Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

202 đại biểu Quốc hội không tham gia chọn người chất vấn; Khi “không thể chấp nhận”, đại biểu Quốc hội làm gì?

-TLQ:-Nhân sĩ, trí thức ở Việt Nam đòi xóa hiến pháp, bầu lại Quốc hội
-Đầy tớ làm việc như thế này đây. Họ còn không thèm làm việc nữa chứ!!! Không có chính kiến là làm sao ???? Vậy gửi kiến nghị cho mấy ông bà này làm gì ???

- Ali Ahmed - Hiến pháp đại diện cho chúng ta ở đâu?
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Ali Ahmed mười hai tuổi là học sinh lớp bảy ở Ai Cập. Những lời phát biểu của em khi trả lời phỏng vấn trên đường phố Cairo đã lan truyền khắp thế giới. Em nói tự tin, đĩnh đạc và thể hiện sự chín chắn đáng kinh ngạc và khâm phục ở vào độ tuổi như thế. Video về em đã lan truyền rất nhanh trên khắp các trang mạng xã hội ở Trung Quốc khiến nhà cầm quyền quyết kiểm duyệt vì sợ ảnh hưởng từ những lời nói của em. Khi được hỏi nhờ đâu em có một kiến thức và sự chín chắn chính trị sâu sắc đến như thế, em cho biết em đã lắng nghe rất nhiều người quanh em, em "dùng đầu" của em, và em đọc báo, xem truyền hình, và tìm kiếm thông tin trên mạng.

Em khiến tất cả những người Việt Nam chúng ta, đặc biệt thế hệ trẻ, phải cúi mặt vì xấu hổ.

Trần Quốc Việt trích dịch từ YouTube

Hôm nay tôi có mặt ở đây để góp phần ngăn chặn Ai Cập trở thành tài sản của một người và để phản đối việc một đảng duy nhất cướp đoạt hiến pháp. Chúng ta đã không loại bỏ chế độ quân phiệt để rồi thay thế bằng chế độ thần quyền phát xít.

Những mục tiêu xã hội của cách mạng vẫn chưa đạt được như quyền lực kinh tế, tự do, và công bằng xã hội. Công ăn việc làm vẫn chưa có. Cảnh sát vẫn còn bắt giam người bừa bãi. Về công bằng xã hội, tại sao một người đọc tin tức trên truyền hình nhận mức lương đến 30 triệu đồng Ai Cập, còn nhiều người lại moi rác để tìm đồ ăn thừa?

Về mặt chính trị, hiến pháp đại diện cho chúng ta ở đâu? Chẳng hạn, phụ nữ chiếm nửa dân số trong xã hội. Tại sao chỉ có bảy người trong Quốc hội Lập hiến, mà trong số ấy lại có đến sáu người Hồi Giáo cực đoan? Cái gì xây dựng trên giả dối chính nó là giả dối. Cho dù hiến pháp hay nhưng quốc hội thảo ra hiến pháp lại dở, thì cuối cùng chúng ta gánh chịu cái dở ấy. Đừng mang đến tôi 80 điều tốt và 20 điều xấu trong hiến pháp mà sẽ phá nát đất nước này, và rồi bảo tôi đây là hiến pháp.

Tất cả điều này ( quá trình chính trị) không có giá trị, vì trước tiên quốc hội này không có giá trị, không có giá trị về lòng dân và không có giá trị về hiến pháp.


_______________________________

Nguồn:

1. Từ video trên YouTube

2. David Feith, Why China Fears a 12-yer-Old Egyptian Boy, Wall Street Journal 12/7/2013



-Khi “không thể chấp nhận”, đại biểu Quốc hội làm gì? (VnEco).Dù khá buồn tẻ, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đang diễn ra mấy ngày nay ở nghị trường vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri.

Bởi, nói như Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc, ngay trước kỳ họp Quốc hội thứ sáu bão lũ đã diễn ra ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, và ngay khi phiên chất vấn đầu tiên bắt đầu thì “bà con của chúng ta ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã khốn khổ vì lũ lụt”.


Nhưng nếu đó chỉ là hậu quả do thiên tai bất khả kháng thì có lẽ các vị đại biểu đã không nóng lòng đến thế.

Bấm nút đầu tiên ở phiên họp sáng 19/11, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên Nguyễn Thái Học sau khi đề cập tình hình lũ lụt tại miền trung đã thẳng thắn “đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội”. 

Vì theo ông Học, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không những đã không ban hành chính sách dành cho đồng bào nghèo tái định cư thủy điện theo yêu cầu của Quốc hội mà còn có đổ trách nhiệm cho bộ khác.

Ngay sau đó, dẫn hình ảnh “chúng ta ngồi đây, đồng bào miền Trung đang ngập chìm trong lũ”, mà theo dư luận thì có nguyên nhân từ thủy điện, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp, đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị cần ban hành quy định trước khi bão đến phải xả hết nước ở các hồ thủy điện. 

Đại biểu Đương cũng nhấn mạnh tính bắt buộc của quy định này, và “nếu anh nào không làm thì phải xử lý trách nhiệm, truy cứu trách nhiệm hình sự rất nặng về tội cố ý làm trái hoặc tội thiếu trách nhiệm hình sự hoặc tội gì đấy”, mà theo ông thì “trong Bộ luật Hình sự không thiếu”.

“Như đại biểu Đương đã nêu, không thể chấp nhận được việc xả lũ mà chính quyền địa phương và người dân không biết và cho đến nay vẫn tranh luận với nhau giữa các cơ quan quản lý các hồ, đập này và chính quyền địa phương về có báo với nhau không, có thông tin cho nhân dân hay không”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc tiếp lời.

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Phúc cũng đồng tình cao là phải điều tra để xử lý kỷ luật, thậm chí là xử lý trách nhiệm hình sự. “Không thể để cho người dân bị chết và bị thương như thế, tài sản thiệt hại vô cùng mà không có ai bị xử lý”.

Những phát biểu trên đây làm người viết nhớ đến kỳ họp cuối năm 2009 của Quốc hội khóa 12. Khi đó, trong gần 250 chất vấn của đại biểu Quốc hội với các thành viên Chính phủ, những chất vấn liên quan đến các nhà máy thủy điện dẫn đầu về độ dài của câu chữ và đậm đặc độ lo ngại.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), trong chất vấn gửi đến Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khi đó, cũng đã cảnh báo rằng một số dự án thủy điện lớn, nhỏ đã, đang và sẽ triển khai ở miền Trung và Tây Nguyên là “đánh cược với thiên nhiên, mà phần thua chắc chắn thuộc về con người”.

Còn đại biểu Nguyễn Đình Xuân thì cho rằng cần có một ủy ban điều tra liên ngành để điều tra thực trạng vận hành thuỷ điện có sai sót gì hay không. Khi ấy, ông Xuân đã đề nghị Quốc hội thành lập một ủy ban lâm thời điều tra về hiện trạng thuỷ điện, rừng, quản lý đất đai, tài nguyên... ở khu vực miền Trung rồi mới tính xem nên làm gì tiếp theo.

Từ bấy đến nay đã tròn 4 năm đã trôi qua, không có ủy ban điều tra nào được thành lập, và nghị trường hôm nay vẫn nóng bỏng những điều “không thể chấp nhận được” có nguồn gốc từ thủy điện. 

Nhưng khi “không thể chấp nhận được”, không chỉ riêng ở lĩnh vực thủy điện, thì các đại biểu Quốc hội sẽ làm gì?

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng thì khi 20% đại biểu Quốc hội cùng có ý kiến về một vấn đề gì đó thì Quốc hội sẽ phải thảo luận để đi đến quyết định. Nhưng một buổi thảo luận chỉ đủ thời gian cho vài chục đại biểu thể hiện chính kiến, trong khi cơ chế khác để biết được bao nhiêu đại biểu đồng ý về một vấn đề nào đó lại chưa thực sự rõ ràng.

Tuy nhiên, đại biểu Hùng cho rằng cá nhân từng đại biểu vẫn có thể gửi kiến nghị của mình đến cơ quan chức năng và cơ quan chức năng phải xem xét. Việc ban hành một quy trình để xác định bao nhiêu đại biểu đồng tình với một vấn đề (quan điểm) do đại biểu nêu ra trong quá trình thảo luận cũng được ông Hùng cho là cần phải được tính đến.

Trao đổi với báo chí bên hành lang chiều 20/11, đại biểu Nguyễn Thái Học cho rằng đầu tiên là phải xác định rõ trách nhiệm, sau đó là xử lý trách nhiệm đó.

“Lâu nay cứ nói cần làm rõ trách nhiệm, thế nhưng khi làm rõ rồi mà vẫn buông xuôi thì không giải quyết được vấn đề”, ông Học nói.

Trở lại với đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương, cũng liên quan đến “lời hứa” về thủy điện, đại biểu Học nói rõ năm 2012, nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách đặc thù cho đồng bào vùng tái định cư các công trình thủy điện, nhưng đến thời điểm này chưa tham mưu ban hành chính sách đó là thiếu sót của Bộ. 

“Bộ trưởng Bộ Công Thương nói đó là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng Bộ trưởng Cao Đức Phát trao đổi với tôi là Chính phủ mới giao cho Bộ này vào tháng 6/2013 thì không thể nào ban hành trong năm nay được”, ông Học cho biết thêm.

“Quốc hội giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương từ năm 2012chứ không phải bây giờ mới giao, như vậy là có sự đổ lỗi trách nhiệm, tôi cho rằng như thế là không được. Như vậy Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thiếu trách nhiệm thì phải chịu trách nhiệm”, vị đại biểu Phú Yên thêm một lần nhấn mạnh.

Vậy làm thế nào để Quốc hội có thể xem xét trách nhiệm của một vị bộ trưởng nào đó khi mà cơ chế về việc này còn chưa rõ ràng, như đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đã phân tích?

Trả lời câu hỏi này của báo giới, đại biểu Học cho rằng, Quốc hội phê chuẩn nhân sự bộ trưởng thì trong trường hợp Quốc hội ra nghị quyết mà bộ trưởng không làm hoặc chưa làm thì đó là nghĩa vụ của bộ trưởng với Quốc hội chưa thực hiện xong. Như thế thì tùy mức độ, Quốc hội sẽ xem sẽ xem xét trách nhiệm.

“Vấn đề là có xem xét hay không, chứ cơ sở pháp lý thì có đủ để xem xét, tất nhiên Quốc hội sẽ giao trách nhiệm cho Chính phủ chứ không xem xét trực tiếp. Phát biểu của tôi là thể hiện quan điểm và đề nghị Quốc hội cho chủ trương, từ chủ trương mới tiến hành quy trình xem xét, quy trình này do các cơ quan chức năng sẽ tiến hành”, ông Học giải thích thêm.


- “Sau chất vấn, phải hành động và chuyển động” (DT).- Chưa có hồ chứa nào xả lũ sai quy trình (VOV). - Thủ tướng sẽ trực tiếp phê duyệt dự án hạng A về thủy điện (DV). - Thủ tướng Chính phủ: Thủy điện nào không an toàn sẽ phải ngừng (Infonet).
- Dân ‘tố’ thủy điện khi Phó Thủ tướng đi thị sát (ĐV). - Không thể để xảy ra vỡ hồ đập (ANTĐ).

- Bộ trưởng Trần Đại Quang: Bộ CA xử lý vụ án Nguyễn Thanh Chấn (NLĐ). - Chánh án Trương Hoà Bình giải trình về “án oan” (MTG).- Liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn phạm tội xảy ra tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB: Ông Trần Xuân Giá có cố ý làm trái về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng?… Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đến đâu? (NCT).

- Thủ tướng báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước QH (VOV). - Thủ tướng đã cắt bao nhiêu ung nhọt tham nhũng? (VNN). - Truy tố 2 cựu lãnh đạo thuộc Vinalines “ăn” tiền mua ụ nổi (DV). - Đại án tham nhũng Vifon: Bí ẩn khoản thưởng khổng lồ (VTC). - Dàn cựu lãnh đạo Công ty Vifon ra tòa: Bộ Công thương từ chối là bị hại (Infonet). - Xử “đại án” tham nhũng tại Vifon: Chủ tịch HĐQT và Phó TGĐ đổ thừa cho nhau! (LĐ).

- Tăng bội chi ngân sách không ảnh hưởng đến nền kinh tế (CT). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Giữ nợ công trong giới hạn an toàn và sử dụng hiệu quả vốn vay (SGGP). - Thủ tướng: Năm 2015 xử lý toàn bộ nợ xấu (ĐT).


- Chính phủ lùi thời hạn xử phạt xe không chính chủ (ĐS&PL).
- Ba ngành bắt tay cam kết giảm án oan (TN). - Rà soát lại tất cả vụ án có đơn kêu oan (TP). - Sẽ có “sự thật” là ông Chấn “tự chặt chân mình” (LĐ). - Bộ trưởng Trần Đại Quang: Bộ CA xử lý vụ án Nguyễn Thanh Chấn (NLĐ). - Nguyên Phó chánh án TAND tối cao “vạch lỗi” vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang (PLVN). - Vụ 10 năm oan sai: Yêu cầu kiểm sát viên làm báo cáo tường trình (LĐ). - Bộ trưởng Bộ Công an: Nghiêm cấm dùng nhục hình! (Infonet). - “Áp lực công việc dẫn đến vụ Nguyễn Thanh Chấn bị oan” (Infonet). - Không chấp nhận ép cung, nhục hình trong vụ án oan 10 năm (PT). - Chánh án TANDTC nói gì về việc ông Chấn tố bị ép cung, nhục hình? (GDVN). - “Bộ Công an có trách nhiệm với những sai sót trong hoạt động điều tra” (DT).

- Chủ tịch Hội Luật gia sử dụng bằng giả hành nghề (ĐĐK).

- Thủ tướng: Kiên quyết loại khỏi ngành y cán bộ không xứng đáng (DT). - Trên 2.000 tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về y tế (TTXVN).

-Thư gửi Quốc hội của 42 hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật
Không thể nói gì khác khi đọc lá thư này của những người nông dân thực thụ: Người nông dân Việt Nam hôm nay có nhận thức quá tỉnh táo về các quyền chính trị, kinh tế của mình và về bản chất các mối quan hệ ĐCS – Quốc hội– Nhân dân, đến mức không còn ai có thể lừa phỉnh và “nhân danh” họ để chống lại chính họ. Chỉ cần nêu một câu hỏi trong thư, câu hỏi đơn giản nhưng cực kỳ mấu chốt mà chắc chắn không ông bà “Nghị” nào có thể trả lời với cử tri: Ông/bà là đại biểu của nông dân, vậy trước khi “bấm nút” thông qua cái “Hiến pháp sửa đổi” sắp tới, ông/bà có bao giờ đi hỏi xem có người nông dân nào đồng ý “đất đai là sở hữu nhà nước”? Không trả lời được câu hỏi này mà vẫn nhắm mắt “bấm”, thì đến lúc lâm chung, liệu ông/bà có nhắm mắt được không?
Bauxite Việt Nam  
 Bình Dương, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Kính gởi: Quốc hội nước CHXHCN VIỆT NAM
 đang họp tại Hà Nội.
Chúng tôi là 32 hộ nông dân có đất bị chính quyền cưỡng chế thu hồi để làm Khu Liên hợp Bình Dương. Nhân Quốc hội đang họp và sắp quyết định một số vấn đề quan trọng như sửa đồi hiến pháp, sửa đổi luật đất đai, chúng tôi xin gởi đến Quộc hội một số ý kiến như sau:
1. Hiến pháp hiện hành quy định: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.”
Trên thực tế, đại đa số người dân Việt Nam hiện nay không ai muốn diện tích đất mình đang sử dụng “thuộc sở hữu toàn dân”.
Thế nhưng tại sao dự thảo Hiến pháp sửa đổi và Luật đất đai sửa đổi vẫn cứ xác định đất đai là thuộc sở hữu toàn dân?
Đưa vào dự thảo như vậy để đem ra thảo luận và biểu quyết thông qua là Quốc hội làm theo ý chí và nguyện vọng của ai?
2. Có phải vì 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CSVN, nên phải làm theo cương lĩnh và nghị quyết của đảng CSVN. Nhưng nếu như vậy thì quốc hội có còn là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” như Hiến pháp đã quy định hay không? Và có phải khi Quốc hội thông qua Hiến pháp và Luật đất đai sửa đổi như vậy là Quốc hội đã phản lại nhân dân, là làm trái lại ý chí và nguyện vọng của nhân dân hay không?
3. Lúc còn chiến tranh, những người cộng sản hứa với nhân dân là khi hòa bình lập lại, người cày sẽ có ruộng. Người dân tin như vậy nên đã sẵn sàng hy sinh cho độc lập của đất nước. Chúng tôi đâu có hứa là khi hòa bình lập lại, người dân sẽ giao hết quyền lực cho những người cộng sản, muốn dẫn dắt nhân dân đi đâu tùy ý, muốn quyết định thế nào cũng được. Vậy mà nay đảng CSVN nhân danh xây dựng chủ nghĩa xã hội, quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân để căn cứ vào đó mà tước đoạt hết đất đai của chúng tôi, làm giàu cho bọn tham nhũng, đẩy chúng tôi vào hoàn cảnh mất hết đất đai, tài sản không còn gì để sống.
Được bầu làm đại biểu, ngồi vào Quốc hội thì phải làm theo ý chí và nguyện vọng của nhân dân; chứ tại sao lại làm theo ý đảng của các ông?
4. Hơn mười năm nay chúng tôi đã gởi rất nhiều đơn khiếu nại, tố cáo UBND tỉnh Bình Dương cố ý làm trái pháp luật trong việc thu hồi đất của chúng tôi đang sử dụng. Họ đã công khai và trắng trợn làm ngược lại với các quy định pháp luật do chính Quốc hội đã ban hành. Chưa có quy hoạch sử dụng đất và chưa có đề án được chính phủ phê duyệt, Chủ tịch tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi trên 4.000 ha đất người dân đang sử dụng hợp pháp. Thu hồi đất theo Luật đất đai 2003 nhưng lại bồi thường đất theo nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998. Đến năm 2008-2009 mới ra quyết định bồi thường cho dân, nhưng lại tính toán tiền bồi thường theo nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 đã hết hiệu lực từ năm 2004. Thu hồi sai, bồi thường không đúng quy định hiện hành, chúng tôi chưa chịu nhận tiền giao đất thì ra quyết định và tổ chức cưỡng chế hằng trăm hộ để lấy đất rồi bỏ hoang từ 4, 5 năm nay. Nhà cửa bị ủi sạch, vườn tược bị phá nát, tài sản không còn gì, nhiều người trong chúng tôi đã sống cảnh ăn bờ ngủ bụi suốt bốn năm nay.
Nhưng hằng trăm đơn của chúng tôi đã gởi cho một số đại biểu Quốc hội, cho các Ủy ban của Quốc hội, cho Ban Thường vụ Quốc hội và cho Chủ tịch Quốc hội vẫn không được trả lời.
Trong năm 2012, chúng tôi ba lần cử hàng chục người đại diện ra Hà nội. Mỗi lần cả tháng trời phải lang thang trong công viên, trên đường phố mà không bao giờ được lọt vào Quốc hội để gặp những người đại biểu của dân. Với quyền hành được Hiến pháp dành cho rất lớn, tại sao Quốc hội không kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, xử lý tham nhũng và trả lại những quyền lợi hợp pháp cho nhân dân? Tại sao Quốc hội ngoảnh mặt làm ngơ để cho bọn tham quan cướp đoạt hết của cải đất đai làm cho người dân phải trắng tay, không còn nhà cửa, phải sống lang thang năm nầy qua năm khác?
Phải chăng vì hầu hết Đại biểu Quốc hội là cùng phe cùng đảng với những kẻ đã làm trái để cướp đất của chúng tôi? Và quyền lợi của những người cùng phe đảng lớn hơn nhiều so với trách nhiệm của người đại biểu phải đại diện và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân?
5. Từ thực tế cuộc sống, chúng tôi đã thấy rõ tuy hiến pháp hiện hành ghi rõ nhà nước nầy là của dân, do dân và vì dânNhưng việc làm đã chứng tỏ toàn bộ nhà nước- kể cả Quốc hội- là của đảng, do đảng và vì đảng CSVN mà thôi. Chúng tôi gởi thơ nầy cho Quốc hội là vì, như nhiều người khác đã gởi thơ cho Quốc hội trong những ngày qua, chúng tôi hy vọng trong lương tri của một số đại biểu vẫn còn một chút tự trọng, không thể để người dân nhìn mình như nhìn một kẻ phản bội.
Tuy nhiên, nếu trong kỳ họp  nầy, Quốc hội vẫn thông qua hiến pháp và luật đất đai sửa đổi như nội dung dự thảo hiện nay, là các đại biểu đã tự lột áo đại biểu của mình và Quốc hội Việt Nam coi như đã tự giải nhiệm không còn là  cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân nữa. Người dân chúng tôi không thể coi là người đại diện những kẻ không bảo vệ mà lại làm hại nhân dân.
Mong Quốc hội quan tâm những ý kiến nêu trên.
32 người cùng ký tên với địa chỉ cụ thể đính kèm.
Địa chỉ liên lạc: Ông Thái văn Dậu, khu phố 3 Phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
 
Bài được gửi trực tiếp đến BVN

-202 đại biểu Quốc hội không tham gia chọn người chất vấn
Có đến 202 đại biểu đã không có chính kiến trong việc chọn người cho các phiên chất vấn trực tiếp ở kỳ họp Quốc hội thứ sáu này.
Sau 5 ngày gửi văn bản xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về danh sách dự kiến người trả lời chất vấn và nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ sáu, chiều nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo nội dung này.
Theo đó, đến chiều ngày 13/11/ 2013, có 296 đại biểu Quốc hội gửi lại ý kiến. Như vậy là có đến 202 vị đại biểu đã không tham gia chọn người chất vấn.
Bên cạnh một số vị có thể không nhận được phiếu xin ý kiến vì lý do khách quan, có nguyên nhân rất đáng chú ý được chính  một số vị đại biểu lý giải. Đó là việc danh sách đưa 5 người dự kiến trả lời chất vấn để chọn 4, và không có mục để đề xuất thêm.

Tập hợp từ 296 phiếu có hồi âm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được 213 vị đồng ý chọn trả lời chất vấn. Con số tương tự của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là 243, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông là 233, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là 226, và thấp nhất là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ với 170 vị đề nghị.

Ngoài ra, có một số đại biểu đề nghị các vị bộ trưởng, trưởng ngành khác trả lời chất vấn trực tiếp như: Bộ trưởng Bộ Y tế (28 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Công Thương (17 ý kiến); các bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng có từ 1 đến 3 đại biểu đề nghị.

Bình luận về những con số này, một số vị đại biểu có kinh nghiệm hoạt động nghị trường cho rằng, do phiếu xin ý kiến không có mục đề xuất thêm người khác nên nhiều vị đại biểu hiểu rằng chỉ được (nên) chọn trong danh sách in sẵn trên phiếu. 

Cũng có vị cho rằng, có đề xuất thêm cũng vẫn chỉ nhận được câu trả lời “xin tiếp thu nhưng xin cho giữ nguyên như dự thảo” giống như ở nhiều nội dung khác, nên không thể hiện chính kiến.

Theo báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp xem xét và tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đề nghị Quốc hội cho tiến hành chất vấn đối với 4 vị là: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, sau đó Thủ tướng sẽ báo cáo, làm rõ thêm một số nội dung và kết hợp trả lời chất vấn trực tiếp.

Đề nghị này được đưa ra trên cơ sở tổng hợp nội dung chất vấn từ đầu kỳ họp, tham khảo ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, kết hợp với việc xem xét ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp và những vấn đề nổi lên được dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời cân nhắc đến các vị bộ trưởng, trưởng ngành chưa được bố trí trả lời chất vấn trực tiếp từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay và bảo đảm sự cân đối hài hòa giữa các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, tư pháp, báo cáo nêu rõ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thông tin thêm, trong số những bộ trưởng có nhiều chất vấn tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhận được 20 văn bản chất vấn và 17 ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị trả lời chất vấn trực tiếp. 

Do vào thời gian tổ chức hoạt động chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương được bố trí tham gia đoàn lãnh đạo cấp cao đi công tác nước ngoài, vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép Bộ trưởng trả lời chất vấn trực tiếp vào lần sau.

Các nhóm vấn đề chất vấn và dự kiến các vị tư lệnh ở danh sách “chia lửa” cũng đã được chốt.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tập trung trả lời các nhóm vấn đề: việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng đến việc chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp, chuyển đổi giống cây trồng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, chính sách thu mua tạm trữ lúa, gạo, tạm trữ cà phê;

Nội dung tiếp theo là trách nhiệm trong việc chậm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phân bón, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; trong công tác phối hợp quản lý chất lượng, giá cả và ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng.

Bộ trưởng các bộ: Y tế, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.

Các nhóm vấn đề dành chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình là giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm… để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội.

Ở danh sách tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan có bộ trưởng các bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Tư pháp.

Lần đầu tiên đăng đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son sẽ tập trung trả lời về trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với báo chí nói chung và báo mạng nói riêng trước tình hình an ninh văn hóa diễn biến phức tạp.

Nhóm vấn đề thứ hai là giải pháp quản lý những trang thông tin điện tử, ngăn chặn tác hại và chấn chỉnh những vi phạm trong việc kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online).

Trách nhiệm và giải pháp tăng cường quản lý thị trường viễn thông; khắc phục tình trạng sim rác, tin rác, tin quảng cáo rác trên điện thoại di động cũng là nội dung chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Bộ trưởng các bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an sẽ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.

Với Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, các vấn đề sẽ phải trả lời khi đăng đàn là trách nhiệm của Tòa án Nhân dân Tối cao trong hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử, giám đốc việc xét xử của tòa án các cấp; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Giải pháp để nâng cao chất lượng ngành tòa án; nâng cao chất lượng xét xử, tránh để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật cũng là vấn đề dành cho Chánh án Trương Hòa Bình.

Sẵn sàng bên cạnh Chánh án là bộ trưởng các bộ: Tư pháp, Công an; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng thanh tra Chính phủ.

Theo chương trình chi tiết các phiên chất vấn thì vào cuối chiều ngày 21/11, sau khi báo cáo, làm rõ thêm một số nội dung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp các vị đại biểu Quốc hội. Và thời gian đối thoại trực tiếp này dự kiến là 55 phút, từ 15h50 đến 16h45.

-
Hãy quyết tử để dân tộc quyết sinh

images
Sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ yêu cầu các quốc gia đồng minh trong khối tư bản phải chấm dứt chủ nghĩa thực dân. Nên nhớ, chẳng phải vì Hoa Kỳ thương yêu những dân tộc bị trị, nhưng vì có mục đích nhằm vô hiệu hóa chiêu bài giải phóng các dân tộc thuộc địa do Stalin chủ xướng.
Anh Quốc thức thời, biết sự đòi hỏi của Hoa Kỳ là sách lược chính đáng, nên họ huấn luyện những nhà hành chính (administrator) bản xứ để có khả năng quản trị đất nước nhằm chuẩn bị trao trả độc lập cho các thuộc địa; chứ không dùng bạo lực để trấn áp những cuộc nổi dậy đòi tự do. Nhờ đó mà Mahatma Gandhi thành công trong cuộc đấu tranh bất bạo động và được phong Thánh. Tất cả những thuộc địa của Anh không có quốc gia nào bị rơi vào tay cộng sản và đều chấp nhận nằm trong Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) để cùng phát triển kinh tế và dần dần xây dựng dân chủ.
Trái lại, thực dân Pháp vừa kiêu ngạo vừa ngu xuẩn, nhất quyết bám lấy thuộc địa, thi hành chính sách cai trị tàn bạo nên đã tổn hao nhân lực và tài sản, từ chiến trường Đông Dương đến Bắc Phi, để rồi cuối cùng bị đánh bại mà phải cuốn gói ra đi một cách nhục nhã. Giá như thực dân Pháp cũng khôn ngoan như thực dân Anh thì nhà cách mạng Phan Chu Trinh của ta cũng đã được thế giới phong Thánh như Mahatma Gandhi; nước Pháp không bị mất mặt và nhân dân Việt Nam thoát khỏi tai họa cộng sản. Nhân dân Việt Nam không còn cách chọn lựa nào khác, ngoài bạo lực, để giành độc lập.
“Quyết tử để dân tộc quyết sinh” là câu khẩu hiệu trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Hầu hết thanh niên ái quốc thời bấy giờ đã bị kích động bởi cái khẩu hiệu ấy mà hăng hái lao thân vào chỗ chết một cách dũng cảm để cho dân tộc sinh tồn và chẳng cần biết chủ nghĩa cộng sản sẽ mang lại cho đất nước hậu quả như thế nào. Nỗi khát khao độc lập quá lớn đến độ trở nên mù quáng, lý trí suy xét không còn. Vì vậy, sau khi Nhật đầu hàng do hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, viên Đại sứ Nhật đề nghị Thủ tướng Trần Trọng Kim để họ giúp tiêu diệt toàn bộ bọn cộng sản Đông Dương, nhưng cụ Kim từ chối và nói rằng đây là chuyện nội bộ Việt Nam, anh em trong nhà có thể giải quyết với nhau!
Hồ Chí Minh – một cán bộ tình báo tay sai cộng sản quốc tế, chỉ phục vụ quyền lợi của Soviet, chứ không phải quyền lợi Việt Nam – đã biết khai thác lòng dân ta bằng chiêu bài quá sức đẹp đẽ: công bằng xã hội, làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu, không còn cảnh người bóc lột người. Do đó, vô số quan chức, lính tráng dù đang phục vụ quân xâm lược cũng thức tỉnh; học sinh, sinh viên dù do Pháp giáo dục cũng hăng hái lên đường tòng chinh; địa chủ, nhà buôn giàu có hăng hái đổ tiền bạc của cải ra để nuôi kháng chiến. Nhờ sự đoàn kết đồng tâm, quyết chí diệt giặc ấy mà đồng bào ta có sức mạnh dời non lấp biển, khiến cho vũ khí của giặc dù tối tân cách mấy cũng không thể nào chống cự lại! Lòng yêu nước đã giúp dân tộc Việt Nam chiến thắng kẻ thù; chứ không phải chủ nghĩa cộng sản vô địch như bộ máy tuyên truyền của chúng rêu rao!
Thế nhưng sự chiến thắng thực dân đã không mang lại cho nhân dân “độc lập, tự do, hạnh phúc” như mong ước, vì những hứa hẹn của cộng sản đều là bịp bợm, dối trá, lưu manh. Tình trạng suy thoái về mọi mặt (đạo đức, giáo dục, văn hóa, y tế, thực phẩm, môi trường) trên đất nước ta hôm nay tồi tệ hơn bất cứ quốc gia nào trên hành tinh. Bọn cầm quyền từ trung ương đến địa phương làng xã ở vùng sâu vùng xa đều là một lũ sâu dân mọt nước tìm đủ mọi phương cách hút máu người dân vô tội. Chúng hà hiếp, đánh đập, bỏ tù bất cứ ai chống lại những hành vi bạo ngược, cướp bóc, tham nhũng của chúng. Ngay cả những ai bày tỏ lòng yêu nước một cách ôn hòa cũng không được chúng buông tha! Nói theo ngôn ngữ thời đại tin học thì bộ nhớ (memory) của một siêu vi tính (supercomputer) cũng không thể chứa hết tội ác của cộng sản đối với nhân dân Việt Nam ta.
Bộ máy cai trị do Hồ Chí Minh và tập đoàn băng đảng đã đẻ ra những quái thai, những phiên bản y hệt nguyên gốc: đạo đức giả, độc ác, lưu manh, gian trá, không có khả năng biết xấu hổ, hèn hạ giống như “Cha Già” của chúng. Nếu ví chúng là loài cầm thú, tức là ta xúc phạm thú vật. Chúng đích thực là một đống dòi lúc nhúc trong đống phân, chỉ biết ăn bẩn.
Độc giả trách người viết phát biểu như vậy là quá đáng, là khiếm nhã ư? Xin thưa, không ạ! Nếu là cầm thú thì con người có thể dạy chúng làm xiếc được, tức là chúng biết nhìn để bắt chước, biết nghe để hiểu. Người viết chưa từng thấy nhà ảo thuật nào có khả năng dùng con dòi làm xiếc! Cho nên từ thời nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường đọc một bài tham luận chính trị về đường lối xây dựng chế độ sau khi chiến dịch “cải cách ruộng đất” quá đỗi man rợ thất bại, khiến Tổng Bí thư Trường Chinh mất chức, cho đến những kiến nghị đầy tâm huyết của những cộng sản lão thành phản tỉnh, những nhà trí thức có viễn kiến, những đơn khiếu nại tha thiết của dân oan mất đất mất nhà chẳng được bọn cầm quyền lắng nghe để sửa chữa, để giải quyết. Ngay cả một trong những cha đẻ ra chúng là Võ Nguyên Giáp van xin chúng ngừng dự án khai thác Boxit ở Tây Nguyên, vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng của Tổ Quốc, mà nào được chúng nghe theo? Nguyễn Tấn Dũng trả lời “Cha Già” của nó bằng mấy chữ khá mất dạy: “Đảng đã quyết định rồi!” Bởi vì Hồ Chí Minh ra lệnh cho Phạm văn Đồng ký thỏa ước nhìn nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Tầu Cộng thì cái đám hậu duệ cũng phải làm theo như “Cha Già” của chúng. Giản dị vậy thôi! Có gì là khó hiểu?
Do đó, người viết đề nghị những ai còn lo lắng đến tiền đồ của Tổ Quốc, của Giống Nòi thì xin hãy chấm dứt viết kiến nghị, thư ngỏ cho lũ dòi, dù trịnh trọng, lễ phép, tha thiết đến đâu đều bị chúng ném vào sọt rác. Nếu quý vị còn tiếp tục viết kiến nghị, thư ngỏ như bao năm nay đã làm tức là quý vị tiếp tục diễn cái trò hề giễu dở rất lố bịch. Bọn cầm quyền không có khả năng biết xấu hổ thì người chống lại chúng phải có lòng tự trọng tối thiểu. Đừng lấy sự lên tiếng vô vọng đó làm tự mãn để ru ngủ lương tâm là mình đã đóng góp cho tương lai xứ sở.
Nước mất vào tay Thực dân Pháp, vua quan triều đình nhà Nguyễn dám nổi lên chống. Vua như Hàm Nghi, Duy Tân. Quan như Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết. Nay nước đang mất dần vào tay Tầu Cộng, vua quan trong triều đình Đỏ ra sức tiêu diệt từ trong trứng nước bất cứ ai dám hé răng bày tỏ lòng yêu nước. Những thanh niên nam nữ can trường, bất khuất đều bị bỏ tù, tra tấn để chỉ còn lại một tầng lớp trẻ sa đọa, ăn chơi, vô cảm thì còn gì là rường cột nước nhà? Có thời nào trong lịch sử nước ta lại có một đám cầm quyền khốn kiếp như thế không?
Cái đọa này do ai gây ra? Chắc chắn phải là trách nhiệm của những quý vị mệnh danh “lão thành cách mạng” đã ra sức xây dựng cỗ máy cai trị tàn bạo và những trí thức chữ nghĩa đầy mình đã nhắm mắt chạy theo chủ nghĩa chuyên chính vô sản. Người ta bảo nhân dân nào, chính quyền nấy là tội nghiệp cho nhân dân. Phải nói trí thức nào, chính quyền nấy mới đúng!
Bài viết vừa rồi, nhân dịp cụ Tôn thất Tần qua đời, tôi có thuật lại mẩu đối thoại giữa anh tôi (người sinh viên trường Thanh Niên Tiền Tuyến nổi loạn trước việc Hồ Chí Minh ký hiệp ước ngày 6 tháng 3 năm 1946 thỏa thuận cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương, bị cộng sản kết án tử hình) với Phan Mỹ (em trai của luật sự Phan Anh, Bộ trưởng Thanh Niên trong chính phủ Trần Trọng Kim). Anh tôi lúc bấy giờ mới 21, học lực chỉ có chứng chỉ Toán học Đại cương, đã nhìn thấy sự sai lầm của Hồ Chí Minh chọn thế đứng về phe cộng sản, thay vì chọn con đường trung lập. Bởi vì đứng vào phe nào cũng sẽ bị lâm vào cảnh “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”! Trong khi đó, giáo sư Tạ Quang Bửu nổi tiếng thông minh uyên bác đủ các bộ môn Toán, Vật lý, Triết học và nói được nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Đức, Nga lại đi theo cộng sản, làm tới chức Thứ trưởng Quốc Phòng, dưới quyền trực tiếp của Võ Nguyên Giáp!
Tôi đã từng kể bản thân tôi chỉ là đứa bé mới 12 tuổi, chứng kiến mấy tên du kích cộng sản chém đầu ông phu xe kéo và một cậu bé trạc tuổi tôi bị tên cộng sản dộng một tảng đá vào đầu phọt óc chết tươi về cái tội mang hai cây bút nguyên tử màu xanh đỏ trên túi áo trắng (dấu hiệu cờ tam tài của thực dân Pháp) là tôi đã biết ghê tởm cộng sản. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, học lực bậc trung học, còn rất trẻ cũng đã nhìn thấy tai họa cộng sản. Trong khi đó những bậc thầy như Trần văn Giàu, Cù Huy Cận, Nguyễn Công Hoan … lại phục vụ cộng sản hết mình! Thử hỏi làm sao nước nhà tránh được thảm họa cộng sản?
Miền Nam bị xâm chiếm cũng chính vì những hạng trí thức thân Cộng. Gần một triệu đồng bào Miền Bắc phải bỏ nhà cửa chạy vào Nam tìm đất dung thân không thể mở mắt bọn chúng! Linh mục, thầy chùa đội lốt kéo theo đám học sinh, sinh viên bồng bột, nhẹ dạ liên tục gây bất ổn chính trị khiến cho công cuộc chiến đấu cho chính nghĩa tự do của quân dân Miền Nam trở nên phi nghĩa. Hoa Kỳ bỏ Miền Nam không phải vì phản bội lời cam kết, mà vì những trí thức, những lãnh đạo tôn giáo, chính trị, quân sự không nhìn thấy tai họa cộng sản để đoàn kết nhau tiêu diệt cộng sản. Bọn hoạt động trong phong trào hòa bình là bọn điếm thân Cộng giả nhân giả nghĩa, vì chúng chỉ kêu gọi bên tự vệ phải buông súng! Do đó, Mỹ bỏ ta, ví như chẳng có nhà hảo tâm nào đi giúp đỡ cho thứ người nghiện cờ bạc, ma túy. Chẳng có đạo quân tinh nhuệ nào có thể thắng địch ngoài tiền tuyến, trong khi bọn phản động phá nát hậu phương!
Tôi chỉ là một sĩ quan cấp Tá, không được đóng vai trò quyết định vận mạng đất nước, tuy không hề tìm cách né tránh bất cứ phi vụ nào, nhưng suốt 38 trời lưu vong thất thổ, cũng nhận thấy mình có tội. Cái tội đã không triệt để tiêu diệt cộng sản! “Cách mạng lão thành”, trí thức thân Cộng lại càng có tội lớn hơn, vì làm cho người dân chất phác, nghèo khổ bị hứng trọn thảm họa do cộng sản gây nên. Do đó, tôi khẩn thiết đề nghị:
Thay vì viết kiến nghị, thư ngỏ, xin quý vị “lão thành cách mạng”, những trí thức thân Cộng phản tỉnh hãy dũng cảm nhận lãnh trách nhiệm bằng cách liên kết nhau qua phương tiện thông tin Internet để thảo một bản hiệu triệu thật đanh thép, nhờ các trang mạng toàn cầu phổ biến rộng rãi để kêu gọi quốc dân đồng loạt đứng lên tiêu diệt những con dòi bán nước hại dân. Chắc chắn quý vị sẽ đặt câu hỏi: “Toàn dân không ai có một tấc sắt trong tay, ngoài trừ bọn Công An và Quân Đội, thì lấy phương tiện gì để tiêu diệt cộng sản”?
Xin thưa: Sau cái ngày gọi là “giải phóng” tháng 4 năm 1975, chiếc mặt nạ cộng sản đã rơi xuống. Ngay cả cái cột đèn biết đi cũng bỏ nước ra đi. Đồng bào ta, trong đó có cả những đảng viên cộng sản, đã bất chấp bão táp, phong ba, hải tặc, thà chết chứ nhất định không ở với cộng sản. Hơn nửa triệu đồng bào đã chết ngoài biển khơi. Chính thảm trạng thuyền nhân đã thức tỉnh lương tâm nhân loại. Những nhân vật thân Cộng, phản chiến nổi tiếng như Jean Paul Sartre, Bertrand Roussell, Joan Baez và nhiều nhà trí thức khắp thế giới trước kia chống chiến tranh, đã ký một tuyên cáo chung lên án sự tàn ác dã man cộng sản. Không phải cường điệu, tôi thiết nghĩ biến cố thuyền nhân Việt Nam đã góp phần vào sự quyết tâm của Đức Giáo Hoàng John Paul II, Tổng thống Reagan, Thủ tướng Thatcher hiệp lực nhau giật sập khối cộng sản Đông Âu và Soviet. Thuyền nhân Việt Nam là ngòi nổ làm cho đế quốc Đỏ tan rã!
Vừa rồi, ngày 11 tháng 11 năm 2013, Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho phép Việt Nam trở thành hội viên, mặc dầu trước đó Ân Xá Quốc Tế, hội Nhân Quyền Quốc tế, hội Nhà Báo Không Biên Giới đã gửi thư cảnh báo bọn cầm quyền Việt Nam không xứng đáng làm hội viên. Một bọn cầm quyền tệ hại hơn cả quân cướp, cai trị dân giống như thổ phỉ mà lại được trở thành hội viên của một định chế thế giới về quyền Con Người! Xin quý vị hãy tự hỏi lòng mình đi! Phải chăng thế giới quay lưng lại với nhân dân ta? Hay là thế giới đang cười vào mặt những nhà “cách mạng lão thành”, những trí thức thân Cộng chỉ dám tranh đấu bằng kiến nghị với thư ngỏ? Phải chăng thế giới muốn thấy nhân dân Việt Nam phải liều chết như thuyền nhân thì họ mới ra tay giúp?
Tôi tin rằng quý vị phổ biến một bản hiệu triệu hẹn ngày N giờ G để xuống đường tập thể, nằm lăn ra, chấp nhận để cho Công An, Quân Đội xả súng bắn, xe tăng cán lên thì đồng bào cả nước (nhất là dân oan) sẽ liều mình chịu chết cùng quý vị. Nhớ là nói và làm phải đi đôi; chứ đừng bắt chước Lê Hiếu Đằng kêu gọi bỏ đảng tập thể mà bản thân thì vẫn cứ ở lỳ trong đảng.
Máu phải đổ, thịt phải nát, xương phải tan thì may ra mới có thể cứu vảng nổi con tàu Việt Nam đang đắm. Dân Làm Báo nêu khẩu hiệu “mỗi người dân là một chiến sĩ thông tin”, tôi vẫn thấy chưa đủ để làm cho những con dòi cầm quyền quan tâm. Tôi xin đề nghị khẩu hiệu mới: “Mỗi người dân là một Đoàn văn Vươn, một Đặng Ngọc Viết”! Phải quyết tử để dân tộc quyết sinh! Không còn phương sách nào khác!
Bọn thực dân Pháp đã đẩy dân Việt Nam ta vào con đường bạo lực. Bọn cầm quyền cộng sản cũng giống như thực dân Pháp. Chúng nhất quyết tiến lên xã hội chủ nghĩa mà chúng chẳng biết một trăm năm sau có hoàn thiện được hay không. Chúng chặn hết mọi nẻo đường tiến tới dân chủ, chúng bắt nhân dân ta phải thần phục triều đình Đỏ ở Bắc Kinh. Vậy chỉ còn một phương cách độc nhất: Bạo lực! Bạo lực! Bạo lực! Hãy dám để cho Việt Cộng tàn sát cái thân xác phàm trần để cứu muôn dân thì linh hồn mới đáng an nghĩ nơi suối vàng!
Phải thí mạng cùi để giành lại Non Sông; nếu không thì chắc chắn chủng tộc Việt cuối cùng của giống Bách Việt sẽ bị diệt vong bởi thực phẩm tẩm độc từ Trung Cộng tuồn sang, bởi môi trường sống bị ô nhiễm do sự phá hoại của một bầy dòi đang cầm quyền.
Tôi, Bằng Phong Đặng văn Âu, viết bài này là tuyên chiến với đảng cướp Cộng sản vì xúi giục bạo lực lật đổ bạo quyền. Đừng tưởng tôi không ý thức vì mình ở hải ngoại mà sinh mạng được bảo đảm an toàn. Bọn cộng sản tàn ác, quỷ quyệt có đủ trăm phương ngàn kế giết tôi như trở bàn tay, không lưu lại giấu vết. Trải qua một cuộc chiến tranh dài, nhiều phen xông pha lửa đạn mà không chết là nhờ ơn che chở của Trời Phật. Nay tôi đã 74 tuổi, chưa chết vì bệnh hoạn, vẫn còn lạc quan yêu đời, chứ không phải chán sống để làm một hành động điên rồ. Tôi tin rằng Trời Phật cho tôi đặc ân sống tới ngày hôm nay là để tôi có sứ mạng cất lên tiếng nói vì công chính; chứ không hèn hạ câm miệng hến như Võ Nguyên Giáp vẫn tự hào vì đã giết hại hàng triệu sinh linh và đẩy con thuyền quốc gia xuống vực thẳm mà không một chút ăn năn.
Tôi quyết sống với lý tưởng của nhà cách mạng tiền bối Phan Bội Châu qua lời dạy:
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười!
Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống !
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Xin quý vị “lão thành cách mạng”, những lãnh đạo tôn giáo, những trí thức đã và đang phục vụ bọn cầm quyền cộng sản hãy nhận lãnh trách nhiệm của mình, tối thiểu phải có đôi chút sĩ khí của người có học vấn để khỏi ô danh nòi giống rồng tiên. Tôi mong chờ quý vị lên tiếng để phản bác đề nghị của tôi. Xin đừng tỏ ra cái điều cao ngạo, không thèm đếm xỉa đến đề nghị cứu nước của một vô danh tiểu tốt. Vì tôi xem sự im lặng của quý vị là hèn nhát.
Bằng Phong Đặng văn Âu (audang033@gmail.com).

--- LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI 2013) (Ba Sàm). - Cua Đồng – Nghĩ về điều 4 Hiến pháp (Dân Luận).

- Lãnh đạo VN: Vì sao nhiều nhưng không manh, mới nhưng vẫn cũ? (Trần Kinh Nghị).

- Quốc hội cần có chương trình giám sát vấn đề ngân sách (VOV). - Tầm nhìn mét hai, mua thang bảy hai mét (DT).- Kỳ Duyên: Đàn bà- đàn ông và bi kịch “quýt làm cam chịu” (VNN).

- Hội nghị “Ủy ban Đàn Két Công giáo” sắp tới: Sẽ nhiều trò vui (NVCL).- Sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền nên được nhìn nhận như thế nào? (Hà Hiển). - Vì lợi ích đa chiều, để Phi Nhân leo ghế Nhân Quyền? (DLB).

- Biết đùa để sống (Jonathan London). “Nếu sống trong một thể giới mà trong đó phải nghe loa phường đưa thông tin rằng các nhà nước của cả Trung Quốc, Cuba, Việt Nam có được vào ‘Hội Đồng Nhân Quyền’ của Liên Hợp Quốc và không muốn thành một người máy hay người điên, ảo tưởng thì phải biết mỉa mai, phải biết đùa“.- Cơ hội để hoàn thiện về nhân quyền (TT).
- Tại sao Ông Đinh Đăng Định không được “hoãn chấp hành án”? (DCCT).

- CPJ kêu gọi phóng thích blogger Điếu Cày (DCCT).

- Ra ngõ gặp anh hùng hay anh cướp? (DCCT).

- Kiến nghị xem xét trách nhiệm của Giám đốc Công an Hải Phòng (VnEco).

- Vào Hội đồng Nhân quyền: Một thách thức lớn với Việt Nam (RFI). - Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc: Thông điệp mạnh mẽ từ sự công nhận của cộng đồng quốc tế (ĐĐK). - VN vào Hội đồng nhân quyền để làm gì? (BBC). – Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng: Minh chứng thuyết phục về thành tựu bảo vệ, thúc đẩy quyền con người (QĐND). - Hòa thượng Thạch Huôn (Phó ban Trị sự Phật giáo tỉnh Sóc Trăng): Ở Việt Nam, mọi tôn giáo đều bình đẳng.

- VN cần chứng minh bằng hành động sau khi ký Công ước LHQ Chống Tra tấn (VOA).

- DEMOCRACY IN BRIEF DÂN CHỦ LÀ GÌ? (Gốc Sân). - Dân chủ: Giải pháp cho xung đột sắc tộc (RFA).

- Nguyễn Hưng Quốc: Quyền lực là gì? (Blog VOA).-- Một số luật còn khoảng trống (NLĐ).

- Quan điểm trái chiều về vụ án Nguyễn Thanh Chấn (NĐT). - Vụ tử tù Hàn Đức Long “có vấn đề” (NLĐ).- Nghi CSGT rượt đuổi gây tai nạn, dân bao vây đốt xe (NLĐ). - Người phạm luật giao thông bị thương, dân vây đốt xe công an (TT). - Công an TP Hà Nội diễn tập chống bạo loạn, khủng bố và giải cứu con tin (ANTĐ). - Chùm ảnh diễn tập xử lý biểu tình bạo loạn, bắt khủng bố (TN).
--Lạm bàn về "án bỏ túi" (Petrotimes 15-11-13)

-Tiếp tục xử phạt lỗi "không chính chủ" từ năm 2014
--- Vụ Cát Tường: Thấy xác cũng chỉ là một nguồn chứng cứ (ĐV).

Vụ Cát Tường: ‘Không thấy xác vẫn xử lý được’ (VNN). - Tìm xác nạn nhân Huyền dưới chân cầu Việt Trì(NLĐ).- Đằng sau những cuộc tìm kiếm nạn nhân vụ Cát Tường (VNN).- Vụ thẩm mỹ Cát Tường: Xuất hiện tình tiết bảo vệ Khánh khai man? (GDVN).

- Vụ án dân làng đánh chết 2 người nghi trộm chó: Ngổn ngang chữ lý, chữ tình (TN).

- Vụ đánh chết 2 đối tượng trộm chó: Yêu cầu điều tra bổ sung (VOV).

- Cho trẻ uống thuốc trừ sâu để giải quyết mâu thuẫn người lớn (LĐ).

- “Dịch vụ y tế cần phải công ra công, tư ra tư” (PT). - BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 2: Bổ nhiệm Phó Trưởng phòng đang chịu kỷ luật Đảng (PT).

- Không xử lý được tàu thuyền vi phạm (TT).


- Phản hồi bài Hà Nội làm 14 nhà vệ sinh tốn 15 tỉ đồng?: Nhà vệ sinh công cộng: nên nghĩ đến người khuyết tật (TT).- Đợt lao dốc dài nhất trong 15 năm của giá dầu (Vietstock).- Tư duy lại năng lực cốt lõi (DĐDN).
--'Không nên phẫu thuật thẩm mỹ âm đạo' (BBC 15-11-13) -- Học tiếng Anh: labiaplasty!

Tốt nghiệp rồi... thất nghiệp (TT 15-11-13)

--Chủ tịch huyện thông báo đuổi việc để 'dọa' giáo viên?-vtc.vn

--Nếu được chọn lại, tôi không chọn nghề giáo! (MTG 15-11-13)

“Không lạc quan về môi trường làm việc của giới trí thức hiện nay” (GD 15-11-13)

Biếm họa Việt nặng châm biếm, thiếu hài hước (VNN 15-11-13)

Khi văn chương "mắc cạn" nơi người đọc (VHQN 15-11-13)

-- - Vi phạm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử lý nghiêm (DV).

Tổng số lượt xem trang