Sau khi được đăng trên website chính thức của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas), hôm 30-12, bản thông cáo báo chí viết sẵn của một số chuyên viên thuộc hội này về chuyện giá sữa ngoại tiếp tục được gửi cho một số phóng viên.
Cụ thể, bản thông cáo nêu: “Ngày 21-12 vừa qua, Ủy ban Các công ty dinh dưỡng thuộc Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham NFG) đã công bố khảo sát về giá sữa bán lẻ tháng 11-2010 tại Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Công bố này dựa trên một khảo sát chuyên sâu nhằm cung cấp cho giới báo chí và người tiêu dùng VN thêm những thông tin đầy đủ và chính xác hơn về giá sữa VN so với các nước châu Á khác. Theo khảo sát, giá sữa trung bình… tại VN nằm ở mức thấp trong khu vực như thấp hơn Singapore 62%, Indonesia 74%, Malaysia 32%, Trung Quốc đến 93%...”.
Người tiêu dùng thực sự hoang mang trước thông tin từ bản thông cáo này, bởi trước đó, kết quả khảo sát của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết giá sữa tại VN thuộc hàng cao nhất thế giới và lãnh đạo Vinastas đã lên tiếng bảo vệ cho quyền lợi người tiêu dùng VN theo đúng chức năng.
Người ta thắc mắc việc các chuyên viên Vinastas đưa bài “minh oan” cho các nhãn sữa ngoại ra công chúng có phải là chủ trương của lãnh đạo Vinastas hay không?
Hơn thế, việc một nhóm đại diện cho các nhãn hàng (Ủy ban Các công ty dinh dưỡng) công bố các thông tin có lợi cho thành viên của mình, “phản bác” lại các thông tin bất lợi trước đó, liệu có thể coi là một “nguồn tin chính thống”? Chưa kể, nói “khảo sát chuyên sâu” mà chỉ công khai bản kết quả, thiếu các tiêu chí khoa học cần thiết như mẫu thử, phạm vi, địa điểm khảo sát… thì sao có thể gọi là “cung cấp cho giới báo chí và người tiêu dùng… thông tin đầy đủ và chính xác”?
Người tiêu dùng có quyền đặt vấn đề: Có điều gì bất thường đằng sau việc các chuyên viên của Vinastas ra thông cáo bảo vệ các nhãn sữa ngoại?
-Bộ Tài chính bác đề nghị tăng giá sữa, thép (Sgtt)-
Người tiêu dùng thực sự hoang mang trước thông tin từ bản thông cáo này, bởi trước đó, kết quả khảo sát của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết giá sữa tại VN thuộc hàng cao nhất thế giới và lãnh đạo Vinastas đã lên tiếng bảo vệ cho quyền lợi người tiêu dùng VN theo đúng chức năng.
Người ta thắc mắc việc các chuyên viên Vinastas đưa bài “minh oan” cho các nhãn sữa ngoại ra công chúng có phải là chủ trương của lãnh đạo Vinastas hay không?
Hơn thế, việc một nhóm đại diện cho các nhãn hàng (Ủy ban Các công ty dinh dưỡng) công bố các thông tin có lợi cho thành viên của mình, “phản bác” lại các thông tin bất lợi trước đó, liệu có thể coi là một “nguồn tin chính thống”? Chưa kể, nói “khảo sát chuyên sâu” mà chỉ công khai bản kết quả, thiếu các tiêu chí khoa học cần thiết như mẫu thử, phạm vi, địa điểm khảo sát… thì sao có thể gọi là “cung cấp cho giới báo chí và người tiêu dùng… thông tin đầy đủ và chính xác”?
Người tiêu dùng có quyền đặt vấn đề: Có điều gì bất thường đằng sau việc các chuyên viên của Vinastas ra thông cáo bảo vệ các nhãn sữa ngoại?
-Bộ Tài chính bác đề nghị tăng giá sữa, thép (Sgtt)-