(NLĐO)- Thưởng tết Tân Mão cao nhất hơn nửa tỷ đồng và thấp nhất… 30.000 đồng! Thật quá sốc khi nhận được thông tin như vậy.
Số thưởng cao ngất ngưỡng hơn nửa tỷ trên thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại TP.HCM như các ngành điện tử, sản xuất sữa, nhựa, dịch vụ giao nhận, kinh doanh địa ốc, kinh doanh vàng… Còn con số, nghe chịu không nổi, 30.000 đồng thuộc một số doanh nghiệp dân doanh.
Với số tiền thưởng thuộc vào hạng trung bình so với mặt bằng chung, mọi năm gia đình tôi cũng đã cảm thấy chật vật với việc chuẩn bị mâm cỗ Tết. Nay, nhìn số tiền thưởng các doanh nghiệp công bố, nghĩ mà thương thay cho mình, lại thấy xót xa, ngậm ngùi cho những công nhân chỉ có 30.000 đồng tiền thưởng Tết.
Công nhân trong các doanh nghiệp dân doanh thì lương bổng chẳng được bao nhiêu, tiền thưởng có chừng đó, thử hỏi trong cái thời buổi giá cả đang leo thang thế này thì người dân mua đồ sắm Tết ra sao? Cũng còn nhiều công nhân khác ở các công ty tư nhân vừa và nhỏ đang đứng trước nguy cơ không có tiền thưởng Tết với lý do công ty làm ăn thua lỗ, không đạt doanh thu. Liệu họ sẽ có một cái Tết như thế nào? Người công nhân bán sức lao động, đầu tắt mặt tối trong các nhà máy, xí nghiệp thậm chí thời gian cận Tết, nhiều người còn tăng ca gắng sức để chắt chiu thêm đôi ba đồng lo cỗ Tết cúng tổ tiên.
Trong khi đó, ở nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiền thưởng Tết vượt trội với 532 triệu đồng một người. Đối với nhiều người và ngay cả bản thân tôi đó là một niềm ao ước xa xỉ vì chỉ cần số lẻ của khoảng thưởng “khủng” này cũng có 1 cái Tết “ấm” rồi.
Đồng ý rằng lương thưởng ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những mức độ khác nhau, tùy vào đặc trưng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp và còn tuỳ thuộc vào cả năng lực của mỗi người lao động, nhưng mức chênh lệch tiền thưởng như vậy là quá lớn. Một bên cao ngất ngưỡng, một bên lại quá thấp. Một bên là mâm cỗ Tết linh đình, một bên là cái tết chật vật, thiếu thốn. Sự “chênh vênh” như vậy quả là không hay, không nên có bởi nó làm cho một bộ phận người lao động có thu nhập thấp trong xã hội cảm thấy xót xa và trăn trở.
Trớ trêu mức tiền thưởng tết Tân Mão. Ảnh biếm họa từ Internet
Tôi là một công chức, làm công ăn lương bình thường, như nhiều người khác tôi cũng đang thấp thỏm thăm dò lương thưởng để lo sắm Tết. Mấy hôm nay lướt web thấy hàng loạt các tờ báo điện tử đăng tin lương thưởng từ Bắc chí Nam, từ Hà Nội tới Đà Nẵng rồi vào tận TP.HCM. Nhìn các con số mà không khỏi băn khoăn và ngậm ngùi.
Với số tiền thưởng thuộc vào hạng trung bình so với mặt bằng chung, mọi năm gia đình tôi cũng đã cảm thấy chật vật với việc chuẩn bị mâm cỗ Tết. Nay, nhìn số tiền thưởng các doanh nghiệp công bố, nghĩ mà thương thay cho mình, lại thấy xót xa, ngậm ngùi cho những công nhân chỉ có 30.000 đồng tiền thưởng Tết.
Công nhân trong các doanh nghiệp dân doanh thì lương bổng chẳng được bao nhiêu, tiền thưởng có chừng đó, thử hỏi trong cái thời buổi giá cả đang leo thang thế này thì người dân mua đồ sắm Tết ra sao? Cũng còn nhiều công nhân khác ở các công ty tư nhân vừa và nhỏ đang đứng trước nguy cơ không có tiền thưởng Tết với lý do công ty làm ăn thua lỗ, không đạt doanh thu. Liệu họ sẽ có một cái Tết như thế nào? Người công nhân bán sức lao động, đầu tắt mặt tối trong các nhà máy, xí nghiệp thậm chí thời gian cận Tết, nhiều người còn tăng ca gắng sức để chắt chiu thêm đôi ba đồng lo cỗ Tết cúng tổ tiên.
Trong khi đó, ở nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiền thưởng Tết vượt trội với 532 triệu đồng một người. Đối với nhiều người và ngay cả bản thân tôi đó là một niềm ao ước xa xỉ vì chỉ cần số lẻ của khoảng thưởng “khủng” này cũng có 1 cái Tết “ấm” rồi.
Đồng ý rằng lương thưởng ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những mức độ khác nhau, tùy vào đặc trưng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp và còn tuỳ thuộc vào cả năng lực của mỗi người lao động, nhưng mức chênh lệch tiền thưởng như vậy là quá lớn. Một bên cao ngất ngưỡng, một bên lại quá thấp. Một bên là mâm cỗ Tết linh đình, một bên là cái tết chật vật, thiếu thốn. Sự “chênh vênh” như vậy quả là không hay, không nên có bởi nó làm cho một bộ phận người lao động có thu nhập thấp trong xã hội cảm thấy xót xa và trăn trở.