Quốc hội đã nghe Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Trong buổi làm việc đã có 33 đại biểu Quốc hội của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát biểu và 2 đại biểu gửi ý kiến đóng góp. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
1. Đánh giá chung về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp qua 10 năm thực hiện; những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân:
- Sự phân định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước với nghĩa vụ của công dân, doanh nghiệp;
- Việc xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử về các thông tin liên quan đến công dân và doanh nghiệp;
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
- Chế độ, chính sách và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính;
- Vai trò của công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính;
- Công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính…
2. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở và xây dựng nhà ở:
- Về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;
- Việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
- Nhiệm vụ giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng tài nguyên Môi trường ở cấp huyện;
- Việc đăng ký, xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất và công chứng các loại hợp đồng;
- Về cấp giấy phép xây dựng tạm và xây nhà ở nông thôn;
- Quản lý thông qua cấp giấy phép xây dựng đối với tất cả các công trình xây dựng…
3. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan:
- Cơ chế quản lý đối với việc tự khai thuế, tự nộp thuế;
- Cơ chế quản lý rủi ro trong lĩnh vực thuế;
- Thực hiện thông quan điện tử tại các cửa khẩu;
- Các biện pháp khắc phục tiêu cực “xin-cho” giữa hải quan và doanh nghiệp…
4. Sự cần thiết ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp.
Trong quá trình thảo luận, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm về những kết quả đạt được về cải cách hành chính, trong đó có thủ tục hành chính; Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu lên...
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết thúc phiên họp.
Thứ tư, ngày 10/11/2010, Quốc hội làm việc tại Hội trường./.
TTXV
-Bao giờ “công bộc” đi hầu dân? (Bee)-"Tôi đến làm một thủ tục hành chính, có khi nhân viên hành chính nói: Anh “xin” thì lúc nào “cho” là quyền của tôi! - ĐB Nghệ An bức xúc. -- -Chi phí “qua gầm bàn” gây bức xúc! (Bee 09/11/2010)-Chi phí “qua gầm bàn” đối với thủ tục hành chính là vấn đề xã hội đang rất bức xúc, mà người gây ra chính là cán bộ.
Cải cách TTHC đất đai giảm thiểu thiệt hại về kinh tế (VOV) - Đa số đại biểu Quốc hội đồng tình với Báo cáo giám sát cho rằng, cải cách thủ tục hành chính đã có những chuyển biến tích cực, từng bước tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Chiều 9/11, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội ...
Cải cách TTHC: Yếu tố con người vẫn là khâu quyết địnhNhân Dân
Thủ tục hành chính: Còn đụng chạm lợi ích cục bộVTC
Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề raSài gòn Giải Phóng
Ủy viên Bộ Chính Trị: Ông là ai? (Blog Dân Làm Báo 3-11-10) ◄◄-Vì sao ĐB Quốc hội nói mạnh hơn tại kỳ họp này? (ĐV 4-11-10)
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang ăn nên làm ra (PL)-Ngày 2-11, thảo luận về KT-XH, một số đại biểu Quốc hội (QH) nói rằng Chính phủ chưa báo cáo về công tác quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (TĐ-TCT) như yêu cầu của QH trong Nghị quyết số 42, tháng 11-2009.
THẤY GÌ QUA CUỘC HỌP QUỐC HỒI LẦN THỨ 8 KHÓA XII NĂM 2010 (tt) BS Hồ Hải
Mấy hôm nay theo dõi dân cư mạng và báo chí người ta đòi hỏi quá nhiều về sự minh bạch và qui trách nhiệm cá nhân cho chính phủ về câu chuyện Bô xít và Vinashin. Đòi hỏi thì cũng đúng thôi, nhưng đòi hỏi như thế là không đúng khi chúng ta đứng về mặt lý luận để đi đến một cái nhìn có tính cương lĩnh cho một cơ cấu xã hội của một quốc gia.
Như tôi đã viết bài Thấy gì qua cuộc họp Quốc hội lần thứ 8 khóa XII năm 2010 cách đây 2 ngày, những lỗi hiện tại của nhà nước Việt Nam không nằm ở từng công việc cụ thể và con người cụ thể mà là do lỗi từ lý luận để đưa ra một cương lĩnh cho hệ thống chính trị kinh tế xã hội Việt Nam bị lỗi thời. Ngày nào còn với tư duy duy ý chí là nhất nhất đi theo con đường "định hướng xã hội chủ nghĩa" như các nhà lý luận ở ban tư tưởng trung ương hiện thời là ngày ấy còn đi ngược lại với duy vật luận của chủ nghĩa Marx, và ngày ấy vẫn còn nhiều Vinashin tiếp tục ra đời và sụp đổ.
Dù có mời bất kỳ vĩ nhân nào trên thế giới vào ngồi những chiếc ghế nóng, mà cụ thể là ngôi vị thủ tướng hay các bộ trưởng của Việt Nam thì họ cũng sẽ phải dẫm lên con đường sai sót như hiện nay mà thôi. Một xã hội mà không có sự diễn ra các cặp phạm trù và 3 qui luật của duy vật luận thì xã hội ấy chỉ có một con đường đi vào chỗ khốn cùng và bế tắc.
Tôi có cảm giác rằng người ta lợi dụng các cuộc họp quốc hội và họp các ủy viên trung ương gần ngày đại hội đảng cộng sản Việt Nam để phục vụ cho các chu kỳ văn hóa, mà tôi đã viết vào tháng 7/2010, dùng cho việc tranh danh đọat lợi hơn là cho việc vì quốc gia dân tộc.
Tôi không bênh vực ông thủ tướng và bộ sậu của ông đương nhiệm, nhưng nếu nhìn lại trong 20 năm đổi mới vừa qua thì không phải là đổi mới mà là cỡi trói, thì mới đúng về mặt ngữ và nghĩa. Vì từ cái gọi là "thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội" đến "định hướng xã hội chủ nghĩa" thì không có gì khác nhau về mặt bản chất và hiện tượng của cương lĩnh của đảng cộng sản Việt nam. Nếu có chăng sự khác biệt thì chỉ khác về cách chơi chữ không hơn không kém.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này là tại sao không khác nhau về bản chất và hiện tượng, có lẽ các think tanks của đảng cần phải học lại bộ phận duy vật biện chứng của ông Engels đã đúc kết rồi tặng lại cho ông Marx, để ông Marx làm nền tảng cho mình mà viết tiếp hai bộ phận kinh tế chính trị học và duy vật lịch sử.
Ấy thế mà có rất nhiều báo chí và các bloggers đình đám cũng chỉ nhìn vào hiện tượng và chạy theo cuộc đua trước kỳ đại hội lần thứ XI diễn ra đầu năm 2011. Nghĩ mà buồn cho trí tuệ dân mình.
Asia Clinic, 12h12', ngày thứ Sáu, 05/11/2010
Thiếu chế tài để nâng trách nhiệm cơ quan chịu giám sát (PL)-Năm 2011: Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế và làng nghề.-Vì sao ĐB Quốc hội nói mạnh hơn tại kỳ họp này? - VTC News-Toàn văn phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc tại Quốc hội sáng ngày 2/11/2010 bvn-Kính thưa Quốc hội,
Trước hết, vì thời lượng phát biểu hạn chế mà tôi không có ý kiến về những vấn đề được nêu trong báo cáo mà Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp này mà nhiều vị đại biểu đã phát biểu trước tôi, ghi nhận những nỗ lực to lớn của Chính phủ trong chỉ đạo thực hiện trọng trách của mình vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng cũng như phân tích những yếu kém sai sót của Chính phủ.
Tại đây tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề mà bản Báo cáo của Chính phủ không đề cập tới, nói đúng hơn là lẽ ra phải đề cập tới. Thêm một lần nữa tôi muốn bày tỏ sự cần thiết phải cải tiến hình thức và nội dung các bản báo cáo Chính phủ trình vào mỗi kỳ họp Quốc hội. Với thời lượng nửa năm nhưng báo cáo chỉ đề cập đến những vấn đề vĩ mô thì nó sẽ mãi mãi chỉ nhắc đi, nhắc lại những điệp khúc của các đánh giá, các bài học hay giải pháp chẳng mấy khác nhau với những con số được điều chỉnh nhưng rất khó kiểm chứng.
Báo cáo của Chính phủ vẫn được trình Quốc hội chỉ 1 ngày trước lúc khai mạc, 19/10. Tại kỳ họp trước tôi đã đặt câu hỏi vậy thì lấy đâu thời gian để Quốc hội thẩm tra theo luật định. Còn lần này tôi muốn đặt câu hỏi tính đến ngày hoàn tất báo cáo sự cố vỡ đập bùn đỏ ở Hunggari đã diễn ra được nửa tháng, sự cố đã xới lại một vấn đề mà toàn xã hội quan tâm về sự an toàn môi trường và hiệu quả kinh tế của Dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên. Không lẽ Chính phủ, tôi dùng chữ "vô cảm" đến mức không hề đả động trong nội dung báo cáo trước Quốc hội và Quốc hội cũng không yêu cầu Chính phủ giải trình trước hết để làm an lòng dân, sau nữa thể hiện tính nhạy bén và trách nhiệm giám sát thường xuyên của mình. Người dân quan sát thấy dường như cả Quốc hội và Chính phủ đều coi câu chuyện bôxít đã là chuyện "ván đã đóng thuyền".
Tôi trân trọng cảm ơn Chủ tọa đã mời Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên phát biểu trước tôi nhưng tất cả những điều Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên phát biểu trước tôi cũng chưa thực sự làm an lòng tôi. Bởi lẽ như Bộ trưởng nói tất cả việc triển khai xây dựng báo cáo về môi trường diễn ra cách đây đã 1 năm, không biết sau sự cố Hunggari Đoàn giám sát của Bộ đã đi chưa, như thế vẫn là những thông tin cũ. Hơn thế nữa chúng ta thấy đã một lần trên phương tiện thông tin đại chúng, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nói rằng đó là về lý thuyết còn trên thực tiễn là chưa rõ. Người ta đặt dấu hỏi về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn như thế nào, chúng ta thấy thấp thoáng câu chuyện Vinashin, câu chuyện Thủ tướng không cho phép mà người đứng đầu vẫn thực hiện, vì thế cho nên không thể làm an lòng người dân được.
Mối lo của các tầng lớp nhân dân là chính đáng, các biểu thị của mối lo ấy đã được thể hiện một cách có trách nhiệm, hợp pháp, công khai trên các phương tiện truyền thông, đã thu hút được mối quan tâm rất rộng rãi, mạnh mẽ của toàn xã hội. Nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó các vị lão thành cách mạng có uy tín, các cựu quan chức, các nhân sỹ trí thức và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các nhà chuyên môn am hiểu lĩnh vực này lên tiếng một cách có trách nhiệm, nêu ra những giải pháp tích cực có tình, có lý và sẵn sàng hỗ trợ cùng Chính phủ thực hiện tốt hơn chức năng của mình.
Nếu theo dõi diễn biến ngay trong thời gian 10 ngày tiếp khi kỳ họp thứ 8 đang diễn ra cho đến hôm nay, chỉ cần qua những phương tiện truyền thông của nhà nước người dân cũng có thể cảm nhận được rằng mối quan ngại của mình về dự án này càng ngày càng có cơ sở. Những ý kiến mang tính chất phản biện khoa học và đầy tinh thần trách nhiệm của những người yêu cầu phải dừng hay xem xét lại dự án khai thác bôxit ở Tây Nguyên ngày càng nhiều về số lượng, càng có sức nặng thuyết phục về chất lượng. Trong khi đó trả lời các quan chức có trách nhiệm của Chính phủ lại càng bộc lộ những vấn đề đáng lo ngại hơn về hiệu quả kinh tế trong khai thác và tiêu thụ, về sự thiếu đồng bộ giữa dự án khai thác và điều kiện hạ tầng để vận chuyển, về sự lựa chọn công nghệ và địa điểm chế biến tối ưu, về những rủi ro về sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Những vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng ở một không gian chiến lược như Tây Nguyên vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến an toàn môi trường khi chúng ta không chỉ chứng kiến vụ báo động ở Hunggari hay những biến đổi thất thường khí hậu toàn cầu qua những thiên tai ở Indonesia mới đây hay cơn bão Mezi có cấp độ lớn chưa từng thấy và những vụ lũ lụt diễn ra với mức độ, tần số vô cùng lớn ở miền Trung nước ta cũng là những điều đáng được xem xét lại dự án Bôxit.
Trong khi đó dư luận chứng kiến những phát biểu ngày càng ít thuyết phục, thậm chí thiếu tự tin hơn của các quan chức có trách nhiệm hay những người ủng hộ dự án này. Theo tôi báo cáo của Chính phủ lẽ ra phải chủ động thể hiện quan điểm của mình để vừa thể hiện sự nhạy bén với thời cuộc, sự tôn trọng với dư luận, sự tự tin đối với chính kiến của mình, sự sẵn sàng đối thoại với những bức xúc của nhân dân trước hết là để an dân, sau nữa là cùng nhân dân tìm ra giải pháp tốt nhất vì lợi ích quốc gia.
Kính thưa Quốc hội, tại cuộc thảo luận này, chúng ta đã phân tích và phê phán mạnh mẽ về sự cố Tập đoàn Vinashin chúng ta đã thẳng thắn phê bình Thủ tướng và Chính phủ nhưng nếu như chúng ta tuân thủ quyền càng cao thì trách nhiệm càng cao, sự tự phê phán của Quốc hội mà một số vị đại biểu đã nêu lên vẫn chưa tương xứng với trách nhiệm của Quốc hội, trong đó có mỗi đại biểu Quốc hội chúng ta trong việc này. Bởi lẽ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì trách nhiệm cũng phải cao nhất, như tôi đã phát biểu khi đóng góp ý kiến cho Văn kiện tại Đại hội lần thứ XI của Đảng đã là người lãnh đạo toàn diện thì vinh quang và trách nhiệm cũng phải toàn diện. Bài học về sự đổ vỡ của Vinashin hoàn toàn có thể soi vào dự án bôxít nếu chúng ta ứng xử với Vinashin bằng sự buông lỏng quyền giám sát Quốc hội, bỏ ngoài tai những ý kiến đóng góp của nhân dân không loại trừ sự lặp lại. Vinashin làm thất thoát tiền bạc và cán bộ, hậu quả của dự án bôxít nếu xảy ra liên quan đến vận mệnh của quốc gia. Đó cũng là lý do vì sao tôi đề nghị Quốc hội phải công khai danh tính khi bấm nút biểu quyết để nhân dân hôm nay và lịch sử ngày mai có thể phán xét hành động của mỗi người. Không chỉ riêng vấn đề bôxít, nhiều vấn đề khác mà nhân dân đang quan tâm cũng được phản ánh trong Báo cáo của Thủ tướng tại mỗi kỳ họp ở nửa năm của Quốc hội. Dĩ nhiên vào thời điểm này vấn đề biển Đông đang nổi lên như một nỗi lo toan của toàn dân và thực sự nhân dân cũng biết đến nỗ lực to lớn trên trường ngoại giao và Chính phủ đang làm một cách đáng biểu dương, nhưng vấn đề biển Đông trong báo cáo dường như chỉ đề cập như một nội dung không đáng kể. Tình hình thiên tai bão lụt ngày càng nhiều, càng lớn, nhưng ở Quốc hội chúng ta mới thấy việc kêu gọi cứu trợ, phân ưu với những nạn nhân mà không thấy sự bàn bạc để tìm giải pháp ứng phó hiệu quả và lâu dài. Trong hai nhiệm kỳ mà tôi tham gia, tôi chưa thấy lần nào Chính phủ đưa ra Quốc hội bàn việc ứng phó với sự thay đổi khí hậu ngay cả đến khi tình hình đã trở nên cấp bách như lời nhắc nhở mới đây nhất của ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc khi sang thăm nước ta. Phát biểu góp ý cho Báo cáo của Thủ tướng tại Quốc hội, tôi đề nghị ngay tại kỳ họp này không chỉ Thủ tướng cần bày tỏ thái độ đối với những ý kiến của dân trong những giải trình của mình mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nên chủ động điều hành để kỳ họp áp chót của Quốc hội Khóa XII thể hiện được những chuyển biến chủ động hướng tới mục tiêu thúc đẩy những nhân tố dân chủ để làm tăng thêm hiệu quả hoạt động của Quốc hội cũng như Chính phủ.
Cuối cùng, nếu đặt lợi ích của dân tộc lên cao trên hết thì mọi khó khăn khắc nghiệt đều có thể vượt qua cho dù mọi sự so sánh có thể là khập khiễng, từ bài học kéo pháo của Điện Biên Phủ năm xưa vẫn có thể tìm thấy sự đồng thuận, đi đến những quyết định dũng cảm và sáng suốt. Ví như sau khi cân nhắc kỹ lại một lần nữa có thể dừng lại Dự án bôxít để bàn bạc cho thấu đáo. Dự án Dung Quất đã kéo dài nhiều năm vì sự lựa chọn phương án tối ưu và cái tối ưu phải thuộc về lợi ích dân tộc của mình, vì thế việc dừng lại để bàn thêm dự án bôxít là điều không trái với lòng dân.
Xin cám ơn Quốc hội.
Nguồn: na.gov.vn
-------
Quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước thế nào? (Bee)-"Mỗi bộ được giao làm một mảng. Không có ông chủ sở hữu đích thực. Chính vì có quá nhiều chủ nên trở thành vô chủ".
Chính phủ báo cáo Quốc hội: Doanh nghiệp lỗ, lãnh đạo vẫn nguyên chức VnEconomy -Chính phủ báo cáo Quốc hội về quản lý, sử dụng vốn tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Một số tổng công ty kinh doanh thua lỗ liên tục, kéo dài nhưng hội đồng quản trị, tổng giám đốc không bị xử lý trách nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức…,
Chính phủ báo cáo sau một năm Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tại kỳ họp thứ sáu (tháng 11/2009). Nợ phải trả của tập đoàn, tổng công ty là 813.435 tỷ đồng
Trong báo cáo đề ngày 1/11/2010 vừa được gửi đến Quốc hội, Chính phủ cho biết tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của 81/91 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (không bao gồm Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin) trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.
Theo đó, đến 30/6/2010, vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 572.582 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 3,8% so với thực hiện năm 2009. Giá trị tổng tài sản là 1.518.999 tỷ đồng, tăng khoảng 4,8% so với năm trước.
Nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty năm 2009 là 813.435 tỷ đồng, Chính phủ cho biết.
Phần kết quả kinh doanh, báo cáo nêu, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty đến hết tháng 6 năm nay đạt 732.761 tỷ đồng, bằng 58,6% kế hoạch năm 2010. Lợi nhuận đạt 43.865 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm 2010.
Báo cáo cũng nêu rõ, tổng nộp ngân sách năm 2009 của các tập đoàn, tổng công ty đạt 189.467 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm nay là 97.671 tỷ đồng, bằng 58,2% kế hoạch năm.
Cũng theo báo cáo, giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2010 đạt 7,937 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu là 5,174 tỷ USD.
Hết năm 2009 đã có 16 tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra nước ngoài với giá trị 3.888 triệu USD và đến 30/6 năm nay là 3.987 triệu USD, Chính phủ cho biết. Theo đó, giá trị tăng thêm chủ yếu do Tổng công ty Hàng không Việt Nam đầu tư góp vốn thành lập hãng hàng không tại Campuchia.
Trách nhiệm chưa cụ thể
Theo đánh giá của Chính phủ, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã có sự đổi mới về năng lực sản xuất, hiệu quả hoạt động, giữ được vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế.
“Hoạt động của hầu hết các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có hiệu quả”, báo cáo nêu rõ.
Tuy nhiên, nhiều hạn chế, tồn tại đã được Chính phủ nhìn nhận. Đó là chức năng đại diện chủ sở hữu còn phân tán, chồng chéo nên trách nhiệm trong quản lý chưa rõ ràng.
Đặc biệt, những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước thường được phát hiện sau khi thanh tra, kiểm tra hoặc có khiếu nại, tố cáo. Công tác thanh tra, kiểm toán Nhà nước đối với tập đoàn, tổng công ty còn chồng chéo.
Liên quan đến những lo ngại đầu tư trái ngành của tập đoàn, tổng công ty của nhiều vị đại biểu Quốc hội, theo đánh giá của Chính phủ số tiền tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… khá lớn, song không hiệu quả trong ngắn hạn. Và đặc biệt là “chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn hạn chế”.
Hạn chế cuối cùng được Chính phủ chỉ ra là chưa có chế tài và chưa kiên quyết xử lý những doanh nghiệp không báo cáo đầy đủ, kịp thời hoặc nhiều năm liên tục có sai sót trong công tác quản lý, điều hành, bị xếp loại doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ.
“Đồng thời, chưa thực sự gắn năng lực lãnh đạo với vị trí công tác nên một số tổng công ty kinh doanh thua lỗ liên tục, kéo dài nhưng hội đồng quản trị, tổng giám đốc không bị xử lý trách nhiệm, miễn nhiệm hoặc bị cách chức”, Chính phủ nhìn nhận.
Tuy nhiên, đã không thể tìm thấy tên những doanh nghiệp cụ thể để minh chứng cho nội dung báo cáo này.
Công tác cán bộ cũng là vấn đề đã được không ít đại biểu đề cập khi nói về hạn chế trong chỉ đạo điều hành nói chung và mổ xẻ về sai phạm của Vinashin nói riêng tại nhiều phiên thảo luận về kinh tế, xã hội vừa diễn ra.
Theo đại biểu Cao Sỹ Kiêm, báo cáo của Chính phủ về tính hình kinh tế, xã hội tại kỳ họp này đã nêu và phân tích phần khuyết điểm, hạn chế khá toàn diện, sát thực tế. Đặc biệt là nêu nguyên nhân chủ quan về quản lý và điều hành, nhưng tiếc rằng những điểm nêu trách nhiệm chưa cụ thể và chưa rõ ở một số vị trí. Khâu quản lý kinh tế và quản lý con người của là nguyên nhân rất quan trọng và trầm trọng, gây ra thất thoát tài sản tiền vốn, gây xói mòn lòng tin và sự xói mòn này đang càng tăng nhanh.
Bày tỏ sự đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Đức Kiên đã nhấn mạnh công tác cán bộ ở Vinashin. “Đối với Vinashin thì việc để quá lâu một cá nhân vừa là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, vừa là Tổng giám đốc, vừa là Bí thư Đảng ủy của tập đoàn thì đấy cũng là một trong những điều kiện tạo cho sai sót của Vinashin nặng nề hơn”, ông Kiên phân tích.
Đại biểu Kiên cũng “tha thiết đề nghị trong nhiệm kỳ tới, Chính phủ nên thành lập một cơ quan chuyên quản về quản lý phần vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp”.
Báo cáo Quốc hội, trong các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chính phủ cho biết sẽ chỉ định một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính, thực hiện nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước và phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
Đồng thời, chấn chỉnh tình trạng các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư, mở rộng ngành nghề mới không liên quan đến ngành nghề chính. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, chỉ giữ lại những tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có quy mô lớn. Kiên quyết giải thể, phá sản các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thua lỗ, mất vốn Nhà nước.
Chính phủ cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và phướng án sản xuất kinh doanh hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các đại biểu Quốc hội tỏ ra bất an với nợ công và cho rằng cần giảm hội họp để tiết kiệm ngân sách. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định “nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn”.
- Hai lá thư ngỏ của thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh gởi Kỳ họp Quốc hội thứ 8 khóa 12 (Boxitvn)
Thông cáo số 10 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII Đài Tiếng Nói Việt Nam
Ngày 3/11/2010, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.
Buổi sáng, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010; dự thảo ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên điều khiển phiên họp.
Trong buổi làm việc đã có 21 đại biểu Quốc hội của 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau:
1. Về đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010:
- Về việc thực hiện mục tiêu của ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội;
- Nhiệm vụ chi vượt hơn so với dự toán ngân sách Nhà nước;
- Về việc thực hiện kỷ luật ngân sách;
- Quản lý điều hành giá và chi đầu tư cho phát triển;
- Về thu ngân sách và tổng thu ngân sách, chống thất thu ngân sách Nhà nước;
- Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách Nhà nước;
- Về tình trạng nợ đọng các loại thuế...
2. Về dự kiến ngân sách Nhà nước năm 2011:
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng, điều hành ngân sách Nhà nước;
- Tính hợp lý của nguyên tắc xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước, trong đó có nguyên tắc chi cho chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011- 2015;
- Về giải pháp chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các cấp; giảm mạnh cơ chế xin cho trong lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ ngân sách:
- Bố trí vốn phù hợp, đủ với nhu cầu đầu tư của các vùng, miền; gắn chương trình mục tiêu đầu tư quốc gia với chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Về hoàn thiện hệ thống và đổi mới cơ cấu thu ngân sách Nhà nước, tăng tính bền vững và sự ổn định của Ngân sách Nhà nước...
3. Về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011:
- Tính hợp lý của từng khoản chi, cơ cấu ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;
- Tiêu chỉ phân bổ ngân sách cho các địa phương;
- Về chi bổ sung mục tiêu cho các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn thu thấp...
Sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã báo cáo, giải trình làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu kết thúc phiên họp.
Buổi chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn điều khiển phiên họp. Quốc hội đã nghe:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
- Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011.
Sau khi nghe gợi ý thảo luận, Quốc hội đã nhất trí với Tờ trình về dự kiến Chương trình Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011.
Thứ năm, ngày 4/11/2010: buổi sáng, Quốc hội làm việc tại tổ; buổi chiều, Quốc hội làm việc tại hội trường./.
TTXVN
Dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011Thanh Niên
QH sắp 'soi' lại nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Thủ tướngVietNamNet- Tại kỳ họp cuối cùng, tháng 3/2011, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Thủ tướng theo luật định.
Thông Cáo số 9, kỳ họp thứ tám, Quốc Hội khóa XIINhân Dân
-Nhân Dân -Báo Người Cao Tuổi
- Buồn thay đại biểu Quốc hội (Mai Xuân Dũng)-- Vì sao ĐB Quốc hội nói mạnh hơn tại kỳ họp này? (VTC) ĐB Nguyễn Lân Dũng cho rằng “Đại biểu phát biểu mạnh vì dân bức xúc nhiều”, chắc không..!--Vietnam parliamentarian proposes first-ever vote of no confidence DPA