Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Nhân sĩ, trí thức ở Việt Nam đòi xóa hiến pháp, bầu lại Quốc hội

-TLQ: -202 đại biểu Quốc hội không tham gia chọn người chất vấn; Khi “không thể chấp nhận”, đại biểu Quốc hội làm gì?-(thì phải chấp nhận thôi!!!)
Không có gì thay đổi, thực ra có thể đoán trước được !!! Hiến pháp mới có thể tải về ở đây .

--Đảng cộng sản tuyên chiến với dân tộc và nhục mạ trí thức (Nguyễn Gia Kiểng)
“…Dân tộc nào cũng thế thôi, chỉ khác nhau ở tầng lớp trí thức. Trí thức Việt Nam đã không làm nhiệm vụ lãnh đạo xã hội của mình mà chỉ luẩn quẩn trong những yêu cầu và kiến nghị. Họ quên rằng tự do và phẩm giá là những điều không thể van xin để được ban phát…”


Thế là bản hiến pháp mới của chế độ cộng sản đã được thông qua, bất chấp sự phản đối đồng loạt của trí thức Việt Nam và với một đa số đặc trưng của các chế độ cộng sản: 97%. Đây là một bản hiến pháp mới chứ không phải chỉ là "hiến pháp 1992 sửa đổi" như đảng cộng sản gọi nó để che giấu mức độ nghiêm trọng.
So với bản dự thảo ban đầu bản hiến pháp vừa được biểu quyết đã có một vài thay đổi.
Thay đổi quan trọng nhất là sự rút lại một thay đổi lớn được đưa ra trong bản sơ thảo: bãi bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh. Điều 51 của hiến pháp mới giữ lại công thức của hiến pháp cũ: "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo";trong khi điều 54 của bản dự thảo không có câu "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo". Như vậy thay đổi lớn nhất của bản hiến pháp vừa được biểu quyết so với dự thảo là không thay đổi chế độ kinh tế, là giữ nguyên trạng. Tại sao đảng cộng sản lại rút lại ý định bãi bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh và mặc nhiên từ giã cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Trong những đóng góp của trí thức Việt Nam dự định thay đổi này không những không bị phản đối mà còn được hoan nghênh. Kẻ viết bài này đã là người duy nhất báo động về sự nguy hiểm của việc hủy bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh trong hoàn cảnh hiện nay. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng vai trò chủ đạo của quốc doanh là một sự nhảm nhí cần phải bãi bỏ, cũng như một căn bệnh cần phải chữa chạy. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà tôi là một thành viên chủ trương dứt khoát chọn lựa kinh tế thị trường lấy tư doanh làm nền tảng. Bỏ quốc doanh là đúng. Tuy nhiên một lập trường đúng về nguyên tắc chưa chắc đã thực sự đúng trong mọi trường hợp. Còn tùy thuộc ở thời điểm, bối cảnh và người lấy quyết định. Lấy thí dụ một bệnh nhân, chữa bệnh là đúng nhưng không phải ai cũng có thể chữa bệnh, phải có y sĩ và thuốc phù hợp. Chúng ta đã biết kinh nghiệm Nga dưới thời Yeltsin: từ bỏ kinh tế nhà nước và tư hữu hóa các công ty quốc doanh đã là cơ hội để đám cường hào xâu xé tài sản quốc gia. Đó là tình trạng chắc chắn sẽ xảy ra trong thực trạng Việt Nam hiện nay. Từ bỏ kinh tế quốc doanh là việc phải làm nhưng chỉ có thể thực hiện một cách thận trọng dưới một chế độ dân chủ lương thiện. Lý do khiến đảng cộng sản đã tự ý rút lại dự định bỏ vai trò chủ đạo của quốc doanh rất có thể chỉ giản dị là vì các nhóm lợi ích trong đảng chưa đồng ý trên sự chia chác các tổng công ty và tập đoàn quốc doanh.
Thay đổi quan trọng thứ hai so với bản dự thảo là sự tăng cường hơn nữa quyền hạn của chủ tịch nước. So với hiến pháp cũ thì quyền hạn của chủ tịch nước đã được gia tăng rất nhiều trong dự thảo sửa đổi. Điều 93 của dự thảo qui định chủ tịch nước có mọi quyền hành đối nội cũng như đối ngoại, đặc biệt chủ tịch nước "thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam".
Điều 88 trong hiến pháp vừa được biểu quyết còn tăng cưởng hơn nữa những quyền này. Cụ thể là chủ tịch nước không chỉ "phong hàm" các sĩ quan cấp tướng và "bổ nhiệm" các chức vụ đứng đầu quân đội mà còn "bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức".Như vậy là theo bản hiến pháp mới chủ tịch nước có tất cả mọi quyền hành, đồng thời cũng là vị tổng tư lệnh toàn quyền của quân đội. Trái lại thủ tướng hầu như không còn thực quyền nào, kể cả quyền lãnh đạo chính phủ vì: "Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số". Thủ tướng cũng chỉ có một phiếu trong những quyết định của chính phủ như mọi bộ trưởng. Việc gia tăng hơn nữa quyền hạn của chủ tịch nước cũng do ban lãnh đạo cộng sản tự ý chứ không đáp ứng một đề nghị nào từ ngoài cả. Kẻ duy nhất bày tỏ quan tâm đến việc tập trung quyền lực vào tay một chủ tịch nước cũng chính là tác giả bài này. Đây là một bước chuyển hóa quan trọng từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân trong những điều kiện hiểm nghèo cho chế độ.
Một số đông đảo trí thức đã ký tên vào kiến nghị yêu cầu hoãn việc thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp vì dự thảo này không chấp nhận được. Nó không những không phải là một bước tiến về dân chủ như mọi người chờ đợi và như bối cảnh quốc quốc gia và quốc tế đòi hỏi mà còn là một bước lùi. Nó vẫn ngoan cố khẳng định độc quyền của đảng cộng sản. Xấc xược hơn nữa nó còn buộc các lực lượng vũ trang phải trung thành trước hết với Đảng. Trên điểm này hiến pháp mới đã có một nhượng bộ nhỏ so với dự thảo: điều 65 qui định: Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước"thay vì: "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân"như trong dự thảo. Trong dự thảo ĐCSVN được đặt trước cả tổ quốc và nhân dân, quân đội chỉ trung thành với đảng chứ không chứ không cần biết tới nhà nước. Các lực lượng vũ trang như vậy được coi là hoàn toàn của Đảng. Trong hiến pháp vừa được thông qua Nhà Nước đã được thêm vào như một đối tượng trung thành của lực lượng vũ trang, dù đứng sau Đảng. Đây chỉ là một nhượng bộ trong cách hành văn nhằm xoa dịu dư luận chứ không phải là một nhượng bộ thực. Tổ quốc và nhân dân là những khái niệm trừu tượng, chỉ có nhà nước, đại diện của tổ quốc và nhân dân, là có sự hiện hữu cụ thể. Đặt Đảng trước nhà nước cũng là đặt Đảng trên tổ quốc và nhân dân. Các trí thức đã ký tên vào các kiến nghị phải thấy rằng họ đã bị nhục mạ.
Có thể nói gì về bản hiến pháp mới này?
Điểm bị phản đối nhất trong dự thảo vẫn được duy trì. Các lực lượng vũ trang vẫn phải tuyệt đối trung thành với Đảng CSVN, trước cả nhà nước, nghĩa là về nội dung trước cả tổ quốc và nhân dân như ta vừa nói. Điều này đã được bàn nhiều nhưng mức độ nghiêm trọng của nó vẫn buộc chúng ta phải nhận định lại để nhìn thật rõ. Thế nào là một nhà nước? Theo định nghĩa phổ cập nhà nước trong một quốc gia độc lập là thực thể có độc quyền sử dụng bạo lực hợp pháp. Với bản hiến pháp này nhà nước Việt Nam hiện nay không còn độc quyền này nữa, nó không còn là một nhà nước có chủ quyền. Đảng CSVN đã tự định nghĩa như một lực lượng chiếm đóng. Nó đã tuyên chiến với dân tộc Việt Nam. Vậy người Việt Nam cũng phải nhìn nó như một lực lượng chiếm đóng nước ngoài.
Nhưng tại sao Đảng CSVN lại liều lĩnh thách thức nhân dân Việt Nam như vậy? Giả thuyết hợp lý nhất là họ thấy bị đe dọa trước làn sóng bất mãn đang dâng lên và muốn chuẩn bị cơ sở pháp lý để quân đội hoặc tham gia đàn áp những cuộc biểu tình đòi dân chủ hoặc ít nhất không can thiệp khi công an đàn áp. Giả thuyết này càng nhiều triển vọng đúng vì gần đây lực lượng công an chống biểu tình đã được tăng cường đáng kể. Nếu đó là tính toán của ban lãnh đạo cộng sản thì họ lầm to. Luật chỉ cao hơn hết bởi vì nó đúng; chính vì đúng mà nó mới có tác dụng buộc kẻ mạnh, nếu không có lý, phải nhượng bộ kẻ yếu. Luật vô đạo không phải là luật như Socrates đã nói gần hai mươi lăm thế kỷ trước. Quan điểm Mác –Lênin, theo đó luật là dụng cụ đàn áp của kẻ thống trị, là sai hoàn toàn, sai một cách bi đát. Chính vì thế mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ sản sinh ra những chế độ quái thai rồi bị thế giới văn minh vất bỏ. Bản hiến pháp thô bỉ này không có giá trị, ngược lại nó còn đặt nhà nước cộng sản trong thế bất hợp pháp. Quân đội không còn bổn phận phải phục tùng một nhà nước như vậy nữa. Nếu một tướng lãnh đảo chính lật đổ chính quyền này ông ta không thể bị coi là phản loạn bởi vì nhà nước này không còn là một nhà nước nữa. Đảng cộng sản muốn dùng luật pháp để khống chế quân đội nhưng, một cách mù quáng, họ đã chỉ phá tan cái khuôn khổ pháp lý ràng buộc quân đội với họ.
Qua bản hiến pháp này có lẽ ban lãnh đạo cộng sản đã muốn tập trung quyền lực vào một chủ tịch nước, có mọi triển vọng sẽ kiêm luôn chức tổng bí thư đảng theo mô hình Trung Quốc, để chấm dứt một tình trạng phân tán quyền lực - giữa tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng - đang làm tê liệt chế độ.  Nhưng nếu quả như vậy thì họ cũng lầm to. Sự phân tán quyền lực hiện nay không phải ngẫu nhiên mà có, nó là hậu quả của tình trạng mất lý tưởng và đạo đức trong đảng. Bộ máy sàng lọc của đảng vì thế đã loại bỏ hết những người có nhân cách và chỉ để lại những cấp lãnh đạo mờ nhạt, cơ hội và thủ đoạn, thấp bé về cả cả đạo đức lẫn trí tuệ, không ai đủ bản lãnh và uy tín để đoàn kết toàn đảng. Phân tán quyền lực là hậu quả tất nhiên. Tình trạng phân tán quyền lực này tuy gây bế tắc nhưng cũng đã giúp chế độ tồn tại, vì nó cho phép các phe phái trong đảng thỏa hiệp để chia chác quyền lực và quyền lợi. Cả Nông Đức Mạnh lẫn Nguyễn Phú Trọng đều đã được chọn làm tổng bí thư đảng như là giải pháp thỏa hiệp, không phải vì họ tài giỏi mà chính vì họ không có bản lãnh và do đó không đe dọa ai. Sự thỏa hiệp này sẽ không thể có được nữa khi tất cả quyền lực tập trung vào một người. Các phe phái bị đặt vào thế hoặc được tất cả hoặc mất hết, kể cả an ninh cá nhân. Không ai có thể nhường ai. Cuộc đấu đá sẽ rất dữ dội và có thể làm vỡ tan cả đảng lẫn chế độ.
Khó thể tưởng tượng rằng những người lãnh đạo cộng sản có thể mù quáng đến nỗi không nhìn thấy nguy cơ này. Vậy tại sao họ vẫn sửa đổi hiến pháp như vậy? Phải chăng là vì trong một lúc nào đó tất cả các phe phái đều đã chủ quan cho rằng mình sẽ giành được phần thắng rồi cùng lâm vào thế lỡ phóng lao? Khó tin. Giả thuyết có xác xuất lớn hơn nhiều là họ đã sửa đổi hiến pháp do áp lực của Trung Quốc để thiết lập mô hình Trung Quốc tại Việt Nam và người chủ tịch nước kiêm tổng bí thư sẽ là người do Trung Quốc chỉ định và hỗ trợ. Như thế vấn đề người chủ tịch nước được giải quyết nhưng chủ quyền Việt Nam không còn. Chúng ta không thể chấp nhận viễn ảnh này.
Sự kiện một bản hiến pháp vừa thách đố nhân dân vừa tạo nguy cơ ngoại thuộc được một "quốc hội" gần 500 người có ăn học và có phương tiện thông tin thông qua mà không có một phiếu chống nào sẽ phải khiến nhiều thế hệ mai sau tự hỏi trí thức Việt Nam năm 2013 là hạng người gì. Đã chỉ có bảy người không bỏ phiếu, họ tỏ ra còn có chút liêm sỉ dù vẫn chưa đủ can đảm để làm người, nghĩa là lên tiếng chống lại. Nhưng cái đa số lỗ mãng 97% này không những không chứng tỏ sự bền chắc của chế độ mà trái lại còn phơi bày sự chao đảo của nó. Trong vài năm gần đây, chính do sự phân hóa trong nội bộ đảng mà các "đại biểu quốc hội" đã phần nào được thả lỏng và ta đã thấy họ đã có những ý kiến rất khác nhau trên nhiều vấn đề, như Đường sắt Cao tốc, Bôxit Tây Nguyên v.v. Đó là hậu quả tự nhiên của tình trạng thiếu hụt tư tưởng và lý luận của Đảng. Như vậy trên một vấn đề nghiêm trọng như hiến pháp sự chia rẽ càng phải lớn hơn, nhất là bản hiến pháp này lại sai và nguy hiểm một cách quá lộ liễu. Số "đại biểu" không thuận phải rất cao. Đa số 97% chỉ có thể là kết quả của một sự ép buộc thô bạo. Đừng quên một sự kiện rất không bình thường. Kỳ họp quốc hội này được thông báo là có mục đích chính là thảo luận về sửa đổi hiến pháp nhưng chỉ vài ngày sau vấn đề sửa đổi hiến pháp không còn được thảo luận nữa, thay vào đó là những đề tài như nợ xấu, lạm phát, luật xây dựng, luật bảo vệ mội trường, bảo hiểm y tế, hôn nhân và gia đình, phòng chống tham nhũng, qui chế sĩ quan v.v. Hiến pháp mới được đem biểu quyết không tranh cãi và ngay sau đó kỳ họp quốc hội kết thúc, sớm một ngày so với dự trù. Tình trạng kỳ cục này chỉ có thể giải thích là ban lãnh đạo đảng thấy rằng nếu cho thảo luận sẽ rối loạn và nếu cho biểu quyết như thường lệ thì bản hiến pháp mới sẽ không được thông qua; họ đã bắt buộc các "đại biểu" phải im mồm và bỏ phiếu thuận nếu không muốn bị trừng phạt nặng, và các "đại biểu" đã run sợ. Cũng nên nhớ là một "đại biểu quốc hội" có thể bị đuổi khỏi quốc hội bất cứ lúc nào, và sau đó mất hết mọi bảo đảm của qui chế đại biểu, khi bị đánh giá một cách mơ hồ là "không còn xứng đáng" theo điều 7 của hiến pháp, trước cũng như sau khi sửa đổi.
Cần nhấn mạnh một lần nữa là bản hiến pháp vừa được thông qua không phải là "hiến pháp 1992 sửa đổi" mà là một hiến pháp mới. Nó thay đổi cả bản chất của chế độ lẫn chế độ chính trị. Nó khẳng định Đảng Cộng Sản Việt Nam là một lực lượng chiếm đóng. Nó là một cóp nhặt của mô hình Trung Quốc và đặt đất nước ta trước nguy cơ mất chủ quyền thực sự. Nó tuyên chiến với dân tộc Việt Nam và nhục mạ trí thức Việt Nam.
Chúng ta phải ứng xử thế nào?
Trước hết phải tự hỏi tại sao nhóm người cầm đầu đảng cộng sản lại có thể xấc xược đến như thế? Phải chăng họ xấc xược chỉ vì chúng ta quá nhu nhược? Đặt câu hỏi cũng là đã trả lời. Nhưng ai nhu nhược? Dân tộc nào cũng thế thôi, chỉ khác nhau ở tầng lớp trí thức. Trí thức Việt Nam đã không làm nhiệm vụ lãnh đạo xã hội của mình mà chỉ luẩn quẩn trong những yêu cầu và kiến nghị. Họ quên rằng tự do và phẩm giá là những điều không thể van xin để được ban phát.
Đảng Cộng Sản Việt Nam qua bản hiến pháp này đã tự khẳng định như một lực lượng chiếm đóng. Thái độ duy nhất đúng trước một lực lượng chiếm đóng là chống lại một cách quả quyết và dứt khoát. Mọi nhân nhượng và hợp tác đều không chính đáng.
Đừng vội hỏi chúng ta có thể làm gì trong hoàn cảnh hiện nay để rồi chỉ nhìn thấy khó khăn và trở ngại. Hãy có quyết tâm đã rồi chúng ta sẽ thảo luận. Một điều chắc chắn là tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam chống lại đảng cộng sản sau khi nó đã hiện nguyên hình của một lực lượng chiếm đóng và đại đa số đảng viên cộng sản cũng không muốn tham gia một lực lượng chiếm đóng. Điều cũng chắc chắn không kém là chúng ta có thể giành thắng lợi mà không cần dùng tới bạo lực. Các tập hợp của Gandhi tại Ấn Độ và Mandela tại Nam Phi đã đánh bại được những lực lượng chiếm đóng nước ngoài hung bạo hơn nhiều bằng những phương thức thuần túy bất bạo động.
 Nguyễn Gia Kiểng
(11/2013)
- “Khẩn trương cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp” (TTXVN).

- Chưa tới 60% số văn bản pháp luật được ban hành đúng kế hoạch (SGGP).- Bác thông tin một ngày họp Quốc hội hết một tỷ đồng (TP). – Video: Kỳ họp Quốc hội thứ 6 và những quyết định lịch sử (VTV).


- Lời gan ruột của “lão thần” Dương Trung Quốc (ĐV). [uhmmmmmmmmmm, ô TQ vẫn lòng vòng quá, thảo nào trí thức bị chửi là phải]
(Chính trị Việt Nam) - Không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi), bản hiến pháp ông cũng trực tiếp tham gia với tư cách là thành viên ban biên tập, ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc đã thẳng thắn nêu quan điểm của mình về hành động này. Trước đó, chính ông cũng là người làm nóng nghị trường Quốc hội khi phát biểu về Biển Đông hay chỉ ra trách nhiệm của Quốc hội trong vấn đề thất thoát ngân sách...
Không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi)
 
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc là 1 trong 2 người đã không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi).
 
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội trước phiên bế mạc, Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc cho biết, bản thân ông cũng trực tiếp tham gia vào dự thảo Hiến pháp với tư cách là một thành viên ban biên tập.
 
Ông khẳng định, công tác chuẩn bị đã tiến hành trong thời gian dài, đầu tư nhiều công sức, thảo luận dân chủ. Trong quá trình đó, hầu như tất cả ý kiến đều được ghi nhận và có hồi âm, giải trình rõ ràng. 
 
"Tuy nhiên, tôi vẫn có suy nghĩ riêng của mình. Đó là vào thời điểm này đã chín muồi cho việc chúng ta không chỉ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà với tất cả trải nghiệm của hơn 20 năm vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, chúng ta nên có những bước đi căn bản hơn.
 
Hiện nay tôi thấy có những vấn đề chưa ngã ngũ, ví dụ như vấn đề sở hữu, vấn đề liên quan đến chính quyền địa phương..., vậy mà chúng ta khép lại như vậy thì tôi cho rằng nó hơi nửa vời", ông Dương Trung Quốc nói.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
 
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng cho biết, ông đang rất băn khoăn trước lịch sử lập hiến. "Lần đầu tiên chúng ta ghi thẳng vào Lời nói đầu là Hiến pháp cũng chỉ thể chế hóa cương lĩnh của Đảng. Tôi tự đặt câu hỏi rằng đây có phải là một nhận thức tiến bộ hay không? Sự lãnh đạo của Đảng thì có lẽ chúng ta không phải bàn nữa, nhưng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là điều hết sức quan tâm.
 
Chúng ta hãy đọc lại các bản Hiến pháp trước đây, nhất là các Hiến pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp lãnh đạo, chúng ta thấy rằng Đảng luôn đóng vai trò quyết định, thế nhưng nghệ thuật lãnh đạo lại khác, không thể hiện trực tiếp vào Hiến pháp như vậy, mà đặt dân tộc và nhân dân lên trên hết”, ông nói.
 
Trước câu hỏi, vì sao ông không dứt khoát ấn vào nút “không tán thành”, đại biểu Dương Trung Quốc giải thích: "Tôi phải khẳng định rằng những người soạn thảo đã thể hiện một tinh thần rất cầu thị. Nhưng hình như tinh thần cầu thị ấy không vượt qua được ngưỡng của tính nguyên tắc, tức là những gì đã có trong cương lĩnh. 
 
Như chúng ta biết, cương lĩnh nói về những vấn đề cơ bản nhất cho cả một thời kỳ dài, Đảng gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay thay đổi từng ngày từng giờ. Đó là chưa kể một kiến nghị của tôi chưa được đưa vào trong Hiến pháp là phải có quy định đúng tầm mức về biến đổi khí hậu mà dự báo VN là một trong những quốc gia phải hứng chịu nhiều nhất.
 
'Vinashin không ngại bằng Vina...cho"
 
Cũng trong kỳ họp Quốc hội này, đại biểu Dương Trung Quốc đã từng phát biểu, cơ chế “xin - cho” là cội rễ của nhiều tiêu cực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống, quốc hội phải liên đới nếu thất thoát ngân sách.
 
ĐB Dương Trung Quốc ví von: “Vinashin không ngại bằng Vina... cho!”. ĐB Dương Trung Quốc nhấn mạnh vào chức năng giám sát của Quốc hội nhưng dường như ĐBQH cứ như vô can, là người đứng ngoài cuộc.
 
“Nếu chúng ta giám sát tốt, thực thi hết quyền hạn thì góp phần để tiêu cực không còn cơ hội nảy sinh, kể cả lãng phí, tham ô” - ông Quốc thẳng thắn.
 
Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng “niềm tin của người dân chưa thể được xác lập” khi trong ký ức còn nóng hổi vụ thất thoát tín phiếu chính phủ phát hành quốc tế của Vinashin, hay số tiền khổng lồ mà một người đứng đầu của Vinalines có thể định đoạt để mua về một khối sắt vụn với giá trên trời để tham ô.
 
"Báo cáo của Chính phủ chưa thể hiện đúng tầm mức về vấn đề Biển Đông"
 
Còn nhớ, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIII (8/2011), Đại biểu Dương Trung Quốc đã đặt vấn đề, ngay chương trình làm việc của Quốc hội ban đầu hầu như chẳng có vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông cả, phải đến lúc dư luận và ĐBQH yêu cầu thì Quốc hội mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận.  
 
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, không thể không thừa nhận rằng vấn đề Biển Đông trong đó có cả vấn đề bảo vệ chủ quyền cũng như vấn đề phát triển quốc gia là một vấn đề đang nổi bật. Sự tranh chấp, sự đe doạ, sự không ổn định là vấn đề không chỉ các nước có liên quan mà cả thế giới quan tâm. 
 
"Vậy mà báo cáo của Chính phủ tuy có đề cập thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc của Chính phủ, nhưng rõ ràng là chưa thể hiện đúng tầm mức. Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không để hoang mang là cần thiết, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường được. Nó phải được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ đúng tầm mức, phải được phản ảnh trong chương trình nghị sự của Quốc hội đúng tầm mức để nhân dân tin tưởng, thông suốt…
 
Tôi xin bày tỏ điều tôi suy nghĩ về nội dung buổi báo cáo đó, và tôi đã nói với bộ trưởng ngoại giao ý kiến của tôi rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết , còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm, nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả.
 
Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa CP và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết", Đại biểu Dương Trung Quốc nói.
 
Phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước "xúc phạm đến dân"
 
Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII (11/2011), phát biểu tại Quốc hội sáng 17/11/2011 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ĐBQH đoàn TP.HCM Hoàng Hữu Phước phát biểu: "Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật".

Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng 17/11, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng, phát biểu như vậy là không thỏa đáng.

Ông rất thẳng thắn khi nêu lên quan điểm của mình về Luật này: “Nếu Hiến pháp (sửa) lần này không đề cập tới quyền biểu tình thì chẳng những thụt lùi so với các bản Hiến pháp trước đó, lại càng lạc hậu so với các nước. Nhưng nếu có quyền mà không có luật thì không lẽ chúng ta lại chấp nhận cả Hiến pháp... treo à!”

Ông cũng đưa ra một số dẫn chứng để làm sáng tỏ ý niệm về “biểu tình”. Từ việc dùng chữ “mít tinh” thay cho “biểu tình” những năm 1954 hay khái niệm này chỉ xuất hiện ở những cuộc tập hợp lực lượng chống chính quyền Sài Gòn, cho tới các vụ “biểu tình của quần chúng ở Thái Bình”… đã cho thấy sự nhận thức sâu sắc về vấn đề này.

Ông Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.

"Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật", ông Quốc nói.

Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.

"Không phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân.
 
Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường", ông Quốc kết luận.

-Son Tran-Một PHONG TRÀO "BẤT TUÂN DÂN SỰ"

"...cần phải "giải tán" Quốc hội vì các đại biểu đã thông qua Hiến pháp giữ nguyên sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và quân đội nhưng lại không cho người dân quyền tư hữu đất đai.
Hội những người không đồng ý Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua đã có hơn 1.000 hội viên sau chưa tới 24 giờ xuất hiện trên Facebook".

MỜI NGHE:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/11/131129_nguyen_lan_thang.shtml

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác


Ông Nguyễn Lân Thắng, một trong những người tham gia lập Hội những người không đồng ý Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua' vừa được lập ra trên Facebook, đã nói với BBC về mục tiêu của hội này.
Ông Thắng hy vọng phong trào phản đối Hiến pháp trên Facebook sẽ nâng cao hiểu biết và dẫn tới một phong trào "bất tuân dân sự".
Nhà hoạt động này cũng nói cá nhân ông cho rằng cần phải "giải tán" Quốc hội vì các đại biểu đã thông qua Hiến pháp giữ nguyên sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và quân đội nhưng lại không cho người dân quyền tư hữu đất đai.
BấmHội những người không đồng ý Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua đã có hơn 1.000 hội viên sau chưa tới 24 giờ xuất hiện trên Facebook. – Audio phỏng vấn ông Nguyễn Lân Thắng: Về Hội không đồng ý Hiến pháp mới.

--Nhân sĩ, trí thức ở Việt Nam đòi xóa hiến pháp, bầu lại Quốc hội
-
HÀ NỘI (NV) .- Thông qua bản hiến pháp mới trái ước nguyện nhân dân, giới nhân sĩ trí thức cho rằng các “đại biểu quốc hội” CSVN không đại diện thật sự của nhân dân, đòi xóa bài làm lại.

Đại biểu Quốc hội "nhất trí" bấm nút thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, ngồi hàng đầu là đám lãnh tụ chóp bu đảng và nhà nước CSVN. (Hình: Thanh niên)

Trong một bản tuyên bố phổ biến hôm Thứ Sáu 29/11/2013 tức một ngày sau khi bản hiến pháp mới của chế độ Hà Nội được thông qua, 72 vị nhân sĩ trí thức từng ký tên vào bản kiến nghị hồi đầu năm, đưa ra những lời kết án bản hiến pháp mới và những người gọi là “đại biểu nhân dân” đã bấm nút thay cho cái gật đầu.

“Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân.” Bản tuyên bố của 72 nhân sĩ trí thức viết. “Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.”

Nhân dịp nhà cầm quyền Hà Nội mở chiến dịch kêu gọi người dân góp ý để sửa lại bản Hiến pháp 1992, ngày 19-1-2013, một bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, mang chữ ký trực tiếp của 72 người và sau đó có gần 15 nghìn người ký tên hưởng ứng. Đồng thời ngày 1/3/2013 Hội đồng Giám Mục Việt Nam công bố một bản kiến nghị kêu gọi chế độ CSVN thay đổi hiến pháp, được đông đảo giáo dân ký tên hậu thuẫn.

Cả giới nhân sĩ trí thức cũng như Giáo hội Công giáo Việt Nam đều thúc giục chế độ Hà Nội sửa lại hiến pháp theo đúng tinh thần dân chủ, đa nguyên, tôn trọng quyền tư hữu đất đai, và các quyền tự do cá nhân, trả lại quyền hiến định cho nhân dân, hủy bỏ bản hiến pháp hiện có chỉ nhằm phục vụ cho đám người cầm quyền độc tài đảng trị, các “lợi ích nhóm”.

Tảng lờ tất cả mọi khuyến cáo, ngày 28/11/2013, Quốc hội “bấm nút” “nhất trí” gồm toàn đảng viên đảng CSVN vừa là chức sắc hành pháp, vừa kiêm luôn lập pháp, thông qua bản hiến pháp mới với những điều căn bản vẫn giữ như cũ. Các điều khoản chỉ được tráo lên tráo xuống vị trí nhưng không có gì mới.

“Hiến pháp mới được thông qua trên thực tế vẫn tiếp tục giữ cho ĐCSVN đứng ngoài và đứng trên pháp luật, duy trì một thể chế tập trung mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối độc quyền của ĐCSVN đối với toàn xã hội, tiếp tục giữ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, lực lượng vũ trang phải trung thành với ĐCSVN. Nhiều quyền công dân và quyền con người tuy được ghi nhận, song vẫn giữ cụm từ được thực hiện “theo quy định của pháp luật,” tạo điều kiện cho việc vô hiệu hóa các quyền này bằng các văn bản pháp quy dưới luật như đã thể hiện rõ trong thực tiễn nhiều năm qua.” Bản tuyên bố viết.

Phê phán như thế, 72 nhân sĩ trí thức “đòi Quốc hội, Chính phủ và cơ quan lãnh đạo ĐCSVN tôn trọng các quyền tự nhiên của con người và quyền tự do dân chủ của công dân, trước hết là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền bầu cử và ứng cử.”

Vì vậy, đặc biệt họ “yêu cầu ngay từ bây giờ phải làm mọi việc cần thiết cho một cuộc bầu cử trung thực Quốc hội khóa XIV để Quốc hội thực sự đại diện cho dân, có năng lực và thực quyền đáp ứng được trách nhiệm của mình.”  

Gới nhân sĩ trí thức “kêu gọi những người có lương tri trong giới cầm quyền cùng với nhân dân cả nước và đồng bào ở nước ngoài nhận rõ thực trạng hiện nay của đất nước, không nản lòng mà tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, đoàn kết và hợp sức đấu tranh bằng các phương thức ôn hòa để thực hiện các quyền con người và quyền công dân của mình, để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và lạc hậu, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.”

Những lời tuyên bố suông như vậy tuy khá mạnh mẽ nhưng không tránh khỏi tình trạng phớt lờ như bản kiến nghị đầu năm nếu không kèm hành động quyết liệt và cụ thể như người dân Thái Lan đang chứng tỏ. (TN)

--'Thành viên Hội đồng Nhân quyền' bịt miệng đối lập

Phản biện xã hội – nhân tố quan trọng của phát triển (Chúng ta).- Kỳ họp Quốc hội với những quyết sách lịch sử (VOV). - Cái mới của Hiến pháp sửa đổi (VOV).Ông Sinh Hùng khinh rẻ dân Việt Nam: Sửa Hiến pháp đã “chắt lọc tinh hoa trí tuệ” của dân (VnE 29-11-13) - Ông Uông Chu Lưu ghét đong, đếm: Bao nhiêu ý dân đã được tiếp thu vào Hiến pháp? (VnE 29-11-13) --“không cần thiết đếm chi ly như vậy”.

Cách mạng âm thầm của những người chống đối: In Vietnam, weary apparatchiks launch quiet revolution (Reuters 28-11-13) -- SCMP đăng lại tin này với tựa đề: Dissent rises in Vietnam over one-party monopoly on power

Hoạt động của công an: Công an VN 'tạm giữ ông Phạm Chí Dũng' (BBC 29-11-13) LS Nguyễn Văn Đài bị cản trở gặp đại diện ngoại giao Pháp, nhà báo Phạm Chí Dũng bị câu lưu (RFI 29-11-13)

Nghị trường ấn tượng... những phát ngôn (LĐ 29-11-13)

-Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi (Diễn Đàn 29-11-13) -- Của những người khởi xướng "Kiến nghị 72" ◄

Chuyện gì vừa xảy ra ở "Quốc hội"? Hiến pháp hay Đảng pháp? (BBC 29-11-13) Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích lý do không “bấm nút” (BBC 29-11-13) New Vietnam Constitution Cements Party Dominance (WSJ 28-11-13) -- Kỳ họp để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng đồng bào cả nước (CAND 29-11-13) -- Đúng! Đúng! Theo cách mà người viết câu này không nghĩ đến!

--"Không có cơ sở nói Quốc hội họp 1 ngày tốn 1 tỷ"

Không bất ngờ: 97,59% ấn nút thông qua Hiến pháp (VNN 28-11-13)Quốc hội VN thông qua Hiến pháp sửa đổi (BBC 28-11-13) 12 “Điều” mới được đưa vào Hiến pháp (TTVN 28-11-13) -- Hiến pháp (sửa đổi) thể hiện rõ hơn vai trò Chủ tịch nước (TT 28-11-13) -- Báo Tầm Nhìn (của GSTS Vũ Duy Thông): Hiến pháp (sửa đổi) là nguyện vọng của nhân dân, cần sớm đưa vào cuộc sống (TN 28-11-13)

Beating the ‘constitutional blues’ (Jonathan London blog 28-11-13)
- Đảng Cộng sản Việt Nam tái khẳng định vai trò trong bản hiến pháp sửa đổi (DTD).

- Đại biểu Quốc hội những tên Đầu Đất (DLB). – Nhắc lại câu chuyện bầu cử cách đây 37 năm (ĐCV).

- Hà Sĩ Phu: Lại bàn về ĐA SỐ và DÂN CHỦ (Boxitvn).

- Hiến Pháp 2013! – Nỗi nhục ngàn năm (DLB). – Hiến Pháp sửa đổi: Bản án cáo chung chế độ cộng sản. – Luật sư Trần Thanh Hiệp: Việt Nam không có hiến pháp – Chỉ có cương lĩnh của đảng. – Hiến pháp nào vì con người và vì nhân dân?. – Ls Vũ Đức Khanh: Hiến pháp hay Đảng pháp? (DL).

- Phản ứng dư luận về bản Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua (DCCT). – TS Đoàn Xuân Lộc: Quốc hội Việt Nam bỏ lỡ cơ hội (BBC). – Han Times: Tôi phủ quyết Hiến Pháp sửa đổi (DL). – Quốc hội khóa 13 phải chịu trách nhiệm trước lịch sử (Nguyễn Tường Thụy). – Nên ‘giải tán Quốc hội’ (BBC/DĐXHDS).

- Các nhà lập pháp VN bỏ phiếu sửa đối hiến pháp (VOA). – Phản ứng về Hiến Pháp đã được sửa đổi của Việt Nam. – Luật sư Vũ Đức Khanh: Hiến pháp hay Đảng pháp? (BBC). – Audio phỏng vấn Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam): ‘Ý thức hệ Đảng chi phối hiến pháp 2013′.

- Bao nhiêu ý dân đã được tiếp thu vào Hiến pháp? (VnEco). – Sửa Hiến pháp đã “chắt lọc tinh hoa trí tuệ” của dân.

- TÍNH CHÍNH DANH CỦA HIẾN PHÁP: Hiến pháp của dân: Chủ quyền tối thượng thuộc về nhân dân (ĐBND). – Hiến pháp do dân: Minh chứng của một xã hội dân sự mạnh. – Hiến pháp sống với đời. – Hiến pháp vì dân: Tạo niềm tin của dân vào cơ chế hiến định.

- Lời Tạm Biệt – Cùng Viết Hiến Pháp (CVHP).
Vì sao an ninh giữ ông Phạm Chí Dũng?
TQ điều chiến đấu cơ 'kèm' Mỹ và Nhật
Luật đất đai: 'Sự khôn lỏi của nhà nước'
Ý kiến: Nên 'giải tán Quốc hội'
TQ 'tạo kẻ thù' để ổn định nội bộ?

Thảo luận hiến pháp ''vượt cương lĩnh Đảng'
'An ninh muốn biết tôi ra Hà Nội làm gì?'
Về Hội không đồng ý Hiến pháp mới
'Ý thức hệ Đảng chi phối hiến pháp 2013'
'Số đông chưa phải là chân lý'



Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích lý do không “bấm nút”
Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Một Thế Giới về quyết định ấn nút “không biểu quyết” thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 28.11, ĐB Dương Trung Quốc cho biết: “Tôi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành" và “không tán thành”.


ĐB Dương Trung Quốc: “Tôi là một trong 2 người không bấm nút"
Được biết, ông là một trong hai đại biểu không biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng 28.11 tại Quốc hội, ông có thể chia sẻ thêm lý do ông lại không biểu quyết ?
Bỏ phiếu “không biểu quyết” tôi muốn thể hiện quan điểm của “một bộ phận nhân dân vẫn còn một số ý kiến khác với một số nội dung của Hiến pháp” mà Chủ tịch Quốc hội đã nêu trong lời mở đầu phiên họp. Tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng đối với những người có ý kiến khác biệt mà ông Chủ tịch Quốc hội đã thể hiện trong  phát biểu của mình.
Nếu chưa thực sự hài lòng về Hiến pháp, tại sao nút bấm không phải là "Không tán thành" mà lại là "Không biểu quyết" ? Có phải điều mà ĐB Bùi Thị An phát biểu trước đó: "Không bấm nút thì không được mà bấm nút thì áy náy” là có thật nên ông đã chọn không bấm nút ?
Áy náy” chỉ là một cách nói. “Không biểu quyết” là cách ứng xử khi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành” và “không tán thành”, nói cách khác là chưa thoả mãn cho một sự tán thành, nhất là với một vấn đề hệ trọng như Hiến pháp.
Điều gì mà ông vẫn còn đang "lăn tăn" về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này?
Hiến pháp là một văn kiện được coi là Bộ luật Mẹ, luật gốc định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của một quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia, Hiến pháp có sức sống tồn tại hàng trăm năm nhờ những định hướng có mục tiêu lâu dài .
Ở nước ta, trừ Hiến pháp 1946 mang giá trị “lập quốc” với sự lựa chọn thể chế “Dân chủ - Cộng hoà” đã đặt nền tảng cho một tiến trình phát triển lâu dài. Nhưng dường như do những biến động quá khắc nghiệt của chiến tranh, lại chịu tác động chính trị quốc tế khiến Hiến pháp của chúng ta luôn phải thay đổi “ứng biến theo thời cuộc” để rồi đến nay chỉ còn là ý chí của Đảng cầm quyền (ý Đảng lòng dân), trở thành văn bản nhằm “thể chế hóa cương lĩnh chính trị” của Đảng trong một thời kỳ lịch sử. Với bản Hiến pháp sửa đổi lần này là “cương lĩnh thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Cái khiến tôi băn khoăn là trong lịch sử lập hiến của nước ta, đây là lần đầu tiên trong lời nói đầu của Hiến pháp viết thẳng quan niệm Hiến pháp chỉ là “thể chế hoá cương lĩnh” của Đảng và kế thừa những Hiến pháp có trước. Và cũng vì thế, nhiều vấn đề mà quá trình thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp còn chưa ngã ngũ thì cái nguyên tắc “thể chế hóa" khiến mọi sửa đổi không thể vượt qua những quy định của Cương lĩnh tựa như “kỵ húy”, ví như các vấn đề sở hữu, vị thế của kinh tế nhà nước... 
Đó là chưa kể tới những vấn đề liên quan đến hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền đô thị, hội đồng nhân dân các cấp quá trình thảo luận còn chưa rõ ràng thì thời hạn phải thông qua khiến cho có nhiều nội dung chưa thật rõ ràng trong một văn kiện quan trọng như Hiến pháp... thì làm sao không “áy náy".
Trong quá trình thảo luận tại Quốc hội, ĐB Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu: "Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII khi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của lịch sử dân tộc". Bản Dự thảo Hiến pháp chưa khiến ông hài lòng, vậy theo ý kiến của ông, bản Hiến pháp 1992 sửa đổi lần này có làm chậm lại sự phát triển của dân tộc như ĐB Nghĩa đã lo lắng trước đó không ?
 Ý kiến của luật sư Trương Trọng Nghĩa là nói thay cho tôi và chắc cũng của nhiều người khác.
Trước đó, ông có kiến nghị gì với Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này không? Ví dụ như nếu chưa thảo luận thấu đáo thì nên dành thêm cho nó một thời gian nữa để biểu quyết vẫn chưa muộn chẳng hạn ?
Tôi là người được Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 mời tham gia một số công việc cụ thể và tham gia các hoạt động của Ủy ban. Vì thế, với công việc của một đại biểu QH, tham gia các hoạt động của cơ quan biên soạn và biên tập tôi có thể nói rằng lần Sửa đổi này  không chỉ diễn ra trong một thời gian dài (hơn 2 năm), huy động đông đảo những nguồn lực trí tuệ xã hội, đương nhiên cũng tốn kém tài lực... tạo ra mối quan tâm xã hội như một cuộc vận động nhận thức chính trị rộng lớn chưa từng có.
 Trong bối cảnh ấy, tôi cũng có rất nhiều cơ hội để thể hiện quan điểm, đưa ra những kiến nghị cụ thể trong những phiên thảo luận ở Quốc hội, các cuộc hội thảo, các cuộc họp của Ủy ban sửa đổi và các văn bản kiến nghị cá nhân hay chuyển các ý kiến đóng góp của cử tri v.v...
Tôi ghi nhận là những ý kiến của mình luôn được xử lý nghiêm túc, có cái được ghi nhận, có cái không được chấp nhận và đều được trả lời rõ ràng. Tôi cũng nhận thấy tính nghiêm túc trong quá trình thảo luận, xử lý các ý kiến khác nhau, nỗ lực tiếp cận những ý kiến khác biệt v.v... của những người có trách nhiệm trong quá trình sửa đổi, không khí trong thảo luận là dân chủ, không giới hạn...
Đã có lúc Ủy ban đã đưa ra một Dự thảo mà theo đánh giá của riêng tôi là rất “cấp tiến” hiểu theo nghĩa là rút ngắn nhất những khoảng cách khác biệt, kể cả những vấn đề mà mọi người đều quan tâm như sự lựa chọn liên quan đến “quốc hiệu” (Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa). Nhưng rất tiếc là những thay đổi cuối cùng để trình ra bản dự thảo để Quốc hội thông qua thì đã có nhiều “điều chỉnh” lại để tránh những gì bị coi là không phù hợp với Cương lĩnh.
Cũng có ý kiến cho rằng cần có thêm thời gian làm rõ và hoàn thiện dự thảo. Nhưng mọi người đều biết rằng công việc sửa đổi Hiến pháp đã khởi động từ tháng 8.2011 đến nay cũng là một thời gian không ngắn, với cơ chế này thì có kéo dài thảo luận nữa cũng chẳng làm thay đổi được.
...Có thể trong một bộ phận nhân dân (trong đó có tôi) cho rằng sau 20 năm phát huy của Hiến pháp 1992 (đã có một lần sửa) những trải nghiệm của công cuộc Đổi mới, nhất là Hội nhập đã bộc lộ những bất cập... Một kiến nghị cuối cùng được viết thành văn bản sau lần thảo luận cuối cùng ở Quốc hội trước ngày “bấm nút” tôi đã nêu rõ quan điểm của mình về việc lời nói đầu Hiến pháp viết thẳng ra rằng “Thể chế hóa Cương lĩnh” là nguyên lý đầu tiên (tiếp theo mới là kế thừa các Hiến pháp trước đó) liệu có phải là một bước tiến trong nhận thức về lập hiến hay không ? Tôi cũng đề nghị phải đặt việc “ứng phó với biến đổi khí hậu” ở vị thế hệ trọng hơn tương xứng với tầm quan trọng như một nhân tố tác động lâu dài và khắc nghiệt đối với tương lai của dân tộc ta. Những đề nghị ấy đều có hồi âm nhưng vẫn đề nghị “giữ nguyên như dự thảo”.
Tại sao ông lại vẫn biểu quyết thông qua Nghị quyết về thực hiện HP ngay sau đó chỉ vài chục phút ?
Khi thông qua tôi đã “không biểu quyết” nhưng với nghị quyết của Quốc hội sau khi đã được tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội thông qua thì việc tán thành của tôi là lẽ đương nhiên. Không chỉ là “thiểu số phục tùng đa số” mà là trách nhiệm đối với cử tri. Vả lại cũng cần đánh giá rằng, tuy có thể “một bộ phận” chưa thoả mãn nhưng Hiến pháp sửa đổi lần này cũng chứa đựng rất nhiều những sửa đổi rất tích cực trên nhiều lĩnh vực liên quan đến quyền của dân và sự phát triển của đất nước. 
Sau cuộc biểu quyết, đại biểu Trương Trọng Nghĩa khi trao đổi với tôi rằng chỉ cần thực hiện nghiêm túc những gì đã viết trong Hiến pháp sửa đổi này thì cũng đã tạo ra rất nhiều thay đổi tích cực cho dân, cho nước rồi. Bây giờ là lúc Quốc hội phải thực hiện quyền giám sát hành pháp và nâng cao năng lực lập pháp để bản Hiến pháp sửa đổi này “đi vào cuộc sống”. 
Dẫu sao đây mới là Sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng có nghĩa là Hiến pháp 1992 đã  vượt kỷ lục “tuổi thọ” so với các Hiến pháp 1946, 1959, và 1980 nhờ đó luôn được “sửa đổi” và ai cũng biết rằng thời kỳ quá độ sẽ rất dài lâu như dự báo của các nhà lãnh đạo, cho nên có lẽ sẽ có nhiều lần sửa đổi tiếp theo khi thực tiễn đòi hỏi. Phải chăng đó cũng là một nét riêng trong việc Lập Hiến ở nước ta ?!
Tuấn Ngọc (thực hiện)
10 ĐBQH vắng mặt trong “thời khắc lịch sử”
Ngoài 2 đại biểu không bấm nút, hôm qua có 10 đại biểu vắng mặt trong khi Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi. 

Việc thông qua Hiến pháp, được đánh giá là sự kiện quan trọng nhất của kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh, đó là “thời khắc lịch sử”.
Quốc hội khóa XIII có 498 đại biểu trong danh sách. Tuy nhiên vào “thời khắc lịch sử” biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày hôm qua 28.11, có 10 đại biểu đã vắng mặt, chỉ còn 488 đại biểu tham gia bấm nút biểu quyết. 486 đại biểu đồng ý, chiếm 97,59%.
Ngay sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp, có 491 đại biểu tham gia biểu quyết, vẫn thiếu 7 đại biểu so với danh sách thực tế.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Một Thế Giới về quyết định ấn nút “không biểu quyết” thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 28.11, ĐB Dương Trung Quốc cho biết: “Tôi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành" và “không tán thành”.

ĐB Dương Trung Quốc: “Tôi là một trong 2 người không bấm nút"

Được biết, ông là một trong hai đại biểu không biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng 28.11 tại Quốc hội, ông có thể chia sẻ thêm lý do ông lại không biểu quyết ?

Bỏ phiếu “không biểu quyết” tôi muốn thể hiện quan điểm của “một bộ phận nhân dân vẫn còn một số ý kiến khác với một số nội dung của Hiến pháp” mà Chủ tịch Quốc hội đã nêu trong lời mở đầu phiên họp. Tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng đối với những người có ý kiến khác biệt mà ông Chủ tịch Quốc hội đã thể hiện trong  phát biểu của mình.

Nếu chưa thực sự hài lòng về Hiến pháp, tại sao nút bấm không phải là "Không tán thành" mà lại là "Không biểu quyết" ? Có phải điều mà ĐB Bùi Thị An phát biểu trước đó: "Không bấm nút thì không được mà bấm nút thì áy náy” là có thật nên ông đã chọn không bấm nút ?

“Áy náy” chỉ là một cách nói. “Không biểu quyết” là cách ứng xử khi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành” và “không tán thành”, nói cách khác là chưa thoả mãn cho một sự tán thành, nhất là với một vấn đề hệ trọng như Hiến pháp.

Điều gì mà ông vẫn còn đang "lăn tăn" về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này?

Hiến pháp là một văn kiện được coi là Bộ luật Mẹ, luật gốc định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của một quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia, Hiến pháp có sức sống tồn tại hàng trăm năm nhờ những định hướng có mục tiêu lâu dài .

Ở nước ta, trừ Hiến pháp 1946 mang giá trị “lập quốc” với sự lựa chọn thể chế “Dân chủ - Cộng hoà” đã đặt nền tảng cho một tiến trình phát triển lâu dài. Nhưng dường như do những biến động quá khắc nghiệt của chiến tranh, lại chịu tác động chính trị quốc tế khiến Hiến pháp của chúng ta luôn phải thay đổi “ứng biến theo thời cuộc” để rồi đến nay chỉ còn là ý chí của Đảng cầm quyền (ý Đảng lòng dân), trở thành văn bản nhằm “thể chế hóa cương lĩnh chính trị” của Đảng trong một thời kỳ lịch sử. Với bản Hiến pháp sửa đổi lần này là “cương lĩnh thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Cái khiến tôi băn khoăn là trong lịch sử lập hiến của nước ta, đây là lần đầu tiên trong lời nói đầu của Hiến pháp viết thẳng quan niệm Hiến pháp chỉ là “thể chế hoá cương lĩnh” của Đảng và kế thừa những Hiến pháp có trước. Và cũng vì thế, nhiều vấn đề mà quá trình thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp còn chưa ngã ngũ thì cái nguyên tắc “thể chế hóa" khiến mọi sửa đổi không thể vượt qua những quy định của Cương lĩnh tựa như “kỵ húy”, ví như các vấn đề sở hữu, vị thế của kinh tế nhà nước... 
Đó là chưa kể tới những vấn đề liên quan đến hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền đô thị, hội đồng nhân dân các cấp quá trình thảo luận còn chưa rõ ràng thì thời hạn phải thông qua khiến cho có nhiều nội dung chưa thật rõ ràng trong một văn kiện quan trọng như Hiến pháp... thì làm sao không “áy náy".
Trong quá trình thảo luận tại Quốc hội, ĐB Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu: "Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII khi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của lịch sử dân tộc". Bản Dự thảo Hiến pháp chưa khiến ông hài lòng, vậy theo ý kiến của ông, bản Hiến pháp 1992 sửa đổi lần này có làm chậm lại sự phát triển của dân tộc như ĐB Nghĩa đã lo lắng trước đó không ?

 Ý kiến của luật sư Trương Trọng Nghĩa là nói thay cho tôi và chắc cũng của nhiều người khác.

Trước đó, ông có kiến nghị gì với Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này không? Ví dụ như nếu chưa thảo luận thấu đáo thì nên dành thêm cho nó một thời gian nữa để biểu quyết vẫn chưa muộn chẳng hạn ?

Tôi là người được Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 mời tham gia một số công việc cụ thể và tham gia các hoạt động của Ủy ban. Vì thế, với công việc của một đại biểu QH, tham gia các hoạt động của cơ quan biên soạn và biên tập tôi có thể nói rằng lần Sửa đổi này  không chỉ diễn ra trong một thời gian dài (hơn 2 năm), huy động đông đảo những nguồn lực trí tuệ xã hội, đương nhiên cũng tốn kém tài lực... tạo ra mối quan tâm xã hội như một cuộc vận động nhận thức chính trị rộng lớn chưa từng có.

 Trong bối cảnh ấy, tôi cũng có rất nhiều cơ hội để thể hiện quan điểm, đưa ra những kiến nghị cụ thể trong những phiên thảo luận ở Quốc hội, các cuộc hội thảo, các cuộc họp của Ủy ban sửa đổi và các văn bản kiến nghị cá nhân hay chuyển các ý kiến đóng góp của cử tri v.v...

Tôi ghi nhận là những ý kiến của mình luôn được xử lý nghiêm túc, có cái được ghi nhận, có cái không được chấp nhận và đều được trả lời rõ ràng. Tôi cũng nhận thấy tính nghiêm túc trong quá trình thảo luận, xử lý các ý kiến khác nhau, nỗ lực tiếp cận những ý kiến khác biệt v.v... của những người có trách nhiệm trong quá trình sửa đổi, không khí trong thảo luận là dân chủ, không giới hạn...

Đã có lúc Ủy ban đã đưa ra một Dự thảo mà theo đánh giá của riêng tôi là rất “cấp tiến” hiểu theo nghĩa là rút ngắn nhất những khoảng cách khác biệt, kể cả những vấn đề mà mọi người đều quan tâm như sự lựa chọn liên quan đến “quốc hiệu” (Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa). Nhưng rất tiếc là những thay đổi cuối cùng để trình ra bản dự thảo để Quốc hội thông qua thì đã có nhiều “điều chỉnh” lại để tránh những gì bị coi là không phù hợp với Cương lĩnh.

Cũng có ý kiến cho rằng cần có thêm thời gian làm rõ và hoàn thiện dự thảo. Nhưng mọi người đều biết rằng công việc sửa đổi Hiến pháp đã khởi động từ tháng 8.2011 đến nay cũng là một thời gian không ngắn, với cơ chế này thì có kéo dài thảo luận nữa cũng chẳng làm thay đổi được.

...Có thể trong một bộ phận nhân dân (trong đó có tôi) cho rằng sau 20 năm phát huy của Hiến pháp 1992 (đã có một lần sửa) những trải nghiệm của công cuộc Đổi mới, nhất là Hội nhập đã bộc lộ những bất cập... Một kiến nghị cuối cùng được viết thành văn bản sau lần thảo luận cuối cùng ở Quốc hội trước ngày “bấm nút” tôi đã nêu rõ quan điểm của mình về việc lời nói đầu Hiến pháp viết thẳng ra rằng “Thể chế hóa Cương lĩnh” là nguyên lý đầu tiên (tiếp theo mới là kế thừa các Hiến pháp trước đó) liệu có phải là một bước tiến trong nhận thức về lập hiến hay không ? Tôi cũng đề nghị phải đặt việc “ứng phó với biến đổi khí hậu” ở vị thế hệ trọng hơn tương xứng với tầm quan trọng như một nhân tố tác động lâu dài và khắc nghiệt đối với tương lai của dân tộc ta. Những đề nghị ấy đều có hồi âm nhưng vẫn đề nghị “giữ nguyên như dự thảo”.

Tại sao ông lại vẫn biểu quyết thông qua Nghị quyết về thực hiện HP ngay sau đó chỉ vài chục phút ?

Khi thông qua tôi đã “không biểu quyết” nhưng với nghị quyết của Quốc hội sau khi đã được tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội thông qua thì việc tán thành của tôi là lẽ đương nhiên. Không chỉ là “thiểu số phục tùng đa số” mà là trách nhiệm đối với cử tri. Vả lại cũng cần đánh giá rằng, tuy có thể “một bộ phận” chưa thoả mãn nhưng Hiến pháp sửa đổi lần này cũng chứa đựng rất nhiều những sửa đổi rất tích cực trên nhiều lĩnh vực liên quan đến quyền của dân và sự phát triển của đất nước. 
Sau cuộc biểu quyết, đại biểu Trương Trọng Nghĩa khi trao đổi với tôi rằng chỉ cần thực hiện nghiêm túc những gì đã viết trong Hiến pháp sửa đổi này thì cũng đã tạo ra rất nhiều thay đổi tích cực cho dân, cho nước rồi. Bây giờ là lúc Quốc hội phải thực hiện quyền giám sát hành pháp và nâng cao năng lực lập pháp để bản Hiến pháp sửa đổi này “đi vào cuộc sống”. 
Dẫu sao đây mới là Sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng có nghĩa là Hiến pháp 1992 đã  vượt kỷ lục “tuổi thọ” so với các Hiến pháp 1946, 1959, và 1980 nhờ đó luôn được “sửa đổi” và ai cũng biết rằng thời kỳ quá độ sẽ rất dài lâu như dự báo của các nhà lãnh đạo, cho nên có lẽ sẽ có nhiều lần sửa đổi tiếp theo khi thực tiễn đòi hỏi. Phải chăng đó cũng là một nét riêng trong việc Lập Hiến ở nước ta ?!
Tuấn Ngọc (thực hiện)
10 ĐBQH vắng mặt trong “thời khắc lịch sử”
Ngoài 2 đại biểu không bấm nút, hôm qua có 10 đại biểu vắng mặt trong khi Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi. 


Việc thông qua Hiến pháp, được đánh giá là sự kiện quan trọng nhất của kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh, đó là “thời khắc lịch sử”.

Quốc hội khóa XIII có 498 đại biểu trong danh sách. Tuy nhiên vào “thời khắc lịch sử” biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày hôm qua 28.11, có 10 đại biểu đã vắng mặt, chỉ còn 488 đại biểu tham gia bấm nút biểu quyết. 486 đại biểu đồng ý, chiếm 97,59%.

Ngay sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp, có 491 đại biểu tham gia biểu quyết, vẫn thiếu 7 đại biểu so với danh sách thực tế.

Trong suốt kỳ họp thứ 6, người dân vẫn nhìn thấy những ghế trống trong lúc Quốc hội bàn các vấn đề, các dự luật quan trọng.


Ngày 4.11, khi bàn về chống lãng phí tại Quốc hội, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng nên tiết kiệm thời gian họp Quốc hội vì “mỗi phút ngồi hội trường, Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng, như vậy mỗi ngày họp mất khoảng 1 tỷ đồng.

Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá 13 được tổ chức tại Hội trường Bộ Quốc phòng. Theo ĐB Bùi Thị An, trên bàn họp có 5 nút bấm để các ĐB biểu quyết các vấn đề quan trọng trong chương trình làm việc của Quốc hội.

Các nút bấm này bao gồm: Điểm danh, Không biểu quyết, Không tán thành, Tán thành và Quay lại.

ĐB Dương Trung Quốc cùng một ĐB khác đã bấm vào nút "Không biểu quyết".

Tuấn Ngọc

Trong suốt kỳ họp thứ 6, người dân vẫn nhìn thấy những ghế trống trong lúc Quốc hội bàn các vấn đề, các dự luật quan trọng.

Ngày 4.11, khi bàn về chống lãng phí tại Quốc hội, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng nên tiết kiệm thời gian họp Quốc hội vì “mỗi phút ngồi hội trường, Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng, như vậy mỗi ngày họp mất khoảng 1 tỷ đồng.
Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá 13 được tổ chức tại Hội trường Bộ Quốc phòng. Theo ĐB Bùi Thị An, trên bàn họp có 5 nút bấm để các ĐB biểu quyết các vấn đề quan trọng trong chương trình làm việc của Quốc hội.
Các nút bấm này bao gồm: Điểm danh, Không biểu quyết, Không tán thành, Tán thành và Quay lại.
ĐB Dương Trung Quốc cùng một ĐB khác đã bấm vào nút "Không biểu quyết".
Tuấn Ngọc
-ĐB Dương Trung Quốc: “Tôi là một trong 2 người không bấm nút“
Trong số 488 đại biểu có mặt ở hội trường trong thời khắc được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng coi là “lịch sử”, có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ông Dương Trung Quốc là một trong hai người đó.
Liên lạc với đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, ông Quốc xác nhận ông là một trong hai đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp, đồng thời hứa sẽ trả lời cụ thể hơn các câu hỏi của Một Thế Giới về lý do không bấm nút của mình.
Trong lần thảo luận cuối trước khi Hiến pháp được thông qua, vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau về bản dự thảo này, đặc biệt có nhiều ý kiến xoay quanh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và Luật đất đai.
Hiến pháp được coi là bộ luật khung của đất nước, những tranh luận trái chiều là hết sức cần thiết để cùng nhau tiệm cận chân lý, xây dựng một bộ khung pháp lý tốt nhất, trọn vẹn nhất để thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, dân tộc.
Ngay cả Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng đã khẳng định “sẽ nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến chưa đồng thuận trong quá trình phát triển đất nước”.
Việc hai đại biểu Quốc hội không bấm nút thông qua bản dự thảo, cũng cho thấy trách nhiệm của các đại biểu đối với một vấn đề trọng đại của đất nước khi họ chưa thực sự hài lòng. Bởi lẽ, các đại biểu Quốc hội là đại diện cho nhân dân và được cử tri đặt rất nhiều niềm tin.  
Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013) được 100% các vị đại biểu Quốc hội thông qua ngay sau đó. Hiến pháp mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.
Tuấn Ngọc
-

Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!

-
Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến Việt Nam hiện đang cố hiểu ý nghĩa (hay sự vô nghĩa) của các sự kiện diễn ra hôm Thứ Năm, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp vẫn giữ nguyên hiện trạng. Ngay lúc này có thể có ba nhận định rất thích hợp như sau.
Thứ nhất, về mặt thời sự, việc thông qua hiến pháp chẳng phải là tin tức mới mẻ và chắc chắn đã không được nhiều người chú ý nếu không có cuộc tranh luận toàn quốc về hiến pháp này. Quốc hội – từ thuở ban đầu đến nay – là một cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Đảng lập nên, và phục vụ cho Đảng. Nói như vậy chẳng có ai cãi, và chí ít cũng giúp lý giải kết quả 486 đại biểu tán thành và 0 đại biểu không tán thành trong một cơ quan tự cho mình là đại diện của toàn dân. Thật tình chẳng có gì đáng ngạc nhiên về bản thân kết quả này ngoại trừ chuyện nó gợi ý ít nhiều về tuồng kịch diễn ra xung quanh cuộc họp này; tuồng kịch mà bản thân nó do những tác động nhìn chung không liên quan đến chính Quốc hội.
Thứ hai, tuy có lẽ phản ánh các quan điểm của “đại đa số đại biểu” của Quốc hội, việc thông qua hiến pháp cung cấp rất ít thông tin về thực trạng chính trị ở Việt Nam. Tuy kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy có kỷ cương Đảng trong số 488 người được chọn lựa kỹ càng có quyền bỏ phiếu, còn có hàng trăm đảng viên ngang tầm hay có vị thế cao hơn đã và sẽ tiếp tục cổ xúy những cải cách căn bản. Hiện nay, bất cứ ai có chút ít hiểu biết về chính trị ở Việt Nam đều biết rằng ở dưới cái vỏ ngoài đoàn kết và đồng thuận, sự cạnh tranh, sự bất hòa và sự mất đoàn kết bên trong Đảng (nếu không nói là trong Quốc hội) đang ở mức độ vô tiền khoáng hậu. Tỉ lệ 98% tán thành hiến pháp sửa đổi sắp bằng với mức độ “đồng thuận” của Bắc Hàn.
Thứ ba, tuy ý nghĩa lịch sử của quá trình sửa đổi hiến pháp Việt Nam vẫn còn chưa rõ, chúng ta có đủ lý do để nghĩ rằng những hiệu ứng quan trọng nhất của quá trình này sẽ không được thể hiện ở các thể chế chính thức của Việt Nam, mà suy cho cùng các thể chế này chỉ có những thay đổi hầu như không đáng kể; mà là sẽ được thể hiện ở các thay đổi khá lớn mà chúng ta đã quan sát được trong văn hóa chính trị của Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử cai trị của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đất nước này đã chứng kiến sự gia tăng thảo luận chính trị công khai gần như không bị can thiệp. Với nguồn sinh lực từ một bản kiến nghị ban đầu có chữ ký của 72 vị trí thức và nhân sĩ có những mối quan hệ lâu đời với đảng và nhà nước, Việt Nam ngày nay có một văn hóa chính trị sống động hoàn toàn trái ngược với những gì có thể quan sát được ở Trung Quốc, và cho đến nay đã chống chọi được sự đàn áp của nhà nước.
Đối với người Việt và nhiều người bạn của Việt Nam, còn đôi chút thất vọng. Ngay cả những người, như tác giả bài này, thông cảm với các lý tưởng xã hội chủ nghĩa cũng không thể không thấy thất vọng ít nhiều về điều dường như là một cơ hội mang tính lịch sử để giải quyết những hạn chế thể chế căn bản hiện đang kìm hãm Việt Nam. Riêng phần tôi, tôi sẽ tiếp tục dành tâm huyết và sức lực để hiểu và lý giải rõ hơn các bước phát triển đương đại ở Việt Nam với tư cách là một nhà phê bình thân thiện bên cạnh những người bạn trong và ngoài nhà nước hiện đang phấn đấu vì một tương lai tươi sáng. Việt Nam còn đầy hứa hẹn. Nhưng kết quả hôm nay khiến ta có lý do để tạm ngừng lại trước khi tiếp tục. Quan điểm riêng của tôi là thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang đối mặt xuất phát từ sự thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống chính trị của mình; các đặc điểm thể chế mà đã trở thành gánh nặng nặng nề, phá hoại các nền tảng của sự tăng trưởng nhanh bền vững và công bằng xã hội.
Hôm trước khi diễn ra buổi bỏ phiếu về hiến pháp, nhà nước Việt Nam lại ban hành thêm một nghị định nữa hứa phạt những người nói xấu nhà nước hay đảng trên các mạng xã hội; điều này diễn ra ở một nước mà chỉ mới cách đây hai tuần lấy được ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Khi được bầu vào hội đồng đó, Việt Nam đã cam kết cổ xúy nhân quyền trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam. Đây quả thực là những giá trị mang lại nguồn cảm hứng tạo nên hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Thế rồi có đôi chút oái ăm. Hiến pháp do chính Hồ Chí Minh thẩm định và phê chuẩn vào năm 1946 có thể nói tiến bộ hơn và ủng hộ nhân quyền hơn hiến pháp được thông qua nhân danh ông 67 năm sau. Than ôi, quyết định của ông Hồ sau đó tước mất của Quốc hội bản chất dân chủ của cơ quan này vẫn còn ám ảnh Việt Nam hiện nay và rất có thể đe dọa các triển vọng tăng trưởng của nước này.
Ở Việt Nam, và thậm chí trong bộ máy nhà nước của nước này, không thiếu những người thông minh, có năng lực và tận tụy. Cái mà nước này thiếu là các thể chế cần thiết cho một nền kinh tế có hiệu năng cao. Với vị trí địa lý và vai trò đang trỗi dậy của Việt Nam trong thương mại thế giới, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhưng tốc độ, những cách phân phối, và chất lượng của sự tăng trưởng đó sẽ còn đáng ngờ chừng nào nước này vẫn còn được cai trị theo cách không minh bạch. Có nhiều điều có thể học hỏi từ việc lắng nghe những nhà phê bình thân thiện ở cả trong lẫn ngoài nước, và trong lẫn ngoài nhà nước.
Đối với những người cố giữ hiện trạng, và những người có thiên hướng bắt chước thái độ đắc thắng kiểu Trung Quốc cho rằng mô hình độc đảng là khôn ngoan, việc thông qua hiến pháp và vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc là những dịp để dè bỉu những nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nơi ủng hộ chủ nghĩa tự do và dân chủ (được xem là) ‘của phương Tây’. Thực ra, chủ nghĩa tự do và (nhất là) chủ nghĩa tân tự do và dân chủ phương Tây đang gặp khủng hoảng ở nhiều nơi; mà Mỹ là ví dụ điển hình. Nhưng có lẽ có thể rút được bài học từ cả phe Leninist [định hướng] thị trường lẫn phe tân tự do. Trong cả hai bối cảnh, giới quyền thế chính trị và kinh tế đã nắm quyền kiểm soát cỗ máy nhà nước để phục vụ cho các mục tiêu ích kỷ của họ. Điều cần thiết ở cả hai bối cảnh này là các thể chế và tinh thần hoạt động [chính trị và xã hội] mà có thể buộc chính trị phải phục vụ nhân dân.
Các hiến pháp có ý nghĩa hay vô nghĩa nhờ vào nội dung thì ít, mà nhờ nhiều vào mức độ ủng hộ và chấp nhận dành cho hiến pháp đó. Hôm nay ở Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ các sở nguyện của họ. Người ta tự hỏi quá trình cải tổ hiến pháp đã có kết quả ra sao nếu như Việt Nam đã có một hiến pháp khác, một hiến pháp bảo đảm cho người Việt được quyền có các quyền mà cả hiến pháp 1946 lẫn Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đều hứa hẹn. Nếu có một hiến pháp như vậy, người Việt với mọi thiên hướng chính trị từ tả sang hữu, trong đó có Đảng Cộng sản, có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước trên một sân chơi công bằng hơn và minh bạch hơn. Cuộc bỏ phiếu hôm nay có thể được nhiều giới đón nhận với cảm giác thất vọng. Nhưng về mặt chính trị, Việt Nam hiện nay khá hơn nhiều so với cách đây chỉ một năm. Việt Nam ngày nay có một môi trường bàn luận chính trị sống động, nhìn chung không bị can thiệp, và rõ ràng là đa nguyên.
Sáng hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói trước cuộc bỏ phiếu rằng sẽ có việc phải làm “sau khi chúng ta thông qua hiến pháp”, cho thấy trước cuộc kiểm phiếu cuối cùng rằng “gạo đã nấu thành cơm”. Ông cũng tuyên bố, với vẻ hơi tình cảm ủy mị, rằng giới lãnh đạo ủy ban hiến pháp của Quốc hội rất trân trọng thậm chí cả nhiều quan điểm bất đồng đã được trình bày trong và xung quanh quá trình sửa đổi hiến pháp. Chúng ta hãy hy vọng rằng ông và những người Việt khác thực sự chia sẻ tình cảm này.
Thay vì trấn áp ý kiến bất đồng bằng các chỉ thị, Việt Nam nên khuyến khích môi trường bàn luận chính trị công khai mới chớm nở và sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với chính trị. Những người cổ xúy cải cách, trong đó có tác giả bài này, tin rằng con đường đi đến thịnh vượng đòi hỏi phải có một hiến pháp thích hợp với những đòi hỏi bắt buộc về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch hơn hiến pháp được thông qua hôm nay. Có ai bảo chính trị là chuyện dễ đâu. Nhưng, Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!
Chào đoàn kết,
JL
 – Chúng ta chọn tương lai(DLB).- Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (CP). – Không tổ chức phúc quyết Hiến pháp (DT). –97,59% đại biểu QH thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (NLĐ). – 486 đại biểu Quốc hội đã thông qua Hiến pháp sửa đổi (VnEco). – Toàn văn Hiến pháp (sửa đổi) (VOV)

.- Hiến pháp (sửa đổi) thể hiện tinh thần đổi mới, ý chí và nguyện vọng toàn dân (CAND). – Kì họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII: Thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tạo sức mạnh cho công cuộc đổi mới (NCT).

- Toàn văn Luật Đất đai sửa đổi (VOV). – Ngày họp cuối, Quốc hội thông qua Luật Đất đai (CP).

- Sẽ chia tách huyện Từ Liêm, Hà Nội thành 2 quận (TN). - Hà Nội không duyệt ngân sách xây trụ sở mới (TT). – Hàng loạt dự án nhà tại Hà Nội “có vấn đề” về nghĩa vụ tài chính (VnEco).- Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi (TN). – Hiến pháp đã vừa được thông qua. Một câu hỏi được đặt ra là đất nước phải làm gì, làm thế nào để tiến cùng thời đại? (TVN). - Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi: Đề cao quyền con người (TP). – Chủ quyền nhân dân được nhận thức sâu sắc(TT).

- Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật (TP).



- Quốc Hội Việt Nam thông qua bản hiến pháp sửa đổi (RFA). – Độc tài và sở thích “đồng thuận cao” – Crazy about “High Consensus” (Đoan Trang). - Ý kiến người dân về Bản hiến pháp sửa đổi mới được QH thông qua (RFA). – GS. NGUYỄN VĂN TUẤN LÊN TIẾNG VỀ TỶ LỆ ĐẠI BIỂU THÔNG QUA HIẾN PHÁP (FB Nguyễn Tuấn/Tễu).

- Quốc hội VN thông qua Hiến pháp sửa đổi (BBC). – Phỏng vấn GS Tương Lai: ‘Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân’. “hiến pháp này không thể là hiến pháp của dân. Đây là hiến pháp kéo lùi bước phát triển của dân tộc, và những người thông qua nó, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc”. – Audio: ‘Quốc hội khóa 13 có tội với dân tộc’. – Từ ‘không cấm kỵ’ đến ‘phút lịch sử’ (VNN).

- Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực kể từ 1/1/2014 (ĐT). – Hiến pháp (sửa đổi): Quyền con người có sự thay đổi căn bản (TBNH). – Hiến pháp nhấn mạnh Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân (VOV). – Chính danh doanh nhân trong Hiến pháp (DĐDN).

- Doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong bản Hiến pháp mới tại Việt Nam (TCPT). – Thống kê Xã Hội Chủ Nghĩa (RFA). – Về Triết Lý Kinh Tế «Mèo Trắng Mèo Đen» Của Đặng Tiểu Bình Và Thuyết “Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa » Của Việt Nam Cộng Sản (Việt Thức).

- Luật đất đai (sửa đổi) đã đủ điều kiện để thông qua? (VOV).






- Nhiều khoảng trống trong dự luật (KTĐT).
-Vietnam reaffirms Communist Party role in new charter
HANOI, Vietnam (AP) - Vietnam passed a revised Constitution on Thursday that reaffirmed the dominant political and economic role of the Communist Party, disappointing reform advocates who had taken advantage of an unprecedented public revision process this year to press for far greater changes.
The ruling party announced its plan to change the charter earlier this year, citing the need to keep up with changing economic times.


An early draft removed language saying the state sector must "play the leading role" in the national economy, leading to hopes the government may dismantle corruption-riddled and unproductive state-owned enterprises that eat up much of the national budget.


But the version passed Thursday by 98 per cent of the members in the national assembly in Hanoi reinstated that wording. The American Chamber of Commerce in Vietnam said in a statement that the failure to reduce the role of state-owned enterprises in the new charter was “not an encouraging sign that the country is eager to compete in the global economy.”

The charter also says the Communist Party is the “leading force of the state and society,” apparently dashing any hopes of political reform.

During the revision process, the government asked the public for suggestions via the Internet, setting off a flurry of rare open criticism and political discourse in a country where there is no parliamentary democracy, free speech or right to protest.

Outspoken economist Nguyen Quang A, who was one of a group of 72 intellectuals who signed a public petition calling for change during the amendment process, said he was not surprised that the final version did not contain any significant changes. “This national assembly belongs to the Communist Party of Vietnam, not the Vietnamese people,” he said.

For analysts following the country, the constitutional revision process and an historic confidence vote in its political leaders were both signs of a gradually transforming political landscape, even as some parts of the state seek to crack down on freedom of speech over the Internet.

“While champions of reforms might be expected to be disappointed, the larger story is that politically because of this process, regardless of the formal outcome, Vietnam is a different place politically than it once was,” said Jonathan London of the City University of Hong Kong. ....- Tại sao cộng sản không thể tự thay đổi (Người Việt).Can ngăn độc đoán (Boxitvn).
Chống phá nhà nước trên mạng xã hội bị phạt đến 100 triệu đồng (ICT 27-11-13) -- Phải nói cho rõ: Đây là vì chính phủ cần tiền chứ không phải đàn áp ngôn luận! (Damn it!  I'm being sarcastic here! Some readers never get my humor.)
Sửa Hiến pháp: Suy tư trước giờ bấm nút (VnE 27-11-13) -- Suy tư xem sau này hậu thế sẽ chửi mình như thế nào!- Sáng nay, Quốc hội thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (TT). - Quốc hội chuẩn bị biểu quyết về Hiến pháp (VnEco). - Đã đủ điều kiện để thông qua Hiến pháp sửa đổi (LĐ). - Phiên bấm nút lịch sử (Tầm nhìn). - Dự thảo Hiến pháp sửa đổi phản ánh ý chí của nhân dân (VOV).

- Thảo luận Luật Đầu tư công: Nhà nghèo xài sang (TP). - Đầu tư công lãng phí, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm(Infonet). - Đầu tư lãng phí: phải xử lý hình sự (TT). - Tập đoàn đổ vỡ do cơ chế quản lý (TP).

- Tiếp bài rình rang kỷ niệm thành lập quận: “Chống đến cùng sự lãng phí” (TP).

- Tuyên án “đại án” tham nhũng tại Công ty Vifon: Người tố cáo bị đề nghị truy cứu hình sự! (LĐ). - 74 năm tù cho các ‘quan tham’ Vifon (TP).

- Tham nhũng… danh hiệu (PT).

- Từ vụ Nguyễn Thanh Chấn đến việc chứng minh bị ép cung (NĐT). - Tăng cường chống oan sai (TP). - Quốc hội yêu cầu điều tra “trọng chứng hơn trọng cung” (Infonet).

- Quy trình xả lũ bị mắng ‘xối xả’ (VNN). - Kiểm tra quy trình xả lũ thủy điện An Khê – Kanak (TN). - Phải đảm bảo không xảy ra lũ kép vì thủy điện (TN). - ‘Thủy điện ‘con cóc’, vỡ cũng không ăn thua’ (TVN). - Nên lập ủy ban điều tra về thủy điện (TT).

- Xem xét thu hồi đất dự án thủy điện Sông Tranh 2 bỏ hoang (TN).

- CA tỉnh phối hợp với Binh đoàn 15 điều tra (TP).- Công trình 7.500 tỷ đồng chưa rõ ngày về đích (TP). - Chậm thực hiện, dự án xử lý bùn bị thu hồi (TT).






Tổng số lượt xem trang