Mạo danh AP, ngụy tạo Thỉnh Nguyện Thư
Thứ sáu tuần trước (19/11), một Thỉnh Nguyện Thư nhân danh hãng tin AP (Associated Press - có trụ sở tại New York, được thành lập từ năm 1846), kêu gọi cộng đồng blogger Việt Nam ký tên để thúc giục chính phủ Việt Nam, thả ngay lập tức các blogger, các tù nhân lương tâm và các nhân vật luôn phản kháng ôn hòa, đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế, đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC), đã được chuyển đi trên Internet.
Ngoài Thỉnh Nguyện Thư vừa kể, nhiều blogger còn nhận được email của một người tự nhận là Lolita C. Baldor, phóng viên của hãng tin AP, cho biết, AP đã lập một trang web để giúp các blogger Việt Nam ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư. Trong email, bà Baldor cho số điện thoại để liên lạc là 202-641-9463.
Do những thông tin này xuất hiện vào cuối tuần, chúng tôi không thể liên lạc được với phía hãng AP để kiểm chứng. Tuy nhiên, chúng tôi đã kiểm chứng tên của người gửi email, theo đó, đúng là ở hãng tin AP có một phóng viên tên là Lolita C. Baldor.
Chúng tôi cũng đã kiểm tra tên miền www.petition-ap.org – nơi đặt Thỉnh Nguyện Thư đã đề cập và thấy, thông tin về tên miền vừa kể gần giống với thông tin liên quan đến tên miền của hãng AP là www.ap.org. Các đường dẫn (links) trên trang web đó, có logo và copyright của hãng AP.
Cũng vì vậy, chúng tôi đã phổ biến cả thư, kèm bản dịch Thỉnh Nguyện Thư và link. Tuy nhiên, khi tiếp tục xem xét kỹ hơn các chi tiết có liên quan, chúng tôi nhận ra là các thông tin khác, như tên người đăng ký, địa chỉ, số điện thoại dù giống như thông tin trên Internet của tên miền www.ap.org, song tên miền www.petiton-ap.org chỉ mới được tạo ra đúng vào ngày Thỉnh Nguyện Thư được đưa lên Internet, tức là ngày 19 tháng 11. Đây là lý do khiến chúng tôi thấy rằng phải cố gắng để liên lạc với hãng AP càng sớm càng tốt.
Chiều thứ hai, ngày
22 tháng 11, chúng tôi đã gọi điện thoại cho Quản đốc Viễn thông (Manager of Telecommunications) của AP là ông Richard Penna. Trong cuộc trò chuyện này, ông Penna cho biết, thỉnh nguyện thư và website kêu gọi ký tên chỉ là sự mạo danh hãng tin AP. Ông khẳng định, hãng tin AP chưa hề soạn Thỉnh Nguyện Thư và lập website đã kể. Logo và copyright của hãng tin AP trên link này là sử dụng trái phép danh nghĩa của AP, và ông sẽ điều tra về vấn đề này.
Thông tin về tên miền www.ap.org của hãng tin AP: http://www.whois.net/whois/ap.org
Thông tin về tên miền www.petition-ap.org – nơi đăng tải thỉnh nguyện thư được cho là của AP: http://www.whois.net/whois/petition-ap.org
Ngày hôm nay, Ban Biên Tập Đàn Chim Việt đã nói chuyện được với ký giả Lolita C. Baldor, bà cho biết, bà không hề hay biết gì về bức thỉnh nguyện thư nói trên.
Như vậy, đây là vụ mạo danh hãng AP, một việc làm vi phạm pháp luật. Với mục đích gì và ai là người đứng ra lập trang ký tên này?
Chúng tôi chưa thể tìm ra câu trả lời vào lúc này. Tuy nhiên vì sự an toàn cho mọi người, chúng tôi kêu gọi mọi người ngưng ký tên vào thỉnh nguyện thư mạo nhận danh nghĩa của hãng AP.
Chúng tôi thành thật xin lỗi cộng đồng sử dụng Internet Việt Nam vì đã thông tin mà chưa kiểm chứng toàn diện.
BBT sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thêm thông tin khi có tình tiết mới.
BBT Đàn Chim Việt.
Ngoài Thỉnh Nguyện Thư vừa kể, nhiều blogger còn nhận được email của một người tự nhận là Lolita C. Baldor, phóng viên của hãng tin AP, cho biết, AP đã lập một trang web để giúp các blogger Việt Nam ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư. Trong email, bà Baldor cho số điện thoại để liên lạc là 202-641-9463.
Do những thông tin này xuất hiện vào cuối tuần, chúng tôi không thể liên lạc được với phía hãng AP để kiểm chứng. Tuy nhiên, chúng tôi đã kiểm chứng tên của người gửi email, theo đó, đúng là ở hãng tin AP có một phóng viên tên là Lolita C. Baldor.
Chúng tôi cũng đã kiểm tra tên miền www.petition-ap.org – nơi đặt Thỉnh Nguyện Thư đã đề cập và thấy, thông tin về tên miền vừa kể gần giống với thông tin liên quan đến tên miền của hãng AP là www.ap.org. Các đường dẫn (links) trên trang web đó, có logo và copyright của hãng AP.
Cũng vì vậy, chúng tôi đã phổ biến cả thư, kèm bản dịch Thỉnh Nguyện Thư và link. Tuy nhiên, khi tiếp tục xem xét kỹ hơn các chi tiết có liên quan, chúng tôi nhận ra là các thông tin khác, như tên người đăng ký, địa chỉ, số điện thoại dù giống như thông tin trên Internet của tên miền www.ap.org, song tên miền www.petiton-ap.org chỉ mới được tạo ra đúng vào ngày Thỉnh Nguyện Thư được đưa lên Internet, tức là ngày 19 tháng 11. Đây là lý do khiến chúng tôi thấy rằng phải cố gắng để liên lạc với hãng AP càng sớm càng tốt.
Chiều thứ hai, ngày
22 tháng 11, chúng tôi đã gọi điện thoại cho Quản đốc Viễn thông (Manager of Telecommunications) của AP là ông Richard Penna. Trong cuộc trò chuyện này, ông Penna cho biết, thỉnh nguyện thư và website kêu gọi ký tên chỉ là sự mạo danh hãng tin AP. Ông khẳng định, hãng tin AP chưa hề soạn Thỉnh Nguyện Thư và lập website đã kể. Logo và copyright của hãng tin AP trên link này là sử dụng trái phép danh nghĩa của AP, và ông sẽ điều tra về vấn đề này.
Thông tin về tên miền www.ap.org của hãng tin AP: http://www.whois.net/whois/ap.org
Thông tin về tên miền www.petition-ap.org – nơi đăng tải thỉnh nguyện thư được cho là của AP: http://www.whois.net/whois/petition-ap.org
Ngày hôm nay, Ban Biên Tập Đàn Chim Việt đã nói chuyện được với ký giả Lolita C. Baldor, bà cho biết, bà không hề hay biết gì về bức thỉnh nguyện thư nói trên.
Như vậy, đây là vụ mạo danh hãng AP, một việc làm vi phạm pháp luật. Với mục đích gì và ai là người đứng ra lập trang ký tên này?
Chúng tôi chưa thể tìm ra câu trả lời vào lúc này. Tuy nhiên vì sự an toàn cho mọi người, chúng tôi kêu gọi mọi người ngưng ký tên vào thỉnh nguyện thư mạo nhận danh nghĩa của hãng AP.
Chúng tôi thành thật xin lỗi cộng đồng sử dụng Internet Việt Nam vì đã thông tin mà chưa kiểm chứng toàn diện.
BBT sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thêm thông tin khi có tình tiết mới.
BBT Đàn Chim Việt.
- Thông tấn AP phủ nhận vận động chữ ký kêu gọi thả blogger Việt Nam Nguoi-Viet Online
Hãng thông tấn AP hôm Thứ Hai phủ nhận tin rằng AP hay một nhóm ký giả của họ đang mở trang mạng để thu thập chữ ký trực tuyến trên Internet kêu gọi thả blogger Việt Nam.
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
NEW YORK (NV) - Hãng thông tấn AP hôm Thứ Hai phủ nhận tin rằng AP hay một nhóm ký giả của họ đang mở trang mạng để thu thập chữ ký trực tuyến trên Internet kêu gọi thả blogger Việt Nam.
Trang mạng thu thập chữ ký có tên miền petition-ap.org và được lập ra với cùng tên người trách nhiệm, với trang chính của hãng AP, trang ap.org. Tuy nhiên, từ văn phòng thông tin của AP, tới người bị ghi tên là chịu trách nhiệm tên miền petition-ap.org, và người ký giả bị giả mạo email, đều bác bỏ họ có liên quan.
Phần trên của trang thỉnh nguyện thư petition-ap.org có logo của hãng AP, có hàng chữ “The Associated Press,” nhưng hãng AP phủ nhận là không phải của họ. (Hình: Người Việt)
“Trang này không phải là một trang của AP,” văn phòng thông tin Corporate Communications của hãng AP từ New York viết cho báo Người Việt qua email.
Trang mạng petition-ap.org trình bày một bản thỉnh nguyện thư, mang tựa đề “Thỉnh nguyện thư của cộng đồng blogger Việt Nam” - nguyên văn tiếng Anh, “Vietnamese Bloggers Community Petition.”
Góc trên của trang này có logo “AP Developer (beta),” và bên cạnh tựa đề có ghi hàng chữ “The Associated Press,” là tên đầy đủ của hãng AP.
Bản thỉnh nguyện thư không được gửi đến người nhận cụ thể, mà chỉ ghi “gởi người quan tâm” (“To Whom It May Concern”). Bức thư bằng tiếng Anh mở đầu:
“Chúng tôi, những blogger Việt Nam và những người hoạt động dân chủ, muốn thông báo với quý vị rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục leo thang các hành động đàn áp đối với công dân ở nước họ và hình sự hóa quyền tự do bày tỏ ý kiến. Nhiều vụ bắt giữ và sách nhiễu gần đây do chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm đàn áp tiếng nói của những nhà đối kháng và những người ủng hộ quyền con người.”
Qua email và trên một số trang mạng, đường dẫn tới trang mạng petition-ap.org được gửi kèm với một bức email được cho là của phóng viên Lolita C. Baldor của AP.
Bức email, được cho là của bà Baldor, bằng tiếng Anh, viết:
“Tôi là phóng viên của hãng tin Associated Press (AP). Chúng tôi đã nhận được các email thỉnh nguyện thư từ một số blogger Việt Nam, nhưng rất khó để hiểu vấn đề bằng cách này. Căn cứ vào đơn yêu cầu của các bạn, nhóm phát triển AP vừa lập một trang web để ký thỉnh nguyện thư trực tuyến. Các blogger Việt Nam có thể gửi chữ ký của họ, chúng tôi sẽ gửi các chữ ký đã thu thập được tới Liên Hiệp Quốc sau khi thu thập được khoảng 50,000 chữ ký”.
Phần cuối thỉnh nguyện thư có yêu cầu người ta ghi tên, địa chỉ email, và tên thành phố, tiểu bang, quốc gia nơi mình cư ngụ.
Tuy nhiên, phóng viên Lolita Baldor nói bà không phải là tác giả của bức email.
“Tôi cũng mới được cho biết về vụ bức thỉnh nguyện thư này. Bức email đó không phải của tôi,” bà Baldor cho báo Người Việt biết qua điện thoại.
Bà đoán “có lẽ tôi đã bị ‘hack’ sao đó.”
Bà Baldor nói thêm, “Tôi là phóng viên AP phụ trách mảng chống khủng bố. Ðiều này ai cũng biết, nên tên tôi không lạ.”
Thông tin về người ghi danh trang mạng petition-ap.org cho thấy họ đã dùng tên, địa chỉ, số điện thoại của Rich Penna, người phụ trách trang mạng của hãng AP, nhưng ông Penna bác bỏ là ông không có liên quan tới trang này. (Hình: Người Việt)
Văn phòng thông tin của AP cũng bác bỏ việc hãng này có liên quan gì tới một bản thỉnh nguyện thư. Qua email, hãng này viết:
Văn phòng thông tin của AP cũng bác bỏ việc hãng này có liên quan gì tới một bản thỉnh nguyện thư. Qua email, hãng này viết:
“Trang này (petition-ap.org) không phải là một trang của AP. Chúng tôi được lưu ý về trang này trong những ngày cuối tuần qua và hiện nay chúng tôi đang giải quyết vấn đề này.”
Kiểm chứng người ghi danh tên miền petition-ap.org, thì trang Network Solutions - là cơ quan quản lý các tên miền ở Mỹ - cho thấy tên miền petition-ap.org chỉ mới lập ra ngày 19 tháng 11, 2010. Trang Network Solutions cũng liệt kê tên, địa chỉ, và số điện thoại của một người ở New York, tên Rich Penna.
Ông Rich Penna là người phụ trách tên miền ap.org là tên miền thật của hãng AP.
Qua điện thoại, ông Penna nói với báo Người Việt:
“Tôi hoàn toàn không biết gì về trang petition-ap.org cả. Trang ap.org, mới là của hãng AP. Các trang mạng con của hãng AP thì thường là một chữ gì đó, rồi tới dấu chấm, rồi ap.org. Còn trang này, với dấu gạch nối petition-ap.org, là một tên miền độc lập.”
Ông nói ông không biết tại sao lại có tên ông trong phần liệt kê tên người ghi danh tên miền petition-ap.org.- VNN bị hack – Thách thức trong thế giới mở (Hiệu Minh blog) VietNamNet bị sập: Đòn cảnh báo cho website Việt (TTXVN) Website báo điện tử VietNamNet bị tấn công phá hoại (Thanh Niên) Ai, thế lực nào đang tấn công VietnamNet? (Dân Làm Báo)
-VietNamNet bị sập: Cảnh báo cho website Việt (Bee)22/11/2010 14:36:33- Đây là lần thứ 2 trong vòng một tháng, Vietnamnet bị hacker "sờ gáy" và cũng là lời cảnh báo cho các website Việt Nam trước nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào.Lần thứ nhất cách đây khoảng 3 tuần và rơi vào thứ Bảy, chủ Nhật.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nhìn từ vụ Vietnamnet
Rạng sáng 22/11/2010, báo điện tử Vietnamnet đã bị hacker tấn công, khiến độc giả không thể truy cập vào trang báo này từ địa chỉ www.vietnamnet.vn.
Vào 12h ngày 22/11/2010, việc truy cập vào báo điện tử Vietnamnet vẫn rất khó khăn và chậm chạp, thậm chí có lúc không được.
Ảnh chụp màn hình báo điện tử VietNamNet lúc 3h sáng ngày 22/11/2010 |
Vietnamnet là báo điện tử trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có giấy phép từ năm 2003, được biết đến như một trong những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam.
Một nguồn tin từ Vietnamnet cho hay, đây là lần thứ 2 website này bị tấn công. Lần thứ nhất cách đây khoảng 3 tuần và rơi vào thứ Bảy, chủ Nhật. Các cán bộ kỹ thuật của tờ báo đã phải mất khoảng 1 ngày để khắc phục sự cố.
Cảnh báo cho các website Việt
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận an ninh mạng của Bkav cho biết, nguyên nhân đánh sập Vietnamnet có thể hacker vì muốn “ghi điểm”, cạnh tranh không lành mạnh, trả đũa hoặc dùng báo này làm bàn đạp để phát tán virus...
Về vấn đề an ninh cho website, ông Đức nhận định, nhiều website trong nước chưa có các giải pháp tổng thể từ kỹ thuật đến quy trình quản trị web. Điều này dẫn đến việc nhiều website Việt Nam bị hacker đột nhập, tấn công khá đơn giản.
Đồng tình, ông Vũ Quốc Thành, Tổng Thư ký Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết, theo kinh nghiệm của ông, khoảng trên 50% website ở Việt Nam có thể bị hacker “sờ gáy” dễ dàng bởi đa phần các website khi xây dựng đều thiếu các giải pháp phòng chống hacker.
Về nhân lực cũng như các giải pháp kỹ thuật trong nước để xây dựng web an toàn, ông Thành cho hay chúng ta hoàn toàn đáp ứng được ở trình độ thế giới. Tuy nhiên, tùy từng quy mô, mức độ cần thiết của website mà chủ sở hữu quyết định đầu tư. Chi phí để đầu tư vào một website an toàn là khá đắt, có thể từ 100 triệu đến nhiều tỷ đồng.
Ông Đức thì cho rằng, cho dù có quan tâm đến an ninh mạng, thì các trang web vẫn có thể bị tấn công.
Do đó, để hạn chế rủi ro này, ngay từ khi xây dựng trang web, cần phải rà soát mã nguồn, cấu trúc để tìm lỗ hổng của website, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. Thậm chí, cần thuê chuyên gia an ninh mạng bên ngoài để rà soát lại.
Khi đã có một website được lập trình an toàn, cần phải đặt nó ở máy chủ “sạch” để hạn chế rủi ro.
Ngoài việc có hệ thống công nghệ chuẩn mực, quy trình vận hành cũng là yếu tố quan trọng, bảo đảm sự an toàn của website. Ông Đức đưa ra ví dụ, khi người sử dụng (có thể là phóng viên, biên tập viên) dùng mật khẩu không đủ mạnh khiến hacker phát hiện, từ đó phát triển làm tê liệt hệ thống…
“Khi chúng ta nhận thức cao nhất, thì bản thân web vẫn có thể có lỗ hổng. Do đó, để có một website an toàn, cần một giải pháp đồng bộ, tổng thể từ công nghệ đến con người,” ông Đức nói.
(Theo TTXVN)
Hackers attack top Vietnamese news site DPA Hanoi - A top-ranked Vietnamese website that often publishes controversial news and criticizes China was paralyzed Monday by computer hackers.
The online newspaper VietnamNet was disrupted from 3 am on Monday. At various times, visitors saw the messages 'Server is too busy,' 'Service unavailable' or 'Hacked By Team Mosta Algerian Hacker.'
'I have no answer for you why VietnamNet was hacked,' Nguyen Anh Tuan, editor in chief of the website, told the German Press Agency dpa. 'We need analysis to identify who the attackers are.'
In recent months, attacks have disrupted dozens of websites operated by Vietnamese both inside and outside the country who have criticized China's behaviour in the South China Sea.
VietnamNet is the 11th most visited website in Vietnam, according to Alexa, a web monitoring service.
It is one of few news outlets that publish stories relating to sensitive topics such as the mining of bauxite in the Central Highlands and the border dispute between China and Vietnam in the South China Sea.
-(xem tham khảo, .... không biết thực hư ra sao) -Tin Tức Hàng Ngày - Chiến sĩ AN kể chuyện: Sinh Tử Lệnh là của ai?
Đây là vấn đề bí mật quốc gia mà TC An ninh của ta đang rất đau đầu và chưa tìm ra cách đối phó với bạn, nếu ta chính thức yêu cầu họ chấm dứt hành động không có lợi cho phía ta thì chắc không được mà có khi nó lại hack dữ hơn, hơn nữa nói ra thì xấu chàng thì hổ ai? Nhưng mà nếu ta không có ý kiến với bạn kịp thời để phía bạn chấm dứt mà cứ để tiếp diễn, để bạn tự do hoành hành cho tới một ngày nào đó cả báo Nhân dân, báo Quân đội hay Vietnamnet, ExPress… bạn cũng đột nhập và treo Sinh tử Lệnh không biết chừng thì phiền.
Nguồn: blog Tin Tức Hàng Ngày
22.11.2010
LTS: Bài viết này được viết cách đây hơn một tháng (ngày 20/10/2010), nhưng do vấn đề tế nhị t/g chưa đưa lên mạng phổ biến. Theo như thông tin của bài viết khẳng định trước Đại hội Đảng XI Hacker sẽ tiến hành đánh phá một số trang web và blog chính thống “lề bên phải”.
Hôm qua trang VNN, Tuần VNN … đã bị hack là một minh chứng.
Được phép của tác giả (xin dấu tên), Tin tức hàng ngày xin giới thiệu cùng bạn đọc tham khảo và kiểm chứng những thông tin do tác giả cung cấp từ trước đây.
-
Thông báo sự cố kỹ thuật báo VietNamNet (TVN) - Từ 3h sáng nay, 22/11, do bị hacker tấn công nên toàn bộ hệ thống báo VietNamNet không thể truy cập được.-Báo điện tử VietNamNet bị tin tặc tấn công(Dân trí) - Từ 3h sáng nay, 22/11, toàn bộ hệ thống báo VietNamNet đã không thể truy cập được do hacker tấn công. Giao diện báo điện tử VietNamNet bị tấn công từ lúc 3h sáng nay, 22/11. Theo phản ánh của bạn đọc, từ sáng sớm nay, bạn đọc không thể truy ...
Vietnamnet bị hack, vẫn chưa thể hoạt động lạiICT News
Báo mạng Vietnamnet bị hack tấn côngNgười Lao Động
Báo VietNamNet bị hacker tấn côngVnEconomy
VTC -Tiền Phong Online
- Vietnamnet.vn bị hack lúc 3h khuya
-Tin tặc tấn công báo điện tử Vietnamnet (Bee)- Tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet Nguyễn Anh Tuấn xác nhận: “Báo Vietnamnet đã bị hacker tấn công.
-Thông báo chuyển nhà
Gần đây, như các bạn đã biết, trang web cá nhân nguyenvantuan.net bị tấn công vài lần. Lần sau cùng có vẻ nặng nhất vì toàn bộ bài viết bị xóa sạch. May mắn thay, do có back-up nên đại đa số bài đều có thể upload lại. Ba hôm nay, trang web đột nhiên trở nên rất chậm, chậm đến nổi tôi không vào được để upload bài vở. Nhìn vào số truy cập thì vẫn khoảng 6000 / ngày, hoàn toàn không có gì tăng đột biến. Chẳng hiểu tại sao trang web quá chậm. Một người am hiểu về mạng cho biết có thể trang web bị tấn công bằng robot, tức chỉ cần 1 người máy truy cập và nhân lên hàng ngàn truy cập, có thể làm nghẽn trang web dễ dàng. Dĩ nhiên, đó chỉ là giả thuyết và một cách giải thích, chứ chưa biết đúng hay sai. Tuy nhiên, có một thực tế là có người không muốn thấy trang web đó tồn tại. Cho nên, từ nay tôi sẽ cố gắng cập nhật trang web (khi có thể) nhưng đồng thời cũng quay về với tuan's blog.
NVT
--Tô Văn Trường - Tin tặc và các thông tin nhạy cảm x-cafevn.org -Theo chúng tôi hiểu, sở dĩ GS Tương Lai không chịu thua tin tặc vì ông không chịu rơi vào tình cảnh phải ngâm câu thơ của Đặng Dung thế kỷ XIV : "Thế sự du du nại lão hà" để luận rằng "Thời lai đồ điếu (người bán thịt và kẻ đi câu) thành công dị. Vận khứ anh hùng ẩm hận đa". "Thời " và "Vận" đều do ta chủ động tạo ra thôi. Vận nước đang suy, mỗi một người đều phải tìm cách dấn thân tìm cách góp phần nhỏ bé của mình vào thúc đẩy để tạo nên "thời" nhằm chấn hưng lại "vận".
Nguồn: blog Nguyễn Xuân Diện
20.11.2010
Trước đây, blog Oshin của nhà báo Huy Đức "ăn khách" vào loại nhất cả nước bị hack, ngay cả email cũng phải thay đổi địa chỉ mới, từ đó ngán ngẩm nhân tình thế thái "nghỉ chơi" luôn để lại nhiều "dấu lặng" trong lòng bạn đọc. Mới đây 2 trang mạng của Anh Ba Sàm (bí danh của Anh Nguyễn Hữu Vinh nguyên sỹ quan an ninh, xin ra khỏi ngành làm doanh nghiệp) có nhiều người truy cập cũng bị hack. Gần đây, tôi được thông báo địa chỉ email của GSTSKH Mai Thanh Tân bị hack, rồi đến máy tính của GS Tương Lai nguyên Viện trưởng Viện KHXHVN thành viên cũ của IDS cũng bị hack tấn công không còn khởi động được nữa.
Hàng ngày GS Tương Lai bỏ công vào buổi sáng làm nhiệm vụ "điểm tin trên mạng" thường có nhiều bài nói về bô xít, hồ bùn đỏ, Vinashin, tình hình biển đông, và các bài báo của nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc vv…Địa chỉ nhận điểm tin hàng ngày của GS Tương Lai rất hạn chế, đều là những người có tên tuổi như GS Hoàng Tụy, GS Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Ts Lê Đăng Doanh, Ts Dương Quang Trung vv...thế mà máy tính của GS Tương Lai cũng bị tin tặc!?
Hơn một tuần lễ vắng bóng "Mục đọc tin buổi sáng" của GS Tương Lai. Không hiểu những người có trách nhiệm với quyền lực và sức mạnh trong tay, liệu có biện pháp hữu hiệu nào để truy tìm, cảnh cáo những kẻ giấu mặt, người lạ trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn, thật giả khó phân. Quyết không chịu thua tin tặc, GS Tương Lai đã nhờ người có tay nghề khôi phục lại máy tính nhưng các dữ liệu ở ổ C để điểm tin hàng ngày không còn nữa. Trong “cái khó, ló cái khôn”, GS đã thay điểm tin hàng ngày bằng điểm tin vài ngày để tái ngộ với người đọc. Theo chúng tôi hiểu, sở dĩ GS Tương Lai không chịu thua tin tặc vì ông không chịu rơi vào tình cảnh phải ngâm câu thơ của Đặng Dung thế kỷ XIV : "Thế sự du du nại lão hà" để luận rằng "Thời lai đồ điếu (người bán thịt và kẻ đi câu) thành công dị. Vận khứ anh hùng ẩm hận đa". "Thời " và "Vận" đều do ta chủ động tạo ra thôi. Vận nước đang suy, mỗi một người đều phải tìm cách dấn thân tìm cách góp phần nhỏ bé của mình vào thúc đẩy để tạo nên "thời" nhằm chấn hưng lại "vận". Thiền sư Vạn Hạnh, người thầy của Lý Thái Tổ đã dựng nên triều đại Nhà Lý đã từng dạy Lý Công Uẩn " Nhậm vận thịnh suy vô bố úy/ Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" (ngẫm và hiểu cái lẽ của thịnh suy, lòng không sợ hãi, vì thịnh suy nối tiếp nhau chỉ như khoảng thời gian hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ).
Tôi là dân làm công tác khoa học kỹ thuật, thực sự bước vào lĩnh vực phản biện xã hội là nhờ được Ông Sáu Dân chỉ dẫn, dìu dắt và học tập kinh nghiệm của các lớp đàn Anh. Thực tế cuộc sống dạy cho tôi hiểu rằng phản biện xã hội là nghệ thuật, đòi hỏi trí tuệ, dày công "tu luyện", bản lãnh và phải có chính kiến xây dựng trên nền tảng tất cả vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Đất nước quá nhiều đời rác, cần "quét rác" thay cho "bới rác" để cho người bị phản biện dù có phật lòng nhưng vẫn quan tâm, xem xét, suy ngẫm. Nếu chỉ "bới rác" để sướng tai cho một số người đọc nhưng người có thẩm quyền lại bực mình không thèm đọc, vứt vào "sọt rác" thì lại hỏng.
Tôi nhớ một câu chuyện cách đây khá lâu, khi còn ở cương vị Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, trong 1 lần đi công tác cùng Anh Trương Tấn Sang khảo sát hệ thống công trình thủy lợi ở bán đảo Cà Mâu (cống Tắc Thủ), Anh Tư Sang nói với tôi và GS Phạm Hồng Giang Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đại ý như sau: "Tôi nhận được bài viết góp ý về chiến lược phát triển kinh tế đất nước của ông Trường, đọc mấy trang đầu thấy nóng cả người nhưng đọc xong 14 trang, tôi cho thư ký photocopy gửi đến các Anh có trách nhiệm cả bên Đảng và Chính phủ để tham khảo”. Bài viết ấy mặc dù khá “đụng chạm” nhưng người ta vẫn còn muốn đọc vì nó không thuộc trường phái “bới rác”!
Sau khi Vietnamnet đăng bài “Lỗ hổng thiết kế hồ bùn đỏ và bài toán dự án bô xít Tây Nguyên”, trong đó, đã phân tích về những khiếm khuyết của thiết kế, và sự nhầm lẫn về tính toán kinh tế qua các chỉ tiêu IRR và NPV, tôi được thông tin người có trách nhiệm ở Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ có phản hồi bài viết này. Vui mừng vì TKV đã quan tâm và chấp nhận tranh luận công khai những vấn đề nhạy cảm của dự án, tôi nhờ ban biên tập VNN chuyển tiếp đến TKV một số câu hỏi cụ thể như sau: (1) Phải minh bạch toàn bộ các giả định về bài toán kinh tế mà Bộ Công Thương sử dụng. Thí dụ, cần xác định cho rõ là chi phí có tính đến phí thương nghiệp và vận chuyển cho đến lúc đưa hàng lên tầu chưa? (2) Cách tính kinh tế tài chính là dựa vào đồng USD tương đối ổn định hay đồng VN rất mất ổn định vì đang phải đối phó với lạm phát cao? (3) Tỷ lệ lời/lỗ của dự án khi tính sẽ so với tỷ lệ lời khi làm đất cho các mục đích sản xuất khác như trồng cà phê, cây công nghiệp vv…Lưu ý là khi tính, phải tính trên cơ sở hiện nay, các kịch bản với giá bô xít khác nhau trong tương lai trên thị trường thế giới. Nếu hiểu theo cách tính của Bộ Công thương và TKV cho dự án Tân Rai qua diễn đàn online vừa qua, cho thấy như sau:
- Giá thành 265 US/tấn
- Giá bán 315 US/tấn
- Thuế (20%) 63 US/tấn
- Doanh thu thuần 252 US/tấn
- Lãi/Lỗ: -13 US/tấn
- Thuế (10%) 31.5 US/tấn
- Doanh thu thuần 283.5 US/tấn
- Lãi/Lỗ: 18.5 US/tấn
Nếu tính thuế theo quy định của nhà nước 20% như các sản phẩm khác thì chắc chắn lỗ (chưa kể còn tính thiếu, lẫn lộn “công tư” về các hạng mục đầu tư chi phí sản xuất khác) hỏi rằng vì sao lại “cố đấm” thực hiện một dự án mà nhà nước bị thua lỗ về kinh tế, trong khi nguy cơ môi trường bị đe dọa, bất an về xã hội vv… Tôi chờ ý kiến chính thức của TKV để tiếp tục tranh luận một cách công khai sòng phẳng, nhưng rất tiếc sau 1 tuần, được thông báo lại TKV vẫn im lặng, không phản hồi như đã hẹn. Nói về hồ chứa bùn đỏ, một số vị đại biểu Quốc hội yên tâm tin tưởng đã được tính toán an toàn vượt cả cấp động đất cao nhất ở Tây Nguyên qua lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Phạm Khôi Nguyên? Tôi tin rằng Bộ trưởng cũng là người ngộ nhận vì trong tất cả các sách vở, tài liệu về Đánh giá tác động môi trường (EIA) đều không có phần đánh giá rủi ro vì đây là một lĩnh vực khoa học riêng, phụ thuộc xác suất, toán học và số liệu rất phức tạp chưa được quy định áp dụng trong EIA ở Việt Nam.
Tôi được đọc bức thư của Tiến sĩ Trần Quang Tình gửi ông Trần Xuân Hòa Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) ngày 18/3/2010 trong quá trình lập tài liệu thiết kế khai thác và luyện nhôm hiện hữu không thấy nhắc đến việc thu hồi các nguyên tố đi kèm trong bùn đỏ, còn chứa một hàm lượng Uranium và Thorium. Lỗ khoan 21 Đắc Nông cho kết quả Thorium 6,74 ppm và Uranium 9,92 ppm (mẫu 21-2) và Thorium 6,19 ppm và Uranium 56,56 ppm (mẫu 21-1). Vấn đề này đã được ông Jean Claude SAMARA hiệu trưởng trường Đại học Địa chất ứng dụng Nancy-Cộng hòa Pháp đã thông báo với Ông Trần Đức Lương vào năm 1986 (khi đó Ông Lương là Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất) nhưng cho đến nay vẫn chưa được TKV quan tâm, xem xét đến vấn đề nhạy cảm này.
Đối với các chuyên gia Trung Quốc tham gia thiết kế hồ bùn đỏ còn nhiều khiếm khuyết về tính ổn định, nhất là hồ sơ thiết kế thi công, tôi tin rằng họ sẽ biết lắng nghe những điều hay, lẽ phải bởi vì chân lý của khoa học chỉ có chung ngôn ngữ. Tôi nhớ lại câu chuyện vào năm 2000, đoàn công tác của Việt Nam sang Lào và Trung Quốc dự hội thảo và đi khảo sát thực địa đánh giá về tác động đến môi trường do 4 nước thượng lưu có kế hoạch nổ mìn phá đá dọc sông Mekong để mở rộng luồng giao thông thủy cho xã lan 150 tấn từ Trung Quốc qua Myanmar về Thái Lan và Lào. Đoàn chuyên gia Việt Nam do tiến sĩ Nguyễn Đình Thịnh thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NNPTNT) làm trưởng đoàn gồm 5 thành viên của Bộ NNPTNT, Ủy ban sông Mekong Việt Nam, Bộ Thủy sản, Bộ giao thông. (đại diện Bộ thủy sản hồi ấy là PGS Nguyễn Chu Hồi, hiện nay là Tổng cục phó Tổng cục biển hải đảo, Bộ TNMT). Ở hội thảo, chúng tôi tranh luận với các chuyên gia Trung Quốc về cách giải Hệ phương trình Saint-Venant một chiều mô tả dòng chảy trong kênh sông, gồm phương trình liên tục và phương trình chuyển động. Để giải số hệ phương trình Sait-Venant thường có các phương pháp phần tử hữu hạn, đường đặc trưng, sai phân hiện, chẳng hạn sơ đồ Lax hay sơ đồ cóc nhảy (leap-frog); Phương pháp phần tử hữu hạn (FEM), ra đời từ cơ học vật rắn, nhưng khi áp dụng cho bài toán dòng chảy 1 chiều trong sông thì không có ưu điểm gì hơn phương pháp sai phân (thậm chí còn phức tạp), cho nên hầu như không sử dụng . Phương pháp đường đặc trưng là hệ phương trình hyperbol, 1 chiều, trong chế độ chảy êm, có 2 họ đường đặc trưng trái dấu : trên mỗi họ đường sẽ có các hệ thức đặc trưng mà khi giải số lại phải rời rạc hóa các hệ thức này bằng sai phân. Vì thế phương pháp đặc trưng thường được dùng để xem xét số lượng các điều kiện biên. Trước đây do hạn chế về tốc độ máy tính và phương pháp giải hệ phương trình đại số, nên phải dùng phương pháp sai phân hiện vì tính toán đơn giản và không phải giải các hệ phương trình đại số phức tạp. Tuy nhiên, ngày nay do tốc độ máy tính khá nhanh và phương pháp giải các hệ phương trình đại số cũng khá tốt nên người ta dùng phương pháp sai phân ẩn. Các phương pháp sai phân ẩn thường gặp như sơ đồ ẩn 4 điểm của Preissmann, sơ đồ Dronker, sơ đồ ẩn 6 điểm loại Abbott-Ionescu (tính H xen kẽ Q), sơ đồ của phòng thí nghiệm thủy lực Delft, sơ đồ Vasilev (Liên Xô).
Tranh luận ở hội thảo không ngã ngũ về kết quả tính toán thủy lực, buổi tối ngồi riêng thảo luận chi tiết với 3 giáo sư của đại học Vũ Hán đã từng du học ở Mỹ (đại diện cho tư vấn của 4 nước thượng lưu) tôi “lật bài ngửa” đại ý các bạn giải hệ phương trình Sait-Venant theo phương pháp đường đặc trưng, chúng tôi theo phương pháp sơ đồ ẩn 4 điểm của Preissmann được sử dụng phổ biến so với các sơ đồ khác, sở dĩ có sai số lớn vì số liệu đầu vào về địa hình và thủy văn khác nhau. Sau khi tranh luận, rồi hội ý, cuối cùng phía bạn đã phải cung cấp cho chúng ta các tài liệu “Mật” nói trên. Kể lại câu chuyện này, để thấy rằng nếu vì sự phát triển bền vững trong việc sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực sông, cần có thiện chí, hiểu biết, trí tuệ, kiên nhẫn và sự tin cậy lẫn nhau thì cái không thể sẽ trở thành có thể.
Nhìn rộng ra sau hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ hai kết thúc vào chiều ngày 12 tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, người dân được biết nhiều hơn về chủ đề của Hội thảo "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Các tài liệu nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã nêu rõ Biển Đông là nơi tranh chấp rất phức tạp về chủ quyền đảo và tranh chấp vùng biển. Hoàng Sa trên thực tế là tranh chấp ba bên giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Trường Sa là nơi tranh chấp của Brunei, Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Nhớ lại những tháng đầu tiên vấn đề Biển Đông nổi lên rất gian nan, báo chí, bloggers nói rất mạnh, phê phán cả việc gọi là tàu lạ tấn công, ngư dân bị bắt, Chính phủ không có phản ứng. Đến bây giờ, khách quan mà nói ứng xử của Chính phủ ta đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực được lòng dân hơn, đặc biệt đã khéo léo quốc tế hóa, đưa được vấn đề Biển Đông vào các chương trình hội nghị của ASEAN, kéo được Nga, Mỹ, Ấn Độ vào làm đối trọng. Trước hết, chúng ta phải chịu trách nhiệm vì không ai bảo vệ quyền lợi đất nước bằng chúng ta. Chiến thuật ngoại giao của chúng ta là không đối đầu, vận động những nước khác nói hộ ta. chiến thuật đó đúng trong thời gian trước nhưng hiện nay các nước có thể đặt lại câu hỏi tại sao Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất của đường lưỡi bò của Trung Quốc lại không công khai lên tiếng, liệu có sự thỏa thuận đi đêm với Bắc Kinh khi đàm phán vấn đề trên biển?. Hoàng Sa thì Bắc Kinh không bàn, còn Trường Sa nếu ta chỉ bàn với Bắc Kinh thì có thể hiểu chấp nhận đàm phán song phương để giải quyết một vấn đề đa phương như quan điểm chính thống vẫn tuyên truyền! Có những vấn đề tiên quyết như thềm lục địa 200 hải lý tính từ bờ biển thì phải giữ, còn các đảo chỉ nên có một vùng biển hạn chế, để các nước trong ASEAN phải có một lập trường chung, có sự công nhận chủ quyền lẫn nhau thì mới đoàn kết được trước sức mạnh đang lên của phía Bắc. Và nếu giảm bớt đòi hỏi thì có bị kết tội là bán nước không, hay là một cách tập hợp lực lượng giữ lấy những gì mà ta đang có như một nguyên tắc của luật từ thời La Mã. Vấn đề nhạy cảm này chắc sẽ còn phải suy nghĩ rất nhiều, đòi hỏi lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, dám quyết và chịu trách nhiệm. Trung Quốc không có chứng cứ gì để nói rằng họ đã có chủ quyền ở cả Hoàng Sa và Trường Sa nhưng họ có thế của kẻ mạnh là nước lớn và thực tế đang chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu đó có người đề cập về thời Chiến Quốc có 2 cách trong cách quan hệ giữa nước tiềm lực yếu và nước có tiềm lực mạnh. Một là “hợp tung” nghĩa là các nước yếu hợp tác chống lại nước mạnh để kiềm chế nguy cơ bị thôn tính. Hai là “liên hoành” nghĩa là các nước yếu thuần phục nước mạnh, chia sẻ lợi ích cho nước mạnh để đổi lấy không bị chiến tranh (mà nguy cơ thiệt hại là nhiều hơn do nước tiềm lực yếu). Điển hình cho tư tưởng “hợp tung” là Tô Tần, người mang ấn tể tướng 6 nước, trong 15 năm không cho Tần xâm phạm đến 6 nước này. Điển hình cho tư tưởng “liên hoành” là Trương Nghi, thừa tướng của Tần, giúp Tần lần lượt thôn tính tất cả các nước. Chính sách “hợp tung” có điểm yếu là khi không còn mối đe dọa từ nước Tần mạnh trong ngắn hạn và các nước nhỏ không kiểm soát được các lợi ích cục bộ, các nước trong “hợp tung” sẽ tấn công lẫn nhau và đấy là cơ hội để nước Tần diệt các nước này thông qua thuyết “liên hoành”. Cách tiếp cận này dựa trên một tiên đề là “các nước chắc chắn muốn thôn tính lẫn nhau, dù là yếu hay mạnh”. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không thể có nếu không tự chủ về chính trị và kinh tế. Không nên gói gọn trong vấn đề địa lý thuần túy. Điều căn bản là xây dựng thực lực. Có thực lực sẽ có tất cả, mất thực lực thì sẽ bị phụ thuộc và mất tự chủ. Nhưng trước khi có thực lực thì cần phải tin vào khả năng và có kế hoạch thực hiện. Nếu không tin và biết cách làm thì chắc chắn sẽ không xây dựng được thực lực, điều này có thể thấy rõ ở người Nhật hay sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan và cả Singapore.
Vậy giải pháp đầu tiên ta phải là ta có bản lĩnh và triệu người như một. Cái nghèo trước mắt không phải là mối nguy lớn, mà lo là thiếu bản lĩnh, thiếu triệu người như một tử trên xuống dưới. Những vấn đề đang tranh chấp ở Biển Đông, nên có cách thức và công sức thích hợp để có thể đổi tên thành Biển Đông Nam Á và quan điểm, chính sách, phương thức của Việt Nam ta để giải quyết, từ toàn Biển Đông đến các quần đảo ở Biển Đông.
*Bài viết do TS Tô Văn Trường gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện-Blog. Xin chân thành cảm ơn tác giả!
20.11.2010
Trước đây, blog Oshin của nhà báo Huy Đức "ăn khách" vào loại nhất cả nước bị hack, ngay cả email cũng phải thay đổi địa chỉ mới, từ đó ngán ngẩm nhân tình thế thái "nghỉ chơi" luôn để lại nhiều "dấu lặng" trong lòng bạn đọc. Mới đây 2 trang mạng của Anh Ba Sàm (bí danh của Anh Nguyễn Hữu Vinh nguyên sỹ quan an ninh, xin ra khỏi ngành làm doanh nghiệp) có nhiều người truy cập cũng bị hack. Gần đây, tôi được thông báo địa chỉ email của GSTSKH Mai Thanh Tân bị hack, rồi đến máy tính của GS Tương Lai nguyên Viện trưởng Viện KHXHVN thành viên cũ của IDS cũng bị hack tấn công không còn khởi động được nữa.
Hàng ngày GS Tương Lai bỏ công vào buổi sáng làm nhiệm vụ "điểm tin trên mạng" thường có nhiều bài nói về bô xít, hồ bùn đỏ, Vinashin, tình hình biển đông, và các bài báo của nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc vv…Địa chỉ nhận điểm tin hàng ngày của GS Tương Lai rất hạn chế, đều là những người có tên tuổi như GS Hoàng Tụy, GS Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Ts Lê Đăng Doanh, Ts Dương Quang Trung vv...thế mà máy tính của GS Tương Lai cũng bị tin tặc!?
Hơn một tuần lễ vắng bóng "Mục đọc tin buổi sáng" của GS Tương Lai. Không hiểu những người có trách nhiệm với quyền lực và sức mạnh trong tay, liệu có biện pháp hữu hiệu nào để truy tìm, cảnh cáo những kẻ giấu mặt, người lạ trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn, thật giả khó phân. Quyết không chịu thua tin tặc, GS Tương Lai đã nhờ người có tay nghề khôi phục lại máy tính nhưng các dữ liệu ở ổ C để điểm tin hàng ngày không còn nữa. Trong “cái khó, ló cái khôn”, GS đã thay điểm tin hàng ngày bằng điểm tin vài ngày để tái ngộ với người đọc. Theo chúng tôi hiểu, sở dĩ GS Tương Lai không chịu thua tin tặc vì ông không chịu rơi vào tình cảnh phải ngâm câu thơ của Đặng Dung thế kỷ XIV : "Thế sự du du nại lão hà" để luận rằng "Thời lai đồ điếu (người bán thịt và kẻ đi câu) thành công dị. Vận khứ anh hùng ẩm hận đa". "Thời " và "Vận" đều do ta chủ động tạo ra thôi. Vận nước đang suy, mỗi một người đều phải tìm cách dấn thân tìm cách góp phần nhỏ bé của mình vào thúc đẩy để tạo nên "thời" nhằm chấn hưng lại "vận". Thiền sư Vạn Hạnh, người thầy của Lý Thái Tổ đã dựng nên triều đại Nhà Lý đã từng dạy Lý Công Uẩn " Nhậm vận thịnh suy vô bố úy/ Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" (ngẫm và hiểu cái lẽ của thịnh suy, lòng không sợ hãi, vì thịnh suy nối tiếp nhau chỉ như khoảng thời gian hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ).
Tôi là dân làm công tác khoa học kỹ thuật, thực sự bước vào lĩnh vực phản biện xã hội là nhờ được Ông Sáu Dân chỉ dẫn, dìu dắt và học tập kinh nghiệm của các lớp đàn Anh. Thực tế cuộc sống dạy cho tôi hiểu rằng phản biện xã hội là nghệ thuật, đòi hỏi trí tuệ, dày công "tu luyện", bản lãnh và phải có chính kiến xây dựng trên nền tảng tất cả vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Đất nước quá nhiều đời rác, cần "quét rác" thay cho "bới rác" để cho người bị phản biện dù có phật lòng nhưng vẫn quan tâm, xem xét, suy ngẫm. Nếu chỉ "bới rác" để sướng tai cho một số người đọc nhưng người có thẩm quyền lại bực mình không thèm đọc, vứt vào "sọt rác" thì lại hỏng.
Tôi nhớ một câu chuyện cách đây khá lâu, khi còn ở cương vị Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, trong 1 lần đi công tác cùng Anh Trương Tấn Sang khảo sát hệ thống công trình thủy lợi ở bán đảo Cà Mâu (cống Tắc Thủ), Anh Tư Sang nói với tôi và GS Phạm Hồng Giang Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đại ý như sau: "Tôi nhận được bài viết góp ý về chiến lược phát triển kinh tế đất nước của ông Trường, đọc mấy trang đầu thấy nóng cả người nhưng đọc xong 14 trang, tôi cho thư ký photocopy gửi đến các Anh có trách nhiệm cả bên Đảng và Chính phủ để tham khảo”. Bài viết ấy mặc dù khá “đụng chạm” nhưng người ta vẫn còn muốn đọc vì nó không thuộc trường phái “bới rác”!
Sau khi Vietnamnet đăng bài “Lỗ hổng thiết kế hồ bùn đỏ và bài toán dự án bô xít Tây Nguyên”, trong đó, đã phân tích về những khiếm khuyết của thiết kế, và sự nhầm lẫn về tính toán kinh tế qua các chỉ tiêu IRR và NPV, tôi được thông tin người có trách nhiệm ở Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ có phản hồi bài viết này. Vui mừng vì TKV đã quan tâm và chấp nhận tranh luận công khai những vấn đề nhạy cảm của dự án, tôi nhờ ban biên tập VNN chuyển tiếp đến TKV một số câu hỏi cụ thể như sau: (1) Phải minh bạch toàn bộ các giả định về bài toán kinh tế mà Bộ Công Thương sử dụng. Thí dụ, cần xác định cho rõ là chi phí có tính đến phí thương nghiệp và vận chuyển cho đến lúc đưa hàng lên tầu chưa? (2) Cách tính kinh tế tài chính là dựa vào đồng USD tương đối ổn định hay đồng VN rất mất ổn định vì đang phải đối phó với lạm phát cao? (3) Tỷ lệ lời/lỗ của dự án khi tính sẽ so với tỷ lệ lời khi làm đất cho các mục đích sản xuất khác như trồng cà phê, cây công nghiệp vv…Lưu ý là khi tính, phải tính trên cơ sở hiện nay, các kịch bản với giá bô xít khác nhau trong tương lai trên thị trường thế giới. Nếu hiểu theo cách tính của Bộ Công thương và TKV cho dự án Tân Rai qua diễn đàn online vừa qua, cho thấy như sau:
- Giá thành 265 US/tấn
- Giá bán 315 US/tấn
- Thuế (20%) 63 US/tấn
- Doanh thu thuần 252 US/tấn
- Lãi/Lỗ: -13 US/tấn
- Thuế (10%) 31.5 US/tấn
- Doanh thu thuần 283.5 US/tấn
- Lãi/Lỗ: 18.5 US/tấn
Nếu tính thuế theo quy định của nhà nước 20% như các sản phẩm khác thì chắc chắn lỗ (chưa kể còn tính thiếu, lẫn lộn “công tư” về các hạng mục đầu tư chi phí sản xuất khác) hỏi rằng vì sao lại “cố đấm” thực hiện một dự án mà nhà nước bị thua lỗ về kinh tế, trong khi nguy cơ môi trường bị đe dọa, bất an về xã hội vv… Tôi chờ ý kiến chính thức của TKV để tiếp tục tranh luận một cách công khai sòng phẳng, nhưng rất tiếc sau 1 tuần, được thông báo lại TKV vẫn im lặng, không phản hồi như đã hẹn. Nói về hồ chứa bùn đỏ, một số vị đại biểu Quốc hội yên tâm tin tưởng đã được tính toán an toàn vượt cả cấp động đất cao nhất ở Tây Nguyên qua lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Phạm Khôi Nguyên? Tôi tin rằng Bộ trưởng cũng là người ngộ nhận vì trong tất cả các sách vở, tài liệu về Đánh giá tác động môi trường (EIA) đều không có phần đánh giá rủi ro vì đây là một lĩnh vực khoa học riêng, phụ thuộc xác suất, toán học và số liệu rất phức tạp chưa được quy định áp dụng trong EIA ở Việt Nam.
Tôi được đọc bức thư của Tiến sĩ Trần Quang Tình gửi ông Trần Xuân Hòa Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) ngày 18/3/2010 trong quá trình lập tài liệu thiết kế khai thác và luyện nhôm hiện hữu không thấy nhắc đến việc thu hồi các nguyên tố đi kèm trong bùn đỏ, còn chứa một hàm lượng Uranium và Thorium. Lỗ khoan 21 Đắc Nông cho kết quả Thorium 6,74 ppm và Uranium 9,92 ppm (mẫu 21-2) và Thorium 6,19 ppm và Uranium 56,56 ppm (mẫu 21-1). Vấn đề này đã được ông Jean Claude SAMARA hiệu trưởng trường Đại học Địa chất ứng dụng Nancy-Cộng hòa Pháp đã thông báo với Ông Trần Đức Lương vào năm 1986 (khi đó Ông Lương là Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất) nhưng cho đến nay vẫn chưa được TKV quan tâm, xem xét đến vấn đề nhạy cảm này.
Đối với các chuyên gia Trung Quốc tham gia thiết kế hồ bùn đỏ còn nhiều khiếm khuyết về tính ổn định, nhất là hồ sơ thiết kế thi công, tôi tin rằng họ sẽ biết lắng nghe những điều hay, lẽ phải bởi vì chân lý của khoa học chỉ có chung ngôn ngữ. Tôi nhớ lại câu chuyện vào năm 2000, đoàn công tác của Việt Nam sang Lào và Trung Quốc dự hội thảo và đi khảo sát thực địa đánh giá về tác động đến môi trường do 4 nước thượng lưu có kế hoạch nổ mìn phá đá dọc sông Mekong để mở rộng luồng giao thông thủy cho xã lan 150 tấn từ Trung Quốc qua Myanmar về Thái Lan và Lào. Đoàn chuyên gia Việt Nam do tiến sĩ Nguyễn Đình Thịnh thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NNPTNT) làm trưởng đoàn gồm 5 thành viên của Bộ NNPTNT, Ủy ban sông Mekong Việt Nam, Bộ Thủy sản, Bộ giao thông. (đại diện Bộ thủy sản hồi ấy là PGS Nguyễn Chu Hồi, hiện nay là Tổng cục phó Tổng cục biển hải đảo, Bộ TNMT). Ở hội thảo, chúng tôi tranh luận với các chuyên gia Trung Quốc về cách giải Hệ phương trình Saint-Venant một chiều mô tả dòng chảy trong kênh sông, gồm phương trình liên tục và phương trình chuyển động. Để giải số hệ phương trình Sait-Venant thường có các phương pháp phần tử hữu hạn, đường đặc trưng, sai phân hiện, chẳng hạn sơ đồ Lax hay sơ đồ cóc nhảy (leap-frog); Phương pháp phần tử hữu hạn (FEM), ra đời từ cơ học vật rắn, nhưng khi áp dụng cho bài toán dòng chảy 1 chiều trong sông thì không có ưu điểm gì hơn phương pháp sai phân (thậm chí còn phức tạp), cho nên hầu như không sử dụng . Phương pháp đường đặc trưng là hệ phương trình hyperbol, 1 chiều, trong chế độ chảy êm, có 2 họ đường đặc trưng trái dấu : trên mỗi họ đường sẽ có các hệ thức đặc trưng mà khi giải số lại phải rời rạc hóa các hệ thức này bằng sai phân. Vì thế phương pháp đặc trưng thường được dùng để xem xét số lượng các điều kiện biên. Trước đây do hạn chế về tốc độ máy tính và phương pháp giải hệ phương trình đại số, nên phải dùng phương pháp sai phân hiện vì tính toán đơn giản và không phải giải các hệ phương trình đại số phức tạp. Tuy nhiên, ngày nay do tốc độ máy tính khá nhanh và phương pháp giải các hệ phương trình đại số cũng khá tốt nên người ta dùng phương pháp sai phân ẩn. Các phương pháp sai phân ẩn thường gặp như sơ đồ ẩn 4 điểm của Preissmann, sơ đồ Dronker, sơ đồ ẩn 6 điểm loại Abbott-Ionescu (tính H xen kẽ Q), sơ đồ của phòng thí nghiệm thủy lực Delft, sơ đồ Vasilev (Liên Xô).
Tranh luận ở hội thảo không ngã ngũ về kết quả tính toán thủy lực, buổi tối ngồi riêng thảo luận chi tiết với 3 giáo sư của đại học Vũ Hán đã từng du học ở Mỹ (đại diện cho tư vấn của 4 nước thượng lưu) tôi “lật bài ngửa” đại ý các bạn giải hệ phương trình Sait-Venant theo phương pháp đường đặc trưng, chúng tôi theo phương pháp sơ đồ ẩn 4 điểm của Preissmann được sử dụng phổ biến so với các sơ đồ khác, sở dĩ có sai số lớn vì số liệu đầu vào về địa hình và thủy văn khác nhau. Sau khi tranh luận, rồi hội ý, cuối cùng phía bạn đã phải cung cấp cho chúng ta các tài liệu “Mật” nói trên. Kể lại câu chuyện này, để thấy rằng nếu vì sự phát triển bền vững trong việc sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực sông, cần có thiện chí, hiểu biết, trí tuệ, kiên nhẫn và sự tin cậy lẫn nhau thì cái không thể sẽ trở thành có thể.
Nhìn rộng ra sau hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ hai kết thúc vào chiều ngày 12 tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, người dân được biết nhiều hơn về chủ đề của Hội thảo "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Các tài liệu nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã nêu rõ Biển Đông là nơi tranh chấp rất phức tạp về chủ quyền đảo và tranh chấp vùng biển. Hoàng Sa trên thực tế là tranh chấp ba bên giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Trường Sa là nơi tranh chấp của Brunei, Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Nhớ lại những tháng đầu tiên vấn đề Biển Đông nổi lên rất gian nan, báo chí, bloggers nói rất mạnh, phê phán cả việc gọi là tàu lạ tấn công, ngư dân bị bắt, Chính phủ không có phản ứng. Đến bây giờ, khách quan mà nói ứng xử của Chính phủ ta đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực được lòng dân hơn, đặc biệt đã khéo léo quốc tế hóa, đưa được vấn đề Biển Đông vào các chương trình hội nghị của ASEAN, kéo được Nga, Mỹ, Ấn Độ vào làm đối trọng. Trước hết, chúng ta phải chịu trách nhiệm vì không ai bảo vệ quyền lợi đất nước bằng chúng ta. Chiến thuật ngoại giao của chúng ta là không đối đầu, vận động những nước khác nói hộ ta. chiến thuật đó đúng trong thời gian trước nhưng hiện nay các nước có thể đặt lại câu hỏi tại sao Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất của đường lưỡi bò của Trung Quốc lại không công khai lên tiếng, liệu có sự thỏa thuận đi đêm với Bắc Kinh khi đàm phán vấn đề trên biển?. Hoàng Sa thì Bắc Kinh không bàn, còn Trường Sa nếu ta chỉ bàn với Bắc Kinh thì có thể hiểu chấp nhận đàm phán song phương để giải quyết một vấn đề đa phương như quan điểm chính thống vẫn tuyên truyền! Có những vấn đề tiên quyết như thềm lục địa 200 hải lý tính từ bờ biển thì phải giữ, còn các đảo chỉ nên có một vùng biển hạn chế, để các nước trong ASEAN phải có một lập trường chung, có sự công nhận chủ quyền lẫn nhau thì mới đoàn kết được trước sức mạnh đang lên của phía Bắc. Và nếu giảm bớt đòi hỏi thì có bị kết tội là bán nước không, hay là một cách tập hợp lực lượng giữ lấy những gì mà ta đang có như một nguyên tắc của luật từ thời La Mã. Vấn đề nhạy cảm này chắc sẽ còn phải suy nghĩ rất nhiều, đòi hỏi lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, dám quyết và chịu trách nhiệm. Trung Quốc không có chứng cứ gì để nói rằng họ đã có chủ quyền ở cả Hoàng Sa và Trường Sa nhưng họ có thế của kẻ mạnh là nước lớn và thực tế đang chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Tôi không nhớ đã đọc ở đâu đó có người đề cập về thời Chiến Quốc có 2 cách trong cách quan hệ giữa nước tiềm lực yếu và nước có tiềm lực mạnh. Một là “hợp tung” nghĩa là các nước yếu hợp tác chống lại nước mạnh để kiềm chế nguy cơ bị thôn tính. Hai là “liên hoành” nghĩa là các nước yếu thuần phục nước mạnh, chia sẻ lợi ích cho nước mạnh để đổi lấy không bị chiến tranh (mà nguy cơ thiệt hại là nhiều hơn do nước tiềm lực yếu). Điển hình cho tư tưởng “hợp tung” là Tô Tần, người mang ấn tể tướng 6 nước, trong 15 năm không cho Tần xâm phạm đến 6 nước này. Điển hình cho tư tưởng “liên hoành” là Trương Nghi, thừa tướng của Tần, giúp Tần lần lượt thôn tính tất cả các nước. Chính sách “hợp tung” có điểm yếu là khi không còn mối đe dọa từ nước Tần mạnh trong ngắn hạn và các nước nhỏ không kiểm soát được các lợi ích cục bộ, các nước trong “hợp tung” sẽ tấn công lẫn nhau và đấy là cơ hội để nước Tần diệt các nước này thông qua thuyết “liên hoành”. Cách tiếp cận này dựa trên một tiên đề là “các nước chắc chắn muốn thôn tính lẫn nhau, dù là yếu hay mạnh”. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không thể có nếu không tự chủ về chính trị và kinh tế. Không nên gói gọn trong vấn đề địa lý thuần túy. Điều căn bản là xây dựng thực lực. Có thực lực sẽ có tất cả, mất thực lực thì sẽ bị phụ thuộc và mất tự chủ. Nhưng trước khi có thực lực thì cần phải tin vào khả năng và có kế hoạch thực hiện. Nếu không tin và biết cách làm thì chắc chắn sẽ không xây dựng được thực lực, điều này có thể thấy rõ ở người Nhật hay sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan và cả Singapore.
Vậy giải pháp đầu tiên ta phải là ta có bản lĩnh và triệu người như một. Cái nghèo trước mắt không phải là mối nguy lớn, mà lo là thiếu bản lĩnh, thiếu triệu người như một tử trên xuống dưới. Những vấn đề đang tranh chấp ở Biển Đông, nên có cách thức và công sức thích hợp để có thể đổi tên thành Biển Đông Nam Á và quan điểm, chính sách, phương thức của Việt Nam ta để giải quyết, từ toàn Biển Đông đến các quần đảo ở Biển Đông.
*Bài viết do TS Tô Văn Trường gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện-Blog. Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Thông báo: Trang nhà bị tấn công nvtuan.com
Các bạn thân mến,
Không nằm ngoài dự đoán. Vào nửa khuya hôm qua rạng sáng 15/11, trang nhà của tôi đã bị tấn công. Lần này thì bị xóa sạch cơ sở dữ liệu. Nên bài vở trong tuần vừa qua chưa kịp backup đã không còn.
Mặc dù trang nhà đã được phục hồi nhưng có lẽ cũng không biết được số phận của nó đến đâu. Nếu gặp phải tai ương tiếp thì có lẽ tôi không còn có duyên với bạn đọc nữa. Các trang nhà lớn mạnh mà còn phải khốn đốn và đóng cửa, thì chẳng bõ gì, trang blog của tôi, chỉ là trang tài tử, không một biện pháp bảo mật nào (vì vốn dĩ tôi không thấy cần thiết phải làm như vậy và tôi cũng không có khả năng làm được).
Mời các bạn tiếp tục đồng hành.
NVT
Chúc mừng bác Trương Duy Nhất trở lại với DỰ ĐOÁN TOP TEN ẤN TƯỢNG 2010 (Trương Duy Nhất blog) truongduynhat.vnweblogs.com
Không nằm ngoài dự đoán. Vào nửa khuya hôm qua rạng sáng 15/11, trang nhà của tôi đã bị tấn công. Lần này thì bị xóa sạch cơ sở dữ liệu. Nên bài vở trong tuần vừa qua chưa kịp backup đã không còn.
Mặc dù trang nhà đã được phục hồi nhưng có lẽ cũng không biết được số phận của nó đến đâu. Nếu gặp phải tai ương tiếp thì có lẽ tôi không còn có duyên với bạn đọc nữa. Các trang nhà lớn mạnh mà còn phải khốn đốn và đóng cửa, thì chẳng bõ gì, trang blog của tôi, chỉ là trang tài tử, không một biện pháp bảo mật nào (vì vốn dĩ tôi không thấy cần thiết phải làm như vậy và tôi cũng không có khả năng làm được).
Mời các bạn tiếp tục đồng hành.
NVT
Chúc mừng bác Trương Duy Nhất trở lại với DỰ ĐOÁN TOP TEN ẤN TƯỢNG 2010 (Trương Duy Nhất blog) truongduynhat.vnweblogs.com
Nguyên nhân của vụ nổ, sau này, dần dần được sáng tỏ: nó xuất phát từ chiếc computer mà gián điệp Nga đánh cắp được ở một công ty Canada. Chỉ có điều Nga không biết là gián điệp Mỹ đã cài bẫy sẵn bằng cách gắn vào chiếc computer ấy một phần mềm có chức năng làm tăng tốc máy bơm và thay đổi các nắp đậy (valve) khiến áp lực của ga vượt ra ngoài khả năng chịu đựng của các ống dẫn và, cuối cùng, chúng phát nổ. Chưa có vụ nổ nào, ngoài các cuộc thử nghiệm nguyên tử, lại lớn đến như vậy.
Có thể xem đó là bằng chứng đầu tiên của computer với tư cách là một vũ khí.
Ba mươi năm trôi qua, computer và hệ thống internet càng ngày càng phát triển, thứ vũ khí ấy càng ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Nó mở ra một thứ chiến trường mới, bên cạnh bốn loại chiến trường quen thuộc: trên bộ, trên biển, trên không (air) và trên không gian (space) xa xôi cao ngất. Chiến trường thứ năm ấy chính là trên mạng internet (cyberspace).
Chiến tranh trên mạng khác hẳn các cuộc chiến tranh truyền thống. Ở đó không có súng nổ; không có bom rơi; không có những vụ chuyển quân ào ạt bằng máy bay hay tàu thuỷ; và đặc biệt, người ta có thể không biết ai là kẻ thù của mình nữa. Tất cả diễn ra trong tích tắc. Và vô cùng bí mật.
Một cuộc chiến tranh như vậy không phải là giả tưởng. Nó đã diễn ra. Trận địa đầu tiên là ở Estonia, một nước nhỏ, chỉ có trên một triệu dân, trước, thuộc Liên Bang Xô Viết, sau, từ năm 1991, trở thành một quốc gia độc lập và là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất ở châu Âu, được coi là một con hổ ở vùng Baltic. Estonia tự hào là có một chính-phủ-điện-tử (e-government hay paperless government), nơi phần lớn các thủ tục hành chính, kể cả việc bầu cử, đều được tiến hành trên internet.
Vào năm 2007, hầu như toàn bộ các hệ thống internet ở Estonia đều bị tin tặc tấn công. Mạng lưới internet của chính phủ Estonia bị tấn công với nhịp điệu 60,000 lần mỗi giây! Hậu quả là vô số các trang mạng của chính phủ, của giới truyền thông cũng như của ngân hàng đều bị tê liệt. Không ai có thể rút tiền từ ngân hàng được. Mọi việc buôn bán đều bị ngưng trệ. Công việc trao đổi bằng email giữa các công chức đều bị đình chỉ. Dân chúng rất đỗi hoang mang. Xã hội chìm ngập trong sợ hãi. Không khí chiến tranh bao trùm lên cả nước Estonia nhỏ bé.
Nhưng ai đã gây nên cuộc tấn công trên mạng ấy?
Mọi ánh mắt đều hướng về phía Nga. Nhưng không ai có thể nêu lên bằng chứng đích xác được. Virus đến, một phần, từ Nga, nhưng phần khác, từ khắp nơi trên thế giới. Cuối cùng, chỉ có một thủ phạm bị bắt. Đó là một sinh viên ở Tallinn. Hình phạt đối với sinh viên ấy là số tiền khoảng 2000 đô!
Một số người cho cuộc tấn công trên mạng nhắm vào Estonia năm 2007 chưa phải là chiến tranh thực sự. Lý do là đối tượng bị tấn công chỉ giới hạn trong hai lãnh vực hành chính và tài chính. Mạng lưới internet quân sự của Estonia chưa hề hấn gì cả. Cũng chưa có ai thiệt mạng. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu lại cho đó đúng là hình thức chiến tranh mới mà nhân loại sẽ phải đương đầu trong thế kỷ 21 này. Chính vì vậy, khối NATO đã tổ chức ngay một cuộc hội nghị lớn về an ninh mạng tại Estonia để bàn về kế hoạch đối phó với hình thức chiến tranh mới này.
Tại cuộc hội nghị, Tiến sĩ Charlie Miller, một nhà tư vấn về an ninh mạng, đã khiến mọi người kinh ngạc với một màn biểu diễn ngoạn mục: chỉ trong vòng chưa tới mười giây, từ chiếc laptop của ông, ông đã giành được quyền kiểm soát một chiếc laptop của người khác, tìm được mật khẩu và vào được email, kích hoạt máy ảnh (gắn sẵn trên laptop) và chụp hình người đang ngồi đối diện với chiếc laptop ấy! Tất cả các động tác ấy được thực hiện trong vòng chưa tới 10 giây!
Cuộc biểu diễn ấy cho thấy cái gọi là an toàn khi ngồi trước chiếc computer và sử dụng internet thật là mong manh. Và giúp người ta dễ dàng hình dung thế nào là cuộc chiến trên mạng. Tiến sĩ Miller cho hay: chỉ cần 100 triệu đô la, ông có thể huấn luyện một đội ngũ tin tặc có khả năng tấn công vào mạng lưới internet, đặc biệt trong lãnh vực quân sự và ngân hàng, của bất cứ quốc gia phát triển nào. http://www.bbc.co.uk/news/10339543
Chính vì nhận thức được điều đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lần lượt thiết lập các cơ quan an ninh mạng thuộc nhiều cấp khác nhau nhằm chuẩn bị đối phó với hình thức chiến tranh mới.
Người ta hình dung cuộc chiến tranh ấy như sau:
Trong vòng 15 phút, toàn bộ thống email quân sự đều bị tắt nghẽn; hệ thống điều khiển tên lửa và vệ tinh ở các khu quân sự, hệ thống điều khiển không lưu ở các phi trường và hệ thống điều khiển giao thông cũng như các phương tiện giao thông công cộng như xe lửa và xe điện đều bị tê liệt; điện; ga và nước bị cúp; các ống dẫn dầu và các kho lọc dầu bùng nổ; các dữ liệu trong ngân hàng, kể cả thị trường chứng khoán, bị xoá sạch hoặc không thể mở được, v.v...
Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
Trước hết, trên đường phố, xe lửa và xe điện cứ thản nhiên chạy và tông vào nhau rầm rầm; nếu không tông vào nhau thì cũng cán lên xe cộ ở các giao lộ; trên không, tất cả máy bay, từ quân sự đến dân sự đều bị mất phương hướng, không thể hạ cánh được, mà nếu liều hạ cánh thì cũng sẽ tông vào nhau rồi rớt như sung. Dân chúng không thể rút tiền và không thể mua bán gì được. Ngay cả điện, nước và ga trong nhà cũng bị cúp. Còn các tướng lãnh cũng như binh lính thì ngồi... ngó nhau bất lực!
Với viễn cảnh như vậy, chúng ta hãy tưởng tượng đến một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lâu nay, nghĩ đến điều ấy, chúng ta chỉ hình dung ra các cuộc xung đột quân sự ở hải đảo hoặc dọc theo biên giới giữa hai nước. Nhưng không nên quên một cuộc chiến trên mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi tình hình đủ căng thẳng. Mà về phương diện này, liệu Việt Nam có đủ sức chống cự lại Trung Quốc?
Nên nhớ hiện nay Trung Quốc đã phát triển một lực lượng tin tặc cực lớn và cực mạnh. Họ vẫn thường xuyên tấn công vào hệ thống mạng liên quan đến quốc phòng của nhiều nước, kể cả Mỹ, Úc và các nước lớn ở châu Âu.
Việt Nam có đủ sức chống cự lại họ?
--------
Trang Web nào sẽ là nạn nhân kế tiếp của bọn tin tặc? (1nguoiviet)
Trang Web (www.doithoaionlin.net) là 1 trang web có nhiều bài viết hay, khá nổi tiếng trên mạng. Đặc điểm trang (www.doithoaionlin.net) là đưa ra những quan điểm ôn hòa và cập nhật nhiều bài viết. Cách đây vài hôm Trang này đã bị tin tặc tấn công và sau đó tiếp tục tấn công Trang mới doithoaionline.org và hiện nay không thể truy cập được.
Thủ đoạn tấn công của các đối tượng này là nhắm vào các trang web đối lập chính trị và được sự chỉ đạo của chính quyền VN. Đại bản doanh bọn chúng được đặt ở Hồng Kong và đã trình bày trong bài viết (Chân dung bọn Tin tặc sinh tử lệnh). Đây là nhóm tội phạm quốc tế chuyên nghiệp, đủ mọi thủ đoạn , kể cả ăn cắp tiền trong các tài khoản
, phát tán phim đồi trụy để cài phần mềm độc, hack và tấn công các trang web đối lập, ăn cắp password email....
Thủ đoạn của chúng lần này là tấn công liên tiếp nhiều lần vào các trang web , tương tự như Blog TTX Vàng Anh, Blog 1nguoiviet, Blog anhbasam, blog Truongduynhat, blog Ns Tohai . Mục đích của chúng là để giảm lòng tin của đọc giả vào trang web , xóa dử liệu và cắt nguồn truy cập.
Hơn bao giờ hết , trong thời điểm này, những trang web bị tin tặc phá hoại cần được sự hổ trợ của bạn đọc cũng như các Trang web cùng chính kiến , động viên để tiếp tục duy trì hoạt động , điều họ cần không phải là tiền bạc vật chất mà là tinh thần và sự cảm thông.
Tuy nhiện, hiện tại sự cảm thông là thứ còn quá "xa xỉ" trong giới truyền thông , vô cảm với bạn web cùng chung chính kiến hoặc trong cùng 1 hoàn cảnh lại tập trung đánh bóng 1 blog , là vô tình bóp chết trang blog khác, trong đó có trang ttxva.com, 1 trang blog hay , tập hợp được nhiều bạn trẻ đến từ VN , không được hổ trợ cần thiết để có thể tiếp tục hoạt động và trang gocsay.wordpress.com của Ts Nguyễn Hồng Kiên đã xóa blog và không trở lại.
Rất nhiều tổ chức chính trị ủng hộ cho hoạt động dân chủ ở VN, Rất nhiều hội thảo về truyền thông, nhưng Tổ chức hổ trợ hoạt động cho Blogger VN là chưa có.
Trong khi mỗi ngày hàng triệu lượt truy cập bạn đọc vào các trang báo trong nước , lôi kéo được các bạn trẻ là do họ đưa nhiều thông tin phi văn hóa, giựt gân , phù hợp với tính hiếu kỳ của các bạn trẻ, ngược lại con số truy cập vào các trang web chính trị đối lập vẩn còn con số quá khiêm tốn
Xin chia sẽ mọi khó khăn cúng trang doithoaionlin.net. Trang 1nguoiviet rất đồng cảm với các trang web bị phá hoại, có lẻ Blog 1nguoiviet cũng từng là nạn nhân của bọn tin tặc. Và trang Web nào sẽ là nạn nhân kế tiếp của bọn tin tặc?
1nguoiviet
- Website nguyenvantuan.net lại có vấn đề (Nguyễn Văn Tuấn)Sáng nay, website nguyenvantuan.net của tôi lại gặp vấn đề, bạn đọc không truy cập được. Nguyên nhân vẫn như 2 lần trước đây, tức là có quá nhiều người truy cập cùng một lúc nên website bị nghẽn, giống như DDoS gì đó. Chúng tôi đang cố gắng khắc phục vấn đề này.
Xin thông báo cho bạn đọc biết.
NVT
-Đối Thoại tiếp tục bị phá hoại Đàn Chim Việt
Đàn Chim Việt nhận được thông báo cho biết, chiều ngày 8 tháng 11, 2010, trang nhà Đối Thoại (www.doithoaionlin.net) đã bị phá hoại. Hiện trang Đối Thoại đã chuyển sang địa chỉ mới www.doithoaionline.org. Email của Đối Thoại vẫn như cũ webdoithoai@gmail.com.
Được biết trang nhà của Đàn Chim Việt và các trang bạn vẫn thường xuyên bị đánh phá nặng nề trong thời gian gần đây. Một số trang như Đàn Chim Việt đã bị cướp mất tên miền. Chúng tôi kính mong độc giả thông báo cho bạn bè, thân hữu biết là Đàn Chim Việt đã chuyển từ www.danchimviet.com sang www.danchimviet.info.
Nhân đây, xin nhắc nhở quý bạn đọc nếu muốn tìm lại những bài cũ, ở trang chính (home page), góc phải bên dưới, chúng tôi lưu trữ bài vở theo nhiều đề mục khác nhau: tác giả, theo tháng, theo ngày và chuyên mục. Độc giả cứ thoải mái nhấp chuột vào các khung liên hệ để tìm, hoặc cũng có thể tìm ở một số chuyên mục trên đầu trang.
Độc giả nếu muốn đóng góp phản hồi dưới mỗi bài, xin vào vpskeys.org để tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí.
© Đàn Chim Việt
Được biết trang nhà của Đàn Chim Việt và các trang bạn vẫn thường xuyên bị đánh phá nặng nề trong thời gian gần đây. Một số trang như Đàn Chim Việt đã bị cướp mất tên miền. Chúng tôi kính mong độc giả thông báo cho bạn bè, thân hữu biết là Đàn Chim Việt đã chuyển từ www.danchimviet.com sang www.danchimviet.info.
Nhân đây, xin nhắc nhở quý bạn đọc nếu muốn tìm lại những bài cũ, ở trang chính (home page), góc phải bên dưới, chúng tôi lưu trữ bài vở theo nhiều đề mục khác nhau: tác giả, theo tháng, theo ngày và chuyên mục. Độc giả cứ thoải mái nhấp chuột vào các khung liên hệ để tìm, hoặc cũng có thể tìm ở một số chuyên mục trên đầu trang.
Độc giả nếu muốn đóng góp phản hồi dưới mỗi bài, xin vào vpskeys.org để tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí.
© Đàn Chim Việt
-Facebook ra mắt dịch vụ email vào ngày 15/11 tới (Bee)-
Dịch vụ mới này sẽ cho phép hơn 500 triệu người dùng Facebook tạo và sở hữu một địa chỉ email đuôi @facebook.com cho riêng mình.
Bauxite Việt Nam
Đó là Wang Yu (Vương Du), ở Virgina, Hoa Kỳ. Địa chỉ: 19343 Library Street, Reston, VA 20190. Số phone: 202-371-4578. Nhưng xem địa chỉ này qua vệ tinh thì là khu thương mại. Phải chăng đây là công ty secret agent của Trung Quốc? Cũng có thể thằng hacker nó bán lại, vì Wang Yu bắt đầu làm chủ tên miền này vào ngày 04-11-10, trong khi blog anhbasam1 và domain này bị hack ngày 02-11-10.
Giả sử Wang Yu mua, thì tại sao ông ta lại muốn mua tên miền này? Người mua hoàn toàn biết rằng tên miền là của người khác bị hack, vì hiện tại vẫn còn bài viết bôi nhọ ông Nguyễn Hưng Quốc trên đó, thế thì tại sao vẫn muốn mua của ăn trộm? Phải chăng Trung Quốc nhúng tay vào vụ này vì blog anhbasam hay đăng các bài liên quan tới việc chống Trung Quốc bành trướng?
BVN (theo thông tin do bạn đọc cung cấp)
—————-
Domain Name: ANHBASAM.US
Domain ID: D30809928-US
Sponsoring Registrar: DIRECTI INTERNET SOLUTIONS PVT. LTD. D/B/A PUBLICDOMAINREGISTRY.COM
Registrar URL (registration services): www.publicdomainregistry.com
Domain Status: clientTransferProhibited
Registrant ID: DI_13077137
Registrant Name: Yu
Registrant Organization: Wang
Registrant Address1: 19343 Library Street
Registrant City: Reston
Registrant Postal Code: 20190
Registrant Country: United States
Registrant Country Code: US
Registrant Phone Number: +1.2023714578
Registrant Email: anhbasam@anhbasam.com
Registrant Application Purpose: P2
Registrant Nexus Category: C11
Administrative Contact ID: DI_13077137
Administrative Contact Name: Yu
Administrative Contact Organization: Wang
Domain Registration Date: Thu Nov 04 18:14:15 GMT 2010
Domain Expiration Date: Thu Nov 03 23:59:59 GMT 2011
Domain Last Updated Date: Thu Nov 04 18:26:48 GMT 2010