-Giám đốc DN Kiểm toán phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ, Kiểm toán viên người nước ngoài phải biết… tiếng Việt -Không nhất thiết phải góp 10% vốn điều lệ mới là Giám đốc (VOV)-Theo nhiều đại biểu, việc yêu cầu Giám đốc, Tổng giám đốc doanh nghiệp TNHH phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ là không phù hợp, không tận dụng được khả năng của những người có chuyên môn cao-Ai đứng sau cơn sốt giá vàng? NLĐO-Hai tuần qua, vàng tăng giá một cách bất thường khiến NHNN buộc phải cấp quota nhập khẩu vàng nhằm hạ nhiệt cơn sốt ngày một nóng hơn. Dưới đây là góc nhìn của TS Lê Đăng Doanh, nguyên cố vấn Bộ KHĐT về vấn đề này. Có yếu tố đầu cơ bầy đàn
Giá vàng trong nước mấy ngày qua tăng cao hơn giá vàng trên thị trường thế giới rất nhiều và việc tăng giá này không phải chỉ phản ánh vào nhu cầu cung cầu mà có yếu tố đầu cơ.
Chứng cớ là khi Nhà nước vừa công bố sẽ cho phép nhập khẩu vàng thì giá vàng đã dịu đi hẳn. Vấn đề ở đây theo tôi thì phản ứng của NHNN có vẻ chậm chạp bởi vì rõ ràng là có hiện tượng nhập khẩu vàng chui vào Việt Nam và Hội đồng Vàng thế giới cho biết số lượng vàng đang lưu hành tại Việt Nam là 1.000 tấn, và đây là một khối lượng rất lớn bởi người dân Việt Nam có thói quen tích trữ vàng.
TS Lê Đăng Doanh: "Giá vàng trong nước tăng cao hơn giá vàng thế giới rất nhiều và việc tăng giá này không phải chỉ phản ánh vào nhu cầu cung cầu mà có yếu tố đầu cơ. Giá vàng tăng làm cho tất cả hoạt động liên quan đến giá vàng như mua bán bất động sản hay thuê nhà tính trị giá trên vàng đều có ảnh hưởng".
Tuy nhiên, hiện tượng đầu cơ vàng làm cho người dân phải rút tiền tiết kiệm rồi đầu cơ hưởng lợi thì điều ấy lại rất có hại cho nền kinh tế vì nó hút vốn đầu tư của người dân vào hoạt động tích trữ vàng mà không đưa ra lưu thông. Vì vậy làm cho nguồn vốn khan hiếm.
Trong tương lai cần phải có sự phản ứng một cách nhanh nhẹn, kịp thời hơn khi giá vàng biến động ở mức độ nhất định thì cần phải có những hành động để can thiệp để làm sao giá vàng trong nước và thế giới không có sự chênh lệch quá đáng và cần phải ngăn chận việc buôn lậu vàng mà hiện nay đã có một số những chứng cứ khá là rõ nét
Rõ ràng đây chỉ là biện pháp tạm thời bởi vì nhà nước cấp quota trong thời hạn nhất định để sau khi nhập vàng vào nếu sau đó mà các nhà đầu cơ lại thấy có khả năng đẩy giá vàng lên thì lúc bấy giờ họ sẽ lại nhập cuộc và lực lượng của họ là không nhỏ bởi vì số tiền USD và số vàng trong nước hiện nay là rất lớn, vì vậy cho nên không thể xem thường cái lực lượng này và cái hoạt động của nhà đầu cơ ở Việt Nam nó có tính chất bầy đàn và nó theo tâm lý đồn thổi.
Nếu như cứ thấy giá vàng thế giới lên thì lập tức họ có kỳ vọng giá vàng còn lên nữa cho nên họ lại đầu tư vào vàng và theo tôi thì nên lợi dụng cái việc liên thông đó và phải có cách xử lý thỏa đáng hơn.
Cũng có ý kiến đề nghị phát hành kỳ phiếu vàng để người ta chỉ giữ giấy thôi chứ không cất giữ vàng và cái khối vàng đó có thể đưa vào ngân hàng để xử dụng cho đầu tư. Đấy là ý kiến cần phải được nghiên cứu và giải quyết trong thời gian tới đây.
Ảnh hưởng dây chuyền
Giá vàng tăng đã làm cho tất cả hoạt động liên quan đến giá vàng trước đây như mua bán bất động sản hay thuê nhà tính trị giá trên vàng đều có ảnh hưởng. Vì rằng người ta cần mua vàng nên đã đẩy giá đô la lên và vì đẩy giá đô la lên có tác động hết sức tai hại đến các nhà nhập khẩu và điều đó làm cho giá các mặt hàng nhập khẩu đều tăng vọt từ phân bón, sắt thép, thuốc trừ sâu tất cả những cái đó nó sẽ tác động đến lạm phát chứ không thể xem thường.
Hiện nay thì đồng USD đang suy yếu vì nhiều lý do nên có những ý kiến khác nhau. Cũng có những ý kiến cho rằng nên sử dụng một gói tiền tệ trong đó có cả đồng Nhân dân tệ. Tôi nghĩ những ý kiến này sẽ được bàn thảo tại hội nghị G20 đang họp tại Seoul hiện nay.
Khi chứng khoán lên giá vùn vụt, không ngừng nghỉ, có hiện tượng người sở hữu chứng khoán mạnh tay tiêu xài vì thấy tài sản của họ tăng nhanh, qua đêm họ biến thành triệu phú. Chuyện này đã từng xảy ra như đợt bùng nổ giá cổ phiếu các công ty Internet (gọi là đợt bùng nổ dot.com) ở Mỹ hay ở Việt Nam lúc chỉ số Vn-Index vượt quá con số 1.000.
Chưa thấy ai nghiên cứu, khảo sát nhưng có lẽ cũng đang có tâm lý tương tự với những ai đang sở hữu vàng. Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, người dân Việt Nam đang sở hữu 1.000 tấn vàng trị giá trên 45 tỉ đô la Mỹ! Một tấn vàng bằng chừng 32.150 ounce vàng. Giả dụ mới đây 1 ounce vàng có giá 1.000 đô la, tài sản bằng vàng của dân Việt Nam là 32 tỉ đô la, nay 1 ounce có giá 1.400 đô la, khối tài sản này tự nhiên tăng thêm 13 tỉ đô la nữa.
Nhìn vào những con số này, có thể rút ra một số kết luận. Sở hữu vàng nhiều như thế cho nên không lạ gì khi tin tức về giá vàng luôn được đăng tải nhanh, đầy đủ trên báo như thể nó là giá của một cổ phiếu nóng mà rất nhiều người đang nắm giữ. Tin tức ở các nước khác, không hề có chuyện dồn dập, liên tục nói về giá vàng như thế. Tin tức dồn dập đã kích thích tâm lý đầu cơ nhỏ lẻ theo đúng kịch bản giới đầu cơ chuyên nghiệp mong muốn.
Thứ hai, giá vàng tăng là điều đáng mừng cho những ai nắm giữ vàng chứ không có gì đáng lo ngại cả, ngay cả với người dân chỉ có một hai chỉ vàng lận lưng. Vàng chủ yếu trở thành phương tiện cất giữ tài sản chứ không còn là phương tiện thanh toán nữa. Giá vàng tăng từng giờ, mang vẻ kịch tính trên báo chí, là câu chuyện đầu môi khi mọi người gặp nhau nhưng thật sự việc mua bán vàng trên thị trường chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.
Ở Việt Nam còn có một đặc thù khác nhiều nước khác khi người dân có thể gửi vàng vào ngân hàng, hưởng một lãi suất khá cao. Chuyện này cũng có ở Ấn Độ, xứ sở của vàng, nhưng với quy mô rất nhỏ. Một khi vàng đi vào ngân hàng như thế, sẽ có chuyện cho vay bằng vàng, chuyển vàng thành tiền cho vay… Mà như vậy thì rất có khả năng vàng góp phần làm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế. Cung tiền tăng, lại không nằm trong vòng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước như thế ắt sẽ góp phần tạo ra lạm phát.
Chính vì thế Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước, không cho phép ngân hàng chuyển đổi vàng huy động được thành tiền đồng hay các hình thức tiền khác, là một quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, một chính sách mới ra đời lúc nào cũng có những hiệu ứng phụ. Với Thông tư 22, chắc chắn trước sau gì, các ngân hàng sẽ giảm dần lãi suất huy động vàng, người dân cũng sẽ không mặn mà chuyện gửi vàng vào ngân hàng nữa. Thời điểm xảy ra chuyện này nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng con số 92,6 tấn vàng (tương đương 73.000 tỷ đồng) được huy động, rồi 60% con số này đã được cho vay, 30% được chuyển đổi thành tiền… đã và đang là áp lực làm tăng giá vàng trong ngắn hạn khi ngân hàng phải làm động tác ngược lại để chuẩn bị trả vàng cho người gửi.
So sánh mức tăng, giảm của giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế sẽ cho thấy điều này. Ở thời điểm giá vàng trong nước tăng vọt vào sáng thứ Ba, lên đến 38,2 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế đến 2 triệu đồng/lượng, còn nếu tính theo tỷ giá chính thức, mức chênh lệch này còn cao hơn nữa.
Rõ ràng giới đầu cơ đã nhận ra một cơ hội thao túng giá vàng để hưởng lợi và thực tế giá vàng đã có lúc bị đẩy tới mức kỷ lục như thế. Có thể kết luận giá vàng bị giới đầu cơ thao túng vì ngay sau đó, khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố cho nhập vàng “với khối lượng phù hợp”, giá vàng xì bong bóng, giảm ngay trên 1 triệu đồng/lượng. Điều nguy hiểm là giá vàng tăng như thế đã tác động mạnh lên tỷ giá tiền đồng/đô la Mỹ, là điều mà Chính phủ đang nỗ lực để can thiệp.
Để triệt tiêu nạn đầu cơ, không thể dựa vào mệnh lệnh hành chính mà phải triệt tiêu những cơ hội không để giới đầu cơ tận dụng một chiều hay nói cách khác, phải làm cho việc đầu cơ là hoạt động mang tính rủi ro cao nhất, làm giới đầu cơ chùn tay. Trên thị trường một khi có xu hướng đầu cơ giá lên thì cũng sẽ xuất hiện xu hướng đầu cơ giá xuống. Giả thử các ngân hàng vẫn còn có thể cho vay vàng, sẽ có người khi thấy giá vàng lên cao bất thường, sẽ vay vàng và bán ra. Hai lực trái chiều nhau này sẽ giúp thị trường đi vào cân bằng và ổn định.
Thế nhưng Thông tư 22 đã khóa chặt cửa cho vay vàng và trước đó, ngân hàng cũng không còn được quyền phòng tránh rủi ro thông qua hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài. Thiết nghĩ, dự trữ ngoại tệ không thể đem ra nhập vàng trong bối cảnh thâm hụt cán cân thanh toán như hiện nay. Việc nhập vàng vật chất cũng không hề cần thiết trong thời đại ngày nay. Thay vào đó nên điều chỉnh Thông tư 22 và cho phép ngân hàng sử dụng các công cụ phòng tránh rủi ro và từ đó mới có thể nghĩ đến chuyện ổn định tỷ giá. Phát biểu của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu với báo chí chiều thứ Ba cho thấy có khả năng điều chỉnh này khi ông cho biết sẽ đề xuất xây dựng đề án quản lý vàng theo hướng phát huy giá trị của vàng đối với nền kinh tế. Còn một khi giá vàng trong nước đã ngang bằng với giá thế giới, có lẽ các cơ quan quản lý cũng không nhất thiết phải quá quan tâm đến giá vàng theo kiểu cố gắng ổn định giá làm gì. Và người dân, qua những bài học “mua lúc đắt, bán lúc rẻ” đã từng xảy ra, cần tỉnh táo không để rơi vào vòng xoáy của giới đầu cơ tạo ra, chịu nhận phần thua thiệt về mình.
Áp lực tăng trưởng tác động xấu tới đồng nội tệ (Bee)-"Trong tình hình chính trị hiện nay, chính phủ lại chú trọng vào chỉ số tăng trưởng chứ không phải chỉ số giá cả."-Chóng mặt trước giá cả leo thang(Toquoc)–Gần ba tháng nữa mới tới Tết Âm nhưng giá cả các mặt hàng thực phẩm đang tăng lên chóng mặt
Giảm thuế nhập khẩu vàng xuống 0% VnEconomy -
Thương mại thế giới đang thay đổi (Bee)-Trung Quốc đang thiết lập khu vực sử dụng Nhân dân tệ tại châu Á có thể khiến cuộc tranh luận về đồng USD trở nên không quá quan trọng
Bộ Tài chính vừa quyết định áp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng vàng 0%, có hiệu lực từ ngày 12/11/2010
- Càng nhiều vốn nhà nước càng ít minh bạch (Bee) Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tính công khai thông tin thấp hơn DNNN đa sở hữu và khoảng cách này rất lớn. Việc công bố thông tin của các DNNN mang tính báo cáo nội bộ.-DNNN: Tài chính, công ty con, cháu… vẫn là ẩn số (PL)-Tồn tại hàng loạt bất hợp lý trong quản lý ở DNNN về lương bổng, báo cáo tài chính, kiểm toán…
Đề xuất xây dựng cầu Long Biên 2 Thanhnien Online -Chiều 12-11, Tổng công ty Đường sắt VN, đơn vị chủ đầu tư dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, và liên danh tư vấn thiết kế kỹ thuật JKT (Nhật) đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội xây dựng cầu Long Biên 2 (cầu đường sắt vượt sông Hồng) thuộc dự án đường sắt đô thị tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi theo mẫu thiết kế cầu vòm thanh chéo cân bằng.
- “Cuộc chiến” tỷ giá nhìn từ việc nâng mức bình ổn xăng dầu (Bút Lông site) Việc để VND mất giá “để phục vụ xuất khẩu” như một số quan điểm chỉ là lợi ích cục bộ, nhưng hệ lụy thì nhiều ngành phải gánh bởi hoàn cảnh Việt Nam nhập siêu cao (80% thành phẩm xuất khẩu) nên xem như trong 20% giá trị còn lại phần lợi tức từ việc VND yếu đi so với USD không nhiều.
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Đào: Tập đoàn giải trình trực tiếp trước Quốc hội (SGTT)
Đề xuất xây dựng cầu Long Biên 2 Thanhnien Online -Chiều 12-11, Tổng công ty Đường sắt VN, đơn vị chủ đầu tư dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, và liên danh tư vấn thiết kế kỹ thuật JKT (Nhật) đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội xây dựng cầu Long Biên 2 (cầu đường sắt vượt sông Hồng) thuộc dự án đường sắt đô thị tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi theo mẫu thiết kế cầu vòm thanh chéo cân bằng.
- “Cuộc chiến” tỷ giá nhìn từ việc nâng mức bình ổn xăng dầu (Bút Lông site) Việc để VND mất giá “để phục vụ xuất khẩu” như một số quan điểm chỉ là lợi ích cục bộ, nhưng hệ lụy thì nhiều ngành phải gánh bởi hoàn cảnh Việt Nam nhập siêu cao (80% thành phẩm xuất khẩu) nên xem như trong 20% giá trị còn lại phần lợi tức từ việc VND yếu đi so với USD không nhiều.
- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Đào: Tập đoàn giải trình trực tiếp trước Quốc hội (SGTT)
- G-20 cam kết giảm thiểu các căng thẳng (Tuổi Trẻ) Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Seoul (Hàn Quốc) đã bế mạc chiều 12-11 với một thỏa thuận hạn chế cho phép giảm thiểu các căng thẳng, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, về tỉ giá và những mất cân bằng kinh tế.
------Chưa an tâm “đóng dấu bảo hành” dự án Dung Quất (PL)-13 năm trước, Quốc hội khóa X ra nghị quyết đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất.-Đề nghị kiểm toán công trình Nhà máy lọc dầu Dung Quất Thanhnien Online - Thảo luận tại tổ về việc thực hiện công trình quan trọng quốc gia Dự án (DA) Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất, hôm qua 11.11, đa số ý kiến ĐBQH cho rằng còn sớm để có đánh giá cuối cùng về công trình này, nhất là khi quyết toán của DA vẫn chưa được hoàn thành. --Chưa rõ hiệu quả kinh tế nhà máy lọc dầu Dung Quất (SGGP 12-11-10) -- Nhưng theo ông Võ Hồng Phúc thì hiệu quả chính trị và xã hội rất lớn, vậy cứ tin ông ấy đi! (Ông ấy cũng có một cây cầu ở Brooklyn (Mỹ) muốn bán)-
--Chưa rõ hiệu quả kinh tế của lọc dầu Dung Quất(Toquoc)-Ngày 11/11, tiếp tục chương trình làm việc, các ĐB Quốc hội đã thảo luận về dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Ai đứng sau cơn sốt giá vàng? (RFA)-Hai tuần qua, vàng tăng giá một cách bất thường khiến Ngân Hàng Nhà Nước buộc phải cấp quota nhập khẩu vàng nhằm hạ nhiệt cơn sốt ngày một nóng hơn. - -Điên đầu vì vàng! (Toquoc)-Giá vàng “điên loạn” trong những ngày qua,người được hưởng lợi chắc chắn không phải là dân nghèo
Hà Nội chi thêm tiền để bình ổn giáVnEconomy-Hà Nội tạm ứng 50 tỷ đồng để bình ổn giá cả cuối nămĐài Tiếng Nói Việt Nam-Hapro tham gia bình ổn giá ở Hà NộiBáo điện tử Chính phủ
DNNN: chưa minh bạch trong công bố thông tin và giám sát (Toquoc)- Các doanh nghiệp Nhà nước chưa minh bạch trong việc công bố thông tin và giám sát bằng cơ chế công khai.
-Hàng ngoại ăn theo hàng Việt Người Lao Động
Ngày 11-11 tại Hà Nội, Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan đã tổ chức hội nghị nhìn lại một năm thực hiện cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt do Bộ Chính trị phát động. Hiệu quả rõ nhất là doanh thu của hàng Việt đã tăng đáng kể, ...Còn nhiều thách thức để hàng Việt chiếm lĩnh nội địaSài gòn Giải Phóng--Nhìn lại một năm "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt"Báo điện tử Chính phủ
--Dệt may Việt Nam chưa thể là đối thủ của Trung Quốc (VOA)- Hội nghị do Hiệp hội May mặc và Da giày Hoa Kỳ, gọi tắt là AAFA (American Apparel & Footwear Association) tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam ngày hôm qua và hôm nay trong bối cảnh Việt Nam đang nhanh chóng mở rộng thị phần đáng kể đối với hàng dệt may, da giày cùng với nhiều mặt hàng khác trên thị trường Hoa Kỳ.
Riêng về dệt may, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng từ 2,9 tỉ đôla vào năm 2005 lên thành 6,1 tỉ đôla trong năm nay, và theo dự đoán sẽ tăng lên đến 7,4 tỉ đôla vào năm 2012.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ hai cho thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo nhận xét của Luật sư Andrew B. Schroth, một trong các diễn giả chính tại cuộc hội thảo, thì dệt may Việt Nam hoàn toàn chưa phải là một đối thủ của Trung Quốc như trong cuộc đua mà Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ.
Luật sư Schroth nói rằng: "Cuộc cạnh tranh quá chênh lệch bởi vì Trung Quốc là nguồn cung cấp chính nguyên liệu đầu vào cho dệt may Việt Nam, do đó Trung Quốc rất phấn khởi khi Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, là vì xuất khẩu càng tăng thì Việt Nam càng tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu của Trung Quốc. Dệt may Việt Nam hiện gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các công ty Trung Quốc đầu tư. Do đó đây thực sự không phải là một cuộc cạnh tranh đúng nghĩa, mà đúng hơn là một quan hệ cộng sinh, tức hai bên dựa vào nhau mà đi lên."
Tuy nhiên việc mở rộng thị phần nhanh chóng của Việt Nam cũng khiến cho Trung Quốc cảnh giác.
Theo nhà cố vấn pháp lý chuyên ngành hải quan và thương mại quốc tế Andrew B. Schroth, thì: "Trung Quốc luôn cảnh giác với Việt Nam, bởi vì Việt Nam nhanh chóng gia tăng xuất khẩu, gia tăng khả năng xuất khẩu. Việt Nam thu hút một lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ. Việt Nam bổng nhiên thay đổi từ chỗ là một đối tác gắn bó với Trung Quốc sang thành một đối tượng có nhiều khả năng trở thành một đối thủ lớn. Và một yếu tố khác mà chúng tôi gọi là yếu tố chính trị để giải thích cho lý do tại sao thị trường Mỹ lại sẵn lòng chọn nhà cung cấp từ Việt Nam, rõ ràng là do ảnh hưởng từ Washington. Do đó Việt Nam hiện đang trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng kể. Và Trung Quốc sẽ thận trọng hơn với Việt Nam nhất là trong việc cung cấp nguyên liệu, và chuyển giao công nghệ v.v. Do đó theo tôi, Trung Quốc sẽ sửa lại tư thế một chút trong bối cảnh Việt Nam đang nổi lên thành một đối thủ cạnh tranh nhiều tiềm năng."
Các nhà doanh nghiệp quốc tế dự hội nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay thảo luận rằng nếu Việt Nam khéo tận dụng những bài học phát triển kinh tế mà Trung Quốc đã trải qua, thì Việt Nam có thể rút ngắn được thời gian đáng kể trên bước đường phát triển.
Luật sư Schroth nói với đài VOA rằng: “Điều trước tiên mà Việt Nam nên làm là nên ứng dụng những bài học mà Trung Quốc đã rút ra. Trung Quốc đã trải qua quy trình này 25 hay 30 năm nay. Họ từng phải trả những giá đắt cho nhiều bài học về cách phát triển các ngành công nghiệp, cách khuyến mãi hàng xuất khẩu của họ, cách quản lý cán cân thương mại, cách quản lý tiền tệ, vần đề chuyển giao công nghệ, và vấn đề tuân thủ luật lệ. Tóm lại Trung Quốc đã trải qua nhiều bài học đắt giá mà Việt Nam có thể ứng dụng được. Nói cách khác là Việt Nam có thể ứng dụng những kinh nghiệm của Trung Quốc trong cách hình thành và phát triển các ngành kinh tế trước khi những trở ngại có thể xảy ra.”
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ hai cho thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo nhận xét của Luật sư Andrew B. Schroth, một trong các diễn giả chính tại cuộc hội thảo, thì dệt may Việt Nam hoàn toàn chưa phải là một đối thủ của Trung Quốc như trong cuộc đua mà Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ.
Luật sư Schroth nói rằng: "Cuộc cạnh tranh quá chênh lệch bởi vì Trung Quốc là nguồn cung cấp chính nguyên liệu đầu vào cho dệt may Việt Nam, do đó Trung Quốc rất phấn khởi khi Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, là vì xuất khẩu càng tăng thì Việt Nam càng tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu của Trung Quốc. Dệt may Việt Nam hiện gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các công ty Trung Quốc đầu tư. Do đó đây thực sự không phải là một cuộc cạnh tranh đúng nghĩa, mà đúng hơn là một quan hệ cộng sinh, tức hai bên dựa vào nhau mà đi lên."
Tuy nhiên việc mở rộng thị phần nhanh chóng của Việt Nam cũng khiến cho Trung Quốc cảnh giác.
Theo nhà cố vấn pháp lý chuyên ngành hải quan và thương mại quốc tế Andrew B. Schroth, thì: "Trung Quốc luôn cảnh giác với Việt Nam, bởi vì Việt Nam nhanh chóng gia tăng xuất khẩu, gia tăng khả năng xuất khẩu. Việt Nam thu hút một lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ. Việt Nam bổng nhiên thay đổi từ chỗ là một đối tác gắn bó với Trung Quốc sang thành một đối tượng có nhiều khả năng trở thành một đối thủ lớn. Và một yếu tố khác mà chúng tôi gọi là yếu tố chính trị để giải thích cho lý do tại sao thị trường Mỹ lại sẵn lòng chọn nhà cung cấp từ Việt Nam, rõ ràng là do ảnh hưởng từ Washington. Do đó Việt Nam hiện đang trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng kể. Và Trung Quốc sẽ thận trọng hơn với Việt Nam nhất là trong việc cung cấp nguyên liệu, và chuyển giao công nghệ v.v. Do đó theo tôi, Trung Quốc sẽ sửa lại tư thế một chút trong bối cảnh Việt Nam đang nổi lên thành một đối thủ cạnh tranh nhiều tiềm năng."
Các nhà doanh nghiệp quốc tế dự hội nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay thảo luận rằng nếu Việt Nam khéo tận dụng những bài học phát triển kinh tế mà Trung Quốc đã trải qua, thì Việt Nam có thể rút ngắn được thời gian đáng kể trên bước đường phát triển.
Luật sư Schroth nói với đài VOA rằng: “Điều trước tiên mà Việt Nam nên làm là nên ứng dụng những bài học mà Trung Quốc đã rút ra. Trung Quốc đã trải qua quy trình này 25 hay 30 năm nay. Họ từng phải trả những giá đắt cho nhiều bài học về cách phát triển các ngành công nghiệp, cách khuyến mãi hàng xuất khẩu của họ, cách quản lý cán cân thương mại, cách quản lý tiền tệ, vần đề chuyển giao công nghệ, và vấn đề tuân thủ luật lệ. Tóm lại Trung Quốc đã trải qua nhiều bài học đắt giá mà Việt Nam có thể ứng dụng được. Nói cách khác là Việt Nam có thể ứng dụng những kinh nghiệm của Trung Quốc trong cách hình thành và phát triển các ngành kinh tế trước khi những trở ngại có thể xảy ra.”
-------------Nhiều tài liệu đóng dấu mật chỉ để “né” báo chí VnEconomy -Một số vị đại biểu Quốc hội cho rằng hiện nay nhiều tài liệu được đóng dấu “mật” chỉ để đối phó với báo chí
-Trả lãi suất cho thị trường(TBKTSG) - Không điều chỉnh tỷ giá từ nay đến Tết Âm lịch và thả nổi lãi suất là thông điệp được Chính phủ phát đi ngày 4-11-2010. Điểm nhấn của thông điệp là sự rõ ràng về thời hạn, sự dứt khoát và lần đầu tiên kể từ nhiều tháng qua một giải pháp có tính tháo gỡ mạnh mẽ những tồn tại được áp dụng: trả lãi suất cho thị trường. --Rỗi rãi, lai rai rồi cật lực (Sgtt)-
“Khi chính sách tiền tệ thay đổi liên tục, rất khó làm kế hoạch và dự báo. Chúng tôi phải dò đá qua sông” Lý Xuân Hải, tổng giám đốc ACB |
WB cho rằng nên cải tổ ngành dầu khí Việt Nam (Bee)-Cần tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam theo hướng không trao vị trí độc quyền trong dài hạn cho đơn vị này
Quỹ đầu tư nước ngoài: Thời oanh liệt nay còn đâu! VnEconomy -
Theo đánh giá của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, chỉ số lạm phát của Việt Nam trong năm 2010 đã tăng lên tới 2 con số. Ðiều khá lạ là giá cả thực phẩm thiết yếu ở Việt Nam luôn luôn tương ứng với mệnh giá của tờ vé số.
Quỹ đầu tư nước ngoài: Thời oanh liệt nay còn đâu! VnEconomy -
Lạm phát ở Việt Nam nhìn qua tờ vé số Nguoi-Viet Online <<:: thú vị >>
Theo đánh giá của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, chỉ số lạm phát của Việt Nam trong năm 2010 đã tăng lên tới 2 con số. Ðiều khá lạ là giá cả thực phẩm thiết yếu ở Việt Nam luôn luôn tương ứng với mệnh giá của tờ vé số.
-Ba nhà bán lẻ Việt Nam vào top 500 châu Á – Thái Bình DươngSGTT.VN - Đó là Thế Giới Di Động (hạng 446), BigC (469) và Parkson (488). Xếp hạng do tạp chí Retail Asia (Singapore) tổ chức hằng năm (từ năm 2004) dựa trên kết quả khảo sát thị trường bán lẻ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ của công ty Euromonitor International. Trong đó, Thế Giới Di Động còn nhận được danh hiệu “một trong năm công ty tăng trưởng nhanh nhất châu Á – Thái Bình Dương năm 2010”.
- Ứng xử như thế nào với vàng? (TBKTSG) bài của Nguyễn Vạn Phú-
Vốn vàng trong dân bao nhiêu? (SGGP 11-11-10)
Ổn định lạm phát và tỷ giá: cái nhìn ngắn hạn và dài hạn (TBKTSG 11-11-10) -- Bài Phạm Đỗ Chí
Bài toán tỷ giá và vai trò của Ngân hàng Nhà nước (TBKTSG 11-11-10) -- Bài Vũ Thành Tự Anh
-"Ăn lạm" đất nông nghiệp, liệu có an toàn? (TVN) -Tỷ lệ mất đất canh tác ở Việt Nam thời gian qua vào khoảng 0,4%, nhưng riêng đất trồng lúa có tỷ lệ mất cao hơn, vào khoảng trên 1%. Tuy nhiên, với tốc độ công nghiệp hóa ngày càng tăng, thì tỷ lệ mất đất sẽ không dừng ở mức độ trên.
- TKV chưa chuẩn bị đủ kiến thức để nghe (Đào Tuấn blog) phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện Xã hội của VACNE
- Đề nghị kiểm toán Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Dân Việt) “Hiệu quả đầu tư cần được làm rõ. Quốc hội cần yêu cầu kiểm toán ngay công trình để xem hiệu quả kinh tế như thế nào, rút ra bài học cho các công trình khác”, đại biểu Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) đề nghị.
- Kinh tế không có mục tiêu trừu tượng (Bút Lông site) Gần như đại đa số các ý kiến thảo luận tại Quốc hội hôm qua đều băn khoăn về hiệu quả kinh tế của dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
- Ứng xử như thế nào với vàng? (TBKTSG) bài của Nguyễn Vạn Phú-
Vốn vàng trong dân bao nhiêu? (SGGP 11-11-10)
Ổn định lạm phát và tỷ giá: cái nhìn ngắn hạn và dài hạn (TBKTSG 11-11-10) -- Bài Phạm Đỗ Chí
Bài toán tỷ giá và vai trò của Ngân hàng Nhà nước (TBKTSG 11-11-10) -- Bài Vũ Thành Tự Anh
-"Ăn lạm" đất nông nghiệp, liệu có an toàn? (TVN) -Tỷ lệ mất đất canh tác ở Việt Nam thời gian qua vào khoảng 0,4%, nhưng riêng đất trồng lúa có tỷ lệ mất cao hơn, vào khoảng trên 1%. Tuy nhiên, với tốc độ công nghiệp hóa ngày càng tăng, thì tỷ lệ mất đất sẽ không dừng ở mức độ trên.
- TKV chưa chuẩn bị đủ kiến thức để nghe (Đào Tuấn blog) phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện Xã hội của VACNE
- Đề nghị kiểm toán Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Dân Việt) “Hiệu quả đầu tư cần được làm rõ. Quốc hội cần yêu cầu kiểm toán ngay công trình để xem hiệu quả kinh tế như thế nào, rút ra bài học cho các công trình khác”, đại biểu Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) đề nghị.
- Kinh tế không có mục tiêu trừu tượng (Bút Lông site) Gần như đại đa số các ý kiến thảo luận tại Quốc hội hôm qua đều băn khoăn về hiệu quả kinh tế của dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận sáng nay (SGGP 11-11-10) -- Bài học Dung Quất còn nguyên giá trị thời sự (Bee.net 11-10-10) --Câu chuyện Nhà máy lọc dầu Dung Quất tưởng đã xong nhưng chưa thể kết thúc khi còn các công trình trọng điểm quy mô lớn hơn
Dung Quất: xin đừng coi nhẹ khí độc của tử thần! (Boxit) “Bước đầu, chúng tôi xác định đây là loại khí sulfur dioxide ( SO2) thải ra từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nồng độ khí SO2 thải ra lần này có thể đậm đặc hơn nhiều so với lần trước”, ông Lê Anh Trà, Trưởng phòng Quan trắc phân tích, Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường Dung Quất cho biết.
-
Lê Quốc Trinh, Canada Trước hết, tôi xin phép Bauxite Việt Nam cho đăng lại nguyên văn mẩu tin ngắn trên VNExpress (06-11-2011): ………………………………………………………….. Nhà máy lọc dầu Dung Quất lại xả khí thối Suốt cả ngày hôm qua (5/11), hàng nghìn người dân ở khu đô thị mới Vạn Tường và xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại tiếp tục cảm thấy ngạt thở, tức ngực vì hít thở phải khí độc do Nhà máy lọc dầu Dung Quất xả ra. Việc xả khí thải trực tiếp tái diễn chỉ một tuần sau khi lãnh đạo Công ty TNHH lọc-hóa dầu Bình Sơn tuyên bố đã chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. |
“Bước đầu, chúng tôi xác định đây là loại khí sulfur dioxide ( SO2) thải ra từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nồng độ khí SO2 thải ra lần này có thể đậm đặc hơn nhiều so với lần trước”, ông Lê Anh Trà, Trưởng phòng Quan trắc phân tích, Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường Dung Quất cho biết.
Trước đó, vào giữa cuối tháng 10, kết quả đo đạc của trung tâm này quanh khu vực nhà máy lọc dầu Dung Quất cho thấy có nơi lượng SO2 thải ra vượt 125% so với tiêu chuẩn Việt Nam, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho khu dân cư. Nhà máy sau đó cho biết nguyên nhân là vì họ tạm dừng phân xưởng xử lý lưu huỳnh để thay chất xúc tác mới, dẫn đến việc thải thẳng SO2. Tình trạng này đã được khắc phục sau đó vài ngày.
Trí Tín (VNExpress – 06-11-2010)
………………………………………………………
Tháng 5-2009 tôi đã viết một bài trên Trang Mạng hải ngoại nêu lên những lo âu bức xúc về nhà máy Dung Quất, nhất là tình trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi khí độc xả vào môi trường. Tôi đã từng làm việc trong các khu công nghiệp hoá dầu Canada nên hiểu được nguy cơ trầm trọng này.
Không ngờ mối lo ngại của tôi trở thành sự thật, đây là lần thứ hai nhà máy Dung Quất xả khí thải vào bầu khí quyển gây ngạt thở cho nhiều dân cư sống xung quanh. Ông Trưởng Phòng Quan trắc Dung Quất nói về khí Sulfure Dioxide (SO2) nhưng người dân thì ta thán về khí thối gây tức ngực, ngạt thở. Tôi thầm nghĩ có lẽ đây là một khâu xử lý chất thải H2S (Hydrogen Sulfide) luôn luôn hiện diện trong các nhà máy tinh lọc hóa dầu, khí đốt (petrol, gaz naturel) mà Dung Quất là một ví dụ điển hình.
Khí H2S mang mùi hôi thum thủm như trứng thối, cực độc (highly toxic) và dễ cháy nổ. Người hít phải khí sẽ cảm thấy ngạt thở, tức ngực, ho khan, mắt mũi ràn rụa, tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến tử vong. Nguy hiểm nhất là hoá chất này gây tê liệt bộ thần kinh khứu giác, khiến cho nạn nhân không còn nhận biết được hiểm hoạ đi đến cái chết (ref: Google). Tuần trước đã có tin ba công nhân chết đáng thương khi mò xuống hầm nước sâu kiểm tra, vì hít thở khí độc (TP Hồ Chí Minh). Người đào giếng sâu, thợ sửa ống cống cũng thường hay đối diện với cái chết bất đắc kỳ tử này.
Theo tôi nghĩ sở dĩ xuất hiện khí H2S là do Nhà máy Dung Quất đang xử lý tiêu huỷ khí độc H2S bằng cách đốt cháy chất khí này theo công thức sau:
2 H2S(g) + 3 O2(g) → 2 H2O(g) + 2 SO2(g) (ref. Google)
Có thể vì lý do kỹ thuật nào đó gây nên tình trạng thiếu dưỡng khí (Oxygen, dùng để đốt hủy chất H2S) cho nên lượng H2S thải ra không cháy hết 100%, phần khí H2S còn sót lại sẽ bay vào không gian theo làn gió; do khí này nặng nên sẽ lắng xuống gây ô nhiễm ở những khu dân cư xung quanh.
Trong kỹ nghệ hoá dầu, khí H2S là nỗi ám ảnh quan ngại của các chuyên gia kỹ thuật. Hóa chất này có thể tấn công kim loại, làm hen rỉ các mối hàn của thiết bị khi hoạt động ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Máy móc liên hệ với dung dịch có H2S thường hay bị xếp vào hạng mục đặc biệt gọi là “Sour Service" để chịu nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn về thiết kế và chế tạo nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công nhân.
Bên cạnh đó, khí SO2 tuy cũng bị xếp vào hạng mục khí độc (toxic) nhưng không độc bằng khí H2S, không gây ảnh hưởng nặng nề lắm trên sức khoẻ, có thể tạo thành mưa acide (H2SO3) làm hư hại mùa màng, cây rừng trong thời gian dài.
Bởi vậy nếu Nhà máy Dung Quất không quan tâm kỹ và tìm biện pháp cứu chữa thì e rằng tai hoạ sẽ trở thành nặng nề hơn, sẽ gây tử vong trong dân chúng nếu nồng độ H2S quá đậm đặc. Tôi không muốn chuyện bé xé ra to, nhưng trong tình trạng hiện nay nhiều nơi còn thiếu sự quản lý và giám sát nghiêm túc của Nhà nước, mọi sơ hở kỹ thuật có thể dễ gây ra hiểm hoạ lớn. Sự kiện này nhắc chúng ta nhớ lại đại hoạ nổ thiết bị tại Nhà máy phân đạm Union Carbide ở Bhopal (Ấn Độ, 1986), khí thải xả ra trong một đêm cướp đi 20.000 nhân mạng (ref. Google).
Các khu công nghiệp ở Canada thường xử lý sự cố trên theo cách bơm thêm dưỡng khí (Oxygen) vào hỗn hợp cháy, gọi là "O2 en excès" để bảo đảm khí độc H2S được cháy tiêu huỷ hoàn toàn trước khi ra khỏi ống khói, như vậy khí thải ra từ ống khói sẽ không còn chất H2S nữa.
Trong xã hội Canada, luật pháp nghiêm minh không cho phép doanh nghiệp coi thường sinh mạng người dân. Tại nhà máy luyện kim tôi làm việc, có lần người ta bắt gặp một ông công nhân ngủ gục bên cạnh lò nung quặng. Điều tra ra mới biết ông này bị bất tỉnh chỉ vì nhiễm khí độc Monoxyde Carbon (CO), không cháy hết và rò rỉ ra ngoài. Chất khí này không mùi, không sắc, không vị, thường làm cho nạn nhân mơ màng ngủ thiếp đi từ từ đến cái chết một cách nhẹ nhàng (ai muốn biết sự độc hại của chất khí này xin cứ ngồi trong xe hơi cho động cơ nổ xả khói và đóng cửa garage lại, yên chí đi, đó là cách tự tử âm thầm không đau đớn nhất). Sự cố nói trên làm nghiệp đoàn công nhân nhà máy phẫn nộ yêu cầu công ty phải có biện pháp khẩn cấp ngăn ngừa tai nạn.
Từ Canada xa xôi, với nỗi lo đồng bào mình có thể gặp đại họa, tôi xin đóng góp một ý kiến nhỏ như trên nhằm giúp phần nào cho việc giải quyết vấn đề khí độc thải ra từ nhà máy Dung Quất. Ngộ độc khí H2S là một tai họa bà con ta chưa từng trải qua nên có thể chưa biết cách phòng tránh. Vì đã biết rõ mức độ cực kỳ nguy hiểm của khí H2S, tôi không thể không lên tiếng. Chân thành mong được các cấp có trách nhiệm lưu ý quan tâm. Đề nghị Bộ Y tế nên nghiên cứu nghiêm túc hiện tượng ô nhiễm này, và công bố rộng rãi một cẩm nang nêu lên những điều cần biết, cần làm ngay cho dân cư quanh vùng Nhà máy để giúp họ tránh được hiểm hoạ nếu gặp sự cố trong tương lai.
Cầu nguyện Trời Phật phù hộ nhân dân các tỉnh miền Trung vốn dĩ đã quá đau khổ vì thiên tai lũ lụt vừa qua nay lại phải đối mặt với tai họa ngộ độc vì chất khí H2S của tử thần.
L. Q. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
--
Free Flow of Capital Turns Into Menace (NYT 10-11-10) -- Có trích lời Dani Rodrik.
----
-Người tiêu dùng đang hướng đến "hàng Việt" (Bee)-Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam hiện nay là 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực.
Vietnam Pledges to Fight Inflation (WSJ 10-11-10)
-Chưa minh bạch (TBKTSG) - Chính sách tài khóa là chính sách thu chi của Chính phủ hay còn gọi là chính sách ngân sách, ví dụ: thu chi ngân sách, thuế, phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc... Cùng với chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa rất quan trọng, là công cụ điều hành kinh tế của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tài khóa như thế nào ít được công khai. Ngay cả các cơ quan của Quốc hội cũng như đại biểu Quốc hội cũng không được cung cấp thông tin đầy đủ về chính sách tài khóa.
-Bài toán tỷ giá và vai trò của Ngân hàng Nhà nước VnEconomy -Không chỉ bị giới hạn bởi thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước còn phải đối mặt với một số vấn đề có tính đặc thù của nền kinh tế
- - Giá vàng trong nước và thế giới cùng giảm (SGTT) Không dễ đầu cơ vàng (Tiền Phong)
Đối sách tỷ giá và tiền tệ (SGTT 10-11-10) -- Trong bài này có "núp" một câu rất độc: "..những chính sách tiền tệ và tỷ giá như vậy lẽ ra phải do ngân hàng Nhà nước công bố, chứ không phải do ông Lê Đức Thuý, chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, vốn chỉ là cơ quan giám sát chính sách" Hoan hô báo SGTT!
Giá vàng giảm nhiệt, USD lại tăng (TT 10-11-10)
Người gửi tiền cần được bảo vệ bằng luật BHTG (VNN)-Trong bối cảnh giá vàng giá USD “nhảy múa”, lãi suất huy động cũng liên tục điều chỉnh, người dân lo âu về khoản tiền nhàn rỗi của mình nên dễ rút tiền gửi tại các ngân hàng để mua vàng và USD. <<:: có mà>>
- Sở QH-KT Hà Nội: Việc dừng 16 dự án là chính xác (Bee)-Không thể có chuyện Bộ Xây dựng lại không hề biết gì về những thông tin tạm dừng các đồ án, dự án --Có hay không việc dừng 16 dự án BĐS ở Hà Nội? (Bee)- Tập đoàn Nam Cường đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội không điều chỉnh quy hoạch phân khu C, D thuộc khu đô thị mới Dương Nội. -Cơ quan chức năng “xung đột” vì 16 dự án chờ quy hoạch (Dân trí) - Theo khẳng định của Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội(QHKT) chiều 10/11, kết quả rà soát đồ án, dự án đợt 1 mà Hà Nội vừa công bố (trên website của Sở QHKT và Sở Kế hoạch-Đầu tư) không phải là ý kiến cá nhân như lãnh đạo Bộ Xây dựng ... - Nguyên nhân tạm dừng 16 dự ánAn ninh thủ đô - HN rà soát các dự án đầu tư XD theo đúng trình tự, thẩm quyềnHà Nội Mới --Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội: Việc dừng 16 dự án là chính xác VnEconomy - Những thông tin liên quan đến việc tạm dừng 16 đồ án, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội “có cơ sở pháp lý rõ ràng”
Dung Quất là trung tâm lọc hóa dầu quốc gia (NLĐ) - Ngày 10 - 11, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
Dung Quất – Ý kiến từ năm 2001y bvnDo đó, vùng Vạn Tường chỉ nên trồng rừng để bảo vệ môi trường. Thành phố cho Khu công nghiệp Dung Quất nên đặt tại phía Tây Dốc Sỏi. Vị trí này có các thuận lợi sau:
- Không ảnh hưởng không khí từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.
- Vùng phía Tây Dốc Sỏi có cao độ thuận lợi trong việc chống lũ lụt và có cự ly an toàn với sân bay Chu lai.
- Việc cung ứng nước ngọt lấy từ Hồ Phú Ninh, Quảng Nam như vậy chúng ta hoàn toàn yên tâm nhu cầu nước ngọt lâu dài cho Khu công nghiệp Dung Quất…”.
Rất tiếc những ý kiến trên không được quan tâm và hôm nay những người dân sống ở thành phố Vạn Tường bắt đầu nhận hậu quả về môi trường với những loại hóa chất không thể cân đong đo đếm được. Không khí và nước ô nhiểm là nguồn tạo bệnh tật và rút ngắn tuổi thọ của con người.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch ASEAN 2010, tại Đà Nẳng đã phát biểu về chiến lược xây dựng cộng đồng ASEAN như sau:
“…Một cộng đồng đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia, các dân tộc ASEAN; chia sẻ, đùm bọc và rộng mở, không ngừng thu hẹp khoảng cách và xây dựng bản sắc chung ASEAN. Một cộng đồng trong đó lấy con người làm trung tâm, luôn hướng tới phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phát triển của con người; tăng cường phúc lợi và bảo trợ xã hội; bảo đảm công bằng xã hội và các quyền cơ bản của con người; bảo đảm tính bền vững và thân thiện với môi trường…”.
Mục tiêu của Chính phủ rất trong sáng là vì con người, nhưng hành động thì ngược lại.
Các nhà tư vấn cho Chính phủ đã trở thành những con bạch tuộc rút tiền ngân sách một cách hợp pháp nhưng đem lại cho đất nước những sản phẩm dịch vụ quá kém và tiềm tàng hiểm nguy cho con người. Mô hình nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được trình trước Quốc hội, nhưng chúng ta đã để lọt lưới những sai lầm mà xã hội không cần các kiến thức thâm sâu vẫn có thể phát hiện được.
Thiết nghĩ đây là một bài học nhãn tiền cảnh báo cho việc bảo thủ, cố chấp, quyết định đẩy nhanh việc luyện bô-xít tại Tây Nguyên. Kẻ dốt nhất cũng biết hố bùn đỏ sẽ đến lúc đầy! Dù rằng hố chứa bùn đỏ có rộng, có chia nhiều ô hay nhiều tầng, nhưng cái thời điểm đầy ắt sẽ đến. Thời điểm đầy không phải là đời con thì sẽ là đời các cháu của chúng ta. Khi đó thế hệ các cháu của chúng ta sẽ xoay sở làm sao với quả bom hóa học rất độc hại treo lơ lửng trên đầu?!
D. M. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Low-Income Countries Coped Well During Crisis, IMF Study Finds IMF - The world's low-income countries coped much better during the global economic crisis than in past global recessions, according to a new IMF study covering 64 countries in sub-Saharan Africa, the Middle East, Europe, Asia, Latin America and the Caribbean.
-------------------
Tiền đồng giảm giá mạnh vì sự thiếu niềm tin vào Ngân hàng Nhà nước (VOA)-Tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do của Việt Nam đã tăng mạnh hôm thứ Tư vào lúc các nhà đầu tư tỏ ra không mấy tin tưởng vào những lời hứa bình ổn đồng nội tệ của chính phủ.
Hôm thứ Ba, Ngân hàng Nhà nước loan báo họ sẽ bắt đầu bán tiền đôla từ nguồn dự trữ ngoại tệ để bình ổn tỷ giá trên thị trường tự do xuống ngang bằng với tỷ giá chính thức.
Tuy nhiên, hãng thông tấn Đức cho hay tỷ giá tiền đồng vào sáng ngày thứ Tư ở thị trường tự do đã leo lên mức 21.250 đồng so với tỷ giá chính thức là 19.500 đồng/một đôla.
Ngân hàng ban đầu loan báo họ sẽ bán tiền đôla ra thị trường hôm thứ Sáu, tuy nhiên họ đã không thực hiện hành động này như đã hứa.
Theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh, cựu giám đốc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, thì cách mà Ngân hàng Nhà nước điều hành thị trường vàng và đôla là rất nguy hiểm. Nhiều doanh nghiệp nói rằng bây giờ họ thường làm trái ngược với những gì mà Ngân hàng Nhà nước loan báo.
Cũng theo ông Doanh thì nguồn dự trữ tiền đôla của Ngân hàng đang ở mức thấp vì vậy việc bán đôla ra thị trường là rất nguy hiểm.
Ông Đào Việt Anh, một phân tích gia tại Công ty chứng khoán FPT cho hay người dân đang rút tiền khỏi thị trường chứng khoán để mua vàng và đôla khiến cho thị trường chứng khoán giảm điểm.
Chỉ số VNIndex giảm 7 điểm kể từ hôm thứ Hai xuống còn 451.5 điểm.
Nguồn: DPA, Dat Viet-Giá leo thang, đi chợ cứ như bị mất cắp
(VietNamNet)– Sức ép giá cả không chỉ ảnh hưởng đến một đối tượng riêng rẽ nào khi hàng loạt mặt hàng thiết yếu tăng giá vòn vọt hiện nay.
-Các ngân hàng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán VnEconomy -Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, nhưng các ngân hàng vẫn đảm bảo yêu cầu dự trữ bắt buộc và khả năng thanh toán
Quốc hội thông qua thu ngân sách 2011 ở mức 605 nghìn tỷ đồng (Dân trí) - Sáng nay 10/11, Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, với thu cân đối ngân sách là 605 nghìn tỷ đồng. ĐBQH đề nghị trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước cần có giải pháp để giảm bội chi xuống dưới 120.600 tỷ đồng ...Quốc hội thông qua dự toán NSNN năm 2011Nhân Dân
Quốc hội thông qua dự toán NSNN năm 2011Đài Tiếng Nói Việt Nam
Quản lý hiệu quả quỹ ngân sách Nhà nướcBáo điện tử Sơn La
Quốc hội thông qua dự toán NSNN năm 2011Đài Tiếng Nói Việt Nam
Quản lý hiệu quả quỹ ngân sách Nhà nướcBáo điện tử Sơn La
SX lúa gạo Việt Nam đủ sức đối phó rủi ro Nông Nghiệp
Hôm qua (9/11) tại Hà Nội, 29 quốc gia có ngành SX lúa gạo phát triển nhất thế giới đã cùng nhau thảo luận, bàn bạc các giải pháp phối hợp hợp tác nhằm thúc đẩy ngành SX lúa gạo trên thế giới. Tới dự và phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ ...
Việt Nam nỗ lực cùng toàn cầu chống đói nghèoLao động
Việt Nam - Hình mẫu phát triển lúa gạoTiền Phong Online
An ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậuĐài Tiếng Nói Việt Nam
Kiều hối chuyển về Việt Nam đạt hơn 7,2 tỷ USD VnEconomy
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay đạt hơn 7,2 tỷ USD, so với 6,6 tỷ USD năm 2009. Thông tin này được trích dựa trên báo cáo kiều hối và di trú toàn cầu, do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 8/11. Kiều hối toàn cầu năm nay đạt 325 tỷ USD ...
Năm 2010 người Việt hải ngoại đã gởi về nước 7 tỷ 200 triệu đôlaĐài Á Châu Tự Do
Năm 2010: Kiều hối toàn cầu đạt 325 tỉ đô la MỹThời báo Kinh tế Sài Gòn Online
2010: Kinh tế bị suy giảm nhưng kiều hối vẫn tăngVietnam Plus
Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm xăng dầu Dung Quất(NLĐ)- Ngày 9-11, Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) – đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất - đã cùng các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu: Petrolimex, PV Oil, Petec, Vinapco ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của NMLD Dung Quất năm 2011Hiệu quả của Dung Quất: Sẽ phải tính toán sau (Bee)-Trong suốt quá trình thực hiện dự án, Quốc hội cũng nhiều lần tỏ ra sốt ruột với hiệu quả đầu tư.
An ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu (VOV)-Các nước nên quan tâm đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực.Nhà máy không bán nhiều đường cho doanh nghiệp(NLĐ) - Theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN, hiệp hội vừa yêu cầu các nhà máy đường không bán đường số lượng lớn cho các doanh nghiệp để góp phần kiềm chế và bình ổn giá
Đổ lỗi cho Chính phủ không phải là giải pháp(VOV) - Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị thanh tra toàn bộ Tập đoàn Điện lực. Nếu khẳng định thành công thì đề nghị Quốc hội sửa luật để tạo hành lang pháp lý cho tổ chức, hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Cuộc khủng hoảng ở Tập đoàn Công ...
Xây dựng tiêu chuẩn lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nướcThanh Niên
Mong muốn cùng chung tay đưa Vinashin vượt khóVietnam Plus
Kiên quyết giải thể tập đoàn, tổng công ty thua lỗThanh Niên
Xây dựng tiêu chuẩn lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nướcThanh Niên
Mong muốn cùng chung tay đưa Vinashin vượt khóVietnam Plus
Kiên quyết giải thể tập đoàn, tổng công ty thua lỗThanh Niên
Multinational companies are losing their image as China’s best employers and are increasingly struggling to compete for local staff with mainland groups --Trung Quốc đánh tụt hạng tín nhiệm nợ Mỹ VnEconomy -Một hãng đánh giá tín nhiệm của Trung Quốc đã cắt giảm một bậc trong điểm tín nhiệm dành cho trái phiếu kho bạc Mỹ
-- Lữ Phương: Học thuyết Marx: Từ “giá trị-lao động” đến “tư bản” (Thời Đại Mới số 20, tháng 11/2010) -- Nếu vào Thời Đại Mới không đuợc thì dùng bản này. ◄◄
Đi tìm góc nhìn hợp lý (NVP)Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động như hai tuần vừa rồi, có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia được đăng tải, ý nào nghe cũng hay, cũng hợp lý. Dường như kinh tế và giáo dục là hai lãnh vực ai cũng có thể nêu ý kiến của mình như một chuyên gia trong cuộc!
Với tình hình hiện nay, thật khó bình luận gì nhiều từ góc độ một người làm báo kinh tế, ngoại trừ một ý: trước một hiện tượng kinh tế, có rất nhiều góc nhìn lý giải, tùy thuộc vào chỗ đứng của người quan sát và lợi ích của họ.
Lấy ví dụ chuyện lãi suất. Với giới kinh doanh, lãi suất càng thấp càng tốt vì lúc đó chi phí sử dụng đồng vốn sẽ giảm. Vì thế không lạ gì khi họ đòi hỏi, vận động, yêu cầu, phân tích, lập luận… theo hướng sao cho lãi suất càng giảm, họ càng có lợi. Giới ngân hàng cũng vậy. Nhưng từ góc độ đại đa số người dân, có ít tiền gởi ngân hàng, lãi suất càng cao, họ càng khoái và một khi nó không cao như kỳ vọng của người dân thì họ tìm cách khác để bảo toàn tài sản của mình.
Cho nên mỗi khi đọc một phân tích nào của các chuyên gia, điều đầu tiên phải xem chỗ đứng của họ là ở đâu, họ đang đại diện cho lợi ích nào, chúng ta sẽ hiểu phân tích của họ rõ hơn.
Nói gì thì nói, cho dù giới kinh tế gia thế giới có đang tranh cãi về một số vấn đề của kinh tế học sau khủng hoảng, tất cả vẫn thừa nhận những nguyên lý cơ bản của nó chứ không ai nói ngược lại cả.
Vì thế cần phải bác bỏ những ý kiến “không đâu vào đâu”, đừng để chúng làm hoang mang thêm dư luận. Ví dụ, câu “không phải lưu lượng tiền tệ gây ra lạm phát mà do lãi suất cao đã đẩy lạm phát lên” (giải thích bên dưới). Hay câu này: “có người nói là vàng tương đương 45% GDP. Nếu đúng như vậy thì dân ta quá giàu, GDP đầu người khi đó không phải là 1.200 mà phải tới 1.600 USD” (tiền dành dụm của người dân mà tính vô GDP thì… bó tay!).
Hơn thế, xã hội thì ý kiến có thể đa dạng nhưng từ Chính phủ, mọi ý kiến phải nhất quán khi đó thị trường mới biết đường mà vận hành. Không thể chấp nhận một nguồn tin từ cơ quan này lại bị phản bác bởi cơ quan khác, một chủ trương từ cơ quan này tuyên bố lại bị phủ định bởi phát biểu của một cơ quan khác, những con số của một quan chức này đưa ra bị một quan chức khác cho là không chính xác và báo chí chịu tiếng là đăng thông tin sai!
Thật ra những vấn đề chính yếu của nền kinh tế hiện nay đang xoay quanh những yếu tố sau đây.
Lãi suất
Bài học mà Việt Nam đã rút ra nhiều lần là: để chống lạm phát, phải nâng lãi suất. Nếu mục đích của chúng ta là kiềm chế lạm phát, đừng để người nghèo chịu thêm gánh nặng giá cả thì phải cương quyết đi theo con đường đó, chứ khi thì nói tăng lãi suất khi thì nói đồng thuận giữ ở một mức nào đó, thị trường sẽ bối rối và phản ứng theo kiểu bối rối. Lãi suất cơ bản đã tăng lên 9% thì cho dù áp dụng quy định cũ thì lãi suất vẫn có thể lên đến 13,5% sao lại cứ kềm nó ở mức 12% làm gì? Người làm chính sách đang vì lợi ích của giới ngân hàng hay vì lợi ích của đại đa số người dân?
Tỷ giá
Rất nhiều yếu tố tác động tới tỷ giá và ngược lại tỷ giá cũng tác động rất phức tạp lên nền kinh tế nên không thể nói một cách dứt khoát tỷ giá phải như thế này, tỷ giá phải như thế khác, nên cố định hay thả nổi... Chỉ có điều lạm phát là yếu tố quan trọng nhất. Lấy ví dụ năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng đến 22,97% trong khi giá đô-la Mỹ bình quân năm 2008 chỉ tăng 2,35% so với bình quân năm 2007 (số liệu của Tổng cục Thống kê). Vậy việc tỷ giá gần như cố định như thế có lợi cho ai?
Chúng ta hãy dùng một ví dụ làm tròn số cho dễ hình dung. Đầu năm 2008, nhập một món hàng về bán giá 100 đồng, cuối năm cũng món hàng đó phải bán 130 đồng mới theo đúng đà tăng giá chung. Nhưng người nhập nếu tiếp cận được nguồn ngoại tệ chính thức của nhà nước, đầu năm bỏ ra 1 đô-la nhập hàng về bán, lãi chừng đó thì cuối năm bỏ ra 1 đô-la sẽ lãi nhiều hơn vì hàng bán với giá cao hơn (dĩ nhiên còn có nhiều yếu tố giá khác nữa nhưng cứ đơn giản hóa như thế để dễ hình dung).
Tỷ giá như thế chẳng lạ gì nhập siêu của nước ta ngày càng tăng.
Nhập siêu
Nói thẳng ra, tỷ giá như hiện nay là có lợi cho những ai tiếp cận được nguồn ngoại tệ chính thức và không khuyến khích sản xuất trong nước. Sáng nay báo Tuổi Trẻ đưa tin người ta tiếp tục nhập tăm tre và cà rốt về bán. Trước đó là tin nhiều doanh nghiệp FDI bây giờ chuyển sang nhập hàng về bán chứ không sản xuất nữa, ngay cả Coca-Cola cũng nhập nước giải khát về bán vì có lời nhiều hơn sản xuất.
Không thể giảm nhập siêu nếu không giải quyết vấn đề tỷ giá nói trên. Việc bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá chính là gián tiếp làm lợi cho những người được quyền mua, và có hại cho người dân nói chung.
Giá vàng
Riêng về giá vàng, tôi sẽ post bài “Ứng xử như thế nào với giá vàng?” sau khi TBKTSG đăng tải. Ở đây tôi chỉ có nhận xét là giá vàng tăng nếu tăng theo giá thế giới thì kệ nó, không có gì phải làm ầm ĩ. Vấn đề là khơi thông các kênh để giá vàng trong nước ngang bằng với giá vàng thế giới. Và để chống đầu cơ thì phải cho thị trường đầu cơ vì đầu cơ luôn có hai hướng đối nghịch nhau – chính đầu cơ sẽ triệt tiêu đầu cơ.
Cho phép nhập vàng, ắt là Ngân hàng Nhà nước sẽ bán đô-la cho các nơi nhập vàng (chủ yếu là các ngân hàng) để có tiền mà nhập và giá ắt là theo giá chính thức. Giá vàng hiện nay đã cao hơn giá thế giới còn tính theo giá chính thức còn cao hơn nữa. Vậy là trước mắt các nơi nhập vàng thấy đã lãi ngay mỗi đô-la các khoản chênh lệch giữa giá chính thức và giá tự do. Một lần nữa tỷ giá làm lợi cho giới ngân hàng và người dân, bị kích thích bởi tâm lý, sẽ là người chịu thiệt hại.
Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2011 (VOA)-Bản tin điện tử Livetradingnews.com ngày 9/11 cho biết các đại biểu Quốc hội Việt Nam hôm qua phê chuẩn dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và nhất trí đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế quốc gia cho năm tới trong khoảng từ 7% đến 7,5%.
Ngoài ra, Quốc hội cũng thông qua các chỉ tiêu trong năm 2011 như GDP bình quân đầu người khoảng 1300 đô la, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm nay, giảm nhập siêu dưới mức 20%, và kèm mức tăng chỉ số giá cả tiêu dùng dưới 7%.
Vẫn theo kế hoạch này, trong năm 2011, Việt Nam sẽ gửi 87.000 lao động ra nước ngoài làm việc, đồng thời giảm tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 2% tổng dân số.
Nguồn: Livetradingnews.com, Thoibaokinhte
-“Đừng hiểu Ngân hàng Nhà nước can thiệp là bơm tiền thoải mái” VnEconomy -Nội dung chi tiết cuộc trao đổi của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu với báo giới, chiều 9/11
-THD: Ngân hàng Nhà nước cho nhập khẩu, vàng và đôla tụt dốc (VnEx 9-11-10) -- Hôm thì nhập khẩu vàng, bữa thì bán đô la, hôm thì tăng lãi suất, loạn xì ngầu cả lên! Cứ như đánh võ rừng! Khốn khổ vì vàng, đô tăng phi mã (VnEx 9-11-10) -- Giá vàng vừa giảm lại tăng trở lại dù cho nhập khẩu (SGTT 9-11-10) -- Khổ thay, định luật kinh tế không giống như ông Cù Huy Hà Vũ mà bắt giam nó được!
-Kiều hối chuyển về Việt Nam đạt hơn 7,2 tỉ USD (SGTT 9-11-10) ◄-Năm 2010 người Việt hải ngoại đã gởi về nước 7 tỷ 200 triệu đôla (RFA)-Năm nay lượng kiều hối gởi về Việt Nam đạt mức kỷ lục 7 tỷ 200 triệu USD tăng khoảng 600 triệu USD so với năm 2009.
- Giá vàng có còn tăng? (Thanh Niên) Tác động tâm lý của dân hết sức lớn, nên từ đó tranh thủ mua vàng, USD và có yếu tố đầu cơ nữa. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói về vòng xoáy vàng – USD (Tiền Phong)
- Đeo theo giá vàng nhảy múa (SGTT) Ngân hàng lo dự trữ trước tiền mặt để phòng ngừa khách hàng rút tiền, không ít người gửi tiền thì rút đi mua vàng, USD, người đang có khoản nợ như ngồi trên đống lửa lo lãi suất tăng, người đang có khoản giải ngân thì hoãn dự án sang đến năm sau…
-Lacking in WTO knowledge (Straits Times)-Up to 66 per cent of Vietnamese export businesses do not understand the basic content of World Trade Organization (WTO) rules, according to a recent survey by the Viet Nam Chamber of Commerce and Industry, while 50 per cent of businesses are unaware of the WTO commitments related to their sectors or business areas.
--ANH - TRUNG QUỐC: Thủ tướng Anh đi Trung Quốc để ký hợp đồng lớn (RFI)-Hôm nay, thủ tướng Anh đã tới Trung Quốc trong chuyến công du hai ngày với mục tiêu ký kết được nhiều hợp đồng lớn và siết chặt hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, phát triển bền vững, văn hóa và giáo dục. Thủ tướng Anh là nhà lãnh đạo đầu tiên của phương Tây công du Trung Quốc, kể từ khi giải Nobel Hòa bình được trao cho ông Lưu Hiểu Ba ngày 8/10.
Mỹ - Hàn Quốc - Trung Quốc: For U.S., free-trade agreement could be backdoor to China (WP 9-11-10)
Mỹ - Úc - Trung Quốc: Deeper US alliance in response to strident China (Australian 10-11-10)
Kinh tế Mỹ: Fed Global Backlash Grows (WSJ 8-11-10) -- China and Russia Join Germany in Scolding; Obama Defends Move as Pro-Growth.
Hàn Quốc: The Miracle Is Over. Now What? (WSJ 8-11-10) -- Phân tích sâu sắc về tương lai kinh tế dài hạn của Hàn Quốc
-Kiều hối chuyển về Việt Nam đạt hơn 7,2 tỉ USD (SGTT 9-11-10) ◄-Năm 2010 người Việt hải ngoại đã gởi về nước 7 tỷ 200 triệu đôla (RFA)-Năm nay lượng kiều hối gởi về Việt Nam đạt mức kỷ lục 7 tỷ 200 triệu USD tăng khoảng 600 triệu USD so với năm 2009.
- Giá vàng có còn tăng? (Thanh Niên) Tác động tâm lý của dân hết sức lớn, nên từ đó tranh thủ mua vàng, USD và có yếu tố đầu cơ nữa. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói về vòng xoáy vàng – USD (Tiền Phong)
- Đeo theo giá vàng nhảy múa (SGTT) Ngân hàng lo dự trữ trước tiền mặt để phòng ngừa khách hàng rút tiền, không ít người gửi tiền thì rút đi mua vàng, USD, người đang có khoản nợ như ngồi trên đống lửa lo lãi suất tăng, người đang có khoản giải ngân thì hoãn dự án sang đến năm sau…
-Lacking in WTO knowledge (Straits Times)-Up to 66 per cent of Vietnamese export businesses do not understand the basic content of World Trade Organization (WTO) rules, according to a recent survey by the Viet Nam Chamber of Commerce and Industry, while 50 per cent of businesses are unaware of the WTO commitments related to their sectors or business areas.
To avoid the imposition of measures by other trading partners on domestic exporters, Ms Nguyen Thi Thu Trang from the chamber's Trade Remedies Council has urged domestic firms to sharpen their competitiveness by increasing the quality of their products rather than by reducing prices.
-Sắp có tiêu chuẩn để lựa chọn lãnh đạo tập đoàn Nhà nước VnEconomy -Việc xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với việc lựa chọn nhân sự quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang được thực hiện
-Sắp có tiêu chuẩn để lựa chọn lãnh đạo tập đoàn Nhà nước VnEconomy -Việc xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với việc lựa chọn nhân sự quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang được thực hiện
Mỹ - Hàn Quốc - Trung Quốc: For U.S., free-trade agreement could be backdoor to China (WP 9-11-10)
Mỹ - Úc - Trung Quốc: Deeper US alliance in response to strident China (Australian 10-11-10)
Kinh tế Mỹ: Fed Global Backlash Grows (WSJ 8-11-10) -- China and Russia Join Germany in Scolding; Obama Defends Move as Pro-Growth.
Hàn Quốc: The Miracle Is Over. Now What? (WSJ 8-11-10) -- Phân tích sâu sắc về tương lai kinh tế dài hạn của Hàn Quốc
Trong khi tôi vẫn cho rằng phát hành TIPS và tạo liquidity cho thị trường này là giải pháp dài hạn cho tình trạng vàng/đô la hóa của nền kinh tế, trước mắt SBV và SSC có thể chữa cháy cho những cơn sốt vàng của VN bằng cách cho phép mở một Gold ETF trên sàn chứng khoán VN. ETF - Exchange Traded Fund, là một quĩ đầu tư mở có cổ phần được giao dịch tự do trên sàn chứng khoán. Gold ETF có một mục tiêu duy nhất là đảm bảo giá trị của quĩ (NAV) tăng lên/giảm xuống đúng bằng giá vàng (nguyên tắc của index fund), do đó giá cổ phiếu của ETF cũng tăng/giảm theo giá vàng. Nếu nhu cầu cổ phiếu tăng quá mạnh thì ETF manager/trustee sẽ phát hành thêm cổ phiếu (tăng NAV). Để đảm bảo NAV tăng giảm theo giá vàng, các gold ETF thường mua vàng physical và/hoặc mua gold derivatives (mua bán paper gold trên các sàn vàng cũng là một dạng gold derivatives).
Có 2 lợi ích của việc mở gold ETF so với nhập vàng physical về bán cho dân. Thứ nhất ETF có thể (nếu được SBV/SSC đồng ý), tham gia các sàn vàng quốc tế và/hoặc mua bán gold futures để đảm bảo NAV tăng/giảm đúng theo giá vàng mà không nhất thiết phải mua vàng physical. Lượng ngoại tệ chuyển ra ngoài để mua paper gold/gold futures nhỏ hơn rất nhiều so với NAV vì có thể leverage, do vậy giảm bớt sức ép lên thị trường ngoại hối. Số physical gold của ETF này sẽ có vai trò như một quĩ bình ổn vàng hoạt động song song với dự trữ vàng của SBV, giảm bớt gánh nặng bình ổn cho SBV. Thứ hai, share của ETF được giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhiều khả năng sẽ có khối lượng giao dịch lớn, nên sẽ tránh bị manipulate như trong trường hợp giá vàng trên thị trường tự do. Nhà đầu tư mua/bán ETF share sẽ chỉ quan tâm đến giá vàng thế giới chứ không lo lắng về tình hình giá vàng trong nước. Nhiều khả năng giá vàng trong nước sẽ gần với giá vàng quốc tế hơn vì hai thị trường này sẽ liên thông gián tiếp qua gold ETF (các tiệm vàng sẽ tham gia mua/bán ETF share). Các giao dịch được thực hiện trên thị trường chứng khoán nên sẽ loại bỏ nhiều loại rủi ro cho nhà đầu tư (vàng giả, bị trộm cắp, làm giá...).
ETF này có thể sẽ được một vài "đại gia" trong giới vàng bạc (SJC, PNJ) và một số ngân hàng lớn góp vốn ban đầu (seed money). Nếu chính phủ cho rằng bình ổn thị trường vàng là một nhiệm vụ quan trọng có thể giao cho SCIC tham gia. SSC/HOSE có thể duyệt dự án này nhanh chóng và cho listed thật nhanh. Nếu cần thiết có thể thuê các gold ETF managers đang hoạt động trên thế giới điều hành trong thời gian đầu, thậm chí mời họ tham gia góp vốn. Trong tương lai, SSC/HOSE có thể cho phép các institutions mở thêm 1-2 gold ETF khác nếu nhu cầu thị trường quá lớn.
Cho phép mở gold ETF sẽ là cách để SBV "đảo ngược" lại quyết định đóng cửa các sàn vàng của mình hồi đầu năm mà không ảnh hưởng nhiều đến credibility.
----------- -Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: “Giá vàng sẽ hạ nhiệt” (VnEconomy)-
Thông tin từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, trước diễn biến bất thường của giá vàng trong nước
--Doanh nghiệp lúng túng trước biến động tỷ giá VnEconomy
-Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn ngoại tệ, giá cả đầu vào tăng theo tỷ giá khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng trong kinh doanh
-Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn ngoại tệ, giá cả đầu vào tăng theo tỷ giá khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng trong kinh doanh
Kinh tế Việt Nam: Vietnam Surprises With Interest Rate Move (WSJ 5-11-10) -- "The interest-rate increase, which takes the benchmark loan rate to 9%, contradicts a central bank statement last week that it planned to hold rates steady this month" You mean OUR central bank LIED?
Ngân hàng Nhà nước cho nhập vàng để bình ổn thị trường (VnEconomy)-Trước tình trạng thị trường vàng trong nước lên cơn sốt giá, hôm nay (9/11), Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhập khẩu vàng-- - Xoay xở trong vòng xoáy vàng và đôla (SGTT) Tác động của chính sách tỷ giá tác động lớn lên các biến số kinh tế vĩ mô, tâm lý thị trường, các vấn đề chính trị, xã hội. Hiện tại mà phá giá VND mạnh mẽ, thị trường 21.000 VND/USD, tức giảm 10% trị giá VND thì rủi ro quá cao. Nếu phá giá VND thì đương nhiên gây lạm phát, gây ra vòng xoáy mới rất đáng lo.- Chi tiêu quá tay dồn gánh nặng lên chính sách tiền tệ (VEF 8-11-10)
-Giá vàng vừa giảm lại tăng trở lại dù cho nhập khẩu (Sgtt)-Chiều 9/11, nhiều cửa hàng ngoại tệ ngừng giao dịch (Bee)-Một cửa hàng tại khu chợ Bến Thành cho biết trong sáng nay lượng USD giao dịch tăng đột biến và lên tới hàng chục nghìn USD. -Các ngân hàng sẽ không được gửi - nhận tiền gửi lẫn nhau VnEconomy -Đây là một nội dung được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến để hoàn thiện một văn bản mới
--Hà Nội dừng nhiều dự án xây dựng "tiền tỷ" (VNN)-16 dự án bất động sản “tiền tỷ” sẽ phải tạm thời “đắp chiếu” dù đã được giao dịch tài chính trên thị trường.-Bộ Xây dựng nói chưa dừng 16 dự án- (VNN) <<::: Bộ Xây dựng và Hà Nội ông nói gà bà nói vịt >>
Kinh tế học - Kinh tế Mỹ: Friedman Casts Shadow as Economists Meet (NYT 7-11-10)
-----------
Lần đầu tiên Chính phủ đưa ra nhận định lượng ngoại tệ trong dân vào khoảng 36 tỷ USD, lượng vàng trong dân vào khoảng 1.000 tấn, tức cũng vào khoảng 45 tỷ USD. Số vàng, USD trên thể hiện điều gì?
Biến mất
Người sử dụng thuật ngữ “biến mất” là TS Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. “Cân đối trên các con số đầu vào, đầu ra ngoại tệ của cả nền kinh tế đã cho thấy một “sai số” giật mình.
Có khoảng hơn 5 tỷ USD đã biến mất. Số tiền này không nằm trong lưu thông, không thể hiện ở bất cứ một tài khoản tiền gửi hay đầu tư nào…” – ông Nghĩa nói.
Ngoài ngoại tệ, vàng cũng là một trong những kênh cất giữ quan trọng của người dân. Việc ngoại tệ không được đưa vào lưu thông, đã làm cho tiền VN đồng liên tục mất giá và việc thu gom, cũng như tích trữ càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm và tỉ giá tăng vọt trên thị trường.
Nhưng 5 tỷ USD và 800 tấn vàng hóa ra chưa phải là con số cuối cùng. Việc Chính phủ đưa ra con số chính thức, lớn hơn dự đoán rất nhiều lần: 1.000 tấn vàng và 36 tỷ USD một mặt cho thấy số tiền biến mất, tiền chết là rất lớn, mặt khác đang chứng tỏ các chính sách chưa đủ hấp dẫn, chưa đủ tạo lòng tin để người dân mang tiền gửi vào hệ thống.
Lý giải nguyên nhân ngoại tệ và vàng bị cất giấu, bị biến mất khỏi lưu thông, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng: Đứng ở góc độ lý thuyết kinh tế thì trong bối cảnh diễn biến như vừa qua ai cũng sẽ quyết định chuyển tiền đồng sang vàng, USD.
Trong vòng 1 năm giá vàng đã tăng 70-80%, riêng tháng qua đã tăng mười mấy %, trong khi lãi suất tiết kiệm lại giảm tới gần 1%. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng “Việc người dân rút tiền tiết kiệm khỏi hệ thống ngân hàng lên tới 45.000 tỷ đồng trong vòng nửa tháng gần đây, cộng với ước tính lượng vàng được giữ trong dân lên tới 1.000 tấn đã chứng tỏ niềm tin vào VN đồng không còn quá cao.
Mỗi khi niềm tin giảm sút, thì người dân sẽ tăng dự trữ. Và không may là thời gian qua hai lĩnh vực có thể thu hút dòng tiền lại cũng rơi vào khó khăn, thậm chí có thời điểm “tắc nghẽn”, đó là thị trường chứng khoán, bất động sản khiến cho việc đầu tư không thuận lợi.
Làm thế nào?
Thời điểm này nhà nước nếu muốn người dân bán vàng và để đưa tiền vào lưu thông thì chỉ có áp dụng cơ chế nhận vàng của người dân, tính theo lãi suất vàng, chứ không phải lãi suất tiền, sau đó nhà nước có thể chủ động sử dụng số vàng đó để kinh doanh
Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim Hoàn Hà Nội, ông Vũ Mạnh Hải
Giải pháp dễ nhìn thấy, và là giải pháp hàng đầu là tăng lãi suất để đảm bảo cho một phần của giá trị đồng tiền.“Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định, bởi để “lôi kéo” được nguồn tiền (vàng, USD) trong dân còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như vấn đề cân đối cung – cầu, tốc độ tăng giá của thị trường hàng hóa, đảm bảo niềm tin trong dân cư và giá trị của đồng tiền… – Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nói.
Còn bà Phạm Chi Lan cho rằng: Thời điểm này muốn khuyến khích người dân đưa tiền vào lưu thông là không dễ. Bởi lẽ đòi hỏi sự tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, dứt khoát.
Nhà nước cần có những tuyên bố, công bố chẳng hạn như cam kết cắt giảm những hỗ trợ, ưu đãi đối với khu vực này, khu vực khác, đối với những ngành hoạt động có hiệu quả phải được hỗ trợ, tạo điều kiện nhiều hơn…
Những lời kêu gọi chung chung sẽ không mang lại hiệu quả. Phải tạo được niềm tin cho những người đang giữ vốn bằng những dự báo, định hướng, quan điểm đầu tư đúng đắn của Chính phủ…
Chẳng hạn theo tôi là cần phải có chính sách để hạn chế nguồn tiền đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ như chứng khoán, bất động sản bởi dù có đóng góp vào chỉ tiêu tăng trưởng thì cũng không mang tính chất bền vững. Mà tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất, đặc biệt là với lĩnh vực nông nghiệp.
Hương Thủy – Đào Tuấn
Việt Nam vượt Trung Quốc về môi trường kinh doanh (Bee)-Về bảo vệ nhà đầu tư, Việt Nam vẫn nằm trong tốp cuối, xếp hạng 173, tụt một bậc so với năm trước. -Lào đang bị Trung Quốc vắt kiệt? (TVN) -Trung Quốc và các quốc gia khác đang biến Lào trở thành đồn điền công nghiệp, gây tổn hại đến hệ sinh thái của đất nước này.
-Đằng sau sự biến động của vàng và đô-la
-08/11/2010 15:32:13 Kể từ đợt biến động dữ dội vào cuối thập niên 1980 sau cú sốc Giá – Lương - Tiền năm 1985, chưa bao giờ thị trường vàng và đô-la ở Việt Nam lại nóng như hiện nay. Hành động hợp lý của tất cả mọi người trong một môi trường bất ổn là tìm cách bảo toàn tài sản của mình thay vì hăm hở bỏ vốn làm ăn
Nhiều người có tiền đang trú chân vào hai loại tài sản này để đảm bảo rằng của cải của mình ít bị hao hụt nhất thay vì bỏ vốn làm ăn để tạo thêm của cải cho xã hội.
Tại sao lại như vậy?
Câu trả lời ở đây là chính là lòng tin và kỳ vọng vào khả năng sinh lời của đồng tiền.
Chúng ta biết rằng, khi kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh tốt thì người dân sẽ bỏ vốn ra làm ăn để đồng tiền của mình sinh lời. Kết quả là nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt và cả xã hội khấm khá lên.
Ngược lại, khi bất ổn vĩ mô xảy ra, đồng vốn sẽ được chuyển vào những tài sản ít có khả năng hao hụt nhất thay vì được đưa vào hoạt động kinh doanh. Hậu quả là những bất ổn vĩ mô sẽ trầm trọng hơn và cả xã hội bị thiệt hại.
Những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam kể từ khi Đổi mới đến nay cho thấy rất rõ điều này.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế hết sức trầm trọng, được kích hoạt bằng sự kiện đổi tiền năm 1985, nổ ra, nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn. Nhiều người đã “tị nạn” khỏi tiền Đồng bằng cách mua bất kỳ thứ gì có thể. Lúc này, thị trường vàng và Đô-la hoạt động hết sức sôi động cho dù việc mua bán ngoại tệ bị cấm.
Hậu quả là kinh tế xã hội Việt Nam ở thời điểm bấy giờ rơi vào tình trạng hết sức rối ren, ai cũng cảm thấy bất an, nhất là trong bối cảnh khối xã hội chủ nghĩa đang bị tan rã và sụp đổ.
Rất may là chính sách đổi mới được bắt đầu tư Đại hội VI của Đảng không chỉ giúp Việt Nam thoát khỏi một cuộc khủng hoảng trầm trọng mà còn đưa kinh tế nước nhà sang một trang mới với những thành công hết sức ấn tượng.
Sau những vấp váp ban đầu, các chính sách kinh tế dần được điều chỉnh đúng hướng, tiền tệ và chi tiêu công được thắt chặt, tỷ giá chính thức được điều chỉnh sát với giá thị trường hơn. Kết quả là một thập kỷ sau đó, Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng và đạt được mức tăng trường cao với môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể.
Trong giai đoạn này, tuy vàng và đô-la vẫn là những tài sản được ưa chuộng, nhưng vai trò của chúng đã giảm đi đáng kể cho dù thị trường này một lần nữa sôi động trở lại vào những năm 1997-1998 khi những lo ngại nảy sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực.
Sau khi tỷ giá đồng tiền đã được điều chỉnh một lần nữa, các chính sách kinh tế chủ yếu tập trung vào ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh đã giúp cho kinh tế vĩ mô của Việt Nam hết sức ổn định trong một thập kỷ tiếp theo và môi trường kinh doanh ngày một thông thoáng hơn.
Đỉnh điểm của sự thăng hóa chính là giai đoạn 2006 - 2007, khi việc chuyển giao lãnh đạo Đất nước được nhiều người kỳ vọng và Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ở thời điểm này, vai trò của vàng giảm rõ rệt mà nó thể hiện rõ nhất qua việc mất đi thói quen định giá bất động sản bằng vàng. Hơn thế, khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng cao thì trong nước người dân bỏ vốn kinh doanh và dòng vốn nước ngoài dồn dập chảy vào. Kết quả là đồng USD có dấu hiệu mất giá so với tiền VND.
Thị trường và niềm tin bùng nổ và khi đó phần lớn người Việt đều kỳ vọng vào một tương lai xán lạn hơn trong một tương lai gần.
Lúc này, ai cũng muốn có tiền đồng để đưa vào hoạt động kinh doanh hay triển khai các cơ hội đầu tư mà ít ai muốn găm giữ đô-la hay tích trữ thêm vàng.
Tuy nhiên, có thể nói những trục trặc trong việc ứng phó với dòng chảy bất thường của dòng vốn “ngoại” chảy vào, chi tiêu ngân sách và đầu tư công quá mức cộng với cú đánh bồi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đưa kinh tế Việt Nam vào tình trạng bất ổn như hiện nay.
Hành động hợp lý của tất cả mọi người trong một môi trường bất ổn là tìm cách bảo toàn tài sản của mình thay vì hăm hở bỏ vốn làm ăn với mong muốn tiền đẻ ra tiền như bối cảnh môi trường vĩ mô ổn định.
Tóm lại, ổn định vĩ mô là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của nền kinh tế. Khi nhìn vào các nền kinh tế Đông Á đã gặt hái được những thành công cho đến ngày nay, hầu hết mọi người đều nhìn vào mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn mà các nước này có được tăng mức tăng trưởng cao là ổn định vĩ mô và giảm dần sự can thiệp cũng như sự tham gia của nhà nước.
Dựa vào những gì đã xảy ra ở các nước trên thế giới và thực tiễn trong hơn 20 năm qua, theo quan điểm của người viết bài này là Việt Nam nên đặt mục tiêu hàng đầu là ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh ít nhất trong một vài thập kỷ tới. Nếu điều này được đảm bảo thì niềm tin sẽ được phục hồi và người dân sẽ bỏ vốn ra kinh doanh thay vì cất giữ như hiện nay.
Có lẽ đây là cách khoan thư sức dân hiệu quả nhất.
Huỳnh Thế Du (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
-Thị trường ngoại hối chờ tin Ngân hàng Nhà nước
Công bố trang web về quy định đầu tư ở Việt Nam (Bee)-Quy định điện tử Việt Nam đưa ra các hướng dẫn trực tuyến theo từng bước về các thủ tục đầu tư từ góc nhìn của nhà đầu tư
-Chủ tịch WB muốn tái áp dụng chế độ bản vị vàng VnEconomy -Các nền kinh tế hàng đầu thế giới nên cân nhắc áp dụng lại chế độ bản vị vàng trên cơ sở có điều chỉnh--Chính phủ Mỹ sắp vỡ nợ? (Đất Việt)-Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Whip Eric Cantor khẳng định ông không loại trừ khả năng Chính phủ Mỹ sẽ ngừng hoạt động vào năm sau do tình trạng thâm hụt ngân sách không ngừng gia tăng.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nhiều người có tiền đang trú chân vào hai loại tài sản này để đảm bảo rằng của cải của mình ít bị hao hụt nhất thay vì bỏ vốn làm ăn để tạo thêm của cải cho xã hội.
Tại sao lại như vậy?
Câu trả lời ở đây là chính là lòng tin và kỳ vọng vào khả năng sinh lời của đồng tiền.
Chúng ta biết rằng, khi kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh tốt thì người dân sẽ bỏ vốn ra làm ăn để đồng tiền của mình sinh lời. Kết quả là nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt và cả xã hội khấm khá lên.
Ngược lại, khi bất ổn vĩ mô xảy ra, đồng vốn sẽ được chuyển vào những tài sản ít có khả năng hao hụt nhất thay vì được đưa vào hoạt động kinh doanh. Hậu quả là những bất ổn vĩ mô sẽ trầm trọng hơn và cả xã hội bị thiệt hại.
Những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam kể từ khi Đổi mới đến nay cho thấy rất rõ điều này.
Thống đốc NHNN với bài toán khó từ thực trạng cấu trúc nền kinh tế. Ảnh: Tuổi trẻ |
Hậu quả là kinh tế xã hội Việt Nam ở thời điểm bấy giờ rơi vào tình trạng hết sức rối ren, ai cũng cảm thấy bất an, nhất là trong bối cảnh khối xã hội chủ nghĩa đang bị tan rã và sụp đổ.
Rất may là chính sách đổi mới được bắt đầu tư Đại hội VI của Đảng không chỉ giúp Việt Nam thoát khỏi một cuộc khủng hoảng trầm trọng mà còn đưa kinh tế nước nhà sang một trang mới với những thành công hết sức ấn tượng.
Sau những vấp váp ban đầu, các chính sách kinh tế dần được điều chỉnh đúng hướng, tiền tệ và chi tiêu công được thắt chặt, tỷ giá chính thức được điều chỉnh sát với giá thị trường hơn. Kết quả là một thập kỷ sau đó, Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng và đạt được mức tăng trường cao với môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể.
Trong giai đoạn này, tuy vàng và đô-la vẫn là những tài sản được ưa chuộng, nhưng vai trò của chúng đã giảm đi đáng kể cho dù thị trường này một lần nữa sôi động trở lại vào những năm 1997-1998 khi những lo ngại nảy sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực.
Sau khi tỷ giá đồng tiền đã được điều chỉnh một lần nữa, các chính sách kinh tế chủ yếu tập trung vào ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh đã giúp cho kinh tế vĩ mô của Việt Nam hết sức ổn định trong một thập kỷ tiếp theo và môi trường kinh doanh ngày một thông thoáng hơn.
Đỉnh điểm của sự thăng hóa chính là giai đoạn 2006 - 2007, khi việc chuyển giao lãnh đạo Đất nước được nhiều người kỳ vọng và Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ở thời điểm này, vai trò của vàng giảm rõ rệt mà nó thể hiện rõ nhất qua việc mất đi thói quen định giá bất động sản bằng vàng. Hơn thế, khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng cao thì trong nước người dân bỏ vốn kinh doanh và dòng vốn nước ngoài dồn dập chảy vào. Kết quả là đồng USD có dấu hiệu mất giá so với tiền VND.
Thị trường và niềm tin bùng nổ và khi đó phần lớn người Việt đều kỳ vọng vào một tương lai xán lạn hơn trong một tương lai gần.
Lúc này, ai cũng muốn có tiền đồng để đưa vào hoạt động kinh doanh hay triển khai các cơ hội đầu tư mà ít ai muốn găm giữ đô-la hay tích trữ thêm vàng.
Tuy nhiên, có thể nói những trục trặc trong việc ứng phó với dòng chảy bất thường của dòng vốn “ngoại” chảy vào, chi tiêu ngân sách và đầu tư công quá mức cộng với cú đánh bồi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đưa kinh tế Việt Nam vào tình trạng bất ổn như hiện nay.
Hành động hợp lý của tất cả mọi người trong một môi trường bất ổn là tìm cách bảo toàn tài sản của mình thay vì hăm hở bỏ vốn làm ăn với mong muốn tiền đẻ ra tiền như bối cảnh môi trường vĩ mô ổn định.
Tóm lại, ổn định vĩ mô là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của nền kinh tế. Khi nhìn vào các nền kinh tế Đông Á đã gặt hái được những thành công cho đến ngày nay, hầu hết mọi người đều nhìn vào mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn mà các nước này có được tăng mức tăng trưởng cao là ổn định vĩ mô và giảm dần sự can thiệp cũng như sự tham gia của nhà nước.
Dựa vào những gì đã xảy ra ở các nước trên thế giới và thực tiễn trong hơn 20 năm qua, theo quan điểm của người viết bài này là Việt Nam nên đặt mục tiêu hàng đầu là ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh ít nhất trong một vài thập kỷ tới. Nếu điều này được đảm bảo thì niềm tin sẽ được phục hồi và người dân sẽ bỏ vốn ra kinh doanh thay vì cất giữ như hiện nay.
Có lẽ đây là cách khoan thư sức dân hiệu quả nhất.
Huỳnh Thế Du (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
-Thị trường ngoại hối chờ tin Ngân hàng Nhà nước
(TBKTSG Online) - Sau khi Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ bán ngoại tệ đảm bảo nhập khẩu các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu, giá đô la Mỹ trên thị trường tự do lẫn thị trường liên ngân hàng đã giảm trong ngày cuối tuần. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tin chính thức về vấn đề này.-Petrolimex kêu khó khăn vì “giải cứu” Dung Quất (Sgtt)-
Khó tin cẩu trục 10 triệu đô gãy rơi xuống biển (08/11/2010)
08/11/2010 17:55:10- Ngày 6/11, lãnh đạo Công ty TNHH Doosan Vina và đại diện Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi đã có cuộc họp với lãnh đạo UBND tỉnh tại cuộc họp vào ngày 6/11 giải trình về vụ rơi cẩu trục 10 triệu đô xuống biển. Nhiều người không khỏi thắc mắc về nguyên nhân dẫn đến sự cố trên. Bởi lẽ cẩu trục bị gãy thuộc loại chuyên dụng đặc biệt, với kích thước dài 120m, rộng 36m, cao 72m và nặng 1.061 tấn, có sức nâng khoảng 70 tấn và trị giá gần 10 triệu USD, thì mới gió cấp 6, 7 mà đã gãy thì quả là điều khó tin. Còn nếu do chằng buộc không kỹ, nên dẫn đến ngã thì càng khó tin hơn. Việc chuyên chở một thiết bị to lớn và giá trị như vậy lẽ nào đơn vị đảm nhận lại sơ suất và bất cẩn, nhất là đối với một đơn vị vận tải Quốc tế và có tiếng như DONGBANG TRANSPORT LONGISTICS CO.,LTD-Hàn Quốc…
Chưa điều chỉnh, lãi suất qua đêm đã vọt trên 10% (VnEconomy)-Lãi suất bình quân qua đêm trên liên ngân hàng tăng trên 10% trước cả thời điểm Ngân hàng Nhà nước tăng các lãi suất chủ chốtCông bố trang web về quy định đầu tư ở Việt Nam (Bee)-Quy định điện tử Việt Nam đưa ra các hướng dẫn trực tuyến theo từng bước về các thủ tục đầu tư từ góc nhìn của nhà đầu tư
-Chủ tịch WB muốn tái áp dụng chế độ bản vị vàng VnEconomy -Các nền kinh tế hàng đầu thế giới nên cân nhắc áp dụng lại chế độ bản vị vàng trên cơ sở có điều chỉnh--Chính phủ Mỹ sắp vỡ nợ? (Đất Việt)-Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Whip Eric Cantor khẳng định ông không loại trừ khả năng Chính phủ Mỹ sẽ ngừng hoạt động vào năm sau do tình trạng thâm hụt ngân sách không ngừng gia tăng.
-Giảm dần nhập siêu NLĐO-Số liệu mới nhất từ Chính phủ cho thấy nhập siêu cả năm 2010 thấp hơn đáng kể so với mức dự báo đưa ra từ đầu năm -Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất (NLĐ)- Sau khi đạt được sự đồng thuận về lãi suất vào cuối tuần trước, hàng loạt ngân hàng (NH) đã tăng lãi suất tiết kiệm. Lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn của NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) sẽ xoay quanh 12%/năm.-Ổn định tỉ giá: Chủ trương đúng phải có cách làm đúng! (PL)-Từ hôm nay (8-11), các ngân hàng thương mại sẽ đồng loạt nâng mức lãi suất huy động VND từ 11% lên 12%.
- Đang “nước sôi lửa bỏng”, thông tin lại nhiễu loạn (VEF) Khi kinh tế có dấu hiệu bất ổn, mục tiêu đề ra phải thống nhất, thông tin chính xác và minh bạch, chính sách cần nhất quán để phát đi tín hiệu rõ ràng nhằm ổn định thị trường và tâm lý người dân. Song, điều đó dường như chưa thể hiện rõ, ngay cả trong thời điểm nóng bỏng nhất. -“Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ” (VnEconomy)-Một phân tích cho rằng, những điều chỉnh chính sách gần đây của Ngân hàng Nhà nước được gắn với thông điệp thắt chặt tiền tệ
- Chi tiêu quá tay dồn gánh nặng lên chính sách tiền tệ (VEF) Chính sách tài khoá có lẽ cần phải được giám sát chặt chẽ, gắt gao hơn. Các chính sách tiền tệ, với nhiều phát sinh ngoài khả năng kinh nghiệm của Việt Nam, khó mà gánh nổi một chính sách tài khoá chi tiêu gia tăng nhiều, tận thu vẫn không theo kịp tốc độ gia tăng chi phí!
- Quốc hội, Vinashin và mô hình tập đoàn kinh tế (SGTT) Chúng ta đang “thí điểm” 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKT), trong đó tám TĐKT thành lập giai đoạn 2005 – 2006, bốn TĐKT thành lập 2009 – 2010. Sự đổ bể của tập đoàn Vinashin là cú sốc để Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước nhìn lại mô hình này.
- Phát hiện 36 trường hợp vi phạm đưa tạp chất vào tôm (VOV)-Các trường hợp vi phạm là doanh nghiệp chế biến thủy sản, đại lý thu mua, sơ chế tôm, tập trung chủ yếu tại các tỉnh trọng điểm Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.--
- Ngành gạo trước nguy cơ “sốc” giá
EVN “rót” hơn 45.000 tỷ đồng vào các dự án trong 10 tháng VnEconomy -Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tháng 10/2010
(Toquoc) -“Từ nay đến cuối năm, giá gạo thế giới có biểu hiện đầu cơ, sốc giá”,dự báo của GS.TS Peter Timmer (Mỹ).
-The Chinese will have to change their tune eventually Telegraph-Increased domestic spending by China would reduce global imbalances in a way that would raise world demand and hence reduce unemployment in the West.
Kinh tế Mỹ: The rest of the world goes West when America prints more money (Telegraph 6-11-10)
Kinh tế 2011: Cần quyết sách lớn để tránh “sa lầy” về bội chi VnEconomy - TS Trần Du Lịch đề nghị Quốc hội có quyết sách lớn về phân bố đầu tư và sử dụng ngân sách Nhà nước
VIỆT NAM - KINH TẾ: Các chuyên gia quốc tế họp ở Hà Nội về nguy cơ khan hiếm gạo (RFI)-Các nhà khoa học, công nghiệp và chính trị gia sẽ họp tại Hà Nội vào thứ ba 09/11 tới, để bàn các biện pháp đối phó với nguy cơ khan hiếm gạo đang đe dọa những người nghèo trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á.
-Người Việt nông thôn “xài” toàn hàng… Trung Quốc (Dân trí) -
>> Hàng Việt “vấp” rào cản... hạ tầng
>> Hàng Việt sản xuất tại... Trung Quốc
Mỹ chơi đòn độc, Trung Quốc yêu cầu giải thích(stockbiz) Các chuyên gia có tiếng tại Trung Quốc vừa cho biết Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tung 600 tỉ USD mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ là một đòn độc nữa với Trung Quốc.
Các chuyên gia có tiếng tại Trung Quốc đã nhận định rằng hành động trên sớm muộn sẽ khiến cho Trung Quốc vấp phải nhiều vấn đề nan giải.
Trước tiên, tỉ giá đồng nhân dân tệ (NDT) có khả năng tăng vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc. Xu thế NDT tiếp tục tăng giá là khó có thể đảo ngược. NDT tăng giá là cản trở rất lớn đối với xuất khẩu của nước này.
Quyết định của FED cũng khiến cho việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức to lớn.
Trước tình hình đó, Trung Quốc cho biết FED cần phải giải thích quyết định mua trái phiếu.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, cần một lời giải thích, nếu không niềm tin phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị tổn hại.
“Mỹ còn nợ chúng ta một lời giải thích về quyết định nới lỏng định lượng của mình. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ có trách nhiệm về vấn đề này", Quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
-Chính phủ: “Quyết giữ CPI ở mức một con số” VnEconomy -Quyết tâm của Chính phủ là không để tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI vượt qua một con số trong năm nay - “Giật mình” với giá rau Đà Lạt (07/11/2010) (Bee)-So với cách đây chỉ 3 tuần, các loại rau đã tăng lên 6, 7 lần
VNPT vay hơn 1.000 tỷ đồng để phóng Vinasat 2 (Bee)-Giống như vệ tinh Vinasat 1, VNPT dự kiến, trong khoảng 10-11 năm sẽ thu hồi vốn cho Vinasat 2.
G20: David Cameron eyes China's heartland Telegraph-To have good business relations with China, you won't be surprised to learn, it is first necessary to have rock solid political relationships.-G20 tensions rise over the future of the global economy Telegraph-As G20 leaders gather in Seoul, peace and love have given way to currency wars and the battle drums are beating for protectionism and trade barriers.
-Tập trung ngăn chặn lạm phát Hà Nội Mới
(HNM) - 17h chiều qua 6-11, Văn phòng Chính phủ (VPCP) chủ trì cuộc họp báo về nội dung phiên họp thường kỳ tháng 10 của Chính phủ diễn ra cùng ngày. Lạm phát đã trở thành chủ đề nổi bật tại cuộc họp này sau những thông tin về mức tăng cao của chỉ số ...
Vinashin bán tàu thu được 150 triệu USDVTC -(VTC News) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 10/2010.
Chính phủ họp thường kỳ tháng 10/2010: Quyết liệt kiểm soát, bình ...Thanh Tra
Kiên quyết không để lạm phát 2 con sốDân Trí
Có kịch bản riêng chống lạm phát cuối năm(Toquoc)-Chính phủ khẳng định, quyết tâm kìm chế lạm phát ở mức dưới hai chữ số --Chính phủ họp báo: Quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá, kiềm chế lạm phát (PL)- Phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 6-11 đã thống nhất mục tiêu ưu tiên hàng đầu từ nay đến cuối năm là kiềm chế lạm phát, tăng cường kiểm soát giá, tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị không niêm yết giá và không bán theo giá niêm yết.-Chính phủ kiên quyết giữ lạm phát dưới 10% (Bee)-Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải giữ ổn định tỷ giá cho tới cuối năm để góp phần ổn định tình hình giá cả trên thị trường--NHNN chỉ bán ngoại tệ cho thanh tóan và xuất khẩu (Bee)-NHNN sẽ xem xét cụ thể nhu cầu vay để thực hiện bán ngoại tệ. Việc cung ứng ngoại tệ của NHNN sẽ là có chọn lọc.-Các địa phương phải lập ngay đoàn kiểm tra về giá (VOV)-Việc thành lập này nhằm thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Xây dựng nền tài chính mở, an toàn và lành mạnh (SGGP 6-11-10) -- P/v TS Đặng Văn Thanh (QH)
…- Vàng tiếp tục vượt mức 35 triệu đồng/lượng (Tiền Phong) Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn cùng thời điểm mua vào 35,10 triệu đồng/lượng, bán ra 35,20 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt là 350.000 đồng và 300.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa ngày hôm qua.
…- Vàng tiếp tục vượt mức 35 triệu đồng/lượng (Tiền Phong) Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn cùng thời điểm mua vào 35,10 triệu đồng/lượng, bán ra 35,20 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt là 350.000 đồng và 300.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa ngày hôm qua.
-Nợ công là khái niệm mới, chưa có ngưỡng an tòan
06/11/2010 22:12:37- Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp tại cuộc họp báo Chính Phủ thường kỳ chiều nay (5/11) tại Hà Nội.Việc xác định mức nợ, chiến lược nợ gồm: nợ Chính Phủ, nợ Quốc gia và nợ công.
“Vì giới hạn nợ Chính Phủ và nợ Quốc gia dưới 50% GDP, vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay, dư nợ này đang ở mức dưới 50% nên vẫn an toàn”, ông Nghiệp khẳng định.
Cũng theo ông Nghiệp, hiện Bộ Tài Chính đang xây dựng ngưỡng an toàn nợ công chờ Chính phủ có ý kiến để báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Trả lời báo chí về đề án chiến lược vay và trả nợ quốc gia từ 2010 - 2020 và kế hoạch 2020 – 2050, Thứ trưởng Nghiệp cho biết, chiến lược này giao cho Bộ tài chính và các Bộ thực hiện, mục đích là xác định số nợ, để có các chiến lược phát triển phù hợp.
Theo đó, việc xác định mức nợ, chiến lược nợ gồm: nợ Chính Phủ, nợ Quốc gia và nợ công.
Ngưỡng an toàn quy định dưới 50% GDP là đối với nợ Chính Phủ và nợ Quốc gia, còn nợ công là khái niệm mới theo Luật Quản lý nợ công mới ban hành. “Vì giới hạn nợ Chính Phủ và nợ Quốc gia dưới 50% GDP, vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay, dư nợ này đang ở mức dưới 50% nên vẫn an toàn”, ông Nghiệp khẳng định.
Cũng theo ông Nghiệp, hiện Bộ Tài Chính đang xây dựng ngưỡng an toàn nợ công chờ Chính phủ có ý kiến để báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
N.Yến
3 điều kiện để thương nhân được xuất khẩu gạo Thanhnien Online -Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
-PHÁP - TRUNG QUỐC: Trung Quốc ủng hộ Pháp trên hồ sơ cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế(RFI)-Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kết thúc chuyến viếng thăm nước Pháp vào hôm nay. Paris đã gặt hái nhiều thành quả kinh tế. Ông Hồ Cẩm Đào còn ủng hộ tổng thống Sarkozy trên vấn đề cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, đặc biệt là Pháp sắp nắm chức chủ tịch luân phiên nhóm G20 vào trung tuần tháng 11. -Mỹ-Ấn ký các thỏa thuận thương mại trị giá 10 tỉ USD (VNN)- Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vào đầu giờ chiều nay (giờ địa phương). -Trung Quốc trở thành thành viên lớn thứ 3 của IMF (VOV)- Quyết định của IMF sẽ giúp Trung Quốc vượt Anh, Pháp, Đức để trở thành thành viên có tiếng nói quan trọng thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản. -Thêm 5 nước được quyền biểu quyết trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (RFA)-Bốn nền kinh tế gọi là đang trỗi dậy được Quỹ Tiền tệ Quốc tế trao phó nhiệm vụ rộng lớn hơn trong hoạt động của định chế này, như nhìn nhận vai trò quan trọng vượt bực đối với IMFmà các quốc gia này mong muốn trong nhiều năm nay.
Theo đó, việc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện trên cơ sở nguồn thóc, gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hằng năm. Bộ NN-PTNT chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh thực hiện việc cân đối nhu cầu gạo tiêu dùng trong nước, công bố vào quý 4 hằng năm nguồn thóc gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm tiếp theo.
Các thương nhân tham gia xuất khẩu gạo phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: được thành lập đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc phù hợp với quy chuẩn và có ít nhất một cơ sở xay xát thóc gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ; phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó. Tùy từng mức độ vi phạm, thương nhân có thể bị tạm ngừng đăng ký xuất khẩu gạo từ 3-6 tháng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.-Điều tiết giá thóc để nông dân không bị thiệt (TT)-
Các thương nhân tham gia xuất khẩu gạo phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: được thành lập đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc phù hợp với quy chuẩn và có ít nhất một cơ sở xay xát thóc gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ; phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó. Tùy từng mức độ vi phạm, thương nhân có thể bị tạm ngừng đăng ký xuất khẩu gạo từ 3-6 tháng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.-Điều tiết giá thóc để nông dân không bị thiệt (TT)-
BP ký kết hiệp ước khai thác dầu khí với Trung Quốc (RFA)-Công ty khai thác dầu khí BP của Anh Quốc có hy vọng sẽ ký với Trung Quốc hiệp ước khai thác dầu khí lớn trong hải phận biển Đông, quốc tế thường gọi là biển Nam Trung Hoa.
Kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển theo hướng tích cực (VOV)-10 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 650.000 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch đề ra -Tính ổn định của nền kinh tế chưa vững chắc (VOV)
-Bên cạnh những thành quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, trong đó nổi lên là tính ổn định của nền kinh tế chưa vững chắc, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, lạm phát, giá cả nhiều mặt hàng đã tăng ở mức cao
Tập đoàn nhà nước, 5 năm thí điểm được gì?VNR-Chủ trương thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước ra đời từ năm 2005 đến nay đã năm năm trôi qua nhưng vẫn chưa có một tổng kết chính thức nào về mô hình này.-Nhà máy lọc dầu Dung Quất lại…rò rỉ "khí thối"? (Bee)-Sáng ngày 5/11 đến chiều cùng ngày, dân cư ở xã Bình Trị, huyện Bình Sơn lần thứ 2 lại “hít” khí thải SO2
Điều hành lãi suất: Vừa “đồng thuận” vừa “thả phanh”? VnEconomy -Ép lãi suất “vào 10 ra 12” bây giờ lại “thả nổi” theo thị trường, phải chăng “hành chính” đang can thiệp quá mạnh vào thị trường tiền tệ? -Điều hành lãi suất đã nhất quán? (VnEconomy)-Ép lãi suất “vào 10 ra 12” bây giờ lại “thả nổi” theo thị trường, phải chăng “hành chính” đang can thiệp quá mạnh vào thị trường tiền tệ?
-Trung Quốc 'với tay' tới châu Âu (Đất Việt)-Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vừa ký nhiều thỏa thuận thương mại trị giá hàng chục tỷ euro trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Pháp.
Mỹ in tiền – nhưng in như thế nào? (NVP)-Trong tuần này, báo chí đồng loạt đưa tin về chuyện ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) quyết định tung ra thêm 600 tỷ đô-la để kích thích kinh tế. Nhiều tờ báo của Mỹ dùng từ “in tiền” để chỉ chuyện này. Nhiều bài báo, khi giải thích khái niệm “nới lỏng định lượng” hay “nới lỏng số lượng” (Quantitative Easing), cũng giải thích đó là quy trình Fed “in tiền” để mua trái phiếu Chính phủ.
Dùng từ “in tiền” như thế nhiều người sẽ hiểu nhầm là động tác in thật sự, cho máy in chạy rầm rập, in ra những tờ 50, 100 đô-la để xài thoải mái. Thực tế không phải vậy, từ “in tiền” ở đây được dùng theo nghĩa bóng.
Thông thường khi nói đến tiền, chúng ta chỉ nghĩ đến các tờ giấy bạc, xanh xanh, đỏ đỏ - tức là tiền mặt. Lượng tiền mặt này thật ra rất ít so với hình dung của chúng ta. Ví dụ, theo thông tin trên trang web của Federal Reserve Bank of New York, tổng lượng tiền mặt là đô-la Mỹ (tiền giấy, tiền xu) đang lưu hành khắp nơi chỉ vào khoảng 829 tỷ đô-la, đa phần đang lưu hành bên ngoài nước Mỹ (số liệu năm 2008). Ở Mỹ, tiền mặt do Bộ Tài chính in ở những nhà máy in tiền của bộ này; việc phân phối tiền vào lưu thông giao cho Fed.
Trong thực tế, tiền còn là các khoản tiền gởi trong ngân hàng, có kỳ hạn, không có kỳ hạn… Để khỏi đi sâu vào chi tiết phức tạp, có thể hiểu cách Fed tung 600 tỷ đô-la vào nền kinh tế như thế này. Theo một lịch trình định trước, Fed tuyên bố mua vào trái phiếu chính phủ. Các ngân hàng lớn, có trái phiếu này, sẽ tranh nhau đấu thầu để bán cho Fed. Fed không đem tiền mặt trả cho các ngân hàng này mà chỉ ghi trong bảng cân đối của Fed là ngân hàng này, ngân hàng kia có thêm chừng đó tiền trong tài khoản. Vậy thôi.
* * *
Đến đây sẽ có người thắc mắc, làm vậy để làm gì, đâu có đưa tiền thật vào nền kinh tế thật đâu mà kích thích sản xuất?
Chính xác. Logic thông thường cho thấy, nếu người ta đang giữ trái phiếu, nay thấy được giá, có lời thì bán, nhưng chắc gì bán xong họ đem tiền ra tiêu đâu. Không có gì bảo đảm họ không lấy tiền đó mua tiếp trái phiếu hay các công cụ tài chính khác.
Chính sách “nới lỏng” của Fed, vì vậy, có mục đích chính yếu là nâng giá trái phiếu chính phủ lên, để từ đó giảm lợi suất của trái phiếu. Lợi suất trái phiếu giảm được kỳ vọng sẽ kéo lãi suất chung giảm xuống.
Trước đây khi lãi suất còn cao, Fed cứ tuyên bố giảm lãi suất cho khỏe, không cần dùng biện pháp “nới lỏng” này. Nay lãi suất đã giảm về gần đến 0% nên Fed hết cách, phải áp dụng cách này.
Một hệ lụy là các ngân hàng hay các nhà đầu tư tự nhiên có thêm tiền trong tài khoản, ắt sẽ đi lùng khắp thế giới để mua tài sản, kiểu như trái phiếu chính phủ hay cổ phiếu hay vàng, nhằm hưởng lợi. Đó chính là nỗi lo dòng tiền nóng sẽ chảy vào các nước châu Á. Đó là ý nghĩa đằng sau những bản tin tài chính chúng ta đọc trong tuần này.
(Có tham khảo blog của Felix Salmon, nhà báo Reuters)
Dùng từ “in tiền” như thế nhiều người sẽ hiểu nhầm là động tác in thật sự, cho máy in chạy rầm rập, in ra những tờ 50, 100 đô-la để xài thoải mái. Thực tế không phải vậy, từ “in tiền” ở đây được dùng theo nghĩa bóng.
Thông thường khi nói đến tiền, chúng ta chỉ nghĩ đến các tờ giấy bạc, xanh xanh, đỏ đỏ - tức là tiền mặt. Lượng tiền mặt này thật ra rất ít so với hình dung của chúng ta. Ví dụ, theo thông tin trên trang web của Federal Reserve Bank of New York, tổng lượng tiền mặt là đô-la Mỹ (tiền giấy, tiền xu) đang lưu hành khắp nơi chỉ vào khoảng 829 tỷ đô-la, đa phần đang lưu hành bên ngoài nước Mỹ (số liệu năm 2008). Ở Mỹ, tiền mặt do Bộ Tài chính in ở những nhà máy in tiền của bộ này; việc phân phối tiền vào lưu thông giao cho Fed.
Trong thực tế, tiền còn là các khoản tiền gởi trong ngân hàng, có kỳ hạn, không có kỳ hạn… Để khỏi đi sâu vào chi tiết phức tạp, có thể hiểu cách Fed tung 600 tỷ đô-la vào nền kinh tế như thế này. Theo một lịch trình định trước, Fed tuyên bố mua vào trái phiếu chính phủ. Các ngân hàng lớn, có trái phiếu này, sẽ tranh nhau đấu thầu để bán cho Fed. Fed không đem tiền mặt trả cho các ngân hàng này mà chỉ ghi trong bảng cân đối của Fed là ngân hàng này, ngân hàng kia có thêm chừng đó tiền trong tài khoản. Vậy thôi.
* * *
Đến đây sẽ có người thắc mắc, làm vậy để làm gì, đâu có đưa tiền thật vào nền kinh tế thật đâu mà kích thích sản xuất?
Chính xác. Logic thông thường cho thấy, nếu người ta đang giữ trái phiếu, nay thấy được giá, có lời thì bán, nhưng chắc gì bán xong họ đem tiền ra tiêu đâu. Không có gì bảo đảm họ không lấy tiền đó mua tiếp trái phiếu hay các công cụ tài chính khác.
Chính sách “nới lỏng” của Fed, vì vậy, có mục đích chính yếu là nâng giá trái phiếu chính phủ lên, để từ đó giảm lợi suất của trái phiếu. Lợi suất trái phiếu giảm được kỳ vọng sẽ kéo lãi suất chung giảm xuống.
Trước đây khi lãi suất còn cao, Fed cứ tuyên bố giảm lãi suất cho khỏe, không cần dùng biện pháp “nới lỏng” này. Nay lãi suất đã giảm về gần đến 0% nên Fed hết cách, phải áp dụng cách này.
Một hệ lụy là các ngân hàng hay các nhà đầu tư tự nhiên có thêm tiền trong tài khoản, ắt sẽ đi lùng khắp thế giới để mua tài sản, kiểu như trái phiếu chính phủ hay cổ phiếu hay vàng, nhằm hưởng lợi. Đó chính là nỗi lo dòng tiền nóng sẽ chảy vào các nước châu Á. Đó là ý nghĩa đằng sau những bản tin tài chính chúng ta đọc trong tuần này.
(Có tham khảo blog của Felix Salmon, nhà báo Reuters)
Sau tỷ giá, doanh nghiệp đối mặt lãi suất tăng (TBKTSG Online) - Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi tín hiệu sẽ thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới khi ngày 5-11 cơ quan này đã ra quyết định tăng lãi suất cơ bản bằng tiền đồng từ 8% lên 9%/năm theo chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Việc này sẽ góp phần đẩy lãi suất của các ngân hàng trong thời gian tới theo xu hướng tăng. -NHNN sẽ kiểm soát chặt việc cho vay, thanh toán ngoại tệ (VOV)
- Ngân hàng Nhà nước cũng đồng thời thực hiện bán đầy đủ ngoại tệ đối với nhu cầu thiết yếu, có chọn lọc trên cơ sở báo cáo dòng tiền ngoại tệ ra - vào hàng ngày. -Giá hàng hóa tăng “rát mặt” NLĐO-Nhà cung cấp viện đủ lý do để tăng giá sản phẩm. Rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống tại các chợ lẻ đang bị làm giá
- Nghịch lý xuất khẩu (TVN) Có thể nói, năm nay, trong các lĩnh vực kinh tế, xuất khẩu là một điểm sáng bởi tốc độ tăng trưởng thực tế vượt gấp hơn ba lần chỉ tiêu của Quốc hội giao. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không đem lại niềm vui trọn vẹn bởi vẫn còn đó những nghịch lý, có cái tồn tại đã lâu, có cái mới xuất hiện gần đây, nhưng tất cả đều ngày càng trầm trọng.
- Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua (TTXVN) Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 5/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 12/2010 tăng 61 xu lên 87,10 USD/thùng, mức cao nhất kể từ đầu tháng Năm tới nay. -
Kinh tế Mỹ - Châu Á: Dollar tsunami will threaten Asian economies (Nation (Thái) 5-11-10)
----
Tiền đồng Việt Nam trong cuộc chiến tỉ giá thế giới
VOA: Thưa Tiến sĩ, các nền kinh tế hàng đầu thế giới, cụ thể là Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đang gia tăng áp lực đòi Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ. Đồng Nhân dân tệ đã tăng giá dần dần rồi, mặc dù không cao như các cường quốc kia mong muốn, và sắp tới chắc chắn nó sẽ diễn ra nữa khi mà áp lực càng ngày càng tăng như thế này. Trong bối cảnh đồng Việt Nam neo giá chặt với đồng tiền Mỹ, việc đồng Nhân dân tệ tăng giá như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: Việc đồng Nhân dân tệ dần tăng giá sẽ trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến đồng tiền Việt Nam, vì hiện nay Việt Nam có mối quan hệ buôn bán song phương rất cao đối với Trung Quốc. Trong đó Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc nhiều nhất, khoảng 10 tỉ đôla Mỹ. Và nếu đồng tiền Trung Quốc cao giá lên, thì Việt Nam sẽ nhập siêu 10 tỉ đôla đó nhưng thanh toán bằng đồng tiền Trung Quốc, thì giá sẽ cao hơn lên rất nhiều. Tức là nguy cơ nhập siêu từ Trung Quốc sẽ còn lớn hơn. Và sức ép lên khả năng cán cân thanh toán của Việt Nam lại càng cao hơn.
Mặc khác đồng tiền Trung Quốc mà cao lên, mạnh lên, thì giá cả một số mặt hàng của Trung Quốc cũng có thể là cao hơn, và một số mặt hàng tương ứng của Việt Nam như dệt may, da giầy có khả năng cải thiện năng lực cạnh tranh so với các mặt hàng Trung Quốc.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng từ trước tới nay các mặt hàng của Trung Quốc rẻ một cách không thể giải thích được, cho nên hàng hóa Việt Nam hầu như không thể cạnh tranh được. Một bộ complê bán ở biên giới khoảng 150 ngàn đồng Việt Nam, trong khi đó giá công để may một bộ complê như vậy ở Hà Nội bây giờ phải khoảng 1,5 triệu đồng, chưa kể vải và các sản phẩm khác.
Vì vậy tác động trực tiếp và gián tiếp đến đồng tiền Việt Nam là rõ ràng, tuy rằng Việt Nam không neo đồng tiền Việt Nam vào đồng Nhân dân tệ.
Hơn thế nữa, gần đây Trung Quốc có gợi ý với một số nước là nên dùng bản tệ và Nhân dân tệ trong thanh toán song phương, tức là nếu như anh xuất sang Trung Quốc thì anh được trả bằng Nhân dân tệ, mà Trung Quốc xuất sang Việt Nam thì sẽ được trả bằng tiền Việt Nam.
Trong trường hợp của Indonesia và Malaysia thì họ đồng ý ngay, vì quan hệ thương mại của họ tương đối cân bằng.
Thế nhưng đối với Việt Nam hiện nay đang nhập siêu của Trung Quốc 10 tỉ đôla, nếu như Việt Nam lại chấp nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, thì Việt Nam sẽ phải vay của Trung Quốc.
Khác với việc thanh toán bằng đồng đôla. Hiện nay Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, sang Liên minh châu Aâu, cho nên Việt Nam có thể dùng tiền đôla thâu được từ các nước ấy thanh toán với Trung Quốc, mà Việt Nam không phải vay nợ Trung Quốc.
Và nếu như Việt Nam thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, Việt Nam chỉ có một cách là vay của Trung Quốc. Và như vậy ngoài việc phụ thuộc về hàng hóa, Việt Nam sẽ lại phụ thuộc thêm một cái tròng nữa, là phụ thuộc về tín dụng. Và đấy là cái điều hết sức nguy hiểm đối với Việt Nam.
VOA: Thưa Tiến sĩ, theo lý thuyết thì khi mà đồng tiền của một nước, cụ thể là của Trung Quốc mà tăng giá như vậy, nó sẽ tăng đầu tư nước ngoài. Và có những bình luận cho rằng Trung Quốc trong trường hợp đó sẽ tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Và xu hướng đó nếu có diễn ra thì sẽ tốt trong cái gọi là đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, hay là không tốt?
TS Lê Đăng Doanh: Hiện nay thì Trung Quốc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất khiêm tốn, ở vị trí khoảng độ xếp thứ 22, tức là một vị trí rất là thấp so với nhiều nền kinh tế khác. Trung Quốc đầu tư vào Lào và Campuchia nhiều hơn rất nhiều.
Gần đây ông Giáo sư Jing Huan của Đại học quốc gia Singapore đã nói thẳng trong một cuộc hội thảo ở Việt Nam là Trung Quốc đầu tư vào Campuchia và Lào là vì lý do chính trị chứ không phả vì lý do kinh tế. Và ông không đả động gì đến việc tại sao Trung Quốc đầu tư ít như vậy vào Việt Nam.
Tôi cũng nghĩ rằng với đồng tiền cao giá hơn, và Trung Quốc lại có khả năng tài chính dồi dào như vậy, thì có thể nó cũng sẽ nâng lên khả năng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam. Nhưng tôi không nghĩ rằng cái việc đó sẽ quá lớn, bởi vì nó nằm trong một ý đồ chính trị của Trung Quốc. Chúng ta hãy chờ xem.
VOA: Trong tình huống như vậy, thì các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Việt Nam phải nên đi theo chiều hướng nào để đỡ bị ảnh hưởng nhất?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi thì trước hết phải hết sức thận trọng với việc chấp nhận đề nghị dùng đồng Nhân dân tệ và bản tệ để thanh toán. Có thể dùng ở mức độ hai bên tương đương với nhau thì được, rồi sau đó phần mình nhập siêu sẽ được trang trải bằng các đồng tiền khác.
Nếu như bây giờ toàn bộ số tiền mình nhập siêu từ Trung Quốc mà lại phải trang trải bằng Nhân dân tệ, thì mình lại chìa cổ ra để người ta xiết thêm một cái thòng lọng tín dụng, thì theo tôi hết sức là nguy hiểm, và điều đó cần phải cần tránh.
Tôi xin lưu ý là đồng tiền Việt Nam trong những năm vừa qua từ năm 2007 đến bây giờ đã mất giá trên thị trường nội địa là khá cao khoảng độ 34%. Trong khi đó đồng đôla, tuy có mất giá nhưng không mất giá cao như vậy.
Và việc điều chỉnh tỉ giá của Việt Nam, thì có điều chỉnh một số bước nhưng không phải là quá lớn, nên trong thực tế, đồng tiền Việt Nam vẫn cao giá hơn so với đồng đôla. Cho nên tôi nghĩ là sắp tới đây sẽ có khả năng đồng tiền Việt Nam sẽ được giảm giá với đồng đôla để cho nó phù hợp, và tương ứng như vậy thì đồng tiền Việt Nam cũng sẽ được điều chỉnh một mức tương ứng đối với đồng tiền Trung Quốc.
VOA: Thưa Tiến sĩ, Việt Nam có nên tách bớt việc neo chặt vào đồng đôla Mỹ để chuyển sang sử dụng một đồng tiền khác, trong đó có đồng tiền của Trung Quốc hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Cái ý đồ sẽ điều chỉnh tỉ giá của Việt Nam bằng một cái giỏ ngoại tệ đa dạng hơn, trong đó có đồng tiền của Trung Quốc, đồng yen của Nhật Bản, và có đồng euro, và ý đồ đó đã được dự kiến từ lâu, và tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiến theo cái hướng đó, và việc thực thi thì còn phụ thuộc nhiều vào khả năng thực tế.
Còn nếu Việt Nam chấp nhận kiến nghị của phía Trung Quốc thì có thể sẽ phải ký kết để tránh một gánh nặng nợ nần.
-Nâng “trần” lãi suất huy động VND lên 12%/năm (VnEconomy)-Các ngân hàng thương mại đồng thuận áp mức lãi suất huy động VND từ ngày 8/11 tới tối đa không quá 12%/năm-Việt Nam: lãi xuất cơ bản tăng lên 9% (RFA)-Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam bất ngờ tăng lãi suất cơ bản lên 9% hiệu lực từ hôm nay 5/11.- Ngân hàng trung ương Việt Nam bất ngờ tăng lãi suất (VOA)-Ngân hàng trung ương Việt Nam bất ngờ tăng lãi suất trong lúc ra sức ứng phó với nạn lạm phát và thâm hụt mậu dịch.
Tờ Wall Street Journal và các hãng thông tấn quốc tế khác cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên tới 9% nhưng không giải thích lý do của sự gia tăng đầu tiên kể từ tháng 12 này.
Tuy nhiên, hành động này được thực hiện một ngày sau khi giới hữu trách nói rằng họ sẽ bán đô la Mỹ để gia tăng lượng tiền lưu hành trên thị trường địa phương.
Cũng trong ngày thứ Sáu, Thứ trưởng Tài chánh Việt Nam Trần Xuân Hà nói rằng lạm phát đang ở trong phạm vi dự kiến và Việt Nam đang ra sức ổn định tiền đồng.
TS Lê Đăng Doanh: Việc đồng Nhân dân tệ dần tăng giá sẽ trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến đồng tiền Việt Nam, vì hiện nay Việt Nam có mối quan hệ buôn bán song phương rất cao đối với Trung Quốc. Trong đó Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc nhiều nhất, khoảng 10 tỉ đôla Mỹ. Và nếu đồng tiền Trung Quốc cao giá lên, thì Việt Nam sẽ nhập siêu 10 tỉ đôla đó nhưng thanh toán bằng đồng tiền Trung Quốc, thì giá sẽ cao hơn lên rất nhiều. Tức là nguy cơ nhập siêu từ Trung Quốc sẽ còn lớn hơn. Và sức ép lên khả năng cán cân thanh toán của Việt Nam lại càng cao hơn.
Mặc khác đồng tiền Trung Quốc mà cao lên, mạnh lên, thì giá cả một số mặt hàng của Trung Quốc cũng có thể là cao hơn, và một số mặt hàng tương ứng của Việt Nam như dệt may, da giầy có khả năng cải thiện năng lực cạnh tranh so với các mặt hàng Trung Quốc.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng từ trước tới nay các mặt hàng của Trung Quốc rẻ một cách không thể giải thích được, cho nên hàng hóa Việt Nam hầu như không thể cạnh tranh được. Một bộ complê bán ở biên giới khoảng 150 ngàn đồng Việt Nam, trong khi đó giá công để may một bộ complê như vậy ở Hà Nội bây giờ phải khoảng 1,5 triệu đồng, chưa kể vải và các sản phẩm khác.
Vì vậy tác động trực tiếp và gián tiếp đến đồng tiền Việt Nam là rõ ràng, tuy rằng Việt Nam không neo đồng tiền Việt Nam vào đồng Nhân dân tệ.
Hơn thế nữa, gần đây Trung Quốc có gợi ý với một số nước là nên dùng bản tệ và Nhân dân tệ trong thanh toán song phương, tức là nếu như anh xuất sang Trung Quốc thì anh được trả bằng Nhân dân tệ, mà Trung Quốc xuất sang Việt Nam thì sẽ được trả bằng tiền Việt Nam.
Trong trường hợp của Indonesia và Malaysia thì họ đồng ý ngay, vì quan hệ thương mại của họ tương đối cân bằng.
Thế nhưng đối với Việt Nam hiện nay đang nhập siêu của Trung Quốc 10 tỉ đôla, nếu như Việt Nam lại chấp nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, thì Việt Nam sẽ phải vay của Trung Quốc.
Khác với việc thanh toán bằng đồng đôla. Hiện nay Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, sang Liên minh châu Aâu, cho nên Việt Nam có thể dùng tiền đôla thâu được từ các nước ấy thanh toán với Trung Quốc, mà Việt Nam không phải vay nợ Trung Quốc.
Và nếu như Việt Nam thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, Việt Nam chỉ có một cách là vay của Trung Quốc. Và như vậy ngoài việc phụ thuộc về hàng hóa, Việt Nam sẽ lại phụ thuộc thêm một cái tròng nữa, là phụ thuộc về tín dụng. Và đấy là cái điều hết sức nguy hiểm đối với Việt Nam.
VOA: Thưa Tiến sĩ, theo lý thuyết thì khi mà đồng tiền của một nước, cụ thể là của Trung Quốc mà tăng giá như vậy, nó sẽ tăng đầu tư nước ngoài. Và có những bình luận cho rằng Trung Quốc trong trường hợp đó sẽ tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Và xu hướng đó nếu có diễn ra thì sẽ tốt trong cái gọi là đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, hay là không tốt?
TS Lê Đăng Doanh: Hiện nay thì Trung Quốc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất khiêm tốn, ở vị trí khoảng độ xếp thứ 22, tức là một vị trí rất là thấp so với nhiều nền kinh tế khác. Trung Quốc đầu tư vào Lào và Campuchia nhiều hơn rất nhiều.
Gần đây ông Giáo sư Jing Huan của Đại học quốc gia Singapore đã nói thẳng trong một cuộc hội thảo ở Việt Nam là Trung Quốc đầu tư vào Campuchia và Lào là vì lý do chính trị chứ không phả vì lý do kinh tế. Và ông không đả động gì đến việc tại sao Trung Quốc đầu tư ít như vậy vào Việt Nam.
Tôi cũng nghĩ rằng với đồng tiền cao giá hơn, và Trung Quốc lại có khả năng tài chính dồi dào như vậy, thì có thể nó cũng sẽ nâng lên khả năng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam. Nhưng tôi không nghĩ rằng cái việc đó sẽ quá lớn, bởi vì nó nằm trong một ý đồ chính trị của Trung Quốc. Chúng ta hãy chờ xem.
VOA: Trong tình huống như vậy, thì các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Việt Nam phải nên đi theo chiều hướng nào để đỡ bị ảnh hưởng nhất?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi thì trước hết phải hết sức thận trọng với việc chấp nhận đề nghị dùng đồng Nhân dân tệ và bản tệ để thanh toán. Có thể dùng ở mức độ hai bên tương đương với nhau thì được, rồi sau đó phần mình nhập siêu sẽ được trang trải bằng các đồng tiền khác.
Nếu như bây giờ toàn bộ số tiền mình nhập siêu từ Trung Quốc mà lại phải trang trải bằng Nhân dân tệ, thì mình lại chìa cổ ra để người ta xiết thêm một cái thòng lọng tín dụng, thì theo tôi hết sức là nguy hiểm, và điều đó cần phải cần tránh.
Tôi xin lưu ý là đồng tiền Việt Nam trong những năm vừa qua từ năm 2007 đến bây giờ đã mất giá trên thị trường nội địa là khá cao khoảng độ 34%. Trong khi đó đồng đôla, tuy có mất giá nhưng không mất giá cao như vậy.
Và việc điều chỉnh tỉ giá của Việt Nam, thì có điều chỉnh một số bước nhưng không phải là quá lớn, nên trong thực tế, đồng tiền Việt Nam vẫn cao giá hơn so với đồng đôla. Cho nên tôi nghĩ là sắp tới đây sẽ có khả năng đồng tiền Việt Nam sẽ được giảm giá với đồng đôla để cho nó phù hợp, và tương ứng như vậy thì đồng tiền Việt Nam cũng sẽ được điều chỉnh một mức tương ứng đối với đồng tiền Trung Quốc.
VOA: Thưa Tiến sĩ, Việt Nam có nên tách bớt việc neo chặt vào đồng đôla Mỹ để chuyển sang sử dụng một đồng tiền khác, trong đó có đồng tiền của Trung Quốc hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Cái ý đồ sẽ điều chỉnh tỉ giá của Việt Nam bằng một cái giỏ ngoại tệ đa dạng hơn, trong đó có đồng tiền của Trung Quốc, đồng yen của Nhật Bản, và có đồng euro, và ý đồ đó đã được dự kiến từ lâu, và tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiến theo cái hướng đó, và việc thực thi thì còn phụ thuộc nhiều vào khả năng thực tế.
Còn nếu Việt Nam chấp nhận kiến nghị của phía Trung Quốc thì có thể sẽ phải ký kết để tránh một gánh nặng nợ nần.
-Nâng “trần” lãi suất huy động VND lên 12%/năm (VnEconomy)-Các ngân hàng thương mại đồng thuận áp mức lãi suất huy động VND từ ngày 8/11 tới tối đa không quá 12%/năm-Việt Nam: lãi xuất cơ bản tăng lên 9% (RFA)-Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam bất ngờ tăng lãi suất cơ bản lên 9% hiệu lực từ hôm nay 5/11.- Ngân hàng trung ương Việt Nam bất ngờ tăng lãi suất (VOA)-Ngân hàng trung ương Việt Nam bất ngờ tăng lãi suất trong lúc ra sức ứng phó với nạn lạm phát và thâm hụt mậu dịch.
Tờ Wall Street Journal và các hãng thông tấn quốc tế khác cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên tới 9% nhưng không giải thích lý do của sự gia tăng đầu tiên kể từ tháng 12 này.
Tuy nhiên, hành động này được thực hiện một ngày sau khi giới hữu trách nói rằng họ sẽ bán đô la Mỹ để gia tăng lượng tiền lưu hành trên thị trường địa phương.
Cũng trong ngày thứ Sáu, Thứ trưởng Tài chánh Việt Nam Trần Xuân Hà nói rằng lạm phát đang ở trong phạm vi dự kiến và Việt Nam đang ra sức ổn định tiền đồng.
PHÁP - TRUNG QUỐC: Trung Quốc ký với Pháp hàng loạt hợp đồng công nghiệp lên đến 20 tỷ đô la (RFI)-Hôm qua, 04/11/2010, ngày thứ nhất chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Pháp, hai bên đã ký nhiều hợp đồng tổng cộng khoảng 20 tỷ đôla. Theo điện Elysée, có tất cả 20 thỏa thuận hợp tác kinh tế , thương mại và công nghiệp tập trung trên các lãnh vực hàng không, hạt nhân, dầu khí. Trong khi đó, các tổ chức phi chính phủ chỉ trích chính quyền Pháp đã « hy sinh nhân quyền đánh đổi hợp đồng thương mại và hậu thuẫn của Bắc Kinh » trong G20.
-Hà Nội: Thiếu minh bạch tiêu chí dừng dự án (Bee)-Qua con đường chính thức, các chủ đầu tư dự án trong diện tạm dừng vẫn chưa hề nhận được thông báo bằng văn bản .
-Đặt vấn đề thay đổi chế độ neo tỷ giá VND với USD (VnEconomy)-Việt Nam có thể sẽ phải thay đổi chế độ neo tỷ giá VND với USD hiện nay sang chế độ neo VND với một nhóm tiền tệ
Đại biểu Dương Trung Quốc đồng tình với những bức xúc của người dân và đề nghị Phó Thủ tướng bày tỏ thái độ.
TIPS - Treasury Inflation Protected Securities - là trái phiếu chính phủ Mỹ phát hành có đặc điểm face value và coupon được điều chỉnh theo lạm phát (cụ thể là CPI). Nhiều nước cũng phát hành loại trái phiếu này, có nước gọi là inflation linked bonds hoặc indexed bonds. Nguyên tắc của loại trái phiếu này rất đơn giản, vào thời điểm phát hành người ta ghi nhận giá trị của CPI ở thời điểm đó và sau đó hàng năm hiệu chỉnh mệnh giá theo giá trị CPI cuối cùng. Ví dụ nếu CPI ban đầu là 100, một năm sau CPI tăng lên 108, nghĩa là lạm phát sau 1 năm là 8%, thì mệnh giá của TIPS được tăng lên 8% và coupon được tính theo mệnh giá mới.
Đến đây chắc các bạn đã đoán ra tôi định nói điều gì. Vâng, theo tôi chính phủ VN nên nhanh chóng nghiên cứu phát hành TIPS trên thị trường nội địa bởi 2 lý do. Thứ nhất đó là cách để những người dân bình thường có thể bảo toàn những khoảng tiết kiệm của họ cho tương lai. Cho dù giá vàng, giá đô la có biến động thế nào chăng nữa, nếu bạn đầu tư vào TIPS thì ít nhất bạn sẽ yên tâm số tiền của mình sẽ giữ được sức mua, và còn sinh lời chút đỉnh (phụ thuộc vào real yield lúc mua). Nếu loại chứng khoán này được phát hành rộng rãi và có thể mua bán được một cách dễ dàng/an toàn, tôi tin người dân sẽ bớt tích trữ vàng và đô la như một hình thức tiết kiệm. Đồng tiền VN có thể vẫn chưa có uy tín cao, lạm phát VN có thể vẫn còn cao, nhưng có lẽ những xáo trộn tâm lý như mấy ngày qua sẽ giảm đi ít nhiều.
Lý do thứ hai là với việc phát hành TIPS để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ có incentive yêu cầu NHNN phải kiểm soát lạm phát tốt, vì nếu không tiền trả lãi suất cho TIPS sẽ tăng cao. Nói cách khác, thay vì hô hào hay ra nghị quyết kiểm soát lạm phát, đây là một constraint đối với chính phủ/NHNN về lạm phát và constraint này rất credible (tất nhiên với điều kiện lượng TIPS phát hành phải đủ lớn và CPI phải được thống kê chính xác). Ngoài ra số liệu yield của TIPS sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, nghiên cứu biết được inflation expectation của thị trường/người dân, từ đó đưa ra những chính sách thích hợp hơn.
Tôi nhớ hồi những năm 82-83 khi VN đang bị siêu lạm phát, chính phủ đã từng phát hành một loại công trái có tính chất inflation linked tương tự. Loại công trái này hồi đó được bảo đảm bằng lương thực và một số mặt hàng tiêu dùng khác (vải vóc, xe đạp...), là những thành tố chính của CPI sau này. Tôi không rõ số phận của những công trái đó sau này thế nào, nhưng rõ ràng VN đã có kinh nghiệm và cơ chế để phát hành TIPS. Điều cần làm hiện nay là tạo ra cơ chế cho TIPS có thể chuyển nhượng được trên thị trường thứ cấp, điều này sẽ giúp nó cạnh tranh được với vàng/đô la như một kênh tiết kiệm an toàn và liquid. Tôi nghĩ Bộ Tài chính nên bỏ thời gian ra nghiên cứu phương án phát hành loại trái phiếu này, thay vì nghiên cứu các phương án cá độ bóng đá.
Hi vọng đến một ngày đọc được dòng quảng cáo: "Nhà mặt tiền Q1, giá 1500 TIPS".
TQ tăng cường hợp tác với Campuchia (BBC) - Việt Nam nằm trong top 10 nước đầu tư vào Campuchia (VOV)- Các công ty Việt Nam đầu tư tại Campuchia số vốn khoảng 800 triệu USD vào các lĩnh vực: ngân hàng, dầu khí, trồng cao su, khai thác khoáng sản, nông nghiệp và y tế----
Trình Quốc hội kết thúc Dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất
VH- Chiều 4.11, Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo Kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất. Báo cáo thẩm tra cho biết, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Dự án này vẫn còn những tồn tại, ...Lọc dầu Dung Quất là bài học cho các dự án khácVNExpress-Chưa đánh giá được chính xácTiền Phong Online-Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Hiệu quả kinh tế hơn dự kiếnAn ninh thủ đô-cand.com -Đài Tiếng Nói Việt Nam -Thanh Niên
-DN đầu tiên sử dụng xăng máy bay của Dung Quất (Bee)
-Nhiên liệu bay Jet A1 do NMLD Dung Quất chính thức được sử dụng cho các chuyến bay thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa.-Xăng Dung Quất chính thức tiêu thụ trong nước (Sgtt)-
-Chính phủ ổn định tỷ giá, thắt chặt tiền tệ (Sgtt)-Thanh tra về khả năng thanh toán VND (Sgtt)-Xuất khẩu dệt may: kim ngạch vượt 1 tỉ USD ba tháng liên tiếp (Sgtt)-
Rào cản mới cho doanh nhân xuất khẩu gạo (Bee)-“Doanh nghiệp không thể tìm đất sạch để xây dựng kho chứa. Dự án phải nhờ địa phương tham gia nên rất phiền hà và tốn kém”.
Tháng 10, sản lượng thuỷ điện thiếu hụt 6,84 tỷ kWh Đài Tiếng Nói Việt Nam
Do phải huy động hết công suất các nguồn chạy dầu và có giá thành cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân của tập đoàn, trong 7 tháng, EVN lỗ 6.500 tỷ đồng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 10 tháng 2010, tổng lượng nước về các hồ thuỷ ...Tháng 11 vẫn tiếp tục thiếu điệnThanh Niên-Tháng 11, cung cấp điện vẫn chưa có dự phòngHà Nội Mới-Thiếu điện vì các dự án chậm chạpDân Trí-Vietnam Plus -Báo điện tử Chính phủ -Nông Nghiệp
Do phải huy động hết công suất các nguồn chạy dầu và có giá thành cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân của tập đoàn, trong 7 tháng, EVN lỗ 6.500 tỷ đồng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 10 tháng 2010, tổng lượng nước về các hồ thuỷ ...Tháng 11 vẫn tiếp tục thiếu điệnThanh Niên-Tháng 11, cung cấp điện vẫn chưa có dự phòngHà Nội Mới-Thiếu điện vì các dự án chậm chạpDân Trí-Vietnam Plus -Báo điện tử Chính phủ -Nông Nghiệp
- Mỹ rót thêm 600 tỉ USD kích thích kinh tế (Tuổi Trẻ)
---
---
Thế nào là phá sản?
Chỉ một khái niệm đơn giản như thế, sao các chuyên gia kinh tế cứ nói khi thế này, khi thế khác?
Theo Luật Phá sản của Việt Nam, “doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”.
Ai có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản? Đó là chủ nợ, người lao động, chủ doanh nghiệp, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, thành viên công ty hợp danh.
Lấy một ví dụ được đơn giản hóa, một doanh nghiệp A, có vốn 50 đồng, vay thêm ngân hàng 50 đồng để mua một chiếc xe ba gác về chở hàng thuê. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp này (thì cứ gọi như vậy cho trang trọng) sẽ như sau:
Tài sản | Nợ + Vốn |
Xe ba gác: 100 đồng | Nợ ngân hàng: 50 đồng Vốn: 50 đồng |
Cộng: 100 đồng | Cộng: 100 đồng |
Nay không được sử dụng xe ba gác để chở hàng nữa, xe bán lại, người ta chỉ mua với giá 30 đồng thì ngay lập tức ngân hàng có quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục tuyên bố doanh nghiệp này phá sản.
GDP và lạm phát
“GDP tăng trên 6,5% nhưng lạm phát cũng tăng khoảng 8%, hoặc hơn thế nữa thì cuộc sống của xã hội không khá hơn bao nhiêu”.
Câu nói này có thể dẫn đến cách hiểu nhầm nhưng cũng có thể nói đúng thực chất tăng trưởng ở Việt Nam.
Tăng trưởng GDP là tính theo giá so sánh, tức là đã khử yếu tố lạm phát đi rồi.
GDP hằng năm được Tổng cục Thống kê công bố theo hai con số, giá thực tế và giá so sánh (với giá năm 1994). Ví dụ GDP năm 2008 so với GDP năm 2007 theo giá thực tế tăng đến 29,6% nhưng theo giá thực tế chỉ tăng 6,3%. Cái chúng ta thường nghe về tăng trưởng GDP là theo giá so sánh nên để cạnh lạm phát e rằng có người hiểu nhầm lạm phát mà cao hơn tăng trưởng GDP tức tăng trưởng âm!!!
Nhưng GDP đầu người lại tính theo giá thực tế, cho nên mới nghe mỗi người chúng ta nay đã có thu nhập trên 1.000/năm. Và vì thế đối với đại đa số người làm công ăn lương, thu nhập đâu có tăng theo lạm phát nên cho dù các ông thống kê nói thu nhập đầu người tăng, lạm phát thật sự đang ăn vào thu nhập của mỗi người.
Nói thêm về dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất
So với báo cáo cũ, báo cáo của Chính phủ về dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất do Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đọc trước Quốc hội vào hôm qua đã có một số thay đổi. Không còn thấy nhắc gì đến khoản tổng thu ngân sách của dự án lên đến 27,8 tỷ đô-la nữa. Cũng không còn khoản giá trị quyết toán chỉ là 43,8 ngàn tỷ đồng, giảm đến 8 ngàn tỷ đồng (tương đương giảm gần 500 triệu đô-la) mà chỉ ghi chung chung “Hiện nay với giá trị quyết toán vốn đầu tư dự kiến thấp hơn tổng mức đầu tư được duyệt, dự án có thể sẽ hiệu quả hơn nữa”.
Với người lạc quan, có thể nhận định báo cáo Chính phủ đã tiếp thu những góp ý trước đó khi báo cáo được đưa ra thảo luận vào ngày 18-10. Nhưng thực chất vấn đề không mất đi, chỉ là sự trì hoãn, vì báo cáo hứa phần này chủ đầu tư sẽ có báo cáo cụ thể sau khi hoàn thành việc quyết toán công trình, dự kiến vào tháng 12 tới. Thôi đành chờ vậy.
-----
Tỷ giá:-- Chính phủ đồng ý bơm mạnh ngoại tệ để cứu tỷ giá (VNE) Không điều chỉnh tỷ giá từ nay đến Tết nguyên đán (ND 4-11-10) -- Báo trước đấy nhé! Ăn Tết xong là điều chỉnh ngay! USD leo thang, nhưng chưa điều chỉnh tỷ giá (SGTT 4-11-10) Không điều chỉnh tỉ giá (TBKTSG 4-11-10) -- Ông Lê Đức Thuý: USD tăng giá: Nghịch lý ngoại hối chỉ có ở Việt Nam (VNR 4-11-10) Bình ổn tỷ giá: Hướng đi nào của chính sách? (VnE 4-11-10) -- Trong lúc chưa điều chỉnh (đợi ăn Tết cái đã!) đổ ngoại tệ ra bán!: Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp (VnEx 4-11-10) -- "Bơm" ngoại tệ bình ổn giá (TT 4-11-10) -- Vietnam To Sell Dollars; Devaluation Ruled Out (WSJ 4-11-10) -- Báo chí nên hỏi: Quyết định hoãn điều chỉnh tỷ giá đến sau Tết là quyết định chính trị hay kinh tế (Đại hội XI, tránh dân chúng xao động mà ăn Tết)? Dự trữ ngoại hối của nhà nước còn bao nhiêu? Bán hết thì làm sao? Ông Nguyễn Văn Giàu: Bán ngoại tệ bình ổn tỷ giá: Chưa thể công bố con số cụ thể (VnE 4-11-10)
Quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước thế nào? (TBKTSG 4-11-10)
Việt Nam: sản xuất công nghiệp tăng 13.7% / 10 tháng (RFA)-Sản xuất Công nghiệp Việt Nam đạt mức 13.7% trị giá trên 645 ngàn tỉ đồng trong 10 tháng đầu năm nay so với cùng thời gian này năm ngoái. Thông tin này trích từ báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư công bố hôm thứ tư.
- 600 tỷ USD có đủ sức vực dậy kinh tế Mỹ? (VNR500) Giới phân tích tài chính Mỹ cho rằng, quyết định dùng thêm 600 tỷ USD mua trái phiếu kho bạc của Cục Dự trữ Liên bang là một hành động mạo hiểm, nhưng cũng không ít ý kiến tin đây sẽ là liều thuốc bổ cần thiết cho nền kinh tế Mỹ trong lúc này.
-Ngân hàng Nhà nước nêu 7 yêu cầu với các tổ chức tín dụng VnEconomy - Các tổ chức tín dụng cần kiểm soát chặt chẽ huy động và cho vay bằng ngoại tệ, không để rủi ro thanh khoản và lãi suất
Hà Nội tái khởi động dự án “thành phố ven sông Hồng” (VNN)-Tổng vốn đầu tư dự kiến là 7,1 tỷ USD, trong đó, xây dựng các công trình là 1,92 tỷ USD, bồi thường tái định cư là 1,564 tỷ USD.
Lọc dầu Dung Quất: Chậm 9 năm, vốn tăng gấp đôi(VietNamNet)
- Chiều nay (4/11), QH đã nghe các báo cáo xung quanh Dự án xây dựng công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung QuấtNMLD Dung Quất: Chậm 9 năm do chuẩn bị chưa chu đáo (Bee)-Đó là nội dung được đưa ra trong Báo cáo thẩm tra việc kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.
-Bán ngoại tệ bình ổn tỷ giá: Chưa thể công bố con số cụ thể VnEconomy -Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói về chỉ đạo của Chính phủ đối với Ngân hàng Nhà nước là phải bán ngoại tệ ra để bình ổn thị trường- Chiều nay (4/11), QH đã nghe các báo cáo xung quanh Dự án xây dựng công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu số 1 Dung QuấtNMLD Dung Quất: Chậm 9 năm do chuẩn bị chưa chu đáo (Bee)-Đó là nội dung được đưa ra trong Báo cáo thẩm tra việc kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.
40 years on, Laos still faces threat of cluster munitions Monsters and Critics Can thiệp biến động tỷ giá: Ngân hàng Nhà nước lên tiếng (VnEconomy)-Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra một số thông tin giải thích nguyên nhân tỷ giá USD/VND biến động mạnh trên thị trường tự do cùng định hướng can thiệp.
Thông tin từ cơ quan này cho biết, trong thời gian gần đây, thị trường ngoại hối đã có một số biểu hiện căng thẳng, chủ yếu do tâm lý lo ngại về khả năng nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và lạm phát sẽ tăng vào cuối năm.
Tuy nhiên, trên cơ sở tính toán, đánh giá diễn biến xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã công bố dự báo nhập siêu của cả năm 2010 chỉ ở mức 12 tỷ USD, thay cho dự báo trước đây là 13,5 tỷ USD.
“Qua theo dõi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong khi áp lực lên cầu ngoại tệ sẽ giảm nhờ vào khả năng kiềm chế nhập siêu và nguồn cung ngoại tệ đang có xu hướng tăng trong các tháng cuối năm do nhiều khoản vay lớn bằng ngoại tệ từ nước ngoài của các tổ chức kinh tế được giải ngân, luồng vốn đầu tư và kiều hối chuyển vào trong nước đang được cải thiện đáng kể. Do đó, trong năm 2010 dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam sẽ cân bằng”, nhà điều hành tỷ giá nhận định.
Và trên cơ sở các thông tin và đánh giá tổng thể về thị trường, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá ở mức ổn định như hiện nay và thực hiện bán can thiệp để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.
Tuy nhiên, trên cơ sở tính toán, đánh giá diễn biến xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã công bố dự báo nhập siêu của cả năm 2010 chỉ ở mức 12 tỷ USD, thay cho dự báo trước đây là 13,5 tỷ USD.
“Qua theo dõi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong khi áp lực lên cầu ngoại tệ sẽ giảm nhờ vào khả năng kiềm chế nhập siêu và nguồn cung ngoại tệ đang có xu hướng tăng trong các tháng cuối năm do nhiều khoản vay lớn bằng ngoại tệ từ nước ngoài của các tổ chức kinh tế được giải ngân, luồng vốn đầu tư và kiều hối chuyển vào trong nước đang được cải thiện đáng kể. Do đó, trong năm 2010 dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam sẽ cân bằng”, nhà điều hành tỷ giá nhận định.
Và trên cơ sở các thông tin và đánh giá tổng thể về thị trường, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá ở mức ổn định như hiện nay và thực hiện bán can thiệp để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.
-----------
Không điều chỉnh tỉ giá(TBKTSG Online) - Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Thường trực Chính phủ tuyên bố hai thông điệp quan trọng liên quan đến tỉ giá và lãi suất mới được thông qua: 1/ Không điều chỉnh tỉ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ. 2/ Không giảm lãi suất.* Nghịch lý tỉ giá ở Việt Nam Không phải là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, mà theo yêu cầu của Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy gặp mặt giới truyền thông hôm 4-11 để trao đổi về tình hình kinh tễ vĩ mô. Đặc biệt là những động thái của cơ quan điều hành chính sách trước cơn sốt ngoại tệ lên cao.
“Đây là công việc nằm ngoài chương trình của chúng tôi”, ông Thúy nói.
Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN), tỉ giá đô la Mỹ và tiền đồng trên thị trường tự do ngày nào cùng tăng trong vòng nửa tháng qua (tính đến chiều 3-11 đã lên đến 21.000 đồng/đô la, sau đó có giảm xuống xấp xỉ 20.800 đồng/đô la) dẫn đến tình trạng dân và doanh nghiệp đô xô đi mua ngoại tệ. Tình trạng thị trường tiền tệ hiện nay có hiện tượng lặp lại những tháng đầu năm 2010, đó là tình trạng 2 giá trên thị trường ngân hàng chính thức và phi chính thức. Điều này cũng tác động mạnh đến việc tăng giá vàng, kiểm soát CPI: “Chắc chắn CPI năm nay sẽ ở mức trên 8%”, theo ông Thúy.
Ông nói rằng quy mô nền kinh tế đứng trước bất ổn, nếu không có thái độ rõ ràng về tỉ giá. Nhưng việc tiền đồng mất giá hàng ngày so với đô la Mỹ thực tế lại là một nghịch lý ở Việt Nam so với các quốc gia khác khi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác không đến mức báo động. “Cán cân thanh toán năm nay thâm hụt khoảng 4 tỉ đô la Mỹ so với mức thâm hụt 9 tỉ đô la Mỹ của năm ngoái là giảm đi rõ rệt. Xuất nhập khẩu tăng trưởng tốt, nhập siêu cao nhất là 12,5 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn kế hoạch. Vậy mà tỉ giá sốt cao”. Trong khi các nền kinh tế khác, đồng nội tệ đều lên giá so với đồng đô.
Ở Việt Nam, do lãi suất tiền đồng tăng cao từ đầu năm, việc vay đô thu hút khách hàng cần đô và cả khách hàng không cần đô, dẫn đến tăng trưởng tín dụng bằng đồng đô tính đến ngày 14-10 đã tăng lên 52% so với cùng kỳ năm ngoài, trong khi tín dụng tiền đồng chỉ tăng 14,6%. Việc mất cân đối trên thị trường ngoại tệ đã khiến sức ép phá giá tiền đồng là rất rõ. Nhưng điều này, theo Chính phủ là gây áp lực lên lạm phát và ổn định vĩ mô.
Vì mục tiêu ổn định vĩ mô là quan trọng nhất, Chính phủ và NHNN quyết định không điều chỉnh tỉ giá vì điều này gây tác động xấu dây chuyền đến nền kinh tế và dẫn đến khả năng mất kiểm soát. “Trong khi tiền Việt không yếu đến mức ấy và cũng không cần điều chỉnh tỉ giá để khuyến khích xuất khẩu hay để cân bằng các cán cân khác của nền kinh tế”.
Vấn đề là không điều chỉnh tỉ giá thì giải quyết bài toán căng thẳng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ra sao? Ông Thúy cho biết là NHNN sẽ can thiệp bằng bán ngoại tệ ra. “Đầu tháng 9 NHNN đã mua tăng dự trữ được 300 triệu đô. Tháng 10 bán can thiệp nhỏ giọt 200 triệu đô. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia hiện tương ứng 6 đến 7 tuần nhập khẩu, dù đã giảm mạnh so với đỉnh 23 tỉ đô hồi cuối năm 2008 nhưng còn đủ để can thiệp vào cơn sốt đô hiện nay”.
* Lãi suất còn tiếp tục tăng
Chính phủ cũng đã nhiều lần yêu cầu từ đầu năm đến nay phải hạ lãi suất cho vay để kích thích đầu tư sản xuất. Nhưng mệnh lệnh hành chính này đã không có tác dụng thực tế. “Chính phủ không đặt ra yêu cầu giảm lãi suất nữa, như vậy lãi suất sẽ tăng lên như một cách thắt chặt tiền tệ để không ảnh hưởng đến tăng trưởng và lạm phát”.
Lãi suất mà ông Thúy nói là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở để các ngân hàng không đầu cơ vào thị trường trái phiếu và thị trường liên ngân hàng do kinh doanh trên các thị trường này hiện có lợi hơn so với kinh doanh qua kênh tín dụng cho doanh nghiệp. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay giữa ngân hàng với người dân và doanh nghiệp thì khó có khả năng tăng do lãi suất cơ bản hiện không điều chỉnh.
Mặt khác, việc lãi suất tín dụng thông thường không điều chỉnh vì năm nay, bất chấp thiên tai và lũ lụt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư ước tính GDP vẫn tăng trường từ 6,7% đến 6,8%, là mức cao so với kế hoạch 6,5%.
“Đây là công việc nằm ngoài chương trình của chúng tôi”, ông Thúy nói.
Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN), tỉ giá đô la Mỹ và tiền đồng trên thị trường tự do ngày nào cùng tăng trong vòng nửa tháng qua (tính đến chiều 3-11 đã lên đến 21.000 đồng/đô la, sau đó có giảm xuống xấp xỉ 20.800 đồng/đô la) dẫn đến tình trạng dân và doanh nghiệp đô xô đi mua ngoại tệ. Tình trạng thị trường tiền tệ hiện nay có hiện tượng lặp lại những tháng đầu năm 2010, đó là tình trạng 2 giá trên thị trường ngân hàng chính thức và phi chính thức. Điều này cũng tác động mạnh đến việc tăng giá vàng, kiểm soát CPI: “Chắc chắn CPI năm nay sẽ ở mức trên 8%”, theo ông Thúy.
Ông nói rằng quy mô nền kinh tế đứng trước bất ổn, nếu không có thái độ rõ ràng về tỉ giá. Nhưng việc tiền đồng mất giá hàng ngày so với đô la Mỹ thực tế lại là một nghịch lý ở Việt Nam so với các quốc gia khác khi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác không đến mức báo động. “Cán cân thanh toán năm nay thâm hụt khoảng 4 tỉ đô la Mỹ so với mức thâm hụt 9 tỉ đô la Mỹ của năm ngoái là giảm đi rõ rệt. Xuất nhập khẩu tăng trưởng tốt, nhập siêu cao nhất là 12,5 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn kế hoạch. Vậy mà tỉ giá sốt cao”. Trong khi các nền kinh tế khác, đồng nội tệ đều lên giá so với đồng đô.
Ở Việt Nam, do lãi suất tiền đồng tăng cao từ đầu năm, việc vay đô thu hút khách hàng cần đô và cả khách hàng không cần đô, dẫn đến tăng trưởng tín dụng bằng đồng đô tính đến ngày 14-10 đã tăng lên 52% so với cùng kỳ năm ngoài, trong khi tín dụng tiền đồng chỉ tăng 14,6%. Việc mất cân đối trên thị trường ngoại tệ đã khiến sức ép phá giá tiền đồng là rất rõ. Nhưng điều này, theo Chính phủ là gây áp lực lên lạm phát và ổn định vĩ mô.
Vì mục tiêu ổn định vĩ mô là quan trọng nhất, Chính phủ và NHNN quyết định không điều chỉnh tỉ giá vì điều này gây tác động xấu dây chuyền đến nền kinh tế và dẫn đến khả năng mất kiểm soát. “Trong khi tiền Việt không yếu đến mức ấy và cũng không cần điều chỉnh tỉ giá để khuyến khích xuất khẩu hay để cân bằng các cán cân khác của nền kinh tế”.
Vấn đề là không điều chỉnh tỉ giá thì giải quyết bài toán căng thẳng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ra sao? Ông Thúy cho biết là NHNN sẽ can thiệp bằng bán ngoại tệ ra. “Đầu tháng 9 NHNN đã mua tăng dự trữ được 300 triệu đô. Tháng 10 bán can thiệp nhỏ giọt 200 triệu đô. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia hiện tương ứng 6 đến 7 tuần nhập khẩu, dù đã giảm mạnh so với đỉnh 23 tỉ đô hồi cuối năm 2008 nhưng còn đủ để can thiệp vào cơn sốt đô hiện nay”.
* Lãi suất còn tiếp tục tăng
Chính phủ cũng đã nhiều lần yêu cầu từ đầu năm đến nay phải hạ lãi suất cho vay để kích thích đầu tư sản xuất. Nhưng mệnh lệnh hành chính này đã không có tác dụng thực tế. “Chính phủ không đặt ra yêu cầu giảm lãi suất nữa, như vậy lãi suất sẽ tăng lên như một cách thắt chặt tiền tệ để không ảnh hưởng đến tăng trưởng và lạm phát”.
Lãi suất mà ông Thúy nói là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở để các ngân hàng không đầu cơ vào thị trường trái phiếu và thị trường liên ngân hàng do kinh doanh trên các thị trường này hiện có lợi hơn so với kinh doanh qua kênh tín dụng cho doanh nghiệp. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay giữa ngân hàng với người dân và doanh nghiệp thì khó có khả năng tăng do lãi suất cơ bản hiện không điều chỉnh.
Mặt khác, việc lãi suất tín dụng thông thường không điều chỉnh vì năm nay, bất chấp thiên tai và lũ lụt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư ước tính GDP vẫn tăng trường từ 6,7% đến 6,8%, là mức cao so với kế hoạch 6,5%.
Nửa đầu tháng 10, tiết kiệm của người dân qua kênh ngân hàng giảm 45.000 tỉ đồng chủ yếu do người dân rút tiền đồng để mua đô găm giữa chờ điều chỉnh tỉ giá hoặc mua vàng. Nửa đầu tháng 10, người dân tiếp tục rút tiền đồng để mua ngoại tệ và gửi vào 1 tỉ đô la Mỹ (tương đương 20 ngàn tỉ đồng). Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Hội đồng vàng thế giới cho biết số vàng Việt Nam nhập về nền kinh tế hiện còn hơn 1.000 tấn (tương đương 40 tỉ đô la Mỹ), cao hơn cả tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng và dự trữ ngoại tệ quốc gia. Nhưng số tiền hoặc vàng này không được lưu thông. Trong khi đó, lượng vàng mà các ngân hàng nắm giữ qua kênh huy động hiện tính ra khoảng 73 ngàn tỉ đồng (thông tin từ ông Lê Đức Thúy). |
USD tăng giá: Nghịch lý ngoại hối chỉ có ở Việt Nam(VEF) - Giá trị đồng USD đang giảm trên toàn thế giới nhưng ở Việt Nam nó lại tăng mạnh. Đây là một nghịch lý và đã gây ra những tác hại lớn cho nền kinh tế. Tình hình nóng bỏng, buộc Chính phủ phải đưa ra nhiều biện pháp cấp bách để để bình ổn thị trường.
Bình ổn tỷ giá: Hướng đi nào của chính sách? (VnEconomy)-Trong 15 ngày đầu tháng 10 so với cuối tháng 9, tiền gửi tiết kiệm VND của người dân đã giảm 45 ngàn tỷ đồng-Giá vàng, USD náo loạn sau quyết định can thiệp VnEconomy -Giá vàng và USD đồng loạt giảm nhiệt, nhưng diễn biến khá phức tạp, sau khi Chính phủ ra quyết định bơm ngoại tệ để hạ sốt tỷ giá
Chưa đủ thời gian đánh giá chính xác hiệu quả NMLD Dung Quất(TNO) Đó là nhận định của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường khi báo cáo thẩm tra việc kết thúc xây dựng và đưa vào vận hành công trình quan trọng quốc gia Nhà máy lọc dầu (NMLD) số 1 Dung Quất trước Quốc hội (QH) chiều nay 4.11.-NMLD Dung Quất có tác động tích cực đối với kinh tế- xã hội (VOV)-Có thể khẳng định Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy là đúng đắn.
--- Không thể giao Hà Nội cho… “những con cáo” tư vấn (TVN) GS Michael Douglass -Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu hóa, ĐH tổng hợp Hawaii, Mỹ phát biểu: Ở Việt Nam hiện tại có quá nhiều cơ hội cho các tập đoàn kinh tế kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Chỉ cần mua đất nông nghiệp, rồi xây dựng đô thị trên đó. Chẳng phải làm gì nhiều, chỉ xây vài ngôi nhà hiện đại và bảo bạn bỏ tiền mua nó. Bạn tưởng đó là đầu tư nước ngoài, nhưng thật ra không phải, chính người Việt bỏ tiền mua những ngôi nhà đó đấy chứ?
Nguồn quặng đất hiếm: Không nên kỳ vọng quá nhiều (Sgtt)-Tập đoàn Alcoa (Mỹ) muốn hợp tác khai thác bauxite(PL)- Ngày 2-11, ông Deve Olney, Phó Giám đốc Tập đoàn Alcoa (hãng sản xuất nhôm lớn nhất tại Mỹ), đến tỉnh Đăk Nông tìm hiểu các dự án khai thác bauxite và chia sẻ kinh nghiệm trong việc khai thác.- Đất hiếm – khó có ‘cửa’ cho Việt Nam (Tiền Phong)-Làm chủ công nghệ chế biến đất hiếm (TT)-
China's Rare Earth Strategy: Interview with Theodore H. Moran Peterson Institute Press-With China’s rare earths export policy in the news, Dr. Theodore H. Moran of Georgetown University and the Peterson Institute for International Economics speaks with China Brief Insight. Dr. Moran is the author of the recently released “China's Strategy to Secure Natural Resources: Risks, Dangers, and Opportunities. ,” which covers China’s rare earth strategy among other issues. You can purchase the book on the Peterson Institute website here.Listen to the podcast here
Cambodia to borrow $591m from Chinese banks (Financial Times)-Cambodia’s largest mobile phone company will borrow $591m from Chinese banks to help pay for a contract with Chinese telecom group Huawei Technologies
---------NHNN quyết định bán USD ra thị trường Stockbiz-Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước bán đẩy đủ USD ra thị trường, đồng thời, không thực hiện yêu cầu giảm lãi suất đối với các ngân hàng thương mại...-Chính phủ quyết định cung ngoại tệ, hạ nhiệt tỉ giá VnEconomy -Chính phủ đã quyết định để Ngân hàng Nhà nước cung ngoại tệ mạnh tay, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất-NHNN yêu cầu thực hiện Thông tư 13 và Thông tư 19 (VOV)-
QH thảo luận về thu chi ngân sách: “Liệu túi để chi, liệu cơm mà xử lý” (PL)-Năm 2011 phải tăng chi cho phúc lợi, an sinh xã hội và con người. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo cụ thể để giảm bớt hội họp, nhất là ở cấp tỉnh và trung ương. -Quốc hội lo ngại chuyện thu chi (TT)-Nhập khẩu hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc (TT)-Thương hiệu Việt: Chấp nhận làm "điếu đóm" để trưởng thành?(VEF) - Chúng ta đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để xây dựng được cái gốc cho thương hiệu Việt Nam theo nghĩa thuần Việt rồi, ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Điện tử Việt Nam, chia sẻ.
‘Chấp nhận tăng trưởng vừa phải để ổn định vĩ mô’ (VnEx 3-11-10) - Nhập siêu kéo dài: tỷ giá hay cơ cấu kinh tế? (TBKTSG) -Nhập khẩu phân bón qua cảng Sài Gòn. Ảnh: LÊ TOÀN. LTS: TBKTSG giới thiệu bài viết sau của một chuyên gia trong ngành thống kê để bạn đọc tham khảo về một cách nhìn đối với vấn đề tỷ giá. Tác giả đã sử dụng những số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tính theo đô la Mỹ và theo tiền Việt Nam và theo hai loại giá (giá hiện hành và giá so sánh) để cho rằng khi làm yếu đồng tiền Việt Nam cần cân nhắc rất kỹ.Nhìn lại các con số
Khi nói đến xuất nhập khẩu người ta thường nói đến xuất nhập khẩu hàng hóa mà quên mất một phần quan trọng là xuất nhập khẩu dịch vụ (bằng khoảng 10% xuất nhập khẩu hàng hóa). Xuất khẩu được tính vào và nhập khẩu được trừ đi trong GDP bao gồm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Tình trạng nhập siêu tăng liên tục từ năm 2000 đến nay rất nghiêm trọng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của nhập siêu về hàng hóa giai đoạn 2000-2009 tính theo đô la Mỹ khoảng 31%. Còn nhập siêu về hàng hóa và dịch vụ tính theo tiền đồng và theo giá hiện hành tăng vào khoảng 35,8% và tốc độ tăng nhập siêu bình quân năm đã loại trừ yếu tố giá giai đoạn này vào khoảng 28%. Một điều rất phải cân nhắc khi sử dụng số liệu thống kê là nhập khẩu hàng hóa được tính theo giá C.I.F, tức là đã bao gồm một phần dịch vụ, đó là dịch vụ vận tải và bảo hiểm. Từ năm 2007, dịch vụ cũng bị tình trạng nhập siêu, đó là do nhập siêu về phí vận tải và bảo hiểm. Về nguyên tắc, nhập khẩu hàng hóa phải được đo lường bằng giá F.O.B, còn phần vận tải và bảo hiểm được tính cho nhập khẩu dịch vụ, tổng của nhập khẩu như vậy vẫn theo giá C.I.F. Điều này sẽ cân đối vĩ mô và phân tích số liệu được dễ dàng hơn và tránh gây nhầm lẫn.
Tình hình nhập siêu hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh từ năm 2007. Nếu tính theo tiền đồng và giá hiện hành, nhập siêu năm 2007 tăng hơn 300% so với 2006, trong khi con số nhập siêu bình quân giai đoạn 2000-2006 chỉ tăng 26%/năm. Nếu loại trừ yếu tố giá, thì hai con số này tương ứng là gần 200% và khoảng 20%. Điều cần lưu ý năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu WTO, biểu đồ dưới đây cho thấy bức tranh tăng đột biến tình trạng nhập siêu này.
Từ bức tranh về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tính theo đô la Mỹ và theo tiền đồng cũng như theo hai loại giá (hiện hành và so sánh) có thể thấy việc làm yếu đồng tiền Việt Nam cần được cân nhắc rất kỹ. (Xem thêm một quan điểm khác trong bài “Tỷ giá: điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam” của Huỳnh Thế Du trên TBKTSG số ra ngày 30-9).
Một vấn đề cũng cần đề cập đến là cơ cấu nhập khẩu cho sản xuất và tiêu dùng. Trong 10 năm qua hơn 90% kim ngạch nhập khẩu là dùng cho sản xuất, chỉ chưa tới 10% là nhập khẩu cho tiêu dùng cuối cùng, dù rằng gần đây nhiều người lo ngại về việc nước ta nhập khẩu cả tăm tre. Trong chín tháng đầu năm 2010 tỷ trọng nhập khẩu cho tiêu dùng giảm từ 9,3% tổng giá trị nhập khẩu của năm 2009 xuống còn 8,4%. Như vậy vấn đề nhập siêu của Việt Nam chính là do nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất.
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng?
Nguyên nhân thứ ba không kém phần quan trọng là do chính sách bảo hộ của Việt Nam còn nhiều cảm tính. Qua tính toán cho thấy với những ngành có thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu - bảo hộ sản xuất (Effective Rate of Protection) ngày càng giảm và có những nhóm ngành tỷ lệ này âm. Ngược lại, với những ngành không thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất lại ngày càng tăng.
Xét về cơ cấu nhập siêu trong 10 năm qua có thể thấy mức nhập siêu từ Trung Quốc tăng rất mạnh. Nếu năm 2000 nhập siêu từ Trung Quốc chiếm khoảng 10% trong tổng nhập siêu thì đến năm 2009 ước tính con số này lên đến gần 90%.
Cần ghi nhận rằng, riêng năm 2009 nhập siêu của Việt Nam giảm so với năm 2008 là do Việt Nam xuất khẩu vàng, thu về 2,6 tỉ đô la. Niên giám Thống kê ghi xuất khẩu vàng vào xuất khẩu (do xuất vàng phi tiền tệ). Theo thống kê, năm 2008 Việt Nam nhập khẩu lượng vàng khá lớn (2,728 tỉ đô la Mỹ) trong khi năm 2009 chỉ nhập vàng có 300 triệu đô la, như vậy là xuất khẩu vàng của năm 2009 chủ yếu do vàng đã mua từ những năm trước. Như vậy, khi tính toán chỉ tiêu GDP không được tính phần xuất khẩu vàng này vào GDP, vì khi tính cho xuất khẩu phải trừ đi ở phần tích lũy tài sản, như vậy tổng GDP vẫn không đổi.
Về xuất nhập khẩu tính theo giá so sánh nhiều trường hợp sẽ không phản ánh được bản chất của tình hình. Ví dụ năm 2009 nếu tính theo giá hiện hành thì xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm hơn 2% so với năm 2008. Nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì xuất khẩu tăng 11,1%. Về mặt thành tích, điều này làm giảm nhập siêu và tăng GDP theo giá so sánh (làm tăng trưởng cao hơn) nhưng rõ ràng là không phản ảnh được thực tế là lượng tiền mà Việt Nam nhận được giảm, nhưng xuất khẩu về lượng tăng, như vậy lợi ích kinh tế bị thua thiệt rất nhiều. Vậy không nên kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng GDP, trong trường hợp này đã không phản ánh thực tế về tình hình kinh tế của đất nước. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng GDP, cần có những phân tích vĩ mô khác để các nhà làm chính sách có cái nhìn thực chất hơn về tình hình kinh tế đất nước.
Sáu thách thức từ cơ cấu kinh tế (SGTT 3-11-10) -- Bài Trần Du Lịch
Bội chi ngân sách - Cần tôn trọng sự thật (DT 3-11-10)Bội chi ngân sách: Đâu là con số thực? VnEconomy -Đại biểu Quốc hội còn nhiều băn khoăn về con số thực của bội chi ngân sách Nhà nước--Tỷ giá chợ đen: Cứ để thị trường điều chỉnh (VEF.VN) - Trước tình hình thị trường ngoại tệ nóng bỏng, theo TS. Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, trước mắt, Nhà nước cần tỉnh táo không nên chịu tác động của thị trường chợ đen mà điều chỉnh hay chạy theo, cứ để tự nó điều chỉnh.- Philippin: RP seeks to equal Vietnam investments (Manila Standard 3-11-10)
-Việt Nam cải thiện 10 bậc xếp hạng môi trường kinh doanh 2011 VnEconomy -Xếp hạng 78, Việt Nam đã cải thiện được 10 bậc trong bảng xếp hạng mức độ thuận lợi kinh doanh- Tỷ giá chợ đen: Cứ để thị trường điều chỉnh (VNR500)- Đừng để Việt Nam thành miếng bánh của nhà thầu “ngoại” (VNR500) phỏng vấn bà Phạm Thị Loan bên hành lang Quốc hội.
- Việt Nam: 1 trong 4 nền kinh tế tốp đầu thế giới có khả năng bùng nổ (Phạm Viết Đào)- TPHCM nhiều dự án không xác định được ngày hoàn thành (TBKTSG)-
Chính phủ bán 16.000 tỉ đồng trái phiếu 2 tháng cuối năm (TBKTSG Online) - Trong 2 tháng cuối năm, Kho bạc Nhà nước sẽ huy động khoảng 15.000 - 16.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, theo lời Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Minh Hằng.- Giải mã Ẩn số két sắt cuả người dân Việt: 5 tỷ USD, 800 tấn vàng trong két và những hệ lụy (VNR500)-- Giá vàng lập kỷ lục mới – 33,79 triệu đồng/lượng (Thanh Niên)-Thị trường vốn Việt Nam bị “vàng hóa” nghiêm trọng(Bee)-Cả nước có 23 tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng với số dư huy động tính đến tháng 9-2010 là 92,6 tấn.-Gửi tiết kiệm bằng đô la tăng (TBKTSG Online) - Trong bối cảnh các ngân hàng khó mua được đô la Mỹ để bán cho doanh nghiệp có nhu cầu thì tiền gửi tiết kiệm bằng đô la gửi vào các ngân hàng trên địa bàn vẫn tiếp tục tăng.-
- Kết nối ASEAN – nhiều khó khăn đằng sau những triển vọng lớn (Lao động)- Ba hãng hàng không mới chưa biết… bay (SGTT)
Sẽ kiểm toán Petrolimex trong năm tới? (VNN)-Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nằm trong đề xuất kiểm toán chính thức trong năm 2011.-Đề xuất kiểm toán Petrolimex trong năm tới VnEconomy -Cùng nhiều tổng công ty lớn, Petrolimex cũng nằm trong đề xuất kiểm toán chính thức của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2011
“Chính phủ không nên đi vay về rồi cho vay lại” VnEconomy -Nhiều vị đại biểu Quốc hội băn khoăn về mức nợ công và nhiều hạn chế khác trong điều hành ngân sách Nhà nước -Năm 2011, nợ công tăng thêm hơn 9,6 tỷ USD? VnEconomy -Nhiều lo ngại về nợ công đã được đưa ra khi Quốc hội thảo luận về ngân sách Nhà nước-Quản lý và thu hút vốn FDI: Nhìn người, ngẫm ta VnEconomy -Một số khác biệt đáng lưu ý trong việc thu hút FDI giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Đài Loan-Vốn “nóng” vẫn nguội! VnEconomy - Mặc dù hoạt động mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài kéo dài từ đầu năm đến nay nhưng thị trường vẫn kéo dài chuỗi ngày nguội lạnh
Vì sao Tập đoàn dầu khí mua hụt tài sản BP? (Bee)-Những lĩnh vực được PVN đầu tư ào ạt trong vài năm qua như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng… lại không phải là sở trường của ngành dầu khí
Việt nam sẽ không bán thô đất hiếm (03/11/2010)-Khai thác đất hiếm: Tin tưởng Nhật làm bài bản, trách nhiệm(VietNamNet) - Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường QH Nghiêm Vũ Khải cho biết hoàn toàn tin tưởng Nhật Bản trong việc hợp tác khai thác đất hiếm.
- Đảng Dân chủ và tổng thống Obama bị quy trách nhiệm về các khó khăn kinh tế (RFI) 55% cử tri Mỹ có ý định bầu cho đảng Cộng Hòa, 40% cho đảng Dân chủ. Kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất của viện Gallup, công bố hôm qua (01/11/2010).
Vậy là đã hơn 10 ngày làm việc "cật lực" của cơ quan quyền lực nhất nhà nước, lần họp quốc hội thứ 8 khóa X năm 2010 (bắt đầu từ ngày 20/10/2010 và kết thúc ngày ?). Dù niềm tin của tôi đã, đang và sẽ còn mai một dần theo thời gian, nhưng suốt hai ngày qua, không một phút giây nào tôi bỏ từng ý kiến chất vấn của các think tanks đại diện cho dân tộc.
Chất vấn của các đại biểu quốc hội được trực tiếp truyền hình đã được thực hiện qua nhiều năm nay, và qua 3 đời chủ tịch quốc hội. Đó là một bước tiến trong quá trình hình thành một xã hội dân sự lâu dài. Mỗi kỳ họp là ngổn ngang trăm bề, với nhiều ý kiến, nhiều chất vấn có giá trị, ai cũng mong đợi những chất vấn ấy sẽ thành sự thật trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng từ đó đến nay, tất cả cho thấy chỉ một lần quốc hội làm chậm, chứ không làm ngưng được dự án đường sắt cao tốc, còn lại chưa làm được gì ngòai những phát biểu và chất vấn. Trong khi theo hiểu biết của tôi, dự án này nên làm. Hay nói cách khác, cái cần làm thì quốc hội làm chậm lại tiến trình, cái cần ngưng thì quốc hội không cản được. Lòng tin của tôi ngày càng mai một.
Xuân Thu nhị kỳ, hàng trăm think tanks của dân tộc hội về thủ đô bàn chuyện quốc gia địa sự từ tiền thuế của dân. Đã là think tanks thì phải là trí tuệ chắt lọc của 87 triệu con dân nước Việt. Thế nhưng tất cả những ý kiến mà tôi ghi nhận được qua hai ngày trực tiếp truyền hình 01 và 02/11/2010 tôi chỉ ghi nhận được một ý kiến xuất sắc của đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai của đòan đại biểu Tây Ninh, như tôi đã từng viết trong Khi độc quyền kinh doanh là một sự tự nhiên: "Cơ chế là do con người làm ra, rồi chính nó trở thành chiếc vòng kim cô buộc lại con người. Khi cơ chế không còn thích hợp thì phải biết tháo gỡ để phù hợp với thực tế. Có nên chăng, hay là để nó lỗi thời và mình tự hủy diệt mình vì nó?" Còn lại tất cả các đại biểu khác đều đi vào hậu quả của mọi vấn đề mà không đi vào nguyên nhân của sự việc, dù mọi ý kiến đều có lý. Trong lý thuyết Phật học có cặp phạm trù Nhân - Quả, và được trường phái duy vật luận lấy để đưa vào hệ thống lý thuyết triết học của họ. Cặp phạm trù này ứng dụng cho hầu hết tất cả các lĩnh vực từ khoa học xã hội đến khoa học tự nhiên và ứng dụng. Một bệnh lý trong y khoa muốn giải quyết được phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh lý ấy. Muốn giải quyết hậu quả phải tìm ra nguyên nhân. Nhưng nhiều bệnh lý ngày nay đã tìm ra nguyên nhân, nhưng việc chữa trị vẫn còn bỏ ngõ. Ví dụ như nhiễm HIV gây ra AIDS, dù y khoa đã tìm ra con HIV là nguyên nhân gây bệnh, nhưng để tìm ra phương thuốc điều trị nó vẫn còn là ánh sáng cuối đường hầm. Đó là khoa học thực nghiệm và ứng dụng. Không lẽ, câu chuyện này lại đúng với cái vòng kim cô mà chúng ta đã tự tạo ra cho chính mình?
Với thời đại ngày nay, không có lý thuyết về chủ nghĩa nào là tòan thiện và tòan bích. Hầu hết các hình thái kinh tế xã hội đều có sự trộn lẫn giữa hai trường phái tả khuynh của xã hội chủ nghĩa và hữu khuynh của tư bản chủ nghĩa trong việc điều hành và quản lý xã hội.
Hãy nhìn các nước tiên tiến có nền kinh tế mạnh và chế độ an sinh xã hội tốt cho người dân thì sẽ rõ. Quản lý và điều hành kinh tế chính trị của các nước giàu đều theo hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, nhưng chế độ an sinh xã hội lại là theo con đường xã hội chủ nghĩa vì cộng đồng. Vì sao? Vì chỉ có con đường điều hành theo hình thái kinh tế xã hội đa thành phần thì 3 qui luật và 6 cặp phạm trù duy vật luận mới xảy ra một cách tự nhiên để thúc đẩy xã hội phát triển theo đúng quy luật. Và chỉ có sự chăm lo an sinh xã hội của cộng đồng tốt nhất khi biết sử dụng lý thuyết công bằng của thế giới xã hội chủ nghĩa. Người Pháp, người Anh, và đặc biệt là Bắc Âu, v.v... họ đã thành công trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho cộng đồng và điều này đã minh chứng rất rõ ràng.
Vậy sao chúng ta không học hỏi và ứng dụng, mà sao cứ mãi loay hoay với cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" để căn bệnh trầm kha xuân thu nhị kỳ cứ mãi không tìm ra phương thuốc chữa trị?
Asia Clinic, 11h59', ngày thứ Tư, 03/11/2010
FDI: Việt Nam đang “tung hô” vốn ảo (Bee)-03/11/2010 11:19:28Với thời đại ngày nay, không có lý thuyết về chủ nghĩa nào là tòan thiện và tòan bích. Hầu hết các hình thái kinh tế xã hội đều có sự trộn lẫn giữa hai trường phái tả khuynh của xã hội chủ nghĩa và hữu khuynh của tư bản chủ nghĩa trong việc điều hành và quản lý xã hội.
Hãy nhìn các nước tiên tiến có nền kinh tế mạnh và chế độ an sinh xã hội tốt cho người dân thì sẽ rõ. Quản lý và điều hành kinh tế chính trị của các nước giàu đều theo hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, nhưng chế độ an sinh xã hội lại là theo con đường xã hội chủ nghĩa vì cộng đồng. Vì sao? Vì chỉ có con đường điều hành theo hình thái kinh tế xã hội đa thành phần thì 3 qui luật và 6 cặp phạm trù duy vật luận mới xảy ra một cách tự nhiên để thúc đẩy xã hội phát triển theo đúng quy luật. Và chỉ có sự chăm lo an sinh xã hội của cộng đồng tốt nhất khi biết sử dụng lý thuyết công bằng của thế giới xã hội chủ nghĩa. Người Pháp, người Anh, và đặc biệt là Bắc Âu, v.v... họ đã thành công trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho cộng đồng và điều này đã minh chứng rất rõ ràng.
Vậy sao chúng ta không học hỏi và ứng dụng, mà sao cứ mãi loay hoay với cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" để căn bệnh trầm kha xuân thu nhị kỳ cứ mãi không tìm ra phương thuốc chữa trị?
Asia Clinic, 11h59', ngày thứ Tư, 03/11/2010
Con số khiến không chỉ giới đầu tư trong nước mà nhiều nền kinh tế có khả năng thu hút vốn FDI lớn trên thế giới cũng phải giật mình . Khi công bố số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Bộ KH- ĐT thường dựa vào số vốn cam kết “bằng miệng” của NĐT, trong khi thông lệ quốc tế đo bằng số vốn đã giải ngân.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) nhận định, chừng nào Việt Nam chưa đoạn tuyệt với cách “tung hô” vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ảo thì rất khó hình thành các chính sách thu hút vốn FDI chú trọng về chất.
Trong nhiều năm gần đây, Bộ Kế hoạch - Đầu tư luôn công bố các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký lượng vốn tới 60 - 70 tỷ USD, con số khiến không chỉ giới đầu tư trong nước mà nhiều nền kinh tế có khả năng thu hút vốn FDI lớn trên thế giới cũng phải giật mình. Nhưng đây chỉ là “vốn miệng”, bởi con số thực tế giải ngân được chỉ trên dưới 10 tỷ USD.
Tại hội thảo “Đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế tư nhân: Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan và bài học cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 2/11, các chuyên gia cho rằng, đầu tư FDI luôn có tính hai mặt và chính sách thu hút FDI của nhiều nước đều nhằm khai thác tối đa mặt tích cực, giảm thiểu tiêu cực. Song Việt Nam chưa làm tốt điều này.
Để nâng cao chất lượng thu hút vốn FDI, Phó viện trưởng Nguyễn Đình Cung đề xuất, thay vì gây chú ý bằng công bố con số “vốn miệng”, cần thay đổi đo lường hiệu quả thu hút vốn đầu tư FDI bằng số vốn thực tế nhà đầu tư đã chuyển vào Việt Nam. Nếu không, ở góc độ nào đó, hệ thống chính sách thu hút FDI sẽ bị “nắn” cho thành tích ảo đó.
Cùng với đó là loại bỏ tư duy ưu đãi thu hút vốn FDI theo kiểu “vơ bèo vạt tép”, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương), Phan Đức Hiếu, cho rằng, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng chăm sóc doanh nghiệp, sau khi đã thu hút họ vào đầu tư.
Theo ông Hiếu, Văn phòng đầu tư nước ngoài, nếu được thành lập, sẽ là đầu mối duy nhất tiếp nhận tất cả kiến nghị của doanh nghiệp FDI, để đưa ra hướng tháo gỡ. Trên cơ sở phân tích khó khăn doanh nghiệp gặp phải, Văn phòng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, vận dụng tối đa hệ thống pháp lý hiện hành, nhằm chẩn trị “bệnh”. Giải pháp này đã được Hàn Quốc áp dụng thành công, thường hơn 90% vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết kịp thời. Trường hợp bất thành, văn phòng sẽ là nơi kiến nghị cấp có thẩm quyền, điều chỉnh chính sách phù hợp.
(Theo Báo Đất Việt)
-- Nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn (SGGP 2-11-10) - Đôla tự do tăng vọt lên 20.920 đồng- Vì sao USD lên “cơn sốt”? .- Hà Nội dừng 16 dự án (NLD)
- Điện: Vốn “bất tòng tâm” (Tầm Nhìn) -Năm 2011 vẫn có thể thiếu điện (TT)-
TIN LIÊN QUAN |
---|
Trong nhiều năm gần đây, Bộ Kế hoạch - Đầu tư luôn công bố các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký lượng vốn tới 60 - 70 tỷ USD, con số khiến không chỉ giới đầu tư trong nước mà nhiều nền kinh tế có khả năng thu hút vốn FDI lớn trên thế giới cũng phải giật mình. Nhưng đây chỉ là “vốn miệng”, bởi con số thực tế giải ngân được chỉ trên dưới 10 tỷ USD.
Tại hội thảo “Đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế tư nhân: Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan và bài học cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 2/11, các chuyên gia cho rằng, đầu tư FDI luôn có tính hai mặt và chính sách thu hút FDI của nhiều nước đều nhằm khai thác tối đa mặt tích cực, giảm thiểu tiêu cực. Song Việt Nam chưa làm tốt điều này.
Để nâng cao chất lượng thu hút vốn FDI, Phó viện trưởng Nguyễn Đình Cung đề xuất, thay vì gây chú ý bằng công bố con số “vốn miệng”, cần thay đổi đo lường hiệu quả thu hút vốn đầu tư FDI bằng số vốn thực tế nhà đầu tư đã chuyển vào Việt Nam. Nếu không, ở góc độ nào đó, hệ thống chính sách thu hút FDI sẽ bị “nắn” cho thành tích ảo đó.
Cùng với đó là loại bỏ tư duy ưu đãi thu hút vốn FDI theo kiểu “vơ bèo vạt tép”, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương), Phan Đức Hiếu, cho rằng, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng chăm sóc doanh nghiệp, sau khi đã thu hút họ vào đầu tư.
Theo ông Hiếu, Văn phòng đầu tư nước ngoài, nếu được thành lập, sẽ là đầu mối duy nhất tiếp nhận tất cả kiến nghị của doanh nghiệp FDI, để đưa ra hướng tháo gỡ. Trên cơ sở phân tích khó khăn doanh nghiệp gặp phải, Văn phòng sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, vận dụng tối đa hệ thống pháp lý hiện hành, nhằm chẩn trị “bệnh”. Giải pháp này đã được Hàn Quốc áp dụng thành công, thường hơn 90% vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết kịp thời. Trường hợp bất thành, văn phòng sẽ là nơi kiến nghị cấp có thẩm quyền, điều chỉnh chính sách phù hợp.
(Theo Báo Đất Việt)
-- Nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn (SGGP 2-11-10) - Đôla tự do tăng vọt lên 20.920 đồng- Vì sao USD lên “cơn sốt”? .- Hà Nội dừng 16 dự án (NLD)
- Điện: Vốn “bất tòng tâm” (Tầm Nhìn) -Năm 2011 vẫn có thể thiếu điện (TT)-