-Tang Gia Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính Pháp Danh Quảng Uy Cảm Tạ (01/11/2014)
-Cuốn Hồi Ký Duy Nhất Của Trung Tướng Tôn Thất Đính
Ông Nguyễn Phú Hùng, một thành viên trong Tổng Hội Cư Sĩ PGVN/Hoa Kỳ đã trân trọng giới thiệu quý chư tôn đức hiện diện gồm có quý Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Hòa Thượng Thích Nguyên An, Hòa Thượng Thích Thái Siêu, Thượng Tọa Thích Nhật Huệ, Thượng Tọa Thích Định Quang, Thượng Tọa Thích Thánh Minh, Cư Sĩ Quảng Phước Huỳnh Tấn Lê và một số thành viên trong Tổng Hội Cư Sĩ.
Suốt 15 năm nay, hầu như cuốn hồi ký này được giữ kín, tuy nhiên, với tấm thịnh tình quý báu của Trung Tướng Đính, ông đã ký tặng cho nhà báo Lý Kiến Trúc và đề nghị có một bữa cơm thân mật với quý chư tôn đức cùng một số thân hữu tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí, trước là để cảm tạ quý chư tôn đức và Tổng Hội Cư Sĩ PGVN/Hoa Kỳ, đã trân trọng mời ông phát biểu cảm tường nhân buổi ngày Lễ Kỷ Niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức nguyện thiêu thân cho Đạo Pháp và Dân Tộc tại Santa Ana.
Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa/Báo Chí trang trọng cảm tạ quý chư tôn đức hiện diện và nói mấy lời về nội dung cuốn hồi ký, ông cho rằng đây là cuốn hồi ký không những nó là cuộc đời binh nghiệp của một tướng lãnh VNCH mà còn là cuốn hồi ký chính trị dù tác giả rất khiêm nhường viết rằng nó chỉ là cuốn tự truyện.
Trung Tướng Tôn Thất Đính tỏ ra rất xúc động khi nói lời cảm tạ quý chư tôn đức và quan khách đã vân du đến Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí để dự một buổi ra mắt “nội bộ” tuy đơn giản nhưng rất chân tình. Ông hy vọng những gì ông viết trong cuốn hồi ký là sự thật của một giai đoạn lịch sử bi hùng của quê hương Việt Nam.
Quý độc giả có thể đọc thêm chi tiết bản tin trên https://nhatbaovanhoa.com./ (VH)
- Những sự thật phũ phàng!
-Lễ Phủ Quốc Kỳ VNCH Cho Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính (11/30/2013)
-Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính qua đời, thọ 87 tuổi
Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính tại đám tang Đại Lão Hoà Thượng Thích Hạnh Đạo ở chùa Phổ Đà, Santa Ana, ngày 6 Tháng Tám, 2011. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)
---Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính Từ Trần ở Quận Cam, Thọ 87 Tuổi
-CỰU TRUNG TƯỚNG TÔN THẤT ĐÍNH QUA ĐỜI, THỌ 87 TUỔI
*************************
- Tôn Thất Đính: Viên tướng “thức thời” trong hoàng tộc (QĐND 11-7-13)
- Phỏng vấn Tôn Thất Đính (DCVOnline)-
Pho. H. Huynh ‒ Trà Mi lược dịch
-Cuốn Hồi Ký Duy Nhất Của Trung Tướng Tôn Thất Đính
(06/29/2013)
LITTLE SAIGON (VH) -- “Hồi Ký Tôn Thất Đính” là tựa đề cuốn tự truyện “Nghĩa Biển Tình Sông” của Trung Tướng Tôn Thất Đính được ấn hành trong giai đoạn “Quốc phá Gia vong” theo như lời của tác giả viết tựa cho sách, lần đầu tiên đã được ra mắt “nội bộ” vào trưa Thứ Sáu 28/6/2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí.Ông Nguyễn Phú Hùng, một thành viên trong Tổng Hội Cư Sĩ PGVN/Hoa Kỳ đã trân trọng giới thiệu quý chư tôn đức hiện diện gồm có quý Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Hòa Thượng Thích Nguyên An, Hòa Thượng Thích Thái Siêu, Thượng Tọa Thích Nhật Huệ, Thượng Tọa Thích Định Quang, Thượng Tọa Thích Thánh Minh, Cư Sĩ Quảng Phước Huỳnh Tấn Lê và một số thành viên trong Tổng Hội Cư Sĩ.
Suốt 15 năm nay, hầu như cuốn hồi ký này được giữ kín, tuy nhiên, với tấm thịnh tình quý báu của Trung Tướng Đính, ông đã ký tặng cho nhà báo Lý Kiến Trúc và đề nghị có một bữa cơm thân mật với quý chư tôn đức cùng một số thân hữu tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí, trước là để cảm tạ quý chư tôn đức và Tổng Hội Cư Sĩ PGVN/Hoa Kỳ, đã trân trọng mời ông phát biểu cảm tường nhân buổi ngày Lễ Kỷ Niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức nguyện thiêu thân cho Đạo Pháp và Dân Tộc tại Santa Ana.
Trong buổi ra mắt sách.
Sở dĩ cuốn hồi ký này không có ý ra mắt công chúng đó là do ý của Trung Tướng Đính, ông chỉ muốn nó được gởi đến tay một số thân hữu trong thời điểm hiện nay, mặc dù cuốn hồi ký đã được nhà xuất bản Chánh Đạo xuất bản từ năm 1998 và sau đó là lần tái bản thứ hai thêm phần phụ lục do Phụ Nữ Cali ấn hành năm 2013.Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa/Báo Chí trang trọng cảm tạ quý chư tôn đức hiện diện và nói mấy lời về nội dung cuốn hồi ký, ông cho rằng đây là cuốn hồi ký không những nó là cuộc đời binh nghiệp của một tướng lãnh VNCH mà còn là cuốn hồi ký chính trị dù tác giả rất khiêm nhường viết rằng nó chỉ là cuốn tự truyện.
Bìa cuốn Hồi Ký.
Sau đó, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa và Hòa Thượng Thích Nguyên Trí đã lên chúc sức khỏe Trung Tướng Tôn Thất Đính năm nay 88 tuổi hạc nhưng vẫn tràn trề tấm lòng yêu nước, xem đồng đội như thủ túc và đặc biệt ông là một Phật tử thuần thành. Hòa Thượng Tín Nghĩa chính là bổn sư của ông.Trung Tướng Tôn Thất Đính tỏ ra rất xúc động khi nói lời cảm tạ quý chư tôn đức và quan khách đã vân du đến Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí để dự một buổi ra mắt “nội bộ” tuy đơn giản nhưng rất chân tình. Ông hy vọng những gì ông viết trong cuốn hồi ký là sự thật của một giai đoạn lịch sử bi hùng của quê hương Việt Nam.
Quý độc giả có thể đọc thêm chi tiết bản tin trên https://nhatbaovanhoa.com./ (VH)
- Những sự thật phũ phàng!
Lữ Giang
Được tin Tướng Tôn Thất Đình qua đời, có vài người đã điện thoại cho tôi và hỏi có viết gì về Tôn Thất Đính không. Một số khác lại cho rằng cuộc đời Tôn Thất Đính chẳng có gì đáng nói, v.v.
Kể từ khi về ở thủ đô Little Sài Gòn, mỗi lần gặp tôi ở trong nhà hàng, nơi công cộng, và ngay cả tại nhà ông Cao Xuân Vỹ, Tôn Thất Đính thường đến gần tôi và lặp đi lặp lại chỉ có một câu:
“Anh thông cảm cho tôi. Lúc đó tôi không thể làm khác hơn được.
Tôi không gióng tên Đỗ Mậu đâu…”
Tôi hiểu ông muốn nói gì nên luôn trả lời rất nhã nhặn:
“Ồ! Tôi có viết gì về Trung Tướng đâu?”
Ông đã đọc những bài tôi viết về Đỗ Mậu nên rất sợ tôi viết về ông như đã viết về Đỗ Mậu, vì tôi biết nhiều về ông cũng như biết nhiều về Đỗ Mậu. Nhưng giữa Đỗ Mậu và Tôn Thất Đính hoàn toàn khác nhau. Đỗ Mậu cũng ít học như Tôn Thất Đính, nhưng Đỗ Mậu “sinh vi cáo tử vi chồn”, “sớm đầu tối đánh”, mưu mô xảo quyệt, chém cây sống trồng cây chết, chứa chấp cả cộng sản nằm vùng, sấp ngửa như trở bàn tay… rất có hại cho đại cuộc, nên không thể không nói.
Trái lại Tôn Thất Đính chỉ là một tay ăn chơi, tính tình cộc cằn nóng nảy, nhưng tâm địa không độc, ít khi mưu hại ai, cứ thổi lên cho anh ta khoái tỉ là bảo gì cũng làm. Do đó, tôi thấy không có gì phải viết về Tôn Thất Đính. Tuy nhiên, trong những ngày cuối đời của ông, khi chỉ còn là một cái “xác sống”, nhiều tổ chức lại muốn dựng ông lên làm "con bài chọi" để mưu đồ chính trị nên chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng!
BUỐN “XÁC SỐNG” VÀ XÁC CHẾT
Hôm 20.11.2011, Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo trên toàn vũ trụ của Huỳnh Tấn Lê đã tổ chức Lễ Thượng Thọ cho Tôn Thất Đính, có nhiều tăng sĩ đến dự. Hòa Thượng Thích Nguyên Trí thuộc nhóm Về Nguồn ở chùa Bát Nhã đã đứng lên “giảng Pháp”, ca ngợi và cám ơn Tướng Đính như một anh hùng đã thực hành Bồ Tát Hạnh để cứu nguy Phật Giáo và đất nước năm 1963.
Tôn Thất Đính cao hứng liền xin Quy Y Tam Bảo, nhưng thay vì đọc lời nguyện “Cầu trên Mười Phương Tam Bảo lai lâm chứng giám, khiến cho các đệ tử tội diệt phước sanh…”, Tôn Thất Đính lại đọc một lời nguyện khác: “Ngày 01/11/1963 là một nhân quả trong sự lãnh đạo của gia đình họ Ngô tại Việt Nam.”
Thầy Nguyên Trí đã chấp nhận lời tuyên thệ này và ban cho Tôn Thất Đính pháp danh là “Quảng Uy”!
Cảm hứng, cư sĩ Võ Văn Hộ đã ngâm bài thơ:
“Trung Tướng năm nay tám bảy rồi.
Quảng Uy danh phận rõ mười mươi.
Nay già, tu niệm lo phần đạo.
Lúc trẻ, hy sinh chuyện việc đời…” (!)
(Xin xem hophap.net)
Mới đây, hôm 1.11.2013, Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo trên toàn vũ trụ lại kéo nhau đến bệnh viện Kindred Hospital ở Santa Ana, tổ chức Lễ Cầu An và Khánh Thọ 87 tuổi cho Tướng Đính. Hòa Thượng Nguyên Trí lại “giảng Pháp”: “Cuộc đời của Cựu Tướng Tôn Thất Đính với Phật Giáo là một” và "nhờ các tướng lãnh thực hiện cuộc cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963 mà Phật tử chúng ta có ngày hôm nay, cho nên chúng nên chúng ta phải biết ơn và đền ơn."
Đại Tá Lê Bá Khiếu vỗ tay vào, cho rằng Trung Tướng Tôn Đính là vị tướng với lòng "trung" sáng suốt, bởi vì trung sáng suốt là khi thấy "sếp" của mình làm sai thì dám chống lại, nếu còn phục vụ thì đó là "ngu trung."
Thực tế như thế nào, chúng tôi sẽ nói sau.
TÚ TÀI 2 HAY TÚ TÀI 3?
Tin Tướng Đính qua đời được Thầy Nguyên Trí của chùa Bát Nhã loan đinh trước nhất, trong đó cho biết Tôn Thất Đính có bằng Tú Tài 2, đi học khóa sĩ quan Đập Đá 6 tháng ra trường với cấp bậc Thiếu Úy… Loan tin như vậy là hạ thấp học lực của Tướng Đính xuống một bậc.
Tướng Tôn Thất Đính sinh ngày 20.11.1926 tại Đà Lạt, lúc nhỏ học trường Yersin rồi đi làm thư ký cho Sở Gendarmerie (Sở Hiến Binh) của Pháp ở Đà Lạt. Năm 1947 Vệ Binh Đoàn được thành lập, Tôn Thất Đính ra Huế học Trường Hạ Sĩ Quan Mang Cá và tốt nghiệp Tú Tài 3 với cấp bậc Trung Sĩ. Sau đó, chính phủ Bảo Đại cho thành lập Trường Sĩ Quan Hiện Dịch đầu tiên của Việt Nam tại Đập Đá, Huế. Đây là một trường hạ sĩ quan được tạm thời cải biến thành trường sĩ quan. Mọi việc huấn luyện đều do các sĩ quan Pháp phụ trách. Vì thế, muốn được tham dự khóa này, điều kiện đầu tiên là phải biết tiếng Pháp. Do đó, để có đủ khóa sinh, các thông dịch viên Trung Sĩ đồng hóa đều được tham dự. Những người chưa phải là quân nhân nhưng biết tiếng Pháp cũng được theo học, không cần biết trình độ văn hóa. Tôn Thất Đính vì biết tiếng Pháp nên cũng được theo học.
Khóa 1 Đập Đá khai giảng ngày 1.10.1948 và mãn khóa ngày 1.6.1949. Có 53 người tốt nghiệp được mang cấp bậc thiếu úy, trong đó có Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang; Tôn Thất Đính, Trần Văn Trung, Bùi Đình Đạm, Phan Xuân Nhận, Tôn Thất Xứng, Nguyễn Văn Chuân, v.v.
VỐN LÀ CẦN LAO GỘC
Đỗ Mậu cho biết vào mùa thu năm 1955, một số người được mời đến nhà ông Ngô Đình Cẩn ở Phủ Cam để tuyên thệ gia nhập Đảng Cần Lao trong đó có Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Tôn Thất Đính, Tôn Thất Xứng, Nguyễn Vinh, Phùng Ngọc Trưng, v.v. Lời tuyên thệ là: "Trung thành với Tổ Quốc, trung thành với lãnh tụ Ngô Đình Diệm, và trung thành với Đảng Cần Lao Nhân Vị".(Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, tr. 243).
Theo Đại Tá Trần Khắc Kính, vào giữa tháng 12 năm 1955, Đại Hội Quân Ủy Đảng Cần Lao đã được tổ chức tại Bộ Chỉ Huy Phân Khu Duyên Hải ở Nha Trang. Tham dự đại hội này có các đảng viên cao cấp trong quân đội như Đại Tá Tôn Thất Đính (bí danh là Vân Anh), Đại Tá Tôn Thất Xứng (Linh Giang), các Trung Tá Đỗ Mậu (Hoàng Linh), Vũ Hùng Phi, Nguyễn Khương, Hoàng Lạc..., các Thiếu Tá Phùng Ngọc Trưng, Nguyễn Ngọc Khôi, Lê Văn Sâm..., Các đảng viên đã lần lượt đến trước bàn thờ Tổ Quốc lấy kim trích máu đầu ngón tay vào một ly rượu và tuyên thệ trước sự chứng kiến của ông Ngô Đình Nhu và Bác sĩ Bùi Kiện Tín, đại diện Trung Ương.
Như vậy Lê Văn Nghiêm, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu… đều là Cần Lao gộc và là “Cần Lao Phật Giáo”!
THAM GIA ĐẢO CHÁNH
Vào đầu tháng 8 năm 1962, Tướng Tôn Thất Đính được cử làm Tư Lệnh Quân Quân Đoàn 3 với nhiệm vụ chính là chống đảo chánh. Trong việc xét các chùa đêm 20 rạng ngày 21.8.1963, Tướng Đính chỉ huy ở Sài Gòn còn Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy ở Huế.
Đỗ Mậu thường kể chuyện ông dùng bói toán để dụ Tướng Đính làm đảo chánh. Chuyện đó có nhưng mưu sự của Đỗ Mậu không thành.
Hai cuốn hồi ký của cả Trần Văn Đôn lẫn Tôn Thất Đính không hề cho biết Tôn Thất Đính đã thật sự tham gia đảo chánh lúc nào. Hồi ký của Tướng Đính thường chép lại hồi ký của Tướng Đôn. Vả lại, tài liệu được tiết lộ sau này cho thấy người chỉ huy cuộc đảo chánh không phải là Tướng Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Đôn hay Tướng Tôn Thất Đính, mà là Tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên CIA. Quân dùng để đảo chánh là Sư Đoàn 5 của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Minh chỉ đóng vai trò “Ông Ác”, đó là tìm giết những người chống đảo chánh như Đại Tá Hồ Tấn Quyền và Đại Tá Lê Quang Tung, và bắt giết hai anh em ông Diệm và ông Nhu. Ngoài ra, Tướng Minh không có quyền nào khác. Vậy chúng ta đành phải căn cứ vào các báo cáo của Mỹ để xem Tướng Đính đã tham gia đảo chánh lúc nào.
Trong báo cáo gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lúc 2 giờ 24 phút chiều 29.10.1963, Đại Sứ Cabot Lodge cho biết các thân hữu trong ủy ban đảo chánh tiếp tục bao vây Tôn Thất Đình và những người này đã ra lệnh loại trừ Tướng Đính nếu ông ta tỏ ra bất cứ dấu hiệu nào làm tổn thương đến cuộc đảo chánh.
[FRUS 1961 – 1963. Volume IV, tr. 473 – 451. Document 225]
Có thể Tướng Đính đã đồng ý tham gia đảo chánh vào chiều 31.10.1963. Tướng Đôn cho biết tối hôm đó, khi ông đi dùng cơm với Tướng Weede và Tướng Harking về, ông thấy Tướng Đính đang thảo kế hoạch hành quân. Tuy đồng ý tham gia đảo chánh, nhưng tâm thần của Tướng Đính vẫn bất định. Đại Úy Nguyễn Duy Nghệ, tùy viên quân sự của Tướng Đính có kể lại:
“Đêm trước ngày đảo chánh (31.10.1963), Tướng Đính thao thức suốt đêm, ông ấy gọi tôi (Đại Úy Nghệ)vào hỏi:
- Kế hoạch toa đã biết, toa nghĩ moa có nên làm không?
- Theo tinh thần Trung Quân, Ái Quốc, xin Thiếu Tướng xét lại. Tôi không dám có ý kiến...
- Nhưng moa làm chuyện này là để cứu ông Cụ, với sự đồng ý của ông Cậu (Ngô Đình Cẩn).
Đêm 1/11, Tướng Đính băng khoăng lo lắng cả đêm...”'
Tướng Đôn cho biết vì chưa tin Tướng Đính, sáng 1.11.1963, Tướng Khiêm đã lấy dầu Nhị Thiên Đường bôi mắt giả khóc rồi đến gặp Tướng Đính và nói: “Thôi, bỏ chuyện đảo chánh đi anh, tội nghiệp ông Diệm, mình không nên hại ông ấy.” Nhưng Tướng Khiêm thấy Tướng Đính không bằng lòng, tỏ ra cương quyết lắm... Tướng Khiêm liền báo tin này cho Tướng Đôn biết.
[Trần Văn Đôn, Việt Nam Nhân Chứng, Xuân Thu, Hoa Kỳ, 1989, tr. 214 – 215]
Nhiều người tin chính Tướng Khiêm đã dụ được Tướng Đính tham gia đảo chánh.
Sáng 1.11.1963, Lucien Conein từ Bộ Tổng Tham Mưu báo cáo rằng Tướng Đính là nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh của các tướng lãnh. Khi ông ta đồng ý, cuộc đảo chánh đã bắt đầu.
[CIA Memorandum, The Coup in South Vietnam, OCI No. 3238/63, 1 Nov. 1963]
Đúng như Tướng Đính thường nói với tôi, lúc đó ông không thể làm khác được, vì làm khác chúng nó sẽ giết như Đại Tá Hồ Tấn Quyền và Đại Tá Lê Quang Tung.
CÓ CÔNG VỚI PHẬT GIÁO?
Sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, Tướng Đính không còn được ở trong quân đội nữa mà được đưa về làm Tổng Trưởng An Ninh (Nội Vụ).
Ngày 4.1.1964, 11 Giáo Phái và Hội Đoàn Phật Giáo đã họp tại Chùa Xá Lợi và biểu quyết một Bản Hiến Chương thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất với những quy định nằm trên và ngoài luật pháp quốc gia, rồi gởi lên yêu cầu Bộ Nội Vụ chấp thuận. Các viên chức Bộ Nội Vụ thấy rằng dù là một hiệp hội tôn giáo, cũng không thể đi ra ngoài Dụ số 10 do Bảo Đại ban hành ngày 6.8.1950. Dụ này được biên soạn dựa theo Đạo Luật ấn định quy chế hiệp hội của Pháp ban hành ngày 16.8.1901 và đã được áp dụng tại Nam Việt Nam từ năm 1901 rồi. Những khiếu nại của Phật Giáo trong cuộc đấu tranh về sự khác biệt giữa “giáo hội” và “hiệp hội” chỉ là ngụy biện. Do đó, ngày 29.1.1964, Bộ Nội Vụ đã gởi công văn số 1041-B/BNV/KS do Trung Tướng Tôn Thất Đính ký, thông báo cho GHPGVNTN biết:
“Bộ Nội Vụ chấp thuận tạm thời và trên nguyên tắc bản Hiến Chương của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, trong khi chờ đợi quy chế mới về đạo giáo được ban hành. Tuy nhiên, bản Hiến Chương nói trên sẽ được xem xét lại và chấp thuận khi có quy chế mới, để luật lệ chung được tôn trọng.”
Phật Giáo không đồng ý giải pháp này. Nhưng ngày 24.3.1964 Bộ Nội Vụ vẫn chiếu Dụ số 10, ban hành Nghị Định số 329-BNV/KS cho “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được phép thành lập trong khôn khổ luật lệ hiện hành”(tức theo Dụ số 10). Nghị Định này cũng do Tướng Tôn Thất Đính ký tên, bất chấp sự phản đối của Phật Giáo.
Tuy nhiên, khi Tướng Khánh lên làm Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng kiêm Thủ Tướng, để lấy lòng Phật Giáo, đã ký Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14.5.1964 phê chuẩn Hiến Chương nói trên, ban cho GHPGVNTN một “chế độ đặc biệt” nằm trên và ngoài luật pháp quốc gia. Vì Hiến Chương này, GHPGVNTN đã bể làm hai, một là Giáo Hội Ấn Quang và một là Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự. Năm 1967, khi Giáo Hội Ấn Quang đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chống lại VNCH, Tổng Thống Thiệu đã ban hành Sắc Luật 23/67 ngày 18.7.1967 công nhận Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự và bỏ Hiến Chương Giáo Hội Ấn Quang, nên từ đó Giáo Hội này phải hoạt động ngoài vòng pháp luật cho đến nay.
THÂN PHẬN CỦA CÁC CÔNG CỤ
Đại Tướng Cao Văn Viên kể lại: Tối 29.1.1964 lúc 23 giờ ông được lệnh của Tướng Trần Thiện Khiêm đi bắt 5 tướng là Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đình và Nguyễn Văn Vỹ, rồi sau đó đến bắt Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung tại nhà của ông Dương Văn Minh. Ông đề nghị Tướng Khiêm giao cho người khác đi bắt Tướng Đôn và Tướng Đính vì ông rất khó xử khi bắt hai tướng này. Ba tháng trước đây hai ông đó là ân nhân đã cứu ông. Tướng Khiêm liền giao cho Thiếu Tá Cổ Tấn Tinh Châu, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, đi bắt hai tướng Đôn và Đính.
Khoảng 2 giờ sáng, 5 vị tướng là Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vào Bộ Tổng Tham Mưu, riêng Thiếu Tá Nhung được đưa về trại Hoàng Hoa Thám, bản doanh của Lữ Đoàn Nhảy Dù và sau đó bị giết. Lúc đó Tướng Viên đang là Đại Tá Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù.
Số phận của các công cụ đến đó coi như chấm dứt. Sau đó, họ còn bị Tổng Thống Johnson gọi là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddamn bunch of thugs)!
Tôn Thất Đính đã kết thúc cuốn hồi ký "20 năm binh nghiệp" của mình ở trang 455 như sau:
"Đối với tôi, cuộc hành quân 1-11-1963, sau 16 giờ đồng hồ với bao nhiêu biến cố vượt ra ngoài dự liệu và quyết định của tôi, không phải là một thành công, mà chính là một thảm bại lớn lao đối với lịch sử. Sở dĩ vậy, vì biết bao âm mưu chính trị ngoại giao, hận thù cá nhân, hận thù tập thể, đến giờ phút đó mới được phơi bày bằng lời nói hay bằng hành động trong ấy Phật Giáo Việt Nam, quân lực VNCH là những nạn nhân của lịch sử hơn là những thành phần mà lúc đó mà người ta thường qui định là chiến thắng vẻ vang! Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội với lịch sử Việt Nam cả, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng mình, khi kẻ thù từ quốc tế đến quốc nội bắt đầu vỗ tay cho tương lai chiến thắng của chủ nghĩa Cộng Sản. VNCH đã tự đưa mình vào hỗn loạn từ xã hội, chính trị cho đến tôn giáo, quân sự, tạo cơ hội dấn thân vào trong cuộc đại bại chung sau này khi chấp nhận đó là chính sách toàn cầu của Mỹ!"
Với những sự thật phủ phàng như thế, tại sao nhóm Thích Nguyên Trí và Huỳnh Tấn Lê dám chém cây sống, trồng cây chết, tuyên bố Tướng Đính là một anh hùng đã thực hành Bồ Tát Hạnh để cứu nguy Phật Giáo và đất nước năm 1963? Tại vì Kinh Pháp Cú ở Phẩm Ác có nói:
“Những ai vi phạm luật Nhất thừa, những ai ưa nói lời vọng ngữ, những ai không tin tưởng đời sau, thì chẳng điều ác nào họ không làm được.”
Cầu cho Tướng Tôn Thất Đính được an giấc nghìn thu. Đừng ai đưa xác chết của ông ra làm "con bài chọi" như đã xử dụng "xác sống" của ông trước đây.
Ngày 28.11.2013
Lữ Giang
-Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính qua đời, thọ 87 tuổi
Đỗ Dzũng/Người Việt
SANTA ANA, California (NV) - Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính vừa qua đời hôm Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Kindred Santa Ana, hưởng thọ 87 tuổi. Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính tại đám tang Đại Lão Hoà Thượng Thích Hạnh Đạo ở chùa Phổ Đà, Santa Ana, ngày 6 Tháng Tám, 2011. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)
Hoà Thượng Thích Chơn Thành, Phó Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, viện chủ chùa Liên Hoa, Garden Grove, xác nhận với nhật báo Người Việt.
Hoà thượng kể: “Tôi vừa mới ở nhà thương ra, nghe nói ông rất mệt, thế là tôi và Hoà Thượng Thích Quảng Thanh đến ngay. Nhưng khi đến nơi, ông vừa ra đi.”
Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại cho gia đình người quá cố, nhưng không ai bốc máy.
Theo một nguồn tin từ chùa Bát Nhã, Santa Ana, cho biết, tang lễ cựu trung tướng đang được bàn thảo cụ thể hơn, nhưng dự trù như sau:
1-Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Một
-10 AM: Lễ nhập quan tại nhà quàn Peek Family Funeral, Westminster.
-12 PM: Linh cữu được đưa về chùa Bát Nhã.
-12 PM – 8 PM: Thăm viếng và luân phiên cầu nguyện.
2-Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Một
-8 AM – 11 AM: Thăm viếng và luân phiên cầu nguyện.
-11 AM – 1 PM: Tâm tình gia đình, các hội đoàn phân ưu.
-1:30 PM: Di quan trở lại nhà quàn Peek Family Funeral.
-2:30 PM: Hoả táng.
Nguồn tin cũng cho biết, sẽ có lễ phủ cờ cho cố trung tướng, nhưng còn đang bàn thảo giờ giấc.
Theo “Lược Sử Quân Lực VNCH” của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, và Lê Đình Thuỵ, cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính sinh ngày 20 Tháng Mười Một, 1926, tại Đà Lạt.
Hoà thượng kể: “Tôi vừa mới ở nhà thương ra, nghe nói ông rất mệt, thế là tôi và Hoà Thượng Thích Quảng Thanh đến ngay. Nhưng khi đến nơi, ông vừa ra đi.”
Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại cho gia đình người quá cố, nhưng không ai bốc máy.
Theo một nguồn tin từ chùa Bát Nhã, Santa Ana, cho biết, tang lễ cựu trung tướng đang được bàn thảo cụ thể hơn, nhưng dự trù như sau:
1-Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Một
-10 AM: Lễ nhập quan tại nhà quàn Peek Family Funeral, Westminster.
-12 PM: Linh cữu được đưa về chùa Bát Nhã.
-12 PM – 8 PM: Thăm viếng và luân phiên cầu nguyện.
2-Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Một
-8 AM – 11 AM: Thăm viếng và luân phiên cầu nguyện.
-11 AM – 1 PM: Tâm tình gia đình, các hội đoàn phân ưu.
-1:30 PM: Di quan trở lại nhà quàn Peek Family Funeral.
-2:30 PM: Hoả táng.
Nguồn tin cũng cho biết, sẽ có lễ phủ cờ cho cố trung tướng, nhưng còn đang bàn thảo giờ giấc.
Theo “Lược Sử Quân Lực VNCH” của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, và Lê Đình Thuỵ, cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính sinh ngày 20 Tháng Mười Một, 1926, tại Đà Lạt.
Năm 1948, ông nhập ngũ Việt Binh Đoàn, theo học khoá đào tạo hạ sĩ quan tại Mang Cá, Huế, rồi sau đó học khoá 1 Bảo Đại tại trường Võ Bị Huế.
Một năm sau ông ra trường với cấp bậc thiếu uý.
Sau đó, ông du học tại trường thiết giáp Saumur, Pháp, và tiếp tục cuộc đời binh nghiệp cho đến sau này, rồi lên đến thiếu tướng và từng làm tư lệnh các quân đoàn 1, 2, 3 và vùng chiến thuật 1, 2, 3.
Năm 1963, trong lúc làm tư lệnh Quân Đoàn 3 và Vùng 3 Chiến Thuật, ông được cử kiêm nhiệm tổng trấn Sài Gòn-Gia Định.
Ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, ông tham gia cuộc đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm, do Tướng Dương Văn Minh cầm đầu, và được vinh thăng trung tướng sau đó một ngày.
Ông cũng từng đắc cử thượng nghị sĩ vào năm 1967, làm chủ tịch Uỷ Ban Quốc Phòng Thượng Viện, và tái đắc cử năm 1973.
Ngày 29 Tháng Tư, 1975, ông di tản sang Mỹ, ban đầu định cư ờ tiểu bang Virginia, sau về Garden Grove, rồi Westminster, hai thành phố vùng Little Saigon, California.
Ông từng được Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Hôm 1 Tháng Mười Một vừa qua, một số hoà thượng và cư sĩ Phật Giáo có đến thăm và chúc thọ ông trong bệnh viện.
Một năm sau ông ra trường với cấp bậc thiếu uý.
Sau đó, ông du học tại trường thiết giáp Saumur, Pháp, và tiếp tục cuộc đời binh nghiệp cho đến sau này, rồi lên đến thiếu tướng và từng làm tư lệnh các quân đoàn 1, 2, 3 và vùng chiến thuật 1, 2, 3.
Năm 1963, trong lúc làm tư lệnh Quân Đoàn 3 và Vùng 3 Chiến Thuật, ông được cử kiêm nhiệm tổng trấn Sài Gòn-Gia Định.
Ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, ông tham gia cuộc đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm, do Tướng Dương Văn Minh cầm đầu, và được vinh thăng trung tướng sau đó một ngày.
Ông cũng từng đắc cử thượng nghị sĩ vào năm 1967, làm chủ tịch Uỷ Ban Quốc Phòng Thượng Viện, và tái đắc cử năm 1973.
Ngày 29 Tháng Tư, 1975, ông di tản sang Mỹ, ban đầu định cư ờ tiểu bang Virginia, sau về Garden Grove, rồi Westminster, hai thành phố vùng Little Saigon, California.
Ông từng được Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Hôm 1 Tháng Mười Một vừa qua, một số hoà thượng và cư sĩ Phật Giáo có đến thăm và chúc thọ ông trong bệnh viện.
---
Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com
---Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính Từ Trần ở Quận Cam, Thọ 87 Tuổi
-CỰU TRUNG TƯỚNG TÔN THẤT ĐÍNH QUA ĐỜI, THỌ 87 TUỔI
*************************
- Tôn Thất Đính: Viên tướng “thức thời” trong hoàng tộc (QĐND 11-7-13)
QĐND - Khi được giao nhiệm vụ trực tiếp vào chiến trường nắm địch, các cán bộ ngành binh, địch vận của ta đã có nhiều hình thức tiếp cận để thu thập thông tin và có được hồ sơ của các sĩ quan cao cấp trong Quân đội Sài Gòn. Thông qua việc tiếp cận nguồn tài liệu của Phòng Địch vận (Cục Chính trị Miền), bài viết dưới đây khắc họa phần nào chân tướng Tôn Thất Đính, một viên tướng ba sao từng được Ngô Đình Diệm đánh giá là kẻ "thức thời" trong số các sĩ quan dòng dõi hoàng tộc.
Được sinh ra trong một gia đình thuộc dòng họ Tôn Thất của triều đình Huế, nên ngay từ nhỏ, Tôn Thất Đính đã được gia đình cho ăn học và đạt trình độ tú tài Pháp. Năm 1948, khi mới 22 tuổi, Đính quyết định bỏ nghề Thư ký công nhật ở Ty Hiến binh Đà Lạt để trở thành học viên sĩ quan tại Trường sĩ quan Huế, một trong những ngôi trường nhận nhiệm vụ đào tạo học viên sĩ quan người Việt của Quân đội Liên hiệp Pháp. Ra trường, Đính tiếp tục được cử sang Pháp đào tạo hai năm. Về nước, Đính đã phát huy "gốc gác" hoàng tộc Tôn Thất của mình, tỏ thái độ tôn sùng Bảo Đại. Do gần gũi Bảo Đại nên Đính được Nguyễn Văn Hinh-một viên tướng thân Pháp-nâng đỡ, coi như đàn em thân tín. Khi Ngô Đình Diệm về nước, thấy gia đình họ Ngô có triển vọng quyền lực lớn hơn, Đính lại quay ra ca ngợi, ủng hộ Diệm và sau đó được anh em Diệm-Nhu coi là kẻ "thức thời" trong số các sĩ quan dòng dõi hoàng tộc.
Tôn Thất Đính khi đang là Trung tướng, Tư lệnh Quân đoàn 3. Ảnh tư liệu
|
Qua khai thác tù binh Quân đội Sài Gòn, được biết Tôn Thất Đính nổi danh khá sớm và giữ những chức vụ lớn trong ngụy quân, ngụy quyền. Trong thời gian làm Tư lệnh Quân đoàn 2, mặc dù đại bản doanh ở Tây Nguyên, nhưng Đính lại dành khá nhiều thời gian về Sài Gòn để ăn chơi. Những lúc về đô thành du hí, Đính thường giao cho các phó tướng của mình trách nhiệm báo cáo tình hình hằng ngày, trường hợp có chiến sự thì phải cấp tốc cử một sĩ quan tham mưu về Sài Gòn với đầy đủ hồ sơ, bản đồ để ông ta vào trình Ngô Đình Diệm.
Thực tâm rất cung phụng nhà họ Ngô, nhưng với bản tính "gió chiều nào theo chiều ấy", Đính sẵn sàng trở mặt khi thấy tình thế chính trường diễn ra bất lợi với anh em Diệm-Nhu. Cuối năm 1960, khi Nguyễn Chánh Thi dùng lực lượng dù làm đảo chính, cũng là lúc Tôn Thất Đính đang ăn chơi tại một khách sạn tại Sài Gòn. Nghe tiếng súng nổ, biết là có binh biến, song Đính không rời khách sạn mà gọi điện nhờ người em trai đi quan sát tình hình. Sau khi rõ thực hư là lực lượng dù muốn lật Diệm, Đính vẫn không dám lộ tung tích, cũng không liên lạc về Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 vì ngại phải tỏ thái độ, khi mà kết cục cuộc đảo chính vẫn còn chưa ngã ngũ. Chọn giải pháp an toàn, Đính đã bàn với em trai thuê tắc-xi bỏ trốn lên Đà Lạt. Trên đường đi, tới cầu Bình Lợi, thấy lính dù đang đứng lố nhố hai bên cầu, Đính liền xuống xe từ xa, nhanh trí tới bên một phụ nữ để giúp người này bế cháu nhỏ. Đính bình tĩnh bước qua cầu, tay cầm ô, tránh không để cho những sĩ quan dù nhìn rõ mặt. Qua cầu Bình Lợi, Đính lại tiếp tục lên xe tắc-xi về Đà Lạt. Đến nơi, sau khi nghe đài và biết chắc cuộc đảo chính thất bại, Đính mới ra lệnh cho lực lượng thiết giáp ở Buôn Ma Thuột phải cấp tốc đưa quân về Sài Gòn "tiếp ứng". Đính còn ra lệnh cho các đơn vị và các tỉnh thuộc Vùng chiến thuật 2 phải làm một bản "Kiến nghị" nhằm ủng hộ Diệm, lên án "bọn phản động đảo chính". Sau đó, Đính nhanh chóng bay về Sài Gòn nhóm họp lực lượng để thành lập cái gọi là "Phong trào chống đảo chính". Đính cố làm ra vẻ ồn ào để lấy lòng Diệm và che đậy sự im hơi lặng tiếng của mình trong thời gian trước đó. Vì vậy, sau cuộc đảo chính không thành của Nguyễn Chánh Thi, Đính đã được Diệm tin cậy điều về làm Tư lệnh Quân đoàn 3 và Vùng chiến thuật 3, kiêm Tổng trấn Sài Gòn-Gia Định.
Là sĩ quan gốc hoàng tộc, Tôn Thất Đính đã chứng tỏ mình là một kẻ "thức thời" cả trong việc vun vén, tư lợi. Leo tới lon Trung tướng và giữ chức vụ mới ở Vùng chiến thuật 3, Đính lại càng có cơ hội ăn chơi và kiếm tiền từ các chức vụ của mình. Khi rời quân đội để khoác áo Nghị sĩ, rồi Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Thượng viện, Đính vẫn "nhạy bén" tìm cách làm giàu. Năm 1974, khi Nguyễn Văn Thiệu cần sự ủng hộ của đám tướng lĩnh hồi hưu, Đính đã cùng Trần Văn Đôn đứng ra tổ chức, vận động để kiếm lời bằng cách gửi thư mời các bạn cũ tới nhà dùng cơm thân mật nhằm "trình bày về hiện tình đất nước". Từ cuộc nhậu mang danh "kiến nghị", Tôn Thất Đính đã có được khoản tiền lớn sau khi trừ chi phí cho cánh báo chí tới đưa tin về một "bản kiến nghị" mà nội dung trong đó đã chứa đựng sẵn lập trường cứng rắn của Tổng thống Thiệu… Lần khác, khi Nguyễn Văn Thiệu cần Thượng viện thông qua một sắc luật, Đính cũng đứng ra nhận thầu lấy chữ ký với điều kiện: Mỗi chữ ký ủng hộ, Thiệu phải chi tối thiểu 500.000 đồng. Dĩ nhiên là Đính đã bỏ túi một số tiền không nhỏ…
Trong đội ngũ sĩ quan Quân đội Sài Gòn, mẫu người thực dụng như Tôn Thất Đính không phải là cá biệt, và như những gì họ thú nhận sau này, sự "thực dụng" ấy đã làm cho Quân đội Sài Gòn ngày một suy yếu, nhất là từ khi quan thầy Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam để "cầm tay chỉ việc"…
QUANG HUY
- Phỏng vấn Tôn Thất Đính (DCVOnline)-
Pho. H. Huynh ‒ Trà Mi lược dịch
Về tác giả và phỏng vấn ‒ Tác giả bài phỏng vấn là cháu trai của người bạn của một thuộc cấp trực tiếp cũ của cựu Trung tướng Tôn Thất Đính, đã phỏng vấn ông trong quá trình theo học khoá IR 341, “Phân tích Chính sách Ngoại giao”, tại Trường Bang giao Quốc tế, Đại học Southern California với giáo sư Steven Lamy. Bài phỏng vấn Tướng Đính là 1 phụ lục trong bản báo cáo nghiên cứu cụ thể tựa đề “The Assassination Of Ngo Dinh Diem & Ngo Dinh Nhu ‒ A Case Study”, Pho H. Huynh; ngày ghi trong tài liệu PDF là 10/03/2004.Người trả lời phỏng vấn, cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, tốt nghiệp trường Chỉ huy và Tổng tham mưu Hoa Kỳ tại Fort Leavenworth. Trung tướng Việt Nam Cộng Hòa, Tổng trấn Sài Gòn, (21/08-01/11/1963); Tư lệnh Quân đoàn III, Đệ Nhị Phó Chủ tịch Ban chấp hành của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, và Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Chính phủ Lâm thời.
Exhibit 1: Interview With Major General Ton That Dinh (p. 58-61)
Nguồn: Pho H. Huynh
Thực hiện cuộc phỏng vấn vào năm Tướng Đính 74 tuổi (2000), trong phần giới thiệu, tác giả cho biết Tướng Tôn Thất Đính, người trực tiếp chỉ huy mặt trận trong cuộc đảo chính 1963, đang sống tại Maryland, còn làm việc và viết.
Nói tiếng Việt với một giọng đặc biệt dễ nhận Tướng Đính kể lại những khủng hoảng quá khứ còn trong ký ức với một thoáng tự tôn. Người ta dễ nhận thấy vẻ tự hào trong giọng ông khi nói về những tướng lãnh khác và cấp dưới. Tướng Đính gọi họ hầu hết là “thằng” với sự kiêu ngạo của một người đã tung hoành trong trận mạc và được giao quyền lực quân sự khi mới 36 tuổi (Tư lệnh Quân đoàn III và Vùng III Chiến thuật). Có người đã hỏi Tổng thống Diệm, “TT không bao giờ lo lắng vì đã trao quyền lực quá lớn cho một người?” Câu trả lời của ông Diệm lúc đó là “tôi tin Đính.”
Sau đây là một phần cuộc trao đổi của tác giả với Tướng Đính.
Interview With Major General Ton That Dinh
HHP: Cấp bậc của ông là gì trước và sau đảo chánh?
Tướng Đính: Tôi là Thiếu Tướng (Brigadier General, 2 sao) trong cuộc đảo chính, sau đó thăng Trung Tướng (Maj. General, 3 sao).
HHP: Tôi thấy dường như lúc đó ông có cấp bậc thấp hơn và trẻ hơn đa số tướng lãnh tham gia đảo chánh, tại họ lại xem là việc rất quan trọng để thuyết phục ông theo phe đảo chánh?
Tướng Đính: Tôi là Tư lệnh Quân đoàn III và Tổng trấn toàn bộ Sài Gòn, từ tháng 8 năm 1963 (Tướng Đính khi là Tổng trấn Sài Gòn và Tư lệnh Quân đoàn III mới 36 tuổi). Nhà Ngô dựa vào tôi để bảo vệ cho họ chống bất kỳ cuộc tấn công nào, trong nước hoặc từ nơi khác, về phía Bắc, và Tướng Huỳnh Văn Cao để bảo vệ họ chống kẻ thù ở phương Nam. Trong số 17 Tướng lãnh QLVNCH, tôi là một trong hai người thực sự có quân đội để điều động. Vị Tướng khác, cũng có quân là Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, ở một vùng giao tranh hàng trăm dặm về phía Bắc của Sài Gòn. Sau cuộc đảo chính (hụt) năm 1960, hầu hết các tướng khác đã bị Diệm và Nhu tước hết thực quyền, và được đưa về Sài Gòn, để có thể theo dõi. Quan trọng hơn, gia đình họ Ngô tin hoàn toàn tin cậy ở tôi, vì vậy nếu tôi di chuyển quân, vào hay ra khỏi Sài Gòn, họ sẽ nghĩ rằng đó là để bảo vệ cho họ, không có chuyện gì khác. Khái niệm sau cùng quan trọng đặc biệt, bởi vì sau khi chúng tôi nói với Đại tá Tung di chuyển Lực lượng Đặc biệt ra ngoại thành Sài Gòn, thì nhà Ngô sẽ cần tôi chuyển quân của tôi vào (cho là) bảo vệ họ.
HHP: Như thế, ngay cả Tướng cao cấp hơn như Tướng Đôn cũng không có nhiều quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình à?
Tướng Đính: Ông ấy đã là Trung Tướng Tham Mưu Trưởng, trên nguyên tắc phụ trách điều hành đất nước theo quân luật, nhưng thực tế ông chỉ huy một toán vệ sĩ khoảng 50 binh lính và chỉ được xem là bù nhìn.
HHP: Còn Tướng Minh “cồ” (Big Minh) thì sao?
Tướng Đính: Người to lớn, miệng đầy răng hư bịt vàng ... Được gọi là Minh “lớn” trong hàng các tướng để phân biệt với Thiếu Tướng Trần Văn Minh, hay Minh “nhỏ (“Little Minh”). Ông ta không có quyền lực thực sự tại thời điểm đó, và giữ vai trò “cố vấn quân sự” cho ông Diệm.
HHP: Các viên chức Hoa Kỳ ở miền Nam, như Conein và Lodge, đã sốt sắng cỡ nào với cuộc đảo chính? Và họ biết rõ tin tức đảo chánh tới mức nào?
Tướng Đính: Conein là một người bạn thân của tôi, anh ấy thích phong cách của tôi ở chiến trường, và chúng tôi biết nhau từ ngày Conein còn nhiệm vụ phá hoại ở ngoài Bắc. Nhưng ngay cả khi Conein kê súng vào đầu tôi vẫn sẽ không nói cho anh ta biết nhiều về cuộc đảo chính. Lodge chắc chắn là một người ủng hộ nhiệt thành cho cuộc đảo chính, nhưng nói chung là không thể tin tưởng bất kỳ ai, trừ bản thân hoặc những người có nguy cơ trực tiếp tới sinh mạng để đảm bảo cho sự thành công của cuộc đảo chính. Tôi không nói ngay cả cho vợ tôi về điều đó (cuộc đảo chánh).
HHP: Khi đã đồng ý theo phe đảo chính với Đôn và những người khác, ông đã nghĩ những gì? Ông có bất cứ kế hoạch cụ thể nào của riêng mình, hay là ông OK với kế hoạch của Đôn?
Tướng Đính: Tôi đã suy nghĩ về việc yêu cầu Diệm cải cách hoặc và ngay cả đã nghĩ tới một cuộc đảo chính do mình chủ động trong thời gian trước đó. Thật sự tôi là người duy nhất có đầy đủ lực lượng và can đảm để thực hiện các công tác hậu cần của cuộc đảo chính. Chúng tôi nói chuyện rất lâu tại cuộc họp ở Chợ Lớn (ngày 30 tháng Mười), và tôi chỉ muốn loại Nhu, có thể là bằng cách đưa đi lưu vong, và yêu cầu Diệm lãnh đạo một chính phủ đổi mới, dùng một chính quyền cải cách với chương trình đổi mới. Tôi chưa bao giờ nghĩ Diệm là kẻ thù, hoặc xem thường ông.
HHP: Vì vậy, ông không bao giờ lên kế hoạch giết Diệm?
Tướng Đính: Không, ông Diệm là một người tốt, nhưng với ít tài năng (“có đức mà không có tài”). Ông được kính trọng có lẽ không phải vì khả năng lãnh đạo mà nhờ lòng tốt và sự khắc khổ của ông. Nhu ảnh hưởng ông quá nhiều ‒ và điều này làm tôi rất phiền thấy đám trung thần bảo thủ của Diệm. Tuy nhiên, không có thằng Đại Việt nào ưa ông Diệm. Tôi biết mọi người (đảng viên) Đại Việt sẽ phản đối bất kỳ hình thức chính phủ mới nào của Diệm, nhưng việc họ (Đại Việt) đã giết chết ông Diệm như thế thực sự làm tôi đau buồn.
HHP: Ông đã làm gì trong thời gian của cuộc đảo chính?
Tướng Đính: Có mặt với các binh sĩ, chận không cho quân của Tướng Huỳnh Văn Cao về đến Sài Gòn, trong khi đánh lạc hướng của những đoàn quân trung thành (với Diệm) từ phía Bắc và báo cáo về Tổng Tham Mưu. Tôi trực tiếp chỉ huy trận đánh.
HHP: Ông và Tướng Đôn đã đưa một kiến nghị vào tháng Chín năm 1963, và ông Đôn đã trình bày lại với Diệm một lần nữa vào ngày 31 tháng 10 tại Dinh Gia Long, đã có thay đổi nào trong bản kiến nghị lần 2 và tại sao ông Diệm không đồng ý với những điều kiện đó?
Tướng Đính: Chúng tôi đã cho ông Diệm một cơ hội cuối cùng để thay đổi có thể cứu ông ấy. Những điều kiện khá giống nhau: thả các Phật tử đang bị giam, cải cách hành chính, v.v… Theo Đôn, ông Diệm nói rằng trật tự đã phục hồi và tất cả đã trở lại bình thường, như thế không còn nhu cầu thay đổi hơn nữa.
HHP: Một câu hỏi ngoài lề, ông có tin các tướng khác không?
Tướng Đính: Có lẽ không phải tất cả, tôi tin tưởng và kính trọng Tướng Đôn. Tôi đánh hơi thấy có vấn đề trong tương lai với các tướng lãnh Đại Việt, và quan điểm của chúng tôi cũng khác nhau. Một số người trong trong nhóm này giống như dân du côn và băng đảng hơn là sĩ quan, thí dụ như (Đại uý Nguyễn Văn) Nhung và (Tướng Lê Văn) Kim. Nhung chết dần mòn trong tù, sau đó bị các tù nhân khác siết cổ chết, thay vì chết như một người lính trên chiến trường.
HHP: Nhưng Đôn đến Dinh Gia Long ngày 31 tháng 10, ngay cả nếu Diệm và Nhu đồng ý với các điều kiện đưa ra, các tướng lãnh có thể ngưng các cuộc đảo chính, sắp xảy ra, được không?
Tướng Đính: Chắc chắn được. Ít nhất là tôi không muốn đảo chính nếu Diệm đã đồng ý các điều kiện ghi trong bản kiến nghị. Mặc dù đó có thể chỉ là một hành động của người tuyệt vọng (hứa sẽ thay đổi), cũng đủ để tôi nói với các tướng khác ngừng cuộc đảo chính. Không có tôi thì không thể có cuộc đảo chính.
HHP: Điều gì đã xảy ra với những người còn lại của gia đình Diệm?
Tướng Đính: Lúc đó, Ngô Đình Cẩn, 50, em ông Diệm đã cố gắng xin tị nạn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ, nhưng đã được giao lại (cho nhóm đảo chánh) sau khi chúng tôi bảo đảm với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng sẽ cho phép ông Cẩn được xét xử theo “đúng pháp luật.” Sau đó ông (Cẩn) bị một đội hành quyết bắn chết trước công chúng. Anh cả của Diệm, Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang ở Roma tham dự Đại hội Thế giới. Ngô Đình Luyện, 49 tuổi, đang ở London, từ chức Đại sứ với Chính phủ Anh. Mẹ ông Diệm, 92 tuổi, vẫn còn ở Sài Gòn, không hề hấn gì.
HHP: Điều gì xẩy ra với tư lệnh Lực lượng đặc biệt, Đại tá Lê Quang Tung, và em của ông, Trung tá Lê Quang Triệu, cựu lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Cộng hòa của ông Diệm, và những người khác?
Tướng Đính: Cả hai đã bị giết. Một số người khác bị bắt giữ. Tôi không thể nhớ tất cả. Đọc cuốn sách “20 năm binh nghiệp” (Twenty Years With the Army) của tôi bạn sẽ biết nhiều hơn nữa.
HHP: Tôi đã đọc một vài cuốn sách về cuộc đảo chính năm 1963, và đã có rất nhiều cuộc tranh luận hai anh em nhà Ngô đã chết khi nào và như thế nào. Giả thuyết “tai nạn tự tử” là thuyết giả tạo, nhưng vẫn còn có hai giả thuyết khác: một số nói rằng họ đã bị giết trong xe bọc thép, trong khi những người khác nói rằng họ đã được chở tới Tổng Tham Mưu, yêu cầu phát thanh lời từ chức, và bị giết ở đó khi họ từ chối không từ chức. Ông có thể vui lòng cho tôi biết những gì thực sự đã xảy ra?
Tướng Đính: Minh (cồ) sau đó nói với tôi rằng ông ta đã nói với Nhung “cho đi hết” (có nghĩa là “giết” hết) khi thằng Nhung đi bắt anh em nhà Ngô. Đây cũng là một một trong số các đảng viên Đại Việt thù ghét Nhu trước trước đó (sử dụng các cảnh sát bí mật) giết một trong những người bạn hay người thân của mình. Nhung là người có hai giòng máu Việt-Lào, và một hung thủ thích những nghi lễ kỳ quái của bộ lạc như uống máu và thích giết người quá đáng. Mai Hữu Xuân, viên tướng phụ trách áp tải hai anh em Diệm Nhu cũng là một đảng viên Đại Việt. Nếu dùng một nhóm các đảng viên Đại Việt để hộ tống kẻ thù cũ của họ trở về an toàn thì khác gì ký một bản án tử hình chính thức cùng đi với đoàn xe. Điều gì đã xảy ra là ngay sau khi họ đi qua cổng xe lửa (trên đường Hồng Thập Tự cũ), Nhung lấy lưỡi lê của mình và bắt đầu đâm Nhu.
Người ta nói ông Nhu chửi bới Nhung thậm tệ khi mới vào trong chiếc M113 này. Hai bên cãi nhau nhiều hơn nữa, nhưng Nhung đã đâm làm ông Nhu im. Sau đó Nhung quay lại bắn vào đầu ông Diệm, rồi trở sang kết liễu đời Nhu ra, để cho hai anh em yêu thương nhau chứng kiến cảnh anh/em mình bị giết.
Tuy nhiên, hiểu Nhu, tôi không nghĩ rằng Nhu cãi nhau với Nhung ... ông Nhu luôn luôn khôn ngoan khi phải có quyết định và phân tích tình hình. Với hai bàn tay bị trói chặt và anh của ông ở bên cạnh, Nhu biết ông không ở một vị trí để lớn tiếng hoặc xúc phạm bất kỳ ai. Cạnh đó, tôi không nghĩ rằng ông bận tâm, lãng phí hơi thở của mình để nói chuyện với Nhung. Bất kể, Nhung và những người khác đang trên đường thi hành nhiệm vụ ám sát chứ không phải là công tác hộ tống, vì vậy tôi nghĩ rằng Nhung đã xuống tay cách bình tĩnh và có hệ thống hơn, không phải giết người trong một cơn thịnh nộ hoặc tự phát.
HHP: Như vậy tại sao các tướng lãnh không muốn nói chuyện mặt đối mặt với các ông Diệm Nhu, hoặc ít nhất là với ông Diệm? Dường như tất cả mọi thứ đã nằm dưới sự kiểm soát của họ lúc đó và không có gì để lo sợ. Nhiều người nghĩ họ có thể đã mang lại tính chính thống cho cuộc đảo chính bằng cách yêu cầu ông Diệm chính thức từ chức.
Tướng Đính: Không, nếu họ giết Nhu, một điều rất nhiều tướng lãnh muốn chính mình làm, ông Diệm sẽ không nhượng bộ, bất kể chuyện gì xảy ra sau đó. Ngay cả để Nhu lưu vong, Ông Diệm cũng không muốn khi Lodge đề nghị hồi tháng Chín. Mặt khác, để Nhu sống có nghĩa là nguy cơ tiềm ẩn về lâu dài. Và nếu họ đưa Diệm đến Tổng Tham Mưu, cảm xúc sẽ bất nhất: Phe Đại Việt sẽ muốn giết ông, trong khi Khiêm, Cao và tôi và một số người khác có quan hệ còn quá sâu đậm với ông Diệm để có thể dứt bỏ được, do đó có thể (chúng tôi) sẽ phản đối. Tình hình đã rất căng thẳng và phức tạp vào lúc này, cả Minh và Đôn muốn rắc rối hơn. Đó là một liên minh mong manh, và điều duy nhất buộc chúng tôi với nhau là nhiệm vụ chống lại cộng sản miền Bắc.
HHP: Có bao nhiêu phần tham gia của Mỹ?
Tướng Đính: Với tôi tại thời điểm đó mức độ tham gia của Mỹ ở mức tối thiểu. Có lẽ với Đôn và vài người khác thì đó lại là những chuyện khác, vì họ thường xuyên liên lạc với các quan chức Mỹ ở Sài Gòn. Tôi là một quân nhân nhiều hơn là một người làm chính trị. Tuy nhiên, tôi đã nhận thức rõ Mỹ không chấp thuận chính sách đàn áp của Diệm và Nhu. Với tôi sự việc đã rõ ràng hơn sau cuộc đảo chính là Washington đã giật dây chính trị, và không nếu có những kẻ giật dây này, cùng với việc sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông của Mỹ để chống Diệm, thì đã không thể có một cuộc đảo chính. Mục tiêu chống cộng lớn hơn dường như đã cản lối trong rất nhiều vấn đề và hợp lý hoá những tranh cãi, chính sách hay hành vi cực đoan nhất.
© DCVOnline
HHP: Cấp bậc của ông là gì trước và sau đảo chánh?
Tướng Đính: Tôi là Thiếu Tướng (Brigadier General, 2 sao) trong cuộc đảo chính, sau đó thăng Trung Tướng (Maj. General, 3 sao).
HHP: Tôi thấy dường như lúc đó ông có cấp bậc thấp hơn và trẻ hơn đa số tướng lãnh tham gia đảo chánh, tại họ lại xem là việc rất quan trọng để thuyết phục ông theo phe đảo chánh?
Tôn Thất Đính (1963, t; 2008, p) Nguồn: DCVOnline tổng hợp |
HHP: Như thế, ngay cả Tướng cao cấp hơn như Tướng Đôn cũng không có nhiều quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình à?
Tướng Đính: Ông ấy đã là Trung Tướng Tham Mưu Trưởng, trên nguyên tắc phụ trách điều hành đất nước theo quân luật, nhưng thực tế ông chỉ huy một toán vệ sĩ khoảng 50 binh lính và chỉ được xem là bù nhìn.
HHP: Còn Tướng Minh “cồ” (Big Minh) thì sao?
Tướng Đính: Người to lớn, miệng đầy răng hư bịt vàng ... Được gọi là Minh “lớn” trong hàng các tướng để phân biệt với Thiếu Tướng Trần Văn Minh, hay Minh “nhỏ (“Little Minh”). Ông ta không có quyền lực thực sự tại thời điểm đó, và giữ vai trò “cố vấn quân sự” cho ông Diệm.
HHP: Các viên chức Hoa Kỳ ở miền Nam, như Conein và Lodge, đã sốt sắng cỡ nào với cuộc đảo chính? Và họ biết rõ tin tức đảo chánh tới mức nào?
Tướng Đính: Conein là một người bạn thân của tôi, anh ấy thích phong cách của tôi ở chiến trường, và chúng tôi biết nhau từ ngày Conein còn nhiệm vụ phá hoại ở ngoài Bắc. Nhưng ngay cả khi Conein kê súng vào đầu tôi vẫn sẽ không nói cho anh ta biết nhiều về cuộc đảo chính. Lodge chắc chắn là một người ủng hộ nhiệt thành cho cuộc đảo chính, nhưng nói chung là không thể tin tưởng bất kỳ ai, trừ bản thân hoặc những người có nguy cơ trực tiếp tới sinh mạng để đảm bảo cho sự thành công của cuộc đảo chính. Tôi không nói ngay cả cho vợ tôi về điều đó (cuộc đảo chánh).
HHP: Khi đã đồng ý theo phe đảo chính với Đôn và những người khác, ông đã nghĩ những gì? Ông có bất cứ kế hoạch cụ thể nào của riêng mình, hay là ông OK với kế hoạch của Đôn?
Tướng Đính: Tôi đã suy nghĩ về việc yêu cầu Diệm cải cách hoặc và ngay cả đã nghĩ tới một cuộc đảo chính do mình chủ động trong thời gian trước đó. Thật sự tôi là người duy nhất có đầy đủ lực lượng và can đảm để thực hiện các công tác hậu cần của cuộc đảo chính. Chúng tôi nói chuyện rất lâu tại cuộc họp ở Chợ Lớn (ngày 30 tháng Mười), và tôi chỉ muốn loại Nhu, có thể là bằng cách đưa đi lưu vong, và yêu cầu Diệm lãnh đạo một chính phủ đổi mới, dùng một chính quyền cải cách với chương trình đổi mới. Tôi chưa bao giờ nghĩ Diệm là kẻ thù, hoặc xem thường ông.
HHP: Vì vậy, ông không bao giờ lên kế hoạch giết Diệm?
Tướng Đính: Không, ông Diệm là một người tốt, nhưng với ít tài năng (“có đức mà không có tài”). Ông được kính trọng có lẽ không phải vì khả năng lãnh đạo mà nhờ lòng tốt và sự khắc khổ của ông. Nhu ảnh hưởng ông quá nhiều ‒ và điều này làm tôi rất phiền thấy đám trung thần bảo thủ của Diệm. Tuy nhiên, không có thằng Đại Việt nào ưa ông Diệm. Tôi biết mọi người (đảng viên) Đại Việt sẽ phản đối bất kỳ hình thức chính phủ mới nào của Diệm, nhưng việc họ (Đại Việt) đã giết chết ông Diệm như thế thực sự làm tôi đau buồn.
HHP: Ông đã làm gì trong thời gian của cuộc đảo chính?
Tướng Đính: Có mặt với các binh sĩ, chận không cho quân của Tướng Huỳnh Văn Cao về đến Sài Gòn, trong khi đánh lạc hướng của những đoàn quân trung thành (với Diệm) từ phía Bắc và báo cáo về Tổng Tham Mưu. Tôi trực tiếp chỉ huy trận đánh.
HHP: Ông và Tướng Đôn đã đưa một kiến nghị vào tháng Chín năm 1963, và ông Đôn đã trình bày lại với Diệm một lần nữa vào ngày 31 tháng 10 tại Dinh Gia Long, đã có thay đổi nào trong bản kiến nghị lần 2 và tại sao ông Diệm không đồng ý với những điều kiện đó?
Tướng Đính: Chúng tôi đã cho ông Diệm một cơ hội cuối cùng để thay đổi có thể cứu ông ấy. Những điều kiện khá giống nhau: thả các Phật tử đang bị giam, cải cách hành chính, v.v… Theo Đôn, ông Diệm nói rằng trật tự đã phục hồi và tất cả đã trở lại bình thường, như thế không còn nhu cầu thay đổi hơn nữa.
HHP: Một câu hỏi ngoài lề, ông có tin các tướng khác không?
Lê Văn Kim Nguồn: webshots.com |
HHP: Nhưng Đôn đến Dinh Gia Long ngày 31 tháng 10, ngay cả nếu Diệm và Nhu đồng ý với các điều kiện đưa ra, các tướng lãnh có thể ngưng các cuộc đảo chính, sắp xảy ra, được không?
Tướng Đính: Chắc chắn được. Ít nhất là tôi không muốn đảo chính nếu Diệm đã đồng ý các điều kiện ghi trong bản kiến nghị. Mặc dù đó có thể chỉ là một hành động của người tuyệt vọng (hứa sẽ thay đổi), cũng đủ để tôi nói với các tướng khác ngừng cuộc đảo chính. Không có tôi thì không thể có cuộc đảo chính.
HHP: Điều gì đã xảy ra với những người còn lại của gia đình Diệm?
Tướng Đính: Lúc đó, Ngô Đình Cẩn, 50, em ông Diệm đã cố gắng xin tị nạn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ, nhưng đã được giao lại (cho nhóm đảo chánh) sau khi chúng tôi bảo đảm với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng sẽ cho phép ông Cẩn được xét xử theo “đúng pháp luật.” Sau đó ông (Cẩn) bị một đội hành quyết bắn chết trước công chúng. Anh cả của Diệm, Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang ở Roma tham dự Đại hội Thế giới. Ngô Đình Luyện, 49 tuổi, đang ở London, từ chức Đại sứ với Chính phủ Anh. Mẹ ông Diệm, 92 tuổi, vẫn còn ở Sài Gòn, không hề hấn gì.
HHP: Điều gì xẩy ra với tư lệnh Lực lượng đặc biệt, Đại tá Lê Quang Tung, và em của ông, Trung tá Lê Quang Triệu, cựu lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Cộng hòa của ông Diệm, và những người khác?
Tướng Đính: Cả hai đã bị giết. Một số người khác bị bắt giữ. Tôi không thể nhớ tất cả. Đọc cuốn sách “20 năm binh nghiệp” (Twenty Years With the Army) của tôi bạn sẽ biết nhiều hơn nữa.
HHP: Tôi đã đọc một vài cuốn sách về cuộc đảo chính năm 1963, và đã có rất nhiều cuộc tranh luận hai anh em nhà Ngô đã chết khi nào và như thế nào. Giả thuyết “tai nạn tự tử” là thuyết giả tạo, nhưng vẫn còn có hai giả thuyết khác: một số nói rằng họ đã bị giết trong xe bọc thép, trong khi những người khác nói rằng họ đã được chở tới Tổng Tham Mưu, yêu cầu phát thanh lời từ chức, và bị giết ở đó khi họ từ chối không từ chức. Ông có thể vui lòng cho tôi biết những gì thực sự đã xảy ra?
Tướng Đính: Minh (cồ) sau đó nói với tôi rằng ông ta đã nói với Nhung “cho đi hết” (có nghĩa là “giết” hết) khi thằng Nhung đi bắt anh em nhà Ngô. Đây cũng là một một trong số các đảng viên Đại Việt thù ghét Nhu trước trước đó (sử dụng các cảnh sát bí mật) giết một trong những người bạn hay người thân của mình. Nhung là người có hai giòng máu Việt-Lào, và một hung thủ thích những nghi lễ kỳ quái của bộ lạc như uống máu và thích giết người quá đáng. Mai Hữu Xuân, viên tướng phụ trách áp tải hai anh em Diệm Nhu cũng là một đảng viên Đại Việt. Nếu dùng một nhóm các đảng viên Đại Việt để hộ tống kẻ thù cũ của họ trở về an toàn thì khác gì ký một bản án tử hình chính thức cùng đi với đoàn xe. Điều gì đã xảy ra là ngay sau khi họ đi qua cổng xe lửa (trên đường Hồng Thập Tự cũ), Nhung lấy lưỡi lê của mình và bắt đầu đâm Nhu.
Người ta nói ông Nhu chửi bới Nhung thậm tệ khi mới vào trong chiếc M113 này. Hai bên cãi nhau nhiều hơn nữa, nhưng Nhung đã đâm làm ông Nhu im. Sau đó Nhung quay lại bắn vào đầu ông Diệm, rồi trở sang kết liễu đời Nhu ra, để cho hai anh em yêu thương nhau chứng kiến cảnh anh/em mình bị giết.
Tuy nhiên, hiểu Nhu, tôi không nghĩ rằng Nhu cãi nhau với Nhung ... ông Nhu luôn luôn khôn ngoan khi phải có quyết định và phân tích tình hình. Với hai bàn tay bị trói chặt và anh của ông ở bên cạnh, Nhu biết ông không ở một vị trí để lớn tiếng hoặc xúc phạm bất kỳ ai. Cạnh đó, tôi không nghĩ rằng ông bận tâm, lãng phí hơi thở của mình để nói chuyện với Nhung. Bất kể, Nhung và những người khác đang trên đường thi hành nhiệm vụ ám sát chứ không phải là công tác hộ tống, vì vậy tôi nghĩ rằng Nhung đã xuống tay cách bình tĩnh và có hệ thống hơn, không phải giết người trong một cơn thịnh nộ hoặc tự phát.
HHP: Như vậy tại sao các tướng lãnh không muốn nói chuyện mặt đối mặt với các ông Diệm Nhu, hoặc ít nhất là với ông Diệm? Dường như tất cả mọi thứ đã nằm dưới sự kiểm soát của họ lúc đó và không có gì để lo sợ. Nhiều người nghĩ họ có thể đã mang lại tính chính thống cho cuộc đảo chính bằng cách yêu cầu ông Diệm chính thức từ chức.
Tướng Đính: Không, nếu họ giết Nhu, một điều rất nhiều tướng lãnh muốn chính mình làm, ông Diệm sẽ không nhượng bộ, bất kể chuyện gì xảy ra sau đó. Ngay cả để Nhu lưu vong, Ông Diệm cũng không muốn khi Lodge đề nghị hồi tháng Chín. Mặt khác, để Nhu sống có nghĩa là nguy cơ tiềm ẩn về lâu dài. Và nếu họ đưa Diệm đến Tổng Tham Mưu, cảm xúc sẽ bất nhất: Phe Đại Việt sẽ muốn giết ông, trong khi Khiêm, Cao và tôi và một số người khác có quan hệ còn quá sâu đậm với ông Diệm để có thể dứt bỏ được, do đó có thể (chúng tôi) sẽ phản đối. Tình hình đã rất căng thẳng và phức tạp vào lúc này, cả Minh và Đôn muốn rắc rối hơn. Đó là một liên minh mong manh, và điều duy nhất buộc chúng tôi với nhau là nhiệm vụ chống lại cộng sản miền Bắc.
HHP: Có bao nhiêu phần tham gia của Mỹ?
Tướng Đính: Với tôi tại thời điểm đó mức độ tham gia của Mỹ ở mức tối thiểu. Có lẽ với Đôn và vài người khác thì đó lại là những chuyện khác, vì họ thường xuyên liên lạc với các quan chức Mỹ ở Sài Gòn. Tôi là một quân nhân nhiều hơn là một người làm chính trị. Tuy nhiên, tôi đã nhận thức rõ Mỹ không chấp thuận chính sách đàn áp của Diệm và Nhu. Với tôi sự việc đã rõ ràng hơn sau cuộc đảo chính là Washington đã giật dây chính trị, và không nếu có những kẻ giật dây này, cùng với việc sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông của Mỹ để chống Diệm, thì đã không thể có một cuộc đảo chính. Mục tiêu chống cộng lớn hơn dường như đã cản lối trong rất nhiều vấn đề và hợp lý hoá những tranh cãi, chính sách hay hành vi cực đoan nhất.
© DCVOnline