Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Nghị quyết 36: “Cơ bản đã đi vào cuộc sống”

--Bộ chính trị đẩy mạnh công tác kiều bào trong tình hình mới
Đăng Bởi Một Thế Giới - 13:23 27-05-2015

Đoàn kiều bào về thăm quê Bác. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)
Ngày 19/5, Ban Chấp hành Trung ương đã ra chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Sau đây là toàn văn chỉ thị:
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 36), công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều tiến bộ và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đã góp phần tích cực vào việc tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; cổ vũ, động viên người Việt Nam ở nước ngoài nâng cao ý thức tự hào dân tộc, lòng yêu nước, gắn bó với quê hương đất nước, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, vươn lên trong cuộc sống, hội nhập vào nước sở tại.

Đến nay, một bộ phận lớn bà con đã có địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập vào xã hội nơi họ đang sống và làm việc. Tiếng Việt được sử dụng là ngôn ngữ chính của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài song hành cùng tiếng nói của nước sở tại. Bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng nâng cao, thực sự là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là cầu nối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước sở tại; đồng thời góp phần tích cực xây dựng quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 36 thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Việc ban hành và thực hiện một số cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài bảo tồn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá của dân tộc và góp phần xây dựng đất nước còn chậm, chưa đồng bộ, kết quả còn hạn chế. Một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài chưa có địa vị pháp lý ổn định. Một số bà con vẫn còn giữ thái độ định kiến, mặc cảm; một số ít người còn có tư tưởng, hành động không phù hợp với lợi ích dân tộc.

Những hạn chế, bất cập trên, chủ yếu là do một số cơ quan Trung ương và địa phương nhận thức chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, thống nhất về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; các cơ quan trực tiếp làm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp chưa chặt chẽ, còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; bộ máy tổ chức, cán bộ và kinh phí cho công tác này chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trong quá trình nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục gia tăng cả về số lượng và địa bàn cư trú, có cuộc sống ngày càng ổn định, có tiềm lực về tri thức và kinh tế, có vị trí và ảnh hưởng trong xã hội nước sở tại. Tình hình quốc tế, trong nước và những yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới đòi hỏi công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần được tăng cường, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phát triển vững mạnh, nâng cao uy tín, tham gia tích cực vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước sở tại; góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, Bộ Chính trị yêu cầu cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả những chủ trương, phương hướng công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã nêu trong Nghị quyết 36; đồng thời, tập trung thực hiện thật tốt những nội dung trọng tâm sau :

1- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục thể hiện đầy đủ và phát huy tốt truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yều nước, niềm tự hào dân tộc và mục tiêu chung của mọi người Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung...; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai; xoá bỏ mặc cảm, định kiến; chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2- Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tăng cường hơn nữa sự gắn bó của người Việt Nam ở nước ngoài với đất nước. Mọi người Việt Nam ở nước ngoài đều được khuyến khích, tạo điều kiện trở về thăm quê hương, đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tiếp tục quan tâm, sớm có giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kiên trì vận động, thuyết phục những người còn giữ định kiến, mặc cảm.

3- Người Việt Nam ở nước ngoài là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Ủng hộ và khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài tôn trọng pháp luật và hội nhập vào xã hội nước sở tại, nơi bà con sinh sống. Phối hợp chặt chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú. Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.

4- Tiếp tục thể chế hoá các chủ trương, phương hướng và nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết 36; đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài khi về Việt Nam sinh sống và làm ăn; sớm cấp lại quốc tịch cho những người có đủ điều kiện; tạo thuận lợi hơn nữa trong việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam; đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh, đầu tư, chuyển, nhận và sử dụng kiều hối. Thường xuyên tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến và tham gia vào các sự kiện chính trị - xã hội lớn của đất nước.

5- Rà soát, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, sản xuất kinh doanh, góp phần vào thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước vào Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Có chính sách thu hút, sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực thiết yếu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

6- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc; hỗ trợ dạy và học tiếng Việt hiệu quả, sớm triển khai chương trình, dạy tiếng Việt qua mạng phù hợp với từng địa bàn; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hoá, tinh thần của bà con theo truyền thống dân tộc và phù họp với đặc thù, pháp luật của nước sở tại.

7- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại bằng nhiều hình thức phù hợp (các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài, phát thanh, truyền hình đối ngoại, truyền hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại...). Tranh thủ, phát huy các phương tiện truyền thông của cộng đồng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho người Việt Nam ở nước ngoài về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Thông qua người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và vận động bạn bè quốc tế.

8- Đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả các hình thức tập hợp, vận động người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là thế hệ trẻ; mở rộng vận động, tiếp xúc những cá nhân có uy tín, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Nghiên cứu xây dựng chính sách, hỗ trợ các tổ chức hội đoàn, lực lượng nòng cốt trong cộng đồng; nghiên cứu thí điểm công nhận các chi hội người Việt Nam ở nước ngoài là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam... Đẩy mạnh công tác khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài có công với đất nước và công tác cộng đồng.


9- Kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ; đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế phối hợp triển khai công tác về người Việt Nam ở nước ngoài từ Trung ương đến địa phương theo nguyên tắc thu gọn đầu mối, rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, không làm tăng biên chế. Kiện toàn bộ máy Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng chuyên sâu, làm tốt vai trò cơ quan tham mưu, thống nhất quản lý công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

10- Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới các văn bản pháp luật và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.

Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo ban hành và tổ chức thực hiện "Chương trình hành động về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015 - 2020".

Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ các đơn vị sự nghiệp Trung ương và cấp uỷ trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức phổ biến, quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị.

Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng uỷ Ngoài nước, Ban Đối ngoại Trung ương và các ban, ngành, đoàn thể liên quan và các cấp uỷ địa phương tổ chức phổ biến Chỉ thị này đến cán bộ, đảng viên, nhân dân và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; chịu trách nhiệm giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo dõi, định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến chi bộ để thực hiện./.


Theo TTXVN





-Việc thực thi các chính sách Việt kiều quá chậm Thanhnien Online -Tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVONN), vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm UB Nhà nước về NVONN, cho biết trong số hơn 4 triệu người VNONN thì có tới 400.000 chuyên gia trí thức trong đó có nhiều người đang công tác tại các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới.
-“Coi trọng trí thức ngoài Đảng” (PL)-GS, đại biểu QH Nguyễn Lân Dũng cũng nghĩ tới những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy cán bộ khi ông dẫn lời Hồ Chủ tịch:

-Ra mắt kênh thông tin chuyên biệt về kiều hối (VnEconomy)-Một chương trình chuyên biệt mang tên “Kiều hối Việt kết nối quê hương” đã chính thức phát sóng trên kênh VTV4. Kiều hối “chảy” về Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng mạnh. Tính riêng trong 14 năm (từ 1991-2004) đã có 15,243 tỷ USD, bằng 59% tổng vốn FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giải ngân của giai đoạn 1993-2004.


Cùng với chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư về  quê hương dành cho Việt kiều, một lượng lớn kiều hối đang đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán, dự án đầu tư kinh doanh…. Các chuyên gia tài chính đánh giá, đây là kênh dẫn vốn chính thống với khối lượng lớn và hấp dẫn cho các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam. Nhất là khi chính sách thuế của Nhà nước đã có những miễn trừ cho các hoạt động chuyển kiều hối về nước.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện có gần 500.000 người Việt đang sống và làm việc tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là lực lượng chủ lực làm tăng lượng kiều hối gửi về Việt Nam.

Nguồn tiền này được đầu tư như thế nào, “con đường” di chuyển ra sao, ý nghĩa, hiệu quả mà nó đem lại cho những gia đình có thân thân gửi về…? Trước những đòi hỏi chính đáng của kiều bào về minh bạch hóa lượng kiều hối chuyển về Việt Nam, đồng thời tuyên tuyền, phổ biến các chính sách ưu đãi của Nhà nước với kiều bào hay những thủ tục gửi và nhận kiều hối, một chương trình chuyên biệt mang tên “Kiều hối Việt kết nối quê hương” đã chính thức phát sóng trên kênh truyền hình đối ngoại, VTV4 - Đài truyền hình Việt Nam.

Đại diện nhóm sản xuất chương trình cho biết, giai đoạn đầu, chương trình phát sóng 1 tuần/lần với nội dung chủ yếu là các thông tin tổng quát về lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong tuần, các chính sách liên quan đến kiều hối, xu hướng sử dụng kiều hối, các chương trình khuyến mại, phóng sự, phỏng vấn, trò chuyện. Đặc biệt là các dự án đầu tư hiệu quả từ nguồn kiều hối gửi về…

"Trong tương lai, sẽ có hẳn một kênh truyền hình chuyên biệt về tài chính kiều hối", vị đại diện này nói.

Nằm trong khung giờ vàng: 20h20 các ngày thứ Hai hàng tuần, chương trình “Kiều hối Việt kết nối quê hương” kéo dài 15 phút với 4 phần: Tin tức trong tuần, Câu chuyện kiều hối, Nhịp cầu giao thương và Hỏi đáp.

Nhóm thực hiện chương trình tiết lộ, sẽ có nhiều dạng phóng sự, phỏng vấn về tính hiệu quả của các dự án lớn đang sử dụng vốn đầu tư từ kiều hối. Thông qua đó, các nhà đầu tư sẽ nắm bắt được thông tin về tình trạng sử dụng kiều hối của mình tại quê hương.

Ngoài ra, những câu chuyện thật về các gia đình, thân nhân có người nhà ở nước ngoài, nhận tiền gửi về, các gia đình đã sử dụng vào việc gì, hiệu quả ra sao cũng sẽ được nhóm sản xuất khai thác qua chuyên mục: “Mỗi gia đình một câu chuyện”.

Chương trình được phát sóng đều đặn hàng tuần như một chương trình chuyên đề và được phát lại 3 lần vào khung giờ vàng tại các khu vực khác nhau trên thế giới.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp đứng tên hoặc có vốn của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 2 tỷ USD. Trong số đó, khoảng 60% dự án được đánh giá hoạt động có hiệu quả.
-- Nhà Việt Nam – trung tâm sinh hoạt của cộng đồng người Việt (VOA) -Quan tâm đặc biệt người Việt ở nước ngoài (PL)-“Quan điểm của Đảng coi công tác về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là nhiệm vụ chung của toàn hệ thống chính trị. Chừng nào vấn đề này chưa được quán triệt sâu rộng thì chưa thể tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác dân vận đặc biệt này”. -Tiếp tục thúc đẩy các chính sách tạo thuận lợi cho kiều bào (TNO) Nghị quyết 36 sau khi ra đời đã tạo ra nhiều đột phá về tư duy, nhận thức cũng như các chính sách đối với kiều bào ta ở nước ngoài.


-Nên dành ghế Quốc hội cho kiều bào
Thứ Năm, 04/11/2010 (GMT+7) - Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho rằng nên hướng tới mở rộng quyền lợi về chính trị như dành cho kiều bào ghế đại biểu trong Quốc hội.
>> Để tay lên tim, tìm nhà ngoại giao hào hoa
>> Không thể ’chia năm xẻ bảy’ cơ quan ngoại giao
Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) - Bộ Ngoại giao hôm nay (4/11) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Hòa giải dân tộc: "Bài thuốc" cho công tác kiều bào 
 Đánh giá 6 năm triển khai Nghị quyết, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên khẳng định chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, coi kiều bào là bộ phận không tách rời dân tộc, song ông cho rằng thực tiễn mới chỉ làm được 50% tinh thần của Nghị quyết.
Để làm tốt một nửa phần chưa làm được còn lại, theo ông, điều cần “thoát ra” nhiều hơn nữa chính là tinh thần hòa giải dân tộc, đặc biệt với sự chủ động của những người ở trong nước, đẩy mạnh hòa giải dân tộc như một bước đổi mới tư duy trong hiện thực hóa Nghị quyết 36 về công tác kiều bào.
“Phải nói chúng ta đã hòa giải. 35 năm qua, chúng ta đã có nhiều giải tỏa nhưng chưa hết hẳn trong tâm lý con người, kể cả hai phía, chúng ta và những người ở nước ngoài bỏ chạy mang hận thù… Đến lúc này chúng ta phải đề cao truyền thống vị tha, đẩy cái này lên. Đó sẽ là bài thuốc, vị thuốc làm cho những người ra đi quay về với đất nước”, ông Niên phát biểu.
Nghị quyết 36 thể hiện chủ trương lớn của Nhà nước, coi kiều bào là bộ phận không tách rời. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên: Chính sách đã có, nhưng vướng khi chạm thực tế. Ảnh: Phương Thuận
Các chính sách cụ thể hóa Nghị quyết 36 như luật về quốc tịch, đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, pháp lệnh về ngoại hối, quy định về miễn thị thực nhập xuất cảnh cho NVNONN, về cư trú, hồi hương,… theo hướng ngày thuận lợi cho kiều bào đã được ban hành.
Tuy nhiên, theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, cơ chế thực hiện các chính sách trên trong cuộc sống vẫn còn chưa suôn sẻ, khi “chạm thực tế” là “vướng”.
Do đó, cần phải tháo gỡ vướng mắc để bà con kiều bào hướng về đất nước, thấy “đất nước này là của họ”. Không chỉ các quyền lợi về kinh tế, văn hóa, xã hội, theo ông nên hướng tới mở rộng quyền lợi về chính trị khi điều kiện thuận lợi như dành cho kiều bào ghế đại biểu trong Quốc hội.
Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội Ngô Quang Xuân nhấn mạnh vai trò chủ chốt của các đại sứ, tức người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài - nơi tiếp xúc trực tiếp và gần nhất với kiều bào.
Hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó gần 400 ngàn người có trình độ đại học trở lên.
Ví công tác kiều bào như “công tác dân vận đặc biệt”, Phó Chủ nhiệm UB Đối Ngoại QH cho rằng ngoài quy định, luật lệ, trong công tác đối với kiều bào, nếu không có tình cảm, không chân thành sẽ khó thuyết phục.
“Cần thực hiện luật cơ quan đại diện, làm thế nào nâng tầm cơ quan đại diện, nâng tầm đại sứ lên. Bà con bận lắm, không có thời gian đến với mình, phải làm tinh thần hết mình với bà con, vất vả, nếu không nói thật là khó lắm”, ông nói.
Trong khi đại sứ có vai trò “cốt lõi” trong việc xây dựng mạng lưới công tác cộng đồng ở nước sở tại thì một vấn đề không ổn như ông Xuân nêu ra hiện nay, đó là việc bàn giao giữa đại sứ nhiệm kỳ cũ và đại sứ nhiệm kỳ mới. Có trường hợp các đầu mối, cơ sở đã được thiết lập từ nhiệm kỳ cũ nhưng không bàn giao tốt, dẫn đến chuyện người sang công tác sau phải làm lại.
Về việc mở rộng quyền lợi chính trị như đảm bảo ghế đại biểu trong Quốc hội cho kiều bào như ông Niên nêu, ông Xuân đồng tình chủ trương này trong tương lai nhưng cho rằng để hiện thực hóa, sẽ phải tháo gỡ nhiều vấn đề.
Hút chất xám kiều bào
Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn trong bản báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36 đã đề xuất một bộ giải pháp tổng thể liên quan đến công tác kiều bào.
Kiều bào thắp hương tại khu di tích Hoàng Thành, Tết 2010. Ảnh: Phạm Hải
Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội Ngô Quang Xuân nhấn mạnh vai trò các đại sứ. Ảnh: Phương Thuận
Một trong những đề xuất đó là xây dựng “Pháp lệnh về công tác đối với NVNONN” để bảo đảm thực thi nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết 36 cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước đối với kiều bào.
Bên cạnh đó, kiến nghị Ban Bí thư sớm xem xét, có ý kiến để triển khai thực hiện đề án “Chính sách, biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức NVNONN xây dựng đất nước”.
Đây là một đề án với khá nhiều nội dung chiến lược như: thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác này, xây dựng chính sách thu hút chuyên gia, trí thức có trình độ cao, lập Trung tâm mạng thông tin và quỹ hỗ trợ tìm kiếm, vận động trí thức kiều bào, lập các nhóm tư vấn chuyên gia, trí thức, trong đó có sự tham gia của những người ở tuổi hưu, từng là chuyên gia, cố vấn cho lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, tập đoàn xuyên quốc gia, mong muốn đóng góp với trong nước qua việc tư vấn…
Trung bình hằng năm có khoảng 500 nghìn lượt kiều bào về nước, trong đó khoảng 300 chuyên gia, trí thức về làm việc và hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Theo Ủy ban, việc huy động nguồn lực NVNONN thời gian qua còn nhiều hạn chế do nhiều bộ, ngành, địa phương chưa xác định rõ nhu cầu thực sự của mình; chưa có tổ chức đầu mối đủ thẩm quyền hỗ trợ, kết nối trí thức ngoài nước với trí thức và doanh nghiệp trong nước.
Báo cáo tổng kết cho hay ở nhiều cấp độ còn chưa hết thành kiến, còn tâm lý e ngại hoặc coi thường vai trò đóng góp của trí thức, doanh nhân kiều bào. Vẫn còn sự so bì giữa trí thức trong và ngoài nước, thậm chí còn quan niệm đơn giản rằng chỉ cần tạo thông thoáng hoặc có thêm đãi ngộ vật chất là có thể thu hút được trí thức kiều bào.
Do vậy, nhiều chính sách tạo điều kiện cho kiều bào chậm được triển khai, gây tranh cãi kéo dài trong quá trình xây dựng, ban hành như các vấn đề về nhà ở, đầu tư, lập hội doanh nhân kiều bào, thủ tục cấp giấy xác nhận gốc Việt Nam…
Ngoài ra, kiến nghị minh bạch hóa các thủ tục về nhập xuất cảnh, đăng ký công dân, đăng ký thường trú cho người hồi hương…, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các dự án đầu tư của kiều bào; sớm hoàn thiện các quy định tạo thuận lợi cho NVNONN được mua và sở hữu nhà ở trong nước, đăng ký giữ quốc tịch, cấp giấy xác nhận gốc Việt NamN, tham gia hội tại Việt Nam hoặc tiếp tục hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm xã hội của nước sở tại sau khi về thường trú tại Việt Nam.

Nghị quyết 36: “Cơ bản đã đi vào cuộc sống” Nhân Dân

Đó là nhận định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) diễn ra sáng nay , 4-11, tại Hà Nội. Hội nghị do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức với sự tham dự của gần 400 đại biểu các bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương và đại diện của 63 tỉnh thành trên cả nước.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhận định: “Nghị quyết 36 đã có những chuyển biến mang tính bước ngoặt trên cả ba lĩnh vực: thông tin tuyên truyền, xây dựng chính sách và vận động cộng đồng, góp phần củng cố niềm tin, khích lệ lòng yêu nước, tự hào dân tộc và trách nhiệm của kiều bào trong các hoạt động xây dựng cộng đồng và hướng về đất nước.
“NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước; và xác định công tác đối với NVNONN là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân”- Phó Thủ tướng khẳng định.
Thời gian qua, bà con kiều bào phấn khởi đón nhận nhiều chính sách gắn sát với lợi ích cộng đồng như: Luật Quốc tịch (sửa đổi) tạo điều kiện cho kiều bào mang quốc tịch Việt Nam trong khi mang quốc tịch khác; Luật Nhà ở, Luật đất đai (bổ sung) thêm nhiều đối tượng, thêm quyền cho kiều bào mua và sở hữu nhà đất trong nước; Chỉ thị 135 miễn thị thực cho kiều bào còn quốc tịch Việt Nam về nước trong thời hạn năm năm…
Tại nhiều địa phương, chính quyền đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thành lập các Hội liên lạc, Hội thân nhân kiều bào, chỉ đạo tổ chức triển khai nhiều biện pháp, hình thức xã hội hóa vận động kiều bào, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính…thu hút ngày càng nhiều sự đóng góp của kiều bào đối với địa phương trong đầu tư kinh doanh, các hoạt động từ thiện, nhân đạo...
Báo cáo tổng kết của Uỷ ban Nhà nước về NVNONN cũng đã chỉ ra một số hạn chế, yếu kém như : Công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 36 chưa thường xuyên và sâu rộng; công tác thông tin đối ngoại chưa đủ mạnh để có thể vươn tới mọi cộng đồng NVNONN, nhiều thông tin trong nước đến với kiều bào, nhất là những vấn đề nhạy cảm thường đi qua các luồng không chính thức, phiến diện, thậm chí bị các phần tử xấu bóp méo, xuyên tạc.
Công tác nắm tình hình ở nhiều địa bàn chưa sâu, bị động đối phó với một số vụ việc phức tạp xảy ra trong cộng đồng; Chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc củng cố các hội đoàn tích cực để vận động tập hợp kiều bào. Chưa mạnh dạn mở rộng diện tiếp xúc, đấu tranh trực diện với một số đối tượng thường có các hoạt động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và đất nước, làm tổn hại tới quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước sở tại; công tác huy động nguồn lực NVNONN còn nhiều hạn chế, chưa có tổ chức đầu mối đủ thẩm quyền hỗ trợ, kết nối trí thức ngoài nước với trí thức và doanh nghiệp trong nước. Ở nhiều nơi còn tâm lý e ngại, thành kiến với đóng góp của trí thức, doanh nhân kiều bào,...
Tại Hội nghị, 14 tham luận đã tập trung kiến nghị các vấn đề : kiên quyết loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết đối với kiều bào; minh bạch hoá các thủ tục nhập - xuất cảnh, đăng ký công dân, đăng ký thường trú cho người hồi hương…; tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các dự án đầu tư của kiều bào; sớm hoàn thiện các quy định tạo thuận lợi cho NVNONN được mua và sở hữu nhà ở trong nước, đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận gốc Việt Nam, tham gia hội tại Việt Nam hoặc tiếp tục hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm xã hội của nước sở tại sau khi về thường trú tại Việt Nam…
Bên cạnh đó là các kiến nghị đầu tư chiến lược vào công tác xây dựng và phát triển hội đoàn với phương châm nơi nào có kiều bào, nơi đó có tổ chức; đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại hướng tới kiều bào và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với thế giới…
Đặng Thanh Hà

Tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho kiều bàoĐài Tiếng Nói Việt Nam
Hòa giải dân tộc: 'Bài thuốc' cho công tác kiều bàoVietNamNet
Kiên quyết xóa bỏ tư tưởng coi nhẹ nguồn lực của kiều bàoThanh Tra
Báo điện tử Chính phủ -Báo Đất Việt -Báo văn hóa Online


Bà Loretta Sanchez đánh bại ông Trần Thái Văn (VOA)-Dân biểu liên bang Loretta Sanchez vẫn giữ ghế tại Orange County, tiểu bang California, đánh bại Dân biểu Tiểu bang Trần Thái Văn với tỷ lệ hơn 9% tại địa hạt 47. Bà Sanchez được 51% phiếu trong khi ông Văn được 42%, sau khi tất cả đơn vị được kiểm xong.

Tổng số lượt xem trang