Trong suốt năm qua, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều vòng đàm phán kín đáo về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP) bằng tiếng Anh xuất bản tại Hong Kong trích nguồn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay đã có bốn vòng đàm phán giữa quan chức hai bên và vòng thứ năm sẽ diễn ra trong tháng 12 này.Tuy nhiên, SCMP nói phía Bắc Kinh kiên quyết không bàn về quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn từ năm 1974.
Một quan chức Việt Nam giấu tên cho rằng đây chính là một trong những điểm khó giải quyết nhất trong tranh chấp lãnh thổ vì "Trung Quốc luôn nói rõ là quần đảo này thuộc về Trung Quốc và không có gì để thương lượng cả".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam khi trả lời SCMP đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đàm phán song phương và khu vực khi giải quyết các vấn đề nhạy cảm này.
China and Vietnam claim both island groupings in their entirety while Malaysia, the Philippines and Brunei claim the Spratlys in part. Taiwan’s claim mirrors that of Beijing’s. (sao lại để tiếng Anh thế nè nhỉ ??? BBC làm ăn kiểu gì kỳ vậy)Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói các vòng đàm phán song phương được tổ chức nhằm tìm kiếm thỏa thuận về các "nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề trên biển".
Bà Nga nói hai bên đã đạt được hiểu biết nhất quán rằng giải pháp cơ bản và lâu dài về Biển Đông phải đạt được qua "đàm phán hòa bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau".
Phát ngôn nhân ngoại giao Việt Nam cũng nhắc lại chủ quyền "không thể chối cãi" của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quan điểm của Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được tiếp cận, đã không bác bỏ thông tin về các vòng đàm phán nhưng cũng không cho biết thêm chi tiết nào khác.
Tuy nhiên, ông Vương Hàn Lĩnh, chuyên gia về an ninh hàng hải và luật quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói tranh chấp về Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, đã "hoàn toàn được giải quyết" vì Trung Quốc quản lý quần đảo này.
Ông Vương nói thêm: “Chúng tôi khuyến khích việc cùng phát triển tại các vùng đặc quyền kinh tế tuy không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền".
"Chúng tôi cũng có nguyên tắc chỉ thương lượng trực tiếp giữa hai bên, không chấp nhận bên thứ ba hay thương lượng tập thể."
Quần đảo Hoàng Sa đã về tay Trung Quốc sau trận hải chiến năm 1974 với quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Khi chính quyền Sài Gòn lên tiếng phản đối việc này tại Liên Hiệp Quốc, Hà Nội đã không góp giọng, một phần vì quan hệ đồng minh tối quan trọng với Bắc Kinh.
Tuy nhiên những năm gần đây, người Việt Nam bắt đầu nói nhiều tới việc mất quần đảo này.
Việt Nam tuyên bố ngư dân của mình phải được quyền hoạt động mà không bị sách nhiễu tại "ngư trường truyền thống" quanh Hoàng Sa.
Mới đây, Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của tự do hàng hải trong khu vực, khiến nhiều người cho rằng cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông nay có thêm sự tham gia của cường quốc này.
Giới ngoại giao tin rằng nếu như Việt Nam và Trung Quốc thống nhất được vấn đề Hoàng Sa thì về cơ bản, cuộc đàm phán Biển Đông sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Vào cuối tháng 12, Trung Quốc sẽ chủ trì một cuộc họp với quan chức 10 nước Asean, trong đó có Việt Nam, để bàn về bản Quy tắc Ứng xử có tính pháp lý chặt chẽ hơn cho tranh chấp Biển Đông.
Hoạt động này được các quan sát viên cho là rất đáng chú ý, vì nó báo hiệu một bước tiến mới cho việc giải quyết tranh chấp.
Thế nhưng, nếu ai nghĩ rằng sẽ có sự nhượng bộ từ phía Trung Quốc thì là điều sai lầm.
Tướng Bành Quang Khiêm, chuyên gia về chiến lược quân sự tại Học viện Quốc phòng Trung Quốc, nói không bao giờ có việc Trung Quốc nhượng bộ về chủ quyền tại Hoàng Sa hay Trường Sa.
"Trung Quốc chưa bao giờ thay đổi quan điểm về bảo vệ chủ quyền biển. Chính Việt Nam và các nước khác đang chiếm dụng hải đảo của Trung Quốc."