Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Dầu khí đầu tư ra nước ngoài, Bộ trưởng không biết?

-Dầu khí đầu tư ra nước ngoài, Bộ trưởng không biết? (Bee)-

23/11/2010 11:05:17- Sáng nay (23/11), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trả lời chất vấn các đại biểu về các vấn đề như việc giám sát tập đoàn nhà nước, trong đó có Vinashin, tình trạng tăng giá,…Về câu hỏi thông tin Tập đoàn dầu khí đầu tư ra nước ngoài, đại biểu Loan không đồng tình khi Bộ trưởng trả lời “tôi không biết thông tin này”.

TIN LIÊN QUAN
Trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh đã tóm lược phần trả lời kiến nghị của 83 cử tri cả nước. Trong đó nhấn mạnh  lớn  có các vấn đề lớn như: bội chi ngân sách vẫn ở mức 5% GDP, chi đầu tư và chi thường xuyên đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, đặc biệt là phát triển giáo dục, y tế, khoa học công nghệ,…
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh
Về nợ công, nợ Chính Phủ vẫn dưới 50% GDP, như vậy vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Bộ Tài Chính đã tham mưu cho Chính Phủ và Thủ tướng Chính Phủ vay nợ trong giới hạn đã đặt ra.

Về giám sát tập đoàn, trong đó có Vinashin, với tư cách là đại diện giám sát chủ sở hữu, trách nhiệm của Bộ Tài Chính là trình Thủ tướng ra thông báo báo cáo tài chính, thành lập công ty mới, tăng vốn điều lệ theo đề nghị của người có thẩm quyền và đề nghị của doanh nghiệp.

Do báo cáo của Bộ trưởng Vũ Văn Ninh dài 21 trang, vì vậy, Phó Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đại biểu xem bằng văn bản.

Vinashin: “Bộ trưởng không hiểu vấn đề”

Mặc dù không “nóng” ngay từ câu hỏi đầu tiên tại phiên chất vấn, như nhiều đại biểu dự đoán, nhưng đây vẫn là câu hỏi được đại biểu quan tâm.

Đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) không đồng tình với phần trả lời bằng văn bản của Bộ trưởng Vũ Văn Ninh và hỏi thẳng “Theo báo cáo tổng tài sản của Vinashin là 104 nghìn tỷ đồng, nhưng với việc mua tàu, ca nô cũ đầu tư dàn trải thì giá trị thực tế còn bao nhiêu?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Ninh vẫn khẳng định “Tàu cũ như đại biểu nói, số đó không mất hết”, tuy nhiên không đưa ra được con số cụ thể.

“Muốn biết giá trị thực bao nhiêu thì phải đánh giá, hiện tôi đang yêu cầu các cơ quan kiểm toán xác định để có thể biết được giá trị thực của Vinashin bao nhiêu”, Bộ trưởng Ninh hứa.

Về việc cấp vốn cho các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước, cụ thể là Vinashin, Bộ trưởng cho biết, trong quá trình triển khai hoạt động theo Luật, thì khi hình thành DNNN thì NN phải cấp vốn.

Khi triển khai hoạt động, thì vốn của doanh nghiệp đó sẽ được bổ sung bằng nhiều hình thức như: Nhà nước cấp, bổ sung lợi nhuận sau thuế, đối với các tập đoàn thực hiện cổ phần hóa, thì sau khi giải quyết các chế độ cho người lao động, số dư sẽ được giữ lại để bổ sung vốn điều lệ.

Đối với trường hợp cụ thể là Vinashin, Bộ trưởng cho biết, khi thành lập vốn của Tập đoàn này khoảng 100 tỷ đồng.

“Tuy nhiên, đây là tập đoàn công nghiệp tàu thủy nên lãi nhỏ, nguồn lợi bổ sung thuế không lớn. Chưa cổ phần hóa nên cũng không có vốn nhiều”, câu trả lời của Bộ trưởng khiến nhiều đại biểu lắc đầu tỏ ý không tình.

Riêng đại biểu Đặng Như Lợi ngay lập tức đứng lên bày tỏ: “So với phần trả lời bằng văn bản, Bộ trưởng vẫn chưa trả lời đúng các vấn đề tôi hỏi. Bộ trưởng nói mở rộng vốn hay không mở rộng vốn của Tập đoàn sau khi hoạt động là không đúng vì cách đây 6 – 7 năm, theo quy định chúng ta mới chỉ cấp 20 – 30%”.

Ngoài ra, việc không xác định được giá trị thực của tập đoàn Vinashin, đại biểu Lợi bức xúc “Bộ trưởng nói vậy là không hiểu vấn đề, giá trị Bộ trưởng đưa ra là trên giấy tờ, còn giá trị thực chưa có cơ sở nào nói là nó không mất đi”.

Sau phiên giải lao, mặc dù đã có 3 đại biểu đặt câu hỏi nhưng để giải tỏa bức xúc cho đại biểu Đặng Như Lợi, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh đã xin trả lời câu hỏi của đại biểu này trước.

Bộ trưởng “đính chính”: “Tôi nói là không mất đi chứ không phải là mất hết”. Còn giá trị thực của Vinashin, Bộ trưởng vẫn giữ ý kiến là cần phải có báo cáo kiểm tra mới biết được.
PVN đầu tư ra nước ngòai, Bộ trưởng Tài chính không biết?
PVN đầu tư ra nước ngòai, Bộ trưởng Tài chính không biết?
Cũng liên quan đến các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) băn khoăn là các Tập đoàn được đầu tư ra ngoài trên cơ sở pháp lý nào?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nhắc lại phần đã nêu trong báo cáo là căn cứ theo NĐ 09 về quản lý Tập đoàn, tập đoàn có thể đầu tư ngoài ngành không sản xuất chính nhưng phục vụ sản xuất chính là 30%.

Riêng vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm thì các tập đoàn bị hạn chế là mỗi tập đoàn chỉ được đầu tư vào một lĩnh vực và góp vốn không quá 20% vốn điều lệ.

Chăm chú nghe phần trả lời của Bộ trưởng từ đầu đến cuối, nhưng đại biểu Loan liên tục nhăn mặt vì chưa thấy Bộ trưởng trả lời vào đúng câu hỏi.

“Bộ trưởng chưa trả lời đúng ý của tôi, 30% tôi hỏi là của cái gì, trên tổng số tài sản, vốn sở hữu hay vốn pháp định. Bộ trưởng vẫn chưa cho biết”, Đại biểu Loan hỏi lại.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết, 30% là trên tổng tài sản, nhưng là đầu tư ngoài ngành phục vụ cho sản xuất chính.

Về câu hỏi về thông tin Tập đoàn dầu khí đầu tư ra nước ngoài, đại biểu Loan bày tỏ sự không đồng tình khi Bộ trưởng trả lời ngắn gọn là “tôi không biết thông tin này”.

“Bộ trưởng nói vậy thì tôi rất lo lắng”, đại biểu Loan nói thẳng.

Đáp lại ý kiến của đại biểu Loan, Bộ trưởng Ninh giải thích: “Không phải tôi không biết nhưng không phải quy trình thẩm định nên tôi không nắm được chi tiết”.

Cầu tăng thì giá phải nhích lên

Không nhất trí với phần trả lời về các nguyên nhân tăng giá của Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, đại biểu Phạm Mạnh Hùng đặt vấn đề: “Theo bộ trưởng, một trong những nguyên nhân tăng giá là do giá thế giới tăng. Nhưng nhiều nước cũng hội nhập sâu và rộng như ta, nhưng vẫn giữ được chỉ số tăng giá dưới 5%”.

Mặt khác, việc lý giải tăng giá là do sức mua dịp Tết và người dân mua sắm nhiều như vậy có thỏa đáng không vì Tết năm nào người dân cũng mua sắm. Còn người dân mua sắm nhiều, chứng tỏ kinh tế phát triển. Vậy tại sao lại coi đây là nguyên nhân?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho rằng, tăng giá có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân là do hội nhập.

“Việc sản xuất của chúng ta có tác động giá nước ngoài vào. Như Bộ trưởng Bộ Công thương nói nhiều nguyên vật liệu thiết yếu chúng ta vẫn phải nhập từ bên ngoài, ví dụ như giá thép thành phẩm 10 tháng đầu năm 2010 tăng 28,1%, nên giá trong nước phụ thuộc vào giá nước ngoài là đương nhiên”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đưa ra một phép so sánh là giá của VN còn chịu nhiều tác động nhiều yếu tố như phân phối, sản xuất trong nước năng suất thấp, chất lượng chưa cao, dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp.

Mặt khác, trong nước giá cũng có nhiều nhân tố tác động như: thiên tai, dịch bệnh, biến động tỷ giá, giá vàng, giá đô la,…

Nhiều mặt hàng chưa đi theo hướng thị trường. Ví dụ giá điện, than chưa theo thị trường, than mới bán cho điện khoảng trên 70% giá thành.

Về việc tăng giá vào dịp Tết và do người dân mua sắm nhiều, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Cầu tăng thì giá phải nhích lên. Để hạn chế tình trạng này, Thủ tướng đã chỉ đạo các địa phương giải quyết gốc của vấn đề là đảm bảo nguồn cung’.
Nguyễn Yến
-Quyền đại biểu và quyền năng của bộ trưởng (TVN) - Mọi ý kiến của ĐBQH cần được tôn trọng. Nếu có điều gì làm sự việc chưa sáng tỏ thì có phần trách nhiệm của các ĐBQH là thành viên CP đã không phát huy hết quyền năng của mình để trao đổi ngay tại QH.
LTS: ĐBQH Dương Trung Quốc:
Một số kiến nghị tôi nêu đã được khắc phục kịp thời. Cách đây dăm năm, tôi nêu tại QH rằng lên Thác Bản Giốc chưa đến nơi đã thấy mạng điện thoại Trung Quốc phủ sóng máy của mình trong khi sóng điện thoại của ta chưa có. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, ông Bộ trưởng Bưu chính - Viễn thông báo tin sóng của ta đã phủ... Đó chính là đặc điểm của QH Việt Nam, tại một quốc gia không có khái niệm "đối lập", không đa nguyên, đa đảng, không phân lập tuyệt đối tam quyền... Do vậy phải hiểu chất vấn không chỉ là phương thức giám sát mà QH thực hiện chức năng của mình mà còn là một cơ hội, một diễn đàn để Chính phủ thể hiện mình trên tất cả những mặt tích cực và yếu kém thông qua nội dung và cách trả lời các câu chất vấn. Tôi cho rằng CP phải coi mình là "được chất vấn" chứ không phải là "bị chất vấn"
-Cử tri không bầu đại biểu… im lặng! (Bút Lông site) ở ta mới chỉ có 25% ĐB chuyên trách, có nghiên cứu sâu hơn về các nhóm vấn đề chứ chưa có chuyên gia giúp việc. Nhưng không phải vì thế mà ý kiến của ĐB bị đánh giá thấp, ít trọng lượng. Họ cũng có những nghiên cứu, tìm hiểu nhất định về vấn đề, lĩnh vực mình có ý kiến. Hơn thế, tôn trọng các quan điểm khác nhau là thái độ dân chủ, văn minh..

- Đó là ý kiến của ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN bên lề phiên chất vấn của Quốc hội ngày 22/11.
Theo ông Duyệt, việc Chính phủ đã rất thẳng thắn và cầu thị khi từng bước trả lời các vấn đề người dân quan tâm có liên quan đến dự án bauxite, Vinashin, thiếu điện,…Nhưng việc gì cũng nên có mức độ, người lãnh đạo phải biết lắng nghe, bình tĩnh khi trả lời, vấn đề gì đã thực sự yên tâm thì nên trả lời cụ thể. “Có những đồng chí lãnh đạo lên đây nói cả nước người ta nghe thấy không phải. Ví dụ, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hứa hẹn năm 2012 xong, nhưng đến giờ vẫn chưa thi công, vì vậy đừng chủ quan. Hay trước đây, nhiều công trình nói ra khiến dân rất mừng như nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhưng đấy là nói thế thôi, còn khi đi vào hoạt động, hiệu quả đến đâu vẫn còn ý kiến băn khoăn”, ông Duyệt nói thẳng.
Về thái độ của đại biểu tại kỳ họp lần này, ông Duyệt nhận xét “Các đại biểu đều dám nói hết suy nghĩ của mình, nhưng tôi cho rằng vẫn chưa đạt được mức dân chủ, cởi mở”.
Bên cạnh đó, ông Duyệt cũng lưu ý, việc đóng góp ý kiến phải thể hiện được tinh thần xây dựng, có trách nhiệm, nhưng cần thận trọng, tránh để người ngoài lợi dụng. “Tôi đồng ý phải thẳng thắn nhưng có những vấn đề phải hết sức chú ý, không phải vì sợ nhạy cảm mà cần cân nhắc vì nó có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc”, ông Duyệt nêu ý kiến.


 - Thiếu điện: “Tôi xin nhận trách nhiệm!” VnEconomy -
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận trách nhiệm về tình hình thiếu điện với Quốc hội, với cử tri
- Bộ trưởng Công thương - trả lời câu nào cũng bị hỏi lại (PL)-
pictureNhận được 38 chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng là thành viên Chính phủ được chất vấn nhiều nhất trong kỳ họp này. Ông cũng là người được phân công đăng đàn đầu tiên trong phiên chất vấn - trả lời chất vấn sáng 22-11.
- Giảm ghép giường: Tầm phào! Tôi chưa hứa thế! (Bee)- Đây là câu chuyện tầm phào thôi. Tôi nói với toàn dân rằng Bộ Y tế rất quyết tâm, còn hứa 2, 3, 4, 5 năm thì chưa bao giờ". -"Nước mình còn nghèo, ngành y tế cũng phải nghèo thôi" (TVN) Câu chuyện chấm dứt tình trạng bệnh nhân nằm ghép (Thanh Niên)- Bộ trưởng Y tế: Tôi chưa bao giờ nói chấm dứt nằm ghép… (Dantri)-
(Dân trí) - Trước chất vấn của đại biểu Quốc hội về lời hứa giải quyết quá tải bệnh viện công nhưng tình trạng này đang trầm trọng hơn, người đứng đầu ngành y tế khẳng định, chưa bao giờ nói chấm dứt nằm ghép…

Tổng số lượt xem trang