- ĐOÀN VIỆT NAM KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG THẢM HỌA BÙN ĐỎ HUNGARY
(NCTG) Theo tin từ Cục phòng chống Thảm họa Quốc gia (OKF - trực thuộc Bộ Quốc phòng Hungary), ngày 17-11 vừa qua, một đoàn đại biểu gồm 22 thành viên từ Việt Nam đã đến thăm và khảo sát tình hình tại làng Kolontár và TP Devecser. -Bauxite của VN khác Hungary (TNO) - Bày tỏ băn khoăn việc xử lý chống thấm của hồ bùn đỏ, ĐB Nguyễn Lân Dũng, Đắk Lắk hỏi: “Làm sao đảm bảo an toàn khối lượng dung dịch pH 11, 13 khi vận chuyển trong đường ống. Cử tri hỏi sẽ xử lý ra sao nếu có sự phá hoại của lực lượng thù địch khi các hồ tồn tại hàng chục năm nữa?”. -Hồ bùn đỏ: “Nếu xảy ra sự cố, vẫn kiểm soát an toàn”VnEconomy -
Xử lý bùn đỏ tại các dự án bauxite Tây Nguyên là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn tại kỳ họp này “Anh hứa, anh thề, anh đảm bảo” (Đào Tuấn blog) Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cũng rằng so với công nghệ Hungary có từ 1942 thì “công nghệ Việt Nam là công nghệ tiên tiến nhất thế giới” (BBC)
-"Bộ trưởng đã hiểu sai ý tôi" (Bee)-
Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) đối với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên. Theo Bộ trưởng Nguyên, công nghệ sản xuất bùn đỏ của Việt Nam là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, còn công nghệ của Hungary là từ năm 1942. Bộ trưởng Nguyên cũng “đính chính” câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lân Dũng là công nghệ thải ướt Việt Nam là 10-11% độ an toàn PH”. Do vậy thiết bị vận chuyển, tái thu hoàn toàn không bị ăn mòn.
"Hồ bùn đỏ của Hungary xây dựng trên nền đất yếu, trên nền đất này Hungary dựa vào đất á sét, không có hệ thống gia cố. Hệ thống á sét của Việt Nam như Hungary ta làm 5 lớp nữa. Do vậy độ thẩm thấu của Việt Nam so với Hungari thì ta như vậy gấp hơn rất nhiều lần.", Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên khẳng định.
Ngoài ra, ở nước ta thì xây trong thung lũng, 3 mặt là đồi và núi. Chúng ta tưởng tượng như một cái đập thủy điện, như vậy hồ chứa bùn đỏ cũng dựa vào bề mặt sẵn như vậy. Ngoài ra chúng ta còn gia cố thêm.
Để “an lòng” các đại biểu quốc hội, Bộ trưởng Nguyên đề nghị “Tới đây mời tất cả đại biểu, những ai quan tâm đến vấn đề Bauxite đi vào khảo sát Tây Nguyên. Ông Đặng Vũ Minh (Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ & môi trường QH) nói nếu thực hiện đúng thì dự án Bauxite Tân Rai, Nhân Cơ không có vấn đề gì”.
Ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) đã bấm nút phát biểu ngay, nhưng vì thời gian đã hết yêu cầu của đại biểu Dũng đành bị gác lại.
Bên lề quốc hội, đại biểu Dũng bày tỏ sự không đồng tình với phần lý giải về bauxit của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên. Theo ông Dũng, câu hỏi ông đặt ra là dung dịch PH 11 và 13 tức là rất kiềm, chứ không phải là 11 – 13% như Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nói. Và với việc dùng loại dung dịch PH này, đường dẫn rất kiềm như vậy có làm thủng ống dẫn không.
“Bộ trưởng Bộ Công thương rất khiêm tốn nói là chuyên môn sâu sẽ trả lời sau, nhưng Bộ trưởng Bộ TNMT lại nói vậy là sai ý của tôi”, đại biểu Dũng bức xúc.
"Hồ bùn đỏ của Hungary xây dựng trên nền đất yếu, trên nền đất này Hungary dựa vào đất á sét, không có hệ thống gia cố. Hệ thống á sét của Việt Nam như Hungary ta làm 5 lớp nữa. Do vậy độ thẩm thấu của Việt Nam so với Hungari thì ta như vậy gấp hơn rất nhiều lần.", Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên khẳng định.
Ngoài ra, ở nước ta thì xây trong thung lũng, 3 mặt là đồi và núi. Chúng ta tưởng tượng như một cái đập thủy điện, như vậy hồ chứa bùn đỏ cũng dựa vào bề mặt sẵn như vậy. Ngoài ra chúng ta còn gia cố thêm.
Để “an lòng” các đại biểu quốc hội, Bộ trưởng Nguyên đề nghị “Tới đây mời tất cả đại biểu, những ai quan tâm đến vấn đề Bauxite đi vào khảo sát Tây Nguyên. Ông Đặng Vũ Minh (Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ & môi trường QH) nói nếu thực hiện đúng thì dự án Bauxite Tân Rai, Nhân Cơ không có vấn đề gì”.
Ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) đã bấm nút phát biểu ngay, nhưng vì thời gian đã hết yêu cầu của đại biểu Dũng đành bị gác lại.
Bên lề quốc hội, đại biểu Dũng bày tỏ sự không đồng tình với phần lý giải về bauxit của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên. Theo ông Dũng, câu hỏi ông đặt ra là dung dịch PH 11 và 13 tức là rất kiềm, chứ không phải là 11 – 13% như Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nói. Và với việc dùng loại dung dịch PH này, đường dẫn rất kiềm như vậy có làm thủng ống dẫn không.
“Bộ trưởng Bộ Công thương rất khiêm tốn nói là chuyên môn sâu sẽ trả lời sau, nhưng Bộ trưởng Bộ TNMT lại nói vậy là sai ý của tôi”, đại biểu Dũng bức xúc.
- Bộ trưởng đảm bảo bùn đỏ Tây Nguyên an toàn (TVN) - Trao đổi trên nghị trường chiều nay (22/11), Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho hay, khác với Hungary, Việt Nam đã lường trước sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ nên nếu xảy ra chuyện gì thì hoàn toàn đảm bảo được an toàn.
- Bộ Công Thương đưa ra thời gian thu hồi vốn của dự án alumina Nhân Cơ VnEconomy -Thời gian thu hồi vốn của dự án alumina Nhân Cơ là 12,4 năm/30 năm tồn tại, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận định
- Khất câu trả lời mang tính kỹ thuật dự án bô xít(Dân trí) - Trước các câu hỏi liên quan đến an toàn của dự án khai thác bô xít Tây Nguyên từ đại biểu Nguyễn Lân Dũng, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã xin “khất” câu trả lời. Về hiệu quả kinh tế, ông Hoàng cho rằng, có hiệu quả cho cả đời dự án. ...
-Bô-xít Tây Nguyên: Chế tài nào khi xảy ra rủi ro?
(VEF) - Dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, mấu chốt không còn nằm ở chỗ dừng hay tiếp tục nếu một khi "ván đã đóng thuyền", mà chính ở chỗ chế tài khi xảy ra rủi ro, nhất là tai nạn vỡ hồ bùn đỏ tầm cấp dạng MAL Zrt ở Hungari hay BP để tràn dầu ở Mỹ.
LTS: Dự án bô-xít Tây Nguyên, dù tạm hoãn hay tiếp tục triển khai, giờ không còn là vấn đề cấp thiết nữa. Quan trọng hơn, làm sao để giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra? Đó không chỉ là vấn đề của bô-xít Tây Nguyên, mà của tất cả các dự án khác, khi tác dụng phụ của nó tác động mạnh đến con người và môi trường sinh thái.
Bài viết dưới đây của TS. Nguyễn Sỹ Phương từ CHLB Đức là một góc nhìn nhằm góp ý xây dựng về cách vận hành dự án bô-xít ở Tây Nguyên sao cho hiệu quả, an toàn. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF) xin trân trọng giới thiệu.
Doanh nghiệp làm, hậu họa Nhà nước "gánh"
Đặc trưng cơ bản nhất phân biệt nền kinh tế thị trường, là dứt khoát phải có 2 đối tượng bên bán và bên mua nghịch nhau về quyền lợi, bên này hơn thì bên kia thiệt và ngược lại.
Cũng từ đó, khác hẳn với nền kinh tế quản lý tập trung nhằm hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (trừ những doanh nghiệp nhằm mục đích xã hội, không kinh doanh) hoàn toàn theo đuổi mục đích lợi nhuận - thiếu động cơ này không thể có nền kinh tế thị trường - "máu mê" tới mức như Mác nói "lãi 300% thì thắt cổ nó cũng sẵn sàng".
Một khi đã sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng mình thì vận mệnh, lợi ích người khác họ cũng không ngoại trừ, pháp luật vì vậy bắt buộc phải chế tài họ bằng cách gánh chịu trách nhiệm trước mọi hậu họa.
Đó chính là vai trò chức năng bắt buộc của mọi nhà nước gắn với nền kinh tế thị trường. Thiếu đặc trưng này, nền kinh tế thị trường không cần chờ đến nền kinh tế quản lý tập trung phủ định, chắc chắn đã phải cáo chung từ lúc khởi thủy, không thể phát triển mạnh mẽ, trở thành toàn cầu hoá như hiện nay, bởi quy luật xã hội bền vững chỉ xảy ra một khi lợi ích và trách nhiệm cân bằng, nếu không tự nó phải đổ vỡ!
Khai thác bô-xít hay bất cứ khoáng sản nào ở bất kỳ nước nào có nền kinh tế thị trường cũng là đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp, theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa.
Người bán khoáng sản không ai khác ngoài Nhà nước, để thu tiền dưới dạng thuế tài nguyên hoặc trích nộp lợi nhuận, nhiều như có thể. Nhìn dưới góc độ động cơ "máu mê" trên, Nhà nước và doanh nghiệp khai thác là hai đối tác đóng vai trò kẻ bán người mua không hơn, không kém!
Vụ bồi thường thiệt hại tràn dầu vịnh Mexico do tập đoàn đa quốc gia BP gây ra cho nước Mỹ là một minh chứng đang thời sự.
Lúc đó, Tổng thống Obama cam kết huy động cả quân đội để khắc phục, nhưng đặt điều kiện hãng BP phải thanh toán mọi chi phí, bởi không lý gì, lãi thì chỉ mình BP hưởng, còn thiệt hại xảy ra thì nhà nước, mà rốt cuộc là người đóng thuế, phải gánh chịu.
Kết quả, tính đến đầu tháng này, BP đã phải trả Chính phủ Mỹ chi phí làm sạch môi trường lên tới 390 triệu USD, chưa tính các khoản phải trả cho một núi đơn kiện của vô số cá nhân, doanh nghiệp đòi bồi thường thiệt hại.
Riêng khắc phục sự cố, bịt miệng giếng dầu chặn tràn, BP chứ không phải nước Mỹ, đã phải tự bỏ ra tới 8 tỷ USD. Dự kiến tổng chi phí của BP sau thảm họa này sẽ lên tới 32,2 tỷ USD.
Vụ thảm hoạ bùn đỏ do Tập đoàn nhà nước MAL Zrt Hungari khai thác gây ra, chấn động thế giới vừa qua, lại là một nghịch chứng.
Khác với BP ở Mỹ, không phải MALZrt mà nhà nước cùng nhân dân họ phải dốc mọi nhân, tài, vật lực cứu hộ dân chúng bị nạn, bởi doanh nghiệp này đặt dưới sự giám sát và điều hành trực tiếp của Nhà nước, giao cho trung tướng TS Bakondi György, Cục trưởng Cục Phòng chống thảm họa Quốc gia (OKF) đứng đầu.
Nghĩa là, nó không độc lập như BP, nên không thể chịu trách nhiệm với hậu họa - di sản của nền kinh tế quản lý tập trung trước kia ở nước này, vẫn giữ nguyên quyền lực Nhà nước đối với với doanh nghiệp nhà nước, nên hậu họa chúng gây ra, trách nhiệm Nhà nước phải gánh trọn là lẽ đương nhiên.
Bô-xít Tây Nguyên: Chế tài nào khi xảy ra rủi ro?
Ở nước ta, vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) không những không độc lập như MAL Zrt của Hungari, mà còn đóng luôn vai trò người bán là Nhà nước.
Đó là khi ông Lê Dương Quang, Chủ tịch HĐQT, chức danh của tập đoàn, tức người mua, trước mọi tầng lớp nhân sỹ trí thức lo ngại thảm họa môi trường kiến nghị Nhà nước ngừng dự án, lại trả lời với tư cách Nhà nước (người bán): "Tôi khẳng định lại, không có lý do gì mà dừng dự án, ngược lại phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng để sớm đạt hiệu quả".
Còn ông Dương Văn Hòa, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, người trực tiếp điều hành doanh nghiệp, ủng hộ theo, bằng cách "mặc cả" đã đầu tư trên 400 triệu USD vào dự án bô-xit Tây Nguyên trong tổng vốn đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng (chừng 600 triệu USD).
Nghĩa là, nghiễm nhiên coi thiệt hại đó là của Nhà nước, tức người bán, chứ không phải của người mua (TKV), nên đòi Nhà nước phải có trách nhiệm, chứ không phải đòi chính TKV mà ông đại diện, phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Tài chính cũng vậy. Trung tâm Quan trắc môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với khu vực sản xuất bô-xít thuộc chức năng nhà nước không phải do ngân sách mà lại do người mua TKV chi trả, nghiã là người mua "nuôi" người bán.
Lý do cả bên mua lẫn bên bán đóng vai trò cả bán lẫn mua bắt nguồn từ bản chất cố hữu của nền kinh tế quản lý tập trung bằng quyền lực cùng bộ máy nhà nước.
Mua bán được định nghĩa là quá trình chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua; trong khi nền kinh tế quản lý tập trung lại coi nhà nước là chủ nhân trực tiếp điều hành mọi doanh nghiệp nhà nước, nên quá trình mua bán giữa chúng thực chất chỉ chuyển quyền sử dụng, chứ không phải thay đổi chủ sở hữu, trước sau vẫn của nhà nước.
Từ đó, các tập đoàn nhà nước, như TKV được cơ cấu nhân sự cấp thứ trưởng, đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ vốn mang chức năng hành pháp, bổ nhiệm nhân sự, phê duyệt kế hoạch, đúng chức năng của tổng giám đốc tập đoàn ở các nước hiện đại.
Ở họ, doanh nghiệp dù của Nhà nước vẫn độc lập với Nhà nước, tổng giám đốc chứ không phải Nhà nước, chịu trách nhiệm vô hạn đối với nó.
Chẳng hạn, Đức đưa vào Hiến pháp: Cấm quan chức chức chính phủ tham gia ban giám đốc hay HĐQT (điều 66), nhằm "cách ly" nhà nước đồng nghĩa với quyền lực, ra khỏi kinh doanh do quy luật thị trường chi phối.
Và cũng chính nhờ vậy, khi gây ra thiệt hại tự bản thân doanh nghiệp phải bồi thường như trường hợp tập đoàn BP chứ không phải những quốc gia có cổ phần trong đó.
Một khi cả người bán lẫn người mua đều đóng cùng một vai trò cả mua lẫn bán, thì không một thương vụ nào không trôi chảy. Dự án khai thác bô-xít ở ta, vì vậy mấu chốt không còn nằm ở chỗ dừng hay tiếp tục, nếu một khi ván đã đóng thuyền, mà chính ở chỗ chế tài khi xảy ra rủi ro, nhất là tai nạn vỡ hồ bùn đỏ tầm cấp dạng MAL Zrt ở Hungari hay BP để tràn dầu ở Mỹ.
Khác với tính độ rủi ro trong sòng bài, cá cược, nhằm ăn thua; trong tai nạn, xác định độ rủi ro nhằm trù liệu mức thiệt hại để tính trước trị giá bồi thường.
Theo đó, thiệt hại trù liệu khi xảy ra tai nạn càng lớn, thì hệ số an toàn càng phải tăng. Như trong tai nạn giao thông, khi chuyển từ xe máy, sang ôtô, tới tầu hoả, máy bay; ngưỡng giới hạn rủi ro phải bằng không.
Hồ chứa bùn đỏ Tây Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng TKV đã cố gắng hết sức mình để bảo đảm an toàn tối đa, đạt "các tiêu chuẩn hiện đại của thế giới, với các chỉ tiêu về môi trường nghiêm ngặt nhất của Việt Nam; sẽ "nâng thiết kế chống động đất từ 7 độ lên 9 độ Richter" (nghĩa là an toàn cả khi xảy ra trận động đất ngày 26/12/2004, tại Ấn Độ Dương, tạo ra sức mạnh tương đương 23.000 quả bom nguyên tử, cướp đi tổng cộng 227.900 sinh mạng); lường cả giải pháp vỡ hồ, bằng cách chia lô, để vỡ hồ nọ có hồ kia ứng cứu...v..v.
Tuy nhiên mọi cố gắng trên chỉ giảm thiểu được rủi ro, chứ không có nghĩa rủi ro bằng không.
Nói cách khác, không thể loại trừ hồ bùn đỏ bất khả kháng vỡ hoàn toàn cùng lúc, (chưa tính độ nhiễm độc cả nước sông khi lũ lụt, lẫn nước ngầm do tích lũy theo thời gian như trường hợp bức tử sông Thị Vải).
Tây Nguyên là mái nhà của Đông Dương, lúc đó bùn đỏ tràn xuống sông Đồng Nai, không ngoại trừ vào Biên Hòa, TP.HCM uy hiếp môi trường sống của hàng chục triệu người, so với thị trấn Ajka ở Hung ngập trong bùn đỏ chỉ 35.000 dân!
Rủi ro trên, về mặt lý thuyết, không có nghĩa buộc phải dừng dự án bô-xít, nếu thiệt hại xảy ra được cam kết bồi thường hoàn toàn bằng thực lực tài chính, dù nguyên nhân chủ quan hay bất khả kháng, như BP đã làm.
Thực lực đó chỉ có thể bảo đảm bằng hai cách: 1. Vẫn coi TKV là doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quản lý tập trung, không độc lập, giống như MAL Zrt.
Trong trường hợp này, nhà nước phải dự toán được tổng trị giá thiệt hại khi vỡ hồ bùn đỏ hoàn toàn, từ đó lập quỹ dự trữ quốc gia bồi thường tương ứng, trích từ nguồn thu khai thác bô-xít, và nhất thiết phải được Quốc hội thông qua, bởi nó đe doạ trực tiếp lợi ích tính mạng cả chục triệu người cùng lúc.
2. Coi TKV như BP, phải tự thanh toán mọi thiệt hại khi xảy ra rủi ro. Nếu vốn tự có của TKV không tương xứng với tổng thiệt hại trù liệu, thì buộc phải mua bảo hiểm quốc tế, để họ chi trả lúc xảy ra rủi ro, như hoạt động kinh doanh có điều kiện ở các nước hiện đại.
Bảo hiểm và lập quỹ dự phòng chính là đòi hỏi của nguyên lý phát triển nhanh và bền vững, vốn bắt buộc ở các quốc gia hiện đại, không có gì lạ lẫm, nay ở ta đã được thể hiện trong Dự thảo Đại hội Đảng sắp tới, sau khi nền kinh tế trải qua quá nhiều bất ổn và hiện đang phải đối diện với nhiều nguy cơ mất cân đối; cũng là cơ hội và thước đo khẳng định quyết tâm trên của Đảng bằng hành động cụ thể, không chỉ trên Nghị quyết.
- Khai thác bauxite phải bảo đảm phát triển bền vững (PL)-
Chiều 18-11, Viện Tư vấn phát triển (CODE) đã tổ chức tọa đàm liên quan tới chủ trương khai thác bauxite và vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên.
- Lời cảnh báo từ cuốn sách về bô-xít Tây Nguyên (VEF) Cuốn sách về bô-xít Tây Nguyên do 9 nhà khoa học, nhà nghiên cứu soạn thảo sẽ chính thức phát hành trong 8 ngày nữa, với lời cảnh báo: “Nếu cứ sa đà vào kinh tế bóc lột tài nguyên, Việt Nam sẽ càng nghèo đi”.-Bauxite Tây Nguyên đi về đâu? bvnpost
Tôi xin cám ơn bài viết "Khai thác Bauxite Tây Nguyên: những vấn đề tồn tại một năm sau" của anh Đặng Đình Cung, kỹ sư tư vấn bên Pháp (ref: BVN và Diễn Đàn). Ít nhất anh Cung cũng có can đảm phần nào để tường thuật lại những sự thật "mắt thấy tai nghe" qua thư từ liên lạc với các quan chức Nhà nước trong năm qua. Riêng tôi và nhiều người viết trong Trang Mạng BVN đã nhìn thấy rõ sự thật từ ngày đầu tiên, đó là "những màn kịch lừa phỉnh dư luận" do nhiều diễn viên chức sắc lớn trong triều đình Nhà nước đồng diễn, khởi đầu là ba văn bản ký kết giữa TBT Nông Đức Mạnh và lãnh đạo cao cấp TQ về dự án khai thác quặng mỏ Bauxite trên cao nguyên Lâm Đồng, sau đó là lời tuyên bố của các quan lớn trong chính phủ. Anh Cung làm tổng kết những chuyện đã qua chỉ là một cách xác nhận thêm chứng từ ở cương vị một kỹ sư tư vấn mà thôi. Tôi thắc mắc rằng tại sao anh Cung đã không nói lên sự thật đó từ hồi năm ngoái, để cho chính nghĩa của Bản Kiến Nghị đầu tiên và ba lá thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở nên sáng ngời thêm? Bây giờ anh mới hé lộ màn bí mật trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” thì có lợi ích gì?
Quý vị độc giả cho phép tôi thử đặt vấn đề một cách khác: ví thử nếu không có hiểm hoạ vỡ hồ chứa bùn đỏ bên Hungarie thì mọi người có đồng thanh lên tiếng phản đối kịch liệt như cả tháng nay không? Nếu không có hiểm hoạ vỡ hồ chứa bùn đỏ bên Hungarie thì mọi người có nhất trí ký Bản Kiến Nghị thứ hai (tháng Mười 2010) trong đó xuất hiện nhiều nhân vật lão thành cách mạng như bà Nguyễn Thị Bình, ông Nguyễn Văn Hiệu, v.v. và anh Cung có ngồi viết bản tổng kết như thế này không?
Có thể nói rằng “may mắn” làm sao Hungarie đã bị nếm mùi bùn đỏ cực độc trước chúng ta, cho nên mọi người mới giật mình lo sợ, đúng không? Nếu không có đại hoạ đó thì có lẽ hai dự án Bauxite trên Tây Nguyên cứ lẳng lặng tiếp diễn, bên trong chất chứa quá nhiều sai trái, nhiều trò lấp liếm lừa gạt dư luận, không khác gì Dung Quất và Vinashin… rồi thì 10 năm 20 năm sau nếu lỡ cái hồ vĩ đại 110 hecta trên Tây Nguyên đổ sập, tạo một dòng thác bùn đỏ khổng lồ cuồn cuộn chảy xuống hạ lưu, phá tan tành nhiều làng mạc, thành phố đông dân cư trên đường thoát xuống đồng bằng, và một lần nữa chúng ta đành ngậm ngùi thương tiếc cho số phận người dân VN chăng?
Hiện nay, ai ai cũng nhất trí yêu cầu ngưng ngay hai công trình xây cất đó, bản thân tôi cũng đã ký tên lần thứ hai ngay từ ngày đầu tiên. Nhưng tôi thấy tình thế hôm nay khác xa bối cảnh tháng Tư năm 2009, đó là vì trên mặt pháp lý quốc tế chúng ta đã bị vướng chân, vướng tay vào bản hợp đồng do chính phủ VNCHXHVN ký kết chính thức với nhà thầu TQ. Ai nấy vì sự an nguy đến tính mạng gia đình, bạn bè, thân nhân mà phải cương quyết đòi ngưng ngay dự án, nhưng có ai thử đặt vài câu hỏi như sau:
1)- Chúng ta lấy lý do gì đình chỉ hai công trình đó, trên công pháp quốc tế, để thế giới họ không chê cười dân tộc VN ta?
2)- Quốc hội và dư luận quần chúng, nhất là báo chí theo lề phải, có thật sự đủ can đảm và sức mạnh để phá vỡ kế hoạch đẩy đất nước vào con đường phiêu lưu không lối thoát?
3)- Sau khi hai công trình xây cất dở dang bị đình chỉ, thì bước kế tiếp chúng ta sẽ làm gì với những đống sắt vụn dở dang trên công trường? Chúng ta lấy tiền đâu ra chi trả ngân hàng thế giới, trong khi Dung Quất và Vinashin lỗ chỏng gọng, nợ công đã vượt qua mốc 50% GDP, chi tiêu phung phí xa hoa cho 10 ngày đại lễ Thăng Long? Chúng ta đã dự phòng hết những sự cố bất ngờ sẽ xảy ra chưa (ngoại giao, chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật), có thể nói là chúng ta đang “nắm dao đằng lưỡi" và “thụ động chạy theo đuôi tình thế”?
Tôi đã nêu những câu hỏi đó vài lần trên Mạng Internet với bạn bè cùng chung chí hướng, và… có vẻ nhiều người ngại đụng chạm sự thật nên lại tiếp tục giữ im lặng, sợ tranh luận, tuy rằng họ mang danh phận trí thức khoa bảng (GSTS) đầy mình. Bây giờ tôi đành mạo muội xin phép BVN cho tôi đặt câu hỏi với quý vị độc giả thân thương. Rất mong mỏi nhận được hồi âm sớm của quý bác, quý anh chị.
Buồn thay cho vận mệnh nước nhà!
Lê Quốc Trinh, Canada
Quebec (13/11/2010)
-- Chuyên khảo đầu tiên về khai thác bauxite Tây Nguyên (Bee)-
- 500 cuốn sách “Khai thác bauxite và vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên” tới ngày 26/11 mới chính thức ra mắt nhưng đã có đề nghị sớm tái bản.Cuốn sách hướng tới tất cả độc giả: từ những độc giả thông thường tới những độc giả “có cương vị”.
Buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách “Khai thác bauxite và vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên” được tổ chức chiều ngày 18/11
GS Đặng Trung Thuận, thành viên nhóm tác giả giới thiệu, mục tiêu của cuốn sách nhằm đưa ra những phân tích khoa học trên nhiều góc độ với vấn đề bauxite Tây Nguyên: vấn đề khai thác tài nguyên, kỹ thuật khai thác, các vấn đề kinh tế xã hội….
Do vậy, vấn đề bùn đỏ không phải vấn đề duy nhất trong việc khai thác Tây Nguyên. Và nếu nghĩ giải quyết được vấn đề bùn đỏ là đi vào được công nghệ nhôm thì hết sức sai lầm.
- Kiến nghị dừng bôxit: Thủ tướng quyết thế nào? Thứ Năm, 18/11/2010 (GMT+7)
- Sai phạm ở Vinashin và câu chuyện bùn đỏ Tây Nguyên tiếp tục trở thành những vấn đề "nóng" mà ĐBQH chất vấn các thành viên Chính phủ.
Thống kê của Vụ công tác đại biểu tập hợp các câu hỏi chất vấn bằng văn bản cho thấy, Thủ tướng Chính phủ và hầu hết lãnh đạo các bộ liên quan (Giao thông Vận tải, Công thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kiểm toán thuộc QH...) đều nhận được nhiều câu hỏi về Vinashin và bùn đỏ Tây Nguyên.
Đáng chú ý, cùng một vấn đề, ĐBQH đã gửi chất vấn tới nhiều bộ khác nhau để "truy" cho được câu trả lời.
Lãnh đạo ở Vinashin, Bộ trưởng có giới thiệu cán bộ?
Theo ĐBQH Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), Chính phủ cho rằng sai phạm ở Vinashin do sự độc đoán chuyên quyền của lãnh đạo tập đoàn và thiếu kiểm soát của cơ quan quản lý.
"Những cá nhân ở Vinashin đã bị tạm giam còn cơ quan quản lý thiếu sự kiểm soát là cơ quan nào, sẽ bị xử lý thế nào thì chưa nghe nói, xin Thủ tướng cho biết?", ĐB Huỳnh Nghĩa hỏi.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Lê Quốc Dung cũng gửi Thủ tướng câu hỏi tương tự về "người chịu trách nhiệm chính".
ĐB Đặng Văn Khanh (Hà Nội) còn truy trực diện hơn: "Trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng phụ trách, Bộ trưởng các bộ liên quan, xin không nói chung chung vì đây là DN thuộc Chính phủ và sai phạm diễn ra không phải trong thời gian ngắn?".
Phó chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Đặng Như Lợi cũng đề nghị Bộ trưởng Giao thông và Vận tải làm rõ vấn đề vì sao một tập đoàn đang thí điểm lại được thành lập nhiều đơn vị mới? Đang thí điểm nếu không làm tốt thì nên chọn hướng khác, nhưng tại sao lại tái cơ cấu như một chủ trương chính thức?
"Ngay khi lãnh đạo Vinashin bị cách chức, đã bổ nhiệm một số cán bộ thay thế, Bộ trưởng có biết trước phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực của họ? Bộ trưởng có tham gia giới thiệu họ giữ các chức vụ trên không mà chỉ một tháng sau chính các vị này cũng bị cách chức, khởi tố? Trách nhiệm của Bộ trưởng?", ông Lợi hỏi.
ĐB Đặng Như Lợi cũng đồng thời chất vấn Bộ Nội vụ chuyện bổ nhiệm cán bộ ở Vinashin. "Bộ đã tham gia thủ tục, quy trình bổ nhiệm, đánh giá cán bộ ra sao để xảy ra vụ việc như trên? Trách nhiệm và xử lý trách nhiệm thế nào để không mất lòng tin của cử tri trong công tác cán bộ".
Là người đề xuất lập Uỷ ban lâm thời làm rõ trách nhiệm, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết vẫn tiếp tục mong Thủ tướng làm rõ "Thủ tướng có trách nhiệm như thế nào trong vụ việc này?".
Có tiếp tục dự án bôxit?
Tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội đầu kỳ họp, chỉ duy nhất ĐBQH Dương Trung Quốc bày tỏ quan ngại nguy cơ vỡ hồ chứa bùn đỏ khi khai thác bôxit Tây Nguyên. Ngay sau đó, Bộ trưởng TNMT Phạm Khôi Nguyên đã có đôi lời giải trình và chỉ một tuần sau, đoàn công tác của Bộ Công thương, TKV, Uỷ ban KHCNMT Quốc hội và báo chí đã vào Tây Nguyên "thị sát" với nhiều thông tin trấn an.
Tuy nhiên, nhiều lo ngại quanh nguy cơ này tiếp tục được gửi lên Thủ tướng.
Theo ĐB Nguyễn Minh Thuyết "trước nguyện vọng của nhân dân thể hiện qua bản kiến nghị của hơn 2.000 nhân sĩ, trí thức, các giới, trong đó có bà Nguyễn Thị Bình đề nghị Chính phủ dừng dự án khai thác bôxit Tây Nguyên, Thủ tướng quyết định thế nào?".
ĐB Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cũng băn khoăn: "Có tiếp tục triển khai dự án này nữa không? Nếu xảy ra sự cố bùn đỏ như ở Hungary thì ai chịu trách nhiệm, kể cả khi Thủ tướng đã nghỉ?".
ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) chất vấn Bộ trưởng TN&MT: "Có ý kiến nhà khoa học cho rằng dừng ngay ta chỉ mất 35 triệu USD, nếu tiếp tục thì dự án này sẽ chung số phận với Vinashin, mất 4,5 tỷ USD hoặc hơn. Đừng đâm lao phải theo lao. Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm?".
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cũng nhận thêm chất vấn của các ĐB Vũ Hồng Anh (Hà Nội); Nguyễn Thị Mai (Ninh Thuận) về căn cứ để khẳng định "ông hoàn toàn yên tâm vì công nghệ VN khác Hungary" về nguy cơ vỡ hồ làm ảnh hưởng đến hạ du...
Trong số 37 câu hỏi dành cho Bộ trưởng Công thương (người luôn nhận được nhiều chất vấn nhất qua các kỳ họp), thì bôxit Tây Nguyên vẫn tiếp tục là một quan ngại lớn.
ĐB Vũ Hồng Anh (Hà Nội), Nguyễn Lân Dũng (Đăk Lăk) muốn biết chính kiến của Bộ trưởng trước kiến nghị xem xét dừng dự án.
ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cũng chuyển cho Bộ trưởng kiến nghị mang tính chuyên môn sâu của một cử tri vốn là Chủ tịch Hội hoá học Đồng Nai.
Ngoài ra, nhiều vấn đề khác vốn được xới lên từ các kỳ họp trước như xây đường sắt cao tốc, quy hoạch sân golf, cho nước ngoài thuê đất rừng, đặc biệt tình trạng thiếu điện trầm trọng vẫn tiếp tục được ĐBQH chất vấn lần này.
Phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp sẽ diễn ra trong 2 ngày rưỡi, bắt đầu từ 22/11. Thủ tướng Chính phủ sẽ là người đăng đàn cuối cùng "chốt" phiên chất vấn. Bốn bộ trưởng đăng đàn lần này là Bộ trưởng Công thương, Tài chính, Y tế và Giao thông - Vận tải. Tính đến hết ngày 14/11, đã có 203 chất vấn bằng văn bản của 87 đại biểu. Thủ tướng Chính phủ nhận được 21 chất vấn. Bộ trưởng Công thương nhận được nhiều chất vấn nhất (37), tiếp đó là Bộ trưởng Tài chính (18), Bộ trưởng Y tế (15) và Giao thông vận tải (13). |
- Dự án Nhân Cơ: Xây kho axit để trung hòa bùn đỏ? (Bee)- Ngày 16/11, Đại tá Bùi Quang Tiến – Tổng Giám đốc CTCP Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) cho biết.
16/11/2010 17:15:43- Dự kiến sẽ xây dựng một kho chứa axit dự trữ đề phòng khi bùn đỏ tràn ra thì dùng axit để trung hòa giảm lượng kiềm chứa trong bùn đỏ gây nguy hại cho môi trường tại vị trí thoát nước xây dựng hồ bùn đỏ.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ngày 16/11, Đại tá Bùi Quang Tiến – Tổng Giám đốc CTCP Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) cho biết, tại vị trí này, cũng sẽ được bổ sung thêm hệ thống có cánh để dự phòng trường hợp xấu nhất thì chặn hồ bùn đỏ lại trong thung lũng, không để tràn ra ngoài.
Được biết, sau chuyến giám sát của Đoàn công tác Quốc hội tại Dự án tổ hợp bauxite – nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và Dự án Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam - TKV đã thống nhất phương án của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bổ sung thêm một phương pháp xử lý bùn đỏ an toàn hơn tại dự án Tân Rai.
Dự án Alumin Nhân Cơ. Ảnh VNE |
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe. PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban phản biện xã hội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, mục 130, trong Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, theo nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định, dự án kho hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, sức chứa từ 2 tấn trở lên phải có đánh giá tác động môi trường.
Nếu TKV xây kho hóa chất theo như dự kiến trên, TKV sẽ phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm: Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc cơ sở; Đánh giá tác động xảy ra đối với môi trường do hoạt động của dự án hoặc cơ sở; Kiến nghị các biện pháp xử lý về mặt môi trường. Sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, TKV mới được thực hiện hạng mục bổ sung này.
- BÙN ĐỎ TẠI TP AJKA ĐÃ TRÀN TỪ THÁNG 8? Nhịp Cầu Thế Giới Online
Đó là khẳng định của một phi công vùng Herendi và để chứng tỏ điều đó, anh đã đưa ra những tấm ảnh chụp được từ trên không.
-- MAL ZRT. CHÍNH THỨC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THẢM HỌA BÙN ĐỎ Nhịp Cầu Thế Giới Online
Cuộc chiến dai dẳng từ 1 tháng qua giữa chính quyền Hungary và Tập đoàn Nhôm Hungary (MAL Zrt.) dường như đã nghiêng hẳn về phía chính quyền, với nghị quyết chính phủ có hiệu lực từ ngày 6-11 về việc giảm thiệt hại và tái thiết sau sự cố tràn bùn đỏ.
- BÙN ĐỎ CAO BẰNG: SẢN PHẨM CỦA "TÌNH SÂU NGHĨA NẶNG " GIỮA TKV VÀ TRUNG QUỐC CHĂNG ?
(Phạm Viết Đào-Nhà văn)
Một trong 20 chiếc xe siêu trường chở quặng lên cửa khẩu Tà Lùng-Cao Bằng bị kẹt trên đèo; Người đang đứng gần trước xe là Cựu Đại sứ Romania tại Việt Nam, nhà văn Constantin Lupeanu...
-Ảnh Phạm Viết Đào chứng kiến và chụp 1/2010
- BÙN ĐỎ CAO BẰNG: SẢN PHẨM CỦA "TÌNH SÂU NGHĨA NẶNG " GIỮA TKV VÀ TRUNG QUỐC CHĂNG ?
(Phạm Viết Đào-Nhà văn)
Một trong 20 chiếc xe siêu trường chở quặng lên cửa khẩu Tà Lùng-Cao Bằng bị kẹt trên đèo; Người đang đứng gần trước xe là Cựu Đại sứ Romania tại Việt Nam, nhà văn Constantin Lupeanu...
-Ảnh Phạm Viết Đào chứng kiến và chụp 1/2010
Một dấu hỏi đặt ra: TKV khai thác quặng sắt ở Cao Bằng để làm gì và đưa đi đâu tiêu thụ khi mà TKV chưa có nhà máy luyện thép ở Cao Bằng ?
Một anh bạn công tác lâu năm ở Cao Bằng cho biết: Muốn biết lượng quặng sắt và nhiều thứ quặng khác như Titan, như Mangan… của Việt Nam đi đâu, mời bạn cứ lên cửa khẩu Tà Lùng Cao Bằng. Bạn sẽ tận mắt thấy ngày đêm tại cửa khẩu nghìn nghịt những đoàn xe siêu trường siêu trọng chở quặng sang Trung Quốc bán ?
Với số lượng bùn đỏ ngập cả một xã ở Cao Bằng trong dịp vừa qua, mặc dù trời không mưa, đọc cái tin này người không làm nghề khai thác khoáng sản cũng hiểu được biết bao quặng sắt được khai thác và đã đem đi Trung Quốc ? Thế nhưng danh chính ngôn thuận chúng ta đang cấm xuất khẩu quặng thô?
Nếu không đúng thế xin TKV cho một lời giải thích, số bùn đỏ thải ra ở Cao Bằng là từ cài gì ra và thứ đã được lọc bùn ra ấy là gì và đã đem đi đâu ?!
Qua vụ bùn đỏ Cao Bằng và bauxite Tây Nguyên chứng tỏ TKV " tình sâu, nghĩa nặng " với Trung Quốc lắm rồi ?!
Qua vụ bùn đỏ Cao Bằng và bauxite Tây Nguyên chứng tỏ TKV " tình sâu, nghĩa nặng " với Trung Quốc lắm rồi ?!
P.L.T
-“đương nhiên phải làm dự án này, nếu cần bổ sung thêm chi tiết nào cho an toàn thì Vinacomin sẽ phải làm”.
-- Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn về Vinashin và bôxit (TT)-
-Hungary an dân sau thảm họa bùn đỏ (Vietnamnet) - Cơ quan đối phó thảm họa Hungary tuyên bố, bên chịu trách nhiệm thảm họa sẽ phải trả chi phí làm sạch các khu vực chịu nạn bùn tràn.
-Chất vấn Thủ tướng về Vinashin, bauxite và đường sắt cao tốc (Bee)-“Vinashin, đại biểu QH hỏi trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực này như thế nào?” -TKV chỉ chú ý đến kinh tế (Danviet) -Mưa lũ và hiểm hoạ bùn đỏ Bô Xít trên Tây Nguyên bvnpost-Lê Quốc Trinh, Canada -Không an tâm khi nghe giải thích về xây dựng hồ chứa bùn đỏ bvnpost - -Nguyễn Văn Bảy -Kỹ sư xây dựng – TP Vũng Tàu
- Thư phản ánh ý kiến cử tri gửi Quốc hội: NÊN DỪNG VIỆC KHAI THÁC BÔ-XIT TÂY NGUYÊN (boxit) Nguyễn Văn Tuyến
Đại tá, CCB phường Thanh Xuân, Hà Nội (Thay mặt nhiều cử tri)
Vụ tràn bùn đỏ do khai thác bôxit làm chết người, ô nhiễm một tỉnh ở nước Hungari khiến nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội đề xuất việc Quốc hội cần bàn thảo lại và sáng suốt có quyết định dừng khai thác, chấp nhận bồi hoàn cho chủ đầu tư. Rất nhiều lý do để nhất thiết phải dừng:
-Bùn đỏ , hãy cẩn trọng với lời hứa( Beenet)
- Thư ngỏ gửi Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chiến – Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi (boxit)
Nguyễn Đình Viễn Xứ
Kính gửi Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chiến – Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi.
Kính thưa Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chiến.
Cũng như rất nhiều người dân Việt Nam khác, tôi rất lo lắng sự an toàn của các hồ chứa bùn đỏ tại các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên trong tương lai. Bởi lẽ, bùn đỏ bauxite tràn tới đâu thì nơi đó trở thành đất chết là một sự thật đã được kiểm chứng rõ ràng.
Sau khi đọc qua hai bài báo Không tiếc tiền đảm bảo an toàn cho bô xít Tây Nguyên và Thuê tư vấn nước ngoài thẩm định lại hồ bùn đỏ đăng trên www.vnexpress.net và www.laodong.com.vn cách đây ít ngày (1 & 2), sự lo lắng của tôi không những giảm bớt mà còn tăng lên rất nhiều.
Qua lá thư ngỏ này, tôi xin được gửi đến Giáo sư những điều đã làm tôi lo lắng sau khi đọc hai bài báo trên. Kính mong Giáo sư giải thích để cá nhân tôi và nhiều người quan tâm được tỏ tường.
----------Bô-xít Tây Nguyên : Những vấn đề tồn tại một năm sau Đặng Đình Cung
Theo quy trình cải thiện liên tục PDCA (Plan Do Check Act, Bố trí – Thực hiện – Kiểm điểm và Kiểm thảo – Hành động) (1) thì bây giờ, hơn một năm sau khi chính phủ quyết định tiếp tục dự án khai thác bô–xít Tây Nguyên, chúng ta cần rà xét lại tính khả thi kỹ thuật và kinh tế của dự án này, rút kinh nghiệm diễn tiến dự án và quyết định tiếp tục, chỉnh đốn hay dừng dự án. Tai nạn bùn thải ở Hungary và, gần đây, ở Cao Bằng (2) là những dịp để chúng ta tiến hành việc rà xét này.
Trong bài này chúng tôi xin rà xét vấn đề an toàn và môi trường, hiệu quả kinh tế và chiến lược kinh doanh. Một quy trình rà xét dự án bao giờ cũng khởi đầu bằng một báo cáo những việc đã xảy ra trước đó. Để khởi đầu chúng tôi xin thưa với bạn đọc hồi âm những bài chúng tôi đã đăng về dự án bô–xít Tây Nguyên.
Chúng tôi cũng nhận được thư của một số người mệnh danh là cộng sự viên của lãnh đạo rất cao cấp trong chính quyền Hà Nội đặt những câu hỏi lạ kỳ như là "Công nghệ khai thác bô–xít của nước nào hay nhất ? Để xử lý bùn đỏ thì nên chọn công nghệ ướt hay công nghệ khô ? Bí quyết xử lý bùn đỏ ở Pháp là như thế nào ?...". Mình đã ký hợp đồng, đóng tiền cọc và xây dựng nhà máy gần xong rồi mà bây giờ mới đặt những câu hỏi đó à ? Tuyên bố của những người chủ trì dự án đã nghiên cứu kỹ và đã đặt thành "chủ trương lớn của Đảng, Nhà Nước" (5) vì "thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước từ hơn chục năm nay" (6) hóa ra là không đúng sự thật hay sao ? Phương pháp hiện hành chế biến bô–xít thành alumin rồi thành nhôm đã được Bayer, Héroult và Hall sáng chế từ cuối thế kỷ XIX. Những phương pháp này được mô tả trong sách giáo khoa các trường trung học phổ thông và nhắc lại trong bài của chúng tôi về nghề kỹ sư mỏ (7). Từ thời đó, các xí nghiệp khai thác những sáng chế này chỉ cải thiện những thiết bị sản xuất để nâng cao năng suất (tiết kiệm sô–đa, điện và các năng lượng khác,...) và để việc thải phế liệu ra ngoài thiên nhiên an toàn hơn chứ họ đâu có sáng chế ra một phương pháp nào mới mà phải đặt ra vấn đề chọn lựa công nghệ.
Mọi hoạt động của con người đều sinh ra phế liệu. Một xí nghiệp không vui sướng gì khi phải thải phế liệu ra thiên nhiên. Họ phải thải ra chỉ vì không thể dùng lại mà có lợi những vật liệu đó để làm nguyên liệu cho một khâu hay một ngành công nghiệp khác. Vậy việc thải phế liệu ra ngoài thiên nhiên là một vấn đề kinh tế trước khi là một vấn đề kỹ thuật.
Mọi cơ sở tinh luyện khoáng sản đều thải bùn ra thiên nhiên. Khai thác bô–xít cũng sinh ra phế liệu dưới dạng bùn. Bùn này thường được gọi là bùn đỏ, rất ấn tượng vì mầu đỏ và khối lượng của nó (9). Bùn đỏ là cặn bã các dung dịch dùng để xử lý quặng và tinh luyện thành sản phẩm trung gian. Bùn là hỗn hợp những hạt sạn và vật lỏng. Vật lỏng có chứa những chất hóa học của dung dịch. Trước khi thải bùn ra thiên nhiên, người ta tìm cách lấy lại tối đa vật lỏng để tái sinh những chất hóa học của dung dịch. Phần vật lỏng còn bám với bùn được thải ra có giá trị kinh tế thấp hơn là chi phí của quy trình thu hồi triệt để nó. Người ta có thể xấy bùn cho đến khi bùn khô. Như thế những chất hóa học sẽ bay ra khỏi bùn cùng với hơi nước và được tụ lại để được tái sinh. Phương pháp này là phương pháp khô. Nó được coi là an toàn, chiếm ít dung tích để chôn vùi, tiết kiệm chất hóa học dùng trong quy trình xử lý quặng, nhưng tốn kém vì tiêu thụ nhiều năng lượng. Phương pháp thông thường gọi là phương pháp ướt : người ta đổ bùn vào một cái hố và chờ cho vật lỏng trong bùn bốc hơi do tác động của gió và mặt trời. Phương pháp này rẻ hơn phương pháp khô. Nhưng làm như vậy thì có rủi ro bùn tràn ra ngoài hố hay thấm vào lòng đất. Phương pháp ướt đặt ra vấn đề tính vô hại của bùn đổ vào hố. Nếu bùn có pH bằng 7 thì có thể coi là vô hại. Nếu khác nhiều với 7 thì phải trung hòa axid hay kiềm của bùn trước khi đổ vào hố. Lẽ cốt nhiên những chất hóa học dùng để trung hòa bùn là một chi phí làm tăng giá thành của sản phẩm và, để tiết kiệm, các xí nghiệp thường vi phạm tiêu chuẩn về pH những phế liệu thải ra thiên nhiên.
Chúng tôi xin cảm ơn Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang đã bỏ công trình bày hố chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên đã được nghiên cứu kỹ đến đâu (10). Những điều Thứ trưởng nêu lên chưa thuyết phục chúng tôi.
Ở Tây Nguyên, mỗi năm mưa tới 3 mét nước nghĩa là mỗi năm sẽ có 3 mét nước rơi từ trên trời xuống hố bùn. Một phần sẽ bốc hơi trong mùa hạn năm sau và một phần sẽ ở lại trong hố trong một thời gian dài. Hố bùn ở lòng một thung lũng. Như vậy có nghĩa là nước mưa rơi trên sườn đồi chung quanh sẽ chảy xuống thung lũng và có khả năng chảy vào hố. Hai tình huống này sẽ làm hố đầy và bùn tràn qua khỏi đập nếu không có biện pháp đối phó. Nếu là một hồ thủy điện thì chỉ cần xả lũ để bảo vệ công trình. Việc này đã được thực hiện thường xuyên ở nước ta mặc dù sinh ra nhiều bất lợi (11). Nhưng nếu phải xả bùn đỏ hay bùn tràn ra ngoài hố thì sẽ có thảm họa ô nhiễm hóa học. Chúng tôi chưa thấy Thứ trưởng nói đến (a) dung tích dự phòng để hố có thể chứa thêm được nước mưa, (b) một đê bao quanh hố đủ cao để nước mưa rơi xung quanh sẽ không chảy vào hố làm tràn ngập hố (c) và một rãnh vây quanh hố để thâu và chuyển sang nơi khác nước mưa rơi xung quanh hố. Ngoài ra, nếu mỗi năm lại có thêm nước mưa rơi vào trong hố thì đến bao giò bùn sẽ khô hết để bắt đầu hoàn thổ ? Còn về khâu thực hiện và bảo trì thì chúng tôi xin đặt hai câu hỏi : (a) chương trình kiểm tra chất lượng công trình sẽ diễn biến trong điều kiện nào (b) và sự thích ứng với điều kiện sách trong suốt đời sống kỹ thuật của hố sẽ được duy trì như thế nào. Chúng tôi cũng xin hỏi thêm pH của bùn chứa trong hố dự tính sẽ ở trong giới hạn nào và khi nhà máy đi vào sản xuất thì pH đó sẽ được kiềm chế trong giới hạn cho phép như thế nào
Trước tai nạn bùn đỏ ở Hungary, Bộ trưởng Nguyên sẽ "cử một đoàn đến nước này xem xét tất cả mọi vấn đề. Sau chuyến đi, sẽ rà soát lại báo cáo đánh giá tác động môi trường xem còn khâu nào còn hở và chưa chính xác, còn thiếu thì sẽ tiếp tục bổ sung" (12). Theo chúng tôi được biết, "dự án tổ hợp bô–xít – Nhôm Lâm Đồng đã hoàn thiện gần 90 % các hạng mục xây lắp để đảm bảo chạy thử không tải toàn bộ nhà máy vào tháng 2 và chạy thử có tải vào tháng 3 năm sau" (13). Tiến độ dự án đến đó thì còn điều chỉnh được gì nữa ? Việc quan trọng và cấp bách là tìm hiểu nguyên nhân tai nạn bùn thải ở Cao Bằng (14) để rút kinh nghiệm cho những hố bùn thải hiện có và để thay đổi thiết kế những hố đang xây hay dự định xây trên toàn lãnh thổ nước ta. Tai nạn bùn đỏ ở Hungary chỉ là hậu quả của phương pháp cai trị dân của chế độ nước này trước năm 1989. Để duy trì vị thế của đảng cầm quyền hồi đó, chính quyền Hungary đã dựa trên một tổ chức công an hùng hậu và đã cố gắng sản xuất nhiều mặt hàng với bất cứ giá nào để dân họ bị thôi miên bởi mức sống ở các nước Tây–Âu mà quên không đòi tham chính. Những nhà máy xây xong mà lãng phí tài nguyên, lãng phí sức lao động, không tôn trọng sức khỏe và an toàn của người dân, không tôn trọng môi trường, sản xuất những sản phẩm không đáp ứng nhu cầu hoàn toàn không phải là quan tâm của họ. Tai nạn bùn đỏ ở Hungary là một bài học về chính trị chứ không phải là một bài học về kỹ thuật.
1. Về vốn đấu tư ban đầu của dự án bô–xít Tây Nguyên thì chúng tôi chỉ biêt vốn đầu tư là 427,9 triệu USD nhưng không biết số tiền đó bao gồm hay không vốn để xây hạ tầng hậu cần như là đường sắt, tậu đoàn tầu đường sắt, xây cảng thuyên chuyển với tất cả những thiết bị cần thiêt, tậu đoàn tầu biển và vốn dự bị để, sau này, thanh toán chi phí hoàn thổ khu mỏ và hố chứa bùn. Trên nguyên tắc người ta bố trí để khi nhà máy xuất xưởng mẻ sản phẩm đầu tiên thì hệ thống hậu cần cũng được hoàn tất. Cũng như mọi dự án công nghiệp khác ở nước ta, mình xây xong nhà máy Tân Rai trước rồi mới liệu kiếm vốn xây hạ tầng hậu cần. Trong khi chờ đợi thì phải có một đoàn xe ô–tô vận tải chở alumin chạy qua quốc lộ 28 từ Tân Rai đến một bến ở Phan Thiết hay gần đó, công xưởng bảo trì đoàn xe và kho chứa nhiên liệu. Chúng tôi không biết tổng vốn đầu tư 427,9 triệu USD có bao gồm hay không vốn để (a) tậu đoàn xe vận tải tạm thời này và xây những hạng mục phụ cận, (b) nâng cấp quốc lộ 28 để có thể chịu tải đoàn xe đó, (c) xây dựng bến cảng tạm thời để chờ cảng Kê Gà được xây xong và đi vào hoạt động.
2. Giá thành là tổng số giá thành sản xuất, chi phí tạm trữ và chi phí chuyên chở đến nơi trao hàng. Chi phí chuyên chở tùy ở điều kiện Incoterm đã thỏa thuận với bên mua. Thường thì điều kiện Incoterm là FOB (Free On Bord, hàng đặt lên tầu) bến cảng bên bán : bên bán chở alumin từ nhà máy đến hải cảng Phan Thiết hay Kê Gà, tạm trữ ở một kho gần kè tầu bên mua sẽ đậu và bốc lên tầu của bên mua. Chúng tôi không biết những chi phí này đã được tính vào giá thành chưa.
3. Giá bán là kết quả của thương lượng giữa hai bên mua và bán. Giá sẽ được hai bên thỏa thuận dựa trên giá nhôm niêm yết ở LME (London Metal Exchange, Sàn Giao dịch Luân Đôn). Khi lập báo cáo khả thi tài chính cho một dự án, người ta không lấy giá niêm yết ở LME ngày viết báo cáo mà lấy một giá dự báo. Việc dự báo này rất khó chính xác nên người ta thường tính hai tỷ số lợi nhuận : một tỷ số với giả thuyết giá thấp và một tỷ số với giả thuyết giá cao. Không kể việc Trung Quốc đang thao túng thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá alumin biến động rất mạnh, từ 250 đến 350 USD mỗi tấn vào thời điểm hiện nay. Với dao động như vậy thì dự báo về tỷ số lợi nhuận chỉ có thể dùng để ước tính độ nhạy cảm của tỷ số lợi nhuận thôi.
4. Chủ đầu tư dự án bô–xít Tây Nguyên là một công ty con của Vinacomin (TKV, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản) và Vinacomin là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của SCIC (State Capital Investment Corporation, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước). SCIC có chức năng quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước. Lỗ hay lãi của cơ quan này là lỗ hay lãi của người đóng thuế (tax payer) Việt Nam. Nếu dự án bô–xít Tây Nguyên được ưu đãi thuế một đồng thì chính phủ, nghĩa là người đóng thuế Việt Nam, sẽ thiệt một đồng. Nhưng dự án sẽ lãi một đồng và, theo dây chuyền, đồng lãi đó chuyển lên công ty mẹ Vinacomin rồi lên SCIC. Rút cục, trên sổ sách kế toán của dự án bô–xít Tây Nguyên thì dự án này có lãi một đồng, nhưng người đóng thuế Việt Nam thì không có lợi mà cũng không bị thiệt gì (16). Quyết định về dự án tùy ở chính phủ. Đối với người đóng thuế, nói rằng nếu ưu đãi thuế hay không một dự án 100 % quốc doanh là một bài toán trung tính không thể dùng được để bảo vệ hay công kích dự án. Ngược lại, nếu dự án có một phần vốn đầu tư tư nhân, trong nước hay nước ngoài, thì ưu đãi thuế là một là một món quà cho đối tác tư nhân tỷ lệ với phần vốn đối tác đó có trong vốn điều lệ của dự án. Món quà này chỉ có thể chứng minh được nếu có lý do chính đáng dự án bô–xít Tây Nguyên bắt buộc phải được thực hiện nhưng Vinacomin hay SCIC thiếu vốn để đầu tư và phải kêu gọi tư nhân góp vốn.
Trong số bốn nhân tố của tỷ số lợi nhuận thì có ba nhân tố bất trắc (vốn đầu tư ban đầu, giá thành và giá bán) và một nhân tố chưa ngã ngũ (các đối tác tư nhân tham gia vào vốn của dự án). Vì thế chúng tôi ngạc nhiên khi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tuyên bố dự án Nhân Cơ khi đi vào hoạt động sẽ có lãi là 10,59 %, dự án Tân Rai sẽ có lãi 12,45 % (17). Chưa có chuyên gia ngành mỏ nào chúng tôi quen mà có khả năng dự báo tỷ số lợi nhuận một cách chính xác đến như vậy.
Nguyên liệu thô phải qua một chuỗi quy trình biến chế để trở thành sản phẩm cuối cùng (end product) có thể được đưa ra thị trường tiêu thụ. Sản phẩm cuối cùng còn được gọi là thương phẩm. Sau một quy trình biến chế thì sản phẩm có giá trị lớn hơn trước. Vì thế mà người ta gọi chuỗi quy trình biến chế là chuỗi giá trị gia tăng. Nhưng, để gia tăng ra giá trị của sản phẩm thì cần đến một số nhân tố sản xuất (nhân lực, vốn đầu tư và chi phí về dịch vụ và nguyên liệu phụ trợ). Nói chung thì một quy trình càng gần dạng sản phẩm cuối cùng bao nhiêu thì càng cần ít nhân tố sản xuất bấy nhiêu để sinh ra cùng một đơn vị giá trị gia tăng. Tỷ số giá trị gia tăng chia cho giá trị của nhân tố sản xuất gọi là hiệu suất (productivity) hay khả năng sinh lợi. Trong ngành nhôm thì (a) việc đào quặng bô–xít từ lòng đất lên có hiệu suất kém hơn là luyện quặng bô–xít thành alumin, (b) luyện quặng bô–xít thành alumin có hiệu suất kém hơn là luyện alumin thành nhôm, (c) luyện alumin thành nhôm có hiệu suất kém hơn là biến chế nhôm thành khung cửa, nồi bát hay những sản phẩm công nghiệp khác bằng nhôm.
Cách đây một thế kỷ, những nước thực dân dành cho dân họ những quy trình có hiệu suất cao ở cuối chuỗi giá trị gia tăng (biến nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian thành thương phẩm) và nhường cho dân các thuộc địa của họ những quy trình có hiệu suất thấp ở đầu chuỗi giá trị gia tăng (khai thác mỏ, biến chế quặng thành sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho mẫu quốc). Để tránh tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên theo kiểu một nước thuộc địa, Luật Khoáng sản, ở khoản 4 của điều 5, quy định "hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô, tinh quặng". Luật Khoáng sản để cho chính phủ quyền định nghĩa ở dạng nào thì một khoáng sản đã trở thành tinh quặng. Chính phủ quyết định alumin là tinh quặng. Chúng tôi tiếc rằng chính phủ đã có quyết định đó và đã không mở rộng dự án bô–xít Tây Nguyên đến quy trình sản xuất nhôm hay, hơn nữa, đến sản xuất những thương phẩm. Người dân, đặc biệt người dân Tây Nguyên, sẽ không hiểu tại sao mình phải đào xới đất đai mình, chịu ô nhiễm để sản xuất alumin với kết quả là alumin đó trở về dưới dạng thương phẩm có giá trị cao hơn do người khác sản xuất.
Giá điện ở Việt Nam quá đắt không phải là một lý do chính đáng. Thực vậy, EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) than phiền giá điện ở Việt Nam quá thấp so với giá thị trường và xin phép được tăng giá bán (18). Giá thành của điện ở TP Hồ Chí Minh có thể đắt vì phải tính đến chi phí tải điện từ Tây Nguyên. Với những nhà máy thủy điện ở gần đó và, trong tương lai, những nhà máy điện ở Ninh Thuận, điện được sản xuất theo những công nghệ rẻ nhất mà lại không phải tải đi xa làm thế nào mà có thể nói rằng điện ở Tây Nguyên đắt đến nỗi phải chở alumin sang nước khác để tinh luyện thành nhôm ? Chúng tôi không hiểu EVN tính giá điện như thế nào.
Trong một bài trước, chúng tôi đã phát hiện "kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mặc dù tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ không lớn mấy và không tăng trưởng nhiều so với những ngành kinh tế khác" (21)... Nói một cách khác, để duy trì tăng trưởng kinh tế, chúng ta không cần khai thác mỏ, đặc biệt mỏ bô–xít.
Chúng ta đã bỏ ra gần 500 triêu đô–la Mỹ cho một dự án rủi ro về an toàn và môi trường, có hiệu quả kinh tế không chắc chắn và ở một vị thế chiến lược vô vọng. Nếu tiếp tục dự án thì chúng ta sẽ mất nhiều hơn nữa. Hủy dự án không phải là mất hết. Chúng tôi xin nhắc lại đề nghị của chúng tôi cách đây hơn một năm : "Dùng cơ sở Tân Rai làm thí điểm đào tạo tay nghề (từ lao động phổ thông đến kỹ sư) và làm trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật" (22). Thay vì dùng những thiết bị đã lắp đặt để sản xuất, chúng ta sẽ dùng chúng để thử nghiệm và thực tập. Với những chương trình nghiên cứu và đào tạo táo bạo về mỏ và luyện kim mà chúng ta sẽ khai triển thì Tân Rai sẽ trở nên một trung tâm khoa học kỹ thuật tầm vóc quốc tế thu hút nhiều nghiên cứu sư và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Một cơ hội bằng vàng đưa chúng ta lên hàng cường quốc công nghệ mỏ và luyện kim.
(1) "Cơ sở lý thuyết của việc đảm bảo chất lượng" đăng ở Vietsciences và SaigonTimes.
(2) "Lũ bùn đỏ tấn công hàng trăm hộ dân Cao Bằng" đăng ở Lao Động
(3) "Công nghiệp khai thác mỏ" đăng ở tạp chí Thời Đại Mới
(4) Bạn đọc có thể tham-khảo "Frédéric Joliot-Curie" đăng ở Vietsciences và "Thầy tôi, giáo sư Maurice Allais" đăng ở SGTT
(5) "Bô xít Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia" đăng ở VnExpress.
(6) "663 lao động Trung Quốc đang tham gia các dự án bô xít" đăng ở VnExpress.
(7) "Công nghiệp khai thác mỏ" : xem chú thích (3).
(8) "Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bauxite có chất lượng cao nhất" đăng ở Báo Điện tử Chính phủ.
(9) "Khai thác bô–xít Tây Nguyên: góc nhìn kỹ sư (2)" đăng ở Diễn Đàn.
(10) "Dự án bô–xít: tiếp hay dừng ?" đăng ở Tuổi Trẻ.
(11) "Thuỷ điện và Việt Nam" đăng ở Diễn Đàn.
(12) "Bô–xít: Dừng lại, bàn thêm để không trái lòng dân" đăng ở Vietnamnet.
(13) "Không tiếc tiền đảm bảo an toàn cho bô xít Tây Nguyên" đăng ở VnExpress.
(14) "Lũ bùn đỏ tấn công hàng trăm hộ dân Cao Bằng" đăng ở Lao Động
(15) "Từ báo cáo thẩm định của Bộ Công thương và ý kiến chuyên gia: Nguy cơ thua lỗ dự án bauxite" đăng ở Thanh Niên.
(16) Quy chế thuế của dự án bô–xít Tây Nguyên là như sau : Alumin chủ yếu được sản xuất để xuất khẩu nên không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Vậy dự án bô–xít Tây Nguyên chỉ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều 10 của Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp quy định thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 25 % (hình như thuế suất này thực ra là 28 %) "trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này và Ðiều 13 của luật này". Khoản 2 quy định "thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh". Bô–xít không phải là một tài nguyên quý hiếm nên chúng tôi coi là dự án bô–xít Tây Nguyên chỉ phải chịu thuế suất 25 hay 28 % thôi và có thể ít hơn nếu là một trong những đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định ở chương III của Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp. Chúng tôi đã nghiên cứu chương này, đặc biệt điều 13, nhưng không thấy dự án bô–xít Tây Nguyên thuộc loại đối tượng nào có thể hưởng ưu đãi cả.
(17) "Chính phủ sẽ xem lại hiệu quả kinh tế bô–xít Tây Nguyên" đăng ở Vietnamnet.
(18) "Luẩn quẩn chuyện điện" đăng ở Tuổi Trẻ.
(19) "Bàn cờ BCG" đăng ở Vietsciences.
(20) Một ngành công nghiệp có cường độ lao động cao (labour intensive) là một ngành cần đến nhiều nhân công để vượt điểm tới hạn. Một ngành công nghiệp có cường độ tư bản cao (capital intensive) là một ngành cần đến nhiều vốn đầu tư để vượt điểm tới hạn. Điểm tới hạn (breaking point) là doanh số tối thiểu để một xí nghiệp bắt đầu sinh lãi. Xí nghiệp sẽ lỗ vốn nếu chưa vượt điềm tới hạn vì thu hoạch không đủ để trang trải tổng số chi phí cố định và chi phí biến động.
(21) "Khai thác bô-xit Tây Nguyên : góc nhìn kỹ sư (1)" đăng ở Diễn Đàn.
“…Người dân đang mong ước bước chuyển đổi lớn trong tư duy của người lãnh đạo với tinh thần đã làm nên sức mạnh cho dân tộc ta từ ngàn xưa trong gian nan thử thách là hãy trung với nước và hãy hiếu với dân …”
Khi con người tác động vào tự nhiên bao giờ cũng có hai mặt được và mất. Đây là bài toán đánh đổi, đòi hỏi phải làm sao cho cái được lớn nhất và cái mất là ít nhất. Làm việc thì đương nhiên có thành công và có thất bại, có công và kể cả có tội hay gọi là “lỗi” cho nhẹ. Nhưng ở nước ta, do cơ chế chính sách chưa hoàn thiện giữa quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm nên nhiều việc lớn, nhạy cảm, khi xảy ra sự cố người ta luôn có cách để “thoát hiểm”.
Quả thật, chuyện dự án bô-xít Tây Nguyên gây nên sự bức xúc trong nhân dân, đang lên đến đỉnh cao trào và là phép thử thực sự cho tiến trình dân chủ của đất nước. Nhiều chuyên gia, nhân sỹ, trí thức và đông đảo nhân dân ở trong và ngoài nước đã đồng loạt kiến nghị Đảng và Nhà nước dũng cảm dừng dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên dựa trên nhiều phân tích sâu sắc ở các góc độ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường rất khách quan và thuyết phục. Kiến nghị đó được sự đồng thuận và nhất trí rất cao của nhân dân. Kết quả thăm dò của Diễn đàn kinh tế Việt Nam VNR500 và báo Dân Trí có đến 96% người dân đòi dừng dự án bô xít Tây Nguyên.
Trước khi đi vào phân tích được và mất nếu dừng dự án bô xít Tây Nguyên, chúng ta cùng nhau nhìn nhận về vai trò và tác động của phản biện xã hội đối với việc quản lý, điều hành và phát triển đất nước. Tôi không biết ai đặt ra chữ phản biện, vì nhiều người cho rằng nó xuất xứ từ chữ “counter-argument”. Trong tiếng Anh, thoạt đầu sự phản biện là "contradiction", trong tiếng Pháp cũng viết là "contradiction", chỉ phát âm khác tiếng Anh. Người phản biện một đề án, một công trình khoa học là "contradictor" hoặc "gainsayer" trong tiếng Anh, "contradicteur" trong tiếng Pháp. Chúng ta đều biết rằng người phản biện không phải bao giờ cũng là người chống lại bằng cách vạch ra những sai hỏng, những yếu kém của đề án, của công trình, mà nhiêu khi người phản biện đồng tình, hoan nghênh, ca ngợi đề án hoặc công trình, và bao giờ người phản biện cũng nêu cả hai mặt ưu điểm và khuyết điểm của đề án, của công trình, rồi đề ra giải pháp khắc phục. Do đó về sau, trong nhiều trường hợp, để chỉ người phản biện, tiếng Anh tiếp tục dùng từ "contradictor" và cũng dùng từ "commentator" (người bình luận), và tiếng Pháp cũng dùng từ "commentateur". Sự phản biện xã hội trong tiếng Anh là "social criticism", tiếng Pháp là "critique sociale", từ "criticism" và từ "critique" được dùng theo nghĩa khoa học và triết học, Theo đó phê phán không chỉ có nghĩa là phản đối, mà có nghĩa rộng hơn, cùng với vạch ra sai hỏng và khuyết điểm còn bao gồm cả bình luận, đánh giá, phát hiện, biểu dương, tiếp thu những ưu điểm và khơi gợi những ý tưởng mới để tiếp tục khai phá.
Phản biện là nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Phản biện vô cùng cần thiết đối với bất cứ xã hội nào để ổn định và phát triển bền vững. Phản biện xã hội là sự đóng góp một cách khách quan, từ nhiều góc độ nhằm giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn vì lợi ích của cả dân tộc, của đất nước. Ngoài ra, phản biện xã hội còn giúp cho Chính phủ củng cố niềm tin và sự ủng hộ của dân chúng trong các quyết sách thông qua việc lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của người dân thành hành động cụ thể.
Vấn đề phản biện xã hội được đề cập rất nhiều trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước, đơn cử như Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ
Nhân dân tiến hành phản biện xã hội đích đáng, có hiệu quả cao là một công trình lâu dài, gắn liền với dân tâm, dân trí, dân sinh, dân quyền được nâng cao, gắn liền với sức chủ động và sáng kiến của dân tộc, với sự tận tụy và tài năng của những người phục vụ dân tộc trong công cuộc phản biện xã hội này. Phản biện xã hội đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, và nhất là đòi hỏi sự chuẩn bị chuyên nghiệp, trí tuệ, quan niệm đúng, cách làm đúng, bước đi thiết thực, không phải là ồn ào, sốc nổi kiểu phong trào và chiến dịch mà có thể thành công. Suy cho cùng phản biện xã hội là ý thức trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển của đất nước.
Nhờ có phản biện xã hội, người dân mới biết được thực trạng tình hình của đất nước. Dự án bô-xít Tây Nguyên là một dự án gây ra sự chia rẽ sâu sắc nhất trong lòng người dân Việt Nam, đặc biệt giữa “chức sắc” và nhân sĩ, trí thức. Con tàu “bô-xít Tây Nguyên” đang ì ạch chuẩn bị ra khơi, dù chưa bị đắm như Vinashin nhưng hình như chủ và lái tàu đã cảm nhận được sự bất an, nguy hiểm và tìm cách đổ lỗi cho người chủ trương đóng tàu. Bằng chứng là thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang phát biểu:
1: Theo nguyên lý nhà kinh doanh, cụ thể là Bộ Công Thương và TKV, khi tiến hành dự án là phải tính làm sao cho có lãi, nhà đầu tư dù phải tuân thủ chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước, nhưng tuyệt nhiên không có “nhiệm vụ chính trị” kèm theo.
2: Xin hỏi riêng ông Thứ trưởng: (1) Nội dung quyết định của Bộ Chính Trị cụ thể là như thế nào? (2) Bộ Chính Trị quyết định khi nào, tại cuộc họp nào? (3) Có văn bản quyết định không? Văn bản do ai ký? Ban hành vào thời gian nào?
Từ thực tế, có thể nói rằng phản biện xã hội về dự án bô-xít Tây Nguyên không được Đảng, Chính phủ và Quốc hội coi trọng và thực hiện theo đúng quy trình phát triển của đất nước. Nhiều người dân chỉ được biết đến dự án khi được đọc các lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Đảng và Chính phủ. Có thể nói những dòng tâm huyết của Võ đại tướng về vấn đề này đã gây tiếng vang lớn trong xã hội. Nhiều tầng lớp nhân dân xưa nay vốn bàng quan và thụ động với các dự án vĩ mô, nay cũng phải để tâm và nhiều người đã sôi nổi góp ý kiến với Đảng và Chính phủ.
Nếu bây giờ dừng dự án bô-xít được và mất gì? Cái mất là mất tiền đã đầu tư vào dự án, làm thất vọng những người trong cuộc, ủng hộ dự án, kể cả đối tác và quyền lợi của một số nhóm lợi ích. Cái được mà ai cũng nhận thấy là được lòng dân, không tiếp tục đổ tiền, lãng phí tiền thuế của dân vào một dự án không hiệu quả về kinh tế, tác động xấu đến môi trường, bất an về xã hội, phá hỏng nền văn hóa Tây Nguyên. Cái được ở đây còn là dịp để Chính phủ dẹp loạn tham mưu và làm ẩu của nhóm người không nghĩ đến quyền lợi của dân tộc, của đất nước. Rà soát mục tiêu phát triển dự án, nếu quyền lợi dân tộc và đất nước được minh bạch và bảo đảm thì cũng là dịp cho những người lãnh đạo được vẻ vang với nhân dân.
Lệnh tạm đình chỉ dự án, để nghiên cứu một cách toàn diện, đánh giá một cách độc lập khách quan toàn bộ dự án sẽ làm người dân tin tưởng ở Chính phủ, đây là điều không tiền bạc nào có thể mua được. Nếu sau khi nghiên cứu mà kết quả là phải đình hẳn thì hoàn toàn đủ lý do giải thích cho đối tác hiểu rằng bất cứ Chính phủ nước nào muốn tồn tại cũng phải được lòng dân, nghe dân.
Việt Nam rất thành công trong cương vị chủ tịch ASEAN năm 2010, đóng góp quan trọng vào một bước tiến mới tích cực của ASEAN. Về mặt đối nội, lợi thế này hoàn toàn cho phép Chính phủ xử lý đúng đắn vấn đề bô-xít. Đây cũng là thời cơ thực hiện những biện pháp mạnh để dứt điểm hậu quả Vinashin, sẽ là bài học cần có cho các nhà quản lý, chắc chắn sẽ nâng cao uy tín của Chính phủ. Lựa chọn tối ưu lúc này đối với Chính phủ là thể hiện bản lĩnh sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thẳng thắn mưu cầu giải pháp đối với thách thức và chính trực trong hành động.
Quốc hội đã đi tiên phong trong việc bỏ phiếu dừng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Nếu Chính phủ cho tạm dừng dự án bô-xít chính là khởi động cho xã hội dân sự phát triển mạnh mẽ. Đây sẽ là một điểm son trong lòng dân tộc, là bước đi tất yếu trên con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn từ năm 1945 đó là xây dựng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, dân sẽ giàu và nước sẽ mạnh.
Thay lời kết: Câu chuyện bô-xít vốn là việc day dứt không yên ở nước ta trong nhiều năm qua, nay lại đang “dậy sóng” vì sự kiện bùn đỏ Hungary. Vì sao biết dự án có nhiều mất hơn là được nhưng một số người có trách nhiệm vẫn “đam mê” thực hiện bất chấp ý nguyện của nhân dân!? Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, người dân không được biết ngọn ngành nguyên nhân xuất xứ và quá trình tiến hành cam kết khai thác bô-xít ở Việt Nam với đối tác nước ngoài. Có lẽ đối với vấn đề “nhạy cảm” không cần phải truy tìm tận gốc nguyên nhân, đây là một trường hợp mà sự vắng mặt chính là sự có mặt nổi bật nhất, giàu ý nghĩa nhất. Phải tin rằng chẳng những các chính khách, các nhà khoa học, và tầng lớp trí thức mới đọc, mới hiểu mà mọi người dân Việt, dù ở trình độ nào, dù biết nhiều biết ít cũng sẽ cảm được những ý tứ sâu xa trong nhiều điều đã không được viết ra.
Tạm dừng dự án bô-xít như kiến nghị của đại đa số nhân dân, cái được lớn đến mức không có gì so sánh được. Nhiều cái mất đi là những cái được rất quý: Mất mà là được. Điều đáng nghĩ là những cái mất. Mất tiền mà được kinh nghiệm cho đời đời con cháu lại là cái được dù phải trả giá. Không ai oán trách việc mất mát khi làm điều phải. Cái được cái mất bao giờ cũng là bài toán cho ra nhiều lời giải. Mất mà lại được. Lòng dân đã rõ. Người dân đang mong ước bước chuyển đổi lớn trong tư duy của người lãnh đạo với tinh thần đã làm nên sức mạnh cho dân tộc ta từ ngàn xưa trong gian nan thử thách là hãy trung với nước và hãy hiếu với dân. Tô Văn Trường
© Thông Luận 2010- Dự án bauxite: một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua (Boxit) Bài viết này chỉ nêu lên những hiện thực thiên nhiên đang xảy ra tại đất nước ta làm cơ sở cho một bài toán sơ cấp mà trong dự án phải được đề cập một cách nghiêm túc. Đó là lượng nước mưa của thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
Nguyễn Đình To – cựu tù Côn Đảo
Bài viết này chỉ nêu lên những hiện thực thiên nhiên đang xảy ra tại đất nước ta làm cơ sở cho một bài toán sơ cấp mà trong dự án phải được đề cập một cách nghiêm túc. Đó là lượng nước mưa của thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
Lượng mưa ở khu vực miền Trung trong những ngày qua là chưa từng có trong cả một trăm năm qua. Chỉ tính riêng tại Ninh Thuận, trong hai ngày, lượng nước mưa đã trên 700 mm, nhiều hơn hai lần lượng mưa bình quân một năm của vùng này. Vậy thì, với lượng mưa bình quân đo được ở Tây Nguyên từ 2.500 đến 2.800 mm/năm, nếu kịch bản thiên nhiên xảy ra như ở Ninh Thuận và các tỉnh miền Trung vừa qua thì điều gì sẽ xảy ra và cách khắc phục phải tiến hành như thế nào?
Trong thiên nhiên, lượng nước mưa được thoát đi bằng 3 con đường:
1- Thấm xuống dưới mặt đất để tạo thành những mạch nước ngầm.
2- Chảy xuống vùng thấp, các ao hồ, xuống suối, sông để đổ ra biển.
3- Bay lên trời dưới dạng hơi nước.
Với 110 ha của 5 hồ chứa và 50 ha dự phòng tức 160 ha hay 16.000.000 m2 thì cách giải quyết lượng nước mưa như thế nào?
Con đường thứ nhất, đã được triệt tiêu nhờ lớp vải kỹ thuật và công nghệ chống thấm tiên tiến
Con đường thứ hai, cũng được ngăn chặn, không thể thải ra ngoài vì không thể làm hủy hoại môi trường do bùn đỏ hòa lẫn trong nước mưa.
Con đường thứ ba, tôi không thể tính được tỉ lệ nước mưa sẽ bốc hơi cho nên chỉ tạm tính là cân bằng với lượng nước đổ trực tiếp và thấm xuống từ các sườn dốc của dãy núi bao quanh thung lũng làm hồ chứa bùn đỏ.
Như vậy, toàn bộ lượng nước mưa có thể xem như được giữ nguyên trong thung lũng, tức 5 hồ chứa và hồ dự phòng, hoặc có thể bốc hơi một tỷ lệ ít.
Làm một bài toán đơn giản, lượng nước tăng thêm trong khu vực hồ chứa hàng năm là: 2,5 m X 16.000.000 m2 = 40.000.000 m3 nước (được hòa với bùn đỏ). Nhà máy hoạt động trong 30 năm, số lượng nước mưa thêm vào hồ tối thiểu được giữ trong hồ là một cột nước cao 75 mét, khối lượng: 40.000.000 m3 X 30 = 1.200.000.000 m3 (một tỉ hai mét khối). Đây chỉ là khối lượng nước tối thiểu được thêm vào hồ chứa bùn đỏ của một nhà máy thí điểm. Nếu lượng mưa bất thường tăng thêm như năm nay thì lượng nước còn tăng thêm đến mức nào?
Cần phải thấy rằng lượng nước này vẫn còn tồn tại hàng trăm năm sau và có thể là vĩnh viễn, không thể nào khô được vì không còn đường thoát.
Cách khắc phục đảm bảo an toàn tuyệt đối áp dụng đối với hồ chứa bùn đỏ, nhưng không khả thi, đó là phải ngăn chận lượng nước mưa rơi xuống hồ chứa, tức là phải làm một mái che rộng hơn 16 triệu mét vuông và máng xối, cống thoát cho hồ chứa bùn đỏ.
Vì dân, vì nước, vì tương lai dân tộc, cần phải bàn bạc kỹ lưỡng dự án bauxite – đề tài nóng của dân tộc Việt Nam hiện nay.
N. Đ. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
-Bauxite: Chỉ mong QH sử dụng hết quyền! (Bee)-"Chỉ cần TKV công khai tất cả các thông tin, và trả lời có trách nhiệm mọi câu hỏi, các chuyên gia VN có thể giúp TKV" - TS Nguyễn Thành Sơn
-Ai là tác giả Bauxite Tây Nguyên?Tôi rất mừng là sự phản ứng có phần khá quyết liệt của dư luận vừa qua đã minh chứng cho một không khí dân chủ theo đúng chủ trương mà Đảng đã đề ra. Tôi mong muốn rất đơn giản là Quốc hội có ý kiến dứt khoát về vấn đề này đồng thời có giải thích rõ ràng với cử tri cả nước. Nếu tiếp tục làm thì tại sao và nếu dừng thì cũng tại sao? Tôi sợ nhất sự không rành mạch và thiếu rõ ràng.
- Thưa TS. Chu Hảo, Bản kiến nghị của ông và 15 chính khách, nhà khoa học và nhân sĩ trí thức đã nhận được nhiều sự ủng hộ. Theo ông, vì sao vậy?
Kiến nghị của chúng tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ của nhân dân. Theo tôi, có hai nguyên nhân. Một là sự tin cậy, khích lệ của nhân dân đối với các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học khi họ nói lên sự thật khách quan trên tinh thần xây dựng và có trách nhiệm. Nếu không có sự tin cậy, đã không có sự đồng tình cao như vậy. Thứ hai, nó đã chứng tỏ dư luận xã hội đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tham gia ý kiến vào những vấn đề hệ trọng của đất nước. Tôi được biết hai ngày qua, báo Dân trí đã tổ chức thăm dò ý kiến bạn đọc và tại thời điểm hiện tại (15h30 ngày 29/10), đã có gần 50 ngàn lượt người tham gia. Trong đó có tới 91% số người đồng tình với chúng tôi. Con số này đã phản ánh đúng tâm trạng thật của đa số những người quan tâm đến Dự án Bauxite Tây Nguyên và rất có ý nghĩa.
- Công nghệ của bauxite Tây Nguyên giống như công nghệ của Hungary (công nghệ ướt). Phải chăng sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ của Hungary đã tác động đến việc không đồng tình của các ông?
Không đợi đến khi có sự kiện vỡ hồ chứa ở Hunggari mà ngay từ ngày đầu Dự án này được triển khai, đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình từ các nhà khoa học, tướng lĩnh, lão thành cách mạng và người dân. Tiếc thay những ý kiến tâm huyết đó lại không được những người có trách nhiệm lắng nghe. Thảm họa ở Hungary vừa qua đã cảnh tỉnh và khơi gợi ý thức của nhân dân đối với vận mệnh quốc gia nói chung, đối với Tây Nguyên (nơi được coi là mái nhà của Việt Nam và các nước Đông Dương) nói riêng.
Trong các khảo sát độc lập của nhiều nhóm nhà khoa học, họ đã đưa ra một tổng kết khá ngắn gọn là về cơ bản, rừng ở Tây Nguyên đã tàn phá xong. Vấn đề cần thiết của ta hiện nay là trồng lại rừng thì ngược lại, tiếp tục triển khai các dự án phá rừng mà điển hình là Dự án Bauxite này.
- Nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường và chủ đầu tư đã cam kết bảo vệ môi trường và hoàn thổ sau khi khai thác?
Tôi hoài nghi điều đó bởi tại các mỏ than ở Quảng Ninh, nơi có các yếu tố thuận lợi hơn nhiều mà họ còn không thành công thì huống hồ với bùn đỏ ở Tây Nguyên, đó là điều hết sức viển vông.
- Tại sao ông lại có suy nghĩ bi quan như vậy?
Tôi không bi quan hay cảm tính mà các phân tích khoa học đã nói lên điều đó. Vùng Tây Nguyên có lượng mưa rất lớn, trung bình hàng năm khoảng 2.000 – 3.000mm. Với lượng mưa lớn như thế, hồ chứa chất thải độc hại khó có thể đảm bảo sẽ không bị tràn. Rồi vấn đề thẩm thấu. Ai có thể khẳng định lớp nhựa lót nền chống thấm là vĩnh cửu? Bùn đỏ có tính ăn mòn rất cao và theo tôi được biết, cho đến thời điểm này chưa có bất cứ cơ sở sản xuất nhựa chống thấm nào trên thế giới dám cam kết sản phẩm của họ là vĩnh cửu nên rất mong nhà đầu tư dự án cho biết thương hiệu của sản phẩm được dùng vào việc này.
Theo thông tin từ các kỹ sư Việt Nam tham gia làm hồ chứa nước ngọt của Dự án (không phải hồ bùn đỏ), thì việc thi công hồ chứa bùn đỏ được làm rất ẩu, bỏ qua cả khâu thăm dò địa chất thẩm định nền móng.
Do thông tin chưa được kiểm định nên tôi rất mong các cơ quan kiểm chứng để làm sáng tỏ thông tin này.
- Nhìn từ góc độ kinh tế, ông đánh giá như thế nào?
Gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế đã có các công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ và khoa học đối với Dự án này. Mặc dù những con số về kinh tế do TKV cung cấp rất hạn chế nhưng dựa trên số liệu từ nhiều nguồn, các chuyên gia đã tính toán và khẳng định không hiệu quả hay nói cách khác là không có lãi.
- Nhưng với một dự án lớn như thế này thì không thể chỉ là các bài toán kinh tế thông thường, thưa ông?
Đúng là như vậy. Có thể có những dự án tạm thời thì không có lãi, thậm chí chấp nhận lỗ nhưng về tổng thể lâu dài thì phải mang lại lợi nhuận nhiều mặt, tức là có thể tính bằng tiền nhưng cũng có thể lợi nhuận được tính bởi động lực của nó cho các dự án khác. Rất tiếc là đối với cả 2 góc độ trên, Dự án đều cho một đáp số bằng không. TKV cho rằng có lãi còn các chuyên gia kinh tế lại bảo lỗ.
- Tại sao cùng một bài toán nhưng lại cho hai kết quả trái ngược nhau, thưa ông?
Qua phân tích của các bên, tôi cho rằng TKV đã mắc phải hai sai sót nghiêm trọng. Thứ nhất là họ không tính giá thành con đường vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm vào giá thành sản phẩm. Nó giống như anh xây một cái nhà nhưng lại không tính chi phí cho ngõ đi. Đáng lưu ý là con đường này dài hàng trăm km, đi qua các địa hình hiểm trở và chủ yếu để phục vụ riêng cho dự án này. Thứ hai là khi tính toán, các nhà xây dựng Dự án không tính đến sự biến động của thị trường đối với sản phẩm nhôm. Đó là chưa kể sau sự cố ở Hungary, đề phòng bất trắc, họ sẽ phải chi một khoản kinh phí rất lớn để gia cố cho công trình và điều đó càng đẩy giá thành lên cao.
- Xin lỗi cho tôi hỏi thẳng. Tại sao các ông im lặng, không phản ánh điều này ngay từ khi Dự án mới triển khai mà để đến tận hôm nay mới làm việc này?
Không phải chúng tôi im lặng. Ngay từ năm 2009, khi Dự án bắt đầu triển khai, Liên hiệp Các hội Khoa học – Kỹ thuật chúng tôi đã kiến nghị trong đó đề nghị chuyển nhà máy xuống gần bờ biển và nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược toàn vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, việc đánh giá môi trường vẫn chưa được triển khai. Hậu quả là không chỉ có Dự án Bauxite mà các dự án khác của Tây Nguyên cũng không có dữ liệu để triển khai cho phù hợp.
Đối với an ninh, quốc phòng cũng thế. Cách đây một năm, chúng tôi đã có những phân tích khá đầy đủ nhưng cho đến nay, TKV vẫn chưa làm gì để có thể làm mọi người yên lòng. Trong khi đó, ở tất cả các văn kiện của Đảng đều chú trọng việc phát triển kinh tế phải gắn liền với an ninh, quốc phòng. Về an ninh, quốc phòng, nếu nơi khác cần quan tâm một thì Tây Nguyên, với vị trí nóc nhà Đông Dương điều này cần quan tâm gấp 3 – 4 lần.
- Dù đã được chính Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cam kết về độ an toàn nhưng người dân vẫn hoài nghi. Từng nhiều năm là thành viên của Chính phủ, ông nghĩ gì về điều này?
Tôi nghĩ là cần khách quan và không nên suy diễn quá rộng. Trong trường hợp này, nên nhìn nhận đây là ý kiến của người dân trước một sự việc cụ thể của một Bộ trưởng cụ thể. Những phản ứng vừa qua của dư luận còn có nguyên nhân từ sự lắng nghe của một số quan chức đối với ý kiến của người dân. Trong khi nói là lắng nghe nhưng vẫn đẩy nhanh tiến độ thì đâu phải là lắng nghe thật sự? Tuy nhiên, tôi rất mừng là sự phản ứng có phần khá quyết liệt của dư luận vừa qua đã minh chứng cho một không khí dân chủ theo đúng chủ trương mà Đảng đã đề ra.
- Là một cử tri, ông chờ đợi gì ở Quốc hội trong sự việc này, thưa Tiến sĩ?
Tôi mong muốn rất đơn giản là Quốc hội có ý kiến dứt khoát về vấn đề này đồng thời có giải thích rõ ràng với cử tri cả nước. Nếu tiếp tục làm thì tại sao và nếu dừng thì cũng tại sao? Tôi sợ nhất sự không rành mạch và thiếu rõ ràng.
- Hiện nay dự án đã triển khai và nếu dừng lại, chúng ta sẽ mất những khoản tiền rất lớn…?
Ở đây lại là bài toán khác. Giả sử nếu dừng lại, chúng ta có thể mất hàng trăm triệu USD nhưng nếu không dừng lại, khi sự cố xảy ra chúng ta sẽ mất hàng trăm tỉ USD. Trước tình hình hiện nay, chúng ta không có quyền lựa chọn phương án tốt nhất mà bắt buộc phải lựa chọn phương án ít xấu nhất.
- Một câu hỏi không mới nhưng luôn là mối quan tâm của mọi người. Nếu Dự án bị dừng, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Đương nhiên ai là tác giả của Dự án thì người đó phải chịu trách nhiệm và khi Quốc hội quyết định dừng thì Quốc hội sẽ có trách nhiệm chỉ ra tác giả để thông báo với cử tri.
- Ông có tin rằng Đảng, Nhà nước và gần nhất là tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ hành xử hợp với ý nguyện của nhân dân không?
Một nhà nước được Đảng chủ trương xây dựng, điều hành trên nền tảng dân chủ và pháp quyền thì ý nguyện của nhân dân là tối thượng. Nhất là khi ý nguyện đó lại dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, trên tinh thần xây dựng thì chắc chắn phải là quyết định cuối cùng.
- Xin cám ơn ông!
Bùi Hoàng Tám (thực hiện)
http://www.chungta.com
- Kiến nghị dừng khai thác bauxite do các nhà trí thức khởi xướng phải được công bố cho toàn dân và Quốc hội bvn
Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn vì có hai vấn đề chưa được Quốc hội đề cập thỏa đáng: việc cho thuê đất rừng đầu nguồn và đại dự án bauxite. Mà đây lại là hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Nếu sụp đổ Vinashin chỉ là chuyện mất tiền, dù là tiền tỷ (đô la), thì hai vấn đề sau là chuyện môi trường sinh thái, tác hại lâu dài, và nghiêm trọng nhất, là chuyện an ninh quốc phòng, an nguy quốc gia.
Hôm nay tôi thấy cần phải lên tiếng thêm về vụ bauxite.
1/ Là một trong những người ký tên rất sớm vào Kiến nghị dừng khai thác bauxite ở cả hai lần, lần đầu do ba nhà trí thức Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, lần hai do 13 nhà trí thức thuộc tổ chức IDS cũ và nhóm Bauxite Việt Nam khởi xướng, tôi thấy nội dung kiến nghị, đặc biệt là Kiến nghị lần hai gồm 5 điểm rất rõ ràng, thuyết phục. Kiến nghị này được đăng tải công khai, minh bạch, cho đến nay đã thu được gần 3000 chữ ký, trong đó có nhiều nhà khoa học, trí thức đầu đàn, nhiều bậc lão thành cách mạng, quan chức, tướng lĩnh, nguyên lãnh đạo cấp cao, có Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, có nhà toán học Ngô Bảo Châu – niềm vinh dự của trí tuệ Việt Nam, người vừa được Thủ tướng tiếp và đặc biệt cấp nhà (ông Ngô Bảo Châu không những đã ký tên cả hai lần, mà còn gửi một lá thư riêng cho các vị lãnh đạo đất nước đề nghị ngưng dự án).
Một Kiến nghị quan trọng như thế phải được công bố rộng rãi để mọi đại biểu Quốc hội và toàn dân biết. Như thế là cung cấp thông tin đa chiều để các vị đại biểu Quốc hội và nhân dân lựa chọn. Đại biểu và nhân dân phải có điều kiện đối chiếu những luận điểm bênh vực khai thác bauxite của Bộ Công Thương và tập đoàn TKV với những luận điểm phản biện của các trí thức trong Kiến nghị để suy nghĩ và rút ra kết luận.
Tôi xin thẳng thắn đặt câu hỏi: Có ai đã ngăn cản các phương tiện truyền thông công bố kiến nghị trên? Nếu có, thì đó là tước quyền được thông tin của nhân dân – quyền được hiến pháp và pháp luật bảo hộ, như thế người ngăn cản đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.
Nếu không phải như thế, thì tôi xin hỏi giới nhà báo nước ta: Tại sao các bạn phải sợ mà không dám đăng tải một kiến nghị có tầm quan yếu đến vận mệnh dân tộc, đã được lưu truyền khá lâu trên nhiều mạng, đã được chính thức gửi tới Quốc hội? Như thế có phải các bạn đã từ bỏ cái quyền quan trọng nhất của mình và cũng là yêu cầu cao nhất của nhân dân với các bạn: thông tin trung thực những gì liên quan đến lợi ích của người dân? Tôi tin rằng tờ báo nào mạnh dạn đăng tải Kiến nghị nói trên sẽ chẳng bị ai bắt tù, ngược lại sẽ được nhân dân quý trọng.
2/ Bản kiến nghị đã nêu rõ mối lo về hiệu quả kinh tế, tác hại môi trường của Dự án Bauxite. Tôi muốn xin nhấn mạnh thêm về mặt an ninh quốc gia mà tôi nghĩ có thể vì sự “tế nhị” nào đó đã chưa được đề cập thỏa đáng trong Kiến nghị. Nhất là khi liên kết chuyện khai thác bauxite với việc cho thuê đất rừng đầu nguồn.
Trong việc xây dựng các nhà máy bauxite, ta thấy nhân công Trung Quốc vào rất đông. Thậm chí có hiện tượng hình thành “làng Trung Quốc” ở Tân Rai. Chúng ta không thể không đặt những câu hỏi: Trong số nhân công đó, có bao nhiêu quân nhân mặc áo dân sự? Họ làm gì ở đấy chúng ta có kiểm soát được không? Các chuyên gia Trung Quốc xây dựng nhà máy liệu có đủ thiện chí đảm bảo an toàn lâu dài cho việc khai thác bauxite, hay biết đâu họ không “gài” một khuyết tật nào đó để khi “có chuyện” nó sẽ trở thành một áp lực chính trị cho nhà nước ta?
Đặt những câu hỏi như trên không phải là quá đa nghi, mà xuất phát từ tinh thần cảnh giác có cơ sở. Vâng, lịch sử quan hệ Việt – Trung buộc chúng ta phải cảnh giác. Bản chất, mưu toan bá quyền của người hàng xóm khổng lồ không hề thay đổi. Những tư liệu gần đây được công bố chỉ ngày càng cho ta thấy rõ hơn bản chất đó. Và ngay trước mắt là vấn đề Biển Đông. Chưa nói đến hiểm họa về sông Mê Kông không xa. Tất cả đều nằm trong âm mưu bá quyền.
Tôi tiếp xúc với nhiều tướng lĩnh, tâm tư các vị rất không yên, các vị rất lo lắng cho sự an nguy của đất nước trước âm mưu xâm thực tinh vi của nước ngoài qua con đường kinh tế. Và cả những người dân bình thường, hầu như ai cũng lo ngại, cũng cảnh giác. Trong khi đó, hình như tinh thần cảnh giác của các vị lãnh đạo lại khá hời hợt, cho nên mới để lọt những chủ trương nguy hiểm như khai thác bauxite, cho thuê rừng đầu nguồn.
Tại sao có thể như thế? Tôi không sao trả lời được câu hỏi này. Có phải các vị chỉ chạy theo lợi ích kinh tế mà quên mối lo an nguy lâu dài của đất nước? Có phải các vị bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế? Đây là lúc các vị phải trả lời rõ ràng để giải tỏa những băn khoăn chính đáng của người dân.
3/ Tôi mong mỏi các đại biểu Quốc hội tập trung làm rõ hai vấn đề nghiêm trọng nhất: bauxite và cho thuê rừng đầu nguồn, đừng để bị lạc hướng vì những chuyện khác.
Nhân đây tôi cũng xin qua mạng Bauxite Việt Nam để nhắn nhủ những đồng chí đã từng sát cánh chiến đấu với tôi ở nội thành Sài Gòn – Gia Định, các chiến trường miền Đông Nam Bộ, ven Sài Gòn… Đó là các đồng chí Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Lê Thanh Hải. Mong các đồng chí lên tiếng đấu tranh để ngăn chặn những nguy cơ cho đất nước như Dự án Bauxite và việc cho thuê rừng đầu nguồn nói trên.
Tôi cũng muốn nhắn với đoàn đại biểu Quốc hội của TPHCM là tôi rất buồn vì trong đoàn không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng như trên. Thử hình dung nếu bùn đỏ bauxite đổ xuống thì cả vùng Đông Nam Bộ, TPHCM sẽ nguy ngập thế nào? Tương lai con cháu chúng ta sẽ ra sao?
4/ Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, Đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc. Chúng ta không có gì phải sợ, vì chúng ta trong sáng, chúng ta thực tâm yêu nước thương nòi, chúng ta làm đúng theo luật pháp, hiến pháp.
Bản thân tôi cũng có những lúc hơi e ngại khi cần lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải. Những lúc ấy tôi tự nhắc mình: khi bị Toà án Vùng 3 Chiến thuật Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt, mình vẫn coi khinh, vẫn mỉm cười và dấn thân chiến đấu, thì cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?
L. H. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Hai bài báo – hai quan điểm đối nghịch bvn
rong bài báo thứ nhất, ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, làm như thể trên trời rơi xuống, tỏ ra ngạc nhiên khi biết có kiến nghị dừng dự án bauxite. Ông còn xác quyết rằng: “Chúng tôi lắng nghe, theo dõi những ý kiến khác nhau, với thái độ thận trọng, sẵn sàng cởi mở, tranh luận để xóa bỏ bớt những khác biệt về nhận thức để tạo điều kiện phát triển cho Đăk Nông nói riêng, đất nước nói chung.”
Ông mau quên quá! Để cho ông nhớ, Bauxite Việt Nam xin đăng lại bài báo thứ hai, thuật lại nội dung của cuộc hội thảo ngay tại Đăk Nông, mà ông là Phó chủ tịch tỉnh, ngày 22/10/2008, nghĩa là cách đây mới hơn hai năm. Trong cuộc hội thảo đó, nói như phóng viên báo Tuổi trẻ, “Báo cáo của đại diện TKV về chương trình khai thác quặng bôxit tại các tỉnh Tây nguyên do tập đoàn này làm “tổng chỉ huy” đã hứng ngay một “trận lũ quét” những ý kiến phản biện”. Từ đó, ông và những người có trách nhiệm cao hơn ông, có ai đã công khai trả lời với đầy đủ cứ liệu từng điểm một những luận chứng của phía phản biện hay chưa? Hay chỉ là những tuyên bố liều lĩnh của những “chuyên gia hàng đầu về luyện nhôm” như Tiến sĩ Tô Ngọc Thái, Kỹ sư Trần Văn Trạch,…?
Thưa ông! Sự tồn vong của dân tộc đòi hỏi những người có trách nhiệm phải có một thái độ nghiêm chỉnh, vượt qua “lợi ích” của một nhóm người, chấp nhận một cuộc tranh luận dân chủ, khoa học. Chỉ khi đó, mới có thể khẳng định được rằng quyết định tiến hành khai thác bauxite ở Tây Nguyên “đã được cân nhắc ở tất cả khía cạnh”! Chỉ khi đó, mới có thể có được một sự đồng thuận thực sự.
Một xã hội dân sự là một xã hội biết phản ứng trước những nguy cơ đe dọa đất nước. Sự phản ứng ấy lẽ ra phải được vui mừng đón nhận như một dấu hiệu cho thấy dân ta đã trưởng thành. Nếu không, câu thơ chua xót của Tản Đà “Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”, bây giờ, sau 35 năm đất nước thống nhất, 55 năm xây dựng “chủ nghĩa xã hội”, còn chua xót hơn bội phần.
Bauxite Việt Nam
Tây nguyên sẽ “chết” vì… khai thác bôxit
TT – Đây là cảnh báo của những nhà khoa học tại hội thảo với chủ đề “Tìm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ” do UBND tỉnh Đắc Nông, Viện Tư vấn và phát triển (CODE) và Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV) tổ chức ngày 22-10 tại tỉnh Đắc Nông.
Báo cáo của đại diện TKV về chương trình khai thác quặng bôxit tại các tỉnh Tây nguyên do tập đoàn này làm “tổng chỉ huy” đã hứng ngay một “trận lũ quét” những ý kiến phản biện. Không chỉ những nhà khoa học xuất thân từ vùng đất Tây nguyên hoặc có nhiều năm nghiên cứu về Tây nguyên lên tiếng phản đối mà chính cả cán bộ của TKV cũng cho rằng đây là một dự án “chẳng giống ai”.
Sai lầm chiến lược?
Theo TKV, mục tiêu của dự án là khai thác nguồn quặng khổng lồ có trữ lượng quặng tinh hơn 3,4 tỉ tấn đang nằm im dưới lòng đất Tây nguyên để phát triển kinh tế, đánh thức tiềm năng của vùng đất này. Tuy nhiên, bài phản biện dài 75 phút của TS Nguyễn Thành Sơn - giám đốc Công ty năng lượng Sông Hồng, thuộc TKV – bác bỏ gần như hoàn toàn dự án này và cho rằng đây là một sai lầm chiến lược chứa đựng những rủi ro không thể lường hết.
Ông Sơn đánh giá quy hoạch khai thác quặng bôxit được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao TKV làm đầu mối để triển khai ở Tây nguyên là quá nhiều tham vọng. Bởi vì nhôm không phải là kim loại quý và chưa có quốc gia nào coi bôxit là khoáng sản chiến lược để dốc sức khai thác như VN. Theo ông Sơn, kế hoạch của TKV mới chỉ chú trọng việc khai thác quặng rồi chế biến thành alumin để xuất khẩu thì hiệu quả kinh tế không cao và chỉ có tác dụng phục vụ các đại gia luyện nhôm nước ngoài vốn không muốn tốn nhiều chi phí cho việc khai thác.
Chưa kể chương trình khai thác, chế biến quặng bôxit của TKV chứa đựng nhiều rủi ro không thể kiểm soát được. Nhu cầu nhôm trong nước không nhiều và cũng không thể có đủ điện để có thể xây dựng các nhà máy luyện nhôm phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, quá trình khai thác đòi hỏi một nguồn vốn lớn, một nền tảng khoa học công nghệ cao sẽ đặt VN vào thế phụ thuộc nước ngoài. Đặc biệt, các rủi ro về môi trường, sinh thái bị hủy hoại đến nay chưa được nghiên cứu, chưa được đề cập đến nơi đến chốn.
Ông Sơn kiến nghị lập ngay một ủy ban quốc gia về phát triển bền vững cho vùng Tây nguyên, đồng thời tổ chức những cuộc tranh luận khoa học “đến đầu đến đũa” các tác động của việc khai thác bôxit đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Trong khi tranh luận chưa ngã ngũ thì các dự án đang triển khai phải dừng lại để hạn chế những hậu quả đáng tiếc.
Tàn phá môi trường
Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. GS Đào Công Tiến – nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM – cảnh báo: “Nguồn nước của Tây nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây nguyên sẽ chết vì thiếu nước”.
Chưa kể theo quy trình hiện nay, muốn sản xuất 1 tấn nhôm cần phải có 2 tấn alumin, tức phải khai thác ít nhất 4 tấn quặng bôxit. Và quá trình này thải ra đến 3 tấn bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại, thậm chí chứa phóng xạ mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật cũng không có cách nào xử lý ngoài việc chôn lấp. TS Nguyễn Thành Sơn trưng ra những hình ảnh các bãi chứa bùn đỏ ở các nước tiên tiến như Pháp, Úc và cho rằng ý tưởng trồng cây trên những bãi bùn đỏ mà TKV đưa ra là ảo tưởng.
Hiện nay không có cách nào khác là chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây nguyên và với vị trí thượng nguồn của các con sông lớn, những bãi bùn đỏ sẽ trở thành những núi “bom bẩn” nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. “Khi đó không chỉ các tỉnh Tây nguyên mà người dân các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nam bộ sẽ lãnh đủ hậu quả” – ông Sơn khẳng định.
Quan trọng hơn, mặt đất sau khai thác quặng sẽ như thế nào? Mặc dù TKV dẫn kinh nghiệm của các nước để cho rằng khả năng hoàn thổ, phục hồi thổ nhưỡng là gần như đạt 100% nhưng các nhà khoa học chứng minh ngược lại. Theo ông Sơn, với địa hình đồi dốc và mưa lũ hằng năm của Tây nguyên, toàn bộ mặt đất sau khai thác sẽ bị nước cuốn trôi và không thể nào có hi vọng tái tạo.
Cư dân bản địa, văn hóa dân tộc sẽ về đâu?
Là người con Tây nguyên, TS Tuyết Nhung Buôn Krông phản biện bằng cách công bố công trình nghiên cứu dài 36 trang của nhóm Đại học Tây nguyên về khảo sát xã hội tại khu vực TKV đang triển khai nhà máy khai thác ở xã Nhân Cơ. Bà Tuyết Nhung khẳng định: “TKV nói rằng khu vực khai thác bôxit là những vùng rừng không phát triển, cây trồng không sống được trong khi thực tế cho thấy khu vực này đang phát triển rất mạnh cây cà phê và đời sống người dân đang ổn định”.
Theo bà, với dự án đang triển khai tại Nhân Cơ đe dọa không gian văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Nếu mất “bon” (làng của người M’Nông), mô hình làng truyền thống và văn hóa của người M’Nông sẽ bị triệt tiêu.
Từ đó kéo theo hàng loạt vấn đề về văn hóa – xã hội, thậm chí là các vấn đề an ninh, chính trị. Cơ hội việc làm cho người lao động gần như không có, vì người dân tộc không có trình độ học vấn để có thể đào tạo thành công nhân phục vụ các nhà máy. Không có đất người dân bản địa sẽ đi đâu? Văn hóa Tây nguyên sẽ về đâu?” – bà Nhung hỏi. Theo bà, người dân mong mỏi ở các cấp chính quyền và chủ đầu tư một cam kết về vấn đề việc làm và bảo đảm một không gian văn hóa một khi phải nhường đất cho các dự án khai thác bôxit.
Cả hội trường lặng đi khi tác giả của Đất nước đứng lên – nhà văn Nguyên Ngọc – bước lên bục. Con người của vùng đất Tây nguyên này cho rằng điều cần cân nhắc nhất không hẳn là vấn đề môi trường mà trước hết và quan trọng hơn hết là chuyện xã hội – văn hóa. Ông Ngọc nhắc lại: sau năm 1975 chúng ta đã tổ chức một cuộc di dân chưa từng có từ đồng bằng lên Tây nguyên với cường độ, tốc độ rất lớn và đến nay đã chứng tỏ đó là một sai lầm lớn.
Ông Ngọc cho rằng: “Chúng ta đã hành động ở Tây nguyên rất thản nhiên, không hề quan tâm đến chỗ đây là một vùng đất và người rất đặc biệt về nhiều mặt. Thậm chí có thể nói chúng ta đã làm mọi việc ở Tây nguyên như là trên một vùng đất không người”.
Theo ông, nếu tiếp tục triển khai dự án như kế hoạch của TKV, chắc chắn không gian sống, không gian văn hóa của cư dân bản địa Tây nguyên sẽ bị đảo lộn, nếu không nói là bị xóa sổ. Người M’Nông, chủ nhân ngàn đời của vùng đất Đắc Nông, sẽ đi về đâu? Lời hứa của những người chủ trương dự án, những nhà đầu tư và thực thi dự án hứa với đồng bào M’Nông có bao nhiêu căn cứ?
Những câu hỏi này chưa được giải đáp và cuộc hội thảo còn tiếp tục đến hết hôm nay. Chúng tôi xin mượn lời của nhà văn Nguyên Ngọc để tạm kết thúc bài viết này: “Theo tôi, chúng ta đang đứng trước một quyết định mất còn. Và sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta làm chuyện quá ư to lớn này ở đây mà không hề nghĩ, không hề nhớ đến những gì đã diễn ra trong 30 năm qua. Những bài học lớn, sâu và cay đắng 30 năm ấy còn để lại, sờ sờ ra đấy, rất có thể lại dạy ta lần nữa, và thường vẫn vậy, lần sau bao giờ cũng nghiêm khắc hơn lần trước”!
NGUYỄN TRIỀU
Nguồn: Tuoitre
---------------
- Các bộ trưởng sẵn sàng cho chất vấn về Vinashin, bô-xít(VietNamNet)-Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng chuẩn bị những nội dung đang được cử tri quan tâm như Vinashin, bô-xít Tây Nguyên để trả lời chất vấn trước QH. --
- DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ (2) TÍNH ĐẾN NGÀY 9/11/2010 (2765 người) (Boxit)
- - Lỗ hổng thiết kế và bài toán dự án bô-xít Tây Nguyên (VEF) Hồ sơ thiết kế thi công về phần địa chất càng sơ sài, thiếu rất nhiều so với quy phạm thiết kế của Việt Nam. Ngay việc chọn màng địa kỹ thuật (geomembrane) dày 1,5 mm, tính ra lượng thấm lớn nhất ở trạng thái bình thường là 7.04×10-6 m3/s tức là 0,61 m3/ngày đêm là không thể chấp nhận đối với an toàn của hồ bùn đỏ.-
Bất công trong khai thác tài nguyên TT - Khai thác tài nguyên khoáng sản ở VN hiện nay hiệu quả kinh tế không cao, chủ yếu khai thác, chế biến thô và xuất khẩu; lợi ích chủ yếu rơi vào một nhóm và các đơn vị khai thác tài nguyên chứ người dân, cộng đồng trong vùng có tài nguyên không được hưởng. Đó là nhận định của ông Phạm Quang Tú, phó viện trưởng Viện Tư vấn phát triển (CODE), tại buổi tọa đàm nghiên cứu nền tảng thực thi sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác ở VN do Phòng Thương mại và công nghiệp VN tổ chức ngày 9-11.
-Bô xít Tây Nguyên: màn kịch lừa phỉnh vẫn tiếp tục! bvn
Tôi có cảm tưởng ông Trạch muốn làm anh hùng cái thế, nguyện đem thân xác ra hy sinh cho đại cuộc. Nhưng ở thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến này, những lời tuyên bố oang oang rỗng tuếch đó chỉ làm cho người ta thấy rõ tính chất ba hoa của người nói. Chẳng lẽ khi xảy ra đại hoạ bùn đỏ dâng tràn, gây ô nhiễm trầm trọng cho toàn thể miền đồng bằng sông Đồng Nai, chính quyền bắt ông bỏ tù thì sẽ giải quyết được vấn nạn môi trường sao? Thiết nghĩ, điều mà mọi người đang mong chờ ở ông là kiến thức kinh nghiệm chuyên môn ông dùng để lý giải cho sự an toàn của hồ bùn đỏ. Ông đừng quên hàng trăm ngàn người cũng có kiến thức khoa học cơ bản đang lắng tai nghe ông giãi bày và thuyết phục đấy. Tôi không hiểu bao nhiêu chuyên gia, tiến sĩ, giáo sư viên chức của Nhà nước đâu mà để cho một ông "chuyên gia độc lập" tuyên bố tràn cung mây với báo chí truyền thông như vậy?
Tôi có cảm tưởng ông chỉ biết nói lại những gì mà nhà thầu TQ (hay cán bộ TKV) dự tính cho cái hồ bùn đỏ, ông chỉ làm phận sự một nhà tiếp thị quảng cáo hàng mà thôi. Tôi xin phép nêu vài chi tiết kỹ thuật để ông kiểm chứng:
1- Theo dự kiến của TKV và nhà thầu TQ, hồ chứa bùn đỏ tương lai khoảng 110 hecta, có nghĩa là diện tích 1.100.000 m2 (Rộng bao nhiêu mét? Dài bao nhiêu mét?). Có hai khả năng:
a) Nếu lợi dụng thung lũng sâu 10-12 m gần nhà máy, thì không cần đào bới nhiều, chỉ cần khai hoang (chặt cây, phát cỏ), đào lớp đất bên trên tới độ sâu cần thiết 14 m so với mặt bằng nhà máy. Cho đến giờ phút phái đoàn lên tham quan, vẫn chưa thấy nhà thầu sửa soạn thi công? Thế thì chờ đến bao giờ mới làm để kịp ngày khai trương (tháng Ba 2011) sắp tới? Sử dụng bao nhiêu xe ủi đất, cào đất, xúc đất, chở đất, phải mở một con đường cho xe chở đất di chuyển? Rồi lại phải dự kiến một bãi đất hoang để tiếp nhận?
b) Nếu cần phải đào bới bãi bãi đất cạnh nhà máy xuống độ sâu 14 m để tạo một cái hố vĩ đại thì khối lượng đất đá đào lên khoảng 16 triệu mét khối đem đổ đi đâu? Cần bao nhiêu tháng để thực hiện công đoạn này? Trong khi nhà thầu thiếu nhân công và thiết bị để hoàn tất công trình!
2- Sau đó bắt đầu trải đều một lớp đất sét dày khoảng 250 mm (0,25 x 1.100.000 = 275.000 m3). Khối lượng đất sét vĩ đại này lấy từ nơi nào ra để đem lên cao nguyên vậy ông Trạch? Chuyên chở dưới dạng gì (ướt hay khô)? Tiếp theo phải trải lên hai lớp vải kỹ thuật, một lớp màng chống thấm HPDE, mỗi lớp có diện tích hơn một triệu mét vuông. Nhà thầu đã đặt đơn tìm mua chưa? Nơi nào sản xuất? Phải ghép và nối từng miếng vải lại với nhau thật kín, để bảo đảm dung dịch xút NaOH không rò rỉ thấm vào mạch nước ngầm, bằng phương pháp gì vậy? Đề nghị ông Trạch cung cấp thêm chi tiết.
3- Sau cùng là lấp một lớp cát thô mịn dầy khoảng 60 cm (0,6 x 1.100.000 = 660.000 m3), tìm đâu ra? Chắc phải xuống biển hay đồng bằng xúc cát chở lên! Khi sử dụng xe cơ giới hạng nặng để đổ cát phân bố đều lên ba lớp vải này, làm sao tránh được hư hại, rách nát vải, nhờ ông Trạch, chuyên gia luyện kim, giải thích hộ. Trong thời gian thi công khoảng 3-4 tháng, nếu gặp mưa lũ tràn về thì nhà thầu có biện pháp gì để bảo vệ nhân công, máy móc đang làm việc trong thung lũng?
4- Còn nữa, đào một con kênh bao bọc xung quanh hồ, sâu 2 m, rộng 2 m và xây nhiều con đập ngăn hồ thành tám khoang. Vì tám khoang ngăn cách biệt lập, cho nên phải cần đến một hệ thống di chuyển ống thoát bùn đỏ từ khoang này sang khoang khác nối với trạm máy bơm từ khu công nghiệp. Ông Trạch có nắm chi tiết gì về hệ thống này không? Ông thử làm con tính xem con kênh chống tràn 2m x 2m xung quanh hồ có dung tích là bao nhiêu và thời gian báo động là bao lâu sau khi hồ bùn đỏ bị tràn vì lũ? Chi tiết này quan trọng đấy ông!
5- Theo dự kiến, hồ bùn đỏ được đặt trong một thung lũng xung quanh là đồi núi, dĩ nhiên trong mùa mưa đó là chỗ trũng thấp nhất để tiếp nhận nước lũ tràn từ trên cao, vậy thì ông đã tính toán khả năng chứa của hồ trong mùa lũ lụt chưa, cộng thêm với 8 triệu mét khối bùn đỏ? Đề nghị ông Trạch trình bày địa thế thung lũng này để mọi người chiêm ngưỡng xem có thật đây là khu lòng chảo bị núi non vây chặt không lối thoát. Thiết tưởng nếu không có lối thoát thì thung lũng này đã biến thành một cái hồ thiên nhiên từ lâu rồi, hoặc có độ thẩm thấu cao để nước ngầm chảy xuống đồng bằng.
Tôi chỉ có bấy nhiêu nghi vấn, vì băn khoăn trước hiểm hoạ môi trường khôn lường mà tôi đành phải mạo muội lên tiếng, đề nghị ông Trần Văn Trạch, chuyên gia luyện kim độc lập, giải thích cặn kẽ. Từ đó đề nghị ông tính nhẩm giùm xem chi phí đào và xây một cái hồ vĩ đại và phức tạp như thế sẽ ngốn hết bao % trong ngân sách Nhà nước. Có lẽ vì vậy mà "người ta" còn chần chừ chưa ai dám lấy quyết định… và công trình cứ bị đình trệ dài dài, tôi thầm nghĩ thế!
Kính chào ông,
L. Q. T.
Ba câu hỏi về dự án bauxite Tây Nguyên bvn
Chúng ta có nên kiến nghị Đảng, Quốc hội, Chính phủ điều tra làm rõ vấn đề vô cùng nghiêm trọng này và trả lời trước công luận để:
- Bác bỏ ý kiến không rõ với động cơ gì nhằm xúc phạm danh dự của Đại tướng
- Bác bỏ hành vi nói lấy được hòng tiếp tục những dự án
treo tai họa trên đầu nhân dân và đánh cược uy tín của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
2 – Trong khi hai năm qua đã có rất nhiều nhà khoa học phản biện dự án bauxite Tây Nguyên, trong đó có những người như tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn nhiều năm công tác trong Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có nhiều bài viết rất sâu sắc, nhưng không người nào được mời tham gia đoàn khảo sát quan trọng này. Liệu cách làm như thế có phải là thực sự cầu thị hay chỉ là nhằm tạo cơ hội cho những tiếng nói xuôi chiều ủng hộ khai thác bauxite, xây dựng bản báo cáo màu hồng trình ra Quốc hội?
3 – Khi báo cáo với giáo sư tiến sĩ, trưởng đoàn khảo sát của Quốc hội Đặng Vũ Minh tại hiện trường, ông Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang khẳng định dự án này chắc chắn có lãi, bởi đã được tính toán rất kỹ về hiệu quả kinh tế:
- "Theo đó việc tính toán biến thiên giá thành alumina giá nhôm trên thị trường thế giới cho 10 – 20 năm sau của nhiều viện nghiên cứu thị trường thế giới đã thể hiện nhu cầu alumin trên thế giới ngày càng tăng,nguồn cung không đáp ứng cầu, với cơ cấu giá thành như vậy thì việc sản xuất alumin ở Việt nam chắc chắn có lãi."
Trả lời câu hỏi của Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Vũ Minh về an toàn bùn đỏ, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chiến, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi, đơn vị được Bộ Công thương chỉ định thẩm định thiết kế hồ bùn đỏ, khẳng định: "Với thiết kế và giải pháp kỹ thuật của nhà thầu thì đảm bảo vượt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn". Còn Tiến sĩ Trần Văn Trạch, “chuyên gia hàng đầu về luyện nhôm Việt Nam”, thì cho rằng “do áp lực dư luận nhất là sau sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary, nên việc xây dựng hồ chứa bùn đỏ ở Việt Nam là quá thừa so với các tiêu chuẩn an toàn, gây nên tình trạng lãng phí”.
Liệu có đủ cơ sở để tin vào hai điều cam kết nói trên của họ?
T. V. C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
-------------"Cần công khai toàn bộ thông tin về bauxite Tây Nguyên"
- Những "cơn khát" bôxit: Cuộc tìm kiếm Đông - Tây của Trung Quốc TT - Báo The Chinanews dẫn nguồn tin từ Tập đoàn Sản xuất nhôm Trung Quốc (Chinalco) cho biết nhằm đáp ứng nguồn cung ổn định cho các công ty sản xuất nhôm nội địa, hằng năm Trung Quốc phải nhập một lượng bôxit khá lớn, chiếm 1/3 tổng trữ lượng bôxit trong nước.
>> Úc và sự giám sát bôxit
>> Thảm họa cạnh Rio de Janeiro
Quốc tế hóa chiến lược kinh doanh
Chỉ trong năm 2009, như Hãng tin Bloomberg đưa tin, các công ty Trung Quốc đầu tư 32 tỉ USD, một số tiền kỷ lục để mua lại quyền khai thác các nguồn năng lượng và tài nguyên khắp thế giới. Trong năm 2010 không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh dừng lại trong cuộc trường chinh này. Chính vì nhu cầu tiêu thụ quá lớn nên ngay từ năm 2006, Chính phủ Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm đổ bộ khai thác bôxit ở nước ngoài theo kế hoạch “quốc tế hóa chiến lược kinh doanh” cho các doanh nghiệp.
Năm 2006, Nhật báo Trung Quốc cho biết Chinalco đã giành được hợp đồng trị giá 3 tỉ USD đầu tư phát triển mỏ bôxit ở vùng Aurukun phía bắc Cape York, Úc. Mỏ này có trữ lượng lên đến hàng trăm triệu tấn. Trung Quốc để mắt đến Úc bởi đất nước này có trữ lượng bôxit chiếm 22% trữ lượng của thế giới.
Sau đó một năm (2007), Công ty nhôm Chalco là thành viên của Chinalco đã được hỗ trợ để tiến sang các nước Nam Mỹ. Chalco đạt được thỏa thuận xây dựng một nhà máy luyện nhôm ở Companhia Vale de Rio Doce của Brazil trị giá 1 tỉ USD, để mở rộng khai thác nguồn nguyên liệu bôxit sang các nước Nam Mỹ. Song song chiến lược tìm kiếm bôxit ở Nam Mỹ, Trung Quốc đã vươn xa đến cả lục địa đen châu Phi, nơi còn nhiều nguồn khoáng sản nguyên sơ.
Chi tiền đổi quyền khai thác mỏ
Ở lục địa đen châu Phi, Trung Quốc đã đổ những khoản tiền rất lớn vào để đầu tư cơ sở hạ tầng bất chấp những bất ổn về chính trị, điều kiện khai thác khó khăn ở đây vốn dĩ đã làm cho các nhà đầu tư phương Tây rút đi trong gần 20 năm qua.
Nhật báo Bissau của Guinea - Bissau ngày 25-10-2010 cho biết các dự án thăm dò khai thác khoáng sản, đặc biệt là bôxit của nước này có thể sẽ rơi vào tay các doanh nghiệp Trung Quốc, bởi phía Trung Quốc đang đổ một số tiền khá lớn để hậu thuẫn về “khả năng kỹ thuật và tài chính” cho một số lĩnh vực của Guinea - Bissau, đây được xem là đòn “tranh thủ” tình cảm với Chính phủ Guinea - Bissau, một quốc gia giàu bôxit vào hàng bậc nhất thế giới.
Tập đoàn sản xuất nhôm Chinalco là một trong những tập đoàn nghiên cứu khai thác bôxit ở nước ngoài mạnh nhất và đang manh nha đầu tư vào đây. Theo nhật báo Bissau, đầu năm 2010 Bắc Kinh đã hỗ trợ Guinea - Bissau hơn 1 triệu USD để trang bị cho dinh thự chính phủ do liên doanh của Trung Quốc xây dựng.
Bên cạnh đó còn nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng có bóng dáng của Trung Quốc hỗ trợ về tài chính trị giá hàng triệu USD. Adelino Mano Queta, ngoại trưởng Guinea - Bissau, cho biết “nước này mong muốn ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác hơn nữa với Trung Quốc trước khi kết thúc năm 2010”.
Trước đó Bộ trưởng khoáng sản Guinea Mohamed Thiam cho biết trong năm năm, từ năm 2009, Trung Quốc sẽ đầu tư 7-9 tỉ USD để giúp nước này xây dựng cơ sở hạ tầng ở các hạng mục giao thông chính, xây dựng hệ thống mạng lưới điện quốc gia và hệ thống dẫn nước sạch.
Ông Thiam khẳng định đổi lại các gói hỗ trợ khổng lồ trên, Trung Quốc được nhận quyền khai thác mỏ khoáng sản tại Guinea. Hãng Bloomberg đưa tin Trung Quốc đã ký gửi 150 triệu USD ở Ngân hàng Trung ương Guinea nhằm đầu tư xây dựng hai trạm phát điện ở nước này. Điện là một trong những nguồn năng lượng chủ yếu để khai thác bôxit. Được biết, hơn một nửa khoáng sản bôxit của thế giới tập trung ở Guinea.
Mới đây, trong tháng 10-2010 tờ báo ngành nhôm Trung Quốc kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước nên liên kết lại và tận dụng các nguồn tài nguyên bôxit của các nước gần với Trung Quốc. Trong đó, đặc biệt chú ý đến con số 125 triệu tấn bôxit vẫn gần như nguyên vẹn mà Bộ Tài nguyên khoáng sản Lào vừa công bố trong tháng 10-2010 vừa qua.
Trong cuộc trường chinh tìm kiếm bôxit ở các nước láng giềng, Trung Quốc dường như đã chuẩn bị lót đường cho cuộc tìm kiếm này bằng những gói đầu tư ưu đãi và linh hoạt thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ở khu vực Nam Lào, nơi mà tài nguyên bôxit tập trung nhiều ở cao nguyên Bolaven (Nam Lào). Ngoài ra, nguồn bôxit ở tỉnh Mondulkiri (Campuchia) cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Trong quá trình khai thác bôxit tại các quốc gia thì Trung Quốc phải “nhập gia tùy tục”, cụ thể là dự án của Chinalco ở mỏ bôxit Aurukun (Úc). Khi dự án trên được triển khai, Chinalco đã gặp nhiều sự phản đối từ các nhà hoạt động môi trường của Úc.
Trong quá trình xây dựng, Chinalco phải chịu sự giám sát của cơ quan môi trường Queensland về sự phát triển của hệ động thực vật xung quanh. Tại thời điểm đó, như báo Australian đưa tin, các nhà quan sát đánh giá nếu hệ sinh thái xung quanh công trường Aurukun suy giảm thì ngay lập tức dự án phải dừng lại, và Chinalco phần nào đã tuân thủ nghiêm luật của nước sở tại để hoạt động.
Mới đây, ngày 30-6-2010, chính quyền bang Queensland đã chấp thuận cho Tổng công ty nhôm Trung Quốc Chinalco rút khỏi dự án khai thác bôxit ở mỏ Aurukun tại bang Queensland sau gần ba năm khai thác ở đây.
Lý do rút khỏi dự án này như Chinalco cho biết là do dự án Aurukun có quá nhiều bất lợi trong việc mở rộng khai thác. Tuy nhiên theo đánh giá của giới phân tích, Chinalco rút khỏi dự án trị giá 2,58 tỉ USD này là do biến động của thị trường nhôm thế giới.
MỸ LOAN tổng hợp
-Cuộc tìm kiếm Đông - Tây của Trung Quốc(Bee)-Chính phủ Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm đổ bộ khai thác bauxite ở nước ngoài... -
"Bùn đỏ": Hãy cẩn trọng với lời hứa! (Bee)-Xác suất xảy ra tai họa bùn đỏ không bao giờ có thể bằng không, cho nên dẫu có chi đến bao nhiêu cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. -Bùn đỏ Cao Bằng, thực chứng cho Bauxite Tây nguyên (RFA)-Sự kiện vỡ đập chắn nước thải công trình tuyển rửa quặng sắt đêm 5/11 của Tập đoàn TKV ở Cao Bằng đã tạo nên một dòng lũ bùn đỏ tràn xuống hạ lưu, làm cả một khu dân cư ngập sâu trong bùn đỏ.
-'Không tiếc tiền đảm bảo an toàn cho Bô xít Tây Nguyên' VNExpress
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam Dương Văn Hòa khẳng định như vậy trong chuyến khảo sát các dự án bô xít Tây Nguyên cuối tuần qua, với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các bộ ngành liên quan cùng các chuyên gia. ...
Thuê tư vấn nước ngoài thẩm định lại hồ bùn đỏLao động
Đoàn giám sát của QH: Kiểm tra độ an toàn của hồ bùn đỏTiền Phong Online
Dự án bauxite Tây Nguyên: Yên tâm với hồ bùn đỏ?Sài gòn Giải Phóng
- Có thể xây tường kiên cố “chặn” lũ bùn đỏ Tây Nguyên (VEF) Sau buổi thực địa dự án bô-xít Tân Rai hôm 6/11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT nói “đương nhiên phải làm dự án này, nếu cần bổ sung thêm chi tiết nào cho an toàn thì Vinacomin sẽ phải làm”.
-Điều chỉnh quy hoạch bauxite Thanhnien Online -
Sẽ giảm dần lao động Trung Quốc Đoàn khảo sát của QH và Bộ Công thương, Bộ TN-MT... vừa có chuyến thực địa tại hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, nghe Tập đoàn than khoáng sản (TKV) báo cáo việc bổ sung thiết kế an toàn hồ chứa bùn đỏ cũng như hiệu quả kinh tế dự án trong hai ngày 6 - 7.11. Báo cáo trước đoàn khảo sát của QH, ông Dương Văn Hòa, Phó tổng giám đốc TKV, cho biết hồ chứa bùn đỏ Tân Rai (gồm 2 hồ diện tích 110 ha và 209 ha), trong đó hồ số 1 chia thành 8 khoang, được thiết kế chống thấm ở đáy hồ, diện tích mỗi khoang chứa 14 - 16 ha, dung tích chứa mỗi khoang thay đổi từ 0,6-1,6 triệu m3, chiều cao bùn thải của mỗi khoang chứa thay đổi từ 8-14m, luôn thấp hơn chiều cao mặt đập ngăn giữa các khoang chứa từ 1,3-2m và thấp hơn mặt địa hình xung quanh hồ chứa từ 2 - 6m, nên khó xảy ra bùn đỏ bị tràn ra ngoài.
Sau sự cố tràn bùn ở Hungary, TKV đã làm việc lại với nhà thầu, rà soát lại toàn bộ thiết kế, đề xuất ý tưởng bổ sung thiết kế hồ chứa bùn đỏ được nhà thầu đánh giá tốt. Trong tuần này, TKV sẽ tiếp tục làm việc lại với nhà thầu, thống nhất ý tưởng cuối cùng, có thể bổ sung thêm các thiết kế mới. “Dù tốn bao nhiêu chi phí chúng tôi cũng sẵn sàng, chi phí bổ sung thêm cho dự án (xây cánh đập cho đập chắn bùn) là 2 tỉ đồng, so với dự án hơn 2.000 tỉ không đáng”, ông Hòa nói.
Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường (KHCNMT) của QH cho rằng, rà soát và bổ sung thiết kế hồ bùn đỏ của TKV phải tính đủ bốn nguy cơ: vỡ đập, tràn bùn, thấm nước và phát tán bụi. Những vấn đề liên quan đến ô nhiễm, hay yếu tố động đất không nguy hiểm bằng vỡ, tràn đập do lũ.
“Vận hành rồi vẫn có thể đình chỉ”
Ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN-MT của QH băn khoăn: tỷ lệ rắn lỏng trong bùn đỏ đóng vai trò quan trọng, nếu tỷ lệ rắn lỏng cao, khả năng bùn chảy thấp hơn, liệu tỷ lệ rắn lỏng ở Tân Rai có đạt được 50/50?
Nguy cơ ô nhiễm nước ngầm, khả năng xảy ra lũ quét, thiết kế chân đập… sẽ ảnh hưởng tới an toàn của hồ chứa bùn đỏ như thế nào?
Được TKV mời với tư cách chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực bauxite - alumin, ông Trần Văn Trạch, nguyên Trưởng ban Quản lý dự án nhôm Lâm Đồng khẳng định, tỷ lệ rắn lỏng của hồ bùn đỏ Tân Rai theo thiết kế gần đạt 50%. Ông Trạch cũng cho biết đã từng kiến nghị Bộ Công thương thuê tư vấn thiết kế nước ngoài độc lập xem Trung Quốc có làm được đúng như thiết kế không, nếu không phải chuyển sang thải khô. “Tôi đã kiến nghị ông Lê Dương Quang (Thứ trưởng Bộ Công thương - PV) nghiên cứu hệ thống thải khô cho Tây Nguyên”, ông Trạch nói.
Là đơn vị thẩm định kỹ thuật hồ chứa bùn đỏ, Giám đốc Viện Kỹ thuật thủy lợi Nguyễn Chiến cho biết: “Chúng tôi đã tính toán độ an toàn của đập với nhiều trường hợp làm việc, kể cả động đất. Động đất Tây Nguyên đo được chỉ là cấp 5, nhưng đã thử với cấp 7, đập ổn định, không có trượt mái đập và chân đập. Nếu có rung động, với một số loại đất thích hợp có thể hóa lỏng, nhưng đất làm nền và thân đập hồ chứa bùn đỏ Tân Rai là đất bazan có hạt sét, bùn lớn hơn, càng rung càng chặt. Hệ số an toàn đều vượt cho phép của quy chuẩn VN”.
Sau 2 ngày khảo sát, ông Đặng Vũ Minh khẳng định: “Có những vấn đề đã được làm rõ, có những vấn đề cần phải thảo luận thêm”. Theo ông Minh, tìm ra giải pháp cần thiết để khai thác bauxite mới là bước đầu, quan trọng hơn là thực hiện nghiêm chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật, giám sát môi trường và kỹ thuật trong quá trình vận hành phải được thực hiện nghiêm chỉnh.
Tiếp xúc với báo chí, ông Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh: “Sau khi dự án vận hành vẫn có thể đình chỉ như điều 49 của Luật Môi trường quy định, không đảm bảo môi trường thì xử lý, đình chỉ”.
Khả năng an toàn của hồ chứa bùn đỏ
Có mặt trong đoàn khảo sát, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên.
Ông đánh giá thế nào về khả năng an toàn của hồ chứa bùn đỏ?
Khả năng đảm bảo an toàn của hồ thải bùn đỏ đã được phân tích qua công tác tư vấn thiết kế của Viện Nghiên cứu thiết kế nhôm - magie Thẩm Dương (Trung Quốc) và đặc biệt qua kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định do Bộ Công thương chủ trì và kết quả thẩm tra chi tiết của Viện Kỹ thuật công trình thủy lợi (ĐH Thủy lợi).
Cộng với tư vấn giám sát của chủ đầu tư và các chuyên gia Úc tham gia, thì cá nhân tôi rất tự tin và tin tưởng vào sự an toàn của hồ bùn đỏ. Hơn nữa, hồ bùn đỏ của chúng ta cũng khác với hồ bùn đỏ của Hungary vì hồ của Hungary là hồ nổi, đắp đê 4 phía. Còn hồ bùn đỏ của dự án Tân Rai là hồ bán chìm, nằm trong khe và thung lũng nên chỉ có một lối thoát duy nhất. Lối thoát duy nhất đó cũng được khống chế và đảm bảo bởi một hệ thống đập được xây dựng cực kỳ kiên cố và có dự phòng.
Quan điểm của ông về đề xuất của một số nhà khoa học yêu cầu nên thành lập một ban thẩm định độc lập để xem xét lại dự án này?
Tôi cho rằng đề xuất này trong bối cảnh hiện nay là chưa cần thiết, bởi tất cả những vấn đề cần rà soát lại thì hiện nay chúng tôi đang làm. Chính phủ đã chỉ đạo giao cho Bộ Công thương chủ trì để điều chỉnh lại quy hoạch bauxite. Bộ Công thương đã giao cho Viện Khoa học công nghệ mỏ và luyện kim lập quy hoạch này, hiện nay đang triển khai, thực hiện. Trong quy hoạch này, chúng tôi phải rà soát lại tất cả, từ trữ lượng tài nguyên, vấn đề công nghệ khai thác, vấn đề thải khô thải ướt, vị trí nhà máy tuyển, vấn đề phương án vận tải ngoài ra sao, hiệu quả kinh tế như thế nào... Tất cả các vấn đề được xem xét tổng thể cho đến năm 2020.
Nhưng để khách quan cho dự án, dư luận cũng như người dân muốn có một đơn vị đứng ra để cho họ có niềm tin và sự khách quan?
- Nếu vậy, nên chăng hội đồng này sẽ là đơn vị phản biện lại những kết quả mà Viện Khoa học công nghệ mỏ và luyện kim đang làm, sẽ đỡ tốn kinh phí và thời gian. Về nguyên tắc, khi chúng tôi trình quy hoạch này lên Chính phủ vào cuối năm nay, Chính phủ cũng sẽ có một hội đồng để thẩm định lại kết quả quy hoạch này. Chúng ta có thể kết hợp hai hội đồng này lại, không nên làm lãng phí.
Mai Hà (thực hiện)
--------------
-----------
Sửa nhiều hạng mục để tăng độ an toàn hồ bùn đỏ
-Hungary an dân sau thảm họa bùn đỏ (Vietnamnet) - Cơ quan đối phó thảm họa Hungary tuyên bố, bên chịu trách nhiệm thảm họa sẽ phải trả chi phí làm sạch các khu vực chịu nạn bùn tràn.
-Chất vấn Thủ tướng về Vinashin, bauxite và đường sắt cao tốc (Bee)-“Vinashin, đại biểu QH hỏi trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực này như thế nào?” -TKV chỉ chú ý đến kinh tế (Danviet) -Mưa lũ và hiểm hoạ bùn đỏ Bô Xít trên Tây Nguyên bvnpost-Lê Quốc Trinh, Canada -Không an tâm khi nghe giải thích về xây dựng hồ chứa bùn đỏ bvnpost - -Nguyễn Văn Bảy -Kỹ sư xây dựng – TP Vũng Tàu
- Thư phản ánh ý kiến cử tri gửi Quốc hội: NÊN DỪNG VIỆC KHAI THÁC BÔ-XIT TÂY NGUYÊN (boxit) Nguyễn Văn Tuyến
Đại tá, CCB phường Thanh Xuân, Hà Nội (Thay mặt nhiều cử tri)
Vụ tràn bùn đỏ do khai thác bôxit làm chết người, ô nhiễm một tỉnh ở nước Hungari khiến nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội đề xuất việc Quốc hội cần bàn thảo lại và sáng suốt có quyết định dừng khai thác, chấp nhận bồi hoàn cho chủ đầu tư. Rất nhiều lý do để nhất thiết phải dừng:
-Bùn đỏ , hãy cẩn trọng với lời hứa( Beenet)
- Thư ngỏ gửi Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chiến – Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi (boxit)
Nguyễn Đình Viễn Xứ
Kính gửi Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chiến – Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi.
Kính thưa Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chiến.
Cũng như rất nhiều người dân Việt Nam khác, tôi rất lo lắng sự an toàn của các hồ chứa bùn đỏ tại các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên trong tương lai. Bởi lẽ, bùn đỏ bauxite tràn tới đâu thì nơi đó trở thành đất chết là một sự thật đã được kiểm chứng rõ ràng.
Sau khi đọc qua hai bài báo Không tiếc tiền đảm bảo an toàn cho bô xít Tây Nguyên và Thuê tư vấn nước ngoài thẩm định lại hồ bùn đỏ đăng trên www.vnexpress.net và www.laodong.com.vn cách đây ít ngày (1 & 2), sự lo lắng của tôi không những giảm bớt mà còn tăng lên rất nhiều.
Qua lá thư ngỏ này, tôi xin được gửi đến Giáo sư những điều đã làm tôi lo lắng sau khi đọc hai bài báo trên. Kính mong Giáo sư giải thích để cá nhân tôi và nhiều người quan tâm được tỏ tường.
Thứ nhất. Trong bài “Những điều phản cảm” đăng trên mạng bauxite, tác giả Nguyễn Trung Chính đã ghi rõ trong buổi đối thoại trực tuyến về các dự án khai thác bauxite do www.vnexpress.net chủ trì, ông Nguyễn Mạnh Quân của Bộ Công thương đã ba lần trả lời rằng các hồ bùn đỏ có thể chịu được động đất cấp 7 và cấp 9! - Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chúng ta không thể dự báo chính xác động đất ở Tây Nguyên là bao nhiêu. Theo Viện Vật lý địa cầu người ta dự báo động đất ở Tây Nguyên cấp 5, chúng tôi thiết kế cấp 7. Và mới đây đã nâng lên cấp 9. -Hồ bùn đỏ Tây Nguyên được thiết kế với hệ số an toàn cao, chịu được động đất cấp 7… Vừa qua Bộ Tài nguyên Môi trường yêu cầu chủ đầu tư phải thiết kế theo cấp động đất 9 để nâng cao độ an toàn lên mức gần như tuyệt đối… - …Ví dụ hồ bùn đỏ, người ta yêu cầu thiết kế động đất tối đa cấp 5 nhưng chúng tôi nâng lên cấp 7, bây giờ Chính phủ còn yêu cầu phải chịu được cấp 9…. (3) Tôi đã kiểm chứng và những lời nói trên đây của ông Nguyễn Mạnh Quân là có thật. Xin được hỏi rằng Giáo sư đã được xem qua chi tiết bản vẽ thiết kế, vật liệu sử dụng, cùng dữ liệu phân tích của cái hồ bùn đỏ mà qua lời ông Nguyễn Mạnh Quân thì “có thể chịu đựng được động đất cấp 7 và cấp 9” hay chưa? Theo bài báo đăng trên www.vnexpress.net thì Giáo sư có nói rằng “Tôi quan tâm hơn cả là độ an toàn của chân đập. Tuy nhiên, chúng tôi đã thử và tính toán độ an toàn của đập với nhiều trường hợp khác nhau, kể cả khi hồ đang làm việc mà xảy ra động đất, kết quả cho thấy an toàn kể cả với động đất cấp 7, dù ở Tây Nguyên chỉ động đất tới cấp 5″! Vì lý do gì mà Giáo sư không có cùng quan điểm (hay không đồng ý) với ông Nguyễn Mạnh Quân là “hồ bùn đỏ có thể chịu được động đất cấp 9”? Thứ hai. Khi Giáo sư nói rằng “Tuy nhiên, chúng tôi đã thử và tính toán độ an toàn của đập với nhiều trường hợp khác nhau…”. Xin được hiểu “chúng tôi” ở đây như thế nào? Đây là kết quả tính toán độc lập cũa Giáo sư hay là kết quả tính toán chung giữa Giáo sư, TKV và Bộ Công thương? Kết quả của những việc “thử và tính toán” này có được nhờ dựa vào: -Tính toán trên giấy tờ. -Tính toán miệng. -Tính toán dựa trên những mô hình với kích cỡ nhỏ. Theo sự hiểu biết nông cạn của tôi thì muốn tính được kết cấu của một công xây trình xây dựng như là cầu, con đập có chịu đựng được động đất cấp 6 trở lên thì người ta không chỉ dựa vào tính toán trên giấy tờ, hay tính toán miệng, mà phải dựa vào những mô hình kích cỡ nhỏ. Phương pháp sau cùng cho kết quả chính xác nhưng cũng tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, và công sức. Những hình ảnh sau đây là phương pháp tính toán bằng phương pháp này (4). Hình 1: Mô hình cây cầu chịu được động đất cấp 8 Hình 2: Mô hình cây cầu chịu được động đất cấp 8 và những máy móc kiểm tra Để có được những tấm hình trên và kết quả cây cầu nhỏ này có thể chịu đựng được động đất cấp 8, một đội ngũ gồm nhiều giáo sư và kỹ sư đã miệt mài làm việc trong nhiều tháng trời. Chi phí cho toàn bộ cuộc nghiên cứu chỉ tốn có 2 triệu đô la. Khi được chạy thử, ngoài nhóm giáo sư và kỹ sư tham gia, còn có 50 kỹ sư, đại diện cho các ngành công nghiệp, đại diện Bộ Giao thông Công chánh của tiểu bang Naveda có mặt tại chỗ, còn có 100 người trong nước Mỹ xem trực tuyến qua mạng. Thưa Giáo sư. Nếu “chúng tôi đã thử và tính toán” trên đây là kết quả nghiên cứu độc lập của Giáo sư –TKV và Bộ Công thương không dính dáng vào –, thì Giáo sư đã thực hiện nghiên cứu này vào lúc nào? Chắc hẳn Giáo sư có lưu lại tài liệu, hình ảnh, cũng như những đoạn phim ghi lại cuộc thử nghiệm của Giáo sư chứ? Chi phí cho nghiên cứu này là bao nhiêu? Có thể nào Giáo sư công bố những tài liệu, hình ảnh, phim ra trước công chúng để mọi người thưởng ngoạn để mọi người có thể an tâm được chăng? Còn nếu “chúng tôi đã thử và tính toán” trên đây là kết quả nghiên cứu chung của Giáo sư – TKV và Bộ Công thương thì thiết nghĩ Giáo sư – TKV và Bộ Công thương cũng nên công bố tất cả để mọi người yên lòng khi thấy được con đập của hồ bùn đỏ có thể chịu đựng được động đất cấp 7 hay cấp 9 – như lời của ông Nguyễn Mạnh Quân. Thưa Giáo sư. Không phải tôi có ý nghi ngờ gì ở đây cả. Nhưng ngay cả những công ty xe hơi nổi tiếng như BMW, Mercedes… của Đức với một bề dày lịch sử cả trăm năm, nổi tiếng về chất lượng hàng đầu trong ngành công nghiệp xe hơi, và một đội ngũ tiến sĩ và kỹ sư thượng thặng nhưng khi làm ra mẫu xe mới thì các công ty này cũng phải “ủi” cả vài chục chiếc mới biết độ bền, độ an toàn của nó ra sao (5). 1000 chiếc xe kém chất lượng thì giỏi lắm cũng giết chết 10.000 người. Như vậy, một cái đập hồ chứa bùn đỏ có thể ảnh hưởng cả vài chục triệu người mà chỉ tính toán trên giấy hay tính toán trên miệng thì e rằng khó chấp nhận. Thứ ba. Theo bài báo đăng trên www.vnexpress.net thì “Tham gia đoàn khảo sát liên ngành, giáo sư Nguyễn Tiến (Chiến?), Viện trưởng Viện kỹ thuật công trình cho rằng 3 yếu tố quan trọng liên quan tới sự an toàn của hồ bùn đỏ, thứ nhất là nước vào hồ sẽ xử lý thế nào, khi thấm nước từ hồ ra bên ngoài sẽ xử lý như thế nào và vấn đề thứ ba là chân đập” Thưa Giáo sư. Động đất là do vỏ trái đất di chuyển với những tốc độ khác nhau, có thể tạo ra những khe nứt rộng lên đến cả chục mét, dài cả hàng chục km, và sâu cả km. Dưới đây là tấm hình chụp khe nứt gây nên trận động đất ở Haiti năm nay (6). Hình 3. Khe nứt của trận động đất ở Haiti Như vậy, động đất cấp 7 có thể làm sụp cả một ngọn đồi. Cái hồ bùn đỏ có diện tích hơn 100 ha. Có nghĩa là mỗi bề là 1km. Như vậy, nếu động đất xảy ra dưới đáy hồ bùn đỏ thì cho dù con đập có an toàn, liệu kết cấu của đáy hồ với một lớp đất sắt nện, vải địa kỹ thuật, lớp chống thấm có thể ngăn cản bùn đỏ thoát theo khe nứt do động đất tạo ra được chăng? Nếu diện tích cái hồ bùn đỏ là 100 ha (1km x 1km) thì ít nhất cái đập dài cũng cả hơn 100 mét. 100 mét là đã nhờ vào 3 mặt là đồi úp bát. Nếu khe nứt của động đất (dài 3km, sâu 500 mét, rộng 1 mét) ngay dưới chân đập thì làm sao cái đập này khỏi đổ, khỏi vỡ? Lại thêm cái hồ nước cả mấy chục triệu mét khối lúc nào cũng muốn thoát ra ngoài. Vậy thì, nếu động đất cấp 7 xảy ra thì làm sao cái hồ và con đập có thể chịu được? Thưa Giáo sư. Động đất là điều mà không ai muốn có. Và sẽ không có gì phải bàn cãi nếu như Giáo sư, TKV, và Bộ Công thương nói rằng: -Tây Nguyên chỉ có động đất cấp 5. Do vậy, khả năng vỡ hồ bùn đỏ do động đất cấp 5 là không thể. Vì động đất cấp 5 không có sức tàn phá này. Nhưng cả Giáo sư, TKV và Bộ Công thương đều nói rằng hồ bùn đỏ có thể chịu đựng được động đất cấp 7 (cấp 9 –lời của ông Nguyễn Mạnh Quân) mà đến nay thì mọi người không thấy được những tính toán, phân tích khoa học để khẳng định điều này thì quả là đáng lo hơn là đáng mừng. Thứ tư. Theo bài báo từ mạng http://www.laodong.com.vn […] Tuy nhiên, để khách quan hơn, Bộ Công Thương tiếp tục giao cho TKV khẩn trương lựa chọn tổ chức tư vấn độc lập nước ngoài có uy tín để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ của hai dự án. Trả lời câu hỏi của GS-TS Đặng Vũ Minh, GS-TS Nguyễn Chiến – Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi – đơn vị được Bộ Công Thương chỉ định thẩm định thiết kế hồ bùn đỏ – cũng khẳng định: Với thiết kế và giải pháp kỹ thuật của nhà thầu thì đảm bảo vượt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn. Thưa Giáo sư. Xin được hỏi rằng “Với thiết kế và giải pháp kỹ thuật của nhà thầu thì đảm bảo vượt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn” là thiết kế nào? Thiết kế từ miệng của ông Nguyễn Mạnh Quân chăng? Còn giải pháp kỹ thuật của nhà thầu là giải pháp nào mà có thể “đảm bảo vượt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn”? Có nghĩa là Giáo sư đồng ý với TKV và Bộ Công thương rằng “hồ bùn đỏ có thể chịu đựng được động đất cấp 9”! Ngưỡng an toàn là cấp 7. Do vậy, vượt ngưỡng an toàn đồng nghĩa trên cấp 7 và cũng có nghĩa là lên đến cấp 9! Một cái hồ bùn đỏ với kết cấu bằng đất sắt nện, vải địa kỹ thuật, màng chống thấm, và một lớp cát dày đủ chống chọi với động đất cấp 7, cấp 9 thì rất khó thuyết phục được mọi người. Tuy nhiên, có thể vì cả nể hay vì những lý do tế nhị nào đó thì vẫn có người tin điều này là đúng. Nhưng tôi thì tôi không tin. Đơn giản, nếu kết cấu nền móng đơn giản như vậy mà chịu được động đất cấp 7 thì những trận động đất cấp 7 đã không cướp đi cả trăm ngàn nhân mạng của con người trong những năm gần đây. Thay cho lời kết Thưa Giáo sư. Nếu có thể, kính mong Giáo sư viết một bài báo để công bố những hình ảnh, dữ liệu phân tích của Giáo sư (nếu độc lập) hay là làm chung với TKV để mọi người quan tâm điều biết công trình quý giá này. Mà tôi dám chắc rằng trang mạng Bauxite Việt Nam cũng rất vui lòng đăng tải bài báo của Giáo sư. Tôi thấy trang mạng Bauxite Việt Nam là nơi hội tụ của cả trăm Giáo sư chứ không ít. Thêm một vài bài của Giáo sư thì chắc sẽ thêm phần hấp dẫn và chắc là con tàu Bauxite Việt Nam cũng không đến nỗi phải chìm. Vậy kính mong Giáo sư sớm công bố công trình của mình để mọi người học hỏi. Kính chúc Giáo sư lời chúc sức khỏe và bình an. N.Đ.V.X. Tác giả gửi trực tiếp cho BVN (1) http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/11/3BA2179B/ (2) http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Thue-tu-van-nuoc-ngoai-tham-dinh-lai-ho-bun-do/19720 (3) http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/10/3BA223AB/ (4) http://newsroom.unr.edu/2010/06/16/110-foot-concrete-bridge-withstands-8-0-earthquake-simulation-in-lab/ (5) http://www.youtube.com/watch?v=E3oQXXEEJtc (6) http://www.sciencedaily.com/releases/2010/01/100112170000.htm |
----------Bô-xít Tây Nguyên : Những vấn đề tồn tại một năm sau Đặng Đình Cung
Theo quy trình cải thiện liên tục PDCA (Plan Do Check Act, Bố trí – Thực hiện – Kiểm điểm và Kiểm thảo – Hành động) (1) thì bây giờ, hơn một năm sau khi chính phủ quyết định tiếp tục dự án khai thác bô–xít Tây Nguyên, chúng ta cần rà xét lại tính khả thi kỹ thuật và kinh tế của dự án này, rút kinh nghiệm diễn tiến dự án và quyết định tiếp tục, chỉnh đốn hay dừng dự án. Tai nạn bùn thải ở Hungary và, gần đây, ở Cao Bằng (2) là những dịp để chúng ta tiến hành việc rà xét này.
Trong bài này chúng tôi xin rà xét vấn đề an toàn và môi trường, hiệu quả kinh tế và chiến lược kinh doanh. Một quy trình rà xét dự án bao giờ cũng khởi đầu bằng một báo cáo những việc đã xảy ra trước đó. Để khởi đầu chúng tôi xin thưa với bạn đọc hồi âm những bài chúng tôi đã đăng về dự án bô–xít Tây Nguyên.
Hồi âm những bài trước
Sau khi đăng bài về nghề kỹ sư mỏ với thí dụ vấn đề khai thác mỏ bô–xít (3) chúng tôi nhận được thư của một số học sinh và sinh viên hỏi thêm chi tiết về nghề kỹ sư, về quy trình biến quặng bô–xít thành nhôm và về việc tôn trọng môi trường. Xin thành thật thưa với bạn đọc rằng tự ái chúng tôi đã được tông lên một vài bậc. Điều chúng tôi mừng nhất là nhận thấy trong nước có một số cháu quan tâm đến việc "giải đáp thích ứng những đòi hỏi thực tiễn của người dân" (định nghĩa nghề kỹ sư các thày ở Ecole des Mines đã dạy chúng tôi). Để không phụ lòng các cháu, chúng tôi đã trả lời tất cả các thư nhận được. Ngoài ra, chúng tôi đã đăng và sẽ tiếp tục đăng chuyện một vài kỹ sư tiêu biểu để các cháu noi theo (4).Chúng tôi cũng nhận được thư của một số người mệnh danh là cộng sự viên của lãnh đạo rất cao cấp trong chính quyền Hà Nội đặt những câu hỏi lạ kỳ như là "Công nghệ khai thác bô–xít của nước nào hay nhất ? Để xử lý bùn đỏ thì nên chọn công nghệ ướt hay công nghệ khô ? Bí quyết xử lý bùn đỏ ở Pháp là như thế nào ?...". Mình đã ký hợp đồng, đóng tiền cọc và xây dựng nhà máy gần xong rồi mà bây giờ mới đặt những câu hỏi đó à ? Tuyên bố của những người chủ trì dự án đã nghiên cứu kỹ và đã đặt thành "chủ trương lớn của Đảng, Nhà Nước" (5) vì "thăm dò, khai thác, chế biến bô xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước từ hơn chục năm nay" (6) hóa ra là không đúng sự thật hay sao ? Phương pháp hiện hành chế biến bô–xít thành alumin rồi thành nhôm đã được Bayer, Héroult và Hall sáng chế từ cuối thế kỷ XIX. Những phương pháp này được mô tả trong sách giáo khoa các trường trung học phổ thông và nhắc lại trong bài của chúng tôi về nghề kỹ sư mỏ (7). Từ thời đó, các xí nghiệp khai thác những sáng chế này chỉ cải thiện những thiết bị sản xuất để nâng cao năng suất (tiết kiệm sô–đa, điện và các năng lượng khác,...) và để việc thải phế liệu ra ngoài thiên nhiên an toàn hơn chứ họ đâu có sáng chế ra một phương pháp nào mới mà phải đặt ra vấn đề chọn lựa công nghệ.
An toàn và môi trường
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định tại diễn đàn Quốc hội : ”Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bauxite đã được thẩm định và phê duyệt với chất lượng cao nhất” (8). Chúng tôi không biết theo tiêu chuẩn nào thì có thể gọi là "chất lượng cao nhất". Một bộ tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường quy định (a) quy trình nghiên cứu tác động môi trường, (b) những giới hạn tối đa về thể tích và hàm lượng những chất độc chứa trong mọi vật liệu trong môi trường làm việc hay thải ra ngoài thiên nhiên, (c) những cách bố trí để kiềm chế một cách vĩnh viễn thể tích và hàm lượng trong giới hạn quy định đó, (d) trình tự dự trù sẵn để đối phó xảy ra tai nạn, (e) và những tác động bảo đảm việc tuân thủ những quy định của bộ tiêu chuẩn. Những quy định đó là kết quả của nhiều năm nghiên cứu của cả nghìn chuyên gia. Nếu in chữ nhỏ trên giấy và đóng thành sách thì bộ tiêu chuẩn về môi trường của một nước công nghiệp có thể chứa trong ít nhất một công–te–nơ TEU. Vậy việc nước ta chưa có bộ tiêu chuẩn đầy đủ không phải là một điều hổ thẹn. Chúng tôi chưa được biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thỉnh bộ tiêu chuẩn của cường quốc công nghiệp nào để làm căn cứ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.Mọi hoạt động của con người đều sinh ra phế liệu. Một xí nghiệp không vui sướng gì khi phải thải phế liệu ra thiên nhiên. Họ phải thải ra chỉ vì không thể dùng lại mà có lợi những vật liệu đó để làm nguyên liệu cho một khâu hay một ngành công nghiệp khác. Vậy việc thải phế liệu ra ngoài thiên nhiên là một vấn đề kinh tế trước khi là một vấn đề kỹ thuật.
Mọi cơ sở tinh luyện khoáng sản đều thải bùn ra thiên nhiên. Khai thác bô–xít cũng sinh ra phế liệu dưới dạng bùn. Bùn này thường được gọi là bùn đỏ, rất ấn tượng vì mầu đỏ và khối lượng của nó (9). Bùn đỏ là cặn bã các dung dịch dùng để xử lý quặng và tinh luyện thành sản phẩm trung gian. Bùn là hỗn hợp những hạt sạn và vật lỏng. Vật lỏng có chứa những chất hóa học của dung dịch. Trước khi thải bùn ra thiên nhiên, người ta tìm cách lấy lại tối đa vật lỏng để tái sinh những chất hóa học của dung dịch. Phần vật lỏng còn bám với bùn được thải ra có giá trị kinh tế thấp hơn là chi phí của quy trình thu hồi triệt để nó. Người ta có thể xấy bùn cho đến khi bùn khô. Như thế những chất hóa học sẽ bay ra khỏi bùn cùng với hơi nước và được tụ lại để được tái sinh. Phương pháp này là phương pháp khô. Nó được coi là an toàn, chiếm ít dung tích để chôn vùi, tiết kiệm chất hóa học dùng trong quy trình xử lý quặng, nhưng tốn kém vì tiêu thụ nhiều năng lượng. Phương pháp thông thường gọi là phương pháp ướt : người ta đổ bùn vào một cái hố và chờ cho vật lỏng trong bùn bốc hơi do tác động của gió và mặt trời. Phương pháp này rẻ hơn phương pháp khô. Nhưng làm như vậy thì có rủi ro bùn tràn ra ngoài hố hay thấm vào lòng đất. Phương pháp ướt đặt ra vấn đề tính vô hại của bùn đổ vào hố. Nếu bùn có pH bằng 7 thì có thể coi là vô hại. Nếu khác nhiều với 7 thì phải trung hòa axid hay kiềm của bùn trước khi đổ vào hố. Lẽ cốt nhiên những chất hóa học dùng để trung hòa bùn là một chi phí làm tăng giá thành của sản phẩm và, để tiết kiệm, các xí nghiệp thường vi phạm tiêu chuẩn về pH những phế liệu thải ra thiên nhiên.
Chúng tôi xin cảm ơn Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang đã bỏ công trình bày hố chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên đã được nghiên cứu kỹ đến đâu (10). Những điều Thứ trưởng nêu lên chưa thuyết phục chúng tôi.
Ở Tây Nguyên, mỗi năm mưa tới 3 mét nước nghĩa là mỗi năm sẽ có 3 mét nước rơi từ trên trời xuống hố bùn. Một phần sẽ bốc hơi trong mùa hạn năm sau và một phần sẽ ở lại trong hố trong một thời gian dài. Hố bùn ở lòng một thung lũng. Như vậy có nghĩa là nước mưa rơi trên sườn đồi chung quanh sẽ chảy xuống thung lũng và có khả năng chảy vào hố. Hai tình huống này sẽ làm hố đầy và bùn tràn qua khỏi đập nếu không có biện pháp đối phó. Nếu là một hồ thủy điện thì chỉ cần xả lũ để bảo vệ công trình. Việc này đã được thực hiện thường xuyên ở nước ta mặc dù sinh ra nhiều bất lợi (11). Nhưng nếu phải xả bùn đỏ hay bùn tràn ra ngoài hố thì sẽ có thảm họa ô nhiễm hóa học. Chúng tôi chưa thấy Thứ trưởng nói đến (a) dung tích dự phòng để hố có thể chứa thêm được nước mưa, (b) một đê bao quanh hố đủ cao để nước mưa rơi xung quanh sẽ không chảy vào hố làm tràn ngập hố (c) và một rãnh vây quanh hố để thâu và chuyển sang nơi khác nước mưa rơi xung quanh hố. Ngoài ra, nếu mỗi năm lại có thêm nước mưa rơi vào trong hố thì đến bao giò bùn sẽ khô hết để bắt đầu hoàn thổ ? Còn về khâu thực hiện và bảo trì thì chúng tôi xin đặt hai câu hỏi : (a) chương trình kiểm tra chất lượng công trình sẽ diễn biến trong điều kiện nào (b) và sự thích ứng với điều kiện sách trong suốt đời sống kỹ thuật của hố sẽ được duy trì như thế nào. Chúng tôi cũng xin hỏi thêm pH của bùn chứa trong hố dự tính sẽ ở trong giới hạn nào và khi nhà máy đi vào sản xuất thì pH đó sẽ được kiềm chế trong giới hạn cho phép như thế nào
Trước tai nạn bùn đỏ ở Hungary, Bộ trưởng Nguyên sẽ "cử một đoàn đến nước này xem xét tất cả mọi vấn đề. Sau chuyến đi, sẽ rà soát lại báo cáo đánh giá tác động môi trường xem còn khâu nào còn hở và chưa chính xác, còn thiếu thì sẽ tiếp tục bổ sung" (12). Theo chúng tôi được biết, "dự án tổ hợp bô–xít – Nhôm Lâm Đồng đã hoàn thiện gần 90 % các hạng mục xây lắp để đảm bảo chạy thử không tải toàn bộ nhà máy vào tháng 2 và chạy thử có tải vào tháng 3 năm sau" (13). Tiến độ dự án đến đó thì còn điều chỉnh được gì nữa ? Việc quan trọng và cấp bách là tìm hiểu nguyên nhân tai nạn bùn thải ở Cao Bằng (14) để rút kinh nghiệm cho những hố bùn thải hiện có và để thay đổi thiết kế những hố đang xây hay dự định xây trên toàn lãnh thổ nước ta. Tai nạn bùn đỏ ở Hungary chỉ là hậu quả của phương pháp cai trị dân của chế độ nước này trước năm 1989. Để duy trì vị thế của đảng cầm quyền hồi đó, chính quyền Hungary đã dựa trên một tổ chức công an hùng hậu và đã cố gắng sản xuất nhiều mặt hàng với bất cứ giá nào để dân họ bị thôi miên bởi mức sống ở các nước Tây–Âu mà quên không đòi tham chính. Những nhà máy xây xong mà lãng phí tài nguyên, lãng phí sức lao động, không tôn trọng sức khỏe và an toàn của người dân, không tôn trọng môi trường, sản xuất những sản phẩm không đáp ứng nhu cầu hoàn toàn không phải là quan tâm của họ. Tai nạn bùn đỏ ở Hungary là một bài học về chính trị chứ không phải là một bài học về kỹ thuật.
Hiệu quả kinh tế
Các Đại biểu Quốc hội và báo chí trong nước đã thảo luận nhiều về hiệu quả kinh tế của dự án bô–xít Tây Nguyên (15). Tỷ số lợi nhuận tương lai của một dự án tùy ở bốn nhân tố : vốn đầu tư ban đầu, giá thành, giá bán và tỷ suất thuế.1. Về vốn đấu tư ban đầu của dự án bô–xít Tây Nguyên thì chúng tôi chỉ biêt vốn đầu tư là 427,9 triệu USD nhưng không biết số tiền đó bao gồm hay không vốn để xây hạ tầng hậu cần như là đường sắt, tậu đoàn tầu đường sắt, xây cảng thuyên chuyển với tất cả những thiết bị cần thiêt, tậu đoàn tầu biển và vốn dự bị để, sau này, thanh toán chi phí hoàn thổ khu mỏ và hố chứa bùn. Trên nguyên tắc người ta bố trí để khi nhà máy xuất xưởng mẻ sản phẩm đầu tiên thì hệ thống hậu cần cũng được hoàn tất. Cũng như mọi dự án công nghiệp khác ở nước ta, mình xây xong nhà máy Tân Rai trước rồi mới liệu kiếm vốn xây hạ tầng hậu cần. Trong khi chờ đợi thì phải có một đoàn xe ô–tô vận tải chở alumin chạy qua quốc lộ 28 từ Tân Rai đến một bến ở Phan Thiết hay gần đó, công xưởng bảo trì đoàn xe và kho chứa nhiên liệu. Chúng tôi không biết tổng vốn đầu tư 427,9 triệu USD có bao gồm hay không vốn để (a) tậu đoàn xe vận tải tạm thời này và xây những hạng mục phụ cận, (b) nâng cấp quốc lộ 28 để có thể chịu tải đoàn xe đó, (c) xây dựng bến cảng tạm thời để chờ cảng Kê Gà được xây xong và đi vào hoạt động.
2. Giá thành là tổng số giá thành sản xuất, chi phí tạm trữ và chi phí chuyên chở đến nơi trao hàng. Chi phí chuyên chở tùy ở điều kiện Incoterm đã thỏa thuận với bên mua. Thường thì điều kiện Incoterm là FOB (Free On Bord, hàng đặt lên tầu) bến cảng bên bán : bên bán chở alumin từ nhà máy đến hải cảng Phan Thiết hay Kê Gà, tạm trữ ở một kho gần kè tầu bên mua sẽ đậu và bốc lên tầu của bên mua. Chúng tôi không biết những chi phí này đã được tính vào giá thành chưa.
3. Giá bán là kết quả của thương lượng giữa hai bên mua và bán. Giá sẽ được hai bên thỏa thuận dựa trên giá nhôm niêm yết ở LME (London Metal Exchange, Sàn Giao dịch Luân Đôn). Khi lập báo cáo khả thi tài chính cho một dự án, người ta không lấy giá niêm yết ở LME ngày viết báo cáo mà lấy một giá dự báo. Việc dự báo này rất khó chính xác nên người ta thường tính hai tỷ số lợi nhuận : một tỷ số với giả thuyết giá thấp và một tỷ số với giả thuyết giá cao. Không kể việc Trung Quốc đang thao túng thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá alumin biến động rất mạnh, từ 250 đến 350 USD mỗi tấn vào thời điểm hiện nay. Với dao động như vậy thì dự báo về tỷ số lợi nhuận chỉ có thể dùng để ước tính độ nhạy cảm của tỷ số lợi nhuận thôi.
4. Chủ đầu tư dự án bô–xít Tây Nguyên là một công ty con của Vinacomin (TKV, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản) và Vinacomin là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của SCIC (State Capital Investment Corporation, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước). SCIC có chức năng quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước. Lỗ hay lãi của cơ quan này là lỗ hay lãi của người đóng thuế (tax payer) Việt Nam. Nếu dự án bô–xít Tây Nguyên được ưu đãi thuế một đồng thì chính phủ, nghĩa là người đóng thuế Việt Nam, sẽ thiệt một đồng. Nhưng dự án sẽ lãi một đồng và, theo dây chuyền, đồng lãi đó chuyển lên công ty mẹ Vinacomin rồi lên SCIC. Rút cục, trên sổ sách kế toán của dự án bô–xít Tây Nguyên thì dự án này có lãi một đồng, nhưng người đóng thuế Việt Nam thì không có lợi mà cũng không bị thiệt gì (16). Quyết định về dự án tùy ở chính phủ. Đối với người đóng thuế, nói rằng nếu ưu đãi thuế hay không một dự án 100 % quốc doanh là một bài toán trung tính không thể dùng được để bảo vệ hay công kích dự án. Ngược lại, nếu dự án có một phần vốn đầu tư tư nhân, trong nước hay nước ngoài, thì ưu đãi thuế là một là một món quà cho đối tác tư nhân tỷ lệ với phần vốn đối tác đó có trong vốn điều lệ của dự án. Món quà này chỉ có thể chứng minh được nếu có lý do chính đáng dự án bô–xít Tây Nguyên bắt buộc phải được thực hiện nhưng Vinacomin hay SCIC thiếu vốn để đầu tư và phải kêu gọi tư nhân góp vốn.
Trong số bốn nhân tố của tỷ số lợi nhuận thì có ba nhân tố bất trắc (vốn đầu tư ban đầu, giá thành và giá bán) và một nhân tố chưa ngã ngũ (các đối tác tư nhân tham gia vào vốn của dự án). Vì thế chúng tôi ngạc nhiên khi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tuyên bố dự án Nhân Cơ khi đi vào hoạt động sẽ có lãi là 10,59 %, dự án Tân Rai sẽ có lãi 12,45 % (17). Chưa có chuyên gia ngành mỏ nào chúng tôi quen mà có khả năng dự báo tỷ số lợi nhuận một cách chính xác đến như vậy.
Chiến lược kinh doanh
Người ta quyết định sẽ đầu tư vào một dự án vì nó có hiệu quả kinh tế cao và hiệu quả kinh tế đó bền vững. Tính bền vững của một xí nghiệp tùy ở giá trị gia tăng xí nghiệp sẽ sinh ra và ở vị thế của xí nghiệp trên bàn cờ BCG.Nguyên liệu thô phải qua một chuỗi quy trình biến chế để trở thành sản phẩm cuối cùng (end product) có thể được đưa ra thị trường tiêu thụ. Sản phẩm cuối cùng còn được gọi là thương phẩm. Sau một quy trình biến chế thì sản phẩm có giá trị lớn hơn trước. Vì thế mà người ta gọi chuỗi quy trình biến chế là chuỗi giá trị gia tăng. Nhưng, để gia tăng ra giá trị của sản phẩm thì cần đến một số nhân tố sản xuất (nhân lực, vốn đầu tư và chi phí về dịch vụ và nguyên liệu phụ trợ). Nói chung thì một quy trình càng gần dạng sản phẩm cuối cùng bao nhiêu thì càng cần ít nhân tố sản xuất bấy nhiêu để sinh ra cùng một đơn vị giá trị gia tăng. Tỷ số giá trị gia tăng chia cho giá trị của nhân tố sản xuất gọi là hiệu suất (productivity) hay khả năng sinh lợi. Trong ngành nhôm thì (a) việc đào quặng bô–xít từ lòng đất lên có hiệu suất kém hơn là luyện quặng bô–xít thành alumin, (b) luyện quặng bô–xít thành alumin có hiệu suất kém hơn là luyện alumin thành nhôm, (c) luyện alumin thành nhôm có hiệu suất kém hơn là biến chế nhôm thành khung cửa, nồi bát hay những sản phẩm công nghiệp khác bằng nhôm.
Cách đây một thế kỷ, những nước thực dân dành cho dân họ những quy trình có hiệu suất cao ở cuối chuỗi giá trị gia tăng (biến nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian thành thương phẩm) và nhường cho dân các thuộc địa của họ những quy trình có hiệu suất thấp ở đầu chuỗi giá trị gia tăng (khai thác mỏ, biến chế quặng thành sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho mẫu quốc). Để tránh tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên theo kiểu một nước thuộc địa, Luật Khoáng sản, ở khoản 4 của điều 5, quy định "hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô, tinh quặng". Luật Khoáng sản để cho chính phủ quyền định nghĩa ở dạng nào thì một khoáng sản đã trở thành tinh quặng. Chính phủ quyết định alumin là tinh quặng. Chúng tôi tiếc rằng chính phủ đã có quyết định đó và đã không mở rộng dự án bô–xít Tây Nguyên đến quy trình sản xuất nhôm hay, hơn nữa, đến sản xuất những thương phẩm. Người dân, đặc biệt người dân Tây Nguyên, sẽ không hiểu tại sao mình phải đào xới đất đai mình, chịu ô nhiễm để sản xuất alumin với kết quả là alumin đó trở về dưới dạng thương phẩm có giá trị cao hơn do người khác sản xuất.
Giá điện ở Việt Nam quá đắt không phải là một lý do chính đáng. Thực vậy, EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) than phiền giá điện ở Việt Nam quá thấp so với giá thị trường và xin phép được tăng giá bán (18). Giá thành của điện ở TP Hồ Chí Minh có thể đắt vì phải tính đến chi phí tải điện từ Tây Nguyên. Với những nhà máy thủy điện ở gần đó và, trong tương lai, những nhà máy điện ở Ninh Thuận, điện được sản xuất theo những công nghệ rẻ nhất mà lại không phải tải đi xa làm thế nào mà có thể nói rằng điện ở Tây Nguyên đắt đến nỗi phải chở alumin sang nước khác để tinh luyện thành nhôm ? Chúng tôi không hiểu EVN tính giá điện như thế nào.
Nhôm là một kim loại có thể tái sinh một cách vĩnh viễn dưới mọi hình thức sản phẩm. Nhu cầu về nhôm sản xuất từ quặng bô–xít chỉ dùng để đáp ứng tăng trưởng của thị trường chứ ít dùng để thay thế những sản phẩm bằng nhôm đã qua sử dụng. Suy ra, thị trường bô–xít tăng trưởng rất ít. Nói một cách khác, trên bàn cờ BCG thế giới, một xí nghiệp nhôm chỉ có thể ở vị thế lợn nái hay vị thế chó chết (19). Ngoài việc Trung Quốc thao túng thị trường, xu hướng lịch sử là giá thị trường các nguyên liệu công nghiệp lên xuống một cách chu kỳ và biến động với phạm vi lớn. Một tập đoàn trong ngành mỏ phải có nhiều vốn lưu động để cầm cự khi giá xuống. Thêm vào đó, ngành mỏ là ngành có cường độ lao động cao và ngành tinh luyện quặng có cường độ tư bản cao (20). Hãng Pechiney, một thời là số một thế giới trong ngành nhôm, bị Alcan thu hút. Nhờ thu hút Pechiney và Alusuisse mà Alcan trở thành số một trong ngành nhôm. Làm như thế vẫn chưa đủ lớn, Alcan đã phải sát nhập với Alcoa, một hãng Mỹ ngang hàng với Alcan. Rút cục Alcoa cũng phải dựa vào Rio Tinto, một hãng mỏ của Úc và Anh. Bây giờ, trên thế giới, chỉ còn có hai xí nghiệp trong ngành nhôm ở vị thế lợn nái, Chinalco và Alcoa. Doanh số của Chinalco là 19 tỷ USD, lãi 1,5 tỷ (7,9 % doanh số). Doanh số của Alcoa là 30 tỷ USD, lãi 2,6 tỷ (8,5 % doanh số). So với hai khổng lồ đó, Vinacomin sẽ làm gì để tồn tại với hai nhà máy sản xuất alumin của mình ?
*
Chúng ta đã bỏ ra gần 500 triêu đô–la Mỹ cho một dự án rủi ro về an toàn và môi trường, có hiệu quả kinh tế không chắc chắn và ở một vị thế chiến lược vô vọng. Nếu tiếp tục dự án thì chúng ta sẽ mất nhiều hơn nữa. Hủy dự án không phải là mất hết. Chúng tôi xin nhắc lại đề nghị của chúng tôi cách đây hơn một năm : "Dùng cơ sở Tân Rai làm thí điểm đào tạo tay nghề (từ lao động phổ thông đến kỹ sư) và làm trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật" (22). Thay vì dùng những thiết bị đã lắp đặt để sản xuất, chúng ta sẽ dùng chúng để thử nghiệm và thực tập. Với những chương trình nghiên cứu và đào tạo táo bạo về mỏ và luyện kim mà chúng ta sẽ khai triển thì Tân Rai sẽ trở nên một trung tâm khoa học kỹ thuật tầm vóc quốc tế thu hút nhiều nghiên cứu sư và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Một cơ hội bằng vàng đưa chúng ta lên hàng cường quốc công nghệ mỏ và luyện kim.
Đặng Đình Cung
(1) "Cơ sở lý thuyết của việc đảm bảo chất lượng" đăng ở Vietsciences và SaigonTimes.
(2) "Lũ bùn đỏ tấn công hàng trăm hộ dân Cao Bằng" đăng ở Lao Động
(3) "Công nghiệp khai thác mỏ" đăng ở tạp chí Thời Đại Mới
(4) Bạn đọc có thể tham-khảo "Frédéric Joliot-Curie" đăng ở Vietsciences và "Thầy tôi, giáo sư Maurice Allais" đăng ở SGTT
(5) "Bô xít Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia" đăng ở VnExpress.
(6) "663 lao động Trung Quốc đang tham gia các dự án bô xít" đăng ở VnExpress.
(7) "Công nghiệp khai thác mỏ" : xem chú thích (3).
(8) "Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bauxite có chất lượng cao nhất" đăng ở Báo Điện tử Chính phủ.
(9) "Khai thác bô–xít Tây Nguyên: góc nhìn kỹ sư (2)" đăng ở Diễn Đàn.
(10) "Dự án bô–xít: tiếp hay dừng ?" đăng ở Tuổi Trẻ.
(11) "Thuỷ điện và Việt Nam" đăng ở Diễn Đàn.
(12) "Bô–xít: Dừng lại, bàn thêm để không trái lòng dân" đăng ở Vietnamnet.
(13) "Không tiếc tiền đảm bảo an toàn cho bô xít Tây Nguyên" đăng ở VnExpress.
(14) "Lũ bùn đỏ tấn công hàng trăm hộ dân Cao Bằng" đăng ở Lao Động
(15) "Từ báo cáo thẩm định của Bộ Công thương và ý kiến chuyên gia: Nguy cơ thua lỗ dự án bauxite" đăng ở Thanh Niên.
(16) Quy chế thuế của dự án bô–xít Tây Nguyên là như sau : Alumin chủ yếu được sản xuất để xuất khẩu nên không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Vậy dự án bô–xít Tây Nguyên chỉ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều 10 của Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp quy định thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 25 % (hình như thuế suất này thực ra là 28 %) "trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này và Ðiều 13 của luật này". Khoản 2 quy định "thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh". Bô–xít không phải là một tài nguyên quý hiếm nên chúng tôi coi là dự án bô–xít Tây Nguyên chỉ phải chịu thuế suất 25 hay 28 % thôi và có thể ít hơn nếu là một trong những đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định ở chương III của Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp. Chúng tôi đã nghiên cứu chương này, đặc biệt điều 13, nhưng không thấy dự án bô–xít Tây Nguyên thuộc loại đối tượng nào có thể hưởng ưu đãi cả.
(17) "Chính phủ sẽ xem lại hiệu quả kinh tế bô–xít Tây Nguyên" đăng ở Vietnamnet.
(18) "Luẩn quẩn chuyện điện" đăng ở Tuổi Trẻ.
(19) "Bàn cờ BCG" đăng ở Vietsciences.
(20) Một ngành công nghiệp có cường độ lao động cao (labour intensive) là một ngành cần đến nhiều nhân công để vượt điểm tới hạn. Một ngành công nghiệp có cường độ tư bản cao (capital intensive) là một ngành cần đến nhiều vốn đầu tư để vượt điểm tới hạn. Điểm tới hạn (breaking point) là doanh số tối thiểu để một xí nghiệp bắt đầu sinh lãi. Xí nghiệp sẽ lỗ vốn nếu chưa vượt điềm tới hạn vì thu hoạch không đủ để trang trải tổng số chi phí cố định và chi phí biến động.
(21) "Khai thác bô-xit Tây Nguyên : góc nhìn kỹ sư (1)" đăng ở Diễn Đàn.
(22) "Khai thác bô-xit Tây Nguyên: góc nhìn kỹ sư (tái bút)" đăng ở Diễn Đàn.
-----------Dừng dự án bô-xít Tây Nguyên: được và mất (Tô Văn Trường)(e-ThongLuan)- “…Người dân đang mong ước bước chuyển đổi lớn trong tư duy của người lãnh đạo với tinh thần đã làm nên sức mạnh cho dân tộc ta từ ngàn xưa trong gian nan thử thách là hãy trung với nước và hãy hiếu với dân …”
Khi con người tác động vào tự nhiên bao giờ cũng có hai mặt được và mất. Đây là bài toán đánh đổi, đòi hỏi phải làm sao cho cái được lớn nhất và cái mất là ít nhất. Làm việc thì đương nhiên có thành công và có thất bại, có công và kể cả có tội hay gọi là “lỗi” cho nhẹ. Nhưng ở nước ta, do cơ chế chính sách chưa hoàn thiện giữa quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm nên nhiều việc lớn, nhạy cảm, khi xảy ra sự cố người ta luôn có cách để “thoát hiểm”.
Quả thật, chuyện dự án bô-xít Tây Nguyên gây nên sự bức xúc trong nhân dân, đang lên đến đỉnh cao trào và là phép thử thực sự cho tiến trình dân chủ của đất nước. Nhiều chuyên gia, nhân sỹ, trí thức và đông đảo nhân dân ở trong và ngoài nước đã đồng loạt kiến nghị Đảng và Nhà nước dũng cảm dừng dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên dựa trên nhiều phân tích sâu sắc ở các góc độ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường rất khách quan và thuyết phục. Kiến nghị đó được sự đồng thuận và nhất trí rất cao của nhân dân. Kết quả thăm dò của Diễn đàn kinh tế Việt Nam VNR500 và báo Dân Trí có đến 96% người dân đòi dừng dự án bô xít Tây Nguyên.
96% người dân đòi phải dừng dự án bô-xít Tây Nguyên |
Trước khi đi vào phân tích được và mất nếu dừng dự án bô xít Tây Nguyên, chúng ta cùng nhau nhìn nhận về vai trò và tác động của phản biện xã hội đối với việc quản lý, điều hành và phát triển đất nước. Tôi không biết ai đặt ra chữ phản biện, vì nhiều người cho rằng nó xuất xứ từ chữ “counter-argument”. Trong tiếng Anh, thoạt đầu sự phản biện là "contradiction", trong tiếng Pháp cũng viết là "contradiction", chỉ phát âm khác tiếng Anh. Người phản biện một đề án, một công trình khoa học là "contradictor" hoặc "gainsayer" trong tiếng Anh, "contradicteur" trong tiếng Pháp. Chúng ta đều biết rằng người phản biện không phải bao giờ cũng là người chống lại bằng cách vạch ra những sai hỏng, những yếu kém của đề án, của công trình, mà nhiêu khi người phản biện đồng tình, hoan nghênh, ca ngợi đề án hoặc công trình, và bao giờ người phản biện cũng nêu cả hai mặt ưu điểm và khuyết điểm của đề án, của công trình, rồi đề ra giải pháp khắc phục. Do đó về sau, trong nhiều trường hợp, để chỉ người phản biện, tiếng Anh tiếp tục dùng từ "contradictor" và cũng dùng từ "commentator" (người bình luận), và tiếng Pháp cũng dùng từ "commentateur". Sự phản biện xã hội trong tiếng Anh là "social criticism", tiếng Pháp là "critique sociale", từ "criticism" và từ "critique" được dùng theo nghĩa khoa học và triết học, Theo đó phê phán không chỉ có nghĩa là phản đối, mà có nghĩa rộng hơn, cùng với vạch ra sai hỏng và khuyết điểm còn bao gồm cả bình luận, đánh giá, phát hiện, biểu dương, tiếp thu những ưu điểm và khơi gợi những ý tưởng mới để tiếp tục khai phá.
Phản biện là nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Phản biện vô cùng cần thiết đối với bất cứ xã hội nào để ổn định và phát triển bền vững. Phản biện xã hội là sự đóng góp một cách khách quan, từ nhiều góc độ nhằm giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn vì lợi ích của cả dân tộc, của đất nước. Ngoài ra, phản biện xã hội còn giúp cho Chính phủ củng cố niềm tin và sự ủng hộ của dân chúng trong các quyết sách thông qua việc lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của người dân thành hành động cụ thể.
Vấn đề phản biện xã hội được đề cập rất nhiều trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước, đơn cử như Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ
“Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân". (Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, trang 125)Quan trọng và rõ ràng hơn, thể hiện sự khẳng định của Đảng là:
"Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”.Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) chuẩn bị trình Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ:
(như trên, trang 135)
"Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội."Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020" chuẩn bị trình Đại hội XI cũng nhấn mạnh:
"Hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà nước, nhất là về các chính sách kinh tế, xã hội, về quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển quan trọng. Quy định chế độ cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trước nhân dân."Dự thảo Báo cáo chính trị chuẩn bị trình Đại hội XI có câu:
"Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở, giám sát và phản biện xã hội."Đọc những câu trên đây trong văn kiện của Đảng , so sánh những câu ấy với nhau, đối chiếu với những việc làm của Đảng, của Nhà nước và với thực tế gần 5 năm qua, từ giữa tháng 4 năm 2006 đến cuối tháng 10 năm 2010, thấy rõ có nhiều điều rất đáng suy ngẫm. Đảng và Nhà nước khởi xướng, khuyến khích xã hội dân sự và động viên người dân phản biện xã hội. Với sự tham gia của nhân dân, Đảng và Nhà nước xây dựng và nghiêm chỉnh thực hiện quy chế xã hội dân sự và người dân phản biện xã hội, nội dung chủ yếu của quy chế ấy là: khi nhận được ý kiến phản biện xã hội, Đảng và Nhà nước nghiên cứu kỹ và trả lời chính thức, tùy loại vấn đề, sau một thời gian nhất định, không dài, phần nào đồng ý thì đưa vào chương trình hoạt động và thi hành ngay, phần nào chưa đồng ý thì đối thoại bình đẳng, thẳng thắn với tổ chức hoặc người phản biện xã hội để đi đến đồng thuận. Xã hội dân sự không bao gồm cá nhân từng người. Tác nhân phản biện xã hội rộng hơn xã hội dân sự, là các tổ chức của xã hội dân sự và cá nhân từng người, trong đó có thể có, và ở ta đã từng có, sự phản biện xã hội của cả những công chức nhà nước và cả các nhân sĩ là đảng viên.
Nhân dân tiến hành phản biện xã hội đích đáng, có hiệu quả cao là một công trình lâu dài, gắn liền với dân tâm, dân trí, dân sinh, dân quyền được nâng cao, gắn liền với sức chủ động và sáng kiến của dân tộc, với sự tận tụy và tài năng của những người phục vụ dân tộc trong công cuộc phản biện xã hội này. Phản biện xã hội đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, và nhất là đòi hỏi sự chuẩn bị chuyên nghiệp, trí tuệ, quan niệm đúng, cách làm đúng, bước đi thiết thực, không phải là ồn ào, sốc nổi kiểu phong trào và chiến dịch mà có thể thành công. Suy cho cùng phản biện xã hội là ý thức trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển của đất nước.
Nhờ có phản biện xã hội, người dân mới biết được thực trạng tình hình của đất nước. Dự án bô-xít Tây Nguyên là một dự án gây ra sự chia rẽ sâu sắc nhất trong lòng người dân Việt Nam, đặc biệt giữa “chức sắc” và nhân sĩ, trí thức. Con tàu “bô-xít Tây Nguyên” đang ì ạch chuẩn bị ra khơi, dù chưa bị đắm như Vinashin nhưng hình như chủ và lái tàu đã cảm nhận được sự bất an, nguy hiểm và tìm cách đổ lỗi cho người chủ trương đóng tàu. Bằng chứng là thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang phát biểu:
”Chuyển nhà máy xuống bờ biển về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế thì đưa xuống biển là hợp lý nhất. Nhưng Bộ Chính Trị yêu cầu để trên Tây Nguyên vì không chỉ là yếu tố kinh tế mà còn là yếu tố xã hội. Để nhà máy trên đó giúp phát triển Tây Nguyên. Chính vì thế hiệu quả kinh tế không cao và giờ thêm khảo sát, thuê tư vấn xem xét lại, tính thêm phương pháp thải khô thì chưa biết sẽ tác động đến hiệu quả thế nào, chắc chỉ tác động xấu đi thôi…”Dự án bô-xít liên quan đến việc sử dụng tiền thuế của dân cho nên người dân có quyền đặt ra các câu hỏi:
1: Theo nguyên lý nhà kinh doanh, cụ thể là Bộ Công Thương và TKV, khi tiến hành dự án là phải tính làm sao cho có lãi, nhà đầu tư dù phải tuân thủ chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước, nhưng tuyệt nhiên không có “nhiệm vụ chính trị” kèm theo.
2: Xin hỏi riêng ông Thứ trưởng: (1) Nội dung quyết định của Bộ Chính Trị cụ thể là như thế nào? (2) Bộ Chính Trị quyết định khi nào, tại cuộc họp nào? (3) Có văn bản quyết định không? Văn bản do ai ký? Ban hành vào thời gian nào?
Từ thực tế, có thể nói rằng phản biện xã hội về dự án bô-xít Tây Nguyên không được Đảng, Chính phủ và Quốc hội coi trọng và thực hiện theo đúng quy trình phát triển của đất nước. Nhiều người dân chỉ được biết đến dự án khi được đọc các lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Đảng và Chính phủ. Có thể nói những dòng tâm huyết của Võ đại tướng về vấn đề này đã gây tiếng vang lớn trong xã hội. Nhiều tầng lớp nhân dân xưa nay vốn bàng quan và thụ động với các dự án vĩ mô, nay cũng phải để tâm và nhiều người đã sôi nổi góp ý kiến với Đảng và Chính phủ.
Hiểm họa bùn đỏ đã xảy tại Cao Bằng | Cao Bằng và rồi sẽ là Tây Nguyên Dự án bô-xít được và mất gì? |
Nếu bây giờ dừng dự án bô-xít được và mất gì? Cái mất là mất tiền đã đầu tư vào dự án, làm thất vọng những người trong cuộc, ủng hộ dự án, kể cả đối tác và quyền lợi của một số nhóm lợi ích. Cái được mà ai cũng nhận thấy là được lòng dân, không tiếp tục đổ tiền, lãng phí tiền thuế của dân vào một dự án không hiệu quả về kinh tế, tác động xấu đến môi trường, bất an về xã hội, phá hỏng nền văn hóa Tây Nguyên. Cái được ở đây còn là dịp để Chính phủ dẹp loạn tham mưu và làm ẩu của nhóm người không nghĩ đến quyền lợi của dân tộc, của đất nước. Rà soát mục tiêu phát triển dự án, nếu quyền lợi dân tộc và đất nước được minh bạch và bảo đảm thì cũng là dịp cho những người lãnh đạo được vẻ vang với nhân dân.
Lệnh tạm đình chỉ dự án, để nghiên cứu một cách toàn diện, đánh giá một cách độc lập khách quan toàn bộ dự án sẽ làm người dân tin tưởng ở Chính phủ, đây là điều không tiền bạc nào có thể mua được. Nếu sau khi nghiên cứu mà kết quả là phải đình hẳn thì hoàn toàn đủ lý do giải thích cho đối tác hiểu rằng bất cứ Chính phủ nước nào muốn tồn tại cũng phải được lòng dân, nghe dân.
Việt Nam rất thành công trong cương vị chủ tịch ASEAN năm 2010, đóng góp quan trọng vào một bước tiến mới tích cực của ASEAN. Về mặt đối nội, lợi thế này hoàn toàn cho phép Chính phủ xử lý đúng đắn vấn đề bô-xít. Đây cũng là thời cơ thực hiện những biện pháp mạnh để dứt điểm hậu quả Vinashin, sẽ là bài học cần có cho các nhà quản lý, chắc chắn sẽ nâng cao uy tín của Chính phủ. Lựa chọn tối ưu lúc này đối với Chính phủ là thể hiện bản lĩnh sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thẳng thắn mưu cầu giải pháp đối với thách thức và chính trực trong hành động.
Quốc hội đã đi tiên phong trong việc bỏ phiếu dừng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Nếu Chính phủ cho tạm dừng dự án bô-xít chính là khởi động cho xã hội dân sự phát triển mạnh mẽ. Đây sẽ là một điểm son trong lòng dân tộc, là bước đi tất yếu trên con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn từ năm 1945 đó là xây dựng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, dân sẽ giàu và nước sẽ mạnh.
Thay lời kết: Câu chuyện bô-xít vốn là việc day dứt không yên ở nước ta trong nhiều năm qua, nay lại đang “dậy sóng” vì sự kiện bùn đỏ Hungary. Vì sao biết dự án có nhiều mất hơn là được nhưng một số người có trách nhiệm vẫn “đam mê” thực hiện bất chấp ý nguyện của nhân dân!? Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, người dân không được biết ngọn ngành nguyên nhân xuất xứ và quá trình tiến hành cam kết khai thác bô-xít ở Việt Nam với đối tác nước ngoài. Có lẽ đối với vấn đề “nhạy cảm” không cần phải truy tìm tận gốc nguyên nhân, đây là một trường hợp mà sự vắng mặt chính là sự có mặt nổi bật nhất, giàu ý nghĩa nhất. Phải tin rằng chẳng những các chính khách, các nhà khoa học, và tầng lớp trí thức mới đọc, mới hiểu mà mọi người dân Việt, dù ở trình độ nào, dù biết nhiều biết ít cũng sẽ cảm được những ý tứ sâu xa trong nhiều điều đã không được viết ra.
Tạm dừng dự án bô-xít như kiến nghị của đại đa số nhân dân, cái được lớn đến mức không có gì so sánh được. Nhiều cái mất đi là những cái được rất quý: Mất mà là được. Điều đáng nghĩ là những cái mất. Mất tiền mà được kinh nghiệm cho đời đời con cháu lại là cái được dù phải trả giá. Không ai oán trách việc mất mát khi làm điều phải. Cái được cái mất bao giờ cũng là bài toán cho ra nhiều lời giải. Mất mà lại được. Lòng dân đã rõ. Người dân đang mong ước bước chuyển đổi lớn trong tư duy của người lãnh đạo với tinh thần đã làm nên sức mạnh cho dân tộc ta từ ngàn xưa trong gian nan thử thách là hãy trung với nước và hãy hiếu với dân. Tô Văn Trường
© Thông Luận 2010- Dự án bauxite: một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua (Boxit) Bài viết này chỉ nêu lên những hiện thực thiên nhiên đang xảy ra tại đất nước ta làm cơ sở cho một bài toán sơ cấp mà trong dự án phải được đề cập một cách nghiêm túc. Đó là lượng nước mưa của thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
Nguyễn Đình To – cựu tù Côn Đảo
Bài viết này chỉ nêu lên những hiện thực thiên nhiên đang xảy ra tại đất nước ta làm cơ sở cho một bài toán sơ cấp mà trong dự án phải được đề cập một cách nghiêm túc. Đó là lượng nước mưa của thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
Lượng mưa ở khu vực miền Trung trong những ngày qua là chưa từng có trong cả một trăm năm qua. Chỉ tính riêng tại Ninh Thuận, trong hai ngày, lượng nước mưa đã trên 700 mm, nhiều hơn hai lần lượng mưa bình quân một năm của vùng này. Vậy thì, với lượng mưa bình quân đo được ở Tây Nguyên từ 2.500 đến 2.800 mm/năm, nếu kịch bản thiên nhiên xảy ra như ở Ninh Thuận và các tỉnh miền Trung vừa qua thì điều gì sẽ xảy ra và cách khắc phục phải tiến hành như thế nào?
Trong thiên nhiên, lượng nước mưa được thoát đi bằng 3 con đường:
1- Thấm xuống dưới mặt đất để tạo thành những mạch nước ngầm.
2- Chảy xuống vùng thấp, các ao hồ, xuống suối, sông để đổ ra biển.
3- Bay lên trời dưới dạng hơi nước.
Với 110 ha của 5 hồ chứa và 50 ha dự phòng tức 160 ha hay 16.000.000 m2 thì cách giải quyết lượng nước mưa như thế nào?
Con đường thứ nhất, đã được triệt tiêu nhờ lớp vải kỹ thuật và công nghệ chống thấm tiên tiến
Con đường thứ hai, cũng được ngăn chặn, không thể thải ra ngoài vì không thể làm hủy hoại môi trường do bùn đỏ hòa lẫn trong nước mưa.
Con đường thứ ba, tôi không thể tính được tỉ lệ nước mưa sẽ bốc hơi cho nên chỉ tạm tính là cân bằng với lượng nước đổ trực tiếp và thấm xuống từ các sườn dốc của dãy núi bao quanh thung lũng làm hồ chứa bùn đỏ.
Như vậy, toàn bộ lượng nước mưa có thể xem như được giữ nguyên trong thung lũng, tức 5 hồ chứa và hồ dự phòng, hoặc có thể bốc hơi một tỷ lệ ít.
Làm một bài toán đơn giản, lượng nước tăng thêm trong khu vực hồ chứa hàng năm là: 2,5 m X 16.000.000 m2 = 40.000.000 m3 nước (được hòa với bùn đỏ). Nhà máy hoạt động trong 30 năm, số lượng nước mưa thêm vào hồ tối thiểu được giữ trong hồ là một cột nước cao 75 mét, khối lượng: 40.000.000 m3 X 30 = 1.200.000.000 m3 (một tỉ hai mét khối). Đây chỉ là khối lượng nước tối thiểu được thêm vào hồ chứa bùn đỏ của một nhà máy thí điểm. Nếu lượng mưa bất thường tăng thêm như năm nay thì lượng nước còn tăng thêm đến mức nào?
Cần phải thấy rằng lượng nước này vẫn còn tồn tại hàng trăm năm sau và có thể là vĩnh viễn, không thể nào khô được vì không còn đường thoát.
Cách khắc phục đảm bảo an toàn tuyệt đối áp dụng đối với hồ chứa bùn đỏ, nhưng không khả thi, đó là phải ngăn chận lượng nước mưa rơi xuống hồ chứa, tức là phải làm một mái che rộng hơn 16 triệu mét vuông và máng xối, cống thoát cho hồ chứa bùn đỏ.
Vì dân, vì nước, vì tương lai dân tộc, cần phải bàn bạc kỹ lưỡng dự án bauxite – đề tài nóng của dân tộc Việt Nam hiện nay.
N. Đ. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
-Bauxite: Chỉ mong QH sử dụng hết quyền! (Bee)-"Chỉ cần TKV công khai tất cả các thông tin, và trả lời có trách nhiệm mọi câu hỏi, các chuyên gia VN có thể giúp TKV" - TS Nguyễn Thành Sơn
-Ai là tác giả Bauxite Tây Nguyên?Tôi rất mừng là sự phản ứng có phần khá quyết liệt của dư luận vừa qua đã minh chứng cho một không khí dân chủ theo đúng chủ trương mà Đảng đã đề ra. Tôi mong muốn rất đơn giản là Quốc hội có ý kiến dứt khoát về vấn đề này đồng thời có giải thích rõ ràng với cử tri cả nước. Nếu tiếp tục làm thì tại sao và nếu dừng thì cũng tại sao? Tôi sợ nhất sự không rành mạch và thiếu rõ ràng.
- Thưa TS. Chu Hảo, Bản kiến nghị của ông và 15 chính khách, nhà khoa học và nhân sĩ trí thức đã nhận được nhiều sự ủng hộ. Theo ông, vì sao vậy?
Kiến nghị của chúng tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ của nhân dân. Theo tôi, có hai nguyên nhân. Một là sự tin cậy, khích lệ của nhân dân đối với các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học khi họ nói lên sự thật khách quan trên tinh thần xây dựng và có trách nhiệm. Nếu không có sự tin cậy, đã không có sự đồng tình cao như vậy. Thứ hai, nó đã chứng tỏ dư luận xã hội đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tham gia ý kiến vào những vấn đề hệ trọng của đất nước. Tôi được biết hai ngày qua, báo Dân trí đã tổ chức thăm dò ý kiến bạn đọc và tại thời điểm hiện tại (15h30 ngày 29/10), đã có gần 50 ngàn lượt người tham gia. Trong đó có tới 91% số người đồng tình với chúng tôi. Con số này đã phản ánh đúng tâm trạng thật của đa số những người quan tâm đến Dự án Bauxite Tây Nguyên và rất có ý nghĩa.
- Công nghệ của bauxite Tây Nguyên giống như công nghệ của Hungary (công nghệ ướt). Phải chăng sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ của Hungary đã tác động đến việc không đồng tình của các ông?
Không đợi đến khi có sự kiện vỡ hồ chứa ở Hunggari mà ngay từ ngày đầu Dự án này được triển khai, đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình từ các nhà khoa học, tướng lĩnh, lão thành cách mạng và người dân. Tiếc thay những ý kiến tâm huyết đó lại không được những người có trách nhiệm lắng nghe. Thảm họa ở Hungary vừa qua đã cảnh tỉnh và khơi gợi ý thức của nhân dân đối với vận mệnh quốc gia nói chung, đối với Tây Nguyên (nơi được coi là mái nhà của Việt Nam và các nước Đông Dương) nói riêng.
Trong các khảo sát độc lập của nhiều nhóm nhà khoa học, họ đã đưa ra một tổng kết khá ngắn gọn là về cơ bản, rừng ở Tây Nguyên đã tàn phá xong. Vấn đề cần thiết của ta hiện nay là trồng lại rừng thì ngược lại, tiếp tục triển khai các dự án phá rừng mà điển hình là Dự án Bauxite này.
- Nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường và chủ đầu tư đã cam kết bảo vệ môi trường và hoàn thổ sau khi khai thác?
Tôi hoài nghi điều đó bởi tại các mỏ than ở Quảng Ninh, nơi có các yếu tố thuận lợi hơn nhiều mà họ còn không thành công thì huống hồ với bùn đỏ ở Tây Nguyên, đó là điều hết sức viển vông.
- Tại sao ông lại có suy nghĩ bi quan như vậy?
Tôi không bi quan hay cảm tính mà các phân tích khoa học đã nói lên điều đó. Vùng Tây Nguyên có lượng mưa rất lớn, trung bình hàng năm khoảng 2.000 – 3.000mm. Với lượng mưa lớn như thế, hồ chứa chất thải độc hại khó có thể đảm bảo sẽ không bị tràn. Rồi vấn đề thẩm thấu. Ai có thể khẳng định lớp nhựa lót nền chống thấm là vĩnh cửu? Bùn đỏ có tính ăn mòn rất cao và theo tôi được biết, cho đến thời điểm này chưa có bất cứ cơ sở sản xuất nhựa chống thấm nào trên thế giới dám cam kết sản phẩm của họ là vĩnh cửu nên rất mong nhà đầu tư dự án cho biết thương hiệu của sản phẩm được dùng vào việc này.
Theo thông tin từ các kỹ sư Việt Nam tham gia làm hồ chứa nước ngọt của Dự án (không phải hồ bùn đỏ), thì việc thi công hồ chứa bùn đỏ được làm rất ẩu, bỏ qua cả khâu thăm dò địa chất thẩm định nền móng.
Do thông tin chưa được kiểm định nên tôi rất mong các cơ quan kiểm chứng để làm sáng tỏ thông tin này.
- Nhìn từ góc độ kinh tế, ông đánh giá như thế nào?
Gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế đã có các công trình nghiên cứu khá tỉ mỉ và khoa học đối với Dự án này. Mặc dù những con số về kinh tế do TKV cung cấp rất hạn chế nhưng dựa trên số liệu từ nhiều nguồn, các chuyên gia đã tính toán và khẳng định không hiệu quả hay nói cách khác là không có lãi.
- Nhưng với một dự án lớn như thế này thì không thể chỉ là các bài toán kinh tế thông thường, thưa ông?
Đúng là như vậy. Có thể có những dự án tạm thời thì không có lãi, thậm chí chấp nhận lỗ nhưng về tổng thể lâu dài thì phải mang lại lợi nhuận nhiều mặt, tức là có thể tính bằng tiền nhưng cũng có thể lợi nhuận được tính bởi động lực của nó cho các dự án khác. Rất tiếc là đối với cả 2 góc độ trên, Dự án đều cho một đáp số bằng không. TKV cho rằng có lãi còn các chuyên gia kinh tế lại bảo lỗ.
- Tại sao cùng một bài toán nhưng lại cho hai kết quả trái ngược nhau, thưa ông?
Qua phân tích của các bên, tôi cho rằng TKV đã mắc phải hai sai sót nghiêm trọng. Thứ nhất là họ không tính giá thành con đường vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm vào giá thành sản phẩm. Nó giống như anh xây một cái nhà nhưng lại không tính chi phí cho ngõ đi. Đáng lưu ý là con đường này dài hàng trăm km, đi qua các địa hình hiểm trở và chủ yếu để phục vụ riêng cho dự án này. Thứ hai là khi tính toán, các nhà xây dựng Dự án không tính đến sự biến động của thị trường đối với sản phẩm nhôm. Đó là chưa kể sau sự cố ở Hungary, đề phòng bất trắc, họ sẽ phải chi một khoản kinh phí rất lớn để gia cố cho công trình và điều đó càng đẩy giá thành lên cao.
- Xin lỗi cho tôi hỏi thẳng. Tại sao các ông im lặng, không phản ánh điều này ngay từ khi Dự án mới triển khai mà để đến tận hôm nay mới làm việc này?
Không phải chúng tôi im lặng. Ngay từ năm 2009, khi Dự án bắt đầu triển khai, Liên hiệp Các hội Khoa học – Kỹ thuật chúng tôi đã kiến nghị trong đó đề nghị chuyển nhà máy xuống gần bờ biển và nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược toàn vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, việc đánh giá môi trường vẫn chưa được triển khai. Hậu quả là không chỉ có Dự án Bauxite mà các dự án khác của Tây Nguyên cũng không có dữ liệu để triển khai cho phù hợp.
Đối với an ninh, quốc phòng cũng thế. Cách đây một năm, chúng tôi đã có những phân tích khá đầy đủ nhưng cho đến nay, TKV vẫn chưa làm gì để có thể làm mọi người yên lòng. Trong khi đó, ở tất cả các văn kiện của Đảng đều chú trọng việc phát triển kinh tế phải gắn liền với an ninh, quốc phòng. Về an ninh, quốc phòng, nếu nơi khác cần quan tâm một thì Tây Nguyên, với vị trí nóc nhà Đông Dương điều này cần quan tâm gấp 3 – 4 lần.
- Dù đã được chính Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cam kết về độ an toàn nhưng người dân vẫn hoài nghi. Từng nhiều năm là thành viên của Chính phủ, ông nghĩ gì về điều này?
Tôi nghĩ là cần khách quan và không nên suy diễn quá rộng. Trong trường hợp này, nên nhìn nhận đây là ý kiến của người dân trước một sự việc cụ thể của một Bộ trưởng cụ thể. Những phản ứng vừa qua của dư luận còn có nguyên nhân từ sự lắng nghe của một số quan chức đối với ý kiến của người dân. Trong khi nói là lắng nghe nhưng vẫn đẩy nhanh tiến độ thì đâu phải là lắng nghe thật sự? Tuy nhiên, tôi rất mừng là sự phản ứng có phần khá quyết liệt của dư luận vừa qua đã minh chứng cho một không khí dân chủ theo đúng chủ trương mà Đảng đã đề ra.
- Là một cử tri, ông chờ đợi gì ở Quốc hội trong sự việc này, thưa Tiến sĩ?
Tôi mong muốn rất đơn giản là Quốc hội có ý kiến dứt khoát về vấn đề này đồng thời có giải thích rõ ràng với cử tri cả nước. Nếu tiếp tục làm thì tại sao và nếu dừng thì cũng tại sao? Tôi sợ nhất sự không rành mạch và thiếu rõ ràng.
- Hiện nay dự án đã triển khai và nếu dừng lại, chúng ta sẽ mất những khoản tiền rất lớn…?
Ở đây lại là bài toán khác. Giả sử nếu dừng lại, chúng ta có thể mất hàng trăm triệu USD nhưng nếu không dừng lại, khi sự cố xảy ra chúng ta sẽ mất hàng trăm tỉ USD. Trước tình hình hiện nay, chúng ta không có quyền lựa chọn phương án tốt nhất mà bắt buộc phải lựa chọn phương án ít xấu nhất.
- Một câu hỏi không mới nhưng luôn là mối quan tâm của mọi người. Nếu Dự án bị dừng, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Đương nhiên ai là tác giả của Dự án thì người đó phải chịu trách nhiệm và khi Quốc hội quyết định dừng thì Quốc hội sẽ có trách nhiệm chỉ ra tác giả để thông báo với cử tri.
- Ông có tin rằng Đảng, Nhà nước và gần nhất là tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ hành xử hợp với ý nguyện của nhân dân không?
Một nhà nước được Đảng chủ trương xây dựng, điều hành trên nền tảng dân chủ và pháp quyền thì ý nguyện của nhân dân là tối thượng. Nhất là khi ý nguyện đó lại dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học, trên tinh thần xây dựng thì chắc chắn phải là quyết định cuối cùng.
- Xin cám ơn ông!
Bùi Hoàng Tám (thực hiện)
http://www.chungta.com
- Kiến nghị dừng khai thác bauxite do các nhà trí thức khởi xướng phải được công bố cho toàn dân và Quốc hội bvn
Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn vì có hai vấn đề chưa được Quốc hội đề cập thỏa đáng: việc cho thuê đất rừng đầu nguồn và đại dự án bauxite. Mà đây lại là hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Nếu sụp đổ Vinashin chỉ là chuyện mất tiền, dù là tiền tỷ (đô la), thì hai vấn đề sau là chuyện môi trường sinh thái, tác hại lâu dài, và nghiêm trọng nhất, là chuyện an ninh quốc phòng, an nguy quốc gia.
Hôm nay tôi thấy cần phải lên tiếng thêm về vụ bauxite.
1/ Là một trong những người ký tên rất sớm vào Kiến nghị dừng khai thác bauxite ở cả hai lần, lần đầu do ba nhà trí thức Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, lần hai do 13 nhà trí thức thuộc tổ chức IDS cũ và nhóm Bauxite Việt Nam khởi xướng, tôi thấy nội dung kiến nghị, đặc biệt là Kiến nghị lần hai gồm 5 điểm rất rõ ràng, thuyết phục. Kiến nghị này được đăng tải công khai, minh bạch, cho đến nay đã thu được gần 3000 chữ ký, trong đó có nhiều nhà khoa học, trí thức đầu đàn, nhiều bậc lão thành cách mạng, quan chức, tướng lĩnh, nguyên lãnh đạo cấp cao, có Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, có nhà toán học Ngô Bảo Châu – niềm vinh dự của trí tuệ Việt Nam, người vừa được Thủ tướng tiếp và đặc biệt cấp nhà (ông Ngô Bảo Châu không những đã ký tên cả hai lần, mà còn gửi một lá thư riêng cho các vị lãnh đạo đất nước đề nghị ngưng dự án).
Một Kiến nghị quan trọng như thế phải được công bố rộng rãi để mọi đại biểu Quốc hội và toàn dân biết. Như thế là cung cấp thông tin đa chiều để các vị đại biểu Quốc hội và nhân dân lựa chọn. Đại biểu và nhân dân phải có điều kiện đối chiếu những luận điểm bênh vực khai thác bauxite của Bộ Công Thương và tập đoàn TKV với những luận điểm phản biện của các trí thức trong Kiến nghị để suy nghĩ và rút ra kết luận.
Tôi xin thẳng thắn đặt câu hỏi: Có ai đã ngăn cản các phương tiện truyền thông công bố kiến nghị trên? Nếu có, thì đó là tước quyền được thông tin của nhân dân – quyền được hiến pháp và pháp luật bảo hộ, như thế người ngăn cản đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.
Nếu không phải như thế, thì tôi xin hỏi giới nhà báo nước ta: Tại sao các bạn phải sợ mà không dám đăng tải một kiến nghị có tầm quan yếu đến vận mệnh dân tộc, đã được lưu truyền khá lâu trên nhiều mạng, đã được chính thức gửi tới Quốc hội? Như thế có phải các bạn đã từ bỏ cái quyền quan trọng nhất của mình và cũng là yêu cầu cao nhất của nhân dân với các bạn: thông tin trung thực những gì liên quan đến lợi ích của người dân? Tôi tin rằng tờ báo nào mạnh dạn đăng tải Kiến nghị nói trên sẽ chẳng bị ai bắt tù, ngược lại sẽ được nhân dân quý trọng.
2/ Bản kiến nghị đã nêu rõ mối lo về hiệu quả kinh tế, tác hại môi trường của Dự án Bauxite. Tôi muốn xin nhấn mạnh thêm về mặt an ninh quốc gia mà tôi nghĩ có thể vì sự “tế nhị” nào đó đã chưa được đề cập thỏa đáng trong Kiến nghị. Nhất là khi liên kết chuyện khai thác bauxite với việc cho thuê đất rừng đầu nguồn.
Trong việc xây dựng các nhà máy bauxite, ta thấy nhân công Trung Quốc vào rất đông. Thậm chí có hiện tượng hình thành “làng Trung Quốc” ở Tân Rai. Chúng ta không thể không đặt những câu hỏi: Trong số nhân công đó, có bao nhiêu quân nhân mặc áo dân sự? Họ làm gì ở đấy chúng ta có kiểm soát được không? Các chuyên gia Trung Quốc xây dựng nhà máy liệu có đủ thiện chí đảm bảo an toàn lâu dài cho việc khai thác bauxite, hay biết đâu họ không “gài” một khuyết tật nào đó để khi “có chuyện” nó sẽ trở thành một áp lực chính trị cho nhà nước ta?
Đặt những câu hỏi như trên không phải là quá đa nghi, mà xuất phát từ tinh thần cảnh giác có cơ sở. Vâng, lịch sử quan hệ Việt – Trung buộc chúng ta phải cảnh giác. Bản chất, mưu toan bá quyền của người hàng xóm khổng lồ không hề thay đổi. Những tư liệu gần đây được công bố chỉ ngày càng cho ta thấy rõ hơn bản chất đó. Và ngay trước mắt là vấn đề Biển Đông. Chưa nói đến hiểm họa về sông Mê Kông không xa. Tất cả đều nằm trong âm mưu bá quyền.
Tôi tiếp xúc với nhiều tướng lĩnh, tâm tư các vị rất không yên, các vị rất lo lắng cho sự an nguy của đất nước trước âm mưu xâm thực tinh vi của nước ngoài qua con đường kinh tế. Và cả những người dân bình thường, hầu như ai cũng lo ngại, cũng cảnh giác. Trong khi đó, hình như tinh thần cảnh giác của các vị lãnh đạo lại khá hời hợt, cho nên mới để lọt những chủ trương nguy hiểm như khai thác bauxite, cho thuê rừng đầu nguồn.
Tại sao có thể như thế? Tôi không sao trả lời được câu hỏi này. Có phải các vị chỉ chạy theo lợi ích kinh tế mà quên mối lo an nguy lâu dài của đất nước? Có phải các vị bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế? Đây là lúc các vị phải trả lời rõ ràng để giải tỏa những băn khoăn chính đáng của người dân.
3/ Tôi mong mỏi các đại biểu Quốc hội tập trung làm rõ hai vấn đề nghiêm trọng nhất: bauxite và cho thuê rừng đầu nguồn, đừng để bị lạc hướng vì những chuyện khác.
Nhân đây tôi cũng xin qua mạng Bauxite Việt Nam để nhắn nhủ những đồng chí đã từng sát cánh chiến đấu với tôi ở nội thành Sài Gòn – Gia Định, các chiến trường miền Đông Nam Bộ, ven Sài Gòn… Đó là các đồng chí Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Lê Thanh Hải. Mong các đồng chí lên tiếng đấu tranh để ngăn chặn những nguy cơ cho đất nước như Dự án Bauxite và việc cho thuê rừng đầu nguồn nói trên.
Tôi cũng muốn nhắn với đoàn đại biểu Quốc hội của TPHCM là tôi rất buồn vì trong đoàn không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng như trên. Thử hình dung nếu bùn đỏ bauxite đổ xuống thì cả vùng Đông Nam Bộ, TPHCM sẽ nguy ngập thế nào? Tương lai con cháu chúng ta sẽ ra sao?
4/ Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, Đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc. Chúng ta không có gì phải sợ, vì chúng ta trong sáng, chúng ta thực tâm yêu nước thương nòi, chúng ta làm đúng theo luật pháp, hiến pháp.
Bản thân tôi cũng có những lúc hơi e ngại khi cần lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải. Những lúc ấy tôi tự nhắc mình: khi bị Toà án Vùng 3 Chiến thuật Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt, mình vẫn coi khinh, vẫn mỉm cười và dấn thân chiến đấu, thì cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?
L. H. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Hai bài báo – hai quan điểm đối nghịch bvn
rong bài báo thứ nhất, ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, làm như thể trên trời rơi xuống, tỏ ra ngạc nhiên khi biết có kiến nghị dừng dự án bauxite. Ông còn xác quyết rằng: “Chúng tôi lắng nghe, theo dõi những ý kiến khác nhau, với thái độ thận trọng, sẵn sàng cởi mở, tranh luận để xóa bỏ bớt những khác biệt về nhận thức để tạo điều kiện phát triển cho Đăk Nông nói riêng, đất nước nói chung.”
Ông mau quên quá! Để cho ông nhớ, Bauxite Việt Nam xin đăng lại bài báo thứ hai, thuật lại nội dung của cuộc hội thảo ngay tại Đăk Nông, mà ông là Phó chủ tịch tỉnh, ngày 22/10/2008, nghĩa là cách đây mới hơn hai năm. Trong cuộc hội thảo đó, nói như phóng viên báo Tuổi trẻ, “Báo cáo của đại diện TKV về chương trình khai thác quặng bôxit tại các tỉnh Tây nguyên do tập đoàn này làm “tổng chỉ huy” đã hứng ngay một “trận lũ quét” những ý kiến phản biện”. Từ đó, ông và những người có trách nhiệm cao hơn ông, có ai đã công khai trả lời với đầy đủ cứ liệu từng điểm một những luận chứng của phía phản biện hay chưa? Hay chỉ là những tuyên bố liều lĩnh của những “chuyên gia hàng đầu về luyện nhôm” như Tiến sĩ Tô Ngọc Thái, Kỹ sư Trần Văn Trạch,…?
Thưa ông! Sự tồn vong của dân tộc đòi hỏi những người có trách nhiệm phải có một thái độ nghiêm chỉnh, vượt qua “lợi ích” của một nhóm người, chấp nhận một cuộc tranh luận dân chủ, khoa học. Chỉ khi đó, mới có thể khẳng định được rằng quyết định tiến hành khai thác bauxite ở Tây Nguyên “đã được cân nhắc ở tất cả khía cạnh”! Chỉ khi đó, mới có thể có được một sự đồng thuận thực sự.
Một xã hội dân sự là một xã hội biết phản ứng trước những nguy cơ đe dọa đất nước. Sự phản ứng ấy lẽ ra phải được vui mừng đón nhận như một dấu hiệu cho thấy dân ta đã trưởng thành. Nếu không, câu thơ chua xót của Tản Đà “Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”, bây giờ, sau 35 năm đất nước thống nhất, 55 năm xây dựng “chủ nghĩa xã hội”, còn chua xót hơn bội phần.
Bauxite Việt Nam
Tây nguyên sẽ “chết” vì… khai thác bôxit
Một góc khu vực mỏ bôxit đang được khai thác tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Ảnh: N.H.T. |
Báo cáo của đại diện TKV về chương trình khai thác quặng bôxit tại các tỉnh Tây nguyên do tập đoàn này làm “tổng chỉ huy” đã hứng ngay một “trận lũ quét” những ý kiến phản biện. Không chỉ những nhà khoa học xuất thân từ vùng đất Tây nguyên hoặc có nhiều năm nghiên cứu về Tây nguyên lên tiếng phản đối mà chính cả cán bộ của TKV cũng cho rằng đây là một dự án “chẳng giống ai”.
Sai lầm chiến lược?
Theo TKV, mục tiêu của dự án là khai thác nguồn quặng khổng lồ có trữ lượng quặng tinh hơn 3,4 tỉ tấn đang nằm im dưới lòng đất Tây nguyên để phát triển kinh tế, đánh thức tiềm năng của vùng đất này. Tuy nhiên, bài phản biện dài 75 phút của TS Nguyễn Thành Sơn - giám đốc Công ty năng lượng Sông Hồng, thuộc TKV – bác bỏ gần như hoàn toàn dự án này và cho rằng đây là một sai lầm chiến lược chứa đựng những rủi ro không thể lường hết.
Ông Sơn đánh giá quy hoạch khai thác quặng bôxit được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao TKV làm đầu mối để triển khai ở Tây nguyên là quá nhiều tham vọng. Bởi vì nhôm không phải là kim loại quý và chưa có quốc gia nào coi bôxit là khoáng sản chiến lược để dốc sức khai thác như VN. Theo ông Sơn, kế hoạch của TKV mới chỉ chú trọng việc khai thác quặng rồi chế biến thành alumin để xuất khẩu thì hiệu quả kinh tế không cao và chỉ có tác dụng phục vụ các đại gia luyện nhôm nước ngoài vốn không muốn tốn nhiều chi phí cho việc khai thác.
Chưa kể chương trình khai thác, chế biến quặng bôxit của TKV chứa đựng nhiều rủi ro không thể kiểm soát được. Nhu cầu nhôm trong nước không nhiều và cũng không thể có đủ điện để có thể xây dựng các nhà máy luyện nhôm phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, quá trình khai thác đòi hỏi một nguồn vốn lớn, một nền tảng khoa học công nghệ cao sẽ đặt VN vào thế phụ thuộc nước ngoài. Đặc biệt, các rủi ro về môi trường, sinh thái bị hủy hoại đến nay chưa được nghiên cứu, chưa được đề cập đến nơi đến chốn.
Ông Sơn kiến nghị lập ngay một ủy ban quốc gia về phát triển bền vững cho vùng Tây nguyên, đồng thời tổ chức những cuộc tranh luận khoa học “đến đầu đến đũa” các tác động của việc khai thác bôxit đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Trong khi tranh luận chưa ngã ngũ thì các dự án đang triển khai phải dừng lại để hạn chế những hậu quả đáng tiếc.
Tàn phá môi trường
Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. GS Đào Công Tiến – nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM – cảnh báo: “Nguồn nước của Tây nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây nguyên sẽ chết vì thiếu nước”.
Chưa kể theo quy trình hiện nay, muốn sản xuất 1 tấn nhôm cần phải có 2 tấn alumin, tức phải khai thác ít nhất 4 tấn quặng bôxit. Và quá trình này thải ra đến 3 tấn bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại, thậm chí chứa phóng xạ mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật cũng không có cách nào xử lý ngoài việc chôn lấp. TS Nguyễn Thành Sơn trưng ra những hình ảnh các bãi chứa bùn đỏ ở các nước tiên tiến như Pháp, Úc và cho rằng ý tưởng trồng cây trên những bãi bùn đỏ mà TKV đưa ra là ảo tưởng.
Hiện nay không có cách nào khác là chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây nguyên và với vị trí thượng nguồn của các con sông lớn, những bãi bùn đỏ sẽ trở thành những núi “bom bẩn” nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. “Khi đó không chỉ các tỉnh Tây nguyên mà người dân các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nam bộ sẽ lãnh đủ hậu quả” – ông Sơn khẳng định.
Quan trọng hơn, mặt đất sau khai thác quặng sẽ như thế nào? Mặc dù TKV dẫn kinh nghiệm của các nước để cho rằng khả năng hoàn thổ, phục hồi thổ nhưỡng là gần như đạt 100% nhưng các nhà khoa học chứng minh ngược lại. Theo ông Sơn, với địa hình đồi dốc và mưa lũ hằng năm của Tây nguyên, toàn bộ mặt đất sau khai thác sẽ bị nước cuốn trôi và không thể nào có hi vọng tái tạo.
Cư dân bản địa, văn hóa dân tộc sẽ về đâu?
Là người con Tây nguyên, TS Tuyết Nhung Buôn Krông phản biện bằng cách công bố công trình nghiên cứu dài 36 trang của nhóm Đại học Tây nguyên về khảo sát xã hội tại khu vực TKV đang triển khai nhà máy khai thác ở xã Nhân Cơ. Bà Tuyết Nhung khẳng định: “TKV nói rằng khu vực khai thác bôxit là những vùng rừng không phát triển, cây trồng không sống được trong khi thực tế cho thấy khu vực này đang phát triển rất mạnh cây cà phê và đời sống người dân đang ổn định”.
Theo bà, với dự án đang triển khai tại Nhân Cơ đe dọa không gian văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Nếu mất “bon” (làng của người M’Nông), mô hình làng truyền thống và văn hóa của người M’Nông sẽ bị triệt tiêu.
Từ đó kéo theo hàng loạt vấn đề về văn hóa – xã hội, thậm chí là các vấn đề an ninh, chính trị. Cơ hội việc làm cho người lao động gần như không có, vì người dân tộc không có trình độ học vấn để có thể đào tạo thành công nhân phục vụ các nhà máy. Không có đất người dân bản địa sẽ đi đâu? Văn hóa Tây nguyên sẽ về đâu?” – bà Nhung hỏi. Theo bà, người dân mong mỏi ở các cấp chính quyền và chủ đầu tư một cam kết về vấn đề việc làm và bảo đảm một không gian văn hóa một khi phải nhường đất cho các dự án khai thác bôxit.
Cả hội trường lặng đi khi tác giả của Đất nước đứng lên – nhà văn Nguyên Ngọc – bước lên bục. Con người của vùng đất Tây nguyên này cho rằng điều cần cân nhắc nhất không hẳn là vấn đề môi trường mà trước hết và quan trọng hơn hết là chuyện xã hội – văn hóa. Ông Ngọc nhắc lại: sau năm 1975 chúng ta đã tổ chức một cuộc di dân chưa từng có từ đồng bằng lên Tây nguyên với cường độ, tốc độ rất lớn và đến nay đã chứng tỏ đó là một sai lầm lớn.
Ông Ngọc cho rằng: “Chúng ta đã hành động ở Tây nguyên rất thản nhiên, không hề quan tâm đến chỗ đây là một vùng đất và người rất đặc biệt về nhiều mặt. Thậm chí có thể nói chúng ta đã làm mọi việc ở Tây nguyên như là trên một vùng đất không người”.
Theo ông, nếu tiếp tục triển khai dự án như kế hoạch của TKV, chắc chắn không gian sống, không gian văn hóa của cư dân bản địa Tây nguyên sẽ bị đảo lộn, nếu không nói là bị xóa sổ. Người M’Nông, chủ nhân ngàn đời của vùng đất Đắc Nông, sẽ đi về đâu? Lời hứa của những người chủ trương dự án, những nhà đầu tư và thực thi dự án hứa với đồng bào M’Nông có bao nhiêu căn cứ?
Những câu hỏi này chưa được giải đáp và cuộc hội thảo còn tiếp tục đến hết hôm nay. Chúng tôi xin mượn lời của nhà văn Nguyên Ngọc để tạm kết thúc bài viết này: “Theo tôi, chúng ta đang đứng trước một quyết định mất còn. Và sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta làm chuyện quá ư to lớn này ở đây mà không hề nghĩ, không hề nhớ đến những gì đã diễn ra trong 30 năm qua. Những bài học lớn, sâu và cay đắng 30 năm ấy còn để lại, sờ sờ ra đấy, rất có thể lại dạy ta lần nữa, và thường vẫn vậy, lần sau bao giờ cũng nghiêm khắc hơn lần trước”!
Bôxit Bảo Lộc: Gây ô nhiễm nặng Hoạt động liên tục suốt 32 năm qua, chủ quản mỏ bôxit Bảo Lộc là Công ty Hóa chất cơ bản miền Nam (thuộc Tổng công ty Hóa chất VN, Bộ Công thương). Mỏ này tuyển ra bôxit thương phẩm để đưa về Nhà máy hóa chất Tân Bình (TP.HCM) sản xuất hydroxit nhôm (Al(OH)3); từ chất này sẽ được dùng để sản xuất phèn nhôm lọc nước, chất phụ gia trong ngành sành sứ, hay vật liệu chịu lửa. Mỏ bôxit Bảo Lộc hằng năm sản xuất ra 120.000 tấn quặng tinh. Để tuyển ra nguồn quặng tinh này, khối lượng quặng nguyên khai hằng năm là 260.000 tấn. Theo giám đốc mỏ bôxit Bảo Lộc Huỳnh Minh Trí, mỏ chỉ giải quyết được 94 lao động, thuế đóng cho địa phương là… 1,2-1,5 tỉ đồng/năm. Toàn bộ hạ lưu của mỏ bôxít Bảo Lộc là suối Damrông, thuộc khu Minh Rồng (thượng nguồn sông La Ngà, tên gọi khác của sông Đồng Nai, đoạn chạy qua vùng Định Quán) đã biến thành “vùng đất chết” do hoạt động của mỏ này. Chính quyền thị xã Bảo Lộc liên tục “được” người dân vùng hạ lưu Minh Rồng “kêu cứu” vì ô nhiễm… N.H.T. |
Nguồn: Tuoitre
---------------
- Các bộ trưởng sẵn sàng cho chất vấn về Vinashin, bô-xít(VietNamNet)-Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng chuẩn bị những nội dung đang được cử tri quan tâm như Vinashin, bô-xít Tây Nguyên để trả lời chất vấn trước QH. --
- DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ (2) TÍNH ĐẾN NGÀY 9/11/2010 (2765 người) (Boxit)
- - Lỗ hổng thiết kế và bài toán dự án bô-xít Tây Nguyên (VEF) Hồ sơ thiết kế thi công về phần địa chất càng sơ sài, thiếu rất nhiều so với quy phạm thiết kế của Việt Nam. Ngay việc chọn màng địa kỹ thuật (geomembrane) dày 1,5 mm, tính ra lượng thấm lớn nhất ở trạng thái bình thường là 7.04×10-6 m3/s tức là 0,61 m3/ngày đêm là không thể chấp nhận đối với an toàn của hồ bùn đỏ.-
Bất công trong khai thác tài nguyên TT - Khai thác tài nguyên khoáng sản ở VN hiện nay hiệu quả kinh tế không cao, chủ yếu khai thác, chế biến thô và xuất khẩu; lợi ích chủ yếu rơi vào một nhóm và các đơn vị khai thác tài nguyên chứ người dân, cộng đồng trong vùng có tài nguyên không được hưởng. Đó là nhận định của ông Phạm Quang Tú, phó viện trưởng Viện Tư vấn phát triển (CODE), tại buổi tọa đàm nghiên cứu nền tảng thực thi sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác ở VN do Phòng Thương mại và công nghiệp VN tổ chức ngày 9-11.
Theo ông Phạm Quang Tú, từ việc phân chia lợi ích không đồng đều như trên khiến người dân, cộng đồng trong vùng có tài nguyên phải gánh chịu sự tàn phá môi trường và bất công xã hội. Nguyên nhân chính được ông Tú chỉ ra là do hệ thống pháp luật không đồng bộ, thực thi pháp luật kém, thiếu minh bạch trong quản lý nguồn thu - chi và tình trạng tham nhũng.
Nghiên cứu của Viện CODE cũng chỉ ra đóng góp của ngành công nghiệp khai thác trong giai đoạn 2000-2008 vào khoảng 9,5-10,59% GDP. Do đó, cần thực hiện sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác để góp phần giải quyết một phần những tồn tại của ngành công nghiệp này, đảm bảo khai thác tài nguyên có lợi cho nhiều bên liên quan, hướng tới mục tiêu tăng cường minh bạch, phòng chống tham nhũng.
Nghiên cứu của Viện CODE cũng chỉ ra đóng góp của ngành công nghiệp khai thác trong giai đoạn 2000-2008 vào khoảng 9,5-10,59% GDP. Do đó, cần thực hiện sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác để góp phần giải quyết một phần những tồn tại của ngành công nghiệp này, đảm bảo khai thác tài nguyên có lợi cho nhiều bên liên quan, hướng tới mục tiêu tăng cường minh bạch, phòng chống tham nhũng.
-Bô xít Tây Nguyên: màn kịch lừa phỉnh vẫn tiếp tục! bvn
Lê Quốc Trinh, Canada Kính gửi ông Trần Văn Trạch, chuyên gia luyện kim độc lập Không ngờ rằng sau 18 tháng kể từ bài phản biện đầu tiên đăng trên Bauxite Việt Nam (tháng 4/2009) tôi vẫn phải ngồi viết tiếp về nỗi bức xúc trước thực trạng đau buồn của sự kiện Bauxite Tây Nguyên. Nhân đọc bài "Bổ sung thiết kế an toàn cho hồ bùn đỏ" đăng trên Tuổi trẻ ngày 7/11/2010, lời tuyên bố sống sượng của ông Trần Văn Trạch, kỹ sư luyện kim, làm tôi sửng sốt: …"Với tư cách một chuyên gia độc lập, ông Trạch cho rằng không cần phải lo xa chuyện vỡ đập. “Nếu cho phép đảm bảo với Quốc hội, tôi đảm bảo nếu vỡ hồ thì tôi sẵn sàng đi tù” – ông Trạch tuyên bố"… |
Tôi có cảm tưởng ông chỉ biết nói lại những gì mà nhà thầu TQ (hay cán bộ TKV) dự tính cho cái hồ bùn đỏ, ông chỉ làm phận sự một nhà tiếp thị quảng cáo hàng mà thôi. Tôi xin phép nêu vài chi tiết kỹ thuật để ông kiểm chứng:
1- Theo dự kiến của TKV và nhà thầu TQ, hồ chứa bùn đỏ tương lai khoảng 110 hecta, có nghĩa là diện tích 1.100.000 m2 (Rộng bao nhiêu mét? Dài bao nhiêu mét?). Có hai khả năng:
a) Nếu lợi dụng thung lũng sâu 10-12 m gần nhà máy, thì không cần đào bới nhiều, chỉ cần khai hoang (chặt cây, phát cỏ), đào lớp đất bên trên tới độ sâu cần thiết 14 m so với mặt bằng nhà máy. Cho đến giờ phút phái đoàn lên tham quan, vẫn chưa thấy nhà thầu sửa soạn thi công? Thế thì chờ đến bao giờ mới làm để kịp ngày khai trương (tháng Ba 2011) sắp tới? Sử dụng bao nhiêu xe ủi đất, cào đất, xúc đất, chở đất, phải mở một con đường cho xe chở đất di chuyển? Rồi lại phải dự kiến một bãi đất hoang để tiếp nhận?
b) Nếu cần phải đào bới bãi bãi đất cạnh nhà máy xuống độ sâu 14 m để tạo một cái hố vĩ đại thì khối lượng đất đá đào lên khoảng 16 triệu mét khối đem đổ đi đâu? Cần bao nhiêu tháng để thực hiện công đoạn này? Trong khi nhà thầu thiếu nhân công và thiết bị để hoàn tất công trình!
2- Sau đó bắt đầu trải đều một lớp đất sét dày khoảng 250 mm (0,25 x 1.100.000 = 275.000 m3). Khối lượng đất sét vĩ đại này lấy từ nơi nào ra để đem lên cao nguyên vậy ông Trạch? Chuyên chở dưới dạng gì (ướt hay khô)? Tiếp theo phải trải lên hai lớp vải kỹ thuật, một lớp màng chống thấm HPDE, mỗi lớp có diện tích hơn một triệu mét vuông. Nhà thầu đã đặt đơn tìm mua chưa? Nơi nào sản xuất? Phải ghép và nối từng miếng vải lại với nhau thật kín, để bảo đảm dung dịch xút NaOH không rò rỉ thấm vào mạch nước ngầm, bằng phương pháp gì vậy? Đề nghị ông Trạch cung cấp thêm chi tiết.
3- Sau cùng là lấp một lớp cát thô mịn dầy khoảng 60 cm (0,6 x 1.100.000 = 660.000 m3), tìm đâu ra? Chắc phải xuống biển hay đồng bằng xúc cát chở lên! Khi sử dụng xe cơ giới hạng nặng để đổ cát phân bố đều lên ba lớp vải này, làm sao tránh được hư hại, rách nát vải, nhờ ông Trạch, chuyên gia luyện kim, giải thích hộ. Trong thời gian thi công khoảng 3-4 tháng, nếu gặp mưa lũ tràn về thì nhà thầu có biện pháp gì để bảo vệ nhân công, máy móc đang làm việc trong thung lũng?
4- Còn nữa, đào một con kênh bao bọc xung quanh hồ, sâu 2 m, rộng 2 m và xây nhiều con đập ngăn hồ thành tám khoang. Vì tám khoang ngăn cách biệt lập, cho nên phải cần đến một hệ thống di chuyển ống thoát bùn đỏ từ khoang này sang khoang khác nối với trạm máy bơm từ khu công nghiệp. Ông Trạch có nắm chi tiết gì về hệ thống này không? Ông thử làm con tính xem con kênh chống tràn 2m x 2m xung quanh hồ có dung tích là bao nhiêu và thời gian báo động là bao lâu sau khi hồ bùn đỏ bị tràn vì lũ? Chi tiết này quan trọng đấy ông!
5- Theo dự kiến, hồ bùn đỏ được đặt trong một thung lũng xung quanh là đồi núi, dĩ nhiên trong mùa mưa đó là chỗ trũng thấp nhất để tiếp nhận nước lũ tràn từ trên cao, vậy thì ông đã tính toán khả năng chứa của hồ trong mùa lũ lụt chưa, cộng thêm với 8 triệu mét khối bùn đỏ? Đề nghị ông Trạch trình bày địa thế thung lũng này để mọi người chiêm ngưỡng xem có thật đây là khu lòng chảo bị núi non vây chặt không lối thoát. Thiết tưởng nếu không có lối thoát thì thung lũng này đã biến thành một cái hồ thiên nhiên từ lâu rồi, hoặc có độ thẩm thấu cao để nước ngầm chảy xuống đồng bằng.
Tôi chỉ có bấy nhiêu nghi vấn, vì băn khoăn trước hiểm hoạ môi trường khôn lường mà tôi đành phải mạo muội lên tiếng, đề nghị ông Trần Văn Trạch, chuyên gia luyện kim độc lập, giải thích cặn kẽ. Từ đó đề nghị ông tính nhẩm giùm xem chi phí đào và xây một cái hồ vĩ đại và phức tạp như thế sẽ ngốn hết bao % trong ngân sách Nhà nước. Có lẽ vì vậy mà "người ta" còn chần chừ chưa ai dám lấy quyết định… và công trình cứ bị đình trệ dài dài, tôi thầm nghĩ thế!
Kính chào ông,
L. Q. T.
Ba câu hỏi về dự án bauxite Tây Nguyên bvn
Tống Văn Công Ngày 8 -11- 2010, báo Lao Động đăng bài Thuê tư vấn nước ngoài thẩm định lại hồ bùn đỏ. Là người đọc, tôi có ba câu hỏi, mong được giải đáp. 1- Tiến sĩ Tô Ngọc Thái, người được giới thiệu là chuyên gia hàng đầu về luyện nhôm, trong đoàn khảo sát hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đã tuyên bố rằng "cho đến nay chưa hề có bất cứ bằng chứng nào để cho rằng khối SEV đã khuyên Việt nam không nên khai thác bauxite. Tất cả những thông tin như vậy hoàn toàn là đồn nhảm"! Nếu căn cứ vào lời của tiến sĩ Tô Ngọc Thái thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là người đã phát ra tin đồn nhảm này trong lá thư đề ngày 5-1- 2009 gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông nói: "Sau khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON đã khuyến nghị Chính phủ ta không nên khai thác bauxite trên Tây Nguyên do những nguy cơ tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng không thể khắc phục được đối với dân cư chẳng những tại chỗ mà còn cả dân cư các vùng lúa đồng bằng Nam Trung Bộ. Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bauxite mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè) trên Tây Nguyên. |
- Bác bỏ ý kiến không rõ với động cơ gì nhằm xúc phạm danh dự của Đại tướng
- Bác bỏ hành vi nói lấy được hòng tiếp tục những dự án
treo tai họa trên đầu nhân dân và đánh cược uy tín của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
2 – Trong khi hai năm qua đã có rất nhiều nhà khoa học phản biện dự án bauxite Tây Nguyên, trong đó có những người như tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn nhiều năm công tác trong Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có nhiều bài viết rất sâu sắc, nhưng không người nào được mời tham gia đoàn khảo sát quan trọng này. Liệu cách làm như thế có phải là thực sự cầu thị hay chỉ là nhằm tạo cơ hội cho những tiếng nói xuôi chiều ủng hộ khai thác bauxite, xây dựng bản báo cáo màu hồng trình ra Quốc hội?
3 – Khi báo cáo với giáo sư tiến sĩ, trưởng đoàn khảo sát của Quốc hội Đặng Vũ Minh tại hiện trường, ông Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang khẳng định dự án này chắc chắn có lãi, bởi đã được tính toán rất kỹ về hiệu quả kinh tế:
- "Theo đó việc tính toán biến thiên giá thành alumina giá nhôm trên thị trường thế giới cho 10 – 20 năm sau của nhiều viện nghiên cứu thị trường thế giới đã thể hiện nhu cầu alumin trên thế giới ngày càng tăng,nguồn cung không đáp ứng cầu, với cơ cấu giá thành như vậy thì việc sản xuất alumin ở Việt nam chắc chắn có lãi."
Trả lời câu hỏi của Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Vũ Minh về an toàn bùn đỏ, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chiến, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi, đơn vị được Bộ Công thương chỉ định thẩm định thiết kế hồ bùn đỏ, khẳng định: "Với thiết kế và giải pháp kỹ thuật của nhà thầu thì đảm bảo vượt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn". Còn Tiến sĩ Trần Văn Trạch, “chuyên gia hàng đầu về luyện nhôm Việt Nam”, thì cho rằng “do áp lực dư luận nhất là sau sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary, nên việc xây dựng hồ chứa bùn đỏ ở Việt Nam là quá thừa so với các tiêu chuẩn an toàn, gây nên tình trạng lãng phí”.
Liệu có đủ cơ sở để tin vào hai điều cam kết nói trên của họ?
T. V. C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
-------------"Cần công khai toàn bộ thông tin về bauxite Tây Nguyên"
09/11/2010 20:58:51-Ý kiến của Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, ông Nghiêm Vũ Khải. "Tôi kiến nghị là cần phải nêu rõ ai là người thiết kế, ai thi công, hội đồng thẩm định, có tên tuổi, chức danh rõ ràng. Sử dụng công nghệ, vật liệu nào, ở đâu, mua của ai, hết bao nhiêu tiền, cũng phải công khai hết".
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội Nghiêm Vũ Khải trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII chiều nay (9/11).
Vừa rồi ông có tham gia cùng đoàn giám sát Dự án tổ hợp bauxite - nhôm Tân Rai ở Lâm Đồng, ông đánh giá thế nào về dự án này?Tôi thấy 90% hạng mục chính của công trình đã hoàn thành. Tuy nhiên, vấn đề mà dư luận quan tâm là sau sự cố bùn đỏ của Hungary, Tây Nguyên rút ra được bài học gì.
Theo tôi, để đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa bùn đỏ phải dựa trên thực tiễn của Tây Nguyên. Đặc biệt phải công khai, đối thoại với dư luận.
Nhiều người lo lắng cho là vấn đề nhạy cảm tế nhị, nhưng là dự án đầu tư nên căn cứ vào Luật đầu tư, vào trách nhiệm của các bên.
Trong khi thực hiện, dự án có thể tăng chi phí, nhưng đây là 2 dự án thí điểm, nên phải tính đủ và đúng các yếu tố kinh tế - xã hội – môi trường. Kể cả hiệu quả thấp hơn mong muốn, vẫn phải thí điểm để rút kinh nghiệm cho dự án sau.
Tôi cũng kiến nghị là cần phải nêu rõ ai là người thiết kế, ai thi công, hội đồng thẩm định, có tên tuổi, chức danh rõ ràng. Sử dụng công nghệ, vật liệu nào, ở đâu, mua của ai, hết bao nhiêu tiền, cũng phải công khai hết.
Về thiết kế của các hồ chứa bùn đỏ, ông thấy có vấn đề gì không?
Tôi đã đến tận hồ - nơi đang thi công nhưng vì thời gian không nhiều (2 ngày cuối tuần – PV) nên cũng chưa đi được hết. Nhưng tôi nghĩ là chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu.
Riêng dự án Tân Rai có hai hồ, mỗi hồ chia thành các khoang, quy hoạch cho thời gian hơn 30 năm. Các hồ này được xây dựng theo thiết kế tổng thể, nhưng trên thực tế đầu tư để xây dựng một diện tích đủ để chứa bùn đỏ trong những năm đầu tiên vận hành, đồng thời cũng xây dựng thêm những hồ chứa khác để dự phòng, theo hình thức cuốn chiếu.
Các yếu tố đảm bảo an toàn phải xây dựng ban đầu như: rãnh thoát nước, đê, và đập ở đoạn cuối của thung lũng đều đã hoàn thành.
Nguy hiểm, rủi ro như điện hạt nhân chúng ta còn có cách khống chế được, thì bùn đỏ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được về công nghệ. Tuy nhiên, khống chế tuyệt đối thì không ai đứng ra đảm bảo được.
Ông đánh giá thế nào về thái độ của chủ đầu tư?
Tôi thấy chủ đầu tư đang nỗ lực thực hiện những yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường, đang có thái độ cầu thị và tích cực.
Đồng thời, chủ đầu tư cũng có cam kết tiếp tục nghiên cứu, đánh giá báo cáo này và nghiên cứu thiết kế hồ chứa bùn đỏ, kiểm tra đôn đốc cho đến khi hoàn thành hồ chứa bùn đỏ.
Vậy điều ông chưa hài lòng ở dự án này là gì?
Tôi chỉ quan ngại việc xây dựng hồ đó khối lượng công việc lớn, nhưng thời gian dự kiến đưa nhà máy vận hành vào là tháng 2 hoặc tháng 3, 4 năm 2011.
Thời gian còn lại yêu cầu chủ đầu tư một mặt phải khẩn trương, những vẫn phải thực hiện đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mai Nguyễn
- Phó CT Đăk Nông ngỡ ngàng trước kiến nghị dừng bô-xít(VEF) -
(VEF) - Có một số kiến nghị dừng dự án bô-xít là không thỏa đáng và không thể vì ý kiến không thỏa đáng mà dừng một dự án đã được chuẩn bị công phu tốn kém cả chục năm nay.
Với kỳ vọng lớn lao cho giấc mơ một nền công nghiệp bô-xít sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế tỉnh vốn là nông lâm như Đăk Nông, ông Trần Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Đăk Nông, khá bức xúc khi nghe tin có người xin dừng dự án.
Nhân chuyến đi khảo sát thực địa dự án bô-xít Nhân Cơ, Đăk Nông ngày 7/11, PV. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF) đã trao đổi với ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, xung quanh quan điểm của tỉnh này về dự án này.
- Thưa ông, ông có ý kiến thế nào trước việc gần 2.500 nhân sĩ, nhà khoa học ký thư kiến nghị dừng dự án bô-xít Nhân Cơ và mới đây, trong đó có cả các đại biểu Quốc hội?
Tôi nghĩ rằng, việc Trung ương chọn xây dựng nhà máy Nhân Cơ ở Đăk Nông là một quyết định thận trọng, được chuẩn bị kỹ lưỡng, kéo dài hàng chục năm của các cơ quan liên quan. Quyết định đó đã được cân nhắc ở tất cả khía cạnh.
Người dân tin tưởng trên địa bàn có một nền công nghiệp phát triển tốt, cải thiện được cuộc sống của dân.
Vì thế, thông tin xin dừng dự án Nhân Cơ làm cho người dân cảm thấy ngỡ ngàng, thiếu tin tưởng vào tương lai phát triển của tỉnh. Tôi cho rằng, đó là một điều không tốt, tạo tâm lý không tốt cho người dân.
Tôi đã đọc ý kiến của các vị đó, nhưng tôi rất tiếc là tôi chưa bao giờ gặp các vị đó đến Đăk Nông để xem xét tình trạng triển khai dự án khai thác bô-xít như thế nào, đặc biệt là nghe xem thảo luận của chúng tôi về dự án Nhân Cơ.
Tôi thực sự ngạc nhiên về ý kiến đó. Những việc các ông ấy nói về dự án rất xa lạ với chúng tôi.
Riêng về ý kiến phản biện của ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, tôi đã có dịp trao đổi với ông ấy nhiều lần. Tôi cho là ý kiến của ông ấy mang tính cực đoan, không xây dựng. Tôi đã từng chủ trì hội thảo quốc tế mà ông Sơn là diễn giả trong cuộc đó.
Khai thác bô-xít còn mới ở nước ta nên xuất hiện những ý kiến khác nhau về chủ trương nên làm hay không nên làm, là điều đương nhiên.
Chúng tôi lắng nghe, theo dõi những ý kiến khác nhau, với thái độ thận trọng, sẵn sàng cởi mở, tranh luận để xóa bỏ bớt những khác biệt về nhận thức để tạo điều kiện phát triển cho Đăk Nông nói riêng, đất nước nói chung.
- Vậy, về kiến nghị cần thành lập một hội đồng khoa học độc lập để thẩm định lại dự án, ông có quan điểm thế nào về việc này?
Tôi cho là hoàn toàn không cần thiết, vì bản thân hội đồng khoa học thẩm định của Chính phủ thành lập đã mang tính độc lập đối với chủ sở hữu là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Hội đồng đó không chỉ bao gồm mỗi Bộ Công Thương mà còn có nhiều cơ quan khác liên quan đến công nghiệp bô-xít.
Một hội đồng như vậy mà chúng ta không tin thì còn tin vào hội đồng nào khác hơn nữa? Liệu có một hội đồng độc lập cao hơn nữa? Chẳng lẽ, mời Liên hợp quốc vào thẩm định sao?
Rõ ràng, nếu xảy ra sự cố tràn bùn đỏ, ảnh hưởng xấu tới môi trường thì ngươi dân Đăk Nông chúng tôi hứng chịu đầu tiên.
Chính vì thế, tôi đã yêu cầu các cơ quan quản lý phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, đẩy nhanh quá trình xây dựng trạm quan trắc môi trường của tỉnh. Chúng tôi sẽ giám sát, đảm bảo nhà máy đúng thiết kế được phê duyệt.
- Các kiến nghị dừng dự án về Nhân Cơ, ngoài lo ngại vấn đề môi trường, đều liên quan đến lý do rủi ro kinh tế lớn. Vì sao, ông lại không đồng tình việc dừng dự án này?
Tôi cho rằng, dự án này mà dừng lại thì thiệt hại rất lớn cho chính sự phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông. Vì sao tôi nói vậy?
Theo tôi nhận thức được, dù có tiềm năng 220.000-230.000 ha đất nông nghiệp song Đăk Nông không phải là tỉnh có lợi thế về nông nghiệp tốt như Đăk Lak, Gia Lai. Năng suất cao su, cà phê của Đăk Nông đều kém Đăk Lăk, Gia Lai cả. Do đó, sự phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông không thể dựa vào mỗi nông nghiệp.
Lợi thế thứ 2, là phát triển tài nguyên du lịch sinh thái do vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh. Nhưng việc phát triển du lịch sinh thái là tiềm năng lâu dài, phải có thời gian chứ không thể làm nhanh được.
Lợi thế thứ 3 là phát triển công nghiệp thủy điện song đến nay, nguồn thủy điện đã gần tới giới hạn, chỉ còn trên dưới 300MW tiềm năng.
Vậy, còn khoảng nào cho phát triển kinh tế Đăk Nông?
Chúng tôi có khoảng 5,4 tỷ tấn quặng bô-xít có chất lượng tương đối tốt. Với trữ lượng đó, không chỉ cho phép Đăk Nông mà còn cho phép đất nước ta phát triển một ngành công nghiệp quan trọng, lớn, có ý nghĩa.
Nếu như, không đánh thức nguồn tài nguyên bô-xít đó, không xây dựng nhà máy khai thác và chế biến alumin, phát triển kinh tế, góp phần làm giàu đất nước thì tôi thấy điều đó là vô lý.
- Thưa ông, nếu dừng dự án, phải chăng là ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách địa phương? Vì dự án này dự kiến đóng góp tới 50% cho ngân sách tỉnh.
ất nhiên tỉnh nào cũng mong muốn mình có nguồn thu riêng của mình đủ để đảm bảo nhu cầu chi tiêu mà không cần phải xin trợ cấp của Trung ương. Đó là lòng tự trọng của các địa phương.
Tuy nhiên, dự án này không phải quá lớn ở địa phương. Tôi không quan tâm dự án đóng góp ngân sách nhiều hay ít, mà quan tâm nó phát triển kinh tế xã hội ở Đắk Nông như thế nào?
Nếu có công nghiệp bô-xít sẽ kéo theo một loạt các ngành khác như ngành cơ khí, ngành sản xuất bao bì đựng alumin, sản xuất băng tải cho nhà máy… Chính cái đó góp phần nâng cao trình độ sản xuất cho người dân Đăk Nông, còn việc sau này nhà máy đóng góp ngân sách vài trăm tỷ thì tôi lại không quan tâm.
- Vậy, ông mong mỏi gì ở sau chuyến thực địa vừa qua của Tập đoàn Than và Bộ Công Thương, Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội?
Tôi 55 tuổi và đã ở đây 52 năm, từ năm 1958. Chuẩn bị cho dự án, tôi đã tham gia từ năm 2000, khi là Giám đốc Sở Công nghiệp của tỉnh.
Không có lý do gì chỉ vì vài dữ kiện mà chưa thực sự chính xác, vì dụ như bảo dự án bô-xít nằm trên vùng đá vôi là không đúng… mà bảo dừng dự án. Những ý kiến như vậy không thỏa đáng và không thể vì ý kiến không thỏa đáng mà dừng một dự án đã được chuẩn bị công phu tốn kém cả chục năm nay.
Tôi đề nghị Tập đoàn Than, Bộ Công Thương sau chuyến thực địa, cung cấp thêm thông tin cho chúng tôi để tuyên truyền thông tin đúng đắn cho người dân. Tôi tin là khi họ hiểu thì họ sẽ ủng hộ dự án.
----
TIN LIÊN QUAN |
---|
Vừa rồi ông có tham gia cùng đoàn giám sát Dự án tổ hợp bauxite - nhôm Tân Rai ở Lâm Đồng, ông đánh giá thế nào về dự án này?Tôi thấy 90% hạng mục chính của công trình đã hoàn thành. Tuy nhiên, vấn đề mà dư luận quan tâm là sau sự cố bùn đỏ của Hungary, Tây Nguyên rút ra được bài học gì.
Theo tôi, để đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa bùn đỏ phải dựa trên thực tiễn của Tây Nguyên. Đặc biệt phải công khai, đối thoại với dư luận.
Nhiều người lo lắng cho là vấn đề nhạy cảm tế nhị, nhưng là dự án đầu tư nên căn cứ vào Luật đầu tư, vào trách nhiệm của các bên.
Trong khi thực hiện, dự án có thể tăng chi phí, nhưng đây là 2 dự án thí điểm, nên phải tính đủ và đúng các yếu tố kinh tế - xã hội – môi trường. Kể cả hiệu quả thấp hơn mong muốn, vẫn phải thí điểm để rút kinh nghiệm cho dự án sau.
Tôi cũng kiến nghị là cần phải nêu rõ ai là người thiết kế, ai thi công, hội đồng thẩm định, có tên tuổi, chức danh rõ ràng. Sử dụng công nghệ, vật liệu nào, ở đâu, mua của ai, hết bao nhiêu tiền, cũng phải công khai hết.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội Nghiêm Vũ Khải |
Tôi đã đến tận hồ - nơi đang thi công nhưng vì thời gian không nhiều (2 ngày cuối tuần – PV) nên cũng chưa đi được hết. Nhưng tôi nghĩ là chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu.
Riêng dự án Tân Rai có hai hồ, mỗi hồ chia thành các khoang, quy hoạch cho thời gian hơn 30 năm. Các hồ này được xây dựng theo thiết kế tổng thể, nhưng trên thực tế đầu tư để xây dựng một diện tích đủ để chứa bùn đỏ trong những năm đầu tiên vận hành, đồng thời cũng xây dựng thêm những hồ chứa khác để dự phòng, theo hình thức cuốn chiếu.
Các yếu tố đảm bảo an toàn phải xây dựng ban đầu như: rãnh thoát nước, đê, và đập ở đoạn cuối của thung lũng đều đã hoàn thành.
Nguy hiểm, rủi ro như điện hạt nhân chúng ta còn có cách khống chế được, thì bùn đỏ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được về công nghệ. Tuy nhiên, khống chế tuyệt đối thì không ai đứng ra đảm bảo được.
Ông đánh giá thế nào về thái độ của chủ đầu tư?
Tôi thấy chủ đầu tư đang nỗ lực thực hiện những yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường, đang có thái độ cầu thị và tích cực.
Đồng thời, chủ đầu tư cũng có cam kết tiếp tục nghiên cứu, đánh giá báo cáo này và nghiên cứu thiết kế hồ chứa bùn đỏ, kiểm tra đôn đốc cho đến khi hoàn thành hồ chứa bùn đỏ.
Vậy điều ông chưa hài lòng ở dự án này là gì?
Tôi chỉ quan ngại việc xây dựng hồ đó khối lượng công việc lớn, nhưng thời gian dự kiến đưa nhà máy vận hành vào là tháng 2 hoặc tháng 3, 4 năm 2011.
Thời gian còn lại yêu cầu chủ đầu tư một mặt phải khẩn trương, những vẫn phải thực hiện đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Mai Nguyễn
- Phó CT Đăk Nông ngỡ ngàng trước kiến nghị dừng bô-xít(VEF) -
(VEF) - Có một số kiến nghị dừng dự án bô-xít là không thỏa đáng và không thể vì ý kiến không thỏa đáng mà dừng một dự án đã được chuẩn bị công phu tốn kém cả chục năm nay.
Với kỳ vọng lớn lao cho giấc mơ một nền công nghiệp bô-xít sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế tỉnh vốn là nông lâm như Đăk Nông, ông Trần Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Đăk Nông, khá bức xúc khi nghe tin có người xin dừng dự án.
Nhân chuyến đi khảo sát thực địa dự án bô-xít Nhân Cơ, Đăk Nông ngày 7/11, PV. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF) đã trao đổi với ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, xung quanh quan điểm của tỉnh này về dự án này.
- Thưa ông, ông có ý kiến thế nào trước việc gần 2.500 nhân sĩ, nhà khoa học ký thư kiến nghị dừng dự án bô-xít Nhân Cơ và mới đây, trong đó có cả các đại biểu Quốc hội?
Tôi nghĩ rằng, việc Trung ương chọn xây dựng nhà máy Nhân Cơ ở Đăk Nông là một quyết định thận trọng, được chuẩn bị kỹ lưỡng, kéo dài hàng chục năm của các cơ quan liên quan. Quyết định đó đã được cân nhắc ở tất cả khía cạnh.
Người dân tin tưởng trên địa bàn có một nền công nghiệp phát triển tốt, cải thiện được cuộc sống của dân.
Vì thế, thông tin xin dừng dự án Nhân Cơ làm cho người dân cảm thấy ngỡ ngàng, thiếu tin tưởng vào tương lai phát triển của tỉnh. Tôi cho rằng, đó là một điều không tốt, tạo tâm lý không tốt cho người dân.
Tôi đã đọc ý kiến của các vị đó, nhưng tôi rất tiếc là tôi chưa bao giờ gặp các vị đó đến Đăk Nông để xem xét tình trạng triển khai dự án khai thác bô-xít như thế nào, đặc biệt là nghe xem thảo luận của chúng tôi về dự án Nhân Cơ.
Ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông (ảnh: Phạm Huyền) |
Riêng về ý kiến phản biện của ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, tôi đã có dịp trao đổi với ông ấy nhiều lần. Tôi cho là ý kiến của ông ấy mang tính cực đoan, không xây dựng. Tôi đã từng chủ trì hội thảo quốc tế mà ông Sơn là diễn giả trong cuộc đó.
Khai thác bô-xít còn mới ở nước ta nên xuất hiện những ý kiến khác nhau về chủ trương nên làm hay không nên làm, là điều đương nhiên.
Chúng tôi lắng nghe, theo dõi những ý kiến khác nhau, với thái độ thận trọng, sẵn sàng cởi mở, tranh luận để xóa bỏ bớt những khác biệt về nhận thức để tạo điều kiện phát triển cho Đăk Nông nói riêng, đất nước nói chung.
- Vậy, về kiến nghị cần thành lập một hội đồng khoa học độc lập để thẩm định lại dự án, ông có quan điểm thế nào về việc này?
Tôi cho là hoàn toàn không cần thiết, vì bản thân hội đồng khoa học thẩm định của Chính phủ thành lập đã mang tính độc lập đối với chủ sở hữu là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Hội đồng đó không chỉ bao gồm mỗi Bộ Công Thương mà còn có nhiều cơ quan khác liên quan đến công nghiệp bô-xít.
Một hội đồng như vậy mà chúng ta không tin thì còn tin vào hội đồng nào khác hơn nữa? Liệu có một hội đồng độc lập cao hơn nữa? Chẳng lẽ, mời Liên hợp quốc vào thẩm định sao?
Rõ ràng, nếu xảy ra sự cố tràn bùn đỏ, ảnh hưởng xấu tới môi trường thì ngươi dân Đăk Nông chúng tôi hứng chịu đầu tiên.
Chính vì thế, tôi đã yêu cầu các cơ quan quản lý phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, đẩy nhanh quá trình xây dựng trạm quan trắc môi trường của tỉnh. Chúng tôi sẽ giám sát, đảm bảo nhà máy đúng thiết kế được phê duyệt.
- Các kiến nghị dừng dự án về Nhân Cơ, ngoài lo ngại vấn đề môi trường, đều liên quan đến lý do rủi ro kinh tế lớn. Vì sao, ông lại không đồng tình việc dừng dự án này?
Tôi cho rằng, dự án này mà dừng lại thì thiệt hại rất lớn cho chính sự phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông. Vì sao tôi nói vậy?
Theo tôi nhận thức được, dù có tiềm năng 220.000-230.000 ha đất nông nghiệp song Đăk Nông không phải là tỉnh có lợi thế về nông nghiệp tốt như Đăk Lak, Gia Lai. Năng suất cao su, cà phê của Đăk Nông đều kém Đăk Lăk, Gia Lai cả. Do đó, sự phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông không thể dựa vào mỗi nông nghiệp.
Lợi thế thứ 2, là phát triển tài nguyên du lịch sinh thái do vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh. Nhưng việc phát triển du lịch sinh thái là tiềm năng lâu dài, phải có thời gian chứ không thể làm nhanh được.
Lợi thế thứ 3 là phát triển công nghiệp thủy điện song đến nay, nguồn thủy điện đã gần tới giới hạn, chỉ còn trên dưới 300MW tiềm năng.
Dự án bô-xít Nhân Cơ mới xong phần giải phóng mặt bằng (ảnh: Phạm Huyền) |
Chúng tôi có khoảng 5,4 tỷ tấn quặng bô-xít có chất lượng tương đối tốt. Với trữ lượng đó, không chỉ cho phép Đăk Nông mà còn cho phép đất nước ta phát triển một ngành công nghiệp quan trọng, lớn, có ý nghĩa.
Nếu như, không đánh thức nguồn tài nguyên bô-xít đó, không xây dựng nhà máy khai thác và chế biến alumin, phát triển kinh tế, góp phần làm giàu đất nước thì tôi thấy điều đó là vô lý.
- Thưa ông, nếu dừng dự án, phải chăng là ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách địa phương? Vì dự án này dự kiến đóng góp tới 50% cho ngân sách tỉnh.
ất nhiên tỉnh nào cũng mong muốn mình có nguồn thu riêng của mình đủ để đảm bảo nhu cầu chi tiêu mà không cần phải xin trợ cấp của Trung ương. Đó là lòng tự trọng của các địa phương.
Tuy nhiên, dự án này không phải quá lớn ở địa phương. Tôi không quan tâm dự án đóng góp ngân sách nhiều hay ít, mà quan tâm nó phát triển kinh tế xã hội ở Đắk Nông như thế nào?
Nếu có công nghiệp bô-xít sẽ kéo theo một loạt các ngành khác như ngành cơ khí, ngành sản xuất bao bì đựng alumin, sản xuất băng tải cho nhà máy… Chính cái đó góp phần nâng cao trình độ sản xuất cho người dân Đăk Nông, còn việc sau này nhà máy đóng góp ngân sách vài trăm tỷ thì tôi lại không quan tâm.
- Vậy, ông mong mỏi gì ở sau chuyến thực địa vừa qua của Tập đoàn Than và Bộ Công Thương, Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội?
Tôi 55 tuổi và đã ở đây 52 năm, từ năm 1958. Chuẩn bị cho dự án, tôi đã tham gia từ năm 2000, khi là Giám đốc Sở Công nghiệp của tỉnh.
Không có lý do gì chỉ vì vài dữ kiện mà chưa thực sự chính xác, vì dụ như bảo dự án bô-xít nằm trên vùng đá vôi là không đúng… mà bảo dừng dự án. Những ý kiến như vậy không thỏa đáng và không thể vì ý kiến không thỏa đáng mà dừng một dự án đã được chuẩn bị công phu tốn kém cả chục năm nay.
Tôi đề nghị Tập đoàn Than, Bộ Công Thương sau chuyến thực địa, cung cấp thêm thông tin cho chúng tôi để tuyên truyền thông tin đúng đắn cho người dân. Tôi tin là khi họ hiểu thì họ sẽ ủng hộ dự án.
----
Một nông dân ở huyện Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) bên ruộng lúa xơ xác vì nguồn nước đã bị ô nhiễm do chất thải từ Nhà máy khai thác bôxit Tín Phát ở nơi này - Ảnh: bbs.163.com |
>> Thảm họa cạnh Rio de Janeiro
Quốc tế hóa chiến lược kinh doanh
Bôxit được dùng để sản xuất nhôm, hiện Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới. Tuy vậy, nguồn dự trữ bôxit của nước này chỉ chiếm 2% trong trữ lượng toàn cầu và hơn 1/3 nguồn cung cấp bôxit hằng năm cho Trung Quốc là từ nhập khẩu. |
Năm 2006, Nhật báo Trung Quốc cho biết Chinalco đã giành được hợp đồng trị giá 3 tỉ USD đầu tư phát triển mỏ bôxit ở vùng Aurukun phía bắc Cape York, Úc. Mỏ này có trữ lượng lên đến hàng trăm triệu tấn. Trung Quốc để mắt đến Úc bởi đất nước này có trữ lượng bôxit chiếm 22% trữ lượng của thế giới.
Sau đó một năm (2007), Công ty nhôm Chalco là thành viên của Chinalco đã được hỗ trợ để tiến sang các nước Nam Mỹ. Chalco đạt được thỏa thuận xây dựng một nhà máy luyện nhôm ở Companhia Vale de Rio Doce của Brazil trị giá 1 tỉ USD, để mở rộng khai thác nguồn nguyên liệu bôxit sang các nước Nam Mỹ. Song song chiến lược tìm kiếm bôxit ở Nam Mỹ, Trung Quốc đã vươn xa đến cả lục địa đen châu Phi, nơi còn nhiều nguồn khoáng sản nguyên sơ.
Chi tiền đổi quyền khai thác mỏ
Ở lục địa đen châu Phi, Trung Quốc đã đổ những khoản tiền rất lớn vào để đầu tư cơ sở hạ tầng bất chấp những bất ổn về chính trị, điều kiện khai thác khó khăn ở đây vốn dĩ đã làm cho các nhà đầu tư phương Tây rút đi trong gần 20 năm qua.
Nhật báo Bissau của Guinea - Bissau ngày 25-10-2010 cho biết các dự án thăm dò khai thác khoáng sản, đặc biệt là bôxit của nước này có thể sẽ rơi vào tay các doanh nghiệp Trung Quốc, bởi phía Trung Quốc đang đổ một số tiền khá lớn để hậu thuẫn về “khả năng kỹ thuật và tài chính” cho một số lĩnh vực của Guinea - Bissau, đây được xem là đòn “tranh thủ” tình cảm với Chính phủ Guinea - Bissau, một quốc gia giàu bôxit vào hàng bậc nhất thế giới.
Tập đoàn sản xuất nhôm Chinalco là một trong những tập đoàn nghiên cứu khai thác bôxit ở nước ngoài mạnh nhất và đang manh nha đầu tư vào đây. Theo nhật báo Bissau, đầu năm 2010 Bắc Kinh đã hỗ trợ Guinea - Bissau hơn 1 triệu USD để trang bị cho dinh thự chính phủ do liên doanh của Trung Quốc xây dựng.
Bên cạnh đó còn nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng có bóng dáng của Trung Quốc hỗ trợ về tài chính trị giá hàng triệu USD. Adelino Mano Queta, ngoại trưởng Guinea - Bissau, cho biết “nước này mong muốn ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác hơn nữa với Trung Quốc trước khi kết thúc năm 2010”.
Trước đó Bộ trưởng khoáng sản Guinea Mohamed Thiam cho biết trong năm năm, từ năm 2009, Trung Quốc sẽ đầu tư 7-9 tỉ USD để giúp nước này xây dựng cơ sở hạ tầng ở các hạng mục giao thông chính, xây dựng hệ thống mạng lưới điện quốc gia và hệ thống dẫn nước sạch.
Ông Thiam khẳng định đổi lại các gói hỗ trợ khổng lồ trên, Trung Quốc được nhận quyền khai thác mỏ khoáng sản tại Guinea. Hãng Bloomberg đưa tin Trung Quốc đã ký gửi 150 triệu USD ở Ngân hàng Trung ương Guinea nhằm đầu tư xây dựng hai trạm phát điện ở nước này. Điện là một trong những nguồn năng lượng chủ yếu để khai thác bôxit. Được biết, hơn một nửa khoáng sản bôxit của thế giới tập trung ở Guinea.
Mới đây, trong tháng 10-2010 tờ báo ngành nhôm Trung Quốc kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước nên liên kết lại và tận dụng các nguồn tài nguyên bôxit của các nước gần với Trung Quốc. Trong đó, đặc biệt chú ý đến con số 125 triệu tấn bôxit vẫn gần như nguyên vẹn mà Bộ Tài nguyên khoáng sản Lào vừa công bố trong tháng 10-2010 vừa qua.
Trong cuộc trường chinh tìm kiếm bôxit ở các nước láng giềng, Trung Quốc dường như đã chuẩn bị lót đường cho cuộc tìm kiếm này bằng những gói đầu tư ưu đãi và linh hoạt thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ở khu vực Nam Lào, nơi mà tài nguyên bôxit tập trung nhiều ở cao nguyên Bolaven (Nam Lào). Ngoài ra, nguồn bôxit ở tỉnh Mondulkiri (Campuchia) cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Trong quá trình khai thác bôxit tại các quốc gia thì Trung Quốc phải “nhập gia tùy tục”, cụ thể là dự án của Chinalco ở mỏ bôxit Aurukun (Úc). Khi dự án trên được triển khai, Chinalco đã gặp nhiều sự phản đối từ các nhà hoạt động môi trường của Úc.
Trong quá trình xây dựng, Chinalco phải chịu sự giám sát của cơ quan môi trường Queensland về sự phát triển của hệ động thực vật xung quanh. Tại thời điểm đó, như báo Australian đưa tin, các nhà quan sát đánh giá nếu hệ sinh thái xung quanh công trường Aurukun suy giảm thì ngay lập tức dự án phải dừng lại, và Chinalco phần nào đã tuân thủ nghiêm luật của nước sở tại để hoạt động.
Mới đây, ngày 30-6-2010, chính quyền bang Queensland đã chấp thuận cho Tổng công ty nhôm Trung Quốc Chinalco rút khỏi dự án khai thác bôxit ở mỏ Aurukun tại bang Queensland sau gần ba năm khai thác ở đây.
Lý do rút khỏi dự án này như Chinalco cho biết là do dự án Aurukun có quá nhiều bất lợi trong việc mở rộng khai thác. Tuy nhiên theo đánh giá của giới phân tích, Chinalco rút khỏi dự án trị giá 2,58 tỉ USD này là do biến động của thị trường nhôm thế giới.
MỸ LOAN tổng hợp
-Cuộc tìm kiếm Đông - Tây của Trung Quốc(Bee)-Chính phủ Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm đổ bộ khai thác bauxite ở nước ngoài... -
"Bùn đỏ": Hãy cẩn trọng với lời hứa! (Bee)-Xác suất xảy ra tai họa bùn đỏ không bao giờ có thể bằng không, cho nên dẫu có chi đến bao nhiêu cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. -Bùn đỏ Cao Bằng, thực chứng cho Bauxite Tây nguyên (RFA)-Sự kiện vỡ đập chắn nước thải công trình tuyển rửa quặng sắt đêm 5/11 của Tập đoàn TKV ở Cao Bằng đã tạo nên một dòng lũ bùn đỏ tràn xuống hạ lưu, làm cả một khu dân cư ngập sâu trong bùn đỏ.
Vụ bôxít: Hungarian disaster revives Vietnam's bauxite mine fears (Vancouver Sun 8-11-10)
Vụ bôxít: 'Không tiếc tiền đảm bảo an toàn cho bô xít Tây Nguyên' (VnEx 8-11-10) -thd- Thế thì sung sướng quá! Bởi vì cách bảo đảm 100% an toàn cho bô xít Tây Nguyên là... dừng ngay dự án này! Chắc chắn sẽ có hàng vạn người tình nguyện lên Tây Nguyên "dọn dẹp" lại những khu rừng đã vỡ, trả Tây Nguyên lại cho Tây Nguyên! Nước ta sẽ "đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn" như Bác đã dạy!
Vụ bôxít: 'Không tiếc tiền đảm bảo an toàn cho bô xít Tây Nguyên' (VnEx 8-11-10) -thd- Thế thì sung sướng quá! Bởi vì cách bảo đảm 100% an toàn cho bô xít Tây Nguyên là... dừng ngay dự án này! Chắc chắn sẽ có hàng vạn người tình nguyện lên Tây Nguyên "dọn dẹp" lại những khu rừng đã vỡ, trả Tây Nguyên lại cho Tây Nguyên! Nước ta sẽ "đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn" như Bác đã dạy!
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam Dương Văn Hòa khẳng định như vậy trong chuyến khảo sát các dự án bô xít Tây Nguyên cuối tuần qua, với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các bộ ngành liên quan cùng các chuyên gia. ...
Thuê tư vấn nước ngoài thẩm định lại hồ bùn đỏLao động
Đoàn giám sát của QH: Kiểm tra độ an toàn của hồ bùn đỏTiền Phong Online
Dự án bauxite Tây Nguyên: Yên tâm với hồ bùn đỏ?Sài gòn Giải Phóng
- Có thể xây tường kiên cố “chặn” lũ bùn đỏ Tây Nguyên (VEF) Sau buổi thực địa dự án bô-xít Tân Rai hôm 6/11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT nói “đương nhiên phải làm dự án này, nếu cần bổ sung thêm chi tiết nào cho an toàn thì Vinacomin sẽ phải làm”.
-Điều chỉnh quy hoạch bauxite Thanhnien Online -
Sẽ giảm dần lao động Trung Quốc Đoàn khảo sát của QH và Bộ Công thương, Bộ TN-MT... vừa có chuyến thực địa tại hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, nghe Tập đoàn than khoáng sản (TKV) báo cáo việc bổ sung thiết kế an toàn hồ chứa bùn đỏ cũng như hiệu quả kinh tế dự án trong hai ngày 6 - 7.11. Báo cáo trước đoàn khảo sát của QH, ông Dương Văn Hòa, Phó tổng giám đốc TKV, cho biết hồ chứa bùn đỏ Tân Rai (gồm 2 hồ diện tích 110 ha và 209 ha), trong đó hồ số 1 chia thành 8 khoang, được thiết kế chống thấm ở đáy hồ, diện tích mỗi khoang chứa 14 - 16 ha, dung tích chứa mỗi khoang thay đổi từ 0,6-1,6 triệu m3, chiều cao bùn thải của mỗi khoang chứa thay đổi từ 8-14m, luôn thấp hơn chiều cao mặt đập ngăn giữa các khoang chứa từ 1,3-2m và thấp hơn mặt địa hình xung quanh hồ chứa từ 2 - 6m, nên khó xảy ra bùn đỏ bị tràn ra ngoài.
Đại diện TKV đang thuyết trình về thiết kế an toàn hồ chứa bùn đỏ với đoàn khảo sát của QH - Ảnh: Mai Hà |
Sau khi dự án vận hành vẫn có thể đình chỉ như điều 49 của Luật Môi trường quy định, không đảm bảo môi trường thì xử lý, đình chỉ | ||
Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của QH | ||
“Vận hành rồi vẫn có thể đình chỉ”
Ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN-MT của QH băn khoăn: tỷ lệ rắn lỏng trong bùn đỏ đóng vai trò quan trọng, nếu tỷ lệ rắn lỏng cao, khả năng bùn chảy thấp hơn, liệu tỷ lệ rắn lỏng ở Tân Rai có đạt được 50/50?
Nguy cơ ô nhiễm nước ngầm, khả năng xảy ra lũ quét, thiết kế chân đập… sẽ ảnh hưởng tới an toàn của hồ chứa bùn đỏ như thế nào?
Trả lời câu hỏi về việc các dự án sau Tân Rai sẽ tăng tỷ lệ nhà thầu, lao động VN như thế nào, ông Dương Văn Hòa khẳng định, thủ tục quản lý người nước ngoài làm việc ở VN ngày càng gắt gao hơn, nhà thầu quyết định “nhường” đơn vị VN và tăng cường sử dụng lao động VN, như Nhân Cơ hiện đang thuê đơn vị cọc khoan nhồi của VN. “TKV đang theo dõi sát hợp đồng với nhà thầu, dành nhiều nhất công việc về phía VN nhưng phù hợp với các điều khoản đã ký EPC. Trong hợp đồng EPC có quy định nhà thầu phải có trách nhiệm sử dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư giới thiệu, trong trường hợp không sử dụng thì phải giới thiệu nhà thầu phụ khác và phải chứng minh có năng lực bằng hoặc tốt hơn năng lực nhà thầu VN do chủ đầu tư giới thiệu. Tuy nhiên, nhà thầu VN mắc tiến độ và vướng về giá do bỏ cao nên thường trượt thầu”, ông Hòa nói. Theo ông Hòa, lao động Trung Quốc tại dự án hiện lên tới trên 1.200 người. |
Là đơn vị thẩm định kỹ thuật hồ chứa bùn đỏ, Giám đốc Viện Kỹ thuật thủy lợi Nguyễn Chiến cho biết: “Chúng tôi đã tính toán độ an toàn của đập với nhiều trường hợp làm việc, kể cả động đất. Động đất Tây Nguyên đo được chỉ là cấp 5, nhưng đã thử với cấp 7, đập ổn định, không có trượt mái đập và chân đập. Nếu có rung động, với một số loại đất thích hợp có thể hóa lỏng, nhưng đất làm nền và thân đập hồ chứa bùn đỏ Tân Rai là đất bazan có hạt sét, bùn lớn hơn, càng rung càng chặt. Hệ số an toàn đều vượt cho phép của quy chuẩn VN”.
Sau 2 ngày khảo sát, ông Đặng Vũ Minh khẳng định: “Có những vấn đề đã được làm rõ, có những vấn đề cần phải thảo luận thêm”. Theo ông Minh, tìm ra giải pháp cần thiết để khai thác bauxite mới là bước đầu, quan trọng hơn là thực hiện nghiêm chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật, giám sát môi trường và kỹ thuật trong quá trình vận hành phải được thực hiện nghiêm chỉnh.
Quang cảnh hồ chứa bùn đỏ và dự án Tân Rai - Ảnh: Mai Hà |
Khả năng an toàn của hồ chứa bùn đỏ
Có mặt trong đoàn khảo sát, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên.
Ông đánh giá thế nào về khả năng an toàn của hồ chứa bùn đỏ?
Khả năng đảm bảo an toàn của hồ thải bùn đỏ đã được phân tích qua công tác tư vấn thiết kế của Viện Nghiên cứu thiết kế nhôm - magie Thẩm Dương (Trung Quốc) và đặc biệt qua kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định do Bộ Công thương chủ trì và kết quả thẩm tra chi tiết của Viện Kỹ thuật công trình thủy lợi (ĐH Thủy lợi).
Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương - Ảnh: Mai Hà |
Quan điểm của ông về đề xuất của một số nhà khoa học yêu cầu nên thành lập một ban thẩm định độc lập để xem xét lại dự án này?
Tôi cho rằng đề xuất này trong bối cảnh hiện nay là chưa cần thiết, bởi tất cả những vấn đề cần rà soát lại thì hiện nay chúng tôi đang làm. Chính phủ đã chỉ đạo giao cho Bộ Công thương chủ trì để điều chỉnh lại quy hoạch bauxite. Bộ Công thương đã giao cho Viện Khoa học công nghệ mỏ và luyện kim lập quy hoạch này, hiện nay đang triển khai, thực hiện. Trong quy hoạch này, chúng tôi phải rà soát lại tất cả, từ trữ lượng tài nguyên, vấn đề công nghệ khai thác, vấn đề thải khô thải ướt, vị trí nhà máy tuyển, vấn đề phương án vận tải ngoài ra sao, hiệu quả kinh tế như thế nào... Tất cả các vấn đề được xem xét tổng thể cho đến năm 2020.
Nhưng để khách quan cho dự án, dư luận cũng như người dân muốn có một đơn vị đứng ra để cho họ có niềm tin và sự khách quan?
- Nếu vậy, nên chăng hội đồng này sẽ là đơn vị phản biện lại những kết quả mà Viện Khoa học công nghệ mỏ và luyện kim đang làm, sẽ đỡ tốn kinh phí và thời gian. Về nguyên tắc, khi chúng tôi trình quy hoạch này lên Chính phủ vào cuối năm nay, Chính phủ cũng sẽ có một hội đồng để thẩm định lại kết quả quy hoạch này. Chúng ta có thể kết hợp hai hội đồng này lại, không nên làm lãng phí.
Mai Hà (thực hiện)
--------------
-"Bùn đỏ là nhậy cảm nhưng kiểm sóat được" (Bee)-Xung quanh các bãi khai thác quặng và hồ bùn đỏ ở Tân Rai đều là lưu vực nhỏ nên rất khó có khả năng xảy ra lũ quét.--Hoài nghi việc hoàn thổ bùn đỏ ở Việt Nam (Bee)-
----Liệu chúng ta có làm đúng quy trình không. Hay là cứ bạ đất nào cũng đổ xuống?--Tổ hợp bôxit - nhôm Tân Rai: Phải tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật (TT)-
-----------
Sửa nhiều hạng mục để tăng độ an toàn hồ bùn đỏ
(VEF) - Sau buổi thực địa dự án bô-xít Tân Rai hôm 6/11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT nói
Đoàn công tác của Quốc hội và Chính phủ hôm 6/11 đã khảo sát thực địa công trường dự án bô-xít Tân Rai, Lâm Đồng.
Chuyến thực địa này có nhiều lãnh đạo cấp cao như ông Đặng Vũ Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường - Bộ TN&MT, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin)...
Đoàn công tác cũng bao gồm đại diện của Bộ KHCN, Cục An ninh kinh tế và Tổng cục , Bộ Công an, Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo TƯ.
Cũng phải nói thêm rằng, chuyến thực địa của Quốc hội và Chính phủ lần này là để thúc đẩy tiến độ dự án, dường như không liên quan tới việc, một số đại biểu Quốc hội đã kiến nghị "dừng dự án bô-xít để yên lòng dân" hồi đầu tuần.
Sẵn sàng chi tiền tỷ để tăng tính an toàn cho dự án
Có mặt tại công trường dự án, ông Dương Văn Hòa, Phó Tổng giám đốc Vinacomin đã trực tiếp diễn giải, phác thảo với các đại biểu và PV. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF) - Báo VietNamNet quy trình vận hành của hồ chứa bùn đỏ cùng kịch bản ứng phó của Vinacomin cho trường hợp xấu nhất xảy ra.
Ông Hòa cho biết, ngay sau khi có sự cố ở Hungari, tập đoàn đã có gia cố thêm phương án "chặn tuyệt đối bùn đỏ" thải ra bên ngoài.
Đó là việc xây nâng cao cống thoát nước phía dưới cùng, lên 8m, kéo dài thêm 12m. Đây là cống thoát lũ duy nhất của khu vực thung lũng mà tương lai sẽ là nơi có 8 khoang chứa bùn đỏ thải ra từ nhà máy alumin ở Tân Rai.
Cống này nằm phía dưới khoang số 8, là khoang cuối cùng của hồ bùn đỏ, có cánh đóng mở để khi cần là đóng sập, chặn lại dòng lũ "bùn đỏ" bên trong.
Ở tình huống xấu nhất, bùn đỏ bị tràn ra ngoài khoang, cống thoát nước này sẽ được đóng chặt lại để "nhốt" bùn đỏ trong thung lũng.
"Thậm chí, Vinacomin đang tính toán xây thêm một bức tường kiên cố ở điểm cuối này để đảm bảo tuyệt đối dù có vỡ khoang, bùn đỏ cũng không bị rò rỉ ra ngoài", ông Hòa cho biết.
Sẽ tùy trường hợp bị tràn, Vinacomin sẽ xử lý bằng cách cho axit vào trung hòa độ kiềm trong bùn đỏ, để giảm độ PH về 7 là đạt ngưỡng an toàn.
Theo ông Hòa, chi phí bổ sung ước khoảng 1-2 tỷ đồng, tăng lên không đáng kể so với tổng mức đầu tư hơn 11.353 tỷ đồng của dự án Tân Rai.
Chia sẻ với báo chí, ông Hòa nói: "Chúng tôi lắng nghe ý kiến các chuyên gia và sẵn sàng hợp tác, chứ chúng tôi hoàn toàn không chủ quan. Cái gì cần bổ sung là sẽ bổ sung thêm cho an toàn, Tập đoàn sẽ không tiếc tiền".
Minh chứng thêm cho sự cẩn trọng này, ông Hòa cũng cho biết, việc trải tấm vải kỹ thuật chống thấm ở đáy hồ đã được Vinacomin đấu thầu bên ngoài, chứ không tự làm. Vì chính Vinacomin không có kinh nghiệm nên không "ôm" việc.
"Một khi chúng tôi đã nhận thức được vấn đề nghiêm trọng, chúng tôi hứa là làm nghiêm túc dự án này", vị Phó Tổng giám đốc nhấn mạnh.
Theo Luật thì chưa có lý do gì để dừng dự án
Cũng tại chuyến thực địa này, còn có đại diện "độc lập" là ông Trần Văn Trạch, một nhà khoa học lâu năm trong lĩnh vực bô-xit - alumin. Ông cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ dự án bô-xít của Vinacomin.
Ông Trạch thẳng thắn nói: "Dự án này bé mà một số nhà khoa học khác nói quá lên, ngoa ngôn. Tôi thấy rằng, công nghệ xử lý bùn đỏ ở dự án Tân Rai không hề lạc hậu mà là tiên tiến nhất trong công nghệ bùn ướt hiện nay".
Theo ông Trần Văn Trạch, vì dư luận gay gắt nên chủ đầu tư Vinacomin phải chạy theo tập trung tăng tính an toàn cho dự án, do đó, có "nguy cơ" tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế vì phải "áp dụng" các giải pháp thiết kế "vượt tiêu chuẩn", không cần thiết.
Ví dụ, ở các nước, hồ bùn đỏ có cao độ bùn tới 20m, mà thiết kế đập không đến mức chịu động đất cấp 9. Hồ bùn đỏ của ta chỉ đổ bùn cao tới 10m, mà nếu phải nghiên cứu đập chống động đất cấp 9 là cực kỳ tốn kém.
"Nếu cứ theo đà dư luận mà phải dừng dự án thì dừng đầu tiên là thủy điện, là điện nguyên tử", ông Trạch nói.
Theo ông Trạch, "bùn đỏ sau khi đông cứng sẽ không tan trở lại nên không lo thấm ra môi trường". Nó chỉ nguy hại ở chỗ lượng xút (NaOH) dư sau khi tuyển quặng, khi thải vào nguồn nước sẽ làm tăng độ pH của nước. Ông cho rằng, không cần phải lo xa chuyện vỡ đập. "Nếu cho phéphttp://editor.vnr500.vn/admin cam đoan với Quốc hội, tôi đảm bảo nếu vỡ hồ thì tôi sẵn sàng đi tù" - ông Trạch khẳng định.
Với vai trò là người giám sát của Quốc hội, ông Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN &MT, bày tỏ: "Trước, tôi yên tâm 10, nay yên tâm 12. Tôi nghĩ rằng, dự án này đương nhiên là phải làm. Cái gì phải bổ sung để an toàn và tốt hơn thì phải bổ sung thôi".
Tuy nhiên, trước việc các nhà khoa học kiến nghị dừng dự án, ông Nghiêm Vũ Khải nói, Luật Đầu tư chỉ có 2 trường hợp phải đình chỉ dự án, hoặc là dự án được cấp phép sau 12 tháng mà không làm gì hoặc điều chỉnh mục tiêu đầu tư mà không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi dự án đã đi vào hoạt động, vẫn có thể bị đình chỉ hoạt động nếu như vi phạm Luật Môi trường.
Ông Khải lưu ý, 3 tháng nữa là nhà máy alumin đi vào hoạt động. Đến thời điểm đó, hồ bùn đỏ buộc phải xây xong.
Đây là dự án thí điểm đầu tiên, nên phải tính đúng, đủ các chi phí đầu vào, như chi phí môi trường, tái định cư, vận tải... để rút kinh nghiệm cho công trình khác.Vvấn đề bây giờ phải xem, cần công khai tên tuổi các đơn vị tham gia dự án, ai thiết kế, ai thi công, ai giám sát, nghiệm thu và làm như thế nào, để kinh phí vừa phải, có hiệu quả.
Hôm nay, 7/11, đoàn công tác tiếp tục khảo sát, thực địa công trường dự án bô-xít Nhân Cơ, Đắk Nông.
Giám sát bô-xít theo cấp “siêu dự án trọng điểm”!
(VEF) - Nếu lập hội đồng thẩm định độc lập dự án bô xít sẽ là lãng phí, không cần thiết, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho biết.
Ông Quân trao đổi với báo giới xung quanh những phản hồi của Bộ Công Thương về dự án bô-xít tại công trường bô-xít Tân Rai hôm 6/11.
- Vừa rồi, các đại biểu Quốc hội còn kiến nghị dừng dự án bô-xít để yên lòng dân, vậy, Bộ Công Thương đã phản hồi thế nào?
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương tổng hợp ý kiến các nhân sĩ, nhà khoa học, có một báo cáo giải trình, gửi lên để Chính phủ để Chính phủ tổ chức cuộc họp, bàn bạc vấn đề này.
Hiện, chúng tôi đã gửi xong bản giải trình đó. Trên thực tế, báo cáo này đã được chuẩn bị từ một tháng nay. Đây là vấn đề quan trọng nên phải có sự bàn bạc trong tập thể Chính phủ để trình lên Bộ Chính trị.
Hôm 22/10, Chính phủ đã chỉ đạo chúng tôi 3 việc khẩn cấp.
Thứ nhất, phải tổ chức 1 đoàn sang Hungary để khảo sát sự cố tràn hồ bùn đỏ.
Thứ hai, thuê tư vấn nước ngoài, và chúng tôi đã giao Tập đoàn Vinacomin tìm tư vấn, hoặc là Úc, hoặc Mỹ, có chuyên ngành kinh nghiệm, tái thẩm định kết quả của Hội đồng thẩm định hiện nay, để từ đỏ bổ sung các giải pháp an toàn nếu cần thiết.
Thứ ba, có giải pháp ứng cứu phòng chống trong trường hợp xấu nhất xảy ra, để giảm thiểu thiệt hại.
Tôi cho là, dự án này thực hiện theo kết luận của Bộ Chính trị với sự giám sát chặt chẽ của Bộ Công Thương. Trách nhiệm của chúng tôi là phải thưc hiện theo tiến độ, kiểm tra giám sát. Dự án này đã chậm 3 tháng rồi. Không có lý do gì phải dừng lại cả. Tôi cũng đã nói rồi, sau này, kể cả dự án này xây dựng xong, nếu không an toàn thì cũng phải dừng lại.
- Thưa ông, các nhà khoa học đề xuất lập một hội đồng thẩm định độc lập. Vậy, Bộ Công Thương dự kiến thế nào về việc này?
Với đề xuất của các nhà khoa học đề nghị thành lập một hội đồng thẩm định độc lập để đánh giá dự án này, cá nhân tôi cho là chưa cẩn thiết ở thời điểm này.
Vì tất cả những vấn đề cần phải rà soát lại như công nghệ khai thác, vị trí nhà máy tuyển, công nghệ bùn khô hay bùn ướt, chi phí vận tải ra saothì hiện nay, chúng tôi đang làm rồi.
Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, chủ trì điều chỉnh quy hoạch bô-xít, chúng tôi đã giao cho Viện Khoa học và công nghệ mỏ và luyện kim, là đơn vị đã từng lập quy hoạch này thực hiện.
Trên thực tế, mọi vấn đề liên quan kèm theo là báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược đều đang được làm.
Tôi không phản đối việc thành lập một hội đồng khoa học độc lập, nhưng do có sự trùng lặp như vậy nên tôi cho là không cần thiết.
- Tuy nhiên, việc thành lập hội đồng khoa học thẩm định dự án độc lập, còn do dư luận mong muốn có sự khách quan, thưa ông?
Nên chăng, hội đồng này hãy phản biện lại kết quả mà Viện Công nghệ mỏ và luyện kim đang làm, như thế, sẽ đỡ tốn kinh phí, đỡ mất thời gian. Làm vậy sẽ hay hơn không là dừng dự án, làm lại thẩm định từ đầu.
Về nguyên tắc, khi chúng tôi trình quy hoạch bô-xít vào cuối năm nay thì sẽ phải có một hội đồng thẩm định kết quả, lập quy hoạch này. Tôi cho rằng có thể kết hợp 2 hội đồng được, không nên làm lãng phí nữa.- Ông lo ngại thế nào về rủi ro xảy ra cho dự án?
Làm sản xuất kinh doanh, ắt phải có rủi ro. Ví dụ, dự án này tồn tại 50 năm mà ở thời điểm này, nói về hiệu quả kinh tế 10 năm tới là không thể khẳng định được.
Tuy nhiên, nói về hiệu quả kinh tế, về xu thế của ngành nhôm thế giới, dự án có sự chỉ đạo rất chặt chẽ.
Tôi cho rằng, chưa có dự án nào được sự chỉ đạo chặt chẽ như thế. Mặc dù theo tiêu chí, dự án không phải là quan trọng cấp quốc gia nhưng giám sát thì đã thực hiện theo tiêu chuẩn "siêu quốc gia" rồi.
Dự án trọng điểm quốc gia như thủy điện Sơn La chẳng hạn, Quốc hội chỉ thông qua chủ trương đầu tư thôi, trong quá trinfh giám sát có các cấp giám sát. Còn dự án này, đã giám sát sắp sửa lại thuê tư vấn nước ngoài tái thẩm định nữa, đặc biệt là hồ bùn đỏ.
Tất nhiên, không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận thông tin đầy đủ về dự án nên có lo ngại là có thể chia sẻ được.
- Thưa ông, Bộ Công Thương cho rằng, dự án bô-xít sẽ có hiệu quả tổng thể. Ông có thể nói rõ hơn về điểm này?
Hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội lan tỏa là hơi khó định lượng. Tôi có thể ví dụ như việc tạo việc làm cho 1.600 công nhân, và kèm theo 6.000 người ăn theo, vấn đề cải tạo đất cho khu vực diện tích có bô-xít này.
Khi còn bô-xít ở dưới thì tính chất màu mỡ của đất sẽ bị hạn chế, không bằng khu không có bô-xít.
Vì thế, khu Tân Rai, đặc biệt Đăk Nông có khoảng sản thì thường là rừng nghèo, vì thế, sản lượng cà phê, theo thống kê của Sở NN&PTNT, so với Đắk Lắk chỉ bằng 30-50% thôi
Hiệu quả lan tỏa của dự án ngoài ra còn là dịch vụ là thị trấn, thị tứ sẽ hình thành, trường học, bệnh viện sẽ hình thành, các dịch vụ sửa chữa cơ khí, phục vụ cho dự án này sẽ hình thành, tạo công ăn việc làm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho khu vực này.
Qua thẩm định và qua tính toán, chúng tôi thấy rằng, làm alumin là có hiệu quả, với phương án vận tải ôtô đường bộ tính trong suốt 30 năm.
Tôi tin tưởng, mặc dù so với phương án đặt nhà máy ở gần biển, đặt nhà máy ở đây có thể cho hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư không cao bằng, nhưng hiệu quả kinh tế xã hội cho khu vực huyện Bảo Lâm này và khu vực Đắk Nông, ở Nhân Cơ là lớn.
Ngoài ra, còn phải tính tới yếu tố chính trị nữa. Tôi không ngờ, vào đây, đồng bào bà con rất mong mỏi có dự án này. Nếu dừng dự án này, Tân Rai hoặc Nhân Cơ thì tình hình sẽ như thế nào? Nó sẽ gây sự thất vọng lớn, và hậu quả là khó lường được.
Đoàn công tác của Quốc hội và Chính phủ hôm 6/11 đã khảo sát thực địa công trường dự án bô-xít Tân Rai, Lâm Đồng.
Chuyến thực địa này có nhiều lãnh đạo cấp cao như ông Đặng Vũ Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường - Bộ TN&MT, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin)...
Đoàn công tác cũng bao gồm đại diện của Bộ KHCN, Cục An ninh kinh tế và Tổng cục , Bộ Công an, Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo TƯ.
Cũng phải nói thêm rằng, chuyến thực địa của Quốc hội và Chính phủ lần này là để thúc đẩy tiến độ dự án, dường như không liên quan tới việc, một số đại biểu Quốc hội đã kiến nghị "dừng dự án bô-xít để yên lòng dân" hồi đầu tuần.
Sẵn sàng chi tiền tỷ để tăng tính an toàn cho dự án
Có mặt tại công trường dự án, ông Dương Văn Hòa, Phó Tổng giám đốc Vinacomin đã trực tiếp diễn giải, phác thảo với các đại biểu và PV. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF) - Báo VietNamNet quy trình vận hành của hồ chứa bùn đỏ cùng kịch bản ứng phó của Vinacomin cho trường hợp xấu nhất xảy ra.
Ông Hòa cho biết, ngay sau khi có sự cố ở Hungari, tập đoàn đã có gia cố thêm phương án "chặn tuyệt đối bùn đỏ" thải ra bên ngoài.
Toàn cảnh nhà máy bô-xít Tân Rai (ảnh Phạm Huyền) |
Cống này nằm phía dưới khoang số 8, là khoang cuối cùng của hồ bùn đỏ, có cánh đóng mở để khi cần là đóng sập, chặn lại dòng lũ "bùn đỏ" bên trong.
Ở tình huống xấu nhất, bùn đỏ bị tràn ra ngoài khoang, cống thoát nước này sẽ được đóng chặt lại để "nhốt" bùn đỏ trong thung lũng.
"Thậm chí, Vinacomin đang tính toán xây thêm một bức tường kiên cố ở điểm cuối này để đảm bảo tuyệt đối dù có vỡ khoang, bùn đỏ cũng không bị rò rỉ ra ngoài", ông Hòa cho biết.
Sẽ tùy trường hợp bị tràn, Vinacomin sẽ xử lý bằng cách cho axit vào trung hòa độ kiềm trong bùn đỏ, để giảm độ PH về 7 là đạt ngưỡng an toàn.
Theo ông Hòa, chi phí bổ sung ước khoảng 1-2 tỷ đồng, tăng lên không đáng kể so với tổng mức đầu tư hơn 11.353 tỷ đồng của dự án Tân Rai.
Chia sẻ với báo chí, ông Hòa nói: "Chúng tôi lắng nghe ý kiến các chuyên gia và sẵn sàng hợp tác, chứ chúng tôi hoàn toàn không chủ quan. Cái gì cần bổ sung là sẽ bổ sung thêm cho an toàn, Tập đoàn sẽ không tiếc tiền".
Minh chứng thêm cho sự cẩn trọng này, ông Hòa cũng cho biết, việc trải tấm vải kỹ thuật chống thấm ở đáy hồ đã được Vinacomin đấu thầu bên ngoài, chứ không tự làm. Vì chính Vinacomin không có kinh nghiệm nên không "ôm" việc.
"Một khi chúng tôi đã nhận thức được vấn đề nghiêm trọng, chúng tôi hứa là làm nghiêm túc dự án này", vị Phó Tổng giám đốc nhấn mạnh.
Theo Luật thì chưa có lý do gì để dừng dự án
Cũng tại chuyến thực địa này, còn có đại diện "độc lập" là ông Trần Văn Trạch, một nhà khoa học lâu năm trong lĩnh vực bô-xit - alumin. Ông cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ dự án bô-xít của Vinacomin.
Công nhân đang làm việc tại nhà máy (ảnh P.H) |
Theo ông Trần Văn Trạch, vì dư luận gay gắt nên chủ đầu tư Vinacomin phải chạy theo tập trung tăng tính an toàn cho dự án, do đó, có "nguy cơ" tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế vì phải "áp dụng" các giải pháp thiết kế "vượt tiêu chuẩn", không cần thiết.
Ví dụ, ở các nước, hồ bùn đỏ có cao độ bùn tới 20m, mà thiết kế đập không đến mức chịu động đất cấp 9. Hồ bùn đỏ của ta chỉ đổ bùn cao tới 10m, mà nếu phải nghiên cứu đập chống động đất cấp 9 là cực kỳ tốn kém.
"Nếu cứ theo đà dư luận mà phải dừng dự án thì dừng đầu tiên là thủy điện, là điện nguyên tử", ông Trạch nói.
Theo ông Trạch, "bùn đỏ sau khi đông cứng sẽ không tan trở lại nên không lo thấm ra môi trường". Nó chỉ nguy hại ở chỗ lượng xút (NaOH) dư sau khi tuyển quặng, khi thải vào nguồn nước sẽ làm tăng độ pH của nước. Ông cho rằng, không cần phải lo xa chuyện vỡ đập. "Nếu cho phéphttp://editor.vnr500.vn/admin cam đoan với Quốc hội, tôi đảm bảo nếu vỡ hồ thì tôi sẵn sàng đi tù" - ông Trạch khẳng định.
Với vai trò là người giám sát của Quốc hội, ông Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN &MT, bày tỏ: "Trước, tôi yên tâm 10, nay yên tâm 12. Tôi nghĩ rằng, dự án này đương nhiên là phải làm. Cái gì phải bổ sung để an toàn và tốt hơn thì phải bổ sung thôi".
Tuy nhiên, trước việc các nhà khoa học kiến nghị dừng dự án, ông Nghiêm Vũ Khải nói, Luật Đầu tư chỉ có 2 trường hợp phải đình chỉ dự án, hoặc là dự án được cấp phép sau 12 tháng mà không làm gì hoặc điều chỉnh mục tiêu đầu tư mà không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi dự án đã đi vào hoạt động, vẫn có thể bị đình chỉ hoạt động nếu như vi phạm Luật Môi trường.
Ông Khải lưu ý, 3 tháng nữa là nhà máy alumin đi vào hoạt động. Đến thời điểm đó, hồ bùn đỏ buộc phải xây xong.
Đây là dự án thí điểm đầu tiên, nên phải tính đúng, đủ các chi phí đầu vào, như chi phí môi trường, tái định cư, vận tải... để rút kinh nghiệm cho công trình khác.Vvấn đề bây giờ phải xem, cần công khai tên tuổi các đơn vị tham gia dự án, ai thiết kế, ai thi công, ai giám sát, nghiệm thu và làm như thế nào, để kinh phí vừa phải, có hiệu quả.
Hôm nay, 7/11, đoàn công tác tiếp tục khảo sát, thực địa công trường dự án bô-xít Nhân Cơ, Đắk Nông.
Tổng mức đầu tư dự án Tân Rai tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng là 11.353,05 tỷ đồng (tương đương 668 triệu USD). Dự án chậm 3 tháng, dự kiến tháng 4/2011 sẽ ra lò mẻ sản phẩm alumin đầu tiên. Nguyên nhân chậm tiến độ là do công tác nhập khẩu thiết bị cho nhà máy alumin không kịp thời , dẫn đến tiến độ thi công lắp đặt thiết bị tại công trường chậm. Nhiều thiết bị chế tạo tại Trung Quốc khi nhập khẩu vào Việt Nam trong quá trình vận chuyển phải tháo rời, cho nên về tới công trường phải tổ hợp lại dẫn đến kéo dài thời gian. Hồ sơ và tài liệu liên quan tới nghiệm thu thiết bị đến công trường còn thiếu, phải mất thời gian để bổ sung và hiệu chỉnh. Đối với nhà máy Tuyển quặng bauxit Tân Rai, do công tác đền bù GPMB gặp khó khăn, nên mặt bằng thi công bàn giao cho Nhà thầu chưa kịp thời. Phía nhà thầu Liên danh chưa huy động kịp thời đủ nhân lực, thiết bị thi công trong thời gian đầu. Đặc biệt, công tác tổ chức thi công gặp một số khó khăn vì thời tiết mưa và mất điện. Đến nay, nhà máy tuyển quặng đã thành khoảng 40% tổng khối lượng phần xây lắp của gói thầu và đã chuyển về công trường khoảng 30% thiết bị . Nhà máy alumin hoàn thành 68/69 hạng mục công trình, đạt 98% kế hoạch 2010, đã chuyển 90% thiết bị về công trường. |
(VEF) - Nếu lập hội đồng thẩm định độc lập dự án bô xít sẽ là lãng phí, không cần thiết, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho biết.
Ông Quân trao đổi với báo giới xung quanh những phản hồi của Bộ Công Thương về dự án bô-xít tại công trường bô-xít Tân Rai hôm 6/11.
- Vừa rồi, các đại biểu Quốc hội còn kiến nghị dừng dự án bô-xít để yên lòng dân, vậy, Bộ Công Thương đã phản hồi thế nào?
Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương tổng hợp ý kiến các nhân sĩ, nhà khoa học, có một báo cáo giải trình, gửi lên để Chính phủ để Chính phủ tổ chức cuộc họp, bàn bạc vấn đề này.
Hiện, chúng tôi đã gửi xong bản giải trình đó. Trên thực tế, báo cáo này đã được chuẩn bị từ một tháng nay. Đây là vấn đề quan trọng nên phải có sự bàn bạc trong tập thể Chính phủ để trình lên Bộ Chính trị.
Hôm 22/10, Chính phủ đã chỉ đạo chúng tôi 3 việc khẩn cấp.
Thứ nhất, phải tổ chức 1 đoàn sang Hungary để khảo sát sự cố tràn hồ bùn đỏ.
Thứ hai, thuê tư vấn nước ngoài, và chúng tôi đã giao Tập đoàn Vinacomin tìm tư vấn, hoặc là Úc, hoặc Mỹ, có chuyên ngành kinh nghiệm, tái thẩm định kết quả của Hội đồng thẩm định hiện nay, để từ đỏ bổ sung các giải pháp an toàn nếu cần thiết.
Thứ ba, có giải pháp ứng cứu phòng chống trong trường hợp xấu nhất xảy ra, để giảm thiểu thiệt hại.
Tôi cho là, dự án này thực hiện theo kết luận của Bộ Chính trị với sự giám sát chặt chẽ của Bộ Công Thương. Trách nhiệm của chúng tôi là phải thưc hiện theo tiến độ, kiểm tra giám sát. Dự án này đã chậm 3 tháng rồi. Không có lý do gì phải dừng lại cả. Tôi cũng đã nói rồi, sau này, kể cả dự án này xây dựng xong, nếu không an toàn thì cũng phải dừng lại.
- Thưa ông, các nhà khoa học đề xuất lập một hội đồng thẩm định độc lập. Vậy, Bộ Công Thương dự kiến thế nào về việc này?
Với đề xuất của các nhà khoa học đề nghị thành lập một hội đồng thẩm định độc lập để đánh giá dự án này, cá nhân tôi cho là chưa cẩn thiết ở thời điểm này.
Vì tất cả những vấn đề cần phải rà soát lại như công nghệ khai thác, vị trí nhà máy tuyển, công nghệ bùn khô hay bùn ướt, chi phí vận tải ra saothì hiện nay, chúng tôi đang làm rồi.
Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, chủ trì điều chỉnh quy hoạch bô-xít, chúng tôi đã giao cho Viện Khoa học và công nghệ mỏ và luyện kim, là đơn vị đã từng lập quy hoạch này thực hiện.
Trên thực tế, mọi vấn đề liên quan kèm theo là báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược đều đang được làm.
Tôi không phản đối việc thành lập một hội đồng khoa học độc lập, nhưng do có sự trùng lặp như vậy nên tôi cho là không cần thiết.
- Tuy nhiên, việc thành lập hội đồng khoa học thẩm định dự án độc lập, còn do dư luận mong muốn có sự khách quan, thưa ông?
Nên chăng, hội đồng này hãy phản biện lại kết quả mà Viện Công nghệ mỏ và luyện kim đang làm, như thế, sẽ đỡ tốn kinh phí, đỡ mất thời gian. Làm vậy sẽ hay hơn không là dừng dự án, làm lại thẩm định từ đầu.
Về nguyên tắc, khi chúng tôi trình quy hoạch bô-xít vào cuối năm nay thì sẽ phải có một hội đồng thẩm định kết quả, lập quy hoạch này. Tôi cho rằng có thể kết hợp 2 hội đồng được, không nên làm lãng phí nữa.- Ông lo ngại thế nào về rủi ro xảy ra cho dự án?
Làm sản xuất kinh doanh, ắt phải có rủi ro. Ví dụ, dự án này tồn tại 50 năm mà ở thời điểm này, nói về hiệu quả kinh tế 10 năm tới là không thể khẳng định được.
Tuy nhiên, nói về hiệu quả kinh tế, về xu thế của ngành nhôm thế giới, dự án có sự chỉ đạo rất chặt chẽ.
Tôi cho rằng, chưa có dự án nào được sự chỉ đạo chặt chẽ như thế. Mặc dù theo tiêu chí, dự án không phải là quan trọng cấp quốc gia nhưng giám sát thì đã thực hiện theo tiêu chuẩn "siêu quốc gia" rồi.
Dự án trọng điểm quốc gia như thủy điện Sơn La chẳng hạn, Quốc hội chỉ thông qua chủ trương đầu tư thôi, trong quá trinfh giám sát có các cấp giám sát. Còn dự án này, đã giám sát sắp sửa lại thuê tư vấn nước ngoài tái thẩm định nữa, đặc biệt là hồ bùn đỏ.
Tất nhiên, không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận thông tin đầy đủ về dự án nên có lo ngại là có thể chia sẻ được.
- Thưa ông, Bộ Công Thương cho rằng, dự án bô-xít sẽ có hiệu quả tổng thể. Ông có thể nói rõ hơn về điểm này?
Hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội lan tỏa là hơi khó định lượng. Tôi có thể ví dụ như việc tạo việc làm cho 1.600 công nhân, và kèm theo 6.000 người ăn theo, vấn đề cải tạo đất cho khu vực diện tích có bô-xít này.
Khi còn bô-xít ở dưới thì tính chất màu mỡ của đất sẽ bị hạn chế, không bằng khu không có bô-xít.
Vì thế, khu Tân Rai, đặc biệt Đăk Nông có khoảng sản thì thường là rừng nghèo, vì thế, sản lượng cà phê, theo thống kê của Sở NN&PTNT, so với Đắk Lắk chỉ bằng 30-50% thôi
Hiệu quả lan tỏa của dự án ngoài ra còn là dịch vụ là thị trấn, thị tứ sẽ hình thành, trường học, bệnh viện sẽ hình thành, các dịch vụ sửa chữa cơ khí, phục vụ cho dự án này sẽ hình thành, tạo công ăn việc làm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho khu vực này.
Qua thẩm định và qua tính toán, chúng tôi thấy rằng, làm alumin là có hiệu quả, với phương án vận tải ôtô đường bộ tính trong suốt 30 năm.
Tôi tin tưởng, mặc dù so với phương án đặt nhà máy ở gần biển, đặt nhà máy ở đây có thể cho hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư không cao bằng, nhưng hiệu quả kinh tế xã hội cho khu vực huyện Bảo Lâm này và khu vực Đắk Nông, ở Nhân Cơ là lớn.
Ngoài ra, còn phải tính tới yếu tố chính trị nữa. Tôi không ngờ, vào đây, đồng bào bà con rất mong mỏi có dự án này. Nếu dừng dự án này, Tân Rai hoặc Nhân Cơ thì tình hình sẽ như thế nào? Nó sẽ gây sự thất vọng lớn, và hậu quả là khó lường được.