượt ông Hồ làm bồi bút thì ông có đọc thì đọc thôi. Và nếu có chen được vào một vài ý mà như ông Hồ đề nghị thì cứ việc. Còn nếu không chen được thì (…) Đó là ý thứ nhất, mục đích thứ nhất. Nhưng mục đích thứ hai là gì, ít ra cũng ghi vào văn bản và lưu ở cái hội Khoa học kinh tế này, hoặc ở đâu đó là: cái năm 2010 này đó, đã có một số nhà trí thức góp những ý kiến đó. Vậy thôi. Có thể mười năm sau người ta bảo ừ rất tiếc cái đám trí thức đó có nhiều cái ý đúng mà người ta không tiếp nhận. Vậy thôi.
Đó là chuyện của lịch sử nhưng ít ra để nói rằng, cái giới trí thức của nước này cũng không ngu đến mức nó tự lừa dối nó đâu. Có phải không ạ? Chứ còn hy vọng rằng người ta nghe như giới trí thức này và nhiều trí thức khác. Nếu ông hy vọng như thế thì ông hơi ảo tưởng đấy. Tôi nghĩ rằng nếu ta làm được cái điều mà như chúng ta vừa nói cũng đã tốt rồi. Ít ra chúng ta chứng tỏ với xã hội rằng chúng ta có trách nhiệm đối với xã hội. Khi người ta yêu cầu mình góp ý kiến mình sẵn sàng nói, nói thẳng cái ý kiến của mình dù có thể đó là sai. Đó là được. Tôi nghĩ là nếu chúng ta đạt cái điều này thì cũng tự an ủi mình là mình không phí thì giờ. Có phải như vậy không? (vỗ tay).
Thế còn chúng tôi dự định hai ngày nhưng mà chắc là các đồng chí nói rồi và nhiều đồng chí nói với tôi là tôi không cần nói nữa, các anh nói tôi nghe rồi. Tôi đồng ý, thì có được không? Và như thế hôm nay chúng ta có thể kết thúc được.
Thế thôi thay mặt hội Khoa học kinh tế, cám ơn các đồng chí (vỗ tay). À, vâng, cái này thì thuộc Ban thư ký hội khoa học kinh tế. Ông muốn ghi thế nào thì ghi.
Hết
–
Những người phát biểu:
- GS Trần Phương: cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng (PTT), cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN
- Đào Công Tiến: cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cựu thành viên Ban nghiên cứu chiến lược Chính phủ
- Việt Phương, cựu Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS
- Nguyễn Trung, cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu củaThủ tướng, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS.
- PGS Võ Đại Lược, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng.
- GS-TSKH Nguyễn Mại, cựu Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Vũ Khoan, cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên TƯ Đảng
- Vũ Quốc Tuấn, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng
- PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN
- TS Lê Đăng Doanh, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS
- GS Nguyễn Đình Hương, cựu Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội.
- GS Lê Du Phong, cựu Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- GS Đào Xuân Sâm, cựu trưởng khoa quản lý kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, từng là thành viên nhóm tư vấn của cố tổng bí thư Trường Chinh trước Đại hội Đảng lần thứ VI, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng
- GS Phan Văn Tiệm, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính
- Phạm Chi Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS
- Dương Thu Hương, cựu Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước
- TS Lưu Bích Hồ, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- GS Vũ Huy Từ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế VN