Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

Hoa Kỳ xây dựng một căn cứ siêu quân sự ở đảo Guam


- Việt Nam mua hàng tỷ đôla vũ khí từ Nga (BBC)
BIỂN ĐÔNG: Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông để thị uy với láng giềng (RFI)- Quân đội Trung Quốc vừa tổ chức một cuộc thao diễn quân sự dọc bờ biển đảo Hải Nam, huy động gần 2000 lính thủy quân lục chiến. Cuộc tập trận được trình bày như một hoạt động bình thường của quân đội Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không che giấu mục tiêu thị uy với các nước Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền với họ tại vùng Trường Sa và Hoàng Sa -Đài Loan tự lực tìm sự cân bằng với 1.600 tên lửa Trung Quốc (Đất Việt)-
Đài Loan đang phát triển một loại tên lửa đối đất tối tân, có tầm với với các mục tiêu như sân bay, bến cảng sâu trong Đại lục.
Ấn Độ từ chối nhận máy bay 'hàng thải' của Anh(Đất Việt)-Tư lệnh không quân Ấn Độ Marshall PV Naik chính thức bác bỏ tin đồn "Ấn Độ đang muốn mua máy bay Harrier của tàu sân bay HMS Ark Royal vừa bị loại khỏi biên chế".-- Các đại sứ quán tại Hy Lạp nhận bom thư- Google kiện Chính phủ Mỹ (SGTT)
Điểm mặt những nước đã sở hữu tàu ngầm VN đặt mua (Bee)-Cuối năm 2009, Việt Nam đã ký với Nga hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm Project 636 “Varshavyanka” với tổng trị giá 1,8 tỷ USD
-Sức quyến rũ của nền ngoại giao thuần Việt(TVN) -Từ một nền chính trị đối ngoại "hai phe bốn mâu thuẫn" chuyển sang nền ngoại giao "đạng dạng hóa đa phương hóa", nền ngoại giao thuần Việt ngày càng tương tác với nhiều kỹ năng chuyên nghiệp, hy vọng đủ trí và lực vượt qua những khó khăn và thách thức không hề nhỏ ở phía trước.-Vietnam proves fertile for foreign lenders (FT 2-11-10)
-Nga ‘chọc giận’ Nhật Bản: Khẩu chiến vì biển đảo (kỳ 1) (Đất Việt)-Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa thăm quần đảo Nam Kuril, khiến Nhật phản đối gay gắt, triệu hồi Đại sứ vì Tokyo cho rằng Nam Kuril là lãnh thổ phía Bắc của họ. -Nga ‘chọc giận’ Nhật Bản: Giải mã động cơ của điện Kremlin (kỳ 2) (Đất Việt)-Tranh thủ nội bộ Nhật không ổn định, quan hệ với Trung Quốc đang căng thẳng…, Moscow “dấn tới”, gây sức ép lên Tokyo bằng chuyến thăm của Tổng thống Medvedev tới Nam Kuril.
Hiệp ước Nhật – Mỹ không ảnh hưởng tới tranh chấp đảo Kuril (VOV)-Tuy nhiên theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nếu có bất cứ một cuộc tấn công vũ trang nào vào lãnh thổ Nhật Bản thì đó sẽ là một mối đe dọa đối cả với Mỹ

Vietnam proves fertile for foreign lenders (FT 2-11-10)
Chuyện gì đã xảy ra cho chính sách ” Vươn lên bằng đường lối hòa bình” của Trung Quốc? (Boxit)
Cái nhãn siêu cường được gán quá sớm cho Trung Quốc (TVN) “Những biểu hiện của Trung Quốc trong quá khứ không nhất thiết sẽ cho thấy những kết quả trong tương lai,” Cựu Ngoại trưởng Anh, Malcolm Rifkind nhận định.
-  Tàu cá Trung Quốc đâm tàu chiến Nhật Bản như thế nào? (Bee)-- Trung Quốc không cần trung gian giúp giải quyết các bất đồng với Nhật Bản (RFA)-TQ từ chối bàn tay ba với Mỹ về biển đảo (BBC)Trung Quốc đã bác đề nghị của Hoa Kỳ muốn đứng ra tổ chức đàm phán tay ba với Nhật Bản về tương lai các đảo đang tranh chấp.
- - Mỹ – Trung Quốc : Two Among Many (NYT)-Mỹ - Trung Quốc - Campuchia: Clinton urges Cambodia to strike balance with China (WP 2-11-10)
-----------

Việt Nam mua hàng tỷ đôla vũ khí từ Nga (BBC)
Truyền thông Nga nói Việt Nam mua vũ khí ngày càng nhiều từ Nga, năm 2010 tổng giá trị các hợp đồng có thể lên tới 4,5 tỷ đôla Mỹ.
Thông tấn xã Interfax dẫn nguồn quan chức quốc phòng và ngoại giao nói: "Số lượng và quy mô các hợp đồng mua vũ khí mà Việt Nam đã ký với Nga trong những năm vừa qua là bằng chứng cho thấy chỉ vài năm nữa Việt Nam đã có thể trở thành đối tác số một của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quốc phòng tại Đông Nam Á". Theo Interfax, Việt Nam bắt đầu ký hợp đồng thương mại mua vũ khí từ Nga vào năm 1992. Trước đó, vũ khí của Liên Xô chuyển sang Việt Nam dưới hình thức viện trợ.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc thúc đẩy Việt Nam tăng cường quan hệ với các nước khác
Washington Post, thứ Bảy, 30-10-2010

HÀ NỘI – Cách đây 3 tuần, một cuộc triển lãm diễn ra tại Viện Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ở phía bên này của gian phòng lớn và dài, các kỷ vật của cuộc chiến 25 năm chống Pháp và Mỹ – gồm thư đầu hàng địch, các lời trích dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lựu đạn và súng AK-47 – treo kín các bức tường. Chuyện này cũng chỉ bình thường thôi, không có gì mới lạ.
Nhưng phía bên kia của phòng triển lãm, Viện Bảo tàng lịch sử đang thực sự làm nên lịch sử. Dọc theo các bức tường, người ta thấy treo các loại gươm đao, nhiều tranh vẽ và những câu trích dẫn có xuất xứ từ cuộc đấu tranh chống lại một kẻ thù khác của Việt Nam, đó là đế quốc Trung Hoa. Các trận đánh diễn ra trong những năm 1077, 1258 và các thế kỷ 14 và 18 được mô tả đến từng chi tiết.
Việc đặt Trung Quốc ngang hàng với “bọn xâm lược phương Tây” đánh dấu sự giải tỏa tâm lý trong giới quân sự Việt Nam và điều này có thể làm Bắc Kinh lo ngại. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã ra sức gầy dựng một mối quan hệ đặc biệt với chính quyền Cộng sản Việt Nam. Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc – và thái độ ngày càng hung hãn của Trung Quốc đối với Việt Nam – đã báo động giới lãnh đạo của quốc gia 90 triệu dân này, khiến họ bắt đầu nhìn người láng giềng [phương Bắc] bằng cái nhìn khác trước. Bắc Kinh có nguy cơ mất tư thế là một đối tác cộng sản anh em và bị đẩy trở lại vị trí lịch sử lâu đời là một đế quốc ở phía Bắc Việt Nam, một đế quốc đã từng nhào nặn và hành hạ nước này trong nhiều thế kỷ.
Sự thay đổi nhận thức này đã đưa Việt Nam theo đuổi một nỗ lực phi thường, kết bạn với nhiều quốc gia trên thế giới như cách đề phòng đối với hiểm họa Trung Quốc. Và nổi bật trong số các nước bạn thân thiết mới mẻ này chính là Hoa Kỳ, một cường quốc cũng đang ráo riết tìm kiếm đối tác nhằm đối phó với Bắc Kinh.
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã trầm ngâm khi trả lời một cuộc phỏng vấn: “Có được một người bạn mới luôn là điều tốt đẹp. Thậm chí càng tốt hơn khi người bạn đó đã từng là kẻ thù của mình”.
Tình hữu nghị Việt-Mỹ đang nảy nở này đã diễn ra công khai vào hôm thứ Sáu khi ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Rodham Clinton, đến Việt Nam lần thứ hai trong vòng bốn tháng. Hai tuần trước, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert M. Gates, cũng đã có mặt nơi đây. Tháng Tám vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tổ chức cuộc đối thoại đầu tiên về an ninh với đối tác Việt Nam tại Hà Nội. Trong vòng một năm qua, ba chiến hạm của hải quân Mỹ đã đến thăm Việt Nam. Hiện có trên 30 sĩ quan Việt Nam đang theo học tại các học viện quân sự Hoa Kỳ.
Mặc dù không được chính phủ cho phép nói chuyện với ký giả, nhưng một cựu viên chức cấp cao Việt Nam đã phát biểu: “Trong quá khứ, Hoa Kỳ theo đuổi chiến tranh Việt Nam là để chặn đứng sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ngày nay, Hoa Kỳ theo đuổi các quan hệ hữu nghị với Việt Nam… thì cũng để chặn đứng sự vươn dậy của Trung Quốc”.

Việt Nam và Hoa Kỳ đang có nỗ lực tiến tới một thoả hiệp cho phép Việt Nam tiếp cận công nghệ nguyên tử năng của Hoa Kỳ. Các viên chức Việt Nam cho rằng việc này có thể giúp Việt Nam khỏi lệ thuộc vào nguồn điện của Trung Quốc. Đồng thời, các viên chức quốc phòng Việt Nam nói rằng họ rất muốn mua công nghệ quân sự Mỹ, bao gồm các thiết bị dùng sóng âm (sonar equipment) để theo dõi tàu ngầm Trung Quốc. Hà Nội cũng thương thảo để mua các đồ phụ tùng cho kho máy bay lên thẳng UH-1 Iroquois do Mỹ chế tạo, một biểu tượng của chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, như một thách thức đối với sức ép của Trung Quốc, ba công ty dầu khí Hoa Kỳ đang thực hiện công tác thăm dò ngoài khơi trong vùng lãnh hải Việt Nam.
Mục đích chung

Cuộc thăm viếng hai ngày của ngoại trưởng Clinton đánh dấu lần đầu tiên Hoa Kỳ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á – một diễn đàn thường niên của các quốc gia chính trong vùng. Thật ra, chính Việt Nam đã đưa Hoa Kỳ vào diễn đàn này.
Bà Clinton đã nói hồi tuần rồi trong một cuộc trao đổi với nhà sử học, ông Michael Beschloss, rằng: “Phía Việt Nam rất nhiệt tình trong việc tăng cường quan hệ đối tác với chúng ta. Nơi đây đã diễn ra một cuộc chiến mà hàng chục ngàn người Mỹ lẫn người Việt đã bị giết, đã bị thương tật và mang thương tích; một cuộc chiến từng để lại hậu quả sâu đậm trên đất nước chúng ta cũng như ở Việt Nam. Dù vậy, ngày nay người Việt và người Mỹ đang giao thương với nhau, đang quan hệ ngoại giao với nhau, đang theo đuổi mục đích chung trong về một số vấn đề trong khu vực và trên toàn cầu mà cả hai quốc gia đều quan tâm”.
Ông Bảo Ninh, tác giả cuốn tiểu thuyết khá rùng rợn nhan đề “Nỗi buồn chiến tranh”, đã nói: “Chúng ta nên dành cuộc chiến này cho những người viết văn, viết sử. Thậm chí thế hệ của tôi còn yêu thích người Mỹ hơn. Nếu có ai trưng cầu ý kiến quân đội [Việt Nam] vẫn sẽ bỏ phiếu cho Hoa Kỳ”. Ông Ninh, một binh nhì [thuộc quân đội Miền Bắc] trong thời chiến, còn cho biết thêm rằng Hoa Kỳ rất được yêu thích ở đây.
Hai quốc gia đã tìm thấy mục đích chung [trong nỗ lực nhằm] đảm bảo rằng Trung Quốc không thống trị một mình trên biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ 1 triệu dặm vuông (khoảng 2 triệu rưỡi km vuông) vùng biển, bao gồm các vùng biển khơi rộng lớn, cách mũi cực nam Trung Quốc đến 1.000 dặm (khoảng 1.600 km), và đưa tàu tuần dương lớn nhất thế giới đến vùng này để sách nhiễu ngư dân Việt Nam và các toán thăm dò dầu khí. Tháng Bảy vừa qua, sau khi tham khảo ý kiến Việt Nam, bà Clinton đã nêu vấn đề Biển Đông tại một phiên họp các quốc gia Đông Nam Á, bác bỏ tuyên bổ chủ quyền trên biển của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các cuộc đàm phán đa phương về vấn đề này. Mười một quốc gia khác liền hậu thuẫn đề xuất do Hoa Kỳ dẫn đầu. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, đã giận dữ rời phòng họp, và sau đó trở lại chỉ để nhắc nhở các quốc gia khác rằng họ là những nước nhỏ còn Trung Quốc là một nước lớn.
Một mục đích chung khác của hai nước sẽ được nhấn mạnh vào thứ Bảy, khi bà Clinton chủ tọa một cuộc họp thuộc chương trình Sáng kiến Hạ nguồn Mê Kông, do Hoa Kỳ đề xuất, một phần là để tìm cách thúc đẩy Bắc Kinh giới hạn số đập thủy điện mà Trung Quốc xây khi Sông Mê Kông chảy vào phía Nam từ Trung Quốc. Tuần trước, mực nước sông Mê Kông đã xuống mức thấp kỷ lục và các nhà nghiên cứu Việt Nam đổ lỗi cho các đập thủy điện, các dự án dẫn thủy nhập điền và thủy điện của Trung Quốc đã gây ra tình trạng khô cạn này.

Mở rộng hữu nghị
Chiến dịch lấy lòng của Việt Nam không chỉ nhắm vào Hoa Kỳ. Hà Nội đã tăng cường quan hệ với đàn anh cũ là Mạc Tư Khoa, và năm ngoái đã đặt mua sáu tàu ngầm loại Kilo. Ấn Độ, một đối thủ khác của Trung Quốc, cũng đang thương thuyết để giúp Việt Nam nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu Mig-21. Pháp, mẫu quốc cũ của Việt Nam thời thuộc địa, đang cân nhắc việc bán các chiến hạm cho Hà Nội. Việt Nam cũng đang dang rộng cánh tay hữu nghị tới các cường quốc châu Á, như Hàn Quốc và Nhật Bản, bằng cách bỏ thị thực nhập cảnh cho công dân các nước này năm năm về trước.
Việt Nam đang tìm cách nhắn gửi Trung Quốc: ‘Chúng tôi có những người bạn hùng mạnh’. Nhưng đây là một trò chơi rất tế nhị”. Ông Nayan Chanda, tác giả cuốn Kẻ thù anh em, cuốn sách nghiên cứu điển hình về quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã nói như thế.
Thực vậy, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam vẫn còn khá mạnh. Các cải tổ kinh tế của Việt Nam – được biết với tên đổi mới – là theo gương Trung Quốc, và các cơ quan công an Việt Nam cũng đi theo mô hình công an Trung Quốc nhằm bảo vệ chế độ độc đảng. Vì vậy, Hà Nội phải rất cẩn trọng để khỏi làm Bắc Kinh bất bình hoặc không quá bất bình. Điển hình là, tại Viện Bảo tàng Lịch sử quân sự, một cuộc chiến khác đã không hề đả động tới – đó là cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu Việt – Trung năm 1979.
Các cơ quan kiểm duyệt Việt Nam thường xuyên ngăn cấm các tin tức chống Trung Quốc. Vào hôm thứ Năm, Bộ Ngoại giao đã ra lệnh báo mạng Vietnamnet phải gỡ bỏ một bài báo tiên đoán rằng các quốc gia Đông Nam Á sẽ có lập trường cứng rắn chống lại Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh hải và các vấn đề khác. Tuy nhiên, một số tin tức khác cũng lọt qua được lưới kiểm duyệt, như các bản tin tuần này về một chiến dịch kiến nghị, do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước Việt Nam, đại diện phía Mặt trận Giải phóng Miền Nam tại hoà đàm Paris, dẫn đầu, chống lại việc khai mỏ bô-xít lớn do Trung Quốc bỏ vốn đầu tư tại Tây Nguyên.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên viên kinh tế cấp cao đã ký tên trong bản kiến nghị, đến nay đã thu thập được khoảng ba ngàn chữ ký, đã nói: “Chúng tôi ở cạnh Trung Quốc suốt bốn ngàn năm lịch sử. Chúng tôi không thể chỉ việc đứng dậy và bỏ đi. Tuy nhiên, để tồn tại, chúng tôi cần nhiều bạn bè”.
Ông Glenn Kessler đã đóng góp cho bài báo này.

Túy Vân dịch từ http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/10/29/AR2010102904746.html?hpid=topnews
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN
-------------
Bắc Kinh sẽ chọn vũ lực hay ngoại giao?
South China Morning Post
Các nhà lãnh đạo của cường quốc này chuẩn bị được “sát hạch” tại 3 hội nghị thượng đỉnh với các nước láng giềng và các đối thủ cạnh tranh.
Trung Quốc sẽ đối mặt với một chuỗi các bài “trắc nghiệm quốc tế” trong những tuần tới đây, gồm Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, G20 và APEC – những sự kiện buộc các nhà lãnh đạo hàng đầu của quốc gia này phải đương đầu với cả các nước láng giềng lẫn các đối thủ cạnh tranh chiến lược đang kiên quyết gây áp lực với Bắc Kinh về hàng loạt vấn đề.
Đòi hỏi của Hoa Kỳ và các nước trong khu vực là Trung Quốc phải để cho đồng nhân dân tệ tăng đúng giá trị và những lo ngại về sự cứng rắn gần đây của Trung Quốc trong các tranh chấp ở vùng Biển Đông và Hoa Đông – những chủ đề được cho là đã chi phối một năm “bầm dập” về mặt ngoại giao của đại lục.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến Hà Nội hôm 28/10, để đối mặt với một cục diện đang thay đổi nhanh chóng khi các quốc gia Đông Á hướng tới Washington nhằm cân bằng ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Sự xuất hiện của ông tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm thứ bảy, 30/10, đánh dấu bước khởi đầu cho một loạt các động thái ngoại giao khác. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ đến tham dự các cuộc họp của G20 được tổ chức ở Hàn Quốc vào tháng tới và cuộc họp các nhà lãnh đạo APEC thường niên, năm nay tại Nhật Bản.
Ôn Gia Bảo sẽ là lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc đi gặp các đối tác Đông Á kể từ khi mối quan tâm của khu vực và Hoa Kỳ về các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông được nhấn mạnh tại hội nghị an ninh ASEAN hồi tháng Bảy.
Trong khi đồng nhân dân tệ không phải là một chủ đề chính thức trong chương trình nghị sự, vấn đề này dự kiến sẽ được thảo luận trước hội nghị thượng đỉnh kinh tế G20, như các loại tiền tệ đang lớn mạnh trong khu vực so với đồng đôla Mỹ.
Cũng có thể Ôn Gia Bảo sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, đây được xem như cuộc họp chính thức đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Trung-Nhật từ khi quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng sau việc Tokyo bắt giữ và tạm giam 17 ngày một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc tại vùng đảo đang tranh chấp Điếu Ngư tháng rồi.
Nhưng cả hai đặc sứ của Trung Quốc và Nhật Bản đều cho biết cuộc họp này còn xa vời. “Chúng tôi đã tiến đến rất gần nhưng cũng chỉ có thế”, một nhà ngoại giao Nhật Bản nói.
Thứ Ba tuần trước, Tiến sĩ Mã Triều Húc – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết từ Bắc Kinh: “Chúng tôi hy vọng phía Nhật Bản sẽ có hành động cụ thể để tạo ra các điều kiện và bầu khí cần thiết cho các cuộc họp giữa hai bên”.
Cả khu vực đang hồi hộp theo dõi căng thẳng Trung-Nhật. Một số nhà ngoại giao thấy rằng cuộc họp là một dấu hiệu của nỗ lực mới trong việc đối phó với mối lo ngại trong khu vực của đại lục.
Một phái viên của ASEAN đánh giá: “Chúng ta đều kinh ngạc cách mà Trung Quốc sẽ lật ngược thế cờ. Liệu chúng ta sẽ thấy áp lực nhiều hơn từ Bắc Kinh, hay chúng ta sẽ phải chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc ‘xâm lăng quyến rũ’ trang điểm cho những phần lãnh thổ bị chiếm đóng? Ngay bây giờ, không ai muốn mở một mặt trận mới để tấn công Bắc Kinh? Tôi nghĩ rằng ASEAN, Mỹ và các khu vực lớn hơn đều mong muốn một cuộc họp êm thấm”.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho biết Bắc Kinh tin rằng bất kỳ áp lực nào cũng chỉ là tạm thời và sẽ không ảnh hưởng đến vị trí và chiến lược trong khu vực của họ.
Giáo sư Ju Hailong, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam, cho biết áp lực từ Mỹ và các nước ASEAN đã tồn tại từ lâu và Trung Quốc cũng đã từng áp dụng. Bất kỳ sự gia tăng áp lực nào sẽ chỉ là tạm thời. “Có lẽ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hợp tác với các nước này để bày tỏ thiện chí của mình, nhưng sẽ không thay đổi chiến lược tổng thể của nó đối với khu vực”, ông Ju nói. “Trung Quốc và ASEAN là ‘máu thịt’ và phải cậy dựa vào nhau về mặt kinh tế”.
Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á đã chứng tỏ họ là “sân chơi” khó khăn cho Bắc Kinh trong năm nay khi tất cả đều đồng thuận với 2 xu hướng quan trọng nêu trên đối với đại lục.
Song song việc các nước ASEAN đi tìm cách thức mới đứng lên nhận thức hành vi “bắt nạt” của Bắc Kinh, thì Washington đã nhanh nhậy nắm lấy cơ hội để thực hiện tốt cam kết tái tham gia vào một khu vực mà dường như họ đã bỏ quên trong nhiều năm qua.
Biển Đông cho thấy nó là một điểm nóng, khi Hoa Kỳ tuyên bố “chống lưng” cho khối ASEAN trước yêu cầu giải quyết các tranh chấp đang diễn ra một cách hoà bình và phải được thông qua đàm phán khu vực (đa phương) – rõ ràng đây là một đòn tấn công nhắm thẳng vào Trung Quốc vốn vẫn nuôi quan điểm giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên “tinh thần” song phương.
Cần nhắc lại, cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi đó, Malaysia, Philippines và Brunei tuyên bố một phần.
Các xu hướng này sẽ tiếp tục được nhấn mạnh trong những ngày tới. Chính vì vấn đề Biển Đông, mà dự kiến các cuộc họp sẽ rất sôi nổi và ASEAN đang mời Mỹ và Nga tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á thường niên từ năm sau.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton có mặt ở Hà Nội trong phiên các phiên họp. Bà Clinton là người phát pháo cho cuộc tấn công chống lại Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông tại diễn đàn ASEAN hồi tháng Bảy.
Hội nghị lần này là sự kiện cuối cùng dưới sự chủ trì của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN, trước khi nó được trao lại cho Indonesia – quốc gia lớn nhất Đông Nam Á và là nơi có truyền thống căng thẳng với Bắc Kinh.
Theo Giáo sư Jin Canrong thuộc Đại học Renmin, không nên đặt các vấn đề tranh chấp hàng hải tại các hội nghị thượng đỉnh như thế này vì trọng tâm các cuộc họp là hướng đến thương mại và hợp tác. Ngoài ra, tất cả các bên liên quan đều “chia sẻ” hiểu biết ngầm rằng họ thực sự không có đủ khả năng phá vỡ các quan hệ với đại lục.
“Hoa Kỳ biết họ cần phải duy trì một mối quan hệ thân mật với Trung Quốc, thể hiện qua chuyến thăm sắp tới của Hồ Cẩm Đào vào tháng Giêng năm sau”, Jin nói. “Là chủ nhà của hội nghị, Việt Nam cũng hết sức thận trọng. Và họ biết rằng nếu Trung Quốc khó chịu với bất kỳ quốc gia ASEAN nào, thì Việt Nam có thể sẽ là đối tượng đầu tiên hứng chịu những cơn thịnh nộ”.
“Có thể Hoa Kỳ muốn khuấy lên một số khó khăn cho Trung Quốc trong vấn đề ASEAN. Ngược lại, bằng cách gần gũi hơn với Hoa Kỳ, ASEAN có thể cũng muốn có một đối trọng chống lại Trung Quốc. Nhưng cả hai, Hoa Kỳ và ASEAN đều biết đây là những mong muốn không thực tế”.
Duy chỉ có Nhật Bản là một ngoại lệ.
“Nhật Bản có thể đáng gờm hơn khi xây dựng một liên minh rất chặt chẽ giữa mình với Ấn Độ và Hoa Kỳ”, Jin cho biết.
10 nước ASEAN có một cuộc họp chung với các lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vào thứ Sáu trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc vào thứ Bảy.
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand, cùng với Mỹ và Nga là các quan sát viên.
Quốc Ngọc dịch từ http://www.viet-studies.info/kinhte/will_beijing_be_aggressive.htm
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN
Seoul xây Trung tâm Phục hồi chức năng cho nạn nhân chiến tranh VN (VOA)-Nam Triều Tiên đã hoàn tất việc xây dựng một trung tâm phục hồi chức năng cho nạn nhân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Hóa chất Da cam, một chất khai quang mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Hãng thông tấn Bernama trích tin tức của hãng Yonhap cho biết trung tâm có tên là “Làng Hòa bình Việt-Triều” này do Bộ Cựu chiến Binh Nam Triều Tiên tài trợ và được đặt tại tỉnh Quảng Nam của Việt Nam, nơi bị rải nhiều hóa chất này nhất trong cuộc chiến. Nam Triều Tiên đã chi khoảng 1,7 triệu đôla trong vòng một năm qua để xây dựng cơ sở này. Theo dự kiến, Trung tâm sẽ chăm sóc cho khoảng 80 cựu chiến binh hay con cái họ, những người bị phô nhiễm với hóa chất này. Nam Triều Tiên đã sát cánh cùng Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, Seoul và Hà Nội đã nhanh chóng mở rộng quan hệ nhằm xoa dịu những căng thẳng kể từ thời chiến.
Trung Quốc không cần Mỹ đứng ra giải quyết tranh chấp với Nhật Bản (VOV)-Ngày 2/11, Trung Quốc lên tiếng bác bỏ đề nghị của Mỹ về tổ chức đàm phán ba bên giải quyết vấn đề tranh chấp các quần đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Nhật Bản rút Đại sứ ở Nga về nước (RFA)- Một diễn biến ngoại giao khác cũng đang được nói tới là chính phủ Nhật Bản tạm thời rút đại sứ ở Maxcơva về nước, để phản đối chuyến thăm vùng đảo Kuril mà Tổng Thống Nga Dimitry Medvedev vừa thực hiện ngày hôm qua- Đoàn cấp cao Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thăm Triều Tiên (Thanh niên)- Tàu vũ trụ Discovery sẵn sàng cho sứ mệnh cuối cùng (VNN).
---------
Hoa Kỳ xây dựng một căn cứ siêu quân sự ở đảo Guam
Praveen SwamiDCVOnline lược dịch
Hoa Kỳ xây dựng một căn cứ siêu quân sự ở đảo Guam
Căn cứ này bao gồm một bến cảng cho một hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực, một hệ thống hỏa tiển phòng thủ, bãi tập bắn đạn thật và nới rộng căn cứ không quân đã có trên hòn đảo này. Đây sẽ là một sự đầu tư lớn nhất cho một căn cứ quân sự ở vùng tây Thái Bình Dương kể từ Đệ Nhị Thế chiến, và một sự chi tiêu lớn nhất cho một hạ tầng cấu trúc của hải quân trong mấy thập niên vừa qua.

Tuy nhiên, người dân đảo Guam sợ sự xây dựng này có thể gây thiệt hại hệ sinh thái và nền kinh tế vốn phụ thuộc vào ngành du lịch của họ.
Những bản ước tính gợi ý là nhân số của đảo Guam sẽ tăng 50 phần trăm so với mức 173.000 như hiện nay ở thời điểm xây dựng cao nhất. Căn cứ này cuối cùng sẽ chứa 19.000 lính thủy quân lục chiến được chuyển về đây từ quần đảo Okinawa của Nhật Bản, nơi mà lính Mỹ không được người dân bản xứ ưa chuộng.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US’s EPA) nói căn cứ siêu quân sự này ở Guam có khả năng gây nên nạn thiếu nước trầm trọng. EPA cũng nói việc vét cảng để cho hàng không mẫu hạm vào được bến cảng sẽ làm hư hại 71 mẫu anh gồm những bãi san hô ngầm có từ lâu đời. Bản báo cáo của EPA cho hay việc xây căn cứ quân sự ở đây sẽ “làm cho điều kiện môi trường vốn không đạt yêu cầu ở Guam sẽ trở nên trầm trọng hơn.”
Tuy nhiên, mối quan tâm của người dân địa phương ở đây đã bị cho ra ngoài lề vì sự cạnh tranh mang tính chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trung Quốc đã gia tăng tiềm năng hải quân một cách đáng kể trong thập niên qua, tìm cách ngăn chận, không cho Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào bất cứ tranh chấp nào giữa Trung Quốc và Đài Loan trong tương lai, mà Bắc Kinh cho là lãnh thổ của Trung Quốc, và để hướng sức mạnh về những tranh chấp lãnh hải trong vùng biển Nam Hải vốn giàu dầu và khí đốt.
Một chiếc B-1B Lancer cất cánh ở căn cứ không quân Andersen, Guam. Nguồn: Getty Images

Sự gia tăng sức mạnh hải quân của Bắc Kinh cũng để nhắm vào sự kiểm soát những thủy lộ từ Trung Đông, là nơi mà Trung Quốc sẽ nhập cảng ước tính khoảng 70-80 phần trăm lượng dầu cần thiết ở năm 2035 và Bắc Kinh sợ Hoa Kỳ có thể chận họng Trung Quốc ngay tại điểm này nếu có một xung đột quân sự xảy ra giữa hai bên.
Vì lẽ đó, Trung Quốc đã đầu tư vào cái gọi là “sợi dây chuyền ngọc trai” của họ, một mạng lưới bao gồm nhiều căn cứ quân sự chạy dài dọc vành đai Ấn Độ Dương, như Hambantota ở Sri Lanka và Gwadar ở Pakistan và Trung Quốc đang phát triển một hải quân có khả năng hoạt động xa bờ.
Các chuyên gia đều đồng ý là Trung Quốc hiện không có khả năng thách đố tính ưu thế của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. “Trung Quốc thèm và muốn ăn nhiều,” một nhà phân tích ở Viện Chính sách Chiến lược Úc ông Carl Ungerer nói, “nhưng Trung Quốc không có đủ răng để ăn.”
Nhưng Trung Quốc rõ ràng có ý tăng cường kho vũ khí hải quân của mình. Trung Quốc đã mua nhiều tàu ngầm và khu trục hạm do Nga chế tạo. Công xưởng đóng tàu của Trung Quốc đang đóng tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực mới, cũng như hàng không mẫu hạm. Đã có những bản báo cáo cho rằng Trung Quốc đang có dự định thử nghiệm loại hoả tiển đạn đạo mang tên Dong Feng 21D, có khả năng vô hiệu hoá khả năng phòng thủ của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, một cách hiệu quả.
“Sự phòng thủ duyên dáng, nhẹ nhàng của Trung Quốc giờ không còn nữa,” một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á châu ở Singapore ông Ian Storey nói, “và cung cách được bày tỏ cho thấy cái mà người ta có thể gọi đó mà một chính sách ngoại giao trẻ trung, sung sức. Trung Quốc đang phô diễn sức mạnh quân sự của mình, và để cho chúng ta thấy họ sẽ không bị đẩy qua đá lại.”
Hoa Kỳ cũng đang đầu tư hơn 200 triệu đô-la khác để nâng cấp hạ tầng cơ sở ở nhóm đảo Diego Garcia nằm ở Ấn Độ Dương và thuộc nước Anh, khoảng 700 dặm về phía nam của Sri Lanka.
Sự nâng cấp chính ở Diego Garcia dự trù sẽ hoàn tất trong năm 2013, là khả năng sửa chữa tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và có trang bị hệ thống hoả tiển điều khiển, đây là loại tàu ngầm có thể mang đến 154 hỏa tiển tấn công với hoả lực mạnh bằng hoả lực của toàn bộ một hải đoàn tấn công gồm cả hàng không mẫu hạm.
Diego Garcia, trước đây đã từng là điểm xuất phát cho những cuộc không tập đánh Iraq và Afghanistan, hiện đã là căn cứ cho một phần ba của cái mà Hải quân Hoa Kỳ gọi là Lực lượng Hải vận Bố trí Chiến lược (Afloat Prepositioned Force), gồm dụng cụ, máy móc nằm trong tình trạng sẵn sàng để yểm trợ cho quân đội điều quân đi khắp bất cứ chỗ nào trên thế giới.
© DCVOnline


Nguồn:

(1) US to build £8bn super base on Pacific island of Guam. London Telegraph, 25 October 2010
Nhật phản đối Tổng thống Medvedev tới hòn đảo tranh chấp (Bee)-Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Nga tới thăm quần đảo Kuril kể từ khi hai nước diễn ra  tranh chấp giành quyền sở hữu.-Tổng thống Nga ‘chọc giận’ Nhật Bản (Đất Việt)-Bất chấp sự phản đối kịch liệt từ phía Chính phủ Nhật, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa đến thăm hòn đảo Kunashiri tranh chấp với Nhật Bản.-Japan upset as Russian leader visits disputed isle Southern Kuriles/Northern Territories (Reuters) - Russian President Dmitry Medvedev landed on an island north of Japan claimed by Moscow and Tokyo on Monday, sparking a fresh diplomatic row for Japan as it struggles to mend ties with China.
Kan agrees Vietnam nuclear deal (Financial Times)-Japan has struck an accord to build two civil reactors for the government in Hanoi, while agreeing to collaborate on the exploration and refining of rare-earth minerals-China says no significant cut for rare earth quotas BEIJING (Reuters) - China's rare earth export quotas for 2011 will not be significantly cut from recent levels, a commerce official said on Monday, reinforcing Beijing's efforts to soothe foreign companies and governments worried about supply.

Tổng số lượt xem trang