Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Phải chi lúc này có ông Sáu Dân

"Người ta cứ nghĩ như tôi là thiên tài, nghĩ ra được tất cả". Ông cười đôn hậu. "Tôi trả lời, những gì làm được là do anh em góp vào, tôi thành tâm lắng nghe và chắt lọc những cái đúng cái hay để chuyển thành giải pháp, thành kiến nghị, với ý thức trách nhiệm cá nhân. Không có anh em cùng góp sức, làm sao tôi nghĩ ra hết được. Tôi sẵn sàng có sự bảo lãnh chính trị về những người tôi mời cùng làm việc với tôi để giúp tôi tìm tòi, gợi cho tôi những suy nghĩ ".
Tầm vóc trí tuệ đáng kính phục của ông khởi nguồn từ cách ông biết tập họp, biết lắng nghe. Ông sẵn sàng làm người học trò để trở thành người thầy. Sức mạnh "đáng sợ" của ông Sáu Dân là ở chỗ này đây. Trên ý nghĩa đó mà nói, thì chuyện "phải chi" nói trên có thể không cần đặt ra, vì tư tưởng và sức mạnh của ông Sáu Dân vẫn nằm trong dân, trong đồng chí đồng đội của ông, đương nhiên là trong những người chưa thoái hóa, biến chất, những học trò phản bội thầy.
Còn nếu câu nói vẫn cứ phải bật ra "phải chi lúc này có ông Sáu Dân" thì cần phải bổ sung thêm câu "phải chi dạo ấy người ta nghe ông Sáu Dân".
-  Tinh thần bứt phá Võ Văn Kiệt (VEF) bài của Nguyễn Trung - Anh Võ Văn Kiệt nhiều lần thẳng thắn nói, ngoại trừ ta tự mua dây trói mình, chẳng ai có quyền và có thể ngăn cấm nhân dân ta và Đảng ta tiếp cận cái mớ bòng bong hóc búa.
-Phải chi lúc này có ông Sáu Dân (TVN) GS Tương Lai-Trong những diễn biến dồn dập trước thềm Đại hội XI, đây là câu nói bật ra giữa những người cùng một mối băn khoăn trước vận nước.
>> Ông Sáu Dân với biểu tượng Thống Nhất tổ quốc
>> Xây dựng Đảng - trăn trở lớn của anh Sáu Dân
>> Anh Sáu Dân nghĩ về một Quốc hội thật sự đại diện dân

Trong hành lang hội trường giữa giờ giải lao; bên tách cà phê im lặng nhâm nhi để thêm đắng lòng những suy tư, hay giữa câu chuyện của những người gặp nhau tay bắt mặt mừng râm ran những đồn đoán phẩm bình về những sự kiện đang diễn ra, không hẹn mà gặp, câu "phải chi" ấy thốt ra một cách thật ngẫu nhiên, nhưng nghĩ cho kỹ lại hóa ra là chẳng ngẫu nhiên tí nào.
Thì chẳng phải thường thức a,b,c của triết học biện chứng của một thời học thuộc lòng đã dạy rằng cái tất nhiên thông qua cái ngẫu nhiên để biểu hiện ra đó sao? Người ta khao khát được nghe những ý tưởng được đúc kết, chắt lọc từ một đời trải nghiệm trong máu lửa chiến tranh luôn đứng ở nơi đầu sóng ngọn gió, trong bầm dập của những tìm tòi không cam chịu trói buộc bởi những giáo điều đã biến thành nghị quyết, nhằm góp phần trả lời những câu hỏi lớn của đất nước được đặt ra thật bức xúc mà ông Sáu Dân đã từng làm, từng day dứt.
Day dứt cho đến khi đột ngột ra đi khi những kiến nghị nóng bỏng, những bức thư tâm huyết vẫn còn đó. Những kiến nghị về đối nội, đối ngoại, về chỉnh đốn Đảng, về thật sự mở rộng dân chủ trong cách làm nhân sự đại hội, về đại đoàn kết dân tộc, về quan tâm giải quyết những bức xúc của dân, nhất là nông dân với vấn đề đất đai trong quy hoạch đô thị, trong công nghiệp hóa...
Đó là sự miệt mài, quyết liệt trong những bức thư, những lời góp ý trực tiếp với những người giữ trọng trách trước dân."Nghe hay không là chuyện của các anh ấy, còn chuyện của mình thì phải kiên nhẫn và mềm mỏng chân tình thuyết phục, trong mười điều, người ta nghe mình một điều cũng đã là tốt", đó là điều ông Sáu Dân thường nói ra. Và có lẽ những điều ông chưa nói ra, những điều còn ủ kín trong tâm tư để suy đi nghĩ lại xem đưa ra thế nào cho đúng lúc thì chắc khó mà biết được hết. Bộ óc đầy ắp suy tư và trái tim mạnh mẽ đập cùng nhịp với cuộc sống của dân của con người ấy không một giây ngừng nghỉ..
Không chịu lùi bước trước bất cứ cản ngại nào nhưng ông lại hết mực khiên trì và nhẫn nại thuyết phục những đồng chí, đồng đội của mình, trong đó có những người do mình trực tiếp dìu dắt, huấn luyện, cùng suy nghĩ để tìm cách trả lời những câu hỏi lớn của đất nước đang bức xúc đặt ra.
Với ông, đại đoàn kết dân tộc, trong đó tư tưởng khoan dung và hòa hợp có ý nghĩa rất thiết thực vào lúc này đối với đất nước phải trải qua ngót nửa thế kỷ chiến tranh, không một gia đình Việt Nam nào không gánh chịu những nỗi đau mất mát. Cũng trên suy nghĩ đó, ông dồn nhiều sức lực cho việc kết nối anh chị em trí thức trong nước và đang ở nước ngoài cùng nhau chân thành hợp tác nghiên cứu để góp phần tạo nên sức bật mới cho sự nghiệp phát triển đất nước trong bối cảnh mới của thế giới.
Chỉ mấy ngày trước khi đột ngột ra đi ông còn dành thì giờ tiếp mấy trí thức đến từ Mỹ, chân tình động viên tâm nguyện của các vị ấy muốn tạo ra một bước hợp tác mới. "Mình tin rằng, tuy còn những điểm bất đồng, song chỗ gặp được nhau lại là điều quyết định, cần chủ động chìa tay ra, mạnh dạn bước tới, một cục diện mới sẽ mở ra", ông trả lời mối băn khoăn của mấy anh em.
Một lần khác, trước vài sự kiện đang xảy ra, ông tâm sự: "Tôi đã trực tiếp nói thẳng: đừng làm vậy, vì cách này thì chỉ ông bạn kia là vỗ tay hoan nghênh nhưng dưới con mắt của bè bạn gần xa khác thì Việt Nam sẽ xuống một bậc, rồi cái giá phải trả sẽ rất đắt".
Ngẫm nghĩ lại, khi cái câu hỏi lớn chưa có cách trả lời thật tường minh thì những giải pháp khó mà vẹn toàn được. Mà thật ra, câu hỏi lớn ấy cũng từng là mối băn khoăn của nhiều thế hệ. Cái tứ thơ của một thời xao động lòng người như khuấy động trở lại: "Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau/ Quay theo tám hướng hỏi trời sâu/Một câu hỏi lớn. Không lời đáp/"[Huy Cận].
Cũng lại là ngẫu nhiên thôi, nhưng sự liên tưởng ngẫu nhiên quái quỷ về một thời xưa cũ này cứ ám ảnh mãi như một cộng hưởng trong suy tư về thời cuộc. Chẳng nhẽ lịch sử lặp lại "Một câu hỏi lớn. Không lời đáp"?
Sức cộng hưởng của những suy tư liền mạch nối quá khứ với hiện tại càng làm xốn xang thêm những bức xúc hôm nay, song nói là không có lời đáp cho câu hỏi lớn của đất nước thì e không thỏa đáng. Cùng với bao bộ óc trĩu nặng suy tư khác, nếu đọc kỹ những sách báo viết về Võ Văn Kiệt trong suốt thời gian qua kể từ khi ông nằm xuống cũng đã thấy ra được phần nào cách ông góp phần trả lời những câu hỏi lớn của đất nước khiến cho chuyện "phải chi" lại càng xốn xang thêm.
Và rồi, "phải chi" những suy tư và kiến nghị của ông được công bố cho mọi người biết để cùng ông suy nghĩ và chia sẻ thì chắc chắn sẽ tạo nên những đột phá nhằm trả lời cho câu hỏi lớn của đất nước. Có lần ông bật cười kể lại rằng có mấy anh nói sẵn sàng nghe những kiến nghị, những đóng góp của ông, nhưng là của cá nhân ông chứ không nên là của một nhóm người cùng với ông hình thành những kiến nghị đó.
"Người ta cứ nghĩ như tôi là thiên tài, nghĩ ra được tất cả". Ông cười đôn hậu. "Tôi trả lời, những gì làm được là do anh em góp vào, tôi thành tâm lắng nghe và chắt lọc những cái đúng cái hay để chuyển thành giải pháp, thành kiến nghị, với ý thức trách nhiệm cá nhân. Không có anh em cùng góp sức, làm sao tôi nghĩ ra hết được. Tôi sẵn sàng có sự bảo lãnh chính trị về những người tôi mời cùng làm việc với tôi để giúp tôi tìm tòi, gợi cho tôi những suy nghĩ ".
Tầm vóc trí tuệ đáng kính phục của ông khởi nguồn từ cách ông biết tập họp, biết lắng nghe. Ông sẵn sàng làm người học trò để trở thành người thầy. Sức mạnh "đáng sợ" của ông Sáu Dân là ở chỗ này đây. Trên ý nghĩa đó mà nói, thì chuyện "phải chi" nói trên có thể không cần đặt ra, vì tư tưởng và sức mạnh của ông Sáu Dân vẫn nằm trong dân, trong đồng chí đồng đội của ông, đương nhiên là trong những người chưa thoái hóa, biến chất, những học trò phản bội thầy.
Còn nếu câu nói vẫn cứ phải bật ra "phải chi lúc này có ông Sáu Dân" thì cần phải bổ sung thêm câu "phải chi dạo ấy người ta nghe ông Sáu Dân".
- - Xây dựng Đảng – trăn trở lớn của anh Sáu Dân (TVN) “Một thực tế đáng buồn là không ít đảng viên biến thành “quan cách mạng”; thậm chí một số “quan cách mạng” ấy trở thành “quan cai trị dân” – Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng viết.
-Nghĩ về thái độ trân trọng trí thức của chú Sáu Dân (VEF 20-11-10) -Đối với chú Sáu Dân, trí thức là người có suy nghĩ độc lập, có kiến thức hiểu biết vào những lĩnh vực nhất định, sẵn sàng đóng góp sức mình để xây dựng đất nước theo những cách khác nhau. (THD)- Tôi nghị là, trong bụng, tác giả đang nghĩ đến thái độ không tôn trọng trí thức của một thủ tướng khác!
- Ông Sáu Dân với biểu tượng Thống Nhất tổ quốc (TVN) - Câu chuyện về biểu tượng Thống Nhất giữa lòng Sài Gòn - TP.HCM, tâm huyết của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng cũng là những suy tư của ông Sáu Dân về quá trình hòa hợp, hòa giải đất nước sau chiến tranh.
- - Anh Sáu Dân nghĩ về một Quốc hội thật sự đại diện dân (TVN) - Những người thường được anh Sáu Dân mời gặp, trao đổi ý kiến mỗi khi anh ra Hà Nội đều cảm nhận được sự trăn trở của anh trong mấy năm cuối đời tập trung nhiều vào vấn đề đổi mới chính trị

Tổng số lượt xem trang