Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Năm 2011: Tiếp tục những mục tiêu vĩ mô bất hợp lý

- Cả năm, tín dụng bằng ngoại tệ tăng gấp đôi tiền đồng (Sgtt)-

SGTT.VN - Báo cáo hoạt động ngân hàng trên địa bàn năm 2010 của ngân hàng Nhà nước TP.HCM (NHNN) cho biết, dự tính đến 31.12.2010, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 766.250 tỉ đồng, tăng 27% so với cuối năm 2009.
Trong đó, huy động bằng tiền đồng ước đạt 570.430 tỉ đồng, tăng 30,8%, bằng ngoại tệ đạt 195.820 tỉ đồng, tăng 17%. Tổng dư nợ tín dụng tăng 25%. Dư nợ bằng tiền đồng tính đến cuối năm ước đạt 501.650 tỉ đồng, tăng 18,5%, bằng ngoại tệ ước đạt 198.160 tỉ đồng, ước đạt 45,2%.

-Thêm một “đại gia” trong lĩnh vực xây dựng dùng phần mềm lậu
(VnMedia) - Thanh tra Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch phối hợp với Phòng Cảnh sát Tội phạm Công nghệ cao (Bộ Công An) lại vừa kiểm tra và phát hiện một công ty trong lĩnh vực thiết kế xây dựng sử dụng một số lượng lớn các phần mềm bất hợp pháp...
(29/11/2010 16:51')
-Vinashin trì hoãn nợ gây phương hại cho các ngân hàng quốc doanh (VOA)- Việc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trì hoãn trả nợ sẽ gây lên những thắc mắc về sự hậu thuẫn của chính phủ đối với công ty đóng tàu quốc doanh gần phá sản này, đồng thời có thể gây phương hại đến các ngân hàng thương mại của nhà nước. Đó là nhận định do công ty đánh giá tài chính Moody’s đưa ra, được hãng thông tấn Reuters trích dẫn ngày 29/11.
 -Vinashin và câu chuyện dư thừa công suấtVOA-Trần Vinh Dự

Thế nhưng cũng cần nhìn vào sự thực là lý do nặng ký nhất đẩy Vinashin vào chỗ khủng hoảng không khác hơn là bẫy dư thừa công suất mà tôi sẽ trình bày dưới đây.
Tính chu kỳ của kinh tế- Bẫy dư thừa công suất
Vấn đề nằm ở chỗ khi đầu tư mở rộng quy mô sản xuất đúng vào thời điểm giai đoạn cực thịnh sắp tàn và thời kỳ suy thoái đang đến thì doanh nghiệp sẽ bị rơi vào bẫy dư thừa công suất. Vinashin: Lehman’s Asia liquidator to revamp Vinashin (FT 23-11-10) -- After Lehman's has revamped itself? 
5 triệu đồng và cái giá của sự khác biệt (Bút Lông site) dù lệnh “tái cơ cấu” đã được thực thi, dù “Vinashin con” đe rằng “sẽ kiện” để thứ sản phẩm “con lai” giữa Honda và Vespa được lưu hành trên thị trường thì những bài học làm sao tạo được lối đi riêng, làm sao có một sự khác biệt vẫn đắt giá và vẫn được các CEO Việt chờ đợi

 
-- Quanh sự kiện Michael Porter  – cha đẻ chiến lược cạnh tranhthuyết trình hôm qua : “Muốn trở thành công ty tốt nhất là một sai lầm” (SGTT) Michael Porter: Hạ giá? Hãy cẩn thận, đó là cái bẫy! (Bee)
Bắt chước Trung Quốc, Việt Nam sẽ không thể thành công (VEF 30-11-10) -“Nhìn ở góc độ chiến lược cạnh tranh quốc gia, nếu Việt Nam “bắt chước” Trung Quốc, và chỉ dựa vào lợi thế nhân lực giá rẻ thì khó có thể thành công.- Có thật là Michael Porter nói thế không? Mà nếu có thì là nói theo nghĩa nào? Đây là những vấn đề cực kỳ phức tạp (we need to know the "nuance" and "context"),  phóng viên nên cẩn thật khi loan tin. 
- Đầu tư bất động sản sẽ “mệt” với nghị định về quản lý đất lúa? (VnEconomy)
Hiểu binh pháp Tôn Tử để làm ăn với Trung Quốc (TVN) bài của TS Phạm Gia Minh
 Câu nói "thương trường là chiến trường" quả là rất đúng trên thực tế khi đối tác kinh doanh chưa có được tư duy của văn minh "cùng thắng". Không có cách nào khác, phải "đi guốc trong bụng" đối tác và đưa ra những sách lược ứng phó cao tay hơn.
- Chuyện được mất (Nguyễn Xuân Nghĩa) Nguoi-Viet Online
Xuất bản tại Luân Ðôn từ năm Quý Mão 1843 - thời Thiệu Trị của nước ta - tuần báo The Economist của Anh là một “định chế”, trong nghĩa của người viết này, là cơ chế có ảnh hưởng tới cách suy nghĩ và hành xử của người khác.

Xem tình cảnh công nhân Anh, nghĩ về tình cảnh công nhân Việt Nam (Boxit) bài viết khá hay của tác giả Mạc Văn Trang
-Cán bộ công chức thiếu nhiệt tình do… lương thấp (TT)-Hàng chục công nhân công ty Foster đồng loạt ngất xỉu (VOV)- Mặc dù đã tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe, nhưng đến nay các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bình Dương vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến các công nhân ngất xỉu
 - Phòng chống buôn người tại VN (phần 1) (RFA)- Có thêm hơn 1200 phụ nữ Việt Nam đã bị mua bán, đó là con số mới được Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, thuộc Bộ Công An Việt Nam, đưa ra tại một Hội nghị tổng kết vào hôm 23/11. -Phòng chống buôn người tại VN (phần 2) (RFA)- Có nhiều ý kiến cho rằng tình hình chống buôn người tại Việt Nam chưa đạt hiệu quả và thiếu tính hệ thống.
 -
- Chinese Export Regions Face Labor Shortages NYT Two main manufacturing areas have an acute shortage of migrant workers, giving laborers leverage.
---------------

-VIỆT NAM - TÀI CHÍNH: Nợ xấu của Vinashin đe dọa một số ngân hàng Việt Nam (RFI)-  Báo trên mạng Bloomberg cho biết là theo nhận định của công ty tư vấn tài chính Moody, nợ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin tương đương khoảng 3% tổng số tiền cho vay của một số ngân hàng Việt Nam. Vinashin, hiện đang đứng bên bờ vực phá sản, khó có thể thanh toán các khoản nợ đáo hạn và điều này có nguy cơ gây khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam.

Vinashin đã trở thành biểu tượng của tập đoàn kinh tế Nhà nước làm tổn hại công quỹ.
DR
- TP.HCM: Hàng "bình ổn" … đang không ổn! (Bee)- Trong khi nhiều cửa hàng nội thành vắng khách thì đang có những cơn sốt gom hàng bình ổn bán ra thị trường ngọai thành thu hưởng chênh lệch giá
- Lương công chức hay chuyện con gà - quả trứng
29/11/2010 09:29:42 AM (GMT+7)- Không ít người trong bộ máy hành chính giàu lên một cách bất thường, có biệt thự xa hoa, xe hơi xịn, gửi con ra nước ngoài du học…


LTS: Nghị quyết về kết quả giám sát thực hiện cải cách thủ tục hành chính do Quốc hội thông qua ngày 26/11 ghi rõ, Chính phủ cần sớm cải cách cơ bản chế độ tiền lương gắn với vị trí việc làm và tinh giản hợp lý biên chế, bộ máy. Chuyên gia Vũ Quốc Tuấn, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng đề xuất nên có một cuộc đối thoại trực tiếp giữa Bộ trưởng Nội vụ với một số chuyên gia, nhà quản lý và công chức tâm huyết, để có thể góp những ý kiến thiết thực với Chính phủ trong vấn đề hệ trọng này. VietNamNet giới thiệu bài viết của ông.- Vietnamese tycoon accused of stock fraudDPA
- Đầu tư ra nước ngoài: Sau những khoản tiền chuyển đi VnEconomy -
Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài không ngoài mục đích lợi nhuận, nhưng việc quản lý dòng vốn đang là vấn đề. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu túi nhựa PE từ Việt Nam vào Hoa Kỳ đã giảm gần một nửa so với năm 2008, khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp mức thuế suất thuế chống phá giá tạm thời trên 50% đối với các doanh nghiệp Việt.


 -Cơ hội nào trước cầu Trung Quốc? (Sgtt)-
 - Rất khó phán đoán nhu cầu thị trường Trung Quốc (Bee)- Mặc dù Trung Quốc mua khá nhiều lợn của Việt Nam, nhưng hầu hết doanh nghiệp trong ngành lại khẳng định không có nhiều cơ hội để khai thác sự kiện này
- Trung Quốc liên tiếp “tấn công” thị trường dầu khí thế giới VnEconomy -
Một liên doanh dầu khí giữa Trung Quốc và Argentina vừa đồng ý chi 7,06 tỷ USD, mua lại 60% cổ phần của BP trong PAE

- Ai mới là chủ nợ thực sự của Mỹ? (Bee)- Tạp chí Economist và Global Research mới đây đã có những phân tích chỉ ra rằng Trung Quốc không phải là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, chủ nợ lớn nhất của Mỹ chính là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tổng số tiền mà FED cho Chính phủ Mỹ vay đã tăng vọt trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, với một số tiền không nhỏ dành cứu trợ cho các công ty và ngân hàng lớn như Tập đoàn bảo hiểm AIG và Tập đoàn Bear Stearns. Cho đến nay, số tiền mà FED đã chi để bảo lãnh các khoản nợ xấu của các ngân hàng phố Walls vẫn là một bí mật quốc gia, mặc dù có những tin đồn là lên đến hàng nghìn tỷ USD.

Chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ là một nhóm gồm các tập đoàn Mỹ, những cá nhân cực giàu và các hình thức khác của các nhóm đầu tư giàu có. Nhóm này đã tăng trưởng mạnh về quy mô kể từ khi bắt đầu suy thoái, khi họ bỏ chạy khỏi thị trường chứng khoán nhiều rủi ro để chuyển sang đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ an toàn hơn. Tóm lại, những người giàu có, sở hữu các ngân hàng và được Chính phủ Mỹ cứu trợ, lại dùng phần lớn số tiền được cứu trợ của họ để mua trái phiếu kho bạc Mỹ (khoản nợ của Mỹ), và giờ đây đang yêu cầu rằng khoản đầu tư, do những người đóng thuế tài trợ cho họ, phải được an toàn bằng cách cắt giảm các chương trình xã hội.
---------

-World migrants could total 405 million by 2050GENEVA (Reuters) - Người di cư xuyên biên giới có thể lên tới con số 405 triệu, hay gần 7% dân số toàn cầu vào năm 2050, bản tin IOM hôm thứ hai cho biết. Bản tin cho biết làn sóng di cư là không thể tránh khỏi dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự biến đổi dân số toàn cầu.

More Information

(For a full text of the report, go to: www.iom.int)

- Gần 57.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam VnEconomy -
Lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam chủ yếu là những người có trình độ đại học và chứng chỉ chuyên môn.
- Sai phạm trong tuyển người xuất khẩu lao động (TNO) -
Ngày 28.11, UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết đã chỉ đạo tạm dừng việc tuyển lao động ở các xã trên địa bàn huyện đi xuất khẩu để khắc phục những sai sót liên quan đến Công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa - chi nhánh Hà Tĩnh (LEESCO).

Năm 2011: Tiếp tục những mục tiêu vĩ mô bất hợp lý (29/11/2010)
Quốc hội và Chính phủ phải rút kinh nghiệm từ năm 2009 và 2010, đưa ra các mục tiêu vĩ mô hợp lý hơn nhưng đáng tiếc điều này không xảy ra.

TIN LIÊN QUAN

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11-2010 của TPHCM lên tới 1,7% và của Hà Nội lên tới 1,9%. Do vậy, CPI của cả năm 2010 sẽ không phải là 7% như mục tiêu ban đầu của Quốc hội, cũng sẽ không phải là 8% như mục tiêu điều chỉnh của Chính phủ, mà sẽ xấp xỉ 10% hay cao hơn.
Năm ngoái, mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2010 là tăng trưởng GDP 6,5%, đầu tư xã hội 41% GDP và CPI dưới 7%. Không cần phải sử dụng các mô hình kinh tế phức tạp, chỉ cần so sánh với kết quả của năm 2009 cũng đủ thấy sự thiếu thực tế của những mục tiêu này. Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,3% mà lạm phát đã tới gần 7%. Việc kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2010 cao hơn, đồng thời lạm phát thấp hơn hoặc bằng so với năm 2009 rõ ràng là thiếu cơ sở.
Kết quả, năm 2010 mặc dù có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP song lạm phát đã vượt mục tiêu gần hai điểm phần trăm. Đấy là chưa kể đến những cái giá phải trả để đạt được mục tiêu tăng trưởng, cụ thể là thâm hụt kép (ngân sách và thương mại), lãi suất tăng vọt, tỷ giá căng thẳng, lạm phát tăng cao, môi trường kinh doanh bấp bênh...
Lẽ ra Quốc hội và Chính phủ đã phải rút được kinh nghiệm từ năm 2009 và 2010 để đưa ra các mục tiêu hợp lý hơn cho năm 2011, thế nhưng đáng tiếc là điều này lại không xảy ra.
Mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2011 là tăng trưởng GDP 7-7,5%, đầu tư xã hội 40% GDP, và CPI dưới 7%. Một lần nữa, mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn năm trước một cách đáng kể, đồng thời mục tiêu CPI lại thấp hơn nhiều so với kết quả thực hiện của năm trước. Có thể thấy ngay là ít nhất một trong hai mục tiêu này sẽ không đạt được, trừ phi trong năm 2011 hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực của nền kinh tế được cải thiện vượt bậc, mà điều này không thể xảy ra trong một sớm một chiều.
Không chỉ giữa các mục tiêu vĩ mô có mâu thuẫn, chính sách vĩ mô (tài khóa và tiền tệ) cũng thiếu sự phối hợp hiệu quả. Khác với các nước có ngân hàng trung ương độc lập, và do vậy chính sách tài khóa và tiền tệ độc lập một cách tương đối, ở Việt Nam chính sách tiền tệ thường phải chạy theo chính sách tài khóa. Điều này có nghĩa là mặc dù chính sách tiền tệ là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất, nhưng nguyên nhân căn bản của lạm phát xuất phát từ chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng dựa vào đầu tư. Nhưng vì đầu tư kém hiệu quả nên phải đầu tư rất nhiều, kéo theo chính sách tài khóa mở rộng và buộc chính sách tiền tệ (cụ thể là cung tiền, tín dụng) phải chạy theo, và hệ quả là lạm phát.
Như vậy, ở Việt Nam, nguyên nhân bề mặt của lạm phát là chính sách nới lỏng tiền tệ, nguyên nhân trung gian là chính sách tài khóa mở rộng, và nguyên nhân căn bản là mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư nhưng kém hiệu quả.
Để tránh vòng xoáy đi xuống này, Chính phủ cần thực sự ưu tiên ổn định vĩ mô thay vì chạy theo tốc độ tăng trưởng GDP, ưu tiên phát triển bền vững thay vì tăng trưởng nhất thời, ưu tiên hiệu quả thay vì số lượng đầu tư. Điều này có nghĩa là các mục tiêu về chất lượng - cụ thể là tính ổn định, bền vững và hiệu quả - phải được đưa vào hệ thống mục tiêu của Chính phủ và được ưu tiên so với các mục tiêu số lượng.
Trong hoạch định chiến lược và chính sách kinh tế - xã hội, việc đưa ra mục tiêu vĩ mô là cần thiết để làm cơ sở cho công tác điều hành của Chính phủ cũng như phát tín hiệu cho thị trường. Tuy nhiên, để hoạt động điều hành có hiệu lực và tín hiệu phát ra có độ tin cậy cao, các mục tiêu vĩ mô phải tương thích với nhau, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế trong nước cũng như bối cảnh kinh tế thế giới. Nếu không, môi trường vĩ mô sẽ bất ổn, niềm tin vào năng lực điều hành của Chính phủ sẽ giảm sút, còn doanh nghiệp và người dân sẽ chỉ lo phòng thủ và đánh quả - những hoạt động không những không tạo ra giá trị gia tăng mà còn làm nền kinh tế phải đối diện những khó khăn khác.
(Theo Vũ Thành Tự Anh -  Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
 --------------

Đề xuất mở đường xuyên Đông Dương (Thanh Niên) Một tuyến đường sắt và đường bộ song hành xuyên Đông Dương sẽ rút ngắn hơn 300 km hành trình Bắc – Nam hiện nay, tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc.
Xử lý làm giá CK: “Bó tay” khi đại gia lũng đoạn? (VEF) không dám đâu, báo Thanh Niên đang Tầm diệt nạn thao túng chứng khoán (Thanh Niên)

Liệu có thể bình ổn khi còn “hai giá”? (Bee) Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, ông Nguyễn Văn Đồng, giá cả nhiều mặt hàng tăng lên không phải do khan hiếm nguồn cung mà do tác động tâm lý dây chuyền, khi thấy giá vàng và USD tăng, các tiểu thương nhỏ đã tự ý nâng giá bán, theo kiểu “té nước theo mưa.”
- Sàng lọc thương nhân xuất khẩu gạo (Sgtt)-

SGTT.VN - Một trong ba yếu tố để thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo từ 1.1.2011 là có ít nhất một cơ sở xay, xát lúa gạo với công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ. Nhiều doanh nghiệp, cả nhà nước và tư nhân, đều lo xây kho để đáp ứng điều kiện.
Nghị định 109-2010/NĐ-CP ban hành ngày 4.11.2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực từ 1.1.2011. Theo nghị định, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ ba điều kiện là: được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc; có ít nhất một cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.




- Thế giới nhiều bất ổn, khó khăn cho Việt Nam (Sgtt)-

Việt Nam khó khăn với lạm phát và nhập siêu
Tâm điểm kinh tế Việt Nam trong tuần qua là tình hình lạm phát và nhập siêu. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 đã tăng 1,86% so với tháng 10.2010. Đây là tháng CPI tăng cao thứ ba liên tiếp và so với tháng 12.2009 thì chỉ số CPI đã tăng 9,58%, báo hiệu nguy cơ CPI mức hai con số trong năm nay.
Bên cạnh nguyên nhân mùa vụ, theo đó chỉ số giá tiêu dùng thường có xu hướng tăng mạnh từ tháng 11 trở đi và kéo dài đến hết tết sang năm, thì CPI tháng 11 tăng cao còn có nguyên nhân từ chi phí đẩy và cung tiền cao trong quá khứ.




Ứng biến với thay đổi cách mua của thương nhân Trung Quốc (Sgtt)-



 - Khoa học công nghệ Trung Quốc dưới góc nhìn của Mỹ. datviet-
Trung Quốc đã gặp phải những thách thức nào khi định đưa Khoa học công nghệ trở thành quốc sách hàng đầu?
Trung Quốc: Phát triển khoa học để nuôi 1,6 tỷ dân
Trung Quốc: Khoa học kỹ thuật - Chủ chốt của sản xuất

Bài phân tích của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh sẽ cho thấy rõ hơn về điều này.
Thách thức trong hấp thu và sản xuất công nghệ mới
Theo Báo cáo từ Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào tháng 12/1996,  Trung Quốc phải vượt qua hàng loạt thách thức của KH - CN trong lĩnh vực công nghiệp và điểm yếu phát triển để ngăn chặn khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc và các nước tiên tiến . Những thách thức KH - CN mà nền công nghiệp của Trung Quốc phải đối mặt gồm: tổ chức yếu kém, thiếu tài nguyên, những chỉ thị nông nổi trong việc mở rộng sản xuất bằng mọi giá, KH - CN xa rời sản xuất, nhập khẩu công nghệ mà không thể hấp thụ được ở giai đoạn ngành công nghiệp trong nước phát triển như hiện nay. Bí mật quân sự nhằm ngăn ngừa khu vực dân sự ăn theo công nghệ quân sự; công nhân ít được đào tạo ; người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học bị trả lương không xứng đáng.
Tuy nhiên, báo cáo đã không chỉ ra được cách thức Trung Quốc có thể bứt phá khỏi những thiếu sót này bằng cách dựa vào mở rộng  khu vực tư nhân để tạo dựng một sức mạnh Nghiên cứu và Phát triển (R&D) cho Trung Quốc.
Tổ chức yếu kém, bỏ bê, tài nguyên tắc nghẽn và các cuộc kêu gọi mở rộng sản xuất vô lý dẫn đến R & D của Trung Quốc đầy nhược điểm. Yếu điểm trong R&D công nghiệp
Lực lượng lao động Trung Quốc trình độ thấp là trở ngại lớn cho việc cải thiện ứng dụng và chuyển giao KH - CN trong nền công nghiệp. Theo điều tra năm 1990, chỉ có 1,4% dân số được giáo dục cao hơn hoặc vào thời điểm đó là sinh viên đại học, trong khi so sánh với Nhật Bản, con số đó là 14,3%,  Hàn Quốc là 8,9% và Đài Loan là 7,5%. Trung Quốc bị thiếu hụt nguồn kỹ thuật viên và các tiêu chuẩn đánh giá trình độ kỹ thuật viên cũng bị kéo thấp xuống.
Doanh nghiệp ở Trung Quốc thường tập trung chủ yếu vào lợi nhuận nhanh chóng từ công nghệ nhập khẩu, ít chú ý đến việc nắm vững các công nghệ mới và biến nó trở thành của riêng mình. Nhiều doanh nghiệp miễn cưỡng cho phép các doanh nghiệp khác tham gia hợp tác với các đối tác nước ngoài. Điều này làm giảm mạnh khả năng của Trung Quốc trong việc tiếp thu công nghệ mới.
Năng lực tiếp thu công nghệ mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu kém. Các công ty cỡ vừa và nhỏ của Trung Quốc chỉ dành 1/10 (1,4%) trong phần thu nhập của cty vào hoạt động R & D. 
Bí mật quân sự đã ngăn cản các công ty, doanh nghiệp công nghiệp quân sự đào tạo chuyên gia công nghệ tiên tiến cho ngành công nghiệp dân sự.
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quá ít ỏi. Trong năm 1985, cứ trong 1000 công nhân mới có 5 lao động trong lĩnh vực KH - CN; thời điểm đó Nga có 97 người; Mỹ là 60 và Nhật Bản là 49. 
Do các thay đổi trong nước và quốc tế làm cho TQ không thực hiện thành công dù chỉ một trong bốn kế hoạch dài hạn chiến lược phát triển KH - CN mà nước này đã lập ra kể từ năm 1949.
Hơn nữa nhân công trong lĩnh vực KH - CN thường bị trả lương thấp hơn người lao động phổ thông, điều này càng làm thiệt hại nghiêm trọng năng suất và tinh thần. Một cuộc khảo sát gần đây của các nhà khoa học tại Học viện Khoa học Trung Quốc cho thấy hầu hết người lao động không tin rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong tương lai gần.
Theo Viện Nghiên cứu Quốc tế về Công nghệ và  Kinh tế Trung Quốc tỷ lệ nhập khẩu công nghệ Trung Quốc chiếm khoảng 5% tổng nhập khẩu mỗi năm trong(1991-1993).
Nhập nhiều công nghệ mới nhưng khó áp dụng
Về tổng thể, nền sản xuất công nghiệp Trung Quốc vô cùng lạc hậu. Phần lớn tiền đầu tư vào dự án KH - CN đã bị lãng phí bởi các sản phẩm này sẽ không bao giờ rời khỏi bàn giấy, vì công đoạn nghiên cứu phát triển sản phẩm đã bị bỏ qua.
Trung Quốc tập trung nhập khẩu công nghệ tốt nhất để cải thiện mức độ sản xuất, nhưng đã không chú ý đến việc khai thác sử dụng công nghệ này và cải tiến để phù hợp với điều kiện của Trung Quốc.
Báo cáo kết luận, nếu như Trung Quốc không cố hết sức để lĩnh hội và nội địa hóa công nghệ nước ngoài - và sau đó, khi có các công nghệ bản địa hóa, lại tiếp tục thực hiện các cải tiến của riêng nó - Trung Quốc sẽ vẫn luôn luôn chỉ là một nước nhập khẩu các công nghệ nước ngoài.
 

Tổng số lượt xem trang