Sau khi chứng kiến rùa tai đỏ cưỡi trên lưng cụ rùa, sáng 30/12 nhiều người dân có mặt tại khu vực Hồ Gươm (Hà Nội) lại giật mình khi thấy trên mình Cụ Rùa xuất hiện một số vết thương khá mới khi nổi trên mặt nước.
Trước đó, báo chí phản ánh thông tin tại Hồ Gươm xuất hiện rất nhiều rùa tai đỏ gây nguy hại đến vấn đề môi trường và ảnh hưởng đến sự sinh tồn của Cụ Rùa. Chiều 28/12, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và UBND quận Hoàn Kiếm tiếp thu ý kiến các nhà khoa học, kiểm tra thực tế và đề xuất biện pháp xử lý rùa tai đỏ tại hồ Hoàn Kiếm, báo cáo UBND thành phố trước ngày 31/12.
|
Cụ Rùa nổi lên lúc 11h trưa 30/12 với một số vết thương trông còn khá mới ở trên mai. |
|
Giáo sư Hà Đình Đức, người có nhiều năm nghiên cứu về cụ rùa cho hay, việc rùa tai đỏ trên lưng cụ rùa cho thấy có thể chúng đã và đang gặm mai cụ. |
|
Cụ rùa nổi lên trên mặt nước đầy bọt. |
(Theo VNE)
Chiều 18/12, nhiều du khách dạo chơi ven Hồ Gươm (Hà Nội) ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh Cụ Rùa cõng trên lưng rùa tai đỏ nhiều giờ, khi nổi lên mặt nước.
Theo thống kê của “nhà rùa học” GS Hà Đình Đức, rùa tai đỏ có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới của Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và nguồn tài nguyên Thiên nhiên.
PGS Đức cho rằng rùa tai đỏ không xâm hại Cụ Rùa Hồ Gươm, nhưng sẽ tranh nguồn thức ăn và rất dễ xâm hại những loài nhỏ hơn sống trong hồ.
|
Lúc 14h chiều 18/12 Cụ Rùa hồ Gươm lấp ló chuẩn bị nổi trên mặt nước đã xuất hiện trên lưng một con rùa tai đỏ nhỏ xíu. |
|
Cụ tiến dần về phía góc hồ đoạn ngã tư Hàng Khay - Tràng Tiền. |
|
Người dân có mặt chứng kiến tại đó cho hay, Cụ nổi được gần hai giờ đồng hồ. |
|
Sau đó rùa tai đỏ và Cụ Rùa lặn mất |
(Theo VNE)