x-cafevn.org -Lý lẽ của một số học giả Trung Quốc hiện nay cho rằng biển Đông là biển lịch sử của Trung Hoa hoàn toàn không phù hợp với thực tế lịch sử. Nhưng trong chừng mực, lý lẽ của họ rất có thể đặt nền tảng trên các tuyên bố vô trách nhiệm của lãnh đạo cộng sản miền Bắc vào thập niên 50. Về các tuyên bố này (như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng), có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng hầu hết các tập sách đã được các học giả trên thế giới viết về tranh chấp biển Đông, đều cho rằng nó có thể gây bất lợi cho Việt Nam
Trương Nhân Tuấn gửi 14.11.2010
Nhiều học giả đương đại hiểu sai ý nghĩa quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" giữa Trung Quốc và Việt Nam từ trước năm 1885. Việc hiểu sai này bắt nguồn do các tài liệu tuyên truyền từ phía Trung Quốc.
Theo họ, mối quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" có ý nghĩa như là quyền "bảo hộ - protectorat". Dựa trên ý nghĩa này, các quan chức nhà nước Trung Hoa, từ nhiều thời kỳ (và các thể chế chính trị), đã lợi dụng nó để tranh dành với các cường quốc khác để phân xé Việt Nam. Gần đây, các học giả Trung Hoa cũng dựa vào quan hệ này để tuyên bố Trung Hoa có chủ quyền (lịch sử) trên toàn biển Đông.
Nhưng khi xem lại lịch sử thì ta thấy sự thật hoàn toàn khác.
Có lẽ lần đầu tiên phía Trung Hoa chính thức nhắc đến quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" trước các cường quốc Tây Phương là ông Tăng Kỷ Trạch. Ông này nhân việc vua Tự Đức, sau khi đã ký hòa ước 1874 với Pháp, vẫn tiếp tục sai sứ sang Tàu triều cống.
Hiệp ước 15 tháng 3 năm 1874, còn gọi là hiệp-ước "Hoà Bình và Liên Minh", ký kết giữa đại diện triều đình nhà Nguyễn là Thượng Thư Bộ Hình Lê Tuấn (chánh sứ), Tả Tham Tri Nguyễn Văn Tường (phó sứ), với Pháp quốc, do Phó Thủy Sư Ðô Ðốc, Thiếu Tướng Dupré, Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Viễn Chinh, làm đại diện.
Ðiều 2 của hiệp ước như sau : "Quan thống lĩnh nước Pháp công nhận quyền độc lập của vua nước Nam, nước này không phải thần phục nước nào nữa và khi vua An Nam có cần đến nước Pháp giúp đỡ để dẹp giặc thì nước này sẵn lòng giúp mà không yêu cầu điều gì". [1]
Điều 2 cho thấy quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" giữa VN và Trung Hoa đã chấm dứt.
Thái độ của nhà Thanh đối với hiệp ước 1874 được biểu lộ qua lá thư thân vương Cung trả lời cho công tước Rochechouart, đặc sứ Pháp tại Bắc Kinh. Nội dung lá thư này có chủ ý công nhận hiệp ước trên và cho biết triều đình nhà Thanh đã xuống chiếu ra lệnh cho quân đội Trung Hoa đã vào Việt Nam dẹp giặc Khách trước đó phải rút về. [2]
Việc không phản đối hiệp ước và cho rút quân về, một cách gián tiếp, Trung Hoa công nhận một nước An Nam độc lập (với Trung Hoa).
Nhưng thái độ không tôn trọng hiệp ước 1874 của vua Tự Ðức làm cho ý kiến của Trung Hoa về Việt Nam thay đổi (và việc này mở đầu cho quân viễn chinh Pháp chiếm đóng toàn cõi VN).
Năm 1876 vua Tự Ðức sai quí ông Bùi Ân Niên tức Bùi Dỵ, Lâm Hoành và Lê Cát đi sứ sang Trung Hoa. Ðến năm 1880 lại sai quí ông Nguyễn Thuật, Trần Khánh Tiến và Nguyễn Hoan đem đồ sang Tàu triều cống. Việc này cho thấy vua Tự Ðức đã tự nguyện lệ thuộc lại vào Trung Hoa như là một chư hầu.
Hầu tước Tăng Kỷ Trạch [3] (Marquis Tseng), đang nhiệm-sở ở St Péterbourg, nhân cơ hội này lên tiếng trước giới ngoại giao Tây Phương rằng hình thức "thượng quốc – chư hầu" (suzeraineté) giữa Trung Hoa và Việt Nam tương tự như hình thức bảo hộ (protectorat). (Xét tình hình thời điểm đó, ta thấy ông này muốn đưa Việt Nam vào lại vòng ảnh hưởng của Trung Hoa, một mặt dùng VN như món hàng để thương lượng với Pháp, mặt khác, muốn sát nhập Bắc Kỳ vào lãnh thổ Trung Quốc).
Nhưng việc so sánh của ông Tăng Kỷ Trạch hoàn toàn sai. Hình thức quan hệ giữa thuợng quốc và chư hầu không thể so sánh được với hình thức bảo hộ. Quan niệm về "thiên hạ" của Trung Hoa đã cho phép ta kết luận như thế.
Nguồn gốc liên hệ "thượng quốc – chư hầu" giữa Trung-Hoa và các nước.
Nguyên thủy, những bộ lạc người Hán sinh sống ở phía Tây Bắc nước Trung Quốc hiện nay, tràn xuống miền Hoàng Hà đánh đuổi người Miêu tộc sinh sống ở đây, sau đó các bộ lạc Hán Tộc chia nhau chiếm giữ làm khu vực sinh sống. Bộ lạc nào cũng có tộc trưởng làm đầu, cai quản cả người trong họ của khu vực ấy, gọi là hậu 后 tức vua một xứ nhỏ. Những xứ nhỏ ấy đông đảo, có đến cả ngàn, cả vạn cho nên mới gọi là vạn bang 萬邦. Các ông hậu ấy lại chọn một ông hậu khác "có tài, có đức" tôn làm đế 帝. Các nước gọi là nguyên hậu 元后, về sau xưng là thiên-tử 天子. Các hậu gọi là chư hầu, ai ở nước nào trị nước nấy nhưng phải phục tòng mệnh lệnh nguyên hậu và hàng năm phải triều cống. [4]
Có lý thuyết cho là Trung Hoa lập quốc bắt đầu từ nhà Thương (thế kỷ 17 đến thế-kỷ 11 trước CN). Ðịa bàn chính trị nhà Thương gồm tỉnh Hà Nam, Sơn Ðông, Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, An Huy. Phía Ðông có nước Tề, phía Tây có nước Chu, phía Nam có nước Quang, phía Bắc là nước Chu [5]. Vào cuối nhà Thương, đầu nhà Chu, nước Tàu có đến 1800 nước. Ðến thời Xuân Thu còn khoảng 100 nước, những nước lớn là Tần, Tấn, Sở, Lỗ, Tề, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần, Sái, Trịnh, Ngô, Việt gồm 14 nước. Trong các nước này 4 nước Tần, Tấn, Tề, Sở là mạnh hơn hết.
Các nước mạnh tranh dành để làm bá chủ thiên hạ, buộc các nước nhỏ phải cống nạp. Tử Sản nước Trịnh có nói: Mỗi lần cống nạp, phải cống 100 lạng vàng và 1000 người. Nếu nước nhỏ cống nạp không đúng theo yêu cầu nước lớn thì sẽ bị các nước này đem quân khảo phạt và hoạch hoẹ, nhân dân sẽ làm nô lệ.
Như thế, quan hệ thượng quốc - chư hầu theo quan niệm Trung Hoa là nước nhỏ, muốn hiện hữu, phải có bổn phận cống nạp nước lớn.
Thực chất quan hệ "thượng quốc – chư hầu" giữa Trung Hoa và Việt Nam.
Trên thực tế, Trung Hoa chưa bao giờ có thể can thiệp trực tiếp hay ảnh hưởng vào nội bộ nước ta trong tất cả mọi lãnh vực, kể cả việc liên hệ ngoại giao với các nước khác. Ngoại trừ những khoảng thời gian Việt Nam bị nước này đô hộ.
Từ thế kỷ thứ 17, Chúa Trịnh ở miền Bắc cũng như chúa Nguyễn ở miền Nam, cho đến thế kỷ thứ XVIII, đã có giao hảo, không những với các vương quốc thuộc Châu Á chung quanh mà còn có những tiếp xúc với người Bồ Ðào Nha ở Ma Cao và người Hòa Lan ở đảo Java.
Cuối thế kỷ XVIII vua Gia Long đã cầu viện nước Pháp để đánh nhà Tây Sơn mà không thấy có bổn phận phải xin phép triều đình nhà Thanh. Bắt đầu dưới thời Minh Mạng đã có một lãnh sự người Pháp được tin dùng. Sự can thiệp của người Pháp vào Việt Nam đầu tiên để bảo vệ các giáo dân Thiên Chúa Giáo, sau đó chiếm Nam Kỳ, những việc này không hề tạo một phản ứng nào ở triều đình Trung Hoa.
Năm 1873, với sự trợ giúp của người Hoa, Jean Dupuis đem hàng hóa và vũ khí các thứ ngược sông Hồng lên buôn bán ở Vân Nam, bất chấp luật lệ và thẩm quyền của triều đình Huế. Ông Dupuis cho rằng chỉ cần có sự ưng thuận về phía Trung Hoa là đủ. Theo ông này Việt Nam chỉ là chư hầu của Trung Hoa nên không cần phải xin phép. Jean Dupuis và một số thương buôn người Tàu chở muối và gạo lên Vân Nam, bất chấp luật lệ của Việt Nam. Quan niệm của Dupuis hoàn toàn sai. Quan quân triều đình Huế nể nang Dupuis là người Pháp nên không dám làm lớn chuyện với y, nhưng các thương buôn người Tàu là Bành Lợi Ký và Quan Tá Ðình là những người đi theo Dupuis thì bị bắt.
Hành động bắt giam những thương buôn người Hoa phạm luật cho thấy Trung Hoa hoàn toàn không có thẩm quyền hay ảnh hưởng gì lên đến luật pháp và việc nội trị Việt Nam.
Việt Nam hành sử thực tế như một nước độc lập. Trong khi quan hệ "bảo hộ" thì phía bảo hộ hầu như có toàn quyền với nước được (hay bị) bảo hộ, từ pháp luật cho đến quân sự, ngoại giao...
Quan hệ chư hầu và thượng quốc giữa hai nước Việt và Hoa vì thế chỉ có ý nghĩa là nước nhỏ, trong một chu kỳ định sẵn ba năm, sáu năm hay mười năm, đem “quà cáp” sang tặng nước lớn. Việc tặng “quà cáp” này được gọi dưới tên là triều cống. Mục đích việc triều cống nhằm để “mua” sự hòa bình, tránh việc nước lớn ỷ mạnh đánh phá nước nhỏ. Nó chỉ có một vài ý nghĩa về nghi lễ ngoại giao chứ không có ảnh hưởng gì lên sinh hoạt xã hội, tức việc nội trị (quyền hành sử chủ quyền) của Việt Nam.
Vì thế, hầu tước Tăng Kỷ Thạch hoàn toàn sai khi cho rằng hình thức thượng quốc – chư hầu giữa Trung Hoa và Việt Nam tương tự như hình thức bảo hộ. Người ta sẽ không phản đối nếu ông nầy so sánh hình thức đô hộ của Trung Hoa ở Việt Nam thời xưa với hình thức bảo hộ của các đế quốc thực dân lúc đó. Hai việc đô hộ và bảo hộ đều có chung hành vi cướp nước, sau đó áp bức, bóc lột của cải cũng như chiếm đoạt tài nguyên của dân tộc Việt Nam. (…. Xem thêm tại http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan?page=5 )
Nhưng hành động của vua Tự Đức, phủ nhận các hiệp ước đã ký với Pháp và tự nguyện làm chư hầu của Trung Hoa, đã mở màn cho chiến tranh Pháp-Trung (hai cuộc chiến 1883 và 1885). Mục tiêu hai cuộc chiến này, trên phương diện pháp lý, là giải quyết quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" giữa VN và Trung Hoa, được ký kết qua các hiệp ước tại Thiên Tân (1885, 1887). Hiệp ước Thiên Tân 1885 chấm dứt mọi quan hệ (thuợng quốc – chư hầu) giữa VN và Trung Hoa. Công ước 1887 xác định biên giới rạch ròi giữa hai bên Trung Quốc và Bắc Kỳ.
Các học giả ngày hôm nay, do không nắm rõ quan hệ lịch sử hai nước Việt Trung, hoặc do không nghiên cứu tường tận các hiệp ước đã ký kết giữa Trung Hoa và Pháp liên quan đến vấn đề Việt Nam, do đó có nhận định sai lầm về quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" giữa hai nước Trung-Việt.
Lý lẽ của một số học giả Trung Quốc hiện nay cho rằng biển Đông là biển lịch sử của Trung Hoa hoàn toàn không phù hợp với thực tế lịch sử. Nhưng trong chừng mực, lý lẽ của họ rất có thể đặt nền tảng trên các tuyên bố vô trách nhiệm của lãnh đạo cộng sản miền Bắc vào thập niên 50. Về các tuyên bố này (như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng), có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng hầu hết các tập sách đã được các học giả trên thế giới viết về tranh chấp biển Đông, đều cho rằng nó có thể gây bất lợi cho Việt Nam.[6]
Trương Nhân Tuấn
Tìm hiểu thêm hiệp ước Thiên Tân 1885 và công ước Phân định biên giới giữa Trung hoa và Bắc Kỳ 26 tháng 6 năm 1887 ở đây :
- Tập "Biên giới Việt Trung 1885-2000 Lịch sử thành hình và những tranh chấp ", NXB Dũng Châu 2005, của tác giả Nhân Tuấn Ngô Quốc Dũng.
- http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=253
Chú thích
1. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, quyển 2, tr 286.
2. Lieutenant-Colonel Bonifacy, "Le Canton de Tu-Long et la Frontière Sino-Tonkinoise ", La Revue Indochinoise, tr 305 : " En 1874, la réponse du prince Kong à la lettre du comte de Rochechouart, lui notifiant la ratification du traité du 15 Mars 1874 entre la France et l’Annam, ne contenait aucune protestation. Il y était même dit que l’Empereur avait prescrit aux troupes chinoises qui étaient entrées au Tonkin pour y poursuivre les rebelles, eux-mêmes Chinois, de rentrer en Chine".
3. Thành viên Tổng Lý Nha Môn (nha Tổng Lý, thành lập năm 1861), tương đương bộ Ngoại Giao, gồm có Thân Vương Cung (prince King) là chủ tịch và nhiều thành viên khác như Lý Hồng Chương, Tăng Kỷ Trạch v.v…
4. Trần Trọng Kim, Nho Giáo tập 1, nxb Tân-Việt in lần thứ 4, bộ Thông-Tin NV, không đề năm. Tr37.
5. Lê Giảng, Các triều-đại Trung-Hoa, tr 20, nxb Thanh-Niên 2002.
6. Xem http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=127 về hiệu lực công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
Nhiều học giả đương đại hiểu sai ý nghĩa quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" giữa Trung Quốc và Việt Nam từ trước năm 1885. Việc hiểu sai này bắt nguồn do các tài liệu tuyên truyền từ phía Trung Quốc.
Theo họ, mối quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" có ý nghĩa như là quyền "bảo hộ - protectorat". Dựa trên ý nghĩa này, các quan chức nhà nước Trung Hoa, từ nhiều thời kỳ (và các thể chế chính trị), đã lợi dụng nó để tranh dành với các cường quốc khác để phân xé Việt Nam. Gần đây, các học giả Trung Hoa cũng dựa vào quan hệ này để tuyên bố Trung Hoa có chủ quyền (lịch sử) trên toàn biển Đông.
Nhưng khi xem lại lịch sử thì ta thấy sự thật hoàn toàn khác.
Có lẽ lần đầu tiên phía Trung Hoa chính thức nhắc đến quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" trước các cường quốc Tây Phương là ông Tăng Kỷ Trạch. Ông này nhân việc vua Tự Đức, sau khi đã ký hòa ước 1874 với Pháp, vẫn tiếp tục sai sứ sang Tàu triều cống.
Hiệp ước 15 tháng 3 năm 1874, còn gọi là hiệp-ước "Hoà Bình và Liên Minh", ký kết giữa đại diện triều đình nhà Nguyễn là Thượng Thư Bộ Hình Lê Tuấn (chánh sứ), Tả Tham Tri Nguyễn Văn Tường (phó sứ), với Pháp quốc, do Phó Thủy Sư Ðô Ðốc, Thiếu Tướng Dupré, Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Viễn Chinh, làm đại diện.
Ðiều 2 của hiệp ước như sau : "Quan thống lĩnh nước Pháp công nhận quyền độc lập của vua nước Nam, nước này không phải thần phục nước nào nữa và khi vua An Nam có cần đến nước Pháp giúp đỡ để dẹp giặc thì nước này sẵn lòng giúp mà không yêu cầu điều gì". [1]
Điều 2 cho thấy quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" giữa VN và Trung Hoa đã chấm dứt.
Thái độ của nhà Thanh đối với hiệp ước 1874 được biểu lộ qua lá thư thân vương Cung trả lời cho công tước Rochechouart, đặc sứ Pháp tại Bắc Kinh. Nội dung lá thư này có chủ ý công nhận hiệp ước trên và cho biết triều đình nhà Thanh đã xuống chiếu ra lệnh cho quân đội Trung Hoa đã vào Việt Nam dẹp giặc Khách trước đó phải rút về. [2]
Việc không phản đối hiệp ước và cho rút quân về, một cách gián tiếp, Trung Hoa công nhận một nước An Nam độc lập (với Trung Hoa).
Nhưng thái độ không tôn trọng hiệp ước 1874 của vua Tự Ðức làm cho ý kiến của Trung Hoa về Việt Nam thay đổi (và việc này mở đầu cho quân viễn chinh Pháp chiếm đóng toàn cõi VN).
Năm 1876 vua Tự Ðức sai quí ông Bùi Ân Niên tức Bùi Dỵ, Lâm Hoành và Lê Cát đi sứ sang Trung Hoa. Ðến năm 1880 lại sai quí ông Nguyễn Thuật, Trần Khánh Tiến và Nguyễn Hoan đem đồ sang Tàu triều cống. Việc này cho thấy vua Tự Ðức đã tự nguyện lệ thuộc lại vào Trung Hoa như là một chư hầu.
Hầu tước Tăng Kỷ Trạch [3] (Marquis Tseng), đang nhiệm-sở ở St Péterbourg, nhân cơ hội này lên tiếng trước giới ngoại giao Tây Phương rằng hình thức "thượng quốc – chư hầu" (suzeraineté) giữa Trung Hoa và Việt Nam tương tự như hình thức bảo hộ (protectorat). (Xét tình hình thời điểm đó, ta thấy ông này muốn đưa Việt Nam vào lại vòng ảnh hưởng của Trung Hoa, một mặt dùng VN như món hàng để thương lượng với Pháp, mặt khác, muốn sát nhập Bắc Kỳ vào lãnh thổ Trung Quốc).
Nhưng việc so sánh của ông Tăng Kỷ Trạch hoàn toàn sai. Hình thức quan hệ giữa thuợng quốc và chư hầu không thể so sánh được với hình thức bảo hộ. Quan niệm về "thiên hạ" của Trung Hoa đã cho phép ta kết luận như thế.
Nguồn gốc liên hệ "thượng quốc – chư hầu" giữa Trung-Hoa và các nước.
Nguyên thủy, những bộ lạc người Hán sinh sống ở phía Tây Bắc nước Trung Quốc hiện nay, tràn xuống miền Hoàng Hà đánh đuổi người Miêu tộc sinh sống ở đây, sau đó các bộ lạc Hán Tộc chia nhau chiếm giữ làm khu vực sinh sống. Bộ lạc nào cũng có tộc trưởng làm đầu, cai quản cả người trong họ của khu vực ấy, gọi là hậu 后 tức vua một xứ nhỏ. Những xứ nhỏ ấy đông đảo, có đến cả ngàn, cả vạn cho nên mới gọi là vạn bang 萬邦. Các ông hậu ấy lại chọn một ông hậu khác "có tài, có đức" tôn làm đế 帝. Các nước gọi là nguyên hậu 元后, về sau xưng là thiên-tử 天子. Các hậu gọi là chư hầu, ai ở nước nào trị nước nấy nhưng phải phục tòng mệnh lệnh nguyên hậu và hàng năm phải triều cống. [4]
Có lý thuyết cho là Trung Hoa lập quốc bắt đầu từ nhà Thương (thế kỷ 17 đến thế-kỷ 11 trước CN). Ðịa bàn chính trị nhà Thương gồm tỉnh Hà Nam, Sơn Ðông, Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, An Huy. Phía Ðông có nước Tề, phía Tây có nước Chu, phía Nam có nước Quang, phía Bắc là nước Chu [5]. Vào cuối nhà Thương, đầu nhà Chu, nước Tàu có đến 1800 nước. Ðến thời Xuân Thu còn khoảng 100 nước, những nước lớn là Tần, Tấn, Sở, Lỗ, Tề, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần, Sái, Trịnh, Ngô, Việt gồm 14 nước. Trong các nước này 4 nước Tần, Tấn, Tề, Sở là mạnh hơn hết.
Các nước mạnh tranh dành để làm bá chủ thiên hạ, buộc các nước nhỏ phải cống nạp. Tử Sản nước Trịnh có nói: Mỗi lần cống nạp, phải cống 100 lạng vàng và 1000 người. Nếu nước nhỏ cống nạp không đúng theo yêu cầu nước lớn thì sẽ bị các nước này đem quân khảo phạt và hoạch hoẹ, nhân dân sẽ làm nô lệ.
Như thế, quan hệ thượng quốc - chư hầu theo quan niệm Trung Hoa là nước nhỏ, muốn hiện hữu, phải có bổn phận cống nạp nước lớn.
Thực chất quan hệ "thượng quốc – chư hầu" giữa Trung Hoa và Việt Nam.
Trên thực tế, Trung Hoa chưa bao giờ có thể can thiệp trực tiếp hay ảnh hưởng vào nội bộ nước ta trong tất cả mọi lãnh vực, kể cả việc liên hệ ngoại giao với các nước khác. Ngoại trừ những khoảng thời gian Việt Nam bị nước này đô hộ.
Từ thế kỷ thứ 17, Chúa Trịnh ở miền Bắc cũng như chúa Nguyễn ở miền Nam, cho đến thế kỷ thứ XVIII, đã có giao hảo, không những với các vương quốc thuộc Châu Á chung quanh mà còn có những tiếp xúc với người Bồ Ðào Nha ở Ma Cao và người Hòa Lan ở đảo Java.
Cuối thế kỷ XVIII vua Gia Long đã cầu viện nước Pháp để đánh nhà Tây Sơn mà không thấy có bổn phận phải xin phép triều đình nhà Thanh. Bắt đầu dưới thời Minh Mạng đã có một lãnh sự người Pháp được tin dùng. Sự can thiệp của người Pháp vào Việt Nam đầu tiên để bảo vệ các giáo dân Thiên Chúa Giáo, sau đó chiếm Nam Kỳ, những việc này không hề tạo một phản ứng nào ở triều đình Trung Hoa.
Năm 1873, với sự trợ giúp của người Hoa, Jean Dupuis đem hàng hóa và vũ khí các thứ ngược sông Hồng lên buôn bán ở Vân Nam, bất chấp luật lệ và thẩm quyền của triều đình Huế. Ông Dupuis cho rằng chỉ cần có sự ưng thuận về phía Trung Hoa là đủ. Theo ông này Việt Nam chỉ là chư hầu của Trung Hoa nên không cần phải xin phép. Jean Dupuis và một số thương buôn người Tàu chở muối và gạo lên Vân Nam, bất chấp luật lệ của Việt Nam. Quan niệm của Dupuis hoàn toàn sai. Quan quân triều đình Huế nể nang Dupuis là người Pháp nên không dám làm lớn chuyện với y, nhưng các thương buôn người Tàu là Bành Lợi Ký và Quan Tá Ðình là những người đi theo Dupuis thì bị bắt.
Hành động bắt giam những thương buôn người Hoa phạm luật cho thấy Trung Hoa hoàn toàn không có thẩm quyền hay ảnh hưởng gì lên đến luật pháp và việc nội trị Việt Nam.
Việt Nam hành sử thực tế như một nước độc lập. Trong khi quan hệ "bảo hộ" thì phía bảo hộ hầu như có toàn quyền với nước được (hay bị) bảo hộ, từ pháp luật cho đến quân sự, ngoại giao...
Quan hệ chư hầu và thượng quốc giữa hai nước Việt và Hoa vì thế chỉ có ý nghĩa là nước nhỏ, trong một chu kỳ định sẵn ba năm, sáu năm hay mười năm, đem “quà cáp” sang tặng nước lớn. Việc tặng “quà cáp” này được gọi dưới tên là triều cống. Mục đích việc triều cống nhằm để “mua” sự hòa bình, tránh việc nước lớn ỷ mạnh đánh phá nước nhỏ. Nó chỉ có một vài ý nghĩa về nghi lễ ngoại giao chứ không có ảnh hưởng gì lên sinh hoạt xã hội, tức việc nội trị (quyền hành sử chủ quyền) của Việt Nam.
Vì thế, hầu tước Tăng Kỷ Thạch hoàn toàn sai khi cho rằng hình thức thượng quốc – chư hầu giữa Trung Hoa và Việt Nam tương tự như hình thức bảo hộ. Người ta sẽ không phản đối nếu ông nầy so sánh hình thức đô hộ của Trung Hoa ở Việt Nam thời xưa với hình thức bảo hộ của các đế quốc thực dân lúc đó. Hai việc đô hộ và bảo hộ đều có chung hành vi cướp nước, sau đó áp bức, bóc lột của cải cũng như chiếm đoạt tài nguyên của dân tộc Việt Nam. (…. Xem thêm tại http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan?page=5 )
Nhưng hành động của vua Tự Đức, phủ nhận các hiệp ước đã ký với Pháp và tự nguyện làm chư hầu của Trung Hoa, đã mở màn cho chiến tranh Pháp-Trung (hai cuộc chiến 1883 và 1885). Mục tiêu hai cuộc chiến này, trên phương diện pháp lý, là giải quyết quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" giữa VN và Trung Hoa, được ký kết qua các hiệp ước tại Thiên Tân (1885, 1887). Hiệp ước Thiên Tân 1885 chấm dứt mọi quan hệ (thuợng quốc – chư hầu) giữa VN và Trung Hoa. Công ước 1887 xác định biên giới rạch ròi giữa hai bên Trung Quốc và Bắc Kỳ.
Các học giả ngày hôm nay, do không nắm rõ quan hệ lịch sử hai nước Việt Trung, hoặc do không nghiên cứu tường tận các hiệp ước đã ký kết giữa Trung Hoa và Pháp liên quan đến vấn đề Việt Nam, do đó có nhận định sai lầm về quan hệ "thuợng quốc – chư hầu" giữa hai nước Trung-Việt.
Lý lẽ của một số học giả Trung Quốc hiện nay cho rằng biển Đông là biển lịch sử của Trung Hoa hoàn toàn không phù hợp với thực tế lịch sử. Nhưng trong chừng mực, lý lẽ của họ rất có thể đặt nền tảng trên các tuyên bố vô trách nhiệm của lãnh đạo cộng sản miền Bắc vào thập niên 50. Về các tuyên bố này (như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng), có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng hầu hết các tập sách đã được các học giả trên thế giới viết về tranh chấp biển Đông, đều cho rằng nó có thể gây bất lợi cho Việt Nam.[6]
Trương Nhân Tuấn
Tìm hiểu thêm hiệp ước Thiên Tân 1885 và công ước Phân định biên giới giữa Trung hoa và Bắc Kỳ 26 tháng 6 năm 1887 ở đây :
- Tập "Biên giới Việt Trung 1885-2000 Lịch sử thành hình và những tranh chấp ", NXB Dũng Châu 2005, của tác giả Nhân Tuấn Ngô Quốc Dũng.
- http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=253
Chú thích
1. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, quyển 2, tr 286.
2. Lieutenant-Colonel Bonifacy, "Le Canton de Tu-Long et la Frontière Sino-Tonkinoise ", La Revue Indochinoise, tr 305 : " En 1874, la réponse du prince Kong à la lettre du comte de Rochechouart, lui notifiant la ratification du traité du 15 Mars 1874 entre la France et l’Annam, ne contenait aucune protestation. Il y était même dit que l’Empereur avait prescrit aux troupes chinoises qui étaient entrées au Tonkin pour y poursuivre les rebelles, eux-mêmes Chinois, de rentrer en Chine".
3. Thành viên Tổng Lý Nha Môn (nha Tổng Lý, thành lập năm 1861), tương đương bộ Ngoại Giao, gồm có Thân Vương Cung (prince King) là chủ tịch và nhiều thành viên khác như Lý Hồng Chương, Tăng Kỷ Trạch v.v…
4. Trần Trọng Kim, Nho Giáo tập 1, nxb Tân-Việt in lần thứ 4, bộ Thông-Tin NV, không đề năm. Tr37.
5. Lê Giảng, Các triều-đại Trung-Hoa, tr 20, nxb Thanh-Niên 2002.
6. Xem http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=127 về hiệu lực công hàm Phạm Văn Đồng 1958.