- Thực ra, để hiểu con không phải là quá khó nhưng đôi khi ở Việt Nam trong một hoàn cảnh nào đó mà chúng ta phải giả vờ không hiểu.
Tiếp tục câu chuyện thứ 3 trong hành trang “sàng khôn xứ người” của độc giả Tôn Gia Quý (Đức)
Làm bạn
Có một lần tôi thử nghe một bài diễn văn của một vị lãnh đạo phát biểu trong ngày khai trường ở Hà Nội. Nghe xong tôi thấy hoang mang: có bao nhiêu điều khó hiểu trong bài phát biểu ấy. Chẳng lẽ các em học sinh lại hiểu được?
Ngày khai trường bên này, tôi mang con đến trường, trong lòng cảm thấy vô cùng lo lắng. Theo tục lệ mỗi một học sinh đều có một túi quà to mà ông bà, cha mẹ, họ hàng, hàng xóm, chuẩn bị trước cả hàng tháng, diễn ra bí mật, không cho đứa trẻ biết. Tất nhiên chúng biết sau lễ khai giảng chúng sẽ được quà, nhưng túi quà to, nhỏ thế nào, bên trong có những gì thì chúng hoàn toàn không biết và chỉ có háo hức đợi chờ ngày khai giảng.
Cô giáo trông rất vui vẻ và hòa nhã, đợi sẵn ở cổng trường. Cô bắt tay con gái tôi, rồi nói nhỏ vào tai hứơng dẫn tôi cách đi đến phòng “bí mật”. (Lát nữa tôi sẽ trở ra xe của bạn tôi lấy túi quà cất vào phòng đó, đợi đến khi lễ kết thúc thì mới được trao cho con). Và cô cũng chào tạm biệt tôi luôn, không hề xuất hiện trở lại.
Làm bạn
Có một lần tôi thử nghe một bài diễn văn của một vị lãnh đạo phát biểu trong ngày khai trường ở Hà Nội. Nghe xong tôi thấy hoang mang: có bao nhiêu điều khó hiểu trong bài phát biểu ấy. Chẳng lẽ các em học sinh lại hiểu được?
Ngày khai trường bên này, tôi mang con đến trường, trong lòng cảm thấy vô cùng lo lắng. Theo tục lệ mỗi một học sinh đều có một túi quà to mà ông bà, cha mẹ, họ hàng, hàng xóm, chuẩn bị trước cả hàng tháng, diễn ra bí mật, không cho đứa trẻ biết. Tất nhiên chúng biết sau lễ khai giảng chúng sẽ được quà, nhưng túi quà to, nhỏ thế nào, bên trong có những gì thì chúng hoàn toàn không biết và chỉ có háo hức đợi chờ ngày khai giảng.
Cô giáo trông rất vui vẻ và hòa nhã, đợi sẵn ở cổng trường. Cô bắt tay con gái tôi, rồi nói nhỏ vào tai hứơng dẫn tôi cách đi đến phòng “bí mật”. (Lát nữa tôi sẽ trở ra xe của bạn tôi lấy túi quà cất vào phòng đó, đợi đến khi lễ kết thúc thì mới được trao cho con). Và cô cũng chào tạm biệt tôi luôn, không hề xuất hiện trở lại.
"Những năm đầu hình phạt mà cháu sợ nhất là dọa không cho đi học". Ảnh BBC |
Khai giảng ở đây không làm chung toàn trường mà làm theo từng lớp một. Ví dụ, các em học sinh lớp 1A sẽ làm lễ khai giảng tại lớp 1A nhưng do các em sẽ là học sinh lớp 2A điều khiển. Vì thế các em học sinh lớp 1A mới cảm thấy hầu như không có gì cách biệt.
Tôi thực sự kinh ngạc khi các em học sinh mới chỉ vừa mới học xong lớp 1(chưa một ngày học lớp 2) nhưng rất tự tin, nhanh nhẹn và hoạt bát chủ trì chuơng trình. Chương trình kéo dài gần hai tiếng, không một phút dừng. Các em nhỏ lúc nào cũng rộn ràng vui vẻ.
Tôi thực sự kinh ngạc khi các em học sinh mới chỉ vừa mới học xong lớp 1(chưa một ngày học lớp 2) nhưng rất tự tin, nhanh nhẹn và hoạt bát chủ trì chuơng trình. Chương trình kéo dài gần hai tiếng, không một phút dừng. Các em nhỏ lúc nào cũng rộn ràng vui vẻ.
Nhìn sang các phụ huynh thấy nhiều người, nhất là các ông bà, ai cũng rơm rớm nước mắt. Con tôi mặt đỏ hồng, mắt bừng lên phấn khích, chơi tất cả các trò do các anh chị lớp 2 hướng dẫn.
TIN LIÊN QUAN |
---|
cha mẹ ra về.
Những năm đầu hình phạt mà cháu sợ nhất là dọa không cho đi học.
Một buổi lễ rất đơn giản về hình thức nhưng để lại cho tôi bao nhiêu xúc động. Đến nỗi nó buộc tôi phải suy nghĩ lại cách mình đối xử với con. Hình như trước đó mình chưa bao giờ thật sự tìm cách để hiểu con? Là một người cha nhưng tôi chưa bao giờ dùng khả năng của mình để kéo những mục đích lơ lửng ở trên trời đặt trước mặt con? Và tôi nghĩ, muốn làm được như thế mình phải là bạn của con.
Đến nay thì tôi hiểu, làm cha là một đặc ân mà ông Trời ban cho mình. Đặc ân này ông ấy ban ra và không thu lại.
Làm bạn với con cũng là một đặc ân. Nhưng đặc ân này ông ấy sẽ thu lại khi nào mình không chịu tìm cách để hiểu được con.
Tôn Gia Quý
Và ở Việt Nam
Thầy cô luôn luôn đúng!
Hồi học lớp 1 trường công lập, một hôm con gái tôi kể: “Đi học tiếng Anh ở trung tâm bên ngoài, con luôn được cô khen, còn bạn Q.A thì không đọc được chữ nào. Còn ở lớp, bạn ấy luôn được điểm 10, còn con chỉ được điểm 8. Bạn ấy nói: Tại mẹ mày không chịu mua quà, đưa phong bì cho cô như mẹ tao...”.
Tôi nói với con rằng, sự thật không phải như vậy đâu. Có thể tại vì con viết bài tập cẩu thả hoặc làm bẩn vở tiếng Anh”. Con tôi đã nói: “Mẹ chẳng hiểu con và tin con gì cả. Con thấy mẹ bạn QA đưa phong bì hàng tuần thật mà...”.
Từ đó, con bé buồn hẳn và ít kể chuyện cho mẹ. Và chỉ một tháng sau, tôi phải cho con chuyển sang trường dân lập...
Lên cấp ba, thỉnh thoảng con bé lại xung khắc với cô quản trị trường. Nhiều lúc tôi thấy con đúng và cô giáo vô lý, nhưng vẫn phải nói: “Các con phải xem lại mình”.
Con lại bảo: “Nói chung mẹ cũng vô lý như cô”.
Chẳng lẽ lại nói với con: “Mẹ hiểu con nhưng ở trường, thầy cô luôn luôn đúng”.
Hồi học lớp 1 trường công lập, một hôm con gái tôi kể: “Đi học tiếng Anh ở trung tâm bên ngoài, con luôn được cô khen, còn bạn Q.A thì không đọc được chữ nào. Còn ở lớp, bạn ấy luôn được điểm 10, còn con chỉ được điểm 8. Bạn ấy nói: Tại mẹ mày không chịu mua quà, đưa phong bì cho cô như mẹ tao...”.
Tôi nói với con rằng, sự thật không phải như vậy đâu. Có thể tại vì con viết bài tập cẩu thả hoặc làm bẩn vở tiếng Anh”. Con tôi đã nói: “Mẹ chẳng hiểu con và tin con gì cả. Con thấy mẹ bạn QA đưa phong bì hàng tuần thật mà...”.
Từ đó, con bé buồn hẳn và ít kể chuyện cho mẹ. Và chỉ một tháng sau, tôi phải cho con chuyển sang trường dân lập...
Lên cấp ba, thỉnh thoảng con bé lại xung khắc với cô quản trị trường. Nhiều lúc tôi thấy con đúng và cô giáo vô lý, nhưng vẫn phải nói: “Các con phải xem lại mình”.
Con lại bảo: “Nói chung mẹ cũng vô lý như cô”.
Chẳng lẽ lại nói với con: “Mẹ hiểu con nhưng ở trường, thầy cô luôn luôn đúng”.
- An Bình
-Rác của ai người ấy dọn? (Bee)-Để sạch nhà, sạch đường đâu có khó mà sao ở Việt Nam phải hô hào đủ kiểu mà bẩn vẫn hoàn bẩn...
Bee tiếp tục đăng tải câu chuyện thứ 2 trong chuỗi những câu chuyện kể về “sàng khôn ở xứ người” của bạn đọc Tôn Gia Quý.
Có một lần tôi muốn khoan một cái lỗ trên tường để treo một bức tranh. Hồi ấy mới sang nên trong tay chả có dụng cụ gì. Tôi ngỏ ý với một đồng nghiệp người Đức. Anh vui vẻ nhận lời và mang ngay máy khoan đến phòng tôi.
Khi lắp mũi khoan xong, anh bảo tôi mang máy hút bụi đến, tháo đầu ra, chỉ còn mỗi cái vòi dài. Sau đó anh bảo tôi dí vòi vào sát lỗ khoan và khi anh mở máy khoan thì tôi cũng mở máy hút bụi. Khi anh khoan xong thì tôi cũng tắt máy. Nhà không vương một hạt bụi. Tôi thấy thích thú vô cùng. Thế mà cứ nghĩ bụi sẽ tung mù.
Đây cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi nhưng từ đấy nó lại làm tôi để ý đến một tác phong rất đáng quý của họ: Ai xả rác thì người ấy dọn và dọn ngay. Trong nhà máy, trên công trường, trong từng công việc hàng ngày của người dân thường, nguyên tắc này bao giờ cũng được thể hiện rõ nét.
Rác ai người ấy dọn khiến đường phố Berlin lúc nào cũng sạch bong. |
Bố mẹ vợ tôi sang thăm ba tháng. Đúng vào thời gian thành phố cải tạo lại toàn bộ con đường trước cửa nhà: thay đường tàu điện, thay ống nước, gas, làm lại vỉa hè.
Từ cửa sổ nhà tôi hàng ngày ba tôi nhìn cảnh những công nhân làm đường. Khối lượng đất đá khủng khiếp đến thế nhưng các tốp thợ khi rút đi thay ca hoặc bàn giao cho tốp khác đã không để lại một viên sỏi nào. Công trường lúc nào cũng sạch sẽ. Ba tôi ấn tượng cho đến bây giờ. Người đi trước luôn tạo điều kiện cho người đến sau.
Tác phong này không phải chỉ có ở những người lao động bình thường mà còn cả ở những nhà chính trị. Ở đây nếu ta quan niệm các skandal của các chính khách là rác thì ta thấy họ dọn rác cũng rất nhanh. Tuy nhiên cách dọn rác của họ hơi khác thường một chút: từ chức!
Ai gây ra hậu quả thì người đó phải giải quyết, không đùn đẩy.
Tôn Gia Quý
Rác của tôi, người khác dọn!
Trẻ chơi phòng nào thì biến nơi đó thành “bãi chiến trường” mà người lớn cứ thế cặm cụi dọn không một lời kêu ca.
Thời nay, ở nước ta, trẻ con được yêu quý hơn nhiều so với cách đây 20 năm trở về trước. Vì người ta đẻ ít con. Vì kinh tế có khấm khá hơn trước. Nhưng tỷ lệ chiều con của các bậc cha mẹ, ông bà thì có lẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Có nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa có nhà để ở, lương tháng nào tiêu hết tháng đó nhưng kiên quyết không cho con đi nhà trẻ. Họ nói “chỉ yên tâm khi giao con cho bà ngoại, bà nội hoặc cùng lắm là Osin”.
Con trẻ ở nhà với ông bà, với “bác ô sin” thì khỏi nói sự được chiều thế nào. 3-4 tuổi vẫn còn được bế nhông nhông đút cơm. Trẻ chơi phòng nào thì biến nơi đó thành “bãi chiến trường” mà người lớn cứ thế cặm cụi dọn không một lời kêu ca.
Học sinh tiểu học 10 -12 tuổi rồi, vẫn được ông bà, cha mẹ (hay bác Osin) cất hộ li đựng sữa, nhặt hộ cái vỏ kẹo, rửa hộ bát, cất dọn quần áo, sách vở, cặp, túi.
Ở nhiều gia đình, trẻ con thời nay dường như là vũ trụ, là trung tâm. Chúng quen được chiều chuộng, thậm chí hầu hạ, quen được ra lệnh và ép người lớn nghe theo. Vì thế, mà (phải thành thật xin lỗi bác Tôn Gia Quý) mệnh đề “rác của ai người ấy dọn” hiển nhiên không thể là chân lý, là lẽ phải đối với chúng!
Thời nay, ở nước ta, trẻ con được yêu quý hơn nhiều so với cách đây 20 năm trở về trước. Vì người ta đẻ ít con. Vì kinh tế có khấm khá hơn trước. Nhưng tỷ lệ chiều con của các bậc cha mẹ, ông bà thì có lẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Có nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa có nhà để ở, lương tháng nào tiêu hết tháng đó nhưng kiên quyết không cho con đi nhà trẻ. Họ nói “chỉ yên tâm khi giao con cho bà ngoại, bà nội hoặc cùng lắm là Osin”.
Con trẻ ở nhà với ông bà, với “bác ô sin” thì khỏi nói sự được chiều thế nào. 3-4 tuổi vẫn còn được bế nhông nhông đút cơm. Trẻ chơi phòng nào thì biến nơi đó thành “bãi chiến trường” mà người lớn cứ thế cặm cụi dọn không một lời kêu ca.
Học sinh tiểu học 10 -12 tuổi rồi, vẫn được ông bà, cha mẹ (hay bác Osin) cất hộ li đựng sữa, nhặt hộ cái vỏ kẹo, rửa hộ bát, cất dọn quần áo, sách vở, cặp, túi.
Ở nhiều gia đình, trẻ con thời nay dường như là vũ trụ, là trung tâm. Chúng quen được chiều chuộng, thậm chí hầu hạ, quen được ra lệnh và ép người lớn nghe theo. Vì thế, mà (phải thành thật xin lỗi bác Tôn Gia Quý) mệnh đề “rác của ai người ấy dọn” hiển nhiên không thể là chân lý, là lẽ phải đối với chúng!
Ngổn ngang vật liệu trên đường Lê Văn Lương kéo dài sau Đại lễ. |
Vì thế, nên khi trẻ con thành thanh niên cũng sẽ quen với việc “rác của tôi người khác dọn”.
Vì thế, cũng sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn vào một vài ba tòa soạn báo điện tử vào cuối một buổi chiều nào đấy mà thấy trên mặt bàn làm việc của những nam thanh nữ tú (nhất là nữ tú) la liệt vỏ kẹo, vỏ hoa quả, cốc, chén bẩn vứt lăn lóc...
Và bác Tôn Gia Quý cũng đừng ngạc nhiên nếu chứng kiến một cô cháu, cô em nào đó từ Việt Nam qua Đức làm bếp hồn nhiên quay lưng lại với ngay đám rác mà các “nàng” vừa xả ra.
Các bạn trẻ Hà Nội vô tư xả que kem. |
Lâu lắm rồi, khi vừa từ Huế ra, tôi từng bị sốc khi nhìn thấy một thiếu nữ ngồi với các cô, các chị ăn hoa quả xong là đứng dậy xem ti vi, mặc nhiên coi việc rửa cái đĩa bẩn và dọn rác là việc của người khác. Giờ thì quen rồi! Tôi đã biết xã hội Việt Nam hiện đã mặc nhiên phân công: Người lớn tuổi phải dọn rác cho người nhỏ tuổi hơn!
Vì thế, bác Quý cũng đừng buồn nếu ra đường nếu thấy đường phố nhiều lắm những đụn đất ai đấy đổ trộm, khi đi ăn kem Tràng Tiền thấy các nam thanh nữ tú ngang nhiên xả que kem....
Có lẽ, khi đám con cháu của các nam thanh nữ tú bây giờ lớn lên, đường phố Việt Nam sẽ còn bẩn hơn!
-Mẩu bánh mì thừa và Nghị định thư Kyoto
-26/12/2010 11:44:59 Một cụ già đã dạy cho tôi cách “bóp” những chuyện to lớn để cho nó nhỏ lại chỉ bằng một mẩu bánh mì tí xíu.
LTS: Anh Tôn Gia Quý, bạn đọc của Bee ở Đức gửi một bài viết gồm 4 mẩu chuyện nhỏ mà anh gọi là “sàng khôn” học được ở xứ người. Điều độc đáo nhất là anh đã biết “bóp” những chuyện rất to (như cách thực hiện Nghị định thư Kyoto, chương trình ở trường Đại học...) để “vừa” với mình - ý nói là dễ cảm nhận, dễ hiểu. Bee xin giới thiệu lần lượt những “mẩu khôn” trong cái “sàng khôn” lượm lặt được ở xứ người của anh Quý, kèm theo vài dòng tham chiếu về cái sự “dại” thấy được ở xứ mình. Chuyện đầu tiên mang tên “Mảnh bánh mì thừa”. Qua đây cũng mong bạn đọc của Bee kể tiếp những câu chuyện tương tự ở xứ người và xứ mình, kể ngắn và dễ hiểu để “vừa” với nhiều người! |
Tự bạch của tác giả: Tôi sang Đức để làm một người lao động theo diện hợp tác lao động giữa hai nhà nước. Sau khi nước Đức thống nhất thì chuyển sang làm một người lao động tự do. Vì thế hàng ngày, trước đây khi mới sang cũng như bây giờ, sau 22 năm, chủ yếu tôi tiếp xúc với những người lao động bình thường, người dân bình thường.
Đất khách quê người, lại là nơi quá xa xôi với người thân, đất nước, ai cũng vậy, để tồn tại được thì phải học hỏi và lao động nhiều hơn một chút. Để đến trường lớp thì không có điều kiện. Thôi thì mình thấy người ta làm thế nào thì bắt chước, học theo những cái hay. Không làm theo những cái mà mình thấy chưa hay.
Tuy nhiên có những cái lúc đầu mình thấy chưa hay nhưng sau này mình thấy hay thì lại làm theo. Có những cái thì là hành động cụ thể, có những cái là lối suy nghĩ, có những cái là tác phong. Có những cái thì mình thấy nó rất to tát, mình có học cũng chả để làm gì thì mình “bóp” cho nhỏ lại “vừa” với mình, theo cách suy nghĩ đơn giản của một người lao động như tôi
Mẩu bánh mì thừa và Nghị định thư Kyoto
Tôi sang đến Đức vào mùa đông. Ngày nghỉ bên ngoài toàn tuyết trắng, đường lại trơn trượt. Chẳng muốn đi đâu.
Ngày chủ nhật nhìn ra cửa sổ không thấy một bóng người, chỉ thấy bà cụ già ở tòa nhà đối diện cầm túi rác đi rất chậm rãi ra khỏi nhà, về phía thùng rác. Vứt rác xong bà lại chậm rãi quay về.
Đường rất trơn nên mãi bà cụ mới đi đến trước cửa nhà. Khi thò tay vào túi áo khoác (chắc là để lấy chìa khóa) thì như chợt nhớ ra điều gì, cụ đưa tay lên vỗ mạnh vào trán rồi quay trở lại. Tôi nghĩ chắc cụ lại quên, vất luôn cả chùm chìa khóa vào thùng rác rồi?
Thùng rác thì rất to và cao. Loay hoay một lúc tôi mới thấy cụ lấy lại được cái túi rác nhỏ vừa vứt của mình. Mở túi rác, cụ lục lọi rồi lấy ra một mẩu bánh mì thừa, nhỏ xíu. Cụ vứt túi rác trở lại, còn mẩu bánh mì thì cụ tiến thêm mấy bước đến thùng rác BIO (chuyên chỉ để vứt thức ăn thừa) vứt vào.
Té ra cụ chẳng quên chìa khóa mà chỉ là quên không vứt một mẩu bánh mì bé tí xíu vào đúng chỗ.
Đất khách quê người, lại là nơi quá xa xôi với người thân, đất nước, ai cũng vậy, để tồn tại được thì phải học hỏi và lao động nhiều hơn một chút. Để đến trường lớp thì không có điều kiện. Thôi thì mình thấy người ta làm thế nào thì bắt chước, học theo những cái hay. Không làm theo những cái mà mình thấy chưa hay.
Tuy nhiên có những cái lúc đầu mình thấy chưa hay nhưng sau này mình thấy hay thì lại làm theo. Có những cái thì là hành động cụ thể, có những cái là lối suy nghĩ, có những cái là tác phong. Có những cái thì mình thấy nó rất to tát, mình có học cũng chả để làm gì thì mình “bóp” cho nhỏ lại “vừa” với mình, theo cách suy nghĩ đơn giản của một người lao động như tôi
Mẩu bánh mì thừa và Nghị định thư Kyoto
Tôi sang đến Đức vào mùa đông. Ngày nghỉ bên ngoài toàn tuyết trắng, đường lại trơn trượt. Chẳng muốn đi đâu.
Ngày chủ nhật nhìn ra cửa sổ không thấy một bóng người, chỉ thấy bà cụ già ở tòa nhà đối diện cầm túi rác đi rất chậm rãi ra khỏi nhà, về phía thùng rác. Vứt rác xong bà lại chậm rãi quay về.
Đường rất trơn nên mãi bà cụ mới đi đến trước cửa nhà. Khi thò tay vào túi áo khoác (chắc là để lấy chìa khóa) thì như chợt nhớ ra điều gì, cụ đưa tay lên vỗ mạnh vào trán rồi quay trở lại. Tôi nghĩ chắc cụ lại quên, vất luôn cả chùm chìa khóa vào thùng rác rồi?
Thùng rác thì rất to và cao. Loay hoay một lúc tôi mới thấy cụ lấy lại được cái túi rác nhỏ vừa vứt của mình. Mở túi rác, cụ lục lọi rồi lấy ra một mẩu bánh mì thừa, nhỏ xíu. Cụ vứt túi rác trở lại, còn mẩu bánh mì thì cụ tiến thêm mấy bước đến thùng rác BIO (chuyên chỉ để vứt thức ăn thừa) vứt vào.
Té ra cụ chẳng quên chìa khóa mà chỉ là quên không vứt một mẩu bánh mì bé tí xíu vào đúng chỗ.
Không biết tôi có hồ đồ không khi nghĩ rằng Đức sẽ không hoàn thành các chỉ tiêu của nghị định thư Kyoto; nếu vào cái ngày tôi vừa kể, cụ già kia không quay lại thùng rác tìm mẩu bánh mì? |
Bây giờ những chuyện thế này đối với tôi đã trở thành bình thường. Nhưng cách đây 22 năm khi mới từ VN đặt chân đến đây, chuyện ấy đã gây ấn tượng rất lớn cho tôi.
Năm 1997 nước Đức tham gia vào việc ký kết Nghị định thư Kyoto và nghị định này có hiệu lực vào năm 2005. Đến năm 2008, họ đã tuyên bố hoàn thành các chỉ tiêu về giảm thiểu khí thải (do nghị định này quy định phải hoàn thành vào năm 2012).
Tôi không thể hiểu được cặn kẽ Chính phủ Đức đã có những chính sách khôn ngoan thế nào để làm được điều kỳ diệu đó. Nhưng không biết tôi có hồ đồ không khi nghĩ rằng họ sẽ không thể làm được điều kỳ diệu; nếu vào cái ngày tôi vừa kể, cụ già kia không quay lại thùng rác tìm mẩu bánh mì? Một người nhỏ nhoi như tôi làm sao hiểu được cặn kẽ Nghị định thư Kyoto do LHQ chủ trì và có những 175 nước tham gia.
Và làm sao biết được mình phải làm gì? Nhưng cụ già kia đã dạy cho tôi cách “bóp” những chuyện to lớn để cho nó nhỏ lại chỉ bằng một mẩu bánh mì tí xíu.
Nỗi buồn cây chuối và xe rác đoàn kết | ||
1. Cái xe rác, thùng rác đoàn kết Ở ta, không phải không có những người dân Việt chịu khó phân rác ra thành hai loại khác nhau (rác dễ phần hủy và khó phân hủy). Chỉ có điều họa hoằn lắm mới có nơi đặt hai thùng rác để phân biệt rác như vậy. Thêm nữa, cô (chị, bác, bà) vệ sinh môi trường đi lấy rác cuối chiều thì chỉ có mỗi cái xe rác và một cái chổi, cái xẻng. Rác kiểu gì thì cô cũng vứt đại vào một cái thùng xe đấy thôi. Lâu dần, chắc ai đó có ý định phân loại rác cũng phải chặc lưỡi: “Ôi dào, kệ họ! Ở chung cho nó đoàn kết”. 2. Lá chuối Ở ta nghe đến chuyện Nghị định tư Kyoto thì to quá, xa quá, dù Chính phủ có phê chuẩn, có quan tâm, dù báo chí cũng thỉnh thoảng nhắc đến. Cả tôi cũng thấy nó xa vời, thôi thì nói chuyện gần gần hơn như là cái túi nilon và lá chuối!
Quê tôi tràn ngập vốn là làng vườn. Hồi trước, các bà mang rổ tre đi chợ, thực phẩm (từ mắm, muối, cá thịt, rau, dưa) đều được gói trong lá chúa. Giờ thì nilon tất. Đến cả giò, xôi cũng gói bằng nilon. Những tàu lá chuối già thì vàng, héo, rồi khô dần đổ rủ xuống đất. Không được “thay áo” thường xuyên, cây chuối cũng vì thế mà cho buồng ít nải hơn, nải ít quả hơn, từng quả cằn xấu dần... Bây giờ đa số các làng quê đều gói xôi, gói giò bằng nilon. May ra ở Hà Nội, Sài Gòn, vì có nhiều người mua hoài cổ hoặc sành ăn không chịu được kiểu gói xôi, giò bằng nilon nên lá chuối chưa bị thất truyền.... Diệu An |
Bài: Tôn Gia Quý
Ảnh sưu tầm