-TLQ: -Phố người Hoa, Rừng người Hoa, Sòng bạc người Hoa...?
-
Đà Nẵng ‘mạnh tay’ với người Trung Quốc
VOA Tiếng Việt
10.12.2015
Đà Nẵng đã trục xuất 64 người Trung Quốc làm việc “chui”, trong bối cảnh có nhiều quan ngại về việc công dân nước này đang “nắm” nhiều khu đất mang tính “chiến lược” ở thành phố.
Truyền thông trong nước hôm 9/12 đưa tin, những người bị buộc phải rời Việt Nam sang Đà Nẵng với visa du lịch, và mỗi người đã bị phạt gần 1.000 đôla.
Trước đó, quan chức thành phố ở miền Trung cũng cho rằng tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh bằng đường du lịch để làm việc trái phép “đang gây nhiều phức tạp cho công tác quản lý nhà nước”.
Tin này được loan đi ít lâu sau khi quan chức địa phương thừa nhận đã phát hiện 71 cá nhân là người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên địa bàn thành phố cho người Trung Quốc.
Khu vực mà người Trung Quốc mua chủ yếu nằm trên đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa, gần một căn cứ quân sự của quân khu 5.
Một trong những khách sạn của người Trung Quốc nằm đối diện khu du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng
Chị Thu Diễm, một người dân Đà Nẵng, nói với VOA Việt Ngữ rằng tình trạng này đang khiến nhiều người lo ngại. Chị nói thêm:
“Người Trung Quốc bây giờ họ mua đất ven biển rất là nhiều. Họ mua đất ở trong này nhiều nhưng đa số là mua theo tên của người Việt Nam, chứ không mua theo tên của người Trung Quốc. Người ta đã “chui” thì làm sao mà nắm rõ được. Người Trung Quốc họ mua đất chắc là muốn chiếm dụng đất của Việt Nam thôi. Người ta mua đất của mình, thông qua chính người dân của mình, và người ta sử dụng, chiếm dụng các vị trí đất đấy để làm những việc không có lợi cho mình thì tất nhiên mình phải bức xúc chứ?”
Người Trung Quốc bây giờ họ mua đất ven biển rất là nhiều...Người Trung Quốc họ mua đất chắc là muốn chiếm dụng đất của Việt Nam thôi. Người ta mua đất của mình, thông qua chính người dân của mình, và người ta sử dụng, chiếm dụng các vị trí đất đấy để làm những việc không có lợi cho mình thì tất nhiên mình phải bức xúc chứ?
Chị Thu Diễm, một người dân ở Đà Nẵng, nói.
Quan chức địa phương được dẫn lời nói rằng những khu đất hiện do người Trung Quốc nắm giữ là “những vị trí nhạy cảm liên quan đến an ninh, chính trị, quốc phòng”.
Anh Thành Tâm, một người dân Đà Nẵng khác, cho VOA Việt Ngữ biết rằng người Trung Quốc chủ yếu tập trung ở khu vực ven biển, gần sân bay quân sự Nước Mặn.
Ông Trương Duy Nhất, blogger hiện sinh sống ở Đà Nẵng, nhận định rằng tình trạng người Trung Quốc “núp bóng”, mua đất như vậy “đúng là một mối lo”.
Ông cũng nói thêm rằng chính quyền đang bị đặt vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Ông nói với VOA Việt Ngữ:
“Chính quyền họ nhận ra rồi đấy, nhưng mà bây giờ để ngăn chặn tình trạng này thì cũng khó. Người ta có tiền người ta mua, sao cấm người ta được? Tên người Việt Nam mà. Thực ra, trên dưới 200 khu nền đất ven biển, dọc theo sân bay Nước Mặn ở quận Ngũ Hành Sơn thì nói là đứng tên Việt Nam, chứ đa phần là của người Trung Quốc. Một số khu bây giờ họ xây resort, xây khách sạn, xây nhà cao tầng, và chữ Tàu nó làm cả khu sống động lên rồi.”
Trong khi đó, hôm nay, báo chí trong nước đưa tin, hội đồng nhân dân Đà Nẵng đã “né” trả lời thẳng câu hỏi liên quan tới các vụ mua đất này.
Một số vùng nhạy cảm như Hà Tĩnh, như bauxite Tây Nguyên, tất cả các dự án bây giờ rơi vào tay của các doanh nghiệp Trung Quốc hết. Ngoài Hà Tĩnh, họ xây dựng một vùng Trung Quốc, toàn là Trung Quốc. Họ xây cả chùa chiền, đền đài họ thờ trong đó nữa. Cái đó là cái mình phải lo, mình phải đặt dấu hỏi.”
Blogger Trương Duy Nhất nhận định.
Trong buổi họp hôm nay, 10/12, khi được cử tri bày tỏ bức xúc về hiện tượng người Trung Quốc “giấu mặt” để mua nhà đất, ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng thành phố, ông Trần Thọ, Chủ tịch Đà Nẵng, được trích lời nói rằng vấn đề này hơi "nhạy cảm" nên sẽ trả lời bằng văn bản sau.
Bình luận trên trang web của VOA tiếng Việt, một độc giả từ Sài Gòn viết rằng người Trung Quốc đang “Tàu hóa thành phố Đà Nẵng” và đưa người đổ dồn về thành phố này “theo chiến lược 3 mặt giáp công: trên không, trên biển và trên đất liền khi có chiến tranh xảy ra”.
Trong khi đó, blogger Trương Duy Nhất cho rằng không chỉ có Đà Nẵng vấp phải vấn đề người Trung Quốc tràn sang. Nhà bất đồng chính kiến từng bị cầm tù nói:
“Một số vùng nhạy cảm như Hà Tĩnh, như bauxite Tây Nguyên, tất cả các dự án bây giờ rơi vào tay của các doanh nghiệp Trung Quốc hết. Ngoài Hà Tĩnh, họ xây dựng một vùng Trung Quốc, toàn là Trung Quốc. Họ xây cả chùa chiền, đền đài họ thờ trong đó nữa. Cái đó là cái mình phải lo, mình phải đặt dấu hỏi.”
Một số nhà phân tích nói với VOA Việt Ngữ rằng người Việt quan ngại về ý đồ của Trung Quốc, nhất là khi quốc gia láng giềng khổng lồ không che giấu tham vọng thâu tóm biển Đông, trong bối cảnh tinh thần bài Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu “nguội” bớt.
-Đà Nẵng đàm phán với nhà thầu bỏ yêu cầu phải biết tiếng Trung cơ bản
Sáng 25.11, trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Pháo, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng cho biết đã đàm phán thành công với nhà thầu Trung Quốc bỏ yêu cầu lao động bản địa phải biết tiếng Trung cơ bản trong hồ sơ dự tuyển vào xây dựng khách sạn JW Marriott.
Theo ông Pháo, sau khi Sở LĐ-TB-XH có công văn chỉ đạo Trung tâm phối hợp với Công ty TNHH Sichuan Huashi (nhà thầu TQ xây dựng khách sạn JW Marriott cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores) tham gia tuyển lao động Việt Nam thay thế cho vị trí 300 lao động TQ mà nhà thầu dự định đưa sang, Trung tâm đã tiến hành làm việc nhằm điều hướng một số nội dung với đơn vị thầu.
Ông Pháo thông báo: vào ngày 24.11, hai bên đã đàm phán thành công và đi đến thống nhất không yêu cầu lao động kỹ thuật Việt Nam thay thế vị trí 300 lao động TQ dự kiến đưa sang phải biết tiếng Trung cơ bản trong hồ sơ dự tuyển. Các yêu cầu khác của nhà thầu như năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, sức khỏe, đạo đức phẩm chất tốt… vẫn được giữ nguyên.
Đây là một động thái mới của Đà Nẵng nhằm tạo điều kiện cho lao động kỹ thuật Việt Nam được dự tuyển, hạn chế được việc nhà thầu đưa lao động TQ sang. Tuy nhiên, ông Pháo cũng nói trước rằng chưa biết nhà thầu có chấp nhận ở các bước tiếp theo hay không. “Chờ đến lúc đó sẽ xem xét xử lý tiếp”, ông Pháo nói.
Riêng với vị trí 350 lao động địa phương, việc tuyển dụng vẫn diễn ra bình thường; trong đó tuyển 300 lao động kỹ thuật, 50 lao động phổ thông.
Sau khi truyền thông và dư luận lên tiếng, mới đây Đà Nẵng mới có động thái ra thông cáo báo chí nói lại là khi nào không tuyển được lao động kỹ thuật Việt Nam mới để cho nhà thầu đưa lao động từ TQ qua xây dựng khách sạn Marriott- Ảnh: Lê Đình Dũng.
Theo ông Pháo, hiện các đơn vị của thành phố mới chỉ thực hiện bước điều hướng đối với các yêu cầu của nhà thầu và chủ đầu tư. Nhà thầu và Trung tâm Giới thiệu việc làm đã thống nhất vào ngày 10.12 sẽ bắt đầu phỏng vấn tuyển dụng các lao động Việt Nam thay thế vị trí 300 lao động TQ.
Cũng theo ông Pháo, nhà thầu Sichuan Huashi đã gửi cho Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng hai phiếu đăng tuyển dụng (ký ngày 23.11) gồm nội dung: các vị trí công việc tuyển lao động Việt Nam; các vị trí tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển lao động nước ngoài.
Các vị trí tuyển lao động bản địa và lao động nước ngoài tương đương nhau như kỹ thuật lắp đặt cốp pha, kỹ thuật lắp dựng giàn giáo, kỹ thuật giám sát bê tông, kỹ thuật gia công sắt thép, kỹ thuật thi công điện.
Điều khác biệt là vị trí của lao động TQ được ghi yêu cầu là có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong từng ngành kỹ thuật trên. Còn yêu cầu đối với vị trí lao động bản địa ghi là trung cấp kỹ thuật hoặc 5 năm kinh nghiệm làm việc trong từng ngành kỹ thuật trên.
Vị giám đốc trung tâm cho hay nhà thầu dự định đưa 300 lao động từ TQ qua nhằm mục đích hướng dẫn và quản lý thi công cho lao động bản địa. “Nếu chỉ đưa hai con số 300 lao động TQ tạm gọi là qua chỉ huy và 350 lao động địa phương làm việc thì đúng là không chấp nhận được. Nhưng thực tế là họ phân kỳ ra, ví dụ mỗi đợt vài tháng có khoảng vài chục lao động kỹ thuật về lắp đặt cốp pha qua hướng dẫn 350 lao động bản địa làm việc này. Sau đó, nhóm này sẽ về và tiếp tục một nhóm kỹ thuật viên gia công sắt thép qua hướng dẫn 350 lao động gia công sắt thép…”.
Lãnh đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng cho biết đây là lần đầu tiên họ phải làm việc tuyển dụng dạng này.
Như báo điện tử Một Thế Giới đã liên tục phản ảnh, ngày 29.10.2015, UBND TP.Đà Nẵng có công văn chấp thuận cho 300 lao động TQ vào xây dựng khách sạn JW Marriott (đường Võ Nguyên Giáp, Q.Ngũ Hành Sơn) dựa trên đề nghị của nhà thầu Trung Quốc là Công ty TNHH Sichuan Huashi Việt Nam (có công ty mẹ ở tỉnh Tứ Xuyên) và Sở LĐ-TB-XH.
Thông báo của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng giao cấp dưới tạo điều kiện cho nhà thầu TQ điều chuyển lao động từ Tứ Xuyên qua.
Trước khi TP.Đà Nẵng chính thức đồng ý, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, chủ đầu tư khách sạn JW Marriott đã có văn bản gửi riêng Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đề nghị tạo điều kiện cho chủ thầu đưa 300 lao động TQ qua. Sau đó, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng đã có thống báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Đà Nẵng xuống Sở LĐ-TB-XH là: “Giao cho Sở LĐ-TB-XH chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất UBND thành phố xử lý trên tinh thần tạo điều kiện cho Công ty TNHH Shichuan Huashi Việt Nam điều chuyển nội bộ số cán bộ kỹ thuật và công nhân tay nghề cao là người nước ngoài từ công ty mẹ sang Đà Nẵng hỗ trợ hoàn thành công trình khách sạn JW Marriott. Sở LĐ-TB-XH phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp quản lý lao động và người nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Cả chủ đầu tư và nhà thầu khi gửi yêu cầu lên thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện cho 300 lao động từ Tứ Xuyên qua đều viện lý do đẩy nhanh tiến độ để ‘đưa khách sạn JW Marriott vào hoạt động năm 2017 nhằm đáp ứng nhu cầu buồng phòng khách sạn 5 sao và khu hội nghị cho Hội nghị APEC 2017 dự kiến được tổ chức tại TP.Đà Nẵng.
Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí phát đi ngày 24.11, UBND TP.Đà Nẵng đều bỏ qua những yếu tố khúc mắc này.
Ngược lại, cả văn bản báo cáo Thủ tướng (ký ngày 23.11) và thông cáo báo chí đều khẳng định thành phố làm "đúng quy trình" và đúng luật. Thông cáo có nội dung mới là "việc tuyển dụng lao động là người nước ngoài của Công ty TNHH Sichuan Huashi chỉ được tiến hành sau khi Trung tâm Dịch vụ việc làm không tuyển đủ được lao động là người trong nước cho các vị trí việc làm theo đăng ký.
Việc cấp phép cho lao động nước ngoài (Trung Quốc) chỉ thực hiện đối với các vị trí việc làm theo đăng ký không có lao động là người trong nước đảm nhận sau tuyển dụng và mỗi đợt tuyển dụng không được tuyển quá số lượng lao động đã đăng ký; lao động của đợt tuyển dụng tiếp theo chỉ được xem xét sau khi toàn bộ số lao động của đợt trước đã xuất cảnh ra khỏi Việt Nam".
-Vì sao chính phủ Việt Nam vẫn phớt lờ hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Silver Shores?
Ngày 14/9/2015, VOA đăng bài “Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?” của tác giả Lê Anh Hùng. Bài viết đã vạch trần mánh khoé của Cty Silver Shores trong việc qua mặt nhà chức trách Việt Nam để được cấp một khu đất rộng tới 30ha trải dài 1km dọc bờ biển Đà Nẵng và ngay trước mặt sân bay Nước Mặn.
Thủ đoạn của nhà đầu tư “made in Trung Nam Hải” này là (i) thành lập công ty ma Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông; (ii) thành lập chi nhánh của Silver Shores Ltd. tại Mỹ, cũng mang tên Silver Shores Ltd.; và (iii) sử dụng pháp nhân Silver Shores của Mỹ để chiếm lĩnh những vị trí nhạy cảm về an ninh – quốc phòng ở Đà Nẵng thông qua các dự án kinh tế trá hình.
Sau khi qua mặt chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương một cách ngoạn mục, cả công ty con Silver Shores Ltd. ở Mỹ lẫn công ty mẹ Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông đều cùng nhau “hô biến”.
Silver Shores Ltd. ở California đã giải thể - Ảnh chụp từ trang thông tin doanh nghiệp bang California.
Ảnh chụp thông tin về Silver Shores International Limited trên website của Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp Hồng Kông; Silver Shores Ltd. đã biến mất.
Lời cảnh báo về hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Silver Shores nói trên đã được nhiều trang mạng uy tín trong nước như Bauxite Việt Nam hay Việt Nam Thời Báo đăng lại, và được dư luận hết sức quan tâm.
“Trong 90 triệu người Việt chắc không ai muốn bị ám ảnh bởi ý nghĩ Đảng CSVN là bán nước, hoàn toàn không. Nhưng những sự thật như thế này thì dân chúng chẳng biết đường nào giải thích. Nếu tính từ việc bán rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, những trụ sở cực kỳ hệ trọng ủy thác cho TQ xây như trụ sở Bộ Công an trên đường Phạm Văn Đồng Hà Nội, cho đến những khu ‘nhượng địa’ 50-70 năm như Vũng Áng, hay Đà Nẵng (bài dưới đây) thì rõ ràng, "hầm chông" của bạn vàng cắm lên mình Tổ quốc mỗi ngày đang một lan rộng dần.
Để giữ được niềm tin cho dân, câu trả lời thiết thực nhất chỉ có thể là một chủ trương xuyên suốt, thể hiện bằng những đối sách nhất quán từ trên xuống dưới, để chặn đứng ngay lập tức âm mưu ‘tằm ăn dâu’ hung hiểm kia, cũng như vô hiệu hóa rốt ráo những ‘cái bẫy’ có thể đã giăng lên mà chưa biết khi nào sẽ sập.”
Lời đề dẫn của Bauxite Việt Nam cho bài viết.
“… Vấn đề là tại thời điểm cấp giấp phép 21/6/2006, Silver Shores Ltd. với tư cách pháp nhân theo pháp lý của bang California có đang hoạt động (active) hay đã giải thể (dissolved)?
=> Nếu đã giải thể trước ngày cấp giấp phép 21/6/2006, VN có thể xóa hợp đồng đầu tư ngay;
=> Nếu đã giải thể sau ngày cấp giấp phép 21/6/2006, Bộ Kế hoạch & Đầu tư - đặc biệt cá nhân Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - cần xem xét kỹ các khoản ràng buộc 2 bên trong giấp phép này, để hoặc xóa hợp đồng đầu tư ngay, hoặc có những biện pháp khẩn cấp khác.”
Trích một bình luận dưới bài viết trên trang Việt Nam Thời Báo.
Những tưởng sau khi cả truyền thông quốc tế lẫn truyền thông độc lập trong nước cùng lên tiếng, nhà cầm quyền Việt Nam, chính phủ trung ương cũng như chính quyền địa phương, sẽ có biện pháp ngăn chặn và tiến tới giải quyết rốt ráo hiểm hoạ Silver Shores ở Đà Nẵng.
Nhưng không, phản ứng của nhà chức trách Việt Nam xem ra chỉ là việc lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu kiểm tra hiện tượng người Trung Quốc mua đất ven biển Đà Nẵng, đặc biệt là trước mặt hoặc gần khu khách sạn và sòng bài Silver Shores (nay đã đổi tên thành Crown Plaza), một vấn đề mà bài báo đã nêu.
Và theo VietNamNet, mặc dù “các cơ quan thông tin đại chúng lên tiếng cảnh báo, chính quyền thành phố đang tìm biện pháp xử lý thì việc chuyển dịch nhà, đất ven biển cho người Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, chỉ khác là các giao dịch đều trở nên kín kẽ hơn”.
Đáng báo động hơn, mới đây chính quyền Tp Đà Nẵng thậm chí còn chấp thuận cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores đưa 300 lao động kỹ thuật từ Trung Quốc sang để thực hiện giai đoạn 2 của dự án: Lấy lý do để kịp phục vụ Hội nghị APEC 2017 (dù đến nay Uỷ ban Quốc gia APEC 2017 vẫn chưa có văn bản chính thức chọn ai thực hiện các công trình phục vụ APEC), Silver Shores đề nghị tăng thêm 650 lao động, trong đó có 350 lao động phổ thông người Việt Nam và 300 lao động kỹ thuật người Trung Quốc, nghĩa là cứ 1 lao động phổ thông người Việt sẽ được “kèm” bởi một cán bộ kỹ thuật người Hoa.
Silver Shores không phải là hiểm hoạ của riêng địa phương Đà Nẵng, mà là vấn đề hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Đây cũng là dự án do Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp phép. Thế nên thật lạ lùng là cho đến nay chính phủ Việt Nam vẫn chưa hề lên tiếng về vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm và lo lắng này.-Đà Nẵng nói về việc "nhận" 300 lao động Trung Quốc
Docbao.vn - Đà Nẵng được phép từ chối số lao động từ Trung Quốc sang nhưng lại chấp thuận là nhằm “hỗ trợ để hoàn thành công trình sớm”.
“Về nguyên tắc, Đà Nẵng có quyền không cho Công ty TNHH Sichuan Hua Shi điều chuyển 300 lao động từ Tứ Xuyên (Trung Quốc, viết tắt là TQ) vào thi công khách sạn năm sao JW Marriott ở Đà Nẵng. Nhưng họ làm đúng luật, lại có lý do chính đáng nên phải thông cảm.
Việc chấp thuận cho họ đưa 300 lao động TQ sang cũng nhằm tạo điều kiện cho công trình khách sạn JW Marriott (do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores của TQ làm chủ đầu tư) sớm hoàn thành...”. Ngày 18-11, ông Nguyễn Văn An (ảnh), Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng, lý giải với Pháp Luật TP.HCM về nguyên nhân Sở đề nghị và UBND Đà Nẵng chấp thuận việc đưa 300 lao động từ TQ sang.
. Phóng viên: Sở LĐ-TB&XH có thẩm định năng lực, trình độ chuyên môn của số lao động này trước khi đề xuất cho vào Đà Nẵng không, thưa ông?
+ Ông Nguyễn Văn An: Có chứ. Qua trình bày của hai công ty trên thì UBND TP thấy nên hỗ trợ để họ hoàn thành công trình sớm. Tuy vậy, khi thực hiện phải đúng luật. Trước khi họ đưa lao động vào Việt Nam phải xin ý kiến chấp thuận, đăng ký với TP trước 30 ngày.
Chính sách bảo trợ lao động trong nước thì không cho phép nhà thầu nước ngoài tuyển lao động nước ngoài khi lao động trong nước có thể đảm nhận được. Chỉ khi không tuyển được lao động Việt Nam thì mới tuyển lao động nước ngoài.
. Như vậy, việc hai công ty trên cho rằng đưa 300 lao động Trung Quốc sang là cần thiết vì đây là lao động kỹ thuật?
+ Quy định không bắt buộc những lao động này phải là nhà quản lý, điều hành, kỹ thuật. Tuy nhiên, lãnh đạo TP cũng cân nhắc, nếu nhà thầu là Công ty Sichuan Hua Shi đưa lao động phổ thông vào thì không được. Đà Nẵng chỉ đồng ý khi 300 lao động kỹ thuật chứ không phải lao động phổ thông.
. Các nhà thầu và lao động trong nước đủ sức đảm đương các công trình tương tự, thậm chí yêu cầu cao hơn nhưng sao phải đưa 300 lao động TQ, thưa ông?
+ Đúng rồi. Lao động và nhà thầu tại Đà Nẵng hoàn toàn có thể đảm nhận được các công trình như vậy. Tuy nhiên, đây là công trình có chủ đầu tư là đơn vị TQ và tổng thầu cũng của TQ. Do vậy mình phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ.
Công ty TNHH Silver Shores và nhà thầu là Công ty Sichuan Hua Shi đã được phép đưa 300 lao động TQ vào Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI
Mượn “phục vụ APEC” để tăng sức ép?
. 300 lao động TQ này đã vào Đà Nẵng chưa?
+ Họ mới xin chấp thuận số lượng thôi và khi đưa vào phải theo quy định của Việt Nam. Nghĩa là các lao động này phải đủ hồ sơ gồm bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm; lý lịch tư pháp... Khi đó, chúng tôi sẽ xem xét rồi mới cấp phép cho số lao động TQ trên vào. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải báo cáo về vị trí công việc của từng người để sau khi cấp phép còn đi kiểm tra. Nếu hai công ty này không thực hiện đúng giấy phép, chúng tôi sẽ thu hồi giấy phép và trục xuất các lao động trên.
. Ông giải thích thế nào về việc hiện chưa có quyết định chọn đơn vị nào nhưng hai đơn vị TQ lại nói “đưa 300 lao động TQ sang là để kịp xây khách sạn JW Marriott phục vụ APEC 2017”?
+ Họ có mượn cớ hay chính đáng thì tôi chưa dám nói.Có thể họ muốn kịp tiến độ để đón khách nên nói vậy. Giữa tháng 5-2015, họ hứa với UBND TP sẽ hoàn thành kịp trong thời gian diễn ra APEC. Thực ra Đà Nẵng cũng muốn có thêm công trình kịp tiến độ đi vào hoạt động để quản lý, thu thuế tăng ngân sách… và phục vụ du lịch.
. Tuy nhiên, công trình này nằm ở nơi nhạy cảm (gần một sân bay quân sự quan trọng và nơi này vừa qua có hiện tượng người TQ núp bóng người Việt gom đất ven biển) thì Sở có biện pháp gì để kiểm soát số lượng lao động TQ tại đây?
+ Phải thừa nhận việc cho 300 lao động TQ sang sẽ gây ảnh hưởng về mặt tư tưởng, cần cân nhắc nhưng theo luật thì phải làm.
Hiện chúng tôi quản lý 1.245 lao động nước ngoài. Theo quy định, đơn vị sử dụng phải báo cáo định kỳ cho Sở LĐ-TB&XH về việc sử dụng lao động nước ngoài. Chúng tôi sẽ phối hợp kiểm tra và nếu phát hiện sử dụng sai lao động, không có hợp đồng lao động, hộ chiếu không phù hợp, không đúng công việc được cấp phép thì sẽ thu hồi giấy phép và xử phạt. Sau đó công an xuất nhập cảnh sẽ trục xuất số lao động trái phép.
Từng sử dụng lao động Trung Quốc “chui”
Công ty TNHH Sichuan Hua Shi đang sử dụng bao nhiêu lao động TQ?
+ Hiện tại là 250 lao động, có lúc cao điểm là 300 lao động. Vừa rồi họ tuyển 64 lao động TQ vào làm “chui” bằng con đường du lịch và đã bị phát hiện, xử phạt rồi trục xuất. Bây giờ họ xin đưa thêm 300 lao động TQ như đã nói.
Ngoài 64 lao động TQ vào làm “chui” tại TP vừa bị trục xuất, Sở có phát hiện thêm trường hợp nào khác không?
+ Trước đây khi làm cầu Thuận Phước thì cũng có trường hợp lao động TQ vào làm “chui”. Sau khi phát hiện ra một số lao động TQ làm chui này, chúng tôi đã báo cáo UBND TP và mời nhà thầu lên cảnh báo và trục xuất.
Chờ lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng về xem lại
Chủ trương về việc cho phép 300 lao động TQ sang có từ trước khi tôi làm bí thư. Hiện Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ và Phó Chủ tịch UBND TP Đặng Việt Dũng đang đi nước ngoài công tác. Do vậy, phải chờ sau khi lãnh đạo UBND TP về rồi mới ngồi lại tìm hiểu vụ việc 300 lao động TQ để xử lý.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng NGUYỄN XUÂN ANH
Vụ đưa 300 lao động TQ vào Đà Nẵng: Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH “4 không”!
ĐÀ NẴNG (NV) - Mặc cho lao động Trung Quốc có phép hay làm “chui” tràn ngập khắp nơi, nhà cầm quyền Đà Nẵng lại vừa đồng ý cho thêm 300 người vào làm việc tại đây, khiến không ít người dân quan ngại.
Lao động Trung Quốc làm việc trái phép tại một công trình xây dựng
ở Đà Nẵng. Hình: Báo Lao Động)
“Đà Nẵng vừa đồng ý cho thêm 300 lao động Trung Quốc vào làm việc tại đây,” ông Nguyễn Văn An, phó giám đốc Sở Lao Động Xã Hội thành phố Đà Nẵng xác nhận với báo Lao Động chiều 16 tháng 11.
Theo ông An, ủy ban thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho nhà thầu là công ty Sichuan Hua Shi được phép sử dụng lao động là người nước ngoài trên cơ sở điều chuyền nội bộ từ công ty mẹ có trụ sở ở Tứ Xuyên, Trung Quốc sang làm việc tại Đà Nẵng. Cụ thể, 300 lao động kỹ thuật Trung Quốc sẽ làm việc tại công trình khách sạn 5 sao JW Marriott tại quận Ngũ Hành Sơn trong 2 năm bắt đầu từ tháng 10, 2015.
Lý giải việc này, ông Nguyễn Anh Ánh, trưởng phòng việc làm-an toàn lao động Sở Lao Động Đà Nẵng cho rằng: “Giai đoạn 2 của công trình này là một tòa nhà khách sạn phức hợp lớn, để kịp tiến độ hoàn thành phục vụ APEC 2017 nên họ phải xin thêm số lao động nói trên.”
Theo Sở Lao Động, tính đến cuối tháng 9, 2015, ở Đà Nẵng có 55 đơn vị sử dụng người Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong thì số lượng lao động Trung Quốc tập trung nhiều nhất tại công ty Silver Shores và công ty Sichuan Hua Shi. Ngoài ra, trong khu vực khách sạn, resort của Silver Shores thì khách du lịch hầu hết cũng là người Trung Quốc. “Vào dịp hè người Trung Quốc đi nhan nhản ngoài đường phố Đà Nẵng,” ông An nói.
Nói với báo Lao Động, một lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn cho hay, từ đầu năm đến nay tình hình an ninh trật tự ở quận này đang có những diễn biến phức tạp. Hiện đã có gần 109,900 lượt người đến quận lưu trú, tạm trú và trong đó có gần 59,200 người Trung Quốc. Mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 60 người Trung Quốc làm việc “chui” tại quận này
Ông Ánh thừa nhận, rất khó kiểm tra người Trung Quốc làm việc tại các dự án, khu resort do phía Trung Quốc làm chủ đầu tư. Bởi muốn vào kiểm tra thì phải có công văn thông báo trước. Nếu không thông báo mà tự đi kiểm tra là không được vì họ không tiếp.
“Bây giờ dân Ngũ Hành Sơn ra đường thấy người Trung Quốc quá nhiều nhưng lại lẫn lộn người đi làm với người du lịch,” ông Ánh nói. (Tr.N)
-Dự án từng treo biển “casino” tại Đà Nẵng sắp trở lại hoạt động VnEconomy -
Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài tại dự án Silver Shores Hoàng Đạt đã phải tạm dừng hoạt động từ tháng 4/2010. Nguồn tin từ UBND thành phố Đà Nẵng cho hay, cơ quan này đã có văn bản cho phép khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài tại Công ty TNHH Silver Shores Hoàng Đạt trở lại hoạt động, sau khi đã chấn chỉnh xong các vi phạm.
Khu vui chơi này đã phải tạm dừng hoạt động từ tháng 4/2010 vừa qua, do các dấu hiệu vi phạm quy chế quản lý trò chơi có thưởng dành cho người nước ngoài.
Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành điều tra và có báo cáo chính thức về việc này lên Chính phủ, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu thành phố Đà Nẵng phối hợp các bộ ngành liên quan tạm đình chỉ hoạt động khu vui chơi để chấn chỉnh lại cho đến khi đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào tháng 4/2010, chủ đầu tư dự án Silver Shores Hoàng Đạt đã có nhiều dấu hiệu làm trái với các quy định trong giấy phép. Cụ thể, dự án này đã triển khai dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng trong khi theo giấy phép đầu tư thì chỉ được triển khai dịch vụ này sau khi hoàn thành các dự án thành phần khác là khách sạn 5 sao và khu biệt thự cao cấp.
Thứ hai là đã sử dụng tên gọi “casino” để quảng cáo cho dự án, trái với các quy định tại giấy phép đầu tư, cũng như các quy định khác về quảng cáo.
Thứ ba, tại khu vui chơi có thưởng của Silver Shores Hoàng Đạt hiện có trên 10 bàn chia bài, trong khi theo giấy phép, đơn vị này chỉ được phép đặt không quá 8 bàn chia bài.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã sử dụng một lượng khá lớn lao động phổ thông nước ngoài, vào lúc cao điểm có thể lên tới 1.000 người. Trong khi đó, theo quy định của Điều 132 Bộ luật Lao động, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân chỉ được phép tuyển người nước ngoài trong một thời hạn nhất định đối với các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc công việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được.
Ngay sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn giải trình nhằm “nói lại cho rõ” về các nội dung trong báo cáo.
Theo công văn này, vào thời điểm tháng 6/2008, dự án Silver Shores Hoàng Đạt đã được đăng ký lại theo quy định tại Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ. Khi điều chỉnh đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư, UBND thành phố Đà Nẵng đã không ràng buộc điều kiện là “Doanh nghiệp chỉ được triển khai hoạt động kinh doanh khu vui chơi có thưởng cho người nước ngoài sau khi khách sạn 5 sao và khu biệt thự đi vào hoạt động ổn định” như giấy phép ban đầu.
Về việc vi phạm đóng mô phỏng thêm 7 bàn chia bàn, ngày 25/5/2010, công ty đã tiến hành tiêu huỷ 7 bàn chia bàn đóng mô phỏng thêm dưới sự chứng kiến của các cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng.
Đối với hoạt động quảng cáo, liên quan đến dòng chữ “Crown Casino”, chủ đầu tư đã gỡ bỏ từ tháng 2/2010 và hiện đang sử dụng cụm từ “Intercontinental Crown Club”.
Riêng đối với vấn đề lao động nước ngoài, theo UBND thành phố Đà Nẵng, do đặc thù của dự án từ khâu thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu nước ngoài đảm nhận, nhằm đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình xây dựng, thành phố đã tạo điều kiện để một số kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao của các nhà thầu được phép gia hạn thời gian tạm trú để đảm bảo hoàn thành công trình theo đúng tiến độ, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật.
Dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng nói chung, trong đó có dịch vụ casino, lâu nay vẫn được xem là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Trước đây, các dự án trong lĩnh vực này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép với sự cho phép của Thủ tướng. Nhưng với chủ trương phân cấp toàn diện, hiện nay việc cấp phép được giao cho UBND các tỉnh thành phố.
Vụ việc của Silver Shores Hoàng Đạt từng xới lên câu chuyện về thẩm quyền cấp phép và quản lý dự án đầu tư nước ngoài giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các UBND các tỉnh, thành phố, xa hơn là câu chuyện về phân cấp.
* Theo dự thảo nghị định về kinh doanh casino đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến công chúng, điều kiện đối với giấy phép cấp mới trong lĩnh vực này là doanh nghiệp phải có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh casino đã được thành lập và hoạt động ít nhất 10 năm theo pháp luật của Việt Nam đối với nhà đầu tư trong nước hoặc theo pháp luật của nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp xin cấp phép phải có dự án đầu tư xây dựng khu giải trí phức hợp có hoạt động casino nằm trong quy hoạch về kinh doanh casino với mức vốn cam kết đầu tư đạt mức vốn yêu cầu tối thiểu do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải chứng minh có đủ năng lực về tài chính đảm bảo giải ngân đủ vốn cam kết đầu tư. Doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được một loạt yêu cầu khác như chưa bị cơ quan có thẩm quyền xử lý về các hành vi vi phạm như: tổ chức kinh doanh casino bất hợp pháp; gian lận trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh casino; tham gia hoạt động rửa tiền; giữ gìn an ninh, trật tự xã hội theo quy định về hoạt động kinh doanh casino và các quy định pháp luật khác của nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính kể từ ngày thành lập đến khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh...
----------------------
thứ hai, 28 tháng 6, 2010 Chính phủ Việt Nam vừa chỉ thị đóng cửa khu kinh doanh du lịch - giải trí Silvershores - Hoàng Đạt ở Đà Nẵng, yêu cầu UBND thành phố kiểm điểm sai phạm.
Nằm ở đường Sơn Trà - Điện Ngọc, đây là nơi có casino lớn nhất ở Việt Nam.
Công văn ra ngày 24/06 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND Đà Nẵng " nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với những sai phạm xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silvershores - Hoàng Đạt".
Theo công văn, công ty liên doanh này phải "tạm dừng hoạt động kinh doanh khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài cho đến khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh ".
Trước đó, Bộ Kế hoạch - Đầu tư trong một văn bản đề ngày 17/05/2010 gửi UBND Đà Nẵng cũng đề nghị giới chức địa phương kiểm tra thông tin về các hoạt động trái quy định tại đây, cụ thể là mở cửa sòng bạc trước khi hoàn tất khách sạn 5 sao như trong giấy phép đầu tư; và sử dụng chữ casino trong quảng cáo.
Khu "vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài" còn bị nói là đã trang bị 10 bàn đánh bạc, khi trong giấy phép chỉ quy định nhiều nhất 8 bàn.
Hình thức giải trí casino từng bị cấm ở Việt Nam vì các sòng bạc bị liệt vào dạng tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên những năm gần đây, Việt Nam đã có chủ trương mở một số sòng bạc nhưng chỉ dành riêng cho khách nước ngoài.
Khu Silvershores - Hoàng Đạt khai trương từ tháng 1/2010 dù chưa hoàn tất. Đây là dự án liên doanh trị giá 160 triệu đôla giữa công ty Silvershores của Mỹ và công ty Hoàng Đạt ở Hà Nội.
Theo giấy phép đầu tư, nơi đây có tổ hợp khách sạn 600 phòng tiêu chuẩn 5 sao kết hợp với trung tâm hội nghị quốc tế; khu biệt thư cao cấp (50 biệt thự) tiêu chuẩn 5 sao; khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài gồm trò chơi điện tử có thưởng (không quá 100 máy), trò chơi theo hình thức chia bài qua bàn (không quá 8 bàn) gồm baccarat, blackjack và tài xỉu.
Cũng đã có cáo buộc rằng khu du lịch - giải trí này thuê lao động nước ngoài trái phép, trong đó nhiều người Trung Quốc.
Thực tế, khách hàng Trung Quốc là đối tượng nhắm tới của đa số các sòng bạc trong khu vực.
Cũng vì lý do này, mà công ty Silvershores đã xúc tiến mở đường bay Quảng Châu - Đà Nẵng hai chuyến một tuần kể từ tháng 1 và còn dự tính mở các tuyến Thượng Hải - Đà Nẵng và Tam Á - Đà Nẵng, dung lượng gần 100.000 du khách/năm.
Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng kiểm điểm
(PL (26/6/2010))- Ngày 24-6, Thủ tướng có văn bản yêu cầu UBND TP Đà Nẵng nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với những sai phạm xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh (CTLD) Du lịch và giải trí quốc tế Silvershore - Hoàng Đạt.
Silver Shore - Hoàng Đạt (Đà Nẵng) phải tạm dừng hoạt động kinh doanh khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài.
-
Đà Nẵng ‘mạnh tay’ với người Trung Quốc
VOA Tiếng Việt
10.12.2015
Đà Nẵng đã trục xuất 64 người Trung Quốc làm việc “chui”, trong bối cảnh có nhiều quan ngại về việc công dân nước này đang “nắm” nhiều khu đất mang tính “chiến lược” ở thành phố.
Truyền thông trong nước hôm 9/12 đưa tin, những người bị buộc phải rời Việt Nam sang Đà Nẵng với visa du lịch, và mỗi người đã bị phạt gần 1.000 đôla.
Trước đó, quan chức thành phố ở miền Trung cũng cho rằng tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh bằng đường du lịch để làm việc trái phép “đang gây nhiều phức tạp cho công tác quản lý nhà nước”.
Tin này được loan đi ít lâu sau khi quan chức địa phương thừa nhận đã phát hiện 71 cá nhân là người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên địa bàn thành phố cho người Trung Quốc.
Khu vực mà người Trung Quốc mua chủ yếu nằm trên đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa, gần một căn cứ quân sự của quân khu 5.
Một trong những khách sạn của người Trung Quốc nằm đối diện khu du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng
Chị Thu Diễm, một người dân Đà Nẵng, nói với VOA Việt Ngữ rằng tình trạng này đang khiến nhiều người lo ngại. Chị nói thêm:
“Người Trung Quốc bây giờ họ mua đất ven biển rất là nhiều. Họ mua đất ở trong này nhiều nhưng đa số là mua theo tên của người Việt Nam, chứ không mua theo tên của người Trung Quốc. Người ta đã “chui” thì làm sao mà nắm rõ được. Người Trung Quốc họ mua đất chắc là muốn chiếm dụng đất của Việt Nam thôi. Người ta mua đất của mình, thông qua chính người dân của mình, và người ta sử dụng, chiếm dụng các vị trí đất đấy để làm những việc không có lợi cho mình thì tất nhiên mình phải bức xúc chứ?”
Người Trung Quốc bây giờ họ mua đất ven biển rất là nhiều...Người Trung Quốc họ mua đất chắc là muốn chiếm dụng đất của Việt Nam thôi. Người ta mua đất của mình, thông qua chính người dân của mình, và người ta sử dụng, chiếm dụng các vị trí đất đấy để làm những việc không có lợi cho mình thì tất nhiên mình phải bức xúc chứ?
Chị Thu Diễm, một người dân ở Đà Nẵng, nói.
Quan chức địa phương được dẫn lời nói rằng những khu đất hiện do người Trung Quốc nắm giữ là “những vị trí nhạy cảm liên quan đến an ninh, chính trị, quốc phòng”.
Anh Thành Tâm, một người dân Đà Nẵng khác, cho VOA Việt Ngữ biết rằng người Trung Quốc chủ yếu tập trung ở khu vực ven biển, gần sân bay quân sự Nước Mặn.
Ông Trương Duy Nhất, blogger hiện sinh sống ở Đà Nẵng, nhận định rằng tình trạng người Trung Quốc “núp bóng”, mua đất như vậy “đúng là một mối lo”.
Ông cũng nói thêm rằng chính quyền đang bị đặt vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Ông nói với VOA Việt Ngữ:
“Chính quyền họ nhận ra rồi đấy, nhưng mà bây giờ để ngăn chặn tình trạng này thì cũng khó. Người ta có tiền người ta mua, sao cấm người ta được? Tên người Việt Nam mà. Thực ra, trên dưới 200 khu nền đất ven biển, dọc theo sân bay Nước Mặn ở quận Ngũ Hành Sơn thì nói là đứng tên Việt Nam, chứ đa phần là của người Trung Quốc. Một số khu bây giờ họ xây resort, xây khách sạn, xây nhà cao tầng, và chữ Tàu nó làm cả khu sống động lên rồi.”
Trong khi đó, hôm nay, báo chí trong nước đưa tin, hội đồng nhân dân Đà Nẵng đã “né” trả lời thẳng câu hỏi liên quan tới các vụ mua đất này.
Một số vùng nhạy cảm như Hà Tĩnh, như bauxite Tây Nguyên, tất cả các dự án bây giờ rơi vào tay của các doanh nghiệp Trung Quốc hết. Ngoài Hà Tĩnh, họ xây dựng một vùng Trung Quốc, toàn là Trung Quốc. Họ xây cả chùa chiền, đền đài họ thờ trong đó nữa. Cái đó là cái mình phải lo, mình phải đặt dấu hỏi.”
Blogger Trương Duy Nhất nhận định.
Trong buổi họp hôm nay, 10/12, khi được cử tri bày tỏ bức xúc về hiện tượng người Trung Quốc “giấu mặt” để mua nhà đất, ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng thành phố, ông Trần Thọ, Chủ tịch Đà Nẵng, được trích lời nói rằng vấn đề này hơi "nhạy cảm" nên sẽ trả lời bằng văn bản sau.
Bình luận trên trang web của VOA tiếng Việt, một độc giả từ Sài Gòn viết rằng người Trung Quốc đang “Tàu hóa thành phố Đà Nẵng” và đưa người đổ dồn về thành phố này “theo chiến lược 3 mặt giáp công: trên không, trên biển và trên đất liền khi có chiến tranh xảy ra”.
Trong khi đó, blogger Trương Duy Nhất cho rằng không chỉ có Đà Nẵng vấp phải vấn đề người Trung Quốc tràn sang. Nhà bất đồng chính kiến từng bị cầm tù nói:
“Một số vùng nhạy cảm như Hà Tĩnh, như bauxite Tây Nguyên, tất cả các dự án bây giờ rơi vào tay của các doanh nghiệp Trung Quốc hết. Ngoài Hà Tĩnh, họ xây dựng một vùng Trung Quốc, toàn là Trung Quốc. Họ xây cả chùa chiền, đền đài họ thờ trong đó nữa. Cái đó là cái mình phải lo, mình phải đặt dấu hỏi.”
Một số nhà phân tích nói với VOA Việt Ngữ rằng người Việt quan ngại về ý đồ của Trung Quốc, nhất là khi quốc gia láng giềng khổng lồ không che giấu tham vọng thâu tóm biển Đông, trong bối cảnh tinh thần bài Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu “nguội” bớt.
-Đà Nẵng đàm phán với nhà thầu bỏ yêu cầu phải biết tiếng Trung cơ bản
Sáng 25.11, trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Pháo, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng cho biết đã đàm phán thành công với nhà thầu Trung Quốc bỏ yêu cầu lao động bản địa phải biết tiếng Trung cơ bản trong hồ sơ dự tuyển vào xây dựng khách sạn JW Marriott.
Theo ông Pháo, sau khi Sở LĐ-TB-XH có công văn chỉ đạo Trung tâm phối hợp với Công ty TNHH Sichuan Huashi (nhà thầu TQ xây dựng khách sạn JW Marriott cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores) tham gia tuyển lao động Việt Nam thay thế cho vị trí 300 lao động TQ mà nhà thầu dự định đưa sang, Trung tâm đã tiến hành làm việc nhằm điều hướng một số nội dung với đơn vị thầu.
Ông Pháo thông báo: vào ngày 24.11, hai bên đã đàm phán thành công và đi đến thống nhất không yêu cầu lao động kỹ thuật Việt Nam thay thế vị trí 300 lao động TQ dự kiến đưa sang phải biết tiếng Trung cơ bản trong hồ sơ dự tuyển. Các yêu cầu khác của nhà thầu như năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, sức khỏe, đạo đức phẩm chất tốt… vẫn được giữ nguyên.
Đây là một động thái mới của Đà Nẵng nhằm tạo điều kiện cho lao động kỹ thuật Việt Nam được dự tuyển, hạn chế được việc nhà thầu đưa lao động TQ sang. Tuy nhiên, ông Pháo cũng nói trước rằng chưa biết nhà thầu có chấp nhận ở các bước tiếp theo hay không. “Chờ đến lúc đó sẽ xem xét xử lý tiếp”, ông Pháo nói.
Riêng với vị trí 350 lao động địa phương, việc tuyển dụng vẫn diễn ra bình thường; trong đó tuyển 300 lao động kỹ thuật, 50 lao động phổ thông.
Sau khi truyền thông và dư luận lên tiếng, mới đây Đà Nẵng mới có động thái ra thông cáo báo chí nói lại là khi nào không tuyển được lao động kỹ thuật Việt Nam mới để cho nhà thầu đưa lao động từ TQ qua xây dựng khách sạn Marriott- Ảnh: Lê Đình Dũng.
Theo ông Pháo, hiện các đơn vị của thành phố mới chỉ thực hiện bước điều hướng đối với các yêu cầu của nhà thầu và chủ đầu tư. Nhà thầu và Trung tâm Giới thiệu việc làm đã thống nhất vào ngày 10.12 sẽ bắt đầu phỏng vấn tuyển dụng các lao động Việt Nam thay thế vị trí 300 lao động TQ.
Cũng theo ông Pháo, nhà thầu Sichuan Huashi đã gửi cho Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng hai phiếu đăng tuyển dụng (ký ngày 23.11) gồm nội dung: các vị trí công việc tuyển lao động Việt Nam; các vị trí tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển lao động nước ngoài.
Các vị trí tuyển lao động bản địa và lao động nước ngoài tương đương nhau như kỹ thuật lắp đặt cốp pha, kỹ thuật lắp dựng giàn giáo, kỹ thuật giám sát bê tông, kỹ thuật gia công sắt thép, kỹ thuật thi công điện.
Điều khác biệt là vị trí của lao động TQ được ghi yêu cầu là có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong từng ngành kỹ thuật trên. Còn yêu cầu đối với vị trí lao động bản địa ghi là trung cấp kỹ thuật hoặc 5 năm kinh nghiệm làm việc trong từng ngành kỹ thuật trên.
Vị giám đốc trung tâm cho hay nhà thầu dự định đưa 300 lao động từ TQ qua nhằm mục đích hướng dẫn và quản lý thi công cho lao động bản địa. “Nếu chỉ đưa hai con số 300 lao động TQ tạm gọi là qua chỉ huy và 350 lao động địa phương làm việc thì đúng là không chấp nhận được. Nhưng thực tế là họ phân kỳ ra, ví dụ mỗi đợt vài tháng có khoảng vài chục lao động kỹ thuật về lắp đặt cốp pha qua hướng dẫn 350 lao động bản địa làm việc này. Sau đó, nhóm này sẽ về và tiếp tục một nhóm kỹ thuật viên gia công sắt thép qua hướng dẫn 350 lao động gia công sắt thép…”.
Lãnh đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng cho biết đây là lần đầu tiên họ phải làm việc tuyển dụng dạng này.
Như báo điện tử Một Thế Giới đã liên tục phản ảnh, ngày 29.10.2015, UBND TP.Đà Nẵng có công văn chấp thuận cho 300 lao động TQ vào xây dựng khách sạn JW Marriott (đường Võ Nguyên Giáp, Q.Ngũ Hành Sơn) dựa trên đề nghị của nhà thầu Trung Quốc là Công ty TNHH Sichuan Huashi Việt Nam (có công ty mẹ ở tỉnh Tứ Xuyên) và Sở LĐ-TB-XH.
Thông báo của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng giao cấp dưới tạo điều kiện cho nhà thầu TQ điều chuyển lao động từ Tứ Xuyên qua.
Trước khi TP.Đà Nẵng chính thức đồng ý, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, chủ đầu tư khách sạn JW Marriott đã có văn bản gửi riêng Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đề nghị tạo điều kiện cho chủ thầu đưa 300 lao động TQ qua. Sau đó, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng đã có thống báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Đà Nẵng xuống Sở LĐ-TB-XH là: “Giao cho Sở LĐ-TB-XH chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất UBND thành phố xử lý trên tinh thần tạo điều kiện cho Công ty TNHH Shichuan Huashi Việt Nam điều chuyển nội bộ số cán bộ kỹ thuật và công nhân tay nghề cao là người nước ngoài từ công ty mẹ sang Đà Nẵng hỗ trợ hoàn thành công trình khách sạn JW Marriott. Sở LĐ-TB-XH phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp quản lý lao động và người nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Cả chủ đầu tư và nhà thầu khi gửi yêu cầu lên thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện cho 300 lao động từ Tứ Xuyên qua đều viện lý do đẩy nhanh tiến độ để ‘đưa khách sạn JW Marriott vào hoạt động năm 2017 nhằm đáp ứng nhu cầu buồng phòng khách sạn 5 sao và khu hội nghị cho Hội nghị APEC 2017 dự kiến được tổ chức tại TP.Đà Nẵng.
Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí phát đi ngày 24.11, UBND TP.Đà Nẵng đều bỏ qua những yếu tố khúc mắc này.
Ngược lại, cả văn bản báo cáo Thủ tướng (ký ngày 23.11) và thông cáo báo chí đều khẳng định thành phố làm "đúng quy trình" và đúng luật. Thông cáo có nội dung mới là "việc tuyển dụng lao động là người nước ngoài của Công ty TNHH Sichuan Huashi chỉ được tiến hành sau khi Trung tâm Dịch vụ việc làm không tuyển đủ được lao động là người trong nước cho các vị trí việc làm theo đăng ký.
Việc cấp phép cho lao động nước ngoài (Trung Quốc) chỉ thực hiện đối với các vị trí việc làm theo đăng ký không có lao động là người trong nước đảm nhận sau tuyển dụng và mỗi đợt tuyển dụng không được tuyển quá số lượng lao động đã đăng ký; lao động của đợt tuyển dụng tiếp theo chỉ được xem xét sau khi toàn bộ số lao động của đợt trước đã xuất cảnh ra khỏi Việt Nam".
-Vì sao chính phủ Việt Nam vẫn phớt lờ hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Silver Shores?
Ngày 14/9/2015, VOA đăng bài “Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?” của tác giả Lê Anh Hùng. Bài viết đã vạch trần mánh khoé của Cty Silver Shores trong việc qua mặt nhà chức trách Việt Nam để được cấp một khu đất rộng tới 30ha trải dài 1km dọc bờ biển Đà Nẵng và ngay trước mặt sân bay Nước Mặn.
Thủ đoạn của nhà đầu tư “made in Trung Nam Hải” này là (i) thành lập công ty ma Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông; (ii) thành lập chi nhánh của Silver Shores Ltd. tại Mỹ, cũng mang tên Silver Shores Ltd.; và (iii) sử dụng pháp nhân Silver Shores của Mỹ để chiếm lĩnh những vị trí nhạy cảm về an ninh – quốc phòng ở Đà Nẵng thông qua các dự án kinh tế trá hình.
Sau khi qua mặt chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương một cách ngoạn mục, cả công ty con Silver Shores Ltd. ở Mỹ lẫn công ty mẹ Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông đều cùng nhau “hô biến”.
Silver Shores Ltd. ở California đã giải thể - Ảnh chụp từ trang thông tin doanh nghiệp bang California.
Ảnh chụp thông tin về Silver Shores International Limited trên website của Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp Hồng Kông; Silver Shores Ltd. đã biến mất.
Lời cảnh báo về hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Silver Shores nói trên đã được nhiều trang mạng uy tín trong nước như Bauxite Việt Nam hay Việt Nam Thời Báo đăng lại, và được dư luận hết sức quan tâm.
“Trong 90 triệu người Việt chắc không ai muốn bị ám ảnh bởi ý nghĩ Đảng CSVN là bán nước, hoàn toàn không. Nhưng những sự thật như thế này thì dân chúng chẳng biết đường nào giải thích. Nếu tính từ việc bán rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, những trụ sở cực kỳ hệ trọng ủy thác cho TQ xây như trụ sở Bộ Công an trên đường Phạm Văn Đồng Hà Nội, cho đến những khu ‘nhượng địa’ 50-70 năm như Vũng Áng, hay Đà Nẵng (bài dưới đây) thì rõ ràng, "hầm chông" của bạn vàng cắm lên mình Tổ quốc mỗi ngày đang một lan rộng dần.
Để giữ được niềm tin cho dân, câu trả lời thiết thực nhất chỉ có thể là một chủ trương xuyên suốt, thể hiện bằng những đối sách nhất quán từ trên xuống dưới, để chặn đứng ngay lập tức âm mưu ‘tằm ăn dâu’ hung hiểm kia, cũng như vô hiệu hóa rốt ráo những ‘cái bẫy’ có thể đã giăng lên mà chưa biết khi nào sẽ sập.”
Lời đề dẫn của Bauxite Việt Nam cho bài viết.
“… Vấn đề là tại thời điểm cấp giấp phép 21/6/2006, Silver Shores Ltd. với tư cách pháp nhân theo pháp lý của bang California có đang hoạt động (active) hay đã giải thể (dissolved)?
=> Nếu đã giải thể trước ngày cấp giấp phép 21/6/2006, VN có thể xóa hợp đồng đầu tư ngay;
=> Nếu đã giải thể sau ngày cấp giấp phép 21/6/2006, Bộ Kế hoạch & Đầu tư - đặc biệt cá nhân Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - cần xem xét kỹ các khoản ràng buộc 2 bên trong giấp phép này, để hoặc xóa hợp đồng đầu tư ngay, hoặc có những biện pháp khẩn cấp khác.”
Trích một bình luận dưới bài viết trên trang Việt Nam Thời Báo.
Những tưởng sau khi cả truyền thông quốc tế lẫn truyền thông độc lập trong nước cùng lên tiếng, nhà cầm quyền Việt Nam, chính phủ trung ương cũng như chính quyền địa phương, sẽ có biện pháp ngăn chặn và tiến tới giải quyết rốt ráo hiểm hoạ Silver Shores ở Đà Nẵng.
Nhưng không, phản ứng của nhà chức trách Việt Nam xem ra chỉ là việc lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu kiểm tra hiện tượng người Trung Quốc mua đất ven biển Đà Nẵng, đặc biệt là trước mặt hoặc gần khu khách sạn và sòng bài Silver Shores (nay đã đổi tên thành Crown Plaza), một vấn đề mà bài báo đã nêu.
Và theo VietNamNet, mặc dù “các cơ quan thông tin đại chúng lên tiếng cảnh báo, chính quyền thành phố đang tìm biện pháp xử lý thì việc chuyển dịch nhà, đất ven biển cho người Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, chỉ khác là các giao dịch đều trở nên kín kẽ hơn”.
Đáng báo động hơn, mới đây chính quyền Tp Đà Nẵng thậm chí còn chấp thuận cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores đưa 300 lao động kỹ thuật từ Trung Quốc sang để thực hiện giai đoạn 2 của dự án: Lấy lý do để kịp phục vụ Hội nghị APEC 2017 (dù đến nay Uỷ ban Quốc gia APEC 2017 vẫn chưa có văn bản chính thức chọn ai thực hiện các công trình phục vụ APEC), Silver Shores đề nghị tăng thêm 650 lao động, trong đó có 350 lao động phổ thông người Việt Nam và 300 lao động kỹ thuật người Trung Quốc, nghĩa là cứ 1 lao động phổ thông người Việt sẽ được “kèm” bởi một cán bộ kỹ thuật người Hoa.
Silver Shores không phải là hiểm hoạ của riêng địa phương Đà Nẵng, mà là vấn đề hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Đây cũng là dự án do Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp phép. Thế nên thật lạ lùng là cho đến nay chính phủ Việt Nam vẫn chưa hề lên tiếng về vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm và lo lắng này.-Đà Nẵng nói về việc "nhận" 300 lao động Trung Quốc
Docbao.vn - Đà Nẵng được phép từ chối số lao động từ Trung Quốc sang nhưng lại chấp thuận là nhằm “hỗ trợ để hoàn thành công trình sớm”.
“Về nguyên tắc, Đà Nẵng có quyền không cho Công ty TNHH Sichuan Hua Shi điều chuyển 300 lao động từ Tứ Xuyên (Trung Quốc, viết tắt là TQ) vào thi công khách sạn năm sao JW Marriott ở Đà Nẵng. Nhưng họ làm đúng luật, lại có lý do chính đáng nên phải thông cảm.
Việc chấp thuận cho họ đưa 300 lao động TQ sang cũng nhằm tạo điều kiện cho công trình khách sạn JW Marriott (do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores của TQ làm chủ đầu tư) sớm hoàn thành...”. Ngày 18-11, ông Nguyễn Văn An (ảnh), Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng, lý giải với Pháp Luật TP.HCM về nguyên nhân Sở đề nghị và UBND Đà Nẵng chấp thuận việc đưa 300 lao động từ TQ sang.
. Phóng viên: Sở LĐ-TB&XH có thẩm định năng lực, trình độ chuyên môn của số lao động này trước khi đề xuất cho vào Đà Nẵng không, thưa ông?
+ Ông Nguyễn Văn An: Có chứ. Qua trình bày của hai công ty trên thì UBND TP thấy nên hỗ trợ để họ hoàn thành công trình sớm. Tuy vậy, khi thực hiện phải đúng luật. Trước khi họ đưa lao động vào Việt Nam phải xin ý kiến chấp thuận, đăng ký với TP trước 30 ngày.
Chính sách bảo trợ lao động trong nước thì không cho phép nhà thầu nước ngoài tuyển lao động nước ngoài khi lao động trong nước có thể đảm nhận được. Chỉ khi không tuyển được lao động Việt Nam thì mới tuyển lao động nước ngoài.
. Như vậy, việc hai công ty trên cho rằng đưa 300 lao động Trung Quốc sang là cần thiết vì đây là lao động kỹ thuật?
+ Quy định không bắt buộc những lao động này phải là nhà quản lý, điều hành, kỹ thuật. Tuy nhiên, lãnh đạo TP cũng cân nhắc, nếu nhà thầu là Công ty Sichuan Hua Shi đưa lao động phổ thông vào thì không được. Đà Nẵng chỉ đồng ý khi 300 lao động kỹ thuật chứ không phải lao động phổ thông.
. Các nhà thầu và lao động trong nước đủ sức đảm đương các công trình tương tự, thậm chí yêu cầu cao hơn nhưng sao phải đưa 300 lao động TQ, thưa ông?
+ Đúng rồi. Lao động và nhà thầu tại Đà Nẵng hoàn toàn có thể đảm nhận được các công trình như vậy. Tuy nhiên, đây là công trình có chủ đầu tư là đơn vị TQ và tổng thầu cũng của TQ. Do vậy mình phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ.
Công ty TNHH Silver Shores và nhà thầu là Công ty Sichuan Hua Shi đã được phép đưa 300 lao động TQ vào Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI
Mượn “phục vụ APEC” để tăng sức ép?
. 300 lao động TQ này đã vào Đà Nẵng chưa?
+ Họ mới xin chấp thuận số lượng thôi và khi đưa vào phải theo quy định của Việt Nam. Nghĩa là các lao động này phải đủ hồ sơ gồm bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm; lý lịch tư pháp... Khi đó, chúng tôi sẽ xem xét rồi mới cấp phép cho số lao động TQ trên vào. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải báo cáo về vị trí công việc của từng người để sau khi cấp phép còn đi kiểm tra. Nếu hai công ty này không thực hiện đúng giấy phép, chúng tôi sẽ thu hồi giấy phép và trục xuất các lao động trên.
. Ông giải thích thế nào về việc hiện chưa có quyết định chọn đơn vị nào nhưng hai đơn vị TQ lại nói “đưa 300 lao động TQ sang là để kịp xây khách sạn JW Marriott phục vụ APEC 2017”?
+ Họ có mượn cớ hay chính đáng thì tôi chưa dám nói.Có thể họ muốn kịp tiến độ để đón khách nên nói vậy. Giữa tháng 5-2015, họ hứa với UBND TP sẽ hoàn thành kịp trong thời gian diễn ra APEC. Thực ra Đà Nẵng cũng muốn có thêm công trình kịp tiến độ đi vào hoạt động để quản lý, thu thuế tăng ngân sách… và phục vụ du lịch.
. Tuy nhiên, công trình này nằm ở nơi nhạy cảm (gần một sân bay quân sự quan trọng và nơi này vừa qua có hiện tượng người TQ núp bóng người Việt gom đất ven biển) thì Sở có biện pháp gì để kiểm soát số lượng lao động TQ tại đây?
+ Phải thừa nhận việc cho 300 lao động TQ sang sẽ gây ảnh hưởng về mặt tư tưởng, cần cân nhắc nhưng theo luật thì phải làm.
Hiện chúng tôi quản lý 1.245 lao động nước ngoài. Theo quy định, đơn vị sử dụng phải báo cáo định kỳ cho Sở LĐ-TB&XH về việc sử dụng lao động nước ngoài. Chúng tôi sẽ phối hợp kiểm tra và nếu phát hiện sử dụng sai lao động, không có hợp đồng lao động, hộ chiếu không phù hợp, không đúng công việc được cấp phép thì sẽ thu hồi giấy phép và xử phạt. Sau đó công an xuất nhập cảnh sẽ trục xuất số lao động trái phép.
Từng sử dụng lao động Trung Quốc “chui”
Công ty TNHH Sichuan Hua Shi đang sử dụng bao nhiêu lao động TQ?
+ Hiện tại là 250 lao động, có lúc cao điểm là 300 lao động. Vừa rồi họ tuyển 64 lao động TQ vào làm “chui” bằng con đường du lịch và đã bị phát hiện, xử phạt rồi trục xuất. Bây giờ họ xin đưa thêm 300 lao động TQ như đã nói.
Ngoài 64 lao động TQ vào làm “chui” tại TP vừa bị trục xuất, Sở có phát hiện thêm trường hợp nào khác không?
+ Trước đây khi làm cầu Thuận Phước thì cũng có trường hợp lao động TQ vào làm “chui”. Sau khi phát hiện ra một số lao động TQ làm chui này, chúng tôi đã báo cáo UBND TP và mời nhà thầu lên cảnh báo và trục xuất.
Chờ lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng về xem lại
Chủ trương về việc cho phép 300 lao động TQ sang có từ trước khi tôi làm bí thư. Hiện Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ và Phó Chủ tịch UBND TP Đặng Việt Dũng đang đi nước ngoài công tác. Do vậy, phải chờ sau khi lãnh đạo UBND TP về rồi mới ngồi lại tìm hiểu vụ việc 300 lao động TQ để xử lý.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng NGUYỄN XUÂN ANH
Vụ đưa 300 lao động TQ vào Đà Nẵng: Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH “4 không”!
“Không rõ”, “không thắc mắc”, “không kiểm tra hết” và “không quan tâm” là những gì mà PV Infonet ghi nhận từ Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng Nguyễn Văn An về vụ chấp thuận cho 300 lao động Trung Quốc vào Đà Nẵng để xây dựng khách sạn JW Marriott.
Như tin đã đưa, dư luận Đà Nẵng đang xôn xao trước thông tin UBND TP chấp thuận theo đề xuất của Sở LĐ-TB-XH, cho phép Công ty TNHH Sichuan Huashi Việt Nam (có công ty mẹ tại Tứ Xuyên, Trung Quốc) đưa 300 lao động từ Tứ Xuyên qua Đà Nẵng xây khách sạn (KS) JW Marriott (đối diện sân bay Nước Mặn) do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Sliver Shores (có lãnh đạo là người Trung Quốc) làm chủ đầu tư.
Dự án xây dựng khách sạn JW Marriott (đối diện sân bay Nước Mặn)... |
Trao đổi với PV Infonet sáng 17/11, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng Nguyễn Văn An (phụ trách mảng lao động – việc làm) cho hay: “Toàn bộ việc này là có cuộc họp do Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ chủ trì, có Sở Ngoại vụ, Công an, Sở LĐ-TB-XH và các ngành khác tham dự. Anh Thơ chỉ đạo hỗ trợ cho họ để hoàn thành tiến độ. Cho nên toàn bộ việc này có sự chỉ đạo của UBND TP với tất cả các ngành chứ không phải riêng ngành LĐ-TB-XH, còn thủ tục là ngành LĐ-TB-XH lo. Nên không phải riêng ngành LĐ-TB-XH chủ quan để đi làm việc này đâu!”.
Không rõ…
PV: Ông Huỳnh Đức Thơ đang tháp tùng Chủ tịch nước dự hội nghị cấp cao APEC 2015 tại Philippines, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng (ký văn bản chấp thuận) cũng đi nước ngoài chưa về nên chúng tôi chưa có điều kiện kiểm chứng thông tin ông vừa nói. Nhưng là người đề xuất lãnh đạo TP cho phép Công ty Sliver Shores và nhà thầu Sichuan Huashi đưa 300 lao động Trung Quốc qua Đà Nẵng xây khu hội nghị tại KS JW Marriott để phục vụ hội nghị APEC 2017, ông có nắm được lãnh đạo TP Đà Nẵng có kế hoạch giao cho họ làm công trình đó hay không?
Ông Nguyễn Văn An: Có chứ! KS đó lãnh đạo TP duyệt cho họ xây dựng mà!
PV: Duyệt cho họ xây dựng KS đó thì đúng rồi, nhưng vấn đề là có giao cho họ xây dựng khu hội nghị quốc tế ở KS đó để phục vụ APEC 2017 hay không?
Ông Nguyễn Văn An: Việc phục vụ APEC hay không thì hôm trước họp có báo cáo UBND TP rồi. UBND TP nhất trí rồi!
PV: Họp lúc nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn An: Họp cách đây mười mấy ngày!
PV: Đó là cuộc họp gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn An: Họp Ủy ban nắm lại tình hình chỗ xử phạt 64 lao động Trung Quốc đó. Công an báo cáo! (Cách đây 3 tháng, có 64 trường hợp người Trung Quốc qua Đà Nẵng du lịch rồi làm việc tại dự án xây dựng KS JW Marriott khi chưa được cấp phép lao động, bị công an lập biên bản, xử phạt hành chính và trục xuất – PV)
PV: Tại cuộc họp đó có đề xuất xây khu hội nghị quốc tế ở KS JW Marriott để phục vụ hội nghị APEC 2017 hay không?
Ông Nguyễn Văn An: Xây KS để kịp phục vụ cho hội nghị APEC. Trong văn bản họ ghi rõ mà!
PV: Xây thêm KS đón khách quốc tế vào dịp APEC là việc bình thường. Nhưng trong văn bản đề nghị, Công ty Sliver Shores và nhà thầu Sichuan Huashi có nói là “nhằm đáp ứng nhu cầu buồng phòng KS 5 sao và khu hội nghị cho Hội nghị APEC 2017”. Vậy UBND TP Đà Nẵng có kế hoạch giao cho Công ty Sliver Shores xây khu hội nghị đó hay không? Theo Sở Ngoại vụ Đà Nẵng cho biết thì không bao giờ có chuyện đó?
Ông Nguyễn Văn An: Cái đó thì tôi không rõ! Ủy ban có giao hay không thì không rõ, nhưng mà họ xin phép Ủy ban xây dựng mà!
Không thắc mắc…
PV: “Không rõ” nhưng ông lại căn cứ việc KS JW Marriott nói chung, khu hội nghị quốc tế phục vụ APEC 2017 tại dự án này nói riêng bị chậm tiến độ để đề xuất lãnh đạo TP cho phép họ đưa 300 lao động Trung Quốc vào đây thì cũng thật lạ. Vậy ông đã kiểm tra các nhà thầu Việt Nam hay chưa mà biết các nhà thầu Việt Nam không đủ năng lực để thi công KS JW Marriott, nên phải đưa lao động từ Trung Quốc sang?
Ông Nguyễn Văn An: Không phải! Có ai nói nhà thầu Việt Nam không đủ năng lực đâu. Nhà thầu Việt Nam thừa năng lực nữa kia chứ không phải không đủ năng lực. Nhà thầu Việt Nam xây bao nhiêu tòa nhà to lớn chứ đâu phải một cái KS bấy nhiêu. Nhưng có điều Công ty Sliver Shores và nhà thầu Sichuan Huashi yêu cầu sử dụng một số cán bộ kỹ thuật của họ để thực hiện một số khâu trong quá trình xây dựng. Thứ nhất là cán bộ kỹ thuật, thứ hai là phải biết tiếng Trung để điều hành cho tiện.
Hiện nhà thầu Dinco (Đà Nẵng) vẫn làm trong đó với khoảng 250 công nhân chứ không riêng gì nhà thầu Sichuan Huashi đâu. Nhưng họ xin khoảng 300 cán bộ kỹ thuật Trung Quốc và không phải đi vô cùng một lúc mà vô từng đợt để làm các khâu kỹ thuật cho họ. Số lao động này không phải họ tuyển bên ngoài mà chu chuyển nội bộ từ Công ty mẹ ở bên Trung Quốc qua.
PV: Việc họ chu chuyển nội bộ hay không nội bộ thì làm sao ông kiểm soát được?
Ông Nguyễn Văn An: Đúng rồi, việc chu chuyển nội bộ hay không nội bộ thì mình không kiểm soát được. Nhưng mình căn cứ theo hồ sơ của họ, khi cấp phép thì phải đầy đủ các văn bản chứng nhận trình độ kỹ thuật, lý lịch tư pháp, chứng thực của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho phép qua thì hồi đó mới chấp nhận theo thủ tục.
PV: Theo đơn ngày 15/10, nhà thầu Sichuan Huashi xin tăng thêm 650 lao động, gồm 350 lao động bản địa (thợ nề, thợ mộc, thợ thạch cao và lao động phổ thông) và “300 cán bộ kỹ thuật lành nghề, đáp ứng chất lượng và tiến độ được điều động từ công ty mẹ ở Tứ Xuyên”. Cán bộ kỹ thuật gì mà tới 300 người? Chỉ tăng thêm 350 lao động bản địa mà cần phải tăng thêm 300 cán bộ kỹ thuật từ Trung Quốc là sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn An: Kỹ thuật xây dựng của họ mình không thắc mắc gì hết. Mình không thắc mắc gì hết nhưng có cái nhu cầu của họ để đảm bảo việc xây dựng của họ thì mình đáp ứng thôi chứ có gì đâu!
PV: Sao không thắc mắc, thưa ông? Một cán bộ kỹ thuật phải nắm 5 – 10, thậm chí vài chục công nhân. Đằng này chỉ tăng 350 lao động phổ thông mà đòi đưa qua tới 300 cán bộ kỹ thuật (chưa kể số cán bộ kỹ thuật người Trung Quốc hiện đang làm tại dự án này) là sao?
Ông Nguyễn Văn An: Cái này mới cho số lượng thôi chứ chưa cấp phép! Bao giờ đủ hồ sơ đảm bảo thì mới cấp phép mà!
PV: Tất nhiên là vậy rồi, nhưng ít ra trong việc này các cơ quan chức năng cũng cần phải đặt câu hỏi: Tại sao số cán bộ kỹ thuật lên tới mức xấp xỉ số lượng công nhân như thế? Đó là điều kỳ lạ chứ ông? Ngoài ra, trả lời báo chí, ông cho biết sau khi tiếp nhận đề nghị từ chủ đầu tư và nhà thầu, ông đã xuống kiểm tra và thấy nhu cầu của họ là chính đáng nên đồng ý với việc cho 300 lao động từ Trung Quốc qua xây dựng. Vậy ông đã kiểm tra như thế nào mà thấy nhu cầu của họ là chính đáng?
Ông Nguyễn Văn An: Bởi vì họ đưa ra quy trình, tiến độ thực hiện của họ. Khi họ xây phần thô thì toàn bộ là do lao động Việt Nam mình làm, còn giờ tới phần hoàn thiện thì bắt đầu họ đưa lao động Trung Quốc vô làm. Nhu cầu của họ là hoàn toàn chính đáng, bởi vì mình hỗ trợ cho họ để xây dựng cơ mà, làm kinh tế thôi mà!
Không kiểm tra hết…
PV: Thế ông có biết nguyên nhân nào khiến dự án KS JW Marriott chậm tiến độ hay không?
Ông Nguyễn Văn An: Vừa rồi họ báo cáo là họ sử dụng lao động Việt Nam, nhưng lao động Việt Nam làm hỏng một số việc của họ nên họ lên trình bày rất rõ. Khi họ chuẩn bị làm sắt đổ sàn thì đến ngày Tết Trung thu, lao động Việt Nam nghỉ ở nhà hết, không đi làm khiến toàn bộ hệ thống của họ bị chậm lại mười mấy ngày. Họ tới phản ánh lao động của mình không có ý thức lao động công nghiệp, nên những việc nào họ cần thiết để đẩy tiến độ thì họ xin phép sử dụng lao động kỹ thuật người Trung Quốc. Họ có phản ánh như thế!
PV: Ông thấy phản ánh đó có đúng hay không?
Ông Nguyễn Văn An: Đúng chứ sao không đúng. Chính xác luôn! Bởi vì Sichuan Huashi chỉ là tổng thầu thôi, còn các nhà thầu phụ của mình vẫn làm ở đó chứ không phải của họ hết!
PV: Hoặc tại sao lại có chuyện dịp Trung thu lao động Việt Nam nghỉ ở nhà hết, trong khi người Việt Nam vốn không có thói quen nghỉ làm việc vào dịp này? Ở dọc tuyến ven biển Đà Nẵng hiện vẫn có khá nhiều KS, resort đang thi công chứ không riêng gì KS JW Marriott. Ông có nghe có phản ảnh nào về việc công nhân ở các dự án đó cũng nghỉ việc trong dịp Trung thu vừa rồi hay không?
Ông Nguyễn Văn An: Tôi không có kiểm tra hết. Nhưng mà họ đưa ra lý do hoàn toàn chính đáng!
PV: Nếu họ đưa lý do mà ông không kiểm tra hết thì làm sao biết là chính đáng, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn An: Không! Ý tôi là không kiểm tra hết các công trình khác chứ không phải là không kiểm tra công trình này. Cái này là tôi và anh Ánh, Trưởng phòng Lao động – Việc làm xuống trực tiếp kiểm tra cụ thể.
PV: Cần phải kiểm tra để có sự đối chứng chứ thưa ông. Ví dụ họ nói công nhân ở dự án KS JW Marriott nghỉ hết trong dịp Trung thu, trong khi ở các dự án khác công nhân vẫn làm việc bình thường thì phải có lý do chứ?
Ông Nguyễn Văn An: Đây là tôi đi kiểm tra để tạo điều kiện cho họ làm chứ không phải mình đi thanh tra!
Và… không quan tâm!
PV: Cái gọi là “tiến độ” của dự án KS JW Marriott là do ai đặt ra, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn An: Chủ đầu tư đặt ra chứ ai!
PV: Thế thì họ muốn xây lúc nào thì xây, xong lúc nào thì xong, căn cứ vào đâu mà bảo là chậm tiến độ? Trong khi như ông đã thấy, khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam, Công ty Sliver Shores và nhà thầu Sichuan Huashi hầu như rút toàn bộ quân về nước suốt thời gian dài? Sao không quy chuyện đó vào nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ dự án này?
Ông Nguyễn Văn An: Không! Chuyện đó của họ, tôi không quan tâm!
PV: Ồ, sao lại không quan tâm? Họ lấy lý do chậm tiến độ để đòi đưa lao động Trung Quốc vào đây kia mà?
Ông Nguyễn Văn An: Không! Chuyện "Hải Dương Hải diếc" tôi không quan tâm. Quan tâm chi cái chuyện Hải Dương của họ. Còn chỗ này họ xin cũng có lý do của họ. Nếu họ xin toàn bộ lao động là người Trung Quốc thì tôi không chấp nhận rồi, xin lao động phổ thông là người Trung Quốc cũng không chấp nhận. Nhưng họ xin lao động kỹ thuật thì mình cho phép.
Cho phép ở đây là cho phép để họ có điều kiện đưa cán bộ kỹ thuật của họ vào, còn quá trình họ đưa người vào thì phải có một giai đoạn nữa. Thời điểm này chỉ mới gọi là cho phép, đồng ý về chủ trương cho họ sử dụng thôi, còn quá trình cấp phép là phải có barie chứ!
PV: Khi cho chủ trương đồng ý thì Sở LĐ-TB-XH phải nắm rõ lý do chứ, thưa ông? Chẳng hạn tại sao có chuyện chậm tiến độ để họ xin đưa lao động Trung Quốc vào? Nếu có 300 lao động ở nước khác vào chưa chắc dư luận đã quan tâm nhiều như đối với 300 lao động Trung Quốc. Đúng không ông?
Ông Nguyễn Văn An: Đúng rồi!
PV: Chắc ông thừa hiểu nguyên nhân vì sao. Do lẽ đó, công tác kiểm tra, xác minh yêu cầu phải làm chặt chẽ. Như ông nói, phần thô họ để cho công nhân Việt Nam làm, bây giờ tới phần hoàn thiện, lắp đặt thiết bị, nghĩa là tới phần “nhạy cảm”, thì họ đưa người của họ vào. Liệu trong quá trình đó có nảy sinh ra những vấn đề liên quan đến an ninh, bảo mật đối với các hoạt động sau này sẽ diễn ra tại đây?
Ông Nguyễn Văn An: Chuyện đó có các cơ quan chức năng làm. Khi làm cái này, Ủy ban đã tham khảo ý kiến của công an rồi chứ không riêng chi Sở LĐ-TB-XH.
PV: Xin cám ơn ông!
-300 lao động Trung Quốc sẽ vào Đà Nẵng?
(PL)- Dự án cạnh sân bay nhưng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đà Nẵng vẫn đồng ý.
Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores và Công ty TNHH Sichuan Hua Shi (có lãnh đạo là người Trung Quốc) đã cùng có văn bản kiến nghị gửi Sở LĐ-TB&XH và UBND TP Đà Nẵng xin phép đưa hàng trăm người Trung Quốc sang Đà Nẵng làm việc.
Đà Nẵng tràn ngập người lao động Trung Quốc (PL)- Dự án cạnh sân bay nhưng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đà Nẵng vẫn đồng ý.
Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores và Công ty TNHH Sichuan Hua Shi (có lãnh đạo là người Trung Quốc) đã cùng có văn bản kiến nghị gửi Sở LĐ-TB&XH và UBND TP Đà Nẵng xin phép đưa hàng trăm người Trung Quốc sang Đà Nẵng làm việc.
Vì lao động bản địa không đáp ứng (?!)
Công ty TNHH Sichuan Hua Shi là nhà thầu thi công công trình khách sạn năm sao JW Marriott nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn. Khách sạn JW Marriott của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores.
Theo các kiến nghị thì dự kiến vào tháng 10-2017, khách sạn JW Marriott sẽ được đưa vào sử dụng và sẽ có trung tâm hội nghị quốc tế phục vụ APEC 2017 dự kiến tổ chức tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, dự án đang có dấu hiệu chậm tiến độ nên phải tăng thêm 650 lao động. Vì vậy, nhà thầu này kiến nghị được phép đưa 300 lao động từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) sang. Vị trí công việc của 300 người này được cho là lao động kỹ thuật để thực hiện dự án giai đoạn 2 của công trình khách sạn năm sao JW Marriott. Số lao động này sẽ làm việc từ tháng 10-2015 đến tháng 10-2017.
Hai công ty đã nêu giải trình thêm về việc xin điều chuyển 300 lao động người Trung Quốc đến Đà Nẵng. Cụ thể, dự án đang chậm tiến độ, việc thi công bị trì trệ do nhân viên quản lý và thiết kế là người nước ngoài, ngôn ngữ bất đồng dẫn đến việc giao tiếp với người bản địa khó khăn. Ngoài ra, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp nên phần lớn lao động bản địa không thích ứng được dẫn đến hiệu quả công việc thấp và lại bận việc đồng áng, nghỉ phép nhiều… Từ đó chủ đầu tư và đơn vị thi công kiến nghị phải chuyển thêm 300 lao động từ Trung Quốc thì dự án khách sạn năm sao trên mới hoàn thành trong năm 2017 để kịp phục vụ APEC 2017.
Khu resort của Công ty Silver Shores có nhiều lao động Trung Quốc và nơi này được “tăng cường” 300 lao động từ Tứ Xuyên. Ảnh: LÊ PHI
Những dự án ở nơi nhạy cảm
Công ty Silver Shores từng đề xuất thực hiện các dự án tại TP Đà Nẵng như: dự án trồng rau tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) với diện tích 11,6 ha; dự án khu KTX cho nhân viên Silver Shores được duyệt ban đầu với độ cao tĩnh không công trình là 64,5 m nhưng Sư đoàn 375 nhận thấy công trình nằm giữa hai trận địa pháo phòng không nên đã đề nghị giảm độ cao xuống
43,6 m; dự án khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn tại cảng cá Thuận Phước (cũ) nằm ngay khu vực cửa vịnh Đà Nẵng; dự án tàu đáy kính ngắm san hô biển tại khu vực Sơn Trà. Những dự án này từng được cho là các dự án nước ngoài “bủa vây” Đà Nẵng vì nằm ở những vị trí nhạy cảm.
43,6 m; dự án khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn tại cảng cá Thuận Phước (cũ) nằm ngay khu vực cửa vịnh Đà Nẵng; dự án tàu đáy kính ngắm san hô biển tại khu vực Sơn Trà. Những dự án này từng được cho là các dự án nước ngoài “bủa vây” Đà Nẵng vì nằm ở những vị trí nhạy cảm.
Tương tự, dự án công trình khách sạn năm sao JW Marriott cũng nằm cạnh sân bay Nước Mặn - một cứ điểm quân sự quan trọng ở Đà Nẵng. Dù vậy, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng đã kiến nghị UBND TP Đà Nẵng chấp thuận việc đưa 300 lao động người Trung Quốc sang.
Tuy vậy, ông Nguyễn Anh Ánh, Trưởng phòng Việc làm-An toàn lao động Sở LĐ-TB&XH, lý giải: “Giai đoạn 2 của công trình này là một tòa nhà khách sạn phức hợp lớn, để kịp tiến độ nên phải xin điều chuyển thêm số lao động nói trên. Số lao động đề nghị này được điều chuyển trong nội bộ của công ty từ Trung Quốc sang chứ họ không tuyển người ngoài như mình. Vì vậy, Sở đã trình UBND TP Đà Nẵng và được chấp thuận”.
Người Trung Quốc nhan nhản
Theo Sở LĐ-TB&XH, tính đến cuối tháng 9-2015, ở Đà Nẵng có 422 đơn vị doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài với 1.245 người. Trong số 55 đơn vị sử dụng người Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong thì số lượng lao động Trung Quốc tập trung nhiều nhất tại Công ty Silver Shores và Công ty Sichuan Hua Shi. Ngoài ra, trong khu vực khách sạn, resort của Silver Shores thì khách du lịch hầu hết cũng là người Trung Quốc. Ông Anh cũng cho hay vào dịp hè người Trung Quốc đi nhan nhản ngoài đường phố Đà Nẵng.
Theo UBND quận Ngũ Hành Sơn, tình hình an ninh trật tự ở quận này đang có những diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là tình trạng người lao động nước ngoài làm “chui” ở những công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, người nước ngoài nhập cảnh vào Đà Nẵng với mục đích tham quan du lịch nhưng sau đó đi làm “chui”. Nói với Pháp Luật TP.HCM, một lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn cho hay từ đầu năm đến nay đã có gần 109.900 lượt người đến quận lưu trú, tạm trú và trong đó có gần 59.200 người Trung Quốc.
Vị lãnh đạo này không nắm được về vấn đề lao động người Trung Quốc nhưng ông cho hay qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 60 người nước ngoài (hầu hết là người Trung Quốc) làm việc “chui” tại quận. “Trước việc này, chúng tôi kiến nghị các sở, ngành liên quan của Đà Nẵng hỗ trợ địa phương trong việc quản lý người lao động nước ngoài và người nước ngoài thuê nhà ở trên địa bàn” - vị này nói.
Không dễ kiểm tra
Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, việc kiểm tra lao động người nước ngoài được thực hiện định kỳ (ba tháng, sáu tháng và một năm) và đột xuất… Tuy vậy, ông Nguyễn Anh Ánh, Trưởng phòng Việc làm-An toàn lao động Sở LĐ-TB&XH, nhìn nhận chỉ có thể kiểm tra, kiểm soát được những người nước ngoài có đăng ký, còn với những người mượn danh đi du lịch thì không có quyền kiểm soát. Số lượng kiểm tra lao động người nước ngoài làm việc thực tế khác với số báo cáo. Nhưng rất khó kiểm tra người Trung Quốc làm việc tại các dự án, khu resort do phía Trung Quốc làm chủ đầu tư. Bởi muốn vào kiểm tra thì phải có công văn thông báo trước. Nếu không thông báo mà tự đi kiểm tra là không được vì họ không tiếp. “Nếu kiểm tra, phát hiện người Trung Quốc đi du lịch rồi ở lại làm việc thì đương nhiên sẽ xử lý. Bây giờ dân Ngũ Hành Sơn ra đường thấy người Trung Quốc quá nhiều nhưng lại lẫn lộn người đi làm với người du lịch” - ông Ánh nói.
__________________________________
Trung Quốc đang tính mở tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng vì hiện người Trung Quốc làm việc, sinh sống, học tập và du lịch tại đây rất nhiều.
Ngoài ra, tại một cuộc họp báo tại Thành ủy Đà Nẵng mới đây, báo chí cũng đề cập đến việc tại quận Ngũ Hành Sơn, người Trung Quốc núp bóng và bơm tiền cho người Việt mua đất đai ven biển. Thậm chí họ còn thuê nhà của người Việt để mở khách sạn cho người Trung Quốc ở.
|
ĐÀ NẴNG (NV) - Mặc cho lao động Trung Quốc có phép hay làm “chui” tràn ngập khắp nơi, nhà cầm quyền Đà Nẵng lại vừa đồng ý cho thêm 300 người vào làm việc tại đây, khiến không ít người dân quan ngại.
Lao động Trung Quốc làm việc trái phép tại một công trình xây dựng
ở Đà Nẵng. Hình: Báo Lao Động)
“Đà Nẵng vừa đồng ý cho thêm 300 lao động Trung Quốc vào làm việc tại đây,” ông Nguyễn Văn An, phó giám đốc Sở Lao Động Xã Hội thành phố Đà Nẵng xác nhận với báo Lao Động chiều 16 tháng 11.
Theo ông An, ủy ban thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho nhà thầu là công ty Sichuan Hua Shi được phép sử dụng lao động là người nước ngoài trên cơ sở điều chuyền nội bộ từ công ty mẹ có trụ sở ở Tứ Xuyên, Trung Quốc sang làm việc tại Đà Nẵng. Cụ thể, 300 lao động kỹ thuật Trung Quốc sẽ làm việc tại công trình khách sạn 5 sao JW Marriott tại quận Ngũ Hành Sơn trong 2 năm bắt đầu từ tháng 10, 2015.
Lý giải việc này, ông Nguyễn Anh Ánh, trưởng phòng việc làm-an toàn lao động Sở Lao Động Đà Nẵng cho rằng: “Giai đoạn 2 của công trình này là một tòa nhà khách sạn phức hợp lớn, để kịp tiến độ hoàn thành phục vụ APEC 2017 nên họ phải xin thêm số lao động nói trên.”
Theo Sở Lao Động, tính đến cuối tháng 9, 2015, ở Đà Nẵng có 55 đơn vị sử dụng người Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong thì số lượng lao động Trung Quốc tập trung nhiều nhất tại công ty Silver Shores và công ty Sichuan Hua Shi. Ngoài ra, trong khu vực khách sạn, resort của Silver Shores thì khách du lịch hầu hết cũng là người Trung Quốc. “Vào dịp hè người Trung Quốc đi nhan nhản ngoài đường phố Đà Nẵng,” ông An nói.
Nói với báo Lao Động, một lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn cho hay, từ đầu năm đến nay tình hình an ninh trật tự ở quận này đang có những diễn biến phức tạp. Hiện đã có gần 109,900 lượt người đến quận lưu trú, tạm trú và trong đó có gần 59,200 người Trung Quốc. Mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 60 người Trung Quốc làm việc “chui” tại quận này
Ông Ánh thừa nhận, rất khó kiểm tra người Trung Quốc làm việc tại các dự án, khu resort do phía Trung Quốc làm chủ đầu tư. Bởi muốn vào kiểm tra thì phải có công văn thông báo trước. Nếu không thông báo mà tự đi kiểm tra là không được vì họ không tiếp.
“Bây giờ dân Ngũ Hành Sơn ra đường thấy người Trung Quốc quá nhiều nhưng lại lẫn lộn người đi làm với người du lịch,” ông Ánh nói. (Tr.N)
-Dự án từng treo biển “casino” tại Đà Nẵng sắp trở lại hoạt động VnEconomy -
Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài tại dự án Silver Shores Hoàng Đạt đã phải tạm dừng hoạt động từ tháng 4/2010. Nguồn tin từ UBND thành phố Đà Nẵng cho hay, cơ quan này đã có văn bản cho phép khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài tại Công ty TNHH Silver Shores Hoàng Đạt trở lại hoạt động, sau khi đã chấn chỉnh xong các vi phạm.
Khu vui chơi này đã phải tạm dừng hoạt động từ tháng 4/2010 vừa qua, do các dấu hiệu vi phạm quy chế quản lý trò chơi có thưởng dành cho người nước ngoài.
Chủ đầu tư đã gỡ bỏ dòng chữ “Crown Casino” từ tháng 2/2010 và hiện đang sử dụng cụm từ “Intercontinental Crown Club”.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào tháng 4/2010, chủ đầu tư dự án Silver Shores Hoàng Đạt đã có nhiều dấu hiệu làm trái với các quy định trong giấy phép. Cụ thể, dự án này đã triển khai dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng trong khi theo giấy phép đầu tư thì chỉ được triển khai dịch vụ này sau khi hoàn thành các dự án thành phần khác là khách sạn 5 sao và khu biệt thự cao cấp.
Thứ hai là đã sử dụng tên gọi “casino” để quảng cáo cho dự án, trái với các quy định tại giấy phép đầu tư, cũng như các quy định khác về quảng cáo.
Thứ ba, tại khu vui chơi có thưởng của Silver Shores Hoàng Đạt hiện có trên 10 bàn chia bài, trong khi theo giấy phép, đơn vị này chỉ được phép đặt không quá 8 bàn chia bài.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã sử dụng một lượng khá lớn lao động phổ thông nước ngoài, vào lúc cao điểm có thể lên tới 1.000 người. Trong khi đó, theo quy định của Điều 132 Bộ luật Lao động, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân chỉ được phép tuyển người nước ngoài trong một thời hạn nhất định đối với các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc công việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được.
Ngay sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn giải trình nhằm “nói lại cho rõ” về các nội dung trong báo cáo.
Theo công văn này, vào thời điểm tháng 6/2008, dự án Silver Shores Hoàng Đạt đã được đăng ký lại theo quy định tại Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ. Khi điều chỉnh đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư, UBND thành phố Đà Nẵng đã không ràng buộc điều kiện là “Doanh nghiệp chỉ được triển khai hoạt động kinh doanh khu vui chơi có thưởng cho người nước ngoài sau khi khách sạn 5 sao và khu biệt thự đi vào hoạt động ổn định” như giấy phép ban đầu.
Về việc vi phạm đóng mô phỏng thêm 7 bàn chia bàn, ngày 25/5/2010, công ty đã tiến hành tiêu huỷ 7 bàn chia bàn đóng mô phỏng thêm dưới sự chứng kiến của các cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng.
Đối với hoạt động quảng cáo, liên quan đến dòng chữ “Crown Casino”, chủ đầu tư đã gỡ bỏ từ tháng 2/2010 và hiện đang sử dụng cụm từ “Intercontinental Crown Club”.
Riêng đối với vấn đề lao động nước ngoài, theo UBND thành phố Đà Nẵng, do đặc thù của dự án từ khâu thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu nước ngoài đảm nhận, nhằm đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình xây dựng, thành phố đã tạo điều kiện để một số kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao của các nhà thầu được phép gia hạn thời gian tạm trú để đảm bảo hoàn thành công trình theo đúng tiến độ, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật.
Dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng nói chung, trong đó có dịch vụ casino, lâu nay vẫn được xem là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Trước đây, các dự án trong lĩnh vực này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép với sự cho phép của Thủ tướng. Nhưng với chủ trương phân cấp toàn diện, hiện nay việc cấp phép được giao cho UBND các tỉnh thành phố.
Vụ việc của Silver Shores Hoàng Đạt từng xới lên câu chuyện về thẩm quyền cấp phép và quản lý dự án đầu tư nước ngoài giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các UBND các tỉnh, thành phố, xa hơn là câu chuyện về phân cấp.
* Theo dự thảo nghị định về kinh doanh casino đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến công chúng, điều kiện đối với giấy phép cấp mới trong lĩnh vực này là doanh nghiệp phải có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh casino đã được thành lập và hoạt động ít nhất 10 năm theo pháp luật của Việt Nam đối với nhà đầu tư trong nước hoặc theo pháp luật của nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp xin cấp phép phải có dự án đầu tư xây dựng khu giải trí phức hợp có hoạt động casino nằm trong quy hoạch về kinh doanh casino với mức vốn cam kết đầu tư đạt mức vốn yêu cầu tối thiểu do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải chứng minh có đủ năng lực về tài chính đảm bảo giải ngân đủ vốn cam kết đầu tư. Doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được một loạt yêu cầu khác như chưa bị cơ quan có thẩm quyền xử lý về các hành vi vi phạm như: tổ chức kinh doanh casino bất hợp pháp; gian lận trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh casino; tham gia hoạt động rửa tiền; giữ gìn an ninh, trật tự xã hội theo quy định về hoạt động kinh doanh casino và các quy định pháp luật khác của nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính kể từ ngày thành lập đến khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh...
----------------------
----------------------
Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo dừng hoạt động kinh doanh casino, khách sạn của Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silvershore Hoàng Đạt.Đóng cửa sòng bạc lớn nhất Việt Nam
Xin nói thêm, về cái khách sạn này hình như còn khá nhiều bí ẩn. Sau đây là comment của một bạn đọc trích ra từ trang blog Anh Ba Sàm:
“Người Đà Nẵng đã nói:
Báo anh Ba biết, cái casino ở Đà Nẵng này từ ngày khởi công đến đưa vào sử dụng không một người Việt Nam nào được bén mảng đến gần. Thi công là công nhân TQ, bảo vệ là người TQ mặc áo quần rằn ri như bộ đội TQ. KS thời buổi hiện đại gì mà bê tông hết khối này đến khối nọ. Nhiều người nói dưới tầng hầm của KS này có đường hầm cho tàu ngầm nguyên tử chui vào Việt Nam ta cũng không ai hay biết. Không hiểu sao giờ bỗng dưng lại được chú ý đến như vậy”.
Người gửi comment này cho chúng tôi viết thêm:
“Tam giác chiến lược Hải Nam – Hoàng Sa – Đà Nẵng e là có thật. Các anh ở Hà Nội cố tìm cho được một bài báo của TQ nói về tam giác chiến lược này thì rất hay. Ông Nguyễn Bá Thanh ‘đổi giọng’ khi phỏng vấn cũng là một tín hiệu”.
Rất mong bạn đọc có tư liệu gì đích xác cung cấp thêm cho trang mạng.
Bauxite Việt Nam-http://www.boxitvn.net/bai/6507
Hình thức giải trí casino từng bị cấm ở Việt Nam
Nằm ở đường Sơn Trà - Điện Ngọc, đây là nơi có casino lớn nhất ở Việt Nam.
Công văn ra ngày 24/06 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND Đà Nẵng " nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với những sai phạm xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silvershores - Hoàng Đạt".
Theo công văn, công ty liên doanh này phải "tạm dừng hoạt động kinh doanh khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài cho đến khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh ".
Trước đó, Bộ Kế hoạch - Đầu tư trong một văn bản đề ngày 17/05/2010 gửi UBND Đà Nẵng cũng đề nghị giới chức địa phương kiểm tra thông tin về các hoạt động trái quy định tại đây, cụ thể là mở cửa sòng bạc trước khi hoàn tất khách sạn 5 sao như trong giấy phép đầu tư; và sử dụng chữ casino trong quảng cáo.
Khu "vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài" còn bị nói là đã trang bị 10 bàn đánh bạc, khi trong giấy phép chỉ quy định nhiều nhất 8 bàn.
Hình thức giải trí casino từng bị cấm ở Việt Nam vì các sòng bạc bị liệt vào dạng tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên những năm gần đây, Việt Nam đã có chủ trương mở một số sòng bạc nhưng chỉ dành riêng cho khách nước ngoài.
Khu Silvershores - Hoàng Đạt khai trương từ tháng 1/2010 dù chưa hoàn tất. Đây là dự án liên doanh trị giá 160 triệu đôla giữa công ty Silvershores của Mỹ và công ty Hoàng Đạt ở Hà Nội.
Theo giấy phép đầu tư, nơi đây có tổ hợp khách sạn 600 phòng tiêu chuẩn 5 sao kết hợp với trung tâm hội nghị quốc tế; khu biệt thư cao cấp (50 biệt thự) tiêu chuẩn 5 sao; khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài gồm trò chơi điện tử có thưởng (không quá 100 máy), trò chơi theo hình thức chia bài qua bàn (không quá 8 bàn) gồm baccarat, blackjack và tài xỉu.
Cũng đã có cáo buộc rằng khu du lịch - giải trí này thuê lao động nước ngoài trái phép, trong đó nhiều người Trung Quốc.
Thực tế, khách hàng Trung Quốc là đối tượng nhắm tới của đa số các sòng bạc trong khu vực.
Cũng vì lý do này, mà công ty Silvershores đã xúc tiến mở đường bay Quảng Châu - Đà Nẵng hai chuyến một tuần kể từ tháng 1 và còn dự tính mở các tuyến Thượng Hải - Đà Nẵng và Tam Á - Đà Nẵng, dung lượng gần 100.000 du khách/năm.
Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng kiểm điểm
(PL (26/6/2010))- Ngày 24-6, Thủ tướng có văn bản yêu cầu UBND TP Đà Nẵng nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với những sai phạm xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh (CTLD) Du lịch và giải trí quốc tế Silvershore - Hoàng Đạt.
Silver Shore - Hoàng Đạt (Đà Nẵng) phải tạm dừng hoạt động kinh doanh khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tạm “đóng cửa” Casino lớn nhất Việt Nam
(Dân trí) - Ngày 25/6, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc dừng hoạt động kinh doanh casino, khách sạn của Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silver Shore Hoàng Đạt (Đà Nẵng). ...
Ngừng hoạt động kinh doanh khu vui chơi có thưởng tại Silver ...Nhân Dân
Đóng cửa casino lớn nhất Việt NamVITINFO
Tạm dừng hoạt động của Công ty liên doanh Silvershore - Hoàng ĐạtĐài Tiếng Nói Việt Nam
VietNamNet
tất cả 14 bài viết »
(Dân trí) - Ngày 25/6, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc dừng hoạt động kinh doanh casino, khách sạn của Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silver Shore Hoàng Đạt (Đà Nẵng). ...
Ngừng hoạt động kinh doanh khu vui chơi có thưởng tại Silver ...Nhân Dân
Đóng cửa casino lớn nhất Việt NamVITINFO
Tạm dừng hoạt động của Công ty liên doanh Silvershore - Hoàng ĐạtĐài Tiếng Nói Việt Nam
VietNamNet
tất cả 14 bài viết »
Chính phủ chỉ đạo tạm dừng hoạt động vui có thưởng ở Đà Nẵng
TTO - Ngày 25-6, Thủ tướng Chính phủ có công văn yêu cầu UBND TP Đà Nẵng phải chỉ đạo Công ty liên doanh du lịch và giải trí quốc tế Silver Shores Hoàng Đạt tạm dừng hoạt động kinh doanh khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài đến khi bảo đảm đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh theo giấy phép đầu tư.