Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

Ra chợ mà xem giá nó tăng...!

 Ra chợ mà xem giá nó tăng...! (Bee)-Giá cả thực sự đã làm nên một "kỳ tích" mới. Chỗ nào cũng tăng, tăng, tăng. Theo các nhà cung cấp, việc tăng giá kết hợp từ nhiều yếu tố: từ tỷ giá gia tăng, giá vàng, đô la tăng mạnh tác động làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng đến việc trữ hàng chuẩn bị Tết Tân Mão làm xu hướng này khó dừng lại.
Có khoản nợ nào Việt Nam không trả được? (VNR500)
- Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định tình trạng nợ công hiện nay nếu so với ngưỡng của các chỉ tiêu là vẫn đảm bảo an toàn, tuy nhiên về lâu dài thì phải tính toán thận trọng hơn nhiều.-Hãy để doanh nghiệp tự cơ cấu nợ hoặc phá sản VNR-Cần tuyên bố chính sách và cam kết rõ ràng, từ nay trở đi, Chính phủ sẽ không trả nợ - xử lý nợ thay, doanh nghiệp phải tự vay - tự trả. Nếu sắp tới không may có doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì phải để doanh nghiệp và chủ nợ tự cơ cấu lại hoặc để cho phá sản.Đánh giá đúng hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân TP - Phát triển nền kinh tế xanh, đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp. Đó là những ý kiến đáng lưu ý tại buổi Tọa đàm “Doanh nhân trẻ đóng góp ...- Bộ trưởng Công Thương giải trình về điện, thép, nhập siêu (Dân trí).- Tránh sức ép lạm phát (Đại biểu ND).- Ồ ạt hái cà phê non: Lại “bốc hơi” hàng trăm triệu USD (Nông nghiệp) “Không chỉ bị trộm, nhiều hộ dân còn bị cướp cà phê trắng trợn ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Ông Nguyễn Văn Nhân (ấp 4, xã Lộc Phát) bức xúc cho biết, vườn cà phê của ông và nhiều hộ dân xa khu dân cư liên tục bị nhiều nhóm thanh niên nhảy bổ vào vác từng bao cà phê rồi bỏ chạy”.- Kinh tế thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc tới mức nào? (VnEconomy).
October (giangle)
Lần đầu tiên trong lịch sử của 5-year TIPS, loại trái phiếu này có yield âm (lãi suất thực âm) khi nó được US Treasury đấu thầu ngày 25/10. Đây là biểu hiện rõ nhất của inflation expectation đã tăng cao, khi mà market hiểu rằng QE II là điều không thể tránh khỏi trong cuộc họp của Fed ngày 3/11 tới. Mặc dù Bernanke & Co. đã tìm mọi cách downplay QE II, ẩn dụ bằng một cú đánh golf không quá mạnh tay, không còn ai tin vào một tương lai vững vàng của đồng USD nữa. Chẳng thế mà hết Singapore, Malaysia bây giờ đến Nga và Brazil quay sang đồng RMB như là một phương tiện thanh toán quốc tế cho tương lai. RMB swap lines đã được những nước này bàn thảo công khai và sau ngày 3/11 có lẽ sẽ có thêm nhiều central bankers thắc mắc renminbi (RMB) và yuan (CNY) khác nhau như thế nào.
Tôi cũng từng thắc mắc điều này và được một người bạn làm ở PBoC giải thích rằng renminbi là tên riêng của đồng tiền TQ, còn yuan là "money" theo tiếng Trung. Đồng tiền của Hàn quốc là won, của Nhật là yen có lẽ có cùng gốc vì có phát âm tương tự. Nếu đồng VN cũng có cái gốc yuan/yen đó biết đâu bây giờ cũng đang chịu sức ép lên giá như đồng yuan và yen chứ không lo mất giá, đỡ cho BS Hồ Hải khỏi phải trăn trở/thắc mắc. Nói vậy không có nghĩa là các central bankers của TQ và Nhật không đau đầu khi đồng tiền của họ đã/đang/sẽ lên giá so với đa số các đồng tiền mạnh khác. Bằng chứng là BoJ đã phải hạ lãi suất một lần nữa, tiếp tục quantitative easing, và nhất là phải can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối hòng kéo đồng yen xuống dù biết điều đó là vô vọng.
Sau khi BoJ khai hỏa vào trung tuần tháng 9, "currency war" đã trở thành từ cửa miệng của giới chính trị gia lẫn kinh tế gia. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai nhóm "gia" này với đa số nhân loại là "war" luôn mang lại những cơ hội béo bở cho họ, như với bao cuộc chiến khác trong lịch sử. Giới chính trị tranh thủ "currency war" để đưa ra agenda cho mình hòng kiếm phiếu trong những kỳ bầu cử sắp tới, e.g. Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật yêu cầu DoC phải có biện pháp chống lại currency manipulation, một cách nói tế nhị cho "đánh thuế vào hàng nhập khẩu từ TQ". Trong khi đó giới kinh tế tất nhiên là ... tranh thủ kiếm tiền từ túi của các ngân hàng trung ương. Mấy tháng vừa rồi, BoJ và SNB đã lỗ hàng tỷ USD sau các cuộc intervention thât bại, không chừng BoK, BoT, RBI cũng có chung bottom line tồi tệ như vậy cho năm tài chính này. Theo "định luật bảo toàn lợi nhuận" của thị trường ngoại hối kẻ hưởng lợi là ai thì các bạn đã rõ.
Có điều tôi vẫn ngạc nhiên tại sao cả hai giới "gia" nói trên không nghĩ ra một từ gì thay thế cho chữ "war" để dân chúng đỡ tức giận. Chẳng hạn có thể gọi đó là "total/global easing", hay tuân thủ theo trường phái Keynes hơn là "global monetary expansion". Với đa số các nước mới nổi, tất nhiên không có VN trong đó, quả thật dòng vốn quốc tế lũ lượt đổ vào thị trường nội địa của họ rất phù hợp với khái niệm global easing. Có điều easing không phải lúc nào cũng tốt, Brazil, Thailand, Korea, Indonesia đều không muốn chào đó dòng vốn này. Bằng cách này hay cách khác, các quốc gia mới nổi này nói khéo với các nhà đầu tư/đầu cơ quốc tế rằng nền kinh tế của họ đã chạy quá công suất rồi, cõng thêm quí vị nữa thì chúng tôi "phát sốt" mất. Bởi vậy nếu quí vị muốn "ăn theo" thì chịu khó đóng thuế nhé, ít thì 15% như ở Thailand. Còn không, xin mời cứ đầu tư vào trái phiếu của chúng tôi (Mexico), nhưng 100 năm sau mới được lấy lại tiền.
Đấy là những nước đã thả nổi tỷ giá, còn một khi đồng nội tệ được/bị dính chặt vào đồng USD thì global easing sẽ mang đến lạm phát thông qua giá các loại nguyên/nhiên liệu nhập khẩu và các hoạt động bình ổn/can thiệp tỷ giá của ngân hàng trung ương. Global easing kéo theo local easing trong những trường hợp này buộc các ngân hàng trung ương TQ, Singapore, Ấn độ phải thắt chặt tiền tệ đột suất để đối phó với lạm phát tăng cao. Lần nâng lãi suất ngày 20/10 của PBoC còn đánh dấu việc chuyển sang dùng 25bps multiple giống phương Tây thay cho 27bps truyền thống, cột mốc lịch sử bỏ rơi tín ngưỡng 9 nút của văn hóa Trung hoa. Ngay cả ở VN, xu hướng thắt chặt tiền tệ cũng đang hình thành dù "hot money" dường như vẫn lẩn tránh cơ hội đầu tư ở một nền kinh tế vốn được cho là đầy tiềm năng này.
Cách đây vài năm, VN vẫn được cho là có tiềm năng vì sẽ là một thành tố trong công thức China+1. Từ khi các cuộc cãi vã về tỷ giá đồng RMB trở nên căng thẳng, việc TQ không sớm thì muộn cũng phải tăng domestic consumption thông qua higher wages làm cho cheap labor của VN càng hấp dẫn hơn. Rồi sau cuộc đối đầu giữa TQ và Nhật bản về rare earth, VN lại hi vọng sẽ là nguồn cung cấp loại khoán sản này cho thế giới, tiềm năng là nơi có thể chấp nhận cheap technologies dù môi trường có nguy cơ bị hủy hoại vĩnh viễn. Rồi thêm tiềm năng Cam ranh sẽ trở thành quân cảng cung cấp cheap services cho tàu ngầm các nước. Khẩu hiệu "kinh tế tri thức" mấy năm trước giờ đang được thay bằng các thể loại "tiềm năng", nhưng quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là "cheap talks".

Bộ trưởng Công thương giải trình chuyện thiếu điện(VietNamNet) - Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã được dành ít phút sáng nay để giải trình trước Quốc hội chuyện thiếu điện và "vỡ" quy hoạch thép.
Năm 2010, đặc biệt là mùa khô từ tháng 5 - 7, tình hình cung ứng điện có nhiều khó khăn, do nhiều nguyên nhân.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói: “Trước hết, chúng tôi thấy có trách nhiệm về mặt chỉ đạo, đó là, việc thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn 6 từ năm 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2015. Nếu thực hiện đúng theo quy hoạch 6, chúng ta đã không xảy ra tình trạng thiếu điện như vừa rồi. Các kịch bản về tăng trưởng phụ tải điện đã dự báo trong tổng sơ đồ cho đến ngày hôm nay vẫn thể hiện dự báo đúng đắn".
Ông Hoàng cho rằng, theo tính toán, từ năm 2006 đến 2015, bình quân mỗi năm tăng phụ tải điện khoảng 16 đến 17%.
Trên thực tế, trong các năm qua từ năm 2007 đến năm 2010 cũng tăng ở mức khoảng 15 - 16%, năm nay dự báo sẽ tăng 15,7%.
"Dự báo về nhu cầu điện là tương đối phù hợp với diễn biến nhưng thực tế việc huy động các nguồn điện vào sản xuất và cung ứng bị chậm trễ", ông Hoàng nói.
Lý do quan trọng nhất, theo Bộ trưởng Công thương là do thiếu vốn. Khủng hoảng kinh tế, thắt chặt đầu tư làm chậm trễ nhiều công trình ngành điện, ảnh hưởng dài hạn đến năm 2010 và các năm về sau.
Chính phủ có chỉ đạo Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực (EVN) và một số nhà phát điện độc lập, trong trường hợp này có Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Than - Khoáng sản, đây là 3 đơn vị chủ lực tham gia vào việc xây dựng và cung ứng điện.
Theo đó, giải pháp quyết liệt nhất và quyết định nhất là phải đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình nguồn điện theo Tổng sơ đồ 6 và sắp tới đây là Tổng sơ đồ 7. Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương và các ngành phải nhanh chóng đưa những công trình nhiệt điện mới xây dựng đã đi vào hoạt động phải hoạt động ổn định.
Thứ hai là tái cơ cấu ngành điện, trong đó có tái cơ cấu EVN.
Ông Hoàng cho hay, năm 2009, Bộ Công thương đã phối hợp với các bộ, các ngành xây dựng đề án về tái cơ cấu ngành điện. Do một số nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu nên vừa qua Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục phối hợp với các bộ, các ngành và EVN để hoàn chỉnh đề án, cuối năm 2010 trình Chính phủ.
Ngoài ra, Chính phủ đã có kế hoạch xây dựng các phương án để chủ động cung ứng điện trong bất cứ tình huống nào.
Mục tiêu là khó khăn đến mấy, trong năm 2011 - 2012 phải đảm bảo đủ điện cho các nhu cầu sản xuất thiết yếu và phục vụ đời sống nhân dân.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu rà soát lại các công trình sử dụng điện không hiệu quả hoặc lãng phí, hoặc công nghệ lạc hậu, ở đây có cả các dự án thép, một số dự án trong lĩnh vực công nghiệp để cắt giảm.
Cũng theo ông Hoàng, Chính phủ đang tiếp tục xây dựng đề án điều chỉnh giá điện theo cơ chế giá trị trường, đồng thời tích cực vận động bà con sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Đình chỉ dự án thép ngoài quy hoạch
Người đứng đầu Bộ Công thương cũng thừa nhận tình trạng một số dự án thép nằm ngoài quy hoạch, cũng như một số dự án xi măng.
Ông Hoàng giải thích, những địa phương còn nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn cũng rất mong muốn có các dự án đầu tư để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển công nghiệp. Chính vì thế, không tránh khỏi tình trạng chỗ này, chỗ kia, thời điểm này, thời điểm khác có thể có những dự án chưa nằm ở trong quy hoạch và vì thế ảnh hưởng đến quy hoạch đã định hướng.
Bộ Công thương vừa qua cũng đã tiến hành rà soát quy hoạch.
Tuy nhiên, quy hoạch ngành thép không phải là một quy hoạch mềm, nghĩa là đối với ngành thép thì phải xác định ngay từ đầu một quy hoạch cứng, các dự án chỉ nằm trong quy hoạch thì mới được phép triển khai.
Qua rà soát kiểm tra, nếu phát hiện thấy những dự án thép nằm ngoài quy hoạch và không hiệu quả, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng thì phải yêu cầu thay đổi về công nghệ, hoặc là thay thiết bị, nếu không đáp ứng được yêu cầu đó thì phải đình chỉ và thậm chí chấm dứt hoạt động.
Sắp tới chỉ tập trung vào sản xuất các dự án sản xuất phôi thép, hạn chế các dự án sản xuất thép sản phẩm. Vừa qua, cũng đã tập trung thực hiện một số dự án sản xuất phôi thép, như dự án thép ở Vũng Áng ở Hà Tĩnh, công suất khoảng hơn 1 triệu tấn/năm. Rồi đang mở rộng dự án phôi thép ở Thái Nguyên công suất từ 500.000 tấn lên 1 triệu tấn phôi/năm. Dự án sản xuất phôi thép tại Lào Cai, ở mỏ Quý Sa vào khoảng 500.000 tấn /năm.
ĐBQH Lê Như Tiến: "Bành trướng thái quá"
Do thiếu tầm nhìn nên quy hoạch ngành thép có nguy cơ bị đổ bể. Bộ Công thương đã phải soạn thảo đề án trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch ngành thép, nguyên nhân là do nhiều địa phương xé rào quy hoạch.
Trong 65 dự án sản xuất thép có tới 32 dự án được các địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư song chưa được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng hoặc thỏa thuận của Bộ Công thương, đó là hiện tượng "tiền trảm hậu tấu".
Đến nay, tổng công suất thép cả nước hơn 20 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu chỉ ở mức 11,5 triệu tấn. Ở một tỉnh miền Đông Nam Bộ có tới 18 dự án thép thì 9 dự án nằm ngoài quy hoạch, các nhà máy thép này ngang nhiên xài tới trên 60% sản lượng điện cả tỉnh.
Ngành điện hụt hơi vì ngành thép, các ngành công nghiệp khác và các khu dân cư cũng bị vạ lây do cắt điện bởi sự bành trướng thái quá của quy hoạch ngành thép.
Giải trình nhiều vấn đề "nóng" trong lĩnh vực công thương
(Chinhphu.vn) – Các vị Bộ trưởng đã giải trình trước Quốc hội trong ngày làm việc 1/11 về nhiều vấn đề được dư luận quan tâm như thiếu điện, quy hoạch thép và xi măng, nhập siêu. Thừa nhận năm 2010 là năm có nhiều khó khăn trong cung ứng điện, ...1 - 2 năm nữa, đủ điện cho nhu cầu thiết yếuVietNamNet-Thép và ximăng đang bất hợp lý trong quy hoạchVietnam Plus-Bộ trưởng Công Thương giải trình về điện, thép, nhập siêuDân Trí
Công nghệ Viễn thám Việt Nam chỉ hơn Lào, Myanmar (Bee)-"Công nghệ Viễn thám ở Việt Nam chỉ đứng trên Myanmar, Lào và Campuchia, dù công nghệ này đã có mặt ở nước ta khá lâu".

Trung Quốc sẽ tài trợ đường sắt Phnom Penh - Việt Nam (Bee)-Đây là một trong 4 phân khúc đường sắt còn thiếu của tuyến đường sắt xuyên Á từ Singapore đi Côn Minh.



Đông Nam Á qua một chuyến đi Vũ Quang Việt
Chuyến đi Lào, Thái Lan và Miến Điện (Myanmar)  suốt tháng 10 vừa qua đã cho tôi một cái nhìn qua loa về những gì đang thay đổi ở ở đây.
Rõ nhất là đồng tiền các nước trên đang lên giá so với đồng đô la Mỹ. Ở Lào, một đồng USD trước đây là 10 ngàn kip giờ chỉ còn dưới 9 ngàn. Đồng Thái cũng lên giá, trước kia có lúc đôla lên gần 40 bạt giờ chỉ còn 29 bạt (lên giá 15% so với năm 1997). Ngay cả đồng chét (viết là kyat) ở Miến Điện, giờ USD chỉ còn dưới 900 so với hơn 1000 một năm trước. Lý do là các nước này có tăng dự trữ, do xuất khẩu tăng so với nhập khẩu. Ở Thái Lan hiện nay, để đối phó với việc đồng bạt lên giá, Ngân hàng Trung ương Thái đã quyết định có biện pháp hạn chế nguồn vốn ngoại tệ nóng đầu tư vào Thái, ra lệnh hạn chế cho các tổ chức bán tài sản tài chính cho người đầu tư nước ngoài.  Đồng tiền các nước khác như Phi, Indonesia và Singapore đều thế cả. Những gì đang xảy ra ở những nước này ngược hẳn với những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Tại Việt Nam, cán cân thương mại với nước ngoài vẫn thiếu hụt rất lớn, thiếu hụt ngân sách  tiếp tục tăng mạnh, do đó cung tiền tăng, lạm phát tiếp tục tăng cao (vẫn khoảng 10% năm 2010), và tiền đồng tiếp tục mất giá. Vấn đề phát triển nằm trong tiềm năng khủng khoảng.
Có thể nói Lào là trong những nước thân thiện với Việt Nam nhất, không chỉ từ chính phủ nhưng từ cán bộ và người dân đã có quan hệ lâu đời, với rất nhiều người trong thời chiến đã được gửi sang Việt Nam học tập ngay khi còn nhỏ. Lào quyết định nâng tầm của ngành thống kê, chức Tổng cục trưởng sẽ lên ngang tầm chức thứ trưởng thứ nhất và số nhân viên có thể tăng từ 60 lên đến 1000. Họ nói học tập Việt Nam để trong tương lai có thể theo dõi phát triển từng tỉnh. Tôi góp ý là không nên để các tỉnh tự tính, vẽ hiêu, chạy đua báo cáo tăng trưởng thống kê như ở Trung Quốc và Việt Nam. Tôi được mời sang tham dự hai ngày hội nghị bàn về kế hoạch dài hạn 10 năm phát triển ngành thống kê này. Phó Thủ tướng Thứ nhất và nhiều Bộ trưởng trong đó có Bộ trưởng Kế hoạch đã ngồi suốt ngày nghe trao đổi. Buổi sáng ngày hôm sau, lúc 5:00 sáng Phó Thủ tướng cùng các Bộ trưởng cũng tham gia cuộc đi bộ hưởng ứng Ngày Thống Kê. Khoảng 15 phút cuối, ông Phó Thủ tướng kêu chạy bộ, tôi quan sát thấy nhiều người chạy được một lúc thì le lưỡi đứng thở. Buổi chiều tôi ra xem ông Thứ trưởng Kế hoạch cùng một số công chức đánh bi sắt và uống bia. Họ vẫn còn giữ tác phong thân tình của ngày chống Mỹ. Ngày hôm sau, cả một buổi sáng là buổi lễ cầu kinh Phật với một đoàn tăng lữ ê a hát kinh ngay trong hội trường Tổng cục Thống kê, kéo dài đến cả tiếng, đánh dấu sự thay đổi, và cầu may mắn. Cũng như mọi người, tôi ngồi kiểu xếp vòng dưới nền nhà, ê chân muốn chết, nhưng không ngờ cũng chịu đựng được. Không biết Lào có tuyên bố Phật giáo là quốc giáo hay không.
Ở Đông Nam Á, về mặt chính trị quốc tế thì rõ ràng là đang có chuyển biến mạnh, không chỉ là thái độ muốn thay đổi của Mỹ và chính là thái độ của các nước như Việt Nam và Miến Điện đã mở cơ hội cho Mỹ hành động nhằm có vai trò đóng góp mạnh hơn vào an ninh của khu vực, trong chính sách phòng hộ nhằm đối phó chính sách bành trướng thiếu trách nhiệm của Trung Quốc. Mỹ đã tuyên bố trở lại Châu Á và sẽ có vai trò tích cực trong việc bảo vệ lợi ích của họ ở đây. Liên tiếp các cuộc họp ở mức cao cấp nhất đã diễn ra trong năm 2010.
Cuộc họp thượng đỉnh ASEAN với sự tham dự của Nga, Mỹ, Trung Quốc và Nhật đã đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc đem vấn đề hòa bình ở Biển Đông thành nội dung của chương trình nghị sự của tổ chức khu vực này và tạo được sự quan tâm đặc biệt của Mỹ, đặt Trung Quốc vào thế không còn muốn làm gì thì làm. Như vậy về mặt ngoại giao, Việt Nam đã thành công bước đầu. Vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ nằm trong nghị trình của năm tới khi Indonesia làm chủ tịch. Ông Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Indonesia, một nước không có tranh chấp biển đảo ở Biển Đông đã tuyên bố như sau về biển Đông khi hội nghị kết thúc ở Việt Nam : “ Không nên có chỗ cho chính trị vũ lực và chính sách ngoại giao pháo hạm. Tất cả phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình… Chúng ta nhận ra rằng, hòa bình và ổn định trong khu vực là quý giá và do đó các tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình, phải được giải quyết thông qua ngoại giao và phải được giải quyết theo quy định của luật pháp quốc tế ”.  Quy tắc ứng xử ở Biển Đông đã được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết năm 2001 có thể được bàn để biến thành hiệp định, làm cơ sở luật pháp cho hành xử của các nước trong tương lai, dù không đưa đến việc giải quyết tranh chấp.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như Việt Nam tuyên bố là không tìm cách “ ngăn cản ” sự “ trỗi dậy ” của Trung Quốc. Nhưng đây chỉ là tuyên bố để không gây căng thẳng với nước lớn này chứ vấn đề “ phòng hộ ” là chính sách đương nhiên của Mỹ và hầu hết các nước ASEAN, chỉ có điều chính sách này không nhìn Trung Quốc như kẻ thù, hay địch thủ cần “ be bờ ” chống lại mà tìm cách hợp tác với Trung Quốc vì hòa bình và phát triển nhưng với yêu cầu là Trung Quốc có thái độ hành xử của một nước lớn có trách nhiệm.
Kavi Chongkittavorn, nhà bình luận Thái trên tờ Nation (2/11/2010) đánh giá là “…Việt Nam, khép lại một năm làm nước chủ tịch, và thật đáng tự hào khi nhìn lại ” và “ quang vinh đáng được ghi cho sự khôn khéo ngoại giao của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong việc thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa sau 8 năm bất động kể từ khi ký kết Tuyên bố về Hành xử ở Biển Nam Trung Hoa ”. Điều nhận xét này tôi nghĩ là không quá đáng.
Nhưng đấy mới chỉ là bề ngoài. Thành quả quan trọng nhất của ngoại giao năm 20010 không phải chỉ là những lời tuyên bố mà là việc hình thành thể chế hợp tác quân sự đã đạt được tại hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng cộng (ADMM+) gồm các nước ASEAN, Ấn Độ, Mỹ, Nga, Nam Hàn, Tân Tây Lan, Trung Quốc và Úc. Thiết chế này chỉ ra đời vào năm 2006, cách đây 4 năm và lần đầu tiên được mở rộng như thế vào năm 2010, đã lập ra năm nhóm làm việc (working groups), đó là : bảo vệ hoà bình, an ninh biển, y tế quân sự và chống khủng bố.
duyet
Nhà độc tài Than Shwe duyệt binh ở
thủ đô Naypyidaw (ảnh AFP).
Miến Điện (Myanmar) có một vị thế quan trọng vì nó là nước giáp ranh Trung Quốc, và là con đường duy nhất nối miền Nam Trung Quốc với Ấn Độ Dương. Theo tin đồn về thì Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự, từ năm 1992, hoặc các trạm trên các đảo ở biển Andaman nằm trong Ấn Độ Dương để theo dõi các hoạt động hải quân của Ấn Độ. Điều mà nhà nghiên cứu Andrew Selth ở Griffith Asia Institute sau khi xem xét tư liệu đã bác bỏ [1]. Việc Trung Quốc có quan hệ hợp tác về quân sự và các lãnh vực khác với Miến Điện là điều không thể chối cãi vì Trung Quốc là nước độc nhật có liên hệ mật thiết với Miến Điện khi nước này bị cô lập hoàn toàn kể từ 1990 khi bà Aung San Suu Kyi bị bắt giam và đảng của bà bị cấm sau khi thắng cử với 81% phiếu. Miến Điện trong hai mươi năm đã bị cô lập. Đầu tư nước ngoài trong thời gian này cộng lại chỉ khoảng 16 tỷ trong đó 10 tỷ USD là từ Thái Lan. Vai trò quan trọng của Trung Quốc được các nhà quan sát nhấn mạnh, nhưng chỉ là bán võ khí và bán hàng hóa rẻ tiền. Đầu tư của Trung Quốc không đáng kể. 40% xuất khẩu của Miến Điện (khoảng 7 tỷ USD) là vào Thái Lan, chủ yếu là bán khí đốt. So với hai mươi năm trước đây, khi có mặt lần đầu ở Miến Điện, tôi thấy thủ đô cũ Yangon không có gì thay đổi, vài ba khu cao ốc cao cấp tư nhân mới được xây bán với giá 200 ngàn USD một căn  hộ có diện tích 1500 sf (gần 140 mét vuông, chú thích của Diễn Đàn), các cơ sở nhà nước lớn đẹp vẫn đóng cửa không thể cho thuê sau khi rời tới thủ đô mới. Một tòa nhà cao có thể 15-20 tầng cho thuê làm văn phòng vẫn chưa có ai thuê. Nói chung, phát triển và đầu tư lớn nhất ở Miến vẫn là việc xây dựng thủ đô Naypyidaw, cách thủ đô cũ 5 tiếng lái xe tốc độ 100 km/giờ trên xa lộ gần như không người đi, qua những khu vực hết ruộng là đồi và bụi cây nhưng rất ít làng mạc và con người. Thủ đô mới cũng rất lạ lùng là các công sở cách xa nhau rất xa, chỉ thấy xa lộ và cây nhưng khi đi sâu mới thấy nhà. Bộ này cách bộ kia cũng rất xa. Từ khách sạn ở tới Bộ Kế hoạch làm việc cũng mất 25 phút lái xe với tốc độ 100 km/giờ. Không có gì ở cạnh khu khách sạn để có thể đi ăn mua bán dễ dàng. Có thể coi những người phải đến làm việc ở đây là đi biệt xứ.
Hầu hết viên chức nhà nước vẫn ở một mình còn gia đình ở lại Yangon, thủ đô cũ. Viên chức nhà nước do đó chỉ biết làm việc. Tiền lương thấp nhất là 80 USD một tháng. Lương cấp giám đốc, cục trưởng vào khoảng 200 USD một tháng. Tuy nhiên họ không phải trả tiền thuê nhà và tiền điện nước. Ngoài ra họ có thể được cấp đất khoảng 60 m2 với giá rẻ, xây nhà, do một công ty thầu nhà nước chỉ định, tốn tất cả khoảng 5 ngàn USD. Tôi đã có dịp đến thăm một căn nhà như thế. Người công chức ở Miến Điện do đó chỉ biết có làm việc, không thể và không được phép có việc làm thêm. Phải nói là sau 20 năm bị cô lập hầu hết công chức vẫn nói tiếng Anh khá giỏi, rất thông thạo máy tính và làm việc chuyên cần. Điều nhận xét này là dựa vào thời gian 2 tuần làm việc trực tiếp hàng ngày với khoảng 40 người trong một hội trường lớn, được chia ra thành từng nhóm liên quan đến các hoạt động kinh tế khác nhau, để đánh giá và tính toán lại toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế của Miến Điện. Họ đề nghị tôi sang làm việc lần thứ hai (sau lần giảng dạy năm ngoái) cũng là giảng dạy. Nhưng tôi đã đề nghị là các cuộc giảng bài sẽ rất vô ích nếu như không trực tiếp xử lý số liệu. Tôi cũng ngạc nhiên là cấp lãnh đạo đồng ý, và kể cả cấp vụ trưởng và giám đốc ngồi cùng vào bàn với nhân viên làm việc này. Tất cả số liệu là từ dưới báo cáo lên được cộng lại; ngoài trừ số liệu từ thu chi ngân sách có thể kiểm chứng, các số liệu khác đều đáng ngờ. Dựa vào kết quả điều tra chi tiêu hộ gia đình được Liên Hợp Quốc thực hiện từ năm ngoái, tôi đã dùng chúng để đánh giá lại các số liệu báo cáo. Khó có thể tưởng tượng được những sự khác biệt rất lớn mà chính họ cũng ngạc nhiên. Khó có tưởng tượng là chi tiêu gạo trên đầu người khi điều tra chỉ khoảng 13 kg một tháng nhưng báo cáo thì gấp ba. Tất nhiên công việc chưa hoàn thành vì còn cần kiểm chứng với các bộ, tăng trưởng kinh tế ở đây sơ bộ tính không thể quá hơn 6% (chủ yếu là do xây dựng thủ đô mới và sản xuất khí đốt) nhưng trong 5 năm nay báo cáo tăng trưởng năm nào cũng trên dưới 10%.
Có thể quan sát thấy sự chờ đợi thay đổi của nhân viên nhà nước nhưng không thấy họ tỏ ra háo hức, vì có thể nói không biết chuyện gì sẽ xảy ra và những người nắm quyền hiện nay sẽ hành động như thế nào sau cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 11 năm nay. Tuần cuối cùng tôi ở đó thì đường dây internet cả nước coi như bị cắt. Khi trở lại Yangon tôi phải đến cơ quan Liên Hợp Quốc, được đối xử như ngoại lệ, để sử dụng internet nhưng cũng rất chậm.  Chính quyền cũng ra lệnh không cho báo chí và quan sát viên các nước ngoài, kể cả tổ chức ASEAN gửi người vào theo dõi bầu cử. Chỉ có những người ở đó sẵn mới được theo dõi và cũng phải đứng xa phòng bỏ phiếu 50 mét. Theo Hiến Pháp mới thì 25% đại diện ở Quốc hội sẽ do Quân đội bổ nhiệm. Đây là Hiến Pháp học theo Indonesia thời Suharto. Các tướng lãnh hiện đang nắm quyền từ Thủ tướng đến Bộ trưởng đã từ bỏ quân đội để ra tranh cử. Chỉ ngoại trừ Tư lệnh Quân đội. Ông ta có thể được Quốc hội đề cử thành Tổng Thống. Chức Thủ tướng cũng bị bãi bỏ.
Dù gì giới ngoại giao thế giới mong muốn là các đảng phái khác Đảng do Quân đội lập ra có cơ hội tranh cử vào 75% ghế trống kia và sẽ có một tiếng nói nhất định thay vì không có tiếng nói như hiện nay. Hai mươi năm cô lập cũng không thể thay đổi được Miến Điện thì bất cứ một thay đổi nào cũng còn tốt hơn hiện nay, nhất là các nước Tây phương và Ấn Độ muốn lôi kéo Miến ra khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc. Qua quan sát sơ sài tôi thấy Miến Điện rất có tinh thần quốc gia. Không thấy có chỉ dấu lộ liễu về hoạt động của Trung Quốc. Nhìn vào thống kê cũng thấy vai trò của Trung Quốc, đầu tư của họ còn nhỏ bé, có thể nói là không đáng kể. Thái độ của người Mỹ đối với Miến Điện cũng đã có thay đổi giống như sự cố gắng tiếp cận với Việt Nam trong thời gian qua. Đó là sự vận hành của chính sách an ninh “phòng hộ.” Cũng vì thế mà Liên Hợp Quốc đã mở ra các hoạt động hợp tác với Miến Điện và vì thế mà tôi mới có dịp trở lại sau 20 năm, dưới tư cách một tư vấn độc lập.

Vũ Quang Việt

1.11.2010


[1] Ai muốn theo dõi kỹ hơn, có thể đọc bài Chinese Military Bases in Burma: The Explosion of a Myth của Andrew Selth ở đây

.

Tổng số lượt xem trang