Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Hà Tĩnh: Formosa xây “tháp biểu tượng tinh thần” cao 32m không phép

-Hà Tĩnh:Formosa xây “tháp biểu tượng tinh thần” cao 32m không phép-

Ngày 9/12, ông Trần Xuân Tiến, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh, cho biết sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý đối với công trình “Tháp biểu tượng tinh thần” cao 32m vừa được xây dựng trái phép tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
“Tháp biểu tượng tinh thần” là của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là FHS).



Tòa tháp "biểu tượng tinh thần" xây dựng trái phép tại thị xã Kỳ Anh.

Công trình này do FHS làm chủ đầu tư. Công ty Hòa Bình (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) là đơn vị thi công. Tòa tháp này có tổng đầu tư khoảng 6 tỷ đồng, cao 32m, xây dựng bằng bê tông cốt thép.

Đến thời điểm hiện tại, dự án này vẫn chưa được cấp phép xây dựng nhưng đã được khởi công xây dựng từ đầu tháng 10/2015.

Đến nay công trình này đã cơ bản hoàn thành phần trụ, chuẩn bị đổ bê tông. Dự kiến, cuối tháng 12/2015, công trình sẽ hoàn thành phần kết cấu tòa tháp.

Đứng từ xa cũng có thể trông thấy tòa tháp cao sừng sững ngay ngã ba Kỳ Liên. Tòa tháp cũng án ngữ ở lối dẫn vào cổng chính của FHS.

Về vấn đề này, ông Trần Xuân Tiến, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh xác nhận, tòa tháp chưa được cấp phép.

“Họ chỉ mới trình văn bản "ý tưởng, kiến trúc" của công trình. Chúng tôi sẽ cử thanh tra vào kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, việc cấp phép là của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh”, ông Tiến cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm hiện tại, Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh vẫn chưa cấp giấy phép cho công trình này.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.


>> Cơ quan chức năng kết luận 4 nguyên nhân sập giàn giáo, Formosa phản ứng
>> Formosa từng bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì vấn đề an toàn lao động
-Hà Tĩnh:Formosa trang bị súng bắn tốc độ, phạt nặng ô tô chạy ẩu-

Với lý do để xử lý các trường hợp vi phạm tốc độ, đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như máy móc, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã lắp đặt hệ thông tín hiệu đèn giao thông và máy bắn tốc độ trên trục đường bộ của khu xưởng, phạt nặng những ô tô chạy quá tốc độ mà DN này đề ra.

Đường rộng, xe chạy nhanh dễ gây tai nạn

Theo thông tin có được, đến nay, dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương (có tổng mức đầu tư gia đoạn I là 10,548 tỷ USD) của Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã sắp đưa vào hoạt động.

Ngoài hệ thống các nhà máy phục vụ dự án thì hạ tầng giao thông trong KCN được DN đầu tư xây dựng rất khang trang, rộng lớn.

Nhiều hạng mục trong "siêu" dự án Formosa sắp hoàn thành và đi vào hoạt động.


Chính vì thế, Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cũng đã siết chặt quy tắc tham gia giao thông đối với phương tiện ô tô tham gia trên đường.

Trong số này, có việc lắp đặt máy bắn tốc độ và tín hiệu đèn giao thông tại các ngã tư trên trục đường bộ chạy quanh khu xưởng nhằm xử phạt các xe vi phạm.

Lý do được Cty này đưa ra là để giảm bớt tình trạng xe cộ vi phạm chạy quá tốc độ và nâng cao an toàn trên hệ thống đường tại KCN.

Trước đây, theo quy định của Cty này, người lái xe di chuyển trong khu vực xưởng chạy quá tốc độ cho phép 30 km/h, sẽ bị xử phạt 90.000 đồng.

Để đảm bảo an toàn cho công nhân và cơ sở thiết bị trong dự án Formosa, hệ thống tín hiệu giao thông được lắp đặt trên trục đường vào xưởng.


Nhưng mới đây Formosa đã có thông báo nâng cao mức phạt, nếu chạy tốc độ trong khoảng 31 - 51 km/h, bị xử phạt 2 triệu đồng/lần, nếu xe chạy tốc độ từ 51 km/h trở lên, phạt 3 triệu đồng/lần.

Ngoài ra, nếu trường hợp nào vi phạm lần 4 trở lên, thì trực tiếp phạt 3 triệu đồng/lần, nhân viên bị phạt cũng cấm vào xưởng 1 năm. Phía Formosa cho biết, quy định này áp dụng đối với ô tô.

Tuy nhiên, trước việc Cty tăng mức xử phạt cao gấp nhiều lần (từ 90.000 đồng lên 2 triệu đồng), nhiều người thường xuyên điều khiển xe làm việc tại đây đã có những ý kiến trái chiều, cho rằng mức phạt quá nặng.

Tăng mức phạt để đảm bảo an toàn

Để hiểu rõ hơn việc này, PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Thái Quốc Dương, Trưởng phòng Ngoại giao Cty Formosa Hà Tĩnh.

Theo ông Dương, quy định nêu trên được áp dụng cho xe ô tô. Và quy định xử phạt này đã có từ 2 năm trước. Khi thấy đường rộng, đẹp, các xe vi phạm nhiều, gây ra các vụ TNGT.

Tuy nhiên, trước đây khi thực hiện quy định này, đơn vị bảo vệ của Cty (được giao trách nhiệm xử lý) làm không nghiêm nên không hiệu quả. Và mức phạt 90.000 đồng là quá nhẹ, không đủ sức răn đe nên Cty quyết định tăng mức xử phạt lên 2 triệu đồng.

Máy bắn tốc độ cũng được lực lượng bảo vệ sử dụng để xử phạt xe vi phạm. Mức phạt lên tới 2 triệu đồng/lần.


“Trước đây, trong xưởng này xảy ra nhiều vụ TNGT, một số bạn đồng nghiệp vào làm việc bị tai nạn, gây khó cho gia đình của họ.Và cũng để tránh tai nạn trong xưởng nên mới ra quy định nghiêm khắc như vậy.

Không chỉ ở Việt Nam, nhưng chi nhánh của Formosa như ở Hàn Quốc, Trung Quốc đều cũng có quy định nêu trên.

Về quy định là quá 30 km/h sẽ bị xử phạt, thế nhưng, trên thực tế, nếu vi phạm trong khoảng này chỉ bị nhắc nhở để họ tuân thủ. Chạy từ 40 - 50 km/h mới bị phạt", ông Dương nói.

Cũng theo ông Dương, Cty dùng máy bắn tốc độ giống như CSGT sử dụng, và thiết bị này được giao cho 1 bộ phận dùng.

“Việc hạn chế tốc độ dưới 30 km/h không ảnh hưởng tới tiến độ thi công tại dự án. Mà ngược lại, nó hạn chế nhiều vụ tai nạn. Tuy nhiên, có một số công nhân có phản ánh, tốc độ như thế quá chậm. Phía Cty cũng đã kiến nghị lên lãnh đạo và khả năng sẽ cho nâng lên 40 km/h. Và việc áp dụng máy bắn tốc độ chỉ thực hiện trên một số trục đường chính", vị này thông tin.

Ông Thái Quốc Dương cũng cho biết thêm, về hình thức, mức xử phạt, sẽ báo cáo lại lãnh đạo BQL KKT Hà Tĩnh. Và sau này, Cty sẽ tham khảo và điều chỉnh lại theo chỉ đạo bên BQL.

Trao đổi với PV, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng BQL KKT Hà Tĩnh cho hay, việc lắp đặt tín hiệu đèn giao thông, xử lý vi phạm tốc độ đã có trong thiết kế khi họ trình để xét duyệt dự án.

“Nếu họ không làm thì mình cũng yêu cầu họ làm, bởi trong đó cả hàng chục nghìn người lao động, nếu có xảy ra tai nạn, mình cũng phải đi xử lý", ông Tuấn nói.

Nói về mức xử phạt, theo ông Tuấn, Cty Formosa sẽ báo cáo mọi việc với Ban quản lý và công an. Bởi, để xử phạt hành chính phải có biên lai theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cũng theo ông Tuấn, Cty Formosa cũng rất nghiêm khắc với tình trạng xe chuyên chở công nhân “hết đát”, quá hạn đăng kiểm. Hiện trong công trường như các phương tiện kiểu này không còn.

Văn Đức – Duy Tuấn



Formosa xây miếu thờ trái phép tại Vũng Áng: Đây là chuyện chủ ...
Thanh Niên
(TNO) Chiều 24.10, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Nam Hồng đã trả lời Thanh Niên Online xung quanh vụ việc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (thuộc Tập đoàn Formosa - FHS) xây miếu thờ trái phép tại Khu kinh tế ...
Đại biểu Quốc hội phản đối “đề xuất lạ” của Formosa Hà Tĩnh
Vụ Formosa xây miếu thờ: Nếu Hà Tĩnh đã cho phép thì phải sửa ngay
Hà Tĩnh: Đình chỉ việc Formosa xây miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng ...
 - -


-Formosa phớt lờ Hà Tĩnh, cố tình xây miếu thờ trong KKT Vũng Áng24-10-2014

Miếu thờ cơ bản đã được xây xong trước tòa nhà hành chính của FHS. Ảnh: Nguyên Dương.

Ngày 24.10, ông Lê Minh Đạo, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh xác nhận với Một Thế Giới, tỉnh này đang chỉ đạo các ban ngành liên quan để xử lý vụ việc công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (thuộc tập đoàn Formosa, Đài Loan-FHS) tự ý xây dựng miếu thờ trong khu kinh tế Vũng Áng.



Trước đó, ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng đã có yêu cầu FHS phải dừng ngay việc này.

Trong thời gian qua, FHS đã bỏ qua chỉ đạo của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh dừng triển khai xây dựng miếu thờ.

Tại hiện trường, miếu thờ đã được FHS xây ngay phía trước bên phải tòa nhà hành chính và phía trước bên phải khu nhà 9 tầng, thuộc trung tâm khu kinh tế Vũng Áng. Dự án xây dựng trên diện tích khoảng 18 m2, chiều rộng hơn 3,6m, chiều dài hơn 5m, cao khoảng 4,5m và hiện đã cơ bản hoàn thành.

Việc làm này của FHS là cố tình lờ chỉ đạo tại văn bản thông báo số 510-TB/TU, ngày 11.7.2014 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh: “Sau khi nghe báo cáo và các thông tin về việc phản ánh của dư luận là không đồng tình với việc công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đề xuất xây dựng miếu thờ trong dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh; nay Thường trực Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng ủy nhân dân tỉnh chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, các sở ban ngành cấp tỉnh có liên quan và huyện Kỳ Anh làm việc để dừng triển khai theo đề xuất xây dựng miếu thờ của Công ty FHS; đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung trên và báo cáo Thường trực Tỉnh ủy”.
Ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Cách đây 5 ngày, sau khi phát hiện ra sự vụ FHS tự ý xây dựng miếu thờ trong khu kinh tế Vũng Áng, BQL đã báo cáo với UBND tỉnh và đã được tỉnh chỉ đạo đề nghị phía FHS phải dừng ngay việc thi công miếu thờ. Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, FHS đã dừng việc thi công miếu thờ này”.
Lê Đình Dũng 

Formosa xin kinh doanh tàu thuyền chở thép thành phẩm

Trước đó, sau "biến cố tháng 5", Formosa cũng đã kiến nghị với Chính phủ cho phép thành lập công ty lai dắt tàu biển 100% vốn nước ngoài.

Ngày 16-10, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, một cán bộ của Ban Quản lí khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Công ty Gang thép Formosa Hà Tĩnh đang xin đầu tư kinh doanh tàu thuyền vận chuyển thép thành phẩm.


Vị cán bộ của Ban quản lí khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh rằng Formosa "đang xin chủ trương" nên các thông tin cụ thể hơn về kế hoạch này của Formosa "chưa nắm được".

Liên quan đến việc đầu tư này, ngày 8-10 vừa qua, Formosa Hà Tĩnh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban Quản lí khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh để xin tự đầu tư kinh doanh tàu thuyền vận chuyển thép thành phẩm trong lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 13-10, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Ban Quản lí khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan nghiên cứu, căn cứ các quy định hiện hành tham mưu, đề xuất hướng xử lí, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30-10-2014.

Trước đó, sau "biến cố tháng 5", Formosa cũng đã kiến nghị với Chính phủ cho phép thành lập công ty lai dắt tàu biển 100% vốn nước ngoài.

Trong văn bản gửi lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi chính thức trả lời Formosa, Bộ Giao thông vận tải cho biết: Việc Công ty Formosa xin thành lập công ty 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ lai dắt tàu biển tại cảng Sơn Dương là không phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Nguồn Báo Hải quan



-Son Tran
Chủ quyền quốc gia, lãnh đạo bận họp và âm mưu ác độc của loài Tu hú
(GDVN) - Dù ra đời nhờ tổ chim chích, nhưng khi vừa mới nở, Tu hú đã dùng sức mạnh đẩy chim chích non, những quả trứng còn lại rơi xuống đất, để nó độc chiếm cái tổ...

Liên tiếp 2 ngày (8-9/10/2014) báo Vietnamnet đã đăng tải các tin tức về lao động Trung Quốc (TQ) tại Hà Tĩnh: “Hàng nghìn lao động TQ ở Vũng Áng chưa có phép [1]; Lao động TQ ở Vũng Áng: Phó mặc Nhà nước Việt Nam? ”.  [2]



Theo các bài báo, hiện số lao động Trung Quốc đang có mặt tại các công trường ở Formosa (Vũng Áng) là trên 4.000 người, tuy nhiên số được cấp phép mới chỉ khoảng trên 800 lao động.
Nhiều nhà thầu TQ chây ì, không chịu hợp tác làm thủ tục đăng ký xin cấp phép mặc dù đã đưa lao động sang từ lâu.

Cty CP kỹ thuật công trình CISDI Trung Quốc, đang thi công gói thầu lò cao số 1 và số 2 Dự án Formosa chỉ có 200 lao động được cấp phép, 300 hồ sơ đang trình và trên 500 lao động chưa có thủ tục gì. Trong lúc đó, 1000 lao động của công ty này đã làm việc trên công trường từ lâu nay.


Các đoàn muốn vào kiểm tra thì bắt buộc phải làm việc với Formosa (chủ đầu tư) trước rồi mới đi kiểm tra công trường, chứ không kiểm tra đột xuất được. Có thể khi đó, họ (lao động trái phép) sẽ tránh, đây là ý kiến một cán bộ làm công tác bảo đảm an ninh trật tự ở Formosa.


Tại sao các công ty của TQ lại có thể xem thường luật pháp Việt Nam như vây? Những lao động không phép này nhập cảnh vào Việt Nam bằng cách nào và ai cho phép họ? Là một quốc gia có chủ quyền tại sao các cơ quan chức năng lại không thể kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất trên đất nước mình?

Để trả lời câu hỏi này hãy đọc đoạn văn sau đây trên Vietnamnet: “VietNamNet đã liên lạc với ông Lê Thành Long, Phó bí thư tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo bảo đảm ổn định tình hình tại Khu kinh tế Vũng Áng (BCĐ 881) và ông Đặng Quốc Khánh, PCT UBND tỉnh để rõ hơn vấn đề. Tuy nhiên cả hai vị lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đều bảo đang ở Hà Nội và chưa thể trả lời thông tin gì”. [2]

Một số người Việt phải bỏ ra nhiều tiền mới sang được xứ “ruồi vàng” Angola, hay vùng có dịch bệnh Ebola ở Tây Phi (Nigeria, Sierra Leone và Liberia…) kiếm việc làm. Khi có xáo trộn chính trị, nhiều người trở về tay trắng.

Trong khi đó ông Hồ AnhTuấn - Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: “lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực nên không được tuyển dụng” (Laodong.com.vn 26/8/2014).

Thực tế cho thấy số lao động phổ thông người Trung Quốc hiện diện nhan nhản trong các dự án do Trung Quốc trúng thầu, phải chăng ông Tuấn không biết điều này hay biết mà không dám nói?

Về phía nhà nước, đặc biệt là Bộ Lao động Thương binh & Xã hội chẳng lẽ không biết đến tình trạng thất nghiệp của hàng chục vạn cử nhân, thạc sĩ, của gần một triệu lao động đang mòn mỏi tìm việc làm?


Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do chính Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê công bố, cuối năm 2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ. [3]


Nếu Bộ thành lập một trung tâm dữ liệu, cập nhật thông tin những người có nhu cầu tìm việc làm theo cách cho đăng ký qua Internet thì không sợ thiếu lao động. Chẳng lẽ gần một triệu lao động trong đó có hơn 7 vạn cử nhân, thạc sĩ lại không đủ cho một vài khu công nhiệp của Hà Tĩnh lựa chọn?


Theo số liệu thống kê của Tân Hoa Xã, mười năm trước (năm 2004) số người tìm việc làm ở Trung Quốc là 111 triệu người, năm 2011 con số này là 250 triệu người (baotintuc.vn 24/7/2012).


Đưa lao động phổ thông sang Việt Nam, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược một mũi tên hai mục đích, một mặt giải quyết nạn thất nghiệp trong nước, đẩy khó khăn sang Việt Nam, làm trầm trọng thêm nạn thất nghiệp tại Việt Nam, mặt khác trong số hàng vạn lao động đó ai mà biết được có bao nhiêu người dùng vỏ bọc lao động để che giấu các hoạt động không được pháp luật Việt Nam cho phép?.


Một bài đăng trên báo Đời sốngPháp luật viết: “Mặt khác, ý thức kỷ luật của lao động Trung Quốc kém, gây mất an ninh trật tự địa phương như: trộm cắp, say rượu, tranh chấp công việc... Một số lao động Trung Quốc lấy vợ Việt Nam nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn’. [4]
Công nhân Trung Quốc tại Dự án Formosa, đa số là lao động phổ thông (Laodong.com.vn)

Tình trạng hôn nhân bất hợp pháp như nêu trên đã dẫn tới việc hình thành các xóm, phố người Hoa mới tại Việt Nam, điều này đã được đề cập trên báo Daibieunhandan.vn trực thuộc Văn phòng Quốc hội: “Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội Nguyễn Thanh Hồng nêu thực trạng: “lao động phổ thông người Trung Quốc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đã hình thành một làng ngay gần khu vực nhà máy. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở đây cũng xuất hiện nhiều chữ Hoa trên bảng hiệu”. [5]

Sự xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực bị cả thế giới lên án, sự gặm nhấm trên biển theo kiểu “lát cắt xúc xích” cũng không thể che đậy trước những cặp mắt cảnh giác. Vấn đề là tại sao sự gặm nhấm theo kiểu chim “tu hú” lại dễ dàng được chấp thuận như vậy?

Cách hành sử tàn ác của chim tu hú non Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung


Nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Khi con tu hú” năm 1939 đã cho người đọc cảm nhận về chim Tu hú như một loài chim thân thương, gắn với những hình ảnh thật đẹp:


Khi con tu hú gọi bầy,


Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần...



Có lẽ Tố Hữu cũng không ngờ ông đã đưa vào thơ hình ảnh một loài chim mà ngày nay người ta buộc phải gọi là loài gian hùng, xảo quyệt, ác điểu: “Tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng đẻ vào đó một quả trứng của mình. Tu hú non mặc dù mới nở còn đỏ hỏn, mắt còn chưa nhìn thấy ánh sáng đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy những con chim chích non tội nghiệp mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn của cặp chim chích bố mẹ nuôi dưỡng bầy con”. [6]

Một điều kỳ lạ là hễ bị hỏi, hễ bị chất vấn thì người trả lời luôn nêu những sự không đồng bộ của pháp luật, luôn đổ cho chưa có chế tài xử lý như ý kiến của Giám đốc Sở LĐTB & XH Bình Thuận Nguyễn Thanh Hồng: “việc quản lý người lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc ở Bình Thuận rất khó khăn bởi thiếu nhiều chế tài; việc xử phạt cũng khó bởi trong Nghị định 102 và Thông tư 03 chỉ nói không đủ điều kiện thì trục xuất, nhưng ai trục xuất thì không nói rõ”. [5]


Những người có trách nhiệm ở Hà Tĩnh, Bình Thuận và nhiều nơi khác phải chăng chỉ vì muốn khu công nghiệp trên địa bàn sớm hoàn thành mà buông lỏng quản lý hay còn vì lý do nào khác? Phải chăng chính những lãnh đạo địa phương chứ không ai khác đang tiếp tay cho tình trạng lao động chui tràn lan trên địa bàn mình quản lý?


Nếu các cấp chính quyền còn chần chừ, còn đổ cho pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu chế tài xử lý người lao động nước ngoài thì người lao động Việt sẽ như chim Chích, sẽ còn bị hất văng khỏi cái tổ mà chính mình dựng nên để nuôi nấng bầy con của mình.


Hãy làm ngay bất kỳ việc cần thiết để ngăn chặn Tu hú tiếp tục đẻ trứng vào tổ của loài chim Chích, hãy chỉ cho chim Chích bố mẹ biết con ác điểu non đó không phải là con mình để kịp làm cái tổ mới, để mà duy trì nòi giống.
Tài liệu tham khảo:




Tổng số lượt xem trang