Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

“Chính phủ không chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam”

img
-- Kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm của Vinashin trước 30/11 VnEconomy -
Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội báo cáo bổ sung về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
- Vinashin khởi động đóng mới tàu cho Vinalines VnEconomy -
Công ty Đóng tàu Hạ Long khởi động dự án đóng mới tàu trọng tải 47.500 tấn cho Vinalines
- Ngân hàng không muốn cho vay? (Bee)- Các chương trình khuyến mãi gửi tiền lại dồn dập diễn ra là hình thức gián tiếp để tăng lãi suất thu hút người gửi tiền

SGTT.VN - Thị trường Việt Nam từng chứng kiến những cơn sốt giá ở từng mặt hàng mỗi khi Trung Quốc ăn hàng mạnh. Thời gian gần đây, chuyện này diễn ra ở hàng loạt mặt hàng, nhất là nông sản, thực phẩm.
Giá cả thực phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh
Chỉ số tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái với mức tăng cao ở lĩnh vực lương thực, thực phẩm tới 10,1% và chỉ riêng giá rau tươi tháng 10.2010 tăng 5,3%.
K.D (theo cục Thống kê quốc gia Trung Quốc)
Thượng vàng hạ cám đều bị mua
Hồi cuối tháng 8 vừa qua, giá gạo trên thị trường cũng có điều chỉnh khi tăng liền 10 – 15% so với một tháng trước đó. Chưa biết con số 500.000 tấn gạo được thương nhân Trung Quốc thu mua, và là nguyên nhân đẩy giá lúa gạo nội địa tăng cao mà hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố đúng sai thế nào, nhưng rõ ràng, tâm lý thị trường bị xáo trộn khá nhiều khi thông tin này được đưa ra.
 - Hàng bình ổn giá và tình trạng hai giá (Sgtt)-
SGTT.VN - Việc bán hàng bình ổn giá đã có tác dụng nhất định trong việc dập tắt các cơn sốt giá nhất thời, như từng xảy ra với mặt hàng gạo, và giá hàng bình ổn ngang hoặc gần bằng với giá thị trường. Tuy nhiên, hơn một tháng trở lại đây, tình trạng chênh lệch giá khá cao giữa hàng bình ổn và thị trường bên ngoài kéo dài.
- EU ngừng áp thuế chống bán phá giá đối với vít thép không gỉ Việt Nam (VOV)- Mặt hàng cùng loại có xuất xứ từ Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá ít nhất trong giai đoạn rà soát (12-15 tháng) tới.
- Xếp lương với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp nghề (Bee)- Nhà nước chưa quy định và hướng dẫn cụ thể để cho các cơ quan, đơn vị ...có căn cứ xếp lương và trả lương đối với lao động....
-Lâm Đồng không khởi kiện doanh nghiệp (Bee)- Quan điểm của UBND tỉnh và Hội nông dân Lâm Đồng là không khởi kiện bất cứ doanh nghiệp nào.
-Sàng lọc doanh nghiệp để cứu nghề nuôi cá tra (Sgtt)-
Phát hiện lạ: Tăng trưởng kinh tế không phục vụ con người (VEF)- Ổn định vĩ mô: Cần thông minh gỡ bỏ “vòng kim cô” (VEF)- Đề nghị có chính sách điều chỉnh giá điện, xăng dầu, than (Pháp Luật) (PL)- Bộ Xây dựng vừa chính thức đề nghị Bộ Công thương, tổ điều hành thị trường trong nước báo cáo Thủ tướng có chính sách hợp lý trong việc điều chỉnh giá bán điện, than, xăng dầu...
Một tổng công ty thuộc Vinashin cháy lớn (SGTT) xảy ra vào 6 giờ 30 sáng 20.11 tại tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (thuộc tập đoàn Vinashin).-- Cháy lớn tại một tổng công ty thuộc Vinashin (Bee)- Đám cháy bùng phát tại khu vực nhà làm sạch sơn của đơn vị này, có trụ sở tại xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.
-Tìm nguyên nhân lún mặt cầu Thanh Trì "không lâu đến vậy"? (Bee)- Việc khắc phục lún mặt cầu Thanh Trì nên giải quyết dứt điểm bằng cách thay vật liệu khác tốt hơn hay chăp vá tạm thời?

-Bộ trưởng giải thích chuyện "phình" gần gấp đôi bộ máy (VietNamNet)-Trả lời câu hỏi chất vấn của ĐBQH Nguyễn Đình Xuân, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, trong 10 năm qua, biên chế công chức trong bộ máy hành chính cấp cơ sở đã tăng 41,25%.
- Công bố đề án tái cơ cấu Vinashin (VOV)- Dự kiến sắp xếp giảm 216 doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá chính xác thực trạng của từng doanh nghiệp. Lộ trình này được thực hiện từ tháng 11/2010 và dự kiến kết thúc vào năm 2013.
- CPI tháng 11 Hà Nội tăng vọt lên 1,93% Stockbiz- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 vừa được Cục Thống kê TPHCM công bố cũng tăng 1,73% so với tháng trước...
-Lãi suất VND đang “cấm cửa” người vay
(20/11/2010 11:15')Sau các tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, lãi suất cho vay, VND đến nay dường như đang leo thang lên một mức mới vượt mọi dự báo.

- Nhiều nước phê phán kế hoạch kinh tế của Mỹ (VOV)- Cụ thể các nước gồm Đức, Trung Quốc và Brazil đã phê phán Mỹ về việc bơm 600 tỷ USD vào hệ thống tài chính vì nó sẽ tạo ra lợi thế kinh tế cho Mỹ

Vũ Minh Khương - Việt Nam: Những thách thức kinh tế vĩ mô và con đường đi đến thịnh vượng x-cafevn.org - Việc thiếu vắng những nỗ lực mang tính chiến lược và cố gắng để xây dựng một chính quyền tốt đã đặt Việt Nam vào nhóm những nước tham nhũng và ít hiệu quả nhất trong các quốc gia Đông Á. Trên thực tế, sự bất ổn trong kinh tế vĩ mô với những đặc điểm như lạm phát cao, thâm thủng lớn trong thương mại và ngân sách, mệnh tiền trong nước không có độ tin cậy là những hệ quả không tránh khỏi của những vấn đề liên quan đến nạn phân bố tài nguyên không đúng, thiếu tính cạnh tranh, sự lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài và tài nguyên thiên nhiên, nạn tham nhũng tràn lan và một chính quyền thiếu hiệu quả.

Nguồn: Vũ Minh Khương, East Asia Forum
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
18.11.2010

Trong bài viết gần đây "Việt Nam - một BRIC tương lai?" (BRIC: Brazil, Russia, India, China - ND), Suiwah Leung đã chỉ ra nền kinh tế vĩ mô bất ổn là trở ngại lớn nhất cho Việt Nam khi nước này tìm cách tận dụng tiềm năng kinh tế của mình. Điều này rất đúng. Sự bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã làm suy yếu nghiêm trọng tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của quốc gia này. Và sự bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam không chỉ là một xáo động ngắn hạn mà thực sự là một vấn đề nghiêm trọng có hệ thống, bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của đất nước này về các khái niệm về nguyên tắc phát triển cũng như sự thiếu hụt về nỗ lực mang tính chiến lược nhằm xây dựng một nền quản lý hiệu quả.
Có vô số bằng chứng về sự bất ổn trong kinh tế vĩ mô và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của quốc gia. So với những quốc gia đồng hạng ở châu Á, trong những năm gần đây Việt Nam đã có kết quả tồi tệ trong những chỉ số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong ba năm qua, vào lúc cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã tạo ra một thử thách quan trọng về tính hiệu quả của những nguyên tắc về kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Tỉ lệ lạm phát đã ở mức trung bình 15% trong giai đoạn 2008-2009 và dự tính sẽ ở mức 8,6% trong năm 2010, trong khi những con số tương tự ở Trung Quốc là 2,6% và 3%, Thái Lan là 2,3% và 3,3%; Philippines là 6,3% và 4,2%, và Indonesia là 7,3% và 5,2%.
Trong cán cân ngân sách chính phủ (theo mức phần trăm của Tổng Sản lượng Nội địa), con số trung bình trong giai đoạn 2008-2009 và con số dự tính cho 2010 của Việt Nam là -7,4% và -7%, của Trung Quốc là -1,3% và -2%, Thái Lan là -2,8% và -2%; của Philippines là -2,4% và -4%, và của Indonesia là -1,1% và -2%. Trong cán cân thương mại (theo mức phần trăm của Tổng Sản lượng Nội địa), con số trung bình trong giai đoạn 2008-2009 và con số dự tính cho 2010 của Việt Nam là -11,5% và -11%, của Trung Quốc là +6,6% và +4%, của Thái Lan là +9,4% và +11%; của Philippines là -6,6% và -6%, và của Indonesia là +5,5% và +5%. Hơn nữa, tỉ giá giữa đồng tiền Việt và đồng Mỹ kim đã suy yếu trầm trọng trong cả giai đoạn 2008-2009 lẫn 2010, trong khi mệnh tiền của các quốc gia lân cận được dự đoán là sẽ tăng giá một cách đáng kể. Sự suy yếu của những điều kiện kinh tế vĩ mô đã dẫn đến việc cả ba cơ quan chấm điểm tín dụng quan trọng là S&P, Moody's và Fitch đều hạ điểm tín dụng của Việt Nam trong khi hầu hết các quốc gia tương tự đều đã tăng chỉ số tín dụng của họ trong cùng thời kỳ.
Các tác động tiêu cực của những điều kiện yếu kém trong nền kinh tế vĩ mô Việt Nam đối với hiệu năng kinh tế ngày càng trở nên rõ rệt. Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Á ("Cập nhật Viễn cảnh 2010") Việt Nam không còn là một ngôi sao về hiệu quả tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Mức tăng trưởng GDP trong năm 2010 của quốc gia này dự tính sẽ là 6,7%, trong khi con số này ở Trung Quốc là 9,6%, Ấn Độ là 8,5%, Singapore là 14%, Lào là 7,4%, Thái Lan là 7%, Malaysia là 6,8%, Philippines là 6,2% và Indonesia là 6,1%.
Nhằm mục đích tăng cường mặt tốt của các điều kiện kinh tế vĩ mô, điều cấp bách đối với Việt Nam là phải giải quyết nhanh chóng và hiệu quả tận cội rễ sự thiếu hiểu biết những khái niệm về nguyên tắc phát triển và nỗ lực nhằm xây dựng một nền quản lý hiệu quả. Lĩnh vực quốc doanh khổng lồ được nhà nước trợ cấp một cách phi lý với tham vọng chính trị nhằm biến lĩnh vực này thành nền tảng và động cơ của nền kinh tế hiện không chỉ dẫn đến việc phân bố tài nguyên không đúng chỗ mà còn làm tổn hại đến tính năng động và cạnh tranh của lĩnh vực tư nhân. Sự nương tựa ngày càng nhiều vào viện trợ nước ngoài, tiền kiều hối, và tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra thịnh vượng đã gây tổn hại nghiêm trọng đối với tính tiết kiệm cũng như việc tạo dựng vốn con người trong cả nước. Việc thiếu vắng những nỗ lực mang tính chiến lược và cố gắng để xây dựng một chính quyền tốt đã đặt Việt Nam vào nhóm những nước tham nhũng và ít hiệu quả nhất trong các quốc gia Đông Á. Trên thực tế, sự bất ổn trong kinh tế vĩ mô với những đặc điểm như lạm phát cao, thâm thủng lớn trong thương mại và ngân sách, mệnh tiền trong nước không có độ tin cậy là những hệ quả không tránh khỏi của những vấn đề liên quan đến nạn phân bố tài nguyên không đúng, thiếu tính cạnh tranh, sự lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài và tài nguyên thiên nhiên, nạn tham nhũng tràn lan và một chính quyền thiếu hiệu quả.
Trường hợp của Vinashin, một tập đoàn kinh tế chuyên đóng tàu của nhà nước là một minh hoạ. Công ty này đã nhận hàng tỉ Mỹ kim từ những món nợ bảo đảm của chính phủ để đầu tư vào hàng loạt các công trình không quan trọng vì chính quyền Việt Nam có tham vọng biến tập đoàn nhà nước này thành một động cơ chính của nền kinh tế. Trong cùng lúc đó, việc quản lý tập đoàn tại Việt Nam thì yếu kém với nạn tham nhũng trầm trọng. Do đó, năm 2010, vị chủ tịch và người kế vị (sau khi ông chủ tịch bị bắt) cùng một loạt những thành viên chủ chốt trong công ty đã bị bắt giữ vì những quản lý sai trái và những hành vi gian dối. Chính quyền sau đấy đã vội vã can thiệp nhằm cứu lấy công ty khỏi tình trạng phá sản vì số nợ lên đến 4-5 tỉ Mỹ kim. Hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này rõ ràng là đã góp phần vào tình trạng bất ổn trong kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
Vũ Minh Khương là giáo sư trợ lý tại Phân viện Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore
- Cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát (HNM) - Ngày 19-11, Đại hội (ĐH) đại biểu lần thứ nhất Đảng bộ Khối Doanh nghiệp (DN) TƯ đã khai mạc với sự tham dự của 318 đại biểu đại diện cho gần 7 vạn đảng viên trong các DN thuộc Đảng bộ khối. Đảng bộ khối cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ ...
Kiên quyết sắp xếp lại lực lượng chủ đạo của nền kinh tếThanh Niên
Khai mạc đại hội đại biểu lần thứ nhất đảng bộ khối doanh nghiệp ...Nhân Dân
Kiên quyết sắp xếp, cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nướcSài gòn Giải Phóng

- Hướng dẫn mới cho việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài VnEconomy - Nội dung chính Thông tư số 186 /2010/TT-BTC, hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Ngân hàng, doanh nghiệp cùng "đau đầu" với lãi suất (TBKTSG Online) - Ngân hàng không đưa lãi suất tiền đồng lên cao thì không huy động được, nhưng khi lãi suất cho vay tăng cao thì doanh nghiệp gặp khó khăn. Lãi suất đang là bài toán khó đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp.
- Những công trình giao thông thiếu tính nhân văn SGTT.VN 07:44 ngày 19.11.2010- Những “hỗn loạn”, “bát nháo” ở các công trình giao thông mới đưa vào sử dụng là do nhà chức trách, nhà thiết kế, thi công không quan tâm công trình đó sẽ “sống” với dân thế nào, tức thiếu tính nhân văn của công trình.
- Tôm Việt Nam gặp khó ở Nhật(BBC) -Bài 1: Vẫn vướng ở thị trường nông thôn (VOV)- Sau hơn 1 năm triển khai cuộc vận động của Bộ Chính trị, hàng Việt đã có vị trí nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận gặp khó khi về thị trường nông thôn.
- Năm 2011: Điện trong mùa khô còn căng thẳng hơn (Bee)-
Trong sáu tháng mùa khô 2011, hệ thống điện có nhiều khả năng thiếu trên 2 tỉ kWh.
- FED phục vụ nước Mỹ chứ không phải Trung Quốc (Bee)- Trung Quốc phải chấp nhận ảnh hưởng của chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo tại Mỹ vốn không phù hợp với nền kinh tế đang tăng trưởng trung bình 10%/năm
- Tù Việt Nam ở Mã Lai và Mẹ của những đứa con tù (RFA)- Đối với người lao động Việt Nam, thị trường Malaysia vẫn là một thị trường hấp dẫn người lao động vì chi phí xuất cảnh rẻ, không cần tay nghề.
------------Giao Bộ Tài chính quản lý hoạt động kiểm toán độc lập (VOV)- Chiều 19/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Quốc hội thảo luận tại hội trường Dự án Luật Kiểm toán độc lập. -Công ty kiểm toán độc lập có nên kinh doanh tài chính? (VietNamNet) - Thảo luận chiều 19/11, nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại nếu công ty kiểm toán độc lập lại cung cấp cả dịch vụ tài chính thì khác nào “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
 -Các mặt hàng thiết yếu sẽ tiếp tục tăng mạnh
(VnMedia) - Theo báo cáo của Cục quản lý giá trong 15 ngày đầu tháng 11, một số loại nguyên vật liệu, hàng hóa như thực phẩm, thóc gạo, đường, phân bón, thép xây dựng đều có xu hướng tăng. Dự báo, từ nay đến cuối năm những mặt hàng này sẽ còn tiếp tục tăng cao.
(19/11/2010 20:40')
-Xem xét vụ xe Diamond Blue dưới góc độ luật cạnh tranh (Sgtt)-
- Bao giờ người dân mới hết “hững hờ”? (VOV)- Mặc dù thống kê cho thấy hàng năm có tới trên 20.000 trường hợp tai nạn lao động trong nông nghiệp với 1.500 trường hợp tử vong, nhưng con số này vẫn chưa có sức thuyết phục người dân từ bỏ thói quen “thờ ơ” với ATVSLĐ
- More problems for China's Foxconn over workers' payFOSHAN, China (Reuters) - Chinese electronics maker Foxconn, a key manufacturer of iPhones and iPads for Apple, has been hit by a new staff dispute, with employees saying they protested this week about pay and relocation plans.
“Chính phủ không chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam” VnEconomy - “Chính phủ không có chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định tại văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tám.

Là một trong số 18 chất vấn được gửi đến “tư lệnh” ngành tài chính, vấn đề được đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đặt ra tình hình giá cả tăng cao đã làm cho một bộ phận lớn người dân rất khó khăn, làm cho các con số về tăng trưởng giảm ý nghĩa. Đồng thời đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân (nhất là nguyên nhân chủ quan) của tình hình tăng giá cao hiện nay, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc tham mưu với Chính phủ và thực hiện các chính sách quản lý, điều tiết, kiềm chế tăng giá.

Đại biểu Hùng còn chất vấn: “Theo Bộ trưởng, dự báo tình hình giá tới đây như thế nào, có việc đồng tiền Việt Nam có nguy cơ bị mất giá như dư luận lo lắng không? Bộ sẽ có những đề xuất chính sách, giải pháp như thế nào?”.

Tại văn bản trả lời chất vấn dài 5 trang, Bộ trưởng Ninh đã dành tới hơn 4 trang để trả lời vấn đề thứ nhất. Còn với câu hỏi thứ hai, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh “đề nghị đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chuyển đến các bộ, ngành liên quan để trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội được đầy đủ”.

Tuy nhiên, “Chính phủ không có chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam, Chính phủ đã và đang áp dụng các biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam”, Bộ trưởng khẳng định.

Cũng liên quan đến nguy cơ mất giá của đồng tiền Việt Nam, đại biểu Hùng cũng đã gửi chất vấn đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với câu hỏi về chính sách, giải pháp mà cơ quan này sẽ đề xuất. Song, đến trưa 19/11, ông Hùng cho biết ông vẫn đang chờ câu trả lời.

Tác động lan tỏa từ giá vàng, ngoại tệ

Trong văn bản trả lời chất vấn gửi đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, về câu hỏi liên quan đến giá cả, Bộ trưởng Ninh giải thích, việc tăng giá các mặt hàng có nhiều nguyên nhân. Khách quan thì do nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới nên giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước (sản xuất bằng nguyên, nhiên, liệu nhập khẩu) cũng chịu ảnh hưởng lớn của giá cả thị trường thế giới.

Ngoài ra, "sự biến động của giá vàng, giá ngoại tệ trên thị trường thế giới cũng tác động trực tiếp đến giá vàng và giá ngoại tệ trong nước, từ đó tạo áp lực tâm lý tác động lan tỏa đến giá cả hàng hóa, dịch vụ khác trong nước”, Bộ trưởng lý giải.

Về nguyên nhân chủ quan, theo Bộ trưởng là “do sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn thấp, công nghệ sản xuất một số ngành chậm đổi mới; chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm còn cao, thị trường tiêu thụ hạn chế… nên các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ”.

Bên cạnh đó, hiện nay Chính phủ đang tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (trong đó có cơ chế quản lý giá). Vì vậy, đối với một số lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, giáo dục, một số hàng hóa dịch vụ như điện, than, xăng dầu, nước sạch sinh hoạt, vẫn đang cần được tiếp tục điều hành theo lộ trình thị trường. “Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá VND/USD, lãi suất tín dụng theo tín hiệu thị trường… nên cũng có tác động nhất định đến mặt bằng giá chung”, Bộ trưởng lý phân tích.

Không để giá tăng đột biến

Vẫn liên quan đến quản lý giá, Bộ trưởng nhấn mạnh: Trong 10 tháng đầu năm, Bộ đã tham gia với Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ để thực hiện kiềm chế tăng giá điện 6,8% so với giá hiện hành và được giữ ổn định đến hết năm 2010.

Đồng thời, phối hợp chặt với Bộ Công Thương “bám sát tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường quốc tế, sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ thuế, phí và quỹ bình ổn giá xăng dầu, bảo đảm không để giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian ngắn gây tác động bất lợi đến sản xuất và tâm lý người tiêu dùng”.

Công tác kiểm tra, thanh tra giá vừa qua cũng đã được tăng cường. Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế và giá tại 38 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và “kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Bộ trưởng cho biết.

Về tình hình sắp tới, Bộ trưởng Ninh cho rằng giá cả các mặt hàng, dịch vụ nhìn chung cần phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như giá điện, than khí, các loại dịch vụ…

“Tuy nhiên, cần có lộ trình hợp lý và Nhà nước phải có các biện pháp hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách để hạn chế biến động bất lợi đến kinh tế và xã hội”.

Giá cả trong nước có thể biến động tăng nhẹ, nhưng sẽ kiểm soát được và không để giá cả tăng đột biến, Bộ trưởng trả lời.

-Lãi suất huy động VND chính thức lên 13,5%/năm VnEconomy -
Lãi suất huy động VND niêm yết chính thức hôm nay đã chính thức lên mức 13,5%/năm, vượt mức cao nhất 13%/năm trước đó
- Vinashin: Tân "thuyền trưởng"cam kết sẽ trả nợ (IV) (Bee)- Sau khi tái cơ cấu, Vinashin sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực vào công tác đóng tàu và sửa chữa tàu
- Tái cơ cấu Vinashin: Báo Thủ tướng vấn đề vượt thẩm quyền (VietNamNet)-Chiều qua (18/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định chính thức phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
- Khai thác bauxite phải bảo đảm phát triển bền vững (PL)-
pictureChiều 18-11, Viện Tư vấn phát triển (CODE) đã tổ chức tọa đàm liên quan tới chủ trương khai thác bauxite và vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên.
- Cục Quản lý giá: Giá nhiều mặt hàng trọng yếu có thể còn tăng VnEconomy -
Tác động từ giá thế giới và lên giá của USD, nhiều mặt hàng trọng yếu đứng trước khả năng tăng giá

-Kinh doanh casino tại Việt Nam: Nhìn từ những chuyển động mới VnEconomy -
Ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ việc hợp pháp hóa hoạt động casino, tất nhiên là theo một cách có kiểm soát
- Cháy cư xá ở Thượng Hải do vật liệu rởm TP - Sau vụ cháy cư xá 28 tầng ở Thượng Hải (Trung Quốc) vừa qua làm 53 người chết, trên 30 người mất tích, hơn 70 người bị thương, nhà chức trách địa phương xác định nguyên nhân chính là do chủ đầu tư sử dụng hợp đồng 'ma', vật liệu rởm và công nhân tay nghề kém.

-Hãng Honda dọa kiện công ty sản xuất xe máy của Việt Nam (VOA)-Chi nhánh của công ty Honda Motor tại Việt Nam đang xem xét khả năng khởi kiện một công ty đối thủ vì công ty này công bố đã sử dụng động cơ của Honda.
Bản tin hôm 18/11 của hãng thông tấn Đức trích lời các giới chức Honda Việt Nam cho hay công ty VinashinMotor đã sử dụng trái phép nhãn mác của công ty Honda để bán loại xe máy mang tên Diamond Blue 125, một trong những mẫu xe bán chạy nhất ở Việt Nam kể từ khi được đưa ra thị trường hồi tháng 9.
Tổng giám đốc Honda Việt Nam Koji Onishi nói với hãng thông tấn Đức rằng công tyï vẫn đang cân nhắc xem có nên khởi kiện hay không.
Mẫu xe Diamond Blue 125 trông gần giống hệt với mẫu xe Vespa LX của công ty Piaggio. VinashinMotor quảng cáo xe này sử dụng động cơ 'Honda AF14E' do công ty Honda Sundiro (Trung Quốc) sản xuất.
Tuy nhiên, theo ông Onishi thì Honda “chưa từng phát triển, sản xuất hay cấp phép cho bất cứ đơn vị nào của Honda trên toàn thế giới loại động cơ mang ký hiệu AF14E.”
Công ty Honda cho biết giới hữu trách Việt Nam đã cho thu hồi toàn bộ mẫu xe Diamond Blue 125.
Một đại lý của VinashinMotor ở Hà Nội cho biết hiện tại họ đã bán hết toàn bộ số xe Diamond Blue nhưng nếu công ty Honda khởi kiện và thắng thi họ sẽ hoàn trả tiền cho khách hàng.
Chủ tịch của Piaggio Việt Nam cũng ký tên vào cùng một lá thư của Honda trong đó nói Diamond Blue 125 là một “sản phẩm giả mạo”, tuy nhiên Piaggio chưa đăng ký bản quyền cho sản phẩm Vespa LX ở Việt Nam, nên họ sẽ không khởi kiện trong vụ này.
Nguồn: DPA, Vnexpress
----------
Việt Nam cần xem lại nền kinh tế x-cafevn.org -
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng sắp tới sẽ làm cho vấn đề thêm phức tạp bằng cách khuyến khích chính quyền tiếp tục đi theo chiến lược tăng trưởng nhanh để tìm cách đánh lạc hướng những bất ổn trong nước. Một số lãnh đạo cao cấp trong đảng cũng có những dấu hiệu lo lắng, cùng việc giới cứng rắn kêu gọi đàn áp các nhà bất đồng chính kiến có thể làm căng thẳng những quan hệ với các quốc gia lớn ở phương Tây.

Nguồn: Bruce Gale, The Straits Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
17.11.2010
Việt Nam sẽ còn là kẻ lạc lõng ở châu Á trong bao lâu?
Trong khi đồng Mỹ kim đang bị mất giá so với hầu hết các mệnh giá tiền tại châu Á, nó lại tăng giá so với tiền đồng Việt Nam. Và trong khi tổng sản lượng nội địa quốc gia tăng một cách nhanh chóng, Việt Nam hầu như là quốc gia duy nhất trong vùng vẫn đang vật lộn để kềm chế nạn thâm thủng mậu dịch.
Đa phần những nan giải của quốc gia này có thể qui về việc quá chú trọng vào tăng trưởng. Chiến lược này đã làm nảy sinh ra nạn thâm thủng ngân sách, lạm phát và một chế độ tỉ giá hối đoái thiếu ổn định. Các dữ kiện của chính phủ cho thấy tỉ lệ thâm thủng đã đạt đến 9,5 tỉ Mỹ kim trong mười tháng đầu của năm nay so với 8,4 tỉ trong cùng kỳ năm ngoái. Và giới hữu trách về tiền tệ đã hạ giá tiền đồng ba lần trong năm qua.
Mặc dù thế, giới đầu tư nước ngoài có vẻ vẫn tin tưởng vào quốc gia này. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong năm nay được dự đoán sẽ đạt đến 8 tỉ Mỹ kim, vượt xa so với con số dự đoán tại Philippines.
Điều không may là nguồn đầu tư mới này hầu hết chỉ gói gọn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, với việc xây dựng các cảng biển, đường cao tốc, các đập thuỷ điện và những hệ thống mạng cáp quang. Những đầu tư dạng này thì rất quan trọng trong việc bảo đảm sự tăng trưởng tương lai. Nhưng khó khăn khẩn cấp hơn trước mắt là tìm cách tăng cường xuất khẩu bằng việc khuyến khích đầu tư vào những mặt hàng sản xuất không không truyền thống.
Những viễn cảnh trong thời hạn trung và lâu dài của Việt Nam thì khả quan, đặc biệt là đối với những công ty sản xuất đang tìm giải pháp khác ngoài Trung Quốc. Lương lao động thấp hơn khoản một phần ba so với khu vực công nghiệp duyên hải của Trung Quốc. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, và lao động Việt Nam nói chung thường được cho là chăm chỉ.
Tuy nhiên việc quản lý kinh tế của Việt Nam lại chẳng có gì là hấp dẫn. Tình trạng này sẽ sớm đè nặng trong suy tính của những nhà đầu tư tiềm năng.
Ví dụ như khám phá gần đây về việc một công ty tàu thuyền của nhà nước ôm món nợ lên đến hơn 5,2 tỉ Mỹ kim đã nêu bật sự cần thiết phải cải cách những công ty nhà nước đang suy yếu. Một vấn đề khác nữa là chất lượng thấp hoặc không đồng đều của dữ liệu thông tin về kinh tế mà nhà nước đưa ra. Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất là công thức thiết lập chính sách đầy ngu xuẩn. Điều này đã khiến cho người nước ngoài khó mà tin tưởng vào hướng đi tương lai của đất nước.
Ngày 5 tháng Mười một, ngân hàng trung ương đã tăng tỉ giá lãi xuất cơ bản của các món nợ bằng tiền đồng lên 1 phần trăm nhằm tìm cách hỗ trợ đồng tiền trong nước và giảm thiểu những áp lực về lạm phát. Hành động này xảy ra thật bất ngờ, đặc biệt là khi cơ quan hữu trách về đã không ngừng kêu gọi các ngân hàng địa phương giảm tỉ lệ lãi cho vay. Ngay cả một tuần trước đó ngân hàng trung ương vẫn tuyên bố rằng sẽ cố gắng giữ nguyên tỉ giá trong tháng.
Thái độ mang tính sĩ diện này nhắc lại bản thông tư của Bộ Tài chính vào cuối năm ngoái đề cập đến khả năng kiểm soát giá cả nhằm kềm chế lạm phát. Việc này đã được Bộ Tài chính huỷ bỏ vào tháng Tư năm nay mà không có lời giải thích sau khi các chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ quan ngại.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng sắp tới sẽ làm cho vấn đề thêm phức tạp bằng cách khuyến khích chính quyền tiếp tục đi theo chiến lược tăng trưởng nhanh để tìm cách đánh lạc hướng những bất ổn trong nước. Một số lãnh đạo cao cấp trong đảng cũng có những dấu hiệu lo lắng, cùng việc giới cứng rắn kêu gọi đàn áp các nhà bất đồng chính kiến có thể làm căng thẳng những quan hệ với các quốc gia lớn ở phương Tây.
Nhưng đại hội Đảng cũng có thể tạo ra được những thay đổi tích cực. Những đại hội như thế này xảy ra mỗi năm năm để bầu ra uỷ ban trung ương và bộ chính trị mới, thường tạo cơ hội cho các lãnh đạo Việt Nam công bố những dự thảo cương lĩnh quan trọng.
Với hệ thống chính trị mờ ám của Việt Nam, thật khó có thể tuyên bố chính xác rằng giới lãnh đạo đảng mới sẽ như thế nào sau cuộc bầu cử tháng Giêng. Nhưng giới hạn tuổi tác có nghĩa là gần một phần ba thành phần 15 người trong bộ chính trị hiện nay phải về hưu. Đây chắc chắn là một tin mừng cho những ai tin vào việc thế hệ lãnh đạo lớn tuổi của Việt Nam đã phải chịu trách nhiệm về việc làm chậm trễ tiến trình đổi mới.
Sau đại hội, quan ngại về sự tăng trưởng chậm chạp có thể làm mất đi sự ủng hộ của những lãnh đạo chủ chốt trong đảng cũng sẽ giảm bớt. Từ đấy Đảng Cộng sản có thể sẽ sẵn sàng cho phép xiết chặt hơn chính sách về ngân sách và tiền tệ.
Nếu sự ổn định về kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục là một nghi vấn, Việt Nam sẽ có nguy cơ bị mất đi thiện chí của các nhà đầu tư nước ngoài mà rõ ràng là họ đang rất cần. Năm 2006, khi Intel thông báo ý định xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch trị giá 1 tỉ Mỹ kim gần Thành phố Hồ Chí Minh, họ đã gửi một thông điệp về mức độ tin tưởng của mình đối với quốc gia này, khiến những công ty điện tử khác khó để bỏ qua. Ví dụ như tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan chuyên sản xuất sản phẩm Ipod của Apple sau đó đã đầu tư gần 5 tỉ Mỹ kim vào đất nước này.
Nhưng cũng khó để hấp dẫn được những nhà đầu tư nổi tiếng như thế. Việc tạo ra một làn sóng mới về đầu tư trong lĩnh vực xuất khấu có thể tuỳ thuộc lớn vào việc giới lãnh đạo mới của đảng đưa ra được một chiến lược kinh tế nhất quán hơn.
--------------
-“Mong nhận được câu trả lời sáng tỏ từ Thủ tướng về Vinashin” (DT 18-10-10) -thd- GS Nguyễn Minh Thuyết vẫn chưa hài lòng.  Ông Thuyết ơi, ông ráng chất vấn "có tình, có lý", "chung sức. chung lòng" nghen ông!  Tôi lo cho ông lắm!
-Vinashin tái cấu trúc như thế nào? (Sgtt)-Phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin VnEconomy -
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 2108/QĐ-TTg chính thức phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin
- Lời cảnh báo từ cuốn sách về bô-xít Tây Nguyên (VEF) Cuốn sách về bô-xít Tây Nguyên do 9 nhà khoa học, nhà nghiên cứu soạn thảo sẽ chính thức phát hành trong 8 ngày nữa, với lời cảnh báo: “Nếu cứ sa đà vào kinh tế bóc lột tài nguyên, Việt Nam sẽ càng nghèo đi”. -Bauxite Tây Nguyên đi về đâu? bvnpost - Chuyên khảo đầu tiên về khai thác bauxite Tây Nguyên (Bee)-- 500 cuốn sách “Khai thác bauxite và vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên” tới ngày 26/11 mới chính thức ra mắt nhưng đã có đề nghị sớm tái bản.Cuốn sách hướng tới tất cả độc giả: từ những độc giả thông thường tới những độc giả “có cương vị”.
Buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách “Khai thác bauxite và vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên”  được tổ chức chiều ngày 18/11
GS Đặng Trung Thuận, thành viên nhóm tác giả giới thiệu, mục tiêu của cuốn sách nhằm đưa ra những phân tích khoa học trên nhiều góc độ với vấn đề bauxite Tây Nguyên: vấn đề khai thác tài nguyên, kỹ thuật khai thác, các vấn đề kinh tế xã hội….
Do vậy, vấn đề bùn đỏ không phải vấn đề duy nhất trong việc khai thác Tây Nguyên. Và nếu nghĩ giải quyết được vấn đề bùn đỏ là  đi vào được công nghệ nhôm thì hết sức sai lầm.
Kiến nghị dừng bôxit: Thủ tướng quyết thế nào? (VNN 18-11-10)-

KIẾN NGHỊ VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC BÔ-XÍT Ở TÂY NGUYÊN

- Có mấy thống đốc ngân hàng trung ương? (LĐ 18-11-10) -- Nguyễn Văn Giàu hay Lê Đức Thuý? Chắc ông Cao Sỹ Kiêm cũng hơi ngứa miệng nhưng nhịn được?
- - Báo Singapore “khích” Việt Nam thay đổi tư duy kinh tế (VEF) Bao giờ Việt Nam mới đi vào quỹ đạo chung của kinh tế châu Á? Tờ Strait Times của Singapore số ra ngày 17/11 đặt câu hỏi cho kinh tế Việt Nam
Kế hoạch xây casino ở Lạng Sơn (BBC) Một dự án sân golf – casino được nói trị giá 2 tỷ đôla tại tỉnh Lạng Sơn vừa được giới thiệu, với kế hoạch khai trương năm 2013.
DNNN làm việc công ích: “Khuyết tật” thị trường (VEF) bài của TS Nguyễn Quang A
- Nghịch lý xuất, nhập nguyên liệu (NLĐO)- Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang thiếu nguyên liệu, thậm chí phải tìm nguồn nhập khẩu, trong khi nguyên liệu trong nước lại đang được ưu tiên xuất khẩu
-Bộ Công Thương nhận trách nhiệm về thiếu điện
(18/11/2010 21:39')Mặc dù sẽ trả lời chất vấn trực tiếp vào đầu tuần sau, song tại văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã nhận “để xảy ra thiếu điện có phần trách nhiệm của Bộ Công Thương”.
- Đua tăng lãi suất, vốn chạy vòng quanh (Sgtt)-
-Giá cá tăng cao, người nuôi lại bỏ ao, bỏ nghề (Sgtt)-
img -Hacker tấn công website thương mại điện tử VNdoan.com
(VnMedia(18/11/2010 17:54')) - Website mua sắm theo đoàn VNdoan.com của Công ty TNHH công nghệ mạng Thiên Hy Long đang phát triển nhanh chóng bị hacker tấn công làm ngưng trệ dịch vụ trong một thời gian ngắn.
-Làn sóng đầu tư thứ ba của Hoa Kỳ vào Việt Nam - VOA
Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển vượt bật kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây 15 năm. Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành của AmCham Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nói: “Các doanh nghiệp Mỹ đang ở vào làn sóng đầu tư thứ ba vào Việt Nam.”
Ông Cochran giải thích: “Làn sóng thứ nhất là giai đoạn từ năm 1995 đến 2000, khi các công ty sản xuất hàng tiêu dùng như Procter & Gamble, Coca-Cola, Pepsi-Cola v.v. thành lập cơ sở ban đầu tại Việt Nam cho các kế hoạch phát triển kế tiếp với mục tiêu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Việt Nam.”
Ông Cochran nói tiếp: “Làn sóng đầu tư thứ hai diễn ra tiếp theo sau Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Hiệp định này giảm thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ từ mức trung bình là 45% xuống còn trung bình khoảng 3%. Ở làn sóng đầu tư thứ hai này, chúng ta thấy các nhà máy đối tác - không phải là các công ty của Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên, hay Nhật Bản, mà là các công ty đối tác chiến lược lâu dài của các hệ thống bán lẻ của Hoa Kỳ – đầu tư vào Việt Nam. Các nhà máy này sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, như hàng dệt may, da giày hay đồ trang trí nội thất. Các nhà máy này chiếm khoảng hai phần ba xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, tương đương với khoảng 8 tỉ đôla một năm.”
-Các cuộc chiến sắp xảy ra... (TVN) Bài viết bằng Anh ngữ của TS Alan Phan đăng trên The Daily Reckoning và Financial Armageddon- Trước mắt, nhìn chung sẽ không có sự thay đổi ghê gớm quy mô nào. Tuy nhiên, các nền kinh tế sẽ nghỉ ngơi và tận dụng thời gian để chỉnh sửa và sáng tạo. Quá trình này có thể mất 5-10 năm. - Trung Quốc mua thế giới (SGTT) -Japan Is Pushing Organized Crime Out of Business NYT- The crackdown on the yakuza is an effort to sever the ties between organized crime and the construction industry.
- Lào Cai: công an đã cứu được 86 nạn nhân buôn người (RFA)- Tám mươi sáu nạn nhân bị bán ra nước ngoài qua ngã ở Lào Cai được công an giải cứu từ tháng Tư đến giờ.

Tổng số lượt xem trang