Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Trên 600 công nhân may mặc đình công

- Phát hiện hơn 1.000 nạn nhân buôn người ở Việt Nam (VOA)- Giới hữu trách Việt Nam đã phát hiện hơn 1.200 nạn nhân buôn người trong một chiến dịch truy quét kéo dài hai tháng.

Hãng tin DPA dẫn lời một giới chức từ Bộ Công an cho hay rằng ‘tình hình buôn bán người ở Việt Nam chưa được cải thiện, và tại một số nơi rất phức tạp’.

Theo báo An Ninh Thủ Đô, trong chiến dịch truy quét từ giữa tháng Tám tới giữa tháng 10, cảnh sát đã phát hiện hơn 1.200 người bị mua bán, trong đó phần lớn là phụ nữ.


Cảnh sát cũng đã bắt giữ 221 nghi phạm, truy tố 137 người và cứu thoát 77 nạn nhân.

DPA dẫn lời cảnh sát cho biết, nhiều kẻ buôn bán người đã tích cực sử dụng Internet để lừa đảo các cô gái trẻ.

Gần 7.000 phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã bị đưa lậu ra nước ngoài kể từ năm 2005.

Các nạn nhân kể cả nam lẫn nữ và các em gái bị đưa sang lao động hoặc hành nghề mại dâm ở các nước như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan hay Đài Loan.

Nguồn: DPA, ANTD
-NGUYÊN NHÂN ĐÌNH CÔNG Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA
THS. ĐỖ THỊ VÂN ANH - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Sau gần 25 năm đổi mới, từ một quốc gia nghèo, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Tất nhiên, đồng thời với sự phá triển, bao giờ cũng nảy sinh các mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Một hiện tượng xã hội mới xuất hiện và cũng thể hiện sự mâu thuẫn đó là mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động trong những năm gần đây.
Đình công là hiện tượng không mới trong quá trình công nghiệp hóa trên thế giới, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội. Và cách xử lý nó như thế nào lại phản ánh bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuổi. Đây cũng là vấn đề phức tạp, đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số diễn đàn khoa học trong nước. Để góp phần vào việc giảm thiểu xung đột giữa người lao động và giới chủ, tiến tới loại bỏ đình công, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới đình công trong các doanh nghiêp (DN), cả nhà nước lẫn tư nhân, là rất cần thiết.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ năm 1995, khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành, đến hết tháng 4 – 2009, cả nước đã có 2.697 cuộc đình công. Trong đó, có 89 cuộc ở doanh nghiệp nhà nước (DNNN), 1.983 cuộc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 625 cuộc ở doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Bảng 1. Đình công trong các doanh nghiệp từ năm 1995 đến ngày 15-4-2009
Presentation1
Nguồn: Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Giai đoạn 1995 – 1999 xảy ra 307 cuộc, chiếm 11,38%; giai đoạn 2000 – 2004 xảy ra 525 cuộc, chiếm 19,46%. Như vậy, mức độ xảy ra đình công có xu hướng tăng nhanh ở các năm về sau. Trong giai đoạn 2005 – 2009, số cuộc đình công tăng gấp 6,07 lần so với giai đoạn 1995 – 1999 và gấp 3,55 lần so với giai đoạn 2000 – 2004.

Phân loại đình công theo ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy, đình công chủ yếu xảy ra ở ngành dệt may (năm 2008 chiếm 40,28% và 4 tháng đầu năm 2009 là 67,3%); cơ khí, chế biến, da giày (tương ứng 30,84% và 23,08%); các ngành còn lại chiếm 28,88% (năm 2008) và 4 tháng đầu năm 2009 chiếm 9,62%. Các cuộc đình công, về cơ bản, không theo đúng trình tự và thủ tục, quy trình mà pháp luật quy định, kể cả từ ngày 1-7-2007, là thời điểm Luật Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Bộ luật Lao động (chương XIV về giải quyết tranh chấp lao động và đình công) có hiệu lực thi hành.
Hầu hết các lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các doanh nghiệp đều tập trung vào các vấn đề, như làm tăng ca, điều kiện làm việc, sinh hoạt không bảo đảm, lương thưởng quá thấp, không lo đủ cho cuộc sống, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắc nghiệt đối với người lao động nên không những không khuyến khích người lao động tăng năng suất mà còn có tác động ngược trở lại…
Theo số liệu điều tra ở 2 doanh nghiệp, một doanh nghiệp tư nhân và một doanh nghiệp nhà nước là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Viet pacific clothing và Công ty cổ phần May Đáp Cầu, kể từ năm 2005 đến nay mới diễn ra có 1 cuộc đình công với số lượng khá lớn người tham gia.
Tại Công ty TNHH Viet Pacific Clothing đã xảy ra một cuộc đình công với quy mô lớn, khoảng 2.600 công nhân vào tháng 11-2009. Công ty cổ phần May Đáp Cầu cũng đã có 1 cuộc đình công tập trung khoảng 500 công nhân diễn ra vào năm 2008. Vấn đề đình công xảy ra xuất phát từ những yếu tố liên quan đến việc quyền và lợi ích của người lao động. Cụ thể, những người lao động tại đây cho biết:
Bảng 2. Nguyên nhân dẫn tới đình công tại doanh nghiệp
Số thứ hạng
Nguyên nhân
Dagaco
Số thứ hạng
Việt Pacific Clothing
1
Tiền lương không bảo đảm
98,7%
11
38,7%
2
Người công nhân, lao động bị bóc lột quá mức
90,7%
3
82,7%
3
Đời sống của người công nhân, lao động quá khổ cực
49,3%
4
82,7%
4
Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
4,7%
5
80%
5
Các khoản phụ cấp không bảo đảm
2,7%
6
79,3%
6
Các chế độ phúc lợi và quyền lợi vật chất khác
2%
8
76%
7
Chế độ bảo hộ lao động
2%
10
73,3%
8
Tiền làm thêm ngoài giờ không bảo đảm
2%
2
85,3%
9
Do người quản lý doanh nghiệp vi phạm các quyền tự do dân chủ, xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người lao động
2%
17
19,3%
10
Nội quy lao động trái với quy định của pháp luật
1,3%
7
76,7%
11
Các điều kiện lao động không bảo đảm
1,3%
18
19,3%
12
Do người sử dụng lao động kỷ luật người lao động không đúng quy định của pháp luật
1,3%
9
74,7%
13
Tiền thưởng không hợp lý
1,3%
1
86%
14
Do người sử dụng lao động cản trở quyền thành lập, gia nhập và hoạt động CĐ
0,7%
19
17,3%
15
Không ký thỏa ước lao động tập thể
0%
12
22%
16
Không ký hợp đồng lao động
0%
15
20,7%
17
Vấn đề về bảo hiểm xã hội
0%
16
20,7%
18
Vấn đề về bảo hiểm y tế
0%
13
21,3%
19
Vấn đề về bảo hiểm thân thể
0%
14
22%
(Số người trả lời: 150 tại mỗi đơn vị)
Bảng số liệu cho thấy, có sự khác biệt khá rõ rệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước về nguyên nhân dẫn đến đình công. Vấn đề đầu tiên hay gây ra xung đột và mâu thuẫn trong các doanh nghiệp đó là xoay quanh lợi ích của công nhân. Nếu như ở doanh nghiệp nhà nước, tiền lương chi trả cho công nhân bị đánh giá là không bảo đảm (98,7%), chiếm vị trí thứ hạng cao nhất, thì tại doanh nghiệp ngoài nhà nước, vấn đề này chỉ đứng thứ 11 (38,7%). Điều này cho thấy, ở doanh nghiệp nhà nước, thu nhập của người lao động chủ yếu là lương vì doanh nghiệp luôn tuân thủ cách thức trả lương theo đúng quy định của Nhà nước. Bảo đảm trả đúng hạn lương sẽ loại bỏ yếu tố gây bãi công cao nhất tại đây.
Trong khi đó, các khoản chi trả khác cho người lao động tại doanh nghiệp nhà nước, nếu so sánh với doanh nghiệp ngoài nhà nước, sẽ thấy hạn chế hơn. Mức lương ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước thường không cao và chỉ có thể bảo đảm ở mức theo quy định của pháp luật cho người lao động nhưng ngược lại, các khoản tiền thưởng, tiền ngoài giờ, tiền phụ cấp thì lại có nhiều và thủ pháp cơ bản của giới chủ là lơ là và trả không hợp lý cho công nhân. Những công nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài nhà nước cho rằng, tiền thưởng không hợp lý (86%), tiền làm thêm ngoài giờ không bảo đảm (85,3%), các khoản phụ cấp cũng không bảo đảm (79,3%), đứng ở các thứ hạng bậc 1, 2 và 6, trong khi tại doanh nghiệp nhà nước lại rất ít (tương ứng là 1,3%; 2%; 2,7%) và chỉ giữ các thứ hạng bậc 13, 8 và 5.
Như vậy, có thể thấy thực tế xảy ra và đang tồn tại trong doanh nghiệp ngoài nhà nước là người chủ doanh nghiệp có quyền tuyệt đối, có quyền đưa ra những mức thưởng, phụ cấp theo quan điểm và cách quản lý của họ. Và để tối đa hóa lợi nhuận, họ sẽ luôn tìm mọi cách từ chối thưởng cho người lao động bằng nhiều lý do. Giải quyết vấn đề bãi công ở đây là câu chuyện công đoàn phải làm việc với giới chủ về các khoản thu nhập ngoài lương.
Một số vấn đề khác như: các chế độ phúc lợi và quyền lợi vật chất, chế độ bảo hộ lao động, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, ni quy lao động trái với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động kỷ luật người lao động không đúng quy định của pháp luật, cũng bị công nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài nhà nước đánh giá là còn tồn tại rất lớn (tương ứng 76%; 73,3%; 80%; 76,7%; 74,7%). Ngược lại, đối với doanh nghiệp nhà nước, con số này chỉ luôn luôn dưới 5%. Tuy nhiên, hai vấn đề người công nhân bị bóc lột quá mức và đời sống của người công nhân quá khổ cực thì ở 2 doanh nghiệp tương đương nhau: doanh nghiệp nhà nước là 90,7%; 49,3% (thứ 2 và 3) còn doanh nghiệp ngoài nhà nước là 82,7%; 82,7% (thứ ba và bốn) theo nhận định của chính những người lao động.
Bên cạnh đó, biên bản phỏng vấn sâu khi trực tiếp nói chuyện, phỏng vấn những người công nhân tại doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng thu được nhiều ý kiến phản hồi xoay quanh vấn đề bức xúc của họ. Khi được hỏi vì sao đình công đã xảy ra ở doanh nghiệp này, nhiều công nhân cho biết: Sau thời gian thử việc họ không được tăng lương như thoả thuận ban đầu, nhiều quy định của Bộ luật Lao động bị vi phạm, thậm chí bố mẹ chết cũng không được nghỉ…
Điều này cho thấy, cách thức trả lương hoặc sự quan tâm đến vấn đề quyền và lợi ích của 2 loại hình doanh nghiệp là khác nhau và có con số chênh lệch rất lớn. Và dường như doanh nghiệp ngoài nhà nước trả lương cho công nhân cao hơn doanh nghiệp nhà nước, nhưng những chế độ khen thưởng, kỷ luật, trả tiền làm thêm, giờ làm việc ở doanh nghiệp ngoài nhà nước lại khắt khe hơn nhiều và gây bức xúc.
Trên thực tế, có những giới hạn cho những gì người chủ có thể đòi hỏi một cách hợp lý, và những giới hạn cho những gì người công nhân phải tuân thủ. Pháp luật thường xác định giới hạn đó. Nhưng còn có một giới hạn không chính thức, được thừa nhận ngầm bởi người sử dụng lao động và người lao động chính là sự thỏa thuận về mức cố gắng mà cả hai bên sẽ chấp nhận, như một cái tương đương hợp lý và một tỷ lệ tiền công nhất định. Tuy nhiên, những sự thông cảm đó đều không được minh bạch và khá lỏng lẻo. Quyền của người sử dụng lao động có thể là lớn lao, nhưng trong điều kiện Việt Nam, họ vẫn phải tùy thuộc khá nhiều vào người lao động. Do đó, đứng trước các cuộc đình công, nhóm sử dụng lao động thường không gay gắt và có những cách ứng xử khá mềm dẻo để giải quyết xung đột.
Nhìn vào điều kiện cụ thể hiện nay ở nước ta, vấn đề cần bàn là, trong tương lai, cần nhìn nhận và quan tâm nhiều hơn đến hai loại hình doanh nghiệp để có các cách ứng xử phù hợp vì lợi ích của người lao động cũng như vì lợi ích của sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước, lượng công nhân thường đông đảo hơn và trong tương lai, số lượng công nhân sẽ còn nhiều hơn nữa so với doanh nghiệp nhà nước, bởi trên thực tế, họ đã giải được bài toán về tiền lương cho công nhân, bảo đảm cho cuộc sống và được công nhân phần lớn hài lòng ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, với sự tập trung quyền lực trong cách quản lý, người chủ doanh nghiệp sẽ cố gắng thu lợi tối đa về cho mình và “quên” việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Còn đối với doanh nghiệp nhà nước thì trường hợp Vinashin là một điển hình: đã có khoảng 17.000 công nhân chuyển việc hoặc bỏ việc; 5.000 công nhân bị mất việc làm; nhiều công nhân của một số nhà máy, xí nghiệp bị chậm trả lương trong nhiều tháng. Bãi công ở đây có thể ít nhưng người lao động bỏ việc có thể nhiều và điều này sẽ có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp lớn hơn. Như vậy, nền kinh tế thị trường đang phát triển, cần phải kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc đang tồn tại trong bản thân các doanh nghiệp và trên cơ sở đó, từng bước góp phần chủ động giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội đang nảy sinh.
Rõ ràng, để tiếp tục thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện, tạo sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa hai tầng lớp xã hội: người sử dụng lao động và người lao động, theo chúng tôi, trước hết, cần quan tâm giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: khuyến khích người sử dụng lao động thu lợi nhuận chính đáng; tăng cường kiểm tra, đẩy lùi tiêu cực; có chính sách phân chia lợi nhuận công bằng; biểu dương chủ doanh nghiệp có thành tích cải thiện đời sống người lao động; quan tâm và giúp đỡ người có thu nhập thấp; người sử dụng lao động và người lao động có sự thống nhất và minh bạch về lợi ích; công đoàn cần thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, để thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định và từng bước nâng cao đời sống người lao động, cần phải thiết lập sự hài hòa trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động để từng bước đi vào ổn định doanh nghiệp. Mặc dù đâu đây còn tồn tại một số bất đồng trong quan hệ lợi ích kinh tế của hai đối tượng này, nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là một trong những vấn đề tồn tại tất yếu của nền kinh tế đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với bộ máy quản lý hành chính nhà nước đang trên đường hoàn thiện./.
SOURCE: TẠP CHÍ CỘNG SẢN ĐIỆN TỬ SỐ 21 (213) NĂM 2010
- - Xếp lương với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp nghề (Bee)- Nhà nước chưa quy định và hướng dẫn cụ thể để cho các cơ quan, đơn vị ...có căn cứ xếp lương và trả lương đối với lao động....
- Tù Việt Nam ở Mã Lai và Mẹ của những đứa con tù (RFA)- Đối với người lao động Việt Nam, thị trường Malaysia vẫn là một thị trường hấp dẫn người lao động vì chi phí xuất cảnh rẻ, không cần tay nghề.- Bao giờ người dân mới hết “hững hờ”? (VOV)- Mặc dù thống kê cho thấy hàng năm có tới trên 20.000 trường hợp tai nạn lao động trong nông nghiệp với 1.500 trường hợp tử vong, nhưng con số này vẫn chưa có sức thuyết phục người dân từ bỏ thói quen “thờ ơ” với ATVSLĐ
- Lào Cai: công an đã cứu được 86 nạn nhân buôn người (RFA)- Tám mươi sáu nạn nhân bị bán ra nước ngoài qua ngã ở Lào Cai được công an giải cứu từ tháng Tư đến giờ.
-86 phụ nữ bị bán sang Trung Quốc được về nhà Nguoi-Viet Online
Tổ chức Di Cư Quốc Tế tổ chức buổi họp tại tỉnh Lào Cai sáng 18 tháng 11 công bố con số phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc xin được trở về quê quán trong dịp này là 86 người.
- More problems for China's Foxconn over workers' payFOSHAN, China (Reuters) - Chinese electronics maker Foxconn, a key manufacturer of iPhones and iPads for Apple, has been hit by a new staff dispute, with employees saying they protested this week about pay and relocation plans.
- Tạm dừng bổ nhiệm cán bộ, tuyển dụng công chức, viên chức (TT)
- Trên 600 công nhân may mặc đình công Thanhnien Online -Hôm qua 16.11, hơn 600 công nhân của Công ty MJ Apparel (100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất may mặc) đóng tại KP 3, P.Trảng Dài, TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã đình công tập thể.
Công nhân đề nghị công ty tính toán lại tăng đơn giá sản phẩm, nâng chất lượng khẩu phần ăn, điều chỉnh lại giờ làm thêm… Sau khi xảy ra sự việc, LĐLĐ TP Biên Hòa đã làm việc với công ty để ổn định tình hình. Đến chiều cùng ngày, Ban giám đốc công ty đã đồng ý xem xét lại một số yêu sách của người lao động.
-Trung tâm giới thiệu việc làm “hành” người lao động Thanhnien Online -Trong 2 ngày 8 và 9.11, Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Bình tổ chức nhận hồ sơ thi tuyển tiếng Hàn Quốc để đi xuất khẩu lao động. Thế nhưng, cách làm vô lý đã gây rất nhiều khó khăn cho người nộp hồ sơ.
--Unemployed face compulsory labour (Financial Times)-The long-term unemployed could be forced to carry out manual work to retain their benefits under plans to be announced within days-Cấp 20 tỉ đồng cho Quỹ Bảo hộ công dân ở nước ngoài (PL)- Nhà nước cấp 20 tỉ đồng Việt Nam (bổ sung hằng năm trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt) để lập Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

--200 công nhân ở Long An ngộ độc có nguyên nhân từ chì  (VOV)-Hơn 200 công nhân của Công ty TNHH ALthfy, có trụ sở ở ấp 5, xã Đức Hoà Đông, huyện Đức Hoà, tinh Long An sau khi ăn cơm xong đã bị ngộ độc phải nhập viện.
---------

Lao động kêu cứu vì doanh nghiệp "đem con bỏ chợ"
SGTT.VN - Sáng ngày 9.11, nhóm người nhà và lao động đi Nga làm việc phải về nước trước hạn đã tập trung tại Cục quản lý lao động ngoài nước để gửi đơn đề nghị thanh lý hợp đồng. Đây là lần thứ tư họ tìm đến cơ quan chức năng sau hơn 1 năm về nước mà chưa được công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng, công ty đưa số lao động này sang Nga làm việc, thanh lý hợp đồng.

Những lao động này sắp bị phát mãi tài sản
Có dấu hiệu lừa đảo
Chị Vi Thị Phương, sinh năm 1989, người xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa là người may mắn nhất trong nhóm 5 lao động được công ty CP phát triển quốc tế Việt Thắng đưa sang Nga làm thợ may. Nhóm của Phương đi từ tháng 9.2008 nhưng tới thời điểm này mới chỉ có Phương được về nước do gia đình gửi 14 triệu đồng sang mua vé máy bay. Bốn lao động còn lại vẫn đang vất vưởng tại Nga vì không có tiền về.

Phương kể, ngay sau khi xuống sân bay, Phương được đưa về một xưởng may nhỏ chỉ có 5 máy may. Phương và 4 người khác bị thu hết các giấy tờ tùy thân, bắt đầu những tháng ngày làm việc cật lực từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày nhưng chỉ được ăn bánh mì tại chỗ từ sáng tới tối. Những khi cảnh sát kiểm tra thì cả nhóm chạy vào rừng tuyết để trốn. Làm việc tới ngày 30.7.2009 thì Phương được gia đình gửi tiền sang mua vé máy bay về nước mà không nhận được đồng tiền lương nào. “Khi về, ông chủ vẫn bảo là còn nợ tiền chủ 800 USD một người mỗi năm”, Phương kể.
Một nhóm lao động khác cũng được công ty Việt Thắng đưa sang Nga làm xây dựng phải về nước trước hạn cũng viết đơn kêu cứu, vì tới nay vẫn chưa được thanh lý hợp đồng. Đó là Vũ Xuân Quý, Lê Đình Kỷ, Nguyễn Trọng Minh, Nghiêm Đình Nghĩa, Lê Văn Sơn. Gặp phóng viên SGTT sáng ngày 9.11, Vũ Xuân Quý (thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) cho biết, Quý được công ty Việt Thắng đưa sang Nga làm xây dựng từ tháng 9.2008 theo hợp đồng lao động 3 năm, mỗi ngày làm việc 8g v à mức lương là 400 USD/tháng. Tuy nhiên sang tới nơi, cũng như Phương, Quý và những lao động khác bị thu hồi hết giấy tờ tùy thân, làm việc 11 - 12 g/ngày với định mức rất cao. Mỗi khi cảnh sát vào kiểm tra, lao động phải chạy trốn. Bản thân Quý và những lao động khác đã bị cảnh sát bắt nhốt vào công ten nơ tới 4 lần. Sau hơn 1 năm làm việc, Quý mới nhận được tổng cộng 210 USD tiền lương. Do gia đình gửi 14 triệu đồng sang để mua vé máy bay nên Quý mới được về nước, những người còn lại vẫn đang vất vưởng tại Nga.
Những lao động này đều đi qua chi nhánh tại Thanh Hóa của công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng, do ông Nguyễn Văn Thuật làm giám đốc. Theo lời kể và thông báo tuyển lao động gửi về địa phương, trước khi đi mỗi lao động phải nộp phí là 2.500 USD, mức lương 400 - 500 USD/tháng chưa kể tiền làm thêm giờ. Tuy nhiên sang tới Nga họ mới vỡ lẽ là lương của họ chỉ nhận được chưa tới 200 USD/tháng dù làm cật lực. Tiền lương tháng còn phải trừ vào khoản nợ mỗi năm họ phải trả thêm cho chủ sử dụng 800 USD/người tiền lo giấy tờ. Nhưng trong thực tế họ không được cầm bất cứ giấy tờ tùy thân nào kể cả hợp đồng lao động và thường xuyên bị cảnh sát truy đuổi, bắt nhốt.
Ai bảo vệ lao động?
Về nước từ năm 2009, tới nay đã được hơn 1 năm, số lao động này đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng, nhiều lần tới trụ sở chính công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng tại Hải Phòng nhưng không được thanh lý hợp đồng, cũng không cơ quan chức năng nào hỗ trợ. Đưa một đống giấy xác nhận nhận đơn và giấy chứng nhận đơn gửi qua đường bưu điện, anh Lê Đình Kỷ (xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) nói: “Chúng tôi đã vào đường cùng và không biết phải kêu ai bây giờ?”.
Thực tế ngày 18.9.2009, Cục quản lý lao động ngoài nước đã có công văn gửi công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng, yêu cầu công ty cử cán bộ sang Nga để giải quyết quyền lợi của người lao động. Văn bản ghi rõ: “Nếu các điều kiện tiền lương, sinh hoạt không đảm bảo theo hợp đồng đã ký thì phải tổ chức đưa người lao động về theo nguyện vọng, thực hiện thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật”. Công ty này cũng có cử ông Thuận sang vào tháng 9.2009, chưa giải quyết được quyền lợi cho người lao động thì ông này đã về nước.
Tới thời điểm này, số lao động này đã như người cùng đường. Ông Vi Văn Khất, bố của chị Vi Thị Phương và bà Hà Thị Xinh, mẹ của chị Hà Thị Hà nói trong nước mắt: “Tới ngày 14.11 này, ngân hàng sẽ phát mại đất đai thế chấp vay tiền của gia đình tôi cho con đi lao động. Chúng tôi không lấy đâu ra tiền trả mà chi nhánh công ty ở Thanh Hóa thì không còn ở đó nữa, ra trụ sở chính của công ty ở Hải Phòng thì không gặp được ai, đi lên Cục thì chỉ biết gửi đơn, không có trả lời”.
Chiều ngày 9.11, ông Đào Công Hải, phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, sẽ gửi công văn yêu cầu công ty Việt Thắng báo cáo tường trình sự việc và đưa ra hướng giải quyết với người lao động trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi công văn đi, công văn đến thì những lao động này đang hàng ngày phải chịu lãi ngân hàng và sắp bị phát mại tài sản. Họ đã ba lần gửi đơn cầu cứu tới Cục quản lý lao động ngoài nước nhưng cũng không có hồi âm. Những lao động này đã bị doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động đẩy vào đường cùng và phủi tay vô trách nhiệm; dù luật pháp, các quy định về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài rất chặt chẽ. Sài Gòn Tiếp Thị sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vụ việc này.

Tổng số lượt xem trang