"Hình thái kinh tế xã hội theo mô hình định hướng xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ có, nên chúng ta đang làm thí điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa sửa sai để hòan thiện nó".
- Chính phủ “cầm lái” chứ không “chèo thuyền” (PL)-
Các chuyên gia chỉ rõ: Có sự lẫn lộn vai trò sở hữu với vai trò quản lý, điều tiết của Chính phủ trong các tập đoàn...
Các chuyên gia chỉ rõ: Có sự lẫn lộn vai trò sở hữu với vai trò quản lý, điều tiết của Chính phủ trong các tập đoàn...
Trong khi Tập đoàn Vinashin đang nóng trên nghị trường Quốc hội thì các chuyên gia đã bàn cãi sôi nổi vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại diễn đàn “Tái cơ cấu và đổi mới thể chế quản lý DNNN hướng tới mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu”. Diễn đàn do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức ngày 24-11.
Mở đầu, Tiến sĩ Đặng Đức Đạm, nguyên Phó Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, đánh giá: Kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào tăng quy mô vốn, khai thác tài nguyên đất đai, khoáng sản và giá lao động rẻ. Đặc biệt, hiệu quả đầu tư hiện nay thấp, đầu tư càng nhiều, hiệu quả đầu tư càng giảm. Hệ số ICOR (hệ số vốn đầu tư so với kết quả đầu ra) của Việt Nam liên tục tăng, từ 3,5 giai đoạn 1991-1995 đến 2009 lên đến 8. Nghĩa là trước đây chúng ta chỉ bỏ 3,5 đồng vốn để tạo ra 1 đồng tăng trưởng thì bây giờ phải bỏ ra 8 đồng. Trong khi ở các nền kinh tế phát triển bền vững và đầu tư hiệu quả, chỉ số này chỉ ở con số 3.
“Điều này cho thấy đầu tư ở Việt Nam sử dụng không hiệu quả để phục vụ tăng trưởng. Trong đó, hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước thấp hơn đáng kể so với các khu vực khác. Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng hiện nay theo kiểu “cả làng cùng sống ngắc ngoải” đã làm vô hiệu hóa quy luật về cạnh tranh, đào thải sáng tạo của cơ chế thị trường” - TS Đạm nhận định.
PGS-TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công thương), nêu bất cập của DNNN: “Thực tiễn tái cấu trúc DNNN trong thời gian qua thiên về tách nhập, giải thể, thành lập mới DNNN một cách nhanh chóng. Phần lớn các DNNN hình thành bằng các quyết định hành chính. Các văn bản luật, dưới luật điều chỉnh DNNN thiếu và bất cập. Quản lý nhà nước đối với các DN còn mang tính tình thế. Khi có sự việc thành lập hội đồng, ban, tổ công tác để giải quyết”.
Nên tách biệt vai trò của Chính phủ
Theo TS Đạm, ba vấn đề cần theo đuổi để thực hiện tái cấu trúc DNNN hiện nay là: kiên trì xây dựng và hoàn thiện cơ chế thị trường; mở cửa và hội nhập có hiệu quả và đặc biệt Chính phủ “cầm lái” chứ không “chèo thuyền”.
Cụ thể, nhà nước chủ động phát triển, sử dụng cơ chế thị trường như một công cụ chủ yếu, hữu hiệu để điều hành nền kinh tế. Đồng thời, luôn có những giải pháp hạn chế, sửa chữa các khuyết tật của thị trường cũng như định hướng, kiểm soát nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các công cụ kinh tế vĩ mô.
“Riêng đối với DNNN, cần tách biệt vai trò của Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu ra khỏi vai trò cơ quan quản lý, điều tiết. Chính phủ phải ủy quyền cho một cơ quan chuyên trách, độc lập và đủ mạnh hoạt động thuần túy như một DN. Đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn quản trị DN hiện đại theo hướng minh bạch và công khai thông tin và đảm bảo cạnh tranh công bằng và kỷ luật thị trường trên những lịnh vực mà DNNN hoạt động. Theo đó là tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các DNNN” - TS Đạm đề xuất.
Ông Tuất cũng cho rằng cần xây dựng hệ thống chuẩn trị DN của Việt Nam. “Năm chuẩn trị của OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) bao gồm: hiệu quả, công bằng, minh bạch, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm pháp luật... Có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần nghĩ đến và ban bố thực thi. Đây sẽ là bước tái cấu trúc thể chế quan trọng để Việt Nam hội nhập vào hệ thống quản trị DN văn minh quốc tế” - ông Tuất nói.
Lập ủy ban quốc gia quản trị DNNN
TS Đạm cũng cho rằng việc để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc bộ chuyên ngành, các địa phương như thời gian qua là không hợp lý nhưng cũng không thể giao cho tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý được. SCIC có thể giúp nhà nước quản lý tài chính nhưng không thể giải quyết được vấn đề nhân sự đối với cán bộ lãnh đạo của các tập đoàn, tổng công ty. Vì vậy, ngoài SCIC cần có một cơ quan nhà nước đủ thẩm quyền để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước cả về tổ chức, nhân sự của DNNN cũng như quản lý trực tiếp các tập đoàn, tổng công ty và SCIC.
“Tôi ủng hộ việc thành lập một ủy ban quốc gia về quản trị DNNN. Ủy ban này sẽ vừa quản trị về vốn, vừa quản trị về kế hoạch, chiến lược của DNNN. Hiện nay vẫn còn tâm lý ngại đẻ cơ quan mới, chúng ta có thể chuyển Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN của Chính phủ thành ủy ban này” - ông Nguyễn Văn Huy, nguyên Phó Ban đổi mới quản lý DN trung ương, đề xuất.
Tập đoàn, tổng công ty không nên ôm đồm
Theo PGS-TS Phan Đăng Tuất, Hàn Quốc đã có giai đoạn thực hiện việc sản xuất khép kín như Vinashin hiện nay và họ đã nhận ra sai lầm. Sau đó, họ ban hành luật xúc tiến thầu phụ, cấm DN lớn làm chi tiết nhỏ. Trong đó ghi rõ 1.553 chi tiết, linh kiện DN lớn không được làm. Ít lâu sau các DN phụ trợ mọc lên như nấm, đưa nền công nghiệp Hàn Quốc từ một “lọ lem” thành một “nàng công chúa”.
Cần tự do thanh nghị (Ngô Nhân Dụng)
- Cử tri có quyền đòi hỏi (PL)- Cuối cùng thì chuyện Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu “hứa” sẽ xóa bỏ tình trạng quá tải bệnh viện đã rõ:- Uy Quyền của Chính Phủ (Đinh Tấn Lực)
-- Chính phủ đã làm hết sức mình (Tuổi Trẻ) Việc nước được tập trung, đi đến cùng (Thanh Niên) Thủ tướng Việt Nam nhận trách nhiệm cá nhân về vụ Vinashin (RFI) Khi Thủ tướng bị hỏi khó (VNN) - Đánh giá lại VINASHIN như thế nào ? (Diễn Đàn) - Chất vấn và dư âm chất vấn VnEconomy -
-Lá thư Luân Ðôn ( Lê Mạnh Hùng ) Nguoi-Viet Online-Một xã hội công bằng Cần tự do thanh nghị (Ngô Nhân Dụng)
- Việc nước được tập trung, đi đến cùng (TNO) -
* Toàn văn Báo cáo giải trình của Thủ tướng trước Quốc hội “Chính phủ quyết tâm không để xảy ra tình trạng tương tự Vinashin”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như vậy khi đăng đàn trả lời chất vấn các ĐBQH trước nghị trường sáng 24.11.
-- Chính phủ đã làm hết sức mình (Tuổi Trẻ) Việc nước được tập trung, đi đến cùng (Thanh Niên) Thủ tướng Việt Nam nhận trách nhiệm cá nhân về vụ Vinashin (RFI) Khi Thủ tướng bị hỏi khó (VNN) - Đánh giá lại VINASHIN như thế nào ? (Diễn Đàn) - Chất vấn và dư âm chất vấn VnEconomy -
Ai đứng ra tái cơ cấu Vinashin?
Vinashin lại trở thành tâm điểm của các phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đầu tuần này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận trước Quốc hội: “Tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém [tại Vinashin]. Thủ tướng, Phó thủ tướng và các bộ trưởng có liên quan đang kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”*. Tuy nhiên, quan trọng hơn, người dân rất quan tâm muốn biết đề án tái cơ cấu tập đoàn này sẽ được triển khai như thế nào, hiệu quả đến đâu.
Đề án tái cơ cấu Vinashin là một bước đi đúng hướng để giải quyết triệt để gánh nặng nợ nần ở tập đoàn này. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, thẩm quyền tái cơ cấu Vinashin nên giao cho ai? Bởi nếu nói như Thủ tướng “nội dung trả nợ như thế nào, hội đồng quản trị [Vinashin] sẽ trình bày rõ ràng để [đại biểu Quốc hội] hiểu” thì rất có thể việc tái cơ cấu sẽ rơi vào cách làm cũ**.
Sở dĩ có vấn đề này là vì, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Vinashin đã chủ trì một cuộc họp báo, tại đó, ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, đã có những phát biểu chưa chính xác so với tinh thần đề án tái cơ cấu này.
Lấy ví dụ, ông Sự nói: “Dự kiến mô hình tổ chức của tập đoàn sau tái cơ cấu (đợt 2) được sắp xếp như sau: Số doanh nghiệp còn lại là 43 công ty; tổng số lao động theo mô hình tổ chức mới là 29.660 người; tổng tài sản: 68.234 tỉ đồng; tổng số nợ phải trả là: 53.054 tỉ đồng” (nguồn: website Chính phủ). Điều đó có nghĩa khi tái cơ cấu, Vinashin sẽ cắt giảm hơn 200 công ty, nhờ đó cắt giảm được khoản nợ trên 23.000 tỉ đồng, tài sản cũng giảm đi tương ứng. Hơn 200 công ty này, vẫn mang khoản nợ 23.000 tỉ đồng, sau đó dù được “cổ phần hóa, bán doanh nghiệp, bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, giải thể, phá sản” như đề án yêu cầu thì số tiền thu được phải dành để trả nợ cho chính họ. Vì theo Bộ GTVT, tổng vốn của 216 doanh nghiệp này chỉ là 192 tỉ đồng.
Vậy mà tại buổi họp báo ông Sự lại lý giải: “Cứ cho rằng chỉ bán được bằng giá đầu tư thì chúng tôi sẽ thu được 23.000 tỉ đồng, như vậy tổng số nợ xuống còn hơn 40.000 tỉ đồng”! Nói như vậy là tính trùng lắp thành hai lần.
Quan trọng hơn, 200 công ty này chỉ có thể cổ phần hóa, bán, chuyển nợ thành vốn nếu chúng hoàn toàn được tách rời Vinashin và do một cơ quan khác quản lý. Chúng phải được làm minh bạch sổ sách, xốc lại công nợ, vạch được con đường phát triển mới - tức từng công ty cũng phải trải qua quá trình tái cấu trúc - lúc đó mới hy vọng việc cổ phần hóa hay bán chúng thành công. Quá trình này chắc chắn không thể giao cho Vinashin.
Đề án tái cơ cấu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng xác định rõ ràng: “Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sau khi tái cơ cấu là tổ hợp các doanh nghiệp”, cũng như: “Công ty mẹ và các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân, có vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung của tập đoàn”. Như vậy đề án đã làm đúng theo quy định pháp luật hiện nay, tập đoàn chỉ là một tổ hợp các doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, chỉ có công ty mẹ (cùng tên) và các đơn vị thành viên là có tư cách pháp nhân.
Vì lẽ đó, cũng nên xác định rõ, ví dụ, ông Nguyễn Ngọc Sự là chủ tịch hội đồng thành viên công ty mẹ Vinashin chứ không phải là chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn Vinashin chung chung. Dĩ nhiên, công ty mẹ có đầy đủ quyền hạn đối với công ty con theo luật định nhưng cần phải xác định rõ mối quan hệ này chỉ là “quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác”.
Thứ ba, đề án tái cơ cấu nhấn mạnh Vinashin chỉ còn hoạt động trong ba lĩnh vực: đóng tàu, sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ hỗ trợ lãnh vực trước và đào tạo nhân lực cho ngành đóng tàu. Vậy thì phải đăng ký lại Vinashin vì trong quyết định chuyển Vinashin thành công ty TNHH một thành viên vẫn còn ghi những ngành nghề như sản xuất rượu bia, xi măng, ô tô, đủ cả. Có ý kiến cho rằng việc đăng ký lại này sẽ kéo dài đến năm 2013 theo kế hoạch tái cơ cấu. Thật ra, không cần phải chờ một thời gian dài như thế vì việc đăng ký lại doanh nghiệp là dành riêng cho công ty mẹ (là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân) để từ đó định hướng phát triển đúng đắn cho Vinashin. Từng công ty con mà giấy đăng ký kinh doanh có những ngành nghề vượt ngoài ba lãnh vực chính vẫn phải giữ nguyên để còn cổ phần hóa, bán, khoán hay cho thuê theo luật định.
Vì vậy việc tái cơ cấu Vinashin phải giao hẳn cho một đầu mối với những cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm chứ không thể giao từng phần việc cho các bộ, ngành hay hội đồng thành viên Vinashin như ghi trong đề án. Chính việc giao cho nhiều nơi chịu trách nhiệm như thế là một trong những nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ Vinashin mà cuối cùng chưa có ai chịu trách nhiệm cụ thể cả.
-----------------------------------------------
* Về chuyện trách nhiệm, lạ một điều là đâu thấy có ai nói Vinashin thua lỗ 86.000 tỷ đồng để hai ông bộ trưởng Tài chính và Giao thông-Vận tải cứ nhiều lần lớn tiếng không có chuyện đó. Tôi nhớ mọi người đều nói chính xác đây là khoản nợ của Vinashin. Có thể có một hai ý kiến đâu đó dùng nhầm hai khái niệm này nhưng nó đâu thay đổi bản chất sự việc là Vinashin lâm vào cảnh cực kỳ khó khăn, trên bờ vực phá sản.Cũng về chuyện trách nhiệm, hầu như các quan chức Chính phủ không phân biệt được trách nhiệm của mình trong vai trò là cơ quan quản lý nhà nước (tức là kiểm tra, giám sát Vinashin hoạt động đúng các quy định nhà nước như phải làm với mọi doanh nghiệp) và trách nhiệm trong vai trò là chủ sở hữu (tức là thành bại của Vinashin phải được xem là thành bại của chính bản thân những người được phân công nhiệm vụ chủ sở hữu). Nhiệm vụ này ghi rõ trong quyết định thành lập Vinashin, trong các nghị định về quản lý doanh nghiệp nhà nước, thí điểm tập đoàn – cứ chiếu theo đó mà quy trách nhiệm chứ khó gì mà phải đợi kiểm điểm xong.
** Bài học đầu tiên mà ai cũng thừa nhận phải rút ra từ vụ Vinashin là cơ chế quản lý nhà nước với đầu tư, sử dụng vốn, rồi giám sát, thanh tra, kiểm tra các tập đoàn còn nhiều bất cập, lúng túng, còn nhiều kẽ hở. Vậy thì đề án tái cơ cấu mà triển khai khi chưa hoàn thiện cơ chế quản lý, rồi giao cho nhiều bộ, mỗi bộ một việc chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Lường trước khả năng này, Thủ tướng thì kiêm tốn thừa nhận việc thực hiện đề án rất khó khăn và kêu gọi đại biểu Quốc hội giám sát góp ý. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cứ lạc quan một cách không căn cứ: Vinashin đến năm 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi!!! Chính trong giải trình của Thủ tướng có cho biết nợ đến hạn phải trả của Vinashin là trên 14.000 tỷ đồng. Trên 14.000 tỷ đồng, tức là trên 700 triệu USD phải trả ngay, lấy đâu ra để trả mà nói vài ba năm nữa Vinashin sẽ bắt đầu có lãi?
-------
-------
Lê Mạnh Hùng
Các chính phủ của Anh, cả thuộc đảng Lao Ðộng lẫn Bảo Thủ đều luôn luôn lên tiếng muốn có một “xã hội công bằng” (a fair society). Thế nhưng thế nào là một xã hội công bằng thì mỗi đảng hiểu một khác.Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã thách thức những giáo điều chính thống của ba thập niên vừa qua, đặc biệt là giáo điều về thị trường tự do và vai trò của nhà nước. Nếu nhà nước phải can thiệp vào để cứu hệ thống tài chánh thì luật chơi cần phải thay đổi. Nhưng thay đổi thế nào còn là một chuyện gây nhiều tranh cãi.
Tuần này, một cuốn sách nhỏ có tựa đề là “Them and Us: Changing Britain - Why We Need a Fair Society” của Will Hutton do nhà Little Brown xuất bản tìm cách đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này.
Hutton đưa ra bốn luận đề căn bản.
Thứ nhất, hệ thống tư bản quả đúng là hệ thống sản xuất có hiệu năng nhất mà nhân loại sáng tạo ra. Nhưng nó phải là hệ thống tư bản chủ nghĩa của các doanh nhân sáng tạo hoạt động trong một nền kinh tế cạnh tranh cởi mở cho tất cả mọi người có khả năng. Mọi nền kinh tế muốn có năng suất cao đều tùy thuộc vào tinh thần doanh nhân (entrepreneurship) nhưng không phải tinh thần doanh nhân nào cũng kích thích sản xuất quá nhiều khi nó bị phung phí vào việc lợi dụng để kiếm lợi qua độc quyền hoặc giới hạn cạnh tranh.
Thứ hai, một nền kinh tế cởi mở đòi hỏi một xã hội cởi mở. Giá trị đạo đức căn bản của một xã hội như vậy là “công bằng” (fairness) mà Hutton định nghĩa là một xã hội trong đó “những tưởng thưởng được tương xứng với những cố gắng”. Ðây không phải là một xã hội “bình đẳng” (equal) mà là một xã hội trong đó mọi người đều có cơ hội ngang nhau và cung cấp những tưởng thưởng tương xứng với thành quả. Ông nhấn mạnh “Công bằng (fairness) là giá trị không thể thiếu được của hệ thống tư bản”.
Thứ ba nếu giới thượng lưu kinh tế được để cho chi phối nhà nước, thì kinh tế sẽ bị xơ cứng và đình trệ. “Một hệ thống chính trị đóng tạo ra một nền kinh tế độc quyền”. Và đó theo Hutton là chuyện xảy ra đối với các nước Cộng Sản cũ và cũng là chuyện xảy ra với nước Anh và Mỹ với sự chi phối chính trị của một tập đoàn tư bản tài chánh.
Thứ tư việc bảo đảm cho một xã hội công bằng cởi mở cũng như một nền kinh tế mở đòi hỏi một nhà nước tích cực tham gia và ủng hộ.
Bốn luận đề này của Hutton đã thách thức cả cánh hữu với sự thù nghịch của họ đối với vai trò của nhà nước và cánh tả với sự chống đối thị trường tự do. Quan trọng hơn cả Hutton biện hộ rằng “công bằng” không những không có hại cho một hệ thống tư bản canh tân mà còn là một điều kiện tiên quyết để đạt được hệ thống đó. Và như ông kết luận “Một nền dân chủ công bằng (fair democracy), cộng với một thị trường cạnh tranh đa dạng với những định chế bảo đảm cho việc tranh luận giải thích và quyết định công khai, là cách tốt nhất để bảo đảm rằng xã hội và nền kinh tế được thành công.”
Khi đưa ra những luận đề như vậy, Hutton theo đúng truyền thống của chủ nghĩa tự do Anh Quốc (English liberalism) vốn xuất phát từ John Stuart Mill và chấp nhận cả thị trường cũng như là thể chế nhà nước dân chủ mà họ coi như là hỗ trợ lẫn cho nhau. Và Hutton biện luận rằng chúng ta phải từ bỏ sự cam chịu trước cái lũng đoạn của thị trường không kềm chế và khẳng định lại quyền lực của “chính trị và công lý đối với thị trường”. Ông viết “Cố gắng suốt 20 năm qua nhằm rút nhà nước ra khỏi thị trường đã dẫn đến thất bại” thay vào đó “một tinh thần mới cần phải được đưa ra trong đó hành động của công quyền, việc tham gia một cách có trách nhiệm cũng như một cam kết về công bằng của nhà nước cộng với tinh thần và khả năng của hệ thống tư bản thị trường sẽ đưa chúng ta tiến tới”.
Những ý tưởng đó của Hutton chúng ta có thể chấp nhận được đến mức nào? Trước hết, có lẽ chúng ta ai cũng đồng ý rằng rất nhiều những người chủ trương tư bản thị trường tự do đã đánh giá rất thấp vai trò của chính trị. Khái niệm “công dân” (citizenship) xuất phát từ quan điểm của những người cổ Hy Lạp và La Mã, đặc biệt là từ Aristotle. Và như Aristotle đã viết trong phần mở đầu cuốn “Politics” của ông, chúng ta đều là những “con vật chính trị” (political animal). Thành ra một khu vực công, được uốn nắn bởi những cuộc tranh luận cởi mở và một sự tham gia chính trị của tất cả mọi công dân là một điều tối cần thiết. Thế nhưng chính trị phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ và Anh đang càng ngày càng tiến dần đến một nền tạm dịch là “chính trị tiền bạc” (plutocracy) trong đó những người có tiền hầu như chi phối các cuộc tranh luận chính trị.
Và như Hutton nhận xét, nước Anh cần phải thay đổi hệ thống chính trị và có những cố gắng mạnh mẽ để xây dựng một nền kinh tế mới và củng cố nền kinh tế cũ. Dịch vụ tài chánh một mình nó không đủ để nuôi cả nước. Hutton đã rất đúng khi nhấn mạnh rằng nhà nước có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra nền kinh tế mới này đã từng làm trong quá khứ.
Nhưng Hutton cũng mắc phải một khuyết điểm chung của rất nhiều những nhà trí thức cánh tả. Ông đã lướt đi không nói đến những giá phải trả đối với tự do cá nhân của ngay cả cái định nghĩa của ông về “công bằng”. Ông cũng bỏ quên không nói đến sự kiện rằng một tưởng thưởng xứng đáng đối với một cá nhân có thể được coi như là một sự bóc lột hoặc là áp bức đối với một cá nhân khác. Ông giả dụ một cách lạc quan rằng người ta còn gắn bó mạnh mẽ với một xã hội được xác định bởi một sự tham gia chung vào một nhà nước. Ông cũng đánh giá quá thấp ảnh hưởng tiêu cực của tiến trình toàn cầu hóa đối với những cơ hội thăng tiến kinh tế của những người có khả năng chuyên môn yếu kém. Hơn thế nữa, Hutton cũng quá lạc quan về khả năng của nhà nước trong việc can thiệp vào nền kinh tế. Thành ra ông đã mặc nhiên cho là một nhà nước tích cực can thiệp vào nền kinh tế sẽ có lợi nhiều hơn là có hại - một điều mà quá khứ đã cho thấy là không đúng - và vì vậy đã bỏ quên nhu cầu phải xác định những giới hạn rõ ràng cho vai trò của nhà nước. Sau cùng ông đã bỏ quên bằng chứng rằng Hoa Kỳ, mà trong mắt ông là quốc gia không “công bằng” nhất của thế giới phương Tây là qua chính những bằng chứng của ông là quốc gia có nhiều canh tân nhất.
Thế nhưng điều ông Hutton đưa ra cũng rất quan trọng, ông đưa ra một nghị trình mới cho cánh tả dân chủ, ông đưa ra một chương trình dựa trên hy vọng chứ không phải cam chịu trước những thay đổi kinh tế hiện nay. Ông tìm cách dựng lại cái chính nghĩa của chính trị dân chủ và nhấn mạnh một cách rất đúng rằng sự sụp đổ của hệ thống tài chánh cần phải được coi như là một bước quanh về chính trị và kinh tế.
- Kịch tính nơi nghị trường và tín hiệu vui (TVN) - Không giống những dự đoán ban đầu, các phiên chất vấn Bộ trưởng và Thủ tướng sôi động, hấp dẫn và thậm chí kịch tính bất ngờ.
- Tại sao không tìm ra được tác nhân sự đổ vỡ? (Bee)- 25/11/2010 02:03:18 Phiên chất vấn và trả lời chất vấn cuối cùng của kỳ họp thứ Tám (Quốc hội khóa XI) diễn ra sáng 24/11 giữa người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đối diện với các vấn đề còn nguyên sự “nóng bỏng” Người chất vấn cần nghe một địa chỉ hay một tên riêng nào đó trong mục tiêu xác định trách nhiệm của những vấn đề được hỏi và cũng có thể các đại biểu Quốc hội muốn có sự xác nhận hay chỉ đích danh từ người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ - cơ quan đã nhận tòan bộ trách nhiệm về những vấn đề còn ngổn ngang xung quanh các vụ việc nổi cộm trong dư luận như Vinashin, quản lý vốn ngân sách, thiếu điện …
Trong cơ chế và hình thức tổ chức Nhà nước đặc thù của Việt Nam hiện nay, dường như yêu cầu gắn trách nhiệm cá nhân hay tổ chức cụ thể cho một hệ quả nào đó là khó truy cứu, nếu như không muốn khẳng định là thiếu độ chặt và đồng bộ quy phạm pháp lý.
Nếu nghe kỹ, cử tri cả nước trong hơn 2 ngày qua có thể thấy cụm từ “Bộ chính trị”; “theo Luật”; “với quy định hiện hành”; “xử lý trong phạm vi trách nhiệm của mình” được lặp đi lặp lại ở nhiều vị quan chức khi trả lời chất vấn. Và, dường như, những căn cứ và lý do trên có tác dụng “hóa giải” tòan bộ những trách nhiệm của một cá nhân về một nội dung được giao quản lý theo quy định của văn bản pháp quy.
Thậm chí, ngay các vị đại biểu Quốc hội cũng bị quy trách nhiệm khi Bộ trưởng Bộ KHĐT Võ Hồng Phúc đưa ra Luật doanh nghiệp Nhà nước (đã hết hiệu lực từ 1/7/2010) để chứng minh những lổ hổng và khoảng trống trong quản lý doanh nghiệp Nhà nước về tài chính; đầu tư mà đã được Quốc hội thông qua trước đây và được áp dụng trong điều hành của Chính phủ trong suốt một thời gian dài sau đó.
Đã có lần, trong một cuộc trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Quang A, khi được hỏi: “Việc mua sắm tài sản của Tập đoàn kinh tế Nhà nước có phải là mua sắm tài sản công hay không và có phải chịu sự giám sát như chi tiêu công hay không?”. Vị tiến sỹ - nổi tiếng với những ý kiến phản biện “gai góc” về thành phần kinh tế Nhà nước - vẫn bảo vệ họ khi cho rằng: “Không, mua sắm đó là của doanh nghiệp và không phải chịu sự giám sát như mua tài sản công”.
Trước và trong thời gian phiên họp Quốc hội lần này, trong nghị trường và trên phương tiện thông tin đại chúng, cũng đã có ý kiến lo ngại rằng vụ việc ở Vinashin sẽ là nguyên cớ “kéo lùi’ những tiến bộ mà ta đã đạt được khi giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, phá bỏ chế độ cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào họat động kinh doanh của doanh nghiệp.
Và “tận dụng” sự cởi trói, Vinashin vung tiền – do Nhà nước cấp, bảo lãnh hoặc cho vay – để mua sắm tài sản cho doanh nghiệp với giá trị của món hàng có cái tới hàng nghìn tỷ mà chỉ cần vài ông trong Hội đồng quản trị biết với nhau. Bộ Tài Chính; Kế họach Đầu tư; Giao thông Vận tải không biết và nếu có biết cũng không thể đưa ra bất cứ ý kiến gì có hiệu lực pháp lý hướng dẫn hay buộc cái Tập đoàn này ngừng hoặc xem xét lại quyết định của mình.
Gần đây nhất, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư hàng tỷ USD, cũng bằng vốn do Nhà nước cấp, cho vay hoặc bảo lãnh, ra nước ngòai theo quyết định của một nhóm thành viên Hội đồng quản trị. Ngay cả ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan quản lý và điều tiết toàn bộ nguồn vốn đầu tư của ngân sách quốc gia cũng nói rằng “không hề hay biết”.
Đã có ý kiến đại biểu Quốc hội lo ngại, sau Vinashin, liệu Chính phủ, đến một thời điểm nào đó, lại phải một lần nữa thực hiện tái cơ cấu một vài tập đoàn kinh tế khác nữa hay không?. Có lẽ, dấu hiệu “lâm sàng” của nguy cơ đầu tư tràn lan, chưa xem xét kỹ hiệu quả, quy trình thẩm định dự án và kiểm sóat đồng vốn có nguồn gốc từ ngân sách đã không chỉ có ở Vinashin?
Vì thế, việc thành lập một tổ chức, có thể là Bộ hay Ủy ban, để kiểm sóat việc đầu tư và mua sắm của các Tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng và thành phần kinh tế Nhà nước nói chung phải nhanh chóng hình thành.
Vì dù họ (tức Tập doàn hay doanh nghiệp Nhà nước) được pháp luật và cơ chế giao quyền tự chủ nhưng nguồn lực để thực hiện quyền năng tự chủ ấy vẫn là của người dân đóng thuế hoặc có nghĩa vụ phải trả nợ trong tương lai. Do vậy, cần có cơ chế kiểm sóat của một cơ quan quản lý Nhà nước chứ không phải chỉ là những cái gật đầu hay giơ tay hoặc chữ ký của một vài Ủy viên Hội đồng quản trị đang “ngồi chung” trên một con tàu lợi ích.
TH
-Vụ Vinashin chúng tôi không có trách nhiệm SGTT
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc. Ảnh: Ngọc Thắng
* Luật lập sai, đại biểu Quốc hội cũng phải có trách nhiệm
SGTT.VN – Là bộ trưởng đầu tiên trong buổi chiều 23.11 trả lời các đại biểu Quốc hội về trách nhiệm của các bộ trong vụ Vinashin, bộ trưởng Kế hoạch – đầu tư Võ Hồng Phúc làm các đại biểu bất ngờ khi tuyên bố “không có trách nhiệm”!
Cầm cuốn Luật Doanh nghiệp trên tay, ông Phúc xin được đọc những quy định nói về trách nhiệm của các bộ, của hội đồng quản trị tập đoàn. Theo ông Phúc, lúc đầu bộ ông được giao lập quy hoạch phát triển và giám sát Vinashin, nhưng sau sửa đổi thì chỉ còn nhiệm vụ tham mưu chiến lược phát triển và bộ “đã làm tròn nhiệm vụ”.
- Vinashin: kiểm điểm công bằng công khai cá nhân trong chính phủ Vietnamnet Đăng đàn trước Quốc hội và cử tri cả nước chiều nay, 23/11, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng khẳng định công tác kiểm điểm trách nhiệm sai phạm liên quan đến Vinashin, kể từ người đứng đầu là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, đến các Bộ trưởng liên quan sẽ diễn ra "nghiêm túc, công bằng và công khai trước công luận".
- Cử tri nhận biết khả năng và ý thức trách nhiệm của bộ trưởng qua trả lời chất vấn SGTT
-------
THƯA CÁC QUAN PHỤ MẪU!!! BS Hồ Hải
Là con dân một nước được ăn học cũng tương đối, dù có bị một thời nhồi sọ, nhưng nhờ được cách giáo dục gia đình và một thời được học dưới mái trường của tụi Ngụy bán nước, nên được có một tư duy độc lập mà không bị làm bộ nhai lại. Hôm nay, được xem trực tiếp truyền hình chất vấn thủ tướng chính phủ, tôi xin có đôi lời xin trình thưa theo đúng luật lệ của một nước có một nhà nước nhân trị. Mong quí quan phụ mẫu lắng nghe và thông cảm tâm tư của một người có học vạch rõ những điều sau đây để còn lo cho vận mệnh quốc gia dân tộc. Trước khi đọc những lời tâm huếyt sau đây của tôi, tôi kính mong các quan phụ mẫu gồm có ông thủ tướng và các ông phó TTg, bộ trưởng của ông, các đại biểu quốc hội và cuối cùng là ông chủ tịch hội đồng lý luận trung ương kiêm chủ tịch quốc hội đọc 2 bài viết hồi đầu tháng 11/2010, khi mà cuộc họp quốc hội lần thứ 8, khóa XII đã diễn ra được hơn 10 ngày. Hai bài đó là: Thấy gì qua cuộc họp quốc hội lần thứ 8 khóa XII năm 2010 và bài Thấy gì qua cuộc họp quốc hội lần thứ 8 khóa XII năm 2010 (tt).
Thưa ông thủ tướng và các ông bà phó TTg, bộ trưởng của ông,
Các ông sai rồi khi quyết định tái cơ cấu Vinashin đứng về mặt lý luận, vì vấn đề Vinashin sụp đổ không phải công nhân, cán bộ công nhân viên sai lầm, mà sai lầm từ vấn đề căn bản lý luận để hình thành, điều hành và họat động của nó. Nó không chỉ sai ở Vinashin mà sai cho tất cả các cơ quan lớn bé, già trẻ trong hệ thống công quyền đã, đang vận hành trong hệ thống chính trị, kinh tế xã hội Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.
Chính vì sai nên sáng nay ông thủ tướng mới có thái độ và nội dung trả lời chất vấn rất đáng thương. Tôi thương ông lắm trong lúc ông trả lời câu này:
"Hình thái kinh tế xã hội theo mô hình định hướng xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ có, nên chúng ta đang làm thí điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa sửa sai để hòan thiện nó".
Ông thủ tướng đã không còn đường để trả lời, tôi rất hiểu, thông cảm và thương cảm cho ông, vì ông chỉ là người thừa hành thực hiện đường lối chính sách của một mô hình chính trị, kinh tế xã hội đi ngược với các qui luật triết học và kinh tế chính trị học. Ông không có lỗi, mà lỗi là lỗi của người đẻ ra mô hình ấy. Và mô hình ấy nó có đâu mà ông và những người phụ tá cho ông phải đem dân mình, đất nước mình ra làm vật thí nghiệm?
Nếu ông thủ tướng còn làm chức vụ này ở nhiệm kỳ sau, hay chuyển sang chức vụ cao hơn trong hệ thống tôi kính mong ông hãy chú ý lo toan vấn đề lý luận để tìm ra mô hình chính trị, kinh tế xã hội cho Việt nam đúng với qui luật triết học và kinh tế chính trị hơn là lo chuyện tái cơ cấu những vấn đề vi mô như Vinashin hay PetroVietnam, v.v... Nếu không thay đổi tư duy về lý luận để có một con đường đi sáng suốt cho dân, cho nước tôi e rằng khó lòng lắm lắm.
Thưa các đại biểu vì dân,
Các ông/bà đã sai rồi. Tôi rất thông cảm và chia sẻ những gì các ông bà đã phát biểu và chất vấn tại nghị trường trong suốt hơn 20 ngày qua. Như tôi cũng rất đau lòng thấy các ông/bà nghị vùng vẫy tác nước trên một chiếc thuyền, mà ở chiếc thuyền đó chỉ có một hội chỉ làm đục thủng một lỗ to để nước tràn vào thuyền trên biển cả đầy sóng gió. Vấn đề các ông/bà chất vấn tại nghị trường đều đúng, nhưng chỉ đúng ở tầm vi mô về mặt khoa học xã hội và điều hành đất nước. Còn vấn đề lớn về mắt vĩ mô thì tôi chỉ có thấy một bà nghị Nguyễn thị Bạch Mai ở tỉnh An Giang nêu ra trồi lại đi vào quên lãng.
Tôi không mong nghe các ông/bà chất vấn những nội dung như thế này diễn ra nữa, mà tôi cần nghe những chất vấn ở tầm vĩ mô họach định đường lối, mô hình chính trị kinh tế xã hội cho Việt nam lâu dài, đúng với các qui luật triết học và kinh tế chính trị học.
Thưa ông chủ tịch hội đồng lý luận trung ương kiêm chủ tịch quốc hội,
Ông sai rồi. Chính ông là nguyên nhân sai lầm của mọi nguyên nhân làm cho tình hình kinh tế Việt nam đang đổ dốc mà không có đường ra. Ông có biết rằng tội ông lớn lắm ông biết không? Tôi chỉ khuyên ông nên làm đúng cái gì cho quốc gia dân tộc bằng khoa học thực sự chứ không bằng những lý luận không có tính khoa học và chủ quan khi ông đưa ra mô hình gọi là "Định hướng xã hội chủ nghĩa". Tôi mong ông và các phụ tá của ông đọc những dòng này của tôi trong bài: Thấy gì qua cuộc họp quốc hội lần thứ 8 khóa XII năm 2010:
Với thời đại ngày nay, không có lý thuyết về chủ nghĩa nào là tòan thiện và tòan bích. Hầu hết các hình thái kinh tế xã hội đều có sự trộn lẫn giữa hai trường phái tả khuynh của xã hội chủ nghĩa và hữu khuynh của tư bản chủ nghĩa trong việc điều hành và quản lý xã hội.
Hãy nhìn các nước tiên tiến có nền kinh tế mạnh và chế độ an sinh xã hội tốt cho người dân thì sẽ rõ. Quản lý và điều hành kinh tế chính trị của các nước giàu đều theo hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, nhưng chế độ an sinh xã hội lại là theo con đường xã hội chủ nghĩa vì cộng đồng. Vì sao? Vì chỉ có con đường điều hành theo hình thái chính trị, kinh tế xã hội đa thành phần thì 3 qui luật và 6 cặp phạm trù duy vật luận mới xảy ra một cách tự nhiên để thúc đẩy xã hội phát triển theo đúng quy luật. Và chỉ có sự chăm lo an sinh xã hội của cộng đồng tốt nhất khi biết sử dụng lý thuyết công bằng của thế giới xã hội chủ nghĩa. Người Pháp, người Anh, và đặc biệt là Bắc Âu, v.v... họ đã thành công trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho cộng đồng và điều này đã minh chứng rất rõ ràng.
Vậy sao chúng ta không học hỏi và ứng dụng, mà sao cứ mãi loay hoay với cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" để căn bệnh trầm kha xuân thu nhị kỳ cứ mãi không tìm ra phương thuốc chữa trị, mà lại tốn rất nhiều tiền đóng thuế từ dân?
Kính mong các ông/bà đã được thưa gửi ở trên nghe dùm lời của một người có học, có trang bị đầy đủ kiến thức nói lên tất cả với một tấm chân tình của một công dân biết mình còn nặng nợ với quốc gia dân tộc phải trả, vì đã được quốc gia dân tộc nuôi nấng cho được ngày hôm nay. Chiếc thuyền Việt Nam có thể lướt sóng hay phải tụt hậu hay không là do sự minh triết của các ông/bà. Rất mong các ông/bà lắng nghe và làm điều có khoa học, khách quan và minh triết.
Đây là bài viết ngắn, nhưng trực tiếp gửi đến các quan phụ mẫu mà, chưa bao giờ tôi phải viết như thế này. Vì các quan không thức tỉnh được cần phải thay đổi từ lý luận theo khoa học để tìm ra cương lĩnh, con đường đi đúng cho quốc gia dân tộc, tôi e rằng chỉ trong vòng 5 hay 10 năm nữa thôi chúng ta sẽ không còn có cơ hội để sửa chữa nữa. Tôi viết bài này từ trưa nay, suy nghĩ có nên cho nó xuất bản không, đến giờ xem lại truyền hình một lần nữa, nên tôi rất đau lòng khi nghe lại các ông/bà đã phát biểu, nên tôi phải đưa nó lên.
Mong lắng nghe và thấu hiểu,
Asia Clinic, 19h18' ngày thứ Tư, 24/11/2010
-
- Chống tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất đai (VOV)- Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai ở bất kỳ xã hội nào đều làm cho người giàu trở lên giàu hơn và người nghèo càng nghèo hơn và Chính phủ các nước sẽ mất đi một khoản thu thuế. -Vietnam's land management system prone to corruption, experts say DPA
- “Không phải Thủ tướng không dám kỷ luật ai” VnEconomy -
Chủ tịch QH: Nói "tôi có trách nhiệm” chưa đủ (24/11/2010) - Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã nhận xét như vậy sau khi Thủ tướng kết thúc phần trả lời chất vấn trực tiếp sáng 23/11, khép lại 2 ngày rưỡi chất vấn tại kỳ họp này.
Thủ tướng không quản lý trực tiếp website Chính phủ (24/11/2010)
-Lời hứa bộ trưởng (Bút Lông)- Cuối cùng thì chuyện bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu “hứa” sẽ xoá bỏ tình trạng quá tải bệnh viện đã rõ: bộ trưởng không hứa mà đó chỉ là câu hỏi “mớm” của một đại biểu Quốc hội tròn bốn năm trước, ngày 19-11-2007. Thực tế là sau cuộc chất vấn đó, bộ trưởng có ra chỉ thị và đến nay số lượng bệnh nhân nằm ghép đã giảm, đã tăng thêm 32 ngàn giường bệnh, một số bệnh viện không còn cảnh nằm ghép…
Song vấn đề cử tri quan tâm không phải là chuyện người đứng đầu ngành y tế “hứa” hay không, mà lại là thái độ của vị đó trước một hiện trạng bức xúc của ngành vốn được nhận diện sớm. Ông Triệu có thổ lộ “Bộ Y tế rất quyết tâm để sớm chừng nào bệnh nhân, người dân đỡ khổ chừng ấy. Còn hứa hai, ba hay bốn năm thì chưa bao giờ nói”.
Thế nhưng dù có quyết tâm thì hết nhiệm kỳ của mình, như xác nhận của bộ trưởng, tình trạng quá tải bệnh viện vẫn chưa chấm dứt. Hiện vẫn còn khoảng sáu ngàn bệnh nhân phải nằm ghép mỗi ngày…
Trong khi đó, theo tiết lộ của bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, các nhà lãnh đạo lại đang được chăm sóc y tế khá chu đáo: Bộ Chính trị có hẳn Nghị quyết 32 cho phép đưa ra nước ngoài chữa, ở những nơi có điều kiện đảm bảo. Cơ sở y tế trong nước cũng được đầu tư cả máy quét CT, loại thiết bị đắt tiền trước đây chỉ có ở Singapore. Hiện chúng ta có bốn máy PET/CT chụp điều trị ung thư và tim mạch, trong đó có một máy đầu tư bằng ngân sách nhà nước.
Vì thế mới bức xúc. Bởi thực ra chuyện phải nằm ghép chỉ là bề nổi phản ánh hiện trạng nhức nhối của y tế nước nhà. Sáu ngàn bệnh nhân là sáu ngàn số phận, sáu ngàn gia đình đang “thụ hưởng” dịch vụ y tế không phải như một phúc lợi xã hội mà như những cửa ải đoạ đầy. Vì thế nhận thức về trách nhiệm bộ trưởng, nói như chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, “đây không phải là vấn đề từ thiện, mà đây là một chính sách chiến lược của chúng ta đối với bảo đảm chăm sóc hạnh phúc của nhân dân”.
Như vậy, dù không hứa song cử tri có quyền đòi hỏi trách nhiệm của bộ trưởng cao hơn. Không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều nước, “lời hứa” của bộ trưởng được đo lường bằng những chỉ tiêu rất cụ thể, thậm chí còn bị xem là chế tài chính trị. Vừa mới đây, bộ trưởng Tư pháp Nhật Yanagida đã phải đệ đơn từ chức khi lỡ miệng nói rằng sẽ sử dụng “cẩm nang” chính trị là: “Tôi không đưa ra bất cứ lời bình luận nào về một vấn đề cụ thể” nếu rơi vào thế không nghĩ ra câu trả lời. Sự nổi giận của các nghị sĩ dẫn đến hệ luỵ trên cho thấy, làm chính khách đưa ra lời hứa thật không dễ dàng!
- Chống tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất đai (VOV)- Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai ở bất kỳ xã hội nào đều làm cho người giàu trở lên giàu hơn và người nghèo càng nghèo hơn và Chính phủ các nước sẽ mất đi một khoản thu thuế. -Vietnam's land management system prone to corruption, experts say DPA
- “Không phải Thủ tướng không dám kỷ luật ai” VnEconomy -
Dẫn lại trả lời chất vấn của Thủ tướng tại kỳ họp cuối năm ngoái, rằng "hơn ba năm nay tôi làm Thủ tướng nhưng chưa xử lý, kỷ luật một đồng chí nào", đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai chất vấn về về sai phạm của lãnh đạo của Vinashin, trong đó có việc không chấp hành nghiêm túc kỷ luật hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ví dụ như Thủ tướng không cho mua tàu cũ nhưng lãnh đạo Tập đoàn vẫn tiếp tục mua tàu cũ, như thế là một sai phạm rất nghiêm trọng trong kỷ luật hành chính.
"Đề nghị Thủ tướng cho biết đối với tinh thần trách nhiệm của mình là người đứng đầu Chính phủ, trong thời gian tới Chính phủ sẽ rút kinh nghiệm gì từ việc Vinashin và sẽ có giải pháp gì để xiết chặt kỷ cương quản lý hành chính Nhà nước, để lập lại trật tự kỷ cương trong thời gian tới với bộ máy của mình, đại biểu Mai chất vấn.
Thủ tướng trả lời, đúng là năm ngoái khi trả lời chất vấn ở Quốc hội, Thủ tướng có nói với tinh thần mỗi người đứng đầu, mỗi mỗi người lãnh đạo, điều đầu tiên, điều thường xuyên và trước hết là làm sao tăng cường lãnh đạo quản lý để cán bộ, công chức của ta có phẩm chất, có đạo đức, có năng lực, có trách nhiệm chấp hành pháp luật, chấp hành kỷ cương, hoàn thành chức trách công vụ để không vi phạm kỷ luật, để không vị phạm pháp luật, như vậy thì không có xử lý, không có ai bị xử lý hoặc hạn chế thấp nhất người bị xử lý.
"Tinh thần tôi nói ý như thế, nhưng có lẽ cách diễn đạt không rõ, đầy đủ ý của mình, chứ không phải Thủ tướng không dám kỷ luật ai và trong thực tế không phải Thủ tướng không kỷ luật ai. Muốn không kỷ luật cũng không được, vì quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước là phải kỷ luật, Thủ tướng phải làm, Thủ tướng phải hành động, phải làm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước", Thủ tướng nhấn mạnh.
Sau đó Thủ tướng lại nhắc lại "tôi trình bày với tinh thần đó, nhưng có lẽ diễn đạt chưa được hay, chưa được suôn sẻ".
Đối với Vinashin, Thủ tướng bày tỏ quan điểm, những người lãnh đạo ở đó có chấp hành nhưng mà có việc không chấp hành tốt đã được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, của Đảng. "Tôi nghĩ như thế là nghiêm minh".
Đối với một vụ việc nào đó, không thể mới nghe một thông tin nào đó mà Thủ tướng Chính phủ ra quyết định kỷ luật được, Thủ tướng nói.
"Đề nghị Thủ tướng cho biết đối với tinh thần trách nhiệm của mình là người đứng đầu Chính phủ, trong thời gian tới Chính phủ sẽ rút kinh nghiệm gì từ việc Vinashin và sẽ có giải pháp gì để xiết chặt kỷ cương quản lý hành chính Nhà nước, để lập lại trật tự kỷ cương trong thời gian tới với bộ máy của mình, đại biểu Mai chất vấn.
Thủ tướng trả lời, đúng là năm ngoái khi trả lời chất vấn ở Quốc hội, Thủ tướng có nói với tinh thần mỗi người đứng đầu, mỗi mỗi người lãnh đạo, điều đầu tiên, điều thường xuyên và trước hết là làm sao tăng cường lãnh đạo quản lý để cán bộ, công chức của ta có phẩm chất, có đạo đức, có năng lực, có trách nhiệm chấp hành pháp luật, chấp hành kỷ cương, hoàn thành chức trách công vụ để không vi phạm kỷ luật, để không vị phạm pháp luật, như vậy thì không có xử lý, không có ai bị xử lý hoặc hạn chế thấp nhất người bị xử lý.
"Tinh thần tôi nói ý như thế, nhưng có lẽ cách diễn đạt không rõ, đầy đủ ý của mình, chứ không phải Thủ tướng không dám kỷ luật ai và trong thực tế không phải Thủ tướng không kỷ luật ai. Muốn không kỷ luật cũng không được, vì quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước là phải kỷ luật, Thủ tướng phải làm, Thủ tướng phải hành động, phải làm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước", Thủ tướng nhấn mạnh.
Sau đó Thủ tướng lại nhắc lại "tôi trình bày với tinh thần đó, nhưng có lẽ diễn đạt chưa được hay, chưa được suôn sẻ".
Đối với Vinashin, Thủ tướng bày tỏ quan điểm, những người lãnh đạo ở đó có chấp hành nhưng mà có việc không chấp hành tốt đã được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, của Đảng. "Tôi nghĩ như thế là nghiêm minh".
Đối với một vụ việc nào đó, không thể mới nghe một thông tin nào đó mà Thủ tướng Chính phủ ra quyết định kỷ luật được, Thủ tướng nói.
Qua các vấn đề trọng tâm này, ông Trọng nói: “Các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm chắc chắn qua đây sẽ thấy rõ hơn, đầy đủ hơn thực trạng và tình hình những mặt được, chưa được của mình, nguyên nhân ở đâu và trách nhiệm của mình đến đâu...” Tuy nhiên, Chủ tịch QH nêu ra thực trạng một số trường hợp nhận trách nhiệm, nhưng cũng có trường hợp vẫn còn chung chung, chưa đủ cụ thể
-“Đại biểu Quốc hội cũng muốn là trách nhiệm nhưng nó là cái gì, không phải chỉ nói là tôi có trách nhiệm” ông Trọng lưu ý.
Thủ tướng không quản lý trực tiếp website Chính phủ (24/11/2010)
- Sáng 24/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) về một số bài báo trên website Chính phủ mà ông cho là "công kích, chụp mũ đại biểu Quốc hội". Một lần nữa, Thủ tướng nhấn mạnh: "Tôi thường xuyên chỉ đạo tinh thần đó. Tuy nhiên, để trực tiếp tham gia chỉ đạo nội dung từng bài báo thì, với cương vị Thủ tướng, tôi không thể làm được! Với cương vị là Thủ tướng Chính phủ, tôi không chỉ đạo trực tiếp hay quản lý trực tiếp bất cứ một tờ báo nào."
Theo Thủ tướng, website Chính phủ có chức năng là một tờ báo điện tử, thuộc Văn phòng Chính phủ, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ đạo. Website là tờ báo điện tử Chính phủ phải thực hiện đúng quy định của pháp luật Nhà nước, đúng chủ trương của Đảng. Cũng như mọi tờ báo khác, nếu đăng tải sai pháp pháp luật, sai chủ trương của Đảng thì phải chịu trách nhiệm về việc đăng tải của mình.
-Để chất vấn không trở thành khuôn sáo (TVN) - Không ở đâu người ta sợ bị cách chức, bãi miễn hay bỏ phiếu bất tín nhiệm chỉ vì trả lời không suông các câu hỏi của dân biểu, ngay cả trong trường hợp các chế tài ấy có thể được tiến hành theo các thủ tục gọn nhẹ-Lời hứa bộ trưởng (Bút Lông)- Cuối cùng thì chuyện bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu “hứa” sẽ xoá bỏ tình trạng quá tải bệnh viện đã rõ: bộ trưởng không hứa mà đó chỉ là câu hỏi “mớm” của một đại biểu Quốc hội tròn bốn năm trước, ngày 19-11-2007. Thực tế là sau cuộc chất vấn đó, bộ trưởng có ra chỉ thị và đến nay số lượng bệnh nhân nằm ghép đã giảm, đã tăng thêm 32 ngàn giường bệnh, một số bệnh viện không còn cảnh nằm ghép…
Song vấn đề cử tri quan tâm không phải là chuyện người đứng đầu ngành y tế “hứa” hay không, mà lại là thái độ của vị đó trước một hiện trạng bức xúc của ngành vốn được nhận diện sớm. Ông Triệu có thổ lộ “Bộ Y tế rất quyết tâm để sớm chừng nào bệnh nhân, người dân đỡ khổ chừng ấy. Còn hứa hai, ba hay bốn năm thì chưa bao giờ nói”.
Thế nhưng dù có quyết tâm thì hết nhiệm kỳ của mình, như xác nhận của bộ trưởng, tình trạng quá tải bệnh viện vẫn chưa chấm dứt. Hiện vẫn còn khoảng sáu ngàn bệnh nhân phải nằm ghép mỗi ngày…
Trong khi đó, theo tiết lộ của bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, các nhà lãnh đạo lại đang được chăm sóc y tế khá chu đáo: Bộ Chính trị có hẳn Nghị quyết 32 cho phép đưa ra nước ngoài chữa, ở những nơi có điều kiện đảm bảo. Cơ sở y tế trong nước cũng được đầu tư cả máy quét CT, loại thiết bị đắt tiền trước đây chỉ có ở Singapore. Hiện chúng ta có bốn máy PET/CT chụp điều trị ung thư và tim mạch, trong đó có một máy đầu tư bằng ngân sách nhà nước.
Vì thế mới bức xúc. Bởi thực ra chuyện phải nằm ghép chỉ là bề nổi phản ánh hiện trạng nhức nhối của y tế nước nhà. Sáu ngàn bệnh nhân là sáu ngàn số phận, sáu ngàn gia đình đang “thụ hưởng” dịch vụ y tế không phải như một phúc lợi xã hội mà như những cửa ải đoạ đầy. Vì thế nhận thức về trách nhiệm bộ trưởng, nói như chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, “đây không phải là vấn đề từ thiện, mà đây là một chính sách chiến lược của chúng ta đối với bảo đảm chăm sóc hạnh phúc của nhân dân”.
Như vậy, dù không hứa song cử tri có quyền đòi hỏi trách nhiệm của bộ trưởng cao hơn. Không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều nước, “lời hứa” của bộ trưởng được đo lường bằng những chỉ tiêu rất cụ thể, thậm chí còn bị xem là chế tài chính trị. Vừa mới đây, bộ trưởng Tư pháp Nhật Yanagida đã phải đệ đơn từ chức khi lỡ miệng nói rằng sẽ sử dụng “cẩm nang” chính trị là: “Tôi không đưa ra bất cứ lời bình luận nào về một vấn đề cụ thể” nếu rơi vào thế không nghĩ ra câu trả lời. Sự nổi giận của các nghị sĩ dẫn đến hệ luỵ trên cho thấy, làm chính khách đưa ra lời hứa thật không dễ dàng!