Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc

Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc

Người Buôn Gió

Thế là đã đến tháng 12, tuyết đã rơi trên những vùng cao ở Châu Âu. Người ta đã mở chợ bán những mặt hàng đón Giáng Sinh và năm mới. Ở những siêu thị lớn, các cây thông khổng lồ đang được dựng lên và trang trí... và thế là đã xa quê hương gần 8 tháng rồi. 




Sống ở đây trong an bình đến êm ả. Cái yên bình không những ở trong lòng mà nó còn ở bên ngoài cửa sổ, những con chim nhởn nhơ kiếm ăn trên bãi cỏ, lối đi. Chúng đỉnh đương phớt lờ người đi lại. Nhất là bọn quạ, chúng đi lại vênh váo và ngạo mạn. Ở quê hương 40 năm, mình chưa hề nhìn thấy con quạ bao giờ, dù đi ngược xuôi khắp đất nước rất nhiều... 

Những con chim bồ câu thì khỏi nói, chúng là loại quá thuần mặc dù ở đây chúng sống tự do không nuôi như ta làm chuồng. Nhưng giống chim hoang dã như chích chòe, quạ, én, vịt trời, le le, thiên nga thì chúng cũng nghênh ngang tự tại ung dung mà chẳng lo gì cả.

Không hiểu vì sao, ở đến tháng thứ ba, khi hạn visa trong cuốn hộ chiếu hết. Người ta cấp cho tôi một cái thẻ. Tôi không hiểu cái thẻ nói gì. Ông Giắc cứ dẫn tôi đến sở ngoại kiều, ở đó họ chỉ tôi ký vào đâu tôi ký và nhận cái thẻ đi về. Đến khi có một người Việt xem và thốt lên ngạc nhiên lúc nhìn cái thẻ. Đó là thẻ cư trú có thời hạn. Nó có nghĩa là tôi có thể cư trú lại đây nếu tôi muốn, chỉ cần tôi kiếm được việc làm, chứng minh mình có thể sống mà không nhờ ai trợ cấp. Với điều kiện ấy tôi xin gia hạn cư trú thoải mái ở đây. 

Bây giờ trong đầu tôi ám ảnh bởi lũ chim xứ này. Gần 20 năm trước trong khu kiên giam đặc biệt của một trại tù, tôi bị nhốt cách ly. Người ta xây khu kiên giam biệt lập, xung quanh là bức tường cao vút. Kiên giam là nhà tù trong nhà tù. Để ra được sân trại giam tù nhân thường chỉ một lần mở khóa, còn tù ở kiên giam phải 3 lần. Ở trong khu kiêm giam không nhìn thấy gì và thậm chí không nghe thấy gì cả. Một mình tôi ở căn buồng rộng đến 60 mét vuông trống vắng. Cả đời tôi chưa bao giờ được ở một mình trong căn phòng diện tích như thê, thật xa xỉ trong khi các bạn tù khác phải khéo léo để thu xếp đồ đạc của mình trên diện tích bằng 2/3 cái chiếu đơn. Ở đây là thiên đường của sự tĩnh mịch, nhưng nếu sự tĩnh mịch được nuôi dưỡng bằng song sắt phi 12 và những bức tường dày 30 cm cao 6 mét hết ngày này qua ngày khác thì nó lại là địa ngục.

Sự tĩnh mịch chỉ tồn tại trong nửa tháng đầu tiên, sau đó là sự âm u.

Ngày hai lần, cán bộ trực trại mở khóa để thằng tù bếp lẻn vào nhanh như con sóc, nó ném vào buồng giam một túi nilo vo nắm cơm bằng quả cam xã Đoài, đôi khi nắm cơm bằng quả cam Bố Hạ. Vì tù thiếu chất C, nên tôi hay ví nắm cơm là quả cam.

Tôi phát hiện thấy đôi khi có vài con chim sẻ xà xuống khoảng sân trước mặt buồng giam kiếm ăn, chúng nhặt cái gì trên khoảnh sân trống trơn ấy, có gì ăn được lọt qua khoảng tường cao 6 mét kia vào đây cho chúng, khi mà con người ở đây cũng đói lả triền miên. Chúng sà xuống giây lát và bay đi, để lại cho kẻ sau hàng song sắt phi 12 tiếc nuối khoảnh khắc sinh động của sự sống.

Tôi dành cơm để vất ra sân, mấy ngày đầu hạt cơm khô đi, không có con vật nào đến. Rồi vài ngày sau lũ chim nhảy xuống và nhặt hạt cơm. Đến tối lại có mấy con chuột từ cống chui ra nhặt hạt cơm. Hàng ngày tôi có thể thấy lũ chim ríu rít ngoài sân. Những tháng ngày biệt giam đó tôi có lũ chim làm bạn.

Bởi thế tôi nhìn lũ chim ở đây, lũ chim trên đường phố Paris, Berlin, Gienevo, Budapet, Oslo... chúng béo mượt và dạn dĩ khiến tôi chạnh nhớ lũ chim sẽ nhỏ bé năm nào trong khu kiên giam. 

Tôi cầm tấm thẻ được quyền cư trú có hình tôi ngắm, bỗng tôi chợt thấy đè trên ảnh mình là ảnh của những người anh, người bạn, người em bạn mình lần lượt hiện lên. Lê Quốc Quân, Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ,... những người anh em quen biết hiện đang ở trong tù. 

Tôi ngồi đây giữa Châu Âu, ngắm lũ chim béo mọng nhơn nhở. Những người anh em kia của tôi đang nằm sau song sắt phi 12 của nhà tù giữa mùa đông lạnh giá tê tái đang đến. Đôi khi tôi tự dằn vặt mình như có lỗi với họ, mặc dù chúng tôi là bạn và con đường đi của mỗi người có khác nhau. Tôi ưa thành một nhà văn hơn là một người hoạt động xã hội. Chẳng phải tôi hèn, mà thiên hướng bẩm sinh trong người nghiêng về phía viết tào lao phù phiếm nhiều hơn những câu chữ cần sự nghiêm túc, chính xác như luật.

Nhưng quả thật cảm giác ngồi hưởng tự do ở đây trong khi những người bạn đang trong chốn lao tù là cảm giác rât day dứt, nhất là mình đã từng trải qua nhà tù, biết rõ về nơi đó.
Ngày mai 2 tháng 12 năm 2013 là ngày sinh nhật tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Thế là đã hơn 3 năm tù và 4 lần tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đón sinh nhật của mình trong nhà tù, chẳng phải ở căn biệt thự cổ giữa trung tâm Hà Nội đầy đủ tiện nghi. Con người ấy đã dấn thân chấp nhận cuộc sống đầy đủ để tiến vào con đường đòi hỏi công bằng, đòi quyền con người cho nhân dân và chủ quyền cho đất nước.

Bản án 7 năm tù dành cho những phát biểu, bài viết của anh là một sự bất công. Không nói đến bất công so với quốc tế với tiêu chí tự do ngôn luận. Mà nó bất công ngay với cả cách hành luật vốn dĩ đã bất công ở Việt Nam. Với những gì mà tiến sĩ nói thì bất công lắm như thường lệ cũng chỉ khép anh vào điều 258 là cùng. Thế nhưng sự bất công vốn có sẵn trong hệ thống lại được cộng thêm sự thù hằn cá nhân, lợi ích nhóm đã đẩy tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sang một tội danh nặng nề hơn để kết án anh 7 năm tù đằng đẵng.

7 năm hay 12 năm sẽ trôi đi, nhưng những vết nhơ trong lịch sử ngành tư pháp Việt Nam vì những bản án bất công thế này sẽ còn mãi mãi đến nhiều đời sau.

Khi hưởng sự tự do, mới thấm thía sự mất mát của những con người dù xác định phía trước là nhà tù, vẫn hiên ngang bước tới, chấp nhận rời xa hạnh phúc cá nhân để lên tiếng vì một tương lai tốt đẹp và tươi sáng cho dân tộc, đất nước.

Và anh, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, con của bộ trưởng Cù Huy Cận là người như thế đó.

Nếu khi này còn ở Việt Nam, tôi sẽ mang một lẵng hoa có dòng chữ "chúc mừng sinh nhật tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ" đến nhà anh, gõ cổng chính vào giữa buổi sáng để trao chị Dương Hà, nhờ gửi giúp đến anh lời chúc mừng anh sớm trở về với gia đình, bình an và mạnh khỏe. Nhưng năm trước thì được, năm nay ở xa, xin gửi về sinh nhật anh bài hát để bày tỏ ít tình anh em.

http://danluan.org/tin-tuc/20131201/nguoi-buon-gio-cho-ta-gui-mot-manh-troi-xanh-biec



Trong video là cố Thiếu Tá Lê Hữu Cương, nguyên Quận Trưởng Quận Củ Chi. Ông học khoá 18 Võ Bị, phục vụ tại Tỉnh Hậu Nghĩa lúc đó chia làm 4 quận gồm : Đức Hoà, Đức Huệ, Củ Chi, Trảng Bàng.


Thơ: 50 NĂM NGẬM NGÙI (Võ Đại Tôn)


(NT Vũ Văn Lộc (nhà văn Giao Chỉ) từ Hoa Kỳ qua Úc sinh hoạt, xin gửi tặng lại bài thơ viết nhân dịp Họp Khóa Cương Quyết Đà Lạt 54 tại Nam Cali (27-28/3/2004) – Họp Khóa 50 Năm Ngậm Ngùi – (Khóa của NT Vũ Văn Lộc), có triển lãm một phần di sản của Viện Bảo Tàng QLVNCH, và lao tù, mà tác giả được mời tham dự như là Thân Hữu.
Riêng tặng NT Vũ Văn Lộc, người phối hợp tổ chức cuộc triển lãm hi hữu đầy xúc động này).
Võ Đại Tôn

Chân dung của Ô. Võ Đại Tôn qua nét vẽ của hoạ sĩ Trần Lân (Paris)

50 NĂM NGẬM NGÙI

50 năm về sau
Các Anh và tôi không còn nữa.
Cõi phù sinh tro tàn tắt lửa
Bóng tinh cầu ngơ ngác trời đêm.
Mộ phương nào còn có tiếng ru êm
Đọng trên từng ngọn cỏ ?
Lời của Mẹ đong đưa vờn theo gió
Vọng về đâu hai tiếng Nhục Vinh ?
Bước chân em, dù chung thủy – đoạn tình –
Khô ngấn lệ trên thẻ bài hoen rỉ.
50 năm ! trường chinh không toại chí
Ngọn dáo ngang tàng chưa thỏa cung mây.
Ngày hôm nay còn lại những gì đây
Trao hậu thế bao tấm lòng Trung Nghĩa.
Hàng mộ bia đất xưa thành hoang địa
Màn sương khói ngậm ngùi.
Cỏ điêu tàn màu Thương Tiếc khôn nguôi
Chiều rơi lạnh thêm mờ trang sử lạnh.
Huy chương ngời sao lấp lánh
Màu chiến thắng vinh quang.
Triển lãm giờ đây nhớ phút huy hoàng
Kèn xung trận dâng đời lên Tổ Quốc.
Hiên ngang giữa lòng Dân Tộc
Ngẩng cao đầu nối gót Cha Anh.
Nhưng đau thương đứt đoạn bước quân hành
Chung một nước lại thành dân biệt xứ.
Chốn lưu đày nơi rừng sâu núi dữ
Nuốt thay cơm bao cay đắng nhục hình.
Mang về đây từng dấu vết điêu linh
Trên thân tù cạn máu.
Lon “Guigoz”, nâng niu dường châu báu
Luộc thời gian từng lớp khói đen mờ.
Miếng nhôm mỏng mài thêm sáng nguồn mơ
Thành trâm-lược, quà yêu về tóc cũ.
Khúc tre khô bao mộng đời ấp ủ
“Điếu cày” chôn tâm sự thuở trầm luân.
Áo tù xưa hằn sâu vết gian truân
Màu xanh thẫm bạc phơ thành tang trắng.
Thân bức tử dãi dầu mưa nắng
Hận nghìn năm xuống ngựa buông cương.
Tượng đá đen thương nấm mộ ven đường
Cây súng gãy, giày “saut” bên nón sắt.
Cùng trăng sao vằng vặc
Dù sông cạn núi mòn
50 năm về sau nữa vẫn còn
Trao gửi lại tấm lòng son của Lính.
Cho mai hậu giữa cồn dâu suy thịnh
Để người sau còn nhớ đến hôm nay.
Một trang sử lưu đày
Vết chàm sâu nét mực.
Tội Ác hòa chung Bạo Lực
Dày xéo cả non sông.
Thời gian vẫn xuôi dòng
50 năm hay đến nghìn năm nữa
Hận lòng sôi núi lửa
Vẫn còn nguyên hực đỏ chẳng hề phai.
Xin trao về cho Thế Hệ Tương Lai
Để hiểu rằng : – Chúng tôi đổ máu
Suốt một đời chiến đấu
Vì Lẽ Sống : – CON NGƯỜI !.

Võ Đại Tôn
Cali, 28.3.2004.


o O o

50 YEARS OF SORROW

In 50 years’ time, You and I,
Shall no longer be around.
Our worldly ashes ‘d have burned to the ground
To some dazed stars looking down,
From the dark night sky…
Would I be somewhere six-feet under
Still hanging on asunder
To the hum of a mourning lullaby
Through the grass murmuring sigh?
Mother’s words dancing in the breeze
To where would they echo
The battles, years and years ago,
Of our Defeats and of our Victories?

Oh beloved, a further step, you’d take,
Whether for hate or for love’s sake,
Once your tears have wiped the slate
And dried on my rusted name plate.
50 years! of a long journey unfinished,
Of challenges yet to relish,
My fearless sword was broken in its swing…
Today I’m left with nothing
To pass down the generations
Of my Allegiance to the Nation.

Somewhere in a wasted no man’s land,
Forlorn graves stood in endless rows
Veiled in the misty tears of sorrow,
Among the wilting grass and the cold dry sand…
In the chilling air, the sunset
Brings the pale colour of Regret
To obscure the pages of faded History
Of starry victory medals, the colour of Glory.
We now display our glorious past
To remind us of the times, under the noble mast,
Our oath, our battle cries:
For the Nation, our life we’d sacrifice.
Steadfast we stood a band of brothers,
Proud to follow our predecessors.

But shunted by cruel destiny
Our army life ended in adversity.
Us, people of one country,
To other worlds, we had to flee.
Prison camps in jungle deep,
Were our home, a shelter to sleep.
We had to swallow bitter humiliation,
To feed ourselves through starvation.
Emptied of blood our bodies hold
The pains endured that the scars evoke.
In old milk tins more precious than gold,
Our times were boiled into black smoke.
A broken can filed into a loving comb
Carried our dreams of returning home.
A bamboo pipe nurtured wasted dreams
And shared the embellished memories.
The old prison clothes still tell the stories
Of dark blue wear faded into mourning white seams.

The battered beings that refuse to die
Burdened by enmity that keeps them alive.
The sombre statue will never forget
To watch over the graves.
The broken rifles, combat boots and helmets
Strewn over the sidewalk paves
Under the golden moonlight,
50 years more of days and nights,
Forever remains the vestige of a Soldier.
They shall remember,
Future generations and far beyond,
Till the day the world shall dawn,
This page of our History here engraved.
For a people enslaved
In a country devastated,
Where Crime and Tyranny are associated.

In one direction Time goes on
For 50 years or for eons,
The same flame keeps on burning
With the same ardour we’ll keep on fighting
To pass down generations
Our one and our only reason:
Why we would lie down our lives
All those battle-hardened lives,
For one sole worthy Cause being:
- the HUMAN BEING!

TTLan dịch
50 Năm Ngậm Ngùi của Võ Đại Tôn


http://baovecovang2012.wordpress.com/2013/11/29/tho-50-nam-ngam-ngui-vo-dai-ton/

Tổng số lượt xem trang