Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Trung Quốc trên đường chinh phục đại dương

-Trung Quốc trên đường chinh phục đại dương (phần 2) (Đất Việt)- Cùng lúc nâng cao khả năng tác chiến, răn đe quân sự, hải quân Trung Quốc còn thể hiện tham vọng  qua việc triển khai lực lượng xa bờ và đối ngoại quân sự. Triển khai lực lượng xa bờ

Bên cạnh việc gia tăng diễn tập quân sự, trong những năm qua Trung Quốc khá tích cực trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, dù chủ yếu giới hạn ở các nhiệm vụ hậu cần, phi chiến đấu.

Tuy nhiên, kể từ tháng 12/2008, Trung Quốc đã có sự thay đổi về chất khi điều các tàu chiến thực hiện nhiệm vụ đa quốc gia chống cướp biển ở Vịnh Aden. Cứ 4 tháng một lần Trung Quốc tổ chức thay quân (thường gồm 2 tàu khu trục hoặc khinh hạm và 1 tàu hậu cần). Trung Quốc coi đây là cơ hội để rèn luyện binh sĩ và thử nghiệm vũ khí trang bị.

Trung Quốc thu được nhiều kinh nghiệm quý báu cho hải quân khi tham các nhiệm vụ quốc tê xa bờ.

Trên thực tế, hải quân Trung Quốc đã gặt hái được những kinh nghiệm quý giá từ hoạt động này. Trong đợt triển khai quân thứ nhất, hải quân Trung Quốc phải đối mặt với việc thiếu lương thực thực phẩm tươi bởi không có cảng hậu cần. Không giống như các tàu chiến phương Tây triển khai ngoài khơi trung bình 10-14 ngày lại cập cảng bổ sung hậu cần, hải quân triển khai đợt đầu của Trung Quốc ở trên biển trong suốt thời gian làm nhiệm vụ, điều này không có lợi cho sức khỏe binh sĩ và làm giảm hiệu quả trong tác chiến.

Bên cạnh đó, việc phản ứng của Trung Quốc đối với một số cuộc tấn công của cướp biển khá vụng về và thiếu phối hợp do chưa có quy định hiệu quả khi tham chiến trong đội hình đa quốc gia.

Tuy nhiên, đến đợt luân chuyển quân thứ 2 và thứ 3, Trung Quốc đã thu xếp được vấn để cảng hậu cần. Tàu Trung Quốc có thể cập cảng Djibouti, Salalah ở Oman hoặc Aden ở Yemen. Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cũng tham gia các cuộc họp hải quân hàng tháng để chia sẻ thông tin tác chiến với hải quân các nước. Các tàu Trung Quốc cũng tham gia diễn tập chung, trao đổi sĩ quan và gặt hái được khá nhiều kỹ chiến thuật chống cướp biển từ hải quân các nước.

Trong tháng 7, Hải quân Trung Quốc cũng điều tàu chiến thuộc loại lớn nhất Type 071 lớp Yuzhao (lượng choán nước 17.000 tấn, dài 210m, rộng 26,5m, tầm hoạt động 6.000 hải lý, 2-4 trực thăng Z-8, 2 xuồng cao tốc đổ bộ) tới Vịnh Aden làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng điều tàu bệnh viện “Peace Ark” (số hiệu 866) tham gia diễn tập y tế với các nước ở vịnh Aden và trên suốt hành trình 87 ngày của mình khi thăm viếng Djibouti, Kenya, Tanzania, Seychelles và Bangladesh.

Người dân Kenya đón chào tàu bệnh viên Peace Ark của Trung Quốc.

Đối ngoại quân sự

Quan ngại việc gia tăng sức mạnh hải quân và các nỗ lực tăng cường khả năng răn đe quân sự có thể khiến các nước láng giềng lo lắng, Bắc Kinh đã có những bước đi khôn ngoan theo kiểu “tiến 2 bước, lùi 1 bước” khi triển khai trụ cột thứ 3 (đối ngoại quân sự) trong chiến lược hải quân mới.

Mục đích của các chương trình đối ngoại là thiết lập quan hệ song phương và đa phương trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới, cũng như xuống thang tranh chấp lãnh hải với láng giềng và ngăn chặn mọi xu hướng những nước có tranh chấp có thể tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ.

Linh hoạt trong việc dùng sức mạnh quân sự thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình, Trung Quốc đã thành công khi chuyển hoá “sức mạnh cứng” thành “sức mạnh mềm” và đang cố hướng thế giới đừng quá săm soi vào tham vọng của Trung Nam Hải khi xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh.

Rõ ràng tính hiệu quả của những hoạt động đối ngoại quân sự mang lại khá rõ ràng, với việc hình thành lên những “khu vực thân thiện” nơi tàu Trung Quốc có thể bổ sung hậu cần. Hoạt động đối ngoại quân sự được tổ chức và đưa tin rầm rộ để lạc hướng dư luận vào những gì mà Bắc Kinh muốn.

Một chuyến đi biển của hải quân Trung Quốc thu về không chỉ một lợi ích.

Ở đây, các tàu chiến được điều tới Vịnh Aden trên hành trình trở về (khi luân chuyển quân) được tận dụng tối đa, sẽ ghé thăm nhiều nước và tham gia các hoạt động cộng đồng để làm đậm khái niệm “trỗi dậy hoà bình”.

Chẳng hạn tàu khu trục tên lửa Quảng Châu sau khi hoàn thành nhiệm vụ chống cướp biển đã đi qua kênh đào Suez vào Địa Trung Hải và ghé thăm Ai Cập, Hy Lạp và Italy. Sau đó tàu này ghé thăm Myanmar và kết thúc chuyến hành trình đối ngoại tại Singapore ngày 5/9 và tổ chức cuộc tập trận chung với hải quân nước này.

Tương tự như vậy, những đội tàu huấn luyện cũng tham gia vào các cuộc viếng thăm thiện chí. Tàu huấn luyện Trịnh Hòa và khinh hạm Miên Dương thăm Papua New Guinea, Vanuatu, Tonga, New Zealang và Australia vào tháng 8 và tháng 9. Tất nhiên là các tàu này có tổ chức các cuộc diễn tập với nước chủ nhà và tổ chức các sự kiện công chúng.

Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại quân sự còn phát huy lên một tầm cao hơn khi đi kèm với nó là những tờ Nhân dân tệ, như trường hợp cảng Hambantota của Sri Lanka, được Trung Quốc giúp xây dựng.

Và tất nhiên, sự tích cực trong tổ chức các cuộc tập trận song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã thúc đẩy trao đổi quân sự, tăng cường tính minh bạch của quân đội Trung Quốc và có vẻ như lái sự chú ý của các nước khỏi tham vọng của hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc đang "xâu hạt" cho "chuỗi ngọc trai" (đường màu đen) gồm các căn cứ hải quân cho phép tàu chiến nước này neo đậu trong các nhiệm vụ trên Ấn Độ Dương.

Dự báo xu hướng chiến lược thời gian tới

Theo kế hoạch, phải đến năm 2050 Trung Quốc mới xây dựng xong lực lượng hải quân biển khơi, đủ sức vươn ra các đại dương trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hải quân sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chính sách quốc phòng của Trung Quốc.

Trong đó mục đích của chiến lược hải quân 3 trụ cột sẽ tiếp tục là tạo sự răn đe chiến lược trong khu vực, nâng cao khả năng tác chiến và thúc đẩy hợp tác quân sự.

Bắc Kinh đã gặt hái được những thành quả nhất định từ chiến lược này và có vẻ như họ sẽ gia tăng sử dụng sức mạnh có được để giành lợi thế trong tranh chấp biển đảo với các nước xung quanh Trung Quốc.


Trung Quốc trên đường chinh phục đại dương (phần 1) (17/11)
Tham vọng trở thành cường quốc biển, Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư cho các chương trình tàu ngầm, tàu nổi, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, tàu sân bay.
Liên tục thời gian qua, hải quân Trung Quốc đã có những bước đi khá mạnh mẽ nhằm bảo đảm cái gọi là quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng và nâng cao vị thế trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng xung quanh, thông qua chiến lược mới với 3 trụ cột: Gia tăng diễn tập hải quân; Triển khai lực lượng xa bờ; Đẩy mạnh họt động đối ngoại quân sự.


Nâng cao khả năng tác chiến và răn đe quân sự

Trong năm 2010, các cuộc diễn tập của lực lượng hải quân Trung Quốc diễn ra với tần suất cao và quy mô lớn một cách bất  thường. Trọng tâm diễn tập là các tình huống chiến đấu thực (bắn đạn thật), chú trọng phòng thủ ven biển, khả năng cơ động nhanh, linh hoạt trong chỉ huy - kiểm soát và triển khai quân tầm xa.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4/2010, lực lượng hải quân thuộc 3 Hạm đội (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) đã tổ chức một cuộc diễn tập chưa từng có tiền lệ (trước đây các hạm đội hoạt động khá riêng biệt).


Tàu chiến Trung Quốc bắn đạn thật trong cuộc tập trận.

Trong đó, Hạm đội Bắc Hải gồm các khu trục hạm, khinh hạm, tàu phục vụ và lực lượng phòng không hành trình qua eo biển Bashi giữa Philipines và Đài Loan xuống Biển Đông.

Hạm đội Đông Hải gồm các khu trục hạm lớp Sovremenny, khinh hạm và tàu ngầm đã lần đầu tiên vượt qua quần đảo Okinawa, được mệnh danh là thành lũy do Mỹ kiểm soát, nối Nhật Bản - Đài Loan và Philipines.

Trong quá trình di chuyển, các tàu chiến này đã tiến hành diễn tập tác chiến chống ngầm và bắn đạn thật. Có lúc tàu chiến Trung Quốc chỉ cách bờ biển Okinawa (Nhật Bản) 140 km, khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa phải tuyên bố: “Tình huống như vậy chưa từng bao giờ xảy ra và chúng tôi sẽ điều tra vụ việc này, bao gồm cả việc liệu Trung Quốc có ý định chống phá đất nước chúng tôi hay không”.

Trong khi đó, giới nghiên cứu đánh giá: Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến quy mô cuộc diễn tập lớn như vậy từ trước tới nay. Những kiểu diễn tập như thế này đòi hỏi phải có khả năng chỉ huy và kiểm soát rất cao, hợp thành nhiều đơn vị trong tình huống xung đột - đó là vấn đề thông tin liên lạc và xử lý tình huống linh hoạt. G

Còn Gary Li, chuyên gia nghiên cứu về Quân đội Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế có trụ sở tại London cho rằng sự xuất hiện của Hạm đội Bắc Hải ở Biển Đông được xem là rất quan trọng. chứng tỏ rằng Hạm đội Nam Hải đã triển khai tàu tham gia diễn tập. Trong đó, hai hạm đội đóng vai 2 bên đối đầu trong diễn tập.

Trong tháng 7/2010, các hạm đội của Trung Quốc tiếp tục tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận để đối trọng với các cuộc tập trận giữa Hải quân Mỹ - Hàn ở biển Hoàng Hải sau sự kiện chìm tàu Cheonan (Hàn Quốc), cũng như lên tiếng phản đối gay gắt sự hiện diện của tàu sân bay George Washington vì “quá gần” bờ biển Trung Quốc.

Mỹ từng thay đổi kế hoạch tập trận trên biển Hoàng Hải trước sức ép của Bắc Kinh.

Cuộc tập trận đầu tiên gồm các tàu tên lửa thuộc lớp Type 022 Hồ Bắc thuộc Biên đội tàu tấn công nhanh số 16 (Hạm đội Đông Hải). Mỗi chiếc Type 022 được trang bị 8 tên lửa tầm xa chống hạm YJ-83, đây là lực lượng quan trọng trong học thuyết phòng thủ duyên hải của Trung Quốc, sử dụng chiến thuật kiểu “bày sói” nhằm bao vây, quấy nhiễu và tiến công liên tục các hạm đội lớn hơn từ khoảng cách xa.

Cuộc tập trận đáng chú ý nhất diễn ra vào cuối tháng 7/2010, khi mà ít nhất hàng chục tàu chiến hiện đại của 3 hạm đội tổ chức diễn tập ở Biển Đông.

Cuộc tập trận có sự xuất hiện của các tàu chiến hiện đại nhất thuộc lực lượng tàu nổi và tàu ngầm Trung Quốc: Tàu khu trục Type 051C lớp Lữ Châu, Type 052B lớp Lữ Dương I và Type 052C lớp Lữ Dương II; tàu khinh hạm Type 054A lớp Giang Khải II; 4 tàu khu trục lớp Sovremenny của Hạm đội Đông Hải và các tàu ngầm tấn công lớp Kilo, cùng với máy bay ném bom tiến công JH-7/7A.

Hàng loạt các bài bắn đạn thật và tên lửa được triển khai trong quá trình tập trận. Giới truyền thông Trung Quốc đưa tin rầm rộ về cuộc tập trận này và hàng loạt các tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc theo dõi cuộc tập trận, trong đó có Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, người yêu cầu Quân đội phải “theo dõi sát sao diễn biến ở khu vực và phải sẵn sàng về mặt quân sự”.

Hải quân Trung Quốc được phương tiện truyền thông nước này ưu ái.

Cuộc diễn tập quy mô này của Trung Quốc được giới phân tích nhìn nhận như là một thông điệp răn đe rõ rệt tới các nước trong khu vực, khi mà tranh chấp chủ quyền biển đảo đang có xu hướng nóng lên, sau những tuyên bố khá cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gate tại Hội nghị Shangri-La 2010 và tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton tại Hội nghị ARF-17 về “lợi ích quốc gia” trong tiếp cận các vùng biển, đặc biệt là Biển Đông.

Bên cạnh đó, các cuộc tập trận cũng cho thấy phần nào sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, với khả năng tác chiến hiệp đồng quy mô lớn ngày càng nhuần nhuyễn với tinh thần dân tộc lên cao.

Giới nghiên cứu cũng tỏ ra quan ngại rằng các cuộc tập trận trong năm 2010 của Trung Quốc có thể khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang quy mô nhỏ trong khu vực, với việc một số nước đầu tư mua sắm theo vũ khí trang bị, dù có thể là rất nhỏ nếu so với sự đầu tư của Trung Quốc cho hải quân.

>> Xem tiếp phần 2
Cùng lúc nâng cao khả năng tác chiến, răn đe quân sự, hải quân Trung Quốc còn thể hiện tham vọng  qua việc triển khai lực lượng xa bờ và đối ngoại quân sự.
>> Trung Quốc trên đường chinh phục đại dương (phần 1)

Triển khai lực lượng xa bờ

Bên cạnh việc gia tăng diễn tập quân sự, trong những năm qua Trung Quốc khá tích cực trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, dù chủ yếu giới hạn ở các nhiệm vụ hậu cần, phi chiến đấu.

Tuy nhiên, kể từ tháng 12/2008, Trung Quốc đã có sự thay đổi về chất khi điều các tàu chiến thực hiện nhiệm vụ đa quốc gia chống cướp biển ở Vịnh Aden. Cứ 4 tháng một lần Trung Quốc tổ chức thay quân (thường gồm 2 tàu khu trục hoặc khinh hạm và 1 tàu hậu cần). Trung Quốc coi đây là cơ hội để rèn luyện binh sĩ và thử nghiệm vũ khí trang bị.

Trung Quốc thu được nhiều kinh nghiệm quý báu cho hải quân khi tham các nhiệm vụ quốc tê xa bờ.

Trên thực tế, hải quân Trung Quốc đã gặt hái được những kinh nghiệm quý giá từ hoạt động này. Trong đợt triển khai quân thứ nhất, hải quân Trung Quốc phải đối mặt với việc thiếu lương thực thực phẩm tươi bởi không có cảng hậu cần. Không giống như các tàu chiến phương Tây triển khai ngoài khơi trung bình 10-14 ngày lại cập cảng bổ sung hậu cần, hải quân triển khai đợt đầu của Trung Quốc ở trên biển trong suốt thời gian làm nhiệm vụ, điều này không có lợi cho sức khỏe binh sĩ và làm giảm hiệu quả trong tác chiến.

Bên cạnh đó, việc phản ứng của Trung Quốc đối với một số cuộc tấn công của cướp biển khá vụng về và thiếu phối hợp do chưa có quy định hiệu quả khi tham chiến trong đội hình đa quốc gia.

Tuy nhiên, đến đợt luân chuyển quân thứ 2 và thứ 3, Trung Quốc đã thu xếp được vấn để cảng hậu cần. Tàu Trung Quốc có thể cập cảng Djibouti, Salalah ở Oman hoặc Aden ở Yemen. Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cũng tham gia các cuộc họp hải quân hàng tháng để chia sẻ thông tin tác chiến với hải quân các nước. Các tàu Trung Quốc cũng tham gia diễn tập chung, trao đổi sĩ quan và gặt hái được khá nhiều kỹ chiến thuật chống cướp biển từ hải quân các nước.

Trong tháng 7, Hải quân Trung Quốc cũng điều tàu chiến thuộc loại lớn nhất Type 071 lớp Yuzhao (lượng choán nước 17.000 tấn, dài 210m, rộng 26,5m, tầm hoạt động 6.000 hải lý, 2-4 trực thăng Z-8, 2 xuồng cao tốc đổ bộ) tới Vịnh Aden làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng điều tàu bệnh viện “Peace Ark” (số hiệu 866) tham gia diễn tập y tế với các nước ở vịnh Aden và trên suốt hành trình 87 ngày của mình khi thăm viếng Djibouti, Kenya, Tanzania, Seychelles và Bangladesh.

Người dân Kenya đón chào tàu bệnh viên Peace Ark của Trung Quốc.

Đối ngoại quân sự

Quan ngại việc gia tăng sức mạnh hải quân và các nỗ lực tăng cường khả năng răn đe quân sự có thể khiến các nước láng giềng lo lắng, Bắc Kinh đã có những bước đi khôn ngoan theo kiểu “tiến 2 bước, lùi 1 bước” khi triển khai trụ cột thứ 3 (đối ngoại quân sự) trong chiến lược hải quân mới.

Mục đích của các chương trình đối ngoại là thiết lập quan hệ song phương và đa phương trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới, cũng như xuống thang tranh chấp lãnh hải với láng giềng và ngăn chặn mọi xu hướng những nước có tranh chấp có thể tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ.

Linh hoạt trong việc dùng sức mạnh quân sự thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình, Trung Quốc đã thành công khi chuyển hoá “sức mạnh cứng” thành “sức mạnh mềm” và đang cố hướng thế giới đừng quá săm soi vào tham vọng của Trung Nam Hải khi xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh.

Rõ ràng tính hiệu quả của những hoạt động đối ngoại quân sự mang lại khá rõ ràng, với việc hình thành lên những “khu vực thân thiện” nơi tàu Trung Quốc có thể bổ sung hậu cần. Hoạt động đối ngoại quân sự được tổ chức và đưa tin rầm rộ để lạc hướng dư luận vào những gì mà Bắc Kinh muốn.

Một chuyến đi biển của hải quân Trung Quốc thu về không chỉ một lợi ích.

Ở đây, các tàu chiến được điều tới Vịnh Aden trên hành trình trở về (khi luân chuyển quân) được tận dụng tối đa, sẽ ghé thăm nhiều nước và tham gia các hoạt động cộng đồng để làm đậm khái niệm “trỗi dậy hoà bình”.

Chẳng hạn tàu khu trục tên lửa Quảng Châu sau khi hoàn thành nhiệm vụ chống cướp biển đã đi qua kênh đào Suez vào Địa Trung Hải và ghé thăm Ai Cập, Hy Lạp và Italy. Sau đó tàu này ghé thăm Myanmar và kết thúc chuyến hành trình đối ngoại tại Singapore ngày 5/9 và tổ chức cuộc tập trận chung với hải quân nước này.

Tương tự như vậy, những đội tàu huấn luyện cũng tham gia vào các cuộc viếng thăm thiện chí. Tàu huấn luyện Trịnh Hòa và khinh hạm Miên Dương thăm Papua New Guinea, Vanuatu, Tonga, New Zealang và Australia vào tháng 8 và tháng 9. Tất nhiên là các tàu này có tổ chức các cuộc diễn tập với nước chủ nhà và tổ chức các sự kiện công chúng.

Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại quân sự còn phát huy lên một tầm cao hơn khi đi kèm với nó là những tờ Nhân dân tệ, như trường hợp cảng Hambantota của Sri Lanka, được Trung Quốc giúp xây dựng.

Và tất nhiên, sự tích cực trong tổ chức các cuộc tập trận song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã thúc đẩy trao đổi quân sự, tăng cường tính minh bạch của quân đội Trung Quốc và có vẻ như lái sự chú ý của các nước khỏi tham vọng của hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc đang "xâu hạt" cho "chuỗi ngọc trai" (đường màu đen) gồm các căn cứ hải quân cho phép tàu chiến nước này neo đậu trong các nhiệm vụ trên Ấn Độ Dương.

Dự báo xu hướng chiến lược thời gian tới

Theo kế hoạch, phải đến năm 2050 Trung Quốc mới xây dựng xong lực lượng hải quân biển khơi, đủ sức vươn ra các đại dương trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hải quân sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chính sách quốc phòng của Trung Quốc.

Trong đó mục đích của chiến lược hải quân 3 trụ cột sẽ tiếp tục là tạo sự răn đe chiến lược trong khu vực, nâng cao khả năng tác chiến và thúc đẩy hợp tác quân sự.

Bắc Kinh đã gặt hái được những thành quả nhất định từ chiến lược này và có vẻ như họ sẽ gia tăng sử dụng sức mạnh có được để giành lợi thế trong tranh chấp biển đảo với các nước xung quanh Trung Quốc.
Định Nam (tổng hợp từ IISS, seafoundation)
--------
- Mỹ tăng cường dồn ép Trung Quốc
(VnMedia) - Thoạt nhìn người ta có thể nghĩ rằng chuyến công du Châu Á của Tổng thống Obama vừa rồi là một thất bại. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Obama đã đạt được một điều rất lớn, đó là lôi kéo được Nga và Ấn Độ làm đối trọng với Trung Quốc.
(17/11/2010 17:46')
- Trung Quốc lo ngại đã kéo Hoa Kỳ và Úc lại gần nhau hơn Đàn Chim Việt
Tác giả: Alan Goodall (1). Ngọc Thu chuyển ngữ từ Thời báo Nhật Bản
- Nga-Trung đàm phán hợp tác kỹ thuật quân sự
Tại triển lãm Airshow China 2010, Nga và Trung Quốc sẽ đàm phán về phương hướng hợp tác tiếp theo trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.
-Thủ tướng Nhật 'ngại' Nga nên không tới thăm Nam Kuril (Đất Việt)- Thủ tướng Nhật Naoto Kan vừa bác tin đồn rằng ông sẽ thăm những đảo đang tranh chấp với Nga (Nam Kuril).

Tổng số lượt xem trang