Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Việt Nam tổ chức hội thảo về Biển Đông

trường sa
Hải quân Việt Nam trên đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng
 -- -Biển Đông:--Ông Thayer: bất đồng về chủ quyền tại biển Đông khó giải quyết (VOA)-Những vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông rất khó giải quyết và tình hình đã trở nên xấu đi vì khả năng chấp hành các đòi hỏi của Trung Quốc đang trên đà gia tăng và những mưu toan của nước này nhằm ngăn chận những nỗ lực của Việt Nam để hình thành một mặt trận thống nhất.
Đó là nhận định mà Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về vấn đề Việt Nam của Đại học Quốc phòng Australia, đã trình bày hôm thứ 5 (11-11-2010) tại cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 tổ chức ở Sài Gòn.

Theo tường thuật của hãng tin Bloomberg, giáo sư Thayer cho rằng “vấn đề đòi hỏi chủ quyền sẽ tiếp tục khó giải quyết” và “tính chất thiếu minh bạch của Trung Quốc đã tạo ra những nghi vấn chính đáng về ý đồ chiến lược của họ.”
Giáo sư Thayer cho biết rằng trong năm nay Việt Nam đã tăng cường những nỗ lực để đạt được thỏa thuận về một qui tắc hành xử có tính ràng buộc ở Biển Đông. Một tuyên bố năm 2002 ký kết giữa Trung Quốc và khối ASEAN kêu gọi các bên liên hệ giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đường lối hòa bình và tránh thực hiện những hành động có thể gây thêm căng thẳng.
Ông Thayer nói rằng Trung Quốc “đã tìm cách ngăn chận những nỗ lực của Việt Nam, là nước đang giữ chức chủ tịch của khối ASEAN, nhằm hình thành một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc ở Biển Đông.”
Tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố tại hội nghị của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội rằng việc thông qua đường lối ngoại giao đa phương để giải quyết vụ tranh chấp ở Biển Đông là “quyền lợi quốc gia” của Hoa Kỳ. Tuyên bố này đã gặp phải sự phản bác kịch liệt của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì. Trung Quốc lâu nay vẫn chủ trương là giải quyết vụ tranh chấp này bằng đường lối song phương.
Theo giáo sư Thayer, trong thời gian qua Trung Quốc đã liên tục bắt giữ các tàu đánh cá của Việt Nam và ban hành các lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, và hiện chưa rõ là phải chăng Trung Quốc đã nâng cao vị thế của vùng biển này tới mức gọi là “lợi ích cốt lõi” ngang tầm với Đài Loan và Tây Tạng với ngụ ý là sẽ sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo báo chí Việt Nam, cuộc hội thảo ở Sài Gòn do Học viện Ngoại giao (thuộc Bộ Ngoại giao) và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức trong hai ngày thứ 5 và thứ 6, qui tụ gần 70 học giả đến từ các nước vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Australia, Canada, Ấn độ, Nhật Bản Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và các nước thuộc Liên hiệp Âu châu. Hội thảo lần này là sự tiếp nối của Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội vào năm 2009.
Nguồn: Bloomberg, VOV
Tấm bản đồ bất chính của Trung Quốc (Đất Việt)-Bản đồ do Trung Quốc tự vẽ và trưng ra không có giá trị pháp lý nên vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia có các vùng biển, đảo bị cái "lưỡi bò" tham lam này "liếm" mất. <<:: tiếp nối TVN đăng bài của CAND>>

Phát huy khoa học lịch sử về chủ quyền lãnh thổ(VietNamNet) - Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nói Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cần quan tâm đến những bằng chứng lịch sử về chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Triều Tiên đề nghị Hàn Quốc đàm phán về du lịch biên giới (VOV)-Ngày 11/11, theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên đã đề nghị Hàn Quốc tiến hành những cuộc đàm phán cấp chuyên viên về việc nối lại các chương trình du lịch qua biên giới hai miền vào tuần tới.
-Cứu 26 thuyền viên Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam(VOV)-Ông Trần Công Hiểu – Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết sẽ nhanh chóng làm các thủ tục để trao các thuyền viên cho phía nước bạn để sớm đoàn tụ với gia đình.
Lúc 18 giờ chiều 11/11, toàn bộ 26 thuyền viên là người Trung Quốc của tàu Jian Mao 9 do ông Lâm Kiến Thành, sinh năm 1957 làm thuyền trưởng đã được Bộ Chỉ huy Biên phòng cùng Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp nhận từ tàu Nyk Aquarius (quốc tịch Panama) và đưa về địa điểm an toàn. Hiện các thuyền viên này đang trong tình trạng tinh thần, sức khỏe tốt.

Trước đó, ngày 9/11, tàu Nyk Aquarius đang trên hành trình từ Cảng Senkou (Trung Quốc) đến cảng SP-PSA (Bà Rịa – Vũng Tàu), khi đến tọa độ 15 độ 39 phút 9 giây Bắc – 110 độ 19 phút 3 giây Đông ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng đã phát hiện tàu Jian Mao 9 đang chìm phần mũi. Các thuyền viên trên tàu Nyk Aquarius đã tiến hành thả phao và cứu toàn bộ 26 thuyền viên lên tàu.
Ông Lâm Kiến Thành cho biết, do gặp sóng to, gió lớn, tàu Jian Mao 9 bị chìm lúc 15h ngày 9/11./.
Theo TTXVN
-BIỂN ĐÔNG: Thái độ của Trung Quốc áp đặt chủ quyền Biển Đông bị nêu bật tại Việt Nam (RFI)-Tại cuộc hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ hai mở ra hôm nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình căng thẳng bắt nguồn từ các tranh chấp chủ quyền là nhân tố được hầu hết các chuyên gia chú ý.Phân tích  nguyên nhân khiến căng thẳng gia tăng thời gian gần đây, giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh đến vai trò của Trung Quốc, vừa tăng cường sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền, vừa tìm cách phá hoại các nỗ lực của Việt Nam nhằm hình thành một mặt trận thống nhất để đối phó.
-Biển Đông đã trở thành vấn đề quốc tế (TT)-Nhật Bản giải cứu 4 thuyền viên Trung Quốc bị mất tích (Bee)-Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản hôm 11/11 đã tìm thấy 4 thuyền viên một tàu chở hàng của Trung Quốc còn sống sót--Chinese vessel goes missing (Straits Times)-MANILA - THE Philippine coast guard is ready to assist in the search for a missing Panamanian cargo vessel with 25 Chinese crew members on board. Commander Armand Balilo, a coast guard spokesman, says the Chinese Embassy reported the Nasco Diamond and its crew have been missing since Thursday morning near the Philippines' northernmost province of Batanes.
Có không ít va chạm xảy ra ở Biển Đông (Bee 11/11/2010)
TS Dương Văn Quảng, giám đốc Học viện Ngoại giao cho biết, trong suốt 1 năm qua, tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến quan trọng, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận Việt Nam và quốc tế.Tình thế hòa bình và ổn định vẫn được duy trì ở Biển Đông, nhưng không ít va chạm ở quy mô nhỏ đã xảy ra.

TIN LIÊN QUAN
TS Dương Văn Quảng cho biết thêm, về cơ bản, tình thế hòa bình và ổn định vẫn được duy trì ở Biển Đông, nhưng không ít va chạm ở quy mô nhỏ đã xảy ra, phần nào làm cho bất đồng hiện có thêm phức tạp.
TS Dương Văn Quảng đưa ra nhận định trên tại hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 với chủ đề “biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” sáng 11/11 tại TP.HCM.
“Đáng lưu ý hơn là bên cạnh các tranh cãi vốn đã tồn tại về chủ quyền và lãnh thổ, đã xảy ra nhiều va chạm liên quan đến an ninh và an toàn hàng hải, và liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên biển.
Tuy nhiên, cũng có không ít nỗ lực ở các cấp độ khác nhau nhằm tăng cường trao đổi thông tin, đối thoại thẳng thắn và đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan nhằm tránh các căng thẳng mới xuất hiện.
Đồng thời bắt đầu tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp, khuôn khố pháp lý và giải pháp lâu dài cho mọi vấn đề”, ông Quảng nói.
Được biết, hội thảo diễn ra trong 2 ngày, với sự tham dự của 66 học giả trong nước và quốc tế.
Trong 2 ngày của hội thảo, các học giả và chuyên gia sẽ tập trung thảo luận sâu vào các chủ đề chính như tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chiến lược đang thay đổi, cũng như những diễn biến ở Biển Đông gần đây; hệ lụy đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực, các vấn đề pháp lý quốc tế trong các tranh chấp ở biển Đông.
Cùng với đó, quá trình giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở biển Đông - kinh nghiệm và triển vọng, các biện pháp xây dựng lòng tin và phương thức thúc đẩy hợp tác khu vực, hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành ở Biển Đông, cũng là những nội dung quan trọng sẽ được đề cập tại hội thảo.
(Theo TTXVN)
-Nhật giám sát nhất cử nhất động của hải quân Trung Quốc (Đất Việt)-Quân đội Nhật Bản có thể xây dựng một đơn vị chuyên thực hiện nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động của hải quân Trung Quốc.
Tấm bản đồ bất chính (TVN) -Bản đồ do Trung Quốc tự vẽ và trưng ra như vậy không có giá trị pháp lý và đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia có các vùng biển, đảo bị cái "lưỡi bò" tham lam này "liếm" mất. <<::: đăng lại bài của CAND>>>- TÔI ĐỀ NGHỊ BỘ NGOẠI GIAO TRỤC XUẤT VƯƠNG HÀN LĨNH RA KHỎI VIỆT NAM
Hai Xe Ôm.

Theo dõi cuộc đối thoại của Vương Hàn Lĩnh và với Vietnamnet, là người làm nghề  xe ôm, tôi không thể chấp nhận một con người mang nhãn mác trí thức như Vương Hàn Lĩnh, ông ta xưng danh là Tiến sĩ, nhưng lại phát biểu các ý kiến ngang ngược, hù dọa, thiếu hiểu biết, người Việt Nam gọi là “ cùn “ như các ý kiến đây:

Vietnamnet:-Xin ông cho biết, vì sao phía Trung Quốc vẫn kiên trì với cách tiếp cận song phương đối với các tranh chấp trên Biển Đông?
Vương Hàn Lĩnh: -Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai.
Vietnamnet: Quay lại chuyện chủ quyền, Trung Quốc nói có chủ quyền và quyền tài phán từ hơn 2000 năm nayPhía Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và chứng cớ pháp lý, chẳng hạn với quần đảo Hoàng Sa, từ hàng trăm năm nay. Ông nói sao?

VHL:-Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.
Vietnamnet:Việt Nam đang chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (thời điểm diễn ra buổi trò chuyện là vào tháng 8/2010 - pv), với biểu tượng lớn nhất là giữ vững nền độc lập, cũng như đấu tranh giành lại nó trong những khoảng thời gian nhất định trong lịch sử.Tại sao chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên có luật pháp, công ước quốc tế đàng hoàng, mà ông lại sử dụng cách suy luận mang nặng tính hình thức trong quan hệ nước nhỏ với nước lớn ngày xưa như vậy?

VHL:-Nhưng chúng ta cũng không thể thay đổi lịch sử.
Vietnamnet: Vẫn theo cách lập luận về tính lịch sử của mình, tại sao ông không nhắc tới Hoà ước Pháp - Thanh năm 1887, khi nhà Thanh chấp nhận để người Pháp, nhân danh chính phủ An Nam, thực thi chủ quyền ở những quần đảo này?(Im lặng).

Thứ nhất, xin hỏi Vương Hàn Lĩnh, một con người được coi là có học, có hiểu biết: Căn cứ vào đâu để ông khẳng định từ trước năm 1885 Việt Nam là thuộc quốc của Trung Quốc ? Đúng từ thời Lý, Trần cho đến thời Nguyễn Tây Sơn có duy trí chế độ triều cống đối với Trung Quốc; triều cống không có nghĩa là thuộc quốc mà cái văn hóa ứng xử của nước nhỏ với nước lớn của người Việt Nam; Cái văn hóa này hoàn toàn không phải là cái văn hóa của một quốc gia thuộc quốc của Trung Hoa.

Phải chăng xuất phát từ cái lý cùn này, cái lý cùn mà Hàn đại nhân viễn ra để buộc Việt Nam phải thương thảo với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo theo các điều kiện do Trung Quốc đặt ra ư? Nếu không sẽ phải “hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh…” ư ?
Với loại người như Vương Hàn Lĩnh thì đối thoại với ông ta bất quá đem đầu gối ra mà nói. Có nói nữa thì cũng chỉ dẫn đến nếu bị đuối lý anh ta sẽ cùn, ỳ ra thì thuyết làm gì cho phí lời! Mời một kẻ như Vươn Hãn Lĩnh tham dự hội thảo làm gì cho chật phòng khi ông ta đã tỏ ra là kẻ cùn, cậy sức mạnh của vũ lực, cơ bắp.

Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao yêu cầu ông ta phải cải chính những ý kiến trên, xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam; nếu ông ta không thừa nhận mình lỡ lời, lập tức thu hồi thị thực nhập cảnh, yêu cầu ông ta rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Song với việc này, tuyên bố cấm cửa không bao giờ cấp visa cho Vương Hàn Lĩnh thêm một lần thứ 2 vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức gì.
Chúng ta nên áp dụng với Vương Hàn Lĩnh như chúng ta đã làm đối với một phần tử Việt Kiều hải ngoại mà cơ quan an ninh xếp vào diện quá khích. Xét cho cùng thì Việt kiều hải ngoại dù họ có sai vẫn là con cháu trong nhà, nếu sai cho vài cái bạt tai, không một ông bố bà mẹ bình thường nào nào lại từ con mình cả.

Xin lưu ý, thời Trần đã có lúc vua Trần cho bắt giam sứ thần nhà Nguyên vì thái độ hỗn láo, ngang ngược của chúng.
Trục xuất ngay Vương Hàn Lĩnh ra khỏi Việt Nam để xem y có giỏi về mách với bố nó,  xui ông Hồ Cầm Đào xua quân sang đây, bố mày đang máu đây ! Chọi con mà láo ! (Pham Viet Dao)
Sống với nước lớn láng giềng: nhịn nhục hay đối đầu? (TVN) Thách thức từ các nước lớn chủ yếu liên quan tới việc các nước lớn o ép các nước nhỏ, bao gồm việc hạn chế không gian tự chủ hành động của các nước nhỏ và giành phần hơn trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia (kể cả trong bối cảnh song phương và đa phương. Nếu coi tinh thần trịch thượng của nước lớn và sự chênh lệch về sức mạnh của nó với nước láng giềng và sự kề cận địa lý là thực tế khách quan thì sự chủ động chính sách của nước nhỏ nhằm hạn chế điểm tiêu cực, phát huy điểm tích cực trong chính sách của nước lớn mới là điều đáng bàn. <<::: nhịn nhục hay đối đầu >>
Khai mạc hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 2 (Dân trí) - Đúng 8g40 sáng nay (11/11), PGS. TS. Dương Văn Quảng, giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam chính thức đọc lời khai mạc hội thảo quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Ngay từ đầu, PGS. ... Tranh biện về Biển Đông với học giả Trung QuốcVietNamNet- VN tổ chức hội thảo quốc tế lần 2 về Biển ĐôngVietNamNet -Việt Nam tổ chức hội thảo về Biển ĐôngVNExpress
Chiến hạm Hàn Quốc bị đâm chìm, 2 thủy thủ mất tích (Bee)-Chiến hạm của Hàn Quốc nặng khoảng 150 tấn đã va chạm cực mạnh với tàu cá nặng 270 tấn. Tàu chiến Hàn Quốc bị chìm (Đất Việt)-Một tàu tuần tra của Hàn Quốc vừa bị chìm ngoài khơi đảo Jeju sau khi va chạm với một tàu cá, khiến một thuỷ thủ thiệt mạng và hai người khác mất tích -Australia đóng 12 tàu ngầm để giảm áp lực từ Trung Quốc (Đất Việt)-Australia sẽ cần tới 12 tàu ngầm tầm xa loại lớn để trợ giúp quốc gia này định hình tương lai chiến lược của mình.
- TQ nên hợp tác với Mỹ trong khu vực Biển Đông (RFA) Trung Quốc nên hợp tác với Hoa Kỳ trong khu vực Biển Đông, mặc cho việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền không tranh cãi ở khu vực này.
Mỹ thua Trung Quốc tại Campuchia x-cafevn.org -

Có lẽ Mỹ nên vui vẻ chấp nhận một vai trò nhỏ hơn ở Campuchia vì, nói cho cùng, mục đích và quyền lợi của Mỹ và Trung Quốc ở Campuchia thì khác nhau. Trong khi Mỹ muốn một đồng minh chiến lược để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, Trung Quốc chủ yếu tìm cách để bảo vệ dầu mỏ, khoáng sản, năng lượng và các mặt hàng kinh doanh nông nghiệp.
12 bước thú tội của cựu Tổng thống Bush (TVN) Cựu Tổng thống Mỹ G.W.Bush thú nhận, ông vẫn “cảm giác phát ốm mỗi lần nghĩ về việc đã không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq”.Nước Mỹ sôi sục vì hồi ký của Bush (VNN)-Cuốn hồi ký “Những thời điểm quyết định” đã bán được ít nhất 170.000 bản in và khoảng 50.000 bản điện tử. Độc giả muốn biết những gì đứng đằng sau các quyết định của ông.
- ‘Thái tử’ Triều Tiên ‘lột mặt nạ’ kẻ phản bội (Đất Việt) Quan chức cấp cao trong chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là Kim So-in  vừa bị bắt giữ với cáo buộc tuồn thông tin mật cho một tổ chức tình báo nước ngoài, Quan chức cấp cao trong chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là Kim So-in  vừa bị bắt giữ với cáo buộc tuồn thông tin mật cho một tổ chức tình báo nước ngoài.
-China Still Bans Rare Earths to Japan, Reports Say NYT--The continuation of the embargo highlights the delicate balance that Beijing officials are trying to strike as world leaders converge on Seoul.
- Tấm bản đồ bất chính (CAND 10-11-10)  -- Ông Lưu Nguyễn (người đã điểm mặt "bình luận viên giống cái" Lý Hồng Mai) tái xuất hiện, vạch rõ "hành vi ngang ngược của Trung Quốc" ... "Tìm mọi mánh khóe, công khai hoặc ngấm ngầm, để vơ lấy những gì không phải là của mình, nói theo kiểu dân dã, là nhận vơ, là ăn gian".  Tôi chịu ông Lưu Nguyễn này quá!  Ngại rằng Trung Tướng Hữu Ước sẽ "rét", rút bài này xuống, xin lưu trữ nó ở đây.
Lưu Nguyễn
Việc Trung Quốc chính thức đưa lên bản đồ trực tuyến đường yêu sách 9 đoạn đã bộc lộ dã tâm và tiếp tục ngang nhiên công khai hóa tham vọng bành trướng của Trung Quốc muốn thâu tóm quyền kiểm soát đối với phần lớn biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước khác, kể cả những nước từng bày tỏ lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải ở đây.
Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc mới đây đã khai trương dịch vụ bản đồ trực tuyến mang tên Map World tại địa chỉ http://www.tianditu.cn/ và http://www.chinaonmap.cn/ , mà trên đó họ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam.
Việc làm ngang ngược này của Trung Quốc tất nhiên đã bị Việt Nam phản đối.
Ngày 5/11/2010, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta nêu rõ rằng việc làm này “đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vi phạm Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc”, đồng thời nhấn mạnh rằng “Việt Nam phản đối việc làm này của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc nhanh chóng gỡ bỏ các dữ liệu tại bản đồ nêu trên có nội dung vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam, tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định, không làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp ở biển Đông”.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra đường yêu sách 9 đoạn, thể hiện tham vọng bành trướng của họ trên biển Đông.
Đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 7/5/2009, Trung Quốc cũng đã trưng ra một bản đồ với 9 đường kẻ ngắt quãng (đường gián đoạn), thể hiện đòi hỏi chủ quyền của họ trên biển Đông kèm theo lời phản đối của họ đối với các hồ sơ đăng ký riêng của Việt Nam và chung của Việt Nam và Malaysia  về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý được trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc (UNCLCS) một ngày trước đó.
9 đường kẻ ngắt quãng trên bản đồ do Trung Quốc đưa ra tạo thành một vùng có hình chữ U, còn gọi là đường lưỡi bò, bao phủ tới 80% diện tích biển Đông.
Tất nhiên, cái bản đồ do Trung Quốc tự vẽ và trưng ra như vậy không có giá trị pháp lý và đã vấp phải sự phản đối của  nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia có các vùng biển, đảo bị cái “lưỡi bò” tham lam này “liếm” mất, trong đó có những vùng biển cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nay Trung Quốc lại chính thức đưa lên bản đồ trực tuyến của Cục Đo đạc bản đồ quốc gia nước họ đường yêu sách 9 đoạn này, với các địa chỉ truy cập rất rõ ràng.
Việc làm này không chỉ “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc  về Luật Biển 1982, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc”, như tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta, mà còn bộc lộ dã tâm và tiếp tục ngang nhiên công khai hóa tham vọng bành trướng của Trung Quốc muốn thâu tóm quyền kiểm soát đối với  phần lớn biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước khác, kể cả những nước từng bày tỏ lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải ở đây.
Với lắm mưu, nhiều kế, Trung Quốc đã tìm mọi cách và đã làm nhiều việc để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ trên biển Đông. Chỉ riêng đối với Việt Nam, đã có thể thống kê hàng loạt hành động ngang ngược của họ. Họ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hàng năm họ ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong một thời gian dài trên biển Đông mà “vùng cấm” bao gồm cả những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, rồi bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hành nghề trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động mưu sinh của ngư dân Việt Nam.
Họ cũng đã quyết định thành lập cái gọi là ủy ban thôn trên hai đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật, tức đảo Phú Lâm và Đảo Cây, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam  mà họ đang chiếm giữ trái phép.
Họ còn thông qua cái gọi là  “Luật bảo vệ hải đảo” liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở biển Đông; thông qua “Cương yếu quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020”, trong đó xác định khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời vạch ra kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển tới quần đảo Hoàng Sa, khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở trên biển Đông; và thiết lập mạng điện thoại di động ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ chiếm giữ trái phép.
Ngoài ra, họ thường xuyên cử các tàu ngư chính đến các vùng mà họ gọi là “Tây Sa” và “Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), rồi gia tăng sức mạnh quân sự trên biển v.v. . Trong khi đó, trên mặt trận dư luận, các trang mạng mà Bắc Kinh khoác cho cái áo “không chính thức” cũng tung ra nhiều loại thông tin, kể cả những thông tin không có lợi cho quan hệ hữu nghị Việt - Trung, thậm chí là thông tin hù dọa, phục vụ cho mưu đồ bành trướng trên biển của họ…
Như vậy, việc Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc khai trương dịch vụ bản đồ trực tuyến thể hiện đường yêu sách 9 đoạn bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam, cũng giống như các hành động được liệt kê trên đây của họ, tiếp tục làm phức tạp thêm tình hình vốn đã rất phức tạp trên biển Đông, hoàn toàn  bất lợi đối với tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc và càng không có lợi cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Tìm mọi mánh khóe, công khai hoặc ngấm ngầm, để vơ lấy những gì không phải là của mình, nói theo kiểu dân dã, là nhận vơ, là ăn gian.
Vì tham nên mới gian

Philippines trang bị 4 máy bay huấn luyện chiến đấu SF-260F

from (Bee)-
Theo “Fly internation”, Không quân Philippines đã đưa bốn máy bay huấn luyện chiến đấu SF-260F đầu tiên vào hoạt động.
-

Japan reporter recalls arrest

TOKYO - A JAPANESE journalist arrested in Myanmar while trying to cover its elections says he was locked up in a room that looked like a pigpen, but shed tears of joy when fellow inmates thanked him for coming to report on the country.
Toru Yamaji, 49, a reporter with the Tokyo-based APF news agency, also said he heard shots fired in skirmishes between ethnic rebels and Myanmar government troops during his three days of detention.

Chạy đua vũ trang ở khu vực: Region caught in arms race (Straits Times 10-11-10)
Mỹ - Trung Quốc: How Barack Obama Became a China Hawk (New Republic 10-11-10) -- VERY INTERESTING! ◄
--TRUNG QUỐC - BẮC TRIỀU TIÊN: Bắc Kinh dùng quyền phủ quyết để bênh vực Bình Nhưỡng (RFI)-Sau vụ bán đạn dược tại Darfur (Sudan), chính quyền Bắc Kinh gần đây lại lợi dụng uy thế của một thành viên có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn một bản báo cáo điều tra có hại cho đồng minh của mình là Bắc Triều Tiên.
Tranh biện về Biển Đông với học giả Trung Quốc (TVN) -Phóng viên Tuần Việt Nam trò chuyện với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh) để thấy góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Trung Quốc xung quanh câu chuyện Biển Đông.
Các đồng nghiệp, cả trong lẫn ngoài nước, nói rằng, tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất, họ rất khó tiếp cận với các học giả đến từ Trung Quốc, hoặc, nếu có, thì các vị này chỉ nói rất qua loa về quan điểm phía Trung Quốc.
Phóng viên Tuần Việt Nam đã may mắn có cơ hội tiếp xúc với một học giả từ nước này, Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh), người đã trải qua thời thơ ấu ở một địa phương sát với biên giới Việt Nam, nơi xảy ra sự kiện Tháng Hai năm 1979, bên lề một cuộc hội thảo quốc tế về khai thác chung nguồn năng lượng biển ở châu Á, diễn ra vào thượng tuần tháng 8 năm nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
(Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh cũng là một diễn giả tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai này, với tham luận nhan đề "Hợp tác quốc tế cùng phát triển nguồn lợi thủy sản".)
Thông qua những trao đổi với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, Tuần Việt Nam hy vọng cung cấp thêm cho độc giả một góc nhìn của giới nghiên cứu Trung Quốc về những vấn đề gây tranh cãi như đường lưỡi bò, lập trường giải quyết tranh chấp ở Biển Đông..., hay thậm chí cả cách tiếp cận đối với ASEAN của cường quốc phía Bắc này.
GS Ramses Amer (Thụy Điển) trao đổi với TS Vương Hàn Lĩnh bên lề Hội thảo tại TP.HCM.
Không tự lựa chọn hàng xóm được
Xin ông cho biết, vì sao phía Trung Quốc vẫn kiên trì với cách tiếp cận song phương đối với các tranh chấp trên Biển Đông?
TS Vương Hàn Lĩnh: Bởi vì cách giải quyết giữa hai bên liên quan, theo cái cách mà hai bên cho rằng công bằng nhất, là giải pháp tốt nhất. Còn sự tham gia của bên thứ ba chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Hơn nữa, nếu bên thứ ba lại tham gia bằng cách dùng vũ lực, hay các biện pháp phi hoà bình, thì ngay cả nếu tranh chấp được giải quyết, anh sẽ gặp rắc rối trong tương lai.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng anh có thể tự lựa chọn cách giải quyết tranh chấp mà anh cho là tốt nhất, có thể phân định được lãnh hải bằng cách này hay cách khác, nhưng chắc chắn là anh không thể tự lựa chọn được hàng xóm. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là hàng xóm, qua biết bao thế hệ và còn tiếp tục với rất nhiều thế hệ nữa.
Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai.
Rõ ràng lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến nhiều cuộc can qua, tuy rằng cũng có nhiều lúc quan hệ hai nước tốt đẹp...
(Cắt ngang) Đúng vậy. Nhưng những lúc quan hệ xấu không đáng là bao so với những lúc hữu hảo. Hữu hảo vẫn là hướng chủ đạo trong quan hệ. Và chính vì vậy hai nước nên chọn cách đàm phán song phương để vừa giải quyết được tranh chấp, và vừa duy trì được quan hệ hữu hảo.
Đàm phán song phương là tốt nhất, khó quá thì khai thác chung
TS Vương Hàn Lĩnh.
Có một thực tế là tranh chấp trên Biển Đông không chỉ có song phương mà cả đa phương nữa, chẳng hạn như tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vậy làm sao có thể chỉ chọn cách đàm phán song phương được? Thứ nhất, dù thế nào đi nữa, câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn chủ yếu là giữa Trung Quốc và Việt Nam, chứ ít liên quan tới các nước khác.
Thứ hai, giữa các nước ASEAN cũng có những tranh chấp song phương với nhau mà tự họ không giải quyết được. Chẳng hạn, mới năm ngoái thôi, Philippines đã phản đối mạnh mẽ đối với bản đăng ký chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia.
Đã không tự giải quyết với nhau được, làm sao các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lại có thể cùng nhau đàm phán với Trung Quốc được?
Thế nhưng, ngay cả với giả định các nước ASEAN chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc, mặc dù tôi không mấy tin vào điều này, người ta vẫn nói rằng, trên thực tế, trong sự chênh lệch về tương quan lực lượng, nước nhỏ thường bị lép về hơn trong đàm phán song phương với nước lớn, thưa ông?
Nhưng chúng ta có việc phân định Vịnh Bắc Bộ là hình mẫu cho một kết quả công bằng cho cuộc đàm phán giữa một nước nhỏ và một nước lớn. Và cùng với nó là một thoả thuận đánh cá chung.
Thế nhưng, những ngư dân Việt Nam phàn nàn rằng tàu nhỏ của họ thường bị tàu lớn của Trung Quốc chèn ép. Đã đành phía Việt Nam cũng thừa nhận rằng thiếu sự chuẩn bị về phương tiện đánh bắt khi chỉ đăng ký những tàu nhỏ, trong khi Trung Quốc đã chủ động đổi thành tàu lớn, ngay trong quá trình đàm phán.
Như vậy, thoả thuận thì công bằng, nhưng trên thực tế, tàu nhỏ của nước nhỏ vẫn bị lép vế so với tàu lớn của nước lớn. Ông nghĩ sao?
Tôi chỉ biết rằng số lượng tàu cá của Việt Nam nhiều gấp bội so với số tàu cá của Trung Quốc.
Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại 3 không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết. - GS Lokshin G. Mikhailovich (Nga)
Anh nói ngư dân Việt Nam phàn nàn, tôi cũng nói cho anh rằng ngư dân Trung Quốc cũng phàn nàn rằng họ thiệt thòi. Bởi theo thỏa thuận, phía Trung Quốc phải giảm bớt số tàu đánh cá, và nhiều ngư dân Trung Quốc bị mất việc, phải trông chờ vào trợ cấp của chính phủ.
Nói chung, chuyện tàu nhỏ, tàu lớn, chúng ta không có số liệu bằng chứng nên mọi chuyện chưa rõ ràng.
Nhân nói chuyện ngư dân, xin được hỏi ông về lệnh cấm biển của Trung Quốc. Mặc dù, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cần phải cấm đánh cá một khoảng thời gian nào đó để tái tạo nguồn lợi hải sản.
Thế nhưng, đối với vùng chồng lấn về yêu sách chủ quyền, nên chăng Trung Quốc nên ngồi đàm phán với các nước ASEAN liên quan, rồi ra một lệnh cấm chung, như gợi ý của nhiều chuyên gia về biển, thay vì hành động đơn phương như Trung Quốc?
Bởi vì chính phủ Trung Quốc cho rằng tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (Đường Lưỡi Bò) là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm.
Chỉ có những chỗ liên quan đến thềm lục địa của các nước có liên quan, cũng như ngoài biển khơi, là chưa xác định rõ ràng và được coi là vùng chồng lấn. Cách tốt nhất là đàm phán song phương, còn chỗ nào khó quá thì khai thác chung.
Nhưng nhiều học giả trong và ngoài khu vực cũng cho rằng, bên cạnh thành công của thoả thuận khai thác chung về thuỷ sản ở vùng phân định ranh giới tại Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, hay khai thác chung dầu khí ở Vịnh Thái Lan giữa Thái Lan và Malaysia, cũng có sự thất bại liên quan đến thoả thuận thăm dò địa chấn biển chung (JMSU) giữa ba bên là các công ty dầu khí của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Ông giải thích thế nào về chuyện này?
Còn anh nghĩ thế nào?
Theo thông tin báo chí mà tôi được biết, Quốc hội Philippines đã không phê chuẩn việc tiếp tục thoả thuận này sau ba năm, và nó tự nhiên hết hiệu lực. Quốc Hội Philippines dựa vào luận điểm rằng có sự mờ ám giữa thoả thuận này, khoản ODA khổng lồ mà Trung Quốc cam kết với chính phủ của Tổng thống Arroyo, và những ưu đãi thuế quan liên quan đến hãng truyền thông ZTE của Trung Quốc.
Báo chí nói sai rồi. JMSU thất bại do sự can thiệp của Mỹ, khi họ gây sức ép lên chính phủ của bà Arroyo thông qua phe đối lập. Thoả thuận nào trong khu vực này mà Mỹ chẳng can thiệp.
Không thể thay đổi lịch sử
Quay lại chuyện chủ quyền, Trung Quốc nói có chủ quyền và quyền tài phán từ hơn 2000 năm nay. Phía Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và chứng cớ pháp lý, chẳng hạn với quần đảo Hoàng Sa, từ hàng trăm năm nay. Ông nói sao?
Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.
Việt Nam đang chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (thời điểm diễn ra buổi trò chuyện là vào tháng 8/2010 - pv), với biểu tượng lớn nhất là giữ vững nền độc lập, cũng như đấu tranh giành lại nó trong những khoảng thời gian nhất định trong lịch sử.
Tại sao chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên có luật pháp, công ước quốc tế đàng hoàng, mà ông lại sử dụng cách suy luận mang nặng tính hình thức trong quan hệ nước nhỏ với nước lớn ngày xưa như vậy?
Nhưng chúng ta cũng không thể thay đổi lịch sử.
Vẫn theo cách lập luận về tính lịch sử của mình, tại sao ông không nhắc tới Hoà ước Pháp - Thanh năm 1887, khi nhà Thanh chấp nhận để người Pháp, nhân danh chính phủ An Nam, thực thi chủ quyền ở những quần đảo này?
(Im lặng).
Vậy để lần sau có dịp, tôi sẽ giới thiệu với ông một số nhà nghiên cứu Việt Nam nắm vững vấn đề này cung cấp thêm tư liệu cho ông, với tư cách một học giả, để có thêm thông tin phục vụ nghiên cứu. Được không ạ?
Rất cám ơn anh.

-Một giải pháp để “tàu lạ” thành “tàu quen”
Nguyễn Tiến Quang
image Dường như những tin “tàu lạ” xuất hiện từ khá lâu nay vẫn chưa chấm dứt, tin mới nhất ngày 28/10 trên VnExpress về vụ đâm tàu khiến cho 10 người phải nhảy xuống biển, chống chọi cái chết cập kề. Chỉ may mắn họ mới sống sót được!
Thế kỉ 21 của loài người văn minh mà vẫn tồn tại những hạng người vô nhân tính, hành xử như thời trung cổ.
Hãy xét lại những sự cố đã từng xảy ra cách đây hơn hai năm. Sự việc thường xảy ra bất ngờ vào ban đêm, khi bị đâm thì ngư dân không thể nhìn thấy được chiếc tàu tấn công mình. Giá như những ngư dân này có sự chủ động khi “tàu lạ” đến gần, chỉ cần 10 thậm chí 5 giây chuẩn bị trước khi bị tàu lạ đâm thì mọi việc sẽ khác, chắc chắn cái “tàu lạ” đấy sẽ không còn “lạ” nữa. Lúc đó cả thế giới sẽ thấy được bộ mặt của những con quỷ “lạ” này.


Có cách nào giúp ngư dân không?
Chúng tôi xin đề xuất một giải pháp: một hệ thống cảnh báo “tàu lạ” dựa theo nguyên tắc hệ thống hỗ trợ đỗ của ô tô.
Khi lùi xe, nếu vật cản đằng sau quá gần xe thì hệ thống sẽ phát ra tín hiệu cho người lái không nên lùi tiếp.
clip_image001
Ảnh minh họa 1: Hệ thống hỗ trợ đỗ cho Ô tô.
Tần suất tín hiệu âm thanh tương ứng khoảng cách đến vật cản.
Tương tự như thế, hệ thống cảnh báo “tàu lạ” có thể được bật vào ban đêm, bao gồm một số bộ phận cảm ứng được gắn trên thành và mui tàu, hoặc trên cột tàu, chúng sẽ phát hiện khi có tàu đến gần khoảng 200m – 300 m và thông báo bằng tín hiệu âm thanh, đèn hiệu, cho thuyền viên chú ý. Ở khoảng cách 200 – 300m, “tàu lạ” có tốc độ khoảng 60 km/giờ (hơn 30 hải lý) thì thuyền viên của chúng ta sẽ có khoảng 16 giây để ứng phó. Ngoài ra nhờ kết nối với hệ thống đèn pha trên tàu, tự động bật lên rọi sang “tàu lạ”, ngư dân sẽ nhận dạng được chúng, thậm chí có thể quay video để phát trên youtube cho cả thế giới cũng coi.
clip_image003
Ảnh minh họa 2: Hệ thống bật đèn tự động, khi có người đến
gần đèn tự động được bật. Làm việc bằng đèn tia hồng ngoại,
ở khoảng cách khoảng 12m (giá khoảng 25 €)
Xét về kĩ thuật thì hệ thống radar hiện đại và ưu việt hơn nhiều so với hệ thống chống “tàu lạ” này, nhưng giá cũng hệ thống radar có thể lên đến chục ngàn USD. Đối với ngư dân thì đó thật không tưởng. Hệ thống cảnh báo do chúng tôi đề xuất có thể sản xuất hàng loạt với giá cả phải chăng như chiếc điện thoại di động, để mọi chủ thuyền đều có khả năng tự trang bị cho tàu.
Những yêu cầu cho hệ thống:
- Bộ cảm ứng có tầm hoạt động thích hợp trong khoảng 200-300m.
- Bộ cảm ứng phù hợp với khí hậu Biển Đông, hoạt động tốt trong thời tiết xấu (sương mù, sóng mạnh, độ ẩm & nhiệt độ cao).
clip_image005
Ảnh minh họa 3
Trên mới chỉ là suy nghĩ sơ sài của người viết. Mong rằng bài viết này sẽ được những người có chuyên môn (điện tử, chế tạo máy, đóng tàu) nghiên cứu thêm để chọn ra kĩ thuật phù hợp (tức nguyên lý hoạt động như bằng từ trường, bằng radar, tia hồng ngoại, v.v.) để chế tạo ra thiết bị tương ứng, giúp đảm bảo cho tính mạng ngư dân mình trên biển, để họ an tâm làm ăn, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
CHLB Đức, 28.10.2010
N. T. Q.
-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Campuchia (VOV)- Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam- Campuchia được tăng cường và phát triển mạnh mẽ.
-Trung Quốc mua lượng lớn vũ khí của Nga (Đất Việt)-Trung Quốc đang có kế hoạch mua rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại và tên lửa phòng không của Nga như: 48 Su-33, 48 Su-35, S-300PMU2 , S-400 và PAK FA.
Trực thăng T-129 sẽ trang bị tên lửa chống tăng Umtas (Đất Việt)-Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận mua 9 chiếc T-129 trị giá 150 triệu Euro từ AgustaWestland (Italy). Những chiếc trực thăng này sẽ mang tên lửa do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. -Chùm ảnh đội Bát Nhất tập luyện với J-10 (Đất Việt)-Đội bay J-10 đang ráo riết chuẩn bị hoàn thành bài bay phức tạp trong sự kiện triển lãm hàng không không gian tổ chức ở Quảng Đông (ngày 16/11).-Nghi vấn có một vụ phóng tên lửa tại Mỹ (VOV)-Ngày 9/11 (theo giờ địa phương) Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng họ đang cố xác định liệu có đúng là một quả tên lửa đã được phóng từ bờ biển phía Nam của bang California hay không và ai đã phóng.
Lộ diện kẻ 'đốt lửa' quan hệ Trung - Nhật (Đất Việt)-Một nhân viên của lực lượng bảo vệ Nhật Bản thừa nhận đưa video tàu cá Trung Quốc đụng độ với tàu bảo vệ bờ biển của Nhật lên mạng. -Tìm ra người tung video tàu TQ đâm tàu Nhật (Bee)-Theo NHK, người làm lộ video đụng độ trên là 1 trong những nhân viên của lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật Bản.
HOA KỲ - CHÂU Á: Mỹ-Trung tranh giành ảnh hưởng, lôi kéo Indonesia (RFI)- Ngay trước khi tổng thống Mỹ Obama đặt chân tới Jakarta ngày hôm qua, thứ ba 09/11, thì hôm thứ hai, một phái đoàn hùng hậu của Trung Quốc kết thúc chuyến đi Indonesia với một lời hứa cực kỳ hấp dẫn : Bắc Kinh sẽ đầu tư khoảng 6,4 tỷ đô la vào các dự án hạ tầng cơ sở tại Indonesia trong thời gian tới -Mỹ 'nịnh' Indonesia để 'lấy lòng' thế giới Hồi giáo (Đất Việt)- Mỹ và Indonesia sẽ mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh và thay đổi khí hậu, tiến lên ”quan hệ đối tác toàn diện”, Tổng thống hai nước hôm qua tuyên bố.
Một nhà khoa học hạt nhân Triều Tiên vào trại tập trung (Bee)- Nhà khoa học bị  bắt là Kim So In, nhân vật chịu trách nhiệm phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên
--VN tổ chức hội thảo quốc tế lần 2 về Biển Đông (VNN 10-11-10)- Gần 70 học giả quốc tế tới TP.HCM, cùng giới nghiên cứu và làm chính sách Việt Nam thảo luận về Biển Đông trong môi trường chiến lược đang điều chỉnh.
-VN lại tổ chức Hội thảo về Biển Đông (BBC) Việt Nam tổ chức hội thảo về Biển Đông
Ngày mai hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông khai mạc tại TP HCM với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực".
Tham dự hội thảo lần này có sự góp mặt của nhiều diễn giả đến từ các nước thuộc khối ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Australia, Anh, Na Uy, Canada... Trong số đó có Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Ông Thayer từng có nhiều bài phát biểu, phân tích về các diễn biến liên quan đến Biển Đông trong thời gian qua.

Biển Đông là vùng biển bao quanh nhiều nước Đông Nam Á, và là nơi đang tồn tại các tranh chấp về chủ quyền. Đây là khu vực được cho là có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên đáng kể, và quan trọng hơn là có các tuyến giao thông hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.
Liên quan đến các tranh chấp ở khu vực, năm 2002, các nước thuộc Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã ký Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC) kêu gọi giải quyết các tranh cãi về chủ quyền một cách hòa bình và tránh mọi bước đi có thể dẫn đến xung đột.
Các bên đối tác của ASEASN, trong đó có Mỹ, tuyên bố ủng hộ các cam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Vấn đề Biển Đông thu hút sự chú ý của giới quan sát khu vực trong thời gian gần đây, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - tại hội nghị an ninh khu vực tháng 7/2010 ở Hà Nội - nói rằng việc giải quyết hòa bình các tranh chấp nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ.
Các nước liên quan ở ASEAN không đồng tình với quan điểm của Trung Quốc, sau khi nước này đưa ra yêu sách với đường đứt đoạn trên Biển Đông, coi toàn bộ vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Tại hội nghị dài hai ngày tại TPHCM lần này, các chuyên gia, học giả sẽ phát biểu xoay quanh các vấn đề an ninh, sự thịnh vượng, hợp tác trong khu vực, các tuyên bố chủ quyền, các vấn đề luật pháp liên quan đến Biển Đông.
Đây là lần thứ hai Học viện ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức sự kiện này. Hội thảo lần thứ nhất về Biển Đông diễn ra tại Hà Nội vào năm 2009 với sự tham gia của 50 học giả trong và ngoài nước.

Tổng số lượt xem trang