Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam

Ủng hộ việc thành lập Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Hãy thành lập càng nhiều tổ chức càng tốt. Nếu đã là quyền thì chẳng cần xin, hãy tự đứng lên làm.
-Son Tran 
-“Quý vị biết Việt Nam có một hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhưng quý vị đã bỏ phiếu cho Việt Nam vào Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì quý vị phải chịu trách nhiệm về lá phiếu của mình. Từ nay trở đi, nếu có một trường hợp người Việt Nam nào, đặc biệt và phụ nữ Việt Nam, bị sách nhiễu hoặc bỏ tù thì người đó chính là nạn nhân của Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.” ... (Dương Thị Tân, vợ nhà báo tự do Điếu Cầy) -“Chúng tôi đã có những kênh liên lạc cần thiết với các tổ chức phi chính phủ (NGO) bảo vệ Nhân quyền quốc tế, với các tòa đại sứ và các báo đài. Việc lên tiếng với giới truyền thông và các nhà ngoại giao là việc vô cùng quan trọng.” ...

“Trợ giúp tài chính, viếng thăm thân nhân của người bị đàn áp là việc tiếp theo. Cuối cùng nếu một người bị bắt, chúng tôi sẽ tìm kiếm luật sư và vận động các nhà ngoại giao các quốc gia tự do tạo áp lực chính quyền trả tự do cho người bị bắt.” (Huỳnh Thục Vy) * Những công việc trên đây là việc chung của tất cả mọi người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại... Phải tạo dư luận trên trường ngoại giao khắp thế giới để đòi chính quyền cộng sản tôn trọng những điều họ cam kết khi xin vào ngồi trong Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Vì vậy, chúng ta cần nhiệt liệt hưởng ứng những người đang đi tiên phong, Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam... MỜI ĐỌC: -Ngô Nhân Dụng - http://www.diendantheky.net/2013/11/ngo-nhan-dung-phu-nu-nhan-quyen-viet-nam.html

Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam

Ngô Nhân Dụng

Chính quyền cộng sản nước ta mới được vào ngồi trong Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc; mặc dù cả thế giới biết họ vẫn liên tục vi phạm tất cả những quyền làm người trong những năm qua. Nhưng khi biết các chính quyền cộng sản độc tài ở Cu Ba, Trung Quốc cũng được vào ngồi trong đó, thì chúng ta có thể hiểu.

Theo quy tắc của Liên Hiệp Quốc, Châu Á được cử 13 nước vào trong hội đồng gồm 47 nước, các nước Á Châu cứ thế thay phiên nhau, mua bán và trao đổi lá phiếu với nhau, chính quyền nước nào cũng đến lượt được vô ngồi trong hội đồng này, sau khi đã ký giấy cam kết sẽ thi hành các điều khoản trong những tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.

Vì vậy, nhiều người Việt trong nước thấy đây là một cơ hội để công khai đòi hỏi chính quyền cộng sản phải tôn trọng quyền làm người, thực hiện đúng các điều họ đã cam kết. Tại Sài Gòn, một nhóm 40 nhà trí thức đã ký kiến nghị yêu cầu thành lập những hội đồng để thúc đẩy nhân quyền. Ngoài những tên tuổi quen thuộc hay ký tên trong các bản tuyên bố, có nhiều người tư cách đáng kính trọng mà ít khi thấy ký kiến nghị, như nhà báo Huy Ðức và Giáo Sư Ðào Công Tiến. Họ đề nghị hãy lập những “hội đồng nhân quyền,” lập ngay trong guồng máy nhà nước, trong các tổ chức được nhà nước bảo trợ hoặc cho phép. Ðặc biệt họ còn đề nghị tổ chức những nhóm bảo vệ nhân quyền của nhân dân nữa. Họ muốn các nhóm đó sẽ lo phổ biến, truyền đạt kiến thức, tổ chức hội thảo về nhân quyền cho dân Việt Nam hiểu; đồng thời, “cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình thực thi nhân quyền tại Việt Nam, dựa vào “14 điều cam kết” mà chính quyền đã ký kết khi nộp đơn ứng cử vào Hội Ðồng Nhân Quyền. Ðây là một ý kiến đáng hoan nghênh; nếu nó được thực hiện mà không để chìm vào quên lãng như bao nhiêu sáng kiến đã đưa ra trong mấy năm qua.

Nhưng một nhóm phụ nữ Việt Nam còn tiến bộ hơn 40 nhà trí thức ở Sài Gòn. Họ không viết kiến nghị xin cho tổ chức những nhóm bảo vệ nhân quyền. Chính họ đứng lên tổ chức lấy; 34 người họp lại, tự đặt lấy danh hiệu là Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam!

Những vị trong nhóm 40 nhà trí thức có tên tuổi đã làm kiến nghị trên đây chắc chắn phải hoan nghênh sáng kiến mới này. Phải hoan nghênh ngay lập tức và ủng hộ hết mình. Bởi vì khi đề nghị tổ chức những nhóm bảo vệ nhân quyền của nhân dân, thì chính họ cũng là nhân dân, chứ có ai không phải là nhân dân đâu? Toàn là những người đã trưởng thành, có trí tuệ và tin tưởng vào giá trị của những quyền con người; chính mình là nhân dân. Tự mình tổ chức được thì tại sao phải xin ai cho phép, hay chờ coi có ai làm giúp cho mình? Hồi còn sống, Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ đã nói một câu đầy ý nghĩa, rằng người dân không thể xin ai ban cho tự do dân chủ mà phải tranh đấu đòi tự do dân chủ. Ông Nguyễn Hữu Thọ hồi đó chỉ nói mà không thấy làm gì. Ông đang làm phó chủ tịch nhà nước, tức là làm quan chứ không còn làm dân nữa; cho nên ông chỉ cổ động người khác thôi. Bây giờ chính các bà, các cô trong nhóm Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam đang thực hiện câu nói của ông Thọ.

Cô Huỳnh Thục Vy là một trong chín người đầu tiên vận động thành lập Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Cô nói rằng những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong nước luôn đóng vai thụ động, bị động trước những việc đàn áp của chính quyền. “Từ nay, chị em chúng tôi muốn chủ động.” Rất nhiều người đã tự đóng vai chủ động trong việc bảo vệ quyền làm người của họ, trong đó có hai phụ nữa. Mẹ con Bà Phạm Thị Lài đã khỏa thân để ra đứng giữa mảnh đất đang bị chính quyền cướp chiếm giao cho nhà đầu tư khai thác. Họ đau đớn sau khi chồng bà phải tự tử vì không giữ được mảnh đất sinh nhai. Bà Ðặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu khi quyền sống, quyền cư trú bị xâm phạm chỉ vì cô con gái bà là Tạ Phong Tần chống Trung Cộng xâm lăng và bị đàn áp. Ông Ðoàn Văn Vươn tự mình bảo vệ đất đai và công lý cho gia đình mình, dù phải bạo động, khi bị đám tham quan chiếm đoạt. Các bà Phạm Thị Lài, Ðặng Thị Kim Liêng không có khả năng dùng chất nổ, nhưng họ chứng tỏ tinh thần bất khuất không khác gì. Nếu tất cả mọi người dân Việt Nam đều can đảm, không chịu khuất phục như hai bà, thì chắc chắn nước ta không lo sẽ bị nước láng giếng phương Bắc bắt nạt mãi.

Người Việt Nam không quên rằng những cuộc khởi nghĩa đầu tiên “chống Trung Quốc xâm lược” đều do phụ nữ lãnh đạo. Hai Bà Trưng ở Mê Linh cầm đầu cuộc dấy binh kéo theo 65 thành cùng nổi dậy chống quân Hán. Hai thế kỷ sau, bà Triệu Thị Trinh ở Cửu Chân được quân và dân suy tôn là Bà Vua, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô. Hai Bà Trưng và Bà Triệu là những phụ nữ dưới 30 tuổi; riêng Bà Triệu tuổi mới ngoài 20. Các cô Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Trịnh Kim Tiến cũng bắt đầu biết tranh đấu cho quyền làm người vào lớp tuổi đó. Các nữ tướng của Hai Bà Trưng ngày nay còn được dân thờ làm thần trong các làng, thần phả ghi lại sự tích cho biết đa số họ còn trẻ dưới 20 tuổi; trẻ hơn cả cô Nguyễn Phương Uyên.

Cho nên chúng ta có thể tin tưởng vào vai trò đứng đầu sóng ngọn gió của 35 người phụ nữ mới thành lập Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Họ đủ trí sáng suốt, thông minh, và thừa can đảm để lãnh đạo công cuộc tranh đấu cho quyền làm người của dân Việt Nam.

Bà Dương Thị Tân, vợ của nhà báo tự do Ðiếu Cày đang bị tù, đã nhắn với các quốc gia trong Liên Hiệp Quốc, qua một nhân viên Tòa Ðại Sứ Úc tại Hà Nội, bà nói rằng: “Quý vị biết Việt Nam có một hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhưng quý vị đã bỏ phiếu cho Việt Nam vào Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì quý vị phải chịu trách nhiệm về lá phiếu của mình. Từ nay trở đi, nếu có một trường hợp người Việt Nam nào, đặc biệt và phụ nữ Việt Nam, bị sách nhiễu hoặc bỏ tù thì người đó chính là nạn nhân của Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.” Câu nói này cần được dịch sang đủ các ngôn ngữ trên thế giới để phổ biến.

Cô Huỳnh Thục Vy biết sẽ phải vận dụng các phương pháp đấu tranh như thế nào. Trước hết là phải quảng bá cho thế giới biết tổ chức mới này. Cô nói: “Chúng tôi đã có những kênh liên lạc cần thiết với các tổ chức phi chính phủ (NGO) bảo vệ Nhân quyền quốc tế, với các tòa đại sứ và các báo đài. Việc lên tiếng với giới truyền thông và các nhà ngoại giao là việc vô cùng quan trọng.” Vận động ngoại giao quan trọng thật. Bởi vì chính quyền cộng sản Việt Nam không sợ dân chúng mà chỉ sợ dư luận thế giới tạo áp lực cắt bớt viện trợ hoặc đầu tư. Dùng công an chó săn đánh đập, bắt bớ người dân thì dễ, nhưng không thể đánh hay bắt những người cho tiền hoặc đem tiền đến nước ta làm ăn! Nếu thiếu viện trợ và bị giới đầu tư tẩy chay thì công cuộc kiếm tiền, làm giầu cho gia đình các quan chức sẽ bị đình trệ!

Khác với 40 nhà trí thức Sài Gòn chỉ viết kiến nghị xin lập ra các hội đồng nhân quyền mà không nói rõ các hội đồng này phải làm gì nếu chính quyền không tôn trọng quyền làm người của dân; 35 phụ nữ biết công việc của họ là phải làm gì. Và họ nêu lên những việc rất cụ thể và hữu ích.

Cô Huỳnh Thục Vy nói đến những việc làm như: “Trợ giúp tài chính, viếng thăm thân nhân của người bị đàn áp là việc tiếp theo. Cuối cùng nếu một người bị bắt, chúng tôi sẽ tìm kiếm luật sư và vận động các nhà ngoại giao các quốc gia tự do tạo áp lực chính quyền trả tự do cho người bị bắt.”

Những công việc trên đây là việc chung của tất cả mọi người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Cộng sản ở bên Nga, bên Tàu đều phải hỗ trợ những nhà tranh đấu đòi dân chủ tự do ở trong nước và gia đình họ. Phải tạo dư luận trên trường ngoại giao khắp thế giới để đòi chính quyền cộng sản tôn trọng những điều họ cam kết khi xin vào ngồi trong Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Vì vậy, chúng ta cần nhiệt liệt hưởng ứng những người đang đi tiên phong, Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Họ là những bà Aung San Suu Kyi của nước Việt Nam.




-Tuyên cáo Thành Lập “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”

http://vnwhr.net/

Cuộc gặp gỡ với bà Jenifer Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 18/11/2013

Cho đến thế kỷ 21- thời đại của tri thức và dân chủ tự do, Việt Nam vẫn còn là quốc gia có một hồ sơ dày cộm về đàn áp Nhân quyền.

Nhân quyền được coi là thước đo quan trọng để định hình mức độ văn minh và là điều kiện tiên quyết tạo ra phúc lợi tinh thần và giá trị nhân văn cho con người. Thế giới ngày hôm nay đã và đang đề cao Nhân quyền trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Tuy nhiên hiện nay người dân Việt Nam vẫn chưa có cơ hội thụ hưởng Nhân quyền theo dúng ý nghĩa tốt đẹp và nhân bản nhất của nó. Bằng chứng là nhiều người bảo vệ Nhân quyền ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục bị đàn áp bằng nhiều hình thức, đặc biệt là những người phụ nữ.

Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, việc hình thành và phát triển các tổ chức xã hội dân sự bảo vệ Nhân quyền là điều cần thiết và khẩn cấp. Các tổ chức này không chỉ quan trọng đối với lợi ích của mỗi cá nhân người dân mà còn thiết thực đối với việc xây dựng nền tảng thăng tiến xã hội. Vì thế, chúng tôi-những người quan tâm về nhân quyền nói chung và nhân quyền của nữ giới nói riêng cùng nhau cho rằng việc thành lập Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (http://vnwhr.net/) là sự cần thiết để đại diện một cách độc lập, công bằng và vô vị lợi cho toàn thể những người phụ nữ đã, đang và sẽ bị tổn thương về Nhân quyền, lập nên một tổ chức sinh hoạt dân sự có tên gọi là Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam nhằm: 

- Gắn kết các cá nhân phụ nữ chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương từ các vụ việc vi phạm Nhân quyền. 

- Lên tiếng và có những hành động bảo vệ thiết thực đối với những người phụ nữ đã và đang bị xâm phạm phẩm giá và các quyền con người cơ bản. 

- Chia sẻ và tuyên truyền những kiến thức nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của phụ nữ Việt Nam về quyền con người và về vai trò của phụ nữ trong một xã hội tôn trọng nhân quyền. 

Tôn chỉ của Phụ nữ Nhân Quyền Việt Nam không gì quan trọng hơn là nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong xã hội về phẩm giá con người và những quyền con người cơ bản của chính mình cũng như của người khác, từ đó góp phần thúc đẩy một xã hội tôn trọng nhân quyền.

Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự, phi chính trị cam kết góp vai trò của mình vào mục tiêu kiến tạo một xã hội Việt Nam tôn trọng nhân quyền, và là một bộ phận không tách rời trong phong trào bảo vệ nữ quyền trên thế giới.

Ngày 25/11/2013.


Gặp gỡ ông Felix, Đại sứ quán Đức

Với ông David Skowronski, ĐSQ Australia

Với ông Jean-Philippe Gavois, ĐSQ Pháp

Với các vị trong ĐSQ Thụy Điển




-Các nhà hoạt động nữ công khai thành lập hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam




-Nhân quyền không tự nhiên mà có


Trần Gia Phụng (Danlambao) Phần mở đầu Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4-7-1776 “khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.” Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp ngày 26-8-1789, văn kiện căn bản của Cách mạng Pháp (14-7-1789), xác định ngắn gọn: “Con người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua tại Palais de Chaillot ở Paris (Pháp) ngày 10-12-1948 mở đầu bằng câu: “Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.”

Trên lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế, nhân quyền không phải tự nhiên mà có. Tuy Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ra đời năm 1776, khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng, có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc, nhưng cho đến giữa thế kỷ 19, chế độ nô lệ vẫn còn hợp pháp ở các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ. Khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống năm 1860, đưa ra Bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ và tu chính án thứ 13 bãi bỏ chế độ nô lệ cùng năm 1861, thì các tiểu bang miền Nam ly khai, đưa đến cuộc nội chiến giải phóng nô lệ. Thế cũng chưa xong. Cho đến giữa thế kỷ 20, mục sư Martin Luther King lãnh đạo cuộc tranh đấu bất bạo động đòi tôn trọng nhân quyền, bình đẳng màu da thì nhân quyền Hoa Kỳ mới được cải thiện.

Tại Pháp, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được đưa ra năm 1789, nhưng phải trải qua 5 nền Cộng hòa, tình hình nhân quyền Pháp mới được như ngày nay. Bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 1948, nhưng vẫn cò nhiều thành viên LHQ xem nhẹ nhân quyền và đàn áp nhân quyền một cách thô bạo. Trên thế giới hiện nay, có thể chia thành hai nhóm quốc gia về nhân quyền:

Nhóm quốc gia tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, và nhóm quốc gia độc tài không tôn trọng nhân quyền. Trong nhóm quốc gia tôn trọng nhân quyền, tuy chính phủ luôn luôn đồng hành với nhân quyền, nhưng vẫn còn có những cá nhân hay những tổ chức tư nhân vi phạm nhân quyền, đôi khi vi phạm một cách trầm trọng. Vì vậy, tuy chính phủ chủ trương tôn trọng nhân quyền, nhưng vẫn phải luôn luôn theo dõi để bảo vệ người dân khỏi bị vi phạm nhân quyền.

Trái lại, nhóm quốc gia độc tài không tôn trọng nhân quyền thì bộ Thông tin mở hết năng suất ca tụng nhân quyền, nhưng thực tế thì những nhà cầm quyền nầy vi phạm và đàn áp nhân quyền rất có hệ thống, bài bản, chà đạp người dân hết sức tàn bạo. Trong nhóm nầy, có Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) do đảng CS điều khiển.

Bản chất của đảng CS là độc quyền, toàn trị nên đảng CSVN không chấp nhận đối lập, tiêu diệt tất cả những ai không đồng chính kiến. Khi mới từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu tại Thượng Hải ngày 1-7-1925. (Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghê, 1999, tt. 84-85.)

Khi cướp được chính quyền và thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tiền thân của CHXHCNVN) ngày 2-9-1945, thì ngày 11-9-1945, Hội nghị Trung ương đảng Cộng Sản tại Hà Nội đưa ra quyết định đảng CS nắm độc quyền điều khiển cách mạng, tức độc quyền chính trị, độc quyền cai trị. (Philippe Devillers, Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 182.)

Khi bị áp lực của quân Pháp từ trong Nam ra và áp lực của quân Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) sang giải giới quân đội Nhật sau thế chiến thứ hai, Hồ Chí Minh và đảng CSVN lung túng, giả vờ nhượng bộ, lập chính phủ Liên hiệp ngày 1-1-1946, tổ chức bầu cử quốc hội đa đảng ngày 6-1-1946.

Trong thời gian quốc hội đa đảng đang họp để soạn thảo hiến pháp, thì tình hình chính trị thay đổi. Quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ) rút về nước tháng 3-1946. Hồ Chí Minh ký hai hiệp định nhượng bộ Pháp là Hiệp định Sơ bộngày 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.

Quốc hội đa đảng soạn thảo xong bản Hiến pháp và thông qua ngày 9-11-1946, gồm “Lời nói đầu”, 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu nhấn mạnh: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ…”. Nếu có tự do dân chủ thì chắc chắn đảng CS không thể độc quyền chính trị.

Khi bản Hiến pháp được thông qua, cũng là lúc Việt Minh (VM) cộng sản đã tạm yên với THQDĐ và với Pháp. Hồ Chí Minh và VM trước đây bị áp lực của THQDĐ, phải liên hiệp với các đảng phái theo chủ trương dân tộc. Nay quân THQDĐ rút về nước, CSVN liền mạnh tay đàn áp đối lập, nhất là sau ngày 9-11-1946. Những dân biểu các đảng đối lập theo chủ nghĩa dân tộc hoặc bị bắt, hoặc bị giết hay phải bỏ trốn. Sau khi Quốc hội chỉ còn lại những dân biểu CS và thân cộng, nghĩa là quốc hội đa đảng trở thành quốc hội độc đảng, CSVN liền ra lệnh quốc hội bỏ phiếu ngày 14-11-1946, đình chỉ bản Hiến pháp vừa được thông qua. Như thế là Hiến pháp “đảm bảo các quyền tự do dân chủ” bị chận đứng ngay tức khắc, và chỉ còn là chiếc bánh vẽ mà thôi. Quốc hội CSVN ngày nay (2013) cũng là quốc hội độc đảng, chuyên sản xuất những chiếc bánh vẽ cung cấp cho dân chúng, mà chiếc bánh vẽ khổng lồ mới ra lò là Hiến pháp 2013.

Dầu khi còn đang chiến tranh hay khi nắm chính quyền, chưa bao giờ CS Quốc tế nói chung và CSVN nói riêng tôn trọng nhân quyền, mà chỉ chú tâm phát huy đảng quyền. Dân chúng Việt Nam đau khổ dưới sự cai trị của CS, luôn luôn tìm cách chống đối. Những cuộc chống đối trước đây bị CS dập tắt tàn nhẫn nhanh chóng, dễ dàng và kín đáo nên bên ngoài không biết được, vì chế độ CS quá bưng bít và tuyên truyền lừa phỉnh khôn khéo dư luận bên ngoài.

Tuy nhiên từ sau năm 1975, cuộc di tản và vượt biên vĩ đại của người Việt Nam đã làm thức tỉnh mọi người và nhức nhối lương tâm nhân loại. Hơn nữa, khi mạng lưới thông tin toàn cầu với kỹ thuật tiến bộ phát triển từ thập niên 80 cho đến nay, những cuộc phản đối chống nhà nước đảng quyền CS đàn áp tự do, những bloggers đòi hỏi nhân quyền và dân quyền một cách bất bạo động, càng ngày càng nhiều và được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, khiến cho cả thế giới phải lên tiếng. Nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đã trao giải thưởng nhân quyền cho những nhà tranh đấu dân chủ bất bạo động Việt Nam.

Thấy vậy, nhà nước CS mới bày ra chuyện thành lập “Ngày pháp luật” 9-11, bày ra chuyện ký vào bản “Công ước chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác (United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment), và CSVN xin vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đến năm 2013 mới thừa nhận có “Ngày pháp luật”. Vậy từ khi nhà nước CS được thành lập năm 1945 cho đến năm nay, chế độ CSVN không có pháp luật hay sao? “Bản Công ước chống tra tấn…” được LHQ ban hành năm 1984 mà cho đến nay, năm 2013, gần 30 năm sau mới chịu thừa nhận, như vậy từ trước cho đến nay, CSVN không chống tra tấn hay sao?

Dầu sao, trễ còn hơn không, và việc CSVN tự thú nhận nầy một lần nữa cho thấy nhân quyền không phải tự nhiên mà có. Chính nhờ công cuộc tranh đấu đòi hỏi nhân quyền bền bỉ của đồng bào trong nước, nhất là công cuộc tranh đấu can đảm của thanh niên trong nước mấy chục năm qua mà CSVN mới phải thừa nhận có “Ngày pháp luật”, thừa nhận “Bản công ước chống tra tấn…” và CSVN xin ngồi vào Hội đồng Nhân quyền LHQ để bào chữa cho bộ mặt đầy tội ác của chế độ CSVN. Nghĩa là nhân quyền phải tranh đấu và tranh đấu bền bỉ mới được.

Nhìn vào danh sách những nhà tranh đấu nhân quyền và những tù nhân lương tâm hiện nay ở trong nước, phải thừa nhận đại đa số là những thanh niên trẻ, có học vấn, tốt nghiệp dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có địa vị, nghề nghiệp vững vàng, mà vẫn hy sinh dấn thân tranh đấu vì nhân quyền và dân quyền, chịu tù đày, chịu mất sự nghiệp, tài sản để tranh đấu cho dân chúng Việt Nam trong nước.

Xin chú ý là ngang đây, CSVN mới chỉ thừa nhận có “Ngày pháp luật”, thừa nhận “Bản tuyên ngôn chống tra tấn…”, chưa có nghĩa là CSVN sẽ hành xử theo pháp luật, cũng như CSVN sẽ chấm dứt tra tấn, tôn trọng nhân quyền. Nhà nước CSVN đã bao lần phỉnh gạt chẳng những dân chúng Việt Nam mà cả dân chúng thế giới nữa. Trong thời chiến, hôm nay tuyên bố đình chiến nhân lễ Tết thiêng liêng, hôm sau vi phạm đình chiến, đem quân giết chóc thường dân vô tội đang hưởng Tết. Trong thời bình, hôm nay tuyên bố đi học tập từ 3 ngày đến một tuần lễ, hôm sau bắt đi tù không thời hạn, không xét xử. Hôm nay tuyên bố không đổi tiền, hôm sau đổi tiền cái rụp, lường gạt ăn cướp tài sản toàn dân… Có thể nói cộng sản đồng nghĩa với lừa dối. Cộng sản sinh ra trong nghèo đói, lớn lên nhờ lừa dối và tồn tại bằng bạo lực.

Như thế, cuộc tranh đấu đòi hỏi nhân quyền cho người Việt hiện nay ở trong nước sẽ vẫn còn kéo dài, cam go và đòi hỏi nhiều hy sinh hơn nữa. Ngành Công an CSVN hoạt động theo câu châm ngôn “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình”. Câu nầy bao hàm ý hai ý nghĩa: 1) Thứ nhứt Công an nhân dân chỉ phục vụ và trung thành với đảng CSVN. 2) Thứ hai vì đảng CSVN đàn áp dân chúng nên còn đàng CSVN thì còn đàn áp, mà còn đàn áp thì mới còn dùng Công an nhân dân. Nghĩa là còn đảng thì công an còn việc làm, hết đảng thì công an hết việc làm, tức thất nghiệp.

Vậy là còn CS, sẽ còn đàn áp, còn đánh đập, còn tù đày. Thanh niên Việt Nam hiện nay trong nước chắc chắn dư biết điều nầy, nhưng thanh niên Việt Nam chắc chắn không lùi bước trước những điều nầy. Tương lai Việt Nam đang chờ đợi các bạn ở phía trước. Chỉ có người trong nước mới quyết định vận mạng của đất nước.

Hiện nay, ở trong nước, quân đội, công an là hai lực lượng võ trang được gọi là “nhân dân”, nhưng thực chất chỉ là công cụ của đảng CS, thậm chí kể cả làm công cụ cho đảng CSVN bán nước cho Trung Quốc vì “quân đội nhân dân” thì im lặng như cá, mà chỉ là loại cá kiểng bơi tới bơi lui làm cảnh mà thôi; còn “công an nhân dân” thì tiếp tay với đảng CSVN, đàn áp người dân biểu tình chống “Tàu khựa” xâm lược. “Xin hỏi anh là ai? / Không cho tôi xuống đường để tỏ bày / Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay! / Xin hỏi anh ở đâu? / Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm…” (Việt Khang)

“Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Cộng sản chà đạp nhân quyền thô bạo, kể cả với phụ nữ, nên cộng sản đến nhà, đàn bà phải chống. Vì vậy Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam chính thức ra mắt vào cuối tháng 11 vừa qua, nhằm chủ động tự bảo vệ chống lại sự đàn áp của cộng sản, chứ không thụ động để cho CS đến nhà chà đạp nhân quyền rồi mới chống như trước đây, theo như lời cô Huỳnh Thục Vy, một thành viên của Hội.

Nòng cốt của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền đa số là những người ở tuổi thanh niên. Từ thời Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa vào đầu Công nguyên, cho đến thời Nguyễn Thái Học vào đầu thế kỷ 20, trải qua bao thăng trầm lịch sử, thanh niên luôn luôn là lực lượng chính yếu tranh đấu, đòi hỏi độc lập, tự do, nhân quyền cho người dân Việt Nam.

Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước tại Hoa Kỳ, Martin Luther King đã có một giấc mơ. “Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trỗi dậy để sống theo ý nghĩa thật của niềm xác tín của chính mình: Chúng ta tin rằng chân lý này là đầy trọn, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng”. Đây là giấc mơ của Martin Luther King và cũng là của toàn dân da màu ở Hoa Kỳ vào thập niên 60 thế kỷ trước.

Thanh niên Việt Nam cũng đang ấp ủ một giấc mơ. Nhân quyền, dân quyền là giấc mơ vàng của thanh niên Việt Nam và cũng là giấc mơ vàng của toàn thể dân tộc Việt Nam hiện nay. Với sự tranh đấu bền bỉ của các bạn, giấc mơ vàng của dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ được thực hiện, như giấc mơ của Martin Luther King đã được thực hiện. Ai cũng đều vững tin rằng nhân quyền sẽ tất thắng và trường tồn.

(Toronto, 1-12-2013)





-- ĐÂY LÀ TƯ CÁCH ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC? (Đối thoại).

- CA Đồng Tháp giở thói côn đồ: Đạp xe, ném đá, khủng bố tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (DLB).

- Minh Văn: Khó lắm thay (DL).- Cảm phục người phụ nữ 10 năm kêu oan cho chồng (SM).- Ngày 20.11, cô giáo về hưu bị ”xã hội ”chiếm nhà (LĐ).- Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở Trung Quốc (TN)..- Chuyện đời cay đắng của người phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ (LĐ).- Cô Kiều nay đã đổ đốn (Vương Trí Nhàn).- Tưởng Năng Tiến : Những Cái Dao Pha (Blog RFA).

- Diệt quỷ, trừ tà – giữ nhà, cứu nước (ĐCV).

- Ở Việt Nam, những đảng viên đã “sáng mắt, sáng lòng” đang tiến hành một cuộc cách mạng thầm lặng (Lê Anh Hùng).- Người Cộng Sản và… (DLB). - Hiến pháp mới 2013 vẫn bình mới rượu cũ.

- Nghị ơi! (DLB). – Vở đại hài kịch đã hạ màn !!!. - HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 129) : “Vỗ tay thật to cho thật …sướng !!!!” (Nhật Tuấn). – Hiến pháp mới có hợp lòng dân? (Phi Vũ). - Đức Thành: “Ý đảng lòng dân” thời hiện tại (Boxitvn). – Ô nhục và hiểm nghèo! (Tổ Quốc) (TQ 170) (Thông luận). – Video: Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 01/12/2013 (VTV).

- Xả lũ thủy điện miền Trung: Tin báo chậm hơn lũ về (ĐT). – Siết chặt quy hoạch quản lý thủy điện (DĐDN).

- Dân bị thiệt hại do bùn đỏ titan đòi bồi thường 386 triệu đồng (TT).

- Doanh nghiệp thuê người ‘giải tỏa nóng’ đất trồng cà phê của dân (TN).

- Dương Thành Tân: Làm thế nào để dân giàu nước mạnh? (Thông luận).

- Nguyễn Đình Thắng: Còn Thiếu 45 (Thông luận).



Tổng số lượt xem trang