- Nhân vật số hai trong vụ thao túng giá chứng khoán tại Việt Nam bị bắt tạm giam (RFI)
- Khai tử hãng hàng không Indochina Airlines (VOV)-
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, cơ quan này cùng với Bộ GTVT đã thống nhất sẽ thu hồi giấy phép của hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines.
-Đối thoại về việc đưa cá tra vào danh sách đỏ (Sgtt)-
- Xuất khẩu lao động khó hoàn thành chỉ tiêu (VOV)-
Tổng số lao động đưa đi từ đầu năm tới nay là 75.850 người.-Người lao động có quyền từ chối công việc nguy hiểm
(VnMedia) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh vừa ký Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 3/12/2010 ban hành những quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
(3/12/2010 22:30')
(3/12/2010 22:30')
Về phần mình, ông Hải cam kết Chính phủ sẽ làm nhiều hơn là chỉ nghe bản báo cáo do các học giả nước ngoài soạn giúp Chính phủ. Ông nói: “Báo cáo này được công bố đúng lúc chúng tôi đang gửi văn kiện Đại hội Đảng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội lấy ý kiến toàn dân, và lúc Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng cần tìm ra các giải pháp mới để phát triển hiệu quả bền vững hơn”.
Phó Thủ tướng nói tiếp: “Chúng tôi sẽ suy nghĩ về những đề xuất của nhóm nghiên cứu và sẽ giao các bộ ngành đưa tinh thần của báo cáo vào những chương trình hành động, các kế hoạch trong giai đoạn tới”.
- Vinashin Loan Woes May Drive Up Debt Costs for Vietnam's State Companies (Bloomberg 3-12-10) -- The other shoe drops!
Vietnam's Vinashin creditors to meet Tue on loan-Basis Point (Reuters 3-12-10)
Vietnam imposes price controls to tackle inflation (DPA 3-12-10)Bất ổn vĩ mô có thể khiến nhà đầu tư vào Việt Nam nản lòng Vnexpress
Doanh nghiệp ‘thấm đòn’ tỷ giá (ĐV 3-12-10)
Ít nhất 20 ngân hàng khác và nhà đầu tư tham gia đã cho Vinashin vay dưới sự bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam.
Do tình hình ngoại tệ khan hiếm, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước đang xếp hàng để mua sản phẩm từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất."Chúng tôi đang vận hành nhà máy với công suất 100%-105% mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước"
TIN LIÊN QUAN |
---|
So với thời điểm tồn kho cực đỉnh 256.000 tấn, hiện xăng dầu tại Dung Quất chỉ còn khoảng 100.000 tấn trong kho. Con số này được coi là mức tồn tối ưu của nhà máy. Tổng giám đốc Công ty Bình Sơn - đơn vị tiếp nhận khai thác và kinh doanh dự án Dung Quất - Nguyễn Hoài Giang cho biết: "Chúng tôi đang vận hành nhà máy với công suất 100%-105% mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước".
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 12/2010, tình hình cung cấp điện vẫn tiếp tục khó khăn do một số các nhà máy nhiệt điện than mới vận hành, một số tổ máy nhiệt điện khác phải ngừng sửa chữa do quá thời hạn và bị sự cố. ...
Nỗ lực đảm bảo cung cấp điện trong tháng cuối nămBáo điện tử Chính phủ
Tháng 12, tình hình cấp điện vẫn khó khănĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị kiểm điểm qua việc phòng chống bão lũĐài Á Châu Tự Do
- Đừng mượn cớ giá vàng tăng để đẩy giá rau lên (Bee)-
Hiện tượng giá vàng tăng đến 37%, USD tăng xấp xỉ 10% đã bị lợi dụng để tăng giá bất hợp lý một số mặt hàng khác trên thị trường.
- Đưa cá tra vào Sách đỏ Đài Tiếng Nói Việt Nam
Thông tin này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân nuôi cá tra và ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, thông tin Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) đưa loài cá tra vào Sách đỏ, ...
Nghề nuôi cá tra Việt Nam gặp khóTiền Phong Online
Oan ức cá tra VNThanh Niên
WWF lạc hậu về thông tinNgười Lao Động
- Đưa cá tra vào Sách đỏ Đài Tiếng Nói Việt Nam
Thông tin này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân nuôi cá tra và ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, thông tin Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) đưa loài cá tra vào Sách đỏ, ...
Nghề nuôi cá tra Việt Nam gặp khóTiền Phong Online
Oan ức cá tra VNThanh Niên
WWF lạc hậu về thông tinNgười Lao Động
Giám đốc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng đồng tiền của Việt Nam đang gặp vấn đề, do bị trượt giá. Trong khi chỉ số lạm phát ở mức cao.
Trao đổi với BBC Việt Ngữ về chủ đề doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm nhân Diễn đàn Doanh nghiệp họp tại Hà Nội hôm 2/12, Adam Sitkoff, Giám đốc phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam muốn chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn.Ông Sitkoff cũng nói đến nghị định kiểm soát giá của chính phủ và nguyên tắc thương mại bình đẳng, nhà nước không can thiệp của WTO. Sau đây là trích đoạn cuộc phỏng vấn.
Adam Sitkoff: Có hai chủ đề chúng tôi nêu ra trong cuộc họp diễn đàn doanh nghiệp ngày 2/12 tại Hà Nội. Đó là chính phủ cần để ý duy trì ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn. Đề ra chính sách hữu hiệu để kiềm chế tỷ lệ lạm phát – vốn đang khá cao. Hiện lạm phát đang ảnh hưởng đến đời sống và sức mua của người dân. Thứ hai là chúng tôi muốn thấy chính phủ nghiêm túc thúc đẩy cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Sau vụ khủng hoảng tại Vinashin, chúng tôi quan sát thấy các tập đoàn kinh tế nhà nước khác phải nhận bớt nợ và bị gán tài sản của Vinashin. Cách giải quyết các khoản nợ của Vinashin vẫn còn chưa minh bạch. “Sự khác biệt” đang cản trở kinh tế Việt Nam (Bee 03/12/2010)Nhân tố con người – năng lực và kỷ cương của bộ máy công chức là “sự khác biệt” có tác động tiêu cực của Việt Nam
- Lại đề xuất cho Vinashin vay tiền trả nợ người lao động (Bee)- 03/12/2010 16:13:07
Bộ LĐTB&XH vừa gửi công văn đề nghị Chính phủ cho tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) vay tiền với lãi suất bằng 0% để trả nợ lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Chính sách này tương tự như chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp vay để trả nợ lương cho người lao động nghỉ việc do suy giảm kinh tế theo quyết định 30 của Thủ tướng. Đây là cơ quan thứ hai đề xuất chính sách này, sau Tổng liên đoàn lao động.
Số liệu chính thức từ Vinashin cho biết, hiện tiền nợ lương người lao động của tập đoàn này là 102,6 tỉ đồng, tiền nợ bảo hiểm xã hội là 134 tỷ đồng.
(Theo SGTT)Số liệu chính thức từ Vinashin cho biết, hiện tiền nợ lương người lao động của tập đoàn này là 102,6 tỉ đồng, tiền nợ bảo hiểm xã hội là 134 tỷ đồng.
- Vinashin khất nợ, doanh nghiệp nhà nước Việt Nam khó đi vay (RFI)-
Vào ngày 20/12/2010 tới đây, tập đoàn Vinashin trên nguyên tắc phải trả một phần nợ đã đáo hạn. Thế nhưng, theo nhật báo Mỹ Wall Street Journal, hôm 29/11 vừa qua, Tổng Giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến đã chính thức viết thư cho các chủ nợ xin được hoãn thanh toán 60 triệu đầu tiên trong số 600 triệu đô la đã mượn.
- Vinashin xin gia hạn nợ (RFA)- Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin vừa đề nghị hoãn thanh toán khoản nợ 60 triệu đô la của công ty dự kiến sẽ đáo hạn vào ngày 20 tháng 12 tới đây.
- Phản đối việc ấn định giá sàn nguyên liệu và xuất khẩu cá tra (RFA)- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) vừa lên tiếng phản đối quy định về việc cơ quan có thẩm quyền quyết định giá sàn nguyên liệu và xuất khẩu cá tra.
Mining groups to join forces to explore for ore deposits in China, underscoring the improving relations between the two companies
Hàng chục nông dân nghèo ở Phú Yên sau những ngày lao động như cực hình, bị hăm doạ, đánh đập đã tìm đủ phương cách để được giải thoát về quê và kể lại câu chuyện đau lòng từ việc làm thuê của mình tại Lâm Hà (Lâm Đồng)
-Toàn văn báo cáo của Michael Porter: Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009-1010 -- File rất lớn (11 MB), các bạn trong nước có thể gặp khó khăn truy cập server này. Chỉ nên download khi thấy thật cần! ◄◄
VOA: Theo đánh giá của ông, một năm qua, nền kinh tế Việt Nam diễn tiến theo chiều hướng nào?
Ông Lê Đăng Doanh: Trong năm 2010, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà hồi phục, và mức tăng trưởng năm nay có thể vượt quá chỉ tiêu quốc hội đã đề ra là tăng trưởng 6,2%, để có thể đạt tới 6,7 hay 7%. Xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng, có thể đạt tới 20% vào khoảng 78 tỷ đôla, nhưng nhập khẩu cũng tăng, và nhập siêu vẫn tiếp tục.
Điều đáng chú ý và đáng lo ngại nhất trong kinh tế Việt Nam năm 2010, đó là, để đạt mức tăng trưởng đó, Việt Nam đã phải chấp nhận sự mất ổn định kinh tế vĩ mô đáng kể. Cụ thể là trong ba tháng cuối năm, lạm phát đã tăng lên rất là mạnh mẽ. Mức lạm phát mà quốc hội đề ra là 7% chắc chắn sẽ không đạt được, mà nhiều khả năng sẽ vượt lên hai con số, tức là vào khoảng từ 10 đến 11%. Bội chi ngân sách vẫn tiếp tục, và nhập siêu cũng như cán cân thanh toán tài khoản vãng lai quốc tế vẫn bị thâm hụt. Đặc biệt, nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng lên rất nhanh chóng trong ba năm gần đây.
Vậy nên, kết thúc năm 2010, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì họ đã phải đối mặt với lãi suất rất cao, khan hiếm ngoại tệ, và khan hiếm cả tín dụng ở trong nước. Trong khi đó, tỷ giá và giá vàng có những biến động rất lớn. Vì vậy cho nên, kết thúc năm 2010, thì bên cạnh thành tựu về tăng trưởng, Việt Nam cũng cần phải nghiêm túc nhìn vào các tồn tại cũng như thách thức đã xuất hiện để tìm cách giải quyết một cách căn cơ trong những năm sau.
VOA: Trong bối cảnh mất ổn định kinh tế vĩ mô như vậy, thưa ông, người dân bị ảnh hưởng ra sao?
Ông Lê Đăng Doanh: Đời sống của người lao động rất là khó khăn, nhất là những người làm công ăn lương, vì mức lương không tăng lên tương xứng. Tôi đã gặp những người lao động thu nhập thấp. Hiện nay họ chuyển từ một ngày ăn ba bữa thành ăn hai bữa thôi. Họ chỉ ăn bữa sáng và bữa tối ở nhà. Còn bữa trưa khi họ đi làm, thì thường bây giờ họ nhịn. Họ không ăn gì thêm.
Đặc biệt là những em sinh viên nghèo ở nông thôn mà đang học đại học ở các thành phố, khi gặp tôi, thì đã trình bày rằng các em rất là khó khăn. Và tôi nghĩ rằng tình hình khó khăn đó rất đúng đối với người nào mà bị mắc bệnh, phải đi chữa trị.
Cho nên, khó khăn đó không chỉ xuất hiện ở các đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung, mà những người thu nhập thấp ở các nơi khác cũng chịu các khó khăn lớn hơn hẳn. Tôi e rằng từ nay cho tới Tết, tình hình giá cả sẽ còn biến động phức tạp.
VOA: Nhiều người dân lo ngại tình trạng tiền đồng không ổn định, lạm phát tăng và giá cả leo thang sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống của họ trong năm tới. Liệu họ có quá lo lắng không, thưa Tiến sĩ?
Ông Lê Đăng Doanh: Chính phủ đã cam kết không điều chỉnh tỉ giá, không tăng giá điện, không tăng giá xăng cho đến Tết nguyên đán, tức là cho đến sau Đại hội thứ 11, Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng sau đó thì là cái gì, và có lẽ sẽ phải tăng. Giá dầu tăng lên và hiện nay Việt Nam phải giảm mức thuế nhập khẩu xăng dầu để giảm lỗ cho các công ty nhập khẩu xăng, bởi vì giá dầu thế giới đã lên tới 86 đôla một thùng trong những ngày gần đây. Trong khi đó, giá điện cũng phải tăng để ngành điện có thu nhập để có thể đầu tư.
Rồi thì tỷ giá cũng phải điều chỉnh bởi vì tỷ giá trên thị trường tự do đã lên tới 21.500 đồng một đôla, trong khi đó tỷ giá của ngân hàng vẫn chỉ có là 19 ngàn, và mức chênh lệch đã lên tới 2 ngàn đồng. Đó là một sự chênh lệch quá cao đối với một nền kinh tế thị trường.
Và tôi nhìn thấy năm 2011 sẽ là một năm nhiều khó khăn và nhiều diễn biến phức tạp, chứ không phải là một năm tăng trưởng dễ dàng.
VOA: Một vụ việc liên quan tới kinh tế tốn nhiều giấy mực của báo giới trong năm đó là Vinashin. Bản thân ông có hài lòng với cách xử lý của chính phủ trong vụ việc gây tranh cãi này?
Ông Lê Đăng Doanh: Về vụ Vinashin, chính phủ có những nỗ lực, nhưng rõ ràng, tôi cũng như người dân thì không thể hài lòng. Trong một thời gian rất là ngắn, lãnh đạo Vinashin đã phải thay đổi nhiều lần, còn những người được bổ nhiệm lần đầu tiên sau đó đã bị bắt.
Hiện nay họ đã đưa ra một đề xuất tái cơ cấu và sẽ hồi phục lại Vinashin theo cách là chính phủ sẽ hoãn trả nợ cho các khoản ngân hàng thương mại cho Vinashin vay. Như vậy, tức là phần lãi suất thì chắc là ngân sách sẽ phải bù cho các ngân hàng thương mại. Thứ hai nữa là miễn giảm thuế cho Vinashin trong ba năm tới, như vậy tức là phần thuế thu vào ngân sách sẽ bị giảm.
Thêm nữa, hiện nay Vinashin vẫn chưa trả được khoản nợ 60 triệu đôla và đáo hạn tháng 12. Những lời hứa và các dự báo lạc quan rằng Vinashin sẽ có thể có lãi và trả nợ trong ba năm tới thì tới nay, chưa có gì để chứng minh được. Cá nhân tôi thấy làm lo ngại và cách điều hành, giải quyết vấn đề Vinashin hiện nay vẫn thiếu công khai, minh bạch, và trách nhiệm giải trình vẫn chưa rõ ràng.
VOA: Thưa ông, có ý kiến cho rằng cách tiếp cận của nhà nước đối với một số chính sách kinh tế, tiền tệ đã gây ra các vấn đề về tín nhiệm và lòng tin. Ông có đồng ý với quan điểm này không, thưa tiến sĩ?
Ông Lê Đăng Doanh: Rất tiếc là trong năm qua, đã hơn một lần, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tuyên bố sẽ không điều chỉnh tỷ giá thì sau đó 24 tiếng đồng hồ lại điều chỉnh. Vì vậy cho nên, lòng tin của người dân đã bị giảm sút nhiều.
Tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh. Có thể nói trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay có ba đồng tiền đang lưu hành một là Việt Nam đồng để cho mua bán, trang trải những cái bình thường. Hai là đồng đôla để mua bán những thứ có giá trị cao hơn, thí dụ như ô tô hay nhà đất. Rồi đến vàng, vừa để dự trữ và vừa là để trao đổi. Vì vậy cho nên, chính sách tiền tệ và tác động qua lãi suất, và tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam chịu những giới hạn rất là đáng kể.
Bất ổn vĩ mô có thể khiến nhà đầu tư vào Việt Nam nản lòng (VnEx 2-12-10) -- Nhà đầu tư lo lắng hệ thống tiền tệ của Việt Nam (VNN 2-12-10) -- Vietnam Policy Credibility Hurt by Prices, Amcham Says (Bloomberg 2-12-10)
Thống đốc Ngân hàng: 'Lãi suất tăng là điều khó tránh' (VnEx 2-12-10) - Ông Giàu nói vậy, còn ý của ông Thuý, ông Kiếm, ông Hùng, ông Ninh... thì sao? Mấy ông nói càng nhiều thì các nhà đầu tư sẽ tin tưởng hơn vào ổn định vĩ mô!
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Xử lý nghiêm sai phạm để lập lại kỷ cương (SGGP 2-12-10) -- "Lập lại"? Ông nhìn nhận là kỷ cương đã mất rồi?
Vinashin: Vinashin Seeks Loan Payment Freeze (WSJ 2-12-10)
Vietnam price controls 'a WTO violation' (AFP 2-12-10)
Vietnam Forex Market ‘Improves’ on More Remittances (Bloomberg 2-12-10)
Vietnam’s entrepreneurs shrug off gloom (FT 2-12-10)
Phải tự mình thiết kế chiến lược (TBKTSG 27-11-10) -- Nguyễn Vạn Phú p/v Michael Porter
Theo Tập đoàn Điện lực VN (EVN), qua thực hiện mười tháng và báo cáo của các đơn vị, giá bán điện bình quân dự kiến cả năm 2010 của tập đoàn này ước đạt 1.060,5 đồng/kWh.
- Petrolimex Sài Gòn sẵn sàng bồi thường (TT)-
- Trung Quốc ồ ạt nhập vàng VnEconomy -
- Vụ Bán đứng người lao động: Thu giấy phép các cơ sở môi giới vi phạmThanh Niên
Hôm 2.12, tại UBND xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, khi người thanh niên tên Nghĩa buộc nhóm 10 lao động trả 4,5 triệu đồng mới cho về nhà, công an huyện đã tạm giữ Nghĩa để làm rõ. Bước đầu, đối tượng khai tên Võ Trọng Nghĩa, thường trú thôn ...
Nóng chuyện lừa lao động hái cà phêSài gòn Giải Phóng
Vụ “Bán đứng người lao động”: Nạn nhân cầu cứu giải thoátThanh Niên
Lao động hái cà phê bị đòi tiền chuộcTiền Phong Online
-Đường về của những cô gái bán thân (TNO) -
Hai cô gái vừa thoát khỏi một nhà chứa trên đảo Borneo vui mừng cảm ơn Văn phòng Báo Thanh Niên tại Singapore. Đó là số ít may mắn. Còn các cô khác bị trục xuất như tội phạm. Có cô “trở về” bằng một nắm tro.
-Hy Lạp, cửa ngõ chính vào châu Âu của dân nhập cư trái phép (RFI)- Đa số dân nhập cư trái phép vào châu Âu chọn Hy Lạp làm nơi " quá cảnh". Họ không đi theo đường nối Tây Ban Nha và Ý, mà đi từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến ranh giới Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp. Le Figaro phản ảnh hiện tượng này qua bài viết « Hy Lạp, lối vào của người nhập cư bất hợp pháp ».
- Việt Nam đánh thuế 10% trên vàng xuất khẩu (RFI)- Bộ Tài chánh Việt Nam vừa ban hành một thông tư quy định là kể từ đầu năm tới, vàng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế 10%. Quyết định này được ban hành sau khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giới lãnh đạo ngành tài chánh phải có biện pháp cụ thể nhằm ổn định thị trường vàng và ngoại tệ.
- Ai là người có tiền mua vàng? (Bee)-Hay nói cách khác, người dân không tin tưởng nền kinh tế, không tin tưởng giá trị của đồng bạc phát triển ổn định. “Trên đất nước này, ai là người có số lượng tiền lớn nhàn rỗi để mua vàng? Không phải là chị bán hàng rong, không phải là người nông dân với 70% dân số, không phải là công nhân viêc chức nhà nước nhỏ, không phải là doanh nghiệp (DN) vì họ còn đang thiếu vốn” -Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đã trao đổi như vậy với phóng viên.Vậy thì, ở Việt Nam, ai là người mua vàng?
Nói tóm lại, người dân đi mua vàng là tìm nơi trú ẩn để bảo vệ tài sản. Hay nói cách khác, người dân không tin tưởng nền kinh tế, không tin tưởng giá trị của đồng bạc phát triển ổn định.
Như ông vừa nói, người dân mất tin tưởng vào đồng nội tệ. Ông có thể nói rõ nguyên nhân?
Tại vì nền kinh tế còn yếu, quản lý kém, không thúc đẩy được kinh tế phát triển; tại vì tham nhũng, rò rỉ đầu tư công... nên người dân mất tin tưởng.
Như ông vừa nói, người dân mất tin tưởng vào đồng nội tệ. Ông có thể nói rõ nguyên nhân?
Tại vì nền kinh tế còn yếu, quản lý kém, không thúc đẩy được kinh tế phát triển; tại vì tham nhũng, rò rỉ đầu tư công... nên người dân mất tin tưởng.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành |
Vậy thì vấn đề đặt ra là ở Việt Nam, ai là người mua vàng?
Trên đất nước này, ai là người có số lượng tiền lớn nhàn rỗi để mua vàng? Không phải là chị bán hàng rong, không phải là người nông dân với 70% dân số, không phải là công nhân viêc chức nhà nước nhỏ, không phải là doanh nghiệp vì doanh nghiệp còn đang thiếu vốn. Chỉ có những người có quyền lớn thì mới có chuyện làm sao để phát huy quyền của mình thành cái lợi lớn hơn. Thì nói chung lại, người nào trong xã hội Việt Nam mình nhiều tiền nhàn rỗi? phần lớn nó từ trong việc rò rỉ tham nhũng.
Công khai minh bạch thu nhập là điều chúng ta thường bàn đến mà chưa làm dược. Vậy phải chăng tình trạng trên cũng một phần do ta chưa công khai thu nhập? Nếu tất cả viên chức đều phải khai báo thu nhập như các doanh nghiệp. Anh có bao nhiêu tài sản anh phải khai báo, chứng minh thu nhập thì tình hình sẽ khác. Hiện nay, có những viên chức nhà nước thu nhập khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng. Nhưng tài sản có hàng trăm tỷ, có nhà này nhà kia, ô tô này, ô tô khác... Nếu minh bạch về vấn đề khai báo tài sản, chúng ta sẽ thấy những người có tài sản lớn là ai? từ đâu mà có?
Trên đất nước này, ai là người có số lượng tiền lớn nhàn rỗi để mua vàng? Không phải là chị bán hàng rong, không phải là người nông dân với 70% dân số, không phải là công nhân viêc chức nhà nước nhỏ, không phải là doanh nghiệp vì doanh nghiệp còn đang thiếu vốn. Chỉ có những người có quyền lớn thì mới có chuyện làm sao để phát huy quyền của mình thành cái lợi lớn hơn. Thì nói chung lại, người nào trong xã hội Việt Nam mình nhiều tiền nhàn rỗi? phần lớn nó từ trong việc rò rỉ tham nhũng.
Công khai minh bạch thu nhập là điều chúng ta thường bàn đến mà chưa làm dược. Vậy phải chăng tình trạng trên cũng một phần do ta chưa công khai thu nhập? Nếu tất cả viên chức đều phải khai báo thu nhập như các doanh nghiệp. Anh có bao nhiêu tài sản anh phải khai báo, chứng minh thu nhập thì tình hình sẽ khác. Hiện nay, có những viên chức nhà nước thu nhập khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng. Nhưng tài sản có hàng trăm tỷ, có nhà này nhà kia, ô tô này, ô tô khác... Nếu minh bạch về vấn đề khai báo tài sản, chúng ta sẽ thấy những người có tài sản lớn là ai? từ đâu mà có?
(Theo Tamnhin.net)
Nhà kinh tế John Maynard Keynes có lần nhận xét: “Những người tự nhận là thực tế, tự hào rằng họ không bị ảnh hưởng bởi một ai, thông thường vẫn là nô lệ của một nhà tư tưởng nào đó đã chết.”
Nhận xét này của Keynes đặc biệt là đúng trong lãnh vực kinh tế với các chính sách mà các người chịu trách nhiệm đưa ra phần lớn là xuất phát từ những quan điểm của những nhà kinh tế còn sống hay đã chết. Trong những năm 2007, 2008, 2009 chính Keynes cùng với ba nhà kinh tế quá cố khác Hyman Minsky, Walter Bagehot và Milton Friedman đã ảnh hưởng đến chính sách của các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới.
Nhưng nay chúng ta đã bước vào giai đoạn “phục hồi” và năm 2010 trở thành một năm khác hẳn với các năm trước. Thành ra những nhà kinh tế mà tư tưởng hướng dẫn các chính sách cũng khác. Trong lúc những người như Keynes - kể cả Milton Friedman - là những người lạc quan, tin tưởng vào khả năng của một chính quyền dân chủ làm được những chuyện có ích cho xã hội, thì những nhà tư tưởng chủ đạo hiện nay lại là những người bi quan, tin rằng thị trường đưa ra những trừng phạt mà chúng ta phải chịu và những điều xảy ra căn bản là do chính bản chất của con người có những khuyết điểm mà ra, không thể làm gì để cưỡng lại. Nói tóm lại năm nay, những tư tưởng của các nhà kinh tế thuộc trường phái Áo quốc, Friedrich von Hayek và Joseph Schumpeter, của Bộ Trưởng Tài Chánh Andrew Mellon của Tổng Thống Herbert Hoover và quan trọng nhất, của triết gia Friedrich Nietzsche đã ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ cánh hữu của Anh cũng như của những nhà chính trị Cộng Hòa tại Mỹ.
“Cả phòng im lặng không một tiếng động. Richard Kahn phá sự im lặng đó và lên tiếng hỏi 'Có phải anh muốn nói nếu ngày mai tôi ra phố và mua một cái áo mới, tôi sẽ làm thất nghiệp tăng thêm?' 'Ðúng' người đứng ở trên bảng Friedrich von Hayek trả lời 'nhưng phải mất nhiều thì giờ chứng minh bằng toán học mới giải thích được hết.'”
Ðó là lời thuật lại của sử gia Robert Skidelski về chuyến đi của von Hayek đến trường Ðại Học Cambridge, pháo đài của trường phái kinh tế Keynes năm 1930. Mục tiêu của chuyến đi của Hayek là thuyết phục họ rằng khủng hoảng kinh tế là một chuyện cần phải chịu đựng chứ đừng tìm cách chống hay làm giảm nhẹ đi. Trong tư tưởng của ông, khủng hoảng kinh tế là cái nghiệp mà xã hội phải trả cho những tội lỗi trong quá khứ chống lại ông thần của thị trường. Mọi cố gắng để cắt ngắn tình trạng khủng hoảng hay làm dịu bớt nó chỉ tạo ra một cải thiện nhất thời với hậu quả là một cuộc khủng hoảng còn gay gắt hơn, sâu đậm hơn trong tương lai.
Người đồng hương với Hayek, Joseph Schumpeter còn hăng say hơn. Khi cuộc đại khủng hoảng xảy ra, ông tuyên bố với học trò của ông tại trường Ðại Học Harvard rằng “Khủng hoảng là lành mạnh! Nó cũng giống như một gáo nước lạnh!” theo Schumpeter, nếu không có khủng hoảng thì ta phải phát minh ra nó vì nó là “hơi thở của cơ cấu kinh tế.” Ðồng ý với Schumpeter là Bộ Trưởng Tài Chánh Andrew Mellon của Tổng Thống Herbert Hoover. Trong hồi ký của ông, Tổng Thống Hoover đã chỉ trích một cách cay đắng Mellon mà ông gọi là “chủ trương mặc kệ nó.” Hoover kể lại Mellon nói với ông rằng: “Nó sẽ tẩy sạch những cái dơ bẩn ra khỏi hệ thống. Giá sinh hoạt sẽ đi xuống cùng với cách sống xa hoa. Người ta sẽ làm việc chăm chỉ hơn, sống một cuộc sống đạo đức hơn. Các giá trị sẽ được tự điều chỉnh và những người có khả năng sẽ xây dựng lại từ những điêu tàn mà những người kém khả năng để lại.” Hoover chống lại chính sách của Mellon, nhưng ông không làm gì được. Ông chỉ là tổng thống còn Mellon là bộ trưởng Tài Chánh.
Dư âm của Mellon có thể được thấy qua lời tuyên bố tuần này của ông George Osborne, bộ trưởng Tài Chánh Anh Quốc. Osborne tuyên bố một cách tự hào rằng lãi suất thấp kỷ lục tại Anh hiện nay là một dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải là yếu kém, “ngân sách khẩn cấp đưa ra tháng 6 vừa qua là lúc mà niềm tin về chính sách tài chánh của chính phủ được hồi phục. Lãi suất của chúng ta trên thị trường đã xuống thấp tới mức kỷ lục.” Những lời tuyên bố này chắc chắn không phải là theo Keynes, ngay cả Friedman cũng không được, mà quả thật là theo đúng tinh thần Mellon thuần túy.
Ngay chính Friedman, có một thời là thần tượng của những người bảo thủ cũng lên án Hayek, Schumpeter và Mellon coi như là chủ trương một chính sách kinh tế “cứng rắn và què cụt.” Và không có một chuyện gì xảy ra trong suốt 60 năm qua kể từ khi cuộc đại khủng hoảng để cho thấy lý luận của Hayek, Schumpeter và Mellon là đúng. Thành ra sự chiến thắng của những tư tưởng của họ đối với những người cánh hữu là một chuyện đáng ngạc nhiên.
Có lẽ để có thể hiểu được chuyện này ta cần phải đi ra ngoài kinh tế mà sang lãnh vực triết học với Friedrich Nietzche và những giải thích của ông về ảnh hưởng của lòng ghen tị. Nietzche nói đến những người bị thua - hay đúng hơn, những người nghĩ rằng họ là những người bị thua - và thấy họ có những hành động đi ngược với quyền lợi của họ. Ta hãy lưu ý đến chuyện đó khi xét đến trường hợp sau: tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ tiếp tục ở mức cao; trợ giúp của chính phủ Liên Bang có thể giúp cho các tiểu bang tiếp tục giữ được mức công ăn việc làm như cũ; và những người công chức này có thể có tiền tiêu xài giúp tăng số công việc trong khu vực tư. Nhưng các cử tri không chịu chuyện đó. “Không,” họ nói: “Chúng tôi mất công ăn việc làm. Thật là công bằng nếu những anh công chức cũng phải mất việc như chúng tôi” dù rằng cắt giảm công việc trong khu vực công dẫn tới việc cắt giảm thêm công việc trong khu vực tư nữa.
Ðó là cái lô gích dẫn tới một loạt các biện pháp khắc khổ tại Anh và các nước Châu Âu, nay vượt đại dương sang Mỹ. Khi đi học tại đại học, tôi thường nghe những người bạn Mỹ tự khoe về những khác biệt giữa Mỹ và Châu Âu là: “Khi một người Âu Châu thấy một người khác đi xe hơi thì nghĩ đến một ngày có thể kéo hắn xuống đi bộ như mọi người, trong khi một người Mỹ khi thấy một người Mỹ khác đi xe hơi thì mơ đến ngày mình cũng có xe đi như họ.” Ðáng buồn thay cái tinh thần đó nay có vẻ đã không còn nữa.
GDP Việt Nam có thể đạt mức 6,7% trong năm 2010cand.com- Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Ngân hàng Trung Ương ổn định hối đoái (RFI)- Nan giải bài toán lãi suất (VnEconomy)-
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) gửi đi thông điệp giữ nguyên mặt bằng lãi suất huy động 12%/năm
- Japan’s Orix joins push to tap Vietnam (Financial Times)-Financial services group, takes 25 per cent stake in Indochina Capital, the latest in a spate of investments in Vietnam by Japanese companies looking for growth
- Vietnam’s entrepreneurs shrug off gloom (Financial Times)-
Although inflation has hit 11% and there is a policy paralysis gripping the government, the country’s strong economic growth is giving businessmen the confidence to keep investing
- Nhập gia không tùy tục (TN 1-12-10)) - Giáo sư Michael Porter: Mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã gần đến giới hạn (SGTT) “Nếu Việt Nam không vượt qua được cách thức tăng trưởng hiện nay, quốc gia sẽ bị tắc ở mức thu nhập trung bình thấp và phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước có thu nhập thấp hơn đang trỗi dậy”.
- Lời tri ân hạt gạo (TVN) Nhiều lập luận cứ xoay quanh chiếc phao nông nghiệp cho nền kinh tế bơi qua khủng hoảng. Con có một lối đi về với mẹ ngay trong ý nghĩ, trên chiếc ghế ngồi của hội thảo. Con thấy mẹ áo đẫm mồ hôi, lưng phơi giữa cái nắng gắt gay của mùa gặt để thu hoạch lúa. Lúa ấy được chuyển về đâu?
Khủng hoảng kinh tế: The Economy: Why They Failed (New York Review of Books 9-12-2010) -- John Cassidy điểm một số sách gần đây về lý do kinh tế Mỹ khủng hoảng
-- Phe bảo thủ đang trở lại?: Economic Policy? More Listen to Conservatives (NYT 30-11-10)
Khủng hoảng kinh tế: We Can't Say They Didn't Warn Us (FP 12, 2010) -- Ai đã tiên đoán được cuộc khủng hoảng vừa qua?
- Trung Quốc thu gom tài nguyên toàn cầu: Cảnh báo từ Ngân hàng Thế giới (Thanh Niên)
- Gần 5.000 phụ nữ Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài (VOA)-
Gần 5.000 phụ nữ Việt Nam bị lừa bán trong gần 2.000 vụ buôn người trong 5 năm qua. Bản tin hôm thứ Tư của hãng thông tấn Đức trích lời các giới chức Việt Nam nói rằng họ đã phát giác 4,793 nạn nhân của nạn buôn người trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010.
-Giá điện, than, nước sạch... có thể theo cơ chế thị trường từ 2011 VnEconomy -
Đề án điều hành giá theo cơ chế thị trường đang được Bộ Tài chính gấp rút hoàn tất
- VÀNG LÊN, VÀNG XUỐNG THẤY GÌ? BS Hồ Hải
- Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Ngân hàng Trung Ương ổn định hối đoái (RFI)- Trang thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam ngày 30/11/2010 đã đăng chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam « phải có giải pháp mạnh, hiệu quả để bảo đảm kiểm soát, ổn định giá ngoại tệ, giá vàng và lãi suất ». Thủ tướng Việt Nam còn chỉ thị cho Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các chính quyền cấp tỉnh « kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ kinh doanh trái phép luật vàng, ngoại tệ làm lũng đoạn thị trường ».
- Chính phủ có đáp ứng kỳ vọng của dân? (RFA blog) Theo tôi nếu vị bộ trưởng nào thấy khó khăn thì nên từ chức để cho người khác làm, như thế mới sòng phẳng, chứ cứ nhận lỗi, nhận lỗi thì quá nhẹ. Bà Nguyễn Nguyên Bình phát biểu
Vietnam’s Policy Credibility ‘Low’ as Prices Rise, JPMorgan Says (Bloomberg 29-11-10) -- "Giá cả lên cao, tính khả tín của chính sách của Việt Nam xuống thấp"
-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hải Phòng cần phát triển nhanh công nghiệp đóng tàu (PLTP 30-11-10) -- Báo PLTP nên xin lỗi Thủ Tướng ngay! Ai đời nào lại nhầm lẫn câu đùa cợt ba hoa của một danh hài về chiều như Ba Phi với huấn dụ của một Thủ tướng?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp giáo sư Michael E. Porter (QĐND 30-10-10) -- Hôm nay Thủ tướng gặp trí thức! (Vậy là đủ quota cho năm 2010 rồi đấy nhé!)
Quốc hội và Thủ tướng (BBC 29-11-10) -- P/v Vũ Khiêu và Trần Lâm. (Số của NTD là rất lớn! Trong khi chàng bị chất vấn ở QH thì THD hôn mê trong bệnh viện!)
-Doanh nghiệp quốc doanh VN không đối mặt với các vấn đề như Vinashin (VOA)-Các doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam đóng góp khoảng 40% vào tổng sản phẩm quốc nội, GDP, của Việt Nam và theo nhận định của tập đoàn đánh giá tài chính Moody thì chưa đầy một nửa trong số họ có tình hình tài chính lành mạnh.
Một trong số các doanh nghiệp quốc doanh này là Tập đoàn Đóng tàu Việt Nam, gọi tắt là Vinashin, có số nợ lên tới 86 ngàn tỷ đồng tính tới tháng 6 năm nay. ......
Tuy nhiên, ông Konishi nhận định rằng các khoản nợ xấu liên quan đến Vinashin có phần chắc sẽ không tạo nên những vấn đề lớn hơn đối với ngành ngân hàng của Việt Nam.
Cũng theo ông Konishi thì việc chính phủ giúp Vinashin thoát khỏi bờ vực phá sản không phải là điều đáng quan ngại nếu xét đến tầm quan trọng của ngành đóng tàu Việt Nam. Oâng cho rằng ít nhất trong 10 đến 15 năm tới, ngành đóng tàu có thể là một ngành công nghiệp chính của Việt Nam. Nguồn: Bloomberg, Reuters
Một trong số các doanh nghiệp quốc doanh này là Tập đoàn Đóng tàu Việt Nam, gọi tắt là Vinashin, có số nợ lên tới 86 ngàn tỷ đồng tính tới tháng 6 năm nay. ......
Tuy nhiên, ông Konishi nhận định rằng các khoản nợ xấu liên quan đến Vinashin có phần chắc sẽ không tạo nên những vấn đề lớn hơn đối với ngành ngân hàng của Việt Nam.
Cũng theo ông Konishi thì việc chính phủ giúp Vinashin thoát khỏi bờ vực phá sản không phải là điều đáng quan ngại nếu xét đến tầm quan trọng của ngành đóng tàu Việt Nam. Oâng cho rằng ít nhất trong 10 đến 15 năm tới, ngành đóng tàu có thể là một ngành công nghiệp chính của Việt Nam. Nguồn: Bloomberg, Reuters
- “Chúng tôi sẽ không sa đà vào câu chuyện Vinashin” VnEconomy -
- Việt Nam ngày càng có vị trí ngang bằng với các đối tác phát triển (VOV)- Theo đánh giá của Giám đốc WB tại Việt Nam, dù đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế-xã hội nhưng Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: tỷ lệ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn cao…
- JPMorgan: Giá tăng, độ tin cậy của chính sách Việt Nam xuống thấp (DVT) Sự thiếu độc lập và độ tin cậy cũng như khuôn khổ chính sách tiền tệ “mơ hồ” của ngân hàng nhà nước Việt Nam đã khiến cho lạm phát tăng nhanh hơn.
- Việt Nam phải giải quyết các mất cân đối kinh tế vĩ mô (Tầm Nhìn) Một trong ba nhóm vấn đề quan trọng nhất Việt Nam phải giải quyết là các mất cân đối kinh tế vĩ mô (mất cân đối về cán cân thương mại và tài khoản vãng lai, mất cân đối tiết kiệm-đầu tư, lạm phát và tỷ giá hối đoái). - Mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang mất dần động lực (VEF) “Mặc dù được coi là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Việt Nam đang nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu một cách có hệ thống”
- Chính sách tiền tệ của Việt Nam bị chỉ trích thiếu minh bạch (RFI)- Theo hãng tin Bloomberg News, hôm 29/11/2010, một nhà kinh tế ở Singapore, làm việc cho JP Morgan Chase, Matt Hindebrandt, đã đưa ra bình luận về chính sách tiền tệ của Việt Nam. Theo nhà kinh tế này, tình trạng thiếu sự độc lập và độ tin cậy của Ngân hàng Trung ương Việt Nam, cũng như khuôn khổ chính sách tiền tệ quá mơ hồ, đã khiến cho lạm phát gia tăng ở nước này.- Lạm phát năm 2010 sẽ xấp xỉ 11%? (Toquoc)-Tổ điều hành thị trường trong nước thừa nhận việc giữ chỉ số CPI dưới 2 con số là rất khó khăn
- Nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn? (Chúng Ta)
- Lãi suất huy động cao, người vay vốn chịu hậu quả (Sgtt)-
- ADB thông qua hai khoản vay trị giá 135 triệu USD cho Việt Nam VnEconomy
Ngày 29/11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê chuẩn một khoản vay tương đương 60 triệu USD cho Việt Nam. Khoản vốn này có mục tiêu hướng tới sự phát triển của lĩnh vực tài chính phi ngân hàng, bao gồm cả các thị trường trái phiếu và cổ phiếu, ...
Thêm 95 triệu USD nâng cấp hệ thống đường bộ của Việt Nam và LàoHà Nội Mới
ADB cho Việt Nam vay 60 triệu USD cải cách lĩnh vực tài chínhSài gòn Giải Phóng
ADB hỗ trợ Lào và Việt Nam nâng cấp mạng lưới giao thôngBáo điện tử Chính phủ
- Phía sau trạng thái “đóng băng” đấu thầu trái phiếu VnEconomy -
Kế hoạch khoảng 16 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ hai tháng cuối năm có nguy cơ phá sản khi hoạt động đấu thầu “đóng băng”
- Đâu là nguyên nhân sự cố thương hiệu Sabeco? (Sgtt)-- SABECO đề nghị đối tác đổi tên (VEF)
- Tổn thất điện năng 10,48%, EVN vỡ kế hoạch (SGTT) cột điện thích trồng chổ nào cũng được còn người dân thấy có dây điện tự nhiên ngang nhà mình thì móc vào sài chơi..
- Hóa đơn tự in: Dao hai lưỡi (NLĐO) -Bị “đứt tay” bởi con dao hai lưỡi này là những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc và các cơ quan chức năng hữu quan
- Tổn thất điện năng 10,48%, EVN vỡ kế hoạch (SGTT) cột điện thích trồng chổ nào cũng được còn người dân thấy có dây điện tự nhiên ngang nhà mình thì móc vào sài chơi..
- Hóa đơn tự in: Dao hai lưỡi (NLĐO) -Bị “đứt tay” bởi con dao hai lưỡi này là những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc và các cơ quan chức năng hữu quan
"Chính quyền Việt Nam không có khả năng kềm hãm sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ hàng giả," nhận định của bài báo về bản báo cáo cho biết. Có rất nhiều lỗ hổng pháp lý về việc loại hàng nào có thể bị tịch thu và trong bao lâu, dễ để giới làm hàng giả lợi dụng. Thái độ thoải mái trong việc thực thi pháp luật và sự thiếu hụt về tài nguyên và nhân lực hải quan đã không cải thiện được tình hình. Môi trường "luật lệ mơ hồ" đã giúp cho hàng giả Trung Quốc tránh bị thu giữ trên đường đi qua Việt Nam.
-
Trung Quốc: Mãnh hổ bằng giấy? (Kinh tế Trung Quốc không mạnh như người ta vẫn tưởng. Sự ổn định chính trị của quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào việc kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, bởi thế còn bấp bênh hơn cả nền kinh tế. - George Friedman viết. )
-Mỹ ra “tối hậu thư” cho Trung Quốc (Bee)-Trung Quốc vẫn duy trì nền kinh tế tăng trưởng mạnh bất chấp các nước khác cũng như thế giới và kinh tế toàn cầu tăng trưởng yếu
Bán đứng người lao động(01/12)TNO Nhiều lao động từ các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai được môi giới đến huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) hái cà phê thuê. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, họ phải cầu cứu người thân đem tiền “chuộc” mới được trở về nhà.
----------
-Lao động Việt Nam “chạy” đi đâu hết? VnEconomy -
- -Nỗi buồn xuất khẩu lao động Ca Dao
- Phát hiện gần 2.000 vụ buôn bán người (VOV)- Các nạn nhân chủ yếu bị bán cho động mại dâm, bị đánh đập, bỏ đói và không được trả lương.
- Tưởng đi hái cà phê không ngờ bị lừa bán (Bee)- Mức lương thỏa thuận bằng miệng của những đối tượng này khi về các tỉnh miền Trung tuyển lao động đưa ra từ 3 đến 4,5 triệu đồng/tháng.
------------
- Human trafficking in Vietnam shows no letting up, police says DPA
Hanoi - Nearly 5,000 women have been trafficked from Vietnam over the past six years, usually to work in brothels or as sex slaves, authorities said Wednesday.
-Moody’s cảnh báo về nợ của Vinashin VnEconomy -
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa cho rằng, nợ của Vinashin có thể chiếm tới 3% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt Nam. Đồng thời, khả năng trả nợ thiếu chắc chắn của Vinashin có thể làm tổn hại tới định mức tín nhiệm dành cho các doanh nghiệp quốc doanh khác, tờ Financial Times dẫn lời bà Karolyn Seet, một nhà phân tích của Moody’s trong một báo cáo công bố hôm 29/11.
(TBKTSG Online) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hôm 29-11 đã phê duyệt một khoản vay 60 triệu đô la Mỹ cho Việt Nam để mở rộng những cải cách trong lĩnh vực tài chính.
- “Sự bằng lòng với thành tựu là thách thức lớn nhất” VnEconomy -
“Chính sự bằng lòng với những thành tựu đã đạt được và triển vọng kinh tế tích cực lại là thách thức lớn nhất mà Việt Nam có thể phải đối mặt”.
Đó là góc nhìn đáng suy nghĩ từ Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010, do Học viện Năng lực cạnh tranh Châu Á (Singapore) hợp tác với Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện dưới sự chỉ đạo nội dung của GS. Michael Porter - chuyên gia uy tín trong lĩnh vực cạnh tranh tới từ Trường kinh doanh Harvard - được công bố ngày 30/11.
Phân tích cơ cấu kinh tế Việt Nam, các hạn chế của mô hình tăng trưởng và kiến nghị các giải pháp, bản báo cáo được thực hiện lần đầu tiên này cho thấy Việt Nam đang cần những thay đổi căn bản để dẫn hướng nền kinh tế sang một giai đoạn phát triển mới.
Dư địa tăng trưởng cao không còn nhiều
Đi từ những vấn đề căn bản nhất, Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 mở đầu bằng việc phân tích các yếu tố cấu thành tăng trưởng dựa trên hàm sản xuất, bao gồm vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng của nền kinh tế đang ngày càng phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư, mà thiếu lực đẩy từ nhân tố lao động và TFP, những nội lực tạo nên sức cạnh tranh của nhiều nước phát triển và đang phát triển khác.
Số liệu thống kê thời kỳ 2006-2010 chỉ ra rằng, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP luôn ở mức trên 40%, cao hơn nhiều so với các nước công nghiệp mới có cùng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư lại chưa phát huy rõ rệt đến đời sống kinh tế, xã hội.
Từ chính sự “bành trướng” của yếu tố vốn đầu tư, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng của lao động và TFP trong giai đoạn 5-10 năm gần đây thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế khu vực 1997-1998.
Các phân tích về tăng trưởng năng suất, đo bằng bình quân GDP trên số lao động, cũng cho kết quả tương tự. Theo báo cáo, tăng trưởng năng suất trong giai đoạn vừa qua chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp chế biến thâm dụng vốn.
Với 49% lao động tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, quá trình chuyển dịch này vẫn có thể tiếp tục trong vài năm tới, tuy nhiên việc chuyển dịch này chỉ là từ khu vực năng suất và thu nhập rất thấp sang khu vực chế tạo vẫn có năng suất và tiền lương không cao.
“Mặc dù quá trình này đã phát huy tác dụng trong thời gian qua và vẫn có thể phát huy tác dụng thêm một thời gian nữa, nhưng dư địa còn lại không nhiều… Việt Nam sẽ bị mắc tại mức phát triển hiện nay nếu không có giải pháp mới”, báo cáo nhìn nhận.
Ba mất cân đối không thể xem thường
Theo Học viện Năng lực cạnh tranh Châu Á, tăng trưởng dựa vào tăng vốn cũng dẫn tới những hệ quả không thể xem thường, cơ bản nhất là mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Sự gia tăng các khoản chi vượt quá khả năng (chủ yếu từ khu vực nhà nước và doanh nghiệp) được tài trợ bằng các nguồn vốn bên ngoài như đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối, viện trợ phát triển, và các nguồn khác.
Tuy nhiên, “quan ngại về khả năng trang trải các thâm hụt đối ngoại của Việt Nam ngày càng tăng với mức nợ công tăng lên và dự trữ ngoại hối giảm đi đáng kể, ảnh hưởng tới triển vọng của nền kinh tế”, báo cáo nhận định.
Việc đầu tư vượt quá tiết kiệm của nền kinh tế cũng dẫn đến mức thâm hụt cao trong cân đối tài khoản vãng lai (do Cán cân vãng lai = Tiết kiệm - Đầu tư), hệ quả là thâm hụt thương mại của Việt Nam ngày càng tăng. “Mặc dù được coi là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu một cách có hệ thống”, báo cáo viện dẫn.
Một biểu hiện rõ rệt khác là lạm phát và tỷ giá hối đoái đã trải qua nhiều giai đoạn căng thẳng trong thời gian gần đây. Do Việt Nam vẫn duy trì tỷ giá danh nghĩa ở mức ổn định, lạm phát dẫn tới tỷ giá thực có hiệu lực tăng lên, buộc Việt Nam phải nhiều lần điều chỉnh.
Từ phân tích trên, báo cáo đi đến kết luận: “Những mất cân đối này có thể gây ra hậu quả không thể xem thường. Ít nhất là chúng tạo ra tâm lý với các nhà đầu tư rằng rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam là cao. Các mất cân đối vĩ mô này có thể làm phát sinh khủng hoảng, khi niềm tin bị xói mòn và các dòng vốn nước ngoài chảy khỏi Việt Nam”.
Theo đó, những nút thắt cổ chai này là dấu hiệu cho thấy mô hình tăng trưởng hiện nay đang mất dần động lực. “Các nhà hoạch định chính sách hiện nay đã nhận diện tương đối chính xác những nút thắt này, tuy nhiên, hiệu lực thực thi các chính sách được đưa ra cho tới nay là chưa cao”, báo cáo nhìn nhận.
Chính sách kinh tế vĩ mô: Điểm yếu lớn
Phản ứng chính sách đối với bất ổn vĩ mô của Việt Nam gần đây đã được quốc tế ghi nhận về tính hiệu quả nhất định, nhưng cho tới nay vẫn thiếu một chiến lược chính sách tổng thể để giải quyết các thách thức một cách toàn diện, có hệ thống. Theo báo cáo, chính sách kinh tế vĩ mô chính là một điểm yếu lớn trong những năm gần đây.
Cụ thể, chính sách tài khoá bị cản trở rất nhiều bởi các thâm hụt cơ cấu lớn của khu vực nhà nước. Áp lực liên tục lên tỷ giá, tỷ lệ lạm phát cao, cũng như sự phát triển nóng của thị trường tài chính trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu là những dấu hiệu về một chính sách tiền tệ còn có vấn đề.
Trong khi đó, các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, đường xá, cảng, sân bay, năng lượng… đã được thực hiện, nhưng tác động kinh tế - xã hội của các công trình đem lại chưa rõ do hiệu quả thấp và thiếu trọng tâm trọng điểm trong đầu tư.
“Đầu tư hạ tầng được dùng để bù đắp cho các tỉnh có tăng trưởng kém hơn chứ không phải nhằm tạo ra hiệu quả và tác động cao nhất có thể”, báo cáo chỉ rõ.
Bên cạnh đó, dù các chương trình đào tạo ngày càng nhiều, chất lượng giáo dục vẫn còn thấp và có sự chênh lệch giữa các cơ sở. “Quản lý nhà nước về giáo dục còn tập trung nhiều vào việc đặt ra các rào cản gia nhập thị trường đối với các cơ sở đào tạo nước ngoài và can thiệp hành chính, hơn là tập trung vào đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống giáo dục”, sự sai lệch vai trò này cũng được báo cáo ghi nhận.
Và dù đã có một số cải thiện trong những năm gần đây, môi trường hành chính nói chung vẫn chưa thông thoáng. Điều này làm hạn chế sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư...
“Những hạn chế này đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam là phải chuyển dịch sang một giai đoạn phát triển mới”, Báo cáo khuyến nghị.
Đề xuất lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh Việt Nam
Theo nhìn nhận của Học viện Năng lực cạnh tranh Châu Á, trọng tâm chính sách của Việt Nam hiện vẫn đang hướng nhiều vào duy trì tốc độ tăng trưởng ngắn hạn hơn là duy trì tăng trưởng dựa trên nâng cao năng suất trong dài hạn, mang tính bền vững. Trong khi đó, nhiều chính sách vĩ mô có thể kích thích tăng trưởng ngắn hạn nhưng lại không có tác dụng hoặc thậm chí gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng năng suất dài hạn của nền kinh tế.
Cơ quan này đề xuất, Chính phủ Việt Nam cần xác định được một vai trò mới cho mình, phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế thị trường năng động, đang trỗi dậy và đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Với vai trò này, Chính phủ sẽ đảm nhận những công việc tạo điều kiện và đảm bảo thị trường được vận hành theo nguyên tắc của nó.
Với các khuyến nghị cụ thể, báo cáo cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin, số liệu minh bạch và chính xác về thực trạng của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối và kết nối đồng bộ các chính sách vĩ mô giữa các bộ, ngành.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về công bố thông tin như các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là thông tin về kết quả tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động, các mối liên hệ về tài chính với Chính phủ.
“Dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác, chúng tôi đề xuất thành lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VCC) để đảm nhận vai trò này”, Báo cáo đề xuất.
Khi đó, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng là định hướng và điều phối các mục tiêu chính sách trung và dài hạn, chứ không chỉ để tìm kiếm các giải pháp tình thế nhằm đối phó và xử lý những khủng hoảng hay vấn đề trước mắt.
Cụ thể, về quản lý ngân sách, báo cáo khuyến nghị cần đảm bảo minh bạch và kỷ luật nhằm duy trì cán cân ngân sách bền vững và giảm thiểu các khoản chi ngoài ngân sách; tăng cường chất lượng và hiệu quả trong quản lý nợ công; và cần tuân thủ nguyên tắc công khai minh bạch và giám sát độc lập trong đầu tư công.
Phía chính sách tiền tệ phải nhất quán và có thể dự đoán được và cần làm rõ sự phối hợp về chính sách tiền tệ giữa cả ba cấp, Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những tín hiệu rõ ràng về mục tiêu chính sách chính; củng cố sự độc lập, tự chủ và năng lực của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là một ngân hàng trung ương.
Về quản lý thị trường tài chính, báo cáo cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ để giảm thiểu cơ hội phát sinh các hành vi đầu cơ, đồng thời đưa thị trường phát triển lên một cấp độ cao hơn; cần giám sát chặt chẽ hệ thống tài chính để đảm bảo sự lành mạnh của thị trường và các định chế tài chính.
“Việt Nam cần các chính sách để có thể giải quyết nhanh và hiệu quả các nút thắt cổ chai tại những vùng hay những ngành mà vấn đề đang trở nên cấp thiết nhất. Để giải quyết triệt để những thách thức này, cần có sự thay đổi đồng loạt trên nhiều lĩnh vực cả về chính sách và thể chế”, báo cáo kết luận.