Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Vinashin chưa quyết định thuê tư vấn tái cơ cấu

-
-- Ủy ban điều tra của nghị viện
Đầu tháng 11/2010, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết kiến nghị thành lập Ủy ban điều tra của Quốc hội để làm rõ trách nhiệm chính trị trong vụ Vinashin. Theo Luật Tổ chức Quốc hội, khi thấy cần thiết, Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban điều tra, nhưng do một số nguyên nhân, trong đó theo trả lời ĐBQH của UBTVQH, không thành lập Ủy ban điều tra vì UBKTTƯ, Thanh tra, cơ quan điều tra cũng đang điều tra vụ Vinashin...
 - Công khai kết luận thanh tra Vinashin: Phải chờ! (PL)-
pictureKết luận này phải được báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng có ý kiến rồi mới công khai được.

TT NGUYỄN TẤN DŨNG ĐƠN ĐỘC TRONG VỤ VINASHIN: DO ÔNG HAY DO CƠ CHẾ?

Phúc Lộc Thọ.
Phiên chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp kết thúc ngày 26/11/2010 đã thật sự để lại nhưng dư âm đậm nét, làm vỡ bung ra nhiều vấn đề và đồng thời cũng đã để lại những mối quan ngại sâu sắc trong dư luận của đông đảo cử tri không chỉ đối với năng lực quán lý, điều hành của Chính phủ mà cả đối với hiệu lực của các quy đinh pháp luật hiện hành ( thể chế ) đối với hoạt động quản trị kinh tế-xã hội và hiệu lực quản trị bộ máy. Phiên chất vấn đã phần nào cho thấy không khí dân chủ tại diễn đàn Quốc hội đã bắt đầu ấm lên; những vấn đề bức xúc của cử tri đã được thẩm thấu, đã được đem tới bàn nghị sự và đặt thẳng, căng, công khai trước mặt những quan chức chịu trách nhiệm điều hành các vấn đề trọng đại của đất nước…
Phiên chất vấn của kỳ họp lần này có thể nói là đã đạt tới cái kết có hậu, ( liệu nó đã là cái hậu của một cơ chế được bộc lộ tới tận cùng của cái mặt trái của nó ): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra điều trần trước Quốc hội, trực tiếp trả lời các câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội; buộc ông phải chính thức nhận trách nhiệm về vụ “đắm tàu “ Vinashin. Ông đã trách nhiệm nhưng ông chưa chính thức có lời xin lỗi theo thông lệ trước Quốc hội, trước nhân dân.
Vụ Vinashin thật sự là một thảm họa gây ra cho cái túi tiền nhà nước vốn đã eo hẹp lại bị thâm thủng nặng nề. Cử tri thấy tội trước cảnh Thủ tướng giống như ông bố hết tiền trong khi con đang xin tiền mua sách vở khi ông trả lời một đại biểu người dân tộc: tại sao lại cấp tiền cho các dự án miền núi nhỏ giọt. Ông thanh minh ( đại ý ): Cái bánh ngân sách chỉ có vậy, đã ưu tiên lắm rồi…
Khoản tiền 86.000 tỷ đồng do Vinashin làm thủ tục vay ngân hàng và phát hành qua nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các dự án kinh doanh giải ngân ồ ạt trong vòng vài ba năm; Số tiền này đang đứng trước nguy cơ trở thành gánh nặng cho Ngân sách vì khó có khả năng sinh lời, thậm chí khả năng thu hồi vốn cũng đang mờ mịt. Vinashin là doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý, thế nhưng khả năng thu hồi lại vốn trong một tương lại gần là khó, không khác gì “khiêng trứng bằng gậy “ ( trứng treo đầu đẳng )...
Chính Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi đứng ra điều trần trước Quốc hội cũng đã chính thức thông báo: năm 2010 Vinashin có doanh thu khoảng trên 600 triệu USD, sẽ lỗ khoảng 1600 tỷ đồng; Năm 2011 tiếp tục lỗ.”Nếu quản trị và quản lý tốt thì đến năm 2012, Vinashin có thể sẽ đứng vững và giảm lỗ, từ năm 2013-2014 sẽ có lãi trở lại…”
Một vấn đề đặt ra vậy thảm họa này do khách quan là chủ yếu: khủng hoảng kinh tế thế giới hay do khâu quản lý yếu kém, không hiệu quả dẫn tới hậu quả này? Đây là một dấu hỏi chưa được trả lời minh bạch, sòng phẳng và có cơ sở khoa học, kinh tế tại diễn đàn Quốc hội. Mặc dù vụ việc đã xảy ra hơn 1 năm và rất nhiều cơ quan tham mưu chức năng của Chính phủ đã vào cuộc nhưng lại chưa có ý kiến chính thức…Có làm minh bạch sòng phẳng thì mới có khả năng ngăn chặn những Vinashin khác.
Theo các quy định của các thể chế luật pháp hiện hành: Tập đoàn Vinashin do Thủ tướng trực thành lập, bổ nhiệm các chức danh chủ chốt vàg trực tiếp quản lý; Tuy Thủ tướng tuy trực tiếp quản lý điều hành nhưng cũng lại chỉ quản lý theo kiểu điều hành từ xa, điều hành bằng chủ trương ở tầm vĩ mô. Điều này đã bộc lộ qua câu trả lời chất vấn của Thủ tướng trước câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Loan:” Chúng tôi cũng khẳng định còn rất khó khăn nhưng khả thi và triển vọng, thực hiện nó là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nội dung cụ thể như thế nào để trả được nợ, chúng tôi sẵn sàng trình bày, Ban chỉ đạo, Hội đồng quản trị Tập đoàn sẽ sẵn sàng trình bày để đại biểu Loan góp ý kiến. Ở đây tôi không thể trình bày cụ thể làm chiếc tàu nào, lãi bao nhiêu, trả nợ năm nào bao nhiêu. Thưa các đồng chí tôi không làm được điều đó, xin các đồng chí thông cảm cho.
Mọi sự điều hành đều nằm trong tay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc đúng thì thì Thủ tướng đúng và ngược lại…Qua vụ Vinashin cho thấy, cái mô hình thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh chưa đồng thời tạo lập song hành với nó cái cơ chế: Khi Chủ tịch HDQT và Tổng Giám đốc đúng, nhưng gặp khó khăn thì Thủ tướng sẽ dùng quyền lực Thủ tướng để can thiệp hỗ trợ giúp giải tỏa ách tắc; ngược lại khi Chủ tịch HDQT và Tổng Giám đốc sai, vi phạm pháp luật thì Thủ tướng kịp thời phanh lại, chấn chỉnh, không để bung bét ra rồi mời nhảy vào…Còn để cho đổ bể ra rồi thì có kết tội cố ý làm trái phỏng có ích gì.
Việc cố ý làm trái trong việc mua một con tàu cũ ngẫm cho cùng cũng là chuyện nhỏ, cái lớn là 86 ngàn tỷ đồng kia đầu tư vào cái gì, đi đâu, vì sao không có hiệu quả, vì sao không biết để ngăn chặn? Khi Vinashin trình phương án kinh doanh để xin vay vốn, Thủ tướng có nắm chắc như là đã nắm cái phương án tái cơ cấu Vinashin mà Thủ tướng đã khẳng định trước Quốc hội lần này không ?
Người đầu tiên tìm cách tách thoát ra khỏi cái “ con tàu đắm”- trách nhiệm, đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính Võ Văn Ninh; qua cách giải trình trước Quốc hội, cử tri có thể hiểu: Bộ Tài chính không tham gia duyệt các dự án vay vốn kinh doanh của Vinashin nên không chịu trách nhiệm về sự thất bát của khoản tiền 86 ngàn tỷ này?
Ông nói điều này có phần đúng đó là các khoản vay không qua Bộ Tài chính. Thế nhưng trong các khoản vay đó, Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định khoản tiền 750 triệu USD cho Vinashin vay qua nguồn trái phiếu chính phủ ? Khoản này thì BT Vũ Văn Ninh không thể phủi tay và ông đã thoái thác kiểu khác: Lúc thẩm định cho Vinashin vay là phù hợp, còn khi vay về không hiệu quả nữa là do Vinashin, có nghĩa là do Thủ tướng ? BT Bộ Tài chính không phải chịu trách nhiệm? Như vậy ông Vũ Văn Ninh đã tìm cách nhảy ra khỏi con tàu để thoát cái thân ông để mặc Thủ tướng chống chọi với sóng gió dư luận.
Ông tìm cách thoát thân như vậy là thoát thân lấy được; thực ra Hiến pháp, Luật Đầu tư, Luật Ngân sách đều quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với các dự án nhóm A. Ông đã biện minh: Thanh tả Bộ Tài chính đã vào thanh tra, đã phát hiện Vinashin sử dụng vốn không có hiệu quả nhưng kiến nghị không nghe.
Người thứ 2 cũng tìm cách nhảy ra khỏi con tàu tàu Vinashin để thoát thân đó là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng. Ông Bộ trưởng đã viện dẫn Nghị định 51 quy định chức năng nhiệm vụ chung chung của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải như: Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, hàng năm và làm thêm những việc do Thủ tướng phân công. Như vậy, đối với vụ Vinashin thì nếu Quốc hội muốn hỏi trách nhiệm của BT Bộ Giao thông thì nên hỏi Thủ tướng xem đã phân những trách nhiệm gì rồi hãy hỏi ông ? Tóm lại ông cũng né tránh và nhảy lên bờ vẫy chào Thủ tướng đang xoay trần ra chèo con tàu Vinashin đầy nước…
Người trả lời thẳng thừng, cạn tàu ráo máng nhất với Thủ tướng có lẽ đó là BT Bộ Kế hoạch-Đầu tư Võ Hồng Phúc; ông ngửa bài: 6 Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch Đầu tư đã có ý kiến về vụ đầu tư cho Vinashin nhưng Thủ tướng không nghe ? Bây giờ còn trách gì Bộ Kế hoạch-Đầu tư cái nỗi gì ? Sau cái câu ấy hình như BT Bộ Kế hoạch Đầu tư cảm thấy áy náy nên ông liền ném cho Thủ tướng một “ cái phao “, ông đưa Luật Doanh nghiệp ra để thanh minh, để đổ một phần trách nhiệm chìm tàu Vinashin cho Quốc hội?
Qua cách ứng xử của 3 vị bộ trưởng cho thấy có 3 khả năng: Do cớ chế hiện này đã đẩy Thủ tướng vào tình thế chuyên quyền độc đoán, ôm hết công việc về mình quyết; các thành viên Chính phủ đã tham mưu hết nhẽ, hoặc đã can một vài vụ, vài lần mà không ăn thua nên đành khoát nước theo mưa? Bây giờ cơ sự xảy ra rồi thì bỏ mặc Thủ tướng đứng ra chèo chồng lấy ? Hay do cơ chế quản lý doanh nghiệp có vấn đề, trách nhiệm không rõ ràng nên “khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai” ?
Hay do cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới, nó mạnh quá giật cấp 14-15 nên đã chơi một đòn nốc ao cả “bầu đoàn thê tử” của đoàn tàu Vinashin? Nắng mưa là chuyện của trời; việc ra khơi đánh bắt cá là chuyện quanh năm ngày tháng của bà con Quảng Ngãi. Có lúc bị chìm tàu, có lúc bị Trung Quốc bắt nhưng bà con Quảng Ngãi vẫn hiên ngang bám biển, tồn tại để đánh cá về lấy tiền nuôi con ăn học…Có qua vụ Vinashin này, Chính phủ chắc mới thấy bà con ngư dân Quảng Ngãi tài.
Trong lần chất vấn lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn tự tin như mọi lần, ông đã tỏ ra nao núng ngay những phút đầu bằng một phản ứng theo kiểu năm ăn, năm thua. Khi Chủ tịch Quốc hội đề nghị mang bàn ghế riêng cho ông ngồi, ông trả lời: ông xin đứng để trả lời chất vấn Quốc hội. Ông nói rõ nếu như khi nào đứng không nổi nữa thì mới xin ghế để ngồi, có khi ngồi bệt xuống sàn không cần ghế cùng nên. Câu nói này của ông liệu có hàm ý làm cho người nghe liên tưởng tới tình huống giống như những người chiến binh trước khi ra sa trường, tự xác định tư tưởng cho mình ngay từ đầu: nhất đỏ ngực, nhì xanh có; một là nhất, hai là bét…
Đầu tóc ông gọn gàng, bồng bềnh nhưng giọng ông đã chớm run, đã chớm mệt, đã có lúc volum trong giọng nói của ông đã pha chút “ cà cuống “, “ cà lăm “ trước những câu hỏi dồn và trước tình thế đơn thương, độc mã. Không một Bộ trưởng nào sát cánh với ông, chia sẻ với, đứng cạnh ông trong tình huống gieo neo, hiểm nghèo này ? Ông vẫn mạnh mồm: sẽ kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của từng thành viên chính phủ và sẽ công khai trước bàn dân thiên hạ.
Thế nhưng ông có kỷ luật được không, họ có cũng ông chia sẻ gành nặng nhọc nhằn này không khi mà dấu hiệu một số vị đã nhảy lên bờ để thoát thân khỏi cái con tàu đang có nguy cơ chìm vì sóng to, gió cả ?!
Liệu Thủ tướng có tìm nổi một " Lê Lai " nào trong cái cơ chế thị trường được định hướng xã hội chủ nghĩa này không ? Xem hồi sau sẽ rõ !
P.L.T.
-VN có thể công bố báo cáo về Vinashin trong tháng tới (VOA)- Việt Nam dự định công bố một báo cáo vào giữa tháng 12 về vai trò của các giới chức chính phủ trong vụ bê bối của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy, tức Vinashin.

Hãng tin Bloomberg cho hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước các nhà lập pháp hôm thứ Tư rằng báo cáo này sẽ được trình bày trước khi diễn ra cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bloomberg cũng trích nguồn tin của Thời Báo Kinh tế Việt Nam cho hay cuộc họp này sẽ bắt đầu vào ngày 13 tháng 12 tới đây.

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội hôm 24/11 về khoản nợ khổng lồ của Vinashin, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận thất bại của chính phủ trong việc để tập đoàn đóng tàu của nhà nước Vinashin đến bên bờ vực phá sản.

Thủ tướng Việt Nam được hãng tin AFP trích lời nói thêm: ‘Công tác giám sát đã không thực sự hiệu quả và chính phủ đã không ngăn chặn được các việc làm sai trái của Vinashin’. Ông Dũng thừa nhận rằng việc làm của Vinashin đã để lại ‘các hậu quả nghiêm trọng’.

Trước đó, trong một hành động được xem là táo bạo hồi đầu tháng này, Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ tịch Ủy ban Văn hóa-Giáo dục Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng Sản, đã yêu cầu điều tra trách nhiệm của các thành viên chính phủ đối với sự thua lỗ của Vinashin và sau đó tiến hành một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm thủ tướng và các bộ trưởng được cho là dính líu tới vụ bê bối này.

Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, ông Thuyết cũng đòi tạm đình chỉ chức vụ của những viên chức cần được điều tra.

Tuy nhiên, những yêu cầu vừa kể của ông Nguyễn Minh Thuyết đã bị bác bỏ. Hôm 12/11 hãng thông tấn AP trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội trả lời cho ông Thuyết là “sau khi cân nhắc kỹ” ủy ban này quyết định chưa trình quốc hội thành lập ủy ban điều tra vì vấn đề Vinashin đang được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước xem xét, đồng thời cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra.

Tập đoàn Vinashin được thành lập năm 1996 và nhắm tới mục tiêu trở thành một trong những công ty đóng tàu lớn nhất thế giới trong lúc điều hành nhiều doanh nghiệp khác nhau, từ sản xuất thức ăn gia súc cho tới khu du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình khuyếch trương công ty này đã bị chìm ngập trong những khoản nợ mà theo chính phủ ước tính là lên tới 86 ngàn tỉ đồng, tương đương với 4,5 tỉ đô la. Số nợ của Vinashin, trong đó có khoản trái phiếu quốc tế 750 triệu đô la do chính phủ bảo lãnh, cũng tương đương với khoảng 4,5% tổng sản lượng nội địa của Việt Nam trong năm ngoái.
Nguồn: Bloomberg, Thoi Bao Kinh Te Vietnam
- Vinashin chưa quyết định thuê tư vấn tái cơ cấu (Sgtt)-
SGTT.VN - Chủ tịch tập đoàn Vinashin Nguyễn Ngọc Sự cho biết tập đoàn chưa có quyết định gì về việc liệu có thuê tư vấn quốc tế để giúp tái cơ cấu tài chính tập đoàn Vinashin.
Vinashin cho biết  chưa có quyết định gì về việc liệu có thuê tư vấn quốc tế để giúp tái cơ cấu tài chính tập đoàn. Ảnh: TL SGTT
Ông Sự đề cập đến vấn đề trên sau khi một số hãng tin nước ngoài đưa tin rằng chính phủ Việt Nam chuẩn bị thuê tập đoàn kiểm toán KPMG, công ty đang nhận kiểm toán Vinashin, làm tư vấn tái cấu trúc.

Ông Sự nói với SGTT: “Chúng tôi chưa hề đưa ra quyết định gì. Chúng tôi đang xem xét nhiều khả năng, có thể thuê tư vấn nước ngoài, nhưng cũng có thể chúng tôi tự làm lấy.”
Ông Sự cho biết Vinashin mới chỉ yêu cầu KPMG tiếp tục kiểm toán tập đoàn này trong năm nay, nhưng chưa đưa ra quyết định gì vể chọn tư vấn quốc tế tham gia vào việc tái cơ cấu công ty.
Tờ Thời báo Tài Chính của Anh trích dẫn một nguồn tin “gẫn gũi với vấn đề” nhưng không nêu tên, rằng nhóm cố vấn của KPMG do ông Edward Middleton dẫn đầu sẽ được chính phủ Việt Nam mời tham gia tái cấu trúc công ty Vinashin. Ông Middleton, một trong những giám đốc của KPMG ở Hong Kong, là người lo việc bán các tài sản của Lehman Brothers ở Châu Á sau khi ngân hàng này đổ vỡ năm 2008.
Thứ năm tuần trước, chính phủ đã thông qua đề án tái cơ cấu toàn diện Vinashin, theo đó thu gọn tập đoàn này còn 43 công ty con hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chính là đóng tàu và công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu, cắt giảm 216 doanh nghiệp còn lại bằng các hình thức bán, cổ phần hóa, cho thuê…

-Vinashin “vắng mặt” trong top 10 doanh nghiệp Việt VnEconomy -
Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010 (VNR500)

Thủ tướng: Sẽ công khai kết luận trách nhiệm về Vinashin
Dân Việt - Về vấn đề Vinashin, Thủ tướng Chính phủ nhận trách nhiệm và đang tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm những thành viên khác. "Kết luận cụ thể chúng tôi sẽ công khai", Thủ tướng nói.
>> Xem phần đầu nội dung phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 24-11 tại đây
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) chất vấn: Về tái cơ cấu Vinashin, với tuyên bố Vinashin sẽ làm ăn có lãi, tự vay, tự trả. Nhưng họ trả thế nào nếu mức lãi suất vay phải trả sẽ là 15 ngàn tỷ đồng mỗi năm, và trong vòng 5 năm tới, với mức lãi suất ngân hàng hiện nay, số lãi sẽ lên tới 160-170 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Trong khi đó, năm vừa rồi, doanh thu của Vinashin  mới là 15 ngàn tỷ đồng và vẫn còn lỗ 1.100 tỷ đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp Quốc hội sáng 24-11. Ảnh: Hồ Sỹ Lực

Theo bà Loan, kể cả sau tái cơ cấu, Vinashin không thể trả nếu không được bơm tiền từ bên ngoài hoặc bán đất. Vinashin sẽ trả thế nào? Nếu lãi mẹ đẻ lãi con thì xử lý ra sao? Hơn nữa nếu khoanh nợ cho Vinashin thì số lãi ngân hàng 15 ngàn tỷ đồng mỗi năm ai sẽ chịu trách nhiệm?
PVN cũng đang đầu tư dàn trải sang đủ ngành, thậm chí cả taxi và giờ là đóng tàu, chỉ khác PVN có tiền do nhà nước cấp và đang rất rộng tay. Vì sao 50% đại biểu không đồng ý mà Chính phủ vẫn đồng ý cho PVN được 5.000 tỷ đồng?
Đại biểu Lê Minh Tiến (Quảng Trị) chất vấn về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ về tầm nhìn và chất lượng quy hoạch nói chung. Vai trò của người phê chuẩn các quy hoạch, kém hiệu quả chậm tiến độ ở đâu? Liên quan đến việc quy hoạch, khi nào Việt Nam có quy hoạch gốc, quy họach chuẩn, đó là quy hoạch về nguồn nhân lực quốc gia? Thủ tướng chỉ đạo quy hoạch này như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) chất vấn về trách nhiệm trong vụ Vinashin: Thủ tướng nói có trách nhiệm của Chính phủ và đang kiểm điểm, nhưng các báo cáo đều không chỉ rõ ai phải chịu trách nhiệm. Các thành viên Chính phủ đều không thừa nhận trách nhiệm. Thủ tướng vừa nhận trách nhiệm, nhưng tôi không hiểu Chính phủ đã nghiêm túc như thế nào. Tôi không đồng tình với cách nhận trách nhiệm với tư cách người đứng đầu Chính phủ, nhưng còn trách nhiệm của những người được giao chủ sở hữu Vinashin?
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cũng chất vấn Thủ tướng: Ai đã chỉ đạo một số bài công kích đại biểu Quốc hội đăng trên website Chính phủ? Đây không phải là một hành động khôn ngoan, có để người ngoài hiểu lầm không?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời: Là người đứng đầu Chính phủ, tôi nhận trách nhiệm và cũng nói rõ, từ Thủ tướng, Phó Thủ tướng tới các thành viên Chính phủ liên quan đang kiểm điểm. Kết luận cụ thể chúng tôi sẽ công khai.
Theo người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng là người được giao thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã có nghị định để cụ thể hóa quyền chủ sở hữu, theo đó, HĐQT là người đại diện trực tiếp tại doanh nghiệp.
Thủ tướng có trách nhiệm: Ra quyết định thành lập doanh nghiệp theo đề nghị. Thứ hai, phê duyệt quy hoạch chiến lược phát triển. Thứ ba: Quyết định cử công chức đại diện quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp. Báo cáo Chính phủ cũng nêu ra, tuy có nhiều cố gắng nhưng cơ chế, thể chế quản lý của chủ sở hữu đối với việc sử dụng vốn, thanh tra, giám sát còn nhiều lúng túng, nhiều kẽ hở.
Việc để lại cho dầu khí 3.500 tỷ đồng, Thủ tướng cho rằng chúng ta thiếu năng lượng nên cần tìm các nguồn năng lượng. Chủ trương PVN ra nước ngoài đầu tư là chủ trương đúng. Giếng chúng ta tham gia đầu tư tại Nga đã có dầu. Để thực hiện dự án của PVN có hiệu quả, chúng tôi hứa sẽ làm đúng chủ trương của Đảng, nhà nước.
Đối với chất vấn về những bài công kích đại biểu Quốc hội trên website Chinhphu.vn, Thủ tướng khẳng định: Tôi thường xuyên quan tâm chỉ đạo báo chí qua các cơ quan chức năng với tinh thần báo chí thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tôi không chỉ đạo, quản lý trực tiếp một tờ báo nào.
Còn website Chính phủ có chức năng là một tờ báo điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ, do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm, phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Cũng như các tờ báo khác, nếu đăng tải sai chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm. Nói là "khôn ngoan" hay "không khôn ngoan" thì tôi không biết nói thế nào. Tôi đề nghị đại biểu Thuyết xem có đúng pháp luật hay không.
Trả lời băn khoăn của đại biểu Lê Minh Tiến về lĩnh vực quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch nguồn nhân lực, Thủ tướng cho biết: Cho tới nay chúng ta chưa làm được, mặc dù đã có một bước tiến dài trong vấn đề quy hoạch kinh tế - xã hội và chuyên ngành. Hiện, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đang tư vấn cho Chính phủ chương trình quy hoạch nhân lực theo từng ngành, từng lĩnh vực rồi sẽ tổng hợp lại thành chương trình nhân lực chung.
Đại biểu Vũ Hoàng Hà (Bình Định) chất vấn: Tình hình KT-XH cuối năm có nhiều bất lợi, quản lý điều hành vĩ mô có gì sai sót, chúng ta không thể đổ hết cho khách quan khi mà giá vàng, ngoại tệ nhảy múa 3-4 lần mỗi ngày. Thủ tướng có giải pháp gì?
Về vấn đề Vinashin, Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cấu trúc, nhưng mục tiêu hoàn toàn lệ thuộc vào bên ngoài. Nếu thị trường bên ngoài thay đổi thì đề án này có khả thi không?
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 10 có nói sẽ xử lý nghiêm, minh bạch, công khai những cá nhân có trách nhiệm, việc xử lý có đảm bảo như trong Nghị quyết hay không? Thủ tướng thì nhận trách nhiệm còn các thành viên Chính phủ trả lời trước Quốc hội lại cho rằng "vô can", thái độ của Thủ tướng như thế nào đối với các thành viên này?
Đại biểu Võ Thị Hồng Thái (Bạc Liêu) lo lắng và bức xúc về tình trạng thiếu điện. Đại biểu Bạc Liêu ghi nhận ngành điện đã có nhiều cố gắng trong đầu tư phát triển, tuy nhiên hiện vẫn còn  ba điểm nghẽn là chậm huy động vốn, cơ chế tài chính không đảm bảo (gần 10 dự án không thu xếp được vốn), giá điện thấp) khiến thiếu điện. Những giải pháp Thủ tướng đưa ra phù hợp nhưng khó thực hiện. Bao giờ Chính phủ trình Quốc hội sửa luật Điện lực, tại sao không tập trung phá điển nghẽn để đến năm 2015 huy động được 50.000 MW cho nền kinh tế?
Trả lời chất vấn về tình trạng đầu tư nhỏ giọt, không đạt mục tiêu các chương trình dự án, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chúng ta đã có những thành tựu. Mặc dù việc đầu tư có tăng, nhưng so với nhu cầu, mong muốn thì chưa đạt. Có những cái vốn bố trí còn ít, Chính phủ mong được đồng bào chia sẻ. Với trách nhiệm của mình, tôi đã làm hết sức để huy động nguồn lực thích hợp, cao nhất có thể cho nông nghiệp, nông thôn.
Khủng hoảng vừa qua tác động lớn đến KT-XH trong nước. Về 6 điểm còn yếu kém của nền kinh tế, Chính phủ cũng đã báo cáo trước Quốc hội, trong đó có những vấn đề thuộc về trách nhiệm điều hành của Chính phủ. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt những nhiệm vụ Quốc hội giao.
Về vấn đề Vinashin, Thủ tướng khẳng định Chính phủ đã nói rõ nguyên nhân, trách nhiệm. Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận trách nhiệm và đang tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm những thành viên khác: "Chúng tôi sẽ không làm qua loa, mà làm nghiêm túc, đúng quy trình của Đảng, quy định của Nhà nước".
Chủ trì phiên họp Chính phủ vừa rồi, Thủ tướng sẽ báo cáo trước hội nghị T.Ư 14, kết quả thế nào sẽ công khai. Các Bộ trưởng đã trình bày trước Quốc hội nhưng Bộ trưởng nào liên quan đến đâu, trách nhiệm thế nào sẽ được làm rõ, đúng với thực tế.

>> Xem tiếp nội dung Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn Quốc hội sáng 24-11 tại đây- Lehman’s Asia liquidator to revamp Vinashin (Financial Times)- Chính phủ Việt Nam quay sang KPMG and Edward Middleton để giúp tái cơ cấu Vinashin

Vietnam is bringing in the man who led the liquidation and sale of Lehman Brothers in Asia to help restructure Vinashin, the debt-ridden shipbuilder that was meant to be the poster child for the country’s vision of state-led development.

The government is finalising the appointment of KPMG, Vinashin’s auditors, as restructuring advisers, according to a person familiar with the matter, in a move likely to reassure anxious foreign creditors.
Thủ thướng Nguyen Tan Dung, tiết lộ kế hoạch này tuần trước ...The company came close to collapse after amassing debts of 86,600bn dong ($4.4bn) as it expanded into everything from power plants to motorbike manufacturing.
........Mr Dung, who championed the plan to turn state-owned enterprises into powerful conglomerates in the image of South Korea’s chaebol, has come under intense pressure since the scale of the problems at Vinashin started to emerge in June.At least six Vinashin executives have been arrested following allegations of economic mismanagement as the Hanoi government has attempted to reassert control. On Wednesday, Mr Dung, who like other senior Communist leaders will have to seek re-election at a five-yearly party congress in January, will be questioned by delegates in the national assembly over the Vinashin affair. In comments published on the government website on Friday, Mr Su said that Vinashin would repay its debts, but added that the company might try to delay the first $60m principal repayment on a $600m unsecured loan arranged by Credit Suisse in 2007.
Foreign creditors, who also hold most or all of a $187m corporate bond issued via Deutsche Bank in the same year, lent to Vinashin in the belief that it was backed by an implicit sovereign guarantee. Any substantial renegotiation of the Credit Suisse loan would require unanimous creditor support, which might be hard to achieve given the limited time frame and the widely held nature of the debt.

Phiên chất vấn kịch tính và trách nhiệm phải nói (VNN)  24/11/2010 05:01:00 AM (GMT+7)
- "Xin nói thành thật là chúng tôi nói ra những điều này rất đau lòng. Chúng tôi không thích gì làm mất lòng ai, nhưng trách nhiệm phải nói. Nhân dân giao cho Quốc hội, giao cho Chính phủ tài sản như thế, bây giờ xảy ra chuyện như vậy mà từ sáng tới giờ không ai chịu trách nhiệm cả, tôi không hiểu ra làm sao, hay cuối cùng trách nhiệm ở 500 đại biểu Quốc hội?", ĐB Nguyễn Minh Thuyết đứng lên giãi bày ngay sau câu trả lời của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng về sai phạm ở Vinashin.

-Tường thuật phiên chất vấn sáng 24.11
(TNO) Sáng nay (24.11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Chính phủ (CP) trình bày thêm các vấn đề mà dư luận quan tâm, đồng thời cũng trả lời trực tiếp các chất vấn của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
>> Tường thuật phiên chất vấn chiều 23.11 >> Chất vấn tại Quốc hội: Nóng lòng cứu đắm Vinashin
- Toàn văn báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng

- Thủ tướng : “Không để xảy ra vụ việc tương tự Vinashin” VnEconomy -
Thủ tướng Chính phủ nhận trách nhiệm về hạn chế, yếu kém của Chính phủ trong quản lý Vinashin Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 24/11, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định “những việc làm sai trái của lãnh đạo Tập đoàn Vinasin đã gây hậu quả nghiêm trọng”.

Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các thành viên Chính phủ có liên quan trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và quản lý chủ sở hữu, nhất là chưa tập trung hoàn thiện được đầy đủ, chặt chẽ hệ thống cơ chế chính sách trong quản lý đầu tư, sử dụng vốn, lập mới doanh nghiệp, mở thêm ngành nghề kinh doanh và trong giám sát, kiểm tra, thanh tra với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước.

Cũng theo Thủ tướng, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, việc tiến hành và xử lý sau giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng thuộc Chính phủ còn kém hiệu lực, hiệu quả nên chưa phát hiện được đầy đủ và ngăn chặn kịp thời những việc làm sai trái và báo cáo không trung thực của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin.

“Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém nêu trên của Chính phủ”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, Chính phủ sẽ tập trung sức thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu Vinashin, “không để xảy ra vụ việc tương tự Vinashin”.
Hết tháng 11, giá tiêu dùng tăng 9,58%

Tại báo cáo giải trình, Thủ tướng cũng đã làm rõ thêm một số vấn đề được đại biểu quan tâm như kiềm chế lạm phát và kiểm soát giá cả; khai thác chế biến bauxite; đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất và đời sống; khắc phục hậu quả thiên tai và đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn…

Theo Thủ tướng, đến hết tháng 11, giá tiêu dùng tăng 9,58% so với tháng 12/2009, trong đó, giá lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng tăng gần 13%, nhóm hàng hoá và dịch vụ giáo dục tăng 19%, giá vàng tăng 23,31%.
Các dự án khai thác bauxite có hiệu quả kinh tế, xã hội

Về các dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, Thủ tướng cho biết, việc thẩm định các dự án được tiến hành nghiêm túc, thận trọng và đã khẳng định các dự án có có hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn về môi trường và an ninh, quốc phòng.

Hai dự án này đều do Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) là doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đầu tư, không liên doanh với nước ngoài, tập đoàn Nhôm Trung Quốc là đơn vị được thuê làm tổng thầu EPC - xây dựng nhà máy theo hình trao tay và sẽ bàn giao nhà máy cho TKV sau 2 năm xây dựng, Thủ tướng nêu rõ.

Vinashin: thiên thời và nhân hoà từ diễn đàn Quốc hội (SGTT) “Chúng ta phải hy vọng thôi… nếu kế hoạch tái cơ cấu Vinashin được thực hiện đúng như đồng chí Sinh Hùng nói”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tổng kết lại phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp hôm qua

- - Tái cơ cấu để Vinashin phục hồi và phát triển (Tuổi Trẻ) Không chìm lỉm, một Vinashin tả tơi đang lành lặn? (VEF) Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Từ năm 2014, Vinashin có lãi (Tiền Phong) Nợ Vinashin còn…mất? (Tầm Nhìn)
-Trách nhiệm về Vinashin: “Không thể nói Bộ Kế hoạch và Đầu tư vô can” VnEconomy -
Tranh luận thẳng thắn tại nghị trường Quốc hội về trách nhiệm liên quan đến Vinashin
- Vinashin: Bộ 'làm hết nhẽ' nhưng 'không ăn thua' Vietnamnet
Phạm Huyền
clip_image002
Ảnh Lê Anh Dũng
Phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh sáng nay (23/11) “nóng” với vấn đề Vinashin. Nhiều đại biểu Quốc hội “không hiểu nổi” vì sao Bộ Tài chính đã phát hiện sai phạm với 11 kiến nghị xử lý từ năm 2008, nhưng rốt cục, Vinashin vẫn có hồi kết như bây giờ.
Bộ “nói” nhưng Vinashin không “nghe”
Dù các cá nhân lãnh đạo Tập đoàn Vinashin có sai phạm đã phải đứng trước vòng lao lý nhưng câu hỏi “ai chịu trách nhiệm” về sự đổ vỡ của Vinashin vẫn còn bỏ ngỏ.
ĐB Đặng Như Lợi khơi mào: “Tổng tài sản của Vinashin trên giấy tờ gần 105.000 tỷ đồng,  nhưng với việc mua tàu, ca nô cũ như báo cáo thì giá trị thực tế của Vinashin còn bao nhiêu?”.
Theo ông Lợi, xét về qui chế giám sát đánh giá hiệu quả của DNNN, thì tình hình tài chính của Vinashin phải có trách nhiệm phần lớn của Bộ trưởng Tài chính.
ĐB Đồng Hữu Mạo (TT-Huế) liệt kê: “Vinashin có nhiều sai phạm trong cả mua sắm tài sản, việc đầu tư sử dụng vốn, kém hiệu quả. Ví dụ, mua tàu Bạch Đằng Giang không rõ lai lịch, mua tới 9 tàu có giá hơn 3000 tỷ đồng, mà không sử dụng được, quá hạn tuổi, đến nỗi không đăng ký được ở Việt Nam, phải treo cờ nước ngoài… ”.


“Vậy, vai trò của các bộ Tài chính, GTVT, KHĐT quản lý đối với Vinashin là như thế nào? Các bộ không phát hiện ra sai phạm hay phát hiện mà không làm gì được?”.
Ông Vũ Văn Ninh cho hay, trong món nợ 86.000 tỷ đồng, hiện đã hình thành các dự án, nhà máy. Trong đó, có nhà máy đã đi vào hoạt động, có dự án chưa hoàn thành, nên phải chờ sau thanh tra, kiểm toán xong, thì mới biết Vinashin còn giá trị thực là bao nhiêu.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Tài chính cho hay: “Việc huy động vốn của Vinashin, mua tàu cũ, không dùng được… tôi không nói là không mất vốn chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn này. Tôi nói là sẽ có mất, nhưng chắc chắn là không mất hết”.
Trước câu hỏi về trách nhiệm cụ thể của ông Mạo, Bộ trưởng Ninh dành thời gian lớn để diễn giải về “quá trình thanh kiểm tra, giám sát Vinashin” trong suốt năm 2007-2010, mà theo ông là đã làm “hết nhẽ” nhưng không “ăn thua”.
clip_image003
Ông Ninh cho hay, 3 năm qua, Bộ Tài chính đã thực hiên 1 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra định kỳ. Từ năm 2007-2008, các sai phạm của Vinashin đã được Bộ phát hiện, như sử dụng nguồn 750 triệu USD vốn trái phiếu quốc tế Chính phủ cho vay lại, đầu tư không đúng danh mục dự án và các cam kết ban đầu, đầu tư dàn trải… Việc vay vốn mua sắm tài sản không hiệu quả, mua phải tàu cũ, vay nợ quá nhiều. Chỉ trong 2 năm sau khi lên Tập đoàn (2006-2007), Vinashin đã phình to ra 45% công ty con cháu.
Bộ đã có tới 11 kiến nghị, xử lý chấn chỉnh, nhất là việc yêu cầu rà soát lại vốn vay và đầu tư. Tuy nhiên, có những yêu cầu chấn chỉnh mà Vinashin không nghiêm túc thực hiện hoặc không thực hiện.
Thậm chí, ngay từ tháng 6/2008, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu Vinashin tiếp thu các kiến nghị xử lý của Bộ Tài chính, song Tập đoàn vẫn không có chuyển biến tích cực. Đến tháng 4/2009, Bộ tiếp tục báo cáo thường trực Chính phủ tình hình rệu rã của Vinashin.
Cho rằng Bộ Tài chính đã "làm đầy đủ chức trách", tuy nhiên, ông Ninh thừa nhận: “Đây là một bài học để Bộ phải triển khai xử lý triệt để, mạnh mẽ hơn khi phát hiện ra những vi phạm ở các DNNN”.
Hiệu lực quản lý Nhà nước có vấn đề
Câu trả lời về trách nhiệm chưa làm hài lòng các đại biểu. Cuối phiên chất vất, 3 đại biểu liên tiếp “vặn” Bộ trưởng về điều này.
ĐB Trịnh Thị Nga (Phú Yên) lập luận: “Sau 4 năm thành lập, Vinashin nợ nần như vậy mà Bộ Tài chính bảo là đã làm đúng chức trách, thế tức là Bộ vô can?”.
“Bộ Tài chính không liên quan gì thì Bộ nào phải chịu trách nhiệm về Vinashin? Tại sao Chính phủ không sớm chỉ đạo vụ việc này khi đây là Tập đoàn cốt yếu của chiến lược kinh tế biển Việt Nam?”.
Bà Nga hỏi: “Vậy trách nhiệm của Bộ như thế nào khi đưa ra tới 11 kiến nghị, giải pháp mà lại không kịp thời ngăn chặn để xảy ra kết cục như hôm nay, hàng nghìn công nhận bị nợ lương?”.
Bà Nga cũng đề nghị Bộ trưởng nói rõ quan điểm riêng với tư cách là ủy viên Trung ương Đảng.
Chia sẻ tâm tư của bà Nga, ĐB Lê Quốc Dung, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bày tỏ: “Nghe Bộ trưởng trả lời, tôi vẫn chưa thấy rõ trách nhiệm của Bộ về quản lý theo chức năng của mình đối với Vinashin. Chức năng quản lý vốn nhà nước của Bộ Tài chính ở đâu khi để Vinashin mua toàn tàu cũ, nhà máy điện cũ nát?”.
ĐB Ngô Minh Hồng (TP.HCM) cũng băn khoăn:  “750 triệu USD phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ, cho Vinashin vay lại nhưng Vinashin đầu tư không đúng. Vậy việc cho vay lại vốn như vậy có đúng qui định của pháp luật? Hàng nghìn tỷ đồng vốn cấp cho Vinashin mà không kèm theo dự án cụ thể, vậy, trách nhiệm của Bộ trưởng ra sao?”.
clip_image004
Ông Ninh nói: “Bộ Tài chính không phải là cơ quan phê duyệt phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư của Vinashin nên việc quyết định các dự án đầu tư cụ thể, Bộ không có quyền”.
Bộ trưởng cũng phân trần: “Trong chính sách cơ chế chung, nếu tôi ban hành sai, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành sai chính sách thì đúng là tôi chịu trách nhiệm. Nhưng ở đây, chúng tôi đã làm đủ, làm đúng chức năng, phát hiện ra nhưng Vinashin chỉ thực hiện một phần, một phần không thực hiện”.
Nhắc lại tình cảnh “lực bất tòng tâm” của Bộ Tài chính khi “quản” Vinashin, ông Ninh bày tỏ: “Tôi cũng thấy một điều là chúng tôi đã làm đúng luật Thanh tra, nhưng một bất cập là khi thanh tra phát hiện ra sai phạm, lại chưa chế tài cưỡng chế, bắt buộc DN thực hiện các kiến nghị. Tới đây, chúng tôi sẽ kiến nghị việc này”.
ĐB Ngô Minh Hồng (TP.HCM) đặt vấn đề: Nếu vậy, hiệu lực quản lý của nhà nước ở vụ việc Vinashin như thế nào? Phải chăng là chúng ta bất lực?
Vấn đề Vinashin vẫn chưa được “khép lại” trong buổi sáng như chương trình. Phiên chất vấn buổi chiều với Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng hứa hẹn sẽ tiếp tục giải đáp những vấn đề liên quan đến tập đoàn Vinashin.
P. H.
-Góp ý với Quốc hội: Đánh giá lại Vinashin như thế nào?
Vũ Quang Việt
Đánh giá lại giá trị của Vinashin một cách nghiêm túc là việc cần làm. Tất cả những gì cho đến nay được quan chức tuyên bố trước Quốc hội đều chưa đáng tin cậy.
Trước phiên chất vấn, Chính phủ đã gửi Quốc hội báo cáo bổ sung về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), thông báo thực trạng và kết quả tái cơ cấu bước đầu: còn 259 đơn vị, trong đó 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động, 11 đang đầu tư dở dang. Tổng tài sản còn lại là 95.672 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả 76.241 tỷ đồng.
Ông Hồ Nghĩa Dũng khi trả lời Quốc hội (VNN ngày 22/1/2010) thì nói rằng dựa trên báo cáo của Vinashin "đến thời điểm 30/6/2010, Tập đoàn có 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động, 14 nhà máy đang được đầu tư. Tổng tài sản là 104.649 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả là 86.565 tỷ đồng.”


Như thế, nợ đã giảm từ 86.565 tỷ xuống 76.251 tỷ mà không một lời giải thích.
Chính ông Vũ Văn Ninh Bộ trưởng Tài chính đã thú nhận là đến thời điểm trả lời chất vấn trước Quốc hội (sáng ngày 23/11/2010) “ Bộ Tài chính vẫn chưa thể biết giá trị tài sản thực của Vinashin là bao nhiêu” (TBKTSG online cùng ngày). Nếu ông Ninh chốt lại ở đấy thì hay hơn là ông đưa ra con số nợ đã giảm xuống ở trên. Đấy là theo ông Ninh, Bộ Tài chính đã tổ chức 4 cuộc kiểm tra định kỳ, 1 kiểm tra đột xuất và được phân quyền tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn và trong quá trình từ năm 2007 đến 2010 mà vẫn không nắm rõ được vấn đề.
Cho nên khi ông Ninh đánh giá, “với những kiến nghị của thanh tra, Vinashin có thực hiện tốt một số yêu cầu, một số thực hiện chưa tốt và một số không thực hiện” thì đây là đánh giá quá sớm và Quốc hội cũng không nên nhanh chóng thỏa mãn với những câu trả lời như thế.
Bất cứ ai làm nghề kế toán đều biết là kế toán tài sản đơn giản có hình thức như sau:
Tích sản

Tiêu sản

Giá trị tài sản

105 ngàn tỷ

Nợ

87 ngàn tỷ

Tiền mặt

Giá trị tài sản cố định

Vốn còn lại

Vốn đã bỏ ra

Lời/lỗ trong thời gian hoạt động chưa đem phân phối

18 ngàn tỷ

Tổng tích sản

105 ngàn tỷ

Tổng tiêu sản

105 ngàn tỷ

Nếu ta biết được tổng giá trị tài sản thì ta có thể tính được vốn tự có. Vậy thì nếu như tình hình đúng như Bộ Tài chính đưa ra thì vốn tự có của Vinashin vẫn là dương. Điều này chưa thể nói lên là Vinashin thực hiện tốt hay xấu vì vấn đề là Vinashin có làm lời không và tỷ suất lời bao nhiêu theo tài sản đang có và số vốn bỏ ra. Phần này chưa quan chức nào nói đến.
Riêng về đánh giá lại tài sản, nếu không có giải trình thì con số dương về vốn còn lại không có giá trị gì. Vốn còn lại tùy thuộc vào việc đánh giá giá trị tài sản và vốn.
Giá trị tài sản, ngoài trừ tiền mặt và các khoản như tiền có trong tay là giá trị tài sản cố định mà Vinashin hiện có trong tay. Việc đánh giá lại giá trị tài sản quả thật không đơn giản vì tài sản sẽ bao gồm đất đai, nhà máy, công trình xây dựng còn lại, và các tầu bè mà Vinashin mua, v.v. và giá trị hoàn toàn dựa vào giá trị có thể bán lại trên thị trường vào thời điểm đánh giá. Những gì có trong tay mà không bán lại được để biến thành tiền thì đều không có giá trị. Thí dụ những cảng, nhà máy đã xây mà không thể đưa vào sử dụng và nhượng lại cho doanh nghiệp khác thì không có giá trị. Điều này ông Ninh đã thành thật nói ra, nhưng các chuyên gia chỉ có thể có đánh giá chính xác nếu như các tài sản này được công bố chi tiết.
Đánh giá nợ cũng không đơn giản. Nếu là nợ bằng tiền Việt Nam thì tương đối là dễ, nếu bỏ qua việc nợ nợ tiền hưu trí cho công nhân viên. Nhưng nếu nợ bằng ngoại tệ thì nợ này phải được tính lại theo hối suất thị trường hiện nay. Khi hối suất tăng nhanh chóng như ở Việt Nam mà nợ bằng tiền Việt Nam lại giảm hơn 10 ngàn tỷ theo như trình bày của quan chức thì đây là điều đáng ngờ. Điều này chỉ có thể rõ khi mọi món nợ phải được trình bày với chi tiết rõ ràng.
Trong việc đánh giá lại, cũng nên phân tích rõ ràng theo hiện trạng của Vinashin, chứ không nên trình bày tình trạng Vinashin sau khi một số hoạt động với các món nợ có sẵn được chuyển giao lại cho các doanh nghiệp khác. Thủ thuật này đã được nhiều chính phủ trên thế giới sử dụng để làm đẹp bảng kế toán.
Như vậy, Quốc hội nên đòi hỏi thông tin chi tiết và chính xác về các hoạt động của Vinashin với các giải trình cặn kẽ để nhờ các chuyên gia độc lập đánh giá chứ không thể dựa trên những lời phát biểu đại khái của các quan chức chính quyền như hiện nay.
V. Q. V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

image (Tin tuc 24h) – Về chuyện tập đoàn Vinashin thua lỗ đến nguy cơ "sụp đổ", Chính phủ đang tính toán cơ cấu lại bộ máy quản lý của Tập đoàn. Trong khi đó tại TP Đà Nẵng, hàng trăm công nhân của Nhà máy đóng tàu (thuộc tập đoàn vinashin) bị mất việc làm cũng đang đòi quyền lợi do không được giải quyết chế độ vì hoạt động, sản xuất kinh doanh suốt 2 năm qua án binh bất động. Và nhiều khả năng Vinashin Đà Nẵng sẽ bị giải thể…
Người lao động khiếu nại, kêu cứu khắp nơi
Mất việc kéo dài, những ngày qua, tập thể người lao động (NLĐ) tại nhà máy đóng tàu (NMĐT) Đà Nẵng gửi đơn khiếu nại kêu cứu từ Vinashin, đến lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, HĐND, Sở LĐTBXH cùng một số cơ quan báo chí… về việc lãnh đạo đơn vị này chây ì, không giải quyết quyền lợi cho họ.
Tiếp xúc với phóng viên, hàng chục NLĐ bức xúc: Từ giữa tháng 6-2009 đến cuối tháng 5-2010, ông Nguyễn Văn Bằng – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Nhà máy đã liên tục ra thông báo cho hàng trăm NLĐ đang công tác tại nhà máy nghỉ việc không lương và tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ). Cụ thể, ngày 1-6-2009, cho 34 NLĐ tạm nghỉ việc 3 tháng. Đến ngày 11-2-2010 tiếp tục cho 40 NLĐ nghỉ việc cũng với thời gian 3 tháng không lương. Sau thời gian chờ đợi như thông báo, NLĐ trở lại làm việc thì giám đốc nhà máy lại bất ngờ ra quyết định tạm hoãn HĐLĐ của 277 LĐ (trong đó có cả những người nằm trong danh sách 2 thông báo lần trước) kèm theo thông báo tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) với số LĐ này.


Chị N.T.T bức xúc: Theo đúng luật LĐ thì trước khi ra quyết định cho nghỉ việc, lẽ ra lãnh đạo nhà máy phải mời các bộ phận có liên quan của đơn vị như Công đoàn cùng với NLĐ họp, thông báo lý do cho nghỉ việc mới phải, đằng này, cả 3 lần cho NLĐ nghỉ việc, hoãn HĐLĐ, lãnh đạo nhà máy không hề tổ chức cuộc họp để giải thích lý do vì sao mà toàn ra thông báo “khẩn”, sau đó áp dụng ngay.
Việc làm của lãnh đạo nhà máy rõ ràng sai sót với Luật LĐ. Đứng trước tình thế này, nhiều LĐ đành phải lang thang khắp nơi đi tìm việc làm tạm thời sống qua ngày, thậm chí có những người phải làm thợ hồ, bốc vác…
Từ ngày thông báo tạm hoãn HĐLĐ, ngưng đóng BHXH gây nhiều bức xúc, cuối tháng 5-2010, hàng chục LĐ đã làm đơn kiến nghị, khiếu nại khắp nơi trong đó có Đảng ủy, giám đốc nhà máy, tuy nhiên sau đó lãnh đạo nhà máy chỉ mời đại diện vài người đến trình bày lý do nhưng không thỏa đáng, đại khái là vịn lý do nhà máy gặp khó khăn một cách chung chung, còn tình hình của nhà máy khó khăn đến mức nào, có nằm trong tình trạng giải thể không thì không giải thích rõ ràng.
Anh D. một công nhân từng làm việc cho nhà máy hơn 20 năm qua, ấm ức: Nếu nhà máy thực sự khó khăn do khách quan, phải giải thể thì nhà máy phải nộp hồ sơ xin giải thể theo luật định để NLĐ được hưởng chế độ chứ không thể có chuyện một lúc xa thải gần 300 NLĐ dễ dàng như vậy được. Còn do nguyên nhân chủ quan gây ra thì NLĐ chúng tôi quá thiệt thòi.
Cũng theo phản ánh của NLĐ thì trong số 277 trường hợp đã bị nhà máy hoãn HĐLĐ, có rất nhiều người có trình độ chuyên môn cao, có bằng cấp kỹ sư, đại học, tuy nhiên hiện nay nhà máy vẫn giữ lại gần 100 LĐ khác, trong đó nhiều người có trình độ thấp. Liệu những người ở lại phải chăng có thân thế với lãnh đạo nhà máy hoặc vì lý do nào khác?
Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, tháng 4-2010, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã ký quyết định phê duyệt kinh phí hơn 3,1 tỷ đồng để hỗ trợ ngừng sản xuất kinh doanh cho 431 NLĐ đang làm việc tại NMĐT Đà Nẵng sau khi giải tỏa dự án Kè gia cố bờ Đông cầu sông Hàn. Đến tháng 8-2010, nhà máy đóng tàu đã nhận được số tiền trên, tuy nhiên đến thời điểm này, tiền vẫn chưa đến tay NLĐ.
Nguy cơ “khai tử”?
Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Văn Bằng, Giám đốc NMĐT Đà Nẵng thừa nhận: Khoảng 2 năm trở lại đây, nhà máy không hề có việc gì làm. Vì vậy đời sống của CBCNV và NLĐ gặp khó khăn chồng chất. Được hỏi, ngoài 277 NLĐ đã tạm hoãn HĐLĐ, nhưng Cty vẫn còn gần 100 CBCNV, NLĐ khác đang làm việc, vậy hằng tháng tiền lương phải trả lấy từ đâu? Ông Bằng trả lời ấp úng sau một hồi lâu suy nghĩ: “Thì gắng gượng thu gom những việc vặt còn lại và thu nợ những đơn vị khác đang nợ Cty để duy trì đời sống cho số cán bộ, NLĐ còn lại”.
Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc nhà máy đình trệ sản xuất, NLĐ mất việc, ông Bằng cho rằng là do TP Đà Nẵng “đuổi đi đuổi lại hoài”, trước tiên là di dời nhà máy từ khu vực cầu Nguyễn Văn Trỗi về Vịnh Mân Quang và sau đó khi xây dựng cầu Thuận Phước lại tiếp tục thông báo cho di dời và không có nơi hoạt động tiếp, phải xin chủ trương dời nhà máy ra Cửa Việt (Quảng Trị) dẫn đến khâu sản xuất kinh doanh của nhà máy đình trệ (!?).
Với việc 2 lần ra thông báo cho 74 NLĐ nghỉ việc và sau đó là tạm hoãn HĐLĐ đối với tổng cộng 277 NLĐ, ông Bằng khẳng định đều có thông báo trước đó và giải thích với NLĐ chứ không như NLĐ phản ánh với báo chí. Về khoảng hơn 3,2 tỷ đồng hỗ trợ ngừng sản xuất kinh doanh của thành phố, ông Bằng giải thích: “Do năm 2006, nhà máy ký hợp đồng tín dụng ngắn hạn với Cty Tài chính công nghiệp tàu thủy thi công 2 tàu 3.000 tấn cho Cty CP vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn với hạng mục 30 tỷ đồng và nhà máy đã phải vay hơn 18 tỷ đồng. Và theo hợp đồng tín dụng thì khi khách hàng trả tiền đóng mới cho sản phẩm thì nhà máy phải trả nợ vay cho Cty tài chính công nghiệp và tàu thủy.
Trong khi đó, để trả lương cho CBCNV, nhà máy đã dùng các khoản thu của Cty Vận tải biển và thương mại Nghĩa Thái Sơn để trả lương. Vậy nên số tiền của thành phố, nhà máy đã bù đắp trả nợ cho Cty Tài chính công nghiệp tàu thủy và một phần trích nộp cho BHXH”. Như vậy, số tiền hơn 3,2 tỷ đồng, nhà máy đã chi sử dụng sai mục đích? Một lần nữa ông Bằng ấp úng: “Thì cũng là chi trả lương cho NLĐ đó thôi”. Nói là nói vậy, song trong quyết định của UBNDTP, số tiền trên phải là để hỗ trợ 70% của 6 tháng lương cơ bản cho 431 NLĐ, trong khi đó hàng chục NLĐ đại diện cho 277 NLĐ ngày 16-11 khẳng định với chúng tôi rằng, họ chưa có ai nhận được khoản hỗ trợ này.
Với những gì đang diễn ra tại Vinashin Đà Nẵng, chúng tôi thiết nghĩ cần thiết phải có sự thanh kiểm tra kịp thời của các ban ngành, các cấp có liên quan, qua đó làm rõ những sai phạm của Cty này, trả lại sự công bằng cho NLĐ.

Tổng số lượt xem trang