Vinashin: Chuyện "Vay - Trả" không chỉ hiện ở con số (II) (Bee)- Đưa dự án khu công nghiệp cảng biển Hải Hà nằm trong dự án khu công nghiệp Vinashin là quyết định chiến lược tạo ra một hậu phương... -Vinashin: Nặng nợ nhưng vẫn phải vượt sóng ra khơi (III) (Bee)-Tập đoàn Vinashin đã phải vay nợ mới để trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn, thậm chí lấy vốn lưu động để chi đầu tư
- Nên có “sách trắng” về việc rót vốn ngân sách cho DNNN (VEF) TS. Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, từng là Thư ký Tổ thi hành Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005. Ông là tác giả của rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về rà soát “giấy phép con”, về cải cách doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong nhiều năm qua. Rót vốn cho DNNN: Đã bấm nút thì Quốc phải chịu trách nhiệm
Kinh tế Việt Nam nhìn từ Singapore: Vietnam needs an economic rethink (Straits Times 17-11-10) -- Việt Nam cần suy nghĩ lại nền kinh tế của mình. "Vietnam is virtually the only country in the region struggling to contain a rising trade deficit" .. "the most serious problem is muddle-headed policy formulation" WHOA! WHOA! ◄◄
-Báo cáo tổng kết hoạt động Đại lễ trước ngày 30/11
(VnMedia) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vừa chỉ đạo, trước ngày 30/11/2010 phải hoàn thiện báo cáo tổng kết việc triển khai thực hiện các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
(17/11/2010 23:5')
(17/11/2010 23:5')
Trước khi Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng có văn bản yêu cầu Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) và UBND TP Hà Nội tổng kết quá trình chuẩn bị đại lễ 1.000 năm Thăng Long thì đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng đã chất vấn bộ trưởng Bộ Tài chính về việc này. Cụ thể, GS Nguyễn Lân Dũng nói rằng có thông tin cho rằng chi phí cho đại lễ lên đến 90.000 tỉ đồng nên ông đã đề nghị người đứng đầu Bộ Tài chính xác tín lại. Thế nhưng tại công văn trả lời, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh không đưa ra số liệu cụ thể, mà chỉ nhận định chung chung rằng kinh phí được thực hiện từ nhiều nguồn, gồm: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn đóng góp của các cá nhân, tổ chức.
Hiện Bộ chỉ nắm được số liệu Thủ tướng duyệt là 218,4 tỉ đồng, còn các khoản chi từ ngân sách các địa phương, trong đó chủ yếu là Hà Nội, thì Bộ mới đang yêu cầu báo cáo.
Thực ra đại lễ 1.000 năm Thăng Long đã được chuẩn bị từ 10 năm trước, các hạng mục mua sắm, xây dựng... đều đã được dự toán cụ thể và xác định nguồn chi. Đến nay, đại lễ cũng đã kết thúc hơn một tháng, các công ty, nhà thầu, cá nhân tham gia xây dựng và phục vụ lễ hội đã bắt đầu được thanh toán tiền công và giá trị xây lắp. Vì thế, việc chưa có được con số chi phí (dù là ước tính) để báo cáo Quốc hội, cơ quan phân bổ và quyết toán ngân sách, đã bộc lộ những điểm băn khoăn.
Bởi vì ngay từ cuối 2002, khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng còn là bộ trưởng Tài chính đã ký ban hành “Chuẩn mực kế toán Việt Nam”. Theo chuẩn mực này, các dòng tiền có nguồn gốc ngân sách, hoặc nộp cho ngân sách (như các khoản hỗ trợ đại lễ) đều phải được theo dõi thông qua các nguyên tắc và quy định của các nghiệp vụ kế toán nhằm theo dõi sự di chuyển của các luồng tiền, kể cả khi nó nằm ở nguyên liệu, bán thành phẩm, dịch vụ, tiền ứng trước, nợ phải đòi... để bất cứ khi nào có nhu cầu chủ sở hữu cũng có thể nắm được.
Đầu kỳ họp đại biểu đã lo lắng về sự thiếu thống nhất con số nợ của Vinashin. Nay lại thêm việc chậm xác định chi phí thực cho một lễ hội thì không biết ai sẽ gương mẫu trong thực thi chuẩn mực kế toán?
- Gom heo xuất sang Trung Quốc (TNO) - Trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng tiêu thụ trong nước dẫn đến giá tăng cao thì mỗi ngày đang có hàng ngàn con heo được xuất sang Trung Quốc.
- Việt Nam học được gì từ Hàn Quốc? (VEF) lược dịch từ bài viết mới nhất của cây bút Michael Schuman trên TIME.
- Nước Mỹ thấp thỏm lo… (TVN) bài tiếp theo của JOSEPH NYE
Kinh tế Mỹ - Đô la: Currency Fight With China Divides U.S. Businesses (NYT 16-11-10) -- Bắt sinh viên đọc bài này!
ZHUJI, China — For American business, the United States currency dispute with China is a two-sided coin.
On the tails-we-lose side are companies like New York-based PS Brands, one of the biggest American importers of socks. With the Obama administration pressing China to raise the value of its currency, the cost of Chinese-made socks is likely to rise. So PS Brands’ main supplier here is demanding shorter contracts at higher prices....
For the heads-we-win side, look to an American company 9,000 miles away, in Irvine, Calif., where the prospect of a weaker dollar is actually good news. There, Staco Systems, a maker of aerospace electronics, has a growth business selling parts to state-owned aviation companies in China. If anything, a stronger Chinese renminbi would make Staco’s products even more attractive to buyers in China.
Mỹ - Trung Quốc - Đô la: The Fed is there to serve the US, not China (Telegraph 17-11-10) -- "The downside of pegging the yuan to the dollar is that China has to accept the influence of ultra-loose US monetary policy, which is plainly wholly inappropriate for an economy racing away at 10 per cent per annum growth rate" DAMN GOOD POINT!
- Nước Mỹ thấp thỏm lo tắc nghẽn hệ thống chính trị (TVN) -Bất chấp những vấn đề trên và một số điều bấp bênh khác, dường như với các chính sách đúng đắn nền kinh tế Mỹ vẫn có thể tiếp tục tạo ra quyền lực cứng cho đất nước. Nhưng còn các thể chế Mỹ thì sao?
- Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ”? (RFA)- Hoa Kỳ nên gọi Trung Quốc là một “kẻ thao túng tiền tệ”, và phải có biện pháp đối với những chính sách của Bắc Kinh đã làm lệch lạc hoạt động thương mại trong Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO).
- China has reached end of road for export-led growth (Financial Times)- China’s economic miracle was made possible by good fortune abroad but the financial crisis has ushered in a prolonged period of low global growth
- Taiwan and China join in iron ore move (Financial Times)- Taiwan's China Steel and China's Baosteel show a rare example of cross-Strait steel industry alliance with plans to jointly invest in overseas mines
-Cuộc cải cách lương hưu của chính quyền Sarkozy (Diễn Đàn)- Nguyễn Quang
- Lập đường dây nóng chống tội phạm mua bán người VNExpress
Người dân phát hiện dấu hiệu của hoạt động mua bán người hãy gửi tin báo tới địa chỉ email phongchongmuabannguoi@gmail.com, hoặc gọi điện thoại đến số 069.37077 của Bộ Công an. Ngày 17/11, thiếu tướng Cao Minh Nhạn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh ...
Lập đường dây nóng tố giác tội phạm mua bán ngườiVNMedia
Lập đường dây nóng phòng chống nạn mua bán ngườiAn ninh thủ đô
Lập đường dây nóng phòng chống mua bán ngườiVTC
---------
-- Nhập siêu tháng 10 chính thức vượt 1 tỷ USD VnEconomy -
Lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, nhập siêu vượt mốc 1 tỷ USD trong tháng 10, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan
- Người vay tiêu dùng xót xa vì lãi suất (VNN)- Hôm 15/11, anh Tuấn (Hà Nội) đến hỏi vay tại một ngân hàng cổ phần thì nhân viên thông tin lãi vay lên tới 20%.
- Người vay tiêu dùng xót xa vì lãi suất (VNN)- Hôm 15/11, anh Tuấn (Hà Nội) đến hỏi vay tại một ngân hàng cổ phần thì nhân viên thông tin lãi vay lên tới 20%.
Đây là câu hỏi chung của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khi chất vấn các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng trong những ngày tới, về tình trạng thiếu điện ngày một tăng, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.
- Xử phạt quảng cáo sai: Luật đã đủ răn đe? (Bee)- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được thông qua chiều nay (17/11) vẫn không bổ sung thêm chế tài về vi phạm quảng cáo quá mức.
- Đặc thù không phải là đặc quyền Thanhnien Online - Thảo luận tại hội trường về dự luật Thủ đô, sáng 16.11 nhiều ý kiến của ĐBQH tỏ ra chưa đồng tình với những quy định mà dự luật đưa ra.
- Phương án thiết kế cầu Long Biên mới
Phối cảnh cầu Long Biên mới (cầu phía trái).
17/11/2010 17:32:42- Các đơn vị tư vấn đưa ra 6 phương án thiết kế cho cầu Long Biên mới, trong đó 3 phương án dùng kết cấu bê tông, còn lại dùng kết cấu thép. BQL các dự án đường sắt đang chuẩn bị trình Bộ GTVT lựa chọn phương án dùng kết cấu thép.
-Làm rõ bản chất, tính đặc thù của Hợp tác xã (VOV)- Việc xác định tính đặc thù của HTX nhằm có chính sách, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phù hợp và chế tài xử lý các hành vi vi phạm, tạo điều kiện cho HTX phát triển nhưng không sai lệch bản chất
- Hãy để “đất lành chim đậu” (TT)- Đường sắt cao tốc và chuyện 1.000 con rồng
Ngày 16-11, GS Nguyễn Lân Dũng (đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) cho biết ông vừa nhận được văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng liên quan đến dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM. Theo đó, “bộ trưởng vẫn giữ quan điểm là sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm đường sắt cao tốc”.
“Tôi đi Đài Loan về, họ có thu nhập bình quân 30.000 USD/người, vậy mà khi lên tàu cao tốc thì trên cả toa tàu chỉ có tôi và cậu cán bộ của tôi ngồi suốt chiều dài từ Đài Nam đến Đài Bắc. Tôi hỏi ra thì được biết dân Đài Loan ít đi tàu cao tốc vì vé đắt quá, đắt hơn cả vé máy bay. Một cán bộ làm việc tại cơ quan đại diện của Việt Nam bên đó nói với tôi Đài Loan lỗ chổng vó trong đường sắt cao tốc. Tôi hỏi Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng là cá nhân ông nghĩ gì về hiện tượng này? Việt Nam thu nhập thấp hơn Đài Loan hàng chục lần, liệu có người đi hay không? Bộ trưởng trả lời là sẽ gửi cho tôi một số tài liệu khác để tham khảo nhưng tôi chưa nhận được tài liệu đó” - GS Nguyễn Lân Dũng nói.
* Về số thực chi cho đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là bao nhiêu? Trong văn bản trả lời GS Nguyễn Lân Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết chi cho đại lễ có nhiều nguồn, các bộ ngành trung ương chi hết hơn 200 tỉ đồng, còn các địa phương chi theo thẩm quyền quyết định của HĐND và Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo nên chưa thống kê được.
GS Nguyễn Lân Dũng cho biết sẽ tiếp tục chất vấn bộ trưởng Bộ Tài chính về số tiền chi cho đại lễ vì đây là vấn đề dân rất quan tâm. “Có một chi tiết tôi hỏi là có hay không chuyện mua 2.000 viên ruby ở châu Phi về để làm mắt cho 1.000 con rồng nhưng không thấy bộ trưởng trả lời. Nếu là kinh phí nhà nước bỏ ra làm thì cần công khai xem 1.000 người nhận những con rồng đó là những ai?” - GS Nguyễn Lân Dũng nói.
LÊ KIÊN
Lo ngại tình trạng cá nhân, tổ chức bất hợp tác với tòa án
Chiều 16-11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Đa số ý kiến cho rằng dự luật lần này được sửa đổi theo hướng tiến bộ, ví dụ đảm bảo quyền tranh luận của các bên đương sự tại tòa. Tuy nhiên, nhiều đại biểu băn khoăn về tính khả thi của quy định cá nhân, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của tòa.
-Công nghiệp Dệt may Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc (Bee)- Dệt may Việt Nam hiện gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguồn nguyên liệu của Trung Quốc
- Ra mắt dự án “thành phố casino” tại Lạng Sơn VnEconomy -
- Ra mắt dự án “thành phố casino” tại Lạng Sơn VnEconomy -
-Ký Tuyên bố chung về hợp tác Tam giác phát triển CLV (PL)-Theo chinhphu.vn, ngày 16-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ sáu tổ chức tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia).
- Quốc hội thông qua 2 dự án Luật và 1 Nghị quyết(VOV) - Chiều 17/11, Quốc hội làm việc dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và Huỳnh Ngọc Sơn biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Khoáng sản (sửa đổi) và thông qua Nghị quyết Chương trình hoạt động ...
Cấm các quảng cáo lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùngHà Nội Mới
Quốc hội thông qua 1 Nghị quyết và 2 LuậtBáo điện tử Chính phủ
Thông qua nghị quyết về các chương trình giám sát của Quốc hội năm 2011Sài gòn Giải Phóng
Thứ tư, 17/11/2010, 17:44 (GMT+7)
(SGGPO). - Chiều nay, 17-11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011, Luật khoáng sản sửa đổi và Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
Trên cơ sở xem xét đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam, tờ trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết nghị sẽ tiến hành giám sát tối cao các nội dung sau đây:
Thứ nhất, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa XII của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng thời, tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (nếu có).
Thứ hai, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, xem xét Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ tám, Quốc hội khoá XII đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIII.
Thứ ba, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề.
Nghị quyết nêu rõ, trên cơ sở nội dung hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội và căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội chủ động xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình; có kế hoạch chỉ tiêu cho từng quý, từng tháng để phục vụ việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát.
Ngoài ra, căn cứ vào các nội dung trên, chương trình giám sát của các cơ quan của Quốc hội và tình hình, điều kiện thực tế, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng chương trình, tiến hành họat động giám sát và báo cáo kết quả theo quy định của pháp luật.
Quốc hội giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011; chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện hoạt động giám sát; chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát; chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả giải quyết các kiến nghị giám sát. Đồng thời, xem xét báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội 6 tháng và cả năm; tổng hợp và báo cáo kết quả việc thực hiện chương trình giám sát tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội.
Các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương liên quan có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của cơ quan tiến hành giám sát. Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Chiều nay, 17-11, Quốc hội đã thông qua Luật Khoáng sản sửa đổi và Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
Với Luật Khoáng sản sửa đổi, về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trong Luật này chỉ quy định mang tính nguyên tắc về việc Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản cho địa phương để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ căn cứ vào quy định của Luật này và các luật có liên quan để quy định cụ thể phù hợp với Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng dự án khai thác khoáng sản.
Về thẩm quyền lập quy hoạch khoáng sản, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, thực tế hoạt động khoáng sản trong thời gian qua và đối chiếu với Luật tổ chức Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, để bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước về khoáng sản, tạo điều kiện chủ động cho Chính phủ trong công tác điều hành, Luật cần chỉnh sửa theo hướng giao Chính phủ quy định, phân công cụ thể các bộ, ngành trong việc lập quy hoạch khoáng sản và hướng dẫn việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương.
Về đấu giá quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, để bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ về cấp quyền khai thác khoáng sản, dự thảo Luật quy định việc cấp quyền khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá chỉ được tiến hành ở khu vực khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở quy định các tiêu chí để xem xét cụ thể. Trong trường hợp này tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Như vậy, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện cả ở khu vực hoạt động khoáng sản nhưng chưa thăm dò khoáng sản và khu vực hoạt động khoáng sản đã thăm dò khoáng sản. Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân trúng đấu giá khai thác khoáng sản phải thực hiện việc thăm dò khoáng sản. Kết quả thăm dò khoáng sản do Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia thẩm định và phê duyệt để bảo đảm lợi ích quốc gia.
Về chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, về nguyên tắc dự thảo Luật không khuyến khích chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản để hạn chế việc mua đi bán lại giấy phép phát sinh nhiều tiêu cực. Tuy nhiên, trên thực tế, có tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản do điều kiện khách quan không thể tiếp tục thực hiện dự án đầu tư, có nhu cầu chuyển nhượng dự án đã đầu tư để thu hồi vốn. Do đó, để phù hợp với các luật hiện hành như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và hạn chế việc làm thất thoát tài sản xã hội, Luật cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng mua đi bán lại giấy phép các dự án nhằm trục lợi gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, dự thảo Luật có quy định nguyên tắc, điều kiện tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản và chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản.
- Cấm quảng cáo hàng hóa sai sự thật
Với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, về trách nhiệm trong việc quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, Luật quy định rõ trách nhiệm của bên thứ ba là bên được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuê cung cấp thông tin cho người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông trong việc thông tin, quảng cáo hàng hóa dịch vụ.
Luật cũng quy định cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc cung cấp không đầy đủ, sai lệch, không chính xác hoặc che giấu thông tin về hàng hoá, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó cung cấp.
Luật cũng đưa ra quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
Thực trạng buôn bán nhỏ lẻ trong đời sống sinh hoạt ở nước ta còn phổ biến, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất đa dạng, phong phú, phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định.
Vì vậy, Luật quy định, căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Chính phủ và điều kiện cụ thể của địa phương, UBND xã, phường, thị trấn, ban quản lý chợ, khu thương mại triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng, số lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
Vì vậy, Luật quy định, căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Chính phủ và điều kiện cụ thể của địa phương, UBND xã, phường, thị trấn, ban quản lý chợ, khu thương mại triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng, số lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
- Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ (RFA)-Trung Quốc đã gia tăng các khoản nợ của Mỹ hồi tháng 9, và tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, trong khi các quốc gia khác hành động ngược lại là giảm bớt.
- Taiwan and China join in iron ore move (Financial Times)- Taiwan's China Steel and China's Baosteel show a rare example of cross-Strait steel industry alliance with plans to jointly invest in overseas mines
- --Vũ Quang Việt: Vấn đề vàng – đô la: phải chăng là dấu hiệu khủng hoảng tài chính đang tới ? (Diễn Đàn 16-11-10) -- Nếu vào Diễn Đàn không được thì dùng bản này ◄
-Vấn đề vàng – đô la : dấu hiệu khủng hoảng tài chính đang tới ? Vũ Quang Việt
Tình hình kinh tế Việt Nam đang có nhiều triệu chứng nguy cơ mở màn cho khủng hoảng tài chính nếu không được điều hành đúng đắn trong thời gian tới. Những phân tích dưới đây hy vọng chỉ mang tính cảnh báo.
Vàng không nên là phương tiện thanh toán
Vàng là gì ? Đúng là vàng chỉ là quý kim, dùng làm vật trang sức. Nhưng có lúc, vàng trở thành phương tiện thanh toán khi dân chúng mất tin tưởng vào đồng tiền nội địa.
Việc biến, hoặc gắn vàng vào giá trị đồng tiền (chế độ kim bản vị ngày xưa) tưởng là giải pháp nhưng thật ra là không vì không nền kinh tế nào có thể kiểm soát được lượng cung vàng ; nó tuỳ thuộc vào lượng vàng sản xuất và đặc biệt là đầu cơ, không liên quan gì đến mức phát triển kinh tế và nhu cầu thanh toán. Nó lại biến nhà nước bất cứ nơi đâu thành nạn nhân tế thần của các lực ngoại biên, và triệt tiêu khả năng làm chủ chính sách tiền tệ của nhà nước.Vàng trở về đúng vị trí quý kim của nó từ thời Tổng thống Mỹ Nixon, khi ông ta quyết định xóa bỏ việc bảo đảm giá trị đồng đô-la Mỹ bằng vàng. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trở về đúng vị trí của nó là chính sách mà nhà nước (qua ngân hàng trung ương và chi tiêu ngân sách) có thể dùng để quản lý nền kinh tế, mà không bị trói buộc bởi những yếu tố nằm ngoài nó. Trong quá khứ, lạm phát đã từng xảy ra chỉ vì đào được nhiều vàng, hoặc có khi ngược lại sự phát triển kinh tế bị hạn chế lại vì thiếu thanh khoản do không thể tăng được lượng vàng lên. Ngày nay, tăng cung hay hạn chế cung tiền có thể nằm trong tay nhà nước. Thí dụ các nhà kinh tế hiện đại đều biết rằng cung tiền thái quá sẽ tạo ra lạm phát nhưng nhà chính trị thì có thể lại quá nôn nóng hoặc chủ quan muốn thực hiện điều gì đó mà cố tình quên đi nguyên lý này. Do đó mà lạm phát hay ổn định tiền tệ là kết quả của chính chính sách kinh tế mà nhà cầm quyền đưa ra, và do đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chúng.
Già vàng tăng trên thị trường thế giới
Giá vàng tăng trên thị trường thế giới vì nền kinh tế thế giới bất ổn. Sự bất ổn này là do chính sách sai lầm của hai cường quốc Mỹ và Anh, mở cửa tự do cho tư bản tài chính, cho phép phát hành các công cụ tài chính phái sinh, mà không có thế chấp, nhằm đầu cơ vào thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất, đẩy giá lên tưởng như không có chỗ dừng. Nhưng rồi bong bóng ảo tưởng vỡ vì giá cả vượt ngoài khả năng chi trả của người lao động. Giá xuống đã đẩy hàng loạt các nhà đầu cơ phá sản, trong đó phần lớn là những người đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, chạy theo kiểu bầy đàn.
Để cứu nguy, các nền kinh tế phải bội chi ngân sách, phát hành thêm tín dụng để chặn đứng khủng hoảng. Giới đầu cơ trục lợi, rồi cả những người bình thường, cho rằng như thế lạm phát toàn thế giới sẽ tăng và cổ động mua vàng. Giá vàng đã tăng vùn vụt.
Tình hình hiện nay ở Mỹ, cũng không khác gì tình hình đã từng xảy ra ở Nhật, là doanh nghiệp chưa dám đầu tư vì phải cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá lớn do trước đây đã chạy theo bong bóng. Ở Mỹ hiện nay, mặc dù lãi suất rất thấp, thanh khoản tràn đầy nhưng ít ai dùng nên khả năng lạm phát ở Mỹ trong thời gian tới là rất thấp, hay có thể nói không có. Thời gian này có thể kéo dài tới 5-6 năm. Ở đây, với tốc độ tăng việc làm khoảng 150 000 người một tháng thì cũng cần 6 năm để giải quyết việc 15 triệu người thất nghiệp, đưa tỷ lệ thất nghiệp từ 10 % xuống 3 %. Giá vàng lên chỉ vì người ta nghĩ rằng lạm phát sẽ tăng mạnh. Nhưng nếu lạm phát không xảy ra thì giá đầu cơ hiện nay sẽ xuống. Khó có thể đoán là trong thời gian tới khi nào giá vàng sẽ xuống nhưng nó sẽ xuống, giống như sự lao dốc của giá nhà đất và chứng khoán ở Mỹ.
Tấn công và tháo chạy của tư bản nước ngoài
Các quốc gia châu Á đã học được bài học năm 1997. Đó là cần làm chủ phương tiện thanh toán của mình. Tài chính nước ngoài ồ ạt chảy vào các nước châu Á, đầu cơ vào thị trường địa ốc và chứng khoán, giá lên đến mức tưởng như châu Á mãi mãi là trung tâm thịnh vượng của thế giới. Chi tiêu ồ ạt. Cán cân thanh toán thiếu hụt. Chính sách của hầu hết mọi nước ở đây là chính quyền quyết định tỷ giá đồng bạc. Tình huống trên đã cho phép giới đầu cơ tài chính mở cuộc tấn công vào nội tệ ; họ bán nội tệ, mua ngoại tệ, tạo ra một cuộc tháo chạy của giới tài chính đầu cơ. Giá nhà, giá chứng khoán xuống. Ngoại tệ tháo chạy đưa đến việc chính quyền các nước này phải huỷ bỏ tỷ giá cứng. Chính sách tự do dòng chảy tư bản mà IMF cổ võ, kể cả ép buộc các nước thành viên thực hiện, đã hoàn toàn thất bại. Suharto ở Indonesia sụp đổ. Chỉ có Malaysia, chống lại IMF, ra lệnh cấm rồi hạn chế cuộc bán tống tháo chạy trên mà nền kinh tế đỡ bị ảnh hưởng nhất. Mở cửa hoàn toàn cho dòng chảy tư bản chính là tự làm mất quyền và khả năng kiểm soát lượng cung tiền qua chính sách tiền tệ của mình.
Để vàng và đô la Mỹ trở thành phương tiện thanh toán cũng là tự hy sinh quyền kiểm soát chính sách tiền tệ.
Việt Nam : vẫn tiếp tục cuộc chạy đua đạt tốc độ
bất kể chất lượng và ổn định
Năm 2007 mở đầu cho sự kiện Việt Nam vào WTO với dòng tư bản ồ ạt chảy vào. Chứng khoán và giá nhà lên tận mây. Ai nấy đều kỳ vọng mức phát triển cao với tốc độ 9-10 %. Vinashin và hàng loạt các dự án tiền tỷ khác được đặt lên bệ phóng, quên mất tác dụng của chúng mang đến cho ngân sách và tiền tệ. Vay mượn tăng, dòng chảy tư bản nước ngoài đổ vào, tín dụng tăng, chi tiêu nhà nước tăng. Lạm phát nhanh chóng tăng, đạt mức 28 % vào năm 2008. Thiếu hụt cán cân thanh toán tăng. Và sau đó ngòi nổ xẹp vì kinh tế thế giới khủng hoảng. May là có khủng hoảng, cắt đứt dòng chảy tư bản vào Việt Nam nếu không tác hại của dòng vốn này còn cao hơn nữa.
Vấn đề là Việt Nam vẫn đặt các chỉ tiêu tăng trưởng cao, tiếp tục chi tiêu quá mức, lần này là với lý do nhằm làm giảm ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Tất nhiên bội chi ngân sách tăng rất cao. Theo kế hoạch năm 2010, thiếu hụt ngân sách được quyết định là 6,2 % GDP, nhưng theo IMF, có thể lên tới 9 % nếu tính cả chi tiêu ngoài ngân sách. Nợ công tăng nhanh, năm 2009 tăng 9 % và năm 2010 tăng 12 % năm, do đó tỷ lệ nợ công trên GDP đã nhanh chóng vượt quá 50 % GDP, có lẽ là 57 %.
Nhập siêu vẫn tiếp tục lớn, năm 2009 là 12,2 tỷ đô-la, năm 2010 dự báo cũng sẽ tương tự, ít nhất là trên 12 tỷ đô-la. Nợ nước ngoài vì vậy tăng nhanh, hiện nay là khoảng 28 tỷ đô-la, bằng khoảng 40 % GDP.
Tình hình như thế nhưng không giống như bất cứ nước nào trên thế giới là có lạm phát rất thấp, Việt Nam lại vẫn lạm phát cao ; vào năm 2010 sẽ ở mức gần đạt hai con số. Khó có thể chấp nhận mức lạm phát như thế vì trong năm năm qua, kể từ năm 2006, lạm phát đã làm giảm sức mua gần 57 % và như thế khiến đời sống người lao động ngày càng khó khăn thêm. Hiện nay lạm phát lại đang trong đà tăng tốc ; đây là những dấu hiệu đáng cảnh báo nhất.
Tất cả chỉ là vì các nhà làm chính sách ở cả trung ương và địa phương vẫn chạy đua nhằm đạt tốc độ tăng GDP cao, thậm chí tất cả mọi tỉnh đều báo cáo đạt mức tăng trên dưới 10 % GDP, trong khi cả nước chỉ tăng 6 %. Vì đặt chỉ tiêu tốc độ tăng GDP cao, bất chấp thực tế và các hệ luỵ của nó, mà chúng ta đã thấy tỷ lệ đầu tư tăng nhanh từ 33 % GDP năm 2006 lên 42 % GDP hiện nay và ngay năm 2011 sắp tới, chỉ tiêu vẫn ở mức 42 % và tốc độ phát triển là 7-8 %.
Tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam hiện nay là cao nhất thế giới. Mà càng đầu tư cao, càng cần vốn, cần tín dụng, và vì không thể tăng năng suất do đó mà lạm phát. Đầu tư cao, đặc biệt tập trung ở các doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước, là tăng cường cho cơ hội tham nhũng cho các nhóm lợi ích, chính vì thế mà từ trung ương đến địa phương nơi nào cũng muốn có đầu tư cao. Đầu tư ở Việt Nam rất khác Trung Quốc. Họ nhập công nghệ mới, để tự tạo ra máy móc, sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh với nước ngoài. Ngược lại, Việt Nam là nhập máy móc, nhập nguyên liệu, làm gia công để bán tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền. Có lẽ các nhà làm chính sách hài lòng vì có tốc độ tăng GDP coi được. Nhưng đây là kinh tế ảo, vì về mặt thống kê học, khi có đầu tư thì giá trị đầu tư làm tăng GDP vì nó được tính trực tiếp vào GDP. Mặt trái của đầu tư cao, như trường hợp Vinashin, là tăng nhập siêu và nếu không bán được hàng thì phá sản, đưa đến công nợ không trả được. Nhu cầu ngoại tệ đang tăng cao để nhập máy móc, nhập nguyên liệu và trả nợ nước ngoài. Dự trữ ngoại tệ trước đây là trên 25 tỷ đô-la, mới đây theo IMF chỉ còn 15 tỷ đô-la. Rất tiếc là không có thông tin về dự trữ ngoại tệ hiện nay, nhưng có lẽ còn xuống thấp hơn nữa.
Tình hình hiện nay : vấn đề vàng và đô la Mỹ
Có thể nói một nền kinh tế bình thường là nền kinh tế ở đó nhà nước có thể kiểm soát được phương tiện thanh toán. Khi phương tiện thanh toán vượt ngoài tầm hoạt động của mình thì rõ ràng là có vấn đề. Để làm chủ được nền kinh tế, tất cả mọi nước đều cố gắng làm chủ được phương tiện thanh toán, qua đó điều hành chính sách tiền tệ. Tất nhiên điều hành sai hay đúng là chuyện khác nhưng phải đặt nó trong tầm tay của mình.
Ngày trước, đã có lúc người Việt chỉ có tin vàng và đô la Mỹ. Sau cải cách từ năm 1989, giá trị của đồng tiền Việt đã trở lại.
Từ năm 2008, giá trị đồng tiền Việt giảm đều, vàng và đô la lại trở thành phương tiện thanh toán trong nước, tước bỏ đi một phần quan trọng khả năng điều hành kinh tế của nhà nước. Tất nhiên, lý do cơ bản là lạm phát, mà lạm phát là kết quả của chính sách chạy theo tốc độ GDP, bỏ tiền cho doanh nghiệp quốc doanh đầu tư vô tội vạ.
Để ổn định tình hình nhà nước cần điều chỉnh chính sách phát triển chạy theo chỉ tiêu số lượng như hiện nay, tức là phải giảm mức đầu tư, và như vậy phải tăng lãi suất nhằm thu hút tiền vào ngân hàng, và đồng thời tăng giá tín dụng mà nhà đầu tư phải trả. Về mặt tiền tệ, dù là trong ngắn hạn, mọi biện pháp cần thiết là triệt tiêu việc biến vàng và đô la thành phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, chứ không phải cổ võ việc dùng chúng là tiền.
Nhưng các nhà chính sách Việt Nam đang làm ngược lại. Ngân hàng Nhà nước giữ giá đồng đô la, làm lợi cho những người có thể vay dễ dàng (như các tập đoàn) và tạo thêm nhu cầu giả tạo, không phải nhằm đầu tư mà nhằm đầu cơ. Thiên hạ, những người không thể tiếp cận đô la, phải đổ xô mua vàng. Ngân hàng Nhà nước lại cho phép nhập vàng để giảm giá vàng. Mà ổn định giá vàng đâu có phải là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước. Tất nhiên là tuyên bố như thế thì hy vọng sẽ tạo ra tâm lý giảm giá vàng. Nhưng nếu nhập thì sẽ mất nguồn ngoại tệ, tạo thêm áp lực tăng giá trị của nó. Rồi lại có những “ kinh tế gia ” đề nghị tạo ra tài khoản tiết kiệm vàng và trả lãi cho nó. Đây là hành động của thời bao cấp trước đây. Chứ hiện nay là phải làm sao có biện pháp xóa bỏ vàng như một phương tiện thanh toán. Và để làm điều này dễ nhất là đánh thuế nhập hay xuất vàng. Giống như đánh thuế các cuộc tháo chạy tư bản nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chúng đối với nền kinh tế mà nhiều nước đã làm.
Quan trọng hơn, cần thay đổi cách suy nghĩ theo hướng chạy đua đạt tốc độ GDP, từ đó đầu tư cao mà thiếu hiệu quả, bội chi ngân sách, đẩy mạnh cung tiền để tài trợ bội chi, đưa đến lạm phát và sự mất giá của đồng bạc. Mọi tiêu cực đang phát triển hiện nay là do cách tư duy này và các chính sách hiện nay.
Thông tin mới nhất từ báo chí là quyết định bù lỗ xăng dầu để chống tăng giá. Kinh nghiệm cho thấy chính sách này sẽ không thành công vì lạm phát đâu có thể bù lỗ để giảm. Nguyên nhân của chúng nằm trong chính sách tài khoá và tiền tệ dễ dàng để đẩy mạnh đầu tư các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước. Chính sách đang đi về đâu đây ? Phải chăng đang chờ đón một cuộc khủng hoảng toàn diện, bắt đầu từ khủng hoảng thiếu ngoại tệ ?
Vũ Quang Việt
"Cứ loay hoay vàng, đôla, đất nước sẽ đi xuống… ruộng" (VEF 16-11-10) -- P/v Võ Trí Thành-Phục hồi niềm tin với tiền VND cũng chính là vấn đề lạm phát và phải ổn định kinh tế vĩ mô. Bản chất của lạm phát là phản ánh sự mất giá đồng tiền thôi. Muốn ổn định và giữ lạm phát ở mức thấp, là phải thực hiện các chính sách liên quan đến cung ứng tiền tệ, chi ngân sách, tỷ giá ra sao, thời điểm điều chỉnh thế nào?
Những kỷ niệm sâu sắc với Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc (HV 12-11-10)
Một số ghi nhận về Malaysia (TVN 15-11-10) -- Bài GS Nguyễn Ngọc Trân
Vietnamese-American returns to Vietnam as U.S. general consul (SJ Mercury News 15-11-10)
New Term for Emerging Economies Is Suggested (NYT 16-10-10)
Trung Quốc - "Tư bản nhà nước" - China's 'State Capitalism' Sparks a Global Backlash (WSJ 16-11-10) -- Bài quan trọng, nên giữ ◄
- Trung Quốc vác tiền đi thâu tóm thế giới (Bee)-Khi đầu tư vào thế giới, lợi ích của các công ty sẽ gắn liền với thế giới. Và như vậy, Trung Quốc sẽ tích cực hơn trong hợp tác quốc tế.
- Những nguy cơ tiềm ẩn sau quyết định "in tiền" của Mỹ (VNN)-Giới phân tích cho rằng tình trạng bấp bênh tiền tệ hiện nay có liên quan trực tiếp đến việc đồng USD liên tục sụt giá và Fed in thêm tiền để tung vào thị trường.- - Học giả kháo chuyện Trung Quốc thế chân Mỹ (TVN) bài của JOSEPH NYE- Trong hơn một thập kỷ, nhiều người đã xem Trung Quốc như đối thủ tiềm năng nhất để đối trọng với quyền lực Mỹ hoặc vượt qua nó. Một số người còn so sánh với thách thức mà Đức đã đặt ra với Anh hồi đầu thế kỷ trước.
- Tạm dừng bổ nhiệm cán bộ, tuyển dụng công chức, viên chức (TT)-
------------- Những “nút thắt” của Tập đoàn kinh tế Nhà nước (Bee 16/11/2010 18:41:06)- Khi nào còn chế độ XHCN thì khi đó vẫn phải tồn tại những tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, với một số ngành cụ thể
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ), cho biết cuối năm nay, Chính phủ sẽ tổng kết mô hình tập đoàn kinh tế (TĐKT) và sau đó sẽ có báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Theo ông Anh: Đây là một loại hình doanh nghiệp đặc thù, khi nào còn chế độ xã hội chủ nghĩa thì khi đó vẫn phải tồn tại những tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, với một số ngành cụ thể, không nên mong tập đoàn kinh tế Nhà nước có hiệu quả kinh doanh như các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
Ví dụ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) là một tập đoàn viễn thông nòng cốt, nên dù viễn thông cố định nhìn chung bị lỗ, nhưng VNPT vẫn phải duy trì để phục vụ người dân vùng sâu, vùng xa. Hiện có 7 doanh nghiệp viễn thông nhưng không doanh nghiệp nào đầu tư cho viễn thông cố định. Hay EVN dù lỗ hay lãi thì nhiệm vụ hàng đầu vẫn phải là cung cấp đủ điện.
Công tác cán bộ ở các TĐKT Nhà nước vẫn áp dụng cơ chế như công chức |
“Do đó, điều cần thiết là phải cụ thể hóa nhiệm vụ và lượng hóa được hiệu quả TĐKT, song một khi đã lượng hóa thì có những bộ phận sẽ không hiệu quả như doanh nghiệp kinh tế đơn thuần”, ông Anh nói.
Tuy nhiên, theo ông Anh, chính bộ máy giám sát, lực lượng và cách thức giám sát đã khiến cho hiệu quả của các tập đoàn nhiều khi không được như kỳ vọng.
“Hiện chúng ta vẫn áp dụng cách thức là ở đâu có vốn Nhà nước thì thay vì cơ chế tổ chức giám sát, Nhà nước sẽ cử một vài cá nhân tham gia hội đồng quản trị để giám sát vốn, còn bộ, ngành cứ “loay hoay” giám sát lại các cá nhân đó, mà quên mất rằng có nhiều quyết định của cá nhân nhiều khi chỉ mang tính chủ quan.”, ông Anh phân tích thêm.
Trong khi đó, cách thức giám sát cũng dường như chỉ dừng lại ở hình thức báo cáo, trong đó có báo cáo chính xác, có cái không, có cái sai lệch...
Đặc biệt, một bất cập có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của tập đoàn kinh tế là công tác cán bộ vẫn áp dụng cơ chế như công chức Nhà nước. Tức là chỉ thay thế khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc có sai phạm nghiêm trọng. Còn nếu sai phạm không quá lớn hoặc năng lực trung bình cũng không có cơ chế thay thế, vẫn yên vị.
Ngay cả khi có phát hiện ra người tài giỏi hơn trong doanh nghiệp xứng đáng cho vị trị lãnh đạo thì cũng không có cơ chế thay thế người đứng đầu.
Cùng với đó, vai trò của các tổ chức đoàn thể trong các tập đoàn kinh tế cũng cần phải được xem lại bởi, hầu hết các sai phạm trong tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước đa số là do bên ngoài và cơ quan chức năng phát hiện.
(Theo TBKTVN)-Lãi suất căng, Ngân hàng Nhà nước lại "vào cuộc" (VNN)- Sau khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp kịp thời, lãi suất VND đã tạm ổn định.- CPI tháng 11 được dự báo tăng 0,8% Stockbiz-Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,8% là dự báo được đưa ra tại một bản tin mới công bố của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)...
-CPI tháng 11 được dự báo tăng 0,8% VnEconomy -
Có 4 nguyên nhân tác động đến chỉ số giá tháng 11, được Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia nêu ra
- Bài 1: Con tàu Vinashin đã “mắc cạn” thế nào? (VOV)- Nguyên nhân chủ quan và chủ chốt chính là hệ thống quản lý của tập đoàn yếu kém, chưa theo kịp và thích ứng với tình hình biến động khủng hoảng, cách đầu tư dàn trải, quản lý dự án, công nợ, dòng tiền...
- Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng: Nhiều chiều Vinashin VnEconomy -
- Bài 1: Con tàu Vinashin đã “mắc cạn” thế nào? (VOV)- Nguyên nhân chủ quan và chủ chốt chính là hệ thống quản lý của tập đoàn yếu kém, chưa theo kịp và thích ứng với tình hình biến động khủng hoảng, cách đầu tư dàn trải, quản lý dự án, công nợ, dòng tiền...
- Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng: Nhiều chiều Vinashin VnEconomy -
- Lũ thấp, ĐBSCL nguy cơ thiếu nước tưới (VOV)-Theo tính toán của các nhà khoa học, trong vụ đông xuân này, nếu lũ thấp như hiện nay sẽ làm cho gần 500.000ha lúa ở ĐBSCL đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới.
- 5 nhóm hàng phải chịu thuế bảo vệ môi trường (Toquoc)-Luật Thuế bảo vệ môi trường vừa được Quốc hội thông qua đưa 5 nhóm hàng vào diện chịu thuế- Báo cáo chi phí cho Đại lễ đến bao giờ? (Bee)- "Bộ Tài chính phải yêu cầu địa phương báo cáo rõ để người dân và cử tri được biết chứ không chỉ chờ báo cáo..."
- Bão! (Bee)- Nông dân TP. HCM lại đang dở mếu dở cười vì nguy cơ “chết đứng” trước cơn sốt kinh hoàng của hàng nông sản Trung Quốc nhập khẩu.
- Nguồn cung nhân lực đang tăng nhanh hơn cầu VnEconomy -
Bán hàng vẫn đứng đầu danh sách nhóm năm bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao nhất
- Hợp tác chặt chẽ phát triển khu vực Tam giác phát triển (VOV)-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Hunsen, Thủ tướng Bouasone Bouphavanh ký Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác đưa khu vực ổn định về an ninh, chính trị, phát triển về kinh tế - xã hội
- Trung Quốc “ve vãn” nhưng có ai “phải lòng”? (VEF) Các quốc gia đang phát triển có bị hấp dẫn bởi mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc hay chỉ muốn tận dụng quan hệ với thị trường khổng lồ này? Nếu họ chưa bị hấp dẫn thì các quốc gia dân chủ phát triển khác lại càng không.
- Luật Thủ đô: “Hà Nội không thể là một khu tự trị” VnEconomy -- Hợp tác chặt chẽ phát triển khu vực Tam giác phát triển (VOV)-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Hunsen, Thủ tướng Bouasone Bouphavanh ký Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác đưa khu vực ổn định về an ninh, chính trị, phát triển về kinh tế - xã hội
- Trung Quốc “ve vãn” nhưng có ai “phải lòng”? (VEF) Các quốc gia đang phát triển có bị hấp dẫn bởi mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc hay chỉ muốn tận dụng quan hệ với thị trường khổng lồ này? Nếu họ chưa bị hấp dẫn thì các quốc gia dân chủ phát triển khác lại càng không.
Bên cạnh các ý kiến khẳng định sự cần thiết, không ít đại biểu Quốc hội cho rằng không cần ban hành Luật Thủ đô
- Trao cơ chế đặc thù để Thủ đô phát triển(Chinhphu.vn) – Dự thảo Luật Thủ đô với cơ chế đặc thù có tạo ra “đặc quyền” cho Hà Nội là vấn đề được nhiều đại biểu nêu lên khi Quốc hội thảo luận tại Hội trường hôm nay 16/11. Ngày 16/11, Quốc hội thảo luận lần đầu tại Hội trường về dự án Luật Thủ ...Nên có Luật Đô thị trước khi ban hành Luật Thủ đôĐài Tiếng Nói Việt Nam
Cần có Luật Thủ đôSài gòn Giải Phóng
- Bất đồng trong việc ban hành Luật Thủ đô (TNO) Hôm nay 16.11, Quốc hội (QH) cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô tại phiên họp toàn thể. Đa số ý kiến đại biểu Hà Nội đều bày tỏ sự đồng tình với việc ban hành luật này, song các đại biểu QH không thể tìm được tiếng nói chung trong nhiều nội dung chi tiết của dự luật.
------
-Ba “nút thắt” của thị trường tiền tệ (SGTT 15-11-10) -thd- Bài này khá! - - Giám đốc WB cắt nghĩa “cơn say” tăng trưởng của VN (VEF)
- Việt Nam tăng lãi suất, gây áp lực cho giới doanh nghiệp (VOA)-
Theo tin Reuters ngày 15/11, lãi suất trên thị trường Việt Nam leo thang trong tuần qua sau khi ngân hàng trung ương đưa ra tín hiệu sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hầu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường. Các ngân hàng lần lượt tăng lãi suất huy động, khiến lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên cao, xấp xỉ trên dưới 17-18%.
Giới phân tích cho rằng với mức lãi suất này, Việt Nam là một trong những nước có mức lãi suất cao nhất trên thế giới, khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Giới doanh nghiệp cho rằng lãi suất tăng tác động đến các dự án và hoạt động đầu tư sản xuất tại Việt Nam, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt trong dịp cao điểm vào cuối năm.
Nguồn: Reuters, Hiep hoi bat dong san
Giới phân tích cho rằng với mức lãi suất này, Việt Nam là một trong những nước có mức lãi suất cao nhất trên thế giới, khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Giới doanh nghiệp cho rằng lãi suất tăng tác động đến các dự án và hoạt động đầu tư sản xuất tại Việt Nam, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt trong dịp cao điểm vào cuối năm.
Nguồn: Reuters, Hiep hoi bat dong san
Doanh nghiệp nhà nước: Chỉ 4 – 5% lãnh đạo bị thay thế do không hoàn thành nhiệm vụ (SGTT 15-11-10) -- Tức là 95% người không hoàn thành nhiệm vụ cũng không bị thay thế?
Tiếp tục rót vốn cho tập đoàn kinh tế nhà nước (VNN 15-11-10)- Hàng nghìn tỉ đồng cho tập đoàn, tổng công ty Thanhnien Online -Sáng 15.11, Quốc hội đã thông qua Luật Viên chức, Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Thuế bảo vệ môi trường và Nghị quyết phân bổ ngân sách trung ương năm 2011.
-Đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí(Dân trí) - Sáng nay 15/11, với 78,3% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2011. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chấp thuận cho việc đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí Việt ...
Chấp thuận đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí VNHà Nội Mới
- Tăng vốn ngân sách cho nông nghiệp, nông thônBáo điện tử Chính phủ
Quốc hội dành 27.000 tỷ đồng điều chỉnh tiền lươngVietnam Plus-Quốc hội dành 27.000 tỷ đồng điều chỉnh tiền lương (TP 15-11-10) -- Nghĩa là khoảng 1/3 món nợ của Vinashin
- Chi 86.000 tỉ đồng để trả nợ và viện trợ (PL)-Sáng 15-11, các đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua nhiều dự luật và nghị quyết quan trọng.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn về chi phí cho Đại lễ VnEconomy -
-Tiến sĩ kinh tế truyền kỹ năng bán hàng cho tiểu thương (VnEx 14-11-10) -- Tiến sĩ kinh tế biết bán hàng?-Đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí(Dân trí) - Sáng nay 15/11, với 78,3% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2011. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chấp thuận cho việc đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí Việt ...
Chấp thuận đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí VNHà Nội Mới
- Tăng vốn ngân sách cho nông nghiệp, nông thônBáo điện tử Chính phủ
Quốc hội dành 27.000 tỷ đồng điều chỉnh tiền lươngVietnam Plus-Quốc hội dành 27.000 tỷ đồng điều chỉnh tiền lương (TP 15-11-10) -- Nghĩa là khoảng 1/3 món nợ của Vinashin
- Chi 86.000 tỉ đồng để trả nợ và viện trợ (PL)-Sáng 15-11, các đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua nhiều dự luật và nghị quyết quan trọng.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn về chi phí cho Đại lễ VnEconomy -
Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn bằng văn bản về chi phí cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
- EVN: “Lỗ 6.500 tỷ không có gì là bí ẩn” VnEconomy -
Báo cáo của Bộ Công Thương vừa qua cho thấy, do phải chạy dầu để phát điện, EVN đã lỗ khoảng 6.500 tỷ đồng trong 7 tháng
- Việt Nam-Trung Quốc phối hợp tổ chức Hội chợ Nông nghiệp (VOA)-Theo bản tin điện tử Indiainfoline ngày 15/11, Hội chợ Nông nghiệp Việt-Trung sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 12. Hội chợ do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Liên đoàn Hợp tác xã Cung Tiêu Trung Quốc cùng tổ chức. Dự kiến Hội chợ sẽ thu hút khoảng 400 gian hàng trưng bày về các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, Trung Quốc, và có cả một số nước trong Hiệp hội ASEAN. Trong thời gian diễn ra Hội chợ sẽ có một số hội thảo, hội nghị, trong đó có buổi tòa đàm về giải pháp thuế quan giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
- Khủng hoảng nợ của Hy Lạp trầm trọng hơn dự đoán (VOV)-
- 14 công nhân cấp cứu do ngộ độc thực phẩm (VOV)-Các nữ công nhân nhập viện với triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
------
-Vàng tăng giá mâm cơm chao đảo (Bee)-Các mặt hàng tiêu dùng ngoài chợ cũng tăng theo, ai thắc mắc hầu như cũng nhận được câu trả lời "vàng tăng thế mà...".-Ấn định lãi suất cao để tạm dừng giải ngân (Sgtt)-
-Vẫn đầu tư 3.500 tỷ đồng từ ngân sách cho Petro Vietnam VnEconomy -
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011 tại phiên họp sáng nay (15/11)
- Thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011 Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sáng 15/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011. Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Viên chức; Luật Thuế bảo vệ môi trường. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông ...
Quốc hội thông qua nhiều dự án luậtAn ninh thủ đô
Nhìn lại tuần làm việc thứ 4 của Quốc hộiĐài Tiếng Nói TPHCM
Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách Trung ươngVnEconomy
Sáng 15/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011. Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Viên chức; Luật Thuế bảo vệ môi trường. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông ...
Quốc hội thông qua nhiều dự án luậtAn ninh thủ đô
Nhìn lại tuần làm việc thứ 4 của Quốc hộiĐài Tiếng Nói TPHCM
Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách Trung ươngVnEconomy
- Sang năm, chi 27.000 tỷ đồng để trả lương (Sgtt)-
-Phối hợp giữa ngành khai thác khí và điện chưa nhịp nhàng (Sgtt)-
-Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh kết luận sai, sẽ thanh tra lại(VietNamNet) - Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng giao.
-"Không có việc Chính phủ chặn không cho thanh tra Vinashin"
-Muối đắng (VOV)-Hơn nửa tháng nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trời mưa to. Đặc biệt, đầu tháng 11, mưa lớn cộng với triều cường khiến nhiều kho muối bị biến thành nước… Cuộc sống diêm dân khó khăn chồng chất khó khăn.
- Nghệ sỹ Hà Dũng ra tòa vì nợ (Bee)-Trong vòng 2 tuần kể từ khi gửi báo cáo mà lãnh đạo Indochina Airlines không thương thảo thì mọi vấn để sẽ phải giải quyết tại tòa
-"Không có việc Chính phủ chặn không cho thanh tra Vinashin"
(VietNamNet)-Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định: "Không có việc Thanh tra trì hoãn thanh tra, cũng không có việc Chính phủ chặn lại không cho thanh tra đối với Vinashin".
- Nghệ sỹ Hà Dũng ra tòa vì nợ (Bee)-Trong vòng 2 tuần kể từ khi gửi báo cáo mà lãnh đạo Indochina Airlines không thương thảo thì mọi vấn để sẽ phải giải quyết tại tòa
-Giá dầu trên 100 USD không làm tổn thương kinh tế thế giới (VOV)-Giá dầu thô thế giới đã tăng 7% trong tháng này và đã 2 lần tăng đột biến trong tuần này.
- Lãnh đạo APEC cam kết về khu mậu dịch tự do - Ngân hàng cắt tiền thưởng? Các ngân hàng lớn nhất của Anh đang hội đàm để cùng nhau cắt giảm tiền thưởng trong dịp năm mới.(BBC) -
- Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong 10 năm nữa (Bee)-Trung Quốc sẽ lớn hơn Mỹ gấp 2 lần vào năm 2030 và chiếm 24% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu.
- Lãnh đạo APEC cam kết về khu mậu dịch tự do - Ngân hàng cắt tiền thưởng? Các ngân hàng lớn nhất của Anh đang hội đàm để cùng nhau cắt giảm tiền thưởng trong dịp năm mới.(BBC) -
- Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong 10 năm nữa (Bee)-Trung Quốc sẽ lớn hơn Mỹ gấp 2 lần vào năm 2030 và chiếm 24% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu.
--------------
-Lãi suất căng, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp thế nào? (VnEconomy)-Về cuộc họp “kín” giữa Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại phía Bắc -
-Ngân hàng thích "buôn" với nhau hơn cho vay (Bee)-
Các ngân hàng quy mô lớn, trong đó có NHTM nhà nước, có nhiều lợi thế trong huy động vốn, đặc biệt từ thị trường mở.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu tạo lợi thế cho một số ít doanh nghiệp, nhưng cơ chế quản lý và lợi ích đem lại cho người dân thì lại chưa rõ. Đó là một nội dung trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH ký ngày 12.11 về Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 QH khóa XII.
- Bảo hiểm nông nghiệp còn bỏ ngỏ... NLĐO-Hằng năm, thiên tai và dịch bệnh gây thiệt hại về nông nghiệp cướp đi của VN 1,5% GDP nhưng bảo hiểm cho nông nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức
200/398 đại biểu Quốc hội đã không đồng ý đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Bày tỏ trước thềm các phiên chất vấn ở Quốc hội, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã công khai “danh phận” 11 cuộc thanh tra Vinashin từng bị dư luận nghi ngờ do không phát hiện được các sai phạm.
Ông Truyền nói rõ, trong 11 cuộc thanh tra (2006-2010) thì có bốn cuộc của thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Chính phủ, bốn cuộc của kiểm toán (có cả kiểm toán quốc tế), một cuộc kiểm tra của trung ương và một cuộc giám sát của Quốc hội. Các cuộc này, theo ông Truyền, đều phát hiện những sai phạm cụ thể, đã kiến nghị và báo cáo.
Thế nhưng khi thực hiện, theo ông Truyền, Vinashin lại không chấp hành hoặc chấp hành không đến nơi đến chốn. Đặc biệt, “Mặc dù Thủ tướng đã có chỉ đạo nhưng chưa có chế tài cần thiết để bắt buộc Vinashin chấp hành” - ông Truyền nhận xét.
Ý kiến của Tổng thanh tra được minh chứng ngay bằng công bố mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương về quản trị doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo đó, hầu hết các DNNN, kể cả các tập đoàn kinh tế đều chưa đáp ứng yêu cầu minh bạch thông tin. Nhiều đơn vị hoàn toàn không công bố thông tin với bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là thông tin mà pháp luật buộc phải công bố cho công tác giám sát. Chẳng hạn như chính sách quản lý rủi ro của DN, thưởng cho cán bộ chủ chốt, thông tin về giao dịch kinh doanh của thành viên HĐQT, chủ tịch công ty, về mua bán cổ phần...
Đáng lưu ý, theo kết quả nghiên cứu, công cụ giám sát của chủ sở hữu với các DN này hầu hết là… dựa vào báo cáo. Trong khi việc báo cáo đầy đủ lại rất hạn chế, chưa kể tính trung thực trong đó! Nếu cập nhật thêm ý kiến của Tổng thanh tra thì kể cả khi có chỉ đạo xử lý đối với vấn đề (sai phạm) cụ thể thì DN chẳng chấp hành cũng... chẳng sao!
DNNN sử dụng đến 2/3 vốn nhà nước, tài nguyên quốc gia, hầu hết các thương quyền kinh doanh màu mỡ... mà thực tế quản lý như trên thì rất đáng lo ngại. Vì thế, hơn lúc nào hết, tình trạng quản lý “đông mà không mạnh” như thế cần phải có giải pháp khắc phục!
- - Chuyên gia IMF “mổ xẻ” sự mất giá của tiền đồng (VEF) “Chính phủ Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để hồi phục lại niềm tin của những người tiết kiệm tiền đồng”, đại diện IMF bình luận trong cuộc bàn tròn “Điểm nghẽn nào cản trở kinh tế Việt Nam” hôm 12/11/2010. Muốn vực dậy VND, cần minh bạch chính sách (VEF)
-Xuất khẩu gạo chạm mốc 6 triệu tấn (VOV)-
Riêng 2 tuần đầu của tháng 11, lượng gạo xuất khẩu đạt trên 205.000 tấn, trị giá 95,3 triệu USD.
-Japan’s economy grows as stimulus spurs spending (Financial Times)-
Japanese economic growth accelerated in the third quarter as households took advantage of the final months of government stimulus programmes and as capital expenditure rose
Nhân Dân tệ: Stop Worrying About China’s Currency (Newsweek 8-11-10) -- P/v Bhagwati]
Kinh tế Mỹ: Experts weigh in: Can the economy be saved? (LAT 14-11-10) -- Cochrane, Stiglitz, Schiller, Munnell,
Kinh tế học: Darwin's lessons for the corporate world go beyond survival of fittest (LAT 14-11-10)
- VÒNG XOẮN BỆNH LÝ KINH TẾ VIỆT
Ngồi viết chủ đề này mà thấy quá thừa thãi. Thừa vì bệnh lý kinh tế Việt không phải nguyên nhân ở hình thái kinh tế, mà do cấu trúc thượng tầng mà tôi đã viết một bài vào cuối tháng 9/2010: Về mặt lý luận hình thái kinh tế xã hội Việt đang ở đâu? và bao nhiêu bài khác trước đó và gần đây. Nhưng phải viết vì chu kỳ kinh tế lạm phát cứ đến quý IV hằng năm là bùng phát không thể cưỡng lại được.
Để cụ thể hóa vấn đề kinh tế vị mô định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước chúng ta có thể thấy nền kinh tế Việt đang có 3 cụm kinh tế vận hành là: cụm thứ nhất gồm đồng đô la Mỹ và vàng. Cụm thứ hai là bất động sản và cụm thứ ba là sàn chứng khóan.
Sau khi cỡi trói kinh tế nền kinh tế Việt bắt đầu đi vào thời kỳ kinh tế hoang sơ của chủ nghĩa tư bản, nhưng được điều tiết bằng ý chí chứ không điều tiết bằng các qui luật của triết học. Nếu muốn thấy rõ hình thái kinh tế Việt đang mắc phải lỗi ở đâu, chúng ta phải chịu khó nhìn về Hàn Quốc những ngày đầu của chính quyền quân phiệt Park Chung Hee. Có một giai đọan dân Hàn Quốc xem Park là kẻ độc tài và duy ý chí. Nhưng mặc dù, Nobel hòa bình năm 2000, song bây giờ dân Hàn quốc nhìn lại thì nếu không có Park Chung Hee thì không có Hàn Quốc ngày nay. Lúc đó chúng ta sẽ thấy nền kinh tế chúng ta là sao y bảng chính của 1/2 là của nền kinh tế bao cấp cũ là chính để điều vận mô hình của Park Chung Hee. Chính đó là bi kịch của căn bệnh không lối thóat hiện thời.
Xin quay lại 3 cụm kinh tế đang vận hành, những ngày đầu cỡi trói ở Việt Nam chỉ tồn tại 2 cụm: bất động sản và vàng ngọai tệ. Do các cơ sở hạ tầng sản xuất Việt nam không có một chiến lược lâu dài và bền vững nên các cơn sốt bất động sản và ngọai tệ liên tục thay nhau hòanh hành. Đến lúc nhà nước mở sàn chứng khóan xuất hiện thêm cụm thứ 3. Các doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là kiếm lợi nhuận, và 3 cụm kinh tế trên thay nhau làm mỏ vàng để các doanh nghiệp khai thác. Và bắt đầu một bệnh lý khác xuất hiện là sốt cổ phiếu.
Bất động sản lên hay xuống giá thực chất không phải do dân ta đông mà do sự điều tiết chính sách để kiếm lợi nhuận trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của một đất nước đang phát triển sau chiến tranh và tự trói mình. Khi cơn sốt bất động sản bị chính sách kềm lại thì các malware kinh tế chuyển sang ngọai tệ và vàng để tác nước theo mưa với biến động của thị trường thế giới. Khi cả 2 cụm trên yên ắng thì các malware kinh tế lại dồn sang sàn chứng khóan để kiếm lợi nhuận. Cái vòng luẩn quẩn đó cứ liên tu bất tận.
Song, khi bất động sản có thể trở thành bong bóng thì buộc nhà nước phải ra chính sách để kềm lại. Với tình hình này cơn sốt bất động sản sẽ đóng băng ít nhất 10 năm kể từ 2007. Vì nó là con dao 2 lưỡi cho bất kỳ quốc gia nào. Sau khi bất động sản đóng băng chỉ còn 2 cụm để các malware kinh tế họat động từ 2007 đến nay. Nhưng sàn chứng khóan chỉ mạnh khi các công ty, tổ chức họat động mang lại lợi nhuận cao để lợi nhuận cổ đông có được cao hơn lãi suất ngân hàng một cách bền vững. Trong khi đó, hầu hết các tổ chức kinh tế Việt Nam có tên ở sàn chứng khóan không khẳng định được vị thế trên thế giới. Nên từ 2007 trở lại đây các malware kinh tế quay đầu về ngọai tệ và vàng để khai thác kiếm lợi nhuận.
Như vậy, nếu muốn cơn sốt ngọai tệ và vàng mất đi hoặc nguội lại nhiệm vụ của các nhà hopạch định kinh tế quốc gia ở tầm vĩ mô không phải là cho nhập vàng để bình ổn giá, hay phá giá đồng tiền Việt để kiếm ngọai tệ qua xuất khẩu mà phải củng cố lại sàn chứng khóang bằng các tổ chức kinh tế có mang lại lợi nhuận vững bền bằng thương hiệu tòan cầu, như một bài viết của tôi về suy thóai kinh tế tòan cầu 2007-2009 trên báo Tia Sáng.
Nếu không làm được những điều trên và không thay đổi hình thái kinh tế xã hội cho hợp với thời đại mới các cơn sốt bệnh lý về kinh tế của Việt Nam cứ sẽ tiếp diễn, sẽ đẩy nền kinh tế Việt Nam vào ngõ cụt vì chỉ đi chữa triệu chứng mà không chữa đúng nguyên nhân căn bệnh kinh tế Việt vậy.
Asia Clinic, 10h48', ngày thứ Hai 15/11/2010
---
-Nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang thương mại (Bee)----
"Việc này buộc chúng ta phải xem lại chính sách về thương mại và đầu tư."
-Dự án từng treo biển “casino” tại Đà Nẵng sắp trở lại hoạt động VnEconomy --10 nhân tố tạo nên “vũ điệu của vàng” (VOV)- Giá vàng thế giới đang thỏa sức “nhảy múa” mặc cho sự lo ngại của người dân trên toàn thế giới. Tuy vậy, theo giới phân tích, hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá vàng sẽ sớm hạ nhiệt.
Trong vòng 10 năm qua, giá vàng thế giới tăng gấp 5 lần (so với mức 251 USD/1 ounce hồi tháng 9/1999) và đang ở mức cao nhất mọi thời đại - 1.410 USD trong ngày 9/11.
Nguồn cung hạn chế
Nguồn cung vàng trên trái đất là hữu hạn và việc khai thác kim loại quý này ngày càng trở nên khó khăn và đắt đỏ khiến cung ngày càng khó bắt kịp so với cầu, nhất là khi các quốc gia sản xuất vàng hàng đầu đang cạn kiệt dần tài nguyên.
Khi nhu cầu ngày một tăng, chênh lệch cung - cầu ngày một lớn. Ước tính tổng khối lượng vàng dự trữ qua chế biến của thế giới hiện ở mức 160.000 tấn. Mỗi năm lại có thêm 2.400 tấn nữa được bổ sung, tương đương với mức tăng 1,7% - thấp hơn nhiều so với mức tăng của cầu.
Khi nhu cầu ngày một tăng, chênh lệch cung - cầu ngày một lớn. Ước tính tổng khối lượng vàng dự trữ qua chế biến của thế giới hiện ở mức 160.000 tấn. Mỗi năm lại có thêm 2.400 tấn nữa được bổ sung, tương đương với mức tăng 1,7% - thấp hơn nhiều so với mức tăng của cầu.
Làn sóng ‘gom’ vàng của các quỹ đầu tư
Số liệu thống kê cho thấy, Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust mua vàng nhiều hơn bán ra. Cụ thể, từ đầu tháng 9 đến ngày 9/11, khi giá vàng vượt "đỉnh" 1.400 USD 1 ounce, SPDR Gold Trust bán ra 14,4 tấn vàng trong khi mua vào 17,3 tấn vàng, nâng khối lượng nắm giữ lên mức kỷ lục 1.305,7 tấn. Theo giới phân tích, động thái này của SPDR Gold Trust có tác động rất lớn và thường dẫn dắt thị trường vàng bùng nổ.
Ngân hàng trung ương các nước cũng ‘ôm’ vàng
Ngân hàng trung ương thường là “kho” vàng của toàn thế giới và thường xuyên sử dụng lượng vàng khổng lồ trong kho để điều tiết thị trường, qua đó giữ giá vàng ở mức không quá “nóng”. Tuy nhiên, trong bối cảnh bão giá kéo dài, lượng dự trữ của họ cũng dần cạn kiệt. Trong khi đó, nguồn cung ngày càng hạn hẹp.
Do đó, về mặt lý thuyết, cách duy nhất các ngân hàng trung ương có thể làm là mặc giá vàng leo thang theo đúng quy luật cung - cầu của thị trường.
Tuy nhiên, thay vì “ngồi yên”, không ít ngân hàng trung ương cũng hòa chung không khí “gom” vàng của các quỹ đầu tư bằng cách đa dạng dự trữ bằng vàng do lo ngại cho sự an nguy của nền kinh tế của nước mình. Động thái này vô hình chung lại đẩy giá vàng lên cao hơn, đi ngược lại với nhiệm vụ ban đầu của các ngân hàng.
Yếu tố Ấn Độ
Giá vàng từ lâu cũng chịu tác động bởi thị trường Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Dự báo của các quỹ tài chính lớn cho thấy, nhu cầu vàng tại Ấn Độ chưa có dấu hiệu suy giảm bởi không chỉ mua vàng để làm trang sức, người dân nước này giờ đây bắt đầu thói quen đầu tư dài hạn vào vàng.
Một nghiên cứu từ Commerzbank cho biết nhu cầu vàng trang sức Ấn Độ có thể tăng mạnh ngay cả khi giá vàng tiến đến mức cao lịch sử. Các phân tích gia dự kiến nhập khẩu vàng Ấn Độ lượng vàng nhập cả năm nay có thể đạt đến mức 340 tấn của năm ngoái
Một nghiên cứu từ Commerzbank cho biết nhu cầu vàng trang sức Ấn Độ có thể tăng mạnh ngay cả khi giá vàng tiến đến mức cao lịch sử. Các phân tích gia dự kiến nhập khẩu vàng Ấn Độ lượng vàng nhập cả năm nay có thể đạt đến mức 340 tấn của năm ngoái
Ẩn số Trung Quốc
Trung Quốc cũng trở thành nhân tố không thể thiếu của thị trường vàng. Trong 5 năm qua, Bắc Kinh không ngừng gia tăng lượng dự trữ vàng, nâng tổng khối lượng nắm giữ từ 600 tấn lên 1.054 tấn.
Theo giới chuyên gia, nước này còn tiếp tục tăng lượng vàng dự trữ với hy vọng thế giới sẽ chấp nhận đồng nhân dân tệ sẽ thay thế USD làm đồng tiền thanh toán quốc tế.
Trong khi đó, Chính phủ nước này cũng khích lệ người dân đẩy mạnh mua vàng nhằm “nhả” nhân dân tệ ra thị trường, góp phần hạ giá đồng tiền nội tệ, kích thích xuất khẩu. Giới phân tích khẳng định, “nước cờ cao tay” với đầy ẩn ý này chắc chắn sẽ được Trung Quốc tận dụng triệt để. Nếu điều đó xảy ra, tương lai giá vàng liên tục “phá đỉnh” là hoàn toàn khó tránh.
Lạm phát và giảm phát
Thời gian gần đây, dư luận không còn lo lắng về lạm phát mà lại lo ngại giảm phát. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, dù nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát hay giảm phát thì giá vàng vẫn tiếp tục tăng. Vàng không giúp bất kỳ quốc gia nào chống lại lạm phát hay giảm phát, song nó luôn là thứ tài sản an toàn nhất khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn khó khăn.
USD mất giá
Khi khủng toàn toàn cầu nổ ra, nhiều ngân hàng Trung ương trên thế giới áp dụng các chính sách nới lỏng tiền tệ và hàng nghìn tỷ USD được bơm ra thị trường để giúp nền kinh tế chống lại nguy cơ suy thoái. Hệ quả kéo theo là áp lực lạm phát gia tăng, niềm tin của người dân vào đồng tiền giấy với vai trò là một khoản cất trữ có giá trị bị sụt giảm, khiến họ lại tăng cường mua vàng để bảo đảm tài sản của mình.
Cụ thể, thông tin Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục hỗ trợ kinh tế Mỹ bằng cách gia tăng chính sách “nới lỏng có định lượng” khiến đồng USD giảm mạnh so với hầu hết các đồng tiền chính. Trong quý III/2010 vừa qua, đồng USD hạ giá 9,9% so với đồng euro đồng thời rơi xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua so với đồng tiền này và đang hướng tới quý giảm giá mạnh so với các loại tiền tệ lớn khác.
Cụ thể, thông tin Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục hỗ trợ kinh tế Mỹ bằng cách gia tăng chính sách “nới lỏng có định lượng” khiến đồng USD giảm mạnh so với hầu hết các đồng tiền chính. Trong quý III/2010 vừa qua, đồng USD hạ giá 9,9% so với đồng euro đồng thời rơi xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua so với đồng tiền này và đang hướng tới quý giảm giá mạnh so với các loại tiền tệ lớn khác.
Bài toán nợ công
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu với các nạn nhân đầu tiên là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland và Italy chất gánh nặng lên đồng euro và làm suy giảm lòng tin đối với hệ thống ngân hàng châu Âu. Các nhà đầu tư tìm đến vàng như một điểm trú chân trong cơn bão tài chính ở châu Âu.
Bất ổn chính trị gia tăng
Một nhân tố khác ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường vàng là sự gia tăng của tình trạng bất ổn chính trị. Thế giới đang lún sâu vào nhiều cuộc xung đột hay mâu thuẫn tiềm tàng hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hệ quả là thị trường vàng tiếp tục “hưng phấn” bởi theo chuyên gia phân tích vàng Jon Nadler, mặt hàng này có truyền thống là hàn thử biểu cho các mức độ căng thẳng về địa chính trị trên thế giới”.
Yếu tố văn hóa
Văn hóa cũng góp phần vào đà tăng giá không ngừng trong suốt 10 năm qua của vàng. Cụm từ “quý như vàng” phổ biến trong rất nhiều ngôn ngữ. Giới phân tích chỉ ra rằng, vàng không phải kim loại quý hiếm nhất nhưng vẫn “lên ngôi” trong các cuộc khủng hoảng vì nó khống chế được tâm lý của người dân. Đối với nhiều người dân trên toàn thế giới, tăng cường tích trữ vàng, họ sẽ có cảm giác an toàn hơn. Trong khi đó, dù bạch kim quý hiếm hơn vàng nhưng rất khó để tìm thấy mỏ bạch kim nào lớn trên thế giới và giá bạch kim cũng rất ít khi biến động bởi nhu cầu có hạn./.
Đất Việt-VIỆT NAM - KINH TẾ: Những yếu tố đáng ngại trong cơn sốt vàng tại Việt Nam (RFI)-
Trên thế giới, nếu có một nơi hiếm hoi mà đô la Mỹ vẫn lên giá trong lúc này, thì đó là tại Việt Nam dù giá đồng bạc xanh đã sụt so với hầu hết các ngoại tệ. Nhưng cũng tại Việt Nam, đồng bạc xanh của Mỹ còn thua một thứ quý kim là vàng. Trong những ngày này, giá vàng tại Việt Nam vượt kỷ lục thế giới là hơn 1.400 đô la một troy ounce, tức là gần 46 đô la một gram, và đã có lúc gây hoảng loạn khiến chính quyền phải lúng túng đối phó. Nhiều nhà kinh tế trong nước đã giải thích về hiện tượng này, RFI xin phỏng vấn thêm chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.
--Để lỗ hai năm liên tiếp, có thể mất “ghế” lãnh đạo tập đoàn VnEconomy -
Đã có dự thảo quy chế về tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ, quản lý, điều hành tại tập đoàn, tổng công ty, công ty Nhà nước
-Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam? VnEconomy -
-Xây nhà 15 tầng trong 6 ngày (Bee)-
-APEC thông qua tuyên bố chung “Tầm nhìn Yokohama” (VOV)-Toà nhà có thể đứng vững trước động đất cấp 9, cách âm, cản nhiệt, được làm từ vật liệu xây dựng đúc sẵn. <:: tại TQ >>
Tuyên bố chung theo đuổi một chiến lược gồm 5 yếu tố đó là cân bằng, toàn diện, bền vững, cải tiến và an toàn
------- Làm luật cần như một vụ đầu tư (TVN) bài của PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN-G20: G20 không phải là nơi giải quyết xung khắc tiền tệ (RFI)-Theo Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế thì Hoa kỳ « quá vội vã » khi đến dự thượng đỉnh G20 với những đề nghị « soạn sẵn » để giải quyết tranh chấp về cán cân thương mại. Bản thông cáo chung với những lời cam kết có tính ngoại giao như « sẽ phối hợp, sẽ không phá giá đồng tiền để cạnh tranh » không thuyết phục được ai vì Trung Quốc vẫn kiên quyết không thả nổi đồng nhân dân tệ trong khi Hoa Kỳ bơm đô la vào thị trường để kích thích kinh tế.
-Không bổ nhiệm người điều hành doanh nghiệp thua lỗ làm lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước Thanhnien Online - Đây là một trong những quy định đáng chú ý của dự thảo Quy chế về tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ, quản lý, điều hành tại tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước mà Chính phủ đang gửi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan.
-Trả lãi suất cho thị trường, VND sẽ tăng giá (VNN)-Lần đầu tiên kể từ nhiều tháng qua một giải pháp có tính tháo gỡ mạnh mẽ những tồn tại được áp dụng: trả lãi suất cho thị trường.
Khoảng trống trong giám sát Tập đoàn kinh tế (VEF 13-11-10) Hầu hết, các Tập đoàn kinh tế độc quyền đều không công bố thông tin với bất kỳ hình thức nào, dù pháp luật yêu cầu.Khoảng trống của sự minh bạch trong doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ rõ khi Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố kết quả điều tra về quản trị doanh nghiệp trong doanh nghiệp Nhà nước.
Giám sát của Tập đoàn: vừa không minh bạch, vừa khó khách quan
DNNN hiệu quả thấp vì “gánh” nhiệm vụ chính trị, xã hội? (Bee)-Chủ sở hữu Nhà nước chưa tách bạch được giữa vai trò của một nhà đầu tư chuyên nghiệp với vai trò quản lý và điều tiết thị trường.Trung Quốc: A lesson from China in where power lies (Telegraph (UK) 13-11-10) -- China believes its economic success reflects its superior culture.
Kinh tế học - Kinh tế Mỹ: Five myths about the Federal Reserve (WP 12-11-10) -- Sinh viên nên đọc bài này!
The Federal Reserve's announcement on Nov. 3 that it will buy $600 billion worth of Treasury bonds to help boost the struggling U.S. economy reverberated around the world this past week, with condemnation from critics as varied as Sarah Palin and the president-elect of Brazil. Yet much of what the Fed and its chairman, Ben Bernanke, have done is shrouded in confusion and misperceptions.
1. By printing money, the Fed will create runaway inflation.
2. The Fed is endangering the global recovery by trying to drive down the dollar.
3. The Fed is trying to finance the government's profligacy.
4. The Fed is immune to politics.
5. Bernanke knows what he's doing.
-Luận về…đồng tiền!
Sinh thời, mẹ tôi thường nói: “Đồng tiền nó là đồng chuyền các con ạ”. Tôi hiểu, Mẹ tôi muốn nhắc anh chị em chúng tôi hai ý:
Thứ nhất, đồng tiền là thứ không ở lâu bền với người ta, nay nằm trên tay người này, mai đã sang túi người khác. Người có thu nhập thấp, cảm nhận điều này rõ lắm: Tiền lĩnh về, chưa kịp nóng túi, đã rủ rê nhau sang túi mấy bà bán gạo, bán rau ngoài chợ gần hết! Đồng tiền cũng còn được gọi là đồng bạc, một phần vì thế chăng? Cái sự chuyền của đồng tiền nhiều khi cũng bay bướm nghệ thuật lắm.
Xin nêu một ví dụ: - Chiều 24-4-2009, phía đầu chiếc xe CSGT màu trắng, người đại úy dí ngón tay trỏ vào tập biên bản, người vi phạm hiểu ý, "nhằn" ngay trong túi ra một tờ polyme màu xanh. Người đại úy lật mấy trang biên bản lên, người vi phạm vội vã nhét tờ 100.000 đ vào đó. Bỗng, một cơn gió vô tình thốc tới làm mấy trang biên bản bay tốc lên, tờ 100.000đ bay vèo theo gió, chờn vờn đậu xuống vỉa hè cách đó một quãng. Người đại úy vội vã chạy theo, vội vã cúi xuống nhặt, rồi khoan thai đút vào túi... Tờ 100.000đ màu xanh giờ đã nằm yên trong túi quần "ông" đại uý – (Bài CSGT "làm luật" ngay tại Hà Nội, báo Khoa học & Đời sống, thứ ba ngày 5-5-2009).
Thứ hai, vì cái sự chuyền tay nhau như thế, nên nó rất bẩn. Có lẽ trên đời này, đồng tiền là thứ bẩn thỉu nhất, bởi nó giây đủ các mùi vị, từ mùi thịt cá tanh tưởi, đến mùi hoa quả thum thủm do bị ế, bị ủng; từ mùi mồ hôi của chị bán bánh cuốn đến mùi dầu mỡ của ông lão sửa xe…
Nhưng vì nó là đồng chuyền, cho nên đồng tiền luôn luôn mang trong mình nó sự tổng hợp vĩ đại nhất của tất thảy các mùi vị, không thiếu một thứ gì... Chính vì đặc điểm này, mà mặc dù quý đồng tiền đến mấy, người ta cũng chỉ mân mê chứ rất ít khi thấy một ai đó đưa nó đặt lên mũi, lên môi để ngửi hay để hôn! Không ngửi, không hôn vì nó rất bẩn; nhưng bẩn đến mấy chúng ta vẫn luôn luôn trân trọng đồng tiền. Ví dụ: Khi bề dưới muốn biếu tặng ai tiền, người đó phải cho nó vào phong bì, đưa bằng hai tay (thậm chí còn phải cung kính dâng lên). Ngược lại, khi được bề trên ban tặng thì bề dưới phải đưa cả hai bàn tay ra đón nhận, đồng thời cất tiếng “xin cảm ơn” (thêm chữ “ạ” nữa thì càng tốt).
Đồng tiền bẩn, nên nó chứa rất nhiều vi trùng; chứa nhiều vi trùng nên nó cũng là nguồn lây đủ mọi thứ bệnh, có loại bệnh không thể nói nên lời...!
Tiền bẩn, muốn sạch thì rửa.
Nhưng có thứ tiền không bẩn, thậm chí còn nguyên đai nguyên kiện, thơm phức mùi mực in, mà người ta vẫn đem đi… rửa. Sự rửa như thế không được khen mà lại gọi là một thứ… tệ, vâng tệ rửa tiền! Nhà nước ta gần đây, cũng mới thành lập Ban chỉ đạo phòng chống nạn này! Quốc tế người ta làm cái công việc chống này từ lâu lắm rồi. Chắc vì họ quản lý kém, thậm chí rất, rất thiếu kinh nghiệm? Ngay đến bây giờ chúng ta mới thành lập ban chỉ đạo chống – chứ đã trực tiếp chống đâu? Nghĩa là vẫn trên tinh thần phòng là chính, chứ không phải chống là chính. Phòng tốt sẽ chống tốt. Phòng hiệu quả, tốt bằng mấy chống qua loa. Đương nhiên!
Tuy nhiên có điều này, mẹ tôi không dạy. Không dạy có lẽ vì người không muốn con cái mình hư hỏng do lạm dụng vị thế của đồng tiền, làm dơ bẩn sự cao quý sạch sẽ vốn có của nó? Ấy là đồng tiền cũng có sự khôn, dại! Bà con ta vẫn thường nhắc nhau: “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” là gì? Tiền đi đâu mà được gọi là khôn vậy? Thời nào chứ thời buổi này, có lẽ ngay đến trẻ con nước mình cũng cảm nhận được điều đó. Xin không bàn thêm. Có điều, dân gian đã dự báo cái này từ rất sớm: Ai từng sống trong thời bao cấp, hẳn đều biết bài vè dưới đây:
Đồng tiền là Tiên là Phật Là sức bật của lò xo
Là thước đo lòng người Là tiếng cười của tuổi trẻ
Là sức khỏe của người già Là đà của danh vọng
Là cái lọng che thân Là cán cân công lý
Đồng tiền thật hết ý!
Bài vè nói khí hơi quá chỉ ở chỗ ví nó với Tiên với Phật, chứ còn các cái khác, thảy đều… đúng! Bây giờ đi đâu, làm gì mà có sự đưa đường chỉ lối của đồng tiền (nhất là tiền ngoại), thì khó mấy cũng vượt qua. Có tiền, mua gì cũng được, ai chưa tin thì chép lại câu này vào sổ tay tu dưỡng: “Cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Cái vị thế của đồng tiền còn tạo thế lực cho người nắm giữ nó. Trong phạm vi hẹp là gia đình, ai có khả năng kiếm nhiều tiền, người đó là chủ; điều đó ai cũng thấy. Trong xã hội, thì dân gian có câu: “Vai mang túi bạc kè kè - Nói quấy nói quá, người nghe rầm rầm!”.Là thước đo lòng người Là tiếng cười của tuổi trẻ
Là sức khỏe của người già Là đà của danh vọng
Là cái lọng che thân Là cán cân công lý
Đồng tiền thật hết ý!
Sống đã vậy, chết thì sao? Có người nói, khi hai tay buông xuôi, đồng tiền chả có nghĩa gì nữa cả. Nói thế là xạo. Chết không kịp mang, nhưng chết rồi thì vẫn cần. Ngay lúc vừa ngậm hàm, người trong gia đình đã phải nghĩ ngay đến việc bỏ vào cái miệng vô hồn ấy một chút vẩy vàng. Rồi trên dọc đường tiễn đưa người quá cố, nhất là khi qua cầu, lại phải rải tiền xuống đường, xuống sông, cả tiền thật lẫn tiền âm phủ. Đó là tiền làm luật đối với bọn ma quỷ cản đường. “Trần sao âm vậy mà”! Ngoài ra, thử hỏi có nhà nào ngày giỗ, ngày Tết không mua tiền, vàng đốt cúng cho người chết. Vậy người chết không cần tiền là cái gì? Hiển nhiên là cần quá đi rồi còn gì!
Đồng tiền còn là vật có máu… « lạnh ». Từ xa xưa ông cha ta đã nói: « Lạnh như tiền! ». Có thể xuất phát vì ngày xưa tiền làm bằng kim loại mà nhận xét thế? Bây giờ dùng tiền giấy là chính, người ta vẫn không thay đổi cách nghĩ và cách nói đó. Thực ra cái « lạnh » của đồng tiền còn mang một ý nghĩa khác, nghĩa bóng nhiều hơn là nghĩa đen - chỉ những khi ta thiếu nó quá, cần đến nó quá, mới thực sự cảm nhận được cái chất “lạnh” của nó – đồng tiền!
Vâng! Thế đấy, đồng tiền là đồng chuyền, rất bẩn, rất có nguy cơ truyền bệnh. Nhưng nó là một thứ thiêng liêng và quý giá vô cùng. Sống là phải lo kiếm tiền, kiếm bằng mọi giá, kiếm càng nhiều càng tốt. Kiếm đến đâu, cất ngay vào ví, vào két hoặc gửi ra ngân hàng các nước trung lập. Nếu trót để bẩn quá, hoặc nghi… bẩn, phải rửa ngay. Rửa kín đáo, chớ để Ban phòng chống rửa tiền phát hiện! Còn khi chết? Yên tâm, đã có con cháu lo! Tuy nhiên cũng cần nhắc điều này: đồng tiền là rất bạc đấy - Bạc tình, bạc cả nghĩa nữa. Không kín đáo, không có thế lực, dễ bị nó đưa tay vào còng có ngày!
Trần Huy Thuận.