Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Tổng biên tập Vietnamnet sắp từ chức?

Trang VietnamNet khi bị tấn công
-Vụ VNN bị phá: Tin tặc tấn công Vietnamnet có thể bị tù chung thân (ĐV 10-12-10)- 10/12:  Vụ VNN bị phá: Tổng biên tập Vietnamnet sắp từ chức? (Bee.net 9-12-10) -- Tin tặc muốn đánh sập VietNamNet (TT 9-12-10) - - Tổng Biên tập Vietnamnet sắp từ chức? (Dân Việt) Tổng biên tập VietNamNet tuyên bố từ chức (Đào Tuấn blog) “Nếu anh em trưởng thành có thể gánh vác được trách nhiệm thay tôi, tôi sẽ nghỉ , khi nghỉ tôi sẽ nghỉ hẳn , sẳn sàng cố vấn , giúp đỡ cho anh em, chứ không làm cụ thể vào sản phẩm nào. Còn làm ngày nào mình còn tiếp tục định hướng, tiếp tục con đường và tư duy mà VietNamNet đã đi. ”- ông Tuấn nói. -An ninh mạng đang ở mức báo động (VOV)- Khoảng 60% website của Việt Nam có thể bị hacker “sờ gáy” dễ dàng do thiếu giải pháp phòng chống tổng thể.
Tổng biên tập Vietnamnet sắp từ chức? (09/12/2010)
Theo một nguồn tin riêng, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet xác nhận với một người bạn là "Sắp nghỉ..."

Báo Dân Việt đưa tin,  Vietnamnet vừa có thông báo gửi đến các cán bộ, nhân viên về việc sẽ tổ chức kỷ niệm 13 năm ngày thành lập (19/12). Đáng chú ý, ông Tuấn tiết lộ: “Vào ngày 19/12, tôi sẽ có một tuyên bố về việc cần thiết phải chuyển giao thế hệ lãnh đạo Vietnamnet”.
Tuy nhiên hoàn toàn chưa có việc ông Tuấn sẽ tuyên bố từ chức ngay như các tin đồn: “Tôi thấy cần thiết phải chuyển giao việc lãnh đạo tờ báo cho những anh em trẻ hơn. Họ sẽ tập sự làm lãnh đạo, kể cả việc tập sự làm tổng biên tập. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, tôi sẽ chưa nghỉ chức vụ Tổng biên tập Vietnamnet”.
Ông Nguyễn Anh Tuấn
Ông Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh: Dân Việt
Sau vụ tấn công hôm 6/12, đã có rất nhiều tin tức nói ông Nguyễn Anh Tuấn sẽ tuyên bố từ chức Tổng biên tập Vietnamnet để chuyên tâm vào hai chuyên trang TuanVietNam và Diễn đàn Kinh tế VN.
“Nếu có nghỉ, tôi sẽ nghỉ hẳn chứ không tiếp tục làm Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, chỉ làm cố vấn giúp đỡ cho anh em”, ông Tuấn cho biết. 
Trước đây, vào tháng 3/2008, ông Nguyễn Anh Tuấn đã từng đệ đơn từ chức Tổng biên tập vì "lý do cá nhân". Lúc này, báo Vietnamnet đang trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viên thông Việt Nam, và đang thực hiện tách khỏi Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC.
Tuy nhiên, tháng 6/2008, khi báo Vietnamnet được chuyển giao về Bộ Thông tin và Truyền thông thì ông Tuấn vẫn là Tổng biên tập của báo.

 8/12:
Vụ VNN bị phá: Chuyên gia an ninh mạng nói về vụ hack Vietnamnet (ĐV 7-12-10) --- Vietnamnet bị hack: Đang lần ra dấu vết “thủ phạm” (NLĐ 7-12-10) -- Cảnh báo đỏ từ sự cố Vietnamnet
(VnMedia) - Thời gian gần đây, một số tờ báo điện tử của Việt Nam như Quân đội nhân dân, VnMedia đã bị tin tặc tấn công nhưng không để lại nghiêm trọng. Sự việc này chỉ thực sự “nóng” lên khi trang tin Vietnamnet liên tục bị tin tặc tấn công.

(7/12/2010 16:17')
- Vì sao Vietnamnet liên tục bị tấn công? (SGTT 7-12-10)
SGTT.VN - Từ tháng 11.2010 cho tới nay, báo điện tử Vietnamnet đã ba lần bị “hack” (tấn công). Lần thứ nhất vào ngày 7.11.2010, lần thứ hai là vào ngày 22.11.2010 và lần thứ ba vào ngày 6.12.
Theo Vietnamnet, mỗi lần bị tấn công, mức độ có khác nhau. “Dù đã khắc phục tùy theo mức độ phá hoại nhưng di chứng để lại không nhỏ”, ông Bùi Bình Minh, trợ lý tổng biên tập về công nghệ của Vietnamnet nói.
Tròn một tháng đã ba lần bị tấn công, dư luận không thể không đặt câu hỏi về động cơ tấn công của giới tội phạm công nghệ với một tờ báo có lượng truy cập lớn như Vietnamnet. SGTT đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Bùi Bình Minh một số vấn đề xoay quanh nguyên nhân câu chuyện tờ báo này bị tấn công.
Trong vòng 1 tháng, báo điện tử Vietnamnet đã ba lần bị tấn công. Ảnh: chụp từ vietnamnet
PV: Dư luận cho rằng, trong một tháng mà có tới 3 lần tấn công với mức độ được đánh giá là nguy hiểm, phải có sự tiếp sức từ trong nội bộ của Vietnamnet?
Ông Bùi Bình Minh: Nguồn dữ liệu mà hiện nay cư dân mạng tiếp nhận được là dữ liệu từ một máy tính cá nhân nhưng cũng là những dữ liệu cũ từ năm 2009. Tài liệu đó, chỉ là những bản hợp đồng mẫu hoặc những thông tin giữa các nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ đã được phổ biến. Hiện nay, Vietnamnet chưa khẳng định là trong nội bộ có tiếp tay hay trực tiếp phá hoại hay không vì còn chờ kết quả điều tra của cơ quan an ninh. Việc đại diện của trung tâm an ninh mạng BKIS phát biểu thế này thế nọ là quyền của họ, nhưng tôi nghĩ không có quyền can thiệp, nhận định về nội bộ thay cho Vietnamnet.
Có thể một tờ báo khác sẽ không đủ kinh nghiệm và nguồn tài chính đầu tư hạ tầng kỹ thuật để bảo mật nhưng với Vietnamnet được tách ra từ công ty phần mềm và truyền thông VASC (thành viên của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam – VNPT) vốn có kinh nghiệm trong bảo mật. Liệu có sự xung đột quyền lợi giữa Vietnamnet và VASC?
Không hề có mâu thuẫn. Hợp tác giữa Vietnamnet và VASC vẫn tốt đẹp. Từ khi Vietnamnet tách ra khỏi VASC (năm 2008) đến nay, quan hệ giữa Vietnamnet và VASC vẫn không có gì đáng bàn cả. Việc Vietnamnet dùng phần mềm quản lý V-CMS cũng là điều rất bình thường vì đến lúc chúng tôi phải quản lý với những yêu cầu riêng.
Cho phép hỏi câu hỏi cuối cùng: Có hay không Vietnamnet tự dàn dựng câu chuyện hack để giải quyết một mục tiêu khác hay để đánh bóng tên tuổi của mình với bạn đọc?
Không hề có chuyện đó và không cần làm chuyện đó vì Vietnamnet có chổ đứng nhất định với bạn đọc, lượng truy cập vẫn cao. Những lần bị tấn công như vậy, chỉ có mất: hạ tầng kỹ thuật, niềm tin của bạn đọc, thời gian để khắc phục…, chẳng thấy được cái gì cả.


  Nghi phạm có thể là người VN (Tuổi Trẻ) Chiều qua, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, trang web của VietNamNet tiếp tục bị thay đổi nội dung trong vòng gần một giờ. Cụ thể, khi truy cập vào địa chỉ của VietNamNet, tất cả nội dung trên trang chủ đều là tin bài cũ, trong đó đáng chú ý có bài Báo điện tử VietNamNet: mã nguồn V-CMS & các thông tin “trong nhà” ký tên N.P.M.K. và L.V.T. xuất hiện trong mục Giáo dục. Ðây chính là bài báo đã bị tin tặc đưa lên trong cuộc tấn công sáng 6-12.
-TBT Vietnamnet lên tiếng về các vụ tấn công (Bee)-Cơ bản đã khoanh vùng được nghi phạm là người VN, tấn công Vietnamnet từ trong nước và có thể có mối liên hệ nào đó với nội bộ Vietnamnet.
 --------
-Vietnamnet bị tấn công: "Không có yếu tố xung đột nội bộ" (07/12/2010)
-Ông Bùi Bình Minh - Trợ lý Tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet về lĩnh vực công nghệ trao đổi với PV Bee. "Sự cố báo điện tử Vietnamnet bị hacker tấn công hoàn toàn không có dấu hiệu của sự xung đột nội bộ, đấu đá giữa các bộ phận hay cá nhân trong tòa soạn".


TIN LIÊN QUAN

Phóng viên Bee có cuộc trao đổi với ông Bùi Bình Minh - Trợ lý Tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet về lĩnh vực công nghệ ngay sau sự cố báo điện tử Vietnamnet lần thứ 2 bị hacker tấn công trong vòng chưa đầy một tháng.

Vietnamnet xử lý sự cố ngày 6/12 đến đâu, thưa ông?

Ngay sau khi phát hiện các tin bài lạ xuất hiện vào khoảng 8h sáng ngày 6/12, chúng tôi chỉ mất khoảng 30 phút để xử lý. Đến 8h30 cùng ngày, toàn bộ những dữ liệu do hacker nhập lên hệ thống đã được gỡ xuống.

So với sự cố của Vietnamnet ngày 22/11, ông đánh giá sự cố lần này như thế nào?

Sự cố lần này không gây tổn hại nào đáng kể về mặt hệ thống hay dữ liệu. Mục đích của hacker khi xâm nhập vào hệ thống CMS (hệ thống quản trị nội dung) là nhằm phát tán các nội dung mạo danh để bôi xấu, hạ thấp uy tín các cá nhân đang công tác tại báo Vietnamnet.

Hacker đã lấy trộm một số account xuất bản để nhập lên những tin bài có nội dung bôi xấu những người hiện công tác tại tòa soạn báo Vietnamnet. Tất nhiên, việc đưa tên viết tắt của họ vào các nội dung này chỉ là mạo danh.
 
z
Báo điện tử Vietnamnet bị tấn công vào sáng 6/12

Việc xâm nhập vào hệ thống quản trị nội dung không gây ảnh hưởng nhiều, nhưng chúng tôi cũng đã chú ý thắt chặt bảo mật hơn nữa trong quy trình nhập nội dung và xuất bản.

Đối với sự cố trước đó (ngày 22/11), chúng tôi bị thiệt hại nhiều hơn và mất khá nhiều thời gian để khắc phục. Hàng chục máy chủ đã bị hacker xóa hết dữ liệu trên ổ cứng. Phải 12 tiếng sau, hệ thống máy chủ mới có thể hoạt động trở lại để độc giả truy cập báo như bình thường.

Những dữ liệu cũ từ năm 2009 vẫn còn, nhưng chưa thể chuyển đổi ngay sang hệ thống mới được. Độc giả khi truy cập báo Vietnamnet và click vào một số đường link tin bài cũ hiện vẫn bị chặn lỗi. Cũng tương tự như khi chúng tôi thay đổi giao diện báo và cập nhật giao diện cho các tin bài cũ, phải mất đến hàng tháng để có thể chuyển đổi toàn bộ những dữ liệu này sang hệ thống mới.

Nghe nói đã có dấu hiệu tìm ra thủ phạm, thưa ông?

Hiện tại, chúng tôi đang phối hợp với cơ quan công an để tiến hành điều tra vụ việc. Chúng tôi đang chờ kết luận từ phía cơ quan điều tra. Hiện cơ quan điều tra chưa có kết luận cụ thể để xác định thủ phạm là ai.

Có những lời đồn thổi trên mạng là sự cố lần này là do nội bộ Vietnamnet mâu thuẫn nhau. Ông có bình luận gì về ý kiến này?

Đó có thể là mục đích của hacker khi tung tin đồn lên các trang mạng xã hội nhằm tung hỏa mù, đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Sự cố báo điện tử Vietnamnet bị hacker tấn công hoàn toàn không có dấu hiệu của sự xung đột nội bộ, đấu đá giữa các bộ phận hay cá nhân trong tòa soạn.

Theo ông, sau sự cố của Vietnamnet, các báo điện tử, các website tin tức cần rút kinh nghiệm gì?

Với lịch sử hơn 10 năm hoạt động, Vietnamnet là báo điện tử được trang bị hệ thống bảo mật hàng đầu tại Việt Nam nên rất khó để tấn công xâm nhập từ bên ngoài. Sau loạt sự cố lần này, đội ngũ kỹ thuật của Vietnamnet cũng sẽ thận trọng hơn nữa trong công tác bảo mật.

Với các báo điện tử, website tin tức khác, có 2 yếu tố chính về an toàn thông tin cần lưu ý, đó là nhận thức và con người.

Thứ nhất, để đảm bảo an toàn cho một website thì nhận thức của người quản trị hệ thống và cán bộ kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng. Kể cả các hệ thống của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới cũng vẫn luôn có thể tiềm ẩn các lỗ hổng bảo mật chưa được phát hiện. Nên người quản trị hệ thống cần có ý thức luôn cảnh giác cao, thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi từ các nhà cung cấp phần mềm, áp dụng các công nghệ bảo mật mới nhất.

Thứ hai là yếu tố con người. Từng thành viên, nhân sự trong bộ máy của tòa soạn hay website cũng cần có ý thức về bảo mật, kể cả với chính máy tính cá nhân của mình.
Hiện rất nhiều tờ báo chưa chú trọng đến khâu bảo mật hệ thống. Chẳng hạn, một số tờ báo hoặc website cho phép nhân viên truy cập vào hệ thống CMS ở bất cứ đâu có Internet mà không cần qua một lớp bảo mật nào, chẳng hạn như mạng riêng ảo. Việc phóng viên sử dụng máy tính tại các quán Internet để nhập tin bài cũng có thể khiến họ bị lộ mật khẩu bởi phần mềm gián điệp dạng keylogger. Việc làm này đã vô tình để các hacker có điều kiện xâm nhập vào hệ thống quản trị nội dung hoặc email, phát tán virus gây ảnh hưởng đến một tờ báo.

Độc giả Vietnamnet có quyền được hy vọng đây là sự cố cuối cùng trong năm nay không?

Bất cứ một tờ báo mạng hay một website nào cũng không bao giờ mong muốn bị hacker tấn công. Nhưng ngay cả những hãng phần mềm hoặc các hãng diệt virus lớn trên thế giới như Symantec cũng từng bị hacker tấn công, nên không ai có thể đảm bảo 100% rằng hệ thống của họ là bất khả xâm phạm. Với Vietnamnet, chúng tôi luôn cố gắng bảo mật đến mức tối đa độ an toàn của website. Còn liệu có thể bị tấn công nữa hay không thì không thể nói trước được trong tình hình hiện tại.

Nguyễn Đóa (thực hiện)

-Khoanh vùng nghi phạm nội bộ VietNamNet (TT)-
TT - Sáng sớm 6-12, hacker tiếp tục tấn công báo điện tử VietNamNet nhưng không xóa cơ sở dữ liệu mà thay đổi nội dung một số bài báo đã đăng tải.
Ngay trên giao diện chính, nhiều bài báo có nội dung lặp đi lặp lại như Kiểm điểm vụ quần áo cứu trợ thành giẻ lau, Hà Nội: ly kỳ giải cứu thanh niên đòi tự tử, Báo điện tử VietNamNet: mã nguồn V-CMS & các thông tin "trong nhà...".
Khi bấm vào đường link của các bài viết này đều dẫn tới nội dung đả kích một số cá nhân thuộc VietNamNet, lý giải việc ai đã đánh sập VietNamNet... Thậm chí tại bài viết Báo điện tử VietNamNet: mã nguồn V-CMS & các thông tin "trong nhà", hacker còn đưa lên hàng loạt thông tin, dữ liệu mà họ khẳng định là tài liệu nội bộ của VietNamNet như hệ thống mã nguồn, cơ sở dữ liệu, các hợp đồng kinh tế...
Ông Nguyễn Anh Tuấn, tổng biên tập VietNamNet, cho biết đang làm việc với cơ quan chức năng để điều tra thủ phạm.
Giao diện VietNamNet bị hack sáng 6-12 - Ảnh: M.Q.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Bình Minh - trợ lý tổng biên tập VietNamNet về công nghệ thông tin - cho biết đến khoảng 9g30 các nội dung này đã được gỡ bỏ và VietNamNet đã xử lý xong sự cố. Về nội dung được xuất bản trên báo, ông Minh cho rằng các nội dung đều mang tính xuyên tạc, gây chia rẽ, có tính chất phá hoại, thù hằn cá nhân hoặc bôi xấu và không có thật.
Theo ông Minh, bước đầu phía VietNamNet tiến hành điều tra theo hướng hacker lấy được mật khẩu truy cập hệ thống, chiếm quyền xuất bản của biên tập viên để đưa những nội dung bất lợi như trên lên mạng.
Ngày 22-11, báo điện tử VietNamNet đã bị hacker tấn công, chiếm quyền điều khiển và xóa sạch dữ liệu trên hệ thống máy chủ. Trước đó, VietNamNet cũng bị hacker tấn công nhiều lần với nhiều mức độ khác nhau.
Theo ông Bùi Bình Minh, ngay sau khi xảy ra vụ tấn công phá hủy toàn bộ dữ liệu của VietNamNet ngày 22-11, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Bộ Công an đã vào cuộc điều tra. Hiện cơ quan công an đã mang các máy chủ bị tấn công phân tích nhằm tìm ra thủ phạm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Ðức - giám đốc bộ phận an ninh mạng Bkis - xác nhận với Tuổi Trẻ đã tìm ra hướng tấn công của hacker vào VietNamNet. Theo đó, hacker tấn công VietNamNet ngày 22-11 ở tại Việt Nam. Bkis đã khoanh vùng nhóm nghi phạm liên quan đến vụ việc có thể nằm trong nội bộ VietNamNet. Do đó, Bkis đã cung cấp thông tin cho VietNamNet và cơ quan điều tra để xác minh theo thẩm quyền.
Ông Ðức khẳng định về mặt kỹ thuật đã có thể chỉ ra các máy tính, các dấu hiệu liên quan. Do liên quan đến nội bộ nên việc xử lý tiếp theo như thế nào, điều tra sâu hơn đến đâu sẽ do VietNamNet và cơ quan công an quyết định - ông Ðức nói.
Ông NGUYỄN MINH ĐỨC (giám đốc bộ phận an ninh mạng Bkis):
Dữ liệu bị cung cấp ra từ bên trong
Các website VN hiện nay đã được coi trọng hơn về vấn đề an ninh mạng. Tuy nhiên theo đánh giá của tôi, vấn đề này chưa được coi trọng thật sự, vẫn để xảy ra chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”.
Quan tâm đến an ninh mạng phải nói đến giải pháp tổng thể. Các website hiện nay chỉ quan tâm đến kỹ thuật như mua tường lửa, thiết bị cảnh báo xâm nhập mà chưa để ý đến các vấn đề khác như quy trình vận hành hay vấn đề liên quan đến con người có thể gây ra các thiệt hại. Để có giải pháp tổng thể phải tuân theo quy chuẩn về an ninh an toàn thông tin mới đảm bảo đầy đủ.
Vụ VietNamNet bị hack ngày 6-12 tương tự như vụ WikiLeaks, dữ liệu đã bị cung cấp ra từ bên trong, như vậy tường lửa cũng vô hiệu.
MINH QUANG - ĐỨC THIỆN


- - Báo VietNamNet lại bị hacker tấn công, chiếm quyền xuất bản (SGGP 6-12-10) Vietnamnet bị hack có dấu hiệu nội bộ (TT 6-12-10) -- Tin tặc để lại trang này ◄◄  


Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ:
VÉN MÀN CÁC BÍ MẬT ĐẰNG SAU VIETNAMNET - Phần I: Cái sẩy nảy cái ung
1. Ai đã đánh sập VNN, “người lạ” hay “người quen”?



TBT Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: "không có tranh chấp nội bộ", rất tiếc là phát biểu này chỉ đúng được 1%. Sự thật trần trụi là VNN bị đánh sập hai lần đều do tranh chấp "một mất một còn" của phe kháng chiến là Phòng Kỹ thuật Điều hành-VNN do Nguyễn Đoàn Trọng Hiếu (tự Hiếu SYS,01234566689) lãnh đạo và phe xâm lược vốn là một "người quen" là Trung tâm Giải pháp và Phần mềm vSolutions-VASC do Nguyễn Xuân Trường (tự Trường hói,0903250112) làm thủ lĩnh.

Ai cũng biết trước đây cả VNN và vSolutions (VOS) đều thuộc VASC do Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn tổng) làm GĐ. Sau khi VNN bị về Bộ 4T, đã xảy ra nhiều tấn bi hài kịch ảnh hưởng đến số phận hàng trăm con người mà kết quả là Tuấn tổng ra đi mang theo VNN, còn VASC thì ở lại VNPT với sự lãnh đạo của "ngôi sao mới nổi" Nguyễn Văn Hải (Hải đôla) mà chúng tôi sẽ “leaks” trong hồi sau.

Mục tiêu tranh giành của phe Trường hói và phe Hiếu SYS là quyền được cung cấp phần mềm cho VNN (hệ thống CMS) đang mang lại doanh số trực tiếp hàng chục tỷ đồng mỗi năm và uy tín thương hiệu lớn (phần mềm đang được tòa soạn báo điện tử lớn nhất Việt Nam sử dụng) có thể dẫn đến nhiều hợp đồng trị giá nhiều chục tỷ đồng khác. Nhờ uy tín này, phe Hói đã ký được hợp đồng với hàng loạt khách hàng khác. Nhưng thời gian gần đây, Tuấn tổng chỉ đạo Hiếu SYS khởi động dự án phần mềm CMS của riêng VNN (gọi là V-CMS), và dự án này do nhân vật "đốt đền" Dương Hải Phong làm leader. Dự án này đã hoàn thành và VNN chuẩn bị đưa vào khai thác thì xảy ra hàng loạt vụ việc kỳ bí như VNN bị sập 2 lần trong một tháng, có đơn tố cáo VNN vi phạm bản quyền hàng chục triệu USD.

2. Ai đánh VNN lần thứ nhất ?

CMS VNN đã làm xong, làm thế nào để hất cẳng vSolutions? Câu trả lời là một "nhóm bí ẩn" đã tấn công VNN ngay từ bên trong vào ngày 7/11/2010, đợt tấn công này làm thịt hơn nửa số máy chủ của VNN, tiễn toàn bộ dữ liệu nội bộ của VNN lên đường và làm VNN bất ngờ chao đảo. Nguyên nhân được xác định là do phần mềm CMS của vSolutions không an toàn và do VNN sử dụng phần mềm chùa của Oracle nên không được vá lỗi dẫn đến thủng tứ tung từ bên trong. Tuấn tổng đã “tự bóp trym” để có lý do chính đáng ra quyết định ngưng sử dụng CMS của vSolutions.

Nhưng Hói đâu dễ chơi thế!!! Đạo một thước thì ma phải một thước rưỡi.

3. Ai đánh VNN lần thứ hai?


3h sáng ngày 22/11/2010 đợt tấn công trả đũa khủng khiếp đã giáng xuống đầu VNN. Toàn bộ máy chủ và dữ liệu bị xoá sạch sẽ, không thể khôi phục! Sau 10 năm hoạt động, VNN gần như chính thức trở về Zero dữ liệu. Trên www.vietnamnet.vn chỉ còn vẻn vẹn tin bài của hơn 1 tháng hoạt động và VNN từ chao đảo chính thức lâm vào khủng hoảng tứ bề. Toàn bộ hoạt động của VNN bị đình trệ, khách hàng khiếu kiện, nghi kỵ, nội bộ tan nát, bạn đọc nản lòng và… bị tố cáo vi phạm bản quyền!

Thiên hạ không hiểu, chỉ Tuấn tổng-Trường hói-Hiếu SYS hiểu rõ: Nội chiến đã bắt đầu! Lần này đến lượt Hói dùng 2 chiêu: Một đường “tự bóp trym” ăn vạ (tự tấn công vào máy chủ phục vụ cho khách hàng như: Báo Khánh Hoà, Báo Hải Phòng, Đà Nẵng,...) và cả website vSolutions. Đường khác, tấn công đánh sập hệ thống, xóa sạch dữ liệu VNN và nhanh tay sao lưu trước toàn bộ dữ liệu của VNN làm con tin để dễ bề đổi chác. Với con tin này, Hói nghĩ, Tuấn tổng buộc phải ngậm ngùi gác lại dự án hàng tỷ đồng V-CMS do Dương Hải Phong chủ trì và cam chịu quay vào vòng cương toả của vSolutions.

Trong một tình huống bất ngờ, Tuấn tổng đã cao mưu dùng kế khổ nhục là sa thải Hiếu SYS và sẽ tạm dùng vSolutions trong 6 tháng để cứu “con tin” dữ liệu, sau đó phế bỏ vSolutions để thênh thang kiếm bạc trên con đường mới!?


Bị đẩy ra đường, phe thân Hiếu SYS phải làm gì đây trong hoàn cảnh này?


4. Ai gửi đơn khiếu kiện VNN?

Ngược thời gian và tìm hiểu một chút về lịch sử sử dụng "phần mềm lậu" của VNN thì sẽ hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của lá đơn tố cáo này. Sự thật là VNN đã sử dụng phần mềm lậu hơn 10 năm qua và vẫn phải đang tiếp tục sử dụng phần mềm lậu. Bị thiệt hại nặng nhất có lẽ là Oracle. Phần mềm CMC của vSolutions sử dụng Oracle khắp nơi: Oracle Webcache, Oracle Application Server, Oracle Database,.... Không phải tự nhiên mà lão Larry Ellison có tiền mua du thuyền 200 triệu USD, phần mềm của lão cực tốt và cực đắt. Oracle tính bản quyền dựa trên số lượng CPU có trên server chạy phần mềm, trung bình khoảng 50.000 USD cho một CPU/1 năm. Mà VNN thì thôi rồi ... có trên 30 con chủ Sun, con bé thì 4 CPU, con to thì 16 CPU. Tính trung bình 8CPU/máy chủ thôi thì VNN đã sử dụng khoảng 240 CPU/năm. Tính sơ sơ, 240 CPU x 50,000 USD = 12 triệu USD/năm. Hix ... không đủ can đảm tính tiếp! Ấy là chưa nói đến phần mềm Microsoft Windows, Microsoft Office, Microsoft Visual Studio .NET, Microsoft SQL Server 2008, Lạc Việt từ điển,… mà VNN đã dùng chùa vô tội vạ.

Sau vụ việc, Tuấn tổng chắc phải vất vả xử lý để bịt miệng Oracle, Microsoft,…? Giờ mà có đoàn kiểm tra liên ngành vào VNN sẽ thấy một điều kỳ lạ là toàn bộ máy tính của toà soạn đều vừa cài lại sau ngày 22/11/2010 và đều dùng bản Windows dùng thử 3 tháng hết hạn một lần!

Windows còn che được như thế, nhưng Oracle thì làm sao che được đây ? (http://toolbar.netcraft.com/site_report?url=http://vietnamnet.vn)

Biết rõ tử huyệt này nên các tuyên bố của VNN trên báo chí đều rất rụt rè: "đã tiến hành mua phần mềm có bản quyền về cơ sở dữ liệu" (Chỉ có phần mềm cơ sở dữ liệu thôi sao ? Mua cách đây mấy năm rồi ?), "cũng có trao đổi thỏa thuận với các hãng cung cấp phần mềm máy chủ về cung cấp dịch vụ bản quyền" (Mới trao đổi sau khi bị tố cáo!). Riêng Tuấn tổng thì tuyệt nhiên “quên hẳn” chuyện bản quyền! Đây là điều Tuấn tổng lo ngay ngáy và tìm cách dìm bằng được.

Điều đáng buồn là, không có vụ bắt vi phạm bản quyền nào của những doanh nghiệp Việt Nam đang còn khó khăn mà Tuấn tổng không chỉ đạo VNN đánh cho tơi tả để thể hiện vai trò lá cờ đầu của VNN trong chống nạn vi phạm bản quyền?!

Quay lại động cơ vụ đơn tố cáo vi phạm bản quyền. Mục tiêu của đơn này là ngăn chặn việc quay lại của vSolutions. Do CMS của vSolutions cũng dùng Oracle như VNN!!! Mà đang bị tố cáo vi phạm bản quyền thì làm sao dám dùng! Chắc hiện giờ vSolutions đang rất nỗ lực thương lượng mua bản quyền Oracle vì VNN đang ở thế kẹt không thể mở miệng với Oracle. Lão Larry Ellison phen này vớ bở!

Tóm lại tất cả những gì VNN và TBT Nguyễn Anh Tuấn tuyên bố đến giờ đều không đúng sự thật. Là một cơ quan truyền thông VNN nên có những phản ứng trung thực và dũng cảm ngay bây giờ (dù muộn nhưng vẫn còn kịp). Chúng tôi sẽ chờ đợi những hành động cầu thị từ phía TBT Nguyễn Anh Tuấn trước khi công bố những thông tin tiếp theo.


Phần tiếp theo

1. Giám đốc VASC, Nguyễn Văn Hải đã chỉ đạo những gì?

2. Những bí mật từ số liệu tài chính, email nội bộ của VietNamNet và những phía liên quan trong 10 năm qua, tiền từ đâu đến và đi đến đâu?


3. Vì sao “công thần” Nguyễn Đoàn Trọng Hiếu được TBT Nguyễn Anh Tuấn cho ra đường như thế nào sau 10 năm cống hiến sau vụ VNN?

4. Wikileaks sẽ cho biết bóng ma nào đang đứng sau VietNamNet và TBT Nguyễn Anh Tuấn?

5. Vụ InnovGreen tố cáo VNN thực hư thế nào?

T.H.K – D.H.P
-VietNamNet tung mã nguồn và tài liệu “mật” lên trang chủ(Dân trí) - Sáng nay (6/12), trên giao diện trang chủ của báo điện tử VietNamNet bất ngờ xuất hiện một bài viết để lộ mã nguồn và một số tài liệu bí mật của tờ báo. Từ đầu giờ sáng nay, giao diện bài nổi bật của VietNamNet đã bị hacker thay đổi bằng ...
Hacker tiếp tục tấn công báo điện tử VietNamNetHà Nội Mới
Website VietnamNet lại bị hackNgười Lao Động
Vietnamnet lại bị tấn công, "lộ hàng" trên chính website của mìnhICT News
-



--Báo VietnamNet lại bị tin tặc tấn công (BBC)
Tin tặc tiếp tục tấn công một trong các báo điện tử hàng đầu Việt Nam, VietnamNet, và đưa ra nhiều cáo buộc.
Đợt tấn công mới nhất xảy ra vào buổi sáng thứ Hai 06/12.
Cho tới tận 9 giờ sáng, giờ Hà Nội, trang VietnamNet vẫn còn các thông điệp mà hacker để lại.

Khi truy cập trang chủ, có thể thấy các tiêu đề 'Báo điện tử VietnamNet: Mã nguồn V-CMS và các thông tin "trong nhà"', dẫn tới thông tin về nội dung dự án quản trị báo điện tử V-CMS cùng mã nguồn và một số tài liệu nội bộ khác.
Nhưng trong một thời gian ngắn, link đi kèm bị xóa bỏ.
Đặc biệt, tin tặc còn để lại một bài viết tựa đề 'Vén màn các bí mật đằng sau VietnamNet', ký tên T.H.K và D.H.P.
Bài viết này, trong chứa đựng nhiều cáo buộc về một cuộc "đấu tranh nội bộ" bên trong VietnamNet, nay đã bị xóa.
Tuy nhiên, văn bản mà BBC lưu lại được cho thấy hacker đưa ra giải thích về các lần tấn công trước nhằm vào VietnamNet, rằng đây là hậu quả của cuộc "nội chiến" bên trong tờ báo.

Đấu tranh nội bộ?

Tới khoảng 10 giờ sáng thứ Hai, trang VietnamNet đã quay trở lại bình thường.
Lần trước đây VietnamNet bị tin tặc tấn công tê liệt trong nhiều tiếng đồng hồ là sáng sớm hôm 22/11.
Ít người biết rằng tờ báo điện tử này cũng đã bị tấn công hôm 07/11, mà tin tặc trong bài viết của mình cáo buộc là do chính ban lãnh đạo VietnamNet dàn dựng.
Nguyên nhân được nói là do lãnh đạo VietnamNet muốn chuyển sang sử dụng một phần mềm khác.
Từ tháng trước, trên mạng internet cũng lưu truyền cáo buộc về việc VietnamNet sử dụng phần mềm "lậu".
Vì đây không phải cáo buộc chính thức từ một cơ quan có thẩm quyền nên VietnamNet không có ý kiến phản hồi.
Trong bài 'Vén màn các bí mật đằng sau VietnamNet', được nói là phần một, tin tặc đe dọa sẽ tung ra tiếp phần hai với các thông tin "động trời" khác như "số liệu tài chính, email nội bộ của VietNamNet và những phía liên quan trong 10 năm qua", hay ai đứng đằng sau tờ báo này.
VietnamNet là một trong các tờ báo mạng đông người truy cập nhất ở Việt Nam, luôn đứng thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng.
Với nội dung phong phú, VietnamNet cũng được đánh giá là một trong số ít tờ báo hiếm hoi "dám" đăng những thông tin gây tranh cãi, như kế hoạch khai thác bauxite ở Tây nguyên, hay gần đây nhất là kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng Việt Nam.
Cơ quan chủ quản tờ báo này là Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Hacker Việt phỏng đoán về nhóm tấn công Vietnamnet (Bee) Theo HVAonline, nhóm tấn công này có tên “TEAM MOSTA”. Nhóm này vừa qua đã hack vào hàng loạt website trên thế giới – Diễn đàn hacker Việt Nam phỏng đoán về nhóm hacker đã tấn công báo điện tử Vietnamnet.- Bộ Công an điều tra vụ hacker tấn công Vietnamnet (Bee)- Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao phối hợp với Vietnamnet và Trung tâm An ninh mạng điều tra vụ việc. -TBT VietNamNet khẳng định “không có tranh chấp nội bộ”
Có lẽ Đàn Chim Việt là cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin Việt NamNet (VNN) bị hack. Do chênh lệch giờ giấc và chưa thể kiểm chứng lúc đó, nên chúng tôi đã thận trọng để dấu hỏi trên tiêu đề bản tin.
Có thể nói, trong không gian chật hẹp của báo chí “lề phải”, khi các nhà báo buộc phải lánh xa những vùng cấm nhạy cảm, phải vừa viết vừa lách, vừa nhìn ngó thận trọng và nền báo chí Việt Nam ngày càng bị lá cải hóa thì VNN là một điểm sáng, một trang web thuộc loại “đọc được”, “đứng đắn” hơn cả.

Nhất là trong thời gian gần đây, VNN và phụ trương của nó – TuanVietNam – đã dẫn đầu trong số 700 tờ báo quốc nội đề cập tới những vấn đề thời sự cấp bách nhất của đất nước. Rất nhiều bài bình luận và phân tích khách quan liên quan tới Bauxite Tây Nguyên, Vinashin và chủ quyền biển đảo…
Tất nhiên, ở một đất nước mà báo chí chịu cảnh “trên đe dưới búa” như Việt Nam, lúc này hay lúc khác, trang mạng này không khỏi làm người đọc thất vọng, nhất là những người Việt hải ngoại kỳ vọng nhiều vào sự thay đổi của đất nước.
Việc một tờ báo hàng đầu của Việt Nam và tương đối “thoáng” bị hack đã đặt ra nhiều thắc mắc trong dư luận như: Ai đã hack sập VNN, “người lạ” hay “người quen”? Tại sao lại xảy ra vào đúng giữa phiên chất vấn gay cấn ở Quốc Hội Việt Nam, liệu nó có liên quan tới kiến nghị Bauxite, Vinashin hay cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn hay không v.v…
Ngày hôm qua 22/11, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với Tổng Biên Tập VNN, ông Nguyễn Anh Tuấn. Dù cuộc trao đổi khá thẳng thắn và cởi mở nhưng vẫn còn quá sớm và quá “tế nhị” để trả lời những thắc mắc của dư luận.
Bức thư mạo danh
Vào đúng hôm VNN bị hack, Đàn Chim Việt 2 lần nhận được đơn tố cáo của một người xưng là Dương Hải Phong, sinh ngày 10/5/1976 thường trú tại 10/295 Lĩnh Nam, Hà Nội. Tác giả bức thư cho biết hiện đang là “cán bộ quản trị của báo VNN”. Bức thư dễ tạo cảm giác đây là “người thật, việc thật” vì ngoài những thông tin kể trên, tác giả còn để lại 2 số điện thoại, 2 e-mail liên hệ. Đơn tố cáo việc “vi phạm bản quyền phần mềm” của VNN với thống kê chi tiết cụ thể bao nhiêu máy tính trong Ban Biên Tập, những phần mềm lậu nào đang được sử dụng v.v… làm người đọc dễ lầm tưởng đúng là người của VNN gửi thư này.
Trả lời “chất vấn” về bức thư (1), ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong ban kỹ thuật của VNN có anh Dương Hải Phong thật và anh là một trong những người rất tích cực khắc phục hậu quả, chống trọi lại những đợt tấn công vẫn đang tiếp tục nhằm vào trang web. Anh Phong đã xác nhận, anh không phải là tác giả của đơn thư tố cáo kể trên, hộp thư điện tử của anh bị hacker chiếm đoạt và gửi đi những thư mạo danh.
Ông Tuấn cho biết thêm: “Phong từ hôm qua tới nay cũng đang làm việc mệt nhoài. Anh em biết rõ con người của nhau, bản thân tôi không bao giờ tin là Phong viết cái đơn đó, nội dung trong đó cũng không đúng”.
Dưới đơn tố cáo về thiệt hại “hàng chục triệu đô la” do vi phạm bản quyền của VNN, người viết  đơn đề nghị “các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc điều tra” và “áp dụng hình thức xử lý thích đáng với báo VNN”.

Dương Hải Phong khẳng định không viết bức thư trên
TBT Nguyễn Anh Tuấn bác bỏ ý kiến cho rằng bức thư được tung ra do có tranh chấp trong nội bộ trong tờ báo.
Người ta có thể đặt câu hỏi tại sao 2 sự việc bị tin tặc và tố cáo để điều tra, “xử lý thích đáng” lại diễn ra song song, cùng lúc với nhau. Có phải đang có thế lực nào đó muốn xóa sổ VNN, không chỉ bằng cách đánh sập cơ sở dữ liệu mà còn triệt hạ về mặt kinh tế, làm mất uy tín của cơ quan truyền thông hàng đầu Việt Nam này?
“Chưa rõ nguồn gốc”
Ông Tuấn cho biết, server của VNN đặt tại Hà Nội, hiện bộ phận kỹ thuật của tờ báo đang làm việc tích cực để hoàn thiện dần dần. Bên cạnh việc khôi phục server này, họ cũng đang xây dựng một hệ thống khác hoàn toàn mới. Bản thân ông là TBT cũng không rõ lắm về kỹ thuật, nên “chưa xác định được nguồn gốc của tin tặc” và “hiện tập trung vào việc khắc phục đã, nên chưa có thời gian phân tích sâu”.
Trong đôi năm gần đây, nhờ những trang mạng như VNN mà người ta biết tới những chất vấn trực tiếp từ Quốc hội, biết tới những câu hỏi hóc búa của các đại biểu như Nguyễn Minh Thuyết, Dương Trung Quốc, Nguyễn Lân Dũng v.v…; hay ứng xử ngô nghê của ông nghị Hà Nam về đường sắt cao tốc; phát biểu quanh co của bộ trưởng Y Tế; rồi những dự đoán đầy tính “bốc đồng” về tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân trên đầu người của phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng v.v… Lần này, đang tới hồi chất vấn gay cấn thì VNN bị hack.
Trả lời thắc mắc về vấn đề này, ông Tuấn cho hay: “Chưa thể khẳng định được đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có dụng ý gì không…”
Sức ép
VNN được cấp giấy phép hoạt động từ tháng 1/2003 và là tờ báo của Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC), thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT). Nguyễn Anh Tuấn là TBT đầu tiên và duy nhất cho tới nay. Dù có lúc, ông đã làm đơn xin nghỉ việc tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với lý do “muốn dành thời gian cho cuộc sống bản thân và gia đình”.
Đó là giai đoạn thăng trầm của VNN khi bị chuyển từ bộ Bưu chính Viễn thông về Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 3/2008. Việc chuyển giao diễn ra sau một “sự cố nghề nghiệp” vào 12/2007, khiến TBT Nguyễn Anh Tuấn bị nhắc nhở và tờ báo bị phạt 30 triệu đồng. Trong lúc tuổi trẻ Việt Nam sôi sục biểu tình chống Trung Quốc VNN cho đăng bài báo “Sức mạnh đồng thuận Việt Nam: Nhìn từ Hoàng Sa -Trường Sa“. Bài báo có ý ca ngợi các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 9 tháng 12 năm 2007. Sau vụ “tuýt còi” này, nhiều bình luận cho rằng TBT Nguyễn Anh Tuấn bị bãi chức và tờ báo bị ông Lê Doãn Hợp thu hồi về bộ “Bốn Tê” cho tiện bề quản lý. Nhưng sau đó, ông Nguyễn Anh Tuấn vẫn tiếp tục là TBT cho tới nay.
Liệu đây có phải là vụ “tuýt còi” vì sự “quá đà” của VNN trong thời gian vừa qua không? Không rõ, nhưng  sức ép trong nghề báo ở một đất nước hạn hẹp về tự do như Việt Nam chắc chắn là rất lớn và không phải ai cũng có đủ sức chịu đựng và đủ tâm huyết để theo nghề.
Căng thẳng lắm, mệt lắm, chị ơi! Nếu bỏ nghề báo thì tôi sướng hơn rất nhiều nhưng không thể bỏ được vì đó tâm huyết với nghề là trách nhiệm với độc giả và hơn cả là với xã hội và dân tộc” – TBT VNN chia sẻ.
Tôi tin những lời nói đó là chân thành. Vì tôi cũng sẽ sướng hơn và nhàn hơn rất nhiều nếu không ngày đêm “ôm” mạng để post bài, làm tin, sửa lỗi chính tả … và canh cánh bên lòng nỗi lo bị hack sập.
Mặc dù có những khác biệt nhất định nhưng hình như đâu đó vẫn tồn tại một mẫu số chung cho những người trăn trở với nghề báo, dù lề trái hay lề phải.
© Đàn Chim Việt
————————————————-
(1) Toàn bộ bức thư bạn đọc có thể xem tại đây
-Lập trình web còn nhiều lỗi (VOV)- Lãnh đạo ngành an ninh mạng cho rằng, chúng ta bị tấn công rất nhiều từ nước ngoài, số vụ tăng và mức độ thiệt hại tăng lên. Phổ biến nhất là truy cập bất hợp pháp và phá hoại cơ sở dữ liệu giống như vụ Vietnamnet. Sáng 23/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2010 với chủ đề Quy hoạch An toàn thông tin số quốc gia – Con đường phía trước.-
Khả năng nhận biết tấn công mạng ở VN còn thấp (23/11/2010)
- VNN bị hack – Thách thức trong thế giới mở (Hiệu Minh blog) VietNamNet bị sập: Đòn cảnh báo cho website Việt (TTXVN) Website báo điện tử VietNamNet bị tấn công phá hoại (Thanh Niên) Ai, thế lực nào đang tấn công VietnamNet? (Dân Làm Báo)
-Các website cảnh giác sau sự cố của Vietnamnet (Bee)- “Baomoi.com đã chống được việc bị mất tên miền và việc bị thay đổi giao diện”

-VietnamNet bị tin tặc tấn công (BBC)-VIỆT NAM: Báo mạng Vietnamnet bị tin tặc tấn công (RFI)-
Trang mạng Vietnamnet bị tin tặc tấn công vào khoảng 3 giờ sáng ngày 22/11. Tờ báo mạng hàng đầu của Việt Nam, Vietnamnet đã bị tin tặc tấn công và làm tê liệt cho đến nay. Gần đây Vietnamnet đã đăng tải nhiều thông tin đụng chạm đến các lĩnh vực được coi là « nhạy cảm » : từ chủ quyền tại Biển Đông đến vụ Vinashin hay vai trò của người đứng đầu chính phủ.

-VietNamNet bị sập: Cảnh báo cho website Việt (Bee)
22/11/2010 14:36:33- Đây là lần thứ 2 trong vòng một tháng, Vietnamnet bị hacker "sờ gáy" và cũng là lời cảnh báo cho các website Việt Nam trước nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào.Lần thứ nhất cách đây khoảng 3 tuần và rơi vào thứ Bảy, chủ Nhật.

TIN LIÊN QUAN
Nhìn từ vụ Vietnamnet
Rạng sáng 22/11/2010, báo điện tử Vietnamnet đã bị hacker tấn công, khiến độc giả không thể truy cập vào trang báo này từ địa chỉ www.vietnamnet.vn.
Vào 12h ngày 22/11/2010, việc truy cập vào báo điện tử Vietnamnet vẫn rất khó khăn và chậm chạp, thậm chí có lúc không được.
c
Ảnh chụp màn hình báo điện tử VietNamNet lúc 3h sáng ngày 22/11/2010
Lúc 8h sáng, ban biên tập Vietnamnet đã ra thông báo sự cố kỹ thuật. Theo đó, trong thời gian tạm ngưng, không truy cập được, mọi tin bài thời sự vẫn được Vietnamnet cập nhật tại các chuyên trang Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (http://vef.vn) và Tuần Việt Nam (http://tuanvietnam.net).
Vietnamnet là báo điện tử trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có giấy phép từ năm 2003, được biết đến như một trong những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam.
Một nguồn tin từ Vietnamnet cho hay, đây là lần thứ 2 website này bị tấn công. Lần thứ nhất cách đây khoảng 3 tuần và rơi vào thứ Bảy, chủ Nhật. Các cán bộ kỹ thuật của tờ báo đã phải mất khoảng 1 ngày để khắc phục sự cố.
Cảnh báo cho các website Việt
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận an ninh mạng của Bkav cho biết, nguyên nhân đánh sập Vietnamnet có thể hacker vì muốn “ghi điểm”, cạnh tranh không lành mạnh, trả đũa hoặc dùng báo này làm bàn đạp để phát tán virus...
Về vấn đề an ninh cho website, ông Đức nhận định, nhiều website trong nước chưa có các giải pháp tổng thể từ kỹ thuật đến quy trình quản trị web. Điều này dẫn đến việc nhiều website Việt Nam bị hacker đột nhập, tấn công khá đơn giản.
Đồng tình, ông Vũ Quốc Thành, Tổng Thư ký Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết, theo kinh nghiệm của ông, khoảng trên 50% website ở Việt Nam có thể bị hacker “sờ gáy” dễ dàng bởi đa phần các website khi xây dựng đều thiếu các giải pháp phòng chống hacker.
Về nhân lực cũng như các giải pháp kỹ thuật trong nước để xây dựng web an toàn, ông Thành cho hay chúng ta hoàn toàn đáp ứng được ở trình độ thế giới. Tuy nhiên, tùy từng quy mô, mức độ cần thiết của website mà chủ sở hữu quyết định đầu tư. Chi phí để đầu tư vào một website an toàn là khá đắt, có thể từ 100 triệu đến nhiều tỷ đồng.
Ông Đức thì cho rằng, cho dù có quan tâm đến an ninh mạng, thì các trang web vẫn có thể bị tấn công.
Do đó, để hạn chế rủi ro này, ngay từ khi xây dựng trang web, cần phải rà soát mã nguồn, cấu trúc để tìm lỗ hổng của website, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. Thậm chí, cần thuê chuyên gia an ninh mạng bên ngoài để rà soát lại.
Khi đã có một website được lập trình an toàn, cần phải đặt nó ở máy chủ “sạch” để hạn chế rủi ro.
Ngoài việc có hệ thống công nghệ chuẩn mực, quy trình vận hành cũng là yếu tố quan trọng, bảo đảm sự an toàn của website. Ông Đức đưa ra ví dụ, khi người sử dụng (có thể là phóng viên, biên tập viên) dùng mật khẩu không đủ mạnh khiến hacker phát hiện, từ đó phát triển làm tê liệt hệ thống…
“Khi chúng ta nhận thức cao nhất, thì bản thân web vẫn có thể có lỗ hổng. Do đó, để có một website an toàn, cần một giải pháp đồng bộ, tổng thể từ công nghệ đến con người,” ông Đức nói.
(Theo TTXVN)
-Hackers attack top Vietnamese news site DPA Hanoi - A top-ranked Vietnamese website that often publishes controversial news and criticizes China was paralyzed Monday by computer hackers.
The online newspaper VietnamNet was disrupted from 3 am on Monday. At various times, visitors saw the messages 'Server is too busy,' 'Service unavailable' or 'Hacked By Team Mosta Algerian Hacker.'
'I have no answer for you why VietnamNet was hacked,' Nguyen Anh Tuan, editor in chief of the website, told the German Press Agency dpa. 'We need analysis to identify who the attackers are.'
In recent months, attacks have disrupted dozens of websites operated by Vietnamese both inside and outside the country who have criticized China's behaviour in the South China Sea.
VietnamNet is the 11th most visited website in Vietnam, according to Alexa, a web monitoring service.
It is one of few news outlets that publish stories relating to sensitive topics such as the mining of bauxite in the Central Highlands and the border dispute between China and Vietnam in the South China Sea.
(xem tham khảo, .... không biết thực hư ra sao) -Tin Tức Hàng Ngày - Chiến sĩ AN kể chuyện: Sinh Tử Lệnh là của ai?
Đây là vấn đề bí mật quốc gia mà TC An ninh của ta đang rất đau đầu và chưa tìm ra cách đối phó với bạn, nếu ta chính thức yêu cầu họ chấm dứt hành động không có lợi cho phía ta thì chắc không được mà có khi nó lại hack dữ hơn, hơn nữa nói ra thì xấu chàng thì hổ ai? Nhưng mà nếu ta không có ý kiến với bạn kịp thời để phía bạn chấm dứt mà cứ để tiếp diễn, để bạn tự do hoành hành cho tới một ngày nào đó cả báo Nhân dân, báo Quân đội hay Vietnamnet, ExPress… bạn cũng đột nhập và treo Sinh tử Lệnh không biết chừng thì phiền.
Nguồn: blog Tin Tức Hàng Ngày
22.11.2010
LTS: Bài viết này được viết cách đây hơn một tháng (ngày 20/10/2010), nhưng do vấn đề tế nhị t/g chưa đưa lên mạng phổ biến. Theo như thông tin của bài viết khẳng định trước Đại hội Đảng XI Hacker sẽ tiến hành đánh phá một số trang web và blog chính thống “lề bên phải”.
Hôm qua trang VNN, Tuần VNN … đã bị hack là một minh chứng.
Được phép của tác giả (xin dấu tên), Tin tức hàng ngày xin giới thiệu cùng bạn đọc tham khảo và kiểm chứng những thông tin do tác giả cung cấp từ trước đây.
-
- Thông báo sự cố kỹ thuật báo VietNamNet (TVN) -
Từ 3h sáng nay, 22/11, do bị hacker tấn công nên toàn bộ hệ thống báo VietNamNet không thể truy cập được.
Chúng tôi đang nỗ lực khắc phục và khôi phục hệ thống hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất. Rất mong độc giả thông cảm, đồng hành cùng VietNamNet vượt qua sự cố này.
Trong thời gian tạm ngưng, không truy cập được, mọi tin bài thời sự vẫn được VietNamNet cập nhật tại các chuyên trang: Tuần Việt Nam: http://tuanvietnam.netDiễn đàn Kinh tế Việt Nam: http://vef.vn



Báo VietNamNet
Báo điện tử VietNamNet bị tin tặc tấn công(Dân trí) - Từ 3h sáng nay, 22/11, toàn bộ hệ thống báo VietNamNet đã không thể truy cập được do hacker tấn công. Giao diện báo điện tử VietNamNet bị tấn công từ lúc 3h sáng nay, 22/11. Theo phản ánh của bạn đọc, từ sáng sớm nay, bạn đọc không thể truy ...
Vietnamnet bị hack, vẫn chưa thể hoạt động lạiICT News
Báo mạng Vietnamnet bị hack tấn côngNgười Lao Động
Báo VietNamNet bị hacker tấn côngVnEconomy
VTC -Tiền Phong Online

Vietnamnet.vn bị hack lúc 3h khuya





hiện vietnamnet đang mở 1 chuyên mục khác có thể vào được tại địa chỉ này : http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/home
nhưng không thể vào trực tiếp trang vietnamnet.vn

TPO – Từ 3h sáng nay, 22 - 11, bạn đọc không thể truy cập vào báo điện tử VietNamNet tại địa chỉ vietnamnet.vn. Cho tới 8h sáng cùng ngày, trang web vẫn chưa hoạt động.
 

Ảnh chụp màn hình báo điện tử VietNamNet lúc 3h sáng ngày 22-11-2010. Thuận Phong
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Tổng biên tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn xác nhận: “Báo VietNamNet bị hacker tấn công. Hiện tại, báo xuất bản bài trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (chuyên trang của VietNamNet) tại địa chỉ Vef.vn, và đang khắc phục, hi vọng trong buổi sáng nay sẽ xong”.
Thuận Phong

Tổng số lượt xem trang