Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

EVN đem hơn 6.000 tỷ tiền vay nước ngoài cho vay lại?

-EVN đem hơn 6.000 tỷ tiền vay nước ngoài cho vay lại? (PLVN).
(PLO) - Với khoản vay từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cho Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại “vay lại” hơn 6.900 tỷ đồng. Để “trả nghĩa”, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) lại quay ngược cho EVN vay lại 350 tỷ đồng.

Nguồn tin của Pháp luật Việt Nam cho biết, tính đến ngày 31/12/2012, khoản vay của PPC đối với EVN được xác định là 6.932 tỷ đồng. Điều đặc biệt, số tiền hơn 6 nghìn tỷ đồng mà EVN cho vay được lấy từ chính nguồn tiền mà Tập đoàn này vay từ một tổ chức tín dụng nước ngoài.

Khoản tiền mà EVN cho vay nói trên thuộc khoản vay được thực hiện bằng Yên Nhật Bản, theo Hợp đồng số 002/2006/HDCVL ngày 30/11/2006 về việc EVN cho PPC vay lại nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) để đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2.

Thời hạn vay lại số tiền nói trên là 22 năm 6 tháng, gốc vay và lãi vay được trả mỗi năm hai kỳ với số tiền gốc bằng nhau cho mỗi kỳ là hơn 1,1 tỷ Yên Nhật Bản. Chi phí cho vay lại của EVN là 0,2%/năm. Kỳ trả nợ gốc cuối là năm 2028.

Mặc dù được EVN cho vay lại khoản tiền lớn như vậy nhưng trong một động thái khác, lãnh đạo PPC ra quyết định cho EVN vay lại 350 tỷ đồng, tính đến thời điểm 31/12/2012. Đây là khoản cho vay để EVN đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Lai Châu. Hợp đồng có thời hạn là 15 năm và số tiền cho vay được hình thành do bù trừ khoản phải thu của PPC với công ty mua bán điện.

Với số tiền cho vay lại này, năm 2012 ENV đã nhận được khoản phí lãi vay 206 tỷ đồng từ bên nhận vay là PPC. Ngược lại, PPC cũng đã thụ hưởng hơn 329 tỷ đồng từ tiền thu lãi cho EVN vay.

Ngoài việc cho EVN vay 350 tỷ đồng, thời gian qua, PPC cũng đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác với số tiền lên đến 353 tỷ đồng, như Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, Công ty cổ phần EVN Quốc tế, Công ty cổ phần Phát triển điện lực Việt Nam, Công ty cổ phần Thủy điện Buôn Đôn.

Đặc biệt, việc đầu tư vào các công ty nói trên cũng đều có “liên quan” đến EVN. Đơn cử, theo giới thiệu, EVN là một trong 5 cổ đông chính của Công ty cổ phần Phát triển điện lực Việt Nam.

Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng cho biết, việc cho vay này có thể được hoặc có thể không. Tuy nhiên, theo ông Đức thì cần phải làm rõ điều kiện ràng buộc số tiền mà EVN đi vay ngân hàng Nhật Bản để làm gì.


“Đối với cơ quan chủ quản cũng phải yêu cầu huy động để làm gì, mục đích ra sao chứ không thể huy động xong rồi đi cho vay lại. Trừ trường hợp là nhà thầu, hoặc công ty mẹ - con cần phải hỗ trợ nhau để hoàn thành theo hợp đồng thì có thể có hợp lý” - ông Đức cho biết.

Cũng theo ông Đức, cách mà hai bên cho nhau vay và vay lại có thể là để “lách” điều gì đó, có thể là chênh lệch lãi suất phần trăm, hay chênh lệch gì đó. “Nhưng rõ ràng việc PPC tiếp tục cho EVN vay lại 350 tỷ đồng rõ ràng là vớ vẩn. Nếu trường hợp cho vay đi vay lại như vậy để ăn phần trăm hoặc đẩy giá hay làm trò gì thì rõ ràng là bất thường” - ông Đức bình luận.




-Điểm danh các dự án ODA có sai phạm, tiêu cực Trong những ngày gần đây, một số tờ báo cho rằng, cơ quan chức năng Việt Nam ít phát hiện các vụ việc tiêu cực trong việc sử dụng vốn ODA. Các vụ được phát hiện mới có thể kể tên là: vụ tham nhũng tại PMU 18 (xảy ra năm 2006), mới đây, năm 2011, là vụ Huỳnh Ngọc Sĩ-giám đốc ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây bị kết án 20 năm tù do nhận hối lộ 262.000 USD từ các nhà thầu Nhật Bản. Vụ mới đây nhất, bộ Ngoại giao Đan Mạch tuyên bố ngừng ¾ dự án tài trợ vốn ODA cho Việt Nam do nghi ngờ có gian lận về tài chính, do phản ứng từ một số cơ quan thực hiện dự án, 2 bên vẫn đang tiếp tục họp, xác định cho đúng bản chất vụ việc.

Nhưng trên thực tế, không chỉ có 3 vụ việc trên. Đã có một loạt các dự án vay vốn ODA thực hiện trong vòng 5 năm trở lại đây, có nhiều tiêu cực, sai phạm. Có điều không phải dự án nào cũng được xác định là có yếu tố tham nhũng, phải khởi tố các vụ án điều tra hình sự. Có thể điểm sơ qua một số  vụ việc sai phạm, tiêu cực dưới đây: có những vụ việc được đưa công bố nhưng có những việc chưa được công khai đầy đủ cho báo chí:
Tại dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III Hà Nội do bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 5.635 tỷ đồng (chủ yếu vay vốn ODA từ JBIC-Nhật Bản), năm 2011, kết thúc cuộc thanh tra ở đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) xác định giá thành xây lắp của dự án bị đội lên quá cao so với mặt bằng chung của Việt Nam từ 30-40%. Tại dự án này, cơ quan chức năng xác định: ban quản lý dự án (PMU Thăng Long) thanh toán, hạch toán một số khoản tiền không đúng  như thanh toán sai đơn giá tại gói thầu số 3 gần 1,76 tỷ đồng; thanh toán trùng lắp khối lượng tại gói thầu 3 A trên 2,4 tỷ đồng; chi phí, hạch toán một khoản chi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án chưa đúng quy định số tiền trên 3,6 tỷ đồng...Cơ quan chức năng còn cho rằng, tổng mức đầu tư thiếu chính xác, lớn hơn thực tế về khối lượng, giá trị tại các gói thầu xây lắp chính với tổng giá trị lên tới trên 1.010 tỷ đồng.
Tại dự án thủy lợi Phước Hòa (thực hiện tại 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước) có tổng mức đầu tư trên 5.594 tỷ đòng trong đó vốn vay ODA từ ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 2.518 tỷ đồng, vốn vay AFD 1.062 tỷ đồng. Tại dự án này, năm 2011, TTCP cũng đã phát hiện những sai phạm trong quá trình lập hồ sơ mời thầu đã làm cho giá dự thầu tăng 17-26% so với giá mời thầu; việc nghiệm thu khối lượng và thanh toán, tính bù giá vật liệu với nhà thầu chưa đúng theo hợp đồng, nghiệm thu trùng lắp, vượt giá trị dự phòng, nghiệm thu các loại bảo hiểm theo hợp đồng cao hơn giá trị thực hiện...tổng cộng gần 17 tỷ đồng; thiếu cơ sở phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành với giá trị 32,5 tỷ đồng.
Tại một dự án khác của ngành giao thông-dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp và giai đoạn II sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản cũng có hàng loạt sai phạm khiến TTCP, trong một kết luận thanh tra ban hành năm 2010 đã kiến nghị xử lý số tiền lên tới trên 170,7 tỷ đồng do các sai phạm như: thanh toán tiền dịch hồ sơ nhưng không hề có sản phẩm; không phạt các nhà thầu do thực hiện hợp đồng chậm; sử dụng vốn dự án xây dựng hạng mục không có trong danh mục đầu tư dự án; lãng phí tiền do lỗi thiết kế; dùng tiền ngân sách nộp thay nhà thầy tiền thuế nhập khẩu mua ô tô...
Đó là một số dự án có qui mô lớn. Còn ở những dự án qui mô nhỏ, sai phạm, tiêu cực không phải là ít và ít được công khai nhưng mức độ sai phạm, thất thoát cũng rất lớn. Ví dụ như hợp phần Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA) thuộc dự án FSPS II tại Cà Mau cũng do Đan Mạch hỗ trợ vốn ODA, số tiền bị tham nhũng, sử dụng sai mục đích chiếm tới gần 50% số kinh phí được tài trợ. Cụ thể từ năm 2007 đến năm 2009, FSPS II tổ chức và giao cho trung tâm Khuyến ngư tỉnh Cà Mau tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho nông dân về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh... Tổng kinh phí cho các chương trình ước tính hơn 6,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thông Nhận nguyên là phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà Mau kiêm giám đốc FSPS II và ông Nguyễn Trung Chánh, nguyên giám đốc trung tâm Khuyến ngư Cà Mau đã chỉ đạo các nhân viên cấp dưới lập khống các khoản chi phí cho học viên, tổ chức các buổi hội thảo "khống"...qua đó chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích hơn 3,1 tỷ đồng. Cho đến giữa năm 2011, 2 ông này và 3 cán bộ khác có liên quan đã bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra (đến nay chưa đưa ra xét xử).
Điểm lại các vụ việc nêu trên cho thấy, không phải các cơ quan chức năng của Việt Nam không chủ động thanh tra, kiểm tra, phát hiện các vụ việc sai phạm, tiêu cực trong việc tiếp nhận, sử dụng vốn ODA.
Có thể nói, ở nhiều dự án có sử dụng vốn vay ODA có những dạng sai phạm khá phổ biến như: kê khai sai, kê khai khống giá trị, quyết toán sai, quyết toán trùng chi phí, làm giả hóa đơn, chứng từ để rút tiền dự án ..Nhưng các bộ, ngành, cơ quan chức năng đã chưa có sự tổng hợp, đánh giá đầy đủ để tìm ra những giải pháp để siết chặt quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn này. Và ngoại trừ vụ việc xảy ra tại dự án FSPS II tại Cà Mau có truy tố người phạm tội, ở hầu hết các dự án khác, người ta cũng mới chỉ quy trách nhiệm, kiểm điểm nhẹ nhàng đến cấp đơn vị quản lý dự án chứ hầu như không quy rõ, xử lý trách nhiệm cá nhân. Đây có thể là một nguyên nhân chính khiến các việc làm trái quy định, tiêu cực tiếp tục xảy ra ở nhiều dự án có sử dụng vốn ODA về sau này.
Cũng từ những vụ việc xảy ra như ở các dự án nói trên, đã có những khuyến cáo, đề xuất thành lập cơ quan quản lý vốn ODA độc lập của Việt Nam để thường xuyên có hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án ODA từ trung ương xuống địa phương chứ không chỉ dừng lại ở cơ quan quản lý cấp vụ ở bộ Kế hoạch và đầu tư; tiến hành thanh tra, kiểm tram kiểm toán ngay  trong quá trình triển khai các dự án ODA chứ không chờ dự án kết thúc mới tiến hành hậu kiểm...Nhưng thực tế, rõ ràng những khuyến cáo này đã không được tiếp thu đầy đủ.
Nguyễn Hà-
 vnn Điểm danh các dự án ODA có sai phạm, tiêu cực

Nghi vấn sai phạm ODA cần thời gian thẩm định
ODA và sáu năm lặng tắt
Bộ trưởng KH-ĐT: ‘Đan Mạch chưa cắt ODA’

Mổ xẻ nghi vấn tài chính 3 dự án ODA Đan Mạch

- 720 tỷ đồng dời nhà máy cao su khỏi đất ‘vàng’ thủ đô (VNE). – Cao su Sao Vàng trình kế hoạch xây cao ốc trên khu đất “vàng” (VnEconomy).

- 200.000 tỷ đồng phát triển Đường sắt Việt Nam đến 2015 (DVT). – Muốn mở rộng Quốc lộ 1, phải tăng phí cầu đường (VnEconomy).

- Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của QH – ông Phùng Quốc Hiển: Cần sớm có luật đầu tư công, mua sắm công (LĐ). -Bổ sung hơn 8.100 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015
Riêng 2012, kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được bổ sung hơn 3.100 tỷ đồng.- Vũ Quốc Tuấn: Quyền lực của dân(TVN). Bàn về sửa đổi Hiến pháp.
- “Kính thưa” cũng cần có luật ! (PLTP).
- - Đại diện của WB khuyến nghị: Việt Nam cần xây dựng mô hình tăng trưởng bền vững (DV).
- - Ngại nhất là biến đổi lòng người (Petrotimes). - Đề xuất ‘xóa tên’ thanh tra xây dựng (VNE).

- Kiểm điểm lãnh đạo và 10 cán bộ Bệnh viện quận Gò Vấp (TN).

- Phá sản kế hoạch hoàn thành đường chuyển Bauxite vào tháng 6 (Bee).
- “Di dân” vào… lòng hồ thuỷ điện (LĐ).



- Vụ Thủy điện Sông Tranh 2: Xử lý thấm tổng thể xong trước 31.7 (DV).
- Thủy điện Đăk Mi 4 không xả nước: Phải có chế tài xử lý chủ đầu tư (Infonet).

-Dung Quất thêm 4 dự án tổng vốn 46.000 tỷ đồng-Vietnam+
Từ đầu năm đến nay, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp phép đầu tư thêm bốn dự án mới, tổng vốn đầu tư trên 46.000 tỷ đồng.

Như vậy, đến nay tổng số dự án được cấp phép vào khu kinh tế Dung Quất là 115 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 174.000 tỷ đồng (khoảng 8,3 tỷ USD). Trong đó có 15 dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư là 5,74 tỷ USD.

Bốn dự án mới gồm dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất do Công ty Sembcorp Utilities của Singapore, có vốn đầu tư 2 tỷ USD; dự án Khu Công nghiệp-Dịch vụ-Đô thị do Công ty trách nhiệm hữu hạn Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore 3.800 tỷ đồng và hai dự án cảng biển 1.400 tỷ đồng. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nước Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản vào khu kinh tế Dung Quất đang có xu hướng tăng.

Ông Phạm Như Sô, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi kiêm Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất cho biết thành công bước đầu trong thu hút đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất đó là chiến lược chuyển hướng kêu gọi đầu tư sang các nước Đông Á và Đông Nam Á. Chính sự chuyển hướng này đã mang lại nhiều kết quả trong thu hút đầu tư liên tiếp đến với Quảng Ngãi trong những tháng đầu của năm nay.

Nếu như trong năm 2011, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 27 dự án, với tổng vốn đăng ký gần 13.000 tỷ đồng, thì chỉ trong năm tháng đầu năm nay tổng vốn đầu tư được cấp phép hơn 46.000 tỷ đồng.

Cũng theo ông Sô, cùng với chuyển hướng xúc tiến kêu gọi đầu tư sang các nước Đông Á, Đông Nam Á, trọng tâm là Nhật Bản, Hàn Quốc, tỉnh Quảng Ngãi cũng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để hỗ trợ, đồng hành cùng các nhà đầu tư./.
- Chủ tịch UBND thị trấn ‘Xà xẻo’ tiền công của người nghèo quét rác (VNE).
- Trại heo của Bí thư xã chơi sang bị ‘tuýt còi’ (VTC).

- Sao Quốc hội chẳng sớm vào cuộc? (VNN).
- Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Chưa theo kịp mong muốn của người dân (ĐĐK).- KHÁNH HÒA: Cách chức, giáng cấp một trưởng công an huyện (NLĐ).

Khủng hoảng ngân hàng Việt Nam sắp đến? Vietnam banking reform in trouble: experts (AFP 10-6-12)

- Nhà nước cứ “bơm“ tiền, dễ “đục nước béo cò“ (PLVN).

- Cải tổ ngân hàng ở Việt Nam bị các nhóm lợi ích đầy thế lực cản trở (RFI).

Ðụng chạm lợi ích, Việt Nam khó cải cách ngân hàngNguoi Viet Online
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nhiều lần nhắc tới nhu cầu phải cải cách hệ thống ngân hàng như một trong những ưu tiên hàng đầu, nhưng những lời hô hào này vẫn ì ạch vì đụng những “nhóm lợi ích” trong guồng máy tài chánh. Bởi vậy, giới chuyên viên kinh tế quốc tế nhiều hiểu biết về Việt Nam có cảm tưởng, chủ trương cải tổ kinh tế của Hà Nội vẫn chỉ nói nhiều làm ít.

- Ngân hàng Nhà nước: ‘Không lo khi thả nổi trần lãi suất’ (VNE). - Gánh nợ xấu ngân hàng – Kỳ 4: Khó kiểm soát in tiền (TN). - “Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì tương đối ổn định lãi suất” (VnEco). - Giảm lãi suất và tác động: Giới ngân hàng nói gì? (VnEco). - Giá vàng tăng vượt 42 triệu đồng/lượng (TN).
- Cứu doanh nghiệp khó khăn – Cần nhiều giải pháp thiết thực (SGGP). - Giải pháp tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (TN).
- Bổ sung hơn 3.132 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012 (VnEco). - Nói và làm: Khó khăn lại trông vào nhà nước? (VEF).
- “Đáy” nào cho bất động sản? (Vef). - Quốc Cường Gia Lai chịu bán rẻ dự án để trả nợ (DV).
- Những người phụ nữ nuôi động vật tử thần làm giàu (Bee). - Đệ nhất Mộc lan.
- “Chúng tôi như tát nước giữa biển” (TT). - Nông dân ĐBSCL méo mặt vì giá dừa (SGGP). =
- Tìm đồ sạch: Đi 100 km mua thịt lợn, rau xanh (VEF).

-Kỷ luật giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng (11/06)

Tôi không sợ hãi... (11/06)

-Vinacomin kêu khó với uỷ ban Kinh tế Quốc hội
Còn bao nhiêu Vinashin nữa?
SGTT.VN - Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, nói: “Vinalines thua lỗ, cựu chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt được. Nói ra cứ như đùa, cử tri bức xúc hỏi mà không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ...
Việt Nam có rơi vào bẫy thanh khoản?
08:25 ngày 11.06.2012
SGTT.VN - Trong thời gian vừa qua, ngân hàng Nhà nước đã đưa một lượng tiền “khủng khiếp” ra thị trường nhưng khối lượng tiền này vẫn chỉ quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng mà không thể đưa ra được nền kinh tế.

Nợ công Việt Nam: Nguồn rủi ro nằm ở DNNN (PLTP 10-6-12)

Quốc Cường Gia Lai chịu bán rẻ dự án để trả nợ (DV 10-6-12) -- Quốc Cường bận chở Hà Hồ đi ăn cà-rem, mẹ câu phải ra trả lời hộ.

- Báo chí quốc tế khen Việt Nam giảm lãi suất (VNE). - Việt Nam ra lệnh hạ lãi suất để cứu nguy kinh tế (NV). - ‘Lãi suất có thể tiếp tục hạ’ (VNE).
- Gánh nợ xấu ngân hàng – Kỳ 3: Tại sao lại mua nợ xấu với giá cao? (TN).
- Thương lái Trung Quốc lại giở trò: “Cắm chốt” cảng cá (NLĐ).
- Giới phân tích “sợ” đoán vàng tuần tới (VnMedia).
- Nhà đầu tư “tả tơi” vì chứng khoán (VnMedia).
- Cước vận tải: lên rồi, xuống không được! (TT).

- Doanh nghiệp loay hoay quản trị dòng vốn (TQ).
- Nguy cơ mất thị trường cà phê trong nước (VTV).
- Hãy trao cho nông dân chiếc cần câu đủ lực (ĐĐK).

Tổng số lượt xem trang