Trần Giao Thủy
Liên Hiệp Quốc (LHQ), Khủng hoảng Phật giáo, CIA và những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa
7/10/1963 – Bạo động ở miền Nam Việt Nam đã khơi dậy cuộc tranh luận về chính sách của Washington mà Tổng thống Kennedy đã cố gắng nhận chìm. Những yêu cầu, lập lại, chính quyền làm áp lực mạnh với Chính phủ Sài Gòn để thay đổi chính sách và nhân sự . Tại LHQ việc đối xử với Phật tử tại Việt Nam (của chính phủ VNCH) sẽ là vấn đề lớn đầu tiên của phiên họp Đại hội đồng ngày hôm nay. (Niên đại theo “The New York Times” [TNYT]).Đọc, trích dịch và ghi lại một số dữ kiện liên quan đến việc phái đoàn LHQ đến Việt Nam điều tra về những tố cáo chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật tử tại miền Nam Việt Nam, một số thông tin, nhận định của báo chí Mỹ và hoạt động của CIA trong những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa. Nguồn tài liệu chính là những mẩu tin trích từ tờ The New York Times (tháng 10 - tháng 11, 1963), và những bản thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc cùng một nhận định của tờ Times và cuốn CIA and The House of Ngo – Covert actions in South Vietnam, 1954-63 của Thomas L. Ahern Jr. Trong ngoặc đơn là phần ghi thêm của TGT.
8/10/1963 – Tại Liên Hiệp Quốc, Liên Xô tìm cách ngăn chận việc Đại hội đồng gửi một phái đoàn tìm hiểu thực tế đến miền Nam Việt Nam để điều tra về những tố cáo đàn áp Phật giáo. Giới ngoại giao phương Tây cho biết, có thể Nga Xô muốn có một cuộc tranh luận toàn diện để có thể phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Việt Nam.
Bà Ngô Đình Nhu, đệ nhất phu nhân của miền Nam Việt Nam, đến New York đêm qua, nhưng không có các quan chức liên bang, tiểu bang, hay thành phố nào có mặt tại sân bay. Bà cho biết hy vọng sẽ hiểu thêm “tại sao chúng ta (Mỹ và Việt Nam) không thể hòa thuận với nhau hơn.” (TNYT).
9/10/1963 – Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đồng ý gửi một phái đoàn tìm hiểu thực tế đến Nam Việt Nam. Phái đoàn này sẽ điều tra về những cáo buộc Phật tử đang bị Chính phủ đàn áp.
Dân biểu Wayne L. Hays yêu cầu có một cuộc điều tra để xác định lý do tại sao Bộ Ngoại giao lại cấp cho bà Ngô Đình Nhu của miền Nam Việt Nam một chiếu khán ngoại giao. (Bà Trần Lệ Xuân là dân biểu Quốc hội VNCH).
Cha của bà Ngô Đình Nhu, ông Trần Văn Chương, người vừa từ chức Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, kêu gọi Mỹ cắt giảm viện trợ có lựa chọn cho Việt Nam. (TNYT).
11/10/1963 – Tuyên bố của Chủ tịch Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ, Carlos Sosa Rodiguez.
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2846).“... Theo sự uỷ quyền cho tôi trong phiên nhóm thứ 1234 của ĐHĐ để trả lời trên căn bản lá thư đề ngày 4 tháng 10, 1963 của Đặc sứ của phái đoàn Việt Nam Cộng hoà (ông Nguyễn Phúc Bửu Hội) trong đó ông chuyển lời mời của chính phủ của ông đến một vài đại diện quốc gia thành viên đến viếng Việt Nam trong một tương lai gần, tôi đã bổ nhiệm một phái đoàn gồm đại diện của các quốc gia thành viên sau đây:“Afghanistan, Brazil, Ceylon, Costa Rica, Dahomey, Moroco và Nepal.
Đại sứ Abdul Rahman Pazhwak
Nguồn: Corbis
“Chính phủ của những quốc gia nêu trên đã chỉ định những đại diện sau đây trong phái đoàn:
“Afghanistan – Đại sứ Abdul Rahman Pazhwak
“Brazil – Đại sứ Sergio Correa da Costa
“Ceylon – Đại sứ Sir Serenat Gunerwardene
“Costa Rica – Đại sứ Fernando Volio Jimenez
“Dahomey – Đại sứ Louis Ignacio-Pinto
“Morroco – Đại sứ Ahmed Taibi Benhima
“Nepal – Đại sứ Matrika Prasad Koirala
“Chủ tịch phái đoàn sẽ là Ngài Đại sứ Pazhwak của Afghanistan
“Mục đích của phái đoàn như đã đề ra trong thư ngày 4 tháng 10, 1963 là đến thăm Việt Nam và để xác định tình hình thực tế về quan hệ giữa chính quyền và cộng đồng Phật giáo Việt Nam.
“Tổng Thư Ký (U Thant) đã cho chúng tôi biết ngân sách dự chi cho phái đoàn này khoảng 33,600 đô la.
“Phái đoàn nên rời Việt Nam càng sớm càng tốt để bản báo cáo của phái đoàn có thể đệ trình lên ĐHĐ trong phiên họp này.”
14/10/1963 – Bà Ngô Đình Nhu cáo buộc Washington nghiêng về chủ nghĩa cộng sản và có chính sách đối với Việt Nam dựa trên những quan tâm chính trị trong nước. (TNYT)
17/10/1963 – Tuyên bố của Chủ tịch Phái đoàn LHQ, Abdul Rahman Pazhwak.
Trước khi Phái đoàn LHQ sang Việt Nam tìm hiểu tình hình thực tế, Chủ tịch Phái đoàn, Đại sứ Abdul Rahman Pazhwak của Afghanistan đã tuyên bố như sau:
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2851)“Phái đoàn tìm hiểu thực tế sẽ rời New York đi Việt Nam vào này 21 tháng 10, 1963. “Phái đoàn là một uỷ ban đặc biệt (ad hoc) để tìm hiểu thực tế, với thành viên do Chủ tịch ĐHĐ bổ nhiệm, sau khi có lời mời của chính phủ miền Nam Việt Nam, để xác định thực tế và tình hình về những cáo buộc vi phạm nhân quyền của chính phủ với cộng đồng Phật giáo tại quốc gia này.
“Phái đoàn sẽ thẩm tra tại chỗ đúng theo quyết định của ĐHĐ và sẽ nhận kháng tư từ các cá nhân, nhóm và hội đoàn. Phái đoàn sẽ luôn luôn giữ tính công bằng, vô tư trong mọi tìm chứng minh thực tế.
“Phái đoàn sẽ báo cáo lại với ĐHĐ trong phiên nhóm này.
“Với tư cách Chủ tịch phái đoàn , trên danh nghĩa của phái đoàn và của chính tôi, tôi thỉnh cầu tất cả mọi phía liên hệ, cá nhân, nhóm, hội, tổ chức, không biểu tình dưới bất cứ hình thức nào khi phái đoàn đến Nam Việt Nam, và suốt thời gian phái đoàn có mặt tại quốc gia này. Tôi tin tưởng mãnh liệt rằng giới truyền thông nói chung, và đặc biệt tại Việt Nam, sẽ hợp tác để chuyển tải yều cầu này trên danh nghĩa của LHQ.”
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo – Covert actions in South Vietnam, 1954-63, Approved for released 19/02/2009, p. 197)Ông Ngô Đình Nhu trong cuộc phỏng vấn với tờ Times of Vietnam hôm 17 tháng Mười nói, nhân viên CIA “đã làm việc kỳ diệu với chúng tôi để khai triển ‘kế hoạch chiến thắng’” – chương trình Ấp Chiến lược – và suy diễn rằng chỉ vì nhận lệnh thượng cấp nên họ mới xúi bẩy tăng sĩ Phật giáo nổi loạn. Ông Nhu còn cho rằng ông có danh tánh sáu nhân viên tình báo làm công tác phá hoại này nhưng khi được hỏi ông sẽ công bố điều này với phái đoàn LHQ sắp đến Việt Nam điều tra về vụ khủng hoảng Phật giáo thì ông lại rào đón.
Cố vấn Ngô Đình Nhu và ĐS Henry Cabot Lodge (Saigon, 1/9/1963)
Nguồn: LIFE
18/10/1963 – Em của Tổng thống Ngô Đình Diệm (ông Ngô Đình Nhu) đã tố cáo Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) cố gắng để có cuộc đảo chánh do Phật tử chủ động. (TNYT).
“South Viet Nam: Inviting a Judgment”
LHQ ít khi quan tâm đến các quốc gia cộng sản hay những nước “dân chủ” tả khuynh vi phạm nhân quyền. Nhưng tuần vừa qua ĐHĐ LHQ đã quan tâm đến “vi phạm nhân quyền” ở miền Nam Việt Nam biểu trưng là đối xử của chính phủ Diệm với Phật tử. Tuy nhiên, dù ứng xử của chế độ có vụng về và đáng trách thế nào đi nữa trong vụ khủng hoảng Phật giáo thì nhiều trong những người (đại diện các quốc gia) tố cáo cũng chẳng phải là những mô hình dân chủ.
Algeria, một chế độ độc tài, kiểm duyệt báo chí đuổi ký giả ngoại quốc; Indonesia với Tổng thống Sukarno và một chính thể chuyên chế rừng rú; Ngoại Mông (Outer Mongolia), một loại bù nhìn của cộng sản.
Đại sứ Sir Senerat Gunewardene của xứ Tích Lan (Ceylon) trung lập quên rằng chính phủ nước của ông đã quốc hữu hoá tất cả các trường trung học Thiên chúa giáo và đuổi các nhà truyền giáo về nước trong khi tố cáo Tổng thống Thiên chúa giáo Diệm là cướp đi “đời sống, tự do và anh ninh” của Phật tử.
(…)
Trang nhất tời Times of Vietnam (Saigon, 1963) Nguồn: Horst Faas / Associated Press |
Ngay cả những người chỉ trích Diệm nặng nề nhất cũng công nhận không có đàn áp Phật tử nghiêm trọng lắm cho đến khi có những bất ổn hiện nay, và khi Phong trào Phật giáo đã trở thành một lực lượng chính trị nhằm lật đổ Diệm. Chế độ của ông Diệm đã phóng thích 125 Phật tử và cảm tình viên bị bắt sau cuộc biến động ở Huế hồi tháng Tám; không ai biết còn bao nhiêu người vẫn đang bị giữ trong tù.
Điều rõ ràng hơn là sự lãnh đạo hiệu quả về chiến thuật và tuyên truyền của Phật tử bị thiệt hại trầm trọng. Rất nhiều nhà sư bất đồng chính kiến hoặc đang ở trong tù hoặc đã trốn vào hoạt động bí mật. Tờ truyền đơn tuần trước do một nhóm ký tên là “Phong trào Thống nhất Cứu nguy Phật giáo” kêu gọi một cuộc tổng đình công nhưng không ghi ngày.
Tự tin tuyệt đỉnh. Cuộc chiến dã man vẫn tiếp diễn. Miền Nam thiệt hại 350 binh sĩ, kể cả 70 người tử thương; phía Việt cộng chết 300, bị thương 100. Nhưng đó cũng là tuần thứ 5 Việt cộng chiếm được nhiều vũ khí hơn là bị mất.
Một ngày trong tuần trước, một oanh tạc-chiến đấu cơ T-28 do phi công Mỹ và phi hành viên Việt Nam rơi ở vùng Tây Nam Đà Nẵng, gần biên giới Lào. Hai trực thăng UH-34 của Thuỷ quân lục chiến chở đoàn tìm và cứu cũng rớt trong vùng đầy quân du kích. Hai trực thăng rơi cách nhau khoảng 1000 mét; một trên sông, một ở chom núi trong rừng. Lằn đạn dày đặc của quân du kích làm thiệt mạng thêm 3 thuỷ quân lục chiến Mỹ và một binh sĩ Việt Nam; đoàn tìm cứu tiếp tục hoạt động, tìm thấy và đem về cả 12 xác nhân viên phi hành đoàn của hai chiếc UH-34. Tai nạn này đưa số thương vong của Mỹ tại Việt Nam lên đến 118 người.
Trong diễn văn tại quốc hội, Diệm không dấu giếm lòng tự tin tuyệt đỉnh về cuộc chiến. Ông tuyên bố 8.600 ấp chiến lược (trong tổng số 11.864 dự kiến) đã toàn tất cho 10.5 triệu nông dân. Ông cũng mặc nhiên thừa nhận sự chỉ trích của Hoa Kỳ những ấp chiến lược này đã được kiến thiết quá nhanh để có kết quả tốt nhất, nhưng ông cho rằng không có các nào khác. Trong một cảnh báo với Hoa Kỳ, về việc cắt viện trợ phi quân sự cho chính phủ Nam Việt Nam trong nỗ lực ép Tổng thống Diệm tự do hóa chế độ cai trị hiện tại, ông nói rằng mặc dù đang có chia rẽ lớn giữa Trung-Xô, Trung cộng đang tăng cường “chính sách hung hăng và bành trướng tại châu Á.”
(Trích dịch từ South Viet Nam: Inviting a Judgment, Time Magazine, Friday, Oct. 18, 1963.)
21/10/1963 – Phái đoàn tìm hiểu thực tế (rời Hoa Kỳ) đi Sài Gòn hôm nay
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2857)Phái đoàn tìm hiểu thực tế LHQ rời New York bằng máy bay đến Sài Gòn hôm nay. Thành viên của phái đoàn, do Chủ tịch ĐHĐ bổ nhiệm gồm những người có tên sau đây:
Abdul Rahman Pazhwak của Afghanistan (Chủ tịch)
Sergio Correa da Costa của Brazil
Sir Serenat Gunerwardene của Ceylon
Fernando Volio Jimenez của Costa Rica
Louis Ignacio-Pinto của Dahomey
Ahmed Taibi Benhima của Morroco
Matrika Prasad Koirala của Nepal
Họ sẽ được những vị sau đây trong ban bí thư LHQ tháp tùng
John P. Humphrey, Giám đốc khối Nhân Quyền thuộc Vụ Kinh tế và Xã hội
Valierie J.G. Stavvridi, Tuỳ viên Vụ báo chí, Ấn hành và Công chúng
Ilhan Lutem, Vụ Nhân Quyền
Alain Luis Dangeard, thuộc văn phòng THK LHQ
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 198)Quyền trưởng trạm CIA, David Smith, và Thiếu tướng Richard Stilwell của MACV báo cho Đại tá Lê Quang Tung biết Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ (quân đội và CIA) cho những đơn vị Lực lượng Đặt biệt tại Sài Gòn. Ba ngày trước đó họ đã đến gặp và đưa tin này cho Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Thuần. (Bộ trưởng Phủ Tổng Thống; nguyên văn “Secretary of State Nguyen Dinh Thuan” - DCVOnline).
Trung tướng Trần Văn Đôn (9/1963) Nguồn: LIFE |
23/10/1963 – Bắt đầu hôm nay, không có giải thích, Trần Văn Đôn thay Trần Thiện Khiêm là người liên lạc chính, đại diện nhóm tướng mưu đảo chánh, với CIA. Tướng Đôn gọi Lou Conein đến họp tại bộ Tổng Tham Mưu, và bối rối cho Conein biết tướng Paul D. Harkins (tư lệnh MACV) ngày hôm qua đã ra lệnh cho Đôn “ngừng và bỏ” kế hoạch đảo chánh khi biết tin quân đội sẽ đảo chánh ngày 27 tháng Mười từ Đại tá Nguyễn Khương, một thuộc cấp của Tướng Đôn. Tướng Đôn muốn biết chính xác Mỹ muốn gì. Conein lửng lơ lập lại trả lời, Mỹ sẽ không “ngăn chận một sự thay đổi chính phủ hay ngưng viện trợ kinh tế và quân sự” với một chính phủ mới có khả năng thu phục lòng dân, cải thiện cuộc chiến và “làm việc với Mỹ”. Đôn cũng muốn Conein nói với Lodge (Đại sứ Mỹ) rằng Khương không nói thay cho tướng lãnh và sẽ bị kỷ luật.
Conein đòi Đôn đưa bằng chứng cụ thể một chương trình đảo chính nếu đã có. Đôn cho biết đã có kế hoạch chi tiết và sẽ xin với giới chức của ủy ban (đảo chánh) để đưa cho Conein kế hoạch tổ chức chính trị. Tin sẽ được chấp thuận, Đôn hẹn gặp Coinein tối hôm sau dưới phố Sài Gòn.
Lodge chất vấn về lời cảnh cáo của Harkins với Đôn; Harkins tưởng, “Mỹ không còn muốn đảo chánh”. Lodge lập lại là đã có chỉ thị “từ cấp cao nhất” không ngăn chận đảo chánh. Harkins xin lỗi vì đã xen vào chuyện và hứa sẽ rút lại lời cảnh cáo với tướng Đôn.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 198-9)
24/10/1963 – Bộ Ngoại giao cho biết hôm qua Henry Cabot Lodge, Đại sứ Hoa Kỳ, từ Sài Gòn sẽ sớm trở lại (Washington) để đưa ra một dự toán cấp cao về tình hình ở Nam Việt Nam. Washington quan tâm đến hiệu quả của nỗ lực đổi mới của Chính phủ Ngô Đình Diệm bằng áp lực kinh tế từ khi có cuộc khủng hoảng Phật giáo.
Tại Sài Gòn, phái đoàn Liên Hiệp Quốc đã đến để bắt đầu một cuộc điều tra về những cáo buộc Chính phủ đàn áp Phật tử. (TNYT).
Tướng Paul Harkins, Chỉ huy trưởng MACV (9/1963) Nguồn: LIFE |
Đôn kể tên vài tướng trong nhóm đảo chánh như Dương Văn Minh, Phạm Xuân Chiểu, Lê Văn Kim nhưng đặc biệt loại tên Nguyễn Khánh ra ngoài. Đôn nói Khánh hợp tác nhưng không phải là thành viên của nhóm đảo chánh. Còn Tư lệnh Vùng III chiến thuật Tôn Thất Đính, Đôn cho Conein biết ông ta bị “nhóm đảo chánh bao vây” nên “một là phải hợp tác hai là bị triệt tiêu”.
Về chính phủ tương lai, Đôn trả lời câu hỏi của Conein, hoàn toàn là dân sự và chính phủ mới sẽ phóng thích tất cả tù nhân chính trị không cộng sản và tổ chức “bầu cử lương thiện”. Tự do tôn giáo chính trị sẽ được bảo đảm, chính phủ mời sẽ “thiên về khối tự do” nhưng sẽ “không là chư hầu của Mỹ”. Đôn hứa sẽ cho Conein biết hết tin tức khi cuộc đảo chánh bắt đầu và cảnh báo rằng Mỹ không nên có hành động nào ngăn nhóm tướng lãnh đi đến kết thúc như năm 1960. Đôn cũng hứa với Conein rằng Đại sứ Lodge sẽ không gặp nguy hiểm gì trong chuyến đi Dalat với Tổng thống Diệm vào ngày 27/10 nhưng còn nói thêm rằng nhóm đảo chánh đã quyết định “toàn thể gia đình họ Ngô phải bị loại ra khỏi chính trường tại Việt Nam.” (Người viết nhấn mạnh).
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 199-200)
25/10/1963 – Phái đoàn Liên Hiệp Quốc bắt tay vào việc tại Nam Việt Nam
Phái đoàn tìm hiểu thực tế Liên Hiệp Quốc đã đến Sài Gòn, Nam Việt Nam vào sáng thứ Năm 24, tháng 10, 1963. Phái đoàn đã được ông Phạm Đăng Lâm, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao đón tiếp tại phi cảng. Vừa đến nơi, Chủ tịch phái đoàn, Abdul Rahman Pazhwak của Afghanistan, nói với báo giới rằng phái đoàn đến “để xác minh sự thực về những cáo buộc vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam Cộng hoà trong tương quan với cộng đồng Phật tử của quốc gia này”.
“Phái đoàn sẽ thẩm tra tại chỗ đúng theo quyết định của ĐHĐ và sẽ nhận kháng tư từ các cá nhân, nhóm và hội đoàn,” ông Pazhwak tuyên bố.
Sau khi lập lại lời yêu cầu với tất cả đừng biểu tình, ông Pahzwak nhấn mạnh về tính không thiên vị của phái đoàn và nói thêm, “chúng tôi đến đây với một tinh thần cởi mở tìm sự thực và kiên quyết báo cáo mọi dữ kiện.”
Chương trình của ngày đầu tiên gồm cuộc họp với các Bộ trưởng Ngoại Giao, Nội Vụ, hội kiến với Tổng thống Việt Nam Cộng hoà và cuộc nói chuyện ở Bộ Nội Vụ.
Chương trình ngày thứ hai gồm cuộc gặp gỡ với Phó Tổng thống VNCH (Nguyễn Ngọc Thơ), một phiên họp với Cố vấn Chính trị của Tổng thống, Ngô Đình Nhu, và viếng thăm ba ngôi chùa tại Sài Gòn, cùng nói chuyện với Tổng hội Phật giáo Việt Nam, giới chức Phật giáo và Uỷ ban Thống nhất Phật giáo cũng như các tổ chức khác.
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2861) (Còn tiếp)
© DCVOnline
© DCVOnline
-
- Những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa (II)Trần Giao Thủy
Liên Hiệp Quốc (LHQ), Khủng hoảng Phật giáo và những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa
25/10/1963 – Hành động
Cuộc họp giữa Conein và Đôn trong hai ngày 23 và 24 tháng 10 cho thấy âm mưu đảo chánh Diệm đã mạnh trở lại như hồi cuối tháng Tám. Sự đột nhập hàng ngũ của nhóm (đảo chánh) Trần Kim Tuyến – trong đó Phạm Ngọc Thảo, một tình báo của Cộng sản Bắc Việt, là thành phần lãnh đạo – cho biết nhóm này sẽ tấn công Dinh (Gia Long) ngay khi có đủ đạn dược và cơ giới. Ngày 24 tháng 10, điện tín về Washington như bươm bướm đến khi Thảo liên lạc với (cơ sở CIA) và nói là không có chương trình hành sự nào sắp xảy ra hết. Cơ sở tình báo CIA tại Sài Gòn còn xác định rõ Trung tá Không quân Nguyễn Cao Kỳ, người mà nhóm đảo chánh Thảo–Lang (Huỳnh Văn Lang) trông cậy vào để có yểm trợ không lực, còn đang nhậu với sĩ quan Mỹ lúc 3:00 giờ chiều.
Cùng lúc Toà Bạch ốc, Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy, quan tâm đến sự thích hợp về vai trò của Conein trong cuộc đảo chánh. Lodge chia sẻ quan tâm đó nhưng nói không có người thích hợp hơn thay thế. Lodge cũng trấn an Bundy về việc đây (cuộc đảo chánh) có thể là một đòn nhử của Ngô Đình Nhu vì các tướng lãnh đảo chánh có vẻ có thiện ý với Hoa Kỳ. Đồng thời CIA sẵn sàng loạn vai trò Conein bất cứ khi nào vì lợi ích quốc gia. Trung ương CIA muốn thâu băng những cuộc họp của Conein với nhóm tướng đảo chánh nhưng Smith cho là không được vì hai lẽ. Một là không có máy thu âm nào nhỏ đủ để kín đáo thu âm; hai là nếu cuộn băng bị lộ thì nó sẽ là bằng chứng có sự hợp tác của Mỹ trong cuộc đảo chánh. Smith cũng như Lodge không tin là Nhu có thể dùng Đôn, đừng nói gì đến Big Minh, làm con độn trong ván cờ.
Kennedy và toà Bạch ốc rất quan tâm và không muốn đứng sau một cuộc đảo chánh có khả năng thất bại. Một trong những mưu toan đảo chánh loại này là toan tính của nhóm Phạm Ngọc Thảo – Huỳnh Văn Lang. Ngày 25 tháng Mười, Huỳnh Văn Lang tiếp tục báo cho CIA hay những cố gắng hết sức của Thảo để vận động thêm và giữ đồng minh đã có, chẳng hạn như tướng Khiêm, người mà Lang cho là quá nhút nhát. Huỳnh Văn Lang cho hay Thảo đã đem được một đơn vị xe tăng từ Đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn. Báo cáo của Lang còn nói đến những trùng lắp về nhân sự giữa các phe nhóm đảo chánh. Thí dụ, Trần Kim Tuyến, xếp Cần lao, đang lưu vong đã đưa lực lượng về cho Thảo toàn quyền sử dụng. Lang còn tuyên bố rằng Lực lượng An ninh Quân đội đang đánh hoả mù với anh em Tổng thống Diệm bằng cách đưa thông tin sai lạc về những hoạt động đảo chánh.
Trong khi những nhóm đảo chánh lên kế hoạh thì ông Nhu cũng vẽ trận đồ riêng của mình. Nhu ra lệnh cho Đính cho các đơn vị ven đô tấn công vào Sài Gòn. Cuộc đảo chánh giả này sẽ có cả những tấn công kiểu quân khủng bố vào các căn cứ của Mỹ. Khi đó quân đội trung thành dưới sự chỉ huy của Nhu và Đính sẽ dẹp tan phiến loạn. Như thế Chính phủ Mỹ sẽ thấy loạn quân chỉ là một nhóm vô chính phủ và sẽ ủng hộ đường lối cứng rắn của chế độ với Phật tử.
Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định, họp báo tại Tòa Đô chánh để bảo vệ lập trường của Chính phủ Ngô Đình Diệm trong thời kỳ thiết quân luật (9/1963) Nguồn: LIFE |
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 201-3)
27/10/1963 – Những chuẩn bị sau cùng
Đôn và Lodge gặp nhau tại phi trường Tân Sơn Nhất trước khi Đại sứ Mỹ cùng Tổng thống Diệm ra họp ở Dalat. Tại đây Lodge xác nhận Conein là “hàng thật” của Mỹ. Đôn nhấn mạnh cuộc đảo chánh sẽ hoàn toàn do người Việt Nam kiểm soát và từ chối không cho Lodge biết khi nào cuộc đảo chánh bắt đầu. Lodge yêu cầu được báo tin thường xuyên và hỏi khi nào sẽ nhận được toàn bộ dự án đảo chánh. Lodge báo cáo về Washington cho hay chỉ có Lodge và Smith mới có thể có thông tin về vụ đảo chánh trong những ngày sắp đến.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 203)
28/10/1963 – Vài giờ sau khi một nhà sư tự thiêu chết ở Sài Gòn, toán công tác của Liên Hiệp Quốc điều tra những khiếu nại của Phật tử chống Chính phủ bắt đầu một hành trình tự chọn. Nhóm bảy người của LHQ không chứng kiến sự kiện này. (TNYT).
Tuyên phố của phái đoàn LHQ tại Sài Gòn ngày 26 tháng 10, 1093
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2862)(Bản văn sau đây do phái đoàn tìm hiểu thực tế của LHQ gởi đi từ Sài Gòn). Phái đoàn tìm hiểu thực tế của LHQ về những cáo buộc vi phạm nhân quyền của Chính phủ tại Việt Nam với cộng đồng Phật tử, đặt bản doanh tại khách sạn Majestic ở Sài Gòn vào ngày thứ Bảy, 26 tháng 10, 1963, và đưa ra bản tuyên bố sau đây:
“Phái đoàn mời tất cả mọi người có quan tâm đến trước phái đoàn nhận thực và phái đoàn cũng nhận lời khai bằng văn bản. Mọi người muốn đến nhận thực với phái đoàn cần liên lạc với Thư ký trưởng của phái đoàn tại phòng 104, khách sạn Majestic.”
Vào Chủ nhật, 27 tháng Mười, phái đoàn đếng viếng chùa Ấn Quang để gặp gỡ với chức sắc Phật giáo và Liên hiệp Uỷ ban Phật giáo tinh khiết. Phái đoàn phỏng vấn nhiều người trong đó có: Sư bà Diệu Huệ, mẹ của quan sát viên của Việt Nam Cộng hoà tại LHQ (Bửu Hội); và Thích Tịnh Khiết, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Chuyến viếng thăm chùa Ấn Quang hôm 25 tháng Mười đã bị huỷ bỏ.
Chương trình sắp đến của phái đoàn vẫn còn trong vòng thảo luận.
Conein và Đôn lại gặp nhau tại phòng nha sĩ ở phố Sài Gòn. Đôn nhấn mạnh với Conein mọi liên lạc khác về tiến trình đảo chánh phải chấm dứt ngay. Không hiểu Đôn nói những liên lạc khác là liên lạc giữa Mỹ với ai, Conein lại hỏi Đôn về việc cung cấp thông tin. Và tự ý, Conein đã yêu cầu Đôn cung cấp chương trình hành động để Lodge nghiên cứu trước khi về lại Washington vào ngày 31 tháng Mười. Đôn cho Conein biết một số trình tự tiến quân trong cuộc đảo chánh nhưng nhất định chỉ cho Mỹ biết kế hoạch khi đến lúc ‒ chứ không phải 48 giờ như đã hứa trước. Tướng Đôn chỉ có thể báo cho Mỹ biết trước 2 giờ. Hai ngày tới sẽ không có chuyện gì xẩy ra nhưng Conein nên ngồi nhà đợi, bắt đầu từ chiều 30 tháng Mười.
Conein và Đôn đồng ý siết chặt an ninh về mặt liên lạc, sẽ dùng người thay thế để truyền tin – tuỳ viên của Đôn và một nhân viên CIA cấp nhỏ ở gần nhà Conein – và máy vô tuyến để giảm bớt việc nhân vật chính phải gặp mặt nhau. Nếu phải gặp, sẽ đến chỗ hẹn định trước, tránh gặp nhau ở nhà riêng và văn phòng của đương sự.
Dù đã có sự đồng ý với Conein về những liên lạc không được phép, Tướng Đôn cũng không thể ngăn cản được những bước mon men đến gần Conein. Đối tượng của những cố gắng liên lạc này hoàn toàn là nhân viên CIA, những người đã thiết lập hệ thống liên lạc từ lâu với phe đối lập không cộng sản ở miền Nam. Hôm 28 tháng Mười, một chính khách thuộc Đảng Đại Việt, Bùi Diễm (trong giai đoạn này Bùi Diễn chưa giữ vai trò gì ở chính trường miền Nam; ông là nhà báo [Saigon Post], nhà sản xuất phim ảnh [“Chúng tôi muốn sống”]), liên lạc với cơ sở để dò hỏi về vai trò của Conein, nhân viên CIA xác định vai trò chính yếu của Conein. Bùi Diễm trả lời bằng cách tuyên bố mình có thể là một đại diện khác có liên lạc với nhóm tướng đảo chánh. Một người cơ hội khác là Bác sĩ Đặng Văn Sung (một đảng viên khác của Đại Việt), bỏ cả buổi tối hôm sau mô tả với một nhân viên CIA khác là ông và các đồng chí đã hình dung cơ chế chính phủ mới và vai trò của họ trong đó ra sao.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 204)
29/10/1963 – Chủ tịch phái đoàn LHQ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam công bố chương trình làm việc.
Chủ tịch phái đoàn LHQ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam, Abdul Rahman Pahzwak của Afghanistan, tuyên bố với báo giới hôm nay như sau:
“Như quý vị biết, mục đích công tác của phái đoàn LHQ này, có mặt tại đây do lời mời của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà, là để xác minh những dữ kiện về tình hình được cáo buộc là vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà trong quan hệ với cộng đồng Phật tử của quốc gia này. Điều này, do đó, là vấn đề duy nhất chúng tôi quan tâm đến, và để hoàn tất công tác, chúng tôi sẽ nghe tuyên bố của mọi phía của vấn đề và cho tất cả mọi phía cơ hội được (chúng tôi) nghe. “Do đó chúng tôi sẽ nhận kháng thư và phỏng vấn tất cả nhân chứng muốn đến trình bày. Thực vậy, tôi đã tuyên bố việc này của phái đoàn ngay khi mới đến phi cảng sáng thứ Năm, và kể tứ lúc đó phái đoàn đã gởi một lời mời đến tất cả mọi phía liên hệ, như sau: ‘phái đoàn mời tất cả mọi người quan tâm đế đưa lời khai trước phái đoàn, và cũng nhận kháng thư bằng văn bản.’
“Khi mới đến, Chính phủ VNCH đề nghị với chúng tôi một chương trình làm việc. Chương trình đề nghị này đã được (chúng tôi) thảo luận với Chính phủ. Chúng tôi đã công bố với quý vị một phần chương trình làm việc mà chúng tôi đã đồng ý. Nay chúng tôi ở vị trí có thể công bố chương trình đã định đến chiều ngày 31 tháng Mười, như sau đây: ‘Thứ Ba ngày 29, buổi chiều, phỏng vấn nhân chứng từ 18giờ 00. Thứ Tư ngày 30, một phần phái đoàn gồm các Đại sứ Ahmed, Gunerwardene, và Volio đi Huế vào lúc 07 giờ 35. Phân chính của phái đoàns ở tại Sài Gòn phỏng vấn nhân chứng. Thứ Năm ngày 31, phái đoàn tiếp tục phỏng vấn. 10 giờ 20, phái đoàn từ Huế trở về, Buổi chiều, tiếp tục phỏng vấn nhân chứng và đi thăm viếng bệnh viện Đô Thành.’
“Tôi cũng xin thưa với quý vị đã có sự thoả thuận với Chính phủ VNCH để phái đoàn tự do phỏng vấn tất cả mọi nhân chứng có liên quan đến vấn đề Phật giáo đã được mời đến, và chính phủ đã hợp tác giúp tìm nhân chứng và đưa họ đến với phái đoàn.
“Cũng đã có sự thoả thuận để phái đoàn tự do gặp gỡ tất cả mọi nhân vật tôn giáo phái đoàn muốn phỏng vấn, cũng như tất cả thường dân có liên quan đến vấn đề Phật giáo, kể cả những người đang bị giam giữ. Chính phủ (VNCH) cũng tuyên bố để phái đoàn gặp những ngưỡi lãnh đạo của các đảng phái chính trị đối lập (với chính phủ) là đi ngược nguyên tắc chủ quyền của Việt Nam.
“Hôm qua, phái đoàn đã phỏng vấn sinh viên học sinh tại trại thanh niên Lê Văn Duyệt và sáng nay phái đoàn đi thăm Trung tâm Thẩm vấn tại trại giam của Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và phỏng vấn một số tu sĩ mà phái đoàn đã yêu cầu được gặp.
“Về thời gian chúng tôi công tác ở đây, điều này chưa quyết định được vì không thể xếp đặt thời gian trước khi chưa ước chừng được thời lượng cần có để hoàn thành sứ mạng của chúng tôi.
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2864). Ở Washington, Trưởng cơ sở CIA ở Viễn Đông, William Colby, báo cáo với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) về tiến trình của cuộc đả chính. Thẩm định của Colby cho rằng lực lượng hai phe chống và theo Diệm tương đương nhau đã khiến cho các phụ tá của Kennedy tiếp tục tranh cãi về việc nên hay không ủng hộ cuộc đảo chánh.
McNamara (BT Quốc phòng), Taylor (Tư lệnh Liên Quân), và McCone (Giám đốc CIA) cho rằng lật đổ Diệm là việc làm có nhiều rủi ro. McCone lập lại lời tiên đoán, cuộc đảo chánh này sẽ đưa đến những cuộc đảo chánh khác, kết quả sẽ là một tình hình chính trị rối loạn.
Tổng thống Kennedy đòi thêm thông tin về tương quan lực lượng và quan điểm của Lodge với toán hoạt động ở Sài Gòn. Cùng đêm CIA báo cáo về cuộc họp với Bùi Diễm và Đặng Văn Sung, Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy điện về Sài Gòn, “báo cáo đã được cấp chỉ huy tối cao xem xét rất cẩn thận” và Washington không tin rằng “những dự án đã tiết lộ hiện nay cho thấy rõ ràng viễn cảnh đạt được kết quả nhanh chóng.” Lodge phải bàn chương trình hành động với Tướng Harkins để có cái nhìn chung kể cả ý kiến của Quyền trưởng cơ sở CIA Saigon, David Smith.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 204-5)
30/10/1963 – Phái đoàn LHQ phỏng vấn nhân chứng Phật giáo trong tù. (TNYT).
Trả lời, Lodge không phản đối việc chia sẻ thông tin với Harkins, nhưng kháng cự mãnh liệt đề nghị của Kennedy để Harkins thay mình trong gian vắng mặt. Lodge nghĩ rằng làm như thế, “có thể là không còn hy vọng gì để có sự thay đổi chính phủ ở đây.” Dẫn chứng bằng một số chi tiết về tiến trình đảo chánh mà cơ sở CIA vừa báo cáo, Lodge tin rằng cuộc đảo chánh sẽ thành công.
Nghi ngờ của Lodge về khả năng điều hợp cuộc đảo chánh của Harkins phần nào có cơ sở dự vào điện tín trong cùng ngày 30 tháng Mười Harkins đã gởi cho Maxwell Taylor. Trong đó Harkins nói ông hiểu vai trò tổ chức của Đôn trong cuộc đảo chánh nhưng không hiểu tại sao các tướng lãnh đảo chánh chỉ nói chuyện với Conein mà không nói chuyện với mình. Trước đó, vào buổi chiều, đã xem và không đồng ý với nội dung trả lời của Lodge với Bundy, Harkins gởi điện cho Taylor chống lại việc Mỹ tham dự vào cuộc đảo chánh nếu không có chứng minh, hơn những gì ông đã biết, là cuộc đảo chánh sẽ thành công. Trong khi đó Smith đang làm việc theo yêu cầu của Trợ lý Phó Giám đốc CIA, Richard Helms, để có một nhận định độc lập về viễn ảnh về sự thành công của cuộc đảo chánh. Tránh tiên đoán kết quả cuộc đảo chánh, Smith trả lời (Helms) rằng Diệm khó mà thắng được VC trong “tương lai gần” và chế độ của ông ấy “không có khả năng tồn tại.”
Trong khi Tình báo Trung ương và cơ sở CIA ở Sài Gòn cố gắng nhận diện hai bên, phe phù nhà Ngô và phe theo đảo chánh, để lượng định sức lực cả hai, Bundy đã dùng cổng truyền thông của CIA để bác bỏ việc Lodge phản đối Harkins làm quyền Chỉ huy trưởng của Mỹ (khi Lodge vắng mặt). Bundy cũng không thừa nhận đánh giá của Lodge là Mỹ không có khả năng chận một cuộc đảo chánh không có viễn ảnh thành công. Bundy ra chỉ thị cho Lodge phải tham khảo với Harkins và Smith để hướng dẫn nhân viên trong việc liên lạc với các nhóm đảo chánh. Lodge trả lời cộc lốc, “Cảm ơn những chỉ thị sắc sảo của ông. Sẽ cố gắng hết sức để thi hành.”
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 205-6)
31/10/1963 – Căng thẳng vào giờ cuối
Ở Washington, William Colby cố gắng đưa một giải pháp kế thừa không đổ máu. Ông ta viết cho Gíam đốc Tình báo Trung ương (John McCone) đề nghị đưa Ngô Đình Nhu vào vị trí của anh ông (Tổng thống Nam Việt Nam). Colby không đưa một lý do đặc biệt nào ông nghĩ là Nhu sẽ cởi mở hơn – đồng thuận trong giới chức Hoa Kỳ cho rằng Nhu là lý do của sự không khoan nhượng của Diệm – và tỉ mỉ liệt kê những điểm yếu của Nhu. Đó là tính “phát-xít”, hình thức phóng đại (“potemkin village”) của đoàn Thanh niên Cộng hoà, và một điểm yếu khác Nhu thường vấp phải đó không phân biệt giữa việc xác định mục đích và đạt được mục đích. Nhưng Nhu là “một người cương quyết, có định hướng và có thể là người thừa kế có hiệu quả” với nhược điểm lớn nhất – hình ảnh, tai tiếng không thuận lợi với quần chúng – và chúng ta nên giúp ông ta cải thiện.
Dĩ nhiên Colby không đưa đề nghị táo bạo như thế mà lại không tin là sẽ được cứu xét. Nhưng Colby đã từng phải đối phó với sự chán ghét Nhu rất phổ biến ở Bộ Ngoại giao. Bản khuyết điểm của Nhu mà Colby liệt kê đã thừa nhận một số cơ sở cho sự kiện trên. Và Colby cũng hiểu rằng đề nghị này ngầm phủ nhận đòi hỏi hạ bệ Nhu như trong bức điện tín tháng Tám của Washington châm ngòi cho âm mưu chống Diệm.
Khi cuộc chuẩn bị đảo chánh đã đến điểm gần như không thể trở ngược lại nữa, những yếu tố này, cộng với thời điểm lên tiếng, không còn ngờ gì, đã giải thích tại sao đề nghị của Colby không được ủng hộ. Tướng Khiêm vừa huỷ lời hứa hỗ trợ thiết giáp cho Phạm Ngọc Thảo, và Thảo đang cố gắng thay thế bằng một đơn vị thiết giáp khác thuộc phe Trần Kim Tuyến. Thảo không ngờ người liên lạc giữa Thảo và chỉ huy đơn vị thiết giáp này làm việc với cơ sở. Nhóm đảo chánh vẫn án binh bất động, cơ sở CIA ở Sài Gòn chỉ có thể theo dõi tình hình. Trong lúc chờ đợi, Conein suy nghĩ lại lời của Lodge nói rằng nếu không có chuyện gì xẩy ra (không có đảo chánh) và nếu Lodge thực sự quay về Washington, thì ông sẽ dàn xếp để Conein sẽ không còn làm việc với chính phủ Mỹ thêm một ngày nào nữa.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 206-7)
(Còn tiếp)
© DCVOnline
-----------------
Những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hoà (Kết)
Trần Giao Thủy
Liên Hiệp Quốc (LHQ), Khủng hoảng Phật giáo và những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa
1/11/1963 – Sáng sớm ngày 1/11, Tham mưu trưởng MACV, Trung tướng Richard Stilwell mời David Smith ghé lại văn phòng. Vài năm trước, khi biệt phái sang làm việc với CIA, Stilwell là chỉ huy trực tiếp của Smith, nay ông có đôi điều muốn khuyên nhủ Quyền trưởng cơ sở ở Sài Gòn. Để tránh mất uy tín cá nhân và của CIA, Smith nên ngừng đưa dự đoán về cuộc đảo chánh. Stilwell đã thẩm vấn những cố vấn chính (cho quân đội VNCH). Tất cả, Stilwell nói, không ai nghe xầm xì gì về một cuộc đảo chánh. (Vì thế) Tướng Stilwell có thể tự tin kết luận rằng sẽ không có đảo chánh trong tương lai gần. Ông và Tướng Harkins cũng đã báo cáo như thế với Đô Đốc Harry Felt, Tư lệnh Thái Bình Dương.
Tình cờ, việc sau cùng ngày hôm đó của Đô Đốc Felt là cuộc viếng thăm xã giao với Tổng thống Diệm. Đại sứ Lodge cũng có mặt và Tổng thống Diệm than phiền có một nhân viên CIA cấp thấp tên Hodges đã “phá hoại tình hình bằng cách đồn thổi về những cuộc đảo chánh ông.” Ông nói Hodges đã nói với nhân viên ở bộ tham mưu là Đệ Thất Hạm đội sẽ đổ quân nếu Chính phủ tổ chức biểu tình, như đã định, trước Toà Đại sứ Mỹ. Diệm cũng nhấn mạnh rằng chính Bộ tham mưu QLVN đã điều động các đơn vị Lực lượng Đặc biệt tấn công chùa chiền hôm 21 tháng Tám. LLĐB nằm dưới quyền điều động của Bộ Tổng Tham Mưu, và cắt viện trợ cho LLĐB là điều không phải.
Sau buổi họp chính thức, Tổng thống Diệm giữ ĐS Lodge lại để than phiền riêng. Than phiền lần này là người Mỹ xúi giục hàng tăng sĩ Phật giáo. Lodge hứa sẽ đuổi những nhân viên Mỹ làm điều không phải phép như thế, và Diệm tiếp tục nói thêm về việc cộng sản xâm nhập vào khối sinh viên đại học. Trở lại vấn đề cắt viện trợ cho LLĐB, Diệm chỉ trích một số thuộc cấp của Tướng Harkins; mô tả John Paul Vann là rất khinh xuất.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 207-9)
Sáng ngày 1/11/1963, phái đoàn LHQ quyết định có thể hoàn thành công tác tại Việt Nam vào chiều ngày 3/11, và định đó là ngày sẽ rời Sài Gòn. Phái đoàn cũng đồng ý tất cả thành viên sẽ về lại New York trễ nhất là ngày 9/11, để có thể họp lại vào ngày thứ Hai 11/11 vào lú 3 giờ chiều.
(U.N. Fact-Finding Mission To South Viet-Nam, A/5630, English, 7 December, 1963, p. 20)
Như một “hoạt động đề phòng” Bộ Quốc Phòng Mỹ đã ra lệnh cho tàu của Đệ Thất Hạm đội vào vùng biển Việt Nam để bảo vệ người Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara ra lệnh vào lúc 11:00 sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ khoảng 8 giờ sau khi có báo cáo đầu tiên (về cuộc đảo chánh).
Không tuyên bố với quần chúng về việc này, chính phủ Kennedy đón chào cuộc đảo chánh và xem đây là sự giúp sức cho cuộc chiến tranh chống quân du kích Việt cộng. Giới chức (Mỹ) phủ nhận có can dự trực tiếp (của Mỹ) nhưng công nhận sự lên án Tổng thống Diệm và những áp lực khác của Tổng thống Kennedy đã giúp cuộc đảo chánh thành tựu.
Nguồn tin quốc hội cho hay chính phủ đã cho biết cuộc đảo chánh là một bất ngờ với Washington.
Bà Ngô Đình Nhu gay gắt tố cáo chính phủ Mỹ đã kích động cuộc nổi loạn. Bà em dâu Tổng thống Ngô Đình Diệm cho hay sẽ không xin tị nạn tại Mỹ, “chính phủ tại đây đã đâm sau lưng chính phủ nước tôi.”
Ở Washington, một cựu phụ tá đặc biệt của Tổng thống Ngô Đình Diệm nói một quan hệ “đúng mực” với Mỹ và việc xử lý mãnh liệt với cuộc chiến tranh chống du kích là mục đích của chính phủ quân nhân. (TNYT).
“Bất kỳ ai có Mỹ là đồng mình thì khỏi cần kẻ thù,” Bà Ngô Đình Nhu, 2/11/1963
(Howard Jones, Death of a Generation: How the Assassinations of Diem and JFK Prolonged the Vietnam War, Oxford University Press, New York, N.Y., 2003, p. 407)
3/11/1963 – Nguồn tin riêng trong giới quân đội hôm qua cho hay Tổng thống Diệm của miền Nam Việt Nam và em ông, Ngô Đình Nhu, đã bị ám sát. Các bản tin mâu thuẫn từ đài phát thanh quân đội (kiểm soát) nói hai lãnh tụ (của chế độ) đã tự sát; bản tin này bị nhiều người nghi ngờ vì hai anh em ông Diệm là người Thiên chúa giáo. Nguồn tin đáng tin cậy cho biết Tổng thống và em ông bị nhóm quân nhân đảo chánh bắt riêng rẽ và bị giết trên đường về đại bản doanh. Dưới sự kiểm soát của quân đội, thủ đô Sài Gòn tưng bừng hớn hở cùng lúc thanh niên cướp phá nhà và văn phòng của các viên chức Chính phủ.
Huỷ bỏ chương trình đi xem trận football, Tổng thống Kennedy họp hai lần với các cố vấn an ninh về vấn đề quan hệ (ngoại giao - TGT) với chế độ mới tại Sài Gòn. Trong khi chờ đợi chính phủ ở Sài Gòn có hình thức ổn định, toà Bạch Ốc, và Bộ Quốc Phòng chính thức giữ yên lặng.
Báo giới Xô Viết xem ban lãnh đạo mới ở Sài Gòn chỉ là một “chế độ bù nhìn” khác. Dù có dấu hiệu thoả mãn ở Moscow vì không còn bóng dáng của Ngô Đình Diệm trên chính trường, Nga Xô không thấy có thay đổi gì trong cuộc chiến chống quân du kích.
Ở nước Lào láng giềng, nhóm Trung lập, nhìn phát triển với hy vọng rằng chính phủ Diệm sụp đổ có thể giúp Thủ tướng Souvanna Phouma giữ được chế độ đang lung lay của Lào.
Tại California, bà Ngô Đình Nhu, vợ của em Tổng thống Ngô Đình Diệm, lau nước mắt và nói, tại một cuộc họp báo, rằng bà không chấp nhận lời Washington phủ nhận việc tham gia trong cuộc đảo chánh. Bà cũng bác bỏ khả năng chồng và anh chồng đã tự tử. (TNYT).
4/11/1963 – Với nhiều người lưu vong đang quay về Nam Việt Nam ngày hôm qua, các tướng lãnh đạo cuộc đảo chính tiếp tục loại trừ những người ủng hộ Chính phủ cũ. Ba vị tướng đứng đầu cuộc đảo chánh (Minh, Đôn, Kim –TGT) đang làm việc để thành lập một Chính phủ hỗn hợp dân sự và quân nhân, người ta nghĩ sẽ có nhiều thành phần trong giới quân sự. (TNYT).
Tuyên bố ngày 3/11/1963 của phái đoàn tìm hiểu thực tế của LHQ tại Sài Gòn
(Bản tuyên bố sau đã được tuỳ viên thông tin của phái đoàn tìm hiểu thực tế gởi về cho LHQ)
Bản tuyên bố sau đây đã được phái đoàn LHQ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam phổ biến ngày 3 tháng Mười Một tại Sài Gòn:
Bà Ngô Đình Nhu sẽ rời Hoa Kỳ vào ngày mai đi Rome. Bà và con gái lớn (Ngô Đình Lệ Thuỷ) dự định sẽ đoàn tụ với 3 người con khác của bà, như tin tức cho biết, đang trên đường rời khỏi Nam Việt Nam. (TNYT).
5/11/1963 – Một báo cáo diễn tiến từng bước của cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm cho thấy rằng sự hợm mình của một viên tướng trẻ đầy tham vọng (Tôn Thất Đính) dường như đã là một yếu tố quan trọng trong một chuỗi các sự kiện đưa đến việc giết Tổng thống Diệm và em ông.
Bà Nhu hủy bỏ kế hoạch sang Rome. (TNYT).
8/11/1963 – Hoa Kỳ công nhận chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam tối qua, chưa đầy một tuần sau cuộc lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong một thông báo xếp đặt cho cùng lúc với một tuyên bố ngoại giao tại Sài Gòn, Bộ Ngoại giao bày tỏ với các tướng lãnh của miền Nam Việt Nam, hy vọng rằng mối quan hệ thân mật sẽ tiếp tục. Tuyên bố ngoại giao này là một trả lời chính thức cho yêu cầu được công nhận (của chính phủ lâm thời), việc công nhận này sẽ mở cửa cho việc tiếp tục chương trình viện trợ thương mại-nhập cảng 95 triệu đô-la một năm. (TNYT).
9/11/1963 – Tại cuộc họp báo ở Washington, Ngoại trưởng Rusk hôm qua cho biết rằng nỗ lực chiến tranh chống cộng sản của miền Nam Việt Nam sẽ tiến triển với chính phủ lâm thời của Sài Gòn. Ông Rusk nói rằng chính phủ quân sự-dân sự mới đã quyết định nhanh chóng để giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ đã ngăn cản nỗ lực chiến đấu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm vưa bị lật đổ.
Ở Sài Gòn, người đứng đầu khối tướng lãnh, Trung tướng Dương Văn Minh, nói Chính phủ (của TT Diệm) đã bị lật đổ vì (Nam Việt Nam) không thể thắng cuộc chiến dưới sự lãnh đạo của Chính phủ đó. Vào lúc đó, ông cho biết, tinh thần quân đội thấp. (TNYT).
10/11/1963 – Ngày hôm qua, nguồn đáng tin cậy ở Washington khẳng định rằng chương trình viện trợ nhu yếu phẩm 95 triệu đô-la một năm Nam Việt Nam đã được tiếp tục trở lại. Chương trình viện trợ này, chỉ bị đình chỉ trong những tuần cuối cùng của Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, tài trợ hầu hết các hàng nhập khẩu thương mại và gián tiếp, ngân sách của Nam Việt Nam.
Giới ngoại giao tại Sài Gòn cho biết, tốc độ củng cố quyền lực của Chính phủ quân sự mới đã gây khó khăn cho chế độ Cộng sản ở miền Bắc Việt Nam.
Tại California, bà Ngô Đình Nhu tin chắc rằng bà sẽ được gọi trở lại Việt Nam vì là người duy nhất có thể thống nhất đất nước. (TNYT).
14/11/1963 – Rời Hoa Kỳ đi Rome, bà Ngô Đình Nhu tố cáo chính phủ miền Nam Việt Nam của anh chồng bà bị lật đổ do sự phản bội vì “một vài đô la” viện trợ Mỹ. (TNYT).
16/11/1963 – Nguồn tin từ Washington cho biết, Bà Ngô Đình Nhu, em dâu của cố Tổng thống Nam Việt Nam, đã không trả hàng ngàn đô-la tiền thuê khách sạn và mua sắm trước khi bà rời Hoa Kỳ. (TNYT).
© DCVOnline
McNamara (BT Quốc phòng), Taylor (Tư lệnh Liên Quân), và McCone (Giám đốc CIA) cho rằng lật đổ Diệm là việc làm có nhiều rủi ro. McCone lập lại lời tiên đoán, cuộc đảo chánh này sẽ đưa đến những cuộc đảo chánh khác, kết quả sẽ là một tình hình chính trị rối loạn.
Tổng thống Kennedy đòi thêm thông tin về tương quan lực lượng và quan điểm của Lodge với toán hoạt động ở Sài Gòn. Cùng đêm CIA báo cáo về cuộc họp với Bùi Diễm và Đặng Văn Sung, Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy điện về Sài Gòn, “báo cáo đã được cấp chỉ huy tối cao xem xét rất cẩn thận” và Washington không tin rằng “những dự án đã tiết lộ hiện nay cho thấy rõ ràng viễn cảnh đạt được kết quả nhanh chóng.” Lodge phải bàn chương trình hành động với Tướng Harkins để có cái nhìn chung kể cả ý kiến của Quyền trưởng cơ sở CIA Saigon, David Smith.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 204-5)
30/10/1963 – Phái đoàn LHQ phỏng vấn nhân chứng Phật giáo trong tù. (TNYT).
Trả lời, Lodge không phản đối việc chia sẻ thông tin với Harkins, nhưng kháng cự mãnh liệt đề nghị của Kennedy để Harkins thay mình trong gian vắng mặt. Lodge nghĩ rằng làm như thế, “có thể là không còn hy vọng gì để có sự thay đổi chính phủ ở đây.” Dẫn chứng bằng một số chi tiết về tiến trình đảo chánh mà cơ sở CIA vừa báo cáo, Lodge tin rằng cuộc đảo chánh sẽ thành công.
Nghi ngờ của Lodge về khả năng điều hợp cuộc đảo chánh của Harkins phần nào có cơ sở dự vào điện tín trong cùng ngày 30 tháng Mười Harkins đã gởi cho Maxwell Taylor. Trong đó Harkins nói ông hiểu vai trò tổ chức của Đôn trong cuộc đảo chánh nhưng không hiểu tại sao các tướng lãnh đảo chánh chỉ nói chuyện với Conein mà không nói chuyện với mình. Trước đó, vào buổi chiều, đã xem và không đồng ý với nội dung trả lời của Lodge với Bundy, Harkins gởi điện cho Taylor chống lại việc Mỹ tham dự vào cuộc đảo chánh nếu không có chứng minh, hơn những gì ông đã biết, là cuộc đảo chánh sẽ thành công. Trong khi đó Smith đang làm việc theo yêu cầu của Trợ lý Phó Giám đốc CIA, Richard Helms, để có một nhận định độc lập về viễn ảnh về sự thành công của cuộc đảo chánh. Tránh tiên đoán kết quả cuộc đảo chánh, Smith trả lời (Helms) rằng Diệm khó mà thắng được VC trong “tương lai gần” và chế độ của ông ấy “không có khả năng tồn tại.”
Trong khi Tình báo Trung ương và cơ sở CIA ở Sài Gòn cố gắng nhận diện hai bên, phe phù nhà Ngô và phe theo đảo chánh, để lượng định sức lực cả hai, Bundy đã dùng cổng truyền thông của CIA để bác bỏ việc Lodge phản đối Harkins làm quyền Chỉ huy trưởng của Mỹ (khi Lodge vắng mặt). Bundy cũng không thừa nhận đánh giá của Lodge là Mỹ không có khả năng chận một cuộc đảo chánh không có viễn ảnh thành công. Bundy ra chỉ thị cho Lodge phải tham khảo với Harkins và Smith để hướng dẫn nhân viên trong việc liên lạc với các nhóm đảo chánh. Lodge trả lời cộc lốc, “Cảm ơn những chỉ thị sắc sảo của ông. Sẽ cố gắng hết sức để thi hành.”
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 205-6)
31/10/1963 – Căng thẳng vào giờ cuối
Ở Washington, William Colby cố gắng đưa một giải pháp kế thừa không đổ máu. Ông ta viết cho Gíam đốc Tình báo Trung ương (John McCone) đề nghị đưa Ngô Đình Nhu vào vị trí của anh ông (Tổng thống Nam Việt Nam). Colby không đưa một lý do đặc biệt nào ông nghĩ là Nhu sẽ cởi mở hơn – đồng thuận trong giới chức Hoa Kỳ cho rằng Nhu là lý do của sự không khoan nhượng của Diệm – và tỉ mỉ liệt kê những điểm yếu của Nhu. Đó là tính “phát-xít”, hình thức phóng đại (“potemkin village”) của đoàn Thanh niên Cộng hoà, và một điểm yếu khác Nhu thường vấp phải đó không phân biệt giữa việc xác định mục đích và đạt được mục đích. Nhưng Nhu là “một người cương quyết, có định hướng và có thể là người thừa kế có hiệu quả” với nhược điểm lớn nhất – hình ảnh, tai tiếng không thuận lợi với quần chúng – và chúng ta nên giúp ông ta cải thiện.
Dĩ nhiên Colby không đưa đề nghị táo bạo như thế mà lại không tin là sẽ được cứu xét. Nhưng Colby đã từng phải đối phó với sự chán ghét Nhu rất phổ biến ở Bộ Ngoại giao. Bản khuyết điểm của Nhu mà Colby liệt kê đã thừa nhận một số cơ sở cho sự kiện trên. Và Colby cũng hiểu rằng đề nghị này ngầm phủ nhận đòi hỏi hạ bệ Nhu như trong bức điện tín tháng Tám của Washington châm ngòi cho âm mưu chống Diệm.
Trung Tướng (3 sao) Tôn Thất Đính, trong phe tướng đảo chánh Chính phủ Ngô Đình Diệm và giết hai ông Diệm và Nhu (11/1963) Nguồn: LIFE |
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 206-7)
(Còn tiếp)
© DCVOnline
-----------------
Những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hoà (Kết)
Trần Giao Thủy
Liên Hiệp Quốc (LHQ), Khủng hoảng Phật giáo và những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa
1/11/1963 – Sáng sớm ngày 1/11, Tham mưu trưởng MACV, Trung tướng Richard Stilwell mời David Smith ghé lại văn phòng. Vài năm trước, khi biệt phái sang làm việc với CIA, Stilwell là chỉ huy trực tiếp của Smith, nay ông có đôi điều muốn khuyên nhủ Quyền trưởng cơ sở ở Sài Gòn. Để tránh mất uy tín cá nhân và của CIA, Smith nên ngừng đưa dự đoán về cuộc đảo chánh. Stilwell đã thẩm vấn những cố vấn chính (cho quân đội VNCH). Tất cả, Stilwell nói, không ai nghe xầm xì gì về một cuộc đảo chánh. (Vì thế) Tướng Stilwell có thể tự tin kết luận rằng sẽ không có đảo chánh trong tương lai gần. Ông và Tướng Harkins cũng đã báo cáo như thế với Đô Đốc Harry Felt, Tư lệnh Thái Bình Dương.
Maj. General Richard G. Stilwell (Saigon, 9/1963) Nguồn: LIFE/Larry Burrows |
Sau buổi họp chính thức, Tổng thống Diệm giữ ĐS Lodge lại để than phiền riêng. Than phiền lần này là người Mỹ xúi giục hàng tăng sĩ Phật giáo. Lodge hứa sẽ đuổi những nhân viên Mỹ làm điều không phải phép như thế, và Diệm tiếp tục nói thêm về việc cộng sản xâm nhập vào khối sinh viên đại học. Trở lại vấn đề cắt viện trợ cho LLĐB, Diệm chỉ trích một số thuộc cấp của Tướng Harkins; mô tả John Paul Vann là rất khinh xuất.
Trong buổi họp sáng 1/11 này Tổng thống Diệm tiếp tục nói tới việc cải tổ nội các, than phiền rằng khi nói tới ứng viên, “chẳng ai có thể đưa tên người nào cho ông cả.” Khi biết Lodge dự định trở lại Washington, Diệm nài nỉ Lodge hỏi Colby và ĐS Nolting về Nhu. Mô tả Nhu y hệt như ông đã nói về Cẩn, Diệm khẳng định dù Nhu, em ông, không có tham vọng quyền lực nhưng đầy giải pháp cho những vấn đề khó khăn nên ai cũng đến vấn kế. Về mình, Diệm muốn Lodge nói với Kennedy, như là “một đồng minh thẳng thắn” muốn giải quyết vấn đề ngay bây giờ hơn là đợi đến “khi chúng ta đã mất hết.” Lodge cho rằng Diệm sợ có đảo chánh nên đang gởi tín hiệu cho biết phần nào sẽ đáp ứng với yêu cầu của Mỹ. Trong suy nghĩ đó và cũng không chắc nhóm tướng lãnh sẽ đảo chánh Diệm, Lodge đề nghị sẽ bàn đến một “thoả hiệp trọn gói” khi về đến Washington.(John Paul Vann là Trung Tá cố vấn quân sự của Tướng Huỳnh Văn Cao Tư lệnh vùng IV Chiến thuật và đã than phiền về sự vớ vẩn của cuộc chiến chống lại MTGPMN nhất là trận Ấp Bắc ông đã tham gia. Điều này đã gây tiếng vang không tốt cho tướng Harkins, tư lệnh MACV; Paun Vann bị buộc rời khỏi vai trò cố vấn quân sự tại Việt Nam, tháng 3, 1963, và ra khỏi quân đội Mỹ vài tháng sau đó).
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 207-9)
Sáng ngày 1/11/1963, phái đoàn LHQ quyết định có thể hoàn thành công tác tại Việt Nam vào chiều ngày 3/11, và định đó là ngày sẽ rời Sài Gòn. Phái đoàn cũng đồng ý tất cả thành viên sẽ về lại New York trễ nhất là ngày 9/11, để có thể họp lại vào ngày thứ Hai 11/11 vào lú 3 giờ chiều.
(U.N. Fact-Finding Mission To South Viet-Nam, A/5630, English, 7 December, 1963, p. 20)
2/11/1963 – Giới chức cao cấp tại Washington xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam với những tướng lãnh quân đội đảo chánh. Đài phát thanh Sài Gòn – do quân đội kiểm soát – đưa tin rằng Tổng thống Diệm và em ông, Ngô Đình Nhu đã tự sát. Nhóm lãnh đạo quân đội nghe nói cũng đã nói với Đại sứ Mỹ, Henry Cabot Lodge rằng họ có ý định giao chính phủ lại cho các giới chức dân sự đưa đến tin đồn là Washington sẽ công nhận chính phủ mới.(Sự kiện xẩy ra sau buổi họp giữa Tổng thống Diệm và ĐS Lodge sáng ngày 1/11 đến sáng ngày 2/11 theo Thomas L Ahern Jr. sẽ được trình bày cùng lúc với những nguồn khác ở một bài sau. – TGT)
Như một “hoạt động đề phòng” Bộ Quốc Phòng Mỹ đã ra lệnh cho tàu của Đệ Thất Hạm đội vào vùng biển Việt Nam để bảo vệ người Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara ra lệnh vào lúc 11:00 sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ khoảng 8 giờ sau khi có báo cáo đầu tiên (về cuộc đảo chánh).
Không tuyên bố với quần chúng về việc này, chính phủ Kennedy đón chào cuộc đảo chánh và xem đây là sự giúp sức cho cuộc chiến tranh chống quân du kích Việt cộng. Giới chức (Mỹ) phủ nhận có can dự trực tiếp (của Mỹ) nhưng công nhận sự lên án Tổng thống Diệm và những áp lực khác của Tổng thống Kennedy đã giúp cuộc đảo chánh thành tựu.
Nguồn tin quốc hội cho hay chính phủ đã cho biết cuộc đảo chánh là một bất ngờ với Washington.
Bà Ngô Đình Nhu gay gắt tố cáo chính phủ Mỹ đã kích động cuộc nổi loạn. Bà em dâu Tổng thống Ngô Đình Diệm cho hay sẽ không xin tị nạn tại Mỹ, “chính phủ tại đây đã đâm sau lưng chính phủ nước tôi.”
Ở Washington, một cựu phụ tá đặc biệt của Tổng thống Ngô Đình Diệm nói một quan hệ “đúng mực” với Mỹ và việc xử lý mãnh liệt với cuộc chiến tranh chống du kích là mục đích của chính phủ quân nhân. (TNYT).
“Bất kỳ ai có Mỹ là đồng mình thì khỏi cần kẻ thù,” Bà Ngô Đình Nhu, 2/11/1963
(Howard Jones, Death of a Generation: How the Assassinations of Diem and JFK Prolonged the Vietnam War, Oxford University Press, New York, N.Y., 2003, p. 407)
3/11/1963 – Nguồn tin riêng trong giới quân đội hôm qua cho hay Tổng thống Diệm của miền Nam Việt Nam và em ông, Ngô Đình Nhu, đã bị ám sát. Các bản tin mâu thuẫn từ đài phát thanh quân đội (kiểm soát) nói hai lãnh tụ (của chế độ) đã tự sát; bản tin này bị nhiều người nghi ngờ vì hai anh em ông Diệm là người Thiên chúa giáo. Nguồn tin đáng tin cậy cho biết Tổng thống và em ông bị nhóm quân nhân đảo chánh bắt riêng rẽ và bị giết trên đường về đại bản doanh. Dưới sự kiểm soát của quân đội, thủ đô Sài Gòn tưng bừng hớn hở cùng lúc thanh niên cướp phá nhà và văn phòng của các viên chức Chính phủ.
Huỷ bỏ chương trình đi xem trận football, Tổng thống Kennedy họp hai lần với các cố vấn an ninh về vấn đề quan hệ (ngoại giao - TGT) với chế độ mới tại Sài Gòn. Trong khi chờ đợi chính phủ ở Sài Gòn có hình thức ổn định, toà Bạch Ốc, và Bộ Quốc Phòng chính thức giữ yên lặng.
Báo giới Xô Viết xem ban lãnh đạo mới ở Sài Gòn chỉ là một “chế độ bù nhìn” khác. Dù có dấu hiệu thoả mãn ở Moscow vì không còn bóng dáng của Ngô Đình Diệm trên chính trường, Nga Xô không thấy có thay đổi gì trong cuộc chiến chống quân du kích.
Ở nước Lào láng giềng, nhóm Trung lập, nhìn phát triển với hy vọng rằng chính phủ Diệm sụp đổ có thể giúp Thủ tướng Souvanna Phouma giữ được chế độ đang lung lay của Lào.
Tại California, bà Ngô Đình Nhu, vợ của em Tổng thống Ngô Đình Diệm, lau nước mắt và nói, tại một cuộc họp báo, rằng bà không chấp nhận lời Washington phủ nhận việc tham gia trong cuộc đảo chánh. Bà cũng bác bỏ khả năng chồng và anh chồng đã tự tử. (TNYT).
4/11/1963 – Với nhiều người lưu vong đang quay về Nam Việt Nam ngày hôm qua, các tướng lãnh đạo cuộc đảo chính tiếp tục loại trừ những người ủng hộ Chính phủ cũ. Ba vị tướng đứng đầu cuộc đảo chánh (Minh, Đôn, Kim –TGT) đang làm việc để thành lập một Chính phủ hỗn hợp dân sự và quân nhân, người ta nghĩ sẽ có nhiều thành phần trong giới quân sự. (TNYT).
Tuyên bố ngày 3/11/1963 của phái đoàn tìm hiểu thực tế của LHQ tại Sài Gòn
(Bản tuyên bố sau đã được tuỳ viên thông tin của phái đoàn tìm hiểu thực tế gởi về cho LHQ)
Bản tuyên bố sau đây đã được phái đoàn LHQ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam phổ biến ngày 3 tháng Mười Một tại Sài Gòn:
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2867).“Phái đoàn tìm hiểu thực tế LHQ tại Việt Nam Cộng hoà sẽ rời Sài Gòn, như đã định trước những sự kiện mới đây (đảo chính và ám sát nhân vật đầu não chính phủ ngày 1-2/11/1963 –TGT), vào ngày 3 tháng Mười Một trở lại New York sau khi hoàn tất sứ mạng.
“Chiều hôm qua, Chủ tịch phái đoàn đã điện thoại xã giao – trên danh nghĩa của phái đoàn – đến tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim để yêu cầu giúp phương tiện để phái đoàn rời Việt Nam hôm nay và chuyển (đến các tướng lãnh) lời cảm ơn của phái đoàn về những xã giao và hỗ trợ cho phái đoàn từ phía nhân dân Việt Nam.
“Trong cuộc họp sau cùng với báo chí hôm 29 tháng Mười, Chủ tịch phái đoàn tuyên bố ông sẽ công bố tên của những người đã được phái đoàn phỏng vấn trong tù. Những tên đó là: Thích Tâm Giác, Thích Tâm Châu, Thích Đức Nghiệp, Thích Thiện Minh và Mai Thọ Truyền.
“Trong phần trả lời câu hỏi, người phát ngôn của phái đoàn tuyên bố phái đoàn đã phỏng vấn 3 loại nhân chứng: những phát ngôn viên chính phủ đề ra, nhân chức do phái đoàn tự chọn, và nhân chứng tự đến đưa lời khai. Với loại nhân chứng sau phái đoàn cũng nhận lời khai viết sẵn.
“Phát ngôn viên cũng tuyên bố phái đoàn đã không thể phỏng vấn Thích Trí Quang, người đang tị nạn tại Toà Đại sứ Hoa Kỳ. Chính phủ VNCH trước đây (chính phủ Ngô Đình Diệm) đã cho phái đoàn biết theo luật tị nạn, người tị nạn không được phép có bất kỳ liên lạc nào khi đang tị nạn.”
5/11/1963 – Chính quyền Kennedy cực kỳ bối rối về báo cáo vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và em ông, Ngô Đình Nhu. Nếu kết luận sau cùng là hai ông Diệm Nhu thực sự đã bị quân đảo chánh giết, chính quyền (Kennedy) dự định sẽ lên án mạnh mẽ những người lãnh đạo mới ở Việt Nam.(Toàn văn, bản Anh ngữ, của báo cáo của phái đoàn LHQ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam [Report of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam, A/5630, 7 December 1963] gồm 4 Chương, 250 trang và 16 Phụ lục, tổng cộng 324 trang. Bản Báo cáo này, bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha (Spanish), là tiết mục thứ 77 trong Nghị trình của Phiên họp thứ 18 của ĐHĐ LHQ.)
Bà Ngô Đình Nhu sẽ rời Hoa Kỳ vào ngày mai đi Rome. Bà và con gái lớn (Ngô Đình Lệ Thuỷ) dự định sẽ đoàn tụ với 3 người con khác của bà, như tin tức cho biết, đang trên đường rời khỏi Nam Việt Nam. (TNYT).
5/11/1963 – Một báo cáo diễn tiến từng bước của cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm cho thấy rằng sự hợm mình của một viên tướng trẻ đầy tham vọng (Tôn Thất Đính) dường như đã là một yếu tố quan trọng trong một chuỗi các sự kiện đưa đến việc giết Tổng thống Diệm và em ông.
Bà Nhu hủy bỏ kế hoạch sang Rome. (TNYT).
8/11/1963 – Hoa Kỳ công nhận chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam tối qua, chưa đầy một tuần sau cuộc lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong một thông báo xếp đặt cho cùng lúc với một tuyên bố ngoại giao tại Sài Gòn, Bộ Ngoại giao bày tỏ với các tướng lãnh của miền Nam Việt Nam, hy vọng rằng mối quan hệ thân mật sẽ tiếp tục. Tuyên bố ngoại giao này là một trả lời chính thức cho yêu cầu được công nhận (của chính phủ lâm thời), việc công nhận này sẽ mở cửa cho việc tiếp tục chương trình viện trợ thương mại-nhập cảng 95 triệu đô-la một năm. (TNYT).
9/11/1963 – Tại cuộc họp báo ở Washington, Ngoại trưởng Rusk hôm qua cho biết rằng nỗ lực chiến tranh chống cộng sản của miền Nam Việt Nam sẽ tiến triển với chính phủ lâm thời của Sài Gòn. Ông Rusk nói rằng chính phủ quân sự-dân sự mới đã quyết định nhanh chóng để giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ đã ngăn cản nỗ lực chiến đấu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm vưa bị lật đổ.
Dinh Gia Long trưa ngày 1/11/1963 Nguồn: LIFE |
10/11/1963 – Ngày hôm qua, nguồn đáng tin cậy ở Washington khẳng định rằng chương trình viện trợ nhu yếu phẩm 95 triệu đô-la một năm Nam Việt Nam đã được tiếp tục trở lại. Chương trình viện trợ này, chỉ bị đình chỉ trong những tuần cuối cùng của Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, tài trợ hầu hết các hàng nhập khẩu thương mại và gián tiếp, ngân sách của Nam Việt Nam.
Giới ngoại giao tại Sài Gòn cho biết, tốc độ củng cố quyền lực của Chính phủ quân sự mới đã gây khó khăn cho chế độ Cộng sản ở miền Bắc Việt Nam.
Tại California, bà Ngô Đình Nhu tin chắc rằng bà sẽ được gọi trở lại Việt Nam vì là người duy nhất có thể thống nhất đất nước. (TNYT).
14/11/1963 – Rời Hoa Kỳ đi Rome, bà Ngô Đình Nhu tố cáo chính phủ miền Nam Việt Nam của anh chồng bà bị lật đổ do sự phản bội vì “một vài đô la” viện trợ Mỹ. (TNYT).
Bà Nhu và con gái mua sắm ở Paris (9/1963) Nguồn: LIFE |
© DCVOnline