Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Dự luật nhân quyền chế tài giới chức VN được đề xuất ở Hạ viện Mỹ

- Lạc điệu!
Thứ sáu, 07/01/2011, 03:21 (GMT+7)
Giữa lúc quan hệ Việt Nam-Mỹ đang có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là việc nâng tầm hợp tác, đối tác nhiều mặt trong năm qua thì tại Quốc hội Mỹ, có quan chức giới thiệu dự luật về nhân quyền Việt Nam, đòi cấm một số thành viên trong Chính phủ Việt Nam vào Mỹ và quan hệ làm ăn với các công ty Mỹ. Dự luật do Hạ nghị sĩ Ed Royce của đảng Cộng hòa soạn thảo còn kêu gọi Quốc hội Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước “vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo”.
Đó là sự xuyên tạc sự thật ở Việt Nam. Bởi mới cách đây vài ngày, một cuộc khảo sát do tổ chức nghiên cứu thị trường BVA và Hiệp hội quốc tế Gallup phối hợp thực hiện trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12- 2010 cho biết, dân Việt Nam đứng đầu nhóm nước lạc quan nhất thế giới. Có đến 70% người Việt Nam được hỏi ý kiến tin tưởng vào tương lai kinh tế Việt Nam. Hồi tháng 4 năm 2010, hãng tin AP của Mỹ công bố kết quả thăm dò dư luận tại Việt Nam cho thấy người Việt Nam rất lạc quan về tương lai đất nước, 81% người được hỏi cho rằng đất nước đang đi đúng hướng.
Tác giả Ben Stocking của AP trong bài viết về Việt Nam còn so sánh kết quả này là một sự tương phản rõ nét so với những cuộc khảo sát được tiến hành gần đây ở Mỹ, khi phần lớn người dân cho rằng nước Mỹ đang đi sai đường. Tháng 7 năm ngoái, Hiệp hội kinh tế mới tại Anh công bố chỉ số hạnh phúc và xếp Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách này với 65% người dân hài lòng với cuộc sống. Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ, Việt Nam được LHQ đánh giá là một trong những nước có khả năng về đích sớm nhất trong việc thực hiện 8 mục tiêu, đặc biệt Việt Nam đã đạt thành tựu đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam vẫn còn là một quốc gia có thu nhập trung bình, vẫn còn nhiều việc phải làm, phải học hỏi ở bạn bè quốc tế. Vì vậy những điều kể trên chưa phải là thành tích để hài lòng. Nhưng có một thực tế là ở một quốc gia mà người dân tin tưởng vào tương lai của đất nước và cảm thấy hạnh phúc như thế thì chắc chắn ở quốc gia đó, các quyền cơ bản của con người đã được đảm bảo.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của riêng mình và luật pháp được xây dựng trên cơ sở những quy chuẩn đó, cũng như khái niệm về quyền con người cũng được hiểu dựa trên nền tảng này. Vì vậy, những ai muốn đánh giá chính xác về nhân quyền của một quốc gia thì không chỉ phải đến tận nơi, nhìn tận mắt mà còn phải hiểu được cội nguồn văn hóa của dân tộc ấy. Chính cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong một chuyến thăm Trung Quốc khi còn đương nhiệm đã khẳng định vấn đề nhân quyền phải được hiểu dựa trên lịch sử, văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Quan hệ Việt Nam-Mỹ đang phát triển tốt đẹp và chắc chắn sẽ còn tiếp tục vì đó là xu thế chung của kỷ nguyên hợp tác, hòa bình và cùng phát triển cũng như đó là nguyện vọng chung của nhân dân hai nước. Một vài tiếng nói lạc lõng tại Quốc hội Mỹ sẽ không thay đổi được xu thế đó. Nó giống như một âm thanh lạc điệu trong dàn nhạc giao hưởng đang biểu diễn trên sân khấu. Bản giao hưởng chắc chắn sẽ kết thúc nhưng giá như không có âm thanh lạc lõng ấy thì nó sẽ kết thúc hoàn mỹ hơn.
Việt Trung


-Dự luật nhân quyền chế tài giới chức VN được đề xuất ở Hạ viện Mỹ (VOA)-Một dự luật nhằm chế tài các giới chức Việt Nam vi phạm nhân quyền đã được đề xuất tại Hạ viện Mỹ hôm thứ Tư (ngày 5 tháng 1, 2011) trong ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội khóa 112.

Dự luật, có tên “Đạo luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam’(Vietnam Human Rights Sanctions Act) do Dân biểu Ed Royce soạn thảo, cấm không cho các giới chức chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền được vào nước Mỹ hoặc làm ăn với các công ty của Mỹ.

Hãng thông tấn Pháp trích thuật một thông cáo của vị dân biểu thuộc đảng Cộng hòa này nói rằng “Quốc hội cần phải ứng phó trước tình trạng chính phủ Việt Nam gia tăng những hành động đàn áp nhân quyền.” Ông Royce nói thêm rằng “những kẻ chà đạp tự do phải trả một cái giá”.

Dự luật này nói rằng Việt Nam là một nhà nước độc đảng do đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị và kiểm soát, và tiếp tục tước đoạt quyền thay đổi chính phủ của người dân; và “những người can đảm lên tiếng chống lại hệ thống độc tài toàn trị này thường xuyên bị đánh đập, bắt bớ, hoặc bị giam lỏng.

Dự luật này đòi hỏi Tổng thống Mỹ lập ra một danh sách các giới chức “tiếp tục vi phạm trắng trợn các quyền con người của nhân dân Việt Nam” và áp đặt những biện pháp chế tài về du hành và tài chánh đối với những người trong danh sách đó.

Bên cạnh việc đưa ra dự luật vừa kể, dân biểu Ed Royce cũng đề xuất lại một nghị quyết để hối thúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách “Các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo”, thường được gọi là danh sách CPC.

Nguồn: AFP, Ed Royce’s PR


-Chính trị: Sự thật cái gọi “giải nhân quyền Việt Nam 2010” (CAND 3-12-10) Hơn chục ngày qua, mấy đài phát thanh, báo lá cải tiếng Việt phát hành trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, nhất là ở vùng Little Saigon, bang California, đã không ngớt đưa tin ton hót, cổ xúy cho cái gọi "giải nhân quyền Việt Nam 2010", vừa được tổ chức phản động có danh xưng "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" (Vietnam Human Rights Network - viết tắt là VHRN), ở Mỹ công bố trao cho Đoàn Huy Chương và Trương Minh Đức, hôm 11/7 vừa rồi. --
- “Không được bỏ tù Chương-Hùng-Hạnh!”: ACTU, Tổng Liên Đoàn Lao Động Úc nói
[UBBV baovelaodong.com 03/12/2010] Tổng Liên Đoàn Lao Động Úc (ACTU) vừa chính thức quyết định làm 5 biện pháp cụ thể để hỗ trợ những người tranh đấu cho quyền lao động đang bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, mà gần đây nhất là Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đỗ Thị Minh Hạnh.
ACTU sẽ gởi đại diện đến thăm gia đình của Chương-Hùng-Hạnh, yêu cầu được thăm họ trong tù, mời gọi Đại Sứ Úc đi cùng, kêu gọi liên đoàn lao động ở các nước khác quan tâm, và kêu gọi mọi thành viên nghiệp đoàn ở Úc tham gia chiến dịch của tổ chức LabourStart để gởi email phản đối đến CSVN .
Nghị Quyết trên đây được thông qua trong buổi họp ngày 01/12 tại Melbourne của Ban Chấp Hành ACTU. Nghị Quyết được nộp vào bởi ông Paul Howes (Tổng Thư Ký của AWU, Australian Workers Union), được đồng bảo trợ bởi ông Tony Sheldon (TTK của TWU, Transport Workers Union), và với sự hỗ trợ của bà Ged Kearney, Chủ Tịch ACTU (Australian Council of Trade Unions).
- Đoàn Viết Hoạt - Về tiến trình và lộ trình dân chủ hóa Việt Nam x-cafevn.org -
Tự do hóa toàn diện là điều kiện cần thiết để thiết lập nền dân chủ toàn dân và chân chính. Chương trình hành động của phía dân chủ trong ngoài nước là tìm mọi cách giúp mở rộng tự do sinh hoạt cho người dân, và thu hẹp khả năng kiềm tỏa của nhà nước CS, trong hai lãnh vực văn hóa và chính trị. Tự do càng toàn dân toàn diện, dân chủ đến càng nhanh.
--Tự do tôn giáo không phải là tự do thờ phượng. (RFA)- Trong một cuộc phỏng vấn với đài Tiếng nói Việt Nam VOV, Dân biểu Eni F.H. Faleomaveaga đã phát biểu “Trong các chuyến viếng thăm đến Việt Nam, không có bất cứ nơi nào mà tôi phải chứng kiến cảnh người ta bị cấm đoán vì lý do tín ngưỡng”.
- Hội Thánh Chuồng Bò còn tồn tại được bao lâu? (RFA)- Trong thời gian gần đây, giới cầm quyền ngày càng gia tăng đàn áp Hội Thánh Mennonite Tư Gia – Hội Thánh Chuồng Bò - thuộc quận Bình Thạnh, Saìgon. Thanh Quang tìm hiểu tình cảnh của Hội Thánh này và trình bày sau đây:
- Duma Nga lên án Stalin vì vụ Katyn (BBC)

- NHÂN QUYỀN: Bắc Kinh vẫn tiếp tục chèn ép người Nội Mông (RFI)-  Ngày hôm nay, theo AFP, vợ của nhà ly khai nổi tiếng thuộc sắc tộc Mông Cổ, Hada, cho biết nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngăn cản không cho thân nhân của chồng bà vào thăm, trước ngày ông ra tù, và có các hành động áp bức những người ủng hộ ông Hada.
-Ðộc tài là tai họa lớn nhất Ngô Nhân Dụng

- Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát hậu chất vấn (PL)- Sớm cải cách cơ bản chế độ tiền lương gắn với vị trí việc làm, đồng thời tinh giản biên chế một cách hợp lý.
--
Luật này đã liệt kê hàng loạt các vi phạm nhân quyền của chính phủ Viêt Nam đối với các công dân trong nước, và đòi hỏi có biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân có liên can.
Một trong số những biện pháp được đề nghị là không cấp visa cho những cá nhân đó đến Hoa kỳ, hoặc có biện pháp chế tài, phong toả những vụ giao dịch tài chính của họ với các cơ sở tài chính, kinh doanh của Mỹ.
- Luật sư Trần Lâm nói về việc kết tội TS Cù Huy Hà Vũ (RFA)--Con tàu Giáo Dục trên bờ vực thẩm (Nguyễn Thượng Long) (e-ThongLuan)--Cả nhà LS Công Nhân bị cắt điện thoại Đàn Chim Việt-Bản tin của nhóm các nhà hoạt động dân chủ trong nước gửi tới các cơ quan truyền thông hải ngoại cho biết, luật sư Lê thị Công Nhân và tất cả những người thân trong gia đình đang sống cùng nhau đã đồng loạt bị cắt điện thoại. Cụ thể:
-Quốc hội Hoa Kỳ đệ trình dự luật trừng phạt các viên chức VN vi phạm nhân quyền (RFA)- 23.11.2010
Hôm thứ Năm tuần rồi, cả hai viện Quốc hội Hoa Kỳ đã cùng đệ trình dự luật áp dụng biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân viên chức Việt Nam có liên quan đến vấn đề vi phạm nhân quyền của công dân Việt Nam và gia đình họ.

Dự thảo Luật trừng phạt các hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ do Dân biểu gốc Việt đầu tiên, ông Cao Quang Ánh.
5 người đồng viện cùng đứng ra bảo trợ cho Luật này là: Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, Dân biểu Christopher Smith, Dân biểu Frank Wolf, Dân biểu Ed Royce, Dân biểu Loretta Sanchez.
Phiá Thượng viện, các Thượng nghị sĩ Sam Brownback, John Cornyn, và Richard Burr cũng để trình một dự luật như vậy.
Luật này đã liệt kê hàng loạt các vi phạm nhân quyền của chính phủ Viêt Nam đối với các công dân trong nước, và đòi hỏi có biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân có liên can.
Một trong số những biện pháp được đề nghị là không cấp visa cho những cá nhân đó đến Hoa kỳ, hoặc có biện pháp chế tài, phong toả những vụ giao dịch tài chính của họ với các cơ sở tài chính, kinh doanh của Mỹ.
Dân biểu Cao Quang Ánh, sẽ chính thức rời nhiệm sở vào đầu năm 2011, nhưng ông nói rằng ông sẽ ráo riết vận động để Luật này được thông qua trước kỳ nghỉ của Quốc hội vào tháng 12 này.

Tổng số lượt xem trang