-Tái khởi động Đường sắt cao tốc là vi phạm Luật Đường sắt Việt NamTS Trần Đình Bá
Hội Kinh tế và vận tải ĐSVN
Tác giả “Chiến lược ĐSVN”; tác giả luận án TS “Mở rộng để hiện đại ĐSVN”, đã được tặng giải thưởng quốc gia về hiến kế; đã từng đi thực tế nghiên cứu về mở rộng và hiện đại ĐS tại các nước Cam puchia, Lào, Singapore, Malayxia, Latvia, Nga, Extonia, Trung Quốc, Thái Lan.
Tại cuộc trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Hồ Nghĩa Dũng đã hùng hồn tuyên bố “Tái khởi động Đường sắt cao tốc là cần thiết và đúng luật”. Thực tế, việc nghiên cứu, thẩm định dự án Đường sắt cao tốc (ĐSCT) 56 tỷ USD cùng với việc tái khởi động lại dự án đó đã vi phạm nghiêm trọng luật Đường sắt (ĐS) Việt Nam.
Đường sắt là một loại hình giao thông cơ giới ra đời sớm nhất, ngay sau khi phát minh ra máy hơi nước, song cho đến nay nó không già mà vẫn đang là loại phương tiện giao thông hiện đại, tiên tiến nhất, an toàn nhất. Đánh giá sự văn minh của một quốc gia, người ta nhìn vào giao thông ĐS chứ không phải là hàng không hay gì khác. Với tầm quan trọng đặc biệt này, Việt Nam đã xây dựng Luật Đường sắt lần đầu tiên với 8 chương, 114 điều, đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 (http://vbqppl.mt.gov.vn/vanban_780.aspx).
Song thật đáng tiếc, ngay cả ngành chủ quản là Bộ GTVT, cùng các Bộ như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng công ty ĐSVN… đã liên tiếp phạm sai lầm khi lập dự án ĐSCT và tái khởi động dự án gây nhiều tranh luận, tốn khá nhiều giấy mực, lãng phí lớn ngân sách và kìm hãm tiềm lực quốc gia.
Trước hết cần hiểu về các loại đường sắt trên thế giới
Đường sắt có 3 loại chính, loại thứ nhất gọi là đường sắt quốc gia, đây là loại hình quan trọng nhất dùng để phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội và quốc phòng an ninh, chở được nhiều hành khách đủ mọi tầng lớp từ người nghèo đến các vị nguyên thủ quốc gia; chở được hầu hết các loại nhiên liệu, nguyên liệu, hóa chất, xăng dầu, chất lỏng, cấu kiện sắt, thép bê tông nặng hàng chục đến hàng trăm tấn; các kiện hàng container, xe tăng, đại bác, dàn tên lửa phóng tàu con thoi hàng trăm tấn. Loại ĐS này chạy bằng than, dầu diezen, điện có chiều dài mạng lưới không hạn chế, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và trong cả điều kiện chiến tranh, được kết nối mạng quốc gia và quốc tế do nhà nước độc quyền quản lý và bảo vệ bí mật công nghệ một cách nghiêm ngặt để phục vụ cho phòng thủ quốc gia.
Loại thứ 2 là ĐS đô thị, chỉ chở hành khách và hàng hóa xách tay, chủ yếu chạy bằng điện năng, có tầm hoạt động vừa và nhỏ. ĐS đô thị có thể kết nối vào mạng ĐS quốc gia song rất hạn hữu vì không kinh tế và không an toàn do lệch pha nhau.
Loại thứ ba là đường sắt cao tốc – siêu tốc trên 300 km/h, có tầm hoạt động hiệu quả kinh tế dưới 500 km, chạy hoàn toàn bằng điện, chỉ chở được hành khách với hành lý theo người, không thể chở được hàng hóa và không thể kết nối với mạng quốc gia và quốc tế.
Do ba loại ĐS có tính năng về kỹ thật hoàn toàn khác nhau nên nó được điều hành bằng ba hệ thống riêng biệt. Ở Việt Nam, có 3200 km thuộc hệ thống ĐS quốc gia do Tổng công ty ĐSVN thay mặt nhà nước điều hành khai thác. Hệ thống ĐS đô thị chỉ có ở Thủ đô Hà Nội, song đã bị tháo dỡ và nay đang được xây dựng mới.
Việc lập dự án ĐSCT của bộ GTVT đã vi phạm nghiêm trọng Luật ĐSVN
Điều 20 chương 2 Luật ĐSVN ghi rõ: “Đường sắt quốc gia có khổ đường là 1435 milimét, 1000 milimét. Đường sắt đô thị có khổ đường 1435 milimét hoặc đường sắt một ray tự động dẫn hướng. Đường sắt chuyên dùng không kết nối vào đường sắt quốc gia do tổ chức, cá nhân đầu tư quyết định khổ đường theo nhu cầu sử dụng…”.
Toàn bộ 18 chương, 114 điều của Luật ĐSVN quy định cụ thể rõ ràng về sử dụng đất đai, hành lang an toàn, quản lý khai thác, bảo vệ an toàn, đảm bảo an ninh, thẩm tra thẩm định, quy định công lệnh chạy tàu, quy định kết nối mạng đường ray… cho đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị mà không hề có lấy một điều khoản nhỏ nào quy định cho ĐSCT, cho thấy luật ĐSVN chưa cho phép có mặt ĐSCT, vì đây là một loại hình giao thông chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, địa hình, khí hậu, phân bố dân cư của Việt Nam. ĐSCT là một loại hình đặc biệt, có tốc độ cao, trên mặt đất được xếp vào nhóm “tốc độ tử thần”, được mệnh danh là “địa phi cơ”, nên vấn đề quản lý công nghệ cũng như quản lý điều hành, kiểm tra an ninh, công lệnh chạy tàu, ký kết chuyển giao công nghệ đa quốc gia, lập thẩm định dự án… phải có những điều khoản riêng biệt, cực kỳ nghiêm ngặt mà luật ĐSVN chưa thể kham nổi. Nếu đưa dự án ĐSCT vào khởi động, có xảy ra tranh chấp hợp đồng, hay tai nạn, sự cố trong thử nghiệm và vận hành… đều không có luật để dựa vào đó mà phân minh phán xử.
Tương lai khi nước ta có tiềm lực kinh tế và đủ mọi điều kiện để làm ĐSCT thì trước hết phải sửa đổi bổ sung luật ĐS với các điều khoản cho phép sự có thêm loại hình vận tải ĐSCT trong nước, giống như các nước muốn kéo dài thêm nhiệm kỳ của Tổng thống phải sửa đổi Hiến pháp, nếu không sẽ bị coi là vi hiến.
Việc Bộ GTVT hay Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Công ty ĐSVN mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư ĐSCT bằng các khoản “vay ODA”, “viện trợ không hoàn lại”, “hỗ trợ ODA không hoàn lại” hay “tiếp nhận kỹ thuật”… về ĐSCT tại VN đều đã vi phạm luật ĐS và xem thường biểu quyết của Quốc hội.
Hệ thống ĐS quốc gia là vũ khí chiến lược phòng thủ được bảo vệ và bảo toàn nghiêm ngặt. Vậy mà Tổng Công ty ĐSVN cho các tư vấn nước ngoài “chặt khúc” ĐS quốc gia – tuyến Bắc Nam ra 2 đoạn ngắn là Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP HCM để lập dự án ĐSCT, để “dễ dàng thông qua QH” khác nào chặt bỏ tuyến ĐS quốc gia, vừa vi phạm luật ĐSVN và vi phạm luật về an ninh và phòng thủ quốc gia! Việc Bộ GTVT cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập và thẩm định dự án ĐSCT 56 tỷ USD, gần đây là trao Công hàm cho Đại sứ quán Nhật Bản tại VN đồng ý tiếp nhận công nghệ ĐSCT…là vi phạm Luật ĐSVN.
Tổng Công ty ĐSVN được Nhà nước giao quản lý mạng ĐS quốc gia, song đã để ĐS rệu rã tới mức tụt hậu, xảy ra rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng… lại đứng ra lập dự án ĐSCT 56 tỷ USD với tư cách là chủ đầu tư là bất cập vì không thể kham nổi một lúc quản lý cả hai mạng ĐS, lại ký hợp đồng với các nhóm chuyên gia Hàn Quốc, Nhật Bản… làm dự án, với những chi phí nghiên cứu hàng triệu USD, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì lấy đâu ra luật để phán xử?
Bác dự án ĐSCT là sáng suốt và đúng luật vì Quốc hội là người lập pháp, thông qua, ban hành Luật ĐSVN, phê chuẩn công trình trọng điểm quốc gia và bảo vệ Luật ĐSVN. Còn nhớ, khi bàn về dự án ĐSCT 56 tỷ USD, Tiến sỹ Vương Đình Khánh – Chủ tịch danh dự Hội Kinh tế & Vận tải ĐSVN, nguyên Phó Tổng giám đốc tổng công ty ĐSVN đã gọi đây là “một dự án được lập với trình độ i- tờ, bỏ qua luật ĐS” và đó là một trong những tiến sỹ ĐS sáng suốt, có lương tâm dũng cảm lên tiếng bác dự án ĐSCT để bảo vệ luật ĐSVN.
Đã đến lúc phải “tỉnh giấc ĐSCT” để hiện đại hóa ĐS quốc gia
Tiêu chí “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” một lần nữa lại cảnh tỉnh các Bộ, ban ngành “hậu Vinashin và hậu ĐSCT”. Phải thấy rằng, bác dự án ĐSCT 56 tỷ USD Quốc hội đã cứu Chính phủ, cứu Bộ GTVT tránh khỏi vi phạm Luật ĐS, vừa tránh khỏi 10 thương vụ sẽ thua lỗ như “Vinashin”.
Là cơ quan làm tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ trong lĩnh vực GTVT và đường sắt, giúp Quốc hội soạn thảo luật ĐSVN nhưng Bộ GTVT đã vô tình vi phạm Luật ĐSVN khi tham vọng lao theo dự án ĐSCT, song điều may mắn là Nhân dân đã cứu rỗi để không phải trả giá quá đắt bằng gánh nợ quốc gia 56 tỷ USD.
Hệ thống ĐS quốc gia 3200 km là một tài sản khổng lồ trị giá trên 30 tỷ USD, và giá trị lịch sử, văn hóa, sức mạnh phòng thủ là vô giá, được luật pháp quan tâm bảo vệ bằng một bộ luật quan trọng mà trách nhiệm hành pháp thuộc về Bộ GTVT. Sự xuống cấp rệu rã của ĐS quốc gia hiện nay thể hiện sự lơ là, thiếu trách nhiệm của Bộ chủ quản đối với công trình trọng điểm quốc gia. Việc duy trì khổ ĐS lạc hậu 1 mét, thường xuyên xảy ra tai nạn lật tàu, gây thiệt hại về người và tài sản, để cho hàng ngàn đường bộ (dao chém) băng qua ĐS là vi phạm nghiêm trọng luật ĐS. Kiên cố hóa khổ ĐS 1 mét bằng 24.500 tỷ đồng để kéo dài sự lạc hậu của ĐS, khi không hỏi ý kiến Quốc hội là một điều đáng tiếc, và dự án này chắc chắn sẽ thất bại, để lại hậu quả “Tiền mất tật mang”. Tham vọng nghiên cứu nâng cấp ĐS quốc gia thành ĐSCT lại càng vi phạm luật ĐS và luật về An ninh và phòng thủ quốc gia.
Mở rộng và hiện đại ĐS quốc gia phải bằng tư duy tiến sỹ của người VN
Trước thực trạng quá tải và đại họa TNGT, Bộ GTVT lập diễn đàn kêu gọi toàn dân hiến kế, trong khi 1000 giáo sư, tiến sỹ Bộ GTVT ẩn danh, lại chờ chuyên gia nước ngoài làm giúp là một hiện thực đáng buồn.
Sáng kiến yêu nước, luận án TS “Mở rộng và hiện đại hóa ĐS quốc gia” đã được gửi đến Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia hiến kế với những luận chứng, luận cứ khoa học đảm bảo sẽ mở rộng toàn bộ 3200 km ĐS quốc gia mà không hề ngốn thêm đất đai, bảo vệ an toàn môi trường, không làm gián đoạn lưu thông của ĐS hiện tại, hoàn thành chỉ trong thời gian 2 đến 3 năm, hành trình Hà Nội – TP Hồ Chí Minh chỉ 12 đến 15 giờ, an toàn, với tổng mức đầu tư chỉ 120.000 tỷ VND! Đó là một dự án mang tính nhân đạo cao cả, mang văn hóa Việt Nam và là thiết thực của văn hóa giao thông, nhằm khai thông “động mạch chủ” để thăng bằng lại cán cân cung cầu, giảm hội chứng tắc nghẽn trong hệ thống tuần hoàn quốc gia, giảm thiểu hậu quả tai nạn giao thông, giải quyết nhanh chóng bài toán ùn tắc giao thông trong cả nước, đặc biệt cho Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh!
Không lẽ cả một dân tộc 85 triệu dân cần cù thông minh và sáng tạo lại bó tay trước một ĐS lạc hậu?! Bên cạnh ta, Trung quốc đã mở rộng thành công toàn bộ hệ thống 74.000 km ĐS quốc gia từ khổ 1 mét lên 1,435 m, Việt Nam ta chỉ có 3200 km ĐS mà Bộ trưởng GTVT lại cứ cho là “không thể mở rộng, nếu làm sẽ gián đoạn lưu thông ĐS trong 3 năm…” để phải cứ mời chuyên gia nước ngoài nghiên cứu ĐSCT mà không tin vào trí tuệ của nhân dân và các nhà khoa học đã thực sự hiến kế, là đi ngược văn hóa giao thông.
Đã đến lúc phải mở rộng để hiện đại hóa ĐS quốc gia bằng tư duy tiến sỹ, tư duy khoa học và lòng tự trọng của 1000 GS tiến sỹ ngành GTVT, để hoàn toàn làm chủ công nghệ ĐS quốc gia, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội, đảm bảo cho quốc phòng và an ninh, chứ không thể “ôm cây đợi thỏ” từ các chuyên gia nước ngoài.
Chưa bao giờ khát vọng hiện đại hóa ĐS quốc gia mạnh như hôm nay, trong huyết quản của các Đại biểu Quốc hội, đến những cử tri, những người dân, những tướng lĩnh đã không tiếc thân mình bảo vệ từng cây cầu, từng mét ĐS, đến người chiến sỹ đang đứng canh gác trên những vị trí tiền tiêu Tổ quốc… bởi ĐS quốc gia đã gắn bó máu thịt với lịch sử phát triển của cả một dân tộc và của biết bao thế hệ người VN trong cả quá khứ hiện tại và tương lai.
Đã đến lúc toàn dân biết làm chủ ĐS quốc gia thông qua Quốc hội – người đại biểu cho quyền lợi của toàn dân, tập trung trí tuệ sức lực cho sự nghiệp vinh quang “Mở rộng và hiện đại hóa ĐS quốc gia”, hòa mạng quốc tế trên khổ ĐS 1,435 m theo đúng luật ĐSVN.
T.Đ.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Báo cáo tiền khả thi dựa trên tính toán của dự án nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông vận tải Việt Nam dự báo, đến năm 2030, nhu cầu trên tuyến vận tải Bắc – Nam của đường sắt cao tốc là 195 triệu hành khách/năm. Trong khi số liệu của ngành đường sắt cho thấy, năm năm gần đây, lượng khách đi tàu chỉ xấp xỉ 6 triệu khách/năm. Ông Trục nói: “Dự báo lưu lượng xe cho đường Hồ Chí Minh đã sai số hàng chục lần khi làm xong. Đường sắt cao tốc mà làm trong 5 – 10 năm tới, tôi e sẽ lặp lại sai số nhu cầu hành khách”.
Theo báo cáo đầu tư của chủ đầu tư mà Chính phủ trình ra Quốc hội hồi tháng 6, đến năm 2035, đường sắt cao tốc (nếu được làm xong) sẽ chuyên chở 25% lượng hành khách toàn tuyến Bắc – Nam. Khi nghe con số này, TS Nguyễn Quang A lo lắng: “Chỉ cần tác động từ bão lũ, thì lập tức 25% nhu cầu đi lại của quốc gia bị dừng lại, khi đó thật nguy hiểm”.
THƯ KHẨN GỬI CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Vũng Tàu ngày 19/11/2010 BỨC THƯ ĐẶC BIỆT CỦA CỬ TRI GỬI QUỐC HỘI VỀ VIỆC THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG VÀ HIỆN ĐẠI HÓA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM” Kính gửi: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng Cùng toàn thể các đại biểu QH khóa XII kỳ họp thứ 8 Kính thưa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và tất cả các đại biểu QH! Là cử tri, là một nhà khoa học có trách nhiệm, tôi hướng về Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 với sự quan tâm sâu sắc nhất. Đây sẽ là kỳ họp đặc biệt quan trọng trước một thập niên mới hướng tới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vào năm 2020. Tôi xin kính chúc Chủ tịch cùng tất cả các ĐB QH lời chúc sức khỏe và lời chúc thành công tốt đẹp! |
Với trách nhiệm công dân cao cả tôi xin trình bày sáng kiến yêu nước và nguyện vọng sau đây: 1- Tha thiết đề nghị Quốc hội hãy cứu lấy sự nghiệp đường sắt nước nhà! Đường sắt (ĐS) Việt Nam khổ 1 mét, qua hơn 110 năm đã lạc hậu, rệu rã xuống cấp, gây ra rất nhiều tại nạn lật tàu, đe dọa đến tính mạng nhân dân, làm suy yếu nền quốc phòng toàn dân và đang đứng trước nguy cơ phá sản do thị phần chỉ còn đạt 6%. Hiện tại Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang sử dụng 24.500 tỷ VND, tương đương 1,8 tỷ USD, để đưa tà vẹt bê tông cốt thép (BTCT) dự ứng lực khổ 1 mét vào kiên cố hóa toàn bộ hệ thống ĐS. Như vậy Bộ GTVT đang trói chặt lâu dài ĐS nước ta trong vòng lạc hậu vĩnh cửu, gây lãng phí lớn 24.500 tỷ VND bằng tiền thuế đóng góp của toàn dân, gây phá sản cho ĐS nước nhà, làm suy yếu quốc phòng và an ninh, làm trầm trọng thêm sự quá tải giao thông và đại họa tai nạn giao thông tại nước ta. Đáp lời kêu gọi của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ, với lòng yêu nước, thương nòi, tôi đã giải xong toàn bộ bài toán giao thông cho Việt Nam, giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông cho Hà Nội và TP HCM, điều mà nhiều nhóm chuyên gia nước ngoài đến VN nghiên cứu nhưng không đưa ra được giải pháp. Nguyên nhân của ùn tắc giao thông tại VN, đại họa tai nạn giao thông có nguồn gốc từ sai lầm từ ĐS khổ 1 mét đang lạc hậu hơn thời kỳ nô lệ (trước 1945). Tôi đã nghiên cứu thành công luận án Tiến sỹ “Mở rộng và hiện đại hóa ĐS VN” thành khổ tiêu chuẩn quốc tế 1,435 m, tốc độ 150-200 km/h với chi phí 5 tỷ USD, hoàn thành chỉ trong 3 năm. Công trình đã được gửi tới Chủ tịch QH, Thủ tướng, được công khai cho toàn dân biết và đã được UBATGTQG tặng Giải thưởng Quốc gia về hiến kế. 2 – Quốc hội cần giao nhiệm vụ cho Chính phủ phải làm chủ công nghệ ĐS mà không để lệ thuộc vào nước ngoài! Với 3200 km ĐS, qua quá trình tích lũy lịch sử, trị giá tài sản trên 30 tỷ USD, đây là kho tài sản lớn của quốc gia. Nếu để ĐS phá sản sẽ là tổn thất lớn của nước nhà. ĐS VN là đại công trình trọng điểm của quốc gia, công trình đặc biệt về an ninh và quốc phòng mang vận mệnh quốc gia, nên không thể giao phó cho chuyên gia nước ngoài điều tra nghiên cứu và nắm công nghệ. ĐS là nguồn tài sản to lớn, là nguồn lợi của cả một dân tộc mà biết bao Anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu hy sinh để gìn giữ cho con cháu. Để ĐS khổ 1 mét lạc hậu kéo dài là lãng phí lớn máu xương và tài sản Nhà nước. Tôi cho rằng đã đến lúc Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ phải cùng thống nhất ý chí và hành động để lãnh đạo trực tiếp toàn diện tuyệt đối sự nghiệp mở rộng và hiện đại hóa ĐS VN, coi đây như một vấn đề quan trọng đặc biệt để bảo vệ bí mật quốc gia, bảo vệ lợi ích to lớn của dân tộc, và là việc làm tiên quyết cho mục tiêu đến năm 2020 VN sẽ trở thành nước công nghiệp. 3 – Việc đưa đất nước thoát khỏi “cuộc chiến tranh” đại họa tai nạn giao thông đang nằm trong tầm tay Quốc hội! Mắt xích yếu nhất hiện nay trong hệ thống chính trị nước ta đó là mặt trận giao thông vận tải. Chưa bao giờ trong lịch sử, Đất nước ta phải trả giá quá đắt bởi một cuộc chiến hao người tốn của kéo dài, với mỗi năm có 13 ngàn (13000) sinh linh đồng bào chiến sỹ tử nạn, hàng chục ngàn người bị thương, thiệt hại kinh tế 1 tỷ USD. Như vậy tính ra 10 năm qua, chúng ta đã hy sinh 13 vạn (130.000) con người, hàng chục vạn người bị thương, bị tàn phế, thiệt hại kinh tế gần 10 tỷ USD. Đây là cái giá quá đắt ngang với một cuộc chiến tranh và sẽ chưa có hồi kết vì Bộ GTVT không tìm ra được lối thoát mà đang chờ nhân dân hiến kế và chờ Quốc hội quyết định! Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền “tuyên bố tình trạng hòa bình hay chiến tranh”, tôi xin gửi đến Quốc hội lời khẩn cầu phải mở rộng và hiện đại ĐS để đất nước thoát khỏi cuốc chiến đại họa tai nạn giao thông. Tôi tha thiết đề nghị Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân – cần đưa ra giải pháp khẩn cấp mở rộng và hiện đại ĐS để “khai thông huyết mạch” bảo vệ tính mạng nhân dân. Đây là giải pháp tối ưu “5 trong 1” vừa cứu được dân, vừa cứu ĐS thoát khỏi phá sản, vừa giảm thiểu tai nạn giao thông, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vừa tăng cường tiềm lực về quốc phòng và an ninh. Còn một ngày ĐS lạc hậu là đất nước còn đau thương, cứ để Bộ GTVT loay hoay tìm giải pháp thì 100 năm nữa chúng ta vẫn chưa có ĐS hiện đại và đất nước còn phải trả giá. Với tính chất đặc biệt quan trọng như vậy, tôi tha thiết đề nghị QH khóa XII hãy vì tính mạng nhân dân và lợi ích dân tộc, nên kéo dài thêm một ngày để bàn thảo mở lối thoát cho ĐS nước nhà bằng việc nhanh chóng thông qua NGHỊ QUYẾT QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 8 VỀ VẤN ĐỀ MỞ RỘNG VÀ HIỆN ĐẠI HÓA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM. Đây sẽ là một việc làm vô cùng ý nghĩa của QH khóa XII đầy trách nhiệm lịch sử, khi đưa ra được giải pháp để cứu dân và quyết định tương lai bền vững cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và tương lai cho muôn đời con cháu! Quyết định nhanh của một kỳ họp QH sẽ cứu được hàng ngàn sinh mệnh đồng bào chiến sỹ. Chưa bao giờ VN mạnh như ngày nay, đây là thời cơ lịch sử cho QH khóa XII chứng tỏ trí tuệ và trách nhiệm trước toàn dân. Để tiết kiệm thời gian của Quốc hội, tôi xin mạn phép trình bày dự thảo nghị quyết cho QH bằng trí tuệ của khoa học kỹ thuật và công nghệ Đường sắt. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Quốc hội, trước pháp luật về động cơ nghiên cứu, tính đúng đắn và lợi ích to lớn của công trình khoa học này. Tôi xin hứa sẽ đưa hết nhiệt tình và tư duy phục vụ sự nghiệp Mở rộng và hiện đại hóa ĐS, sẵn sàng ứng cử vào ĐBQH cho khóa tới để cống hiến sức lực trí tuệ cho sự nghiệp vinh quang hiện đại hóa ĐSVN! Mở rộng và hiện đại hóa ĐS là lợi ích to lớn vĩnh cữu của toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân; để ĐS lạc hậu và phá sản là tổn thất nặng nề cho cả dân tộc. Tôi tha thiết đề nghị Chủ tịch QH khóa XII cùng toàn thể các Đại biểu QH hãy vì tính mạng nhân dân, vì lợi ích to lớn, bền vững của dân tộc mà đoàn kết nhất trí cao thông qua nghị quyết lịch sử, huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân vào sự nghiệp mở rộng và hiện đại hóa ĐS VN, nhanh chóng đưa VN trở thành cường quốc về ĐS trong hiệp hội các nước ASEAN! Vinh quang của sự nghiệp Mở rộng và hiện đại hóa ĐS sẽ thuộc về Quốc hội lịch sử khóa XII, kỳ họp thứ 8! Kính đơn! TS. Trần Đình Bá Cử tri Thành phố Vũng Tàu Hội Kinh tế và vận tải Đường sắt Việt Nam Sinh 1957 – nguyên “Sinh viên ĐH xếp bút nghiên lên đường cứu nước”, nguyên sỹ quan tác chiến – tham mưu trong QĐND VN, Huân chương Chiến công tại mặt trận, Huy chương kháng chiến, Huy hiệu Đại thắng mùa Xuân 1975, Huy hiệu Vì An ninh Tổ Quốc, Huy hiệu Vì Nghĩa vụ Quốc tế, Huy hiệu Dũng sỹ giữ nước, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, Giải thưởng Quốc gia về Hiến kế giảm thiểu TNGT. Tôi xin gửi kèm theo đây một bản Dự thảo Nghị quyết. Vì trong bản Nghị quyết sẽ có một số thuật ngữ chuyên môn về đường sắt, giúp cho ban soạn thảo thuận lợi trong việc thảo luận và soạn thảo nhanh bản Nghị quyết quan trọng này. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc —————– NGHỊ QUYẾT (DỰ THẢO) CỦA QUỐC HỘI SỐ … /2010/NQ-QH12 NGÀY … THÁNG 11 NĂM 2010 VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG VÀ HIỆN ĐẠI HÓA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; - Căn cứ Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; - Căn cứ Luật Đường sắt của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. - Sau khi xem xét Tờ trình của Chính phủ số 23/TTr-CP ngày 05 tháng 4 năm 2010 về Báo cáo đầu tư dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội – TP Hồ Chí Minh và biểu quyết thông qua của QH ngày 19/6/2010. Xét tình hình quá tải về giao thông và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng do sự xuống cấp của hệ thống đường sắt khổ 1 mét hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như quốc phòng – an ninh. Xét nguyện vọng của cử tri và ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tha thiết để nghị mở rộng và hiện đại Đường sắt VN để bảo vệ tính mạng nhân dân, tài sản của toàn dân và tăng cường phát triển kinh tế xã hội cũng như quốc phòng – an ninh. QUYẾT NGHỊ: Điều 1 Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Mở rộng và hiện đại hóa hệ thống Đường sắt Việt Nam theo tiêu chuẩn khổ đường sắt quốc tế 1,435 mét để đáp ứng nhu cầu đi lại, đảm bảo an toàn cho tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước và đảm bảo về quốc phòng – an ninh và phúc lợi xã hội. Địa điểm thực hiện: trên toàn bộ hệ thống đường sắt từ TP Hồ Chí Minh đi Hà Nội, từ Hà Nội đi Lào Cai, Đồng Đăng, Hải phòng, Quảng Ninh và kết nối với mạng đường sắt quốc tế khổ 1,435 m. Điều 2 Một số thông số cơ bản của Dự án: 1. Quy mô của Dự án: Mở rộng toàn bộ hệ thống đường sắt khổ 1 mét, đường lồng 1 m + 1,435 m thành khổ tiêu chuẩn thống nhất 1,435 m để tiến tới điện khí hóa đường sắt trên toàn quốc. 2. Công nghệ chính: Mở rộng khổ kỹ thuật của đường sắt bằng tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực 1,435 mét tiêu chuẩn Châu Âu (EU), dùng ray và ghi thép P63 mối nối hàn cứng, sử dụng hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu bằng vệ tinh Vinasas để đạt tốc độ cao trên 150 km/h, đảm bảo hành trình Hà Nội – TP HCM chỉ 12-15 giờ. Khi thực hiện dự án vẫn đảm bảo hoạt động lưu thông bình thường cho Đường sắt hiện tại, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện dự án và đảm bảo hiệu quả kinh tế ngay tại thời điểm lập Dự án đầu tư. 3. Diện tích đất xây dựng: Khai thác triệt để mạng lưới đường sắt trên nền đường hiện có nhằm tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên.Tiết kiệm diện tích đất trong việc nắn chỉnh vòng cua và thực hiện mở rộng các ke ga để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 4. Tổng mức đầu tư: Dự toán khoảng 120.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập Dự án, quý I năm 2010). 5. Thời gian và lộ trình thực hiện: - Khởi công dự án Mở rộng và hiện đại hóa Đường sắt Việt Nam vào tháng 5 năm 2011, và hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 5 năm 2014 (thời gian 3 năm). - Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công Mở rộng và hiện đại hóa Đường sắt Việt Nam. Điều 3 Giao Chính phủ quyết định đầu tư và triển khai dự án với các yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản sau đây: 1. Khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt hiện tại và ban hành đầy đủ, đồng bộ văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác đường sắt sau khi mở rộng hiện đại. 2. Tính toán thiết kế mở rộng hiện đại theo tiêu chuẩn an toàn đường sắt theo TCVN, bảo đảm bí mật an ninh đường sắt. Nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về các tác động của các đứt gãy kiến tạo địa chất, các hiện tượng biến đổi khí hậu, thoát lũ hiệu quả để bảo vệ hệ thống đường sắt; lập và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định. 3. Xây dựng phương án thi công mở rộng kỹ thuật đường và chuyển đổi thiết bị đầu máy toa xe đồng bộ và khai thác hợp lý trong quá trình sử dụng. Tổ chức thực hiện tốt công tác di dân tái định cư ở những nơi cần nắn chỉnh vòng cua hay mở rộng ke ga, đầu tư xây dựng hạ tầng cầu cống, cầu vượt cho đường bộ, hệ thống tín hiệu và điều khiển chạy tàu phục vụ cho lưu thông đường sắt được an toàn và hiệu quả cao nhất. 4. Giao cho Tổng cục kỹ thuật Bộ Quốc Phòng thẩm định dự án và quản lý kỹ thuật công nghệ đường sắt để phục vụ phát triển kinh tế xã hột đồng thới phục vụ đắc lực cho quốc phòng và an ninh trong mọi tình huống ; 5. Huy động sức mạnh của toàn Dân, toàn Quân cho sự nghiệp Hiện đại hóa đường sắt. Huy động các sư đoàn Công binh, các Tổng công ty xây dựng quân đội, Tập đoàn Viettel quân đội làm chủ công cùng với việc huy động các đơn vị xây dựng trong ngành Giao thông vận tải cùng lực lượng vật tư tại các tỉnh thành có đường sắt đi qua. Có kế hoạch nâng cao công nghệ sản xuất thiết bị để thực hiện làm chủ hoàn toàn công nghệ đường sắt. 6. Khẩn trương triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong việc điều hành khai thác đường sắt tiêu chuẩn quốc tế, tốc độ cao đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn. 7. Nghiên cứu, đánh giá hệ thống hạ tầng về cầu, hầm, tín hiệu hiện tại để nâng cấp đảm bảo an toàn và sử dụng tiết kiệm, khai thác tiềm năng phát triển mở rộng mạng lưới đường sắt tiêu chuẩn quốc tế phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Có quy hoạch, kế hoạch tổng thể sử dụng đất để tiến tới mở rộng đường sắt hai chiều riêng biệt cho tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, ưu tiên phát triển giao thông đường sắt để tiết kiệm đất đai cho an ninh lương thực và giảm thiểu tác động của việc biến đổi khí hậu thời tiết, đảm bảo phát triển bền vững. 8. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thông qua nhiều hình thức cụ thể, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhắm mục tiêu “TẤT CẢ CHO SỰ NGHIỆP HIỆN ĐẠI HÓA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM” góp phần đắc lực cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Điều 4 Chính phủ nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệt cho phép chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách, cung cấp tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu đường sắt, huy động vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là kiều bào và các doanh nhân nước ngoài tham gia sự nghiệp Hiện đại hóa đường sắt nhanh chóng trình Quốc hội xem xét, quyết định. Điều 5 1. Trước khi khởi công dự án Mở rộng và hiện đại hóa đường sắt, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả việc chuẩn bị và kế hoạch thực hiện. 2. Sau khi triển khai Dự án, cứ 6 tháng Chính phủ báo cáo Quốc hội về tiến độ thực hiện. 3. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Quốc phòng – An ninh, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh thành có đường sắt đi qua và các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày Quốc hội thông qua. Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày… tháng 11 năm 2010. Người chịu trách nhiệm về bản dự thảo! trandinhbavt@yahoo.com, ĐT 0913758555 Thư và bản dự thảo đã được gửi phát nhanh EMS cho Chủ Tịch QH Nguyễn Phú Trọng. Phiếu gửi số VE 79567673 9 VN ngày 19/11/2010 Tác giả gửi trực tiếp cho BVN - ĐSCT nghiên cứu dự án chứ không quyết định đầu tư (Bee)- Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT, Hồ Nghĩa Dũng khi trả lời chất vấn của ĐB về đường sắt cao tốc (ĐSCT) chiều 23/11. - “Nghiên cứu đường sắt cao tốc là đúng” (VTC) ĐSCT: Chỉ có ở Việt Nam (Đào Tuấn blog)Tái khởi động đường sắt cao tốc là cần thiết, đúng luật (PL)- |