- Ra chính sách ngắn hạn sai cần phải "trả giá"VEF- Cảnh Thái
(VEF) – Về chính sách ngắn hạn, Việt Nam cũng cần các cá nhân dám đề xuất, dám chịu trách nhiệm khi chính sách thất bại, trả giá bằng "từ chức", chịu trách nhiệm, chấp nhận mất việc, bị sa thải như một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp.
Năm hết Tết đến… Còn chưa tới 1 tháng nữa thì năm 2010 sẽ trôi qua, một mùa Giáng sinh an lành lại về và Tết Dương lịch đang gõ cửa mọi nhà.
Trong lúc đó, các cơ quan ban ngành của Chính phủ và địa phương đang nỗ lực thực thi các chính sách kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt của người – vốn đang sống trong các cơn "bão giá" được giảm thiểu phần nào các ảnh hưởng thiệt hại.
Năm hết Tết đến là lúc giá cả lại "leo thang" lên cao. Năm nay đang diễn ra một áp lực tương tự cộng hưởng với việc giá vàng tăng cao cả trong và ngoài nước và hiện đang ở mức hơn 36 triệu/lượng, giá USD trong và ngoài hệ thống ngân hàng đang chênh chệch khoảng 2.000 đồng, tức khoảng 10% giá trị.
Điều đó khiến cho các doanh nghiệp và cá nhân, những ai vay nợ làm ăn kinh doanh bằng vàng hay USD phải đối mặt với việc thanh toán nợ vay cuối năm cao hơn, tốn kém hơn.
Các doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khi ngân hàng "chần chừ" không muốn bán USD theo tỷ giá chính thức, hoặc tính thêm một số loại "phí" dịch vụ để bù trừ khoảng chênh lệch khác biệt tỉ giá với thị trường ngoài ngân hàng (19.500 và 21.500 đồng) trong khi doanh nghiệp xuất khẩu thu được ngoại tệ thì "kêu" vì ngân hàng chỉ mua USD bằng với giá chính thức 19.500!
Giá cả các mặt hàng ở chợ và siêu thị dù muốn hay không cũng đã tăng cao khi lạm phát dự kiến sẽ vượt mức xa 8% được dự kiến trước đây và có thể là 2 con số.
Tăng trưởng và "chính sách ngắn hạn"
Xuất khẩu đạt 64.3 tỷ USD, nhập khẩu 75 tỷ USD tạo ra nhập siêu hơn 10 tỷ USD được cứu vãn phần nào nhờ lượng kiều hối khoảng 8 tỷ USD giúp cán cân thanh toán ngoại tệ được giảm áp lực.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt ngoại tệ cho thanh toán xuất nhập khẩu như đã nói ở trên vẫn đang diễn ra bất chấp các chủ trương chính thức là nhà nước nghiêm cấm và sẽ xử phạt các hình thức "găm giữ" hay "đầu cơ ngoại tệ".
Tại sao vậy?
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, khó có thể thay đổi nhanh, như cấu trúc nền kinh tế tăng trưởng dựa nhiều vào đầu tư công, dàn trải kém hiệu quả, dựa vào thâm dụng lao động giá rẻ với các mặt hàng chuyên về gia công, xuất khẩu thô tài nguyên dầu khí, than đá, chưa có các sản phẩm chủ lực phát triển bền vững, v.v. các chính sách được ban hành về tiền tệ, tài khóa được xem là nguyên nhân chủ quan cần được mổ xẻ, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong những năm tới.Dễ nhìn thấy có chính sách được thiết lập có tính dài hạn như tài khóa, các đầu tư lớn, các khoản thu chi ngân sách lớn… được Quốc hội và Chính phủ ra quyết định từ đầu kỳ có tính lâu dài, dài hạn, thì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách ngắn hạn nhằm đối phó với những thay đổi nhanh trên thị trường như tỉ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, phát hành trái phiếu, v.v.
Chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt, chính sách tỉ giá VND/USD thả nổi theo thị trường hay cố định, chính sách lãi suất cho vay thả nổi hay theo "đồng thuận" cố định… trong năm 2010 phần nhiều mang tính ngắn hạn do phải chạy theo đối phó với những biến động thay đổi của tình hình kinh tế quốc tế và trong nước.
Thậm chí có khi thiếu nhất quán, thiếu sự kiên định khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp cũng như cá nhân kinh doanh không thể dự đoán dẫn đến thua lỗ nặng và mất lòng tin vào đồn nội tệ VND.
Tăng tính trách nhiệm của cá nhân ra quyết định
Nói về các chính sách có tính ngắn hạn, nặng về đối phó tình huống khẩn cấp thì rất dễ rơi vào trạng thái chủ quan, suy diễn và nhu cầu phải ra quyết định nhanh trong thời gian gấp gáp khiến nhiều chính sách vừa ban hành đã thấy không có tác dụng, thậm chí tác dụng ngược lại hoặc phải lập tức ban hành một chính sách mới thay thế khiến nhà đầu tư kinh doanh cảm thấy hụt hẫng, giảm niềm tin vào một chính sách nhất quán.
Ví dụ: chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất để kích thích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đang xúc tiến thì phải thay bằng thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất cơ bản (doanh nghiệp luôn phải trong trạng thái chờ thông tin từ Ngân hàng Nhà nước ban hành lãi suất cơ bản mỗi tháng.
Điều này ảnh hưởng đến việc vay vốn làm ăn) để hạn chế lạm phát trong thời gian 1-2 tháng trở lại đây khiến các doanh nghiệp bối rối.
Ví dụ khác: Nếu việc điều chỉnh tỉ giá tăng cách đây vài tháng được xem là động thái hỗ trợ xuất khẩu hay làm cho tỉ giá bên trong và ngoài ngân hàng đến gần nhau hơn, xóa dần việc có 2 loại tỉ giá VND/USD, thì hiện nay chính sách giữ nguyên tỉ giá VND/USD bất chấp tỉ giá bên trong và ngoài ngân hàng đang khác biệt 10%, được xem là nỗ lực kiềm chế mất giá của đồng VND vốn đã và đang chịu áp lực mất giá và chống lạm phát cao, v.v.Trong cả 2 ví dụ trên thì doanh nghiệp đều phải thay đổi kế hoạch kinh doanh để đối phó với tình hình mới khi chính sách có tính thay đổi ngược chiều quá nhanh.
Sự thành công của một chính sách có tính ngắn hạn sẽ được minh định bằng kết quả là sự hài lòng của người dân, các đối tượng trong vòng ảnh hưởng của chính sách đó.
Việc tổ chức các điểm bán lẻ bình ổn giá hay kêu gọi các doanh nghiệp cam kết giữ giá bán, không được tăng giá cũng là các chính sách mang tính ngắn hạn.
Không khả thi trong trung và dài hạn vì đây là một dạng can thiệp trực tiếp bằng chính sách hay chủ trương nhà nước vào thị trường cung – cầu dễ rơi vô tình trạng chủ quan, duy ý chí.Hơn nữa, Nhà nước sau đó dùng ngân sách để bù lỗ cho các doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn giá thì tiền vẫn phải lấy từ cùng một túi tiền thuế mà người dân phải trả dù là trả trước hay sau mà thôi.
Mặt khác, nếu bắt các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, ví dụ các công ty dược phẩm hay sữa cam kết không tăng giá, giữ giá bán không đổi, v.v. thì dễ rơi vào tình trạng vi phạm một số cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO.
Sau cùng, việc đề xuất một ban hành chính sách có tính ngắn hạn cũng dễ rơi vào tình trạng khó khả thi, ví dụ: Ngân hàng Nhà nước đề xuất "xử lý nghiêm đầu cơ ngoại tệ" – yêu cầu quản lý thị trường, công an và chính quyền địa phương vào cuộc (xem Tuổi Trẻ ngày 3/12/2010 trang 3), vì muốn xử lý thì phải định nghĩa thế nào là "đầu cơ ngoại tệ"? Thế nào là "găm giữ ngoại tệ"? Liệu một doanh nghiệp hay cá nhân nào đó có vài ngàn hay vài chục ngàn USD trong tài khoản có vi phạm? Các ngân hàng đang sở hữu nhiều USD có vi phạm? Có lý do gì để nói một doanh nghiệp hay cá nhân nào đó không nên cất giữ nhiều hay ít USD vì họ phải lo toan cho nhu cầu kinh doanh riêng của mình mà không ai lo giùm được?
Nếu không trả lời được các câu hỏi nói trên thì đề xuất "xử lý nghiêm đầu cơ ngoại tệ" xem như khó khả thi, chưa kể việc thiếu nền tảng luật lệ nào để xử phạt các vi phạm này!
Hơn nữa, nếu coi thị trường mua bán vàng và ngoại tệ ngoài ngân hàng là thị trường "đen" thì cần có nghiên cứu tìm hiểu ai đang vận hành thị trường này? Liệu có mối quan hệ giữa 2 thị trường trong và ngoài ngân hàng? Tại sao có 2 tỉ giá? Có nên dẹp bỏ thị trường ngoài ngân hàng khi bên trong ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu mua sắm, đầu tư, thanh toán của người dân? Dẹp bỏ được không? Thị trường ngoài ngân hàng có là sản phẩm tất yếu của hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam hiện nay? Các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vàng và tiền tệ ngoài ngân hàng là một hình thức các ngân hàng nhỏ, mô hình ngân hàng tín dụng nhỏ đang đáp ứng nhu cầu thực sự của người dân? Đây lại là vấn đề dài hạn.
Một chính sách ngắn hạn đối phó với trạng thái khủng hoảng có thể thành công hoặc thất bại, và nếu thành công sẽ mang lại niềm tin cho doanh nghiệp và người dân, mang lại tăng trưởng và phát triển, hòa nhịp với các chủ trương chính sách lớn có tính dài hạn.
Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và các chính sách ngắn hạn như "nới lỏng định lượng" (quantitative easing – QE) đều mang dấu ấn cá nhân của ông Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang (FED) Ben Bernanke.
Thành công hay thất bại chưa rõ nhưng dấu ấn cá nhân người đề xuất chính sách, bảo vệ chính sách trước Quốc hội Mỹ và thực thi chính sách "nới lỏng định lượng" đều đè nặng lên vai ông Ben Bernanke, dù rằng chắc chắn ông có một ban cố vấn hỗ trợ sau lưng.
Có lẽ, Việt Nam cũng cần các cá nhân dám đề xuất chính sách, dám chịu trách nhiệm khi chính sách thất bại, trả giá bằng "từ chức", chịu trách nhiệm, chấp nhận mất việc, bị sa thải như một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp dù đội bóng có thắng 10 trận nhưng thua trận chung kết, không đáp ứng nhu cầu kỳ vọng thì vẫn phải "từ chức" ra đi trong danh dự.
-Bó tay với tình trạng hai giá trong tiền tệ? VnEconomy -
-Không phải lời khen! (Bút Lông)-Tại cuộc hội thảo của Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hôm 10-12, ông Matthias Duhn, Giám đốc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) có lời nhận xét rằng giá nhân công lao động Việt Nam “rẻ hàng đầu châu Á”.
- WWF Vietnam đồng ý đưa cá tra khỏi danh mục đỏ (Dân Trí) Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên thiên, chi nhánh ở Việt Nam (WWF Vietnam) vừa phát thông báo đồng ý tạm thời đưa cá tra, cá ba sa nuôi tại Việt Nam ra khỏi danh mục đỏ trong cuốn “cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản 2010” tại một số quốc gia châu Âu.
- Chiến lược kinh doanh 2011: Hợp tác hay là “chết”? (VEF/DNSGCT) Nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, lãi vay vốn đã cao trong nhiều năm qua, bây giờ chỉ cần tăng thêm một chút cũng đủ khiến họ lao đao. Như vậy, sau quyết định thả nổi lãi suất, phản ứng đầu tiên của khối DN là lo lắng và điều này đã được thể hiện vào kế hoạch kinh doanh năm 2011 của họ.
- WikiLeaks: Nền kinh tế Cuba có thể phá sản? (Bee 12/12/2010)Tài liệu của WikiLeaks nói người dân Cuba có thể sẽ bình tĩnh đối phó, đáp ứng lời kêu gọi "thắt lưng buộc bụng".
Câu chuyện về tư nhân hóa (SVVN 7-12-10) -- P/v Grzegorz W. Kolodko
Điểm sách về tiểu sử Adam Smith: Adam Smith -- An enlightened life (WP 8-12-10)
Fukuyama viết về xã hội Mỹ: Left Out (American Interest Jan-Feb 2011) -- Nước Mỹ có phải là nước do người giàu cai trị không? Bài quan trọng mới ra của Francis Fukuyama (The End of History). THD trả $$
Trả lời câu hỏi "nước Mỹ liệu có phải là chế độ tài phiệt" , .. theo định nghĩa trong từ điển, chế độ tài phiệt do người giàu cai trị. Nếu hiểu theo nghĩa đen, nghĩa là đa số người không giàu không có ảnh hưởng tới nền dân chủ Mỹ.. thì câu trả lời là không? Mặt khác nếu hiểu câu hỏi là "Liệu người giàu có ảnh hưởng không tương xứng tới nền chính trị Mỹ" thì câu trả lời là đúng. Người giàu có ảnh hưởng không tương xứng tới hầu hết các chính sách trong mọi thời điểm trong lịch sử.
Dù vậy, đây không phải là những gì mà số phát hành lần này của The American Interest nói về 'chế độ tài phiệt'. Họ không chỉ nói tới cai trị bởi người giàu, mà còn cai trị vì người giàu. Nghĩa là, các vấn đề quốc gia mà người giàu gây ảnh hưởng tới chính quyền để bảo vệ, gia tăng tài sản và ảnh hưởng của họ, thường là bằng cách hy sinh lợi ích của những người khác. Những ảnh hưởng này được thực hiện theo 4 cách cơ bản: lobbying to shift regulatory costs and other burdens away from corporations and onto the public at large; lobbying to affect the tax code so that the wealthy pay less; lobbying to allow the fullest possible use of corporate money in political campaigns; and, above all, lobbying to enable lobbying to go on with the fewest restrictions. Of these, the second has perhaps the deepest historical legacy.
Dù vậy, đây không phải là những gì mà số phát hành lần này của The American Interest nói về 'chế độ tài phiệt'. Họ không chỉ nói tới cai trị bởi người giàu, mà còn cai trị vì người giàu. Nghĩa là, các vấn đề quốc gia mà người giàu gây ảnh hưởng tới chính quyền để bảo vệ, gia tăng tài sản và ảnh hưởng của họ, thường là bằng cách hy sinh lợi ích của những người khác. Những ảnh hưởng này được thực hiện theo 4 cách cơ bản: lobbying to shift regulatory costs and other burdens away from corporations and onto the public at large; lobbying to affect the tax code so that the wealthy pay less; lobbying to allow the fullest possible use of corporate money in political campaigns; and, above all, lobbying to enable lobbying to go on with the fewest restrictions. Of these, the second has perhaps the deepest historical legacy.
-----------
- Morgan Stanley: VND đang đương đầu với rủi ro mất giá -(Dân trí) - 2 ngày sau khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở mức thấp, Morgan Stanley cho rằng tiền đồng Việt Nam (VND) đang đương đầu với khá nhiều vấn đề và rủi ro mất giá.
Ông Stewart Newnham, chiến lược gia về thị trường tiền tệ châu Á tại Morgan Stanley, trong bài phỏng vấn mới nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra cán cân thanh toán đi xuống, kinh tế tăng trưởng yếu và thâm hụt thương mại đang tạo ra áp lực mất giá lên VND.
Tháng 5/2009, khi chuyên gia Newnham cho rằng Việt Nam đang đương đầu với khủng hoảng tiền tệ tương tự như câu chuyện đồng bath Thái Lan năm 1997, VND đã hạ 17%.
Theo IMF, tính đến cuối tháng 9/2010, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ đủ cho 1,8 tháng nhập khẩu, tuy nhiên IMF không đưa ra con số cụ thể. Theo số liệu của Bloomberg, VND từ đầu năm 2010 đến nay, đã hạ giá 5,2%.
Chuyên gia Newnham dự báo khả năng VND xuống mức 23.000 VND/USD trong năm 2011 hoàn toàn có thể xảy ra, như vậy thấp hơn 18% so với tỷ giá USD liên ngân hàng ngày 9/12 là 19.498 VND/USD.
Ông Newnham nói: “Từ năm 2008, VND đã ở trong vùng nguy hiểm khi kinh tế tăng trưởng dưới mức trung bình và thâm hụt thương mại dai dẳng”. Ngày 18/8/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hạ giá VND lần thứ 3 tính từ tháng 11/2009.
Động thái này được đưa ra bởi lo lắng nhập khẩu tăng quá cao sẽ dẫn đến việc thiếu vốn cần thiết để bù đắp cho thâm hụt thương mại.
-Các nhà kinh tế Việt Nam kêu gọi khôi phục sự tin cậy vào tiền đồng (RFI)-Trong thời gian qua, trong khi đơn vị tiền tệ của những nước khác ở Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia tăng giá cùng với mức tăng trưởng kinh tế, thì tiền đồng Việt Nam đã liên tục mất giá so với các ngoại tệ như đôla, euro hay yen. Tính từ ngày 9/1 đến nay, tiền đồng đã mất 12% giá trị.
-Góc nhìn khác về “cuộc đua” lãi suất
Tính đến chiều 10-12 đã không còn ngân hàng (NH) nào áp dụng “lãi suất huy động (LS) khủng” tới 17% như Techcombank khởi xướng bởi NHNN đã chính thức “ra tay”. Thậm chí các ý kiến được trích cũng như xu hướng đưa tin của một số tờ báo đều nghiêng theo hướng phê phán những NH từng đẩy LS lên cao, hoặc đang “thoả thuận ngầm” với người gửi tiền.
Lý do là bởi các quan chức NHNN cho rằng nếu LS tăng sẽ dẫn đến chi phí đầu vào của DN tăng khiến giá thành tăng nên để hạn chế lạm phát thì “thổi còi” cuộc đua LS là đúng. Về cơ bản lý luận đó không sai, song nó đã mặc nhiên ném lợi ích của những người gửi tiền ra lề đường, bởi chỉ số CPI năm nay chắc chắn trên 10%, cộng với hai lần “nới” tỷ giá 5,5% thì mức “đồng thuận” 12% mà Hiệp hội ngân hàng đưa ra đã không mang đến “LS thực dương” như dự kiến. Vậy trước hai lợi ích đó, đâu là số đông cần quan tâm?
Hơn thế, nhiều chuyên gia đã chứng minh yếu tố lạm phát của Việt Nam xuất phát từ chính sách tiền tệ chứ không phải từ bên ngoài. Đơn giản là NHNN đã “bơm” quá nhiều tiền vào nền kinh tế (nhằm mục tiêu tăng GDP) trong khi tốc độ cung hàng hoá không tăng tương ứng, và điều đó dẫn đến lạm phát. Điều đó có thể thấy rõ qua số liệu đầu tư công thiếu hiệu quả hoặc các chi phí lễ hội tràn lan khiến cho cung tiền tăng mà không có hoặc có quá ít hàng hoá được làm ra. Vì thế giảm lượng tiền đang lưu thông, hoặc tăng lượng cung hàng hóa đều là giải pháp chống lạm phát. Cho nên, trong ngắn hạn nếu thu bớt tiền về thì dĩ nhiên cán cân tiền – hàng sẽ cân bằng, song hệ luỵ thấy rõ là LS có thể tăng ở một số NH thiếu tiền, nhưng khi huy động đủ LS sẽ giảm.
Còn một khi NHNN can thiệp, “bơm” tiền ra để LS giảm thì có khi lạm phát sẽ nặng nề hơn. Trong cuộc họp báo đầu tháng 11, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Lê Đức Thuý nói rõ, sức ép giảm LS đã khiến cho uy tín của VND giảm. Việc NHNN chỉ đạo các NHTM phải đưa LS còn 10% và cho vay 12% trong khi lạm phát có xu hướng tăng từng khiến cho các NHTM vừa treo LS 11% nhưng vừa phải tăng khuyến mãi, chứng tỏ sự méo mó trong điều hành. Điều này làm cho người dân buộc phải nghĩ tới giải pháp nắm giữ vàng, ngoại tệ để bảo toàn tài sản.
Mặt khác, khi chuyển hướng cho thả nổi LS, ông Thuý đã dự liệu rằng DN khi đi vay sẽ tự biết cân nhắc, nhưng điều đó lại giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo được lòng tin lâu dài và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất kinh doanh một cách bền vững. Hơn thế việc cơ chế LS thỏa thuận đã được quyết làm từ năm 2002 theo Nghị quyết trung ương, nay trở lại cơ chế mệnh lệnh hành chính sẽ là bước tụt lùi lớn.
-Reuters gợi ý cho chủ nợ Vinashin (Bee)-Reuters đưa ra một trong những cách giải quyết thực tế hơn. Theo đó, bên cho vay sẽ trông đợi một lãi suất cao hơn, và có thể sẽ thu thêm phí- - Tân Chủ tịch: Vinashin cải tổ từ con người tới cơ chế (TVN) ừa, tại con người, tại cơ chế, biết, hiểu..nhưng nhớ mỗi người dân Việt đang gánh 1 triệu đồng cho Vinashin, đừng làm nó tăng lên nữa nhá. - TẠI SAO CREDIT SUISSE THÚC NỢ VINASHIN VÀO LÚC NÀY ? (Phạm Viết Đào blog)Lý do là bởi các quan chức NHNN cho rằng nếu LS tăng sẽ dẫn đến chi phí đầu vào của DN tăng khiến giá thành tăng nên để hạn chế lạm phát thì “thổi còi” cuộc đua LS là đúng. Về cơ bản lý luận đó không sai, song nó đã mặc nhiên ném lợi ích của những người gửi tiền ra lề đường, bởi chỉ số CPI năm nay chắc chắn trên 10%, cộng với hai lần “nới” tỷ giá 5,5% thì mức “đồng thuận” 12% mà Hiệp hội ngân hàng đưa ra đã không mang đến “LS thực dương” như dự kiến. Vậy trước hai lợi ích đó, đâu là số đông cần quan tâm?
Hơn thế, nhiều chuyên gia đã chứng minh yếu tố lạm phát của Việt Nam xuất phát từ chính sách tiền tệ chứ không phải từ bên ngoài. Đơn giản là NHNN đã “bơm” quá nhiều tiền vào nền kinh tế (nhằm mục tiêu tăng GDP) trong khi tốc độ cung hàng hoá không tăng tương ứng, và điều đó dẫn đến lạm phát. Điều đó có thể thấy rõ qua số liệu đầu tư công thiếu hiệu quả hoặc các chi phí lễ hội tràn lan khiến cho cung tiền tăng mà không có hoặc có quá ít hàng hoá được làm ra. Vì thế giảm lượng tiền đang lưu thông, hoặc tăng lượng cung hàng hóa đều là giải pháp chống lạm phát. Cho nên, trong ngắn hạn nếu thu bớt tiền về thì dĩ nhiên cán cân tiền – hàng sẽ cân bằng, song hệ luỵ thấy rõ là LS có thể tăng ở một số NH thiếu tiền, nhưng khi huy động đủ LS sẽ giảm.
Còn một khi NHNN can thiệp, “bơm” tiền ra để LS giảm thì có khi lạm phát sẽ nặng nề hơn. Trong cuộc họp báo đầu tháng 11, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Lê Đức Thuý nói rõ, sức ép giảm LS đã khiến cho uy tín của VND giảm. Việc NHNN chỉ đạo các NHTM phải đưa LS còn 10% và cho vay 12% trong khi lạm phát có xu hướng tăng từng khiến cho các NHTM vừa treo LS 11% nhưng vừa phải tăng khuyến mãi, chứng tỏ sự méo mó trong điều hành. Điều này làm cho người dân buộc phải nghĩ tới giải pháp nắm giữ vàng, ngoại tệ để bảo toàn tài sản.
Mặt khác, khi chuyển hướng cho thả nổi LS, ông Thuý đã dự liệu rằng DN khi đi vay sẽ tự biết cân nhắc, nhưng điều đó lại giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo được lòng tin lâu dài và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất kinh doanh một cách bền vững. Hơn thế việc cơ chế LS thỏa thuận đã được quyết làm từ năm 2002 theo Nghị quyết trung ương, nay trở lại cơ chế mệnh lệnh hành chính sẽ là bước tụt lùi lớn.
-Vietnam Dong in ‘Extreme Trouble,’ Morgan Stanley Says (Bloomberg 9-12-10)-Tiền đồng 'đang có vấn đề rất nghiêm trọng' (BBC)
Ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley nói đồng tiền Việt Nam ‘có vấn đề rất nghiêm trọng’ trong bối cảnh kinh tế yếu và mậu dịch bị thâm hụt, báo tài chính Mỹ Bloomberg đưa tin ngày 9/12.
Thực trạng cán cân thanh toán xấu đi, nền kinh tế yếu và thâm hụt mậu dịch đang tạo "sức ép lớn đáng kể " đối với tiền đồng, Stewart Newnham, chuyên viên nghiên cứu chiến lược tiền tệ tại Morgan Stanley nói tại một hội nghị ở Tp HCM.
Kể từ hồi tháng Năm 2008, thời điểm ông Newnham nói đồng tiền Việt Nam theo gót chân “khủng hoảng tiền tệ” như Thái Lan (1997), tiền đồng đã mất giá 17% so với đôla Mỹ.
Nếu nguồn tài chính không đủ để trang trải cho nhập khẩu thì ai sẽ bù đắp vào chỗ thiếu hụt này?Stewart Newnham, Morgan Stanley
Tỷ giá tiền đồng so với đôla Mỹ “quá nhiều khả năng” tiến tới 23.000 đồng/đô la trong năm 2011, ông Newnham nói.
"Kể từ năm 2008, tiền đồng đã bị rơi vào vùng nguy hiểm vì kinh tế tăng trưởng kém và vẫn bị thâm hụt mậu dịch", ông Newnham nói thêm.
Thâm hụt mậu dịch
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tiền đồng 2% (18.932 VND /USD) vào ngày 18 tháng Tám là lần phá giá thứ ba kể từ tháng 11 năm ngoái.
Đây là động thái trong lúc có quan ngại việc gia tăng nhập khẩu sẽ tạo nguy cơ rằng Việt Nam sẽ thiếu tiền để bù đắp thâm hụt mậu dịch.
Vào tháng 11 mức thâm hụt mậu dịch tăng 16% (ở mức 1.25 tỷ đôla) so với mức 1.08 tỷ đôla hồi tháng Mười, theo số liệu sơ bộ Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra vào ngày 25 tháng 11.
Tức là mức thâm hụt mậu dịch tổng cộng trong 11 tháng (tính tới tháng 11) là 10.66 tỷ đôla.
"Nếu nguồn tài chính không đủ để trang trải cho nhập khẩu thì ai sẽ bù đắp vào chỗ thiếu hụt này?" ông Newnham hỏi.
"Câu trả lời là, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam." ông tự trả lời.
Trong tuần này Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam ở mức "thấp".
IMF cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối tháng Chín ở mức chỉ đủ trang trải cho 1,8 tháng nhập khẩu.
-Bốn nguyên nhân khiến lãi suất đạt đỉnh(Sgtt)-
SGTT.VN - Đỉnh lãi suất huy động VND năm 2008 là 19,2%. Đó là thời điểm tiền khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nguyên nhân chính của cuộc đua lãi suất lần này có thể là: thứ nhất, lâu nay các ngân hàng đang luôn bị động về thanh khoản do thực chất phần lớn các khoản tiền gửi VND của khách hàng tại ngân hàng là không kỳ hạn và kỳ hạn rất ngắn. Cộng thêm vào đó là sức ép của các tỷ lệ đảm bảo an toàn cuối năm và vốn giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã ký.
Thứ hai, thị trường liên ngân hàng vẫn chưa có biện pháp bình ổn, lãi suất thị trường này gây sức ép tăng lên thị trường vốn dân cư và tổ chức khác. Một khi lãi suất thị trường liên ngân hàng đã lên đến 25% thì các ngân hàng có tăng lãi suất huy động lên 19% vẫn rẻ hơn.
Chuyên gia tài chính cho rằng, hãy bình tĩnh chấp nhận thực trạng và dùng các công cụ chính sách tiền tệ để can thiệp giảm dần mặt bằng lãi suất xuống. Điều này vừa tôn trọng nguyên tắc thị trường vừa tạo điều kiện cho việc tự do hoá lãi suất ở Việt Nam diễn ra một cách ổn định. |
Thứ tư, những thông tin đồn đại trên thị trường về việc NHNN sẽ thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh đó, có thông tin Trung Quốc (một thị trường có những điểm tương đồng với Việt Nam) đã tuyên bố chính sách thắt chặt tiền tệ khiến dư luận cho rằng, việc Việt Nam tuyên bố chỉ còn là vấn đề thời gian. Vì vậy, các NHTM tranh thủ tăng thêm nguồn vốn của mình phòng khi NHNN thắt chặt tiền tệ…
-Tháo dỡ bế tắc tỷ giá(TBKTSG) - Mặc dù chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng có căn cứ để tin rằng với nguồn lực ngoại tệ “nổi và chìm” hiện nay nếu được khai thông một cách đúng đắn bằng cơ chế điều hành tỷ giá hợp lý thì hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng ngoại tệ phát sinh trong nền kinh tế nước ta.
-Tổng giám đốc Techcombank "cáo lỗi" về vụ lãi suất (Bee)-Kể từ 22h ngày 8/12 ngân hàng Techcombank đã công bố chấm dứt chương trình khuyến mãi 3 ngày vàng trước thời hạn
-Nam Hàn xây nhà máy điện chạy than cho Việt Nam (RFA)-Một công ty Nam Hàn đã thắng gói thầu trị giá 1, 2 tỷ đô la để xây một nhà máy điện chạy bằng than tại VN.