GIẢ DỤ bây giờ đảng ta..
GIÁO DỤC ĐƯỢC ĐẢNG VIÊN, CÁN BỘ và NHÂN DÂN
CĂM THÙ quân xâm lược TRUNG CỘNG...
*
"...theo chúng tôi biết, lòng căm ghét bọn Tàu Cộng thâm độc hiện đang dâng lên rất cao trong dân chúng. Đến trẻ con chơi trò “quân ta quân nó” thì “quân nó” phải được quy định trước là Tàu và “quân nó” bao giờ cũng thua, chúng tôi đã chứng kiến những việc hồn nhiên ấy của lứa tuổi thơ vào hàng cháu chắt mình ngay tại Hà Nội. Tuy nhiên... cái giả dụ của anh khiến chúng tôi băn khoăn vì chợt nhớ tới lời ngài Nguyễn Sinh Hùng, đại ý:... lấy ai mà làm người ngồi trên đầu dân nữa. Băn khoăn nó là thế đấy anh ạ. Chúng tôi có viết trong một Lời bình trước đây:
Âm mưu thôn tính lãnh hải của các nước Đông Nam Á bằng kế hoạch đường lưỡi bò cầm chắc thế nào cũng thất bại. Tuy nhiên cảnh giác không bao giờ thừa, và cảnh giác ở một nước như Việt Nam phải coi là nhiệm vụ hàng đầu vì bọn tiếp tay cho giặc hôm nay ma mãnh hơn nhiều những kẻ bán nước dưới thời phong kiến, bởi những kẻ ấy dầu sao trong lương tâm cũng còn chút xấu hổ, điều mà bọn phản quốc hôm nay có bói cũng không thấy. Mặt của chúng chường ra ở đâu cũng cho ta một cảm giác rất rõ chúng là loài... máu lạnh”.
-Bauxite Việt Nam-
http://boxitvn.blogspot.com/2012/12/cai-bay-y-thuc-he-cuc-ky-nguy-hiem-cua.html#more
Cái bẫy ý thức hệ cực kỳ nguy hiểm của Trung Cộng
“Giả dụ bây giờ “Đảng ta”… “giáo dục” được đảng viên, cán bộ và nhân dân ta cái lòng căm thù quân xâm lược Trung Cộng như thế, thì chắc du kích cụ Hồ bắn bỏ được vô khối kẻ mà họ liệt vào hạng Việt Gian phản quốc” – Vũ Cao Đàm. Thưa Anh Vũ Cao Đàm, theo chúng tôi biết, lòng căm ghét bọn Tàu Cộng thâm độc hiện đang dâng lên rất cao trong dân chúng. Đến trẻ con chơi trò “quân ta quân nó” thì “quân nó” phải được quy định trước là Tàu và “quân nó” bao giờ cũng thua, chúng tôi đã chứng kiến những việc hồn nhiên ấy của lứa tuổi thơ vào hàng cháu chắt mình ngay tại Hà Nội. Tuy nhiên... cái giả dụ của anh khiến chúng tôi băn khoăn vì chợt nhớ tới lời ngài Nguyễn Sinh Hùng, đại ý:... lấy ai mà làm người ngồi trên đầu dân nữa. Băn khoăn nó là thế đấy anh ạ. Chúng tôi có viết trong một Lời bình trước đây: “Miệng lưỡi cộng sản thì cực kỳ kinh khủng mà cộng sản Trung Quốc là loại cộng sản trộn lẫn với phong kiến từ Tần Thủy Hoàng đến Mãn Thanh nên mưu sâu kế hiểm trong lời lẽ của chúng còn tăng lên gấp trăm. Đằng nào chúng nói cũng xuôi cả. Nhưng cứ xem cả thế giới đang ngày càng cảnh giác, nghi ngờ và căm ghét chúng thì đủ biết thủ đoạn nói ngược nói xuôi của chúng hiệu quả đến thế nào. Âm mưu thôn tính lãnh hải của các nước Đông Nam Á bằng kế hoạch đường lưỡi bò cầm chắc thế nào cũng thất bại. Tuy nhiên cảnh giác không bao giờ thừa, và cảnh giác ở một nước như Việt Nam phải coi là nhiệm vụ hàng đầu vì bọn tiếp tay cho giặc hôm nay ma mãnh hơn nhiều những kẻ bán nước dưới thời phong kiến, bởi những kẻ ấy dầu sao trong lương tâm cũng còn chút xấu hổ, điều mà bọn phản quốc hôm nay có bói cũng không thấy. Mặt của chúng chường ra ở đâu cũng cho ta một cảm giác rất rõ chúng là loài... máu lạnh”. Bauxite Việt Nam |
Ngày 2/12/2012, trang điện tử của Chính phủ Việt Nam giật dòng tít trang trọng: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu ĐCS Trung Quốc”. Tiếp đó là lời giới thiệu: “Ngày 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc do đồng chí Lý Kiến Quốc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ kiêm Tổng Thư ký Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc dẫn đầu, sang thăm Việt Nam và thông báo kết quả Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc” (Xem:baodientu.chinhphu.vn).
Bọn Trung Cộng đểu giả đến thế là cùng: Trong khi chúng vẫn hoành hành trên Biển Đông, vẫn lầm lũi lần mò hang cùng ngõ hẻm để xâm nhập và phá hoại đất nước chúng ta, thì chúng cho một đoàn sơn lâm thảo khấu sang Việt Nam… ra cái điều… bẩm báo các “đồng chí Việt Nam” về kết quả đại hội của chúng. “Đồng chí của Đảng ta” được tâng bốc đến thế là không còn gì để nói.
Đọc xong bài này người đọc dựng cả tóc gáy, lợm giọng, ngứa tai.
Ngay sau khi bình thường hóa quan hệ, Trung Cộng đã ý thức rất rõ, các nhà lãnh đạo Việt Nam rất cần chỗ dựa ý thức hệ sau khi đất nước “anh cả” Liên Xô và một loạt nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) sụp đổ. Và chúng đã mở rộng vòng tay để đón các “đồng chí” Việt Nam.
Trên mạng còn nhan nhản những bài viết về các cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo đảng của hai nước, bọn đầu sỏ của đế quốc Trung Cộng luôn vuốt ve chèo kéo bằng những giọng điệu rất chi ngon ngọt về hai đất nước: “Sơn thủy tương liên/Lý tưởng tương thông/Văn hóa tương đồng/Vận mệnh tương quan”.
Đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã đề xướng và lôi kéo các nhà lãnh đạo đảng Việt Nam vào hùa với phương châm “16 chữ vàng”… "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" xem như đánh dấu một giai đoạn “có tầm cao mới” trong quan hệ Việt Trung được ghi nhận trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999.
Bọn gian manh Trung Cộng còn ve vãn việc thực hiện phương châm “16 chữ vàng” trên tinh thần 4 tốt: "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Nhưng cũng chính từ những giờ khắc đó đó, phía sau những lời lẽ ngon ngọt như rót vào cổ họng từng giọt mật ong đó, chúng ta đã và đang quan sát thấy bọn đế quốc Trung Cộng, một bọn thảo khấu gian manh, ngày càng phát xít hóa đã làm những việc gì?
Chúng phát động “cuộc chiến tranh nhân dân” theo đúng tư tưởng của quan thầy Mao Trạch Đông của chúng, một tên bạo chúa, một lãnh tụ ma giáo nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, kẻ đã giết hại không ghê tay hơn sáu chục triệu đồng chí, đồng bào máu mủ ruột thịt của mình từ các cuộc thanh trừng mang những cái tên mỹ miều cách mạng, như “Chỉnh phong”, “Tam phản”, “Ngũ phản”, “Bách gia tranh minh, Bách hoa tề phóng” (Trăm hoa đua nở/Trăm nhà đua tiếng),... rồi “Đại cách mạng văn hóa”.
Cuộc chiến tranh nhân dân theo tư tưởng Mao Trạch Đông mà bọn đế quốc Trung Cộng đang phát động trên toàn bộ vùng đất vùng biển của Tổ quốc chúng ta là một cuộc chiến tranh nhân dân bẩn thỉu nhất và đê hèn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại: Bọn Trung Cộng dùng “nhân dân” của chúng đi mua rắn, mua ốc bươu vàng, mua mèo,… để kích thích dân ta phát triển những loài này trên khắp cánh đồng; rồi mua rễ sim để “trọc hóa đồi xanh” và triệt phá môi trường sống và môi trường sản xuất của Việt Nam; chúng mua khoai, mua dưa hấu, mua gạo trộn cát theo kiểu triệt phá để làm tan hoang nền sản xuất Việt Nam, chúng chơi đủ trò nhơ bẩn để thắng thầu tới 90% công trình công nghiệp… rồi để đó để triệt phá các chương trình công nghiệp hóa của Việt Nam; chúng mượn đất chôn bố mẹ ông bà chúng, rồi tuyên bố xanh rờn “mộ ông bà chúng ở đâu, thì đất Trung Cộng ở đó”; chúng cho các công ty đểu đến thuê cả 300 ngàn hecta rừng trong suốt nửa thế kỷ, để chiếm đất; chúng vuốt ve những kẻ quyền cao chức trọng ký dâng cho chúng những vùng chiến lược hiểm yếu trên đất Tây Nguyên, chúng cho cả chục ngàn con tàu đội lốt dân sự tràn xuống Biển Đông, và, đương nhiên, chúng vẫn có quyền khua môi múa mép “không dùng vũ lực trên Biển Đông”, vân vân và vân vân. Rồi gần đây nhất, là những đoàn quân “nhân dân” lũ lượt đi du lịch khắp mọi nẻo đường Việt Nam với tấm hộ chiếu in hình lưỡi bò để khẳng định cái gọi là “chủ quyền” phi pháp của bọn hải tặc Trung Cộng.
Với cái gọi là đường lối chiến tranh nhân dân của Mao Trạch Đông, bọn đế quốc xâm lược Trung Cộng sẽ còn hoành hành ngang ngược và bẩn thỉu hơn nữa trên mảnh đất đã nhuốm máu các thế hệ cha ông.
Nhưng chúng vẫn là đồng chí “thắm tình hữu nghị Việt Hoa”!!!
Vẫn rất nhiều đồng chí của “đảng ta” đang ôm hôn thắm thiết bọn đồ tể khát máu Trung Cộng, thậm chí chắp cả hai tay cung kính cúi rạp… chỉ có điều cái trán vốn “vênh váo”… “anh hùng” của các đồng chí chúng ta chỉ mới suýt chạm vào đế giày của kẻ xâm lược đã giẫm đầy máu của các anh “bộ đội cụ Hồ”.
Cái “Lý tưởng tương thông” giữa các “Đồng chí tốt” là một cái bẫy vô cùng gian xảo.
Một mặt, bọn Trung Cộng muốn tỏ ra như một chỗ dựa cho những ai còn trung thành với cái lý tưởng đã sụp đổ, và chúng tin tưởng rằng, nhiều kẻ sẽ bán đứng quyền lợi của Tổ Quốc để mua lấy cái chỗ dựa vững chắc của người “anh em, đồng chí” môi hở răng lạnh.
Một mặt khác, bọn Trung Cộng thừa biết, lý tưởng cộng sản ngày nay đã không còn hấp dẫn nhân loại như nửa đầu thế kỷ XX, người ta đã ghê sợ nền cai trị độc tài đã diễn ra ở tất cả các nước theo thể chế cộng sản. Và chúng tâng bốc Việt Nam, nịnh bợ các “đồng chí Việt Nam” như người anh hùng còn sót lại của thế giới cộng sản để thế giới ghê sợ Việt Nam, để láng giềng xa lánh Việt Nam, để chia rẽ chính nội bộ dân tộc Việt nam, và trước hết là chia rẽ Đảng với toàn dân tộc Việt Nam, chúng dựng trước mắt “Đảng ta” những ai biểu tình chống sự xâm lược của Trung Cộng đều là “thế lực thù địch” của “Đảng ta”. Chúng đã kích động được cái “Đảng ta” thẳng chân đạp vào mặt các đồng chí của họ, những người đang giơ tay đả đảo quân xâm lược Trung Cộng; chúng đã kích động được “Đảng ta” hoảng loạn trước phong trào phản ứng của những nông dân bị cướp đất làm giàu cho bọn con cái các nhà tư bản đỏ, đến mức huy động cả lực lượng vũ trang đi đàn áp người nông dân khai hoang lấn biển Đoàn Văn Vươn hai sương một nắng ở Tiên Lãng, rồi những người nông dân tay không tấc sắt trên cánh đồng lúa Văn Giang.
Tội ác của Trung Cộng không thể kể xiết.
Máu của dân tộc Việt Nam đã đổ, biển đảo của Tổ quốc đã bị Trung Cộng chiếm đóng vì chung ý thức hệ với Trung Cộng, vì các “đồng chí của chúng ta” đã ngây thơ tin rằng Trung Cộng đánh đuổi “quân Ngụy” để giúp “chúng ta” lấy lại biển đảo từ tay của “bọn ngụy quân”, nhưng là những người con trung thành của Tổ quốc quyết ngã xuống để bảo vệ từng hạt cát của Hoàng Sa. Và các “đồng chí của Đảng ta” mang niềm tin “rất đồng chí” rằng, ngày mai các “đồng chí Trung Cộng” sẽ bàn giao lại cho Hoàng Sa về trong lòng Tổ Quốc….
Bài học ấy chưa đủ thấm, để hôm nay nhiều “đồng chí của chúng ta” vẫn ôm hôn kẻ thù ngàn đời không đội trời chung của dân tộc; để hôm nay, các phương tiện truyền thông vẫn ra rả lên án vạch tội những người đáng ra hôm nay chúng ta phải đồng minh với họ để chống lại Trung Cộng xâm lược.
Phải nói, bọn đế quốc Trung Cộng đã quá giỏi khi tung ra những games tuyệt chiêu trên bàn cờ địa-chính trị của thế giới đương đại.
Kết thúc những dòng tản mạn này, tôi muốn kể lại câu chuyện có thực ở làng tôi hồi đầu kháng chiến chống Pháp. Khi đó, vẫn cái “Đảng ta” này đã tuyên truyền thế nào, mà dân chúng ai ai cũng căm thù quân xâm lược Pháp.
Theo địa danh rất cổ, thì làng tôi nằm trong tổng Đồng Xâm, thuộc phủ Trực Định, trấn Sơn Nam Hạ khi xưa, có nghề chạm bạc, có 3 vị đứng ra lập một công ty, gọi tên là “Công ty Ký Đệ Lượng” (gồm ông Cửu Ký, ông Nhang Đệ, ông Giáo Lượng). Công ty này nhận được một hợp đồng với một thương gia người Pháp. Khi người Pháp về làm việc với công ty, thì ba ông kết cái cổng chào bằng lá dừa và làm một cái băng-rôn bằng tiếng Pháp “Bienvenue!”, nghĩa là “Kính chào!”…
Khi phong trào du kích chống Pháp lên cao, anh em du kích đi lùng sục tìm 3 ông… vì nghi các ông là… Việt Gian phản quốc. Trong 3 ông, thì ông Nhang Đệ đã mất, ông Giáo Lượng đã đi khỏi làng, chỉ còn ông Cửu Ký ở lại. Thế là đang đêm, họ bắt ông Cửu Ký… mang ra bãi sông bắn luôn và vứt xác ông ở đó. Một người dân đã chôn giấu chu đáo, và gần đây con cháu ông mới tìm lại được mộ của ông để chôn cất tử tế. Con trai và cháu chắt ông Cửu Ký hiện sống ở Hà Nội. Chắc thể nào cũng có người trong số họ sẽ đọc những dòng này. Tôi xin thắp một nén nhang kính cẩn trước vong hồn oan uổng của ông.
Hành động của anh em du kích có thể xem là quá khích. Nhưng họ hành động chỉ vì yêu nước, phù hợp với trình độ của dân khi đó… Giả dụ bây giờ “Đảng ta”… “giáo dục” được đảng viên, cán bộ và nhân dân ta cái lòng căm thù quân xâm lược Trung Cộng như thế, thì chắc du kích cụ Hồ bắn bỏ được vô khối kẻ mà họ liệt vào hạng Việt Gian phản quốc,… thực sự tệ hại gấp hàng tỷ tỷ lần ông Cửu Ký ở làng tôi những năm đầu chống Pháp.
V.C.Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
-The time to say some words to you, Chinese. (Mafiovi)
MỸ: MỘT SIÊU CƯỜNG VỚI NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 3/12/2012
MỸ: MỘT SIÊU CƯỜNG VỚI NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM
Bảo Frankfarte Allgemeine (FAZ) - tháng 11/2012
Từ tình trạng nợ công cho tới những thách thức từ Trung Quốc - tình thế đang xấu đi với nước Mỹ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ trước đến nay luôn là một siêu cường. Chính xác hơn, đây là cường quốc duy nhất thực hiện vai trò đảm bảo trật tự thế giới, theo đuổi các lợi ích toàn cầu và có được các công cụ để thực hiện những mục tiêu kể trên, về kinh tế, Mỹ hiện vẫn là nước dẫn đầu. Xét về tiềm lực quân sự, nước này vẫn bỏ xa các cường quốc khác. Ngay cả trong lĩnh vực “quyền lực mềm”, Mỹ vẫn được coi là một quốc gia có sức hấp dẫn lớn mà khó có nước nào sánh được. Các cường quốc kinh tế mới nổi cũng đang dần bắt kịp Mỹ, nhưng cũng chưa thể vượt Mỹ, ngay cả Trung Quốc cũng không thể sớm làm được điều đó.
Tuy nhiên, phần lớn người dân Mỹ lại đang có một cảm giác lo sợ, rằng mọi thứ đang trở nên xấu đi với đất nước họ, rằng đất nước họ đang đi sai hướng. Đây là một tiến triển đáng lưu ý với một dân tộc vốn gần như được lập trình để trở nên lạc quan, khi mà một phần không nhỏ người dân, bao gồm cả tầng lớp trung lưu da trắng, đang nhìn về tương lai với sự nghi ngờ và bi quan. Nhiều người dân Mỹ giờ đây coi hiện tại không phải là một cuộc dạo chơi thoải mái trong một thế giới vói những thay đổi đầy kịch tính. Làm sao họ có thể nghĩ như vậy được sau nhiều năm chiến tranh và
khi những trải nghiệm đau đớn về cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn sâu sắc? Nền kinh tế đang dần vượt ra khỏi suy thoái, nhờ vào, ở một mức độ nào đó, các biện pháp kích cầu mạnh mẽ của nhà nước và điều này đã khởi đầu một sự hồi phục cho nền kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế trong năm chỉ đạt ở mức khá khiêm tốn, dưới 2%. Mức tăng trưởng này là chưa đủ để cải thiện tình hình trên thị trường việc làm một cách rõ ràng và bền vững. Tỉ lệ thất nghiệp, vốn “ổn định” ở mức trên 8% trong nhiều tháng, khiến nhiều người phải thất vọng và là một chủ đề chỉ trích cho bất cứ ai muốn thách thức chính phủ trong các cuộc bầu cử. Vào tháng 9 vừa rồi, tháng gần cuối trước cuộc bầu cử tổng thống, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 7,8%; mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Thông tin này đã tới kịp thời trước cuộc bầu cử và làm giảm sức ép đối với Tổng thống Obama. Vì Obama từng hứa sau khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên rằng nếu tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong kì bầu cử tới vần còn cao như vảo đầu nhiệm kì, thì ông không xứng đáng tiếp tục đảm nhận vị trí tổng thống thêm 4 năm nữa.
Tình hình tài chính của Mỹ cũng đang trở nên tồi tệ: Mức nợ công đã chiếm gần 100% GDP, thâm hụt ngân sách hàng năm ở mức 10%. Đây là những con số đáng báo động đối với các nhân tố tham gia thị trường và tạo nên những nhận định u ám về tương lai, những nhận định này khiến người ta nghĩ tới tình cảnh của châu Âu: Ngân sách Liên bang của Mỹ, dù thế nào cũng luôn được thông qua, hiện đang đứng trước một giai đoạn củng cố ngân sách quan trọng, một quá trình mà quốc gia này trong lịch sử gần đây chưa từng trải qua. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trong những tháng vừa qua phần nhiều xoay quanh các vấn đề kinh tế.
Ở một chừng mực nào đó, nhiệm kì tổng thống của Obama đã không có được hiệu ứng tự do và hòa giải như nhiều người mong đợi, hay chính xác hơn là mong mỏi. Tinh thần lạc quan của năm 2008 từ lâu đã không còn. Sự chia rẽ về văn hóa chính trị tại Mỹ từ trước đến nay vẫn rất sâu sắc, sự phân cực về hệ tư tưởng chính trị trong nền chính trị của Mỹ có thể còn trở nên tồi tệ hơn. Đương nhiên, đây hoàn toàn không phải là lỗi của mình Tổng thống. Trước hết, sự chia rẽ này cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế đã để lại những hậu quả sâu sắc và có một lực li tâm chính trị khá mạnh đang phát tác. Nước Mỹ không hề thu được lợi lộc gì, ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Dù nhìn ở phương diện nào, những năm vừa qua đối với nước Mỹ là khá mệt mỏi và đây những căng thăng.
Quốc hội cần phải chịu trách nhiệm
Mọi việc hầu như sẽ không dễ dàng cho Tổng thống Obama trong 4 năm tới. về đối nội, ông sẽ phải dành gần như toàn bộ sự chú ý của mình cho việc giảm thâm hụt ngân sách. Đây là một nhiệm vụ cấp thiết và dễ dẫn tới xung đột, một nhiệm vụ không được phép bị bỏ lại đằng sau những “di sản” nặng nề từ kỉ nguyên Bush, việc mà Obama cũng phải xử lí trước tiên. Obama cũng cần Quốc hội trở thành một đối tác thực sự, một cơ quan sẽ chịu trách nhiệm cùng Tổng thống, chứ không từ chối hợp tác. Kinh nghiệm từ những năm vừa qua cho thấy, trong khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đang đối đầu nhau đầy thù địch, thì sự nghi ngờ sẽ xuất hiện. Nhưng điều quan trọng là nền chính trị Mỹ phải giành lại được khả năng điều hành và không bị phá hủy trong các phe phái theo hệ tư tưởng đảng phái chính trị, và từ “thỏa hiệp” sẽ được loại ra khỏi từ vựng chính trị. Hệ thống chính trị của Mỹ là một hệ thống tam quyền phân lập, nó khiến việc đưa ra những quyết định quan trọng là không dễ dàng, nhưng nó cũng không hề ngăn cản quá trình này. Sự tê liệt về chính trị không phải là khẩu hiệu mà Hiến pháp của Mỹ đưa ra, điều nó cần là sự hợp tác hiệu quả giữa tổng thống và Quốc hội.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, chính sách đối ngoại và an ninh đã không đóng vai trò gì quan trọng. Cả hai ứng cử viên, Tổng thống của đảng Dân chủ Obama và ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney, đã đôi lần chỉ trích lẫn nhau trong lĩnh vực này, nhưng đó chỉ là ngoại lệ. Bản thân những thành công của Obama trong cuộc chiến chống khủng bố cũng không được đề cập nhiều. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về ưu tiên chính trị và thứ tự các vấn đề được cử tri chú ý trong thời kì khủng hoảng kinh tế: nước Mỹ đã và đang quan tâm tới những vấn đề trong nội bộ đất nước, quan tâm đến tình trạng của chính mình.
Các ngoại lệ còn bao gồm cả Trung Quốc, Cả hai ứng cử viên đều cố gắng kích động sự thiếu tin tưởng vào Trung Quốc của cử tri và họ đều hứa hẹn sẽ đưa ra những thay đổi cứng rắn hơn trong chính sách thương mại với quốc gia này. Không phải là tình cờ khi Tổng thống Obama công bố việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc tại bang Ohio, bang trọng yếu trong chiến dịch tranh cử, nơi những người lao động trong các ngành công nghiệp chế biến đang đặc biệt lo ngại trước sự cạnh tranh từ quốc gia châu Á này. Đây là một địa điểm rất lí tưởng cho những lời chỉ trích mạnh mẽ nhắm vào Bắc Kinh.
Trung Quốc sẽ còn khiến Tổng thống Obarna phải đau đầu nhiều, vì nước này là một đối tác thương mại không hề dễ chịu, nổi tiếng với việc sản xuất hàng nhái và giữ tỉ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp. Quốc gia này còn là một cường quốc mới nổi của thế kỉ 21, một đối thủ địa chính trị của Mỹ, chuyên sử dụng các quan hệ kinh tế để đạt được những ưu thế chiến lược. Nước này cũng đang thúc đẩy chính sách lợi ích của mình một cách mạnh mẽ, một chính sách đang vượt quá giới hạn của khu vực và khiến các nước láng giềng đặc biệt lo ngại. Giờ đây, chính quyền của Obama đang thấy ở Trung Quốc một sự cạnh tranh về mặt chiến lược.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Mỹ cũng coi Trung Quốc là một đối thủ. Khi mới bắt đầu nhiệm kì thứ nhất, Tổng thống Obama không muốn hạn chế vai trò của Trung Quốc, thay vào đó ông muốn hướng tới sự hợp tác và “gắn kết”. Nhưng sau những thất vọng, mục tiêu kiềm chế và đối trọng với Trung Quốc đã trở nên rõ ràng hơn trong các bài phát biểu. Sự thay đổi quan trọng trong chính sách của Obama đối với Trung Quốc và châu Á xuất hiện vào mùa Thu năm 2011. Sự “chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á” về cơ bản chính là việc khôi phục và tăng cường vai trò của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đây sẽ là ưu tiên chiến lược của Mỹ. Mỹ muốn đầu tư về kinh tế, ngoại giao và chiến lược tại khu vực này. Việc Obama thông báo triển khai một căn cứ cho 2500 lính Mỹ tại miền Bắc Ôxtrâylia trong chuyến thăm nước này là một phần trong lĩnh vực đầu tư quân sự. Chính phủ Trung Quốc lập tức coi đây là hành động nhằm kiềm chế sức mạnh quân sự của nước này.
Liệu tương lai chính trị sẽ được quyết định ở châu Á?
Có nhiều lí do khác nhau để giải thích cho việc Mỹ tăng cường can dự ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà họ vẫn luôn là một cường quốc. Nhưng nguyên nhân chính lại rất dễ hiểu: Sự trỗi dậy của Trung Quôc và sự chuyển dịch trung tâm quyền lực của chính trị và kinh tế thế giới từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã viết như sau trên tạp chí “Foreign Affairs”: “Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại châu Á, chứ không phải ở Ápganixtan hay ở Irắc, và nước Mỹ sẽ đứng ở trung tâm trong các diễn tiến chính trị của khu vực này”. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện là động lực của cả nền kinh tê thế giới. GDP của các quốc gia thuộc Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chiếm tới gần 60% GDP của kinh tế thế giới và theo số liệu của Chính phủ Mỹ, kim ngạch thương mại giữa Mỹ với các nước này chiếm tới 56% tổng kim ngạch thương mại của Mỹ. Khu vực này bao gồm rất nhiều cường quốc mới nổi- cũng như các quốc gia công nghiệp truyền thống và các đồng minh của Mỹ. Các tuyến đường thương mại và năng lượng quan trọng trải khắp khu vực này. Cùng với đó chi tiêu quân sự cũng gia tăng, tại đây đang diễn ra rất nhiều tranh chấp lãnh thổ và chế độ theo đường lối cực đoan ở Bắc Triều Tiên kích động bất ổn và đe dọa các nước láng giềng. Trong khi châu Âu nhìn chung khá ổn định, cho dù chưa hoàn toàn tự do và đoàn kết, thì tình hình hỗn độn giữa sự thiếu an toàn, các nguy cơ và các mối đe dọa cùng với động lực kinh tế mạnh mẽ của châu Á khiến cho việc sắp xếp lại ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ trở nên đặc biệt cần thiết. Nếu các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh cũng nhận ra ý đồ ngăn chặn Trung Quốc trở thành một siêu cường tại châu Á, thì như vậy sự sắp xếp này không phải là một sai lầm.
Cuối cùng thì phương hướng ngăn chặn Trung Quốc trở thành siêu cường trong chính sách đối ngoại mới của Oasinhtơn tại châu Á cũng dựa phần nhiều vào các công cụ quân sự. Cho tới năm 2020 sẽ có 60% số tàu chiến Mỹ được triển khai tại Thái Bình Dương. Các chiến lược gia nhiều kinh nghiệm như Henry Kissinger nhận định chiến lược này còn gây nhiều tranh cãi và cho rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới, lần này với Trung Quốc, là một thảm họa. Để phản bác lại những chỉ trích này, Chính quyền Obama đã nhấn mạnh rằng họ mong muốn thúc đẩy một mối quan hệ tích cực và có tính xây dựng với Trung Quốc, vì xét cho cùng, quốc gia này đã mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ của Mỹ và đang ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với Mỹ về phương diện kinh tế.
Để đảm bảo trật tự này, một trật tự đã đem lại cho khu vực sự phồn vinh và ổn định, nhưng vẫn luôn để mắt tới Trung Quốc, Mỹ muốn làm sâu sắc và hiện đại hóa quan hệ đồng minh với các nước châu Á, như với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia và Philippin. Mỹ cũng muốn tăng cường hợp tác với các đối tác mới nổi như Việt Nam và Inđônêxia. Các yếu tố trong chiến lược châu Á còn bao gồm cả việc xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực và việc mở rộng hợp tác kinh tế và chính sách thương mại trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Rõ ràng, Mỹ đang muốn hưởng lợi từ sự năng động về kinh tế của khu vực này, đồng thời với tư cách là một quyền lực đối trọng, nước này cũng muốn ngăn chặn những đối thủ địa chính trị mới gây nguy hiểm cho trật tự khu vực.
Nỗi lo tại châu Âu
Các nước đồng minh của Mỹ tại châu Âu nhìn nhận sự chuyển hướng ngày một mạnh mẽ hơn của Mỹ sang châu Á với cảm xúc lẫn lộn. Lo lắng trước sự rút lui của hai lữ đoàn chiến đấu của quân đội Mỹ tại đây, châu Âu lo ngại rằng chiến lược tập trung vào châu Á sẽ gây ảnh hưởng tới an ninh của họ. Nhìn chung, châu Âu hay phàn nàn sau lưng rằng Chính quyền Obama không khác mấy so với chính quyền tiền nhiệm khi không dành nhiều sự quan tâm tới châu Âu và làm suy giảm sự gắn kết giữa Mỹ và châu lục này. Đươmg nhiên là Chính phủ Mỹ lại nhìn nhận vấn đề theo hướng khác. Mỹ chỉ ra rằng họ vẫn đóng góp nhiều cho an ninh châu Âu với vai trò không suy giảm của NATO như là nền tảng cho an ninh phương Tây và cả kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu lục này. Mỹ và châu Âu chưa bao giờ gắn kết chặt chẽ với nhau về mặt chiến lược như bây giờ, điều đó được thể hiện qua lời nói của Tổng thống Obama: “Châu Âu là hòn đá tảng trong sự can dự của chúng tôi với thế giới và là chất xúc tác cho hợp tác toàn cầu”. Việc Mỹ tập trung vào vấn đề an ninh châu Âu giống như thời kì Chiến tranh Lạnh sẽ không còn xảy ra nữa, và điều này cũng không cần thiết. Đằng sau những cam kết ủng hộ và những lời đảm bảo, Mỹ trông đợi vào các chính phủ châu Âu sẽ nhận thức rõ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, để đảm bảo sự vững chắc của liên minh liên Đại Tây Dương. Hành động can thiệp quân sự của NATO vào Libi, mà thực chất là hành động của một liên minh có sự đồng thuận cao, có thể sẽ là một hình mẫu cho những nhiệm vụ và sự phân chia gánh nặng trong tương lai, cũng như cho trách nhiệm lãnh đạo tại châu Âu.
Ngoài ra, châu Âu không nên phàn nàn về cái được cho là sự thiếu quan tâm đến các vấn đề chính trị của Mỹ. Thay vào đó, cộng đồng liên Đại Tây Dương nên tập trung vào các chủ đề của tương lai, ví dụ như sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành một siêu cường. Châu Âu hoàn toàn không có ảnh hưởng lên việc liệu và bằng cách nào nước Mỹ có thể vượt qua sự tê liệt về mặt chính trị, liệu và bằng cách nào nước Mỹ có thể củng cố ngân sách quốc gia của mình. Đây đều là những nhiệm vụ cần thiết để nước Mỹ khôi phục khả năng điều hành đất nước và chúng ít nhất cũng quan trọng như việc phát triển kinh tế bền vừng và đối mới nước Mỹ từ bên trong. Nhưng châu Âu có thể trở thành một đối tác cùng với Tổng thống Obama để đưa ra một đối sách phù hợp về Trung Quốc, cho dù châu Âu, với tư cách là một đối tác tại Đại Tây Dương, không thể triển khai những công cụ tương tự giống như Mỹ, một siêu cường của khu vực Thái Bình Dương. Châu Âu cũng có một mối quan tâm rất lớn tới sự ổn định, thịnh vượng, phương thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình ở châu Á, cũng như tới việc các thách thức chính trị thế giới từ sự trồi dậy của Trung Quốc sẽ được xử lý. Đó không phải là những vấn đề của riêng Mỹ./.
- Hỗ trợ ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa đóng tàu cá mới (TN). - Việt Nam lập lực lượng tuần tra trên Biển Đông (RFI). - Kiểm ngư sẽ tham gia bảo vệ chủ quyền biển (GDVN). - Việt Nam thành lập lực lượng kiểm ngư giữa các tranh chấp Biển Ðông (VOA).
- TQ cắt cáp, VN trao công hàm phản đối (BBC). – Việt Nam phản đối vụ tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 (RFI). – Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc cắt cáp (VOA). – Phản ứng về vụ tàu Bình Minh 02 (RFA). – THẾ GIỚI MẠNG PHẢN ỨNG VỤ CẮT CÁP NHƯ THẾ NÀO? (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Trung Quốc cắt cáp ‘do tình cờ’? (BBC). – CEO PetroVietnam nói tàu Trung Quốc cắt cáp: PetroVietnam CEO Says Chinese Ships Cut Cables ‘By Accident’ (Bloomberg). Ông Hậu trả lời qua điện thoại: “China cut the cables by accident. It’s unlike last time when they intentionally cut our cables.” Nghĩa là: Trung Quốc tình cờ cắt cáp. Không giống như lần trước, họ cố tình cắt cáp của chúng tôi.
- Nỗi cay đắng của một đồng minh (Lê Mai).
- Lòng tin chạm đáy chưa? (Trần Kinh Nghị).- Lê Minh: THÊM Ý KIẾN VÀO CUỘC TRAO ĐỔI GIỮA BASAM VÀ NGÔ MINH TRÍ (Huỳnh Ngọc Chênh). Mời xem lại: HÃY SÒNG PHẲNG (Ngô Minh Trí/ BS)
- Khi TQ áp ‘luật nhà’ ở Biển Đông (VNN). - Kế hoạch của Trung Quốc trên Biển Đông: Trong và ngoài nước phản đối mạnh mẽ (TP). - Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo (Petrotimes).
- Ấn Độ ‘sẵn sàng’ đưa quân ra Biển Đông (BBC). – Ấn Ðộ quyết tâm bảo vệ quyền lợi ở Biển Ðông (VOA). –Ấn Độ sẵn sàng triển khai tới Biển Đông để bảo vệ quyền lợi dầu khí (VOA). - Hải quân Ấn Độ sẵn sàng ra biển Đông (PLTP). - Ấn Độ thủ thế đối phó Trung Quốc (PLTP). - Ấn Độ chậm trễ chế tàu sân bay, lo ngại TQ xâm nhập vùng ảnh hưởng (GDVN).
- Tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (RFI).
- Sức mạnh quân sự của Trung Quốc (BBC).
- Bắc Kinh chăm chú theo dõi kế hoạch Nga trở lại Cam Ranh (TNNN).
- Trần Vinh Dự: Con rối của người khổng lồ (phần 3) (VOA’s blog). Mời xem lại: Con rối của người khổng lồ (Phần 1) – Con rối của người khổng lồ (phần 2).
- Biển Đông như chảo dầu đang sôi! (NLĐ). – Phá trước, cướp sau: Kho báu ngầm ở Việt Nam (Conversation/ TCPT).
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức Nhật Bản (VOV).
- ‘Nước Đại Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa’ (TVN). - Sinh viên Đài Loan đòi quyền tự do biểu tình chống Trung Quốc (RFI). - Các khôi nguyên giải Nobel kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba (VOA). - Trung Quốc: Thêm một ‘dâm quan’ lộ ảnh thác loạn (TP).
- Về việc Nhân Dân nhật báo đưa tin Kim Jong Un là ‘Người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh 2012‘ : “Cháo hành” làm Nhân Dân nhật báo sốt (SGTT).
- Bắc Hàn loan báo ngày giờ phóng hỏa tiễn (BBC). – Triều Tiên trong giai đoạn chuẩn bị chót để phóng hỏa tiễn ‘không gian’ (VOA). – Hàn Quốc gia tăng nỗ lực ngoại giao để ngăn Bắc Triều Tiên phóng tên lửa (RFI). – Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phóng vệ tinh: món quà cho bầu cử Nhật Bản và Hàn Quốc (TNNN). – Những bóng ma của Bình Nhưỡng(RFI). - Tên lửa Triều Tiên giữa muôn trùng vây (TN). - Bình Nhưỡng sắp lắp xong tên lửa (PLTP). - Khi Nhật Bản không nói chơi, Triều Tiên không lo không được (PN Today).
- Miến Điện : Một nhà sư ly khai bị bắt trở lại (RFI).