"Nếu Đảng đứng độc lập mà không phát huy được Mặt trận thì không khác gì bị cô lập, chuyên quyền, độc đoán. Vì vậy, Đảng cần Mặt trận thực sự." - ông Vũ Trọng Kim - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban MTTQ Việt Nam trao đổi nhân 80 năm ngày thành lập Mặt trận.
Nhờ có Mặt trận, Đảng không lẻ loi
Mặt trận với vai trò là liên minh của các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân, phối hợp chặt chẽ với chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo ông, Mặt trận đã phát huy được hết vai trò của mình, đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng chưa? Và quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và công tác Mặt trận thế nào?
Ông Vũ Trọng Kim: Bác Hồ là người tìm thấy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng cộng sản có phát triển đến bao nhiêu đi nữa cũng chỉ là một lực lượng trong quần chúng mà thôi trong khi lực lượng ngoài đảng rất đa dạng, phong phú và có sức mạnh thực sự.
Đảng không có sức mạnh nếu như không tập hợp được quần chúng. Đảng giỏi là biết cách thâu tóm được và tìm ra sức mạnh của đảng và sức mạnh của nhân dân. Các lực lượng này có thể có các chính kiến khác nhau, ý kiến nào có ích cho dân tộc thì sẽ đưa vào sử dụng.
Đoàn kết ở đây trên cơ sở tự nguyện của tổ chức và mỗi cá nhân. Một cá nhân đơn lẻ cũng có thể trở thành một thành viên của mặt trận, không nhất định phải là đại diện của một đoàn thể nào.
Trước đây, Mặt trận đoàn kết vì mục tiêu đấu tranh giành độc lập, thì nay đoàn kết là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Cùng chia sẻ mục tiêu như thế thì dù hệ tư tưởng có thể khác vẫn tham gia được. Mặt trận không phân biệt hệ tư tưởng. Trong Mặt trận mọi người có thể nói tiếng nói khác được, nhưng tiếng nói đó không vi phạm lợi ích quốc gia dân tộc.
Nhờ có Mặt trận mà Đảng không bị lẻ loi. Nếu Đảng đứng độc lập mà không phát huy được Mặt trận thì không khác gì Đảng bị cô lập, chuyên quyền, độc đoán. Chính vì vậy, mà Đảng cần Mặt trận thực sự, chứ Mặt trận không phải là cây cảnh, lúc cần thì trưng lên. Phát huy tốt Mặt trận bao nhiêu thì vai trò của Đảng sẽ lên bấy nhiêu.
Trong thời gian gần đây, Mặt trận chưa phát huy được mặt này, mặt khác là có phần lỗi từ phía Đảng, bởi sau khi lãnh đạo thì Đảng phải thể chế hóa đường lối, chính sách để Mặt trận hoạt động một cách dễ dàng và hợp pháp.
Pháp luật phải dẫn đường cho dân chủ
Như ông nói thì tính dân tộc của Mặt trận là nổi trội, xuyên suốt và có truyền thống nhưng trong giai đoạn tới, dân chủ phải là mục tiêu, nền tảng trong hoạt động của Mặt trận. Trên thực tế, chúng ta đã chú trọng và thực sự phát huy chủ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân chưa, thưa ông?
Trước đây chúng ta chống giặc ngoại xâm thì nhiệm vụ dân tộc được đề cao. Ngày nay, độc lập rồi không có nghĩa là vấn đề dân tộc không cần chú ý. Việc giữ cho được độc lập là vấn đề quan trọng không kém tiếp theo. Dân tộc chúng ta phải trường tồn, đất nước chúng ta phải vươn lên nhưng luôn nhớ là lúc nào cũng giữ vững bản chất Việt Nam, thì đó chính là dân tộc.
Dân tộc sống mà không bị đồng hóa, đó mới là dân tộc Việt Nam và tính dân tộc đó sẽ không bao giờ được mất đi khi thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng.
Đối với dân chủ, là công việc hàng ngàn năm nay của loài người. Chính Thụy Sỹ - cái nôi của dân chủ, từ cộng đồng làng cho đến một quốc gia họ luôn chú ý đến vấn đề phúc quyết của nhân dân và vấn đề dân chủ đó được bắt đầu từ cơ sở, hoạt động trưng cầu ý dân được diễn ra nhiều lần.
Như vậy, bài học dân chủ là bài học của nhiều nơi và chúng ta có thể thu nạp những điều hay. Tuy nhiên, người lãnh đạo giỏi là phải biết tiếp thu cái gì hay, cái gì cần cho đất nước mình.
Ví dụ, nhiều nước trưng cầu ý dân nhưng lại chọn thời điểm có lợi cho nhà cầm quyền, với điểm này là lợi dụng dân chủ và chúng ta không nên học theo. Chúng ta trưng cầu và lấy ý kiến của nhân dân phải trên cơ sở thành thật, nói như Bác Hồ là phải "thực sự", còn lấy ý kiến nhân dân để mà làm hình thức theo ý mình, rồi hỏi chỉ để mà hỏi thôi thì không nên, không phải.
Tuy nhiên, dân chủ cũng phải đi từng bước chắc chắn, không thể gắn mười bước thành một bước để đi cho nhanh được.
Đúng là không thể hấp tấp, vội vàng được, nhưng vẫn có không ít người dân tâm tư, hình như chúng ta đang đi chậm quá trong phát huy dân chủ, ngay cả trong Đảng?
Đại hội X có nêu ra vấn đề giám sát xã hội và phản biện xã hội, hai vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Đây là những nội dung mới trong việc phát huy dân chủ và trong thời đại ngày nay nó rất quan trọng.
Mỗi thời lại mỗi khác, ngày nay ai cống hiến được gì thì hãy để cho họ cống hiến hết sức mình, dân chủ sẽ phát huy và hiến kế để họ cống hiến xây dựng xã hội mới.
Vì thế, cần làm cho hệ thống pháp luật tốt hơn, tức là phát luật đi vào được đời sống, không còn chung chung mà phải cụ thể. Chính điều này là phát huy dân chủ, vì pháp luật dẫn đường. Nếu phát luật đi sau đời sống xã hội thì chỉ làm cho dân chủ trì trệ thêm.
Hơn nữa, phải dân chủ trong từng tổ chức. Vấn đề này do điều lệ xử lý, nếu có một điều lệ tốt thì sự vận hành sẽ thông suốt và có một tổ chức mạnh.
Mị dân, lấy lệ thì đừng làm còn hơn
Vậy theo ông, Mặt trận có thể phát huy dân chủ như thế nào?
Dân chủ trong Mặt trận còn phải hiểu là người dân được bàn bạc thông quan giám sát, phản biện và phải nghe ý kiến của người dân, qua đó thu nhận những ý kiến phù hợp để hành động. Ý kiến nào của người dân chưa phù hợp thì phải được giải thích cho người dân biết lý do tại sao. Còn lấy ý kiến xong rồi để đấy, không trả lời thì rõ ràng là không nên.
Cách làm cũng đặc biệt quan trọng. Nếu nhìn cách làm quá hình thức thì người dân sẽ tạo nên một sự phản kháng, bất bình. Cho nên tâm lý của con người đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải công bằng, hay nói như Bác Hồ là phải trung thực, thực sự.
Những cái gì mà làm theo kiểu mị dân, qua loa, lấy lệ cho xong thủ tục thì thà đừng làm còn hơn.
Nói tóm lại, tôi thấy rằng, không chỉ có Mặt trận mà các tổ chức khác ngoài Mặt trận cũng cần nghe dân, thấu hiểu dân và giải quyết những vấn đề mà nhân dân mong đợi. Nếu ra đời một quyết định nào đó thì phải tuyên truyền đến nơi, đến chốn để xem nhân dân có đồng tình, ủng hộ hay không mới được làm.
Hiện nay, vấn đề tiếp xúc và quyết đáp những vấn đề mà nhân dân mong đợi theo tôi vẫn chưa thỏa đáng, nhuần nhuyễn, còn nặng đầu này, nhẹ đầu kia, được chăng hay chớ.
Như ông nói thì hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận là đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: "Nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để MTTQ và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình
Thời gian vừa qua, nhiều chủ trương, chính sách, dự án lớn của Đảng và Nhà nước được đưa ra gây xôn xao trong dư luận. Với những chủ trương, chính sách, dự án lớn, vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận đến đâu, thưa ông?
Cần hiểu giám sát ở đây là giám sát nhân dân và phản biện là phản biện nhân dân. Là một bộ phận của hệ thống giám sát, cũng có điểm giống như kiểm tra của Đảng và thanh tra của Chính phủ nhưng giám sát của Mặt trận không ra một quyết định nào cả, do nhân dân theo dõi, giám sát rồi đưa ra ý kiến trước hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức.
Như vậy, kiểm tra Đảng và thanh tra Chính phủ có thể ra quyết định và kỷ luật bất kỳ ai vi phạm, còn Mặt trận đại diện cho tiếng nói đông đảo của nhân dân lại không có quyền ra quyết định, ngay cả Trung ương Mặt trận cũng vậy. Cho dù, tiếng nói của Mặt trận là vô cùng trung thực, chính đáng vì không phải đại diện cho một cá nhân nào cả, mà tiếng nói này là lợi ích xã hội có thể nhìn thấy.
Trong thời gian vừa qua, vấn đề giám sát của ta chưa làm rõ ra được từng loại vấn đề và từng chuyên đề cụ thể, xảy ra tình trạng trong tiếp xúc cử tri rất có nhiều vấn đề được đề cập và không đi sâu vào được vấn đề nào cả và từ đó không thấy hết được cái gì cần điều chỉnh hay bổ sung.
Nghĩa là chúng ta vẫn còn tồn tại vấn đề trong cơ chế phản biện của Mặt trận?
Đúng vậy. Phản biện xã hội của nhân dân là trước khi Đảng và Nhà nước quyết định cái gì thì cần hỏi nhân dân để nhân dân đóng góp. Điều này rất quan trọng khi đưa ra một quyết định lớn liên quan đến lợi ích, vấn đề sống còn của quốc gia, dân tộc.
Hiện nay, cơ chế hoạt động của ta chưa quy định loại việc nào là lấy ý kiến nhân dân, loại việc nào là không lấy ý kiến nhân dân mà chỉ thông qua cơ quan dân cử.
Từ đấy dẫn đến một thực tế là có nhiều ý kiến khác nhau sau khi Đảng và Nhà nước đã quyết định. Vì vậy, chúng ta sẽ không tìm ra được sức mạnh, trước hết là sức mạnh đại đoàn kết, là sự đồng thuận và khả năng thắng lợi của dự án sẽ thấp.
Luật hóa việc giám sát, phản biện
Một vấn đề đặt ra cho mặt trận hiện nay nữa là giám sát, phản biện việc gì và theo những quy trình nào, sau khi giám sát thì thực hiện đến đâu. Hiện nay, rất cần một đề án như thế và chúng tôi cùng với các tổ chức đang trong quá trình xây dựng.
Nhưng lưu ý là Mặt trận không tự đưa ra quy định để giám sát và phản biện mà cần phải được thể chế hóa bằng pháp luật.
Cụ thể là như thế nào, thưa ông?
Cụ thể là nên sớm ban hành luật quy định điều này, vì đây là nhu cầu có thật và hoàn toàn phù hợp. Luật ấy phải quy định cụ thể ai giám sát, giám sát cái gì, tiến hành như thế nào, hiệu lực của giám sát ra sao. Có nghĩa là phải có chế tài cụ thể thì việc giám sát và phản biện mới thành công được.
Để làm được điều mong đợi này thì các bên nên ngồi lại với nhau, Mặt trận cũng chủ động đề xuất nhưng chưa có quyết định cuối cùng.
Nếu có quy định thì những việc làm đó của Mặt trận sẽ đi theo tuần tự các bước và sẽ có tính pháp lý hơn, khoa học hơn và dân chủ hơn.
Ngoài ra, cần có những chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ Mặt trận, nhất là đội ngũ cán bộ mặt trận cấp cơ sở, vì đây là những người gần dân nhất. Vì vậy, nếu Mặt trận cơ sở thành công thì cấp Trung ương mới thành công được.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Tổng bí thư: Đảng chân thành nghe Mặt trận
17/11/2010 (GMT+7)- Phát biểu tại lễ kỉ niệm 80 năm thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam sáng nay, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định Đảng luôn "chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể.
Người đứng đầu Đảng nhấn mạnh, “Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể”.
Để làm tốt chủ trương đại đoàn kết, Tổng Bí thư đề nghị: “Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, sớm có những cơ chế cụ thể để phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân; cần thực thiện tốt hơn Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới”.
Để làm tốt chủ trương đại đoàn kết, Tổng Bí thư đề nghị: “Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, sớm có những cơ chế cụ thể để phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân; cần thực thiện tốt hơn Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới”.
Mặt trận cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt, vận động, tập hợp, đoàn kết nhân dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở, giám sát và phản biện xã hội, khắc phục tình trạng hành chính hóa…
Google chỉ trích các nước kiểm duyệt internet trong đó có Việt Nam (VOA)-Chủ nhân của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới, công ty Google, thúc giục chính phủ Mỹ nêu vấn đề với các nước kiểm duyệt internet rằng hành động này là một rào cản thương mại bất công. Tin Bloomberg ngày 16/11 trích thuật nhận định của đại công ty Google cho biết Việt Nam, Trung Quốc, Iran, và Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số các nước khóa chặn các công cụ tìm kiếm trên internet, các diễn đàn blog, hoặc những trang mạng thông tin xã hội như Facebook. Theo AFP, Google gọi các nước ngăn chặn internet là những rào cản thương mại của thế kỷ 21.
Tôi sai bvnpost
Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế
Nhân ngày quốc khánh Trung Quốc (1.10.2010), cán bộ gọi tôi lên “làm việc”. Nhìn, nghe, thấy một tập tài liệu (tổng những cái gọi là “điểm đen” trong các bài viết của tôi) dày cộp; những ánh nhìn lạnh lẽo đầy tính chất nghiệp vụ; những giọng nói đều đều như tiếng mưa rơi trong lỗ tai; những âm thanh của bóng gió mập mờ; tôi hiểu ra ngay rằng có lẽ là mình đã và đang sai nhiều quá trong cái phân định đúng – sai khó hiểu của lẽ đời này!
1. Cái sai đầu tiên của tôi là “hay phát tán tài liệu ngoài chuyên môn cho sinh viên”. Dù đã nghiên cứu – đi dạy lịch sử suốt mấy chục năm nay, tôi vẫn không thể hình dung nổi nội hàm của cái gọi là “ngoài chuyên môn”? Chắc các vị lãnh đạo, các vị có trách nhiệm chưa đọc Marx (hoặc giả, họ có đọc những cố tình quên) là Marx đã nói rằng “Chỉ có một khoa học duy nhất là khoa học lịch sử” và, “Lịch sử là tất cả những gì do con người làm ra”. Nếu Marx đúng thì mọi bài viết của tôi chắc chắn là một phần (như những hạt cát nhỏ nhoi) của lịch sử. Không lẽ tôi chưa phải là người, chưa thật sự được làm người? Thường khi viết xong một bài tâm đắc nào đó, tôi liền bỏ tiền túi ra photo bài vở cho sinh viên – mỗi tháng không dưới 500.000 đồng. Tôi chẳng thu tiền của ai, chẳng bắt ai hối lộ; vậy thì, vì sao cộng cả Marx lẫn sự không khuất tất về tiền bạc mà vẫn bị sai? Cũng cần phải nhấn mạnh rằng đất nước ta có nhiều điều tuyệt vời – nhất là cách dùng uyển ngữ thâm đen sì sì: Kinh tế tư bản thì bảo là kinh tế thị trường, thầy photo bài viết cho sinh viên thì gọi là “phát tán”, phản biện thì bảo là “thù địch”…
2. Cái sai thứ hai của tôi là đã “viết nhiều bài để hải ngoại kích động, lợi dụng”, “trả lời phỏng vấn thiếu kiềm chế”. Về cái vế thứ nhất, nói hay viết rồi bị lợi dụng là chuyện đương nhiên. Chẳng hạn, nhà thơ bậc thầy được ca ngợi lên đến tận mây xanh như Tố Hữu mà còn bị lợi dụng nữa là. Điển hình nhất là câu thơ ông viết: Đảng ta đây tim óc dính liền. Tim làm sao dính nổi với óc nếu không thuộc “phạm trù” tai nạn giao thông? Còn vế thứ hai, của đáng tội là tôi viết hay nói đều hơi bị gay gắt. Căn bệnh bẩm sinh của tính gàn xứ Nghệ. Cố gắng sửa nhưng chẳng thể nào sửa được. Vả lại, tôi tin rằng phê phán mà lại nhẹ nhàng thâm thúy quá như các bậc cây đa cây đề hay khuyên thì chắc gì người ta đã hiểu? Tôi có ông bạn giảng viên đại học, kể chuyện tiếu lâm cho ông ấy nghe, một tuần sau ông ấy mới bỗng dưng vỗ đùi đánh đét rồi cười sằng sặc phán rằng “Tổ cha thằng ni đểu”!
3. Cái sai thứ ba là những bài viết phản biện của tôi đã làm cho cơ quan, tổ chức nhức đầu. Cái này thì hẳn rõ rồi, vì trên đời này mấy ai thích nghe rõ ràng về những sự thật đen tối, xấu xa? Chỉ cần phê bình hơi thẳng thắn một đồng chí khác trong cuộc họp là chuốc ngay thù oán. Không tin các bác cứ thử mà xem.
Vì đau trôốc nên cơ quan tôi yêu cầu không nên phát bài cho sinh viên nữa. Tôi ăn lương thì phải chấp hành thôi. Có khi lại càng khỏe vì như thế mỗi tháng “lời” mấy trăm ngàn uống bia đã đời. Riêng chuyện viết bài “cho hải ngoại” thì tôi chịu không tài nào hiểu nổi? Hải ngoại nào? Mới tính đến cuối tháng 10.2010 đã có đến 7,8 tỷ USD Việt kiều gửi về (!). Số tiền đó đâu phải là giấy lộn? Đôi khi tôi nghĩ – đúng sai chưa rõ – nếu không có 8 tỷ tiền rêu ấy thì lạm phát bây giờ đã nhảy như cóc lên ngay giữa bàn ăn rồi. Nếu người ta muốn cho tôi không viết cho hải ngoại (cũng chẳng có xu nào và cho đến nay, tuyệt đối chưa nhận được một đồng nào – kể cả BBC) thì nhất thiết phải có danh mục cấm cụ thể, rõ ràng. Phận phó thường dân thấp cổ bé họng như tôi làm sao phân định nổi thế nào là phản động thực sự, phản động vừa vừa và hơi hơi phản động?
4. Cái sai thứ tư là sai một cách toàn diện, triệt để, vô phương cứu chữa: Không biết bằng cách nào mà ông bà cụ thân sinh của tôi (91 và 86 tuổi) khóc lên rên xuống rằng nếu tôi cứ viết như thế, như thế thì tức là muốn cho ông bà mau đi gặp tổ tiên (!). Vận động, răn đe kiểu gì, của ai, lúc nào tôi không rõ, nhưng hiệu quả thì sâu hiểm vô cùng! Chỉ có Cổ học tinh hoa nước Tàu mới có thể nghĩ ra các chiêu thức quái dị nhưng đơn giản đến khó lường như thế. Nghĩ cho ra cách để viết thế nào đó vừa đóng góp cho đời vài cọng cỏ lại không làm cho cha mẹ phiền lòng, không làm cho lãnh đạo cơ quan khó xử, phiền hà; không bị “hội ý” lên “trao đổi” xuống là bài toán khó nhất trên trần gian này và, e rằng ngay cả GS Ngô Bảo Châu cũng bó tay.com!
Buổi làm việc nói chung là nhẹ nhàng nhưng vô cùng hiệu quả. Tất nhiên là sau đó tôi vẫn viết (bài “Ai khổ cứ khổ, ai chơi cứ chơi”, 6.10.2010) nhưng đau đầu hơn, khó viết hơn. Trận ốm sốt xuất huyết giáng thêm một đòn nữa làm cho sức khỏe te tua; tinh thần thì mệt mỏi, nên nỗi đau lại càng dài hơn. Có một điều rất mừng là cả buổi làm việc không thấy nhắc gì đến những từ như “nội dung sai trái, phản động” và, nhất là, không hề nhắc đến trang boxit! Như thế có nghĩa là boxitvn.net ở ngoài vòng phủ sóng của những điều cần nhắc nhở? Nghĩ vậy, hôm nay, sau khi đã nguôi nguôi phần nào, khoe khỏe lên chút chút, tôi viết bài này gửi cho Thầy Huệ Chi, Thầy Phạm Toàn…
Huế, 16.11.2010
H. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Xin đừng hiểu sai từ phản biện (TVN) -Nếu tác giả của quyết sách sai lầm lại coi như không nghe thấy các ý kiến phản biện, hoặc chê đó là phản biện Chí Phèo, thì tư duy ấy còn thua xa tư duy đẽo cày giữa đường của bác nông dân kia.
- Bùi Tín - ‘Túi khôn dân tộc’ bác bỏ hoàn toàn Cương lĩnh của Bộ chính trị x-cafevn
-
Thật đại phước cho dân tộc và nhân dân ta, trong cơn nguy biến, vẫn còn một «túi khôn dân tộc» chất lượng cao đang dấn thân cho Đại nghĩa Dân tộc.Hy vọng còn nhiều «túi khôn» nữa. Một Xã hội Dân sự có chất lượng ngày càng cao, số lượng ngày càng đông, mang nhiều màu sắc, đang vẫy gọi nhau, khoác vai nhau, đồng hành trên con đường cứu nước. Đẹp quá!
Vì sao người dân, trí thức phải lên tiếng? (BBC) Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh-
BBC:Theo ông, để được an toàn hơn, liệu người dân có nên đợi đến sau Đại hội Đảng sắp nhóm đầu năm tới đây, họp xong xuôi, để lên tiếng về những bức xúc hay đưa ra những kiến nghị thẳng thắn của mình?
Lê Hiếu Đằng:Theo tôi không phải đợi tới sau Đại hội Đảng lần thứ XI họp. Bởi vì sau Đại hội Đảng cũng không có thay đổi gì nhiều đâu.
Vấn đề là các tầng lớp nhân dân mà trong đó có giới trí thức, vì lợi ích của đất nước, dân tộc, sẽ đấu tranh để buộc Chính quyền phải thay đổi một số chủ trương, chính sách sao cho phù hợp và bảo vệ được đất nước, bảo vệ được môi trường, cuộc sống của người dân, cũng như bảo vệ được luật pháp.
Đây là cả một quá trình lâu dài chứ đừng nói là chỉ sau Đại hội của Đảng cộng sản lần thứ XI được.
Thành viên Mặt trận Tổ quốc đòi hỏi dân chủ (BBC)
Ông Đằng kêu gọi cán bộ, đảng viên và nhân dân không nhân nhượng với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, dân tộc.
"Lòng dân đang rất bất an, dân không thể tiếp tục tin yêu chế độ nếu tình hình cứ tiếp tục như thế này,"
Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, Đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộcÔng Lê Hiếu Đằng
Vì sao phải sợ?
Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng sau các bài viết về dân chủ và dự án bauxite.
-Mục sư Nguyễn Hồng Quang lại bị làm việc với công an 14/11/10 9:23 AM
VRNs (14.11.2010) – Sài Gòn – Trong hai ngày 10 và 11 tháng 11 năm 2010, PA 24 – công an TP.HCM, đã mời mục sư Nguyễn Hồng Quang làm việc. Được biết, trước đó, mục sư Quang đã lên tiếng yêu cầu Báo SGGP, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN tại Sài Gòn phải đính chính những nội dung mà báo này đã cố tình viết sai về cá nhân mục sư cũng như Hội thánh Mennonite do mục sư Quang quản nhiệm.
Sau đây mời quý độc giả cùng nghe cuộc trao đổi giữa phóng viên Thomas Việt, VRNs với mục sư Nguyễn Hồng Quang sau hai ngày làm việc với công an.
- Phản ứng của Việt Nam về bà Suu Kyi được trả tự do (VOV)-
Ngày 15/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam với việc bà Aung San Suu Kyi được Chính phủ đương nhiệm của Myanmar trả tự do, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết:
"Chúng tôi ghi nhận và theo dõi diễn biến này tại Myanmar."
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết rằng Việt Nam ủng hộ và mong muốn các bên liên quan ở Myanmar thực hiện thành công quá trình hòa giải và hòa hợp dân tộc vì hòa bình, ổn định và lợi ích phát triển của nhân dân Myanmar./. TTXVN
- Phản ứng của Việt Nam về bà Suu Kyi được trả tự do (VOV)-
Bà Aung San Suu Kyi vẫy chào những người ủng hộ sau khi được trả tự do. |
"Chúng tôi ghi nhận và theo dõi diễn biến này tại Myanmar."
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết rằng Việt Nam ủng hộ và mong muốn các bên liên quan ở Myanmar thực hiện thành công quá trình hòa giải và hòa hợp dân tộc vì hòa bình, ổn định và lợi ích phát triển của nhân dân Myanmar./. TTXVN
-HT Thích Quảng Độ chúc mừng bà Aung San Suu Kyi (RFA)-Ngày 13-11 vừa qua, thế giới vui mừng trước tin bà Aung San Suu Kyi - Giải Nobel Hòa bình được trả tự do sau 15 năm bị quản chế.
------
Ông Vi Đức Hồi sống ở Lạng Sơn
Hai tuần sau khi nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi bị bắt ở tỉnh Lạng Sơn, vợ của ông vẫn chưa được phép gặp chồng.Ông Hồi, 55 tuổi, nhận giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, bị bắt hôm 27/10 với lý do "chống phá nhà nước XHCN".
Ông từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Bà Hoàng Thị Tươi, vợ ông, cho BBC biết hôm nay rằng bà được phép đến trại giam để "tiếp tế một triệu đồng, một cái chăn và hai bộ quần áo ngủ", nhưng không được phép vào gặp.
Được biết ông Hồi hiện bị giam ở trại Yên Trạch, tỉnh Lạng Sơn.
Bà Tươi cho hay phía công an nói với bà là sức khỏe chồng bà "vẫn bình thường".
Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980.
Từ năm 2006, ông bắt đầu viết nhiều bài báo chỉ trích đảng - ban đầu bằng bút danh, sau đó dùng tên thật khi ông bị khai trừ khỏi đảng năm 2007.
Tổ chức Human Rights Watch nói ông đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, và vợ của ông cũng bị khai trừ đảng vì không chịu lên án chồng.
Được biết ông Hồi hiện bị giam ở trại Yên Trạch, tỉnh Lạng Sơn.
Bà Tươi cho hay phía công an nói với bà là sức khỏe chồng bà "vẫn bình thường".
Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980.
Từ năm 2006, ông bắt đầu viết nhiều bài báo chỉ trích đảng - ban đầu bằng bút danh, sau đó dùng tên thật khi ông bị khai trừ khỏi đảng năm 2007.
Tổ chức Human Rights Watch nói ông đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, và vợ của ông cũng bị khai trừ đảng vì không chịu lên án chồng.
-Đổi mới cơ chế vĩ mô trong quản lý Đảng(VietNamNet) - Điều 4 Hiến pháp cần được cụ thể hóa thành luật, quy định rõ định kỳ hàng năm, Đảng phải báo cáo trước Quốc hội về việc thực hiện điều 4, để Quốc hội có ý kiến..
- Báo chí có quyền đấu tranh với những người bưng bít thông tin TVN
-Điều trần để "truy" đến cùng (VietNamNet)- Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội cho rằng, không nhất thiết phải đợi dồn đến nửa năm một lần mới đưa ra nghị trường chất vấn.
- Biết rồi… khổ lắm… nói mãi! (TVN) -Trong đời sống thường nhật, có không ít người thích đem cái quá khứ vàng son (chứa rất nhiều hoang tưởng) để che đậy những yếu kém và thất bại hiện tại. Cái "tôi" của họ quá lớn để chịu đựng bất cứ một lời phê bình hay chê bai nào, dù vô tình hay nhỏ nhặt. Tôi còn nhớ một thí nghiệm bạn tôi đã làm ở đại học 45 năm về trước: một con chó bị nhốt lại trong chuồng và bịt miệng không cho sủa trong 7 ngày. Dù vẫn được cho ăn uống đầy đủ, sau khi thả ra, con chó bị những triệu chứng biến thái về tâm lý: trở nên hung dữ, thích cắn và sủa, bị táo bón, sức đề kháng yếu hẳn và không còn trung thành với chủ như trước.
Xã hội nào cũng đầy những bức xức giận dữ của các người dân khi nhìn những trái tai gai mắt hàng ngày. Ở các xã hội được cơ hội bày tỏ sự bức xức này bằng là phiếu hay tự do ngôn luận, người dân thường thoải mái và hành xử văn minh hơn trong các giao tiếp. Có lẽ vì nhu cầu phải "sủa" là một đòi hỏi của thiên nhiên cho tất cả mọi sinh vật, không chỉ riêng cho loài chó? Một xã hội mà phần lớn các người dân tắt máy trợ thính để khỏi phải "nghe", là biểu tượng của một sự tuyệt vọng tột cùng.
-Vì sao họ coi chủ nghĩa xã hội là "phán đoán để ngỏ"? (QĐND 14-11-10) -- Loạt bài chống "diễn biến hoà bình"
-Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước Lê Hiếu Đằng
Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh. Đấu tranh mà không phá vỡ sự ổn định xã hội, đó là bài toán phải giải quyết, nhưng quyết không thể nhân danh ổn định mà kìm hãm cuộc đấu tranh để xây dựng nền dân chủ.
- Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước (Boxit) Một ý kiến nữa của ông Lê Hiếu Đằng, trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, chúng ta không có gì phải sợ, tôi muốn nhắc lại điều tâm niệm này cho chính mình mà cũng là điều muốn nhắn gửi các đồng chí, đồng đội, bạn hữu của mình và tất cả những ai còn trăn trở với những vấn đề của đất nước, của dân tộc
Luật gia, nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch MTTQVN TPHCM. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc UBTƯMTTQVN
Ngày hôm nay hầu như ai cũng thấy đất nước đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ nghiêm trọng về mọi mặt kinh tế, môi sinh, quốc phòng, văn hóa xã hội, giáo dục. Nếu tình hình cứ phát triển như thế này thì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” khó lòng thực hiện.
Một vần đề đáng lo hàng đầu đang nổi rõ: sự phân hóa xã hội sâu sắc, những người ăn bám vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, vào đầu tư công, vào buôn lậu, tham nhũng đang giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân cực khổ. Thử nhìn thực trạng TPHCM mà coi: Khu đô thị hiện đại sang trọng Phú Mỹ Hưng được coi là đô thị kiểu mẫu cùng với nhiểu khu đô thị sang trọng khác, nhưng những ai đang sống ở đó? Trong khi người nông dân gốc gác lâu đời ở những khu vực này bị giải tỏa, hiện đi đâu, sinh sống thế nào, chúng ta có biết không? Và trong khi một bộ phận không nhỏ dân cư thành phố sống thường trực trong cảnh nước ngập, sụp hố trên đường, bất an về đủ thứ tai nạn. Cách làm ăn của chúng ta liệu có khác gì thời kỳ tư bản man rợ: xua đuổi nông dân để chiếm đất, bần củng hóa một bộ phận dân cư để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bàn tay lông lá của các tập đoàn lợi ích ngày càng thọc sâu vào các chính sách quốc gia. Thật hết sức đáng lo. Lòng dân đang rất bất an, dân không thể tiếp tục tin yêu chế độ nếu tình hình cứ tiếp tục thế này.
Những vấn đề trên không thể nào giải quyết nếu không nhanh chóng thực hiện dân chủ thực sự.
Dân chủ hóa như thế nào cho hiệu quả, cho khả thi là chuyện hệ trọng phải công khai thảo luận. Nhưng có những việc đã rất rõ ràng, thí dụ như tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội. Tại sao hệ thống chính trị rất nhiều ban bệ, tổ chức cồng kềnh lại có thể để xảy ra những vụ động trời như Vinashin, cho thuê rừng đầu nguồn…? Quốc hội có quyền hạn đếu đâu mà để chính phủ muốn làm gì thì làm? Chỉ một điều này cũng chứng tỏ hệ thống chính trị của ta rất hình thức, không hiệu quả, không thực hiện được quyền làm chủ của dân.
Đảng Cộng sản phải nhận rõ vấn đề để chủ động chuyển đổi thể chế chính trị phù hợp với tình hình mới. Hãy nhìn sang Trung Quốc, ngay Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã công khai cảnh báo nguy cơ của nước này nếu không cải cách chính trị để dân chủ hóa xã hội.
Tuy nhiên, toàn dân không thể thụ động ngồi chờ chính quyền tự thay đổi. Trong đời hoạt động của mình tôi luôn được dạy rằng: không có người cai trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, ghế ngồi của mình. Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh. Đấu tranh mà không phá vỡ sự ổn định xã hội, đó là bài toán phải giải quyết, nhưng quyết không thể nhân danh ổn định mà kìm hãm cuộc đấu tranh để xây dựng nền dân chủ.
Thời gian qua đã có những dấu hiệu đáng mừng về sự nâng cao ý thức dân chủ của người dân: những vấn đề lớn của đất nước người dân không còn để mặc chính phủ tự quyết định như thói quen từ trước đến nay, mà xã hội dân sự đã có tác động quan trọng: thí dụ như dự án đường sắt cao tốc, khai thác bauxite, cho thuê đất rừng đầu nguồn… Hơn thế nữa, người dân đã bắt đầu dám đứng lên thực hiện một quyền được pháp luật cho phép mà không ai có thể chụp mũ này nọ: quyền kiện các cơ quan nhà nước xâm phạm lợi ích công dân (một công dân TPHCM đã kiện ngành giao thông vì lô cốt xâm hại việc làm ăn của mình, người dân huyện Bình Chánh kiện điện lực, người dân tỉnh Quảng Nam kiện thủy điện xả lũ…).
Nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành xã hội dân sự là vai trò đầu tàu của trí thức. Phan Châu Trinh đã nói đến nhiệm vụ “chấn dân khí” của trí thức. Bao giờ cũng vậy, người trí thức là người đặt lại nhiều vấn đề cơ bản của xã hội, người trí thức là người vạch đường cho xã hội tiến lên. Vì thế bây giờ người trí thức không thể thụ động ngồi chờ, mà phải chủ động lên tiếng và hành động cho nền dân chủ.
Lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta phải đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên cao nhất, hơn mọi lợi ích riêng tư, phe nhóm. Là một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi thấy Đảng cũng phải hành xử như vậy. Tức là phải kiên quyết thực hiện dân chủ thực sự. Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, chúng ta không có gì phải sợ, tôi muốn nhắc lại điều tâm niệm này cho chính mình mà cũng là điều muốn nhắn gửi các đồng chí, đồng đội, bạn hữu của mình và tất cả những ai còn trăn trở với những vấn đề của đất nước, của dân tộc. Mà tại sao chúng ta phải sợ? Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ, bị lịch sử phủ nhận.
L. H. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
5 suy ngẫm nhỏ về sự trung thực của một lãnh tụ (VNN 14-11-10) -- Ca tụng sự trung thực của lãnh tụ (cách chung chung) là rất nên, nhưng dựa vào cuốn hồi ký của Bush để nói là Bush trung thực thì quả không biết Bush mà chắc cũng chưa đọc cuốn này!
- Tặng 10 cây quý mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tiền Phong) Ngày 14-11, Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng 10 cây đặc hữu, quý hiếm như thông đỏ, bách xanh… chúc mừng thượng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
-Chuyện chữa bệnh cho lãnh đạo cao cấp VN (VNN 14-11-10) -- – Trong ngành Y tế Việt Nam có một đội ngũ các y, bác sỹ, dược sỹ rất đặc biệt vì họ đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ, chăm sóc, theo dõi sức khỏe, điều trị bệnh cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. thd--Đáng đọc, đáng đọc! So sánh lãnh đạo và dân thường, bác sĩ cho biết "dân thường cũng không thiệt thòi gì lắm"! Hay chữ "gì lắm" này thật là tuyệt! - Thế giới chào mừng bà Suu Kyi được tự do (RFA)--Suu Kyi calls for talks (Straits Times)-
YANGON (Myanmar) - DEMOCRACY heroine Aung San Suu Kyi took her first steps back into Myanmar's political minefield on Sunday, vowing to press ahead in her decades-long fight for democracy while also calling for compromise with other political parties and the ruling junta.
Miss Suu Kyi, who was freed from house arrest on Saturday amid a divided political landscape and days after widely criticised elections, made clear she faces a precarious position: manoeuvring between the expectations of the country's pro-democracy movement and the realities of dealing with a clique of secretive generals who have kept her locked up for much of the past two decades.
-Những hành động nhỏ tạo nên những thành tựu lớn (VOV)-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Chính những kết quả nhỏ của từng người, từng gia đình sẽ trở thành những đóng góp lớn vào thành tựu chung của Mặt trận Tổ quốc, của đất nước, của dân tộc.
- Cuba to free two more political prisoners HAVANA (Reuters) - Cuba will soon release two of 13 political prisoners who had rejected a government deal to leave the country in exchange for freedom, the Catholic Church said on Saturday. -Về lại nhà tù lớn (The Economist) (e-ThongLuan)-
-MIẾN ĐIỆN: Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Su Kyi được trả tự do (RFI)-Bà Aung San Suu Kyi, guơng mặt đấu tranh hàng đầu của Miến Điện vừa được trả tự do sau 7 năm bị quản thúc tại gia. Vào lúc 17g00, giờ địa phương, ngày 13/11/2010, đại diện của chính quyền Miến Điện đã đến tận nhà bà Aung San Suu Kyi để đọc lệnh trả tự do cho cựu lãnh đạo Liên đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ. Theo AFP, ngay sau đó cảnh sát đã tháo gỡ rào cản chung quanh nhà của bà.
Amnesty says world should not be "fooled" by Suu Kyi released DPA-Switzerland calls for full freedoms for Aung San Suu Kyi DPA-Myanmar junta releases Aung San Suu Kyi (Roundup) DPA
-Suu Kyi released (Straits Times)-YANGON - MYANMAR'S democracy leader Aung San Suu Kyi was released from house arrest on Saturday, an official said, as crowds of excited supporters waited outside her home for a glimpse of their idol.
The crowd cheered and began to surge fowards as police began removing barricades around her crumbling mansion where she has been locked up by the military junta for most of the past two decades.
PROFILE: Aung San Suu Kyi's 15-year war of wills with Myanmar junta(M&C)-- Burmese Dissident Is Freed After Long Detention NYT -Myanmar’s pro-democracy leader, Daw Aung San Suu Kyi, was freed from seven and a half years of house arrest and was greeted at the gate of her compound by thousands of supporters.
South Africa's Tutu: Suu Kyi is a "symbol of moral courage" DPA-British premier calls Suu Ky's release "long overdue" DPA-Thailand welcomes Aung San Suu Kyi's release DPA-EU's Barroso hails release of Aung San Suu Kyi DPA-Obama welcomes release of "hero" Suu Kyi DPA-UN rights chief welcomes release of Aung San Suu Kyi DPA
The taste of freedom (Straits Times)-YANGON - MYANMAR'S democracy leader Aung San Suu Kyi walked free on Saturday from the lakeside home that has been her prison for most of the past two decades, to the delight of huge crowds of waiting supporters.
Waving and smiling, the petite but indomitable Nobel Peace Prize winner appeared outside the crumbling mansion where she had been locked up by the military junta for 15 of the past 21 years.
ASEAN chief Surin Pitsuswan said in Yokohama on Saturday he was 'very, very relieved' at Aung San Suu Kyi's release, and that he hoped she will not be detained again.
The military junta in Myanmar freed the pro-democracy leader Aung San Suu Kyi on Saturday after seven years under house arrest.
VN cần chấm dứt đàn áp các LS và những người bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch
(New York, ngày 10 tháng Mười 11, 2010) – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam cần thả ngay lập tức vị luật gia trực ngôn, chấm dứt đàn áp các luật sư và các nhà hoạt động đã chỉ trích chính phủ về vấn đề nhân quyền. Ông Cù Huy Hà Vũ, người nổi tiếng với những vụ khởi kiện chính quyền gây xôn xao dư luận, vừa bị bắt vào ngày 5 tháng Mười Một năm 2010 với cáo buộc về hành vi tuyên truyền chống chính phủ.
Phó giám đốc phụ trách bộ phận Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Phil Robertson cho biết, “Việc bắt giữ Cù Huy Hà Vũ là vụ mới nhất trong chiến dịch đàn áp các luật sư và các nhà hoạt động độc lập, những người bảo vệ nhân quyền và chỉ trích các hành vi sai trái của chính quyền.”
Cù Huy Hà Vũ gia nhập đội quân ngày càng đông những luật sư nhân quyền và các nhà bảo vệ luật pháp chống tham nhũng bao gồm Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật, Tạ Phong Tần, Trần Quốc Hiền, Lê Quốc Quân và Nguyễn Bắc Truyển; những người này hoặc bị bắt giữ, câu lưu, bị xóa tên trong danh sách đoàn luật sư, và bị gây áp lực để họ không thể tham gia bào chữa cho các nhà hoạt động tôn giáo hoặc chính trị. Trong nhiều trường hợp, nhà cầm quyền gây áp lực với chủ sử dụng lao động đuổi việc họ hoặc chủ nhà lấy lại nhà cho thuê, và sách nhiễu họ bằng nhiều cách khác.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ mở một công ty luật ở Hà Nội cùng vợ mình là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Ông tham gia vận động bảo vệ môi trường và các di sản văn hóa kể từ năm 2005, khi ông khởi kiện phản đối kế hoạch của Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên – Huế xây khách sạn du lịch trên đồi Vọng Cảnh ở Huế.
Ông trở nên nổi tiếng trên toàn quốc vào tháng Sáu năm 2009, khi ông đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quyết định gây nhiều tranh cãi cho phép khai thác bauxite trên Tây Nguyên. Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã bác đơn kiện này.
Vào tháng Chín năm 2010, Cù Huy Hà Vũ đệ đơn khiếu nại thủ tướng vì đã ký Nghị định số 136 cấm người dân khiếu kiện và khiếu nại tập thể. Vào ngày 16 tháng Mười, văn phòng luật Cù Huy Hà Vũ nhận lời bào chữa cho các giáo dân giáo xứ Cồn Dầu tại Đà Nẵng bị bắt từ hồi tháng Năm sau khi công an dùng vũ lực giải tán một đám tang tới nghĩa trang trong khu vực đất tranh chấp. Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ từ chối không cấp giấy phép cho công ty luật đại diện các gia đình này.
Nhà cầm quyền bắt giam Cù Huy Hà Vũ chỉ một thời gian ngắn sau khi ông đệ đơn tiếp tục khởi kiện thủ tướng về Nghị định 136.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt Cù Huy Hà Vũ vào sáng mùng 5 tháng Mười Một; họ tuyên bố bắt gặp ông trong phòng khách sạn với một phụ nữ không phải là vợ ông. Báo chí trên mạng của chính phủ ngay lập tức cho đăng những tấm hình mờ mờ một Cù Huy Hà Vũ cởi trần cùng một phụ nữ trong phòng khách sạn, nhưng vài giờ sau thì một số trang báo đã lấy những bức hình này xuống. Công an tạm giữ Cù Huy Hà Vũ, tịch thu máy tính xách tay của ông và cho một nhóm nhân viên an ninh khám xét nhà và văn phòng luật của ông ở Hà Nội.
Vào ngày mùng 6 tháng Mười Một, Bộ Công an tuyên bố bắt Cù Huy Hà Vũ vì lý do vi phạm điều 88 của bộ luật hình sự, tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Cùng với các điều khoản mơ hồ khác trong bộ luật hình sự liên quan đến an ninh quốc gia, chẳng hạn như điều 79 về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, điều 88 thường được chính quyền sử dụng trong các vụ việc có động cơ chính trị.
Cù Huy Hà Vũ là trường hợp mới nhất trong một danh sách dài các luật sư và các nhà hoạt động Việt Nam bị bắt giữ vì đã chỉ trích chính quyền trong năm năm vừa qua. Một số luật sư bị sách nhiễu theo nhiều kiểu khác vì đã tiến hành những vụ kiện chống lại chính sách của nhà nước, đại diện cho khách hàng khởi kiện chính quyền, hoặc nhận bào chữa cho những người bị bắt vì đã thể hiện niềm tin tôn giáo hay chính trị của họ một cách ôn hòa.
“Việc bắt giữ Cù Huy Hà Vũ có mục đích ngăn chặn các luật sư để họ không nhận những vụ việc nhạy cảm về chính trị, chẳng hạn như bào chữa cho các nhà hoạt động dân chủ và dân oan mất đất, hoặc các vụ kiện nhằm bảo vệ môi trường,” ông Robertson tuyên bố. “Thay vì ép các luật sư vào tội chống và lật đổ chính quyền và bỏ tù họ, chính phủ cần đảm bảo để các luật sư có thể thực hiện chức năng nghề nghiệp của họ mà không bị đe dọa và sách nhiễu.”
Một trường hợp khác là văn phòng luật của Lê Trần Luật, bị đóng cửa vào ngày 25 tháng Ba năm 2009, chỉ hai ngày trước vụ xử các giáo dân bị bắt trong vụ tranh chấp đất đai tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, mà văn phòng đã nhận lời bào chữa. Trong khi Lê Trần Luật và phụ tá pháp luật của ông là Tạ Phong Tần đang chuẩn bị cho vụ này thì công an ập tới khám xét văn phòng, tịch thu máy vi tính, tài liệu và các hồ sơ pháp luật. Kể từ đó, chính quyền theo dõi gắt gao cả hai luật sư này và gây khó không cho họ tìm việc làm. Các công ty định thuê tuyển họ đều bị công an Thành phố Hồ Chí Minh chủ động ngăn cản; họ cũng gây áp lực với các chủ nhà không cho hai người thuê nhà tiếp.
Một số luật sư đã bị tùy tiện bắt giam vì họ tham gia bảo vệ các vụ án nhạy cảm hoặc vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Vào ngày 20 tháng Một năm nay, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã kết án Lê Công Định, một luật sư từng là phó chủ tịch Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, năm năm tù vì tội hoạt động lật đổ theo điều 79. Vụ bắt giam Lê Công Định được cho là do ông bị cáo buộc có liên hệ với Đảng Dân chủ Việt Nam bị cấm hoạt động, và vì ông đã đại diện cho các luật sư đấu tranh vì nhân quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, và blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Nhà hoạt động dân chủ và luật sư bênh vực cho quyền lợi của công nhân Lê Thị Công Nhân bị kết án ba năm tù vào năm 2007 theo điều 88. Các tội liệt kê trong cáo trạng của cô bao gồm việc “xuyên tạc chính sách của nhà nước về công đoàn và công nhân Việt Nam,” tham gia phong trào dân chủ Khối 8406 và Đảng Thăng tiến, tiến hành các buổi họp bàn về nhân quyền, sở hữu và phát tán tài liệu cổ vũ cho nhân quyền và dân chủ.
Kể từ khi được trả tự do vào tháng Ba năm nay, công an đã tạm giữ cô ba lần; lần gần đây nhất là vào mùng 4 tháng Mười Một, khi công an thẩm vấn cô trong tám tiếng đồng hồ về một số bài thơ và các trả lời phỏng vấn của cô trên mạng.
Đồng nghiệp của Lê Thị Công Nhân là Nguyễn Văn Đài hiện vẫn đang ngồi tù. Ông bị kết án bốn năm tù giam theo điều 88. Ông bị bắt giữ vì đã giảng dạy về luật và nhân quyền cho học viên tại công ty luật của mình. Cùng Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài thành lập Ủy ban Nhân quyền Việt Nam vào năm 2006; ông cũng nhận bào chữa cho các nhà thờ Tin Lành đang gặp khó khăn, bao gồm cả mục sư Mennonite và cựu tù nhân chính trị Nguyễn Hồng Quang.
Một luật sư khác đang ngồi tù theo điều 88 là Trần Quốc Hiền, giám đốc một công ty luật ở Thành phố Hồ Chí Minh, bênh vực cho nông dân bị chính quyền tịch thu đất. Ông bị bắt vào tháng Một năm 2007 sau khi công khai xuất hiện với tư cách phát ngôn viên cho một tổ chức độc lập, Hiệp hội Đoàn kết Công Nông.
Nguyễn Bắc Truyển, một luật sư và là thành viên của đảng Dân chủ Nhân dân, bị kết án ba năm rưỡi tù vào năm 2007 theo điều 88. Kể từ khi ra tù vào tháng Năm năm nay, ông trở thành một thành viên trực ngôn của nhóm cựu tù nhân chính trị và tôn giáo; ông đã trả lời phỏng vấn rất chi tiết trên Đài Tự do Á Châu và BBC về những kinh nghiệm tù đày của mình. Vào tháng Tám, công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tạm giữ và thẩm vấn ông sau khi ông công khai kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù chính trị.
Luật sư Lê Quốc Quân, người điều hành một công ty luật tư nhân và nhận bênh vực cho công nhân đòi lương bổng cao hơn với các điều kiện làm việc tốt hơn, đã bị tạm giam ba tháng vào năm 2007, ngay khi ông từ Mỹ trở về nước sau khi hoàn thành nghiên cứu với học bổng của National Endowment for Democracy. Ông bị cáo buộc có hoạt động chống chính phủ theo điều 79. Bất chấp việc bị đánh và bị công an tạm giữ vào năm 2007 nhằm ngăn ông không dự phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, ông tiếp tục công khai phát biểu bênh vực những người đấu tranh cho nhân quyền, các blogger độc lập và các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo.
Theo Quyền Cơ bản của Liên hợp quốc về Vai trò của Luật sư, luật sư được hưởng các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và lập hội như bất kỳ công dân nào, bao gồm cả quyền được tham gia vào các cuộc thảo luận công về pháp luật, về quản trị tư pháp và về bảo vệ nhân quyền.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhắc lại lời kêu gọi chính phủ Việt Nam bãi bỏ những điều luật về an ninh quốc gia đã hình sự hóa việc bày tỏ ý kiến và lập hội một cách ôn hòa.
“Ai sẽ bảo vệ cho cộng đồng và các nhà hoạt động vì nhân quyền nếu như các luật sư can đảm và tận tâm đều bị ném vào tù hoặc bị cản trở thực hiện công việc của mình,” ông Robertson tuyên bố. “Các nhà tài trợ cho Việt Nam, đặc biệt những người ủng hộ cải cách pháp luật và tư pháp cần nhấn mạnh rằng chính phủ phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chấm dứt việc sách nhiễu và tống giam các luật sư độc lập và những người bảo vệ quyền.”
Đọc bản Anh ngữ tại đây
-Nhà báo Trương Minh Đức bị dọa đánh và đầu độc (RFA)- Ký giả Trương Minh Đức, một nhà bất đồng chính kiến hiện đang bị tù tại Trại giam Z30A Xuân Lộc, vừa nhận giải nhân quyền năm 2010.
Facebook ở Việt Nam: Chỉ cấm được vài người x-cafevn.org - Một tài liệu được cho là của chính quyền Việt Nam đã bị lọt ra ngoài, trong đó liệt kê 8 trang mạng bị ngặn chặn kể cả mạng xã hội Facebook. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã bắt đầu thi hành ngay sau đó với phong cách cẩu thả thường thấy. Cho đến cuối năm, trang này đã bị ngăn chặn, các tổ chức nhân quyền liền vào cuộc và hệ thống truyền thông nước ngoài đăng những tiêu đề với từ "bạn" mang tính châm biếm.
Nguồn: H.C. The Economist
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
10.11.2010
Cuối tháng trước Facebook bắt đầu tìm kiếm nhân viên giúp mở rộng thị trường Việt Nam. Viên Giám đốc Phát triển sẽ "dẫn đầu việc tương tác của công ty với chính quyền và sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm sự truy cập vào trang này," bản thông báo cho biết. Như công ty này đã giải thích cho hãng tin AFP rằng: "Chúng tôi thường xuyên thuê các chủ thầu tạm thời tại các quốc gia khác nhau, bao gồm Ấn Độ, Nga và Brazil để giúp Facebook và Facebook Platform phát triển tại những khu vực mới, ngay cả khi chúng tôi không có văn phòng ở đấy." Nghe có vẻ như chuyện bình thường đối với một dự án đầu tư với tham vọng toàn cầu. Vấn đề là, Facebook đã đang bị ngăn chặn tại Việt Nam từ cuối năm ngoái.
Một tài liệu được cho là của chính quyền Việt Nam đã bị lọt ra ngoài, trong đó liệt kê 8 trang mạng bị ngặn chặn kể cả mạng xã hội Facebook. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã bắt đầu thi hành ngay sau đó với phong cách cẩu thả thường thấy. Cho đến cuối năm, trang này đã bị ngăn chặn, các tổ chức nhân quyền liền vào cuộc và hệ thống truyền thông nước ngoài đăng những tiêu đề với từ "bạn" mang tính châm biếm.
Nhưng không như điều luật về blog năm 2008 được truyền bá rộng rãi, trong đó cấm đoán những nhận xét chính trị, lần này chẳng ai trong chính quyền ngó ngàng đến việc thông báo cho người dân rằng Facebook thật sự đi ngoài lề. Sự im lặng của chính quyền tạo cho mọi người thấy rằng đây một sự cấm đoán nửa vời. Những kẻ ngăn chặn và những người bị ngăn chặn đều giả vờ rằng chẳng có điều gì xảy ra. Vì thế những công ty muốn đi theo con đường của Facebook cũng có thể làm việc này. Nokia đã đang quảng cáo việc truy cập chức năng "chat" của mạng xã hội này trong sản phẩm điện thoại C3 mới của mình trên khắp Hà Nội (xem ảnh), hi vọng sẽ lôi cuốn vô số những người yêu thích việc nhắn tin nhanh trong quốc gia này.
Cả Facebook lẫn Nokia đang trông đợi vào tiềm năng của những khách hàng với khả năng sử dụng máy tính ngày càng cao. Các hệ thống máy chủ mang tên miền Việt Nam, vốn làm nhiệm vụ liên kết địa chỉ trang với thế giới mạng qua những địa chỉ IP, dường như không hoạt động được với Facebook. Nhưng chỉ một vài sửa đổi kỹ thuật đơn giản cũng có thể giúp một máy cá nhân sử dụng những địa chỉ của các máy chủ mang tên miền ở nước ngoài. (Ngay cả những người dân thiểu số ở vùng cao nguyên Việt Nam, vốn bị người dân trong nước xem là "lạc hậu", cũng biết cách đi vòng sự giới hạn này. Một tác giả trong một bài viết về du lịch đã hưng phấn kể chuyện hướng dẫn du lịch Thái Đen của mình trên trang Facebook.) Nếu Việt Nam ra tay cấm đoán hoàn toàn Facebook ở tầm mức giao thức liên mạng (Inernet Protocol) như Trung Qốc đã làm, thì để vượt qua bức tường này cần phải có những mạng lưới ảo đắt tiền hoặc phải đi qua những máy chủ ở nước ngoài. Nhưng, như một lập trình viên nói:
"Việc ngăn chặn thì đơn giản và hiệu quả để cản đại đa số dân thường truy cập Facebook. Nhưng để có một bức tường vững chắc hơn, chính quyền bắt buộc phải thừa nhận là họ đang chủ động ngăn chặn Facebook."
Điều này có thể gây bất bình trong tầng lớp trung lưu ngày càng đông lên ở Việt Nam, một tầng lớp có vẻ như ngày càng xem việc đăng tải những nhận xét của mình đối với hình ảnh của bạn bè hoặc những nhận định dí dỏm nhất thời (không có chủ ý chính trị) là một quyền không thể chối bỏ. Nhưng sự giới hạn rõ ràng vẫn là giới hạn. Một vài trang mạng trong nước đã tìm cách lợi dụng sự ngăn chận này để thu hút một số khách hàng của Facebook. Mạng Zingme đặc biệt phổ biến trong giới thiếu niên. Và vào tháng Năm, chính quyền đã thầm lặng khai trương mạng go.vn, trong đó yêu cầu người sử dụng phải liệt kê tên thật và chứng minh nhân dân. Nhà cầm quyền hi vọng trang này sẽ thu hút 40 triệu người.
Đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Quan điểm của chính quyền về tính vui nhộn thường đi ngược lại với giới trẻ trong nước. Những dự án của chính quyền sẽ gặp khó khăn để qua mặt sức quyến rũ thời thượng và nét toàn cầu đặc sắc của Facebook. Cấm hay không cấm, viên giám đốc phát triển của công ty này tại Việt Nam sẽ không phải than phiền rằng mình không đủ việc để làm.
-Nhà giáo Vũ Hùng hiện nay trong trại giam ra sao? (RFA)-Bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ nhà giáo Vũ Hùng vừa thăm chồng ở trại giam về cho biết, qua cách nói của chồng bà cảm thấy như đang có một âm mưu hãm hại chồng bà trong trại giam.
Rất nhiều lần mình đến thăm nhưng không bao giờ anh ấy tỏ ra có sự lo lắng đến như thế. Nên gia đình thực sự lo lắng và băn khoăn cho tình hình sức khỏe vàa tính mạng của anh ấy.
Bà Lý Thị Tuyết Mai
Bà Lý Thị Tuyết Mai: Thì anh Hùng cũng cho biết cuộc sống ở trong trại nói chung không được đầy đủ và vệ sinh như ở nhà. Tình hình sức khỏe của anh ấy hiện nay thì cũng tốt, không gì cả. Anh ấy cũng khỏe mạnh. Nhưng thấy anh ấy nói rằng, hiện giờ anh hay bị đau tim, có vấn đề về tim, và hay đau ở vùng tim – hồi hộp khó thở, nhất là những lúc người ta đóng cửa buồng giam thì thấy ngột ngạt và khó thở vô cùng.
Anh ấy nói như vậy.Trước kia thì không có như thế mà sau khi anh bị biệt giam 3 tháng ra thì sức khỏe yếu. Nhất là trong những ngày sau khi có Tổng Cục 2 vào làm việc với trại thì anh ấy thấy tình trạng sức khỏe của anh có vần đề như vậy, thì anh cũng rất lo lắng. Và tâm sự với gia đình như thế. Nhưng khi anh nói thế thì các anh công an trong trại không cho nói, ngăn chặn không cho bài tỏ với gia đình về những vấn đề trong trại, và chỉ hỏi thăm sức khỏe thôi. Khi gia đình đến thăm thì cũng được ngồi nói chuyện với anh ấy, nhưng có một người công an ngồi giám sát để theo dõi cuộc nói chuyện giữa gia đình và anh Hùng vì để xem là anh ấy có tiết lộ điều gì không, em nghĩ là như vậy.
Anh ấy nói như vậy.Trước kia thì không có như thế mà sau khi anh bị biệt giam 3 tháng ra thì sức khỏe yếu. Nhất là trong những ngày sau khi có Tổng Cục 2 vào làm việc với trại thì anh ấy thấy tình trạng sức khỏe của anh có vần đề như vậy, thì anh cũng rất lo lắng. Và tâm sự với gia đình như thế. Nhưng khi anh nói thế thì các anh công an trong trại không cho nói, ngăn chặn không cho bài tỏ với gia đình về những vấn đề trong trại, và chỉ hỏi thăm sức khỏe thôi. Khi gia đình đến thăm thì cũng được ngồi nói chuyện với anh ấy, nhưng có một người công an ngồi giám sát để theo dõi cuộc nói chuyện giữa gia đình và anh Hùng vì để xem là anh ấy có tiết lộ điều gì không, em nghĩ là như vậy.
Quỳnh Như: Trước tình hình gia đình rất lo lắng cho sức khỏe và tính mạng hiện nay của ông Vũ Hùng trong trại giam, bà có ý định sẽ làm gì không. Bà Lý Thị Tuyết Mai: Vâng cũng có thể gia đình sẽ tìm luật sư. Và tôi cũng muốn được bày tỏ để mọi người được biết và quan tâm đến vấn đề này hơn, và để cho các tổ chức trong và ngoài nước được biết về tình hình sức khỏe và tình hình trong trại giam nói chung. Như thế để mọi người quan tâm, và bảo vệ, hoặc ngăn chặn những hành vi gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng cho những người tù.
Quỳnh Như: Xin cảm ơn bà Tuyết Mai đã chia sẻ những thông tin này.
Cũng xin phép được nhắc lại, trong đợt xét xử 9 nhà đấu tranh ôn hòa cho lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền hồi năm ngoái, nhà giáo Vũ Hùng bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế.
-------
“Ngăn ngừa cuộc tấn công chống các Nhà đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền”, hội luận của Phong trào Dân chủ Thế giới tại Bộ Ngoại giao Pháp
2010-11-10 | | QUÊ MẸ
Y Lan : Xin chào ông Bộ trưởng Bernard Kouchner. Ông đã mở rộng cửa Bộ Ngoại giao Pháp để tiếp đón Phong trào Dân chủ Thế giới đến thảo luận những phương cách hậu thuẫn các xã hội dân sự trong thế giới. Theo ông việc làm của Phong trào Dân chủ Thế giới có gì quan trọng ?
Bernard Kouchner : Xã hội dân sự là ưu tư thường trực của tôi. Nhưng điều chúng tôi bảo vệ hôm nay không riêng cho các xã hội dân sự, mà nhất là cho một nhà nước pháp quyền và nhân quyền. Đây là cuộc chiến đấu thường trực của chúng tôi. Trong tư thế một chính phủ, chúng tôi không chiến đấu theo cung cách của các nhả hoạt động nhân quyền, nhưng chúng tôi cùng chung lý tưởng.
Y Lan : Ngày trước ông từng tham gia với cơ sở Quê Mẹ trong chiến dịch Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam ra Biển Đông vớt Người Vượt Biển. Ông sẽ nói gì hôm nay về cuộc đấu tranh của người Việt Nam cho tự do và nhân quyền ?
Bernard Kouchner : Tôi sẽ nói rằng người Việt đang có may mắn lên tiếng dễ dàng hơn xưa, khi ta thấy sự tiến triển trên xứ sở, nhưng điều không may mắn cho họ là họ đang còn phải chiến đấu cam go. Nhưng đây là điều đang xẩy ra khắp nơi trên thế giới. Ngay cả tại nước Pháp chúng tôi.
Dưới tiêu đề “Hậu thuẫn các thông điệp dân chủ đồng thời với việc ngăn ngừa cuộc tấn công nhắm vào người mang thông điệp”, bài tham luận của ông Võ Văn Ái tại Bộ Ngoại giao Pháp :
Thưa quý liệt vị và các bạn,
Nhắc đến các Người mang Thông điệp, tôi có một trải nghiệm vừa qua xin trình bày cùng các bạn. Chuyện xẩy ra mới tháng trước đây, khi nhà cầm quyền Hà Nội ngăn cấm tôi công bố một thông điệp về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Đa số các bạn có mặt hôm nay đã biết vì đã ký tên trong bản lên tiếng phản đối của Phong trào Dân chủ Thế giới, Penelope Faulkner và tôi đã bị cấm đến Bangkok công bố bản Báo cáo về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam mà chúng tôi cùng soạn thảo với đối tác của chúng tôi là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền.
Năm nay Việt Nam làm chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và cũng là chủ tịch cơ cấu nhân quyền mới gọi là Ủy hội Nhân quyền liên chính phủ ASEAN. Thái Lan là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đây là cơ hội thích hợp cho chúng tôi công bố bản báo cáo nói trên ở Bangkok. Tuy nhiên, trước ngày lên đường, Sứ quán Thái Lan hủy bỏ chiếu khán của tôi. Chị Penelope thì bị ngăn cản không cho lên máy bay tại Paris. Nhà cầm quyền Thái Lan cho biết có sự kêu ca chính thức của nhà nước Việt Nam.
Kịch bản này còn lập lại vào tháng 10, khi tôi được mời thuyết trình tại Hội nghị Quốc tế đầu tiên về Nhân quyền Đông Nam Á do Đại học Mahidol tổ chức tại Bangkok. Hội nghị bao gồm các học giả đại học để trao đổi các công trình nghiên cứu. Chứ không là nơi dành cho các hoạt động chính trị. Bài thuyết trình của tôi có tựa đề “Tính phổ quát và tính cá biệt trên lĩnh vực Nhân quyền, trong bối cảnh của đạo Phật Việt Nam”. Thoạt đầu sứ quán Thái Lan hứa cấp chiếu khán cho tôi sang Bangkok với điều kiện bài thuyết trình của tôi không nhắc đến Việt Nam. Nhưng cuối cùng họ đã ngăn cản không cho tôi đến Thái.
Thật khủng khiếp cho những sự kiện như thế, bởi qua đó chúng ta thấy các khả năng của những quốc gia phi dân chủ. Ngay cả một nước nhỏ bé như Việt Nam. Việt Nam không chỉ đàn áp các tự do cơ bản trên đất nước mình, mà đã thành công xuất cảng cuộc đàn áp của họ sang nước khác. Chúng ta từng nghe danh các tổ chức như “Y Sĩ Không Biên Giới”, “Phóng Viên Không Biên Giới”… thì nay lại có thêm “Độc Tài Không Biên Giới !”.
Như ta đã thấy, việc bắn “người mang thông điệp” của Hà Nội hoàn toàn thất bại. Cuộc tấn công vào tự do ngôn luận của Hà Nội đã gây nỗi bất bình trong các cơ quan truyền thông thế giới. Rất nhiều bài báo viết trên các báo chí lớn của Thái Lan và trong khắp thế giới làm cho công luận càng chú tâm hơn đến bản Báo cáo của chúng tôi về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Dù sao đi nữa, những sự kiện này bắt chúng ta phải suy nghĩ. Trong thế giới ngày nay, các xã hội dân sự lớn mạnh hơn bao giờ. Dù các xã hội dân sự đang đóng những vai trò quan trọng, nhưng các chính phủ trong thế giới chẳng quan tâm bao nhiêu đến họ.
Ở thập niên 70, thời của Hiệp ước Helsinki, các xã hội dân sự tại Liên Xô cũ rất yếu và bị đàn áp. Thế nhưng thời ấy các chính phủ dân chủ liên hiệp với những tiếng nói bị bao vây, phong tỏa ấy. Nhờ sự can thiệp của các chính phủ dân chủ, truyền hình và truyền thông, các nhà ly khai được tiếp cứu, những cuộc đàn áp được phơi phong, những quần đảo ngục tù bị lên án. Sakharov, Solzhenitsyne, Bukovsky là những tên tuổi quen thuộc với mọi người.
Còn hôm nay, các chính phủ dân chủ không còn đóng vai trò tích cực ấy nữa. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, thứ đạo đức “cứ làm ăn như chẳng có chi” đã nối kết các quốc gia dân chủ với các quốc gia độc tài, bỏ rơi các xã hội dân sự trong cuộc chiến đấu lẻ loi. Các chính phủ dân chủ chỉ đãi bôi với xã hội dân sự, tuy có đối thoại với các tổ chức Phi chính phủ đấy, nhưng thường khi chỉ là kiểu cách “cứ nói đi cho hả” —cause toujours / just keep talking— mà chẳng có sự hỗ trợ cụ thể nào cho những nhà hoạt động đang phải đương đầu với hiểm nguy hằng ngày.
Hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau tại Paris, dưới sự đỡ đầu của Bộ Ngoại giao Pháp, tôi muốn nhắc lại một nguyên lý được đưa ra trước đây của một nhà hoạt động cho xã hội dân sự, nay trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bernard Kouchner. Thời đó đó ông kêu gọi cho “Quyền can thiệp” — Right to interference / le droit dingérence. Tức bổn phận nếu không là quyền của các quốc gia dân chủ nhằm bảo vệ cho những ai bị mất tự do. Đây chính là phản đề của nguyên tắc “không can thiệp” rất thân thiết của các quốc gia độc tài. Xin các quốc gia Âu Mỹ hãy luôn nhớ tới tinh thần dấn thân của hiệp ước Helsinki để đẩy mạnh “quyền can thiệp” trong các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ các xã hội dân sự.
Bước đầu, tôi xin đề nghị Phong trào Dân chủ Thế giới hãy tổ chức một Nghị hội quy tụ các Đại biểu Quốc hội trong thế giới - Quốc hội Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu, các Quốc hội ở Á châu, Phi châu, Châu Mỹ La tinh - đễ vạch đường hướng cho các quốc gia trong thế giới cùng chung bảo vệ và thăng tiến các xã hội dân sự.
Đây là phương cách bảo vệ các Thông điệp và Người mang thông điệp. Bởi cả hai là một. Bảo vệ tiếng nói của những người mang thông điệp là bước đầu cho việc phổ biến các thông điệp ra khắp năm châu.
Quỳnh Như: Xin cảm ơn bà Tuyết Mai đã chia sẻ những thông tin này.
Cũng xin phép được nhắc lại, trong đợt xét xử 9 nhà đấu tranh ôn hòa cho lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền hồi năm ngoái, nhà giáo Vũ Hùng bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế.
-------
“Ngăn ngừa cuộc tấn công chống các Nhà đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền”, hội luận của Phong trào Dân chủ Thế giới tại Bộ Ngoại giao Pháp
2010-11-10 | | QUÊ MẸ
PARIS, ngày 10.11.2010 (QUÊ MẸ) - Thứ năm tuần trước, Ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới đã mở cuộc Hội luận dưới tiêu đề “Ngăn ngừa cuộc tấn công chống các Nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền”. Phóng viên Ỷ Lan của Đài Á châu Tự do có bài tường trình dưới đây. Bài đã được Đài phát về Việt Nam trong chương trình sáng thứ tư ngày 10.11.2010, nguyên văn như sau :
Thứ năm vừa qua, dưới đề tài “Ngăn ngừa những cuộc tấn công chống lại các Nhà đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền”, Ban Thường vụ của Phong trào Dân chủ Thế giới có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn đã mở cuộc hội luận trong khuôn viên Bộ Ngoại giao Pháp và dưới sự chủ trì của ông Bộ trưởng Bernard Kouchner.
Bà Kim Campbell, cựu Thủ tướng Canada và ông François Zimeray, Đặc sứ Nhân quyền của Pháp chủ tọa sáu khóa hội thảo khai triển đề tài nói trên. Các thuyết trình viên đến từ các nước Pháp, Indonesia, Mexico, Bosnia, Gambia, Tiệp, Venezuela, Iran, Nga, Hòa Lan, Ba Lan, và Việt Nam.
Qua đề tài tham luận “Hậu thuẫn các thông điệp dân chủ đồng thời với việc ngăn ngừa cuộc tấn công nhắm vào người mang thông điệp”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, nhấn mạnh rằng “Thông điệp và người mang thông điệp là một, cho nên cần bảo vệ lời nói và người nói trước các cuộc tấn công đàn áp hiện nay”. Nhắc tới sự kiện bản thân ông bị ngăn cấm sang Bangkok công bố Hồ sơ Nhân quyền Việt Nam hồi tháng 9 vừa qua, ông Ái nhận định rằng : “Việt Nam không chỉ đàn áp các tự do cơ bản trên đất nước mình, mà đã thành công xuất cảng cuộc đàn áp của họ sang nước khác. Chúng ta biết tới các tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới, Phóng Viên Không Biên Giới, thì nay vừa có thêm Độc Tài Không Biên Giới !”.
Phê phán sự thiếu quan tâm của các nước Âu Mỹ trên lĩnh vực nhân quyền và dân chủ tại các quốc gia độc tài, ông Ái nhận xét : “Hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau tại Paris, dưới sự đỡ đầu của Bộ Ngoại giao Pháp, tôi muốn nhắc lại một nguyên lý được đưa ra trước đây của một nhà hoạt động cho xã hội dân sự, nay trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bernard Kouchner. Thời đó đó ông kêu gọi cho “Quyền can thiệp” — Right to interference / le droit dingérence. Tức bổn phận nếu không là quyền của các quốc gia dân chủ nhằm bảo vệ cho những ai bị mất tự do. Đây chính là phản đề của nguyên tắc “không can thiệp” rất thân thiết của các quốc gia độc tài. Các quốc gia Âu Mỹ hãy luôn nhớ tới tinh thần dấn thân của hiệp ước Helsinki để đẩy mạnh “quyền can thiệp” trong các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ các xã hội dân sự” (hết lời dẫn).
Lần đầu tiên mới có một cuộc họp tại Pháp của Ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới bao gồm 112 quốc gia trên năm châu, mà lại tổ chức trong khuôn viên Bộ Ngoại giao Pháp.
Để hiểu rõ sự kiện mới mẻ và quan trọng này, chúng tôi phỏng vấn ông Carl Gershman, người đại diện Phong trào Dân chủ Thế giới, và ông Bernard Khouchner, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp. Xin mời quý thính giả theo dõi hai cuộc phỏng vấn ấy sau đây.
Y Lan : Thưa ông Carl Gershman, ông đến Paris tổ chức cuộc họp Ban Thường vụ của Phong trào Dân chủ Thế giới, dưới sự chủ trì của ông Bernard Kouchner, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, về đề tài “Ngăn ngừa những cuộc tấn công chống lại các Nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền”. Xin ông cho biết vì sao Phong trào đã chọn nước Pháp làm nơi tổ chức ?
Carl Gershman : Pháp có vai trò rất quan trọng trong thế giới. Trước đây, chúng tôi ít có dịp cộng tác với nước Pháp. Do vậy chúng tôi nỗ lực dựng xây mối liên hệ đối tác. Là một tổ chức Phi chính phủ, nhưng chúng tôi đã mở được cuộc hội nghị nơi phòng ốc tráng lệ của Bộ Ngoại giao Pháp, và được Bộ trưởng Bernard Kouchner đến nói về quan điểm nhân quyền của ông với Ban Thường vụ chúng tôi, đồng thời với sự có mặt của 3 thành viên Ban Thường vụ của chúng tôi ở Paris, thì đây là một bước tiến lớn. Tôi tin rằng nước Pháp sẽ đóng vai trò quan trọng trong Phong trào Dân chủ Thế giới.
Y Lan : Ông cảm nhận cuộc họp hôm nay như thế nào ?
Carl Gershman : Cuộc thảo luận rất hữu ích. Một bước tiến mới cho Ban Thường vụ của Phong trào Dân chủ Thế giới. Thay vì đề cập suông những vấn đề tổ chức nội bộ, thì một nhóm người cao cấp bao gồm các nhà hành động đến từ khắp thế giới, cùng nhau gặp gỡ, cùng nhau suy nghĩ làm sao giải quyết những vấn đề cơ bản, thì đây quả là bước tiến mới cho Phong trào Dân chủ Thế giới.
“Ngăn ngừa cuộc tấn công chống các Nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền”, phỏng vấn Ông Carl Gershman và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Bernard Kouchner
Hội luận của Ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới tại Bộ Ngoại giao Pháp. Hàng đầu từ trái sang phải : Bà cựu Thủ tướng Canada Kim Campbell, Bộ trưởng Ngoại giao Bernard Kouchner, ông Võ Văn Ái |
Thứ năm vừa qua, dưới đề tài “Ngăn ngừa những cuộc tấn công chống lại các Nhà đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền”, Ban Thường vụ của Phong trào Dân chủ Thế giới có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn đã mở cuộc hội luận trong khuôn viên Bộ Ngoại giao Pháp và dưới sự chủ trì của ông Bộ trưởng Bernard Kouchner.
Bà Kim Campbell, cựu Thủ tướng Canada và ông François Zimeray, Đặc sứ Nhân quyền của Pháp chủ tọa sáu khóa hội thảo khai triển đề tài nói trên. Các thuyết trình viên đến từ các nước Pháp, Indonesia, Mexico, Bosnia, Gambia, Tiệp, Venezuela, Iran, Nga, Hòa Lan, Ba Lan, và Việt Nam.
Qua đề tài tham luận “Hậu thuẫn các thông điệp dân chủ đồng thời với việc ngăn ngừa cuộc tấn công nhắm vào người mang thông điệp”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, nhấn mạnh rằng “Thông điệp và người mang thông điệp là một, cho nên cần bảo vệ lời nói và người nói trước các cuộc tấn công đàn áp hiện nay”. Nhắc tới sự kiện bản thân ông bị ngăn cấm sang Bangkok công bố Hồ sơ Nhân quyền Việt Nam hồi tháng 9 vừa qua, ông Ái nhận định rằng : “Việt Nam không chỉ đàn áp các tự do cơ bản trên đất nước mình, mà đã thành công xuất cảng cuộc đàn áp của họ sang nước khác. Chúng ta biết tới các tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới, Phóng Viên Không Biên Giới, thì nay vừa có thêm Độc Tài Không Biên Giới !”.
Phê phán sự thiếu quan tâm của các nước Âu Mỹ trên lĩnh vực nhân quyền và dân chủ tại các quốc gia độc tài, ông Ái nhận xét : “Hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau tại Paris, dưới sự đỡ đầu của Bộ Ngoại giao Pháp, tôi muốn nhắc lại một nguyên lý được đưa ra trước đây của một nhà hoạt động cho xã hội dân sự, nay trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bernard Kouchner. Thời đó đó ông kêu gọi cho “Quyền can thiệp” — Right to interference / le droit dingérence. Tức bổn phận nếu không là quyền của các quốc gia dân chủ nhằm bảo vệ cho những ai bị mất tự do. Đây chính là phản đề của nguyên tắc “không can thiệp” rất thân thiết của các quốc gia độc tài. Các quốc gia Âu Mỹ hãy luôn nhớ tới tinh thần dấn thân của hiệp ước Helsinki để đẩy mạnh “quyền can thiệp” trong các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ các xã hội dân sự” (hết lời dẫn).
Lần đầu tiên mới có một cuộc họp tại Pháp của Ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới bao gồm 112 quốc gia trên năm châu, mà lại tổ chức trong khuôn viên Bộ Ngoại giao Pháp.
Để hiểu rõ sự kiện mới mẻ và quan trọng này, chúng tôi phỏng vấn ông Carl Gershman, người đại diện Phong trào Dân chủ Thế giới, và ông Bernard Khouchner, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp. Xin mời quý thính giả theo dõi hai cuộc phỏng vấn ấy sau đây.
Phỏng vấn ông Carl Gershman
Ông Carl Gershman tại cuộc hội luận ở Bộ Ngoại giao Pháp |
Y Lan : Thưa ông Carl Gershman, ông đến Paris tổ chức cuộc họp Ban Thường vụ của Phong trào Dân chủ Thế giới, dưới sự chủ trì của ông Bernard Kouchner, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, về đề tài “Ngăn ngừa những cuộc tấn công chống lại các Nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền”. Xin ông cho biết vì sao Phong trào đã chọn nước Pháp làm nơi tổ chức ?
Carl Gershman : Pháp có vai trò rất quan trọng trong thế giới. Trước đây, chúng tôi ít có dịp cộng tác với nước Pháp. Do vậy chúng tôi nỗ lực dựng xây mối liên hệ đối tác. Là một tổ chức Phi chính phủ, nhưng chúng tôi đã mở được cuộc hội nghị nơi phòng ốc tráng lệ của Bộ Ngoại giao Pháp, và được Bộ trưởng Bernard Kouchner đến nói về quan điểm nhân quyền của ông với Ban Thường vụ chúng tôi, đồng thời với sự có mặt của 3 thành viên Ban Thường vụ của chúng tôi ở Paris, thì đây là một bước tiến lớn. Tôi tin rằng nước Pháp sẽ đóng vai trò quan trọng trong Phong trào Dân chủ Thế giới.
Y Lan : Ông cảm nhận cuộc họp hôm nay như thế nào ?
Carl Gershman : Cuộc thảo luận rất hữu ích. Một bước tiến mới cho Ban Thường vụ của Phong trào Dân chủ Thế giới. Thay vì đề cập suông những vấn đề tổ chức nội bộ, thì một nhóm người cao cấp bao gồm các nhà hành động đến từ khắp thế giới, cùng nhau gặp gỡ, cùng nhau suy nghĩ làm sao giải quyết những vấn đề cơ bản, thì đây quả là bước tiến mới cho Phong trào Dân chủ Thế giới.
Phỏng vấn ông Bernard Kouchner
Người thứ ba từ trái sang, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Bernard Kouchner, đang phát biểu |
Y Lan : Xin chào ông Bộ trưởng Bernard Kouchner. Ông đã mở rộng cửa Bộ Ngoại giao Pháp để tiếp đón Phong trào Dân chủ Thế giới đến thảo luận những phương cách hậu thuẫn các xã hội dân sự trong thế giới. Theo ông việc làm của Phong trào Dân chủ Thế giới có gì quan trọng ?
Bernard Kouchner : Xã hội dân sự là ưu tư thường trực của tôi. Nhưng điều chúng tôi bảo vệ hôm nay không riêng cho các xã hội dân sự, mà nhất là cho một nhà nước pháp quyền và nhân quyền. Đây là cuộc chiến đấu thường trực của chúng tôi. Trong tư thế một chính phủ, chúng tôi không chiến đấu theo cung cách của các nhả hoạt động nhân quyền, nhưng chúng tôi cùng chung lý tưởng.
Y Lan : Ngày trước ông từng tham gia với cơ sở Quê Mẹ trong chiến dịch Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam ra Biển Đông vớt Người Vượt Biển. Ông sẽ nói gì hôm nay về cuộc đấu tranh của người Việt Nam cho tự do và nhân quyền ?
Bernard Kouchner : Tôi sẽ nói rằng người Việt đang có may mắn lên tiếng dễ dàng hơn xưa, khi ta thấy sự tiến triển trên xứ sở, nhưng điều không may mắn cho họ là họ đang còn phải chiến đấu cam go. Nhưng đây là điều đang xẩy ra khắp nơi trên thế giới. Ngay cả tại nước Pháp chúng tôi.
Dưới tiêu đề “Hậu thuẫn các thông điệp dân chủ đồng thời với việc ngăn ngừa cuộc tấn công nhắm vào người mang thông điệp”, bài tham luận của ông Võ Văn Ái tại Bộ Ngoại giao Pháp :
Thưa quý liệt vị và các bạn,
Nhắc đến các Người mang Thông điệp, tôi có một trải nghiệm vừa qua xin trình bày cùng các bạn. Chuyện xẩy ra mới tháng trước đây, khi nhà cầm quyền Hà Nội ngăn cấm tôi công bố một thông điệp về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Đa số các bạn có mặt hôm nay đã biết vì đã ký tên trong bản lên tiếng phản đối của Phong trào Dân chủ Thế giới, Penelope Faulkner và tôi đã bị cấm đến Bangkok công bố bản Báo cáo về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam mà chúng tôi cùng soạn thảo với đối tác của chúng tôi là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền.
Năm nay Việt Nam làm chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và cũng là chủ tịch cơ cấu nhân quyền mới gọi là Ủy hội Nhân quyền liên chính phủ ASEAN. Thái Lan là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đây là cơ hội thích hợp cho chúng tôi công bố bản báo cáo nói trên ở Bangkok. Tuy nhiên, trước ngày lên đường, Sứ quán Thái Lan hủy bỏ chiếu khán của tôi. Chị Penelope thì bị ngăn cản không cho lên máy bay tại Paris. Nhà cầm quyền Thái Lan cho biết có sự kêu ca chính thức của nhà nước Việt Nam.
Kịch bản này còn lập lại vào tháng 10, khi tôi được mời thuyết trình tại Hội nghị Quốc tế đầu tiên về Nhân quyền Đông Nam Á do Đại học Mahidol tổ chức tại Bangkok. Hội nghị bao gồm các học giả đại học để trao đổi các công trình nghiên cứu. Chứ không là nơi dành cho các hoạt động chính trị. Bài thuyết trình của tôi có tựa đề “Tính phổ quát và tính cá biệt trên lĩnh vực Nhân quyền, trong bối cảnh của đạo Phật Việt Nam”. Thoạt đầu sứ quán Thái Lan hứa cấp chiếu khán cho tôi sang Bangkok với điều kiện bài thuyết trình của tôi không nhắc đến Việt Nam. Nhưng cuối cùng họ đã ngăn cản không cho tôi đến Thái.
Thật khủng khiếp cho những sự kiện như thế, bởi qua đó chúng ta thấy các khả năng của những quốc gia phi dân chủ. Ngay cả một nước nhỏ bé như Việt Nam. Việt Nam không chỉ đàn áp các tự do cơ bản trên đất nước mình, mà đã thành công xuất cảng cuộc đàn áp của họ sang nước khác. Chúng ta từng nghe danh các tổ chức như “Y Sĩ Không Biên Giới”, “Phóng Viên Không Biên Giới”… thì nay lại có thêm “Độc Tài Không Biên Giới !”.
Như ta đã thấy, việc bắn “người mang thông điệp” của Hà Nội hoàn toàn thất bại. Cuộc tấn công vào tự do ngôn luận của Hà Nội đã gây nỗi bất bình trong các cơ quan truyền thông thế giới. Rất nhiều bài báo viết trên các báo chí lớn của Thái Lan và trong khắp thế giới làm cho công luận càng chú tâm hơn đến bản Báo cáo của chúng tôi về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Dù sao đi nữa, những sự kiện này bắt chúng ta phải suy nghĩ. Trong thế giới ngày nay, các xã hội dân sự lớn mạnh hơn bao giờ. Dù các xã hội dân sự đang đóng những vai trò quan trọng, nhưng các chính phủ trong thế giới chẳng quan tâm bao nhiêu đến họ.
Ở thập niên 70, thời của Hiệp ước Helsinki, các xã hội dân sự tại Liên Xô cũ rất yếu và bị đàn áp. Thế nhưng thời ấy các chính phủ dân chủ liên hiệp với những tiếng nói bị bao vây, phong tỏa ấy. Nhờ sự can thiệp của các chính phủ dân chủ, truyền hình và truyền thông, các nhà ly khai được tiếp cứu, những cuộc đàn áp được phơi phong, những quần đảo ngục tù bị lên án. Sakharov, Solzhenitsyne, Bukovsky là những tên tuổi quen thuộc với mọi người.
Còn hôm nay, các chính phủ dân chủ không còn đóng vai trò tích cực ấy nữa. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, thứ đạo đức “cứ làm ăn như chẳng có chi” đã nối kết các quốc gia dân chủ với các quốc gia độc tài, bỏ rơi các xã hội dân sự trong cuộc chiến đấu lẻ loi. Các chính phủ dân chủ chỉ đãi bôi với xã hội dân sự, tuy có đối thoại với các tổ chức Phi chính phủ đấy, nhưng thường khi chỉ là kiểu cách “cứ nói đi cho hả” —cause toujours / just keep talking— mà chẳng có sự hỗ trợ cụ thể nào cho những nhà hoạt động đang phải đương đầu với hiểm nguy hằng ngày.
Hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau tại Paris, dưới sự đỡ đầu của Bộ Ngoại giao Pháp, tôi muốn nhắc lại một nguyên lý được đưa ra trước đây của một nhà hoạt động cho xã hội dân sự, nay trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bernard Kouchner. Thời đó đó ông kêu gọi cho “Quyền can thiệp” — Right to interference / le droit dingérence. Tức bổn phận nếu không là quyền của các quốc gia dân chủ nhằm bảo vệ cho những ai bị mất tự do. Đây chính là phản đề của nguyên tắc “không can thiệp” rất thân thiết của các quốc gia độc tài. Xin các quốc gia Âu Mỹ hãy luôn nhớ tới tinh thần dấn thân của hiệp ước Helsinki để đẩy mạnh “quyền can thiệp” trong các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ các xã hội dân sự.
Bước đầu, tôi xin đề nghị Phong trào Dân chủ Thế giới hãy tổ chức một Nghị hội quy tụ các Đại biểu Quốc hội trong thế giới - Quốc hội Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu, các Quốc hội ở Á châu, Phi châu, Châu Mỹ La tinh - đễ vạch đường hướng cho các quốc gia trong thế giới cùng chung bảo vệ và thăng tiến các xã hội dân sự.
Đây là phương cách bảo vệ các Thông điệp và Người mang thông điệp. Bởi cả hai là một. Bảo vệ tiếng nói của những người mang thông điệp là bước đầu cho việc phổ biến các thông điệp ra khắp năm châu.
- Bản tường trình sự việc
2010-11-08 | | PTTPGQT
PARIS, ngày 8.11.2010 (PTTPGQT) - Cuối tháng 10 vừa qua, Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện – Xã hội, Viện Hóa Đạo, đến chùa Phước Huệ, tỉnh Quảng Trị để phát quà cho các Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa cũ. Thế nhưng hàng chục Công an và Dân phòng đã tấn công chùa Phước Huệ ngăn cản việc phát quà, câu lưu Đại đức Thích Từ Giáo, trú trì chùa Phước Huệ.
Sau đây là thư Phản kháng của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và bài tường thuật của Huynh trưởng Lê Công Cầu về cuộc đàn áp ở Quảng Trị :
Kính gửi : Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CHXHCNVN
Thưa Thủ tướng,
Việt Nam bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp ý thức hệ quốc tế làm cho đất nước bị chia đôi. Đảng Cộng sản miền Bắc vì theo đuổi chủ thuyết Mác-Lênin, muốn nhuộm đỏ Miền Nam bằng bạo lực, gây ra cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, làm cho dân tộc Việt Nam phải hứng chịu bao đau thương tang tóc.
Vào thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã có một cuộc nội chiến. Ngay sau khi chiến thắng, các sĩ quan và binh sĩ miền Bắc, được lệnh không có bất cứ hành động nào vô lễ với sĩ quan và binh sĩ miền Nam bại trận. Vì nhân dân và chính giới Hoa Kỳ hiểu rằng, khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc, người Mỹ nói chung đang bị sỉ nhục. Nên trong cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ. Khi chiến tranh chấm dứt, không có tù binh, không có trại tập trung cải tạo, ai về nhà nấy, cùng nhau xây dựng lại quê hương.
Hơn một thế kỷ sau, tại Việt nam, với chủ thuyết vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc, với lòng hận thù đấu tranh giai cấp, Nhà cầm quyền Cộng sản miền Bắc, sau ngày chiến thắng, không noi theo gương sáng của Hoa Kỳ, đã bắt hàng trăm ngàn sĩ quan, binh sĩ bại trận miền Nam bỏ vào nhà tù dưới mỹ từ “trại học tập cải tạo” để trả thù, đày đoạ cho đến chết. Ai còn may mắn, sống sót, đều đau ốm, tật nguyền, sống lê lết qua ngày bên lề xã hội, chẳng ai thương xót, đoái hoài.
Vừa qua, Hoà thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra chùa Phước Huệ, tỉnh Quảng Trị, thay mặt cho những người có tấm lòng vàng, gửi quà cho anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng hòa, món quà tình thương cao quí của những người dân Việt ly hương, thương về những mảnh đời đau khổ nơi quê nhà.
Từ sáng tinh mơ, có người lê đôi nạng gỗ từ Cam Lộ về đến Đông Hà, có người gồng mình với chiếc xe lăn từ Gio Linh đến Chùa Phước Huệ, nơi hội ngộ của tình thương, hy vọng nhận được món quà mọn sưởi ấm gia đình. Thế nhưng niềm hy vọng nhỏ nhoi đã tan thành mây khói khi hàng chục công an, dân phòng tấn công chùa Phước Huệ, xua đuổi, giải tán những con người tàn tật, làm náo loạn chốn thiền môn.
Xuyên suốt lịch sử bi thương nhưng hào hùng của dân tộc Việt, từng chịu đựng bao lần ngoại xâm, bao phen nội chiến, nhưng chưa có một triều đại nào nuôi dưỡng lòng hận thù dân tộc lâu như chế độ hiện nay. Chiến tranh đã chấm dứt hơn 35 năm mà lòng thù hận vẫn chưa nguôi, nhẫn tâm tước đoạt cả hạnh phúc nhỏ nhoi của người phế binh bên lề cuộc sống, dẫu trong quá khứ họ là đối phương nhưng nay đã là những người tàn phế.
Để giữ gìn truyền thống văn hoá khoan hoà, thương yêu, nâng đỡ, đùm bọc lẫn nhau, tôi yêu cầu Thủ tướng hãy cho ngưng ngay những hành động thiếu văn hoá, thiếu đạo đức của Công An đối với những anh em Thương Phế Binh thuộc Việt Nam Cộng hòa cũ.
Trong hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm, cần đoàn kết dân tộc trong thể chế đa nguyên, khoan hoà, tiến đến tự do, dân chủ, nhân quyền cho toàn dân mới hy vọng tạo được sức mạnh để cứu nguy tổ quốc.
Trân trọng.
Kính dâng Đại Lão Hòa Thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Kính trình Thượng Tọa Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
(kính thay bản tường trình và kính chuyển Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để xin phổ biến)
Xin gởi đến Lãnh Đạo Đảng Cọng Sản, Quốc Hội, Nhà Nước và Chính Phủ CHXHCN Việt Nam.
Từ khi cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, Đảng Cọng Sản đã thiết lập một xã hội mới trên nền tảng đấu tranh hận thù và giai cấp bởi chủ thuyết Max Lénin.
Vì chủ thuyết đấu tranh và hận thù nầy mà hàng vạn quân dân cán chính của chế độ Việt Nam Cọng Hòa đã bị tập trung vào các nhà tù lao động khổ sai dưới mỹ từ “học tập cải tạo”, có người không chịu đựng được khổ nhục, cơ hàn đã vĩnh viễn nằm xuống nơi rừng thiêng nước độc, có người thân tàn ma dại khi mãn hạn tù đày. Nhưng đa số thành phần nầy sau một thời gian đau đớn, tủi nhục trong lao lý, đã được may mắn bù đắp bởi chính sách nhân đạo của Hoa Kỳ, họ ra đi và định cư trên một đất nước tự do và no ấm.
Trong khi đó, đa phần người lính Miền Nam kém may mắn, phải cùng 80 triệu đồng bào “ở lại” quê hương, phải đành cam tâm làm nô lệ : nô lệ cho một chính quyền độc tài đảng trị, hà khắc, tham lam và tàn bạo, phải chấp nhận số phận hẩm hiu. Nhưng cho dù thân phận có hẩm hiu chăng nữa thì tay vẫn có thể làm, hàm có thể nhai, thể hiện bản chất cần cù, nhẫn nại của dân tộc Việt.
Nhưng đau đớn thay, trong cộng đồng hẩm hiu ấy, có một thành phần hẩm hiu hơn hết, đã bị lịch sử lãng quên, đó là thân phận anh thương binh Việt Nam Cọng Hòa, những người tàn phế mà chế độ phi nhân đã cố tình xem như tàn dư của xã hội.
Kể từ sau ngày Cọng Sản hò reo “giải phóng” thì những người thương phế binh Việt Nam Cọng Hòa được “giải phóng” trước tiên, họ bị vất ngay ra ngoài lề xã hội. Không một chính sách nhân đạo, không một chế độ tình thương. 35 năm qua họ kéo lê cuộc sống cơ hàn nhờ sự đùm bọc của người thân nghèo khó, họa hoằn lắm mới gặp được kẻ hảo tâm.
Cảm thương những thân phận đọa đày, Đại Đức Thích Từ Giáo - Chánh Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tinh Quảng Trị tha thiết muốn có một cuộc hội ngộ anh em Thương Phế Binh, cùng nhau chia xẻ một bữa cơm thân mật, một chút quà mọn an ủi người tàn phế. Đáp ứng nguyện vọng ấy, thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, Hòa Thượng Thích Không Tánh - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội đã vội vã lên đường. Vượt qua ngàn cây số trong mưa mùa bão lụt Miền Trung, Hòa Thượng đã đến vùng địa đầu giới tuyến sáng hôm nay (28.10.2010). Nhưng niềm vui hội ngộ chưa thành mà nước mắt người khổ đau lại thêm một lần đổ xuống :
Từ sáng tinh mơ, có người lê đôi nạng gổ từ Cam Lộ về đến Đông Hà, có người gồng mình với chiếc xe lăn từ Gio Linh đến Chùa Phước Huệ, nơi hội ngộ của tình thương. Sau một hành trình mệt nhoc, họ chỉ có một niềm mơ ước nhỏ nhoi là có một bữa cơm no lòng và một chút quà nhỏ mọn sưởi ấm gia đình. Thế nhưng niềm hy vọng nhỏ nhoi đã tan thành mây khói khi hàng chục công an, dân phòng tấn công chùa Phước Huệ, xua đuổi, giải tán những con người tàn tật làm náo loạn cả chốn thiền môn.
Vì an nguy của Hòa Thượng Không Tánh nên lúc nầy Đại Đức Thích Từ Giáo phải đích thân đi đón phái đoàn tận địa giới Quảng Trị. Lợi dụng lúc chủ nhà vắng mặt, bọn người hung hãn với dùi cui, ma trắc, vây chặt chùa Phước Huệ, ngăn cản, xua đuổi những người thương phế binh đến chậm, đồng thời leo rào, xô cửa xông vào đàn áp kẻ thế cô.
Gần 30 thương phế binh đã cùng với chúng điệu trong chùa cố thủ, nhưng dưới sức mạnh của bạo tàn, cổng chùa bung ra, công an, dân phòng tràn vào thẳng tay khống chế những con người bất hạnh, xô họ ra khỏi chùa và buộc họ giải tán. Buồn cười hơn là chúng tung ra chiêu bài kêu gọi các thương phế binh nầy muốn nhận quà thì hãy về trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Phường mà nhận. Nhưng anh em thương phế binh biết rõ đây là độc chiêu của Cọng Sản, nếu ai nghe dụ dỗ mà về, chắc chắn sẽ bị bắt giữ, bị thẩm vấn, nên họ đã ngậm ngùi lặng lẽ rời chùa. Một số thương phế binh gan lỳ ở lại, đã trốn vào phòng ngủ, xó bếp, đều bị xốc nách kéo ra như kéo một tên tội pham không chút nương tay.
Trong khi đó, những chị em Phật Tử cảm thương người bất hạnh nên tự động cùng nhau đến chùa, đi chợ nấu ăn, mong ước những con người khốn khổ nầy có một bữa cơm ngon đầy tình đầy nghĩa, nhưng than ôi niềm vui đã thành niềm bi hận, họ cũng bị khống chế, hăm dọa, xua đuổi không tiếc lời. Công an bắt buộc họ ngừng ngay công việc và phải rời chùa tức khắc, mặc cho cơm đang sôi, canh đang nấu nửa chừng…
Những Phật Tử liên lạc bằng điện thoại với phái đoàn đều nghẹn ngào trong nước mắt, các em yêu cầu Thầy Không Tánh đừng về chùa nữa vì sợ Thầy bị bắt, hơn nữa chùa chẳng còn ai, ngoài một bà già gần 80 tuổi, mẹ của Thầy Từ Giáo, đang một mình chống đỡ với hơn 30 công an, cán bộ và dân phòng. Một cảnh bi thương chỉ có ở thiên đường xã hội chủ nghĩa.
Thưa đồng bào.
Xuyên suốt lịch sử bi thương nhưng hào hùng của dân tộc Việt, từ thời Hùng Vương dựng nước, đến thời tự chủ dân tộc, qua thời phục hưng tổ quốc, trải 4000 năm phong kiến, dẫu có lúc thịnh lúc suy, cũng chịu đựng bao lần ngoại xâm, bao phen nội chiến, nhưng chưa có một triều đại nào nuôi dưỡng hận thù dân tộc như chế độ Cọng Sản đương thời. Chiến tranh đã qua đi hơn 1/3 thế kỷ mà lòng thù hận nguôi, nhẫn tâm tước đoạt cả một chút hạnh phúc nhỏ nhoi của người phế binh bên lề cuộc sống, dẫu trong quá khứ họ là đối phương nhưng nay là những người tàn phế.
Phải chăng đây là đạo đức Cách Mạng, đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được rao giảng suốt 35 năm qua dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa
Bởi vậy :
Niềm bi hận hôm nay, xin được dâng lên Đại Lão Hòa Thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN với nguyện ước phát huy cao độ tinh thần Bồ Tát Đạo, đem tình thượng đến tận cùng những số phận hẩm hiu đã bị loại ra khỏi thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa, như hoàn cảnh Thương Phế Binh Việt Nam Cọng Hòa thể hiện sáng hôm nay, cho dù Giáo Hội đang chìm trong Pháp Nạn. Chúng con nguyện chấp nhận khó khăn thừa hành Giáo lệnh để đến với những kẻ khốn cùng.
Niềm bi hận hôm nay xin gởi đến Lãnh Đạo Đảng Cọng Sản Việt Nam với chỉ một ước nguyện duy nhất dù có muộn màng là : XIN HÃY HỌC BÀI HỌC LỊCH SỬ CUỘC NỘI CHIẾN HOA KỲ (tôi xin đính kèm dưới đây (1)) để biết xấu hổ với nhân dân, với cộng đồng thế giới mà chấm dứt ngay lòng hận thù dân tộc, chấm dứt ngay chính sách phân biệt đối xử và chấm dứt ngay những cuộc trả thù nhỏ mọn như sáng sớm hôm nay tại chùa Phước Huệ.
GHI CHÚ QUAN TRỌNG :
Trong khi chúng tôi chuẩn bị gởi văn bản nầy thì được tin chính thức từ Quảng Trị :
- Tối thứ năm 28 tháng 10, sau khi Hòa Thượng Không Tánh rời Quảng Trị, chính quyền đã cho một chiếc xe ben đến áng ngữ suốt đêm trước cổng chùa Phước Huệ, không biết với ý định gì, làm cho tăng chúng rất hoang mang.
- Chiều nay (29.10.2010) lúc 14g30 Đại Đức Thích Từ Giáo đến làm lễ Tiểu Tường cho tư gia đạo hữu Nguyễn Tư tại số nhà 15 đường Nguyễn Du, khu phố 7, phường 5, thành phố Đồng Hà, trong lúc Đại Đức và hai đệ tử đang hành lễ thì bất ngờ đông đảo công an sắc phục có, thường phục có, cùng với dân phòng ập đến bao vây ngôi nhà nói trên.
- Sau khi xong lễ, hai đệ tử của Đại Đức ra về thì bị công an rượt bắt nên phải chạy lui. Sau đó công an ập vào nhà bắt Đại Đức Từ Giáo ra làm việc, sau một hồi tranh cãi, công an buộc Đại Đức phải ký vào biên bản do họ làm sẵn nhưng Đại Đức cương quyết không ký và bỏ vào phòng nằm.
- đến 16g30, Ông Hùng phụ trách phường 5 đã đem khóa đến khóa nhà anh Nguyễn Tư lại, không những nhốt Đại Đức Thích Từ Giáo mà nhốt luôn cả nhà anh Tư, nội bất xuất ngoại bất nhâp.
- Theo lời Đại Đức, có lẽ chính quyền biết cuộc trao quà cho Thương Phế Binh bất thành vì bị khủng bố, nên Hòa Thượng Không Tánh đã trao 26 bì thư (mỗi bì 500.000) cho 26 thương binh đã có danh sách, để Đại Đức đưa đến tận nhà các đối tượng (số phát sinh khoảng 15 người sẽ gởi đến sau). Vì vậy nên chính quyền quyết khống chế để Thầy Không Tánh không thể trao quà đến tận tay thương binh và cũng có thể chính quyền sẽ tìm cách tịch thu số tiền nầy./.
(1) BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ CUỘC NỘI CHIẾN HOA KỲ :
Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.
Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau tướng Grant và luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi đoàn tùy tùng miền Bắc đến.
Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.
Theo quy chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ như lính miền Bắc.
Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.
Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemens Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng là một người Mỹ bị sỉ nhục.
Thực vậy, 140 năm sau, chúng tôi đi thăm viện bảo tàng đầu hàng, cô Mary quản thủ cơ sở đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại các hình ảnh xấu xa của bất cứ phe nào.
Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng miền Nam lẫn miền Bắc. Ðặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện đầu hàng.
Và hình tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.
Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.
Trong cuộc nội chiến tại nước Mỹ vào thế kỷ 18, sau cùng được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ.
Lịch sử của Hoa Kỳ quá ngắn ngủi và đạo lý của người dân tứ chiếng như Hiệp Chủng Quốc thì vốn không thể nào sánh với lịch sử và truyền thống đặc biệt của người Việt Nam. Nhưng sao mà di sản tinh thần của cuộc nội chiến Việt Nam để lại không đẹp đẽ chút nào. Những chiến binh anh hùng và đẹp đẽ nhất của miền Nam phải tập trung vào các trại khổ sai. Vợ con bị xua đuổi lên rừng làm kinh tế mới. Cả miền Nam bị làm nhục.
Ðã vậy, câu chuyện vẫn chưa xong. Qua bài học thứ hai, chúng tôi xin kể thêm về vấn đề nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.
Tại nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng khắp thế giới. Ðó là nghĩa trang Arlington. Ðây là nghĩa trang chính thức của liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.
Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.
Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, không có cải tạo tập trung, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.
Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial.
PARIS, ngày 8.11.2010 (PTTPGQT) - Cuối tháng 10 vừa qua, Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện – Xã hội, Viện Hóa Đạo, đến chùa Phước Huệ, tỉnh Quảng Trị để phát quà cho các Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa cũ. Thế nhưng hàng chục Công an và Dân phòng đã tấn công chùa Phước Huệ ngăn cản việc phát quà, câu lưu Đại đức Thích Từ Giáo, trú trì chùa Phước Huệ.
Sau đây là thư Phản kháng của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và bài tường thuật của Huynh trưởng Lê Công Cầu về cuộc đàn áp ở Quảng Trị :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền Viện
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Sài gòn
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Sài gòn
Phật lịch 2554 | Số : 13 /VHĐ/VT |
Thư Phản kháng về việc Công An đàn áp Thương Phế Binh không cho nhận quà
Kính gửi : Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CHXHCNVN
Phật Lịch 2554 - Sài gòn, ngày 01.11.2010
Thưa Thủ tướng,
Việt Nam bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp ý thức hệ quốc tế làm cho đất nước bị chia đôi. Đảng Cộng sản miền Bắc vì theo đuổi chủ thuyết Mác-Lênin, muốn nhuộm đỏ Miền Nam bằng bạo lực, gây ra cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, làm cho dân tộc Việt Nam phải hứng chịu bao đau thương tang tóc.
Vào thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã có một cuộc nội chiến. Ngay sau khi chiến thắng, các sĩ quan và binh sĩ miền Bắc, được lệnh không có bất cứ hành động nào vô lễ với sĩ quan và binh sĩ miền Nam bại trận. Vì nhân dân và chính giới Hoa Kỳ hiểu rằng, khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc, người Mỹ nói chung đang bị sỉ nhục. Nên trong cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ. Khi chiến tranh chấm dứt, không có tù binh, không có trại tập trung cải tạo, ai về nhà nấy, cùng nhau xây dựng lại quê hương.
Hơn một thế kỷ sau, tại Việt nam, với chủ thuyết vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc, với lòng hận thù đấu tranh giai cấp, Nhà cầm quyền Cộng sản miền Bắc, sau ngày chiến thắng, không noi theo gương sáng của Hoa Kỳ, đã bắt hàng trăm ngàn sĩ quan, binh sĩ bại trận miền Nam bỏ vào nhà tù dưới mỹ từ “trại học tập cải tạo” để trả thù, đày đoạ cho đến chết. Ai còn may mắn, sống sót, đều đau ốm, tật nguyền, sống lê lết qua ngày bên lề xã hội, chẳng ai thương xót, đoái hoài.
Vừa qua, Hoà thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra chùa Phước Huệ, tỉnh Quảng Trị, thay mặt cho những người có tấm lòng vàng, gửi quà cho anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng hòa, món quà tình thương cao quí của những người dân Việt ly hương, thương về những mảnh đời đau khổ nơi quê nhà.
Từ sáng tinh mơ, có người lê đôi nạng gỗ từ Cam Lộ về đến Đông Hà, có người gồng mình với chiếc xe lăn từ Gio Linh đến Chùa Phước Huệ, nơi hội ngộ của tình thương, hy vọng nhận được món quà mọn sưởi ấm gia đình. Thế nhưng niềm hy vọng nhỏ nhoi đã tan thành mây khói khi hàng chục công an, dân phòng tấn công chùa Phước Huệ, xua đuổi, giải tán những con người tàn tật, làm náo loạn chốn thiền môn.
Xuyên suốt lịch sử bi thương nhưng hào hùng của dân tộc Việt, từng chịu đựng bao lần ngoại xâm, bao phen nội chiến, nhưng chưa có một triều đại nào nuôi dưỡng lòng hận thù dân tộc lâu như chế độ hiện nay. Chiến tranh đã chấm dứt hơn 35 năm mà lòng thù hận vẫn chưa nguôi, nhẫn tâm tước đoạt cả hạnh phúc nhỏ nhoi của người phế binh bên lề cuộc sống, dẫu trong quá khứ họ là đối phương nhưng nay đã là những người tàn phế.
Để giữ gìn truyền thống văn hoá khoan hoà, thương yêu, nâng đỡ, đùm bọc lẫn nhau, tôi yêu cầu Thủ tướng hãy cho ngưng ngay những hành động thiếu văn hoá, thiếu đạo đức của Công An đối với những anh em Thương Phế Binh thuộc Việt Nam Cộng hòa cũ.
Trong hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm, cần đoàn kết dân tộc trong thể chế đa nguyên, khoan hoà, tiến đến tự do, dân chủ, nhân quyền cho toàn dân mới hy vọng tạo được sức mạnh để cứu nguy tổ quốc.
Trân trọng.
Thanh Minh Thiền Viện, Sai gòn
Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
BÀI VIẾT TỪ HUẾ CỦA HUYNH TRƯỞNG LÊ CÔNG CẦU
NIỀM BI HẬN GỞI ĐẾN ĐỒNG BÀO Nhân chuyến phát quà cho anh em Thương Phế Binh Quảng Trị
NIỀM BI HẬN GỞI ĐẾN ĐỒNG BÀO Nhân chuyến phát quà cho anh em Thương Phế Binh Quảng Trị
*********
Kính dâng Đại Lão Hòa Thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Kính trình Thượng Tọa Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
(kính thay bản tường trình và kính chuyển Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để xin phổ biến)
Xin gởi đến Lãnh Đạo Đảng Cọng Sản, Quốc Hội, Nhà Nước và Chính Phủ CHXHCN Việt Nam.
*********
Từ khi cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, Đảng Cọng Sản đã thiết lập một xã hội mới trên nền tảng đấu tranh hận thù và giai cấp bởi chủ thuyết Max Lénin.
Vì chủ thuyết đấu tranh và hận thù nầy mà hàng vạn quân dân cán chính của chế độ Việt Nam Cọng Hòa đã bị tập trung vào các nhà tù lao động khổ sai dưới mỹ từ “học tập cải tạo”, có người không chịu đựng được khổ nhục, cơ hàn đã vĩnh viễn nằm xuống nơi rừng thiêng nước độc, có người thân tàn ma dại khi mãn hạn tù đày. Nhưng đa số thành phần nầy sau một thời gian đau đớn, tủi nhục trong lao lý, đã được may mắn bù đắp bởi chính sách nhân đạo của Hoa Kỳ, họ ra đi và định cư trên một đất nước tự do và no ấm.
Trong khi đó, đa phần người lính Miền Nam kém may mắn, phải cùng 80 triệu đồng bào “ở lại” quê hương, phải đành cam tâm làm nô lệ : nô lệ cho một chính quyền độc tài đảng trị, hà khắc, tham lam và tàn bạo, phải chấp nhận số phận hẩm hiu. Nhưng cho dù thân phận có hẩm hiu chăng nữa thì tay vẫn có thể làm, hàm có thể nhai, thể hiện bản chất cần cù, nhẫn nại của dân tộc Việt.
Nhưng đau đớn thay, trong cộng đồng hẩm hiu ấy, có một thành phần hẩm hiu hơn hết, đã bị lịch sử lãng quên, đó là thân phận anh thương binh Việt Nam Cọng Hòa, những người tàn phế mà chế độ phi nhân đã cố tình xem như tàn dư của xã hội.
Kể từ sau ngày Cọng Sản hò reo “giải phóng” thì những người thương phế binh Việt Nam Cọng Hòa được “giải phóng” trước tiên, họ bị vất ngay ra ngoài lề xã hội. Không một chính sách nhân đạo, không một chế độ tình thương. 35 năm qua họ kéo lê cuộc sống cơ hàn nhờ sự đùm bọc của người thân nghèo khó, họa hoằn lắm mới gặp được kẻ hảo tâm.
Cảm thương những thân phận đọa đày, Đại Đức Thích Từ Giáo - Chánh Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tinh Quảng Trị tha thiết muốn có một cuộc hội ngộ anh em Thương Phế Binh, cùng nhau chia xẻ một bữa cơm thân mật, một chút quà mọn an ủi người tàn phế. Đáp ứng nguyện vọng ấy, thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, Hòa Thượng Thích Không Tánh - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội đã vội vã lên đường. Vượt qua ngàn cây số trong mưa mùa bão lụt Miền Trung, Hòa Thượng đã đến vùng địa đầu giới tuyến sáng hôm nay (28.10.2010). Nhưng niềm vui hội ngộ chưa thành mà nước mắt người khổ đau lại thêm một lần đổ xuống :
Từ sáng tinh mơ, có người lê đôi nạng gổ từ Cam Lộ về đến Đông Hà, có người gồng mình với chiếc xe lăn từ Gio Linh đến Chùa Phước Huệ, nơi hội ngộ của tình thương. Sau một hành trình mệt nhoc, họ chỉ có một niềm mơ ước nhỏ nhoi là có một bữa cơm no lòng và một chút quà nhỏ mọn sưởi ấm gia đình. Thế nhưng niềm hy vọng nhỏ nhoi đã tan thành mây khói khi hàng chục công an, dân phòng tấn công chùa Phước Huệ, xua đuổi, giải tán những con người tàn tật làm náo loạn cả chốn thiền môn.
Vì an nguy của Hòa Thượng Không Tánh nên lúc nầy Đại Đức Thích Từ Giáo phải đích thân đi đón phái đoàn tận địa giới Quảng Trị. Lợi dụng lúc chủ nhà vắng mặt, bọn người hung hãn với dùi cui, ma trắc, vây chặt chùa Phước Huệ, ngăn cản, xua đuổi những người thương phế binh đến chậm, đồng thời leo rào, xô cửa xông vào đàn áp kẻ thế cô.
Gần 30 thương phế binh đã cùng với chúng điệu trong chùa cố thủ, nhưng dưới sức mạnh của bạo tàn, cổng chùa bung ra, công an, dân phòng tràn vào thẳng tay khống chế những con người bất hạnh, xô họ ra khỏi chùa và buộc họ giải tán. Buồn cười hơn là chúng tung ra chiêu bài kêu gọi các thương phế binh nầy muốn nhận quà thì hãy về trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Phường mà nhận. Nhưng anh em thương phế binh biết rõ đây là độc chiêu của Cọng Sản, nếu ai nghe dụ dỗ mà về, chắc chắn sẽ bị bắt giữ, bị thẩm vấn, nên họ đã ngậm ngùi lặng lẽ rời chùa. Một số thương phế binh gan lỳ ở lại, đã trốn vào phòng ngủ, xó bếp, đều bị xốc nách kéo ra như kéo một tên tội pham không chút nương tay.
Trong khi đó, những chị em Phật Tử cảm thương người bất hạnh nên tự động cùng nhau đến chùa, đi chợ nấu ăn, mong ước những con người khốn khổ nầy có một bữa cơm ngon đầy tình đầy nghĩa, nhưng than ôi niềm vui đã thành niềm bi hận, họ cũng bị khống chế, hăm dọa, xua đuổi không tiếc lời. Công an bắt buộc họ ngừng ngay công việc và phải rời chùa tức khắc, mặc cho cơm đang sôi, canh đang nấu nửa chừng…
Những Phật Tử liên lạc bằng điện thoại với phái đoàn đều nghẹn ngào trong nước mắt, các em yêu cầu Thầy Không Tánh đừng về chùa nữa vì sợ Thầy bị bắt, hơn nữa chùa chẳng còn ai, ngoài một bà già gần 80 tuổi, mẹ của Thầy Từ Giáo, đang một mình chống đỡ với hơn 30 công an, cán bộ và dân phòng. Một cảnh bi thương chỉ có ở thiên đường xã hội chủ nghĩa.
Thưa đồng bào.
Xuyên suốt lịch sử bi thương nhưng hào hùng của dân tộc Việt, từ thời Hùng Vương dựng nước, đến thời tự chủ dân tộc, qua thời phục hưng tổ quốc, trải 4000 năm phong kiến, dẫu có lúc thịnh lúc suy, cũng chịu đựng bao lần ngoại xâm, bao phen nội chiến, nhưng chưa có một triều đại nào nuôi dưỡng hận thù dân tộc như chế độ Cọng Sản đương thời. Chiến tranh đã qua đi hơn 1/3 thế kỷ mà lòng thù hận nguôi, nhẫn tâm tước đoạt cả một chút hạnh phúc nhỏ nhoi của người phế binh bên lề cuộc sống, dẫu trong quá khứ họ là đối phương nhưng nay là những người tàn phế.
Phải chăng đây là đạo đức Cách Mạng, đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được rao giảng suốt 35 năm qua dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa
Bởi vậy :
Niềm bi hận hôm nay, xin được dâng lên Đại Lão Hòa Thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN với nguyện ước phát huy cao độ tinh thần Bồ Tát Đạo, đem tình thượng đến tận cùng những số phận hẩm hiu đã bị loại ra khỏi thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa, như hoàn cảnh Thương Phế Binh Việt Nam Cọng Hòa thể hiện sáng hôm nay, cho dù Giáo Hội đang chìm trong Pháp Nạn. Chúng con nguyện chấp nhận khó khăn thừa hành Giáo lệnh để đến với những kẻ khốn cùng.
Niềm bi hận hôm nay xin gởi đến Lãnh Đạo Đảng Cọng Sản Việt Nam với chỉ một ước nguyện duy nhất dù có muộn màng là : XIN HÃY HỌC BÀI HỌC LỊCH SỬ CUỘC NỘI CHIẾN HOA KỲ (tôi xin đính kèm dưới đây (1)) để biết xấu hổ với nhân dân, với cộng đồng thế giới mà chấm dứt ngay lòng hận thù dân tộc, chấm dứt ngay chính sách phân biệt đối xử và chấm dứt ngay những cuộc trả thù nhỏ mọn như sáng sớm hôm nay tại chùa Phước Huệ.
Phật Lịch 2554
Cố Đô Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2010
LÊ CÔNG CẦU
Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam
Cố Đô Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2010
LÊ CÔNG CẦU
Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam
GHI CHÚ QUAN TRỌNG :
Trong khi chúng tôi chuẩn bị gởi văn bản nầy thì được tin chính thức từ Quảng Trị :
- Tối thứ năm 28 tháng 10, sau khi Hòa Thượng Không Tánh rời Quảng Trị, chính quyền đã cho một chiếc xe ben đến áng ngữ suốt đêm trước cổng chùa Phước Huệ, không biết với ý định gì, làm cho tăng chúng rất hoang mang.
- Chiều nay (29.10.2010) lúc 14g30 Đại Đức Thích Từ Giáo đến làm lễ Tiểu Tường cho tư gia đạo hữu Nguyễn Tư tại số nhà 15 đường Nguyễn Du, khu phố 7, phường 5, thành phố Đồng Hà, trong lúc Đại Đức và hai đệ tử đang hành lễ thì bất ngờ đông đảo công an sắc phục có, thường phục có, cùng với dân phòng ập đến bao vây ngôi nhà nói trên.
- Sau khi xong lễ, hai đệ tử của Đại Đức ra về thì bị công an rượt bắt nên phải chạy lui. Sau đó công an ập vào nhà bắt Đại Đức Từ Giáo ra làm việc, sau một hồi tranh cãi, công an buộc Đại Đức phải ký vào biên bản do họ làm sẵn nhưng Đại Đức cương quyết không ký và bỏ vào phòng nằm.
- đến 16g30, Ông Hùng phụ trách phường 5 đã đem khóa đến khóa nhà anh Nguyễn Tư lại, không những nhốt Đại Đức Thích Từ Giáo mà nhốt luôn cả nhà anh Tư, nội bất xuất ngoại bất nhâp.
- Theo lời Đại Đức, có lẽ chính quyền biết cuộc trao quà cho Thương Phế Binh bất thành vì bị khủng bố, nên Hòa Thượng Không Tánh đã trao 26 bì thư (mỗi bì 500.000) cho 26 thương binh đã có danh sách, để Đại Đức đưa đến tận nhà các đối tượng (số phát sinh khoảng 15 người sẽ gởi đến sau). Vì vậy nên chính quyền quyết khống chế để Thầy Không Tánh không thể trao quà đến tận tay thương binh và cũng có thể chính quyền sẽ tìm cách tịch thu số tiền nầy./.
(1) BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ CUỘC NỘI CHIẾN HOA KỲ :
Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.
Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau tướng Grant và luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi đoàn tùy tùng miền Bắc đến.
Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.
Theo quy chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ như lính miền Bắc.
Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.
Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemens Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng là một người Mỹ bị sỉ nhục.
Thực vậy, 140 năm sau, chúng tôi đi thăm viện bảo tàng đầu hàng, cô Mary quản thủ cơ sở đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại các hình ảnh xấu xa của bất cứ phe nào.
Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng miền Nam lẫn miền Bắc. Ðặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện đầu hàng.
Và hình tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.
Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.
Trong cuộc nội chiến tại nước Mỹ vào thế kỷ 18, sau cùng được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ.
Lịch sử của Hoa Kỳ quá ngắn ngủi và đạo lý của người dân tứ chiếng như Hiệp Chủng Quốc thì vốn không thể nào sánh với lịch sử và truyền thống đặc biệt của người Việt Nam. Nhưng sao mà di sản tinh thần của cuộc nội chiến Việt Nam để lại không đẹp đẽ chút nào. Những chiến binh anh hùng và đẹp đẽ nhất của miền Nam phải tập trung vào các trại khổ sai. Vợ con bị xua đuổi lên rừng làm kinh tế mới. Cả miền Nam bị làm nhục.
Ðã vậy, câu chuyện vẫn chưa xong. Qua bài học thứ hai, chúng tôi xin kể thêm về vấn đề nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.
Tại nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng khắp thế giới. Ðó là nghĩa trang Arlington. Ðây là nghĩa trang chính thức của liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.
Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.
Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, không có cải tạo tập trung, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.
Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial.
(trích từ bài viết của Giao Chỉ, San Jose 2005)